chien luoc kinh doanh cua samsung (2nd draft)

37
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA SAMSUNG ELECTRONICS I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN SAMSUNG I.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Samsung Ngày 1 tháng 3 năm 1938, tập đoàn Samsung do ông Lee Byung Chull sáng lập tại Hàn Quốc với số vốn ban đầu chỉ 30.000 won. Khởi đầu, doanh nghiệp hoạt động như một công ty xuất khẩu nhưng sau đó nhanh chóng đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của mình và đến thập niên 1990, Samsung dần nổi lên như một tập đoàn quốc tế đa ngành, tập hợp các công ty trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ điện tử đến dịch vụ về tài chính, từ hóa chất, công nghiệp nặng đến thương mại dịch vụ Hình 1. Tập đoàn Samsung Electronics Co. Ltd tại Hàn Quốc Tiểu luận Nhóm – Quản Trị Chiến Lược Trang 1

Upload: phuongnguyenvn2013

Post on 08-Aug-2015

389 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

CỦA SAMSUNG ELECTRONICS

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN SAMSUNGI.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Samsung

Ngày 1 tháng 3 năm 1938, tập đoàn Samsung do ông Lee Byung Chull sáng lập tại

Hàn Quốc với số vốn ban đầu chỉ 30.000 won. Khởi đầu, doanh nghiệp hoạt động như

một công ty xuất khẩu nhưng sau đó nhanh chóng đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của

mình và đến thập niên 1990, Samsung dần nổi lên như một tập đoàn quốc tế đa ngành,

tập hợp các công ty trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ điện tử đến dịch vụ

về tài chính, từ hóa chất, công nghiệp nặng đến thương mại dịch vụ

Hình 1. Tập đoàn Samsung Electronics Co. Ltd tại Hàn Quốc

Samsung Electronics, công ty điện tử Samsung (SEC), được thành lập năm 1969,

là một bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện tử

lớn nhất thế giới. Công ty điện tử Samsung có mặt hàng kinh doanh đa dạng từ các

thiết bị và phương tiện kỹ thuật số, chất bán dẫn, bộ nhớ và giải pháp tích hợp hệ

thống. Đặc biệt, công nghệ nghe nhìn và các thiết bị kỹ thuật số của Samsung ngày

càng chiếm giữ thị phần lớn hơn trên thị trường. Năm 2009, Samsung giành vị trí dẫn

đầu trong thị trường TV LCD.

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 1

Page 2: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

Thông qua công nghệ sáng tạo, thiết kế độc đáo, và tập trung vào cả sự tiện lợi và

giá trị, năm 2010, Samsung lần đầu tiên giành vị trí số một tại thị trường các sản phẩm

kỹ thuật số. Bằng cách liên tục tung ra các sản phẩm mới, không chỉ đáp ứng mà còn

dự đoán được nhu cầu của khách hàng, Samsung tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đột

phá vượt xa tưởng tượng của người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

Khi những công nghệ mới liên tục xuất hiện trên thị trường, tốc độ là điều cần thiết

để nắm giữ 1 vị thế cạnh tranh trong kỉ nguyên công nghệ ngày nay, và việc liên tục

dẫn đầu những thị trường mới là điều cần thiết. Ngày nay, các hoạt động R&D đã trở

thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Samsung để tranh giành và dẫn đầu các

thị trường mới. Samsung đặt R&D làm tâm điểm cho tất cả những việc mình thực hiện

thông qua một hệ thống 42 viện nghiên cứu toàn cầu với hơn một phần tư nhân viên

(42,000 người).

Thêm vào đó, tốc độ là một bí quyết thành công của Công ty điện tử Samsung -

vốn được biết đến với thuyết “Sashimi” trong đó vận dụng nguyên tắc liên tục cải tiến

công nghệ và tung ra sản phẩm mới làm nền tảng để chinh phục khách hàng.

Các giai đoạn phát triển:

1938-1969 : Thời kỳ đầu của Samsung

Vào ngày 1 tháng 3, 1938, chủ tịch sáng lập Byung-Chull Lee mở một doanh

nghiệp ở Taegu, Hàn quốc, với 30.000 won.

Ban đầu, doanh nghiệp của ông chủ yếu tập trung vào xuất khẩu thương mại, bán

cá khô, rau và hoa quả Hàn Quốc cho Mãn Châu và Bắc Kinh. Nhưng chỉ hơn một

thập niên, Samsung – có nghĩa là "ba ngôi sao" trong tiếng Hàn - đã tạo lập cho riêng

mình máy nghiền bột, máy làm bánh kẹo, các xưởng sản xuất và buôn bán, và cuối

cùng phát triển thành doanh nghiệp toàn cầu hiện đại vẫn còn mang tên đó cho đến

ngày nay.

1970-1979 : Đa dạng hóa ngành kinh doanh và hàng điện tử

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 2

Page 3: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

Trong những năm 1970, Samsung đặt ra những nền tảng chiến lược cho sự phát

triển trong tương lai bằng cách đầu tư vào công nghiệp nặng, hoá chất, và hoá dầu.

Trong thời gian này, công ty cũng từng bước nâng cao vị trí cạnh tranh của mình

trong ngành công nghiệp dệt thế giới, kết hợp quy trình sản xuất của mình từ nguyên

liệu thô cho đến sản phẩm cuối cùng. Kết quả là, nhiều công ty mới được thành lập,

gồm có Samsung Heavy Industries Company vào năm 1974 và Samsung Shipbuilding

và Samsung Precision Company (hiện hay là Samsung Techwin) vào năm 1977.

Một bước đột phá khác của Samsung bắt nguồn từ công việc kinh doanh hàng điện tử

gia dụng. Samsung Electronics, thời điểm đó đã trở thành nhà sản xuất chính cho thị

trường Hàn Quốc, bắt đầu xuất khẩu hàng hóa của mình lần đầu tiên trong khoảng

thời gian này. Samsung cũng mua khoảng 50 % cổ phần tại Korea Semiconductor,

củng cố hơn nữa vị trí hàng đầu trong ngành sản xuất chất bán dẫn của Samsung

Electronics.

1980-1989 : Bước vào thị trường toàn cầu

Các ngành công nghệ then chốt của Samsung rất đa dạng và mở rộng toàn cầu

trong cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980.

Vào năm 1978, Samsung Semiconductor và Samsung Electronics trở thành các

thực thể riêng biệt. Samsung Aerospace Industries (hiện nay là Samsung Techwin)

thành lập vào tháng 2 năm 1987, Samsung đã phát triển các khả năng không gian của

mình với tốc độ chưa từng thấy.

