báo cáo thực tập giai Đoạn i cua thanh

30
BÁO CÁO THỰC TẬP GIAI ĐOẠN 1 Phần I KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 1/5 NGHỆ AN 1.1- Lịch sử hình thành và phát triển Công ty; 1.1.1- Một số thông tin về công ty - Tên Công ty: Công ty TNHH một thành viên 1/5 Nghệ An; - Trụ sở chính: Khối Tân Minh-TT Nghĩa Đàn- huyện Nghĩa Đàn-tỉnh Nghệ An - Số điện thoại: 0383 816 364 Fax : 0383 816 499 - Giám đốc Công ty: Ông Phan Tuấn Cường - Tài khoản: 513 10 000 000 053 Tại Ngân hàng ĐTPT chi nhánh Phủ Quỳ - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước - Vốn điều lệ: 21.750.592.087đồng - Diện tích Công ty đang quản lý: 1.305ha đất tự nhiên. Các cây trồng chủ yếu cao su, Cà fê, Cam, dứa, mía ... 1.1.2- Lịch sử hình thành của Công ty Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12 =1=

Upload: anhthanh

Post on 12-Dec-2015

235 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

Báo cáo thực tập giữa khóa

TRANSCRIPT

Page 1: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

BÁO CÁO THỰC TẬP GIAI ĐOẠN 1

Phần IKHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG CÔNG TY TNHH

MỘT THÀNH VIÊN 1/5 NGHỆ AN

1.1- Lịch sử hình thành và phát triển Công ty;

1.1.1- Một số thông tin về công ty

- Tên Công ty: Công ty TNHH một thành viên 1/5 Nghệ An;

- Trụ sở chính: Khối Tân Minh-TT Nghĩa Đàn-huyện Nghĩa Đàn-tỉnh Nghệ An

- Số điện thoại: 0383 816 364 Fax : 0383 816 499

- Giám đốc Công ty: Ông Phan Tuấn Cường

- Tài khoản: 513 10 000 000 053 Tại Ngân hàng ĐTPT chi nhánh Phủ Quỳ

- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

- Vốn điều lệ: 21.750.592.087đồng

- Diện tích Công ty đang quản lý: 1.305ha đất tự nhiên. Các cây trồng chủ yếu

cao su, Cà fê, Cam, dứa, mía ...

1.1.2- Lịch sử hình thành của Công ty

Được sự thống nhất của UBND tỉnh Nghệ An và sự cho phép của Bộ NN-

CNTP về việc tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong nghành NN-CN, thực hiện mô

hình sản xuất kinh doanh khép kín ngày 1/5/1958 “Nông trường Quốc doanh

1/5”được thành lập theo Quyết định 63/QĐ/UB của UBND tỉnh Nghệ An;

Năm 1996, thực hiện Nghị định 83 của chính phủ, Nông trường cũng được

UBND Tỉnh quyết định đổi tên thành “Công ty đầu tư Phát triển Miền núi Nghĩa

Đàn” (8/1997) và Công ty Cây ăn quả Nghệ An(12/2000);

Đến tháng 6 năm 2001, UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định chuyển Nông

trường 22/12 từ Công ty cao su cà fê về Công ty cây ăn quả Nghệ An;

Đến ngày 26/7/2010 căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005 và căn cứ Nghị

định số 25/2010 NĐ/CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về việc chuyển Công ty nhà

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=1=

Page 2: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

nước thành Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. Công ty

được Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty cây ăn quả

Nghệ An thành Công ty TNHH một thành viên 1/5 Nghệ An theo Quyết định số

3206/QĐ-UBND-NN ngày 26/7/2010 của UBND Tỉnh Nghệ An.

1.2-Tổ chức hoạt động kinh doanh trong Công ty.

1.2.1- Chức năng, nghành nghề kinh doanh sản phẩm chủ yếu

- Nghành nghề kinh doanh chính của Công ty là trồng, thu hoạch và chế biến

mủ cao su, ngoài ra còn có các hoạt động :

- Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả; ươm các giống cây ăn quả các loại;

thu mua chế biến tiêu thụ, sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

- Sản xuất phân bón vi sinh để cung cấp cho diện tích vườn cây của Công ty,

các hộ nông dân trong vùng và đặc biệt là thị trường tiêu thụ phân bón của nhà máy

mía đường Nasu;

- Tổ chức sản xuất và chế biến sản phẩm, xây dựng sản xuất phân bón thương

mại, thu hút vốn đầu tư khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

- Tổ chức trồng và cung ứng các giống cây như cao su, cà fê, cam cho các đơn

vị theo kế hoạch trồng mới và cho các tổ chức kinh tế trong vùng sản xuất nguyên

liệu nông nghiệp của Tỉnh Nghệ An;

- Tổ chức thu mua chế biến, kinh doanh các sản phẩm về cây ăn quả, cây công

nghiệp.

