bai giang vkt-tnht

80
0 ĐÀ NNG 2013 TÔN NHUYN TRANG ĐẠI HC BÁCH KHOA ĐÀ NNG TP BÀI GING VKTHUT

Upload: trangsky

Post on 21-Dec-2015

29 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

0

ĐÀ NẴNG – 2013

TÔN NỮ HUYỀN TRANG

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

TẬP BÀI GIẢNG

VẼ KỸ THUẬT

1

Chương 1: CÁC TIÊU CHUẨN ĐỂ THÀNH LẬP BẢN VẼ 1.1 Vật liệu và dụng cụ vẽ: 1.1.1 Vật liệu vẽ:

-Giấy vẽ: là loại giấy vẽ tinh hơi cứng, có mặt nhẵn và mặt nhám. Khi vẽ dùng mặt nhẵn.

-Bút chì: dùng loại HB để vẽ mờ và loại 2B để tô đậm bản vẽ (H-1.1).

-Tẩy: nên dùng loại tẩy mềm. Cách tô đậm bản vẽ: sau khi kiểm tra kỹ, thấy không có gì sai sót mới bắt đầu tô đậm bản vẽ theo đúng yêu cầu quy định về bề rộng nét vẽ và thống nhất trên toàn bản vẽ. 1.1.2 Dụng cụ vẽ:

-Ván vẽ: có thể để rời hay đóng thành mặt bản vẽ, xung quanh có nẹp cứng. Bàn vẽ thường được sử dụng trong các phòng chuyên thiết kế (H -1.2).

-Thước tê: chủ yếu dùng để vẽ các đường thẳng nằm ngang (H -1.3). -Êke: một bộ êke gồm 2 cái, một cái có góc nhọn bằng 450, một cái có góc nhọn

bằng 600 (H-1.3). -Hộp compa. (H-1.4)

Hinh- 1.1

Hinh- 1.2

2

-Thước cong: dùng để tô đậm các đường

cong không vẽ được bằng compa (H-1.5).

-Thước lỗ: để viết chữ, vẽ một số đường cong được nhanh chóng (H-1.6).

1.2 Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ: 1.2.1 Khổ giấy: 1.2.1.1 Các khổ giấy: TCVN 7285-2003, ISO 5457 quy định khổ giấy của các bản vẽ và những tài liệu kỹ thuật khác của ngành công nghiệp và xây dựng.

Khổ giấy được xác định bằng các kích thước của mép ngoài bản vẽ. Khổ giấy bao gồm các khổ chính và khổ phụ.

Khổ chính gồm có khổ có kích thước 1189x841 với diện tích bằng 1m2 và các khổ khác được chia ra từ khổ giấy này (H -1.7).

Hinh- 1.3

Hinh- 1.4 Hinh- 1.5

Hinh- 1.6

Hinh- 1.7

3

Kí hiệu và kích thước của các khổ chính theo báng sau: Ký hiệu A0 A1 A2 A3 A4 Khổ giấy 4.4 2.4 2.2 1.2 1.1 Kích thước (mm)

1189X841 594X891 594X420 297X420 297X210

Sai lệch cho phép đối với kích thứoc cạnh khổ giấy là 5± mm.

1.2.1.2 Ý nghĩa của ký hiệu khổ giấy: Ký hiệu của mổi khổ chính gồm hai chữ số, trong đó chữ số thứ nhất là

thương của kích thước, một cạnh của khổ giấy chia cho 297, chữ số thứ hai là thương của kích thước cạnh còn lại của khổ giấy chia cho 210. Tích số của hai chữ số ký hiệu là số lượng khổ 1.1 chứa trong khổ giấy đó. Ví dụ khổ 2.4 gồm có: 2x4 = 8 lần khổ 1.1. 1.2.1.3 Khung bản vẽ và khung tên:

Mỗi bản vẽ đều phải có khung vẽ và khung tên riêng. Nội dung và kích thước của chúng được quy định trong TCVN 3821 – 83, ISO 7200

-Khung bản vẽ: khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, kẻ cách các mép khổ giấy 5mm. Khi cần đóng thành tập, cạnh trái của khung bản vẽ được kẻ cách mép trái khổ giấy một khoảng bằng 25mm.

-Khung tên: khung tên có thể đặt theo cạnh dài hay cạnh ngắn của bản vẽ và được đặt ở góc phải phía dưới của bản vẽ. Cạnh dài của khung tên xác định hướng đường bằng của bản vẽ. Nhiều bản vẽ có thể chung trên một tờ giấy, song mỗi bản vẽ phải có khung bản vẽ và khung tên riêng. Khung tên của mỗi bản vẽ phải đặt sao

cho các chữ ghi trong khung tên có đầu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ đó (H- 1.8). 1.2.2 Tỷ lệ: Tỷ lệ của hình vẽ là tỷ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn với kích thước tương ứng đo được trên vật thể. Trong các bản vẽ kỹ thuật, tùy theo mức độ phức tạp và độ lớn của vật thể được biểu diễn và tùy theo tính chất của mỗi loại bản vẽ mà chọn các tỷ lệ dưới đây. Các tỷ lệ này được quy định trong TCVN 7286-2003, ISO 5455. (H-1.9)

30 30 75 25160

8x 4

= 32

TYÍ LÃÛ

1 : 2

NGAÌY VEÎ

KIÃØM TRA

12 - 3 - 07 TRÆÅÌNG Â.H LÅÏPS.V NGUYÃÙN VÀN A

BAÌI SÄÚ

3

VEÎ HÇNH HOÜC

Hinh- 1.8

4

Khi biểu diễn mặt bàng chung của những công trình lớn, cho phép dùng tỷ lệ:1:2000;1:5000; 1:10000;1:20000; 1:50000 Trong trường hợp cần thiết, cho phép dùng tỷ lệ phóng to (100.n):1 (n là số nguyên). Ký hiệu tỷ lệ được ghi trong ô dành riêng trong khung tên cảu bản vẽ và viết theo kiểu: 1:1; 1:2; 2:1; v.v… Ngoài ra trong mọi trường hợp khác phải ghi theo kiểu: TL 1:1; TL 1:2; TL 2:1; v.v… Khi cần nhiều tỷ lệ cho một bản vẽ thì tỷ lệ chính được ghi trong khung tên. Các tỷ lệ khác ghi ngay trên chú dẫn hoặc hình biểu diễn tương ứng. 1.2.3 Đường nét: Trên bản vẽ kỹ thuật,hình biểu diễn của vật thể được tạo thành bởi các đường nét có tính chất khác nhau. TCVN 8-20: 2002, ISO 128-20 quy định các loại đường nét, chiều rộng nét, nguyên tắc chọn nhóm đường nét, quy tắc thực hiện và những ứng dụng cơ bản của chúng trên bản vẽ kỹ thuật. 1.2.3.1 Loại đường nét: Trên bản vẽ sử dụng các loại đường nét sau: Liền – đường đều không đứt đoạn. Đứt – đường có những phần tử giống nhau lặp đi lặp lại. 1.2.3.2 Chiều rộng đường nét: Trên bản vẽ sử dụng dãy chiều rộng (S) đường nét như sau: 0,18 ; 0,25 ; 0,35 ; 0,5 ; 0,7 ; 1,4 ; 2mm. Dãy chiều rộng đường nét là cấp số nhân có công bội bằng 2 (gần bằng 1,4). Chiều rộng đường nét phải bằng nhau trên toàn bộ chiều dài của đường nét đó. Sai lệch chiều rộng của đường nét có chiều rộng 0, 25≥ không vượt quá 0,1S. Khi sử dụng các dụng cụ vẽ không điều chỉnh được chính xác chiều rộng đường nét, thì cho phép lấy gần đúng, nhưng phải tuân theo tỷ số 1:3:6 hay 1:3:4 của chiều rộng các nét mảnh, đậm, rất đậm. 1.2.3.3 Nhóm đường nét: Trên một bản vẽ chỉ sử dụng chiều rộng đường nét nằm trong cùng một nhóm. Đối với bản vẽ thông thường và sơ đồ điện chọn nhóm đường nét theo bản sau:

Chiều rộng đường nét Nhóm đường nét Mảnh Đậm Rất đậm 1 0.18 0.35 0.7 2 0.25 0.5 1.0 3 0.35 0.7 1.4 4 0.5 1.0 2.0

Hình- 1.9

5

5 0.7 1.4 2.0 Các nhóm 2, 3 và 4 được ưu tiên sử dụng. Chọn nhóm đường nét phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp khi biểu diễn vật thể. Nhóm đường nét phải chọn giống nhau trên tất cả các hình biểu diễn có cùng một tỷ lệ trong cùng một bản vẽ. 1.2.3.4 Ứng dụng cơ bản của đường nét: Xem H- 1.10, H- 1.11

Hình- 1.10

6

1.2.3.5 Quy tắc thực hiện đường nét:

Nếu trên hình biểu diễn có nhiều đường nét khác nhau trùng nhau thì cần phải theo thứ tự ưu tiên sau: đường bao thấy, đường bao khuất, đường trục và đường tâm, đường dóng. Phải thực hiện nét đứt, nét chấm gạch và nét hai chấm gạch theo các yêu cầu sau: Chiều dài của gạch và khoảng cách giũa các gạch trong cùng một đường nét phải như nhau. -Các nét chấm gạch và hai chấm gạch phải bắt đầu và kết thúc bằng gạch. -Các nét đứt, nét chấm gạch và hai chấm gạch giao nhau hoặc tiếp xúc nhau bằng các gạch. ( H- 1.12) -Chỗ gấp khúc và chỗ uốn của các nét đứt, chấm gạch và hai chấm gạch là gạch. -Cho phép sử dụng nét liền mảnh thay cho nét chấm gạch mảnh, nếu kích thước của phần tử được biểu diễn trên hình vẽ (hình tròn, ô van, chữ nhật) không lớn hơn 12mm.

1.2.3.6 Chữ viết trên bản vẽ:

Chữ viết trên bản vẽ và tài liệu kỹ thuật phải rõ ràng, thống nhất, dễ đọc và không gây nhầm lẫn. TCVN 7284-0 : 2003 (ISO 3098-0) quy định chữ viết, số bằng tay, bằng khuôn mẫu và bằng hệ thống vẽ bằng máy tính điện tử.

Khổ chữ và kiểu chữ:

a-Khổ chữ: (h) là giá trị xác định được bởi chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Chiều cao của chữ hoa (h) được đo vuông góc với dòng kẻ ngang được quy

định những khổ chữ như sau: 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20; 28; 40. Các kích thước ở hình – 1.13 Được áp dụng cho chữ cái Latinh (L) chữ cái

Kirin(C) và chữ cái Hy lạp (G)

Hình- 1.11

Hình- 1.12

7

Chiều rộng các nét chữ phải phù hợp với TCVN 8-20 : 2002. Cùng một chiều rộng chữ phải dung cho cả chữ hoa lẫn chữ thường. Có thể viết chữ thẳng đứng hoặc chữ nghiêng 750 so với phương nằm ngang (xem hình – 1.14) b-Các kiểu chữ viết Có những kiểu chữ sau:

-Kiểu A đứng (V) và kiểu A nghiêng (S) 750 với d=1/14h (H- 1.14) -Kiểu A đứng (V) và kiểu B nghiêng (S) 750 với d=1/10h (H- 1.14)

Ưu tiên sử dụng chữ kiểu B đứng. -Các kiểu chữ áp dụng trên máy tính (CAD)

Các thông số của chữ xem bảng sau; (H- 1.14) Chữ cái Latinh : TCVN 7284-2 : 2003 (ISO 3098-2) Qui định chữ cái Latinh, chữ số và dấu dùng trên các bản vẽ kỹ thuật và các tài liệu liên quan. -Chữ kiểu B đứng (V) xem hình- 1.15 -Chữ kiểu B nghiêng (S) xem hình- 1.16

Hình- 1.13

Hình- 1.14

8

Hình- 1.14

Hình- 1.15

9

-Trên bản vẽ kiến trúc cho phép sử dụng một số mẫu chữ mỹ thuật viết tay (H – 1.17)

Hình- 1.16

Hình- 1.17

10

Chương 2: GHI KÍCH THƯỚC 2.1 Thành phần của một kích thước:

-Đường dóng: được kẻ bằng nét liền mảnh và vạch quá đường kích thước một đoạn từ 2 đến 4mm. Các đường dóng của kích thước dài kẻ vuông góc với đường kích thước. Khi cần chúng được kẻ xiên góc. (hình -2.1)

-Đường ghi kích thước: được kẻ bằng nét liền mảnh song song với đoạn

đường bao cần ghi kích thước, hai đầu có mũi tên vừa chạm đường dóng (hình -2.2). Đường kích thước của độ dài cung tròn có tâm ở đỉnh góc được ghi như hình -2.3.

