bien phap nang cao hieu qua sxkd cong ty may gunyong

86
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA KINH TẾ ------------- ------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CƠ SỞ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN VVMI ĐỊA CHỈ: Km 18 - Xã La Hiên – Huyện Võ Nhai – Tỉnh Thái Nguyên Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: Sản xuất mua bán xi măng và vật liệu xây dựng; Khai thác, chế biến và mua bán đá, đất sét, các loại khoáng sản… Giảng viên hướng dẫn: Kim Quang Chiêu Họ và tên: Tào Thị Nguyệt Sinh viên lớp: KTAK7LC Thời gian thực tập: Từ ngày 10 tháng 01 đến ngày 05 tháng 03 năm 2011 ------------- Hưng Yên - 03/2011 --------------

Upload: huybinhhy

Post on 08-Jul-2015

317 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊNKHOA KINH TẾ

------------- -------------

BÁO CÁOTHỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CƠ SỞ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN VVMI

ĐỊA CHỈ: Km 18 - Xã La Hiên – Huyện Võ Nhai – Tỉnh Thái Nguyên

Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: Sản xuất mua bán xi măng và vật liệu xây dựng;

Khai thác, chế biến và mua bán đá, đất sét, các loại khoáng sản…

Giảng viên hướng dẫn: Kim Quang Chiêu

Họ và tên: Tào Thị Nguyệt

Sinh viên lớp: KTAK7LC

Thời gian thực tập: Từ ngày 10 tháng 01 đến ngày 05 tháng 03 năm 2011

------------- Hưng Yên - 03/2011 --------------

Page 2: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊNKHOA KINH TẾ

------------- -------------

BÁO CÁOTHỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CƠ SỞ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN VVMI

ĐỊA CHỈ: Km 18 - Xã La Hiên – Huyện Võ Nhai – Tỉnh Thái Nguyên

Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: Sản xuất mua bán xi măng và vật liệu xây dựng;

Khai thác, chế biến và mua bán đá, đất sét, các loại khoáng sản…

Giảng viên hướng dẫn: Kim Quang Chiêu

Họ và tên: Tào Thị Nguyệt

Sinh viên lớp: KTAK7LC

Thời gian thực tập: Từ ngày 10 tháng 01 đến ngày 05 tháng 03 năm 2011

Page 3: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

------------- Hưng Yên - 03/2011 --------------

LỜI CẢM ƠN

Sau hơn một tháng thực tập tại Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên VVMI em nhận thấy thời gian thực tập, tham gia thực tế là một thời gian cực kỳ quan trọng. Nhờ có thời gian này mà em có thể được vận dụng, thử nghiệm những kiến thức đã học trong những năm qua vào công tác kế toán thực tế và cũng nhờ đó em có cơ sở để dần từng bước hoàn thành bài báo cáo của mình.

Bài báo cáo được hoàn thành là cả sự nỗ lực và cố gắng hết mình của bản thân

em. Bên cạnh đó có rất nhiều người thân đã luôn bên cạnh, ủng hộ và động viên em. Vì

thế, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể gia đình, thầy cô và bạn bè trong thời

gian qua đã luôn yêu thương và tạo nhiều điều kiện giúp em hoàn thành bài báo cáo thực

tập của mình.

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên Kim Quang Chiêu -

giảng viên hướng dẫn thực tập. Em xin cảm ơn sự nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ của thầy

với những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán mà thầy đã truyền đạt, củng cố

cho em. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo trong

khoa Kinh tế - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã tạo mọi điều kiện thuận

lợi giúp đỡ em giải quyết những khó khăn mà em gặp phải trong suốt quá trình hoàn

thành bài báo cáo thực tập.

Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các anh, chị trong phòng

Kế toán – Thống kê - Tài chính của Công ty Cổ Xi măng La Hiên VVMI đã tiếp nhận,

hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quãng thời gian hơn một tháng thực tập vừa qua. Đặc

biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chị Lê Thị Thu Hiền – Kế toán trưởng, anh Bùi

Nam Hải – Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp của Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên

VVMI đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho

bài báo cáo thực tập của em được hiệu quả hơn.

Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh

động viên và tiếp sức cho em để em có thể tập trung hoàn thành bài báo cáo của mình.

Hải Dương, ngày 05 tháng 03 năm 2011

Sinh viên

Page 4: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Tào Thị Nguyệt

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời kỳ đổi mới các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở việt nam đã và

đang có bước phát triển mạnh mẽ cả về hình thức, quy mô và hoạt động sản xuất kinh

doanh. Cùng với chính sách mở cửa, các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh đã

góp phần quan trọng trong việc thiết lập nền kinh tế thị trường và đẩy nền kinh tế thị

trường trở nên ổn định và phát triển. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế

nước ta đã bước sang một giai đoạn mới: Xoá bỏ cơ chế tập chung bao cấp để chuyển

sang nền kinh tế mở cửa vận hành theo cơ chê thị trường có sự quản lý của nhà nước. Sự

chuyển đổi này đã ảnh hưởng rõ dệt đến hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động khác

của xã hội vì trong cơ chế mới của doanh nghiệp đều được bình đẳng, cạnh tranh trong

khuôn khổ của pháp luật.

Để có thể tồn tại được trong thế giới cạnh tranh phức tạp này thì các doanh nghiệp

phải tổ chức tốt công tác kế toán vì mọi hoạt động của bộ máy kế toán sẽ là điều kiện tồn

tại, phát triển để doanh nghiệp tự khẳng định vị chí của mình trên thị trường. Thực tế nền

kinh tế quốc dân đã và đang cho thấy rõ điều này.

Nhận thức được vấn đề trên cùng với những kiến thức đã được tiếp thu ở trường

em đã mạnh dạn đi thực tập và tìm hiểu, nghiên cứu công tác kế toán tại Công ty Cổ

Phần Xi măng La HiênVVMI – một Công ty đang rất phát triển trên thị trường hiện nay.

Được sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên Kim Quang Chiêu cũng như sự giúp đỡ

của các anh chị trong phòng Kế toán Thống kê Tài chính của Công ty, em đã hoàn thành

bài báo cáo thực tập tổng quan, tổng hợp của Công ty.

NỘI DUNG BÁO CÁO GỒM 3 PHẦN:

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊNVVMI

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI

MĂNG LA HIÊN VVMI.

PHẦN III: ĐÁNG GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP.

Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu xót.

Em rất mong được sự đóng góp phê bình của thầy cô giáo và các Anh chị trong phòng

Kế toán Thống kê Tài chính của Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!.

Hải Dương, Ngày 05 tháng 03 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Tào Thị Nguyệt

Page 5: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

XI MĂNG LA HIÊN VVMI

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xi măng La Hiên.

1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động.

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN VVMI.

Tên viết tắt: LHC

Tên giao dịch quốc tế: LA HIEN CENMENT JOIN STOCK COMPANY.

Biểu tượng của công ty:

Trụ sở của công ty: Km 18 - Xã La Hiên – Huyện Võ Nhai – Tỉnh Thái Nguyên.

Điện thoại: 02803.829.154

Fax: 02803.829.056

Tài khoản số: 39010000000429 Ngân hàng ĐT & PT Thái Nguyên.

Mã số thuế: 4600422240

Email: [email protected]

Website: http://www.ximanglahien.com.vn

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 1703000349 do Sở Kế hoạch và Đầu tư

tỉnh Thái Nguyên cấp, đăng ký lần đầu ngày 01/01/2008.

Vốn điều lệ: 100.000.000.000 (VNĐ).

Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.

Quy mô hoạt động:

Từ ngày 01 tháng 1 năm 2008 Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI chính

thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, tổ chức quản lý và hoạt động theo

Luật Doanh Nghiệp số: 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005

Page 6: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Sản phẩm chính của Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI là xi măng pooc

lăng hỗn hợp PCB30, PCB40, Clinker pooc lăng thương phẩm Cpc40, Cpc50, Cpc60

được sản xuất theo dây chuyền công nghệ lò quay phương pháp khô là phương pháp tiên

tiến nhất hiện nay.

Năng lực sản xuất sản phẩm: trên 1.000.000 tấn/năm.

Trong sản xuất Công ty luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm kết

hợp với việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ, có tay nghề để đáp ứng được yêu cầu

của sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001 – 2008 vào sản xuất giúp

cho sản phẩm của Công ty ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng – Điều đó

được chứng minh qua doanh số bán hàng ngày càng tăng và không ngừng lớn mạnh qua

các năm.

Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ SỐ LIỆU THỐNG KÊ QUA CÁC NĂM

2008 2009 2010

1 Tổng doanh thu Triệu đồng 283.331,81 338.147,69 429.258,072 Nộp ngân sách Triệu đồng 13.813,33 14391,26 14.922,503 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 521.338,023 593.459,550 713.428,8444 Lợi nhuận Triệu đồng 21.312,82 27.139,3 23.486,525 Tổng số lao động Người 900 950 9506 Tổng chi phí sản xuất Triệu đồng 189.807,808 292.904,908 383.692,282

Nguồn: Phòng Kế toán – Thống kê – tài chính

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xi măng La

Hiên

- Quá trình hình thành:

Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI tiền thân là Nhà máy xi măng La Hiên được thành lập theo Quyết định số 925/NL-BCCB-LD ngày 31/12/1994 của Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công thương), là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Than Nội Địa, nay là Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp mỏ Việt Bắc-TKV (Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc-TKV) thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam.

Ngày 18/12/2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 3676/QĐ-BCN về việc cổ phần hóa Nhà máy xi măng La Hiên.

Ngày 25/12/2006, Nhà máy xi măng La Hiên được đổi tên thành Nhà máy xi măng La Hiên-VVMI theo Quyết định số 0299/QĐ-HĐQT do Hội đồng quản trị VVMI ban hành.

Page 7: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Ngày 30/01/2007, Nhà máy xi măng La Hiên VVMI được chuyển thành Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV theo Quyết định số 26/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc.

Ngày 19/09/2007, Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành Quyết định số 2228/QĐ-HĐQT về việc phê duyệt phương án và chuyển Nhà máy xi măng La Hiên - VVMI thành Công ty cổ phần.

Ngày 18/10/2007, Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam ban hành Quyết định số 2429/QĐ-HĐQT về việc điều chỉnh phương án cổ phần hóa Nhà máy xi măng La Hiên-VVMI.

Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI được thành lập theo giấy đăng ký kinh doanh số: 1703000349 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 01 tháng 01 năm 2008. Khi cổ phần hóa Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc chiếm tỷ lệ 51,383% vốn điều lệ tương đương 51,383 tỷ đồng.

Tháng 1/2008 Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần.

- Quá trình phát triển:

Từ năm 1995, đánh dấu cho một mô hình sản xuất- kinh doanh khép kín từ khai

thác than, khai thác đá vôi đến sản xuất xi măng… Nhà máy Xi măng La Hiên đã ra đời

và cho ra lò những tấn sản phẩm PCB30, PCB40 đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN

6260-1997... Khi đó,nhà máy xi măng La Hiên ra đời như một cứu cánh cho mỏ than Na

Dương về việc giải quyết số lượng lao động dư thừa. Bởi, thập niên 90, một số nhà máy

sản xuất xi măng chuyển đổi công nghệ từ phương pháp ướt sang khô, đồng nghĩa với

việc dừng tiêu thụ than nâu. Mỏ than Na Dương lúc bấy giờ có nguy cơ đóng cửa khai

thác. Trước tình hình đó, VVMI đã quyết định đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng La

Hiên. Nhà máy xi măng La Hiên đi vào sản xuất như một mũi tên trúng 2 đích, không

những chiến lược phát triển của VVMI có những bước đi tắt đón đầu hiệu quả mà còn

góp phần đảm bảo việc làm ổn định cho cho công nhân lao động.

Khi mới thành lập nhà máy có công suất 132.000 tấn/năm với dây chuyền thiết bị

nhập đồng bộ của Trung Quốc. Đến năm 2005 Công ty đã tiến hành đầu tư nâng cao

công suất bằng việc lắp đặt một dây chuyền sản xuất xi măng công nghệ lò quay hiện đại

tiên tiến với công suất 250.000 tấn/năm. Năm 2009 Công ty tiếp tục đầu tư một dây

chuyền xi măng lò quay công suất 715.000 tấn/năm. Như vậy, cùng với dây chuyền sản

xuất xi măng đã được đầu tư trước đó, đầu năm 2010 tổng công suất của toàn Nhà máy

được nâng lên trên 1 triệu tấn xi măng, đảm bảo đủ việc làm và thu nhập ổn định cho gần

một nghìn lao động, Công ty đang trên đà phát triển rất tốt…

Page 8: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Trong 15 năm qua Xi măng La Hiên – nhãn hiệu Đại Bàng, sản phẩm đa ngành đầu tiên

của Tập đoàn đã sản xuất và cung ứng ra thị trường trên 3 triệu tấn sản phẩm/năm, được

thị trường ưa chuộng. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng tăng

trưởng theo từng năm, trong đó doanh thu từ trên 10 tỷ đồng năm đầu thành lập thì năm

2010 đã đạt trên 429 tỷ đồng, tăng trên 34 lần so với 15 năm trước; nộp ngân sách nhà

cũng tăng trên 36 lần; tổng tài sản của Công ty hiện nay là trên 900 tỷ đồng, tăng gần 20

lần so với năm 1995.

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh.

Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ.

- Chức năng:

+ Cung ứng xi măng cho nhu cầu dân dụng trong địa bàn các tỉnh phía bắc. Chủ

yếu là 11 tỉnh sau: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang.....

+ Tham gia điều tiết, bình ổn giá cả xi măng trên thị trường trong nước.

- Nhiệm vụ:

+ Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp.

+ Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước.

+ Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi.+ Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng

như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.

+ Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật.

+ Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty.

1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

Theo phương án cổ phần hóa năm 2006, năm 2008 Công ty xi măng La Hiên đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần. Phương thức quản lý của Công ty chuyển từ tính chất tập trung vào một vài cá nhân lãnh đạo và chịu sự chi phối của cấp trên sang tính chất được tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể các cổ

Page 9: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

đông. Để quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của Công ty đã được bố trí ngày càng gọn nhẹ, phù hợp với quy mô và đặc điểm của mình. Theo mô hình trực tuyến – chức năng từ trên xuống dưới. Thực hiện chế độ một thủ trưởng, xác định rõ ràng người điều hành duy nhất và chịu trách nhiệm về các hoạt động của Công ty. Các phòng ban có nhiệm vụ đề xuất với lãnh đạo về phương án sản xuất, phát huy được tính sáng tạo của mỗi thành viên trong Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty được bố trí theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần Xi măng La Hiên VVMI

Page 10: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Ph

ng

ßT

hanh

t

ra

Ph

ng

ß K

Õho

ch

¹ V

tË t­

Ph

ng

ß K

inh

doanh

th

Þtr

ng

­ê

Ph

ng

ß K

Õ to

n¸T

hng

è k

ª T

C

Ph

ng

ß T

æ c

hcø

nh

n© s

ù

Ph

n©x

ng

­ë K

hai

th

t

® sÐ

t

Ph

ng

ß K

ü thu

tË m

á

B

é p

hnË

B

n¸ h

ng

µ

Ph

ng

ß K

inh

doanh

th

Þtr

ng

­ê

Tr

m¹ Y

Ph

ng

ß H

nh

µ c

hnh

Ý

Ph

n©x

ng

­ë V

nË t

Ph

n©x

ng

­ë C

¬

in

®Ö

Ph

ng

ß C

¬

in

®Ö

Ph

n©x

ng

­ë L

ß n

ung

Ph

n©x

ng

­ë L

iuÖ

sng

è

Ph

n©x

ng

­ë C

p

li

Ph

n©x

ng

­ë L

ß q

uay

Ph

ng

ß K

üth

utË

SX

x

i

mng

¨

Ph

ng

ß K

ü t

hu

tË a

n

to

Ph

Gi

m

¸®è

K

thu

t s

n x

u t

üË

¶ xi m

ng

¨

P

h G

im

c

ã¸

®è K

thu

t C

i

ˬ

®Ö

v

u t

XD

CB

µ§Ç

­

P

h G

im

c

ã¸

®è K

hai th

c m

¸á

P

h G

im

c

ã¸

®è T

iu th

ªô

Ph

Gi

m

¸®è

H

nh c

hnh

µÝ

Y

t -

Bo v

Õ¶

Ö

Ph

n©x

ng

­ëT

hnh

µ p

hmÈ

i

§é

bo¶

GI¸

M §

èC

I §

åN

G Q

N T

§I

I §

åN

G C

æ §

¤N

BA

N K

IÓM

SO

¸T

Page 11: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.

Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có

thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật

pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính

hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.

Hội đồng quản trị: Thực hiện chức năng quản lý mọi hoạt động của Công ty, là đại

diện pháp nhân của Công ty. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết

định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi và mục đích cho sự phát triển của Công ty, trừ

những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông

Ban Kiểm soát: Là tổ chức đại diện cho các cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu

ra. Ban Kiểm soát thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát mọi hoat động kinh doanh của

Công ty theo quy định của pháp luật, theo nghị quyết của đại hội cổ đông thông qua và theo

quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị đã ban hành.

Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu Công ty, điều hành quyết định tất cả các vấn

đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản

trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó Giám đốc là người giúp

việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công, chủ

động giải quyết những công việc đã được Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế

độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty. Mỗi Phó Giám đốc phụ trách các

phòng, phân xưởng liên quan đến lĩnh vực mà mình được phân công. Cụ thể:

+ Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của

Công ty đảm bảo kế hoạch và tuân thủ các quy định do Công ty đề ra. Giám đốc trực tiếp

lãnh đạo các đơn vị.

- Phòng Tổ chức nhân sự;

- Phòng Kế toán – Thống kê - Tài chính;

- Phòng Kế hoạch – Vật tư;

- Phòng Kinh doanh – Thị trường;

- Phòng Thanh tra.

Page 12: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

+ Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc phụ trách điều hành một số lĩnh vực được

phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi quyết định của mình. Công ty cổ

phần xi măng La Hiên VVMI có 05 Phó Giám đốc phụ trách các lĩnh vực sau:

* Phó Giám đốc Kỹ thuật cơ điện và Đầu tư xây dựng cơ bản: là người trực tiếp phụ

trách và giải quyết các công việc liên quan đến toàn bộ công tác kỹ thuật cơ điện, vận tải và

thiết bị dây chuyền sản xuất xi măng; đầu tư xây dựng cơ bản.

Phó Giám đốc Kỹ thuật cơ điện và Đầu tư xây dựng cơ bản trực tiếp lãnh đạo chuyên

môn các đơn vị sau:

- Phòng Cơ điện;

- Phân xưởng Cơ điện;

- Phân xưởng Vận tải.

* Phó Giám đốc Kỹ thuật sản xuất xi măng: là người trực tiếp phụ trách và giải quyết

các công việc liên quan đến toàn bộ công tác công nghệ và kỹ thuật sản xuất xi măng, đại

diện lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng ISO; toàn bộ công tác an toàn và bảo hộ lao

động.

Phó giám đốc Kỹ thuật sản xuất xi măng trực tiếp lãnh đạo chuyên môn các đơn vị:

- Phòng Kỹ thuật an toàn;

- Phòng Kỹ thuật sản xuất xi măng;

- Phân xưởng Lò quay;

- Phân xưởng Cấp liệu;

- Phân xưởng Liệu sống;

- Phân xưởng Lò nung;

- Phân xưởng Thành phẩm

* Phó Giám đốc Khai thác mỏ: Là người trực tiếp phụ trách và giải quyết các công

việc liên quan đến tổ chức và điều hành công tác khai thác mỏ theo kế hoạch được giao, xây

dựng kế hoạch sản xuất đá, đất sét, kỹ thuật khai thác mỏ, trực tiếp chỉ huy công tác nổ mìn

và quản lý vật liệu nổ công nghiệp.