Samsung cũng gia nhập ngành phát triển hệ thống, thành lập Samsung Data

Systems vào năm 1985 (hiện nay là Samsung SDS) đứng đầu trong dịch vụ công nghệ

thông tin, bao gồm tích hợp hệ thống, quản lý hệ thống, dịch vụ tư vấn, và dịch vụ

mạng.

Samsung tăng cường tập trung vào công nghệ dẫn đến sự hình thành hai viện nghiên

cứu và phát triển (R&D) của công ty, hai viện này giúp mở rộng phạm vi của công ty

vào ngành điện tử, chất bán dẫn, hóa phẩm plymer cao cấp, kiến thiết gene, viễn thông

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 3

Page 4: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

quang học, không gian, và các lãnh vực mới trong cách tân công nghệ từ công nghệ

nano đến cấu trúc mạng cao cấp.

Vào năm 1987, Chủ tịch sáng lập của Samsung Byung-Chull Lee qua đời sau gần

50 năm điều hành công ty. Con trai ông, Kun-Hee Lee đã kế nhiệm ông trong vị trí tân

Chủ tịch. Trong giai đoạn này, Samsung tự thách thức chính mình để cơ cấu lại các

hoạt động kinh doanh cũ và bước vào các lĩnh vực mới với mục tiêu trở thành một

trong năm công ty điện tử hàng đầu thế giới.

1990-1993 : Cạnh tranh trong một thế giới kỹ thuật biến động

Những năm đầu thập niên 1990 đã đặt ra những thách thức to lớn cho các doanh

nghiệp công nghệ cao.

Liên doanh, liên kết, và mua lại là việc bình thường trong khi sự cạnh tranh và hợp

nhất nổi lên mạnh mẽ. Các công ty nằm dưới áp lực phải cân nhắc về việc bán công

nghệ và dịch vụ của mình. Công việc kinh doanh bắt đầu tràn qua biên giới giữa các

nước và các công ty. Samsung tận dụng hầu hết các cơ hội này bằng cách tái tập trung

chiến lược kinh doanh của mình để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của thị trường.

1994-1996 : Trở thành một lực lượng toàn cầu

Vào giữa những năm 1990, Samsung cải cách công việc kinh doanh của mình bằng

cách nỗ lực sản xuất các sản phẩm đẳng cấp thế giới, mang lại sự hài lòng chung cho

khách hàng, và là một doanh nghiệp tốt – tất cả đều nằm trong tầm nhìn "chất lượng là

trên hết."

Trong thời gian này, 17 sản phẩm khác nhau - từ chất bán dẫn đến màn hình máy

tính, màn hình TFT-LCD đến TV sử dụng ống phóng hình - được xếp vào nhóm năm

sản phẩm dẫn đầu trên thị trường toàn cầu trong từng lĩnh vực tương ứng, và 12 sản

phẩm khác đạt được thứ hạng hàng đầu trên thị trường trong lĩnh vực của chúng.

Ở vị trí Số 1 cũng có nghĩa là thực hiện nghĩa vụ xã hội của doanh nghiệp, dù mục

đích là an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, các sự kiện văn hóa hay thể thao. Thực vậy,

Samsung tham gia tích cực vào thị trường hàng thể thao, và nhờ những nỗ lực vượt

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 4

Page 5: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

bậc, vị chủ tịch lúc đó, ông Kun-Hee Lee đã được chọn là thành viên Ủy ban Olympic

Quốc tế (IOC) vào tháng 7, 1996, nâng cao hình ảnh công ty với tư cách là nhà tài trợ

chủ yếu cho thể thao thế giới.

1997-1999 : Tấn công mặt trận kỹ thuật số

Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ảnh hưởng hầu như mọi doanh

nghiệp của Hàn Quốc, Samsung đã là một trong số ít công ty có khả năng tiếp tục phát

triển nhờ dẫn đầu công nghệ kỹ thuật số và mạng cũng như chuyên tập trung vào điện

tử, tài chính và các dịch vụ liên quan.

Samsung đối phó với cuộc khủng hoảng bằng cách giảm số công ty chi nhánh

xuống còn 45 (theo "Quy định về độc quyền và bộ luật công bằng mậu dịch "), giảm

số nhân viên khoảng 50,000, bán 10 đơn vị kinh doanh, và cải thiện tính hợp lý của cơ

cấu tài chính, hạ tỉ lệ nợ 365% vào năm 1997 xuống 148 % vào cuối 1999.

2000~hiện nay : Tiên phong trong "Thời đại kỹ thuật số"

Thời đại kỹ thuật số đã mang lại sự thay đổi - và cả cơ hội mang tính cách mạng –

cho kinh doanh toàn cầu, và Samsung đã đáp lại bằng những công nghệ tiên tiến, các

sản phẩm cạnh tranh, và sự đổi mới không ngừng.

Tại Samsung, chúng tôi xem mỗi thách thức là một cơ hội và tin rằng chúng tôi

hoàn toàn nằm trong những vị trí dẫn đầu thế giới trong ngành công nghệ kỹ thuật số.

Sự nỗ lực trở thành công ty hàng đầu của chúng tôi đã mang lại cho chúng tôi thị phần

toàn cầu Số 1 đối với 13 sản phẩm, đặc biệt gồm có bán dẫn, TFT-LCD, màn hình và

điện thoại di động CDMA. Hướng đến tương lai, chúng tôi đang tạo ra những tiến bộ

lịch sử trong nghiên cứu và phát triển dòng bán dẫn chung, kể cả bộ nhớ flash và thiết

bị không phải bộ nhớ, chất bán dẫn tùy chỉnh, DRAM và SRAM, cũng như sản xuất ra

màn hình LCD tốt nhất trong ngành, điện thoại di động, các thiết bị kỹ thuật số, và

nhiều sản phẩm khác nữa.

I.2. Tổng quan về công ty Samsung Vina

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 5

Page 6: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

Được thành lập vào năm 1996, Samsung Vina là liên doanh giữa Công ty cổ phần

TIE (Telecommunications – Industry – Electronics Joint Stock Company) và tập đoàn

điện tử Samsung với tổng vốn đầu tư hơn 36,5 triệu USD.

Sau 15 năm có mặt tại Việt Nam (1996-2011), Samsung có 2 cơ sở sản xuất điện

tử công nghệ cao là nhà máy Samsung Vina tại Thủ Đức (TP HCM) và khu phức hợp

Samsung Electronics Vietnam – SEV (KCN Yên Phong, Bắc Ninh). Hiện nay,

Samsung Vina chiếm thị phần số 1 về TV LCD, TV phẳng, màn hình máy tính và

đứng thứ 2 trên thị trường Việt Nam về điện thoại di động.

Các sản phẩm của công ty bao gồm:

- Sản phẩm về điện tử: Tivi màu, đầu DVD, máy quay kỹ thuật số, máy nghe nhạc

MP3 và hệ thống dàn máy home theatre.