Nếu không đủ chỗ để vẽ thì mũi tên được vẽ phía ngoài đường kích thước và cho phép thay bằng chấm hoặc nét gạch nghiêng (hình-2.4)

-Con số kích thước: Có khổ chữ dễ đọc, được viết bên trên và cách đường

ghi kích thước 1 đến 2 mm. Hướng viết của con số phụ thuộc vào độ nghiêng của đường ghi kích thước. Tổng kết theo hình -2.5.

Hình- 2.1 Hình- 2.2

Hình- 2.3

Hình- 2.4

11

Cho phép chữ viết con số kích thước ghi theo phương nằm ngang. Khi đó, các đường kích thước dài không nằm ngang được vẽ ngắt đoạn ở giữa để tiện viết chữ số. (hình- 2.6)

. 2.2 Quy tắc về ghi kích thước :

-Kích thước dài được thống nhất là mm, vì vậy phía sau con số không cần ghi đơn vị. Trong trường hợp sử dụng một đơn vị khác thì phải ghi sau chữ số kích thước hoặc ở phần ghi chú phía trên khung tên của bản vẽ.

-Đơn vị góc được thống nhất ghi theo độ, phút, giây và đường ghi kích thước là cung tròn mà tâm là đỉnh của góc. (hình- 2.3)

-Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể không phụ thuộc vào tỷ lệ của bản vẽ.

-Các thông tin về kích thước phải ghi trực tiếp trên bản vẽ. Số lượng kích thước ghi trên bản vẽ phải vừa đủ. Mỗi phần tử chỉ được ghi một lần trên bản vẽ.

-Tuyệt đối không có đường nét nào cắt qua con số kích thước. -Để ghi kích thước của đường tròn hoặc cung tròn lớn hơn một nửa đường

tròn thì ta ghi theo đường kính và ký hiệu chữ Φ trước con số (hình- 2.7). -Cung tròn nhỏ hơn một nửa đường tròn thì ta ghi theo bán kính và ký hiệu

chữ R trước con số (hình 2.7).

Hình- 2.5

Hình- 2.6

12

-Kích thước của độ cao hoặc độ sâu có ký hiệu riêng như hình vẽ sau. Đơn vị được thống nhất là mét và làm lẻ đến mm. (hình- 2.8)

` -Một chi tiết mà có nhiều phần tử giống nhau thì người ta cho phép đơn giản hóa cả cách vẽ và cách ghi. (hình- 2.9)

-Trong các bản vẽ sơ đồ kết cấu thép và kết cấu gỗ người ta cho phép ghi trực tiếp ghi trực tiếp con số kích thước lên trục sơ đồ.

Hình- 2.7

Hình- 2.8

Hình- 2.9

Hình- 2.10

13

-Trước ký hiệu Φ hoặc R của đường kính hoặc bán kính hình cầu ghi chữ “ cầu”. Hình -2.11 -Trước chữ số kích thước cạnh hình vuông ghi dấu □ và phía trên chữ số kích thước độ dài cung tròn ghi dấu cung (hình- 2.12)

Hình- 2.11

Hình- 2.12

14

Chương 3

VẼ HÌNH HỌC

Trong quá trình lập

bản vẽ (hình- 3.1), thường gặp một số bài toán dựng hình trên mặt phẳng bằng dụng cụ vẽ gọi là vẽ hình học. Dụng cụ vẽ để dựng hình là thước,compa và một số dụng cụ khác như êke, thước đo độ... 3.1 Chia đều một đoạn thẳng và một đường tròn: 3.1.1 Chia đều một đoạn thẳng thành nhiều phần bằng nhau (phương pháp tỷ lệ):

Áp dụng tính chất các đường thẳng song song cách đều nhau để chia đoạn thẳng AB ra 5 phần bằng nhau, cách vẽ như hình- 3.2.

-Qua điểm A (hoặc B) kẻ Ax bất kỳ. -Kể từ điểm A, đặt lên Ax 5 đoạn thẳng

bằng nhau 1’, 2’, …, 5’. -Nối 5’B và qua các điểm còn lại kẻ các

đường song song với 5’B, giao điểm của những đường này với Ax là những điểm chia cần tìm. 3.1.2 Chia đều một đường tròn:

Cách chia đường tròn ra 3, 4, 6,… phần bằng nhau ta đã biết và chỉ rõ ở hình- 3.3.

Hình- 3.1

Hình- 3.2

Hình- 3.3

15

Dưới đây giới thiệu cách chia đường tròn ra 5 và 10 phần bằng nhau.

-Vạch 2 đường kính AB vuông góc CD. -Lấy trung điểm M của đoạn OB. -Vẽ cung tròn tâm M bán kính MC, cung này cắt OA ở N, ta có CN là độ dài

cạnh của ngũ giác đều nội tiếp và ON là độ dài cạnh của thập giác đều nội tiếp trong đường tròn đó (hình- 3.4).

Chia đường tròn ra 7, 9, 11, 13, … phần bằng nhau: với phương pháp vẽ gần đúng sau đây (hinh- 3.5):

-Vẽ hai đường kính AB và CD vuông góc nhau.

-Vẽ cung tròn tâm D bán kính CD, cung này cắt AB kéo dài ở E và F.

-Chia đường kímh CD ra 7 phần bằng nhau.

-Nối E và F với các điểm chẵn 2’, 4’, 6’ (hoặc các điểm lẽ 1’, 3’, 5’, 7’), kéo dài các đường thẳng đó chúng sẽ cắt đường tròn tại các điểm 1, 2, 3, … Các điểm này là các đỉnh của hình 7 cạnh đều mà ta cần tìm. Ta có thể vẽ các hình nhiều cạnh đều nội tiếp trong một đường tròn cho trước bằng cách tính cạnh an của hình n cạnh theo bán kính r của đường tròn ngoại tiếp. Chiều

dài an được tính bằng công thức sau: 01802 .sinna r

n=

3.3 Vẽ độ dốc và độ côn: 3.3.1 Độ dốc : (hình- 3.6)

Độ dốc giữa đường thẳng OB đối với đường thẳng OA là tang của góc BOA, góc giữa hai đường thẳng đó .

AB as tgAO b

α= = =

Hình- 3.4

Hình- 3.5

Hình- 3.6 O

B

A

16

Độ dốc đặc trưng cho độ nghiêng giữa đường thẳng này với đường thẳng kia. Độ dốc được tính theo phần trăm hay theo tỷ lệ. 3.3.2 Độ côn:

Độ côn là tỉ số giữa hiệu số đường kính hai mặt cắt vuông góc của một hình côn tròn xoay với khoảng cách của hai mặt cắt đó (hình- 3.7)

2D dk tgL

α−

= =

Ký hiệu độ côn có đỉnh hướng về phía đỉnh góc vẽ độ côn kcuar một hình nón là vẽ hai cạnh bên của tam giác cân có độ dốc bằng k/2 đối với đường cao của tam giác cân. 3.4 Vẽ nối tiếp:

Các đường nét trên bản vẽ được nối tiếp với nhau một cách trơn tru theo những quy tắc hình học nhất định. Hai đường cong (hay một đường cong và một đường thẳng) được nối tiếp nhau tại một điểm, khi tại điểm đó chúng tiếp xúc nhau. Có các trường hợp nối tiếp sau: 3.4.1 Vẽ cung tròn nối tiếp hai đường thẳng. (xem hình- 3.8)

3.4.2 Vẽ cung tròn nối tiếp một đường thẳng và một cung tròn khác(xem hình- 3.9)

-Nối

Hình- 3.7

Hình- 3.8

Hình- 3.9

17

3.4.3 Vẽ cung tròn nối tiếp với hai cung tròn khác(xem hình- 3.10)

3.5 Vẽ một số đường cong hình học. 3.5.1 Elip:

Elip là quỹ tích của những điểm có tổng số khoảng cách đến hai điểm cố định F1 và F2 bằng một hằng số lớn hơn khoảng cách giữa hai điểm F1 và F2.

a.Vẽ elip khi biết hai trục AB và CD: (hình- 3.11)

-Vẽ đường kính tùy ý của hai đường tròn tâm O, rồi từ giao điểm của đường kính đó với đường tròn nhỏ kẻ song song với trục dài AB và từ gioa điểm của đường kính đó vởi đường tròn lớn kẻ đường thẳng song song CD.

-Giao điểm của hai đường song song vừa kẻ là điểm thuộc elip. (hình- 3.11)

b.Vẽ elip khi biết hai đường kính liên hợp EF và GH: Dùng phương pháp tám điểm,

cách vẽ như hính- 3.12. -Vẽ bốn tiếp tuyến tại E,F,G,H

của elip. -Vẽ tam giác vuông cân EIM

nhận đoạn EM làm cạnh huyền. -Vẽ cung tròn tâm E bán kính

EI, cắt MQ tại K và L. -Qua K và L kẻ hai đường song

song sẽ cắt hai đường chéo của hình bình hành tại bốn điểm 1,2,3,4 thuộc elip cần dựng.

c. Vẽ ôvan: Trong trường hợp không đòi hỏi chính xác có thể thay elip bằng ôvan. Ôvan là đường cong khép kín có dạng gần giống đường elip.

Hình- 3.10

Hình- 3.11

Hình- 3.12

18

-Vẽ cung tròn tâm O, bán kính OA, cung tròn nầy cắt trục ngắn CD tại E. -Vẽ cung tròn tâm C, bán kính CE, cung tròn nầy cắt đoạn OC tại F. -Vẽ trung trực đoạn AF cắt AB tại O1, CD tại O3. Lấy đối xứng qua O có O2, O4. -Lấy bốn điểm O1, O2, O3, O4 làm tâm vẽ bốn cung tròn liên tục như hình- 3.13 là đường ôvan. 3.5.2 Parabôn:

Parabôn là quỹ tích của những điểm cách đều một điểm cố định F và một đường thẳng cố định d.

a.Vẽ parabôn khi biết tiêu điểm F và đường chuẩn d: Cách vẽ được thể hiện như hình sau (hình- 3.14):

b.Vẽ parabôn nội tiếp trong một góc (phương pháp hai hàng điểm): Cách vẽ được thể hiện như hình sau (hình- 3.14): 3.5.3 Hypecbôn:

Hypecbôn là quỹ tích của những điểm có hiệu số khoảng cách đến hai điểm cố định điểm F1 và F2 bằng một hằng số bé hơn khoảng cách giữa hai điểm điểm F1 và F2. Vẽ hypecbôn khi biết tiêu điểm và hai đỉnh: cách vẽ như hình sau (hình- 3.15):

Hình- 3.13

Hình 2-8

Hình- 3.14

Hình- 3.15

19

3.5.4 Đường sin: Đường sin là đường có phương trình y = sinα. Cách vẽ đường sin như hình sau (hình-3.16):

3.5.5 Đường xoắn ốc acsimet: Đường xoắn ốc

acsimet là quỹ đạo của một điểm chuyển động thẳng đều trên một bán kính quay, khi bán kính này quay đều quanh tâm O. Độ dời của điểm trên bán kính quay được một vòng gọi là bước xoắn ốc a. Cách vẽ đường xoắn ốc acsimet khi biết a như hình sau (hình- 3.17): 3.5.6 Đường xoắn ốc nhiều tâm:

Đường xoắn ốc nhiều tâm là đường cong phẳng dạng xoắn ốc tạo bởi các cung tròn có bán kính khác nhau nối tiếp nhau. Nó chia ra nhiều loại: 2 tâm (hình- 3.18), 3 tâm (hình- 3.19),… Trong kỹ thuật thường dùng loại 3 tâm và 4 tâm. Cách vẽ đường xoắn ốc 4 tâm khi biết khoảng cách các tâm như sau (H 2-20):

Hình- 3.16

Hình- 3.17

Hình- 3.18 Hình- 3.19

20

3.5.7 Đường thân khai của đường tròn:

Đường thân khai của đường tròn là quỹ đạo của một điểm thuộc đường thẳng, khi đường thẳng này lăn không trượt trên một đường tròn cố định. Đường tròn cố định gọi là đường tròn cơ sở. Cách vẽ đường thân khai khi biết bán kính R của đường tròn cơ sở như sau (hình- 3.20): 3.5.8 Đường xiclôit:

Đường xiclôit là quỹ đạo của một điểm thuộc đường tròn khi đường tròn đó lăn không trượt trên một đường thẳng cố định. Đường tròn lăn gọi là đường tròn cơ sở, đường thẳng cố định gọi là đường thẳng định hướng. Cách vẽ đường xiclôit khi biết đường kính của đường tròn cơ sở và đường thẳng định hướng như sau (hình- 3.21):

Hình- 3.20

Hình- 3.21

21

3.5.9 Đường êpixicôit và Hipôxicôit: Đường êpixicôit và Hipôxicôit là quỹ đạo của một điểm thuộc đường tròn

khi đường tròn đó lăn không trượt trên một đường tròn cố định khác. Đường tròn lăn gọi là đường tròn cơ sở, đường tròn cố định gọi là đường thẳng định hướng. Nếu hai đường tròn tiếp xúc ngoài thì quỹ đạo của điểm là đường êpixicôit, nếu hai đường tròn tiếp xúc trong thì quỹ đạo của điểm là đường hipôxicôit. Cách vẽ đường êpixicôit và hipôxicôit khi biết bán kính R và r của hai đường tròn cơ sở và đường thẳng định hướng như sau (hình- 3.22, hình- 3.23):

