ĐẢng bỘ quÂn sỰ tỈnh: mở rộng đối ngoại, đẩy mạnh thu hút...

8
VĂN HÓA - XÃ HỘI Rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp TRANG 4 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4766 - THỨ SÁU, NGÀY 14/4/2017 Phân loại nông sản tại Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Đà Lạt Tự Nhiên. Ảnh: P.Nhân TRANG 3 NHỚ LỜI BÁC DẠY Đề án 1816 góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở các tuyến TRANG 6 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Rác thải “tấn công” nguồn nước sinh hoạt của cư dân Đà Lạt TRANG 7 KINH TẾ Mô hình nông - thương kết hợp TRANG 3 TRANG 2 TRANG 5 Ngày 19/12/2016, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Đinh Thế Huynh - UVBCT, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ký ban hành Quy định số 55 - QĐ/TW của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên. Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm. (BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ TỈNH THANH HOÁ, 20/2/1947, T. 5, TR. 54) ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ TỈNH: Tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên Đó là “Diễn đàn Vật lý Giáo dục Lâm Đồng”, đang giữ vị trí tiên phong trên cả nước. Ra đời 7 năm, diễn đàn ngày càng có sức hút mãnh liệt bởi đông đảo giới giáo chức và học sinh yêu thích bộ môn Vật lý quan tâm. XEM TIẾP TRANG 2 Một diễn đàn giáo dục có sức hút lớn LÂM ĐỒNG: Xếp thứ 27 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 Mở rộng đối ngoại, đẩy mạnh thu hút đầu tư Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN thăm Tòa Giám mục Giáo phận Đà Lạt Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Viện trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa công bố bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng xếp hạng thứ 27/63 tỉnh, thành, thuộc nhóm khá. Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: Chi phí gia nhập thị trường thấp; Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; Chi phí không chính thức thấp; Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; Môi trường cạnh tranh bình đẳng; Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; Chính sách đào tạo lao động tốt; và thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả. Để đưa ra đánh giá, VCCI đã thu thập dữ liệu từ 10.037 doanh nghiệp tư nhân trong nước, trong đó có 2.042 doanh nghiệp thành lập trong năm 2015 và 2016 và 1.550 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ 46 quốc gia đang hoạt động tại 14 tỉnh, thành phố. PCI là bộ chỉ số được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam để đánh giá mức độ thuận lợi của thủ tục hành chính tại các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh khác nhau (như thủ tục đăng ký kinh doanh, đất đai, giấy phép, thanh tra, kiểm tra, tham nhũng…) và mức độ hỗ trợ của chính quyền (như tính năng động, đào tạo nghề, giải quyết tranh chấp…) theo đánh giá của các doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại địa phương. DIỄM THƯƠNG Ngày 13/4, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN Lê Bá Trình cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQVN tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh đã tới thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Đà Lạt nhân Lễ Phục sinh năm 2017. Đón tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN và đoàn có Giám mục Giáo phận Đà Lạt Antôn Vũ Huy Chương và Giám mục phó Đaminh Nguyễn Văn Mạnh. Tại buổi đến thăm, ông Lê Bá Trình đã thay mặt Ủy ban Trung ương MTTQVN gửi lời chúc mừng, chia vui với bà con giáo dân nói chung và giáo dân Giáo phận Đà Lạt nói riêng nhân Lễ Phục sinh năm 2017; chúc mừng Giáo phận Đà Lạt vừa có Phó Giám mục mới đó là Cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh...

Upload: others

Post on 09-Oct-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ TỈNH: Mở rộng đối ngoại, đẩy mạnh thu hút ...baolamdong.vn/upload/others/201704/23930_BLD_ngay_14.4.2017.pdf(BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương:

Diện mạo mới cho giao thông Lâm Đồng

VĂN HÓA - XÃ HỘIRút ngắn thời gian

thành lập doanh nghiệp TRANG 4

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4766 - THỨ SÁU, NGÀY 14/4/2017

Phân loại nông sản tại Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Đà Lạt Tự Nhiên. Ảnh: P.Nhân TRANG 3

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Đề án 1816 góp phần nâng cao chất lượng

khám, chữa bệnh ở các tuyến

TRANG 6

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCRác thải “tấn công”

nguồn nước sinh hoạt của cư dân Đà Lạt

TRANG 7

KINH TẾMô hình nông - thương

kết hợpTRANG 3

TRANG 2

TRANG 5

Ngày 19/12/2016, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Đinh Thế Huynh - UVBCT, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ký ban hành Quy định số 55 - QĐ/TW của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.

(BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ TỈNH THANH HOÁ,20/2/1947, T. 5, TR. 54)

ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ TỈNH:

Tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Đó là “Diễn đàn Vật lý Giáo dục Lâm Đồng”, đang giữ vị trí tiên phong trên cả nước. Ra đời 7 năm, diễn đàn ngày càng có sức hút mãnh liệt bởi đông đảo giới giáo chức và học sinh yêu thích bộ môn Vật lý quan tâm.

XEM TIẾP TRANG 2

Một diễn đàn giáo dục có sức hút lớn

LÂM ĐỒNG: Xếp thứ 27 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016

Mở rộng đối ngoại, đẩy mạnh thu hút đầu tư

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN thăm Tòa Giám mục Giáo phận Đà Lạt

Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Viện trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa công bố bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng xếp hạng thứ 27/63 tỉnh, thành, thuộc nhóm khá.

Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: Chi phí gia nhập thị trường thấp; Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định;

Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; Chi phí không chính thức thấp; Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; Môi trường cạnh tranh bình đẳng; Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; Chính sách đào tạo lao động tốt; và thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả.

Để đưa ra đánh giá, VCCI đã thu thập dữ liệu từ 10.037 doanh nghiệp tư nhân trong nước, trong đó có 2.042 doanh nghiệp thành lập trong năm

2015 và 2016 và 1.550 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ 46 quốc gia đang hoạt động tại 14 tỉnh, thành phố.

PCI là bộ chỉ số được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam để đánh giá mức độ thuận lợi của thủ tục hành chính tại các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh khác nhau (như thủ tục đăng ký kinh doanh, đất đai, giấy phép, thanh tra, kiểm tra, tham nhũng…) và mức độ hỗ trợ của chính quyền (như tính năng động, đào tạo nghề, giải quyết tranh chấp…) theo đánh giá của các doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại địa phương.

DIỄM THƯƠNG

Ngày 13/4, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN Lê Bá Trình cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQVN tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh đã tới thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Đà Lạt nhân Lễ Phục sinh năm 2017. Đón tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN và đoàn có Giám mục Giáo phận Đà Lạt Antôn Vũ Huy Chương và Giám mục phó Đaminh Nguyễn Văn Mạnh.

Tại buổi đến thăm, ông Lê Bá Trình đã thay mặt Ủy ban Trung ương MTTQVN gửi lời chúc mừng, chia vui với bà con giáo dân nói chung và giáo dân Giáo phận Đà Lạt nói riêng nhân Lễ Phục sinh năm 2017; chúc mừng Giáo phận Đà Lạt vừa có Phó Giám mục mới đó là Cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh...

Page 2: ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ TỈNH: Mở rộng đối ngoại, đẩy mạnh thu hút ...baolamdong.vn/upload/others/201704/23930_BLD_ngay_14.4.2017.pdf(BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN

2 THỨ SÁU 14 - 4 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Để góp phần thực hiện tốt Nghị quyết TW4 (khóa XII) về “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường vai trò nêu gương của cán

bộ, đảng viên, Bộ Chính trị nghiêm cấm việc lợi dụng tổ chức giao lưu, liên hoan, gặp mặt, chúc mừng trước, trong và sau mỗi kỳ đại hội, hội nghị, kỳ họp hoặc các dịp mít tinh, kỷ niệm ngày truyền thống, khai giảng hoặc khi cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm, luân chuyển công tác để ăn uống, “tiệc tùng”, tặng, nhận quà với động cơ vụ lợi... Bên cạnh đó, khi có đoàn công tác đến, địa phương, cơ quan, đơn vị, cơ sở phải thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về chế độ lễ tân, chế độ công tác, không tổ chức đoàn xe đưa đón, băng rôn, khẩu hiệu, trải thảm, tặng quà và tổ chức ăn uống lãng phí...

Quán triệt thực hiện Quy định số 55- QĐ/TW của Bộ Chính trị, thời gian qua, Đảng bộ LLVT tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chỉ huy các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của người đứng đầu trong thực hiện quy định của Bộ Chính trị. Đồng thời, phát huy vai trò tích cực của Hội đồng quân nhân, các tổ chức quần chúng, của cán bộ, chiến sĩ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giám sát thực hiện quy định này, kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt, phê phán những tập thể, cá nhân vi phạm.

Một trong những biện pháp để thực hiện quy định này đạt hiệu quả cao, đó là xác định trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu có ý nghĩa then chốt, quyết định đến sự chuyển biến, nâng cao toàn diện hiệu quả trên tất cả các mặt công tác ở cơ quan, đơn vị. Trên tinh

ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ TỈNH:

Tăng cường vai trò nêu gươngcủa cán bộ, đảng viênNgày 19/12/2016, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Đinh Thế Huynh - UVBCT, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ký ban hành Quy định số 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên.

thần đó, trong tất cả các hội nghị, cuộc họp, Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh thường xuyên nhắc nhở đến lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị việc chấp hành quy định. Đồng thời, thẳng thắn phê bình những đơn vị chưa chấp hành, chưa thực hiện nghiêm túc một trong những nội dung quy định nói trên; phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm tập thể, cá nhân trong thực hiện quy định.

Về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, bảo đảm nếp sống văn hóa mới theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước, năm 2016, cơ quan Bộ CHQS tỉnh cũng như các đơn vị trong LLVT tỉnh đều thực hiện nghiêm quy định của Bộ Chính trị, không tổ chức khánh thành trụ sở, thực hiện nghiêm Nghị định 145/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ

về tổ chức ngày kỷ niệm, ngày truyền thống của ngành; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua đơn giản, bớt gây lãng phí, tốn kém…

Để Quy định 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị nhanh chóng đi vào đời sống thực tiễn, nếp sinh hoạt thường xuyên ở từng cơ quan, đơn vị, trong thời gian tới, mỗi cán bộ, đảng viên thuộc LLVT tỉnh Lâm Đồng phải luôn quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định 55 của Bộ Chính trị, xem việc thực hiện là tiêu chí đánh giá để không ngừng xây dựng Đảng bộ Quân sự tỉnh trong sạch vững mạnh tiêu biểu, xứng đáng với niềm tin yêu của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương.

Đại tá TRẦN CHIẾNPhó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh

Đảng ủy Quân sự tỉnh quán triệt thực hiện Nghị quyết TW4 và Chỉ thị 05.

