bản tin coffee news 29

19

Upload: trungnguyencoffee

Post on 26-Jun-2015

403 views

Category:

Food


2 download

DESCRIPTION

Bản tin Coffee News 29

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin Coffee News 29
Page 2: Bản tin Coffee News 29
Page 3: Bản tin Coffee News 29

4 Tháng 8 - 2014 5Tháng 8 - 2014

Đặng Lê Nguyên Vũ là một doanh nhân nổi tiếng và thành công khi

tuổi đời còn khá trẻ. Tên tuổi của anh gắn liền với cà phê và những hoài bão, tham vọng vượt xa xuất phát điểm của anh, cũng như khát khao vươn ra tầm thế giới. Dám nghĩ khác, nghĩ táo bạo với một quyết tâm đi đến cùng để thực hiện ước mơ, Đặng Lê Nguyên Vũ đã khiến mọi người tin rằng, sự sáng tạo của anh đã đưa cà phê lên một tầm vóc mới, đồng thời, cà phê cũng khơi nguồn cho mọi người sức sáng tạo vô biên. Đó là lý do mọi người gọi anh là Vua cà phê.

Từ cơ sở nhỏ mơ chuyện lớn laoCâu chuyện bắt đầu từ một quyết định

đã làm thay đổi cuộc đời Đặng Lê Nguyên Vũ: Rời bỏ đại học ngành y, khởi nghiệp thu mua cà phê về rang xay. Trên chiếc xe đạp cà tàng, những ý tưởng đã dần lớn theo những vòng quay bánh xe. Nung nấu trong đầu chàng trai Tây Nguyên này là câu hỏi: Tại sao Việt Nam, mà chủ yếu là Buôn Ma Thuột, nơi có hạt cà phê vào loại ngon nhất thế giới, xuất khẩu cà phê cũng vào hàng đầu thế giới, nhưng giá trị thu về

vẫn thấp, nông dân vẫn nghèo?

Những nhà xuất khẩu cà phê thô chỉ được hưởng một phần nhỏ, trong khi lượng tiền khổng lồ rót vào túi những hãng chế biến cà phê. Nguyên Vũ nhận ra, chỉ có chế biến cà phê, thì giá trị cà phê mới tăng lên gấp nhiều lần. Điều đó Việt Nam hoàn toàn có thể. Phải làm cái gì đó khác, để thay đổi những thói quen cũ, nhưng lại phù hợp với xu hướng phát triển. Đó chính là tầm nhìn. Đặng Lê Nguyên Vũ đã có một nhận thức và tầm nhìn xa rộng về cà phê Việt Nam. Nhưng bắt đầu từ con số không, không thể trách nhiều người cho rằng anh không tưởng, viển vông. Nhưng anh vẫn quyết tâm, bởi anh nhìn thấy con đường. Và anh có sức sáng tạo không giới hạn chảy trong huyết quản.

Đặng Lê Nguyên Vũ đã đặt một cái tên khởi đầu sự nghiệp của mình, mà nghe qua ai cũng thấy “ngông”: “Hãng cà phê Trung Nguyên”. Chữ “Hãng”, trong tiếng Việt, và trong giới kinh doanh, phải là một cơ sở to tát, chứ không thể là một căn nhà

nhỏ ọp ẹp và chiếc máy rang xay cà phê cũ kỹ công suất thấp.

Nhưng không lâu sau đó, cà phê Trung Nguyên vượt ra khỏi ranh giới Đắk Lắk, và làm một cuộc đổ bộ rầm rộ, nhanh chóng đến Sài Gòn năm 1998. Đây là cách mở rộng kinh doanh hiệu quả nhất bởi nó huy động được nguồn lực từ nhiều người khác để lớn mạnh, tạo thành một sức mạnh tổng hợp. Những năm cuối thập kỷ 90 thế kỷ trước, quán cà phê Trung Nguyên xuất hiện ở đâu, sức hút mãnh liệt với dân ghiền cà phê đến đó. Đâu chỉ có thế, cà phê Trung Nguyên còn dẫn dắt những người thưởng thức cà phê đến với những cảm thức mới về cà phê. Với việc tạo ra những loại cà phê khác nhau, hương vị khác nhau một cách tinh tế, Đặng Lê Nguyên Vũ đã khiến khách hàng có thể tự biến mình trở thành người sành điệu về cà phê qua việc phân biệt sự khác nhau trong từng hương vị của cà phê.

Tháng 2/2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua cà phê”

NGƯỜI LÃNH ĐẠO NGƯỜI LÃNH ĐẠO

một cách chính thức trên tờ tạp chí uy tín National Geographic Traveller và tháng 8/2012, tạp chí Forbes nhắc lại danh hiệu này với lời ca ngợi “zero to hero” (nhân vật từ vô danh thành anh hùng).

Nâng tầm vóc cà phê Việt NamĐau đáu trong lòng Đặng Lê Nguyên Vũ

vẫn là làm sao để đưa cà phê Việt Nam lên vị trí xứng đáng trên thị trường thế giới. Để thực hiện khát vọng lớn lao này, anh không ngừng học hỏi, đúc kết từ những bí quyết xây dựng thương hiệu cà phê của các nước khác, các hãng cà phê hàng đầu khác trên thế giới để mang về những cách thức chế biến cà phê ngon nhất.

Anh tìm ra điểm hạn chế của cà phê Việt Nam và đệ trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, các dự án phát triển ngành cà phê Việt Nam, trong đó phần quan trọng là giúp đỡ nông dân trồng cà phê từ khâu canh tác đến thu hoạch và tiêu thụ, hướng đến mục tiêu đưa ngành cà phê Việt Nam đạt 20 tỷ USD/năm…

Giấc mơ đưa Đắk Lắk trở thành “Thiên đường cà phê”, “Thánh địa cà phê toàn

cầu” nghe thật to tát, nhưng với Đặng Lê Nguyên Vũ, ước mơ – khao khát – hành động chưa bao giờ là những điều không tưởng. Với anh, ước mơ phải thật lớn, khao khát phải cháy bỏng và thực hiện chúng với niềm tin mãnh liệt bằng tất cả sức mình và theo đường lối cấp tiến khoa học. Đặc biệt là trong những giấc mơ thành đạt của anh luôn có lòng tự tôn dân tộc và tình yêu thương vô bờ bến với những người dân cùng đồng hành với mình.

Chính vì vậy, trong kế hoạch thực hiện của anh phải tiến hành đồng thời cả ba quy trình: Khoa học – Văn hóa – Tâm linh. Nghia là, trồng cà phê theo lối tự nhiên, không độc hại, gây tổn thương môi trường; thu hoạch, chế biến theo tiêu chuẩn tiên tiến, cùng với việc tổ chức các lễ hội cà phê, lễ hội cồng chiêng, tôn vinh những sáng tạo trong linh vực cà phê và xây dựng những biểu tượng, niềm tin trong một thế giới đang khủng hoảng.

Bản sắc cà phê, Trung Nguyên, và bản sắc “Vũ”

Tạp chí National Geographic Traveller và tạp chí Forbes đã tôn vinh Đặng Lê Nguyên Vũ là “Vua cà phê”. Đó là một danh hiệu xứng đáng dành cho anh. Không hề quá khi nói rằng, sự xuất hiện của Đặng Lê Nguyên Vũ đã đánh thức cà phê Việt Nam, làm cho tầm vóc cà phê lớn lên, có sức sống, có hồn. Anh trăn trở đi tìm và xây dựng học thuyết về cà phê, khơi dậy văn hóa cà phê… Giờ đây người ta có thể thấy ngày càng rõ nét diện mạo của cà phê và bản sắc cà phê Việt Nam, cũng như tầm ảnh hưởng của cà phê trong tâm thức, đời sống của người Việt và thế giới.

Tháng 11/2012, Đặng Lê Nguyên Vũ là người châu Á duy nhất được mời tham dự hội thảo “Thiết lập chương trình nghị sự quốc tế” tổ chức tại Lucerne (Thụy Si) và gây kinh ngạc khi khẳng định “học thuyết cà phê” sẽ thay thế các học thuyết đã gãy đổ. Tham luận của anh đã được đăng trên cuốn Báo cáo chỉ số hòa bình toàn cầu 2012 và Báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp toàn cầu 2012.

Sự kiện này hỗ trợ cho chiến lược mà Đặng Lê Nguyên Vũ đã dành bao tâm huyết, đó là chinh phục thị trường thế giới, để Việt Nam nói chung và Trung Nguyên nói riêng sẽ là thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới! Nếu bạn muốn là người dẫn đầu, hãy cạnh tranh với những người dẫn đầu vì chỉ cần chiến thắng họ,

bạn chắc chắn là người dẫn đầu - đó chính là con đường mà Vũ vạch ra và theo đuổi để đạt mục tiêu của mình. Trên con đường ấy, Trung Nguyên đang tiến vào thị trường Mỹ với những bước đi vững chắc, lấy châu Á là thị trường nội địa của mình và tâm điểm bệ phóng là Singapore.

Sứ mạng với thế hệ trẻĐặng Lê Nguyên Vũ chẳng hề giấu

giếm bí quyết thành công của mình. Trái lại, anh còn đặt rất nhiều kỳ vọng ở thế hệ trẻ kế tiếp và tin rằng mỗi người đều có thể trở thành những con người tài giỏi.