Hình- 3.22

Hình- 3.23

22

Chương 4 BIỂU DIỄN VẬT THỂ Phương pháp các hình chiếu vuông góc (thường gọi là phương pháp Monge) đã được nghiên cứu trong giáo trình Hình học họa hình là cơ sở lý luận để xây dựng các hình biểu diễn vuông góc của vật thể trên các bản vẽ kỹ thuật. Các hình biểu diễn vuông góc gồm có hình chiếu, hình cắt, mặt cắt…Trong chương nầy quan tâm đến các hình chiếu. Hình chiếu là hình biểu diễn phần thấy của vật thể đối với người quan sát. Cho phép thể hiện phần khuất của vật thể bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn (hinh- 4.2, 4.5) Hình chiếu của vật thể bao gồm: hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ, hình chiếu riêng phần. 4.1 CÁC HÌNH CHIẾU CƠ BẢN: Qui ước trong TCVN8-30:2003

Hình biểu diễn vuông góc thu được bằng các phép chiếu vuông góc là các hình chiếu hai chiều được sắp xếp một cách có hệ thống liên quan nhau. Để thể hiện vật thể một cách đầy đủ có thể cần dùng 6 hình chiếu theo các hướng a,b,c,d,e,f xếp theo thứ tự ưu tiên ( hình 4.1 và bảng 4.1)

` Lưu ý hình chiếu chính (hình chiếu đứng) thường được chọn sao cho thể hiện được nhiều nhất hình dạng của vật thể là hình chiếu A theo hướng a, thể hiện vật thể ở vị trí làm việc hay gia công lắp ráp. Các vị trí khác liên quan với hình chiếu chính tùy thuộc vào phương pháp chiếu. Trong thực tế không phải khi nào cũng sử dụng cả sáu hình chiếu cơ bản, khi cần có thể sử dụng thêm các loại hình biểu diễn khác. Cần hạn chế số lượng hình biểu diễn nhưng đủ diễn tả vật thể rõ ràng, loại bỏ biểu diễn trùng lặp và giảm tối đa nét khuất. PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN 4.1.1 Phương pháp chiếu góc thứ nhất ( phương pháp châu Âu)

Hình- 4.1

23

Trong phương pháp nầy, vật thể được đặt giữa người quan sát (hình- 4.1) và mặt phẳng hình chiếu mà vật thể được chiếu vuông góc lên đó (hình- 4.2)

Các vị trí của hình chiếu được xác định bằng cách quay để khai triển như hình vẽ (hình- 4.3) .Do đó trên bản vẽ các hình chiếu được bố trí theo hình chiếu đứng A như sau: -Hình chiếu B: hình chiếu từ phía trên được đặt ở phía dưới. -Hình chiếu E: hình chiếu từ phía dưới được đặt ở phía trên. -Hình chiếu C: hình chiếu từ bên trái được đặt ở bên phải. -Hình chiếu D: hình chiếu từ bên phải được đặt ở bên trái. -Hình chiếu F: hình chiếu từ phía sau được đặt ở bên trái hoặc bên phải sao cho thuận tiện. Ký hiệu đặc trưng cho phương pháp này ở hình- 4.4. Phương pháp nầy sử dụng ở nước ta và nhiều nước châu âu. 4.1.2 Phương pháp chiếu góc thứ ba ( phương pháp châu Mỹ)

Hình- 4.2

24

Trong phương pháp nầy, mặt phẳng được đặt giữa người quan sát và vật thể. Vật thể được chiếu vuông góc lên các mặt phẳng đó (hình- 4.5) Các vị trí của hình chiếu được xác định bằng cách quay để khai triển như hình vẽ (hình- 4.6) Do đó trên bản vẽ các hình chiếu được bố trí theo hình chiếu đứng A như sau: -Hình chiếu B: hình chiếu từ phía trên được đặt ở phía trên. -Hình chiếu E: hình chiếu từ phía dưới được đặt ở phía dưới. -Hình chiếu C: hình chiếu từ bên trái được đặt ở bên trái. -Hình chiếu D: hình chiếu từ bên phải được đặt ở bên phải. -Hình chiếu F: hình chiếu từ phía sau được đặt ở bên trái hoặc bên phải sao cho thuận tiện.

Ký hiệu đặc trưng cho phương pháp này ở

hình- 4.7. Phương pháp nầy sử dụng ở nhiều nước châu Mỹ và châu Âu. 4.1.3 Bố trí theo mũi tên chỉ dẫn Người ta sử dụng thêm phương pháp mũi tên chỉ dẫn để cho phép bố trí các hình chiếu một cách tự do. Khi đó mỗi hình chiếu, trừ hình chiếu chính, phải ký hiệu bằng chữ như hình 4.8, chữ hoa chỉ hướng chiếu, chữ hoa chỉ hình chiếu tương ứng và ghi phía trên hình chiếu. Các hình chiếu theo mũi tên chỉ dẫn có thể đặt bất

Hình- 4.5 Hình- 4.6

Hình- 4.7

25

kỳ đối với hình chiếu chính.

4.2 HÌNH CHIẾU PHỤ Hình chiếu phụ là hình chiếu trên mặt phẳng hình chiếu không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản (A hình- 4.9). Trên hình chiếu phụ có ghi ký hiệu tên hình chiếu bằng chữ. Để cho thuận tiện người ta cũng cho phép xoay hình chiếu phụ. Khi đó phải có mũi tên cong chỉ hướng xoay (hình- 4.10) 4.3 HÌNH CHIẾU RIÊNG PHẦN Hình chiếu riêng phần là hình chiếu một phần nhỏ của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu song song mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Nó có thể giới hạn bằng

Hình chiếu phụ

Hình- 4.8

Hình- 4.9 Hình- 4.10

26

nét lượn sóng (A hình-4.11) hoặc cũng không cần khi có ranh giới rõ rệt (B hình-4.11) .

Hình 4.11. Hình chiếu riêng phần Hình- 4.11

27

Chương 5

HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 5.1 Khái niệm:

Các hình chiếu vuông góc thể hiện một cách chính xác hình dạng và kích thước của vật thể được biểu diễn, do đó trong kỹ thuật phương pháp các hình chiếu vuông góc là phương pháp biểu diễn chính. Song mỗi hình chiếu vuông góc chỉ thể hiện được hai chiều của vật thể nên hình vẽ thiếu tính lập thể, làm cho người đọc khó hình dung hình dạng của vật thể. Để khắc phục nhược điểm đó của phương pháp các hình chiếu vuông góc người ta dùng phương pháp hình chiếu trục đo để bổ sung. Loại hình biểu diễn này dựa trên mặt phẳng hình chiếu song song. (hình- 5.1)

5.2 Xây dựng:

Trong không gian chọn hệ tọa độ Đề Các vuông góc Oxyz và hướng chiếu l. Chiếu hệ thống tọa độ này cùng các đơn vị tọa độ lên một mặt phẳng hình chiếu P ta thu được một hệ tọa độ mới là hệ tọa đọ trục đo (hình- 5.2).

-Oxyz: Hệ tọa độ Đề Các (tự nhiên). -ex, ey, ez: Các đơn vị tọa độ tự nhiên. -O’x’y’z’: Hệ tọa độ trục đo. -e’x, e’y, e’z: Các đơn vị tọa độ trục đo.

-Các tỷ số: '

:x

x

epe

= hệ số biến dạng theo phương x.

'

:y

y

eq

e= hệ số biến dạng theo phương y.

z

xy

O

exA(2)

ez

C(1.5)

B

z'

y'

x'

l

ey

O'

e'z

e'ye'x

A

C

B

Hình- 5.1

Hình- 5.2

28

'

:z

z

ere

= hệ số biến dạng theo phương z.

5.3 Phân loại hệ trục đo: 5.3.1 Phân loại theo hướng chiếu:

-Hệ trục đo vuông góc: khi l P⊥ . -Hệ trục đo xiên góc: khi l không vuông góc P.

5.3.2 Phân loại theo hệ số biến dạng: -Hệ trục đo đều (đẳng trắc).

Khi ba hệ số biến dạng p=q=r. -Hệ trục đo cân (nhị trắc).

Khi ba hệ số biến dạng , , .p q r p q r p r q= ≠ ≠ = = ≠ -Hệ trục đo lệch (tam trắc).

Khi ba hệ số biến dạng p q r p≠ ≠ ≠ 5.4 Hình chiếu trục đo vuông góc đều: 5.4.1 Sơ đồ hệ trục :

Loại hình chiếu trục đo vuông góc đều có vị trí các trục đo như hình bên, các góc x’O’y’ = y’O’z’ = z’O’x’ = 1200.(hình- 5.3) 5.4.2 Các hệ số biến dạng:

p = q = r = 0,82 Tuy nhiên để dễ vẽ và ít nhầm lẫn

người ta cho phép lấy 1p q r= = = . Như vậy hình vẽ sẽ phóng to lên 1,22 lần.

Ví dụ 1: Cho hai hình chiếu vuông góc của vật thể như sau. Hãy vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều.

Đầu tiên ta xem vật thể như một khối hình hộp chữ nhật, sau đó thực hiện việc cắt vát để được hình như hình vẽ dưới đây (hình- 5.4).

Ví dụ 2: Hình chiếu trục đo của các đường tròn song song với các mặt tọa độ là các elip. Hình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình hộp lập phương có các hình tròn nội tiếp trong các mặt được vẽ trong hình- 5.5

O'

z'

x'y'

Hình- 5.3

Hình- 5.4

29

5.5 Hình chiếu trục đo vuông góc cân: 5.5.1 Sơ đồ hệ trục :

Loại hình chiếu trục đo vuông góc cân có vị trí các trục đo như hình bên, các góc x’O’y’ = y’O’z’ = 131025’, z’O’x’ = 97010’. (hình- 5.6). 5.5.2 Các hệ số biến dạng:

p = r = 0,94 và q = 0,47. Để tiện vẽ người ta dùng hệ số biến dạng quy ước: p = r = 1 và q = 0,5. Như vậy hình vẽ cũng bị phóng to lên 1,06 lần.

Ví dụ 1: Cho hai hình chiếu vuông góc của vật thể như sau. Hãy vẽ hình chiếu trục đo vuông góc cân.

Đầu tiên ta xem vật thể như một khối hình hộp chữ nhật, sau đó thực hiện việc cắt vát để được hình như hình vẽ dưới đây (hình- 5.7).

Hình- 5.5

z'

O'

y'x'

Hình- 5.6

Hình- 5.7

30

Ví dụ 2: Hình chiếu trục đo của các đường tròn song song với các mặt tọa độ là các elip. Hình chiếu trục đo vuông góc cân của một hình hộp lập phương có các hình tròn nội tiếp trong các mặt được vẽ trong hình- 5.8 và minh họa mặt bích ở hình- 5.9.

5.6 Hình chiếu trục đo xiên cân: 5.6.1 Sơ đồ hệ trục :

Loại hình chiếu trục đo đứng cân có vị trí các trục đo như hình bên, các góc x’O’y’ = y’O’z’ = 1350, z’O’x’ = 900. (hình- 5.10) 5.6.2 Các hệ số biến dạng:

p = r = 1 và q = 0,5. Để tiện vẽ người ta dùng hệ số biến dạng quy ước: p = r = 1 và q = 0,5.

Ví dụ 1: Cho hai hình chiếu vuông góc của vật thể như sau. Hãy vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân.

Đầu tiên ta xem vật thể như một khối hình hộp chữ nhật, sau đó thực hiện việc cắt vát để được hình như hình vẽ dưới đây. (hình-5.11).

Hình- 5.8 Hình- 5.9

x'

y'

z'

Hình- 5.10

Hình- 5.11

31

Ví dụ 2: Hình chiếu trục đo của các đường tròn song song với các mặt tọa độ XOY và YOZ là các elip. Hình chiếu trục đo của các đường tròn song song với mặt tọa độ XOZ là đường tròn. Hình chiếu trục đo vuông góc cân của một hình hộp lập phương có các hình tròn nội tiếp trong các mặt được vẽ trong hình- 5.12 và minh họa mặt bích ở hình- 5.13.

