bẢn tin - ria1.org · bản tin viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản i, số 1 (quý i...

18
Địa ch: Đình Bng, TSơn, Bc Ninh, Vit Nam Đin thoi: +84 3 827 3069; Fax: +84 3 827 3070 Email: [email protected] ; website: www.ria1.org BN TIN VIN NGHIÊN CU NUÔI TRNG THY SN I Hi nghtng kết công tác năm 2010 và kế hoch năm 2011 Nghiên cu công nghsn xut ging mt sloài cá bin có giá trkinh tế cao Kết qunghiên cu sn xut ging cá Chiên Bagarius rutilus (Ng & Kottelat, 2000) trong điu kin nhân to

Upload: others

Post on 20-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Địa chỉ: Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, Việt Nam Điện thoại: +84 3 827 3069; Fax: +84 3 827 3070 Email: [email protected] ; website: www.ria1.org

BẢN TIN

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I

Hội nghị tổng kết công tác năm 2010 và kế hoạch năm 2011

Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao

Kết quả nghiên cứu sản xuất giống cá Chiên Bagarius rutilus (Ng & Kottelat,

2000) trong điều kiện nhân tạo

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 2

Giấy phép xuất bản số:37/GP-XBBT ngày 25/4/2011 của Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông

Bản quyền thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Cấm sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Ban biên tập Trưởng ban

Phan Thị Vân

Phó Trưởng ban

Nguyễn Hữu Ninh

Ủy viên

Nguyễn Hữu Nghĩa Mai Văn Tài Nguyễn Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Diệu Phương Vũ Thị Ngọc Liên Hoàng Nhật Sơn Trần Thị Kim Chi Trần Anh Tuấn Chu Chí Thiết

Thư ký

Hoàng Thu Thủy

Trang bìa: Kỹ sư Đặng Văn Hoàn bắt cá Chiên thí nghiệm tại Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản Nước ngọt miền Bắc

Ảnh: Trần Anh Tuấn

Trong số này

Thư ngỏ 4

Tin tức 5

Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống một số loài

cá biển có giá trị kinh tế cao 8

Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi

thương phẩm Hầu Thái Bình Dương Crassostrea

gigas phục vụ xuất khẩu 9

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nuôi

thương phẩm cá Trắm đen Mylopharyngodon

piceus (Richardson, 1846) 10

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và

nuôi thương phẩm cá Chày mắt đỏ Squaliobarbus

curriculus (Richardson, 1846) 11

Kết quả nghiên cứu sản xuất giống cá Chiên

Bagarius rutilus (Ng & Kottelat, 2000) trong điều

kiện nhân tạo 12

Viện Nghiên cứu NTTS I - 15 năm tham gia kết

hợp với các Trường Đại học đào tạo cao học

chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản 14

Phát triển nuôi Nghêu nhằm cải thiện và đa dạng

sinh kế cho cộng đồng dân cư nghèo ven biển

miền Trung Việt Nam 15

Bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản

vùng cao 15

Tiến sỹ Henry Madsen tại Viện Nghiên cứu Nuôi

trồng Thủy sản I 17

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 4

Thư ngỏ

Kính thưa quý độc giả,

Năm 2010 đã trôi qua, với

sự nỗ lực hết sức mình của

mỗi cán bộ công nhân viên,

Viện Nghiên cứu Nuôi

trồng Thủy sản I đã đạt

được nhiều thành tích đáng

ghi nhận trong công tác

nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu khoa học

vào thực tiễn sản xuất. Trong bản tin số đầu tiên

của năm Tân Mão, quý độc giả sẽ tìm thấy

những kết quả nổi bật của các hoạt động trong

năm 2010 và những tin tức trong ba tháng đầu

năm 2011 của Viện.

Năm 2011 là năm có ảnh hưởng lớn đến tiến

trình phát triển của Viện. Đây là thời điểm mà

thế hệ đi trước sẽ chuyển giao trọng trách lãnh

đạo Viện cho thế hệ trẻ với yêu cầu không

những phải kế thừa được những thành tựu đã

đạt được mà còn phải định hướng được mục

tiêu và các hoạt động để đáp ứng được yêu cầu

của thời đại mới. Đó là, không chỉ duy trì những

lĩnh vực nghiên cứu thế mạnh của Viện cùng với

các lĩnh vực nghiên cứu được mở rộng và phát

triển trong thời gian gần đây mà còn đi vào

nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao; nghiên

cứu góp phần tăng sản lượng nuôi trồng thủy

sản và làm tăng giá trị kinh tế của cả chuỗi sản

xuất song song với đảm bảo vệ sinh an toàn

thực phẩm, bảo vệ môi trường, chủ động phòng

ngừa dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí

hậu; nghiên cứu nuôi trồng thủy sản phục vụ

xóa đói giảm nghèo, hướng tới làm giàu cho

người nuôi, doanh nghiệp và cả chính các nhà

khoa học. Ngoài ra, chúng ta cần phải kế thừa

giá trị tinh thần mà thế hệ đi trước để lại, đó là

một tập thể thống nhất và đoàn kết, luôn phát

huy sức mạnh tập thể cùng nhau vượt mọi khó

khăn để thành công. Tất cả những thành tựu đó

đã làm nên một Viện Nghiên cứu Nuôi trồng

Thủy sản I Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi

mới và là niềm tự hào của ngành thủy sản nước

nhà.

Những nền tảng, động lực và kinh nghiệm của

thế hệ trước đang giúp chúng ta vững bước

hơn, đoàn kết hơn, hăng say học tập và nghiên

cứu để đối mặt với thách thức của thời đại, đưa

Viện lên tầm cao mới.

Kính chúc một năm làm việc hiệu quả cùng với

sức khỏe và hạnh phúc.

Trân trọng

Trưởng ban biên tập

Phan Thị Vân

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 5

Tin tức

Phó Viện trưởng Trần Đình Luân báo cáo tại Hội nghị (Ảnh Hoàng Thu Thủy)

Hội nghị tổng kết công tác năm 2010

và kế hoạch năm 2011

Ngày 07/01/2011, tại Viện Nghiên cứu Nuôi

trồng Thủy sản I (Viện) đã diễn ra hội nghị cán

bộ viên chức, lao động để tổng kết công tác năm

2010 và bàn kế hoạch hoạt động năm 2011.

Chủ trì hội nghị có Viện trưởng – Tiến sỹ Lê

Thanh Lựu, Phó Viện trưởng – Tiến sỹ Trần

Đình Luân và Chánh Văn phòng Viện – ông

Nguyễn Tiến Sỹ.

