chiẾn thẮng khÂm ĐỨcquangnam.dcs.vn/qtiupload/imageanpham/2013626/khamduc… · web...

483

Upload: others

Post on 19-Jan-2020

15 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH QUẢNG NAMHUYỆN ỦY PHƯỚC SƠN

45 NĂM CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC - NGOK

TAVAK (12/5/1968 - 12/5/2013)

1

Phước Sơn, tháng 5/2013

2

Chịu trách nhiệm nội dung:Tiến sĩ Ngô Văn Hùng

UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Đỗ Văn Xuân TUV, Bí thư Huyện ủy Phước Sơn

Ban biên tập:Nguyễn Tường Vân

Lê Năng ĐôngNguyễn Hữu Thiên

Ảnh bìa: Tượng đài chiến thắng Khâm Đức.

3

LỜI GIỚI THIỆU

Cách đây 45 năm, ngày 12/5/1968, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao mệnh lệnh cho Sư đoàn 2, Quân khu 5 phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc huyện Phước Sơn tấn công tiêu diệt cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức - Ngok Tavak, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn, xóa sổ Trại Lực lượng Đặc biệt Khâm Đức - một căn cứ hành quân tiền phương và thu thập tin tức tình báo của địch trong vùng giải phóng, mở toang “cánh cửa thép” vào hành lang chiến lược, góp phần mở rộng vùng giải phóng khu 5, cùng cả nước đánh bại kế hoạch “tìm, diệt”, “quét, giữ” và “bình định nông thôn” của chúng sau Tết Mậu Thân năm 1968.

Để đánh giá đúng tầm vóc Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, vai trò lãnh đạo, chỉ huy của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và những chiến công của Sư đoàn 2, Quân khu 5, cùng quân và dân Phước Sơn trong chiến dịch giải phóng Khâm Đức, tháng 5/1968. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và Huyện ủy Phước Sơn phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak. Ý nghĩa và bài học lịch sử". Hội thảo đã nhận được sự cộng tác và giúp đỡ nhiệt tình của Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 54 của Tỉnh ủy Quảng Nam và Huyện ủy Phước Sơn, các cơ quan nghiên cứu lịch sử, các nhà khoa học và đặc biệt là các nhân chứng từng trực tiếp chỉ huy và tham gia chiến đấu trong chiến dịch

4

Nhằm chào mừng kỷ niệm 45 năm chiến thắng Khâm Đức, chúng tôi tập hợp các tham luận và ý kiến tại hội thảo biên tập và xuất bản kỷ yếu 45 năm chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak (12/5/1968 - 12/5/2013). Tập sách gồm 29 bài viết của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học và đặc biệt là của các nhân chứng một thời chiến đấu trên chiến trường Khâm Đức – Ngok Tavak năm xưa. Các bài viết đã làm sáng tỏ vai trò, vị trí chiến lược của Khâm Đức trong chiến tranh Việt Nam, những tác động của chiến thắng Khâm Đức đến cục diện chiến trường Khu 5, sự tri ân của thế hệ hôm nay và mai sau đối với anh hùng liệt sĩ đã hy sinh. Đồng thời làm rõ những bài học quý báu về sự phối hợp chặt chẽ giữa quân chủ lực và địa phương, giữa lực lượng vũ trang và lực lượng quần chúng. Bài học về chiến thuật kìm chân, căn kéo địch theo ý đồ của ta; về phát huy sức mạnh tổng hợp 3 thứ quân và 3 mũi giáp công; về nghệ thuật chiến tranh nhân dân; tư tưởng tiến công trong chiến dịch giải phóng Khâm Đức… Tập sách sẽ là nguồn tư liệu quý để giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ mai sau.

Trong quá trình biên soạn, xuất bản kỷ yếu, dù đã nỗ lực, cố gắng song chắc không tránh khỏi những thiếu sót, Ban Biên tập rất mong được sự góp ý, bổ sung của các đồng chí, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, các nhà khoa học và bạn đọc để lần tái bản được hoàn chỉnh hơn.

Nhân dịp xuất bản tập sách "Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak", chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2, Quân khu 5, Ban

5

Tuyên giáo Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành tỉnh Quảng Nam và huyện Phước Sơn, các vị lão thành cách mạng, các nhân chứng, đồng bào đã góp phần vào sự thành công của tập sách quý báu này.

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY QUẢNG NAMHUYỆN ỦY PHƯỚC SƠN

6

7

PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO KHOA HỌC “CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC – NGOK TAVAK.

Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊC SỬ”

Đỗ Văn Xuân*

Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam tại Công văn số 745-CV/TU, ngày 28/9/2012 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak (12/5/1968 – 12/5/2013) và 65 năm Ngày thành lập huyện (12/10/1948 – 12/10/2013). Hôm nay Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và Huyện ủy Phước Sơn phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak. Ý nghĩa và bài học lịch sử”. Lời đầu tiên, cho phép tôi thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo và Huyện ủy Phước Sơn nhiệt liệt chào mừng đồng chí Ngô Văn Hùng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam, các đồng chí lãnh đạo đại diện Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các sở, ban, ngành, các nhà khoa học và đặc biệt là các nhân chứng đã từng hoạt động, chiến đấu trên chiến trường miền núi Phước Sơn năm xưa, nhất là trong chiến dịch giải phóng Khâm Đức, tháng 5/1968, và các trận đánh chống tái chiếm Khâm Đức, năm 1970 đã đến dự Hội thảo quan trọng này.

* Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phước Sơn

8

Kính thưa các đồng chí!

Cách đây 45 năm, thực hiện sự chỉ đạo của Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Quân giải phóng Sư đoàn 2 (QK5) phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Phước Sơn đã tấn công tiêu diệt cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức – Ngok Tavak, gải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn, ngày 12/5/1968. Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak là một thắng lợi lớn trên chiến trường miền núi Quảng Nam lúc bấy giờ, xóa sổ Trại Lực lượng Đặc biệt của Mỹ và chi khu quân sự của ngụy, kết thúc một căn cứ thu thập tin tức tình báo và do thám của địch nằm sâu trong vùng hậu cứ của ta; mở toang “cánh cửa thép” vào hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh và vùng giải phóng Khu 5, góp phần cùng toàn tỉnh và cả nước làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và đánh bại các kế hoạch “tìm, diệt”, “quét, giữ” và “bình định nông thôn” của chúng sau Tết Mậu Thân.

Mặc dù thời gian đã trôi qua, nhưng mỗi khi nhắc đến Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, thì mỗi người dân Phước Sơn không khỏi xúc động, bồi hồi. Bởi chiến thắng ấy, mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà, là nguồn sức mạnh tinh thần vô giá, cổ vũ, động viên thế hệ hôm nay và mai sau vững bước trên con đường xây dựng quê hương đổi mới, giàu đẹp. 45 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Phước Sơn không bao giờ quên ơn những người con ưu tú trên khắp mọi miền đất nước đã kề vai sát cánh, chiến đấu cùng đồng bào các dân tộc Phước Sơn vì lý

9

tưởng cao đẹp “Giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà”. Và nhiều người trong số họ mãi mãi không trở về, họ đã hóa thân vào đất, vào rừng xanh đại ngàn, vào Trường Sơn hùng vĩ. Họ đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” và họ đã làm nên Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak oanh liệt.

Kính thưa các đồng chí!

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Phước Sơn luôn mong đợi có một công trình khoa học nghiên cứu trọn vẹn về Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak trong cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước. Song, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, mãi đến hôm nay Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và Huyện ủy Phước Sơn mới phối hợp tổ chức được Hội thảo khoa học này. Đây là một hoạt động khoa học mang đầy ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc, nó sẽ góp phần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Khu ủy 5 và sự chỉ huy quyết đoán, táo bạo, nhạy bén của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong chiến dịch Hè 1968, mà Khâm Đức là mắc xích quan trọng để giải quyết vấn đề chiến trường. Đồng thời thấy hết những chiến công oanh liệt của Sư đoàn 2, Quân khu 5 cùng quân và dân huyện nhà đã làm nên chiến thắng Khâm Đức năm xưa; tri ân những đồng chí, đồng đội từng một thời chiến đấu trên mãnh đất quê hương Phước Sơn anh hùng nay không còn nữa…

Vì vậy tại hội thảo này, ngoài các bài tham luận các đồng chí đã chuẩn bị, tôi đề nghị các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học và đặc biệt là các nhân chứng từng trực

10

tiếp chiến đấu tiêu diệt Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức – Ngok Tavak, tháng 5/1968 và các trận đánh chống tái chiếm Khâm Đức năm 1970, các đồng chí hãy tham gia thảo luận, góp nhiều ý kiến để làm sáng tỏ tầm vóc, vai trò và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak và những tác động của nó đối với cục diện trên chiến trường Quảng Nam và Khu 5, đập tan kế hoạch “tìm và diệt” của Mỹ, ngụy sau Tết Mậu Thân năm 1968, góp phần đánh bại các chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của chúng; làm sáng tỏ các bài học về sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa quân chủ lực, bộ đội địa phương và nhân dân các dân tộc huyện nhà; bài học về chiến thuật kìm chân, căn kéo quân địch theo ý đồ của ta; bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp 3 thứ quân và 3 mũi giáp công; bài học về nghệ thuật chiến tranh nhân dân, tư tưởng tiến công trong trận chiến Khâm Đức… Trên cơ sở đó các đồng chí sẽ hiến kế giúp địa phương sớm có quy hoạch, kế hoạch xây dựng các Bia di tích lịch sử tại Khâm Đức và Ngok Tavak, có biện pháp sưu tầm các mộ liệt sĩ chưa được quy tập vào nghĩa trang, đồng thời có kế hoạch bảo tồn, phát huy tinh thần Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, nhằm tiếp tục giáo dục truyền thống, mục tiêu, lý trưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ mai sau.

Kính thưa các đồng chí!

Mặc dù thời gian triển khai công tác hội thảo không nhiều, việc liên lạc và giữ mối liên hệ với nhân chứng còn hạn chế, nguồn tư liệu rời rạc… Nhưng, với tinh thần trách

11

nhiệm cao của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và Ban Thường vụ Huyện ủy Phước Sơn; sự cộng tác nhiệt tình, tâm huyết của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Thường trực Ban Chỉ đạo 54 của tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam và các sở, ban, ngành liên quan và đặc biệt là các nhân chứng, các nhà khoa học… cho đến thời điểm này, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 29 bài tham luận của các cơ quan nghiên cứu, các nhân chứng và các nhà khoa học. Nhìn chung, nội dung các bài tham luận được chuẩn bị công phu, khái quát toàn diện quá trình chuẩn bị chiến dịch cũng như diễn biến cuộc chiến và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak. Có thể nói nội dung từng bài tham luận và công tác tổ chức Hội thảo lần này cơ bản đáp ứng được yêu cầu và tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Được sự quan tâm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trực tiếp là Ban Chỉ đạo 54, sự phối hợp chặt chẽ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và các sở, ban, ngành, các cơ quan nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là sự hiện diện của các nhân chứng, là những đồng chí đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy và chiến đấu trong chiến trận Khâm Đức và Ngok Tavak tháng 5/1968 và các trận đánh chống tái chiếm Khâm Đức năm 1970, tôi tin tưởng rằng Hội thảo của chúng ta hôm nay sẽ thành công tốt đẹp. Hội thảo này, sẽ giúp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam, Huyện ủy Phước Sơn và các cơ quan nghiên cứu lịch sử có cơ sở khoa học vững chắc để khẳng định tầm quan trọng của Chiến dịch Hè 1968 và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Khâm Đức – Ngok

12

Tavak, ngày 12/5/1968 trong Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đó tiếp tục phát huy tinh thần Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên quê hương vì “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Với quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và khoa học lịch sử, tôi đề nghị các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học và các nhân chứng hãy thẳng thắn, trung thực đóng góp ý kiến và trao đổi những vấn đề còn khác nhau để làm rõ các sự kiện và luận cứ khoa học, góp phần làm cho hội thảo thành công tốt đẹp. Những bài tham luận các đồng chí đã gửi trước, cũng như những ý kiến phát biểu tại hội thảo này, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và Huyện ủy Phước Sơn xin nghiêm túc tiếp thu, tổng hợp và biên tập hoàn chỉnh để xuất bản kỷ yếu và phát hành đúng dịp kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak 12/5 sắp tới.

Với tinh thần trên, thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo và Huyện ủy Phước Sơn, tôi tuyên bố khai mạc Hội thảo khoa học “Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak. Ý nghĩa và bài học lịch sử”. Kính chúc các đồng chí mạnh khỏe, chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn.

13

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC“CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC - NGOK TAVAK.

Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ”

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam

Thắng lợi của ta trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại hội nghị Paris. Về chiến lược, đế quốc Mỹ từ bỏ chiến lược “tìm diệt”, chuyển sang “quét giữ”, từng bước thực hiện “Phi Mỹ hóa chiến tranh”. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước sang một giai đoạn mới.

Trước tình hình đó, ngày 24/4/1968, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp nhận định về cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, đề ra phương hướng, nhiệm vụ và yêu cầu tiếp tục Tổng tiến công và nổi dậy mùa hè 1968 và các đợt tiếp theo, tiếp tục tiến công vào các đô thị, đánh mạnh vào ngụy quân, ngụy quyền tay sai, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi thiết lập và củng cố chính quyền cách mạng trên toàn nông thôn miền Nam1.

Quán triệt sự chỉ đạo của Trung ương, sau khi phân tích tình hình, Khu ủy 5 đã đề ra chủ trương: “Tiếp tục tổng công kích, tổng khởi nghĩa, xác định nhiệm vụ cho các lực

1 Dẫn theo: Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam – Đà Nẵng (1930 - 1975), Nxb.CTQG.H.2006, tr.518.

14

lượng vũ trang là: sử dụng đặc công, biệt động, mũi nhọn là pháo, cối đánh phá sân bay, bến cảng, kho tàng, phá hủy phương tiện chiến tranh và dự trữ vật chất của địch, các đơn vị bộ binh bám đánh các cuộc hành quân của địch bay ra nông thôn, thu hút, kiềm chế, tiêu diệt lực lượng cơ động Mỹ, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương chống phá bình định”1.

Chấp hành chủ trương của Trung ương và Khu ủy 5, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định mở chiến dịch Hè 1968, (mật danh X1), tiến hành đợt 2 trong Tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Chủ trương chiến dịch là: “Làm tan rã một bộ phận lớn ngụy quân, ngụy quyền, phá hủy, làm tê liệt các căn cứ, kho tàng, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chiến đấu Mỹ, cắt đứt giao thông, giải phóng một bộ phận nông thôn địch còn kiểm soát, làm chủ từng phần cơ sở nội thành”2.

Thực hiện chủ trương trên, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 2 đang đứng chân ở đồng bằng hành quân ngược về phía Tây, tiêu diệt chi khu quân sự - quận lỵ Khâm Đức, khai thông Quốc lộ 14, mở đường vận chuyển cơ giới từ hành lang chiến lược của đường Trường Sơn xuống đồng bằng ven biển.

Thung lũng Khâm Đức nằm về phía Tây Bắc huyện Phước Sơn, dài khoảng 3 km, rộng khoảng 1,5 km. Phía Bắc và Tây Bắc có những dãy núi cao từ 600 đến 800m.

1 Dẫn theo: “Lịch sử Đảng bộ Quân khu 5 (1946-2010)”, Nxb. QĐND, H.2010, tr.303.

2 Dẫn theo: “Lịch sử Đảng bộ Quân khu 5 (1946-2010)”, Nxb. QĐND, H.2010, tr.303.

15

Phía Nam giáp sông Nước Chè, bên kia sông là các điểm cao 676 (Tà Dê), chệch hướng Tây Nam có điểm cao 738 (Ngok Tavak). Phía Đông giáp sông Nước Trẻo và sông Đăk My. Phía Tây là những dãy núi cao bạt ngàn, có đường 14 bắt đầu từ Hoà Cầm (Hoà Vang) đi lên Thượng Đức, Nam Giang, ngược dòng Đăk My đến ngã ba Làng Hồi, băng qua thung lũng Khâm Đức lên Tây Nguyên xuyên thẳng xuống miền Đông Nam Bộ.

Nhận thấy vị trí quan trọng về chiến lược đó, từ năm 1958, chính quyền Sài Gòn đã thành lập quận Phước Sơn. Năm 1961, cho xây dựng sân bay Khâm Đức. Năm 1963, Mỹ thiết lập Trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức (Trung tâm Huấn luyện biệt kích Mỹ) do Mỹ trực tiếp huấn luyện và chỉ huy, làm bàn đạp để đánh phá phong trào cách mạng miền núi Quảng Nam, ngăn chặn hướng tấn công vào các quận lỵ tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Đến năm 1968, lực lượng địch ở Khâm Đức có 7 đại đội, bố trí thành 10 cứ điểm, trong đó khu trung tâm gồm 5 cứ điểm có tên (A, B, C, V, Z) và sân bay quân sự; khu ngoại vi gồm 5 cứ điểm (Đ, E, H, I, K) với hệ thống công sự được xây dựng rất kiên cố.

Tuy cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức – Ngok Tavak được xây dựng kiên cố và có hỏa lực mạnh, nhưng là một căn cứ điểm cô lập nằm sâu trong vùng kiểm soát của ta, giao thông đường bộ bị ta cắt đứt nên việc nhận tiếp tế và quân tăng viện chủ yếu bằng đường

16

không, khi bị tấn công, lực lượng chi viện chỉ có thể là Sư đoàn A-me-ri-can của Mỹ.

Để chuẩn bị chiến dịch, ngay từ đầu tháng 3/1968, một đơn vị đặc công của Sư đoàn 2, Quân khu 5 và bộ đội trinh sát huyện Phước Sơn đã thọc sâu vào cụm cứ điểm Khâm Đức để khảo sát địa hình, năm tình hình địch và lên sa bàn tác chiến đánh địch. Nhằm đáp ứng yêu cầu chiến trường theo chủ trương cấp trên, đầu tháng 4/1968, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định điều Sư đoàn 2 đang đứng chân ở đồng bằng hành quân về căn cứ để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ. Bộ Tư lệnh Quân khu yêu cầu, trong lúc tiến đánh Khâm Đức phải có biện pháp tích cực để kiềm giữ địch, không cho chúng chi viện cho Khâm Đức.

Trước yêu cầu đó, trên cơ sở phân tích quy luật hoạt động của địch và được Bộ Tư lệnh Quân khu thống nhất, Sư đoàn 2 quyết định mở khu chiến mới ở Núi Ngang (huyện Tiên Phước) và dự kiến nổ súng trước khoảng 7-10 ngày nhằm tiêu hao sinh lực địch và phương tiện chiến tranh, thu hút, giam chân lực lượng cơ động của Sư đoàn A-me-ri-can, không cho chúng chi viện cho Khâm Đức khi bị ta tấn công.

Trước khi nổ ra chiến dịch, mặc dù ta vẫn giữ được yếu tố bất ngờ nhưng việc tấn công một cụm cứ điểm kiên cố như Khâm Đức là một nhiệm vụ hoàn toàn mới và khó khăn. Trên cơ sở nắm chắc tình hình địch, Sư đoàn xác định các bước tiến công trong chiến dịch:

- Bước 1: Trung đoàn 1, phối hợp với lực lượng vũ trang huyện tiêu diệt cứ điểm tiền tiêu Ngok Tavak, đánh

17

viện từ Khâm Đức ra hoặc từ đồng bằng lên.

- Bước 2: Trung đoàn 21, phối hợp với bộ đội đặc công và quân giải phóng huyện đánh bóc vỏ các cứ điểm ngoại vi, tổ chức hỏa lực khống chế không phận và sân bay, cắt đứt hoàn toàn mọi sự chi viện, tiếp tế của địch. Tiếp theo, lần lượt tiêu diệt từng cứ điểm ở khu trung tâm.

Phối hợp cùng Sư đoàn 2, Huyện ủy Phước Sơn phân công từng đồng chí Huyện ủy viên xuống từng xã, cùng với nhân dân các xã chuẩn bị phương án hỗ trợ, tham gia đánh địch khi cần thiết. Đối với các xã gần khu chiến như Phước Mỹ, Phước Kim, Phước Hiệp được Huyện ủy chỉ đạo đào hầm tránh phi pháo, đồng thời cử đồng chí Phạm Đình Hường, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chính trị viên Huyện đội tham gia vào Ban Chỉ huy Mặt trận Khâm Đức, trực tiếp chỉ huy lực lượng huyện tham gia trận đánh.

Để tạo điều kiện tấn công Khâm Đức, ngày 5/5/1968, tại Khu chiến Núi Ngang, Trung đoàn 31 nổ súng tiến công địch để kéo một bộ phận quan trọng của Lữ đoàn 198 phải tập trung đối phó, tạo điều kiện để chiến dịch Khâm Đức - NgokTa Vat mở màn đúng kế hoạch đã định.

Đêm ngày 9/5/1968, Sư đoàn 2 đã tiến công tiêu diệt chi khu quận lỵ Khâm Đức, mở đầu bằng trận đánh tiêu diệt cứ điểm tiền tiêu Ngok Tavak, cách Khâm Đức 7 km về phía Tây Nam. Đến 15 giờ ngày 10/5/1968, ta đã làm chủ toàn bộ cứ điểm Ngok Tavak. Trước tình hình diễn biến nguy ngập cho Khâm Đức, địch vội vã đổ tiểu đoàn 2, lữ đoàn 196 thuộc sư đoàn A-mê-ri-can của Mỹ xuống Khâm Đức, nhưng vẫn không dám tung lực lượng ra cứu Ngok

18

Tavak. Quân địch sống sót ở Ngok Tavak tháo chạy, quân ta truy kích bắt một số, phần lớn địch còn lại trên đường tháo chạy bị bom B52 của Mỹ diệt hết, các đơn vị của sư đoàn 2 lần lượt tiêu diệt cứ điểm ngoại vi, khống chế toàn bộ thung lũng Khâm Đức, hoả lực của ta bắn phá dữ dội sân bay và khu phòng thủ trung tâm của địch. Ngày 12/5/1968, trước tình thế không giữ nổi Khâm Đức, sân bay bị bắn phá, không phận bị khống chế bọn địch ở Khâm Đức phải xuyên rừng tháo chạy. Đến chiều ngày 12/5/1968, ta đã làm chủ hoàn toàn cụm cứ điểm Khâm Đức, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn.

Thắng lợi của chiến dịch Khâm Đức - Ngok Tavak đã quét sạch quân địch trên một địa bàn trọng yếu, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn, giữ vững vùng giải phóng, góp phần bảo vệ phong trào cách mạng ở miền Tây Quảng Nam; khai thông tuyến đường 14, mở đường vận chuyển cơ giới từ hành lang chiến lược Đông Trường Sơn xuống đồng bằng ven biển Khu 5, qua đó, tạo điều kiện tốt nhất để đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến thắng lợi quyết định.

Với thất bại thảm hại này, các hãng thông tấn phương Tây chua chát thừa nhận rằng: “... Trận chiến Khâm Đức - Ngok Tavak là một Lang Vây thứ hai kinh hoàng của Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ và Lực lượng đặc biệt Việt Nam cộng hòa, làm tiêu tan sự huyền thoại và kiêu hãnh về một lực lượng tinh nhuệ được trang bị vũ khí hiện đại nhất...”. Đài VOA còn bình luận: “... Mất Khâm Đức là mất mục tiêu thu thập tin tức tình báo hoạt động của Quân giải

19

phóng trên đường mòn Hồ Chí Minh và cả kế hoạch xâm nhập vùng kiểm soát của đối phương (vùng hậu cứ cách mạng)”.

Sau 45 năm nhìn lại, chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak là một trong những minh chứng sinh động về tài thao lược của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, của Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2, từ sự lường định tình hình, phán đoán đúng âm mưu và ý đồ hành động của địch, nắm bắt những động thái chiến lược của chúng, quyết tâm tổ chức chiến dịch đến việc kiên quyết tập trung lực lượng, nắm vững và vận dụng sáng tạo các chiến thuật vào điều kiện chiến trường cụ thể, phát huy sức mạnh vật chất, tinh thần của cả tiền tuyến và hậu phương, bảo đảm cho chiến trường đánh thắng.

Sự linh hoạt, sáng tạo của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2 thể hiện ở việc lựa chọn cứ điểm Ngok Tavak làm trận đánh then chốt, điểm đột phá để phục vụ cho toàn bộ chiến trường Khâm Đức. Đó là việc mở khu chiến Núi Ngang để kiềm chân địch, tạo điều kiện để chiến trường chính Khâm Đức nhanh chóng giành được thắng lợi. Thắng lợi của chiến dịch Khâm Đức - Ngok Tavak còn thể hiện sự đúng đắn trong việc sử dụng chiến thuật “vây lấn” để đánh địch trong công sự; giữa tiến công với vây hãm, diệt địch ở vòng ngoài và bắn uy hiếp địch ở vòng trong; đánh chiếm các điểm cao để khống chế các vị trí quân địch chiếm giữ ở dưới thấp. Qua chiến dịch giải phóng Khâm Đức - Ngok Tavak, đã thể hiện sự trưởng thành vượt bật, sự hoàn thiện một bước về trình độ chiến thuật và kỹ thuật tác chiến của Sư đoàn 2, là cơ sở thực tiễn để hình thành thương hiệu

20

“đánh nhanh, tiêu diệt gọn” của Sư đoàn 2 sau này.

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak là thắng lợi của lòng dũng cảm của cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 2 và tinh thần hợp đồng chiến đấu linh hoạt, nhạy bén, hỗ trợ chia lửa của bộ đội địa phương huyện Phước Sơn. Chính lực lượng vũ trang và nhân dân Phước Sơn đã giúp các cấp chỉ huy, lực lượng trinh sát của Sư đoàn 2 thực hiện tốt việc nắm tình hình địch, chuẩn bị chiến trường và xây dựng kế hoạch tác chiến. Sự hỗ trợ, phối hợp kịp thời, hết mình đó đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất để các đơn vị chủ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Với những ý nghĩa đó, chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak xứng đáng là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân huyện Phước Sơn nói riêng, quân và dân Khu 5 nói chung. Tuy nhiên, trong những năm qua, chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak chưa được tập trung nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện. Chiến thắng ấy chỉ được đề cập một cách sơ sài trong một số công trình nghiên cứu của địa phương.

Nhằm làm sáng tỏ hơn nữa những giá trị lịch sử của chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak, hòa chung khí thế cả nước thiết thực kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, nhân dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam phối hợp với Huyện ủy Phước Sơn tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak. Ý nghĩa và bài học lịch sử”. Trong quá trình chuẩn bị, Ban Tổ chức Hội

21

thảo đã nhận được 29 tham luận của các nhà nghiên cứu, nhân chứng và các cơ quan liên quan. Hầu hết các tham luận đều đánh giá cao vai trò, ý nghĩa của chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak đối với chiến trường Quảng Nam và góp phần làm thay đổi cục diện trên chiến trường khu 5 lúc bấy giờ.

Trên cơ sở chủ đề của Hội thảo, Ban Tổ chức đề nghị các đồng chí nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học, các đồng chí đại biểu tập trung làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu sau đây:

- Vai trò, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Khu ủy, Quân khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak.

- Vai trò của Tỉnh ủy Quảng Nam và Huyện ủy Phước Sơn trong toàn bộ chiến dịch.

- Xác định thời gian diễn ra chiến dịch; tinh thần chiến đấu, phục vụ chiến đấu của Sư đoàn 2 và của quân và dân huyện Phước Sơn.

- Đánh giá tác động của chiến thắng Khâm Đức- Ngok Tavak đối với cục diện chung của chiến trường Quảng Nam nói riêng, của Khu 5 nói chung.

- Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Khâm

22

Đức- Ngok Tavak sau 45 năm nhìn lại.

- Việc kế thừa và phát huy truyền thống chiến thắng Khâm Đức- Ngok Tavak trong giai đoạn hiện nay.

CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC – NGOK TAVAK VÀ NÚI NGANG, MỘT NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY TUYỆT VỜI CỦA KHU ỦY VÀ BỘ TƯ LỆNH QUÂN KHU 5 TRONG CHIẾN

DỊCH HÈ 1968

Thiếu tướng Phan Thanh Dư*

Sau cuộc Tổng công kích, Tổng tiến công và nổi dậy đều khắp của quân và dân trong mùa Xuân năm 1968 buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn thương lượng với Việt Nam tại Hội nghị Paris. Để tiếp tục giáng những đòn chí mạng mạnh mẽ hơn nữa vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam quyết định mở chiến dịch Hè 1968. Giao nhiệm vụ cho Quân khu 5 ngoài việc chỉ đạo cho các đơn vị địa phương tiến công vào các đô thị, thị xã sào huyệt của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, lực lượng chủ lực tập trung tiêu diệt Cụm cứ điểm Khâm Đức, mở thông tuyến hành lang từ Đông Trường Sơn, xuống vùng

* Nguyên Trưởng ban tác chiến Sư đoàn 2, Quân khu 5 trong chiến dịch Khâm Đức.

23

Tây Quảng Đà - Quảng Nam nối liền với vùng trung du đồng bằng.

Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Chu Huy Mân, sau khi quán triệt, nghiên cứu tình hình địch - ta đã quyết định sử dụng Sư đoàn Bộ binh 2 Quân khu 5 tiêu diệt và giải phóng chi khu quân sự - quận lỵ Khâm Đức - một căn cứ biệt kích cắm sâu trong căn cứ miền núi của ta ở Tây Quảng Nam, mở thông tuyến đường cơ giới từ hành lang chiến lược xuống Bến Giằng - Tây Quảng Đà và nối với đường 15 về Hiệp Đức - Tây Quảng Nam.

Tháng 3/1968, toàn bộ lực lượng Sư đoàn 2 hành quân ngược về phía Tây, đứng chân ở Phước Sơn và H40 Kon Tum. Tại đây, Sư đoàn học tập, bổ sung quân số và trang bị, tổ chức rút kinh nghiệm hoạt động Xuân 1968, Hội nghị quán triệt nhiệm vụ Quân khu giao, xây dựng quyết tâm và triển khai mọi công tác chuẩn bị cho nhiệm vụ đến. Sau khi quán triệt nhiệm vụ, phân tích tình hình địch ở Khâm Đức là một cụm cứ điểm quân sự liên hoàn có công sự kiên cố, vững chắc và lực lượng đông1, nhưng yếu điểm là nằm sâu trong vùng căn cứ của ta. Vì vậy nếu ta đánh mạnh, thì địch chỉ có thể tăng viện hoặc ứng cứu cho nhau bằng con đường duy nhất là sử dụng đường hàng không. Do đó vấn đề đặt ra là làm thế nào để kìm giữ, không cho Sư đoàn American Mỹ đổ xuống trong lúc ta đang tiêu diệt chi khu Khâm Đức. Ban Chỉ huy Sư đoàn 2 quyết định tổ chức 2 khu chiến.

1 Gồm 7 đại đội biệt kích, bố trí thành 10 cứ điểm (khu trung tâm 5 cứ điểm A,B,V,C và Z; khu ngoại vi 5 cứ điểm: Đ,E,H,I và K). Theo tài liệu khai thác thì quân địch có trên 1.400 tên, kể cả Mỹ, ngụy và Úc.

24

- Khu chiến chủ yếu ở Khâm Đức, tập trung sư đoàn (thiếu) cùng hỏa lực quân khu tăng cường tiêu diệt cụm cứ điểm Khâm Đức, sử dụng Trung đoàn Bộ binh 1 (Trung đoàn Ba Gia) và Trung đoàn Bộ binh 21 đảm nhiệm khu chiến trọng điểm này.

- Khu chiến quan trọng ở vùng Thăng Bình - Tiên Phước - Hiệp Đức giao cho Trung đoàn Bộ binh 31 đảm nhiệm. Đây là khu chiến tập trung tiêu diệt, tiêu hao lực lượng Mỹ, kìm giữ chân Lữ đoàn 196, 198 Sư đoàn American Mỹ để hỗ trợ cho khu vực chủ yếu tiêu diệt, giải phóng và làm chủ toàn bộ Chi khu quân sự Khâm Đức.

Thực hiện quyết tâm này, trên các hướng đều triển khai chuẩn bị chiến trường, tổ chức nắm địch, nghiên cứu địa hình và xác định cách đánh, chuẩn bị các yếu tố bảo đảm khác. Trên hướng chủ yếu, Trung đoàn 1 cùng Trung đoàn 21 tập trung tiêu diệt Cụm cứ điểm Khâm Đức. Nhưng quá trình nghiên cứu Sư trưởng Giáp Văn Cương (tức Lê Trực) quyết định trước hết phải tiêu diệt Cứ điểm tiền tiêu Ngok Tavak, giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 1 (thiếu) do Trung đoàn trưởng Nguyễn Chơn và Chính ủy Bình Huyên được tăng cường 4 súng phun lửa loại nhẹ tiêu diệt cứ điểm Ngok Tavak và giao cho Trung đoàn 21 do Trung đoàn trưởng Phan Viên và Chính ủy Văn Công Bích chỉ huy và được tăng cường Tiểu đoàn Bộ binh 60 của Trung đoàn 1, một Đại đội Đặc công Tiểu đoàn 10, Tiểu đoàn pháo nòng dài 85mm và Tiểu đoàn cao xạ 23mm tiêu diệt Cụm cứ điểm Khâm Đức.

25

Trên hướng quan trọng ở Thăng Bình - Tiên Phước - Hiệp Đức giao cho Trung đoàn 31 do Trung đoàn trưởng Dương Bá Lợi và Chính ủy Nguyễn Tá chỉ huy được tăng cường Tiểu đoàn 10 Đặc công (thiếu 1 đại đội), 1 đại đội súng máy phòng không 12,7 ly, 1 đại đội cối 82 ly cùng lực lượng vũ trang huyện Thăng Bình - Tiên Phước tổ chức khu chiến Núi Ngang với hình thức “cơ động kết hợp chốt” để tiêu diệt và kìm giữ chân Lữ đoàn 196, 198 Sư đoàn American Mỹ để cho Sư đoàn 2 (thiếu Trung đoàn 31) có điều kiện tiêu diệt và làm chủ Chi khu quận lỵ Khâm Đức. Trên hướng này, Sư đoàn phân công đồng chí Lê Kích - Phó Sư đoàn trưởng và đồng chí Nguyễn Huy Chương - Phó Chính ủy Sư đoàn cùng trực tiếp chỉ huy và phải thực hành nổ súng trước từ 5 đến 7 ngày để thu hút địch.

Ngày 30/4/1968, địch đưa 1 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 198 lên thay thế Lữ đoàn 196 chiếm giữ Núi Ngang. Lợi dụng thời cơ này, ta triển khai bộ đội chiếm lĩnh. Ngày 4 tháng 5 một cụm 9 chốt liên hoàn của ta được xây dựng ở Núi Hoắc, núi Đá Trắng, Dương Bà Lệ, Dốc Xoài, Núi Lớn, Dương Vông, núi Ông Giai, Dương Chấn và Dương Cây Trâm. Theo đúng kế hoạch, lúc 9 giờ ngày 5/5 Tiểu đoàn Bộ binh 8 ở Dốc Xoài, Tiểu đoàn 9 ở Dương Vòng dùng cối 82 ly và ĐKZ 75 ly bắn trực tiếp vào Núi Ngang. Ngày 7/5 địch từ Núi Ngang đưa quân ra nghinh chiến với ta và bị thu hút vào khu chiến Núi Ngang.

Lập tức đêm mùng 9/5, Sư đoàn ra lệnh cho Trung đoàn 1 triển khai tiếp cận và tiêu diệt cứ điểm Ngok Tavak

26

nhưng chưa diệt được cứ điểm trong đêm phải trụ lại để tiêu diệt vào ngày hôm sau 10/5. Đêm 11 rạng sáng ngày 12/5, Đại đội Đặc công, Tiểu đoàn 11 thuộc Trung đoàn 21 và Tiểu đoàn 60 thuộc Trung đoàn 1 phối hợp với lực lượng vũ trang huyện Phước Sơn tiến công tiêu diệt các cứ điểm ngoại vi, chiếm giữ các chốt điểm này đánh vào chi khu Khâm Đức, cùng với pháo 85 nòng dài bắn mãnh liệt vào các cứ điểm bên trong và sân bay, pháo cao xạ 23mm đánh quyết liệt không cho máy bay địch hạ, cất cánh. Trước tình hình nguy ngập ở Khâm Đức, Mỹ đưa Tiểu đoàn 2 Lữ đoàn 196 đổ xuống Khâm Đức, nhưng vẫn không dám tung lực lượng ra cứu Ngok Tavak mà tập trung đối phó tại khu chiến Khâm Đức.

Đến 6 giờ sáng ngày 12/5 vòng vây của ta được siết chặt, hỏa lực đánh quyết liệt vào sân bay Khâm Đức và lực lượng bộ binh Trung đoàn 21 đồng loạt tiến công tiêu diệt Chi khu quận lỵ. Bị tấn công mãnh liệt, số quân Mỹ và ngụy còn lại phải xuyên rừng tháo chạy, đến 12 giờ trưa cùng ngày 12/5, cụm cứ điểm Khâm Đức ta làm chủ hoàn toàn.

Tại khu chiến Núi Ngang, quân ta vẫn liên tục chiến đấu tiêu diệt, tiêu hao và kìm giữ chân quân địch cho đến ngày 12/6/1968 mới kết thúc để khu chiến Khâm Đức có điều kiện thu dọn chiến lợi phẩm và mở rộng vùng giải phóng, khai thông tuyến đường 14 về giáp với tuyến đường 16 ở Bà Huỳnh, Bà Xá xuống Hiệp Đức, Trà Linh.

Trận chiến đấu Khâm Đức – Ngok Tavak và Núi

27

Ngang diễn ra đúng như “kịch bản”, ta giành thắng lợi vô cùng to lớn, thực hiện được mục đích chiến dịch đề ra. Tuy đến nay vẫn còn nhiều ý kiến đây có phải là chiến dịch hay không thì chưa cần bàn đến, mặc dầu trận chiến đấu ở Khâm Đức và Núi Ngang tuy không gian rộng và cách xa nhau trên dưới 60km, nhưng thời gian cùng diễn ra và có sự hỗ trợ cho nhau, có tổ chức chỉ đạo, chỉ huy chặt chẽ, do đơn vị cấp Sư đoàn được tăng cường hỏa lực mạnh của trên và có sự phối hợp chặt chẽ của địa phương để tiến hành chiến đấu và chiến thắng.

Rõ ràng một điều rút ra trong trận chiến này là có sự lãnh đạo, chỉ huy rất tuyệt vời của cấp trên, đó là trong chiến dịch Hè 1968, một sư đoàn được giao nhiệm vụ tổ chức 2 khu chiến cách xa nhau (một điểm, một diện) và quy định thời gian nổ súng để hỗ trợ cho nhau, tổ chức sử dụng lực lượng hợp lý, tiêu diệt cứ điểm tiền tiêu ở Ngok Tavak trước khi diệt Khâm Đức là một quyết định đúng đắn; sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt cách đánh ở khu chiến Khâm Đức – Ngok Tavak: vừa dùng đặc công mật tập và kết hợp dùng hỏa lực và bộ binh cường tập, dùng các loại hỏa khí mạnh đánh dữ dội, gây áp lực lớn vào cứ điểm Khâm Đức, dùng hỏa khí phòng không khống chế việc tiếp viện đổ bộ đường không cũng như các chuyên cơ để tiếp tế hoặc chuyển quân, rút chạy. Trên khu chiến Núi Ngang thể hiện cách đánh “vận động tấn công kết hợp chốt” với lực lượng một trung đoàn có thể thu hút kìm giữ chân 2 lữ đoàn kỵ binh Mỹ để tiêu diệt, tiêu hao một thời gian dài theo kế hoạch hợp đồng tác chiến thì quả đây là một nghệ thuật

28

lãnh đạo, chỉ huy tuyệt vời của Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong chiến dịch Hè 1968.

Trên đây là tóm tắt những nét chính về chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak và chiến thắng Núi Ngang, một nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy tuyệt vời giành thắng lợi trong chiến dịch này. Chắc chắn còn phải được đúc kết và rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu hơn để góp phần tô thắm cho truyền thống lịch sử trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.

29

30

CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC- NGOK TAVAKVÀ Ý NGHĨA, BÀI HỌC LỊCH SỬ

Đại tá Vũ Đình Nã*

Trong chiến dịch Khâm Đức- Ngok Tavak - Núi Ngang, năm 1968, tôi đang công tác ở Tiểu đoàn 12 hoả lực của Sư đoàn, có tham gia hỏa lực chi viện cho BB (Bộ binh) chiến đấu chiến dịch tiến công Khâm Đức, được dự các buổi phổ biến giao nhiệm vụ, đi chuẩn bị các mục tiêu, hợp đồng chiến đấu, đơn vị sử dụng hỏa lực cối 120 li, cối 82, DKZ, 75 li chi viện cho các đơn vị bộ binh chiến đấu và kèm các trận địa pháo của địch có liên quan đến trận đánh Khâm Đức - Ngok Tavak. Qua tìm hiểu lịch sử Sư đoàn 2 và Trung đoàn 31, có tham khảo một số ý kiến của những cán bộ, chiến sĩ lúc bấy giờ có tham gia các trận đánh Núi Ngang - Ngok Tavak và Khâm Đức ở các đơn vị trong Sư đoàn… với sự hiểu biết của mình xin tham gia trình bày ý kiến trong hội thảo, góp phần làm rõ chiến dịch lịch sử này.

1- Về địa hình và hình thái bố trí của địch trên khu vực Khâm Đức

Thung lũng Khâm Đức ở phía Tây Bắc huyện Phước Sơn, chiều dài căn cứ 3km, chiều ngang 1,5km bằng (4,5km2) phía Bắc và Tây Bắc có các dãy núi cao từ 600 đến 800m so với mặt biển. Phía Nam có sông Nước Chè, bên kia sông có

* Nguyên Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 31, Sư đoàn 2, Quân khu 5.

31

các điểm cao (Tà Dê 676 mét). Ngok Tavak cao (738 mét), phía Đông giáp sông Nước Trẻo và nước Mĩ, phía Tây là những dãy rừng bạt ngàn.

Đường 14 bắt đầu từ Hoà Cầm - Hoà Vang - Quảng Đà đi qua Thượng Đức lên Khâm Đức gặp đường 16 tạo thành ngã 3 vắt qua Tây Nguyên xuyên thẳng đến phía Đông Nam Bộ.

Trước đây địch chọn Khâm Đức làm trung tâm huấn luyện biệt kích.

Lực lượng của địch ở Khâm Đức lúc bấy giờ có 7 đại đội, bố trí thành 10 cứ điểm, khu trung tâm gồm 5 cứ điểm có tên ( A- B- C-V- Z) và sân bay quân sự. Khu ngoại vi gồn 5 cứ điểm (Đ-E- H- I - K) công sự rất kiên cố do đồn trú lâu ngày được củng cố xây dựng liên tục.

Giữa tháng 2/1968, địch cho 2 đại đội đổ xuống Ngok Tavak hình thành cứ điểm tiền tiêu ở phía Tây Nam cách trung tâm 7 km, đưa số quân lên 9 đại đội cả Khâm Đức và NgokTaVát tương đương Trung đoàn

Quân tuy đông, công sự tuy vững chắc, nhưng mục tiêu nằm sâu trong vùng giải phóng của ta, nhận tiếp tế và quân tăng viện bằng đường không, khi bị tấn công, lực lượng chi viện có sư đoàn Amêrican Mỹ. Là chỗ yếu của cụm cứ điểm này, nên thường dùng thủ đoạn tổ chức phòng ngự từ xa lùng sục cách cứ điểm từ 3-5km, cách cụm cứ điểm (10-15km).

2- Nhiệm vụ của Sư đoàn

32

Tư lệnh quân khi giao cho sư đoàn BB2 “tấn công tiêu diệt cụm cứ điểm Khâm Đức, nhưng chọn mục tiêu kèm giữ không cho quân tiếp viện lên Khâm Đức”.

Từ chỉ đạo trên Sư đoàn quyết tâm: Tiêu diệt quân địch giải phóng Khâm Đức kiềm giữ sư đoàn Amêrican. Xác định mở (2 khu chiến) dù mục tiêu cách xa nhau tuy có khó khăn phân tán lực lượng và chỉ huy, qua những ý kiến tranh luận. Thường vụ hạ quyết tâm “Tiến công giải phóng Khâm Đức, mở khu chiến kèm giữ sư đoàn Amêrican tại Núi Ngang”.

Sử dụng lực lượng, Sư đoàn thiếu (Trung đoàn 31) tiến công tiêu diệt địch giải phóng Khâm Đức.

Trung đoàn 31 mở khu chiến độc lập, phối hợp cùng Tiểu đoàn đặc công của sư đoàn, được tăng cường đại đội cao xạ 12 ly 7 của Tiểu đoàn 14, Sư đoàn, dùng cách đánh (vận động kết hợp chốt) thu hút kèm giữ giam chân sư đoàn Amêrican tại Núi Ngang.

Núi Ngang là một khu vực rộng, bao gồm một loạt điểm cao như: Núi Ngang, Núi Gia, Núi Hoắc, Núi Ngọc, Núi Chóp Chài, Núi Lớn, Dương Vông, Dốc Xoài, Đèo Cây Trâm, xen kẽ là các cánh đồng hẹp, các xóm thôn nhỏ thuộc 3 xã (Sơn- Cẩm – Hà). Địch bố trí trên đỉnh núi Ngang một tiểu đoàn của lữ đoàn 196, trong cứ điểm có sở chỉ huy, một đại đội bộ binh, một đại đội pháo, các đại đội khác thay phiên bảo vệ vòng ngoài. Chi viện cho Núi Ngang quân của lữ đoàn 196 ở Liệt Kiểm, Cấm Dơi. Lực lượng của lữ đoàn 198 ở Tuần Dưỡng, cách Núi Ngang 10km có thể dễ dàng

33

ứng cứu.

Mở khu chiến này ta có đầy đủ khả năng kéo hai lữ đoàn 196 và 198 về đây, đây cũng là khu vực có lực lượng du kích mạnh, lại nằm sát vùng giải phóng của ta. Giữ địch kèm kéo từ 20 đến 25 ngày, khiến địch rút lực lượng ra để chi viện cho Khâm Đức đã muộn.

Ngày 4/5/1968, 9 chốt liên hoàn đã xây dựng xong rất vững chắc và cơ động chuẩn bị theo phương án và kế hoạch dự kiến. Núi Ngang nổ súng trước Khâm Đức 4 ngày.

Đúng 9 giờ ngày 5/5 theo lệnh Trung đoàn trưởng Dương Bá Lợi ta cho cối 82 và DKZ 75 li bắn trực tiếp vào Núi Ngang, cuộc chiến đấu ở Núi Ngang bắt đầu. Suốt 38 ngày đêm từ (5/5 đến 12/6) diễn ra vô cùng quyết liệt (ác liệt) giành dật với địch từng công sự, giao thông hào, chịu hàng ngàn, hàng vạn quả bom, pháo của địch, những tấm gương tiêu biểu như đồng chí Nguyễn Minh Trang, Chính trị viên Đại đội 5, Tiểu đoàn 8 chỉ huy đánh lui 6 đợt tấn công của địch. Đánh thiệt hại nặng một đại đội và tiêu hao một đại đội khác của Lữ đoàn 198. Mặt đối mặt với quân thù 13 anh em ở Dốc Xoài kiên cường trụ bám "một tất không đi, một li không rời" lập nhiều chiến công diệt và đánh thiệt hại nặng 8 đại đội Mỹ, tiếp tục chốt giữ Hòn Yên diệt gọn một đại đội 150 tên Mỹ

Tháng 11/1968 trong Đại hội mừng công ở Sư đoàn được tặng danh hiệu "đỉnh thép kiên cường, đánh giỏi thắng lợi", mặt đối mặt với quân thù đại đội cao xạ của sư đoàn tăng cường cho Trung đoàn 31 xạ thủ Lê Hữu Tự đã bắn rơi

34

8 máy bay trực thăng ở chốt núi Hoắc, xạ thủ Đặng Đình Trường bắn rơi 3 chiếc thăng trực trong đó có chiếc AD6.

Sau 38 ngày đêm chiến đấu liên tục Trung đoàn 31 loại khỏi vòng chiến đấu 1.700 lính Mỹ, diệt gọn 5 đại đội, tiêu hao 14 đại đội khác, đánh thiệt hại nặng lữ đoàn 196, bắn rơi 65 máy bay (có 15 chiếc phản lực). Thắng lợi to lớn này tô thêm truyền thống vẻ vang “danh hiệu dũng cảm đánh hăng” mà Bác Hồ kính yêu tặng cho trung đoàn trong thời kỳ chống Pháp trên chiến trường đồng bằng Bắc Bộ.

TRÊN KHU CHIẾN CỦA SƯ ĐOÀN TẠI KHÂM ĐỨC

Mặc dù địch đã bung ra phòng ngự từ xa, ta vẫn giữ được yếu tố bí mật bất ngờ. Sau khi nghe ý kiến tranh luận, Thường vụ Sư đoàn quyết định thực hành tiến công làm hai bước:

Bước 1- Tiêu diệt địch tại Ngok Tavak, đánh viện từ Khâm Đức hoặc từ đồng bằng lên (nếu có).

Bước 2- Đánh bóc vỏ các cứ điểm ngoại vi, tổ chức hoả lực khống chế không phận, sân bay, cắt đứt hoàn toàn mọi sự chi viện tiếp tế của địch.

Tiếp theo lần lượt tiêu diệt từng cứ điểm ở trung tâm.

Tấn công cứ điểm Ngok Tavak

Ngok Tavak cao 738 mét, vách núi đứng, cách trung tâm 7km về phía Tây Nam, cấu trúc thành 2 khu, trên đỉnh là trung tâm chỉ huy và trận địa pháo có hàng rào dây thép gai bao quanh, phía Tây thấp hơn một ít là sân bay trực

35

thăng, 4 lô cốt ở bốn góc, có trung đội biệt kích bảo vệ bên ngoài có 2 lớp rào, Đông Nam cứ điểm là khu gia binh một trung đội biệt kích bảo vệ.

Thực hành chiến đấu

Sư đoàn giao cho Trung đoàn BB1 tiêu diệt Ngok Tavak, lúc này Trung đoàn 1 đang huấn luyện tại Đak Bek theo phương án đánh cụm cứ điểm Khâm Đức. Nhiệm vụ bổ sung gấp (vừa chuẩn bị vừa chiến đấu.)

Ngày 7/5 cán bộ Trung đoàn đi kiểm tra thực địa. Đêm 8/5 bộ đội hành quân chiếm lĩnh để đêm 9/5 nổ súng đúng theo kế hoạch. Tiểu đoàn 40 sử dụng (Đại đội 1 và 2) đánh chiếm tầng dưới khu sân bay.

Sự cố xảy ra là 16 giờ 30 ngày 9/5 Đại đội trưởng và chủ nhiệm pháo bị cối 106 li bắn bị thương khi vào kiểm tra và thực hành ở thực địa.

18 giờ 30 bộ đội chiếm lĩnh trận địa đánh sân bay trực thăng vướng phải pháo sáng bị lộ. Trung đoàn trưởng ra lệnh đánh luôn.

Qua 8 phút chiến đấu, Đại đội đặc công làm chủ khu chỉ huy và trận địa pháo. Nhanh như chớp, Tiểu đoàn 40 đánh vào trung tâm gặp phải tường rào liền tổ chức đánh vòng qua phía đông. Đồng chí Trần Như Quỳnh bị thương hai mắt đã dùng sức còn lại đánh 2 quả thủ pháo tiêu diệt ổ đại liên địch, trong lúc chưa làm chủ mục tiêu thì Trung đoàn trưởng lệnh cho Đại đội 3 dự bị vào chiến đấu, anh em kênh nhau vượt qua tường rào cao phối hợp với Đại đội đặc

36

công đánh từ cổng chính vào khu gia binh, qua được sân bay thì bị 4 lô cốt chống trả quyết liệt (các hoả điểm lúc chuẩn bị chưa phát hiện được), lợi dụng khó khăn bộ đội đang đối phó với máy bay phản lực đánh vào đội hình, thì địch dùng trực thăng đổ quân tăng viện, phát hiện kịp thời khẩu đội DKZ 75 li do Lê Hữu Thời - Đội trưởng chỉ huy bắn cháy 2 trực thăng CH47 (loại chở quân) khi chúng vừa chạm đất. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, bọn chỉ huy trong Khâm Đức ra lệnh cho những tên còn sống sót tháo chạy, ta truy kích bắt sống một số, phần lớn còn lại B52 "rải thảm" tiêu diệt nốt.

Đúng 15 giờ ngày 10/5 ta làm chủ cứ điểm Ngok Tavak. Tiêu diệt cứ điểm Ngok Tavak đã tạo điều kiện tiến công cụm cứ điểm Khâm Đức

Tuy bị giam ở chân Núi Ngang, nhưng địch cố vắt lực lượng lên chi viện tăng cường cho Khâm Đức. Ngày 10/5, Tiểu đoàn 2, Lữ 196 đổ quân xuống sân bay Khâm Đức, nhưng đám quân tăng viện này không dám bung ra, thế chủ động chiến trường thuộc về ta. Địch co mình là hành động tạo thêm thuận lợi cho ta triển khai lực lượng vây ép và đánh bóc vỏ. Thường vụ Sư đoàn quyết định đánh nhanh đánh bóc vỏ.

Đêm 11 rạng ngày 12/5 đơn vị đặc công sư đoàn phối hợp với Tiểu đoàn 11 của Trung đoàn 21 lần lượt tiêu diệt các cứ điểm ngoại vi (D-H-I- K) là những cao điểm khống chế toàn bộ thung lũng Khâm Đức, chiếm được các điểm

37

cao này ta thực sự đứng trên đầu địch, còn sót lại là khu trung tâm.

Trong đêm các khẩu pháo nòng dài 85 li và Tiểu đoàn cao xạ 37 li do trên tăng cường cùng hỏa lực của Sư đoàn vào chiếm lĩnh trận địa.

Lúc 6 giờ 30 ngày 12/5/1968, thế trận bao vây của ta siết chặt, pháo cao xạ đã khoá chặt cửa ngõ duy nhất ra vào thung lũng Khâm Đức của các loại máy bay vận tải. Các loại hỏa lực của ta trên các điểm cao vừa chiếm được chúc nòng pháo xuống lòng chảo Khâm Đức.

Cảm thấy tai họa diệt vong đã đến bọn địch đang bao vây khẩn cấp kêu cứu, từng đàn máy bay phản lực ào ạt lao tới ném bom bắn phá các chốt điểm của ta, máy bay chiến lược B52 liên tục ném bom "rải thảm" quanh khu vực tác chiến và rừng già theo trục đường 14 phát hoang từng vệt dài, vừa đánh trả với máy bay địch các đơn vị của ta vừa nhích đội hình lên phía trước vòng vây mỗi lúc một siết chặc

Pháo 85 ly nòng dài và hoả lực của Sư đoàn liên tiếp bắn phá sân bay và công sự phòng thủ, khu trung tâm trong tình thế không gì cứu vãn được. Tên Sư đoàn trưởng sư đoàn Amêrican buộc phải ra lệnh cho quân tháo chạy, sân bay bị bắn phá, không phận bị khống chế, máy bay địch tập trung bắn phá dồn dập các đường mòn xung quanh Khâm Đức.

12 giờ ngày 12/5/1968, lợi dụng khói bom, quân địch trong trung tâm và tàn quân trốn xung quanh xuyên rừng

38

men theo quốc lộ 14 chạy về Thượng Đức, quân ta lập tức đuổi theo nhưng bị máy bay chiến lược B52 rải thảm ngăn chặn. Sau 2 ngày (đêm 11- 12/5/1968) cụm cứ điểm bị tiêu diệt, thung lũng Khâm Đức hoàn toàn được giải phóng (nếu tính cả chiến dịch từ ngày tấn công Ngok Tavak (ngày 9/5 đến 12/5/1968) tiến công tiêu diệt giải phóng cụm cứ điểm là thành tích đáng kể của một sư đoàn thiếu chưa quen cách đánh này bao giờ, mà Sư đoàn tổng kết đánh giá kiểm điểm.

Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak có ý nghĩa lớn mang tầm vóc lịch sử của nó như ta đã biết: Chính quyền Mỹ, Diệm chiếm giữ Khâm Đức có mưu đồ nhằm đàn áp phong trào cách mạng vùng rừng núi phía Tây Quảng Nam; để bảo đảm thế phòng ngự vững chắc chúng xây dựng thành cụm cứ điểm. Cũng nhằm tạo ra cứ điểm thắt nút, biến khu vực này thành bàn đạp ngăn chặn đối phương phát triển mạng giao thông nối liền từ Bắc vào đường 14, từ Hoà Cầm lên và đường 16 từ Quảng Nam lên Khâm Đức đang có sẵn.

Hiểu sâu sắc nhu cầu quan trọng của tiếp tế là để bảo đảm đưa cơ sở vật chất cho các chiến trường. Muốn đạt được mục tiêu chiến lược phải tiến công đánh chiếm Khâm Đức tháo gỡ điểm nút thắt này, do vậy chiến thắng Khâm Đức là chiến dịch tiến công lớn của toàn miền Nam lúc bấy giờ. Cũng là cụm cứ điểm chưa có cách nào đánh phá trước đó của sư đoàn, cũng là trận đánh góp phần đánh bại một bước chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, nguỵ

Đánh giá nhiệm vụ tiến công giải phóng Khâm Đức

39

Ta đã phá kế hoạch chiến lược giữ và quét của địch, khai thông mở tuyến đường nối liền quốc lộ 14 đến các địa điểm theo mệnh lệnh được giao.

Quyết tâm tổ chức để kìm giữ lực lượng chi viện cho sư đoàn Amêrican giải phóng Khâm Đức là chính xác, biết khắc phục khó khăn phân tán lực lượng và lãnh đạo (2 đồng chí Phó Chính ủy Nguyễn Huy Chương và Phó Sư đoàn trưởng Lê Kích theo chỉ đạo Trung đoàn 31) gặp khó khăn trong lãnh đạo tập thể Thường vụ.

Trận đánh đã đem lại cho sư đoàn những kinh nghiệm quí giá để nâng cao nghệ thuật tiến công, trình độ đánh tiêu diệt gọn cụm cứ điểm sau này.

Sáng tạo trong cách đánh kết hợp giữa tiến công và vây hãm, diệt địch ở vòng ngoài và bắn phá uy hiếp địch bên trong, đánh chiếm các điểm cao để khống chế vây hãm địch còn chiếm giữ dưới thấp

Có sự chỉ đạo sắc bén, cách đánh linh hoạt, ý chí quyết tâm cao là nguyên nhân góp phần thắng lợi và sự trưởng thành của cán bộ chiến sĩ toàn Sư đoàn trong chiến dịch này.

40

KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, CHẤP HÀNH MỆNH LỆNH ĐÁNH THẮNG NGOK TAVAK

GÓP PHẦN GIẢI PHÓNG KHÂM ĐỨC

Đại tá Trần Như Tiếp*

Sau khi phát hiện ta sửa chữa đường 14, địch dự đoán ta sẽ tấn công Khâm Đức để khai thông tuyến đường hành lang vận chuyển. Giữa tháng 02 năm 1968 địch đổ xuống Ngok Tavak một đại đội biệt kích ngụy, 1 trung đội pháo binh Mỹ 105 ly (2 khẩu), 1 cối 106,7 ly hình thành một chốt tiền tiêu ở phía Tây Nam nhằm ngăn chặn việc triển khai lực lượng của ta tiến công vào chi khu quận lỵ Khâm Đức.

Để mở đầu và tạo bàn đạp cho việc tiến công giành thắng lợi ở Khâm Đức. Trung đoàn bộ binh 1 (thiếu Tiểu đoàn 60) được tăng cường 4 khẩu súng phun lửa loại nhẹ, có nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm tiền tiêu này. Đây là một nhiệm vụ được thay đổi hết sức khẩn trương, nhưng Trung đoàn 1 (Trung đoàn Ba Gia) đã khắc phục mọi khó khăn chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao, mặc dầu tình hình địch và địa hình chưa nắm chắc, Thường vụ Đảng ủy, Ban Chỉ huy Trung đoàn 1 đã quán triệt và khẩn trương khai thác thực hiện nhiệm vụ. Qúa trình vừa tổ chức đài quan sát tại điểm cao 550 cách cứ điểm 1,2 đến 1,5 km để theo dõi hành động của địch, vừa cấp tốc tổ chức tiếp cận mục tiêu để nghiên cứu xác định phương án cách đánh.

* Nguyên Trưởng ban tác chiến Trung đoàn 1, Sư đoàn 2, Quân khu 5.

41

Ngok Tavak nằm giữa trục đường 14 từ Đakpet (Kon Tum - Tây Nguyên) xuống, cách Khâm Đức khoảng 7 km về phía Tây Nam. Cứ điểm được xây dựng từ thời Ngô Đình Diệm trên đỉnh cao khoảng trên 700 m, xung quanh dốc đứng, chỉ có về phía Đông hơi thoai thoải giáp với sông Nước Chè (Đakse). Lực lượng trong cứ điểm có một đại đội biệt kích ngụy, 1 trung đội pháo binh Mỹ 2 khẩu 105 ly, 1 khẩu cối 106,7 ly, 3 súng cối 61 ly, 12 khẩu trọng đại liên. Chỉ huy ở đây là tên đại úy người Mỹ, chỉ huy phó là một tên sĩ quan người Việt, có 8 cố vấn đặc biệt Hoa Kỳ và 3 cố vấn người Úc.

Sau khi đổ quân chiếm đóng Ngok Tavak tháng 02/1968, địch củng cố và xây dựng thêm chia thành 3 khu.

- Khu A là khu trung tâm nằm trên đỉnh cao, tổ chức thành 2 tầng công sự và lô cốt. Tầng trong có bờ thành đắp cao, có đường hầm dưới chân thành và hàng rào mái nhà dây thép. Phía ngoài là một giao thông hào nối liền giữa 5 lô cốt bao quanh khu A. Trong trung tâm là chỉ huy điện đài, trận địa pháo và trung đội pháo binh Mỹ, giữa bờ thành và quanh chiến hào là một số nhà ở xen kẻ với nhà kho do 2 trung đội biệt kích ngụy phòng giữ. 5 lô cốt đặt xung quanh khu A đều có lỗ châu mai đặt đại liên và dùng bao cát xây hình bán nguyệt phía trước.

- Khu B về phía Tây Bắc thấp hơn khu A, xung quanh có 4 lô cốt hình ô vuông và có hố cá nhân chiến đấu, bao bọc ngoại vi có 2 lớp mái nhà cũ. Đây là sân bay trực thăng, có 1 trung đội biệt kích và 1 súng cối 61 ly.

42

- Khu C nằm phía Đông Nam thấp hơn khu A từ 5 đến 7 mét, có 3 lô cốt xếp bằng bao cát, có hàng rào bao bọc xung quanh, do 1 trung đội biệt kích chốt giữ.

Ngăn cách ở khu A và khu B có 1 hào rộng khoảng 3m, sâu 3m. Đầu hào phía Nam có 1 lô cốt bắn dọc chiến hào và bắn ra các phía. Ngăn cách giữa khu A và khu C là đường 14 chạy chính giữa, xoay quanh cứ điểm là 2 hàng rào đơn có bố trí mìn sát thương. Lực lượng phòng thủ ở cứ điểm rất mạnh, đông quân và có nhiều hỏa khí, có công sự kiên cố. Tuy vậy cứ điểm ở vị trí độc lập xa căn cứ Khâm Đức, nếu ta đánh mạnh, triệt cắt đường không thì địch khó chi viện bằng đường bộ mà chỉ có khả năng chi viện bằng phi pháo và đổ bộ đường không.

Từ địa hình và tình hình địch ở cứ điểm Ngok Tavak, trung đoàn xác định cách đánh và tư tưởng chiến thuật “dùng hình thức mật tập bằng đặc công và có một lực lượng bộ binh, sau đó Tiểu đoàn bộ binh 40 tiến công phát triển làm chủ toàn bộ cứ điểm”, tiến công trên 3 hướng, tổ chức các trận địa hỏa lực chi viện trực tiếp gồm ĐKZ75, cối 82 ly, súng phòng không 12,7 ly sẵn sàng chi viện cho đặc công và bộ binh cường tập, đồng thời sẵn sàng đánh viện binh địch đổ bộ đường không, sử dụng Tiểu đoàn bộ binh 90 làm dự bị.

Xác định phương án cách đánh, triển khai các mặt đảm bảo như trinh sát bám địch, thông tin đảm bảo tỏa mạng chỉ huy, đảm bảo trạm phẩu và lực lượng vận tải... Đêm 8/5, đơn vị hành quân từ khu vực ở vào khu vực tập kết. Trung

43

đoàn trưởng cùng các mũi đặc công, cán bộ tiểu đoàn, đại đội của Tiểu đoàn 40 đi chuẩn bị ở Khâm Đức về tiếp tục xác định lại các mục tiêu và các hướng đột phá cụ thể.

Trưa ngày 9/5, Trung đoàn trưởng cùng cán bộ đi trinh sát (do bộ đội huyện dẫn đường) về mới chính thức tổ chức chiến đấu và hiệp đồng chiến đấu và tổ chức quán triệt nhiệm vụ cho đơn vị và lực lượng phối hợp của địa phương. 16h 30 Trung đoàn trưởng Nguyễn Chơn đưa các đơn vị đại đội trưởng hỏa lực, cùng chủ nhiệm pháo binh để xác định lại trận địa bố trí gặp một toán địch nổ súng và gọi cối 106,7 ly bắn làm cả 3 đồng chí đại đội trưởng đều bị thương. Song Trung đoàn trưởng xác định đây là sự bất ngờ gặp địch lùng sục, chưa chắc đã bị lộ nên quyết tâm vào tổ chức bộ đội hành quân chiếm lĩnh.

Từ 18h đến 21h đêm 9/5, đội hình trung đoàn về vị trí tập kết, hành quân vào đến cách khu vực triển khai khoảng 15 phút tạm dừng. Đến 23h 30 các đơn vi vào chiếm lĩnh. 01h sáng ngày 10 tháng 5 hỏa lực vào triển khai chuẩn bị phần tử bắn xong, nhưng không được đào công sự sợ địch phát hiện, chờ khi nổ súng mới được làm cộng sự. Thông tin tỏa mạng từ Sở Chỉ huy Trung đoàn xuống các đơn vị hỏa lực, Tiểu đoàn Bộ binh 40, 90 và Ban Chỉ huy Đặc công chỉ đạo từng bước tiếp cận. Lúc này các mũi đặc công đã lọt vào trong hàng rào, nhưng do trăng lúc mờ, lúc sáng nên các bộ phận tiến nhập rất cẩn thận.

Đến 21h 20 phút, trung đoàn ra lệnh tiếp cận. Mũi điểm đặc công bí mật trèo lên bờ thành đưa bộc phá đặt vào hàng

44

rào. Mũi diện 1 và 2 do cây cối địch rào nấp cũng như dây kẽm gai chằng chịt nên tiếp cận chậm mới đến lưng chừng đồi cách lô cốt địch khoảng 20 - 25 mét. Đội hình Tiểu đoàn bộ binh 40 bám theo sau mũi điểm. 02h, Trung đoàn trưởng kiểm tra lại các hướng đã vào sát hàng rào bên trong đang chờ lệnh. Mũi điểm 1 đặc công đưa hỏa lực B41 và súng phun lửa vào bố trí thì vấp mìn sáng, bọn địch canh gác bắn ra thì đồng thời Trung đoàn trưởng cho lệnh nổ súng luôn, lúc này khoảng 02h5 phút.