- Sản phẩm gia dụng như: tủ lạnh, máy giặt, điều hòa nhiệt độ.

- Sản phẩm về điện thoại di động với kiểu dáng thời trang và các tính năng ưu việt.

Hình 4. Dây chuyền sản xuất bo mạch chính dành cho

TV LCD và TV LED tại Nhà máy Samsung Vina

Tại Việt Nam, mục đích mà Samsung Vina hướng tới là trở thành thương hiệu điện

tử được yêu mến nhất. Trong khi đó, SEV sẽ trở thành một khu phức hợp, với vốn đầu

tư 1,5 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2020 và doanh số toàn dự án vào năm 2015 dự

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 6

Page 7: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

kiến khoảng 16 tỷ USD. Giống như một đôi chân vững chãi, với hai chân là Samsung

Vina và SEV, một lo thị trường nội địa rộng lớn, một “đánh” ở thị trường toàn cầu,

Samsung đang ngày càng tiến mạnh, tiến nhanh ở thị trường Việt Nam, với những kế

hoạch ngày một lớn lao hơn.

I.3. Giá trị cốt lõi

Tại Samsung, một quy tắc ứng xử nghiêm chỉnh và những giá trị cốt lõi này là

trọng tâm cho mọi quyết định của công ty:

Con người: Rất đơn giản, công ty chính là những con người. Tại Samsung,

công ty tạo mọi cơ hội thuận lợi để họ thể hiện tối đa năng lực của mình.

Tính ưu tú: Mọi thứ làm tại Samsung được chi phối bởi một niềm say mê

xây dựng thành công vượt trội-và sự cống hiến không ngừng trong

việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất trên thị trường.

Sự thay đổi:Trong nền kinh tế toàn cầu phát triển nhanh ngày nay, sự thay

đổi liên tục và những bước đột phá đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại

của một công ty. Như đã thực hiện trong 70 năm qua, để có thể thúc đẩy

công ty thành công lâu dài, công ty luôn đặt ra những hướng nhìn của tương

lai, dự đoán những nhu cầu và đòi hỏi của thị trường mình phục vụ.

Tính liêm chính: Hoạt động có đạo đức chính là nền tảng kinh doanh của

công ty. Mọi hoạt động kinh doanh được chi phối bởi một kim chỉ nam đạo

đức nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch và sự tôn trọng đối với tất cả

những cổ đông của công ty.

Cùng thịnh vượng: Một doanh nghiệp thành công là một doanh

nghiệp có thể mang lại sự thịnh vượng và cơ hội cho người khác.

Dù kinh doanh ở bất cứ một cộng đồng nào trên toàn cầu,

Samsung luôn phấn đấu là một công ty có trách nhiệm về mặt xã hội và môi

trường.

I.4. Sứ mạng

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 7

Page 8: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

Mọi hoạt động thực hiện tại Samsung được chi phối bởi sứ mạng là trở thành công

ty kỹ thuật số “digital-εCompany” tốt nhất.

Hình 2. Sứ mạng của công ty Samsung

Samsung phát triển thành một công ty toàn cầu bằng cách đối diện trực tiếp với các

thử thách, những con người của Samsung xây dựng những ý tưởng sáng tạo để phát

triển các sản phẩm và dịch vụ đứng đầu trên thị trường.

I.5. Mục tiêu

Samsung đặt mục tiêu trở thành một trong 10 công ty hàng đầu thế giới với doanh

số 400 tỷ USD/năm, là thương hiệu dẫn đầu về công nghệ và phong cách sống, nằm

trong top 5 bảng xếp hạng 100 thương hiệu tốt nhất thế giới của Interbrand đến năm

2020.

Samsung đã vạch 3 phương pháp chiến lược trong việc quản lý, đó là “Sáng tạo”,

“Quan hệ đối tác” và “Tài năng” để có thể đạt mức doanh thu 400 tỷ USD và trở thành

một trong năm thương hiệu hàng đầu trên thế giới đến năm 2020. Samsung quyết tâm

sẽ trở thành một công ty dẫn đầu đầy sáng tạo tại những thị trường mới và một doanh

nghiệp hàng đầu trong tương lai.

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 8

Page 9: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

Samsung hướng đến mục tiêu phát triển các công nghệ tối ưu và những quy trình

hiệu quả nhằm tạo ra những thị trường mới, làm phong phú cuộc sống con người, và

không ngừng giúp Samsung trở thành một nhà doanh nghiệp hàng đầu có uy tín trên

thị trường.

I.6. Tầm nhìn

Samsung vận hành theo một tầm nhìn duy nhất là dẫn đầu xu hướng hội tụ kỹ thuật

số. Samsung tin rằng, ngày nay, thông qua sự đổi mới công nghệ, Samsung sẽ tìm ra

các giải pháp cần thiết để giải quyết những thử thách trong tương lai.

Tầm nhìn của Công ty Điện tử Samsung trong thập kỷ mới được nêu rõ trong

tuyên ngôn “Khơi nguồn cảm hứng, sáng tạo tương lai”.

Tầm nhìn này được phản ánh trong cam kết của Công ty Điện tử Samsung trong

việc khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng, dựa trên ba thế mạnh chính của Samsung

là “Công nghệ mới” – “Sản phẩm mới” – “Giải pháp sáng tạo” và trong việc quảng bá

những giá trị này của Samsung đến với ba nhân tố chính trong mối quan hệ cốt lõi của

Samsung là Ngành công nghiệp – Đối tác và Nhân viên.

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 9

Page 10: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

Hình 3. Tầm nhìn của công ty Điện tử Samsung

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 10

Page 11: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

II. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA SAMSUNG ELECTRONICS

II.1. CHIẾN LƯỢC “HỚT PHẦN NGỌN” – THUYẾT SASHIMI

II.1.1. Hoàn cảnh ra đời:

Năm 1997, châu Á trải qua một cơn bão tài chính. Vào thời điểm đó Samsung

đã là một trong những nhà sản xuất DRAM chip lớn nhất thế giới. Nhưng giá DRAM

đã suy giảm trong năm trước và doanh thu cũng như lợi nhuận của những nhà sản xuất

mặt hàng này trên thế giới tụt giảm nghiêm trọng. Dù vậy nếu Samsung dừng đầu tư

cho quá trình sản xuất mới thì công ty sẽ mất thị trường và mất vai trò nhà dẫn đầu

công nghệ.