Sau lễ khai mạc, đồng chí Phó Viện trưởng Trần

Đình Luân thay mặt Ban Lãnh đạo Viện trình

bày tóm tắt Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện

nhiệm vụ năm 2010 và kế hoạch năm 2011.

Hoạt động nghiên cứu phát triển khoa học công

nghệ của Viện được đánh giá là thành công

trong năm qua. Năm 2010 Viện đã thực hiện 56

đề tài (ĐT) khoa học công nghệ và dự án (DA)

trong nước và quốc tế (vượt mức so với kế

hoạch), trong đó có 18 ĐT, DA cấp Nhà nước,

đạt 128% kế hoạch; 17 ĐT, DA cấp Bộ và cơ

sở, đạt 100% kế hoạch; 06 nhiệm vụ khuyến

ngư, phát triển giống thuỷ sản, đạt 40%; 15 DA

quốc tế và các ĐT nhánh, cấp tỉnh và thành phố.

Các hoạt động khuyến ngư và chuyển giao công

nghệ; Công tác quản lý môi trường và bệnh thủy

sản; Hợp tác quốc tế - Đào tạo; Thông tin thư

viện; Xây dựng cơ bản, củng cố cơ sở hạ tầng;

Công tác quản lý, xây dựng tổ chức, xây dựng

các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh

niên, Nữ công, … cũng được đề cập trong báo

cáo.

Ban Lãnh đạo Viện đã nghe ý kiến phát biểu,

trao đổi kinh nghiệm của cán bộ viên chức - lao

động Viện về các vấn đề được trình bày trong

báo cáo tổng kết và đóng góp cho kế hoạch triển

khai năm 2011. Nhiều ý kiến quan tâm đến định

hướng, mục tiêu phát triển của Viện trong thời

gian tới, từng bước phấn đấu tự chủ về tài chính

nhằm xây dựng Viện ngày càng phát triển và

theo kịp với tình hình phát triển chung của đất

nước. Tiếp theo, ông Nguyễn Tiến Sỹ công bố

quyết định thi đua khen thưởng cho các Đề tài,

tập thể, phòng ban và các cá nhân có thành tích

xuất sắc của Viện trong năm qua.

Kết thúc hội nghị, Phó Viện trưởng Trần Đình

Luân tổng kết và ghi nhận những đóng góp của

các đại biểu và toàn thể cán bộ công nhân viên

trong Viện, đồng thời nhất trí với toàn thể cán bộ

viên chức lao động cùng xây dựng Viện ngày

càng vững mạnh và phát triển.

Hoàng Thu Thủy

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 6

Tin tức

Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi

trồng Thủy sản I

Ngày 15/02/2011, tại Viện Nghiên cứu Nuôi

trồng Thủy sản I đã diễn ra lễ công bố Quyết

định bổ nhiệm Phó Viện trưởng cho Tiến sỹ

Phan Thị Vân. Thay mặt cho Bộ trưởng, ông

Nguyễn Văn Nam phó vụ trưởng Vụ tổ chức cán

bộ của Bộ đọc quyết định; ông Vũ Trọng Hà, Vụ

trưởng Vụ tổ chức cán bộ đã trao quyết định bổ

nhiệm và tặng hoa chúc mừng phó Viện trưởng

mới của Viện trước sự chứng kiến của Ban

Lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của Viện. Tiến

sỹ Lê Thanh Lựu đã phát biểu chúc mừng và

giao trách nhiệm của phó Viện trưởng cho bà

Vân. Trong phát biểu của mình, Viện trưởng nói

toàn thể cán bộ của Viện rất phấn khởi và tự

hào vì đã có một nữ Tiến sỹ được bổ nhiệm vào

chức vụ Phó Viện trưởng đầu tiên của Viện.

Nhiều đồng nghiệp và các lãnh đạo Phân Viện,

Trung tâm, Phòng Ban trong Viện đã vui mừng

tặng hoa và chia sẻ những thành công mà bà

Vân đã đạt được cũng như nói lên những mong

muốn của họ về những đóng góp của nữ Phó

Viện trưởng trong tương lai. Bà Vân đã cảm ơn

lãnh đạo Bộ, Ban Lãnh đạo Viện cũng như tất cả

cán bộ trong Viện đã tin tưởng, ủng hộ và giúp

đỡ bà trong công tác để đạt được những thành

công trong thời gian qua cũng như nhưng bó

hoa tươi đẹp dành tặng bà trong buổi lễ. Trên

cương vị Phó Viện trưởng, Bà Vân hứa sẽ hết

sức cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,

xứng đáng với niềm tin của Lãnh đạo Bộ, Ban

Lãnh đạo và tập thể cán bộ Viện. Bà Vân hứa sẽ

nỗ lực hết mình cùng các thành viên Ban Lãnh

đạo phát huy những thành tựu mà nhiều thế hệ

lãnh đạo đi trước đã tạo dựng để góp phần đưa

Viện ngày càng phát triển.

Hoàng Thu Thủy

Kỷ niệm 101 năm ngày Quốc tế Phụ

nữ

Nhân dịp kỷ niệm 101 năm ngày Quốc tế phụ nữ

và 1971 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hoà

chung không khí tưng bừng của cả nước, sáng

ngày 8/3/2011, BCH Công đoàn Viện đã tổ chức

mít tinh và giao lưu văn nghệ tại Hội trường lớn

của Viện. Đại diện Lãnh đạo Viện, Phó Viện

trưởng Nguyễn Hữu Ninh và Chủ tịch Công

đoàn Nguyễn Tiến Sỹ thay mặt các CBVC - LĐ

nam tặng hoa và gửi lời chúc mừng sâu sắc tới

toàn thể nữ CBVC - LĐ trong Viện. Chúc toàn

thể chị em phự nữ một ngày lễ tràn ngập niềm

vui, hạnh phúc.

Ông Vũ Trọng Hà Vụ trưởng Vụ TCCB trao quyết địnhcho bà Phan Thị Vân (Ảnh: Hoàng Thu Thủy)

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 7

Tin tức

Lãnh đạo Viện cũng hy vọng chị em luôn phát

huy năng lực, sáng tạo để góp phần vào sự phát

triển của Viện. Trước sự quan tâm đó, thay mặt

nữ CBVC - LĐ, bà Nguyễn Thị Thiếu Anh gửi lời

cảm ơn tới sự quan tâm của Lãnh đạo Viện và

hứa sẽ cố gắng để hoàn thành tốt các công việc

mà Lãnh đạo Viện giao phó.