Bảo Lộc vận động cán bộ, nhân dân tham giaGiải Báo chí “Búa liềm vàng”

Chiều ngày 12/4, Ban Tuyên giáo Thành ủy Bảo Lộc đã tổ chức Giao ban công tác Khoa giáo để đánh giá công tác quý 1 và triển khai công tác quý 2; đồng thời, triển khai Cuộc vận động mọi người hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng “Búa liềm vàng” năm 2017.

Sau khi kiểm điểm, đánh giá và triển khai công tác khoa giáo, ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Bảo Lộc, nhấn mạnh: Giải Báo chí toàn quốc viết về xây dựng Đảng “Búa liềm vàng” có ý nghĩa chính trị sâu sắc, góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về xây dựng Đảng, thực hiện thắng lợi các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ 12 của Đảng cũng như góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Do vậy, Ban Tuyên giáo Thành ủy yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong khối Khoa giáo làm lực lượng nòng cốt trong việc tham gia và tuyên truyền, vận động, phổ biến rộng rãi để cán bộ, nhân dân cùng tham gia viết và có nhiều tác phẩm tham gia dự giải. X.LONG

Từ đầu năm 2017 đến nay, UBND 11 phường, xã thuộc TP Bảo Lộc đã giải quyết “một cửa” đúng hạn gần 13.000 hồ sơ hành chính nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong thời gian qua, UBND TP Bảo Lộc đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị và UBND 11 phường, xã trên địa bàn tiến hành rà soát, cập nhật mới gần 110 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi và gần 190 TTHC bãi bỏ, bổ sung.

Đồng thời, áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 tại bộ phận giải quyết TTHC “một cửa” từ cấp phường, xã đến cấp thành phố. Đặc biệt, tiếp tục ứng dụng hệ thống văn bản điện tử Eoffice tại 11 UBND phường, xã; 12 phòng, ban; 4 đơn vị sự nghiệp và 1 đội thanh tra xây dựng.

Đến nay, số lượng TTHC thực hiện theo cơ chế “một cửa” ở TP Bảo Lộc gồm: 251/251 thuộc thẩm quyền giải quyết cấp thành phố và 99/99 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết cấp phường, xã. M.KHẢI

Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác chỉ đạo, quản lý báo chí hiện nay; đồng thời, để thống nhất việc tổ chức giao ban báo chí tại các tỉnh, thành phố, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Công văn số 2189-CV/BTGTW về việc chỉ đạo thống nhất giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan chủ trì giao ban báo chí; các cơ quan phối hợp là Sở Thông tin - Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh. Theo đó, ngày 12/4/2017, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Công văn số 530-CV/BTGTU gửi Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các cơ quan thông tấn báo chí tỉnh; văn phòng đại diện và phóng viên thường trú của các báo đóng chân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng về việc thông báo tổ chức giao ban báo chí định kỳ. Thời gian thực hiện giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì bắt đầu từ tháng 5/2017. PV

Từ tháng 5/2017, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sẽ chủ trìgiao ban báo chí định kỳ

BẢO LỘC: Giải quyết đúng hạn gần 13.000 hồ sơ hành chính

Trong các ngày 11 và 13/4, Đoàn ĐBQH khóa 14, đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội thảo góp ý vào 4 dự thảo các bộ luật: Luật Thủy lợi, Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi), Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) và Luật Đường sắt (sửa đổi).

Ông Nguyễn Tạo - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng chủ trì hội thảo, với sự tham dự đông đảo lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh. Các đại biểu đã đóng góp hàng chục lượt ý kiến trực tiếp tại hội thảo (và góp ý bằng văn bản) đối với dự thảo từng bộ luật.

Đối với Dự thảo “Luật Thủy lợi”, đa số đại biểu tán thành theo dự thảo và cho đây là bộ luật sát với đời sống của nhân dân nước ta. Tuy nhiên, đề nghị bổ sung, chỉnh sửa lại từng điểm, khoản; kiểm tra câu từ, bố cục… thật chặt chẽ; đồng thời, bổ sung thêm các khoản mới vào Luật như “Tập thể, cá nhân xây dựng, khai thác công trình thủy lợi khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép (Điều 9 - các hành vi bị cấm); việc “xây dựng, khai thác các công trình thủy lợi phải quan tâm đến tính mạng, và tài sản của nhân dân vùng hạ du” khi có sự cố vỡ đập thủy lợi, hoặc xả lũ…

Đối với “Luật Chuyển giao công nghệ”, có ý kiến đề nghị đổi tên Luật thành “Luật Chuyển

giao và phát triển thị trường công nghệ” cho sát với yêu cầu hiện nay; đồng thời, bổ sung thêm các điểm, khoản mới vào Luật như “Công nghệ nông nghiệp cao”, “cấm chuyển giao công nghệ liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia”; khuyến khích chuyển giao “công nghệ sản xuất, bảo quản lương thực, thực phẩm sạch” - đây là vấn đề xã hội đang rất quan tâm, bức xúc…

Riêng “Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước” có nhiều vấn đề được đại biểu tranh luận sôi nổi; vì luật này liên quan đến nhiều lĩnh vực, khía cạnh, đối tượng và khá phức tạp. Trong đó, việc bồi thường của Nhà nước đối với những hành vi do cán bộ, công chức thực thi công vụ gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức; thiệt hại về vật chất và tổn hại về tinh thần; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, cơ quan tố tụng..., mức bồi thường, các quy định về bồi thường v.v…

Trong 4 dự thảo luật được đưa ra góp ý lần này có 1 luật mới (Luật Thủy lợi), 3 dự thảo luật còn lại là sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề vướng mắc…

Sau khi kết thúc hội thảo, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng sẽ tổng hợp để trình Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội định kỳ khai mạc vào ngày 22/5/2017 sắp tới.

THANH DƯƠNG HỒNG

Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức góp ý 4 dự thảo luật

... Đồng thời cũng đánh giá cao những đóng góp của Giám mục Antôn Vũ Huy Chương cũng như bà con giáo dân thuộc Giáo phận Đà Lạt trong việc hòa hợp giữa đạo và đời, góp phần xây

dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giúp nhau phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh và mong muốn trong thời gian

tới, Giám mục và Phó Giám mục tiếp tục hướng dẫn, vận động bà con giáo

dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp, xây dựng

Lâm Đồng ngày càng phát triển…Giám mục Antôn Vũ Huy Chương

đã thay mặt cho bà con giáo dân Giáo phận Đà Lạt cảm ơn Phó Chủ tịch

Ủy ban Trung ương MTTQVN đã tới thăm và chúc mừng. Qua đó, bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Ủy ban Trung ương MTTQVN và lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo điều

kiện để bà con giáo dân vừa xây dựng đức chúa, vừa xây dựng quê hương.

DUY NGUYỄN

Phó Chủ tịch Ủy banTrung ương MTTQVN...

TIẾP TRANG 1

Page 3: ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ TỈNH: Mở rộng đối ngoại, đẩy mạnh thu hút ...baolamdong.vn/upload/others/201704/23930_BLD_ngay_14.4.2017.pdf(BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN

3 THỨ SÁU 14 - 4 - 2017KINH TẾ

Hầu hết các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến đầu tư dự án tại Lâm Đồng đang hoạt

động rất hiệu quả, góp phần quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tăng cường công tác đối ngoạiHoạt động đối ngoại, mở rộng

kêu gọi thu hút đầu tư trong những năm qua luôn được tỉnh chú trọng và triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Nhờ vậy, bạn bè trong và ngoài nước đã biết đến Lâm Đồng nhiều hơn, từ đó đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng thu hút nguồn lực và nguồn vốn, tạo sức bật mới cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Cường cho biết: “Trong năm 2016, một trong những điểm nhấn của công tác đối ngoại của tỉnh, đó là ngày 5/6/2016, Lâm Đồng chính thức công bố Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 3/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt gắn với xúc tiến đầu tư vào tỉnh. Đây được xem là tiền đề quan trọng để Lâm Đồng tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, tìm hiểu đầu tư vào tỉnh, đặc biệt là thành phố Đà Lạt. Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phải vào cuộc tích cực để triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch có liên quan đến hoạt động đối ngoại”.

Nhằm mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,

Mở rộng đối ngoại, đẩy mạnh thu hút đầu tưVới quyết tâm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã vận dụng linh hoạt, hiệu quả chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng phát triển bền vững.

trong năm 2016, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thành lập Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế nhằm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, gồm: thông tin, tuyên truyền các hiệp định quan trọng như cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam - EU, Liên minh kinh tế Á-Âu và các hiệp định song phương khác; tập trung phát triển đồng bộ hóa các yếu tố thị trường, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, tăng cường phòng vệ thương mại… Đối với việc hợp tác trong nước, tăng cường hợp tác với các địa phương; đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, cơ quan chuyên ngành như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hệ thống ngân hàng, các tổng công ty lớn…

Trong hợp tác quốc tế, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện Khoa học

và xã hội nhân văn - cơ quan hợp tác Nhật Bản (JICA) về xây dựng “Dự án phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp”, đồng thời xác định 4 mục tiêu và 8 bước giải pháp quan trọng để thực hiện. Theo đó, các

hoạt động đối ngoại của tỉnh Lâm Đồng như: Ký kết hợp tác với tỉnh Đông Flanders của Vương quốc Bỉ; tổ chức các đoàn tham gia xúc tiến thương mại và du lịch tại Liên bang Nga và Campuchia; tổ chức gặp mặt với các tham tán đầu tư các nước (Hàn Quốc, Singapore, Pháp,

Canada, Mỹ, Nhật Bản…) đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp Lâm Đồng tìm đối tác, mở rộng thị trường; đồng thời, giúp ngành nông nghiệp địa phương tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Mặt khác, tỉnh còn tổ chức gặp gỡ các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tập đoàn đến từ nhiều nước, vùng lãnh thổ; qua đó giới thiệu môi trường đầu tư, cung cấp các danh mục, thông tin về dự án mà tỉnh đang kêu gọi đầu tư…

Tạo xung lực phát triển bền vữngVới những chính sách thu hút đầu

tư thông thoáng, những năm gần đây, Lâm Đồng luôn được đánh giá là một trong những địa phương hấp dẫn với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.

Theo đó, trong năm 2016, UBND tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 51 dự án trong nước, vốn đăng ký trên 2.184 tỷ đồng, diện tích đất thực hiện dự án khoảng 606 ha; nâng tổng số dự án (đến cuối năm 2016) được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư lên 760 dự án. Đối với dự án nước ngoài, có 1 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 100 ngàn USD. Cũng trong năm qua, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 10 dự án (4 dự án vào KCN Lộc Sơn, 6 dự án vào KCN Phú Hội), với tổng vốn đăng ký là 1.400 tỷ đồng, diện tích đất đăng ký 18,26 ha.

