bai giang - phan i - thiet bi tuabin hoi

66
BÀI GIẢNG VỀ TUABIN HƠI CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Giới thiệu chung Trước đại cách mạng tháng 10 Nga, việc chế tạo tuabin trong nước Nga phát triển rất chậm chạp. Tuabin hơi đầu tiên 200 kW đã được sản xuất vào năm 1907, do nhà sản xuất độc nhất tuabin ở Nga, nhà máy kim khí Pêterbua (nhà máy kim khí Lênin grad mang tên đại hội XXII Đảng cộng sản Liên Xô hiện nay - ЛMЗ. Sau thời kỳ 1907, năm 1913 nhà máy này đã sản xuất tất cả 26 tuabin hơi với công suất lớn nhất tổ máy đơn vị là 1250 kW. Đầu chiển tranh thế giới thứ nhất việc chế tạo tuabin ở Nga thực tế đã ngừng lại. Việc chế tạo tuabin ở Nga mới phục hồi vào 1923. Tuabin ЛMЗ: Vào năm 1924, ЛMЗ đã bắt đầu sản xuất với công suất 2000 kW. Sản xuất tuabin bắt đầu phát triển đặc biệt với tốc độ nhanh trong thời kỳ đầu tiên và đặc biệt sau 5 năm. Vào năm 1931 ở nhà máy “ con đường đỏ” (nhà máy Kirovxki hiện nay) ở Lêningad đã bắt đầu chế tạo tuabin công suất nhỏ và trung bình công suất từ 2500 đến 12000 kW, về căn bản của nhiệm vụ vận tải và đặc biệt. Đến năm 1931 tất cả việc chế tạo tuabin ở Liên Xô đã tập trung ở ЛMЗ. Trong thời gian 5 năm thứ nhất ЛMЗ đã chế được tuabin công suất đến 50 000 kW. Đầu tiên với 5 năm lần thứ hai ЛMЗ đã vươn lên chế tạo các tuabin ngưng hơi công suất 24000, 50000 và 100000 kW tính toán ở thông số hơi 28,5 bar và 400 o C. Cũng trong thời gian này đã nghiên cứu cấu tạo của tuabin cấp nhiệt công suất 25000 kW cũng ở thông số hơi và chế tạo mẫu đầu tiên. Ngoài ra ЛMЗ đã chế tạo tuabin có cấp ở thông số hơi 123

Upload: quanghuy2621990

Post on 30-Jun-2015

2.393 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

BÀI GIẢNG VỀ TUABIN HƠI

CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Giới thiệu chung

Trước đại cách mạng tháng 10 Nga, việc chế tạo tuabin trong nước Nga phát triển rất

chậm chạp. Tuabin hơi đầu tiên 200 kW đã được sản xuất vào năm 1907, do nhà sản

xuất độc nhất tuabin ở Nga, nhà máy kim khí Pêterbua (nhà máy kim khí Lênin grad

mang tên đại hội XXII Đảng cộng sản Liên Xô hiện nay - ЛMЗ. Sau thời kỳ 1907,

năm 1913 nhà máy này đã sản xuất tất cả 26 tuabin hơi với công suất lớn nhất tổ máy

đơn vị là 1250 kW. Đầu chiển tranh thế giới thứ nhất việc chế tạo tuabin ở Nga thực tế

đã ngừng lại. Việc chế tạo tuabin ở Nga mới phục hồi vào 1923.

Tuabin ЛMЗ: Vào năm 1924, ЛMЗ đã bắt đầu sản xuất với công suất 2000 kW. Sản

xuất tuabin bắt đầu phát triển đặc biệt với tốc độ nhanh trong thời kỳ đầu tiên và đặc

biệt sau 5 năm. Vào năm 1931 ở nhà máy “ con đường đỏ” (nhà máy Kirovxki hiện

nay) ở Lêningad đã bắt đầu chế tạo tuabin công suất nhỏ và trung bình công suất từ

2500 đến 12000 kW, về căn bản của nhiệm vụ vận tải và đặc biệt.

Đến năm 1931 tất cả việc chế tạo tuabin ở Liên Xô đã tập trung ở ЛMЗ. Trong thời

gian 5 năm thứ nhất ЛMЗ đã chế được tuabin công suất đến 50 000 kW.

Đầu tiên với 5 năm lần thứ hai ЛMЗ đã vươn lên chế tạo các tuabin ngưng hơi công

suất 24000, 50000 và 100000 kW tính toán ở thông số hơi 28,5 bar và 400 oC. Cũng

trong thời gian này đã nghiên cứu cấu tạo của tuabin cấp nhiệt công suất 25000 kW

cũng ở thông số hơi và chế tạo mẫu đầu tiên. Ngoài ra ЛMЗ đã chế tạo tuabin có cấp ở

thông số hơi 123 bar và 450 oC. Việc chế tạo tuabin công suất 100000 kW ở 3000

v/ph, duy nhất trong thời gian đó trong nền chế tạo tuabin thế giới, và tuabin cấp nhiệt

nổi tiếng mà ЛMЗ đã đạt lớn nhất.

Năm 1946 - 1947 ЛMЗ khởi xướng sản xuất xeri (thế hệ) tuabin ngưng hơi công suất

từ 25000 đến 100000 kW ở 3000 v/ph với thông số hơi ban đầu 88 bar và 500 oC.

Năm 1952 ЛMЗ đã chế tạo tuabin hơi công suất 150 MW với quá nhiệt hơi trung gian

đến 565 oC, sau đó nhanh chóng vượt lên sản suất seri tuabin công suất 200 và 300

MW, tính với thông số hơi mới 127,5 và 235,5 bar và 565 oC với quá nhiệt hơi trung

gian đến 565 oC được sử dụng rộng rãi trên các nhà máy điện.

Trong 1964-1965 ЛMЗ đã chế tạo tuabin hơi hai trục công suất 800 MW ở thông số

hơi mới 235,5 bar và 560 oC với quá nhiệt trung gian hơi đến 565 oC. Tuabin này được

Page 2: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

vận hành ở Claviaxki ΓPЭC. Cũng trên ΓPЭC đã đặt tuabin ЛMЗ một trục công suất

800 MW có thông số hơi mới như tuabin hai trục.

Hiện nay ЛMЗ đang chế tạo tuabin có công suất đơn vị là 1200 MW ở thông số hơi

trên tới hạn.

Tuabin XTΓЗ: Vào năm 1934 nhà máy chế tạo tuabin - máy phát Kharkov mang tên

X.M Kirov (XTΓЗ), đầu tiên chế tạo tuabin một xilanh công suất 50000 kW. Năm

1938, nhà máy này cũng đã sản xuất tuabin công suất 100000 kW ở 1500 v/ph với

thông số hơi 28,5 bar và 400 oC. Những năm sau XTΓЗ cũng đã sản xuất các seri

tuabin hơi công suất 25000 và 100000 kW như tuabin sơ cấp, và kiểu ngưng hơi ở

thông số hơi ban đầu 89 bar và 500 - 535 oC. Ở các nhà máy điện Liên Xô, có các

tuabin hơi XTΓЗ công suất 160, 300 và 500 MW với thông số hơi mới 127,5 bar và

235,5 bar, có quá nhiệt hơi trung gian 565 oC.

Hiện tại XTΓЗ đã phát triển công việc sản xuất tuabin hơi cho nhà máy điện nguyên

tử. Nhà máy đang sản xuất tuabin công suất 75 MW kiểu K-75-30 và 200 MW kiểu K-

220-44 với 3000 v/ph với áp suất hơi mới 29,4 và 43,2 bar, đồng thời tuabin công suất

500 MW, 1500 và 3000 v/ph với áp suất 65 bar kiểu K-500-65 đã hoàn thành đi đến

sản xuất tuabin công suất 1000 MW kiểu K-1000-65 với 1500 v/ph. Các tuabin này dự

định để cho các nhà máy điện nguyên tử Lêningrad, Kolxki, Xmolenxk, Kurk.

Tuabin HЗЛ: Năm 1936 công việc chế tạo tuabin bắt đầu phát triển ở nhà máy chế tạo

máy Nhevxk mang tên Lênin (HЗЛ). Nhà máy ngoài sản xuất tuabin hơi công suất

trung bình để truyền động máy phát điện, còn sản xuất tuabin hơi đặc biệt để truyền

dẫn tàu lửa năng lượng, máy nén và quạt gió, là thiết bị tĩnh tại lớn.

Tuabin YTMЗ: Trước chiến tranh vệ quốc đã bắt đầu xây dựng nhà máy động cơ

tuabin Uranxki (YTMЗ), trong đó chế tạo tuabin cấp nhiệt có cửa trích hơi điều chỉnh

công suất 12000, 25000, 50000 và 100000 MW. Các tuabin YTMЗ được sử dụng rộng

rãi trên các trung tâm nhiệt điện ở Liên Xô và nước ngoài. YTMЗ đã chế tạo các seri

tuabin cấp nhiệt công suất 250 - 300 MW ở áp suất hơi mới 235 bar và nhiệt độ 560 oC

với quá nhiệt trung gian đến 565 oC.

Tuabin KTЗ: Năm 1950 đã bắt đầu xây dựng nhà máy tuabin Kaluzxki (KTЗ), đã sản

xuất tuabin công suất từ 2500 đến 25000 kW, dự tính với thông số hơi 34,5 và 88 bar

và 435 và 535 oC.

Với kế hoạch năm năm phát triển kinh tế quốc dân của Liên Xô 1971 - 1975 dự kiến

đưa vào các nhà máy điện chung có hiệu lực công suất đến 65 - 67 triệu kW, có tính

ưu việt do kết quả của việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện với sự thiết lập các khối

Page 3: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

năng lượng lớn, trang bị bởi các tuabin ngưng hơi công suất 300, 500, 800 và 1200

MW và tuabin cấp nhiệt công suất 100 và 250 - 300 MW.

Hiện nay, các hãng lớn về thiết bị nhà máy nhiệt điện như Toshiba - Nhật, Misubishi -

Nhật, General Electric (GE) - Mỹ, SIEMENS - Đức, Babcock & Wilcock - Mỹ đã phát

triển rất mạnh và chế tạo những tổ máy công suất rất lớn, tới hàng nghìn MW.

1.2 Lý thuyết cơ bản về tuabin hơi

a) Những khái niệm cơ bản về tuabin hơi

Tuabin hơi còn được gọi là động cơ hơi nước, trong đó thế năng của hơi (có áp suất và

nhiệt độ cao) ban đầu sẽ chuyển hoá thành động năng sau đó truyền cho trục quay làm

quay trục.

Thiết bị tuabin là tổ hợp tất cả trang bị chính và phụ trợ của tuabin, bao gồm: bản thân

tuốc bin, thiết bị bình ngưng, hệ thống gia nhiệt và các đường ống dẫn trong phạm vi

gian tuabin.

Hệ thống thiết bị ngưng hơi là các thiết bị dùng để ngưng hơi thoát ra từ cuối tuabin và

tạo chân không trong bình ngưng. Nó bao gồm bình ngưng, bơm ngưng tụ, bơm tuần

hoàn và ejectơ. Nếu tuabin hơi dùng để kéo máy phát điện thì tất cả các thiết bị bao

gồm tuabin, máy phát, thiết bị ngưng hơi và bộ giảm tốc (nếu có) được gọi là tổ

tuabin máy phát (gọi tắt là tổ máy).

Tuabin dọc trục và hướng kính Nếu cánh động của Tuabin được bố trí thẳng góc với

tâm trục quay tuabin còn dòng hơi lại chuyển động dọc theo trục của nó thì loại tuabin

này được gọi là tuabin dọc trục. Nếu cánh động được bố trí song song với trục quay

còn dòng hơi chuyển động theo hướng kính thì loại tuabin này được gọi là tuabin

hướng kính.

Thông số hơi ban đầu của tuabin (thông số hơi mới) là áp suất po và nhiệt độ to của hơi

ở trước van stop. Thông số cuối (thông số hơi thoát) của hơi là áp suất pk hoặc nhiệt độ

tk của nó ở ngay sau mặt bích của ống thoát tuabin.

Các thông số định mức của tuabin là các thông số tính toán (số vòng quay, áp suất và

nhiệt độ hơi mới, nước, dầu, chân không, v.v) mà nhà chế tạo đã ghi trong lý lịch

tuabin. Với các thông số đó sẽ bảo đảm công suất định mức được bảo hành trong thời

gian vận hành lâu nhất.

Nhiệt độ nước cấp là nhiệt độ của nước tại đầu ra khỏi bình gia nhiệt cuối cùng (theo

chiều chuyển động của nước) trước khi đi vào bộ hâm nước đầu tiên trong lò hơi.

Page 4: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

Công suất trong của tuabin là tổng công suất từ các dãy cánh động truyền tới đầu trục

tuabin đã tính đến các tổn thất nhiệt bên trong của tuabin.

Công suất định mức của tổ tuabin là công suất lớn nhất đo được tại đầu cực máy phát

mà tuabin có thể phát huy lâu dài ở các thông số định mức với sự thay đổi trong giới

hạn được nhà máy chế tạo quy định.

Công suất kinh tế của tổ tuabin là công suất ứng với suất tiêu hao hơi bé nhất để sản

xuất ra 1kWh điện năng. Công suất này thường vào khoảng 0,85 ¸ 0,95 công suất

định mức.

Phụ tải của tổ máy là công suất phát ra tại một thời điểm nhất định.

Công suất điện có ích của tổ máy là công suất cấp lên lưới truyền đi khỏi nhà máy.

b) Phân loại tuabin hơi

Có nhiều cơ sở để phân loại tuabin hơi. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, quá trình nhiệt,

thông số hơi mới, hơi thoát và việc sử dụng các tuabin hơi trong công nghiệp có thể

chia thành các kiểu cơ bản sau:

Phân loại theo tính chất của qúa trình nhiệt: tuabin ngưng hơi, tuabin đối áp,

tuabin ngưng hơi có có trích hơi điều chỉnh.

Phân loại theo số tầng: tuabin một tầng, nhiều tầng. Các tuabin một tầng

(thường công suất không lớn) được dùng chủ yếu để truyền dẫn bơm ly tâm, quạt và

các cơ cấu tương tự khác.