Hoàng Thu Thủy

Bổ nhiệm một số vị trí lãnh đạo đơn vị

trực thuộc Viện

Trong Quý I năm 2011, Viện Nghiên cứu Nuôi

trồng Thủy sản I đã có quyết định đề bạt một số

cán bộ vào các vị trí chủ chốt của các đơn vị

trực thuộc.

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm làm Giám

đốc Trung tâm Quốc gia giống Thuỷ sản Nước

ngọt miền Bắc. Ông Mai Văn Tài được bổ nhiệm

vào vị trí Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan

trắc, Cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch

bệnh thủy sản khu vực miền Bắc và ông Võ Văn

Bình giữ chức Phó Giám đốc của Trung tâm

này. Quyết định vị trí Trưởng phòng Di truyền -

Chọn giống được trao cho bà Trần Thị Thúy Hà.

Trung tâm Nghiên cứu Chọn giống cá Rô phi

Quảng Nam là trung tâm mới thành lập và ông

Nguyễn Công Dưỡng được giao giữ chức Giám

đốc.

Mai Văn Tài

Các hoạt động trong tháng Thanh niên

Trong tháng 3 này, đoàn thanh niên Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã tổ chức các hoạt

động thể thao và văn nghệ để chào mừng kỷ

niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ

Chí Minh (26/3/1931-26/3/2011), kỷ niệm 52

năm ngày truyền thống ngành thủy sản Việt

Nam (1/4/1959 - 1/4/2011). Các trận đấu bóng

đá đã diễn ra đẹp mắt trong tháng với những

giây phút hồi hộp và vui vẻ. Các đơn vị trực

thuộc đã mang đến hội diễn 20 tiết mục văn

nghệ hấp dẫn, đặc sắc nhất ca ngợi Đảng, Bác

Hồ, tình yêu quê hương đất nước và ngành thủy

sản vào sáng 25/3. Hội thi đã thành công rực rỡ

và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả

trong viện, chuyên gia và sinh viên quốc tế.

Nguyễn Thị Hạnh Tiên

Phó Viện trưởng Nguyễn Hữu Ninh trao quyết định và tặng hoa cho ông Mai Văn Tài (Ảnh: Nguyễn Hữu Nghĩa)

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 8

Khoa học và Công nghệ

Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống

một số loài cá biển có giá trị kinh tế

cao

Trong các loài cá rạn san hô, 3 loài cá Song

Chuột Cromileptes altivelis (Valencienes 1828),

Song Vằn Epinephelus fuscoguttatus (Forsskål,

1775), Song Da Báo Plectropomus leopadus

(Lacepède, 1802) là những loài cá qúy hiếm, có

giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, cá Song Chuột có

giá bán tại thị trường Hồng Kông trong 5 năm

gần đây luôn dao động từ 60-70 USD/kg. Thông

tin thị trường tự do cho biết: tại Thành phố Hồ

Chí Minh, cá Song Chuột được bán với giá

>1.000.000 đồng/kg. Cá Song Chuột không

những là thực phẩm qúy hiếm mà còn được sử

dụng làm cá cảnh cho giới thượng lưu ở nhiều

nước Ả rập và Trung Đông. Cá Song Vằn (còn

gọi là cá mú hổ, mú cọp) có chiều dày cơ thể

lớn hơn một số loài cá song khác, thịt nhiều,

trắng và thơm ngon nên có giá từ 17-20

USD/kg. Cá Song Da Báo (còn gọi là mú sao) là

loài qúy hiếm, cơ thể luôn biến màu nhưng nổi

bật là màu đỏ với các chấm xanh màu lông cổ

vịt óng ánh, thịt trắng thơm ngon. Giá bán của

cá Song Da Báo dao động từ 25-30 USD/kg. Tại

thị trường Việt Nam, cá Song Vằn, Song Da Báo

được bán trong các nhà hàng sang trọng và

xuất khẩu tiểu ngạch đi Hồng Kông, Singapore,

Trung Quốc, Đài Loan với giá bán cá Song Vằn

là 400-450.000 đồng/kg, cá Song Da Báo

700.000 đồng/kg. Cả 3 loài cá trên đều là đối

tượng nuôi chủ yếu của nhiều nước nhiệt đới

đặc biệt là các nước châu Á, Đông Nam Á và

Việt Nam. Ngoài mục đích thực phẩm chất

lượng cao, phát triển nuôi các loài cá này còn có

giá trị bảo tồn các loài cá rạn san hô đang bị suy

giảm. Cá Song Chuột, Song Vằn, Song Da Báo

đều có phân bố tự nhiên ở biển Việt Nam nhưng

số lượng không đáng kể và ngày càng bị suy

giảm.

Nhận thức được tầm quan trọng, giá trị kinh tế

và nhu cầu của thị trường cũng như nhu cầu

bảo tồn các loài hải sản qúy hiếm, có giá trị kinh

tế cao, tháng 11/2007, Bộ Khoa học & Công

nghệ đã giao cho Viện nghiên cứu Nuôi trồng

Thủy sản I thực hiện đề tài: “Nghiên cứu quy

Cá giống cá song chuột (Cromileptes altivelis)

(Ảnh: Lê Xân)

Cá song vằn (Epinephelus fuscoguttatus)

(Ảnh: Nguyễn Hữu Tích)

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 9

Khoa học và Công nghệ

trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương

phẩm một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao”.

Mục tiêu của đề tài là i) tạo ra quy trình công

nghệ sản xuất giống cá Song Chuột

Crommileptes altivelis, cá Song Vằn

Epinephelus fuscoguttatus, cá Song Da Báo

Plectropomus leopadus đạt tỷ lệ sống từ cá bột

lên cá giống: Cá Song Chuột: >3%; cá Song

Vằn:> 4%, cá Song Da Báo >1%; ii) Quy trình

công nghệ nuôi thương phẩm bằng lồng trên

biển: Đạt tỷ lệ sống 50%. Năng suất: cá Song

Chuột >5kg/m3.; Song Vằn > 10kg và Song Da

Báo >6kg/m3; iii) Xây dựng đàn cá bố mẹ và hậu

bị : cá Song Chuột bố mẹ 50 con, Song Da Báo

bố mẹ 50 con ,cá Song Vằn bố mẹ 100 con; Cá

hậu bị mỗi loài 200 con.

