cái tôi trong thơ nguyễn bính

50
CÁI TÔI TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH NHÓM THỰC HIỆN: 1.NGUYỄN HUỆ 1056140014 2.NGUYỄN THỊ TRÚC HUỆ 1056140015 3.LÊ HỒNG NHỊ 1056140027 4.NGUYỄN VĂN THUẬN 1056140045 5.NGUYỄN THỊVÂN 1056140060

Upload: alolove-nguyen

Post on 27-Jun-2015

1.199 views

Category:

Education


3 download

DESCRIPTION

Bài trình chiếu Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

TRANSCRIPT

Page 1: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

CÁI TÔI TRONG THƠ NGUYỄN BÍNHNHÓM THỰC HIỆN:

1. NGUYỄN HUỆ 1056140014

2. NGUYỄN THỊ TRÚC HUỆ 1056140015

3. LÊ HỒNG NHỊ 1056140027

4. NGUYỄN VĂN THUẬN 1056140045

5. NGUYỄN THỊVÂN 1056140060

Page 2: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Bố cục

1. Giới thiệu về Nguyễn Bính 2. Khái quát một số tác phẩm nổi tiếng3. Vị trí thơ Nguyễn Bính trong phong trào Thơ Mới4. Phân tích cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.1. Hoàn cảnh lịch sử thời đại ảnh hưởng đến thơ Nguyễn Bính

4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính

4.3. Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính5. Kết luận6. Tài liệu tham khảo.

Page 3: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

I. GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN BÍNH

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính.

Ông sinh vào cuối xuân đầu hạ năm 1918 tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, Xã Đồng Đội ( nay là xã Cộng Hòa ) huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình nhà nho nghèo.

Page 4: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Nguyễn Bính bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi. Năm 1932, Nguyễn Bính rời quê ra Hà Nội và

bắt đầu nổi tiếng với bài thơ “Cô gái hái mơ”(1937), được giải khuyến khích của hội Tự Lực văn đoàn với tập thơ “Tâm hồn tôi” (1940).

Năm 1943, Nguyễn Bính vào Nam Bộ, đến năm 1944 được giải nhất văn học Nam Xuyên ở Sài Gòn với truyện thơ “Cây đàn tì bà”.

I. GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN BÍNH

Page 5: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Trong cách mạng tháng Tám và suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nguyễn Bính hoạt động ở Nam Bộ.

Nhà thơ tham gia giữ những trách nhiệm trọng yếu như: Phụ trách Hội Văn nghệ cứu quốc tỉnh Rạch Gía, phó chủ nhiệm Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Rạch Gía, sau làm ở ban Văn nghệ Phòng Tuyên huấn Quân Khu Tám.

Tháng 11 năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1956 làm chủ bút tuần báo Trăm hoa.

I. GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN BÍNH

Page 6: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Đầu năm 1964, Nguyễn Bính về công tác ở Ty văn hóa Nam Hà (cũ).

Nguyễn Bính đột ngột mất vào sáng 30 tết năm Ất Tỵ ( tức ngày 20-1-1966) khi đến thăm một người bạn tại xã Hòa Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Định.

Năm 2000, Nguyễn Bính được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt II.

I. GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN BÍNH

Page 7: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

2. KHÁI QUÁT MỘT SỐ TÁC PHẨM NỔI TIẾNG

Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình Nguyễn Bính đã để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ. Độc giả biết đến thơ Nguyễn Bính với những tác phẩm tiêu biểu như:

Lỡ bước sang ngang ( thơ)

Tâm hồn tôi ( thơ)

Hương cố nhân ( thơ )

Mười hai bến nước ( thơ)

Người con gái ở lầu hóa ( thơ)

Page 8: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

2. KHÁI QUÁT MỘT SỐ TÁC PHẨM NỔI TIẾNG

Các tập thơ: Một nghìn cửa sổ ( 1941), Mây Tần ( 1942), Tập Thơ yêu nước, Sóng biển cỏ, Ông lão mài gươm (1947), Trăng kia đã đứng ngang đầu, Những dòng tâm huyết, Mừng Đảng ra đời ( 1953), Nước giếng thơi ( 1957), Tình nghĩa đôi ta ( 1960).

Page 9: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

2. KHÁI QUÁT MỘT SỐ TÁC PHẨM NỔI TIẾNG

Truyện Thơ: Cô gái Ba Tư (1943), Cây đàn Tỳ Bà (1944), Trông bóng cờ bay (1957), Tiếng trống đêm xuân ( 1958).

