bài dự thi dấu ấn tuổi 20

4
GIẢNG ĐƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CÂU LẠC BSINH VIÊN KHUYẾT TT Khi tôi cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc mẹ tôi trút hơi thở cuối cùng. Trước khi nhm mắt xuôi tay bà cũng kịp biết rằng đứa con mà bà vừa sinh ra vẫn là gái. Thời thơ ấu Tôi lớn lên trong tình yêu thương của cha và năm chị gái. Ngày đó, bố tôi còn đang là cán bcủa Phòng giáo dục huyện nên phải đi công tác liên miên. Thương đứa em côi cút và cũng để tin cho việc chăm sóc tôi được tốt hơn, chị gái thứ hai đã đón tôi về nuôi dưỡng cùng với hai con ca ch. Chtôi là giáo viên, còn anh rể là công nhân mỏ than Mạo Khê. Cuộc sng chtrông vào đồng lương nên cũng có phần cht vật. Để bớt đi phần nào khó khăn về kinh tế, anh, chphi chăn nuôi và trồng rau trên mảnh vườn nh. C`uc sống khó khăn nhưng cả nhà luôn vui vẻ, đầm ấm và rất lc quan. Bước ngot cuộc đời Thời thơ ấu của tôi cứ dần trôi qua một cách êm đềm cho đến ngày tôi bắt đầu bước sang tui thiếu n. Mọi cái dường như đã được định sn cho sphn ca mỗi con người. Khi tôi bắt đầu biết mơ ước vmột tương lai tươi sáng cho cuộc đời của mình, thì cũng là lúc tôi bị một cú sc trời giáng dập tt hết mọi ước mơ. Một tai nạn giao thông khủng khiếp, vào năm cuối cùng ca thi hc sinh, đã cướp đi của tôi đôi chân và tất cnhng dđịnh cho tương lai. Chtrong phút chốc, cô nữ sinh 17 tươi tắn đã bị biến thành một bà già trong nỗi đau khổ tột cùng. Tôi thu mình vào trong nỗi bun, smc cm và sống tách bit vi thế giới bên ngoài. Phải mt mt thi gian dài tôi mới làm quen được vi cuc sng ca một người khuyết tật. Tôi bắt đầu bước ra ngoài và quyết định đi học một cái nghề nào đó phù hợp với hoàn cảnh hin ti của mình. Tôi chn nghmay để có thể tnuôi sống bản thân mình. Sau khi hc nghxong, tôi thuê một cái quán nhỏ ngay trước cng chquê tôi để mtim may. Tim may của tôi tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách. Khách hàng đến với tôi trước hết là do sự tò mò nhưng sau đó thì một phn do su mến cô chủ nhvà phần nữa là do skhéo léo và cẩn thn của tôi. Công việc trôi chảy và thu nhập cũng khá tốt nhưng tôi vẫn không thể nguôi ngoai niềm mơ ước được bước chân vào giảng đường đại hc. Thấy các bạn cùng trang lứa, đang là sinh viên tại các trường đại hc, mi ln vnhà lại ríu rít kể cho nhau nghe bao nhiêu là chuyện ca giới sinh viên, trong lòng tôi lại tri dậy ước mơ cháy bỏng. Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định khăn gói lên thủ đô để ôn thi vào đại hc. Tôi chn trường Đại Hc Ngoi NgĐHQG HN để thi vào vi mong mun sau khi học xong, tôi sẽ vquê mlp dy Tiếng Anh cho các em học sinh. Ban đầu gia đình tôi rt lo lng vì sợ rng

Upload: collagennano-collagennano

Post on 05-Jul-2015

285 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài dự thi dấu ấn tuổi 20

GIẢNG ĐƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CÂU LẠC BỘ SINH VIÊN KHUYẾT TẬT

Khi tôi cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc mẹ tôi trút hơi thở cuối cùng. Trước khi nhắm

mắt xuôi tay bà cũng kịp biết rằng đứa con mà bà vừa sinh ra vẫn là gái.

