chống bän phä giä, chống trợ cấp, biện phäp tự...

32
8 www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn Số 7, QuÝ I – 2017 Trung tâm WTO Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chống bán phá giá, Chống trợ cấp, Biện pháp tự vệ Bản tin Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

8

www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vnSố 7, QuÝ I – 2017

Trung tâm WTOPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Chống bán phá giá, Chống trợ cấp, Biện pháp tự vệ

Bản tin

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam

Page 2: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Trong tay Bạn là Bản tin “Phòng vệ Thương mại”, ấn phẩm phát hànhhàng quý của Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại – Trung tâm WTO– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Mục “Điểm tin” của Bản tin sẽ cung cấp các thông tin cập nhật về tìnhhình, diễn biến các vụ kiện Phòng vệ Thương mại (Chống bán phá giá,chống trợ cấp và biện pháp tự vệ) tại Việt Nam và trên Thế giới có ảnhhưởng tới sản xuất kinh doanh của Việt Nam.

Mục “Chuyên đề” tập trung phân tích các vụ việc, sự kiện nóng về phòngvệ thương mại; nghiên cứu, bình luận về những vấn đề phòng vệ thươngmại có thể có tác động đáng kể đối với doanh nghiệp, hiệp hội hoặc cácquy định về trình tự, thủ tục điều tra phòng vệ thương mại mà doanhnghiệp cần quan tâm.

Hy vọng Bản tin “Phòng vệ Thương mại” sẽ là ấn phẩm hữu ích cho cácDoanh nghiệp, Hiệp hội trong việc tăng cường năng lực đối phó với cácvụ điều tra phòng vệ thương mại ở nước ngoài và chủ động sử dụng côngcụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệpViệt Nam.

Bản tin này được thực hiện với sự phối hợp của Văn phòng luật sư IDVN

Hội đồng Tư vấn về PHòng vệ THương mạiTrung Tâm WTO PHòng THương mại và Công ngHiệP việT namđịa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nộiđiện thoại: +84 4 35771458; Fax: +84 4 35771459Email: [email protected]: www.trungtamwto.vn/www.chongbanphagia.vn

Để tìm hiểu thêm xin vui lòng truy cập website http://www.trungtamwto.vn

Page 3: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT do Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 13/04/2015

Thiết kế đồ họ[email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bảnTS. Nguyễn Thị Thu Trang

in ấnDeMac

C MY K

www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn

Số 8, Quý I/2017

Muc luc

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạnhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vàoViệt Nam

điỂm Tin

CHuYÊn đề

12

Tổng hợp về các vụ kiện chống bán phá giá,chống trợ cấp và biện pháp tự vệ trên thếgiới Quý I năm 2017

02

Thép hình chữ H Trung Quốc bị áp thuế chốngbán phá giá tạm thời

10

Thép Việt Nam đối mặt với làn sóng phòng vệở Đông Nam Á

11

Page 4: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

2 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý I/2017

Tổng hợp về các vụ kiện chốngbán phá giá, chống trợ cấp vàbiện pháp tự vệ trên thế giớiQuý i năm 2017

Australia1 Malaysia và Việt Nam

22/03/2017 Nhôm ép (Aluminium Extrusions)

CÁC VỤ ĐIỀU TRA LIÊN QUAN TỚI VIỆT NAM

STTNước điều tra

Nước bịđiều tra Ngày tháng Mặt hàng bị điều tra Loại quyết định

Báo cáo cuối cùng, biên độ phá giá: Việt Nam 6.9% - 34.9%, Malaysia: 0% - 12.4%

EU3 Việt Nam, Trung Quốc

10/03/2017 Giầy dép mũi da (Footwear with uppers of leather (certain))

Quyết định tiếp tục áp dụng thuế CBPG từ Trung Quốc: 16.5%, từ Việt Nam: 10% (sau kết luận của Tòa án châu Âu trong 02 vụ kiện liên quan tới thuế này)

Hoa Kỳ5 Việt Nam 29/03/2017 Tháp gió (utility scale wind towers)

Công bố kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính lần 3:

Hoa Kỳ4 Việt Nam 27/03/2017 Cá tra – cá ba sa Công bố kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính lần 12:

Mức thuế CBPG toàn quốc: 2.39 USD/kg

Mức thuế CBPG cho 4 công ty bị đơn bắt buộc: từ 0.69-2.39 USD/kg.