Phó Giám đốc Khai thác mỏ trực tiếp lãnh đạo các đơn vị sau:

Page 13: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

- Phòng Kỹ thuật mỏ;

- Phân xưởng Khai thác đất sét.

* Phó Giám đốc Tiêu thụ: là người trực tiếp phụ trách vầ giải quyết các công việc liên

quan đến xây dựng chiến lược và tổ chức, điều hành tiêu thụ sản phẩm, marketing, thu hồi

nợ và gải quyết khiếu nại của khách hàng.

Phó Giám đốc phụ trách tiêu thụ trực tiếp lãnh đạo các đơn vị sau:

- Phòng Kinh doanh thị trường;

- Bộ phận Bán hàng.

* Phó Giám đốc hành chính – Y tế - Bảo vệ: là người trực tiếp phụ trách và giải quyết

các công việc liên quan đến các công việc hành chính, quản lý đất đai, nhà cửa và công tác

đời sống y tế, bảo vệ sức khỏe cho người lao động, bảo vệ tài sản của Công ty.

Phó Giám đốc Hành chính – Y tế - Bảo vệ trực tiếp lãnh đạo các đơn vị sau:

- Phòng Hành chính;

- Đội bảo vệ;

- Trạm y tế.

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Phòng Kỹ thuật an toàn: Giúp Giám đốc Công ty quản lý chuyên sâu về công tác kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, bảo hộ lao động đúng với quy định của công ty. Duy trì quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO. Lập kế hoạch và kiểm tra đôn đốc hàng năm các đơn vị trong Công ty thực hiện việc huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Phòng Kỹ thuật Sản xuất xi măng: Quản lý chuyên sâu về kỹ thuật công nghệ để sản xuất Clanh-ke, xi măng từ các nguyên liệu đá vôi, đá sét, thạch cao, than, dầu, các loại phụ gia khác đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao nhất. Tham mưu cho Giám đốc Công ty về các tiến bộ khoa học, xây dựng các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất.

Phân xưởng Cấp liệu - Phân xưởng Liệu sống:

Quản lý toàn bộ Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng của nhà máy là: đá vôi, đất

sét, than, quặng sắt, phụ gia điều chỉnh và phụ gia khoáng hóa... Sau khi được đồng nhất sơ

Page 14: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

bộ và gia công đạt kích thước về cỡ hạt và độ ẩm, Chúng được đưa vào các kho chứa riêng

biệt, bảo quản cẩn thận để phục vụ cho sản xuất Clanh-ke với chất lượng và năng suất cao.

Phân xưởng Lò nung - Phân xưởng Lò quay:Vận hành hệ thống thiết bị trong phạm vi của đơn vị quản lý để đảm bảo các thiết bị

hoạt động liên tục, đồng bộ, an toàn nhằm sản xuất Clanh-ke có chất lượng tốt, hiệu quả cao. Lập kế hoạch báo cáo với ban Giám đốc về tình trạng hoạt động, tình trạng thiết bị của công đoạn Lò nung; Lò quay để kịp thời chỉnh sửa thay thế.

Phân xưởng Thành phẩm:

Tiếp nhận Klinker từ phân xưởng lò nung, lò quay đập và chở thạch cao đến máy nghiền, vận chuyển xi măng bột vào Xilô, đóng bao sản phẩm. Đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, đồng bộ, an toàn nhằm nâng cao năng suất chất lượng.

Phòng Cơ điện:

Quản lý chuyên sâu kỹ thuật các thiết bị cơ điện, tự động hoá và động lực trong toàn Công ty. Theo dõi, giám sát lắp đặt, chạy thử toàn bộ thiết bị dây chuyền sản xuất chính và thiết bị phụ trợ trong Công ty. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về các giải pháp kỹ thuật trong quá trình vận hành, bảo dưỡng, bảo quản thiết bị cơ điện - động lực trong dây chuyền sản xuất, vận hành liên tục, ổn định, đồng bộ để đạt hiệu quả cao nhất.

Phân xưởng Cơ điện :Chịu trách nhiệm ổn định hoạt động của máy móc thiết bị trong toàn bộ công ty. Xây

dựng chương trình tu bổ định kỳ cho toàn công ty, tổ chức thực hiện phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty.

Phân xưởng Vận tải:Lập kế hoạch vận tải đá vôi, đá sét, Clanh-ke, phụ gia, vật tư…Quản lý, sửa chữa, bảo

dưỡng các thiết bị vận tải (ôtô tải, máy xúc, xe cẩu…) và các thiết bị máy móc khác nhằm phục vụ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Phòng tổ chức nhân sự:Chức năng quản lý, tổ chức, đào tạo lao động, pháp chế, tiền lương và các chế độ

chính sách đối với người lao động nhằm phục vụ sản xuất kinh doah đạt hiệu quả cao nhất. Đề xuất với Giám đốc về lĩnh vực tổ chức kết cấu bộ máy làm việc và bố trí nhân sự trong Công ty, đảm bảo đúng người đúng việc.

Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính:

Có chức năng quản lý tài chính, giám sát mọi hoạt động kinh tế, tài chính trong Công ty, tổ chức, chỉ đạo thực hiện công các kế toán, thống kê kinh tế và hoạch toán kinh tế của Công ty theo cơ chế quản lý mới.

Phòng Kinh doanh thị trường:

Tiếp cận thị trường, tìm kiếm thị trường giúp cho ban lãnh đạo Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng với khách hàng. Đồng thời phụ trách các vấn đề về tiêu thụ sản phẩm.

Phòng Kế hoạch – Vật tư:

Page 15: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Giúp Giám đốc quản lý, lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, sửa chữa (lớn, vừa và nhỏ) thiết bị, công trình kiến trúc, tiến hành hợp đồng kinh tế với các chủ thể trong và ngoài Công ty. Thực hiện việc mua sắm vật tư (nguyên vật liệu, máy móc, phụ tùng…), đặt gia công chế tạo thiết bị phụ tùng phục vụ sửa chữa nhằm đảm bảo duy trí sản xuất liên tục.

Phòng thanh tra:

Giúp giám đốc thực hiện công tác quản lý và các công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện

ngăn ngừa, sửa chữa các khuyết điểm và phát huy các ưu điểm. Thanh tra, kiểm tra đối với

các đơn vị, phòng ban trong toàn Công ty về việc thực hiện chấp hành đường lối, chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước.

Phòng Kỹ thuật mỏQuản lý chuyên sâu về lĩnh vực khai thác đá vôi, đá sét, vận tải và chỉ đạo công tác

nghiệp vụ, kỹ thuật đối với các phân xưởng Vận tải và Khai thác, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác. Lập kế hoạch khai thác, sửa chữa thiết bị, lập đơn hàng vật tư để phục vụ cho việc khai thác.

Phân xưởng Khai thác đất, sét:

Có chức năng quản lý lao động, sửa chữa các loại máy xúc, máy ủi, máy nén khí,

máy khoan và các thiết bị khác để tổ chức khai thác, bốc xúc đá vôi, đá sét theo kế hoạch

được giao. Khảo sát, đo đạc để làm cơ sở cho việc khai thác và lập hộ chiếu khoan nổ mìn

theo đúng quy trình quy phạm khai thác.

Bộ phận bán hàng:

Thực hiện các công tác liên quan đến tiêu thụ, bán sản phẩm do Công ty sản xuất, có trách nhiệm chính trong việc giúp phòng Kinh doanh thị trường hoạch định chính sách tiêu thụ, tổ chức bán hàng tại Công ty và cung ứng cho các nhà phân phối. Chỉ đạo về mặt nghiệp vụ đối với các nhà phân phối, các đại diện tiêu thụ, tiếp thị, thu nhận thông tin, dự báo khả năng và năng lực thị trường qua từng thời gian kế hoạch nhằm tiêu thụ sản phẩm cao nhất và mở rộng thị trường.

Phòng Hành chính:

Là đơn vị trực thuộc Công ty, giúp Giám đốc Công ty quản lý nghiệp vụ và tài sản thuộc các lĩnh vực: Hành chính - Quản trị, văn thư-lưu trữ; Thi đua-khen thưởng, Tuyên truyền; công tác đối ngoại, Quản lý mạng thông tin nội bộ… Quản lý công văn tài liệu, rà soát trước khi ban hành. Hướng dẫn các đơn vị trong Công ty thực hiện đúng các quy chế về công văn giấy tờ.

Đội Bảo vệ:

Tham mưu cho Giám đốc Công ty tổ chức lực lượng bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự, quản lý hộ khẩu, phòng cháy chữa cháy, thực hiện công tác quân sự của Công ty theo quy định của nhà nước.

Page 16: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Trạm Y tế Giúp Giám đốc quản lý chăm sóc sức khoẻ, khám, điều trị và cấp cứu cho cán bộ

công nhân viên theo khả năng chuyên môn và phân cấp của ngành Y tế, tổ chức phòng bệnh, phòng dịch, vệ sinh môi trường và các hoạt động y tế khác của Công ty. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ hàng năm cho Cán bộ Công nhân viên.

1.3. Hình thức tổ chức sản xuất của Công ty.

1.3.1 Hình thức tổ chức sản xuất của Công ty.

Hình thức tổ chức sản xuất của Công ty theo phương thức chuyên môn hóa kết hợp với

máy móc tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ tay nghề công nhân và

cải thiện việc làm của công nhân.

Là Công ty sản xuất xi măng với quy trình công nghệ khép kín nên đòi hỏi vừa phải có

sự chuyên môn hóa vừa phải thực hiên hợp tác hóa giữa các bộ phận trong Công ty. Mỗi

phòng ban, phân xưởng đều có chức năng nhiệm vụ riêng.

Tính chuyên môn hóa ngày càng cao khi nhà máy liên tục thực hiện tinh giảm biên

chế ở các phòng ban và cụ thể hóa công việc cho từng nhân viên. Nhờ đó, năng suất và hiệu

quả làm việc được nâng lên rõ rệt.

Mặc dù thực hiện chuyên môn hóa sâu sắc giữa các phòng ban và trong các công

đoạn sản xuất, nhưng việc hợp tác hóa luôn được đặt lên hàng đầu. Các công đoạn sản xuất

phải được đảm bảo duy trì liên tục, có tính nhịp nhàng cao vì chỉ cần xảy ra sự cố ở một

khâu sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các khâu còn lại và ảnh hưởng trực tiếp

tới kết quả hoạt động của nhà máy. Giữa các phòng ban và các phân xưởng luôn có sự

gắn kết chặt chẽ, đặc biệt là giữa phòng Kỹ thuật sản xuất xi măng với các phân

xưởng. Chính vì vậy, phòng Kỹ thuật sản xuất xi măng được bố trí nằm ngay trong khu

vực sản xuất chứ không nằm trong khu văn phòng, để kịp thời xử lý các sự cố xảy ra ở

phân xưởng.

Thực tế những năm qua cho thấy, công tác tổ chức sản xuất và quản lý nhà máy đã

góp phần làm cho nhà máy liên tục đạt và vượt kế hoạch được giao, mọi hoạt động quản

lý đều chặt chẽ và có nề nếp, đội ngũ cán bộ ngày càng nhiều kinh nghiệm, vững vàng

trong điều hành sản xuất

Page 17: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

1.3.2. Kết cấu sản xuất của Công ty.

- Bộ phận sản xuất chính: Là những phân xưởng trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm,

gồm 02 phân xưởng là Phân xưởng Lò nung và Phân xưởng Lò quay.

- Bộ phận sản xuất phụ: Gồm 05 phân xưởng không trực tiếp tạo ra thành phẩm nhưng

có nhiệm vụ trợ giúp cho 02 phân xưởng chính để sản xuất tạo ra thành phẩm.

Kết cấu sản xuất của Công ty được mô tả qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3. Kết cấu sản xuất sản phẩm của Công ty.

1.4. Công nghệ sản xuất một số sản phẩm chủ yếu.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI từ sản xuất thủ công nay đã có công nghệ tiên tiến đáp ứng được với nhu cầu chất lượng và sản lượng khi thị trường yêu cầu. Với nhiệm vụ chính sản xuất và cung ứng các loại vật liệu dùng cho ngành công nghiệp xây dựng, các sản phẩm chủ yếu của Công ty là xi măng pooc lăng hỗn hợp PCB 30, PCB 40, Clanhke pooc lăng thương phẩm Cpc 40, Cpc 50, Cpc 60 được

Page 18: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

sản xuất theo dây chuyền công nghệ lò quay phương pháp khô là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay.

Do đặc thù sản xuất xi măng nên quy trình công nghệ kỹ thuật của công ty có tính

nguyên tắc và được tổ chức chặt chẽ theo hệ thống dây chuyền. Cụ thể dây chuyền nung

nguyên liệu sản xuất Clinker đòi hỏi phải có sự thông gió thì mới đảm bảo cho nhiệt độ

nung là 1.4500C, thì Clinker mới chín thấu. Bên cạnh đó với đặc điểm đặc thù và đặc thù

của ngành sản xuất xi măng, Công ty luôn đảm bảo ba ca sản xuất liên tục 24/24 giờ /ngày,

đòi hỏi người công nhân phải vận hành đúng thao tác đúng quy trình kỹ thuật, trong quá

trình sản xuất. Những biện pháp quản lý kỹ thuật phải thật nghiêm ngặt, để sản phẩm sản

xuất ra đạt được chất lượng mà công ty đã đăng ký và tạo được uy tín với khách hàng. Công

nghệ sản xuất xi măng của Công ty được mô tả bằng sơ đồ 1.4. Nội dung cơ bản của các

bước trong quy trình công nghệ là.

- Chuẩn bị nguyên vật liệu: bao gồm đá vôi , đất sét, quặng sắt, cát mịn, thạch cao,

banit, than cám...được vận chuyển từ nơi các si lô chứa, được cấp qua hệ thống cân bằng

điện tử để định lượng rồi đưa vào máy nghiền chu trình kín có máy phân ly để nghiền.

- Nghiền liệu sống: Các loại nguyên liệu từ các Silô chứa được các cấp quan hệ

thống cân bằng điện tử. Bột sau khi nghiền qua máy phân ly để đảm bảo độ mịn theo yêu

cầu rồi đổ vào các silô, bột liệu sống sau máy phân ly được kiểm tra từng giờ các chỉ tiêu Tc,

Tf và độ mịn. Đồng nhất bột liệu sống trước khi đưa vào lò bằng phương pháp nút ở nhiều

silô theo tỷ lệ nhất định để đưa vào Silô đồng nhất.

- Nung Clinker: Bột liệu và nước được định trong máy trộn ẩm, sau đó đưa xuống

máy về viên, viên liệu cần có kích thước theo đúng yêu cầu chất lượng ( 7- 12mm) và độ ẩm

(12-14%), vật liệu được đưa vào lò thực hiện quá trình nung Clinker. Clinker khi ra lò được

kiểm tra , phân loại và được đưa vào các Silô chứa. Clinker chất lượng tốt đổ vào silô CLK

(1,3), clinker chất lượng kém đổ vào silô (2).

- Nghiền xi măng Clinker: Thạch cao, phụ gia từ các Silô chứa được cấp qua hệ thống

cân bằng điện từ để định lượng rồi đưa vào máy nghiền chu trình kín có phân ly trung gian và

hệ thống làm lạnh bằng nước để nghiền . Bột xi măng có chất lượng không phù hợp được đổ

vào Silô XMI (4), XMII (3).

Page 19: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

- Đóng bao xi măng: Xi măng từ các silô chứa được cấp vào máy đóng bao qua két

chứa trung gian theo tỷ lệ nhất định do phòng KTĐĐ quy định. Vỏ bao đựng xi măng được

đóng dấu sêzi theo quy định của các cấp số tự nhiên. Bao xi măng được vận chuyển và bốc

xếp vào kho theo silô. Trong lô xếp mỗi chồng mười bao thẳng hàng, mỗi lô (70-80) tấn. Xi

măng bao trước khi xuất xưởng được kiểm tra, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo TCVN

6260 – 1997.

Sơ đồ 1.4. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng

Đá vôi

Đập

Silô đá

Cân ĐT1

Đất sét

Sấy

Silô đất sét

Cân ĐT2

Than

Phơi

Silô Than

Cân ĐT3

Quặng

Phơi

Silô quặng

Cân ĐT4

Nghiền

Phân ly

Silô bột

Trộn ẩm

Vê viên

Nung Clinker

Silô Clinker

Cân ĐT 1,2,3,4

Nghiền

Silô xi măng

Đóng bao

Kho

Silô bột

Trộn ẩm

Vê viên

Nung Clinker

Silô bột

Trộn ẩm

Vê viên

Nung Clinker

Page 20: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Nguồn: Phòng Kỹ thuật Sản xuất Xi măng.

PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN VVMI.

2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty.

2.1.1. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh và các sản phẩm chủ yếu.

Ngành nghề kinh doanh:

Ngành nghề kinh doanh của Công ty được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm:

+ Sản xuất, mua bán xi măng và vật liệu xây dựng;

+ khai thác, chế biến và mua bán đá, đất sét, các loại khoáng sản;

+ Chế tạo gia công cac sản phẩm cơ khí, kết cấu thép, phụ tùng;

+ Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng; Lắp đặt hệ thống lò điện, hệ thống cấp thoát nước, lò

sưởi, điều hòa không khí; Hoàn thành hệ thống xây dựng;

+ Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp;

+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống và giải khát;

+ Mua bán, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, hàng hóa;

+ Vận tải hành khách, hàng hóa bằng ô tô.

Sản phẩm chủ yếu:

Page 21: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Xi măng là vật liệu quan trọng phục vụ cho các công trình, nó đòi hỏi kết cấu cao đáp ứng rộng rãi nhu cầu xây dựng của các tổ chức và dân cư. Sản phẩm chính của Công ty hiện nay là xi măng pooc lăng hỗn hợp PCB 30, PCB 40, Clanhke pooc lăng thương phẩm Cpc 40, Cpc 50, Cpc 60 được sản xuất theo dây chuyền công nghệ lò quay phương pháp khô. Sản phẩm xi măng La Hiên đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN 6260: 1997. Hiện nay Công ty đang áp dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001 – 2000 và đang tiếp tục xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001 – 2008.

Sản phẩm xi măng La Hiên đã sử dụng cho các công trình . - Xây dựng Nhà máy nhiệt điện Na Dương tỉnh Lạng Sơn công suất 100MW.- Xây dựng Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn tỉnh Thái Nguyên công suất 100MW.

- Xây dựng Nhà máy xi măng Quán Triều thuộc Công ty cổ phần xi măng Quán Triều công suất 900.000 tấn/năm.

- Xây dựng Nhà máy xi măng Tân Quang thuộc Công ty cổ phần xi măng Tân Quang công suất 900.000 tấn/năm.

- Cung cấp Clinker thương phẩm cho các nhà máy sản xuất tấm lợp amiăng cho các doanh nghiệp tấm lợp tại khu vực Thái Nguyên, Đông Anh.

Đặc điểm của sản phẩm : Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ mới hiện đại của

Trung Quốc. Chất lượng sản phẩm tốt, có uy tín trên thị trường. Sản phẩm xi măng do công ty sản xuất được cơ quan kiểm định chất lượng Quacerts chứng nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và cấp chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.

a) Đặc điểm của xi măng PCB 30, PCB 40: PCB là ký hiệu qui ước cho xi măng poóclăng hỗn hợp. Các trị số: 30, 40 là giới hạn cường độ chịu nén của mẫu vữa xi măng sau 28 ngày dưỡng hộ tính bằng N/mm2.