Theo thống kê của ngành chức năng, Lâm Đồng hiện có 285 dự án trong nước đã hoàn thành và đi vào hoạt động, chiếm tỷ lệ 35,1% tổng số dự án đăng ký; vốn thực hiện của các dự án đang triển khai và hoàn thành khoảng 36.178 tỷ đồng...

Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu chính của 5 tỉnh Tây Nguyên đạt được năm 2016

Lãnh đạo tỉnh trao đổi với các doanh nhân bên lề hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các nhà đầu tư. Ảnh: Hồng Hải

Mới 16 tuổi, Sỹ theo chân cha mẹ từ quê hương Nam Định chuyển đến

thôn 5, xã Hòa Trung, huyện Di Linh lập nghiệp. Ngay từ khi mới đến đây, Sỹ đã gắn bó với nghề nông nên những kinh nghiệm về nghề cũng theo thời gian mà ngày một dày thêm. Sau này, lớn lên rồi lập gia đình, những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn đã giúp ông rất nhiều trong việc phát triển kinh tế.

Tự mày mò, đúc rút kinh nghiệm cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm của người đi trước, rồi tích cực tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về trồng, chăm sóc cây của các ban, ngành chuyên môn, nên trong quá trình sản xuất, ông Sỹ luôn chủ động áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tưới tiêu hợp lý; nhờ đó, năng suất và sản lượng cây trồng của gia đình

Mô hình nông - thương kết hợpÔng Lã Quang Sỹ, 49 tuổi, ở thôn 5, xã Hòa Trung, huyện Di Linh, lựa chọn mô hình nông - thương kết hợp để vừa ổn định cuộc sống vừa làm giàu chính đáng…

trợ phân bón trả chậm giúp người dân địa phương. Số tiền này khoảng 4 tỷ đồng. Trong đó, 2 tỷ đồng tôi không tính lãi đối với những hộ dân có hoàn cảnh khó khăn”, ông Sỹ cho biết.

Trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh tại địa phương, ông Sỹ đã nhiều lần được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Gần đây nhất, năm 2017, ông được Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2016.

Ông Lương Thái Ngọc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Trung đánh giá: “Những gì mà ông Lã Quang Sỹ đạt được trong sản xuất, kinh doanh là hoàn toàn xứng đáng. Từng là cán bộ Đoàn, cán bộ văn hóa, rồi Phó Chủ tịch HĐND xã, thế nên khi chuyển sang làm nông và kinh doanh, ông ấy luôn có những lựa chọn sắc sảo, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương”. TRỊNH CHU

ông ngày một tăng. Trong số 5,5 ha đất trồng cà phê đã tái canh của gia đình, 3,5 ha đã cho thu hoạch, 2 ha còn lại cũng bắt đầu ra trái bói (vì mới được tái canh trong năm 2015). Ngoài ra, gia đình ông Sỹ còn có 350 cây sầu riêng trồng xen trên

diện tích 2,5 ha. Theo ông Sỹ, năm 2016, thu nhập

từ vườn cà phê (số diện tích đang cho thu hoạch) của gia đình ông đạt 720 triệu đồng. Cùng với nguồn thu từ cà phê, hàng năm, ông tạo thêm nguồn thu nhập 350 triệu đồng từ

việc kinh doanh trái của 50 cây sầu riêng. Từ nguồn thu nhập này, cuộc sống của gia đình ông Sỹ được cải thiện và ổn định, con cái được học hành tử tế.

Có được thu nhập ổn định từ nông nghiệp, ông tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh phân bón và thu mua cà phê. Nhờ kinh doanh các mặt hàng này mà mỗi năm ông Sỹ có thêm 400 triệu đồng. Đó là chưa kể nguồn thu từ chăn nuôi của gia đình ông mỗi năm còn khoảng 27 triệu đồng.

Ngoài việc chịu khó lao động sản xuất, kinh doanh để trở nên giàu có, gia đình ông còn là một gia đình văn hóa tiêu biểu trong nhiều năm và luôn đi đầu trong các phong trào nông dân do Hội Nông dân xã phát động. Bên cạnh đó, ông luôn mẫu mực trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và các khoản đóng góp ở địa phương. “Hàng năm, gia đình tôi hỗ

Ông Lã Quang Sỹ, một nông dân giỏi ở xã Hòa Trung. Ảnh: Trịnh Chu

XEM TIẾP TRANG 8

617.874Diện tích có rừngDiện tích rừng tự nhiên

0

5000

10000

15000

20000

Lâm Đồng Đắk Lắk Gia Lai Đắk Nông Kon Tum

2091 USD 1488

USD1593 USD

1411 USD

1640 USD

1943

0 tỷ đ

ồng

1429

3 tỷ đ

ồng

1569

1 tỷ đ

ồng

8560

tỷ đ

ồng

9368

tỷ đ

ồng

Tổng mức đầu tư toàn xã hội

GDPBQ/người

Page 4: ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ TỈNH: Mở rộng đối ngoại, đẩy mạnh thu hút ...baolamdong.vn/upload/others/201704/23930_BLD_ngay_14.4.2017.pdf(BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN

4 THỨ SÁU 14 - 4 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Rút ngắn thời gian Theo ông Trương Văn Nhân,

Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, cho đến nay, Sở đã công khai và minh bạch hóa tất cả các thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp (DN) tại nơi tiếp dân, ở bộ phận một cửa tại Trung tâm Hành chính tỉnh và trên trang mạng của Sở.

Trong cấp giấy chứng nhận đăng ký DN, Sở đến nay đã liên thông với các cơ quan có liên quan trong tỉnh và trung ương, đảm bảo thời gian giải quyết thủ tục đăng ký và thay đổi nội dung đăng ký DN tại cơ quan đăng ký kinh doanh đúng quy trình với thời gian không quá 3 ngày làm việc.

Để rút ngắn thời gian này đồng thời thực hiện cam kết của UBND tỉnh Lâm Đồng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, bắt đầu từ 10/1/2017, Sở đã rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký DN xuống còn 2 ngày với 5 thủ tục.

Cụ thể, 5 thủ tục này gồm thủ tục thành lập mới DN tư nhân; thủ tục thành lập mới chi nhánh văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; thủ tục công bố mẫu dấu mới và thay đổi mẫu dấu của DN; thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở DN; thủ tục điều chỉnh thông tin trên giấy DN. Tất cả 5 thủ tục này sẽ được rút ngắn tù 3 ngày như trước xuống còn 2 ngày làm việc kể từ ngày DN nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Đến nay Sở đã công bố các nội dung đăng ký DN lên hệ thống

Rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp

Thông tin đăng ký DN Quốc gia đồng thời đưa số liệu về đăng ký kinh doanh hằng tháng lên trang mạng của Sở; cung cấp thông tin về đăng ký DN cho các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Trong năm 2017, Sở KHĐT Lâm Đồng đang nỗ lực giảm thời gian giải quyết tất cả các thủ tục đăng ký DN qua mạng xuống chỉ còn 2 ngày, đồng thời sẽ tiếp tục giảm thêm một số thủ tục khác trong đăng ký DN tại bộ phận một cửa xuống còn 2 ngày.

Thường xuyênhậu kiểm Cùng với rút ngắn thời gian, theo

ông Nhân còn tăng cường công tác hỗ trợ DN.

Qua đó, đào tạo nguồn nhân lực cho DN nhỏ và vừa; thẩm định điều lệ cho các công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và công ty cổ phần có vốn nhà nước trên 50%; tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình trợ giúp DN; phối hợp các ngành, các cấp liên quan cùng đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh của DN; đề xuất tuyên dương, khen thưởng các cá nhân , tổ chức có thành tích trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hằng năm, Sở KHĐT Lâm Đồng thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tỉnh tổ chức các đợt hậu kiểm, như trong năm 2016 đã kiểm tra 135 DN; trong đó, có 88

DN tại Đà Lạt, 23 DN tại Đạ Tẻh, 24 DN tại Đam Rông. Thông qua các đợt kiểm tra này các ngành chức năng tỉnh nhắc nhỏ, giúp đỡ các DN bổ sung các mặt còn thiếu trong hoạt động như giấy chứng nhận góp vốn, công tác lưu trữ hồ sơ…

Sở cũng phối hợp với Cục Thuế tỉnh xác minh lại các doanh nghiệp trong tình trạng ngừng hoạt động, đóng mã số thuế, bỏ địa điểm kinh doanh nhưng còn nợ đọng thuế hoặc đã giải thể với cơ quan thuế nhưng chưa làm thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật DN. Trên cơ sở này, Sở sẽ tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, xóa tên trên hệ thống thông tin đăng ký DN quốc gia theo quy định.

Giảm thấp nhấthồ sơ trễ hạnMột điều đáng ghi nhận của Lâm

Đồng thời gian gần đây là số lượng hồ sơ đăng ký kinh doanh gia tăng rất nhanh. “Mỗi ngày trung bình chúng tôi có từ 20 - 30 hồ sơ đăng ký kinh doanh mới, tạo sức ép cho cán bộ tiếp nhận, song đây là điều đáng mừng trong khởi nghiệp của tỉnh nên phải nỗ lực giải quyết” - ông Nhân cho biết.

Trong năm 2016, bộ phận Đăng ký kinh doanh của Sở KHĐT Lâm Đồng đã tiếp nhận và giải quyết 4.140 hồ sơ; trong đó, có 917 hồ sơ thành lập mới DN, 366 hồ sơ thành

lập mới đơn vị trực thuộc, 1.076 hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký DN hay đơn vị trực thuộc, 1.289 hồ sơ DN hay đơn vị trực thuộc thay đổi mẫu dấu và chỉ có 204 hồ sơ giải thể DN hay đơn vị trực thuộc. Trong tổng số hồ sơ trên, đã có 20 DN đăng ký các thủ tục qua mạng.

Trong 3 tháng đầu năm 2017 vừa qua đã có 269 DN thành lập mới với tổng vốn đăng ký trên 1.250 tỷ đồng, trong khi đó chỉ có 37 DN và 23 đơn vị trực thuộc giải thể.

Trong thẩm định giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh, theo ông Nhân, Sở luôn thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định, đảm bảo tính khách quan, minh bạch, không có trường hợp từ chối cấp đăng ký DN.

Tuy nhiên, theo ông Nhân, dù đã tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ trước khi nhận tại bộ phận một cửa, nhưng vẫn còn 77 hồ sơ phải ra thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung do có sai sót so với quy định, hoặc do DN chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế, chưa đóng mã số thuế hộ cá thể. Trong xử lý có 26 hồ sơ bị trễ hẹn, các trường hợp trễ hẹn (chủ yếu là hồ sơ giải thể DN) do các đơn vị phối hợp và lỗi kỹ thuật của hệ thống kết nối thông tin.