“Mọi công dân đều có quyền nghĩ lớn”.Nguyên Vũ chia sẻ: “Tôi tự thấy mình

có sứ mệnh với thanh niên Việt Nam, mong muốn họ tin rằng những gì tôi có thể làm được, họ cũng làm được”. Anh muốn mình là nguồn cảm hứng để khơi dậy sức mạnh ở họ. Bản thân anh, xuất phát điểm thấp, một hành trình dài đầy thử thách, nhưng anh đã làm được, và tiếp tục làm hơn thế nữa. Các bạn trẻ hoàn toàn có thể tin tưởng ở anh, và họ sẽ có một sự nghiệp như thế hoặc hơn thế nếu thật sự dám dấn thân.

Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định, rất nhiều thanh niên Việt Nam có thể có mộng làm giàu, dám nghi, dám làm. Nhưng điều đó chưa đủ. Phải biết cách để thực hiện nữa: “Nếu không ước mơ, làm sao có hiện thực? Nếu không hành động, đừng mong có thành quả”. Và công thức thành công của anh là: (1) Phải có ước mơ lớn, (2) Lựa chọn đúng linh vực và (3) Giải quyết vấn đề một cách thông minh. Chính nhờ yếu tố thứ 3 này mà những ước mơ lớn của Đặng Lê Nguyên Vũ không hề viển vông mà đang dần trở thành hiện thực khiến nhiều người khâm phục. Nghi được, làm được, còn gì tuyệt vời hơn thế nữa!

Đặng Lê Nguyên Vũ đã bắt đầu việc “truyền lửa” đến các bạn trẻ bằng việc tặng sách “Nghĩ giàu Làm giàu” và “Quốc gia Khởi Nghiệp” cho thanh niên cả nước. Trong năm 2014, anh tiếp tục tặng các cuốn sách tiếp theo gồm “Khuyên học” và “Đắc nhân tâm”. Anh tin rằng có những cuốn sách sẽ làm thay đổi cuộc đời, nhưng không nhiều. Các bạn trẻ cần tìm đọc có chọn lọc để tìm ra công thức cho chính bản thân mình.

GS Chales H. CranfordTheo Cuốn sách “Nghĩ giàu làm giàu -

Những trải nghiệm ở Việt Nam”

BẢN SẮC CÀ PHÊ

TRUNG NGUYÊN VÀ

BẢN SẮC “VŨ”

Page 4: Bản tin Coffee News 29

6 Tháng 8 - 2014 7Tháng 8 - 2014

Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm là Tiến sĩ xã hội học kinh tế, nguyên là Giáo sư về Kinh tế phát triển và Chiến lược ngoại thương tại Đại học tổng hợp Bruxen. Đặc biệt được biết đến như người mang khái niệm thương hiệu một cách chuyên nghiệp và bài bản nhất vào Việt Nam, ông hiện là chuyên gia tư vấn chiến lược phát triển doanh nghiệp và Chiến lược thương hiệu cho nhiều doanh nghiệp tại Châu Âu, Mỹ, Canada và là Giáo sư thỉnh giảng về lĩnh vực này tại nhiều trường Đại học. Giáo sư Thiêm là tác giả của bộ sách 6 tập về quản trị thương hiệu “Dấu ấn thương hiệu”, cuốn “Thị trường, chiến lược, cơ cấu”. Đặc biệt Giáo sư là người bạn lớn với gia đình Trung Nguyên

Với lần trở lại Việt Nam lần đầu tiên trong năm 2014, giáo sư Thiêm cho rằng đây là một chuyến trở về đầy kỳ tích, bởi “trọng bệnh” của giáo sư đã được các bác sỹ hàng đầu

Hoa Kỳ báo trước cho người nhà chuẩn bị. Thế nhưng chuyện gì cũng có thể xảy ra, sau hơn 8 tháng chữa trị, sức khỏe của giáo sư đã dần hồi phục. Vào trung tuần tháng 08, giáo sư đã bay về Việt Nam, dừng chân tại Trung Nguyên, dành ra 2 ngày 14&15/08/2014 đào tạo các cấp quản lý cùng nhân sự làm việc trong lĩnh vực Marketing Truyền thông. Đây chính là khoảng thời gian quý giá nhất của các chiến binh Trung Nguyên để tiếp cận vấn đề quản trị thương hiệu dưới một góc nhìn mới mẻ và sâu sắc, đồng thời khám phá một hành trình dài chạm đến trái tim và chinh phục khách hàng.

Giáo sư cho biết, chương trình đào tạo sẽ tiếp tục mỗi tháng 1 lần, giúp các thành viên từng bước tìm ra công thức tối ưu nhất trong hành trình cùng với thương hiệu và sản phẩm chinh phục

khách hàng, giải quyết những vấn đề và hiện trạng đang còn tồn động. Trong buổi học của tháng 8 này, giáo sư khai thác sâu sắc góc nhìn thương hiệu bằng con mắt tinh tế đầy triết lý, giúp người học thấu hiểu chính bản thân mình, bản sắc thương hiệu cũng như soi thấu khách hàng.

Phần đầu tiên mà giáo sư thuyết giảng, đó là đặt ra câu hỏi đi tìm sự khác biệt cho thương hiệu. Bởi sự khác biệt được nhắc đến rất nhiều và là công thức thành công cho mọi thương hiệu. Kinh doanh không chỉ đơn thuần là bán sản phẩm phục vụ những nhu cầu tối thiểu của khách hàng, mà cốt lõi là chia sẻ, thấu hiểu cảm xúc của khách hàng, giúp khách hàng đạt đến sự kỳ vọng của chính bản thân mình và tạo ra sự hãnh diện, tự hào của chính họ khi thấy được hình ảnh của họ trong sản phẩm.

Giáo sư nhận định, Trung Nguyên là một thương hiệu khác biệt, khác biệt bởi khả năng làm giỏi hơn ở tất cả mọi mặt, đặc

biệt là tầm nhìn xa của thương hiệu cho một tương lai tốt đẹp của người Việt nói riêng và cộng đồng những người yêu đam mê cà phê trên toàn cầu nói chung. Chính sự đặc biệt này tạo ra nhiều hành động mà riêng chỉ có Trung Nguyên dấn thân, mà có thể trong giai đoạn hiện nay khách hàng chưa thấu hiểu hết. Bên cạnh đó, các lãnh đạo Trung Nguyên cần chia sẻ và truyền đạt đầy đủ tầm nhìn cùng với sứ mệnh và mục tiêu lớn, để các nhân viên hiểu, tin tưởng và cùng nhau đặt ra mục tiêu cho chính họ, cùng nhau hoàn thành những “giấc mơ chung”.

Hành trình chinh phục khách hàng là một hành trình dài, ứng với từng cung bậc cảm xúc, khách hàng sẽ thể hiện họ là ai, tâm trạng họ ra sao, thái độ ứng xử và quan điểm của họ thế nào, cái nhìn của họ về chính họ và họ muốn người khác nhìn nhận về họ, trái tim và khối óc của họ đang dốc sức cho cái gì và họ tin tưởng hoặc sẽ tin tưởng điều gì…Tương ứng với những điều đó, thương hiệu cũng cần hiểu rõ chính mình và đưa ra câu chuyện tốt nhất

để mang đến cho khách hàng. Một người làm thương hiệu thành công đó là phải hiểu rõ chính mình, hiểu rõ khách hàng và giúp khách hàng thấu hiểu thương hiệu họ tin dùng . Thông qua buổi đào tạo, giáo sư Thiêm giúp học viên tiếp cận khách hàng dưới góc nhìn mới mẻ mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.

Buổi học đã nhận được sự chia sẻ và phản hồi đầy trăn trở của các cấp chỉ huy Trung Nguyên. Dưới góc độ chuyên môn của từng lĩnh vực, mỗi người lại đưa ra một quan điểm riêng về cách thức định hướng người dùng, về con đường chinh phục họ bằng các sản phẩm và dịch vụ mà Trung Nguyên tạo ra. Với mỗi một chia sẻ, giáo sư Thiêm đưa ra lời khuyên và cách nhìn đúng đắn nhất nhằm tôn vinh chính con người chứ không phải ai khác.

GIÁO SƯ TÔN THẤT NGUYỄN THIÊM GIẢNG DẠY

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

6 Tháng 8 - 2014 TIN TỨC TRUNG NGUYÊN TIN TỨC TRUNG NGUYÊN

Thực hiện: Nguyên Ngọc

Page 5: Bản tin Coffee News 29

8 Tháng 8 - 2014 9Tháng 8 - 2014

Vào chiều ngày 21/7/2014 vừa qua, Trung Nguyên đã có buổi tiếp đón Đoàn sinh viên và giáo sư trường

Đại học HAWAII (Mỹ) tại Không gian Trung Nguyên số 06A Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM. Trước đó trong bức thư ngỏ ý tham quan Trung Nguyên, giáo sư Grant Kim - Phó Giám đốc, Học viện quản lý Châu Á Thái Bình Dương – cho biết “Trung Nguyên mang đến một bài học tuyệt vời về vai trò nổi bật trong chuỗi cà phê cao cấp có tính cạnh tranh cao của Việt Nam và trong thị trường cà phê, cũng như nhanh chóng mở rộng sang nước ngoài”.