Thời thơ ấu

Tôi lớn lên trong tình yêu thương của cha và năm chị gái. Ngày đó, bố tôi còn đang là cán

bộ của Phòng giáo dục huyện nên phải đi công tác liên miên. Thương đứa em côi cút và cũng để

tiện cho việc chăm sóc tôi được tốt hơn, chị gái thứ hai đã đón tôi về nuôi dưỡng cùng với hai

con của chị. Chị tôi là giáo viên, còn anh rể là công nhân mỏ than Mạo Khê. Cuộc sống chỉ trông

vào đồng lương nên cũng có phần chật vật. Để bớt đi phần nào khó khăn về kinh tế, anh, chị phải

chăn nuôi và trồng rau trên mảnh vườn nhỏ. C`uộc sống khó khăn nhưng cả nhà luôn vui vẻ, đầm

ấm và rất lạc quan.

Bước ngoặt cuộc đời

Thời thơ ấu của tôi cứ dần trôi qua một cách êm đềm cho đến ngày tôi bắt đầu bước sang

tuổi thiếu nữ. Mọi cái dường như đã được định sẵn cho số phận của mỗi con người. Khi tôi bắt

đầu biết mơ ước về một tương lai tươi sáng cho cuộc đời của mình, thì cũng là lúc tôi bị một cú

sốc trời giáng dập tắt hết mọi ước mơ. Một tai nạn giao thông khủng khiếp, vào năm cuối cùng

của thời học sinh, đã cướp đi của tôi đôi chân và tất cả những dự định cho tương lai. Chỉ trong

phút chốc, cô nữ sinh 17 tươi tắn đã bị biến thành một bà già trong nỗi đau khổ tột cùng. Tôi thu

mình vào trong nỗi buồn, sự mặc cảm và sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Phải mất một thời

gian dài tôi mới làm quen được với cuộc sống của một người khuyết tật. Tôi bắt đầu bước ra

ngoài và quyết định đi học một cái nghề nào đó phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của mình. Tôi

chọn nghề may để có thể tự nuôi sống bản thân mình.

Sau khi học nghề xong, tôi thuê một cái quán nhỏ ngay trước cổng chợ quê tôi để mở

tiệm may. Tiệm may của tôi tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách. Khách hàng đến với tôi

trước hết là do sự tò mò nhưng sau đó thì một phần do sự yêu mến cô chủ nhỏ và phần nữa là do

sự khéo léo và cẩn thận của tôi. Công việc trôi chảy và thu nhập cũng khá tốt nhưng tôi vẫn

không thể nguôi ngoai niềm mơ ước được bước chân vào giảng đường đại học. Thấy các bạn

cùng trang lứa, đang là sinh viên tại các trường đại học, mỗi lần về nhà lại ríu rít kể cho nhau

nghe bao nhiêu là chuyện của giới sinh viên, trong lòng tôi lại trỗi dậy ước mơ cháy bỏng.

Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định khăn gói lên thủ đô để ôn thi vào đại học. Tôi

chọn trường Đại Học Ngoại Ngữ ĐHQG HN để thi vào với mong muốn sau khi học xong, tôi sẽ

về quê mở lớp dạy Tiếng Anh cho các em học sinh. Ban đầu gia đình tôi rất lo lắng vì sợ rằng

Page 2: Bài dự thi dấu ấn tuổi 20

cuộc sống tự lập đối với một đứa con khuyết tật như tôi sẽ gặp muôn vàn khó khăn và tôi sẽ

không vượt qua được. Nhưng thấy tôi quyết tâm một hai đòi đi nên gia đình cũng đành đồng ý.

Giảng đường đại học

Những ngày đầu làm quen với cuộc sống tự lập mà không có người thân bên cạnh giúp

đỡ đối với tôi quả là một thử thách lớn. Lạc lõng giữa một rừng sinh viên không giống mình

khiến cho tôi càng mặc cảm và khép mình hơn. Tôi lầm lũi, cúi mặt mỗi khi bắt gặp ánh mắt tò

mò của các bạn sinh viên khác nhìn mình soi mói. Trong môi trường khác biệt với mình như thế,

đôi lúc tôi cũng thấy nhụt chí. Nhưng chỉ cần chợt nghĩ đến thất bại thôi là tôi lại cảm thấy mình

thật hèn nhát. Và thế là tôi lại cố gắng. Sau hơn ba tháng miệt mài ôn luyện, cuối cùng tôi cũng

thi đỗ vào trường ĐHNN – ĐHQG HN, khoa Tiếng Anh. Niềm vui đến cũng đồng nghĩa với

những năm tháng khó khăn mà tôi sắp phải đối mặt.

