cƠ quan cỦa ĐẢng bỘ ĐẢng cỘng sẢn viỆt nam tỈnh...

12
TRANG 8 HÀNH TRÌNH DU LỊCH CANH NÔNG “ĐÀ LẠT KẾT TINH KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH” Trải nghiệm thú vị ở nông trường chè Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 372 - 4962 THỨ BẢY, NGÀY 13/1/2018 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Học tập và làm theo phong cách dân chủ Hồ Chí Minh XEM TIẾP TRANG 2 Sưu tầm truyện cổ Churu 10 Người dân phát triển sản xuất nâng cao đời sống và tạo nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Trong ảnh: Vườn atiso chuyên lá của hộ ông Huỳnh Văn Trung (xã Ka Đô, huyện Đơn Dương) cho thu nhập cao. Ảnh: Phan Nhân Ấm áp những chuyến tàu chở hàng tết đến Trường Sa 4 1 TUẦN CON SỐ Trong giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu 100% thanh niên là học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh được giáo dục hướng nghiệp. Nguồn: UBND tỉnh Về với ba đi con 5 Truyện ngắn: HOÀNG KHÁNH DUY Phác thảo bức tranh nông thôn mới Lâm Đồng TRANG 3 C ông tác dân vận là một trong những công tác cơ bản của Đảng ta, có ý nghĩa chiến lược trong mọi thời kỳ cách mạng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng gắn với từng bước trưởng thành của Đảng, dân vận và gắn bó với nhân dân trở thành một truyền thống tốt đẹp của Đảng ta. Để làm tốt công tác dân vận, thiết nghĩ cán bộ, đảng viên phải thường xuyên nâng cao ý thức học tập và làm theo phong cách dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những việc Chính phủ và đoàn thể giao cho”. Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) nêu quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ. Nghị quyết khẳng định: Phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo. Đại hội XII của Đảng đã đề ra phương hướng phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Theo đó: Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thể hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm cho nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện...

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TRANG 8

HÀNH TRÌNH DU LỊCH CANH NÔNG “ĐÀ LẠT KẾT TINH KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH”

Trải nghiệm thú vị ở nông trường chè

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 372 - 4962THỨ BẢY, NGÀY 13/1/2018CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Học tập và làm theo phong cách dân chủ Hồ Chí Minh

XEM TIẾP TRANG 2

Sưu tầm truyện cổ Churu

10

Người dân phát triển sản xuất nâng cao đời sống và tạo nguồn lực xây dựng nông thôn mới.Trong ảnh: Vườn atiso chuyên lá của hộ ông Huỳnh Văn Trung (xã Ka Đô, huyện Đơn Dương) cho thu nhập cao. Ảnh: Phan Nhân

Ấm áp những chuyến tàu chở hàng tết đến Trường Sa

4

1 TUẦN CON SỐ

Trong giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu 100% thanh niên là học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh được giáo dục hướng nghiệp.

Nguồn: UBND tỉnh

Về với ba đi con5Truyện ngắn:

HOÀNG KHÁNH DUY

Phác thảo bức tranh nông thôn mới Lâm Đồng

TRANG 3

Công tác dân vận là một trong những công tác cơ bản của Đảng ta, có ý nghĩa chiến lược trong mọi thời kỳ cách mạng. Trong

suốt quá trình lãnh đạo cách mạng gắn với từng bước trưởng thành của Đảng, dân vận và gắn bó với nhân dân trở thành một truyền thống tốt đẹp của Đảng ta. Để làm tốt công tác dân vận, thiết nghĩ cán bộ, đảng viên phải thường xuyên nâng cao ý thức học tập và làm theo phong cách dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những việc Chính phủ và đoàn thể giao cho”. Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) nêu quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ. Nghị quyết khẳng định: Phương thức lãnh đạo công tác dân

vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo. Đại hội XII của Đảng đã đề ra phương hướng phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Theo đó: Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thể hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm cho nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện...

2 THỨ BẢY 13 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Học tập và làm theo... TIẾP TRANG 1

... Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phong cách dân chủ hay “cách làm việc dân chủ” là phong cách hàng đầu mà người cán bộ cần phải có. Người chỉ rõ: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta”, “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do”. Vì thế, không khí dân chủ thực sự trong nội bộ phải được tạo ra bằng cách thành tâm lắng nghe và khơi gợi cho cán bộ, đảng viên, quần chúng, cấp dưới nói hết quan điểm, ý kiến của mình. Được như vậy thì cấp dưới và quần chúng mới hăng say đề ra sáng kiến, “học hỏi sáng kiến của quần chúng để lãnh đạo quần chúng”. Phong cách dân chủ của người cán bộ không chỉ khơi nguồn sáng tạo, phát huy tinh thần làm việc, cống hiến của cấp dưới và quần chúng nhân dân mà còn làm cho tổ chức, cơ quan, đoàn thể thêm gắn bó. Người có phong cách dân chủ là thực hành tốt nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Đó cũng là cách “để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Dân chủ phải có định hướng, có lãnh đạo, dân chủ phải đi đến sự tập trung chứ không phải dân chủ quá trớn, dân chủ vô tổ chức. Nói về sức mạnh của dân chủ, Người nhấn mạnh: “thực hành dân chủ là cái chìa

khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”. Nếu người cán bộ không có phong cách dân chủ hoặc “Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ” là họ tự tước đi của mình vũ khí hữu hiệu nhất để hoàn thành nhiệm vụ. Phong cách dân chủ yêu cầu cán bộ, đảng viên phải tin yêu và tôn trọng con người, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm của mình.

Phong cách dân chủ Hồ Chí Minh được thể hiện từ việc lớn cho đến việc nhỏ: Chuẩn bị ra một nghị quyết hay dự thảo một văn kiện, viết một bài báo..., Người đều đưa ra thảo luận trong tập thể Bộ Chính trị, tham khảo ý kiến những người xung quanh. Người tuân thủ chặt chẽ quy trình ra quyết định: Mọi vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật,... Người đều huy động sự tham gia của đội ngũ trí thức, chuyên gia trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, yêu cầu chuẩn bị kỹ, trao đổi rộng, sao cho mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều được cân nhắc kỹ, lựa chọn thận trọng, để sau khi ban hành, ít phải thay đổi, bổ sung. Là người đứng đầu Đảng cầm quyền, đứng đầu Nhà nước, nhưng Hồ Chí

Minh thường xuyên có phong cách làm việc tập thể và dân chủ. Người giải thích: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách, tức là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung”. Cương vị lãnh đạo càng cao, thì càng đòi hỏi phải có tác phong tập thể - dân chủ thật sự, chứ không phải hình thức.

Học tập phong cách dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không thể tách rời mà phải gắn liền với thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 04/NQ-TW (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đồng thời, các tổ chức cơ sở đảng, từng cán bộ và đảng viên phải có trách nhiệm thể chế hóa và nâng cao chất lượng các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện; thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải đảm bảo phát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy dân chủ đầy đủ trong xã hội; phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã hội.

LAN HỒ

Tỷ lệ sống của cây trồng, vật nuôi được hỗ trợ đạt thấp

Đó là kết luận của Đoàn giám sát của Thường trực HĐND huyện Bảo Lâm khi

tiến hành giám sát tình hình thực hiện đầu tư, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi từ

năm 2013 đến tháng 7/2017 trên địa bàn huyện Bảo Lâm. Theo đó, ngoài những kết quả đạt được thì việc chuyển đổi giống cây

trồng, vật nuôi còn một số hạn chế, đó là: Một số xã chưa tổ chức quản lý chặt chẽ

việc chuyển đổi; nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ còn dàn trải, manh mún; hầu hết các chương

trình đều phải có nguồn vốn đối ứng của người dân nên một số hộ nghèo, cận nghèo,

hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó tiếp cận được; việc tổng kết, đánh giá để nhân rộng

mô hình chưa được các địa phương quan tâm đúng mức; một số mô hình chuyển đổi

còn thiếu tính bền vững. Đặc biệt, Đoàn giám sát cũng kết luận tỷ lệ sống của vật

nuôi còn thấp, một số hộ đã tự ý bán nguồn giống được cấp. Cụ thể, chỉ có 31 trong tổng

số 90 con dê được cấp ở xã Lộc Bắc còn sống, 4/15 con bò được cấp ở xã Lộc Lâm bị chết, 4/10 hộ dân ở xã Lộc Đức đã tự ý

bán bò được cấp… Tỷ lệ sống của cây trồng cũng thấp hơn rất nhiều so với thời điểm

kiểm tra, nghiệm thu vào khoảng 70%, trong khi đó, kết quả kiểm tra, nghiệm thu đạt 80 - 90%. Thậm chí, sau một năm vẫn còn có hiện tượng cây chết, năng suất cây trồng ở

một số địa phương thấp.ĐÔNG ANH

Thời hạn 5 năm nuôi cá hồ nước thủy lợi

Hai doanh nghiệp thành phố Đà Lạt và huyện Lâm Hà vừa được cơ quan thẩm

quyền tỉnh Lâm Đồng cấp phép nuôi cá nước ngọt trong hồ nước thủy lợi, thời hạn 5 năm.

Đó là Công ty TNHH một thành viên Sản xuất và Thương mại Bảo Phụng (đường

Thông Thiên Học, Đà Lạt) được thuê diện tích 5 ha mặt nước công trình thủy lợi đập

dâng Cam Ly Thượng (xã Tà Nung, Đà Lạt) và Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Ngọc Hùng

(thị trấn Đinh Văn, Lâm Hà) thuê 7 ha hồ Phúc Thọ (xã Phúc Thọ, Lâm Hà) để nuôi

các loại cà mè, chép, trôi, rô phi đơn tính…Với kỹ thuật thả nuôi truyền thống, 2 doanh nghiệp nói trên sử dụng phương tiện thuyền máy và lưới giăng thu hoạch cá tại hồ; vận

chuyển vật tư và sản phẩm đi qua đoạn đường quản lý vận hành của công trình thủy lợi.

Riêng Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Ngọc Hùng còn được thả lồng bè nuôi cá nước

ngọt trên diện tích mặt nước 5.000 m2; lắp đặt 45 m2 diện tích căn nhà bảo vệ và nhà kho trong phạm vi hành lang bảo vệ công

trình thủy lợi.VŨ VĂN

Vừa qua, tại đền thờ Pô Dăm, thôn Ma Am, xã Đà Loan (Đức Trọng) đã diễn ra lễ Bok Chu Bur với sự tham dự của đông đảo bà con đồng bào dân tộc Churu trong vùng.

Trong tâm thức tín ngưỡng của người Churu, thần Pô Dăm là người có công lớn khai khẩn đất đai, lập làng, đuổi thú dữ, dạy cho dân làng biết trồng lúa nước, nuôi trâu cày ruộng, dệt vải, tạo dựng cuộc sống ấm no, thanh bình. Lễ Bok Chu Bur là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đặc trưng của đồng bào Churu được tổ chức hàng năm vào thời điểm đã thu hoạch mùa màng, khi mùa mưa chấm dứt, mùa khô đã đến nhằm tạ ơn thần Pô Dăm. Trong không khí trang nghiêm, thành kính, lễ được diễn ra với nhiều nghi thức cúng ngưỡng vọng với nhiều vật hiến tế được bài trí trang trọng cầu thần Pô Dăm cho dân làng được bình an, sức khỏe dồi dào, làm ra nhiều của cải, đời sống ấm no, mọi người đều gặp may mắn. Sau

Lễ Bok Chu Bur của người Churu

phần lễ, dân làng cùng tham gia vào phần hội trình diễn các nhạc cụ truyền thống: cồng chiêng, trống, khèn bầu, cùng hòa vào điệu dân vũ Aya, T’rumpô, Đămtơra, Păhgơnăng cùng hát các làn điệu dân ca... Lễ Bok Chu

Bur là dịp để đồng bào Churu được sống lại trong không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, từ đó đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no, thêm yêu quý, trân trọng nét đẹp bản sắc truyền thống của dân tộc mình. THÁI AN

Lễ cúng Bok Chu Bur diễn ra trong không khí trang nghiêm ngưỡng vọng thần Pô Dăm - người có công khai khẩn đất hoang, lập làng lập ấp, mang đến đời sống bình yên cho người Churu.

LÂM HÀ: Truyền dạy cồng chiêng cho 24 thanh niên dân tộc K’Ho

Thị trấn Madaguôi đạt đô thị loại IV trong 2 năm tớiĐề án xây dựng thị trấn Madaguôi đạt

đô thị loại IV vào năm 2020 vừa được phê duyệt, nhằm phát huy lợi thế đầu mối giao thông trung chuyển hàng hóa giữa huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh lân cận.

Thị trấn Madaguôi thành lập vào tháng 6/1986 là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Đạ

Huoai. Được công nhận đô thị loại V vào năm 2015, thị trấn Madaguôi được đánh giá có vị trí tiềm năng giao thông kết nối các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước; cách thành phố Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh lần lượt 145 km và 155 km về phía Tây Nam và Đông Bắc.

Những giải pháp trọng tâm xây dựng thị trấn Madaguôi đạt đô thị loại IV vào năm

2020 gồm: khuyến khích đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, chủ lực với các sản phẩm trái cây, hạt điều, thức ăn chăn nuôi, mây tre đan…; thu hút hơn 75% lao động làm du lịch, thương mại, dịch vụ; xây dựng siêu thị tổng hợp; nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt hơn 95% hộ gia đình…

MẠC KHẢI

Tiếp tục thực hiện Đề án “Bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tỉnh Lâm Đồng”, Sở VH-TT-DL vừa phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Lâm Hà tổ chức lớp truyền dạy cồng chiêng cho 24 học viên là người đồng bào K’Ho sinh sống tại thị trấn Đinh Văn, có độ tuổi trung bình 24 tuổi.

Sau hơn 20 ngày học tập, các học viên đã được nhiều nghệ nhân cao tuổi K’Chung, K’Bes, Duôn Dai K’Bát truyền dạy cách đánh chiêng, các điệu thức diễn tấu cồng chiêng,

nhịp phách của từng chiêng trong bộ chiêng 6 ứng với các bài chiêng cơ bản truyền thống được dùng trong lễ hội của người K’Ho.

Với ý thức trách nhiệm là thế hệ kế tục gìn giữ và phát huy di sản văn hóa truyền thống, các học viên đã học hỏi, tập luyện nghiêm túc, tiếp thu nhanh, sử dụng gần thành thạo các bài chiêng cổ truyền như: Wă Năc (Chào mừng khách quý), Pep tồr jùn (Đi săn nai), Cing tinh (Mừng chiến thắng)... Được biết hiện nay trên địa bàn Lâm Hà đã có 4 nhóm cồng chiêng

được thành lập tại các buôn làng: Dà Brac, Rơ Yồng Srê, Kồ-ia, Suôn Dà Huỳnh và 1 CLB cồng chiêng của 2 tổ dân phố Bồ Liêng - Srê Nhắc (Đinh Văn). Việc tổ chức truyền dạy cồng chiêng là việc làm rất cần thiết tạo môi trường trao truyền để thế hệ trẻ tiếp thu một cách bài bản giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình từ thế hệ đi trước, từ đó có trách nhiệm hơn nữa trong việc bảo tồn và gìn giữ Không gian văn hóa cồng chiêng - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. QUỲNH UYỂN

Sẵn sàng công tác chống hạn Năm 2017, huyện Đam Rông được phân

bổ hơn 1,4 tỷ đồng để đào 114 ao, hồ nhỏ phục vụ công tác chống hạn. Theo đó, quy

mô ao, hồ của các nhóm hộ được hỗ trợ từ 500 đến 800 m2, sâu 3 đến 4 m, diện

tích cây trồng được tưới gần 300 ha. Đến thời điểm này, công tác đào ao chống hạn đã được các địa phương triển khai cơ bản hoàn thành, việc giải ngân nguồn vốn đạt

100% kế hoạch đề ra. Được biết, toàn huyện hiện có 81 công

trình thủy lợi quy mô vừa và nhỏ, trong đó 26 công trình được kiên cố hóa, 55 công

trình thủy lợi là đập tạm và một số diện tích mặt nước sông, suối.