Mũi điểm đánh rất nhanh chiếm ngay lô cốt Đông Nam, diệt một số hỏa điểm, chiếm bờ thành phía Nam, dùng thủ pháo, lựu đạn ném vào bên trong. Sau 5 phút chiếm khu điện đài 50 woát, phát triển về hướng Bắc cứ điểm. Một bộ phận vòng qua phía Đông chiếm trận địa pháo 105 ly và pháo 106,7 ly nhưng do kho đạn bốc cháy mũi này lách ra phía Đông khu A rồi vòng lại bắt liên lạc với bộ phận bên trong. Sau 8 phút cơ bản làm chủ được khu A, trung đoàn biểu dương và tiếp tục ra lệnh sục sạo tiêu diệt địch.

Mũi diện 1 do vấp mìn nên có lệnh nổ súng luôn nhưng thiếu chủ động nên sau 2 phút mới dùng B40, B41, súng phun lửa diệt các lô cốt phía Tây Nam khu B, địch phát hiện dùng hỏa lực bắn dữ dội nên dừng lại gọi đội 2 lên, nhưng không lên kịp nên phải chốt giữ lô cốt đã đánh chiếm, vì thế địch ở khu B dùng đại liên khống chế qua khu A làm cho mũi chủ yếu bị thương vong. Mũi diện 2 khi có lệnh nổ súng còn cách hàng rào 20 mét đã nhanh chóng vượt lên tiếp cận đánh lô cốt phía sau khu B, nhưng địch đã

45

dùng hỏa lực ngăn chặn nên phải quay ra (khi này mũi điểm chưa phát triển đến).

Tiểu đoàn bộ binh 40 (thiếu) đi cùng mũi điểm khi nổ súng, Đại đội 3 nghe đặc công gọi nhanh lên, nhưng bờ thành cao anh em phải kiệu nhau vượt qua, tổ chức phát triển dọc chiến hào chiếm được lô cốt phía Tây khu A, đồng thời lúc này đồng chí Đặng Ngọc Mai - Tiểu đoàn trưởng 40 được lệnh Trung đoàn dùng bộc phá mở rào đưa bộ đội vào cổng chính để phối hợp với các hướng tiến công địch, dùng hỏa lực bắn qua khu B, sử dụng một bộ phận đánh vào lô cốt cổng phía Đông. Sau 30 phút cơ bản ta làm chủ được khu A và khu C, Trung đoàn ra lệnh tập trung đánh qua khu B.

Đến 2h 55 phút, Đại đội 1 tăng cường vào hướng cổng chính nhưng bị hỏa điểm phục hồi bắn ngăn chặn. Trung đoàn trưởng đưa đồng chí Xuất - Trung đoàn phó cùng tác chiến xuống tổ chức tiêu diệt cụm quân địch mới xuất hiện, nhưng lúc này bị hỏa lực ở khu B bắn sang gây cho ta một số bị thương, Đại đội 4 hỏa lực vào dùng cối 81 ĐKZ 57 bắn qua khu B và C. Lúc này máy bay địch lên thả đèn sáng và bắn đạn cực nhanh xuống trận địa ta, pháo binh của địch ở Khâm Đức cùng bắn vào điểm cao 550, trận địa hỏa lực của ta và phía sau khu A.

Nắm được tình hình như vậy, trung đoàn động viên và chỉ thị Tiểu đoàn 40 và Đại đội Đặc công kiên quyết trụ lại củng cố công sự sẵn sàng đánh địch phản kích. Lúc 5h trời mùa hè nên đã sáng hẳn, các đơn vị và Sở Chỉ huy Trung

46

đoàn 1 về vị trí đánh địch ban ngày theo dự kiến. Lúc 7h địch tập trung súng cối về phía Đông khu C và phía Bắc khu B bắn sang đồng thời dùng bộ binh ở khu B đánh vào, do bộ đội ta công cự còn sơ sài nên không giữ được, trung đoàn lệnh Tiểu đoàn 40 đưa cán bộ xuống trực tiếp tổ chức lại đội hình giữ cho được bàn đạp để đánh chiếm.

8h 5 phút một tốp trực thăng CH47 bay lên, đơn vị phòng không 12,8 ly bắn mãnh liệt nhưng chúng vẫn liều mình hạ xuống rồi lập tức cất cánh ngay. Phân đội ĐKZ75 do đồng chí Lê Hữu Thời chỉ huy chuẩn bị phần tử chờ chiếc thứ 2 vừa hạ cánh rồi bắn cháy nằm ngang giữa cứ điểm, chiếc còn lại quần lượn mãi bất ngờ hạ cánh, súng ĐKZ và 12,8 ly đánh giòn giã tiêu diệt chiếc trực thăng thứ 2, địch hoảng sợ suốt cả buổi địch chỉ dùng phi pháo đánh phá. Đến 14 h qua tin kỹ thuật sư đoàn thông báo: "địch chỉ còn lại khoảng 70 – 80 tên, đang tập trung ở Đông và Bắc cứ điểm có 3 khả năng: Một là, sợ hỏa lực ta nên giãn ra chờ viện binh; hai là, tập trung chuẩn bị phản kích; ba là, có thể rút chạy".

Qua theo dõi trực tiếp, Ban Chỉ huy Trung đoàn nhận định với sức ép của ta và khả năng viện binh rất hạn chế nên địch chuẩn bị tháo chạy, liền ra lệnh cho hỏa lực bắn mãnh liệt và cho Tiểu đoàn 40 xung phong tiêu diệt làm chủ trận địa, đưa 12,8 ly vào lợi dụng công sự ở khu A chốt lại sẵn sàng bắn máy bay, đưa Tiểu đoàn bộ binh 90 vào cùng lực lượng cơ quan trung đoàn tiếp tục tiễu trừ quanh cứ điểm và thu dọn chiến lợi phẩm, giải quyết số thương vong của ta trong trận đánh, cùng lúc này B52 lên thả bom xuống

47

khu vực Ngok Tavak. Theo tin kỹ thuật, bọn địch tháo chạy số thì bị bộ đội địa phương truy kích, số thì bị “gậy ông đập lưng ông” vì vậy coi như số quân tháo chạy cũng bị tiêu diệt hầu hết.

Kết quả trận này ta diệt một đại đội biệt kích ngụy, một trung đội pháo Mỹ 105 và 106,7 ly, đánh thiệt hại nặng trung đội bộ binh Mỹ tăng cường; loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 200 tên, bắt sống 4 tên, bắn cháy 2 trực thăng CH 47; thu 2 đại bác 105 ly, 1 khẩu cối 106,7 ly, 3 súng cối 61 ly và 81 ly, 8 trọng đại liên, 4 trung liên và nhiều vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng, thực phẩm (đồ hộp) có 63 dù hàng, 11 máy thông tin (có một điện đài 50 woát) 01 ôtô. Bộ đội địa phương và du kích các xã trong huyện hỗ trợ vào kéo pháo và đẩy xe ô tô ra khỏi trận địa, thu dọn chiến lợi phẩm đưa về phía sau.

Đây là trận đánh trong điều kiện chuẩn bị gấp, nhưng Trung đoàn 1 đã có một quyết tâm cao, khắc phục mọi khó khăn thực hiện thắng lợi trận đánh đã gây được khí thế, tạo điều kiện để sư đoàn nhanh chóng tiến công tiêu diệt Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức, gồm: sân bay, chi khu quận lỵ và trung tâm huấn luyện biệt kích (Trại lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ).

TIỂU ĐOÀN BỘ BINH 40 TIÊU DIỆT CỨ

48

ĐIỂM NGOK TAVAK, MỞ ĐẦU CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG KHÂM

ĐỨC 12/5/1968 Tr

ung tá Đặng Ngọc Mai*

Sau khi tham gia “T25” Tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968, Tiểu đoàn 40 cùng trung đoàn về đóng quân tại khu vực Hầm Than, Tây vùng B Đại Lộc – Quế Sơn. Đầu tháng 3 năm 1968 theo lệnh của trên, Sư đoàn 2 (QK5) trong đó có Trung đoàn 1 hành quân ngược lên phía Tây huyện Phước Sơn để củng cố, xây dựng và chuẩn bị nhiệm vụ mới.

Trung đoàn nhận được lệnh bàn giao toàn bộ trang bị vũ khí lại cho Mặt trận 44 Quảng Đà, khẩn trương về tập kết ở Trạm Nam Sơn nhận lương thực để hành quân lên Phước Trà, Phước Công, Phước Năng đứng chân giáp với H40 tỉnh Kom Tum.

Khi về đến đây, cán bộ tiểu đoàn, đại đội được về sư đoàn tập huấn và rút kinh nghiệm đợt hoạt động “T25”, nghe phổ biến một số tình hình và quán triệt nhiệm vụ mới. Tại đây được nghe phổ biến điện của Bác Hồ gửi ngày 4 tháng 02 năm 1968 cho quân và dân miền Nam. Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ gửi điện khen “Quân và dân ta ở miền Nam đánh rất giỏi, rất đều, rất nhịp

* Nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 40, Trung đoàn 1, Sư đoàn 2, Quân khu 5.

49

nhàng, đánh khắp nơi và nơi nào cũng thắng to”, Bác cũng căn dặn “Càng gần thắng lợi, càng nhiều gian nan, quân địch như con thú đến bước đường cùng, càng giãy dụa điên cuồng, quân và dân ta càng phải tăng cường đoàn kết, kiên trì chiến đấu, đánh mạnh liên tục, giành thắng lợi to lớn hơn nữa”.

Phấn chấn trước lời khen ngợi và căn dặn của Bác, các đơn vị thi đua đẩy mạnh xây dựng đơn vị. Tiểu đoàn 40 được bổ sung quân số, trang bị vũ khí mới và tổ chức học tập, huấn luyện chiến - kỹ thuật. Cuối tháng 4 năm 1968, Trung đoàn 1 cùng sư đoàn đi chuẩn bị chiến trường tại Khâm Đức, dự kiến ban đầu tập trung sư đoàn (thiếu Trung đoàn 31) tiêu diệt chi khu quận lỵ Khâm Đức, còn Trung đoàn 31 mở khu chiến ở Núi Ngang. Tuy nhiên qua nghiên cứu tình hình, sư đoàn quyết định phải tiêu diệt cứ điểm tiền tiêu Ngok Tavak trước, do đó giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 1 (thiếu Tiểu đoàn 60) khẩn trương nghiên cứu chuẩn bị tiến công diệt cứ điểm Ngok Tavak, sau đó mới tập trung giải quyết cụm cứ điểm Khâm Đức theo phương án được duyệt.

Chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của sư đoàn, mặc dù thời gian rất khẩn trương, trung đoàn vừa tổ chức đặt đài quan sát, vừa tổ chức cán bộ đi nghiên cứu nắm chắc tình hình cứ điểm Ngok Tavak. Sau khi nghiên cứu, trung đoàn xác định đây là một cứ điểm xây dựng khá kiên cố, có nhiều lô cốt, giao thông hào, nhiều lớp hào, lực lượng bố trí chặt chẽ, hỏa lực nhiều. Do đó xác định cách đánh vào Ngok Tavak là tiến công địch trong công sự vững chắc,

50

phải tổ chức vừa kết hợp hình thức mật tập, vừa cường tập. Trung đoàn quyết tâm sử dụng các mũi đặc công tổ chức tiến nhập đánh chiếm các mục tiêu và sẵn sàng đưa bộ binh đột kích để nhanh chóng phát triển vào cứ điểm, chuẩn bị tối đa hỏa lực cối, ĐKZ để chi viện và triển khai súng phòng không 12,7 ly bắn máy bay địch đổ bộ đường không…

Trung đoàn quyết định dùng 3 mũi đặc công đánh trên 3 hướng, sử dụng bộ binh đi cùng các mũi sẵn sàng đột kích. Tiểu đoàn 40 được giao nhiệm vụ đưa một đại đội đi với mũi diện 1, còn tiểu đoàn (thiếu Đại đội 2) đi trên mũi chủ yếu và sẵn sàng đột phá vào cổng chính.

Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị và tổ chức hiệp đồng tác chiến, đêm mùng 9 tháng 5 tổ chức hành quân chiếm lĩnh. Đến 1h20’ trung đoàn cho tiếp cận, Đại đội 2 đi trên mũi diện 1, tiểu đoàn (thiếu) đi trên mũi điểm đặc công, Đại đội 3 bám sát vào mũi đặc công này, khi đặc công đánh chiếm được lô cốt đầu, nhanh chóng tiến công vào cùng đặc công phát triển đánh chiếm khu trung tâm chỉ huy cứ điểm khu A. Lúc 2h sáng, mũi diện 1 đặc công đưa B40, B41 và súng phun lửa vào thì vấp mìn sáng, địch nổ súng bắn ra, Trung đoàn trưởng Nguyễn Chơn ra lệnh nổ súng tiến công luôn. Mũi điểm đặc công dùng B40, B41 và súng phun lửa tiêu diệt ngay lô cốt ở đầu khu A, đồng chí Cập – Đại đội trưởng Đặc công dẫn một tổ đặc công dùng lựu đạn, thủ pháo ném vào bên trong, phát triển vào chiếm được khu thông tin chỉ huy của địch. Tiểu đoàn nhắc Đại đội 3 phối hợp chặt chẽ với mũi đặc công này đánh vào khu

51

trung tâm cứ điểm. Do bờ thành cao, các chiến sĩ phải kiệu nhau vượt qua bờ thành cùng phát triển vào bên trong tiêu diệt địch, nhưng do mũi diện đặc công 1 và 2 bị chặn lại nên hỏa lực của địch từ khu A bắn qua dữ dội.

Khoảng 2h55 sáng ngày 10/5, được lệnh của trung đoàn, Tiểu đoàn 40 dùng bộc phá mở rào cổng chính và cho Đại đội 1 dự bị vào chiến đấu. Tiểu đoàn di chuyển vào cổng chính chiếm công sự để chỉ huy, nhưng bị hỏa lực điểm ở khu C bắn sang làm cho một số bị cán bộ, chiến sĩ thương vong, ta dùng hỏa lực diệt hỏa lực điểm phía Đông. Sau 30 phút cơ bản tiểu đoàn và mũi điểm đặc công làm chủ được khu A, khu C. Đồng chí Xuất - Trung đoàn phó cùng đồng chí Tiếp – Trưởng ban tác chiến trung đoàn xuống cùng tiểu đoàn tổ chức củng cố lại đội hình, lợi dụng công sự hầm hào giữ vững trận địa. Tôi (Đặng Ngọc Mai – Tiểu đoàn trưởng 40) hội ý với anh Khải chính trị viên tiểu đoàn, động viên bộ đội và giao cho đồng chí Mè - Đại đội trưởng Đại đội 1 nắm chắc đơn vị cùng hỏa lực do đồng chí Ẩm - Đại đội trưởng hỏa lực cối, ĐKZ57 đánh mạnh vào các mục tiêu hỏa điểm địch. Đồng chí Ẩm sau khi chỉ huy bố trí hỏa khí đánh vào các mục tiêu bên trong, cầm khẩu tiểu liên bắn mạnh vào các khu vực địch, súng tiểu liên hết đạn, đồng chí ôm trung liên bắn mạnh vào các điểm địch chống cự, cùng đồng chí Mè xông vào tiêu diệt địch.

Lúc 5h trời bắt đầu sáng tỏ, địch tập trung súng cối từ phía Bắc khu B bắn sang và dùng bộ binh ở khu B phản kích qua, bộ đội ta ngoan cường đánh trả giữ vững khu vực đã chiếm. Lúc 8h5’ trực thăng CH 47 đổ quân tăng viện,

52

khi chúng vừa hạ cánh thì bị đơn vị ĐKZ do đồng chí Thời phụ trách bắn diệt 2 chiếc buộc chúng không dám đưa quân tiếp viện. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, đến trưa qua tin kỹ thuật sư đoàn và theo dõi trực tiếp của trung đoàn phát hiện địch có hiện tượng rút chạy, trung đoàn ra lệnh các hỏa lực bắn cấp tập, áp đảo vào khu B và cho toàn bộ lực lượng Tiểu đoàn 40 xung phong vào làm chủ cứ điểm, đưa 12,8ly vào triển khai bắn máy bay. Quân địch còn lại hỗn loạn chạy bạt mạng khỏi cứ điểm, lúc này máy bay các loại của địch lên đánh phá, pháo binh ở Khâm Đức đánh vào điểm cao 550 và xung quanh cứ điểm nên số địch chạy cũng hầu như bị tiêu diệt.

Lúc này Trung đoàn đưa Tiểu đoàn 90 và Đại đội vận tải, cùng bộ đội địa phương, du kích, thanh niên xung phong huyện Phước Sơn vào thu dọn chiến trường, thu chiến lợi phẩm, khẩn trương kéo 2 khẩu đại bác 105ly và khiêng khẩu pháo 106,7 ly ra. Đồng thời giải quyết đưa thương binh, tử sĩ ra khỏi trận địa đề phòng địch dùng bom, pháo đánh vào.

Kết quả trận đánh này Trung đoàn 1 tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch trong cứ điểm khoảng 200 tên, bắt sống 4, tên còn lại số quân địch rút chạy cũng bị bom, pháo của chúng đánh nhầm. Ta thu khá nhiều vũ khí súng đạn, trang phục và nhiều thực phẩm ở cứ điểm. Trận đánh này vô cùng quyết liệt, tôi bị thương được đồng đội đưa về phía sau, cho đến nay ôn lại trận chiến Ngok Tavak và gặp lại đồng chí Khải – Chính trị viên, đồng chí Ẩm, đồng chí Cảnh và một số đồng chí khác của tiểu đoàn thật sự cảm động, nhưng

53

cũng rất tự hào vì kết quả trận đánh Ngok Tavak mà Tiểu đoàn 40 đã góp phần cùng các đơn vị của Sư đoàn 2 (QK5), cùng quân và dân huyện Phước Sơn đã làm nên Chiến thắng ở Khâm Đức – Ngok Tavak ngày 12/5/1968, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn, mở rộng vùng hậu cứ cách mạng tỉnh Quảng Nam và khu 5, khai thông hành lang chiến lược, tạo điều kiện để bộ đội ta tiếp tục triển khai chiến dịch Thu 1968 (Kế hoạch X2) trên toàn chiến trường khu 5 giành thắng lợi.

VAI TRÒ THANH NIÊN PHƯỚC SƠN

54

TRONG CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG KHÂM ĐỨC, 12/ 5/ 1968

Hồ Văn Nhun*

Nhận được thư mời viết bài tham luận của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam, bản thân tôi rất vinh dự được góp phần nhỏ về vai trò công tác thanh niên trong chiến dịch giải phóng Khâm Đức, tháng 5 năm 1968.

Giờ đây tôi rất tiếc không còn lưu giữ được những tư liệu liên quan đến chiến thắng Khâm Đức, chỉ có chăng là một ký ức của Khâm Đức thời chiến tranh nay đang khởi sắc từ một đô thị phố núi nhỏ, nhưng còn mang nhiều vết thương chiến tranh (bom, mìn và những nạn nhân chất độc da cam).

Ai cũng biết, Khâm Đức có vị trí chiến lược hết sức quan trọng mà cả ta và địch đều quan tâm. Vì vậy khi xâm lược nước ta, năm 1963 Mỹ đã cho xây dựng tại đây một trung tâm huấn luyện biệt kích (Trại lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ) do các cố vấn Mỹ trực tiếp huấn luyện và chỉ huy. Năm 1965, Mỹ áp dụng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và trực tiếp đưa quân Mỹ và chư hầu tràn ngập nước ta, biến miền Nam thành “thuộc địa kiểu mới” của Mỹ, dùng miền Nam làm bàn đạp để tiến công miền Bắc xã hội chủ nghĩa, thì vai

* Nguyên Bí thư Huyện đoàn Phước Sơn, năm 1967- 1969; nguyên Bí thư Huyện ủy Phước Sơn.

55

trò của Khâm Đức được tăng mức độ quan trọng, chính quyền Sài Gòn cho thành lập chi khu quân sự (cấp quận) và cứ điểm này tiếp tục được xây dựng kiên cố (có sân bay, chi khu quân sự và trung tâm huấn luyện biệt bích), quân số thường trực ở đây trên 1.400 tên, cao điểm trên 3.000 tên (cả Mỹ, ngụy và chư hầu). Nhiệm vụ của căn cứ Khâm Đức là ngăn chặn hoạt động của ta trên hành lang chiến lược Bắc – Nam, thu thập tin tức tình báo để máy bay, pháo binh địch đánh phá vùng hậu cứ của ta. Lúc này mặc dù huyện Phước Sơn có 9 xã, 64 thôn, dân số trên 5.000 người, nhưng khu vực Khâm Đức không có dân bản địa sinh sống. Thanh niên toàn huyện gần 1.000 người, được tổ chức chặt chẽ (huyện đoàn, các xã đoàn và các chi đoàn thôn), đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy và các cấp ủy Đảng cơ sở.

Về tổ chức bộ máy, các cơ quan huyện rất gọn nhẹ, gồm: Huyện ủy, Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng, Huyện đội (có 01 trung đội trinh sát và 02 trung đội bộ binh). Các đoàn thể, có thanh niên (Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng và Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng), Hội Phụ nữ giải phóng và Hội Nông dân giải phóng. Cơ quan kinh tế có cửa hàng, lò rèn. Cơ quan văn hóa có trạm xá, trường học. Tuy tổ chức bộ máy gọn nhẹ như vậy, nhưng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng rất chặt chẽ và sâu sát, phong trào cách mạng quần chúng phát triển rất mạnh mẽ (từ phong trào tăng gia sản xuất đến học tập văn hóa, huấn luyện quân sự… đều thi đua sôi nổi). Bản thân tôi lúc này là Bí thư Huyện đoàn, lực lượng thanh niên đông và hoạt động cũng rất mạnh, nên được Huyện ủy giao nhiều nhiệm vụ

56

nặng nề, như tham gia mở đường, vận chuyển lương thực, hàng hóa, vũ khí, giáo dục, vận động thanh niên tham gia lực lượng vũ trang, du kích, thanh niên xung phong…

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng giao cho thanh niên, Huyện đoàn thường xuyên sâu sát, tuyên truyền, vận động, giáo dục các chủ trương, chính sách của Đảng và Mặt trận cho thanh niên, bám sát nhiệm vụ chính trị của Huyện ủy, kịp thời đề ra chương trình hoạt động cho thanh niên, thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, như “Phong trào năm xung phong”, “Phong trào tiếng hát ác tiếng bom…”. Các xã đoàn, chi đoàn thôn thường xuyên tranh thủ ý kiến, kinh nghiệm của các già làng để vận động thanh niên thi đua sản xuất, chiến đấu, bảo vệ vùng hậu cứ cách mạng, giáo dục thanh niên nêu cao tinh thần yêu nước, giảm bỏ hủ tục lạc hậu…

Cuối năm 1967, Huyện đoàn được giao nhiệm vụ huy động 300 thanh niên xung kích phục vụ Tổng công kích, Tổng tiên công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và tổ chức lực lượng phối hợp sẵn sàng tiếp quản Khâm Đức sau giải phóng. Song, kế hoạch giải phóng Khâm Đức trong Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 chưa thực hiện được. Đầu tháng 3/1968, một lần nữa Huyện đoàn được giao nhiệm vụ huy động 200 thanh niên xung phong sẵn sàng chờ lệnh và phối hợp với Huyện đội củng cố lực lượng du kích xã, thôn, sẵn sàng chiến đấu. Với nhiệm vụ được giao như trên, là Bí thư Huyện đoàn tôi đoán thế nào cũng sẽ có trận đánh lớn hoặc là giải phóng Khâm Đức trong nay mai (nhưng đây là nhiệm vụ bí mật) nên trong

57

cuộc họp không ai được phép bàn tán.

Đầu tháng 4/1968, Huyện ủy thành lập lại Ban Chỉ đạo chiến dịch do đồng chí Hồ Văn Điều - Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban, đồng chí Hồ Văn Muỗi Phó Bí thư Huyện ủy làm Phó ban, Mặt trận, Huyện đội và các đoàn thể làm thành viên. Cũng tại cuộc họp, đồng chí Hồ Văn Điều - Bí thư Huyện ủy quán triệt mệnh lệnh của cấp trên giao cho huyện Phước Sơn chuẩn bị thực lực, phối hợp với Quân giải phóng Sư đoàn 2 (QK5) tiến công tiêu diệt cứ điểm quân sự Khâm Đức, giải phóng huyện Phước Sơn. Sau khi nghe phổ biến tinh thần cuộc họp, bản thân tôi cũng như mọi thành viên dự họp ai ai cũng phấn chấn, hồ hởi và trông đợi ngày toàn thắng sắp đến. Sau khi dự họp về, tôi khẩn trương tổ chức cuộc họp Ban Thường vụ Huyện đoàn để bàn kế hoạch giao chỉ tiêu huy động lực lượng thanh niên xung phong cho các xã và bàn biện pháp phối hợp phục vụ chiến dịch. Đến giữa tháng 4 năm 1968, Huyện đoàn đã thành lập xong Đội Thanh niên Xung phong trên 200 đội viên. Và ngay sau khi thành lập, Đội Thanh niên Xung phong đã phối hợp với bộ đội công binh Quân giải phóng bí mật mở các tuyến đường phục vụ chiến đấu từ H40 sang Phước Sơn, từ vùng cao xuống Khâm Đức để cơ động lực lượng. Ngoài ra, thanh niên còn được huy động tham gia vận chuyển vũ khí, lương thực, làm trạm xá, phục vụ tuyến sau… Riêng thanh niên trong lực lượng vũ trang huyện và du kích các xã, thôn được giao nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn và giúp nhân dân cách bố phòng, đào hầm trú ẩn tránh phi pháo của địch, đồng thời tăng cường bảo vệ địa bàn và

58

sẵn sàng đánh địch khi chiến sự xảy ra. Tôi cùng đồng chí Giờ, đồng chí Xiêu trong Ban Thường vụ Huyện đoàn và các đồng chí trong Ban Chấp hành Huyện đoàn đều được phân công bám sát xã, thôn và các điểm chốt chặn để chỉ đạo phong trào thanh niên tham gia chiến dịch.

Đến cuối tháng 4, mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho huyện Phước Sơn nói chung và Đoàn Thanh niên huyện nói riêng đều được triển khai nghiêm túc và hoàn thành xuất sắc trước thời hạn quy định. Lúc này cả Huyện ủy, Mặt trận, Huyện đoàn, lực lượng vũ trang và nhân dân đều háo hức trông chờ ngày nổ súng và đón nhận tin chiến thắng. Như vậy, chiến dịch giải phóng Khâm Đức mặc dù thời gian chuẩn bị rất khẩn trương và nhiều công việc phức tạp (như mở đường, vận chuyển quân, vũ khí...), nhưng tuyệt đối đảm bảo bí mật, bất ngờ. Quần chúng nhân dân nói chung và lực lượng thanh niên Phước Sơn nói riêng rất phấn khởi, hăng hái và sẵn sàng tham gia chiến dịch. Thanh niên nói “Chiến dịch giải phóng Khâm Đức cần bao nhiêu thanh niên cũng sẵn sàng”. Cuối tháng 4 đầu tháng 5, công việc chuẩn bị cho chiến dịch càng gấp gáp hơn. Ban Thường vụ Huyện đoàn phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy Huyện đội, tăng cường cán bộ bám sát xã thôn, trực tiếp đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra công tác phối hợp thực hiện chiến dịch, nhất là những nhiệm vụ tuyến sau giao cho thanh niên, như: chuẩn bị công tác chuyển thương, tải đạn, sơ tán người già, trẻ em ra khỏi vùng nguy hiểm... Đồng thời nòng cốt trong lực lượng chiến đấu tại chỗ.

59

Đêm mùng 9/5 trận chiến ở Ngok Tavak đã mở màng chiến dịch giải phóng Khâm Đức, lực lượng vũ trang huyện, du kích các xã thôn và thanh niên xung phong đã kề vai sát cánh, phối hợp chặt chẽ với Quân giải phóng hoàn thành xuất sắc công tác trinh sát, dẫn đường, phối hợp chặn đánh quân địch tháo chạy, bắt và áp giải tù binh, chuyển thương binh, tử sĩ về tuyến sau. Riêng lực lượng thanh niên xung phong đã đóng góp trên 3.500 ngày công phục vụ chiến đấu, vận chuyển hàng trăm tấn lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ chiến trường. Chiều ngày 10 tháng 5, Trung đoàn 1 (Sư 2, QK5) đã chiến thắng và làm chủ hoàn toàn Ngok Tavak, lực lượng thanh niên xung phong nhanh chóng được huy động phối hợp với Tiểu đoàn 90 của Trung đoàn 1, Sư đoàn 2 (QK5) thu dọn chiến trường và tiếp tục hành quân phục vụ chiến dịch giải phóng Khâm Đức theo kế hoạch bước 2.

Thừa thắng xông lên, chiều ngày 10/5, các hướng, các mũi của Trung đoàn 1 và Trung đoàn 21, Tiểu đoàn Đặc công và các đơn vị khác của sư đoàn áp sát các mục tiêu và nổ súng tấn công Khâm Đức. Trước sức tấn công dũng mãnh của quân ta từ các hướng (trên đánh xuống, dưới đánh lên, ngoài đánh vào, xung quanh Khâm Đức bị bao bọc lưới lửa của quân giải phóng, quân địch hoang mang dao động, lực lượng phòng ngự Khâm Đức của chúng suy yếu hoàn toàn. Ngày 11/5, quân ta đẩy nhanh tốc độ tiến công trên toàn chiến trường, hỏa lực quân ta từ các hướng thần tốc tấn công tiêu diệt các điểm ngoại vi và tiếp tục nã pháo dữ dội vào khu trung tâm. Du kích các xã Phước

60

Năng, Phước Mỹ, Phước Chánh và lực lượng thanh niên xung phong tiếp tục bám sát chiến trường phục vụ chiến đấu. Bộ đội huyện nhanh chóng chốt chặn các yếu điểm nằm dọc trên trục đường 14, 15, 16. Thanh niên xung phong, du kích các xã Phước Kim, Phước Thành tăng cường bảo vệ cơ quan Huyện ủy và chốt chặn đoạn đường xung yếu qua suối Nước Chè, đánh địch tháo chạy, bắt, áp giải tù binh và chuyển thương binh, tử sĩ về tuyến sau. Đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng 5, quân ta nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa. Sáng 12 tháng 5, vòng vây Khâm Đức bị quân ta siết chặt, đến 12 giờ trưa ngày 12 tháng 5 năm 1968, Khâm Đức hoàn toàn được giải phóng, quân ta tiêu diệt và làm tan rã 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, 7 đại đội biệt kích, tiêu diệt 700 quân Mỹ, ngụy, làm bị thương hàng trăm tên, bắt sống 104 tên biệt kích, 1 cố vấn Mỹ, bắn rơi 2 máy bay CH47, 2 máy bay C130 và 9 máy bay trực thăng chiến đấu, phá hỏng nhiều xe quân sự… Lúc này hàng trăm thanh niên xung phong và lực lượng chính trị của các đoàn thể nhanh chóng được điều động phối hợp với Quân giải phóng thu dọn chiến trường, thu chiến lợi phẩm và tiếp tục phục vụ tuyến sau, chăm sóc thương binh, mai tán tử sĩ.

Đến trưa ngày 12/5/1968, tin chiến thắng được lan truyền khắp nơi trong toàn huyện, thanh niên các xã, thôn tổ chức sinh hoạt mừng chiến thắng và tiếp tục triển khai nhiệm vụ giúp đồng bào khắc phục lại nhà cửa, hoa màu bị bom địch tàn phá. Sáng ngày 13 tháng 5 năm 1968, Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức cuộc họp thông báo chiến dịch giải phóng Khâm Đức kết thúc, Cụm cứ điểm quân sự

61

Khâm Đức – Ngok Tavak bị quân ta tiêu diệt và hàng trăm tên địch phải đền tội... đã làm nức lòng đồng bào cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc huyện nhà. Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng và Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng cùng với Huyện đội và các đoàn thể khác được Huyện ủy và Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng huyện biểu dương khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phục vụ chiến dịch giải phóng Khâm Đức – Ngok Tavak.

Nay nhân kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak (12/5/1968 – 12/5/2013), tôi đem câu chuyện mời viết bài của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam kể cho các con tôi nghe, và ngay lập tức chúng nó mở mạng đọc những bài viết từ phía địch nói về chiến thắng Khâm Đức cho tôi nghe. Như vậy chiến tranh đã lùi xa, họ cũng đã nói thật, viết đúng về Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak của chúng ta. Họ cũng công nhận Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak là thắng lợi lớn nhất của Quân giải phóng trên chiến trường miền núi Quảng Nam lúc bây giờ. Là thắng lợi của tư tưởng tấn công, đánh mạnh vào quân Mỹ, ngụy, xóa bỏ Trại lực lượng Đặc biệt của Mỹ ở vùng I, Quân khu I chiến thuật của chúng. Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak còn mở rộng vùng hậu cứ cách mạng Khu 5, khai thông hành lang chiến lược Đông Trường Sơn (đường mòn Hồ Chí Minh), nối hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa với chiến trường miền Trung, Tây Nguyên, Hạ Lào vào miền Đông Nam Bộ, là thắng lợi của sức mạnh tổng hợp ba thứ quân và ba mũi giáp công, là trận đòn chí

62

mạng đập tan kế hoạch "tìm và diệt", góp phần làm phá sản chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ ở Việt Nam”. Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak còn cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của quân và dân huyện Phước Sơn góp phần cùng toàn tỉnh Quảng Nam và cả nước làm nên chiến thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất nước nhà. , dũng cảm, luồn sâu, đánh hiểm, đánh trú

VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI VỚI CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC,

63

PHƯỚC SƠN ( 12/5/1968)

Trung tá Lê Đình Duấn*

Từ ngày nhập ngũ tôi là chiến sỹ Thông tin liên lạc của Đại đội 18, Trung đoàn 102, Sư đoàn 308. Đã qua đào tạo tại trường Thông tin của Sư đoàn 308 và trường Sĩ quan lục quân, khoa thông tin liên lạc ở Sơn Tây năm 1962- 1965, ra trường với cấp hàm Thiếu úy. Được điều động về nhận nhiệm vụ tại Cục Thông tin liên lạc (sau này là Bộ Thông tin liên lạc) đi tuyển chọn, thành lập và huấn luyện 2 Tiểu đoàn thông tin 9 và 11 để bổ sung cho chiến trường miền Nam. Cuối năm 1965, tôi là Trợ lý tham mưu Tiểu đoàn 11 Thông tin, cả Tiểu đoàn bí mật hành quân bộ 3 tháng trời vào tăng cường cho Tiểu đoàn 2 Thông tin Quân khu 5, đóng quân tại Nước Tang, Nước Giềng, thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Khi học ở nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác thông tin liên lạc. Quân đội ta có các quân chủng, binh chủng, các ngành chuyên môn,… trong mỗi tổ chức đó lại có nhiều cấp, nhiều đơn vị, lại ở cách xa nhau nên cần phải có hệ thống thông tin liên lạc.

Thông tin liên lạc trong quân đội ví như mạch máu trong cơ thể con người luôn chảy. Mất thông tin là mất chỉ

* Nguyên sĩ quan Tiểu đoàn 2 Thông tin Quân Khu 5.

64

huy lãnh đạo, thông tin là tai mắt, là tiếng nói của người lãnh đạo chỉ huy các cấp. Trong thời bình công tác thông tin đã rất quan trọng, trong thời chiến lại càng quan trọng hơn rất nhiều, vì thông tin thông suốt góp phần tích cực đảm bảo cho trận đánh giành thắng lợi, ngược lại thông tin bị gián đoạn, mất liên lạc, cấp dưới không báo cáo kịp thời những diễn biến trong chiến đấu xảy ra, cấp trên không nắm chắc các tình huống, tình hình ở các mũi tiến công của quân ta và sự phản kháng của quân địch, ra mệnh lệnh tác chiến không sát thực tế thì nguy cơ trận đánh của quân ta sẽ bị thất bại và thương vong của bộ đội sẽ nhiều. Nhất là trước vũ khí phương tiện chiến tranh của Mỹ, nguỵ rất hiện đại.

Xin được nói rõ thêm về tổ chức thông tin liên lạc trong chiến đấu ở chiến trường miền Nam của quân giải phóng, thời gian đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược gồm có: thông tin truyền đạt (chạy bộ), thông tin hữu tuyến điện (HTĐ), thông tin vô tuyến điện (VTĐ), thông tin đường dài (đường dây trần).

Thông tin HTĐ có đặc điểm là mang vác dây máy nặng nề, thực hiện nhiệm vụ thường đi trước về sau, rải dây qua các địa hình rừng núi, sông suối, qua đường, qua vùng địch kiểm soát phải đấu dây, vượt qua làn bom đạn của địch, chiến sĩ thông tin HTĐ rất gian khổ, dễ bị thương vong khi làm nhiệm vụ, đã có nhiều trường hợp, bom đạn địch từ trên máy bay, từ pháo tầm xa bắn phá, dây điện thoại bị đứt, anh em đi sửa chữa nối lại các chỗ bị đứt, có lần dây dự phòng mang theo không đủ, còn thiếu một ít, để đảm bảo cho chỉ huy chiến đấu kịp thời đã dùng hai tay nắm chặt hai

65

đầu dây để giữ thông tin liên lạc, thông tin HTĐ đảm bảo bí mật hơn thông tin VTĐ.

Thông tin VTĐ có đặc điểm gần chỉ huy sở, xa trận địa, liên lạc với nhau bằng sóng vô tuyến điện, bảo đảm truyền tin nhanh chóng qua hệ thống tín hiệu Moóc và thoại,.. Song, có nhược điểm dễ bị địch phát hiện qua phương pháp giao hội của máy bay dò sóng của địch xác định ví trí của đài VTĐ của ta để ném bom bắn phá làm tê liệt công tác thông tin của ta, nên đơn vị luôn phải di chuyển, thay đối địa điểm đóng quân: như giữa năm 1966, Tiểu đoàn 2 Thông tin Quân khu 5 đóng ở Nước Tang, Nước Giềng huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, đã bị B52 của Mỹ ném trúng đơn vị, 4 đồng chí đã bị thương vong. Ở cấp Trung đoàn, Tiểu đoàn còn dùng vô tuyến điện thoại để liên lạc chuyển mệnh lệnh của người chỉ huy.

Ngoài ra, thông tin VTĐ trong chiến tranh, chiến đấu còn có bộ phận thông tin kỹ thuật, bộ phận này cũng rất quan trọng, luôn theo dõi các đài VTĐ của địch để nắm bắt tình hình điều động binh hoả lực, xin chi viện. Kịp thời, báo cáo người chỉ huy để xử lý được chính xác.

Thông tin đường dài là hệ thống thông tin chiến lược thường ở phía sau, không trực tiếp phục vụ chiến đấu của các sư đoàn, trung đoàn.

Về tổ chức Tiểu đoàn 2 Thông tin QK5 gồm có: Tiểu đoàn bộ, Đại đội 1 nội cần, Đại đội 2 HTĐ, Đại đội 3 VTĐ, Đại đội HTĐ có 3 Trung đội, còn Đại đội VTĐ thì các đài trực tiếp ban chỉ huy Đại đội quản lý điều hành. Cuối năm

66

1967, tôi là Đại đội phó Đại đội 3 VTĐ , đơn vị biên chế gồm 5 đài liên tay đôi 15w, 1 đài canh, 1 đài phát CQ (phát điện chung cho các đài trong quân khu, đến giờ phát CQ, các đài cấp dưới đều mở máy thu để nhận điện).

Dịp tết Mậu Thân năm 1968, Tổng tiến công toàn miền Nam, tình thế diễn biến rất khẩn trương, mau lẹ, mang tính phối hợp tác chiến cao, công tác đảm bảo thông tin liên lạc yêu cầu cũng rất cao, lúc đó tôi trực chỉ huy, bên mình có 2 máy lẻ điện thoại, một để liên lạc với tiểu đoàn và cấp trên, một máy để chỉ huy điều hành các đài 15w trong đơn vị đại đội. Nắm vững các hướng ưu tiên, quan trọng yêu cầu các đài liên lạc tay tôi giữ vững liên lạc với Bộ Tổng tư lệnh, với Trung ương Cục miền Nam, các quân khu bạn, các tỉnh đội và các đơn vị phối hợp thuộc các đơn vị trong Quân khu như Sư đoàn 2, Sư đoàn 3, Mặt trận 4,…Liên tục 2 ngày 2 đêm, điều hành linh hoạt, kịp thời các đài làm việc tích cực, ngày đêm thay phiên nhau làm việc, ăn, nghỉ, đã đảm bảo tốt cho chỉ huy, chỉ đạo tác chiến, chiến đấu của toàn quân khu. Mỗi đài hằng ngày chuyển và nhận hàng trăm bức điện, làm việc tới 20 giờ trong quá trình diễn ra chiến đấu; quân địch dùng máy bay, pháo tầm xa, tầm gần ném bom, bắn phá rất ác liệt, đài của các đơn vị Sư 2, Sư 3 nhiều lúc phải di chuyển, bị đứt dây ăngten làm gián đoạn liên lạc, tín hiệu nhỏ làm cho việc thu phát điện gặp nhiều khó khăn, đồng chí Đại đội trưởng trực tiếp xuống các đài để điều động đồng chí có trình độ thu phát giỏi vào làm việc những giờ cao điểm, nhiều điện phát đi ưu tiên liên lạc các đài hướng tiến công chủ yếu. Đồng chí Chính trị viên làm công

67

tác động viên anh em điều động nhân lực khi có anh em đau yếu, cơn sốt rét hoành hành. Tổng tiến công tết Mậu Thân năm 1968 đơn vị Thông tin Quân khu 5 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các đơn vị chủ lực của ta đã chiếm hầu hết các mục tiêu quan trọng trong quân khu.

Sau tết Mậu Thân 1968, Quân khu gặp nhiều khó khăn. Lực lượng thiếu hụt, vũ khí, phương tiện chiến đấu và công tác hậu cần, đời sống của bộ đội thiếu thốn nhiều. Đơn vị Tiểu đoàn 2 Thông tin Quân khu 5 trong đó có Đại đội 3 chúng tôi cũng rất khó khăn. Mỗi đài biên chế 5 người (1 Đài trưởng, 2 báo vụ viên và 2 quay viên (quay máy phát điện gagônô). Đơn vị phải tự kiếm rau rừng, tự túc lương thực, lại vừa hành quân vừa đảm bảo thông tin liên lạc. Song các cán bộ chiến sĩ vẫn quyết tâm đảm bảo thông tin thông suốt, xác định tư tưởng, không vì khó khăn mà lơ là nhiệm vụ.

Bước vào chiến dịch đánh quận lỵ Khâm Đức, công tác thông tin liên lạc của Tiểu đoàn 2 thông tin Quân khu 5 diễn ra như sau: Ngoài lực lượng Thông tin của Sư đoàn 2 (1d), Quân khu điều động 1 Trung đội Thông tin HTĐ mạnh: 20 đồng chí tăng cường cho Sư đoàn 2, đóng chốt ở vùng suối nước Vàng, núi Chúa, triển khai mắc dây điện thoại theo lực lượng bộ binh vào tận khu vực Khâm Đức bảo đảm góp phần cho Sư đoàn 2 chiến đấu và chiến thắng. Sau khi giải phóng Khâm Đức lực lượng Bộ binh của Sư đoàn 2 nhanh chóng lui quân ra khỏi Khâm Đức thì địch ném bom xuống các đường dây điện thoại bị phá huỷ nhiều khiến việc thu hồi đường dây hết sức khó khăn.

68

Còn về công tác thông tin VTĐ, bám sát sở chỉ huy Quân khu triển khai nhiệm vụ, các đài đặt dưới hầm bò, đơn vị được quán triệt phải giữ liên lạc chặt chẽ và ưu tiên hướng liên lạc với Sư đoàn 2 (lúc đó gọi là Nông trường 2). Trước khi bước vào trận đánh, điện từ quân khu gửi xuống, điện từ Sư đoàn 2 chuyển lên Quân khu rất nhiều so với các hướng khác, cán bộ đại đội nắm được tầm quan trọng phải đảm bảo thông tin suốt với Sư đoàn 2.

Đài A2 là đài giữ liên lạc trực tiếp với Sư đoàn 2, hàng trăm bức điện được chuyển nhận chính xác, anh em làm việc hàng ngày tới 20 giờ, các đài khác của đơn vị liên lạc với Sư đoàn 3, Mặt trận Tây Nguyên, Tỉnh đội, với Bộ, Trung ương cục,…

Đặc biệt có một bức điện 10 nhóm số, đề tối khẩn (đây là mức độ khẩn cấp nhất- còn dưới nó là thượng khẩn và thường) gửi cho đại đội, tiểu đoàn cùng với Ban thông tin do Quân khu điện thoại xuống nhắc nhở, bức điện tối khẩn này các đồng chí tìm mọi cách để chuyển càng nhanh càng tốt cho Sư đoàn 2. Chuyển xong, báo cáo ngay về Tiểu đoàn, nhận được chỉ thị của trên, tôi trực chỉ huy liền gọi điện cho Đài A2 lúc đó cho liên lạc được với Sư đoàn 2, lập tức mở máy thu bắt liên lạc, gọi điện cho Đài A4 và A5 tạm thời chưa làm việc cùng mở máy thu bắt liên lạc với Sư đoàn 2 lên gọi canh để xin liên lạc thì báo ngay cho Đại đội biết. Sau khi nhắc nhở các đài xong thì Đài thông tin liên lạc của Sư đoàn 2 gọi canh, đài canh báo cáo đã bắt được sóng đài Sư đoàn 2. Tôi lập tức điện cho bộ phận tổng đài

69

chuyển ngay bức điện đó cho đài canh phát ngay trên sóng canh rồi cho về đài tay đôi báo nhận. Việc phát điện trên sóng canh là sai nguyên tắc bảo mật nhưng vì điện tối khẩn, nhóm điện ít và dưới chiến đấu đang quyết liệt, đài bạn có việc khẩn cấp mới gọi canh để liên lạc, nên tôi quyết định phát trên sóng canh, nếu đưa về đài tay đôi việc bắt liên lạc bị mất thì đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ trong vòng 4 phút bức điện nhận và chuyển xong, tôi báo cáo về Tiểu đoàn và nhận được lời khen cùng lời thông báo bức điện các đồng chí chuyển rất kịp thời nên Sư đoàn 2 không bị tổn thất, sau khi đánh thắng quân địch ở Khâm Đức, Sư đoàn 2 cho một trung đoàn ở lại để tiễu trừ tàn quân địch và đưa anh em thương vong ra hậu cứ Quân khu, có lực lượng thông tin kỹ thuật nắm bắt được ý đồ của địch sẽ dùng B52 ném bom toàn khu vực Khâm Đức, bức điện đó Quân khu chỉ đạo cho sư đoàn rút quân ra ngoài quận lỵ Khâm Đức thì nhiều đợt B52 của địch thả xuống cả khu vực; lực lượng bộ đội ta an toàn. Sau đó Sư đoàn 2 cho một tiểu đoàn vào làm nhiệm vụ tải thương đưa các đồng chí hy sinh về phía sau và tiễu trừ tàn quân địch còn sống sốt ẩn náu trong Khâm Đức.

Như vậy, một lần nữa chứng minh vai trò công tác thông tin liên lạc trong chiến đấu là rất quan trọng. Nếu bức điện đó không được chuyển nhận kịp thời thì lực lượng bộ đội ta sẽ tổn thất lớn.

Qua nhiều năm làm công tác lãnh đạo, chỉ huy đơn vị thông tin liên lạc phục vụ cho Bộ Tư lệnh Quân khu 5, chỉ

70

huy, chỉ đạo các chiến dịch lớn như đánh vào Tư Nghĩa, Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi, Tết Mậu Thân, Khâm Đức- Phước Sơn tỉnh Quảng Nam, đồn Nông Sơn, Đường 9 Nam Lào, chiến dịch năm 1972, tổ chức thành lập lại Sư đoàn 3,…Tôi lại còn thấm thía sâu sắc hơn về vai trò công tác thông tin liên lạc, có thể nói là vô cùng quan trọng. Trong bất kỳ trận chiến đấu nào, dù lớn nhỏ nào đều không thể thiếu công tác thông tin liên lạc.

Trong buổi hội thảo hôm nay về vai trò công tác thông tin liên lạc trong chiến thắng Khâm Đức, xin được trao đổi một số kinh nghiệm sau:

Người lãnh đạo chỉ huy các cấp trong lực lượng vũ trang, nhất là lúc chiến đấu phải luôn nắm chắc lực lượng thông tin, tăng cường nhân lực, kỹ thuật, trang bị phương tiện thông tin tốt, hiện đại nhất trong thời đại hiện nay và sau này. Biên chế các đơn vị thông tin hợp lý cả hữu tuyến điện, vô tuyến điện, thông tin truyền đạt, thông tin đường dài,… để hỗ trợ cho nhau, luôn có lực lượng dự bị, phương tiện khí tài dự phòng đầy đủ.

Người trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy đơn vị thông tin phải thành thạo, giỏi về nghiệp vụ, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành các phương tiện thông tin sẵn có của đơn vị, sâu sát các bộ phận HTĐ, VTĐ, điều động, động viên, giúp đỡ xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kịp thời.

Đối với các Đài trưởng, Báo vụ, Quay viên VTĐ, các Tiểu đội trưởng, chiến sĩ HTĐ phải thuần thục nghiệp vụ,

71

nắm chắc các nguyên tắc của thông tin liên lạc là “ nhanh chóng, chính xác, bí mật, kịp thời và an toàn” và thực hiện tốt yêu cầu 3 bám “ Bám sát chỉ huy, bám chặt đơn vị chiến đấu, đài thông tin cấp trên và bám máy, bám dây không rời” trong mọi tình huống.

Công tác thông tin liên lạc luôn đi trước, về sau và chiến đấu thầm lặng nên công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được đặt lên hàng đầu, kịp thời động viên, cổ vũ biểu dương khen thưởng những gương tiêu biểu tích cực, đồng thời nhắc nhở, uốn nắn nhận thức lệnh lạc, ngại khó, ngại khổ, sợ ác liệt hy sinh, xác định cho cán bộ chiến sĩ thông tin nhất quán quan điểm tất cả để hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và chiến thắng.

72

CHIẾN THẮNG GIẢI PHÓNG KHÂM ĐỨC 12.5.1968, SƠ ĐỒ HỐ CHÔN 16 LIỆT SỸ ĐẶC CÔNG VÀ TRẬN ĐÁNH SÂN BAY

5.8.1970

Phạm Công Hưởng*

Khâm Đức là một thung lũng nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Nam, trên triền Đông dãy Trường Sơn, nơi có đường 14 chạy qua, nối với Tây Nguyên và xuyên thẳng xuống các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Khâm Đức có vị trí quân sự quan trọng, nơi có thể án ngữ hành lang đi lại từ đồng bằng lên miền núi và khống chế cả Tây Nguyên, vùng Hạ Lào.

Do có một địa thế quân sự vô cùng quan trọng, Khâm Đức luôn được các bên đặc biệt chú ý quan tâm. Phía Mỹ - ngụy đã tiến hành xây dựng sân bay năm 1961 và Trung tâm huấn luyện biệt kích năm 1963. Khâm Đức đã trở thành một cứ điểm quan trọng và là chiến trường đầy oanh liệt trong quá khứ với những trận đánh rất nổi tiếng. Một trong những trận đánh đó là Chiến thắng giải phóng Khâm Đức 12/5/1968. Đối với Đồng Minh Mỹ - ngụy, trận đánh Khâm Đức được coi là thất bại tồi tệ nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, trận thua này đã đặt dấu chấm hết cho tuyên bố rằng Mỹ thắng mọi trận đánh1.

* Nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Đặc công 404, Quân khu 5.1 Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Đường Trường Sơn.

73

Sau 4 ngày đêm chiến đấu dũng cảm kiên cường, trưa ngày 12/5/1968, quân và dân ta đã làm chủ hoàn toàn chiến trường Khâm Đức - Ngok Tavak, tiêu diệt 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, 2 đại đội bộ binh ngụy và 7 đại đội biệt kích, tiêu diệt trên 700 quân Mỹ, ngụy, làm bị thương hàng trăm tên, bắt sống 104 tên biệt kích Nùng, 1 Cố vấn Mỹ làm; bắn rơi 2 máy bay CH47, 2 máy bay C130 và 9 máy bay trực thăng chiến đấu; phá hủy nhiều xe quân sự, tịch thu toàn bộ vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn2.

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak là chiến thắng lớn nhất trên chiến trường miền núi Tây Quảng Nam lúc bấy giờ, khai thông hành lang chiến lược Đông và Tây Trường Sơn, nối hậu phương lớn miền Bắc với Khu 4, Khu 5, Tây Nguyên, Hạ Lào và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, mở ra con đường vận tải cơ giới xuống vùng giáp ranh đồng bằng Quảng Nam, Quảng Ngãi, làm nức lòng đồng bào, cán bộ chiến sĩ toàn huyện, cổ vũ động viên mạnh mẽ phong trào đấu tranh ở địa phương, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, góp phần cùng chiến sỹ và đồng bào cả nước làm lên chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Sau thất bại, với ý đồ đánh chiếm lại Khâm Đức hòng ngăn chặn con đường Trường Sơn Đông của ta, giữ Khâm Đức có thể án ngữ và khống chế, kiểm soát cả Tây Nguyên, vùng Hạ Lào và đồng bằng Trung Trung Bộ để chuẩn bị

2 Nguồn: : Trang WEB huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

74

cho Cuộc Hành quân Lam Sơn 719 vào đầu năm 1971. Đầu tháng 7/1970 quân Mỹ - ngụy ồ ạt mở cuộc hành quân càn quét lớn lên Khâm Đức, với sự yểm trợ của không quân và pháo binh Mỹ. Địch huy động trên 10 tiểu đoàn nguỵ; Lữ đoàn 196 - Không vận kỵ binh bay thuộc Sư đoàn Americal, chúng dùng trực thăng và máy bay chiến lược B52, B57 ném bom, oanh tạc, bắn phá ác liệt các khu vực xung quanh để yểm trợ cho cuộc đổ quân tại một số cao điểm trước, tiếp theo đổ quân Mỹ chiếm sân bay. Sau khi đánh chiếm lại Khâm Đức, Mỹ dùng Trung Đoàn 6 nguỵ (4 tiểu đoàn) đóng quân bảo vệ đường ngoài, cho sửa chữa sân bay, máy bay vận tải đã lên xuống được, chúng cẩu lô cốt, pháo 105, hàng rào thép gai tăng cường cho sân bay. Chúng nống ra các vùng xung quanh như Trà Dê, Dốc Tám Cua, Nước Sa và nống ra tận Lau Lách (K120 giáp Lào). Phía Đông chúng chiếm núi Xuân Mãi để khống chế toàn bộ khu vực, lấy Khâm Đức làm trung tâm.

Các khu vực hậu cứ đóng quân và sản xuất của Tiểu đoàn 404 tại Khâm Đức bị địch đánh bom và rải chất độc rất dã man. Máy bay trực thăng địch đánh phá vô cùng ác liệt các vùng mà chúng nghi vấn, chúng thả biệt kích, thám báo cho lục soát nhằm phát hiện, tiêu diệt bộ đội ta. Lực lượng trinh sát của Tiểu đoàn và bộ đội ta ở các đại đội đã nhiều lần đụng độ, va chạm và nổ súng tấn công quân Mỹ, các mũi trinh sát tập trung cho chuẩn bị chiến trường, một số đồng chí hy sinh và bị thương do các ổ phục kích của Mỹ nống ra chặn ta từ xa, 4 đồng chí bị mất tích, trong đó có đồng chí y tá Lộc quê ở Hưng Yên. Trận đụng độ nổ

75

súng đánh địch ở dốc Tám Cua, Đồi Trà Dê gần sông Nước Chè (đồng chí Bàn Huy Tâm trinh sát tiểu đoàn tham gia phục kích đánh địch và tiêu diệt chó Béc Giê trong trận này, hiện là thương binh nặng đang sinh sống ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang). Căm thù địch tàn phá quê hương Khâm Đức, sát hại đồng bào và bộ đội ta, nhiều cán bộ chiến sĩ xung phong xin được ra trận đợt này. Không khí đánh địch, bảo vệ mặt đất và bầu trời Khâm Đức đang dâng trào mãnh liệt trong toàn thể cán bộ và chiến sỹ của Tiểu đoàn.

Chấp hành lệnh của Quân khu, bằng mọi cách phải nhổ bằng được cái chốt của địch tại Khâm Đức, đánh đòn chí mạng, cảnh cáo ý đồ lấn chiếm của kẻ địch. Tiểu đoàn Đặc công 404 nhận nhiệm vụ tổ chức trận đánh. Đây là một trận vô cùng quan trọng, quả cảm, quyết tâm cao để hoàn thành nhiệm vụ. Mục tiêu tấn công là Sở chỉ huy và trận địa pháo địch sân bay Khâm Đức; lực lượng được lấy từ cán bộ chiến sỹ Đại đội 3, các đồng chí được chọn cử đi đánh trận này đều là những cán bộ, đảng viên, đoàn viên ưu tú, là đối tượng cảm tình Đảng, là hạ sĩ quan trở lên, có tinh thần dũng cảm, mưu trí, có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu. Do tính phức tạp và ý nghĩa vinh quang, đồng thời nhiệm vụ rất nặng nề của trận đánh, nên trước khi ra trận có làm lễ ra quân giao nhiệm vụ, tuyên thề, xác định cảm tử trước khi xung trận.

Tiểu đoàn 404 tiền thân là D8 Đặc công, một đơn vị cơ động trực thuộc Quân khu 5, được thành lập từ tháng 5/1969. Nơi đóng quân của Tiểu đoàn tại sông Nước Xa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tiểu đoàn gồm 4 đại

76

đội: 3 đại đội xung lực, 1 đại đội hoả lực, 1 trung đội vận tải, do đồng chí Đàm Quang Hà, làm Tiểu đoàn trưởng1. Địa bàn hoạt động của Tiểu đoàn là khu vực Đăk Pet (Kon Tum); Nông Sơn, Khâm Đức (Quảng Nam). Nhiệm vụ của Tiểu đoàn là nắm tình hình để tổ chức tấn công tiêu diệt địch tại các cứ điểm. Ngoài ra, Tiểu đoàn còn làm nhiệm vụ chốt giữ các cao điểm đồi E1, E2, E3, D, H và sân bay để bảo vệ Khâm Đức. Bên cạnh nhiệm vụ chuẩn bị chiến trường nắm tình hình địch, các đơn vị của Tiểu đoàn còn tổ chức tập luyện chiến thuật phục vụ tác chiến, tổ chức phá đường băng sân bay Khâm Đức bằng cách đặt bom kích nổ, chôn đạn cối pháo phá đường băng, đắp đập dùng nước chảy tràn để phá sân bay nhằm đề phòng không cho máy bay địch cất và hạ cánh trở lại. Tiểu đòan còn tổ chức phát rẫy làm nương, sản xuất tăng gia tự túc để bổ sung sắn gạo và rau rừng vì bộ đội ta cũng đang bị đói do không tiếp tế được lương thực.

Đồng chí Tạ Thiên Trì quê ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, cấp bậc Thiếu úy, chức vụ Trợ lý tác chiến của Tiểu đoàn, do có thành tích xuất sắc trong trận đánh cứ điểm Đăk Pet tháng 02/1970 được Tiểu đoàn giao nhiệm vụ làm mũi trưởng đánh trực tiếp, đồng chí Tiểu đoàn phó Lê Quý Quỳnh lãnh đạo đi cùng.

1 Cán bộ tiểu đoàn là các đồng chí: Đàm Quang Hà, Tiểu đoàn trưởng, quê Quảng Ngãi, hy sinh ngày 3/9/1972 tại Tiên Phước, Quảng Nam; Huỳnh Quang Lộc, Chính trị viên trưởng, hiện nghỉ hưu tại Quận 3, thành phố Đà Nẵng; Nguyễn Đình Võ, Chính trị viên phó, quê ở Hà Tĩnh, hiện nghỉ hưu tại thị trấn M, Đrăk, tỉnh Đắk Lắk; Lê Quý Quỳnh, Tiểu đoàn phó, quê ở Quảng Bình, hy sinh ngày 5/8/1970 tại Khâm Đức; và đồng chí Trần Văn Tửu, Tiểu đoàn phó, quê ở Bắc Trà My, Quảng Nam, hiện nghỉ hưu tại địa phương.

77

Đêm ngày 4/8/1970, vượt qua sông Nước Chè, tiếp tục khắc phục chướng ngại vật, mật tập qua hàng rào, quá trình tiếp cận mục tiêu gặp nhiều khó khăn nên thời gian tác chiến bị chậm lại. Sau khi khắc phục chướng ngại vật xong, các vị trí đã được các chiến sĩ ta tiếp cận vào các mục tiêu. Tiếng bộc phá lệnh nổ (lúc này là 4 giờ sáng ngày 05/8/1970), ngay lập tức là hàng loạt tiếng bộc phá, B40, thủ pháo của ta nổ đồng loạt, dồn dập vang trời của cả trận chiến; kết hợp với pháo sáng của địch bắn lên sáng rực cả bầu trời Khâm Đức. Quá trình giao tranh, giành giật vô cùng ác liệt. Đến những phút cuối được lệnh rút quân qua cửa mở, nhưng các anh bị 2 máy bay trực thăng Mỹ từ trên cao bắn đạn 12 ly và phóng pháo xối xả xuống cửa mở bịt lối rút quân của ta, ra đến ai mất người đó... Tổ dương công đánh nghi binh không áp đảo thu hút được kẻ địch. Đồng chí Tiểu đoàn trưởng Đàm Quang Hà theo dõi trận đánh phải thốt lên “Anh Quỳnh, anh Trì và cùng toàn mũi anh em hỏng rồi !”. Cả 16 cán bộ chiến sỹ của Tiểu đoàn đã giao chiến quả cảm đến phút cuối cùng và đã anh dũng hy sinh trong đồn địch, ta không lấy được tử thi.

Sáng hôm sau, máy bay C130 của địch bay trên bầu trời nơi bộ đội ta đóng quân, giọng những tên chiêu hồi ra rả: “Hỡi các chiến binh của Tiểu đoàn Đặc công 404, chúng tôi đã phát hiện các bạn đang ẩn náu ở nơi này và 16 đồng đội của các bạn đang phơi mình trong sân bay, nếu các bạn không ra đầu hàng thì Chính phủ quốc gia sẽ tiêu diệt”. Nằm ém quân dưới tán rừng lòng mọi người tức điên lên, khi đó chỉ muốn đưa AK lên bắn một loạt cho bỏ tức. Song

78

điều đó không làm được, do kỷ luật chiến trường, nếu ta nổ súng thì địch sẽ dùng hỏa lực lớn của pháo binh và máy bay áp đảo ta. Đúng như dự đoán, 20 ngày sau trận đánh địch phải rút chạy khỏi Khâm Đức. Khi chúng tôi vào tiếp cận chốt ở sân bay với tâm niệm tìm được thi hài của 16 đồng chí đã hy sinh nhưng không tìm được. Nghe phản ánh của một nguồn tin là sau trận đánh, địch dùng máy ủi, ủi xác 16 đồng chí của ta xuống một hố bom gần đó. Vì trong lúc chiến tranh đồng đội phải tiếp tục tập trung cho chiến đấu, trả thù cho các đồng chí đã hy sinh, nên đành phải tạm gác lại công việc tìm kiếm.

Trong trận này ta tiêu diệt hàng trăm lính Mỹ, trong đó có tới hàng chục sĩ quan chỉ huy và phá hủy nhiều vũ khí, hoả lực của địch. Do bị thiệt hại nặng, lo sợ, hoảng hốt, sau 20 ngày địch phải bốc quân tháo chạy khỏi cứ điểm Khâm Đức. Từ ngày 26/8/1970 trở đi trên quê hương Khâm Đức mới hoàn toàn không còn bóng tên xâm lược Mỹ- ngụy.

Sau trận chiến, tiểu đoàn tổ chức tổng kết kinh nghiệm, nhiều bài học được nêu lên, đặc biệt là chiến công vang dội và tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm hy sinh của các đồng chí, là tấm gương sáng khắp tiểu đoàn và vang vọng lan truyền khắp các đơn vị trên địa bàn (Tiểu đoàn K80, Trung đoàn vận tải 230) và một số đơn vị làm nhiệm vụ trên đường mòn Hồ Chí Minh.

Địch thú nhận trận chiến vào ngày 5/8/1970, pháo binh Mỹ đã bị thiệt hại nặng nhất trong lịch sử chiến tranh do Việt cộng cảm tử xâm nhập tấn công trận địa pháo tại Sân

79

bay Khâm Đức như sau: “Tháng 7/1970, Tiểu đoàn 1 pháo binh Mỹ được huy động để hỗ trợ cho Sư đoàn 1 và các đơn vị bộ binh khác của Mỹ tại Khâm Đức gần biên giới Lào. Trong cuộc chiến này, Tiểu đoàn 1 bị thiệt hại nặng nhất trong lịch sử chiến tranh. Vào ngày 5/8/1970, Việt cộng tấn công trận địa pháo Sân bay, Việt cộng được trang bị vũ khí nhỏ, thủ pháo, lựu đạn, cảm tử xâm nhập vào bên trong trận địa. Tổng cộng 14 quân Bắc Việt cộng bị tiêu diệt bên phía trong trận địa”1.

Tài liệu lưu giữ số 221 của Hội Cựu chiến binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam (VVA) trao cho Cục chính sách Tổng cục chính trị - Bộ quốc phòng Quân đội nhân dân Việt Nam, tài liệu cung cấp thông tin về hài cốt liệt sĩ ta hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ: “Khâm Đức đẩy lùi cuộc tấn công của Đặc công, 16 lính Bắc Việt Nam tử vong. Theo báo Stars and Stripes 1/1970, trong trận đánh vào hệ thống bảo vệ đường băng Khâm Đức, phía tây Tam kỳ 56 km, 16 lính đặc công Bắc Việt Nam đã tử trận. Trận đánh diễn ra vào 4 giờ sáng, lực lượng tham gia trận đánh về phía Mỹ có: Khẩu đội a (Tiểu đoàn 1 Trung đoàn pháo 82); Đại đội e (Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 1- Lữ đoàn 196) và Đại đội a (Tiểu đoàn 2- Trung đoàn 4), kèm theo là Sơ đồ mộ)”.

Báo Quân đội Việt Nam số 3311, thứ 6, ngày 07/8/1970 đã đăng tải trên trang nhất: “Quảng Nam đánh quân Mỹ thuộc Sư đoàn A-Mê-Ri-Cơn ở Khâm Đức, diệt nhiều tên. Theo tin phương Tây, đêm 4 rạng ngày 5/8, lực

1 Thông tin từ trang Web Lịch sử tiểu đoàn 1 Trung đoàn pháo binh 82 Mỹ: www.lzhurricane.com/182History.aspx.

80

lượng vũ trang nhân dân giải phóng tỉnh Quảng Nam tiến công quân Mỹ thuộc Lữ đoàn 196, Sư đoàn A-mê-ri-cơn đóng ở Khâm Đức (Đắc- Nhé). Địch thú nhận nhiều tên giặc Mỹ bị diệt và đây là trận tiến công lớn nhất của Quân giải phóng đánh vào quân Mỹ kể từ ngày 23/7, khi các đơn vị thuộc sư đoàn lính nhảy dù 101 bị đánh thiệt hại nặng buộc phải rút bỏ điểm cao 935 ở phía Tây thành phố Huế”.