Phân loại theo hướng đi của dòng hơi: tuabin dọc trục, hướng trục (hướng

kính). Tuabin rađian trong đó dòng hơi chuyển động trong mặt trục giao với trục

tim quay của tuabin, đôi khi một hoặc một vài tầng cuối của tuabin nhưng hơi kiểu

rađian lớn được dùng kiểu hướng trục. Tuabin rađian lại được chia loại có cánh

hướng bất động và loại chỉ có cánh làm việc quay.

Phân loại theo số thân máy: một thân, hai thân, ba thân, có thể tới 4 thân với

tuabin công suất lớn trên 800 MW. Các tuabin nhiều xilanh trong đó trục riêng đặt

kéo dài trên xilanh này đến xilanh khác và nối với một máy phát điện, được gọi là

trục đơn; tuabin bố trí các trục song song gọi là nhiều trục. Trong trường hợp sau

cùng là mỗi trục có máy phát điện của nó.

Phân loại theo phương pháp phân phối hơi: phân phối hơi bằng ống phun, phân

phối hơi bằng tiết lưu, phân phối hơi bằng van quá tải, phân phối hơi kết hợp.

Tuabin phân phối hơi tiết lưu, trong đó hơi mới đưa vào qua một hoặc vài van có độ

mở đồng thời (phụ thuộc vào công suất phát) trong thời điểm yêu cầu không bị che

Page 5: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

phủ thích ứng. Tuabin với phân phối hơi kiểu ống phun trong đó hơi mới đưa vào

qua hai hoặc một số van điều chỉnh được mở tuần tự. Tuabin với phân phối hơi đi

tắt, trong đó ngoài dẫn hơi mới, còn có hơi mới đi tắt ống phun tầng đầu, còn dẫn

hơi mới đi tắt qua một, hai thậm chí ba tầng trung gian (tuabin cổ xưa).

Phân loại theo tác dụng của dòng hơi: tuabin xung lực, tuabin phản lực. Tuabin

xung lực trong đó thế năng của hơi được biến đổi thành động năng trong rãnh giữa

các cánh bất động hoặc trong ống phun, còn trên các cánh làm việc động năng của

hơi được biến thành công cơ học, trong các tuabin xung lực hiện đại dùng một số

quan niệm ước lệ này, vì trên cánh làm việc chúng làm việc với độ phản lực (nhỏ)

tăng lên từ tầng này đến tầng kia theo hướng của dòng chảy của hơi, đặc biệt trong

tuabin ngưng hơi. Tuabin kiểu xung lực chỉ được hoàn thành với tuabin hướng trục.

Tuabin phản lực trong đó sự giãn nở của hơi trong rãnh hướng và cánh làm việc, ở

mỗi tầng diễn ra ước chừng trong các tầng như nhau. Tuabin này có thể là hướng

trục và có thể là rađian, có thể được hoàn thành với các cánh hướng bất động và chỉ

có cánh làm việc quay.

Phân loại theo thông số hơi vào: i) Tuabin thấp áp (1,2 ¸ 2 bar); ii) Tuabin

trung, làm việc bằng hơi mới với áp suất 34,3 bar và nhiệt độ 435 oC; iii) Tuabin

cao áp, làm việc bằng hơi mới với áp suất 127,5 bar và nhiệt độ 565 oC với quá

nhiệt trung gian hơi đến 565 oC; iv) Tuabin trên cao áp (dưới 220 bar); v) Tuabin

trên tới hạn, làm việc bằng hơi mới với áp suất 235,5 bar và nhiệt độ 560 oC với quá

nhiệt trung gian hơi đến nhiệt độ 565 oC.

Phân loại theo mục đích sử dụng trong nền kinh tế quốc dân: tuabin tĩnh tại với

số vòng quay không thay đổi (dùng để kéo máy phát điện), tuabin tĩnh tại với số

vòng quay thay đổi (dùng để kéo bơm, quạt, máy nén, v.v.), tuabin di động với số

vòng quay thay đổi dùng trong tầu thuỷ và vận tải đường sắt.

Theo đặc tính của quá trình nhiệt: i) Tuabin ngưng hơi với hồi nhiệt. Trong các tuabin

này dòng hơi cơ bản khi áp suất thấp dưới áp suất khí quyển được đưa vào bình ngưng.

Vì nhiệt hóa hơi kín, nhiệt bị mất khi ngưng hơi thoát, ở tuabin kiểu này hoàn toàn bị

mất, để giảm mất mát này, từ các tầng trung gian của tuabin thực hiện trích một phần

hơi không điều chỉnh áp suất để gia nhiệt cho nước cấp; số lượng các cửa trích như

vậy khoảng 2-3 đến 8-9; ii) Tuabin ngưng hơi với một hoặc hai cửa trích hơi điều

chỉnh (theo áp suất) từ các tầng trung gian để sản xuất và cấp cho sưởi (cấp nhiệt), khi

đưa một phần hơi vào bình ngưng; iii) Tuabin đối áp, nhiệt hơi thoát (xả) được dùng

để sưởi hoặc mục tiêu sản xuất. Các kiểu tuabin này, cho dù có vài điều kiện khác có

thể coi như chân không thấp, trong đó nhiệt của hơi thoát có thể được dùng để sưởi,

đun nước nóng hoặc các mục tiêu công nghệ; iv) Tuabin sơ cấp (đưa vào phía trước)

Page 6: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

Hình 1.2 - Mặt cắt dọc tuabin xung lực

một tầng cánh1- trục; 2- đĩa; 3- cánh làm việc; 4- ống phun; 5- thân; 6- ống thoát.

(tuabin này cũng như tuabin đối áp) nhưng hơi thoát của nó dùng để làm việc trong

tuabin trung áp. Tuabin như vậy thường làm việc với hơi mới thông số cao và được

dùng khi xếp chồng trong nhà máy điện thông số trung bình với mục đích nâng cao

tính kinh tế làm việc của chúng; v) Tuabin đối áp với điều chỉnh áp suất cửa trích hơi

từ các tầng trung gian. Tuabin kiểu này dùng để cung cấp cho hộ tiêu thụ nhiệt với hơi

có thông số khác nhau; vi) Tuabin hơi xả thải, dùng để sản xuất điện năng, của các hơi

thải của búa máy, máy nén, các máy hơi kiểu pittông; vii) Tuabin có hai và ba áp suất

với sự dẫn hơi thải áp suất khác nhau đến các tầng trung gian của tuabin.

c) Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của tuabin hơi

c1) Kiểu xung lực

Loại tuabin xung lực một tầng là đơn giản nhất, gồm các phần cơ bản sau: (hình 1.2)

ống phun 4, trục 1 và đĩa 2 với các cánh làm việc 3, được lắp

ghép trên vành đĩa. Trục 1 cùng với đĩa 2 tạo thành phần quan

trọng của tuabin và gọi là rôto. Rôto đặt trong thân tuabin 5.

Các cổ trục đặt trên các gối trục.

Sự giãn nở cửa hơi từ áp suất đầu đến áp suất cuối xảy ra

trong một ống phun hoặc cụm ống phun, gắn vào thân trước.

đĩa được quay bằng cánh làm việc. Sự giảm áp suất hơi trong

ống phun kèm theo sự giảm entanpi của nó; trong ống phun

có giáng áp phù hợp, giáng áp này vận dụng nên động năng

dòng hơi. Trong quá trình giãn nở, tốc độ hơi trong ống phun

tăng lên từ trị số ban đầu co trước ống phun đến c1 sau ống

phun.

Trong rãnh cánh làm việc xảy ra sự giảm tốc độ tuyệt đối từ

c1 đến c2; động năng của hơi bị giảm. Sự tác động của dòng

hơi trên cánh làm việc, phần động năng của nó được biến

thành công cơ học trên trục của rôto tuabin. Tuabin mà toàn

bộ quá trình giãn nở và vì vậy hơi tăng tốc, chỉ sảy ra trong

ống phun, còn ở trên cánh làm việc chỉ xảy ra biển đổi động

năng thành công, dòng hơi không giãn nở thêm nữa, thì gọi là

xung lực.

Công suất của tuabin xung lực một tầng ngay khi tốc độ vòng đạt tới 350 m/s, không

vượt quá 500 - 800 kW.

Page 7: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

Trục

BN

VP

Ống phun

Dòng hơi

Cánh động

Chiều quay

RôtoVỏ

Hơi mới

PC

VL

Hơi thoát

Mặt cắt

P - Áp suất hơi vào tuabin

V - Tốc độ hơi vào tuabin

N - Ống phun

B - Cánh động

PC - Áp suất thoát

VL - Tốc độ hơi thoát

Tuabin hơi đầu tiên của kỹ sư người Thụy Điển Guxtav Lavan làm việc ở 30000 v/ph

để truyền động mômen quay cơ học yêu cầu, cung cấp bởi bộ giảm tốc. Công suất đơn

vị tổ máy nhỏ, tuabin như vậy độ kinh tế nhỏ, trong loại này cần đặt bộ giảm tốc, lĩnh

vực sử dụng tuabin hơi xung lực một tầng rất hạn chế. Để khắc phục nhược điểm trên,

người ta cũng chế tạo loại tuabin xung lực nhiều tầng cánh.

Trên hình 1.3 biểu diễn quá trình thay đổi trạng thái của hơi trong tầng cách tuabin

xung lực.

Hình 1.3 - Profil và đồ thị thay đổi áp suất dọc theo tầng xung lực

1 - trục; 2 - đĩa; 3 - các cánh động; 4 - ống phun; 5 - thân máy; 6 - ống thoát.

Nguyên lý hoạt động: Hơi quá nhiệt có nhiệt độ và áp suất cao (có thế năng cao) sẽ

giãn nở trong ống phun (giảm áp suất và nhiệt độ - giảm thế năng) để biến thành động

năng sau khi ra khỏi ống phun. Dòng hơi có động năng lớn sẽ đi vào cánh động truyền

một phần động năng của mình cho cánh động làm quay trục tuabin. Trong cánh động

hầu như không có sự giãn nở. Phần nhiệt giáng (độ giảm entanpy của hơi) trong ống

phun cũng là phần nhiệt giáng của toàn tầng. Nhiệt giáng này chính là công suất sinh

ra của dòng hơi có lưu lượng 1 kg/s chuyển động trong tầng cánh.

Page 8: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

Mặt cắt

Trục

BN

VP

Ống phun

Dòng hơi

Cánh động

RôtoVỏ

Hơi mới

PC

VL

Hơi thoát

P - Áp suất hơi vào tuabin

V - Tốc độ hơi vào tuabin

N - Ống phun

B - Cánh động

PC - Áp suất thoát

VL - Tốc độ hơi thoát

Chuyển động

c2) Kiểu phản lực

Hình 1.4 - Cấu tạo tuabin phản lực nhiều tầng cánh

1 - tang rôto; 2 và 3 - cánh động; 4 và 5 - cánh hướng; 6 - thân máy; 7 - buồng hơi

mới; 8 - píttông giảm tải để giảm bớt áp lực dọc trục; 9 - ống dẫn hơi; 10 - ống thoát.

Hình 1.5 - Profil và đồ thị thay đổi áp suất hơi qua tầng phản lực

Page 9: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

Nguyên lý hoạt động: Hơi quá nhiệt vào ống phun giãn nở giảm áp suất và nhiệt độ

(giảm thế năng) biến thành động năng. Ra khỏi miệng ống phun, hơi có tốc độ cao vừa

chuyền động năng của mình cho cánh động vừa tiếp tục giãn nở giảm thế năng trong

cánh động. Nhiệt giáng của tầng cánh bằng tổng nhiệt giáng trong ống phun với nhiệt

giáng trong cánh động. Độ phản lực của tầng là tỷ số giữa nhiệt giáng trong cánh động

so với tổng nhiệt giáng toàn tầng.

d) Mô tả cấu tạo của tuabin hơi 300 MW

Bộ phận cơ bản của tuabin gồm phần tĩnh (xilanh, vỏ, bánh tĩnh, cánh tĩnh, bệ, ổ trục)

và phần động (rôto, bánh động, cánh động).

1) Rôto:

Rôto tuabin cao áp, trung áp và hạ áp được chế tạo từ các tấm rèn đơn. Các phần của

rôto được nối đồng trục với nhau bởi khớp nối cứng. Trục tuabin được làm đặc. Trên

trục bố trí các vị trí để lắp các tầng cánh, gối trục, các gói chèn. Trên rôto cao áp và

trung áp có một đĩa cân bằng.

Trục được dựa trên các gối trục (ổ đỡ trục). Gối trục phía trước có cấu tạo phức tạp

hơn gối trục phía sau bởi vì ngoài việc đỡ trọng lượng của rôto, nó còn có nhiệm vụ

tiếp thu lực dọc trục sinh ra khi dòng hơi chuyển động qua các cánh quạt của rôto. Cấu

tạo của gối trục phía trước có thể giữ cố định vị trí của rôto đối với thân vì thế nó được

gọi là ổ đỡ chắn.

Ở chỗ trục chui qua thân người ta đặt 2 vòng chèn. Vòng chèn phía trước làm việc

trong miền áp lực cao, dùng để ngăn không cho hơi dò dỉ ra bên ngoài. Vòng chèn

phía sau làm việc trong miền có chân không, dùng để bảo vệ không cho không khí từ

bên ngoài lọt vào phần cuối của tuabin làm xấu độ kinh tế của tubin và làm giảm công

suất của tuabin.

Ở chỗ trục chui qua các bánh tĩnh người ta cũng đặt các vòng chèn trung gian để ngăn

không cho hơi dò dỉ từ tầng này sang tầng khác vòng qua (không qua) dãy ống phun.

Ở đầu trục phía trước thường có đặt những bộ chuyển động bánh răng hoặc bơm dầu

chính. Bơm dầu này dùng để cung cấp dầu cho hệ thống bôi trơn gối trục và để điều

khiển, dẫn động các cơ cấu của hệ thống điều chỉnh tự động tuabin. Tuabin còn có bộ

điều chỉnh tốc độ giới hạn dùng để khống chế số vòng quay của trục không cho vượt

quá số vòng quay định mức 10 - 12%.