Năm đầu tiên, tôi đem theo máy may lên trường và thuê nhà trọ ở gần giảng đường để

vừa tiện cho việc đi học lại vừa có thể nhận may quần áo cho các bạn sinh viên khác, kiếm thêm

thu nhập, trang trải cho việc học hành. Vừa học vừa tranh thủ làm thêm khiến cho tôi nhiều khi

tưởng chừng như kiệt sức. Nhưng bù lại tôi đã tìm được niềm vui trong cuộc sống sinh viên và

nhận ra rằng các bạn sinh viên bình thường khác cũng có cái nhìn thân thiện hơn với mình.

Cuộc sống của tôi có lẽ cứ trôi đi với những gì đã định sẵn nếu như một ngày kia tôi

không gặp một bạn khuyết tật cùng trường tôi. Hôm đó là buổi chiều cuối năm, tôi đi học về và

bắt gặp một bạn nữ đang bước những bước chân khập khiễng. Với cái nhìn của một người

khuyết tật, tôi nhận ra ngay bạn cũng là người giống tôi. Tôi đến gần và định chào bạn nhưng

vừa nhìn thấy tôi, bạn đã vội vã cúi mặt và bước tránh xa tôi. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng chợt hiểu

ra, sự mặc cảm đã khiến bạn không dám tiếp xúc với bất cứ ai, kể cả những người bạn đồng cảnh

ngộ. Về phòng trọ, suốt đêm ấy tôi cứ trằn trọc mãi mà không sao chợp mắt được. Hình ảnh

người bạn khuyết tật kia cứ ám ảnh tôi mãi. Một ý nghĩ bỗng lóe lên trong đầu tôi: Tại sao tất cả

các bạn sinh viên khuyết tật lại không tìm đến với nhau để giao lưu, chia sẻ với nhau? Để cùng

nhau cởi bỏ mặc cảm, cái rào cản mà tự mình đang tạo ra?... Ý nghĩ đó cứ nung nấu mãi trong

đầu tôi trong suốt những ngày về quê ăn tết với gia đình. Những câu hỏi “Làm thế nào để có thể

tập hợp được các bạn lại với nhau?”, “Làm thế nào để có thể tiếp cận được với các bạn? thuyết

phục các bạn tham gia vào kế hoạch này?....”… cứ luôn hiện diện trong tâm trí tôi ngay cả khi đi

ngủ.

Và Câu lạc bộ Sinh viên Khuyết tật Hà Nôi (CLBSVKTHN).

Sau nhiều ngày suy nghĩ, lên kế hoạch, cuối cùng tôi cũng đã phác họa ra một sân chơi

dành cho các bạn sinh viên khuyết tật. Hết tết, lên trường, tôi bắt đầu kế hoạch tìm kiếm các bạn

khuyết tật. Sau nửa tháng, tôi tìm được 7 bạn sinh viên khuyết tật đang theo học các khóa cùng

trường với mình. Chúng tôi họp bàn với nhau trước để tìm ra một cái tên cho nhóm của mình và

thảo ra một cái mẫu thư mời để gửi cho các bạn sinh viên khuyết tật khác trên địa bàn Hà Nội. Vì

mục đích của nhóm đề ra là tạo sân chơi cho tất cả các bạn khuyết tật là học sinh, sinh viên và

Page 3: Bài dự thi dấu ấn tuổi 20

cựu sinh viên đang sinh sống, làm việc và theo học tại các trường trên địa bàn Hà Nội, nên chúng

tôi quyết định lấy tên nhóm là: Câu lạc bộ Sinh viên Khuyết tật Hà Nội.