“Nhiều trường hợp chúng tôi phải giúp DN điền thông tin, sửa chữa để hồ sơ hợp lệ, tránh được sai sót” - ông Nhân cho biết.

VIẾT TRỌNG

Những việc làmthiết thựcTrong tổng số 40.150 CNVCLĐ

trên địa bàn, nữ đoàn viên CNLĐ tại các doanh nghiệp là 22.994 người. Trong đó, một số ngành, nghề khu vực ngoài nhà nước có tỷ lệ nữ cao như: ngành dệt may, ngành chè - cà phê và một số doanh nghiệp chế biến rau, hoa xuất khẩu tỷ lệ nữ chiếm từ 65-85%. Những năm qua, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tích cực hướng dẫn các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả các quy định pháp luật về chế độ, chính sách đối với lao động nữ.

Phối hợp với cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động nói chung và chế độ lao động nữ nói riêng tại các DN. Qua kiểm tra, giám sát, nhìn chung đa số các DN đều chấp hành việc ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Đồng thời, qua đó, cũng đã kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm và yêu cầu các DN thực hiện đúng theo pháp luật quy định.

Song song với đó, từ nguồn vốn vay của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh hỗ trợ để tạo việc làm với lãi suất ưu đãi, đã có những hộ gia đình được vay vốn với mức vay từ 10-20 triệu đồng/dự án (trong đó có 80% dự án do nữ CNVCLĐ làm chủ), kết hợp với nguồn vốn của gia đình đã đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt… mang lại thu nhập thêm cho gia đình.

Mặt khác, nhiều ban nữ công CĐCS đã tổ chức các hình thức như: Quỹ xoay vòng vốn, quỹ trợ vốn, quỹ giúp nhau…, với hình thức mỗi cá nhân đóng góp từ 100-500 ngàn đồng, ưu tiên những chị

em có hoàn cảnh khó khăn nhận trước nhằm giải quyết khó khăn trước mắt…

“Ngoài các hoạt động trên, nhằm hỗ trợ lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ, Liên đoàn LĐLĐ đã tiến hành lắp đặt các cabin trữ sữa tại DN có đông lao động nữ. Ngoài 1 cabin được lắp đặt từ năm 2014, sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục lắp đặt 2 cabin trữ sữa tại 2 DN có đông lao động nữ nữa” - bà Vũ Mỹ Hạnh -

Trưởng ban Nữ công LĐLĐ tỉnh cho biết.

Cần quan tâm nhiều hơn đến lao động nữCó thể nói rằng, bằng những việc

làm thiết thực của LĐLĐ tỉnh, của các cấp công đoàn và các DN, đời sống nữ công nhân tại các doanh nghiệp đang dần được cải thiện. Tuy nhiên, theo LĐLĐ tỉnh, bên cạnh những việc đã làm được, vẫn

còn những hạn chế như: Một số DN có đông lao động nữ hầu như chưa làm thủ tục để công nhận là DN sử dụng nhiều lao động nữ và chưa thực hiện một số chính sách khác. Việc đóng BHYT, BHXH, BHTN vẫn còn tình trạng nợ đọng hoặc chậm đóng cho lao động nữ dẫn đến các quyền lợi khác của nữ CNLĐ không được thực hiện như chế độ thai sản, ốm đau…; một số DN chưa thực hiện được việc khám bệnh định kỳ cho lao động nữ, không có phòng tắm, phòng thay đồ cho nữ CNLĐ…

“Trong thời gian tới, chúng tôi rất mong các cấp công đoàn cần tăng cường hơn nữa trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng quan tâm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ. Cùng với đó, các DN cũng cần quân tâm nhiều hơn đến lao động nữ, từ việc tạo điều kiện về việc làm, thu nhập; chế độ chính sách riêng cho lao động nữ và các chế độ BHYT, BHXH, bảo hộ lao động tiền lương, khám sức khỏe định kỳ… Các DN cần quan tâm và xem việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, chăm sóc cho CNVCLĐ nói chung và lao động nữ nói riêng là một chính sách quan trọng nhằm thu hút nguồn nhân lực, đảm bảo cho người lao động gắn bó dài lâu với DN.

THY VŨ

Nhiều giải pháp trong cải cách thủ tục hành chính đã được Sở Kế hoạch Đầu tư Lâm Đồng triển khai trong năm 2017 này nhằm rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập mới cũng như hỗ trợ doanh nghiệp.

Tiếp nhận và trả hồ sơ tại bộ phận một cửa đăng ký kinh doanh của Sở KHĐT. Ảnh: V.T

Để nữ công nhân yên tâm làm việcThời gian qua, Liên đoàn Lao động tỉnh, các công đoàn cơ sở và nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã thực hiện các chế độ, chính sách thiết thực nhằm chăm lo đời sống cho nữ công nhân để chị em yên tâm làm việc tại các doanh nghiệp.

Khi đời sống được quan tâm, nữ công nhân sẽ yên tâm làm việc. Ảnh: T.V

Hiện LĐLĐ tỉnh đang quản lý Quỹ “Công nhân lao động nghèo” với số tiền trên 6 tỷ đồng. Trong 5 năm qua, từ nguồn quỹ này, đã giải quyết cho hơn 3.000 lượt hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay với lãi suất thấp để phát triển kinh tế gia đình.

Page 5: ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ TỈNH: Mở rộng đối ngoại, đẩy mạnh thu hút ...baolamdong.vn/upload/others/201704/23930_BLD_ngay_14.4.2017.pdf(BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN

5 THỨ SÁU 14 - 4 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Từ thực tiễn“đặt hàng”Tác giả ý tưởng ban đầu và đồng

vận hành DĐVL Giáo dục Lâm Đồng trong suốt 7 năm qua là ThS Nguyễn Quốc Túy - Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Lâm Đồng

Từ một thầy giáo rồi làm quản lý chuyên môn, Nguyễn Quốc Túy nhận rõ những thực trạng bất cập trong quản lý. Vì vậy, anh hình dung đích đến của DĐVL là phải khắc phục được những tồn tại, hạn chế mà ngành giáo dục nói chung đang gặp. Đó là, kênh thông tin đến với các tổ chuyên môn và đội ngũ giáo viên tại các trường chậm, thiếu tính kịp thời và không đồng bộ. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực trong hoạt động từ cả 2 phía, “phát tin” và “nhận tin”. Mặt khác, các tài liệu, văn bản chuyên môn chưa được tập hợp một cách có hệ thống. Thực tế đã dẫn đến khó khăn, bị động và mất nhiều thời gian trong tra cứu, sưu tầm, phân loại và xử lý. Lâm Đồng là địa bàn có địa hình miền núi, vùng sâu vùng xa nên sự liên hệ gắn kết, chia sẻ chuyên môn - nghiệp vụ trong cộng đồng các giáo viên bộ môn trong tỉnh thực sự khó khăn. “Hàng năm, Sở GD&ĐT có tập trung tập huấn giáo viên, tuy nhiên những lần tập huấn như vậy là không nhiều và chỉ một bộ phận giáo viên cốt cán được tham gia, trong khi các giáo viên trẻ, những người rất cần cơ hội trau dồi chuyên môn thì ít được tham gia. Ngoài ra, các giáo viên cùng bộ môn cũng ít có cơ hội quan tâm lẫn nhau, chia sẻ với nhau về mặt tình cảm, tinh thần…”, anh Túy nói. Không những thế, DĐVL của anh và các cộng sự còn muốn hướng đến bên ngoài để nhận được những tương tác từ phía học sinh, phụ huynh và các lực lượng liên quan...

Hình thành cộng đồng không chỉ yêu Vật lýMùa hè năm 2010, thầy giáo

Nguyễn Quốc Túy kêu gọi các đồng nghiệp tham gia xây dựng Website môn Vật lý. Ý tưởng đó được đón nhận nhiệt tình của đông đảo giáo viên bằng nhiều ý kiến và giải pháp thiết thực. Một tổ lâm thời gồm các giáo viên cốt cán THCS và THPT kinh nghiệm, nhiệt tình và có năng lực về tin học bắt tay

Một diễn đàn giáo dục có sức hút lớnĐó là “Diễn đàn Vật lý (DĐVL) Giáo dục Lâm Đồng”, đang giữ vị trí tiên phong trên cả nước. Ra đời 7 năm, diễn đàn ngày càng có sức hút mãnh liệt bởi đông đảo giới giáo chức và học sinh yêu thích bộ môn Vật lý quan tâm.

triển khai ngay các phần việc: kinh phí, thuê host, mua tên miền, thiết kế trang web…Đúng dịp khai giảng năm học 2010 - 2011, trang Web “Vật lí Giáo dục Lâm Đồng” chính thức hoạt động với địa chỉ vatlylamdong.com.

Để diễn đàn hoạt động tốt, các giáo viên được phân công đầu mối phụ trách các chuyên mục, xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên mục từng năm học; đồng thời tổng kết hoạt động vào cuối năm học hay tại Hội nghị diễn đàn. Theo đó, các nội dung chính thường xuyên xuất hiện trên diễn đàn bao gồm: cung cấp thông tin; cung cấp tài nguyên; trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc và các hoạt động khác. Đó là những thông tin, sự kiện giáo dục nói chung và Vật lý nói riêng trên thế giới, trong nước và trong tỉnh. Các văn bản chỉ đạo liên quan đến giáo dục; những giáo án, đề thi tham khảo, các sáng kiến, giải pháp; các tài liệu tập huấn bồi dưỡng; những phần mềm tiện ích, bài giảng e-learning, ebook… Ở chuyên mục “Trao đổi - Thảo luận”, tất cả những vấn đề chuyên môn từ giảng dạy như kinh nghiệm, phương pháp đến thi cử... đều được nêu ra cùng thảo luận, trao đổi và giải đáp. Nhờ vậy mà sức hút của DĐVL tập hợp rất đông đảo đội ngũ giáo viên, chuyên viên đến các em học sinh và cả bậc phụ huynh quan tâm. Hơn cả mong đợi, DĐVL Lâm Đồng còn mở rộng thành công nhiều hoạt động bổ ích và thiết thực

khác. Đó là, tổ chức Hội nghị diễn đàn mỗi năm một lần luân phiên do tổ Vật lý ở các huyện đăng cai; Chuyên mục giải trí, sáng tác bằng những tác phẩm thơ, văn, những clip hay... Đó còn là tổ chức trao thưởng cho giáo viên giỏi, học sinh giỏi Vật lý tỉnh; là hoạt động thăm hỏi động viên tinh thần đối với những giáo viên Vật lý ốm đau, có hoàn cảnh khó khăn hay nghỉ hưu. Tính nhân văn này còn được DĐVL Lâm Đồng hướng ra ngoài xã hội thông qua hoạt động thiện nguyện...