Sau 3 năm nghiên cứu, đề tài đã đạt được

những kết quả khả quan, có được thành công

nhất định, xây dựng được quy trình công nghệ

sản xuất giống cá với các chỉ tiêu kinh tế kỹ

thuật đạt mức tiên tiến so với các nước trong

khu vực, đưa Việt Nam gia nhập một số ít nước

thành công trong nghiên cứu công nghệ sản

xuất giống một số loài cá biển có giá trị kinh tế

đặc biệt cao. Lê Xân

Sản xuất giống và nuôi thương phẩm

Hầu Thái Bình Dương

Hầu Thái Bình Dương Crassostrea gigas

(Thunberg 1793) so với loài bản địa của Việt

Nam có những ưu thế kích thước, khối lượng cơ

thể lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế

và xuất khẩu cao.

Trong điều kiện tự nhiên của vịnh Bái Tử Long

nói riêng và Việt Nam nói chung thì Hầu Thái

Bình Dương có thể sinh trưởng và phát triển tốt,

diện tích có thể nuôi hầu khoảng 54.800-

70.300ha chạy dọc từ Móng Cái (Quảng Ninh)

đến Kiên Giang, nhiệt độ nước biển trung bình

29,30C (cao nhất vào mùa hè không vượt 300C),

pH nằm trong khoảng từ 7,8 - 8,5, DO từ 6,05 -

6,71mg/l, độ mặn trung bình 28,4‰, Nguồn thức

ăn thực vật phù du rất đa dạng và phong phú về

thành phần và số lượng loài, rất phù hợp phát

triển đối tượng này.

Được sự hỗ trợ kinh phí của Chương trình

KC06 - Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện nghiên

cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã triển khai đề tài

KC06.18/06-10: “Nghiên cứu công nghệ sản

xuất giống và nuôi thương phẩm Hầu Thái Bình

Dương Crasstrea gigas phục vụ xuất khẩu”, thời

gian thực hiện 32 tháng (từ tháng 4/2008 –

12/2010). Sau gần 3 năm nghiên cứu, đề tài đã

Hầu bố mẹ phục vụ sinh sản (Ảnh: Cao Trường Giang)

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 10

Khoa học và Công nghệ

được nghiệm thu với kết quả thành công, đề tài

đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất

giống Hầu Thái Bình Dương với các chỉ tiêu kinh

tế kỹ thuật đạt tiêu chuẩn, dễ dàng ứng dụng

vào thực tế sản xuất trong nước, đem lại hiệu

quả kinh tế cao góp phần tạo ra một số lượng

lớn con giống có chất lượng phục vụ cho nhu

cầu nuôi hầu thương phẩm đang phát triển

mạnh mẽ như hiện nay. Cao Trường Giang

Nghiên cứu xây dựng quy trình công

nghệ nuôi thương phẩm cá Trắm đen

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công

nghệ nuôi thương phẩm cá Trắm đen

Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846)”

thuộc Hợp phần Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy

sản bền vững (SUDA), Dự án Hỗ trợ chương

trình ngành Thủy sản giai đoạn II (FSPS II),

được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

phê duyệt và cho phép thực hiện từ tháng

1/2008 đến tháng 9/2010.

Qua 3 năm thực hiện, trên cơ sở các chỉ tiêu kỹ

thuật đạt được từ các nội dung nghiên cứu, đề

tài đã xây dựng được dự thảo quy trình công

nghệ nuôi thương phẩm cá Trắm đen cho năng

suất trên 7 tấn/ha. Quy trình nuôi gồm 2 giai

đoạn: nuôi cá giống lớn và nuôi thương phẩm.

Giai đoạn giống lớn, cá Trắm đen được nuôi với

mật độ 0,5 con/m2 bằng thức ăn viên hỗn hợp

có hàm lượng protein 41% và lipid 7% với khẩu

phần 3-5% khối lượng thân. Từ cỡ cá ban đầu

49 g/con, sau 11 tháng nuôi cá đạt khối lượng

trung bình 653,3 g/con. Hệ số thức ăn ở giai

đoạn giống lớn đạt 1,85 và tốc độ tăng trưởng

bình quân đạt 1,82 g/con/ngày, năng suất đạt

3,26 tấn/ha. Giai đoạn nuôi thương phẩm, cá

được nuôi với mật độ 0,25 con/m2 bằng thức ăn

viên hỗn hợp có hàm lượng protein 35% và lipid

7% với khẩu phần 3-4% khối lượng thân. Từ cỡ

cá ban đầu 795 g/con, sau 12 tháng nuôi cá đạt

khối lượng trung bình 4.180 g/con. Hệ số thức

ăn là 2,8 và tốc độ tăng trưởng đạt 9,59

g/con/ngày. Năng suất nuôi giai đoạn thương

phẩm đạt 7,08 tấn/ha. Tỷ lệ sống đạt 98,4%.

Quy trình nuôi thương phẩm cá Trắm đen đã

được kiểm chứng trong điều kiện sản xuất ở quy

mô nhỏ nên có tính ứng dụng cao. Đề tài đã

nghiên cứu thiết lập một số công thức thức ăn

và tổ chức sản xuất thành công thức ăn viên

hỗn hợp cho cá Trắm đen giai đoạn giống lớn và

giai đoạn nuôi thương phẩm. Qua thử nghiệm,

thức ăn có hàm lượng protein 41% và lipid 7%

phù hợp cho giai đoạn giống lớn; thức ăn chứa

35% protein và 7% lipid phù hợp với giai đoạn

Cá trắm đen thương phẩm (Ảnh: Nguyễn Văn Tiến)

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 11

Khoa học và Công nghệ

nuôi thương phẩm. Mặc dù cá Trắm đen nuôi

bằng thức ăn viên hỗn hợp do đề tài sản xuất

sinh trưởng chậm hơn nuôi bằng ốc tươi song

hiệu quả kinh tế và tính ứng dụng cao hơn so

với nuôi bằng ốc.