VĂN TÂM

3 THỨ BẢY 13 - 1 - 2018CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

ĐAN THANH

Chú trọng công tác tuyên truyền, xây dựng mô hình Thực hiện phong trào thi đua

“Cùng cả nước, Lâm Đồng chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn II (2016 - 2020), năm 2017 các phong trào thi đua, các cuộc vận động gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) tiếp tục được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể triển khai đồng bộ trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” xuất hiện 46 mô hình (31 tập thể, 10 cá nhân) có sức lan tỏa mạnh mẽ, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia đóng góp tiền của, công sức trong thực hiện các tiêu chí NTM. Qua phong trào, đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen 22 mô hình trong năm 2017. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 17/2/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” (TDĐKXDNTM, ĐTVM). Tổ chức lễ phát động, ký kết giao ước thi đua toàn tỉnh và các địa phương, cơ sở; xây dựng 26 mô hình điểm thực hiện cuộc vận động (2 mô hình cấp huyện, 24 mô hình cấp xã). Hướng dẫn xây dựng 376 mô hình trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, giúp nhau thoát nghèo, đảm bảo an ninh - trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường…; đã thẩm định và công nhận 12 mô hình tiêu biểu cấp tỉnh. Các cấp Hội Nông dân tổ chức 2.002 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo vệ môi trường,… cho 93.787 lượt hội viên, nông dân. Xây dựng 307 mô hình kinh tế có hiệu quả (194 mô hình trồng trọt, 62 mô hình chăn nuôi, 11 mô hình thủy sản, 23 mô hình dịch vụ và ngành nghề) và 133 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn. Vận động 130.758 hộ hội viên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách trong xây dựng NTM. Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức lễ phát động, ký kết giao ước thi đua thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với Cuộc vận động “TDĐKXDNTM, ĐTVM”. Phong trào “Tuổi trẻ Lâm Đồng chung tay xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020” tiếp tục được tuyên truyền, phát động với những công việc, mô hình cụ thể như: “Mỗi đoàn viên thanh niên gắn với một phần việc, mỗi tổ chức cơ sở đoàn gắn với một công trình”, “Đoạn đường Thanh niên tự quản”, “Thứ bảy tình nguyện”, “Chủ nhật xanh”,... xây dựng lực lượng tình nguyện viên trong các hoạt động an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời duy trì 197 đội hình thanh niên xung kích an ninh, 313 đội hình thanh niên xung kích ATGT, bảo vệ môi trường, duy trì

Phác thảo bức tranh nông thôn mới Lâm ĐồngNăm 2017, Lâm Đồng thêm 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), lũy kế đến cuối năm có trên 76 xã (64,96%) đạt chuẩn NTM (trong đó 60 xã đã có quyết định công nhận giai đoạn 2011 - 2016); 14 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 27 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí. Bình quân đạt 17,19 tiêu chí/xã. Đặc biệt, hộ nghèo giảm còn 3,94%, trong đó hộ nghèo là đồng bào DTTS chiếm 12,19%.

hoạt động tốt chi đoàn dân quân tự vệ,...

Ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù Để nâng cao hiệu quả của công

tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình năm 2017, Tỉnh ủy và UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết, chương trình, đề án phục vụ cho Chương trình xây dựng NTM và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đó là: Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025; Đề án phát triển đường giao thông nông thôn; Đề án phát triển hệ thống ao, hồ nhỏ; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn. Riêng năm 2017, UBND tỉnh ban hành và chỉ đạo thực hiện Đề án xã hội hóa, khuyến khích đầu tư, quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung giai đoạn 2017 - 2020; Đề án phát triển kinh tế hợp tác tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; tiếp tục chỉ đạo xây dựng Đề án thí điểm huyện Đức Trọng xây dựng NTM trong quá trình đô thị hóa, Đề án “Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017 - 2020, Đề án xây dựng huyện Đơn Dương là huyện NTM kiểu mẫu và mỗi huyện, thành phố

xây dựng 1 xã NTM kiểu mẫu. Tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách để phù hợp với các quy định của Trung ương và điều kiện đặc thù của tỉnh.

Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Chương trình xây dựng NTM

tập trung cho các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân tiếp tục được ưu tiên đầu tư, phát triển (trong đó ưu tiên đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo và xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2017) để nâng cao chất lượng và hoàn thành các tiêu chí NTM theo kế hoạch. UBND tỉnh chỉ đạo ưu tiên phân bổ, sử dụng nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, từ ngân sách tỉnh để đầu tư thông qua các đề án, dự án về giáo dục, giao thông, y tế, chương trình kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi, đào ao, hồ nhỏ,… Các địa phương có nhiều giải pháp về huy động nguồn lực, phương thức thực hiện thi công và giám sát thi công đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình.

Trong năm 2017, tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình 1.307,718 tỷ đồng phân bổ cho các xã để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó: vốn hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình 279,577 tỷ đồng (ngân sách Trung ương:

trở lên đạt chuẩn huyện NTM (riêng huyện Lạc Dương và Đam Rông có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn NTM); bình quân toàn tỉnh đạt trên 18 tiêu chí/xã. Xây dựng huyện Đơn Dương thành huyện NTM kiểu mẫu. Các huyện còn lại, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chọn ít nhất 1 xã để xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn như: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn: đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đạt 170 triệu đồng/ha/năm, GRDP bình quân đầu người đạt 70 - 73 triệu đồng, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm giảm từ 1,5 - 2%, riêng vùng đồng bào DTTS giảm từ 2 - 3%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 90%, sử dụng nước sạch đạt trên 45%.

Trong năm 2018, tỉnh đề ra mục tiêu: Phấn đấu có thêm ít nhất 12 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM. Lũy kế đến cuối năm 2018 có từ 88 xã trở lên đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân mỗi xã đạt từ 17,5 tiêu chí trở lên. Huyện Đức Trọng đạt chuẩn NTM. Đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn NTM, tiếp tục hoàn thiện (theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020) và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Tiến hành xây dựng huyện Đơn Dương là huyện NTM kiểu mẫu và huyện Đức Trọng là huyện NTM trong quá trình đô thị hóa. Các huyện còn lại và thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, mỗi địa phương xây dựng ít nhất 1 xã NTM kiểu mẫu.

Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2018 - 2020 được Lâm Đồng xác định một số nhiệm vụ trọng tâm; trong đó chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Thực hiện nhiệm vụ này, tỉnh tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Trọng tâm là phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Hỗ trợ hình thành các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu, trước hết tập trung vào các nhóm sản phẩm chủ lực. Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển kinh tế hợp tác tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; xây dựng Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân để tạo nguồn lực thực hiện Chương trình.

Giai đoạn 2010 - 2016, toàn tỉnh huy động được trên 41.600 tỷ đồng cho xây dựng NTM. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước 4.700 tỷ đồng (chiếm 11,3%), vốn đóng góp của cộng đồng dân cư 9.400 tỷ đồng (chiếm 22,6%), vốn huy động từ tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã 4.800 tỷ đồng (chiếm 11,54%), dư nợ cho vay xây dựng NTM tại 117 xã 22.700 tỷ đồng (chiếm 54,56%). Năm 2017, ước toàn tỉnh huy động cho xây dựng NTM 9.641,277 tỷ đồng.

69,41 tỷ đồng, ngân sách tỉnh: 70 tỷ đồng, ngân sách huyện, xã: 140,167 tỷ đồng); vốn lồng ghép 983,141 tỷ đồng, thưởng công trình phúc lợi từ nguồn Trung ương 45 tỷ đồng. Các xã trong tỉnh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa 233 công trình/195,17 km đường giao thông nông thôn, 75 m cầu; 31 công trình thủy lợi, nước sạch; 12 nhà văn hóa xã, 52 nhà văn hóa thôn; 11 km đường dây điện, 36 trường học các cấp và nhiều công trình phúc lợi khác... Chương trình xây dựng NTM thiết thực góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo. Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh đến 10/11/2017 còn 12.100 hộ, chiếm 3,94% (giảm so với 2016 là 1,25%), trong đó hộ nghèo là đồng bào DTTS còn 8.540 hộ, chiếm 12,19%. Công tác bảo trợ xã hội được thực hiện. Chương trình 135, Chương trình xóa nhà tạm và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tiếp tục được quan tâm thực hiện, như hỗ trợ phát triển sản xuất, giao khoán bảo vệ rừng, đào tạo nghề…

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dânTuy đạt một số kết quả tích cực

nhưng Chương trình xây dựng NTM năm 2017 vẫn còn một số hạn chế: Công tác bảo vệ môi trường nông thôn tuy được quan tâm, nhưng chưa có giải pháp thực hiện hiệu quả. Nhiều xã tiêu chí môi trường tuy đã đạt nhưng chưa thực sự bền vững, kể cả đối với những địa phương (huyện, xã) đạt chuẩn NTM. Bên cạnh đó, việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị vẫn hạn chế; thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng.

Mục tiêu đến năm 2020, Lâm Đồng phấn đấu có ít nhất 110 xã (94% tổng số xã) và từ 6 huyện

Người dân phát triển sản xuất nâng cao đời sống và tạo nguồn lực xây dựng NTM. Ảnh: Phan Nhân

4 THỨ BẢY 13 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

H.L.HÀ - N.X.TÌNH Hàng tết thiết thực, ý nghĩaNgày 6/1/2018, tại Quân cảng

Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân và UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Lễ thay quân, tiễn tàu, tặng quà tết cho quân và dân huyện Trường Sa. Để có những ngày tết chu đáo cho bộ đội là sự cố gắng tích cực của nhiều địa phương, đơn vị trong cả nước với những tình cảm đặc biệt dành cho Trường Sa. Hơn hai tháng qua, miền Trung đã trải qua những ngày thời tiết khắc nghiệt, bị cơn bão số 12 (Damrey) càn quét dải đất Nam Trung Bộ để lại nhiều thiệt hại mất mát không thể đo đếm được. Chưa dừng lại ở đó, cơn bão số 16 (Tempin) đi qua quần đảo Trường Sa gây nhiều thiệt hại tại các đảo Tiên Nữ, An Bang, Phan Vinh, Thuyền Chài, Đá Lát… làm cây cối đổ gãy, hệ thống vườn, chuồng trại tăng gia bị sập đổ. Công sức nhiều năm chăm sóc bị cuốn trôi theo sóng biển, phải mất nhiều năm mới gây dựng lại được màu xanh trên đất mặn. Đại tá Đào Giang Hải - Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Trường Sa chia sẻ: Bão số 16 có sức tàn phá rất mạnh qua chuỗi các đảo, cơ sở vật chất nhiều đảo bị thiệt hại, bộ đội thiếu rau xanh. Nhiệm vụ cấp thiết trong lúc này là cần khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão, ổn định đời sống và chăm lo chu đáo Tết Nguyên đán cho quân dân trên các đảo. Vùng 4 Hải quân, UBND tỉnh Khánh Hòa, Lữ đoàn 146 đã chỉ đạo tích cực; cùng với sự hỗ trợ của nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân, những chuyến hàng từ mọi miền đất nước đã kịp đến Quân cảng Cam Ranh. Năm nay, ngoài tiêu chuẩn ăn tết của bộ đội, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân và UBND tỉnh tỉnh Khánh Hòa, Văn phòng Chủ tịch nước tặng 100 triệu đồng, Quỹ vì Trường Sa tặng 700 triệu đồng. CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương tặng 121 triệu đồng và 40 cây quất, 57 thùng quà, 200 quả bưởi, 100 tờ lịch; Trung tâm Giáo dục lao động Hải Phòng tặng 55 triệu đồng; Điện lực tỉnh Vĩnh Phúc tặng 50 triệu đồng…

Câu chuyện tết Trường Sa năm nào cũng mới. Chuẩn bị cái tết cho bộ đội Trường Sa không thể thiếu thịt lợn, gạo nếp, lá dong, măng khô, bánh mứt kẹo… Đặc biệt lần này, thấu hiểu được sự khó khăn của quân và dân Trường Sa sau bão, các đơn vị, địa phương gửi tặng nhiều phần quà thiết thực. Đài Tiếng nói Việt Nam tặng 27 hầm lạnh, 30 máy lọc nước; Công ty Yến Sào Khánh Hòa tặng 70 thùng quà; Nhà Văn hóa Phụ nữ TP Hồ Chí Minh tặng quà trị giá 100 triệu đồng; Công ty TNHH TM-SX Hóa nông An Giang tặng 3 tấn phân bón hữu cơ và 70 kg

Ấm áp những chuyến tàu chở hàng tết đến Trường Sa

hạt giống rau các loại; Công ty Hiếu Giang tỉnh Lâm Đồng tặng 2 tấn phân bón vi sinh, 350 bao đất sạch dinh dưỡng; Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa tặng 39 bộ ấm tách cho các đảo và 6 ngôi chùa; Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Việt Nam tỉnh Hưng Yên tặng 600 cây ổi, bưởi, 200 quả bưởi; Trang trại Phamplus Yên Định, tỉnh Thanh Hóa tặng 1 tấn bưởi; Công ty Năng lượng điện mặt trời Trung Nam tặng 2 nhà kính trồng rau cho đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn…

Đáng chú ý hơn, sau những cơn bão, thật cảm động khi nghe câu chuyện về 40 tấn rau củ quả, 33 giò phong lan của chính quyền và người dân TP Đà Lạt và Hiệp hội Hoa Đà Lạt trị giá hơn 101 triệu đồng được chuyển đến cán bộ, chiến sĩ nơi đầu sóng gió Trường Sa nhân dịp tết đến xuân về. Cùng đó 33 con heo thịt trị giá hơn 100 triệu đồng của Phân viện Thú y Miền Trung sẽ làm ấm hương vị tết của 33 điểm đảo trên quần dảo Trường Sa.

Giờ phút tiễn đưa trang nghiêm, xúc độngTrước khi tiễn cán bộ, chiến sĩ

chuyển hàng ra Trường Sa, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân và lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, phóng viên, người thân đã có mặt. Quân chủng Hải quân, trực tiếp là Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tổ chức Đoàn công tác ra kiểm tra, thăm, động viên quân dân huyện Trường Sa nhân dịp xuân mới với nguồn hàng tết chu đáo. Trong không khí ngày hội lên đường, nắng nhẹ, trời xanh trong, hai tiếng Trường Sa thiêng liêng như thôi thúc, níu gọi. Trường Sa ơi mai tàu rời bến… ca khúc ngân lên trong lòng người ra đi. Hai bên mạn tàu, dưới chân cầu cảng rợp màu áo lính, rộn tiếng cười, tiếng

nói của người đi, người tiễn. Lính biển luôn tạo cho mọi người cảm giác mới lạ, đó là giọng nói oang oang át sóng gió, gương mặt sạm đen, nụ cười rạng rỡ. Bên cầu tàu, những chàng sĩ quan Phòng không không quân hối hả xếp tư trang hành lý. Những ánh mắt trao nhìn, cái nắm tay không muốn rời và vẫy tay tạm biệt của mọi người.