- Độ mịn : 6 – 8%.- Màu sắc : xanh xám – đen.- Thời gian ninh kết : - Bắt đầu khoảng 110 ÷ 140 phút.- Kết thúc sau 3 ÷ 4 giờ.- Cường độ:+ Xi măng PCB 30 R28 = 35 ± 2 N/mm2

+ Xi măng PCB 40 R28 = 45 ± 2 N/mm2

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu chất lượng xi măng PCB30 và PCB40

Tên chỉ tiêu MứcPCB 30 PCB 40

1. Cường độ chịu nén, N/mm2, không nhỏ hơn.

- 72 giờ ± 45 phút.

14

18

Page 22: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

- 28 ngày ± 2 giờ. 30 402. Thời gian đông kết

- Bắt đầu, phút, không nhỏ hơn.

- Kết thúc, giờ, không lớn hơn.

45

103. Độ nghiền mịn.

- Phần còn lại trên sàng 0,08mm, %, không lớn hơn

- Bề mặt riêng, xác định theo phương pháp Blaine, cm2/g, không nhỏ hơn.

12

2700

4. Độ ổn định thể thích, xác định theo phương pháp Le Chatelier,mm, không lớn hơn

10

5. Hàm lượng anhydric sunphuric (SO3),%, không lớn hơn 3,5

b) Đặc điểm của Clinker CPC 60, CPC 50, CPC 40:

Bảng 2.2. Chỉ tiêu chất lượng Clinker CPC 60, CPC 50, CPC 40

STT Tên chỉ tiêuMức Mức Mức

CPC 60 CPC 50 CPC 401 Hoạt tính cường độ, N/mm2, không nhỏ hơn.

- 3 ngày ± 45 phút- 28 ngày ± 8 giờ.

3060

2550

2140

2 Hệ số nghiền, không nhỏ hơn 1,2 1,2 1,23 Cơ hạt:

- Nhỏ hơn 1mm, %, không lớn hơn. - Nhỏ hơn 25mm và lớn hơn 5mm, %, không nhỏ hơn

1050

1050

1040

4 Hàm lượng canxi oxit (CaO), % Từ 58 đến 67 Từ 58 đến 67 Từ 58 đến 675 Hàm lượng silic oxit (SiO2), % Từ 18 đến 26 Từ 18 đến 26 Từ 18 đến 266 Hàm lượng nhôm oxit (Al2O3), % Từ 3 đến 8 Từ 3 đến 8 Từ 3 đến 87 Hàm lượng sắt oxits (Fe2O3), % Từ 2 đến 5 Từ 2 đến 5 Từ 2 đến 58 Hàm lượng magiê oxits (MgO), %, không lớn hơn 5 5 59 Hàm lượng canxi oxit tự do (CaOtd), %, không lớn hơn 1,5 1,5 1,510 Hàm lượng kiềm tương đương.

Na2Otd = Na2O + 0,658 K2O, %, không lớn hơn 1,0 1,0 1,011 Hàm lượng cặn không tan (CKT), %, không lớn hơn 0,75 0,75 0,7512 Hàm lượng mất khi nung (MKN), %, không lớn hơn 1,0 1,0 1,013 Độ ẩm, %, không lớn hơn 1,0 1,0 1,0

Page 23: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Nguồn: Phòng Kỹ thuật sản xuất xi măng

2.1.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ.

Tiêu thụ sản phẩm là một nhiệm vụ rất quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại, phát

triển hay suy vong của một doanh nghiệp. Một trong những doanh nghiệp có hiệu quả sản

xuất kinh doanh tốt phải là một doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tốt và có một thị trường tốt.

Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo quy luật của cơ

chế thị trường thì các biện pháp và chính sách để tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp càng

phức tạp và cần cụ thể tăng cường thường xuyên hơn.

Sản phẩm xi măng của Công ty là một loại hàng hoá thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng,

Nó được dùng để xây dựng các công trình, nhà xưởng, kho tàng, đường xá, cầu cống, nhà

ở... Từ ngày sản phẩm xuất hiện trên thị trường đến nay, nhờ có những cố gắng và phát huy

trong việc duy trì thị trường cũ tiến tới mở rộng thị trường mới. Sản phẩm của công ty đã tạo

được những ấn tượng rất tốt đối với người tiêu dùng. Khối lượng sản phẩm hàng năm của

công ty đang ngày một tăng lên hàng năm. Từ kết quả đó chứng tỏ công ty đã xác định đúng

đối tượng thị trường của mình, từng bước xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường và hơn thế nữa

công ty đang cố gắng mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện tại, Công ty có khoảng hơn 300 cửa

hàng tiêu thụ, nhiều nhất là ở khu vực Thái Nguyên, ngoài ra còn có ở các tỉnh khác như Hà

Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn… với khoảng 80 xe tiêu thụ liên tục hoạt

động, đảm bảo phục vụ khách hàng đến tận chân công trình. Tính đến nay, sản lượng trung

bình mỗi ngày Công ty sản xuất được từ 1.800 - 2.000 tấn xi măng.

2.1.3. Đặc điểm về tình hình lao động và tiền lương của Công ty.

* Thông tin về lao động:

Yếu tố con người là yếu tố quyết định trong mọi nền sản xuất, kinh doanh việc quản lý, sử dụng lao động là một yêu cầu khách quan của các nhà quản trị. Đồng thời nó cũng là một trong những động lực quan trọng đảm bảo cho Công ty không ngừng lớn mạnh và đứng vững trên thị trường. Công ty cổ phần xi măng La Hiên hiện nay có một đội ngũ lao động mạnh và trình độ cao, đây cũng là một trong những nhân tố chính làm nên sự phát triển ngày càng bền vững của Công ty.

Page 24: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Bảng 2.3. Số lượng lao động của Công ty trong 3 năm 2008 – 2010.

STT Số lượng cán bộ công nhân viên Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Cán bộ văn phòng 34 35 36

- Chung của Công ty 4 4 6

- Ở các bộ phận 30 31 30

2 Công nhân 847 897 898

- Công nhân trực tiếp sản xuất 813 847 854

- Công nhân gián tiếp 34 50 42

3 Nhân viên ngoài sản xuất 19 18 16

- Nhân viên bán hang 5 4 3

- Nhân viên quản lý 14 14 13

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng số lao động của Công ty khá dồi dào và ổn định.

Tổng số lao động năm 2009/2008 tăng 50 người tương ứng là 5,5 %, năm 2010/2009 không

có sự biến động về lao động. Trong tổng số lao động, lao động trong sản xuất năm 2008

chiếm 94,11%, năm 2009 chiếm 94,42%, năm 2010 chiếm 94,52%. Năm 2009/2008 tỷ trọng

lao động trong sản xuất tăng 0,1%. Trong đó, lao động trực tiếp năm 2008 chiếm tỷ trọng

90,33% trên tổng số lao động, năm 2009 là 89,15%. Năm 2009/2008 tỷ trọng này giảm

1,18% tuy nhiên số lao động trực tiếp năm 2009/2008 lại tăng 34 người, đó là do tổng số lao

động năm 2009/2008 tăng 50 người. Tỷ trọng công nhân trực tiếp sản xuất năm 2010 là

94,52% trên tổng số lao động so với năm 2009 tỷ trọng này tăng 5,37% tương ứng tăng 1

người. Do tổng số lao động không có biến động chỉ có sự biến động trong cơ cấu lao động,

đặc biệt là số lượng công nhân trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, trung bình là 89,76% vì

Công ty cổ phần xi măng La Hiên là 1 đơn vị sản xuất kinh doanh nên số lao động gián tiếp

chủ yếu là đội ngũ cán bộ quản lý nhà máy. Số lượng nhân viên quản lý năm 2008 chiếm

2.11% trên tổng số lao động trong Công ty, con số này năm 2009 là 1,89% ; năm 2010 là

1,68%. So sánh giữa năm 2009/2008 giảm được 0,22% năm 2010/2009 giảm được 0,21%.

Lao động trong quản lý là bộ phận gián tiếp và sắp xếp sao cho hợp lý để giảm được số lao

động mà không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động là điều tốt. Từ kết quả so sánh, ta thấy rằng

tỷ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp khá ổn định và phù hợp với mô hình sản xuất của Công

ty, hơn nữa tỷ lệ lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn điều này giúp đảm bảo số lao

động cho sản xuất 24h/ngày, đồng thời còn giúp phân bổ lao động vào các bộ phận hợp lý

hơn, tạo điều kiện để sử dụng lao động tốt hơn. Nhìn chung tỷ trọng lao động trực tiếp sản

Page 25: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

xuất của công ty qua 3 năm 2008-2010 tăng lên và lao động gián tiếp, nhân viên quản lý

giảm xuống. Đây chính là dấu hiệu tốt.

Bảng 2.4. Thông tin năng lực cán bộ của Công ty trong 3 năm 2008 – 2010.

Thông tin năng lực cán bộ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học:

- Kỹ sư điện

- Kỹ sư cơ khí

- Kỹ sư hóa

- Kỹ sư tự động hóa

- Cử nhân kinh tế

- Thạc sỹ và cử nhân kinh tế

- Thạc sỹ và cử nhân tài chính

Trình độ trung cấp:

- Trung cấp kinh tế

- Trung cấp kế toán tài chính

- Trung cấp cơ điện

71

18

08

07

15

10

08

05

26

06

06

14

71

19

09

07

15

10

08

05

26

05

06

15

77

21

08

06

16

12

08

06

23

05

05

13

Page 26: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự

Trong quản lý lao động thì trình độ lao động là yếu tố quan trọng vì nó quyết định

đến khả năng lao động, khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ. Tại Công ty cổ phần xi

măng La Hiên công tác này đã được chú trọng những năm gần đây. Công ty tuyển dụng

thêm nhiều cán bộ trình độ đại học và trên đại học, giúp bồi dưỡng và nâng cao trình độ

cho CBCNV. Năm 2010, số lao động có trình độ đại học, trên đại học chiếm 10,5% trên

tổng số lao động với số lượng là 100 người tăng so với 2 năm về trước; Số công nhân kỹ

thuật và lao động phổ thông 89,5% trên tổng số lao động và tương đối ổn định. Số lao động

có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học trung bình mỗi năm tăng 0,86%, lao động phổ

thông là 2,55%. Như vậy có thể thấy rằng bên cạnh việc tuyển dụng lao động phổ thông

phục vụ cho sản xuất Công ty đã chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán

bộ lao động, bằng việc cử cán bộ đi học các lớp tại chức, chính quy, đồng thời mở những

lớp học nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động phổ thông tại Công ty và thường xuyên mở

những cuộc thi nâng cao tay nghề cho CBCNV. Do đặc thù của Công ty, có nhiều công

Page 27: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

việc đòi hỏi phải có sức khỏe làm việc vào ca đêm nên tỷ lệ lao động nam giới và lao động

nữ giới cũng có sự khác biệt, lao động nam giới thường chiếm 2/3 tổng số lao động. Bên

cạnh đó độ tuổi lao động của CBCNV còn khá trẻ, điều này phù hợp với yêu cầu và đặc

điểm công việc của Công ty.

* Thông tin về tiền lương:

Bảng 2.5. Thông tin về tổng quỹ lương và thu nhập lao động bình quân của Công

ty trong 3 năm 2008 – 2010.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010So sánh

2009/20082010/2009

Tổng số quỹ lương (Tr.đ) 36.135,03 41.028,45 47.015,98 13,54 14,6

Thu nhập bình quân (Tr.đ/ng/tháng) 2.650 3.005 3.605 13,4 20

Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự

Thu nhập bình quân của nhân viên trong Công ty cũng từng bước được nâng cao. Các

chính sách phúc lợi, đãi ngộ và đào tạo người lao động được ký hợp đồng lao động theo điều

27 Bộ luật lao động và thông tư 21/LĐTBXH ngày 12/10/1996 của Bộ lao động thương binh

xã gội. Trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động được thể hiện theo điều 10 Nghị

định 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ.

Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao

động. Hiện nay, Công ty cổ phần xi măng La Hiên đang khuyến khích và tạo điều kiện cho

cán bộ nhân viên học đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật nâng cao tay nghề. Đồng thời,

theo phương án cổ phần hóa, trong 100 tỷ đồng vốn điều lệ, tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ

là 51%, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động là 49%. Điều này sẽ giúp phát huy quyền làm

chủ của người lao động và khuyến khích họ nâng cao năng suất làm việc.

2.1.4. Đặc điểm về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm.

2.1.4.1. Đặc điểm về tài sản và nguồn vốn.

Bảng 2.6. Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty qua 2 năm 2009 – 2010.

Page 28: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2009

So sánh (%)

2010/2009

A /TÀI SẢN

1. TSLĐ và ĐTNH 327.682.634.343 60.515.963.858 (81,5)

- Tiền 73.063.339.346 13.837.756.232 (81,1)

- Các khoản phải thu 12.542.949.779 5.041.313.546 (59,8)

- Hàng tồn kho 240.941.755.960 38.451.100.517 (84)

- TSLĐ khác 1.134.589.258 3.185.793.563 180,2

2. TSCĐ và ĐTDH 265.776.916.601 652.912.880.566 145,7

- Nguyên giá TSCĐ 368.676.952.000 381.052.318.000 3,4

- Giá trị hao mòn lũy kế (201.153.511.300) (246.981.345.800) 22,78

- Chi phí XD CBDD 97.969.299.438 518.808.488.348 429,6

- Tài sản dài hạn khác 284.176.459 33.419.970 (88,24)

Tổng tài sản 593.459.550.944 713.428.844.424 20,21

B/NGUỒN VỐN

1. Nợ phải trả 485.325.788.784 603.092.704.178 24,3

- Nợ ngắn hạn 80.794.720.032 150.115.235.505 85,8

- Nợ dài hạn 404.531.068.752 452.977.468.673 11,98

2. Nguồn vốn chủ sở hữu 108.133.762.160 110.336.140.246 2,03

- Nguồn vốn, quỹ 106.420.657.378 109.061.779.430 2,48

- Nguồn kinh phí, quỹ khác 1.713.104.782 1.319.360.816 (22,98)

Tổng nguồn vốn 593.459.550.944 713.428.844.424 20,21

Nguồn: Phòng Kế toán – Thống kê – tài chính

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 119.969.293.500 VNĐ tương ứng với 20,21%. Tuy nhiên, ta có thể thấy quy mô của một số các chỉ tiêu thuộc tài sản qua 2 năm 2009 – 2010 giảm đi. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 81,5%. Trong đó, khoản mục tiền giảm 81,1%; các khoản phải thu giảm 59,8%; tài sản dài hạn khác giảm 88,24%. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 145,7%. Trong đó, năm 2010 đầu tư cho xây dựng cơ bản dở dang tăng so với năm 2009 là 429,6%, nguyên giá tài sản cố định tăng 3,4%; giá trị hao mòn lũy kế tăng 22,78%. Quy mô tài sản của Công ty

Page 29: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

tăng nhưng tốc độ tăng chậm do môi trường kinh doanh ngày càng mang tính cạnh tranh cao.

Mặt khác, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 so với năm 2009 tăng 20,21%. Như vậy, quy mô nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng. Tuy nhiên, ta có thể thấy tốc độ tăng của một số chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu qua 2 năm 2009 – 2010 nhỏ hơn so với tốc độ tăng của tài sản. năm 2010 so với năm 2009 nợ phải trả chỉ tăng 24,3% (trong đó, nợ ngắn hạn tăng 85,8%; nợ dài hạn tăng 11,98%). Đặc biệt là tốc độ tăng của nợ dài hạn qua 2 năm không lớn, vốn lưu động chiếm 84,53% trong tổng nguồn vốn. Đây là một cải thiện đáng mừng trong tình hình tài chính của Công ty.

2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ.

Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ SỐ LIỆU THỐNG KÊ QUA CÁC NĂM

2008 2009 2010

1

Sản lượng xi măng sản xuất+ Xi măng PCB 30+ Xi măng PCB 40

Tấn 367.749,850 418.490,050 520.210,310Tấn 348.039,100 399.757,700 483.276,260Tấn 19.710,750 18.732,350 36.934,050

2

Sản lượng xi măng tiêu thụ+ Xi măng PCB 30+ Xi măng PCB 40

Tấn 368.811,850 419.640,550 520.295,810Tấn 349.095,100 400.837,200 483.299,760Tấn 19.716,750 18.803,350 36.999,050

3 Tổng doanh thu Triệu đồng 283.331,81 338.147,69 429.258,074 Nộp ngân sách Triệu đồng 13.813,33 14391,26 14.922,505 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 521.338,023 593.459,550 713.428,8446 Lợi nhuận Triệu đồng 21.312,82 27.139,3 23.486,527 Tổng số lao động Người 900 950 9508 Tổng chi phí sản xuất Triệu đồng 189.807,808 292.904,908 383.692,282

Nguồn: Phòng Kế toán – Thống kê – tài chính

Biểu đồ 2.8. Biểu đồ Nguồn vốn – Doanh thu – Lợi nhuận – Chi phí trong 3 năm

Page 30: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Bảng 2.9. Bảng so sánh các chỉ tiêu kinh tế năm 2008 - 2010 của Công ty.

STT CHỈ TIÊU

Chênh lệch

Mức tương đối (%) Mức tuyệt đối ( Tr.đ)09/08 10/09 10/08 09/08 10/09

1

Sản lượng xi măng SX+ Xi măng PCB 30+ Xi măng PCB 40

13,8 24,3 41,45 50.740,2 101.720,2614,84 20,9 38,85 51.718,6 83.518,56

(5) 97,2 87,38 (978,4) 18.201,7

2

Sản lượng xi măng tiêu thụ+ Xi măng PCB 30+ Xi măng PCB 40

13,8 24 41,07 50.828,7 100.658,2614,8 20,5 38,44 51.742,1 82.462,56(4,6) 96,8 87,65 (913,4) 18.195,7

3 Tổng doanh thu 19,34 26,94 51,5 54.815,88 91.110,384 Nộp ngân sách 4,2 3,7 8,02 577,93 531,245 Tổng nguồn vốn 13,8 20,21 36,84 72.121,527 119.969,2946 Lợi nhuận 27,3 (13,5) 10,2 5.826,48 (3.652,78)7 Tổng chi phí sản xuất 5,5 1 102 103.097,1 90.787,3748 Tổng số lao động 54,3 31 5,5 50 0

Nguồn: Phòng Kế toán – Thống kê – tài chính

Căn cứ vào các bảng và biểu đồ trên, ta có thể phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm 2008 – 2010 như sau:

- Sản lượng xi măng tiêu thụ: Khối lượng xi măng tiêu thụ không ngừng tăng từ năm 2008 - 2010, ngoài các yếu tố khách quan do nhu cầu rất lớn của thị trường, sản phẩm của nhà máy đã khẳng định chỗ đứng của mình, được thị trường chấp nhận bằng chính chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng ở hầu hết các tỉnh phía bắc nước ta và một số tỉnh lân cận. Bên cạnh đó giá thành sản phẩm của nhà máy cũng thấp hơn so với nhiều hãng xi măng cùng loại, do sự quản lý, sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, giúp hạ chi

Page 31: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Kết quả đó là nhờ công ty đã triển khai thực hiện khá đồng đều kế hoạch sản xuất – tiêu thụ, thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, xác định đúng đối tượng và thị trường tiêu thụ và cũng chứng minh chất lượng sản phẩm của công ty ngày một nâng cao, tạo được niềm tin đối với khách hàng đây là điều cần phát huy. Từ kết quả so sánh tình hình tiêu thụ sản phẩm đã tính toán nhận thấy nhu cầu thị trường về sản phẩm xi măng bao PCB 40 có sự thay đổi qua 3 năm cụ thể mức sản lượng tiêu thụ năm 2009 tăng 96,8% và so sánh chỉ tiêu này năm 2010 so với năm 2008 mức tăng là 87,65% là một mức tăng khá cao. Có thể thấy nhu cầu thị trường đối với mặt hàng xi măng bao PCB 40 tăng nhanh trong 3 năm 2008 - 2010

- Sản lượng xi măng sản xuất : quy mô sản xuất tăng qua các năm cụ thể là : sản lượng sản xuất tăng khá nhanh và ổn định. Đạt tốc độ trung bình 19,05%. Trong đó chủ yếu là sự tăng sản lượng của xi măng PCB 30 trung bình 17,87% mỗi năm. Có được sự tăng trưởng này là do công ty đã áp dụng hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, trình độ công nhân ngày càng được nâng cao, tổ chức điều hành sản xuất chặt chẽ phối hợp ăn khớp giữa các bộ phận phân xưởng xản xuất với bên ngoài; cân đối giữa các yếu tố sản xuất như lao động, nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc, tiền vốn là 1 số nguyên nhân khách quan khác… làm tăng năng suất lao động tăng sản lượng sản xuất. Công ty cổ phần xi măng La Hiên sản xuất theo cách kinh doanh tự đặt ra nên việc đảm bảo, tuân thủ các mặt hàng sản xuất đòi hỏi phải rất nghiêm ngặt. Kế hoạch kinh doanh đó phải đáp ứng đúng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ trên thị trường tránh tồn đọng hàng, đảm bảo thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, từ kết quả phân tích nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm qua 3 năm đối với mặt hàng xi măng bao PCB 40 mà sản lượng sản xuất xi măng bao PCB 40 mới có sự thay đổi đột biến như vậy. Năm 09/08 giảm 5% nhưng sản lượng sản xuất năm 10/09 tăng đến 97,2% và so sánh sản lượng này năm 2010 so với năm 2008 mức tăng là 87,38% tăng tương đối nhanh.

