an toan hoa chat

116
TÀI LIỆU AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH LIÊN QUAN ĐẾN HÓA CHẤT Lời nói đầu Chương I - Ảnh hưởng của hóa chất I. Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người 1. Sự độc hại của hóa chất 1.1- Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể con người a - Qua đường hô hấp b- Hấp thụ hóa chất qua da c- Qua đường tiêu hóa 1.2- Loại hóa chất tiếp xúc 1.3- Nồng độ và thời gian tiếp xúc 1.4- Ảnh hưởng kết hợp của các hóa chất 1.5- Tính mẫn cảm của người tiếp xúc 1.6- Các yếu tố làm tăng nguy cơ người lao động bị nhiễm độc 2. Tác hại của hóa chất đối với cơ thể con nguời 2.1- Kích thích a- Kích thích đối với da b- Kích thích đối với mắt c- Kích thích đối với đường hô hấp 2.2- Dị ứng 2.3. Gây ngạt a- Ngạt thở đơn thuần b- Ngạt thở hóa học 2.4- Gây mê và gây tê 2.5- Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan của cơ thể 2.6- Ung thư 2.7- Hư thai (Quái thai) 2.8 - Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai 2.9- Bệnh bụi phổi II. Những nguy cơ cháy nổ 1. Cháy 1.1- Nhiên liệu a- Nhiên liệu lỏng b- Nhiên liệu rắn 1.2- Nhiệt 1

Upload: nguyen-minh-phuong

Post on 02-Aug-2015

66 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: An Toan Hoa Chat

TÀI LIỆU AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH LIÊN QUAN ĐẾN HÓA CHẤT

Lời nói đầu

Chương I - Ảnh hưởng của hóa chất

I. Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người1. Sự độc hại của hóa chất

1.1- Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể con người

a - Qua đường hô hấp

b- Hấp thụ hóa chất qua da

c- Qua đường tiêu hóa

1.2- Loại hóa chất tiếp xúc

1.3- Nồng độ và thời gian tiếp xúc

1.4- Ảnh hưởng kết hợp của các hóa chất

1.5- Tính mẫn cảm của người tiếp xúc

1.6- Các yếu tố làm tăng nguy cơ người lao động bị nhiễm độc

2. Tác hại của hóa chất đối với cơ thể con nguời2.1- Kích thích

a- Kích thích đối với da

b- Kích thích đối với mắt

c- Kích thích đối với đường hô hấp

2.2- Dị ứng

2.3. Gây ngạt

a- Ngạt thở đơn thuần

b- Ngạt thở hóa học

2.4- Gây mê và gây tê

2.5- Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan của cơ thể

2.6- Ung thư

2.7- Hư thai (Quái thai)

2.8 - Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai

2.9- Bệnh bụi phổi

II. Những nguy cơ cháy nổ1. Cháy

1.1- Nhiên liệu

a- Nhiên liệu lỏng

b- Nhiên liệu rắn

1.2- Nhiệt

a- Dòng điện

b- Tĩnh điện

c- Nhiệt sinh khi pha trộn 2 hóa chất

d- Nhiệt sinh do ma sát

e- Bức xạ nhiệt

e- Ngọn lửa trần

1

Page 2: An Toan Hoa Chat

1.3- Ô xy

Bảng 2: Một vài hóa chất có thể thoát ra oxy khi bị đốt nóng

Bảng 3: Nhiệt độ tự bốc cháy của một số chất

2. Nổ

Chương II Các Biện Pháp Phòng ngừa - Các biện pháp khẩn cấp

I. Những nguyên tắc cơ bản của việc phòng ngừa.1. Bốn nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm soát

1/ Thay thế.

2/ Quy định khoảng cách

3/ Thông gió

4/ Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

1.1- Nguyên tắc thay thế

Bước 1: Đánh giá hóa chất sử dụng:

Bước 2: Xác định các giải pháp thay thế

Bước 3: Đánh giá những rủi ro mới khi áp dụng các giải pháp thay thế

Bước 4: Lựa chọn giải pháp thay thế - Tiến hành thay thế

Bước 5: Dự kiến những thay đổi trong tương lai

1.2 - Bao che hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm

1.3- Thông gió

1.4- Phương tiện bảo vệ cá nhân

a- Mặt nạ phòng độc

b- Bảo vệ mắt.

c- Quần áo, găng tay, giày ủng

2. Kiểm soát hệ thống

2.1- Nhận diện hóa chất

2.2 - Nhãn dán

2.3 - Bản dữ liệu an toàn hóa chất

2.4- Bảo quản hóa chất

2.5- Thủ tục vận chuyển an toàn

2.6 - An toàn trong sản xuất và sử dụng

2.7- Lau chùi, thu dọn

2.8- Thủ tục hủy bỏ [3]

2.9- Giám sát sự tiếp xúc

2.10- Giám sát về y tế

2.11- Lưu giữ hồ sơ

2.12- Đào tạo và huấn luyện.

1. Kế hoạch khẩn cấp

2. Những đội cấp cứu

3. Sơ tán

4. Sơ cứu

4.1- Bộ phận sơ cứu

4.2- Sơ cứu cho những người bị nhiễm độc

4.3- Vai trò của các trung tâm thông tin về độc chất

2

Page 3: An Toan Hoa Chat

5. Phòng cháy, chữa cháy

5.1- Chuẩn bị kế hoạch chữa cháy

5.2- Tổ chức các đội chữa cháy trong nhà máy

5.3- Phòng chống cháy tự động

5.4 Lựa chọn thiết bị chữa cháy

5.5- Chữa cháy

6. Qui trình xử lí rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất tại nơi làm việc

Chương III. Quản lý chương trình kiểm soát hóa chất tại doanh nghiệp

I. Thiết lập mục tiêu

1. Thiết lập chương trình

2. Thống kê hóa chất.

3. Thủ tục mua bán

4. Đánh giá, phân loại và dán nhãn.

5. Quản lý hóa chất hàng ngày

5.1 - Đảm bảo rằng tất cả các hóa chất đã được chứa trong vật chứa thích hợp có nhãn hợp lệ và bản dữ liệu an toàn hóa chất mới nhất.

5.2- Cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản hóa chất tới tất cả những người lao động có liên quan.

5.3- Hợp tác đảm bảo cải thiện sự kiểm soát.

5.4 - Quản lý việc cấp, sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân.

5.5- Triển khai, đánh giá và định kỳ luyện tập phương án khẩn cấp.

5.6- Thiết lập và duy trì những quy trình giám sát sự tiếp xúc, và việc kiểm tra sức khỏe.

5. 7- Lập kế hoạch và thực hiện chương trình huấn luyện.

6. Điều tra báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố khác

6.1- Điều tra tai nạn lao động và các sự cố khác

6.2- Báo cáo tai nạn, bệnh nghề nghiệp và các sự cố khác

3

Page 4: An Toan Hoa Chat

Phụ lục 1 : Thuật ngữ

Phụ Lục 2 : I - Kiểm toán giảm thiểu chất thải công nghiệpKiểm toán giảm thiểu chất thải là gì?

Lợi ích của kiểm toán giảm thiểu

Quá trình kiểm toán giảm chất thải công nghiệp được chia thành 9 bước sau:

Bước 1: Mô tả và liệt kê các bộ phận sản xuất

1.1 -Liệt kê các bộ phận sản xuất chính

1.2 - Lập sơ đồ công nghệ sản xuất:

Bước 2: Các số liệu sản xuất cho từng bộ phận sản xuất

2.1- Nguyên liệu, hóa chất cho từng bộ phận sản xuất.

2.2 - Nhiên liệu

2.3- Điều tra mất mát nguyên liệu, nhiên liệu do đưa đi, lưu giữ và vận chuyển

2.4- Lượng nước sử dụng

2.5- Các số liệu sản phẩm

2.6- Nhà nồi hơi

2.7- Phòng thí nghiệm

Bước 3: Xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường

3.1- Thống kê các nguồn nước thải

3.2- Thống kê các nguồn khí thải

3.3- Thống kê nguồn thải rắn

3.4- Thống kê các nguồn gây ồn:

3.5- Các vấn đề chung

Bước 4: Tập hợp các số liệu vào và ra của các bộ phận sản xuất/ nhà nồi hơi

Bước 5: Lập cân bằng vật chất và đánh giá các nguồn thải

5.1- Lập cân bằng vật chất

5.2- Đánh giá các nguồn thải

Bước 6: Mô tả và đánh giá các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải hiện có

Bước 7: Xây dựng các phương án giảm thiểu chất thải

Bước 8: Phân tích chi phí/ lợi ích cho quá trình giảm thiểu và xử lý chất thải.

8.1- Phân tích chi phí và xử lý chất thải hiện tại

8.2- Xác định chi phí cho các phương án giảm thiểu/xử lý chất thải:

 8.3 - So sánh chi phí/lợi ích giữa chi phí xử lý chất thải hiện tại với phương án giảm thiểu/ xử lý chất thải đề xuất.

Bước 9: Lập kế hoạch thực hiện biện pháp giảm thiểu xử lý chất thải.

4

Page 5: An Toan Hoa Chat

Phụ lục 2: II - Các biện pháp xứ lý các chất thải nguy hiểm

1- Xử lí nước thải

1.1- Hấp thụ bằng than hoạt tính

1.2- Thổi khí

1.3- Xử lí sinh học

1.4- Xử lí bằng phương pháp hóa học

 

2 - Xử lí khí thải

2.1- Biện pháp giảm thiểu khí độc hại trong khí thải

a - Hấp thụ

b - Hấp phụ c - Thiêu đốt d - Phương pháp ngưng tụe - Phương pháp sinh hóa - vi sinh

2.2 - Các phương pháp xử lý bụi trong khí thải

a- Thiết bị thu tách bụi kiểu trọng lực:

 b - Thiết bị thu tách kiểu quán tính (khô và ướt)

c - Thiết bị lọc tách bụi dùng màng lọc (kiểu tiếp xúc)

d- Thiết bị lọc tách bụi kiểu tĩnh điện

  3. Xử lý chất thải rắn.

3.1 Làm phân compost

3.2 Chôn lấp

3.3 Làm cố định và đóng rắn

 3.4 Đốt

 

5

Page 6: An Toan Hoa Chat

TÀI LIỆU AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH LIÊN QUAN ĐẾN HÓA CHẤT

Lời nói đầu

Hóa chất ngày càng được sản xuất và sử dụng nhiều hơn. Nếu như 50 năm trước đây, hàng năm người ta chỉ sản xuất ra 1 triệu tấn hóa chất thì ngày nay con số đó là trên 400 triệu tấn. Cứ mỗi năm lại có hơn 1000 hóa chất mới được sản xuất ra và hiện có hơn 80.000 chất đang hiện hành trên thị trường. ở Việt Nam, lượng hóa chất sử dụng hàng năm lên tới hơn 9 triệu tấn; trong đó, hơn 3 triệu tấn phân bón và 4 triệu tấn sản phẩm dầu lửa.

Hóa chất đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng, chữa bệnh, tạo ra vật liệu mới có nhiều tính chất mà vật liệu tự nhiên không có. Nhưng hóa chất cũng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu như không biết cách sử dụng; trong đó, có nhiều tai nạn lao động lớn và nhiều loại bệnh nghề nghiệp hiểm nghèo như bệnh ung thư gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, gây biến đổi gen,... Hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và phá hủy môi trường sinh thái. .. 

Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường, tránh ảnh hưởng nguy hại trong việc sử dụng hóa chất ngày càng được sự quan tâm rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta. 

Đã có nhiều văn bản về an toàn sức khỏe có liên quan đến an toàn hóa chất được ban hành như Công ước của Tổ chức Lao động  quốc tế ILO số 170 về An toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc (năm 1990); Quy phạm An toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm TCVN -5507 (năm 1991) ...   

Để giảm tới mức thấp nhất các ảnh hưởng độc hại của hóa chất, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp do việc tiếp xúc với hóa chất gây ra, việc huấn luyện cho người sử dụng lao động và người lao động về an toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc là biện pháp cần thiết và bắt buộc được pháp luật quy định. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với sự giúp đỡ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), biên soạn tài liệu này nhằm phục vụ cho công tác huấn luyện của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp được tốt hơn.  

Tài liệu được biên soạn phù hợp với các Công ước quốc tế và các tiêu chuẩn, quy phạm của Việt Nam về an toàn hóa chất và đã được sự đóng góp ý kiến về bố cục, nội dung  của các Bộ, Ngành, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.  

Do hạn chế về kinh nghiệm chắc chắn tài liệu còn có những thiếu sót, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung cho tài liệu.

6

Page 7: An Toan Hoa Chat

Chương I - Ảnh hưởng của hóa chất

Nội dung:- Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người

+ Sự độc hại của hoá chất+ Tác hại của hoá chất đối với cơ thể người

- Những nguy cơ cháy nổ:+ Cháy+ Nổ

I. Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con ngườiTrong những năm gần đây, vấn đề được quan tâm ngày càng nhiều là ảnh hưởng của hóa chất đến

sức khỏe con người, đặc biệt là người lao động.

Nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên quan đến bệnh tật, từ mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và ung thư. Do vậy cần thiết phải quan tâm tới tất cả các hóa chất.

Chương này sẽ giải thích hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào; cách nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng chống phù hợp để bảo vệ bản thân và những người xung quanh; đồng thời cũng chỉ ra các bước cần tiến hành để giảm thiểu các nguy cơ đó.

1. Sự độc hại của hóa chất

Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hóa chất, bao gồm độc tính, đặc tính vật lí của hóa chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn cảm của cá nhân và tác hại tổng hợp của các yếu tố này.

1.1- Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể con người

Hóa chất có thể đi vào cơ thể con người theo 3 đường:

- Đường hô hấp: khi hít thở các hóa chất dưới dạng khí, hơi hay bụi.

- Hấp thụ qua da: khi hóa chất dây dính vào da.

- Đường tiêu hóa: do ăn, uống phải thức ăn hoặc sử dụng những dụng cụ ăn đã bị nhiễm hóa chất.

a - Qua đường hô hấp

Hệ thống hô hấp bao gồm đường hô hấp trên (mũi, mồm, họng); đường thở (khí quản, phế quản, cuống phổi) và vùng trao đổi khí (phế nang), nơi ô xy từ không khí vào máu và đioxit cacbon từ máu khuyếch tán vào không khí. (hình 1)

Hình 1: Không khí vào phổi tới tận phế nang, nơi đó xảy ra sự trao đổi giữa oxy (O2) và cacbonic (CO2)

Đối với người lao động trong công nghiệp, hít thở là đường vào thông thường và nguy hiểm nhất nhất. Với diện tích bề mặt phổi 90m2 ở một người lớn khỏe mạnh; trong đó có 70 m2 là diện tích tiếp xúc của phế nang; ngoài ra còn có một mạng lưới mao mạch với diện tích 140 m2, dòng máu qua phổi nhanh

7

Page 8: An Toan Hoa Chat

và nhiều tạo điều kiện dễ dàng cho sự hấp thu qua phế nang vào mao mạch của các chất có trong không khí; và bình thường một người lao động hít khoảng 8,5m3 không khí trong một ca làm việc 8 giờ. Vì vậy, hệ thống hô hấp thực sự là đường vào thuận tiện cho hóa chất.

Trong khi thở, không khí có lẫn hóa chất vào mũi hoặc mồm, qua họng, khí quản và cuối cùng tới vùng trao đổi khí, tại đó hóa chất lắng đọng lại hoặc khuếch tán qua thành mạch vào máu.Một hóa chất khi lọt vào đường hô hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hô hấp trên và phế quản- đây là dấu hiệu cho biết sự hiện diện của hóa chất. Sau đó, chúng sẽ xâm nhập sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu hành trong máu.

Mức độ thâm nhập của các hạt bụi vào cơ thể phụ thuộc vào kích thước hạt và tính tan của chúng. Chỉ những hạt nhỏ (đường kính nhỏ hơn 1/7000 mm) mới tới được vùng trao đổi khí. Những hạt bụi này sẽ lắng đọng ở đó hoặc khuếch tán vào máu tùy theo độ tan của hóa chất. Những hạt bụi không hòa tan gần như được loại trừ bởi bộ phận làm sạch của phổi. Những hạt bụi lớn hơn sẽ được lông mũi giữ lại hoặc lắng đọng dọc theo khí, phế quản, cuối cùng chúng sẽ được chuyển tới họng và nuốt, ho, hay khạc ra ngoài.

Hình 2: Hình ảnh bên trái cho biết khi bình dung dịch tẩy nhờn để mở thì hơi độc thoát ra. Hình ảnh bên phải cho biết khi đậy kín bình sẽ giảm nguy tiếp xúc với hơi độc.

Ghi nhớ:

Phải đặc biệt chú ý các hóa chất ở dạng hơi, khói, bụi hoặc khí bởi chúng có thể vào cơ thể dễ dàng qua đường hô hấp.

Câu hỏi thảo luận:

1- Lập danh sách các hóa chất ở nơi bạn đang làm việc có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.

2- Mô tả các biện pháp đề phòng đối với các hóa chất này mà cơ sở của bạn đang áp dụng.

b- Hấp thụ hóa chất qua da

Một trong những đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể là qua da. Độ dày của da cùng với sự đổ mổ hôi và tổ chức mỡ ở lớp dưới da có tác dụng như một hàng rào bảo vệ chống lại việc hóa chất xâm nhập vào cơ thể và gây các tổn thương cho da.

Hóa chất dây dính trên da có thể có các phản ứng sau:

- Phản ứng với bề mặt của da gây viêm da xơ phát;

- Xâm nhập qua da, kết hợp với tổ chức protein gây cảm ứng da.

- Xâm nhập qua da vào máu.

Những hóa chất có dung môi thấm qua da hoặc chất dễ tan trong mỡ [1] (như các dung môi hữu cơ và phê nol) dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua da. Những hóa chất này có thể thấm vào quần áo làm việc mà người lao động không biết. Điều kiện làm việc nóng làm các lỗ chân lông ở da mở rộng hơn cũng tạo điều kiện cho các hóa chất thâm nhập qua da nhanh hơn. Khi da bị tổn thương do các vết xước hoặc các bệnh về da thì nguy cơ bị hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da sẽ tăng lên.

8

Page 9: An Toan Hoa Chat

Câu hỏi thảo luận

1-Lập danh sách những hóa chất ở nơi bạn làm việc có thể hấp thụ qua da.

2- Mô tả các biện pháp phòng tránh sự tiếp xúc của da với các hóa chất này mà cơ sở của bạn đang áp dụng.

c- Qua đường tiêu hóa

Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, mồm rồi vô tình nuốt phải hoặc ăn, uống, hút thuốc trong khi bàn tay dính hóa chất hoặc dùng thức ăn và đồ uống bị nhiễm hóa chất là những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa (Hình 3).

[1] Các chất càng dễ tan trong mỡ thì độc tính cho hệ thần kinh càng cao. Độ hòa tan trong mỡ được biểu thị bằng hệ số Owerton Mayer là tỷ số giữa độ hòa tan của một chất trong mỡ so với nước. Ví dụ benzen có hệ số 300 độc hơn rượu etylic có hệ số là 2,5.

Hình 3: Thật nguy hiểm khi ăn, uống hoặc hút thuốc ở nơi làm việc có sử dụng hóa chất. Thức ăn, đồ uống có thể bị nhiễm bẩn do tay bẩn hoặc do hơi hóa chất.

Ngoài ra, có một số hạt bụi từ đường thở lọt vào họng và sau đó theo nước bọt vào đường tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Sự hấp thụ thức ăn và các chất khác (gồm cả hóa chất nguy hiểm) ban đầu xẩy ra ở ruột non.

Thông thường hóa chất hấp thụ qua đường tiêu hóa ít hơn so với 2 đường trên, hơn nữa tính độc sẽ giảm khi qua đường tiêu hóa do tác động của dịch dạ dày và dịch tụy.

* Ghi nhớ:

Nếu bạn ăn hoặc uống tại nơi làm việc, bạn có thể đưa hóa chất nguy hiểm vào cơ thể qua hệ tiêu hóa bởi hóa chất có thể nhiễm vào thức ăn hoặc dụng cụ ăn như bát, đĩa...

Câu hỏi thảo luận

1- Lập danh sách những hóa chất ở nơi bạn làm việc có thể xâm nhập vào cơ thể qua hệ tiêu hóa.

2- Liệt kê một vài biện pháp đơn giản có thể làm để tránh nuốt phải hóa chất?

1.2- Loại hóa chất tiếp xúc

Đặc tính lý, hóa của hóa chất quyết định khả năng xâm nhập của nó vào cơ thể con người, chẳng hạn: các hóa chất dễ bay hơi sẽ có khả năng tạo ra trong không khí tại nơi làm việc một nồng độ cao; các chất càng dễ hòa tan trong dịch thể, mỡ và nước thì càng độc...

Do các phản ứng lý hóa của chất độc với các hệ thống cơ quan tương ứng mà có sự phân bố đặc biệt cho từng chất:

+ Hóa chất có tính điện ly như chì, bary, tập trung trong xương, bạc vàng ở trong da hoặc lắng đọng trong gan, thận dưới dạng phức chất.

+ Các chất không điện ly loại dung môi hữu cơ tan trong mỡ tập trung trong các tổ chức giầu mỡ như hệ thần kinh.

9

Page 10: An Toan Hoa Chat

+ Các chất không điện ly và không hòa tan trong các chất béo khả năng thấm vào các tổ chức của cơ thể kém hơn và phụ thuộc vào kích thước phân tử và nồng độ chất độc.

Thông thường khi hóa chất vào cơ thể tham gia các phản ứng sinh hóa hay là quá trình biến đổi sinh học: oxy hóa, khử oxy, thủy phân, liên hợp. Quá trình này có thể xảy ra ở nhiều bộ phận và mô trong đó gan có vai trò đặc biệt quan trọng. Quá trình này thường được hiểu là quá trình phá vỡ cấu trúc hóa học và giải độc, song có thể sẽ tạo ra sản phẩm phụ hay các chất mới có hại hơn các chất ban đầu.

Tùy thuộc vào tính chất lý, hóa, sinh mà một số hóa chất nguy hiểm sẽ được đào thải ra ngoài:

+ Qua ruột : chủ yếu là các kim loại nặng.

+ Qua mật: Một số chất độc được chuyển hóa rồi liên hợp sunfo hoặc glucuronic rồi đào thải qua mật.

+ Qua hơi thở có thể đào thải một số lớn chất độc dưới dạng khí hơi.

+ Chất độc có thể còn được đào thải qua da, sữa mẹ.

Đường đào thải chất độc rất có giá trị trong việc chẩn đoán và điều trị nhiễm độc nghề nghiệp.

Một số hơi, khí độc có mùi làm cho ta phát hiện thấy có chúng ngay cả khi nồng độ nằm dưới mức cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh. Nhưng sau một thời gian ngắn, một số sẽ mất mùi khiến ta không cảm nhận được nữa và dễ dàng bị nhiễm độc (ví dụ H2S). Một số hơi, khí độc không có mùi và lại không gây tác động kích thích với đường hô hấp. Đây là loại rất nguy hiểm, bởi lẽ ta không thể phát hiện được bằng trực giác ngay cả khi chúng vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

1.3- Nồng độ và thời gian tiếp xúc

Về nguyên tắc, tác hại của hóa chất đối với cơ thể phụ thuộc vào lượng hóa chất đã hấp thu. Trong trường hợp hấp thu qua đường hô hấp, lượng hấp thu phụ thuộc chính vào nồng độ của hóa chất trong không khí và thời gian tiếp xúc. Thông thường, khi tiếp xúc trong thời gian ngắn nhưng với nồng độ hóa chất cao có thể gây ra những ảnh hưởng cấp tính (nhiễm độc cấp), trong khi đó tiếp xúc trong thời gian dài nhưng với nồng độ thấp sẽ xẩy ra hai xu hướng: hoặc là cơ thể chịu đựng được, hoặc là hóa chất được tích luỹ với khối lượng lớn hơn, để lại ảnh hưởng mãn tính.

1.4- Ảnh hưởng kết hợp của các hóa chất

Hoạt động nghề nghiệp thường không chỉ tiếp xúc với một loại hóa chất. Hầu như cùng một lúc, người lao động phải tiếp xúc với hai hoặc nhiều hóa chất khác nhau. ảnh hưởng kết hợp khi tiếp xúc với nhiều hóa chất thường thiếu thông tin. Mặt khác, khi xâm nhập vào cơ thể giữa hai hay nhiều hóa chất có thể kết hợp với nhau tạo ra một chất mới với những đặc tính khác hẳn và sẽ có hại tới sức khỏe hơn tác hại của từng hóa chất thành phần (cũng có thể là tác hại sẽ giảm [1]). Chẳng hạn như khi hít phải tetra clorua cacbon (CCl4) trong một thời gian ngắn sẽ không bị nhiễm độc nhưng khi đã uống dù chỉ một lượng nhỏ rượu etylic (C2H5OH) thì sẽ bị ngộ độc mạnh có thể sẽ dẫn tới tử vong.

Dù thế nào đi nữa cũng nên tránh hoặc giảm tới mức thấp nhất việc tiếp xúc với nhiều loại hóa chất tại nơi làm việc (Hình 4).

Hình 4: Tác hại kết hợp của hai hóa chất có thể còn lớn hơn tổng tác hại của từng hóa chất thành phần.

10

Page 11: An Toan Hoa Chat

* Ghi nhớ:

Tránh tiếp xúc cùng lúc với nhiều hóa chất. Sự kết hợp giữa các hóa chất

1.5- Tính mẫn cảm của người tiếp xúc

Có sự khác nhau lớn trong phản ứng của mỗi người khi tiếp xúc với hóa chất. Tiếp xúc với cùng một lượng trong cùng một thời gian một vài người bị ảnh hưởng trầm trọng, một vài người bị ảnh hưởng nhẹ, có thể có một số người nhìn bên ngoài không thấy có biểu hiện gì.

Phản ứng của từng cá thể phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe... Thí dụ: trẻ em nhạy cảm hơn người lớn; bào thai thường rất nhạy cảm với hóa chất... Do đó với mỗi nguy cơ tiềm ẩn, cần xác định các biện pháp cẩn trọng khác nhau với các đối tượng cụ thể.

Câu hỏi thảo luận

1. Tại nơi bạn đang làm việc, có nhóm người lao động hoặc người lao động nào phải tiếp xúc với nhiều loại hóa chất trong cùng một thời gian không? Nếu có thể hãy liệt kê (dưới dạng nghề, công việc)

2. Lập danh sách các hóa chất đã được sử dụng.

3. Nơi bạn làm việc có những nhóm người lao động nào đặc biệt mẫn cảm với hóa chất?

1.6- Các yếu tố làm tăng nguy cơ người lao động bị nhiễm độc

- Vi khí hậu:

+ Nhiệt độ cao: làm tăng khả năng bay hơi của chất độc, tăng tuần hoàn, hô hấp do đó làm tăng khả năng hấp thu chất độc.

+ Độ ẩm không khí tăng: làm tăng sự phân giải của một số hóa chất với nước, tăng khả năng tích khí lại ở niêm mạc, làm giảm thải độc bằng mồ hôi, do đó cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc.

- Lao động thể lực quá sức làm tăng tuần hoàn, hô hấp và tăng mức độ nhiễm độc.

- Chế độ dinh dưỡng không đủ hoặc không cân đối làm giảm sức đề kháng của cơ thể...

2. Tác hại của hóa chất đối với cơ thể con nguờiNhư đã giải thích ở trên, những ảnh hưởng của hóa chất có thể là cấp tính hoặc mãn tính tùy thuộc

vào nồng độ và thời gian tiếp xúc. Hóa chất cũng gây ra những phản ứng khác nhau do kiểu và dạng tiếp xúc khác nhau. Theo tính chất tác động của hóa chất trên cơ thể con người có thể phân loại theo các nhóm sau đây[2]:

- Kích thích gây khó chịu.

- Gây dị ứng.

- Gây ngạt.

- Gây mê và gây tê.

- Tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng.

- Gây ung thư.

- Hư bào thai.

- ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai (đột biến gien).

- Bệnh bụi phổi.

2.1- Kích thích

Tác động kích thích của hóa chất ở đây có nghĩa là làm cho tình trạng phần cơ thể tiếp xúc với hóa chất bị xấu đi. Các phần của cơ thể thường bị tác động này là da, mắt và đường hô hấp.

a- Kích thích đối với da

Khi một hóa chất tiếp xúc với da, có thể chúng sẽ làm biến đổi các lớp bảo vệ khiến cho da bị khô, xù xì và xót. Tình trạng này được gọi là viêm da (hình 5). Có rất nhiều hóa chất gây viêm da.

11

Page 12: An Toan Hoa Chat

Hình 5: Nhiễm hóa chất gây viêm da

b- Kích thích đối với mắt

Hóa chất nhiễm vào mắt có thể gây tác động từ khó chịu nhẹ, tạm thời tới thương tật lâu dài. Mức độ thương tật phụ thuộc vào lượng, độc tính của hóa chất và cả các biện pháp cấp cứu. Các chất gây kích thích đối với mắt thường là: axít, kiềm và các dung môi (hình 6).

Hình 6: Nhiều hóa chất có thể gây kích thích đối với mắt

c- Kích thích đối với đường hô hấp

Các chất hòa tan như: amoniac, fomandehit, sunfurơ, axít và kiềm ở dạng mù sương, khí hoặc hơi khi tiếp xúc với đường hô hấp trên (mũi và họng) sẽ gây ra cảm giác bỏng rát; chúng được hấp thu vì sự ẩm ướt của đường mũi họng. Cố gắng tránh hít phải hơi hóa chất khi làm việc, đặc biệt khi dùng các dụng cụ như bình phun, xịt (hình 7). Một vài chất kích thích như sunfua đioxít, Clo và bụi than... tác động dọc theo đường thở gây ra viêm phế quản, đôi khi gây tổn thương trầm trọng đường thở và mô phổi.

Các hóa chất ít tan trong nước sẽ xâm nhập vào vùng trao đổi khí. Các chất này ít xuất hiện ở nơi làm việc song những tổn thương mà chúng gây ra đối với người lao động thì rất nghiêm trọng. Phản ứng của hóa chất với mô phổi gây ra phù phổi (dịch trong phổi) và có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài giờ. Triệu chứng bắt đầu với việc rất khó chịu trong phổi, tiếp theo là ho, khó thở, xanh tím và khạc nhiều đờm. Các hóa chất này thường là: Đioxít nitơ, ozon, photgen...

Hình 7: Khi phun xì cần chú ý tránh hít phải hơi độc

12

Page 13: An Toan Hoa Chat

Câu hỏi thảo luận:

1. Mô tả cách nhận biết một hóa chất gây kích thích ở nơi bạn làm việc?

2. Cách dán nhãn chính xác một hóa chất gây kích thích?

2.2- Dị ứng

Dị ứng có thể xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Người lao động khi mới tiếp xúc có thể không bị dị ứng, nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên, ngay cả với lượng nhỏ thì cơ thể thường sẽ phản ứng và da hoặc đường hô hấp sẽ bị dị ứng.

a- Dị ứng da

Da bị dị ứng có tình trạng giống như viêm da (mụn nhỏ hoặc là phỏng nước). Hiện tượng này có thể không xuất hiện ở nơi tiếp xúc mà ở một nơi nào đó trên cơ thể. Những chất gây dị ứng thường gặp là nhựa epoxy, thuốc nhuộm azo, dẫn xuất nhựa than đá, axít cromic...

b- Dị ứng đường hô hấp

Đường hô hấp nhạy cảm là căn nguyên của bệnh hen nghề nghiệp. Những triệu chứng của căn bệnh này là ho nhiều về đêm, khó thở, thở khò khè và ngắn. Các hóa chất gây tác hại này là: Toluen đisoxianat, fomaldehit...

Ghi nhớ

Tiếp xúc nhiều với hóa chất có thể dẫn đến dị ứng.

2.3. Gây ngạt

Sự ngạt thở là biểu hiện của việc đưa không đủ ôxy vào các tổ chức của cơ thể. Có hai dạng: ngạt thở đơn thuần và ngạt thở hóa học.

a- Ngạt thở đơn thuần

Chất gây ngạt đơn thuần thường ở dạng khí như: CO2, CH4 (mê tan), N2, C2H6 (ê tan), H2...; khi lượng các khí này tăng sẽ làm giảm tỷ lệ ô xy trong không khí và gây ngạt thở; nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong. Bình thường không khí chứa khoảng 21% ôxy, nếu nồng độ ôxy hạ xuống dưới 17% thì không đủ để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức cơ thể và xuất hiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và rối loạn hành vi. Tình trạng này có thể xảy ra ở nơi làm việc chật hẹp, ở dưới các giếng và trong các hầm lò (hình 8).