Ở đầu trục phía sau có khớp trục nối với trục của máy phát điện, ở bên cạnh khớp trục

là thiết bị quay trục (cũng có loại tuabin đặt ở phía trước). Thiết bị quay trục dùng để

quay trục một cách chậm chạp trong thời gian khởi động và ngừng tuabin cốt để đảm

Page 10: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

bảo cho rôto được sấy nóng và nguội đi một cách đồng đều, đồng thời các biến dạng

về nhiệt sinh ra khi đó cũng được phân bố đều đặn.

Để biểu thị tốc độ quay của tuabin thì ở đầu trục phía trước còn liên hệ với một đông

hồ chỉ số vòng quay.

Thân tuabin cũng như thân gối trục đều có mặt bích ngang để tháo lắp rôto được dễ

dàng.

Cấu tạo của tuabin phản lực khác hẳn với tuabin xung lực. Rôto của các tuabin phản

lực thường được chế tạo ở dạng cái thùng không có bánh đĩa động, còn thân thì không

có các bánh đĩa tĩnh. Cánh quạt động gắn trực tiếp lên mặt ngoài của rôto, ống phun

gắn trực tiếp vào thân. Cấu tạo như vậy mụch đích là dễ giảm lực dọc trục mà lực này

có xu hướng đẩy rôto theo hướng chuyển động của dòng hơi. Khi làm việc theo

nguyên tắc phản lực thì lực dọc trục rất lớn bởi vì áp lực ở 2 phía cánh động khác

nhau. Vì thế nếu các cánh động mà gắn ở trên đĩa thì áp lực đó có tác dụng trên toàn

bộ diện tích của các đĩa sẽ tạo nên một áp lực rất lớn. Thậm chí ngay cả khi sử dụng

rôto thùng rỗng mà áp lực dọc trục còn lớn hơn nhiều so với tuabin xung lực.

Để ngăn ngừa sự dò dỉ của hơi bên trong các tầng vòng qua dãy ống phun và dãy cánh

động người ta đặt những răng chèn gắn trực tiếp vào rôto (đối với ống phun) và thân

(đối với cánh động).

Cũng vì trong các tuabin phản lực, lực dọc trục lớn hơn nhiều so với tuabin xung lực,

cho nên để triệt tiêu nó người ta áp dụng một bộ phận đặc biệt gọi là piston giảm tải.

Piston này chịu áp lực của tầng điều chỉnh (thường là tầng xung lực) và được chế tạo

với đường kính lớn hơn các tầng phản lực ở sau tầng điều chỉnh. Vì thế cho nên áp lực

hơi trong buồng điều chỉnh tác dụng lên diện tích mà xác định bằng các hiệu các

đường kính đó sẽ tạo lên một áp lực hướng ngược chiều với lực dọc trục sinh ra khi

tuabin làm việc. Hiện đường kính của piston và các tầng phải được tính toán thế nào

để cân bằng tất cả các lực tác dụng dọc theo trục rôto của tuabin.

Còn tất cả các bọ phận khác của tuabin phản lực cũng có cấu tạo giống như tuabin

xung lực.

Page 11: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

Hình 2.1 - Rôto tuabin hạ áp đã lắp vào nửa dưới xilanh

2) Thân tuabin:

Thân (đôi khi còn gọi là xilanh) của tuabin hơi thường có hình dáng phức tạp, kích

thước lớn dần theo hướng chuyển động của dòng hơi và có các chỗ lồi lên, các buồng

để đưa hơi vào, trích hơi ra, ống thoát cũng có hình dáng đặc biệt.

Thân của tuabin dọc trục thường có mặt bích ngang (ở chỗ cắt rời) và 1 hoặc 2 mặt

bích đứng để khi đúc, khi gia công cơ khí và khi lắp rắp được dễ dàng. Tuabin hướng

trục thường chỉ có mặt bích đứng.

Page 12: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

Hình 2.2 - Thân (xilanh) tuabin trung áp (NMNĐ Hải Phòng I)

Thân tuabin được chế tạo bằng thép đúc, gang đúc hoặc thép hàn.

Gang đúc dùng cho những thân và những chi tiết làm việc ở áp lực 12 - 16 bar và nhiệt

độ tới 250 °C. Khi dùng loại gang pectit thì có thể làm việc ở nhiệt độ tới 350 °C.

Thân làm bằng thép cácbon dùng cho những thông số hơi 35 - 40 bar, 400 - 425 °C.

Đối với áp lực và nhiệt độ hơi rất cao thì thân được chế tạo bằng các loại thép hợp kim

đặt biệt có cấu trúc ôtstenit pha thêm crôm, niken, môlipden, vanađi và vonfram.

Để giảm nhẹ điều kiện làm việc cho vật liệu của thân, người ta cố gắng hạn chế kích

thước bề mặt của thân khi chịu tác dụng của nhiệt độ cao (cao hơn 425 - 450 °C). Khi

nhiệt độ hơi lớn hơn 550 - 575 °C người ta làm thành hai lớp hoặc gọi là thân kép, ở

giữa thân trong và thân ngoài có chứa hơi với thông số trung bình được lấy từ 1 tầng

trung gian nào đó đưa vào. Vì vậy, các bề dầy của tường thân và các mặt bích nối của

thân trong cũng ngư thân ngoài có kích thước nhỏ hơn nhiều so với thân đơn (1 lớp).

Do những điều kiện làm việc nhẹ nhàng của ngoài cho nên có thể cho phép chế tạo

bằng thép cacbon.

3) Cánh tuabin:

Các cánh phản lực được lắp trực tiếp trên trục, chiều cao của cánh tăng dần từ “đầu”

đến “cuối” tuabin. Cánh ở những tầng đầu được lắp trên trục bằng mộng chữ T. Trên

mỗi cánh này có các vấu để lắp đai. 3 tầng cánh cuối của hạ áp không được lắp đai.

Page 13: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

Các tầng cánh cuối tuabin dạng cánh "xoắn", chân cánh được lắp mộng “cây thông

ngược”. Trên mép vào của các cánh được tôi cứng giúp cho cánh chịu được sự va đập

của những hạt hơi ẩm. Lớp tôi cứng này có chiều dài xấp xỉ 1/3 chiều cao cánh và

chiều rộng xấp xỉ 25mm. Những hạt ẩm nếu không được tách ra nó sẽ mài mòn cánh

động và làm giảm hiệu suất tuabin do đó làm giảm hiệu suất của Nhà máy. Để tách

những hạt ẩm, trên cánh tĩnh có xẻ những rãnh so le nhau dọc theo chiều cao cánh, và

làm những vấu trên vỏ trong của xi lanh. Màng ẩm dần dần dịch chuyển ra xa tâm

rôto và gom lại trên các rãnh sau đó chảy về các cửa trích hoặc bình ngưng.

Do khe hướng trục giữa các cánh động và cánh tĩnh lớn, nên quá trình vận hành sẽ

không bị ảnh hưởng bởi độ chênh giãn nở kể cả khi khởi động và ngừng tuabin.

Các cánh tĩnh có chân dạng chữ T ngược hoặc chữ L và lớp bao ngoài được chế tạo

cùng loại vật liệu với các cánh động.

Các cánh động cuối cùng đứng tự do hoàn toàn, không có dây đai hay vành bao. Vì

không có cụm cánh liên kết bằng dây đai, nên sẽ không tạo ra độ rung do kết nối cụm,

mà chỉ tạo thành độ rung đơn và nhỏ. Các hàng cánh tĩnh của tầng cuối cùng vỏ hạ áp

được chế tạo bằng thép tấm.

a) Cánh động tuabin hạ áp đã lắp trên rôto (NMNĐ Hải Phòng I)

Page 14: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

b) Cánh tĩnh lắp vào vỏ tuabin

Hình 2.4 - a) Cánh tĩnh, b) cánh động tuabin hơi

4) Vỏ tuabin:

Tuabin cao áp

Tuabin cao áp gồm vỏ ngoài loại thùng, vỏ trong có bích đứng và cụm răng chèn. Vỏ

ngoài phân bố dòng hơi chính đối xứng ở hai bên. Đặc biệt vỏ ngoài có khả năng đỡ

cho vỏ trong dịch chuyển và quay tự do khi ứng suất nhiệt vượt quá giá trị cho phép,

do đó có thể linh hoạt trong vận hành, cho phép khởi động nhanh và thay đổi tải

nhanh.

Vỏ trong, nằm trong vùng áp suất cao, có rãnh trượt theo chiều thẳng đứng và có thể

xoay đối xứng.

Trên vỏ của tuabin cao áp có lắp 4 van điều chỉnh để đưa hơi từ hai van Stop vào

tuabin.

Tuabin trung áp

Tuabin trung áp có kết cấu vỏ kép và dòng đơn. Tuabin trung áp có lắp 2 tổ hợp van

điều chỉnh, mỗi tổ hợp gồm: 1 van chặn và 1 van điều chỉnh để điều khiển dòng hơi từ

bộ quá nhiệt trung gian vào tuabin trung áp.

Vỏ trung áp có kết cấu 2 nửa nằm ngang bao gồm vỏ ngoài và vỏ trong. Vỏ trong và

vỏ ngoài được lắp với nhau bằng động lực.

Page 15: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

Tuabin hạ áp

Tuabin hạ áp có kết cấu 3 vỏ. Cụ thể tuabin hạ áp gồm vỏ ngoài, vỏ trong 1 và vỏ trong 2.

Kết cấu 3 vỏ này để tránh biến dạng nhiệt do độ chênh nhiệt độ lớn.

5) Gối đỡ:

Ví dụ với tuabin của Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng (300 MW) có 4 gối trục, gối số 1,

3 và 4 là gối đỡ đơn; gối số 2 là gối đỡ chặn. Gối đỡ chặn có tác dụng đỡ và chặn rôto

không dịch chuyển do lực phản lực của dòng hơi. Khi tuabin khởi động và ngừng, dầu

từ bể dầu bôi trơn được bơm để nâng trục tuabin nhờ bơm nâng trục (JOP). Trong quá

trình vận hành bình thường, dầu bôi trơn được cấp vào gối trục nhờ bơm dầu chính

(MOP) hoặc bơm dầu khẩn cấp (EOP) trong trường hợp hai bơm dầu chính không làm

việc được.

Tuabin sử dụng ổ trượt, bề mặt trong của ổ có một lớp ba-bít. Trên ổ trục có các đường

dầu cấp của JOP (từ phía dưới ổ trục) và đường dầu bôi trơn lúc vận hành bình thường.

Hình 2.5 - Gối đỡ sau tuabin trung áp và vành chèn

6) Bộ quay trục tuabin:

Bộ quay trục tuabin - máy phát có tác dụng quay rôto tuabin với tốc độ từ 50 đến 100

vòng/phút khi tuabin khởi động và ngừng tránh cho rôto bị cong do giãn nở nhiệt

không đều. Bộ quay trục được đặt ở phần đầu tuabin, nó gồm một động cơ quay trục

và bộ ly hợp kiểu thuỷ lực.

Khi tuabin ngừng, tốc độ giảm xuống 400 v/ph quay trục tự động vào làm việc; khi

tuabin khởi động bộ quay trục tự động tách ra khi tốc độ tuabin đạt 500 v/ph.

Page 16: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

Bộ quay trục được làm bằng vật liệu 42CrMo4, nó có độ cứng ≥ 650 N/mm2, ứng suất

uốn 900 ÷ 1100 N/mm2.

7) Bộ chèn hơi tuabin:

Các bộ chèn được bố trí ở đầu trục các phần của tuabin, đỉnh ống phun và đỉnh cánh

động. Nhiệm vụ của bộ chèn phần cao áp và trung áp là ngăn chặn hơi rò ra ngoài và

bộ chèn phần hạ áp ngăn chặn không khí từ môi trường lọt vào tuabin hạ áp. Các bộ

chèn phần trung gian cũng có nhiệm vụ ngăn hơi lọt qua đỉnh cánh động hoặc đỉnh ống

phun.

Lượng hơi sau khi chèn được đưa về bình ngưng hơi chèn nhờ quạt hút hơi chèn. Khi

tuabin mới khởi động dùng nguồn hơi tự dùng để chèn trục tuabin, sau khi tuabin hoạt

động ổn định nguồn hơi tự dùng làm việc ở chế độ dự phòng, nguồn hơi chính để chèn

là hơi rò từ các bộ chèn phần cao áp, trung áp. Các bộ chèn ở đỉnh cánh của các phần

cao và hạ áp có cấu tạo khác nhau.

p

Page 17: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

CHƯƠNG 2 - QUÁ TRÌNH DÒNG HƠI TRONG TẦNG CÁNH TUABIN

2.1 - Quá trình giãn nở của dòng hơi trong tầng cánh tuabin trên đồ thị i-s

Xem sách tuabin hơi của Thầy Tuệ + Bài giảng viết tay của P.V.Tân

2.2 - Tam giác tốc độ của tầng cánh tuabin

Xem sách tuabin hơi của Thầy Tuệ + Bài giảng viết tay của P.V.Tân

2.3 - Công và công suất của tầng cánh tuabin hơi

Xem sách tuabin hơi của Thầy Tuệ + Bài giảng viết tay của P.V.Tân

2.4 - Tuabin hơi nhiều tầng cánh

Xem sách tuabin hơi của Thầy Tuệ + Bài giảng viết tay của P.V.Tân

2.5 - Các loại tổn thất năng lượng trong tuabin hơi

Xem sách tuabin hơi của Thầy Tuệ + Bài giảng viết tay của P.V.Tân

Page 18: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

CHƯƠNG 3 - ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ TUABIN HƠI

3.1 - Vận tốc tuabin

Khi tuabin quay, nó kéo máy phát điện quay theo và sinh công suất điện. Khi công

suất điện yêu cầu thay đổi sẽ làm thay đổi mômen hãm rotor của máy phát, gây ra mất

cân bằng giữa mômen cung (mômen trên trục tuabin) với mômen cầu (mômen hãm

của máy phát). Kết quả gây ra thay đổi tốc độ vòng quay tuabin dẫn đến thay đổi tần

số dòng diện máy phát.

Phương trình cân bằng mômen của hệ tuabin-máy phát:

MT = ME + Mms + (IT + IMP). [N.m]

Trong đó:

MT: Là mômen quay trên đầu trục tuabin, do dòng hơi giãn nở sinh công.

ME: Là mômen quay cần thiết để sinh công suất điện của máy phát.

Mms: Là mômen cản của các loại ma sát của hệ thống.