- Tổng doanh thu: Sản lượng tiêu thụ đạt lớn, làm doanh thu tiêu thụ của nhà máy cũng không ngừng tăng. Mức doanh thu trung bình trong 3 năm 2008 - 2010 là trên 20% đây là con số khá ấn tượng cho thấy tình hình hoạt động của công ty đang ổn định và phát triển. Điều này cho ta thấy kết quả sản xuất mà nhà máy đạt được là rất tốt. Từ đó việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước luôn được hoàn thành và vượt mức đề ra.

- Nộp ngân sách Nhà nước: trung bình mỗi năm tăng 3,95%. Từ kết quả phân tích chỉ tiêu đóng góp cho ngân sách trên cho thấy công ty vẫn đang thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và cũng đồng thời cho thấy công ty đang hoạt động có hiệu quả, có lợi nhuận kinh tế.

- Tổng nguồn vốn: năm 2009 so với năm 2008 tăng 13,8% trong khi đó mức tăng này năm 2010/2009 là 20,21% điều này cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp là tương đối ổn định trong 3 năm qua, doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô sản xuất.

- Lợi nhuận: năm 2009 so với năm 2008 tăng 27,3% năm 2010 so với năm 2009 giảm 13,55 trong khi sản lượng sản xuất và tiêu thụ, tổng doanh thu cũng như tổng nguồn vốn năm 2010/2009 đều tăng. Nguyên nhân lợi nhuận năm 2010 giảm so với năm 2009 có thể do yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh năm 2010 so với năm 2009 chênh lệch quá lớn, hiệu quả sử dụng đồng vốn không cao dẫn đến lợi nhuận giảm.

Page 32: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

- Tổng số lao động: Năm 2009 so với năm 2008 tăng 5,5% năm 2010 so với năm 2009 không có biến động. Liên hệ với kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (so sánh với quy mô sản xuất về mức tuyệt đối và tỷ lệ % sử dụng lao động) cụ thể như sau: Năm 2009 so với năm 2008 lượng tuyệt đối số lao động liên hệ với quy mô sản xuất = 950 – 900 x (418.490,05 : 367.749,85) = -74 lao động; tỷ lệ % lao động có lien hệ với kết quả sản xuất kinh doanh là (950x100) : 900 x (418.490,05 : 367.749.85) = 92.8%

Tức là theo quy mô sản xuất năm 2009 so với năm 2008 doanh nghiệp đã tiết kiệm được 7.2% yếu tố chi phí lao động tương ứng tiết kiệm được 74 lao động. Kết quả này năm 2010 so với năm 2009 là công ty đã tiết kiệm 231 lao động tương ứng là 19,56%. Tiết kiệm được yếu tố lao động mà không hề làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, không nhưng vậy quy mô sản xuất qua 3 năm lại không ngừng tăng. Điều này chứng tỏ công ty đang sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động.

- Tổng chi phí sản xuất: năm 2009/2008 tăng 54,3% còn năm 2010/2009 tăng là 31% là do đầu tư vào sản xuất tăng dần lên qua các năm 2009 và 2010 kéo theo tăng chi phí sản xuất, có thể do một số nguyên nhân khác như nguyên vật liệu ban đầu vào tăng làm tăng giá thành sản phẩm sản xuất, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng cũng là nguyên nhân làm tăng tổng chi phí sản xuất.

Trên đây là những kết quả phân tích khái quát tình hình hoạt động của công ty cổ phần xi măng La Hiên trong 3 năm 2008- 2010

Với những cố gắng và nỗ lực của ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty mà quy mô hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, sản phẩm ngày càng được thị trường chấp nhận, thu nhập người lao động tăng lên; số lượng, chất lượng cũng như giá cả của hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó mà doanh thu mỗi năm đều tăng đóng góp thêm cho ngân sách nhà nước. Cũng nhờ kết quả kinh doanh thuận lợi mà công ty có thêm nhiều vốn để tích lũy đầu tư, tăng cường mở rộng thị trường.

Tóm lại, Công ty cổ phần xi măng La Hiên là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hàng năm kim ngạch của công ty đều tăng, đảm bảo kinh doanh có lãi, mức nộp ngân sách luôn tăng, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện

2.2. Khảo sát các vấn đề thuộc lĩnh vực kế toán của Công ty.

2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.

Với tư cách là một hệ thống thông tin, bộ máy kế toán là một trong những bộ phận

quan trọng trong hệ thống quản lý. Các bộ phận cấu thành bộ máy quản lý kế toán có nhiệm

vụ thực hiện các công tác thuộc phần hành của mình, hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận khác

của công ty, thực hiện lập báo cáo kế toán. Tổ chức quản lý, lưu giữ thông tin, giúp nhà quản

trị đưa ra quyết định kịp thời, đóng góp một phần quan trọng trong những thành công của

công ty. Để hoàn thành những nhiệm vụ được giao bộ máy kế toán của Công ty được bố trí

Page 33: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

ngày càng gọn nhẹ, phù hợp với hình thức tổ chức, sản xuất, kinh doanh của mình, được tổ

chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Công tác kế toán được thực hiện tập trung

tại phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính. Tại các phân xưởng có bố trí các nhân viên kế

toán thống kê. Phòng Kế toán Thống kê Tài chính có chức năng thu thập, xử lý và cung cấp

thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý. Qua đó kiểm tra tình hình vật tư, hàng hóa,

lao động, tiền lương, tiền vốn của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty, thúc

đẩy thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Phòng Kế toán Thống kê Tài chính cũng được bố trí theo kiểu trực tuyến. Điều đó tạo

ra các vị trí hợp lý cũng như cơ cấu làm việc thích hợp của các nhân viên trong phòng. Theo

cơ cấu này thì các nhân viên trong phòng đều phải hoạt động và chỉ đạo dưới sự giám sát của

trưởng phòng. Vì thế, trưởng phòng có thể dễ dàng, giám sát và quản lý nhân viên của mình.

Nhiệm vụ của phòng Kế toán Thống kê Tài chính là hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện

việc thu thập xử lý các thông tin kinh tế ban đầu, thực hiện chế độ hạch toán và quản lý tài

chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, lập báo cáo kế toán. Tổ chức quản lý, lưu giữ và

cung cấp thông tin về tình hình tài chính của Công ty một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Từ đó, tham mưu cho ban giám đốc để đề ra các biện pháp, quy định phù hợp với đường lối

phát triển của Công ty. Dựa trên quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức quản lý cùng mức độ

chuyên môn hóa và trình độ cán bộ, phong Kế toán Thống kê Tài chính được biên chế 11

người và được tổ chức theo các phần hành như sau:

+ Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung về điều hành toàn bộ công tác kế

toán của công ty, là người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và nhà nước về việc quản lý và

sử dụng vật tư, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích số lượng vào cuối kỳ

kinh doanh. Đôn đốc mọi bộ phận kế toán chấp hành những qui định, chế độ kế toán do nhà

nước ban hành, hoàn thành công việc đúng thời gian quy định, đồng thời là người trực tiếp báo

cáo các thông tin kinh tế lên giám đốc và các cơ quan có liên quan.

+ Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: là người phụ trách và điều hành toàn bộ

công tác kế toán của nhà máy khi kế toán trưởng vắng mặt. Trực tiếp làm kế toán tổng hợp,

tính giá thành và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, giám sát, nhắc nhở các phần hành kế

toán thực hiện công việc, xác định giá thành của nhà máy trong các quý và cả năm.

Page 34: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

+ Phó phòng kế toán kiêm kế toán tiêu thụ và công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình

nhập xuất kho thành phẩm, ghi sổ chi tiết tài khoản 155, cuối tháng lập bảng kê số 8, theo

dõi các khoản phải thu, phải trả trong Công ty và giữa Công ty với các khách hàng, nhà cung

cấp; đồng thời quản lý các tài khoản 131, 136, 138, 141, 331, 333, 336. Kế toán công nợ ghi

sổ chi tiết cho từng đối tượng và cuối tháng lập nhật ký chứng từ số 5, số 10 và bảng kê số

11. Quản lý các công tác liên quan đến bán hàng, thúc đẩy công tác bán hàng và quản lý các

nhân viên bán hàng.

+ Kế toán thanh toán: Thanh toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Lập kế hoạch chi tiết

tiền mặt, vay ngắn hạn, dài hạn ngân hàng, hàng tháng, hàng quý, năm. Tổ chức kế toán tiền

gửi ngân hàng, kiểm tra bảng kê, giấy báo Có, giấy báo Nợ của ngân hàng và lưu trữ các

chứng từ về ngân hàng. Lập báo cáo tiền mặt, tiên gửi ngân hàng cho kế toán tổng hợp.

+ Kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm quản lý và sổ chi tiết tiền lương cho các cán

bộ công nhân viên trong nhà máy, kiểm tra, thanh toán các chứng từ lương, BHXH, BHYT,

KPCĐ hàng tháng.

+ Kế toán thuế: Chịu trách nhiệm kê khai thuế hàng tháng để báo cáo với cơ quan

thuế. Thực hiện và hướng dẫn kiểm tra công tác tính toán kê khai nộp thuế tại công ty. Nắm

vững luật thuế để áp dụng phục vụ kinh doanh hiệu quả và đảm bảo tính pháp lý.

+ Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi chi tiết các khoản doanh thu, xuất, nhập, tồn

NVL.

+ Kế toán công nợ: thanh toán và chịu trách nhiện thu, chi các khoản công nợ.

+ Thủ quỹ: làm nhiệm vụ giữ tiền và thu, chi tiền khi có phiếu thu, phiếu chi kèm

theo. Phát lương cho cán bộ công nhân viên hàng tháng.

+ Nhân viên bán hàng (gồm 02 người): Hàng ngày viết hoá đơn bán hàng, tổng hợp

hoá đơn cho kế toán các khoản phải thu, phải chi, phải trả.

Bộ máy kế toán của Công ty nhìn chung là gọn nhẹ, kiểm tra xử lý thông tin kịp thời,

chặt chẽ, tiết kiệm được chi phí hoạch toán và nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Mô hình

của bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau.

Sơ đồ 2.7. Mô hình bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần xi măng La Hiên.

Page 35: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

k t o n t r n gÕ ¸ ­ ë

Ph ph ng k to nã ß Õ ¸(ki m k to n ti u th , c ng n )ª Õ ¸ ª ô « î

Ph ph ng k to nã ß Õ ¸ (ki m k to n t ng h p)ª Õ ¸ æ î

Nh n vi n b n h ng© ª ¸ µ K to n v t t ,Õ ¸ Ë ­ t i s n c nhµ ¶ è ®Þ

K to n ph i thu,Õ ¸ ¶ ph i tr¶ ¶

K to n thanh to nÕ ¸ ¸

K to n thuÕ ¸ Õ

K to n ti n l ngÕ ¸ Ò ­ ¬ b o hiÓm x h i¶ · é

Th quñ ü

Nguồn: Phòng Kế toán Thống kê Tài chính.

Mối quan hệ công tác giữa bộ máy kế toán với bộ máy chung:

Không chỉ các cán bộ kế toán liên quan đến nhau mà giữa các phòng ban còn có

mối quan hệ mật thiết hỗ trợ nhau hoàn thành kế hoạch.

- Phòng Kế hoạch Vật tư: Định kỳ chuyển các chứng từ, hoá đơn mua vật tư cho

phòng kế toán ghi chép phản ánh vào các sổ tổng hợp và sổ chi tiết. Phòng kế toán kiểm tra

các hoá đơn đầu vào do phòng vật tư chuyển đến kiểm tra độ chính xác và tính hợp lệ của

các hoá đơn đó ghi vào sổ kế toán.

- Phòng Tổ chức Nhân sự: Điều động tiếp nhận số cán bộ công nhân viên, nắm rõ

tình hình biến động số cán bộ công nhân viên trong công ty, lên kế hoạch bồi dưỡng đồng

thời thông báo chính sách về chế độ tiền lương, lập bảng tính lương các khoản trích theo

lương, phụ cấp... hàng tháng gửi phòng kế toán tổng hợp, kiểm tra và hạch toán.

Page 36: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

- Phòng Kinh doanh thị trường: Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung cấp số

liệu hợp đồng kinh tế... cho phòng kế toán.

- Phòng Kỹ thuật sản xuất xi măng: Xây dựng các định mức kỹ thuật qua đó giúp kế

toán công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình sử dụng nguyên nhiên vật liệu...

Ngoài ra còn nhiều phòng ban liên quan khác: Các xưởng cuối tháng nộp bảng

chấm công, bảng công độc hại của xưởng mình lên cho kế toán tiền lương,...

2.2.2. Đặc điểm, chế độ kế toán hiện hành của Công ty.

- Chế độ kế toán hiện hành:Công ty Cổ phần xi măng La Hiên VVMI thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế

toán được ban hành theo quyết định số 2917/QĐ-HĐQT ngày 26/12/2006 của Hội đồng quản trị tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã được Bộ tài chính chấp thuận tại văn bản số 16148/BTC-CĐKT ngày 20/12/2006.

Công ty áp dụng niên độ kế toán là 1 năm tài chính, kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm hạch toán.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán.

- Hình thức kế toán áp dụng:Là một doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, nghiệp vụ kế toán phát sinh nhiều nên

công ty chọn hình thức ghi sổ kế toán là hình thức Nhật ký − Chứng từ, hình thức kế toán này rất phù hợp với quy mô, đặc điểm của Công ty.

Ưu điểm của hình thức kế toán Nhật ký − Chứng từ là tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản. Kết hợp giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên cùng một trang sổ và trong cùng một quá trình ghi chép.

Nhược điểm chính của hình thức kế toán Nhật ký − Chứng từ là ở chỗ hầu hết các nhật ký đều được thiết kế theo chiều ngang, phù hợp với mẫu sổ in sẵn và làm kế toán bằng tay nhưng rất khó để ứng dụng vi tính hóa vào công việc kế toán.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ như sau:

Sơ đồ 2.8. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Chứng từ

Page 37: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Ghi chó: Ghi h ng ng yµ µ

Đối chiếu, kiểm tra

Ghi cuối tháng

Phần mềm kế toán sử dụng:

Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên VVMI sử dụng hình thức ghi sổ kế toán trên máy vi tính,

sử dụng phần mềm Bravo 6.0 của Công ty Cổ phần Phần mềm Kế toán Bravo. Phần mềm này do

công ty đặt viết riêng và được áp dụng từ năm 2001. Phần mềm Bravo cho phép người sử dụng chỉ cần nhập các số liệu đầu vào vào máy,

máy tính sẽ tự động tính toán và lên sổ sách, báo cáo tài chính. Để quản lý tài khoản khách hàng giao dịch, các kho hàng, các loại vật tư hàng hóa, tiền tệ sử dụng và các loại chứng từ, Bravo cung cấp một hệ thống các danh mục gồm có: danh mục hàng hóa, danh mục khách hàng, danh mục kho, danh mục vật tư hàng hóa, danh mục tiền tệ và danh mục chứng từ.

Ch ng t g c v c c b ng ph n bø õ è µ ¸ ¶ © æ

B̧o c¸o tµi ch nhÝ

B ng t ng hp ¶ æ îchi ti tÕ

S c i æ¸

Th v s k to n chi ti tÎ µ æÕ ¸ ÕNh t k ch ng tË ý ø õB ng k¶ ª

Page 38: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

” Giao diện chính của phần mềm kế toán Bravo6.0 “

Hệ thống sổ kế toán: Sổ nhật ký chứng từ, sổ cái các tài khoản, các sổ chi tiết, sổ

tổng hợp tài khoản, các loại bảng kê, bảng phân bổ.

- Sổ cái: mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng tháng trong

đó bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Sổ cái được ghi theo số

phát sinh bên Nợ của tài khoản đối ứng với các tài khoản Có liên quan, còn số phát sinh bên

Có của từng tài khoản chỉ ghi tổng số trên cơ sở tổng hợp số liệu từ Nhật ký- Chứng từ có

liên quan.

- Bảng kê: được sử dụng cho một số đối tượng cần bổ sung chi tiết như bảng kê ghi

Nợ TK 111,TK 112, bảng kê theo dõi hàng gửi bán, bảng kê chi phí theo phân xưởng….

Trên cơ sở các số liệu phản ánh ở bảng kê, cuối tháng ghi vào Nhật ký – Chứng từ có liên

quan.

- Bảng phân bổ: sử dụng với những khoản chi phí phát sinh thường xuyên, có liên

quan đến nhiều đối tượng cần phải phân bổ (tiền lương, vật liệu, khấu hao…). Các chứng từ

Page 39: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

gốc trước hết tập trung vào bảng phân bổ, cuối tháng, dựa vào bảng phân bổ chuyển vào các

bảng kê và Nhật ký - Chứng từ lên quan.

- Sổ chi tiết: dùng để theo dõi các đối tượng hạch toán cần hạch toán chi tiết.

Đặc điểm về chứng từ kế toán được sử dụng

Chứng từ kế toán sử dụng trong công ty áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính.

Công ty không sử dụng mẫu hóa đơn chứng từ riêng vì ít có những nghiệp vụ kinh tế đặc

thù. Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên theo quy định

chung bao gồm 4 khâu:

- Lập Chứng từ theo các yếu tố của Chứng từ (hoặc tiếp nhận Chứng từ từ bên ngoài):

tuỳ theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ mà sử dụng Chứng từ thích hợp.

- Kiểm tra Chứng từ: khi nhận Chứng từ phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và hợp lý

của Chứng từ.

- Sử dụng Chứng từ cho Lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán.

- Lưu trữ Chứng từ và huỷ Chứng từ: Chứng từ là căn cứ pháp lý để ghi sổ đồng thời

là tài liệu lịch sử của doanh nghiệp. Vì vậy sau khi ghi sổ và kết thúc kỳ hạch toán Chứng từ

được chuyển vào lưu trữ, bảo đảm an toàn, khi hết hạn lưu trữ Chứng từ được đem huỷ.