Trước bối cảnh đó, cuộc họp kín của ban lãnh đạo Samsung trong vòng 5 giờ

đồng hồ, với sự chỉ đạo của Chủ tịch HĐQT Lee Kun Hee, đưa ra quyết định, hãng sẽ

tiến lên phía trước. Quyết định này dựa trên những phân tích của ông Lee về tình hình

thị trường khi ông công du sang Nhật Bản, ông nhận thấy nhiều công ty sản xuất chip

tại nước này đã giải nghệ vì thua lỗ hoặc dừng đầu tư lại do thiếu tài chính. Samsung

đã nhìn thấy một cơ hội để vượt lên.

Samsung đã quyết định không phát triển các phần mềm bản quyền và các

chương trình như âm nhạc, phim ảnh hay video game, vốn là thế mạnh của công ty

này. Chiến lược của Samsung là tập trung vào phần cứng và các thiết bị, và cộng tác

với các nhà cung cấp chương trình phù hợp, chuyển từ công nghệ analog sang công

nghệ kỹ thuật số.

Với những thay đổi này Samsung đã vượt qua khoảng cách công nghệ với

những người khổng lồ trong lĩnh vực này như Mitsubishi, Sony, Philips, Motorola và

Sharp.

Trước tình hình khó khăn, đầu tiên Samsung thực hiện chiến lược cắt giảm

hàng tồn kho. Trong khi tất cả các tập đoàn, công ty trên thế giới đều khát tiền mặt,

mà hàng lại ế, doanh thu thấp. Yun Jong- Yong, Tổng giám đốc Samsung đã rất quyết

đoán, đi tiên phong trong việc hạ giá đột ngột các sản phẩm của mình. Chỉ vì nhanh

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 11

Page 12: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

hơn các đối thủ mà Yun Jong-Yong đã thu về 2 tỉ Euro tiền mặt giải nguy cho tập

đoàn.

Đó chỉ mới là những thay đổi ban đầu, ông Yun còn tìm cách tăng giá bán

trong giai đoạn này. Ông nói: “Chúng tôi đã thua lỗ lớn với nhiều sản phẩm trong năm

1997, tôi đã tính rằng nếu chúng tôi tăng giá bán lên 10% thì sẽ lãi được 600 triệu

USD. Do đó tôi bắt đầu nghĩ về chính sách giá mới cho giá trị của sản phẩm chúng tôi

sản xuất”.

Với suy nghĩ đó, Samsung quyết định tái tạo lại hình ảnh thương hiệu như một

nhãn hiệu cao cấp. Samsung sẽ từ bỏ hoàn toàn những sản phẩm cấp thấp, cho dù như

vậy là bỏ qua cơ hội dễ dàng có doanh số cao.

Với tầm nhìn như vậy, Samsung đã lựa chọn chiến lược “hớt phần ngọn” hay

còn gọi là Sashimi để thực hiện các mục tiêu của mình.

Thuyết Sashimi được lấy tên từ một món gỏi cá nổi tiếng của người Nhật Bản

mà thành phần chính là hải sản tươi sống. Cá để làm món Sashimi được bắt bằng các

dây câu riêng biệt, ngay sau khi bắt được cá, người ta dùng một cái đinh nhọn đâm

xuyên óc cá làm cho cá chết ngay lập tức, sau đó xếp cá vào đá xay. Vì cá chết quá

nhanh như thế nên thịt nó chỉ chứa một lượng rất nhỏ axít lactic, do đó thịt cá ướp đá

sẽ giữ tuơi được khoảng 10 ngày mà không bị uơn, ngược lại nếu cá chết từ từ thì chất

lượng sẽ giảm sút.

Khi những con cá đầu tiên được câu lên, nó rất đắt và được bán với giá cao cho

các nhà hàng sang trọng. Hôm sau, số cá ế chỉ bán còn nửa giá cho nhà hàng loại

trung và được nhiều nhà hàng sử dụng làm thực đơn hơn. Hôm sau nữa, số cá còn lại

còn ¼ giá và chỉ bán cho nhà hàng loại thường. Số cá còn lại sẽ được coi là “cá chết”

vì chẳng được mấy người trả giá.

Vì vậy, bí quyết thành công trong thị trường điện tử chính là việc liên tục tung

ra các sản phẩm mới và hiện đại. Cách làm này sẽ giúp bạn liên tục bán được giá,

được gọi là thuyết Sashimi.

II.1.2. Nội dung thuyết Sashimi:

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 12

Page 13: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

Nội dung chính của chiến lược “hớt phần ngọn” hay còn gọi là thuyết

“Sashimi” là phải đi trước và dẫn đầu thị trường. Nếu không đi trước thì phải đi nhanh

hơn đối thủ, hễ trên thị trường có sản phảm mới nào thì Samsung cũng phải sản xuất

ra được thứ đó và đồng thời phải sản xuất thật nhanh, thật nhiều như có thể.

Theo đó, khi là một trong những nhà sản xuất đầu tiên thì Samsung sẽ hớt hết

những khách hàng lắm tiền, chịu chơi, sẵn sàng mua ngay một sản phẩm mới hay một

mẫu mã mới. Có thể Samsung không phải là người nghĩ ra sản phẩm trước tiên nhưng

phải là người nhanh chân tung ra thị trường sản phẩm đó với số lượng lớn. Rất nhiều

đại gia trong các lĩnh vực điện thoại di động và điện tử dân dụng đã giật mình trước

độc chiêu này của Samsung.

Giai đoạn “hớt phần ngọn” này có thời gian “sống” rất ngắn nhưng tỉ suất lợi

nhuận thương mai lại vô cùng cao. Có thể gấp 2, gấp 3 hay hơn thế cho giai đoạn sau

khi phải cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn, đồng thời đối tượng khách hàng cũng

không phải là khách “sộp” như trước.

Bí mật thành công trong lĩnh vực điện tử gia dụng là đưa ra những sản phẩm

hiện đại nhất trong cuộc cạnh tranh. Bằng cách đó bạn có thể bán được với giá rất cao

- cho đến khi những đối thủ khác đuổi kịp và sản phẩm đó không còn là hàng độc nữa.

Ông Yun cho rằng: "Trong kinh doanh, tiền sẽ được sinh ra nếu chúng ta giảm thời

gian của qúa trình sản xuất - tiêu thụ một sản phẩm mới. Nếu thời gian đưa sản phẩm

mới đến cho khách hàng sớm hơn một tuần, doanh thu sẽ tăng khác hẳn. Còn nếu sản

phẩm của bạn có mặt trên thị trường muộn mất hai tháng thì trò chơi đã kết thúc rồi -

game over!".

Do đặc thù sản phẩm công nghệ cao càng tồn kho lâu thì giá thu về trên thị

trường càng giảm. Bằng cách giảm mạnh thời gian giữa sản xuất và tiêu thụ một sản

phẩm, Samsung có thể thu được mức giá bán cao hơn.