Báo Quân đội Việt Nam số 3338 ra thứ Năm, ngày 03/9/1970, tiếp tục đưa tin: “44 ngày chiến đấu liên tục đánh bại cuộc hành quân lớn của địch ở khu vực Khâm Đức và Bến Giằng: diệt hơn 1.400 tên Mỹ, nguỵ, phá huỷ 12 đại bác, bắn rơi và phá huỷ 18 máy bay, thu nhiều súng đạn và đồ dùng quân sự. Theo TTXGP từ đầu tháng 7-1970 bọn địch liều lĩnh huy động hơn 10 tiểu đoàn quân Mỹ nguỵ gồm toàn bộ Trung đoàn 6 (gồm 4 tiểu đoàn) từ Quảng Ngãi ra, một số đại đội công binh, pháo binh thuộc sư đoàn A-me-ri-can từ đồng bằng Quảng Nam lên, 2 tiểu đoàn quân biệt động ngụy từ Đà Nẵng vào và Lữ đoàn B lính thuỷ đánh bộ nguỵ từ Nam Bộ ra phối hợp với một số đơn vị biệt kích ngụy hành quân đánh phá các khu vực Khâm Đức và Bến Giằng (phía tây Quảng Nam-Đà Nẵng). Để yểm trợ cho cuộc hành quân này, bọn Mỹ còn huy động nhiều máy bay, kể cả máy bay chiến lược B.52 ném bom, bắn phá xung quanh các khu vực đóng quân và những khu vực chúng lùng sục.

Nêu cao quyết tâm diệt địch bảo vệ vùng giải phóng, cả 3 thứ quân, cả bộ binh và pháo binh Quân giải phóng đã phối hợp chặt chẽ đánh địch liên tục, khi vây đánh bọn địch

81

đi lùng sục, lúc tấn công vào các sở chỉ huy hành quân, các cụm đóng quân, các trận địa pháo và sân bay của địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại.

Theo con số chưa đầy đủ, trải qua 44 ngày chiến đấu (từ 12/7 đến 26/8/1970) ở khu vực Khâm Đức và Bến Giằng, các lực lượng vũ trang giải phóng miền Tây Quảng Nam - Đà Nẵng đã diệt gần 1.440 tên địch (có gần 180 tên Mỹ), phá hủy 12 đại bác, 2 xe quân sự, một số kho đạn và nhiều phương tiện chiến tranh, bắn rơi và phá hủy 18 máy bay, thu nhiều súng đạn và đồ dùng quân sự của địch.

Bị tiến công liên tục và bị đánh thiệt hại nặng từ 18 đến 26/8/1970, toàn bộ quân địch đã phải tháo chạy khỏi các khu vực Khâm Đức và Bến Giằng. Trung đoàn 6 và Lữ đoàn B lính thủy đánh bộ ngụy đã bị thiệt hại nặng trong cuộc hành quân này.

Những kiến nghị của tập thể Cựu chiến binh D 404 Đặc công

Chúng tôi Cựu Chiến binh Tiểu đoàn 404 đề nghị với lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phước Sơn; Tỉnh ủy, UBND và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam và Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 5:

- Giữ lại sân bay Khâm Đức làm bảo tàng chiến tranh, đồng thời xây dựng Bia di tích khắc tên 16 chiến sĩ đã hy sinh trong trận tập kích ngày 5/8/1970, vì đến nay danh sách các đồng chí hy sinh đã được xác minh rõ ràng, đồng thời tiếp tục công tác tìm mộ các đồng chí. Đây là những việc rất cần làm để tỏ lòng tri ân đối với những người đã

82

cảm tử anh dũng hy sinh hiến trọn cả đời mình cho công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, di tích chiến tranh sân bay Khâm Đức vẫn còn đó; một tư liệu sống về chiến tích hào hùng tại căn cứ Khâm Đức, về truyền thống đánh giặc giữ nước của quân dân Phước Sơn. Hơn nữa, Khâm Đức lại là một địa danh đã và luôn có tên trong Bản đồ vệ tinh thế giới (Google Earth). Khâm Đức không chỉ nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ, mà nơi này ngày nay càng trở nên rất hấp dẫn đối với du khách hành trình trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, luôn nằm trong ký ức lớp lớp thanh niên xung phong, bộ đội, trên đường vào chiến trường miền Nam năm xưa, trong những năm tháng không thể nào quên.

- Bổ sung sự kiện chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak (12/5/1968) và sự kiện Tiểu đoàn Đặc công 404 tập kích vào sở chỉ huy và trận địa pháo của Lữ đoàn 196 không vận kỵ binh bay - Sư đoàn A-me-ri-can tại Khâm Đức đêm 4 rạng sáng ngày 5/8/1970, đặc biệt trong đó có tấm gương hy sinh dũng cảm của 16 cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn Đặc công 404 Quân khu 5 làm tư liệu giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

- Đồng thời đề nghị Lãnh đạo địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan lập hồ sơ xem xét truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho các chiến sĩ đã chiến đấu hy sinh trong chiến dịch giải phóng Tiên Phước 9/1972, gồm Liệt sĩ Đàm Quang Hà, Trung đoàn phó 493; Liệt sĩ Lê Sơn Hổ, Trung đoàn trưởng 493 và Liệt sĩ Tạ Thiên Trì, mũi trưởng trận tập kích 5/8/1970 tại sân bay Khâm Đức.

83

Danh sách 16 Liệt sĩ Tiểu đoàn Đặc công 404, Quân khu 5, hy sinh ngày 5/8/1970 tại sân bay Khâm Đức (Danh sách do Hội Cựu Chiến binh Tiểu đoàn Đặc công 404 cung cấp, có tham khảo Cục chính sách, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng).

TT

Họ và tên

Năm sinh

Chức vụ Quê quánGhi

chú

1 Lê Quý Quỳnh

1928

Tiểu đoàn phó

Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình

2 Tạ Thiên Trì

1945

Trợ lý tác huấn

Phổ Cường, Đức Phổ, Quảng Ngãi

3 Nguyễn văn Tiến

1939

Chính trị viên đại đội

Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Tây

4Nguyễn Ánh Dương

1950

Trung đội trưởng

Quang Phục, Tiên Lãng, Hải Phòng

5 Vũ Quang Đặc

1949

Trung đội trưởng

Cổ Thành, Chí Linh, Hải Dương

84

6 Vũ Văn Bỉnh

1949

Tiểu đội trưởng

Thuỷ Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Tây

7Nguyễn Thanh Bình

1951

Tiểu đội trưởng

Nguyễn Xá, Đông Hưng, Thái Bình

8Đinh Quang Trừ

1950

Tiểu đội trưởng

Hợp Hoà, Sơn Dương, Tuyên Quang

9 Hoàng Văn Mão

1950

Tiểu đội trưởng

An Khang, Tiên Sơn, Tuyên Quang

10

Đinh Quang Cừ

1950

Tiểu đội trưởng

Hợp Hoà, Sơn Dương, Tuyên Quang

11

Lê Ngọc Anh

1950 Hạ sĩ

Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên

12

Đỗ Tiến Vũ

1951

Tiểu đội phó

Thăng Long, Đông Hưng, Thái Bình

13

Nguyễn Văn Quế

1951

Hạ Sĩ Tân Hưng, Văn Lâm,

85

Hưng Yên

14

Nguyễn Trọng Thế

1950 Hạ Sĩ

Hoà Thành, Yên Thành, Nghệ An

15

Nguyễn Văn Ứng

1951 Hạ Sĩ

Quế Nham, Tân Yên, Bắc Giang

16

Đỗ Như Lợi

1950 Hạ Sĩ

Tân Quang,Văn Lâm, Hưng Yên

86

CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC - NGOK TAVAK

Hoàng Sơn Lâm*

A. Chiến sự Khâm Đức trong kháng chiến chống Mỹ

I. Giải phóng Khâm Đức lần thứ nhất:

Là một thung lũng nằm ở phía Tây miền rừng núi địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, Khâm Đức (địa danh là Đắk Nhé) ba mặt có núi non che chắn, một mặt giáp sông Nước Chè - một chi lưu của Thượng nguồn sông Thu Bồn. Trên bản đồ vệ tinh thế giới, tỉnh Quảng Nam chỉ có hai địa danh được nhắc tới là Tam Kỳ và Khâm Đức.

Vì những lẽ đó, việc đầu tiên của Diệm ngay sau khi lên “nhiếp chính” là xây dựng các cứ điểm tại Khâm Đức. Năm 1961, cho xây dựng sân bay Khâm Đức, năm 1963, Mỹ thiết lập Trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức (Trung tâm Huấn luyện biệt kích Mỹ) do Mỹ trực tiếp huấn luyện để đánh phá phong trào cách mạng ở vùng núi của ta và nước bạn Lào. Đây là trại lực lượng biệt kích đặc biệt lớn của ngụy do Mỹ chỉ huy, quân số trên 1.400 tên, đóng ở 10 vị trí. Khâm Đức có nhiều trận địa pháo binh, một sân bay

* Nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn 236 công binh, Trung đoàn 230, Cục hậu cần Quân khu 5.

87

theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với đường băng dài hơn 2 km để loại máy bay vận tải hạng nặng C130 lên xuống dễ dàng, địch còn xây dựng một sân bay trực thăng trên đỉnh E3. Từ Khâm Đức, địch tung quân ra đánh phá vùng giải phóng Tây Quảng Nam, chặn đường chi viện của ta, bảo vệ trục đường chiến lược 14 nối Đà Nẵng với căn cứ Đắk Tô (Kon Tum).

02h00 sáng ngày 10/5/1968, Sư đoàn 2 quân giải phóng nổ súng đánh chiếm Ngok Tavak (điểm cao 738) cách Khâm Đức 7km về phía Nam (báo QĐND số 2504, thứ tư ngày 15/5/1968). Sau đó thừa thắng quân ta bao vây tiến đánh cả 10 vị trí của địch ở Khâm Đức.

Chỉ trong 3 ngày từ ngày 10 đến ngày 12/5/1968, địch cho gần 140 lượt máy bay đến dội bom bắn phá, yểm trợ cho quân dưới đất. Chúng thú nhận 294 tên bị diệt (có 114 lính Mỹ). Chiều 12/5/1968, trước sức tiến công mãnh liệt của ta, địch phải cho C130 chở bọn còn lại tháo chạy. Kể từ 13/5/1968 Khâm Đức thuộc quyền kiểm soát của ta, chiến dịch này ta diệt gọn 2 đại đội cùng 4 trung đội bộ binh và pháo binh địch bắn rơi 16 máy bay (trong đó có 2 C130, 9 CH47 Chinook) đốt cháy 1 kho đạn 10 tấn, thu 14 đại liên, trọng liên cùng 2 khẩu pháo (theo Báo Quân đội nhân dân, số 2.505 thứ năm ngày 16 /5/1968).

II. Khâm Đức lần thứ hai được giải phóng:

Từ 12/7/1970 địch lại đổ quân chiếm Khâm Đức, trong trận càn lên Khâm Đức - Bến Giằng lần này chúng huy động hơn 10 Tiểu đoàn tham chiến: Lữ đoàn B thủy quân

88

lục chiến ngụy từ Nam Bộ ra; Trung đoàn 6 ngụy (4 Tiểu đoàn) từ Quảng Ngãi lên; hai Tiểu đoàn Biệt động quân từ Đà Nẵng vào; một số đại đội pháo binh và công binh Mỹ thuộc Lữ đoàn 196 kỵ binh bay sư đoàn American.

Địch bố trí lữ đoàn B đóng ngoài Bến Giằng ở các điểm cao 305, 570… hai tiểu đoàn biệt động rải quân từ vùng xã Đốc Trà My lên. Toàn bộ lính Mỹ co cụm tại cứ điểm Khâm Đức có Trung đoàn 6 ngụy bảo vệ vòng cung phía Đông.

Suốt 44 ngày đêm, chiến đấu liên tục, quân dân Khâm Đức - Bến Giằng đã diệt hơn 1.400 tên (có gần 180 tên Mỹ) phá hủy 12 đại bác, bắn rơi phá hỏng 18 máy bay, thu nhiều đồ dùng quân sự. Ngày 26/8/1970 toàn bộ quân địch phải rút chạy khỏi Khâm Đức (Theo Báo Quân đội nhân dân số 3.338 thứ Năm ngày 03/9/1970). Như vậy kể từ ngày 17/8/1970, Khâm Đức hoàn toàn được giải phóng.

Sau khi rút khỏi Khâm Đức bọn địch co về xã Đốc, ngã ba Trà Gùi - Nước Nẻ, bến đò sông Tranh (thuộc huyện Trà My - Quảng Nam). Trên tuyến chiến đấu của Trung đoàn 230 chỉ còn Tiểu đoàn 3 vận tải tiếp tục đánh càn nhỏ lẻ. Đầu tháng 9/1970 địch rút hết về đồng bằng, kết thúc trận càn lớn nhất của Mỹ, ngụy lên hành lang khu 5. Trong thành tích chống càn lần này Phước Sơn có 2 trận đánh tiêu biểu điển hình:

- Trận quyết chiến trên điểm cao 1.290

Từ ngày 3 đến ngày 07/8/1970 địch cho Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 6 ngụy) nống ra điểm cao 1.290 nhằm tăng

89

cường lùng sục đánh phá kho tàng của ta. Điểm cao 1290 nằm kề với đầu mối 110B là nơi Trung đoàn 230 tiếp nhận chi viện vũ khí, lương thực, nhu yếu phẩm v.v…cho chiến trường của miền Bắc xã hội chủ nghĩa chi viện cho chiến trường miền Nam do đoàn 559 chuyển vào. Tổ chốt trên 1290 có 8 chiến sĩ là bộ đội D1 do đồng chí Hồ Bốn (nguyên là Đại đội trưởng C1- D60 công binh) quê ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam chỉ huy. Quân ta đã chiến đấu dũng cảm đánh lui hết đợt tiến công này đến đợt tiến công khác của địch. Bom pháo địch điên cuồng cày xới khói lửa mịt mù trùm kín điểm cao, lần lượt các chiến sĩ ta hy sinh và bị thương “ta diệt 83 tên địch, bắn hỏng một máy bay” (Báo Quân đội nhân dân số 3.327 Chủ nhật 23/8/1970).

- Trận tập kích sân bay Khâm Đức

4h00 sáng ngày 05/8/1970, mũi chủ công của Tiểu đoàn Đặc công 404 gồm 15 đồng chí đều là những cán bộ ưu tú của Tiểu đoàn do đồng chí Tạ Thiên Trì làm mũi trưởng, đồng chí Tiểu đoàn phó Lê Quý Quỳnh đốc chiến đi cùng bất ngờ đánh thẳng vào giữa sào huyệt địch ở khu vực sân bay. Dù bất lợi về thời gian và cách đánh, dù vũ khí mỗi người chỉ có một súng AK, hai băng đạn, 6 quả thủ pháo, trước một đối phương vượt trội về binh lực, áp đảo về hỏa lực, ưu thế cả trên không lẫn dưới đất. Các chiến sĩ ta trước khi lần lượt hy sinh đã chiến đấu vô cùng ngoan cường quả cảm, đánh thiệt hại nặng hai đại đội lính Mỹ. (Báo Quân đội nhân dân số 3.311 thứ Sáu ngày 07/8/1970 tại Hà Nội đã đăng trên trang nhất tin chiến thắng bằng hàng chữ to đậm nét: đánh quân Mỹ thuộc sư đoàn

90

American ở Khâm Đức, địch thú nhận nhiều tên bị diệt và đây là trận đánh lớn của quân giải phóng vào quân Mỹ).

B. Trách nhiệm trước lịch sử

Hơn 40 năm trôi qua kể từ ngày các liệt sĩ của chúng ta ngã xuống trên mảnh đất Phước Sơn anh hùng, những ngày tháng 8 mùa Thu rực lửa năm 1970.

Giữa bao bộn bề lo toan, tính toán của cuộc sống hằng ngày; của nhiệm vụ đặt trên vai mỗi người, chúng ta vẫn nhớ về họ với tấm lòng thành kính biết ơn các liệt sỹ trong giờ phút khốc liệt nhất của chiến tranh đã sẵn sàng xả thân cho chiến thắng.

Xin đừng quên lời hô sang sảng trước lúc hy sinh của đại đội trưởng Hồ Bốn: “Các đồng chí! Người còn thì chốt còn, một người còn sống chốt còn của ta!”. Xin đừng quên lời dặn lại đồng đội trước khi băng qua cửa xông vào vòng chiến của Tiểu đoàn phó Lê Quý Quỳnh: “Hãy về báo cáo với tiểu đoàn là chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ!”.

Họ là những dũng sĩ trước một kẻ thù hùng hổ cuồng bạo hung hãn, vẫn hiên ngang bình tĩnh gan góc đánh trả tìm mọi cách tiêu diệt chúng. Họ bất chấp bom đạn, bất chấp hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Trận tập kích sân bay Khâm Đức là trận đánh của một tập thể những anh hùng, gương hy sinh của họ ngời sáng mãi mãi bài ca yêu nước, ý chí cách mạng tiến công!

Để ghi nhớ chiến công của đồng chí, đồng đội của chúng ta đã ngã xuống, chúng ta cần phải khẳng định rõ

91

danh sách chiến sĩ của 16 chiến sĩ Tiểu đoàn 404 đã chiến đấu và hy sinh ngày 5/8/1970, đồng thời có nhà truyền thống hoặc bia di tích để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ1.

Một điều chúng tôi, những người lính của Tiểu đoàn 404 còn nhiều trăn trở là “45 năm đồng đội vẫn chưa về…”. Đó như một lời nhắc nhở đau đáu mãi vào lòng mỗi chúng tôi.

1 Theo Nguyệt San sự kiện và nhân chứng của báo Quân đội nhân dân số 202 tháng 10/2010 đã viết: “trận tập kích vào cứ điểm Khâm Đức của tiểu đoàn đặc công 404 đêm 04 rạng 05/8/1970 do đồng chí trợ lý tác huấn tiểu đoàn làm mũi trưởng” (đó là đồng chí Tạ Thiên Trì) chứ không phải như thông tin ở Cục Chính sách Bộ Quốc Phòng, ghi thông tin đồng chí Tạ Thiên Trì như sau: Trú quán 31 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, nhập ngũ 04/1962. Đi B 05/1969. Đơn vị hy sinh: Trợ lý tác huấn. Hy sinh 06/09/1970 trong chiến đấu ở Khâm Đức Quảng Nam. Bởi vì, từ ngày 27/8/1970 Khâm Đức đã hoàn toàn được giải phóng. Thực tế ngày 6/9/1970 ở Khâm Đức không xảy ra chiến tranh vì không có địch.

92

TRẠI LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT KHÂM ĐỨCVÀ NGÀY “ĐỀN TỘI” 12/5/1968

Phạm Đình Hường*

Trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức (Trại LLĐBKĐ) là căn cứ biên phòng duy nhất của Vùng I, Quân khu I chiến thuật Việt Nam cộng hòa nằm trong vùng giải phóng của ta tồn tại cho đến ngày 12/5/1968. Đơn vị yểm trợ, tiếp ứng cho trại LLĐB này là Sư đoàn 23 (Americal) đóng trong Căn cứ Chu Lai.

Sau năm 1954, được sự cố vấn và tiếp sức của Mỹ, chính quyền Sài Gòn tăng cường kiểm soát lên miền núi bằng nhiều thủ đoạn hết sức dã man. Năm 1958, chúng thành lập quận Phước Sơn. Năm 1960, tiếp tục cho mở đường 14, 16. Năm 1961, cho xây dựng sân bay quân sự Khâm Đức không ngoài mục đích phục vụ chiến tranh, đánh phá vùng hậu cứ của ta. Năm 1962, để che dấu hoạt động tình báo của CIA, một nhóm cố vấn Mỹ danh nghĩa Phòng Nghiên cứu Hỗn hợp Quân viện Hoa Kỳ (MAAG) bí mật đến khảo sát thung lũng Khâm Đức. Và đến tháng 9 năm 1963, Liên đoàn 1 Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ (LLĐB/HK) chính thức đưa một toán biệt kích Mỹ (Toán A-105/LLĐB/HK) đến thành lập Trại LLĐBKĐ.

Khu vực này trước kia là một đồn binh của Pháp, nơi * Nguyên Chính trị viên Huyện đội, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Phước

Sơn,

93

đây không có cư dân bản địa sinh sống (duy nhất chỉ có một khu gia binh của Trại LLĐBKĐ). Trại này nằm trong một thung lũng bằng phẳng trên triền Đông Trường Sơn rộng chừng 500 ha, cao trên 400 mét so với mặt biển, dài trên 3 km, rộng trên 1,5 km, cách Đà Nẵng 135 km về hướng Tây Nam, cách Tam Kỳ 120 km về hướng Tây Bắc. Phía Nam giáp suối Nước Chè, bên kia là khu rừng già 48 có điểm cao Tà Dê 676m, chệch hướng Tây Nam có điểm cao Ngok Tavak 738m. Phía Đông giáp suối Nước Trẻo và sông Đăk My. Phía Tây là những dãy núi cao, có đường 14 (nay là đường Hồ Chí Minh) từ Đà Nẵng lên Nam Giang, Khâm Đức, Tây Nguyên đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Âm mưu ban đầu của Trại LLĐBKĐ là tuyển mộ, huấn luyện những người Thượng trong khu vực (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum…) để trở thành những Dân sự Chiến đấu (DSCĐ) của chúng. Sau đó tổ chức thành từng toán rồi đưa về làng bảo vệ an ninh (thực chất là đào tạo những tên biệt kích người thiểu số để kèm kẹp, đánh phá cách mạng ngay ở hạ tầng cơ sở). Nhưng âm mưu này của chúng không thành công, vì đồng bào ta tin Đảng, Bác Hồ và Mặt trận nên bất hợp tác với chúng). Từ năm 1964 về sau, Trại LLĐBKĐ đã trở thành một Trung tâm Huấn luyện Biệt kích toàn miền Nam của Mỹ - một căn cứ thu thập tin tức tình báo trong vùng hậu cứ của ta. Mỹ còn sử dụng trại LLĐB này làm căn cứ hành quân tiền phương (FOB) đưa những toán biệt kích SOG/Lôi Hổ xâm nhập vào Hạ Lào, Tây Nguyên, dò thám, đánh phá các binh trạm, cơ sở hậu cần kỹ thuật của ta trên hành lang chiến lược (đường mòn

94

Hồ Chí Minh).

Năm 1965, Mỹ ào ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và chư hầu tràn ngập miền Nam và mở rộng cuộc chiến trên cả hai miền Nam, Bắc nước ta. Ở Phước Sơn, chúng cho thành lập Chi khu quân sự quận lỵ Khâm Đức, bố trí một lực lượng quân đội trấn giữ cấp trung đoàn và hình thành nên cụm cứ điểm quân sự liên hoàn vững chắc với hỏa lực mạnh, có cả sân bay để ứng cứu giữa các cứ điểm trong vùng. Ngoài Toán A-105 (LLĐB/HK) còn có 7 đại đội biệt kích Lôi Hổ (Lực lượng Đặc biệt Việt Nam cộng hòa) và các đơn vị bộ binh, công binh, pháo binh… do các cố vấn Mỹ và Australia chỉ huy.

Từ khi thành lập (tháng 9/1963) cho đến ngày “đền tội” (12/5/1968), Trại LLĐBKĐ đã tuyển mộ và huấn luyện hàng vạn DSCĐ (thực chất là lính biệt kích đánh thuê tuyển mộ từ dân tộc Nùng và các dân tộc thiểu số khác ở miền Nam Việt Nam). Sau khi hoàn tất khóa huấn luyện (từ 9 – 12 tháng) gồm những kỹ năng: huấn luyện võ thuật, xâm nhập, khai thác tin tức “đối phương” và truyền tin về trung tâm (tức là thu thập tin tức của ta và báo cáo về cấp chỉ huy của chúng), tác chiến độc lập trong môi trường khắc nghiệt, ứng cứu…). Từ sau năm 1965, bình quân mỗi năm trại này tuyển mộ và huấn luyện hàng ngàn biệt kích SOG/Lôi Hổ người Việt và người Thượng, sau đó biên chế vào các trại LLĐB khác trên toàn miền Nam. Riêng Trại LLĐBKĐ được tổ chức khá chính quy (biên chế cấp trung đoàn), thành lập nhiều đơn vị tác chiến (cấp đại đội) đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của các cố vấn LLĐB/HK. Bọn này được

95

trang bị vũ khí hiện đại (tiểu liên cực nhanh, M79, mìn sát thương, máy điện đàm… Khi càn quét, bọn này rất hung hăng và tàn ác). Ngoài huấn luyện, Trại LLĐBKĐ còn có thêm nhiệm vụ “chống xâm nhập” (kiểm soát hoạt động của ta trên hành lang chiến lược đường mòn Hồ Chí Minh) và đảm nhiệm vai trò “tìm, diệt” (tổ chức truy tìm, càn quét, tấn công Quân giải phóng trên các chiến trường toàn miền Nam).

Từ năm 1965 đến năm 1968 (trước ngày “đền tội 12/5/1968”), bọn biệt kích Mỹ và ngụy ở Khâm Đức thường xuyên sục sạo, càn quét, đánh phá vào các bản làng, cướp bóc tài sản, giết hại đồng bào và chỉ điểm để máy bay, pháo binh Mỹ bắn phá vào các binh trạm, kho tàng, cơ sở cách mạng và hành lang chiến lược của ta, gây nhiều tội ác với cách mạng và nhân dân.

Trước tình hình đó, Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng và các đoàn thể quần chúng, nhất là Huyện đội phải bám sát xã, thôn, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân và thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không hoang mang, dao động. Phải đẩy mạnh chiến tranh du kích, bố phòng toàn dân và sẵn sàng tiêu diệt biệt kích trong mọi tình huống, không cho chúng vào làng… Với tinh thần trên, từ năm 1966 – 1968, quân và dân huyện Phước Sơn phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang quân khu và tỉnh tổ chức đánh trả quyết liệt bọn chúng ở khắp mọi nơi trong toàn huyện. Tiêu biểu như trận đánh đồn Xà Rôn, xã Phước

96

Chánh (cũ), mặc dù quân ta chỉ có một tiểu đội trinh sát 12 chiến sĩ, do đồng chí Sơn – Trung đội trưởng chỉ huy dũng cảm tấn công tiêu diệt một trung đội biệt kích Lôi Hổ. Nhưng do tương quan lực lượng không tương ứng, quân địch đông, vũ khí tối tân; quân ta ít, vũ khí thô sơ. Vì vậy phải mất 9 lần xung kích quân ta mới tiêu diệt được đồi Xà Rôn. Trong lúc thu dọn chiến trường, mất cảnh giác, quân địch ở Khâm Đức kịp thời ứng cứu, nên cả tiểu đội đều dũng cảm hy sinh, chỉ còn một chiến sĩ (đ/c Briết), đồn Xà Rôn vẫn chưa giải phóng được.

Để trả thù cho đồng đội và quyết tâm giải phóng đồn Xà Rôn, ngày hôm sau đồng chí Gặp - Huyện đội trưởng trực tiếp chỉ huy một trung đội bộ binh, V71 vào trinh sát, lập phương án tác chiến. Khi đến Tà Mừng Apot thì gặp một đại đội biệt kích Lôi Hổ càn quét, ngay lập tức đồng chí Gặp ra lệnh nổ súng tấn công và trận đánh diễn ra hết sức ác liệt, ta đã tiêu diệt hàng chục tên địch (trong đó có cố vấn Mỹ). Song, đây là trận đánh bất ngờ, quân ta bị động và thiếu sự phối hợp của các lực lượng. Vì vậy sau gần một buổi chiến đấu, quân ta chủ động rút lui, đồng chí Gặp – Huyện đội trưởng cùng 7 chiến sĩ Trung đội Bộ binh 1, V71 hy sinh. Cùng ngày hôm đó, bọn biệt kích tiếp tục càn quét lên xã Phước Kim, Phước Thành; tập kích cơ quan Huyện ủy, nhưng ta kịp đối phó nên không gây thiệt hại. Lực lượng vũ trang huyện và du kích các xã Phước Chánh, Phước Kim, Phước Thành kịp thời tổ chức lực lượng đánh trả bọn chúng khắp mọi nơi và liên tục cả ban ngày, lẫn ban đêm, tiêu diệt hàng chục tên địch và cuối cùng bọn chúng

97

phải rút chạy về Khâm Đức. Cơ quan Huyện ủy được bảo vệ an toàn.

Để ngăn chặn các cuộc càn quét của chúng vào các bản làng và vùng hậu cứ của ta, Ban Chỉ huy Huyện đội tổ chức quán triệt nhiệm vụ trọng tâm chống biệt kích, không cho chúng gây nhiều tội ác với cách mạng và nhân dân. Ban Chỉ huy Huyện đội tổ chức các khóa huấn luyện bắn tỉa và đưa lực lượng bắn tỉa ra vây ép xung quanh Khâm Đức và tổ bắn tỉa rất hiệu quả tiêu diệt nhiều tên địch. Chỉ riêng trong năm 1967, bộ đội huyện đã tiêu diệt hàng trăm tên biệt kích, phá hủy một xe quân sự GMC, đánh sập cầu Nước Trẻo và ngầm Nước Mỹ, làm thất bại nhiều cuộc càn quét của chúng vào vùng giải phóng.

Trước sức tấn công của Quân giải phóng Tết Mậu Thân năm 1968, và hoạt động chống biệt kích của quân và dân Phước Sơn, bọn Mỹ, ngụy ở Khâm Đức rất lo sợ nên tăng cường phòng thủ, chúng tập trung xây dựng Khâm Đức thành Cụm cứ điểm quân sự liên hoàn, vững chắc với hỏa lực mạnh… Nhưng đây là một cứ điểm cô lập, nằm sâu trong vùng hậu cứ của ta, giao thông đường bộ bị ta cắt đứt. Tháng 02 năm 1968 địch phát hiện những hoạt động quân sự của ta, nên chúng gấp rút cho sửa chữa, kéo dài sân bay Khâm Đức để máy bay cỡ lớn cất, hạ cánh được nhằm tiếp ứng cho trại LLĐB này khi bị quân ta tiến công. Đồng thời chúng đổ xuống Ngok Tavak 113 DSCĐ thuộc Đại đội 11 xung kích, tiếp ứng Mike Force cùng 8 cố vấn LLĐB/HK và 3 cố vấn LLĐB/Autralia trấn đóng. Bởi Ngok Tavak nằm ngoài tầm yểm trợ của pháo binh ở Khâm Đức, nên

98

chúng tăng cường một trung đội 33 quân nhân pháo binh của lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ (TQLC/HK), thuộc Pháo đội D, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12 TQLC với hai đại bác 105 ly và một khẩu pháo 106 ly, hình thành tại Ngok Tavak một chốt tiền tiêu bảo vệ Khâm Đức từ xa và ngăn chặn Quân ta từ hướng Tây Nguyên sang.

Trong lúc ta đang chuẩn bị chiến trường giải phóng Khâm Đức, thì chiều ngày 9/5/1968, một đại úy người Mỹ1

đáp trực thăng xuống căn cứ Ngok Tavak để kiểm tra việc phòng thủ. Tiếp đó, một trung đội DSCĐ cũng được tăng cường lên Ngok Tavak. Khoảng 2 giờ 15 phút sáng ngày 10/5, quân ta nổ sung tấn công Ngok Tavak. Bị tấn công bất ngờ bằng đặc công, bộ binh và cả súng phun lửa, nên quân địch chống trả yếu ớt. Nhưng sau đó chúng kịp thời tổ chức lại lực lượng và phòng ngự chống trả. Khi trời bắt đầu sáng, quân địch có máy bay, pháo binh yểm trợ tổ chức phản công quyết liệt gây nhiều thương vong cho ta. Một lực lượng xung kích tiếp ứng Mike Force, khoảng 45 tên biệt kích thuộc Đại đội 12 Mike Force do một đại úy người Mỹ chỉ huy2 được hai trực thăng CH-46 của TQLC/HK đưa vào căn cứ Ngok Tavak thay thế số quân bị chết. Nhưng khi máy bay vừa chạm đất thì bị hỏa lực quân ta bắn tan xác, chiếc thứ hai cũng nổ tung. Lúc này quân địch hoang mang không dám chống trả, bọn chỉ huy Ngok Tavak yêu cầu được rút lui, nhưng tất cả đã muộn màng. Đến giữa trưa vẫn không thấy quân tiếp viện đến, quân địch ở Ngok Tavak bỏ

1 Đại úy Christopher J. Silva chỉ huy toán A-105 LLĐB/HK.2 Đại úy Eugene E. Makowski.

99

cứ điểm chạy trốn, số thì bị quân ta truy kích, số khác cũng bị bom Mỹ quyết định số phận. Chiều ngày 10/5, quân ta làm chủ hoàn toàn Ngok Tavak.

Đêm ngày 10/5, các lực lượng Trung đoàn 1, Trung đoàn 21, Tiểu đoàn Đặc công, Pháo binh và các đơn vị phối thuộc Sư đoàn 2 (QK5) cùng với quân và dân huyện Phước Sơn đồng loạt tấn công Cụm cứ điểm Khâm Đức (Trại LLĐBKĐ, sân bay quân sự và chi khu quận lỵ). Đến sáng ngày 11/5, phần lớn các cứ điểm ngoại vi đã bị quân ta tấn công, quân địch ở các điểm ngoại vi sợ hãi, nhiều tên rời bỏ phòng tuyến, chạy vào bên trong khu trung tâm trú ẩn. Hệ thống Chỉ huy Trại LLĐBKĐ gần như rối loạn. Đến tối 11 tháng 5, Mỹ tiếp tục đưa đơn vị xung kích (Đại đội 137) từ Trại LLĐB Hà Thanh lên tăng cường. Mờ sáng ngày 12 tháng 5, chúng tiếp tục tăng viện Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 196, Sư đoàn Americal xuống Khâm Đức, nhưng bọn này không dám tung quân đánh chiếm các cứ điểm ngoại vi và Ngok Tavak. Sáng ngày 12 tháng 5, bầu trời Khâm Đức bị quân ta khống chế. Đến 8 giờ 30 phút ngày 12/5, khu trung tâm Khâm Đức đã bị quân ta tấn công dữ dội.

Đại tướng Westmoreland ra lệnh cuộc di tản. Lúc này căn cứ Khâm Đức hết sức hỗn loạn (LLĐB, bộ binh, pháo binh, công binh, Mike Force và vợ con của chúng tranh nhau lên máy bay chạy trốn). Đến 11 giờ trưa ngày 12 tháng 5, từng tóp máy bay phản lực, trực thăng vũ trang ào ạt ném bom, bắn phá dữ dội vào trận địa quân ta để hỗ trợ cho cuộc di tản và mở đường máu cho quân Mỹ, ngụy trốn thoát. Lúc này trên chiến trường hết sức ác liệt, bộ đội ta

100

vừa đánh trả máy bay, vừa nhích đội hình lên phía trước và đồng loạt tiến công dũng mãnh vào khu trung tâm. Lợi dụng lúc khói bom, đạn mịt mù, số quân địch rời bỏ trận địa xuyên rừng chạy trốn về hướng Thượng Đức, Hiệp Đức, một số bị quân ta truy kích tiêu diệt, số khác cũng bị máy bay B52 của Mỹ quyết định số phận.

Như vậy, sau 4 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, đến trưa ngày 12 tháng 5 năm 1968, quân và dân ta đã làm chủ hoàn toàn chiến trường Khâm Đức – Ngok Tavak, làm tan rã 1 tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, 1 đại đội bộ binh ngụy và 8 đại đội biệt kích Lôi Hổ, tiêu diệt trên 900 quân Mỹ, ngụy1 (chưa kể hàng trăm tên khác bị bom Mỹ quyết định số phận trên đường trốn thoát), làm bị thương hàng trăm tên, bắt sống 104 tên biệt kích, 1 cố vấn Mỹ làm tù binh; bắn rơi 2 máy bay CH47, 2 máy bay C130 và 9 máy bay trực thăng chiến đấu; phá hỏng nhiều xe quân sự, thu toàn bộ vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng2.

Chiến thắng Khâm Đức – Ngok TaVak, không chỉ làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc Phước

1 Trên chiến trường Ngok Tavak, quân ta đánh tan rã 1 đại đội biệt kích, 1 đại đội bộ binh ngụy và 1 trung đội pháo binh Mỹ; tiêu diệt và làm bị thương trên 200 tên, bắn rơi 2 máy bay CH47, thu 2 đại bác 105 ly, 1 khẩu pháo 106 ly và toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.

2 Trên chiến trường Khâm Đức, ta đánh tan rã 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, 7 đại đội biệt kích, 1 đại đội pháo binh. Tiêu diệt trên 700 tên quân Mỹ, ngụy, bắt sống 104 tên biệt kích và 1 cố vấn Mỹ làm tù binh (hang trăm tên tháo chạy bị B52 Mỹ quyết định số phận); bắn rơi 2 máy bay C130, 9 máy bay trực thăng, phá hủy và thu nhiều xe quân sự, hàng ngàn tấn khí tài, đạn dược, quân trang, quân dụng.

101

Sơn. Mà nó đã xóa bỏ một căn cứ đầy tội ác của Mỹ, ngụy trong vùng giải phóng. Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak là thắng lợi lớn nhất của quân và dân ta trên chiến trường miền núi Quảng Nam lúc bấy giờ, là trận đòn chí mạng vào đội quân tinh nhuệ của Mỹ, xóa sổ Trại Lực lượng Đặc biệt của chúng nằm sâu trong vùng hậu cứ của ta. Đánh tan kế hoạch “tìm diệt” trên chiến trường khu 5, góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở Việt Nam.

Chiến thắng Khâm Đức – Ngok TaVak, không chỉ giải phóng huyện Phước Sơn mà còn mở rộng vùng hậu cứ cách mạng khu 5, khai thông hành lang chiến lược Bắc - Nam & Đông - Tây, mở rộng hành lang vận động của quân ta vào hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, nối hậu phương lớn miền Bắc với khu 5, Tây Nguyên, Hạ Lào, mở ra con đường vận tải cơ giới xuống vùng giáp ranh đồng bằng, tạo thời cơ để quân và dân ta đẩy mạnh chiến dịch Thu năm 1968 (Kế hoạch X2) trên toàn chiến trường khu 5 giành thắng lợi, góp phần cùng cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

102

ĐẢNG BỘ, QUÂN VÀ DÂN HUYỆN PHƯỚC SƠN TẤT CẢ CHO NGÀY TOÀN

THẮNG, 12/5/1968

Huyện ủy Phước Sơn

Cuộc Tổng công kích, Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta tuy chưa đánh bại và làm tan rã quân Mỹ, ngụy và chư hầu. Song, nhìn toàn cục tổng công kích, tổng tiến công và nổi dậy đã chứng tỏ sức mạnh tổng hợp "Chiến tranh nhân dân" đã được Đảng, Nhà nước và quân đội ta lãnh đạo một cách tài tình sáng suốt. Ta đã chủ động đưa cuộc chiến đến tận sào huyệt của quân thù, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn và hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn miền Nam đều bị quân và dân ta tiến công và trở thành chiến trường của cả hai phía, buộc Mỹ, ngụy phải bỏ ngõ một số vùng nông thôn để cứu lấy thành phố. Đây là thắng lợi hết sức to lớn và toàn diện để lại một di chứng nặng nề trong xã hội Mỹ, gây sự chia rẽ sâu sắc trong giới cầm quyền Mỹ, buộc Tổng thống Mỹ phải thay Bộ trưởng Quốc phòng và cách chức Tổng Chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam. Đồng thời Johnson tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tiếp theo. Tổng công kích, Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 còn làm cho Mỹ phải thay đổi chiến lược quân sự, chuyển Kế hoạch "tìm diệt" sang "quét, giữ" và từng bước phi Mỹ hóa chiến tranh, ngừng mọi hoạt động không quân và hải quân từ vĩ tuyến 20 trở ra và đồng ý đàm phán với

103

Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhưng mặt khác quân Mỹ, ngụy và chư hầu vẫn tiếp tục đẩy mạnh các cuộc càn quét, tàn sát đồng bào ta theo kế hoạch "quét, giữ" và lập "hàng rào điện tử Mac-Namara".

Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đánh giá cao về thắng lợi Tổng công kích, Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân miền Nam, đồng thời động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiếp tục tấn công địch, giành thắng lợi toàn diện và to lớn hơn nữa, phát triển mạnh mẽ lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị cách mạng, tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam theo kế hoạch (X1) làm suy yếu và tan rã hoàn toàn quân địch. Thực hiện chủ trương trên, đêm Mùng 4 rạng sáng Mùng 5 tháng 5 năm 1968, quân và dân Quảng Nam đã tiến công tiêu diệt Chi khu quận lỵ Thượng Đức, mở đầu chiến dịch (X1) nhằm căn kéo quân địch theo ý đồ của ta, tạo điều kiện thuận lợi để các hướng đẩy mạnh tiến công tiêu diệt quân thù. Chiến dịch (X1) trên mặt trận Quảng Nam và Quảng Đà đã đồng loạt nổ ra, bộ đội ta pháo kích dữ dội vào sân bay quân sự Đà Nẵng, Nước Mặn, Chu Lai; tấn công quân Mỹ, ngụy ở Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước... Và đặc biệt là Cuộc tấn công tiêu diệt Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức - Ngok Tavak, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn, ngày 12 tháng 5 năm 1968.

Để chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng Khâm Đức, đầu tháng 3 năm 1968, một đoàn cán bộ chủ chốt của Sư đoàn 2

104

(QK5) gồm: Bộ Chỉ huy sư đoàn, thủ trưởng các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần cùng Ban Chỉ huy Trung đoàn 1 (Đoàn Ba Gia1), Trung đoàn 21, Tiểu đoàn Đặc công và Tiểu đoàn Pháo binh do đồng chí Giáp Văn Cương - Sư đoàn trưởng trực tiếp chỉ huy khảo sát thực địa chiến trường Khâm Đức. Cuối tháng 3 năm 1968, đồng chí Khánh - Trung tá Tham mưu trưởng sư đoàn trực tiếp làm việc với đồng chí Hồ Văn Điều - Bí thư Huyện ủy và sau đó làm việc với Ban Chỉ huy Huyện đội2. Tại buổi làm việc, đồng chí Khánh thông báo vắn tắt chủ trương của Bộ Chính trị, Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 về triển khai kế hoạch (X1) chiến dịch Hè 1968 trên toàn Khu 5 và yêu cầu Đảng bộ, quân và dân huyện nhà phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang Quân khu và tỉnh, triển khai nhiệm vụ một cách khẩn trương, quyết liệt, chặt chẽ và đảm bảo tuyệt đối yếu tố bí mật, bất ngờ.

Sau buổi làm việc, đồng chí Hồ Văn Điều - Bí thư Huyện ủy triệu tập cuộc họp Ban Thường vụ Huyện ủy và nhận định lực lượng vũ trang Sư đoàn 2 (QK5) sẽ "nhổ" Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức ngay trong chiến dịch Hè 1968, và chỉ thị cho Ủy ban Mặt trận, các ngành, đoàn thể và các xã, nhất là Ban Chỉ huy Huyện đội khẩn trương tổ chức lực lượng và chuẩn bị phương án hiệp đồng tác chiến khi mệnh lệnh được giao. Với tinh thần chủ động tiến công

1 Sau chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi) ngày 31/5/1965, Trung đoàn 1 được mang tên gắn với truyền thống của đơn vị: "Trung đoàn Ba Gia".

2 Gồm các đồng chí: Hồ Văn Ưa - Huyện đội trưởng, Phạm Đình Hường - Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, Chính trị viên trưởng, đồng chí Hồ Văn Đế - Huyện đội phó và đồng chí Hồ Văn Xiêu B - Trung đội trưởng trinh sát (B2).

105

và tuyệt đối bí mật, Ban Thường vụ Huyện ủy lập lại Ban Chỉ đạo chiến dịch1 do đồng chí Hồ Văn Điều - Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban, đồng chí Hồ Văn Muỗi - Phó Bí thư Huyện ủy và đồng chí Đinh Nun - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng huyện làm Phó ban. Các thành viên gồm: đại diện Ban Chỉ huy Huyện đội, Hội trưởng Phụ nữ, Nông dân, Bí thư Huyện đoàn và Bí thư cấp ủy các xã. Tất cả các thành viên Ban Chỉ đạo được phân công nhiệm vụ cụ thể và phối hợp hành động một cách chặt chẽ, khẩn trương và bí mật theo kế hoạch. Đến cuối tháng 4 năm 1968, mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch cơ bản đã hoàn thành. Lực lượng vũ trang huyện được bổ sung quân số và trang bị thêm 30 súng tiểu liên; du kích các xã, thôn được biên chế từ 1 đến 2 trung đội cơ động chiến đấu. Huyện đoàn nhanh chóng biên chế lực lượng thanh niên xung phong trên 200 đội viên; Hội Nông dân, Hội Phụ nữ mỗi đoàn thể thành lập lực lượng phục vụ chiến dịch hàng trăm người. Các xã, thôn chỉ đạo chặt chẽ công tác bố phòng, hướng dẫn nhân dân đào hầm trú ẩn, tránh phi pháo của địch. Tất cả các lực lượng quân, dân, chính đảng toàn huyện đã sẵn sàng phương án chiến đấu khi có lệnh. Ban Thường vụ Huyện ủy phân công đồng chí Phạm Đình Hường - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chính trị viên trưởng Huyện đội vào Ban Chỉ huy mặt trận Khâm Đức và trực tiếp chỉ đạo các lực lượng vũ trang huyện tham gia chiến dịch giải phóng Khâm Đức. Tất cả các đồng chí Huyện ủy viên đều được

1 Ban Chỉ đạo chiến dịch Tổng công kích, Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của huyện đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả trong chiến dịch Tết Mậu Thân.

106

phân công xuống cơ sở xã, thôn bám sát tình hình và chỉ đạo công tác chiến đấu tại chỗ theo kế hoạch.

Chiến dịch giải phóng Khâm Đức được chuẩn bị hết sức khẩn trương và tuyệt đối bí mật, bất ngờ. Cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân hăng hái tham gia chiến dịch, ngoài lực lượng vũ trang, du kích, thanh niên xung phong còn có rất nhiều chị em phụ nữ, cụ già, trẻ em cũng xung phong phục vụ chiến dịch. Đồng bào nói: Đảng cần bao nhiêu người, đi bao nhiêu thời gian đồng bào cũng vui vẻ phục vụ, mong sao giết được nhiều thằng Mỹ, thằng ngụy để Khâm Đức sớm được giải phóng, cách mạng chóng thành công. Trong chiến dịch Tổng công kích, Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, kế hoạch giải phóng Khâm Đức chưa thành, lần này hay tin bộ đội Sư 2 (QK5) hành quân về huyện "nhổ" cứ điểm Khâm Đức thì trong lòng mỗi người dân ai ai cũng phấn chấn vui mừng và trông đợi ngày toàn thắng. Vì vậy mà ngay sau khi Huyện ủy bàn kế hoạch tặng quà cho bộ đội hành quân về huyện đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con các dân tộc huyện nhà. Chỉ sau 10 ngày phát động, cuối tháng 4 năm 1968, nhân dân các xã đã ủng hộ cho bộ đội trên 50 tấn lương thực và thực phẩm. Việc làm của bà con càng làm thắm đượm tình quân dân, động viên cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang hăng hái chiến đấu tiêu diệt quân thù.

Những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1968, mọi công việc chuẩn bị cho ngày toàn thắng càng trở nên gấp gáp hơn. Cơ quan Huyện ủy, Huyện đội, Mặt trận và các đoàn thể huyện thường xuyên phân công trực chiến và làm

107

việc không kể ngày đêm. Ban Chỉ đạo chiến dịch, trực tiếp là đồng chí Bí thư Huyện ủy và đồng chí Chính trị viên trưởng Huyện đội thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện chiến dịch, nhất là kế hoạch phục vụ tuyến sau, đảm bảo hậu cần, công tác chăm sóc thương, bệnh binh, sơ tán người già, trẻ em ra khỏi vùng nguy hiểm... được chỉ đạo quyết liệt và chặt chẽ.

Trong những ngày chiến trận nổ ra (từ ngày 09 - 12 tháng 5 năm 1968), quân địch có sự yểm trợ của máy bay, pháo binh tổ chức chống trả quyết liệt, người dân Phước Sơn ai ai cũng thấp thỏm trông chờ tin chiến thắng. Các lực lượng vũ trang huyện, dân quân, du kích các xã thôn, thanh niên xung phong và lực lượng quần chúng đã kề vai sát cánh, phối hợp chặt chẽ với bộ đội Sư 2 (QK5) hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Riêng lực lượng vũ trang huyện và du kích các xã đã hoàn thành tốt công tác phối hợp trinh sát, dẫn đường và hợp đồng tác chiến, tổ chức chặn đánh quân địch tháo chạy, bắt và áp giải tù binh, chuyển thương binh, tử sĩ về tuyến sau. Các lực lượng quần chúng và thanh niên xung phong không quản ngại hiểm nguy, vượt qua bom đạn quân thù, đã đóng góp trên 3.500 ngày công phục vụ chiến dịch, vận chuyển hàng trăm tấn lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ chiến trường. Ngoài ra, Mặt trận, các đoàn thể và nhân dân trong huyện còn kịp thời tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà (dù chỉ là buồng chuối, quả thơm, gùi sắn...) nhưng đã làm ấm lòng cán bộ, chiến sĩ và thương, bệnh binh tham gia chiến dịch, khích lệ tinh thần hăng say chiến đấu của bộ đội ta.

108

Trưa ngày 12/5/1968 tin chiến thắng được lan truyền: Bộ đội ta đã "nhổ" cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức rồi! thằng Mỹ, thằng ngụy bị quân ta tiêu diệt và chạy trốn hết rồi! Khâm Đức - Ngok Tavak đã thuộc về chúng ta... Tin chiến thắng hòa với âm vang cồng chiêng và tiếng reo hò của dân làng cứ thế bừng dậy cả núi rừng Phước Sơn, làm nức lòng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ vững chắc vùng tự do. Sáng ngày 13 tháng 5 năm 1968, một cuộc họp đặc biệt của Ban Thường vụ Huyện ủy được tổ chức, đồng chí Hồ Văn Điều - Bí thư Huyện ủy, Trưởng ban Chỉ đạo chiến dịch thông báo: Chiến dịch giải phóng Khâm Đức đã kết thúc qua 4 ngày đêm chiến đấu ngoan cường của bộ đội Sư 2 (QK5) cùng quân và dân huyện nhà, trưa ngày 12 tháng 5 năm 1968, quân ta đã làm chủ hoàn toàn chiến trường Khâm Đức, làm tan rã 1 tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, 7 đại đội biệt kích Lôi Hổ (Lực lượng Đặc biệt Việt Nam cộng hòa), tiêu diệt trên 700 tên Mỹ, ngụy, làm bị thương hàng trăm tên, bắt sống 104 tên biệt kích và 1 Cố vấn Mỹ (chưa kể hàng trăm quân Mỹ, ngụy bị B52 quyết định số phận), bắn rơi 2 máy bay CH47, 2 máy bay C130 và 9 máy bay trực thăng chiến đấu, tịch thu toàn bộ vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng.

Đến nay nhân kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak, chúng ta càng thấy rõ hơn ý nghĩa và bài học lịch sử của nó: Đó là một thắng lợi lớn nhất trên chiến trường miền núi Quảng Nam lúc bấy giờ, là thắng lợi của sức mạnh tiến công tổng hợp của ba thứ quân và ba mũi

109

giáp công, là trận đòn chí mạng vào quân Mỹ, ngụy, xóa sổ Trại Lực lượng Đặc biệt của Mỹ trong vùng giải phóng, đánh tan kế hoạch "tìm và diệt" của chúng trên chiến trường Khu 5, góp phần làm phá sản chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ ở Việt Nam.

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak là chiến thắng của tư tưởng tấn công tiêu diệt quân thù, mở rộng vùng hậu cứ cách mạng, khai thông hành lang chiến lược (hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh), nối hậu phương lớn miền Bắc với Khu 4, Khu 5, Tây Nguyên, Hạ Lào đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ, mở ra con đường vận tải cơ giới xuống vùng giáp ranh đồng bằng, tạo thời cơ để quân và dân ta đẩy mạnh chiến dịch Thu năm 1968 (Kế hoạch X2) trên toàn chiến trường Khu 5 giành thắng lợi.

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak, không chỉ làm nức lòng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ các dân tộc huyện Phước Sơn mà còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của quân và dân tỉnh Quảng Nam và Khu 5; động viên cán bộ, chiến sĩ quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, góp phần làm nên chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

110

CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC - NGOK TAVAK GÓP PHẦN KHAI THÔNG HÀNH LANG CHIẾN LƯỢC BẮC - NAM, ĐÔNG - TÂY TRONG MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG HỒ

CHÍ MINH

Đại tá Nguyễn Công Trạng*

Chiến trường Khu 5 sau Tết Mậu Thân năm 1968 gặp nhiều khó khăn: thiếu lương thực, quân số thiếu, đau ốm tăng, đạn dược thiếu. Trong tháng 02/1968, các cửa khẩu không thu mua và vận chuyển được về căn cứ 1kg gạo nào. Đến đầu tháng 3 năm 1968, gạo hiện có trong kho của Mặt trận 4 khoảng 1.000 tấn, ở Quảng Nam có 700 tấn, ở Quảng Ngãi có 800 tấn. Tuy nhiên, hầu hết gạo đều để ở vùng sâu, địch càn quét ngăn chặn không thể chuyển đến các đơn vị bộ đội. Số gạo huy động được ở các huyện miền núi Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi cơ bản đã dùng hết. Các cơ quan, đơn vị đều rút bớt tiêu chuẩn lương thực hằng ngày của bộ đội. Ở một số bệnh xá, thương binh cũng không đủ gạo ăn. Đối với địch, chúng chuyển kế hoạch từ “tìm diệt”, “bình định” sang “quét và giữ”. Ở Vùng I chiến thuật ngụy, Trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức (Phước Sơn) là bàn đạp lý tưởng để địch đánh phá các tuyến hành lang chiến lược từ đường Hồ Chí Minh vào chiến trường Khu 5 ở cửa ngõ Bắc Tây Nguyên và Tây Quảng Đà.

* Trưởng Phòng KHCN&MT Quân khu 5.

111

Khâm Đức là một thung lũng bằng phẳng nằm trên triền Đông của dãy Trường Sơn, dài khoảng 3km, rộng khoảng 1,5km. Tây Khâm Đức có điểm cao Ngok Tavak. Đường 14 xuất phát từ Đà Nẵng qua căn cứ Thượng Đức, ngược theo dòng sông Đăk Mi gặp ngã ba đường 16, đi qua thung lũng Khâm Đức, thẳng lên Bắc Tây Nguyên. Từ năm 1961, chính quyền Ngô Đình Diệm được cố vấn Mỹ tư vấn đã triển khai xây dựng Khâm Đức thành cứ điểm quan trọng ở khu vực Tây Quảng Đà và Tây Quảng Nam, làm bàn đạp đánh phá các tuyến hành lang của ta và xâm nhập sang Hạ Lào.

Sau nhiều lần củng cố, mở rộng; cụm cứ điểm Khâm Đức có sân bay, trận địa pháo, hầm ngầm, công sự kiên cố, có hậu cần và hoả lực mạnh, đặt dưới sự chỉ huy của các cố vấn Mỹ. Mỹ - ngụy xem đây là căn cứ “bất khả xâm phạm”. Tuy nhiên, trong bối cảnh Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, địch nhận thấy nguy cơ cụm cứ điểm Khâm Đức bị ta tiến công tiêu diệt nên giữa tháng 02 năm 1968, chúng đổ 2 đại đội xuống Ngok Tavak hình thành một chốt tiền tiêu Tây Khâm Đức. Quân địch bung ra lùng sục xung quanh cứ điểm hòng phá công tác chuẩn bị tiến công của ta. Đồng thời, chúng gấp rút cho sửa chữa sân bay Khâm Đức, kéo dài đường băng để máy bay vận tải C-130 hạ cất cánh, khẩn trương xây dựng tại Ngok Tavak một sân bay trực thăng để đổ quân tăng viện trong trường hợp cần thiết. Tuy quân địch đông, hoả lực mạnh, công sự kiên cố nhưng Khâm Đức và Ngok Tavak lại nằm sâu trong vùng căn cứ của ta, mọi hoạt động tiếp tế hậu cần, chi viện quân... đều

112

phụ thuộc vào đường không. Nếu ta dùng hỏa lực mạnh bắn phá sân bay, khoá chặt đường không thì cứ điểm Ngok Tavak và cụm cứ điểm Khâm Đức sẽ bị cô lập. Đối với địch, lực lượng chi viện cho Khâm Đức, Ngok Tavak chỉ có thể là Sư đoàn A-me-ri-can quân Mỹ đóng tại căn cứ Chu Lai.

Từ tháng 3-6/1968, Quân khu 5 tiến hành củng cố, xây dựng lại lực lượng chủ lực và địa phương bị tổn thất sau Tết Mậu Thân. Tháng 3/1968, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Bộ Tư lệnh 559: Nghiên cứu cải tạo chiến trường từ đường 9 tới Trị - Thiên đến Đà Nẵng bảo đảm có thể sử dụng được mọi lực lượng, từ du kích, bộ đội địa phương đến bộ đội chủ lực với lực lượng lớn, có các binh chủng kỹ thuật để đánh địch thường xuyên và đánh nhiều trận lớn, có tác dụng quyết định, trong mọi điều kiện thời tiết.1 Bộ Tư lệnh 559 nhận định: Một số vùng đất của Quân khu Trị Thiên và Quân khu 5 đã được giải phóng, có khả năng giữ và xây dựng thành hậu phương vững chắc của ta. Đặc biệt, dải hành lang dọc Đông Trường Sơn, từ làng Ho xuống đường 9, làng Ngòi, Bến Giằng, theo đường 14 đến Đắk Tô và theo đường Tà Xẻng đi Sa Thầy, có thể tận dụng phát triển thành tuyến cơ giới, nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam, thay thế các tuyến gùi, thồ của Quân khu Trị Thiên, Quân khu 5, Mặt trận Tây Nguyên.

Cuối tháng 3/1968, Đoàn 559 mở đường vận tải cơ giới đến Tây Quảng Đà. Ngoài vận chuyển súng đạn, Đoàn 559

1 Bộ Tư lệnh Công binh, Lịch sử Công binh 559 đường Trường Sơn, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999, tr192.

113

còn giao cho Mặt trận 4 được một ít gạo. Sư đoàn bộ binh 2 (thiếu) cơ động lên gần đường 559 nhận lương thực, thực phẩm, trang bị để củng cố, phục vụ huấn luyện. Trung ương còn giao Đoàn 559 thành lập Bệnh viện B46 tiếp nhận điều trị, nuôi dưỡng một phần thương bệnh binh cho Khu 5. Tuy nhiên, tình hình bảo đảm hậu cần cho chiến trường Khu 5 vẫn hết sức khó khăn. Thực tế chiến trường Khu 5 lúc này cho thấy: Muốn củng cố xây dựng lại lực lượng đạt kết quả cao, phải đảm bảo tiếp nhận sự chi viện sức người sức của của hậu phương lớn thật hiệu quả, phải khai thông đường Hồ Chí Minh đi vào Khu 5. Vì thế, cụm cứ điểm Khâm Đức không thể không bị tiêu diệt. Quân khu sử dụng Sư đoàn 2 mở chiến dịch Khâm Đức - Núi Ngang (5/5 - 12/6/1968) vừa diệt địch vừa mở rộng tuyến hành lang quan trọng. Sư đoàn dùng Trung đoàn bộ binh 31 (tăng cường Đại đội súng máy 12,7mm) chủ động tổ chức khu chiến Núi Ngang kéo kiềm Sư đoàn A-me-ri-can không cho chúng chi viện lên Khâm Đức và nếu có thì cũng không đáng kể. Trong lúc đó, Trung đoàn bộ binh 1 tiến công tiêu diệt tiền đồn Ngok Tavak của địch, Trung đoàn bộ binh 21 (tăng cường pháo 85mm, súng máy cao xạ 23mm) giải phóng Khâm Đức.

Trên hướng Ngok Tavak, lực lượng địch có 1 đại đội biệt kích ngụy, 1 trung đội pháo thủy quân lục chiến Mỹ được chỉ huy bởi cố vấn Mỹ. Sau đó, lực lượng địch tăng thêm 1 trung đội DSCĐ giữ phòng tuyến bên ngoài cứ điểm. 18 giờ 30 phút ngày 9 tháng 5, bộ đội hành quân nổ súng tấn công cứ điểm Ngok Tavak, trận đánh diễn ra ác

114

liệt. Sáng ngày 10 tháng 5, trực thăng địch tới oanh kích bất chấp khả năng bắn vào lực lượng đồn trú của chúng. Đồng thời, chúng cho trực thăng đổ 1 trung đội dân vệ tăng viện cho Ngok Tavak và tản thương. Ta bắn rơi 2 trực thăng CH-47. Du kích địa phương kịp thời diệt gọn 1 tiểu đội dân vệ địch đến tăng cường. Quân địch ở Ngok Tavak xin rút lui nhưng không được chấp nhận. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, địch bỏ chạy. Một số tên được trực thăng vớt, số còn lại bị B-52 Mỹ quyết định số phận trong rừng. Đến 15 giờ ngày 10 tháng 5, ta làm chủ cứ điểm Ngok Tavak.

Cũng trong ngày 10/5, Sư đoàn A-me-ri-can tổ chức được 1 tiểu đoàn (Tiểu đoàn 2/Lữ đoàn 196) tăng viện lên Khâm Đức. Tuy nhiên, tiểu đoàn quân Mỹ mới đến cũng không dám bung ra chiếm lại Ngok Tavak. Đêm 11 - rạng ngày 12/5, Trung đoàn 21, Tiểu đoàn đặc công của Sư đoàn và lực lượng vũ trang huyện Phước Sơn tiến công vào các cứ điểm ngoại vi Khâm Đức. Tiểu đoàn pháo 85mm, Tiểu đoàn súng máy cao xạ 23mm cùng các hoả lực khác của Sư đoàn 2 khẩn trương chiếm lĩnh các điểm cao ngoại vi vừa đánh chiếm được, bắn phá sân bay Khâm Đức và các công sự của địch ở khu trung tâm, khoá chặt đường không vào ra Khâm Đức. Các mũi, hướng đồng loạt tiến công quân địch ở khu trung tâm. Biết không thể cứu vãn được tình hình, Oét-mo-len1 lệnh cho lực lượng ở Khâm Đức di tản bằng trực thăng, máy bay C-130 bắt đầu từ sáng ngày 12/ 5. Máy bay địch liên tục ném bom, bắn phá hòng giải vây cho đồng bọn. B-52 liên tục "rải thảm" phía sau đội hình của các đơn

1 Tư lệnh quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

115

vị.1 Cuối cùng, địch cũng di tản được một phần lực lượng ở Khâm Đức. Số còn lại lợi dụng lúc khói bom đạn mù mịt chia thành nhiều nhóm nhỏ bỏ chạy xuyên rừng men theo đường 14 về hướng Thượng Đức. Lực lượng địch trốn thoát lại bị B-52 diệt, một số ít may mắn được trực thăng vớt. Đến 12 giờ, ngày 12/5/1968, quân ta làm chủ hoàn toàn chiến trường Khâm Đức.

Ta đã diệt và làm tan rã hoàn toàn quân địch tại Ngok Tavak và quận lỵ Khâm Đức. Đây là chiến thắng lớn nhất trên chiến trường miền núi Khu 5 lúc bấy giờ. Với chiến thắng này, ta mở toang “cánh cửa thép” xuống miền Tây Quảng Đà, khai thông tuyến hành lang chiến lược đi qua Bắc Khu 5. Đến cuối năm 1968, trục đường dọc Đông Trường Sơn, đi qua Quân khu Trị Thiên - Quân khu 5 - lên Tây Nguyên được hình thành. Mặc dù chưa hoàn chỉnh, nhưng tuyến đường này mở ra triển vọng mới trong nhiệm vụ vận chuyển, giải quyết một phần khó khăn cho chiến trường miền Nam, trong đó có chiến trường Quân khu 5.

1 Hiện chưa thấy tài liệu chính thống của ta nói đến số lượng máy bay địch bị ta bắn rơi trong trận Khâm Đức. Theo một số nguồn tin cá nhân từ địch, có 2 chiếc C-130, 3 trực thăng và 1 máy bay trinh sát bị ta bắn rơi.

116

VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG ĐẶC CÔNG TRONG CHIẾN DỊCH TIÊU DIỆT CỤM

CỨ ĐIỂM QUÂN SỰ KHÂM ĐỨC - NGOK TAVAK GIẢI PHÓNG HUYỆN PHƯỚC

SƠN (5/1968)

Đại tá Đỗ Thanh Luận*

Đặc công là một Binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam; có cách đánh đặc biệt độc đáo, sáng tạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao, tiêu biểu cho truyền thống nghệ thuật quân sự của dân tộc "Lấy ít thắng nhiều". Bộ đội đặc công Quân khu 5 là một thành phần lực lượng chiến đấu quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược trên chiến trường Khu 5. Đảm nhiệm đánh vào các mục tiêu quan trọng nằm sâu trong hậu cứ địch; đánh hiểm vào bên sườn phía sau đội hình tiến công của địch; độc lập tác chiến hoặc hiệp đồng phối hợp tác chiến cùng các lực lượng khác với nhiều quy mô lực lượng khác nhau. Với sở trường là đánh gần, đánh vào ban đêm bằng các phương pháp và thủ đoạn chiến đấu phong phú, bộ đội đặc công đã tổ chức đánh hàng trăm trận với nhiều loại đối tượng, mục tiêu ở khắp các chiến trường trên địa bàn khu 5.

Hội nghị Trung ương tháng 6/1967 hạ quyết tâm:

* Trưởng phòng Đặc công Quân khu 5

117

"đánh cho địch một đòn quyết định, giành thắng lợi to lớn, tạo nên một sự chuyển biến nhảy vọt, buộc Mỹ phải thua về quân sự". Thực hiện ý định chiến lược của Trung ương, Thường vụ Khu ủy và Đảng ủy, Bộ Tư Lệnh Quân khu 5 đã động viên quân và dân trong Khu vừa đẩy mạnh tiến công tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ - ngụy, nhằm mở rộng và tạo thế chiến trường, vừa nỗ lực chuẩn bị mọi mặt cho đòn tiến công quyết định khi có thời cơ.

Sau thất bại mùa khô năm 1966-1967, Mỹ - ngụy gấp rút điều chỉnh lại thế bố trí lực lượng ở Quảng Đà; Trung đoàn 51 ngụy từ Quảng Ngãi ra đứng ở căn cứ Miếu Bông, Lữ đoàn Rồng Xanh (Nam Triều Tiên) cũng từ Quảng Ngãi ra đứng ở căn cứ La Nghi; hai lực lượng này có nhiệm vụ càn quét đánh phá "bình định" khu vực từ nam sông Cẩm Lệ đến bắc sông Thu Bồn. Sư đoàn 1 và Trung đoàn 25/Sư đoàn 5 lính thủy đánh bộ Mỹ bố trí rải dài từ núi Phước Tường đến An Hòa, hình thành tuyến phòng thủ vòng ngoài cho căn cứ Đà Nẵng, đồng thời càn quét đánh phá khu vực giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi vùng Quảng Đà.