Truyện: Ngậm miệng ( 1940), Thạch xương bồ, Không đất cắm dùi (1944), Sang máu (1947).

Kịch bản chèo: Cô Son (1961), Người lái đò sông Vị (1964).

Lý luận sáng tác: Cách làm thơ lục bát (1955).

Page 10: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

Trong phong trào thơ mới giai đoạn (1930 -1945) khi nhiều nhà thơ có ý " hiện đại hóa" thơ mình về mọi mặt thì có một nhà thơ lặng lẽ, âm thầm sáng tác và đi theo một con đường riêng. Ðó là Nguyễn Bính.

Page 11: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

Ðương thời, đánh giá về thơ Nguyễn Bính có nhiều ý kiến rất khác nhau. Thậm chí có người còn cho rằng, thơ Nguyễn Bính chỉ để những người mộc mạc "chân quê" đọc và thưởng thức mà thôi.

Nhưng thật kỳ lạ càng trải qua thời gian hơi thơ mộc mạc, quê mùa, hương đồng gió nội ấy càng ăn sâu, bám rễ trong lòng người đọc.

Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đọc, đã thuộc và say mê thơ Nguyễn Bính. Chính hơi thở quê mùa, dung dị ấy là yếu tố khẳng định vị trí Nguyễn Bính trong nền văn học Việt Nam.

Page 12: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

Thế Lữ đã điểm thơ Nguyễn Bính:

“Thơ xuân của ông Nguyễn Bính là những bức tranh nhỏ nhắn vẽ những nét hoạt bát vui vẻ không có chút gì gọi là kỳ khu. Bốn câu đầu trong bài Xuân về của ông:

Đã thấy xuân về với gió đông,

Với trên màu má gái chưa chồng

Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm,

Liếc mắt nhìn trời, đôi mắt trong.

Vẻ đùa cợt thực là tài tình ở những tiếng nhắc lại ỡm ờ nhưng không ngang chướng.

Ông Bính có một giọng thơ bao lơn rất dung dị và rất đáng yêu”...

Page 13: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

Thi sĩ Nguyễn Bính cũng có tâm hồn thi sĩ, biết cảm những cái nên thơ, biết du dương lòng mình trong những phút đau thương bằng những vần điệu êm đềm nhè nhẹ.

Ông đã tỏ ra rằng ở chiếc đàn lòng của ông, cái dây thương nhớ là cái dây rung động hơn hết.

Đọc toàn tập, ta thấy thi sĩ Nguyễn Bính có một tâm hồn rất ủy mị. Thi sĩ đã thất vọng vì tình. Thi sĩ làm thơ khêu gợi những kỷ niệm xa xăm của những ngày ân ái cũ, cái đó không đáng trách.

Page 14: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

Nhưng điều đáng công kích hơn hết là vì tình duyên lỗi hẹn mà thi sĩ khóc rền rĩ ngày đêm như một đứa trẻ lên ba nổi cơn sài!

Thường thì em khóc về đêm,

Bảo rằng đừng nữa khốn quen nết rồi.

Nín làm sao được, chị ơi!

Tính ra mười mấy tháng giời em xa. Không phải thi sĩ đã khóc một, hay vài buổi, nhưng đã khóc

hàng tháng như lời thú tội của thi sĩ:

Khi nào chị có qua thăm,

Cho em lần nữa chiếc khăn lụa hồng.

Cầm cho hai tháng là cùng,

Khóc như em, mấy khăn hồng chả phai.

(Thư cho chị)

Page 15: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

Trông thấy một người đàn bà hay một con trẻ khóc, chúng ta có khi còn động lòng trắc ẩn mà lựa lời thăm hỏi. Nhưng thấy một người đàn ông ngồi khóc chúng ta không những không thèm hỏi, mà lại khinh là đằng khác; vì đã nên trang niên thiếu thì rên rỉ là hèn nhát, khóc than là yếu ớt, là ủy mị và van lơn cầu khẩn là ti tiện, đê hèn.

Page 16: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

Từ đấy buồng tôi không có hoa,

Khóc lên nhật ký, khóc cho nhòa.

Giời còn bắt sống còn mang hận,

Chả chết cho thành một đám ma.

(Những trang nhật ký) Thi sĩ còn thèm khóc nữa và đã chán nản cuộc đời vì... trời ơi, “cao

thượng” thay, chỉ vì không lấy được người yêu:

Cho tôi được khóc vì tôi thấy,

Tôi đã tan hoang cả kiếp người.

