bản tin tháng 10 năm 2014 (1)

10
Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố |www.songphopsy.org 1 BẢN TIN SÔNG PHỐ Tháng 10/2014 Chương trình SÀNG LỌC KHÓ KHĂN TÂM LÝ Ở TRẺ EM Với đội ngũ chuyên gia tâm huyết nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý lâm sàng, giáo dục đặc biệt đến từ bệnh viện Tâm thần TW2 và cơ sở chăm sóc trẻ tự kỉ, SPAP tổ chức chương trình: “Sàng lọc khó khăn tâm lý ở trẻ em” tại trường mầm non trên địa bàn thành phố Biên Hòa thông qua việc quan sát trẻ chơi và tương tác. Làm việc với Sở GD tỉnh Đại d Đại diện Sở GDĐT tỉnh Đồng Nai khi làm việc với trung tâm phát biểu: Đồng Nai là một trong những tỉnh có số lượng trẻ tự kỷ tương đối lớn tuy nhiên các cơ sở can thiệp, trị liệu và giáo dục cho các bé còn hạn chế. Lễ ra trường SPAP tổ chức lễ ra trường cho 6 bé đang học tại trung tâm với chứng nhận đủ điều kiện hòa nhập. Tập huấn phụ huynh Tổ chức VNAH tài trợ cho SPAP tổ chức buổi tập huấn phụ huynh đợt 2 "Phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ” đợt 2. Sự kiện Rút ngắn khoảng cách “Hãy giơ tay vì giáo dục” Là sự kiện ủng hộ giáo dục mạnh mẽ nhất trong năm 2014 của Trung tâm LIN, SPAP đã thiết kế quầy thông tin để chia sẻ thông tin đến cộng đồng. Hội thảo mầm non Tháng 8/2014, gần 150 giáo viên mầm non tham gia hội thảo tập huấn "Nhận biết, đánh giá và hỗ trợ hòa nhập cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ". Thông tin cần biết - Kiến thức chuyên môn - Thành lập Cơ sở tự kỷ - Báo chí nói gì về hội chứng tự kỷ? Dã ngoại đón tết trung thu SPAP tổ chức buổi dã ngoại vui chơi ngoài trời tại khu du lịch Bửu Long vào ngày 7 tháng 9 năm 2014 nhân dịp tết trung thu và mừng sinh nhật các cháu sinh trong tháng 9.

Upload: tranthithanhnhi

Post on 12-Jul-2015

370 views

Category:

Education


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố |www.songphopsy.org 1

BẢN TIN SÔNG PHỐ Tháng 10/2014

Chương trình

SÀNG LỌC KHÓ KHĂN TÂM LÝ Ở TRẺ EM

Với đội ngũ chuyên gia tâm huyết nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh

vực tâm lý lâm sàng, giáo dục đặc biệt đến từ bệnh viện Tâm thần TW2

và cơ sở chăm sóc trẻ tự kỉ, SPAP tổ chức chương trình: “Sàng lọc khó

khăn tâm lý ở trẻ em” tại trường mầm non trên địa bàn thành phố

Biên Hòa thông qua việc quan sát trẻ chơi và tương tác.

Làm việc với Sở GD tỉnh

Đại d Đại diện Sở GDĐT tỉnh Đồng Nai khi làm

việc với trung tâm phát biểu: Đồng Nai là một

trong những tỉnh có số lượng trẻ tự kỷ tương đối

lớn tuy nhiên các cơ sở can thiệp, trị liệu và giáo

dục cho các bé còn hạn chế.

Lễ ra trường

SPAP tổ chức lễ ra trường cho 6 bé

đang học tại trung tâm với chứng

nhận đủ điều kiện hòa nhập.

Tập huấn phụ huynh

Tổ chức VNAH tài trợ cho SPAP tổ

chức buổi tập huấn phụ huynh đợt

2 "Phát triển các kỹ năng giao

tiếp xã hội cho trẻ có rối loạn phổ

tự kỷ” đợt 2.

Sự kiện Rút ngắn khoảng cách

“Hãy giơ tay vì giáo dục”

Là sự kiện ủng hộ giáo dục mạnh mẽ

nhất trong năm 2014 của Trung tâm

LIN, SPAP đã thiết kế quầy thông tin

để chia sẻ thông tin đến cộng đồng.