5.7 Các quy ước vẽ hình chiếu trục đo: Để việc vẽ hình chiếu trục đo được đơn giản, TCVN 11-78 quy định như sau: -Trong hình chiếu trục đo các thành mỏng, các nan hoa v.v…vẫn vẽ ký hiệu trên mặt cắt khi cắt dọc hoặc cắt ngang. (hình- 5.14)

-Trong hình chiếu trục đo, cho phép cắt riêng phần; phần mặt cắt bị mặt phẳng trung gian cắt qua được quy ước bằng các chấm nhỏ. (hình- 5.15)

Hình- 5.12 Hình- 5.13

Hình- 5.14 Hình- 5.15

Hình- 5.16

32

-Cho phép vẽ ren và răng của bánh răng…theo qui ước như trong hình chiếu vuông góc. Khi cần có thể vẽ hình chiếu trục đo của vài bước ren hay vài răng. (hình-5.16) -Đường gạch gạch của hình cắt hoặc mặt cắt là hình chiếu trục đo của đường kẻ nghiêng 45o đối với các trục của đường bao hình cắt hoặc mặt cắt. (hình-5.17) 5.8 Chọn hình chiếu trục đo hợp lý:

-Hình chiếu trục đo vuông góc đều cho hình đẹp, dễ đo vẽ và ít nhầm lẫn. Vì vậy đa số vật thể được vẽ trong hệ này ngoại trừ các vật thể có dạng khối vuông hoặc các đường nghiêng 450.

-Hình chiếu trục đo vuông cân cho hình biến dạng không đẹp, dễ nhầm lẫn, tuy nhiên được sử dụng để biểu diễn những vật thể không vẽ được trong hình chiếu trục đo vuông góc đều và những vật thể có một bề mặt nào đó cần biẻu diễn rõ các chi tiết.

-Hệ xiên cân cho hình biểu diễn xấu nhưng rất thuận lợi để biểu diễn những vật thể có quá nhiều đường tròn (mặt phẳng của các đường tròn song song XOZ.

Ví dụ: Vẽ hình chiếu trục đo của móng cột nhà ở .(hình- 5.18).

Hình- 5.17

x'y'

z'

y'x'

z'

Hình- 5.18

33

Chương 6

HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT 6.1 Khái niệm:

Với các loại hình biểu diễn đã biết thì chưa thể hiện được cấu trúc bên trong của vật thể. Vì vậy người ta đưa ra một loại hình biểu diễn mới mang tên là hình cắt và mặt cắt, được xây dựng như sau (hinh- 6.1):

Giả sử nguời ta dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt vật thể ra làm hai phần, vất bỏ đi phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt, rồi chiếu phần còn lại lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt thì hình thu được gọi là hình cắt.

Nếu chỉ vẽ phần vật thể trên mặt cắt mà không vẽ phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt thì hình thu được gọi là mặt cắt.

6.2 Phân loại hình cắt: 6.2.1 Phân loại theo vị trí mặt phẳng cắt:

-Hình cắt đứng: khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. -Hình cắt bằng: khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng. -Hình cắt cạnh: khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh.

Hình- 6.1

Hình- 6.2 Hình cắt đứng

34

6.2.2 Phân loại theo số lượng mặt phẳng cắt: -Hình cắt đơn giản: chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt (H 5-2). -Hình cắt phức tạp: khi sử dụng hai mặt phẳng cắt trở lên. Trong hình cắt phức tạp chia ra làm hai loại:

a.Hình cắt bậc: khi các mặt phẳng cắt song song nhau và song song mặt phẳng hình chiếu (hình- 6.5). b.Hình cắt xoay: khi một mặt phẳng cắt song song mặt phẳng hình chiếu, mặt phẳng còn lại tạo với nó một góc nào đó. Với hình cắt này thì sau khi tưởng tượng vứt bỏ phần vật thể phải xoay mặt phẳng thứ hai đến trùng mặt phẳng thứ nhất rồi mới chiếu (hình- 6.6).

Hình- 6.3 Hình cắt bằng Hình- 6.4 Hình cắt cạnh

Hình- 6.5 Hình cắt bậc

Hình- 6.6 Hình cắt xoay

35

6.3 Các quy tắc khi vẽ hình cắt: 1. Người ta sử dụng nét cắt, mũi tên, các chữ in hoa để lần lượt định vị, chỉ

hướng quan sát và đặt tên cho hình cắt ( hình- 6.7). 2. Trong trường hợp vật thể là đối xứng, mặt phẳng cắt trùng mặt phẳng đối

xứng đồng thời hình chiếu đặt đúng mặt phẳng đứng thì không phải ghi ký hiệu gì cả (hình- 6.8)

3. Để tiết kiệm số lượng hình biểu diễn người ta cho phép kết hợp một phần hình cắt và một phần hình chiếu.

-Hình cắt riêng phần : Là hình cắt một bộ phận của vật thể lấy nét lượn sóng làm đường phân cách giữa hình chiếu và hình cắt (hình- 6.9).

-Hình cắt kết hợp : Nếu vật thể là đối xứng thì người ta cho phép kết hợp một nữa hình chiếu và một nữa hình cắt. Người ta quy ước hình cắt hình cắt đặt ở bên phải đồng thời những nét đứt trên hình chiếu mà đã thể hiện thì trên hình cắt hoặc ngược lại, người ta cho phép tẩy đi (hình- 6.10).

Trong trường hợp vật

thể là đối xứng, nhưng có nét cơ bản ở hình chiếu hoặc hình cắt trùng trục đối xứng thì người ta phải sử dụng nét lượn sóng làm đường phân cách đồng thời ưu tiên nét cơ bản nói trên phải được thấy (hình- 6.11).

S

l = (6...10)Sh

~ 2S

Hình- 6.7 Hình- 6.8

Hình- 6.11

Hình- 6.9

A - A

A A

coï thãø bo í

Hình- 6.10

36

4. Người ta quy ước không kí hiệu vật liệu (không cắt) qua các chi tiết ghép như bu-lông, đinh tán, chêm, chốt, … (chi tiết 2, 4 hình- 6.12). 5. Các đường gạch gạch trên các mặt cắt của các chi tiết đặt cạnh nhau được vẽ khác nhau về phương và khoảng cách. (hình-6.12) 6. Đối với các mặt cắt hẹp, có thể bôi đen toàn bộ. Nếu có nhiều mặt cắt hẹp đặt cạnh nhau phải chừa khoảng hở > 0.7mm (hình- 6.13)

6.4 Phân loại mặt cắt: 6.4.1 Mặt cắt rời:

Là mặt cắt đặt bên ngoài hình biểu diễn tương ứng (hình- 6.14).

6.4.2 Mặt cắt chập: Là mặt cắt đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng. Đường bao của mặt cắt chập

được vẽ bằng nét liền mãnh (hình- 6.15).

6.5 Các qui tắc khi vẽ mặt cắt:

-Các kí hiệu của mặt cắt hoàn toàn giống hình cắt.

Hình- 6.12 Hình- 6.13

Hình- 6.14

Hình- 6.15

37

-Nếu mặt cắt qua lỗ tròn xoay hoặc phần lõm tròn xoay để dễ hiểu người ta cho phép vẽ thêm đường bao bên ngoài của lỗ hay lõm tròn xoay. (hình- 6.16).

-Nếu có nhiều mặt cắt giống nhau thì ta chỉ cần vẽ một mặt cắt đại diện và

ghi số lượng mặt phẳng cắt.(hình-6.17)

Hình- 6.17

Hình- 6.16

38

Mục lục Chương 1: CÁC TIÊU CHUẨN ĐỂ THÀNH LẬP BẢN VẼ …………………………….0 1.1 Vật liệu và dụng cụ vẽ:.................................................................................................1 1.1.1 Vật liệu vẽ: ...............................................................................................................1 1.1.2 Dụng cụ vẽ:...............................................................................................................1 1.2 Những tiêu chuẩn ........................................................................................................2 1.2.1 Khổ giấy: ..................................................................................................................2 1.2.1.1 Các khổ giấy: .........................................................................................................2 1.2.1.2 Ý nghĩa của ký hiệu khổ giấy: ................................................................................3 1.2.1.3 Khung bản vẽ và khung tên: ...................................................................................3 1.2.2 Tỷ lệ: ........................................................................................................................3 1.2.3 Đường nét: ................................................................................................................4 1.2.3.1 Loại đường nét: ………………………………………………………………4 1.2.3.2 Chiều rộng đường nét:............................................................................................4 1.2.3.3 Nhóm đường nét: ...................................................................................................4 1.2.3.4 Ứng dụng cơ bản của đường nét: xem H 1-9, H 1-10..............................................5 1.2.3.5 Quy tắc thực hiện đường nét:..................................................................................6 1.2.3.6 Chữ viết trên bản vẽ: ..............................................................................................6 Chương 2: GHI KÍCH THƯỚC ……………………………………………………….....10 2.1 Thành phần của một kích thước .................................................................................10 2.2 Quy tắc về ghi kích thước .........................................................................................11 Chương 3: VẼ HÌNH HỌC………………………………………………………………..14 3.1 Chia đều một đoạn thẳng và một đường tròn: .............................................................14 3.1.1 Chia đều một đoạn thẳng (phương pháp tỷ lệ): ........................................................14 3.1.2 Chia đều một đường tròn:........................................................................................14 3.2 Vẽ độ dốc và độ côn:..................................................................................................15 3.2.1 Độ dốc (H 2-4):.......................................................................................................15 3.2.2 Độ côn: ...................................................................................................................16 3.3 Vẽ nối tiếp: ................................................................................................................16 3.4.1 Vẽ cung tròn nối tiếp hai đường thẳng........................................................................16 3.4.2 Vẽ cung tròn nối tiếp đường thẳng và cung tròn.........................................................16 3.4.3 Vẽ cung tròn nối tiếp hai cung tròn............................................................................17 3.5 Vẽ đường cong hình học................................................................................................17 3.5.1 Elip:........................................................................................................................17 3.5.2 Parabôn:..................................................................................................................18 3.5.3 Hypecbôn:...............................................................................................................18 3.5.4 Đường sin: ..............................................................................................................19 3.5.5 Đường xoắn ốc acsimet:..........................................................................................19 3.5.6 Đường xoắn ốc nhiều tâm: ......................................................................................19 3.5.7 Đường thân khai của đường tròn: ............................................................................20 3.5.8 Đường xiclôit: .........................................................................................................20 3.5.9 Đường êpixicôit và Hipôxicôit: ...............................................................................21 Chương 4: BIỂU DIỄN VẬT THỂ………………………………………………………..22 4.1 Các hình chiếu cơ bản. ................................................. Error! Bookmark not defined. 4.1.1 Phương pháp biểu diễn góc tư thứ nhất...................... Error! Bookmark not defined. 4.1.2 Phương pháp biểu diễn góc tư thứ ba.......................................................................23 4.1.3 Phương pháp bố trí theo mũi tên..............................................................................24 4.2 Hình chiếu phụ:..........................................................................................................25 4.3 Hình chiếu riêng phần: ...............................................................................................25 Chương 5: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 27 5.1 Khái niệm: .................................................................................................................27 5.2 Xây dựng: ..................................................................................................................27

39

5.3 Phân loại hệ trục đo: ..................................................................................................28 5.3.1 Phân loại theo hướng chiếu: ....................................................................................28 5.3.2 Phân loại theo hệ số biến dạng: ...............................................................................28 5.4 Hình chiếu trục đo vuông góc đều:.............................................................................28 5.4.1 Sơ đồ hệ trục (H 4-2): .............................................................................................28 5.4.2 Các hệ số biến dạng: ...............................................................................................28 5.5 Hình chiếu trục đo vuông góc cân: .............................................................................29 5.5.1 Sơ đồ hệ trục (H 4-4): .............................................................................................29 5.5.2 Các hệ số biến dạng: ...............................................................................................29 5.6 Hình chiếu trục đo xiên cân:.......................................................................................30 5.6.1 Sơ đồ hệ trục (H 4-6): .............................................................................................30 5.6.2 Các hệ số biến dạng: ...............................................................................................30 5.7 Các qui ước vẽ hình chiếu trục đo……………………………………………………..31 5.8 Chọn hình chiếu trục đo kợp lý: ..................................................................................32 Chương 6: HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT…………………………………………………...33 6.1 Khái niệm: .................................................................................................................33 6.2 Phân loại hình cắt:......................................................................................................33 6.2.1 Phân loại theo vị trí mặt phẳng cắt: .........................................................................33 6.2.2 Phân loại theo số lượng mặt phẳng cắt: ...................................................................34 6.3 Các quy tắc khi vẽ hình cắt: .......................................................................................35 6.4 Phân loại mặt cắt:.......................................................................................................36 6.4.1 Mặt cắt rời: .............................................................................................................36 6.4.2 Mặt cắt chập: ..........................................................................................................36 6.5 Các qui tắc khi vẽ mặt cắt:.............................................................................................36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NGUYỄN HỮU QUẾ

Giáo trình Vẽ Kỹ Thuật “NXBGD” Hà nội- 2007 2. ĐOÀN NHƯ KIM

Vẽ Kỹ Thuật Xây dựng “NXBGD” Hà nội- 2005 3. DƯƠNG THỌ

Giáo trình Vẽ Kỹ Thuật “ĐHĐN” Đà nẵng- 2007 4. NGUYỄN ĐỘ

Vẽ Kỹ Thuật “NXBGD” Hà nội- 2009 5. J.M. BLEUX

Dessin industriel. « Éditions Nathan » Paris- 1996

0

ĐÀ NẴNG – 2013

TÔN NỮ HUYỀN TRANG

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

TẬP BÀI GIẢNG

VẼ KỸ THUẬT

1

Chương 1: CÁC TIÊU CHUẨN ĐỂ THÀNH LẬP BẢN VẼ 1.1 Vật liệu và dụng cụ vẽ: 1.1.1 Vật liệu vẽ:

-Giấy vẽ: là loại giấy vẽ tinh hơi cứng, có mặt nhẵn và mặt nhám. Khi vẽ dùng mặt nhẵn.