Đặc điểm về sử dụng tài khoản kế toán

Hệ thống Tài khoản kế toán cấp 1 được áp dụng thống nhất theo Quyết định 15/2006/

QĐ-BTC gồm 10 loại trong đó:

- TK loại 1, 2 là TK phản ánh Tài sản

- TK loại 3, 4 là TK phản ánh Nguồn vốn.

- TK loại 5 và loại 7 mang kết cấu TK phản ánh Nguồn vốn.

- TK loại 6 và loại 8 là TK mang kết cấu TK phản ánh Tài sản.

- TK loại 9 có duy nhất TK 911 là TK xác định kết quả kinh doanh và cuối cùng là

TK loại 0 là nhóm TK ngoài Bảng cân đối kế toán.

Hệ thống TK cấp 2 được thiết kế phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh

của Công ty.

Hệ thống TK cấp 3 của Công ty được thiết kế rất linh hoạt, đó là do đặc điểm hoạt

động sản xuất kinh doanh ở Công ty, các nghiệp vụ nhập - xuất là rất thường xuyên chính vì

vậy hệ thống TK cấp 3 ra đời trên cơ sở TK cấp 2 rồi thêm vào sau đó mã số của lô hàng.

Đây là một sự sáng tạo rất linh hoạt, trong những trường hợp cần kiểm tra đối chiếu thì rất

dễ dàng chỉ cần đánh ra số mã hàng là máy sẽ xác định cho ta những thông tin cần thiết trên

cơ sở TK cấp 1 và các chỉ tiêu quản lý mục đích để quản lý và hạch toán cho thuận tiện.

Page 40: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Phương pháp ghi sổ kế toán: kế toán Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI sử

dụng phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển để ghi sổ kế toán.

+ ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn vật

liệu theo chỉ tiêu số lượng. Khi nhập chứng từ nhập, xuất vật liệu, thủ kho phải kiểm tra tính

hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thực xuất vào chứng từ

và thẻ kho. Cuối ngày tính ra số tồn ghi vào thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ nhập,

xuất đã được phân theo từng thứ vật liệu cho phòng kế toán.

+ Phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập –

xuất –tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho dùng cho cả năm nhưng mỗi tháng chỉ ghi

một lần để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán phải lập các bảng kê nhập –

xuất trên cơ sở nhập xuất các chứng từ nhập xuất định kỳ thủ kho gửi lên, sổ đối chiếu luân

chuyển cũng được theo dõi cả về chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng tiến hành

kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu kế toán tổng

hợp.

Sơ đồ 2.11. Trình tự của phương pháp ghi sổ kế toán sổ đối chiếu luân chuyển

Thẻ kho

Chứng từ nhập

Bảng kê nhập

Chứng từ xuất

Bảng kê xuất

Sổ đối chiếu luân chuyển

Page 41: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Công tác lập và nộp báo cáo:

Các báo cáo đều được kê khai trên phần mềm Bravo 6.0 do cục thuế ban hành. Niên độ áp dụng kế toán bắt đầu ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm, lập báo cáo tài chính theo quý và nộp báo cáo theo quy định.

+ Báo cáo được lập hàng tháng :− Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn− Tờ khai thuế GTGT− Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào − Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra+ Báo cáo được lập hàng quý:− Tờ khai thuế thu nhập tạm tính− Bảng cân đối tài khoản− Bảng cân đối số phát sinh.+ Báo cáo lập cuối năm: − Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.− Bảng cân đối kế toán.− Thuyết minh báo cáo tài chính.− Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp− Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.=>Thời hạn lập báo cáo được quy định vào cuối mỗi năm. Thời hạn nộp báo cáo là

sau 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính.

2.2.3. Phương pháp, quy trình hạch toán trên các phần hành kế toán cụ thể.2.2.3.1. Kế toán tài sản cố định.* Lý luận chung về công tác kế toán tài sản cố định. - Khái niệm: TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và dự tính

đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. Theo chế độ tài chính hiện hành, TSCĐ phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau.

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.+ Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.+ Có thời gian hữu dụng từ 1 năm trở lên.+ Có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên).- Tài khoản sử dụng: + TK 211 “TSCĐ hữu hình”.+ TK 212 “ TSCĐ thuê tài chính”.+ TK 213 “ TSCĐ vô hình”.+ TK 214 “ Hao mòn TSCĐ”.- Nguyên tắc tính giá:

Page 42: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Xuất phát từ nguyên tắc quản lý TSCĐ, khi tính giá TSCĐ kế toán phỉa xác định được 3 chỉ tiêu là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.

+ Nguyên giá của tài sản cố định là giá thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp.

+ Giá trị hao mòn của TSCĐ là sự giảm đần giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ kỹ thuật…

+ Giá trị còn lại của TSCĐ là giá thực tế của TSCĐtại một thời điểm nhất định.- Phương pháp khấu hao: Theo chế độ tài chính hiện hành, các doanh nghiệp có thể tính khấu hao theo 3

phương pháp là: Phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.

* Thực trạng về công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty xi măng La Hiên.- Nguyên tắc tính giá: + Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Theo nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ.+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Trình tự ghi sổ:

Sơ đồ 2.12. Trình tự hạch toán tài sản cố định.

Các chứng từ tăng, giảm vàkhấu hao TSCĐ

Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 10

Nhật ký chứng từ số 9

Bảng kê số 1, số 5, số 6

Thẻ tài sản cố định

Nhật ký chứng từ số 7

Sổ cái TK 211, 214 Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Sổ chi tiết tài sản cố định

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi định kỳ

Đối chiếu, kiểm tra

Page 43: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu về tài sản của Công ty CP xi măng La Hiên năm 2010

Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình năm 2010

Khoản mục Nhà cửa, VKTMáy móc, thiết bị Phương tiện

VT, truyền dẫn

Thiết bịquản lý

TSCĐ HH khác

Tổng cộng

Nguyên giá

Số dư đầu năm 149.741.629.786 182.362.986.325 32.564.131.440 382.808.000 - 365.051.555.551

Tăng trong năm 5.038.847.063 827.859.452 8.501.781.600 - - 14.368.488.115

- Mua trong năm - 827.859.452 6.508.659.525 - - 7.336.518.977

- ĐTXDCB hoàn thành 5.038.847.063 - - - - 5.038.847.063

- Tăng khác - - 1.993.122.075 - - 1.993.122.075

Giảm trong năm - - - - - -

Số dư cuối năm 154.780.476.849 183.190.845.777 41.065.913.040 382.808.000 - 379.420.043.666

Giá trị hao mòn lũy kế

Số dư đầu năm 80.066.636.237 98.774.685.895 18.477.624.252 382.808.000 - 197.701.754.384

Tăng trong năm 18.227.262.095 23.072.354.698 6.347.700.241 - - 47.647.317.034

- Khấu hao trong năm 18.227.262.095 23.072.354.698 6.347.700.241 - - 47.647.317.034

Giảm trong năm - - - - - -

Số dư cuối năm 98.293.898.332 121.847.040.593 24.825.324.493 382.808.000 - 245.349.071.418

Giá trị còn lại

Tại ngày đầu năm 69.674.993.549 83.588.300.430 14.086.507.188 - - 167.349.801.167

Tại ngày cuối năm 56.486.578.517 61.343.805.184 16.240.588.547 - - 134.070.972.248

- GTCL cuối năm của TSCĐ hữu hình dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo các khoản vay: 8.688.119.494 đồng

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng92.405.921.516 đồng.

Tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính năm 2010

Khoản mụcNhà cửa,

VKT

Máy móc, thiết bị

Phương tiện VT, truyền dẫn

Thiết bịquản lý

TSCĐ HHkhác Tổng cộng

Nguyên giá

Số dư đầu năm - - 1.993.122.075 - - 1.993.122.075

Tăng trong năm - - - - - -

- Mua trong năm - - - - - -

Giảm trong năm - - 1.993.122.075 - - 1.993.122.075

- Thanh lý, nhượng bán - - - - - -

Page 44: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

- Giảm khác - - 1.993.122.075 - - 1.993.122.075

Số dư cuối năm - - - - - -

Giá trị hao mòn lũy kế

Số dư đầu năm - 1.819.482.538 - - 1.819.482.538

Tăng trong năm - - - - - -

- Khấu hao trong năm - - - -

Giảm trong năm - - 1.819.482.538 - - 1.819.482.538

- Thanh lý, nhượng bán - - - - - -

- Giảm khác - - 1.819.482.538 - - 1.819.482.538

Số dư cuối năm - - - - - -

Giá trị còn lại

Tại ngày đầu năm - - 173.639.537 - - 173.639.537

Tại ngày cuối năm - - - - - -

Bảng 2.15. Tài sản cố định vô hình năm 2010

Khoản mục Quyền SD đấtQuyền phát

hành

Bản quyền bằng sáng chế

Nhãn hiệu hàng hóa

TSCĐ vô hình khác Tổng cộng

Nguyên giá

Số dư đầu năm - - - - 1.632.274.438 1.632.274.438

Tăng trong năm - - - - - -

- Mua trong năm - - - - -

Giảm trong năm - - - - - -

Số dư cuối năm - - - - 1.632.274.438 1.632.274.438

Giá trị hao mòn lũy kế

Số dư đầu năm - - - - 1.632.274.438 1.632.274.438

Tăng trong năm - - - - - -

- Khấu hao trong năm - - - - -

Giảm trong năm - - - - - -

Số dư cuối năm - - - - 1.632.274.438 1.632.274.438

Giá trị còn lại

Tại ngày đầu năm - - - - -

Tại ngày cuối năm - - - - - -

Nguồn: Phòng Kế toán Thống kê Tài chính.

Page 45: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

2.2.3.2. Kế toán vật tư, thành phẩm, hàng hóa.

* Lý luận chung về công tác kế toán vật tư, thành phẩm, hàng hóa.

- Khái niệm:

+ Nguyên vật liệu là đối tượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh

để chế tạo ra sản phẩm mới.

+ Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng

của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật

quy định và nhập kho.

- Nguyên tắc tính giá: Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc

tổ chức hạch toán nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị

của nguyên vật liệu.

a) Tính giá nguyên vật liệu nhập kho: Tính giá của nguyên vật liệu nhập kho tuân thủ theo nguyên tắc giá phí. Nguyên vật

liệu nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nguồn nhập khác nhau. Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của vật liệu nhập kho được xác định khác nhau.

+ Đối với vật liệu mua ngoài:Giá thực tế của NVL mua ngoài

=Giá mua ghi trên hoá đơn

+Chi phí thu mua

+ Các khoản thuế không được hoàn lại

-CKTM, Giảm giá

hàng mua

+ Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến:

Giá thực tế của VL thuê ngoài GCCB

=Giá thực tế của VL xuất thuê ngoài GCCB

+Chi phí thuê ngoài GCCB

+Chi phí vận chuyển (nếu có)

+ Đối với vật liệu tự chế:

Giá thực tế của VL tự chế = Giá thành sản xuất VL + Chi phí vận chuyển (nếu có)

+ Đối với vật liệu được cấp:

Giá thực tế của VL được cấp = Giá theo biên bản giao nhận

+ Đối với vật liệu nhận góp vốn liên doanh:

Giá thực tế của VL nhận góp vốn liên doanh = Giá trị vốn góp do hội đồng LD đánh giá

Page 46: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

+ Đối với vật liệu được biếu tặng, viện trợ:

Giá thực tế của vật liệu được biếu tặng, viện trợ = Giá thị trường tại thời điểm nhận

+ Đối với phế liệu thu hồi từ sản xuất:

Giá thực tế của phế liệu thu hồi = Giá có thể sử dụng lại hoặc giá có thể bán

b) Tính giá nguyên vật liệu xuất kho:

Vật liệu nhập kho từ các vùng khác nhau do vậy giá thực tế của từng lần, từng đợt

nhập kho không hoàn toàn giống nhau, khi xuất kho kế toán phải tính toán, xác định được

giá thực tế xuất kho cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Việc tính giá vật liệu xuất kho có

thể áp dụng bằng một trong cá phương pháp sau:

Phương pháp 1: Tính theo giá bình quân gia quyền:

Trị giá mua thực tế của

NVL xuất kho trong kỳ= Số lượng NVL xuất kho

trong kỳ

x Đơn giá bình quân

gia quyền

Đơn giá bình quân

gia quyền=

Giá trị thực tế của NVL

tồn kho đầu kỳ+

Giá thực tế của NVL

nhập kho trong kỳSố lượng NVL tồn kho

đầu kỳ+

Số lượng NVL nhập

kho trong kỳ

Phương pháp 2: Phương pháp tính giá thực tế đích danh

Theo phương pháp này vật liệu được xác định theo đơn giá, chiếc hay từng lô và giữ nguyên

từ lúc nhập kho đến khi xuất dùng. Khi nhập kho vật liệu thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số

lượng và giá mua thực tế của lô hàng đó để tính ra giá thực tế suất kho.

Phương pháp 3: Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)

Phương pháp này giả thiết số hàng nào nhập trước thì xuất trước và lấy giá trị giá mua thực

tế của số hàng đó là giá trị hàng xuất kho.

Phương pháp 4: Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO)

Page 47: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Theo phương pháp này ta xác định được đơn giá thực tế của nguyên vật liệu theo từng

lần nhập. Căn cứ vào số lượng xuất và đơn giá thực tế nhập kho của lần cuối, sau đó mới lần

lượt đến các lần nhập trước để tính giá trị thực tế nhập kho.

- Tài khoản sử dụng: TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”

TK 151 “Hàng mua đang đi đường”

TK 611 “Mua hàng”.

- Phương pháp hạch toán:

a) Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là việc theo dõi, ghi chép sự biến động nhập xuất tồn

kho của từng thứ vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin chi tiết để quản trị từng danh điểm vật tư.

Công tác hạch toán chi tiết phải đảm bảo theo dõi được tình hình nhập xuất tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị của từng danh điểm vật tư, phải tổng hợp được tình hình luân chuyển và tồn của từng danh điểm theo từng kho, từng quầy, từng bãi. Hiện nay các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong ba phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu như sau:

- Phương pháp thẻ song song. - Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. - Phương pháp sổ số dư.

b) Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu: + Phương pháp kiểm kê định kỳ: là phương pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế

để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra trị giá vật tư, hàng hoá đã xuất.

Trị giá vật tư xuất kho

=Trị giá vật tư tồn

đầu kỳ+

Tổng giá vật tư mua vào trong kỳ

-Trị giá vật tư tồn

cuối kỳ

Theo phương pháp này, mọi biến động về vật tư không được theo dõi, phản ánh trên tài khoản 152, giá trị vật tư mua vào được phản ánh trên tài khoản "Mua hàng".

Phương pháp này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, giá trị thấp và được xuất thường xuyên.

+ Phương pháp kê khai thường xuyên: là phương pháp theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động nhập, xuất, tồn vật liệu trên sổ kế toán. Sử dụng phương pháp này có thể tính được trị giá vật tư nhập, xuất, tồn tại bất kỳ thời điểm nào trên sổ tổng hợp. Trong phương pháp này, tài khoản nguyên vật liệu được phản ánh theo đúng nội dung tài khoản tài sản.

Page 48: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có giá trị nguyên vật liệu lớn.

* Thực trạng về công tác kế toán vật tư, thành phẩm, hàng hóa.

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc

+ Phương pháp tính giá thực tế hàng xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền.

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.

+ Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Chênh lệch gữa giá gốc hàng tồn

kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

- Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu: Công ty hạch toán nguyên vật liệu theo

phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân

chuyển.

Sơ đồ 2.13. Quy trình hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu

luân chuyển

Nguồn: Phòng kế toán Thống kê Tài chính

Page 49: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

HÓA ĐƠN GTGT

Liên 2: Giao khách hàng

Ngày 01 tháng 3 năm 2010

Mẫu số 01 GTGT –3LL

LE/2004B

007249

Đơn vị bán hàng: Mỏ sắt Trại Cau

Địa chỉ: Thị trấn Trại Cau – Huyện Đồng Hỷ - TN

Mã số thuế: 46000305968

Họ tên người mua hàng: Nguyễn Quốc Sơn

Tên đơn vị: Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI

Hình thức thanh toán: Chưa thanh toán

Mã số thuế: 01001000150141

STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền1 Quặng sắt Tấn 346,80 226.300 78.480.840Cộng tiền hàng 78.480.840Thuế suất GTGT: 5% 3.924.042Tổng tiền thanh toán 82.404.882

Số tiền viết bằng chữ: Tám mươi hai triệu bốn trăm linh bốn nghìn tám trăm tám hai đồng

NGƯỜI MUA HÀNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI BÁN HÀNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, tên đóng dấu)

- Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty áp dụng phương pháp khấu trừ khi tính thuế

GTGT. Các chứng từ hạch toán thuế GTGT là các đơn mua hàng (mua vật tư, hàng hoá, dịch

vụ là đối tượng chịu thuế GTGT) phục vụ cho sản xuất kinh doanh và các hoá đơn bán hàng

xác định doanh thu trong kỳ.

Bảng 2.14. Một số chứng từ liên quan đến việc xuất, nhập nguyên vật liệu

Page 50: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Nguồn: Phòng kế toán Thống kê Tài

chính

Nguồn: Phòng kế toán Thống kê Tài chính

Nguồn: Phòng kế toán Thống kê Tài chính

Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI

Võ Nhai – Thái Nguyên

Mẫu số 03 –VT

Ban hành kèm theo QĐ 15/2006/QĐ- BTC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ

Ngày 01 tháng 3 năm 2010

Căn cứ vào hoá đơn, hoá đơn số 007249 ngày 01/03/2010 của Mỏ sắt Trại Cau.

Ban kiểm nghiệm gồm:

1. Ông Nguyễn Quốc Sơn – Phòng kế hoạch vật tư – Trưởng ban

2. Bà Nguyễn Thị Hằng – Phòng kế hoạch – Uỷ viên

3. Bà Nguyễn Thị Hoà - Thủ kho – Uỷ viên

Đã kiểm nghiệm loại vật tư sau:

STT Tên vật tư Mã sốPP kiểm

nghiệmĐVT

SL theo

chứng từ

Kết quả kiểm nghiệm

SL đạt QC, PC SL không đạt QC, PC

1 Quặng sắt 0246 Cân Tấn 346,80 346,80 Không

Ý kiến của Ban kiểm nghiệm: Vật tư đạt chất lượng và đúng quy cách phẩm chất.

ĐẠI DIỆN KỸ THUẬT

(Ký, ghi rõ họ tên)

THỦ KHO

(Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG BAN

(Ký, ghi rõ họ tên)

Page 51: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Nguồn: Phòng kế toán Thống kê Tài chính

Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI

La Hiên - Võ Nhai - Thái Nguyên

Mẫu số 01 –VT

Ban hành kèm theo QĐ 15/2006/QĐ- BTC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

PHIẾU NHẬP KHO

Ngày 01 tháng 3 năm 2010

Họ và tên người giao hàng: Bùi Xuân Doanh

Địa chỉ: Thị trấn Trại Cau – Đồng Hỷ - TN

Nhập vào kho: Kho NVL

Theo HĐ số 07249 ngày 1 tháng 3 năm 2009 của Mỏ sắt Trại Cau

STT Mặt hàng ĐVTSố lượng

Chứng từ Thực tếĐơn giá Thành tiền

1 Quặng sắt Tấn 346,80 346,80 226.300 78.480.840

Tổng cộng 78.480.840

Cộng thành tiền (Bằng chữ): Bảy mươi tám triệu bốn trăm tám mươi nghìn tám trăm

bốn mươi đồng.