Hội thảo mầm non

Tháng 8/2014, gần 150 giáo viên mầm

non tham gia hội thảo tập huấn "Nhận

biết, đánh giá và hỗ trợ hòa nhập cho

trẻ có rối loạn phổ tự kỷ".

Thông tin cần biết

- Kiến thức chuyên môn

- Thành lập Cơ sở tự kỷ

- Báo chí nói gì về hội

chứng tự kỷ?

Dã ngoại đón tết trung thu

SPAP tổ chức buổi dã ngoại vui chơi ngoài trời tại khu

du lịch Bửu Long vào ngày 7 tháng 9 năm 2014 nhân

dịp tết trung thu và mừng sinh nhật các cháu sinh

trong tháng 9.

Page 2: Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố |www.songphopsy.org 2

Chào mừng ngày tết trung thu

“Theo truyền thuyết Trung Quốc giải thích Trung Thu là tiếng Hán, có nghĩa là giữa mùa thu, là trăng tròn và

sáng nhất trong năm, cũng là thời gian người Á Đông thu hoạch xong mùa màng và chuẩn bị mở các lễ hội

đón rằm thắng Tám trong niềm hân hoan, vui mừng và ấm áp. Ở Việt Nam, ngày này không chỉ là dịp để trẻ

em được vui chơi, phá cỗ, còn là dịp bày tỏ tấm lòng với ông bà cha mẹ.” (theo nguoiduatin.vn)

Vào 8h, 7/9/2014, SPAP tổ chức buổi dã ngoại vui chơi ngoài trời chào mừng lễ trung thu cho 43 bé và mừng sinh

nhật cho 3 bé được sinh trong tháng 9 tại khu du lịch Bửu Long. Phụ huynh cùng tham gia với các bé những trò

chơi tập thể như ném bóng vào rổ, thử tài đoán chữ, vòng tròn. Đây là sự kết nối tích cực giúp phụ huynh hiểu

hơn về con mình.

Làm việc với Sở Giáo dục đào tạo tỉnh

SPAP là cơ sở tiên phong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe tâm trí và can thiệp trẻ tự kỷ trong địa bàn tỉnh

Đồng Nai, trung tâm thường xuyên nhận được sự quan tâm và chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và chính quyền

địa phương.

Page 3: Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố |www.songphopsy.org 3

Vào sáng ngày 25 tháng 09 năm 2014, đại diện lãnh đạo Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Đồng Nai đã tới thăm và

làm việc với Ban Giám đốc trung tâm. Buổi làm việc kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ với những nội dung liên quan

đến vấn đề giáo dục, can thiệp và trị liệu cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ tại trung tâm và trên địa bàn tỉnh. Đại diện

Sở giáo dục & đạo tạo tỉnh Đồng Nai trăn trở: “Số lượng trẻ mắc hội chứng tự kỷ tại Đồng Nai tương đối lớn, tuy

nhiên các cơ sở can thiệp, trị liệu và giáo dục cho các bé còn hạn chế, vì vậy SPAP cần phải đẩy mạnh và phát huy

hơn nữa để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và xứng đáng với sự tin tưởng của phụ huynh cũng như các cơ quan,

chính quyền địa phương”. Đây là động lực rất lớn để SPAP tự tin phát triển và vươn xa hơn nữa trong sự nghiệp

này.

Lễ ra trường

Vào ngày 7 tháng 9 năm 2014 SPAP tổ chức "Lễ ra trường" cho

các bé đủ điều kiện đi học hòa nhập sau quá trình can thiệp tại

trung tâm.

Ra đời vào năm 2011, SPAP còn non trẻ, nhưng với sự nỗ lực, cố

gắng hết mình trong việc quan tâm, chăm sóc và áp dụng những

kiến thức chuyên môn vào việc đánh giá, can thiệp cho các bé;

trung tâm đã chứng nhận cho hơn 20 bé ra hòa nhập, theo học

chương trình phổ thông.

Với sự đầu tư cơ sở vật chất nghiêm túc và đào tạo đội ngũ

chuyên viên can thiệp có trình độ, tâm huyết, SPAP xứng đáng

là nơi gởi trao tin cậy, nơi mang lại niềm tin mới cho phụ huynh

có con em mắc chứng tự kỉ.