Tại buổi gặp gỡ, Đoàn sinh viên đã được Tập đoàn chia sẻ câu chuyện thú vị qua đoạn phim giới thiệu một cách đầy đủ và xúc tích về cà phê Việt Nam, lịch sử hình thành Tập đoàn Trung Nguyên cũng như huyền thoại cà phê Weasel, Legendee. Đồng thời đoàn sinh viên cũng được trực tiếp trải nghiệm học cách pha chế cà phê phin – nét độc đáo của văn hóa cà phê Việt Nam.

Sau phần trình bày, giáo sư Grant Kim đã chia sẻ “Chúng tôi thấy nhiều quan điểm khác nhau về cà phê, cà phê không chỉ là cuộc sống, mà còn là ngành công nghiệp lớn của toàn cầu”

Thực hiện: Sương Trinh

CHIA SẺ BÀI HỌC THÀNH CÔNG

ĐẾN SINH VIÊN ĐẠI HỌC HAWAII (MỸ)

TIN TỨC TRUNG NGUYÊN8 Tháng 8 - 2014

Đôi nét về lịch sử trường Đại học Hawaiii (UH) và Việt Nam. UH có một cam kết lâu dài với Việt Nam, đó là trường kinh

doanh được chứng nhận AACSB đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, cung cấp các chương trình Executive MBA tại Hà Nội và TP.HCM từ năm 2001, đào tạo hàng trăm học viên hiện đang giữ các vai trò quan trọng tại Việt Nam và khắp khu vực Đông Nam Á (http://shidler.hawaii.edu/vemba). Ngoài chương trình Execu-tive MBA này, chúng tôi tiếp tục tham gia cùng với các cựu sinh viên và cộng đồng tại Việt Nam thông qua Chương trình Học tập về Châu Á (http://shidler.hawaii.edu/asianfieldstudy) và Chương trình Phát triển Khoa Đông Nam Á (http://bus .wisc.edu / trung tâm / CIBER / fdib / southeastasiafdib).

Page 6: Bản tin Coffee News 29

10 Tháng 8 - 2014 11Tháng 8 - 201411 Tháng 8 - 2014

Trung tuần tháng 07/2014, Đội ngũ kinh doanh của Trung Nguyên tổ chức chương trình đưa hàng hóa về nông thôn, cụ thể là Chợ Long Phước – Long Trường, Chợ Phước Bình, khu vực Quận 2 và Quận 9. Với mục tiêu chăm sóc chu đáo cho khách hàng quen thuộc và mở rộng thêm nhóm khách hàng mới góp phần gia tăng doanh số vượt mức chỉ tiêu đề ra. Biệt đội đặc biệt được chia thành 4 nhóm. Tất cả các chiến binh xuất phát với tinh thần chiến đấu cao độ và quyết tâm bứt phá.

Trước khi xuất quân, việc trao đổi và thống nhất phương án

tác chiến là một phần quan trọng để mỗi chiến binh đều hiểu rõ và hiểu đúng mục tiêu đề ra. Do mỗi khu vực đều có đặc trưng riêng, do đó cần linh hoạt trong phương án hành động cho phù hợp. Những chia sẻ và động viên của Cấp Chỉ Huy đã tiếp thêm nguồn năng lượng cho mỗi chiến binh.

Điểm bán mở mới, điểm bán viếng thăm, điểm bán trưng bày theo cụm, hóa đơn thành công, điểm bán được trưng bày đẹp là những tiêu chí được đưa ra không chỉ để đánh giá hiệu quả làm việc của các anh em kinh doanh mà còn đánh giá chỉ số đam mê và mức độ quan tâm khách hàng. Khi được hỏi : “Các anh nghi gì về tiêu chí này?”, các chiến binh cho rằng: Các tiêu chí chính là thước đo và kiểm tra khả năng kiên trì, nhiệt huyết và cách thức tiếp cận có tổ chức để đảm bảo đạt được mục tiêu cả về số lượng lẫn chất lượng phục vụ”

Việc trưng bày hàng hóa và đáp ứng nhanh chóng yêu cầu cung

ứng hàng hóa là vấn đề mà các anh em kinh doanh lưu tâm mỗi ngày. Đây là một công việc đơn giản nhưng lại giúp mối quan hệ giữa khách hàng và sales ngày càng gắn bó. Các anh vui vẻ chia sẻ thêm: Trong lúc trưng bày hàng hóa giúp khách, mình sẽ có thêm thời gian để trao đổi, được họ chia sẻ những thay đổi của

việc mua bán, những khó khăn khi bán hàng, để có những điều chỉnh hỗ trợ phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường. Qua đó bọn anh cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm hay, thu thập được nhiều thông tin hữu ích. Quan trọng nhất là, sự kết nối cũng góp phần tạo thiện cảm với hình ảnh cà phê Trung Nguyên.

Mong rằng các chiến binh Trung Nguyên sẽ luôn tràn đầy nhiệt huyết và quyết tâm cao độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Xin gửi tặng các anh thông điệp : “Hãy làm việc nhỏ với thái độ lớn”.

Thực hiện: Văn Tòng

CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN “VỀ VỚI

NÔNG THÔN”

CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN “VỀ VỚI

NÔNG THÔN”

TIN TỨC TRUNG NGUYÊN 11Tháng 8 - 2014

Page 7: Bản tin Coffee News 29

12 Tháng 8 - 2014 13Tháng 8 - 2014NÓI BẰNG HÌNH ẢNHNÓI BẰNG HÌNH ẢNH 13Tháng 8 - 2014

10h sáng ngày 7 tháng 8, không khí Phòng Kinh doanh Nội địa và Biên

mậu sôi động hơn hẳn ngày thường. Các anh chị em, người căng mắt đọc câu hỏi trên màn hình máy tính, người sôi nổi rời khỏi bàn làm việc để đến thảo luận kiến thức với đồng nghiệp. Ứng xử ra sao với “khách hàng chủ động”, “khách hàng khó tính”, “khách hàng trầm tư”…? “Bài toán nhận diện khách hàng” được các nhân viên kinh doanh đưa ra mổ xẻ, phân tích từ kinh nghiệm thực tế. Đây chỉ là một trong nhiều buổi kiểm tra rộn ràng của anh chị em nhân viên Tập đoàn Trung Nguyên tại tòa nhà 82 Bùi Thị Xuân trong đợt kiểm tra năng lực cà phê vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua!

Yêu hơn cà phê, tự hào hơn về Trung Nguyên!Nhắc đến kỳ kiểm tra, chị Lê Hoàng Mỹ Tâm, Chuyên viên Tiếp thị Thương Mại cho biết “Không khí mấy ngày qua náo nhiệt hơn hẳn. Sách Hiểu về cà phê có rất nhiều kiến thức hay, lạ về văn hóa cà phê trong và ngoài nước…”. “Thi xong là mở luôn được quán cà phê!”, cô gái Đỗ Thị Bích Ngọc, Nhân viên điều phối kinh doanh lại cười sảng khoái khi

nhắc đến 80 câu trắc nghiệm kiến thức cà phê mà chị khá tâm đắc.

Còn với chị Võ Thị Ngọc Thơ, Chuyên viên kinh doanh Online khối Đại siêu thị, một trong những thành viên nổi bật trong lớp Hội nhập tháng 7 thì chia sẻ chân thành: “Trước khi vào làm Trung Nguyên, mình thực sự chưa hiểu nhiều về cà phê, nhưng chính những kiến thức được học ở đây đã làm mình thấy yêu cà phê hơn. Kỳ thi cũng là cơ hội để mình biết rằng còn nhiều điều sâu xa mình cần học”.

Kiểm tra để gắn kết“Kỳ kiểm tra cần sôi nổi, cần tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ôn tập kiến thức và tương tác”, đó là chỉ đạo từ anh Lê Đình Hải Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo cho công tác chuẩn bị hoạt động này.

Để kịp phục vụ cho kỳ kiểm tra, anh Phan Quang Vinh, Chuyên viên Đào tạo, đã dành nhiều tháng tự mày mò áp dụng mô hình Elearning khá mới mẻ hiện nay. Để giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh, đã có các “hiệp sĩ IT” hỗ trợ kịp thời. Anh Nguyễn Văn Tòng, Trưởng Phòng Đào tạo & Kiểm soát Kinh doanh cũng chia sẻ:

“Trang elearning là một nỗ lực mới của trung tâm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động, thay vì phải làm bài trên giấy như năm trước, vừa tốn kém thời gian và chi phí, lại không linh động”. Anh Tòng cũng là một trong những thành viên đã bỏ ra nhiều giờ nghiền ngẫm các tình huống thực tế, rà lại các kiến thức lý thuyết để soạn thảo gần 300 câu hỏi về mảng kinh doanh cho kỳ kiểm tra.

Anh Lê Hoàng Sơn, Giám sát nhân sự phụ trách về kiểm soát thì cho ý kiến: “Để góp phần giúp hoạt động chia sẻ kiến thức tốt hơn nữa, sắp tới, đầu năm 2015, một fo-rum nội bộ cho nhân viên Trung Nguyên sẽ được ra mắt, để anh chị em có thể cập nhật thường xuyên các câu hỏi về cà phê, về công ty lẫn chuyên môn…”. Anh Hoàng Sơn bật mí, hiện tại forum đang trong quá trình xây dựng và rất cần sự đóng góp công sức từ mọi người.