Hiệu quả và ý nghĩa lớnĐến nay, DĐVL Giáo dục Lâm

Đồng đã khẳng định được nhiều giá trị thiết thực: chia sẻ thông tin nhanh và hiệu quả; kênh trau dồi chuyên môn nghiệp vụ; gắn kết đội ngũ; động lực thúc đẩy dạy và học; môi trường thân thiện và nhân ái.

Chỉ nêu lên những con số sau đây cũng phần nào minh chứng những điều vừa nhận xét. Tính đến ngày 15/7/2016, trên diễn đàn có số bài viết thuộc thông tin quốc tế là 278 bài; thông tin trong nước 963 bài và thông tin trong tỉnh có 976 bài… Cùng đó là 251 bài về các văn bản chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ. Với một khối lượng tài nguyên dồi dào, phong phú trên nhiều lĩnh vực chuyên môn Vật lý, các giáo viên, nhất là giáo viên trẻ đã thực sự có một “sân chơi” bổ ích để tự nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Để phục vụ

các kỳ thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp, diễn đàn đã chọn lọc và cập nhật thường xuyên lên trang nhà 233 bài bậc THCS và 232 bài bậc THPT. Cùng đó là gần 950 bài thuộc phần tài nguyên và gần 600 bài thuộc phần trao đổi thảo luận đề cập đến những vấn đề chuyên môn, những nội dung thiết thực về đổi mới giáo dục hiện nay do các thầy cô giáo có kinh nghiệm chia sẻ. Tiến sĩ Vật lý Lê Cao Phan - cán bộ giảng dạy Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là một thành viên tích cực của diễn đàn. Chính “không gian online” này đã góp phần đắc lực để anh ký được hợp đồng với Nhà xuất bản Giáo dục viết bộ sách về thí nghiệm thực hành chương trình Vật lý THCS từ lớp 6 đến lớp 9.

DĐVL Giáo dục Lâm Đồng không chỉ là kênh thông tin về chuyên môn sự vụ hành chính thông thường nữa mà đã thực sự là chỗ dựa tin cậy, là mái nhà chung ấm cúng của đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh yêu thích lĩnh vực Vật lý trong tỉnh và cả ngoài tỉnh. Diễn đàn đã trở thành điểm tựa quan trọng cho nhiều cá nhân cất cánh bằng những thành tựu. Không chỉ là nguồn chia sẻ hàm lượng chất xám quý giá, diễn đàn còn song hành động viên tinh thần, vật chất đối với mỗi bước đi lên của mỗi người. Anh Nguyễn Quốc Túy cho biết: Trong 6 năm hoạt động, tính đến hết học kì I năm học 2015 - 2016, từ chủ yếu sự đóng góp của các giáo viên Vật lý trong tỉnh, diễn đàn đã thu được 169.959.500 đồng, phục vụ cho các hoạt động của diễn đàn với số chi là 134.832.000 đồng.

DĐVL Giáo dục Lâm Đồng đến nay không còn bó hẹp trong tỉnh mà đã vươn xa về không gian. Ban quản trị cho biết, tính đến ngày 15/7/2016, diễn đàn đã có 137.505 thành viên trên toàn quốc với 400.186 lượt truy cập cho 4.501 chủ đề và 9.501 bài viết. Hàng ngày, diễn đàn luôn có hàng trăm thành viên truy cập, cao điểm có 3.461 người vào. DĐVL Giáo dục Lâm Đồng được nhiều lãnh đạo trong ngành cổ súy, ngợi khen và đã ghi nhận thành công. Với ThS Nguyễn Quốc Túy, anh đang dự định sẽ tiếp tục phát huy để nâng cấp diễn đàn lên một bước nữa trong sự hòa nhập theo tiến trình của “thế giới phẳng”.

MINH ĐẠO

Tác giả diễn đàn Vật lý Giáo dục Lâm Đồng Nguyễn Quốc Túy. Ảnh: M.Đ

Bổ nhiệm, điều động, luân chuyển 25 cán bộ, sỹ quan

Căn cứ các quyết định của Bộ Tư lệnh Quân khu 7, ngày

12/4/2017, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức trao các quyết định điều

động, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ quý I năm 2017. Trong đợt

này, Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng có 25 đồng chí, trong đó 9 đồng chí được bổ nhiệm lại chức vụ, 9 đồng chí được điều động, bổ nhiệm mới và 7 đồng chí được luân chuyển thực tế tại các đơn

vị trực thuộc Sư đoàn 302/ Quân khu 7. Phát biểu giao nhiệm vụ tại Lễ trao các quyết định, Thủ

trưởng Bộ CHQS tỉnh đã đề nghị các đồng chí trên cương vị chức

trách, nhanh chóng bàn giao, tiếp cận, nắm bắt nhiệm vụ, xác định

tốt tư tưởng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng

đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và Quân đội đã giao phó.

THẾ ANH

Tập huấn nghiệp vụ, pháp luật cho lực lượng bảo vệ dân phố

Ngày 13/4, Công an tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức các lớp tập huấn

nâng cao trình độ pháp luật và nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ

dân phố trên địa bàn toàn tỉnh năm 2017. Gần 2.500 học viên sẽ được bồi dưỡng những kiến

thức cơ bản, thiết thực về quản lý hành chính trong lĩnh vực ANTT.

Ngoài ra, các cán bộ chuyên trách Công an tỉnh cũng trực tiếp

huấn luyện, hướng dẫn cho các học viên về phương pháp hoạt

động, quy trình giải quyết vụ việc và công tác xây dựng phong trào

Toàn dân bảo vệ ANTQ. Việc xây dựng, phát triển lực lượng

bảo vệ dân phố là một trong những nhân tố quan trọng trong

công tác xây dựng lực lượng bảo vệ, giữ gìn ANTT tại cơ sở. Thông qua đợt tập huấn này sẽ

giúp các cán bộ trong lực lượng bảo vệ dân phố nâng cao bản

lĩnh chính trị, năng lực, trình độ chuyên môn, xây dựng lực lượng bảo vệ dân phố vững mạnh, đáp

ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong tình hình mới.

LÊ TIẾN

Văn phòng Sở TN&MT Lâm Đồng cho biết, từ ngày 20/5/2017, ngành sẽ thực hiện Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, mức phạt tiền đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép dao động từ 20 - 250 triệu đồng. Cụ thể, mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng áp dụng với

hành vi xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm; mức phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng áp dụng với hành vi xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 30.000 m3/ngày đêm; từ 220 - 250 triệu đồng với hành vi xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng

nước thải từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên và hành vi xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 200.000 m3/ngày đêm trở lên…

Đặc biệt, tự ý cho tổ chức, cá nhân khác xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải do mình đầu tư, quản lý sẽ bị phạt tiền từ 120 - 130 triệu đồng. Đối với hành vi chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản khi chưa được cơ

quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, mức phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; 120 - 150 triệu đồng với khai thác khác thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh và từ 260 - 300 triệu đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT...

M.ĐẠO

Nhiều văn bản chỉ đạobị trễ hạn

Tại cuộc họp tổng kết cải cách hành chính (CCHC) năm 2016,

triển khai nhiệm vụ năm 2017 của tỉnh vừa qua, Phó Chủ tịch

UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên cho biết, nhiều văn bản

chỉ đạo của các sở, ban, ngành địa phương trong tỉnh trong quý

1 đầu năm 2017 bị trễ hạn.Cụ thể, có khoảng 350 văn

bản giao việc cho các sở, ban, ngành địa phương, trong đó chỉ có

khoảng 110 văn bản chỉ đạo điều hành của các đơn vị đúng thời hạn,

còn lại phần lớn đều bị trễ hạn.VT

Xả thải không phép vào nguồn nước phạt đến 250 triệu đồng

Page 6: ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ TỈNH: Mở rộng đối ngoại, đẩy mạnh thu hút ...baolamdong.vn/upload/others/201704/23930_BLD_ngay_14.4.2017.pdf(BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN

6 THỨ SÁU 14 - 4 - 2017

Ghi nhận từ Đam RôngB S C K I I K ’ N g ọ c H ù n g

- Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Đam Rông cho biết: Tại Đam Rông, Đề án 1816 được đánh dấu với sự chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Lâm Đồng cho TTYT huyện để triển khai một số phẫu thuật cấp cứu ngoại khoa, sản khoa. BVĐK tỉnh đã cử 12 cán bộ y tế triển khai 7 đợt công tác chuyên môn kỹ thuật tại TTYT huyện Đam Rông hỗ trợ triển khai phòng mổ, thực hiện chuyển giao kỹ thuật trên số bệnh nhân được phẫu thuật 27 bệnh nhân. Các bác sĩ của TTYT huyện đã tiếp nhận đào tạo, chuyển giao 5 kỹ thuật: phụ dụng cụ mổ, mổ đẻ, mổ hở ruột thừa, hướng dẫn chăm sóc và theo dõi sơ sinh tại phòng đơn nguyên sơ sinh, gây mê hồi sức; quá trình chuyển giao này được đánh giá chất lượng tốt.

Bên cạnh đó, TTYT huyện Đức Trọng đã cử 9 cán bộ qua 3 đợt giúp TTYT huyện Đam Rông triển khai phòng mổ, phẫu thuật cắt ruột thừa mở và phẫu thuật mổ bắt con. TTYT Đam Rông cũng cử 15 lượt bác sĩ trải qua 120 ngày hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới thực hiện khám, chữa bệnh cho 1.192 bệnh nhân.

BS K’Ngọc Hùng nhận xét, việc cử cán bộ tuyến trên xuống chuyển giao kỹ thuật có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình trong công các chuyển giao kỹ thuật, tận tình hướng dẫn; cán bộ tuyến dưới được hỗ trợ nhiệt tình học hỏi, kết quả chuyển giao tốt. Vì vậy, chúng tôi đề xuất, kiến nghị BVĐK tỉnh và TTYT Đức Trọng tiếp tục duy trì công tác chuyển giao kỹ thuật theo Đề án 1816 để hoạt động khám, chữa bệnh tại TTYT Đam Rông được tốt hơn.