Page 4: Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố |www.songphopsy.org 4

Chương trình “Sàng lọc khó khăn tâm lý ở trẻ em”

Hiện nay, theo con số thống kê mới

nhất của Trung tâm phòng và kiểm

dịch Hoa Kỳ (CDC) ước tính tỉ lệ trẻ

em mắc rối loạn phổ tự kỷ là 1 trong

68. Những nghiên cứu ở Châu Á,

Châu Âu, và Bắc Mỹ chỉ ra tỉ lệ người

mắc rối loạn phổ tự kỷ có tỉ lệ trung

bình là 1% dân số, đặc biệt ở Hàn

Quốc báo cáo tỉ lệ này lên tới 2.6%

dân số. Tuy trẻ mắc hội chứng này

ngày càng gia tăng nhưng nhận thức

của cộng đồng nói chung và phụ

huynh/giáo viên mầm non nói riêng

còn rất hạn chế. Chính sự chủ quan

này đã dẫn đến hậu quả nhiều trẻ

được phát hiện muộn, cơ hội được

can thiệp thấp và khó khăn trong

việc hòa nhập cộng đồng.

Hiểu rõ thực trạng trên, Trung tâm

Tâm lý học ứng dụng Sông Phố

(SPAP) thực hiện chương trình khám

“Sàng lọc khó khăn tâm lý ở trẻ

em” tại các trường mầm non trên

địa bàn thành phố Biên Hòa. SPAP

xây dựng đội ngũ chuyên gia tâm

huyết nhiều năm kinh nghiệm trong

lĩnh vực tâm lý lâm sàng, giáo dục

đặc biệt đến từ bệnh viện Tâm thần

TW2 và cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ để

khám thông qua việc quan sát trẻ

chơi và tương tác. Sau khi phát hiện

ra các trường hợp trẻ có dấu hiệu

sự rối loạn tâm lý/tâm thần, chuyên

gia sẽ tư vấn cho gia đình và nhà

trường để các em có cơ hội tiếp cận

với các phương pháp trị liệu đúng

đắn, khoa học.

Nhận được sự đồng ý của ban giám

hiệu nhà trường cũng như sự ủng

hộ từ phía phụ huynh, các em tại

trường mầm non Trung Lương đã

tham gia khám vào ngày 5 tháng 10

và trường mầm non Chim Họa Mi

vào ngày 26 tháng 10. Các cơ quan

báo chí trong địa bàn tỉnh cũng đến

tham dự và đưa tin về sự kiện này.

Tập huấn phụ huynh

Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ, tăng cường các kỹ năng cho bậc phụ huynh trong việc phát triển kỹ năng

giao tiếp cho bé dưới sự tài trợ của tổ chức VNAH, vào ngày 7 tháng 9 năm 2014, SPAP tổ chức tập huấn phụ

huynh "Phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" đợt 2. Buổi tập huấn đã thu hút gần

40 bậc phụ huynh tới tham dự. Đặc biệt, trong buổi tập huấn lần này, các bậc phụ huynh đã được quan sát và

làm việc trực tiếp với các bé để áp dụng các kiến thức đã được các chuyên viên can thiệp hướng dẫn vào thực tế.

Trình bày theo nhóm Giải thích ca thực hành Tiếp cận lý luận

Page 5: Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố |www.songphopsy.org 5

Sự kiện Rút ngắn khoảng cách

“Hãy giơ tay vì giáo dục”

“Quỹ Rút ngắn Khoảng cách của LIN tập hợp nguồn lực địa phương để hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận địa

phương giải quyết những vấn đề nổi cộm nhất tại thành phố Hồ Chí Minh.” (nguồn linnarrowthegap.org)

Một trong những thách thức trong xã hội ngày nay là rất nhiều người chưa được tiếp cận với giáo dục, đặc biệt là

những đối tượng yếu thế như trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ, dân tộc thiểu số, người nhập cư,... Với sứ mệnh

nâng cao khả năng tiếp cận với giáo dục trong cộng đồng bằng cách tập trung mọi nguồn lực và đầu tư vào các dự

án khả thi thông qua sự chung sức của những cá nhân, tổ chức cùng chí hướng, Trung tâm LIN tổ chức sự kiện

Rút ngắn khoảng cách "Hãy giơ tay vì giáo dục" vào ngày 23 tháng 8 năm 2014 tại hội trường Hòa Bình tourist.