Ở Quảng Nam và Quảng Ngãi, lực lượng xung kích Ô-rê-cơn (sau đổi thành sư đoàn A-mê-ri-can) vừa mới thành lập gồm Lữ đoàn 196 bố trí ở Quế Sơn, Hiệp Đức (Quảng Nam); Lữ đoàn 198 rải dài từ Tam Kỳ (Quảng Nam) đến Sơn Tịnh (Quảng Ngãi); Lữ đoàn 11 ở Đức Phổ (Quảng Ngãi). Sư đoàn 2 ngụy bố trí 1 trung đoàn ở Quảng Nam, 2 trung đoàn ở Quảng Ngãi làm nhiệm vụ (chủ yếu) là càn quét "Bình định" xung quanh hai thị xã Tam Kỳ, Quảng

118

Ngãi và dọc đường Quốc lộ số 1. Ở phía nam, Lữ đoàn dù 173 Mỹ ở Đệ Đức (Bình Định); 2 sư đoàn (Mãnh Hổ và Bạch Mã Nam) quân Nam Triều Tiên bố trí từ Phù Cát (Bình Định) đến tỉnh Khánh Hòa. Sư đoàn 4 Mỹ đóng thành từng cụm suốt từ nam thị xã Pleiku (Gia Lai) đến Đắk Tô, Tân Cảnh (bắc Kon Tum). Sư đoàn 22 ngụy đứng ở căn cứ Trà Quang (Bình Định), nhưng thường xuyên đưa 1 đến 2 trung đoàn lên phối hợp hoạt động với Sư đoàn 4 quân Mỹ ở Tây Nguyên. Sư đoàn 23 ngụy, Trung đoàn 47 ngụy ở Phú Yên và một bộ phận ở Đắk lắk. Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ ở căn cứ An Khê, làm nhiệm vụ cơ động cho cả vùng 1 và vùng 2 chiến thuật của địch.

Thế bố trí của quân Mỹ-ngụy thể hiện rõ ý đồ kiềm chế quân chủ lực của ta ở Tây Nguyên, mở các cuộc hành quân "tìm diệt" chủ lực, đánh phá căn cứ rừng núi của ta, để hỗ trợ, tập trung càn quét đánh phá "bình định" vùng đồng bằng ven biển. Trong hai tháng (từ tháng 6 đến tháng 8/1967), Quân Mỹ - nguỵ tập trung lực lượng liên tục càn quét đánh phá hầu hết các vùng giải phóng và tranh chấp trên chiến trường từ Quảng Đà đến Phú Yên. Đây là đợt càn quét xúc dân hết sức tàn độc, chúng dùng xe ủi đất san bằng nhà cửa, vườn tược làm cho dân không còn cơ sở kinh tế để quay về làng cũ. Trực thăng bốc dân từng thôn, xóm, dồn vào các khu tập trung nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng; chiếm đất, giành dân là hai mục tiêu cơ bản của chiến lược hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định" của địch. Qua hai mùa khô (1966-1967) vẫn không tiêu diệt được lực lượng vũ trang của ta, kẻ địch âm mưu đánh mạnh vào dân

119

hòng tiêu hao lực lượng, cô lập và làm suy yếu lực lượng vũ trang cách mạng, đây là một âm mưu hết sức thâm độc, nhưng cũng là biểu hiện cụ thể sự thất bại trong kế hoạch "tìm diệt" của Mỹ-ngụy.

Cuối tháng 8/1967 ở Đà Nẵng, Tiểu đoàn Đặc công 489 tiêu diệt 1 đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ ở phía bắc cầu Đỏ; hoả lực pháo, cối của tỉnh Quảng Đà đánh phá sân bay Nước Mặn, trận địa pháo Thanh Vinh, căn cứ hậu cần Bầu Mạc; tập kích quân Mỹ ở Đa Phước và đèo Ông Gấm. Ở Tam Kỳ, các đại đội đặc công V16, V18 và Đại đội 3/Tiểu đoàn đặc công 409 đánh vào tiểu khu và tỉnh đường, tiêu diệt khu ác ôn Vườn Lài, chiếm giữ khu hành chính của ngụy quyền tỉnh Quảng Tín, bắn phá sở chỉ huy Sư đoàn 2 ngụy, sở chỉ huy kế hoạch "bình định" và khu hậu cần của quân Mỹ. Ở Quảng Ngãi, các đại đội đặc công 506A, 21 đánh sâu vào trung tâm thị xã, tiêu diệt hàng chục tên sỹ quan Mỹ ở khách sạn Cộng hòa, diệt bọn ác ôn ở hội đồng Cấm Thành và trung tâm cải huấn, tiêu diệt căn cứ Hải Thuyền, Cố Lũy, phá nhà lao giải thoát trên 1.500 cán bộ, chiến sỹ và đồng bào yêu nước đang bị địch giam giữ.

Tháng 12/1967, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và quyết định chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của ta sang một thời kỳ mới. Thời kỳ giành thắng lợi quyết định.

Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng và tình hình thực tiễn của địa phương trên các chiến trường, Khu ủy và Đảng ủy-Bộ Tư lệnh Quân khu 5 họp bàn và quyết định tập

120

trung lực lượng cả ba thứ quân, tiến công liên tục, tiến công mạnh mẽ trong cả Xuân và Hè năm 1968 nhằm đánh sập ngụy quân, ngụy quyền, tiêu diệt nặng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ. Nhiệm vụ của các đơn vị đặc công là đánh sâu vào các đô thị, căn cứ quân sự, tiêu diệt các cơ quan đầu não, phá hủy cơ sở vật chất, phương tiện chiến tranh của địch.

Để thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương, tháng 11 năm 1967 Quân khu 5 thành lập Trung đoàn đặc công 401, các tỉnh thành lập tiểu đoàn hoặc liên đội đặc công. Cuối năm 1967, lực lượng đặc công Quân khu có 1 trung đoàn, 15 tiểu đoàn hoặc liên đội và hàng chục đại đội. Thực hiện chủ trương tiêu diệt một bộ phận sinh lực và phá hủy phương tiện chiến tranh, mở rộng hành lang, đưa lực lượng của ta áp sát các mục tiêu quan trọng, cuối tháng 12 năm 1967, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 sử dụng một bộ phận lực lượng mở đợt hoạt động ngắn trong đô thị và vùng ven. Trong đợt hoạt động này, các đơn vị đặc công đã đánh sâu vào sân bay Đà Nẵng, sân bay Chu Lai, thị xã Quảng Ngãi... cùng hàng chục mục tiêu khác; phá hủy hơn 120 máy bay và hơn 1.000 tấn bom đạn; đêm 29 rạng ngày 30 và đêm 30 rạng ngày 31 tháng 01 năm 1968 quân và dân Khu 5 đồng loạt nổ súng tiến công vào các trung tâm đầu não của Mỹ - nguỵ ở các thành phố, thị xã, thị trấn ở khắp các tỉnh ven biển miền Trung và Tây Nguyên. Lực lượng đặc công đã đánh vào 10 thành phố, thị xã và gần 20 quận lỵ, chi khu, thị trấn. Ở Quảng Nam, Liên đội đặc công tỉnh đánh vào thị xã Tam Kỳ, đánh chiếm sở chỉ huy sư đoàn 2

121

ngụy, trận địa pháo, đốt và phá các kho xăng, kho đạn. Tiểu đoàn đặc công 409 tiến công sân bay Chu Lai và sở chỉ huy Sư đoàn A-mê-ri-cơn Mỹ ở Chu Lai. Tiểu đoàn đặc công 10/Sư đoàn 2 Quân khu đánh chiếm quận lỵ Duy Xuyên... Đòn tiến công bất ngờ và đồng loạt của ta đã làm cho Mỹ-ngụy hoang mang sửng sốt. Nhưng lực lượng địch đông, trang bị vũ khí nhiều, quân Mỹ, ngụy đã nhanh chóng củng cố tinh thần và tổ chức phản kích, đánh chiếm lại các mục tiêu bị mất; các chiến sỹ đặc công đã giữ vững vị trí chiến đấu, kiên quyết đánh trả quân địch, nhiều đồng chí anh dũng hy sinh. Trong cuộc tiến công này, cán bộ, chiến sỹ đặc công bằng tinh thần anh dũng tuyệt vời, cách đánh mưu trí, táo bạo; đã đưa chiến tranh cách mạng vào sào huyệt Mỹ-ngụy, gây rối loạn hậu phương của chúng.

Sau Tết Mậu Thân 1968, Mỹ-ngụy dồn lực lượng về giữ các thành thị, căn cứ quân sự, đường giao thông, đồng thời huy động lực lượng mở các cuộc hành quân nhằm "quét" các lực lượng vũ trang ta ra khỏi thành thị và vùng ven, chúng liên tiếp mở các cuộc hành quân đánh phá cơ sở cách mạng và tăng cường phòng thủ ở bên trong đô thị, giải tỏa vùng ven, đẩy lùi lực lượng của ta, giành lại vùng nông thôn phụ cận; tung biệt kích, thám báo lùng sục sâu vào căn cứ, các đường hành lang vận chuyển của ta. Có lúc địch tập trung lực lượng mở cuộc hành quân "phòng ngự dự phòng" để phá thế chuẩn bị tiến công của ta.

Về ta, lực lượng đặc công sau thời gian củng cố rút kinh nghiệm đợt tiến công Tết Mậu Thân đã kịp thời bổ sung lực lượng và huấn luyện bổ sung; đêm ngày 4/5/1968

122

các đơn vị đặc công (cả địa phương và chủ lực) đã cùng với quân và dân toàn chiến trường mở cuộc tiến công đợt 2 vào các thành phố, thị xã, phá hủy các phương tiện chiến tranh và dự trữ vật chất của địch. Lực lượng đặc công đã tiến công, tiêu diệt các cứ điểm ngoại vi của cụm cứ điểm quận lỵ Khâm Đức, tạo điều kiện cho quân chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương tiêu diệt địch ở căn cứ Khâm Đức giải phóng huyện Phước Sơn.

Chiến dịch tiêu diệt cụm cứ điểm quận lỵ Khâm Đức, Bộ Tư lệnh chiến dịch chủ trương sử dụng Trung đoàn 1/Sư đoàn BB2 tiêu diệt cứ điểm Ngok Tavak, buộc địch phải ra ứng cứu giải tỏa, tạo điều kiện tiêu diệt địch ngoài công sự, tiến tới giải phóng quận lỵ Khâm Đức.

Nói về Khâm Đức: Được sự tư vấn của cố vấn Mỹ, ngụy đã xác định Phước Sơn là địa bàn có vị trí chiến lược về quân sự, nên từ năm 1958 , chính quyền Sài Gòn ra đã thành lập quận Phước Sơn. Năm 1961, cho xây dựng sân bay Khâm Đức. Năm 1963, Mỹ thiết lập Trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức (Trung tâm Huấn luyện biệt kích Mỹ) do Mỹ trực tiếp huấn luyện để đánh phá phong trào cách mạng ở vùng núi phía Tây Quảng Nam và Hạ Lào. Chúng tập trung xây dựng Khâm Đức thành tiền đồn vững chắc ở phía Tây Nam thành phố Đà Nẵng (đô thị lớn thứ hai ở miền Nam lúc đó, là nơi đóng các cơ quan đầu não Vùng I chiến thuật, Quân đoàn I của địch).

Khâm Đức được xây dựng 3 phân khu chính: trên đỉnh là khu trung tâm và trận địa pháo được bao bọc bởi hệ

123

thống hàng rào dây thép gai, phía Đông Nam là khu cư trú của lực lượng Liên quân, phía Tây cứ điểm là khu sân bay trực thăng dã chiến. Lực lượng địch ở đây gồm 1 Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, 7 đại đội biệt kích Lôi Hổ và 1 đại đội pháo binh. Mỹ-ngụy không ngừng tăng cường xây dựng, củng cố căn cứ quân sự và sân bay Khâm Đức, xem đây là một trong những cứ điểm "bất khả xâm phạm" ở miền Tây Quảng Nam, nhằm ngăn chặn ta từ căn cứ miền núi hoạt động xuống đồng bằng, ngăn chặn đường vận chuyển của ta lên vùng Tây Nguyên và sang vùng Hạ Lào.

Cứ điểm Ngok Tavak ở phía nam Ngok Tavak (điểm cao 738) khoảng 2km, nằm về phía Tây Nam quận lỵ Khâm Đức khoảng 7km, thuộc quận Khâm Đức, tỉnh Quảng Nam. Cứ điểm địch nằm trên bình độ 540m, án ngữ trên trục đường 14; là tiền đồn bảo vệ hướng Tây Nam quận lỵ Khâm Đức. Lực lượng địch ở cứ điểm gồm: 1 đại đội biệt kích, 1 trung đội pháo 105mm, 1 khẩu đội cối 106,7mm, quân số khoảng 150 tên ngụy và 50 lính Mỹ, do 1 đại úy Mỹ chỉ huy và thiếu tá người Việt làm Phó chỉ huy. Trang bị gồm: 2 pháo 105mm, 1 cối 106,7mm, 3 cối 81mm, 3 trọng liên 12,7mm, 9 đại liên và súng bộ binh các loại. Chúng xây dựng hệ thống công sự trận địa phòng ngự tương đối vững chắc, nhưng do cứ điểm Ngok Tavak nằm sâu trong vùng căn cứ của ta nên khả năng chi viện đường bộ và hỏa lực pháo binh hạn chế, nếu bị ta tiến công dễ bị cô lập; binh lính ở đây luôn lo sợ bị ta tiến công.

Thực hiện ý định của Bộ Tư lệnh chiến dịch, Sư đoàn 2 giao nhiệm vụ cho Trung đoàn BB1 tổ chức lực lượng tiêu

124

diệt địch ở cứ điểm Ngok Tavak. Trung đoàn đã sử dụng đại đội đặc công và Đại đội 2/Tiểu đoàn BB1 của Trung đoàn, được tăng cường 3 súng B41, 4 súng phun lửa là lực lượng chủ công tiến công cứ điểm, lực lượng còn lại của Tiểu đoàn 1 cùng hỏa lực ĐKZ, cối, súng máy phòng không 12,7mm sẵn sàng tăng cường sức chiến đấu phát triển tiêu diệt địch làm chủ trận địa, hoặc sẵn sàng hỗ trợ chiến đấu khi lực lượng đặc công gặp khó khăn.

Chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, các mũi tiến hành tiền nhập, luồn sâu, lót sát mục tiêu: ngày 9/5/1968 ta tấn công đồn tiền tiêu Ngok Tavak, đến 02 giờ ngày 10/5/1968, đại đội đặc công của Trung đoàn phối hợp với bộ binh đã tiêu diệt cứ điểm Ngok Tavak. Quá trình chiến đấu, công tác hiệp đồng rất chặt chẽ, chi viện kịp thời, cán bộ, chiến sĩ kiên cường bám trụ trận địa, đến 15 giờ 30 phút ngày 10/5/1968 ta đã làm chủ trận đánh mở màn cho chiến dịch. Đêm 11 rạng sáng ngày 12/5/1968, Đại đội đặc công và Tiểu đoàn BB11/Trung đoàn 21 và đặc công của Sư đoàn BB2 phối hợp với lực lượng vũ trang huyện Phước Sơn tiến công Khâm Đức. Đến 12 giờ trưa ngày 12/5/1968 ta làm chủ hoàn toàn căn cứ; ta đã tiêu diệt hơn 700 tên, bắt sống 104 tên trong đó có 2 tên cố vấn Mỹ, bắn cháy 9 máy bay trực thăng, 2 máy bay C130, 1 máy bay trinh sát, thu hồi nhiều vũ khí trang bị và phương tiện của địch.

Tiến công tiêu diệt cứ điểm Ngok Tavak giải phóng Khâm Đức, lực lượng đặc công Khu 5 đã thực hiện đánh nhiều trận đồng loạt với quy mô khác nhau trong phạm vi chiến dịch, góp phần quan trọng giải phóng hoàn toàn

125

huyện Phước Sơn.

Chiến thắng Khâm Đức-Ngok Tavak giải phóng huyện Phước Sơn là sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng trong thế trận chiến tranh nhân dân; giữa địa phương với chủ lực; giữa bộ đội đặc công với bộ binh và pháo binh. Lực lượng đặc công với lối đánh luồn sâu, thọc sâu, đánh hiểm hết sức táo bạo, mưu trí, dũng cảm, được sử dụng đánh chiếm nhiều mục tiêu quan trọng tạo điều kiện cho lực lượng chủ lực, bộ đội địa phương tiến công tiêu diệt địch. Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak đã cổ vũ động viên tinh thần chiến đấu anh dũng, ngoan cường của bộ đội đặc công Khu 5. Tạo niềm tin và mở ra những khả năng chiến đấu mới vô cùng to lớn, có vị trí và vai trò chiến lược trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc; xứng đáng là lực lượng "Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn", góp phần xây dựng nên truyền thống và làm rạng rỡ lịch sử chiến đấu hào hùng của quân và dân Khu 5./.

126

CUỘC DI TẢN VỘI VÃ TRƯỚC SỨC TẤN CÔNG CỦA QUÂN GIẢI PHÓNG,

NGÀY 12/5/1968

Nguyễn Tường Vân*

Rất ít tài liệu viết về cuộc di tản ngày 12/5/1968. Đó là câu chuyện buồn của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Trong ngày hôm đó, một số quân nhân thuộc Không Lực Hoa Kỳ lái vận tải cơ C-130, C-123, phi công trực thăng, cùng phi hành đoàn thuộc các lực lượng không lực Hoa Kỳ (Lục Quân và Thủy Quân Lục chiến) đã vội vã đáp xuống phi đạo sân bay Khâm Đức để giải cứu cho các quân nhân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trước sức tấn công của Quân giải phóng vào Cứ điểm quân sự Khâm Đức - Ngok Tavak - Một cứ điểm nằm sâu trong vùng hậu cứ cách mạng, gần biên giới Việt-Lào.

Khâm Đức - Ngok Tavak, Cụm cứ điểm quân sự: Là một thung lũng bằng phẳng nằm lặng lẽ trên triền Đông dãy Trường Sơn hùng vĩ, rộng chừng 500 ha, độ cao trung bình trên 400 mét so với mặt biển, bao bọc nhiều núi cao từ 800 - 1000 mét, dài trên 3 km, rộng trên 1,5 km, cách thành phố Đà Nẵng 135 km về hướng Tây Nam, cách thành phố Tam Kỳ 120 km về hướng Tây Bắc. Phía Nam giáp suối Nước Chè, bên kia là rừng già 48 có điểm cao 676 (Tà Dê), chệch

* Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Phước Sơn.

127

hướng Tây Nam có điểm cao 738 (Ngok Tavak); phía Đông giáp suối Nước Trẻo và sông Đăk My; phía Tây là những dãy núi cao, có đường 141 từ Hòa Cầm lên Đại Lộc, Thượng Đức, Nam Giang, ngược dòng Đăk My đến ngã ba Làng Hồi, băng qua thung lũng Khâm Đức, lên Tây Nguyên rồi nối với các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Sau năm 1954, để tăng cường kiểm soát lên miền núi, Mỹ, ngụy thiết lập một hệ thống đồn, bót từ Bắc Hòa Vang lên Trung Mang, Bến Hiên, Thượng Đức, Bến Giằng, Khâm Đức, Tân An, Phước Lâm, Trà Đốc tạo thành vòng cung phòng thủ từ Hòa Vang đến Tam Kỳ và bố trí một lực lượng quân trấn giữ, gồm: 3 trung đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn đặc nhiệm, 18 tiểu đoàn bảo an, 75 tổng đoàn nghĩa quân và 12 đại đội dân vệ với mục đích ngăn chặn phong trào giải phóng phát triển xuống đồng bằng. Ngày 24/6/1958, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 335-NĐ/CP, thành lập quận Phước Sơn2. Năm 1961, cho xây dựng sân bay Khâm Đức3

để cơ động, ứng cứu giữa các cứ điểm trong vùng và Hạ Lào. Năm 1963, Mỹ thiết lập Trại Lực Lượng Đặc Biệt Khâm Đức4 (Trung tâm Huấn luyện biệt kích Mỹ) do Mỹ

1 Nay là đường Hồ Chí Minh.2 Quận Phước Sơn được thành lập trên cơ cơ nâng cấp đơn vị hành chính

khu III do chính quyền Sài Gòn thành lập năm 1954, gồm vùng Sơn Mỹ (huyện Hiệp Đức ngày nay) và miền Phước Sơn (huyện Phước Sơn ngày nay).

3 Sân bay Khâm Đức được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí 30 triệu đồng, khởi công vào tháng 8/1961 đến tháng 12/1963 thì hoàn thành.

4 Trại Lực lượng Đặc biệt Khâm Đức là một căn cứ thâu thập tin tức tình báo về các cuộc chuyển quân của Quân giải phóng trên hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh. Đơn vị Nghiên Cứu Quan Sát (SOG – NKT) cũng sử dụng Trại

128

trực tiếp huấn luyện.

Cũng tại đây, Mỹ đưa những toán biệt kích, viễn thám xâm nhập vào Hạ Lào và vùng hậu cứ của ta. Khi chiến tranh lan rộng và gia tăng cường độ, chính quyền Sài Gòn cho thành lập Chi khu quân sự Khâm Đức và bố trí một lực lượng trấn giữ trên 1.400 quân, gồm: Toán A-105 Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ1 (LLĐB/HK), 7 đại đội Biệt kích Lôi Hổ (Lực lượng Đặc biệt Việt Nam cộng hòa) và các đơn vị quân chủ lực và địa phương, có cả công binh, pháo binh, do các cố vấn Mỹ và Úc Đại Lợi (Australia) chỉ huy.

Trước Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân

Lực lượng Đặc biệt này làm căn cứ hành quân tiền phương (FOB) cho những toán biệt kích xâm nhập vào đất Lào, dò thám, đánh phá các binh trạm, cơ sở hậu cần, kỹ thuật của ta.

1 Toán A-105 LLĐB/HK nhận bàn giao trại LLĐB Khâm Đức từ liên đoàn 7 LLĐB/HK. Trước khi liên đoàn 5 LLĐB Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, một toán A LLĐB thuộc liên đoàn 1 LLĐB/HK đến lập căn cứ ở một đồn do binh sĩ Pháp để lại trong khu vực. Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (MACV-SOG, NKT/TTM) đến Khâm Đức lập một căn cứ hành quân tiền phương (FOB) cho các toán biệt kích SOG/Lôi Hổ xâm nhập vào khu vực miền Nam nước Lào, vì trại LLĐB Khâm Đức gần biên giới Lào-Việt. Sau đó, đơn vị MACV-SOG dời căn cứ hành quân tiền phương đi Hớn Quản (B-33) ngày 25 tháng Sáu năm 1965. Một toán A trong chương trình Gamma (B-57, tuyển mộ điệp viên nằm vùng) đến trại LLĐB Khâm Đức làm việc trong khoảng giữa năm 1967. Trại LLĐB Khâm Đức còn có một căn cứ hành quân tiền phương trên núi Ngokavat, căn cứ này bị quân giải phóng tiêu diệt một ngày trước khi Căn cứ Khâm Đức di tản ngày 12 tháng 5 năm 1968. Trại LLĐB di chuyển đến Nông Sơn ngày 11 tháng 6 năm 1968. Đến ngày 31 tháng 10 năm 1970 chuyển giao cho Biệt Động Quân và trở thành tiểu đoàn 78 BĐQ Biên Phòng.

129

năm 1968, cùng với Trại Lực lượng Đặc biệt Lang Vei bị quân ta tiêu diệt1, Mỹ, ngụy nhận thấy nguy cơ cứ điểm Khâm Đức cũng sẽ bị quân giải phóng tiến công. Vì vậy, giữa tháng 02/1968, chúng gấp rút mở cứ điểm tiền tiêu Ngok Tavak, có cả sân bay trực thăng để cơ động, ứng cứu và bảo vệ Khâm Đức từ xa. Tại đây, địch bố trí 1 đại đội Dân sự Chiến đấu (Biệt kích Lôi Hổ) thuộc Lực lượng Đặc biệt Việt Nam cộng hòa, 1 đại đội chủ lực (thuộc Sư đoàn 2 ngụy), 1 trung đội pháo binh Mỹ (quân số 33 tên), thuộc Pháo đội D, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, do 8 cố vấn Mỹ và 3 cố vấn Australia trực tiếp chỉ huy. Đồng thời chúng gấp rút nâng cấp sân bay Khâm Đức để máy bay quân sự C130, C123 cất, hạ cánh an toàn.

Tuy Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức - Ngok Tavak được xây dựng kiên cố và hỏa lực mạnh, nhưng là một cứ điểm cô lập, nằm sâu trong vùng kiểm soát của ta, mọi hoạt động tiếp tế, hậu cần của chúng đều phụ thuộc vào đường không. Với thế bố trí quân như trên, cho thấy lực lượng chi viện cho chiến trường Khâm Đức chỉ có thể là Sư đoàn lính

1 Trại Lực lượng đặc biệt Lang Vei cách biên giới Lào - Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị trên 70 Km do Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trấn đóng. Tháng Giêng 1968, Trại Lực lượng đặc biệt Lang Vei do toán A-101 Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ do Đại úy Frank Willoughby - Chỉ huy. Ngoài ra còn có thêm các quân nhân Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ: Trung sĩ nhất William T. Craig - Thường vụ, Toán phó là Trung úy Mike Wilkins, Trung sĩ nhất - Y tá James Holt, Trung sĩ Kenneth Hanna - Chuyên viên vũ khí, Trung sĩ An ninh Peter Tiroch, Trung sĩ Truyền tin Emmanuel E. Phillips, Trung sĩ Arthur Brooks vũ khí, Trung sĩ y tá Nickloas Fragos, các binh sĩ truyền tin William G. McMurray, Franklin H Dooms và người mới gia nhập toán A-101 Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ là Binh nhất Daniel R. Phillips - Chuyên viên chất nổ.

130

thủy đánh bộ American của Mỹ.

Sức tiến công dũng mãnh của Quân giải phóng: Sau khi Căn cứ Khe Sanh bị lực lượng quân giải phóng tiến công, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 2 (QK5) phối hợp với Quân giải phóng địa phương và nhân dân các dân tộc huyện Phước Sơn tiến công tiêu diệt Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức. Đầu tháng 5/1968, phương án tác chiến đã được Bộ Tư lệnh Quân khu 5 phê duyệt và sau một thời gian chuẩn bị chiến trường, chiều ngày 09 tháng 5, các mũi, các hướng của quân ta đồng loạt nổ súng tiến công tiêu diệt cứ điểm Ngok Tavak, chiến trận diễn ra vô cùng khốc liệt, địch tăng viện binh và dùng máy bay, pháo binh đánh trả quyết liệt vào trận địa quân ta. Song, trước sức tiến công dũng mãnh của Quân giải phóng, chiều ngày 10/5/1968 Ngok Tavak đã bị quân ta tiêu diệt gọn.

Thừa thắng xông lên, Trung đoàn 1 tiếp tục hành quân về hướng Tây Nam Khâm Đức, phối hợp với Trung đoàn 21, Tiểu đoàn đặc công sư đoàn, cùng lực lượng vũ trang huyện tiến công Chi khu quân sự, Trại Lực lượng Đặc biệt và sân bay Khâm Đức. Tuy bị Trung đoàn 31 (QK5) kìm chân tại Núi Ngang (Tiên Phước), nhưng quân Mỹ vẫn tăng viện Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 196 thuộc Sư đoàn American lên chiến trường Khâm Đức. Nhưng khi đến nơi quân Mỹ vẫn không dám đánh chiếm các khu ngoại vi đã mất. Ngày 11 tháng 5, quân ta tiếp tục nã pháo dữ dội vào sân bay và đánh chiếm các mục tiêu trận địa khu trung tâm. 6 giờ sáng ngày 12 tháng 5, Cụm cứ điểm Khâm Đức bị quân ta đã siết chặt không còn lối thoát, quân Mỹ, ngụy cũng kịp nhận ra

131

một Lang Vei thứ hai sắp kết thúc.

Lệnh di tản khẩn cấp và Cuộc di tản vội vã được thi hành: Sau khi Ngok Tavak bị tiêu diệt, Khâm Đức bị bao vây và kế hoạch tăng viện của Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV)1 không thực thi được, đêm ngày 10/5, Đại tướng Westmoreland cho rằng Khâm Đức không đủ sức chống lại sức mạnh của Quân giải phóng và ra lệnh di tản binh sĩ Đồng Minh khỏi căn cứ bắt đầu từ buổi sáng ngày 11/5/1968.

Trong kế hoạch cuộc di tản sẽ thực hiện bằng trực thăng, nhưng khi máy bay vừa đến bầu trời Khâm Đức thì hỏa lực của Quân giải phóng đã tấn công khắp mọi nơi, nhiều máy bay bị bắn rơi và chương trình di tản phải tạm ngưng. Lúc này tinh thần binh sĩ Mỹ, ngụy hoang mang tột độ bởi họ không tin vào cuộc di tản thành công. Buổi sáng hôm đó, một vận tải cơ C-130 thuộc phi đoàn 21 Không vận Hoa Kỳ do trung tá Darel D. Cole cùng với phi hành đoàn đáp xuống sân bay mang theo kiện hàng tiếp tế và chuẩn bị cuộc di tản. Khi máy bay vừa ngừng trên phi đạo, một đám đông quân Mỹ, lẫn ngụy xô nhau chen lấn lên máy bay để thoát thân giữa tiếng súng của Quân giải phóng nổ dòn và tiếng đại bác đanh tai, rồi chiếc phi cơ bị trúng đạn không cất cánh được. Cùng lúc đó, một vận tải cơ C-123 do thiếu tá Ray D. Shelton lái đáp xuống phi đạo "bốc" vội một số binh sĩ Mỹ và ngụy rồi vội vàng cất cánh bay đi. Chiếc C-130 sau đó cũng được khắc phục rồi bay về Cam Ranh. Toán điều không tiếp tục điều hành một phi cơ C-130

1 Tiếng Anh: The US Military Assistance Command, Vietnam.

132

khác đến thực hiện cuộc di tản.

Ngay buổi sáng 11 tháng 5, đã có vài phi cơ và máy bay trực thăng của Mỹ bị hỏa lực phòng không của Quân giải phóng bắn rơi, trong đó có máy bay quan sát O-2 và viên phi công kịp nhảy dù thoát chết. Chiều ngày 11/5, Đại tướng Westmoreland thông báo cho Đệ Thất Không lực Hoa Kỳ bắt đầu cuộc di tản bằng vận tải cơ cỡ lớn C-130.

Chiếc C-130 cỡ lớn đầu tiên đáp xuống phi đạo sân bay Khâm Đức để di tản Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ và Lực lượng Dân sự Chiến đấu thuộc Lực lượng Đặc biệt Việt Nam cộng hòa, do thiếu tá Bernard Bucher thuộc phi đoàn 774 Không Vận Chiến Thuật Hoa Kỳ thực hiện "bốc" hơn 200 quân Mỹ, ngụy rồi vội vã cất cánh bay lên. Chiếc C-130B bị trúng đạn Quân giải phóng lảo đảo rơi xuống ngoài phi đạo rồi nổ tung.

Chiếc AC-130E do trung tá Bill Boyd đáp xuống tiếp theo và khi cất cánh ông ta chọn chiều ngược lại và bay thoát. Chiếc AC-130 thứ ba đáp xuống, cũng thuộc phi đoàn 21 Không Vận Chiến Thuật do trung tá John Delmore lái. Chiếc này khi đáp xuống sân bay thì bị trúng đạn Quân giải phóng, nhưng viên phi công cố gắng điều khiển tách nó ra bên lề phi đạo để không trở ngại cho các phi cơ khác thực hiện cuộc di tản.

Để yểm trợ cho cuộc di tản, Bộ Chỉ huy Không lực Hoa Kỳ ra lệnh cho máy bay phản lực từ Căn cứ Chu Lai và Đà Nẵng lên ném bom dữ dội chung quanh phi đạo Khâm Đức để ngăn bước tiến của quân ta. Lợi dụng lúc Quân giải

133

phóng lo đánh trả máy bay oanh kích, chiếc phi cơ thứ tư cũng đáp xuống "bốc" theo một số quân Mỹ, ngụy rồi cất cánh bay đi. Ba chiếc tiếp theo cũng thực hiện thành công cuộc di tản và các trực thăng của Lục Quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ cũng vội vã bay vào "bốc" theo một số tàn quân. Chiếc C-130 thứ tám cũng "bốc" theo được Toán Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ (LLĐB/HK) và các cố vấn Mỹ và cuối cùng là chiếc C-123 đem về được 3 quân nhân Toán Điều không từ sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn) được điều đến trước đó.

Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ (MACV), cuộc di tản chưa kịp hoàn tất thì Khâm Đức đã tràn ngập Quân giải phóng buộc phản lực cơ phải oanh kích vào phi đạo để phá hủy các khí tài, quân trang, quân dụng còn bỏ lại. Và chỉ hơn 500 trong tổng số 1.400 quân Đồng minh (gồm Mỹ, Úc và Việt Nam cộng hòa) được cứu thoát. Điều đau buồn nhất của giới chỉ huy quân đội Mỹ là còn nhiều binh sĩ thuộc Tiểu đoàn 2, lữ đoàn 196 Bộ Binh Nhẹ bảo vệ các cứ điểm xung quanh Khâm Đức bị kẹt lại, cùng với số đông Dân sự Chiến đấu (Biệt kích Lôi Hổ) thuộc Lực lượng Đặc biệt Việt Nam cộng hòa. Chỉ có khoảng mười hai quân nhân Hoa Kỳ thuộc lữ đoàn này sống sót, được trực thăng cứu thoát khi lẩn trốn trong rừng và một quân nhân Mỹ bị Quân giải phóng bắt1 làm tù binh.

Cũng theo báo cáo từ phía Mỹ, tổn thất trong cuộc di

1 Cố vấn Mỹ Julius Long bị Quân giải phóng bắt làm tù binh và được trả tự do năm 1973 trong đợt trao trả tù binh "Home Coming".

134

tản Cứ điểm quân sự Khâm Đức, ngày 12/5/1968, phía Đồng minh có 259 Dân sự Chiến đấu (Biệt kích Lôi Hổ) thuộc Lực lượng Đặc biệt Việt Nam cộng hòa tử trận, trên 100 người chết trong chiếc phi cơ C-130 bị bắn rơi, 25 quân nhân Hoa Kỳ và trên 100 quân nhân thuộc Sư đoàn Bộ binh số 2 (Quân lực Việt Nam cộng hòa) tử trận và hàng trăm quân nhân Mỹ, Việt Nam cộng hòa mất tích, 2 trực thăng CH-47 Chinook (AC-475, 469), 2 trực thăng CH-46 của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, 2 vận tải cơ C-130 của Không Quân, 1 trực thăng UH-1 của Lục Quân và 1 máy bay quan sát O-2 của Mỹ bị bắn rơi1.

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak ngày 12/5/1968, là chiến thắng lớn nhất trên chiến trường miền núi Quảng Nam lúc bấy giờ, nó đã khai thông hành lang chiến lược Đông và Tây Trường Sơn, mở toang "cánh cửa thép" vào hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, nối hậu phương lớn miền Bắc với Khu 4, Khu 5, Tây Nguyên, Hạ Lào và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, mở ra con đường vận tải cơ giới xuống vùng giáp ranh đồng bằng, làm nức lòng đồng bào,

1 Lịch sử Đảng bộ huyện Phước Sơn viết: trên chiến trường Ngok Tavak, quân ta đánh tan rã 1 đại đội biệt kích, 1 đại đội bộ binh ngụy và 1 trung đội pháo binh Mỹ; tiêu diệt và làm bị thương trên 200 tên, bắn rơi 2 máy bay CH47; thu 2 đại bác 105 ly, 1 khẩu pháo 106,7 ly và toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng. Trên chiến trường Khâm Đức, làm tan rã 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, 7 đại đội biệt kích, 1 đại đội pháo binh, tiêu diệt trên 700 tên Mỹ, ngụy, bắt sống 104 tên biệt kích và 1 cố vấn Mỹ làm tù binh (hàng trăm tên tháo chạy bị B52 Mỹ quyết định số phận); bắn rơi 2 máy bay C130, 9 máy bay trực thăng, phá hủy và tịch thu nhiều xe quân sự, hàng ngàn tấn khí tài, đạn dược, quân trang, quân dụng.

135

cán bộ, chiến sĩ toàn huyện, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta, bảo vệ vững chắc vùng hậu cứ cách mạng, góp phần làm nên chiến thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước./.

136

THUNG LŨNG KHÂM ĐỨC - TỪ CĂN CỨ QUÂN SỰ ĐẾN TRUNG TÂM HUYỆN LỴ

PHƯỚC SƠN

Đỗ Văn Xuân*

Khâm Đức - Căn cứ quân sự thời Mỹ, ngụy

Là một thung lũng bằng phẳng nằm lặng lẽ trên triền Đông của dãy Trường Sơn hùng vĩ, rộng chừng 500 ha, độ cao trung bình trên 400 mét so với mặt nước biển, bao bọc bởi nhiều núi cao từ 800 - 1.000 mét, dài trên 3.000 mét, rộng trên 1.500 mét, cách thành phố Đà Nẵng 135 km về hướng Tây Nam, cách thành phố Tam Kỳ 120 km về hướng Tây Bắc. Phía Nam giáp suối Nước Chè, bên kia là khu rừng già 48 có điểm cao 676 (Tàdê), chệch hướng Tây Nam có điểm cao 738 (Ngok Tavak); phía Đông giáp suối Nước Trẻo và sông Đăk My; phía Tây là những dãy núi cao có đường 14B từ Hòa Cầm lên Đại Lộc nối vào đường 14 (nay là Hồ Chí Minh) qua huyện Nam Giang, ngược dòng Đăk My đến ngã ba Lao Mưng (trước đây là ngã ba Làng Hồi), băng qua thung lũng Khâm Đức lên Tây Nguyên đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Xưa kia Khâm Đức là khu rừng già nguyên sinh, có nhiều chim thú và lâm sản quý; là địa bàn cư trú, sinh sống của người Bhnong. Tại đây đã từng hình thành 2 ngôi làng Thượng (Đăk Nhẽ Mừng và Đăk Nhẽ Keo) với cư dân đông

* Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phước Sơn.

137

đúc, có cuộc sống yên bình. Nhưng từ khi thực dân Pháp tăng cường kiểm soát lên miền núi, nhất là những năm 1948 - 1953, quân Pháp coi việc đánh phá vùng tự do là mục tiêu chiến lược hàng đầu. Chúng thường xuyên tổ chức vây ráp, bắn phá, uy hiếp dân làng, mua chuộc dụ dỗ các phần tử xấu và bí mật tổ chức các ổ vũ trang "Goum", gây chia rẽ giữa các dân tộc trong vùng... Do vậy nhân dân các dân tộc Phước Sơn nói chung, nhân dân làng Đăk Nhẽ Mừng và Đăk Nhẽ Keo nói riêng bất hợp tác với giặc, bỏ làng đi nơi khác. Sau này do nhiều biến cố khác nhau (chiến tranh, dịch bệnh, tập tục lạc hậu...) nên 2 ngôi làng này không tồn tại nữa.

Năm 1954, thi hành Hiệp định Genève, các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và cả Liên khu 5 chuyển giao cho chính quyền miền Nam quản lý, thì ngay lập tức chính quyền Sài Gòn đã thiết lập hệ thống đồn bót từ Bắc Hòa Vang lên Trung Mang, Bến Hiên, Thượng Đức, Bến Giằng, Khâm Đức, Tân An, Phước Lâm, Trà Đốc... tạo thành tuyến phòng thủ từ Hòa Vang đến Tam Kỳ và bố trí một lực lượng quân sự trấn giữ, gồm 3 trung đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn đặc nhiệm, 18 tiểu đoàn bảo an, 75 tổng đoàn nghĩa quân và 12 đại đội dân vệ với mục đích ngăn chặn phong trào giải phóng phát triển xuống đồng bằng.

Tại Phước Sơn, ngày 24/6/1958, Tổng thống Ngô Đình Diệm ra Nghị định số 335-NĐ/CP thành lập quận Phước Sơn1. Năm 1961, chính quyền Diệm cho xây dựng sân bay

1 Quận Phước Sơn thành lập trên cơ cơ nâng cấp đơn vị hành chính khu III do chính quyền Sài Gòn thành lập năm 1954, gồm vùng Sơn Mỹ (huyện Hiệp Đức ngày nay) và miền Phước Sơn (huyện Phước Sơn ngày nay).

138

quân sự Khâm Đức1 không ngoài mục đích phục vụ chiến tranh (chuyển quân, vũ khí vào Vùng 2 chiến thuật và cơ động ứng cứu giữa các cứ điểm trong vùng và Hạ Lào). Năm 1963, thiết lập tại đây Trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức2 (Trung tâm huấn luyện biệt kích toàn miền Nam) do Mỹ trực tiếp chỉ huy và huấn luyện. Từ đây, Mỹ đưa những toán biệt kích, viễn thám xâm nhập vào Hạ Lào, Tây Nguyên và các vùng hậu cứ của ta. Năm 1965, Mỹ chuyển chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và ào ạt đổ quân viễn chinh Mỹ và chư hầu vào Đà Nẵng, Chu Lai và trên toàn miền Nam, lúc này Khâm Đức có vai trò đặc biệt quan trọng. Khi chiến tranh gia tăng cường độ, chính quyền Sài Gòn cho thành lập Chi khu quân sự Khâm Đức và bố trí lực quân đội trấn giữ trên 1.400 quân, gồm: Toán A-105 Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ3 (LLĐB/HK), 7 đại đội Biệt kích Lôi Hổ (Lực lượng

1 Sân bay Khâm Đức đầu tư xây dựng với tổng kinh phí 30 triệu đồng, khởi công tháng 8/1961, tháng 12/1963 hoàn thành.

2 Trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức là một căn cứ thâu thập tin tức tình báo về các cuộc chuyển quân của Quân giải phóng trên hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh. Đơn vị Nghiên cứu Quan Sát (SOG – NKT) sử dụng Trại Lực lượng đặc biệt này làm căn cứ hành quân tiền phương (FOB) cho những toán biệt kích xâm nhập vào đất Lào, do thám, đánh phá các binh trạm, cơ sở hậu cần, kỹ thuật của ta.

3 Toán A-105 LLĐB/HK nhận bàn giao trại LLĐB Khâm Đức từ liên đoàn 7 LLĐB/HK. Trước khi liên đoàn 5 LLĐB Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, một toán A LLĐB thuộc liên đoàn 1 LLĐB/HK đến lập căn cứ ở một đồn do binh sĩ Pháp để lại trong khu vực. Đoàn Nghiên cứu Quan Sát (MACV-SOG, NKT/TTM) đến Khâm Đức lập một căn cứ hành quân tiền phương (FOB) cho các toán biệt kích SOG/Lôi Hổ xâm nhập vào khu vực miền Nam nước Lào, vì trại LLĐB Khâm Đức gần biên giới Lào-Việt. Sau

139

đặc biệt Việt Nam cộng hòa) và một số đơn vị quân chủ lực và địa phương, có cả công binh, pháo binh do các cố vấn Mỹ và Australia chỉ huy.

Từ năm 1965 - 1968, đế quốc Mỹ đẩy mạnh chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và đưa cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc lên mức cao nhất. Trên hành lang chiến lược Bắc - Nam (hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh), Mỹ, ngụy thực hiện chiến dịch "khoét đáy", áp dụng triệt để "chiến tranh điện tử", phát triển lối đánh hỗn hợp nhiều loại bom, mìn kết hợp với bộ binh tấn công, nống lấn và thả biệt kích phá hoại vùng tự do. Ở Phước Sơn, Không quân Mỹ liên tục mở các đợt tập kích đánh phá vào hành lang chiến lược đi qua địa bàn. Đồng thời tập trung xây dựng Khâm Đức thành Căn cứ quân sự liên hoàn với hỏa lực mạnh, gồm 10 cứ điểm đóng quân, chốt chặn kiên cố, với nhiều lớp hàng rào kẽm gai và bãi mìn sát thương bảo vệ... Chúng coi đây là "Tiền đồn biên phòng bất khả xâm phạm" ở Vùng I - Quân khu I chiến thuật. Tại khu trung tâm, Mỹ, ngụy bố trí cơ quan đầu não (Chi khu quân sự), trại lực lượng đặc biệt và sân bay Khâm Đức. Chung quanh khu trung tâm, bố trí 5 cứ điểm theo mật: A,B,C,V,Z; khu ngoại vi 5 cứ điểm: O,E,H,I,K. Cách Khâm Đức 7 km về hướng Tây Nam, chúng xây dựng Cứ điểm tiền tiêu Ngok

đó, đơn vị MACV-SOG dời căn cứ hành quân tiền phương đi Hớn Quản (B-33) ngày 25/6/1965. Một toán A trong chương trình Gamma (B-57, tuyển mộ điệp viên nằm vùng) đến trại LLĐB Khâm Đức làm việc trong khoảng giữa năm 1967. Trại LLĐB Khâm Đức còn có một căn cứ hành quân tiền phương trên núi Ngoktavak, căn cứ này bị quân ta tiêu diệt một ngày trước khi Khâm Đức được giải phóng ngày 12/5/1968.

140

Tavak để bảo vệ Khâm Đức từ xa và ngăn chặn Quân giải phóng hoạt động từ Tây Nguyên sang Phước Sơn. Từ Khâm Đức địch đưa quân chiếm đóng các điểm cao: Đồi 59, Đồi Xàrôn và một số nơi khác, kìm kẹp nhân dân và làm hoa tiêu, chỉ điểm để máy bay, pháo binh địch đánh phá vùng hậu cứ cách mạng, cắt đứt hành lang chiến lược của ta; lùng sục, càn quét, sát hại đồng bào, cướp bóc tài sản... gây biết bao tội ác với cách mạng và nhân dân.

Đối với ta, Khâm Đức là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng không những của tỉnh Quảng Nam mà của cả Khu 5; là cửa ngõ xuống đồng bằng, nơi đứng chân của nhiều đơn vị quân đội, cơ quan đầu não của Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5; có hành lang chiến lược Bắc - Nam & Đông - Tây, đường ống dẫn xăng dầu, đường thông tin Tải 3... qua địa bàn huyện. Do đó Khâm Đức luôn có vị trí chiến lược quan trọng của cả hai phía (ta và địch). Vì vậy mệnh lệnh tiêu diệt Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức - Ngok Tavak, giải phóng huyện Phước Sơn là mục tiêu hàng đầu trong chiến dịch Hè năm 1968 (Kế hoạch X1) của Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5.

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak, góp phần đánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" 1969 - 1972

Để giành thắng lợi "Kế hoạch X1" ngay từ trận đầu, ngày 05/5/1968, Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định mở chiến dịch bao vây Chi khu Thượng Đức, căn cứ lực lượng cơ động của Mỹ, ngụy tạo thuận lợi để quân ta

141

thọc sâu vào các thành phố, thị xã, thị trấn tiêu diệt sinh lực địch. Riêng miền núi Quảng Nam, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao cho Sư đoàn 2 (QK5) phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương mở chiến dịch tấn công địch tại Núi Ngang (Tiên Phước); xóa sổ trận địa pháo của Mỹ ở núi Miếu, núi Ông Sầm; vây ép cứ điểm Phước Lâm; tiến công tiêu diệt căn cứ Khâm Đức khai thông hành lang chiến lược, tạo thời cơ tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch Thu năm 1968 (Kế hoạch X2) và giành thế chủ động trên khắp chiến trường Khu 5, tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công, đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.

Chiến dịch giải phóng Khâm Đức do Sư đoàn 2 (QK5) phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Phước Sơn thực hiện. Sau một thời gian chuẩn bị chiến trường, chiều ngày 09/5/1968, lực lượng vũ trang Sư 2 (QK5) và quân giải phóng huyện đồng loạt nổ súng tấn công cứ điểm tiền tiêu Ngok Tavak. Mặc dù quân địch chống trả quyết liệt, máy bay, pháo binh địch bắn phá dữ dội vào đội hình quân ta, nhưng bộ đội ta vẫn anh dũng chiến đấu tiến lên tiêu diệt quân thù. Đến 15 giờ ngày 10/5, bộ đội ta làm chủ hoàn toàn Ngok Tavak, đánh tan 2 đại đội biệt kích, 1 đại đội bộ binh, 1 trung đội pháo binh Mỹ, tiêu diệt và làm bị thương gần 200 tên, bắn rơi 2 máy bay, thu 2 đại bác 105 ly, 1 khẩu pháo 106 ly và thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.

Thừa thắng xông lên, Tư lệnh Sư đoàn chỉ thị đẩy

142

nhanh tốc độ tiến công tiêu diệt địch trên toàn chiến trường, quân ta nhanh chóng cơ động tấn công tiêu diệt Chi khu Khâm Đức. Ngày 11/5 các mũi, các hướng quân ta thần tốc tiến công dữ dội các cứ điểm ngoại vi và lần lượt san bằng các mục tiêu khu trung tâm. Lực lượng du kích và thanh niên xung phong bám sát chiến trường phục vụ chiến đấu và tổ chức đánh địch tháo chạy, bắt và áp giải tù binh, chuyển thương binh, tử sĩ về tuyến sau... Đêm 11 rạng sáng ngày 12/5, quân ta tiêu diệt toàn bộ các cứ điểm ngoại vi D,E,H,I,K. Pháo binh ta nã pháo dữ dội vào sân bay. Các mũi, các hướng của Trung đoàn 21, Trung đoàn 1, Tiểu đoàn Đặc công và các đơn vị khác của sư đoàn nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa. 6 giờ sáng ngày 12/5, toàn bộ khu trung tâm bị quân ta bao vây, siết chặt và tấn công dữ dội. Biết không cứu vãn được Khâm Đức, Tướng Westmoreland ra lệnh di tản căn cứ Khâm Đức và Bộ Chỉ huy tác chiến Sư đoàn American ra lệnh cho Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 196 quân Mỹ tiêu diệt. Nhưng lúc này cả Khâm Đức đang nằm trong bão lửa, quân địch bỏ trận địa xuyên rừng chạy trốn, số thì bị quân ta truy kích tiêu diệt, số thì bị B52 Mỹ tiêu diệt. Đến trưa ngày 12/5, quân ta làm chủ hoàn toàn chiến trường Khâm Đức, làm tan rã 1 Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, 7 đại đội biệt kích Lôi Hổ, tiêu diệt trên 700 tên địch, làm bị thương hàng trăm tên, bắt sống 104 tên biệt kích và 1 Cố vấn Mỹ, chưa kể hàng trăm quân Mỹ, ngụy mất tích; bắn rơi 2 máy bay CH47, 2 máy bay C130, 4 máy bay trực thăng, thu toàn bộ vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng.

Mất Khâm Đức, địch điên cuồng ném bom, bắn pháo,

143

rải chất độc hóa học khắp núi rừng Phước Sơn, hủy diệt sự sống của đồng bào ta. Từ năm 1969 - 1972, Không quân Mỹ liên tục mở các cuộc tập kích bằng máy bay B52, B57, B66 vào hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh qua địa bàn và mở nhiều cuộc càn quét vào các xã Phước Gia, Phước Trà, Phước Hiệp và các xã vùng cao gây nhiều tổn thất cho cách mạng và nhân dân. Đặc biệt từ tháng 7 đến tháng 9/1970, quân Mỹ, ngụy ào ạt mở cuộc càn quét lên miền núi Quảng Nam, chúng huy động hơn 10 tiểu đoàn tham chiến, gồm: Lữ đoàn B Thủy quân lục chiến ngụy, Trung đoàn 6 (Sư 2 ngụy), 2 Tiểu đoàn Biệt động và một số đơn vị pháo binh, công binh, Lữ đoàn 196 kỵ binh bay (Sư đoàn American) và các loại máy bay chiến đấu, pháo đài bay B52 liên tục ném bom, đánh phá vào các vùng giải phóng. Toàn bộ Lữ đoàn 196 kỵ binh bay Mỹ chiếm giữ thung lũng Khâm Đức; Trung đoàn 6 (Sư 2 ngụy) càn quét từ Khâm Đức lên Đăk Glie, chiếm giữ điểm cao 1.290m - đầu mối tiếp nhận chi viện (110 B) vào chiến trường Khu 5 do Trung đoàn 230 (Cục hậu cần, QK5) đảm nhiệm. Trong cuộc càn quét này, quân Mỹ, ngụy bắn phá dữ dội vào hành lang chiến lược và cơ sở cách mạng của ta, đốt phá nhà cửa, nương rẫy, hoa màu... gây thiệt hại lớn cho cách mạng và nhân dân1.

Để bảo vệ vững chắc vùng tự do, quân và dân huyện nhà phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang Quân khu và tỉnh liên tục phản kích, tấn công các cuộc càn quét của địch,

1 Trong 6 cuộc càn lần này đã làm 35 người chết, 34 người bị thương; hủy hoại 3,4 triệu gốc sắn, 1.749 ang giống lúa rẫy, 4.194 lon bắp giống, 161.000 gốc khoai môn, 10.476 gốc chuối. Đốt cháy 5 làng, 125 ang bắp; làm chết 11 con heo, 4 con trâu và nhiều tài sản khác của nhân dân. (Sđd, trang 220, Những sự kiện lịch sử Đảng bộ huyện Phước Sơn 1945 - 1975).

144

khi thì vây đánh địch lùng sục, lúc thì chủ động tấn công vào các Sở Chỉ huy hành quân, các cụm đóng quân và các trận địa pháo... gây cho chúng nhiều thiệt hại. Riêng trong cuộc phản kích từ ngày 12/7 đến 26/8/1970, trên chiến trường Khâm Đức - Bến Giằng, quân ta đã tiêu diệt trên 1.440 tên địch, phá hủy 12 đại bác và nhiều phương tiện chiến tranh, bắn rơi và làm bị thương 18 máy bay, tịch thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Trên mặt trận Khâm Đức, Tiểu đoàn Đặc công 404 (QK5) đã thần tốc hành quân từ ĐăkPét về Khâm Đức và ngay sau khi tiếp cận mục tiêu, rạng sáng ngày 05/8/1970, các chiến sĩ Đặc công đã bất thần tấn công Sở Chỉ huy hành quân Lữ đoàn 196 kỵ binh bay (Sư đoàn American) và các điểm đóng quân của chúng, tiêu diệt gọn Sở Chỉ huy và hàng trăm quân Mỹ. Bị tiến công liên tục và thiệt hại nặng nề trong cuộc hành quân, toàn bộ quân Mỹ, ngụy đã phải tháo chạy khỏi Khâm Đức và Bến Giằng, huyện Phước Sơn và vùng hậu cứ cách mạng Khu 5 tiếp tục được bảo vệ vững chắc.

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak tháng 5/1968 và các thắng lợi to lớn giành được trên chiến trường miền Tây Quảng Nam trong những năm 1969 - 1972 đã mở toang "Cánh cửa thép" vào hành lang chiến lược, kết nối, mở rộng, vươn sâu, vươn xa các trục đường ngang từ vùng giải phóng vào hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, kịp thời vận tải vũ khí, khí tài, đạn dược, lương thực, thực phẩm và cơ động lực lượng chiến đấu vào các chiến trường, góp phần đánh bại một bước quan trọng Chiến lược "Việt Nam hóa

145

chiến tranh" của Mỹ, ngụy trên chiến trường Khu 5 từ (1969 - 1972).

Từ vùng kinh tế hậu phương đến Trung tâm huyện lỵ Phước Sơn

Ngày 27/01/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Nhưng từ sáng sớm ngày 28/01/1973 - thời điểm quy định ngừng bắn có hiệu lực thì ngay lập tức quân địch đã mở các cuộc càn quét tái chiếm các vùng ta mở ra trước ngày 26/01/1973 và đưa quân lấn chiếm các vùng tranh chấp, vùng lõm và vùng giải phóng cũ của ta.

Để bảo vệ vùng tự do, xây dựng thực lực cách mạng và ổn định đời sống nhân dân, từ năm 1973 - 1975, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Phước Sơn phối hợp chặt chẽ với Binh đoàn 773 (QK5), tập trung bảo vệ vùng hậu cứ và hành lang chiến lược qua địa bàn. Tiếp tục huy động sức người, sức của cho kháng chiến, mở các tuyến giao thông từ Khâm Đức lên Đăk Glie xuống Bến Gằng, qua Trà My, Hiệp Đức, Đức Dục nối vào hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh phục vụ chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Đồng thời tập trung xây dựng vùng kinh tế hậu phương, thi đua sản xuất chiến đấu, tất cả để giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Mặc dù tiếng bom đạn quân thù chưa dứt hẳn trên quê hương, nhưng Khâm Đức như một công trường hối hả, tiếng máy cày, máy ủi, tiếng cuốc, xẻng, tiếng hò reo của bộ đội, thanh niên xung phong thi đua phá đá, mở đường, khai

146

hoang vỡ ruộng, làm nà, đẩy mạnh tăng gia sản xuất... Sau 3 năm xây dựng kinh tế hậu phương (1973 - 1975), những chứng tích chiến tranh trên chiến trường Khâm Đức năm xưa từng bước nhường chỗ cho những đồng lúa, nương khoai, công trình thủy lợi Hồ Mùa Thu, Hồ C7 và nhiều tuyến giao thông thay cho những lô cốt, công sự, giao thông hào... Từ vùng kinh tế Khâm Đức, Binh đoàn 773 (QK5) đã đóng góp cho quân đội mỗi năm hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm và giúp địa phương từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975), Khâm Đức vẫn là khu doanh trại của Trung đoàn 542 thuộc Sư đoàn 472 đóng quân. Cuối năm 1979, Khâm Đức chính thức được phê duyệt làm Trung tâm huyện lỵ. Ngày 21/3/1986, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ký Quyết định số 27/HĐBT thành lập thị trấn Khâm Đức và ngày 12/5/1986 thị trấn Khâm Đức chính thức đi vào hoạt động, viết tiếp trang sử mới - từ Căn cứ quân sự thời Mỹ, ngụy đến Trung tâm huyện lỵ Phước Sơn ngày nay.

Sau 45 năm chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak (12/5/1968 - 12/5/2013) và qua 27 năm xây dựng, phát triển (12/5/1986 - 12/5/2013), thị trấn Khâm Đức từng bước “thay da đổi thịt”, từ Căn cứ quân sự của Mỹ, ngụy đầy tội ác, nay trở thành đô thị trẻ trung năng động và đang trên đà phát triển, có diện tích tự nhiên 2.998 ha; dân số trên 6.100 người (tăng gấp 4 lần so với năm 1986). Hiện nay thị trấn tiếp tục được chỉnh trang và quy hoạch mở rộng lên 4.000

147

ha, dự báo dân số trên 10.000 người và sớm trở thành đô thị loại 4 vào những năm 2020 - 2025.

Phát huy tinh thần chiến thắng Khâm Đức trong sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phước Sơn và thị trấn Khâm Đức đã tập trung mọi nguồn lực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Qua 27 năm xây dựng và phát triển, Khâm Đức có những bước đi khá vững chắc, tốc độ tăng trưởng (GDP) mỗi năm từ 12 - 15%; (GDP) bình quân đầu người năm 2012 trên 10.000.000 đồng (tăng gấp 7 lần so với năm 1986 và cao hơn 1,8 lần so với mức bình quân chung của huyện). Toàn thị trấn có trên 100 doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn) và trên 800 hộ kinh doanh, mỗi năm thị trấn đóng góp cho ngân sách nhà nước từ 6,5 - 7 tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, giao thông kết nối với các vùng, miền trong và ngoài huyện, gần 30 trục đường nội thị được xây dựng kiên cố và đặt tên đường. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Hệ thống chính trị được củng cố kiện toàn, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Để xứng đáng với vai trò Trung tâm huyện lỵ Phước Sơn, thị trấn Khâm Đức quyết tâm phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị xanh, sạch, đẹp; là nơi đến, điểm dừng của du khách; vùng động lực phát triển của huyện Phước Sơn.

VAI TRÒ CỦA LLVTND TỈNH QUẢNG NAM TRONG CHIẾN DỊCH TIÊU DIỆT CỤM

148

CỨ ĐIỂM KHÂM ĐỨC - NGOK TAVAK (12/5/1968)

Đại tá Trần Minh Chín*

Đợt 1 cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, quân và dân ta ở miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37 trong tổng số 44 tỉnh, 4 trong số 6 đô thị lớn, 64 trong số 242 quận lỵ, ở hầu khắp các “ấp chiến lược” và các vùng nông thôn, buộc địch phải co về phòng ngự thành phố, thị xã; tạo điều kiện thuận lợi để ta củng cố, mở rộng vùng giải phóng. Trên địa bàn Quân khu 5, trong đợt 2 cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, Thường vụ Khu ủy và Đảng ủy Quân khu chủ trương mở chiến dịch Hè (X1) năm 1968, sử dụng một lực lượng nhỏ tiếp tục tiến công vào đô thị, đại bộ phận chuyển ra ngoài, đánh địch, mở rộng vùng giải phóng. Sư đoàn 2 có nhiệm vụ tiêu diệt cụm cứ điểm Khâm Đức - Ngok Tavak, giải phóng Khâm Đức, khai thông đường 14 và tuyến hành lang chiến lược. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao cho các lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam, Quảng Đà phối hợp chặt chẽ với chủ lực Quân khu trong quá trình tác chiến chiến dịch.

1. Hiệp đồng rộng khắp, tạo thế trận bao vây, chia cắt; phối hợp với chủ lực thu hút, giam chân địch.

Lực lượng vũ trang địa phương hiệp đồng tác chiến

* Tỉnh ủy viên, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam.

149

rộng khắp, tạo thế trận bao vây, chia cắt trên địa bàn toàn tỉnh và khu chiến Phước Sơn.

Để tiếp tục đẩy mạnh cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, phối hợp chặt chẽ với cấp trên, Ban Cán sự - Tỉnh đội Quảng Nam xác định: ‘‘Tích cực hoạt động theo mệnh lệnh của trên, quyết tâm thực hiện mục đích, yêu cầu của chiến dịch. Sau ngày N (ngày 05/5/1968 - TG), dùng lực lượng nhỏ liên tục đánh vào thị xã, quận lỵ, còn lực lượng lớn tập trung đánh giải tỏa tuyến đường Tam Kỳ - Tiên Phước, tiêu diệt tiểu đoàn cộng hòa và chi đoàn thiết giáp tại khu vực này, phá âm mưu của chúng để hiệp đồng chiến trường với cấp trên cũng như khu điểm của tỉnh. Khu vực Chu Lai và các huyện liên tục hoạt động, kiềm chế, tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, liên tục dùng đặc công, biệt động đánh sâu vào thị xã Tam Kỳ’’1

.

Rạng sáng ngày 05/5/1968, phối hợp với bộ đội chủ lực, các lực lượng vũ trang tỉnh mở màn chiến dịch. Lực lượng vũ trang huyện Đại Lộc phối hợp với Trung đoàn 36 tiến công chi khu quận lỵ Thượng Đức. Pháo binh Mặt trận 4 bắn phá các sân bay, trận địa pháo của địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Các tiểu đoàn của Mặt trận 4 áp sát thị xã Hội An, trong đêm, đồng loạt nổ súng tiến công vào 13 mục tiêu ở nội ô và vùng ven, tiêu diệt 321 tên địch, trong đó có hơn 200 tên ác ôn, bình định. Tiểu đoàn Đặc công 89 tập kích bãi xe cơ giới Cẩm Bình, phá hủy 56 xe

1Dẫn theo Nghị quyết Ban Cán sự - Tỉnh đội Quảng Nam họp ngày 08/6/1968, Tài liệu số 51/1968, lưu tại Ban KH-CN-MT, BSLS, TK/Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam, tr.1.

150

tăng, xe bọc thép.

Ở khu vực Tam Kỳ, Tiểu đoàn 70 tập kích cứ điểm Cống Lở, tiêu diệt gọn đại đội bảo an 1/126, cắt đứt đoạn đường Quán Rường - Chiên Đàn, uy hiếp phía Tây tỉnh đường Quảng Tín. Tiểu đoàn 72 đột nhập thị xã, tiêu diệt và bắt sống hơn 50 tên ác ôn đang trú ngụ tại khu vực Vườn Lài. 

Ở phía Nam, Ban Chỉ huy Mặt trận Chu Lai sử dụng Đại đội V20, Đại đội V14 và lực lượng công binh tập kích cứ điểm Bà Bầu, diệt gọn 1 đại đội, tiêu hao 1 đại đội khác, đánh sập cầu, cắt đứt giao thông trên quốc lộ 1; pháo binh của Mặt trận bắn phá cứ điểm núi Ông Sầm, cụm pháo núi Miếu và sân bay Chu Lai.

Đối với khu chiến Phước Sơn, ngay sau khi địch đặt chân lên địa bàn, Huyện ủy đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị, chống địch thiết lập hệ thống chính quyền phản động, chống âm mưu của địch trong chiến dịch “Thượng du vận” giành nhiều thắng lợi quan trọng. Tháng 01/1961, Huyện đội Phước Sơn thành lập, các lực lượng vũ trang huyện được xây dựng, phát triển mạnh về quân số và khả năng chiến đấu; huyện thành lập Đại đội V71 bộ đội huyện, các xã thành lập được trung đội dân quân, du kích. Sau khi ra đời, lực lượng vũ trang huyện tích cực huấn luyện, đẩy mạnh tác chiến, phối hợp tác chiến, đánh bại các cuộc hành quân càn quét lên miền núi của địch, giữ vững căn cứ của Tỉnh ủy và Khu ủy 5; góp phần thu hẹp phạm vi kiểm soát của địch, cô lập chi khu quận lỵ Khâm Đức, tạo điều kiện

151

thuận lợi cho bộ đội chủ lực khi tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Khâm Đức - Ngok Tavak.

Quán triệt chủ trương của Thường vụ Khu ủy, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5, trong chiến dịch Hè năm 1968, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Quảng Nam các lực lượng vũ trang tỉnh đã hoạt động rộng khắp, tác chiến liên tục, tạo ra chiến trận trên toàn tỉnh, tạo thế trận bao vây, chia cắt, buộc địch phải đối phó trên diện rộng, không có khả năng tăng cường lực lượng, củng cố hệ thống phòng ngự tại Khâm Đức.

Phối hợp với bộ đội chủ lực thu hút, giam chân địch không để chúng chi viện vào khu vực tác chiến.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình địch, khi giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 2, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 lưu ý: phải có kế hoạch đối phó với lực lượng chi viện của sư đoàn A-me-ri-can vào phạm vi chiến dịch. Sau khi phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương trinh sát kỹ địa bàn, Ban Chỉ huy Sư đoàn 2 sử dụng Trung đoàn 31, tăng cường Tiểu đoàn đặc công (thiếu), một đại đội súng máy phòng không 12.7mm, một đại đội cối 82mm, mở khu chiến ở núi Ngang, quyết tâm tiêu diệt, kiềm chế, giam chân một tiểu đoàn Mỹ thuộc lữ 196, sư đoàn A-me-ri-can trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 ngày.