Xin chúc mừng toàn thể anh chị em Tập đoàn Trung Nguyên đã hoàn thành tốt đẹp phần kiểm tra kiến thức cà phê của mình! Hy vọng các anh chị đã có một dịp tìm hiểu và trắc nghiệm kiến thức thú vị, bổ ích!

Thực hiện: NAM ANH

“KỲ THI

MÙA HÈ”!

NHỮNG CON SỐ!Kết quả kiểm tra của cấp nhân viên: Điểm cao nhất: 97. Điểm thấp nhất: 57. Điểm trung bình dao động từ 76 đến 85Kết quả kiểm tra của cấp quản lý: Điểm trung bình dao động từ 81 đến 95 điểm. Điểm cao nhất: 98

TRUNG NGUYÊN

RỘN RÀNG

TIN TỨC TRUNG NGUYÊN12 Tháng 8 - 2014

Chương Trình Kiểm Tra Năng Lực Cà Phê” được Trung tâm Đào tạo thuộc Tập đoàn tổ chức định kỳ hàng năm cho toàn thể các cấp quản lý và nhân viên Trung Nguyên. Mục đích chương trình là đánh giá kiến thức liên quan đến cà phê và chuyên môn, đồng thời giúp các thành viên Trung Nguyên có dịp tìm hiểu một cách hệ thống hơn các kiến thức về cà phê, tinh thần Trung Nguyên.

Page 8: Bản tin Coffee News 29

14 Tháng 8 - 2014 15Tháng 8 - 2014NÓI BẰNG HÌNH ẢNH14 Tháng 8 - 2014 NÓI BẰNG HÌNH ẢNH 15Tháng 8 - 2014

Page 9: Bản tin Coffee News 29

16 Tháng 8 - 2014 17Tháng 8 - 2014NÓI BẰNG HÌNH ẢNH16 Tháng 8 - 2014 TIN TỨC TRUNG NGUYÊNTIN TỨC TRUNG NGUYÊNNÓI BẰNG HÌNH ẢNH 17Tháng 8 - 2014

Page 10: Bản tin Coffee News 29

18 Tháng 8 - 2014 19Tháng 8 - 2014TIN TỨC TRUNG NGUYÊNNÓI BẰNG HÌNH ẢNH18 Tháng 8 - 2014 NÓI BẰNG HÌNH ẢNH 19Tháng 8 - 2014

Page 11: Bản tin Coffee News 29

20 Tháng 8 - 2014 21Tháng 8 - 2014CÀ PHÊ - VĂN HÓA NGHỆ THUẬT20 Tháng 5 - 2014

Tình bạn giữa một cao nguyên lồng lộng gió núi với một cánh buồm tình nguyện chọn “bão tố chốn

bình yên” (Lermontov) hình như đã bắt đầu vào một buổi sáng se se lạnh Hà Nội, bữa đó Nguyên Vũ nhờ Văn Thành của báo Tia Sáng rủ tôi tới dùng cà phê ở đầu phố Ngô Quyền – cái quán thuộc hệ thống nhà hàng cà phê Trung Nguyên, nó vừa đủ nhỏ để ta được thân tình, và nó cũng vừa đủ to để khách cà phê ra vào không đụng nhau nhưng không “to” một cách huênh hoang, xa lạ.

Ngay lập tức trong hương cà phê pha với hương vị rất “đàn ông” của xì gà, hai chúng tôi trước con mắt theo dõi đầy tình cảm của Văn Thành, chúng tôi nói với nhau những điều gan ruột nhất – những hoài bão của tôi ở lúc cuối đời nên càng cảm nhận được định nghia thế nào là “chân trời”, cái chốn càng đi tới càng thấy phải đi tới nữa nữa – và những hoài bão của Nguyên Vũ, nhỉnh chút chút hơn một nửa tuổi của tôi, con người đang thành đạt, và vẫn đang âu lo một chút gì đó không để cho riêng cá nhân mình.

Sáng hôm đó, chúng tôi nói với nhau về những việc đang làm, về Giáo dục, về gây dựng một Khát vọng mang chung một tên gọi là Việt Nam. Kỳ lạ là sự bắt quen để thành tình bạn, mà tôi nghi đó không thể là do sự hấp dẫn của cá nhân một người đang là ông già với một chàng trai chưa bao giờ thành ông già như Nguyên Vũ.

Càng hợp tác với nhau, tôi càng nghiệm ra rằng, nếu thiếu vắng cái mẫu số chung gọi tên thành hai chữ Việt Nam, chắc chắn ngọn gió cao nguyên sẽ chẳng bao giờ vờn

tới cánh buồm mơ mộng của chúng tôi.

Nguyên Vũ đã mở màn cho loạt sự kiện chúng tôi tổ chức vào ngày thứ Bảy giữa mỗi tháng: những Ngày Sư phạm Cánh Buồm – cái buổi đầu tiên ấy, tôi không thể quên, có nội dung tập trung vào sự lựa chọn lý thuyết Tâm lý học chỉ đạo cách cư xử với trẻ em trong sự nghiệp Giáo dục. Như một cơ duyên Trời định, buổi sinh hoạt khoa học phổ cập đầu tiên ấy có cả Nguyên Vũ, có cả Ngô Bảo Châu, lại có cả Giáp Văn Dương. Đã gọi là “buổi sinh hoạt” dù là sinh hoạt về nội dung sư phạm, nhưng đó vẫn là một câu lạc bộ, với nội dung là những gợi ý khoa học chứ không là những “bài học” áp đặt. Thế thì, cái buổi thứ Bảy giữa tháng 7 năm 2013 ấy chính là một diễn đàn cho những ý kiến tìm cách hội tụ về một định hướng – định hướng hạnh phúc của con người Việt Nam cho con người Việt Nam, không phải thứ “hạnh phúc” ở chân trời, mà cái hạnh phúc ở đây và ngay hôm nay – khi trẻ em theo cách tổ chức được Tự học – Tự Giáo dục của Cánh Buồm, đang chung tay thày và trò cùng hiện đại hóa nền Giáo dục cho chính mình.

Một công cuộc hiện đại hóa không lai căng. Một công cuộc hiện đại hóa không tốn tiền. Một công cuộc hiện đại hóa nhất thiết phải bắt đầu với trẻ em lớp Một và bắt đầu với việc tổ chức cho các em biết TỰ HỌC – năng lực tự học như một món quà duy nhất nhà giáo dục hai tay dâng tặng trẻ em để các em mang hành trang đó đi suốt cuộc đời.

Kỷ niệm một năm Nguyên Vũ gặp đoàn thủy thủ Cánh Buồm, một năm Nguyên

Vũ “ra lệnh” cho Trung Nguyên ở Hà Nội tháng tháng giúp tổ chức Ngày sinh hoạt sư phạm Cánh Buồm – với “hội trường” vừa đủ lịch sự, với trợ giúp tài chính (và cả cà phê, khá nhiều cà phê) đủ để tạo được sự động viên thân tình của người đồng hành với những bạn thủy thủ không bao giờ hết viển vông – cái viển vông khiến họ sống trong sáng, ưỡn ngực đón gió, mãi mãi vươn tới cái Đẹp của sự nghiệp Giáo dục, không phải là sự luồn cúi đi tìm “thắng lợi” trong “công tác” Giáo dục.

Kỷ niệm một năm đoàn thủy thủ Cánh Buồm gặp và nhận gió từ cao nguyên của Đặng Lê Nguyên Vũ, mình thay mặt Cánh Buồm tặng bạn bài thơ mình dịch đã hơn 50 năm và không bao giờ đăng báo, bài thơ “Cánh Buồm” của nhà thơ Nga Ler-montov, ấy là khi mình tự học tiếng Nga, ngồi lẩn mẩn làm “bài tập” vào lề cuốn sách Le Russe của bà Nina Potapova.

CÁNH BUỒM

Đơn độc cánh buồm trắngTrong sương mờ biển xanh

Tìm chi nơi xa vắngMà lảng tránh đất lành?

Biển dâng gió gào rúCột buồm vặn đớn đauNơi nào có hạnh phúc

Hạnh phúc biết tìm đâu!Lấp lóa buồm căng lướtÁnh vàng mặt trời lên

Cánh Buồm trong bão tốSóng gió chốn bình yên

1970

Nhà giáo Phạm ToànTheo Tạp chí Tia Sáng

MỘT KHÁT VỌNG MANG CHUNG TÊN GỌI

Chủ Tịch Đặng Lê Nguyên Vũ (Hàng đứng, bên phải) cùng Đoàn Thủy Thủ Cánh BuồmSài Gòn lúc nào cũng nhộn nhịp, hối

hả và tươi mới - Hân nghi. Hầu như mọi thứ, từ hoa, trái, cây, lá, cho

đến con người,… càng tươi trẻ thì càng hấp dẫn. Như ly cà phê khói bốc từng ngọn, hương nồng đượm, nóng hổi trước mặt Hân vậy - cũng là một nét tươi mới đặc biệt…

Đang vu vơ nghi ngợi, bỗng nghe tiếng cười giòn tan bên kia đường, Hân nhìn lên. À, thì ra là một cậu nhóc chừng mười một, mười hai tuổi, gần như nhảy cẫng lên vui mừng với ly cà phê take away (cà phê mang đi) trên tay - chắc vừa được mẹ thưởng cho sau một hồi lâu vòi vinh đây mà.