Hình 8: Môi trường làm việc chật hẹp, thiếu ô xy có thể dẫn tới tử vong

b- Ngạt thở hóa học

Chất gây ngạt hóa học ngăn cản máu vận chuyển ôxy tới các tổ chức của cơ thể. Một trong những chất này là oxít cácbon (gây cacboxyhemoglobin). Chỉ cần 0,05% oxít cácbon trong không khí là đã có thể giảm đáng kể khả năng mang ôxy của máu tới các mô của cơ thể. Các chất khác như hyđro xianua, hoặc hyđro sunfua...cản trở khả năng tiếp nhận ô xy của tế bào, ngay cả khi máu giàu ôxy.

Câu hỏi thảo luận

1. Mô tả những khu vực không có đủ ôxy ở nơi bạn làm việc.

2. Liệt kê các biện pháp để thông báo, huấn luyện và tạo sự quan tâm đặc biệt tới các công việc ở vùng bị thiếu hoặc giảm ôxy.

13

Page 14: An Toan Hoa Chat

2.4- Gây mê và gây tê

Tiếp xúc với nồng độ cao một trong các hóa chất như: etanol, propanol (ancol béo), axeton và metyl-etyxeton (xeton béo), axetylen, hyđrocacbon, etyl và isopropyl ete... có thể làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây ngất thậm chí dẫn đến tử vong. Những chất này gây ảnh hưởng tương tự như say rượu. Khi tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất này ở nồng độ thấp một số người bị nghiện chúng.

2.5- Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan của cơ thể

Cơ thể con người được tạo nên bởi nhiều hệ cơ quan. Nhiễm độc hệ thống liên quan tới tác động của hóa chất tới một hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể, làm ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. ảnh hưởng này không tập trung ở một điểm nào hoặc vùng nào của cơ thể.

Một trong những chức năng của gan là làm sạch chất độc có trong máu bằng cách biến đổi chúng thành chất không độc và những chất có thể hòa tan trong nước trước khi bài tiết ra ngoài (hình 9). Tuy nhiên, một số hóa chất lại gây tổn thương cho gan. Tùy thuộc vào loại, liều lượng và thời gian tiếp xúc mà có thể dẫn tới hủy hoại mô gan, để lại hậu quả xơ gan và giảm chức năng gan. Các dung môi: alcol, cacbon tetraclorua, tricloetylen, clorofom có thể gây tổn thương gan, dẫn đến viêm gan với các triệu chứng vàng da, vàng mắt.

Hình 9: Gan có thể bị tổn thương bởi hóa chất

Thận là một phần của hệ tiết niệu, chức năng của hệ tiết niệu là bài tiết (đào thải) các chất cặn do cơ thể sinh ra, duy trì sự cân bằng của nước và muối, kiểm soát và duy trì nồng độ axít trong máu (hình 10). Các hóa chất cản trở thận đào thải chất độc gồm etylen glycol, cacbon đisunphua, cacbon tetraclorua, cabon đisulphua. Các hợp chất khác như cađmi, chì, nhựa thông, etanol, toluen, xylen... sẽ làm hỏng dần chức năng của thận.

Hệ thần kinh (hình 11) có thể bị tổn thương do tác động của các hóa chất nguy hiểm, ví dụ như:

- Tiếp xúc lâu dài với các dung môi sẽ dẫn tới các triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu và buồn nôn; nặng hơn sẽ là rối loạn vận động, liệt và suy tri giác.

- Tiếp xúc với hecxan, mangan và chì sẽ làm tổn thương hệ thần kinh ngoại vi, để lại hậu quả liệt rủ cổ tay.

- Tiếp xúc với các hợp chất có photphat hữu cơ như parathion có thể gây suy giảm hệ thần kinh; còn với cacbon đisunfua có thể dẫn đến rối loạn tâm thần...

14

Page 15: An Toan Hoa Chat

Hình 10: Một vài loại hóa chất có thể gây cản trở các chức năng của thận

Hình 11: Hệ thần kinh bao gồm não, cột sống và dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng bởi hóa chất.

Một số hóa chất nguy hiểm có thể tác động tới hệ sinh dục, làm mất khả năng sinh đẻ ở đàn ông và sẩy thai ở phụ nữ đang mang thai. Các chất như: etylen đibromua, khí gây mê, cacbon đisunfua, Clopren, benzen, chì, các dung môi hữu cơ... có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Tiếp xúc với thuốc gây mê thể khí, glutaranđehit, clopren, chì, các dung môi hữu cơ, cacbon đisunfua và vinyl clorua có thể sẩy thai.

2.6- Ung thư

Khi tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất có thể tạo sự phát triển tự do của tế bào, dẫn đến khối u - ung thư. Những khối u này có thể xuất hiện sau nhiều năm tiếp xúc với hóa chất. Giai đoạn này có phạm vi từ 4 - 40 năm. Vị trí ung thư nghề nghiệp trong cơ thể cũng rất khác nhau và thường không chỉ giới hạn ở vùng tiếp xúc. Các chất như asen, amiăng, crom, niken, bis-clometyl ete (BCME)... có thể gây ung thư phổi. Bụi gỗ và bụi da, niken crom, dầu isopropyl có thể gây ung thư mũi và xoang. Ung thư bàng quang do tiếp xúc với benziđin, 2-naphtylamin và bụi da. Ung thư da do tiếp xúc với arsen, sản phẩm dầu mỏ và nhựa than. Ung thư gan có thể do tiếp xúc vinyl clorua đơn thể, trong khi ung thư tủy xương là do benzen.

2.7- Hư thai (Quái thai)

Dị tật bẩm sinh có thể là hậu quả của việc tiếp xúc với các hóa chất gây cản trở quá trình phát triển bình thường của bào thai. Trong thời gian 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, thai nhi dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các tổ chức quan trọng của não, tim, tay và chân đang hình thành. Các nghiên cứu nối tiếp nhau đã chỉ ra

15

Page 16: An Toan Hoa Chat

rằng sự có mặt của hóa chất như thủy ngân, khí gây mê, các dung môi hữu cơ có thể cản trở quá trình bình thường của việc phân chia tế bào, gây biến dạng bào thai.

2.8 - Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai

Một số hóa chất tác động đến cơ thể người gây đột biến gen tạo những biến đổi không mong muốn trong các thế hệ tương lai. Thông tin về vấn đề này rất hiếm. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm cho thấy 80 - 85% các chất gây ung thư có thể tác động đến gen.

2.9- Bệnh bụi phổi

Bệnh bụi phổi hay bệnh ho dị ứng do hít nhiều bụi, là tình trạng lắng đọng các hạt bụi nhỏ ở vùng trao đổi khí của phổi và phản ứng của các mô trước sự hiện diện của bụi. Phát hiện những thay đổi của phổi ở giai đoạn sớm là vô cùng khó khăn. Với bệnh bụi phổi thì khả năng hấp thụ oxy sẽ giảm và bệnh nhân sẽ có hiện tượng thở ngắn, gấp trong các hoạt động phải dùng đến nhiều sức lực. Bệnh này cho tới nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Các chất gây bệnh bụi phổi thường là: silic tinh thể, amiang, và berili.

Câu hỏi thảo luận

1. Bạn có thể mô tả một trường hợp ở nơi bạn làm việc có người lao động bị ốm nặng do tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm không?

2. Với sự giúp đỡ của tài liệu an toàn hóa chất, hãy xác định và thảo luận về các tác hại của ít nhất 4 hóa chất thông dụng ở nơi bạn làm việc. Các cơ quan nào của cơ thể có thể bị các hóa chất này gây ảnh hưởng?

3. Mô tả các biện pháp đặc biệt có thể tiến hành để ngăn ngừa việc tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm này.

[1] Người ta đã lợi dụng tính chất này để giải độc, thí dụ ngộ độc mã tiền bị co giật thì dùng thuốc ngủ liều cao cũng rất độc để làm êm dịu và ngược lại.

[2] Có nhiều cách phân loại khác như:

+ Phân loại theo trạng thái vật lý: rắn, lỏng, hơi khí

+ Phân loại theo cấu trúc hóa học: vô cơ, hữu cơ (mạch thẳng, vòng, dẫn xuất...)

+ Dựa theo mức tác dụng sinh học: loại A, loại B, loại C, loại D. Sự phân loại này phù hợp với thời gian tiếp xúc 8 h/ngày và 5 ngày / tuần. Việc phân loại này không rõ đối với những chất gây ung thư và đột biến gien

II. Những nguy cơ cháy nổĐa số hóa chất đều tiềm ẩn các nguy cơ gây cháy nổ. Việc sắp xếp, bảo quản, vận chuyển, sử dụng hóa chất không đúng cách đều có thể đẫn đến tai nạn từ một đám cháy nhỏ tới thảm họa thiệt hại lớn về người và tài sản.

1. Cháy

Con người muốn tồn tại phải có ít nhất phải có 3 yếu tố cơ bản là thức ăn, ôxy và nhiệt. Các yếu tố này cũng phải ở trong một tỷ lệ tương ứng. Quá nhiều hay quá ít thức ăn, ôxy, nhiệt đều có thể dẫn đến khó chịu, ốm đau và chết. Cũng như vậy, để có sự cháy cần 3 yếu tố: nhiên liệu (chất cháy), ôxy và một nguồn nhiệt. Những yếu tố này phải ở trong một tỷ lệ, hoàn cảnh thích hợp trước khi bắt lửa và gây cháy. Nhiên liệu bắt đầu cháy ở một nhiệt độ xác định là điểm chớp cháy. Phải đủ nhiệt để đưa nhiên liệu tới điểm chớp cháy song cũng cần phải có đủ oxy để xẩy ra và duy trì sự cháy. Bình thường để bắt lửa và bốc cháy môi trường không khí cần có nồng độ ôxy từ 15 - 21%.

Câu hỏi thảo luận

1. Đã xảy ra đám cháy hoặc một tình trạng nguy hiểm tương tự do cháy hóa chất ở nơi bạn làm việc chưa?

2. Nguyên nhân từ đâu và để lại hậu quả gì?

16

Page 17: An Toan Hoa Chat

1.1- Nhiên liệu

Để kiểm soát các nguy cơ cháy nổ do hóa chất, việc đầu tiên là xác định rõ hóa chất đang sử dụng và những đặc tính riêng của nó. Hầu hết hóa chất đều là nguồn nhiên liệu - một trong 3 yếu tố gây cháy nổ (hình 12).

Hình 12: Nhiên liệu là yếu tố số một của bộ ba gây cháy nổ

a- Nhiên liệu lỏng

* Điểm chớp cháy của chất lỏng

Điểm chớp cháy (nhiệt độ bùng cháy) của chất lỏng là nhiệt độ thấp nhất mà tại nhiệt độ đó chất lỏng hóa hơi tạo thành hỗn hợp cháy với không khí và bốc cháy khi có nguồn lửa. Bảng 1 chỉ ra nhiệt độ bùng cháy của một vài hóa chất thông thường.

Bảng 1: Nhiệt độ bùng cháy của một số chất lỏng thông thường

Hóa chất   Nhiệt độ bùng cháy oC

Xăng A72   - 36

Axeton   -18

Xy len   24

Dầu hỏa KO-20   40

Heptan   -4

Toluen   6

Ghi nhớ: Hóa chất có điểm chớp cháy thấp hơn thì nguy hiểm hơn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt tới điểm chớp cháy của chất lỏng, chẳng hạn như dầu lửa khi được phun nó sẽ bùng cháy ngay cả khi nhiệt độ xung quanh thấp hơn điểm chớp cháy của nó; một chất lỏng có thể bị nóng lên tới điểm chớp cháy của nó do một chất khác (có điểm chớp cháy thấp hơn) đang cháy ở gần nó. Cần đặc biệt lưu ý vấn đề này khi tiến hành các công việc có liên quan tới các chất dễ cháy nổ.

Nếu nhiệt độ chất lỏng đạt tới nhiệt độ bốc lửa (bình thường chỉ một vài độ trên điểm chớp cháy) hơi cháy sẽ tiếp tục được sinh ra và tiếp tục cháy mặc dù đã tách bỏ nguồn lửa. Nhiệt độ bùng cháy thường có trong các tài liệu an toàn hóa chất

* Khối lượng riêng

Một yếu tố nữa cần xem xét là khối lượng riêng của hơi nhiên liệu. Các hơi, khí có khối lượng riêng lớn hơn không khí như: xăng, dầu hỏa, cacbon đisunfua, axetylen và cacbon monooxit... có thể phát tán đi xa và tập trung ở nơi có vị trí thấp chẳng hạn như hầm chứa.

Ghi nhớ: Hơi nhiên liệu có khối lượng riêng lớn hơn không khí có thể phát tán xa và tập trung trong hầm chứa.

b- Nhiên liệu rắn

Một vài hóa chất ở trạng thái rắn (thí dụ: Magiê) sẽ cháy một cách nhanh chóng khi bắt lửa và sẽ rất khó dập tắt.

17

Page 18: An Toan Hoa Chat

Một số loại bụi, bột cũng có khả năng bốc cháy và gây nổ khi đạt một tỷ lệ nhất định trong không khí. Khi trộn và nguồn lửa xuất hiện, nhiên liệu dạng bột sẽ cháy tạo tiếng nổ liên tục bởi lượng nhiên liệu bị kích thích cháy nổ thêm vào.

c- Nhiên liệu khí

Phần lớn các khí như C2H2, C2H6, CH4... được dùng trong công nghiệp đều dễ cháy nổ khi có nồng độ ôxy thích hợp và khi nguồn lửa xuất hiện.

Phải đặc biệt thận trọng đối với các khí nén lưu giữ trong các bình chịu áp lực, cháy nổ có thể xảy ra khi bình chứa có các khuyết tật và thường dẫn đến các tai nạn nghiêm trọng.

Câu hỏi thảo luận

1. Sử dụng tài liệu An toàn hóa chất, tìm nhiệt độ bùng cháy, tỷ trọng hơi cho 4 hóa chất lỏng được sử dụng phổ biến ở nơi bạn làm việc mà bạn đặc biệt quan tâm?

2. Lập danh sách và thảo luận những đặc tính nguy hiểm của các hóa chất thể khí được sử dụng ở nơi bạn làm việc.

1.2- Nhiệt

Nhiệt - yếu tố thứ 2 của bộ ba gây cháy nổ (hình 13). Nhiệt là yếu tố để đưa nhiên liệu tới điểm chớp cháy (nếu điểm chớp cháy ở trên nhiệt độ xung quanh) và kích thích hỗn hợp cháy bùng cháy. Nguồn nhiệt có thể là các dòng điện, tĩnh điện, phản ứng hóa học, quy trình nhiệt, sự ma sát, ngọn lửa trần, nhiệt bức xạ và tia lửa điện...

Vấn đề then chốt để phòng cháy nổ các hóa chất nguy hiểm là kiểm tra các nguồn nhiệt. Nội dung kiểm tra sẽ được thảo luận ở Chương 2.

Hình 13: Nhiệt là yếu tố thứ 2 của bộ ba gây cháy nổ

a- Dòng điện

Nhiệt sinh từ dòng điện theo 3 cách:

+ Khi dòng điện đi qua một sợi dây có tiết diện không đủ lớn để tải điện hoặc các mối nối, các điểm tiếp xúc không chặt, kết quả hoặc là toé lửa, đoản mạch hoặc dây điện nóng lên. Nhiệt độ của dây điện có thể đạt tới điểm đủ để kích thích hơi cháy có trong không khí hoặc gây cháy các vật liệu dễ bắt lửa hay nâng nhiệt độ của các hóa chất ở gần đó tới điểm chớp cháy và cháy.

+ Hồ quang điện thường được tạo ra khi chập trong công tắc hoặc trong hộp nối do dây điện bị đứt hoặc mất vỏ bọc giữa dây dương và dây âm. Hậu quả là phát sinh nhiệt, kích thích hơi dễ cháy gây cháy. Thép nóng chảy bởi hồ quang điện có thể cũng kích thích các vật liệu dễ cháy, và làm nóng các hóa chất dễ cháy.

+ Tia lửa điện là một trong các nguồn nhiệt thường gặp nhất trong công nghiệp, nhiệt độ của tia lửa thường cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ bùng cháy của nhiên liệu.

b- Tĩnh điện

Điện tích của tĩnh điện có thế hiệu cao và có thể phát ra tia lửa rất nguy hiểm. Tĩnh điện có thể tập trung trên bề mặt các vật rắn, trên mặt các chất lỏng, ở các mặt trong của các máy chế biến nhào trộn, thùng chứa... Tĩnh điện có thể tạo ra khi 2 bề mặt khác nhau đến gần nhau, sau đó tách ra. Thí dụ: trong các máy sản xuất phim và sản xuất tấm vật liệu, vật liệu cách điện trở thành vật được nạp điện sau khi qua máy. Nếu những vật liệu như vậy liên tục được sản xuất ra trong môi trường có khí dễ cháy thì cần có biện

18

Page 19: An Toan Hoa Chat

pháp trung hòa điện tích, tránh để phát tia lửa điện. Sự tích điện cũng có thể xẩy ra khi các chất lỏng dễ cháy chuyển từ thùng chứa này tới thùng chứa khác mà không có dây nối đất (hình 15).

Hình 14: Khi hai bề mặt khác nhau đến gần nhau và bị tách ra, dẫn đến sự tích điện

Hình 15 : Pha trộn hai hoặc nhiều hóa chất với nhau có thể sinh ra nhiệt

c- Nhiệt sinh khi pha trộn 2 hóa chất

Như đã giới thiệu ở chương I, khi 2 hay nhiều hóa chất pha trộn, ảnh hưởng kết hợp có thể nguy hiểm hơn tổng những ảnh hưởng riêng rẽ, tức là cũng có thể cũng dẫn tới một nguy cơ cháy nổ cao hơn. Chẳng hạn:

- Việc pha trộn tạo ra hợp chất có điểm cháy và điểm sôi thấp hơn, khi đó sẽ dễ dàng kích thích hơi hợp chất đó cháy hơn.

- Khi 2 hóa chất phản ứng có thể sinh nhiệt, làm cho các hóa chất bị nóng đến nhiệt độ nguy hiểm và phản ứng cháy dây chuyền xảy ra có thể để lại những hậu quả thảm khốc.

d- Nhiệt sinh do ma sát

Khi 2 bề mặt cọ sát vào nhau có thể sinh ra nhiệt. Đó là nhiệt sinh do sự ma sát. Sự cọ sát của dây cua roa với vật che đỡ hoặc giữa hai mặt kim loại có thể phát sinh một lượng nhiệt đủ để kích thích hơi cháy bùng cháy. Nguyên nhân sự cọ sát thường là do thiếu sự bảo dưỡng cần thiết dẫn đến mất vật che chắn hoặc không đủ dầu mỡ bôi trơn bề mặt kim loại tiếp xúc với nhau. Tia lửa cũng có thể xuất hiện khi một hòn đá găm vào đế giầy cọ sát với bề mặt bê tông.

e- Bức xạ nhiệt

Nhiệt từ lò nung, bếp lò và các bề mặt nóng khác có thể đốt cháy hơi cháy. Quá trình sản xuất bình thường của nhà máy cũng có thể tạo ra lượng nhiệt đưa các hóa chất cất giữ ở gần đó tới điểm cháy và đốt cháy hơi cháy. Những tia nắng trực tiếp hoặc tự nó hoặc được phóng đại bởi nhựa hoặc thủy tinh có thể cũng có ảnh hưởng này.

Ghi nhớ

Nhiệt sinh ra có thể làm cho hóa chất ở nơi đó đạt tới nhiệt độ dễ cháy. Nhiệt cũng có thể làm bốc cháy hơi dễ cháy, gây cháy nổ.

19

Page 20: An Toan Hoa Chat

e- Ngọn lửa trần

Ngọn lửa không được che chắn, bảo vệ sinh ra bởi thuốc lá, diêm, lửa hàn và động cơ đốt trong là nguồn nhiệt rất quan trọng. Khi kết hợp đủ nhiên liệu và ôxy, chúng có thể gây ra cháy nổ (hình 16).

Hình 16: ngọn lửa phát ra từ đèn cắt hàn có thể gây cháy hơi, khí nhiên liệu

Câu hỏi thảo luận

Lập danh sách ít nhất 3 nguồn nhiệt, có thể kích thích chất lỏng dễ cháy tại nơi bạn làm việc.

1.3- Ô xy

Ôxy là yếu tố thứ 3 của bộ ba gây cháy nổ (hình 17). Hầu hết nhiên liệu cần ít nhất 15% ôxy để cháy, vượt quá 21% ôxy có thể tự cháy và dẫn tới nổ. Nguồn ôxy, ngoài lượng có trong môi trường không khí còn gồm cả bình chứa ôxy dùng trong các hoạt động cắt hàn, ôxy được cung cấp bởi một ống dẫn dùng cho quá trình hoạt động và ô xy tạo ra trong các phản ứng hóa học. ôxy có thể thoát ra khi một hóa chất (thường là chất ôxy hóa) bị đốt nóng.

Bảng 2: Một vài hóa chất có thể thoát ra oxy khi bị đốt nóng

Hợp chất chứa gốc   Ví dụ

- (NO3)-

- (NO2)-

- (-O-O-) với các chất vô cơ

- (MnO4)-  

NaNO3, NH4NO3

NH4NO2

H2O2

KMnO4

Hình 17: Oxy là yếu tố thứ 3 của bộ ba gây cháy nổ

Câu hỏi thảo luận

1. Có nguồn ôxy thông thường nào ở nơi bạn làm việc mà có thể làm bốc cháy một chất dễ cháy ở gần đó?

2. Đã áp dung các biện pháp kiểm soát gì đối với những nguồn ôxy này?

20

Page 21: An Toan Hoa Chat

* Lưu ý:

+ Không phải trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải có đủ 3 yếu tố trên thì mới xảy ra cháy, ví dụ: phot pho, bụi nhôm.. có thể tự cháy khi tiếp xúc với không khí mà không cần có mồi lửa, hoặc hyđro có thể cháy trong clo mà không cần có oxy.

+ Một số chất có thể tự cháy ngoài không khí mà không cần có mồi lửa. Nguyên nhân của sự tự bốc cháy là do các chất hữu cơ bị ô xy hóa tỏa nhiệt gây ra cháy. Hiện tượng rẻ lau dầu tự bốc cháy khi phơi ngoài nắng là một ví dụ về sự tự cháy (trong nông nghiệp, tình trạng tương tự đã xuất hiện bởi nhiệt sinh ra trong quá trình lên men khi cỏ ẩm được đóng gói và cất giữ trong kho). Biện pháp đơn giản để giảm các nguy cơ này là cất giữ các mảnh rẻ lau dầu trong các thùng chứa có nắp đậy (do đó sẽ giảm lượng ôxy).

Bảng 3: Nhiệt độ tự bốc cháy của một số chất

Tên hóa chất   Nhiệt độ tự bốc cháy oC

Ete sunfuaric 400

Rượu amylic   518

Glycerin   523

Rượu etylic   557

2. Nổ

Hỗn hợp nhiên liệu với ôxy chỉ nổ khi ở trong giới hạn nhất định về nồng độ (hình 18). Lượng nhiên liệu quá mức với một lượng ôxy không đủ (có nghĩa là hóa chất đó quá nhiều), hay ngược lại nồng độ ôxy cao và một lượng nhiên liệu không đủ (có nghĩa là chất đó quá ít) đều không thể nổ được. Giới hạn mà ở đó một chất sẽ nổ tính theo nồng độ so với ôxy (hoặc không khí) được gọi là giới hạn nổ trên và dưới và thường có trong các tài liệu an toàn hóa chất.

Hình 18: Nổ chỉ xảy ra khi nhiên liệu và ô xy ở trong một tỷ lệ tương xứng.

Bảng 4: Giới hạn nổ của một số nhiên liệu lỏng xác định ở 200C, áp suất 1at, tính nồng độ so với không khí

Loại nhiên liệu   Tính chất nổ (ký hiệu)Giới hạn nổ (% thể tích)

Trên   Dưới

Amylaxetat   CLDC 1,08     

Metylenclorua   CCL   13   18

Dầu hỏa KO-20   CLDC   0,55   5

CLDC: Chất lỏng dễ cháy. CLC: Chất lỏng cháy.CCK: Cháy chất khí.

21

Page 22: An Toan Hoa Chat

 

Bảng 5: Giới hạn nổ của một số loại bụi

Loại bụi   Nồng độ g/m3

Tối thiểu Tối đa

Lưu huỳnh   7 13,7

Bột amidon   7   13,7

Than đá   17,2   34,4

Bảng 6: Chỉ số cháy nổ của một số chất khí nguy hiểm

Loại khí Tính chất nổ (ký hiệu) Nhiệt độ bùng cháyGiới hạn nổ (% thể tích)

Trên Dưới

Axetylen   CNN 2,5 11

Etylen   CNN 24 3,11 28,5

Isobutan   CCK 77 1,81

Một vài loại khí được đánh giá là nguy hiểm nổ (viết tắt CNN) tức là có khả năng nổ hay kích thích nổ mà không cần có sự tham gia của ôxy.

Giới hạn nổ sẽ thay đổi tùy theo: nhiệt độ của hỗn hợp, tỷ lệ các chất không cháy, áp lực...và nhiều yếu tố khác.

Ghi nhớ

Hóa chất có khoảng cách giữa giới hạn nổ dưới và trên càng lớn thì càng nguy hiểm.

Câu hỏi thảo luận

1. Nơi ban làm việc đã bao giờ xảy ra nổ hóa chất chưa? để lại hậu quả gì?

2. Sử dụng tài liệu An toàn hóa chất tìm giới hạn nổ của 4 hóa chất thường sử dụng ở nơi bạn làm việc. Bạn đặc biệt quan tâm đến những hóa chất nào?

22

Page 23: An Toan Hoa Chat

Chương II Các Biện Pháp Phòng ngừa - Các biện pháp khẩn cấp

Nội dung:

Những nguyên tắc cơ bản của việc phòng ngừa.

- Bốn nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm soát

- Kiểm soát hệ thống

Các biện pháp khẩn cấp

- Kế hoạch khẩn cấp

- Những đội cấp cứu

- Sơ tán

- Sơ cứu

- Phòng cháy, chữa cháy

- Qua trình sử lý rò rỉ hoặc tràn đổ hoá chất tại nơi làm việc

I. Những nguyên tắc cơ bản của việc phòng ngừa.

1. Bốn nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm soát

Mục đích chung của việc kiểm soát hóa chất là loại trừ hoặc làm giảm tới mức thấp nhất mọi rủi ro bởi các hóa chất nguy hiểm, các sản phẩm từ hóa chất gây ra cho con người và môi trường.

Để đạt được điều này chiến lược 4 điểm trong việc kiểm soát được áp dụng để loại trừ hoặc làm giảm khả năng tiếp xúc với hóa chất được đặt ra.

Bốn nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm soát

1/ Thay thế: Loại bỏ các chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế chúng bằng thứ khác ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm nữa.

2/ Quy định khoảng cách hoặc che chắn giữa người lao động và hóa chất nhằm ngăn cách mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động.

3/ Thông gió: sử dụng hệ thống thông gió thích hợp để di chuyển hoặc làm giảm nồng độ độc hại trong không khí chẳng hạn như khói, khí, bụi, mù.

4/ Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nhằm ngăn ngừa việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất

Biện pháp tốt nhất trong việc ngăn chặn các rủi ro phát sinh từ việc sử dụng các hóa chất nguy hiểm là loại trừ khỏi môi trường làm việc những hóa chất đó. Tuy nhiên, điều này không phải luôn thực hiện được. Vì vậy, điều quan trọng tiếp theo là cách ly nguồn phát sinh các hóa chất nguy hiểm, hoặc tăng thêm các thiết bị thông gió và dùng phương tiện bảo vệ cá nhân. Đầu tiên, cần xác định được các hóa chất nguy hiểm và đánh giá đúng mức độ độc hại, nguy hiểm của chúng, kiểm soát chặt chẽ việc thống kê, các quá trình vận chuyển, chuyển rót và cất giữ hóa chất, các hóa chất thực tế đang sử dụng và cả chất thải của chúng. Với mỗi loại hóa chất nguy hiểm, ta đều phải quan tâm đến cả 4 nguyên tắc trên với những nội dung cụ thể như sau:

1.1- Nguyên tắc thay thế

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác hại của hóa chất đến con người và môi trường là tránh sử dụng các hóa chất nếu có sẵn nhiều chất thay thế ít độc hại, ít nguy hiểm hơn. Việc lựa chọn các hóa chất phải được tiến hành ngay từ giai đoạn thiết kế hoặc lập kế hoạch sản xuất, thường tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Đánh giá hóa chất sử dụng:

Tiến hành thu thập thông tin, đánh giá về các hóa chất đang sử dụng hoặc dự định sử dụng, cụ thể là:

+ Cách thức sử dụng hoặc dự định sử dụng hóa chất đó như thế nào?

23

Page 24: An Toan Hoa Chat

+ Hóa chất hoặc sản phẩm có chứa hóa chất đó có thể gây những rủi ro gì cho con người và môi trường?+ Nó có thể ảnh hưởng tới con người và môi trường ở đâu, bằng cách nào: ở nơi làm việc; thông qua sự phát thải vào không khí hoặc nước; thông qua sản phẩm chứa hóa chất; hay thông qua chất thải từ quá trình vận chuyển, chôn hoặc tiêu hủy, tái chế sản phẩm?

+ Nên làm gì để giảm thiểu các rủi ro?

Bước 2: Xác định các giải pháp thay thế

1- Có thể thay đổi quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhằm thay thế hóa chất đó bằng một loại khác ít độc hại nguy hiểm hơn, hay giảm hóa chất đó và các sản phẩm chứa nó không? Nếu có, gồm những giải pháp nào?

2- Các giải pháp thay thế có thực tế không? Việc áp dụng các giải pháp thay thế sẽ làm tăng hay giảm chi phí? Sự tăng, giảm đó có kéo dài không, hay chỉ trong một thời gian ngắn?

Bước 3: Đánh giá những rủi ro mới khi áp dụng các giải pháp thay thế

- Xác định những rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường khi áp dụng các giải pháp thay thế ?

- So sánh rủi ro giữa các giải pháp thay thế. Điều này thường không dễ dàng. Có thể sẽ có rất ít thông tin về sản phẩm hoặc phương pháp thay thế. Có thể phải so sánh giữa 2 chất: một chất gây ra những rủi ro cho môi trường và một chất gây những rủi ro cho con người ...

Bước 4: Lựa chọn giải pháp thay thế - Tiến hành thay thế

- Sau khi đã đánh giá ưu, nhược điểm của từng giải pháp thay thế, tiến hành lựa chọn giải pháp phù hợp nhất. Thông thường, sự lựa chọn các hóa chất thay thế có thể bị hạn chế, đặc biệt ở những nơi có sử dụng các hóa chất đặc thù: khi đó thường không tránh khỏi phải cân nhắc giữa giải pháp kỹ thuật với các lợi ích kinh tế. Nên học hỏi kinh nghiệm từ những người đã từng sử dụng hóa chất đó.

- Lập kế hoạch thay thế: khi nào tiến hành, ai tiến hành và tiến hành như thế nào, chẳng hạn như sản phẩm mới có cần được thử nghiệm trên quy mô nhỏ trước không? đã có các trang thiết bị phòng hộ cần thiết chưa?

Bước 5: Dự kiến những thay đổi trong tương lai

Hóa chất mới có thể sẽ cần được thay thế bằng một loại khác an toàn hơn trong tương lai. Do đó, cần tiếp tục xem xét: liệu có biện pháp nào để giảm được hơn nữa những rủi ro cho sức khỏe và môi trường hay không?

Ví dụ của việc thay thế các hóa chất nguy hiểm:

- Sử dụng sơn hoặc keo tan trong nước thay thế cho sơn hoặc keo tan trong dung môi hữu cơ;

Hình 19: Mọi lúc, mọi nơi có thể, nên thay những hóa chất nguy hiểm bằng một hóa chất ít độc hơn.

Dùng triclometan làm tác nhân tẩy nhờn thay cho triclo-etylen và dùng những hóa chất có điểm bốc cháy cao thay thế những hóa chất có điểm bốc cháy thấp.

* Ví dụ về thay thế quy trình:

- Thay thế việc phun sơn bằng phương pháp sơn tĩnh điện hoặc sơn nhúng;

- áp dụng phương pháp nạp nguyên liệu bằng máy thay cho việc nạp nguyên liệu thủ công.