Chuẩn đô đốc Nguyễn Đức Vượng, Chính ủy Vùng 4 Hải quân xúc động chỉ thị: “Cán bộ, chiến sĩ ra làm nhiệm vụ ở Trường Sa tập trung khắc phục triệt để hậu quả cơn bão số 16, tổ chức tốt cho bộ đội đón xuân với tinh thần

Truyện ngắn: HOÀNG KHÁNH DUY

Trăng mười sáu lấp ló trên đỉnh núi, tròn vàng vành vạnh độc chiếm cả bầu trời, làm

lu mờ tất cả mọi vì sao đi lạc trên nền trời đen hư ảo. Người làng Pha xem trăng như một sinh thể có linh hồn, mọi chuyện trong làng từ bé đến lớn đều diễn ra theo quy luật của trăng tròn, trăng khuyết…

Cách gì mà trăng lại cho Nương những vui buồn và những tháng năm đổ vỡ đầu đời trong trái tim sai lầm, lỗi nhịp? Mẹ sinh Nương vào đêm rằm rồi bế Nương ra sân tắm ánh trăng quê hương vằng vặc. Ba lấy nhau rốn của Nương đem chôn ngoài bờ suối, cũng đúng vào đêm trăng tròn. Mùa trăng - Nương cùng đám con gái trong làng lên nguồn lấy nước. Mùa trăng - Nương với những tan vỡ mộng mơ đầu đời. Cả cái chuyện Nương nhận giấy báo trúng tuyển vào đại học rồi hí hửng chạy đi khoe khắp làng cũng vào mùa trăng…

Nửa đêm, Nương nằm vắt tay lên trán trằn trọc mãi vẫn không ngủ được. Đã mấy mùa trăng lên rồi trăng tàn Nương không về làng. Ngày xưa, cứ mỗi đêm trăng sáng, mẹ Nương lại bưng mẹt thuốc rừng ra phơi ngoài sân. Những cuộc họp hội trong làng cũng diễn ra khi con trăng nằm lửng lơ trên ngọn đồi bên kia. Trai gái kéo nhau ra ngoài đầu làng, đánh đu, chơi chuyền, đến khuya lại nắm tay vòng quanh một đống lửa bập bùng reo hò nhảy múa. Đêm lạnh, gió thốc mạnh vào rừng sim, sương trắng khẽ khàng rơi trên triền dốc vời vợi giá buốt. Nương choàng khăn trên đầu rồi đeo gùi lên rẫy hái ngô, thong thả lại ngược dốc ra bờ suối rửa chân, soi trăng chải tóc. Nương thuộc lòng từng con đường mòn dẫn lối vào làng, con đường đá chông chênh ra suối, con đường lên rẫy ngan ngát mùi sim cỏ rừng đẫm sương ươn ướt. Nhớ nhất là những đêm trăng thao thức, ba không ngủ được. Ba xách điếu thuốc lào ra sân

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt là một trong 12 di sản văn hóa phi vật thể và hơn 20 di sản văn hóa và di sản thiên nhiên của nhân loại được UNESCO công nhận ở Việt Nam.

Để công chúng hiểu rõ hơn giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu, Công ty Văn hóa Nhật Nguyệt và Kênh truyền hình An Viên đang khởi quay series phim dài 108 tập có tên “Mẹ Việt”.

“Mẹ Việt” được chia thành 4 phần với 4 chủ đề riêng nhưng không thể tách rời nhau.

Phần 1: Giới thiệu tổng quan về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Trong phần này nội dung chính sẽ tập trung vào việc người Việt bắt đầu thờ Thần linh từ khi nào và dựa trên nền tảng nào...

Phần 2: Tập trung giải thích Tứ phủ là gì, vai trò của Tứ phủ trong Tín ngưỡng thờ Mẫu...;

Thực hiện hơn 100 tập phim “Mẹ Việt” về tín ngưỡng thờ Mẫu

Nắng đã lên, trời lại xanh trong sau những ngày Nam Trung bộ, Trường Sa gồng mình trong mưa bão. Một ngày mới bận rộn, hối hả với các công việc chuyển hàng, tiễn quân trên cảng Cam Ranh…

chu đáo nhất, đầy đủ nhất, bộ đội được thưởng thức những hương vị của đất liền trong những ngày xuân. Đón xuân với tinh thần vui tươi, phấn khởi, an toàn, tiết kiệm và sẵn sàng chiến đấu cao… Đoàn kết, thống nhất, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho”.

Giờ phút chia tay đã đến, những con tàu lần lượt rời bến thẳng tiến Trường Sa trong tiếng còi tàu rền vang cùng với những cái vẫy tay, những ánh mắt và trái tim xúc động thay cho lời chúc lên đường. Hẹn gặp nhé - Trường Sa!

Lễ thay quân tiễn tàu tặng quà tết cho quân và dân huyện Trường Sa.

Rau, củ, quả Đà Lạt được bảo quản gửi đến các đảo huyện Trường Sa.

Cán bộ, chiến sĩ lên đường nhận nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa.

5 THỨ BẢY 13 - 1 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Về với ba đi con

lòng thủy chung, son sắt. Như cuộc trở về mang dấu lặng của thời gian, người ta thường ghé suối tắm táp, gội đầu, rửa chân cho thật sạch rồi mới thong dong vào làng. Đó là quy luật bất di bất dịch, giống như lời thề truyền kiếp năm xưa, hễ ai không giữ trọn tấm lòng trung trinh với núi rừng, bất nghĩa với đồng bào, không tròn câu phẩm hạnh… vĩnh viễn không được đặt chân về núi một lần nào trong đời. Mẹ dạy Nương những điều ấy từ khi Nương còn chân trần theo đám con nít rong ruổi ngoài triền núi, chiều chiều mẹ í ới gọi Nương vào nhà ăn bát cháo ngô.

Mấy đêm rày Nương mất ngủ. Mặc dù hồi chiều Nương đã uống mấy chén rễ nhãn lồng núi sắc kẹo, vậy mà vẫn không tài nào chợp mắt. Quần áo đã thu xếp xong xuôi, mấy bộ đồ mới cứ tết đến là mẹ đi chợ phiên sắm cho Nương. Đêm mùa xuân Nương mặc đồ mới, khăn choàng cổ rồi hòa với tốp con gái ra đầu làng chơi hội, đánh đu, thổi sáo, uống rượu,… rôm rả đến tận khuya. Qua đêm đó Nương cất đồ mới vào trong tủ

gánh nước trượt chân ngã xuống suối, hòn đá chỏng chơ đập vào gáy mẹ. Dòng suối trắng hóa thành dòng suối đỏ. Giấc mơ của Nương từ đó cũng hoen màu.

Nhiều đêm Nương nằm mơ thấy mẹ. Mẹ đứng ở đầu giường đưa tay về phía Nương, mỉm cười. Nương cũng chìa tay ra định nắm lấy tay mẹ nhưng chiếc bóng trắng mờ lui dần về phía cửa sổ rồi khuất dần sau mấy rặng tre. Nhớ mẹ, Nương khóc. Nương ngồi nép vào góc tường, bóng đêm và những tiếng cười nham nhở vọng về từ bốn bức tường gợi lại trong Nương nỗi cô đơn và ám ảnh kinh hoàng. Bây giờ Nương không thể trở về làng Pha, không thể nhìn mặt ba và người làng như ngày xưa nữa. Trái tim mong manh của cô gái có tâm hồn khoáng đãng như núi rừng trót tin tưởng rồi trao thân cho một người đàn ông có nước da ngăm ngăm, có giọng nói ngọt tựa nước suối rừng. Qua những đêm hoan lạc, Nương đã quên bẵng lời nguyền của làng, lời hứa với cha dưới gốc cây cổ thụ bên bờ suối trước lúc Nương đi.

Hứa. Đợi chờ. Một cuộc đi. Và không quay lại…

Nương mỏi mòn đợi người yêu quay về để dũng cảm đối mặt với sự thật, để đứa nhỏ đang lớn dần trong bụng Nương chào đời được nhìn thấy mặt cả ba lẫn mẹ, được trở về với núi trong vòng tay ấm áp của đồng bào.

Những chuyến đi khiến anh ngày càng xa Nương. Xa mãi. Lần cuối cùng Nương gặp anh là một chiều thành phố u buồn, buồn như cái buồn hốc núi. Từ đó, họ không còn gặp nhau một lần nào trong đời… Có lúc Nương nghĩ rằng: “Đến già đến chết mình cũng sẽ không thể về núi. Vĩnh viễn cũng không thể về làng, không thể gặp ba…”. Cả khi đứa bé được sinh ra cũng không thể chạm chân vào núi.

* * *Vụ ngô vừa xong, người làng

Pha kéo nhau lên rẫy nhổ bỏ những gốc ngô già còng. Những thân ngô khô khốc đã vắt kiệt sức mình,...

không mặc nữa. Sáng đến trường chiều lên rẫy hái ngô, có bao giờ Nương ngơi tay. Tính Nương giỏi giang chăm chỉ lại thảo hiền xóm ai cũng thương. Người làng đi qua, thấy Nương ngồi hong tóc bên hiên nhà thì trêu:

- Ai mà lấy được con Nương chắc có phước ba đời đấy ông bà hai ạ!

Mẹ đang giẫy mấy búi cỏ ngoài sân, vuột miệng:

- Con Nương còn nhỏ. Nó nhất định phải đi học cho đến nơi đến chốn. Vợ chồng tui chịu cực chịu khổ chỉ mong con nó biết lấy cái chữ cho đỡ khổ sau này, rồi hẵng tính chuyện chồng con…

Mẹ cười đon đả, vội vã chạy vào nhà rót chén nước ngô cho người qua đường đỡ khát giữa cái nắng tháng tám như lửa xối. Ngoài rẫy, mấy ngọn ngô già vật vờ gió đánh xào xạc, đám ngô vừa gieo hạt ở cuối rẫy đã nhú lên mấy mầm xanh đầu mùa căng tràn sức sống.

Ánh trăng xuyên qua song cửa rọi vào chỗ Nương nằm. Chim rừng thỏ thẹt. Con suối hiền hòa róc rách uốn mình giữa những

vạt đá già phủ rêu, vọng vào tai Nương âm thanh êm ái như một bản nhạc núi rừng. Nương giở mùng bước ra sân nhìn trăng. Nghe tiếng mẹ dặng hắng trong bếp, Nương rón rén bước vào. Mẹ đang ngồi bóc vỏ ngô treo lên giàn bếp bên ánh lửa bập bùng đỏ. Biết Nương đang đứng sau lưng, mẹ thì thầm dặn dò đủ chuyện. Nương cười khúc khích, bảo:

- Con đi học chứ có phải đi lấy chồng đâu mà mẹ dặn kỹ dữ vậy?!

Lúc ấy, nhìn vào đôi mắt ươn ướt của mẹ, Nương kìm lòng định bụng không đi học nữa, rồi thì Nương sẽ ở lại núi làm rẫy, đến mùa thì vác gùi thu hoạch, vài năm nữa thì Nương cũng sẽ lấy chồng, sinh con cho yên bề gia thất. Nhưng ước vọng của Nương cũng là ước mơ của ba mẹ, Nương là niềm hy vọng duy nhất của ba mẹ trong đời. Ý nghĩ ở lại vụt tan như sương khói.

Không ngờ đó là lần cuối cùng Nương nhìn thấy mẹ. Vào đời, chưa học xong con chữ cái khôn thì Nương nhận được điện thoại báo hung tin: mẹ Nương đột ngột qua đời, trong một đêm ra suối

Minh họa: Thanh Toàn

XEM TIẾP TRANG 11

ngồi rít rồi phả khói trắng êm ả tan vào không gian tịch mịch. Rừng xa vọng lại tiếng chim kêu.

Ở phố không trăng. Căn phòng trọ nhỏ nằm trong con hẻm nhỏ xung quanh tường rêu san sát. Những ngôi nhà cao tầng lô nhô giữa bầu trời thành phố rực rỡ đèn hoa. Nhiều lúc nhớ trăng, Nương ngồi tựa cửa đợi mãi đến tận khuya mới thấy cái bóng tròn vàng lướt qua khoảng không bé xíu rồi vụt mất, như một cuộc trốn tìm. Nương nghĩ bụng: có lẽ trăng đã về núi mất rồi! Ở phố đâu có chỗ cho trăng, hoặc dửng dưng, hoặc vô tình, người ta vội vã lao mình vào nhịp điệu hối hả mà quên mất sự tồn tại của nó.

Ngày Nương ôm gói lên thành phố học đại học, ba tiễn Nương ra tận bờ suối. Trời đã sáng hẳn, trăng cuối mùa vẫn chưa kịp lặn, lờ mờ lẫn vào chân trời đang sáng. Ba bùi ngùi dặn Nương:

- Lên phố ráng mà học cho tốt, ráng mà giữ lấy cái thân. Mày đi mẹ mày buồn, tao cũng buồn. Nhưng biết sao bây giờ hả con? Ở đây riết rồi cũng mụ mị, dốt nát như ba mày, mẹ mày thôi con ạ! Đời tao và mẹ mày khổ nhiều rồi, mày đi để học lấy con chữ, học lấy khôn ngoan để tao nở mày nở mặt với bà con trong làng. Mày mà hư đốn thì đừng về làng, đừng về gặp tao… Ráng giữ mình nghen con!

Nương khe khẽ gật đầu. Ba dúi vào tay Nương gói tiền ba dành dụm được từ vụ ngô năm ngoái. Rồi ba bảo Nương vục nước suối lành rửa mặt, để cái thanh khiết của núi rừng len lỏi vào trong sâu thẳm tâm hồn. Mỗi dòng suối trắng, mỗi tấc đất rừng, mỗi hòn đá cuội và mỗi mùa trăng êm đềm trôi có ý nghĩa với người làng Pha nhiều lắm. Người miền núi có thói quen trước khi rời làng là cúi người hốt nắm đất quê mang theo bên mình như một cách để nhắc nhở về tấm

Ấn bản mới của Truyện KiềuThực hiện hơn 100 tập phim “Mẹ Việt” về tín ngưỡng thờ MẫuĐó là ấn bản đặc biệt của Truyện

Kiều có khổ 24x29cm, in màu toàn bộ, do PGS Nguyễn Thạch Giang, nhà nghiên cứu Hán - Nôm nói chung và Truyện Kiều nói riêng khảo đính, chú giải, kèm 15 bức tranh minh họa mang đậm dấu ấn của mỹ thuật đương đại. Ấn bản này do Đông A book vừa phát hành.

Họa sĩ Trần Đại Thắng - Giám đốc Công ty Sách Đông A chia sẻ: “Có rất nhiều ấn bản giá trị của Truyện Kiều. Trong đó, ấn bản năm 1942 với tranh minh họa in trên giấy dó của các danh họa hàng đầu Việt Nam như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí... mang đậm giá trị mỹ thuật của cả một thời kỳ. Lấy cảm hứng từ bản in đó, chúng tôi muốn tái bản kiệt tác với diện mạo mới, qua đó giới thiệu các gương mặt họa sĩ đương đại. Tôi nghĩ, đó cũng là cách góp phần để Truyện Kiều sống mãi với thời gian”.