Tỉnh ủy, Tỉnh đội Quảng Nam chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang huyện Tiên Phước, Thăng Bình, Tam Kỳ phối hợp chặt chẽ với chủ lực Quân khu. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Tiên Phước, quân và dân trong

152

huyện đã hết lòng giúp đỡ bộ đội với các công tác như: dẫn đường, cung cấp, vận chuyển lương thực, thực phẩm, tải thương, tải đạn vào những khu vực quy định, tăng cường xây dựng, bố phòng làng, xã chiến đấu.

Huyện đội nghiên cứu tình hình, tham mưu xây dựng kế hoạch phối hợp, huấn luyện các phương án chiến đấu, du kích các xã đặc biệt là du kích 3 xã Phước Sơn - Phước Cẩm - Phước Hà (nay là Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà, huyện Tiên Phước) tích cực xây dựng hệ thống hầm hào, cặm bẫy bố phòng, sẵn sàng đánh địch khi chúng chi viện hoặc rút lui.

Rạng sáng ngày 05/5/1968, chiến trận ở núi Ngang diễn ra, chỉ trong 2 ngày chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt 83 tên địch, bắn rơi 7 chiếc HU-1A, bắn bị thương 4 chiếc khác. Chấp hành mệnh lệnh tác chiến phối hợp, bộ đội tập trung tỉnh, bộ đội huyện, dân quân, du kích các huyện Tiên Phước, Thăng Bình, Tam Kỳ liên tục mở các đợt tác chiến, tiêu hao, tiêu diệt, căng kéo, giam chân địch, không để chúng tập trung chi viện vào khu vực tác chiến núi Ngang. Tại núi Đoát (núi Hoắc) du kích Phước Sơn cùng bộ đội chủ lực chiến đấu suốt 3 ngày đêm, đánh bật một đơn vị địch. Ngày 07/5/1968, một đại đội địch đi càn vào thôn 1, xã Phước Lộc bị ta chặn đánh, chúng buộc phải rút lui. Tại Phước Tiên (nay là xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước), Đại đội 7 huyện Tiên Phước phối hợp với một đơn vị bộ đội tập trung của tỉnh tổ chức phục kích đoạn đường từ đồi Chùa đến ngã ba Bà Xù, tiêu diệt gọn 1 đại đội, 2 trung đội và 1

153

ban chỉ huy hỗn hợp quân ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu 154 tên, thu 23 súng các loại, phá tan âm mưu nối lại trục đường Tam Kỳ - Tiên Phước. Thành tích tác chiến trên của lực lượng vũ trang tỉnh đã góp phần cùng với chủ lực Quân khu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu hao, tiêu diệt, thu hút, giam chân địch, không để chúng chi viện vào khu chiến Khâm Đức - Ngok Tavak.

2. Phát huy thế mạnh, sở trường của lực lượng vũ trang địa phương phối hợp có hiệu quả với chủ lực Quân khu trong phạm vi chiến dịch.

Lực lượng bộ đội tập trung của tỉnh không trực tiếp tham gia chiến đấu trong chiến dịch tấn công tiêu diệt cụm cứ điểm Khâm Đức - Ngok Tavak. Tỉnh đội cử đồng chí Liên trực tiếp xuống tham gia chiến dịch cùng với Huyện đội Phước Sơn. Thực lực của lực lượng vũ trang huyện lúc này có 1 đại đội bộ đội địa phương, mỗi xã tổ chức một đến hai trung đội dân quân, du kích, Ban chỉ huy Huyện đội biên chế đầy đủ, tổ chức Đảng vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang toàn huyện tác chiến thắng lợi; riêng vũ khí, trang bị có nhiều hạn chế.

Trước chiến dịch, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Nam, Huyện ủy Phước Sơn triển khai các biện pháp chuyển hướng tư tưởng cho quân và dân trong huyện sẵn sàng giúp đỡ, phối hợp đánh địch khi quân giải phóng tiến vào địa bàn. Tỉnh ủy Quảng Nam cử đồng chí Lộc - cán bộ binh vận của tỉnh trực tiếp xuống Phước Sơn hướng dẫn công tác binh vận, lực lượng vũ trang làm nòng cốt xây

154

dựng đội “cảm tử quân”, nhiệm vụ của đội là xâm nhập, kêu gọi binh lính trong chi khu quận lỵ Khâm Đức bỏ súng, trở về với nhân dân.

Giữa tháng 4/1968, đồng chí Khánh chỉ huy của Sư đoàn 2 gặp Thường vụ Huyện ủy truyền đạt chủ trương của Quân khu ủy về tiến công cứ điểm Khâm Đức - Ngok Tavak, trao đổi kế hoạch phối hợp giữa lực lượng vũ trang huyện với bộ đội Sư đoàn 2 và huy động nhân dân địa phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, tải thương phục vụ chiến đấu. Huyện ủy cử đồng chí Hồ Văn Điều - Bí thư Huyện ủy, đồng chí Phạm Đình Hường - Thường vụ Huyện ủy, Chính trị viên Huyện đội trực tiếp tham gia vào Ban Chỉ huy chiến dịch giải phóng Khâm Đức.

Huyện ủy Phước Sơn triệu tập cuộc họp khẩn cấp bàn công tác tổ chức, sử dụng lực lượng phối hợp, phục vụ chiến dịch. Huyện quyết định huy động 350 dân công, gần 300 du kích các xã vùng cao và một trung đội dân quân của xã Phước Hiệp, đại đội bộ đội địa phương huyện tham gia chiến dịch. Lực lượng vũ trang huyện có nhiệm vụ trinh sát cùng lực lượng đặc công của Sư đoàn, dẫn đường trong quá trình tác chiến, chốt chặn các địa bàn chiến lược, sẵn sàng đánh viện hoặc đánh địch rút lui, tiêu diệt một số cứ điểm vòng ngoài theo quy định, dân quân, du kích các xã hỗ trợ nhân dân đào hầm tránh bom đạn, phi pháo, sơ tán và tham gia các công tác phục vụ tác chiến; Huyện ủy phân công các đồng chí huyện ủy viên trực tiếp xuống đứng chân, chỉ đạo ở những địa bàn trọng điểm. Toàn bộ lực lượng được chia

155

làm hai hướng: một hướng từ Xuân Mãi, Nước Lăng lên Khâm Đức do đồng chí Phạm Đình Hường chỉ huy; một hướng từ Trà Dê qua Khâm Đức do đồng chí Đế - Huyện đội trưởng chỉ huy; bộ phận trinh sát, dẫn đường do đồng chí Nhẽ chỉ huy. Sau khi thông suốt nhiệm vụ, lực lượng rút về căn cứ của Huyện đội, tích cực luyện tập các phương án hiệp đồng chiến đấu.

Đêm 09/5/1968, lực lượng ta nổ súng tấn công cứ điểm Ngok Tavak. Địch lợi dụng hệ thống hầm ngầm chống cự quyết liệt. Trận đánh kéo dài đến ngày hôm sau, ta làm chủ thế trận, địch lệnh cho bọn sống sót tháo chạy. Lực lượng vũ trang địa phương huyện dựa vào thế trận đã chuẩn bị sẵn, vận dụng các hình thức chiến thuật phục kích, tập kích đánh địch. Đêm 11 rạng sáng ngày 12/5/1968, phối hợp với chủ lực Quân khu, bộ đội huyện tiến công các cứ điểm ngoại vi; tại Trà Dê, đại đội bộ đội địa phương huyện tiêu diệt gọn hai trung đội ngụy; lực lượng du kích các xã tổ chức đánh quân tháo chạy và quân chi viện ở vòng ngoại, góp phần bao vây, siết chặt quân địch tại cứ điểm Khâm Đức. 6 giờ, ngày 12/5/1968, pháo của ta được đưa vào vị trí chiếm lĩnh theo quy định, sẵn sàng khóa chặt các cửa ngõ vào thung lũng Khâm Đức. Địch sử dụng máy bay phản lực, pháo đài bay B52 dội bom vào các trận địa hỏa lực và chốt điểm của ta. Ta tổ chức lực lượng vừa đánh máy bay, vừa bí mật cơ động đội hình lên phía trước. Sân bay bị bắn phá, không phận bị khống chế, đúng 12 giờ ngày 12/5/1968, bọn địch tháo chạy, ta hoàn toàn làm chủ Khâm Đức.

Trong cuộc chiến tranh nhân dân, lực lượng vũ trang 3

156

thứ quân phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Bộ đội chủ lực là lực lượng chính quy, tinh nhuệ, được trang bị vũ khí, phương tiện hiện đại, đóng vai trò quyết định trong những trận đánh then chốt. Lực lượng vũ trang địa phương với ưu thế là lực lượng tại chỗ, thông thuộc địa hình, địa vật có vai trò quan trọng trong việc phối hợp với bộ đội chủ lực tác chiến trên địa bàn. Trong chiến dịch tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Khâm Đức - Ngok Tavak, lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Nam đã hiệp đồng tác chiến rộng khắp, tạo thế trận, thu hút, giam chân địch, phối hợp tác chiến có hiệu quả trong khạm vi chiến dịch, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi./.

157

KHU CHIẾN NÚI NGANG - SỰ KẾT HỢP HOÀN HẢO GIỮA HAI KHU CHIẾN

ĐIỂM VÀ DIỆN TRONG CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG KHÂM ĐỨC (12/5/1968)

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phước Sơn

Cuộc Tổng công kích, Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta, đã giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Song, chiến dịch Tết Mậu Thân ta vẫn chưa đánh quỵ và làm tan rã hoàn toàn quân địch, để chúng kịp trở tay phản kích, đánh phá nặng nề vào các vùng giải phóng. Riêng ở Quảng Nam trong chiến dịch "Toàn thắng" và "Đẩy Cộng sản về rừng", hai Lữ đoàn Kỵ binh bay 196 và 198 của Mỹ đóng tại Tuần Dưỡng, huyện Thăng Bình và núi Quế, huyện Quế Sơn liên tục mở các cuộc càn quét vào vùng giải phóng phía tây huyện Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước... Lữ đoàn 196 đổ một tiểu đoàn kỵ binh bay và một đại đội pháo binh 105 mm đóng chốt tại dãy núi Ngang nằm trên địa phận ba xã Sơn-Cẩm-Hà thuộc huyện Tiên Phước để khống chế vùng hậu phương của ta. Hàng ngày quân địch ở núi Ngang thường xuyên lùng sục, càn quét chung quanh khu vực và đóng chốt ở sườn đồi Liệt Kiểm, núi Vú để phòng ngự từ xa.

Đầu tháng 3/1968, Sư đoàn 2 (QK5) nhận lệnh hành quân ngược về phía tây Quảng Nam để chuẩn bị chiến dịch giải phóng Khâm Đức. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Chỉ

158

huy Sư đoàn 2 (QK5) nhận định: Theo kế hoạch bố trí quân địch hiện nay, thì việc chi viện cho chiến trường Khâm Đức chỉ có thể là Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đóng ở căn cứ Chu Lai thực hiện. Vì vậy để kìm chân, căn kéo không cho quân địch tiếp viện khi chiến trường Khâm Đức nổ ra, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2 giao cho Trung đoàn 31, Sư đoàn 2 (QK5) mở khu chiến núi Ngang ở huyện Tiên Phước do Phó Chính ủy Sư đoàn Nguyễn Huy Chương và Sư đoàn phó Lê Kích trực tiếp chỉ huy. Ở chiến trường Khâm Đức giao cho Trung đoàn 1 (Trung đoàn Ba Gia), Trung đoàn 21 và các đơn vị khác của sư đoàn đảm nhận do Chính ủy Sư đoàn Nguyễn Ngọc Sơn và Sư đoàn trưởng Giáp Văn Cương chỉ huy phương án giải phóng Khâm Đức.

Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Quân khu, Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2 (QK5) đã thành lập một đoàn cán bộ nghiên cứu khu chiến núi Ngang do đồng chí Nguyễn Huy Chương - Phó Chính ủy Sư đoàn, đồng chí Lê Kích - Sư đoàn phó, cùng Ban Chỉ huy Trung đoàn 31 do đồng chí Nguyễn Tá – Chính ủy, đồng chí Dương Bá Lợi - Trung đoàn trưởng và các tiểu đoàn trưởng thuộc trung đoàn trực tiếp khảo sát thực địa. Phương án nghiên cứu khu chiến núi Ngang được chia thành hai mũi, một mũi do Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 10 Đặc công nghiên cứu tiêu diệt quân Mỹ đóng tại núi Ngang. Mũi thứ hai do đồng chí Nguyễn Huy Chương, Lê Kích cùng Trung đoàn trưởng 31 và các tiểu đoàn trưởng nghiên cứu địa hình chốt chặn nhằm thực hiện ý đồ đánh

159

địch của Tư lệnh Quân khu - Chu Huy Mân giao theo kế hoạch:

Một là: Tiêu diệt đại đội kỵ binh bay Mỹ ở núi Ngang và chốt lại, buộc quân địch phải dùng máy bay lên thẳng đưa quân ra phản kích giải tỏa, từ đó ta lôi quân kỵ binh ra khỏi máy bay lên thẳng, biến chúng thành lính bộ binh để tiêu diệt.

Hai là: Kìm chân, căn kéo quân địch để Trung đoàn 1, Trung đoàn 21 và các đơn vị khác của sư đoàn tập trung giải phóng Chi khu quận lỵ Khâm Đức, khai thông tuyến vận tải cơ giới nối vào hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh.

Ba là: Rút kinh nghiệm bổ sung chiến thuật "chốt" kết hợp với cơ động lực lượng để tiêu diệt địch tại núi Ngang. Sau đó hoàn chỉnh thành chiến thuật mới của bộ đội ta. Đây là một chiến thuật mà đồng chí Tư lệnh Quân khu đặc biệt quan tâm.

Như vậy, trong cùng thời điểm mở chiến dịch giải phóng Khâm Đức, Sư đoàn 2 (QK5) phải chiến đấu trên hai chiến trường ở hai khu vực khác nhau và cách xa nhau. Các lực lượng của sư đoàn, gồm: Trung đoàn 1, Trung đoàn 21 và các tiểu đoàn đặc công, pháo binh... đảm nhận tiêu diệt Cụm cứ điểm Khâm Đức, khai thông tuyến vận tải cơ giới vào hành lang chiến lược (đường mòn Hồ Chí Minh). Trung đoàn 31 được sư đoàn tăng cường đại đội súng máy phòng không 12,7mm, đảm nhận mở khu chiến núi Ngang để chủ động kéo quân Mỹ (Sư đoàn American) ra để tiêu

160

diệt và kìm chân tại chỗ, không cho chúng chi viện lên chiến trường Khâm Đức.

Núi Ngang là một dải đồi đất đỏ chen đá, độ cao trung bình 348 mét so với mặt nước biển. Mặt đồi núi Ngang bằng, thuận tiện cho điểm đóng quân. Núi Ngang nằm phía Tây huyện Tiên Phước trên địa bàn ba xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà, cách Tam Kỳ 30 km và cách Việt An 2,5 km. Bao quanh núi Ngang có núi Chóp Chài (407m), núi Gai (434m), núi Liệt Kiểm (446m), núi Ông Giai (434m), núi Dương Vọng (396m). Đối diện và cách núi Ngang khoảng 2 km là con sông Khang, qua sông Khang đến núi Hàm Yên (112m), núi Đầu Voi (205m), núi Hàn Thôn (583m). Ở phía Bắc núi Ngang là tỉnh lộ 16 từ Hà Lam lên Việt An, Tân An nối với quốc lộ 14 băng qua Đăk Nhẽ (Khâm Đức) rồi lên Tây Nguyên. Đường 586 từ Cẩm Khê đi Quán Rường lên Cẩm Y. Ngoài ra còn có các tuyến liên xã từ Phước Cẩm lên Phước Hà, An Tráng, đây là những con đường huyện lộ có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và cơ động quân chiến đấu. Khu vực núi Ngang địa hình trung du, dưới chân núi xen kẻ những đồng ruộng bậc thang; lưng núi là đồi cỏ tranh, lưa thưa có các loại cây sim, gió, bời lời...

Trong thời kỳ cách mạng do Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo (1885), cũng như trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) vùng này là chiến khu của cách mạng. Nay trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vùng này dân cư thưa thớt, sản xuất vẫn chưa phát triển. Sau 3 ngày khẩn trương nghiên cứu từng điểm cao, khu đồi, tuyến công sự,

161

điểm chốt thu hút quân địch... Đoàn cán bộ quyết định cắm tiền trạm và cho trinh sát trở về đưa công binh và bộ đội (giả làm thợ rừng) lên chiếm lĩnh khai thác cây rừng làm kèo lắp hầm chữ A. Địa hình của 12 khu đồi xanh một màu cây cỏ, cũng có những lưng đồi đất đỏ, từ núi này nhìn sang núi kia nếu không nghi trang kỹ địch sẽ dễ phát hiện ngay màu đất mới đào. Ban ngày bộ đội nghỉ, ban đêm lên đào công sự. Các đơn vị phải đào ba loại công sự, loại lắp kèo chữ A chống bom, chống pháo; loại hầm để thương binh và chứa lương thực và loại công sự cá nhân chiến đấu. Cả ba loại công sự đều có giao thông hào dẫn về hầm chính của chốt trưởng chỉ huy để khi trận chiến nổ ra bộ đội ta di chuyển lực lượng mà địch không phát hiện được.

Để chuẩn bị tốt chiến trường, Ban Chỉ huy Trung đoàn 31 cho tổ chức lò rèn, lấy sắt ấp chiến lược làm cuốc, xẻng, xà beng, dao, rựa... phục vụ cho việc đào công sự. Mọi công tác chuẩn bị cho khu chiến đều được làm hết sức khẩn trương. Tuyến công sự trên 12 khu đồi cũng đã nhanh chóng hoàn tất. Từ núi Dương Chấn qua đèo Cây Trâm; từ núi Dương Vọng đến núi Ông Giai; từ núi Hoắc sang dốc Xoài; từ núi Lớn qua núi Lợn và từ núi Liệt Kiểm qua ngã ba Đồng Tranh... giao thông hào liên kết như những mạch máu trong cơ thể. Tất cả hỏa lực, súng bộ binh, đều có thể chi viện cho nhau khi quân Mỹ nhảy vào khu chiến.

Sau khi hoàn tất hệ thống công sự, giao thông hào "đan áo giáp", Bộ Chỉ huy Sư đoàn và Ban Chỉ huy Trung đoàn 31 đã mở lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ từ trung đội trưởng trở lên để khi trở về đơn vị tiếp tục huấn luyện cho

162

bộ đội. Như vậy phương án tác chiến của từng tiểu đoàn, đại đội đến trung đội, tiểu đội đã được thảo luận thông suốt và mọi vướng mắc cũng được giải quyết dứt điểm.

Về hậu cần, Ban Chỉ huy trung đoàn đã chuẩn bị đủ lương thực, thực phẩm cho cả trung đoàn chiến đấu trong thời gian quy định. Mỗi chiến sĩ được cấp 5 ngày lương khô, 2 cặp đường bát; mỗi chốt có 5 mét ni lông để lót hầm đựng nước. Đến ngày 02/5/1968, các tiểu đoàn, đại đội được phân công triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu, chốt bám công sự theo kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị chiến trường (có lẽ địch phát hiện hoạt động của ta, nên Tiểu đoàn kỵ binh bay của Lữ đoàn 196 đóng ở núi Ngang xin thay quân). Do mất yếu tố bí mật, bất ngờ nên Tiểu đoàn 10 Đặc công không tiêu diệt được đại đội kỵ binh của Mỹ đóng ở núi Ngang như dự kiến.

Ngày 4/5/1968, Lữ đoàn 198 cho một tiểu đoàn kỵ binh khác lên thay Tiểu đoàn 196 chốt núi Ngang (bọn này chỉ bốc quân, còn trận địa pháo 6 khẩu 105 mm vẫn để lại). Ngày 5/5/1968, Trung đoàn trưởng 31 Dương Bá Lợi lệnh cho cối 82 mm và DKZ 75 mm bắn trực tiếp vào quân Mỹ đóng trên núi Ngang, vì bọn này mới đến nên hoàn toàn bị động không dám chống trả mà chỉ im lặng nghe ngóng. Đến ngày 7/5/1968, quân Mỹ ở núi Ngang cho hai đại đội lên chiếm núi Hoắc ở thôn 5 xã Phước Sơn. Nếu để cho quân Mỹ chiếm núi Hoắc thì trận địa của ta sẽ bị chia cắt làm đôi. Các đại đội 1, đại đội 2 và đại đội 5 của Tiểu đoàn 7

163

chốt tại đây được lệnh nổ súng. Ngay những loạt đạn đầu hàng chục tên Mỹ ngã gục trên sườn đồi, những tên sống sót lôi đồng bọn bị thương lùi ra. Các hướng, các mũi trước, sau, bên sườn, quân ta đánh rát vào bọn kỵ binh Mỹ. Suốt ngày 7/5, những trận đánh ác liệt diễn ra ở hai nơi Dốc Xoài và núi Hoắc, lực lượng quân ta làm chủ trận địa, ghìm chân quân địch để tiêu diệt.

Như vậy, khu chiến núi Ngang ở Tiên Phước mở màn trận đánh trước kế hoạch tấn công tiêu diệt Khâm Đức 4 ngày. Sáng ngày 8/5, không quân Mỹ cho hai tốp máy bay phản lực và máy bay AD6 (Skraider), có máy bay trinh sát OV10, OV13 dẫn đường ào ạt ném bom xuống khu chiến núi Ngang. Chúng dùng nhiều loại bom khác nhau và luôn thay đổi cách đánh. Chúng ném bom phá (loại bom đào sâu xuống mặt đất mới nổ) để phá công sự, còn bom phạt (loại bom vừa chạm đất là phát nổ) để chặt tất cả những gì có trên mặt đất, bom napal để đốt sạch cỏ cây trên mặt đất và bom khói (tung hỏa mù) để quân kỵ binh Mỹ luồn trong khói giấu mình tràn lên chiếm chốt. Nhưng tất cả những thủ đoạn đó không thắng được sự cảnh giác và tinh thần chiến đấu quả cảm của chiến sĩ ta, bọn kỵ binh Mỹ luôn bị đánh bật trở lại.

Đến trưa ngày 8/5, hai đại đội kỵ binh Mỹ từ phía Tây tràn lên Dốc Xoài thì khẩu đội súng máy phòng không của sư đoàn tăng cường đã bố trí ở hướng này lập tức hạ nòng theo góc tà nhả đạn. Cùng lúc đó, Chính trị viên Nguyễn Minh Trang cho đơn vị nổ súng tạt sườn, bọn kỵ binh đang hung hăng bỗng khựng lại. Lập tức những quả đạn cối

164

82mm, 60mm của đại đội trợ chiến tới tấp băm nát đội hình quân địch. Đợt tấn công của quân kỵ binh Mỹ bị đập tan. Những tên sống sót, có tên chui đầu vào các thân cây để tránh đạn trong cảnh khói lửa và tiếng nổ át cả một vùng núi Ngang.

Trong ngày 8/5, cán bộ, chiến sĩ Đại đội 1 của Nguyễn Minh Trang và các bộ phận trợ chiến phối thuộc đã đánh lui 6 đợt tấn công của quân kỵ binh Mỹ. Đánh thiệt hại nặng một đại đội, tiêu hao một đại đội khác thuộc Tiểu đoàn 1 Lữ đoàn 198 Mỹ. Từ Sở Chỉ huy trung tâm tại đồi Liệt Kiểm, Sư đoàn phó Lê Kích và Phó Chính ủy sư đoàn Nguyễn Huy Chương quan sát toàn cảnh khu chiến, thống nhất nhận định khả năng diễn biến chiến sự và quyết định đưa lực lượng cơ động của ta lên phía trước chờ địch để tiêu diệt.

Sáng ngày 9/5, sau những đợt bom, pháo tàn khốc, địch tiếp tục đưa vào khu chiến 2 đại đội kỵ binh, mở đợt tấn công ác liệt lên chốt Dốc Xoài và núi Hoắc cố chiếm giữ bằng được 2 ngọn đồi này. Trận địa quân ta đã sẵn sàng chờ đợi bọn kỵ binh Mỹ bò lên lưng chừng sườn núi, liền cho hỏa lực bắn nát đội hình của chúng. Hỏa lực vừa dứt, lực lượng cơ động được lệnh xuất kích từ trên tràn xuống, tiếp cận sát bọn địch vừa nổ súng vừa dùng lưỡi lê đâm vào lưng bọn tháo chạy. Vùng trời và mặt đất trận địa Dốc Xoài, núi Hoắc rung chuyển tiếng pháo, tiếng bom và tiếng gầm rú của máy bay địch. Từ trận địa súng máy phòng không, xạ thủ Lê Hữu Tựu cùng đồng đội ngẩng cao đầu bám chắc từng mục tiêu, bắn rơi liền 8 máy bay lên thẳng, có 1 chiếc HU1A bị đứt làm 3 đoạn.

165

Trải qua 3 ba ngày chiến đấu anh dũng, Tiểu đoàn 7 thuộc Trung đoàn 31 giữ 2 chốt Dốc Xoài và núi Hoắc đã đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 1 thuộc Lữ đoàn 198 kỵ binh bay Mỹ buộc chúng phải rút chạy khỏi khu chiến.

Trong những ngày chiến trận nổ ra, cán bộ sư đoàn và trung đoàn luôn bám sát khu chiến, nắm chắt tình hình, kịp thời thăm hỏi, động viên từng chiến sĩ, bộ phận cơ động tích cực tu bổ công sự, canh gác cho các chiến sĩ trên chốt nghỉ ngơi sau một ngày chiến đấu oanh liệt. Nhân dân ba xã Sơn - Cẩm - Hà cũng thấp thỏm lo âu, nhưng luôn sẵn sàng vượt qua bom đạn cử người lên chốt, đem quà bánh bồi dưỡng cho chiến sĩ và chuyển thương binh ra khỏi khu chiến để chăm sóc. Việc làm của bà con càng làm thắm đượm tình quân dân gắn bó, chia sẻ những khó khăn ác liệt cùng bộ đội, động viên các chiến sĩ bám giữ trận địa chiến đấu đến cùng.

Ngày 12/5, tiểu đoàn Mỹ thay thế chốt ở núi Ngang cho pháo 105 mm bắn ác liệt vào trận địa quân ta. Hai đại đội kỵ binh bay của tiểu đoàn này đã tổ chức nhiều đợt tấn công lên Dốc Xoài nhưng đều bị quân ta đánh bật. Ngày 14/5, các trận địa pháo của địch ở núi Ngang, Tuần Dưỡng, Cấm Dơi chấu nòng bắn vào trận địa Dốc Xoài, núi Hoắc cùng 6 phản lực, 3 chiếc AD6 (Skraider) và máy bay trinh sát VO10, VO13 nhào lộn ném bom. Luồn trong khói bom dày đặc đó, trực thăng HU1A quầng đảo bắn rốc kết cho máy bay CH47 rà thấp đổ quân. Cuộc chiến đấu của quân ta chốt ở Dốc Xoài bước vào những giây phút hiểm nghèo.

166

Các trận địa pháo buổi sáng của địch đã làm hư hại một số vũ khí, bộ đội thương vong chưa kịp bổ sung, một vài công sự của ta bỏ ngỏ. Chính trị viên Nguyễn Minh Trang - linh hồn của chốt, anh động viên cán bộ, chiến sĩ: Còn người, còn vũ khí ta còn chiến đấu. Các chiến sĩ Đại đội 1 từ trong những công sự đổ nát bật dậy dùng AK, lựu đạn đánh xối xả vào các tóp lính Mỹ liều lĩnh. Những tên kỵ binh Mỹ cao to chết gục trong đường thông hào khi vào hầm của thương binh ta. Mũi tấn công của chúng bị chặn đứng dồn lại lúc nhúc, lập tức những chùm lựu đạn được ném tới tấp, những tiếng nổ kép gầm lên đẩy xác Mỹ lăn lông lốc xuống đồi. Ở chốt phía Nam Dốc Xoài ta chỉ còn 2 chiến sĩ nhưng bọn Mỹ không nhích lên được bước nào. Trước sức chiến đấu kiên cường của quân ta, bọn kỵ binh Mỹ chạy thụt lùi ra khỏi trận địa chốt Dốc Xoài, nhưng chúng làm sao thoát được thế trận khu chiến núi Ngang, nơi nào cũng nằm trong tầm ngắm của các chiến sĩ theo sát và ghìm chúng vào thế bị động đối phó.

Cùng thời gian, trận địa chiến đấu ở chốt núi Hoắc cũng diễn ra vô cùng ác liệt, quân Mỹ giành giật với bộ đội ta từng khu đồi, từng công sự. Cuối cùng hơn 140 tên xâm lược cũng gục ngã trước mép công sự của các chiến sĩ ta (Đồng chí Nguyễn Huy Chương nói: Trận chiến ở núi Ngang làm cho tôi nhớ lại hồi học tập ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, có lần tôi đã đọc được cuốn truyện nói về trận đánh "Thượng Cam Lĩnh" của Bắc Triều Tiên với quân Mỹ, đến nay so với trận chiến núi Ngang thì còn ác liệt hơn thế nữa".

167

Bị thua đau quân Mỹ càng lồng lộn, ngày 18 tháng 5, chúng tiếp tục tăng viện binh và mở rộng trận đánh trên toàn khu chiến núi Ngang. Hai đại đội kỵ binh bay Mỹ đánh lên Núi Lớn liền bị Đại đội 6 của Tiểu đoàn 8 xuất kích 3 lần, diệt gần hết một đại đội và tiêu hao một đại đội. Tiếp tục phát huy tinh thần chiến đấu của Đại đội 6, ngày 19 tháng 5, Đại đội 11 lực lượng cơ động của Tiểu đoàn 9 tại chốt núi Ông Giai đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 80 kỵ binh Mỹ.

Khu chiến núi Ngang trong những ngày cuối tháng 5 tiếp tục lập công. Từ ngày 23 - 25 tháng 5, tiểu đoàn Mỹ đổ xuống chốt Hòn Yên bên tả sông Khang liền bị lực lượng của Trung đoàn 31 tiêu diệt một đại đội. Trong các ngày 5 và 6 tháng 6 năm 1968, Trung đoàn 31 tiếp tục tập hợp lực lượng cơ động của hai tiểu đoàn 8 và 9 tập kích quân Mỹ ở Hòn Yên diệt trên 240 tên.

Một điều phấn khởi cho Sở Chỉ huy khu chiến và các đơn vị chiến đấu. Đó là mỗi ngày chiến sự nổ ra, Tư lệnh Quân khu - Chu Huy Mân gửi liền 2 bức điện: Buổi trưa là điện thăm hỏi bộ đội liên tục chiến đấu. Buổi chiều là điện hướng dẫn cách đánh địch ngày hôm sau. Vì vậy Sở Chỉ huy khu chiến núi Ngang đã kịp thời xử lý mọi tình huống theo đúng chiến thuật và kế hoạch đặt ra.

Cả hai lữ đoàn 196 và 198 kỵ binh bay của Mỹ đã bị sa lầy trong thế trận "chốt" kết hợp với cơ động lực lượng hiểm hóc của Trung đoàn 31, Sư đoàn 2 (QK5). Trong suốt thời gian lâm chiến, quân Mỹ không hề diệt được một

168

"chốt" nào của quân ta, ngược lại chúng bị các lực lượng của Trung đoàn 31 đánh cho tơi tả. Thế trận của ta giăng sẵn buộc quân Mỹ sa vào là thất bại và muốn rút lui cũng không dễ dàng vì "chốt" của ta nằm cạnh sườn quân địch như cái gai đâm vào mắt nhứt nhối không chịu được và buộc chúng phải đưa quân đối phó, mà càng đối phó thì càng bị sa lầy.

Hòa chung trong tiến súng tấn công đợt 2 của quân và dân toàn miền Nam, Sư đoàn 2 (QK5) đã hoàn thành chiến dịch giải phóng Chi khu quận lỵ Khâm Đức ngày 12 tháng 5 năm 1968 - Mục tiêu phối hợp chung trên chiến trường và phối hợp chiến dịch trong phạm vi của sư đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ. Ngày 12/6/1968 nhận lệnh của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2 (QK5), Trung đoàn 31 chủ động rút quân khỏi khu chiến núi Ngang.

Trải qua 38 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, Trung đoàn 31, Sư đoàn 2 (QK5) đã thực hiện hoàn hảo thế trận "chốt" kết hợp với cơ động lực lượng kiềm chân, căn kéo quân địch tại khu chiến núi Ngang và loại khỏi vòng chiến đấu trên 1.700 quân kỵ binh Mỹ, bắn rơi 65 máy bay (trong đó có 15 phản lực cơ và 2 AD6 (Skraider).

Chiến thắng núi Ngang phát triển và nâng cao chiến thuật "chốt" kết hợp với cơ động lực lượng dài ngày tạo cơ sở cho sư đoàn đúc rút kinh nghiệm trong việc dùng lực lượng ít, nhưng thu hút và căn kéo, kìm giữ chân một lực lượng lớn quân địch, thực hiện tốt kế hoạch hợp đồng chiến dịch.

169

Thành công của chiến dịch giải phóng Khâm Đức và mở khu chiến núi Ngang là thành công của sự hợp đồng giữa Điểm và Diện, với sử dụng lực lượng hợp lý giữa hai khu chiến. Nếu trên chiến trường Khâm Đức, quân ta đã hoàn thành 3 mục tiêu (1) "Nhổ" Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức - tiền đồn biên phòng "Bất khả xâm phạm" ở Vùng I, Quân khu I chiến thuật mà Mỹ, ngụy bố trí sâu trong vùng hậu cứ; xóa sổ trung tâm huấn luyện biệt kích Mỹ và căn cứ hành quân tiền phương, thu thập tin tức tình báo của địch trong vùng giải phóng. (2) Khai thông tuyến vận tải cơ giới đường bộ nối vào hành lang chiến lược (hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh). (3) Mở rộng và nối liền vùng hậu cứ Khu 5 với Khu 4 lên Tây Nguyên và Hạ Lào. Thì trên chiến trường núi Ngang, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 31, Sư đoàn 2 đã hoàn thành 6 yêu cầu mà Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đề ra:

1. Thực hiện đúng ý đồ kìm chân, kéo quân địch ra diệt. Dùng thế trận "chốt" kết hợp với cơ động lực lượng thu hút quân địch vào khu chiến. Đây là một sáng tạo mới làm cho quân địch bất ngờ.

2. Trên một địa bàn giữa 4 bên là địch, có binh lực mạnh, vũ khí tối tân chi viện cho nhau. Nhưng Bộ Tư lệnh Quân khu đã chọn đúng điạ điểm để mở khu chiến đánh địch giữa ban ngày, tìm chỗ nhược của địch mà đánh, buộc chúng phải ra khỏi trực thăng, biến quân kỵ binh bay thành bộ binh để diệt.

3. Với thế trận "chốt" kết hợp với cơ động, Trung đoàn

170

31, Sư đoàn 2 (QK5) đã diệt được nhiều sinh lực địch và bắn rơi nhiều máy bay, bên ta ít thương vong.

4. Khu chiến núi Ngang - Chiến thuật kìm chân, căn kéo quân địch vượt thời gian trên giao, không cho chúng chi viện cho chiến trường Khâm Đức, buộc chúng phải điều quân chiến đấu theo ý đồ của ta để rãnh tay giải phóng Khâm Đức.

5. Trận chiến núi Ngang là một chiến thuật mới, được áp dụng để đánh với một binh chủng sừng sỏ trên chiến trường là quân kỵ binh bay Mỹ - Một binh chủng đặc thù của quân đội Hoa Kỳ.

6. Lần đầu tiên trên chiến trường đồng bằng Khu 5, thế trận "chốt" kết hợp với cơ động để tiêu diệt quân địch được áp dụng thành công trong chiến dịch góp phần đánh địch hiệu quả trên chiến trường và tạo thuận lợi để các lực lượng của Sư đoàn 2 (QK5) hoàn thành mục tiêu giải phóng Khâm Đức, khai thông hành lang chiến lược phục vụ công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà ngày 30/4/1975.

171

QUÁN TRIỆT MỆNH LỆNH CỦA QUÂN KHU, LỰC LƯỢNG VŨ TRANG

HUYỆN PHƯỚC SƠN, CÙNG QUÂN GIẢI PHÓNG (SƯ ĐOÀN 2 - QK5) TRONG CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG KHÂM ĐỨC -

NGOK TAVAK (12/5/1968)*

Sau thắng lợi của Tổng công kích, Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, buộc Mỹ phải đơn phương xuống thang chiến tranh và tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhưng trên thực tế, Mỹ, ngụy vẫn duy trì cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20, các chuyến bay trinh sát trên vùng trời, vùng biển miền Bắc và ném bom trở lại trên lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chiến sự vẫn không ngừng tiếp diễn và ngày càng ác liệt hơn. Chỉ riêng trong tháng 3 và 4/1968, quân địch đã tập trung lực lượng (cả Mỹ, ngụy và chư hầu), liên tiếp mở các cuộc càn quét quy mô lớn trên toàn miền Nam nhằm đánh bật lực lượng Quân giải phóng ra khỏi các đô thị và vùng đồng bằng, khôi phục lại các tuyến giao thông chiến lược bị cắt đứt. Đồng thời tăng cường đàn áp, khủng bố các cơ sở cách

* Ghi theo lời kể của các nhân chứng: Hồ Văn Điều-nguyên Bí thư Huyện ủy Phước Sơn; Phạm Đình hường-nguyên Chính trị viên trưởng Huyện đội Phước Sơn.

172

mạng của ta, ráo riết "bình định" nhằm giành lại các vùng nông thôn, vùng giáp ranh và đặc biệt là các vùng trọng điểm vừa bị mất.

Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta cho rằng "sáng kiến hòa bình", "thương lượng không điều kiện" của Mỹ chỉ là một trò lừa bịp, nhằm tuyên truyền đánh lạc hướng dư luận, che giấu các hành động chiến tranh xâm lược của chúng ở Việt Nam. Do đó, chúng ta không thể ảo tưởng vào "thiện chí hòa bình" của Mỹ. Tuy nhiên, đương đầu với Mỹ - một cường quốc đế quốc lớn của thế kỷ XX không phải là chuyện dễ. Vì vậy, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta chủ trương tiếp tục tổng tấn công và nổi dậy đợt 2 (Kế hoạch X1) với phương hướng và nỗ lực mới là: Động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phát huy khí thế chiến thắng, tiếp tục phát triển tiến công toàn diện, giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn nữa, nhanh chóng mở rộng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị cách mạng, càng đánh càng mạnh, đẩy địch vào thế thất bại liên tiếp ngày càng suy yếu và tan rã, không gượng dậy được1. Thời gian hành động thống nhất toàn miền Nam từ ngày 4/5 đến hết tháng 6/1968.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, sự chỉ đạo của Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5, đêm Mùng 4 rạng sáng Mùng 5 tháng 5 năm 1968, các lực lượng Quân giải phóng và nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tiến công Chi khu quận lỵ Thượng Đức, mở đầu

1 Trích Nghị quyết Bộ Chính trị, ngày 24/4/1968.

173

chiến dịch (X1), căn kéo quân địch theo ý đồ của ta, tạo điều kiện để các hướng đẩy mạnh tiến công diệt thù. Chiến dịch (X1) trên mặt trận Đặc khu Quảng Đà và tỉnh Quảng Nam đã đồng loạt nổ ra, quân ta pháo kích dữ dội vào sân bay quân sự Đà Nẵng, Nước Mặn, Chu Lai; tấn công quân Mỹ, ngụy ở Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước... Đặc biệt là Cuộc tấn công tiêu diệt Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức - Ngok Tavak, giải phóng huyện Phước Sơn, ngày 12 tháng 5 năm 1968.

Để chuẩn bị chiến dịch giải phóng Khâm Đức, đầu tháng 3/1968, Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2 (QK5) do Đại tá Giáp Văn Cương1 - Sư đoàn trưởng cùng thủ trưởng cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, Ban Chỉ huy Trung đoàn 1, Trung đoàn 21, Tiểu đoàn Đặc công và Tiểu đoàn Pháo binh trực tiếp khảo sát chiến trường Khâm Đức. Cuối tháng 3/1968, Bộ Chỉ huy sư đoàn cử đồng chí Khánh - Trung tá, Tham mưu trưởng làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy và Ban Chỉ huy Huyện đội. Tại buổi làm việc, đồng chí Khánh quán triệt chủ trương của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương; mệnh lệnh của Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 về chiến dịch Hè 1968 (Kế hoạch X1) trên toàn Khu 5, trong đó có kế hoạch giải phóng Khâm Đức và yêu cầu Đảng bộ, quân và dân huyện nhà đón thời cơ, phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang Quân khu và tỉnh khẩn trương chuẩn bị chiến trường và tổ chức hiệp đồng tác chiến khi mệnh lệnh được giao. Cũng tại buổi làm việc, đồng chí thay

1 Sau này là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam.

174

mặt Bộ Chỉ huy sư đoàn trao cho Huyện đội Phước Sơn 30 khẩu súng tiểu liên, 3 tấn gạo và bản kế hoạch hiệp đồng tác chiến.

Đầu tháng 4/1968, Ban Thường vụ Huyện ủy lập lại Ban Chỉ đạo chiến dịch1 do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban; Phó Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch Mặt trận huyện làm Phó ban. Huyện đội và các đoàn thể là thành viên. Mọi công việc chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng Khâm Đức đã giao cho huyện cơ bản hoàn thành. Lực lượng vũ trang huyện được bổ sung quân số và trang bị vũ khí tốt hơn. Du kích các xã, thôn cũng được tăng cường cả về số lượng và vũ khí. Mỗi xã có từ 1 đến 2 trung đội cơ động; mỗi thôn có từ 1 đến 2 tiểu đội chiến đấu tại chỗ. Ban Chỉ huy Huyện đội phân công cán bộ, chiến sĩ bám sát xã, thôn, chỉ đạo chặt chẽ công tác bố phòng, hướng dẫn nhân dân đào hầm trú ẩn, tránh bom pháo của địch. Lực lượng vũ trang huyện và du kích các xã, thôn đã sẵn sàng phương án chiến đấu. Đồng chí Phạm Đình Hường - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chính trị viên trưởng Huyện đội được cử vào Ban Chỉ huy mặt trận Khâm Đức và trực tiếp chỉ huy các lực lượng vũ trang huyện tham gia chiến dịch. Tất cả các đồng chí trong Ban Chỉ huy Huyện đội đều được phân công xuống từng xã, thôn, bám sát địa bàn chỉ đạo phong trào và công tác chiến đấu theo kế hoạch đề ra.

Các xã vùng cao (Phước Mỹ, Phước Năng, Phước

1 Ban Chỉ đạo chiến dịch Tổng công kích, Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của huyện đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả trong chiến dịch Tết Mậu Thân.

175

Chánh, Phước Kim, Phước Công và Phước Thành) là địa bàn tập kết lực lượng và hậu cần, kỹ thuật của sư đoàn trước khi xuất kích nên được bảo vệ nghiêm ngặt và tuyệt đối bí mật. Đồng chí Hồ Văn Đế - Huyện đội phó kiêm Đại đội trưởng V71, cùng đồng chí Hồ Văn Nhẽ - Trung đội trưởng trinh sát1, trực tiếp chỉ huy trung đội trinh sát và 200 thanh niên xung phong, cùng du kích các xã vùng cao mở các điểm chốt chặn bảo vệ địa bàn. Phối hợp với các đơn vị của sư đoàn mở tuyến đường mòn từ Làng Tôn, Làng Lách (tỉnh Kom Tum) về Phước Sơn để cơ động lực lượng chiến đấu, vận chuyển lương thực, vũ khí và đưa thương binh, tử sĩ về tuyến sau. Các xã vùng thấp (Phước Gia, Phước Trà, Phước Hiệp) do đồng chí Hồ Văn Ưa - Huyện đội trưởng và đồng chí Hồ Văn Xiêu A - Trung đội trưởng B1, trực tiếp chỉ huy trung đội bộ binh lực lượng vũ trang huyện và du kích 3 xã vùng thấp chốt chặn dọc tuyến 16 (từ ngã ba Làng Hồi về Hiệp Đức) và tuyến 15 (từ Làng Hồi xuống Trà Linh và Làng Hồi qua Trà My) chặn đánh quân địch tháo chạy, bắt, áp giải tù binh và mở tuyến đường mòn từ Xuân Mãi, Nước Lăng xuống Khâm Đức để cơ động lực lượng chiến đấu và bảo vệ nhân dân. Trên chiến trường Khâm Đức, đồng chí Phạm Đình Hường - Chính trị viên trưởng Huyện đội, thành viên Ban Chỉ huy mặt trận Khâm Đức và đồng chí Hồ Văn Xiêu B - Đại đội phó V71 trực tiếp chỉ huy lực lượng vũ trang huyện (gồm 2 trung đội bộ binh và 350 du kích cơ động) có nhiệm vụ dẫn đường và phối hợp với Quân giải phóng Sư đoàn 2 (QK5) tiến công tiêu diệt Chi

1 Vừa được bổ nhiệm thay đồng chí Hồ Văn Xiêu B nguyên Trung đội trưởng lên làm Đại đội phó C71.

176

khu quân sự Khâm Đức theo kế hoạch hiệp đồng tác chiến. Từ cơ quan Huyện ủy (ở làng Luông, xã Phước Kim), đồng chí Hồ Văn Điều - Bí thư Huyện ủy, Trưởng ban Chỉ đạo chiến dịch của huyện luôn dõi theo và chỉ đạo sát sao mọi hoạt động của lực lượng vũ trang huyện. Kịp thời thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Quân giải phóng Sư đoàn 2 (QK5) và lực lượng vũ trang huyện hoàn thành thắng lợi chiến dịch giải phóng Khâm Đức.

Mệnh lệnh giải phóng Khâm Đức với tinh thần Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh đã được cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang huyện Phước Sơn chấp hành nghiêm chỉnh, từ cán bộ chỉ huy đến chiến sĩ thường trực và du kích xã, thôn, ai ai cũng xung phong tình nguyện chiến đấu giải phóng quê hương. Vì vậy mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho lực lượng vũ trang huyện (từ trinh sát, dẫn đường, huy động lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đến hiệp đồng tác chiến...) đều hoàn thành xuất sắc và đảm bảo tuyệt đối yếu tố bí mật, bất ngờ cho đến lúc khai hỏa. Mọi công tác hiệp đồng tác chiến tiêu diệt cứ điểm tiền tiêu Ngok Tavak đã hoàn thành, 18 giờ 30 phút ngày 09 tháng 5, quân ta đã chiếm lĩnh trận địa thì vướng mìn của địch. Trước nguy cơ bị lộ, Trung đoàn trưởng Nguyễn Chơn1 ra lệnh cho Tiểu đoàn 40 nổ súng tấn công, các hướng, các mũi đã đột nhập vào bên trong đánh chiếm các mục tiêu và nhanh chóng triển khai tiêu diệt trung tâm chỉ huy và trận địa pháo. Sau 8 phút chiến đấu ngoan cường, Đại đội Đặc công đã làm chủ hoàn toàn Trung tâm Chỉ huy Ngok Tavak.

1 Sau này là Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

177

Cùng lúc đó, hai mũi chính diện tổ chức tấn công quân địch ở vòng ngoài và tiếp tục đột phá vào bên trong, quân địch chống trả quyết liệt. Tiểu đoàn 40 đưa đại đội dự bị lên chiếm lĩnh trận địa, Đại đội 3 triển khai lực lượng vào vị trí chiến đấu, Đại đội 2 phát triển đánh chiếm sân bay trực thăng. Cuộc chiến diễn ra vô cùng khốc liệt, quân ta đeo bám từng chiến hào và tiêu diệt từng mục tiêu. Lực lượng vũ trang huyện và du kích xã Phước Mỹ triển khai chốt chặn và truy kích đánh địch tháo chạy theo đường 14 qua Đăkglie. Du kích xã Phước Công, Phước Chánh kịp thời ứng cứu, đưa thương binh, tử sĩ về tuyến sau an toàn. Lực lượng cơ động V71 quân giải phóng huyện và du kích xã Phước Năng chặn đánh quân địch tháo chạy từ Ngok Tavak xuống Khâm Đức. Sáng ngày 10 tháng 5, máy bay địch ném bom dữ dội vào trận địa quân ta và dùng trực thăng đổ quân tăng viện cho Ngok Tavak, thì bị hỏa lực ĐKZ của ta bắn tan xác 2 máy bay CH47 chưa kịp chạm đất. Du kích xã Phước Năng tiếp tục truy kích, diệt gọn 1 tiểu đội quân địch chi viện. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, Sở Chỉ huy của chúng Khâm Đức ra lệnh cho Ngok Tavak rút lui nhưng tất cả đều muộn màn, những tên sống sót xuyên rừng chạy trốn cũng bị B52 Mỹ quyết định số phận. Đến 15 giờ ngày 10 tháng 5, quân ta làm chủ hoàn toàn Ngok Tavak, đánh tan rã 1 đại đội biệt kích Lôi Hổ, 1 đại đội bộ binh ngụy, 1 trung đội pháo binh Mỹ, tiêu diệt và làm bị thương gần 200 tên, bắn cháy 2 máy bay, thu 2 đại bác 105 ly, 1 khẩu pháo 106 ly và toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.

178

Thừa thắng xông lên, quân ta1 nhanh chóng cơ động tiến công Chi khu quân sự Khâm Đức. Mặc dù bị Trung đoàn 31, Sư đoàn 2 (QK5) kìm chân ở Núi Ngang, nhưng sáng ngày 10 tháng 5, quân Mỹ vẫn tăng viện lên chiến trường Khâm Đức một tiểu đoàn quân Mỹ2, nhưng bọn chúng không dám đưa quân đánh chiếm lại Ngok Tavak. Sở Chỉ huy mặt trận Khâm Đức theo dõi diễn biến trận đánh và nhận định: Quân địch đang dao động mạnh, lực lượng phòng ngự của chúng suy yếu hoàn toàn; thế chủ động trên chiến trường hoàn toàn thuộc về ta. Chỉ huy mặt trận, Đại tá Giáp Văn Cương chỉ thị: Đẩy nhanh tốc độ tiến công tiêu diệt địch trên toàn chiến trường. Ngày 11 tháng 5, hỏa lực quân ta từ các hướng thần tốc tiến công tiêu diệt các điểm ngoại vi và tiếp tục nã pháo dữ dội vào khu trung tâm. Du kích các xã Phước Năng, Phước Mỹ, Phước Chánh và lực lượng thanh niên xung phong tiếp tục bám sát chiến trường phục vụ chiến đấu. Lực lượng vũ trang huyện nhanh chóng chốt chặn trục đường 14 (đoạn Nước Trẻo, Ngã ba Làng Hồi). Du kích 3 xã vùng thấp phối hợp chốt chặn trục 16 (đoạn qua sông Đăk My và Làng Hồi); trục 15 (đoạn Làng Hồi - Trà Linh, Làng Hồi - Trà My). Du kích xã Phước Kim, Phước Thành tăng cường bảo vệ cơ quan Huyện ủy và chốt chặn đoạn qua suối Nước Chè, đánh địch tháo chạy, bắt, áp giải tù binh và chuyển thương binh, tử sĩ về tuyến sau. Đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng 5, quân ta lần lượt

1 Gồm lực lượng Sư đoàn 2 - QK5 (Trung đoàn 1, Trung đoàn 21, Tiểu đoàn Đặc công và Tiểu đoàn Pháo binh). Lực lượng vũ trang huyện gồm Đại đội C71 (1 trung đội trinh sát, 3 trung đội bộ binh và 350 du kích cơ động).

2 Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 196 thuộc Sư đoàn Thủy quân Lục chiến American.

179

tiêu diệt các cứ điểm ngoại vi (D, E, H, I, K) và nã pháo dữ dội vào khu trung tâm (sân bay, trại lực lượng đặc biệt và chi khu quân sự). Các mũi, các hướng quân ta nhanh chóng triển khai chiếm lĩnh trận địa. Sáng ngày 12 tháng 5, cả bầu trời và thung lũng Khâm Đức rung chuyển bởi tiếng súng của quân ta và tiếng pháo, tiếng bom, tiếng gầm rú của máy bay địch... nhưng vòng vây thung lũng Khâm Đức mỗi lúc bị quân ta siết chặt.

Để giải cứu cho Khâm Đức, Đại tướng Westmoreland lệnh cho Bộ Chỉ huy tác chiến Sư đoàn American cho Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 196 quân Mỹ và quân ngụy rút lui khỏi căn cứ Khâm Đức. Rồi một cuộc di tản vội vã bằng máy bay C130, 123 của Không lực Hoa Kỳ cũng được thực hiện. Lúc này trên chiến trường Khâm Đức hết sức khốc liệt, quân ta vừa đánh trả máy bay, vừa nhích đội hình lên phía trước, đồng loạt tiến công dũng mãnh vào khu trung tâm. Lợi dụng lúc khói bom mù mịt, số quân địch sống sót hoản loạn rời bỏ trận địa chạy trốn, số thì bị quân ta truy kích tiêu diệt, số khác cũng bị B52 của Mỹ quyết định số phận. Đến 12 giờ trưa, ngày 12 tháng 5 năm 1968, Khâm Đức hoàn toàn được giải phóng, quân ta tiêu diệt và làm tan rã 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, 7 đại đội biệt kích Lôi Hổ, tiêu diệt trên 700 quân Mỹ, ngụy1 (chưa kể hàng trăm tên khác bị B52 Mỹ quyết định số phận), làm bị thương hàng trăm

1 Trên chiến trường Ngok Tavak, quân ta đã làm tan rã 1 đại đội biệt kích, 1 đại đội bộ binh ngụy và 1 trung đội pháo binh Mỹ; tiêu diệt và làm bị thương trên 200 quân địch, bắn rơi 2 máy bay CH47; tịch thu 2 đại bác 105 ly, 1 khẩu pháo 106,7 ly và toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.

180

tên, bắt sống 104 tên biệt kích, 1 cố vấn Mỹ làm tù binh; bắn rơi 2 máy bay CH47, 2 máy bay C130 và 9 máy bay trực thăng chiến đấu; phá hỏng nhiều xe quân sự, thu toàn bộ vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng1.

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak, là thắng lợi lớn nhất trên chiến trường miền núi Quảng Nam lúc bấy giờ, là thắng lợi của sức mạnh tổng hợp ba thứ quân và ba mũi giáp công, là trận đòn chí mạng vào quân Mỹ, ngụy, xóa sổ Trại Lực lượng Đặc biệt của Mỹ trong vùng giải phóng, đánh tan kế hoạch "quét, giữ" của chúng sau Tết Mậu Thân năm 1968, góp phần làm phá sản chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, mở rộng vùng giải phóng Khu 5, tạo thế và lực của ta trên khắp các chiến trường. Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak đã mở toang "cánh cửa thép" vào hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, nối các tuyến vận tải cơ giới xuống vùng đồng bằng, tạo điều kiện để quân ta cơ động lực lượng và vũ khí ra phía trước.

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak còn thể hiện sự phối hợp tác chiến nhịp nhàng, bài bản giữa lực lượng chủ lực Quân giải phóng với lực lượng vũ trang địa phương và du kích xã, thôn. Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak là

1 Trên chiến trường Khâm Đức, ta đã làm tan rã 01 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, 7 đại đội biệt kích, 1 đại đội pháo binh. Tiêu diệt trên 700 quân địch, bắt sống 104 tên biệt kích, 1 cố vấn Mỹ làm tù binh. Julius Long là cố vẫn Mỹ bị bắt làm tù binh và được trả tự do năm 1973 theo chương trình "Home Coming". (Chưa kể trên 100 quân Mỹ, ngụy tháo chạy bị B52 Mỹ quyết định số phận); bắn rơi 2 máy bay C130, 9 máy bay trực thăng, phá hủy và tịch thu nhiều xe quân sự, hàng ngàn tấn khí tài, đạn dược, quân trang, quân dụng.

181

trận đánh mẫu mực về sự hiệp đồng tác chiến giữa hai khu chiến điểm và diện (Núi Ngang và Khâm Đức), đồng thời là chiến thắng của sự hợp đồng binh chủng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, du kích và lực lượng quần chúng. Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak là thắng lợi của tinh thần đoàn kết quân - dân, là chiến thắng của tư tưởng tấn công diệt thù. Là thắng lợi của công tác phối hợp lãnh đạo Ban Chỉ huy mặt trận Khâm Đức. Chiến thắng đó là minh chứng cho sự tuyệt vời về nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

182

CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨCCUNG ĐÀN NỐI NHỊP MÃI NGÂN VANG

Phạm văn Bính*

Tháng 5/1968, một trận tiến công tiêu diệt căn cứ quân sự Phước Sơn, tỉnh Quảng Tín của quân chủ lực Quân khu V và lực lượng cách mạng địa phương đã giành thắng lợi vang dội. 45 năm đã qua đi, nhưng thắng lợi và ý nghĩa to lớn của cuộc tiến công ấy vẫn còn nguyên giá trị. Giữ gìn, phát huy những giá trị lịch sử là việc cần phải làm của những người có trách nhiệm hiện tại để cho hậu thế mãi mãi coi đó là cung đàn nối nhịp mãi mãi ngân vang, sẽ tiếp thêm sức mạnh, làm hành trang cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Tầm quan trọng của căn cứ quân sự Phước Sơn đối với Mỹ-ngụy và cách mạng qua hai cuộc kháng chiến:

Khâm Đức, trước đây là một quận lỵ, một Chi khu quân sự của địch, nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Tín; cách trung tâm thị xã Tam Kỳ khoảng 120 km (nay là Thị trấn Khâm Đức, Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam). Khâm Đức là một thung lũng bằng phẳng nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng với những ngọn núi cao từ 400 - 800m, có đường 14 chạy qua; phía đông giáp suối Nước Trẻo và sông Nước Mỹ; phía Nam giáp suối Nước Chè, phía bắc là

* Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Nam.

183

những dãy núi cao; liền kề đó có đồi Tà Dê; chệch về tây nam có ngọn Ngok Tavak (một tiền đồn quân sự án ngữ che chắn cho quận lỵ Khâm Đức của địch). Đặc biệt, Khâm Đức với đường 14 nối liền các huyện đồng bằng đến thị trấn và ngã rẽ chạy về đường Trường Sơn đến các tỉnh Tây Nguyên; đây là một hành lang nối Hạ Lào xuyên xuống Đông Nam bộ; ngoài ra, địch cắm chốt ở căn cứ Khâm Đức nhằm không chế toàn bộ mọi hoạt động quân sự của cách mạng ở vùng miền núi các huyện Hiên, Giằng (Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang), là cửa ngõ bảo vệ an toàn phía tây nam cho Đà Nẵng, căn cứ quân sự khổng lồ của Mỹ-ngụy trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Thấy được tầm quan trọng của căn cứ Khâm Đức, nên ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi mà Mỹ-ngụy đã ngang nhiên phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, lập nên chính quyền bù nhìn tay sai ở miền Nam Việt Nam; chính quyền Ngô Đình Diêm đã thực thi cái gọi là chiến dịch “tố Cộng và diệt Cộng” ở khắp mọi nơi ở miền Nam Việt Nam; riêng tại các vùng miền núi, địch thực thi cái gọi là “Thượng du vận”, đưa quân lên chiếm đóng các vùng mà chúng cho là “hành lang an toàn” cho vùng hậu cứ ở đồng bằng và thành thị. Và Khâm Đức là một trong những căn cứ được Mỹ-ngụy cho xây dựng kiên cố và quy mô nhất trong các căn cứ ở miền Tây Quảng Tín lúc bấy giờ.

Tại đây, ngoài bộ máy chính quyền địch được cử ra để kiềm kẹp nhân dân từ quận đến tận thôn, ấp, làng bản; một đội ngũ tề điệp ác ôn và các tổ chức đảng phái phản động, nhằm “diệt Cộng” tận gốc; địch xây dựng tại Khâm Đức

184

một căn cứ quân sự khá quy mô và chặt chẽ, gồm các tiền đồn và một khu căn cứ hành chính tại trung tâm quận lỵ Phước Sơn. Với quy mô gồm ba phần: đỉnh điểm là khu trung tâm có Bộ chỉ huy quân sự và chính quyền quận và trận địa pháo, khu này có một loạt hàng rào thép gai bọc kín và có một hệ thống giao thông hào, lô cốt chằng chịt và kiên cố; về phía Đông Nam, địch bố trí một lực lương liên quân với số lượng khá lớn và cuối cùng là khu sân bay dã chiến nằm ở phía tây. Sân bay này tuy là dã chiến nhưng địch xây dựng rất quy mô, máy bay vận tải C.130 có thể lên xuống tiếp lương thực, vũ khí và chuyển quân dễ dàng.

Lực lượng địch bố trí tại đây khá đông, ban đầu địch bố trí 7 đại đội Biệt kích, 1 tiểu đoàn quân Mỹ (196) và một số quân chủ lực địa phương. Đến đầu năm 1968, địch tăng cương 2 đại đội quân chủ lực thuộc trung đoàn 6, sư đoàn II bộ binh xuống cứ điểm Ngok Tavak. Tổng cộng quân địch đóng ở đây gồm: 3 Trung đoàn bộ binh, 5 Tiểu đoàn đặc nhiệm (biệt kích), 18 Tiểu đoàn Bảo An và các đại đội nghĩa quân, dân vệ ở các địa phương. Đặc biệt, tại Khâm Đức địch còn xây dựng một trường huấn luyện Biệt kích cho toàn miền Nam, trước mắt là chú trọng huấn luyện cho các tỉnh miền Trung và Tây nguyên. Chính từ trung tâm huấn luyện này, địch đã xua Biệt kích lội suối, băng rừng, lùng sục đến các xã vùng cao của quận để cướp bóc, đốt phá làng mạc và giết hại dân thường vô tội.

Về phía ta, Khâm Đức được xem như là vùng giải phóng trọng yếu cho cách mạng phía tây bắc Quảng Nam, gồm Phước Sơn và hai huyện Hiên và Giằng, đồng thời

185

đứng chân được địa bàn Khâm Đức, ta có thể tạo được hành lang thông thoáng, nối liền các huyện đồng bằng phía tây Đà Nẵng với trung du, miền núi, liên thông với Hạ Lào và đường chi viện của hậu phương miền Bắc qua đây để vào các tỉnh Tây Nguyên, đi vào miền Đông Nam bộ. Đánh và chiếm được cứ điểm sẽ tạo ra thế và lực cho cách mạng ở phía tây bắc Quảng Nam và cả Khu 5 trong thế trận tiến công uy hiếp căn cứ quân sự Đà Nẵng; trước mắt là bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân và kho tàng của cách mạng ở địa phương Khâm Đức, bảo vệ các cơ sở cách mạng; hơn nữa ta muốn mở rộng hoạt động ở khu vực Hạ Lào và Tây nguyên thì không thể không tiến công giải phóng cứ điểm Khâm Đức.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ cấp bách của cách mạng đòi hỏi trong giai đoạn này, khi mà địch ngày càng nống ra để mở rộng vùng chiếm đóng, Ban Thường vụ Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 2, chuẩn bị phương án tiến công tiêu diệt cứ điểm này. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang; bởi lẽ nếu tấn công tiêu diệt được Khâm Đức sẽ tạo ra một bước ngoặt cho cách mạng trong việc mở rộng vùng giải phóng và căn cứ địa cách mạng của ta càng an toàn hơn.

Chiến thắng Khâm Đức - cung đàn nối nhịp mãi mãi ngân vang

Tháng 5/1968, sau khi giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 2 phối hợp với các lực lượng vũ trang của tỉnh, huyện và dân quân du kích ở địa phương, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 yêu cầu

186

ngoài việc điều nghiên, lên phương án cụ thể để tiến công địch là phải thắng; đồng thời phải có phương án kiềm và khống chế không cho quân từ các căn cứ khác và Đà Nẵng lên chi viện, phải chuẩn bị tốt về mọi mặt cho tuyến sau, nhằm hạn chế tối đa thương vong cho chiến sĩ và nhân dân khi địch tháo chạy chúng sẽ cho phi pháo bắn phá và ném bom hủy diệt.

Cũng trong thời gian này, Ban Thường vụ Huyện ủy Phước Sơn, nhận được mệnh lệnh của Ban Thường vụ Khu ủy và Quân ủy Khu 5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về việc gấp rút triển khai lực lượng vũ trang và dân quân để phối hợp. Ngay sau khi nhận được mệnh lệnh và chỉ thị của cấp trên, Ban Thường vụ Huyện ủy đã cho triệu tập một cuộc họp bất thường, dưới sự chủ trì của đồng chí Hồ Văn Điều, Bí thư Huyện ủy. Tại hội nghị này, các đồng chí trong Ban Thường vụ đã phân công cụ thể từng công việc, từng địa bàn cho các đồng chí có trách nhiệm để chuẩn bị tốt nhân tài vật lực theo yêu cầu của nhiệm vụ.

Sau thời gian điều nghiên kỹ càng, kế hoạch, phương án tác chiến đã được cấp trên phê duyệt. Phương án này được thực hiện trình tự qua 3 bước:

Bước 1: Tiêu diệt cứ điểm quân sự, tiền đồn quan trọng Ngok Tavak.

Bước 2: Đánh chiếm từng cứ điểm một, những tiền đồn chiến lược của địch ở vòng ngoài khu căn cứ Khâm Đức, dùng hỏa lực mạnh để khống chế sân bay, cắt đứt mọi sự liên lạc, chi viện và tiếp tế của địch cho căn cứ này.

187

Bước 3: Tiêu diệt những cứ điểm còn lại và đánh chiếm khu trung tâm quận lỵ Khâm Đức.

Về phía Sư đoàn 2, nhiệm vụ chính trong chiến dịch này là đảm nhận tiêu diệt các cụm, căn cứ Khâm Đức, mở thông đường vận chuyển cho cơ giới vận chuyển. Phương án tiến công này chia làm hai bước: đánh và tiêu diệt địch ở cứ điểm Ngok Tavak và quân địch chi viện từ khu trung tâm Khâm Đức hoặc các căn cứ khác; đánh tiếp các cứ điểm chung quanh khu trung tâm, dùng hỏa lực mạnh khống chế khu trung tâm, chặn mọi nỗ lực chi viện của địch và cuối cùng là chiếm và giải phóng quận lỵ Khâm Đức.

Sau khi chuẩn bị lực lượng, quân ta đã di chuyển đến nơi tập kết đã quy định. Ngày 09/5/1968, quân ta bắt đầu tấn công cứ điểm Ngok Tavak, một cứ điểm có độ cao trên 700 mét so với mực nước biển, vách núi thẳng đứng, được xây dựng kiên cố, cách trung tâm Khâm Đức khoảng 7 km về phía tây nam. Ngay từ lúc đầu, quân ta đã gặp phải khó khăn, mũi tiến công vào phía khu sân bay trực thăng dã chiến đã vấp phải mìn; mũi tiến công khu chỉ huy tiền phương của địch bị chướng ngại vật chưa qua được; riêng mũi tiến công khu trung tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, đã làm chủ hoàn toàn thế trận. Để khắc phục những khó khăn trên, Trung đoàn Ba Gia đưa Đại đội 3 vào chi viện, ta nhanh chóng làm chủ khu dưới của ban chỉ huy địch, nhưng không triển khai được lực lượng qua mũi sân bay. Quân địch ở đây, dựa vào địa hình địa vật sẵn có, chống trả quyết liệt. Lúc này, trời bắt đầu hừng sáng, theo mệnh lệnh của Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn 40, sau khi để lại một lực

188

lượng nhỏ chốt giữ những cứ điểm đã chiếm, số còn lại đưa quân chi viện. Lúc này, địch lợi dụng quân ta đang phải đối phó với phi pháo của địch, địch cho máy bay CH.47 đổ quân chi viện cho Ngok Tavak. Để đối phó với tình thế này, hỏa lực của ta bắt đầu bắn vào sân bay, làm cho chúng không kịp đối phó, máy bay đáp xuống đã bị bắn cháy. Tình thế cấp bách, địch vội vã ra lệnh cho quân còn lại tháo chạy; một số bị ta tiêu diệt, số còn lại bị máy bay B.52 Mỹ ném bom hủy diệt. Sau một thời gian ngắn, quân ta tiến công thắng lợi và làm chủ hoàn toàn cứ điểm Ngok Tavak.