Ghi nhớ

Cố gắng loại bỏ các hóa chất nguy hiểm hoặc thay thế bằng một hóa chất khác ít nguy hiểm hơn.

24

Page 25: An Toan Hoa Chat

Câu hỏi thảo luận

1/ Những hóa chất nào đang được sử dụng ở cơ sở của bạn có thể thay thế được bằng những hóa chất khác ít nguy hiểm hơn.

2/ Những tổ chức và những cơ quan nào có thể giúp bạn thu thập thông tin về khả năng thay thế những hóa chất nguy hiểm.

1.2 - Bao che hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm

Một quá trình sản xuất lý tưởng là ở đó người lao động được hạn chế tới mức thấp nhất mọi cơ hội tiếp xúc với hóa chất; có thể bằng cách bao che toàn bộ máy móc, những điểm phát sinh bụi của băng chuyền hoặc bao che quá trình sản xuất các chất ăn mòn.... để hạn chế sự lan tỏa hơi, khí độc hại, nguy hiểm tới môi trường làm việc. Cũng có thể giảm sự tiếp xúc với các hóa chất độc hại bằng việc di chuyển các qui trình và công đoạn sản xuất các hóa chất này tới vị trí an toàn, cách xa người lao động trong nhà máy hoặc xây tường để cách ly chúng ra khỏi các quá trình sản xuất có điều kiện làm việc bình thường khác (hình 21), chẳng hạn như cách ly quá trình phun sơn với các quá trình sản xuất khác trong nhà máy bằng các bức tường hoặc rào chắn...

Bên cạnh đó, cần phải cách ly hóa chất dễ cháy nổ với các nguồn nhiệt, chẳng hạn như đặt thuốc nổ ở xa các máy mài, máy cưa...

Hình 20: Sử dụng hệ thống điều khiển từ xa có thể ngăn chặn được các mối nguy hiểm từ hóa chất đối với người lao động.

Hiệu quả tương tự có thể nhận được khi sử dụng những kho hóa chất an toàn và hạn chế số lượng những hóa chất nguy hiểm cần sử dụng tại nơi làm việc trong từng ngày, từng ca. Điều này thực sự rất có ích nếu quá trình sản xuất thực hiện bởi một số lượng rất ít người lao động và trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.

1.3- Thông gió

Trong trường hợp hóa chất dễ bay hơi, việc thông gió được xem như là một hình thức kiểm soát tốt nhất sau việc thay thế hoặc bao che. Nhờ các thiết bị thông gió thích hợp, người ta có thể ngăn không cho bụi, hơi, khí độc thoát ra từ quá trình sản xuất tiến vào khu vực hít thở của người lao động và chuyển chúng bằng các ống dẫn tới bộ phận xử lý (xyclo, thiết bị lắng, thiết bị lọc tĩnh điện...) để khử độc trước khi thải ra ngoài môi trường.

Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà người ta có thể bố trí hệ thống thông gió cục bộ ngay tại nơi phát sinh hơi, khí độc, hay hệ thống thông gió chung cho toàn nhà máy hoặc áp dụng kết hợp cả 2 hệ thống. 

Hệ thống thổi cục bộ, còn được gọi là hoa sen không khí, thường được bố trí để thổi không khí sạch và mát vào những vị trí thao tác cố định của công nhân mà tại đó thường tỏa nhiều khí hơi có hại và nhiều nhiệt.

25

Page 26: An Toan Hoa Chat

Hình 21a: Phương pháp thổi cục bộ tại các cửa lò nung

Đối với hệ thống hút cục bộ, miệng hút của hệ thống phải đặt sát, gần đến mức có thể với nguồn phát sinh bụi, hơi, khí độc để ngăn ngừa tác hại của nó đối với những người lao động làm việc gần đó. Đã có những hệ thống thông gió cục bộ hoạt động rất hiệu quả trong việc kiểm soát các chất độc như: chì, amiăng, dung môi hữu cơ.

Hình 21b: Hai kiểu hút cục bộ

Hệ thống thông gió chung còn được hiểu là hệ thống làm loãng nồng độ hóa chất. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc làm loãng không khí có bụi hoặc hơi hóa chất thông qua việc mang không khí sạch từ ngoài vào và lấy không khí bẩn từ nơi sản xuất ra. Có thể thực hiện điều này bằng các thiết bị vận chuyển khí (máy bơm, quạt ...) hoặc đơn giản chỉ là nhờ việc mở cửa sổ, cửa ra vào tạo sự luân chuyển tự nhiên của không khí. Việc bố trí những luồng khí này phải được thực hiện ngay từ khâu thiết kế toà nhà (hình 22). Phương pháp thông gió cưỡng bức bằng máy có ưu điểm hơn thông gió tự nhiên là có thể kiểm soát được nồng các hóa chất nguy hiểm có trong không khí bơm vào và thải ra. Bởi chỉ làm loãng độc chất thay cho việc loại bỏ chúng trong môi trường làm việc, nên hệ thống này chỉ khuyến nghị dùng cho những chất ít độc, không ăn mòn và với số lượng nhỏ.

Để đảm bảo hiệu quả, trước khi thi công các bản thiết kế hệ thống thông gió đã được các chuyên gia hoặc những người đã qua đào tạo chuyên môn về vấn đề này kiểm tra. Hệ thống thông gió phải được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo luôn hoạt động có hiệu quả.

Hình 22: Việc thiết kế nhà xưởng hợp lý có thể làm tăng lượng không khí lưu thông và làm giảm nồng độ các hóa chất độc hại

Câu hỏi thảo luận

1. Hệ thống thông gió nào loại trừ tích cực và triệt để nhất bụi, hơi, khí độc?

2. Loại thiết bị, hệ thống thông gió nào đã được sử dụng tại nơi làm việc của bạn? chúng hoạt động có hiệu quả không?

1.4- Phương tiện bảo vệ cá nhân

Phần lớn các nguy cơ từ sử dụng hóa chất có thể kiểm soát được bằng các biện pháp kỹ thuật kể trên. Nhưng khi các biện pháp đó chưa loại trừ hết được các mối nguy, hay nói cách khác khi nồng độ hóa chất trong môi trường chưa đạt tiêu chuẩn cho phép thì người lao động phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Phương tiện này chỉ làm sạch không khí bị nhiễm hóa chất trước khi vào cơ thể chứ nó không

26

Page 27: An Toan Hoa Chat

làm giảm hoặc khử chất độc có trong môi trường xung quanh. Dó đó khi sử dụng các phương tiện bảo vệ đã hư hỏng hoặc không đúng chủng loại có nghĩa là ta đã tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nguy hiểm. Vì vậy, không được coi phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp đầu tiên để kiểm soát rủi ro mà chỉ được coi là biện pháp hỗ trợ thêm cho các biện pháp kiểm soát kỹ thuật. Với các nguy cơ cháy, nổ thì thực sự chưa có trang thiết bị nào đảm bảo an toàn cho người lao động.

a- Mặt nạ phòng độc

Mặt nạ phòng độc để che mũi và mồm người lao động, ngăn chặn sự thâm nhập của hóa chất vào cơ thể qua đường hô hấp. Dùng mặt nạ phòng độc khi phải tiếp xúc với hóa chất trong các tình huống sau:

- Nơi phải tiến hành kiểm soát tạm thời trước khi tiến hành các biện pháp kiểm soát kỹ thuật.- Nơi không thực hiện được những kiểm tra về kỹ thuật.

- Để bổ sung vào những biện pháp kiểm soát kỹ thuật.

- Trong trường hợp khẩn cấp.

* Việc lựa chọn loại mặt nạ phòng độc sẽ tùy thuộc theo các yếu tố:

- Đặc tính của một hoặc của nhiều chất độc hại phải tiếp xúc;

- Nồng độ tối đa của các hóa chất tại nơi làm việc;

- Thuận tiện và hợp với khuôn mặt của người sử dụng để ngăn chặn chất độc lọt qua kẽ hở;- Phù hợp với điều kiện của công việc và loại trừ được các rủi ro cho sức khỏe.

* Có thể phân mặt nạ phòng độc thành 2 nhóm:

- Mặt nạ lọc độc: Làm sạch không khí trước khi vào cơ thể người bằng việc lọc hoặc hấp thu chất độc.

Hình 23a: Mặt nạ lọc bụi

Hình 23b: Mặt nạ lọc độc loại che nửa mặt

Trong mặt nạ, bộ phận làm sạch là những lớp đệm đơn bằng vải rất mỏng để lọc bụi từ không khí (hình 23a), hoặc là hộp nhỏ đựng hóa chất để hấp thụ hơi, khí độc (hình 23b). Thông thường, mặt nạ lọc khí chỉ dùng khi nồng độ chất độc có trong không khí không quá 2% và hàm lượng ôxy không dưới 15%. Những mặt nạ lọc độc này được thiết kế theo hình thức một nửa mặt (che mồm, mũi và cả cằm) hoặc là che kín cả mặt. Có rất nhiều kiểu mặt nạ lọc độc khác nhau tùy theo loại hóa chất phải xử lý song không có thiết

27

Page 28: An Toan Hoa Chat

bị lọc, hoặc mặt nạ lọc độc nào có thể loại bỏ hoàn toàn hóa chất nguy hiểm. Vì vậy, để chọn được loại mặt nạ thích hợp nhất thiết phải tuân theo chỉ dẫn của người sản xuất hoặc người cung cấp mặt nạ phòng độc.

Hình 24: Mặt nạ có bộ lọc hỗn hợp bao gồm cả bộ lọc bụi và bộ lọc khí  

- Mặt nạ cung cấp không khí: là loại cung cấp liên tục không khí không độc và là mặt nạ bảo vệ người sử dụng ở mức cao nhất. Không khí có thể bơm vào từ một nguồn ở xa (được nối với một vòi áp suất cao), hoặc từ một dụng cụ cấp khí xách tay (như máy nén hoặc bình chứa không khí hay ô xy lỏng dưới áp suất cao). Loại xách tay này được minh hoạ ở hình 26 và được gọi là bình dưỡng khí. Mặt nạ có bình dưỡng khí được thiết kế bao phủ toàn bộ khuôn mặt.

Hình 25: Mặt nạ phòng độc có bình dưỡng khí để thở riêng.

Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả, người lao động phải được huấn luyện, đào tạo cách sử dụng, sửa chữa và bảo dưỡng mặt nạ phòng độc (Hình 26). Đeo mặt nạ phòng độc kém phẩm chất có thể còn nguy hiểm hơn không đeo gì, vì khi đó người lao động nghĩ rằng họ được bảo vệ nhưng thực tế thì không.

Hình 26: Huấn luyện và đào tạo người lao động, cung cấp cho họ những hiểu biết và những kỹ năng cơ bản để ngăn chặn sự tiếp xúc không cần thiết với hóa chất nguy hiểm.

b- Bảo vệ mắt.

Tổn thương về mắt có thể do bị bụi, các hạt kim loại, đá màu, thủy tinh, than ..., các chất lỏng độc bắn vào mắt; bị hơi, khí độc xông lên mắt; và cũng có thể do bị các tia bức xạ nhiệt, tia hồng ngoại, tia tử ngoại... chiếu vào mắt.

Để ngăn ngừa các tai nạn và bệnh về mắt có thể sử dụng các loại kính an toàn, các loại mặt nạ cầm tay và mặt nạ hoặc mũ mặt nạ liền với đầu... tùy

28

Page 29: An Toan Hoa Chat

từng trường hợp cụ thể, chẳng hạn dùng tấm chắn bảo vệ bao phủ cả trán và mặt tới điểm dưới quai hàm nhằm chống lại việc bắn toé bất ngờ các chất lỏng nguy hiểm; kính trắng kháng được hóa chất khi xử lý các hóa chất dạng hạt nhỏ, bụi....

Hình 27: Kính bảo vệ mắt

Hình 28: Trang bị che chắn mắt mặt

c- Quần áo, găng tay, giày ủng

Quần áo bảo vệ, găng tay, tạp dề, ủng được dùng để bảo vệ cơ thể ngăn không cho hóa chất thâm nhập qua da. Các loại này phải được làm bằng những chất liệu không thấm nước hoặc không bị tác động phá hoại bởi hóa chất tiếp xúc khi làm các công việc tương ứng. Sử dụng găng tay là một yêu cầu bắt buộc khi làm việc với hóa chất đậm đặc, có tính ăn mòn cao. Những hóa chất này thường thấm xuyên qua da và gây tổn thương cho da qua việc làm bỏng hoặc cháy da. Găng tay phải dầy ít nhất 0,4mm và đủ mềm để làm những công việc đơn giản bằng tay. Tùy thuộc vào loại hóa chất và thời gian tiếp xúc mà sẽ dùng loại găng tay cụ thể. Ví dụ găng tay làm bằng ni lon hoặc bằng da là thích hợp cho việc bảo vệ tay từ bụi, trong khi đó găng tay làm bằng cao su là thích hợp cho việc chống lại các chất ăn mòn và việc pha chế hóa chất với dung môi hữu cơ chẳng hạn như xy-len đòi hỏi phải được trang bị găng tay với chất lượng cao hơn. (Hình 29).

Quan trọng nhất là vật liệu làm những trang thiết bị này phải có khả năng chống được các hóa chất tương ứng. Người cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải cung cấp chỉ dẫn về cách sử dụng, bảo quản chúng.

Hình 29: Găng tay bảo vệ

Kem bảo vệ và thuốc rửa cũng có tác dụng tốt trong việc bảo vệ da. Kem có nhiều tác dụng, nếu được lựa chọn và sử dụng chính xác thì chúng rất hữu ích. Tuy nhiên, không có một loại kem nào dùng cho tất cả các mục đích, một vài loại dùng để chống lại các dung môi hữu cơ, trong khi đó các loại kem khác được sản xuất để dùng khi tiếp xúc với những chất hòa tan trong nước.

Quần áo bảo vệ phải được giặt ngay sau khi dùng không mặc quần áo đã bị nhiễm hóa chất.

Nhìn chung, quần áo nên:

29

Page 30: An Toan Hoa Chat

- Vừa vặn, thoải mái để cơ thể có thể cử động một cách dễ dàng;

- Trang bị riêng cho từng cá nhân để sử dụng hàng ngày;

- Bảo quản chu đáo, được khâu vá, sửa chữa khi cần thiết;

- Được làm sạch, không để dính hóa chất.

Câu hỏi thảo luận:

1. Nơi bạn đang làm việc phương tiện bảo vệ cá nhân nào được sử dụng?

2. Phác thảo những bước cần thiết để lựa chọn, sử dụng và bảo dưỡng mặt nạ phòng độc và một số thiết bị chuyên dụng khác.

Ghi nhớ

Phương tiện bảo vệ cá nhân phải tương xứng với hóa chất nguy hiểm và phải giữ gìn bảo quản cẩn thận và phải phù hợp đối với người lao động .

* Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân nhằm mục đích giữ cho cơ thể sạch sẽ, vì nếu để bất kỳ chất độc hại nào lưu lại trên cơ thể đều có thể dẫn đến việc nhiễm độc qua da, qua đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa.

Những nguyên tắc cơ bản của vệ sinh cá nhân trong sử dụng hóa chất là:

- Tắm và rửa sạch các bộ phận của cơ thể đã tiếp xúc với hóa chất sau khi làm việc, trước khi ăn, uống, hút thuốc (Hình 30);

- Kiểm tra sức khỏe và cơ thể thường xuyên để đảm bảo rằng da luôn sạch sẽ và khỏe mạnh; - Băng bảo vệ bất cứ bộ phận nào của cơ thể bị trầy sước hoặc bị lở loét;

Hình 30: Rửa sạch toàn bộ các phần của cơ thể đã tiếp xúc với hóa chất

Luôn tránh tự gây nhiễm cho bản thân, đặc biệt là khi khử trùng và cởi bỏ quần áo bảo vệ;

- Đừng bao giờ mang các vật bị nhiễm bẩn như rẻ lau bẩn, hoặc những dụng cụ trong túi quần áo bảo vệ cá nhân;

- Hàng ngày, loại bỏ và giặt sạch riêng rẽ bất cứ chỗ nhiễm bẩn nào của quần áo bảo vệ cá nhân (hình 31);

- Giữ móng tay sạch và ngắn;

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm gây dị ứng như mẩn mụn, nổi mề đay ở da;

30

Page 31: An Toan Hoa Chat

Hình 31: Quần áo bảo vệ cá nhân phải rửa sạch sau khi sử dụng

Ngoài các nguyên tắc trên còn phải tuân theo các biện pháp sau:

- Cho dù trên nhãn sản phẩm không yêu cầu mặc quần áo bảo vệ cá nhân, thì cũng nên che kín cơ thể càng nhiều càng tốt, ví dụ như dùng: áo dài tay; mũ và khăn che đầu, quần vải dài (vật liệu không nên là nhựa hoặc các loại có thể gây ra sự bất tiện);

- Phương tiện bảo vệ cá nhân thường tạo cảm giác không thoải mái khi làm việc, nên tìm lời khuyên về việc sử dụng các loại hóa chất không đòi hỏi trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

2. Kiểm soát hệ thống

Kiểm soát hệ thống là một bộ phận của chương trình kiểm soát sự tiếp xúc với hóa chất để xem xét, đánh giá những hiệu quả của những biện pháp kiểm soát khác trên cơ sở tập trung vào những biện pháp và những quy trình quản lý.

Nội dung kiểm soát tập trung vào những nội dung sau:

- Nhận diện tất cả các hóa chất nguy hiểm đang sử dụng;

- Dán nhãn;

- Cung cấp và sử dụng các tài liệu an toàn hóa chất;

- An toàn của kho;

- Thủ tục vận chuyển an toàn;

- An toàn trong quản lý và sử dụng;

- Biện pháp quản lý công việc;

- Thủ tục loại bỏ;

- Điều khiển sự tiếp xúc;

- Kiểm tra sức khỏe;

- Lưu giữ hồ sơ;

- Huấn luyện và giáo dục;

Chi tiết của chương trình kiểm soát an toàn hóa chất sẽ đưa ở chương III

2.1- Nhận diện hóa chất

Nguyên tắc cơ bản của việc nhận diện hóa chất nguy hiểm là để biết những hóa chất gì đang được sử dụng hoặc sản xuất; chúng xâm nhập vào cơ thể bằng cách nào, gây tổn thương và bệnh tật gì cho con người; chúng gây hại như thế nào đối với môi trường. Thông tin này có thể thu thập qua nhãn, các tài liệu về sản phẩm. Những thông tin chủ yếu gồm:

- Hướng dẫn cách sử dụng hóa chất như liều lượng, sự tương tác với các hóa chất khác;

- Ngày hết hạn sử dụng của hóa chất;

- Những chỉ dẫn an toàn cần thiết như mặc quần áo bảo vệ, những điều cần phải làm khi xảy ra sự cố.

- Những chỉ dẫn cơ bản về điều kiện lưu giữ thích hợp, việc xử lý các chất dư thừa và các vật chứa đã dùng hết hóa chất.

- Những chỉ dẫn về sơ cứu và lời khuyên đối với bác sỹ nhằm xử lý những trường hợp ngộ độc, những biện pháp giải độc đặc biệt cho những sản phẩm đặc thù.

- Những cảnh báo nhằm tránh tác hại đối với các vật nuôi, sinh vật hoang dã và môi trường.

Phải nhận biết tất cả các hóa chất nguy hiểm tại nơi sản xuất với những thông tin an toàn mới nhất về hóa chất đó. Để thu được thông tin này, người sử dụng lao động trước hết phải yêu cầu ở người cung cấp hóa chất. Nếu người cung cấp hóa chất không có các thông tin đó thì người sử dụng lao động phải tìm lời khuyên, các chỉ dẫn từ Chính phủ, các phòng thí nghiệm, các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu chuyên ngành.

Trong thực tế, không nên sử dụng bất cứ một hóa chất nào chưa được nhận diện hoặc không có nhãn. Trong trường hợp không có thông tin thì phải hủy bỏ nó một cách an toàn như mô tả ở phần 2.3.9 của cuốn sách này.

2.2 - Nhãn dán

31

Page 32: An Toan Hoa Chat

Mục đích của nhãn là để truyền đạt thông tin về các nguy cơ của hóa chất, những chỉ dẫn an toàn và các biện pháp khẩn cấp (Hình 32).

+ Nhãn thường gồm những thông tin sau:

- Đặc điểm nhận dạng của hóa chất;

- Biểu tượng các nguy cơ;

- Tên chung và tên thương mại hóa chất;

- Tên và lượng của các hoạt chất;

- Công dụng của sản phẩm;

- Số đăng ký của sản phẩm nếu như nó là sản phẩm cần phải được đăng ký theo quy định của pháp luật;

- Tên và địa chỉ của người sản xuất, người phân phối hoặc các đại lý;

- Các biện pháp làm việc an toàn;

- Bất cứ vấn đề gì do pháp luật quốc gia yêu cầu chẳng hạn như phải có sự chứng nhận của cơ quan thẩm quyền theo quy định của các điều luật đặc biệt ...

Hình 32: Mọi hóa chất có ở nơi làm việc phải được dãn nhãn và đủ các thông tin cơ bản về an toàn khi sử dụng chúng.

Những vật chứa quá nhỏ mà nhãn dán lên không thể bao gồm đầy đủ thông tin theo yêu cầu phải có tờ chỉ dẫn được đính chắc vào vật chứa.

Hình 33: Ví dụ một nhãn dán hóa chất trừ sâu

32

Page 33: An Toan Hoa Chat

Muốn sử dụng hóa chất một cách an toàn thì trước hết người sử dụng phải đọc, hiểu và tuân thủ những chỉ dẫn ghi trên nhãn. Nếu không hiểu những chỉ dẫn thì phải hỏi người có kinh nghiệm. Nếu nhãn quá nhỏ và không thể đọc được thì phải dùng kính phóng to hoặc nhờ người nào tinh mắt đọc giúp. Nếu như nhãn bị rách hoặc bị nhầu nát phải yêu cầu người cung cấp đổi vật chứa khác có nhãn hợp pháp.

Hóa chất có thể được rót từ vật chứa có dán nhãn sang vật chứa hoặc thiết bị khác. Khi đó, những người có trách nhiệm trong việc chuyển rót hóa chất phải dán nhãn chính xác tất cả các vật chứa. Bất kì một hóa chất nào mà không có nhãn thì sẽ không được chuyển rót. Nhãn mới ít nhất phải có các nội dung sau:

- Công dụng, thành phần và các nguy cơ;

- Cách sử dụng sản phẩm an toàn; và

- Các biện pháp khẩn cấp.

Câu hỏi thảo luận

1- Làm thế nào để đảm bảo dán nhãn đúng cho từng hóa chất được sử dụng tại doanh nghiệp của bạn?2- Bạn làm gì nếu bạn tìm thấy một vật chứa hóa chất không dán nhãn?

Ghi nhớ

Mỗi một vật chứa hóa chất tại nơi làm việc dù lớn hay nhỏ đều phải có nhãn hợp lệ.

2.3 - Bản dữ liệu an toàn hóa chất

Với mỗi hóa chất nguy hiểm được sử dụng trong doanh nghiệp phải luôn có sẵn những bản dữ liệu về an toàn hóa chất. Trong đó, tối thiểu phải có những thông tin cơ bản hướng dẫn cách sử dụng hóa chất an toàn, đạt hiệu quả; thông tin về các biện pháp phòng ngừa thích hợp (gồm cả hạng mục trang thiết bị bảo vệ cá nhân) và các biện pháp khẩn cấp.

Bản dữ liệu an toàn hóa chất thường bao gồm các thông tin sau:

- Tên của hóa chất (kèm theo tên thương mại và tên thường gọi nếu có);

- Thành phần của hóa chất;

- Tên và địa chỉ của người cung cấp hoặc nơi sản xuất;

- Các nguy cơ đã được xác định;

- Những biện pháp sơ cứu, những biện pháp phòng chống cháy, những biện pháp xử lí khí độc;

- Cách sử dụng và lưu giữ hóa chất;

- Kiểm soát sự tiếp xúc và bảo vệ cá nhân;

- Tính chất vật lí và tính chất hóa học;

- Thông tin về độc học;

 - Thông tin về sinh thái học;

- Thông tin về mua bán, vận chuyển;

- Thông tin về các quy định của pháp luật (các quy đinh về nhãn, dấu...) ;

- Những thông tin khác (gồm cả tài liệu tham khảo).

Ghi nhớ

Nếu thiếu bản dữ liệu an toàn hóa chất, thì phải yêu cầu người cung cấp đáp ứng ngay lập tức.

Trọng lượng phân tử : 354,51

* Tên thường gọi: DDT * Công thức hoá học: C14H9Cl5

   Tác hại, triệu chứng nhiễm độc :  - Gây tổn thương thần kinh : Kích thích, vật vã, run, thở gấp, co giật. Có thể dẫn tới tử vong. - Gây tổn thương gan: To gan và viêm gan. - Gây tổn thương thận và thiếu máu  

Tóm tắt tính độc hại Là chất độc đối với thần kinh, gan, thận và máu.

* Biện pháp phòng ngừa:   - Thực hiện các quy định về an toàn lao động trong bảo quản, pha trộn, phun rắc thuốc trừ sâu. - Sử dụng các trang bị phòng hộ cá nhân: áo choàng, mũ , găng , ủng, kính, khẩu trang (hoặc mặt nạ) và phải để riêng ở nơi quy định và phải cọ rửa, giặt giũ thường xuyên.

* Tính chất:   - DDT tinh khiết có màu trắng, mùi

33

Page 34: An Toan Hoa Chat

thơm dịu. Sản phẩm thương mại có màu từ trắng đén xám sẫm. - Không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. - Tỷ trọng 1,55  * Nơi có DDT : Trong nông nghiệp dùng để bảo vệ cây trồng, trong y tế để diệt muỗi và sâu bọ.   * Nồng độ giới hạn cho phép: 0,1 mg/m3

- Tắm rửa sạch sẽ sau mỗi ca làm việc tiếp xúc với thuốc. - Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ để sớm phát hiện những người bị nhiễm độc cho điều trị kịp thời. - Không để những người bị mắc bệnh thần kinh, gan, thận và máu làm việc tiếp xúc với thuốc   * Sơ cứu ban đầu: - Dùng xà phòng và nước rửa sạch nơi bị nhiễm bẩn. - Nếu bị nhiễm qua đường tiêu hoá phải nhanh chóng rửa dạ

Hình 34: Một ví dụ của bản dữ liệu an toàn hóa chất

Căn cứ vào quá trình sản xuất và các thông tin thu thập từ bản dữ liệu an toàn hóa chất để xác định những thủ tục bảo quản, vận chuyển, quản lí, sử dụng và xử lý chất thải. Những thông tin như: tính chất vật lí, hóa học, độ bền và phản ứng, thông tin về độc học là cơ sở cho việc phân tích, lập kế hoạch và chiến lược kiểm soát hóa chất tại doanh nghiệp. Toàn bộ dữ liệu an toàn hóa chất phải được lưu giữ trong hồ sơ tại cơ quan an toàn, dịch vụ an toàn nghề nghiệp, đội cứu hỏa. Khi có một ca cấp cứu về nhiễm độc hóa chất, phải mang dữ liệu an toàn về hóa chất tới bác sĩ hoặc bệnh viện cùng với người bệnh để giúp cho việc chẩn đoán và cứu chữa kịp thời.

Bản dữ liệu an toàn hóa chất phải có những thông tin chỉ dẫn, huấn luyện cho người lao động, cho các cán bộ giám sát về an toàn. Nội dung huấn luyện phải có những chỉ dẫn giúp cho người lao động biết cách thu thập và sử dụng thông tin có trong dữ liệu an toàn hóa chất.

Câu hỏi thảo luận

1- Đã có bản dữ liệu an toàn cho từng hóa chất ở doanh nghiệp của bạn chưa? Nếu không, bằng cách nào bạn có thể thu thập những thông tin về chúng?

2- Trình bày sơ bộ thông tin hướng dẫn cách sử dụng an toàn hóa chất cho người lao động và những cán bộ giám sát ? Tác dụng của các biện pháp đó?

2.4- Bảo quản hóa chất

Đối với các hóa chất nguy hiểm, thì chỉ nên để tại nơi làm việc số lượng vừa đủ cho yêu cầu sử dụng trong ca. Số còn lại sẽ được bảo quản trong kho. Kho hóa chất phải đảm bảo được yêu cầu an toàn cho thủ kho, cho những người làm việc ở gần và không gây ô nhiễm môi trường.

Nhìn chung, một nhà kho an toàn và an ninh cần phải có vị trí thích hợp với các lối đi thuận tiện. Nếu nhà kho ở trong một tổng kho, nó cần phải được tách rời khỏi các kho khác. Vị trí của nhà kho phải tính toán đến khả năng gây ô nhiễm từ việc rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất. Nhà kho phải được đặt xa khu nhà ở và nguồn nước bề mặt như sông, suối và chỗ chứa nước cung cấp cho nhu cầu dân sinh hoặc nước tưới ruộng.

Nhà kho không nên đặt trong khu vực:

- Dễ bị lụt, hoặc có khả năng gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước ngầm chẳng hạn như giếng đào, giếng khoan;

- Đầu nguồn sông, suối;

- Nhậy cảm về môi trường.

* Một nhà kho đạt yêu cầu dùng để cất giữ hóa chất là:

Phải chịu được lửa, nhiệt độ cao, không phản ứng hóa học và không thấm chất lỏng. Sàn nhà phải thiết kế chỗ chứa hóa chất rò rỉ hoặc tràn đổ và bề mặt không gồ ghề để dễ dọn sạch. Tường bên ngoài phải chịu được lửa ít nhất là 30 phút; tất cả các bức tường đều không thấm nước; bề mặt bên trong của tường trơn

34

Page 35: An Toan Hoa Chat

nhẵn, có thể rửa một cách dễ dàng và không bắt bụi. Nếu kho được xây dựng đơn lẻ thì mái phải làm bằng một vật liệu khó cháy và thông hơi dễ dàng khi cháy;

- Có lối ra, vào phù hợp với những cửa chịu lửa được mở hướng ra ngoài. Cửa phải có kích cỡ tương xứng để cho phép vận chuyển một cách an toàn (lối đi chính phải rộng tối thiểu 1,5 m). Các cửa bên trong nên là loại cửa lò xo mở hai hướng và đóng tự động. ở những nơi mà những kho chứa được xây dựng trong một nhà kho chung (kho tổng), thì các cửa thoát nạn nên thiết kế mở hướng thẳng ra bên ngoài tòa nhà;

- Có chỗ chứa hóa chất tràn đổ hoặc rò rỉ để bảo vệ môi trường bên ngoài. Trong trường hợp môi trường đặc biệt nhậy cảm, phải xây dựng một hệ thống thoát nước bên trong nối liền với các hố quây nước hoặc với các công trình xử lý chất thải;

- Được giữ khô và tránh được sự gia tăng nhiệt độ. Trong điều kiện quá nóng hoặc quá lạnh, hầu hết các hóa chất nông nghiệp bị phân hủy và thậm chí cả thùng chứa cũng có thể bị hỏng. Tương tự như vậy, sự ẩm ướt cũng làm cho các bao, gói giấy bị hư hại, và có thể dẫn đến việc rò rỉ hóa chất; - Có ánh sáng nhân tạo hoặc tự nhiên thích hợp nhờ các cửa sổ hoặc hệ thống đèn. Cửa sổ không được phép để ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào hóa chất bởi tia cực tím có thể hủy hoại thùng chứa và hóa chất bên trong. Đèn điện và những công tắc cần phải được đặt ở vị trí thích hợp để tránh hư hỏng và cần có khoảng cách nhất định giữa các đèn và chỗ chứa hóa chất nhằm tránh việc truyền nhiệt;

- Có hệ thống thông gió phù hợp để làm loãng hoặc hút sạch lượng khí độc sinh ra. Những nơi việc thông gió tự nhiên không đủ thì phải lắp quạt thông gió;

- Được đánh dấu với ký hiệu cảnh báo thích hợp. Bất cứ ký hiệu cảnh báo nào cũng cần phải tuân thủ những yêu cầu của Quốc gia về các khía cạnh màu sắc, hình tượng và dạng hình học. An ninh nhà kho là quan trọng nhằm ngăn chặn kẻ trộm hoặc những người không có thẩm quyền lạm dụng hóa chất. Cần tăng cường An ninh trong các tình huống có thể dự đoán được. Bên cạnh đó, tại kho phải có bảng hướng dẫn cụ thể tính chất của từng hóa chất những điều cần phải triệt để tuân theo khi xắp xếp, vận chuyển, san rót, đóng gói.