Ý tưởng này nhận được sự hưởng ứng của 15 họa sĩ như: Thành Chương, Đinh Quân, Phan Cẩm Thượng... Họa sĩ Thành Chương bày tỏ: “Từ xưa đến nay có rất nhiều bản in Truyện Kiều có sự gắn bó giữa văn và họa. Những bức tranh minh họa cho Truyện Kiều đều mang đậm dấu ấn của mỗi thời kỳ, chứa đựng quan niệm, đời sống tinh thần của thời kỳ đó rất rõ. “Với Kiều” lần này, chúng tôi muốn mang đến hơi thở mỹ thuật đương đại, để “qua Kiều” thấy được chân dung của họa sĩ, mục tiêu cuối cùng là để “Kiều” tiếp tục sống”.

Cùng với việc tổ chức vẽ tranh minh họa, hoạt động đấu giá số tranh này cũng thu hút sự quan tâm của giới nghề và độc giả.

Đáng chú ý là trong ấn bản mới này, bạn đọc có thể tra cứu các từ khóa rất dễ dàng. TS tổng hợp

(theo hanoimoi.com.vn)

thế nào;Phần 4: Tín ngưỡng thờ Mẫu

xưa và nay, những điều gì chúng ta cần bảo tồn, phát huy cho phù hợp và ngày càng cao đẹp hơn, hoàn thiện hơn và điều gì cần loại bỏ để tránh “mê tín dị đoan”…

Phần 3: Giới thiệu và giải tích các vị thánh trong Tứ Phủ, đó có thể là những nhân vật lịch sử, những vị thần trong các tích truyện, đền thờ chính của các vị thánh này ở đâu, việc thực hành tín ngưỡng với các vị thánh như

Đảm nhiệm vai trò đạo diễn của series phim này, đạo diễn Nguyễn Quốc Quân cho biết, các thước phim sẽ được thực hiện ở nhiều đền, phủ ở khắp cả nước. Mục đích của bộ phim là đề cao giá trị, nét đẹp văn hóa của tín ngưỡng nên phim sẽ đi vào khai thác những yếu tố về mặt duy mỹ và duy tâm. Mỗi tập phim dài khoảng 12 - 15 phút, được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, khi là dạng kể chuyện của nhân vật, khi là cách thức thực hiện một giá chầu, có tập thì phục dựng lại hình ảnh thực hành Tín ngưỡng xưa… Từng chi tiết, sự chuẩn mực của phim sẽ được đội ngũ cố vấn, chuyên gia tư vấn và sẽ có hậu kiểm chặt chẽ trước khi giới thiệu tới công chúng.

Phim dự kiến ra mắt vào đầu Xuân Mậu Tuất.

Ekip thực hiện phim “Mẹ Việt” chia sẻ về bộ phim.

6 THỨ BẢY 13 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Ghi chép: NGUYỄN NGỌC PHÚ

Ở thành phố Biên Hòa - Đồng Nai có một vườn văn độc nhất vô nhị mang tên Vườn

Kiều. Nhà văn trẻ Mỹ Hường ở Hội VHNT Đồng Nai giới thiệu và hướng dẫn tôi đến thăm “Địa chỉ xanh” đó như tên quen gọi của khách tham quan.

Tôi thật bất ngờ khi biết trước khi xây dựng Vườn Kiều, ông Khoát từng là một nhà doanh nghiệp nổi tiếng nuôi heo ở vùng đất này, được mọi người trìu mến gọi tên là “Ông vua nuôi heo”. Tôi hỏi ông:

- Sao đang là nhà doanh nghiệp ăn nên làm ra, bác lại quay về với thú vui tao nhã này?

Ông già 84 tuổi với dáng người thấp đậm, hồng hào còn rất tráng kiện cười vui:

- Tôi giao lại mọi việc điều hành cho con trai từ năm 1995, đến năm 1996 thì bắt tay vào xây dựng Vườn Kiều này cũng có lý do riêng. Bắt đầu từ mê Kiều…

Rồi ông kể: Ngày trước, hồi đó mới 25 tuổi ông bị bệnh tim sức khỏe yếu. Một lần nghe nói đi tắm biển sẽ giúp chữa bệnh, ông bèn thu xếp ra biển. Mang trọng bệnh trong người lại gặp biển mùa đông nên cũng rất buồn. Ông thường đi dạo dọc biển để giải khuây. Một hôm đang đi thì ông nghe ai đó đọc lên mấy câu thơ hợp với tâm trạng của mình liền bước lại làm quen và học thuộc: “Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa/ Buồn trông ngọn nước mới sa/ Hoa trôi man mác biết là về đâu”. Rồi: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/ Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Ông thốt lên: Hay quá, đúng tâm trạng của mình quá! Hỏi ra ông mới biết đó là mấy câu trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Ông Khoát mê Kiều đến mức đã từng bỏ tiền túi làm một chuyến du lịch sang tận Trung Quốc tìm đến những nơi mà nhân vật Thúy Kiều đi qua như Giang Tô, Sông Tiền Đường, Vô Tích… để thỏa trí tò mò. Ông còn lập ra bản đồ và hành trình cuộc đời nhân vật “Hồng nhan bạc mệnh” treo ở trong lầu Ngưng Bích để chỉ dẫn cho du khách đến thăm. Ông Khoát kể nhân duyên khiến mình lập Vườn Kiều: “Năm 1995 tôi đi chúc tết người bạn vong niên ở gần nhà. Năm đó ông bạn được người cháu ở quê gửi vào biếu cành đào Nhật Tân rất đẹp. Nhìn thấy cành đào, tôi gặp cảnh sinh tình lẩy mấy câu Kiều hợp cảnh hợp người: “Trước sau nào thấy bóng người/ Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Ông bạn cũng là một tay mê Kiều say đắm ra câu đố cho ông Khoát: Bây giờ ông giới thiệu điển tích hai câu Kiều này bằng hình thức thơ lục bát cho dễ thuộc. Ông Khoát ngẫm nghĩ, nếu theo lời giải thích điển tích hai câu thơ trên có nghĩa là: Xưa Thôi Hộ

đời Đường thi tiến sĩ không đỗ, tiết thanh minh đi chơi gặp người con gái đứng bên gốc đào cho uống nước. Năm sau Thôi Hộ lại tới chốn cũ, thời cửa khóa, người vắng. Bèn làm bài thơ có hai câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong (Bây giờ mặt người không biết đi đường nào/ Hoa đào thời vẫn như thế mà cười với gió từ phương đông tới). Gió đông đây là gió xuân, gió của dương thế, tức Kim Trọng. Ông Khoát bèn hạ bút ứng khẩu ngay bài lục bát dựa trên nội dung đó tặng ông bạn vì hình như Truyện Kiều đã ngấm vào ông hóa thành máu thịt đã lâu. Ông viết: “Danh nhân Thôi Hộ đời Đường/ Đẹp trai giữ hội lệ thường du xuân/ Đi qua xóm nhỏ dừng chân/ Ghé nhà gõ cửa ngoài sân đứng chờ./ Để xin nước uống, bất ngờ/ Thập thò thiếu nữ muốn đưa cho chàng/ Tay Thôi đỡ chạm tay nàng/ Ngượng ngùng nàng thẹn má càng đỏ tươi/ Năm sau ngày hội xuân qua/ Thôi tìm đến xóm đào hoa năm rồi/ Cảnh xưa nay vắng bóng người/ Then cài cửa khóa hoa cười gió đông”. Ông bạn hàng xóm khen giỏi, giỏi quá! Rồi tặng ông Khoát cành đào này. Thật lạ, từ ngày mê Kiều, thuộc Kiều và chép Kiều thì bệnh tim của ông cũng giảm dần như một liều thuốc bổ chữa được bệnh Tâm. Ông bạn hàng xóm bảo: Sao vườn nhà ông rộng, nhiều cây cối có tên trong Truyện Kiều mà ông không lập Vườn Kiều thành địa chỉ cho chúng tôi đến sinh hoạt vịnh Kiều. Bắt đầu từ đó ông Khoát cho dựng tượng các nhân vật trong truyện Kiều và sưu tầm các loại cây có tên trong sách Kiều. Chọn những câu Kiều hợp tình hợp cảnh gắn biển lên thân cây và tựa đề minh họa có sức hấp dẫn trực quan sinh động.

Bước vào ngõ của Vườn Kiều tôi bắt gặp cây liễu xanh tha thướt trĩu cành trong gió. Cạnh đó là bức tượng chàng Kim Trọng mặc áo xanh cưỡi ngựa trắng, thong dong nằm trong những cây hoa và cây kiểng. Phía bên kia là tượng Vương Quan hai tay chắp làm lễ

chào Kim Trọng và tượng hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đứng e ấp bên nhau dưới bóng liễu và bóng thông. Toàn bộ không gian phối cảnh đó được ông Khoát thiết kế dựa trên cảnh Kim - Kiều lần đầu gặp gỡ trong tiết thanh minh mà thi hào Nguyễn Du đã miêu tả: “Trông chừng thấy một văn nhân/ Lỏng tay buông khấu bước lần dặm băng” và: “Chàng Vương quen mặt ra chào/ Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa”. Tôi hỏi ông Khoát: Sao bác lại chọn bối cảnh này để giới thiệu với khách tham quan đầu tiên. Ông bảo: Trong Truyện Kiều tôi cho dựng tượng bốn nhân vật Kim Trọng, Vương Quan, Thúy Kiều, Thúy Vân. Vì đây là những nhân vật hình thể đẹp. Nam thì khôi ngô tuấn tú, nữ thì “Khuôn trăng đầy đặn” đến nỗi “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” và cảnh gặp gỡ này đã có một dự báo linh cảm trước về số phận long đong của nàng Kiều sau này.

Ở trong Vườn Kiều, ông Khoát cho xây lầu Ngưng Bích hình lục giác có mái lợp ngói với hai cây cầu dẫn lên lầu. Lầu Ngưng Bích là chỗ Tú Bà đưa Kiều ra đó, ép Kiều tiếp khách và nàng đã tự tử mà không thành. Lầu Ngưng Bích trong truyện Kiều là: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân/ Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”. Khi thấy tôi chỉ vào hai con chó bằng sứ treo ở trước cây cầu thì ông Khoát giải thích: Ở đây tôi cho viết lại hai câu thơ trong truyện Kiều “Trước là Bạc Hạng, Bạc Bà/ Bên thì Ưng Khuyển bên là Sở Khanh” và “Khuyển Ưng đã dắt mưu gian/ Đưa nàng xuống trước để an dưới thuyền”. Ra thế, loài Khuyển chính là con chó. Cái ác, cái thiện cứ đan xen nhau thật tượng hình và vọng lại nghe như có cả tượng thanh nữa. Những câu thơ khắc họa rõ nét và sắc cạnh cứ như thấy sờ sờ trước mặt mình bóng dáng của một thời, dư âm của một số phận.

Ông Khoát lập bàn thờ Nguyễn Du để cho các đoàn đến tham quan dâng hương. Tiếp đó ông cho đắp bức tượng thân mẫu của thi hào là bà Nguyễn Thị Tần (quê ở Bắc Ninh) và nữ sĩ Hồ Xuân

Hương nổi tiếng một thời là người tình của Nguyễn Du. Tôi thấy ông chọn dựng thêm hai bức tượng này thật có ý nghĩa ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn Du. Một người mẹ từ cái nôi của văn hóa quan họ đã sinh ra Nguyễn Du và một người tình, người bạn thơ thân thiết. Sau này cuộc đời của Hồ Xuân Hương cũng khá lận đận với cái cảnh ngộ thân phận:“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng”.

Tiếp đó ông Khoát dẫn chúng tôi đi qua một cái cổng vòm uốn bằng cây phía trên treo hai câu thơ: “Trong khi chắp cánh liền cành/ Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên”. Đây là câu nàng Kiều phân trần với Kim Trọng khi lần đầu hai người hẹn hò tự tình mà chàng Kim: “Xem trong âu yếm có chiều lả lơi” thì Kiều từ chối và phân trần như thế. Điều khá đặc biệt là xung quanh khu vườn có bức tường xây cao 2 m, dài khoảng 100 m đắp nổi 20 bức phù điêu khá sinh động và hấp dẫn. Ông Khoát bảo: Truyện Kiều dài 3.254 câu với 20 chương. Tôi “mạn phép” rút lại 20 câu lục bát, mỗi câu lấy ở một chương. Ví dụ chương 1 tôi chọn hai câu:“Rút trâm sẵn dắt mái đầu/ Vạch ra cây vịn bốn câu ba vần” hay chương 2 là hai câu: “Chênh chao bóng nguyệt xế mành/ Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu”. Nghe ra tôi nhận thấy những câu ông chọn đều có động thái hợp với những nỗi niềm tâm trạng thân phận với bao chìm nổi, đắp nổi đầy vơi gắn với thân phận Thúy Kiều.

Không gian của Vườn Kiều phân bố bài trí xếp đặt khá hợp lý. Trong vườn có hòn giả sơn đắp lớn như núi thật để có đường tình cho cái Kim thoa chỉ nam dẫn Kim Trọng tới vầng trăng hẹn và mái tóc thề Thúy Kiều. Có mặt hồ dưới chân núi để sen tàn dưới ấy thì cúc lại nở hoa lưng núi trên này. Có thấp thoáng giữa cây xanh một mái am nhỏ, nơi vãi Giác Duyên gửi Thúy Kiều ở lại với cửa Phật để Kim Trọng có chỗ tìm tới mà tái hồi. Bước theo các dấu chân nhân vật, người vãn cảnh có cảm giác thấy khu

vườn như rộng hơn diện tích thực của nó vì trong không gian giới hạn ấy chứa 15 năm lưu lạc của nàng Kiều. Bước vào không gian, thời gian nghệ thuật của Truyện Kiều bắt đầu từ hòn non bộ Kim - Kiều gặp nhau: “Lần theo núi giả đi vòng/ Cuối tường dưới cỏ nẻo không mới vào…”, du khách gặp trong vườn gần 80 câu Kiều được viết chữ lớn treo trên các thân cây. Tới cây liễu thì: “Lơ thơ tơ liễu buông mành/ Con Oanh học nói trên cành mỉa mai”. Lần theo dây Cát đằng khách văn sẽ gặp cây Tùng, trên cây Tùng là câu “Trăm người nhờ bóng tùng quân/ Tuyết sương che chở cho thân Cát đằng”. Đến cây Lựu thì: “Nước vỏ Lựu, máu màu gà/ Mượn màu chiêu tập vẫn là còn nguyên”. Cứ như thế thơ định danh cây. Một lối định danh giàu tính nghệ thuật, nhiều khi giúp cây có vẻ đẹp mới. Nơi bụi hoa Mẫu đơn rực lửa đề: “Dạy rằng cứ phép gia hình/ Ba cây chụm ngọn một cành Mẫu đơn” thì màu lửa rừng rực hơn vì trong Mẫu đơn hoa như có máu chịu nạn của Mẫu đơn tiên …

Trong buổi đến thăm Vườn Kiều thật tình cờ và may mắn chúng tôi gặp đoàn sinh viên ngữ văn - Khoa Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Văn Hiến (TPHCM) đã đến tham gia buổi học ngoại khóa môn văn trung đại Việt Nam. Đoàn đi xe khách 45 chỗ ngồi, từ Sài Gòn xuống Biên Hòa khoảng 40 km để giúp sinh viên tiếp nhận “thẩm thấu” tác phẩm bất hủ của đại thi hào Nguyễn Du. Tại đây, đoàn vào thắp hương trước bàn thờ Nguyễn Du và sau đó được chủ nhân dẫn đi thăm và thuyết minh về Vườn Kiều. Đọc xong mỗi câu Kiều, ông Khoát không quên giảng dạy kỹ càng về các sự kiện liên quan và chú thích thêm bằng thể thơ lục bát do ông sáng tác, về một số điển cố, điển tích trong truyện Kiều. Tại đây, sinh viên được dịp tiếp xúc đọc và sưu tầm một số tài liệu quý, các bài nghiên cứu của các nhà Kiều học gửi tặng ông Khoát. Kết thúc là phần kịch hóa dựng lại hoạt cảnh tác phẩm Truyện Kiều như đoạn: “Kiều hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư” và cảnh “Kim Kiều đoàn viên”. Ở đây không còn là học môn văn nữa mà còn có cả sự hiểu biết thêm về sinh học, thực vật học và cao hơn là nhân học - Học làm người.

