bé gi¸o dôc vµ §µo t¹o céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt...

27
1 UBND HUYỆN HOÀ VANG PHÕNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: /BC PGDĐT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hoà Vang, ngày tháng năm 2019 BÁO CÁO Về việc sơ kết nhiệm vụ học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2018-2019 - Giáo dục trung học cơ sở Phần I Kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học cơ sở Học kì I - Năm học 2018-2019 Thực hiện hướng dẫn số 26/SGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn báo cáo sơ kết Học kỳ I năm học 2018-2019 bậc trung học, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hòa Vang báo cáo sơ kết kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục bậc Trung học cơ sở học kì I năm học 2018 - 2019, như sau: I. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 1. Thực hiện chƣơng trình các môn học Thực hiện Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành Giáo dục; Quyết định số 3266/QĐ-UBND ngày 07/8/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng về ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2018-2019 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; Công văn số 3711/BGDĐT-GDTrH ngày 24/8/2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019; Công văn số 2566/SGDĐT-GDTrH ngày 04/9/2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019; để Thực hiện tốt chương trình các môn học, kế hoạch giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, Phòng Giáo dục đã kịp thời ban hành các Kế hoạch hướng dẫn cụ thể các nhiệm vụ từng lĩnh vực và đã kịp thời tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học, trong hội nghị đã chỉ đạo các trường tiếp tục thực hiện việc giao quyền chủ động cho giáo viên đang trực tiếp giảng dạy biên soạn lại phân phối chương trình (kế hoạch dạy học) chi tiết các môn học, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh. Các trường tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Trong học kì I, bộ phận chuyên môn THCS đã tham gia kiểm tra toàn diện được 2 trường (THCS Nguyễn Phú Hường, THCS Đỗ Thúc Tịnh); Qua kiểm tra bộ phận chuyên môn Phòng GD&ĐT nhận thấy các trường đã thực hiện nghiêm túc việc tổ chức dạy - học. Tất cả các trường đã dạy và kết thúc chương trình học kì I theo đúng kế hoạch năm học mà Sở, Phòng GD& ĐT quy định. 2. Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày Do điều kiện cơ sở vật chất ở các trường còn hạn chế (không đủ phòng học) và do điều kiện đời sống kinh tế (các trường trong khu vực miền núi, nông thôn) nên việc dạy 2 buổi trên ngày các trường chưa thực hiện được, chỉ có một số trường chỉ dạy tăng

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

UBND HUYỆN HOÀ VANG

PHÕNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: /BC – PGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hoà Vang, ngày tháng năm 2019

BÁO CÁO Về việc sơ kết nhiệm vụ học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ II

năm học 2018-2019 - Giáo dục trung học cơ sở

Phần I

Kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học cơ sở

Học kì I - Năm học 2018-2019

Thực hiện hướng dẫn số 26/SGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Sở

GDĐT về việc hướng dẫn báo cáo sơ kết Học kỳ I năm học 2018-2019 bậc trung học,

Phòng Giáo dục và Đào tạo Hòa Vang báo cáo sơ kết kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo

dục bậc Trung học cơ sở học kì I năm học 2018 - 2019, như sau:

I. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

1. Thực hiện chƣơng trình các môn học

Thực hiện Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành Giáo dục;

Quyết định số 3266/QĐ-UBND ngày 07/8/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng về ban

hành khung kế hoạch thời gian năm học 2018-2019 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ

thông, giáo dục thường xuyên; Công văn số 3711/BGDĐT-GDTrH ngày 24/8/2018 về

việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019; Công văn số

2566/SGDĐT-GDTrH ngày 04/9/2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục

trung học năm học 2018-2019; để Thực hiện tốt chương trình các môn học, kế hoạch

giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, Phòng Giáo dục đã

kịp thời ban hành các Kế hoạch hướng dẫn cụ thể các nhiệm vụ từng lĩnh vực và đã kịp

thời tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học, trong hội nghị đã chỉ đạo các

trường tiếp tục thực hiện việc giao quyền chủ động cho giáo viên đang trực tiếp giảng

dạy biên soạn lại phân phối chương trình (kế hoạch dạy học) chi tiết các môn học, các

hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả

năng học tập của học sinh.

Các trường tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động

lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích

hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo

hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

Trong học kì I, bộ phận chuyên môn THCS đã tham gia kiểm tra toàn diện được

2 trường (THCS Nguyễn Phú Hường, THCS Đỗ Thúc Tịnh); Qua kiểm tra bộ phận

chuyên môn Phòng GD&ĐT nhận thấy các trường đã thực hiện nghiêm túc việc tổ

chức dạy - học. Tất cả các trường đã dạy và kết thúc chương trình học kì I theo đúng kế

hoạch năm học mà Sở, Phòng GD& ĐT quy định.

2. Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày

Do điều kiện cơ sở vật chất ở các trường còn hạn chế (không đủ phòng học) và

do điều kiện đời sống kinh tế (các trường trong khu vực miền núi, nông thôn) nên việc

dạy 2 buổi trên ngày các trường chưa thực hiện được, chỉ có một số trường chỉ dạy tăng

Intel
Typewriter
69
Intel
Typewriter
30
Intel
Typewriter
01

2

tiết trong tuần để tăng cường ôn tập, phụ đạo HS yếu kém 3 môn Ngữ văn, Toán và

tiếng Ạnh ( THCS Nguyễn Phú Hường, THCS Nguyễn Văn Linh, THCS Đỗ Thúc

Tịnh, THCS Phạm Văn Đồng, THCS Trần Quốc Tuấn).

3. Dạy học ngoại ngữ

- Học kì I, năm học 2018-2019, 11/11 trường THCS trên địa bàn huyện Hòa

Vang dạy chương trình tiếng Anh theo Đề án cho tất cả các lớp 6,7,8,9.

- Việc kiểm tra đánh giá học sinh được chú trọng tất cả các kỹ năng, đặc biệt chú

trọng kỹ năng nghe, nói được kiểm tra thường xuyên, các nội dung kiểm tra 1 tiết trở

lên đều đảm bảo nội dung kiến thức. Cuối học kỳ, Sở và Phòng giáo dục ra đề kiểm tra

học kỳ lớp 6, 7, 8,9 nhằm đánh giá khách quan chất lượng dạy ở các trường.

- Đa số giáo viên đang dạy các lớp học chương trình theo Đề án đều đã đạt trình

độ B2 theo khung tham chiếu năng lực ngôn ngữ 6 bậc. Việc phân công giáo viên giảng

dạy ở các lớp dạy chương trình mới cũng được phòng Giáo dục quán triệt cụ thể.

- 100% các trường THCS đã xây dựng kế hoạch hoạt động Câu lạc bộ Tiếng Anh

trong nhà trường.

4. Giáo dục hƣớng nghiệp, dạy nghề phổ thông

- Về giáo dục hướng nghiệp: Các trường THCS đều thực hiện tốt việc dạy hướng

nghiệp cho học sinh lớp 9 với thời lượng 1 tiết/tháng. Giáo viên phụ trách chủ yếu là

giáo viên chủ nhiệm của lớp 9 và được thực hiện vào tiết chủ nhiệm cuối của tháng. Các

tiết hướng nghiệp có sự đầu tư của các GVCN trong công tác định hướng nghề nghiệp

và phân luồng học sinh THCS sau tốt nghiệp và có giáo án đầy đủ.

5. Giáo dục địa phƣơng và dạy học tích hợp

a) Dạy học Lịch sử địa phương

+ Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường thực hiện nội dung dạy học Lịch

sử địa phương cấp THCS năm học 2018 – 2019, theo nội dung hướng dẫn trong bộ tài

liệu Lịch sử Đà Nẵng do Sở GDĐT biên soạn, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát

hành tháng 4/2015.

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 53-KH/HU ngày 22/5/2017 của Ban Thường vụ

Huyện ủy Hòa vang các trường đã tổ chức tốt việc giảng dạy Lịch sử Đảng bộ huyện

Hòa Vang vào giảng dạy trong các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

b) Tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; giáo dục môi

trường, biến đổi khí hậu; giáo dục kĩ năng sống ...

- Giáo dục biển đảo.

+ Ngay từ đầu năm học, Phòng giáo dục đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm

túc việc Giáo dục về biển đảo vào môn học Địa lý theo chương trình môn Địa lý bậc

trung học hiện hành vào các tiết dạy học chính khóa. Đồng thời chỉ đạo các trường

trong việc yêu cầu các tổ/nhóm chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu bộ tài

liệu do Bộ GDĐT biên soạn: Giáo dục về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo cấp

THCS để dạy học tích hợp các kiến thức biển đảo vào những bài học thích hợp và tổ

chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, báo cáo chuyên đề, cụ thể như sau:

+ Chỉ đạo các trường tổ chức ngoại khóa chuyên đề Biển Đông và vùng biển

Việt Nam.

3

+ Tổ chức phát động Cuộc thi tìm hiểu vấn đề khai thác, bảo vệ tài nguyên môi

trường biển, hải đảo Việt Nam.

Đối với các môn học khác: Giáo viên giảng dạy tích hợp, lồng ghép nội dung

biển đảo vào các bài học có nội dung thích hợp.

- Giáo dục môi trường, biến đổi khí hậu

Phòng giáo dục đã chỉ đạo các trường học cần tiếp tục thực hiện tốt:

+ Kế hoạch hành động về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lí tài

nguyên và bảo vệ môi trường.

+ Kế hoạch đẩy mạnh công tác giáo dục thông tin tuyên truyền chủ động ứng

phó với biến đổi khí hậu; phòng chống rủi ro thiên tai; tăng cường quản lí tài nguyên và

bảo vệ môi trường trong vùng biển huyện Hoàng Sa và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

tại các trường học giai đoạn 2014-2020 (Kế hoạch số 709/KH-SGDĐT ngày 24/3/2014

của Sở GDĐT).

+ Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về tài nguyên nước của Ngành Giáo

dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015-2020 (Kế hoạch số 2092/KH-

SGDĐT ngày 11/7/2014).

- Các nhiệm vụ thuộc Đề án Xây dựng Đà Nẵng – thành phố Môi trường của

UBND thành phố Đà Nẵng.

Học kì I - năm học 2018-2019, các trường tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của Sở

GDĐT về hướng dẫn giáo dục tích hợp BĐKH qua các môn học và hoạt động ngoại

khóa .

c) Giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo

dục pháp luật; giáo dục kĩ năng sống ...