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI GIAO

(Ký, ghi rõ họ tên)

THỦ KHO

(Ký, ghi rõ họ tên

PHÒNG KTSXXM

(Ký, ghi rõ họ tên)

Nợ TK 152: 78.480.840Nợ TK 1331: 3.924.042 Có TK 331: 82.404.882

SH: PN0126Danh điểm: 00

Page 52: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong
Page 53: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Nguồn: Phòng kế toán Thống kê Tài chính

Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI

La Hiên - Võ Nhai - Thái Nguyên

Mẫu số 02 –VT

Ban hành kèm theo QĐ 15/2006/QĐ- BTC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 07 tháng 3 năm 2010

Đơn vị sử dụng: Phân xưởng Lò quay

Xuất tại kho: Nguyên vật liệu

Mục đích sử dụng: Phục vụ sản xuất

STT Mặt hàng ĐVTSố lượng

Chứng từ Thực tếĐơn giá Thành tiền

1 Quặng sắt Tấn 340 340 226.300 76.942.000

Tổng cộng 76.942.000

Cộng thành tiền (Bằng chữ): Bảy sáu triệu chín trăm bốn mươi hai nghìn đồng chẵn.

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI GIAO

(Ký, ghi rõ họ tên)

THỦ KHO

(Ký, ghi rõ họ tên

PHÒNG KTSXXM

(Ký, ghi rõ họ tên)

Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI La Hiên – Võ Nhai – Thái Nguyên

BẢNG KÊ CHỨNG TỪ NHẬP VẬT TƯTháng 03 năm 20010

ĐVT: Đồng

STTSố hoá đơn

SH NgàyTên vật tư ĐVT

Nhập trong kỳ

Lượng Giá Thành tiềnGhi chú

1 PN0126 01/03 Quặng sắt Tấn 346,80 226.300 78.480.840Tổng cộng 78.480.840

NGƯỜI LẬP BIỂU(ký ghi rõ họ tên )

KẾ TOÁN TRƯỞNG( ký ghi rõ họ tên)

Nợ TK 621: 76.942.000 Có TK 152: 76.942.000

SH: PX0112Danh điểm: 00

Page 54: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Nguồn: Phòng kế toán Thống kê Tài chính

THẺ KHO (SỔ KHO)

Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI La Hiên – Võ Nhai – Thái Nguyên

BẢNG KÊ CHỨNG TỪ XUẤT VẬT TƯTháng 03 năm 20010

ĐVT: Đồng

STTSố hoá đơn

SH NgàyTên vật tư ĐVT

Xuất trong kỳ

Lượng Giá Thành tiềnGhi chú

1 PX0112 07/03 Quặng sắt Tấn 340 226.300 76.942.000

Tổng cộng 76.942.000

NGƯỜI LẬP BIỂU(ký ghi rõ họ tên )

KẾ TOÁN TRƯỞNG(ký ghi rõ họ tên)

Page 55: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Tháng 3 năm 2010Tờ số:0125

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Quặng sắtĐơn vị tính: TấnMã số: 0246

STTNgày, tháng

Số hiệu Chứng từ

Nhập XuấtDiễn giải

Ngày N - X

Số lượng

Nhập Xuất Tồn

Ký xác nhận

của KT

A B C D E F 1 2 3 G

Số tồn đầu kỳ xx 1 01/03 PN0126 Nhập kho Quặng sắt 01/03 346,80 346,80 2 07/03 PX0112 Xuất Quặng sắt phục vụ SX 07/03 340 6,80 ………………………………

Cộng trong tháng 346,80 340 6,80

Sổ này có ............. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang………….. Ngày mở sổ: 01/03/2010

Ngày 31 tháng 03 năm 2010

Người lập Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

Công ty cổ phần xi măng La Hiên

La Hiên - Võ Nhai - Thái Nguyên

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓATháng 03 năm 2010

Đơn vị: VNĐ

STTTên, quy cách vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

Số tiền

Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳA B 1 2 3 4

1 Quặng sắt xx 78.480.840 76.942.000 1.538.840

Tổng cộng xx 78.480.840 76.942.000 1.538.840

Ngày 31 tháng 03 năm 2010

Người lập Kế toán trưởng(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Công ty cổ phần xi măng La Hiên

Mẫu số S11-DN(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Page 56: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

La Hiên - Võ Nhai - Thái Nguyên

NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 5Ghi Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Tháng 03 năm 2010STT

Tên người bánSố dư ĐK Ghi có TK 331, Ghi Nợ TK … Ghi Nợ TK 331 Số dư CK

Nợ Có 152 133 …Cộng CóTK 331

..Cộng Nợ

TK 331Nợ Có

1 Mỏ sắt Trại Cau xx xx 78.480.840 3.924.042 82.404.882 82.480.840

Tổng cộng xx xx 78.480.840 3.924.042 82.404.882 82.480.840

Đã ghi Sổ Cái ngày 31 tháng 03 năm 2010

Ngày 31 tháng 03 năm 2010Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán tổng hợp

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

SỔ CÁINăm 2010

Tài khoản: 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Số dư đầu nămNợ Có

xx xx

Đơn vị tính: VNĐGhi Có các TK,

đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 .… CộngA 1 2 3

Có TK 331 78.480.840Cộng PS Nợ 78.480.840Tổng PS Có

Số dưcuối tháng

NợCó

Ngày 31 tháng 03 năm 2010

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán tổng hợp

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)2.2.3.3. Kế toán lao động tiền lương. * Lý luận chung về công tác kế toán lao động tiền lương:

Page 57: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

- Khái niệm: Xét về mặt phạm trù tiền lương chia làm hai loại:

+ Tiền lương danh nghĩa: là số lượng tiền trả cho cán bộ công nhân viên dưới hình thức tiền

tệ. Trên thực tế, mọi mức lương trả cho người lao đông đều là tiền lương danh nghĩa vì mức trả công

thực tế cho người lao động hay lợi ích mà người lao động nhận được còn phụ thuộc vào sự biến

động của thị trường do họ phải sử dụng số tiền lương đó vào mua sắm hoặc nộp thuế.

+ Tiền lương thực tế: Là khối lượng tư liệu sinh hoạt mà người lao động có thể mua

sắm được từ tiền lương của mình sau khi đã đóng các loại thuế theo quy định của Nhà nước.

- Các hình thức tiền lương và cách tính lương:

+ Hình thức tiền lương theo thời gian: Là hình thức thực hiện việc tính trả lương cho

người lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ,

kỹ thuật chuyên môn của người lao động.

Tiền lương theo thời gian = Thời gian làm việc x Đơn giá tiền lương

+ Hình thức tiền lương theo sản phẩm

Là hình thức trả lương theo khối lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm đã làm ra, trên cơ

sở đơn giá tiền lương đã được xác định

Tiền lương sản phẩn = Sản lượng thực tế x Đơn giá tiền lương+ Hình thức tiền lương khoán: Theo hình thức này, công nhân được giao việc và tự

chịu trách nhiệm với công việc đó cho tới khi hoàn thành.

- Các khoản trích theo lương:

a) Bảo hiểm xã hội: là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với

người lao động khi họ gặp phải biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc

làm bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người

sử dụng lao động và người lao động, nhằm đảm bảo an toàn đời sống và gia đìmh họ, góp

phần đảm bảo an toàn xã hội.

b) Bảo hiểm y tế: là khoản tiền được trích một tỷ lệ nhất định trên tiền lương thực tế

của doanh nghiệp nhằm chữa bệnh cho người lao động khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao

động…

c) Kinh phí công đoàn: là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp trên tổng tiền

lương phải trả cho người lao động và người sử dụng lao động phải chịu (tính vào chi phí sản

xuất kinh doanh).

Page 58: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

- Tài khoản sử dụng: + Tài khoản 334 “Phải trả người lao động”.

+ Tài khoản 338 “ Phải trả phải nộp khác”.

+ Tài khoản 335 ”Chi phí phải trả”.

* Thực trạng về công tác kế toán tiền lương tại Công ty CP xi măng La Hiên

- Hình thức trả lương: Công ty áp dụng cả hai hình thức trả lương theo thời gian và trả

lương theo sản phẩm cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Ngoài ra Công ty còn áp dụng quy

chế trả lương làm thêm giờ cho người lao động làm vượt thời gian theo quy định của nhà

nước và làm vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết... căn cứ theo số lượng sản phẩm làm ra.

Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ trả lương theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ.

Tiền lương được trả theo sản phẩm được lập trên cơ sở tích giữa sản lượng sản phẩm tiêu thụ

với định mức đơn giá tiền lương theo sản phẩm do Tổng Công ty giao. Đơn giá tiền lương

được xác định theo từng năm khác nhau.

Người lao động chỉ được hưởng đủ lương sản phẩm hoặc lương thời gian nếu khi làm

việc không vi phạm nguyên tắc an toàn, bảo đảm thực hiện đúng quy trình, chất lượng công

việc được giao.

Công ty lựa chọn hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào hệ số tiền lương

cấp bậc, lựa chọn công định mức trong tháng để tính mức định biên lao động là 24

công/tháng.

Công thức: Lđb = Lch + Lpv + Lbs + Lql + Lps (nếu có).

Trong đó:

Lđb: Lao động định biên của Công ty.

Lch: Lao động chính định biên.

Lpv: Lao động phụ trợ phục vụ định biên

Lbs: Định biên lao động bổ sung để thực hiện chế độ ngày nghỉ, giờ nghỉ theo quy

định của bộ luật lao động.

Page 59: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Lql: Lao động quản lý định biên.

Lps: Lao động bổ sung định biên làm công việc phát sinh khác nếu có.

- Quyết toán và phân phối quỹ tiền lương: công ty quyết toán quỹ tiền lương hàng

tháng cho các đơn vị trên cơ sở những chỉ tiêu sau:

+ Đơn giá tiền lương, mức lương khoán thời gian cho từng nhóm nghề hoạc nhóm

chức danh công việc mà công ty đã ban hành.

+ Khối lượng sản phẩm mà đơn vị hoặc cá nhân đã hoàn thành đạt chất lượng trong

tháng theo biên bản nghiệm thu sản lượng của hội đồng nghiệm thu sản lượng.

+ Tiền thưởng trong quỹ tiền lương (Thưởng tác nghiệp, thưởng đột xuất, thưởng

năng suất, chất lượng, an toàn)

+ Tiền lương tăng thêm do bổ sung thu nhập của CBCNV nhân dịp ngày lễ, tết và do

đơn vị tăng năng suất lao động tiết kiệm chi phí khoán.

Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác được quy định trong điều lệ của công ty. Công ty

chi và trả lương theo từng bộ phận, từng nhóm công việc khác nhau thì được tính theo các

công thức khác nhau. Ví dụ: đối với lao động làm khoán sản phẩm trực tiếp thì được tính

lương theo công thức sau:

T = {(Vđgsp * q) + (Vđgvscn * q * Hvscn) + Tps + PClđ} * Kht

Trong đó :

T:là tiền lương của người lao động.

Vđgsp: đơn giá tiền lương sản phẩm

q: số lượng sản phẩm hoặc công việc giao khoán đã hoàn thành.

Vđgvscn: đơn giá tiền lương vệ sinh công nghiệp.

Hvscn: kết quả chấm điểm vệ sinh công nghiệp được tính bằng % mức độ hoàn thành.

Tps: tiền lương phát sinh (nếu có)

Page 60: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

PClđ: phụ cấp làm đêm.

Kht: hệ số mức độ hoàn thành công việc (nếu có).

- Các khoản trích theo lương; theo chế độ hiện hành các khoản trích BHXH, BHYT,

BHTN, KPCĐ tính vào giá thành sản phẩm như sau:

+ Kinh phí công đoàn trích 2% theo tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên.

+ BHXH trích 22% theo tiền lương cơ bản. Trong đó 16% tính vào giá thành, 6% trừ

vào lương của công nhân.

+ BHYT trích 4,5% theo tiền lương cơ bản. Trong đó 3% tính vào giá thành, 1,5%

khấu trừ vào lương của công nhân,

+ BHTN trích 2% theo lương cơ bản. Trong đó 1% tính vào giá thành, 1% trừ vào

lương.

Sơ đồ 2.14. Quy trình hạch toán tiền lương tại công ty Cổ phần xi măng La Hiên.

CHỨNG TỪ GỐC:- Bảng thanh toán tiền lương;

- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội;- Bảng thanh toán tiền thưởng:

- Chứng từ thanh toán.

Bảng phân bổ số 1

Nhật ký chứng từ số 7Nhật ký chứng từ số 10

Bảng kê số 4Bảng kê số 5

SỔ CÁI TK 334SỔ CÁI TK 338

Nhật ký chứng từ số 1Nhật ký chứng từ số 2

Chứng từ thanh toán

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi định kỳ

Page 61: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Nguồn: Phòng Kế toán Thống kê Tài chính.

Page 62: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Tháng 3 năm 2010

Số TK Đối tượng sử dụngGhi Có TK 334/ Ghi Nợ các TK Ghi Có TK 338/ Ghi Nợ các TK

Tiền L.chính Tiền ăn ca Tổng cộng KPCĐ XH+YT+TN

622 CP nhân công trực tiếp 1.830.688.681 161.200.000 1.991.888.681 37.706.574 238.139.556

622.61 CPNC PX Liệu sống 434.068.921 40.200.000 474.268.921 9.206.574 59.139.556

622.62 CPNC PX Lò nung 445.000.000 38.000.000 483.000.000 9.200.000 58.000.000

622.63 CPNC SX xi măng bột 263.000.000 24.000.000 287.000.000 500.000 34.000.000

622.64 CPNC PX Đóng bao 60.000.000 5.000.000 65.000.000 1.200.000 8.000.000

622.65 CPNC PX Cơ điện+PV 456.000.000 40.000.000 496.000.000 9.400.000 59.000.000

622.41 CPNC SX đá 158.000.000 14.000.000 172.000.000 32.000.000 20.000.000

622.81 CPNC SX BHLĐ 4.950.273 4.950.273

622.08 CPNC PX Vận tải 969.487 9.669.487

627.1 CP tiền lương SXC 135.000.000 12.000.000 147.000.000 2.800.000 17.000.000

627.11 CP tiền lương NVQL PXLS 44.000.000 4.000.000 48.000.000 900.000 5.000.000

627.12 CP tiền lương NVQL PXLN 48.000.000 4.000.000 52.000.000 1.000.000 6.000.000

627.13 CP tiền lương NVQL PXTP 22.000.000 2.000.000 24.000.000 500.000 3.000.000

627.15 CP tiền lương NVQL PXCĐ 21.000.000 2.000.000 23.000.000 400.000 3.000.000

Tổng cộng 1.965.688.681 173.200.000 2.138.888.681 40.506.574 255.139.556

2.2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Page 63: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

* Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

- Khái niệm:

+ Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao

động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất

ở một thời kỳ nhất định.

+ Giá thành sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống, lao động vật

hóa và các chi phí khác tính cho một sản phẩm, lao vụ dịch vụ sản xuất hoàn thành.

- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

+ Phương pháp trực tiếp: Tổ chức ghi chép trên chứng từ gốc chi phí có liên quan đến

đối tượng chịu chi phí, cuối tháng tổng hợp các chi phí đó lại và ghi thẳng vào tài khoản cấp

1 và tài khoản chi tiết.

+ Phương pháp gián tiếp: Tổ chức ghi chép trên chứng từ gốc chi phí có liên quan đến

nhiều đối tượng, cuối tháng tổng hợp lại và ghi vào tài khoản cấp 1. Sau đó chọn tiêu thức

phân bổ và phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí và ghi vào tài khoản cấp

2 hoặc tài khoản chi tiết.

- Phương pháp tính giá thành sản phẩm bao gồm:

+ Phương pháp tính giá thành giản đơn.

+ Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số

+ Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.

+ Phương pháp phân bước.

+ Phương pháp loại trừ chi phí.

+ Phương pháp tính giá thành theo định mức.

+ Phương pháp liên hợp

* Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại

Công ty Cổ phần xi măng La Hiên.

Page 64: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

- Nội dung của chi phí sản xuất:

Trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy, chi phí sản xuất phát sinh thường

xuyên gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó để phục vụ cho công tác quản lý tốt

chi phí sản xuất đồng thời để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục công ty tiến

hành phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,

Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung.

Trong đó:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp tham gia quá trình sản xuất như: Đá vôi, Đá sét, Quặng sắt, Than cám… và một số nguyên liệu phụ khác.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương (BHXH; BHYT; BHTN; KPCĐ) và chi phí độc hại của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.

+ Chi phí sản xuất chung: Bao gồm những chi phí liên quan phục vụ cho sản xuất

hoặc phát sinh trong quá trình sản xuất như: tiền lương và các khoản trích theo lương của

công nhân phân xưởng; chi phí vật liệu cho phân xưởng; chi phí công cụ dụng cụ; chi phí

khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền.

- Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty.

+ Hàng tháng công ty tiến hành giao định mức sản xuất cho từng loại sản phẩm tới

từng phân xưởng sản xuất. Đề ra những quy định chặt chẽ đối với quy trình sản xuất.

+ Tổ chức giao kế hoạch tới từng bộ phận sản xuất, phân tích tình hình thực hiện kế

hoạch gía thành nhằm quản lý chi phí và hạ thấp giá thành.

- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

a) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Do đặc điểm sản xuất của công ty phải trải qua

quá trình sản xuất phức tạp qua nhiều công đoạn. Để phù hợp với quy trình công nghệ công

ty xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quy trình công

nghệ sản xuất. Bao gồm 5 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn sản xuất đá vôi, đá sét.

+ Giai đoạn sản xuất bột liệu.

+ Giai đoạn sản xuất clinker.

Page 65: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

+ Giai đoạn sản xuất xi măng bột.

+ Giai đoạn sản xuất xi măng bao.

Đối với các phân xưởng phụ trợ liên quan đến nhiều công đoạn chi phí được tập hợp

theo từng phân xưởng sau đó phân bổ cho từng đối tượng liên quan theo tương thích phân bổ

thích hợp.

b) Đối tượng tính giá thành: Để phù hợp với đặc điểm tổ chức quy trình công nghệ

sản xuất và phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượn tính giá thành sản phẩm

là các sản phẩm ở từng giai đoạn của quy trình công nghệ và thành phẩm của giai đoạn sản

xuất cuối cùng là xi măng bao PCB.

Sơ đồ 2.15 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi định kỳ

Đối chiếu, kiểm tra

Page 66: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

A)Tập hợp chi phí* Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- Phương pháp tập hợp:Đối với hầu hết các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như đá vôi, đá sét, quạng

sắt… được sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp. Hiện nay công ty tập hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn sản xuất và tương ứng với mỗi đối tượng tập hợp chi phí là các phân xưởng sản xuất mà kế toán tập hợp chi phí căn cứ vào các phân xưởng đó để tập hợp chi phí sản xuất có thể như sau:

Chi phí phát sinh ở phân xưởng khai thác sẽ được tập hợp cho đá vôi và đá sét: chi phí phát sinh ở phân xưởng nguyên liệu, liệu sống và phân xưởng vận tải sẽ được tập hợp cho bột liệu; chi phí phát sinh ở phân xưởng lò nung, lò quay sẽ được tập hợp cho clinker; chi phí phát sinh ở phân xưởng thành phẩm sẽ được tập hợp cho xi măng. Chi phí tập hợp được từ các phòng như: phòng kỹ thuật sản xuất, phòng cơ điện, phòng kỹ thuật mỏ, phòng an toàn, sẽ được phân bổ cho clinker và xi măng theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Với tiêu thức phân bổ là clinker 80% và xi măng 20%.

- Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếpCăn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức chi phí nguyên vật liệu sản xuất do phòng kỹ

thuật sản xuất xác nhận.Khi cần sử dụng nguyên vật liệu sản xuất các phân xưởng lập phiếu xuất kho (Trên phiếu xuất kho ghi rõ các vật tư cần dùng, số lượng, chủng loại,…) có xác nhận của các bộ phận liên quan như lãnh đạo công ty, phòng vật tư, phòng kỹ thuật, trưởng đơn vị sử dụng rồi gửi lên phòng vật tư. Sau khi kiểm tra vật tư trong kho, thủ kho tiến hành xuất vật tư và gửi chứng từ lên phòng thống kê tài chính.