(Cho tôi được khóc) Và thi sĩ đã chán nản một cách dại dột:

Tóc tôi để bạc cho già,

Đời tôi để rụng cho là đời tôi!

(Tôi còn nhớ lắm)”…

Page 17: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

Nhà phê bình Lương Đức Thiệp trong công trình khảo sát chuyên sâu Việt Nam thi ca luận (Khuê Văn xuất bản cục, Hà Nội, 1942) đã xác định tính hai mặt đỏng đảnh của thể thơ lục bát và so sánh, nhấn mạnh bước tiến từ Thế Lữ, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương đến Nguyễn Bính:

“Thể lục bát phát sinh do cái tính cách đặc biệt về âm hưởng trong Việt ngữ. Hình thức này do quảng đại dân chúng tạo thành nên rất phổ thông. Nó phổ thông nhưng lại khó đạt tới được nghệ thuật cho những người chưa thấu lĩnh được hết cái tinh vi của Việt ngữ. Dùng thể này, một thi sĩ có thể dễ trở thành người làm vè. Chỉ một hay hai chữ dùng không đắc vị cũng đủ làm cho cả câu đáng nhẽ hay thành ra rất dở được”.

Page 18: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

3. VỊ TRÍ THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

Sau nhiều trang phân tích, Lương Đức Thiệp tiếp tục chỉ ra các dòng mạch thi ca, trong đó có cả phái Tự nhiên - Hồn nhiên chiếm số đông mà đại diện lại chính là Nguyễn Văn Phúc và Nguyễn Bính:

“Một phái nữa lấy “tự nhiên” làm cốt cách cho thi ca. Theo chủ trương này, thơ phải hồn nhiên. Gột rửa câu văn, cân nhắc vần điệu làm mất cả đà tự nhiên của dòng thi cảm.

Hứng đến, thi sĩ chỉ cần bắt ngay lấy rồi dùng thanh âm thích ứng mà gọi nó lên. Thế là thơ rồi!... Cho nên thơ phải “nhất khí”, cho nên giọng thơ phải hồn nhiên”

Nguyễn Bính – nhà thơ đa tình

Page 19: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4. PHÂN TÍCH CÁI TÔI TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH

4.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội. Xét về hoàn cảnh lịch sử, từ giữa thế kỷ XIX, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam đều là các nước tiền công nghiệp trước khi tiếp xúc với phương Tây công nghiệp hiện đại.

Page 20: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội.

Việc chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào Việt Nam và sau Thế chiến thứ nhất, cùng với việc người Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã vô tình đẩy nhanh làn gió của văn hóa phương Tây vào Việt Nam.

Page 21: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội. Giới trí thức trẻ nhanh chóng tiếp thu văn

hóa Pháp và nhận ra vần luật, niệm luật của Nho gia đã quá gò bó trong việc thể hiện tiếng thơ của con người. Năm 1917 trên báo Nam Phong (số 5), Phạm Quỳnh nổi tiếng là người bảo thủ, cũng phải thú nhận sự gò bó của các luật thơ cũ:

"Người ta nói tiếng thơ là tiếng kêu của con tim. Người Tàu định luật nghiêm cho người làm thơ thực là muốn chữa lại, sửa lại tiếng kêu ấy cho nó hay hơn nhưng cũng nhân đó mà làm mất đi cái giọng tự nhiên vậy."

Page 22: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội. Một trào lưu văn học ra đời bao giờ

cũng phản ánh những đòi hỏi nhất định của lịch sử xã hội. Bởi nó là tiếng nói, là nhu cầu thẩm mỹ của một giai cấp, tầng lớp người trong xã hội.

Thơ mới là tiếng nói của tiểu tư sản. Sự xuất hiện của hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản này đối với những tư tưởng tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới cùng với sự giao lưu văn học Đông Tây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Phong trào thơ mới 1932-1945.

Tản Đà – người đặt nền móng cho Thơ Mới

Page 23: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính

Xác định tính dân chủ và tinh thần tiếp xúc đồng đại với đời sống nghệ thuật phương Tây đã tiếp thêm sinh lực cho phong trào Thơ mới và định hình một hệ hình diễn ngôn kiểu mới, một hệ thống tư tưởng nghệ thuật và hình thức câu thơ kiểu mới.

Page 24: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính

Sự phát triển và tiến hóa của Thơ mới Việt Nam gắn bó chặt chẽ với cội nguồn trào lưu nhân văn thế kỷ XVIII-XIX và xu thế hội nhập, tiếp nhận ảnh hưởng thơ ca Pháp và phương Tây.