1.2.2-Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty: Theo hình thức tập trung

Công ty TNHH một thành viên 1/5 Nghệ An là doanh nghiệp nhà nước, là cơ

quan quản lý kinh tế, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty thực hiện cơ chế khoán

cho tất cả các đội từ khâu chăm sóc đến khâu thu hoạch. Công ty luôn giám sát chỉ

đạo, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch đặt ra đối với các đơn vị thành viên, cuối

tháng quý năm các đơn vị thành viên phải báo cáo đầy đủ chính xác về tình hình thực

hiện kế hoạch được giao.

1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=2=

Page 3: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

Chủ sở hữu Công ty là UDND tỉnh Nghệ An, đứng đầu là Chủ tịch kiêm Giám

đốc chịu trách nhiệm điều hành chung của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc là Phó

giám đốc và các phòng ban chức năng theo sơ đồ sau:

S¬ ®å 1 : NGUỒN tæ chøc bé m¸y qu¶n lý cña c«ng ty:

Trong bộ máy quản lý, mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ riêng trong

mối quan hệ thống nhất, cụ thể:

* Chủ tịch thành viên kiêm Giám đốc: Nhân danh chủ sở hữu thực hiện các

quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và pháp luật về

thực hiện và nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch Công ty là người đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu thực hiện

chức năng quản lý công ty trong phạm vi thẩm quyền của mình; có trách nhiệm tổ

chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài

chính của công ty.

* Kiểm soát viên: Kiểm soát viên do chủ sở hữu bổ nhiệm với nhiệm kỳ 3

năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu về việc thực

hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

* Phó giám đốc: Là người phụ trách khối sản xuất công nghiệp và tổ chức

hành chính, đồng thời thay quyền Giám đốc quyết định những công việc khi Giám

đốc uỷ quyền.

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=3=

P. KÕ ho¹ch

P. N.LiÖu-ThÞ trêng

P.Tæ chøc HC

Gi¸m ®èc

P. Gi¸m ®èc

P. KÕ to¸n- Tµi vô

Page 4: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

* Phòng Tổ chức hành chính: Giúp Giám đốc trong công việc tổ chức lao

động, tuyển dụng và đào tạo lao động nhằm giải quyết tiếp nhận thông tin và phụ

trách các vấn đề có liên quan đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty.

* Phòng kế toán tài vụ: Giúp Giám đốc trong mọi hoạt động tài chính Công ty,

có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính của công ty, lập kế hoạch tài chính hàng năm,

tổng hợp ghi chép tính toán, phản ánh kịp thời đầy đủ mọi hoạt động sản xuất kinh

doanh của các đội, đơn vị thành viên theo từng tháng, quý, năm, phục vụ yêu cầu

quản lý kinh tế giúp Giám đốc nắm được hiệu quả sản xuất kinh doanh.

* Phòng kế hoạch khuyến nông: Thực hiện nhiệm vụ vạch ra kế hoạch cho

từng đơn vị sản xuất, chịu sự giám sát của Giám đốc, phó giám đốc.

* Phòng nguyên liệu thị trường: Khai thác các vùng nguyện liệu, tìm kiếm

mở rộng thị trường phân bón trong vùng cũng như các đơn vị bạn để thu mua nguyên

liệu phục vụ công tác chế biến của Công ty và bán sản phẩm phân bón do công ty sản

xuất, giúp giám đốc về công tác giá cả các mặt hàng để tạo ra thị trường mua bán có

hiệu quả nhất.

* Các đơn vị sản xuất 2, 3, 6, 7, 8, 9, 11: có nhiệm vụ sản xuất, cung cấp

nguyên liệu cho công ty và chịu sự quản lý của các phòng ban có liên quan.

*Xí nghiệp phân bón: Có nhiệm vụ sản xuất phân bón đầy đủ, có chất lượng để phục

vụ cho sản xuất cho công ty và dịch vụ .

* Xí nghiệp chế biến: Có nhiệm vụ chế biến mủ cao su và một số nông lâm

sản khác như sắn, cà fê.

*Xí nghiệp dịch vụ điện: Cung cấp điện tiêu dùngvà điện sản xuất cho công

ty.

* Kho vật tư, quỹ: có trách nhiệm theo dõi xuất nhập công cụ lao động, vật

tư, thành phẩm sản xuất ra tiêu thụ, đồng thời ghi chép các khoản thu chi.

1.2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm tổ chức quản lý của

công ty nhằm phù hợp với trình độ quản lý thì Công ty đã áp dụng hính thức kế toán

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=4=

Page 5: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

tập trung, theo đó toàn bộ công tác kế toán, đều được thực hiện tại Phòng Kế toán tài

vụ Công ty và được thực hiện từ khâu thu thập, xử lý chứng từ, lập báo cáo kế toán,

phân tích kiểm tra kinh tế, tuy nhiên kế toán đơn vị thành viên trực thuộc quản lý của

phòng (10 đơn vị thành viên) làm nhiệm vụ thu thập chứng từ định kỳ gửi lên Phòng

Kế toán tài vụ Công ty.