Theo Sở Y tế, từ năm 2011 - 2016, việc hỗ trợ chuyên môn từ tuyến huyện cho tuyến xã được các TTYT huyện, thành phố cử trên 1.113 lượt cán bộ hỗ trợ chuyên môn hàng tuần (vào các ngày trong tuần theo lịch được thông báo trước) cho các TYT xã, phường, thị trấn, đặc biệt những TYT chưa có bác sĩ, các TYT vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Các cán bộ luân phiên từ tuyến huyện cho tuyến xã đã thực hiện khám chữa bệnh cho gần 125.000 lượt bệnh nhân tại xã và tập huấn, cập nhật kiến thức chuyên môn cho trên 1.348 lượt cán bộ y tế tuyến xã. Hỗ trợ khám, chữa bệnh từ tuyến huyện cho tuyến xã, góp phần giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ kỹ thuật tốt hơn ngay tại y tế cơ

Đề án 1816 góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở các tuyếnQuyết định số 1816/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” (gọi tắt là Đề án 1816) đang được triển khai có hiệu quả tại Lâm Đồng.

sở; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các TYT, đặc biệt các TYT chưa có bác sĩ.

Tuyến tỉnh tiếp nhận hàng chục kỹ thuật mớiThống kê của Sở Y tế từ năm

2011-2016, các bệnh viện trong tỉnh như: BVĐK Lâm Đồng, Bệnh viện II Lâm Đồng, Bệnh viện YHCT Bảo Lộc, Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội Lâm Đồng, TTYT huyện Di Linh, TTYT huyện Đạ Huoai đã được tiếp nhận trên 100 lượt cán bộ hỗ trợ chuyên môn từ Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi Đồng II, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện YHCT TP Hồ Chí Minh… hỗ trợ về các lĩnh vực chuyên môn: Hồi sức cấp cứu, phòng và điều trị các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, chuyên khoa nhi, chẩn đoán hình ảnh, khám, chữa bệnh YHCT, tâm thần …

Đặc biệt, gần đây nhất là tiếp nhận các kỹ thuật: Lọc máu bằng kỹ thuật thẩm tách siêu lọc dịch bù trực tiếp từ dịch lọc (HDF online), siêu âm đàn hồi vú, siêu âm đàn hồi mô (gan, tuyến vú, tuyến giáp); kỹ thuật chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh nhân viêm gan B, C mạn tính; kỹ thuật trong chụp và can thiệp thần kinh; kỹ thuật định lượng HBV, HCV, HIV, CMR bằng phương pháp Real time PRC; điều trị loạn nhịp bệnh lý tim mạch; điều trị chống đông máu; vật lý trị liệu, phục hồi chức năng; chuyên khoa

sơ bộ nhi.Các cán bộ đến luân phiên

đã tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn tại chỗ cho các bác sĩ của đơn vị, trực tiếp thăm khám các bệnh nhân và hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật.

Qua hỗ trợ của các bệnh viện tuyến Trung ương, các bệnh viện tuyến tỉnh đã nâng cao chất lượng chuyên môn tại đơn vị, triển khai được 37 kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng mới với 1.516 lượt cán bộ của tỉnh đã được tập huấn, nâng cao trình độ.

Ngoài ra, có trên 3.000 bệnh nhân được các bác sĩ tuyến trên trực tiếp khám, chữa bệnh; trên 400 bệnh nhân được các cán bộ chuyên môn tuyến trên trực tiếp khám, chữa bệnh, thực hiện chuyển giao kỹ thuật, không phải chuyển lên tuyến trên.

Riêng năm 2016, các bệnh viện tuyến tỉnh đã nâng cao chất lượng chuyên môn, triển khai được thêm 12 kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng mới, trên 116 lượt cán bộ tuyến tỉnh được tập huấn nâng cao trình độ, trên 179 bệnh nhân được các cán bộ chuyên môn tuyến trên trực tiếp khám, chữa bệnh, thực hiện chuyển giao kỹ thuật không phải chuyển lên tuyến trên.

Cầm tay chỉ việc cho tuyến huyện Theo phân công của Sở Y tế,

các bệnh viện tuyến tỉnh cử cán bộ luân phiên hỗ trợ các bệnh

viện tuyến huyện (theo nhu cầu đề xuất của các bệnh viện tuyến huyện). Theo đó, trong giai đoạn 2011-2016, các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh đã cử trên 450 lượt cán bộ hỗ trợ 155 nội dung chuyên môn thuộc các lĩnh vực chuyên khoa cho 12 TTYT huyện. Các lĩnh vực chuyên môn được các bệnh viện tuyến tỉnh hỗ trợ cho các bệnh viện tuyến huyện bao gồm: Hồi sức cấp cứu, ngoại khoa, sản phụ khoa, nhi khoa, tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt, Y học cổ truyền và phục hồi chức năng.

Qua hỗ trợ của các bệnh viện tuyến tỉnh, các bệnh viện tuyến huyện đã triển khai được 60 kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng mới; các cán bộ hỗ trợ đã trực tiếp khám, chữa bệnh cho khoảng 5.000 bệnh nhân tại huyện; trên 1.500 trường hợp không phải chuyển tuyến trên và 1.775 lượt cán bộ tuyến huyện được tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn.

Để đảm bảo chuyển giao các kỹ thuật có hiệu quả, chất lượng, từ năm 2011 - 2016, các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh đã tiếp nhận các cán bộ do TTYT các huyện, thành phố gửi lên để hướng dẫn, đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc. Đây là hình thức chuyển giao kỹ thuật có hiệu quả trong điều kiện mà các bệnh viện tuyến tỉnh chưa đủ lực lượng cán bộ chuyên khoa để trực tiếp luân phiên tại tuyến dưới như hiện nay. Hình thức này kết hợp với việc bố trí cán bộ xuống hỗ trợ trực tiếp tại đơn vị cơ sở giúp nâng cao hiệu quả công tác chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, nâng cao hiệu quả của đề án. AN NHIÊN

Các bác sĩ bệnh viện tuyến trên đang tiến hành chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng khớp gối cho BVĐK tỉnh theo Đề án 1816 năm 2014. Ảnh: D.H

Công bố Danh mục về buôn bán quốc tế các loài động (thực) vật hoang dã nguy cấp

Ngày 12/4, thông tin từ đại diện lãnh đạo Phòng Thanh tra - Pháp chế, Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng xác định: Từ ngày 10/4, tại Việt Nam đã có hiệu lực thi hành về Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã (ĐVTVHD) quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài ĐVTVHD nguy cấp (CITES). Đó là Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 22/2/2017. Theo đó, bao gồm: Phụ lục I là danh mục những loài ĐVTVHD bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại. Phụ lục II là danh mục những loài ĐVTVHD hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát. Phụ lục III là danh mục những loài ĐVTVHD mà các nước thành viên CITES yêu cầu nước thành viên khác của CITES hợp tác để kiểm soát việc xuất, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.

Thông tư này thay thế Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2013 của Bộ NN&PTNT.

ĐẠO PHAN

Một kiểu hủy hoại rừng thông

Nhiều cây thông đối diện cổng vào Khu Du lịch Thung lũng Vàng, thuộc địa phận Ban Quản lý rừng Tà Nung quản lý, bị một số người tới chặt hàng loạt cành xếp thành đống.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, có khoảng 10 cây thông lớn đã bị một số người tới chặt hết những cành to, thẳng, nhiều cây chỉ còn trơ lại phần ngọn và những cành rất nhỏ, ngắn. Những cành chặt hạ được xếp thành từng đống, có chiều dài khoảng từ 2-3 m, trông giống như để làm đòn giàn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, vị trí những cây thông bị chặt hạ cành chỉ cách Trạm quản lý bảo vệ rừng Suối Vàng khoảng 500 m.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Tiến Hải, cán bộ Trạm quản lý bảo vệ rừng Suối Vàng cho biết, sau khi nhận được thông tin, đơn vị đã tới kiểm tra, phát hiện một số cây thông bị chặt hạ những cành lớn. Theo ông Hải, họ chặt hạ cành thông là để lấy quả bán. Do sự việc chưa đến mức nghiêm trọng nên Trạm quản lý bảo vệ rừng Suối Vàng chỉ nhắc nhở và yêu cầu những người này rời khỏi khu vực, nghiêm cấm việc tái phạm. Thời gian qua, UBND TP Đà Lạt đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường việc kiểm tra, giám sát, bảo vệ rừng nhằm đạt độ che phủ 51% vào năm 2020 theo Nghị quyết số 02/NQ-THU của Thành ủy đề ra. Hiện TP Đà Lạt có 26.182 ha đất lâm nghiệp, gồm 20.914 ha rừng phòng hộ và 5.268 ha rừng sản xuất, tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2016 đạt 47,6%.

VĂN BÁU

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Page 7: ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ TỈNH: Mở rộng đối ngoại, đẩy mạnh thu hút ...baolamdong.vn/upload/others/201704/23930_BLD_ngay_14.4.2017.pdf(BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN

“Thăng trầm” hồng Đà LạtHồng trái có tên khoa học là Diospyros Kaki

L., thuộc họ Thị, là một sản phẩm đặc trưng của TP Đà Lạt. Hồng Đà Lạt có màu vàng đỏ, không hạt hoặc ít hạt, hương vị ngọt lịm, dẻo thơm đặc trưng riêng biệt với các loại trái cây khác, trái chín ngọt không có vị chua phù hợp với khẩu vị người Việt Nam. Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho cây hồng phát triển nên Đà Lạt có nhiều giống hồng được canh tác để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Hiện, giống hồng được trồng nhiều ở Đà Lạt là hồng trứng lốc (chiếm 80% diện tích), các giống còn lại là hồng pomme, hồng Tám Hải… (khoảng 15% diện tích). Riêng hồng vuông Ông Đồng trồng chủ yếu tại huyện Đơn Dương (giống này thu hoạch muộn và phù hợp làm nguyên liệu hồng khô). Hồng Đà Lạt thu hoạch mỗi năm một mùa, trái thường chín tập trung, tiêu thụ trên thị trường 85% dưới hình thức ăn quả tươi (hồng giòn hoặc hồng chín).

Theo thống kê của Phòng Kinh tế TP Đà Lạt, hiện nay, diện tích hồng tại Đà Lạt còn khoảng 370 ha, trong đó, trồng xen canh cà phê khoảng 98,1%, còn 1,9% trồng thuần. Hồng Đà Lạt được trồng chủ yếu tại các phường 3, 4, 5, 7,10 và các xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung, với sản lượng quả tươi hàng năm đạt trên 12.500 tấn. Trước những năm 2000, cây hồng từng được xem là cây xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên, cùng với sự phát triển và cạnh tranh của hồng Trung Quốc, những năm trở lại đây hồng Đà Lạt có giá rất thấp, nguồn thu nhập từ hồng ăn trái bấp bênh, dẫn đến diện tích hồng Đà Lạt đang dần bị thu hẹp.

Năm 2010 được xem là năm đánh dấu mốc quan trọng với cây hồng Đà Lạt khi Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA nghiên cứu và chọn Đà Lạt để phát triển cây hồng.