Cuối tháng căn cứ vào số lượng vật tư tồn đầu kỳ, số lượng vật tư nhập trong kỳ, trị giá vật tư tồn đầu kỳ, trị giá vật tư nhập trong kỳ, máy tính sẽ tự động tính ra giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho của mỗi loại vật tư theo đơn giá bình quân gia quyền.

Ví dụ: Trong tháng 3 năm 2010 quặng sắt dùng để sản xuất xi măng tập hợp như sau:+ Số lượng tồn đầu kỳ: 0+ Số lượng nhập trong kỳ : 346,80 tấn thành tiền :78.480.840đ+ Số lượng xuất trong kỳ : 340 tấn.Đơn giá bình quân của quặng sắt = 78.480.840 = 226.300 đồng

346,80Trị giá xuất dùng của quặng sắt = 226.300 * 340 = 76.942.000 đTương tự ta cũng tính được đơn giá bình quân của các loại vật tư khác và dựa vào tình

hình nhập - xuất - tồn mà kế toán vật có thể theo dõi được từng loại vật tư. Các phiếu xuất kho sau khi được cập nhật và chạy giá trung bình sẽ vào bảng “Tổng hợp hàng xuất kho cho từng phân xưởng”; “Tổng hợp hàng xuất kho” của cả tháng. Kế toán tổng hợp quá trình trên vào bảng phân bổ vật liệu cho các đói tượng sử dụng.

Page 67: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNGTháng 03 năm 2010

STT TK ghi NợTK ghi Có

152.1 NVL 152.2 NL 152.3 PT152.5

TPhẩm152.6 Dược

152.8 VL,PL#

I 621. Tập hợp CP NVL, NL 8.310.664.710 4.493.696225436.787.33

1 0 0 60.274

1 621.11 CĐ SX Bột liệu sống 1.857.130.130 4.307.794.621151.544.00

1

2 621.12 CĐ SX Clinker 174.835.695 29.768.125120.334.16

83 621.13 CĐ Nghiền xi măng 4.063.763.660 377.09 50.335.489

4 621.14 CĐ Đóng bao xi măng 2.164.839.880 134.77 24.466.5015 621.65 PX cơ điện và phụ trợ 4.883.166 29.926.931 71.504.740 60.274

6 621.81 CP may BHLĐ 8.690.812 0.00 0.007 CP Vận tải 0.00 73.156.947 4.697.904

8 621.411 CP SX Đá vôi 36.521.367 52.537.742 13.904.528

II 627. VT xuất vào CP khác 5.488.725 0 0 0 0 01 627.11 CĐ SX Bột liệ sống 511.72

2 627.12 CĐ SX Clinker 1.042.048

3 627.13 CĐ Nghiền xi măng 0.004 627.14 CĐ đóng bao xi măng 602.57

5 PX Cơ điện và phụ trợ 3.332.3838 Vận chuyển Quặng sắt 0.00

9 SX Đá vôi 0.00

Tổng cộng 8.316.153.435 4.493.696.225436.787.33

1 0.00 0.00 0.00

Người lập bảng(Ký, họ tên)

Ngày 31 tháng 03 năm 2010Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

* Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp- Nội dung chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản

tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Bao gồm các khoản sau

+ Lương chính, lương phụ, lương làm thêm, tiền thưởng.+ Tiền trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào giá thành sản phẩm.- Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Quá trình tập hợp chi phí nhân công trực tiếp chủ yếu được tập hợp bằng phương

pháp trực tiếp có nghĩa là chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở phân xưởng nào thì tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chi phí của phân xưởng đó. Riên đối với phân xưởng Khai thác

Page 68: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

mỏ chi phí nhân công trực tiếp sẽ được phân bổ theo tỷ lệ Đá vôi chiếm 85% và Đất sét chiếm 15%. Còn chi phí nhân công trực tiếp ở các phân xưởng phụ trợ ( phục vụ sản xuất từ phân xưởng vận tải được tập hợp trực tiếp cho Bột liệu) được tập hợp theo phân xưởng sau đó kế toán tính giá thành phân bổ cho các đối tượng tính giá thành ( 80% cho Clinker và 20% cho xi măng).

- Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp:Tại mỗi phân xưởng ngày công lao động của chi phí nhân công trực tiếp sản xuất

được theo dõi bởi các tổ trưởng sãn xuất của các phân xưởng trực tiếp sản xuất thông qua bảng chấm công. Cuối tháng đội ngũ thống kê phân xưởng gửi bảng chấm công lên phòng tổ chức lao động, phòng tổ chức lao động căn cứ vào bảng chấm công, báo cáo sản lượng tiêu thụ và đơn giá tiền lương tiến hành lập bảng phân phối tiền lương cho các đơn vị, phân bổ chi phí lương của các quỹ lương, bảng thnah toán tiền lương cho các đơn vị. Sau đó phòng tổ chức lao động gửi lên cho kế toán tiền lương phong Kế toán Thống kê Tài chính. Kế toán tiền lương căn cứ vào những bảng biểu trên để kiểm tra lại một lần nữa và lập bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của từng phân xưởng.

* Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung- Nội dung chi phí sản xuất chung:+ Chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271), bao gồm: Tiền lương, các khoản trích

BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng.+ Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất chung ( TK 6272): là những chi phí

vật liệu phục vụ sản xuất không nằm trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.+ Chi phí công cụ dụng cụ (TK 6273): Là những chi phí dụng cụ sản xuất thường

được phân bổ cho các phân xưởng.+ Chi phí khấu hao tài sản cố định (TK 6274): Khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc, máy

móc thiết bị, dây chuyền sản xuất xi măng.+ Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277): Chi phí tiền điện, chi phí trang phục bảo hộ

lao động, chi phí sữa chữa thường xuyên, chi phí vận chuyển bốc xếp…+ Chi phí khác bằng tiền (TK 6278): Là những chi phí không nằm trong các khoản

chi phí trên như: Chi phí chống nóng, chi phí độc hại phân xưởng, chi phí an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và chi phí bằng tiền khác.

- Quy trình kế toán chi phí sản xuất chung:+ Quy trình kế toán tập hợp chi phí nhân công phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu

phục vụ sản xuất chung tương tự như với quy trình tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

+ Kế toán tập hợp chi phí công cụ dụng cụ:Để tập hợp chi phí công cụ dụng cụ kế toán sử dụng TK 6273. Quá trình tập hợp chi

phí công cụ dụng cụ tương tự với quá trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bắt đầu

Page 69: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

từ phiếu xuất kho về công cụ dụng cụ cho các phân xưởng, kế toán cập nhật số liệu vào máy tương tự như xuất vật tư đã trình bày ở trên với TK Nợ và TK Có theo định khoản như sau.

Nếu công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, phân bổ một lần thì kế toán phản ánh hết vào chi phí phân xưởng liên quan:

Nợ TK 627 (chi tiết cho từng phân xưởng) Có TK 153 (chi tiết)

Nếu công cụ dụng cụ có giá trị lớn, kế toán tiến hành phân bổ dần:Nợ TK 142 (chi tiết) Có TK 253 (ch tiết)

Đồng thời phản ánh:Nợ TK 627 (Phân bổ 50% chi tiết cho từng phân xưởng) Có TK 142 (chi tiết)

Sau khi tập hợp từ các phiếu xuất kho. Nếu công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ dần thì kế toán tiến hành lập bảng phân bổ công cụ dụng cụ.

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢNTK 627.3 – Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất chung

Từ ngày 01/03/2010 đến ngày 31/03/2010

Chứng từNgày tháng Số hiệu

Diễn giải TKĐƯSố phát sinh

Nợ Có

11/0312/0312/0313/0314/0322/0325/0331/03

PX112BLSPX119CLRPX123NXM

PX214ĐBPX222PTPX223VTPX548ĐV

Số dư đầu kỳXK phục vụ SX Bột liệu sốngXK phục vụ SX ClinkerXK phục vụ nghiền xi măngXK phục vụ đóng bao xi măngXK phục vụ PXCơ điện, phụ trợXK phục vụ vận tảiXK phục vụ SX đá vôiK/C CP CCDC sang TK 154

153.31153.31153.33153.34153.35153.36153.39

3.157.93710.096.4399.183.0885.321.1989.429.964

133.9495.850.351 43.172.926

Cộng phát sinhDư cuối kỳ

43.172.926 43.172.926

Sổ này có ... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ...Ngày mở sổ : ....

Ngày 31 tháng 03 năm 2010

Page 70: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Người ghi sổ(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

+ Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định: Chế độ khấu hao thực hiện theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. Hiện nay Công ty áp dụng khấu hao theo phương pháp tuyến tính, không có đột biến.

+ Kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn được lập trình Tổng Công ty phê duyệt, hàng tháng kế toán trích trước chi phí sữa chữa lớn với một mức như nhau. Ví dụ: Trong năm 2010 chi phí sữa chữa lớn được phê duyệt là 30 tỷ đồng, hàng tháng kế toán sẽ trích 2,5 tỷ đồng vào chi phí sửa chữa lớn của chi phí sản xuất chung.

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Tài khoản 214

Tháng 03 năm 2010

STT Chỉ tiêuNơi sử dụng\Toàn nhà máy

Nguyên giá Khấu hao PX Liệu sống PX Lò nungCĐ nghiền

XM

1Số KH đã trích tháng trước 359.530.944.200 3.320.815.686 577.874.919 792.843.763 1.425.436.254

2 Số KH tăng trong tháng

3 Số KH giảm trong tháng

4Số KH phải trích tháng này 359.530.944.200 3.320.815.686 577.874.919 792.843.763 1.425.436.254

Lũy kế từ đầu năm 2010 359.530.944.200 20.073.248.661 3.851.248.163 6.270.074.033 2.952.692.548

Ngày 31 tháng 02 năm 2010Người lập biểu

(Ký, họ tên)Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Page 71: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢNTK: 627.4 – Chi phí sửa chữa lớn TSCĐTừ ngày 01/03/2010 đến ngày 31/03/2010

DƯ CÓ ĐẦU KỲ:Chứng từ

Ngày SHDiễn giải TKĐƯ

Số phát sinhNợ Có

31/0331/0331/0331/03

SCL3SCL35844458463

Phân bổ chi phí SCL tháng 3Phân bổ chi phí SCL tháng 3K/C CP SXC sang TK 154.4K/C CP SXC sang TK 154.4

335.41335.43154.41154.43

70.416.66627.083.333

70.416.66627.083.333

Cộng 97.499.999 97.499.999- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ...- Ngày mở sổ :

Ngày ... tháng ... năm 2010Người ghi sổ(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

+ Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài : Bao gồm chi phí tiền điện (TK 627.78), chi phí trang phục bảo hộ lao động (TK 627.71), chi phí sữa chữa thường xuyên (TK 627.74), chi phí vận chuyển bốc xếp (TK 627.75)... Sau khi nhận được các chứng từ liên quan đến chi phí dịc vụ mua ngoài kế toán cập nhật số liệu vào máy thông qua ‘phiếu kế toán’, máy sẽ tự động vào sổ tổng hợp TK 627 – Chi phí SXC.

Chi phí trang phục bảo hộ lao động: Kế toán tập hợp trực tiếp từ phiếu xuất kho công cụ dụng cụ bảo hộ lao động cho các phân xưởng, phòng ban. Cuối tháng kết chuyển vào TK 154 (chi tiết cho từng phân xưởng).

Chi phí sửa chữa thường xuyên: Kế toán căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất và phiếu kế toán để tập hợp trực tiếp cho các phân xưởng.

Chi phí điện nước phục vụ sản xuất: Kế toán căn cứ vào hóa đơn thanh toán tiền điện của Công ty điện lực Thái Nguyên để phân bổ trực tiếp cho các đối tượng liên quan: Bột liệu, Clinker, Xi măng. Chi phí tiền điện là khoản chi phí có giá trị lớn vì vậy căn cứ vào định mức mà Tổng Công ty giao cho đơn vị, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sẽ tiến hành phân bổ.

Page 72: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Chi phí vận chuyển bốc xếp : Kế toán tập hợp trực tiếp tiền vận chuyển thành phẩm, luân chuyển nội bộ, chi phí xúc ủi Clinker...

+ Chi phí khác bằng tiền : Chi phí chống độc hại : Kế toán lập phiếu kế toán căn cứ vào bảng phụ cấp độc hại

của nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy : Kế toán căn cứ vào phiếu xuất

kho của nguyên vật liệu phục vụ cho phòng cháy chữa cháy (TK 152.8). Chi phí bằng tiền khác : Kế toán căn cứ vào phiếu chi về bồi dưỡng tiền trực,

thanh toán tiền đi công tác, chi phí trong các cuộc thi cấp Công ty ... Tất cả các chi phí sản xuất chung trình bày ở trên đều được thể hiện hàng ngày trên sổ

chi tiết các TK, Nhật ký chứng từ, Cuối tháng tập hợp trên sổ cái TK.* Tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp.Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp

kê khai thường xuyên. Do đó để tập hợp chi phí cho toàn doanh nghiệp phải sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Sau khi thực hiện các bút toán kết chuyển kế toán tập hợp số liệu vào các sổ: Sổ tổng hợp TK 154.111 – Đất sét, Sổ tổng hợp TK 154.112 – Đá vôi, Sổ tổng hợp TK 154.113 – Bột liệu, Sổ tổng hợp TK 154.114 – Clinker, Sổ tổng hợp TK 154.115 – Xi măng bột, Sổ tổng hợp TK 154.116 – Xi măng bao.

Những tài khoản khác gắn với từng sản phẩm cũng được tập hợp tương tự.

BẢNG KÊ SỐ 4TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHÂN XƯỞNG

Tháng 3 năm 2010TK Nợ/ TK

Có 111 152 214 331 333 334 335 338621 13.241.208.540

622 1.991.888.681283.347.44

6271.788.06

3 5.488.72543.172.92

6 3.320.815.68645.137.35

7 147.000.00097.499.99

9 20.500.000

154

Ngày ... tháng ... năm 2010

Người lập bảng(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

Page 73: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7

Tháng 3 năm 2010STT

TK Ghi Nợ- TK Ghi Có 154 621 622 627 241

1 11 1.788.063 187.026.849

2 112 416.958.721

3 138 3.371.875

4 141 4.917.000

5 152 13.232.517.73

0 5.488.725 639.339.897

6 153 43.172.926

7 214 3.320.815.68

6

8 331 3.929.385.20

1

9 333 45.137.357

10 334 1.986.938.40

8 147.000.000

11 335 283.347.445 20.500.000

12 338 97.499.999 1.590.808

13 512 1.839.829.62

6

14 62113.232.517.73

0 2.740.833

15 622 2.270.283.853

16 627 7.610.787.957

Cộng23.113.591.54

013.232.517.73

02.270.285.85

37.610.787.95

73.095.775.60

9

Ngày ... tháng ... năm 2010

Người lập bảng(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

SỔ CÁINăm 2010

Tài khoản: 621 – Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp

Page 74: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Số dư đầu nămNợ Có

xx xx

Đơn vị tính: VNĐGhi Có các TK,

đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 .… CộngA 1 2 3

Có TK 1521 8.310.664.710Có TK 1522 4.493.696.225Có TK 1523 436.787.331Có TK 1528 60.274Cộng PS Nợ 13.241.208.54

0Tổng PS Có

Số dưcuối tháng

NợCó

Ngày 31 tháng 03 năm 2010

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán tổng hợp

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

SỔ CÁINăm 2010

Tài khoản: 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Số dư đầu nămNợ Có

xx xx

Đơn vị tính: VNĐGhi Có các TK,

đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 .… CộngA 1 2 3

622.61 CPNC PX Liệu sống 474.268.921622.61 CPNC PX Lò nung 483.000.000622.61 CPNC SX Xi măng bột 287.000.000622.61 CPNC PX Đóng bao 65.000.000622.61 CPNC PX Cơ điện+KPV 496.000.000622.61 CPNC SX Đá 172.000.000622.61 CPNC SX BHLĐ 4.950.273622.61 CPNC PX Vận tải 9.669.487Cộng PS Nợ 1.991.888.68

1Tổng PS Có

Page 75: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Số dưcuối tháng

NợCó

Ngày 31 tháng 03 năm 2010

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán tổng hợp

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

SỔ CÁINăm 2010

Tài khoản: 622 – Chi phí sản xuất chung

Số dư đầu nămNợ Có

xx xx

Đơn vị tính: VNĐGhi Có các TK,

đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 .… CộngA 1 2 3

Có TK 111 1.788.063Có TK 152.1 5.488.725Có TK 153 43.172.926Có TK 214 3.320.815.68

6Có TK 331 3.929.385.20

1Có TK 333 45.137.357Có TK 334 147.000.000Có TK 338 20.500.000Có TK 335 97.499.999Cộng PS Nợ 7.610.787.95

7Tổng PS Có

Số dưcuối tháng

NợCó

Ngày 31 tháng 03 năm 2010

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán tổng hợp

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

B) Tính giá thành

Page 76: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

* Kỳ tính giá thànhXác định kỳ tính giá thành thích hợp giúp cho việc tính giá thành sản phẩm được kịp

thời phát huy đầy đủ chức năng quản lý giá thành tại Công ty. Xuất phát từ thực tế đặc ddiemr tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất ngắn, kế toán xác định kỳ tính giá thành theo tháng. Vào cuối tháng kế toán tiến hành tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của Đá vôi, đất sét, bột liệu. Clinker, xi măng bột, xi măng bao.

* Phương pháp tính giá thànhHiện nay Công ty đang áp dụng cách tính giá thành sản phẩm xi măng theo phương

pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm (phương pháp kết chuyển tuần tự). Theo phương pháp này để tính giá thành xi măng phải trải qua 5 bcssau :

Bước 1. Tính giá thành Đá vôi, Đá sét và giá xuất đá sét.Bước 2. Tính giá thành của Bột liệu.Bước 3. Tính giá thành của Clinker.Bước 4. Tính giá thành Xi măng bột.Bước 5. Tính giá thành Xi măng bao

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG BAOTừ ngày 01/03/2010 đến ngày 31/03/2010

Chỉ tiêuCHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KỲ

CĐ XM BộtCP SX Phát sinh trong kỳ

CP PX SXXM CP PX Cơ điện CP QL PX Tổng CPPSTổng CPSX

Số lượng SP (tấn) 0 28.404,15

Nguyên vật liệu 4.805.267.586 2.194.627.579 9.396.332 0 2.204.023.911 7.009.291.497

Nhiên liệu 3.400.129.065 134.772 3.274.448 0 3.490.220 3.403.538.285

Động lực 2.786.682.758 26.638.086 3.735.838 0 30.373.924 2.817.056.682Tiền lương 1.339.914.190 60.000.000 52.190.813 0 112.190.813 1.452.105.003

BHXH 204.118.330 9.600.000 8.063.865 0 17.663.865 221.782.195Trích trước SC TSCĐ 75.929.128 0 0 0 0 75.929.128

Khấu hao TSCĐ 2.542.085.740 20.728.487 54.546.828 0 75.275.315 2.617.361.055Chi phí khác 120.771.046 5.602.574 5.182.405 0 10.784.078 131.556.024

Tổng 15.274.897.842 2.317.331.497 136.390.529 0 2.453.722.026 17.728.619.869

Ngày ... tháng ... năm 2010

Người lập bảng(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

Page 77: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

PHẦN III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán của Công ty Cổ phần xi măng La Hiên.