Sơ đồ 2: NGUỒN BỘ MÁY KẾ TOÁN TÀI VỤ

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KÕ to¸n tæng hîp

KÕ to¸n vËt t s¶n

phÈm, BHXH, vèn b»ng tiÒn

Kho vËt t s¶n phÈm,

quü

Đội 2 Đội 3 Đội 6 Đội 7 Đội 8 Đội 9 Đội 11XN chế biến

XNSX phân bón

XNDV điện

Phòng Kế toán tài vụ Công ty gồm có các thành viên sau:

* Kế toán trưởng: Là người điều hành chung công việc của phòng, chịu trách

nhiệm trước Giám đốc và Chủ sở hữu về mặt tài chính và mọi hoạt động kinh tế.

* Kế toán tổng hợp.

* Kế toán vật tư, bảo hiểm xã hội, xây dựng cơ bản, giá thành, tài sản cố định.

* Kế toán vốn bằng tiền, kế toán thuế.

* Kho vật tư quỹ.

* Các kế toán đơn vị 2, 3, 6, 7, 8, 9, 11,xí nghiệp phân bón, xí nghiệp chế biến,

xí nghiệp dịch vụ điện.

1.3 - Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=5=

Page 6: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

1.3.1- Công nghệ sản xuất một số sản phẩm chủ yếu của công ty.

- Công ty đầu tư dây chuyền chế biến mủ cốm tổng giá trị hơn 5,1 tỷ đồng.

Trong đó thiết bị dây chuyền 4,5 tỷ, có công suất 6 tạ mủ khô/giờ tương đương 1,8tấn

mủ nước. Thiết bị do Trung Quốc sản xuất. Dây chuyền đi vào hoạt động cho ra sản

phẩm đạt tiêu chuẩn mủ cao su cốm SVR3L, SVR10. Sẽ chủ động tiêu thụ sản phẩm

của 1.000 ha cao su của Công ty và thu mua cao su cho các vùng tiểu điền.

- Một hệ thống dây chuyền sản xuất phân bón NPK các loại và phân hữu cơ vi

sinh được chuyển giao công nghệ của Viện nghiên cứu khoa học.

- Thêm vào đó 4 lò sấy sắn và dây chuyền ép dứa. Cùng các hệ thống nhà

xưởng kiên cố

Tình trạng máy móc của công ty:

TT

Tªn d©y chuyÒn Nơi sản xuất

Năm sử

dụng

Nguyªn gi¸

Gi¸ trÞ cßn l¹i

1 Máy cán phay Trung Quốc 2008 2.554.500.000 1.277.250.350

2 Băng tải cao su Trung Quốc 2008 668.000.000 334.100.000

3 Máy ép 100 tấn thùng di động Trung Quốc 2010 385.000.000 256.666.500

4 Lò sấy 600 Kg/h-SVR3L Trung Quốc 2008 397.500.000 198.750.000

5 Tủ điện trung tâm Việt Nam 2011 201.500.000 134.333.500

6 Dàn rung tách nước Việt Nam 2010 705.000.000 470.000.000

7 Tháp khử mùi Việt Nam 2012 195.000.000 144.333.350

8 Hệ thống DC SX phân Việt Nam 2013 2.370.623.896 1.500.334.555

Tổng cộng 7.477.123.896 4.315.768.255

1.3.2-Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.

- Qua hoạt động của mình, Công ty đã có được nguồn nguyên liệu đầu vào

phong phú và đa dạng. Nhờ đó, Công ty luôn đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm đối

với các khách hàng lớn và thường xuyên, tạo được uy tín, thế đứng ổn định của mình

trong cơ chế thị trường hiện nay. Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=6=

Page 7: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

- Nguyên liệu chế biến mủ cao su Công ty hoàn toàn chủ động nguồn nguyên

liệu mủ trong các đơn vị của công ty trên diện tích hơn 1.000ha. Các vật tư nhiên liệu

để chế biến đều thuộc loại vật tư thị trường trong nước có sẵn như dầu điêfen, than

kíp lê, Axits, điện.

- Về nguyên liệu sản xuất phân bón, Công ty ký hợp đồng dài hạn với Nhà

máy đường Nasu thu mua phế phẩm từ mía và hợp đồng dài hạn với Công ty cổ phần

thực phẩm sữa TH mua phân bò khô là nguyên liệu chính để sản xuất phân hữu cơ vi

sinh. Các mặt hàng vật tư phân đơn: đạm. lân, kali để sản xuất phân NPK, Công ty

đều mua trực tiếp tại đại lý cấp 1 của các nhà máy trong nước nên tính ổn định cao.

- Các đội, phân xưởng của Công ty được tổ chức theo chuyên nghành trồng

trọt, chế biến sản xuất ... Mỗi đội đều có một ban quản lý riêng.

Đặc điểm sản xuất: để phù hợp với tình hình sản xuất sản phẩm, công ty đã tổ

chức lại một số phân xưởng. Mỗi phân xưởng đều có nhiệm và chức năng khác nhau.

Song đều phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

Sơ đồ 3: NGUỒN CƠ CẤU SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1

Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ khác nhau như:

* Giai đoạn cung ứng giống: Ươm trồng các loại cây, những giống cây trồng

tốt, sạch bệnh, cho năng suất caođể phục vụ cho quá trình sản xuất trong công ty.