Nâng tầm trái hồng Đà LạtNhắc đến hồng ăn trái, người ta thường nghĩ ngay đến địa danh Đà Lạt - loại trái cây ôn đới, một trong những đặc sản đặc trưng của phố núi. Trước sự xuất hiện ngày càng nhiều các loại trái cây ngoại nhập, hồng Đà Lạt vẫn luôn là sự lựa chọn của nhiều du khách và người tiêu dùng. Và để giữ vững chất lượng cũng như phát triển loại trái đặc sản này, Lâm Đồng sẽ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền chứng nhận Hồng ăn trái Đà Lạt.

Mục tiêu của dự án này là phổ biến kỹ thuật chăm sóc và chế biến hồng khô theo công nghệ Nhật Bản. Từ đó đến nay, trái hồng Đà Lạt đang khẳng định lại chỗ đứng của mình, các nhà nông quan tâm hơn đến việc cắt tỉa, lai tạo giống mới chất lượng cao và ít chịu ảnh hưởng thời tiết hơn. Ông Dương Ngọc Đức - Trưởng phòng Kinh tế, UBND TP Đà Lạt cho biết: Hiện nay, cây hồng ăn trái đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 1.200 lao động trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến trái hồng. Giá trị sản xuất ước đạt trên 25 tỷ đồng mỗi năm, đóng góp lớn cho sự phát triển nông nghiệp thành phố.

Trái hồng Đà Lạt cùng với sự biến đổi và phát triển của thị trường cũng không tránh khỏi những thăng trầm, có thời điểm có nguy cơ thu hẹp diện tích. Để giữ vững diện tích và bảo vệ thương hiệu hồng Đà Lạt trước sự cạnh tranh khốc liệt của các loại trái cây ngoại nhập, các ngành quản lý cùng với những nhà nông

Đà Lạt đang tìm hướng đi hợp lý để cây hồng phát triển bền vững, đem lại giá trị kinh tế cao.

Xây dựng nhãn hiệu độc quyền Hồng ăn trái Đà LạtTrước những đòi hỏi của thị trường về chất

lượng nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa, các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, người nông dân canh tác theo hướng truyền thống chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thu hoạch và chế biến, việc xây dựng thương hiệu Đà Lạt cho sản phẩm hồng ăn trái được Lâm Đồng xác định là vấn đề hết sức cần thiết.

Ông Tôn Thiện San - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt cho biết: Định hướng phát triển sản phẩm, thương hiệu hồng Đà Lạt trong thời gian tới sẽ gồm những giai đoạn cụ thể: Đầu tiên là công tác cải tạo giống và thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, lựa chọn các giống năng suất, chất lượng phù hợp, mở rộng diện tích trồng hồng, hoàn thiện quy trình thâm canh, tái canh phù hợp với từng điều kiện cụ

Hồng sấy theo công nghệ Nhật Bản. Ảnh: D.Thương

thể, xây dựng mô hình và chuyển giao cho người sản xuất; đẩy mạnh công tác khuyến nông, tăng cường đổi mới công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, chăm sóc theo quy trình tiên tiến, cơ giới hóa các khâu sản xuất như kiểm soát dịch bệnh và cỏ dại, bảo quản sau thu hoạch, công nghệ đóng gói sản phẩm.

Tiếp đó, phát triển hình thức hợp tác sản xuất, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã kinh doanh hồng ăn trái trên các xã, phường có thế mạnh về hồng nhằm đáp ứng dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp chủ động thu mua, tham gia điều tiết cung cầu trên thị trường, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và kinh doanh sản phẩm hồng ăn trái. Đồng thời, phát triển công nghiệp chế biến: mứt hồng, hồng sấy, hồng giòn… Từng bước thay thế dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến các sản phẩm từ lạc hậu bằng dây chuyền tiên tiến, đầu tư đồng bộ cơ sở chế biến công nghệ hiện đại, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO:9000, ISO: 14000, HACCP…

Ông Tôn Thiện San cũng phân tích, sau khi làm tốt các khâu từ trồng đến sản xuất các sản phẩm từ hồng, việc quản lý và sử dụng thương hiệu hồng ăn trái Đà Lạt sẽ được thiết lập và quản lý chặt chẽ. Hồng ăn trái sử dụng thương hiệu Hồng ăn trái Đà Lạt sẽ được bảo vệ nhãn hiệu, tham gia tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, gắn việc tiêu thụ thông qua các hợp đồng nhằm đảm bảo uy tín, chất lượng hồng Đà Lạt.

Việc xây dựng nhãn hiệu độc quyền thương hiệu Hồng ăn trái Đà Lạt cũng đang được xúc tiến xây dựng kỹ lưỡng từ ý tưởng biểu trưng logo cho nhãn hiệu hồng Đà Lạt đến xác định một số tiêu chí đặc thù về chất lượng của sản phẩm nhãn nhiệu chứng nhận và trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng nhãn hiệu, quyền hạn của cơ quan quản lý nhãn hiệu…

Xây dựng nhãn hiệu Hồng Đà Lạt không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế của cây trồng ăn trái, giữ vững và phát triển diện tích trồng hồng, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cho trái hồng, mà còn giúp nâng tầm trái hồng Đà Lạt, loại đặc sản vốn đã đóng góp cho thương hiệu Đà Lạt từ bao lâu nay trong lòng du khách và người tiêu dùng cả nước. DIỄM THƯƠNG

Ngày 10/4, Tòa soạn Báo Lâm Đồng nhận được đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Hạnh, ở 79 đường Thiện Ý, Phường 4, TP Đà Lạt, khiếu nại UBND Phường 1, TP Đà Lạt cưỡng chế tháo dỡ ki ốt (quầy HL 1) tại số 1 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 1, TP Đà Lạt là trái pháp luật, làm thiệt hại đến quyền lợi, tài sản của bà.

Ngày 12/4, làm việc với UBND Phường 1, TP Đà Lạt, ông Phó Chủ tịch UBND phường Lê Anh Dũng cho biết: Ngoài bà Nguyễn Thị Hạnh, trong đợt cưỡng chế vừa qua, UBND Phường 1 còn tiến hành cưỡng chế tháo dỡ 3 ki ốt khác. Cả 4 ki ốt này đều do Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Đà Lạt xây dựng trái phép và hợp đồng cho thuê mặt bằng với các hộ tiểu thương, trong đó có bà Nguyễn Thị Hạnh. Thời hạn hợp đồng 15 năm kể từ ngày ký (1/2/2007 đến ngày 1/2/2022).

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Đà Lạt về việc chỉnh trang đô thị, lập lại trật tự vỉa hè, từ năm 2014 đến nay, UBND Phường 1 đã nhiều lần thông báo và ban hành quyết định tháo dỡ 4 ki ốt xây dựng trái phép tại

Thương xá La Tulipe, số 1 Nguyễn Thị Minh Khai, để trồng lại hoa và cây xanh. Các thông báo và quyết định này đều gửi và yêu cầu Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Đà Lạt tự giác tháo dỡ, nếu không sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ, nhưng, công ty này không tự giác chấp hành. Theo đó, ngày 30, 31/3/2017, UBND phường đã ban hành 2 thông báo về việc tổ chức cưỡng chế tháo dỡ 4 ki ốt nói trên và đến ngày 4/4/2017 đã tổ chức cưỡng chế tháo dỡ với sự tham gia của đầy đủ các ngành chức năng, kể cả đại diện của Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Đà Lạt. Sau khi cưỡng chế tháo dỡ 4 ki ốt, UBND Phường 1 đã bàn giao mặt bằng và yêu cầu Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt tổ chức trồng hoa, cây xanh, nhằm tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho đô thị.

Như vậy, việc UBND Phường 1, Đà Lạt cưỡng chế, tháo dỡ các ki ốt xây dựng trái phép là cưỡng chế tháo dỡ đối với Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Đà Lạt, chứ không phải thực hiện đối với các tiểu thương và việc cưỡng chế tháo dỡ này được thực hiện đúng quy trình pháp luật. H.VƯƠNG MỸ

CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRẢ LỜI ĐƠN THƯ BẠN ĐỌC

Cưỡng chế tháo dỡ 4 ki ốt tại số 1 Nguyễn Thị Minh Khai là đúng quy trình

Với đủ các loại rác, từ rác sinh hoạt, rác nông nghiệp cho đến rác xây dựng đều được một số người vô ý thức “tập kết”, biến khu vực đầu nguồn hồ Chiến Thắng (Phường 8, TP Đà Lạt) - nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho cư dân Đà Lạt, thành bãi rác tự phát trái phép…

Theo người dân tổ dân phố đường vòng Lâm Viên (Phường 8, TP Đà Lạt), từ nhiều tháng qua, tại khu vực trên đã biến thành bãi rác lộ thiên. Tại đây, với đủ loại rác thải, từ rác sinh hoạt, rác nông nghiệp, gồm bao bì, chai lọ thuốc trừ sâu; xà bần, kính vỡ, sa lông nệm và cả bồn cầu… đều được các đối tượng lợi dụng đêm tối, dùng xe tải chở đến đổ bỏ tại đây.

Cũng theo người dân, vị trí của bãi rác trái phép này nằm ngay ở khu vực thượng nguồn của hồ Chiến Thắng (hồ mỗi ngày cung cấp trên dưới 3.000 m3 nước sinh hoạt cho cư dân TP Đà Lạt - Pv), chỉ cách hồ lắng vài trăm mét nên khi trời mưa, toàn bộ chất thải sẽ bị cuốn trôi xuống hồ nên nguy cơ gây ô nhiễm rất cao đối với nguồn nước sinh hoạt của người dân Đà Lạt.

Liên quan đến bãi rác trái phép trên, ngày 10/4, Chủ tịch UBND Phường 8, TP Đà Lạt Hồ Vũ Phong xác nhận, có hiện tượng người dân chở rác vào đổ dọc theo đường vòng Lâm Viên, nhưng chưa bắt được quả

Rác thải “tấn công” nguồn nước sinh hoạt của cư dân Đà Lạt

tang người đổ. Theo ông Phong, khu vực rừng tồn tại bãi rác trái phép đã được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho Trường Đại học Yersin Đà Lạt quản lý, bảo vệ để thực hiện dự án mở rộng trường. UBND phường sẽ giao trách nhiệm cho tổ dân phố đường vòng Lâm Viên phối hợp với Trường Đại học Yersin cử người canh gác, bắt quả tang những người đổ rác sai quy định để xử lý. Trước mắt, phường phối hợp với Công ty Dịch vụ đô thị Đà Lạt sẽ tổ chức thu gom số rác trên đưa về bãi rác của thành phố để xử lý, chôn lấp. THỤY TRANG

Cả núi rác với đủ các loại rác thải.