Để cứu vãn cho Chi khu quận lỵ Khâm Đức khỏi bị rơi vào quân giải phóng, đồng thời để trấn an bọn ngụy quân, ngụy quyền còn lại tại nơi đây, Mỹ vội vã điều tiểu đoàn 2, thuộc Lữ đoàn 196 A-me-ri-can lên tăng cường. Tuy vậy, địch vẫn không dám xua quân ra chiếm lại những cứ điểm đã mất, mà chỉ co cụm lại và cố thủ tại trung tâm. Đây là thời cơ thuận lợi cho quân ta có điều kiện chuẩn bị lực lượng bao vây và đánh lấn. Từ những nhận định ban đầu, Ban Thường vụ Đảng ủy Sư đoàn 2 đã họp và quyết định cho quân tiến công thần tốc, đánh mạnh và chiếm lĩnh những cứ điểm tiền tiêu và nhanh chóng tiến chiếm khu quận lỵ Khâm Đức, giải phóng Phước Sơn trong thời gian sớm nhất.

Đêm 11 và 12/5/1968, các chiến sĩ Đặc công của Sư đoàn và Trung đoàn 21 lần lượt vượt rào đánh chiếm các cứ điểm, cao điểm quanh khu vực trung tâm, khống chế toàn bộ Chi khu quận lỵ Khâm Đức. Cũng trong thời gian này, các tiểu đoàn pháo 85 ly, cao xạ 23 ly và hỏa lực mạnh bộ

189

binh của ta đã đưa vào vị trí thuận lợi, chuẩn bị trút lên đầu thù. Sáng ngày 12/5/1968, vòng vây của quân ta đã thắt chặt, pháo các loại đã khống chế toàn bộ bầu trời Khâm Đức; trên bộ, thung lũng Khâm Đức nằm trong tầm bắn của hỏa lực bộ binh ta. Tất cả đã sẵn sàng cho một cuộc tiến công và chiến thắng.

Nhận thấy nguy cơ mất Khâm Đức về tay quân giải phóng, quân địch ở đây tiếp tục xin chi viện; Mỹ cho máy bay đủ các loại bay đến ném bom, bắn pháo xuống các chốt trận địa pháo của ta; để chống trả lại địch, một mặt quân ta bắn chặn máy bay địch, mặt khác đưa quân tiến vào siết chặt vòng vây. Các loại pháo và đại liên của ta bắt đầu bắn vào sân bay và các công sự trú ẩn của địch ở khu trung tâm. Bị tấn công mãnh liệt, bọn chỉ huy Mỹ - ngụy ở Khâm Đức không còn cách nào khác là ra lệnh cho quân tự do tháo chạy, thoát ra khỏi vòng vây của quân ta. Đến 12 giờ trưa ngày 12/5/1968, quân ta đã đánh chiếm toàn bộ căn cứ Khâm Đức, giải phóng hoàn toàn quận lỵ Phước Sơn.

Kết quả của trận tiến công tiêu diệt căn cứ quân sự, quận lỵ Khâm Đức, quân ta đã tiêu diệt và làm tan rã 1 tiểu đoàn lính Mỹ, 2 đại đội bộ binh ngụy; 7 đại đội Biệt kích; tổng cộng khoảng 300 tên và bắt giữ khoảng trên 100 tên khác. Bắn rơi 2 máy bay CH.47, 2 máy bay C.130 và 9 máy bay trực thăng chiến đấu; phá hủy nhiều xe cơ giới, tịch thu và phá hủy nhiều kho tàng quân sự, vũ khí và quân trang quân dụng của địch; làm tan rã hoàn toàn hệ thống chính quyền và các đảng phái phản động của ngụy tại quận lỵ Khâm Đức, Phước Sơn hoàn toàn giải phóng.

190

Chiến thắng Khâm Đức được ghi nhận là một chiến thắng to lớn nhất ở miền núi Quảng Nam lúc bấy giờ, nó không những làm nức lòng quân và dân các tộc người Phước Sơn, Quảng Nam; đồng thời củng cố thêm lòng tin của đồng bào các tộc người nơi đây về cuộc đấu tranh giải phóng quê hương. Chiến thắng Khâm Đức đã tạo điều kiện to lớn cho Đảng bộ, quân và dân Khu 5 mở rộng hành lang lưu thông đến các vùng, nhất là cung đàn nối nhịp hai miền Nam - Bắc thông qua Hạ Lào xuống Phước Sơn xuôi về Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Từ đây, những tình cảm sẻ chia của đồng bào hậu phương miền Bắc sẽ được truyền thêm sức mạnh cho quân dân miền Nam nói chung, Khu 5 nói riêng vững bước tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến ngày toàn thắng.

Để cung đàn nối nhịp mãi mãi ngân vang như bản anh hùng ca chiến thắng, mãi mãi đọng lại trong lòng Đảng bộ, quân và dân các tộc người ở Phước Sơn hôm nay và mai sau, điều cần nhất lúc này là tìm về những chiến công hào hùng ấy với những người, những đơn vị đã từng chiến đấu và chiến thắng trên mảnh đất Phước Sơn năm nào, để nghe kể và ghi lại những chiến công, những thắng lợi thu được cũng như những hy sinh mất mát không ít của những người đã từng làm nên chiến thắng Khâm Đức; sưu tầm lại những kỷ vật, những chiến lợi phẩm năm nào để làm tài liệu cho một trưng bày nhỏ ở một phòng truyền thống địa phương; những cơ quan có thẩm quyền ở huyện tạo điều kiện để ra đời một phòng truyền thống lịch sử nhằm góp nhặt những

191

tư liệu quý, để ôn lại quá khứ hào hùng của một thời chiến đấu và chiến thắng trên mảnh đất Khâm Đức, Phước Sơn anh hùng. Thời gian không chờ đợi, bởi những người trong cuộc còn lại sẽ ra đi vì bệnh tật và già yếu. Để cung đàn nối nhịp mãi mãi ngân vang chúng ta cần phải suy ngẫm và thực hiện ý định nhanh ý nghĩ tốt đẹp này, đây cũng là nền tảng góp phần cho việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau ở địa phương về lòng tự hào dân tộc, cùng nhau ra sức bảo vệ tốt những giá trị lịch sử của cha ông trong việc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương; thắp lên cho họ ngọn lửa anh hùng cách mạng, xem đó là hành trang vào đời bằng công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.

192

CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC – NGOK TAVAK, SỰ LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY LINH HOẠT SÁNG TẠO CỦA KHU ỦY - BỘ TƯ LỆNH QUÂN KHU TRÊN CHIẾN TRƯỜNG KHU 5 TRONG CHIẾN DỊCH

HÈ NĂM 1968

Đại tá Nguyễn Văn Hoa*

Cuộc tiến công và nổi dậy lần thứ 2 vào mùa Hè tháng 5/1968 của quân và dân Khu 5 tiếp tục giành được những thắng lợi mới trên các chiến trường, nổi bật và tiêu biểu trong đợt này là chiến thắng chi khu Quận lỵ Khâm Đức – Chốt điểm tiền tiêu Ngok Tavak của địch ở miền Tây Quảng Nam từ ngày 09/5 đến ngày 12/5/1968.

Chi khu Quận lỵ Khâm Đức nằm trên một thung lũng trong không gian dài 3 km, rộng 1,5 km. Phía Bắc và Tây có dãy núi cao từ 400 đến 800 m. Phía Tây có dãy rừng già ngút ngàn, phía Nam giáp sông Nước Chè, phía Đông giáp sông Nước Trẻo và Nước Mỹ. Có đường quốc lộ 14 từ Hòa Cầm – Hòa Vang lên Khâm Đức qua Tây Nguyên. Có vị trí quan trọng như vậy khi lên nắm chính quyền do Mỹ dựng lên ở miền Nam Ngô Đình Diệm đã chọn Khâm Đức làm trung tâm huấn luyện biệt kích và làm bàn đạp đánh phá phong trào cách mạng ở miền Núi tỉnh Quảng Nam. Nơi đây địch bố trí xây dựng 10 cứ điểm, lực lượng 7 đại đội

* Ban Tổng kết Lịch sử CTĐ, CTCT Quân khu 5.

193

địch, trở thành hệ thống cứ điểm có công sự khá kiên cố, địch cho là tiền đồn bất khả xâm phạm, cánh cửa thép bảo vệ trung tâm chỉ huy vùng Quân khu I địch ở Đà Nẵng.

Ngok Tavak là chốt tiền tiêu của địch cách Quận lỵ Khâm Đức 7 km về phía Tây Nam, nằm trên ngọn núi cao 738m. Sau tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta Tết Mậu thân 1968, từ tháng 2/1968 địch đổ quân lên đây 1 đại đội biệt kích, 1 trung đội bộ binh, 1 trung đội pháo 105 ly, xây dựng thành 1 chốt điểm mạnh có hệ thống công sự vững chắc. Khu vực Khâm Đức địch xây dựng 1 sân bay dã chiến sẵn sàng chi viện quân bằng đường không kịp thời xuống đây khi bị ta tấn công để bảo vệ chi khu Quận lỵ Khâm Đức. Nơi đây là hướng cửa ngõ duy nhất ta có thể triển khai lực lượng để đánh chiếm Khâm Đức.

Hệ thống chốt giữ kiên cố của địch ở Khâm Đức, nhằm chia cắt trên một hướng chiến lược giữa Bắc Tây Nguyên với Quảng Nam, Quảng Đà qua đường quốc lộ 14, ngăn chặn tuyến đường chi viện của Trung ương từ miền Bắc vào bằng đường Hồ Chí Minh lên Tây Nguyên. Một địa bàn có tầm quan trọng như vậy đặt ra cho Khu ủy, Quân khu ủy 5 chọn thời cơ chín muồi tổ chức lực lượng tiêu diệt để sớm giải phóng khu vực này, nhằm mở rộng căn cứ địa phục vụ lâu dài cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tháng 4/1968 thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Khu ủy 5 tổng tiến công và nổi dậy đợt 2 năm 1968 trên khắp các chiến trường, thời gian bắt đầu từ ngày 4 tháng 5. Quân khu ủy – Bộ Tư lệnh Quân khu

194

5 quyết định mở chiến dịch hè 1968 (Bí danh chiến dịch X1) với chủ trương: Làm tan rã 1 bộ phận lớn ngụy quân, ngụy quyền, phá hủy làm tê liệt các căn cứ kho tàng, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chiến đấu Mỹ, cắt đứt đường giao thông, giải phóng một bộ phận nông thôn địch còn đang kiểm soát, làm chủ từng phần cơ sở nội thành. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Quân khu ủy trực tiếp giao nhiệm vụ cho các đơn vị tác chiến trên các địa bàn. Sư đoàn BB 2 được giao nhiệm vụ tiêu diệt cụm cứ điểm Khâm Đức khai thông đường 14, mở thông đường vận chuyển cơ giới từ hành lang chiến lược của Trung ương xuống đồng bằng ven biển.

Sư đoàn 2 tấn công Khâm Đức với lực lượng một sư đoàn thiếu (Trung đoàn 31 của sư đoàn làm nhiệm vụ đánh địch ở Núi Ngang, huyện Tiên Phước). Đến ngày 5 tháng 5 sư đoàn hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, quyết tâm chiến đấu của sư đoàn được Ban Thường vụ Quân khu ủy thông qua. Quyết định tấn công theo bước 2: Bước 1, tiêu diệt quân địch ở chốt điểm tiền tiêu Ngok Tavak, đánh viện từ Khâm Đức ra, hoặc từ đồng bằng lên. Bước 2, đánh bóc vỏ các cứ điểm ngoại vi, tổ chức hỏa lực khống chế đường không và sân bay, cắt đứt hoàn toàn mọi chi viện tiếp tế của địch, tiếp theo lần lượt tiêu diệt cứ điểm ở khu trung tâm quận lỵ. Trung đoàn 1 Sư đoàn 2 là lực lượng chủ công trực tiếp đảm nhận tiến công tiêu diệt chốt điểm Ngok Tà Vak, 18 giờ 30 phút ngày 9/5/1968 Trung đoàn 1 hành quân chiếm lĩnh trận địa và ngay trong đêm ta bắt đầu tấn công Ngok Tavak, vượt qua nhiều tình huống chiến đấu phức

195

tạp, bộ đội ta đã anh dũng kiên cường, mưu trí và sáng tạo, đột phá dũng mãnh tiêu diệt làm tan rã lực lượng địch ở đây đến 15 giờ ngày 10/5/1968 ta làm chủ hoàn toàn Ngok Tavak. Đêm 11 rạng sáng 12/5/1968 các mũi tiến công của Sư đoàn 2 lần lượt tiêu diệt các cứ điểm ngoại vi Quận lỵ Khâm Đức và phát triển tiến công khu trung tâm đến 12 giờ ngày 12/5 ta làm chủ Quận lỵ Khâm Đức, Quận Khâm Đức hoàn toàn giải phóng, là huyện thứ 2 của Quân khu 5 đến thời điểm này trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được giải phóng (huyện giải phóng đầu tiên tháng 12/1964 An Lão, Bình Định).

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak có ý nghĩa lịch sử to lớn, thể hiện tư tưởng tiến công, không ngừng tiến công của bộ đội ta, tiêu diệt 1 hệ thống cứ điểm mạnh, địch cho là lá chắn bất khả xâm phạm, bảo vệ từ xa khu liên hiệp quân sự của Mỹ ở Đà Nẵng. Mất Khâm Đức địch mất đi một mắt xích quan trọng làm giảm một cánh cửa thép lá chắn, ngăn chặn lực lượng ta tiến công vào Đà Nẵng từ hướng Tây.

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak góp phần cùng các chiến trường khác trong Quân khu giành thắng lợi rực rỡ chiến dịch Hè 1968. Giáng một đòn chí mạng vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Chính thắng lợi này đã bóc trần luận diệu lừa bịp dư luận của lãnh đạo nhà Trắng với nhân dân Mỹ và thế giới là “Việt cộng” và “Bắc Việt Nam” đã “đuối sức, hết hơi” , quân đồng minh đã phản kích, truy kích ráo riết “Việt cộng” và “Bắc Việt Nam” từ sau Tết

196

Mậu thân 1968.

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak, giải phóng thêm một vùng hậu phương, hoàn chỉnh căn cứ địa cách mạng ở phía sau, bảo đảm khai thông một đường hành lang quan trọng của Khu 5, tạo điều kiện mở đường vận chuyển cơ giới từ tuyến tiếp giáp đường hành lang chiến lược 559 giáp ranh Quảng Nam. Từ đây ta có cơ sở để khẳng định ý chí và nghị lực mới để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiếp tục tiến công đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ để giành chiến thắng quyết định cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Chiến thắng có ý nghĩa lịch sử to lớn, là kết quả của ý chí niềm tin của quân và dân Khu 5 đánh dấu sự trưởng thành lớn mạnh, vượt bậc của 3 thứ quân dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương, Quân ủy Trung ương, Khu ủy 5 trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệp đồng tác chiến sắc sảo, sáng tạo quyết tâm của Quân khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5, cụ thể trên một số mặt:

- Tiến công Khâm Đức - Ngok Tavak, Thường vụ Quân khu ủy – Bộ Tư lệnh Quân khu chỉ giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 2, cho nên việc chỉ đạo hiệp đồng tác chiến trận chiến đấu ở đây là do sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy – Chỉ huy Sư đoàn là chính. Nhưng do nắm chắc các quy luật hoạt động của địch trên chiến trường, qua nhận định nếu Khâm Đức bị tấn công - lực lượng chi viện của địch chỉ có thể là Sư đoàn A-me-ri-can của Mỹ. Cho nên đánh chiếm kìm giữ được Khâm Đức, không để địch đưa quân tiếp

197

viện. Ban Thường vụ Quân khu ủy – Bộ Tư lệnh Quân khu đã chỉ đạo lựa chọn phương án tổ chức khu chiến Núi Ngang nhằm thu hút Sư đoàn A-me-ri-can tại đây. Nhiệm vụ này giao cho Sư đoàn 2, sử dụng Trung đoàn 31 vận dụng chiến thuật cơ động kết hợp chốt, chủ động kéo quân Mỹ ra vùng đồi núi đã lựa chọn, kết hợp tác chiến của chủ lực với thế trận chiến tranh nhân dân vùng giáp ranh 3 huyện Tiên Phước, Thăng Bình, Tam kỳ là sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệp đồng phối hợp tác chiến rất linh hoạt, sáng tạo của Thường vụ Quân khu ủy. Thực tế chứng minh Khi Sư đoàn 2 thực hành nổ súng tấn công – cùng lúc khu chiến Núi ngang đã giam chân sư đoàn viễn chinh Mỹ suốt 40 ngày đêm tại đây. Tuy nhiên, chúng vẫn cố vắt được Tiểu đoàn 2 Lữ 196 chi viện cho Ngok Tà Vak trong ngày đầu bị ta tấn công, nhưng vừa bị đánh ở Núi Ngang vừa bị đánh ở Ngok Tà Vak, quân tăng viện, không còn hung hăng, bị dao động co lại ở căn cứ Khâm Đức, cuối cùng thế chủ động vẫn thuộc về quân ta. Cơ hội thuận lợi để Sư đoàn 2 phát triển tiến công tiêu diệt cứ điểm Khâm Đức. Thể hiện chỉ đạo nghệ thuật tác chiến chiến dịch lần đầu tiên trên chiến trường Khu 5 đã giăng được cái bẩy đúng ý định tác chiến chiến dịch.

- Thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệp đồng tác chiến linh hoạt sáng tạo không để địch còn khả năng phãn kích tái chiếm Khâm Đức - Ngok Tà Vak là chỉ đạo phối hợp tác chiến cùng một lúc trên khắp các chiến trường: Chiến trường Bắc Bình Định, Bắc Tây Nguyên giam chân nhiều đơn vị địch, thực hiện ý định tiêu diệt một bộ phận sinh lực

198

địch làm cho địch ở đâu cũng bị động đối phó. Mặt khác từ tháng 8/1968, Khu ủy, Quân khu ủy – Bộ Tư lệnh Quân khu chỉ đạo mở tiếp chiến dịch Thu. Đợt 3 tổng tấn công và nổi dậy năm 1968 thể hiện quyết tâm cao của Đảng bộ quân và dân Khu 5 liên tục tấn công, đánh bồi, đánh bại ý chí xâm lược buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, đẩy chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ đến bờ vực phá sản. Sự chỉ đạo sáng suốt của Khu ủy, Quân khu ủy góp phần quan trọng để quân và dân Quảng Nam làm chủ Khâm Đức đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

- Lần đầu tiên Quân khu ủy chỉ đạo tác chiến tập trung cấp sư đoàn trên một mũi, một hướng, một cụm cứ điểm có công sự vững chắc của địch. Linh hoạt sử dụng nhiều cách đánh, khéo kết hợp giữa tập kích diệt quân đồn trú dã ngoại, dùng đặc công đánh chiếm các điểm cao khống chế, dùng cao xạ khống chế sân bay, tạo thế vây hãm toàn bộ lực lượng địch trong một thung lũng trung tâm Khâm Đức, mặc dù địch đã kịp tăng cường 1 tiểu đoàn của lữ 196 BB Mỹ, nhưng tất cả đã rơi vào thế cô lập, bị động chống đỡ, cuối cùng bị tiêu diệt, tan rã tìm đường tháo chạy trước đòn tấn công của ta.

Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak đã giúp cho Khu ủy Quân khu ủy có nhiều kinh nghiệm quý báu về lãnh đạo, chỉ đạo tác chiến hợp đồng, phối hợp giữa các lực lượng, giữa các chiến trường. Chỉ đạo sử dụng nhiều cách đánh linh hoạt sáng tạo của các thứ quân, kinh nghiệm đầu tiên về cách đánh vây diệt điểm kết hợp chốt trong điều kiện địch còn mạnh về không quân, ném bom

199

rải thảm nhưng ta vẫn bảo toàn được lực lượng. Một sự kiện lịch sử có tầm vóc và ý nghĩa to lớn cách đây 45 năm vẫn còn nguyên giá trị. Thành tích, chiến công và những kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo tác chiến của thế hệ cha anh đi trước, ngày nay lực lượng vũ trang Quân khu 5 tiếp tục được kế thừa vận dụng trong huấn luyện bộ đội không ngừng nâng cao trình độ kỹ chiến thuật sẵn sàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới của cách mạng./.

200

VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA KHÂM ĐỨC - PHƯỚC SƠN ĐỐI VỚI PHONG TRÀO

CÁCH MẠNG QUẢNG NAM

ThS Lưu Anh Rô*

Thời Pháp thuộc, sau khi chiếm Đông Dương, thực dân Pháp đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát, thám hiểm nhằm thiết lập những con đường từ phía Tây của Quảng Nam lên vùng cao nguyên Tây Nguyên. Bởi đối với họ, vùng Tây của Quảng Nam, nhất là xuất phát điểm Phước Sơn - Khâm Đức, nơi tiếp giáp với biên giới Lào, vùng tiếp cận với “nóc nhà Tây Nguyên” là cực kỳ trọng yếu cả về mặt chính trị, quân sự và kinh tế. Tuy nhiên tại vùng này, điều kiện địa hình của Trường Sơn có những điểm chung quát là khá hiểm trở: “Ở phía Tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bắc Bình Định, Trường Sơn vẫn dày đặc, hiểm trở, xiết chặt thượng nguồn các sông Kr. Bia, Psi, Pekô, Sé Kaman và Sé Sou; hàng rào núi non này kết thúc ở phía Nam tại đồng bằng sông Kr. Bla - Đồng bằng Reungao hay Đồng bằng Kontum - cao nguyên Jarai giới hạn đồng bằng này ở mặt Nam”1.

Đầu thế kỷ 20, từ một dự đoán của mình, một người

* Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng, Trưởng phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng

1 H.Maitre, trong tác phẩm “Rừng người Thượng” (Les Jungles Des Hauts-Plateaux Du Vietnam Central).

201

Pháp đã xuất phát từ Phước Sơn để cố gắng mở một con đường nối liền các tỉnh phía Bắc của Trung kỳ lên Tây nguyên. Theo ông ta thì: “Hướng tổng quát của thung lũng và khối nước của sông Lao làm cho tôi nghiêng về giả thuyết thứ nhất, tôi tức khắc khởi hành tại Phước Sơn để kiểm chứng lại giả thuyết. Nếu tôi chỉ biết ở vùng này, thì lối vào của dãy Trường Sơn là một khó khăn đặc biệt. Ở vùng phía Nam của tỉnh Quảng Nam, sự tiếp xúc của dân tộc An Nam với người miền núi là rất tốt, cho nên tốt hơn là lần thứ nhất, tôi thử mở đường qua dãy núi ở một điểm dễ hơn và chọn mặt sau của xứ nguy hiểm này, bằng cách dựa vào người Lào và người miền núi đã ít nhiều Lào hóa ở quanh vùng Attopeu. Như vậy, tôi đã giải quyết lối đi qua dãy Trường Sơn ở quanh vùng Huế, để theo những nguồn suối của sông Sêkông, từ đó đi xuống toàn thung lũng cho đến Attopeu, trừ một đoạn ngắn chảy qua đồng bằng Saravane và quay trở lại bởi sông Phước Sơn”1.

Từ ý đồ chiến lược dành cho vùng “cao nguyên miền thượng”, người Pháp đã cho thiết lập một đường quốc lộ chạy dọc theo chân phía Đông của dãy Trường Sơn trên lãnh thổ Việt Nam, gọi là Quốc lộ 14. Quốc lộ này có tổng chiều dài là 1.380km và đi qua 10 tỉnh: Từ Nghệ An qua Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Kon Tum, Pleiku, Ban Mê Thuột và Bình Phước. Từ trục đường chính nói trên, nhiều con đường xuyên sơn đi khắp miền Trung - Tây Nguyên đã làm liên kết các vùng miền,

1 F. Enjolras, “Cuộc thám sát con đường Moi-xe và dấu vết cho đường thuộc địa 14, giữa Tan-An và Dac – Main”, tạp chí B.A.V.H, tập XIX, tr.589. Nxb Thuận Hóa - 2006.

202

tỉnh, thành lại với nhau, theo các mục tiêu sau của người Pháp:

- Bảo vệ an ninh lãnh thổ

- Hành quân thanh toán các tổ chức buôn lậu

- Khai thác lâm, thổ sản

- “Khai hóa văn minh” và sử dụng các sắc tộc thiểu số.

Có thể nói, trên toàn tuyến của Quốc lộ 14 thì phần qua địa phận tỉnh Quảng Nam có một vị trí quan trọng, nhất là đoạn chạy qua Khâm Đức - Phước Sơn.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, con đường này bị bỏ phế vì Pháp không đủ khả năng bảo vệ trước sự tấn công, uy hiếp thường xuyên của Việt Minh. Sau Hiệp Định Geneve 1954, khi vừa lên “nhiếp chính” tại miền Nam, Ngô Đình Diệm cũng như các chính quyền Sài Gòn sau đó, luôn tìm cách phục hồi, bảo vệ Quốc lộ 14 hòng ngăn chặn quân ta từ miền núi tràn xuống đồng bằng và thành phố, ở khắp miền Trung, nhất là Quảng Nam và Đà Nẵng.

Dưới thời Diệm, chính quyền Sài Gòn đặc biệt coi trọng tuyến hành lang Phước Sơn - Khâm Đức, điều này được nhiều báo cáo của họ đề cập trong thời gian này. Báo cáo của Tiểu khu Quảng Nam ngày 8/3/1958, cho biết: “Từ thời còn chiến tranh, Việt cộng đã nắm vùng thượng du. Trong chiến dịch Tây Nguyên năm 1953, Việt cộng đã cho dọn những con đường mòn xuyên sơn để dân công vận tải tiếp tế từ Trà My lên Dakto. Hiện tại, tại vùng cao nguyên

203

này, dân thượng còn thiên nặng về Việt cộng và các toán Việt cộng có vũ trang hiện vẫn còn hoạt động tại đây”1. Và đối với họ thì: “Trong thời chiến, tuyến hành lang Phước Sơn - Dakla rất quan trọng cho việc liên lạc giữa Quân khu 2 và Quân khu 3. Trường hợp tiếp tế cho Quân khu 3, đường số 19 và đường 14 bị bế tắc thì đường Phước Sơn - Dakla là trục vận chuyển quân dụng, quân sĩ, lương thực, thực phẩm từ căn cứ tiếp dưỡng Đà Nẵng đến các đồn bót phía Bắc trên quốc lộ 14. Ngoài ra, tuyến đường này chặn đứng mọi liên lạc, đột nhập của đối phương từ Tây Bắc xuống Đông Nam và hạ Lào qua. Không những thế mà còn có thể chặn đứng được mọi sự liên lạc, tiếp tế của bọn phản động từ trung châu lên vùng cao nguyên của đối phương nữa”2.

Vì những lẽ đó, việc đầu tiên của Diệm ngay sau khi lên “nhiếp chính” là xây dựng các cứ điểm tại Khâm Đức và tổ chức nhiều chiến dịch “thượng du vận” tại vùng này. Ngày 2/2/1959, Tỉnh trưởng Quảng Nam có công văn nêu rõ kế hoạch “bình định thượng du” tại Trà My, Hiên, Giằng, Phước Sơn như sau: “Vùng này là hành lang hoạt động của Việt cộng để di chuyển cán bộ, liên lạc tin tức và tiếp vận bưu cục giữa Liên Khu 4 (Thừa Thiên) và Liên Khu 5 (Quảng Nam - Quảng Ngãi). Tại vùng cao Hiên, Giằng Việt cộng đã tổ chức gồm nhiều cơ sở, mỗi cơ sở do một đảng viên trong buôn chỉ huy và lấy hậu thuẫn của nhân

1 Tài liệu mang ký hiệu 5221, Phông Đệ Nhất - VNCH. Hiện lưu tại TTLTQG II - thành phố Hồ Chí Minh.

2 Tài liệu mang ký hiệu 5222, Phông Đệ Nhất - VNCH. Hiện lưu tại TTLTQG II - thành phố Hồ Chí Minh.

204

dân căn bản sinh hoạt. Ngoài ra, tại vùng Dak Xan, giáp giới với Lào, nơi chính quyền ta chưa lập cơ sở, Việt cộng đã tổ chức một trung tâm huấn chính cho cán bộ”1.

Về phía ta, trong kháng chiến chống Mỹ, quân dân ta đã thiết lập một tuyến đường quan trọng tại Đông Trường Sơn. Cụ thể như sau: Khởi đầu từ Khe Cát thuộc huyện Bố Trạch ở Quảng Bình, vượt sông Bến Hải phía trên nguồn đi qua chiến khu Ba Lòng ở Quảng Trị vào Thừa Thiên, qua A Lưới, A Shau rồi đi nép theo biên giới Việt – Lào phía sau đèo Hải Vân vào Quảng Nam, khi đến Khâm Đức thì vòng lên Ngọc Hồi thuộc Kontum. Đến đây, vì khúc đường 14 từ Kontum đến Ban Mê Thuột đang do quân đội VNCH trấn giữ nên ta phải làm con đường thứ hai lấy tên là đường 14A đi sát biên giới Việt - Lào qua các tỉnh Kontum, Pleiku và Ban Mê Thuột. Tại đây, hai đường Trường Sơn Tây và Trường Sơn Đông gặp nhau rồi đổ xuống Lộc Ninh, Chơn Thành, Bình Long và Phước Thành.

Đến cuối năm 1973, từ các không ảnh chụp được, Mỹ và chính quyền Sài Gòn phát hiện được nhiều khúc đường 14 từ Thừa Thiên đến Ban Mê Thuột đang được Việt cộng quân sửa chữa hoặc chuyển quân. Vì vậy, chúng đã thả rất nhiều biệt kích xuống nhiều nơi, để thám sát hoặc phá vỡ tuyến hành lang huyết mạch này của ta. Các phi cơ A.37 được điều đến để oanh tạc, bắn phá những đoàn xe của ta đang di chuyển vào Nam và các toán nhân công đang làm đường, nhưng phá xong thì chỉ ít lâu sau, con đường lại

1 Tài liệu mang ký hiệu 5742, Phông Đệ Nhất - VNCH. Hiện lưu tại TTLTQG II - thành phố Hồ Chí Minh.

205

nhanh chóng được phục hồi1.

Từ năm 1954 đến năm 1963, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cử nhiều toán thám báo, biệt kích xâm nhập vùng Phước Sơn, Khâm Đức lên Kotum để thu thập tin tức tình báo của ta, đồng thời thiết lập các con đường xuyên sơn nối liền với Quốc lộ 14 và bố trí nhiều đồn, bót trú đóng hòng kiểm soát vùng này2. Được sự tư vấn của bọn cố vấn Mỹ, Diệm quyết định xây dựng Khâm Đức thành một cứ điểm quan trọng trong việc cơ động ứng cứu cho nhau giữa các cứ điểm đóng quân của địch ở vùng tây Quảng Nam và Hạ Lào, nhằm ngăn chặn hành lang đi lại của ta từ trên núi xuống đồng bằng.

Tại khu vực cách trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Phước Sơn hiện nay không xa, Mỹ - Diệm đã thiết lập một đại bản doanh của trường Biệt kích toàn miền Nam do Mỹ trực tiếp huấn luyện. Đặc biệt nhất là sân bay Khâm Đức, căn cứ Ngok Tavak (xã Phước Mỹ) - căn cứ này nằm giữa Chavane (Lào) và thung lũng Khâm Đức, là nơi chuyển quân và hàng hóa vào vùng 2 chiến thuật và Tây Nguyên của Mỹ, nguỵ. Diệm đã khẩn trương cho xây dựng sân bay Khâm Đức và đích thân ông ta nhiều lần đi thị sát đến vùng này.

1 Thời gian này, Quân dân các huyện miền núi cùng bộ đội ngày đêm bạt núi san đồi, mở rộng mạng lưới đường thồ, đường ô tô nối từ đường mòn Hồ Chí Minh qua Trao xuống tây bắc Hòa Vang; qua Khâm Đức, Hiệp Đức về Quế sơn, Thăng Bình.

2 Từ năm 1958, chính quyền của Diệm giao cho Liên Đoàn 4 Công Binh thi công đường 14 và ông ta đích thân đến thị sát, chỉ đạo. Chuyện xây dựng đường 14 chưa hoàn tất thì cuối năm 1963, Diệm đã bị Mỹ giết.

206

Cứ điểm Khâm Đức được xây dựng thành 3 phân khu chính: trên đỉnh là khu trung tâm gồm có nhà bộ chỉ huy và trận địa pháo được bao bọc bởi hệ thống hàng rào thép gai, phía Đông nam là khu cư trú của lực lượng liên quân, phía Tây cứ điểm là khu sân bay trực thăng dã chiến. Sân bay Khâm Đức được đầu tư xây dựng với tổng số tiền 30 triệu đồng, khởi công vào tháng 8/1961 đến tháng 12/1963 thì hoàn tất.

Mới đây, chúng tôi được tiếp cận được một tư liệu về việc thiết lập sân bay Khâm Đức và vai trò chiến lược của nó đối với Mỹ, nguỵ dưới thời Ngô Đình Diệm và sau đó. Tại một hồ sơ thiết lập sân bay, cho biết: “Sân bay Khâm Đức được đầu tư 30 triệu đồng, đợt 1 là 20 triệu, đợt 2 là 10 triệu, khởi công vào tháng 8.1961 đến tháng 12.1963 thì hoàn tất. Hồ sơ thiết kế và dự toán kinh phí cả 2 đợt lúc đầu gồm: làm đường băng dài 1200mét (và dự kiến nối dài 1900mét), với nhiều hạng mục kèm theo được Diệm “duyệt y” và giao cho Khu công chánh Huế thực hiện. Một báo cáo của Trưởng Ban chuyên viên kỹ thuật của Phủ Tổng thống Diệm, ngày 20.6.1962 nêu rõ: “Tuân hành mệnh lệnh của Tổng thống tại bút phê trong tờ trình số 198-VPTL ngày 25.5.1962 của Trung tướng Tư lệnh Vùng 1 chiến thuật, Ban chuyên viên kỹ thuật đã cử ông Nguyễn Trạc Anh tới Khâm Đức ngày 14.6.1962, cùng đi với ông Khu trưởng Khu Công chánh Huế để xem xét công việc tại chỗ. Sau khi kiểm tra cho thấy: phá rừng đốn cây làm sân bay dài 2.500mét, rộng 300mét; san phẳng và cán đất từ cọc 0

207

đến cọc 12 dài 1200mét, rộng 30mét, cung cấp đá hộc 15.000m3. Dự định: sẽ phá rừng phía bên kia sông Daksé để tàu bay xuống dễ dàng. Để công trình sớm hoàn thành, Bộ Công chánh dự định thay thế việc cán đá bằng cách dùng vĩ sắt P.S.P rải trên mặt nền”1. Kèm với báo cáo trên là những tấm ảnh về thi công sân bay Khâm Đức. Cùng với việc thi công sân bay Khâm Đức, cuối năm 1962, địch tăng quân chủ lực lên 3 trung đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn đặc nhiệm, 18 tiểu đoàn bảo an, 75 tổng đoàn nghĩa quân, 12 đại đội dân vệ để triển khai đóng giữ các cụm cứ điểm chiến lược quan trọng từ tây bắc Hòa Vang - Hà Tân - Thượng Đức - Hiệp Đức - Khâm Đức - An Lâu - Trà My... tạo thành tuyến phòng thủ suốt dọc theo ranh núi từ tây bắc Hoà Vang đến tây nam Tam Kỳ, nhằm chặn ta từ căn cứ miền núi hoạt động xuống đồng bằng.

Khi Mỹ đổ quân vào miền Nam, quân đội Mỹ đã cho thiết lập các đồn bót trên con đường 14, từ Khe Sanh ở Quảng Trị đến Ban Mê Thuột nhằm mục đích ngăn chặn ta từ các vùng núi xâm nhập xuống đồng bằng. Vì lẽ đó, từ năm 1961 đến năm 1975, tại vùng Tây của Quảng Nam: “Địch thường bao vây phong tỏa không cho đưa muối, rựa lên, làm cho nhiều vùng phải đốt rễ tranh làm muối để ăn. Thiếu muối làm cho miền núi rất căng, rất khổ. Địch còn uy hiếp bằng các đồn đóng sâu trong miền núi như Atép, Galâu ở Hiên, Rô ở Giằng, Aró cũng ở Giằng trên vùng rất

1 Công văn mật của Ban Chuyên viên kỹ thuật Phủ Tổng thống, gửi cho ông Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống vào ngày 20.6.1962. Tài liệu hiện lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng.

208

cao, Kê Nôn ở Khu 7 của Hiên sát Lào, uy hiếp bằng con đường 14, xe có thể chạy từ Đắc Pét giáp Đắc Tô ra Khâm Đức, ra Giằng xuống Đà Nẵng, và con đường 16 từ Hà Lam cũng chạy lên Khâm Đức của huyện Phước Sơn”1. “Chúng rút bớt số đồn bót ở vùng cao (Đak Úc) vùng Trung, tăng cường các cứ điểm còn lại cắm đến thêm ở vùng thấp (Trung Mang và Hiên), làm lại đường chiến lược 14 đầu năm 1962, làm đường 16 Phước Sơn - Dak u... và xây dựng cụm cứ điểm Khâm Đức. Tiến hành dồn dân các xã vùng thấp, dồn 5 xã Hố Ô (Trà My), Hố Sâu (Phước Sơn). Mở nhiều cuộc càn quét qui mô thọc sâu vào căn cứ của ta (từ tháng 2 đến tháng 4.1962)”2.

Để chế ngự vùng biên giới Việt - Lào và ngăn cản bước tiến quân ta từ phía Tây xuống đồng bằng tại Quảng Nam, đến năm 1963, quân đội Mỹ thiết lập một lực lượng đặc biệt, phối kết hợp cùng lính VNCH chốt chặn tại Khâm Đức - Phước Sơn. Lực Lượng Đặc biệt của Mỹ đến Khâm Đức vào năm 1963 và thiết lập tại đây một tiền đồn. Đây là một khu vực hẻo lánh gần như không có dân cư, thuộc miền viễn tây trong một vùng lãnh thổ mà sau này được chính quyền Sài Gòn gọi là Quân đoàn I, vùng I chiến thuật. Cả khu vực chỉ có một ngôi làng nhỏ, nằm lặng lẽ trong thung lũng, xung quanh có những ngọn đồi cao hơn 2000 bộ (feet) bao bọc.

1 Hồi ký đồng chí Phạm Đức Nam. Hiện lưu tại Ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng.

2 Tình hình Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1954 - 1965. Tài liệu mang ký hiệu Y – III – 11. Hiện lưu tại Ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng.

209

Đối với Mỹ, ngụy thì Khâm Đức có một vị trí đặc biệt do nó chỉ cách biên giới Lào - Việt vài dặm, là một điạ điểm rất tốt để đưa những toán biệt kích, viễn thám xâm nhập vào đất Lào nhằm đánh phá hậu cứ của ta và phong trào cách mạng Lào. Vì vậy nên chúng thiết lập Trại lực lượng đặc biệt Khâm Đức, trại này có nhiệm vụ, huấn luyện các đại đội Dân sự chiến đấu. Các đại đội này được tuyển mộ từ các sắc dân thiểu số trong miền Nam và đưa lên Khâm Đức huấn luyện, sau đó đưa ra các trại lực lượng đặc biệt biên phòng khắp chiến trường miền Nam. Trong vòng 5 năm, trước ngày “Ngày Lễ Của Mẹ” (Mother’s Day) 12/5/1968, khi ta quyết định tiến công tiêu diệt cứ điểm Phước Sơn - Khâm Đức thì địch đưa đến đây hàng tấn dụng cụ, vật liệu, đồ tiếp tế… bằng phi cơ vận tải C-130, C-123 thuộc Không Lực Hoa Kỳ. Để cho phi cơ vận tải lên xuống dễ dàng, một phi đạo dài 6000 bộ (feet) được xây dựng, nằm trong thung lũng giữa trại Lực lượng đặc biệt và một ngôi làng người Thượng.

Trại Lực lượng Đặc biệt là một căn cứ thâu thập tin tức tình báo về các cuộc chuyển quân của quân đội Bắc Việt trên hệ thống đường mòn HCM1. Đơn vị Nghiên Cứu Quan

1 Trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức nằm trong quận Hiệp Đức, tỉnh Quảng Tín. Trước khi liên đoàn 5 Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ qua tham chiến tại Việt Nam, một toán A Lực lượng đặc biệt thuộc liên đoàn 1 Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ đến lập căn cứ nơi một đồn binh cũ của người Pháp để lại, cũng trong khu vực này. Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (MACV-SOG, NKT/TTM) đến Khâm Đức lập một căn cứ hành quân tiền phương (FOB) cho các toán biệt kích SOG/Lôi Hổ xâm nhập vào khu vực miền nam nước Lào, vì trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức gần biên giới Lào-Việt. Sau đó, đơn vị MACV-SOG dời căn cứ

210

Sát (SOG) của Mỹ, cũng sử dụng trại Lực lượng đặc biệt này làm căn cứ hành quân tiền phương (FOB) cho những toán biệt kích xâm nhập vào đất Lào, do thám, đánh phá các binh trạm, cơ sở hậu cần của ta. Trong mùa Xuân năm 1968, quân đội Bắc Việt đã quyết định thanh toán trại LLĐB biên phòng này. Vào đầu tháng Năm, tình báo của Hoa Kỳ cho biết đã nhận thấy nhiều tín hiệu cho thấy quân đội Bắc Việt, đã đưa vào khu vực núi non xung quanh căn cứ này, nhiều đơn vị quân đội với cấp lớn.

Sau khi ta thực hiện tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức càng trở nên quan trọng đối với Mỹ, ngụy. Bởi lẽ, đây là tiền đồn biên phòng cuối cùng còn sót lại tại Quân đoàn I và của Mỹ, ngụy tại khắp miền Nam. Ngoài ra, địch còn thiết lập thêm cứ điểm Ngok Tavak nằm cách trại Lực lượng Đặc biệt Khâm Đức của quân đội Mỹ khoảng 5 dặm, nơi đây thường xuyên hiện diện một đại đội 113 dân sự chiến đấu, cùng với 8 cố vấn Mỹ, 3 cố vấn Úc Đại Lợi (Australia); một trung đội pháo binh thủy quân lục chiến Mỹ. Vì những lẽ đó, Mỹ, ngụy xem căn cứ Khâm Đức - Ngok Tavak là một trong những cứ điểm “bất khả xâm phạm” ở miền tây Quảng Nam.

hành quân tiền phương đi Hớn Quản (B-33) ngày 25 tháng Sáu năm 1965. Một toán A trong chương trình Gamma (B-57, tuyển mộ điệp viên nằm vùng) đến trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức làm việc trong khoảng giữa năm 1967. Trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức còn có một căn cứ hành quân tiền phương trên núi Ngok Tavak, căn cứ này bị ta đánh tan một ngày trước khi căn cứ chính di tản ngày 12 tháng 5 năm 1968. Sau thất bại này, Trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức của địch di chuyển đến Nông Sơn ngày 1 tháng Sáu năm 1968. Đến ngày 31 tháng Mười năm 1970, trại LLĐB Nông Sơn chuyển giao cho Biệt Động Quân và trở thành tiểu đoàn 78 BĐQ Biên Phòng.

211

Như đã nói, do vị trí chiến lược của Khâm Đức - Phước Sơn nằm án ngữ trên con đường từ hậu cứ của ta tại nước bạn Lào xuống các tỉnh đồng bằng, nhất là Quảng Nam - Đà Nẵng nên Quân Giải phóng không thể không tiêu diệt, bứt phá căn cứ này, nếu muốn phát triển phong trào cách mạng xuống đồng bằng và lên các tỉnh Gia Lai, Komtum… tại Tây Nguyên. Theo ông Hồ Văn Điều, nguyên Bí thư Huyện ủy Phước Sơn thì: "Trong năm 1968, ta chủ trương giải phóng Khâm Đức nhằm giành thế chủ động cho tuyến đường mòn Hồ Chí Minh qua Phước Sơn và kết nối với các căn cứ cách mạng khác từ đồng bằng lên Tây Nguyên."1. Và như thế, số phận của căn cứ Phước Sơn - Khâm Đức đã bị định đoạt.

Sau này, theo nhận xét của nhiều chuyên gia quân sự và những nhà nghiên cứu chiến tranh Việt Nam thì trận Khâm Đức là một trận đánh điển hình của quân giải phóng trong Chiến tranh Việt Nam. Trận đánh diễn ra từ ngày 10 tháng 5 đến ngày 12 tháng 5 năm 1968, trên khu vực phía Tây tỉnh Quảng Nam (nay là khu vực thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, Quảng Nam). Trận chiến này kết thúc bằng chiến thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam, cùng sự rút lui của quân Mỹ ra khỏi sân bay Khâm Đức và các cứ điểm lân cận mãi mãi sau đó.

Diễn trình trận đánh được diễn ra trong bối cảnh sau: Sau Tổng tiến công và nổi dậy của ta trong Tết Mậu Thân - 1968, thế bố trí lực lượng của quân Mỹ và quân ngụy trên

1 Lưu Anh Rô, “Hé mở tài liệu về sân bay Khâm Đức”, Quảng Nam Online.

212

chiến trường hai tỉnh Quảng Đà và Quảng Nam đều tăng. Tính đến tháng 5.1968, ở Quảng Đà địch có 19 tiểu đoàn trong đó 7 tiểu đoàn Mỹ, 8 tiểu đoàn ngụy, và 4 tiểu đoàn Nam Triều Tiên. Ở Quảng Nam, quân cơ động Mỹ và quân chủ lực ngụy được tăng cường quân số và chúng tổ chức nhiều cuộc hành quân càn quét, đánh phá các hành lang và bàn đạp của ta, nhằm ngăn chặn ta tấn công vào thành phố, thị xã.

Trước tình hình đó, nhằm thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, theo sự chỉ đạo của Khu ủy V, Đặc khu ủy Quảng Đà và Mặt trận 4 đã đề ra nhiệm vụ của quân và dân Quảng Đà trong chiến dịch hè năm 1968 là: Tiếp tục tập trung lực lượng tấn công vào Đà Nẵng, Hội An và các thị trấn, quận lỵ trên địa bàn Đặc khu, Tỉnh ủy và tỉnh đội Quảng Nam nêu hướng tấn công chính trong chiến dịch Hè là thị xã Tam Kỳ và một số thị trấn, quận lỵ trên địa bàn tỉnh đồng thời bức phá một số các cứ điểm chiến lược của địch, nhất là Khâm Đức, Thượng Đức...

Ngày 5.5.1968, ngày mở màn chiến dịch, ta bao vây chi khu quận lỵ Thượng Đức nhằm kéo lực lượng cơ động của quân Mỹ về hướng này, tạo điều kiện thuận lợi cho các hướng đánh địch. Ta pháo kích các sân bay Đà Nẵng, Nước Mặn, tập kích các bãi xe cơ giới ở Cẩm Bình, tiến công vào thị xã Hội An... Trung đoàn 36, vừa từ hậu phương lớn miền Bắc vào đã đánh trung đoàn 5 thủy quân lục chiến Mỹ ở dọc hai bên bờ sông Thu Bồn thuộc hai huyện Duy Xuyên và Điện Bàn. Tiểu đoàn Lam Sơn của Thanh Hoá diệt một tiểu đoàn lính ngụy tại thôn Quang Châu (xã Hòa

213

Châu, huyện Hòa Vang)…

Đặc biệt, từ ngày 9 đến 12/5/1968, Sư đoàn 2 đã tiến công tiêu diệt chi khu quận lỵ Khâm Đức, mở đầu bằng trận đánh tiêu diệt cứ điểm tiền tiêu Ngok Tavak, cách Khâm Đức 7 km về phía Tây Nam.

Lúc 6 giờ sáng ngày 12/5/1968, vòng vây của Quân đội nhân dân Việt Nam càng siết chặt, hỏa lực bắn phá dữ dội vào sân bay Khâm Đức, và đồng loạt tiến công tiêu diệt Chi khu quận lỵ. Bị tấn công mãnh liệt, quân Mỹ, ngụy tại Khâm Đức cuống cuồng như chim vỡ tổ. Tình hình diễn biến mỗi lúc thêm nguy ngập cho Khâm Đức, địch vội vã đổ tiểu đoàn 2, lữ đoàn 196 thuộc sư đoàn A-mê-ri-cơn của Mỹ xuống Khâm Đức, nhưng vẫn không dám tung lực lượng ra cứu Ngok Tavak. Quân địch sống sót Ngok Tavak tháo chạy, quân ta truy theo bắt một số, phần lớn địch còn lại trên đường tháo chạy bị bom B52 của Mỹ diệt hết, các đơn vị của sư đoàn 2 lần lượt tiêu diệt cứ điểm ngoại vi, khống chế toàn bộ thung lũng Khâm Đức, hoả lực của ta bắn phá dữ dội sân bay và khu phòng thủ trung tâm của địch. Ngày 12/5/1968, trước tình thế không giữ nổi Khâm Đức, sân bay bị bắn phá, không phận bị khống chế bọn địch ở Khâm Đức phải xuyên rừng tháo chạy. Để cứu nguy cho bọn Mỹ, ngụy bị kẹt tại Khâm Đức, quân Mỹ lập cầu hàng không để “bốc” bọn này song đã bị hỏa lực của ta bắn phá rất khốc liệt và thiệt hại nặng nề1. Ta làm chủ hoàn toàn chi

1 Theo một tài liệu công bố của Mỹ thì trong quá trình lập cầu hàng không cứu nguy cho Khâm Đức, quân Mỹ bị tổn thất hàng loạt máy bay vận tải C-130, 6 phi cơ khác bao gồm trực thăng, phi cơ thám thính; có đến 9 chiếc bị

214

khu quận lỵ Khâm Đức. Chiến thắng Khâm Đức là chiến thắng lớn nhất của chiến trường Quảng Nam lúc bấy giờ. Một tàu liệu của ta cho biết, trận Khâm Đức, ta đã tiêu diệt hơn 300 quân Mỹ, ngụy, bắt giữ 104 người khác trong đó có 2 cố vấn Mỹ.

Căn cứ Phước Sơn - Khâm Đức, nhất là chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak năm ấy, đã khẳng định cái nhìn địa chính trị từ cả 2 phía và vị trí chiến lược của nơi này đối với hành lang đi lại giữa Hạ Lào với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như đối với phong trào cách mạng Quảng Nam lúc bấy giờ. Theo chúng tôi, trong tình hình đất nước hiện nay, vị trí chiến lược Khâm Đức - Phước Sơn và tinh thần yêu nước, cách mạng của nhân dân nơi đây vẫn còn nguyên giá trị như thuở ban đầu ấy./.

TRIỆT ĐỂ LỢI DỤNG THỜI CƠ, CHỦ ĐỘNG PHỐI HỢP TÁC CHIẾN GIỮA BỘ ĐỘI

CHỦ LỰC VỚI BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG VÀ DÂN QUÂN DU KÍCH TIẾN CÔNG CỨ ĐIỂM

NGOK TAVAK - KHÂM ĐỨC

bắn rơi, gồm 2 trực thăng CH-47 Chinook (AC-475, 469), 2 trực thăng CH-46, 2 vận tải cơ C-130 của Không Quân, 2 trực thăng UH-1 Lục Quân, và 1 máy bay trinh sát O-2 song chỉ "giải cứu" được 500 trong số 1400 quân đang bị vây hãm tại đây. (Tài liệu của chính quyền Sài Gòn, hiện lưu tại Phông tư liệu Đệ Nhị VNCH, tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II - thành phố Hồ Chí Minh).

215

Trung tá Nguyễn Thái Hưng*

Xuất phát từ tình hình thực tế của chiến trường miền Nam, tháng 12/1967, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định1. Quán triệt ý định, quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã triệu tập các hội nghị quân chính, hội nghị công tác chính trị, hội nghị du kích chiến tranh toàn khu; gấp rút tiến hành công tác chuẩn bị, tổ chức sắp xếp lực lượng để tăng cường cho chiến trường, vận chuyển vũ khí xuống các địa phương.

Tại Quảng Nam, lực lượng vũ trang tỉnh được tăng cường, bổ sung quân số và trang bị; trong thời gian này, tỉnh thành lập thêm Tiểu đoàn bộ binh 74, một liên đội đặc công và hai đại đội đánh tăng. Tỉnh ủy, Ban chỉ huy Tỉnh đội chỉ đạo các đơn vị tập trung của tỉnh luôn trong tư thế chủ động, áp sát vùng ven chống địch càn quét, tận dụng thời cơ, sẵn sàng phối hợp với các đơn vị chủ lực của Quân khu tiến công tiêu diệt các mục tiêu khi có lệnh.

Sau khi nhận được sự chỉ đạo của Khu ủy, ngày 21/01/1968, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam phân công đồng chí Hoàng Nguyên Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp xuống truyền đạt mệnh lệnh, nhiệm vụ cho Huyện ủy

* Trưởng Ban Khoa học - Công nghệ & môi trường, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam.

1 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II, Sđd. Tr.287.

216

Phước Sơn: “Khẩn trương đưa lực lượng vũ trang địa phương ra bao vây Khâm Đức, đón thời cơ, chuẩn bị cho quân chủ lực tiến công các cứ điểm, giải phóng chi khu quân sự Khâm Đức”. Dưới sự chủ trì của đồng chí Bí thư Huyện ủy, Huyện ủy Phước Sơn và Ban chỉ huy Huyện đội đã họp bàn phương án tác chiến. Bộ đội địa phương huyện được lệnh cấp tốc hành quân ra Khâm Đức1, nhận nhiệm vụ cùng với lực lượng du kích bao vây, uy hiếp, phối hợp với bộ đội chủ lực của Quân khu tiến công đánh địch, giải phóng chi khu quân sự Khâm Đức khi có thời cơ.

Do phát hiện địa bàn ta chọn bố trí cơ quan đầu não để chỉ đạo cuộc kháng chiến trong toàn khu và là căn cứ địa cách mạng, nên Mỹ - Diệm âm mưu thực hiện chính sách “Thượng du vận” ở vùng núi Phước Sơn, tung các đoàn “công dân vụ” và dùng “thượng lái” để lừa mị nhân dân, theo dõi, tăng cường các biện pháp đánh phá truy tróc lực lượng ta, đưa quân chiếm giữ những nơi hiểm yếu nhằm ngăn chặn quân ta tiến xuống đồng bằng. Sau nhiều lần củng cố, mở rộng, địch nâng cấp Khâm Đức thành Cụm cứ điểm liên hoàn Khâm Đức - Ngok Tavak, thành lập Chi khu quân sự quận Khâm Đức, có sân bay quân sự và trung tâm huấn luyện biệt kích, xây dựng hệ thống công sự hết sức kiên cố, trang bị hỏa lực mạnh. Vì vậy, Khu ủy 5 xác định, cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức - Ngok Tavak không khác gì “một ung nhọt” cần phải sớm được gọt bỏ.

Nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của chiến trường, đầu tháng 3/1968, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm

1 Đại đội V71 quân giải phóng huyện.

217

vụ cho Sư đoàn 2 bộ binh hành quân về phía Tây của tỉnh Quảng Nam, phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tiêu diệt Chi khu quân sự ở huyện Phước Sơn. Sau khi nhận nhiệm vụ, đầu tháng 4/1968, Sư đoàn 2 từ đồng bằng cơ động lên căn cứ miền núi Phước Sơn.

Từ những thông tin do “công dân vụ” và “thượng lái” cung cấp, phát hiện ta sửa chữa lại trục đường 14, nên địch tăng cường hoạt động và đưa lực lượng lên đóng tại cứ điểm Ngok Tavak (nằm trên bình độ 540m, điểm cao 738, cách quận lỵ Khâm Đức 9 km), để làm tiền tiêu phòng ngự phía Tây Nam quận lỵ Khâm Đức. Cứ điểm địch ở Ngok Tavak được chia thành ba khu vực: Khu A ở giữa, khu B là sân bay trực thăng ở hướng Tây Bắc, khu C ở hướng Đông Nam. Lực lượng trong cứ điểm gồm có đại đội 11 biệt kích, 1 trung đội pháo 105mm, 1 khẩu đội cối 106,7mm, quân số khoảng 150 tên ngụy và 50 lính Mỹ, do tên đại úy Mỹ Christopher J. Silva chỉ huy1. Tuy quân địch đông, được trang bị hỏa lực mạnh, có hệ thống công sự trận địa phòng ngự tương đối vững chắc, nhưng cứ điểm Ngok Tavak nằm sâu trong vùng căn cứ của ta, khả năng chi viện đường bộ và hỏa lực pháo binh của địch hạn chế, mọi hoạt động tiếp tế hậu cần đều phụ thuộc vào đường bộ, nếu bị ta tiến công dễ bị cô lập.

Để chuẩn bị cho chiến dịch tiến công giải phóng quận lỵ Khâm Đức, Bộ Tư lệnh chiến dịch chủ trương sử dụng Trung đoàn 1/Sư đoàn bộ binh 2 phối hợp với lực lượng vũ

1 Kẻ thù nào cũng đánh thắng, tập VIII, Nxb Quân đội nhân dân, H.2003, Tr.69.

218

trang huyện và du kích xã Phước Mỹ tiêu diệt cứ điểm Khâm Đức - Ngok Tavak. Trung đoàn 1 là đơn vị chủ công của Sư đoàn 2, đã chiến đấu nhiều năm trên chiến trường Quảng Đà, có truyền thống chiến đấu và xây dựng, qua thực tế rèn luyện thử thách trong chiến đấu, cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn luôn thể hiện tư tưởng quyết tâm tốt, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao.

Về phía Sư đoàn 2, khi vừa đặt chân lên căn cứ, cán bộ sư đoàn đã trực tiếp đến làm việc với Ban chỉ huy Huyện đội bàn phương án vây ép địch ở cụm cứ điểm địch ở Ngok Tavak, buộc địch phải ra ứng cứu giải tỏa, tạo điều kiện tiêu diệt địch ở ngoài công sự, tiến tới giải phóng quận lỵ Khâm Đức. Để giành thế chủ động trên chiến trường, liên tục tiến công tiêu diệt địch, Đảng ủy Sư đoàn mở Hội nghị bàn phương án và quyết định kế hoạch tiến công giải phóng Khâm Đức theo hai bước:

Bước một, Trung đoàn 1 phối hợp với bộ đội địa phương và du kích các xã vùng cao tiêu diệt gọn cứ điểm Ngok Tavak, chặn đánh quân chi viện của địch từ Khâm Đức lên.

Bước hai, Trung đoàn 21 phối hợp với bộ đội Đặc công của Sư đoàn và bộ đội địa phương và du kích của huyện tổ chức đánh bóc vỏ các cứ điểm ngoại vi, khống chế sân bay Khâm Đức và cắt đứt mọi chi viện của địch. Sau đó, Trung đoàn 1 tiếp tục phát triển đánh tiêu diệt lần lượt các cứ điểm khu trung tâm.

Đầu tháng 5/1968, Quân khu 5 và Thường vụ Tỉnh ủy

219

Quảng Nam chỉ thị cho Thường vụ Huyện ủy Phước Sơn gấp rút tập trung huy động lực lượng, quán triệt động viên nhân dân và du kích chuẩn bị sẵn sàng cho chiến đấu, đón đánh địch khi chúng đổ quân hoặc tháo chạy. Ban chỉ huy Trung đoàn 1 đã xây dựng phương án kỹ lưỡng, phân công những cán bộ có kinh nghiệm đi chuẩn bị chiến trường. Trong hai đêm ngày 7 và ngày 8/5/1968, đoàn cán bộ chuẩn bị chiến trường đã tương đối nắm chắc cách tổ chức, bố trí lực lượng trong cứ điểm, bộ phận đặc công đã vào bên trong tiến hành trinh sát các mục tiêu địch. Theo kế hoạch, đêm ngày 8, đơn vị hành quân, đến 10 giờ ngày 9/5, bộ đội đã vào vị trí tập kết đúng quy định. Sau hai đêm chuẩn bị chiến trường, trưa ngày 9/5, Trung đoàn tổ chức giao nhiệm vụ hiệp đồng cho các đơn vị với quyết tâm tiến công cứ điểm Ngok Tavak. Chủ trương của Ban tham mưu chiến dịch là sử dụng lực lượng vào bên trong tinh gọn, kết hợp công kích, nghi binh bên ngoài để hỗ trợ cho bên trong hoàn thành nhiệm vụ. Đêm ngày 9/5, quân ta bắt đầu tiến công Ngok Tavak. Trận đánh diễn ra lúc đầu không thuận lợi cho ta. Địch dựa vào các lô cốt, hầm ngầm do ta chưa phát hiện trong quá trình trinh sát, để chống trả quyết liệt; cuộc chiến đấu kéo dài cả ngày hôm sau. Song, do phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng theo sự chỉ huy thống nhất của Ban tham mưu chiến dịch Khâm Đức, ta bí mật cơ động lực lượng, hình thành thế chặn đầu, khóa đuôi bao vây địch, sử dụng dân quân du kích thu hút địch, nắm thời cơ đồng loạt nổ tiến công từ nhiều hướng, nhiều mũi tiêu diệt nhanh gọn toàn bộ quân địch, ta hoàn toàn nắm thế chủ động. Mặc

220

dù có quân tăng viện nhưng địch không dám tung quân ra ứng cứu cứ điểm Ngok Tavak. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, bọn địch ở cụm cứ điểm Khâm Đức ra lệnh cho bọn sống sót ở Ngok Tavak tháo chạy, bị ta bao vây bắt sống một số, phần lớn số còn lại trên đường tháo chạy bị B52 của Mỹ bắn tiêu diệt. Đến 15 giờ 30 phút ngày 10/5, kết thúc trận đánh mở màn của Trung đoàn 1, làm chủ hoàn toàn Ngok Tavak. Ta tiếp tục củng cố lực lượng để chuẩn bị tiến công vào khu trung tâm của quận lỵ Khâm Đức.

Kết quả ở trận này, ta tiêu diệt 1 đại đội bộ binh, 3 trung đội biệt kích, 1 trung đội pháo 105mm, tiêu diệt 200 tên địch, bắt sống 4 tên, bắn cháy tại chỗ 2 máy bay CH47, thu 2 pháo 105mm, 1 cối 106,7 mm, 3 cối 81mm, 3 súng 12,8mm, 5 đại liên, 20 súng bộ binh các loại, 5 máy vô tuyến điện, 5 máy vô tuyến điện, 1 xe ô tô và nhiều phương tiện quân trang, quân dụng khác1.

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn là chiến thắng lớn nhất trên chiến trường miền núi tỉnh Quảng Nam trong năm 1968, đã làm nức lòng đồng bào, cán bộ, chiến sỹ trong tỉnh. Đảng bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc huyện Phước Sơn phấn khởi, tự hào vì đã góp phần xứng đáng cùng Sư đoàn 2, Quân Khu 5 tiêu diệt một cụm cứ điểm lớn của địch, huyện Phước Sơn và căn cứ địa của tỉnh Quảng Nam sạch bóng quân thù. Đã củng cố thêm niềm tin vào thắng lợi của cách mạng, cỗ vũ động viên đồng bào các dân tộc

1 Kẻ thù nào cũng đánh thắng, tập VIII, Nxb Quân đội nhân dân, H.2003, Tr.85.

221

trong huyện Phước Sơn nói riêng, toàn tỉnh và Khu 5 nói chung ra sức quyết tâm giữ vững vùng căn cứ cách mạng, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trận tiến công tiêu diệt cứ điểm Khâm Đức - Ngok Tavak, Phước Sơn trong kháng chiến chống Mỹ đã để lại nhiều bài học quý giá, cả thành công và những hạn chế, chúng ta cần đầu tư nghiên cứu một cách khoa học để vận dụng trong tương lai, nếu có chiến tranh xảy ra.

Một là, Nhạy bén phát hiện, nắm chắc địch, địa hình trong khu vực tác chiến, tạo thế chủ động, bất ngờ tiến công tiêu diệt địch

Đây là những yếu tố quyết định đi đến thắng lợi của trận đánh, bởi vì có như vậy thì người chỉ huy sẽ nhìn “thông suốt được chiến trường”, là cơ sở vững chắc để hạ quyết tâm chiến đấu chính xác và dự kiến hết các tình huống có thể xảy ra trong quá trình chiến đấu.

Trận tiến công cứ điểm Khâm Đức - Ngok Tavak, Sư đoàn 2 đã giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 1 sử dụng lực lượng trinh sát tổ chức trinh sát nhiều lần cả ban ngày và ban đêm để quan sát, nghiên cứu kỹ về tổ chức, cách bố trí lực lượng, cấu trúc hệ thống công sự, trận địa của địch trong cứ điểm, giúp cho người chỉ huy có đủ cơ sở để chọn thời cơ, triển khai đội hình chiến đấu, phát huy sức mạnh hỏa lực để tiêu diệt địch.

Tuy nhiên, qua trận này đã bộc lộ một số yếu kém về tổ

222

chức chỉ huy, do quá trình trinh sát không kỹ về cách bố trí hầm ngầm, lô cốt của địch, nên khi bị hỏa lực địch đánh ngăn chặn, Đại đội 1 và Đại đội 2 của Tiểu đoàn 1 bỏ chạy về phía sau, ta không đưa được lực lượng vào chiến đấu, dẫn đến trận đánh gặp nhiều khó khăn ở giai đoạn đầu, bộ đội bị tổn thất, thương vong lớn (Tính cả trận đánh, ta hy sinh 27 đồng chí, bị thương 96 đồng chí)1.

Hai là, Trong trận đánh có nhiều lực lượng tham gia, cần phải giao nhiệm vụ thật cụ thể và tổ chức hiệp đồng chặt chẽ giữa đơn vị chủ lực với lực lượng vũ trang địa phương.

Trong trận này, Trung đoàn 1, Sư đoàn 2 xác định cách đánh là sử dụng lực lượng đặc công bí mật mở cửa, đánh chiếm một số mục tiêu chủ yếu, sau đó tăng cường bộ binh và lực lượng phối thuộc vào phát triển chiến đấu. Khi giao nhiệm vụ, hiệp đồng, Ban chỉ huy chiến dịch xác định rõ nhiệm vụ, đã dự kiến nhiều tình huống để hiệp đồng tác chiến cho các hướng. Quá trình chiến đấu các bộ phận đã hiệp đồng chặt chẽ với nhau, tận dụng thời cơ để tiêu diệt địch, như: trên hướng chủ yếu Đại đội 3, Tiểu đoàn 1 đã kịp thời cơ động lực lượng, cùng phân đội đặc công phát triển đánh chiếm một số mục tiêu ở khu A. Khi Tiểu đoàn 1 gặp khó khăn, các phân đội hỏa lực của Trung đoàn đã tập trung tổ chức hỏa lực bắn kịp thời và hiệu quả để chi viện cho bộ binh tiến công tiêu diệt địch.