IT và IMP: Là mômen quán tính của rôto tuabin và máy phát.

: Là tốc độ góc của chuyển động quay hệ rôto tổ máy.

Khi hệ thống (tổ máy: tuabin-máy phát) làm việc ổn định thì tốc độ của nó không đổi,

ta có: = 0 MT = ME + Mms.

Khi hệ thống mất cân bằng, giả sử do nhu cầu tăng công suất điện (ME tăng), khi đó

nếu MT chưa kịp thay đổi thì phải là số âm (tốc độ quay giảm dần). Muốn tốc độ

quay tuabin không thay đổi, tương ứng với tần số dòng điện máy phát không đổi ( =

2..f), bộ điều tốc tuabin phải làm nhiệm vụ xác lập lại cân bằng cho hệ thống ổn định

ở chế độ công suất mới.

Bộ điều tốc phải điều chỉnh để tăng công suất do dòng hơi sinh ra làm công suất trên

trục tuabin tăng, lập lại cân bằng cho tổ máy ở chế độ công suất mới với số vòng quay

không đổi n = 60f = 60 x 50 = 3000 v/ph.

Page 19: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

3.2 Bộ điều tốc bằng cơ khí

Hệ thống điều chỉnh tốc độ vòng quay và bảo vệ vượt tốc tuabin có sơ đồ nguyên lý

như sau:

Hình 3.1 - Sơ đồ điều chỉnh có cần liên hệ tác động trực tiếp

Trong sơ đồ điều chỉnh trực tiếp trên, khâu trượt 4 của điều chỉnh ly tâm 3 nhờ cần 2

liên hệ trực tiếp với van điều chỉnh 1. Từ rôto tuabin nhờ vít truyền 6 truyền chuyển

động quay cho trục đứng 5 và trên đó bơm dầu 7 và bộ điều chỉnh ly tâm 3.

Khảo sát tác động của hệ điều chỉnh khi thay đổi phụ tải của tổ tuabin máy phát. Khi

giảm phụ tải sô vòng quay của rôto tăng lên, do đó đối trọng của bộ điều chỉnh văng ra

nâng khâu trượt 4 lên. Khâu trượt chuyển dịch gây sự chuyển dịch điểm б của cần 2 đi

xuống dưới., làm van điều chỉnh khép lại. Giảm hơi vào tuabin và tạo lập chế độ làm

việc mới của tuabin máy phát. Khi phụ tải tăng lên tác động của hệ thống xảy ra trình

tự ngược lại.

Vì rằng lực truyền động của bộ điều chỉnh không lớn, nên điều chỉnh trực tiếp có thể

chỉ dùng trong tuabin có công suất không lớn (không lớn hơn 50-60 kW) chúng có các

van điều chỉnh không lớn.

Đối với tuabin công suất trung bình và lớn, sự chuyển dịch của các van điều chỉnh với

các lực hơi lớn tác động lên van, mà với bộ điều chỉnh trực tiếp không thể thực hiện

được, trong trường hợp này trong sơ đồ điều chỉnh giữa bộ điều chỉnh tốc độ và van

điều chỉnh được đưa vào cơ cấu phụ trợ - bộ khuếch đại.

Cấu tạo của bộ khuếch đại cần đáp ứng yêu cầu sau:

1. Tạo lực đủ để tức thì chuyển các van điều chỉnh.

Page 20: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

2. Khi khâu trượt của bộ điều chỉnh bất động bộ khuếch đại cần bất động và đảm bảo

giữ ở trạng thái ổn định và tĩnh tại.

3. Khi khâu trượt của bộ điều chỉnh chuyển dịch chính xác của bộ khuếch đại cần được

chuyển dịch tức thì và tương ứng chính xác với sự chuyển dịch của khâu trượt.

Trong ngành chế tạo máy tuabin được dùng bộ khuếch đại thủy lực với bơm, bơm

được truyền động trực tiếp từ rôto tuabin chất lỏng làm việc có chất lượng đối với bộ

khuếch đại là dầu, dầu cũng dùng trong thiết bị tuabin để bôi trơn các gối trục. Khẳng

định phẩm chất của dầu là không gây han gỉ kim loại và không phải yêu cầu bôi trơn

thêm nữa cho bộ khuếch đại. Nhược điểm chủ yếu của dầu là mất an toàn do bị cháy.

3.3 Bộ điều tốc bằng thuỷ lực

Hình 3.2 - Sơ đồ nguyên lý điều chỉnh tốc độ quay của tuabin kiểu gián tiếp (thuỷ lực)

Trên hình thể hiện: 1 - cơ cấu cảm nhận tốc độ kiểu quả văng; 2 - khớp trượt; 3 - bánh

răng côn chuyển hướng trục quay; 4 - bơm dầu áp lực điều chỉnh; 5 - vỏ ngăn kéo; 6 -

píttông của ngăn kéo; 7 - khoang dầu sécvô; 8 - vỏ sécvô; 9 - van điều chỉnh lưu lượng

hơi vào tuabin; abc - cần điều chỉnh và phản hồi; K0 - ngăn kéo; K và K1 các cửa dầu

của ngăn kéo.

Nguyên lý hoạt động: Khi nhu cầu phụ tải điện giảm, mô men yêu cầu của máy phát và

do đó công suất đầu trục tuabin sinh ra cũng cần giảm. Tuy nhiên, ngay tức khắc chưa

Page 21: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

thể giảm do lưu lượng hơi vào tuabin vẫn chưa thay đổi. Khi đó tốc độ quay của tuabin

tăng lên do mô men sinh ra lớn hơn mô men cần cung cấp. Bộ cảm nhận tốc độ bằng

quả văng nhận được tín hiệu này sẽ nâng cao độ văng, kéo điểm a lên làm kéo theo

khớp trượt 2 đi lên. Do quán tính và áp suất dầu trong sécvô lớn hơn nhiều so với

trong ngăn kéo nên tạm thời điểm c đứng yên. Vì thanh abc cứng nên kết quả là điểm b

chuyển động lên trên một chút. Ngăn kéo K và K1 được cân chỉnh vị trí trước sao cho

khi điểm b chuyển động lên, dầu áp lực sẽ tràn qua ngăn kéo K phía trên đi sang

khoang trên của sécvô. Dầu có áp lực sẽ đẩy píttông trong sécvô đi xuống đóng bớt

van hơi làm giảm lưu lượng hơi vào tuabin. Dầu bên dưới píttông sẽ bị ép qua khe

dưới của píttông trong ngăn kéo K1 xả ra ngoài hệ thống theo đường xả dưới. Trong

khi lưu lượng hơi giảm dần, điểm c chuyển động xuống dưới và tốc độ quay dần dần

giảm sẽ dẫn đến triệt tiêu xu hướng chuyển động lên của điểm a. Kết quả cuối cùng sẽ

dẫn đến cân bằng ở một giá trị tốc độ quay không đổi ứng với một giá trị xác lập về

lưu lượng hơi vào tuabin đủ cân bằng mô men sinh ra của nó so với mô men cần cung

cấp cho máy phát điện. Do đó, tốc độ quay của tuabin được điều khiển ổn định.

Nguyên lý trên đúng cho đa số tuabin hơi hiện nay trên thị trường chỉ có khác nhau về

cơ cấp cảm nhận tốc độ và cấu trúc lập trình tự động trong phần van điều khiển.

Sơ đồ điều chỉnh gián tiếp với liên hệ thủy lực, với bộ khuếch đại đưa dầu vào một

phía và tiết lưu bằng pittông, trình bày trên hình 4.3a, b.

Hình 3.3 - Sơ đồ điều chỉnh gián tiếp với liên hệ thủy lực với bộ khuếch đại có dẫn dầu

vào 1 phía và với pittông lưu thông

Khâu trượt của bộ điều chỉnh tốc độ 4 (hình 31 a) liên hệ trực tiếp pittông 3, nó điều

chỉnh hé mở cửa prôfil (cửa có dạng đặc biệt) trong ống bạc 1. Ống bạc là cơ cấu điều

khiển (bộ đồng bộ) của sơ đồ điều chỉnh, nó có thể chuyển dịch theo hướng dọc trục

Page 22: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

bằng cách quay bằng tay hoặc bằng môtơ bằng hệ răng vít trong thân ống bạc. Trục

đứng nối với bơm 7 và bộ điều chỉnh tốc độ 4, trục này nhận truyền động từ rôto

tuabin nhờ có cặp bánh răng - trục vít 5.

Dầu đưa vào bơm 7 từ bể chứa 8 qua ống dẫn có đặt lưới lọc 9 và sau đó vào hệ thống

điều chỉnh quan van kim 6 và vào hệ thống bôi trơn qua bộ tiết lưu 10. Trước bộ tiết

lưu đặt van an toàn 11, tác động xả dầu về bể khi áp suất dầu cao quá quy định. Dầu

đưa vào hệ thống điều chỉnh, được đưa vào khoang của bộ khuếch đại (xecvômôtơ) và

đồng thời được xả qua van kim thứ hai 6, cửa xả prôfil trong ống bạc 1 và ống xả 2.

Pittông của xecvômôtơ 13 tỳ 1 phía vào lò xo 14, còn phía kia là áp suất dầu. Lò xo 14

của các van điều chỉnh 12 ở vào trạng thái bị nén và luôn luôn có xu hướng đóng

chúng. Mở van 12 thực hiện bằng áp suất dầu, bằng khắc phục lực nén của lò xo.

Nghiên cứu sự làm việc của sơ đồ điều chỉnh khi thay đổi phụ tải của tuabin – máy

phát. Khi phụ tải giảm số vòng của rôto tăng lên, khâu trượt của bộ điều chỉnh tốc độ

và pittông phân phối 3 sẽ chuyển dịch xuống dưới. Tiết diện của cửa xả trong ống bạc

1 tăng lên; áp suất dầu trong ống dẫn dầu, nối xecvômôtơ của van điều chỉnh 12 giảm

xuống và van 12 khép lại. Lưu lượng hơi và phụ tải giảm tương ứng, các van điều

chỉnh khép lại cho tới khi khôi phục sự cân bằng của lực lò xo và áp suất của dầu mới

ngừng lại.

Trong trường hợp này lò xo là “liên hệ ngược” ngăn cản sự chuyển dịch của pittông

của xecvômôtơ.

Trong sơ đồ trên, pittông của bộ khuếch đại và khâu trượt của bộ điều chỉnh tốc độ

không có liên hệ cứng vì vậy sự thay đổi thông số hơi, lực ma sát trong bộ điều chỉnh

tốc độ, trong bộ khuếch đại, trong các van điều chỉnh, áp suất dầu trên đầu ra của

bơm .v.v..gây nên sự chuyển dịch của pittông của bộ khuếch đại, không phụ thuộc vào

vị trí của khâu trượt của bộ điều chỉnh.

3.4 Bộ điều tốc điện tử

Hệ thống điều chỉnh tuabin nhà máy nhiệt điện hiện nay thường là hệ điều chỉnh EH

(điện - thuỷ lực, điện tử - thuỷ lực). Hệ thống điều chỉnh các cơ cấu chấp hành của các

van Stop và van điều chỉnh bằng xung dầu thông qua tín hiệu điện từ DEH (Digital

Electrical Hydraulical) gửi tới. Trong hệ thống này, việc cảm nhận tốc độ quay tuabin

được thực hiện bằng các đầu đo tốc độ dạng quang --> điện tử. Dầu áp lực cao cung

cấp cho hệ thông điều chỉnh và bảo vệ tuabin được lấy từ đầu ra của bơm dầu chính

(trong chế độ vận hành bình thường) và từ đầu đẩy bơm dầu khởi động cao áp (trong

chế độ khởi động và dừng). Xung dầu dùng để điều chỉnh cơ cấu chấp hành của van

điều chỉnh được lấy từ bộ biến đổi điện - thuỷ lực (EH) MOOGDDV634. Bộ biến đổi

Page 23: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

EH nhận tín hiệu điều khiển điện từ DEH (Digital Electrical Hydraulical) để thực hiện

điều chỉnh xung dầu tác động vào ngăn dưới cùng của van phân phối của cơ cấu chấp

hành van điều chỉnh. Từ đó điều chỉnh độ mở cửa dầu vào hoặc ra secvormotor của cơ

cấu chấp hành của van điều chỉnh. Để đảm bảo chất lượng dầu cho bộ biến đổi điện -

thuỷ lực MOOGDDV634 thì trong hệ thống dầu phải trang bị các bộ lọc trên đường

dầu vào.

Thực hiện mở van “Stop”cũng được điều khiển bởi bộ điều chỉnh DEH thông qua van

phân phối khởi động (starting pilot valve) còn việc đóng van Stop thì được điều khiển

bởi DEH thông qua cụm van điện từ của AST (Automatic Start Up System) để xả bớt

dầu trong hệ thống bảo vệ, từ đó xung dầu sẽ tác động vào cơ cấu chấp hành của van

Stop để thực hiện đóng nó lại.

Page 24: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

CHƯƠNG 4 - THIẾT BỊ BẢO VỀ TUABIN HƠI

4.1 - Các chỉ số cài đặt bảo vệ tuabin

Mỗi tuabin khác nhau, của nhà chế tạo khác nhau, được xây dựng với sơ đồ khác nhau

sẽ có những giá trị cụ thể của thông số cài đặt bảo vệ khác nhau. Những chỉ số sau đây

thông thường phải được cài đặt bảo vệ cho một tuabin:

- Tốc độ tuabin-máy phát: 103%nđm; 110%nđm; 115%nđm.

- Nhiệt độ hơi vào từng phần tuabin cao.

- Áp suất hơi vào tuabin:

- Áp suất hơi thoát (tương ứng với nhiệt độ hơi thoát) cao.

- Áp suất dầu bôi trơn thấp: 0,034÷0,048MPa (liên động bơm dầu bảo vệ là: 0,068 ÷

0,075MPa).

- Áp suất dầu bảo vệ thấp.

- Áp suất dầu điều chỉnh thấp: 9,31 MPa.

- Độ di trục tăng.

- Độ chênh lệch giãn nở nhiệt của rôto với vỏ và của vỏ giữa phần trên với phần dưới

tăng.

- Độ rung đo ở các gối trục tăng.

- Độ lệch tâm trục tăng.