Tham gia sự kiện có đại diện các tổ chức NPO đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, các cá nhân và tổ chức

mong muốn cống hiến cho cộng đồng. Để ủng hộ chiến dịch, SPAP đã tham gia chia sẻ các giá trị theo đuổi đến

mọi người tham dự thông qua quầy thông tin.

* 36 % trẻ em thuộc các hộ

gia đình có thu nhập rất thấp

được gửi đến nhà trẻ.

* 60% trẻ em thuộc các hộ

gia đình có thu nhập rất thấp

đi học cấp 2 đúng tuổi

* 52% trẻ em khuyết tật

không đi học.

* 30% hộ gia đình dân tộc

thiểu số thông báo rằng ít

nhất một trẻ em trong gia

đình đã bỏ học trước khi

hoàn thành chương trình.

* 7% trẻ em thuộc những hộ

nghèo nhất có sách thiếu

nhi.

(Số liệu của UNICEF, “Phân

tích tình hình tổng quan của

trẻ em Việt Nam – 2010)

Page 6: Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố |www.songphopsy.org 6

Hội thảo mầm non

Hiện nay, số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ ngày càng

nhiều. Theo nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của

khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương

giai đoạn 2000-2007 cho thấy: số trẻ Tự kỷ đến khám

năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000; số trẻ Tự

kỷ đến điều trị năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm

2000; xu thế mắc Tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268%

trong giai đoạn 2004 đến 2007. Theo thống kê của

bệnh viện Tâm thần TW2 và Trung tâm Tâm lý học ứng

dụng Sông Phố, hàng trăm trẻ tự kỷ đến khám và đánh

giá mỗi tháng. Trong đó, có rất nhiều trẻ được phát

hiện muộn, ảnh hưởng đến chất lượng can thiệp và

hòa nhập.

Trong tháng 8/2014, gần 150 giáo viên mầm non trên địa bàn

tỉnh Đồng Nai đã đến tham gia hội thảo tập huấn "Nhận biết,

đánh giá và hỗ trợ hòa nhập cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" do

Công đoàn ngành giáo dục Đồng Nai kết hợp với Trung tâm

Tâm lý học ứng dụng Sông Phố tổ chức. Đây là một trong

những hoạt động nằm trong gói dự án của dự án "Chương

trình toàn diện và tích hợp trợ giúp người khuyết tật" do tổ

chức Hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (VNAH) tài trợ, với mục

đích cung cấp cho giáo viên mầm non kiến thức và kỹ năng để

nhận diện sớm các dấu hiệu của trẻ tự kỷ, đặc biệt là các kỹ

thuật đánh giá nhanh thông qua bộ công cụ sàng lọc M-

CHAT/CARS cùng phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua trò chơi.

Nếu giáo viên nghi ngờ trẻ mắc chứng tự kỷ cần gửi ngay đến cơ sở chuyên môn để chẩn đoán. Bên cạnh đó, với

kiến thức cơ bản về những khó khăn, khiếm khuyết của trẻ tự kỷ, các cô sẽ hỗ trợ trẻ nhiều hơn trong quá trình

hòa nhập cộng đồng.

Kiến thức chuyên môn: Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ

6 tháng tuổi: Không cười lớn hoặc có biểu hiện vui vẻ hay yêu thương.

9 tháng tuổi: Không phát ra các âm thanh chia sẻ qua lại, cười hoặc những biểu hiện cảm xúc qua nét mặt.

12 tháng tuổi: Không nói bập bẹ; Không có những cử chỉ giao tiếp qua lại như: chỉ, khoe, với, và vẫy;

Không phản ứng với tên của mình.

14 tháng tuổi: Không chỉ vào những đồ vật để chia sẻ hứng thú (chỉ vào một chiếc máy bay bay ngang qua

bầu trời).

16 tháng tuổi: Không nói được từ nào.

18 tháng tuổi: Không chơi trò chơi “giả vờ” ( Ví dụ: giả vờ cho búp bê “ăn”).