Bản thân Tổng giám đốc Samsung đã có lần trực tiếp đi khảo sát tìm hiểu mô

hình quản trị, điều hành của General Electrics, tập đoàn lớn nhất thế giới của Mỹ,

chuyên về đồ điện và điện tử gia dụng.

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 13

Page 14: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

Khi đã bắt chước hay hoàn thiện xong một sản phẩm mới, ông cho sản xuất đại

trà ngay lập tức với số lượng lớn và trong thời gian thật nhanh. Có thể nói đây là một

sự táo bạo đến liều lĩnh của Yun Jong-Yong nhưng đồng thời cũng chính là bí quyết

thành công quan trọng nhất của Samsung. Các nhà sản xuất khác thường chỉ sản xuất

thử để thăm dò thị trường trước khi sản xuất đại trà nhưng Samsung thì không vậy.

Ông Tổng giám đốc Yun Jong-Yong đã hạ lệnh tất cả các xưởng sản xuất của

Samsung hoạt động hết tốc lực ngày đêm cả 7 ngày của tuần để hớt hết các khách

“sộp” chịu chơi trên thị trường. Sau đó từ từ đưa ra chiến lược hạ giá bất ngở thu hút

những khách thuộc tầm cỡ thấp nhất.

Dù có đắt đến đâu, Sashimi chỉ ngon nhất khi còn tươi, để một ngày thì món ăn

trở nên kém ngon, rẻ tiền, và để thêm một ngày nữa thì đành vứt bỏ. Yun giải thích:

“Trong thời kỳ điện toán, những hãng đi sau rất khó đuổi kịp. Giờ sang kỷ nguyên số,

tốc độ sẽ quyết định tất cả và hàng tồn kho cũng như Sashimi để lâu, luôn có hại”.

Trên thực tế Samsung đã áp dụng rất tốt bài học từ lý thuyết Sashimi. Samsung

đã liên tục tấn công thị trường toàn cầu bằng các loại điện thoại di động, TV màn hình

rộng, chip memory và máy ảnh, máy quay hiện đại nhất với giá cả cũng thuộc hàng

cao nhất trên thị trường.

Như vậy, thuyết Sashimi chỉ là một cái tên gọi cho toàn bộ chiến lược định

hướng phát triển của Samsung. Những thành công mà Samsung có được hoàn toàn

dựa trên những phân tích và dự báo chính xác về tình hình thị trường, phân tích kỹ

môi trường bên trong và bên ngoài để lựa chọn cho mình chiến lược phù hợp.

II.1.3. Ví dụ về thành công của Samsung khi ứng dụng Thuyết Sashimi

II.1.3.a.Thành công của full HD-3D LED-TV series 9000 tại thị trường Mỹ.

Samsung đã chứng tỏ với thế giới rằng họ là một trong những công ty dẫn đầu về công

nghệ trong ngành công nghiệp điện tử, đối với thị trường thế giới nói chung và thị

trường Mỹ nói riêng. Với những tiến bộ về công nghệ mà họ đang nắm giữ trong thời

điểm hiện tại, Samsung luôn là công ty tiên phong về công nghệ. Một trong những

thành công của họ trong thời gian gần đây nhất là TV 3D. Chiếc TV 3D được tung ra

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 14

Page 15: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

thị trường lần đầu tiên vào tháng 3/2010, đem đến những ảnh hưởng to lớn tới thị

trường TV Mỹ, mở ra một kỉ nguyên mới.

Kết quả đạt đượcSau những cố gắng và nỗ lực miệt mài của mình trong lĩnh vực TV tại thị

trường Mỹ, Samsung đã thu được những kết quả đáng kể. Hiện nay, họ đang

chiếm giữ khoảng 60% thị trường TV 3D tại Mỹ, đồng thời, mang danh hiệu

nhãn hàng TV 3D đầu tiên. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2010 kể từ khi

tung ra sản phẩm mới, Samsung đã bán được một triệu TV 3D. Tháng 10 năm

2010, SE triển khai hàng loạt các hoạt động giới thiệu sản phẩm mới và đạt

được thành quả 88% thị phần tivi 3D ở Mỹ. Doanh thu mỗi năm từ đó lên đến

hàng trăm triệu đô la.

Phân tích thành công của TV 3D series 9000 tại Mỹ

1. Chiến lược Sashimi đối với TV 3D full HD tại Mỹ.

Môi trường kinh doanh Mỹ với dân số đứng thứ 3 thế giới (313,076,000 dân năm 2011) với nhiều sắc tộc khác nhau, tạo nên nhu cầu phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt tạo nên nhiều phân khúc về thu nhập khác nhau. Thói quen tiêu dùng của người Mỹ rất đáng lo ngại trong việc chi trả tiêu dùng nhiều hơn số tiền họ kiếm được. Nhưng đó lại là cơ hội cho các nhà sản xuất.

Là một đất nước công nghệ cao, nên vòng đời sản phẩm càng ngắn hơn, các cuộc cách mạng công nghệ không ngừng diễn ra nơi đây. Vì vậy, với sản phẩm công nghệ cao, lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới TV 3D 9000 của Samsung, sẽ tạo 1 dấu ấn về công nghệ, thu hút khách hàng.

Với đặc điểm môi trường kinh doanh như vậy của Mỹ, nắm được tâm lý khách hàng, Samsung áp dụng chiến lược Sashimi đối với TV 3D tại thị trường Mỹ và gặt hái nhiều thành công.

Samsung tạo ra sản phẩm TV 3D full HD đầu tiên trên thế giới, đi tiên phong, nhắm vào phân khúc cao cấp (không đối thủ). Một chiếc TV 3D đầu tiên khi tung ra thị trường có giá 5.999 USD, việc “hớt phần ngọn” của Samsung đã thành công khi trong vòng 6 tháng, số lượng TV 3D được bán ra khoảng 1 triệu chiếc tại Mỹ. Sau đó Samsung bắt đầu đưa giá về thấp hơn, phân chia các sản phẩm của mình theo một mức giá từ 1.200 – 7.000 USD. Ngoài ra, Samsung còn đưa ra các chương trình ưu đãi đặc biệt sau một thời gian sản phẩm xuất hiện trên thị trường: nếu bạn mua TV Samsung 3D chính hãng từ một nhà bán lẻ có tham gia chương trình, bạn sẽ nhận được 2 cặp kính 3D (model SSG-3100GB) miễn phí, trực tiếp từ nhà bán lẻ. Ngoài ra, gần đây Samsung còn hạ giá hoàn toàn tất cả những gì liên quan đến kính 3D của họ. Pin để vận hành kính 3D nay chỉ còn mức giá 50$ USD.