Để tăng cường công tác giáo dục đạo đức, triển khai hiệu quả việc học tập và làm

theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng đi vào chiều sâu, Phòng Giáo

dục tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng

đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố

trong tình hình mới; tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ

Chí Minh ngay từ đầu năm học 2017-2018.

- Chỉ đạo các trường thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương cán bộ quản lý nhất là

cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu của đơn vị trường học.

6. Giáo dục ngoại khóa, thể chất, y tế trƣờng học

a) Công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trong học kì I năm học 2018-2019, Phòng GD&ĐT đã ban hành Hướng dẫn số

276/HD-PGDĐT ngày 04/10/2018 chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và

công tác y tế trường học.

Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn huyện tăng cường

công tác tuyên truyền, bồi dưỡng lòng yêu nước, lý tưởng, đạo đức cách mạng, cụ thể

hóa các nội dung Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về

đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với

phong trào “Thực hiện theo 05 điều Bác Hồ dạy”. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị

43-CT/TU của Thành ủy Đà Nẵng về xây dựng “Văn hóa văn minh đô thị” năm 2018,

4

xây dựng ý thức công dân, lối sống văn hóa cho thanh thiếu niên; Đề án “Tăng cường

giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng

giai đoạn 2015-2020” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; tăng cường giới thiệu các gương

điển hình thanh thiếu nhi tiêu biểu trên các lĩnh vực, qua đó định hướng về giá trị đạo

đức, lối sống cho thanh thiếu nhi.

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS; công tác bảo vệ,

chăm sóc trẻ em, xây dựng gia đình hạnh phúc tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện: Hoạt

động tư vấn tâm lý cho học sinh được duy trì; kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường

học được tăng cường, tạo môi trường để HS tự rèn luyện, phấn đấu; triển khai tốt các

nội dung xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực thiết thực, chất lượng,

hiệu quả trong các nhà trường; tăng cường tổ chức các phòng đọc, tủ sách phụ huynh, tủ

sách lớp học…

Chương trình thành phố 4 an được đẩy mạnh thực hiện; nhân rộng các mô hình

hiêụ quả như: Cổng trường bình yên, Tiếng nhạc môi trường; Nuôi heo đất giúp đỡ bạn

nghèo, Đôi bạn cùng tiến, Vòng tay bè bạn – Giúp bạn đến trường; tiếp tục triển khai

thực hiện phong trào Ngôi nhà khăn quàng đỏ, Đàn gà khăn quàng đỏ… Phối hợp với

ngành Y tế, công an tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao

thông, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm. Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

được thực hiện nghiêm túc, các hoạt động tuyên truyền, tập huấn được tăng cường tổ

chức. Công tác an sinh xã hội được thực hiện tốt; các hoạt động giúp đỡ các học sinh có

hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học tốt, các học sinh có học lực yếu để tiến bộ hơn được

thực hiện hiệu quả.

Trong học kì I năm học 2018-2019, các trường THCS tham gia các hội thi cấp

thành phố đạt nhiều giải cao: Giải Nhì Hội thi hùng biện về tiểu sử danh nhân và địa

phương trường mang tên; 01 giải Nhì, 01 giải Ba, 01 giải Khuyến khích Hội thi Sáng

kiến ứng dụng giải quyết các vấn đề về môi trường; Hội thi Khoa học kĩ thuật; Hội thi

Đại sứ văn hóa đọc Đà Nẵng,…

b) Công tác y tế trường học

Phòng GD đã nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ công tác y tế trường học theo

đúng chỉ đạo của Sở GD&ĐT, UBND huyện và ngành y tế.

Tất cả các trường học đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám chuyên khoa,

tẩy giun, tiêm chủng cho học sinh; phối hợp với ngành y tế địa phương phòng ngừa các

bệnh dịch; tổ chức tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh theo mùa như: sốt xuất

huyết, thủy đậu, tay chân miệng,… Công tác chăm sóc sức khỏe học sinh và sơ cấp cứu

ban đầu đảm bảo.

Công tác vệ sinh An toàn thực phẩm được thực hiện tốt, không có xảy ra ngộ độc

thực phẩm. Công tác phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước, xâm hại trẻ em được

quan tâm. Trong học kì I đã tổ chức nhiều buổi tập huấn phòng chống tai nạn thương

tích, kỹ năng phòng tránh xâm hại cho học sinh.

Bên cạnh đó, công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cũng được các

trường học trên địa bàn huyện đặc biệt chú trọng như: tuyên truyền giáo dục ý thức

chấp hành và thói quen thực hiện nếp sống có vệ sinh, rửa tay trước khi ăn, ý thức và

thói quen bỏ rác đúng nơi quy định, phân công trực và làm vệ sinh trước và cuối các

5

buổi học, cuối tuần ra quân làm vệ sinh môi trường. Tích cực hưởng ứng các Chiến dịch

“Nước sạch và môi trường”, “Ngày chủ nhật Xanh - Sạch -Đẹp”...

c) Thực hiện Quyết định số 284 /QĐ-PGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2018 của

Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Hòa Vang về việc ban hành điều lệ giải thể thao học

sinh (TTHS) cấp Huyện năm học 2018-2019; kết quả:

- Hầu hết các trường đều có chú trọng đến công tác giáo dục thể chất trong nhà

trường. Triển khai tốt các chủ trương của ngành Giáo dục về việc tổ chức các hoạt động

thể dục thể thao cho học sinh. Lãnh đạo các trường đều có sự chỉ đạo, tổ chức giải

TTHS cấp trường, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh tham gia tốt giải

TTHS các cấp.

- Phòng GD&ĐT đã triển khai kịp thời một số môn thi đấu như bơi lội, việt dã,

bóng đá tiểu học, bóng bàn, đá cầu nằm trong các môn thi đấu giải TTHS năm học

2018-2019.

- Lãnh đạo của các đoàn, huấn luyện viên của các đơn vị đã chỉ đạo kịp thời, sâu

sắc, nghiêm túc và thiện chí cao trong thời gian tham gia giải. Thực hiện tốt lịch thi đấu,

Điều lệ và các quy định của Ban tổ chức, đồng thời tham mưu với Ban tổ chức để kịp

thời điều chỉnh kế hoạch tổ chức phù hợp với tình hình thực tế.

- Nhiều thầy cô giáo đã phát huy hết tinh thần trách nhiệm, huấn luyện tốt cho

các đội tuyển đạt được giải cao tại giải TTHS cấp thành phố cụ thể: Giải nhất đồng đội

nữ môn Việt dã, giải nhất toàn đoàn môn Việt dã.

- Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, vẫn còn nhiều mặt tồn tại cần rút

kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong thời gian đến:

+ Một số giáo viên chưa quan tâm sâu sát đến học sinh thi đấu giải thành phố.

Cụ thể giáo viên thể dục của trường Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Tri Phương báo vắng

không kịp thời, làm thiếu vắng 2 vận động viên tham gia thi đấu môn Việt dã thành phố

làm ảnh hưởng đến kết quả giải nhất đồng đội nam.

- Công tác điều động giáo viên tham gia làm công tác trọng tài cụ thể môn Đá

cầu còn nhiều giáo viên chưa thực hiện tốt, vắng không lý do (có danh sách kèm theo).

- Một số đơn vị trường học, thông báo danh sách điều động giáo viên làm trọng

tài chưa kịp thời.

7. Giáo dục Quốc phòng – An Ninh

Thực hiện theo Thông tư 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 về việc hướng

dẫn giáo dục quốc phòng an ninh trong trường tiểu học, THCS của Bộ Giáo dục và Đào

tạo; Thực hiện theo công văn số 2515/SGDĐT-CTrTT ngày 30/8/2018 của Sở Giáo dục

và Đào tạo thành phố Đà Nẵng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDQPAN năm

học 2018-2019, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường nghiêm túc triển khai

thực hiện; Thực hiện theo công văn số 2358/KH-SGDĐT ngày 16/8/2018 của Sở Giáo

dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng về Kế hoạch tập huấn phương pháp lồng ghép Giáo

dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học và THCS năm 2018, các trường đã cử

giáo viên tham gia đầy đủ và tổ chức triển khai thực hiện tốt.

8. Giáo dục khuyết tật và hòa nhập

6

- Năm học 2018-2019, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hòa Vang tiếp tục ban hành

các văn bản hướng dẫn các trường về công tác điều tra, vận động học sinh ra lớp và

thực hiện các chế độ chính sách cho học sinh và giáo viên dạy học sinh khuyết tật.

- Chỉ đạo các trường quan tâm hơn nữa đối với học sinh khuyết tật, tạo điều kiện

để các em hòa nhập và tham gia các hoạt động giáo dục.

- Các trường đều có lãnh đạo và giáo viên cốt cán phụ trách HSKT nên cũng thuận

lợi cho việc theo dõi và giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập .

- Kết quả trong học kì I năm học 2018-2019 có 100 học sinh khuyết tật học hòa

nhập trong đó có 100 học sinh có giấy chứng nhận HSKT, tỉ lệ 100 %.

Xếp loại cuối học kì I: hạnh kiểm đạt trung bình trở lên: 100 học sinh, tỉ lệ 100

%, học lực đạt trung bình trở lên: 93 học sinh, tỉ lệ: 93,0%, so cùng kì với năm học

trước tăng 14.4 % .

9. Tổ chức ôn tập, kiểm tra học kì

Trên cơ sở Công văn số 3888/SGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 11 năm 2018 của

SGDĐT về việc Hướng dẫn tổ chức kiểm tra học kỳ 1 năm học 2018-2019, Phòng

GDĐT đã ban hành văn bản số 811/PGDĐT-THCS ngày 07/12/2018 hướng dẫn các

trường tổ chức ôn tập, kiểm tra theo đúng quy định.

Các trường thực hiện tốt công tác tổ chức ôn tập, kiểm tra học kỳ 1: hoàn thành

chương trình học kỳ 1 đúng thời gian, có hướng dẫn nội dung ôn tập, tổ chức kiểm tra

nghiêm túc.

II. ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học

a) Đổi mới phương pháp dạy học

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác đổi mới PPDH dạy học, Phòng GD&ĐT đã yêu

cầu giáo viên:

- Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của

Bộ để thiết kế giáo án. Giáo viên lên lớp phải có giáo án, giáo án phải được soạn phù

hợp với hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ.

- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các

hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc

điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, của trường; chú ý đến năng lực

của học sinh, giúp các em phát triển tối đa năng lực của bản thân.

- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư

duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các TBDH; hướng dẫn học sinh có thói

quen vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Tăng cường công tác sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, nội dung sinh hoạt tổ,

nhóm có tập trung vào các vấn đề chuyên môn như trao đổi việc dạy học và kiểm tra

đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh

giá, soạn giáo án ...

- Trong học kì I, Phòng đã tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học cho tất cả giáo

viên của của các môn, tổ chức sinh hoạt đã cải tiến cách thức và nội dung sinh hoạt để

7

việc sinh hoạt cụm không mang tính hình thức, không nặng nề đối với giáo viên. Nội

dung sinh hoạt cụm trung trao đổi các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học theo

định hướng phát triển năng lực của học sinh; xây dựng giáo án Elening,…

b) Đổi mới hình thức tổ chức dạy học

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập cho HS: chú trọng hướng dẫn cho

HS tự học, học ở nhà, học ở thư viện, học ở di tích bảo tàng lịch sử,…

- Các trường tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ

động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề

tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và

theo hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, phát huy năng lực của hoạc

sinh.

2. Đổi mới phƣơng pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; kiểm định chất lƣợng

giáo dục trung học

- Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ và của Sở về quy trình KTĐG theo ma trận đề,

đổi mới KTĐG, Phòng Giáo dục đã yêu cầu giáo viên trong quá trình dạy học, cần kết

hợp một cách hợp lí hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong

KTĐG kết quả học tập của học sinh. Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ

yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra.

- Trong học kì I, Phòng đã tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học cho tất cả giáo

viên của của các môn, tổ chức sinh hoạt đã cải tiến cách thức và nội dung sinh hoạt để

việc sinh hoạt cụm không mang tính hình thức, không nặng nề đối với giáo viên. Nội

dung sinh hoạt cụm, chủ yếu tập trung trao đổi các chuyên đề về đổi mới kiểm tra đánh

giá, xây dựng ma trận đề, ngân hàng đề;… Một số môn (Ngữ văn, Toán, Vật lí…) đã tổ

chức sinh hoạt chuyên môn cấp huyện với nội dung: Xây dựng ma trận đề, biên soạn

chuẩn hóa câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng

lực của học sinh.

- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ các bước biên soạn ma trận đề kiểm tra đánh giá. Trong

học kì I, các đề kiểm tra phải được biên soạn theo ma trận đề nhằm đảm bảo các yêu cầu theo

quy định, chú ý theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Việc cho điểm phải được thực

hiện công bằng, đúng đáp án, biểu điểm. Không quá dễ dãi, hạ thấp yêu cầu nhưng cũng

không quá khắt khe, cứng nhắc. Mỗi bài kiểm tra, cần có thang điểm rõ ràng, đánh giá đúng

thực chất bài làm của học sinh. Tất cả các đề bài kiểm tra (từ 15 phút trở lên) đều có đáp án,

biểu điểm cụ thể ghi rõ trong sổ giáo án và tổ chuyên môn, ban giám hiệu lưu bài kiểm tra.

Giáo viên thực hiện nghiêm túc quy trình chấm trả bài.

- Giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá. Khuyến khích vận

dụng các hình thức KTĐG thông qua các hoạt động học tập ngoài lớp học của HS như

bài tập nghiên cứu nhỏ; các hoạt động sưu tầm; tham quan thực địa, bảo tàng; làm đồ

dùng dạy học ...

Đa số các trường và giáo viên luôn có ý thức đổi mới đổi mới KTĐG, thực hiện

tốt nội dung chương trình dạy học và quy chế chuyên môn, đổi mới KTĐG góp phần

nâng cao chất lượng dạy học.

- Tính đến hết học kì I năm học 2018-2019, Sở GD&ĐT chưa tiến hành đánh giá

ngoài các trường THCS Nguyễn Văn Linh và THCS Nguyễn Viết Xuân, số trường

THCS được đánh giá ngoài lên 8/11, đạt tỉ lệ 72.72%. Hiện nay còn 3 trường chưa được

8

tiến hành ĐGN, trong đó PGD đã giao cho trường THCS Nguyễn Viết Xuân và THCS

Nguyễn Văn Linh tiến hành đăng ký đánh giá ngoài vào cuối năm học 2018-2019.

III. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ

1. Nâng cao chất lƣợng hoạt động chuyên môn, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên,

cán bộ quản lí.

a) Công tác nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn

- Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường cử giáo viên có năng lực tham gia đầy đủ

các lớp tập huấn chuyên môn do Sở GDĐT tổ chức như: tập huấn đổi mới kiểm tra

đánh giá; tập huấn dạy lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn; tập huấn

phương pháp Giáo dục quốc phòng và an ninh,…

- Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, như sau:

+ Chỉ đạo các trường tổ chức triển khai tập huấn lại các nội dung do Sở, PGD tổ

chức đến tất cả toàn thể giáo viên.

+ Tổ chức các chuyên đề đổi mới PPDH cấp huyện (14 lần/14 môn).

+ Tiếp tục chỉ đạo các trường triển khai các hoạt động chuyên môn, hoạt động

ngoại khoá để nâng cao chất lượng chuyên môn.

- Chỉ đạo, theo dõi kiểm tra các trường tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn

định kì theo đúng quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Nội dung sinh hoạt tổ, nhóm

tập trung vào các vấn đề chuyên môn như trao đổi việc dạy học và kiểm tra đánh giá

theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, soạn

giáo án...

- Tiếp tục cho giáo viên trao đổi, rút kinh nghiệm qua các tiết dự giờ, các buổi

sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được tiến

hành thường xuyên trong suốt học kì chủ yếu bằng hình thức tự học và trao đổi tại tổ,

nhóm chuyên môn.

b) Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí

- Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục đã ban hành

các kế hoạch chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và

người lao động các đơn vị, trường học; tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên

cho đội ngũ cán bộ quản lý các THCS thuộc huyện.

- Các đơn vị trường học đều xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán

bộ quản lí. Tăng cường các hình thức bồi dưỡng tại chỗ để không ngừng nâng cao năng

lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ; có nhiều biện pháp thúc đẩy phong trào thi đua

và tạo các điều kiện để cán bộ quản lý và giáo viên tích cực tự giác học tập ở mọi mơi,

mọi lúc.

- Phòng GDĐT chỉ đạo cho các trường tạo điều kiện cho giáo viên học nâng

chuẩn, ôn tập thi thăng hạng.

2. Tăng cƣờng quản lí đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục

Trên cơ sở kế hoach phát triển số lượng học trường, lớp và học sinh được UBND

huyện giao, thường xuyên rà soát tình hình đội ngũ ở các đơn vị trường học để có kế

hoạch sắp xếp, bố trí, điều hòa đủ về số lượng và chất lượng theo quy định.

9

Sắp xếp đội ngũ hợp lý, phù hợp với chuyên môn của từng vị trí công tác để tạo

động lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

Chỉ đạo các đơn vị trường học chủ động rà soát tình hình đội ngũ và xây dựng đề

án vị trí việc làm sát với kế hoach phát triển số lượng học trường, lớp, học sinh của năm

học 2018-2019 được UBND huyện phê duyệt. Trên cơ sở đó, Phòng Giáo dục phối hợp

với Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức

giáo dục để trình thành phố phê duyệt và tổ chức thi tuyển viên chức giáo viên kịp thời

ngay từ trong hè 2018, bổ sung kịp thời cho các đơn vị trường học.

Trên cơ sở Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GD&ĐT về

hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong

các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường xác định nhu

cầu giáo viên của từng bộ môn theo định mức quy định, xác định số giáo viên thừa,

thiếu/ từng bộ môn ở bậc học phổ thông để phối hợp với Phòng nội vụ tham mưu đề

nghị UBND huyện điều chuyển phù hợp, tổ chức tuyển dụng bổ sung kịp thời giáo viên

mới cho các trường. Các đơn vị trường học phân công chuyên môn và sử dụng lao động

đảm bảo đúng định mức quy định, không để lãng phí biên chế được giao.

Sắp xếp đội ngũ hợp lý, phù hợp với chuyên môn của từng vị trí công tác để tạo

động lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

IV. PHÁT TRIỂN MẠNG LƢỚI TRƢỜNG LỚP; SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CSVC,

THIẾT BỊ DẠY HỌC; ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRƢỜNG CHUẨN QUỐC GIA; PHÁT

TRIỂN TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM.

1. Phát triển mạng lƣới trƣờng, lớp

Mạng lưới trường, lớp trên địa bàn huyện đến năm học 2018 - 2019 được quy

hoạch, sắp xếp hợp lí theo hướng đa dạng hóa và xã hội hóa, phù hợp với khung cơ cấu

hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn theo Đề án quy hoạch phát triển ngành GDĐT

đến năm 2020.

Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, trường trọng điểm, phòng bộ

môn, thư viện tiên tiến tiếp tục được quan tâm đúng mức.

- Có 11 trường trên 11 xã, tất cả đều là trường công lập, trong đó có 01 trường có

nội trú cho con em dân tộc thiểu số trong huyện là trường THCS Nguyễn Tri Phương.

Về quy mô, trường có số lớp cao nhất là 33 lớp có 01 trường (THCS Nguyễn Phú

Hường), thấp nhất là 9 lớp có 2 trường (THCS Nguyễn Tri Phương, THCS Ông Ích

Đường).

Tổng số lớp : 223 lớp với 8376 học sinh (tăng 199 HS so với đầu năm học 2017-

2018: Đầu năm chuyển đi 22, chuyển đến 17, Chuyển học nghề: 33, bỏ học: 0).

Học sinh dân tộc thiểu số: 91.

Học sinh khuyết tật: 100.

Huy động trẻ hoàn thành tiểu học vào lớp 6 là đạt tỉ lệ 100% .

2. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Ngay từ đầu năm học các trường xây dựng kế hoạch cụ thể về nhu cầu đầu tư,

nâng cấp cơ sở vật chất và TBDH nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc duyệt kinh phí

đảm bảo CSVC phục vụ nhu cầu dạy học.

10

- Hầu hết các trường đều triển khai công tác tự làm đồ dùng dạy học nên cũng góp

phần nâng cao chất lượng dạy học.

Được sự quan tâm đầu tư của các cấp, 11/11 trường THCS đã có diện tích, CSVC

đạt chuẩn quốc gia. Ngoài ra Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã tham mưu hoàn thành

kế hoạch phát triển mạng lưới trường lớp đến năm 2025 tầm nhìn đến 2030 nhằm duy

trì sự ổn định về sĩ số lớp, giáo viên và cơ sở vật chất.