Kết quả đề tài mở ra triển vọng phát triển nghề

nuôi cá Trắm đen thương phẩm bằng thức ăn

viên hỗn hợp ở Việt Nam. Nguyễn Văn Tiến

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản

xuất giống và nuôi thương phẩm cá

Chày mắt đỏ

Cá Chày mắt đỏ Squaliobarbus curriculus

(Richardson, 1846) là loài cá quý có giá trị kinh

tế. Hiện nay loài cá này đang giảm sút về nguồn

lợi và có nguy cơ tuyệt chủng. Được sự hỗ trợ

của Hợp phần phát triển nuôi trồng thủy sản bền

vững (SUDA), Viện đã tiến hành thực hiện Đề

tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất

giống và nuôi thương phẩm cá Chày mắt đỏ

Squaliobarbus curriculus (Richardson, 1846)”

với các mục tiêu: i) Xây dựng quy trình sản xuất

giống nhân tạo cá Chày mắt đỏ; ii) Xây dựng

quy trình nuôi thương phẩm cá Chày mắt đỏ.

Sau 2 năm thực hiện, trên cơ sở kết quả thu

được, đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên

cứu như xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất

giống nhân tạo cá Chày mắt đỏ: Cá được nuôi

vỗ thành thục bằng thức ăn công nghiệp có hàm

lượng 26% Protein, tỷ lệ cá thành thục đạt

87,5%. Sử dụng thuốc LRH-a phối hợp với DOM

cho cá đẻ với liều lượng 40µg LRH-a và 3 mg

Dome tiêm cho 1 kg cá cái, liều lượng kích dục

tố cho cá đực bằng 1/5 so với liều lượng kích

dục tố cho cá cái, tỷ lệ cá đẻ đạt trung bình trên

80%. Giai đoạn ương nuôi từ cá bột lên cá

hương trong giai lưới và trong ao đất ở mật độ

nuôi 150 con/m2, dùng bột đỗ tương cho cá ăn,

cá có chỉ số tăng trưởng 4,48 cm, trọng lượng

cá thể đạt 0,64 g sau 30 ngày nuôi, tỷ lệ sống

đạt 64,9%. Giai đoạn ương từ cá hương lên cá

giống trong giai lưới và trong ao đất ở mật độ

nuôi 15 con/m2, dùng thức ăn có tỷ lệ Protein

26% cho cá ăn, cá có chỉ số tăng trưởng về

chiều dài 6,64 cm, khối lượng cá thể đạt trên

2,52g sau 30 ngày nuôi, tỷ lệ sống đạt 80,57%.

Quy trình nuôi cá thương phẩm với mật độ 2,0

con/m2, nuôi trong 12 tháng cá đạt 700g, tỷ lệ

sống đạt 90%, năng suất đạt 12 tấn/ha, hệ số

thức ăn là 2,7.

Kết quả của đề tài thu được từ những thí

nghiệm làm cơ sở cho việc xây dựng 2 quy trình

sản xuất giống nhân tạo và quy trình nuôi

thương phẩm cá Chày mắt đỏ, để áp dụng vào

thực tiễn, phát triển nuôi cá bản địa quý hiếm có

giá trị kinh tế trong các thủy vực nước ngọt.

Phạm Đức Lương

Cá Chày mắt đỏ (Squaliobarbus curriculus)

(Ảnh: Phạm Đức Lương)

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 12

Khoa học và Công nghệ

Kết quả nghiên cứu sản xuất giống cá

Chiên Bagarius rutilus (Ng & Kottelat,

2000) trong điều kiện nhân tạo

Cá Chiên Bagarius rutilus (Ng & Kottelat, 2000)

là một trong số các loài cá quý hiếm, có giá trị

kinh tế cao được xếp vào dạng “ngũ quý” cùng

với cá Lăng chấm, cá Bỗng, cá Anh vũ, cá Rầm

xanh. Hiện nay, giá cá bán trên thị trường dao

động từ 350.000-450.000 đồng/kg. Những năm

gần đây do việc khai thác cá Chiên quá mức

bằng những phương tiện hủy diệt và dụng cụ

không đúng quy cách như xung điện, đánh bắt

cá bằng lưới mau, lưỡi câu nhỏ... đã dẫn đến

nguồn lợi cá Chiên suy giảm nghiêm trọng. Bên

cạnh đó, nuôi cá Chiên lồng trên các sông, hồ

chứa bằng nguồn giống đánh bắt từ tự nhiên và

mang tính mùa vụ càng làm cho nguồn lợi cá

Chiên tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên

Bái ... ngày càng cạn kiệt. Loài cá được coi là

đặc sản hàng đầu của hệ thống sông Hồng hiện

đang có nguy cơ tuyệt chủng và được xếp ở

mức nguy cấp bậc II.

Từ 2008 đến 2010, Trung tâm Quốc gia giống

thủy sản nước ngọt miền Bắc, Phú Tảo - Hải

Dương, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy

trình công nghệ sản xuất giống cá Chiên

Bargarius rutilus (Ng & Kottelat 2000)”. Đề tài đã

tiến hành thí nghiệm nuôi vỗ thành thục trong

điều kiện nhân tạo; thử nghiệm các phương

pháp kích thích sinh sản, thụ tinh và ấp nở; thử

nghiệm các loại thức ăn và mật độ khác nhau

giai đoạn ương nuôi từ cá bột lên cá giống.

Kết quả cho thấy, trong điều kiện nhân tạo cá

Chiên thành thục tốt và mùa vụ sinh sản bắt đầu

từ tháng 5 cho đến cuối tháng 7. Cá bố mẹ

được tuyển chọn tham gia sinh sản có khối

lượng >1,8 kg/con, tuổi thành thục > 3 tuổi.

Thức ăn phù hợp cho giai đoạn nuôi vỗ thành

thục của cá Chiên là cá tươi, thời gian nuôi vỗ

từ tháng 1 đến tháng 3, nhiệt độ nước dao động

từ 20,9 - 23,20C. Cá bố mẹ cho tỷ lệ thành thục

cao nhất khi nuôi vỗ trong bể nước chảy (đạt

86,7%). Hệ số thành thục dao động 3,24 -

4,24%; sức sinh sản tương đối dao động từ

3.225 - 12.925 trứng/kg cá cái; sức sinh sản

tuyệt đối từ 5,128 - 30,411 trứng/cá thể cái.

Sau khi kiểm tra cá bố mẹ đã thành thục và

chuẩn bị sinh sản, nghiên cứu sử dụng kích dục

tố để kích thích sinh sản nhân tạo đã được thực

hiện. Sử dụng hỗn hợp kích dục tố với liều

Cá Chiên giống (Ảnh: Trần Anh Tuấn)

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 13

Khoa học và Công nghệ

lượng 35µgLRHa + 9mg DOM/kg để kích thích

sinh sản cho tỷ lệ cá đẻ đạt 83 -100%, thời gian

hiệu ứng thuốc từ 4 đến 6 giờ, nhiệt độ nước từ

24 - 26oC. Phương pháp thụ tinh khô cho tỷ lệ

thụ tinh cao nhất 66,6%. Mật độ ấp khoảng 30 -

50 trứng/lít, nhiệt độ ấp 23 - 240C cho tỷ lệ nở

đạt 46,71%.