Trước khi chia tay, tôi ngỏ ý muốn chụp chủ nhân Vườn Kiều một tấm ảnh làm kỷ niệm. Ông Khoát chọn ngay cảnh đứng bên Kim Trọng đang rong ruổi bước ngựa. Ông vẫn mặc bộ quần áo giản dị thường ngày xuất thân từ một lão nông đã thổi hồn mình tái hiện truyện Kiều bằng một Vườn Kiều sinh động với tất cả tình yêu và tâm huyết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Và Vườn Kiều cũng như tấm lòng của ông luôn rộng mở như hai câu thơ chào khách: “Vườn Kiều đón khách du xuân/ Đọc thơ ngắm cảnh thương thân nàng Kiều”.

Vườn Kiều ở Biên Hòa

Ông Khoát dẫn khách tham quan bức tường đắp phù điêu Truyện Kiều. Ảnh: N.N.P

7 THỨ BẢY 13 - 1 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

THÁI AN

Tập thơ “Anh có cùng em đi đến hết cuộc đời?” của Lan Anh vừa ra đời sau tập thơ

thứ nhất hai tháng “Tìm thương yêu suốt một đời đi vắng” khi chị chưa vào “hội” thơ nào, mới chỉ là một nhà giáo làm thơ nhưng đã làm trái tim người đọc tan chảy, phải tái bản ngay sau đó. “Anh có cùng em đi đến hết cuộc đời?” là câu hỏi lớn luôn đau đáu đối với những người phụ nữ nhìn cuộc sống nghiêm túc khi yêu, đó cũng là khát vọng, là ước mong về một tình yêu đôi lứa trọn vẹn, không có tan vỡ chia ly. Hỏi để rồi hoài nghi, bởi tình yêu luôn khó nắm giữ, đến rồi đi, mong manh, dễ vỡ: “Hạnh phúc hay nỗi đau/ Tình cờ hay duyên nợ/Nhân gian mấy vạn người/Yêu mà không tan vỡ”- (Và em, thì yêu anh).

32 bài thơ trong tập là 32 cung bậc cảm xúc tình yêu, thôi thúc người đọc lật mở hết trang này đến trang khác, cùng rung cảm, cùng đồng điệu với tâm hồn thi sĩ. Chỉ có thơ tình thôi mà cuốn hút người

đọc đến vậy thì những vần thơ đó chỉ có thể được viết nên bằng con tim yêu đương cháy bỏng “Khẽ chạm vào tim để nghe/ Không còn từng hồi rạn vỡ/ Chỉ còn yêu thôi và nhớ/ Chỉ còn say đắm một đời” (Em chạm vào đời anh). Tác giả tập thơ là một người phụ nữ đẹp, dịu dàng, yêu thương nồng nàn mà bật ra những vần thơ giàu cảm xúc chân thật. Đã yêu thì người ta luôn muốn cột chặt nhau, khi có nhau rồi, sống trong hạnh phúc, niềm vui thì càng lo sợ tình yêu sẽ tan vỡ, bởi không có gì là bền chặt, là vĩnh cửu, hôm nay đắm đuối, ngày mai đổi thay, để con tim yêu lại, quặn thắt, đau buồn “Em bảo mình đừng nghĩ/ Em bảo mình đừng chờ/ Em bảo đừng thương nữa/Mà sao vẫn cứ mơ...” (Biệt ly), “Em như con thuyền trôi/ Anh, thành bờ bến lạ/Tình sóng vỗ đầy vơi/ Giữa đôi bờ nghiêng ngả” (Gửi trả anh linh hồn). Buồn đó,

nhưng lại quay về thực tại, tự an ủi “Ai đi qua thương nhớ/Mà đã quên được nhau/Ai trong đời mới gặp/Mà thương tới bạc đầu...” (Ảo tưởng một tình yêu). Có chia

ly, có đau buồn, nuối tiếc, nhớ thương mới day dứt mà thành thơ “Hãy ru em ngủ đêm nay/Bằng câu hát cũ những ngày đã qua/Đời thì ngắn, con đường xa/Mình

Những vần thơ ăm ắp yêu thương

HỒ SƠ TƯ LIỆU

không gặp lại sợ là mất nhau/Thời gian có đợi được đâu/Mà tình cay đắng mà sầu tháng năm/Mưa rơi gió rét lạnh căm/Anh hát ru nhé em nằm ngủ đây/À ơi ngủ giấc cho say/Bao kỷ niệm cũ lấp đầy giấc mơ” (Hát ru em).

Thơ Lan Anh nhẹ nhàng mà sâu lắng, giàu hình ảnh, nhạc điệu, đầy ắp tâm tình của một người thơ có sức viết đồi dào. Tình yêu luôn không có tuổi, ở tuổi 40, thơ chị lúc là xúc cảm của tim yêu cháy bỏng tuổi đôi mươi, khi thì nồng nàn đằm thắm của tuổi trưởng thành. Nếu mùa đông là mùa của hoài niệm, của nỗi nhớ về quá khứ, suy ngẫm về những gì đã qua, thì mùa xuân là mùa bừng nở, mùa sinh sôi những cảm xúc yêu thương, tươi mới. Đông qua, xuân đang đến, đọc “Anh có cùng em đi đến hết cuộc đời?” của Lan Anh để càng trân trọng hơn tình yêu, hạnh phúc, trân trọng hơn những giá trị yêu thương mà người đi bên cạnh đời mình đã trao gửi, để cùng nắm tay nhau đi đến hết cuộc đời. Chúng tôi xin giới thiệu cùng độc giả tập thơ tình hay này.

THƠM QUANG

Hồi tị (Chữ Hán: 迴 避) có nghĩa là tránh đi. Ví như một người được bổ làm

quan đứng đầu ở một địa phương, nếu có 1 người bà con đã là thuộc liêu ở chỗ đó thì người ấy phải tránh đi chỗ khác, thế gọi là hồi tị.

Hai chữ hồi tị khởi nguồn từ sự nghiệp cải cách nền hành chính quốc gia toàn diện và sâu sắc của vua Lê Thánh Tông - một vị vua anh minh đứng đầu thể chế quân chủ phong kiến. Trong bộ Lê triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) có quy định: “Quan lại không được lấy vợ, kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; cũng như không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà ở nơi mình làm quan lớn, không được dùng người cùng quê làm người giúp việc”.

Dưới triều Nguyễn, đặc biệt là từ triều vua Minh Mạng trở đi, luật hồi tị được thực hiện một cách triệt để, mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới rất nghiêm ngặt. Năm Canh Dần (1830), vua Minh Mạng xuống dụ: “Các lại dịch thuộc bộ, hễ có bố, con cùng anh em ruột, anh em chú bác cùng làm ở một bộ, đều cho trích ra, đổi bổ đi nơi khác. Các nha môn trong Kinh và ngoài tỉnh, gặp việc giống như thế, đều cứ thực tâu rõ, không nên vì tình riêng che chở”.

Để tránh việc các quan lạm dụng quyền thế, kéo bè kéo cánh bà con nội ngoại, bạn bè thân thuộc để nhũng lạm ức hiếp dân, năm 1831 vua Minh Mạng tiếp tục cấm các quan không được đứng đầu các tỉnh của mình, mà chuyển

Tìm hiểu về luật hồi tị triều NguyễnDưới triều Nguyễn, để tránh độc tài, chuyên quyền, tham nhũng, sự hoạt động của triều đình đều được đặt dưới sự giám sát, đàn hạch của các quan Ngự sử thuộc Viện Đô sát. Triều đình có chế độ tăng trợ cấp đặc biệt (gọi là tiền dưỡng liêm) cho các quan đi thanh tra, kiểm tra cán bộ, các địa phương để các quan có thể giữ được sự liêm chính của mình. Và để tránh bè phái, họ hàng cấu kết làm chuyện tiêu cực trong bộ máy nhà nước, triều Nguyễn đã đặt ra luật hồi tị.

sang đứng đầu ở một tỉnh khác. Ngoài ra, luật hồi tị còn được áp

dụng rộng rãi trong thi cử, đặc biệt là trong các kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình. Những người được dự phái đến trường thi làm việc, nếu có anh em thúc bá ruột hay chỗ cậu, cháu đi thi thì cho phép được hồi tị để đảm bảo tính công bằng.

Tiếp tục sự nghiệp của vua cha, vua Thiệu Trị cho định lệ các trường hợp quan lại bắt buộc phải hồi tị: “Trong nha môn, có nhiều người là bố vợ, anh em ruột của vợ, chồng chị, chồng em của vợ đều phải hồi tị”. Điều đó có nghĩa

là nhà nước không biết được người bổ nhiệm có những người thân ở cơ quan mới bổ tới, vì vậy khi người được bổ nhiệm thấy thế phải mang quyết định bổ dụng trả lại, không được tự tiện đến nhận chức ở đó. Nếu phát hiện ra, cần phải báo lại tức thì. Như trường hợp thự Tổng đốc Định - Yên là Phan Bá Đạt xét ra lại dịch ở 2 ty Phiên, Niết ở tỉnh Nam Định, có những người có cha con, anh em, thân thuộc cùng thuộc một tỉnh bèn xin đổi bổ đi tỉnh khác, để cho trong sạch các mối tệ hại trong đám lại dịch.

Năm Giáp Thìn (1844), Hiến tổ

Chương hoàng đế bổ sung nghị chuẩn trong luật hồi tị để thêm phần được rõ ràng: Phàm các nha môn lớn nhỏ trong Kinh, ngoài tỉnh nếu trong mỗi nha mà có thân thuộc phải để tang từ 3 tháng trở lên, cùng là những nha có tình thông gia, về bên gái có bố mẹ chồng, bên trai có bố vợ, cùng anh chị em vợ, hễ tương đối có tình thân hậu như thế đều cho hồi tị”. Nếu vì tình riêng nể nang, cố ý làm lệch lạc, khi sự việc phát giác sẽ phạt tội nặng. Ví như Án sát tỉnh Quảng Ngãi là Đặng Kham cùng với viên đốc học tỉnh ấy là Trần Văn Vy là thông gia, chưa thấy hồi tị. Đến khi Trần Văn Vy cho đổi đi làm Đốc học Hà Tĩnh. Hai viên ấy đều đến nhậm chức năm ngoái đã lâu ngày mà không đem duyên do tâu rõ từ trước, thì thuộc không hợp đều phải phạt bổng 3 tháng.

Năm Bính Ngọ (1846), vị vua thứ 3 của triều Nguyễn tiếp tục mở rộng thêm các trường hợp khác bắt buộc phải hồi tị: “Phàm những người cùng quê ở 1 hạt, mà làm quan cùng ở 1 tỉnh hoặc cùng 1 nha, và lại học cùng 1 thầy ở trường tư từ nhỏ đến lớn, cùng viết 1 nghiên, ngồi cùng 1 chiếu, tình nghĩa bạn bè rất thân thiết thì đều đem tình thực tâu rõ rồi xét trong khi ở chức, bọn ấy không có bỏ thiếu binh lương, liên can việc án ở trong sớ cũng phải làm cho rõ đủ

mới cho hồi tị”.Nghị chuẩn này được các vua

sau này của triều Nguyễn phát huy hết sức hiệu quả. Vào năm 1848, khi thấy Nguyễn Trinh là Tri huyện huyện Chân Lộc ở tỉnh Nghệ An cùng với Án sát tỉnh ấy là Phạm Bá Thiều là tình thầy trò, vua Tự Đức đã hạ lệnh phải cho hồi tị. Nguyễn Cư Trinh chuyển sang làm Tri huyện Quảng Xương tỉnh Quảng Trị.

Có thể nói, luật hồi tị dưới triều Nguyễn được thực hiện đã góp phần làm cho bộ máy nhà nước phong kiến được củng cố, tránh được tình trạng cục bộ, bè phái, địa phương chủ nghĩa và hoạt động có hiệu quả hơn.

Hiện nay, Luật Phòng, chống tham nhũng có nhiều quy định áp dụng luật “hồi tị” của triều Nguyễn xưa, tuy nhiên phạm vi hẹp hơn rất nhiều. Khoản 3, Điều 37, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012) quy định: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hóa, ký hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Hồ sơ H48/20, Mộc bản triều Nguyễn -

Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV;2. Hồ sơ H22/39, Mộc bản triều Nguyễn,

Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV;3. Hồ sơ H23/53, Mộc bản triều Nguyễn,

Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

Vua Minh Mạng đã đặt ra rất nhiều quy định nghiêm ngặt cho luật hồi tị.

Tình yêu luôn là xúc cảm mãnh liệt trong mỗi người, nên thơ tình luôn có một vị trí đặc biệt trong thi ca. Là hội viên trẻ của Hội VHNT Lâm Đồng, Đinh Thị Lan Anh ghi dấu ấn là một cây bút thơ tình khiến người đọc thổn thức, rung cảm cùng với những vần thơ đầy ắp yêu thương của chị.

Tập thơ Anh có cùng em đi đến hết cuộc đời?