- Được tổ chức tốt để hóa chất giao nhận được lưu giữ vào kho đúng lúc, được xếp lên giá và xếp đống đúng quy cách, đảm bảo an toàn, ngăn nắp và có thể dễ dàng nhìn thấy nhãn. Thông thường, xếp không cao quá 2m, không sát trần nhà kho, cách tường ít nhất 0,5 m. cách mặt đất từ 0,2 - 0,3m. Những sản phẩm dễ cháy phải được xắp xếp riêng biệt ở vị trí chống lửa đặc thù của nhà kho. Nên chứa chất lỏng dễ cháy, dễ bay hơi trong các thùng kim loại không rò rỉ, để trong hang, hầm, nơi thoáng mát. Không được xếp trong cùng một kho các hóa chất có tính đối nhau hoặc phương pháp chữa cháy hoàn toàn khác nhau. Đối với các hóa chất kỵ ẩm phải xếp cao tối thiểu 0,3 m. Thêm vào đó, những sản phẩm dễ ô xy hóa cần cất giữ trong điều kiện hoàn toàn khô, không tồn chứa nhiều chất ô xy hóa trong một kho. Để đề phòng sự cố rò rỉ hay tràn đổ, không nên xắp xếp gần nhau những hóa chất mà khi phản ứng tạo ra các hóa chất nguy hiểm (ví dụ: bình chứa axít gần hợp chất cyanua thì có nguy cơ tạo khí hyđrô cyanua độc gây chết người), ngay cả khi các hóa chất này ở các kho riêng biệt trong cùng một tổng kho thì cùng tránh đặt các kho đó sát nhau. Tương tự như vậy, không đặt kho hóa chất gần quá trình sản xuất không tương hợp, dễ xảy ra các phản ứng nguy hiểm. Bất cứ sự sắp xếp nào trong nhà kho cũng phải cẩn thận, tránh việc quá tải trên các giá hoặc nén quá chặt các thùng chứa ở dưới đáy của chồng hàng.[1]

35

Page 36: An Toan Hoa Chat

Hình 35: Những hóa chất dễ bắt lửa phải được bảo quản ở khu vực mát, thông gió tốt, cách xa nguồn gây lửa

Một số điểm khác cần lưu ý:

- Cung cấp nước. Hệ thống cấp nước phải được đặt ở gần nhưng không được ở trong nhà kho.- Lâp hồ sơ: Phải lập hồ sơ về các hóa chất ở trong kho nhưng phải cất giữ chúng riêng biệt ở một nơi an toàn để tránh sử dụng không đúng thẩm quyền hoặc có thể dễ dàng lấy chúng ra trong trường hợp khẩn cấp như cháy. Khi giao nhận hóa chất nguy hiểm, người giao hàng phải giao cho người nhận hàng bản hướng dẫn tính chất và những yêu cầu an toàn đối với hóa chất đó và phải có giấy biên nhận hợp lệ;

- Sơ cứu: Những phương tiện sơ cứu phải luôn có sẵn để sử dụng khi bị nhiễm độc vào mắt, vào da hay bị thương nhẹ;

- Phòng rửa: Các phòng rửa phải được đặt ở gần nhà kho để mọi người sử dụng hóa chất ở trong kho dùng thuận lợi. Phòng rửa cần được trang bị bể rửa, xà phòng và khăn lau (tốt nhất là các khăn lau chỉ dùng một lần);

- Nơi cất giữ quần áo bảo vệ: Cần có nơi thông thoáng và riêng biệt để cất giữ phương tiện bảo vệ và các quần áo cá nhân. Nơi cất giữ này thường được đặt trong các tủ có khóa và không đặt ở trong kho hóa chất;

- Nhà kho để chứa các vật chứa rỗng hoặc các chất thải hóa chất dạng rắn: Những vật chứa rỗng (trừ những cái đã chứa loại hóa chất khi phản ứng với nước tạo ra khí độc) cần phải được rửa sạch ít nhất 3 lần và được cất giữ ở nơi khô ráo, an toàn cùng với chất thải hóa chất. Không được dùng chúng để chứa thực phẩm, nước hoặc các chất được dùng cho người hoặc vật nuôi. Phải nhớ rằng chỉ một lượng rất nhỏ của hóa chất còn sót lại trong vật chứa cũng có thể gây ra những bệnh hiểm nghèo hoặc tử vong;

- Khu vực chuẩn bị: Việc chuyển rót, đóng gói hóa chất độc không được làm ở trong kho. Phải làm ở trong phòng riêng, có hệ thống hút hơi khí độc tốt. Những nơi đó thường phải có mặt nền cứng, bằng phẳng và thiết kế hướng dốc vào trong khu vực dùng cho việc chứa hóa chất để tránh ô nhiễm môi trường xung quanh;

- Những cẩn trọng về cháy:

+ Cấm hút thuốc hoặc sử dụng lửa trần trong phạm vi nhà kho.

+ Cần có đủ những bình chống cháy phù hợp và hoạt động tốt đề phòng trường hợp khẩn cấp; Hệ thống phòng cháy tự động phải luôn sẵn sàng hoạt động;

+ Nên kết hợp tự động việc đóng các cửa phát sinh lửa, hệ thống báo động và vành đai xung quanh vùng để ngăn ngăn chặn cháy lan tràn;

+ Phải có lối vào dễ dàng cho xe cứu hỏa;

+ Mạch điện phải đặt thiết bị thích hợp để ngăn chặn sự quá tải;

+ Hệ thống dây điện, công tắc, các thiết bị điện đặt cố định phải được bảo vệ để tránh bị hư hỏng do va chạm khi di chuyển các thùng chứa và khi xe nâng đi qua;

+ Để tránh cháy bởi tĩnh điện, khi sắp đặt và dịch chuyển các thùng chứa hóa chất đều phải được nối đất và chằng buộc cẩn thận;

+ Không được dùng xe cần trục chạy bằng động cơ đốt trong ở khu vực kho chứa hóa chất dễ cháy nổ;

36

Page 37: An Toan Hoa Chat

Câu hỏi thảo luận

1. Hãy mô tả những biện pháp phòng ngừa đặc thù trong kho đối với hóa chất nguy hiểm, đã được thực hiện trong nhà máy của bạn.

2. Hãy mô tả cách mà bạn thu nhận được thông tin chính xác về kho hóa chất nguy hiểm.

[1] Tham khảo các quy định chi tiết trong mục 3 của TCVN 5507-1991

2.5- Thủ tục vận chuyển an toàn

Hóa chất có thể vận chuyển đến hoặc đi thông qua ống dẫn, băng tải hoặc sử dụng xe tải, xe cần cẩu, xe đẩy hai bánh, xe cút kít. Những người có liên quan đến việc vận chuyển hóa chất[1] cần phải tuân thủ các quy định về an toàn trong vận chuyển. Để đảm bảo an toàn khi vận chuyển:

- Nhất thiết phải có nhân viên áp tải của bên có hàng. Nhân viên đó phải biết rõ tính chất hóa lý của hóa chất, biện pháp đề phòng và cách giải quyết các sự cố cháy, nổ, tỏa hơi khí độc. Khi áp tải hàng nhân viên áp tải và vận chuyển phải mang theo đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. 

- Các vật chứa phải có chất lượng tốt, từ chối vận chuyển những vật chứa bị rò rỉ hoặc bị hư hỏng;

- Phương tiện để vận chuyển cũng không được làm hỏng vật chứa. Phải đập dẹt xuống hoặc tháo bỏ những cạnh sắc nhọn ở hai bên thành xe hoặc đinh trồi lên từ mặt sàn xe;

- Khi vận chuyển cần tránh những rung động không cần thiết đặc biệt là đối với các bình thủy tinh và bình chịu áp lực.

- Phải được vận chuyển cùng với hóa chất các tài liệu cung cấp thông tin về hóa chất như nhãn, những tài liệu về sản phẩm hoặc bản dữ liệu an toàn;

- Tránh chất đống bừa bãi trong quá trình vận chuyển. Những vật chứa chất lỏng dễ cháy phải được xắp xếp một cách đặc biệt để đảm bảo chống va đập và ngăn chặn sự phát sinh lửa do chính chất lỏng tạo ra. Các bình khí nén, khí hòa tan hay khí hóa lỏng phải xếp thành ô có lót nỉ hoặc cao su và đặt van về một phía, các van phải đậy lại bằng nắp chụp phòng hộ che nắng mặt trời cũng như không để dây dầu mỡ và chất dễ cháy; khi xếp đứng chỉ xếp một tầng, và phải có giá đỡ hoặc giằng buộc; nếu xếp nằm thì phải đặt ngang theo phương tiện vận tải và xếp thấp hơn thành xe. Cấm vận chuyển bình ô xy cùng với bình khí cháy và các chất dễ cháy khác. Việc vận chuyển các chất lỏng dễ cháy phải được thực hiện ở những vùng thông gió tốt với những thùng chứa có tiếp đất, có đai, có biển cấm lửa.

- Phải vận chuyển hóa chất nguy hiểm trên xe có mui hoặc bạt che mưa để đề phòng trời mưa hoặc thời tiết xấu, không được vận chuyển chung với người, gia súc và các loại hàng hóa khác.

- Nếu hóa chất được vận chuyển qua ống dẫn, phải đảm bảo các van, đường ống, khóa hãm đủ độ bền cơ học, bền hóa học và độ kín để không bị nứt, không bị rò rỉ. Các ống dẫn khí, hơi, bụi dễ cháy nổ phải khác nhau và các van phải sơn màu khác nhau theo quy định, trên thân van phải kẻ hoặc dập mũi tên chỉ chiều đóng mở. Những ống dẫn khí, hơi, bụi dễ cháy nổ phải có van một chiều, có bộ phận dập lửa, có mũi tên chỉ đường khí trên thân ống. Khi vận chuyển bằng băng tải, để tránh sự lan tỏa của bụi độc nên bao che băng tải và các vị trí chuyển rót. Nếu hóa chất được vận chuyển với tốc độ cao và nén qua hệ thống ống dẫn phải tránh sự tích tụ nhiệt, dẫn đến cháy, nổ.

- Nếu hóa chất được vận chuyển bằng xe nâng thì đường vận chuyển phải được đánh dấu rõ ràng, và phải có chiều rộng tương xứng để giảm khả năng va đập, tràn đổ. 

- Nếu bốc dỡ hàng xuống dọc đường thì phần còn lại phải buộc chèn cẩn thận trước khi tiếp tục vận chuyển.

- Trước khi tiến hành xếp dỡ, nhân viên áp tải và người xếp dỡ phải kiểm tra lại bao bì, nhãn hiệu. Người trực tiếp xếp dỡ phải mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Khi xảy ra sự cố phải báo ngay với cơ quan lao động, y tế, công an và tiến hành các bước cần thiết (sẽ được đề cập cụ thể hơn ở chương sau).[2] 

37

Page 38: An Toan Hoa Chat

Hình 36: Một thiết bị chứa được thiết kế đặc biệt nhằm vận chuyển lượng nhỏ những chất lỏng dễ cháy

Câu hỏi thảo luận

1- Phác họa những thủ tục cần thiết để vận chuyển chất lỏng dễ cháy từ thùng này sang thùng khác.2- Phác thảo những biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn khi vận chuyển hóa chất bằng xe nâng.

2.6 - An toàn trong sản xuất và sử dụng

Hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, qua da và qua đường tiêu hóa.

Vào cơ thể qua đường hô hấp là các hóa chất ở dạng bụi, hơi, khí. Bụi được hình thành do quá trình xay, nghiền, cắt, mài hoặc đập vỡ. Hơi nhìn chung được tạo ra bởi sự đốt nóng các chất lỏng, các chất rắn. Mù được tạo ra từ các hoạt động phun, mạ điện hoặc đun sôi. ...

Sự hấp thụ qua da thường là các hóa chất lỏng, sau khi các hóa chất này lan tràn hoặc thấm vào quần áo. Việc này có thể xảy ra khi nhúng các bộ phận, các chi tiết máy vào bình đựng hóa chất, hoặc chuyển rót, pha chế hóa chất lỏng...

Thông thường, tiến trình tạo ra rủi ro cháy, nổ có liên quan đến tính chất của hóa chất. Phải hiểu được điều này để hạn chế rủi ro.

* Những thận trọng cần thiết phải thực hiện trong khi sản xuất hoặc sử dụng hóa chất:

- Đọc và hiểu những chỉ dẫn trên nhãn, trên bản dữ liệu an toàn hóa chất và các tài liệu được cấp kèm theo hóa chất, các thiết bị liên quan và phương tiện bảo vệ cá nhân;

- Người sử dụng hóa chất đã được huấn luyện đúng đắn cách sử dụng hóa chất và những biện pháp phải tuân theo;

- Những biện pháp ngăn ngừa như thông gió cưỡng bức, thông gió tự nhiên, che chắn, cách ly đã được thực hiện và hoạt động tốt;

- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện những mối nguy hiểm có thể dẫn đến rủi ro;

- Kiểm tra lại quần áo bảo vệ và các thiết bị an toàn khác bao gồm cả mặt nạ, bảo đảm đầy đủ, phù hợp, đồng bộ và đúng chất lượng;

- Có đủ các thiết bị cấp cứu cần thiết và hoạt động tốt;

* Tùy theo việc sử dụng từng hóa chất mà có các quy định cụ thể hơn. Ví dụ:

* Hóa chất dễ cháy nổ

- Trong khu vực sản xuất và sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải quy định chặt chẽ chế độ dùng lửa, khu vực dùng lửa, có bảng chỉ dẫn bằng chữ và ký hiệu cấm lửa để ở nơi dễ nhận thấy. Khi cần thiết phải sửa chữa cơ khí, hàn điện hay hàn hơi phải có biện pháp làm việc an toàn.

- Tất cả các dụng cụ điện và thiết bị điện đều phải là loại phòng chống cháy nổ. Việc dùng điện chạy máy và điện thắp sáng ở những nơi có hóa chất dễ cháy nổ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Không được đặt dây cáp điện trong cùng một đường rãnh có ống dẫn khí hoặc hơi chất lỏng dễ cháy nổ, không được lợi dụng đường ống này làm vật nối đất .

38

Page 39: An Toan Hoa Chat

+ Khi sửa chữa, thay thế các thiết bị điện thuộc nhánh nào thì phải cắt điện vào nhánh đó.

+ Thiết bị điện nếu không được bọc kín, an toàn về cháy nổ thì không được đặt ở nơi có hóa chất dễ cháy nổ.

+ Cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ngoài khu vực dễ cháy nổ. Bất kỳ nhánh dây điện nào cũng phải có cầu chì hay thiết bị bảo vệ tương đương.

- Tất cả các chi tiết máy động hoặc dụng cụ làm việc đều phải làm bằng vật liệu không được phát sinh tia lửa do ma sát hay va đập. Tất cả các trang bị bằng kim loại đều phải tiếp đất., các bộ phận hay thiết bị cách điện đều phải có cầu nối tiếp dẫn.

- Các nhà xưởng và công trình cao đều phải có hệ thống thu lôi, chống sét hoàn chỉnh.

- Trước khi đưa vào đường ống hay thiết bị một chất có khả năng gây cháy nổ, hoặc trước và sau khi sửa chữa đều phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng chống cháy nổ.

+ Thử kín, thử áp lực nếu cần.

+ Thông rửa bằng nước, hơi nước hoặc khí trơ.

+ Xác định hàm lượng ôxy, không khí hoặc chất dễ cháy nổ còn lại sao cho không có khả năng tạo hỗn hợp cháy nổ.

- Không dùng thiết bị, thùng chứa, chai, lọ hoặc đường ống bằng nhựa không chịu được nhiệt chứa hóa chất dễ cháy nổ.

- Không để các hóa chất dễ cháy nổ cùng chỗ với các hóa chất duy trì sự cháy. Khi đun nóng các chất lỏng dễ cháy không dùng ngọn lửa trực tiếp, mức chất lỏng trong nồi phải cao hơn mức hơi đốt bên ngoài.

- Trong quá trình sản xuất, sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn lao động. Phải có ống dẫn nước, hệ thống thoát nước, tránh sự ứ đọng các loại hóa chất dễ cháy nổ...

* Hóa chất ăn mòn

- Các thiết bị, đường ống chứa hóa chất dễ ăn mòn phải được làm bằng vật liệu thích hợp, phải đảm bảo kín. Các vị trí van và cửa mở đều phải ở vị trí an toàn cho người thao tác và người đi qua.

- Những đường đi phía trên thiết bị chứa hóa chất ăn mòn phải có rào chắn vững chắc, có tay vịn. Thành thiết bị bể chứa phải cao hơn vị trí người thao tác ít nhất 0,5 m không được xây bục hoặc kê bất cứ vật gì làm giảm chiều cao nói trên.

- Tại nơi làm việc có hóa chất ăn mòn phải có vòi nước, bể chứa dung dịch natri bicacbonat (NaHCO3) nồng độ 0,3%, dung dịch axit axetic nồng độ 0,3% hoặc các chất khác có tác dụng cấp cứu kịp thời tại chỗ khi xảy ra tai nạn.

- Tất cả các chất thải đều phải được xử lý không còn tác dụng ăn mòn trước khi đưa ra ngoài v.v..

* Hóa chất độc

- Khi tiếp xúc với hóa chất độc, phải có mặt nạ phòng độc tuân theo những quy định sau:

+ Phải chứa chất khử độc tương xứng.

+ Chỉ được dùng loại mặt nạ lọc khí độc khi nồng độ hơi khí không vượt quá 2% và nồng độ ôxy không dưới 15%.

+ Đối với cacbua oxit (CO) và những hỗn hợp có nồng độ CO cao phải dùng loại mặt nạ lọc khí đặc biệt.

+ Dùng mặt nạ cung cấp khí nếu nồng độ khí độc cao và người sử dụng cần di chuyển nhiều trong khi làm việc.

+ Phải cất giữ mặt nạ ở ngoài khu vực có khí độc và định kỳ kiểm tra tác dụng của mặt nạ, cấm dùng mặt nạ hết tác dụng.

- Tiếp xúc bụi độc phải mặc quần áo kín may bằng vải bông dày có khẩu trang chống bụi, quần áo bảo vệ chống hơi, bụi chất lỏng độc cần phải che kín cổ tay, chân, ngực. Khi làm việc với dung môi hữu cơ hòa tan thì phải mang quần áo bảo vệ không thấm và mặt nạ cách ly.

- Phải có các tín hiệu báo động tình trạng thiếu an toàn của máy, thiết bị, báo hiệu các khu vực sản xuất đặc biệt.

- Cấm hút dung dịch hóa chất độc bằng miệng. Không được cầm nắm trực tiếp hóa chất độc.

- Các thiết bị chứa hóa chất độc dễ bay hơi, phải thật kín và nếu không do quy trình sản xuất bắt buộc thì không được đặt cùng chỗ với bộ phận khác không có hóa chất độc v.v..

Tóm lại, trong sản xuất và sử dụng hóa chất nguy hiểm để ngăn chặn tốt nhất mọi nguy cơ nên thực hiện theo các nguyên tắc được nhắc lại dưới đây:

39

Page 40: An Toan Hoa Chat

+ Hạn chế hoặc thay thế hóa chất độc;

+ Che chắn hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất ;

+ Thông gió;

+ Cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân;

Câu hỏi thảo luận

1- Bạn đã thực hiện những biện pháp đề phòng nào khi một hóa chất nguy hiểm được sử dụng tại nơi bạn làm việc?

2- Làm thế nào để có thể bảo đảm rằng những biện pháp thích hợp đã được thực hiện tại nơi làm việc trước khi các hóa chất được sử dụng? Bạn sẽ làm gì nếu bạn nhận ra rằng chúng không được chỉ dẫn tại nơi làm việc?

2.7- Lau chùi, thu dọn

Thu dọn đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hóa chất nguy hiểm. Bụi bám trên bàn làm việc, sàn nhà hoặc gờ tường nên làm sạch đều đặn bằng máy hút bụi hơn là quét bằng chổi. Việc thu dọn các hóa chất tràn đổ hoặc rò rỉ phải thực hiện theo đúng quy trình được nêu tại mục 6.

2.8- Thủ tục hủy bỏ [3]

Tất cả các quá trình sản xuất đều phát sinh ra một lượng chất thải. Việc xử lí chất thải không đúng cách không những dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe người lao động mà còn nguy hiểm đối với môi trường và dân chúng sống quanh nhà máy. Có trường hợp phải hủy bỏ an toàn hóa chất ở trong kho. Những hóa chất đó có thể là không cần thiết nữa hoặc chúng đã quá hạn sử dụng, hay bao gói bị rách hoặc vật chứa bị hỏng.

Phải thiết lập qui trình bằng văn bản cho việc hủy bỏ các chất thải độc hại. Cần đảm bảo an toàn cho người lao động tiếp xúc với chất thải độc hại thông qua những biện pháp kiểm soát thích hợp.

Sau đây là những bước chung nên tiến hành khi hủy bỏ các chất thải:

- Không bao giờ được vứt bỏ bừa bãi chất thải; tất cả các sản phẩm phế thải phải được chứa trong một thùng được thiết kế đặc biệt và dán nhãn đúng;

- Không bao giờ để việc hủy bỏ hóa chất gây bất kỳ rủi ro nào cho con người và môi trường;- Các bãi chứa chất thải từ quá trình sản xuất phải đặt ở ngoài khu vực xí nghiệp, xa khu nhà ở, khu dân cư, xa nguồn cung cấp nước. Hệ thống lọc sạch, xử lý nước thải, chất thải phải bố trí xa khu vực sản xuất chính, xa các khu nhà của người lao động, xa khu dân cư với khoảng cách đảm bảo yêu cầu an toàn theo các quy phạm pháp luật hiện hành;

- Tốt nhất nên thông qua các công ty hoặc cá nhân được cấp giấy phép về xử lý chất thải để hủy chất thải. Nên tìm kiếm lời khuyên từ người cung cấp, người lãnh đạo cộng đồng hoặc cơ quan có thẩm quyền địa phương;

- Tránh tích lũy chất thải, hủy bỏ chất thải càng sớm càng tốt;

- Người sử dụng phải đọc nhãn dán trên bao bì và thùng chứa để tìm những lời khuyên cụ thể về xử lý chất thải;

- Không bao giờ sử dụng lại các thùng hóa chất rỗng, trừ trường hợp thùng còn tốt và để chứa các sản phẩm cùng loại được chuyển từ thùng bị hỏng hoặc rò rỉ. Tất cả các thùng chứa cần được rửa sạch triệt để trước khi đem hủy bỏ. Làm sạch chúng theo đúng những chỉ dẫn được đưa ra trên nhãn. Trong trường hợp không có lời chỉ dẫn, thì phải xúc rửa bằng nước ít nhất ba lần. Cần thực hiện những biện pháp thích hợp để nước xúc rửa không gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là đối với nguồn nước uống.

- Những vật chứa chất lỏng cần phải làm ráo trước khi làm sạch. Cần đâm thủng các thùng chứa ở nhiều vị trí khác nhau hoặc đập bẹp để chúng không thể dùng được nữa rồi cất giữ chúng ở nơi an toàn cho đến khi đem hủy bỏ chúng.

- Những vật chứa các khí hydro xianua hoặc nhôm, magiê, phốt-phua kẽm không nên súc rửa hoặc lau chùi bằng nước. Vì những chất này phản ứng với nước tạo ra khí độc. Thay vào đó, chúng cần được đổ đầy đất khô vào và đâm thủng nhiều chỗ ngay lập tức trước khi hủy bỏ. Sau đó, đem chôn ngay những thùng đã được xử lý.

- Trong một vài trường hợp, có thể hủy bỏ những gói hàng ít độc bằng cách đem đốt chúng. Tuy nhiên, hơi và bất cứ loại khói nào được tạo ra đều có thể gây nguy hại cho sức khỏe, và theo lời khuyên của

40

Page 41: An Toan Hoa Chat

những người cung cấp hóa chất thì nên hạn chế tối đa biện pháp này. Phải xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền địa phương trước khi tiến hành.

2.9- Giám sát sự tiếp xúc

Cơ sở phải có chế độ kiểm tra đo nồng độ chất độc trong môi trường lao động thông qua việc lấy mẫu không khí.

Các mẫu không khí cũng được xác định nhờ các thiết bị kiểm soát cá nhân gắn trong khu vực thở của người lao động hoặc nhờ các thiết bị lấy mẫu khí đặt tại khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao của nơi làm việc. (hình 37)

Mẫu thử có thể được thu thập thường xuyên hoặc định kỳ. Kết quả phân tích sẽ cho biết nồng độ của một hóa chất đặc biệt hoặc những chất độc khác tồn tại trong thời điểm lấy mẫu. Nồng độ này sẽ được so sánh với giới hạn tiếp xúc cho phép do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế) ban hành hay theo các quy định riêng của ngành. Những biện pháp kiểm soát cụ thể sẽ được xác định sau khi vấn đề này được làm rõ.

Trước khi đưa người vào làm việc ở những nơi kín có hóa chất độc phải lấy mẫu không khí ở nơi đó hoặc dùng động vật để thử nghiệm. Phải tẩy rửa hoặc có biện pháp hút và thải hơi khí độc đảm bảo nồng độ chất độc còn lại nhỏ hơn nồng độ giới hạn cho phép. Khi làm việc ở những nơi đó phải có từ 2 người trở lên, một người làm việc và một nguời đứng ngoài giám sát đảm bảo ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố.

Hình 37: Thiết bị đo kiểm cá nhân

2.10- Giám sát về y tế

Giám sát về y tế gồm cả việc xem xét và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Việc kiểm tra xem xét sẽ tạo cơ hội phát hiện những người lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp và theo đó ấn định cho họ những công việc hoặc những nơi làm việc mà sức khỏe của họ không bị đe dọa. Thông thường không sử dụng những người mắc bệnh truyền nhiễm, kinh niên dễ bị dị ứng làm việc ở nơi có hóa chất nguy hiểm. Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh nghề nghiệp và cũng thẩm định lại hiệu quả của những biện pháp kiểm soát đang thực hiện (Hình 38). Khi phát hiện có các sinh vật, gia súc, cây cối, rau quả bị nhiễm độc phải có biện pháp xử lý tiêu hủy an toàn, vệ sinh và phải có biên bản về việc tiêu hủy đó.

41

Page 42: An Toan Hoa Chat

Hình 38: Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh nghề nghiệp.

2.11- Lưu giữ hồ sơ

Tất cả các hồ sơ về sức khỏe và môi trường phải được lưu giữ và bảo quản theo trật tự. Một vài bệnh gây nên bởi hóa chất có thời gian ủ bệnh rất lâu. Vì thế những hồ sơ này sẽ rất có ích trong việc chuẩn đoán y học, cho việc bồi thường và cho việc nghiên cứu bệnh nghề nghiệp. Điều này sẽ góp phần nâng cao kiến thức về những tác hại của các hóa chất cho sức khỏe.

2.12- Đào tạo và huấn luyện.

Người sử dụng hóa chất phải có đủ khả năng để tiến hành các công việc được giao. Khả năng ấy chỉ có thể đạt được qua việc đào tạo và huấn luyện ở cấp phù hợp. Chương trình này cần được tổ chức với sự hợp tác của tất cả các cơ quan liên quan và được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của mỗi nhóm đối tượng. Việc huấn luyện cần linh hoạt, có định hướng nhằm khuyến khích tiềm năng của người lao động.

Hình 39: Giáo dục và đào tạo cung cấp cho người lao động những hiểu biết để ngăn ngừa sự tiếp xúc khôgn cần thiết đối với hoá chất độc hại.

Việc huấn luyện đặc biệt cần thiết đối với người lao động mới vào nghề. Đối với những người làm việc lâu năm phải được học lại theo định kỳ.

* Thông tin huấn luyện.

Thông tin về làm thế nào để sử dụng hóa chất một cách an toàn, đạt hiệu quả đều sẵn có ở tất cả các nước. Những thông tin như vậy được biên soạn bởi các cơ quan có thẩm quyền như các cơ quan của Chính phủ, bởi các tổ chức đại diện của các nhà sản xuất, người cung cấp, người sử dụng và còn bởi các chuyên gia, các nhà trường. Hầu hết các thông tin này được trình bày dưới dạng dễ đọc và thường không phải trả tiền.

42

Page 43: An Toan Hoa Chat

Một số thông tin đang được phổ biến dưới dạng film video. Nó đặc biệt có ích cho những người ngại đọc hay gặp khó khăn khi đọc. Tuy nhiên, người sử dụng hóa chất cần thông qua các cán bộ lãnh đạo cộng đồng, các cơ quan quản lý Nhà nước, người cung cấp hóa chất, giáo viên nhà trường và nhân viên y tế để có được đầy đủ thông tin.

Các nhà sản xuất cũng có trách nhiệm đảm bảo để những người liên quan đến vận chuyển, buôn bán và sử dụng sản phẩm của họ đã được thông tin chính xác về những quy trình an toàn. Đã có nhiều hoạt động để phổ biến thông tin như tờ rơi, tờ áp phích, sổ tay hướng dẫn. Hàng loạt sách hướng dẫn được các nhà sản xuất hóa chất Quốc tế phát hành là một ví dụ về những gì đã được làm trên phạm vi quốc tế.

* Huấn luyện cho người lao động. 

Cách sử dụng hóa chất có thể được dạy ở các trường hoặc tự học hỏi. Ở một số nước, luật pháp yêu cầu người sử dụng một vài hóa chất đặc thù phải hoàn thành một số giai đoạn huấn luyện và phải chứng minh khả năng qua kiểm tra thực tế.

* Đào tạo và huấn luyện cần bảo đảm cho người sử dụng:

- Hiểu luật pháp và những quy định của Luật pháp về việc sử dụng hóa chất.

- Hiểu và làm theo nhãn hay các thông tin khác về hóa chất. Hiểu nhiệm vụ của người giúp việc và những người khác.

- Hiểu và sử dụng được các thiết bị an toàn dùng cho các thiết bị sử dụng hóa chất, bao gồm việc sử dụng giá đỡ máy để cất giữ máy an toàn cùng với các bộ phận che chắn để bảo vệ các bộ phận truyền động. Yêu cầu sử dụng đúng kỹ thuật kiểm soát được chỉ định để phòng ngừa nhiễm độc người điều khiển. Quy trình bảo dưỡng các thiết bị chuyên dùng...

- Hiểu đúng các thủ tục để lưu giữ hóa chất và thủ tục loại bỏ chất thải an toàn.

- Biết những gì cần làm trong trường hợp khẩn cấp, như: việc hóa chất lan tràn đe doạ đến nguồn cung cấp nước và thức ăn; cần giải độc cho một người; hoặc nhận biết các triệu chứng nhiễm độc và cấp cứu ban đầu.

- Thực hiện tốt các tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân. Đây là vấn đề quan trọng cần tuân theo nhằm bảo đảm tiếp xúc với hóa chất ở mức tối thiểu, như: rửa tay trước khi ăn và sau khi làm việc, tránh bị nhiễm do sơ ý hoặc do làm liều; bảo đảm quần áo và thiết bị nhiễm hóa chất được rửa sạch hoàn toàn.

- Nhận biết, lựa chọn và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân. Người sử dụng phải có khả năng để hiểu những thông tin về các mối nguy hại của bất cứ hóa chất nguy hiểm nào và sau đó nhận ra các biện pháp bảo vệ cá nhân phù hợp. Người sử dụng phải được huấn luyện cách lựa chọn phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng, biết làm thế nào để tẩy nhiễm, giặt và thay quần áo bảo hộ một cách an toàn,

- Lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu.

Vì tầm nhận thức khác nhau và số lượng hóa chất ngày càng tăng ở thị trường nên việc huấn luyện cho người lao động và những người khác có thể sẽ thuận lợi hơn bằng việc sử dụng hình tượng.

Nhận thức của cộng đồng.

Sử dụng hóa chất thường ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người xung quanh. Họ biết đó là những mối nguy hiểm đang đe dọa họ, do đó họ mong muốn thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể được.

Nhận thức của cộng đồng về sử dụng hóa chất ngày càng cao. Đó là do tác động của hóa chất thường không giới hạn ở nhà máy hay các vùng sử dụng hóa chất. Nitrat và phân bón có thể thấm vào nguồn nước uống và thuốc bảo vệ thực vật có thể làm ô nhiễm nước sông hoặc bay tạt vào vùng dân cư khi phun thuốc. Đáng tiếc là nhận thức của mọi người về lợi ích của hóa chất không giống như nhận thức về tác hại do lạm dụng nó gây ra.

Người sử dụng hóa chất cần cảnh báo cho cộng đồng và đáp lại sự phê phán nhằm hoàn thiện hơn các biện pháp an toàn cho những việc làm của họ. Cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích của việc sử dụng hợp lý hóa chất.