Giai đoạn ương từ cá bột lên cá hương (3 - 4

cm) kéo dài trong khoảng 40 ngày, thức ăn sử

dụng trong 5 ngày đầu là lòng đỏ trứng gà và

động vật phù du, thời gian tiếp theo cho ăn động

vật phù du và giun trùn chỉ, cho ăn 5 lần/ngày,

mật độ ương 3000 com/m3 cho tỷ lệ sống cao

nhất (67%), chiều dài cá đạt 3,2 - 3,6cm/con. Khi

cá Chiên đạt kích cỡ cá hương chúng chuyển từ

hoạt động bơi lội tích cực sang tập tính sống

đáy, cá thường bám vào các mỏm đá nơi có

dòng nước chảy. Hoạt động bắt mồi chủ yếu

vào ban đêm. Giai đoạn ương từ cá hương lên

cá giống thức ăn sử dụng là giun trùn chỉ và cá

tươi xay nhỏ, với mật độ ương là 600 con/m2

cho tỷ lệ sống đạt 79%, sau 45 ngày ương nuôi

đạt cỡ 6,4 - 7,2cm/con, khối lượng đạt 2,1 - 2,8

g/con.

Thăm dò khả năng sử dụng thức ăn ương lên

cỡ cá giống lớn đã được thực hiện. Sau 60 ngày

thí nghiệm với thức ăn là cám công nghiệp

(hãng Tomboy, đạm tối thiểu 38%) cho tăng

trưởng cao nhất, kích cỡ cá trung bình đạt 10,1

cm/con, tỷ lệ sống đạt 90,0 - 93%; trong khi đó

thức ăn là cá tươi xay nhỏ chiều dài trung bình

chỉ đạt 8,2 cm/con. Kết quả nghiên cứu trên cho

thấy khả năng sử dụng đa dạng các loại thức ăn

khác nhau của cá Chiên. Việc thăm dò cá sử

dụng hiệu quả thức ăn công nghiệp sẽ thuận

tiện cho việc phát triển nuôi đối tượng này ở quy

mô lớn, hạn chế ảnh hưởng của việc sử dụng

thức ăn tươi sống đến môi trường, cũng như

ngăn ngừa khả năng lây lan mầm bệnh đối với

những hệ thống ương nuôi.

Sau 3 năm nghiên cứu, đề tài đã bước đầu xây

dựng được quy trình công nghệ sản xuất giống

cá Chiên, chủ động được nguồn con giống phục

vụ cho nghề nuôi thương phẩm nhằm mở rộng

và phát triển nuôi đối tượng cá có giá trị kinh tế,

góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc

làm, tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, chủ

động sản xuất con giống sẽ dần hạn chế, đi đến

chấm dứt tình trạng khai thác cá Chiên giống

ngoài tự nhiên như hiện nay, góp phần bảo vệ

nguồn lợi và phát triển đa dạng sinh học. Nghiên

cứu thức ăn và quy trình công nghệ nuôi thương

phẩm cá Chiên rất cần được thực hiện nhằm

góp phần thúc đẩy phát triển bền vững nghề

nuôi đối tượng có giá trị kinh tế này.

Trần Anh Tuấn

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 14

Đào tạo – Tập huấn – Hợp tác Quốc tế

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I - 15 năm tham gia kết hợp với các Trường

Đại học đào tạo cao học chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản

Từ năm 1997, Chương trình đào tạo cao học

chuyên ngành Nuôi trồng Thuỷ sản (NTTS) bắt

đầu được triển khai tại Viện Nghiên cứu nuôi

trồng Thủy sản I trên cơ sở hợp tác giữa Viện

và các trường (Trường Đại học Thủy sản Nha

Trang, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội....). Năm 2001,

Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội (ĐHNN)

chính thức hợp tác với Viện I trong công tác đào

tạo đại học và cao học chuyên ngành NTTS.

Mô hình đào tạo kết hợp giữa Viện Nghiên cứu

và các Trường Đại học có nhiều điểm thuận lợi,

phát huy được nhiều thế mạnh. Trường Đại học

có đội ngũ giảng viên kinh nghiệm giảng dạy

cũng như quản lý đào tạo; và các Viện Nghiên

cứu có đội ngũ các nhà nghiên cứu có kinh

nghiệm ứng dụng và thực hành, cũng như cơ sở

hạ tầng nghiên cứu,... . Mô hình này đã tạo cơ

hội cho nhà nghiên cứu và đào tạo kết hợp hài

hòa với nhau, sinh viên có được kỹ năng làm

việc tốt hơn và có thể tiếp cận các công nghệ

tiên tiến và hiện đại.

Trong mô hình hợp tác đào tạo đã và đang

được triển khai giữa Trường và Viện, Trường

ĐHNN chịu trách nhiệm quản lý, điều phối

chương trình đào tạo theo đúng các quy định

của Bộ Giáo dục & Đào tạo, là đơn vị cấp bằng

khi học viên kết thúc khóa học; Viện I là đơn vị

tổ chức triển khai khóa học. Học viên học tập,

ăn, ở tại Viện để thuận tiện cho việc tiến hành

thí nghiệm, thực hành/thực tế môn học. Học

viên được phép sử dụng thư viện, phòng máy,

phòng thí nghiệm…. cũng như được cập nhật

các thông tin về các Đề tài, các chương trình Dự

án của Viện và sự hỗ trợ từ các chương trình

này.

Trường ĐHNN và Viện tự hào đã và đang tổ

chức thành công chương trình đào tạo cao học

về lĩnh vực NTTS đóng góp một phần quan

trọng bổ sung nguồn nhân lực cho Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Sở, các

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và các

Trung tâm giống thủy sản các tỉnh.