Bản thân các nhà Thơ mới cũng như các nhà phê bình đương thời đều ý thức rõ điều này...

Page 25: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính

Qua thời gian, Thơ mới ngày càng phát triển, đạt nhiều thành tựu và làm nên “một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh)…

Trong bước đi ban đầu, nhiều nhà Thơ mới được tiếp xúc với văn hóa Pháp và phương Tây đã đủ khả năng viết nên một lối thơ mới mẻ bằng tiếng Việt và cả bằng tiếng Pháp.

Page 26: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính

Tinh thần dân tộc sâu sắc Thơ mới luôn ấp ủ một tinh thần dân tộc, một lòng khao khát

tự do. Ở thời kỳ đầu, tinh thần dân tộc ấy là tiếng vọng lại xa xôi của phong trào cách mạng

Tâm sự yêu nước thiết tha Có thể nói, tinh thần dân tộc là một động lực tinh thần để giúp

các nhà thơ mới ấp ủ lòng yêu nước. Quê hương đất nước thân thương đã trở thành cảm hứng trong nhiều bài thơ, Hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông, mái đình, gốc đa, bến nước, giậu mồng tơi, cổng làng nắng mai, mái nhà tranh đã gợi lên sắc màu quê hương bình dị, đáng yêu trong tâm hồn mỗi người Việt Nam yêu nước.

Page 27: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính

Trong chúng ta, có lẽ không ai là không thuộc thơ Nguyễn Bính, ít ra là một vài câu. Trên thực tế, thơ Nguyễn Bính đã đi vào tâm hồn dân tộc, thấm vào lời ăn tiếng nói người dân quê, trong câu hát ru của mẹ, của bà, trong lời giao duyên tình tứ của những đôi lứa yêu nhau... Có lẽ ở góc độ này, Nguyễn Bính chỉ đứng sau đại thi hào Nguyễn Du mà thôi.

Page 28: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính

Để hiểu cái điều bình dị và kỳ diệu ấy, ta hãy trở về cái không khí xã hội, không khí văn học Việt Nam, thời Nguyễn Bính mới xuất hiện giữa làng thơ.

Thời kỳ ấy, trước làn gió mới mẻ của phương Tây thổi vào, khi mà người ta háo hức hiện đại hoá, đua nhau cách tân, lao vào tìm hiểu những cái mới lạ của phương Tây, thì Nguyễn Bính cứ hồn nhiên giữa làng thơ với chất quê mộc mạc của mình.

Page 29: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính

Những là:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người

Gió mưa là bệnh của giờiTương tư là bệnh của tôi yêu nàng

(Tương tư )

Hay là:

Nhà nàng ở cạnh nhà tôiCách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn

Hai ngưười sống giữa cô đơnNàng như cũng có nỗi buồn giống tôi

Giá đừng có dậu mùng tơiThế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.

(Người hàng xóm )

Page 30: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính

Với Nguyễn Bính, chân quê chính là cái gốc, là bản sắc văn hoá dân tộc, là nét đẹp nhân bản của con người Việt Nam, phải biết bảo vệ và gìn giữ nó.

Page 31: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính

Đặc biệt, trong những bài thơ của mình, Nguyễn Bính đã gợi được cái thần thái của văn hóa làng quê.

Đọc thơ Nguyễn Bính, người ta như sống lại những ngày hội xuân, những ngày hội làng, những đêm hát chèo, một buổi lễ chùa, những nét tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán, lớp học thầy đồ, những trò vui dân dã, cách ăn mặc và nếp sống xa xưa, giấc mơ quan trạng…

Page 32: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính

Một nét đẹp văn hóa ở làng quê Việt Nam xa xưa là ước mơ về sự vinh hiển, là giấc mơ quan trạng. Giấc mơ ấy trở đi trở lại nhiều lần trong thơ Nguyễn Bính:

Thế rồi vua mở khoa thi

Thế rồi quan trạng vinh quy qua làng

(Quan trạng)

Page 33: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính

Nguyễn Bính không chỉ tài hoa khi dựng cảnh những ngày hội quê mà ông còn rất am hiểu và khéo léo khi đặc tả những nét văn hóa làng quê qua cách ăn mặc, qua những nét dáng bề ngoài của người quê. Đây là hình ảnh một chú bé mà người ta có thể bắt gặp đâu đó trên đường thôn:

Tuổi thơ tóc để gáo dừa

Tuổi thơ mẹ bắt đeo bùa cần ong.