Giáo dục ở nhà trường.

Những vấn đề cơ bản về an toàn, sức khỏe và vệ sinh cá nhân liên quan đến sử dụng hóa chất có thể kết hợp đưa vào giáo trình của trường phổ thông.

Các học sinh phổ thông có thể đóng vai trò cầu nối thông tin với cha mẹ chúng - những người đang làm việc có tiếp xúc với hóa chất.

[1] Thông tin chi tiết tham khảo thêm Tiêu chuẩn Việt Nam 5507 -1991

43

Page 44: An Toan Hoa Chat

[2] Thông tin chi tiết được quy định tại mục 4, TCVN 5507-1991

[3] Quy trình xử lý chất thải sẽ đựoc trình bày rõ hơn ở phần phụ lục II

II. Các Biện pháp khẩn cấp

Phần trên đã nhấn mạnh các biện pháp phòng ngừa bệnh tật, thương vong và sự cố cháy nổ. Song do nhiều nguyên nhân mà trong thực tế tai nạn vẫn xảy ra. Vì vậy, khi tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm, mỗi cá nhân không những phải nhận thức được về những biện pháp ngăn chặn mà còn phải hiểu biết các biện pháp khẩn cấp. Vấn đề này bao gồm biện pháp sơ cứu, kỹ thuật chống cháy và quy trình chống rò rỉ. Việc thực hiện hành động thích hợp trong vài phút đầu tiên có thể ngăn chặn thảm họa từ những tai nạn nhỏ.

Điểm mấu chốt để xây dựng biện pháp khẩn cấp là phải nhận diện đầy đủ hóa chất đang được sử dụng và đánh giá được nguồn thông tin (thông tin gốc). Các dữ liệu an toàn hóa chất cung cấp rất nhiều thông tin về sơ cứu, phòng chữa cháy, và chống rò rỉ. Nhãn gắn với hóa chất cũng là nguồn thông tin vô giá trong việc xây dựng biện pháp, hành động khẩn cấp.

Ghi nhớ

Sự hiểu biết về hóa chất, thông tin gốc là những điểm mấu chốt để xây dựng biện pháp khẩn cấp.

1. Kế hoạch khẩn cấp

Mỗi nơi sản xuất cần thiết lập một kế hoạch khẩn cấp với các nội dung sau:

- Kế hoạch sơ tán với số lượng lớn nhất người lao động;

- Những biện pháp kêu gọi sự trợ giúp từ bên ngoài như: cơ quan y tế, những chuyên gia bảo vệ môi trường hoặc đơn vị phòng cháy khi cần thiết;

- Vai trò của các viên chức khi cấp cứu;

- Vai trò của các người lao động trong các đội cấp cứu;

- Nơi cất giữ, sử dụng và bảo quản tất cả các thiết bị cấp cứu trong nhà máy.

Mỗi nhà máy phải thông báo và mô tả rõ ràng về kế hoạch khẩn cấp; lối thoát nạn luôn được thông suốt; các bộ phận chức năng và hệ thống báo động được kiểm tra thường xuyên và phải huấn luyện việc sơ tán cho tất cả các người lao động; phải có quy trình chi tiết cho việc sơ tán ngay lập tức những đối tượng lao động đặc biệt (lao động vị thành niên, lao động nữ, lao động tàn tật...); chỉ rõ nơi tập trung ở bên ngoài để điểm danh sau một cuộc sơ tán, nơi đó phải an toàn để có thể thực hiện các bước tiếp theo cuộc cấp cứu.

ế hoạch khẩn cấp phải phác thảo thủ tục sơ cứu ngay trong nhà máy cũng như các quy trình để nhận được nhiều hơn sự trợ giúp y tế chuyên môn khi cần thiết; phải nêu rõ vai trò của người lao động, các nhà tư vấn và các nhân viên quản lý trong tình huống sơ cứu; vị trí của tất cả thiết bị sơ cứu bao gồm vòi tưới cấp cứu, chỗ để làm sạch mắt, các dụng cụ sơ cứu và cáng cấp cứu...

Kế hoạch phải nêu rõ việc tổ chức nội bộ nhà máy để tự dập tắt những đám lửa nhỏ. Cũng như việc sơ cứu, vai trò của tất cả các nhân viên cứu hỏa phải được mô tả thậm chí đến từng chi tiết. Vị trí của các thiết bị chữa cháy như: các xô cát, vòi và dụng cụ dập tắt cũng như hệ thống chống cháy tự động phải được mô tả với những hướng dẫn cụ thể để cho mọi người có thể sử dụng khi có cháy.

Hóa chất rò rỉ có thể gây nên những hậu quả rất nguy hiểm nếu không được giải quyết nhanh. Kế hoạch khẩn cấp phải chỉ rõ những người sẽ liên quan đến việc kiểm soát rò rỉ hoặc quản lý rò rỉ đó; phải mô tả các chất liệu đặc biệt hoặc thiết bị đặc trưng cho việc chống rò rỉ; liệt kê chi tiết về tổ chức và trách nhiệm của đội cấp cứu rò rỉ.

Kế hoạch khẩn cấp cần có sự tham gia phối hợp của cơ quan y tế, đội cứu hỏa, cơ quan có thẩm quyền dân sự địa phương và các nhà máy lân cận

Ghi nhớ:

1. Mỗi một nơi sản xuất nên có một kế hoạch khẩn cấp.

2. Kế hoạch đó phải tính đến các lối thoát nạn và hệ thống báo động khẩn cấp.

3. Kế hoạch này phải phác thảo nhiệm vụ và trách nhiệm cho việc sơ cứu và chữa cháy trong nhà máy.

Câu hỏi thảo luận

44

Page 45: An Toan Hoa Chat

1/ Nhà máy của bạn có kế hoạch khẩn cấp không ? Nếu không, bạn có thể trợ giúp để lập kế hoạch đó như thế nào ?

2. Bạn làm cách nào để đánh giá hiệu quả của kế hoạch khẩn cấp?

2. Những đội cấp cứu

Trong một kế hoạch khẩn cấp về hóa chất, có rất nhiều vấn đề liên quan tới việc thiết lập và duy trì những đội cấp cứu dự phòng để giải quyết ba loại vấn đề thường gặp là sơ cứu, chữa cháy, xử lý rò rỉ hoặc thoát hơi khí độc. Thực tế đã chỉ ra rằng với một đội cấp cứu chỉ có hai hoặc ba người lao động thì nhiều khi không thể giải quyết được tất cả các vấn đề trong một vụ cấp cứu ở nhà máy hóa chất.

Chờ đội cấp cứu hoặc nhân lực cấp cứu để phối hợp đối phó có thể biến tai nạn nhỏ trở thành nghiêm trọng hơn. Vì vậy mỗi người lao động cần được huấn luyện đầy đủ về quy trình cấp cứu cơ bản để có thể thực hành khi cần thiết.

3. Sơ tán

Tại nơi làm việc phải có biển báo hoặc dấu hiệu quy định rõ lối vào, lối ra khi có sự cố. Những lối thoát nạn phải đảm bảo có ít nhất hai điều kiện: luôn thông thoáng, đủ ánh sáng ngay cả khi mất điện. Nếu đường rút chạy đòi hỏi phải có phương tiện bảo vệ cá nhân vì hóa chất nguy hiểm hiện có thì phương tiện bảo vệ cá nhân phải được duy trì trong một tình trạng tốt ổn định, sẵn sàng thuận tiện cho việc sử dụng; tất cả mọi người lao động phải được đào tạo, huấn luyện và huấn luyện lại trong việc sử dụng chúng.

Hình 40: Tại vị trí làm việc, các lối thoát nạn phải được đánh dấu rõ ràng và không bị bất cứ cản trở nào.

Ghi nhớ

Mỗi nơi làm việc đều phải có những lối thoát nạn thông thoáng.

4. Sơ cứu

4.1- Bộ phận sơ cứu

Thiết lập vài bộ phận sơ cứu là điều cần thiết ở mỗi nơi sản xuất. Đây cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc khi sử dụng hóa chất nguy hiểm. Để thiết lập một bộ phận sơ cứu, một vài khía cạnh cần được đánh giá:

- Bản chất, mức độ và sự độc hại của hóa chất hiện có;

- Khả năng đáp ứng của các hoạt động sơ cứu và nhân viên y tế;

- Những thiết bị y tế ở gần nhất;

- Các phương tiện vận tải có sẵn để tới trạm y tế gần nhất;

- Phương tiện liên lạc công cộng sẵn có để yêu cầu sự giúp đỡ bên ngoài như điện thoại, máy Fax, máy phát thanh...;

- Thiết bị cấp cứu trong nhà máy như là vòi tưới nước cấp cứu, trạm rửa sạch mắt;

- Huấn luyện người lao động qui trình cấp cứu cơ bản.

45

Page 46: An Toan Hoa Chat

Hình 41: Khi ai đó bị tổn thương như hình bên  việc tiến hành sơ cứu phải nhanh chóng. 

4.2- Sơ cứu cho những người bị nhiễm độc

Hoạt động sơ cứu nhằm 3 mục đích:

- Duy trì sự sống.

- Ngăn chặn diễn biến xấu hơn.

- Thúc đẩy sự hồi phục.

Điều cốt yếu nhất của hoạt động sơ cứu là giảm mức độ nguy hiểm cho nạn nhân song cũng phải phòng ngừa nguy hiểm cho người đến trợ cứu. Đặc biệt, khi cần cấp cứu một người lao động trong khu vực có hóa chất nguy hiểm thì người đến trợ cứu phải thực hiện một số cẩn trọng để không trở thành nạn nhân:

- Nếu phải đưa một người vượt khí, hơi hoặc mù độc, người trợ cứu cần sử dụng thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp hợp lí trước khi bước vào vùng nguy hiểm;

- Nếu da hoặc quần áo của người lao động nhiễm nhiều hóa chất, phải rửa sạch người lao động bị tổn thương đó bằng nước sau khi cởi quần áo ra;

- Khi cần trợ cứu tại những nơi có khoảng không hạn chế như hầm chứa phân, bể rác, hầm sâu hoặc vùng dưới lòng đất cần phải đặt hệ thống tín hiệu (ví dụ chuông) để kêu gọi sự giúp đỡ khi cần thiết. Trong tình huống nguy hiểm việc trợ giúp chỉ có một người có thể sẽ dẫn người trợ giúp thành người bị nạn tiếp theo;

- Phải di chuyển nạn nhân một cách cẩn thận từ nơi nguy hiểm tới nơi an toàn (hình 42) và đặt ở tư thế dễ hồi phục nhất (Hình 43). Nếu người lao động bị bất tỉnh có thể dùng cáng vải hoặc đỡ đầu và túm chặt quần áo để đưa ra khỏi vùng nguy hiểm.

Ghi nhớ

Trước khi thực hiện sơ cứu, phải di chuyển nạn nhân cẩn thận tới môi trường an toàn.

46

Page 47: An Toan Hoa Chat

Hình 42: Di chuyển nạn nhân tới nơi an toàn.

Hình 43: Đặt nạn nhân ở tư thế dễ hồi phục

Có nhiều việc cần ưu tiên tiến hành ngay khi sơ cứu người lao động bị tổn thương vì hóa chất:

Nếu thở yếu hoặc ngừng thở thì hướng mặt nạn nhân lên trên và bảo đảm khí quản thông suốt, loại bỏ những vật che lấp, tắc nghẽn ở mặt, mồm, họng của nạn nhân và nới rộng cổ áo, mở khí quản và hà hơi thổi ngạt. (Nếu mồm nạn nhân bị nhiễm độc thì dùng tay để bóp bóng thông khí sẽ phù hợp hơn). Nếu tim ngừng đập thì phải cấp cứu xoa bóp tim phía ngoài lồng ngực hoặc được hô hấp nhân tạo bởi một người đã được huấn luyện. Sau khi hô hấp nhân tạo nạn nhân phải được chăm sóc chu đáo (Hình 44). Nếu nạn nhân bị co giật, nới lỏng tất cả quần áo và làm nhẹ nhàng đề phòng chấn thương. Khi ngừng co giật, đặt nạn nhân ở vị trí dễ thở.

47

Page 48: An Toan Hoa Chat

Hình 44: Hô Hấp nhân tạo

Hình 45: Rửa nước sạch liên tục nếu hóa chất vào mắt

- Phần lớn những tổn thương do hóa chất thường là bỏng hóa chất ở da hoặc mắt. Nếu da bị thương phải rửa bằng nước sạch ít nhất 10 phút (trừ khi có chỉ dẫn cụ thể khác), đồng thời cởi bỏ quần áo đã bị dính hóa chất, tránh tự gây nhiễm. Nếu mắt bị tổn thương thì hoặc dội nước sạch vào mắt để tạo ra dòng nước chảy (hình 45), hoặc bảo nạn nhân nhúng mắt vào một bát nước lạnh, sau đó chớp mắt (trừ khi có chỉ dẫn cụ thể khác). Cả hai mí mắt đều được xối rửa. Nếu mắt nhắm lại vì đau thì cố gắng mở mí mắt một cách nhẹ nhàng để bảo đảm nó được rửa hoàn toàn. Sau khi rửa, băng mắt nhẹ nhàng bằng vật liệu sạch, mịn hoặc bằng băng vô trùng.

-Trong tất cả các trường hợp da bị bỏng nặng: không được đắp bất cứ thứ gì lên bề mặt vết thương, không rửa bằng cồn, không bôi thuốc mỡ hoặc bôi chất béo. Không làm vỡ các nốt phồng rộp. Không cắt bỏ da bị rộp, không đụng chạm vào vùng bị thương. Nếu có sẵn băng vô trùng thì băng vùng bị tổn thương một cách nhẹ nhàng.

- Phải cởi ngay quần áo đã bị nhiễm độc và gột rửa vùng bị nhiễm độc nhiều bằng nước (trừ khi có chỉ dẫn cụ thể khác trong tài liệu an toàn hóa chất).

Ghi nhớ

48

Page 49: An Toan Hoa Chat

Nên tiến hành cẩn thận việc hô hấp nhân tạo và rửa sạch hóa chất ở da và mắt tránh để tổn thương nặng hơn. 

Khi một người lao động vô tình nuốt phải chất độc việc sơ cứu sẽ phụ thuộc vào đặc tính của chất đó. Nếu người bị nạn còn tỉnh thì cố gắng làm người đó nôn ra (trừ việc nuốt phải một số hóa chất mà trong chỉ dẫn an toàn là cấm ép nôn như các sản phẩm của xăng dầu hoặc dung môi hữu cơ). Nhãn trên vật chứa hoặc bản dữ liệu an toàn hóa chất có thể cung cấp các hướng dẫn cần thiết.

Việc nhiễm độc một số hóa chất, chẳng hạn hợp chất chứa dinitro, có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể. Với những trường hợp như vậy, thì điều quan trọng là đặt nạn nhân nằm trong nhà và tuyệt đối thư giãn, không cần nới lỏng hoặc thay quần áo. Mặt và cơ thể nên được lau và chườm nước lạnh thường xuyên, có thể quạt mát nếu thấy cần. Nếu còn tỉnh táo, có thể uống được thì cho uống càng nhiều nước sạch càng tốt để hạn chế sự mất nước.

Khi nạn nhân ở trạng thái lơ mơ hoặc bất tỉnh phải đưa nạn nhân càng nhanh càng tốt tới nơi chăm sóc y tế hoặc bệnh viện và phải sẵn sàng làm hô hấp nhân tạo bằng mồm khi cần thiết. Thậm chí nếu người lao động biểu lộ hoàn toàn bình thường, cũng phải nhanh chóng tiến hành các trợ giúp y tế.

Câu hỏi thảo luận

1- Bạn có thể chỉ ra những người lao động đã được huấn luyện cho việc sơ cứu ở nhà máy của bạn không?

2- Bạn có đảm bảo chắc chắn họ đã có hiểu biết tương xứng về những hóa chất nguy hiểm?

4.3- Vai trò của các trung tâm thông tin về độc chất

Hiện nay, nhiều quốc gia đã có các trung tâm thông tin về độc chất. Các trung tâm này được thành lập để đáp ứng nhu cầu tư vấn y tế đang ngày càng tăng về hóa dược và hóa chất.

Vai trò chủ yếu của các trung tâm là dịch vụ tư vấn cho các bác sĩ, các nhân viên y tế, những người lao động và cho các dịch vụ cấp cứu và về cách điều trị trường hợp nhiễm độc cấp tính. Hoạt động của dịch vụ là tra cứu các chất theo danh mục đã truy cập vào máy tính, mô tả đặc tính của chúng, đưa ra cách chẩn đoán và điều trị. Dịch vụ có thể thực hiện qua điện thoại hoặc các biện pháp trả lời khẩn cấp đang thịnh hành. ở một số nước, các trung tâm như vậy hoạt động 24/24 giờ trong suốt cả năm. Các trung tâm có thể cung cấp thêm một số dịch vụ khác như:

- Cung cấp thuốc giải độc, đặc biệt đối với những chất độc không sử dụng rộng rãi;

- Phối hợp hoạt động với các chuyên gia y tế để điều trị những trường hợp đặc biệt;

- Xét nghiệm phân tích máu và các mẫu độc học;

- Xác định hướng cho các cuộc điều tra xác định nguyên nhân của các vụ ngộ độc, và các giải pháp cụ thể như cải tiến nhãn hiệu, đóng gói;

- Phân tích những cuộc điều tra theo đề nghị của chính phủ hoặc nhà sản xuất đối với các sản phẩm đặc biệt;

- Huấn luyện và thông tin cho mọi người biết về công việc của trung tâm và tìm cách hoàn thiện phương pháp chuẩn đoán và điều trị.

Ghi nhớ

Người sử dụng lao động và người quản lí các doanh nghiệp có sử dụng hóa chất nguy hiểm nên thiết lập mối quan hệ với các trung tâm thông tin về độc chất.

5. Phòng cháy, chữa cháy

5.1- Chuẩn bị kế hoạch chữa cháy

Dù xảy ra cháy lớn hay cháy nhỏ, thì điều quan trọng là mỗi cá nhân phải nhận thức được rõ vai trò và trách nhiệm của mình (hình 46). Bên cạnh đó, phải có những thông tin mô tả các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, qui trình sơ tán người không có nhiệm vụ khi xảy ra cháy trong nhà máy và các thủ tục tiến hành tại nơi có các hóa chất đặc biệt (nơi sản xuất, bảo quản...) để đảm bảo an toàn khi chữa cháy. Nói chung, tại những nơi sản xuất có sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải có lối thoát nạn, phải có buồng phụ, những buồng phụ này phải cách ly với nơi sản xuất chính bằng các cấu kiện ngăn chặn đặc biệt và có giới hạn chịu lửa ít nhất là 1,5 giờ.

49

Page 50: An Toan Hoa Chat

Hình 46: Có thể xảy ra cháy ở nơi sản xuất vì vậy phải lập kế hoạch chống cháy

Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy phải được bổ sung hoặc thay đổi linh hoạt:

+ Khi có sự thay đổi hóa chất sử dụng ở nơi làm việc;

+ Khi có thêm những công trình, quy trình sản xuất và thiết bị phòng cháy, chữa cháy được đưa vào hoạt động;

+ Khi thay đổi phương pháp phòng, chống cháy.

Chẳng hạn đối với đội cứu hỏa nhà máy: phải nêu rõ nhiệm vụ của họ trong kế hoạch phòng cháy, chữa cháy. Nếu hệ thống phòng cháy, chữa cháy tự động được lắp đặt thì nhiệm vụ của đội cứu hỏa lúc này sẽ là đảm bảo hoạt động của hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Vai trò của đội cứu hỏa trong kế hoạch phòng cháy, chữa cháy nói chung phụ thuộc vào thời gian tiêu tốn để tiến hành chữa cháy. Nếu thời gian ứng phó lâu, nên tìm cách tăng cường thêm khả năng ứng phó.

* Một kế hoạch phòng, chống cháy ít nhất phải nêu được các vấn đề sau:

- Các thông tin về rủi ro cháy hóa chất trong nhà máy, có thể sẽ liệt kê cả việc áp dụng các tác nhân dập tắt đám cháy tương ứng với một vài hóa chất cụ thể và các chỉ dẫn về phương tiện bảo vệ cá nhân (thông tin về vấn đề này thường có trong dữ liệu an toàn hóa chất);

- Thông tin về các đơn vị phòng cháy, chữa cháy của thị xã, thành phố có thể hỗ trợ nhà máy giải quyết những vụ cháy hóa chất;

- Thông tin về đội cứu hỏa của nhà máy: cơ cấu, chương trình huấn luyện, thiết bị và khả năng giải quyết những đám cháy hóa chất;

- Quan hệ phối hợp hoạt động giữa đội cứu hỏa của nhà máy với đơn vị phòng cháy, chữa cháy của thị xã hoặc thành phố;

- Thiết bị phòng cháy, chữa cháy sẵn có trong nhà máy bao gồm hệ thống tưới tự động, dụng cụ dập lửa, sọt cát...(hình 47).

- Hệ thống báo động cháy;

- Kế hoạch sơ tán;

- Phương án và khoảng thời gian định kỳ cho việc tập luyện phòng cháy, chữa cháy ở nhà máy.

Hình 47: Thiết bị chữa cháy, hệ thống báo động cháy và những lối thoát nạn là một phần của kế hoạch phòng cháy, chữa cháy

50

Page 51: An Toan Hoa Chat

Ghi nhớ

Trong kế hoạch phòng cháy, chữa cháy phải nêu chi tiết các nhiệm vụ mà tất cả những người lao động cần thực hiện khi xảy ra cháy.

5.2- Tổ chức các đội chữa cháy trong nhà máy

Tuỳ thuộc vào qui mô của nhà máy, nhân lực và nguồn trợ giúp gần nhất từ bên ngoài, mà nhà máy hoặc một nhóm các nhà máy sẽ thiết lập một kế hoạch chung hay riêng từng nhà máy.

Nếu đội cứu hỏa của nhà máy đã được huấn luyện, trang bị và chuẩn bị để đối phó với các tình huống cháy hóa chất thì sẽ giảm thời gian cần thiết để giải quyết một vụ cháy hóa chất đồng thời giảm đáng kể thiệt hại về tài chính.

Trong nhà máy, khi thành lập một đội cứu hỏa nên chú ý xem xét các vấn đề sau:

- Đã có đầy đủ thông tin về tính chất của hóa chất được sử dụng và sản xuất trong nhà máy để lên kế hoạch hành động khi chúng cháy chưa?

- Sẽ làm gì khi các hóa chất độc hại hoặc các khí dễ cháy bị đốt nóng lên?

- Đã huấn luyện đầy đủ cho đội cứu hỏa để phòng cháy, chữa cháy một cách an toàn chưa?

- Những thành viên trong đội cứu hỏa đã có phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp để bảo vệ họ trong các hoạt động chống cháy chưa?

- Kế hoạch rút lui nếu không thể kiểm soát được cháy.

Người sử dụng lao động hoặc người quản lí nhà máy nên thiết lập quan hệ chặt chẽ với đơn vị phòng cháy địa phương hoặc thị xã, thành phố dù có hay không có đội cứu hỏa của nhà máy.

5.3- Phòng chống cháy tự động

Khi ngọn lửa đã tác động đến hệ thống phòng cháy chống cháy tự động, người lao động hoặc đội cứu hỏa nhà máy không nên can thiệp vào sự hoạt động của hệ thống này. Nhiều vụ cháy nhỏ đã trở thành cháy lớn vì một người nào đó đã can thiệp vào hệ thống phòng cháy tự động khi xảy ra cháy làm hệ thống này không hoạt động được.

5.4 Lựa chọn thiết bị chữa cháy

Những thiết bị dập lửa cầm tay rất thuận lợi khi phải chữa cháy ở những vị trí bất tiện cho việc sử dụng các thiết bị dập lửa khác và có khả năng dập tắt các đám cháy nhỏ trước khi chúng trở thành lớn. Phải chú ý chọn phương tiện cứu hỏa có tác nhân dập lửa phù hợp với loại hóa chất cháy. Thông thường, bản dữ liệu an toàn hóa chất sẽ cung cấp thông tin về tác nhân dập lửa tốt nhất cho đám cháy các hóa chất cụ thể. Việc lựa chọn các phương tiện dập lửa cho những chất hỗn hợp chỉ được tiến hành sau khi hỏi ý kiến người có thẩm quyền chuyên môn về phòng cháy, chữa cháy hóa chất. Phải cân nhắc các mối nguy hại sẽ được tạo ra khi sử dụng phương tiện chữa cháy (Bảng 7).

Hình 48: Điều quan trọng là lựa chọn đúng loại thiết bị chữa cháy

51

Page 52: An Toan Hoa Chat

Bảng 7: Các loại thiết bị chống cháy

Tác nhân dập lửa Tác động Mối nguy hại

Nước Làm nguội nhanh nhiên liệuDẫn điệnPhản ứng với một vài loại hóa chất

Các bon đi ôxít Loại trừ ôxySự thiếu ôxy sử dụng tại khoảng không chật hẹp

Hóa chất khô Ngăn chặn quá trình cháyKhi sử dụng trong khoảng không chật hẹp thì hạn chế tầm nhìn

Ghi nhớ : Phải trang bị phương tiện cứu hỏa thích hợp (về kích cỡ, về tác nhân dập lửa, và tính tiện dụng...) tại nơi có hóa chất dễ cháy nổ.

5.5- Chữa cháy

Khi kiểm soát một vụ cháy, bước đầu tiên là phải nhanh chóng sơ tán nhân sự của nhà máy. Người sử dụng lao động hoặc người quản lý chỉ được quyết định phương án chữa cháy khi đã xem xét thấy không có khả năng đe doạ đến sự sống, phải xem xét đến tất cả các vấn đề như nóng quá mức, nguy cơ nổ, thiếu không khí thở hoặc nguy cơ bị kẹt lại trong đám cháy.

Ghi nhớ

Phải xem xét các điểm sau đây khi lên phương án chữa cháy hóa chất:

- Người chữa cháy không bao giờ được làm một mình;

- Luôn có một lối thoát rộng rãi, an toàn sau khi hoàn thành nhiệm vụ;

- Phải lựa chọn những tác nhân dập lửa thích hợp để khống chế được đám cháy đồng thời đảm bảo được an toàn;

- Sau khi dập tắt đám cháy, phải đặt các vòi và các phương tiện dập lửa lại vị trí cũ. Phải kiểm tra và thay thế ngay các dụng cụ đó nếu thấy cần thiết để đảm bảo hiệu quả cho lần hoạt động tiếp theo.

6. Qui trình xử lí rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất tại nơi làm việc

Sự đổ tràn, rò rỉ hóa chất vừa lãng phí, vừa độc hại. Cố gắng tránh để xẩy ra việc đó ở bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, nếu có thì phải xử lý ngay lập tức. Một vài nguyên nhân phổ biến gây ra sự đổ, tràn là:

- Vật chứa bị rò rỉ do bao gói có khiếm khuyết, không chịu được nóng hoặc ẩm;

- Vật chứa bị vỡ, bị đâm thủng trong quá trình vận chuyển do các vật sắc nhọn ở hai bên thành hoặc đinh trồi lên trên mặt sàn của xe;

- Không cẩn thận trong việc chuyển rót hóa chất từ vật chứa sang thiết bị;

- Thiết bị hỏng trước hoặc trong qua trình sử dụng, ống hoặc chỗ nối ống mòn, rách hay có rãnh hở, các van bị hỏng...

Quy trình xử lý rò rỉ được lập và ghi trong kế hoạch khẩn cấp cùng với các biện pháp khẩn cấp khác.

Vấn đề then chốt để thành công trong việc kiểm soát rò rỉ, tràn đổ là phải hiểu biết về các đặc tính của các hóa chất có liên quan và cách xử lí chúng. Cần nhắc lại rằng nguồn thông tin tốt nhất là bản dữ liệu an toàn hóa chất, hay từ kĩ sư hóa và cán bộ vệ sinh của nhà máy.

Nhân sự chịu trách nhiệm xử lý rò rỉ hoặc tràn đổ trong nhà máy phải phán đoán ngay lập tức xem với tình hình đó nội bộ nhà máy có thể giải quyết được hay cần sự trợ giúp từ bên ngoài.

52

Page 53: An Toan Hoa Chat

Hình 49: Sử dụng chính xác những biện pháp để xử lý tràn đổ hoặc rò rỉ hóa chất.

Tùy thuộc vào mức độ và hình thức rò rỉ, tràn đổ cũng như tác hại của hóa chất liên quan để thực hiện các bước sau:

1- Sơ tán toàn bộ những người không có trách nhiệm đến nơi an toàn và thực hiện sơ cứu nếu cần thiết.

2- Nếu hóa chất có khả năng bốc cháy thì phải giảm nguy cơ cháy nổ bằng cách dập tắt mọi ngọn lửa trần, nguồn nhiệt hoặc các kích ứng khác;

3- Đánh giá tình trạng và khả năng giải quyết nó. Nếu thấy cần thiết thì kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài;4- Quyết định dùng phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp với hóa chất tràn đổ hoặc rò rỉ. Có thể là các phương tiện đặc biệt chỉ được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp.

5- Hạn chế hóa chất lan tràn rộng hơn bằng cách kiểm soát nó ngay tại nguồn phát sinh. Điều này có thể làm bằng cách đóng các van, đóng kín xi-téc, đảo lại quy trình. Những hoạt động đó phải do người có thẩm quyền và hiểu biết về quá trình sản xuất quyết định để tránh làm tình trạng xấu thêm và dẫn đến nhiều nguy cơ khác;

6- Cố gắng khu trú vết rò rỉ hoặc tràn đổ bằng việc quây lại và thấm hút sạch. Nếu thấy thích hợp, nên đóng hóa chất vào trong vật chứa hoặc trung hòa làm mất tính độc của nó;

7- Khi hóa chất đã được bảo quản an toàn hoặc trung hòa, vùng bị hóa chất rò rỉ ra phải được khử độc và phải được người có chuyên môn và kiểm tra;

8- Chỉ cho phép trở lại làm việc nếu vùng rò rỉ hoặc tràn đổ được xác nhận là an toàn.

Ghi nhớ:

1- Thông tin về các biện pháp để giải quyết rò rỉ, tràn đổ có thể tìm thấy ở bản dữ liệu an toàn hóa chất.

2- Bước đầu tiên là phải sơ tán những người không có trách nhiệm trong kế hoạch khẩn cấp.

Câu hỏi thảo luận

1- Mô tả quy trình xử lí tràn, rò rỉ hóa chất độc mà nhà máy bạn đang sử dụng.

2- Nếu những quy trình này không có tài liệu chính thức, những biện pháp gì bạn có thể thực hiện để giải quyết việc đó?

3- Tại nhà máy của bạn đã thực hiện những đánh giá nào để quyết định rằng có cần sự giúp đỡ bên ngoài để giải quyết việc rò rỉ, tràn đổ hóa chất ?

53

Page 54: An Toan Hoa Chat

Chương III. Quản lý chương trình kiểm soát hóa chất tại doanh nghiệp

Nội dung

- Thiết lập mục tiêu

- Thiết lập chương trình

+ Bộ phận chịu trách nhiệm quản lý an toàn hoá chất

+ Thống kê hoá chất

+ Thủ tục mua bán

+ Đánh giá, phân loại và dán nhãn

+ Quản lý hoá chất hàng ngày

Vấn đề mang tính quyết định liên quan đến sử dụng an toàn hóa chất trong doanh nghiệp là quản lý chương trình kiểm soát hóa chất.

Việc quản lý bao gồm quy định thẩm quyền và cơ sở để triển khai, thực hiện chương trình kiểm soát hóa chất, trong đó có giải thích rõ ràng các biện pháp, các quy trình nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe khi sử dụng hóa chất tại nơi làm việc (hình 50). Chương trình kiểm soát hóa chất cần được ưu tiên như các chương trình sản xuất, maketing và kiểm tra chất lượng... Nếu chương trình thành công sẽ đem đến một môi trường lao động tốt hơn, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp giảm xuống, lực lượng lao động có sức khỏe tốt và giảm hao phí năng lượng vô ích, góp phần tăng năng suất lao động, tăng sản lượng và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Chương này miêu tả các bước để thực hiện việc quản lý một chương trình kiểm soát hóa chất.

Hình 50: Một số hoạt động trong chương trình kiểm soát hoá chất tại nơi làm việc

Ghi nhớ:

Có ba điểm cần lưu ý đối với một chương trình kiểm soát hóa chất:

1. Phải biết tất cả các hóa chất đã và đang sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm số lượng, chất

ượng và những nguy cơ liên quan.