3. Tiếp tục đầu tƣ xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia, phòng bộ môn và thƣ

viện tiên tiến.

a) Trường đạt chuẩn quốc gia

Căn cứ nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Phòng GD&ĐT và quy chế công nhận

trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt

chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. PGD ĐT Huyện Hòa Vang đã có kế hoạch hướng dẫn việc

xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2017-2020.

Trong học kỳ I năm học 2018-2019, Phòng GDĐT kiểm tra việc xác lập hồ sơ xây

dựng trường chuẩn của trường THCS Đỗ Thúc Tịnh và làm tờ trình gửi Sở Giáo dục

và Đào tạo kiểm tra đã được kiểm tra công nhận. Tiếp tục chỉ đạo trường THCS Phạm

Văn Đồng, THCS Ông Ích Đường, THCS Nguyễn Viết Xuân xác lập hồ sơ, củng cố cơ

sở vật chất để kiểm tra công nhận trong thời gian đến; chỉ đạo các trường THCS

Nguyễn Hồng Ánh, THCS Nguyễn Bá Phát, THCS Nguyễn Tri Phương củng cố lại hồ

sơ để kiểm tra công nhận lại trong học kì II năm học 2018-2019.

Tính đến thời điểm hiện nay, bậc THCS ở Hòa Vang có 8/11 trường đạt chuẩn

quốc gia (đạt tỉ lệ 72,72%).

b) Phòng học bộ môn

- Học kì I, năm học 2018- 2019, bậc THCS được các cấp quan tâm đàu tư xây

dựng 3 phòng bộ môn được Sở kiểm tra công nhận (PBM Tin học - THCS Nguyễn Văn

Linh; PBM Tiếng Anh-THCS Trần Quốc Tuấn; PBM Hóa học – THCS Phạm Văn

Đồng).

Tổng số PHBM hiện có là 83, số PHBM được công nhận đạt chuẩn quốc gia là 53.

Hoạt động tại Phòng học bộ môn: các trường đều thực hiện tốt việc tổ chức giảng

dạy tại PHBM; 100% PHBM được khai thác khá hiệu quả để dạy các tiết thực hành và

dạy nhiều tiết lí thuyết. Một số trường có số lượng học sinh ít nên tổ chức dạy học tại

PHBM cả nội dung lí thuyết và thực hành như: trường THCS Ông Ích Đường, THCS

Nguyễn Viết Xuân, THCS Nguyễn Tri Phương.

c) Xây dựng thư viện

- Năm học 2018 - 2019, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo mua sắm cơ sở vật chất cho

phòng thư viện và các loại sách cho thư viện. Chỉ đạo các trường có kế hoạch phát huy

hiệu quả của thư viên đạt chuẩn, thư viện tiên tiến.

- Chỉ đạo 2 trường THCS Nguyễn Viết Xuân và THCS Nguyễn Phú Hường có kế

hoạch xây dựng thư viện tiên tiến trong năm học 2018-2019.

11

Tính đến thời điểm hiện nay có 11/11 trường có thư viện đạt chuẩn 01. Tỉ lệ 100%

và có 9 trường đạt thư viện tiên tiến. Tỉ lệ 81,8%.

4. Thực hiện đề án phát triển trường trọng điểm

V TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY

HỌC VÀ QUẢN LÍ.

- Để tăng cường việc Ứng dụng CNTT trong việc đổi mới PPDH, Phòng đã chỉ

đạo các trường thực hiện tốt phong trào Ứng dụng CNTT, thiết kế bài giảng điện tử để

tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học

sinh. Đa số giáo viên luôn có ý thức ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên

tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá;

tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học qua mạng theo

hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT,

không nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa.

- Có 39 sản phẩm giáo án E-Learning dự thi cấp huyện (tăng 3 sản phẩm so với

năm học 2017-2018).

- 100% giáo viên đều soạn giảng bằng vi tính, mỗi học kì một giáo viên ít nhất có

2 tiết dạy theo giáo án điện tử.

- Đến nay, toàn huyện có 100% trường THCS có phòng máy góp phần tích cực

vào quá trình thực hiện nhiệm vụ phổ cập Tin học cho học sinh THCS.

- Phong trào soạn, giảng và dạy học bằng CNTT ở các trường thực hiện rất tốt, đa

số giáo viên đều áp dụng CNTT vào trong việc giảng dạy.

- 11/11 trường THCS trên địc bàn huyện đã sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện

tử.

VI. DUY TRÌ, NÂNG CAO KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC BẬC TRUNG

HỌC, THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC HÕA NHẬP.

Để thực hiện tốt công tác XMC-PCGD, Ban chỉ đạo XMC-PCGD&XDXHHT

huyện đã huy động được các tổ chức quần chúng xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh

niên, Hội nông dân… tham gia, tạo điều kiện, khuyến khích, huy động tốt số người

trong độ tuổi xoá mù chữ ra lớp đạt tỉ lệ cao. Đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc

gia, phòng bộ môn, thư viện; tăng cường tập huấn đổi mới PPDH, KTĐG góp phần

nâng cao chất lượng và số lượng về chống mù chữ, PCGD trung học cơ sở và phổ cập

bậc trung học.

- Kết quả đạt được (tính đến cuối tháng 12 năm 2018):

+ Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở (mức độ 3): đạt: 11xã/11 xã ( 100%).

+ Công tác phổ cập bậc trung học: đạt 11 xã/11 xã (đạt 100%). (kèm theo biểu

thống kê).

Thực hiện tốt việc phổ biến các qui định về giáo dục hòa nhập, Phòng GDĐT tổ

chức triển khai các điều kiện đảm bảo để học sinh khuyết tật được tham gia học hòa

nhập. Các trường thực hiện tốt các chính sách, các qui định đối với học sinh khuyết tật

học hòa nhập, tạo điều kiện cho học sinh khuyết tật được học hòa nhập và tham gia các

hoạt động giáo dục như những học sinh bình thường khác, đồng thời có phân công học

12

sinh cùng lớp và các đoàn thể trong nhà trường quan tâm, giúp đỡ học sinh khuyết tật

trong học tập cũng như trong vui chơi.

VII. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUNG HỌC

Ngay từ đầu năm học 2018 – 2019, Phòng GD đã xác định: Đổi mới công tác quản

lý trong nhà trường là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu

quả giáo dục của nhà trường.

- Trước hết, Phòng GD đã chỉ đạo các trường cần đổi mới về phong cách, phương

pháp làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh. Muốn vậy phải xây dựng môi

trường sư phạm, nền nếp dạy học, sinh hoạt trong trường, mọi người biết cách cư xử,

gần gũi, chia sẻ, thông cảm, giúp đỡ lẫn nhau, tự giác hoàn thành nhiệm vụ, phát huy cơ

chế dân chủ trong nhà trường, mọi người đều biết, được bàn, cùng làm, cùng kiểm tra

và tự kiểm tra hướng tới chất lượng giáo dục nhà trường. Xây dựng trường học Xanh –

Sạch – Đẹp.

- Phòng GDĐT kịp thời chỉ đạo các trường phải tạo lập mạng lưới thông tin hai

chiều thông suốt từ Phòng GD đến Hiệu trưởng đến giáo viên đến học sinh đến cha mẹ

học sinh và ngược lại một cách thường xuyên và kịp thời giúp người quản lý ra các

quyết định điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện kế hoạch; thực hiện tốt Trường

học kết nối.

- Phân công giáo viên giảng dạy đúng chuyên môn nghiệp vụ, đúng năng lực của

từng người. Có kế hoạch cử và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp đào tạo

chuyên môn nghiệp vụ cũng như học nâng chuẩn.

- Phòng giáo dục chỉ đạo Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn

tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ để kịp thời nắm bắt thông tin và biết cách xử lý

thông tin hợp tình, hợp lý. Hiệu trưởng phải biết chia sẻ với giáo viên, học sinh. Tổ

trưởng chuyên môn được phát huy năng lực quản lý.

VIII. KẾT QUẢ CÁC KÌ THI, CUỘC THI ĐÃ TỔ CHỨC, THAM GIA;

TÍNH HIỆU QUẢ, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ CÁC CUỘC THI.

1.Thi hùng biện kỉ niệm 160 năm Ngày Đà Nẵng kháng Pháp

- Nhằm mục đích khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ vang

của Đảng bộ và nhân dân thành phố thông qua hoạt động kỉ niệm 160 Ngày Đà Nẵng

kháng Pháp (1858-2018). Tuyên truyền giáo dục cho học sinh về giá trị lịch sử, văn hóa,

và truyền thống tốt đẹp của quê hương, con người Đà Nẵng; bồi dưỡng lòng yêu nước, ý

thức bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa, truyền thống của Việt Nam nói

chung thành phố Đà Nẵng nói riêng. Thực hiện Kế hoạch số 7211/KH-UBND ngày

13/9/2017; của UBND thành phố Đà Nẵng; Thông báo số 332-TB/TU ngày 05/02/2018

của Thành ủy Đà Nẵng về Kết luận của Thường trực Thành ủy tại phiên họp thường kì

ngày 31/01/2018; Công văn số 1246-CV/BTGTU ngày 07/2/2018 của Ban Tuyên giáo

Thành ủy Đà Nẵng; Kế hoạch 2705/KH-SGDĐT ngày 11/9/2018 của Sở GD&ĐT thành

phố Đà Nẵng xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 160 năm Ngày

Đà Nẵng kháng Pháp (1858-2018), Phòng GDĐT Hòa Vang đã có Kế hoạch số 612

ngày 24 tháng 9 năm 2018 về Kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 160 năm

Ngày Đà Nẵng kháng Pháp (1858-2018), như tổ chức tuyên truyền cho các em xem

phim tài liệu “Sóng cửa Hàn” và tổ chức Cuộc thi hùng biện về tiểu sử danh nhân hoặc

lịch sử địa danh trường mang tên ở cấp huyện và tham gia dự thi ở thành phố có hiệu

quả, kết quả cụ thể:

13

- Cấp huyện: 11/11 trường đều tham gia dự thi; đạt 6 giải - 1 giải nhất (THCS Trần

Quang Khải), 2 giải nhì (THCS Nguyễn Văn Linh, THCS Trần Quốc Tuấn), 3 giải ba

(THCS Nguyễn Hồng Ánh, THCS Đỗ Thúc Tịnh, THCS Nguyễn Tri Phương).

- Cấp thành phố: 1 trường dự thi, đạt giải nhì thành phố (THCS Trần Quang Khải).