Hoàng Thu Thủy

Lớp Cao học 11 đi thực tế môn học tại Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản miền Bắc (Ảnh: Trần Minh Hậu)

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 15

Đào tạo – Tập huấn – Hợp tác Quốc tế

Phát triển nuôi Nghêu nhằm cải thiện

và đa dạng sinh kế cho cộng đồng dân

cư nghèo ven biển miền Trung Việt

Nam (CARD - 027/05/VIE)

Dự án CARD 027/05/VIE là dự án hơp tác

nghiên cứu và phát triển giữa Phân viện Nghiên

cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ

(ARSINC) - Viện I và Viện Nghiên cứu & Phát

triển Nam Australia (SARDI) được triển khai tại

06 tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình,

Nghệ An, Thanh Hóa và Ninh Bình.

Mục tiêu của Dự án là cải thiện sinh kế cho

người dân sinh sống ở ven biển thông qua sử

dụng nguồn lợi thủy sản hai mảnh vỏ như việc

nuôi Nghêu bằng cách sử dụng công nghệ chăn

nuôi/trại giống và nâng cao năng lực trong lĩnh

vực này.

Sau 3 năm hoạt động, DA đã đạt được một số

kết quả khả quan như i) bước đầu nghiên cứu

thành công quy trình sinh sản nhân tạo Nghêu

Bến Tre Meretrix lyrata làm cơ sở cho việc sản

xuất giống ở quy mô đại trà; ii) lần đầu tiên tại

Việt Nam, Nghêu được đặt vấn đề nghiên cứu

thử nghiệm nuôi thương phẩm trong ao kín,

không tuân theo chế độ thủy triều nhằm cải thiện

thu nhập trên một đơn vị diện tích và góp phần

cải thiện môi trường ao nuôi tôm.

Thành công của DA đã được chương trình

CARD đánh giá là 1 trong 5 dự án đạt kết quả

xuất sắc. Mục tiêu tổng quát của dự án, mục

đích và các hoạt động đã được xác định rõ ràng

và phù hợp. Nghiên cứu cơ sở dữ liệu đã nêu

bật tính thiết thực của dự án đối với ngư dân

nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh tham gia trong

dự án và đặc biệt là nhu cầu phát triển các trại

giống và kỹ thuật nuôi Nghêu trong ao. Thành

quả của dự án sẽ mở đường cho ngành nuôi

Nghêu công nghiệp ở miền Trung Việt Nam.

Chu Chí Thiết

Bảo tồn và Phát triển bền vững nguồn

lợi thủy sản vùng cao

Môi trường càng suy thoái thì các cộng đồng và

người nghèo ở miền núi càng gặp nhiều khó

khăn. Sự biến động của tự nhiên và suy giảm

nguồn lợi thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí

hậu toàn cầu dẫn đến cần phải nâng cao hiểu

biết về: (1) Mức độ quan trọng của đa dạng sinh

học và hiện trạng bảo tồn các hệ sinh thái miền

núi, sinh thái vùng và kinh tế xã hội khu vực;

Cán bộ Dự án làm việc với ngư dân xã Hải Hậu, Huyện Hải Lộc, Tỉnh Thanh Hóa (Ảnh: Lê Thanh Ghi)

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 16

Đào tạo – Tập huấn – Hợp tác Quốc tế

(2) Thay đổi môi trường ở miền núi, ảnh hưởng

của sự thay đổi đó đến người sử dụng và phụ

thuộc vào nguồn lợi thủy sản.

Dự án Bảo tồn và Phát triển bền vững nguồn lợi

thủy sản vùng cao (EC, HighARCS, 2009-2012,

http://www.higharcs.org), có sự tham gia của

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 (Việt

Nam) cùng hợp tác với một số cơ quan nghiên

cứu quốc tế ở Châu Âu và Châu Á. Nghiên cứu

này nhằm hiểu sâu hơn làm thế nào để quản lý

bền vững và cân bằng lợi ích giữa các nhu cầu

sử dụng nguồn lợi thủy sản vùng cao.

Kết quả nghiên cứu sẽ ưu tiên nâng cao hiểu

biết về tầm quan trọng của nguồn lợi thủy sản

đối với sinh kế ở vùng cao thuộc khu vực Châu

Á, hiểu biết về hiện trạng chính sách ở các địa

phương liên quan tới bảo tồn nguồn lợi, xây

dựng kế hoạch thực hiện và thu hút sự quan

tâm của các bên liên quan về bảo tồn đa dạng

sinh học nhằm cải tiến, duy trì lợi ích sinh thái

bền vững.

Phương pháp tiếp cận: Nghiên cứu này kết hợp

giữa lý luận và thực tiễn, xây dựng quan hệ hợp

tác giữa các nhà nghiên cứu với cộng đồng

nghèo ở miền núi. Phương pháp có sự tham gia

của cộng đồng thông qua quá trình trao đổi

thông tin, nhận xét, phản ánh và chia sẻ trách

nhiệm; tổ chức hội thảo xây dựng năng lực cho

các nhóm đối tượng và kết hợp với phát triển

chính sách. Những khó khăn của địa phương sẽ

được truyền tải đến cơ quan lập kế hoạch và

triển khai ở các cấp khác nhau. Các kết quả

nghiên cứu được khuyến khích áp dụng trong

thực tế sau khi nghiên cứu kết thúc.

Kế hoạch tác động:

(1) Nâng cao nhận thức: Nhận thức của người

dân về giá trị của đa dạng sinh học và hệ sinh

thái sẽ được nâng cao, qua đó người dân thấy

được vai trò của họ trong việc bảo tồn và sử

dụng có hiệu quả nguồn lợi thủy sản. Kiến thức

và hiểu biết này là cơ sở cho việc điều chỉnh

hiện trạng ở những nơi đang mâu thuẫn trong

sử dụng nguồn lợi.

(2) Cải thiện thông tin: Thông tin mới từ các kết

quả nghiên cứu sẽ được truyền tải rộng rãi tới

các cấp các ngành và người dân ở trong nước

cũng như trên thế giới.