… Không riêng ở Sài Gòn, cà phê take away đang ngày càng được ưa chuộng khắp cả nước, bởi tính nhanh gọn, tiện lợi. Đang ngồi thưởng thức ly cà phê thơm nồng trong quán quen, Hân chợt nghi: phải chăng, ly cà phê take away sẻ được xem là “xu hướng” thưởng thức cà phê cho xã hội ngày nay - khi mà cái gì cũng được “hô biến” cho nhanh, gọn, cần là có!

Đến đây, cô lại miên man về những ngày cô trạc tuổi đứa trẻ kia. Hân nhận thấy có gì điều đó chợt ùa về dào dạt: một hình ảnh mang mùi, vị, hương, lẫn cả niềm hạnh phúc… Và tất cả đều rất đỗi chân phương, dịu dàng.

Đó là vào đầu những năm 2000, mọi người nói với nhau rằng có một loại cà phê lạ lắm, gọi là cà phê hòa tan: tức là uống hết, không bỏ cặn, bỏ bã gì hết, không cần phin, không cần sữa đặc, cũng không cần thêm đường… mà cũng có được một ly cà phê sữa thơm ngon, béo ngọt. Và một trong những nơi “truyền bá” loại “cà phê lạ” kia cho cả khu phố là gia đình Hân. Vì nhà Hân bán tạp hóa, nhiều thứ mới lạ, hầu như nhà Hân đều có trước tiên.

Ngày đầu tiên mẹ mang cà phê hòa tan về bán, Hân tò mò lắm, không biết loại thức uống hiện đại đó như thế nào, ước sao được mẹ cho thử một lần thôi cũng được, nhưng không dám xin vì phải để mẹ bán “mở hàng”. Nào ngờ, loại cà phê này bán rất “chạy”, được rất nhiều gia đình trong xóm yêu thích, ngày nào cũng mua, có hôm mua đến mấy lượt, hàng lấy không kịp bán. Song, mẹ Hân luôn dành lại năm gói cà phê hòa tan để pha cho cả nhà, dù khách có hỏi mua mẹ cũng không chịu bán hết.

Vậy là cứ sau bữa cơm tối, trong khi cha, chị Nhi, em Ngân và em Nhiên còn xem chương trình yêu thích trên ti vi, thì Hân lại quấn quýt bên mẹ chuẩn nào lấy ly, tách, muỗng. Rồi Hân nhẹ nhàng, cẩn thận xé từng gói cà phê hòa tan, từ từ cho vào từng ly, vẻ như sợ chất bột thơm thơm ấy vơi đi mất…

… Mẹ cho nước sôi vào, Hân lại giành phần khuấy đều hết năm ly cà phê sóng sánh, nóng hổi thơm lừng, rồi cùng mẹ bưng ra mời cả nhà uống. Cha bảo: “cà phê này tiện quá ha, chỉ cần có nước sôi là có cà phê uống liền, ngộ ghê”. “Ừ, xem trên đài, thấy nói cây cà phê ở Việt Nam trồng ngày càng nhiều, xuất khẩu ngày càng tăng, sản xuất cà phê thì ngày càng tiên tiến, chắc rồi sẽ càng có nhiều kiểu cà phê hiện đại, tiện lợi hơn nữa.” - Mẹ đáp.

Lúc đó, em Nhiên cứ “ư”, “a”, tay chân thì huơ huơ như muốn tham gia vào câu chuyện của cha mẹ. Có lẽ hương cà phê thơm lừng làm nó phấn khích. Mẹ cho nó uống thử cà phê cùng cả nhà, vừa thổi vừa đút từng muỗng nhỏ cà phê vào cái miệng chúm chím của nó. Nó há miệng, đón lấy rồi ngậm lại với khuôn mặt rạng rỡ, mắt nó sáng, chân nó nhảy nhảy, rồi “Mẹ! Mẹ!” đòi tiếp, xem chừng khoái chí lắm.

Trong thời tiết se lạnh của ngày lập đông, có lẽ cả nhà ai nấy đều thấy dễ chịu với ly cà phê hòa tan ấm nóng, nếm từng ngụm cà phê trong im lặng như để thưởng thức được cho kỳ hết cái ngon lành, cái lạ của loại thức uống này. Sự ấm nóng tỏa ra từ ly cà phê hòa tan trên tay, ngụm cà phê trong miệng, hay niềm vui sướng, hạnh phúc từ trong lòng, từ sự quây quần, xôm tụ của cả gia đình,…

…. Cảm giác ấy, đến bây giờ khi nhớ về, Hân vẫn thấy thổn thức khôn nguôi. Đó có thể là cái vui sướng của đứa trẻ nhỏ khi được thỏa mãn mong ước thưởng thức một loại đồ uống được nghe kể, được xem là lạ, là hiện đại vào thời điểm đó. Đó cũng là niềm hạnh phúc khó tả khi được cùng tận hưởng điều vui sướng, mới lạ ấy cùng gia đình. Hạnh phúc gì mà đơn giản, mà ngộ ghê!…

Người ta thường nói: khi còn nhỏ, cái gì cũng thèm, ăn cái gì cũng ngon; khi lớn rồi, ít khi nào thấy thèm cái gì, cho dù được ăn lại những thức ngon khi bé, cũng không còn thấy ngon nữa… Hân nghi, điều này hẳn là đúng. Bởi hương vị thường gắn liền với ký ức, có những thứ ngon là vì kỷ niệm.

Và có lẽ cũng chính vì vậy, mà dù cho giờ đây, khi đã được đi đây đi đó nhiều, đã được thưởng thức loại cà phê này, loại thức uống kia… nhưng mỗi lần về nhà, Hân luôn muốn được xúm xít quanh mẹ, để được tự tay chuẩn bị ly tách, cẩn thận xé từng gói cà phê hòa tan. Để được thưởng thức món mà luôn làm Hân náo nức khi trở về nhà, như đứa trẻ nhỏ ngày nào - những ly cà phê hòa tan mẹ pha, loại thức uống mang thứ hương vị ký ức gia đình…

Thực hiện: Hải Ly

G7 HƯƠNG VỊ

KÝ ỨC GIA ĐÌNH

CÀ PHÊ - VĂN HÓA NGHỆ THUẬT 21Tháng 5 - 2014

Page 12: Bản tin Coffee News 29

22 Tháng 8 - 2014 23Tháng 8 - 2014

Nhắc đến cà phê “Bệt”, người ta nghi ngay đến công viên 30/4 trước cổng Dinh Độc Lập, bên

cạnh nhà thờ Đức Bà. Sở di công viên 30/4 được nhiều người ưa thích vì không gian thoáng đãng và rất đỗi yên bình.

Cà phê Bệt đúng với tên gọi không bàn, không ghế, chỗ ngồi là những khoảng vỉa hè dưới tán cây xanh mát, đầy tiếng chim. Chính phong cách bình dân, độc đáo nhưng không kém phần lãng mạng đó, cà phê Bệt thu hút rất đông thực khách. Không chỉ là học sinh, sinh viên, giới văn phòng mà các du khách nước ngoài cũng đến với không gian này. Việc ghé đến đây vào cuối tuần, lựa chọn một góc ngồi trong công viên, vừa nhâm nhi cà phê, vừa trò chuyện cùng bạn bè đã trở thành một thú vui quen thuộc của người Sài Gòn.

“Tôi cảm thấy rất thoải mái, rất vui khi cùng bạn bè tụ họp tại không gian cà phê Bệt vào mỗi cuối tuần. Ở nơi đây, tôi có cảm giác mọi người gần nhau hơn, không có khoảng cách, khác biệt nào giữa người

nổi tiếng hay người bình thường”, diễn viên Ái Phương chia sẻ khi được hỏi về không gian cà phê Bệt.

Một trong những yếu tố đầu tiên khi nhắc đến cà phê Bệt, có lẽ chính là mức giá. Chỉ với 10.000 đồng là bạn có một ly cà phê để cùng bạn bè thưởng thức tại chỗ. Cũng chính vì lý do này, cà phê Bệt thu hút đông nhất vẫn là những người trẻ: học sinh, sinh viên. Mỗi buổi sáng cuối tuần, nơi đây lại rộn ràng tiếng đàn, tiếng hát

của các bạn trẻ này. Không chỉ là nơi ngồi uống cà phê, Bệt đã trở thành địa điểm giao lưu văn hóa và sinh hoạt cộng đồng.

Bạn Thanh Thúy – Sinh viên trường Đại học KHXH & NV TPHCM chia sẻ: “Em rất thích cà phê Bệt, vì ở đây em thấy mình như được hòa mình vào thiên nhiên,không phân biệt vùng miền, xuất xứ. Mọi người cứ đến đây một cách tự nhiên, cùng sinh hoạt, vui chơi rất hòa đồng với nhau như những người bạn thân thiết”.