- Độ đảo trục tăng.

- Nhiệt độ các gối trục và nhiệt đồ dầu bôi trơn các gối trục tăng.

- Mức dầu các bể dầu thấp.

- Chất lượng dầu (thể hiện qua chênh áp các bộ phin lọc) kém.

- Chất lượng hơi kém.

Ngoài ra, khi có 1 trong các tín hiệu sau cũng sẽ dẫn đến ngừng tua bin:

- Tín hiệu ngừng từ chức năng ngắt nhiên liệu chính (main fuel trip) của hệ thống bảo

vệ lò hơi (xem quy trình vận hành lò hơi);

- Tín hiệu lỗi hệ thống điều chỉnh Tua bin Máy phát TGR/EHG;

Page 25: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

- Nếu có một trong các tín hiệu dưới đây thì hệ thống TGR/EHG được coi là bị lỗi, cần

ngừng tuabin:

+ Cả hai bộ CPU đều ngừng;

+ Hai trong ba đầu đo tốc độ Tua bin bị lỗi;

+ Cả hai bộ giám sát vị trí của van MCV (L-1) đều hỏng;

+ Cả hai bộ giám sát vị trí của van MCV (R-1) đều hỏng;

+ Cả hai bộ giám sát vị trí của van ICV (L) đều hỏng;

+ Cả hai bộ giám sát vị trí của van ICV (R) đều hỏng.

- Tín hiệu bảo vệ máy phát 86G.

4.2 Hệ thống bảo vệ tuabin hơi

Tuabin hơi là thiết bị cơ khí chính xác, làm việc trong điều kiện có phần tĩnh và phần

động chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn. Nó cần được bảo vệ an toàn bằng nhiều cấp.

Cấp bảo vệ trước hết là thông qua hệ thống thuỷ lực, đó là bảo vệ ngừng tuabin bằng

cách tác động tới đóng van điều chỉnh hoặc/và van Stop. Van stop và các van điều

chỉnh có thể bị đóng bằng các tín hiệu vượt tốc mất an toàn do bộ điều khiển điện -

thuỷ lực đưa ra hoặc cũng có thể do cơ cấu cảm nhận cơ học đưa ra (chốt văng) hoặc

cũng có thể do người vận hành đưa ra chủ động bằng tay.

4.2.1 - Cấu trúc hệ thống bảo vệ tuabin

Hệ thống bảo vệ tuabin bao gồm: Cơ cấu chấp hành của van Stop hơi vào tuabin, bộ

điều tốc sự cố, các tay đòn, các van phân phối (các ngăn kéo), hộp thử nghiệm an toàn,

bộ Van điện từ của OPC, bộ Van điện từ của AST, Van phân phối của OPC và các

chốt an toàn cùng với hệ thống đo lường cảnh báo, giám sát.

a) Cơ cấu chấp hành của van Stop hơi vào tuabin

Cơ cấu chấp hành của van stop được sử dụng để đóng / mở nhanh van Stop. Nó được

gắn với cơ cấu đóng của van (ti van). Cần píttông của cơ cấu chấp hành thì được nối

với ty van Stop. Ngăn phía dưới của van phân phối của cơ cấu chấp hành van stop

chứa dầu hệ thống bảo vệ. Van stop sẽ được mở hoàn toàn khi áp suất dầu bảo vệ

trong ngăn kéo đó đạt lớn hơn 1,5 MPa, và đóng hoàn toàn khi áp lực nhỏ hơn 1,5

MPa. Trong quá trình vận hành bình thường của thiết bị tuabin thì áp suất dầu của hệ

thống bảo vệ luôn đạt giá trị ổn định 1,96 MPa. Cơ cấu chấp hành của van Stop có

trang bị van thử nghiệm tác động cho van Stop. Van này dùng để thử tình trạng làm

việc của van Stop, tránh trường hợp van stop bị kẹt do nó ở trạng thái mở hoàn toàn

Page 26: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

trong khoảng thời gian dài vận hành bình thường của tuabin. Van thử nghiệm cho van

Stop có hai cửa xả dầu. Khi cửa xả thứ nhất mở thì ti của van Stop sẽ dịch chuyển

xuống dưới một khoảng 15mm, và khi cửa xả thứ 2 mở thì van Stop sẽ được đóng

hoàn toàn.

b) Bộ điều tốc sự cố, tay đòn và van phân phối của nó

Bộ điều tốc sự cố được lắp ở đầu trục của tuabin và gồm 2 chốt an toàn văng. Khi tốc

độ của tuabin đạt từ 3330 ~ 3360 v/p thì chốt an toàn văng sẽ văng ra và đẩy một đầu

đòn bẩy đi lên, và đầu kia của đòn bẩy sẽ đi xuống tì vào chốt rơle của bộ điều tốc sự

cố, tức là đẩy pitông trong rơle của bộ điều tốc sự cố đi xuống, dầu sẽ tràn lên ngăn

kéo trên của rơle bộ điều tốc sự cố, khi đó bề mặt trên của pitông đó chịu tác dụng của

áp lực dầu bảo vệ và dịch chuyển xuống dưới.

Hình 4.1 - Lắp bộ điều tốc sự cố - chốt văng an toàn

Lúc này áp suất của dầu bảo vệ được điều chỉnh bởi van phân phối của bộ điều tốc sự

cố và dầu xung của sẽ được xả hết để đóng hoàn toàn van Stop và van điều chỉnh hơi.

Tốc độ của chốt an toàn tác động văng có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi lực

kéo của lò xo gắn dưới đế của các chốt an toàn. Tốc độ của chốt an toàn tác động văng

có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi lực kéo của lò xo gắn dưới đế của các chốt

an toàn. Tốc độ tác động chốt an toàn văng ra sẽ tăng khoảng 105 v/p khi quay bước

ren nút đuều chỉnh độ cứng lò xo gắn dưới chân của các chốt an toàn theo chiều kim

đồng hồ một góc 30o. Ngăn kéo phía dưới píttông rơle của bộ điều tốc sự cố dưới tác

Page 27: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

dụng của áp lực dầu bảo vệ (áp lực của dầu bảo vệ trong chế độ khởi động và vận hành

bình thường của thiết bị tuabin là 1,96 MPa). Khi bộ (AST) của van điện từ tác động

hoặc mở bằng tay, thì dầu bảo vệ sẽ được xả và pittông của rơle của bộ điều tốc sự cố

dich chuyển xuống dưới dưới tác dụng của dầu áp lực ở bên trên lớn hơn dầu bảo vệ

bên dưới pittông, sẽ làm tăng lượng dầu bảo vệ vào phía dưới của van phân phối của

cơ cấu chấp hành van stop và 4 van điều chỉnh và khi đó van Stop và 4 van điều chỉnh

sẽ được đóng hoàn toàn, ngắt nguồn hơi mới vào tuabin.

c) Hộp thử nghiệm hệ thống bảo vệ tuabin

Hộp thử nghiệm bảo vệ tuabin gồm: nút dừng sự cố tuabin, hai van thử nghiệm chốt

văng an toàn 1 & 2 và một van vận hành. Van dầu thử nghiệm được sử dụng để thử

nghiệm chốt an toàn văng của bộ điều tốc sự cố trong quá trình vận hành bình thường,

hai chốt an toàn được thử nghiệm độc lập với nhau.

Thử nghiệm chốt số 1: Trước hết xoay van vân hành (operating valve) về vị trí 1, lúc

đó dầu sẽ được cấp vào ngăn 1 của cơ cấu đòn bẩy chốt an toàn, đẩy pít tông trong cơ

cấu đòn bẩy sang phải và khi đó dầu sẽ được cấp vào van thử chốt vang an toàn 1.

Thực hiện thử nghiệm như sau: Ấn van thử nghiệm số 1, píttông trong van sẽ dịch

chuyển xuống dưới, dầu sẽ được phun vào dưới chân chốt an toàn 1, dưới tác dụng của

áp lực dầu chốt an toàn 1 sẽ vang ra. Khi chốt văng an toàn 1 tác động thì đèn hiển thị

của bộ điều tốc sự cố sẽ sáng, nghĩa là chốt an toàn 1 đã tác động văng.

Thử nghiệm chốt an toàn số 2: Qui trình thử nghiệm chốt an toàn 2 tương tự qui trình

thử nghiệm chốt an toàn 1 nhưng được tiến hành độc lập nhau để coi như tuabin được

bảo vệ 2 cấp hoặc nếu vẫn ở cùng tốc độ tác động thì vẫn có 2 cơ cấu cảm nhận tốc độ,

giảm xác suất rủi ro. Thử nghiệm chốt số 2 như sau: Xoay van vận hành (operating

valve) về vị trí 2, lúc đó dầu áp lực đầu ra của bơm dầu khởi động cao áp hoặc bơm

dầu chính sẽ được cấp vào ngăn 2 của cơ cấu đòn bẩy chốt an toàn, đẩy pít tông trong

cơ cấu đòn bẩy sang trái và khi đó dầu sẽ được cấp tới van thử chốt vang an toàn 2.

Thực hiện thử nghiệm như sau: Ấn van thử nghiệm số 2, píttông trong van sẽ dịch

chuyển xuống dưới, dầu sẽ được phun vào dưới chân chốt an toàn 2, dưới tác dụng của

áp lực dầu, chốt an toàn 2 sẽ vang ra và tác động dừng tuabin. Khi chốt văng an toàn 2

tác động thì đèn hiển thị của bộ điều tốc sự cố sẽ sáng, nghĩa là chốt an toàn 2 đã tác

động văng.

d) Van phân phối của OPC và cụm van điện từ của OPC

Van phân phối của OPC (pilot valve) và van điện từ của OPC được sử dụng để bảo vệ

vượt tốc tuabin. Van phân phối của OPC được lắp trong hộp trục trước. Ngăn phía trên

và dưới cùng của van phân phối OPC được nối với đường dầu áp suất cao đầu ra bơm

Page 28: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

dầu chính hoặc bơm dầu khởi động cao áp. Trên đường dầu áp lực cao nối với ngăn

dưới cùng của van phân phối OPC có lắp 1 tiết lưu và cụm van điện từ của OPC. Van

phân phối của OPC được điều khiển bởi cụm van điện từ của OPC. Trong chế độ vận

hành bình thường van điện từ của OPC phải luôn đóng để duy trì áp suất của dòng dầu

tác dụng vào ngăn dưới cùng của van phân phối OPC. Do áp suất dầu trong ngăn trên

và ngăn dưới của van phân phối bằng nhau và bằng 1,96 Mpa nhưng tiết diện bề mặt

dưới của píttông trong van phân phối của OPC lớn hơn bề mặt trên của nó, nên chịu

tác dụng của áp suất dầu lớn hơn bề mặt trên. Vì vậy píttông trong van phân phối của

OPC được đẩy lên vị trí cân bằng. Khi đó các thành của pitông sẽ bịt kín cửa xả đường

xung dầu vào van điều chỉnh về bình dầu. Vì vậy mà píttông trong van phân phối của

OPC luôn ở vị trí cân bằng.

Khi do một nguyên nhân nào đó gây tăng tốc độ của tuabin vượt quá giới hạn điều

chỉnh và nhỏ hơn giá trị tác động của chốt văng và cụm van điện từ của AST, thì DEH

sẽ gửi tín hiệu tới mở van điện từ của OPC. Khi đó dầu trong ngăn dưới của van phân

phối của OPC sẽ được xả về hố dầu, làm giảm áp suất dầu tác dụng lên bề mặt píttông

trong ngăn dưới cùng của van phân phối của OPC và vì vậy píttông trong van phân

phối của OPC sẽ dịch chuyển xuống phía dưới tới giá trị giới hạn nhỏ nhất, mở thông

cửa xả đường xung dầu của van điều chỉnh với bể dầu.Vì vậy xung dầu ở dưới van

phân phối của van điều chỉnh sẽ giảm, làm cho píttông trong van phân phối của van

điều chỉnh dịch chuyển xuống dưới mở thông cửa dầu của ngăn dưới cơ cấu chấp hành

van điều chỉnh với bể dầu, và cơ cấu chấp hành của van điều chỉnh sẽ dịch chuyển

xuống dưới do mất áp lực trong ngăn kéo phía dưới của cơ cấu chấp hành van điều

chỉnh. Do vậy mà độ mở của van điều chỉnh được khép bớt lại, giảm lưu lượng hơi

mới vào tuabin, giảm tốc độ tuabin xuống tốc độ định mức. Van điện từ của OPC sẽ

được đặt lại sau khi tốc độ tuabin đã được điều chỉnh trở lại đạt yêu cầu.

Cụm van điện từ của OPC có cấu trúc giống như cấu trúc cụm van điện từ của AST và

nó cũng được lắp ở trong hộp trục trước tuabin.

e) Cụm van điện từ của AST

Cụm van điện từ của AST được sử dụng để bảo vệ vượt tốc tuabin. Cụm van điện từ

của AST được lắp trong hộp trục trước tuabin và nó được lắp trên đường xung dầu vào

ngăn kéo dưới cùng của rơle bộ điều tốc sự cố. Trong chế độ vận hành bình thường

cụm van điện từ của AST phải luôn đóng để duy trì áp suất của đường xung dầu tác

dụng vào ngăn dưới cùng của rơle bộ điều tốc sự cố.

Khi do một nguyên nhân nào đó gây tăng tốc độ của tuabin vượt quá 3330 ~ 3360 v/p,

thì DEH sẽ gửi tín hiệu tới mở van điện từ của AST để xả xung dầu về hố dầu. Khi đó

Page 29: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

áp suất xung dầu trong ngăn dưới của của rơle bộ điều tốc sự cố sẽ bị mất, và đồng

thời khi đó chốt văng an toàn gắn trên trục tuabin cũng văng ra ấn píttông trong rơle

của bộ điều tốc sự cố dịch chuyển xuống phía dưới tới giá trị giới hạn nhỏ nhất, mở

thông cửa xả đường dầu áp lực cao tác động vào ngăn kéo dưới cùng của van phân

phối cơ cấu chấp hành của van Stop và đường xung dầu tác đụng vào ngăn kéo dưới

cùng van phân phối của van điều chỉnh đi đến bể dầu. Vì vậy van Stop và van điều

chỉnh sẽ đóng lại, cắt hơi vào tuabin.