-Bút chì: dùng loại HB để vẽ mờ và loại 2B để tô đậm bản vẽ (H-1.1).

-Tẩy: nên dùng loại tẩy mềm. Cách tô đậm bản vẽ: sau khi kiểm tra kỹ, thấy không có gì sai sót mới bắt đầu tô đậm bản vẽ theo đúng yêu cầu quy định về bề rộng nét vẽ và thống nhất trên toàn bản vẽ. 1.1.2 Dụng cụ vẽ:

-Ván vẽ: có thể để rời hay đóng thành mặt bản vẽ, xung quanh có nẹp cứng. Bàn vẽ thường được sử dụng trong các phòng chuyên thiết kế (H -1.2).

-Thước tê: chủ yếu dùng để vẽ các đường thẳng nằm ngang (H -1.3). -Êke: một bộ êke gồm 2 cái, một cái có góc nhọn bằng 450, một cái có góc nhọn

bằng 600 (H-1.3). -Hộp compa. (H-1.4)

Hinh- 1.1

Hinh- 1.2

2

-Thước cong: dùng để tô đậm các đường

cong không vẽ được bằng compa (H-1.5).

-Thước lỗ: để viết chữ, vẽ một số đường cong được nhanh chóng (H-1.6).

1.2 Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ: 1.2.1 Khổ giấy: 1.2.1.1 Các khổ giấy: TCVN 7285-2003, ISO 5457 quy định khổ giấy của các bản vẽ và những tài liệu kỹ thuật khác của ngành công nghiệp và xây dựng.

Khổ giấy được xác định bằng các kích thước của mép ngoài bản vẽ. Khổ giấy bao gồm các khổ chính và khổ phụ.

Khổ chính gồm có khổ có kích thước 1189x841 với diện tích bằng 1m2 và các khổ khác được chia ra từ khổ giấy này (H -1.7).

Hinh- 1.3

Hinh- 1.4 Hinh- 1.5

Hinh- 1.6

Hinh- 1.7

3

Kí hiệu và kích thước của các khổ chính theo báng sau: Ký hiệu A0 A1 A2 A3 A4 Khổ giấy 4.4 2.4 2.2 1.2 1.1 Kích thước (mm)

1189X841 594X891 594X420 297X420 297X210

Sai lệch cho phép đối với kích thứoc cạnh khổ giấy là 5± mm.

1.2.1.2 Ý nghĩa của ký hiệu khổ giấy: Ký hiệu của mổi khổ chính gồm hai chữ số, trong đó chữ số thứ nhất là

thương của kích thước, một cạnh của khổ giấy chia cho 297, chữ số thứ hai là thương của kích thước cạnh còn lại của khổ giấy chia cho 210. Tích số của hai chữ số ký hiệu là số lượng khổ 1.1 chứa trong khổ giấy đó. Ví dụ khổ 2.4 gồm có: 2x4 = 8 lần khổ 1.1. 1.2.1.3 Khung bản vẽ và khung tên:

Mỗi bản vẽ đều phải có khung vẽ và khung tên riêng. Nội dung và kích thước của chúng được quy định trong TCVN 3821 – 83, ISO 7200

-Khung bản vẽ: khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, kẻ cách các mép khổ giấy 5mm. Khi cần đóng thành tập, cạnh trái của khung bản vẽ được kẻ cách mép trái khổ giấy một khoảng bằng 25mm.

-Khung tên: khung tên có thể đặt theo cạnh dài hay cạnh ngắn của bản vẽ và được đặt ở góc phải phía dưới của bản vẽ. Cạnh dài của khung tên xác định hướng đường bằng của bản vẽ. Nhiều bản vẽ có thể chung trên một tờ giấy, song mỗi bản vẽ phải có khung bản vẽ và khung tên riêng. Khung tên của mỗi bản vẽ phải đặt sao

cho các chữ ghi trong khung tên có đầu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ đó (H- 1.8). 1.2.2 Tỷ lệ: Tỷ lệ của hình vẽ là tỷ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn với kích thước tương ứng đo được trên vật thể. Trong các bản vẽ kỹ thuật, tùy theo mức độ phức tạp và độ lớn của vật thể được biểu diễn và tùy theo tính chất của mỗi loại bản vẽ mà chọn các tỷ lệ dưới đây. Các tỷ lệ này được quy định trong TCVN 7286-2003, ISO 5455. (H-1.9)

30 30 75 25160

8x 4

= 32

TYÍ LÃÛ

1 : 2

NGAÌY VEÎ

KIÃØM TRA

12 - 3 - 07 TRÆÅÌNG Â.H LÅÏPS.V NGUYÃÙN VÀN A

BAÌI SÄÚ

3

VEÎ HÇNH HOÜC

Hinh- 1.8

4

Khi biểu diễn mặt bàng chung của những công trình lớn, cho phép dùng tỷ lệ:1:2000;1:5000; 1:10000;1:20000; 1:50000 Trong trường hợp cần thiết, cho phép dùng tỷ lệ phóng to (100.n):1 (n là số nguyên). Ký hiệu tỷ lệ được ghi trong ô dành riêng trong khung tên cảu bản vẽ và viết theo kiểu: 1:1; 1:2; 2:1; v.v… Ngoài ra trong mọi trường hợp khác phải ghi theo kiểu: TL 1:1; TL 1:2; TL 2:1; v.v… Khi cần nhiều tỷ lệ cho một bản vẽ thì tỷ lệ chính được ghi trong khung tên. Các tỷ lệ khác ghi ngay trên chú dẫn hoặc hình biểu diễn tương ứng. 1.2.3 Đường nét: Trên bản vẽ kỹ thuật,hình biểu diễn của vật thể được tạo thành bởi các đường nét có tính chất khác nhau. TCVN 8-20: 2002, ISO 128-20 quy định các loại đường nét, chiều rộng nét, nguyên tắc chọn nhóm đường nét, quy tắc thực hiện và những ứng dụng cơ bản của chúng trên bản vẽ kỹ thuật. 1.2.3.1 Loại đường nét: Trên bản vẽ sử dụng các loại đường nét sau: Liền – đường đều không đứt đoạn. Đứt – đường có những phần tử giống nhau lặp đi lặp lại. 1.2.3.2 Chiều rộng đường nét: Trên bản vẽ sử dụng dãy chiều rộng (S) đường nét như sau: 0,18 ; 0,25 ; 0,35 ; 0,5 ; 0,7 ; 1,4 ; 2mm. Dãy chiều rộng đường nét là cấp số nhân có công bội bằng 2 (gần bằng 1,4). Chiều rộng đường nét phải bằng nhau trên toàn bộ chiều dài của đường nét đó. Sai lệch chiều rộng của đường nét có chiều rộng 0, 25≥ không vượt quá 0,1S. Khi sử dụng các dụng cụ vẽ không điều chỉnh được chính xác chiều rộng đường nét, thì cho phép lấy gần đúng, nhưng phải tuân theo tỷ số 1:3:6 hay 1:3:4 của chiều rộng các nét mảnh, đậm, rất đậm. 1.2.3.3 Nhóm đường nét: Trên một bản vẽ chỉ sử dụng chiều rộng đường nét nằm trong cùng một nhóm. Đối với bản vẽ thông thường và sơ đồ điện chọn nhóm đường nét theo bản sau:

Chiều rộng đường nét Nhóm đường nét Mảnh Đậm Rất đậm 1 0.18 0.35 0.7 2 0.25 0.5 1.0 3 0.35 0.7 1.4 4 0.5 1.0 2.0

Hình- 1.9

5

5 0.7 1.4 2.0 Các nhóm 2, 3 và 4 được ưu tiên sử dụng. Chọn nhóm đường nét phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp khi biểu diễn vật thể. Nhóm đường nét phải chọn giống nhau trên tất cả các hình biểu diễn có cùng một tỷ lệ trong cùng một bản vẽ. 1.2.3.4 Ứng dụng cơ bản của đường nét: Xem H- 1.10, H- 1.11

Hình- 1.10

6

1.2.3.5 Quy tắc thực hiện đường nét:

Nếu trên hình biểu diễn có nhiều đường nét khác nhau trùng nhau thì cần phải theo thứ tự ưu tiên sau: đường bao thấy, đường bao khuất, đường trục và đường tâm, đường dóng. Phải thực hiện nét đứt, nét chấm gạch và nét hai chấm gạch theo các yêu cầu sau: Chiều dài của gạch và khoảng cách giũa các gạch trong cùng một đường nét phải như nhau. -Các nét chấm gạch và hai chấm gạch phải bắt đầu và kết thúc bằng gạch. -Các nét đứt, nét chấm gạch và hai chấm gạch giao nhau hoặc tiếp xúc nhau bằng các gạch. ( H- 1.12) -Chỗ gấp khúc và chỗ uốn của các nét đứt, chấm gạch và hai chấm gạch là gạch. -Cho phép sử dụng nét liền mảnh thay cho nét chấm gạch mảnh, nếu kích thước của phần tử được biểu diễn trên hình vẽ (hình tròn, ô van, chữ nhật) không lớn hơn 12mm.

1.2.3.6 Chữ viết trên bản vẽ:

Chữ viết trên bản vẽ và tài liệu kỹ thuật phải rõ ràng, thống nhất, dễ đọc và không gây nhầm lẫn. TCVN 7284-0 : 2003 (ISO 3098-0) quy định chữ viết, số bằng tay, bằng khuôn mẫu và bằng hệ thống vẽ bằng máy tính điện tử.

Khổ chữ và kiểu chữ:

a-Khổ chữ: (h) là giá trị xác định được bởi chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Chiều cao của chữ hoa (h) được đo vuông góc với dòng kẻ ngang được quy

định những khổ chữ như sau: 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20; 28; 40. Các kích thước ở hình – 1.13 Được áp dụng cho chữ cái Latinh (L) chữ cái

Kirin(C) và chữ cái Hy lạp (G)

Hình- 1.11

Hình- 1.12

7

Chiều rộng các nét chữ phải phù hợp với TCVN 8-20 : 2002. Cùng một chiều rộng chữ phải dung cho cả chữ hoa lẫn chữ thường. Có thể viết chữ thẳng đứng hoặc chữ nghiêng 750 so với phương nằm ngang (xem hình – 1.14) b-Các kiểu chữ viết Có những kiểu chữ sau:

-Kiểu A đứng (V) và kiểu A nghiêng (S) 750 với d=1/14h (H- 1.14) -Kiểu A đứng (V) và kiểu B nghiêng (S) 750 với d=1/10h (H- 1.14)

Ưu tiên sử dụng chữ kiểu B đứng. -Các kiểu chữ áp dụng trên máy tính (CAD)

Các thông số của chữ xem bảng sau; (H- 1.14) Chữ cái Latinh : TCVN 7284-2 : 2003 (ISO 3098-2) Qui định chữ cái Latinh, chữ số và dấu dùng trên các bản vẽ kỹ thuật và các tài liệu liên quan. -Chữ kiểu B đứng (V) xem hình- 1.15 -Chữ kiểu B nghiêng (S) xem hình- 1.16

Hình- 1.13

Hình- 1.14

8

Hình- 1.14

Hình- 1.15

9

-Trên bản vẽ kiến trúc cho phép sử dụng một số mẫu chữ mỹ thuật viết tay (H – 1.17)

Hình- 1.16

Hình- 1.17

10

Chương 2: GHI KÍCH THƯỚC 2.1 Thành phần của một kích thước:

-Đường dóng: được kẻ bằng nét liền mảnh và vạch quá đường kích thước một đoạn từ 2 đến 4mm. Các đường dóng của kích thước dài kẻ vuông góc với đường kích thước. Khi cần chúng được kẻ xiên góc. (hình -2.1)

-Đường ghi kích thước: được kẻ bằng nét liền mảnh song song với đoạn

đường bao cần ghi kích thước, hai đầu có mũi tên vừa chạm đường dóng (hình -2.2). Đường kích thước của độ dài cung tròn có tâm ở đỉnh góc được ghi như hình -2.3.