Bạn Tấn Thịnh – Sinh viên trường Đại học Kiến trúc lại có nhận xét vô cùng thú vị: “Tôi đến đây để học hỏi và giao lưu với nhiều người và cùng chia sẻ kinh nghiệm học tập, công việc, cuộc sống. Điều đặc biệt là thức uống ở đây rất hợp túi tiền của sinh viên, như chúng tôi”

Không ai biết chính xác, cà phê Bệt có ở Sài Gòn từ bao giờ, nhưng ý kiến được nhiều người đồng tình nhất, do vị trí địa lý của Bệt rất thuận tiện, điểm xuất phát từ đường Nguyễn Đình Chiểu dọc Đại học

CÀ PHÊ - VĂN HÓA NGHỆ THUẬT22 Tháng 8 - 2014

MỘT NGÀY Ở

CÀ PHÊ BỆT

Kiến Trúc và Đại học Kinh Tế. Sinh viên hai trường này đã mang văn hóa Bệt ra công viên 30/4. Cũng theo nhiều người, tiền thân của quán cà phê Bệt ở công viên 30/4 là một quán cốc ở bên kia đường, nhưng từ khi chủ nhà xây biệt thự thì quán cốc trước cửa phải dọn đi chỗ khác. Một ý tưởng mới đã xuất hiện, anh chủ quán mua chiếc xe khách cũ, tháo hết ghế làm trụ sở bán. Trên xe luôn có hai người chuyên pha chế thức uống cho khách ngồi ở công viên này.

Sài gòn vốn nổi tiếng với vô vàn những quán cà phê cóc.Nhưng khi những quán cà phê nhỏ bé này tập trung lại tại một khu vực tạo nên một không gian cà phê rộng mở, khi ấy người ta gọi là cà phê Bệt. Chuyện uống cà phê rất quan trọng ở chỗ, bạn uống với ai, ở đâu và lúc nào. Tất cả những điều này tạo nên phong cách của bạn, thể hiện con người của bạn. Người Sài Gòn tính tình phóng khoáng và cởi mở, vì vậy chỉ mấy cái ghế con và ly cà

phê đá thế là đủ để tận hưởng một trong những thú vui của cuộc đời. Bạn bè, người yêu, vợ chồng, đồng nghiệp….tất cả đều có thể kéo ra Bệt trò chuyện, hàn huyên, tâm sự với nhau một cách thoải mái, vui vẻ đầy hứng khởi. Đó cũng là một nét rất riêng của Bệt.

Nếu hiểu Bệt là loại hình cà phê không cần quán xá, chỉ cần chọn một chổ ngồi thoáng mát, sạch sẽ để nhâm nhi ly cà phê yêu thích thì Bệt phổ biến khá nhiều nước trên thế giới, ngay cả những nước phát triển. Thế nhưng ở Việt Nam, khi nhắc đến Bệt, người ta lại nghi ngay đến Sài Gòn. Vì có lẽ chỉ có ở mảnh đất đầy phóng khoáng này, Bệt mới được yêu thích đến nỗi trở thành một nét văn hóa riêng. Thậm chí, nhiều con người đã trở thành một nhận vật gắn liền với cái tên cà phê Bệt, trở thành biểu tượng văn hóa vỉa hè Sài Thành.

Trong guồng quay phát triển mạnh mẽ

của Sài Gòn, thì bên cạnh những quán cà phê đẳng cấp sang trọng, cà phê Bệt vẫn tồn tại từng ngày và giữ được nét đặc trưng vốn có của nó trong văn hóa cà phê Sài Gòn.

Cà phê là thức uống xã hội, không phân biệt sang hèn, giai cấp. Cà phê ở Bệt đã trở thành chất xúc tác tâm hồn cho nhiều người đến nơi đây. Từ lâu, nó đã trở thành không gian nhiều kỷ niệm của những người con Sài Gòn đi xa nhớ về. Với sức hút âm thầm của mình, Bệt vẫn đang ngày ngày in sâu vào trong tiềm thức của mỗi người Sài Gòn nói chung, dân ghiền cà phê nói riêng. Nhưng hãy nhớ, cần lựa chọn cà phê ngon và sạch để đảm bảo cho sự hứng khởi, các bạn nhé!

Theo Con đường cà phêGhi: Văn Thấm

CÀ PHÊ - VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

Page 13: Bản tin Coffee News 29

24 Tháng 8 - 2014 25Tháng 8 - 201424 Tháng 5 - 201424 Tháng 5 - 2014

CÀ PHÊ THỨ BẢY CHÍNH THỨC

KHAI TRƯƠNG TẠI HÀ NỘI

CÀ PHÊ - VĂN HÓA NGHỆ THUẬT 25Tháng 5 - 2014 25Tháng 5 - 2014CÀ PHÊ - VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

SẴN SÀNG CHO MỌI VIỆCDavid Allen

David Allen xuất thân là tiến si sử học tại Đại học UC Berkeley. Ông là một trong những nhà tư tưởng về hiệu suất công việc có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Ông từng là nhà tư vấn cho các tổ chức như New York Life, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford…. Năm 2001, quyển sách cùng tên của ông đã được xuất bản và hiện nay “Sẵn sàng cho mọi việc” đã xuất hiện trên toàn thế giới với 24 thứ tiếng.

Tất cả “52 quy tắc vàng để tăng hiệu suất trong công việc cũng và cuộc sống” được David Allen truyền tải thật cô đọng và súc tích trong bốn phần chính của quyển sách, cũng chính là bốn linh vực của hoạt động hiệu suất cao bao gồm: hoàn thành, tập trung, tổ chức và hành động. Thông qua đó, để có thể đạt hiệu suất cao, bạn cần:

- Giải quyết và hoàn thành những công việc dở dang. Điều này sẽ là nền tảng tạo nguồn sinh lực dồi dào hơn, minh mẫn hơn để bạn sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì xảy ra.

- Bị sao nhãng vì những công việc chưa giải quyết, dòng chảy sáng tạo trong bạn sẽ bế tắc. Hãy khơi thông dòng chảy, thu hút và phát triển tư duy mới, khi đó hiệu suất cao sẽ tự xuất hiện.

- Tạo nên những khuôn khổ hiệu quả vì sức mạnh của toàn bộ hệ thống chỉ bằng sức mạnh của mắt xích yếu nhất.

Theo quan niệm của David Allen, việc quản lý thời gian liên quan rất ít đến những thứ nhàm chán như danh sách, nguyên lý hay những luật lệ hà khắc. Mà quan trọng hơn là học cách khát khao những điều vi đại và đạt mục tiêu bằng nhiệt huyết và sự tập trung. Trong cuộc sống hiện đại với nhiều bộn bề lo toan, áp lực và cạnh tranh gay gắt thì những “ nguyên tắc vàng” này của David Allen sẽ giúp bạn giảm bớt những căng thẳng trong công việc, giúp bạn hoàn thành công việc một cách khoa học và hiệu quả hơn.

TỐC ĐỘ CỦA NIỀM TINStephen M.R.Covey

Stephen M.R.Covey là sáng lập viên và CEO của Tổ Chức CoveyLink Worldwide. Ông cũng là diễn giả, tác giả và nhà tư vấn nổi tiếng có sức thu hút lớn qua các lý thuyết về niềm tin, nghệ thuật lãnh đạo, đạo đức học kinh doanh và hiệu quả hoạt động. “ Tốc độ của niềm tin” là tác phẩm đồng tác giả của ông với bà Rebecca R. Merrill . Quyển sách sẽ làm thay đổi nhận thức của bạn về niềm tin. Chúng ta vẫn luôn cho rằng niềm tin chỉ là một đức hạnh xã hội mềm yếu và dễ vỡ. Tuy nhiên, trong “ Tốc độ của niềm tin” tác giả đã chứng minh rằng niềm tin là một động lực kinh tế, có sức mạnh vật chất – một kỹ năng có thể học hỏi và đo lường được qua đó giúp các công ty làm ra nhiều lợi nhuận hơn, con người dễ thăng tiến hơn và các mối quan hệ trở nên gắn bó hơn. Bằng một văn phong dễ đọc và lôi cuốn, tác giả từ từ dẫn dắt bạn đọc khám phá ra bốn yếu tố cốt lõi của sự tín nhiệm chính là: Sự chính trực, ý định, năng lực và kết quả. Đồng thời bằng cách miêu tả 13 hành vi phổ biến của các nhà lãnh đạo có độ tin cậy cao trên thế giới, tác giả đã chứng minh đầy sức thuyết phục những ý tưởng có thể vận dụng để giúp bạn thay đổi hành vi của bản thân nhằm tăng cường – và truyền cảm hứng - xây dựng niềm tin trong các mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Trong “ Tốc độ của niềm tin”, tác giả giúp các nhà lãnh đạo thuộc các linh vực kinh doanh, giáo dục, chính phủ… thấy rõ bằng cách nào chiếm được nhanh chóng và bền vững niềm tin của khách hàng, của đồng nghiệp, đối tác hay các cử tri. Ông đưa ra luận điểm rất thuyết phục rằng niềm tin là bộ tăng tốc cho kết quả hoạt động và rằng khi niềm tin tăng lên, tốc độ đạt được kết quả sẽ tăng theo, trong khi chi phí giảm xuống và tạo ra cái mà Covey gọi là “cổ tức niềm tin”.