Trồng loại cây phù hợp với từng vị trí, từng loại đất và chăm sóc đúng quy trình kỹ

thuật để đem lại hiệu quả kinh tế cao.

* Giai đoạng sản xuất: các đội sản xuất bao gồm các lao động và máy móc hỗ

trợ cho quá trình sản xuất như: máy cày, máy tưới nước công suất lớn, máy phun

thuốc sâu, phân bón...

* Giai đoạn thu mua: mua sản phẩm từ các đội sản xuất và các hộ nông dân

nhận thầu, khoán , các diện tích cao su tiểu điền về cho Xưởng chế biến.

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=7=

Cung ứng giống

Sản xuất Thu mua Chế biến Tiêu thụ

Page 8: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

* Giai đoạn chế biến: Chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và các loại

nông sản cũng như sản xuất phân bón.

1.3.3 - Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh.

- Năm 2013, 2014 nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi, nhưng giá cả mặt hàng cao

su vẫn chưa ổn định, thị trường phân bón đã có những chiều hướng tích cực.

- Công ty được thành lập rất sớm (1/1958), chính vì vậy đã có nhiều kinh

nghiệm và kỹ thuật lành nghề trong công tác trồng và chăm sóc thu hoạch và chế biến

mủ cao su;

- Công ty có dây chuyền chế biến mủ đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, tiêu

thụ tốt trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc;

- Công ty có đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đội ngũ

công nhân lành nghề có kinh nghiệm nhiều năm, có nhiều sáng kiến cải tiến kỷ thuật

nâng cao năng suất, làm giảm được chi phí, nâng cao lợi nhuận;

- Về sản xuất phân bón, Công ty là đơn vị đầu tiên tại vùng đất Phủ Quỳ có hệ

thống dây chuyền sản xuất phân bón NPK và hữu cơ vi sinh cung cấp cho các huyện

Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong đặc biệt là vùng nguyên liệu mía của

Nhà máy mía đường Nasu. Phân bón NPK của Công ty đã vào hệ thống nhà máy

cung cấp từ những năm mới thành lập nhà máy năm 1999, nên rất thuận tiện trong

tiêu thụ phân bón, vì đây là thị trường truyền thống;

- Thị trường tiêu thụ phân bón của Công ty đã có đơn đặt hàng của Nhà máy

mía đường và cung cấp trong diện tích công ty quản lý, vì thế chủ động sản xuất là

của công ty. Công ty luôn lấy uy tín chất lượng là hàng đầu. Chính vì vậy, Công ty có

khả năng cạnh tranh lớn trong lĩnh vực phân bón;

- Thị trường tiêu thụ cao su mủ khô của công ty chủ yếu phụ thuộc vào thị

trường Trung Quốc, năm 2013 và 2014 tình hình kinh doanh mặt hàng cao su gặp khó

khăn;

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=8=

Page 9: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

- Việc tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ trong nước còn chưa tốt, chưa tự xuất

khẩu được ra nước ngoài mà phải qua các công ty xuất khẩu, mà lượng hàng xuất

khẩu là chủ yếu nên còn thiếu linh hoạt trong tiêu thụ, dễ ứ đọng hàng;

- Giá nguyên liệu đầu vào tăng làm cho giá vốn hàng bán của Công ty cũng

tăng lên, đây là một thách thức, Công ty cần giải quyết để có thể nâng cao được hiệu

quả sử dụng vốn kinh doanh trong những năm tới.

- Công ty còn gặp khó khăn trong việc huy động vốn nhất là vốn dài hạn để đầu

tư cho tài sản cố định.

1.3.4-Tình hình lao động ở công ty

Để tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp cần phải

xây dựng và tổ chức bộ máy nhân sự hợp lý, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được hiệu

quả lao

Trình độ lao động của Công ty TNHH một thành viên 1/5 Nghệ An:

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

So sánh

2013/2012 2014/2013

+/ - % +/- %

1. Tổng lao động 400 388 365 - 12 97.00 - 23 94.07

+ Lao động Nam 131 125 120 - 6 95.42 - 5 96.00

+ Lao động nữ 269 263 245 - 6 97.77 - 18 93.15

2. Phân theo tính chất SX 400 388 365 - 12 97.00 - 23 94.07

+ Lao động gián tiếp 45 41 33 - 4 91.11 - 8 80.49

+ Lao động trực tiếp 355 347 332 - 8 97.75 - 15 95.68

3.Phân theo tuyển dụng 400 388 365 - 12 97.00 - 23 94.07

+ Biên chế 0 0 0 0 0 0 0

+ Hợp đồng 400 388 365 - 12 97.00 - 23 94.07

4. Phân theo trình độ 400 388 365 - 12 97.00 - 23 94.07

+ Đại học 24 29 29 5 120.83 -

+ Cao đẳng 25 30 31 5 120.00 -1 103.33

+ Trung cấp 48 51 56 7 106.25 5 109.81

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=9=

Page 10: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

+ Phổ thông 303 278 249 -25 91.75 - 29 89.57

5.Phân theo lao động 400 388 365 - 19 97.00 - 23 94.07

+ Dân tộc kinh 398 378 355 - 20 94.97 - 23 93.92

+ Dân tộc thiểu số 2 10 10 8 500 0

Qua bảng trên ta thấy số lao động của Công ty giảm dần. Bên cạnh đó thì trình

độ của cán bộ công nhân tăng lên. Điều đó chứng tỏ Công ty đang có những bước

chuyển biến tích cực về nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ lao động, góp phần

làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Phần 2 :

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

2.1- Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của Công ty

2.1.1- Thuận lợi.