Khi cụm van điện từ của AST tác động thì van Stop và van điều chỉnh của tuabin sẽ

đóng lại và dừng tuabin.

f) Nút dừng sự cố

Nút dừng sự cố được sử dụng để dừng tuabin sự cố, trong quá trình vận hành của

tuabin vì một sự cố nghiêm trọng nào đó mà phải dừng tuabin ngay lập tức, thì người

vận hành phải ấn vào nút ngừng sự cố tuabin. Khi ấn nút dừng tuabin sự cố thì đường

xung dầu tác dụng vào ngăn kéo dưới cùng của rơle bộ điều tốc sự cố sẽ được nối

thông với bể dầu, do vậy áp lực xung dầu trong ngăn kéo dưới cùng rơle của bộ điều

tốc sự cố sẽ bị mất và píttông trong rơle của bộ điều tốc sự cố sẽ dịch chuyển xuống

dưới, mở thông cửa xả đường dầu áp lực cao tác động vào ngăn kéo đưới cùng của van

phân phối cơ cấu chấp hành của van Stop và đường xung dầu tác đụng vào ngăn kéo

dưới cùng van phân phối của van điều chỉnh tới bể dầu. Vì vậy van Stop và van điều

chỉnh cũng sẽ đóng lại, cắt hơi vào tuabin.

g) Van dầu khởi động (Staring Valve)

Van dầu khởi động (Staring Valve) (1MAX10 AE003) được sử dụng để bật chốt rơle

của bộ điều tốc sự cố và dùng để mở “van Stop” trước khi khởi động tuabin. Nó được

lắp trong hộp trục trước tuabin và nó có cấu trúc gồm: một động cơ điện một chiều,

van phân phối bạc trục, các bánh răng, bộ li hợp cơ khí và vỏ. Trong chế độ khởi động

lại sau khi dừng tuabin, có thể dùng tay quay hoặc động cơ quay theo chiều kim đồng

hồ để dịch chuyển píttông trong van dịch sang trái tới vị trí giới hạn còn trong chế độ

khởi động bình thường của tuabin thì píttông của van khởi động được di chuyển thay

đổi bằng tay quay theo chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ hoặc bằng động cơ.

Động cơ điện được điều chỉnh bởi bộ chuyển đổi DEH.

Đầu ra của van dầu khởi động gồm 2 đường dầu, chúng nối với ngăn kéo trên và giữa

của rơle bộ điều tốc sự cố, ngăn kéo dưới cùng và giữa của van phân phối cơ cấu chấp

hành van Stop và nút thử van Stop. Nó có nhiệm vụ:

+ Đưa rơle của bộ điều tốc sự cố vào làm việc.

Page 30: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

+ Cung cấp dầu áp lực để mở van Stop.

4.2.2 - Các cấp bảo vệ tuabin

Như đã nói ở trên, các cấp bảo vệ tuabin gồm có:

Cấp bảo vệ thứ 1: Đóng bớt van điều chỉnh khi tốc độ tuabin tăng vượt quá giới hạn

tác động làm việc của van DDV. Cấp này được thực hiện bởi của cụm van điện từ của

OPC. Cụm van điện từ của OPC sẽ làm việc khi có tín hiệu điện từ DEH gửi tới để mở

cụm van điện từ. Khi tuabin vượt tốc 3300v/ph thì bộ điều chỉnh DEH sẽ gửi tín

hiệu để mở van điện từ của OPC. Khi đó dầu trong ngăn dưới của van phân phối OPC

sẽ được xả và van phân phối của OPC dịch chuyển xuống phía dươí tớigiá trị giới hạn

nhỏ nhất. Khi đó cửa xả xung dầu sẽ mở, làm cho áp lực dầu trong ngăn kéo dưới cùng

van phân phối của cơ cấu chấp hành van điều chỉnh giảm xuống và khi đó dầu trong

ngăn kéo phía dưới của cơ cấu chấp hành van điều chỉnh sẽ được xả về bình dầu, cơ

cấu chấp hành của van điều chỉnh dịch chuyển xuống dưới để đóng bớt van điều chỉnh,

giảm lưu lượng hơi vào tuabin để từ đó giảm tốc độ quay của tuabin. Sau khi đã điều

chỉnh tốc độ quay trở lại trạng thái 3000v/ph ta sẽ khôi phục lại quá trình hoạt động

của OPC.

Khi cấp bảo vệ này tác động thì chưa dừng tuabin mà chỉ giảm độ mở của van điều

chỉnh, từ đó giảm tốc độ tuabin vào trong giải làm việc của bộ điều chỉnh tốc độ tuabin

(dải làm việc của van DDV). Sau khi OPC của cụm van điện từ đã tác động để giảm

độ mở của van điều chỉnh nhưng vẫn không giảm được tốc độ của tuabin. Khi tốc độ

tuabin vượt quá 3360 v/p thì cấp bảo vệ thứ 2 sẽ tác động đóng van Stop và van điều

chỉnh để dừng tuabin sự cố.

Cấp bảo vệ sự cố tuabin thứ 2: Sau khi OPC của cụm van điện từ đã tác động để giảm

độ mở của van điều chỉnh nhưng vẫn không giảm được tốc độ của tuabin. Khi tốc độ

tuabin vượt quá 3360 v/p thì AST của cụm van điện từ sẽ tác động để mở xả dầu và

đồng thời lúc này chốt văng cũng tác động để đóng van Stop và van điều chỉnh để

dừng tuabin sự cố.

Khi bộ (AST) của van điện từ tác động mở nhờ tín hiệu vượt tốc từ DEH gửi tới hoặc

mở bằng tay, thì dầu bảo vệ sẽ được xả và pittông của rơle của bộ điều tốc sự cố dich

chuyển xuống dưới nhờ tác dụng của dầu áp lực ở bên trên lớn hơn dầu bảo vệ bên

dưới pittông, sẽ làm tăng lượng dầu bảo vệ vào phía dưới của van phân phối của cơ

cấu chấp hành van stop và 4 van điều chỉnh. Khi đó van Stop và 4 van điều chỉnh sẽ

được đóng hoàn toàn, ngắt nguồn hơi mới vào tuabin.

Cấp bảo vệ thứ 3: Thường tác động ở cùng tốc độ với cấp 2, đó là cấp bảo vệ cao nhất

Page 31: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

và chắc chắn nhất vì nó hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học rất căn bản là sự mất cân

bằng giữa lực ly tâm với lực lò xo sẽ dẫn đến dịch chuyển cơ học (chốt an toàn gắn

trên trục tuabin). Trong cấp này, người ta bố trí thường là 2 chốt văng để tăng độ tin

cậy cảm nhận tốc độ hoặc để đặt ở 2 cấp tốc độ tác động khác nhau. Thường thì khi tốc

độ của tuabin đạt 3360 v/p trở lên thì chốt văng an toàn sẽ văng ra và đẩy một đầu đòn

bẩy đi lên, đầu kia của đòn bẩy sẽ đi xuống tì vào chốt rơle của bộ điều tốc sự cố, tức

là đẩy pitông trong rơle của bộ điều tốc sự cố đi xuống, dầu sẽ tràn lên ngăn kéo trên

của rơle bộ điều tốc sự cố, khi đó bề mặt trên của pitông đó chịu tác dụng của áp lực

dầu bảo vệ và dịch chuyển xuống dưới. Lúc này áp suất của dầu bảo vệ được điều

chỉnh bởi van phân phối của bộ điều tốc sự cố và dầu xung của nó sẽ được xả hết để

đóng hoàn toàn van Stop và van điều chỉnh hơi. Tốc độ của chốt an toàn tác động văng

có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi lực kéo của lò xo gắn dưới đế của các chốt

an toàn. Tốc độ tác động chốt an toàn văng ra sẽ tăng khoảng 105 v/p khi quay bước

ren nút điều chỉnh độ cứng lò xo gắn dưới chân của các chốt an toàn theo chiều kim

đồng hồ một góc 30o. Ngăn kéo phía dưới píttông rơle của bộ điều tốc sự cố dưới tác

dụng của áp lực dầu bảo vệ (áp lực của dầu bảo vệ trong chế độ khởi động và vận hành

bình thường của thiết bị tuabin là 1,96 MPa) cũng dẫn đến AST của cụm van điện từ

sẽ tác động để mở xả dầu. Khi đó, tương tự như cấp bảo vệ thứ 2, khi bộ (AST) của

van điện từ tác động mở thì dầu bảo vệ sẽ được xả và pittông của rơle của bộ điều tốc

sự cố dich chuyển xuống dưới nhờ tác dụng của dầu áp lực ở bên trên lớn hơn dầu bảo

vệ bên dưới pittông, sẽ làm tăng lượng dầu bảo vệ vào phía dưới của van phân phối

của cơ cấu chấp hành van stop và 4 van điều chỉnh. Khi đó van Stop và 4 van điều

chỉnh sẽ được đóng hoàn toàn, ngắt nguồn hơi mới vào tuabin.

Nguyên lý cấu tạo của chốt an toàn (chốt văng) như trên hình bên dưới đây:

(a) (b)

Hình 4.2 - (a) Cơ cấu bảo vệ kiểu vòng an toàn và (b) kiểu chốt an toàn

Khi sa thải phụ tải toàn phần số vòng quay của rôto tổ máy tăng rất nhanh. Sự điều

Page 32: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

chỉnh cần đảm bảo cắt hơi đưa vào tuabin với trù tính sao cho để số vòng quay không

vượt quá 105 ÷ 108% định mức.

Trong trường hợp khi mà giảm đáng kể hoặc sa thải phụ tải, vì nguyên nhân nào đó mà

việc điều chỉnh không đảm bảo đóng kín các bộ phân phối hơi, số vòng có thể tăng tới

trị số nguy hiểm và dẫn tới sự cố. Vì vậy mỗi tổ máy, không phụ thuộc vào việc điều

chỉnh bằng tay hay tự động, cần phải trang bị hai bộ điều chỉnh giới hạn tốc độ (bộ an

toàn tự động), khi mà đạt tới số vòng nguy hiểm, nó cần phải tác động cắt hơi vào

tuabin. Số vòng quay cần thiết khi tác động bộ an toàn tự động chọn trong giới hạn

109 ÷ 110%, có loại sau khi bộ an toàn tác động khi sa thải phụ tải số vòng có thể tăng

lên chút ít vì kết quả hơi tồn dư trong các ống dẫn từ hộp van đến các cụm ống phun,

cũng như bộ phận trích hơi gia nhiệt tiếp tục giãn nở.

Bộ an toàn tự động gồm có hai kiểu: kiểu con văng và kiểu vòng khuyên.

Hình 4.3 - Bộ an toàn tự động ЛМЗ kiểu con văng

Việc truyền động (từ bộ an toàn tự động) đến van stôp và van an điều chỉnh được thực

hiện qua tay đòn hoặc liên hệ thủy lực. Thời gian tác động cơ cấu truyền dẫn cần

khoảng 0,2 ÷ 0,3s. Nạp lại bộ phận bộ an toàn tự động cần tiến hành khi số vòng quay

khoảng 103 ÷ 104% số vòng định mức.

Bộ an toàn tự động kiểu con văng: Trên hình trình bày cấu tạo bộ an toàn tự động

ЛM3 kiểu con văng. Nó thường được chuyển dịch trong lỗ hướng tâm của trục tuabin

6 (hoặc trong đoạn trục nối thêm 5). Bộ tự động gồm con văng 1, lò xo 2, êcu 3 và bạc

hướng 4. Trọng tâm của con văng nằm ở một khoảng cách nhất định so với trục tâm

của rôto. Do lực ly tâm con văng, văng ra và nhô ra khỏi lỗ bạc hướng của nó, tác

dụng trong hướng ngược với tác dụng của lò xo. Độ chuyển dịch lớn nhất a của con

văng được giới hạn bởi gờ chặn đặc biệt trong lỗ khoang của trục. Khi đầu cuối của

Page 33: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

con văng văng ra, thúc vào cơ cấu truyền động và gây ra đóng nhanh van stop và van

điều chỉnh.

Để thử bộ an toàn tự động mà không nâng số vòng quay của rôto người ta dùng thiết bị

được làm như sau: Trong nắp cuối, bố trí hai đường vành khuyên a1 và б1. Trong mỗi

buồng này, nhờ có pittông phân phối có thể lần lượt hướng dầu từ bơm dầu chính, vào

buồng này hoặc buồng kia, bằng cách xoay chuyển pittông khi ở vị trí giữa (trung

gian). Trong trục nối thêm có các buồng hình khuyên tương tự a2 và б2, nhờ có các

rãnh a3 và б3 nối không gian dưới và trên phần phình ra của các con văng.

Nếu pittông phân phối chia ra từ vị trí giữa và dầu đi về từ phía buồng a1, nó qua vòng

khe hở đi vào buồng a2, sau đó theo rãnh a3 vào buồng dưới của con văng và tác động

vào con văng theo hướng ngược với lực lò xo, con văng bị đẩy ra và không tăng số

vòng quay. Để phục hồi con văng về vị trí khởi thủy, cần phải chuyển pittông phân

phối để cho dầu đi vào buồng б1, sau đó qua buồng б2 và rãnh б3 vào khoang trên của

con văng. Áp lực dầu và lực lò xo phục hồi con văng về vị trí khởi thủy. Sau khi thử

xong các con văng, pittông phân phối được đưa về vị trí giữa và chốt lại ở vị trí này

bằng cái chốt.

Bộ an toàn tự động kiểu chốt văng ưu việt là đơn giản, giá chế tạo rẻ và kích thước

nhỏ. Nhược điểm của nó là lực điều chỉnh tương đối không lớn, không thể dùng ở

tuabin có số vòng lớn hơn 3000 v/ph.

Bộ an toàn tự động kiểu vòng khuyên:

Hình 4.4 - Bộ an toàn tự động XTΓ3 kiểu vòng khuyên.

Trên hình trình bày bộ an toàn tự động XTΓ3 kiểu vòng khuyên. Bộ này gồm vòng 1,

lò xo 6, êcu 3, bạc hướng 5, đĩa 4, thân 7, tải trọng 2 và trục 8. Với mục đích làm tăng

lực đặt của bộ phận tự động người ta dùng vòng để tăng trọng lượng của các bộ phận

Page 34: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

quay.