(Tiền và lá) Đây là trang phục ngày thường rất mộc mạc mà duyên dáng, đáng yêu của cô

gái quê - tất cả cùng in sâu trong tâm khảm của anh trai làng đang ghen bóng ghen gió:

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

(Chân quê)

Page 34: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính

Nếu ở Kinh Bắc xưa, mùa xuân là hội quan họ thì ở các làng quê Bắc Bộ, mùa xuân là ngày hội của những đêm hát chèo, cũng là mùa của các trò vui thật giản dị mà thanh thản, sảng khoái ở chốn đồng quê:

Hiu hiu gió quạt trăng đèn

Với dăm trẻ nhỏ thả thuyền ta chơi

Ăn gỏi cá, đánh cờ người

Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân.

(Anh về quê cũ)

Page 35: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.2. Sự tiếp xúc các nền văn hóa trong thơ Nguyễn Bính

Có thể nói, tình quê của Nguyễn Bính không nhạt dần theo những năm tháng tha hương, trái lại, càng đậm đà hơn.

Chính là trong sự cọ sát với môi trường hiện đại, Nguyễn Bính đã đưa được vào thơ không chỉ tâm sự của mình mà còn của thời đại trong xã hội đương thời - một xã hội với bao kiếp người trôi dạt, bao buồn thương bế tắc, bao khát khao hạnh phúc, bao tình yêu tha thiết với xứ sở quê hương.

Page 36: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.3. Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Page 37: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.3. Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

"CÁI TÔI " LỠ DỞ

Có thể khái quát Nguyễn Bính bằng hai chữ "lỡ làng".

Phần vì nó là chữ trở đi trở lại rất nhiều trong Nguyễn Bính, phần vì thấy đây là một bi kịch lớn, bao trùm lên thế giới thơ của thi sĩ này.

Page 38: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.3. Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Đọc vào Nguyễn Bính sâu hơn rồi, nhận rõ hơn tầm vóc của thi sĩ, tôi thấy chữ "lỡ làng" đuối nghĩa, đuối sức như con đò bé không còn chở Nguyễn Bính sang ngang được nữa.

Chữ "lỡ làng" hợp với phận gái hơn, lại quá nghiêng về chuyện tình duyên.

Page 39: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.3. Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Trong khi, ngay cả lúc nước mắt lưng tròng - chỉ vài ngày hoen ướt đã hỏng mất một khăn hồng - thì Nguyễn Bính vẫn cứ là phận trai. Với lại, nỗi sầu tủi của Nguyễn Bính phải đâu chỉ có chuyện duyên phận lỡ làng, mà còn cả sự nghiệp dở dang:

“Em đi dang dở đời mưa gió

Chị ở vuông tròn phận lãnh cung",

Hay:

"Dang dở một thân nơi đất khách

Tết này ta lại ngắm hoa suông"...

Page 40: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.3. Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Thơ Nguyễn Bính là sự lên tiếng của những cảnh ngộ oan nghiệt, những thân phận ngang trái.

Mà quan trọng hơn, Nguyễn Bính là thi sĩ của cái lỡ dở, như một phạm trù trữ tình vậy.

Bởi vì "lỡ dở" đâu chỉ là chuyện của riêng Nguyễn Bính, riêng của thời đại Nguyễn Bính, mà sau này và mãi mãi nó vẫn là một thảm trạng phổ biến của cõi nhân sinh.

Page 41: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.3. Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Song hành với sự thành đạt của nhân gian, bao giờ cũng là sự lỡ dở. Mà đã lỡ dở, làm sao tránh khỏi tủi sầu bi phẫn. Bởi thế, đây quả là một nguồn lệ vẫn ngấm ngầm đây đó trong lòng thế nhân.

Có điều, ở thời Nguyễn Bính, bi kịch ấy sắc sói hơn, đắng đót hơn. Ông sinh ra dường như để dành cho sự lỡ dở. Trời đày ông để ông phải làm tròn cái sứ mệnh oái oăm đó.

Từ thân thế mình, Nguyễn Bính đã cất lên tiếng nói về một bi kịch trùm cả thời thế, mà mở ra tới cùng, cũng là một bi kịch nhân thế. Nếu thân thế Nguyễn Bính hanh thông, hẳn đã không có nghiệp thơ Nguyễn Bính.

Page 42: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.3. Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Hay nói theo giọng khách quan thì nhờ bi kịch cá nhân mà Nguyễn Bính đã cảm thông với bi kịch của thời đại. Vì thế, cái Tôi Nguyễn Bính là nỗi đơn côi vì mất đi điểm tựa thiêng liêng nơi cái Ta.