2. Người lao động phải biết sự độc hại, nguy hiểm của các hóa chất mà họ đang tiếp xúc và phải được đào tạo về những cẩn trọng cần thiết.

3. Nơi làm việc sẽ phải được thiết kế hoặc sửa lại cho phù hợp với người lao động thay cho việc cố gắng buộc người lao động thích nghi với nơi làm việc.

54

Page 55: An Toan Hoa Chat

I. Thiết lập mục tiêu

Muốn thành công bất cứ hoạt động nào của chương trình kiểm soát hóa chất, thì phải có một chính sách rõ ràng về sử dụng an toàn hóa chất. Đây là mục tiêu hàng đầu nhằm phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và những cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Nguyên tắc này được thể hiện nhất quán trong chính sách về chương trình kiểm soát toàn diện.

Một chính sách về quản lý hóa chất thường có các điều kiện ràng buộc sau:

- Thiết lập quy trình và quy phạm an toàn cho quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng và hủy bỏ những hóa chất nguy hiểm.

- Công tác quản lý nhằm giúp người lao động có được đầy đủ thông tin về các hóa chất nguy hiểm và được huấn luyện về các biện pháp an toàn.

- Trước khi đưa một hóa chất vào nhà máy, mọi thông tin về hóa chất đã phải được người bán, người sản xuất, người nhập khẩu cung cấp.

Để triển khai thực hiện chính sách này, doanh nghiệp cần lập một danh sách những vấn đề ưu tiêu làm trước nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra. Ví dụ, trước khi một hóa chất nguy hiểm được sử dụng, doanh nghiệp có thể tiến hành điều tra đầy đủ về mức độ nguy hiểm của hóa chất, tính toán các lợi ích kinh tế và các hoạt động để thay thế, cũng có thể đó là phương án lựa chọn hóa chất ít độc nhất. Trên cơ sở các các vấn đề ưu tiên, doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp.

Câu hỏi thảo luận

1. Hãy mô tả chính sách về chương trình kiểm soát hóa chất trong doanh nghiệp bạn.

2. Ai là người có trách nhiệm trực tiếp thực hiện chính sách này trong doanh nghiệp?.

Ghi nhớ

Mỗi một doanh nghiệp nên có một chính sách rõ ràng về quản lý an toàn hóa chất.

I. Thiết lập chương trình

1. Bộ phận chịu trách nhiệm quản lý an toàn hóa chất.

Muốn lập được kế hoạch và phối hợp được các hoạt động theo kế hoạch đặt ra thì phải quy định rõ nhóm người có trách nhiệm lập kế hoạch và điều khiển việc thực hiện kế hoạch. Số người của nhóm tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Tốt nhất là trong nhóm có đại diện của người sử dụng lao động, cán bộ an toàn và nhà vệ sinh công nghiệp (để cung cấp sự hiểu biết về chuyên môn), đại diện của người lao động sử dụng hóa chất.

Đối với những tổ chức nhỏ nơi thiếu cán bộ chuyên môn, nên tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài, đặc biệt trong giai đoạn khởi đầu. Sự trợ giúp này có thể được đáp ứng từ các công ty tư vấn, những hiệp hội, công đoàn địa phương hoặc cơ quan Chính phủ.

Hoạt động của nhóm này gắn chặt với các mục tiêu đã được định ra trong chính sách của doanh nghịêp.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong chương trình kiểm soát an toàn hóa chất.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

- Đảm bảo rằng hóa chất đã được bảo quản một cách an toàn và mọi xuất nhập không hợp lệ đã được ngăn chặn;

- Đảm bảo rằng người lao động đã được bảo vệ để phòng chống tai nạn, tổn thương và nhiễm độc ở nơi làm việc, bởi:

a. Cố gắng tối đa để dùng những hóa chất không nguy hiểm hoặc ít nguy hiểm nhất trong công nghệ sản xuất.

b. Lựa chọn thiết bị và máy móc thích hợp để làm việc với hóa chất;

c. Đảm bảo rằng đã dán nhãn chính xác tất cả các hóa chất và đã cung cấp bản dữ liệu an toàn hóa chất dưới dạng có thể sử dụng ngay cho người lao động cũng như đại diện của họ.

d. Hướng dẫn cho người lao động, đặc biệt là những người mới vào làm việc về những nguy cơ và cách phòng ngừa chúng.

55

Page 56: An Toan Hoa Chat

e. Giám sát có hiệu quả tất cả các công việc có liên quan đến hóa chất, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa rủi ro gây ra bởi việc thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu sự hiểu biết của người lao động.   f. Thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra định kỳ các thiết bị, máy móc và môi trường làm việc.g. Thiết lập những phương án giải quyết trong tình trạng khẩn cấp.

h Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và tác hại nghề nghiệp, tổ chức cứu chữa cho người bị tai nạn lao động, bị mắc bệnh nghề nghiệp.

i. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về khai báo điều tra, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đăng ký với thanh tra kỹ thuật an toàn về việc sản xuất sử dụng các hóa chất độc, các hóa chất dễ cháy nổ.

Để đảm bảo hiệu quả, người sử dụng lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình nên phối hợp với người lao động, công đoàn và chính quyền.

Trách nhiệm của người lao động

Người lao động phải hợp tác với người sử dụng lao động khi thực hiện nhiệm vụ của mình và phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, nội quy về an toàn và sức khỏe trong sử dụng hóa chất và những chỉ dẫn do người quản lý, người sử dụng lao động hoặc người giám sát đưa ra. Người lao động phải thực hiện tất cả các bước hợp lý để giảm thấp nhất rủi ro cho họ, cho những người khác và môi trường. Thêm vào đó họ phải:

- Sử dụng và bảo quản các thiết bị đã được trang cấp một cách đúng đắn để bảo vệ chính mình và những người khác;

- Kiểm tra thiết bị trước khi bắt đầu làm việc và báo cáo ngay lập tức tới người có trách nhiệm khi phát hiện thấy các tình huống có thể gây nguy hiểm mà mình không có khả năng giải quyết một cách chính xác. 

Người lao động có quyền:

- Yêu cầu người sử dụng lao động hoặc đại diện của họ quan tâm tới những nguy cơ tiềm ẩn đang tăng lên từ việc sử dụng hóa chất tại nơi làm việc.

- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.

- Yêu cầu chuyển đổi công việc trong trường hợp sức khỏe của họ bị giảm sút bởi các nguy cơ từ hóa chất nguy hiểm, đặc biệt là lao động nữ có thai hoặc cho con bú.

- Yêu cầu được chữa chạy và bồi thường thích đáng theo quy định của pháp luật khi bị tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp.

Câu hỏi thảo luận

1. Nơi bạn làm việc, nhóm xây dựng kế hoạch và điều phối thực hiện chương trình quản lý an toàn hóa chất bao gồm những người nào?

2. Người quản lý và người lao động có vai trò, trách nhiệm gì liên quan đến sử dụng hóa chất tại doanh nghiệp bạn đang làm việc?

2. Thống kê hóa chất.

Nhiệm vụ đầu tiên của nhóm chịu trách nhiệm về hợp tác và lập kế hoạch sử dụng an toàn hóa chất là thống kê toàn diện về hóa chất đang sử dụng. Tài liệu thống kê phải có tất cả các thông tin về hóa chất, từ tên gọi, tính chất hoá, lý đến số lượng sử dụng hàng tháng, thậm chí hàng ngày. Phải lưu ý tới hóa chất đang trên đường vận chuyển, hóa chất đang tham gia vào quá trình sản xuất, hóa chất trong kho và hóa chất đã nhượng bán nhưng còn để ở nhà máy.

Mục đích của việc thiết lập bảng thống kê là để có các thông tin cơ bản giúp cho việc sử dụng an toàn tất cả các hóa chất trong doanh nghiệp. Nếu thiếu những thông tin cần thiết thì phải liên hệ ngay với người cung cấp yêu cầu đáp ứng. Từ thông tin này, một tiểu ban sẽ phân tích việc sử dụng hóa chất nguy hiểm và xét đến giải pháp thay thế bằng các chất ít độc hơn. Nếu vì lý do kinh tế và kỹ thuật, sự thay thế không thể thực hiện được, những biện pháp phòng ngừa khác sẽ được khai thác như là lắp đặt thiết bị kiểm soát, xây dựng những quy trình an toàn và mở các lớp tập huấn về an toàn lao động cho người lao động.

Ghi nhớ

Bản dữ liệu an toàn hóa chất sẽ cung cấp thông tin an toàn cơ bản về hóa chất tại nơi làm việc.

56

Page 57: An Toan Hoa Chat

Câu hỏi thảo luận

1. Doanh nghiệp của bạn đã có bảng thống kê toàn diện về mọi hóa chất đang sử dụng chưa?2. Có quy định nào về cập nhật thông tin cho bản thống kê đó không?

3. Đã có đầy đủ bản dữ liệu an toàn của từng loại hóa chất chưa?

3. Thủ tục mua bán

Nhiệm vụ thứ hai của nhóm quản lý là giám sát các thủ tục mua bán, nhằm xác nhận tất cả các hóa chất đưa vào sản xuất đều đã được nhận diện, phân loại và dán nhãn hợp thức. Thủ tục này được điều chỉnh phù hợp với việc mua bán những hóa chất mới, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về nhãn, mác và những đòi hỏi trong giấy tờ mua bán. Thủ tục này là cơ sở để tiến hành báo cáo thường kỳ về hóa chất đang sử dụng và quyết định nên tiếp tục sử dụng hóa chất đó như thế nào?

Câu hỏi thảo luận

Mô tả thủ tục mua bán hóa chất trong nhà máy của bạn.

4. Đánh giá, phân loại và dán nhãn.

Nhiệm vụ thứ ba của nhóm quản lý là phối hợp với phòng cung tiêu thực hiện những bước cần thiết đối với một hóa chất lần đầu tiên được đưa vào sản xuất. Đảm bảo mọi hóa chất đều được đánh giá, phân loại, dán nhãn hợp thức và có kèm theo bản dữ liệu an toàn hóa chất mới nhất. Các thủ tục này tiến hành trước khi hóa chất được xếp vào kho hoặc đưa vào sử dụng. Nhiệm vụ này sẽ rất dễ dàng nếu phòng cung tiêu lập đầy đủ những yêu cầu chi tiết trong giấy tờ mua bán.

Mọi vật chứa hóa chất đều phải có nhãn để cung cấp cho người lao động tiếp xúc hoặc làm gần với hóa chất những thông tin cơ bản về đặc tính của hóa chất và những chỉ dẫn an toàn. Các giám sát viên và người lao động phải phối hợp với người sử dụng lao động để theo dõi chặt chẽ công việc này.

Chương II, mục 2.2 đưa ra một danh mục hoàn chỉnh thông tin cần có trong một nhãn.

Câu hỏi thảo luận

Mô tả một biện pháp nhờ đó tất cả các công te nơ chứa hóa chất tại nơi sản xuất có thể được đánh dấu rõ ràng với thông tin cần thiết.

Ghi nhớ

Mỗi vật chứa hóa chất phải được dán nhãn thích hợp. Không sử dụng hóa chất trong các vật chứa không có nhãn.

5. Quản lý hóa chất hàng ngày

Để đảm bảo an toàn và sức khỏe trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc, nên có các hoạt động cụ thể sau:

1. Kiểm tra nhằm đảm bảo tất cả các hóa chất được chứa trong vật chứa thích hợp với nhãn hợp lệ và bản dữ liệu an toàn hóa chất mới nhất.

2. Cung cấp thông tin và hướng dẫn việc sử dụng, bảo quản an toàn hóa chất tới tất cả những người lao động có liên quan.

3. Hợp tác để thúc đẩy sự kiểm soát.

4. Quản lý việc cung cấp, sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân;

5. Định kỳ đánh giá và tập luyện những phương án khẩn cấp.

6. Thiết lập và duy trì những quy trình giám sát sự tiếp xúc với hóa chất bao gồm cả sự kiểm tra về sức khỏe.

7. Lập kế hoạch và triển khai các chương trình huấn luyện.

Các phần trước đã trình bày cách thiết lập những quy trình và những quy tắc an toàn nhằm hạn chế hoặc giảm sự tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm. Phần này sẽ đi sâu giới thiệu các vấn đề quản lý hóa chất phải quan tâm hàng ngày

57

Page 58: An Toan Hoa Chat

5.1 - Đảm bảo rằng tất cả các hóa chất đã được chứa trong vật chứa thích hợp có nhãn hợp lệ và bản dữ liệu an toàn hóa chất mới nhất.

Nhiều hệ thống phân loại hóa chất đã được xác lập. Việc phân loại có sự khác nhau giữa các nước. Trách nhiệm phân loại và dán nhãn hóa chất thuộc về người cung cấp.

Trong nền kinh tế, sản phẩm của công đoạn này có thể là nguyên liệu của công đoạn khác. Vì vậy, một doanh nghiệp có thể vừa là người sử dụng hóa chất vừa là người cung cấp hóa chất.

* Sản xuất và đóng gói.

Hầu hết các hóa chất được nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm, được kiểm nghiệm nhiều năm trước khi sản xuất để bán. Mỗi một giai đoạn sản xuất đều được kiểm tra tỷ mỉ, chính xác. Đối với hóa chất, ngoài việc kiểm tra tính hiệu quả còn phải kiểm tra độc tính trước khi được đưa ra thị trường. Bởi vậy, một lần nữa nhắc lại rằng việc sử dụng hóa chất chỉ an toàn khi tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn đã ghi trên nhãn hay ở các tài liệu kèm theo.

Để sản xuất một hóa chất, các nhà sản xuất, người chế tạo, người cung cấp cần thực hiện một số nghĩa vụ quan trọng khác trước khi đem bán sản phẩm của họ. Đó là có trách nhiệm về nhãn hiệu và việc đăng ký hóa chất với cơ quan chức năng của Nhà nước. Nếu không có cơ quan chức năng của Nhà nước chuyên trách vấn đề này thì tuân theo các quy định của nước xuất, nhập khẩu.

Người sản xuất phải đảm bảo rằng mọi sản phẩm bán ra phải:

a) Được kiểm tra xác định đúng các nguy cơ trước khi đưa ra sử dụng;

b) Được đóng gói theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế và các vật chứa sẽ phải chịu được sự vận chuyển bằng phương tiện hay bằng tay, không có biểu hiện rò rỉ;

c) Được dán nhãn nhằm cung cấp những thông tin cần thiết theo quy định quốc gia và quốc tế; Dữ liệu an toàn hóa chất được cung cấp kèm theo các vật chứa cho người sử dụng và những người có yêu cầu;

d) Được cung cấp tờ tin nếu chưa có nhãn.

Trong môi trường làm việc hóa chất được phân loại dựa vào nguy cơ tiềm ẩn của nó đối với người lao động. Các tiêu chuẩn phân loại hóa chất gồm:

- Độc tính (cả độ nhạy và sự ăn sâu).

- Những đặc tính lý, hóa như cháy, nổ, ôxy hóa và các phản ứng nguy hiểm...

- Tính ăn mòn và gây kích thích.

- Tác động gây dị ứng và gây ung thư.

- Tác động gây quái thai, đột biến gen.

- Ảnh hưởng tới hệ thống cơ quan sinh sản.- .........................................

Mỗi đặc tính của hóa chất (như dễ nổ, cháy, dễ ôxy hóa, độc, ăn mòn, kích thích...) thường gắn với một biểu tượng (hình 51 có đưa ra một số ví dụ).

58

Page 59: An Toan Hoa Chat

Hình 51: Ví dụ về sự phân loại hóa chất

Câu hỏi thảo luận

1. Bạn biết những biểu tượng nguy hiểm nào đã được sử dụng để phân loại những hóa chất nguy hiểm (theo tiêu chuẩn Việt nam).

2. Mô tả thông tin có trên nhãn và trên bản dữ liệu an toàn hóa chất.

3. Phác thảo các bước có thể thực hiện để giúp người lao động hiểu được thông tin trên nhãn và trên bản dữ liệu an toàn hóa chất.

5.2- Cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản hóa chất tới tất cả những người lao động có liên quan.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

- Thông báo cho người lao động về các nguy cơ khi tiếp xúc với hóa chất tại nơi làm việc;- Chỉ dẫn cho người lao động cách thu nhận và sử dụng thông tin trên nhãn và bản dữ liệu an toàn hóa chất (hình 53);

59

Page 60: An Toan Hoa Chat

- Đảm bảo các bài giảng cho người lao động là phù hợp với bản dữ liệu an toàn của hóa chất và các thông tin đặc thù cho mỗi nơi làm việc.

- Huấn luyện đều đặn, cơ bản cho người lao động những quy trình và những quy phạm phải tuân theo nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe khi sử dụng hóa chất tại nơi làm việc;

- Huấn luyện để người lao động sử dụng chính xác và có hiệu quả các biện pháp kiểm soát, đặc biệt những biện pháp kiểm soát kỹ thuật và những biện pháp bảo vệ cá nhân.

- Thông báo cho người lao động rõ trách nhiệm của họ khi xảy ra trường hợp khẩn cấp và huấn luyện cho họ những thực hành cần thiết.

Bảo quản hợp lý hóa chất là một yếu tố quan trọng trong chương trình kiểm soát hóa chất. Để làm được điều đó, người sử dụng lao động phải dựa vào đặc tính của hóa chất xem xét các vấn đề:

- Tính tương tác giữa các hóa chất;

- Những đặc tính và số lượng của hóa chất đã được chứa trong kho;

- Điều kiện kho tàng (tính an ninh, cửa vào, vị trí kho);

- Loại và tính nguyên vẹn của vật chứa;

- ảnh hưởng của môi trường như nhiệt độ và độ ẩm;

- Những biện pháp phòng chống tai nạn, ngăn ngừa việc thoát hơi khí độc và cháy.

Hóa chất khác nhau đòi hỏi cách bảo quản khác nhau. Ví dụ, những hóa chất dễ cháy không được chứa trong những chất liệu dễ bị ô xít hóa và khu vực kho phải mát, tránh xa nguồn nhiệt và được thông gió tốt. Những hóa chất dễ phản ứng với nước như: Lithi, Natri, Kali, Canxi sẽ phải được chứa trong khu vực kho khô, mát và thông gió tốt. Hệ thống tưới nước sẽ không được lắp đặt tại các khu vực này.

Hình 52: Người lao động phải được chỉ dẫn cách thu nhận thông tin trên nhãn và bản dữ liệu an toàn hóa chất.

Câu hỏi thảo luận

1. Mô tả những biện pháp phòng ngừa thích đáng trong kho chứa hóa chất dễ cháy.

2. Người lao động được huấn luyện những gì để thực hiện được các biện pháp trên khi làm việc với hóa chất nguy hiểm.

5.3- Hợp tác đảm bảo cải thiện sự kiểm soát.

Một trong những yếu tố đảm bảo kiểm soát thành công hóa chất nguy hiểm là sự hợp tác giữa người sử dụng lao động và người lao động. Hợp tác tạo sự phối hợp chặt chẽ, tăng hiệu quả các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất tại nơi làm việc (hình 53).

Hợp tác có nghĩa là người lao động phải tuân theo những tiêu chuẩn và quy phạm an toàn và cũng phải báo cáo ngay lập tức tới bộ phận quản lý bất cứ một tình huống nguy hiểm nào phát sinh, dù lỗi của ai. Với nguyên tắc: phải thực hiện nhiệm vụ của mình an toàn và không gây nguy hiểm tới những người lao động khác.

60

Page 61: An Toan Hoa Chat

Hình 53: Hợp tác trong việc triển khai chương trình quản lý an toàn hóa chất

Người sử dụng lao động phải cung cấp ngay những thông tin về sự độc hại, nguy hiểm của hóa chất đối với sức khỏe hoặc những thông tin khác như thời hạn kiểm tra mức độ tiếp xúc, kiểm tra sức khỏe khi người lao động có yêu cầu.

Tổ chức đại diện cho người lao động (thường là công đoàn) được quyền cử cán bộ tham gia các cuộc thanh tra hoặc điều tra. Sự hợp tác như vậy sẽ đảm bảo hiệu quả và thành công của một chương trình kiểm soát hóa chất.

Câu hỏi thảo luận

1. Nơi bạn đang làm việc, về vấn đề sử dụng hóa chất, sự hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động thể hiện ở những điểm nào?

2. Người lao động có đại diện trong các cuộc thanh tra và điều tra không?

Ghi nhớ

Hợp tác là yếu tố cơ bản để thành công trong chương trình kiểm soát hóa chất.

5.4 - Quản lý việc cấp, sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân.

Tại những nơi phát sinh các yếu tố nguy hiểm, độc hại mà không thể loại trừ hết được phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

Bản dữ liệu an toàn hóa chất là nguồn thông tin chủ yếu cho việc lựa chọn phương tiện bảo vệ cá nhân. Kết hợp với các thông tin từ danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân do cơ quan chức năng của nhà nước ban hành, từ các nhà chuyên môn về vệ sinh công nghiệp, về hóa học để xây dựng quy chế quản lý, sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ nhân, gồm các vấn đề sau (hình 54):

- Ban hành nội quy sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân;

- Đề ra biện pháp nhằm đảm bảo cấp đúng, đủ phương tiện bảo vệ cá nhân;

- Thông báo các vùng, các công đoạn bắt buộc phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;

- Thiết lập một chương trình huấn luyện trong đó phản ánh các mối nguy hiểm, và những biện pháp bảo vệ, cách lựa chọn và sử dụng, bảo quản và sửa chữa phương tiện bảo vệ cá nhân.

61

Page 62: An Toan Hoa Chat

Hình 54: Phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân khi những biện pháp khác không kiểm soát hết các nguy cơ hóa chất

Câu hỏi thảo luận

1. Đã trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp cho người lao động tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm chưa? Nếu chưa, tại sao?

2. Người lao động đã được hỗ trợ gì để lựa chọn, sử dụng và bảo quản đúng phương tiện bảo vệ cá nhân?

5.5- Triển khai, đánh giá và định kỳ luyện tập phương án khẩn cấp.

 Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp có liên quan đến hóa chất, thường tác hại không chỉ giới hạn đối với người lao động mà gây ra cho cả cộng đồng và môi trường xung quanh. Kế hoạch khẩn cấp ngoài việc hướng dẫn rõ ràng cho mọi người trong doanh nghiệp biết làm gì và không làm gì mà còn tạo cơ hội phối hợp với đội cứu hỏa, cảnh sát, y tế và các dịch vụ cấp cứu khác ở bên ngoài nhà máy.

Người sử dụng lao động phải thiết lập những biện pháp khẩn cấp và phương tiện để giải quyết bất cứ sự cố nào. Ví dụ, để phòng trường hợp bị hóa chất bắn hoặc dính vào người vòi cấp cứu và những bồn rửa mặt sẽ được trang bị ở gần nơi làm việc nhất (hình 55). Những trang thiết bị này phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chúng luôn sẵn sàng hoạt động tốt.

Hình 55: Lắp đặt vòi cấp cứu, những bồn rửa mặt ở gần vị trí có sử dụng hóa chất.

Tương tự như vậy, phải phân loại nguy cơ cháy (cháy chất lỏng, cháy chất rắn, cháy chất khí và kim loại) và trong trường hợp cháy sẽ có các thiết bị chống cháy phù hợp nhằm dập tắt hoặc khống chế lửa trước khi những đơn vị cứu hỏa đến. Phải huấn luyện những người lao động liên quan đến hoạt động cứu hỏa. Kế hoạch sơ tán khi cháy phải được thiết lập và luyện tập đều đặn để đảm bảo cuộc sơ tán được suôn sẻ và nhanh chóng.

62

Page 63: An Toan Hoa Chat

Người sử dụng lao động nên cố gắng bố trí sao cho tại mỗi nơi làm việc đều có những người lao động đã được huấn luyện cách tự sơ cứu. Căn cứ vào quy định của luật pháp để quy định số thành viên tối thiểu cho sơ cứu ở các nơi làm việc.

Người sử dụng lao động cần thiết lập một chương trình huấn luyện cho mọi người lao động về các vấn đề liên quan trong trường hợp khẩn cấp. Chương trình huấn luyện nên gồm những nội dung sau:

- Phân công người kéo hệ thống báo động;

- Kêu gọi sự trợ giúp thích hợp;

- Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp trong tình trạng khẩn cấp;

- Những hoạt động để sơ tán ngay lập tức bất cứ ai trong vùng nguy hiểm;

- Hướng dẫn cách sơ cứu;

- Sử dụng thiết bị và các vật liệu đặc biệt nhằm sơ cứu, cứu hỏa và thiết bị kiểm soát rò rỉ, tràn đổ;- Các hoạt động sơ tán tài sản gần đó khi cần thiết.

Câu hỏi thảo luận

1. Phác thảo kế hoạch khẩn cấp khi xảy ra cháy, rò rỉ, thoát hơi độc trong doanh nghiệp của bạn.2. Mô tả những thiết bị cần thiết cho việc giải quyết tình trạng khẩn cấp liên quan tới sử dụng hóa chất.

5.6- Thiết lập và duy trì những quy trình giám sát sự tiếp xúc, và việc kiểm tra sức khỏe.

Người sử dụng lao động phải thiết lập quy trình giám sát các mức độ độc hại của hóa chất tiếp xúc (hình 56). Nó không được vượt quá giới hạn cho phép được quy định trong luật pháp quốc gia (danh mục do Bộ Y tế ban hành). Nếu mức độ độc hại vượt quá giới hạn đó, ngay lập tức phải điều tra xác định nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục. Trước khi thực hiện những biện pháp khắc phục, người lao động phải được cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp hoặc tạm dừng việc trong vùng độc hại. Việc kiểm soát mức độ ô nhiễm hóa chất trong môi trường lao động phải được thực hiện định kỳ theo quy định của pháp luật và phải được làm đột xuất trong các trường hợp có nghi vấn về mức độ ô nhiễm. Tất cả hồ sơ quản lý sự tiếp xúc với hóa chất phải được lưu giữ theo đúng quy định.

Người lao động tiếp xúc với hóa chất phải được giám sát về y tế, chủ yếu là kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm xác định những ảnh hưởng có hại với sức khỏe khi làm việc với hóa chất. Phần lớn các bệnh nghề nghiệp có một giai đoạn ủ bệnh lâu dài. Vì vậy, kiểm tra sức khỏe là cơ hội phát hiện bệnh nghề nghiệp ở giai đoạn sớm nhất, nhằm thực hiện những biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp. Điều quan trọng là những bác sĩ tiến hành chương trình này đã được huấn luyện tương xứng về y học lao động. Tất cả các hồ sơ sức khỏe phải được bảo quản tốt.

Hình 56: Giám sát sự tiếp xúc định kỳ

Câu hỏi thảo luận

1. Nơi bạn làm việc đã tiến hành các chương trình gì để quản lý môi trường lao động, cải thiện điều kiện lao động?

2. Mô tả dịch vụ kiểm tra sức khỏe trong nhà máy bạn làm việc.

63

Page 64: An Toan Hoa Chat

5. 7- Lập kế hoạch và thực hiện chương trình huấn luyện.

Giáo dục và đào tạo là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý hóa chất nguy hiểm. Việc lắp đặt các thiết bị an toàn, việc bổ sung quy trình và quy phạm an toàn cùng với sự huấn luyện và đào tạo là các nhân tố đảm bảo thực hiện có hiệu quả chương trình kiểm soát hóa chất.

Tất cả những người làm việc với hóa chất nguy hiểm phải nhận thức được các mối nguy hiểm, và các biện pháp đảm bảo an toàn được áp dụng, từ quy trình làm việc, cách sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân, đến những biện pháp sơ cứu và cấp cứu.

Huấn luyện đặc biệt cần thiết cho người lao động mới vào nghề. Ngoài ra, tất cả mọi người lao động đều phải được huấn luyện lại theo định kỳ hoặc khi có thay đổi trong quy trình sản xuất.

Câu hỏi thảo luận

1. Nơi bạn đang làm việc có những hình thức huấn luyện nào đã được tổ chức trong năm qua nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe trong sử dụng hóa chất?

2. Mô tả những biện pháp đã được sử dụng để chương trình huấn luyện an toàn hóa chất đến được tất cả những người lao động.

6. Điều tra báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố khác

6.1- Điều tra tai nạn lao động và các sự cố khác

* Để đánh giá được các nguy cơ và đề ra các biện pháp phòng ngừa cần thiết, người sử dụng lao động phải phối hợp với người lao động và đại diện của họ để điều tra ngay:

- Các tai nạn và sự cố bất kể nó có gây thương tích hay không;

- Các trường hợp bệnh nghề nghiệp đã rõ và đang bị nghi ngờ;

- Các trường hợp có thể xẩy ra mối nguy hiểm liên quan đến hóa chất độc hại.

* Công việc điều tra cần xem xét đến hiệu quả của các biện pháp giám sát hiện có.

6.2- Báo cáo tai nạn, bệnh nghề nghiệp và các sự cố khác

Phải báo cáo tai nạn, bệnh nghề nghiệp và các sự cố khác liên quan đến hóa chất cho người có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

Ghi nhớ

1. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm quản lý an toàn hóa chất trong tổ chức của mình;

2. Những nguyên tắc chung cho quản lý an toàn hóa chất là:

- Biết hóa chất nào đang sử dụng;

- Thông báo cho người lao động về các nguy cơ của hóa chất và những biện pháp phòng ngừa phải tuân theo;

- Cải thiện điều kiện lao động đảm bảo thích ứng với người lao động.

3. Công tác quản lý an toàn của hóa chất bao gồm những yếu tố sau:

- Những mục tiêu của công ty;

- Ban quản lý an toàn hóa chất;

- Tổ chức và tiến hành kiểm soát bao gồm:

* Phân loại và dãn nhãn, sử dụng, bảo quản, vận chuyển và loại bỏ.

* Những chương trình kiểm tra về y tế và môi trường.

* Huấn luyện và đào tạo giáo dục.

* Những biện pháp cấp cứu.

4. Những nhiệm vụ của người lao động là hợp tác với người sử dụng lao động trong việc thực hiện chương trình quản lý an toàn hóa chất nhằm và cũng để đảm bảo an toàn cho mình và những người khác.

Câu hỏi thảo luận

1. Mô tả chương trình quản lý an toàn hóa chất trong doanh nghiệp bạn. Liệt kê những yếu tố của nó.2. Bạn có đóng góp gì để thúc đẩy chương trình đó không?

64

Page 65: An Toan Hoa Chat

3. Mô tả những biện pháp khác nhau nhờ đó mà người lao động và người quản lý có thể hợp tác để đảm bảo thực hiện thành công chương trình quản lý an toàn hóa chất.

Phụ lục 1 : Thuật ngữCác thuật ngữ sử dụng thường xuyên trong tài liệu được hiểu như sau:

  1-  Hóa chất: Là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có nguồn gốc từ tự nhiên hay được con người tổng hợp tạo thành.2- Sự nhiễm độc: Bình thường con người có khả năng đối phó với nhiều hóa chất khác nhau nhưng trong giới hạn nhất định[1]. Sự nhiếm độc chỉ xảy ra khi giới hạn bị vượt quá và cơ thể không có khả năng đối phó (bằng cách tiêu hóa, hấp thụ hay bài tiết).

3-  Độc tính của hóa chất: Là khả năng gây tác hại của nó cho một cơ thể sống. Hóa chất khác nhau có độc tính khác nhau. Thí dụ: một vài giọt hóa chất nào đó có thể gây tử vong, trong khi những hóa chất khác chỉ gây những ảnh hưởng tương tự với khối lượng lớn.

4- Nguy cơ: là đặc tính cố hữu của một chất gây hại cho con người hoặc môi trường.

5- Tính đặc thù: Khả năng của một hóa chất chỉ tác dụng lên một cơ quan.

6- Hóa chất nguy hiểm: Là những hóa chất trong quá trình sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển có thể gây ra cháy nổ, ăn mòn nhiễm độc nguy hiểm cho người và phá hoại tài sản.

7- Hóa chất dễ cháy nổ: là các hóa chất có thể tự phân giải gây cháy nổ hoặc cùng với các chất khác tạo thành hỗn hợp cháy nổ dưới điều kiện nhất định về thành phần, nhiệt độ, áp suất ... 

8-  Hóa chất ăn mòn: là các chất có tác dụng phá hủy dần các kết cấu xây dựng kể cả móng và nền đất tự nhiên) và các dạng vật chất khác như máy móc, thiết bị, đường ốngv.v.. có thể gây bỏng, ăn da người và súc vật.