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 15

Page 16: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

2. Nguyên nhân thành công

Sự thành công của TV 3D 9000 của Samsung là chiến lược phát triển sản phẩm phù

hợp với tầm nhìn sứ mạng công ty đó là Thúc đẩy thế giới, kiến tạo tương lai), phù

hợp với môi trường bên trong của công ty đó là đội ngũ R&D hùng hậu, một SCM

vững chắc,... và phù hợp với điều kiện bên ngoài là nước Mỹ, quan trọng hơn hết là

phù hợp với tiêu dùng người Mỹ, và việc lựa chọn phân khúc cao cấp, đi đầu trong

công nghệ đã giúp cho Samsung vượt qua các đối thủ của mình:

- Samsung mạnh dạn và nghiêm túc đầu tư vào R&D để luôn dẫn đầu vào công

nghệ. Họ đã phát triển công nghệ TV 3D từ những ngày đầu. Samsung có một

nguồn nhân lực tốt để giúp họ đưa ra những định hướng đúng đắn này. Luôn là

người đi đầu trong công nghệ TV. Năm 2011, Samsung bỏ ra 8,7 tỷ USD cho

mảng R&D trong khi Sony và Panasonic chỉ lần lượt bỏ ra 5,5 và 6,6 tỷ USD.

- Samsung thấu hiểu thị trường Mỹ, hành vi của người Mỹ. Họ là những người thích

công nghệ và họ sẵn sàng chi trả cho sở thích của mình. Và lợi thế của Samsung là

có 6 trung tâm thiết kế của hãng tại ba khu vực: châu Á, Mỹ và châu Âu. Những

mẫu TV có kiểu dáng độc đáo của Samsung rất đồng bộ với trào lưu thiết kế nội

thất hiện nay. “Người tiêu dùng ngày càng thích dùng TV kích cỡ lớn như là vật trí

nội thất trong phong khác. Vì thế, các nhà thiết kế phải để ý đến sự khéo léo và

phong cách trong kiểu dáng TV”, Kang Yun, GĐ thiết kế của Samsung, nhấn

mạnh.

- Tuy nhiên, họ là những người tiêu dùng thông minh, và đứng trước tình hình

kinh tế khó khăn thì quyết định của họ càng được xem xét kĩ càng hơn. Đó là lý

do Samsung bán hàng chủ yếu qua mạng để giảm chi phí và các cửa hàng bán

lẻ chuyên cho điện tử, nơi người tiêu dùng được tư vấn kĩ càng nhất, chứ không

phải là tại các cửa hàng bán lẻ đại trà như Walmart. Đó là một chiến lược phân

phối khôn ngoan và thông minh.

- Hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng sản phẩm của Samsung (SCM) gồm 70

thành viên. Trong hai ngày cuối tuần, hệ thống dây chuyền cung ứng đã lập dự

báo doanh số hàng tuần, hàng tháng và hàng quý dựa trên doanh số, quy trình

sản xuất và việc phát triển sản phẩm của tuần trước đó. Việc làm này giống như

là một người “nhạc trưởng”, SCM giúp toàn bộ bộ phận hoạt động một cách

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 16

Page 17: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

đồng bộ, hài hoà với nhau (Ông Lee phát biểu). Hệ thống SCM chính là vũ khí

quan trọng nhất giúp Samsung chiếm vị trí trí hàng đầu trong ngành công

nghiệp điện tử với sức cạnh tranh khốc liệt, vượt mặt cả những tên tuổi lớn của

Nhật Bản, như Sony, Matshushita và Sharp.

-Samsung có lợi thế xuất xưởng loạt sản phẩm đồng thời trên toàn bộ thị trường thế

giới. Việc ra mắt các sản phẩm mới vào những thời điểm khác nhau làm tăng chi phí

marketing và giảm sự thu hút với người tiêu dùng. Còn nếu cùng tung một loạt sản

phẩm với nhiều kích cỡ và công nghệ khác nhau thì chắc chắn sẽ thu hút được

những cặp mắt tò mò của người tiêu dùng.

- Bên cạnh đó, Samsung còn có một chiến lược xây dựng thương hiệu thống nhất

và xuyên suốt. Chiến lược này được phát triển bằng các chiến thuật, quảng cáo

trên các phương tiện thông tin đại chúng. Với chiến dịch quảng cáo dội bom,

chịu chi, Samsung đã định vị thành công hình ảnh của công ty gắn với TV 3D,

với công nghệ TV hàng đầu.

II.1.3.b. Thành công của Samsung trên thị trường smartphone ở Trung Quốc

Năm 2008, Thị phần của Samsung thị trường smartphone của Trung Quốc chỉ

là 2,5% và chỉ đứng ở vị trí thứ 4. Đứng đầu thị trường là Nokia với 69,3% thị phần.

Năm 2010 thị phần của Samsung tăng lên 9,2% đứng vị trí thứ 3 sau Nokia và HTC.

Hình 5. Thị phần của smartphone tại thị trường Trung Quốc năm 2010

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 17

Page 18: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

Đến quý 4 năm 2011 Samsung đã vượt lên mạnh mẽ để trở thành nhà cung cấp

smartphone lớn nhất ở thị trường Trung Quốc với 24,3%. Và Samsung tiếp tục dẫn

đầu thị trường smartphone ở thị trường Trung Quốc năm đầu năm 2012 ( hinh 4)

Hình 6. Thị phần của smartphone tại thị trường Trung Quốc năm 2011

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 18

Page 19: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

Đây là một thành công vượt rực rỡ của Samsung tại thị trường Trung Quốc nói

riêng và trên binh diên thế giới nói chung. Sự thành công ấy có được là nhờ các chiến

lược thông minh và sự thực thi các chiến lược một cách nghiêm túc.

Nguyên nhân dẫn đến thành công rực rỡ của Samsung ở thị smartphone ở

Trung Quốc

Với chiến lược Sashimi, Samsung tập trung nhiều vào đầu tư công nghệ

để luôn dẫn đầu thị trường với các sản phẩm mới có tính năng ưu việt.

Đa dạng hóa sản phẩm phù hợp vơi nhu cầu của thị trường. Samsung

hiểu rất rõ tiềm năng lớn của Trung Quốc và họ hiểu được đây là một thị

trường có nhiều phân khúc khác nhau nên họ đã đa dạng hóa sản phẩm

để đáp ứng được nhu cầu khác nhau của thị trường. Smartphone của

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 19

Page 20: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

Samsung không chỉ có galaxy note có thể cạnh tranh song phẳng với

Iphone mà còn có nhiều sản phẩm ở các mức giá khác nhau để cạnh

tranh với các hang khác. Đây là một chiến lược rất thông minh của

Samsung. Samsung hiểu rằng thị trường Trung Quốc không chỉ có

iphone của Apple mà còn có nhiều smartphone của các hang khác đặc

biệt là các dòng smartphone giá rẻ của các công ty Trung Quốc như:

Huawei, ZTE, Levono, Xiaomi.