Hiệu chỉnh bộ phận tự động được tiến hành bằng cách thay đổi vị trí của êcu 3, chuyển

dịch theo đường then trong thân; hiệu chỉnh tinh bằng đối trọng 2, được chuyển dịch

theo đường ren của trục 8. Trọng tâm của bộ an toàn tự động đặt trên khoảng cách ε nM

so với đường tìm trục. Lực lò xo trước thời điểm văng ra của vòng tự động cân bằng

với lực ly tâm, vòng nén sát vào thân bộ tự động.

Khi số vòng quay tiếp tục tăng lực ly tâm của vòng lớn hơn lực căng của lò xo, vòng

chuyển dịch một đại lượng a, cắt cơ cấu truyền động và đóng các van stôp và các van

điều chỉnh.

Để thử bộ an toàn tự động không phải nâng số vòng quay, người ta dùng cách nạp đầy

dầu vào khoang vòng 2. Khi số vòng đạt khoảng 50% định mức, van (dầu) được mở

đưa dầu đến bộ an toàn tự động. Dầu từ bơm chính được hướng theo ống phun B1 tới

bộ an toàn tự động phải, hoặc theo ông phun B2 tới bộ trái. Khi số vòng quay khoảng

75 ÷ 90% định mức, các bộ an toàn tự động thường được tác động, sau khi tác động

các chốt an toàn tự động van dầu được đóng, và dầu dưới tác dụng của lực ly tâm

“văng ra” từ khoang 2 của vòng qua lỗ đặc biệt б, sau đó vòng được xoay vào vị trí

khởi thủy.

Số vòng mà gây tác động bộ an toàn tự động được xác định. Khi kiểm tra lại lần sau,

xác định số vòng quay mà bộ tự động tác động so sánh với số vòng xác định trước.

Khi các kết quả đo trùng hợp, có thể tin chắc vào sự làm việc tin cậy của bộ an toàn tự

động.

Bộ an toàn tự động kiểu vòng khuyên đã được áp dụng phổ biến rộng rãi, vì nó được

lắp cho tuabin có bất kỳ số vòng quay của rôto nào. Ngoài ra, nó có khả năng nhận lực

điều chỉnh đáng kể, cho phép dùng bộ an toàn tự động kiểu vòng khuyên ở bất kỳ hệ

thống điều chỉnh nào.

Nhược điểm của bộ an toàn tự động này so với bộ an toàn tự động kiểu con văng là

phức tạp một chút trong chế tạo, kích thước lớn hơn, chiều dài trục rôto tuabin cần

phải tăng lên chút ít.

Cấp bảo vệ thứ 4: Tác động dừng tuabin khẩn cấp bằng tay trực tiếp vào NÚT DỪNG

SỰ CỐ (đập chốt an toàn ở van Stop).

Hệ thống bảo vệ tuabin nói trên được tác động kết hợp với các thiết bị đo lường và

giám sát được lắp đặt cho tuabin sau đây tạo thành hệ thống bảo vệ tuabin rất nghiêm

ngặt và chắc chắn, đó là những tín hiệu đo và giám sát.

Mục đích của hệ thống bảo vệ là để phát hiện tình trạng vận hành nguy hiểm hoặc

Page 35: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

ngoài ý muốn của tuabin- máy phát, để đưa ra các tác động ngừng thích hợp và cung

cấp thông tin cho người vận hành về những tình trạng đã được phát hiện và hậu quả

xảy ra. Hệ thống bảo vệ bao gồm các bộ cảm biến, các mô đun đầu vào, xử lý tín hiệu,

logic phần mềm, các mô đun đầu ra, các đầu ra của rơle, thiết bị ngắt bằng điện (ETD)

trong hệ thống dầu thuỷ lực. Các bộ phận này có thể thử nghiệm trực tuyến hoặc ngoại

tuyến.

Tác động ngừng được thực hiện bằng việc ngắt dòng điện tới ETDs mà nó sẽ xả dầu từ

các cơ cấu thừa hành của van STOP làm chúng đóng lại. Tác động điều khiển được

đưa ra để đóng các van điều khiển và tất cả các điểm đặt được đặt lại về 0. Tác động

ngắt sẽ thông báo nguyên nhân của việc ngắt tại mô đun giao diện vận hành.

Những tín hiệu đầu vào được kết hợp với những chức năng bảo vệ và điều khiển tới

hạn được dẫn tới các đầu nối vào/ ra (I/O). Những tín hiệu này được xử lý đối với giá

trị analog hoặc logic hoặc cả hai, đầu ra tới các rơ le, và cuối cùng điều khiển các rơle

mà các rơle này ngắt dòng điện tới ETDs. Sự vượt tốc khẩn cấp bản thân nó được dành

riêng mạch xử lý tín hiệu. Khi bị ngắt, hệ thống vẫn trong trạng thái được ngắt cho đến

khi hệ thống được đặt lại bởi người vận hành.

Đầu ra được xử lý qua rơle logic để thực hiện tác động ngắt của kênh vượt tốc khẩn

cấp để ngắt tuabin. Rơle đi tắt được dùng cho việc kiểm tra trực tuyến để cho phép thử

các kênh vượt tốc và các rơle ngắt khẩn cấp và những rơle ngắt chính. Các công tắc

phụ được dùng để xác định sự hoạt động chính xác của các rơle này và bảo đảm rằng

những rơle đi tắt đã được xoá cho phép vận hành bình thường hệ thống bảo vệ.

Dưới đây giới thiệu một vài thông số giới hạn thông thường đối với việc vận hành

tuabin:

- Giới hạn về độ rung cho phép của rôto tuabin thông thường:

Tốc độ(v/p)

Ngừng sau khi độ rung cổ trục vượt quá

Ngừng ngay lập tức khi độ rung cổ

trục vượt quá

Độ rung cho phép vận hành

liên tục< 800 0,125 mm

800 - 2000 0,175 mm trong 2 phút 0,25 mm 0,08 mm2000 - 3000 0,175 mm trong 15 phút 0,25 mm 0,075 mm

- Giới hạn về thời gian cho phép làm việc ở những tần số tuabin nhất định:

Giới hạn thời gian Dải tần sốKhông hạn chế 47,5 ¸ 52,5 Hz90 phút 46,5 ¸ 47,5 Hz hoặc 52,5 ¸ 53 Hz12 phút 46 ¸ 46,5 Hz hoặc 53 ¸ 53,5 Hz1 phút 45 ¸ 46 Hz hoặc 53,5 ¸ 55 Hz

Page 36: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

- Các trị số giãn nở của tuabin không được vượt quá:

+ Chênh giãn nở dài rôto: 10,24 mm

+ Chênh giãn nở ngắn rôto: -6,99 mm

+ Giãn nở dài của rôto: 16,76 mm

+ Giãn nở ngắn của rôto: -7,62 mm

- Độ di trục rôto tuabin không được vượt quá giá trị cho phép: 0,91 mm.

- Độ đảo trục rôto tuabin không được vượt quá: 0,05 mm.

- Nhiệt độ dầu xả ra khỏi các gối trục:

+ Gối đỡ số 1, 2, 4, 5 & 6: < 79 oC

+ Gối đỡ số 3 và gối chặn: < 74 oC

- Nhiệt độ kim loại các gối trục:

+ Gối đỡ số 1 & 2: < 127 oC

+ Gối đỡ số 3, 4, 5, & 6: < 121 oC

+ Gối chặn (Active & Inactive): < 93 oC

Page 37: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

CHƯƠNG 5 - HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤ CỦA TUABIN HƠI

5.1 - Hệ thống làm mát bình ngưng

a) Hệ thồng tuần hoàn hở và bình ngưng làm mát bằng nước

Nếu nhà máy đặt ở khu vực sông hồ có đủ lưu lượng nước tự nhiên để làm mát thì áp

dụng hệ thống làm mát kiểu hở. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống làm mát hở như sau:

Hình 5.1 - Nguyên lý cấu tạo bình ngưng và sơ đồ hệ thống làm mát dùng nước sông

Hệ thống này có khả năng duy trì được độ chân không cao nhất và vận hành kinh tế

nhất.

Là hệ thống tuần hoàn mà bình ngưng sử dụng nước được bơm từ sông hồ (có thể là

nước ngọt hoặc nước mặn) vào bình ngưng, tại đó nước nhận nhiệt từ hơi và được đưa

trở về sông, hồ.

Hơi vào bình ngưng

Nước ngưng ra

Page 38: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

Hình 5.2 - Sơ đồ hệ thống tuần hoàn hở làm mát bằng nước

Hơi bão hoà từ lò hơi 1 được đưa qua bộ quá nhiệt 2 trở thành hơi quá nhiệt, sau đó

được phun vào tuabin qua các cụm ống phun. Hơi sau khi sinh công trong tuabin sẽ

được dẫn thoát xuống bình ngưng 7. Tại đây hơi thoát sẽ nhả nhiệt cho nước làm mát

để ngưng tụ lại thành nước ngưng. Nước làm mát được bơm tuần hoàn bơm từ sông

vào. Nước làm mát sau khi nhận nhiệt của hơi sẽ được thải ra kênh thải ra sông. Hệ

thống tuần hoàn như vậy gọi là hệ thống tuần hoàn hở làm mát bằng nước sông. Nước

ngưng sau đó được bơm ngưng bơm qua các bình GNHA vào bình khử khí. Sau đó

được bơm cấp bơm qua các bình GNCA cấp vào lò hơi.

Ngoài nhiệm vụ cấp nước làm mát bình ngưng, bơm tuần hoàn còn cấp nước cho các

nhu cầu khác của nhà máy: nước để xử lý hoá học bổ sung cho chu trình, nước để làm

mát khí làm mát máy phát điện, làm mát không khí làm mát động cơ bơm cấp, nước để

làm mát các ổ trục máy nghiền, bơm, nước để làm mát dầu bôi trơn của tuabin và của

các máy khác như của bơm cấp, quạt khói, quạt gió, bộ sấy không khí kiểu quay, nước

để sinh hoạt cho công nhận viên và các mục đích khác.

Nguyên lý cấu tạo và làm việc của bình ngưng làm mát bằng nước:

Một trong những phương pháp nâng cao hiệu suất của thiết bị tuabin là giảm nhiệt độ

hơi thoát ra khỏi tuabin. Những tuabin hiên đại thì ở tầng sau cùng thường có độ chân

không cao, nghĩa là áp suất tuyệt đối tại đó thấp. Độ chân không ở sau tuabin được tạo

thành là do sự ngưng tụ hơi trong thiết bị đặc biệt gọi là bình ngưng. Thiết bị bình

ngưng trong sơ đồ nhà máy nhiệt điện là một trong bốn thiết bị chính của chu trình.

Thường trong nhà máy nhiệt điện gặp 2 loại bình ngưng: bình ngưng làm mát bằng

nước và bằng không khí. Hiệu quả làm mát chịu ảnh hưởng quyết định bởi nhiệt độ

môi trường nước và không khí đầu vào cũng như vào độ sạch của hệ thống trao đổi

nhiệt trong bình ngưng và độ lọt khí không ngưng trong hệ thống chân không.

Page 39: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

Hệ thống làm mát bằng nước có hiệu quả cao hơn rõ ràng so với hệ thống làm mát

bằng không khí và thường được ứng dụng trong nhà my nhiệt điện tuabin hơi kiểu đốt

than. Chi phí đầu tư và chi phí vận hành của hệ thống làm mát bằng nước cũng nhỏ

hơn rõ rệt so với hệ thống làm mát bằng không khí.

Hình 5.3 - Cấu tạo bình ngưng có 1 chặng đường nước

Page 40: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

Nguyên lý làm việc: Trên đây là sơ đồ nguyên lý cấu tạo của bình ngưng đơn giản. Hơi

sau khi sinh công trong tuabin làm quay máy phát điện sẽ đi xuống cuối tuabin hạ áp

và thoát vào khoang hơi của bình ngưng qua cửa số 1. Nước làm mát (nước tuần hoàn)

được bơm tuần hoàn bơm vào bình ngưng qua cửa 5. Nước sẽ nhận nhiệt nhả ra của

hơi (nước đi trong các ống đồng trao đổi nhiệt) để ngưng tụ hơi. Nước nhận nhiệt nóng

lên và ra khỏi bình ngưng ở cửa 6. Hơi ngưng tụ thành nước ngưng sẽ rơi xuống

khoang nước số 2 của bình ngưng và được bơm ngưng bơm đi vào các bình gia nhiệt

hồi nhiệt.

Trong nhà máy nhiệt điện với công suất tổ máy lớn, bình ngưng của tuabin thường là

loại có hai hoặc ba, bốn chặng đường nước. Số chăng đường nước z được hiểu là số

lần dòng nước làm mát đi trong cụm ống bình ngưng từ đầu này sang đầu kia, dọc theo

chiều dài ống bình ngưng mà không đổi hướng đi của nó. Sơ đồ cầu tạo của nó như

bên dưới:

Hình 5.3 - Cấu tạo bình ngưng có 2 chặng đường nước

Trong thiết bị tuabin hơi hầu hết áp dụng bình ngưng kiểu bề mặt. Thân bình ngưng

được nối với mặt sàng ống bằng các bulông hoặc bằng các mối hàn. Mặt sàng ống có

khoan lỗ dùng để lắp các ống đồng. Tổng diện tích bề mặt các ống tạo nên bề mặt làm

lạnh của bình ngưng. Trong bình ngưng người ta áp dụng nhiều cách bố trí ống: theo

hình ô cờ, hình tam giác, hình quả trám hoặc hình tia. Một cụm ống bình ngưng là tập

hợp nhiều ống làm lạnh. Người ta phân chia các ống bình ngưng thành các cụm ống

của từng chặng đường nước và cụm ống của bộ phận làm lạnh không khí. Trong cụm

ống có thể áp dụng theo nhiều phương pháp bố trí ống khác nhau. Khoảng cách giữa 2

trục của 2 ống gần nhau gọi là bước ống. Người ta phải chọn bước ống sao cho kích

thước bình ngưng có thể là nhỏ nhất. Các ống có thể là ống thẳng hoặc ống hình chữ U

được gắn vào mặt sàng bằng phương pháp hàn hoặc núc ống. Hơi thoát ra khỏi tầng

cuối tuabin thì đi vào bình ngưng qua cổ bình ngưng. Hơi đi vào trong không gian giữa

chùm ống và chuyển động dọc theo các ống nếu không có tấm chắn hoặc có thể

chuyển động cắt ngang và dọc theo các ống nhờ có các tấm chắn để tăng cường quá

Page 41: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

trình trao đổi nhiệt và chống rung động cho ống. Hơi truyền cho nước làm lạnh lượng

nhiệt ẩn hoá hơi của mình và sau đó được ngưng tụ lại. Nước chảy vào ống góp nước

ngưng rồi được bơm nước ngưng hút đi. Nước làm lạnh được cho đi trong các ống

nhỏ. Với dòng môi chất chảy trong ống, khi gọi quãng đường đi của môi chất từ đầu

này đến đầu kia của thiết bị là hành trình thì thiết bị có thể có 1 hành trình, 2 hành

trình, hoặc 4, 6, 8 hành trình. Số hành trình tăng lên sẽ làm tăng tốc độ của dòng môi

chất chảy trong ống khi lưu lượng không đổi để tăng hệ số trao đổi nhiệt.

