các thuật toán định tuyến

4
2.1.1.1. Các thuật toán định tuyến 2.1.1.1.1. Định tuyến vector khoảng cách Định tuyến vector khoảng cách dựa trên thuật toán định tuyến Bellman Ford là một phương pháp định tuyến đơn giản, hiệu quả và được sử dụng trong nhiều giao thức định tuyến như RIP, OSPF. Vector khoảng cách được thiết kế để giảm tối đa sự liên lạc giữa các Router cũng như lượng dữ liệu trong bảng định tuyến. Bản chất của định tuyến vector khoảng cách là một Router không cần biết tất cả các đường đi đến các phân đoạn mạng, nó chỉ cần biết phải truyền một datagram được gán địa chỉ đến một phân đoạn mạng đi theo hướng nào. Khoảng cách giữa các phân đoạn mạng được tính bằng số lượng Router mà datagram phải đi qua khi được truyền từ phân đoạn mạng này đến phân đoạn mạng khác. Router sử dụng thuật toán vector khoảng cách để tối ưu hoá đường đi bằng cách giảm tối đa số lượng Router mà datagram đi qua. Tham số khoảng cách này chính là số chặng phải qua (hop count). Định tuyến vector khoảng cách dựa trên quan niệm rằng một router sẽ thông báo cho các router lân cận nó về tất cả các mạng nó biết và khoảng cách đến mỗi mạng này. Một router chạy giao thức định tuyến vector khoảng cách sẽ thông báo đến các router kế cận được kết nối trực tiếp với nó một hoặc nhiều hơn các vector khoảng cách. Một vector khoảng cách bao gồm một bộ (network, cost) với network là mạng đích và cost là một giá trị có liên quan nó biểu diễn số các router hoặc link trong đường dẫn giữa router thông báo và mạng đích. Do

Upload: nguyen-duc-tien

Post on 24-Apr-2015

192 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Các thuật toán định tuyến

2.1.1.1. Các thuật toán định tuyến

2.1.1.1.1. Định tuyến vector khoảng cách

Định tuyến vector khoảng cách dựa trên thuật toán định tuyến Bellman Ford là

một phương pháp định tuyến đơn giản, hiệu quả và được sử dụng trong nhiều giao thức

định tuyến như RIP, OSPF.

Vector khoảng cách được thiết kế để giảm tối đa sự liên lạc giữa các Router cũng

như lượng dữ liệu trong bảng định tuyến. Bản chất của định tuyến vector khoảng cách là

một Router không cần biết tất cả các đường đi đến các phân đoạn mạng, nó chỉ cần biết

phải truyền một datagram được gán địa chỉ đến một phân đoạn mạng đi theo hướng nào.

Khoảng cách giữa các phân đoạn mạng được tính bằng số lượng Router mà datagram

phải đi qua khi được truyền từ phân đoạn mạng này đến phân đoạn mạng khác. Router

sử dụng thuật toán vector khoảng cách để tối ưu hoá đường đi bằng cách giảm tối đa số

lượng Router mà datagram đi qua. Tham số khoảng cách này chính là số chặng phải qua

(hop count).

Định tuyến vector khoảng cách dựa trên quan niệm rằng một router sẽ thông báo

cho các router lân cận nó về tất cả các mạng nó biết và khoảng cách đến mỗi mạng này.

Một router chạy giao thức định tuyến vector khoảng cách sẽ thông báo đến các router kế

cận được kết nối trực tiếp với nó một hoặc nhiều hơn các vector khoảng cách. Một vector

khoảng cách bao gồm một bộ (network, cost) với network là mạng đích và cost là một giá

trị có liên quan nó biểu diễn số các router hoặc link trong đường dẫn giữa router thông

báo và mạng đích. Do đó, cơ sở dữ liệu định tuyến bao gồm một số các vector khoảng

cách hoặc cost đến tất cả các mạng từ router đó.

Khi một router thu được bản tin cập nhật vector khoảng cách từ router kế cận nó

thì nó bổ xung giá trị cost của chính nó (thường bằng 1) vào giá trị cost thu được trong

bản tin cập nhật. Sau đó, router so sánh giá trị cost tính được này với thông tin thu được

trong bản tin cập nhật trước đó. Nếu cost nhỏ hơn thì router cập nhật cơ sở dữ liệu định

tuyến với các cost mới, tính toán một bảng định tuyến mới,nó bao gồm các router kế cận

vừa thông báo thông tin vector khoảng cách mới như next-hop.

Page 2: Các thuật toán định tuyến

Net1Router C Router ARouter B

(net1,1hop) (net1,2hop)

Hình 2.4 Định tuyến véc tơ khoảng cách

Router C thông báo một vector khoảng cách (net1,1hop) cho mạng đích net1 được

nối trực tiếp với nó. Router B thu được vector khoảng cách này thực hiện bổ sung cost của

nó (1hop) và thông báo nó cho router A (net1,2hop). Nhờ đó router A biết rằng nó có thể

đạt tới net1 với 2 hop và qua router B.

Mặc dù định tuyến véc tơ khoảng cách đơn giản nhưng một số vấn đề phổ biến có

thể xảy ra. Ví dụ liên kết giữa 2 router B và C bị hỏng thì router B sẽ cố gắng tái định

tuyến các gói qua router A vì router A theo một đường nào đó thông báo cho router B

một vector khoảng cách là (net1,4hop). Router B sẽ thu vector khoảng cách này và gửi

ngược lại cho router A vector khoảng cách (net1,5hop). Đây là sự cố đếm vô hạn có thể

làm cho thời gian cần thiết để hội tụ kéo dài hơn. Giải pháp cho sự cố này được gọi là

“trượt ngang” với nguyên tắc: không bao giờ thông báo khả năng đạt tới một đích cho

next-hop của nó. Như vậy, router A sẽ không bao giờ thông báo vector khoảng cách

(net1,4) cho router B vì router B là next-hop của net1.

Page 3: Các thuật toán định tuyến

I. Mạng IP ưu và nhược điểmII. Mạng ATM ưu và nhược điểmIII. Mạng MPLS

- Lịch sử ra đời- Ưu điểm so với IP và ATM

IV. Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức- Khái niệm- Lí do ra đời

V . hoạt động