8 THỨ BẢY 13 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Tập hợp ảnh: NHẬT QUÂN

Từ Lễ hội Hoa năm 2017, ngoài chương trình tham quan đồi chè như lâu nay, Công ty TNHH Tâm Châu

đã triển khai mô hình “Du lịch canh nông Tâm Châu” đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về cây chè, quy trình chế biến trà, thưởng thức trà và ẩm thực naracuqua tại Nông trường Tâm Châu (thuộc Công ty TNHH Tâm Châu) ở Thôn 4, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, chuyên trồng các giống trà Oolong cao cấp như Kim Xuyên, Thanh Tâm, Tứ Quý, Thúy Ngọc, Oolong thuần... (Ảnh 1)

Mô hình trải nghiệm du lịch canh nông Tâm Châu không chỉ có chè và các sản phẩm trà mà còn có nấm, rau, củ, quả, trên diện tích 10 ha trồng nấm - rau - củ - quả, 40 ha trồng chè, 1 ha khu chăn nuôi gia súc - gia cầm và 1 nhà máy chế biến chè với quy mô lớn. Hành trình trải nghiệm đi trên những con đường Naracuqua - có những dây bí dây bầu quấn quít, những bông hoa mướp hoa dưa vàng xinh, lấp ló trái non vui đùa với những bịch nấm lẫn vào đám hoa hướng dương, hoa bướm... Và lúc nào cũng có thể “té” vào vườn chè với đủ mọi cảm xúc. (Ảnh 2)

Sau 1-2 tiếng lang thang khắp đồi chè rộng mênh mông, bên hồ nước xanh biếc in bóng những cây sò đo cam bông đỏ lựng, du khách dừng chân ở khu ẩm thực tự chọn có đặc trưng “từ trang trại tới bàn ăn” với hàng chục món ăn dân dã như bún, bánh cuốn, bánh hỏi; xa lát, rau mầm trộn; khoai lang, khoai mì hấp; các loại chè, nước trái cây... rất “đã” sau thời gian vất vả “hái” chè! (Ảnh 3)

Tiếp theo giai đoạn “nghỉ ngơi và tiếp năng lượng”, du khách tham quan nhà máy sản xuất trà theo một quy trình khép kín rộng hơn 5.000 m2 với các trang thiết bị, công nghệ hiện đại của Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ; tiếp cận khu vực chế biến trà; đi qua những sân phơi thơm ngát hương trà... (Ảnh 4)

Tại phòng khách của nhà máy, du khách có cơ hội thưởng thức nghệ thuật pha trà, thưởng trà và những câu chuyện quanh ấm trà về quá trình phát triển của nông trường trà Tâm Châu, quy cách nuôi trồng các giống trà Oolong, phương thức duy trì sự tinh khiết của trà qua cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hữu cơ, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất nông dược và phân bón vô cơ, để nâng cao chất lượng cây trồng và bảo vệ môi trường. (Ảnh 5)

Du khách cũng được hướng dẫn cách tiêu khiển với ly trà qua một số trò chơi thú vị, để khi chia tay rồi, nhớ mãi hương trà, nhớ mãi khung cảnh thơ mộng được nhấm nháp vài đọt chè tươi còn ướt đẫm hơi sương mỗi sớm mai, hay ngẩn ngơ ngắm chiều hoàng hôn giữa bát ngát nương chè... (Ảnh 6)

HÀNH TRÌNH DU LỊCH CANH NÔNG “ĐÀ LẠT KẾT TINH KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH”

Trải nghiệm thú vị ở nông trường chè

1

2

3 4

5 6

9 THỨ BẢY 13 - 1 - 2018CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

Nữ kỹ sư say mê nghiên cứu cây trồngĐÔNG ANH

Học ngành Công nghệ sinh học (ĐH Đà Lạt) nên khi ra trường và về Trung tâm NCTNNLN

Lâm Đồng làm việc được xem là đúng sở trường đối với chị Hệ. Môi trường làm việc phù hợp cộng với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo Trung tâm nên chị đã có cơ hội tham gia thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu, trong đó, các đề tài chủ yếu liên quan đến các loại cây trồng. Khi mới về Trung tâm NCTNNLN Lâm Đồng vào năm 2011, chị Hệ làm việc tại bộ phận nghiên cứu cây trồng. Lúc này, Hệ cùng nhiều anh chị em khác làm việc tại phòng sản xuất giống cây hồng môn đã nghiên cứu, lai tạo được nhiều giống hồng môn để cho người dân tại Bảo Lộc, Di Linh, Đà Lạt sản xuất. Sau đó, Hệ tiếp tục tham gia Đề tài thử nghiệm phân bón cho cây cà phê chè của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và là người thực hiện chính đề tài tại khu vực Lâm Đồng. Đề tài được triển khai từ năm 2011 đến năm 2015 thì kết thúc và chuyển giao cho người dân với mục tiêu chính là không để dư lượng phân bón trong đất nhiều. Trong suốt quá trình làm đề tài, mỗi tháng Hệ đều có mặt tại Trạm Sản xuất và thực nghiệm Đơn Dương (trực thuộc Trung tâm NCTNNLN Lâm Đồng) để theo dõi vườn thực nghiệm tại đây. “Dù chỉ làm đề tài về phân bón nhưng gần như mình

phải chịu trách nhiệm cho cả vườn về tình hình dịch bệnh và các vấn đề phát sinh khác nên có khi phải ở lại cả tháng trời. Khi đề tài kết thúc, Trung tâm đã tổ chức tập huấn, chuyển giao cho 50 hộ dân tại xã Nam Ban, huyện Lâm Hà. Theo ghi nhận từ người dân được chuyển giao, khi triển khai đề tài này dù mất nhiều công bón phân hơn nhưng lượng phân bón giảm được từ 20 - 40% và dù năng suất không tăng nhưng cây cà phê phát triển bền vững” - chị Hệ chia sẻ.

Từ tháng 8/2015, chị Hệ chuyển về làm việc tại Phòng Khoa học và Chuyển giao công nghệ tại Trung tâm. Tại đây, chị chủ yếu làm công tác quản lý các đề tài nghiên cứu, tư vấn cho các bộ phận khác trong công tác nghiên cứu. Thế nhưng, theo gợi ý của lãnh đạo Trung tâm, sắp đến, chị sẽ tiếp tục nghiên cứu một số đề tài liên quan đến các loại sâm Hàn Quốc, sâm Ngọc Linh. Chia sẻ về công tác nghiên cứu tại Trung tâm, chị Hệ cho biết: Có những đề tài có độ chênh rất lớn giữa nghiên cứu với khi áp dụng vào thực tế. Do đó, ngoài việc bám sát đề tài thì khi thực nghiệm vào thực tế mình cũng phải xuống tận nơi để hướng dẫn cho người dân theo phương án

mưa dầm thấm lâu để đảm bảo đề tài phát huy được hiệu quả”.

Ngoài công tác nghiên cứu khoa học, chị Hệ còn được anh chị em trong Trung tâm tín nhiệm bầu giữ vai trò Trưởng ban Nữ công của Công đoàn. Hiện, Công đoàn cơ sở Trung tâm NCTNNLN Lâm Đồng có 34 đoàn viên chia làm 3 tổ công đoàn; trong đó, có 19 đoàn viên là nữ. Do đã tham gia công tác nữ công từ nhiệm kỳ trước nên đến nhiệm kỳ này, chị Hệ đã khá quen công việc và luôn

là thủ lĩnh khởi xướng các hoạt động công đoàn, nhất là các hoạt động liên quan đến chị em phụ nữ. Ngoài các hoạt động thường kỳ như thi cắm hoa, nấu ăn, biểu diễn thời trang vào các dịp lễ thì Công đoàn Trung tâm còn triển khai nhiều hoạt động thiết thực có ý nghĩa, như hàng tháng phối hợp với Phòng Khoa học và Chuyển giao công nghệ tổ chức các buổi sinh hoạt học thuật cho những cán bộ trẻ. Tại các buổi sinh hoạt này, những cán bộ trẻ sẽ trình bày các

đề tài có tính mới, tính ứng dụng cao trong nước và trên thế giới, sau đó sẽ được những cán bộ kỳ cựu, có kinh nghiệm góp ý. Qua các buổi sinh hoạt học thuật này, những cán bộ trẻ cũng tìm kiếm và đề xuất những đề tài mới để Hội đồng khoa học của Trung tâm góp ý và xét duyệt nếu đề tài đạt yêu cầu. Ngoài ra, Công đoàn Trung tâm còn tạo điều kiện về thời gian, phòng ốc và mời giáo viên về dạy tiếng Anh cho cán bộ trong Trung tâm. Đây cũng là cách để giúp cán bộ nâng cao trình độ, tiếp cận được những tài liệu khoa học bằng tiếng Anh. Chị Hệ cho biết: “Công việc chính của Trung tâm là nghiên cứu khoa học nên lãnh đạo luôn tạo điều kiện để anh chị em có môi trường làm việc thoải mái, tạo điều kiện để có nhiều đề tài nghiên cứu. Bình quân mỗi năm, Trung tâm có hơn 10 đề tài, dự án nghiên cứu các cấp. Riêng năm 2017, cán bộ trong Trung tâm đã thực hiện 10 đề tài, dự án. Một số đề tài nổi bật như: Mở rộng mô hình nuôi tằm con tập trung tại Bảo Lộc; Nghiên cứu các phương pháp canh tác, bón phân cho cây chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại Lâm Đồng và Gia Lai...”.

Môi trường làm việc tốt đã tạo động lực cho cán bộ Trung tâm NCTNNLN Lâm Đồng tiếp tục cống hiến để ngày càng có nhiều đề tài được chuyển giao hiệu quả vào thực tế.

Hơn 6 năm làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông lâm nghiệp (NCTNNLN) Lâm Đồng, chị Trần Thị Hệ (31 tuổi) đã tham gia nhiều đề tài nghiên cứu có hiệu quả cũng như đề xuất nhiều sáng kiến mang lại lợi ích cho đơn vị.

Chị Trần Thị Hệ nghiên cứu tại Phòng nuôi cấy Trung tâm NCTNNLN Lâm Đồng. Ảnh: Đ.A

Vị cay cay, thơm nồng của các món ăn mang phong vị ẩm thực Hàn Quốc dễ khiến người ta “ấm lòng” trong thời tiết se lạnh của Đà Lạt.

HỒNG THẮM

Tuy nhiên, để phù hợp với nhu cầu của thực khách, nhiều chủ cửa hàng đã điều

chỉnh trong chế biến, không còn giữ nguyên hương vị đặc trưng như người bản xứ.

Như chúng ta thường thấy, trên một bàn ăn hoàn chỉnh của người Hàn Quốc, bên cạnh hương vị là yếu tố tiên quyết thì cách trang trí, sắp đặt cũng rất cầu kỳ, chỉn chu, các dụng cụ như đũa, thìa... cũng được người Hàn Quốc vô cùng chú trọng. Trong bất kỳ món ăn nào từ kim chi, cơm cuộn, cơm trộn, mì, canh... vị cay luôn đóng vai trò chủ đạo. Ngay từ màu sắc - những miếng kim chi phủ ớt bột đỏ rực thì dù chưa ăn cũng có thể cảm nhận được vị nóng lan tỏa nơi đầu lưỡi.

Vốn ưa thích các món ăn có vị chua, cay nên từ lâu Huỳnh Thanh Thảo (22 tuổi, Đà Lạt) đã là một

Ẩm thực Hàn Quốc hấp dẫn giới trẻ

trong những “tín đồ” của món Hàn. Với Thanh Thảo, những chiếc đĩa nhỏ xinh xắn đựng từng loại thức ăn riêng biệt tạo nên một bức tranh ẩm thực sắc màu, tinh tế. “Từ ngày yêu thích âm nhạc, thường xuyên tìm đọc về văn hóa và theo dõi các chương trình có sự tham gia của ca sĩ thần tượng mà mình mê luôn các món ăn lúc nào không hay. Tuy nhiên, ở đây, món ăn Hàn cũng phần nào được điều chỉnh cho phù hợp khẩu vị của khách hàng người Việt”,

Thảo chia sẻ.Chị Ngọc Châu, chủ cửa hàng

Cơm cuộn Hàn Quốc trên đường Bùi Thị Xuân cũng khẳng định điều này. Chị Ngọc Châu cho biết, cửa hàng của mình đã mở cửa được hơn 3 năm và đã có rất nhiều thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng. Từng có thời gian sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc nên theo đánh giá của chị, hương vị của các món ăn truyền thống Hàn Quốc không hợp với phần đông khách

đến với cửa hàng. Đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên với giá bình dân nên cửa hàng phục vụ các món ăn nhanh như cơm cuộn, bánh gạo cay, mì cay, canh rong biển…

Tương tự, quán ăn Mì cay Seoul tại khu Hòa Bình cũng là một địa chỉ thường xuyên được giới trẻ ở Đà Lạt ghé thăm. Theo chủ quán 9X Nguyễn Vũ Nguyên, có tới gần 70% khách hàng là người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, khách đến từ Hàn Quốc và các nước khác cũng thường xuyên lui tới cửa hàng của anh. Thời gian đầu quán chỉ phục vụ mì cay vì từ 2 năm trở lại đây món ăn này có sức hấp dẫn rất lớn đối với giới trẻ. Sau này thực đơn được mở rộng vì nhu cầu của khách hàng nên những món ăn khác tiếp nối ra đời. Trung bình mỗi ngày quán phục vụ khoảng 200 phần ăn, vào dịp lễ và cuối tuần thường đông hơn.

“Bản thân mình ngoài việc tham khảo thực đơn trên internet thì cũng đi học thêm công thức chế biến món ăn Hàn Quốc. Ngoài rau củ, nguyên liệu tươi của Đà Lạt thì các loại gia vị như tương, ớt bột… phải nhập từ các cửa hàng bán đồ Hàn Quốc ở Hà Nội. Thông qua góp ý của khách hàng, các món ăn

tại cửa hàng đã có nhiều thay đổi để phù hợp khẩu vị của số đông”, anh Nguyên cho biết.

Mỗi lần đi trên đường Trần Nhân Tông, nhiều người bị thu hút bởi cửa hàng nhỏ nhắn có tên Mary được trang trí theo phong cách Hàn Quốc. Chủ nhân của nó là một phụ nữ người Hàn Quốc đã về hưu. Khác với những cửa hàng mới mở, quán Mary được trang trí, phục vụ các món ăn mang hương vị truyền thống đặc trưng do chính tay chủ quán - bà Mary chế biến.

Không gian quán từ bàn ghế, màu sắc được thiết kế rất đặc trưng theo phong cách Hàn Quốc. Thực đơn là những món ăn truyền thống của người Hàn trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài rau xanh, toàn bộ nguyên liệu và gia vị được bà và người thân đưa trực tiếp từ Hàn Quốc sang đây.

Bà Mary cho biết, ngoài một số nhà hàng lớn thì các cửa hàng đa số món ăn Hàn Quốc không còn giữ được mùi vị đặc trưng. Chính vì thế, sau khi quyết định sẽ gắn bó phần đời còn lại tại đây, bà muốn đưa văn hóa ẩm thực, trang phục của xứ sở kim chi một cách nguyên bản đến gần hơn với người Đà Lạt và du khách.

Vị cay, nóng của ẩm thực Hàn Quốc hấp dẫn giới trẻ. Ảnh: H.T

10 THỨ BẢY 13 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về: Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383

Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân hàng Công thương chi

nhánh Lâm Đồng - VietinBank. PHÒNG BẠN ĐỌC

Anh Nguyễn Hiền rất cần sự chia sẻ của cộng đồng

Anh Nguyễn Hiền bị liệt tứ chi sau tai nạn.

Anh Nguyễn Hiền (SN 1974, trú tại số nhà 13/10, đường Lữ Gia, Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đang rất cần sự giúp đỡ, sẻ chia của cộng đồng.

Năm 2003, anh Nguyễn Hiền nên duyên vợ chồng với chị Nguyễn Thị Điệp (SN 1985), hai người cùng quê Thừa Thiên - Huế. Hai anh chị có với nhau ba con gái, cháu lớn (SN 2004) học lớp 8 Trường THCS và THPT Chi Lăng, cháu thứ hai (SN 2008) học lớp 4 Trường Tiểu học Phan Như Thạch và cháu nhỏ (SN 2014) học mẫu giáo tại Trường Mầm non 9. Tài sản của anh chị không có gì nhiều ngoài sức lao động và 2 sào vườn trồng rau. Hàng xóm của anh chị cho biết, gia đình anh chị tuy nghèo nhưng sống với nhau rất ấm êm, hạnh phúc.

Nhưng rồi tai họa đã đổ ập xuống ngôi nhà hạnh phúc ấy. Tháng 8/2017, trong khi làm

vườn, do hệ thống điện bị hỏng, anh Hiền đã leo lên cột điện để sửa, nhưng thật không may, anh bị vướng vào dây điện và ngã từ trên cao xuống đất. Gia đình đã kịp thời đưa anh đi cấp cứu và được bác sỹ chẩn đoán anh bị chấn thương đốt sống cổ, dập tủy, liệt tứ chi… Đã gần 5 tháng trôi qua, gia đình đã đưa anh Hiền đi chạy chữa nhiều nơi: Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lâm Đồng, Bệnh viện Chợ Rẫy… nhưng bệnh tình của anh vẫn chưa có nhiều chuyển biến.