Không khí và các khí không ngưng tụ khác lọt vào bình ngưng được tách ra khỏi hỗn

hợp, được hút ra ngoài bằng bơm chân không (ejector) qua lỗ hút không khí. Trong

bình ngưng tạo nên một luồng chuyển động của hỗn hơp hơi - không khí từ cổ bình

ngưng đến lỗ rút không khí. Hỗn hợp hơi không khí trong không gian giữa các ống

đồng chuyển động theo một quỹ đạo cong, đặc tính của quỹ đạo này phụ thuộc vào

cách bố trí cụm ống trong bình ngưng. Quá trình ngưng tụ hơi được xảy ra dần dần

trên các quỹ đạo chuyển động này.

Nhiệm vụ của thiết bị ngưng tụ:

Nhiêm vụ của thiết bị bình ngưng trong sơ đồ nhiệt nhà máy nhiệt điện đã rõ ràng: là

để tạo ra áp suất thấp sau tầng cuối cùng của tuabin và để ngưng đọng lượng hơi thoát

tạo ra nước ngưng sạch cấp cho lò hơi. Ngoài ra trong bình ngưng còn xảy ra quá trình

khử khí bằng nhiệt cho nước ngưng. Bình ngưng giúp thu được lượng nước khi ngừng

khối, khi khởi động và để chứa nước bổ sung hoặc nước ngưng sạch vào bình ngưng.

b) Hệ thống làm mát hở dùng không khí

Đối với những nơi không có hoặc có rất ít nguồn nước tự nhiên để làm mát người ta có

thể thiết kế bình ngưng làm mát bằng không khí. Hệ thống này có năng suất làm mát

thấp và rất cồng kềnh, vận hành những quạt gió lưu lượng cực lớn sẽ tiêu thụ điện

năng lớn. Hơn nữa, do hệ số trao đổi nhiệt của không khí kém rất nhiều so với của

nước nên bề mặt trao đổi nhiệt (hệ thống ống thép trao đổi nhiệt) rất lớn. Sơ đồ nguyên

lý của hệ thống này như sau:

Tuabin

Bơm ngưng

Hơi thoát

Máy phát điệnỐng góp hơi

Nước ngưng về

Quạt

Không khí lạnh

Không khí nóng

Không khí nóng

Hơi vào tuabin

Page 42: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

Hình 5.4 - Sơ đồ nguyên lý hệ thống làm mát dùng không khí

c) Hệ thống làm mát kín dùng tháp giải nhiệt

Tuy nhiên, ở khu vực sông hồ không đủ nước làm mát hoặc đối với nhà máy điện

nguyên tử (có nhu cầu nước làm mát lớn), người ta hay dùng bình ngưng có hệ thống

tháp làm mát tuần hoàn nước (hệ làm mát kín có tuần hoàn nước làm mát). Phần tổn

thất nước ở tháp làm mát sẽ được bổ sung liên tục bằng bơm bổ sung. Sơ đồ nguyên lý

của hệ thống này như sau:

Hình 5.5 - Nhà máy nhiệt điện có hệ thống làm mát kín dùng tháp làm mát

Hệ thống làm mát kín dùng tháp làm mát sẽ không thể duy trì áp suất bình ngưng thấp

được so với hệ thống làm mát kiểu hở bởi vì nhiệt độ nước lạnh vào bình ngưng của hệ

thống làm mát dùng tháp sẽ lớn hơn nhiệt độ môi trường từ 5 đến 10 oC tuỳ theo hiệu

suất của tháp.

5.2 Thiết bị hút chân không (Ejector)

Thiết bị rút không khí dùng để thải hỗn hợp không khí - hơi ra khỏi bình ngưng và hệ

thống tuần hoàn, cũng như để duy trì chân không cần thiết và tạo chân không ban đầu

Tuabin hạ ápTuabin cao áp

Hơi quá nhiệt (hơi mới)

Không khí ẩm Qk

Tháp làm mát

Khôngkhí

Bể chứa nước

Nước nóng

Hơi thoát

Qk

Tái nhiệt

Lò hơi

Qnhiên liệu

Wbơm

Bơm tuần hoàn

Bơm nước ngưng

Bình gia nhiệt

Nước cấp

Hơi trích

Hơi sau tái nhiệt

Hơi đi tái nhiệt

Bơm nước bổ sung

Sông

Nước lạnh

Nước bổ sung

Page 43: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

khi khởi động tổ máy. Trong thiết bị tuabin hơi thường hay dùng loại êjêctơ hơi và

nước.

a) Êjectơ hơi

Hình 5.6. - Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của êjêctơ

1- hộp thu; 2- ống phun nhỏ dần; 3- hộp pha trộn; 4- phần thu nhỏ của ống thoát hỗn

hợp không khí-hơi; 5-ống khuếch tán

Nguyên lý làm việc của êjêctơ như sau:

Chất sinh công (hơi trong êjêctơ hơi, nước trong êjêctơ nước) dưới áp lực được đem

vào hộp thu 1, từ đấy qua ống phun 2 với tốc độ lớn được dẫn về hộp pha trộn 3. Hộp

pha trộn được nối với khoang hơi của bình ngưng.

Với động năng lớn dòng chất sinh công sẽ cuốn hút hỗn hợp khí –hơi từ hộp 3 vào

phần thu nhỏ của ống thoát 4 với tiết diện thay đổi, sau đó đi vào ống khuếch tán 5,

trong đó động năng sẽ chuyển thành thế năng. Nhờ vậy áp suất ở đầu ra ống khuếch

tán sẽ lớn hơn áp suất khí quyển và thải được hỗn hợp không khí-hơi ra khỏi bình

ngưng.

Trong nhà máy nhiệt điện êjêctơ hơi được sử dụng rộng rãi nhất. Êjêctơ hơi có thể có

Khí không ngưng

Ống khuếch tán

Xả hỗn hợp hơi và khí

Ống phun

Buồng hoà trộn

Hơi cao áp(Hơi công tác)

Page 44: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

một cấp, hai hoặc 3 cấp. Êjêctơ một cấp có thể tạo được áp suất âm tới 0,073 ÷ 0,080

Mpa và thường dùng cho lúc khởi động (để hút nhanh không khí ra khỏi bình ngưng

lúc khởi động tuabin).

Êjêctơ hai, ba cấp tạo được áp suất âm sâu hơn và dùng làm êjêctơ chính, bảo đảm cho

tuabin làm việc ổn định và tin cậy với độ chân không cao. Trong cấu trúc êjêctơ hơi

gần đây có đặt thêm dụng cụ đo lượng không khí rút ra. Điều đó cho phép kiểm tra độ

kín của bình ngưng được dẽ dàng.

Sơ đồ êjêctơ hơi hai cấp được thể hiện trên hình vẽ bên dưới. Từ bình ngưng, hỗn hợp

không khí - hơi được rút vào hộp thu 1 của êjêctơ cấp I, qua ống khuếch tán đi về bình

làm mát 4 và hơi sẽ ngưng tụ lại. Nước đọng theo 10 được dẫn về bình ngưng, còn

phần khí không ngưng có lẫn hơi sẽ đi vào cấp II của êjêctơ. Từ bình làm mát của

êjêctơ cấp II, không khí (có lẫn hơi, ít hơn ở sau cấp 1 vì đã được ngưng tụ một phần)

qua ống xả 6 sẽ thoát ra ngoài trời, còn nước đọng thì di chuyển về bình làm mát cấp I

(đường 9) sau đó cũng được rút về bình ngưng (đường 10).

Như vậy, chất sinh công (môi chất làm việc) trong êjêctơ hai cấp, được thể hiện trong

bình 4, thực chất không bị tổn hao.

Hình 5.7 - Sơ đồ nguyên lý của êjêctơ hai cấp

I, II - cấp thứ nhất và cấp thứ hai; 1- hộp thu; 2- ống phun; 3- ống khuếch tán; 4- bình

làm mát cấp I và II; 5- miệng hút hỗn hợp không khí - hơi; 6- ống xả của êjêctơ; 7-

đường dẫn hơi sinh công (môi chất); 8- đường dẫn nước làm mát; 9-đường xả nước

đọng; 10- đường dẫn nước đọng về bình ngưng

Làm nguội sơ bộ hỗn hợp hơi - không khí trong bình làm mát hơi êjêctơ 4 sẽ giảm

được trọng lượng và thể tích của hỗn hợp đi vào êjêctơ cấp thứ II, như vậy sẽ giảm

Page 45: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

được công nén của cấp thứ II và giảm lưu lượng hơi vào êjêctơ cấp II. Ngoài ra, nhiệt

lượng của hơi vào êjêctơ cũng được dùng để hâm nước ngưng chính của tuabin.

Sơ đồ xả nước đọng của hơi tăng áp (hơi làm việc) khỏi các bình làm mát êjêctơ được

thể hiện trên hình vẽ.

Xả nước đọng của hơi tăng áp khỏi hộp các bình làm mát êjêctơ qua những lỗ ở phần

dưới của từng bình, thực hiện xả theo sơ đồ dồn cấp là hợp lý nhất, đó là dồn từ hộp

bình làm mát êjêctơ cấp thứ III xả nước đọng qua van 1 vào hộp hơi làm mát cấp thứ

II, rồi từ hộp của cấp thứ II qua van 2 về hộp của cấp thứ I.

Hình 5.8 - Sơ đồ xả nước ngưng của hơi tăng áp (hơi làm việc) khỏi các bình làm mát

êjêctơ ba cấp I, II, III

1, 2, 3 - các van; 4- bình gom nước ngưng; 5- ống dẫn nước xả; 6- ống xả phụ; 7-

phễu hở; 8- mức nước ngưng thấp nhất

Từ đó nước đọng của hơi vào êjêctơ được xả qua van 3 về bình gom nước ngưng 4.

Ống dẫn nước xả 5 về bình gom nước ngưng càng ngắn càng tốt và không vòng vèo để

ngăn ngừa hiện tượng bốc hơi, ống dẫn nước xả 5 phải được nối với bình gom nước

ngưng tại điểm nằm dưới mức nước ngưng trong bình gom khoảng 500 ÷ 600 mm. Từ

bình làm mát của cấp cuối êjêctơ có đặt thêm ống xả nước đọng 6 và ống xả 7 qua van

thủy lực nằm ở độ cao khoảng 250 mm. Cần có xả phụ qua van thủy lực là để kiểm tra

độ kín của hệ thống về sự làm việc hoàn hảo của bộ phận xả. Khi xuất hiện độ không

kín trong hệ thống ống của các bình làm mát hoặc là khi mất khả năng xả đọng bình

thường thì sẽ có hiện tượng tháo nước và không khí qua hệ thống xả hoặc chảy nước

liên tục qua van thủy lực 6.

b) Ejector nước

Trong thời gian gần đây êjêctơ nước được ứng dụng nhiều hơn trước. Môi chất trong

êjêctơ này là nước lấy từ đầu đẩy ống dẫn nước tuần hoàn khoảng 5 ÷ 7 %. Êjêctơ

nước có thể giúp tạo chân không lớn hơn so với êjêctơ hơi. Tuy nhiên hơi thoát và

Page 46: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

nhiệt lượng của nó mất đi một cách vô ích.

Cần lưu ý rằng nguyên lý làm việc của êjêctơ nước cũng giống như êjêctơ hơi, nhưng

trong êjêctơ hơi thì môi chất phụ và bị hút đều ở trạng thái 1 pha (thể khí). Trong khi

đó, trong êjêctơ nước là thiết bị hai pha, trong đó có sự hỗn hợp tạo thành nhũ tương

nước - không khí.

Khi êjêctơ nước - không khí làm việc, khối lượng của không khí được hút (hay là hỗn

hợp hơi - không khí từ bình ngưng) ít hơn khối lượng nước có áp hàng nghìn lần và

không thể ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi tốc độ của tia dòng phun vào.

Êjêctơ nước của nhà máy KhTGZ (khác cốp) được trình bày trên hình bên dưới.

“Nước làm việc” (nước có áp lực) do bơm nước ly tâm đem vào buồng 1 với cột áp

khoảng 40 ÷ 60 mH2O qua các khe 2 “nước làm việc” đi vào 4 ống phun 3. Ống không

khí được nối vào buồng hỗn hợp do có hiệu áp trước và sau ống phun dòng tia nước

chảy ra khỏi ống phun với tốc độ lớn vào buồng hỗn hợp. Tia nước được trộn lẫn với

hỗn hợp khí hơi được hút vào và tạo thành nhũ tương nước - không khí màu sữa trắng,

hỗn hợp nước có áp và hơi không khí bị hút vào sẽ đi vào ống tăng áp 5, trong đó động

năng của nước có áp chuyển thành thế năng (áp lực).

Page 47: Bai giang - Phan I - Thiet bi tuabin hoi

Hình 5.9 - Êjêctơ nước KhTGZ

Trong ống tăng áp của êjêctơ nước áp suất phải tăng từ áp suất tại buồng 5 đến áp suất

cao hơn áp suất khí quyển chút ít ở đầu ra. Như vậy, trong ống tăng áp 5 động năng

của “nước làm việc” được tiêu hao để nén hỗn hợp nước - không khí, áp suất sẽ tăng

còn tốc độ thì giảm.