Lìa khỏi cái Ta, cái Tôi ấy dày vò về Mất hơn là tự mãn về Được. Đơn côi trong tình ái. Đơn côi giữa xứ người. Đơn côi giữa đô thị. Đơn côi cả khi đã về tới cố hương.

Page 43: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.3. Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Về bình diện văn hoá, Nguyễn Bính là con đẻ của cuộc hôn nhân đầy lỡ dở giữa nền văn minh đô thị hiện đại với văn minh thôn dã cổ truyền.

Khác xa với những cái tôi thuần đô thị, Nguyễn Bính là cái tôi - phản - đô - thị. Lúc nào cũng mang nặng mối "sầu đô thị". Cứ tưởng Nguyễn Bính chỉ là đứa con ra đời từ cuộc hôn phối giữa làn mưa xuân trong lành với giậu mồng tơi dân dã. Nào ngờ lẫn trong làn mưa kia có chút bụi kinh thành.

Cái chút bụi mơ hồ đã âm thầm lớn lên thành ý hướng giang hồ. Và chính nó đã xúi giục Nguyễn Bính lên đường dấn thân vào cát bụi với những cuộc giang hồ vặt, khi sa vào bất đắc chí.

Page 44: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.3. Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Cái Tôi Nguyễn Bính về quê như một người suốt đời băn khoăn đi kiếm cách sống cho mình, suốt đời tìm kiếm công danh và chỗ đứng trong cái cuộc sống văn minh đô thị. Mà cuối cùng tay trắng vẫn hoàn tay trắng.

Page 45: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.3. Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Công danh dở dang, duyên phận lỡ làng. Cố hương ngỡ bình lặng muôn đời là thế cũng

không dung được một kẻ đã ngập hẳn về thôn ổ mà chẳng thể rửa sạch khỏi lòng mối sầu đô thị ăn sâu.

Trên bình diện đạo đức đơn thuần, cái tôi Nguyễn Bính là con đẻ từ sự lỡ dở của bổn phận và khát vọng, của chữ hiếu và chữ tình. Thời ấy, chữ tình được viết hoa và tô đậm hẳn lên, chữ hiếu mờ hẳn đi lùi lại sau hàng.

Page 46: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

4.3. Đặc điểm cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Trong khi các nhà thơ mới khác sáng tác theo chủ nghĩa lãng mạn, thậm chí có nhà thơ đi vào chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực ; thì Nguyễn Bính lại ngược gió, quay về tìm hương cố nhân trong văn hoá dân gian.

Nguyễn Bính đã tạo cho mình một lối đi nghệ thuật riêng, cày xới và ươm trồng cho mình một vườn thơ nhà quê hiện đại đặc sắc. Sở dĩ được như vậy là do nhà thơ thực sự yêu thơ, thực sự tài năng và có mọt quan niệm nghệ thuật riêng.

Chính quan niệm nghệ thuật này sẽ là nguồn sáng soi tỏ khuynh hướng sáng tác của chính ông, khẳng định phong cách thơ độc đáo của riêng ông.

Page 47: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Trong thời đại thi ca của Việt Nam, phong trào Thơ Mới là một bước chuyển lớn đối với sự đổi mới của thơ ca, góp phần không nhỏ vào kho tàng thi ca của dân tộc

Ở thời đại ấy, nhiều nhà thơ tài hoa đã thể hiện được hồn thơ của mình, đem đến cho độc giả những nàng thơ trữ tình, sâu lắng, lãng mạn đến tận trái tim sâu, làm người ta thêm yêu những bóng hồng đầy chất thi vị.

KẾT LUẬN

Page 48: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Thơ Nguyễn Bính có cái tôi bình dị, viết về nông thôn, đến nỗi người đời gọi ông bằng một cái tên đặc biệt “ thi sĩ chân quê”.

Cái tôi gần gũi, mộc mạc, đi vào đời sống của những người nông dân, tình yêu trong thơ được thể hiện qua những vần thơ dịu dàng, đậm đà bản sắc dân tộc, đôi khi kết hợp một chút phá cách mới lạ của “cái yêu mới mẻ, hiện đại” của phương Tây, đã làm cho ông sống mãi trong lòng những người yêu thơ tình, ghi dấu mãi vào kho tàng thi ca dân tộc một nhà thơ tài hoa, lãng tử.

KẾT LUẬN

Page 50: Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính

Cảm ơn mọi người đã theo dõi!