Hiện tại, kinh tế gia đình anh Hiền đang lâm vào cảnh túng thiếu, nợ nần chồng chất. Chị Điệp cho biết, đất vườn nhà chị đã cầm cố để vay nợ, còn căn nhà nhỏ chị đang tính bán để có tiền lo chạy chữa cho anh. “Còn người còn của mà anh, chỉ mong chồng em sớm khỏi bệnh để lo cho gia đình” - chị Điệp trăn trở.

NHẬT KÝ ĐIỀN DÃ

MA HIÊNG

1. Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tôi đã đi điền dã một số buôn làng, gặp gỡ một số người già nhờ họ kể chuyện cổ (khan t’rơ can). Những người tôi tìm tới theo địa chỉ mọi người chỉ dẫn đều đã rất lớn tuổi. Những ngày đầu đi, tôi hớn hở nghĩ thầm chắc tối nay mình sẽ sưu tầm được nhiều truyện lắm. Tuy nhiên, vì tìm đến khá đột ngột, với do trong khoảng thời gian rất dài họ không còn kể chuyện nữa nên đã quên đi rất nhiều. Những ngày đầu chỉ ngồi nghe tâm sự từ những người vốn thuộc rất nhiều truyện cổ. Nhưng vì “tụi nhỏ chẳng còn ai tha thiết”, nên họ đã quên. Hiện nay, phần lớn mỗi gia đình người Churu đã có ti vi - một phương tiện giải trí vô cùng hữu ích. Đó là điều kiện tốt để bà con có thể biết thêm nhiều thông tin bổ ích bên ngoài buôn làng của mình. Nhưng không hiểu sao tôi cảm thấy lòng nặng trĩu. Những người tôi tìm gặp từ Chơ Răng Hao, Đạ Quyn, Rơ Lơm, Ma Am, Tà In... đều hẹn tôi vào một dịp khác: “Buối tối, trời mưa rào và cùng ngồi sưởi lửa”. Trong không gian ấy may ra họ sẽ nhớ…

2. Trở về nhà, tôi chợt nhớ da diết buôn làng của mình mặc dù tôi vẫn đang ở chính nơi này. Có lẽ điều tôi nhớ là buôn làng, con người trong ký ức. Khi ấy, trẻ nhỏ chúng tôi mỗi chiều chơi các trò chơi dân gian cho tới tối mịt. Sau đó về nhà, cầm bát cơm chan xì dầu ngồi bên bếp lửa vừa ăn vừa nghe bà kể chuyện cổ. Vào mỗi buổi chiều tối cuối tuần, đặc biệt vào mùa khô, khi lúa đã gặt xong,

mọi người lại xúm lại quanh bếp lửa trước sân một nhà nào đó nghe kể chuyện cổ. Có những câu chuyện dài mỗi tối chỉ kể được một đoạn, phải cả tuần mới kể hết chuyện như: Cơ Chay Lung, Cơ Chay M`Nhoal, Cơ Chay Clăl... Nhưng giờ đây đó chỉ còn là những hình ảnh trong ký ức nhạt nhòa. Những đứa trẻ người Churu bây giờ cũng giống bao đứa trẻ khác, sinh hoạt thay đổi theo guồng quay của cuộc sống hiện đại. Cuộc sống mỗi ngày của những đứa trẻ là đi học cả ngày, tối về phải học bài, rồi xem ti vi và đi ngủ. Vì lẽ đó cũng rất dễ hiểu khi các bạn trẻ của người Churu không hề biết dù chỉ là một truyện cổ tích của dân tộc mình. Và hiển nhiên không phải ai cũng biết trân trọng, gìn giữ những bản sắc của dân tộc mình. Chỉ có một số ít những người già, những người yêu mến giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc mình cảm thấy xót xa, tiếc nuối vì những giá trị tốt đẹp của cộng đồng dân tộc giờ chỉ còn trong dĩ vãng.

3. Tôi đã có một tuổi thơ thiếu thốn về vật chất, khi mà buôn làng chưa có điện, bữa cơm ngon nhất từng được ăn là cháo trắng với cá hấp, hay cơm với xì dầu, còn lại chỉ được ăn cơm độn khoai mì, khoai lang, đặc biệt ăn cháo bắp quanh năm. Nhưng tôi đã có một tuổi thơ đáng nhớ với những câu chuyện bà kể bên bếp lửa, những câu chuyện ông kể mỗi đêm cho đến khi chìm vào giấc ngủ. Bức tranh về tuổi thơ của tôi cũng sinh động hơn bởi những buổi chăn trâu khi mà lũ trẻ chúng tôi thi nhau kể truyện cổ tích xem ai thuộc nhiều hơn. Con người chúng

ta vốn rất trân trọng những thứ đã mất, vẫn luôn hoài niệm về quá khứ nên tôi vẫn luôn khao khát giữ lại những câu chuyện mình từng được nghe, để một số người có thể tìm đọc khi ký ức về tuổi thơ hiện về. Tôi biết rất khó để cho những đứa trẻ người Churu mình sống trong bầu không khí cổ tích như tôi đã từng sống nếu không muốn nói là không tưởng. Nhưng tôi vẫn hy vọng có thể góp chút công sức nhỏ bé của mình vào việc lưu giữ những giá trị tốt đẹp của người Churu cho thế hệ sau bằng công tác sưu tầm và tìm hiểu những truyện cổ.

Là một người con của dân tộc Churu, ngoài những chuyến đi cụ thể trên, trong suốt khoảng thời gian sinh sống tại thôn Long Bong, xã Tà Năng, tôi cũng tiếp xúc với nhiều người trong những lần đi đám cưới hay đi chơi. Bản thân cũng từng chứng kiến nhiều nghi lễ, nhiều phong tục tốt đẹp của dân tộc mình. Và bản thân

cũng ngậm ngùi, chua xót khi nhận thấy mỗi ngày trôi qua, các phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình mai một dần và có nguy cơ biến mất, điển hình là các nghi lễ tín ngưỡng, trang phục và văn học dân gian trong đó có truyện kể.

Bản thân tôi cũng may mắn khi được giảng dạy tại Trường PT Dân tộc nội trú tỉnh, nơi có đông đảo học sinh là người Churu theo học. Nhà trường cũng khuyến khích các hoạt động nhằm giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Do đó tôi có điều kiện, nhờ học sinh sưu tầm truyện cổ dưới hình thức bài tập về nhà trong dịp hè. Mỗi học sinh hỏi ông bà cha mẹ mình hoặc người trong buôn làng một câu chuyện. Từ những bài nộp của học sinh tôi đã tập hợp thêm được một số truyện như: Hai anh em và bà già ma, Chó và lợn, Đăm Jun, Sự tích thác Ponggur, Đăm Dưa, Cây đu đủ, Thác Bảo Đại, Sự tích

thác Bay... Cảm ơn các em, xem như các em đã đồng hành với tôi trở về với truyện cổ Churu, với Khan T’rơ can.

Qua chuyến đi này tôi nhận ra rằng đâu đó vẫn còn người tha thiết với những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Vì thế chỉ cần nỗ lực, ít nhiều sẽ góp sức vào việc sưu tầm, lưu giữ và tuyên truyền để phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

Những ngày đi sưu tầm truyện cổ tuy ngắn ngủi nhưng thật ý nghĩa. Qua chuyến đi này, tôi đã nhận được rất nhiều: ngoài những câu truyện cổ phục vụ cho đề tài luận văn, tôi còn nhận được tình cảm của người Churu ở các buôn làng, có thêm những hiểu biết về phong tục, tập quán của dân tộc mình. Đồng thời cũng nắm bắt được những suy tư trăn trở của một số già làng trước những thay đổi của cuộc sống hiện đại. Và có lẽ điều tôi nhận được nhiều nhất chính là được hòa mình vào không khí của miền ký ức - được lắng nghe những câu chuyện cổ ngay tại môi trường phát sinh ra nó! Thời gian đi sưu tầm không phải là dài nhưng những điều gặt hái được đã ngoài hình dung của tôi trước chuyến đi. Đó không chỉ là những tài liệu khoa học mà tôi có nhiệm vụ phải sưu tầm, ghi chép, phân loại; mà thông qua đó, tôi học thêm được cách thức giao tiếp với cộng đồng, bồi đắp thêm cho tôi tình yêu đối với những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc đang ngày một mai một và có nguy cơ biến mất. Chắc chắn trong tương lai tôi sẽ có nhiều chuyến đi như thế này, không chỉ giới hạn mà khắp các buôn làng của người Churu trong tỉnh Lâm Đồng.

Ma Hiêng đang ghi âm truyện cổ.

Sưu tầm truyện cổ Churu

LÂM HÀ: 150 hộ gia đình được hỗ trợ phát triển sản xuất

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lâm Hà, năm 2017 bằng nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện đã phân bổ cho 14 xã thực hiện 14 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất cho khoảng 150 hộ gia đình với tổng kinh phí thực hiện gần 3,7 tỷ đồng (Nhà nước 1,5 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng).

Phương án hỗ trợ sản xuất tập trung vào các đối tượng sản xuất: bò thịt lai cao sản, rau hoa công nghệ cao, cây ăn quả… Từ đây, giúp các hộ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo để đạt tiêu chí nông thôn mới của huyện.

HOÀNG YÊN

11 THỨ BẢY 13 - 1 - 2018CUỐI TUẦN

DỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

NHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... chắt chiu từng giọt sữa trong hạt ngô trắng đều thơm ngọt. Người làng không thắc mắc sao Nương đi mãi không về, những đêm trăng tròn, ba lại mang mẹt thuốc ra sân phơi rồi lại mang vào cất đi như thói quen của mẹ ngày trước. Nhớ con, ba ngồi rít thuốc rồi ho sù sụ trong bóng đêm. Ngoài đầu làng khói đốt xác ngô khô bay lên lửng lơ, gió đánh bạt từng ngụm bay lã chã về phía bên kia ngọn đồi đất đỏ. Gió lạnh từng đợt thốc vào mái nhà phần phật, sương rơi lắc rắc đọng lại từng giọt sáng loáng trên lá cây rừng. Ba định bụng đợi mấy hôm nữa mưa xuống vỡ đất gieo hạt xong xuôi ba sẽ lên phố thăm Nương một chuyến.

Cuối mùa trăng, ba lên phố. Ba đốt ba cây nhang đứng trước di ảnh mẹ, khấn vái lầm thầm rồi ra đi. Một cuộc đi tìm…

Bây giờ Nương không còn đến lớp được nữa. Nương cảm nhận được đứa bé đang lớn lên từng ngày trong bụng mình. Những cơn nghén hành hạ Nương, có lúc Nương thức trắng đêm không ngủ. Nhớ ba mẹ, nhớ ngôi nhà có hoa bên triền núi êm đềm sớm đón ban mai, chiều lồng lộng gió núi. Nhớ cả những gương mặt thiện lành của người đồng bào, nghèo mà chân chất nghĩa tình, có quả ngon đầu mùa cũng chắt chiu dành phần cho nhau. Nương nhớ đau nhớ đớn tuổi thơ ngọt ngào, tuổi thơ nghèo khó mang dấu lặng của chia sẻ và bao dung, của đồng cảm và thấu hiểu, trầm tĩnh và an trú… Ở đó từng chiều, đàn ông ngà ngà bên men rượu ngô say nồng, đàn bà nhóm bếp nướng quả ngô non giòn rụm.

Đêm trăng trai gái kéo nhau ra đầu làng ca hát, nhảy múa, thổi sáo và đối đáp nhau. Tiếng chim cú đứng trên gờ tường cao, thảng thốt kêu lên kéo Nương về với thực tại: cô đơn, khổ đau, tủi nhục và tuyệt vọng.

Chiều nay, Nương ngồi nhặt rau trước nhà, thoáng thấy cái bóng hao gầy với làn da nâu rám màu sương nắng. Cái dáng queo quen tảo tần suốt một đời, yêu thương và tha thứ. Nương quệt nước mắt, bưng rổ rau chạy vào nhà.

- Nương, về với ba đi con. Ở đây khổ lắm! Về đi con, làng tha thứ cho con, ba cũng tha thứ cho con…

… Câu nói của ba làm Nương nhẹ nhõm, câu nói thứ tha xóa bỏ những tủi nhục ê chề, xóa bỏ cô đơn và khổ đau giằng xé Nương một đoạn trường xuân sắc. Và, Nương thấy hạt nước mắt tròn tròn lăn dài trên đôi gò má rám nắng của ba, rồi rơi xuống vạt áo.

* * *Nương mím môi bước đi. Cảnh quê

bình lặng. Núi muôn đời vẫn hùng vĩ và hoang sơ, bao dung và bình lặng. Ba đi trước, Nương cúi mặt bước theo sau. Đến đoạn con suối chảy qua hai bên lô nhô những mỏm đá phủ rêu hằn sâu vết tích của thời gian. Chỗ này - nơi ba tiễn Nương đi lòng chứa chan hy vọng. Chỗ này - nơi mẹ ngã xuống, qua đời. Cũng chính tại nơi này, vẫn thói quen cũ, ba bảo Nương vục nước suối rửa mặt, chải tóc cho sạch sẽ rồi về làng. Về với những tấm lòng không bao giờ vơi cạn.

Núi rừng xào xạc. Nương bước qua con suối, mỉm cười. Bên kia đồi, bình minh nhấp nhô rực rỡ…

Về với ba... TIẾP TRANG 5

PHONG VÂN

Tìm về Ninh Thuận của dải đất miền Trung đầy nắng và gió, tôi không chỉ được

đắm mình trong biển xanh mênh mông của vịnh Vĩnh Hy, lang thang trên đồi cát Nam Dương hay khám phá những điều bí ẩn của những di tích tháp Chàm cổ kính, hay đắm mình nhìn đôi tay thoăn thoắt làm gốm ở làng nghề truyền thống… mà tôi còn có cơ hội được lạc bước vào những vườn nho chín mọng, thoang thoảng hương vị ngọt ngào.

Ông Nguyễn Văn Ba, người địa phương vẫn thường gọi là Ba Mọi, ở xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận sau nhiều năm trồng, buôn bán nho đã chuyển hướng mở dịch vụ du lịch sinh thái ngay tại vườn nho nhà mình. Khi bạn vào vườn nho nhà ông Ba Mọi, ở đó sẽ có tiếp viên dẫn đoàn tham quan, có khi ông là người trực tiếp đứng ra hướng dẫn du khách về từng loại nho, cách trồng và chăm sóc. Đến với vườn nho Ba Mọi du khách không chỉ được tham quan miễn phí mà còn được mời ăn nho, uống rượu nho miễn phí tại vườn.

Ông Ba Mọi cho biết: “Tôi bắt đầu mở cửa cho khách tham quan vườn nho 2 năm nay. Tôi chưa có dịp để học làm du lịch một cách bài bản mà chỉ lên

Vào vườn nho Ba Mọi miễn phí “Phillip Kotler đã từng nói: “Một trong những quảng bá thương hiệu hiệu quả nhất là thông qua truyền miệng”. Để làm được điều này, mình phải làm dịch vụ thật tốt thì người này truyền tai người kia, thương hiệu của mình mới bay xa được”, đấy là lời chia sẻ của ông Nguyễn Văn Ba (hay còn gọi là ông Ba Mọi) khi ông mở cửa vườn nho của mình để đón khách miễn phí.

mạng để xem cách người ta làm, cái mà tôi tâm đắc là chữ Đức và chữ Tâm trong phát triển du lịch bền vững. Tôi có được may mắn và thuận lợi là có thị trường nho rộng lớn, không lo về đầu ra, chủ yếu làm sao để có sản phẩm chất lượng cung cấp cho khách hàng. Hướng mở du lịch của tôi chủ yếu để góp phần quảng bá cho thương hiệu nho Ninh Thuận”.