- Năm 2014, nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục trở lại, các mặt hàng vật tư thiết

yếu phục vụ chế biến mủ cao su và sản xuất phân bón có chiều hướng ổn định;

- Công ty có dây chuyền chế biến mủ đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, tiêu

thụ tốt ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc;

- Công ty có đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đội ngũ

công nhân lành nghề đã có nhiều năm kinh nghiệm, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ

thuật nâng cao năng suất, hợp lý hoá sản xuất, làm giảm được chi phí, nâng cao lợi

nhuận.

2.1.2- Khó khăn:

-Việc tìm kiếm khách hàng , tiêu thụ trong nước còn chưa tốt chưa tự xuất

khẩu được ra nước ngoài, phải qua các công ty xuất khẩu mà lượng hàng xuất khẩu là

chủ yếu nên còn thiếu linh hoạt trong tiêu thụ, dễ ứ đọng hàng;

- Mặt kinh doanh chính của Công ty là cao su mủ thành phẩm. Năm 2014 giá

cả mủ cao su liên tục tụt dốc không phanh, có những thời điểm giả mủ giảm dưới giá

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=10=

Page 11: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

thành sản xuất, thị trường tiêu thụ tại Trung Quốc năm qua do nhiều biến động nên

ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu của mặt hàng cao su;

- Giá cao su xuất khẩu Việt Nam thường thấp hơn so với giá bán cùng chủng

loại của các nước trong khu vực. Nguyên nhân chính do chất lượng không ổn định,

không đồng đều.

- Giao dịch mua bán nguyên liệu và sản phẩm cao su sơ chế hiện nay ở Việt

Nam chủ yếu thông qua thoả thuận và hợp đồng mua bán, không có sàn giao dịch đấu

giá nên dẫn tới thiếu tính minh bạch và xẩy ra hiện tượng chuyển giá của các doanh

nghiệp;

- Lãi suất tín dụng đã giảm dáng kể trong năm, nhưng việc tiệp cận nguồn vốn

vay còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến kinh doanh thiếu vốn.

- Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Nghệ An về việc bàn giao đất cho

Công ty CPTP sữa TH triển khai dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tại

huyện Nghĩa Đàn, đã thu hồi diện tích quản lý của Công ty trên 500ha, làm ảnh

hưởng một phần đến định hướng phát triển, đời sống công ăn việc làm của người lao

động tại Công ty.

2.2- Tình hình quản trị tài chính của công ty trong thời gian qua.

2.2.1- Tình hình quản trị tài chính của công ty

- Công ty vẫn đang đầu tư phát triển một cách truyền thống và không có bước

đột phá qua nhiều năm. Công ty tập trung mở rộng sản xuất thông qua mua sắm thiết

bị đầu tư XDCB, trích lập các khoản dự phòng, không thực hiện đầu tư dài hạn hay

đầu tư tài chính cũng như không có sự tăng/giảm về tài sản cố định vô hình, tài sản cố

định thuê tài chính. Đầu tư kinh doanh của Công ty trong 2 năm qua chủ yếu vốn đầu

tư vào sản xuất kinh doanh ra sản phẩm hàng hoá nội tiêu trong nước và xuất khẩu ra

nước ngoài qua các Công ty xuất khẩu. Cơ cấu vốn của công ty tỷ trọng tài sản ngắn

hạn lớn hơn tỷ trọng tài sản dài hạn .

- Đầu tư kinh doanh phân biệt rõ chính sách của 2 mặt hàng kinh doanh khác

nhau. Sản xuất kinh doanh mặt hàng phân bón chủ yếu là đầu tư vào hệ thống nhà

máy mía đường Nasu, thời gian thu hồi vốn theo chu kỳ thu hoạch mía. Trong thời

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=11=

Page 12: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

gian thu hồi tiền bán phân bón là 12 tháng. Các chi phí sử dụng vốn lãi vay, chi phí

bán hàng, chiết khấu bán hàng đã được tính toán cụ thể cơ cấu vào giá bán và đặc biệt

tại thị trường này đảm bảo ổn định, tính rủi ro thấp nhưng vòng quay của vốn ít. Đầu

tư phân bón vào diện tích cao su Công ty quản lý hơn 1.000ha, công ty thu mua toàn

bộ sản phẩm cho người nhận khoán cũng như các hộ tiểu điền, vì vậy việc thu hồi

tiền bán hàng thuận tiện;

- Riêng về mặt hàng mủ cao su khô, năm qua giá cả xuống thấp người nhận

khoán có thời kỳ dừng thu hoạch, giá cả thị trường Trung Quốc bấp bênh;