Bên cạnh đó, Ban chỉ huy chiến dịch đã biết kết hợp 1 Kẻ thù nào cũng đánh thắng, tập VIII, Nxb Quân đội nhân dân, H.2003,

Tr.85.

223

chặt chẽ giữa hoạt động của các lực lượng vũ trang địa phương với các đòn tiến công của bộ đội chủ lực đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân rộng khắp, buộc địch phải đối phó cùng một lúc ở nhiều nơi, không thể chi viện, ứng cứu kịp thời cho nhau, tạo điều kiện để bộ đội chủ lực tập trung lực lượng đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu nhanh gọn, hiệu quả.

Ba là, Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, bí mật cơ động lực lượng giấu quân ngay trong lòng địch, tạo được bất ngờ lớn cho trận đánh giành thắng lợi.

Căn cứ Ngok Tavak là một căn cứ nằm sâu trong căn cứ địa của ta, địa bàn tương đối hiểm trở, địch tăng cường đánh phá và luôn đề phòng ta tiến công. Trung đoàn 1, Sư đoàn 2 tổ chức cán bộ đi chuẩn bị chiến trường và cơ động lực lượng vào khu tập kết bí mật gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ mạng lưới nắm địch rộng khắp của quần chúng nhân dân, được sự giúp đỡ tận tình của dân quân, du kích dẫn đường luồn lách qua nhiều tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch vào tập kết và chuẩn bị chiến trường thuận lợi. Được lực lượng dân quân du kích, quần chúng nhân dân đùm bọc, bảo vệ và cung cấp tình hình kịp thời, nên Trung đoàn 1 triển khai tập kết lực lượng bí mật ngay trong lòng địch, tổ chức chuẩn bị chiến trường chu đáo, tạo được thế bất ngờ lớn tiến công tiêu diệt địch.

45 năm trôi qua, thắng lợi của trận tiến công cứ điểm Ngok Tavak và chiến dịch giải phóng quận lỵ Khâm Đức, Phước Sơn đã chứng minh chủ trương đúng đắn, tích cực,

224

sáng tạo của Khu ủy 5 và Tỉnh ủy Quảng Nam, thể hiện tư tưởng tiến công cách mạng. Đây là thắng lợi không chỉ có ý nghĩa mở rộng căn cứ địa Khu 5 và vùng giải phóng của tỉnh, phá vỡ tuyến phòng thủ ngăn chặn của địch, mở đầu giai đoạn làm chủ toàn bộ vùng núi phía Tây đất Quảng, khai thông hành lang chiến lược Đông-Tây Trường Sơn xuống đồng bằng, mà còn là sự thành công trong nghệ thuật sử dụng lực lượng hiệp đồng tác chiến giữa bộ đội chủ lực và địa phương, nhân dân, nghệ thuật chọn trận địa tập kích trong điều kiện cực kỳ khó khăn, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, cần được nghiên cứu, vận dụng phát triển phù hợp với điều kiện mới của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

DIỄN BIẾN TRẬN ĐÁNH GIẢI PHÓNG KHÂM ĐỨC (HUYỆN PHƯỚC SƠN)

TỪ 09 - 12/5/1968

Nguyễn Tường Vân*

I. TÌNH HÌNH CHUNG

* Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Phước Sơn.

225

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành thắng lợi, Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Theo Hiệp định, Việt Nam tạm thời chia thành hai miền Nam, Bắc, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời để hai bên tập kết lực lượng. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội do Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa - đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; miền Nam tạm thời nằm dưới sự quản lý của Quốc gia Việt Nam, (thực chất là nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Liên hiệp Pháp). Hiệp định Giơnevơ quy định ngày 20/7/1956, dưới sự giám sát của quốc tế, nhân dân hai miền Nam - Bắc sẽ tổ chức Tổng tuyển cử tự do để thống nhất nước nhà. Song, do âm mưu và hành động can thiệp của Mỹ, làm cho tình hình nước ta diễn biến theo chiều hướng khác.

1. Về địch

Với âm mưu thôn tính nước ta từ lâu, đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, ngày 07/7/1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam, Mỹ - Diệm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công quân sự miền Bắc, hòng ngăn chặn sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa và sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam Việt Nam.

Để đè bẹp tinh thần yêu nước của nhân dân ta, được sự

226

giúp sức của đế quốc Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm điên cuồng chống phá cách mạng, chúng mở các chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng", kéo lê máy chém đi khắp miền Nam đàn áp cán bộ kháng chiến cũ. Với những khẩu hiệu cực kỳ phản động, như: "tố cộng là yêu nước, diệt cộng là an dân"; "giết lầm mười người còn hơn bỏ sót một tên Cộng sản". Nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, tách cán bộ ra khỏi nhân dân, chúng thành lập Ủy ban tố cộng các cấp (từ Trung ương đến tỉnh, quận, khu, xã, thôn) và sử dụng những tên tay sai khét tiếng ác ôn để đàn áp nhân dân ta, đánh phá các cơ sở cách mạng, tiêu diệt cán bộ nằm vùng, đầu độc tư tưởng chống cộng, xây dựng bộ máy ngụy quân, ngụy quyền để kèm kẹp nhân dân ta.

Ngày 02/02/1955, ngụy quyền Sài Gòn chọn Quảng Nam - Đà Nẵng làm trọng điểm mở chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng". Ở vùng đồng bằng và đô thị, Diệm sử dụng bọn "ác ôn", "quốc dân đảng", "công dân vụ", cùng lính bảo an, cảnh sát hỗ trợ về từng thôn, xã, khu phố đánh phá, khủng bố, đàn áp hết sức dã man, thực hiện cái gọi là "quét sạch địa bàn", "tẩy não cộng sản". Chúng bắt hàng ngàn cán bộ kháng chiến cũ và quần chúng có quan hệ thân thích với những gia đình có con em tập kết ra Bắc hoặc đã tham gia kháng chiến và những người có tinh thần yêu nước, liên quan trong các tổ chức cách mạng vào các trại tập trung để "tố cộng". Bằng các thủ đoạn trên, nhiều cơ sở cách mạng và đường dây liên lạc của ta bị chúng phá vỡ, hàng ngàn cán bộ, đảng viên bị chúng bắt tra tấn, tù đày, thủ tiêu, làm cho phong trào đấu tranh của quần chúng lắng xuống. Đối

227

với miền núi Quảng Nam, từ năm 1956 - 1959, chúng thành lập "Nha công tác miền Thượng", liên tục mở chiến dịch "thượng du vận", tung các đoàn "công dân vụ", "bình định", lập bộ máy "ngụy tề" và dùng "thương lái" để theo dõi, tuyên truyền, xuyên tạc chính sách của Đảng ta, phủ nhận thành quả cách mạng và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Bắt dân ta ca ngợi cái gọi là "thế giới tự do", "chính nghĩa quốc gia", suy tôn "Ngô Tổng Thống", truyền bá "chủ nghĩa cần lao nhân vị"... Để lừa mị nhân dân, chúng tổ chức lễ "ăn yên" thúc ép đồng bào tham dự nhằm mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo quần chúng, đến thủ đoạn bao vây kinh tế, truy lùng cán bộ trụ bám trong dân làng để "tố cộng", khủng bố tinh thần yêu nước của nhân dân ta, gây chia rẽ đồng bào với Đảng, làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc thống nhất và tăng cường sự kiểm soát lên miền núi.

Ở Phước Sơn, địch cho thành lập bộ máy "ngụy tề" Miền Phước Sơn, đưa những tên tay sai, phản động vào nắm chính quyền; đổ quân xây dựng các đồn, bót ở Phước Gia, Phước Trà, Phước Hiệp, Khâm Đức; tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối của cách mạng, nói xấu Đảng, Bác Hồ, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và tăng cường kiểm soát lên vùng cao. Năm 1960, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa công binh và bắt đồng bào ta đi phu mở đường 14, 16 phục vụ cho mục đích chiến tranh của chúng. Đồng thời quyết định xây dựng Khâm Đức thành cứ điểm quân sự để cơ động ứng cứu ở vùng Tây Quảng Nam và Hạ Lào hòng ngăn chặn hành lang chiến lược của ta. Năm

228

1965, Mỹ, ngụy leo thang chiến tranh, áp dụng chiến lược "Chiến tranh cục bộ"; ngày 07/5/1965, chúng đổ 6.500 lính thủy đánh bộ Mỹ vào chiếm đóng hai xã Kỳ Liên và Kỳ Hà, huyện Nam Tam Kỳ. Sau đó, Mỹ, ngụy mở chiến dịch "tìm và diệt" vào vùng hậu cứ của ta, thành lập Chi khu quân sự Khâm Đức, biến nơi đây thành cụm căn cứ quân sự liên hoàn (Khâm Đức – Ngok Tavak), có sân bay quân sự và trung tâm huấn luyện biệt kích; chúng bố trí ở đây 7 đại đội biệt kích (Lôi Hổ), quân chủ lực và địa phương dưới sự chỉ huy của các cố vấn Mỹ. Từ đây địch liên tục mở các cuộc càn quét, vây ráp, đốt phá bản làng, sát hại đồng bào, cướp bóc tài sản; làm hoa tiêu, chỉ điểm cho máy bay, pháo binh địch ném bom, bắn phá vùng giải phóng, cắt đứt hành lang chiến lược và sự chi viện của địa phương ra các chiến trường, gây biết bao tội ác với cách mạng và nhân dân. Vì vậy, Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức – Ngok Tavak như một “ung nhọt” cần phải sớm loại bỏ.

2. Về ta

Với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, ngày 04/3/1956, Mỹ - Diệm tổ chức bầu cử Quốc hội ở miền Nam, nhằm hợp thức hóa chính quyền tay sai, biến miền Nam thành một quốc gia độc lập với tên gọi "Việt Nam cộng hòa"; công khai "tố cộng", "diệt cộng", "đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật", "hô hào lấp sông Bến Hải", trắng trợn tước bỏ mọi quyền tự do của người dân. Ngày 22/12/1958, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa một lần nữa đề nghị chính quyền Sài Gòn nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ không tuyên truyền chiến tranh gây chia

229

rẽ Bắc - Nam; cho phép các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, phụ nữ, trẻ em tự do đi lại, hoạt động nhân đạo, thăm viếng bà con... Nhưng một lần nữa chính quyền Sài Gòn thẳng thừng cự tuyệt, đẩy dân tộc ta vào cuộc chiến mới.

Trước tình hình đó, Trung ương Đảng ta nhận thấy phương châm đấu tranh chính trị đơn thuần đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ không còn thích hợp, cần phải chuyển sang phương thức đấu tranh mới. Tháng 01/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở Hội nghị lần thứ 15, ra Nghị quyết khẳng định: Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân; đường lối đó là: Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ sự can thiệp của đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Nghị quyết 15 của Đảng ra đời có ý nghĩa vô cùng to lớn, là mốc son lịch sử, chuyển hướng cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới, từ đấu tranh chính trị đơn thuần sang đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, tạo nên sự chuyển biến nhảy vọt trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đón nhận Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đảng bộ và nhân dân các dân tộc Phước Sơn hạ quyết tâm chiến đấu đến cùng, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Một lần nữa đảng bộ và nhân dân trong huyện sẵn sàng chia lửa với đồng bằng, nhường cơm, sẻ áo, chuẩn bị

230

cho cuộc chiến đấu mới: Vừa tập trung củng cố thực lực cách mạng, vừa xây dựng lực lượng chính trị và vũ trang quần chúng, phát triển thế trận chiến tranh nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp để tiêu diệt quân thù, xóa bỏ ngụy tề tay sai, lập nên chính quyền nhân dân, xây dựng và bảo vệ vùng hậu cứ cách mạng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lâu dài. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, ngày 13/3/1960, Đội tự vệ và nhân dân làng Trà Nô (làng Ông Tía) bí mật tổ chức khởi nghĩa vũ trang, tiêu diệt gọn một tiểu đội quân ngụy, thu toàn bộ vũ khí rồi kéo vào rừng thành lập làng chiến đấu, tiến hành chiến tranh du kích. Cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân làng Trà Nô không những gây tiếng vang lớn mà còn có ý nghĩa sâu sắc về sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối cách mạng theo Nghị quyết 15 của Đảng, mở đầu phong trào đấu tranh vũ trang của toàn tỉnh Quảng Nam sau Hiệp định Giơnevơ.

Tiếp theo cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân làng Trà Nô, các xã Phước Hiệp, Phước Kim, Phước Thành, Phước Mỹ... tập trung phát triển lực lượng vũ trang quần chúng, tổ chức huấn luyện, trang bị vũ khí, củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng làng chiến đấu và các trận địa chông thò, cạm bẫy sẵn sàng đánh địch. Ngày 23/12/1960, Du kích làng Mô Lăng phối hợp với lực lượng vũ trang tiến công tiêu diệt đồn Khâm Đức, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân huyện nhà. Ngày 30/01/1961, Mặt trận Dân tộc Giải phóng huyện chính thức được thành lập, tiếp tục củng cố niềm tin chiến thắng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Ngày 20/7/1962, du kích làng Ka

231

Nang, xã Phước Hiệp lập trận địa bẫy đá, cung tên phục kích đánh địch trên đường 14, tiêu diệt nhiều tên địch (trong đó có một sĩ quan cấp tá). Cuối năm 1962, nhân dân các xã vùng cao vây bắt và xử tội 30 tên tề điệp làm tay sai cho địch, giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Từ tháng 02 đến tháng 4/1963, lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Phước Sơn tiếp tục bẻ gãy các cuộc càn quét Lam Sơn 7 & 8 của địch, giữ vững vùng giải phóng. Tháng 11/1964, lực lượng vũ trang huyện và du kích xã Phước Chánh tổ chức tấn công diệt gọn một Trung đội biệt kích "Lôi Hổ" tại Đồi 59, xã Phước Kim. Từ đây phong trào đấu tranh vũ trang ở huyện nhà phát triển mạnh mẽ, từng thôn, từng xã và mỗi người dân, nơi đâu cũng có phong trào thi đua giết giặc lập công, bảo vệ bản làng và vùng giải phóng, góp phần làm thất bại hoàn toàn chiến dịch "Thượng du vận" của chúng lên miền núi.

Bị thất bại nặng nề trên khắp chiến trường miền Nam, đẩy chính quyền Sài Gòn vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng, nội bộ mâu thuẫn. Để cứu nguy cho chính quyền Sài Gòn, giữ miền Nam trong quỹ đạo của Mỹ, đế quốc Mỹ đẩy mạnh chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", với ý đồ bình định miền Nam trong vòng 12 tháng. Tháng 8/1964, Mỹ cho tàu chiến Hải quân xâm phạm vùng biển miền Bắc nước ta và dựng lên cái gọi là "Sự kiện vịnh Bắc Bộ", tạo cớ mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta trên cả hai miền của Tổ quốc. Ngày 08/3/1965, Mỹ đổ quân viễn chinh chiếm đóng Đà Nẵng; ngày 07/5/1965, tiếp tục đổ quân chiếm đóng Chu Lai, Quảng Nam, sau đó tiếp tục đưa

232

quân Mỹ và chư hầu tràn vào miền Nam, chuyển chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" bằng chiến lược "Chiến tranh cục bộ", dùng không quân ném bom đánh phá miền Bắc; mở rộng chiến dịch "tìm diệt" và "bình định" ở miền Nam; đánh phá ta trên cả ba vùng chiến lược, gây biết bao tội ác với cách mạng và nhân dân.

Ở Phước Sơn sau năm 1965, Mỹ, ngụy liên tục mở các cuộc càn quét cấp trung đoàn, lữ đoàn hòng tiêu diệt lực lượng Quân giải phóng và lấn chiếm vùng hậu cứ cách mạng. Cùng với lực lượng vũ trang của tỉnh và Quân khu 5, lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Phước Sơn chiến đấu ngoan cường, chặn đánh và bẻ gãy các cuộc càn quét, tiêu diệt hàng trăm tên địch, buộc chúng phải tháo chạy, bảo vệ an toàn các cơ sở cách mạng và vùng tự do.

Nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của chiến trường, đầu tháng 3/1968, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 2 – Quân khu 5 hành quân ngược về phía Tây, phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Phước Sơn tiêu diệt Chi khu quân sự Khâm Đức, khai thông đường 14, mở tuyến vận tải cơ giới từ hành lang chiến lược Đông Trường Sơn xuống đồng bằng, mở rộng căn cứ địa Khu 5 và vùng giải phóng tỉnh Quảng Nam. Huyện ủy Phước Sơn được cấp trên giao nhiệm vụ điều động lực lượng vũ trang địa phương và du kích chiến đấu làm nhiệm vụ dẫn đường, giúp bộ đội cơ động vào các hướng, các mũi tiến công; tổ chức chốt chặn trên các trục đường và phối hợp với lực lượng vũ trang Quân khu 5 chặn đánh quân tiếp viện và tàn quân tháo chạy, áp giải tù binh;

233

huy động lực lượng quần chúng, thanh niên xung phong làm nhiệm vụ tuyến sau, phục vụ chiến đấu, tải thương, chuyển đạn, tiếp tế hậu cần... đảm bảo cho Sư đoàn 2 hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức – Ngok Tavak, giải phóng huyện Phước Sơn trong thời gian ngắn nhất.

II. TÌNH HÌNH CHIẾN TRƯỜNG KHÂM ĐỨC

1. Về địa hình

Khâm Đức là một thung lũng bằng phẳng nằm trên triền Đông của dãy Trường Sơn, rộng chừng 500 ha, độ cao trung bình trên 400 mét so với mặt biển, có nhiều núi cao từ 600 - 800 mét, chiều dài trên 3 km, rộng trên 1,5 km, cách thành phố Đà Nẵng 135 km về phía Tây Nam, cách thành phố Tam Kỳ 120 km về phía Tây Bắc. Phía Nam giáp suối Nước Chè, bên kia suối là rừng già 48 có điểm cao 676 Tà Dê, chệch về hướng Tây Nam có điểm cao 738 Ngok Tavak; phía Đông giáp suối Nước Trẻo và sông Đăk My; phía Tây là những dãy núi cao, rừng già, có đường 14 chạy từ Hòa Cầm lên Đại Lộc, Thượng Đức, Nam Giang, ngược theo dòng sông Đăk My gặp ngã ba đường 16, băng qua thung lũng Khâm Đức, thẳng lên Tây Nguyên rồi nối với các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

2. Tình hình quân địch

Sau năm 1954, ngụy quyền tay sai ở Quảng Nam - Đà Nẵng đẩy mạnh chính sách "tố cộng", "diệt cộng" lên miền núi, chúng mở chiến dịch "Thượng du vận", tăng quân chủ lực lên 3 trung đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn đặc nhiệm, 18 tiểu

234

đoàn bảo an, 75 tổng đoàn nghĩa quân và 12 đại đội dân vệ; thiết lập một hệ thống đồn, bót từ Bắc Hòa Vang lên T.rao - Bến Hiên, Trung Mang, Thượng Đức, Thành Mỹ - Bến Giằng, Khâm Đức, Tân An, Phước Lâm, Trà Đốc... tạo thành tuyến phòng thủ từ Bắc Hòa Vang đến Tam Kỳ, nhằm ngăn chặn Cộng sản từ vùng hậu cứ hoạt động xuống đồng bằng. Đồng thời tăng cường kiểm soát lên vùng miền Tây của tỉnh. Ngày 24/6/1958, ngụy quyền Sài Gòn ra Nghị định số 335-NĐ/CP, thành lập quận Phước Sơn1. Năm 1960, dưới sự chỉ đạo của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định xây dựng Khâm Đức thành cứ điểm quân sự quan trọng để cơ động ứng cứu giữa các cứ điểm của chúng ở vùng Tây Quảng Nam và Hạ Lào hòng cắt đứt hành lang chiến lược của ta.

Năm 1963, Mỹ thiết lập tại đây Trại Lực lượng Đặc biệt (Trung tâm huấn luyện biệt kích Mỹ) toàn miền Nam do Mỹ trực tiếp huấn luyện và chỉ huy, khẩn trương xây dựng sân bay Khâm Đức2 thành nơi chuyển quân và hàng hóa vào Vùng 2 chiến thuật của chúng. Từ đây Mỹ, ngụy tăng cường đánh phá phong trào cách mạng miền núi Quảng Nam nói chung và Phước Sơn nói riêng. Sau nhiều lần củng cố, mở rộng và nâng cấp cụm cứ điểm quân sự liên hoàn này. Năm 1965, Mỹ, ngụy thành lập Chi khu quân

1 Quận Phước Sơn được thành lập trên cơ cơ nâng cấp đơn vị hành chính khu III do chính quyền Sài Gòn thành lập năm 1954, gồm vùng Sơn Mỹ (huyện Hiệp Đức ngày nay) và miền Phước Sơn (huyện Phước Sơn ngày nay).

2 . Sân bay Khâm Đức được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí 30 triệu đồng, khởi công vào tháng 8 năm 1961 đến tháng 12 năm 1963 thì hoàn thành.

235

sự Khâm Đức và tiếp tục bố trí tại đây một lực lượng quân địch gồm 7 đại đội biệt kích (Lực lượng Đặc biệt Mỹ - Việt), quân chủ lực và địa phương, có trận địa pháo, hầm ngầm, công sự kiên cố, đặt dưới sự chỉ huy của các cố vấn Mỹ và Australia. Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức được bố trí thành 10 cứ điểm, gồm: khu trung tâm: 5 cứ điểm, gọi theo mật danh tác chiến A, B, C, V, Z; khu ngoại vi: 5 cứ điểm: D, E, H, I, K. Do được xây dựng nhiều năm và nhiều lần mở rộng nâng cấp, nên các công sự của địch ở đây hết sức kiên cố, có hậu cần và hỏa lực mạnh. Trước Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, năm 1968, địch nhận thấy rõ xu thế phát triển của cách mạng giải phóng miền Nam và nguy cơ cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức đang nằm sâu trong vùng giải phóng chắc chắn sẽ bị quân và dân ta tiêu diệt.

Giữa tháng 02/1968, địch dùng trực thăng đổ bộ xuống Ngok Tavak 1 đại đội quân chủ lực (thuộc sư đoàn số 2 ngụy), 1 đại đội biệt kích (thuộc Lực lượng Đặc biệt Mỹ - Việt), 1 trung đội pháo binh (gồm 33 quân Mỹ, thuộc Pháo đội D, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ) do 8 cố vấn Mỹ và 3 cố vấn Australia trực tiếp chỉ huy. Tại Ngok Tavak chúng hình thành một chốt tiền tiêu hướng Tây Nam Khâm Đức, đây là hướng duy nhất bộ đội ta có thể triển khai lực lượng tiêu diệt cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức. Để ngăn chặn mọi hoạt động của ta, địch thường xuyên lùng sục, càn quét khắp nơi trong vùng và quanh từng cứ điểm từ 10 - 15 km. Chúng gấp rút sửa chữa sân bay, kéo dài đường băng để máy bay quân sự C130,

236

C123 cất, hạ cánh. Đồng thời khẩn trương xây dựng tại Ngok Tavak một sân bay trực thăng để đổ quân tăng viện trong trường hợp cần thiết. Tuy quân địch đông, hỏa lực mạnh, công sự kiên cố, vững chắc, nhưng là một cứ điểm cô lập, nằm sâu trong vùng hậu cứ của ta, mọi hoạt động tiếp tế hậu cần, chi viện quân... đều phụ thuộc vào đường không. Trong thế bố trí lực lượng quân sự của địch như trên, cho thấy lực lượng chi viện cho chiến trường Khâm Đức chỉ có thể là Sư đoàn lính thủy đánh bộ Americal của Mỹ.

3. Tình hình quân ta

Với vị trí chiến lược quan trọng, do vậy khi giao nhiệm vụ giải phóng Khâm Đức, khai thông hành lang chiến lược Bắc - Nam, mở toang cửa ngõ xuống vùng đồng bằng, bảo vệ an toàn vùng hậu cứ cách mạng của Quảng Nam và Khu 5 cho Sư đoàn 2 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương thực hiện, Tư lệnh Quân khu yêu cầu: Việc kìm giữ không cho địch tiếp viện quân lên Khâm Đức, chủ động tiến công tiêu diệt địch là yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi, đồng thời phải chuẩn bị tốt mọi mặt cho tuyến sau nhằm hạn chế thương vong cho bộ đội và nhân dân khi chúng tháo chạy sẽ liều lĩnh ném bom hủy diệt. Nhận mệnh lệnh của cấp trên, sau một thời gian trinh sát nắm bắt quy luật hoạt động của địch, Tư lệnh Quân khu đồng ý cho Sư đoàn 2 tổ chức một khu chiến mới tại Núi Ngang, do Trung đoàn 31 nổ súng tiến công trước khi khai hỏa trận đánh Khâm Đức từ 7 - 10 ngày, với mục đích tiêu hao, tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, thu hút, căn

237

kéo và giam chân Sư đoàn lính thủy đánh bộ American của Mỹ, không cho chúng chi viện lên chiến trường Khâm Đức và nếu có thì cũng không đáng kể.

Đánh hơi được hoạt động quân sự của ta, quân địch ở Khâm Đức tăng cường phòng ngự, lùng sục bắn phá suốt ngày đêm và khắp mọi nơi trong vùng có bán kính từ 10 - 15 km. Tuy quân ta vẫn giữ được yếu tố bí mật bất ngờ, nhưng việc tổ chức đánh chiếm một cứ điểm quân sự lớn, quân số đông, hỏa lực mạnh, có hệ thống đồn bót, công sự kiên cố là điều còn mới mẽ đối với lực lượng của ta. Để giành thế chủ động trên chiến trường, liên tục tiến công tiêu diệt địch, Đảng ủy Sư đoàn mở Hội nghị quyết định tiến công giải phóng Khâm Đức theo hai bước:

+ Bước một: Trung đoàn 1, phối hợp với quân giải phóng huyện và du kích các xã vùng cao tiêu diệt gọn cứ điểm Ngok Tavak và chặn đánh quân chi viện của chúng từ Khâm Đức lên.

+ Bước hai: Trung đoàn 21, phối hợp với Bộ đội đặc công của sư đoàn và quân giải phóng huyện tổ chức đánh bóc vỏ các cứ điểm ngoại vi, khống chế hoàn toàn sân bay Khâm Đức và cắt đứt mọi chi viện của chúng cho chiến trường. Trung đoàn 1, tiếp tục phát triển tiến lên tiêu diệt lần lượt từng cứ điểm khu trung tâm.

III. DIỄN BIẾN TRẬN ĐÁNH

Để tập kết lực lượng vào vị trí chiến đấu, Sư đoàn 2 được giao nhiệm vụ phối hợp với lực lượng vũ trang huyện tiến công tiêu diệt cứ điểm Ngok Tavak trước khi tấn công

238

Chi khu quân sự Khâm Đức. Ngok Tavak là một cứ điểm tiền tiêu, địa hình vách núi đứng, cách Khâm Đức 7 km về hướng Tây Nam, địch bố trí tại cứ điểm này gồm 3 khu, có 1 đại đội biệt kích (thuộc lực lượng đặc biệt), 1 đại đội bộ binh quân chủ lực (thuộc Sư đoàn 2 ngụy), 1 trung đội pháo 105 ly với 33 quân Mỹ (thuộc Pháo đội D, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ), 8 cố vấn Mỹ và 3 cố vấn Australia trực tiếp chỉ huy. Trên đỉnh là Trung tâm chỉ huy, khu thông tin và trận địa pháo, xung quanh từng khu và toàn cứ điểm có hàng rào kẽm gai dày đặt bom mìn. Lực lượng quân địch tập trung đông nhất ở Ngok Tavak là khu vực sân bay trực thăng, gồm 1 đại đội bộ binh. Phía Bắc sân bay trực thăng có 4 lô cốt và 1 trung đội biệt kích bảo vệ, vòng ngoài có 2 lớp hàng rào kẽm gai xen kẻ với bãi mìn sát thương chống bộ binh; phía Đông Nam cứ điểm là khu căng ting (nơi giải trí) cho binh sĩ có 1 trung đội biệt kích bảo vệ; phía Tây Ngok Tavak có 1 trung đội biệt kích chốt giữ sát đường 14, chung quanh cứ điểm có hệ thống đường cơ động, hàng rào kẽm gai xen kẽ với các bãi mìn, hệ thống cảnh báo, pháo sáng... Nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm Ngok Tavak được giao cho Trung đoàn 1 phối hợp với lực lượng vũ trang huyện và du kích xã Phước Mỹ đảm nhiệm.

Ngày 07/5, Ban Chỉ huy Trung đoàn 1 cùng cán bộ, chiến sĩ Đại đội 71 bộ đội huyện đi trinh sát chuẩn bị chiến trường. Đêm ngày 8/5 lực lượng ta hành quân đến vị trí tập kết; 16 giờ 30 phút ngày 9/5, một đoàn cán bộ gồm: Chủ nhiệm pháo binh, 3 đại đội trưởng của Tiểu đoàn 40 do

239

Tiểu đoàn trưởng Đặng Ngọc Mai do quân giải phóng huyện dẫn đường kiểm tra khu vực trận địa và hiệp đồng tác chiến thì bị địch phát hiện, bắn pháo cối làm một số cán bộ trong đoàn bị thương. Mặc dù bước đầu triển khai lực lượng vào vị trí chiến đấu gặp khó khăn. Song, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 40 - Trung đoàn 1 và lực lượng vũ trang huyện hạ quyết tâm tiêu diệt cứ điểm Ngok Tavak như phương án đã duyệt.

Sau khi kiểm tra các mũi, các hướng tiến công và hợp đồng tác chiến đảm bảo, trưa ngày 9/5, các đơn vị hoàn tất công tác hiệp đồng Thực hành nổ súng tiến công như kế hoạch chung, là: Đại đội Đặc công của Trung đoàn 1 đánh chiếm Khu Chỉ huy và trung đội pháo binh; Tiểu đoàn 40 tổ chức 2 đại đội hình thành 2 mũi đánh chiếm sân bay trực thăng, khu gia binh và điểm cao ở phía Tây Ngok Tavak. 18 giờ 30 phút ngày 9/5, lực lượng ta triển khai chiếm lĩnh trận địa thì vướng mìn của địch. Trước nguy cơ bị lộ, Trung đoàn trưởng Nguyễn Chơn ra lệnh cho Tiểu đoàn 40 nổ súng tiến công, nhanh như chớp, các hướng, các mũi đã đột nhập vào bên trong, dùng thủ pháo, lựu đạn đánh chiếm các mục tiêu; khi gặp chướng ngại vật, các chiến sĩ đặc công đã mưu trí, dũng cảm tổ chức lực lượng vòng qua hướng Đông để áp sát mục tiêu, chiến sĩ Trần Như Quỳnh mặc dù bị thương nhưng vẫn dũng cảm đánh 2 quả thủ pháo trúng mục tiêu, dập tắt ổ đại liên kháng cự của địch để đơn vị nhanh chóng triển khai đánh chiếm Trung tâm chỉ huy và trận địa pháo. Sau 8 phút chiến đấu ngoan cường, Đại đội đặc công đã làm chủ hoàn toàn Trung tâm chỉ huy Ngok Tavak.

240

Cùng lúc đó, hai mũi chính diện cũng đã tiêu diệt nhiều tên địch ở vòng ngoài, nhưng khi triển khai đột phá vào bên trong thì bị hỏa lực quân địch chống trả quyết liệt. Chiến trận diễn ra vô cùng ác liệt, trước tình huống đó, Trung đoàn trưởng ra lệnh cho Tiểu đoàn 40 sử dụng đại đội dự bị chiếm lĩnh trận địa. Đại đội 3 triển khai lực lượng vào vị trí chiến đấu, các chiến sĩ đã kiệu nhau vượt qua hàng rào, phối hợp với Đại đội 2 phát triển đánh chiếm khu căng ting nhưng vẫn chưa đánh chiếm được khu sân bay trực thăng. Quân địch ở khu sân bay đông, có hầm ngầm và lô cốt kiên cố mà khi trinh sát chuẩn bị chiến trường ta không phát hiện, do đó địch cố thủ và chống trả quyết liệt. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng khốc liệt, bộ đội ta bám từng đoạn chiến hào, tiêu diệt từng mục tiêu và từng tên địch; du kích xã Phước Mỹ triển khai lực lượng chốt chặn và truy kích tiêu diệt địch tháo chạy theo đường 14 qua Đăklây; du kích xã Phước Công, Phước Chánh kịp thời ứng cứu, tải đạn và đưa thương binh, tử sĩ về tuyến sau an toàn; du kích xã Phước Năng và Đại đội 71 quân giải phóng huyện chốt chặn đánh địch tháo chạy từ Ngok Tavak xuống Khâm Đức và chặn đánh địch chi viện từ Khâm Đức lên. Khoảng 8 giờ 30 phút, ngày 10/5, máy bay địch tiếp tục ném bom vào trận địa quân ta, lợi dụng lúc đối phó với máy bay, địch dùng trực thăng đổ quân tăng viện xuống vùng Phước Năng. Phát hiện kịp thời địch đổ quân chi viện bằng máy bay trực thăng, Khẩu đội trưởng Lê Hữu Thời, chỉ huy khẩu đội ĐKZ75 nổ súng bắn tan xác 2 máy bay CH47 khi chúng vừa chạm đất, du kích xã Phước Năng tiếp tục truy kích tiêu diệt gọn 1 tiểu đội quân địch chi viện. Trước nguy cơ Ngok Tavak bị tiêu diệt, bọn chỉ huy ở Khâm Đức ra lệnh cho

241

bọn sống sót tháo chạy, quân ta truy kích bắt sống một số tên, số còn lại bị B52 của Mỹ quyết định số phận. Đến 15 giờ ngày 10/5, quân ta làm chủ hoàn toàn Ngok Tavak, làm tan rã 1 đại đội biệt kích, 1 đại đội bộ binh, 1 trung đội pháo binh, tiêu diệt và làm bị thương gần 200 tên, bắn cháy 2 máy bay, thu 2 đại bác 105 ly, 1 khẩu pháo 106 ly và toàn bộ vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng của chúng tại cứ điểm Ngoktavat.

Thừa thắng xông lên, các đơn vị lực lượng vũ trang Sư 2 (QK5) cùng quân và dân huyện nhà chuyển hướng tấn công sang Bước 2, Trung đoàn 1 nhanh chóng cơ động lực lượng xuống hướng Tây Nam sân bay Khâm Đức, phối hợp với Trung đoàn 21, Tiểu đoàn Đặc công của sư đoàn, cùng các lực lượng vũ trang địa phương tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Khâm Đức. Lúc này, mặc dù Sư đoàn lính thủy đánh bộ American Mỹ bị Trung đoàn 31 kiềm chân ở Núi Ngang, nhưng chúng cũng đã điều động 1 tiểu đoàn tăng viện lên chiến trường Khâm Đức. Ngày 10/5, máy bay địch đổ Tiểu đoàn 2, thuộc Lữ đoàn 196 xuống sân bay Khâm Đức, tăng số quân trên chiến trường Khâm Đức lên hơn 1.400 quân Mỹ, ngụy. Tuy đội quân tăng viện đã đến chiến trường, nhưng địch không giám tung quân đánh chiếm lại các khu ngoại vi đã mất. Ban Thường vụ Đảng ủy Sư đoàn theo dõi diễn biến trận đánh, phân tích tình hình và kết luận: Quân địch đang dao động mạnh, lực lượng phòng ngự của chúng suy yếu hoàn toàn; thế chủ động trên chiến trường hoàn toàn thuộc về ta. Tư lệnh Sư đoàn chỉ thị: Đẩy nhanh tốc độ tiến công tiêu diệt địch trên toàn chiến trường. Ngày 11/5, các mũi, các hướng tiến công của lực

242

lượng Sư đoàn 2 (QK5) cùng lực lượng vũ trang huyện Phước Sơn, thần tốc tiến công tiêu diệt các điểm ngoại vi từ các mõm đồi: D đến đồi K và san bằng các mục tiêu khu trung tâm trong một thời gian rất ngắn. Du kích các xã Phước Hiệp, Phước Năng, Phước Mỹ, Phước Chánh và lực lượng thanh niên xung phong huyện tiếp tục cơ động, bám sát chiến trường phục vụ chiến đấu; lực lượng du kích nhanh chóng triển khai chốt chặn trục đường khu 14 đoạn Nước Trẻo, trục 16 đoạn qua sông Đăk My, trục đường mòn qua suối Nước Chè, sẵn sàng chặn đánh khi chúng tháo chạy, bắt và áp giải tù binh, chuyển thương binh, tử sĩ về tuyến sau.

Đêm 11 rạng sáng ngày 12/5, các chiến sĩ đặc công sư đoàn, cùng Đại đội đặc công thuộc Tiểu đoàn 11 - Trung đoàn 21 và bộ đội huyện phối hợp tác chiến tiêu diệt toàn bộ các cứ điểm ngoại vi, gồm: Đồi phía Tây Nam sân bay; Đồi E; Đồi Trường bắn; Đồi hồ Mùa Thu và Đồi Nghĩa Trang (theo mật danh tác chiến là D, E, H, I, K). Cũng ngay trong đêm 11/5, các đơn vị pháo tăng cường, gồm: Tiểu đoàn pháo nòng dài 85 mm, Đại đội pháo cao xạ 23 mm, cùng các hỏa lực khác của sư đoàn do bộ đội huyện dẫn đường đã chiếm lĩnh toàn bộ các cứ điểm ngoại vi D, E, H, I, K và nã pháo dữ dội vào sân bay Khâm Đức. Các mũi, các hướng nhanh chóng triển khai lực lượng chiếm lĩnh trận địa khu trung tâm. 6 giờ sáng ngày 12/5/1968, thế trận bao vây của quân ta đã siết chặt, pháo cao xạ của ta đã khóa chặt bầu trời Khâm Đức không cho máy bay địch cất hạ cánh ứng cứu. Lúc này toàn bộ khu trung tâm Khâm Đức bị quân ta bao vây siết chặt không còn lối thoát. Quân Mỹ,

243

ngụy hoảng hốt kêu cứu máy bay, pháo binh yểm trợ và dốc toàn bộ lực lượng ra chống trả hòng mở đường chạy trốn, nhưng quân ta đã khóa chặt các cửa ngõ ra vào thung lũng.

Để giải vây cho đội quân sắp bị tiêu diệt, Mỹ, ngụy cho máy bay phản lực và trực thăng vũ trang ào ạt ném bom, bắn phá dữ dội vào trận địa quân ta, khu rừng già 48, các dãy núi cao và rừng già dọc đường 14, khe Cà Nang đều bị bom địch cày xới. Biết không còn cứu vãn được Khâm Đức, Đại tướng Westmoreland lệnh cho Bộ Chỉ huy tác chiến Sư đoàn American cho Tiểu đoàn 2 - Lữ đoàn 196 quân Mỹ và quân ngụy ở Khâm Đức nhanh chóng rút lui, nhưng toàn bộ thung lũng Khâm Đức đang trong bão lửa, các ngã đường đều bị khóa chặt, sân bay bị khống chế, quân Mỹ, ngụy chỉ còn một cách duy nhất là cho máy bay oanh tạc dữ dội vào các đường mòn xung quanh Khâm Đức mở đường máu cho tàn quân trốn thoát. Lúc này trên chiến trường hết sức ác liệt, bộ đội ta vừa đánh trả máy bay, vừa nhích đội hình lên phía trước và đồng loạt tiến công dũng mãnh vào khu trung tâm. Lợi dụng lúc khói bom đạn mù mịt cả thung lũng và bầu trời Khâm Đức, số quân địch còn lại ở khu trung tâm rời bỏ trận địa, xuyên rừng chạy trốn về hướng Đông Nam sân bay, men theo đường 14 chạy về Thượng Đức, một số thì bị quân ta truy kích tiêu diệt, số khác cũng bị máy bay B52 của Mỹ quyết định số phận.

Như vậy, sau 4 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, đến trưa ngày 12/5 /1968, quân và dân ta đã làm chủ hoàn toàn chiến trường Khâm Đức – Ngok Tavak, làm tan rã 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, 1 đại đội bộ binh ngụy và 7 đại

244

đội biệt kích Lôi Hổ, tiêu diệt trên 900 quân Mỹ, ngụy1

(chưa kể hàng trăm tên khác bị bom Mỹ quyết định số phận trên đường trốn thoát), làm bị thương hàng trăm tên, bắt sống 104 tên biệt kích, 1 cố vấn Mỹ làm tù binh; bắn rơi 02 máy bay CH47, 2 máy bay C130 và 9 máy bay trực thăng chiến đấu; phá hỏng nhiều xe quân sự, thu toàn bộ vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng2.

IV. Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ

Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn là thắng lợi lớn nhất trên chiến trường miền núi Quảng Nam lúc bấy giờ. Đó là thắng lợi của sức mạnh tiến công tổng hợp của ba thứ quân và ba mũi giáp công, là trận đòn chí mạng vào quân Mỹ, ngụy, xóa sổ Trại Lực lượng Đặc biệt của Mỹ nằm sâu trong vùng giải phóng, đánh tan kế hoạch "tìm diệt" trên chiến trường khu 5, góp phần làm phá sản chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ ở Việt Nam.

Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, là chiến thắng của tư tưởng tấn công, đánh mạnh vào ngụy quân, ngụy quyền tay sai, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân Mỹ,

1 Trên chiến trường Ngok Tavak, quân ta đánh tan rã 1 đại đội biệt kích, 1 đại đội bộ binh ngụy và 1 trung đội pháo binh Mỹ; tiêu diệt và làm bị thương trên 200 tên, bắn rơi 2 máy bay CH47, thu 2 đại bác 105 ly, 1 khẩu pháo 106 ly và toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.

2 Trên chiến trường Khâm Đức, ta đánh tan rã 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, 7 đại đội biệt kích, 01 đại đội pháo binh. Tiêu diệt trên 700 tên quân Mỹ, ngụy, bắt sống 104 tên biệt kích và 01 cố vấn Mỹ làm tù binh (hàng trăm tên tháo chạy bị B52 Mỹ quyết định số phận); bắn rơi 2 máy bay C130, 9 máy bay trực thăng, phá hủy và thu nhiều xe quân sự, hàng ngàn tấn khí tài, đạn dược, quân trang, quân dụng.

245

mở rộng vùng hậu cứ cách mạng, khai thông hành lang chiến lược Bắc - Nam & Đông - Tây, mở toang "cánh cửa thép" vào hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, nối hậu phương lớn miền Bắc với Khu 4, Khu 5, Tây Nguyên, Hạ Lào đến miền Đông Nam Bộ, mở ra con đường vận tải cơ giới xuống vùng giáp ranh đồng bằng, tạo thời cơ để quân và dân ta đẩy mạnh chiến dịch Thu năm 1968 (Kế hoạch X2) trên toàn chiến trường Khu 5 giành thắng lợi.

Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, không những chỉ làm nức lòng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ các dân tộc huyện Phước Sơn mà còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của toàn tỉnh Quảng Nam và Khu 5; động viên cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân Khu 5 quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ vững chắc vùng tự do, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngược lại, trước thất bại thảm hại của quân Mỹ, ngụy trên chiến trường Khâm Đức – Ngok Tavak, các hãng thông tấn phương Tây chua chát thừa nhận rằng: "... Trận chiến Khâm Đức – Ngok Tavak là một Lang Vei thứ hai kinh hoàng của Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ (LLĐB/HK) và Lực lượng đặc biệt Việt Nam cộng hòa (LLĐB/VN), làm tiêu tan sự huyền thoại và kiêu hảnh về một lực lượng tinh nhuệ được trang bị vũ khí hiện đại nhất...".

Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin: tổn thất trong cuộc di tản Trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức, ngày 12

246

tháng 5 năm 1968 có 259 dân sự chiến đấu Việt Nam cộng hòa tử trận và hơn 100 người khác tử nạn trong chiếc phi cơ C-130 bị Quân giải phóng bắn rơi, 25 quân nhân Hoa Kỳ tử trận, 2 trực thăng CH-47 Chinook (AC-475, 469), 2 trực thăng CH-46 của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ (TQLC/HK), 2 vận tải cơ C-130 của Không Quân, 1 trực thăng UH-1 Lục Quân, và 1 máy bay quan sát O-2 bị bắn rơi và hàng trăm binh sĩ Đồng Minh mất tích. Đài VOA còn bình luận: "... mất Khâm Đức là mất mục tiêu thu thập tin tức tình báo hoạt động của Quân giải phóng trên đường mòn Hồ Chí Minh và cả kế hoạch xâm nhập vùng kiểm soát của đối phương (vùng hậu cứ cách mạng)"./.

247

QUÂN VÀ DÂN HUYỆN PHƯỚC SƠN PHỐI HỢP VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG

QUÂN KHU VÀ TỈNH, ĐÁNH BẠI CÁC CUỘC CÀN QUÉT CỦA ĐỊCH, BẢO VỆ

VỮNG CHẮC VÙNG HẬU CỨ CÁCH MẠNG PHƯỚC SƠN SAU NĂM 1968

Hồ Văn Điều*

Sau chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, ngày 12/5/1968, huyện Phước Sơn hoàn toàn được giải phóng không những làm nức lòng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ các dân tộc huyện nhà, mà còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của quân và dân toàn tỉnh và khu 5. Quan trọng hơn là sau chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, vùng hậu cứ cách mạng tỉnh Quảng Nam và Khu 5 tiếp tục được mở rộng, hành lang chiến lược (Bắc – Nam & Đông – Tây) được khai thông, nối hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa với Khu 4, Khu 5, Tây Nguyên, Hạ Lào đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ, mở ra hành lang vận động của quân giải phóng xuống vùng giáp ranh đồng bằng, tạo thời cơ để quân và dân ta đẩy mạnh chiến dịch Thu năm 1968 (Kế hoạch X2) trên toàn chiến trường Khu 5 giành thắng lợi, góp phần cùng toàn tỉnh và cả nước đánh bại

* Nguyên UVBTV Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng, nguyên Bí thư Huyện ủy Phước Sơn

248

Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, làm nên Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngược lại để mất Khâm Đức, Mỹ, ngụy không những mất đi cụm cứ điểm quân sự liên hoàn được xây dựng kiên cố, vững chắc (gồm: chi khu quận lỵ, trung tâm huấn luyện biệt kích và sân bay quân sự) nằm sâu trong vùng hậu cứ của ta. Mất Khâm Đức, là xóa sổ một trại lực lượng đặc biệt của Mỹ - trung tâm huấn luyện biệt kích toàn miền Nam, một căn cứ hành quân tiền phương (FOB) cho những toán biệt kích xâm nhập vào vùng hậu cứ của ta và nước bạn Lào - căn cứ thu thập tin tức tình báo, do thám để đánh phá cách mạng trên hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh… Nhưng đau hơn là Mỹ, ngụy mất đi sự kiểm soát ở một địa bàn có vị trí chiến lược về quân sự và chính trị đặc biệt quan trọng, một tiền đồn biên phòng “mà chúng cho là bất khả xâm phạm” để bảo vệ từ xa cho Căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng, Chu Lai và các cơ quan đầu não của chúng ở Vùng I, Quân khu I chiến thuật của Việt Nam cộng hòa.

Vì vậy, sau khi Khâm Đức thất thủ, Đại tướng Westmoreland – Tư lệnh quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam ra lệnh cho Không lực Hoa Kỳ dùng pháo đài bay B52 “rải thảm” phá hủy sân bay quân sự Khâm Đức và các thiết bị chiến tranh mà chúng không kịp di tản khỏi căn cứ ngày 12/5/1968. Từ đó đến suốt những năm 1969 – 1973, quân Mỹ, ngụy không ngừng ném bom, bắn phá, rải chất độc hóa học xuống vùng giải phóng Phước Sơn và hành lang chiến lược qua địa bàn huyện. Chúng mở nhiều cuộc càn quét với

249

quy mô lớn (cấp lữ đoàn, trung đoàn), đưa quân Mỹ, ngụy chốt giữ các vị trí chiến lược trên đường 14, 16 và một số điểm cao trong huyện; xây dựng trận địa pháo ở Bằng Bướm, xã Phước Gia bắn phá suốt ngày đêm, giết hại đồng bào ta. Riêng trong tháng Giêng năm 1969, Mỹ, ngụy tổ chức hàng trăm lượt ném bom, bắn phá vùng giải phóng, nhất là 03 xã vùng thấp (Phước Gia, Phước Trà và Phước Hiệp) gây biết bao tội ác với nhân dân.

Trước tình hình trên, Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 nhận định: Mỹ, ngụy sẽ không từ bỏ âm mưu tái chiếm Khâm Đức, đánh phá hành lang chiến lược và tăng cường sự kiểm soát của chúng lên vùng hậu cứ của ta. Để làm thất bại âm mưu của địch, Huyện ủy tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết của Khu ủy 5 và Tỉnh ủy Quảng Nam về tình hình và nhiệm vụ mới cho toàn thể cán bộ quân dân chính đảng. Qua đó phát huy truyền thống đoàn kết và tinh thần Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, tập trung mọi nỗ lực để nhanh chóng ổn định tình hình và đời sống nhân dân, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ vững chắc vùng hậu cứ cách mạng Khu 5. Bằng khẩu hiệu “đảng bộ, quân và dân Phước Sơn bám rẫy, bám làng, địch phá một ta làm ba; địch phá ban ngày ta làm ban đêm”; “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Với tinh thần đó, khắp nơi trong huyện cao trào thi đua đánh Mỹ, diệt ngụy phát triển mạnh mẽ, toàn dân được vũ trang, toàn huyện ra trận, người người đánh Mỹ, nhà nhà đánh Mỹ…

Đúng như nhận định của Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5, từ tháng 7 đến tháng 9/1970, quân Mỹ, ngụy ào ạt

250

mở các cuộc càn quét lên miền núi Quảng Nam nói chung, Phước Sơn nói riêng, chúng huy động hơn 10 tiểu đoàn tham chiến, gồm: Lữ đoàn B Thủy quân Lục chiến ngụy, Trung đoàn 6, Sư đoàn 2 ngụy, 2 tiểu đoàn Biệt động ngụy, 1 tiểu đoàn Pháo binh Mỹ (Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn Pháo binh 82 Mỹ) và một số đơn vị công binh, Lữ đoàn 196 kỵ binh bay (Sư đoàn American) và các loại máy bay, pháo đài bay B52 liên tục ném bom, bắn phá vùng giải phóng. Toàn bộ Lữ đoàn 196 kỵ binh bay Mỹ chiếm giữ thung lũng Khâm Đức, tập trung sửa chữa sân bay trực thăng, xây dựng các công sự, hầm ngầm, trận địa pháo và các điểm đóng quân. Trung đoàn 6, Sư đoàn 2 ngụy càn quét từ Khâm Đức lên Đăk Glie, chiếm giữ điểm cao 1.290m - đầu mối tiếp nhận chi viện của ta (110B) vào chiến trường Khu 5 do Trung đoàn 230 (Cục hậu cần, Quân khu 5 đảm nhiệm). Trong trận càn này, quân Mỹ, ngụy bắn phá dữ dội vào hành lang chiến lược và cơ sở cách mạng của ta, đốt phá nhà cửa, nương rẫy, hoa màu của đồng bào, gây thiệt hại lớn cho cách mạng và nhân dân.

Để bảo vệ vững chắc vùng tự do, quân và dân huyện Phước Sơn phối hợp với lực lượng vũ trang của tỉnh và quân khu liên tục phản kích, tấn công các cuộc càn quét của địch, khi thì bao vây đánh địch lùng sục, lúc chủ động tấn công vào Sở Chỉ huy hành quân, các cụm đóng quân và các trận địa pháo... gây cho chúng nhiều thiệt hại. Riêng trong cuộc phản kích từ ngày 12/7 đến ngày 26/8/1970 trên chiến trường Phước Sơn - Bến Giằng, quân ta đã tiêu diệt 1.440 tên địch (trong đó có 180 lính Mỹ), phá hủy 12 đại bác 105

251

ly và nhiều phương tiện chiến tranh, bắn rơi và làm bị thương 18 máy bay, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Trên chiến trường Phước Sơn, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao cho Trung đoàn 21, Sư đoàn 2 (QK5) và Tiểu đoàn Đặc công 404 của quân khu phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đánh bại cuộc càn quét của địch không cho chúng tái chiếm Khâm Đức. Chấp hành mệnh lệnh của Quân khu, Trung đoàn 21 Sư đoàn bộ binh 2 cấp tốc hành quân từ vùng Tây Quảng Ngãi ra, Tiểu đoàn Đặc công 404 (QK5) thần tốc xuất quân từ ĐăkPét về Khâm Đức và ngay sau khi tiếp cận mục tiêu, rạng sáng ngày 5/8/1970, các chiến sĩ Đặc công đã bất thần tấn công Sở Chỉ huy hành quân Lữ đoàn 196 kỵ binh bay (Sư đoàn American), các trận địa pháo của Tiểu đoàn 1 Pháo binh Mỹ và các điểm đóng quân của chúng, tiêu diệt gọn Sở Chỉ huy hành quân và hàng trăm quân Mỹ. Trung đoàn 21/fBB2 phối hợp với bộ đội địa phương và du kích các xã phản kích, tấn công Trung đoàn 6, Sư đoàn 2 ngụy, tiêu diệt hàng trăm tên địch và thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng… Bị tiến công liên tục và thiệt hại nặng nề trong cuộc hành quân, toàn bộ quân Mỹ, ngụy phải tháo chạy khỏi Phước Sơn - Bến Giằng, âm mưu tái chiếm Khâm Đức của chúng bị đánh bại, huyện Phước Sơn và vùng hậu cứ cách mạng khu 5 tiếp tục được giữ vững.

Bị thất bại trong kế hoạch tái chiếm Khâm Đức năm 1970, năm 1971, Mỹ, ngụy tiếp tục mở cuộc hành quân "Quyết thắng 20B" đánh vào miền Tây Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trên chiến trường Phước Sơn, chúng điều

252

động Trung đoàn 6, Sư đoàn 2 ngụy càn vào Khâm Đức lên Dốc Lò Xo, Nước Xe, Phước Kim, Phước Xuân... Và để yểm trợ cuộc hành quân này, Không quân Mỹ được huy động cả máy bay phản lực, pháo đài bay B52, trực thăng vũ trang... ném bom, bắn phá ác liệt vào vùng hậu cứ của ta, nhưng quân địch vấp phải thế trận bố phòng toàn dân của quân và dân Phước Sơn. Do đó khi chúng đặt chân xuống Khâm Đức và các nơi khác trong huyện thì ngay lập tức bị quân và dân Phước Sơn phối hợp với các lực lượng vũ trang quân khu bao vây đánh trả quyết liệt bọn chúng tại Nước Xa Oai, Xuân Mãi, Nước Tăng, Nước Xà Leng, Dốc Lò Xo... Địch cố lấn sâu vào vùng hậu cứ thì chúng càn sa lầy vào trận địa chiến tranh du kích vô hình của quân và dân ta, hàng trăm tên địch phải đền tội, cuối cùng chúng phải tháo chạy, vùng hậu cứ cách mạng Khu 5 tiếp tục được bảo vệ vững chắc.

Cuối năm 1971, Trung ương Đảng ta quyết định mở Cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972 trên toàn chiến trường miền Nam. Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định phương án tiến công Xuân Hè. Để góp phần vào thắng lợi chiến dịch Xuân Hè 1972, huyện Phước Sơn đã huy động 300 thanh niên xung phong phối hợp với bộ đội công binh vượt qua bom đạn của quân thù, cấp tốc mở hai tuyến vận tải từ Phước Mỹ đi Đắc Pung; từ Long Viên đi Nước Chè kịp thời phục vụ chiến dịch Bắc Tây Nguyên. Ngoài lực lượng thanh niên xung phong, nhân dân Phước Sơn còn đóng góp trên 50.000 ngày công phục vụ chiến đấu và hàng trăm tấn lương thực nuôi quân, hoàn thành xuất sắc

253

nhiệm vụ tuyến sau, góp phần cùng toàn tỉnh và Khu 5 làm nên chiến thắng Bắc Tây Nguyên, buộc đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn phải ký Hiệp định Paris, rút quân Mỹ và chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam.

Ngày 29/3/1973, quân Mỹ làm lễ hạ cờ tại sân bay Đà Nẵng, rút đơn vị viễn chinh cuối cùng khỏi miền Nam nước ta. Nhưng với bản chất xảo quyệt, Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ âm mưu duy trì chủ nghĩa thực dân kiểu mới đối với miền Nam Việt Nam. Vì vậy, ngay sau khi Hiệp định Paris vừa ký kết, Mỹ, ngụy liên tiếp vi phạm hiệp định. Chúng tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới trên qui mô rộng lớn bằng các kế hoạch cực kỳ tàn bạo. Đế quốc Mỹ tiếp tục tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn, duy trì bộ máy chiến tranh với hàng vạn cố vấn và nhân viên quân sự Mỹ đội lốt dân sự hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Thực hiện Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khu ủy 5 chỉ đạo chuyển hướng chiến lược, xác định nhiệm vụ trọng tâm là đánh bại kế hoạch bình định, giành dân, lấn đất của địch, mở rộng vùng giải phóng, chủ động tiến công, phát triển thực lực cách mạng. Thực hiện chủ trương trên, các đơn vị quân giải phóng được lệnh trở lại đồng bằng, thọc sâu vào vùng địch, hỗ trợ các đội công tác, lực lượng du kích và quần chúng đứng lên diệt ác, phá kìm, chống lấn chiếm và bảo vệ vững chắc vùng tự do.

Đầu năm 1975, thực hiện nhiệm vụ chiến lược theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, huyện Phước Sơn tiếp tục huy động 600 thanh niên xung phong, 300 du kích và hàng ngàn

254

dân công tham gia mở đường, vận chuyển lương thực, vũ khí ra phía trước và tăng cường bảo vệ hành lang chiến lược qua địa bàn huyện. Quân và dân Phước Sơn phối hợp với bộ đội công binh khẩn trương mở tuyến vận tải từ Khâm Đức xuống Làng Hồi, Trà Linh, Hiệp Đức, Nông Sơn kịp thời phục vụ chiến lược tiến công giải phóng đồng bằng. Du kích các xã, thôn giữ vững vị trí chiến đấu sẵn sàng đánh địch. Cùng với chiến dịch giải phóng Buôn Mê Thuột (Đăk Lắc) ngày 10/3/1975, lực lượng vũ trang huyện được lệnh hành quân thần tốc, phối hợp với lực lượng vũ trang quân khu, tỉnh và lực lượng vũ trang các huyện Tiên Phước, Thăng Bình, Quế Sơn tiến công giải phóng vùng đồng bằng, góp phần làm nên chiến thắng 24/3, giải phóng Tam Kỳ và cùng cả nước làm nên chiến thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn niềm Nam, thống nhất đất nước./.

255

BINH ĐOÀN 773 XÂY DỰNG KINH TẾ TRONG VÙNG TỰ DO PHƯỚC SƠN

NHỮNG NĂM (1973- 1975)

Nguyễn Văn Tôn*

Nhằm xây dựng căn cứ vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi khi có giải pháp chính trị, tháng 7/1973, Khu ủy quyết định tổ chức Binh đoàn 773 làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế.

Đồng chí Trần Kiên được chỉ định làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy; Phó Tư lệnh gồm các đồng chí: Dương Liên, Quyền, Quyết, Bảng (Kỹ sư nông nghiệp).

Ngay sau khi có quyết định thành lập cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên được điều động về từ các đơn vị: e165; e9; e711 ; cán bộ của Khu ủy (48 người), quân khu (30 người) và cán bộ miền Bắc bổ sung (66 người).

Tổng quân số 951 người trong đó: Đảng viên 574; đoàn viên 237, cán bộ quân đội có quân hàm chuẩn úy trở lên 214 người.

Tháng 4/1974 được bổ sung thêm 2 tiểu đoàn sản xuất của B3 và miền Bắc bổ sung vào 2 khung nông trường.

Tháng 8/1974 được bổ sung thêm 2995 người (có 151 đảng viên). Cuối năm 1974 quân số của Binh đoàn là 4781

* Ban LS-TK , Cục Hậu cần, Quân Khu 5.

256

người (có 11,2% là đảng viên; 98 phụ nữ và 450 CNV).

Tổ chức cơ quan Binh đoàn: có 7 phòng; 4 Trung đoàn (731, 732, 733, 734); 3 Tiểu đoàn (6, 7, 8) và 10 đại đội trực thuộc. Đến tháng 3/1975 giải thể 3 tiểu đoàn thành lập Trung đoàn 736 ở Đắc Lắc.

Sang năm 1975 và nhất là sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng Binh đoàn được bổ sung quân số và phương tiện vật chất bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế trong điều kiện hòa bình, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Quân số đến cuối năm 1975 là 26.936 người: (có 6026 nữ), miền Bắc bổ sung 25.714 người; công nhân tiếp quản ở các xưởng, đồn điền của chế độ cũ 651 người.

Tổng số cán bộ 1775 người; Trong đó cán bộ quân đội 1035 người, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật ngoài quân đội 740 người.

Tổ chức của Binh đoàn cuối năm 1975 có: 8 phòng; 16 trung đoàn (mỗi cơ quan trung đoàn có 5 ban); 11 tiểu đoàn và trên 20 đầu mối trực thuộc tương đương với cấp đại đội.

Vị trí đứng chân của Binh đoàn gồm các tỉnh:

- Gia Lai: Bộ Tư lệnh Binh đoàn và 4 trung đoàn..

- Kon Tum: 5 trung đoàn.

- Đắc Lắc: 6 trung đoàn

- Quảng Nam: Trung đoàn 731 đóng ở Khâm Đức và một số đầu mối trực thuộc đứng chân hoạt động trên các địa

257

bàn.

Binh đoàn được giao nhiệm vụ “Là lực lượng quân đội làm nhiệm vụ sản xuất xây dựng kinh tế theo phương thức sản xuất lớn, bảo đảm hậu cần tại chỗ, xây dựng căn cứ, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng kinh tế với quốc phòng; bảo đảm sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi; giúp dân khai hoang phục hóa ở vùng xây dựng kinh tế”.

Thực tế trên chiến trường Quân khu 5, ngay từ khi đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ, đến đầu năm 1968, Bộ Tư lệnh Quân khu đã quyết định chấn chỉnh hậu cần quân đội cho phù hợp với yêu cầu phát triển lực lượng và tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực. Quân khu đã hình thành các binh trạm hậu cần (H) gồm các kho dự trữ lương thực, vũ khí và khu vực sản xuất… Các lực lượng này dưới sự chỉ đạo của các phòng chuyên môn của Cục Hậu cần và Tổng đoàn hành lang có nhiệm vụ vận chuyển hàng, phối hợp các lực lượng địa bàn xây dựng kho hàng dự trữ, tăng gia sản xuất bảo đảm phụ trách các tuyến vận chuyển đường dọc và đường ngang tạo thành thế trận vận tải để phục vụ tác chiến trong những năm 1966, 1967 và tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968…

Lực lượng vận tải cuối năm 1967 của Quân khu có 3 Trung đoàn, trong đó có 2 Trung đoàn hoạt động trên địa bàn Quảng Nam (Trung đoàn 220 hoạt động vận chuyển hàng từ A Tép-Thừa Thiên vào; Trung đoàn 230 tiếp nhận ở làng Hồi và chuyển giao lại cho Trung đoàn 240 tại sông Lò Xo -Quảng Ngãi). Đầu năm 1968 có thêm Trung đoàn

258

260 được thành lập đứng chân ở Núi Chôm làm nhiệm vụ chuyển hàng theo tuyến đường ngang xuống vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Nam…

Địa bàn huyện Phước Sơn nằm trên tuyến hành lang vận tải, có vị trí chiến lược trên chiến trường Liên khu và chiến trường Lào. Cụm cứ điểm quân sự liên hoàn chi khu quận lỵ Khâm Đức của Mỹ- ngụy án ngữ tuyến hành lang vận chuyển trên các hướng, kết hợp với các cụm cứ điểm khác tạo thành tuyến phòng thủ chiến lược dọc theo ranh núi từ Hòa Vang - Hà Tân- Thượng Đức- Hiệp Đức- An Lâu- Trà My; nhằm ngăn chặn sự tiếp tế chi viện từ miền Bắc vào và hoạt động của ta ở phía Tây xuống khu vực đồng bằng.

Xác định vị trí, vai trò chiến lược của cụm cứ điểm này nên ta chủ trương tấn công tiêu diệt nhằm tạo thế và lực cho chiến trường Khu 5: Muốn tiến công Tây Nguyên, Hạ Lào; khai thông hành lang vận chuyển và phát triển lực lượng xuống đồng bằng phải tiêu diệt cụm cứ điểm Khâm Đức. Tuy nhiên, giải phóng Khâm Đức ngoài việc tiêu diệt lực lượng địch tại chỗ phải đánh bại lực lượng ứng cứu của chúng. Đó là lực lượng của Sư đoàn A-mê-ri- cơn…

Sau 2 cuộc phản công chiến lược không thành công của Mỹ - ngụy, tình hình chung trên địa bàn có nhiều khó khăn bởi những tổn thất và sự điên cuồng chống trả của kẻ thù nhưng chúng ta vẫn giữ được quyền chủ động. Nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng “ Đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất để giành

259

thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn”. Khu ủy và Quân khu ủy Khu 5 đã tập trung lực lượng 3 thứ quân tiến công liên tục, mạnh mẽ. Nhân dân các địa phương nói chung và địa bàn huyện Phước Sơn - Quảng Nam nói riêng đã hăng hái tham gia tiếp lương, tải đạn cùng các đoàn dân công, các đơn vị vận tải…

Binh trạm Hậu cần phía Bắc (H1) triển khai trên khu vực Bến Giằng, làng Hồi nối ra tuyến vận tải Quân sự chiến lược 559, tiếp nhận hàng chi viện từ miền Bắc vào, tiếp chuyển cho các binh trạm phía Nam của Quân khu và bảo đảm cho các lực lượng chiến đấu trên địa bàn. Các đơn vị vận tải, khu vực kho hàng trên tuyến hành lang đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng hoạt động trên địa bàn và cùng với chính quyền, nhân dân địa phương hoàn thành tốt các nhiệm vụ vận chuyển, bảo vệ kho hàng, tăng gia sản xuất- chăn nuôi, khai thác lương thực phẩm bảo đảm tại chỗ để hoạt động và có dự trữ theo mệnh lệnh của quân khu giao. Bằng sự nỗ lực quyết tâm cao và kết quả đạt được trong thời gian này đã góp phần to lớn vào thắng lợi trong các trận đánh, các chiến dịch trên chiến trường Khu 5 nói chung và “Chiến thắng Khâm Đức- Ngok Tavak nói riêng”…Tạo thuận lợi cho lực lượng địa phương đánh xuống đồng bằng và nông thôn; mở rộng vùng tự do, khai thông các tuyến đường vận chuyển đưa nhanh hàng hóa vào chiến trường để thực hiện các mục tiêu chiến lược quyết định trong thời gian ngắn nhất…

Hiệp định Paris về chiến tranh Việt Nam có hiệu lực, vùng tự do được mở rộng nhưng kẻ thù luôn tìm mọi cách

260

để phá hoại. Nhiệm vụ giải phóng đất nước đặt ra những yêu cầu mới phải chuẩn bị, trong đó có chuẩn bị căn cứ hậu cần, xây dựng hậu phương vững chắc phục vụ cho tác chiến tập trung quy mô lớn hợp đồng quân binh chủng để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Thực hiện ý định chiến lược của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, nhiệm vụ xây dựng kinh tế, xây dựng căn cứ hậu cần được Khu ủy, Bộ Tư lệnh quân khu chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ và xác định rõ cho các lực lượng vũ trang quân khu là: “Củng cố hậu phương chiến lược vững mạnh, xây dựng các khu vực kinh tế mới, hình thành lực lượng Hậu cần tại chỗ, bảo đảm vật chất cho bộ đội tác chiến, xây dựng và sẵn sàng chiến đấu lâu dài”…

Khu căn cứ Hậu cần của H1 giai đoạn (1973-1975) là vùng tự do, là cơ sở hoạt động của lực lượng xây dựng kinh tế của Trung đoàn 731 của Binh đoàn 773…Ngay sau khi thành lập, quân khu chỉ đạo tập trung hoàn chỉnh bộ máy tổ chức Đoàn, xây dựng căn cứ để bắt tay vào việc điều tra, nghiên cứu xây dựng quy hoạch sản xuất lớn, lập các khu kinh tế mới ở căn cứ. Khẩn trương xây dựng mạng lưới đường sá; xây dựng củng cố các vùng kho dự trữ các loại, các trạm sửa chữa…

Được sự động viên khích lệ bởi chiến thắng trên chiến trường, sự ủng hộ chia sẻ của cán bộ nhân dân trong các vùng tự do nên chỉ trong thời gian ngắn Binh đoàn đã có những thành quả đáng khích lệ, tạo cơ sở vững chắc trong xây dựng kinh tế, làm chỗ dựa cho việc phát động và tổ

261

chức thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn; góp phần tăng cường an ninh trật tự - xã hội; từng bước củng cố bộ máy chính quyền các cấp, các đoàn thể quần chúng cách mạng; ổn định đời sống của nhân dân; bảo đảm hậu cần tại chỗ; kết hợp xây dựng kinh tế với quốc phòng; sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Kết quả khai hoang, gieo trồng và chăn nuôi của Binh đoàn trong năm 1974- 1975 (Chủ yếu từ giữa năm 1974 đến đầu năm 1975).