Page 7: Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố |www.songphopsy.org 7

24 tháng tuổi: Không có những cụm 2 từ có nghĩa (bao gồm cả bắt chước hoặc nhắc lại); Tránh giao tiếp

mắt và muốn ở một mình; Gặp vấn đề hiểu cảm xúc của người khác hoặc nói về cảm xúc của chính mình.

Có những chậm trễ về những kỹ năng ngôn ngữ và lời nói; Lặp đi lặp lại từ hoặc cụm từ (nhại lời); Đưa ra

những câu trả lời không phù hợp; Dễ buồn hay tức giận với những thay đổi nhỏ. Có những hứng thú mang

tính chất ám ảnh. Thích mãi một thứ và bị hút vào đó không tách ra được; Vẫy tay, rung người, hoặc quay

vòng tròn; Có những phản ứng bất thường với âm thanh, mùi vị, cảm nhận, hoặc hình ảnh của đồ vật. Mất

đi kỹ năng đã có (lời nói, kỹ năng xã hội) ở bất cứ độ tuổi nào.

Thành lập Trung tâm đánh giá và can thiệp sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ

- Căn cứ Quyết định số 16/2012//QĐ – UBND ngày 05/3/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban

hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai;

- Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về

việc ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

- Xét hồ sơ của đơn vị xin cấp phép và ý kiến của Hội đồng xét thành lập hoặc giải thể các cơ sở giảng dạy ngoại

ngữ, tin học, cơ sở bồi dưỡng văn hóa của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai;

CẤP GIẤY PHÉP

Số: 55/2014/GDĐT

Cho Cơ sở: Hỗ Trợ Phát Triển Hòa Nhập Trẻ Tự Kỷ, Khuyết Tật Trí Tuệ Sông Phố

Người đại diện: Tạ Quốc Hạnh

Địa chỉ email: gdtx.bdvhsongpho@ dongnai.edu.vn

Địa điểm: O65, Đồng Khởi, KP3, phường Tam Hòa, TP.Biên Hòa

Số điện thoại liên hệ: 0616293662

Chương trình giảng dạy: Hỗ Trợ Phát Triển Hòa Nhập Trẻ Tự Kỷ, Khuyết Tật Trí Tuệ

Thời hạn cấp phép đến: 30/9/2015

GIÁM ĐỐC

Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Đồng Nai

(đã ký)

Huỳnh Lệ Giang

Page 8: Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố |www.songphopsy.org 8

Báo chí nói gì về tự kỷ?

(Nguồn hình ảnh: Internet)

Những con số biết nói

Trung tâm phòng và kiểm dịch Hoa Kỳ (CDC) ước tính tỉ lệ trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ là 1 trong 68. Những

nghiên cứu ở Châu Á, Châu Âu, và Bắc Mỹ chỉ ra tỉ lệ người mắc rối loạn phổ tự kỷ có tỉ lệ trung bình là 1% dân số.

Nghiên cứu ở Hàn Quốc báo cáo tỉ lệ này lên tới 2.6% dân số. Tự kỷ ở trẻ nam (1 trong 42) cao gấp 5 lần trẻ nữ (1

trong 189).

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu ở các bệnh viện nhi trung ương và bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ ra tỉ lệ trẻ em mắc

rối loạn phổ tự kỷ đang tăng nhanh. Cụ thể, nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa Phục hồi Chức năng

Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy số trẻ tự kỷ đến điều trị năm 2007 tăng gấp 33 lần so với

năm 2000 và xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004 đến 2007 so với năm 2000.

Nguyên nhân từ đâu

Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguyên nhân gây nên hội chứng này. Một nhóm nhà khoa học Thụy Điển đã

phát hiện ra rằng môi trường cũng là yếu tố quan trọng gây ra bệnh tự kỷ. Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí

Page 9: Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố |www.songphopsy.org 9

của Hiệp hội y khoa Mỹ số ra ngày 4/5, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích dữ liệu của hơn 2 triệu người