Chúng tôi in ra khá nhiều thư mời, trong đó đề sẵn địa điểm, ngày giờ gặp mặt cho lần

tiếp theo và thủ sẵn trong cặp mỗi người vài chục tờ. Mỗi lần gặp bạn nào khuyết tật khi đang đi

trên đường là chúng tôi lại tiếp cận, giới thiệu qua về câu lạc bộ và đưa thư mời. Cứ như thế

trong suốt tháng đầu tiên, câu lạc bộ đã có gần 30 bạn khuyết tật tham gia. Câu lạc bộ tổ chức đại

hội để tìm người đứng đầu và tất cả hội viên đã bỏ phiếu bầu tôi làm Chủ nhiệm CLB. Từ những

hội viên đầu tiên của CLB, ngày càng có nhiều bạn sinh viên khuyết tật xin được tham gia vào

CLB. Không chỉ có các bạn sinh viên khuyết tật tham gia mà nhiều bạn sinh viên bình thường

khác, khi biết đến CLB cũng xin được tham gia để giúp đỡ các bạn SVKT. Sau gần một năm

hoạt động,CLB đã có hơn 80 bạn khuyết tật và 15 bạn sinh viên tình nguyện viên tham gia.

Là người đứng đầu CLB, tôi hiểu rằng tất cả các bạn sinh viên đến từ các tỉnh lẻ đều rất

khó khăn. Chính vì vậy mà ngoài mục đích tạo sân chơi về tinh thần cho các bạn như giao lưu,

dã ngoại…, tôi đã cố gắng tìm cho các bạn những nguồn học bổng từ các tổ chức, doanh

nghiệp… giúp các bạn bớt đi được phần nào khó khăn. Từ những bài báo đầu tiên viết về mười

bạn điển hình nhất trong CLB của nhà báo Mai Trang, báo Hà Nội Mới, nhiều cá nhân và tập thể

đã tìm đến CLB để giúp đỡ. Đặc biệt là Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential đã nhận trao học

bổng cho các bạn SVKT trong CLB mỗi năm 2 lần và mỗi lần là 10 bạn, với mỗi suất là một

triệu năm trăm ngàn đồng. Chương trình này vẫn đang được duy trì cho tới bây giờ cùng với sự

phối hợp của báo Hà Nội Mới. Ngoài học bổng của Prudential, các bạn còn nhận được học bổng

từ Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội và một số nhà hảo tâm khác. Một công ty máy tính của Mỹ

có chi nhánh ở Hà Nội cũng tặng cho CLB mười chiếc máy tính ngay từ năm đầu tiên thành lập,

để giúp cho các bạn có điều kiện học thêm tin học.

Với nhiều hoạt động thiết thực, CLB đã giúp các bạn dần xóa bỏ đi mặc cảm, tự tin hơn

để hòa nhập vào cộng đồng.

Cũng nhờ sinh hoạt cùng các bạn trong CLBSVKTHN mà tôi ngày càng tự tin hơn vào

bản thân, cởi mở, vui vẻ với tất cả mọi người. Và điều đặc biệt là tôi đã dám đón nhận tình yêu

chân thành của một bạn sinh viên tình nguyện trong CLB. Trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng

tình yêu của chúng tôi vẫn đến được cái đích cuối cùng bằng một đám cưới thật giản dị tại Hà

Nội. Sau đám cưới, chúng tôi lại bắt đầu lo cho kỳ thi tốt nghiệp đại học. Kết thúc cuộc sống

sinh viên, tôi bàn giao lại CLBSVKTHN cho các bạn sinh viên kế tiếp để theo chồng vào Nam

sinh sống và làm việc.

Hơn mười năm trôi qua, bây giờ cuộc sống của vợ chồng tôi đã bắt đầu ổn định. Hạnh

phúc ngập tràn trong căn nhà nhỏ, chúng tôi mới mua ở ngoại ô thành phố HCM với cô con gái

bốn tuổi thật dễ thương và một thành viên mới chuẩn bị chào đời.

Cuộc sống có nhiều đổi thay nhưng những dấu ấn của tuổi hai mươi thì không hề thay

đổi. Nó vẫn luôn hiện diện trong ký ức của tôi, nhắc nhở tôi phải sống tốt hơn mỗi ngày.

Page 4: Bài dự thi dấu ấn tuổi 20

Nguyễn Hải Yến

Sinh ngày 30/10/1978.

Địa chỉ: 17/2b đường Lê Văn Lương, ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP. HCM.

ĐT: 0912825801.

Hải Yến trước cổng trường, khi 20 tuổi, năm đầu tiên bước chân vào đại học.