ĐIỀU VĨ ĐẠI ĐỜI THƯỜNGRobin Sharma

Tựa đề quyển sách phần nào đã thể hiện lên nội dung mà Robin Sharma muốn truyền đạt đến bạn đọc. Chúng ta sẽ tìm thấy trong sách những điều rất đời thường, rất thân quen đến nỗi chúng ta dường như xem đó là điều hiển nhiên đến mức dửng dưng với nó. Tất cả điều đơn giản ấy trong mắt của Robin Sharma đều trở thành những điều vi đại. Là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về huấn luyện nghệ thuật lãnh đạo và phát triển bản thân, Robin Sharma đã đút kết ra rằng bất kỳ thành công nào cũng được bắt đầu từ những điều thật giản dị và gần gũi. Trong “Điều Vi Đại Đời Thường” Robin Sharma đã tập hợp tất cả 101 điều triết lý tuy đơn giản nhưng góp phần xây dựng hành trình dẫn đến thành công cho bạn. Đó có thể chỉ là luyện tập thói quen đọc sách mỗi ngày, vì theo Robin Sharma “Đọc sách của những người mình ngưỡng mộ sẽ cho phép tài năng của họ mài dũa tâm trí bạn” hoặc như khi thất bại bạn sẽ làm gì? Bỏ cuộc, oán trách số phận đã không công bằng với bạn hay đổ lỗi cho những nguyên nhân khách quan khác?” Trong điều 7 của quyền sách, bạn sẽ tìm thấy lời khuyên mà Robin Sharma đút kết ra: Hãy chấp nhận rủi ro trong công việc. Theo tác giả, thất bại chính là giá phải trả cho sự vi đại. Niềm vui thật sự sẽ đến khi bạn chấp nhận rủi ro trong cuộc sống để nắm bắt cơ hội. Bạn hãy nghi rằng thất bại chỉ là một phần trong tiến trình để bước vào thế giới, vì vậy hãy cứ thử và liều linh để thực hiện ước mơ của bạn.

Bạn hãy tìm hiểu, đọc và ngẫm nghi 101 triết lý đơn giản của Robin Sharma để đút kết ra một điều: “Bất cứ điều gì, chỉ cần bạn Thực Hiện Đủ Lâu thì bạn sẽ Hiểu và Linh Hội Sâu Sắc vấn đề ấy.”

ĐIỂM SÁCH

Không gian Văn hóa Cà phê Thứ Bảy chính thức khai trương tại Hà Nội

bắt đầu từ ngày 16/08/2014, tại Không gian Cà phê Trung Nguyên số 3A Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Không gian Văn hóa Cà phê Thứ Bảy được hình thành từ mong ước về một “Việt Nam tinh hoa” của Nhạc sĩ Dương Thụ kết hợp với khát vọng về một “Việt Nam hùng mạnh” của Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên. Để từ đó, Dự án Không gian văn hóa cà phê Thứ Bảy ra đời vào tháng 9/2009, là mô hình thưởng thức văn hóa cà phê, mang lại không gian văn hóa gặp gỡ cuối tuần thú vị cho các văn nghệ sĩ, giới trí thức và công chúng yêu nghệ thuật. Với mong muốn khơi nguồn đam mê, kích thích sáng tạo ở mỗi cá nhân, từng bước xây dựng nên một cộng đồng tinh hoa, góp phần cho sự phát triển bền vững của một Việt Nam giàu mạnh.

6 năm hoạt động với những thành quả đã đạt được từ hơn 600 buổi thảo luận, giao lưu với đa dạng các chủ đề ( về âm nhạc, sách ảnh, văn hóa, hội họa, điện ảnh, kiến

trúc….) với hơn 150 nhân vật, diễn giả tham dự, thu hút hơn 20,000 lượt người tham dự. Cà phê Thứ Bảy tại Không gian Cà phê Trung Nguyên số 19B Phạm Ngọc Thạch đã trở thành điểm hẹn quen thuộc của giới trí thức, văn nghệ sĩ và công chúng yêu nghệ thuật cả trong và ngoài nước.

Sự có mặt của Không gian văn hóa Cà phê Thứ Bảy kết hợp cùng những hoạt động về tri thức của Không gian Sáng tạo Trung Nguyên tại Không gian cà phê Trung Nguyên số 52 Hai Bà Trưng (cũng bắt đầu hoạt động từ giữa năm 2009), sẽ như một điểm nhấn tạo nên sự phong phú, đa dạng và đặc sắc vào bức tranh văn hóa độc đáo của Thủ đô.

Buổi khai trương cà phê thứ 7 tại Hà Nội bắt đầu lúc 9h, ngày 16/08/2014 với sự góp mặt của các nghệ sĩ: Trang Trịnh, Linh Chi (Piano) & các ca sĩ: Mỹ Linh (Mezzo), Khánh Linh (Soprano) và sự chủ trì của Giám Đốc cà phê thứ 7 – Nhạc sĩ Dương Thụ. Tiếp nối vào buổi tối cùng ngày là chương trình Salon Âm nhạc đặc

sắc với chủ đề: “Câu chuyện về cây đàn piano” cùng phần trò chuyện và biểu diễn các tác phẩm cổ điển viết cho piano của Pianist Trang Trịnh và trình diễn các tác phẩm piano đương đại (Jazz, New Age) của pianist Nguyễn Tuấn Nam.

Chúng tôi tin rằng không gian cà phê thứ 7 sẽ là một điểm dừng chân không thể thiếu của những con người yêu cà phê và khát vọng sáng tạo cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn những khách hàng và bạn bè đã tin tưởng và ủng hộ cà phê thứ 7 từ những ngày đầu tiên.

Thực hiện: Minh Hiền

Thực hiện: Khánh Linh

Page 14: Bản tin Coffee News 29

26 Tháng 8 - 2014 27Tháng 8 - 2014CÀ PHÊ & SỨC KHỎE

CÀ PHÊ GIÚP BẠN

LÀM VIỆC

HỨNG KHỞI HƠN

Theo một nghiên cứu mới đây, những tách cà phê vào giờ nghỉ giải lao ở công sở mà người ta gọi là “coffee break” có thể giúp cho người lao động làm việc hứng khởi, tích

cực và có hiệu quả hơn.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Y học Nhiệt đới Luân Đôn (Anh) đã chỉ ra rằng, chất cafein có thể giúp cải thiện trí nhớ, làm cho người lao động tập trung hơn vào công việc. Hơn thế nữa, nó còn có thể làm giảm số lượng những lỗi sai mà người lao động thường mắc phải trong khi làm việc.

Đối với những người phải làm việc vào ban đêm, cafein cũng có tác dụng tương tự như những “giấc ngủ ngắn”. Đây là những phát hiện được công bố trên tờ tạp chí Cochrane Library, tạp chí của tổ chức Cochrane Collaboration, một tổ chức quốc tế chuyên đánh giá các nghiên cứu y khoa.

Các nhà nghiên cứu cũng gợi ý rằng, uống cà phê có thể giúp giảm thiểu các vụ tai nạn tại nơi làm việc, tai nạn giao thông. Thậm chí, nó có thể làm giảm sai sót y tế của các bác si phải làm việc trong điều kiện căng thẳng kéo dài.

Nhóm nghiên cứu đã xem xét kết quả của 13 cuộc nghiên cứu độc lập được thực hiện ở khắp nơi trên thế giới liên quan đến những người lao động theo ca, hầu hết ở độ tuổi 20, trong điều

kiện làm việc mô phỏng. Các tình nguyện viên đã được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ để kiểm tra bộ nhớ và sự tập trung của họ, sử dụng lời nói và lí trí.

Một số các tình nguyện viên đã sử dụng cafein, trong khi các tình nguyên viên còn lại sử dụng giả dược. Sau đó, các tình nguyện viên sẽ tiếp xúc với các yếu tố khác như ánh sáng hoặc có một giấc ngủ ngắn. Tiếp đó, sẽ làm test trí nhớ, sự tập trung… Kết quả cho thấy những tình nguyện viên dùng chất cafein có điểm số cao hơn so với những tình nguyện viên dùng giả dược.

Cà phê, đồ uống tăng lực hay ăn những thực phẩm có hàm lượng cafein cao đều cho kết quả tương tự. Mặc dù sự khác biệt không lớn nhưng người dùng cafein thường ít mắc lỗi hơn so với những người có được giấc ngủ ngắn.

Ông Katharine Ker, nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Y học Nhiệt đới Luận Đôn cho hay: “Kết quả của những cuộc thử nghiệm cho thấy rằng, caffeine có thể giảm số lượng các lỗi và cải thiện hiệu suất chuyển đổi nhận thức trong công nhân”.Nhóm nghiên cứu kêu gọi có nhiều nghiên cứu hơn về tác dụng của cafein đối với những người lớn tuổi.