- Về tình hình huy động vốn: Công ty thực hiện vay vốn tại các ngân hàng

thương mại. Tín dụng năm qua của công ty, mặc dù năm qua lãi suất tiền vay đã giảm

song việc tiếp cận vốn của công ty đang gặp khó khăn, lãi suất vay của công ty giao

động từ 10%/năm đến 13%/năm . Công tác thanh toán nợ gốc và lãi của công ty đảm

bảo không để nợ quá hạn, Công ty trong giao dịch tín dụng với các ngân hàng đang

được xếp loại A. Công ty quản lý rủi ro lãi suất bằng cách phân tích tình hình cạnh

tranh trên thị trường tìm kiếm gói tín dụng phù hợp với điều kiện kinh doanh của

Công ty và đảm bảo giới hạn quản lý rủi ro của mình .

- Về tình hình sử dụng vốn: Công ty thực hiện khá linh hoạt chính sách dự trữ

hàng tồn kho, chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu thanh toán... để đảm bảo

việc kinh doanh luôn thuận tiện;

- Tình hình vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của Công ty bao gồm: Vốn đầu tư

của chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

- Công ty đã phân phối lợi nhuận, tỷ lệ trích lập các quỹ đúng Thông tư hướng

dẫn 138/2010/TT-BTC hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận đối với Công ty

TNHH một thành viên.

2.2.2- Khái quát về tình hình tài chính :

* Tæng hîp b¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh n¨m

2013 vµ n¨m 2014:

Đơn vị tính: VN đồng

Chỉ tiêu Mã số Chênh lệch

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=12=

Page 13: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

N¨m 2014 N¨m 2013 Số tuyệt đốiTỷ

lệ(%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1. Doanh thu bán hàng 01 123.378.842.714 140.270.998.284 -16.892.155.570 -12,04

2. Các khoản giảm trừ

DT

02

3. Doanh thu thuần (10 = 01– 02)

10 123.378.842.714 140.270.998.284 -16.892.155.570 -12,04

4. Giá vốn hàng bán 11 118.132.382.470 133.017.990.085 -14.885.607.615 -11,19

5. Lợi nhuận gộp (20 = 10 – 11)

20 5.246.460.244 7.253.008.199 -2.006.547.955 -27,66

6. DT hoạt động tài chính 21 43.881.321 164.246.734 -120.365.413 73,28

7. Chi phí tài chính

Trong đó : CP lãi vay

22 1.820.116.411 2.295.761.587 - 475.645.176 -20,72

23 1.820.116.411 2.295.761.587 - 475.645.176 -20,72

8. Chi phí bán hàng 24 505.258.261 804.158.593 - 298.900.332 -37,16

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

9. Chi phí quản lý DN 25 1.744.714.772 2.870.312.844 -1.125.598.072 -39,21

10. LN thuần từ HĐKD (30=22+(21-22)-(24+25)

30 1.220.252.121 1.447.021.909 - 226.769.788 -15,67

11. Thu nhập khác 31 1.006.209.091 5.380.192.598 - 4.373.983.507 -81,29

12. Chi phí khác 32 661.120.084 5.055.442.924 - 394.322.840 -7,80

13.Lợi nhuận khác (40=31 - 32)

40 345.089.007 324.749.674 20.339.333 6,26

14. Tổng LN trước thuế ( 50 = 30 + 40 )

50 1.565.341.128 1.771.771.583 - 206.430.455 -11,65

15. Thuế TNDN(25%) 51 391.335.282 442.942.896 - 51.607.614 -11,65

16. Thuế TNDN hoàn lại 52

17. Tổng LN sau thuế ( 60 = 50 – 51)

60 1.174.005.846 1.328.828.687 - 154.822.841 -11,65

Nhìn vào bảng báo cáo kết quả SXKD ta thấy doanh thu năm 2014 giảm hơn

năm 2013. Lý do giảm do tiêu thụ mủ cao su giảm cả về số lượng cũng như giá trị.

Nhưng Công ty cũng đã có nhiều cố gắng trong vấn đề quả trị vốn và lãi suất nên tỷ

suất lợi nhuận trên doanh thu tăng đáng kể tăng 0,17%.

* Tình hình biến động tài sản :

Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=13=

Page 14: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

Số tiềnTỷ

trọng (%)

Số tiềnTỷ

trọng (%)

Số tiềnTỷ lệ (%)

Tỷ trọng (%)

A.Tài sản ngắn hạn 33.746.713.267 66,38 53.368.441.388 79,52 -19.621.728.121 -36,77 -13,14

1.Tiền và các khoản tương đương tiền

392.380.367 1,16 8.157.213.218 15,28 -7.764.832.851 -95,19 -14,12

2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

12.654.540.836 37,50 16.190.131.997 30,32 -3.535.591.161 -21,84 7,18

3. Các khoản phải thu ngắn hạn4. Hàng tồn kho 17.505.746.593 51,87 23.470.195.813 44,00 -5.964.449.220 -25,41 7,87

5. Tài sản ngắn hạn khác

3.194.045.471 9,46 5.550.900.360 10,40 -2.356.854.889 -42,46 -0,94

B. Tài sản dài hạn 17.092.564.984 33,62 13.742.179.393 20,48 3.350.385.591 24,38 13,14

1.Tài sản cố định 16.473.823.851 96,38 13.742.179.393 100 2.731.644.458 19,88 -3,62