(3) Cải tiến chính sách: Chính sách sẽ được cải

tiến phù hợp dựa trên kết quả nghiên cứu có sự

tham gia của cộng đồng, những hiểu biết về hệ

sinh thái khu vực và các hoạt động nghiên cứu

về giới. Nguyễn Thị Diệu Phương

Khai thác nguồn lợi thủy sản ở vùng lòng hồ thủy điện,

tỉnh Sơn La (Ảnh: Nguyễn Thị Diệu Phương)

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 17

Gương mặt trong quý

Tập huấn về Nuôi trồng thủy sản giữa

các nước ASEAN tại Viện Nghiên cứu

Nuôi trồng Thuỷ sản I

Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa

Nhật Bản với ASEAN, Vụ Hợp tác Quốc tế, Viện

Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I (Bộ Nông

nghiệp và PTNT) phối hợp với Ban thư ký

ASEAN tổ chức lớp Tập huấn về Nuôi trồng thủy

sản từ ngày 20/3 đến 2/4/2011 tại Viện Nghiên

cứu NTTS I. Đại biểu tham dự tới từ 10 nước

trong khu vực ASEAN hiện đang công tác trong

Viện và cơ quan của Chính phủ các nước, các

nhóm ngư dân hoặc hợp tác xã nông

nghiệp/nuôi trồng thủy sản. Mục tiêu của lớp tập

huấn là tạo ra một diễn đàn cho các nước thành

viên nhằm trao đổi thông tin về hiện trạng nuôi

trồng thủy sản thông qua việc học và trao đổi

những phương pháp kỹ thuật trong phát triển

nuôi trồng thủy sản của mỗi nước.

Hoàng Thu Thủy

Tiến sỹ Henry

Madsen tại Viện

Nghiên cứu Nuôi

trồng Thủy sản I

Tiến sỹ Henry Madsen,

chuyên gia nghiên cứu về

ốc nước ngọt là người Đan Mạch. Bài viết dưới

đây viết về những cảm nhận của ông trong

những năm tháng sống và làm việc tại Việt Nam.

Có lẽ hầu hết các bạn đã biết tôi tại RIA1, một

vài trong số các bạn đã làm “xe ôm” miễn phí

cho tôi từ ngoài cổng RIA1 vào hay ngược lại.

Tôi đã làm việc cho dự án FIBOZOPA từ năm

2004, thời gian đầu chỉ là những dịp công tác

ngắn hạn, nhưng từ 2 năm trở lại đây tôi đã

sống tại Hà Nội và làm việc cho FIBOZOPA và

cũng tham gia vào 2 dự án khác do Danida tài

trợ. Công việc của tôi là quản lý dữ liệu cho các

dự án và giúp các nghiên cứu sinh về phân tích

dữ liệu và thống kê. Tôi say mê phân tích thống

kê mặc dù tôi không được đào tạo là một nhà

thống kê, tôi đã từng giảng dạy về thống kê ở

nhiều cấp độ khác nhau tuy nhiên tôi vẫn đang

cố gắng củng cố kỹ năng qua các khóa học; 2

năm trước tôi đã tham gia 2 khóa học từ xa

(online) về phân tích thông kê nâng cao. Tại Đại

học Copenhagen, là một nghiên cứu viên chính

với chuyên nghành về sinh học nước ngọt tôi đã

nghiên cứu về ốc nước ngọt trong suốt những

năm qua (đến nay là 32 năm). Tôi học Thạc sỹ

tại Danish Bilharziasis Laboratory (Đan Mạch)

Tiến sỹ Nguyễn Hữu Ninh đang thảo luận với các

học viên. Ảnh: Trần Minh Hậu

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 1 (Quý I năm 2011) 18

Gương mặt trong quý

bắt đầu nghiên cứu về sinh học của ốc nước

ngọt là vật chủ trung gian của Sán máng, giống

Schistosoma. Danish Bilharziasis Laboratory

nay đã được đổi tên thành Trung tâm nghiên

cứu và phát triển DBL và là một phần của Đại

học Copenhagen vào năm 2007.

Tôi làm việc ở Châu Phi từ năm 1979; tổng thời

gian khoảng 8 năm nếu tính tất cả các đợt công

tác Châu Phi. Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên

của tôi vào năm 2002 khi tham gia Hội thảo về

sán lá truyền qua thực phẩm tại Khách sạn

Melia, Hà Nội. Ngay lập tức, tôi cảm thấy rất

thích thú bởi đất nước, con người và cả những

các món ẩm thực Việt Nam, tôi thực sự vui

mừng khi được tham gia vào dự án FIBOZOPA

năm 2004, bởi thế tôi có thể thường xuyên đến

Việt Nam. Khi được đào tạo là nhà sinh học tôi

đã mơ ước được làm về cá, nhưng thời gian đó

không có cơ hội và vì vậy tôi đã làm đề tài Thạc

sỹ của mình về ốc, tôi quyết định làm điều đó và

chưa bao giờ hối tiếc. Năm 1992, tôi bảo vệ luận

án Tiến sỹ về vấn đề kiểm soát sinh học đối với

ốc. Tại Châu Phi, tôi đã thực hiện một số nghiên

cứu trong đó có sử dụng cá để kiểm soát ốc và

trong dự án FIBOZOPA tôi cũng được tham gia

các công việc có liên quan đến cá. Như vậy các

bạn có thể nói rằng mơ ước của tôi được nghiên

cứu về cá đã thành hiện thực. Một năm vừa

qua, tôi đã hướng dẫn Nghiên cứu sinh, anh

Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc Viện Sinh thái và Tài

nguyên sinh vật Việt Nam, anh cũng là nhân

viên của dự án FIBOZOPA, anh nghiên cứu sử

dụng cá Trắm đen để kiểm soát ốc. Hiện nay

anh đang triển khai các thí nghiệm trong các ao

được thuê từ RIA1. Khi tôi nói với mọi người về

công việc của mình, tôi luôn nói với họ rằng, tôi

có một ao cá của riêng mình tại Việt Nam. Dù

sao mọi cái chúng tôi có được từ RIA1 thật tuyệt

vời, tôi ấn tượng cái cách mà nó đang vận hành.

Một trong những ý tưởng của tôi cho các dự án

ở Châu Phi đó là NTTS cần được phát triển hơn

nữa và chúng ta nên gắn kết mọi lỗ lực và cố

gắng làm điều gì đó ở Châu Phi. Một trong số

những khó khăn tồn tại cho NTTS ở Châu Phi là

tình trạng lây truyền bệnh sán máng

schistosomiasis ngày một tăng lên. Với chuyên

môn về ốc của bản thân, về cá và NTTS của

RIA1 có lẽ chúng ta có thể thiết lập NTTS tại

Châu Phi bền vững hơn và con người ở đó sẽ

không bị nhiễm bệnh sán máng schistosomiasis.

Tôi rất hạnh phúc được làm việc ở RIA1 và hy

vọng rằng chúng ta có thể mở rộng các dự án

hợp tác bởi tôi thấy được tính chuyên nghiệp

của tất cả các nhân viên của RIA1 ở các cấp độ

khác nhau.

Henry Madsen, người dịch: Bùi Ngọc Thanh