Thụy Điển trong khoảng thời gian từ năm 1982-2006. Đây là công trình nghiên cứu quy mô lớn nhất từ trước tới

nay, do các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu bệnh tự kỷ có trụ sở ở thành phố New York phối hợp với

viện Karolinska ở Thụy Điển thực hiện nhằm xác định nguyên nhân thực chất của bệnh tự kỷ. Kết quả cho thấy

yếu tố di truyền "đóng góp" khoảng 50%, thấp hơn nhiều so với mức 80-90% của các nghiên cứu công bố trước

đây, và ngang bằng với yếu tố môi trường. Trưởng nhóm nghiên cứu Avi Reichenberg cho biết những yếu tố môi

trường có thể là nguyên nhân sâu xa của bệnh tự kỷ gồm có điều kiện kinh tế gia đình, các biến chứng sau sinh,

các bệnh nhiễm trùng (nếu có) từ mẹ sang con, tác dụng phụ của các loại thuốc được bà mẹ uống trước và trong

quá trình mang thai...

Bên cạnh đó, vào ngày 15 tháng 2 năm 2014, hai nhà nghiên cứu y học BS Philip Landrigan của Đại Học Y Khoa

Mount Sinai, NY và BS Philippe Grandjean của Đại Học Harvard, Boston, Hoa Kỳ trong một công trình nghiên cứu

khoa học cũng đã lên tiếng báo động về gia tăng nhanh chóng số trẻ tự kỷ và kêu gọi tất cả các quốc gia kiểm soát

nghiêm ngặt việc sử dụng hóa chất công nghiệp trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em ngăn chận một bệnh dịch đang

âm thầm hoành hành gây rối loạn não bộ của các em, đó là chứng tự kỷ và ADHD.

Thực tế chứng minh rằng các chứng này gia tăng nhanh ở các nước công nghiệp, các hóa chất công nghiệp được

sử dụng phổ biến trong môi trường gây độc hại bộ não của trẻ em. Trong 30 năm qua hai vị bác sĩ nói trên lần

lượt công bố 5 hóa chất độc hại gây rối loạn thần kinh như: thủy ngân, methyl, arsenic, PCB và toluene. Chất

toluene có trong bột giặt, sơn móng tay, chất tẩy, chất đông đá. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng tuyên bố cần

có thêm thời gian để nghiên cứu thêm giả thuyết này.

Biện pháp giải quyết

Ở Việt Nam, tự kỷ chưa được coi là một khuyết tật ở Việt Nam và các nguồn hỗ trợ trong cộng đồng không nhiều.

Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn về hầu hết các mặt phát triển. Thậm chí, việc chẩn đoán bệnh vẫn còn là một vấn

đề khó khăn về mặt tâm lý đối với phụ huynh. Tuy nhiên, khi phụ huynh thừa nhận, đưa trẻ đi can thiệp tại các cơ

sở uy tín và đồng hành cùng trên mỗi chặng đường thì cơ hội hòa nhập sẽ rất cao. Trẻ vẫn có thể sống độc lập và

cống hiến cho xã hội như những trẻ bình thường khác.

Theo tính toán của các chuyên gia, việc can thiệp sớm đối với trẻ tự kỷ sẽ tiết kiệm chi phí cho xã hội: Nếu 100 trẻ

được can thiệp sớm và 40 trong số đó chỉ có một phần tiến bộ, cộng đồng có thể tiết kiệm tới 9,5 triệu đô la

trong suốt quá trình những đứa trẻ này đi học (từ 3 - 22 tuổi). Và quan trọng hơn là phần lớn trẻ tự kỷ thể hiện

sự tiến bộ nhờ vào can thiệp sớm. “Nghiên cứu chỉ ra rằng can thiệp sớm hiệu quả có tác dụng cải thiện chức

năng của não. Phát hiện sớm và can thiệp sớm trước tuổi đi học có thể tác động to lớn tới khả năng học các kỹ

năng và sự hòa nhập xã hội của trẻ” – Bà Nguyễn Thị Nha Trang, Ths về giáo dục đặc biệt tại đại học Oregon cho

biết.

(tổng hợp từ Internet)

Page 10: Bản tin tháng 10 năm 2014 (1)

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố |www.songphopsy.org 10

Bản tin Sông Phố được phát hành định kỳ hai tháng.

Nếu cần thêm thông tin hay đóng góp, quý vị và các

bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email

[email protected] hoặc hotline 0917.211.2014.

Xin chân thành cảm ơn!