Smartphone của Samsung không chỉ đáp ứng được các nhu cầu khác

nhau của thị trường mà phù hợp với các công nghệ của các nhà mạng

Trung Quốc. Smartphone của Samsung được phân phối bởi cả 3 nhà

mạng Trung Quốc là China Mobile, China Telecom và China Unicom.

Nhờ đó smartphone của Samsung có thể phủ khắp trên lãnh thổ Trung

Quốc.

Sản xuất tại đại phương. Ở Trung Quốc, Samsung có 3 công ty sản xuất

điện thoại là Tianjin Samsung Communication Technology, Shenzhen

Samsung Kejian Mobile Telecommunication Technology and Huizhou

Samsung Mobile Communication. Nhờ đó, Suamsung không chỉ có thể

đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường mà giảm được chi phí nhờ giá

nhân công cạnh tranh và chi phí vận chuyển thấp.

Mặt khác, Samsung hiểu rõ chiến lược thương hiệu cần xây dựng trên cơ

sở tính năng sản phẩm tạo sự khác biệt với người tiêu dùng. Các quảng

cáo của Samsung vẫn luôn chú trọng điều này. Đó là lý do vì sao thương

hiệu smartphone của Trung Quốc có thể đạt được các thành công tại thị

trường thế giới nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng.

Các chiến lược thương hiệu cũng cần sự tương tác với người tiêu dùng.

Sự hưởng ứng với hoạt động Samsung Mobile Explorers tại Trung Quốc

là một ví dụ điển hình cho điều này.

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 20

Page 21: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

III. SAMSUNG VIỆT NAM, 15 NĂM DỆT NÊN THÀNH CÔNG.

III.1) Chiến lược Samsung Vina trong bối cảnh Việt Nam hiện tại:

- Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho các công ty nước ngoài. Đặc biệt

trong những năm 90, khi các mặt hàng điện tử được sử dụng nhiều và ngày càng

quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam. Thị trường Việt Nam có đặc thù

riêng so với thị trường khác. Một đặc thù nổi bật nhất là mặc dù thu nhập của

người Việt Nam thấp, nhưng xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam lại muốn sở

hữu một món đồ tốt nhất, chức năng kiểu dáng tốt nhất, thương hiệu vững mạnh

nhất, chấp nhận "tiền nào của nấy". Và giống như nhiều công ty khác, Samsung

Vina sẽ phải gặp nhiều khó khăn ban đầu khi đưa sản phẩm vào thị trường Việt

Nam bởi lòng trung thành của khách hàng đang bị chiếm lĩnh bởi các thương hiệu

nổi tiếng của Nhật Bản như Sony,Toshiba ... Không thể phủ nhận vị thế đứng đầu

của các sản phẩm Nhật Bản trong mắt người tiêu dùng Việt Nam vào thời điểm đó.

Muốn tạo ra một sự thay đổi, muốn hình thành một thương hiệu cạnh tranh với các

công ty Nhật Bản là vấn đề không hề đơn giản.

- Nắm bắt được điều đó, công ty điện tử Samsung Vina - được thành lập năm 1996,

là liên doanh giữa Công ty cổ phần TIE và tập đoàn Samsung Electronics (Hàn

Quốc) - bắt đầu nghiên cứu, xây dựng các mục tiêu dài hạn cho chiến lược chiếm

lĩnh thị trường về mặt hàng điện tử ở Việt Nam - một thị trường mà hiện tại có

quan niệm hàng Nhật Bản mới có chất lượng cao, còn hàng Hàn Quốc chỉ dành

cho người ít tiền.

- Với chủ trương Tốc độ là bí quyết thành công của Samsung - vốn được biết đến

với thuyết “Sashimi” trong đó vận dụng nguyên tắc liên tục cải tiến công nghệ và

tung ra sản phẩm mới làm nền tảng để chinh phục khách hàng. Samsung Vina đã

khẳng định mục tiêu chiến lược và phương châm hoạt động của công ty như sau:

- "Tại Việt Nam, Samsung sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu dài hạn là dẫn đầu

cuộc cách mạng kỹ thuật số, trở thành một công ty điện tử hàng đầu bằng

những cống hiến cả về nhân lực, chất lương sản phẩm và tham gia tích cực

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 21

Page 22: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

vào các hoạt động cộng đồng. Samsung Vina cam kết sẽ nỗ lực hết mình để

đưa những phát minh, những sản phẩm chất lượng cao của mình vào cuộc

sống, cùng các bạn hướng đến tương lai thịnh vượng, phát triển; cùng giúp đỡ

và đóng góp cho những người có hoàn cảnh kém may mắn tiến gần với cơ hội

tiếp cận công nghệ, hưởng lợi ích từ công nghệ và rút ngắn khoảng cách công

nghệ với bạn bè thế giới".

- Sau 15 năm có mặt tại Việt Nam (1996-2011), Samsung có 2 cơ sở sản xuất điện

tử công nghệ cao là nhà máy Samsung Vina tại Thủ Đức (TP HCM) và khu phức

hợp Samsung Electronics (KCN Yên Phong, Bắc Ninh). Đây là 2 địa điểm sản

xuất điện tử công nghệ cao, là nhà đầu tư nước ngoài thành công và liên tục trong

nhiều năm dẫn đầu về TV và điện thoại di động thông minh có màn hình cảm ứng.

Có sẵn trong tay công nghệ kỹ thuật, công ty Samsung Vina luôn có những sản

phẩm được thiết kế đẹp, tích hợp những công nghệ tính năng mới để giới thiệu trên

thị trường, nhờ đó thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo lòng tin và chấp nhận sản

phẩm, làm nên sự đột phá và thay đổi cách suy nghĩ của người dân Việt Nam về

sản phẩm Hàn Quốc.

-

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 22

Page 23: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

- Dây chuyền sản xuất bo mạch chính dành cho TV LCD và TV LED tại Nhà máy

Samsung Vina

III.1Thành công của người dẫn đầu

- Không ngoa khi gọi Samsung là “người dẫn đầu”, không phải chỉ ở Việt Nam, mà

trên cả toàn cầu. Khoảng tháng 7/2011, báo chí đồng loạt đưa tin Apple và

Samsung đã chính thức vượt qua “vương triều Nokia”, vốn đã tồn tại suốt 15 năm

qua. Sau kết quả kinh doanh của quý II, Apple, với iPhone, đứng hàng thứ nhất;

Samsung, với Galaxy SII, đứng hàng thứ hai; còn Nokia bị đẩy xuống vị trí thứ ba.