2.Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn

618.741.133 3,62 - 618.741.133 100 3,62

TỔNG CỘNG 50.839.278.251 100 67.110.620.781 100 -16.271.342.530 24,25 100

Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2014 đạt 50.839.278.251 đồng, giảm

16.271.342.530 đồng (24,25%) so với thời điểm cuối năm 2013, điều này cho ta thấy

quy mô tài sản cũng như quy mô sản xuất của công ty đang bị thu hẹp lại, Công ty

vẫn giữ cơ cấu chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, với tỷ trọng tài sản ngắn hạn

cuối năm đạt 79.52%

* Tình hình biến động về nguồn vốn:

Chỉ tiêu

31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch

Số tiềnTỷ

trọng (%)

Số tiềnTỷ

trọng (%)

Số tiềnTỷ lệ (%)

Tỷ trọng (%)

A. Nợ phải trả 27.437.835.804 54,00 44.061.380.088 65,66 -16.623.544.284 -37,73 -11,66

1.Nợ ngắn hạn 23.104.163.191 84,20 36.511.807.475 82,87 -13.407.644.284 -36,72 1,33

2.Nợ dài hạn 4.333.672.613 15,80 7.549.572.613 17,13 -3.215.900.000 -42,60 -1,33

B. Vốn chủ sở hữu 23.401.442.447 46,00 23.049.240.693 34,34 352.201.754 1,53 11,66

1. Vốn chủ sở hữu 23.401.442.447 100 22.848.756.881 99,13 552.685.566 2,42 0,87

2.Nguồn kinh phí và các quỹ

200.483.812 0,87 -200.483.812 -100 -0,87

Cộng tổng 50.839.278.251 100 67.110.620.781 100 -16.271.342.530

Nợ phải trả cuối năm 2014 đã giảm so với năm 2013 là -16.623.544.284đồng

giảm 37,73%, tỷ trọng nợ phải trả giảm 11,66%. Đến cuối năm 2014 tỷ trọng vốn chủ

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=14=

Page 15: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

sở hữu của Công ty đã tăng lên thể hiện mức độ tự chủ về tài chính của Công ty

tăng, giảm bớt nguy cơ rủi ro tài chính .

*Hệ số cơ cấu tài sản và nguồn vốn:

Chỉ tiêuĐơn vị

tính31/12/2014 31/12/2013

1.Tổng tài sản Đồng 50.839.278.251 67.110.620.781

2.Tổng nguồn vốn Đồng 50.839.278.251 67.110.620.781

3.Tài sản dài hạn Đồng 17.092.564.984 13.742.179.393

4.Tài sản ngắn hạn Đồng 33.746.713.267 53.368.441.388

5.Nợ phải trả Đồng 27.437.835.804 44.061.380.088

6.Vốn chủ sở hữu Đồng 23.401.442.447 23.049.240.693

7.Tổng nợ ngắn hạn Đồng 23.104.163.191 36.511.807.475

8.Hàng tồn kho Đồng 17.505.746.593 23.470.195.813

9.Vốn bằng tièn Đồng 392.380.367 8.157.213.218

10.Khả năng thanh toán tổng quát(1/5) Lần 1,85 1,52

Chỉ tiêuĐơn vị

tính31/12/2014 31/12/2013

11.Khả năng thanh toán hiện thời(4/7) Lần 1,46 1,46

11.Khả năng thanh toán nhanh((4-8)/7) Lần 0,70 0,81

9.Khả năng thanh toán tức thời(9/7) Lần 0,17 0,22

Có thể thấy cả 4 hệ số khả năng thanh toán của công ty trong năm 2014 có

chiều hướng giảm, nhưng nhìn chung hệ số thanh toán tổng quát và hệ số thanh toán

nhanh đều đang lớn hơn 1, điều này chứng tỏ Công ty vẫn đủ khả năng trong việc sẵn

sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

* Hệ số hiệu suất hoạt động

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2013Chênh

lệchVòng quay hàng tồn kho Vòng 5,77 6,28 -0,51

Vòng quay nợ phải thu Vòng 8,55 8,50 0,05

Vòng quay tổng tài sản Vòng 2,09 2,08 0,01

Hiệu suất sử dụng vốn cố định Lần 8,00 7,42 0,58

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=15=

Page 16: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

Vòng quay hàng tồn kho, nợ phải thu, tài sản có tăng không đáng kể, hiệu quả

sử dụng vốn của Công ty tăng lên đáng kể, cho thấy mức độ khai thác sử dụng vốn cố

định tăng hơn năm 2013.

* Hệ số hiệu quả hoạt động

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch

Tỷ suất LNST/DT (ROS) 0,95% 0,95%

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) 7,77% 7,02% 0,75%

Tỷ suất LNST/VKD (ROA) 7,60% 7,02% 0,58%

Tỷ suất LNST/VCSH (ROE) 2,00% 1,97% 0,03%

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh

doanh và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của Công ty đều tăng chứng

tỏ công ty trong khi doanh thu năm 2014 giảm hơn so với năm 2013, chứng tỏ hiệu

quả kinh doang của Công ty năm 2014 đạt kết quả tốt hơn năm 2013.