Theo Telegraph

27Tháng 5 - 2014CÀ PHÊ & SỨC KHỎE 27Tháng 8 - 2014CÀ PHÊ & SỨC KHỎE

Page 15: Bản tin Coffee News 29

28 Tháng 8 - 2014 29Tháng 8 - 201428 Tháng 5 - 2014 LÁ THƯ BẠN ĐỌC

Trong rất nhiều lá thư của bạn đọc gửi về cho Coffee News, ban biên tập chúng tôi rất cảm động bởi tình yêu mà khách hàng đã dành cho Coffee News nói riêng và cà phê Trung Nguyên nói chung. Số kỳ này, chúng tôi xin phép trích đăng thư và bài viết của một nhà báo - khách hàng thân thiết của Trung Nguyên.

“Tôi là tín đồ của tôn giáo cà phê Trung Nguyên (CPTN), xem Trung Nguyên là một phần của cuộc sống, nên gởi tới hai bài tôi viết về Trung Nguyên, xin được duyệt đăng trong tạp chí Coffee News, để cho thấy tôi không chỉ quan tâm đến Trung Nguyên mà còn có cộng tác bằng sản phẩm tâm huyết”

– Trích thư tay của Nhà báo Thủy NguyênHết lời bênh vực người trồng cà phê

Tôi là tín đồ của tôn giáo cà phê. Mỗi ngày, đều đặn, sáng chiều cầu nguyện bên ly cà phê, vừa uống vừa viết bài, đọc báo hay lên mạng. Hôm khai mạc hội chợ cà phê ở Buôn Ma Thuột tôi tìm cách đi cho bằng được. Cả buổi sáng uống cà phê đứng ở hàng chục gian hàng. Cuối cùng, tôi và một số dân nghiền vây quanh một đoàn xe hơi bán cà phê lưu động của Trung Nguyên. Vừa uống cà phê pha chế tự động rót ra từ chiếc xe hơi sang trọng được chế tạo riêng cho việc bán cà phê tôi vừa nghi ngợi bay bổng với niềm vui rằng cà phê đang được hiện đại hóa, số hóa bởi liều lượng, nước lửa và mùi vị đều được máy tính xử lý. Tôi liền phỏng vấn cụ ông người Êđê cùng uống. Cụ bảo, lão pha cà phê bằng vớ, uống bằng gáo dừa, cho thêm nước mắm, có mùi vị riêng. Cùng thứ đó, uống sáng, trưa, chiều, vui, buồn đều khác. Không thể khác được, vì nó đã thành một tâm linh. Kiểu uống của cụ là một trong những kiểu uống đẳng cấp cao.

Trở lại chuyện về anh chàng nói không mệt mỏi. Nhớ hồi 1998, quán Cà phê Trung Nguyên đầu tiên khai trương ở TP.HCM, tôi đã đến uống. Lần đầu trông thấy Đặng Lê Nguyên Vũ, tôi còn thiếu thông tin về anh nên đoán chàng này phải là Việt Kiều. Vì hồi đó ai giầu phải là Việt Kiều. Với tướng mạo như anh, Việt Kiều là quá đúng. Vả lại, có ai giàu mà xuất xứ từ miền núi, miền Trung, vùng cao?

Trong quyển sổ tay bìa đen của tôi có chướng nhân vật – sự kiện – bí ẩn – đem bám, tôi liền ghi thêm một cái tên nữa: Đặng Lê Nguyên Vũ, có mở ngoặc “chàng Vũ”, vì tôi đoán tuổi anh này chỉ dưới 30. Những người độ tuổi đó, trong “sổ đen” tôi đều ghi là chàng và nàng.

Những đeo bám đầu tiên cho tôi thấy chàng Vũ nói rất nhiều về cây cà phê, đặc biệt nhấn mạnh những vất vả, thiệt thòi của người trồng cà phê Việt Nam. Nhiều vị giám đốc cũng nói nhiều nhưng là để báo cáo thành tích, nào biến không thành có, nào tay trắng làm nên. Chàng Vũ nhất quán bênh vực cây cà phê Việt Nam và cả người làm ra sản phẩm này. Tài liệu ngồn ngộn, kiến thức sâu rộng và tình yêu nồng cháy đã làm cho Vũ tự tin thao thao về cà phê Việt trên truyền hình, diễn đàn, mặt báo. Vũ đề cao cà phê Việt đến độ như tôn thờ, tôn thờ một cách tỉnh táo, có lý trí rằng đây là một loại cây có thể làm giàu cho đất nước, cho người làm ra nó. Giá trị của nó chỉ đứng đằng sau dầu mỏ. Việt Nam nổi tiếng về xuất khẩu cà phê nhưng chỉ được thế giới bái phục về số lượng hơn chất lượng. Có nghia là nước ta chủ yếu xuất khẩu cà phê thô, bán nguyên liệu cà phê cho các nước giàu với rẻ. Họ chế

biến thành phẩm cà phê mang nhãn mác khác nhau, bán với giá cao hơn nên họ đã giàu càng giàu thêm. Người trồng cà phê Việt Nam bán cà phê thô do các nước chế biến cà phê định giá, xài xăng dầu bơm nước, thuốc, phân bón cũng do các nước giàu định giá, thì làm sao giàu lên được, có khi còn tái nghèo. Nếu người trồng cà phê Việt Nam đến uống cà phê ở một quán sang trọng của một nước giàu thì có thể họ đang uống thứ cà phê được chế biến từ cà phê thô do họ làm ra.

Tại một hội nghị quốc tế, chàng Vũ thẳng thắn đưa ra bốn nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa bên xuất khẩu và phía tiêu thụ cà phê và đưa ra câu trả lời tại sao Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới mà không có tiếng nói trên các thị trường tiêu thụ cà phê toàn cầu. Có công bằng trong thụ hưởng thì mới có vốn đầu tư phát triển bền vững bảo vệ mô trường, chuẩn hóa sản phẩm cà phê Người chủ thể là nông dân trồng cà phê xứng đáng được hưởng những giá trị do họ làm ra.Hết lời ca ngợi cà phê Việt NamTrong khi ra sức bênh vực người trồng cà phê Việt Nam thì anh Vũ cũng hết lời ca ngợi cà phê Việt Nam. Anh nói ở khắp nơi rằng cà phê Robusta của Việt Nam có chất lượng không thua kém gì cà phê Arabica. Phải nói để người uống thấy rõ vì lâu nay họ đã quá quen với Arabica.

Tôi chưa một lần gặp anh Vũ. Đôi lần cũng định gặp nhưng lại thôi, bởi nếu gặp chỉ thêm… tội nghiệp cho anh, vì anh ta đang là mục tiêu săn đuổi của bao đồng nghiệp. Đồng nghiệp săn được cũng như mình săn được. Vì vậy tôi chỉ tư duy về Vũ qua truyền thông, qua các ấn phẩm của Trung Nguyên. Tư duy về Vũ trong khi uống cà phê Trung Nguyên là cách riêng của gã có bút danh nếu viết tắt cũng là Trung Nguyên.

Chàng Vũ chỉ học về y khoa nhưng anh ta tư duy, nói năng lại thiên về triết học, kinh tế và văn hóa. Anh nói cà phê là báu vật của nhân loại, là thức uống của văn minh từ quá khứ đến tương lai. Thức uống để khơi nguồn sáng tạo.

Không phải chỉ là đồ uống mà còn là văn hóa. Từ đó cần phải kết nối, phát triển những người đam mê cà phê thế giới. Thật đáng tự hào khi anh cho biết các vi nhân của Balzac, Goethe, Newton, Einstein, Picasso, Hemingway…đều nghiền cà phê và họ đều ca ngợi cà phê là thức uống tạo cảm hứng cho sáng tạo.

Chỉ có tình yêu với cà phê mới tạo động lực cho Vũ sáng tạo cả một học thuyết về cà phê. Tôi có cả thú vị lẫn lúng túng khi nghe Vũ nói về những khái niệm mới lạ về cà phê như tinh thần cà phê, dân chủ cà phê, công dân cà phê (2,5 tỉ người), cộng đồng cà phê….(Đến thời điểm này, Vũ mới 43 tuổi, độ tuổi trung niên, nên trong bài tôi chỉ gọi bằng chàng, anh, tên, chưa gọi bằng ông, trừ tựa bài).

Chàng bay bổng hơn khi dự báo rằng cộng đồng cà phê là cộng đồng tiến bộ nhất trong lịch sử nhân loại. Anh còn phát hiện thêm cây cà phê là di sản thiên nhiên và văn hóa của thế giới. Hai trong một. Các nhà nghiên cứu rất cần những anh chàng tung ra những rung chấn như thế.

Đón đọc kỳ 2: Phong cách của người anh hùng

NÓI VÀ LÀM - KỲ 1:

LÀM CHO CÀ PHÊ VIỆT NAM

Nhà báo THỦY NGUYÊN

29Tháng 8 - 2014

Page 16: Bản tin Coffee News 29

30 Tháng 8 - 2014 31Tháng 8 - 2014GIẢI TRÍGIẢI TRÍ30 Tháng 8 - 2014 31Tháng 8 - 2014

Page 17: Bản tin Coffee News 29

32 Tháng 8 - 2014 33Tháng 8 - 201432 Tháng 8 - 2014 33Tháng 8 - 2014

Page 18: Bản tin Coffee News 29

34 Tháng 8 - 2014 35Tháng 8 - 2014

Page 19: Bản tin Coffee News 29

36 Tháng 8 - 2014