2. Thi Khoa học kĩ thuật

- Năm học 2018-2019, PGD đã chỉ đạo và tổ chức cuộc thi KHKT một cách cụ

thể. Có 19 sản phẩm/ 7 trường tham gia cuộc thi (3 trường không tham gia: THCS

Nguyễn Viết Xuân, THCS Nguyễn Tri Phương, THCS Ông Ích Đường).

- Phòng GDĐT đã chấm chọn được 7 sản phẩm dự thi cấp thành phố, kết quả đạt 5

giải thành phố: 1 giải nhì (THCS Đỗ Thúc Tịnh), 1 giải 3 (THCS Nguyễn Phú Hường),

3 giải khuyến khích (THCS Phạm Văn Đồng: 2, THCS Đỗ Thúc Tịnh:1).

- Các trường tham gia tốt là THCS Đỗ Thúc Tịnh, THCS Nguyễn Phú Hường,

THCS Phạm Văn Đồng.

- Sản phẩm dự thi bao gồm nhiều lĩnh vực như Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ thông

tin, Cải tiến công nghệ, Vật lý và thiên văn,...

- Một số sản phẩm có sự đầu tư nghiên cứu thực tế của học sinh, có sự hướng dẫn

của giáo viên đúng theo yêu cầu tính chất của cuộc thi.

- Hạn chế : Các trường chưa có sự đầu tư về kinh phí và quan tâm đến hoạt động

nghiên cứu KHKT của Học sinh, chưa có sự hợp tác với các trường Đại học nên gây khó

khăn cho giáo viên hướng dẫn.

3. Thi “Đại sứ Văn hóa đọc Đà Nẵng” năm 2018

Thực hiện Công văn số 2556/SGDĐT-CTrTT ngày 31/8/2018 của Sở Giáo dục và

Đào tạo thành phố Đà Nẵng về việc Tổ chức cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc Đà Nẵng”

năm 2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường tổ chức thực hiện, kết quả

cụ thể như sau:

- Có 4 học sinh có bài viết có chất lượng được vào vòng phỏng vấn.

- Có 1 học sinh (Lâm Thị Như Nguyệt – trường THCS Nguyễn Tri Phương) đạt

giải thuộc lĩnh vực Tính khả thi cao.

Các trường tham gia tốt THCS Nguyễn Tri Phương, THCS Nguyễn Hồng Ánh,

THCS Nguyễn Phú Hường, THCS Nguyễn Văn Linh, THCS Đỗ Thúc Tịnh.

4. Cuộc thi “Sáng kiến ứng dụng giải quyết các vấn đề về môi trƣờng” lần

thứ II - năm 2018

Thực hiện Kế hoạch 2817/KH-UBND ngày 19/4/2018 của UBND thành phố về

việc Thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” năm 2018; Kế

hoạch 3909/KH-UBND ngày 28/5/2018 về Tổ chức thực hiện “Tháng hành động vì môi

trường” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Hướng dẫn số 1484/HD-SGDĐT ngày

18/9/2018 về Cuộc thi “Sáng kiến ứng dụng giải quyết các vấn đề về môi trường” dành

cho học sinh THCS-THPT – Lần thứ II-2018, Phòng GDĐT đã chỉ đạo các trường tham

gia cuộc thi. Có 3 trường tham gia cuộc thi: THCS Phạm Văn Đồng, THCS Trần Quốc

Tuấn, THCS Nguyễn Hồng Ánh. Kết Quả: 1 giải nhì thành phố (THCS Phạm Văn

Đồng), 1 giải 3 (THCS Trần Quốc Tuấn), 1 giải khuyến khích (THCS Nguyễn Hồng

Ánh).

14

5. Thi bài giảng E-Learning (dành cho giáo viên)

- Tổng số sản phẩm dự thi cấp huyện: 39 sản phẩm (tăng 3 sản phẩm so với năm

học 2017-2018).

- Kết quả: Có 30 sản phẩm đạt giải cấp thành phố (8 giải nhất, 8 giải nhì, 7 giải ba. 7

giải KK), tỉ lệ đạt giải: 75, 32%. Chất lượng giải tăng hơn so với năm học 2017-2018 (8 giải

nhất/2 giải nhất; 8 giải nhì/7 giải nhì; Tỉ lệ đạt giải thấp hơn so với năm học 2017-2018:

75,32%/80,56%).

IX. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ XẾP LOẠI HỌC LỰC, HẠNH

KIỂM CỦA TỪNG KHỐI LỚP, TOÀN TRƢỜNG

Năm học 2018-2019, PGD đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các trường

THCS chú trọng việc giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh. Do vậy, nề nếp học tập của học sinh ngày càng nghiêm túc hơn. từ đó ảnh

hưởng tích cực đến kết quả giáo dục. Cụ thể:

- Về hạnh kiểm: TB trở lên là 99,86%, giảm 0,05% so với học kì I năm học

2017-2018.

- Về học lực: Số học sinh đạt TB trở lên toàn huyện là 88,24%, giảm 0,54% so

với năm học kì I năm học 2017-2018.

(có báo cáo thống kê chất lượng chi tiết theo biểu mẫu đính kèm).

- Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường vẫn luôn được chú trọng, hầu

hết các trường đều tổ chức tốt từ việc thi chọn đội tuyển đến công tác phân công giáo

viên giảng dạy.

- Về vấn đề phụ đạo học sinh yếu kém, PGD chỉ đạo các trường rà soát phân loại

từng đối tượng yếu kém từng bộ môn, phân công cho giáo viên theo dõi, kèm cặp, một

số trường tổ chức hình thức học tập để nâng cao chất lượng.

X. NHẬN XÉT, ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I CÁC MÔN DO SỞ RA ĐỀ

Nhìn chung đề thi rõ ràng, trọng tâm, đúng chuẩn kiến thức – kĩ năng, có phân

hóa được đối tượng học sinh, đủ các phần.

XI. ĐÁNH GIÁ CHUNG – KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

1. Đánh giá chung

a) Ưu điểm

- CBGVCNV trong toàn ngành chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng

và Pháp luật nhà nước;

- Thực hiện đầy đủ các kế hoạch dạy học chính khoá, Tự chọn, Hướng nghiệp,

các chương trình của các dự án; Thực hiện tốt kế hoạch phát triển trường lớp;

- Triển khai đầy đủ và thực hiện có hiệu quả các văn bản của Bộ và Sở GD&ĐT;

- Tổ chức thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục theo kế hoạch giáo dục của

ngành và sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT thành phố;

- Tổ chức, tham gia đầy đủ có hiệu quả các cuộc thi;

15

- Đa số giáo viên có tinh thần trách nhiệm đối với công việc và có ý thức học tập

để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện nghiêm túc Thông tư 58/TT-

BGD ĐT, triển khai đầy đủ các chuyên đề;

- Tiếp tục đầu tư xây dựng CSVC, xây dựng Phòng học bộ môn cho các trường

để đảm bảo cho việc dạy và học để nâng chất lượng đại trà;

- Việc ứng dụng CNTT vào trong việc giảng dạy và quản lí có hiệu quả;

- Thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh

giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

b) Tồn tại

- Một vài giáo viên chưa chú trọng đến việc tự làm đồ dùng dạy học nên hiệu

quả đổi mới PPDH còn chưa cao.

- Chất lượng sinh hoạt cụm, tổ, nhóm chuyên môn chưa cao.

- Việc xây dựng phát huy hiệu quả thư viện tiên tiến, hoạt động của Phòng bộ

môn, quản lí trang thiết bị dạy học, xây dựng và phát huy hiệu quả của trường chuẩn

quốc gia một vài trường chưa được quan tâm đúng mức.

- Công tác xây dựng trường trọng điểm hiệu quả chưa cao.

2. Kiến nghị - đề xuất (không)

Phần II

Nhiệm vụ học II, năm học 2018 - 2019

Tiếp tục thực hiện Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục phổ thông

năm học 2018-2019 của Bộ GDĐT, hướng dẫn của Sở GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ

giáo dục trung học (GDTrH) năm học 2018-2019; hướng dẫn của Phòng GD&ĐT Hòa

Vang về việc thưc hiện phương hướng nhiệm vụ năm học 2018 – 2019; Phương hướng

nhiệm vụ của Giáo dục Trung học cơ sở năm học 2018 – 2019; Bậc Trung học cơ sở

Hoà Vang hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của giáo dục trung học cơ sở học kì II - năm

học 2018-2019, như sau:

I. THỰC HIỆN 03 NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA UBND HUYỆN

Nhằm góp phần cùng với UBND huyện Hòa Vang hoàn thành các nhiệm

vụ trọng tâm được UBND thành phố giao trong năm 2019; tạo ra sự thống nhất

trong toàn ngành trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đảng

các cấp , tiếp tục thực hiện Nghi quyêt số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban

Chấp hành Trung ương (khóa XI) “vê đôi mơi căn ban , toàn diện giáo dục và đào

tạo, đap ưng yêu câu công nghiêp hoa , hiên đai hoa trong điêu kiên kinh tê thi

trương đinh hương xa hôi chu nghia va hôi nhâp quôc tê” , cụ thể là thực hiện

Chương trình hành động số 23-CTr/HU ngày 24/2/2014 của Huyện ủy Hòa Vang

về thực hiện Nghi quyêt số 29-NQ/TW. Thực hiện Quyết định số 25/QĐ-UBND

ngày 04/01/2019 của UBND huyện Hòa Vang về việc ban hành danh mục 03

nhiệm vụ trọng tâm giao cho các ban, ngành và UBND các xã năm 2019, Phòng

Giáo dục và Đào tạo huyện Hòa Vang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có

hiệu quả ba nhiệm vụ trọng tâm. như sau:

16

- Nhiệm vụ 1: Tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử của

dân tộc cho học sinh; mỗi trường thành lập ít nhất một câu lạc bộ tuyên truyền về

lịch sử địa phương.

- Nhiệm vụ 2: Duy trì công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, công nhận

mới 3 trường. Phấn đấu đạt các tiêu chí về chất lượng giáo dục đối với 5 trường

trong Đề án xây dựng trường trọng điểm.

- Nhiệm vụ 3: Phấn đấu 100% các nhà vệ sinh trường học đúng quy chuẩn,

thân thiện, an toàn.

Các trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể, đề ra các giải pháp thực hiện;

Thành lập Ban Chỉ đạo, huy động toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên các ban

ngành đoàn thể cùng thực hiện.

- Nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên; thường

xuyên tiến hành rà soát, đánh giá, quy hoạch, bồi dưỡng để nâng cao năng lực của

đội ngũ CBQL, giáo viên đảm bảo đạt chuẩn kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để

đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.

- Chỉ đạo tốt hoạt động dạy và học và các phòng trào thi đua trong nhà

trường nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và các hoạt động.

II. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

1. Thực hiện kế hoạch giáo dục

a) Thực hiện chương trình các môn học

- Tiếp tục thực hiện việc giao quyền chủ động cho giáo viên đang trực tiếp giảng

dạy biên soạn lại phân phối chương trình (kế hoạch dạy học) chi tiết các môn học, các

hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả

năng học tập của học sinh. Mỗi giáo viên phải có bộ chương trình môn cả cấp học của Bộ

để tham khảo và bộ tài liệu PPCT chi tiết do cá nhân (hoặc tổ/nhóm bộ môn) biên soạn để

thực hiện. Tài liệu PPCT chi tiết phải được Hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện và

là căn cứ để thanh tra, kiểm tra, giám sát, nhận xét, góp ý trong quá trình thực hiện.

Trong quá trình triển khai thực hiện, giáo viên thường xuyên cập nhật, điều chỉnh

cho phù hợp với thực tế. Việc điều chỉnh, bổ sung so với kế hoạch đã được phê duyệt

phải được sự thống nhất trong tổ/nhóm chuyên môn.

- Đảm bảo khung thời gian 37 tuần thực học, trong đó: học kì I: 19 tuần, học kì

II: 18 tuần. Đảm bảo thời gian kết thúc học kì I, kết thúc năm học thống nhất trong

thành phố, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành,

tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kì. Có kế hoạch quản lí dạy

học, ôn tập ở các tuần cuối năm học, đảm bảo thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình

theo kế hoạch của nhà trường. Các tổ chuyên môn khi xây dựng chương trình cần lưu ý

sắp xếp hợp lí các chương, bài cuối mỗi học kì để đảm bảo nội dung kiến thức kiểm tra

theo đề chung của Sở, Phòng.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017

hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát

triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 (có hướng dẫn bổ sung tại

Công văn 5131/GDĐT-GDTrH ngày 01/11/2017), trong đó tập trung vào các nội dung:

17

+ Tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ

năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội

dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục.

+ Xây dựng kế hoạch giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với

điều kiện thực tế của nhà trường theo hướng sắp xếp lại các tiết học trong sách giáo khoa

nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; chú

trọng giáo dục đạo đức, lối sống và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, thực hành pháp

luật.

- Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên

tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ

chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học qua mạng cho mỗi chủ

đề theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ

GDĐT và Công văn số 141/BGDĐT-GDTrH ngày 12/01/2015 của Bộ GDĐT, Công văn

số 2930/SGDĐT-GDTrH ngày 12/8/2016 của Sở GDĐT trong tổ chức sinh hoạt chuyên

môn dựa trên "nghiên cứu bài học" và đánh giá giờ dạy của giáo viên.

b) Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày

- Các trường có đủ điều kiện về đội ngũ, về cơ sở vật chất cần có kế hoạch triển

khai tổ chức việc dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày dạy không quá 8 tiết, mỗi tuần học

không quá 6 ngày. Nội dung dạy học và hoạt động giáo dục tăng cường cần tập trung

vào việc phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với năng lực và năng

khiếu của từng nhóm đối tượng; tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nghiên

cứu khoa học; giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống, giáo dục văn hóa giao thông.

- Các trường THCS xây dựng lộ trình và kế hoạch tổ chức dạy học 2 buổi/ngày

cho năm học này và những năm học sắp đến, xem đây là một trong những giải pháp cơ

bản để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

phổ thông.

c) Dạy học ngoại ngữ

- Các trường THCS tham gia dạy học theo chương trình mới tiếp tục triển khai

chương trình này ở lớp 9 (đối với những lớp đã hoàn thành chương trình mới ở lớp 6, 7,

8). Đối với lớp 9, chương trình mới quy định dạy học 3 tiết/tuần (chương trình 7 năm: 2

tiết/tuần), các trường THCS sử dụng 01 trong 02 tiết tự chọn để tăng thêm 01 tiết cho

môn tiếng Anh.

- Tổ chức các câu lạc bộ ngoại ngữ

Nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ và tăng cường khả năng giao tiếp

bằng ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh, các trường cần đẩy mạnh tổ chức sinh hoạt theo

mô hình câu lạc bộ. Hiệu trưởng các trường giao cho tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ phối hợp với

ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường xây dựng kế hoạch, nội dung,

chương trình hoạt động của câu lạc bộ; tổ chức các hoạt động giao lưu, sinh hoạt ngoại

khóa thường xuyên (ít nhất 2 lần/ HK) có hiệu quả, chất lượng. Khuyến khích các trường tổ

chức các hoạt động câu lạc bộ giao lưu liên trường, mời giáo viên bản ngữ tham gia sinh

hoạt.

d) Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, phân luồng học sinh

- Triển khai Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh

trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 ban hành kèm theo Quyết định số

18

522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó tập trung thực hiện

các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định

hướng phân luồng học sinh phổ thông; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo

dục hướng nghiệp trong trường phổ thông; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm

nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết

bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông; huy động nguồn

lực xã hội trong và ngoài nước tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng

học sinh phổ thông; tăng cường quản lý đối với giáo dục hướng nghiệp, định hướng

phân luồng học sinh phổ thông.

e) Giáo dục địa phương và dạy học tích hợp

- Giáo dục về biển đảo, dạy học Lịch sử địa phương, Lịch sử Đảng bộ Hòa Vang,

Lịch sử Quảng Xương.

+ Đối với môn Địa lí

Chương trình môn Địa lí bậc trung học cơ sở có các nội dung kiến thức về biển

đảo, về chủ quyền và phát triển kinh tế biển. Giáo viên cần chú ý khai thác kĩ các nội

dung kiến thức này trong các tiết học chính khóa (Địa lí 8: bài 23, bài 24, bài 43; Địa lí

9: bài 38, bài 39, bài 40,…).

Các tổ/ nhóm chuyên môn tiếp tục tổ chức cho giáo viên nghiên cứu bộ tài liệu

do Bộ GDĐT biên soạn: Giáo dục về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo cấp THCS

(109 trang) để dạy học tích hợp các kiến thức biển đảo vào những bài học thích hợp và

tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, báo cáo chuyên đề, như: tổ chức cho học sinh

tham quan tìm hiểu hoặc cắm trại vào dịp tháng 3 (Tháng Thanh niên) về nội dung Bảo

vệ môi trường biển, hải đảo Việt Nam.

+ Đối với môn Lịch sử

Các trường triển khai dạy học các tiết lịch sử địa phương theo nội dung hướng

dẫn trong hai bộ tài liệu Lịch sử Đà Nẵng do Sở GDĐT biên soạn, Nhà xuất bản Giáo

dục Việt Nam phát hành tháng 4/2015: 7 tiết (lớp 6: 1 tiết, lớp 7: 3 tiết, lớp 8: 1 tiết, lớp

9: 2 tiết).

Dạy đầy đủ những tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình,

đồng thời thường xuyên sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học những bài

học lịch sử dân tộc.

Về phương pháp dạy học lịch sử địa phương, cần chú ý tính cụ thể, hình ảnh và

xúc cảm cho học sinh. Rèn luyện khả năng tự học của học sinh, đồng thời tăng cường tổ

chức các hoạt động học tập như trao đổi, thảo luận trình bày ý kiến riêng của mình.

Về hình thức tổ chức dạy học: Đa dạng hoá các hình thức tổ dạy lịch sử địa

phương như: dạy học trên lớp, tại thực địa, tại bảo tàng và tổ chức các hoạt động ngoại

khóa.

Về kiểm tra, đánh giá: Đối với các học kì có bài dạy về lịch sử địa phương, trong

các bài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì, giáo viên dành từ 10% đến 30% nội dung kiểm

tra, đánh giá về lịch sử địa phương.

Dạy Lịch sử Đảng bộ Hòa Vang, Lịch sử Quảng Xương năm học 2018-2019

đúng theo hướng dẫn.

+ Đối với các môn học khác

19

Giáo viên giảng dạy tích hợp, lồng ghép nội dung biển đảo vào các bài học có

nội dung thích hợp.

- Giáo dục môi trường, biến đổi khí hậu

+ Các đơn vị, trường học cần tiếp tục thực hiện tốt:

Kế hoạch hành động về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng

cường quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Đà Nẵng (ban hành tại

Quyết định số 1349/QĐ-UBND ngày 04/3/2014 của UBND TP Đà Nẵng).

Kế hoạch đẩy mạnh công tác giáo dục thông tin tuyên truyền chủ động ứng phó

với biến đổi khí hậu; phòng chống rủi ro thiên tai; tăng cường quản lí tài nguyên và bảo

vệ môi trường trong vùng biển huyện Hoàng Sa và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tại

các đơn vị, trường học giai đoạn 2014-2020 (Kế hoạch số 709/KH-SGDĐT ngày

24/3/2014 của Sở GDĐT).

Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về tài nguyên nước của Ngành Giáo

dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015-2020 (Kế hoạch số 2092/KH-

SGDĐT ngày 11/7/2014).

Các nhiệm vụ thuộc Đề án Xây dựng Đà Nẵng – thành phố Môi trường của

UBND thành phố Đà Nẵng.

Các trường đã tham gia thực hiện các dự án hiện nay đã kết thúc (dự án Nâng

cao năng lực giáo dục giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho các trường học tại Miền Trung Việt

Nam được JICA tài trợ do Sở GDĐT phối hợp SEEDS Asia thực hiện; dự án: Xây dựng

khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu khu vực đô thị thông qua giáo dục tích hợp

được Quỹ Rockefeller tài trợ thông qua Viện chuyển đổi Môi trường và Xã hội phối

hợp với Sở GDĐT thực hiện) cần có kế hoạch duy trì thực hiện và nhân rộng kết quả

của Dự án.

Sở GDĐT đã phân phối tài liệu hướng dẫn giáo dục tích hợp BĐKH qua các

môn học và hoạt động ngoại khóa đến tất cả các trường THCS trên địa bàn huyện. Các

trường triển khai theo kế hoạch tập huấn.