Nếu không đủ chỗ để vẽ thì mũi tên được vẽ phía ngoài đường kích thước và cho phép thay bằng chấm hoặc nét gạch nghiêng (hình-2.4)

-Con số kích thước: Có khổ chữ dễ đọc, được viết bên trên và cách đường

ghi kích thước 1 đến 2 mm. Hướng viết của con số phụ thuộc vào độ nghiêng của đường ghi kích thước. Tổng kết theo hình -2.5.

Hình- 2.1 Hình- 2.2

Hình- 2.3

Hình- 2.4

11

Cho phép chữ viết con số kích thước ghi theo phương nằm ngang. Khi đó, các đường kích thước dài không nằm ngang được vẽ ngắt đoạn ở giữa để tiện viết chữ số. (hình- 2.6)

. 2.2 Quy tắc về ghi kích thước :

-Kích thước dài được thống nhất là mm, vì vậy phía sau con số không cần ghi đơn vị. Trong trường hợp sử dụng một đơn vị khác thì phải ghi sau chữ số kích thước hoặc ở phần ghi chú phía trên khung tên của bản vẽ.

-Đơn vị góc được thống nhất ghi theo độ, phút, giây và đường ghi kích thước là cung tròn mà tâm là đỉnh của góc. (hình- 2.3)

-Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể không phụ thuộc vào tỷ lệ của bản vẽ.

-Các thông tin về kích thước phải ghi trực tiếp trên bản vẽ. Số lượng kích thước ghi trên bản vẽ phải vừa đủ. Mỗi phần tử chỉ được ghi một lần trên bản vẽ.

-Tuyệt đối không có đường nét nào cắt qua con số kích thước. -Để ghi kích thước của đường tròn hoặc cung tròn lớn hơn một nửa đường

tròn thì ta ghi theo đường kính và ký hiệu chữ Φ trước con số (hình- 2.7). -Cung tròn nhỏ hơn một nửa đường tròn thì ta ghi theo bán kính và ký hiệu

chữ R trước con số (hình 2.7).

Hình- 2.5

Hình- 2.6

12

-Kích thước của độ cao hoặc độ sâu có ký hiệu riêng như hình vẽ sau. Đơn vị được thống nhất là mét và làm lẻ đến mm. (hình- 2.8)

` -Một chi tiết mà có nhiều phần tử giống nhau thì người ta cho phép đơn giản hóa cả cách vẽ và cách ghi. (hình- 2.9)

-Trong các bản vẽ sơ đồ kết cấu thép và kết cấu gỗ người ta cho phép ghi trực tiếp ghi trực tiếp con số kích thước lên trục sơ đồ.

Hình- 2.7

Hình- 2.8

Hình- 2.9

Hình- 2.10

13

-Trước ký hiệu Φ hoặc R của đường kính hoặc bán kính hình cầu ghi chữ “ cầu”. Hình -2.11 -Trước chữ số kích thước cạnh hình vuông ghi dấu □ và phía trên chữ số kích thước độ dài cung tròn ghi dấu cung (hình- 2.12)

Hình- 2.11

Hình- 2.12

14

Chương 3

VẼ HÌNH HỌC

Trong quá trình lập

bản vẽ (hình- 3.1), thường gặp một số bài toán dựng hình trên mặt phẳng bằng dụng cụ vẽ gọi là vẽ hình học. Dụng cụ vẽ để dựng hình là thước,compa và một số dụng cụ khác như êke, thước đo độ... 3.1 Chia đều một đoạn thẳng và một đường tròn: 3.1.1 Chia đều một đoạn thẳng thành nhiều phần bằng nhau (phương pháp tỷ lệ):

Áp dụng tính chất các đường thẳng song song cách đều nhau để chia đoạn thẳng AB ra 5 phần bằng nhau, cách vẽ như hình- 3.2.

-Qua điểm A (hoặc B) kẻ Ax bất kỳ. -Kể từ điểm A, đặt lên Ax 5 đoạn thẳng

bằng nhau 1’, 2’, …, 5’. -Nối 5’B và qua các điểm còn lại kẻ các

đường song song với 5’B, giao điểm của những đường này với Ax là những điểm chia cần tìm. 3.1.2 Chia đều một đường tròn:

Cách chia đường tròn ra 3, 4, 6,… phần bằng nhau ta đã biết và chỉ rõ ở hình- 3.3.

Hình- 3.1

Hình- 3.2

Hình- 3.3

15

Dưới đây giới thiệu cách chia đường tròn ra 5 và 10 phần bằng nhau.

-Vạch 2 đường kính AB vuông góc CD. -Lấy trung điểm M của đoạn OB. -Vẽ cung tròn tâm M bán kính MC, cung này cắt OA ở N, ta có CN là độ dài

cạnh của ngũ giác đều nội tiếp và ON là độ dài cạnh của thập giác đều nội tiếp trong đường tròn đó (hình- 3.4).

Chia đường tròn ra 7, 9, 11, 13, … phần bằng nhau: với phương pháp vẽ gần đúng sau đây (hinh- 3.5):

-Vẽ hai đường kính AB và CD vuông góc nhau.

-Vẽ cung tròn tâm D bán kính CD, cung này cắt AB kéo dài ở E và F.

-Chia đường kímh CD ra 7 phần bằng nhau.

-Nối E và F với các điểm chẵn 2’, 4’, 6’ (hoặc các điểm lẽ 1’, 3’, 5’, 7’), kéo dài các đường thẳng đó chúng sẽ cắt đường tròn tại các điểm 1, 2, 3, … Các điểm này là các đỉnh của hình 7 cạnh đều mà ta cần tìm. Ta có thể vẽ các hình nhiều cạnh đều nội tiếp trong một đường tròn cho trước bằng cách tính cạnh an của hình n cạnh theo bán kính r của đường tròn ngoại tiếp. Chiều

dài an được tính bằng công thức sau: 01802 .sinna r

n=

3.3 Vẽ độ dốc và độ côn: 3.3.1 Độ dốc : (hình- 3.6)

Độ dốc giữa đường thẳng OB đối với đường thẳng OA là tang của góc BOA, góc giữa hai đường thẳng đó .

AB as tgAO b

α= = =

Hình- 3.4

Hình- 3.5

Hình- 3.6 O

B

A

16

Độ dốc đặc trưng cho độ nghiêng giữa đường thẳng này với đường thẳng kia. Độ dốc được tính theo phần trăm hay theo tỷ lệ. 3.3.2 Độ côn:

Độ côn là tỉ số giữa hiệu số đường kính hai mặt cắt vuông góc của một hình côn tròn xoay với khoảng cách của hai mặt cắt đó (hình- 3.7)

2D dk tgL

α−

= =

Ký hiệu độ côn có đỉnh hướng về phía đỉnh góc vẽ độ côn kcuar một hình nón là vẽ hai cạnh bên của tam giác cân có độ dốc bằng k/2 đối với đường cao của tam giác cân. 3.4 Vẽ nối tiếp:

Các đường nét trên bản vẽ được nối tiếp với nhau một cách trơn tru theo những quy tắc hình học nhất định. Hai đường cong (hay một đường cong và một đường thẳng) được nối tiếp nhau tại một điểm, khi tại điểm đó chúng tiếp xúc nhau. Có các trường hợp nối tiếp sau: 3.4.1 Vẽ cung tròn nối tiếp hai đường thẳng. (xem hình- 3.8)

3.4.2 Vẽ cung tròn nối tiếp một đường thẳng và một cung tròn khác(xem hình- 3.9)

-Nối

Hình- 3.7

Hình- 3.8

Hình- 3.9

17

3.4.3 Vẽ cung tròn nối tiếp với hai cung tròn khác(xem hình- 3.10)

3.5 Vẽ một số đường cong hình học. 3.5.1 Elip:

Elip là quỹ tích của những điểm có tổng số khoảng cách đến hai điểm cố định F1 và F2 bằng một hằng số lớn hơn khoảng cách giữa hai điểm F1 và F2.

a.Vẽ elip khi biết hai trục AB và CD: (hình- 3.11)

-Vẽ đường kính tùy ý của hai đường tròn tâm O, rồi từ giao điểm của đường kính đó với đường tròn nhỏ kẻ song song với trục dài AB và từ gioa điểm của đường kính đó vởi đường tròn lớn kẻ đường thẳng song song CD.

-Giao điểm của hai đường song song vừa kẻ là điểm thuộc elip. (hình- 3.11)

b.Vẽ elip khi biết hai đường kính liên hợp EF và GH: Dùng phương pháp tám điểm,

cách vẽ như hính- 3.12. -Vẽ bốn tiếp tuyến tại E,F,G,H

của elip. -Vẽ tam giác vuông cân EIM

nhận đoạn EM làm cạnh huyền. -Vẽ cung tròn tâm E bán kính

EI, cắt MQ tại K và L. -Qua K và L kẻ hai đường song

song sẽ cắt hai đường chéo của hình bình hành tại bốn điểm 1,2,3,4 thuộc elip cần dựng.

c. Vẽ ôvan: Trong trường hợp không đòi hỏi chính xác có thể thay elip bằng ôvan. Ôvan là đường cong khép kín có dạng gần giống đường elip.

Hình- 3.10

Hình- 3.11

Hình- 3.12

18

-Vẽ cung tròn tâm O, bán kính OA, cung tròn nầy cắt trục ngắn CD tại E. -Vẽ cung tròn tâm C, bán kính CE, cung tròn nầy cắt đoạn OC tại F. -Vẽ trung trực đoạn AF cắt AB tại O1, CD tại O3. Lấy đối xứng qua O có O2, O4. -Lấy bốn điểm O1, O2, O3, O4 làm tâm vẽ bốn cung tròn liên tục như hình- 3.13 là đường ôvan. 3.5.2 Parabôn:

Parabôn là quỹ tích của những điểm cách đều một điểm cố định F và một đường thẳng cố định d.

a.Vẽ parabôn khi biết tiêu điểm F và đường chuẩn d: Cách vẽ được thể hiện như hình sau (hình- 3.14):

b.Vẽ parabôn nội tiếp trong một góc (phương pháp hai hàng điểm): Cách vẽ được thể hiện như hình sau (hình- 3.14): 3.5.3 Hypecbôn:

Hypecbôn là quỹ tích của những điểm có hiệu số khoảng cách đến hai điểm cố định điểm F1 và F2 bằng một hằng số bé hơn khoảng cách giữa hai điểm điểm F1 và F2. Vẽ hypecbôn khi biết tiêu điểm và hai đỉnh: cách vẽ như hình sau (hình- 3.15):

Hình- 3.13

Hình 2-8

Hình- 3.14

Hình- 3.15

19

3.5.4 Đường sin: Đường sin là đường có phương trình y = sinα. Cách vẽ đường sin như hình sau (hình-3.16):

3.5.5 Đường xoắn ốc acsimet: Đường xoắn ốc

acsimet là quỹ đạo của một điểm chuyển động thẳng đều trên một bán kính quay, khi bán kính này quay đều quanh tâm O. Độ dời của điểm trên bán kính quay được một vòng gọi là bước xoắn ốc a. Cách vẽ đường xoắn ốc acsimet khi biết a như hình sau (hình- 3.17): 3.5.6 Đường xoắn ốc nhiều tâm:

Đường xoắn ốc nhiều tâm là đường cong phẳng dạng xoắn ốc tạo bởi các cung tròn có bán kính khác nhau nối tiếp nhau. Nó chia ra nhiều loại: 2 tâm (hình- 3.18), 3 tâm (hình- 3.19),… Trong kỹ thuật thường dùng loại 3 tâm và 4 tâm. Cách vẽ đường xoắn ốc 4 tâm khi biết khoảng cách các tâm như sau (H 2-20):

Hình- 3.16

Hình- 3.17

Hình- 3.18 Hình- 3.19

20

3.5.7 Đường thân khai của đường tròn:

Đường thân khai của đường tròn là quỹ đạo của một điểm thuộc đường thẳng, khi đường thẳng này lăn không trượt trên một đường tròn cố định. Đường tròn cố định gọi là đường tròn cơ sở. Cách vẽ đường thân khai khi biết bán kính R của đường tròn cơ sở như sau (hình- 3.20): 3.5.8 Đường xiclôit:

Đường xiclôit là quỹ đạo của một điểm thuộc đường tròn khi đường tròn đó lăn không trượt trên một đường thẳng cố định. Đường tròn lăn gọi là đường tròn cơ sở, đường thẳng cố định gọi là đường thẳng định hướng. Cách vẽ đường xiclôit khi biết đường kính của đường tròn cơ sở và đường thẳng định hướng như sau (hình- 3.21):

Hình- 3.20

Hình- 3.21

21

3.5.9 Đường êpixicôit và Hipôxicôit: Đường êpixicôit và Hipôxicôit là quỹ đạo của một điểm thuộc đường tròn

khi đường tròn đó lăn không trượt trên một đường tròn cố định khác. Đường tròn lăn gọi là đường tròn cơ sở, đường tròn cố định gọi là đường thẳng định hướng. Nếu hai đường tròn tiếp xúc ngoài thì quỹ đạo của điểm là đường êpixicôit, nếu hai đường tròn tiếp xúc trong thì quỹ đạo của điểm là đường hipôxicôit. Cách vẽ đường êpixicôit và hipôxicôit khi biết bán kính R và r của hai đường tròn cơ sở và đường thẳng định hướng như sau (hình- 3.22, hình- 3.23):