7 THỨ SÁU 14 - 4 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Page 8: ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ TỈNH: Mở rộng đối ngoại, đẩy mạnh thu hút ...baolamdong.vn/upload/others/201704/23930_BLD_ngay_14.4.2017.pdf(BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN

8 THỨ SÁU 14 - 4 - 2017

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT° Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai

thành phố Đà Lạt có nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của ông bà Lâm Vũ Cường - Lương Thị Hồng, địa chỉ thửa đất số 45, tờ bản đồ số 19 (bản đồ đo mới), Tà Nung, Đà Lạt.

Thành phần hồ sơ gồm:- Sổ hộ khẩu gia đình.- Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày

12/6/2004 (giấy tay).- Giấy đặt cọc mua bán đất ngày 2/9/2012

(giấy tay).- Trích lục bản đồ địa chính của UBND xã

Tà Nung.Giấy chứng nhận QSD đất số N638201 ngày

3/3/1999 đứng tên ông Nguyễn Nhật A.Ông Nguyễn Nhật A lập hợp đồng chuyển

nhượng QSD đất cho ông Trần Quốc Nam bằng giấy mua bán tay ngày 12/6/2004. Ông bà Trần Quốc Nam - Nguyễn Thị Kim Hương sang nhượng đất cho ông bà Lâm Vũ Cường - Lương Thị Hồng qua giấy tay đặt cọc bán đất ngày 21/9/2012. Hiện nay, ông bà Lâm Vũ Cường - Lương Thị Hồng đang giữ giấy chứng nhận QSD đất số N638201 cấp ngày 3/3/1999.

Căn cứ khoản 2 - điều 82 - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013”:

Hiện nay, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố Đà Lạt đang lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông bà Lâm Vũ Cường - Lương Thị Hồng, nguồn gốc sang nhượng của ông bà Trần Quốc Nam - Nguyễn Thị Kim Hương. Ông Trần Quốc Nam nhận sang nhượng của ông Nguyễn Nhật A theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số N638201 cấp ngày 3/3/1999. Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố Đà Lạt thông báo sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo và đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông bà Lâm Vũ Cường - Lương Thị Hồng. Mọi thắc mắc khiếu nại về sau, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố Đà Lạt không chịu trách nhiệm giải quyết.

° Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai

huyện Di Linh thông báo: Hộ bà Nguyễn Thị Ngọc Bích nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Hợp đồng chuyển nhượng số 1067/HĐ - CN ngày 24/9/2004 của UBND huyện Di Linh phê duyệt Về việc nhận chuyển nhượng quyền sử đụng đất tại thửa 108, 109, 7 tờ bản đồ 3D, 5B được chỉnh lý tại trang 4 của giấy chứng nhận mang số hiệu V 489622 được UBND huyện Di Linh cấp ngày 22/01/2003, vào sổ theo dõi số 947/QSDĐ, có tên tại quyển 3 Xâm Canh trang 99, chi tiết như sau:

Thửa đất số 108, tờ bản đồ 3D, diện tích 5.553m2 đất trồng cây lâu năm;

Thửa đất số 109, tờ bản đồ 3D, diện tích 8.006m2 đất trồng cây lâu năm;

Thửa đất số 07, tờ bản đồ 5B, diện tích 6.168m2 đất trồng cây lâu năm;

Thời hạn sử dụng đất đến 10/2052 đối với đất trồng cây lâu năm (CLN).

Năm 2006, hộ bà Nguyễn Thị Ngọc Bích chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Hoàng Minh Láng thường trú tại thôn Lộc Châu 3, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng, 2 bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định pháp luật và hộ bà Nguyễn Thị Ngọc Bích đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Hoàng Minh Láng và vợ là bà Nguyễn Thị Nhinh.

Hiện nay, hộ bà Nguyễn Thị Ngọc Bích ở đâu liên hệ với UBND xã Tân Nghĩa hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại. Chi nhánh Văn phòng đăng ký Đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài Nguyên & Môi Trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Nguyễn Văn Láng theo quy định pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

° Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo

Ông Nguyễn Văn Hà được UBND huyện Di Linh cấp giấy chứng nhận QSDĐ số H 033230 theo Quyết định số 08/QĐ-UB ngày 13/1/1997 vào sổ theo dõi số 920/QSDĐ, chi tiết như sau:

- Thửa đất số 55, tờ bản đồ số 01, diện tích 13.937 m2 (400 m2 ONT + 13.537 m2 CLN) và thửa đất số 53, tờ bản đồ số 01, thời hạn sử dụng lâu dài đối với đất ở (ONT), đến 15/10/2044 đối với đất CLN, đến 15/10/2014 đối với đất nuôi trồng thủy sản (NTS) tại xã Hòa Nam.

Năm 2003, ông Nguyễn Văn Hà chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Trần Nguyễn Anh Huy thường trú tại xã Lộc Nga, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Nguyễn Văn Hà đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Trần Nguyễn Anh Huy.

Hiện nay, ông Nguyễn Văn Hà ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Nam hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Trần Nguyễn Anh Huy theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

° Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Vũ Quốc Quân;

- Thửa đất số 57, diện tích 779 m2 đất nông nghiệp (CLN); thửa đất số 58, diện tích 164 m2 đất nông nghiệp (CLN), tờ bản đồ số 24, xã Lộc Tân.

- Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Giấy CNQSD đất số hiệu O 557753 đã cấp

cho hộ ông (bà) Trần Sỹ theo Quyết định số: 139/QĐ-UBND ngày 24/6/1999 của UBND huyện Bảo Lâm, số vào sổ theo dõi cấp GCNQSD đất số 00622/QSDĐ.

Năm 2004, hộ ông (bà) Trần Sỹ sang nhượng bằng giấy viết tay, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Bùi Văn Xiển. Năm 2005, ông Bùi Văn Xiển tiếp tục sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Vũ Quốc Quân, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo: Hộ ông (bà) Trần Sỹ ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Vũ Quốc Quân tại các thửa đất nêu trên.

° Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Trần Văn Hùng và bà Hoàng Thị Tơ;

- Thuộc thửa đất số 194, diện tích 9.973 m2; đất nông nghiệp (CLN).

- Tờ bản đồ 25, xã Lộc Ngãi (bản đồ cũ).- Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Bà Nguyễn Thị Thưa được UBND huyện

Bảo Lâm cấp GCN số hiệu AĐ 394298, số vào sổ cấp giấy H03916, ngày 18/7/2006.

- Theo bản đồ địa chính đo đạc mới, phê duyệt năm 2012:

Ông Trần Văn Hùng và bà Hoàng Thị Tơ sử dụng thửa số 3, diện tích 8.117,1 m2, đất nông nghiệp (CLN) và thửa số 18, diện tích 1.224 m2, đất nông nghiệp (CLN), tờ bản đồ 89.

Năm 2006, bà Nguyễn Thị Thưa sang nhượng bằng giấy viết tay, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Trần Văn Hùng và bà Hoàng Thị Tơ; đồng thời giao GCN quyền sử dụng đất số hiệu AĐ 394298 cho ông Trần Văn Hùng và bà Hoàng Thị Tơ để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo: Bà Nguyễn Thị Thưa ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Trần Văn Hùng và bà Hoàng Thị Tơ tại các thửa đất nêu trên theo thông tin bản đồ địa chính mới đo đạc.

Mở rộng đối ngoại...... Ngoài ra, còn có 86 dự án đầu tư

nước ngoài đi vào hoạt động, với tổng đầu tư thực hiện trên 300 triệu USD.

“Các dự án đầu tư tại Lâm Đồng đi vào hoạt động đã từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tạo xung lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho trên 10.000 lao động, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho một bộ phận dân cư và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương”, ông Nguyễn Văn Cường thông tin thêm.

Minh chứng cho điều đó, ông Nguyễn Văn Cường đã đưa ra một số chỉ tiêu chính mà Lâm Đồng đã đạt được để so sánh với các tỉnh Tây Nguyên. Theo đó, trong năm 2016, GDPBQ/người cả vùng Tây Nguyên đạt 1.679 USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội của cả vùng đạt 67.270 tỷ đồng. Và, Lâm Đồng là địa phương đứng đầu khu vực Tây Nguyên về các chỉ số nói trên với GDPBQ/người đạt 2.091 USD, tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 19.430 tỷ đồng. Trong khi

đó, Đắk Lắk GDPBQ/người đạt 1.488 USD, tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 14.293 tỷ đồng; Gia Lai GDPBQ/người đạt 1.593 USD, tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 15.691 tỷ đồng; Đắk Nông GDPBQ/người đạt 1.640 USD, tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 9.368 tỷ đồng; Kon Tum GDPBQ/người đạt 1.411 USD, tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 8.560 tỷ đồng.

Phải khẳng định rằng, công tác đối ngoại của tỉnh trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy giao lưu, quảng bá toàn diện hình ảnh vùng đất Nam Tây Nguyên tới các bạn bè trong và ngoài nước. Việc chủ động mở rộng đối ngoại, đẩy mạnh thu hút đầu tư, cộng với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, Lâm Đồng sẽ luôn là vùng “đất lành” cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư lựa chọn triển khai dự án, góp phần tạo ra xung lực quan trọng đưa Lâm Đồng phát triển vững chắc trong xu thế hội nhập.

HỒNG HẢI

TIẾP TRANG 3

“Công ty Bảo hiểm AAA xin trân trọng thông báo, vào 7/10/2016 và 6/3/2017, Bảo hiểm AAA - Chi nhánh Lâm Đồng đã làm mất một số ấn chỉ bảo hiểm trách nhiệm dân sự (viết tắt - TNDS) bắt buộc xe cơ giới theo quy định của Bộ Tài chính với thông tin cụ thể sau:

Loại ấn chỉ

Quyển số Từ sêri đã sử dụng

Đến sêri đã sử dụng

Từ sêri chưa sử dụng

Đến sêri chưa sử dụng

Năm

phát

hành

TNDS bắt buộc xe ô tô

16007108 160071071 160071071 2016

16007091 160070901 160070905 160070906 160070910 201617000342 170003411 170003413 170003414 170003420 201717000346 170003451 170003456 170003457 170003460 2017

Vào ngày 7/10/2016 và 6/3/2017, chúng tôi đã thông báo với cơ quan công an địa phương về sự thất lạc các ấn chỉ nêu trên. Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA xin thông báo kể từ ngày 27/3/2017 trở đi, các quyển ấn chỉ nêu trên (các liên chưa sử dụng) không còn giá trị sử dụng và Bảo hiểm AAA hoàn toàn không chịu trách nhiệm pháp lý về mọi phát sinh bồi thường đối với các quyển ấn chỉ nêu trên. Ai nhặt được hay có thông tin về các quyển ấn chỉ trên, xin vui lòng thông báo về Công ty Bảo hiểm AAA, địa chỉ 117-119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Điện thoại: 08 3622 0000 - hotline 1800 1528.

THÔNG BÁO