- Giáo dục kĩ năng sống; Phòng tránh tai nạn bom mìn, vật liệu chưa nổ và các

nội dung khác

+ Tiếp tục thực hiện tích hợp, lồng ghép giáo dục đạo đức, học tập và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; sử dụng năng lượng tiêt kiệm,

hiệu quả; giáo dục an toàn giao thông; giáo dục Phòng tránh tai nạn bom mìn,vật liệu

chưa nổ.… Thực hiện đúng hướng dẫn của dự án Hành trình yêu thương.

g) Giáo dục ngoại khóa, thể chất, y tế trường học

- Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Lễ tri ân, Lễ chào cờ Tổ quốc; hướng dẫn

học sinh hát Quốc ca đúng nhạc và lời theo đúng nghi thức, thể hiện nhiệt huyết, lòng tự

hào dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam.

Hướng dẫn học sinh ôn luyện bài thể dục buổi sáng, bài thể dục giữa giờ và bài

thể dục chống mệt mỏi theo quy định. Duy trì nền nếp thực hiện các bài thể dục vận

dụng vào tập luyện thường xuyên trong suốt năm học.

- Tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm Chương trình môn học thể dục chính

khóa phù hợp năng lực học sinh và điều kiện của trường học. Tăng cường đầu tư kinh

20

phí, xây dựng, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo tốt việc tập luyện thể dục, thể

thao (bể bơi, nhà tập đa năng, trang thiết bị,...).

- Chuyển mạnh việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp, hoạt động ngoại khóa sang hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo; tăng cường

tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-

BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng

sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Tăng cường công tác giáo dục kỹ

năng sống trong trường phổ thông trên địa bàn giai đoạn 2018-2020, định hướng đến

năm 2025 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Các trường chú trọng xây dựng môi trường văn hóa trong các nhà trường; ban

hành Quy tắc ứng xử trong trường học nhằm xây dựng văn hóa trường học lành mạnh,

thân thiện; tổ chức thực hiện hoạt động văn hóa - văn nghệ góp phần giáo dục truyền

thống cách mạng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và định hướng thị hiếu âm nhạc

giúp học sinh hướng tới giá trị chân – thiện – mỹ theo Thông tư số 23/2017/TT-

BGDĐT ngày 18/10/2017 quy định tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên

trong các cơ sở giáo dục.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác Đoàn, Hội, Đội trong các trường học.

Phối hợp với tổ chức Đoàn, Hội, Đội tổ chức phong trào thi đua gắn với duy trì thực

hiện nền nếp, kỷ cương trường học.

- Thực hiện các văn bản về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học:

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020; Triển khai

thực hiện Quyết định số 1611 /QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT

về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày

17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo

dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025;

Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định

về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên thể dục, thể thao; Quyết

định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

về việc ban hành Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học; Quyết định số

53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc

ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh sinh viên; Quyết định số

72/2008/QĐ-BGD ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban

hành Quy định tổ chức hoạt động Thể dục, thể thao ngoại khoá cho học sinh sinh viên.

- Tạo điều kiện cho học sinh, cán bộ, giáo viên được tham gia tập luyện và thi đấu các

giải thể thao tại khu vực và toàn quốc; đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh công tác phòng, chống tai

nạn đuối nước cho học sinh; triển khai các mô hình thí điểm dạy bơi cho học sinh.

- Tăng cường tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho

giáo viên; duy trì và phát triển các loại hình câu lạc bộ thể thao trong nhà trường.

- Tăng cường đầu tư kinh phí, xây dựng, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất để đảm

bảo tốt cho việc tập luyện thể dục, thể thao (bể bơi, nhà tập đa năng, trang thiết bị,...).

- Tiếp tục triển khai tổ chức Giải Thể thao học sinh năm học 2018-2019 cấp huyện,

thành phố.

- Tham gia các giải thể thao toàn quốc do Bộ GDĐT tổ chức và hướng dẫn.

21

h) Giáo dục quốc phòng - an ninh (QP-AN)

- Tiếp tục thực hiện theo Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục QP-AN năm học 2018-

2019 theo Thông tư 01/2017/TT-BGD ĐT ngày 13/01/2017 về việc hướng dẫn giáo dục

quốc phòng an ninh trong trường tiểu học, THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các

văn bản hướng dẫn của Sở GDĐT và các văn bản hướng dẫn về công tác giáo dục QP-AN

của các cấp và các nội dung đã được tập huấn.

i) Giáo dục khuyết tật và hòa nhập

- Thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật theo Kế hoạch

giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp THCS; triển khai mô hình giáo dục từ xa cho

học sinh khuyết tật dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông.

- Các trường tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học tập bình đẳng, cần tăng

cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật theo Luật Người khuyết tật; Nghị định

số 28/2020/NĐ-CP ngày 10/4/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật Người khuyết tật; Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT quy định về giáo dục

hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật; Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT quy định giáo

dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Thông tư liên tịch số 42/2003/TTLT-

BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật.

- Các trường cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, chủ động điều chỉnh linh hoạt về

tổ chức dạy học, chương trình, phương pháp dạy học, đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật.

- Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về giáo dục khuyết tật cho cán bộ,

giáo viên cốt cán các phòng GDĐT và các trường THCS có học sinh khuyết tật học hòa

nhập. Các đơn vị, trường học bố trí thời gian để các cán bộ, giáo viên đã được tham gia

các lớp tập huấn báo cáo, bồi dưỡng lại cho cán bộ, giáo viên của đơn vị.

2. Đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

Tiếp tục đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả

giáo dục theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa

các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá

trình dạy học - giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục nhằm phát triển năng lực và phẩm

chất học sinh.

a) Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

- Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động,

tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt

động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học.

- Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo

khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt

ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình

bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá,

kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

- Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng

dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch.

- Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động văn hóa, văn

nghệ, thể dục, thể thao, trải nghiệm sáng tạo,… phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội

22

dung học tập của học sinh trên cơ sở tự nguyện của cha mẹ học sinh và học sinh, phát

huy sự chủ động và sáng tạo của các địa phương, đơn vị; tăng cường tính giao lưu, hợp

tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, bổ sung hiểu biết

về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới. Không giao chỉ

tiêu, không lấy thành tích của các hoạt động giao lưu nói trên làm tiêu chí để xét thi đua

đối với các đơn vị có học sinh tham gia.

b) Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá

- Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề,

coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực,

công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

- Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt

động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo

kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực

hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video…) về kết

quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên

thay cho các bài kiểm tra hiện hành.

- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra 1 tiết, cuối học kì, cuối năm

học theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi,

bài tập (tự luận hoặc trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết; Thông hiểu; Vận

dụng; Vận dụng cao. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh, giáo viên và

nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm

tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu

hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.

- Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa

kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu

vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự

quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày

tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

- Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài

tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của nhà

trường; xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập, kế hoạch bài

học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên trang mạng "Trường học kết nối" của Sở

GDĐT, phòng GDĐT và các nhà trường. Chỉ đạo cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh

tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường học kết nối" về

xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thức

dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

3. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí

a) Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán

bộ quản lí

- Tổ chức tốt việc tập huấn cho cán bộ quản lí (CBQL) và giáo viên về các nội dung

nội dung do Bộ và Sở GDĐT tập huấn cho giáo viên cốt cán; chú trọng tập huấn về đổi

mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, xây dựng nội dung giáo dục địa

phương… đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

23

- Các trường đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo

viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo các chương trình bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của

chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo các

hướng dẫn của Bộ GDĐT. Tăng cường đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng giáo viên,

cán bộ quản lí và hỗ trợ hoạt động dạy học và quản lí qua trang mạng "Trường học kết

nối".

- Tiếp tục nâng cao năng lực giáo viên ngoại ngữ, ưu tiên môn tiếng Anh đáp

ứng việc triển khai Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân tại

đơn vị. Những giáo viên chưa đạt chuẩn năng lực tiếng Anh hoặc chưa được bồi dưỡng

về phương pháp dạy tiếng Anh thì được cử đi học để đạt chuẩn yêu cầu trước khi phân

công dạy học. Việc bồi dưỡng giáo viên phải gắn với việc bố trí, sử dụng có hiệu quả.

- Tiếp tục đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.

Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học trong các cơ sở giáo dục

trung học. Chủ động triển khai các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường học

kết nối" để tổ chức, chỉ đạo và hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí;

tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại trường, cụm trường, Phòng, Sở GDĐT

(trực tiếp và qua mạng) theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày

08/10/2014.

b) Tăng cường quản lí đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục

- Các trường cần chủ động rà soát đội ngũ, bố trí sắp xếp để đảm bảo về số

lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên, nhân viên. Tăng cường công tác kiểm

tra, giám sát quá trình tự kiểm tra, tự đánh giá của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.

- Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu các hạng chức danh nghề nghiệp

giáo viên cấp THCS theo quy định.

4. Phát triển mạng lƣới trƣờng, lớp; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị

dạy học; phòng học bộ môn và thƣ viện đạt chuẩn; đầu tƣ xây dựng trƣờng trọng

điểm, trƣờng đạt chuẩn quốc gia và công tác kiểm định chất lƣợng.

a) Phát triển mạng lưới trường, lớp

- Rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, giải quyết quỹ đất cho trường học theo

quy định đối với trường chuẩn quốc gia.

- Tích cực tham mưu với UBND huyện rà soát quy hoạch lại mạng lưới trường,

lớp gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình

giáo dục phổ thông.

- Thực hiện việc rà soát không tổ chức lớp chọn.

b) Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn

huy động hợp pháp khác từ công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất,

xây dựng phòng học bộ môn, thư viện, nhà đa năng, vườn trường…Tăng cường thực

hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo

cảnh quan đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn theo quy định; xây dựng môi trường

sư phạm lành mạnh thực sự để thu hút học sinh đến trường; tổ chức cho cán bộ, giáo

24

viên và học sinh tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương…

- Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa và

bổ sung kịp thời để từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ

thông. Tiếp tục triển khai Đề án “Phát triển thiết bị dạy học tự làm giáo dục mầm non

và phổ thông giai đoạn 2010-2015” theo Quyết định số 4045/QĐ-BGDĐT ngày

16/9/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên

môn nghiệp vụ của viên chức làm công tác thiết bị dạy học; chỉ đạo các trường yêu cầu

giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường để đảm bảo việc dạy học

có chất lượng.

- Quan tâm đầu tư các điều kiện và tận dụng tối đa cơ sở vật chất nhà trường để

tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết

hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục tình

cảm, đạo đức, giáo dục thể chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học

sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc

biệt khó khăn.

- Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố, huyện tiếp tục đầu tư

nguồn lực, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện công tác xây dựng trường

chuẩn quốc gia giai đoạn sau năm 2015-2020 gắn với chương trình mục tiêu quốc gia

về xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp xây dựng trường trọng điểm trong giai đoạn

tới.

c) Tiếp tục đầu tư xây dựng phòng học bộ môn và thư viện đạt chuẩn, thư viện

tiên tiến.

- Lập kế hoạch và có biện pháp để tổ chức việc dạy học theo phòng học bộ môn

(PHBM) đạt kết quả, tuỳ điều kiện thực tế, các trường nghiên cứu xây dựng mô hình

dạy học theo PHBM phù hợp.

- Các trường đã có PHBM đạt chuẩn cần có kế hoạch đầu tư xây dựng thêm

những PHBM khác.

- Các trường THCS Nguyễn Viết Xuân, THCS Nguyễn Phú Hường cần có kế

hoạch xây dựng thư viện tiên tiến trong năm 2018-2019.

- Các trường lập kế hoạch chỉ đạo công tác Thư viện, PHBM, tăng cường đầu tư

xây dựng, kiểm tra giám sát công tác tổ chức quản lí, sử dụng. Giao các PHBM cho các

tổ chuyên môn quản lí, coi đây là một trong những nhiệm vụ của tổ phải thực hiện trong

năm học và là một trong các tiêu chuẩn đánh giá thi đua các trường.

d) Thực hiện Đề án xây dựng trường trọng điểm: THCS Nguyễn Phú Hường và

THCS Trần Quốc Tuấn

- Trường THCS Nguyễn Phú Hường và THCS Trần Quốc Tuấn tổ chức đánh giá

việc thực hiện Đề án Phát triển Trường trọng điểm trong thời gian qua để lập kế hoạch

xây dựng trong năm học học kì II năm học 2018-2019 và trong những năm tiếp theo,

phát triển thành trường có chất lượng giáo dục cao, có trang thiết bị dạy học đồng bộ,

tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác dạy học.

e) Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng

25

Thực hiện Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công

nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường

phổ thông có nhiều cấp học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị:

- Các trường cần chủ động tham mưu cho UBND các cấp tiếp tục đầu tư nguồn

lực, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện công tác xây dựng trường chuẩn quốc

gia giai đoạn sau năm 2015 gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông

thôn mới. Kiểm tra, đối chiếu kết quả (theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22

tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và kế hoạch đã đăng kí để thực hiện

đúng đề án đã được nhà trường xây dựng từ các năm học trước.

- Các trường THCS Phạm Văn Đồng, THCS Ông Ích Đường, THCS Nguyễn

Viết Xuân có kế hoạch đầu tư xây dựng, xác lập hồ sơ (theo Thông tư 18/2018/TT-

BGDĐT) để được kiểm tra công nhận trong năm 2019.

- Các trường đã được kiểm tra công nhận đủ 5 năm, cần có kế hoạch đầu tư cơ sở

vật chất; củng cố xác lập hồ sơ (theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT), lập tờ trình đề

nghị các cấp có thẩm quyền kiểm tra công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia.

- Công tác kiểm định chất lượng: Thực hiện Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT

ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm

định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ

sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; các trường THCS

Nguyễn Văn Linh, THCS Nguyễn Viết Xuân, THCS Ông Ích đường xác lập hồ sơ để

Sở GDĐT kiểm tra công tác kiểm định chất lượng trong năm 2019.

5. Tăng cƣờng ứng dụng Công nghệ thông tin trong học và quản lí

a) Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học.

b) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức và

quản lí các hoạt động chuyên môn, quản lí kết quả học tập của học sinh; tăng cường

mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng. Quản lí và sử dụng hiệu

quả sổ điểm điện tử, học bạ điện tử.

c) Xây dựng kế hoạch nhập số liệu vào cơ sở dữ liệu toàn ngành về giáo dục phổ

thông và các hệ thống thông tin đúng tiến độ, đảm bảo tính chính xác của số liệu. Khai

thác và sử dụng thống nhất bộ số liệu về: trường, lớp, học sinh, giáo viên… toàn ngành

và trong báo cáo các cấp; tăng cường tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng

giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục bằng hình thức trực tuyến.

6. Duy trì, nâng cao kết quả Phổ cập giáo dục (PCGD)

a) Tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011

của Bộ Chính trị, Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục

mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục

THCS và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 quy định về điều kiện đảm

bảo và nội dung, quy trình và thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục,

xóa mù chữ, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn.

b) Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp, đội ngũ cán bộ giáo

viên chuyên trách phổ cập giáo dục; thực hiện tốt việc quản lí và lưu trữ hồ sơ phổ cập

giáo dục; coi trọng công tác điều tra cơ bản, rà soát đánh giá kết quả và báo cáo hằng

năm về thực trạng tình hình phổ cập giáo dục. Sử dụng có hiệu quả Hệ thống thông tin

26

điện tử quản lí phổ cập giáo dục–xóa mù chữ và kiểm tra tính xác thực của các số liệu

trên hệ thống.

c) Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương, tập trung mọi nguồn lực

với các giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục; tích cực huy động các đối

tượng diện phổ cập giáo dục THCS ra lớp; nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ

học và có giải pháp khắc phục tình trạng này; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm

duy trì sĩ số học sinh; củng cố, duy trì và nâng cao tỉ lệ, chất lượng đạt chuẩn phổ cập

giáo dục THCS.

7. Đổi mới công tác quản lí giáo dục trung học

a) Tăng cường đổi mới quản lí việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục

theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục; củng cố kỉ cương, nền

nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá và thi. Hiệu trưởng các trường tăng cường quản lí chặt

chẽ việc tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kì của giáo viên bộ môn đúng theo phân phối

chương trình đã được hiệu trưởng phê duyệt. Sau khi giáo viên bộ môn tổ chức kiểm tra và

trả bài (viết, thực hành từ 15 phút trở lên), giáo viên phải nộp lại đề, ma trận đề, hướng dẫn

chấm, bảng thống kê chất lượng điểm bài làm của học sinh từng lớp cho phó hiệu trưởng

phụ trách dạy học. Hiệu trưởng (phó hiệu trưởng) cùng với tổ trưởng chuyên môn thường

xuyên theo dõi kiểm tra để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời những sai sót nếu có.

Ma trận đề, đề, hướng dẫn chấm, thống kê điểm của tất cả các loại bài kiểm tra phải được

lưu tại hồ quản lí chuyên môn của trường. Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong tổ

chức các hoạt động giáo dục.

b) Tiếp tục chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường theo yêu cầu

tại Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2014 của Bộ GDĐT. Tăng cường sử

dụng phần mềm máy tính trong việc quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lí

kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sắp xếp thời khoá biểu, quản lí thư viện trường

học,... Các trường phải sử dụng Sổ điểm điện tử thay cho sổ điểm bằng giấy theo hướng

dẫn tại Công văn số 2192/SGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2017 của Sở GDĐT về việc quản lí

và sử dụng sổ Gọi tên và ghi điểm. Thực hiện tốt việc quản lí và sử dụng xuất bản phẩm

tham khảo trong giáo dục phổ thông theo Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày

07/7/2014 của Bộ GDĐT. Kiểm tra, rà soát và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm;

việc thực hiện các khoản thu chi tại các cơ sở giáo dục.

c) Các trường tiếp tục tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường theo quy định

tại Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ GDĐT; tổ chức hội thi giáo

viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường theo quy định tại Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT

ngày 26/11/2012 của Bộ GDĐT.

d) Tiếp tục cải tiến và tổ chức tốt các kì kiểm tra, thi trong năm học.

- Kiểm tra học kì

+ Sở tiếp tục ra đề kiểm tra học kì II chung toàn thành phố cho lớp 9 các môn:

Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học.

+ Phòng tiếp tục ra đề kiểm tra học kì II chung toàn huyện cho các lớp 6,7,8 các

môn: Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán.

+ Các môn còn lại của các khối lớp 6,7,8,9 trường ra đề.

- Thi học sinh giỏi các môn lớp 8 và 9

27

+ Kì thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố (theo kế hoạch đã gửi).

+ Kì thi học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện được tổ chức như năm học 2017-2018. ( Kế

hoạch chi tiết, Phòng sẽ có văn bản hướng dẫn sau).

- Cuộc thi Tin học trẻ, các cuộc thi theo hướng dẫn của Bộ GDĐT: Sở sẽ có văn

bản hướng dẫn chi tiết riêng sau khi có hướng dẫn của Bộ GDĐT.

e) Thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố: thực hiện theo Thông tư số 21/2010/TT-

BGDĐT. Sở sẽ tổ chức Hội thi vào tháng 3/2019. Nội dung, hình thức, thời gian (đã có văn

bản hướng dẫn).

g) Các trường có kế hoạch tăng cường thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TU ngày

10/8/2009 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác

phối hợp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu

niên hư, vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố. Phấn đấu không có học sinh bỏ học.

h) Các trường cần có kế hoạch tổ chức tư vấn cho PHHS, học sinh lớp 9 chọn

trường khi thi tuyển vào lớp 10 THPT công lập, chọn trường học nghề, hướng dẫn phân

luồng học sinh sau THCS; tổ chức điều tra tư vấn cho học sinh thi hỏng lớp 10 công lập

được tiếp tục học bổ túc văn hóa, học nghề (đảm bảo 95% trở lên được tiếp tục học các

loại hình - theo quy định của tiêu chí Nông thôn mới).

i) Các trường tổ chức đánh giá kết quả kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2018

của học sinh trường mình để có biện pháp chỉ đạo dạy học, nâng cao chất lượng tốt

nghiệp và thi tuyển lớp 10 THPT.

k) Các trường chấp hành chế độ báo cáo, thực hiện đầy đủ, đúng mẫu và đúng

thời hạn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các tổ bộ môn triển khai thực hiện theo những nội dung được hướng dẫn.

2. Các trường căn cứ vào nội dung hướng dẫn và tình hình cụ thể của từng

trường, từng địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện. Trong quá

trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo kịp thời về Phòng GDĐT để

Phòng GDĐT chỉ đạo giải quyết./.

Nơi nhận : - Phòng GDTrH-Sở GD&ĐT; - Lưu: VT, CMTHCS (Năm).

KT.TRƢỞNG PHÕNG

PHÓ TRƢỞNG PHÕNG

Lê Văn Hoàng