Nhưng chỉ ba tháng sau đó, Samsung đã chính thức soán ngôi Apple để thống lĩnh

thị trường smartphone. Theo kết quả nghiên cứu của Hãng Strategy Analytics,

Samsung nắm giữ 27,8% thị trường smartphone toàn cầu, vượt qua Apple với

17,1%.

- Nghiên cứu của Strategy Analytics cũng đã chỉ ra rằng, thắng lợi của Samsung

trước Apple có phần đóng góp rất lớn của Galaxy S II - mẫu smartphone quan

trọng nhất của hãng trong năm nay. Chiếc điện thoại này đã đạt kỷ lục đầu tiên khi

bán ra 10 triệu chiếc chỉ sau 5 tháng ra mắt. Và cũng chính chiếc điện thoại này,

cùng với sản phẩm thuộc hạng “đỉnh” khác của Samsung là Galaxy Tab, đã góp

phần để SEV có được mốc xuất khẩu 5 tỷ USD vào đầu tháng 12/2011. Con số

mới nhất, năm 2011, SEV xuất khẩu khoảng 5,8 tỷ USD - một kết quả mà thậm chí

ngay khoảng giữa năm, chính người của Samsung cũng không ngờ tới.

- Nhưng điện thoại chỉ là một trong số những mặt hàng góp phần đưa Samsung Vina trở

thành người dẫn đầu. Tivi (TV), cũng là dòng smart TV, đã luôn dẫn đầu thị trường.

Cuối tháng 7/2011, Samsung công bố, Samsung Smart TV đã được TV Rheinland -

một trong những tổ chức chứng nhận uy tín nhất tại châu Âu - cấp các chứng nhận

“Đã kiểm nghiệm tính năng 3D” (3D tested) và “Đã kiểm nghiệm tính năng 3D full

HD” (Full HD 3D tested). Đây là những chứng nhận tiêu chuẩn 3D đầu tiên hiện nay

trên thế giới. Các sản phẩm chiến lược khác, như TV LCD và TV LED của Samsung

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 23

Page 24: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

cũng dẫn đầu thị trường TV toàn cầu trong 5 năm liên tiếp, kể từ quý I/2006 đến

nay.

- Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam, với sự bình chọn của bạn đọc Tạp chí

PCWorld, TV Samsung cũng ngoạn mục vươn từ vị trí số 2 của năm trước lên

hạng nhất trong hạng mục bình chọn TV độ nét cao (HDTV). Còn màn hình máy

tính LCD Samsung, năm thứ 9 liên tiếp được vinh danh với giải thưởng “Sản phẩm

CNTT - TT ưa chuộng nhất 2011”.

- Trong một tầm nhìn dài hơi hơn, Samsung đặt mục tiêu trở thành một trong 10

công ty hàng đầu thế giới với doanh số 400 tỷ USD/năm, là thương hiệu dẫn đầu

về công nghệ và phong cách sống, nằm trong top 5 bảng xếp hạng 100 thương hiệu

tốt nhất thế giới của Interbrand.

-Còn tại Việt Nam, cái đích mà Samsung Vina hướng tới là trở thành thương hiệu điện

tử được yêu mến nhất. Trong khi đó, SEV sẽ trở thành một khu phức hợp, với vốn

đầu tư 1,5 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2020 và doanh số toàn dự án vào năm 2015

dự kiến khoảng 16 tỷ USD.

III.2) Hợp tác chiến lược: SAMSUNG-PSD - Tiếp nối những thành công

- Ngày 20-7-2012 vừa qua, Công ty Điện tử Samsung Việt Nam (Samsung) đã chính thức

ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí

(PSD). Theo đó, PSD sẽ trở thành đối tác cung ứng các sản phẩm điện thoại di động và

máy tính bảng của Samsung tại thị trường Việt Nam. Sự kiện này lập tức gây xôn xao thị

trường CNTT Việt Nam. Nhiều chuyên gia am hiểu thị trường bình luận rằng, bằng việc

ký kết hợp tác chiến lược này, Samsung-PSD đã trở thành “Cặp đôi hoàn hảo”…

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 24

Page 25: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

Ông Phùng Tuấn Hà - Tổng Giám đốc Petrosetco (phải) và ông Cho Seok Hee – Tổng

Giám đốc Samsung Vina bắt tay chúc mừng lễ ký kết thành công

- Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (PSD) là đơn vị thành viên

của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (PETROSETCO) - một đơn

vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Công ty PSD chính thức thành

lập từ năm 2007 với sứ mệnh làm cầu nối đưa các sản phẩm và thương hiệu nổi

tiếng thế giới đến với người tiêu dùng Việt Nam. Sau 5 năm phát triển, PSD hiện

là nhà phân phối chính thức của rất nhiều nhãn hàng công nghệ danh tiếng và danh

mục sản phẩm phân phối cũng không ngừng được mở rộng (HP, Dell, Acer,

eMachines, Fujitsu, Lenovo; Kingston, AMD, Asus, Huawei, Sandisk, Elixir,

Genius, 3M, ZyXEL …). Với tinh thần làm việc chuyên nghiệp và cam kết dịch vụ

tận tâm, PSD đã liên tục phát triển số lượng khách hàng từ con số 288 đại lý vào

năm 2007 lên hơn 1700 đại lý vào năm 2012 thông qua 11 chi nhánh trên toàn

quốc. Không ngừng tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận qua các năm, PSD hiện

đang giữ vị trí 75 trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo VNR500.

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 25

Page 26: Chien Luoc Kinh Doanh Cua Samsung (2nd Draft)

- Kinh nghiệm dày dặn, sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm

công nghệ thông tin; cộng với tiềm lực mạnh về vốn, hệ thống đại lý trải rộng từ

Bắc vào Nam, từ các trung tâm đô thị lớn tới tỉnh lẻ; đặc biệt sự nhất quán trong

chính sách kinh doanh, đề cao uy tín – chính là những lý do đầy thuyết phục khiến

Samsung chọn PSD làm đối tác chiến lược của mình tại thị trường VN. Với năng

lực tiếp thị, sự am hiểu thị trường cũng như mạng lưới phân phối rộng khắp cả

nước, PSD sẽ giúp Samsung giới thiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả những

sản phẩm đột phá và các phong cách sống mới đến với người tiêu dùng Việt Nam.

Trên tinh thần, quan điểm đồng nhất về triết lý kinh doanh, PSD và Samsung quyết

định hợp tác chiến lược cùng nhau chinh phục đỉnh cao của thị trường để chiếm

lĩnh vị trí số 1 trong ngành hàng di động tại thị trường VN.

Ti u lu n Nhóm – Qu n Tr Chi n L cể ậ ả ị ế ượ Trang 26