Qua các số liệu phân tích ở trên trong năm, em có một số đánh giá về tình tài

chính chung của Công ty như sau:

- Tổng tài sản của Công ty tại thời điểm cuối kỳ giảm, lý do giảm: vì Công ty

đã giảm được khoản nợ ngắn hạn 13.407.644.284 đồng và giảm nợ phải trả được

16.623.544.284 đồng so với đầu năm. Như vậy, Công ty đã cố gắng giảm được công

nợ xấp xỉ 30 tỷ đồng vào cuối năm 2014. Đây là một tín hiệu tốt thể hiện chính sách

sử dụng vốn của Công ty đã có nhiều cố gắng mặc dù trong điều kiện kinh doanh gặp

rất nhiều khó khăn, do tỉnh thu hồi đất, giá cả mủ cao su tụt dốc không phanh của

năm 2014, dù rằng nguồn hàng của thời điểm quý 1 của mặt hàng cao su hầu như

không sản xuất, nhưng do giá cả xuống thấp, Công ty không mạo hiểm trữ hàng. Mặt

khác, Công ty đã tập trung đầu tư vào tài sản cố định để chuyển đổi nghành nghề kinh

doanh, phát triển thị trường phân bón. Những năm trước, công ty sản xuất kinh doanh

mặt hàng chiến lược là mủ cao su, nhưng năm 2014 Công ty đã có xu hướng chuyển

dịch nghành nghề thể hiện bảng báo cáo thuyết minh của Công ty.

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=16=

Page 17: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

- Hệ số thanh toán của Công ty ở mức trung bình. Đây không phải là một tín

hiệu xấu đối với tình hình phát triển của Công ty, do Công ty đã giảm được khoản

vốn chiếm dụng, hệ số thanh toán tổng quát của Công ty đã tăng hơn năm 2013

- Hệ số nợ của Công ty năm 2014 đã giảm so với năm 2013 là 0,12 lần. Đây là

dấu hiệu tốt cho cho hoạt động SXKD của Công ty. Trong thời gian tới, đơn vị phải

cố gắng nâng cao tính tự chủ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Hệ số nợ cũng thể

hiện đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp cũng ở mức cao.

- Năm 2014 mặc dù nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù vườn cây bị

thanh lý do chủ sở hữu thu hồi đất cho dự án, song Công ty đã sử dụng vốn một cách

tương đối có hiệu quả.

- Công ty đã dùng các biện pháp tài chính để quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi

ro vốn, quản lý rủi ro tài chính, lãi suất tín dụng...

* Những kết quả đạt được

- Trong năm qua, Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hành tiệt kiệm thể

hiện ở việc giảm được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn, chứng tỏ trong

năm qua Công ty đã có những chính sách tài trợ an toàn và hợp lý;

- Công ty đã huy động được một lượng vốn lớn từ bên ngoài (Các nguồn vốn

chiếm dụng), đặc biệt là nguồn chiếm dụng của người mua trả tiền trước, nhờ đó mà

Công ty đã có nguồn vốn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kỳ của Công ty,

đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường;

- Nợ phải thu có xu hướng giảm mạnh chứng tỏ Công ty đã thực hiện được

nhiều biện pháp có hiệu quả trong việc thu hồi nợ.

* Những tồn tại hạn chế:

- Trong cơ cấu vốn của Công ty tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn đang

lớn, trong đó nợ ngắn hạn chiểm tỷ trọng cao;

- Lượng hàng tồn kho vẫn đang còn lớn trong khi công tác quản lý hàng tồn

kho của Công ty chưa thật tốt nên có thể gây ra tình trạng thất thoát;

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=17=

Page 18: Báo Cáo Thực Tập Giai Đoạn I Cua Thanh

- Công ty có khoản nợ khó đòi chiếm tỷ trọng khá cao trong khoản nợ phải thu,

mặc dù đã trích lập dự phòng gần đủ. Công ty cần có những biện pháp để thu hồi

khoản nợ này;

- Tính toán lượng dữ trữ vốn bằng tền chưa hợp lý.

- Tài sản cố định của Công ty hầu hết đã cũ, có mua mới song chưa nhiều.

Công ty cần được thay đổi công nghệ, máy móc mới để đáp ứng nhu cầu kinh doanh

hiện nay.

Bản báo cáo trên là kết quả thực tập giai đoạn 1 của em tại Công ty TNHH một

thành viên 1/5 Nghệ An. Với thời gian thực tập tại doanh nghiệp và vốn kiến thức

còn hạn chế của bản thân, báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót trong

nghiệp vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá. Em rất mong được sự giúp đỡ

của thầy giáo hướng dẫn .

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo của thầy đã dành thời gian

xem xét và góp ý bản báo cáo sơ bộ của em./.

Phạm Quang Thành Lớp CQ49/11.12

=18=