Hình- 3.22

Hình- 3.23

22

Chương 4 BIỂU DIỄN VẬT THỂ Phương pháp các hình chiếu vuông góc (thường gọi là phương pháp Monge) đã được nghiên cứu trong giáo trình Hình học họa hình là cơ sở lý luận để xây dựng các hình biểu diễn vuông góc của vật thể trên các bản vẽ kỹ thuật. Các hình biểu diễn vuông góc gồm có hình chiếu, hình cắt, mặt cắt…Trong chương nầy quan tâm đến các hình chiếu. Hình chiếu là hình biểu diễn phần thấy của vật thể đối với người quan sát. Cho phép thể hiện phần khuất của vật thể bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn (hinh- 4.2, 4.5) Hình chiếu của vật thể bao gồm: hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ, hình chiếu riêng phần. 4.1 CÁC HÌNH CHIẾU CƠ BẢN: Qui ước trong TCVN8-30:2003

Hình biểu diễn vuông góc thu được bằng các phép chiếu vuông góc là các hình chiếu hai chiều được sắp xếp một cách có hệ thống liên quan nhau. Để thể hiện vật thể một cách đầy đủ có thể cần dùng 6 hình chiếu theo các hướng a,b,c,d,e,f xếp theo thứ tự ưu tiên ( hình 4.1 và bảng 4.1)

` Lưu ý hình chiếu chính (hình chiếu đứng) thường được chọn sao cho thể hiện được nhiều nhất hình dạng của vật thể là hình chiếu A theo hướng a, thể hiện vật thể ở vị trí làm việc hay gia công lắp ráp. Các vị trí khác liên quan với hình chiếu chính tùy thuộc vào phương pháp chiếu. Trong thực tế không phải khi nào cũng sử dụng cả sáu hình chiếu cơ bản, khi cần có thể sử dụng thêm các loại hình biểu diễn khác. Cần hạn chế số lượng hình biểu diễn nhưng đủ diễn tả vật thể rõ ràng, loại bỏ biểu diễn trùng lặp và giảm tối đa nét khuất. PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN 4.1.1 Phương pháp chiếu góc thứ nhất ( phương pháp châu Âu)

Hình- 4.1

23

Trong phương pháp nầy, vật thể được đặt giữa người quan sát (hình- 4.1) và mặt phẳng hình chiếu mà vật thể được chiếu vuông góc lên đó (hình- 4.2)

Các vị trí của hình chiếu được xác định bằng cách quay để khai triển như hình vẽ (hình- 4.3) .Do đó trên bản vẽ các hình chiếu được bố trí theo hình chiếu đứng A như sau: -Hình chiếu B: hình chiếu từ phía trên được đặt ở phía dưới. -Hình chiếu E: hình chiếu từ phía dưới được đặt ở phía trên. -Hình chiếu C: hình chiếu từ bên trái được đặt ở bên phải. -Hình chiếu D: hình chiếu từ bên phải được đặt ở bên trái. -Hình chiếu F: hình chiếu từ phía sau được đặt ở bên trái hoặc bên phải sao cho thuận tiện. Ký hiệu đặc trưng cho phương pháp này ở hình- 4.4. Phương pháp nầy sử dụng ở nước ta và nhiều nước châu âu. 4.1.2 Phương pháp chiếu góc thứ ba ( phương pháp châu Mỹ)

Hình- 4.2

24

Trong phương pháp nầy, mặt phẳng được đặt giữa người quan sát và vật thể. Vật thể được chiếu vuông góc lên các mặt phẳng đó (hình- 4.5) Các vị trí của hình chiếu được xác định bằng cách quay để khai triển như hình vẽ (hình- 4.6) Do đó trên bản vẽ các hình chiếu được bố trí theo hình chiếu đứng A như sau: -Hình chiếu B: hình chiếu từ phía trên được đặt ở phía trên. -Hình chiếu E: hình chiếu từ phía dưới được đặt ở phía dưới. -Hình chiếu C: hình chiếu từ bên trái được đặt ở bên trái. -Hình chiếu D: hình chiếu từ bên phải được đặt ở bên phải. -Hình chiếu F: hình chiếu từ phía sau được đặt ở bên trái hoặc bên phải sao cho thuận tiện.

Ký hiệu đặc trưng cho phương pháp này ở

hình- 4.7. Phương pháp nầy sử dụng ở nhiều nước châu Mỹ và châu Âu. 4.1.3 Bố trí theo mũi tên chỉ dẫn Người ta sử dụng thêm phương pháp mũi tên chỉ dẫn để cho phép bố trí các hình chiếu một cách tự do. Khi đó mỗi hình chiếu, trừ hình chiếu chính, phải ký hiệu bằng chữ như hình 4.8, chữ hoa chỉ hướng chiếu, chữ hoa chỉ hình chiếu tương ứng và ghi phía trên hình chiếu. Các hình chiếu theo mũi tên chỉ dẫn có thể đặt bất

Hình- 4.5 Hình- 4.6

Hình- 4.7

25

kỳ đối với hình chiếu chính.

4.2 HÌNH CHIẾU PHỤ Hình chiếu phụ là hình chiếu trên mặt phẳng hình chiếu không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản (A hình- 4.9). Trên hình chiếu phụ có ghi ký hiệu tên hình chiếu bằng chữ. Để cho thuận tiện người ta cũng cho phép xoay hình chiếu phụ. Khi đó phải có mũi tên cong chỉ hướng xoay (hình- 4.10) 4.3 HÌNH CHIẾU RIÊNG PHẦN Hình chiếu riêng phần là hình chiếu một phần nhỏ của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu song song mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Nó có thể giới hạn bằng

Hình chiếu phụ

Hình- 4.8

Hình- 4.9 Hình- 4.10

26

nét lượn sóng (A hình-4.11) hoặc cũng không cần khi có ranh giới rõ rệt (B hình-4.11) .

Hình 4.11. Hình chiếu riêng phần Hình- 4.11

27

Chương 5

HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 5.1 Khái niệm:

Các hình chiếu vuông góc thể hiện một cách chính xác hình dạng và kích thước của vật thể được biểu diễn, do đó trong kỹ thuật phương pháp các hình chiếu vuông góc là phương pháp biểu diễn chính. Song mỗi hình chiếu vuông góc chỉ thể hiện được hai chiều của vật thể nên hình vẽ thiếu tính lập thể, làm cho người đọc khó hình dung hình dạng của vật thể. Để khắc phục nhược điểm đó của phương pháp các hình chiếu vuông góc người ta dùng phương pháp hình chiếu trục đo để bổ sung. Loại hình biểu diễn này dựa trên mặt phẳng hình chiếu song song. (hình- 5.1)

5.2 Xây dựng:

Trong không gian chọn hệ tọa độ Đề Các vuông góc Oxyz và hướng chiếu l. Chiếu hệ thống tọa độ này cùng các đơn vị tọa độ lên một mặt phẳng hình chiếu P ta thu được một hệ tọa độ mới là hệ tọa đọ trục đo (hình- 5.2).

-Oxyz: Hệ tọa độ Đề Các (tự nhiên). -ex, ey, ez: Các đơn vị tọa độ tự nhiên. -O’x’y’z’: Hệ tọa độ trục đo. -e’x, e’y, e’z: Các đơn vị tọa độ trục đo.

-Các tỷ số: '

:x

x

epe

= hệ số biến dạng theo phương x.

'

:y

y

eq

e= hệ số biến dạng theo phương y.

z

xy

O

exA(2)

ez

C(1.5)

B

z'

y'

x'

l

ey

O'

e'z

e'ye'x

A

C

B

Hình- 5.1

Hình- 5.2

28

'

:z

z

ere

= hệ số biến dạng theo phương z.

5.3 Phân loại hệ trục đo: 5.3.1 Phân loại theo hướng chiếu:

-Hệ trục đo vuông góc: khi l P⊥ . -Hệ trục đo xiên góc: khi l không vuông góc P.

5.3.2 Phân loại theo hệ số biến dạng: -Hệ trục đo đều (đẳng trắc).

Khi ba hệ số biến dạng p=q=r. -Hệ trục đo cân (nhị trắc).

Khi ba hệ số biến dạng , , .p q r p q r p r q= ≠ ≠ = = ≠ -Hệ trục đo lệch (tam trắc).

Khi ba hệ số biến dạng p q r p≠ ≠ ≠ 5.4 Hình chiếu trục đo vuông góc đều: 5.4.1 Sơ đồ hệ trục :

Loại hình chiếu trục đo vuông góc đều có vị trí các trục đo như hình bên, các góc x’O’y’ = y’O’z’ = z’O’x’ = 1200.(hình- 5.3) 5.4.2 Các hệ số biến dạng:

p = q = r = 0,82 Tuy nhiên để dễ vẽ và ít nhầm lẫn

người ta cho phép lấy 1p q r= = = . Như vậy hình vẽ sẽ phóng to lên 1,22 lần.

Ví dụ 1: Cho hai hình chiếu vuông góc của vật thể như sau. Hãy vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều.

Đầu tiên ta xem vật thể như một khối hình hộp chữ nhật, sau đó thực hiện việc cắt vát để được hình như hình vẽ dưới đây (hình- 5.4).

Ví dụ 2: Hình chiếu trục đo của các đường tròn song song với các mặt tọa độ là các elip. Hình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình hộp lập phương có các hình tròn nội tiếp trong các mặt được vẽ trong hình- 5.5

O'

z'

x'y'

Hình- 5.3

Hình- 5.4

29

5.5 Hình chiếu trục đo vuông góc cân: 5.5.1 Sơ đồ hệ trục :

Loại hình chiếu trục đo vuông góc cân có vị trí các trục đo như hình bên, các góc x’O’y’ = y’O’z’ = 131025’, z’O’x’ = 97010’. (hình- 5.6). 5.5.2 Các hệ số biến dạng:

p = r = 0,94 và q = 0,47. Để tiện vẽ người ta dùng hệ số biến dạng quy ước: p = r = 1 và q = 0,5. Như vậy hình vẽ cũng bị phóng to lên 1,06 lần.

Ví dụ 1: Cho hai hình chiếu vuông góc của vật thể như sau. Hãy vẽ hình chiếu trục đo vuông góc cân.

Đầu tiên ta xem vật thể như một khối hình hộp chữ nhật, sau đó thực hiện việc cắt vát để được hình như hình vẽ dưới đây (hình- 5.7).

Hình- 5.5

z'

O'

y'x'

Hình- 5.6

Hình- 5.7

30

Ví dụ 2: Hình chiếu trục đo của các đường tròn song song với các mặt tọa độ là các elip. Hình chiếu trục đo vuông góc cân của một hình hộp lập phương có các hình tròn nội tiếp trong các mặt được vẽ trong hình- 5.8 và minh họa mặt bích ở hình- 5.9.

5.6 Hình chiếu trục đo xiên cân: 5.6.1 Sơ đồ hệ trục :

Loại hình chiếu trục đo đứng cân có vị trí các trục đo như hình bên, các góc x’O’y’ = y’O’z’ = 1350, z’O’x’ = 900. (hình- 5.10) 5.6.2 Các hệ số biến dạng:

p = r = 1 và q = 0,5. Để tiện vẽ người ta dùng hệ số biến dạng quy ước: p = r = 1 và q = 0,5.

Ví dụ 1: Cho hai hình chiếu vuông góc của vật thể như sau. Hãy vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân.

Đầu tiên ta xem vật thể như một khối hình hộp chữ nhật, sau đó thực hiện việc cắt vát để được hình như hình vẽ dưới đây. (hình-5.11).

Hình- 5.8 Hình- 5.9

x'

y'

z'

Hình- 5.10

Hình- 5.11

31

Ví dụ 2: Hình chiếu trục đo của các đường tròn song song với các mặt tọa độ XOY và YOZ là các elip. Hình chiếu trục đo của các đường tròn song song với mặt tọa độ XOZ là đường tròn. Hình chiếu trục đo vuông góc cân của một hình hộp lập phương có các hình tròn nội tiếp trong các mặt được vẽ trong hình- 5.12 và minh họa mặt bích ở hình- 5.13.