9-  Hóa chất độc: là các chất gây ảnh hưởng xấu trực tiếp hay gián tiếp đến người và sinh vật. Tác dụng độc có thể xâm nhập qua tiếp xúc da, qua đường ngộ độc cấp tính hay mãn tính, gây nhiễm độc cục bộ hay toàn bộ.

10- Rủi ro: Đó là khả năng có thể xảy ra những mối nguy hại và phạm vi có thể của nó. Rủi ro không chỉ phụ thuộc vào nguy cơ độc hại (tức là khả năng chất đó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường) mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như sản phẩm được sử dụng như thế nào, lượng sử dụng bao nhiêu và phụ thuộc vào phạm vi lan rộng của sản phẩm đó.

11- Bụi không khí: Là sự phân tán các tiểu phân rắn trong không khí. Đám bụi này được sinh ra bởi các hoạt động xay nghiền, khoan đập các khối vật chất. Cỡ của những hạt bụi này có phạm vi từ nhìn thấy được bằng mắt thường (lớn hơn 1/20 mm đường kính) cho tới không thể nhìn thấy được. Đám bụi không thể nhìn thấy sẽ tồn tại trong không khí một thời gian cùng với sự nguy hiểm của nó, vì có khả năng lọt sâu vào phổi.

12- Hơi: Là dạng khí của một chất lỏng ở nhiệt độ và áp suất trong phòng. Lượng khí phát tán phụ thuộc vào độ bay hơi của chất lỏng. Chất có điểm bay hơi thấp thì dễ bay hơi hơn những chất có điểm bay hơi cao.

13- Mù sương: Là sự phân tán các hạt chất lỏng trong không khí. Bình thường mù sương được sinh ra bởi các hoạt động như: mạ điện, bơm phun, nơi mà chất lỏng được phun ra, bắn tung toé hoặc sủi bọt thành những hạt nhỏ.

14- Khí: Các chất như ôxy, nitơ, hoặc điôxít cacbon trong trạng thái khí ở nhiệt độ và áp suất trong phòng.

15- Ảnh hưởng cấp tính: Là ảnh hưởng xuất hiện ngay sau khi hóa chất xâm nhập vào cơ thể, gây ra bởi sự tiếp xúc ngắn, đơn lẻ (thường không nhiều hơn một ca làm việc) với một số lượng lớn hoặc nồng độ cao của một hóa chất. Thông thường có các triệu chứng như sổ mũi, nhức đầu, bải hỏai, buồn nôn, đi lỏng, toát mồ hôi, run và cảm giác mệt mỏi. Nếu tác động mạnh còn gây ra co giật, rối loạn hành vi hoặc gây ngất xỉu...

16- Ảnh hưởng mãn tính: Là ảnh hưởng gây ra bởi sự tiếp xúc nhiều lần với một hóa chất trong một giai đoạn dài. Trong trường hợp này, hóa chất được tích luỹ lại trong cơ thể, đến một mức nào đó chúng có khả năng gây đột biến tế bào, kích thích u ác tính phát triển, ảnh hưởng đến tế bào thai và gây ra dị dạng... Cả hai ảnh hưởng cấp tính và mãn tính đều có thể mất đi sau khi chấm dứt sự tiếp xúc và được điều trị thích hợp song chúng cũng có thể để lại hậu quả lâu dài.

17- Tài liệu an toàn hóa chất: là tài liệu chứa đựng những thông tin cần thiết về đặc tính của hóa chất và các biện pháp để sử dụng chúng một cách an toàn, bao gồm từ cách nhận diện, phân loại, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn cho tới việc tiến hành các biện pháp an toàn và biện pháp khẩn cấp.

65

Page 66: An Toan Hoa Chat

[1] Giới hạn này còn gọi là ngưỡng: Liều hoặc nồng độ nhỏ nhất của chất hóa học mà tại đó ảnh hưởng đầu tiên xuất hiện.

66

Page 67: An Toan Hoa Chat

Phụ Lục 2 : I - Kiểm toán giảm thiểu chất thải công nghiệp

Kiểm toán giảm thiểu chất thải là một loại hình của kiểm toán môi trường đã được sử dụng trên thế giới từ những năm 70. Kiểm toán môi trường đã trở thành một công cụ có giá trị để các doanh nghiệp kiểm tra lại khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, giảm các vi phạm về môi trường, giảm chất thải và tăng khả năng quản lý môi trường.

Giảm thiểu chất thải đã được định nghĩa là quá trình giảm chất thải rắn, chất thải khí, nước thải và tiếng ồn ở ngay tại nguồn gây ra chất thải.

Kiểm toán giảm thiểu chất thải là gì?

Kiểm toán giảm thiểu chất thải là bước đầu tiên để giảm chất thải đồng thời làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nó là một quá trình kiểm tra khách quan các quá trình sản xuất và chất thải nhằm mục đích giảm nguồn thải, tăng sử dụng lại hoặc loại bỏ hoàn toàn chất thải. Kiểm toán giảm thiểu chất thải là một quá trình được lập kế hoạch và nó thể hiện tất cả các đặc tính của các chất thải. Như vậy qua kiểm toán các phương án giảm thiểu chất thải được nhận dạng, được đánh giá, được lựa chọn, được thể hiện và được giám sát.

Lợi ích của kiểm toán giảm thiểu

Kiểm toán giảm thiểu chất thải công nghiệp có thể mang lại lợi ích chính sau:

+ Tiết kiệm được tiền do giảm đầu tư vào các hệ thống xử lý chất thải; giảm tiêu hao nguyên vật liệu và các chi phí khác cho sản xuất;

+ Giảm tổn hại tiềm ẩn do sản xuất gây ra cho môi trường;

+ Giảm trách nhiệm pháp lý trong tương lai;

+ Tăng lợi nhuận;

+ Bảo vệ sức khỏe của nhân dân xung quanh, sức khỏe người lao động, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.(Phần này mô tả các phương thức thực hiện kiểm toán giảm thiểu chất thải công nghiệp trên cơ sở kinh nghiệm triển khai giảm thực hiện kiểm toán giảm thiểu chất thải công nghiệp ở Việt Trì và Đồng Nai do UNDP tài trợ thông qua dự án VIE 95/019 và 95/053)

Quá trình kiểm toán giảm chất thải công nghiệp được chia thành 9 bước sau:

Bước 1: Mô tả và liệt kê các bộ phận sản xuất ;

Bước 2: Các số liệu sản xuất cho từng bộ phận sản xuất/ nhà nồi hơi;

Bước 3: Xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường;

Bước 4: Tập hợp các số liệu vào và ra của các bộ phận sản xuất/ nhà nồi hơi;

Bước 5: Lập cân bằng vật chất và đánh giá các nguồn thải;

Bước 6: Mô tả và đánh giá các biện pháp giảm và xử lý chất thải hiện có;

Bước 7: Xây dựng các phương án giảm chất thải;

Bước 8: Phân tích chi phí/ lợi ích cho quá trình giảm và xử lý chất thải.;

Bước 9: Lập kế hoạch thực hiện biện pháp giảm thiểu/xử lý chất thải;

Bước 1: Mô tả và liệt kê các bộ phận sản xuất

1.1 -Liệt kê các bộ phận sản xuất chính

Trong một danh nghiệp thường bao gồm một vài bộ phận sản xuất riêng biệt để tạo nguyên liệu chính cho bộ phận sản xuất tiếp theo hoặc tạo ra sản phẩm. Bộ phận sản xuất được định nghĩa ở đây là một đơn vị

67

Page 68: An Toan Hoa Chat

sản xuất có dây chuyền công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm, ví dụ các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng lớn trong một công ty hoặc các phân xưởng trong nhà máy, các sản phẩm có thể là tấn axit, tấn thép, m2 gạch lát nền v.v..

Các trạm xử lý nước cấp, nước thải, phòng thí nghiệm, nhà nồi hơi của công ty cũng được xem là một bộ phận sản xuất.

Bảng 1.1: Bảng kê các bộ phận sản xuất trong công ty

TT Tên bộ phận sản xuấtChế độ làm việc

Liên tục Bán liên tục Riêng biệt Khác

   ...

1.2 - Lập sơ đồ công nghệ sản xuất:

Sơ đồ công nghệ sản xuất cùng với cân bằng vật chất sẽ cung cấp thông tin về quá trình sản xuất và các chất thải ra từ quá trình đó.

a/ Lập sơ đồ công nghệ sản xuất cho từng bộ phận sản xuất:

Sơ đồ công nghệ sản xuất được trình bày dưới dạng sơ đồ khối, mỗi công đoạn là một khối trong sơ đồ công nghệ đó và nó giúp xác định các nguồn thải.

Đối với các công nghệ sản xuất phức tạp, không cần thiết phải đưa tất cả các công đoạn vào trong sơ đồ công nghệ mà chỉ đưa các công đoạn chính hoặc một nhóm các công đoạn vào một khối trong sơ đồ khối theo nguyên tắc mô tả được các nguồn thải chính trong khối đó.

b/ Sơ đồ công nghệ cho toàn nhà máy

Chỉ lập sơ đồ công nghệ cho toàn nhà máy trong trường hợp các chương trình kiểm toán giảm thiểu chất thải được lập cho toàn nhà máy và nhà máy đó được lập thành từ nhiều bộ phận sản xuất riêng để tạo ra sản phẩm chung. Sơ đồ công nghệ chung cũng là sơ đồ khối, các khối biểu thị các bộ phận sản xuất có liên quan về mặt công nghệ với nhau.

Bước 2: Các số liệu sản xuất cho từng bộ phận sản xuất

Nhiệm vụ của bước 2 là điều tra tất cả các số liệu vào (nguyên, nhiên vật liệu, nước), số liệu ra (sản phẩm, bán sản phẩm), lượng các chất sử dụng lại bao gồm cả nước và liệt kê chúng dưới dạng bảng. 

2.1- Nguyên liệu, hóa chất cho từng bộ phận sản xuất.

Thống kê các nguyên liệu cho từng bộ phận sản xuất dưới dạng bảng kiểm tra với các thông tin chính về từng loại nguyên liệu sử dụng. Chú ý đặc biệt đến nguyên liệu tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm môi trường. Các số liệu được điều tra và điền vào bảng kiểm tra (bảng 2.1) cho từng bộ phận sản xuất.

Bảng 2.1: Bảng kê các nguyên liệu, hóa chất sử dụng

Thuộc tínhChủng loại

Nguyên liệu 1 Nguyên liệu 2 Hóa chất

Lượng sử dụng     

Cách thức giao hàng

Loại bao bì       

Cách thức chứa    

Phương pháp xử lý bao bì    

2.2 - Nhiên liệu

Các số liệu điều tra về loại và lượng nhiên liệu sử dụng cho từng bộ phận sản xuất được điền vào bảng 2.2 giống như điền nguyên liệu vào. Các nhiên liệu vào bao gồm dầu nặng, dầu nhẹ, than củi, v.v..

68

Page 69: An Toan Hoa Chat

Bảng 2.2: Bảng kê các thông tin về nhiên liệu cho từng bộ phận sản xuất

Bộ phận sản xuấtNhiên liệu (tấn/ năm)

Dầu FO Dầu DO Than Củi

A

B

C

...

2.3- Điều tra mất mát nguyên liệu, nhiên liệu do đưa đi, lưu giữ và vận chuyển

Thông thường có một lượng nguyên liệu bị mất đi trong suốt quá trình lưu kho và cấp đi. Những thất thoát này có thể tính được dựa vào sự khác biệt giữa tổng nguyên liệu mua vào và tổng nguyên liệu sử dụng trong sản xuất. Bảng 2.3 để thống kê các số liệu về nguyên liệu, trên cơ sở đó xem xét các nguyên nhân dẫn đến mất mát để khắc phục.

Bảng 2.3: bảng kê các thông tin về mất mát nguyên liệu do lưu kho và đưa đi sử dụng

Loại nguyên vật liệuLượng nguyên liệu nhập vào

(.../năm)

Lượng nguyên liệu đưa vào sử dụng (.../năm)

Phương tiện chứa

Thời gian chứaDự báo mất mát nguyên

liệu hàng năm.

Nguyên liệu 1                 

Nguyên liệu 2                 

Nguyên liệu 3                 

...........                 

2.4- Lượng nước sử dụng

Lượng nước sử dụng và tái sử dụng cho các mục đích khác nhau như: dùng cho sản xuất, làm lạnh, làm vệ sinh, v.v.. được ghi trong bảng 2.4.

Bảng 2.4: Bảng kê lượng nước sử dụng và sử dụng lại cho từng bộ phận sản xuất

Bộ phận sản xuấtSử dụng nước (m3/năm)

Nước sản xuất Nước vệ sinh Nước làm lạnh Mục đích khác

SD SDL SD SDL SD SDL SD SDL

Bộ phận sản xuất A                          

Bộ phận sản xuất B                          

Bộ phận sản xuất C                          

Phòng thí nghiệm                          

Khác                          

Ghi chú: SD= Sử dụng; SDL= Sử dụng lại  

2.5- Các số liệu sản phẩm

Điều tra các loại sản phẩm, lượng sản phẩm được tạo ra hàng năm và liệt kê dưới dạng như bảng 2.5 dưới đây.

Bảng 2.5 Bảng kê các sản phẩm và bán sản phẩm cho từng bộ phận sản xuất

Bộ phận  sản xuấtSản phẩm (Tấn/năm)

Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm trung gian Bán sản phẩm

Bộ phận sản xuất A              

Bộ phận sản xuất B             

69

Page 70: An Toan Hoa Chat

Bộ phận sản xuất C             

..............              

2.6- Nhà nồi hơi

Liệt kế các số liệu vào (nhiên liệu, hóa chất, nước) và lượng các thành phần quan trọng như hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu, được điều tra và liệt kê riêng trong bảng 2.6

Bảng 2.6 Bảng kê nhiên liệu, nước, hóa chất dùng cho lò hơi

Thông số Lượng

Loại nhiên liệu sử dụng  

Hàm lượng lưu huỳnh có trong nhiên liệu (%S)    

Hàm lượng lưu huỳnh tối đa cho phép trong nhiên liệu (%S)    

Lượng nước sử dụng    

Các hóa chất sử dụng/ Loại và lượng    

2.7- Phòng thí nghiệm

Các số liệu vào cho phòng thí nghiệm (hóa chất và nước) được liệt kê dưới dạng bảng 2.7

a/ Các hóa chất:

Bảng 2.7: Bảng kê hóa chất sử dụng trong phòng thí nghiệm  

Thuộc tínhLoại hóa chất

Hóa chất 1 Hóa chất 2 Hóa chất 3

Lượng sử dụng (Tấn/ năm)          

Cách thức giao hàng          

Loại bao bì          

Cách thức chứa          

Phương pháp đưa đi sử dụng          

Phương pháp xử lý bao bì          

b/ Lượng nước sử dụng:

Thống kê lượng nước sử dụng trong năm của phòng thí nghiệm (m3/năm)

Bước 3: Xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường được đề cập ở đây bao gồm: nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn. Yêu cầu chung đối với việc xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường là thống kê các nguồn thải ra môi trường, các điểm thải, nồng độ và tải lượng chất thải.

3.1- Thống kê các nguồn nước thải

Các thông tin cần thiết về nước thải của nhà máy được chia ra làm hai nguồn: (1) nguồn thải ra khỏi nhà máy, (2) nguồn thải trong nội bộ nhà máy.

a/ Nguồn nước thải ra khỏi nhà máy

a1/ Bố trí các nguồn nước thải

+ Xác định các nguồn nước thải ra khỏi nhà máy.

Bảng 3.1 Các nguồn thải ra khỏi nhà máy

Các nguồn thải Có Không

Nước thải sản xuất     

Nước làm lạnh       

Nước thải sinh hoạt       

70

Page 71: An Toan Hoa Chat

Nước thải bề mặt       

+ Xác định các điểm thải nước của các nguồn thải ra khỏi nhà máyBảng 3.2: Các điểm nước thải khi ra khỏi nhà máy

Nguồn thảiĐiểm thải

Biển Cửa sông Sông HồĐường thải chung

của thành phố

Nước thải sản xuất                

Nước làm lạnh                

Nước thải sinh hoạt                

Nước thải bề mặt/ Nước thải chung                

a2/ Xác định lưu lượng, nồng độ và tải lượng thải cho từng nguồn thải

+ Nồng độ chất thải cho từng nguồn thải

Bảng 3.3: Nồng độ các chất trong các nguồn thải ra khỏi nhà máy

Các thông sốNguồn thải

Nước thải sản xuất Nước bề mặt Nước thải chung

BOD5 mg/l          

COD mg/l          

Chất rắn lơ lửng mg/l          

............          

pH          

Nhiệt độ 0C          

+ Lưu lượng và tải lượng chất thải

Xác định lưu lượng thải cho các nguồn thải ra khỏi nhà máy.

Bảng 3.4 Lưu lượng và nồng độ các chất thải trong các dòng thải ra khỏi nhà máy

Các thông sốNguồn thải

Nước thải sản xuất Nước bề mặt Nước thải chung

Lưu lượng thải:          

+ m3/h          

+ m3/ngày          

BOD5 kg/ngày          

COD kg/ngày          

Nitrat kg/ngày          

Sunphat kg/ngày          

......................          

b/ Nước thải từ các bộ phận sản xuất/ trạm xử lý nước cấp/nhà nồi hơi/ phòng thí nghiệm

Thống kê lưu lượng, nồng độ, tải lượng chất thải cho từng nguồn nước thải trong nội bộ nhà máy được thực hiện trong phần này.

b1/ Nồng độ trung bình chất thải:

Bảng 3.5: Nồng độ các chất thải cho từng dòng thải từ từng bộ phận sản xuất

Các thông sốNguồn thải

Nước thải sản xuất Nước thải chung

BOD5 mg/l       

COD mg/l       

Chất rắn lơ lửng mg/l       

71

Page 72: An Toan Hoa Chat

............       

pH       

Nhiệt độ 0C     

b2/ Lưu lượng và tải lượng thải tính theo nồng độ chất thải trung bình:

Bảng 3.6: Lưu lượng dòng thải và tải lượng các chất thải cho từng dòng thải, từng bộ phận sản xuất.

Các thông sốNguồn thải

Nước thải sản xuất Nước thải chung

Lưu lượng thải lớn nhất:       

+ m3/h       

+ m3/ngày       

BOD5 kg/ngày       

COD kg/ngày       

Nitrat kg/ngày       

Sunphat kg/ngày       

......................       

Các số liệu trong bảng 3.5 và bảng 3.6 được thực hiện cho tất cả các bộ phận sản xuất, trạm xử lý nước, nhà nồi hơi, phòng thí nghiệm.

3.2- Thống kê các nguồn khí thải

a/ Các điểm khí thải từ ống khói

Bảng 3.7 Bảng thống kê ống khói cùng các đặc tính của ống khói áp dụng cho tất cả các bộ phận sản xuất của nhà máy.

Điểm thảiỐng khói

Lưu lượng Chiều cao Đường kính

Bộ phận sản xuất A          

+ ống khói 1          

+ ống khói 2          

Bộ phận sản xuất B          

+ ống khói 3          

Bộ phận sản xuất C          

+ ống khói 4          

Các điểm khác          

+ ống khói 5          

Các thông số trong bảng có thể thu được dễ dàng từ bản vẽ mặt bằng của nhà máy, bản vẽ thiết kế ống khói và đặc tính của quạt.

b/ Nồng độ và tải lượng

Bảng 3.8: Bảng thống kê các thông số thải (lưu lượng, nồng độ và tải lượng cho từng ống khói).

Thông số thải Nồng độ trung bình (mg/Nm3) Tải lượng trung bình (kg/h)

1. ống khói 1   Lưu lượng thải Nm3/h   Bụi   SO2   SO3+/ mù a xít   Nox   CO   Các chất thải đặc thù khác  

                       

 

72

Page 73: An Toan Hoa Chat

2. ống khói 2   .......................  

     

3.3- Thống kê nguồn thải rắn

Bảng 3.9 Thống kê nguồn thải rắn

Nguồn thải/ chất thải Lượng thải (Tấn/ năm) Là chất độc hại Có/ không Có sử dụng lại không?

1. Bộ phận sản xuất A   +   +   2. Bộ phận sản xuất B   +   +   3. Bộ phận sản xuất C   +   +   4. Nhà nồi hơi   +   5. Trạm xử lý nước cấp   +   6. Trạm xử lý nước thải   +   7. Phòng thí nghiệm   +   8. Các nguồn thải khác   + Rác sinh hoạt   + Giấy vụn do đóng gói  

                                                           

                                                           

                    

3.4- Thống kê các nguồn gây ồn:

Tiếng ồn cũng là một nguồn phát thải từ nhà máy ra khu vực xung quanh

Bảng 3.10: Bảng kê mức tiếng ồn

Điểm ồnMức tiếng ồn

Khi làm việc Khi không làm việc

A. Khu vực sản xuất   +   +   B. Khu vực hàng rào nhà máy   +   +  

                 

      

3.5- Các vấn đề chung

a/ Tiêu thụ năng lượng

- Lượng điện tiêu thụ hàng năm (KWh/năm);

- Lượng hơi tiêu thụ hàng năm (tấn hơi/năm);

- Chính sách giảm tiêu thụ năng lượng

b/ Tiêu thụ nước

- Lượng nước tiêu thụ hàng năm (m3/năm);

- Lượng nước sử dụng lại (m3/năm);

- Chính sách giảm tiêu thụ nước.

Bước 4: Tập hợp các số liệu vào và ra của các bộ phận sản xuất/ nhà nồi hơi

73

Page 74: An Toan Hoa Chat

Trên cơ sở các số liệu thu được từ các bước trên, các số liệu được tập hợp lại cho từng bộ phận sản xuất để chuẩn bị cho bước lập cân bằng vật chất. Các số liệu được tập hợp lại dưới dạng sau:

Tên bộ phận sản xuất:

Số liệu vào:

+ Nguyên liệu A;

+ Nguyên liệu B

+ Chất thải sử dụng lại

+ Nước

Số liệu ra:

+ Sản phẩm hoặc bán sản phẩm

+ Nước thải

+ Khí thải

+ Chất thải rắn

Bước 5: Lập cân bằng vật chất và đánh giá các nguồn thải

Mục đích của bước này là lập cân bằng vật chất, đánh giá các nguồn thải để xác định các cơ hội giảm chất thải.

5.1- Lập cân bằng vật chất

Dưới dạng đơn giản nhất, cân bằng vật chất được biểu thị bằng nguyên tắc bảo toàn vật chất:

Lượng chất vào = Lượng chất ra + Lượng chất còn lưu lại

Cân bằng vật chất cần phải thực hiện cho từng công đoạn và cả quá trình sản xuất, đặc biệt đối với chất thải là vật liệu quý và nguy hiểm, hoặc gây khó khăn cho việc xử lý chất thải.

* Các nguồn thông tin cần thiết để lập cân bằng vật chất

Theo định nghĩa, cân bằng vật chất bao gồm cả nguyên vật liệu vào và ra khỏi quá trình, các nguồn thông tin cần thiết để lập cân bằng vật chất bao gồm:

- Số liệu phân tích, số liệu đo lưu lượng của các dòng vào, sản phẩm và các dòng thải.

- Các số liệu ghi chép mua nguyên liệu.

- Kiểm kê nguyên liệu.

- Kiểm kê các nguồn thải.

- Làm sạch thiết bị.

- Các đặc tính của sản phẩm.

- Bảng tính cân bằng vật chất khi thiết kế.

- Các số liệu ghi chép về sản xuất.

- Nhật ký vận hành.

- Quy trình vận hành chuẩn và các tài liệu hướng dẫn vận hành..

5.2- Đánh giá các nguồn thải

Sau khi đã thống kê đầy đủ các nguồn thải và xác định được các nguồn đáng lưu tâm thì bước tiếp theo là đánh giá chi tiết hơn để tìm ra các cơ hội giảm chất thải.

Bước 6: Mô tả và đánh giá các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải hiện có

 Mô tả và đánh giá các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải hiện có bao gồm:

- Mô tả và đánh giá các hệ thống xử lý nước thải tập trung;

74

Page 75: An Toan Hoa Chat

- Mô tả và đánh giá các hệ thống xử lý nước thải cho từng công đoạn sản xuất, phòng thí nghiệm v.v..

- Mô tả và đánh giá các hệ thống xử lý khí thải, hơi hóa chất, khí và bụi;

- Mô tả và đánh giá các hệ thống xử lý chất thải rắn;

- Mô tả và đánh giá các hệ thống tiêu hủy chất thải rắn;

- Mô tả và đánh giá các biện pháp làm giảm tiếng ồn.

Phần mô tả các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải cần nêu:

- Nguyên lý hoạt động ;

- Mô tả quy trình công nghệ;

- Thông số đầu vào/ đầu ra của quá trình xử lý.

Phần đánh giá các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải cần xem xét:

- Hiệu quả kỹ thuật của các biện pháp giảm thiểu xử lý

- Chi phí xử lý cho một đơn vị chất thải

- Mức tiêu thụ nhiên liệu, điện năng, hóa chất... cho quá trình xử lý.

- Hiện trạng thiết bị, máy móc các hệ thống xử lý.

- Thời gian hoạt động thực tế của hệ thống

- Trình độ quản lý, bảo dưỡng và vận hành hệ thống

- Những nhược điểm của hệ thống cần phải khắc phục

Bước 7: Xây dựng các phương án giảm thiểu chất thải

Để có những phương án giảm thiểu chất thải khả thi, chúng ta xem xét cẩn thận mọi nguyên nhân dẫn đến phát sinh chất thải từ các sai sót về tổ chức sản xuất đến các nguyên nhân phức tạp về mặt kỹ thuật.Các nguyên nhân đó là:

a/ Nguyên nhân kỹ thuật

- Nhà xưởng không tốt.

- Thiết kế quá trình và thiết bị chưa tốt

- Dây chuyền công nghệ lạc hậu

b/ Nguyên nhân quản lý

- Nhân lực được đào tạo chưa đầy đủ, năng lực chuyên môn kém.

- Thiếu phương tiện đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề.

- Người lao động làm việc quá sức.

- Thiếu sự kiểm tra nhắc nhở của lãnh đạo.

Một khi đã xác định được nguồn và nguyên nhân tạo ra chất thải, chúng ta có thể xây dựng nhiều phương án giảm thiểu chất thải.

Mức độ khả thi của các phương án giảm thiểu chất thải phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của nhóm chuyên gia giảm thiểu chất thải.

Khi xây dựng các phương án giảm thiểu chất thải cần thiết theo dõi ý kiến của các chuyên gia tư vấn kỹ thuật môi trường khác, các nhà chế tạo và cung cấp thiết bị ... hoặc tham khảo các biện pháp giảm thiểu chất thải ở các nhà máy có cùng công nghệ hay sản xuất các sản phẩm tương tự.

Các phương án giảm thiểu có thể là:

- Thay đổi công nghệ hoặc dây chuyền sản xuất mà từ đó có thể tăng năng suất và giảm phát sinh chất thải.- Cải tiến dây chuyền công nghệ mà không phải tốn chi phí đầu tư mới.

- Tìm kiếm khả năng tái chế và tái sử dụng chất thải.

75

Page 76: An Toan Hoa Chat

- Cải tạo lại các hệ thống xử lý đã có, bổ xung hoặc xây dựng mới hệ thống xử lý.

- Cải thiện công tác quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất.

Bước 8: Phân tích chi phí/ lợi ích cho quá trình giảm thiểu và xử lý chất thải.

Mặc dù các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải được thực hiện dưới nhiều hình thức rất khác nhau, song quy trình phân tích chi phí/ lợi ích đều được thực hiện như nhau, bao gồm phân tích chi phí thực hiện giảm thiểu và xử lý chất thải, xác định các lợi ích có thể thu được từ quá trình xử lý chất thải, sau đó so sánh chi phí/lợi ích.

8.1- Phân tích chi phí và xử lý chất thải hiện tại

Chi phí hàng năm cho xử lý chất thải hiện tại được xác định như sau:

Thành phần chi - thu Cách tính Thành tiền (đ/ năm)

Chi phí hóa chất, nguyên liệu   Chi phí điện   Chi phí cấp nước   Nhân công   Chi phí bảo trì, sửa chữa   Chi phí tư vấn, kiểm soát   Chi phí tiêu hủy chất thải   Chi phí vận chuyển chất thải   Chi phí vận hành, bảo dưỡng   Khấu hao thiết bị, nhà xưởng   Các chi phí khác phát sinh do có chất thải   Phần thu hồi từ quá trình xử lý   Tổng chi phí xử lý chất thải   Chi phí xử lý cho 1 đơn vị chất thải         

a1   a2   a3   a4   a5   a6   a7   a8a=a1 + a2+....+ a8   b   c   d   e = a+b + c + d   e   f =-------------------   Tổng lượng chất thải được xử lý trong năm

""""""""""""" d --------------------- Đơn vị chất thải (m3, kg)

8.2- Xác định chi phí cho các phương án giảm thiểu/xử lý chất thải:

Trước tiên, cần xác định tổng vốn đầu tư cho phương án giảm thiểu/xử lý chất thải là bao nhiêu, sau đó xác định chi phí vận hành và bảo dưỡng cho từng phương án giảm thiểu/ xử lý chất thải như sau:

Thành phần chi - thu Cách tính Thành tiền (đ/ năm)

Chi phí hóa chất, nguyên liệu   Chi phí điện   Chi phí cấp nước   Nhân công   Chi phí bảo trì, sửa chữa   Chi phí tư vấn, kiểm soát   Chi phí tiêu hủy chất thải   Chi phí vận chuyển chất thải   Chi phí vận hành, bảo dưỡng   Khấu hao thiết bị, nhà xưởng   Các chi phí khác phát sinh do có chất thải   Phần thu hồi từ quá trình xử lý   Tổng chi phí xử lý chất thải   Chi phí xử lý cho 1 đơn vị chất thải           

 a1    a2    a3    a4    a5    a6    a7    a8    a=a1 + a2+....+ a8    b    c    d    e = a+b + c + d    e   f =----------------------- Tổng lượng chất thải được xử lý trong năm

 "  "  "  "  "  "  "  "  "  "  "  "  " d  ------------------ Đơn vị chất thải (m3, kg)

76

Page 77: An Toan Hoa Chat

 8.3 - So sánh chi phí/lợi ích giữa chi phí xử lý chất thải hiện tại với phương án giảm thiểu/ xử lý chất thải đề xuất.

Nếu chi phí hàng năm cho phương án giảm thiểu/ xử lý chất thải nhỏ hơn chi phí hàng năm để xử lý chất thải hiện tại, thì chúng ta cần xem xét lợi ích thuần thu được từ phương án giảm thiểu/ xử lý này có đủ bù đắp cho các chi phí đầu tư cho phương án hay không? trong bao lâu? Nếu xét thấy việc đầu tư này có lợi hơn viẹc xử lý chất thải như hiện tại, ta có thể thực hiện bước tiếp theo.

Bước 9: Lập kế hoạch thực hiện biện pháp giảm thiểu xử lý chất thải.

 - Sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện theo nguyên tắc:

+ Biện pháp dễ thực hiện làm trước

+ Biện pháp đòi hỏi vốn đầu tư ít ưu tiên làm trước

+ Ưu tiên các biện pháp có khả năng mạng lại hiệu quả ngay.

Với các biện pháp đơn giản, rẻ tiền ta có thể tiến hành ngay.

77

Page 78: An Toan Hoa Chat

Phụ lục 2: II - Các biện pháp xứ lý các chất thải nguy hiểm

Nội dung:-  Xử lí nước thải

-  Xử lí khí thải

-  Xử lý chất thải rắn.

 ------------------------------------------------------------------------------

Xử lý chất thải là phương pháp quản lý chất thải sau khi đã áp dụng những biện pháp giảm thiểu các chất thải nguồn, tăng cường tuần hoàn hoặc sử dụng lại chất thải. Việc xử lý các chất thải thường được bắt đầu từ việc hiểu nguồn gốc và ảnh hưởng của nó tới môi trường, sau đó lấy mẫu phân tích, xác định lượng chất thải và tìm biện pháp xử lý. Dưới đây trình bày một cách tổng quát các phương pháp khác nhau để xử lý các chất thải, bao gồm nước thải, khí thải và chất thải rắn.