Là một doanh nghiệp có tuổi đời còn non trẻ lại ra đời trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Để đứng vững và khẳng định được bản thân trên thị trường Công ty xi măng La Hiên đã không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý đặc biệt là đối với công tác kế toán.

Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và cơ chế này ngày càng thịnh hành và

len lỏi, đối với các ông ty đòi hỏi phải bắt nhịp với cơ chế mới mà việc bắt nhịp này không

phải là chuyện đơn giản bởi phải bắt nhịp như thế nào và bằng cách nào để không quá sớm

và cũng không quá muộn mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất. Công ty cổ phần xi măng La

Hiên đã rất năng động trong việc chuyển đổi cơ chế, đã cố gắng trang bị dây chuyền máy

móc thiết bị và sản xuất thêm sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với

nhu cầu của thị trường hiện nay. Sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường và

được thị trường chấp nhận. So với trước đây thì những năm gần đây chất lượng sản phẩm

của Công ty đã nâng lên rõ rệt, tổng giá trị sản xuất của toàn công ty đã tăng lên rất nhiều,

đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện, đặc biệt là kết quả hoạt động sản xuất

kinh doanh của Công ty ngày càng cao. Kết quả đó có được là nhờ có bộ máy lãnh đạo năng

động, sáng tạo, nhiệt tình, có bề dày kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp

vụ chuyên môn vững vàng, thường xuyên có mặt kịp thời trên các lĩnh vực. Cùng với sự phát

triển và lớn mạnh của Công ty, công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã

Page 78: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Kế toán đã phát huy được vai trò của mình trong

quản lý kinh doanh của Công ty, góp phần không nhỏ vào sự thành công của Công ty.

3.1.1. Ưu điểm của bộ máy kế toán.

* Về tổ chức bộ máy kế toán

Công ty đã có đội ngũ kế toán đầy năng lực và kinh nghiệm làm việc với tinh thần

trách nhiệm cao, bộ máy kế toán được tổ chức sắp xếp phù hợp với yêu cầu và khả năng

trình độ của từng người. Mỗi nhân viên trong phòng kế toán Công ty được phân công một

mảng công việc nhất định trong chuỗi mắt xích công việc chung. Chính sự phân công đó đã

tạo ra sự chuyên môn hoá trong công tác kế toán, tránh chồng chéo công việc, từ đó nâng cao

hiệu quả của công tác kế toán, giúp cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được giải quyết

nhanh chóng, rõ ràng theo sự phân công công việc đã có sẵn.

Ngoài ra bộ máy kế toán của công ty còn được tổ chức theo hình thức là vừa tập trung

vừa phân tán. Hình thức này có ưu điểm là tạo điều kiện cho kế toán gắn với các hoạt động

của đơn vị, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động một cách có hiệu quả, đảm bảo sự lãnh

đạo của Công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán. Đồng

thời tạo ra sự chuyên môn hoá công việc đối với các nhân viên kế toán cũng như việc trang

bị các phương tiện kỹ thuật, tính toán, xử lý thông tin.

* Về chứng từ sổ sách kế toán

Hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán đều tuân thủ chế độ kế toán hiện hành. Phần lớn

hệ thống sổ sách ở công ty khá đằy đủ, tỉ mỉ, việc ghi chép và mở sổ sách theo quy định do

vậy công việc phần hành kế toán được thực hiện khá trôi chảy. Việc áp dụng hình thức kế

toán Nhật ký - chứng từ có tính khoa học cao, giảm được khá lớn khối lượng ghi chép, thuận

lợi cho việc đối chiếu kiểm tra số liệu. Cùng với việc hạch toán trên các Sổ Nhật ký chứng từ

tổng hợp và Sổ cái các tài khoản, các bảng kê theo dõi chi tiết từng loại thành phẩm, doanh

thu, chi phí. Việc lập và luân chuyển các chứng từ đều được kế toán thực hiện rất nghiêm

ngặt theo chế độ quy định đảm bảo tính khách quan và tuân thủ các chứng từ. Các chứng từ

được cập nhật hàng ngày dễ dàng cho việc định khoản, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh.

Page 79: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Ngoài ra trên các trang sổ như sổ cái hay sổ Nhật ký - Chứng từ, bảng kê các tài khoản,

phần tài khoản đối ứng Công ty đều ghi rõ tài khoản đối ứng nợ và tài khoản đối ứng có từ

đó giúp cho việc theo dõi được dễ dàng. Chứng từ được luân chuyển và có kết cấu một cách

hợp lý phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hệ thống sổ sách,

chứng từ được lập và luân chuyển một cách khoa học, ngăn nắp tạo điều kiện thuận lợi cho

việc tìm kiếm, lưu trữ, bảo quản và việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kịp

thời đầy đủ và chính xác.

* Nhận xét về các phần hành kế toán cụ thể:

- Về công tác kế toán tài sản cố định:

Về cơ bản kế toán tài sản cố định đã theo dõi được tình hình tăng, giảm, khấu hao và

kiểm kê tài sản cố định theo đúng quy trình đảm bảo việc phản ánh đúng nguyên giá tài sản

cố định hiện có cũng như mức trích khấu hao là phù hợp với quy định của Bộ tài chính.

- Về công tác kế vật tư, thành phẩm, hàng hóa:

Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI là doanh nghiệp sản xuất xi măng với quy

mô lớn. Do vậy các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu trong công ty

rất đa dạng và khối lượng nghiệp vụ nhiều, song phòng kế toán đã vận dụng hình thức kế

toán "nhật ký -chứng từ" để ghi sổ kế toán lên đã giảm bớt số lượng ghi chép bởi vì thông

qua các bảng kê thì số lượng chứng từ cùng loại đã được tổng hợp và rất thuận lợi cho việc

tổng hợp số liệu theo nội dung kinh tế và công tác quản lý.

Hệ thống chứng từ và sổ kế toán theo dõi nguyên vật liệu được vận hành đúng mẫu,

đúng trình tự kế toán, việc ghi chép được đảm bảo yêu cầu chính xác đầy đủ kịp thời. Bên

cạnh đó tại kho việc sắp xếp nguyên vật liệu nhập kho khá khoa học được sắp xếp theo

chủng loại, chi tiết cho từng đối tượng sử dụng và yêu cầu quản lý rất thuận tiện cho việc

theo dõi nguyên vật liệu trong kho.

- Về công tác kế toán lao động tiền lương:Việc trả lương của Công ty được áp dụng theo chế độ quy định của Nhà nước. Công ty

đã tổ chức tốt việc chấm công làm căn cứ để trả lương chính xác. Đồng thời còn áp dụng

hình thức thưởng, bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân sản xuất và phụ cấp trách nhiệm với

nhân viên quản lý. Vì vậy đã kích thích đến tinh thần lao động của công nhân.

- Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Page 80: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Hầu hết các khoản chi phí được tập hợp theo phương pháp trực tiếp điều đó góp phần

làm cho số liệu kế toán chính xác hơn. Công ty đã có những biện pháp đúng đắn trong việc

lập định mức nguyên vật liệu như quản lý chặt chẽ khâu mua bán vật tư . Đặc biệt là giao chỉ

tiêu kế hoạch giá thành đối với từng công đoạn cho các phân xưởng sản xuất, nâng cao trách

nhiệm quản lý của từng phân xưởng. Đối tượng tập hợp chi phí theo từng phân xưởng là rất

có khoa học. Điều này phần nào giúp cho các nhà quản lý quản lý tốt kết quả làm việc của

từng xưởng, biết được phân xưởng nào tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất làm ảnh

hưởng đến giá thành sản xuất. Từ đó các nhà quản lý biết được nguyên nhân nào để đề ra

biện pháp cô thể phát huy tích cực, hạn chế tiêu cực.

Việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển tuần tự là phù hợp với

đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất phức tạp của công ty. Phản ánh đúng tính chất của

sản phẩm. Về công tác đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí thực tế phát sinh mang tính

chính xác cao, phản ánh đúng thực chất của sản phẩm làm dở. Thẻ tính giá thành và Thẻ tính

giá xuất là đầy đủ, rõ ràng và hợp lý.

3.1.2. Hạn chế còn tồn tại của bộ máy kế toán.

Những thành tựu trong công tác hạch toán kế toán đã đóng góp không nhỏ vào sự

thành công của Công ty song bên cạnh những thành tựu vẫn còn những vướng mắc, những

tồn tại mà các nhà quản lý nói chung và các cán bộ kế toán nói riêng cần phải quan tâm để có

biện pháp xử lý kịp thời, nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác kế. Những hạn chế đó được

bộc lộ ở những điểm sau:

* Về chứng từ sổ sách kế toán

Bên cạnh những ưu điểm của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ mà công ty dang

áp dụng thì hình thức sổ kế toán này còn bộc lộ một nhược điểm lớn nhất là hầu hết các Nhật

ký đều được thiết kế theo chiều ngang chỉ phù hợp với mẫu sổ in sẵn, làm kế toán bằng tay

rất khó ứng dụng vi tính hoá kế toán. Mẫu sổ kế toán hình thức này khá phức tạp, đòi hỏi kế

toán viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng.

* Về các phần hành kế toán cụ thể:

Page 81: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

- Về công tác kế toán tài sản cố định:

Tài sản cố định của công ty chưa đề ra tổ chức đánh số tài sản cố định để theo dõi chi

tiết cho từng đối tượng cụ thể gây khó khăn cho việc kiểm tra quản lý tài sản cố định.

Việc thanh lý tài sản cố định còn diễn ra chậm chạp bởi hẹ thống thủ tục còn rườm rà.

Mỗi khi thanh lý hay nhượng bán công ty phải xác lập phiếu xác định tình trạng kinh tế và

tình trạng kỹ thuật cho tài sản cố định. Lập tờ trình xin thanh lý gửi cho giám đốc và chỉ khi

nào có quyết định cho phép công ty mới được thanh lý. Vì vậy thường mất nhiều thời gian

cho công việc này và làm ảnh hưởng đến việc quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố

định tại công ty.

- Về công tác kế toán vật tư, thành phẩm hàng hóa:Kế toán nguyên vật liệu tại công ty vận dụng hình thức nhật ký chứng từ, các nghiệp

vụ tổng hợp dồn dập vào cuối tháng, cuối quý nên khó có thể cung cấp báo cáo nhanh, chính xác, kịp thời.

Trong hạch toán chi tiết nguyên vật liệu kế toán sử dụng phương pháp ghi sổ "sổ đối

chiếu luân chuyển" nhưng lại không làm sổ đối chiếu luân chuyển mà định kỳ (giữa tháng,

cuối tháng) thủ kho đối chiếu số lượng với kế toán nguyên vật liệu trên máy cho lên khi phát

sinh trường hợp mất mát, thiếu hụt nguyên vật liệu thì kế toán sẽ không phản ứng kịp thời

nghiệp vụ để sử lý.

Theo quy định thì chứng từ gốc kế toán vào sổ chi tiết vật tư, từ sổ chi tiết vật tư vào

bảng kê, từ bảng kê vào sổ đối chiếu luân chuyển sau đó mới làm kế toán tổng hợp nguyên

vật liệu. Nhưng thực tế thì kế toán đã không lập sổ đối chiếu luân chuyển như vậy là không

đảm bảo đúng nguyên tắc kế toán.- Về công tác kế toán lao động tiền lương:

Công ty chưa biết tiến hành trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản

xuất nên việc kiểm tra và theo dõi sổ sách tài khoản kế toán còn chưa được thuận tiện. Do

đó chưa điều hoà được chi phí điều này dễ dẫn đến đột biến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng

đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Quỹ lương của Công ty được xác định theo sản lượng tiêu thụ nên không thể hiện sự

khuyến khích người lao động (đặc biệt là công nhân trực tiếp lao động).

- Về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:

Page 82: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Việc tập hợp chi phí sản xuất cho đối tượng là toàn bộ quy trình sản xuất của nhà

máy hiện nay chưa phát huy hết tác dụng của kế toán trong việc hạch toán kinh tế của nhà

máy. Do vậy cần phải xem xét lại đối tượng tập hợp chi phí của nhà máy để phát huy được

vai trò quản lý của kế toán.

+ Về chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: Hiện nay hầu hết chi phí nguyên vật liệu xuất

dùng theo kế hoạch đều được tập hợp để tính giá thành mà không loại trừ phần chi phí

nguyên vật liệu xuất kho nhưng chưa sử dụng hết và những khoản chi phí nguyên vật liệu

không hợp lý khác.

Thêm nữa, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm cả: may BHLĐ, vận

chuyển… Vì các nguyên liệu này chỉ tham gia vào quá trình sản xuất chứ không trực tiếp

tạo ra sản phẩm. Điều này cũng làm cho khoản mục chi phí nguyên vật liệu tăng , khoản

mục chi phí chung giảm tương ứng dẫn đến việc tập hợp chi phí theo khoản mục chưa chính

xác.

+ Về chi phí nhân công trực tiếp: Quỹ lương của Công ty được xác định theo sản

lượng tiêu thụ nên không thể hiện sự khuyến khích người lao động (đặc biệt là công nhân

trực tiếp lao động).

Chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn… của tháng

không những tính trên số liệu thực tế phát sinh mà còn bao gồm thêm cả phần chênh lệch

giữa trích trước và phát sinh thực tế của tháng trước. Điều này có thể làm tăng hoặc giảm

chi phí thực tế phát sinh nên nó sẽ ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm giá thành sản xuất

của tháng đó.

+ Về chi phí sản xuất chung: theo hướng dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán

ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 cua BTC và thông tư số

89/2002/TT-BTC.

Đối với kế toán chi phí sản xuất chung cố định chỉ được tính vào giá thành những

khoản chi phí hợp lý (Chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức cong xuất bình

thường) còn những chi phí không hợp lý không được tính vào giá thành và vốn hàng bán

chưa rõ ràng, hầu hết các khoản chi phí sản xuất được tập hợp vào các tài khoản chi phí để

tính giá thành.

Page 83: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

+ Về việc tập hợp chi phí cho Clinker và xi măng theo các xưởng: Các chi phí như

nhân công, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí nguyên vật liệu ở các xưởng phục vụ sản xuất

Phòng điều hành trung tâm với chức năng điều khiển toàn bộ dây chuyền hoạt động

sản xuất của nhà máy, phòng KCS nghiên cứu, phân tích thành phần hóa học của nguyên

vật liệu, phụ gia kiểm tra chất lượng của các sản phẩm. Trên thực tế liên quan đến nhiều đối

tượng tập hợp chi phí cho sản phẩm Clinker theo 80% và xi măng 20% như vậy là chưa hợp

lý làm giá thành Clinker và xi măng tăng lên.

+ Về chi phí trích trước: Hiện tại những chi phí trích trước có giá trị lớn như: Chi phí

sửa chữa lớn trong giá thành sản phẩm là chi phí phân bổ theo kế hoạch chứ không phải chi

phí thực tế phát sinh. Phần chênh lệch giảm của các chi phí này được hạch toán thẳng vào

giá vốn hàng bán (TK632). Như vậy xét về khía cạnh giá thành sản phẩm trong tổng chi phí

phát sinh được tập hợp vào giá thành sẽ cao hơn mức thực tế chi phí phát sinh một khoản

tương ứng vào giá vốn, và như vậy làm giá thành cao hơn thực tế.

+ Về việc tính giá thành xi măng bao: Chi phí phát sinh trong kỳ chỉ có vỏ bao điều

này là không đúng với thực tế. Trên thực tế chi phí cho xi măng bao ngoài vỏ bao còn phải

phân bổ cho chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN,

KPCĐ, phụ cấp độc hại) chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí khấu hao. Việc loại bỏ

những chi phí này ra khỏi xi măng bao để tính hết cho xi măng bột làm cho giá thành thực

tế xi măng bột và xi măng bao thay đổi.

3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp.

Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với sự khan hiếm của các nguồn lực,

việc giảm chi phí kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm là nhu cầu bức thiết của bất cứ

đơn vị, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh nào. Các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, hộ

gia đình kinh doanh, hợp tác xã, các doanh nghiệp nước ngoài hay liên doanh đều coi đó là

nhiệm vụ chiến lược để tồn tại và phát triển cho dù mục đích của mỗi loại hình doanh nghiệp

có khác nhau ngoài mục đích chung trên là lợi nhuận.

Qua thực tế thực tập tại Công ty Cổ phần xi măng La Hiên VVMI và qua việc phân

tích một số thông tin cơ bản em nhận thấy phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá

thành sản phẩm của Công ty còn nhiều hạn chế: Việc tập hợp, xác định chi phí nguyên vật

Page 84: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp... không chính xác. Điều đó gây khó khăn cho việc

xác định chính xác giá thành thực tế của sản phẩm so với giá thành dự kiến.

Chính vì vậy mà “Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm”

được làm tốt không những giúp Công ty tính được sản lượng sản xuất ra mà cũng tính được

lượng chi phí bỏ ra để sản xuất tiêu thụ sản phẩm và đồng thời tìm mọi biện pháp để giảm

chi phí, hạ thấp giá thành, tăng lợi nhuận. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, biện pháp

đó cũng mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội, tăng tích luỹ cho nền kinh tế và tăng nguồn

thu cho ngân sách nhà nước. Một vấn đề đặt ra là Doanh nghiệp phải làm tốt công tác kế

toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: phân bổ hợp lý các chi phí phát

sinh, xác định chính xác giá thành thực tế của sản phẩm so sánh với giá thành dự kiến để xác

định được lãi, lỗ trong sản xuất kinh doanh.

Nhận thức được điều này trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xi măng La

Hiên em đã quyết định chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm”

cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế và điều kiện nền kinh tế khủng hoảng hiện

nay, việc duy trì và khẳng định thương hiệu của những Công ty xi măng là việc

không hề đơn giản. Với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài của mình, Công ty cổ phần

xi măng La Hiên VVMI đã không ngừng vươn lên để duy trì và tìm được chỗ đứng cho

mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Điều đó có được là do sự lãnh

đạo sáng suốt, đúng đắn của ban Giám đốc cũng như sự đoàn kết và quyết tâm của tập thể

cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Và bên cạnh đó chúng ta không thể không nhắc

đến bộ máy kế toán – Bộ phận nòng cốt trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, tối đa hóa lợi

nhuận kinh doanh cho Công ty.

Do thời gian thực tập còn hạn chế, dưới góc độ của một sinh viên sắp ra trường nên

giữa kiến thức được học và công việc thực tiễn là cả một khoảng cách dài. Vì vậy, những

vấn đề được trình bày trong bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận

được ý kiến chỉ bảo, góp ý từ các thầy cô và các anh chị trong phòng Kế toán Thống kê Tài

chính để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

Page 85: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Xi măng La

Hiên VVMI mà trực tiếp là phòng Kế toán Thống kê Tài chính đã hướng dẫn, giúp đỡ em

trong thời gian thực tập, cảm ơn giảng viên Kim Quang Chiêu đã có những ý kiến chỉ bảo để

em hoàn thành bản báo cáo này.

Hải Dương, ngày 05 tháng 03 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Tào Thị Nguyệt

DANH MỤC VIẾT TẮT

- HĐQT : Hội đồng quản trị- CBCNV : Cán bộ công nhân viên- TK : Tài khoản- CCDC : Công cụ dụng cụ- NVL : Nguyên vật liệu- BHXH : Bảo hiểm xã hội- BHYT : Bảo hiểm Y tế- BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp- KPCĐ : Kinh phí công đoàn- GTGT : Giá trị gia tăng- XM : Xi măng- SX : Sản xuất- SP : Sản phẩm- CĐ : Công đoạn- TSCĐ Tài sản cố định- PX Phân xưởng- QL Quản lý- CP Chi phí

Page 86: bien phap nang cao hieu qua SXKD cong ty may Gunyong