5.7 Các quy ước vẽ hình chiếu trục đo: Để việc vẽ hình chiếu trục đo được đơn giản, TCVN 11-78 quy định như sau: -Trong hình chiếu trục đo các thành mỏng, các nan hoa v.v…vẫn vẽ ký hiệu trên mặt cắt khi cắt dọc hoặc cắt ngang. (hình- 5.14)

-Trong hình chiếu trục đo, cho phép cắt riêng phần; phần mặt cắt bị mặt phẳng trung gian cắt qua được quy ước bằng các chấm nhỏ. (hình- 5.15)

Hình- 5.12 Hình- 5.13

Hình- 5.14 Hình- 5.15

Hình- 5.16

32

-Cho phép vẽ ren và răng của bánh răng…theo qui ước như trong hình chiếu vuông góc. Khi cần có thể vẽ hình chiếu trục đo của vài bước ren hay vài răng. (hình-5.16) -Đường gạch gạch của hình cắt hoặc mặt cắt là hình chiếu trục đo của đường kẻ nghiêng 45o đối với các trục của đường bao hình cắt hoặc mặt cắt. (hình-5.17) 5.8 Chọn hình chiếu trục đo hợp lý:

-Hình chiếu trục đo vuông góc đều cho hình đẹp, dễ đo vẽ và ít nhầm lẫn. Vì vậy đa số vật thể được vẽ trong hệ này ngoại trừ các vật thể có dạng khối vuông hoặc các đường nghiêng 450.

-Hình chiếu trục đo vuông cân cho hình biến dạng không đẹp, dễ nhầm lẫn, tuy nhiên được sử dụng để biểu diễn những vật thể không vẽ được trong hình chiếu trục đo vuông góc đều và những vật thể có một bề mặt nào đó cần biẻu diễn rõ các chi tiết.

-Hệ xiên cân cho hình biểu diễn xấu nhưng rất thuận lợi để biểu diễn những vật thể có quá nhiều đường tròn (mặt phẳng của các đường tròn song song XOZ.

Ví dụ: Vẽ hình chiếu trục đo của móng cột nhà ở .(hình- 5.18).

Hình- 5.17

x'y'

z'

y'x'

z'

Hình- 5.18

33

Chương 6

HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT 6.1 Khái niệm:

Với các loại hình biểu diễn đã biết thì chưa thể hiện được cấu trúc bên trong của vật thể. Vì vậy người ta đưa ra một loại hình biểu diễn mới mang tên là hình cắt và mặt cắt, được xây dựng như sau (hinh- 6.1):

Giả sử nguời ta dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt vật thể ra làm hai phần, vất bỏ đi phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt, rồi chiếu phần còn lại lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt thì hình thu được gọi là hình cắt.

Nếu chỉ vẽ phần vật thể trên mặt cắt mà không vẽ phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt thì hình thu được gọi là mặt cắt.

6.2 Phân loại hình cắt: 6.2.1 Phân loại theo vị trí mặt phẳng cắt:

-Hình cắt đứng: khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. -Hình cắt bằng: khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng. -Hình cắt cạnh: khi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh.

Hình- 6.1

Hình- 6.2 Hình cắt đứng

34

6.2.2 Phân loại theo số lượng mặt phẳng cắt: -Hình cắt đơn giản: chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt (H 5-2). -Hình cắt phức tạp: khi sử dụng hai mặt phẳng cắt trở lên. Trong hình cắt phức tạp chia ra làm hai loại:

a.Hình cắt bậc: khi các mặt phẳng cắt song song nhau và song song mặt phẳng hình chiếu (hình- 6.5). b.Hình cắt xoay: khi một mặt phẳng cắt song song mặt phẳng hình chiếu, mặt phẳng còn lại tạo với nó một góc nào đó. Với hình cắt này thì sau khi tưởng tượng vứt bỏ phần vật thể phải xoay mặt phẳng thứ hai đến trùng mặt phẳng thứ nhất rồi mới chiếu (hình- 6.6).

Hình- 6.3 Hình cắt bằng Hình- 6.4 Hình cắt cạnh

Hình- 6.5 Hình cắt bậc

Hình- 6.6 Hình cắt xoay

35

6.3 Các quy tắc khi vẽ hình cắt: 1. Người ta sử dụng nét cắt, mũi tên, các chữ in hoa để lần lượt định vị, chỉ

hướng quan sát và đặt tên cho hình cắt ( hình- 6.7). 2. Trong trường hợp vật thể là đối xứng, mặt phẳng cắt trùng mặt phẳng đối

xứng đồng thời hình chiếu đặt đúng mặt phẳng đứng thì không phải ghi ký hiệu gì cả (hình- 6.8)

3. Để tiết kiệm số lượng hình biểu diễn người ta cho phép kết hợp một phần hình cắt và một phần hình chiếu.

-Hình cắt riêng phần : Là hình cắt một bộ phận của vật thể lấy nét lượn sóng làm đường phân cách giữa hình chiếu và hình cắt (hình- 6.9).

-Hình cắt kết hợp : Nếu vật thể là đối xứng thì người ta cho phép kết hợp một nữa hình chiếu và một nữa hình cắt. Người ta quy ước hình cắt hình cắt đặt ở bên phải đồng thời những nét đứt trên hình chiếu mà đã thể hiện thì trên hình cắt hoặc ngược lại, người ta cho phép tẩy đi (hình- 6.10).

Trong trường hợp vật

thể là đối xứng, nhưng có nét cơ bản ở hình chiếu hoặc hình cắt trùng trục đối xứng thì người ta phải sử dụng nét lượn sóng làm đường phân cách đồng thời ưu tiên nét cơ bản nói trên phải được thấy (hình- 6.11).

S

l = (6...10)Sh

~ 2S

Hình- 6.7 Hình- 6.8

Hình- 6.11

Hình- 6.9

A - A

A A

coï thãø bo í

Hình- 6.10

36

4. Người ta quy ước không kí hiệu vật liệu (không cắt) qua các chi tiết ghép như bu-lông, đinh tán, chêm, chốt, … (chi tiết 2, 4 hình- 6.12). 5. Các đường gạch gạch trên các mặt cắt của các chi tiết đặt cạnh nhau được vẽ khác nhau về phương và khoảng cách. (hình-6.12) 6. Đối với các mặt cắt hẹp, có thể bôi đen toàn bộ. Nếu có nhiều mặt cắt hẹp đặt cạnh nhau phải chừa khoảng hở > 0.7mm (hình- 6.13)

6.4 Phân loại mặt cắt: 6.4.1 Mặt cắt rời:

Là mặt cắt đặt bên ngoài hình biểu diễn tương ứng (hình- 6.14).

6.4.2 Mặt cắt chập: Là mặt cắt đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng. Đường bao của mặt cắt chập

được vẽ bằng nét liền mãnh (hình- 6.15).

6.5 Các qui tắc khi vẽ mặt cắt:

-Các kí hiệu của mặt cắt hoàn toàn giống hình cắt.

Hình- 6.12 Hình- 6.13

Hình- 6.14

Hình- 6.15

37

-Nếu mặt cắt qua lỗ tròn xoay hoặc phần lõm tròn xoay để dễ hiểu người ta cho phép vẽ thêm đường bao bên ngoài của lỗ hay lõm tròn xoay. (hình- 6.16).

-Nếu có nhiều mặt cắt giống nhau thì ta chỉ cần vẽ một mặt cắt đại diện và

ghi số lượng mặt phẳng cắt.(hình-6.17)

Hình- 6.17

Hình- 6.16

38

Mục lục Chương 1: CÁC TIÊU CHUẨN ĐỂ THÀNH LẬP BẢN VẼ …………………………….0 1.1 Vật liệu và dụng cụ vẽ..................................................................................................1 1.1.1 Vật liệu vẽ.................................................................................................................1 1.1.2 Dụng cụ vẽ................................................................................................................1 1.2 Những tiêu chuẩn ........................................................................................................2 1.2.1 Khổ giấy ...................................................................................................................2 1.2.1.1 Các khổ giấy: .........................................................................................................2 1.2.1.2 Ý nghĩa của ký hiệu khổ giấy: ................................................................................3 1.2.1.3 Khung bản vẽ và khung tên: ...................................................................................3 1.2.2 Tỷ lệ: ........................................................................................................................3 1.2.3 Đường nét .................................................................................................................4 1.2.3.1 Loại đường nét: ………………………………………………………………4 1.2.3.2 Chiều rộng đường nét:............................................................................................4 1.2.3.3 Nhóm đường nét: ...................................................................................................4 1.2.3.4 Ứng dụng cơ bản của đường nét. ............................................................................5 1.2.3.5 Quy tắc thực hiện đường nét...................................................................................6 1.2.3.6 Chữ viết trên bản vẽ ...............................................................................................6 Chương 2: GHI KÍCH THƯỚC ……………………………………………………….....10 2.1 Thành phần của một kích thước .................................................................................10 2.2 Quy tắc về ghi kích thước .........................................................................................11 Chương 3: VẼ HÌNH HỌC………………………………………………………………..14 3.1 Chia đều một đoạn thẳng và một đường tròn: .............................................................14 3.1.1 Chia đều một đoạn thẳng ........................................................................................14 3.1.2 Chia đều một đường tròn:........................................................................................14 3.2 Vẽ độ dốc và độ côn:..................................................................................................15 3.2.1 Độ dốc ...................................................................................................................15 3.2.2 Độ côn: ...................................................................................................................16 3.3 Vẽ nối tiếp: ................................................................................................................16 3.4.1 Vẽ cung tròn nối tiếp hai đường thẳng........................................................................16 3.4.2 Vẽ cung tròn nối tiếp đường thẳng và cung tròn.........................................................16 3.4.3 Vẽ cung tròn nối tiếp hai cung tròn............................................................................17 3.5 Vẽ đường cong hình học................................................................................................17 3.5.1 Elip:........................................................................................................................17 3.5.2 Parabôn:..................................................................................................................18 3.5.3 Hypecbôn:...............................................................................................................18 3.5.4 Đường sin: ..............................................................................................................19 3.5.5 Đường xoắn ốc acsimet:..........................................................................................19 3.5.6 Đường xoắn ốc nhiều tâm: ......................................................................................19 3.5.7 Đường thân khai của đường tròn: ............................................................................20 3.5.8 Đường xiclôit: .........................................................................................................20 3.5.9 Đường êpixicôit và Hipôxicôit: ...............................................................................21 Chương 4: BIỂU DIỄN VẬT THỂ………………………………………………………..22 4.1 Các hình chiếu cơ bản. ...............................................................................................22 4.1.1 Phương pháp biểu diễn góc tư thứ nhất....................................................................22 4.1.2 Phương pháp biểu diễn góc tư thứ ba.......................................................................23 4.1.3 Phương pháp bố trí theo mũi tên..............................................................................24 4.2 Hình chiếu phụ:..........................................................................................................25 4.3 Hình chiếu riêng phần: ...............................................................................................25 Chương 5: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 27 5.1 Khái niệm: .................................................................................................................27 5.2 Xây dựng: ..................................................................................................................27

39

5.3 Phân loại hệ trục đo: ..................................................................................................28 5.3.1 Phân loại theo hướng chiếu: ....................................................................................28 5.3.2 Phân loại theo hệ số biến dạng: ...............................................................................28 5.4 Hình chiếu trục đo vuông góc đều:.............................................................................28 5.4.1 Sơ đồ hệ trục ..........................................................................................................28 5.4.2 Các hệ số biến dạng: ...............................................................................................28 5.5 Hình chiếu trục đo vuông góc cân: .............................................................................29 5.5.1 Sơ đồ hệ trục ..........................................................................................................29 5.5.2 Các hệ số biến dạng: ...............................................................................................29 5.6 Hình chiếu trục đo xiên cân:.......................................................................................30 5.6.1 Sơ đồ hệ trục ..........................................................................................................30 5.6.2 Các hệ số biến dạng: ...............................................................................................30 5.7 Các qui ước vẽ hình chiếu trục đo……………………………………………………..31 5.8 Chọn hình chiếu trục đo kợp lý: ..................................................................................32 Chương 6: HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT…………………………………………………...33 6.1 Khái niệm: .................................................................................................................33 6.2 Phân loại hình cắt:......................................................................................................33 6.2.1 Phân loại theo vị trí mặt phẳng cắt: .........................................................................33 6.2.2 Phân loại theo số lượng mặt phẳng cắt: ...................................................................34 6.3 Các quy tắc khi vẽ hình cắt: .......................................................................................35 6.4 Phân loại mặt cắt:.......................................................................................................36 6.4.1 Mặt cắt rời: .............................................................................................................36 6.4.2 Mặt cắt chập: ..........................................................................................................36 6.5 Các qui tắc khi vẽ mặt cắt:.............................................................................................36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NGUYỄN HỮU QUẾ

Giáo trình Vẽ Kỹ Thuật “NXBGD” Hà nội- 2007 2. ĐOÀN NHƯ KIM

Vẽ Kỹ Thuật Xây dựng “NXBGD” Hà nội- 2005 3. DƯƠNG THỌ

Giáo trình Vẽ Kỹ Thuật “ĐHĐN” Đà nẵng- 2007 4. NGUYỄN ĐỘ

Vẽ Kỹ Thuật “NXBGD” Hà nội- 2009 5. J.M. BLEUX

Dessin industriel. « Éditions Nathan » Paris- 1996