Về khai hoang: Trong 2 năm khai hoang được 14.403ha; đã cày bừa được gần 8.000ha có 537ha ruộng lúa. Giúp các địa phương khai hoang, cày bừa được 2.221ha.

Đã giao cho các tỉnh: Quảng Đà, Quảng Nam: 251,3ha; Quảng Ngãi: 20ha; Bình Định: 40ha; Kon Tum: 770ha; Gia Lai: 830ha; Đắc Lắc: 310ha.

Về gieo trồng, chăm sóc và sản lượng thu được trên đất mới khai hoang làm thử: Năm 1974: Diện tích gieo trồng 1.181ha; sản lượng thu được 2.224 tấn các loại gồm: (Lúa 585 tấn; Ngô 100 tấn; Sắn 1.400 tấn; Khoai lang 50 tấn; Đậu các loại gần 100 tấn..) Năm 1975: Diện tích gieo trồng 5.880ha; sản lượng thu được các loại gần 3.000 tấn. Sản lượng hoa màu quy ra thóc: Năm 1974: 1.234 tấn; năm 1975: 5.075 tấn.

Năm 1975 lúc đang trong thời vụ gieo trồng và chăm

262

sóc nhưng do yêu cầu nhiệm vụ phải rút lực lượng tham gia các chiến dịch, tiếp thu, tiếp nhận quân số bổ sung nên lực lượng trực tiếp tham gia sản xuất giảm; một số diện tích gieo trồng không được chăm sóc nên thất thu…

Ngoài việc khai hoang phục hóa, lực lượng Binh đoàn đã tiếp thu, tiếp quản các đồn điền vắng chủ với diện tích trên 12.300ha cà phê, có 5 cơ sở chế biến, 538ha chè với cơ sở chế biến chè Biển Hồ công suất 15 tấn/ngày. 1.710ha cao su… tổ chức quản lý, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Về chăn nuôi: Đàn trâu, bò: 1.630 con ( Đàn trâu: 1.180 con, đàn bò: 450 con); Đàn heo giống gần 1.000 con. Các khu vực hồ đầm đều được tận dụng để nuôi cá…Trung đoàn 731 của Binh đoàn 773, giai đoạn mới thành lập lực lượng chưa tới 300 người (Trừ quân số tham gia xây dựng nơi ăn, ở của các đơn vị) người trực tiếp tham gia lao động có hạn, nhưng với nỗ lực, quyết tâm cao, trên cơ sở thành quả xây dựng căn cứ hậu cần của Đoàn Hành lang, Binh trạm H và của địa phương vùng tự do huyện Phước Sơn sau chiến thắng Khâm Đức, Trung đoàn 731 đã khẩn trương khảo sát, xây dựng quy hoạch và cùng với nhân dân địa phương thực hiện khai hoang, phục hóa; chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị, xây dựng mạng lưới giao thông nối liền các trục dọc, trục ngang với các cơ sở sản xuất, tổng kho làng Hồi… tạo khí thế mới trong xây dựng kinh tế trong vùng tự do, nương rẫy của nhân dân, bộ đội, cơ quan lan nhanh khắp vùng rừng núi, áp sát vào phòng tuyến phòng ngự của địch… Chính vì vậy

263

nên dù cuối năm 1973 lụt lớn, giữa năm 1974 hạn nặng nhưng diện tích canh tác và sản lượng lương thực ở các địa phương tăng gần gấp đôi năm 1972 làm cơ sở xây dựng căn cứ hậu cần, xây dựng hậu phương vững chắc bảo đảm cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm cho lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ trong các chiến dịch Trị- Thiên- Huế; Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975.

Thời gian chưa nhiều để đánh giá về kết quả trong xây dựng kinh tế nhưng trên 250ha đất khai hoang, phục hóa được đưa vào sản xuất và giao cho địa phương trong giai đoạn này là một nỗ lực của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đã tạo được niềm tin và khí thế mới trong lao động sản xuất xây dựng quê hương trong vùng tự do. Kết quả sản xuất bước đầu đã góp phần giải quyết khó khăn, cứu đói cho nhân dân trong khu vực trong lúc thiên tai, góp phần xây dựng, củng cố chính quyền địa phương, khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định tình hình an ninh, chính trị, kinh tế- xã hội; bảo đảm một phần lương thực, thực phẩm tại chỗ cho các lực lượng chủ lực hoạt động trên địa bàn và góp phần dự trữ theo mệnh lệnh của quân khu.

Việc hình thành hệ thống các đơn vị làm kinh tế của quân khu từ trong chiến tranh và mở rộng quy mô sau ngày giải phóng đã thể hiện bản chất, truyền thống của quân đội nói chung và lực lượng vũ trang quân khu nói riêng “Quân đội vừa là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân làm kinh tế”. Đây là nhiệm vụ chiến lược thể hiện tầm nhìn sáng suốt của Đảng và Quân đội ta.

264

Ngay từ trong lòng địch, tận dụng mọi điều kiện, khả năng của vùng tự do để sản xuất tự túc một phần lương thực, thực phẩm, góp phần giảm bớt khó khăn cho cách mạng… thể hiện quan điểm “Tự lực tự cường” của Đảng ta, truyền thống của lực lượng vũ trang quân khu. Chính vì vậy, mặc dù chiến trường Khu 5 rộng lớn, khó khăn ác liệt nhất nhưng dưới sự lãnh đạo của Khu ủy- Bộ Tư lệnh quân khu, được sự giúp đỡ đùm bọc của nhân dân địa phương, lực lượng vũ trang đã vượt qua mọi hy sinh gian khổ “Tất cả vì độc lập tự do của Tổ quốc” và chúng ta đã chiến thắng!

Thời gian trôi qua đã 45 năm, việc sưu tập tư liệu có những khó khăn... Trên cơ sở tài liệu lưu trữ và tham khảo được, chúng tôi xin tham gia một số nội dung theo yêu cầu của ban tổ chức, hy vọng đáp ứng phần nào vào thành công của hội thảo.

265

TƯ TƯỞNG LÃNH CHỈ ĐẠO CỦA THƯỜNG VỤ KHU ỦY, ĐẢNG ỦY

VÀ BỘ TƯ LỆNH QUÂN KHU 5 TRONG CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG

KHÂM ĐỨC (5/1968)

Phan Thanh Châu*

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt cả miền Nam năm 1968, đã làm cho quân Mỹ, ngụy và quân chư hầu bị thiệt hại nặng, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Tổng Thống Mỹ Johnson phải tuyên bố “ném bom hạn chế miền Bắc” quyết định bỏ chiến lược quân sự “tìm và diệt” thay thế bằng chiến lược “quét và giữ” đồng thời từng bước Việt Nam hóa chiến tranh, giảm dần dính líu trên bộ của quân Mỹ ở miền Nam, tổ chức phản kích quyết liệt vào nông thôn đồng bằng và căn cứ miền núi gây cho ta nhiều khó khăn và tổn thất.

Trước tình hình đó, ngày 24/4/1968, Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng (khóa III) đã họp đánh giá tình hình sau đợt tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân, ra quyết định: “tiếp tục phát triển tiến công toàn diên, giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn nữa, nhanh chóng mở rộng lục lượng vũ trang và lực lượng chính trị của cách mạng, càng đánh càng mạnh, đẩy địch vào thế bị động thất bại liên tiếp, ngày càng suy yếu, tan rã. Không sao gượng

* Nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam.

266

được, nhằm đi tới giành thắng lợi quyết định”.

Chấp hành tư tưởng chủ đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Ban Thường vụ Khu ủy, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5, xuất phát từ thực tế chiến trường đã đề ra chủ trương, sử dụng các đơn vị đặc công đánh vào các nơi đồn trú của địch ở địa bàn, thị trấn, thị xã, thành phố, đồng thời kết hợp dùng trọng pháo đánh phá các bến cảng, sân bay, kho tàng, nhằm phá hủy các phương tiện chiến tranh và dự trữ vật chất của địch, đối với các đơn vị bộ binh của ta chặn đánh các cuộc càn quét của địch bung ra các vùng nông thôn, thu hút kiềm chế, tiêu diệt lực lượng cơ động của Mỹ, tạo diều kiện cho lục lượng địa phương và nhân dân ta chống phá kế hoạch bình định của địch. Đồng thời, Ban Thường vụ Khu ủy, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 thống nhất giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 2 bộ dội chủ lực quân khu trinh sát lên sa bàn, phối hợp với lực lượng vũ trang huyện Phước Sơn đánh chiếm quận lỵ Khâm Đức và khu căn cứ quan trọng gồm sân bay, trại huấn luyện lính biệt kích, nơi thu thập tin tình báo và chốt điểm đóng trên các điểm cao của địch, giải phóng khu vực này. Nhằm mở rộng thế liên hoàn và củng cố căn cứ địa vững chắc, mở thông đường 14 vận chuyển lương thực, thực phẩm, sung đạn từ miền Bắc vào, đồng thời nối tuyến đường vận chuyển từ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua, tạo thế thuận lợi cung cấp lương thực, thực phẩm và vũ khí cho các tỉnh miền Trung và Tây nguyên.

Cụm cứ điểm Khâm Đức nằm giữa thung lũng Khâm Đức, ở phía Tây Bắc huyện Phước Sơn có diện tích khoảng

267

15 km vuông. Xung quanh có các dãy núi bao bọc, có độ cao từ 350m đến 1000m so với mặt nước biển, cách Đà Nẵng 140km về phía Tây Nam, cách đường số 1A 100km về phía Tây, cách thị xã Tam Kỳ 132km.

Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Ban Thường vụ Khu ủy, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5. Từ ngày 9 đến ngày 12/5/1968, Sư đoàn 2 bộ binh Quân khu đã phát lệnh tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm và quận ly Khâm Đức. Để mở đầu cuộc tiến công, bằng việc tiến đánh cứ điểm tiền tiêu Ngok Tavak nằm phía Tây Nam Khâm Đức, cách 7km ở độ cao 800m so với mặt nước biển. Địch đóng ở cứ điểm Ngok Tavak gồm 1 đại đội biệt kích ngụy, một trung đội pháo binh và địch vừa tăng cường thêm một trung đội thám báo Mỹ, một trung đội biệt kích ngụy, địch trang bị cho cứ điểm này rất hiện đại, hỏa lực mạnh, có hệ thống hầm ngầm kiên cố và máy móc quan sát từ xa.

Theo mệnh lệnh hợp đồng tác chiến, chiều ngày 9/5/1968, Tiểu đoàn 40 thuộc Trung đoàn 1, Sư đoàn 2 đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội địa phương huyện Phước Sơn nổ sung tiến công cứ điểm Ngok Tavak mở màn cho cuộc tiến công cụm cứ điểm Khâm Đức – Ngok Tavak.

Các mũi tiến công của ta đồng loạt nổ súng đánh chiếm các mục tiêu, các ổ kháng cự của địch ở vòng ngoài và trung tâm chỉ huy của cứ điểm. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra rất khốc liệt, bộ đội ta đã khôn khéo, vận động linh hoạt, bí mật đánh chiếm từng mục tiêu, đến 8h30 sáng ngày 10/5/1968, Mỹ dùng nhiều tốp máy bay F105 (phản

268

lực) thả bom xuống trận địa để cắt khoảng các mũi tiến công của ta, đồng thời dùng máy bay trực thăng để đổ quân tiếp viện, lập tức bộ đội ta đã bắn rơi hai máy bay trực thăng của địch. Bọn địch ở cứ điểm bị ta tiêu diệt phần lớn, số còn lại rút chạy, lại bị máy bay B52 thả bom rải thảm tiêu diệt. Đến 15 giờ ngày 10/5/1968, ta làm chủ trận địa cứ điểm Ngok Tavak. Kết quả ta tiêu diệt 200 tên địch, bắn rơi 2 chiếc máy bay lên thẳng và thu vũ khí, quân trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm của địch.

Bọn chỉ huy ở vùng I chiến thuật đóng tại Đà Nẵng và bọn chỉ huy Sư đoàn American đóng tại Chu Lai đã thống nhất dùng trực thăng chở tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn 196, sư đoàn American tăng viện cho căn cứ Khâm Đức.

Ngày 10/5/1968, đồng chí Võ Chí Công, Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu nhận được điện của Sư đoàn 2: “ta đã chiếm cứ điểm Ngok Tavak và đang triển khai phối hợp với bộ đội địa phương tiếp tục đánh chiếm các điểm cao và căn cứ Khâm Đức, nhưng chiều nay địch lại đổ thêm một tiểu đoàn lính Mỹ xuống căn cứ Khâm Đức. Xin ý kiến chỉ đạo của anh Năm và anh Hai Mạnh”.

Sau khi nhận được điện, đồng chí Võ Chí Công trao đổi nhanh với đồng chí Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu 5. Sau đó, đồng chí Võ Chí Công điện lại cho Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2 với nội dung: “chúc mừng các đồng chí đã đánh chiếm chốt điểm tiền tiêu NgokTaVok, địch đổ thêm quân là đúng ý đồ của ta, lôi địch ra khỏi căn cứ, không để chúng tập trung tại chỗ để ta tiêu diệt, các đồng chí phải nhanh

269

chóng tiến công tiêu diệt địch không để chúng củng cố trận địa, đánh chiếm căn cứ Khâm Đức trong thời gian ngắn nhất”.

Bọn Mỹ và ngụy ở căn cứ Khâm Đức đang lo sợ ta tiến công (qua tin từ đám vợ con bọn sĩ quan ngụy). Trong lúc đó ta đang bí mật bám sát các mục tiêu để chuẩn bị tiến công. Ngày 11/5/1968 các mũi tiến công, từ các hướng, quân ta tiến đánh địch, ta dùng các khẩu pháo 105 mm, súng cối và đạn thu được của địch, ta nã cấp tập vào sân bay và các chốt điểm. Đến rạng sáng ngày 12/5/1968 quân ta đã tiêu diệt và chiếm lĩnh các chốt điểm ngoại vi (E, D, H, I, K). Các mũi tiến công của ta nhanh chóng bao siết chặt, pháo cao xạ và các loại súng khác liên tục bắn lên bầu trời khống chế không cho máy bay địch hạ cánh xuống sân bay, buộc chúng bay lượn trên cao rồi chuồn về nơi xuất phát. Trước tình hình đó, bọn Mỹ ngụy ở Khâm Đức càng thêm hoang man lo sợ, bọn chỉ huy Mỹ ra lệnh cho máy bay B52 rải thảm quanh khu căn cứ nhằm chặn sức tiến công của quân ta, số quân bị tiêu diệt ngày càng tăng, bọn địch lợi dụng lúc khói bom, khói mù mịt cả thung lũng Khâm Đức bỏ trận địa mở đường rừng tẩu thoát, liền bị bộ đội ta truy kích tiêu diệt, số còn lại bị B52 rải thảm tiêu diệt. Đến chiều ngày 12/5/1968 bộ đội ta đã làm chủ hoàn toàn căn cứ biệt kích, thám báo tại Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, một căn cứ nằm sâu trong vùng hậu cứ của ta, con đường vận chuyển bằng cơ giới được mở thẳng từ miền Bắc vào và từ Nam Lào sang.

Sau thất bại của địch tại căn cứ biệt kích Khâm Đức

270

các hãng thông tấn, đài báo đã đưa tin:

Đài BBC ngày 14/5/1968 đưa tin: “cuộc giao tranh ác liệt giữa quân Mỹ ngụy với cộng sản, cuối cùng cộng sản đã chiếm được căn cứ biệt kích quan trọng owe Khâm Đức, tỉnh Quảng Tín”.

Hãng Reuters đưa tin và bình luận mỉa mai: “Việt cộng đã chiếm được căn cứ quan trọng ở Khâm Đức, đã làm cho tướng West more land đau đầu chấp nhận thất thủ”.

Đài Hoa Kỳ ngày 13/5/1968 đưa tin: “căn cứ Khâm Đức là nơi huấn luyện biệt kích và thu thập thông tin tình báo quan trọng ở cách Đà Nẵng 140 km về hướng Tây Nam đã bị Việt Cộng chiếm giữ”.

AFP đưa tin: “Đại tướng Wets more land không sáng suốt, khi căn cứ biệt kích ở Khâm Đức bị tấn công, ông ta lúc thì hối thúc sư đoàn American phải tăng viện ngay, nhưng khi quân Mỹ vừa đổ xuống khâm Đức, lại ra lệnh rút ngay, nhưng Việt Cộng đã làm chủ bầu trời bằng pháo phòng không không tài nào máy bay hạ cánh xuống sân bay được, đành chung số phận với đội quân đóng ở đây”.

Còn đài Sài Gòn đưa tin: “4 ngày giao tranh ác liệt Việt cộng đã chiếm căn cứ Khâm Đức”.

Đài giải phóng của ta đưa tin: “Theo Thông tấn xã Việt Nam quân giải phóng đã tiến đánh căn cứ Khâm Đức, nơi mà bọn Mỹ ngụy huấn luyện biệt kích, và thu thập tin tình báo, đã được quân giải phóng làm chủ hoàn toàn”.

Theo tài liệu báo cáo của Văn phòng Khu ủy 5: “Sư

271

đoàn 2 của ta đã tiêu diệt và giải phóng quận lỵ Khâm Đức là một Căn cứ Biệt kích nằm sâu trong vùng căn cứ miền núi kháng chiến của ta ở trong vùng tây Quảng Nam, mở thông tuyến đường cơ giới từ hành lang chiến lược trung ương xuống huyện Giằng (Tây Quảng Đà)”.

Muốn giải phóng Khâm Đức ngoài việc tiêu diệt địch tại chỗ, còn phải đánh bại lực lượng chi viện ứng cứu của địch. Đúng như ý đồ nhận định của Ban Thường vụ Khu ủy, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5: “Nếu địch ứng cứu chi viện cho Khâm Đức chỉ có thể là lực lượng của sư đoàn A-me-ri-can” chính từ nhận định đó, Ban Thương vụ Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 chỉ đạo: “Sư đoàn 2 chủ lực quân khu cần sử dụng trung đoàn 31, chủ động tổ chức khu chiến ở núi Ngang (Tiên Phước) để kéo và kiềm sư đoàn A-me-ri-can (Mỹ) không cho chúng chi viện lên Khâm Đức”.

Chiến dịch Khâm Đức - Núi Ngang diễn ra liên tục, cùng thời điểm Sư đoàn 2 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao, đã đánh và tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng hoàn toàn quận lỵ Khâm Đức và căn cứ biệt kích của Mỹ. Kéo, kiềm và đánh thiệt hại nặng 2 lữ đoàn 198 ở núi Ngang và lữ đoàn 196 ở Khâm Đức của sư đoàn A-me-ri-can, tạo thuận lợi cho lực lượng địa phương hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đánh địch mở rộng nông thôn.

Chiến thắng căn cứ Khâm Đức đã thể hiện tư tưởng chủ đạo của Ban Thường vụ Khu ủy, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân khu 5 trong việc chọn và tiêu diệt căn cứ biệt kích quan trọng Khâm Đức, nằm trong ý đồ chiến dịch tấn công

272

đợt 2 trong năm 1968 của toàn khu 5. Chiến thắng Khâm Đức càng khẳng định vai trò chỉ huy của các cấp chỉ huy Sư đoàn và sự chiến đấu mưu trí, sáng tạo, dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ sư đoàn, đồng thời có sự phối hợp hỗ trợ, hợp đồng tác chiến tốt với bộ đội địa phương và du kích xã huyện Phước Sơn.

Chiến thắng căn cứ Khâm Đức còn thể hiện tình nghĩa quân dân sâu sắc, nhân dân phấn khởi sẵn sàng lên đường vận chuyển tiếp tế vũ khí, lương thực, thực phẩm, giúp bộ đội nuôi quân để đánh thắng quân thù giải phóng quê hương. Chiến thắng căn cứ Khâm Đức đã tạo điều kiện cho ta mở rộng củng cố vùng căn cứ vững chắc, giao thông cơ giới thuận lợi từ Bắc vào các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và đường từ Lào sang để vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm. Tạo bàn đạp cho ta tiến công mạnh mẽ ở đồng bằng và đô thị nơi địch đang chiếm giữ.

Chiến thắng căn cứ Khâm Đức và chiến thắng Núi Ngang nói riêng và thắng lợi của việc mở chiến dịch tấn công đợt 2/1968 là cơ sở để Thường Vụ Khu ủy, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 có những nhận định chính xác về tình hình địch và sức chiến đấu của bộ đội ta. Từ đó có những chủ trương, kế hoạch mở các chiến dịch tấn công địch tiếp theo, nhất là chiến dịch mùa thu năm 1968 và những năm tới, nhằm đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC - NGOK

273

TAVAK. 45 NĂM NHÌN LẠI Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ

Nguyễn Hữu Thiên*

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968, thế và lực trên chiến trường dần thay đổi có lợi cho ta. Trên cơ sở nắm chắc và phân tích tình hình, Bộ Chính trị TW Đảng đã tiếp tục chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy mùa hè 1968. Thực hiện chủ trương của Trung ương và Khu ủy, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định mở chiến dịch Hè 1968, mật danh X1 nhằm “Làm tan rã một bộ phận lớn ngụy quân, ngụy quyền, phá hủy, làm tê liệt các căn cứ, kho tàng, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chiến đấu Mỹ, cắt đứt giao thông, giải phóng một bộ phận nông thôn địch còn kiểm soát, làm chủ từng phần cơ sở nội thành”. Tại Quảng Nam, để khai thông Quốc lộ 14, mở hành lang chiến lược từ Trường Sơn xuống đồng bằng ven biển, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 2 tấn công tiêu diệt chi khu quân sự - quận lỵ Khâm Đức.

Phối hợp tấn công cứ điểm Khâm Đức ta đồng thời mở khu chiến Núi Ngang (Tiên Phước) nhằm kiềm chế sự chi viện của địch. Tại đây ta xây dựng cụm 9 chốt liên hoàn. Đúng 9 giờ, ngày 5/5/1968 ta dùng cối 82 ly và ĐKZ 75 ly bắn trực tiếp vào Núi Ngang. Cuộc chiến đấu diễn ra suốt

* Phòng Lịch sử Đảng, BTGTU Quảng Nam.

274

38 ngày đêm.

Đối với mục tiêu chính tại Khâm Đức ta chia làm 2 bước: Bước 1, nổ súng tấn công cứ điểm Ngok Tavak vào đêm 9/5/1968. Đến 15 giờ, ngày 10/5/1968 ta làm chủ cứ điểm Ngok Tavak. Bước 2: Tổ chức tiêu diệt các chốt điểm ngoại vi, khống chế sân bay, cắt đứt sự chi viện bằng đường không, hình thành thế bao vây siết chặt vào đêm ngày 11 rạng sáng ngày 12/5/1968; các trận địa hỏa lực của ta liên tiếp nả vào khu trung tâm cứ điểm Khâm Đức. Đến 12 giờ ngày 12/5/1968, quân địch bỏ Khâm Đức di tản vội vã để thoát thân, đến chiều ngày 12/5/1968, ta đã làm chủ hoàn toàn cụm cứ điểm Khâm Đức, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn.

Hôm nay, sau hơn 45 năm nhìn lại, chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak là sự kiện lịch sử to lớn, mốc son trong những trang sử vàng của quân và dân Khu 5 nói chung, Quảng Nam nói riêng. Qua thực tế lịch sử lúc bấy giờ và luận chứng khoa học về sự tác động của nó đối với chiến trường, sự thừa nhận của Mỹ, ngụy ta thấy nổi lên vai trò, ý nghĩa như sau:

Thứ nhất, thắng lợi này giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn - một địa bàn trọng yếu, giữ vững vùng giải phóng, tạo điều kiện phát triển thế và lực cho chiến trường miền Tây Quảng Nam.

Thứ hai, giáng đòn chí mạng vào quân Mỹ, ngụy, xóa sổ Trại Lực lượng Đặc biệt của Mỹ nằm sâu trong vùng giải phóng; tiêu diệt tiền đồn quân sự vững chắc của địch;

275

chúng mất trại thu thập tin tức tình báo hoạt động và cả kế hoạch xâm nhập vùng hậu cứ cách mạng của ta trên đường mòn Hồ Chí Minh.

Thứ ba, mở rộng vùng hậu cứ cách mạng, khai thông hành lang chiến lược Bắc - Nam và Đông-Tây, mở thông "cánh cửa thép" của đường mòn Hồ Chí Minh nối với hậu phương lớn miền Bắc, với Tây Nguyên, Hạ Lào, tạo thế chủ động và lực để ta tiếp tục mở chiến dịch Thu năm 1968 (Kế hoạch X2) trên toàn chiến trường Khu 5.

Thứ tư, thắng lợi này đã gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế, nhất là bạn bè và nhân dân tiến bộ trên thế giới; làm lung lay ý chí hiếu chiến của kẻ thù. Ngược lại làm nức lòng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ các dân tộc huyện Phước Sơn, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh trên chiến trường Quảng Nam và Khu 5

Tóm lại, đối với địch, thất bại thảm hại này, các hãng thông tấn phương Tây chua chát thừa nhận rằng: “... Trận chiến Khâm Đức - Ngok Tavak là một Lang Vây thứ hai kinh hoàng của Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ và Lực lượng đặc biệt Việt Nam cộng hòa, làm tiêu tan sự huyền thoại và kiêu hãnh về một lực lượng tinh nhuệ được trang bị vũ khí hiện đại nhất...”. Đài VOA còn bình luận: “... Mất Khâm Đức là mất mục tiêu thu thập tin tức tình báo hoạt động của Quân giải phóng trên đường mòn Hồ Chí Minh và cả kế hoạch xâm nhập vùng kiểm soát của đối phương (vùng hậu cứ cách mạng)”.

Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak là một minh chứng sinh động về tài thao lược của Bộ Tư lệnh Quân khu

276

5, của Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2 trong việc nắm tình hình, phán đoán đúng âm mưu và ý đồ hành động của địch. Là nghệ thuật về chọn điểm, phối hợp chiến trường, vận dụng chiến thuật vào điều kiện chiến trường cụ thể, phát huy sức mạnh vật chất, tinh thần của cả tiền tuyến và hậu phương, bảo đảm cho chiến trường đánh thắng.

Để phát huy giá trị ý nghĩa của chiến thắng lịch sử này; trên cơ sở luận chứng khoa học lịch sử, đối với chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

- Bài học về nắm tình hình chiến trường, chỉ đạo sắc bén của Khu ủy và Bộ Tư lênh Quân khu 5 trong cụ thể hóa việc thực hiện chủ trương đúng đắn của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về quyết định mở chiến dịch Hè 1968 thông qua kế hoạch X1.

- Bài học về chọn điểm trong mở chiến dịch, thực hiện mục tiêu, chủ trương: Mục tiêu chính là cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức, chọn tiền đồn Ngok Tavak làm trận đánh đột phá;

- Bài học về sự phối hợp chiến trường và lực lượng: Đó là việc phối hợp mở khu chiến Núi Ngang để kiềm chân địch, phát huy sức mạnh tiến công tổng hợp của ba thứ quân và sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba mũi giáp công: giữa bộ đội chủ lực Quân khu 5 và bộ đội, dân quân du kích địa phương (huyện Phước Sơn nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung) trong tấn công cứ điểm.

277

- Bài học trong sử dụng chiến thuật “vây lấn” để đánh địch trong công sự; giữa tiến công với vây hãm, diệt địch ở vòng ngoài và bắn uy hiếp địch ở vòng trong; đánh chiếm các điểm cao để khống chế các vị trí quân địch chiếm giữ ở dưới thấp, kết hợp “đánh nhanh, tiêu diệt gọn”.

- Bài học về sự đoàn kết giữa các dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn quân và toàn dân phục vụ cho cuộc chiến đấu, vì mục tiêu do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo là đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, thống nhất đất nước.

Những bài học lịch sử đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị, để vận dụng và phát huy nó trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần nghiên cứu, áp dụng trên một số khía cạnh sau:

Một là, đối với công tác lãnh chỉ đạo đó là bám sát thực tiễn vùng, địa phương, cơ sở để nắm chắc tình hình nhằm áp dụng chủ trương cho phù hợp nhất là vùng căn cứ, miền núi khó khăn.

Hai là, vấn đề về chọn điểm, áp dụng chủ trương để tạo động lực phát triển cho cả vùng, miền.

Ba là, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc; phát huy lợi thế, điều kiện tại chỗ của địa phương đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ từ cấp trên nhằm đảm bảo cho sự phát triển.

Bốn là, sự nghiệp cách mạng phải trên quan điểm, chủ trương lấy dân làm gốc; tạo mọi điều kiện phát huy thế trận và sức mạnh của nhân dân.

278

Đặc biệt, đối với hiện nay, đó là bài học bảo tồn và phát huy giá trị, ý nghĩa của các di tích lịch sử nhằm giáo dục truyền thống cách mạng tiến công để phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH phát triển quê hương./.

279

CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC - NGOK TAVAK (9-12/5/1968)

Thượng úy Mai Văn Hải*

Thung lũng Khâm Đức nằm trên triền đông của dãy Trường Sơn, dài khoảng 3km, rộng khoảng 1,5km. Tây Nam Khâm Đức có điểm cao 738 Ngok Tavak. Tây Khâm Đức là những dãy núi cao, rừng rậm. Đường 14 xuất phát từ Hoà Cầm (Đà Nẵng) qua căn cứ Thượng Đức, ngược theo dòng sông Đăk My gặp ngã ba đường 16, qua thung lũng Khâm Đức, thẳng lên Bắc Tây Nguyên. Với vị trí địa lí chiến lược đó, nằm trên trục đường huyết mạch nối Đà Nẵng với Bắc Tây Nguyên, được sự tư vấn của cố vấn Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã triển khai xây dựng Khâm Đức thành cứ điểm quan trọng trong việc cơ động ứng cứu lẫn nhau giữa các cứ điểm ở Tây Quảng Đà và Tây Quảng Nam, đồng thời làm điểm trung chuyển lực lượng lên Bắc Tây Nguyên. Sau nhiều năm củng cố, mở rộng, Khâm Đức được xem là cụm cứ điểm “bất khả xâm phạm”, là địa điểm lý tưởng để địch tung quân đánh phá các tuyến hành lang của ta từ đường Trường Sơn vào chiến trường Khu 5.

Tết Mậu Thân năm 1968, quân và dân ta tổng tiến công và nổi dậy giáng cho quân thù một đòn chí mạng. Ta đã tiêu

* Ban Lịch sử quân sự, Phòng Khoa học Công nghệ và Môi trường Quân khu 5.

280

diệt nhiều sinh lực địch; phá hủy, phá hỏng nhiều phương tiện chiến tranh; phá rã chính quyền cơ sở của địch ở vùng nông thôn; phá vỡ hệ thống phòng thủ thành thị của Mỹ - ngụy và làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của chúng trên quy mô toàn miền. Ý chí xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ bị lung lay và buộc chúng phải xuống thang chiến tranh. Cuối tháng 3/1968, Mỹ chính thức tuyên bố ngừng mọi hoạt động bằng không quân và hải quân chống Việt Nam Dân chủ cộng hoà từ vĩ tuyến 20 trở ra và đồng ý bước vào đàm phán với Chính phủ ta.

Đối với ta, các lực lượng cách mạng Khu 5 cũng gặp nhiều khó khăn tổn thất to lớn. Từ tháng 3 đến tháng 6/1968, Quân khu 5 củng cố, xây dựng lại lực lượng chủ lực và địa phương. Đối với phong trào du kích chiến tranh, Quân khu tăng cường vũ khí trang bị cho du kích (cả súng bắn tăng, bắn cầu vồng, bắn máy bay). Quân khu quy định: Số vũ khí du kích lấy của địch được để lại tự trang bị, không lấy súng của du kích trang bị cho lực lượng tập trung. Cục Tham mưu Quân khu tổ chức đội huấn luyện lưu động ở các tỉnh để huấn luyện cho cán bộ du kích từng huyện hoặc liên huyện, đồng thời nghiên cứu tăng biên chế cho cơ quan tỉnh đội, huyện đội. Tuy nhiên, thực tế chiến trường Khu 5 lúc này cho thấy: Muốn củng cố xây dựng lại lực lượng đạt kết quả cao, phải đảm bảo tiếp nhận chi viện sức người sức của của hậu phương lớn thật hiệu quả, phải khai thông đường Hồ Chí Minh đi vào Khu 5. Vì thế, Trại lực lượng đặc biệt Khâm Đức phải được nhổ bỏ.

Đối với địch, cũng trên địa bàn Vùng I chiến thuật

281

ngụy, Làng Vây (Hướng Hoá, Quảng Trị) là cứ điểm mạnh trên tuyến phòng thủ đường 9 đã bị quân ta (lần đầu tiên sử dụng xe tăng) tiến công (6 – 7/2/1968). Địch không muốn có thêm một Làng Vây thứ hai nên giữa tháng 2/1968, khi phát hiện ta sửa chữa đường 14, chúng đổ biệt kích xuống Ngok Tavak hình thành cứ điểm tiền tiêu Tây Nam Khâm Đức 7km. Quân địch lùng sục quanh cứ điểm 1 - 3km. Đồng thời, chúng gấp rút cho sửa chữa sân bay Khâm Đức, kéo dài đường băng để máy bay vận tải C-130 hạ cất cánh, khẩn trương xây dựng tại Ngok Tavak một sân bay trực thăng để đổ quân tăng viện trong trường hợp cần thiết. Tuy quân địch đông, hỏa lực mạnh, công sự kiên cố, nhưng Khâm Đức và Ngok Tavak lại nằm sâu trong vùng căn cứ của ta, mọi hoạt động tiếp tế hậu cần, chi viện quân… đều phụ thuộc vào đường không. Lực lượng chi viện cho quân đồn trú tại Khâm Đức, Ngok Tavak chỉ có thể là Sư đoàn bộ binh 23 (Sư đoàn A-me-ri-can) quân Mỹ đóng tại căn cứ Chu Lai. Nếu ta dùng hỏa lực mạnh bắn phá sân bay, khóa chặt đường không thì cụm cứ điểm Khâm Đức và cứ điểm Ngok Tavak sẽ bị cô lập.

Vấn đề đặt ra là: Phải kiềm giữ quân Mỹ ở Chu Lai không cho chúng tiếp viện lên Khâm Đức, tổ chức hỏa lực phòng không mạnh để khóa đường chi viện duy nhất của địch, chủ động tiến công tiêu diệt địch tại chỗ, đồng thời phải chuẩn bị tốt mọi mặt ở tuyến sau nhằm hạn chế thương vong cho bộ đội và nhân dân khi địch tháo chạy sẽ liều lĩnh ném bom hủy diệt. Sư đoàn bộ binh 2 sau khi “tiến công theo mệnh lệnh” vào thành phố Đà Nẵng đã rút về Gò Nổi

282

(Điện Bàn). Quân khu sử dụng Sư đoàn 2 mở chiến dịch Khâm Đức - Núi Ngang (5/5 – 12/6/1968) vừa diệt địch vừa mở rộng tuyến hành lang quan trọng. Sư đoàn dùng Trung đoàn bộ binh 31 (tăng cường Đại đội súng máy 12,7mm) chủ động tổ chức khu chiến Núi Ngang kéo kiềm Sư đoàn A-me-ri-can không cho chúng chi viện lên Khâm Đức và nếu có thì cũng không đáng kể. Trong khi đó, Trung đoàn bộ binh 1 (tăng cường 4 súng phun lửa) tiến công tiêu diệt tiền đồn Ngok Tavak của địch, Trung đoàn bộ binh 21 (tăng cường pháo nòng dài 85mm, cao xạ 23mm) tiến công giải phóng Khâm Đức.

Trên hướng Núi Ngang, lực lượng địch có 1 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 196, Sư đoàn A-me-ri-can. Chi viện cho lực lượng ở Núi Ngang có quân của Lữ đoàn 196 đóng ở Liệt Kiểm, Cấm Dơi và Lữ đoàn 198 đóng ở Tuần Dưỡng. Ngày 5/5/1968, khu chiến Núi Ngang nổ súng. Trung đoàn 31 đã kiên cường kiềm chân hai lữ đoàn quân Mỹ đến ngày 12/6/1968.

Trên hướng Ngok Tavak, lực lượng địch có 1 đại đội biệt kích ngụy, chủ yếu từ Sài Gòn mới ra chưa quen thuộc địa hình và các tình hình có liên quan, 1 trung đội pháo thủy quân lục chiến Mỹ, 2 pháo 105mm, 1 cối 106,7mm, 3 cối 60mm, 3 trọng liên 12,7mm, 9 đại liên, 8 trung liên, được chỉ huy bởi 8 cố vấn Mỹ và 3 cố vấn Úc (Chỉ huy trưởng là 1 tên Đại úy người Mỹ, Chỉ huy phó là tên Thiếu úy Hoàng người Việt). Sau đó, 1 trung đội dân vệ ở Khâm Đức đi tuần bị ta phục kích chạy lên Ngok Tavak. Trung đội này được bố trí giữ tuyến phòng thủ vòng ngoài cứ

283

điểm1.

Đối với ta, Trung đoàn 1 đã được huấn luyện chuyên đề công kiên, quân số được biên chế lại tương đối đầy đủ, cán bộ chiến sĩ có quyết tâm cao. Tuy nhiên, đơn vị cũng có một số tân binh chưa qua chiến đấu, một số cán bộ mới lên chưa có kinh nghiệm trong tổ chức chỉ huy công kiên. Lúc đầu, Trung đoàn 1 được giao đánh Khâm Đức nhưng sau đó chuyển sang đánh Ngok Tavak.

18 giờ 30 phút ngày 9 tháng 5, bộ đội hành quân chiếm lĩnh trận địa. Quá trình tiếp cận mục tiêu, mũi đánh sân bay trực thăng vướng mìn nên bị lộ. Trận đánh diễn ra ác liệt. 7 giờ sáng 10 tháng 5, địch tập trung cối bắn vào trận địa của ta và tổ chức lực lượng phản kích. Ta hy sinh 4 đồng chí, bị thương 17 đồng chí. Công sự của ta còn sơ sài, bộ đội tự động lui về tuyến sau. 8 giờ 5 phút, xuất hiện trực thăng CH-47 (có tài liệu ghi CH-46) của địch (thông tin từ địch: chúng đổ 1 trung đội dân vệ (45 tên) xuống tiếp viện). Chiếc đầu tiên vừa hạ xuống thì cất cánh lên ngay. Khẩu đội ĐKZ 75mm bắn trúng chiếc thứ hai khi nó vừa hạ xuống. Chiếc này bay lên rồi rơi xuống. Sau đó, có 3 chiếc khác quần đảo mãi rồi hạ xuống 1 chiếc. Chiếc này bị ĐKZ của ta bắn không bay lên được (thông tin từ địch: chiếc này bị bắn trúng ống dẫn xăng). 9 giờ, máy bay địch ném bom trúng trận địa hỏa lực của ta. Trực thăng địch bốc được một số tên bay thoát. Tài liệu của địch có nói đến trường hợp 1

1 Theo thông tin từ địch, trung đội này đã bị ta cài nội tuyến. Khi ta tiến công vào Ngok Tavak, trung đội trên chạy vào tuyến trong la lớn “quân bạn đừng bắn” rồi bất ngờ tung lựu đạn vào pháo 105mm của quân Mỹ.

284

tên Mỹ, 1 tên “lực lượng đặc biệt/Việt Nam” bám càng trực thăng hòng trốn thoát nhưng lại bị rơi xuống rừng rậm. Quân địch ở Ngok Tavak xin rút lui nhưng không được chấp nhận. Chúng được lệnh phải nằm chờ quân tiếp viện, nhưng đạn dược và đồ tiếp tế gần cạn, lại bị ta liên tục bắn phá, tinh thần binh lính địch dao động mạnh, ít tên tin tưởng có tiếp viện. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, chúng bắn cháy chiếc trực thăng bị trúng đạn ĐKZ không bay lên được “để khỏi lọt vào tay địch quân” rồi bỏ chạy. Ta vừa ra lệnh tiến vào thì địch cũng vừa chạy hết. Một số tên được trực thăng vớt, số còn lại bị B-52 Mỹ quyết định số phận trong rừng. 15 giờ ngày 10/5/1968, ta làm chủ cứ điểm Ngok Tavak. Ta diệt khoảng 200 tên, thu 2 pháo 105mm và nhiều súng, đạn, quân trang quân dụng khác của địch. Ta hy sinh 27 đồng chí, bị thương 96 đồng chí, mất 3 B41, 1 đại liên, 10 AK.

Ở Khâm Đức, lực lượng địch có 7 đại đội bố trí thành 10 cứ điểm, khu trung tâm gồm 5 cứ điểm, khu ngoại vi gồm 5 cứ điểm. Trong ngày 10/5/1968, Sư đoàn A-me-ri-can tổ chức Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 196 tăng viện lên Khâm Đức. Tiểu đoàn quân Mỹ mới đến cũng không dám bung ra chiếm lại Ngok Tavak. Đêm 11 rạng ngày 12/5/1968, Trung đoàn 21, Tiểu đoàn đặc công của Sư đoàn và lực lượng vũ trang huyện Phước Sơn tiến công vào các cứ điểm ngoại vi Khâm Đức. Tiểu đoàn pháo nòng dài 85mm, Tiểu đoàn pháo cao xạ 23mm cùng các hỏa lực khác của Sư đoàn 2 khẩn trương chiếm lĩnh các điểm cao ngoại vi vừa đánh chiếm được, bắn phá sân bay Khâm Đức và các công sự của

285

địch ở khu trung tâm, khóa chặt đường không vào ra Khâm Đức. Các mũi, hướng đồng loạt tiến công quân địch ở khu trung tâm. Địch thừa nhận ta bắn ĐKZ rất chính xác vào các vị trí phòng thủ của chúng. Biết không thể cứu vãn được tình hình, Oét-mo-len1 lệnh cho lực lượng ở Khâm Đức di tản bằng trực thăng bắt đầu từ sáng ngày 12/5. Máy bay địch liên tục ném bom, bắn phá hòng giải vây cho đồng bọn. Ta bắn hạ ngay 1 trực thăng làm địch phải chuyển sang di tản bằng máy bay vận tải C-130 của Hạm đội 7. Theo thông tin từ địch, ta bắn xẹp lốp 1 chiếc C-130 (chiếc này không cất cánh được phải lết vào chỗ đậu trên sân bay Khâm Đức), 1 chiếc C-130 khác chở khoảng 100 tên khi cất cánh bị ta bắn rơi nổ tung, 1 chiếc C-130 khác bị ta bắn bay phần trên của buồng lái. B-52 liên tục rải thảm phía sau đội hình của các đơn vị. Không quân địch lại ném bom, bắn phá ác liệt hòng mở đường máu. Địch thừa nhận: Ta tiếp tục bắn rơi 3 trực thăng và 1 máy bay trinh sát. Địch cũng di tản được một phần lực lượng ở Khâm Đức; địch xác nhận chỉ di tản khoảng 500/1.400 tên. Số còn lại lợi dụng lúc khói bom đạn mù mịt chia thành nhiều nhóm nhỏ bỏ chạy xuyên rừng men theo đường 14 về hướng Thượng Đức. Lực lượng địch trốn thoát lại bị B-52 diệt, một số ít may mắn được trực thăng vớt. Đến 12 giờ trưa ngày 12/5/1968, quân ta làm chủ hoàn toàn chiến trường Khâm Đức. Ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch tại cụm cứ điểm Khâm Đức.

1 Đến tháng 7 năm 1968, Oét-mo-len bị cách chức Tư lệnh quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam và bị triệu hồi về nước làm Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ.

286

Trận đánh Ngok Tavak, Khâm Đức được phản ánh trong nhiều tài liệu của ta và địch, cho ta cái nhìn tương đối toàn diện về sự kiện này. Nhận thấy: Trên toàn bộ cục diện chiến trường Khu 5 năm 1968, đây là hoạt động tác chiến lớn nhất, là chiến thắng lớn nhất ở miền núi2. Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak còn nổi bật với thành tích diệt được nhiều máy bay địch. Ta đã khai thông các tuyến hành lang từ đường Trường Sơn đi vào chiến trường Khu 5, nhất là mở đường cơ giới xuống Tây Quảng Đà, góp phần củng cố lại các đơn vị ở Bắc Khu 5.

2 Lúc này, ở đồng bằng (Phù Mỹ, Bình Định), cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3 Sao Vàng đánh nhau với xe tăng, thiết giáp Mỹ suốt 20 ngày đêm.

287

TÔNG KẾT HỘI THẢO KHOA HỌC CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC-NGOK TAVAT.

Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ

Tiến sĩ Ngô Văn Hùng*

Thực hiện Chỉ thị 54-CT/TU, ngày 20/5/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về “sưu tầm, hệ thống và sử dụng tư liệu quí về đề tài chiến tranh cách mạng”; để tiến đến kỷ niệm 45 chiến thắng Khâm Đức (12/5/1968-12/5/2013), Ban Thường vụ Huyện ủy Phước Sơn phối hợp với Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 54 (Ban Chỉ đạo 54), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Khâm Đức-Ngok Tavak. Ý nghĩa và bài học lịch sử”. Sự có mặt của các đồng chí đại biểu của Quân khu 5 và của tỉnh, các đồng chí sĩ quan cao cấp, các nhà khoa học; đặc biệt, các đồng chí đã từng một thời chỉ huy, chiến đấu trong chiến dịch giải phóng Khâm Đức năm 1968 đã có mặt tại Hội thảo đã nói lên sự quan tâm của quí vị, nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề mà Hội thảo đặt ra.

Để chuẩn bị cho Hội thảo, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 29 báo cáo tham luận. Và hôm nay, tại Hội thảo có nhiều ý kiến đã phát biểu đã làm rõ hơn về ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Khâm Đức.

* UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam.

288

Về phạm vi nội dung Hội thảo: Nhiều tham luận tập trung chủ yếu về chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak (tháng 5/1968). Một số tham luận đề cập đến trận tập kích sân bay Khâm Đức vào rạng sáng ngày 5/8/1970 của Tiểu đoàn Đặc công 404.

Thay mặt đồng chủ trì, tôi xin tổng kết Hội thảo như sau:

1-Tại Hội thảo, đa số các tham luận và phát biểu thảo luận đêu khăng định vị tri chiến lược quân sự, chinh trị của Khâm Đức trong các giai đoạn lịch sử đấu tranh cách mạng của tinh Quảng Nam và Khu 5.

Đối với ta, Phước Sơn là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng không những của tỉnh Quảng Nam mà của cả Khu 5; là cửa ngõ xuống đồng bằng, nơi đứng chân của nhiều đơn vị quân đội, cơ quan của Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5; có hành lang chiến lược Bắc - Nam và Đông – Tây qua Tây Nguyên và Hạ Lào.

Về phía địch, Mỹ, ngụy cũng đã xác định Phước Sơn là địa bàn có vị trí chiến lược về quân sự, nên từ năm 1958, chính quyền Sài Gòn đã thành lập quận Phước Sơn. Năm 1961, cho xây dựng sân bay Khâm Đức. Năm 1963, Mỹ thiết lập Trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức (Trung tâm Huấn luyện biệt kích Mỹ) do Mỹ trực tiếp huấn luyện để đánh phá phong trào cách mạng ở vùng núi của ta và nước bạn Lào. Chúng tập trung xây dựng Khâm Đức thành tiền đồn vững chắc ở phía Tây Nam thành phố Đà Nẵng (đô thị lớn thứ hai ở miền Nam lúc đó, là nơi đóng các cơ quan đầu

289

não Vùng I chiến thuật, Quân đoàn I của địch).

Sau thất bại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, căn cứ quân sự Khâm Đức được Mỹ, ngụy tiếp tục củng cố, xây dựng thành căn cứ liên hoàn với hỏa lực mạnh. Và vào giữa tháng 2/1968, chúng xây dựng cứ điểm tiền tiêu Ngok Tavak (là đỉnh núi cao 738 mét, vách núi đứng, cách trung tâm Khâm Đức 7km về phía Tây Nam) để ngăn chặn Quân giải phóng, có cả sân bay trực thăng để cơ động, ứng cứu và bảo vệ Khâm Đức từ xa. Đồng thời gấp rút nâng cấp sân bay Khâm Đức để có thể ứng cứu kịp thời bằng máy bay vận tải hạng nặng C130.

2- Tại Hội thảo, các tham luận và phát biểu thảo luận đã làm ro những vấn đê đăt ra tại Hội thảo vê bối cảnh tình hình, vê quá trình chuân bị và diên biến thực hành chiến đấu để tiêu diệt cứ điểm Ngok Tavak và giải phóng Khâm Đức.

- Vê bối cảnh tình hình: Như chúng ta đều biết, sau thất bại của Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1968, buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đám phán tại Paris.

Để giành thế chủ động trên chiến trường, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã tiếp tục chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy mùa hè 1968. Chấp hành chủ trương của Trung ương và Khu ủy, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định mở chiến dịch Hè 1968, mật danh X1 nhằm “Làm tan rã một bộ phận lớn ngụy quân, ngụy quyền, phá hủy, làm tê liệt các căn cứ, kho tàng, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chiến đấu Mỹ, cắt đứt giao thông, giải phóng một bộ

290

phận nông thôn địch còn kiểm soát, làm chủ từng phần cơ sở nội thành”.

Thực hiện chủ trương trên, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 2 tiêu diệt chi khu quân sự - quận lỵ Khâm Đức, khai thông Quốc lộ 14, mở hành lang chiến lược từ Trường Sơn xuống đồng bằng ven biển.

- Vê quá trình chuân bị, diên biến chiến thắng Ngok Tavak và giải phóng Khâm Đức.

Đến đầu tháng 5/1968, phương án tác chiến đã được chuẩn bị xong và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 phê duyệt. Tư lệnh Quân khu giao cho Sư đoàn BB2 “ tấn công tiêu diệt cụm cứ điểm Khâm Đức, nhưng chọn mục tiêu kèm giữ không cho quân tiếp viện lên Khâm Đức”.

Tại Hội thảo đã làm rõ việc hợp đồng chiến đấu giữa mở khu chiến Núi Ngang và giải phóng Khâm Đức. Sư đoàn đã giao cho Trung đoàn 31 mở khu chiến, đánh địch ở Núi Ngang để thu hút địch, kìm giữ chân 2 lữ đoàn 196, 198 của Sư đoàn American Mỹ để cho Sư đoàn 2 (thiếu Trung đoàn 31) có điều kiện tiêu diệt và làm chủ Chi khu quận lỵ Khâm Đức.

Về các mốc thời gian, Hội thảo đã làm rõ:

+ Về mở khu chiến Núi Ngang: Ngày 4/5/1968 một cụm 9 chốt liên hoàn của ta được xây dựng ở khu vực quanh Núi Ngang. Đúng 9 giờ ngày 5/5/1968 ta dùng cối 82 ly và ĐKZ 75 ly bắn trực tiếp vào Núi Ngang. Ngày 7/5/1968, địch từ Núi Ngang đưa quân ra nghinh chiến với

291

ta. Và tại đây, quân ta đã chiến đấu suốt 38 ngày đêm (đến 12/6).

+ Về Khu chiến tại Khâm Đức: Chia làm 2 bước

- Bước 1: Trung đoàn 1 tấn công cứ điểm Ngok Tavak: Đêm 8/5/1968 bộ đội hành quân chiếm lĩnh trận địa, đến đêm 9/5/1968 nổ súng. Đúng 15 giờ ngày 10/5/1968 ta làm chủ cứ điểm Ngok Tavak.

- Bước 2: Đêm 11 rạng sáng ngày 12/5/1968, Trung đoàn 21, phối hợp với Bộ đội đặc công và quân giải phóng huyện đánh bóc vỏ các cứ điểm ngoại vi quận lỵ Khâm Đức. Đến 6 giờ 30 phút ngày 12/5/1968, thế trận bao vây của ta đã siết chặt, tổ chức hỏa lực khống chế không phận và sân bay, cắt đứt hoàn toàn mọi sự chi viện, tiếp tế của địch. Tiếp theo, các loại hỏa lực của ta tập trung nả vào khu trung tâm Khâm Đức. Đến 12 giờ ngày 12/5/1968, quân địch bỏ Khâm Đức tháo chạy về hướng Thượng Đức. Đến chiều ngày 12/5/1968, ta đã làm chủ hoàn toàn cụm cứ điểm Khâm Đức, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn.

Về số liệu nghiên cứu, hiện nay có nhiều số liệu của ta còn khác nhau cần tiếp tục nghiên cứu.Tuy nhiên, nói về kết quả của ta giải phóng Khâm Đức, nhiều báo cáo tham luận đã dẫn lại Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đã đưa tin lúc đó: “ tổn thất trong cuộc di tản Trại Lực lượng đặc biệt Khâm Đức, ngày 12 tháng 5 năm 1968 có 259 dân sự chiến đấu Việt Nam cộng hòa tử trận và hơn 100 người khác tử nạn trong chiếc phi cơ C-130 bị Quân giải phóng bắn rơi, 25 quân nhân Hoa Kỳ tử trận, 2 trực thăng CH-47 Chinook

292

(AC-475, 469), 2 trực thăng CH-46 của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ (TQLC/HK), 2 vận tải cơ C-130 của Không Quân, 1 trực thăng UH-1 Lục Quân, và 1 máy bay quan sát O-2 bị bắn rơi và hàng trăm binh sĩ Đồng Minh mất tích.”1

3- Về y nghĩa lịch sử của Chiến thắng Khâm Đức-Ngok Tavak:

Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn lúc đó. Thể hiện ở các mặt sau đây:

- Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak là thắng lợi lớn nhất trên chiến trường miền Nam lúc bấy giờ. Là trận đòn chí mạng vào quân Mỹ, ngụy, xóa sổ Trại Lực lượng Đặc biệt của Mỹ nằm sâu trong vùng giải phóng, đánh tan kế hoạch "tìm và diệt" trên chiến trường Khu 5, góp phần làm phá sản chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ ở Việt Nam.

- Với Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak, quân và dân ta đã tiêu diệt tiền đồn quân sự vững chắc của Mỹ, ngụy ở phía Tây Nam Đà Nẵng. Mỹ thừa nhận : "mất Khâm Đức là mất mục tiêu thu thập tin tức tình báo hoạt động của Quân giải phóng trên đường mòn Hồ Chí Minh và cả kế hoạch xâm nhập vùng kiểm soát của đối phương (vùng hậu cứ cách mạng)".

- Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak đã mở rộng vùng hậu cứ cách mạng, khai thông hành lang chiến lược 1 Số liệu này có thể chưa chính xác nhưng đã chứng tỏ rằng kẻ địch đã thừa nhận thất bại cay đắng tại Khâm Đức

293

Bắc - Nam và Đông-Tây, mở thông "cánh cửa thép" của đường mòn Hồ Chí Minh nối với hậu phương lớn miền Bắc với Tây Nguyên, Hạ Lào, mở ra hành lang vận động của quân ta xuống vùng giáp ranh đồng bằng, tạo thời cơ để quân và dân ta đẩy mạnh chiến dịch Thu năm 1968 (Kế hoạch X2) trên toàn chiến trường khu 5 giành thắng lợi.

- Chiến thắng Khâm Đức-Ngok Tavak, không những chỉ làm nức lòng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ các dân tộc huyện Phước Sơn mà còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của toàn tỉnh Quảng Nam và Khu 5; tạo thế và lực mới, động viên cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân Khu 5 quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ vững chắc vùng tự do, góp phần cùng Khu 5 và cả nước đánh bại Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” sau đó và làm nên Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

- Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak đã gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế, nhất là bạn bè và nhân dân tiến bộ trên thế giới và làm lung lay ý chí hiếu chiến của kẻ thù. Các hãng thông tấn phương Tây đã thừa nhận rằng: "... Trận chiến Khâm Đức - Ngok-Tavak là một Lang Vei thứ hai kinh hoàng của Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ và Lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng hòa, làm tiêu tan sự huyền thoại và kiêu hảnh về một lực lượng tinh nhuệ được trang bị vũ khí hiện đại nhất...".

4- Bài học lịch sử về Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak:

294

Qua Hội thảo, các tham luận và thảo luận đã làm rõ các bài học lịch sử sau đây:

- Bài học về sự chỉ đạo sắc bén của Khu ủy và Bộ Tư lênh Quân khu 5 trong cụ thể hóa việc thực hiện chủ trương đúng đắn của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về quyết định mở chiến dịch Hè 1968 ( mật danh X1).

- Bài học về sự sáng tạo trong cách đánh cứ điểm cao; kết hợp trong tiến công và vây hãm, diệt địch vòng ngoài và bắn phá uy hiếp địch bên trong, đánh chiếm các điểm cao để khống chế, vây hãm địch còn chiếm giữ dưới thấp.

- Giữ được yếu tố bất ngờ, nghi binh thu hút địch.

- Đó là thắng lợi của sức mạnh tiến công tổng hợp của ba thứ quân và sự kết hợp nhuần nhuyển của ba mũi giáp công; thắng lợi của quân chủ lực Khu 5 và của Đảng bộ, quân và dân Quảng Nam nói chung, Phước Sơn nói riêng. Là thắng lơi của công tác dân vận của địa phương nói chung, công tác vận động thanh niên nói riêng để chi viện cho chiến trường của các dân tộc ở vùng núi Quảng Nam và của Phước Sơn.

- Bài học về sự hy sinh vô cùng quí báu của quân và dân ta, là sự đoàn kết giữa các dân tộc, đã đem hết các nguồn nhân lực, vật lực để phục vụ cho cuộc chiến đấu, vì mục tiêu do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo là đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, thống nhất đất nước.

Những bài học lịch sử đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị để chúng ta vận dụng vào điều kiện hiện nay.

295

5- Về một số kiến nghị tại Hội thảo:

- Về làm bia tưởng niệm chiến thắng Khâm Đức- Ngok Tavat. Bia tưởng niệm 16 chiến sĩ trong trận đánh sân bay 05/8/1968. Đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy Phước Sơn chỉ đạo các ngành chức năng của huyện phối hợp đề xuất thực hiện.

- Tiếp tục tìm kiếm hài cốt liệt sĩ theo đề nghị của Ban Liên lạc Tiểu đoàn 404 và Sư đoàn. Đề nghị các cơ quan liên quan của huyện và tỉnh phối hợp thực hiện. Nhất là đã có một số thông tin mà đồng chí Phạm Công Hưởng mới nhận được

- Bảo tồn các di tích lịch sử và cách mạng (trong đó có sân bay Khâm Đức) để giáo dục truyền thống, nhất là giáo dục thế hệ trẻ cần có kế hoạch cụ thể để thực hiện. Đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có hướng dẫn , Ban Thường vụ Huyện ủy Phước Sơn chỉ đạo thực hiện.

- Đưa vào giáo dục lịch sử địa phương trong nhà trường (Đề nghị Sở Giáo dục-Đào tạo chủ trì, hướng dẫn thực hiện).

- Một số nghiên cứu trước đây chưa chính xác. Nay qua Hội thảo, đề nghị hiệu chỉnh lại cho đúng. Bổ sung thêm các tư liệu vào lịch sử địa phương.

- Về đề nghị phong tặng Anh hùng cho các cá nhân. Đề nghị Ban Liên lạc phối hợp với địa phương và các cơ quan hữu quan thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.

296

- Đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy Phước Sơn phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên tập và xuất bản Kỷ yếu Hội thảo – làm công trình kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Khâm Đức- Ngok Tavak sắp đến.

Kính thưa các đồng chí!

Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí là nhân chứng lịch sử, các đồng chí lãnh đạo Phòng Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quân khu 5, đại diện lãnh đạo các ngành của tỉnh, các cơ quan của huyện Phước Sơn và các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử, các nhà báo, cơ quan thông tin, tuyên truyền của tỉnh và huyện… đã về tham dự và đem lại thành công của Hội thảo./.

297

PHỤ LỤC ẢNH TƯ LIỆU

298

299

MỤC LỤC

Trang

1 - Lời giới thiệu - Ban Biên soạn.................3

2 - Phát biểu khai mạc - Đỗ Văn Xuân.................7

3 - Báo cáo đề dẫn hội thảo - Lê Năng Đông...............13

4 - Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak và Núi Ngang, một nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy tuyệt vời của Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong chiến dịch Hè 1968 - Thiếu tướng Phan Thanh Dư...............22

5 - Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak và ý nghĩa, bài học lịch sử - Đại tá Vũ Đình Nã...............29

6 - Khắc phục khó khăn, chấp hành mệnh lệnh đánh thắng Ngok Tavak góp phần giải phóng Khâm Đức -

Đại tá Trần Như Tiếp...............397 - Tiểu đoàn Bộ binh 40 tiêu diệt cứ điểm Ngok

Tavak, mở đầu chiến dịch giải phóng Khâm Đức – Đặng Ngọc Mai...............47

8 - Vai trò của thanh niên Phước Sơn trong chiến dịch giải phóng Khâm Đức – Ngok Tavak (12/5/1968) –

Hồ Văn Nhun...............53

9 - Về vai trò của công tác thông tin đối với chiến thắng Khâm Đức, Phước Sơn (12/5/1968) – Lê Đình Duấn...............62

10 - Chiến thắng Khâm Đức ngày 12/5/1968. Sơ đồ hố chôn 16 Liệt sĩ Đặc công và trận đánh sân bay ngày 5/8/1970 – Phạm Công Hưởng...............71

11 - Chiến thắng Khâm Đức – NgokTavak– Hoàng Sơn Lâm.........84

12 - Trại lực lượng đặc biệt Khâm Đức và ngày "đền

300

tội" 12/5/1968 - Phạm Đình Hường...............90

13 - Đảng bộ, quân và dân huyện Phước Sơn tất cả cho ngày 12/5/1968 - Huyện ủy Phước Sơn.............100

14 - Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak góp phần khai thông hành lang chiến lược Bắc – Nam, Đông – Tây trong mạng lưới đường Hồ Chí Minh –

Đại tá Nguyễn Công Trạng.............108

15 - Vai trò của lực lượng Đặc công trong chiến dịch tiêu diệt cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức – Ngok Tavak giải phóng huyện Phước Sơn (5/1968) –

Đại tá Đỗ Thanh Luận.............11416 - Cuộc di tản vội vã trước sức tấn công của quân

giải phóng, ngày 12/5/1968 – Nguyễn Tường Vân.............124

17 - Thung lũng Khâm Đức – Từ căn cứ quân sự đến trung tâm huyện lỵ Phước Sơn – Đỗ Văn Xuân.............134

18 - Vai trò của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam trong chiến dịch tiêu diệt cụm cứ điểm Khâm Đức – Ngok Tavak (12/5/1968) – Đại tá Trần Minh Chín.............146

19 - Khu chiến Núi Ngang – sự kết hợp hoàn hảo giữa hai khu chiến điểm và diện trong chiến dịch giải phóng Khâm Đức (12/5/1968) –

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phước Sơn.............15520 - Quán triệt mệnh lệnh của Quân khu, lực lượng

vũ trang huyện Phước Sơn cùng quân giải phóng (Sư đoàn 2, Quân khu 5) trong chiến dịch giải phóng Khâm Đức – Ngok Tavak (12/5/1968) – ........................................169

21 - Chiến thắng Khâm Đức – cung đàn nối nhịp, mãi mãi ngân vang – Pham Văn Bính.............180

22 - Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, Sự lãnh đạo, chỉ huy linh hoạt sáng tạo của Quân khu ủy – Bộ Tư

301

lệnh Quân khu trên chiến trường Khu 5 trong chiến dịch Hè năm 1968. – Đại tá Nguyễn Văn Hoa.............190

23 - Vị trí chiến lược của Khâm Đức, Phước Sơn đối với phong trào cách mạng Quảng Nam – Ths Lưu Anh Rô......198

24 - Triệt để lợi dụng thời cơ, chủ động phối hợp tác chiến giữa bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương và dân quân du kích tiến công cứ điểm Khâm Đức – Ngok Tavak – Trung tá Nguyễn Thái Hưng.............213

25- Diễn biến trận đánh giải phóng Khâm Đức (huyện Phước Sơn) từ 9-12/5/1968

– Nguyễn Tường Vân.............22326 - Quân và dân huyện Phước Sơn phối hợp với lực

lượng vũ trang Quân khu và tỉnh, đánh bại các cuộc càn quét của địch, bảo vệ vững chắc vùng hậu cứ cách mạng Phước Sơn sau năm 1968 – Hồ Văn Điều.............245

27 - Binh đoàn 773 xây dựng kinh tế trong vùng tự do Phước Sơn những năm 1973 - 1975

– Nguyễn Văn Tôn.............25328 - Tư tưởng lãnh chỉ đạo của Thường vụ Khu ủy,

Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong chiến dịch giải phóng Khâm Đức

__– Phan Thanh Châu.............263

29 - Chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak - 45 năm nhìn lại ý nghĩa và bài học lịch sử – Nguyễn Hữu Thiên.............271

30 - Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak (9-12/5/1968) – Thượng úy Mai Văn Hải.............27731 - Tổng kết hội thảo – Tiến sĩ Ngô Văn Hùng.............285

32 - Phụ lục ảnh tư liệu....................................................295

302

Chịu trách nhiệm xuất bản:Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam

Huyện ủy Phước Sơn

Sửa bản in:Nguyễn Tường VânNguyễn Hữu Thiên

Thiết kế - trình bày:Phòng Chế bản

Công ty CP In - PHS và TBTH Quảng Nam

In 700 cuốn, khổ 14,5 x 20,5 cm, tại Công ty Cổ phần In - PHS và TBTH Quảng Nam, số 260, Hùng Vương, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam. Giấy phép Xuất bản số 35/GP - STTTT do Sở

303

Thông tin - Truyền thông Quảng Nam cấp ngày2/5/2013. In xong và nộp lưu chiểu tháng 5/2013

304