Để làm được điều này, ông Ba Mọi cũng thực hiện từng bước.

Ban đầu ông làm nhỏ, chưa đầu tư cơ sở vật chất gì nhiều, qua quá trình làm và học hỏi kinh nghiệm về phát triển du lịch canh nông, ông bắt đầu mở rộng đầu tư cơ sở vật chất như nhà vệ sinh, phòng máy chiếu để ông giảng dạy cho học sinh, sinh viên về quy trình sản xuất nho và khu vực cho du khách nghỉ ngơi thưởng thức nho… Mong muốn của ông là thông qua hình ảnh của mình, một ông nông

dân làm du lịch, nhiều du khách sẽ có cái nhìn tốt đẹp về người dân Ninh Thuận và một số sản phẩm được làm ra từ đôi bàn tay người nông dân trên miền đất “gió như phang, nắng như rang” Ninh Thuận quê ông. Hiện nay, lượng khách đang ngày một tăng, trung bình mỗi ngày có từ hàng chục đoàn ghé thăm vườn, nhiều khách lẻ trong và ngoài tỉnh cũng tìm đến học tập kinh nghiệm trồng loại quả này.

Ông Ba chia sẻ về việc thương hiệu nho Ba Mọi vì sao mà nổi tiếng: Hãy xem khách hàng là tiềm năng để phát triển và điều tối kỵ nhất đừng xem khách hàng là con mồi. Trong du lịch điều đáng sợ nhất là du khách một đi không trở lại… Làm sao để du khách lưu luyến thì cái cốt lõi là đừng bao giờ có tư tưởng chặt chém, dối trá. Có như thế du khách gần xa đến thăm vườn nho, họ có cái nhìn thiện cảm và từ đó lan tỏa ra, giờ thì vườn nho Ba Mọi nổi tiếng khắp cả nước…

Nếu bạn về Ninh Thuận hãy ghé vườn nho Ba Mọi, ở đó bạn sẽ được đi dạo quanh vườn nho, được đắm mình trong bầu không khí trong lành, thuần khiết giữa thiên nhiên được tạo nên từ bàn tay cần cù của những người nông dân. Vườn nho Ba Mọi không chỉ giúp du khách được ngắm nhìn tận mắt những quả nho căng mọng mà còn giúp du khách có cái nhìn mới về nông sản của mảnh đất Ninh Thuận, tham quan những công đoạn chăm sóc vườn nho, nhận biết loại nho đặc trưng của vùng đất này. Bên cạnh đó, trong chuyến tham quan vườn nho Ba Mọi, bạn còn được thưởng thức hương vị ngon tuyệt của những quả nho chín mọng, mứt nho, nho khô và nhâm nhi những loại rượu, si rô nguyên chất từ nho trong vườn.

Ông Ba Mọi trực tiếp hướng dẫn du khách tham quan vườn nho. Ảnh: H.Y

Các trợ lý ảo đã đua nhau phô diễn sức mạnh nhằm cạnh tranh vị trí thống trị trên thị trường “nhà thông minh” tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng CES 2018 đang diễn ra ở Las Vegas, Mỹ.

Samsung, LG Electronics, Panasonic và nhiều công ty khác chào đón tương lai với các sản phẩm công nghệ kết nối mọi thứ trong nhà, làm cho cuộc sống dễ dàng hơn.

Google và Amazon là những “tay chơi” chủ chốt trong xu hướng công nghệ này, với hai sản phẩm trợ lý ảo Assistant và Alexa đã và đang cạnh tranh khốc liệt để có mặt trong các thiết bị điện tử tiêu dùng và xe hơi. Bên cạnh đó, Samsung cũng đang nỗ lực bắt kịp với trợ lý Bixby.

“Chủ đề lớn nhất là cuộc chiến nhà kết nối giữa Google và Amazon,” ông Patrick Moorhead của hãng Moor Insights & Strategy cho biết trong một cuộc họp báo cận ngày khai

mạc CES.Ông Brian Blau, nhà phân tích của Gartner

cho biết: “Cạnh tranh đang nóng lên cho hệ sinh thái trợ lý thông minh và câu hỏi đặt ra là trợ lý ảo thông minh nào sẽ được lựa chọn trong năm 2018”.

Theo Blau, Apple và Google có nhiều tiềm năng, vì các trợ lý ảo của họ đã có mặt trên hàng triệu điện thoại thông minh và máy tính.

“Người thua cuộc, nếu có, là Cortana, bởi vì không ai nói về họ,” ông Blau nói thêm, khi đề cập đến trợ lý ảo của Microsoft.

Tuy nhiên, ông Moorhead đã phản đối nhận xét trên của ông Blau. Theo ông Moorhead, Microsoft dường như thể hiện sức mạnh bằng việc đưa Cortana trở thành trợ lý ảo chiếm ưu thế trong các cơ sở làm việc và Cortana đã có trên nửa tỷ máy tính chạy Windows 10.

Theo (VIETNAM+)

Các trợ lý ảo đua tranh tại triển lãm điện tử tiêu dùng CES 2018

THỨ BẢY 13 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Là những huấn luyện viên tên tuổi, liệu họ với danh tiếng của mình có cứu được những con tàu đắm là các đội bóng đang chìm xuống phía cuối bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh mùa giải năm nay.

Trục vớt “những con tàu đắm” ở ngoại hạng Anh

Góc ảnh đẹp

Ánh mắt. Ảnh: Bùi Phú Khánh

HLV David Moyes của West Ham. (Ảnh Internet)

GIA KHÁNH

Với sự hấp dẫn vốn có của mình, Ngoại hạng Anh mùa giải năm nào cũng có 2 cuộc chiến diễn ra

trong lòng của nó: cuộc chiến của những đội trong tốp đầu giành danh hiệu vô địch và cuộc chiến của những đội cuối bảng chạy trốn khỏi danh sách 3 đội xuống hạng.

Cuộc chiến cho tốp 4Rất dễ tiên đoán cho danh hiệu vô địch

Ngoại hạng Anh năm nay vì đến thời điểm này có cảm giác Manchester City (MC) đang một mình một ngựa băng băng về đích. HLV tài ba Pep Guardiola sau một thời gian cầm quân nơi đây có vẻ đã hiểu đủ rõ giải đấu này để tìm ra công thức chiến thắng cho mình.

Bằng nguồn tiền vô tận từ các ông chủ dầu mỏ Trung Đông, Pep Guardiola đã mua được những cầu thủ mình muốn và từ đội hình gần như “trong mơ” này ông đang lập ra các kỷ lục về bất bại cho bóng đá Anh lẫn bóng đá châu Âu. Với 62 điểm sau 22 trận đấu, đội bóng này đang tạo ra một khoảng cách cực kỳ an toàn với đội đứng sau mình là Manchester United (MU) chỉ mới 47 điểm. Thật khó để hình dung ra một kịch bản nào khác cho danh hiệu vô địch của MC, trừ phi họ chẳng muốn… vô địch hoặc bị một cơn bão chấn thương nào đó càn quét tất cả các trụ cột.

Và như thế cuộc chiến cho danh hiệu vô địch lại trở thành cuộc chiến cho các đội đứng sau MC muốn vào vào tốp 4 để giành 3 tấm vé còn lại dự Champions League châu Âu.

Xếp sau “Quỷ đỏ” MU là một nhóm 4 đội khác gồm Chelsea (46 điểm), Liverpool (44 điểm), Tottenham Hospur (41 điểm) và Arsenal (39 điểm). Khoảng cách điểm này tương đối mong manh vì đây mới chỉ là vòng thứ 22, nhưng có thể thấy các đội Liverpool, Tottenham đang chơi cực hay, còn Chelsea đã dần lấy lại uy thế của một nhà đương kim vô địch, còn MU vẫn “tử thủ” chắc chắn như cách chơi của Mourinho lâu nay. Rõ ràng 4 đội bóng này hoàn toàn đủ khả năng cạnh tranh cho suất 3 tấm vé đó, chỉ riêng Arsenal đang rất phập phù, trận hay trận dở, nếu muốn chơi Champions League mùa đến đội bóng này chỉ có thể thông qua cánh cửa vô địch Europa League như cách MU làm năm ngoái, trừ khi bản thân họ phải thay đổi.

“Những con tàu đắm”Nhưng có một cuộc chiến khác cũng không

kém phần khốc liệt, đầy căng thẳng và hấp dẫn ở Ngoại hang Anh rất đáng được xem. Đó là cuộc chiến trụ hạng của những đội đứng cuối bảng vốn thường ít được chú ý hơn những đội đầu bảng. Một trong số đó là con tàu đắm West Ham cùng vị cứu tinh David Moyes của nó.

David Moyes sinh 1963, người Scottland này thật ra không phải là vị HLV vô danh ở xứ sương mù, ông đã từng là HLV của các CLB Preston, Everton, MU, Real Sociedad và Sunderland, từng 3 lần nhận danh hiệu HLV của năm, 10 lần giành danh hiệu HLV xuất sắc nhất tháng ở giải Ngoại hạng.

Có lẽ sai lầm lớn nhất của vị HLV này là nghe lời “dụ dỗ” của HLV Alex Ferguson để rời CLB Eveton để chuyển đến huấn luyện cho MU với tư cách là “Người được chọn” khi vị HLV lừng lẫy tên tuổi này về hưu năm 2013. Tại Eveton, David Moyes đã tạo dựng tên tuổi cho mình khi biến đội bóng tầm trung này thành một đối thủ rất khó chịu cho bất kỳ đội bóng nào trong rất nhiều năm. Quả thật khó mà từ chối cho lời mời gọi đầy hấp dẫn này khi được huấn luyện cho một đội bóng lừng danh như MU, nhưng thành công ở Eveton chưa hẳn sẽ thành công ở MU. Tại MU, vị HLV này lập tức đã phải nếm trái đắng vì kết quả bết bát. MU sa thải, David Moyes đã phải lặn lội sang tận Tây Ban Nha cầm quân cho Real Sociedad, không thành công, ông về lại Anh và cũng lại chẳng thành với Sunderland.

Nhưng có vẻ lần này, David Moyes đã tìm được một đội bóng như mình mong muốn. Dù là một đội làng nhàng trong Ngoại hạng Anh, West Ham với bàn tay của HLV Slaven Bilic đã từng vươn khá cao trong những năm gần đây, nhưng rồi đột ngột sa sút trong mùa bóng năm nay. 11 trận ở Ngoại hạng, West Ham của Bilic chỉ giành được 2 trận thắng, rơi xuống khu vực cầm đèn đỏ, đứng vị trí thứ

18. Trận thua Liverpool 1- 4 tan nát ngay trên sân nhà như một giọt nước tràn ly đã khiến vị HLV người Croatia này mất ghế, David Moyes được mời đến.

Và điều ngạc nhiên đã đến. West Ham dưới thời Moyes tiếp tục để thua thêm 3 trận nữa và chỉ cầm hòa được 1 trận trong 4 trận kế tiếp (thua Watford 2-0, hòa 1-1 trước Leicester, thua Eveton 4-0, thua 2-1 trước MC), trước khi họ hòa 1-1 với Chelsea. Sau trận cầm hòa với đương kim vô địch này, West Ham đã tiếp tục thi đấu lên chân, cầm hòa Arsenal 0-0, thắng 3-0 trước Stoke City và từ đó đến nay trải qua loạt 4 trận mùa Giáng sinh, họ đã thắng 1, hòa 2 và thua 1, trong đó có trận hòa cực hay 1-1 trước Tottenham Hospur.

Rõ ràng với 22 điểm, xếp vị thứ 15 trong bảng xếp hạng hiện nay sau 22 trận với khoảng cách điểm không lớn so với 3 vị trí xuống hạng (Stoke City 20 điểm, xếp thứ 18; West Bromwich Albion, 16 điểm, xếp 19 và

chót bảng là Swansea City, 16 điểm ), vẫn còn khá sớm để nói rằng West Ham của David Moyes đã có thể thoát hiểm. Nhưng ít nhất con tàu đắm West Ham nay đã được trục nổi lên với rất nhiều hy vọng và họ phải nỗ lực nhiều hơn cho mục tiêu trụ hạng tại Ngoại hạng sắp đến.

Một “kẻ cứu tinh” vào hàng “vĩ đại” khác của bóng đá Anh cũng xuất hiện gần đây và lập tức làm thay đổi cục diện con tàu đắm Eveton một cách đầy ngoạn mục, đó là HLV Samuel Allardyce hay thường gọi là “Sam Bự” (Big Sam).

Eveton cũng chính là đội bóng David Moyes từng nắm quyền ở đây. Trong mùa trước, HLV Ronald Koeman đã đưa đội bóng này đến vị trí thứ bảy ngay mùa cầm quân đầu tiên, nhưng rồi đột ngột sa sút không phanh sau hè 2017 dù chi gần 175 triệu đôla vào thị trường chuyển nhượng. Trước khi Sam Allardyce đến đây, Eveton đang dần rơi tự do, chìm sâu dưới đáy bảng xếp hạng, Koeman bị sa thải.

Với Eveton, đây đã là đội bóng thứ 12 mà vị HLV người Anh sinh năm 1954 nổi tiếng cứu tàu đắm này cầm quân từ năm 1992 đến nay trong đó có lần nắm đội tuyển Anh và phải từ chức vị một vụ bê bối. Khi ông đến, Eveton hồi sinh lại trông thấy với một loạt trận thắng, đưa đội bóng từ phía cuối bảng lên lại hạng 9 với 27 điểm sau 22 trận đấu.

Ngoại hạng Anh đến nay với các cuộc chiến khốc liệt của mình luôn là một “cối xay” cho các HLV. Rất nhiều đội đã áp dụng phương cách “thay tướng, đổi vận” khi kết quả thi đấu bết bát và đã thành công. Nhưng trong thực tế, “trục tàu đắm” không bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng, hãy chờ xem cùng với David Moyes, Big Sam cùng hàng loạt HLV được thay thế trong đợt này sẽ làm gì cho đội trong mùa giải năm nay?

Báo Hàn khen ngợi sự tiến bộ của U23 Việt NamTrong một bài viết mới đây, tờ báo tiếng

Hàn Chosun đã dành lời khen cho sự tiến bộ của ĐT U23 Việt Nam dưới thời HLV Park Hang Seo.

Và tờ Chosun viết: “U23 Việt Nam đã gặt hái được một số thành quả sau khi có HLV Park Hang Seo. Tháng trước tại giải M150 Cup, U23 Việt Nam đã đánh bại U23 Thái Lan để giành HCĐ. Đây là chiến thắng đầu tiên của bóng đá Việt Nam trước Thái Lan kể từ năm 2008 (AFF Cup 2008)”.

“Đó là đội bóng có tổ chức, mạnh mẽ và tốc độ và cũng rất mạnh trong phản công.

HLV Park Hang Seo từng làm việc ở đội tuyển Hàn Quốc tại World Cup 2002 cũng như dẫn dắt các đội bóng Hàn Quốc, giờ đây ông dẫn dắt U23 Việt Nam và đây là một lợi thế”, trích đoạn trong bài viết của tờ báo Hàn Quốc.

Vào tối ngày mai 11/1, ĐT U23 Việt Nam sẽ ra sân thi đấu trận đầu tiên gặp U23 Hàn Quốc. Trước một đối thủ hơn hẳn về mọi mặt, thầy trò Park Hang Seo cần thi đấu bình tĩnh, chủ động để tránh mắc những sai lầm trước đối thủ.

Theo THETHAO247