1- Xử lí nước thải

Các chất thải nguy hiểm trong nước thải rất đa dạng, chúng khác nhau về chủng loại, nồng độ, nguồn thải, lượng thải, có hoặc không có chất thải rắn. Chính vì vậy để xử lí nuớc thải thường phải áp dụng kết hợp vài phương pháp. Các phương pháp hay sử dụng nhất là:

- Hấp thụ bằng than hoạt tính

- Thổi khí

- Xử lí sinh học

- Trung hoà

- Kết tủa hóa học

- Oxi hóa hóa học

- Khử hóa học

- Lọc

- Lắng

  1.1- Hấp thụ bằng than hoạt tính

  Than hoạt tính được sử dụng rất có hiệu quả để loại bỏ các chất hữu cơ nguy hiểm như: các chất thơm, halocacbon, thuốc trừ sâu, phenol,... nó còn có khả năng hấp thụ rất tốt các chất vô cơ như antimon, asen, brom, clo, coban, iot, thủy ngân, kẽm,... Có hai loại than hoạt tính hay dùng là than bột và than vê viên.Trước khi xử lí nước thải bằng than hoạt tính, nước thải cần phải được xử lí sơ bộ tách các chất hữu cơ, tách dầu và các chất rắn lơ lửng bằng các phương pháp như: thổi khí, xử lý sinh học...

Than hoạt tính có thể sử dụng lại sau khi qua quá trình hoàn nguyên.

1.2- Thổi khí

Phương pháp thổi khí thường dùng để xử lý sơ bộ nước thải (tách các chất dễ bay hơi) trước khi đưa vào xử lý bằng than hoạt tính hoặc xử lí sinh học. Có nhiều loại thiết bị thổi khí khác nhau như thiết bị sục khí, tháp đệm, tháp phun rỗng...

Phương pháp thổi khí có nhược điểm là đưa các chất nguy hiểm dễ bay hơi vào không khí.

  1.3- Xử lí sinh học

Phương pháp xử lý sinh học là dùng các vi khuẩn ưa khí để phân hủy các chất hữu cơ nguy hiểm với sự có mặt của oxy, tạo thành CO2, nước và các tế bào sinh học mới. Gồm các phương pháp cơ bản sau:

- Bùn hoạt tính

- Bể sinh học sục khí

- Lọc tầng cố định kiểu tia

- Tiếp xúc sinh học loại quay

  a - Phương pháp bùn hoạt tính

78

Page 79: An Toan Hoa Chat

Phương pháp bùn hoạt tính thường được sử dụng để xử lý các chất hữu cơ trong nước thải. Trong thiết bị xử lý bằng bùn hoạt tính, các vi khuẩn được giữ ở trạng thái lơ lửng và phân bố tương đối đều do sự khuấy trộn bằng khí nén hoặc cánh khuấy.

Một qui trình công nghệ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính thường gồm các thiết bị : thiết bị điều chỉnh PH, bể lắng (xử lý sơ bộ); bể bùn hoạt tính (xử lý bằng sinh học); bể lắng cấp 2 (thu nước trong và tuần hoàn lại bùn hoạt tính); thiết bị lọc bùn (xử lý bùn của quá trình xử lí chất thải).

Oxy cần thiết cho quá trình sinh học được cấp vào bể xử lý sinh học bằng nhiều cách khác nhau như bơm sục khí, khuấy bề mặt nước thải...

  b - Bể sinh học sục khí

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải bằng phương pháp bể sinh học sục khí về cơ bản giống như bằng phương pháp bùn hoạt tính. Việc cấp oxi cho quá trình phân hủy cũng được thực hiện bằng các phương pháp tương tự như phương pháp bùn hoạt tính. Sự khuấy trộn để giữ cho lượng oxy hòa tan lớn và tất cả các hạt rắn đều ở trạng thái lơ lửng. Bể sinh học sục khí được sử dụng để xử lý một số chất thải nguy hiểm. Ưu điểm của loại thiết bị này là chi phí vận hành thấp, tạo ít bùn, nhưng có nhược điểm là thời gian lưu lớn hơn so với phương pháp bùn hoạt tính.

  c - Lọc tầng cố định kiểu tia

Phương pháp này khác biệt so với 2 phương pháp bùn hoạt tính và bể sinh học sục khí là các vi khuẩn không ở trạng thái lơ lửng trong nước thải mà bám vào các lớp vật liệu, tạo thành lớp màng sinh học.Các lớp lọc tầng cố định được hình thành từ các lớp vật liệu đệm khác nhau như đá vụn, đệm nhân tạo từ gỗ, chất dẻo... Các vật liệu đệm này trong quá trình hoạt động sẽ tạo ra lớp màng sinh học do các lớp vi khuẩn bám trên mặt. Khi nước thải đi qua các lớp đệm này, các chất hữu cơ sẽ bị các lớp màng sinh học phân hủy.

  d - Tiếp xúc sinh học loại quay

Thiết bị tiếp xúc sinh học loại quay xử lý các chất hữu cơ trong nước thải giống như thiết bị lọc tầng cố định. Thiết bị này được hình thành từ nhiều đĩa tròn, có đường kính lớn làm bằng polystyren hoặc PVC đặt sát nhau, lắp vào trục mặt nằm ngang, quay chậm và ngập khoảng 40% trong bề mặt nước thải. Khi đó các màng sinh học được hình thành trên bề mặt tiếp xúc của đĩa sẽ thực hiện quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải bám vào đĩa quay.

  1.4- Xử lí bằng phương pháp hóa học

Các quá trình hóa học được sử dụng để xử lý các chất thải nguy hiểm trong nước thải là:

- Trung hoà;

- Kết tủa hóa học;

- Oxy hóa hóa học;

- Khử hóa học.

  a - Phương pháp trung hoà

Phương pháp này được sử dụng để trung hòa nước thải có tính axít hoặc kiềm cao trước khi thải ra ngoài hoặc trước khi tiếp tục xử lí bằng phương pháp hóa học hoặc sinh học.

Các chất hay sử dụng để trung hòa nước thải axít là:

- Đá vôi - CaCO3;

- Sữa vôi - Ca(OH)2;

- Xút - NaOH;

- Hyđroxyt magie - Mg(OH)2.

Hóa chất hay sử dụng để trung hòa nước thải kiềm cao là axít Sunphuric, axít Clohyđric.

  b - Phương pháp kết tủa hóa học

Kết tủa hóa học hay được sử dụng để xử lí các kim loại nặng trong nước thải thông qua việc điều chỉnh độ PH để thu được các hyđroxyt kim loại kết tủa. 

79

Page 80: An Toan Hoa Chat

Các hóa chất hay dùng để điều chỉnh PH là sữa vôi, xút và hyđroxit - magie. Các hyđroxit kim loại kết tủa ở thể keo có kích thước rất nhỏ, nếu như không có các chất trợ lắng (tạo bông lắng) thì chúng không thể lắng được. Các hóa chất tạo bông lắng hay dùng là các muối kim loại như Fe2(SO4)3, FeSO4, FeCl3, Al2(SO4)3 và các polyme. Việc lựa chọn các chất trợ lắng phù hợp và chế độ làm việc cần được xác định qua thực nghiệm.

Trong trường hợp độ PH của nước thải sau khi đã xử lý các kim loại nặng cao hơn độ PH cho phép thì cần điều chỉnh lại PH bằng cách bổ sung thêm axít sunphuric.

  c - Phương pháp oxy hóa hóa học

Phương pháp này thường được dùng để xử lý xyanua, các hợp chất có chứa lưu huỳnh, các chất hữu cơ, phenol, thuốc trừ sâu trong nước thải.

Các chất oxy hóa thường được sử dụng là oxy trong không khí, ozôn (O3), Clor (Cl2), Natri hypoclorit (NaClO), Clo dioxyt (ClO2), hyđro peroxit (H2O2). Tùy theo từng đối tượng cụ thể mà phải xử lý độ PH tới các giá trị khác nhau với sự bổ sung các hóa chất như xút, sữa vôi, axít clohydric.

Dây chuyền công nghệ xử lí chất thải bằng phương pháp oxy hóa hóa học thường gồm một vài thiết bị phản ứng có cánh khuấy (tương ứng theo yêu cầu của từng giai đoạn trong quá trình). Thời gian lưu, độ PH và cường độ khuấy là các yếu tố quan trọng để thực hiện quá trình.

Cũng tương tự như giai đoạn cuối của phương pháp kết tủa hóa học, nếu như độ PH của nước thải không đạt tiêu chuẩn thải thì phải dùng hóa chất để điều chỉnh lại độ PH.

  d - Phương pháp khử hóa học

Phương pháp này thường được sử dụng để khử Crôm hóa trị 6, độc sang Crôm hóa trị 3 kết tủa, ít độc và các kim loại khác như thủy ngân, chì trong nước thải.

Các hóa chất hay dùng để khử là:

- Dioxit lưu huỳnh và các muối của chúng, SO2, NaHSO3, Na2SO3;

- Natri dithionit Na2S2O4;

- Một số các ion kim loại khác cũng được nghiên cứu để khử Cr+6 trong môi trường axít.Trong trường hợp xử lý các kim loại hòa tan trong nước thải, dây chuyền công nghệ xử lý bao gồm thiết bị phản ứng thực hiện quá trình khử hóa, thiết bị điều chỉnh PH, thiết bị tạo bông lắng, thiết bị lắng và thiết bị lọc.

  2 - Xử lí khí thải

Trước hết cần phân biệt thiết bị làm sạch khói bụi và thiết bị làm sạch hơi khí độc có trong khí thải công nghiệp, vì chúng được cấu tạo theo nguyên lý hoạt động cơ bản khác nhau.

2.1- Biện pháp giảm thiểu khí độc hại trong khí thải

Công nghiệp thải ra các khí thải rất đa dạng, đặc biệt là các khí phát sinh ra từ các quá trình sản xuất. Căn cứ vào tính chất hóa lý có thể phân khí thải thành 2 loại cơ bản:

- Các khí thải thuộc loại vô cơ: SO2, SO3, CO, CO2, NOx, HCl, NH3, HF, H2SO4 ..v.v..

- Các khí thải thuộc dạng hữu cơ: axeton, axetylen, benzen, butan, các axít hữu cơ và các dung môi hữu cơ, đioxan..v..v..

Các phương pháp làm sạch khí thải cũng rất đa đạng về cấu tạo thiết bị cũng như về công nghệ làm sạch. Phương pháp cụ thể sẽ được lựa chọn theo khối lượng và thành phần chất thải.

Để làm sạch khí ở mức độ cao cần phối hợp sử dụng nhiều phương pháp và thiết bị lọc khác nhau. Những khí thải công nghiệp dưới dạng hơi hay hỗn hợp khí sẽ được lọc sạch trong các camera rửa khí hay các thiết bị làm sạch bằng nén và đốt khí. Phương pháp nhiệt hay phương pháp thiêu đốt xúc tác được ứng dụng trong trường hợp mà không cho phép hay không có khả năng đưa khíthải quay lại để tái sử dụng.Các phương pháp làm sạch khí kiểu hút bám (hấp phụ) hay phương pháp hấp thu (hòa tan) thường được sử dụng rộng rãi nhất. Trong trường hợp không có khả năng thu hồi hay không thể thiêu đốt các khí độc hại thì phải dùng biện pháp trung hòa hay chuyển tải chúng đi xa để pha loãng nồng độ của chúng trong không khí.

Phương pháp xử lý hơi khí độc hại phụ thuộc vào tính chất vật lý, hóa học và nồng độ của khí độc hại chứa trong khí thải.

80

Page 81: An Toan Hoa Chat

Các phương pháp đó dựa trên 3 nguyên lý cơ bản sau đây: thiêu (hỏa táng), hấp thụ (hay hòa tan), và hấp phụ (hút bám). Ngoài ra còn phương pháp ngưng tụ và phương pháp hóa vi sinh.

 a - Hấp thụ

Hấp thụ là kĩ thuật làm sạch khí thải dựa trên cơ sở hấp thụ khí độc hại chứa trong hỗn hợp khí bằng phản ứng của các chất lỏng. Hiệu quả của phương pháp này dao động trong một phạm vi rộng, phụ thuộc vào loại khí độc và dung dịch hấp thụ. Rẻ tiền nhất là dùng nước hấp thụ nhưng hiệu quả lại không cao.Các chất được hấp thụ có thể được hòa tan vật lí vào trong chất lỏng hoặc thực hiện phản ứng hóa học với chất lỏng.

Có nhiều loại thiết bị hấp thụ khác nhau, chúng có thể được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là các thiết bị làm việc theo nguyên tắc phân tán các bọt khí vào trong chất lỏng. Nhóm thứ hai làm việc theo nguyên tắc phân tán các giọt chất lỏng vào trong pha khí. Gần như tất cả các thiết bị hấp thụ đều làm việc trên cơ sở hấp thụ ngược chiều. Các thiết bị hấp thụ phổ biến là tháp đệm, tháp đĩa, tháp sủi bọt, tháp phun rỗng, venturi. Hấp thụ được sử dụng nhiều để xử lí các khí thải nguy hiểm như SO2, SO3, Cl2, HCl, HF, SiF4, COS, CS2..., chất lỏng để thực hiện quá trình hấp thụ được chọn phù hợp theo công nghệ xử lí.

Hình 57: thiết bị hấp thu dạng đệm

1. Khí thải sạch2.Lớp tách ẩm3.ống phân phối4. Vật liệu đệm5. Khống khí bẩn6. Chất lỏng ra

Hình trên giới thiệu sơ đồ tháp rửa khí thải. Trong tháp rửa khí, chất lỏng (thường là nước) được phun thành các hạt nhỏ theo hướng cắt ngang hoặc ngược hướng với chuyển động của dòng khí thải. Các hạt nước nhỏ li ti tiếp xúc với khí thải và hấp thu khí độc hại trong khí thải. Phương pháp này chỉ thích hợp với khí thải độc dễ hòa tan trong nước như SO2, HF và Cl2. Nhược điểm của phương pháp này là nước thải của thiết bị sẽ bị nhiễm bẩn và nhiều khi cần phải có thiết bị xử lý nước thải kèm theo. Thiết bị rửa khí này đồng thời có tác dụng hấp thụ bụi (lọc bụi) trong khí thải.

b - Hấp phụ Hấp phụ là kĩ thuật làm sạch khí bằng cách tập trung các khí và hơi độc lên bề mặt của vật rắn (chất hấp phụ) có bề mặt tiếp xúc lớn. Phương pháp này lợi dụng tính chất vật lý của một số vật liệu rắn nhiều lỗ rỗng với các cấu trúc siêu hiển vi, cấu trúc đó có thể có tác dụng chắt lọc khí độc hại trong hỗn hợp khí thải và giữ chúng trên bề mặt của mình. Các chất hấp phụ thường dùng là than hoạt tính và Silicagen, zeolit v.v..Than hoạt tính được dùng để hấp phụ các hơi hữu cơ như etyl clorua (C2H5Cl), cacbon disunfua (CS2), etyl bromua (C2H5Br), etyl iođua (C2H5I), clorofom (CH3Cl), etyl format (HCOOC2H5),benzen, ethanol (C2H5OH) ...Phương pháp làm sạch kiểu này được dùng rộng rãi để khử mùi thải ra từ các nhà máy thực phẩm, sản xuất da, nhà máy nhuộm hay là các thiết bị gia công hơi tự nhiên, cũng như khi sản xuất keo dán... 

c - Thiêu đốt Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp khi mà quá trình sản xuất không thể thu hồi hay tái sinh đối với khí thải, khí thải có thể cháy được nhưng sinh ra chất không ô nhiễm thứ cấp không độc hại như là hydro carbon (CxHy), các dung môi v.v..Thiêu hủy bằng nhiệt được sử dụng trong trường hợp khí có nồng độ hợp chất độc hại cao và chứa hàm lượng ôxy đủ lớn. Nhiệt độ đốt thường là 800-1100 0C.

Hình 58: Tiết diện ngang của thiết bị thiêu hủy khí độc hại kiểu xúc

81

Page 82: An Toan Hoa Chat

tác.1. Khí bẩn vào

2. Khí sạch ra

3. Cửa quan sát

4. Bộ phận xúc tác

5. Quạt

6. Lò đốt sơ bộ

Có thể tiến hành đốt khí thải trực tiếp có thu hồi nhiệt và không thu hồi nhiệt. Muốn thu hồi nhiệt thì phải đốt khí thải trong buồng đốt. Nếu không thu hồi nhiệt thì có thể đốt ngay tại miệng ống khói. Nhiên liệu đốt khí thải cần có hàm lượng lưu huỳnh càng nhỏ càng tốt, phù hợp nhất là dùng gaz tự nhiên.Thời gian gần đây phát triển phương pháp thiêu hủy kiểu xúc tác. Trong phương pháp này, nhiệt độ oxi không vượt quá 250-300oC. Làm sạch khí thải theo phương pháp xúc tác rẻ hơn 2-3 lần so với phương pháp thiêu đốt bằng lò, vì nó giảm tiêu hao năng lượng và thực hiện quá trình liên tục.Phương pháp thiêu hủy kiểu xúc tác thích hợp cho việc xử lý các khí nguy hiểm có nồng độ thấp, gần với điểm chớp cháy. Bởi với chất cháy xúc tác là bề mặt, vì vậy để có được bề mặt cần thiết cần có rất nhiều vật xúc tác và phải bố trí sao cho chúng có bề mặt tiếp xúc lớn nhất. Ví dụ người ta có thể dùng các tấm bạch kim mỏng, các dải băng crom niken hay là bạch kim sứ làm vật xúc tác.  d - Phương pháp ngưng tụCác dung môi hữu cơ hay bay hơi phải thải vào không khí như xăng, dầu, axeton, axetylen, đietyl-ete, xylen (bay hơi từ sơn,..) có thể được thu hồi bằng phương pháp ngưng tụ. Phương pháp ngưng tụ được dùng phổ biến nhất là phương pháp giảm nhiệt độ (làm lạnh). Các chất hữu cơ bay hơi được làm lạnh tới điểm sương, bị ngưng tụ và tách khỏi dòng khí thải. Có thể làm lạnh trực tiếp hay làm lạnh gián tiếp. Phương pháp trực tiếp là dùng tác nhân lạnh trực tiếp tiếp xúc với khí thải, gây hiệu ứng ngưng tụ chất ô nhiễm độc hại, sau đó tách khí độc hại đã ngưng tụ ra khỏi tác nhân làm lạnh. Phương pháp gián tiếp là dùng phương tiện trao đổi nhiệt (gián tiếp), chất thải độc hại được ngưng tụ, được thu hồi dễ dàng không cần phải có thiết bị xử lý, phân tách.      e - Phương pháp sinh hóa - vi sinh Trong môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí.. ) có rất nhiều loại vi sinh vật sống bằng nguồn dinh dưỡng gồm các chất hữu cơ và vô cơ. Phương pháp sinh hóa vi sinh là lợi dụng các vi sinh vật phân hủy hoặc tiêu thụ các khí thải độc hại nhất là các khí thải từ các nhà máy thực phẩm, nhà máy phân đạm, phân tổng hợp hữu cơ, v.v.. Các vi sinh vật và vi khuẩn sẽ hấp thụ và đồng hóa các chất khí thải hữu cơ, vô cơ độc và thải ra các khí N2, CO2... Thông thường để vi sinh vật phát triển cần có điều kiện là: nhiệt độ từ 25-30oC, độ ẩm 95-100%, tốc độ gió khí lưu thông khoảng 2m/phút.

Hình 59: Sơ đồ nguyên lý xử lý khí thải bằng vi sinh

82

Page 83: An Toan Hoa Chat

1- Ống đưa khí vào; 2- Lớp đá; 3- Hỗn hợp phân rác 4- Mái che

5- Dàn phun nước tạo độ ẩm 6- Vỏ bể

  2.2 - Các phương pháp xử lý bụi trong khí thải

Tùy theo nồng độ bụi, tính chất vật lý, hóa học của bụi và tính chất quay vòng sử dụng không khí mà chia thành 3 mức làm sạch: thô, trung bình và tinh:

- Làm sạch thô (tương đương với cấp lọc sơ bộ) chỉ tách ra được các hạt bụi to (kích thước lớn hơn 10mm);- Làm sạch trung bình giữ lại không những các hạt bụi to mà cả các hạt bụi có kích thước trung bình và một phần hạt nhỏ. Nồng độ bụi trong không khí sau khi làm sạch chỉ còn khoảng 50- 100 mg/ m3;

- Làm sạch tinh: Các hạt bụi nhỏ dưới 10 mm. Nồng độ bụi còn lại trong không khí sau khi làm sạch chỉ còn khoảng 1- 10mg/m3.

- Bụi nói chung được làm sạch (lọc) bằng một trong hai phương pháp : phương pháp khô và phương pháp ướt.

+ Phương pháp khô: Các thiết bị như buồng lọc, xyclon lọc bụi, lọc tay áo, lọc tĩnh điện hoạt động theo phương pháp khô, bụi thu được ở dạng khô.

+ Phương pháp ướt: Các thiết bị như venturi, tháp tưới rỗng hoạt động theo phương pháp ướt, nước là chất lọc, bụi thu được ở dạng bùn.

- Căn cứ vào nguyên lý hoạt động thì thiết bị thu tách, lọc bụi được phân thành 4 nhóm: thu tách và lọc bụi kiểu trọng lực, kiểu quán tính (khô và ướt), kiểu tác dụng trực tiếp màng lọc và kiểu tĩnh điện.

a- Thiết bị thu tách bụi kiểu trọng lực:

- Hoạt động theo nguyên lý sử dụng trọng trường, các hạt bụi được lắng xuống tách ra khỏi không khí. hiệu quả của lọc bụi bằng các buồng lắng bụi có tấm chắn (hình 60b) có thể đạt khoảng 50-55%.

Hình 60: Sơ đồ lọc bụi kiểu buồng lắng (camera) :

a. Buồng lắng đơn giản b. buồng có các vách ngăn

 b - Thiết bị thu tách kiểu quán tính (khô và ướt)

Hoạt động theo nguyên lý lợi dụng quán tính khi thay đổi hướng chuyển động của luồng không khí chứa bụi bẩn, như là các thiết bị kiểu xyclon (thùng xoáy khí), thiết bị xyclon tách bụi trên cơ sở quán tính phân ly.

Hiệu quả lọc bụi theo xyclon có thể đạt khoảng 90% các hạt bụi có kích thước 20 mm. Đối với các hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 5mm thì xyclon không lọc được, nhưng chính những hạt bụi này thường lại rất có hại cho sức khỏe.

83

Page 84: An Toan Hoa Chat

Thiết bị kiểu xyclon không đắt và ít phí tổn bảo dưỡng nên chúng trở thành thiết bị lọc bụi được sử dụng rộng rãi hơn so với thiết bị lọc bụi kiểu tay áo hay tĩnh điện

  c - Thiết bị lọc tách bụi dùng màng lọc (kiểu tiếp xúc)

Dùng màng vải để tách lọc bụi trong không khí bẩn có thể đạt hiệu suất lọc bụi tới 98-99%. Thiết bị lọc bụi kiểu màng lọc này có thể lọc được cả bụi to, nhỏ và rất nhỏ. Khi không khí đi qua vải lọc sẽ được giữ lại và hình thành lớp bụi trên mặt vải. Về hình dạng loại thiết bị lọc bụi bằng màng vải có kiểu tay áo và khung giá. Người ta thường dùng các loại vật liệu sau đây làm màng lọc: vải bông, vải capron, dạ, nỉ, vải len, vải thủy tinh, vải amiăng.v.v...

Thiết bị lọc bụi bằng túi lọc về nguyên lý có thể phân thành 2 loại: lọc bụi từ phía trong và lọc bụi từ phía ngoài.

Hình 61: Thiết diện của một hộp lọc bụi kiểu túi. Một dãy hộp có thể chứa hàng nghìn túi

1. Không khí bẩn vào2. Không khí sạch ra3. Không khí từ túi ra4. Túi lọc5. Hộp thu bụi 

Hình 61 giới thiệu thiết bị lọc tách bụi bằng màng lọc kiểu tay áo, nó thường dùng để lọc bụi từ hệ thống thông gió và công nghệ xử lí khí. Nó có thể cấu tạo theo kiểu đơn hay kiểu kép.

Lọc bụi kiểu túi có thể lọc gần 100% các hạt bụi có đường kính từ 1mm trở lên và có thể tách bụi có đường kính nhỏ tới 0,01mm.

Phương pháp lọc bụi kiểu túi này có một số nhược điểm, như là kích thước của hộp túi thường lớn và giá thành cao hơn xyclon. Chúng có thể chịu tác động ăn mòn do một số hóa chất chứa trong khí thải và chúng không thể hoạt động tốt trong môi trường ẩm.

  d- Thiết bị lọc tách bụi kiểu tĩnh điện

Thiết bị hoạt động theo nguyên lí làm sạch không khí bằng việc ion hóa và tách bụi khói ra khỏi không khí khi chúng đi qua trường điện từ. Hiệu quả của thiết bị này phụ thuộc vào tính chất của không khí, độ bẩn bụi, tính chất cực điện, thống số điện của thiết bị, tốc độ chuyển động và sự phân bố đồng đều lượng khí trong trường điện từ.

84

Page 85: An Toan Hoa Chat

Nguyên tắc sơ đồ lọc bụi tĩnh điện được cấu tạo từ các linh kiện cơ bản được hình thành bởi 2 tấm đứng song song. Trường điện từ được hình thành do sợi dây căng đặt giữa 2 tấm có trường điện thế cao (khoảng 100.000V).

Trường điện từ rất mạnh, càng gần dây căng càng lớn và ion hóa các phân tử trong không khí. Các phân tử ion mang điện tích âm và các nguyên tử tự do sẽ chuyển động về các tấm cực và bám vào các tấm cực đó.Bụi sẽ được tách khỏi các tấm cực bằng lực trọng trường hoặc bằng cách dùng nước rửa.

Một trong những thiết bị lọc bụi tĩnh điện hiện có trên thị trường quốc tế được giới thiệu ở hình 62. Thiết bị này có hàng trăm tấm cực song song, với tổng diện tích thu bụi lên tới hàng chục nghìn mét vuông. 1. Hộp cách ly phía trên

2. Bao lơn an toàn3. Biến cao áp4. Gõ cực điện5. Gõ tấm thu bụi6. Panel cửa vào7. Cách điện8. Giá đỡ dây cao áp9. Điện cực cao áp10. Màn ngăn đục lỗ11. Mặt thu bụi cơ bản12. Cột đỡ13. Cửa mở nhanh14. Căng dây điện cực15. Phễu thu bụi

Hình 62: Thiết bị lọc bụi tĩnh điện kiểu tấm phẳng.

Thiết bị lọc bụi tĩnh điện dễ dàng đạt được hiệu quả lọc bụi tới 98%, kể cả bụi có kích thước nhỏ dưới 1mm. Có một số loại lọc bụi tĩnh điện đạt hiệu quả tới 99%, nó có thể hoạt động rất linh hoạt với cả bụi lỏng và rắn.

Lọc bụi tĩnh điện có hiệu quả rất cao, nhưng giá thành đắt và cần không gian đặt máy tương đối lớn.  3. Xử lý chất thải rắn.

Nguồn thải rắn bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, bùn thải ra từ các trạm xử lý nước thải, nước cấp và từ các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khai thác mỏ và nông nghiệp.

85

Page 86: An Toan Hoa Chat

Các chất thải rắn sau khi thu gom, phân loại, gia công (ví dụ như ghiền nhỏ) có thể được xử lý bằng một trong các phương pháp sau:

  3.1 Làm phân compost

  Tạo phân compost là quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải rắn và bùn thải. Do các hoạt động của các vi sinh vật trong quá trình ủ, các chất hữu cơ bị phân hủy thành các chất mùn ổn định. Trong thời hạn phân hủy các chất hữu cơ, nhiệt được sinh ra và nó tiêu hủy các chất truyền nhiễm. Phân compost được sử dụng để cải tạo đất vì nó chứa nhiều chất mùn hữu cơ và một số chất dinh dưỡng khác.  3.2 Chôn lấp

  Chôn lấp chất thải từ lâu đã được sử dụng để chôn lấp các chất thải rắn nguy hiểm. Đây là một phương pháp tương đối rẻ tiền. Các bãi chôn lấp cần phải được bao quanh bằng lớp lót đất sét hoặc hai lớp cao su tấm hoặc một vật liệu tương tự nào khác để ngăn không cho chất thải hoặc bất kỳ một chất nào đi qua. Đồng thời lớp lót này cũng phải có độ bền và độ dầy đủ (ít nhất 30 mm) chịu được sự thay đổi của thời tiết, điều kiện địa chất thủy văn ... Ngoài ra còn cần phải có bộ phận thu gom nước róc ở phía trên, nước róc này cần phải được theo dõi thường xuyên và xử lý. 

3.3 Làm cố định và đóng rắn

Làm cố định là quá trình mà ở đó các chất phụ gia được trộn với chất thải rắn để thực hiện một quá trình hóa học. Kết quả làm giảm tốc độ thoát của các thành phần nguy hiểm ra khỏi chất thải và làm giảm tính độc hại của chất thải.

Đóng rắn là quá trình đưa các chất phụ gia vào đủ để đóng rắn chất thải, các chất phụ gia này rất ít ảnh hưởng tới tính chất của chất thải.

 Các hóa chất (phụ gia) thường được sử dụng để cố định hoặc đóng rắn chất thải là: Xi măng, pozzolan, sữa vôi, thủy tinh lỏng, đất sét biến tính.

Các phương pháp cố định và đóng rắn được phận loại bằng các quá trình sau:

 Quá trình

Mô tả Ưu điểm Nhược điểm

Xi măng hoá

  Bùn và nước trộn với xi măng porland để tạo thành chất rắn.

Chi phí thấp, thiết bị trộn dễ tìm, quá trình tương đối đơn giản, thích hợp với chất thải kim loại

Chất rắn phải ở dạng lơ lửng, không có tính phản ứng hóa học; làm tăng gấp đôi lượng chất thải; yêu cầu phải tiếp tục ngăn chặn; không thích hợp với nhiều loại chất thải như các chất hữu cơ, một số muối natri, than, lignin.

Pozzland hóa

 Chất thải phản ứng với sữa vôi và các chất silicat khác như xỉ than, bụi lò nung xi măng để tạo thành chất rắn

Cho phí thấp, thiết bị trộn dễ tìm, thích hợp cho chất thải nhà máy nhiệt điện bao gồm cả kim loại, dầu thải và dung môi

 Tăng lượng chất thải, yêu cầu phải tiếp tục ngăn chặn ô nhiễm

Nhiệt dẻo  Chất thải được sấy khô, làm nóng và phân tán trong các chất đã nóng chảy như bitum asphan, paraphin, hoặc poly - etylen

 ít tăng lượng chất thải so với quá trình xi măng hóa và pozzland hóa. Thích hợp cho các chất thải phóng xạ và một vài loại chất thải công nghiệp.

Chất thải phải sấy trước khi nhiệt dẻo; thiết bị giá cao; không thích hợp với các chất ô xi hoá, một số dung môi, muối và dầu mỡ, yêu cầu phải tiếp tục ngăn chặn

Polyme hữu cơ

 Chất thải được trộn với các chất tiền polyme và với chất xúc tác để tạo thành polyme xốp; ure formaldehit hoặc vinyl este- styren polyme được sử dụng.

 Thích hợp cho các chất thải rắn không hoà tan; chỉ thực sự tốt cho một số giới hạn các chất thải.

Các chất gây ô nhiễm không có tính phản ứng hóa học; yêu cầu thiết bị đắt tiền và chi phí vận hành cao; một số chất xúc tác có tính ăn mòn; hơi độc có thể được sinh ra; không thích hợp với các chất ô xi hóa và một số chất hữu cơ.

86

Page 87: An Toan Hoa Chat

3.4 Đốt Bùn khô và chất rắn là nhiên liệu cho các quá trình đốt. Các công nghệ hay được dùng để đốt chất rắn nguy hiểm là: lò quay, lò cố định, lò tầng sôi. 

Quá trình

Nguyên lý ứng dụng Nhiệt độ đốt, oC Thời gian lưuLượng

không khí dư, %

Lò quay

 Chất thải được đốt trong lò quay hình trụ có bọc gạch chịu lửa

 Bất cứ chất dễ cháy nào (rắn, lỏng hoặc khí)

650 - 1370  Vài giây cho chất khí và vài giờ cho chất rắn và chất lỏng

50 - 250

Lò ghi cố định

 Chất thải được đi qua nhiều cấp để đốt với sự tăng nhiệt của vùng cháy

Bùn và các chất rắn đã được vê viên

1400 - 1800  Cho tới vài giờ 200 - 400

Lò tầng sôi

 Chất thải được tầng sối có các hạt rắn trơ đã được gia nhiệt tới nhiệt độ cao

 Các chất lỏng hữu cơ, khí và các chất rắn đã được vê viên hoặc đã được xử lý thích hợp

760 - 1100  Vài giây cho chất khí và chất lỏng

100 - 150

 

87