Ấn Độ2

Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Việt Nam

08/03/2017

24/03/2017

Sợi spandex (Elastomeric Filamant Yarn)

Công bố Kết luận điều tra

Quyết định áp dụng biện pháp CBPG, mức thuế: Việt Nam: 1%-45%, Trung Quốc là: 5% - 55%, Hàn Quốc là: 0% - 40%, Đài Loan là: 55% - 65%

Mức thuế CBPG cho công ty bị đơn bắt buộc duy nhất: 0%

Mức thuế suất toàn quốc: 58.49%

Để xem Bảng Tổng hơp đầy đủ xin vui lòng truy cập website: www.chongbanphagia.vn

Điêm tin

Page 5: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 3

CÁC VỤ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TRUNG QUỐC MÀ VIỆT NAM CÓ SẢN XUẤT

Indonesia6 Trung Quốc và Việt Nam

18/01/2017 Thép cán không hợp kim (Flat-Rolled Products Of Iron Or Non-Alloy Steel)

CÁC VỤ ĐIỀU TRA LIÊN QUAN TỚI VIỆT NAM

STTNước điều tra

Nước bịđiều tra Ngày tháng Mặt hàng bị điều tra Loại quyết định

Khởi xướng điều tra cuối kỳ thuế CBPG

Australia1 Trung Quốc 10/01/2017 Thép tròn hợp kim (Alloy Round Steel Bar)

Khới xướng điều tra CBPG

Australia2 Trung Quốc 23/02/2017 Kệ thép (Steel Shelving Units)

Quyết định đình chỉ điều tra CBPG

Canada3 China và Chinese Taipei

17/02/2017 Đinh Vít (Certain Fasteners)

Khởi xướng rà soát giữa kỳ

EU4 Trung Quốc, Taiwan

07/01/2017 Đinh vít bằng thép không gỉ (Stainless steel fasteners and parts (certain))

Thông báo hết thời hạn áp dụng thuế CBPG

EU5 Trung Quốc 20/01/2017 Natri gluconat (Sodium gluconate)

Áp dụng thuế CBPG: mức từ 5.6% - 53.2%

EU6 Trung Quốc 24/01/2017 Bánh xa nhôm (Aluminium wheels)

Áp dụng thuế CBPG: mức từ 22.3% trên khối lượng tịnh

EU7 Trung Quốc,Đài Loan

27/01/2017 Ống thép không gỉ (Tubes and pipe fittings of stainless steel (butt-welding fittings)

Áp dụng thuế CBPG với mức:

Thái Lan7 Việt Nam 22/03/2017 Tôn mạ màu Ra quyết định cuối cùng, áp dụng thuế CBPG: 4,3 – 60,26%

Thái Lan8 Việt Nam 28/03/2017 Tôn lạnh (Certain Hot dip plated or coated with aluminumzinc alloy of cold rolled steel)

Ra quyết định cuối cùng, áp dụng thuế CBPG: 6,2% - 40,49%

Thổ Nhĩ Kỳ 9 Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam

25/02/2017 Sợi bán sản phẩm (POY)

Khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế CBPG

Đài Loan: 0% - 12.1%

Trung Quốc: 30.7% - 64.9%

Bản tin

www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn

Page 6: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

4 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

CÁC VỤ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TRUNG QUỐC MÀ VIỆT NAM CÓ SẢN XUẤT

STTNước điều tra

Nước bịđiều tra Ngày tháng Mặt hàng bị điều tra Loại quyết định

EU8 Trung Quốc 08/02/2017 Dây cáp bằng thép (Steel wire ropes and cables)

Khởi xướng rà soát cuối kỳ thuế CBPG

EU10 Trung Quốc 25/02/2017 Sợi polyester (Polyester yarn (high tenacity))

Quyết định áp dụng thuế CPBG, mức từ 0%-9.8%

EU9 Trung Quốc 17/02/2017 Thép ống đúc không gỉ và thép ống không gỉ liền mạch (Seamless pipes and tubes of stainless steel) (SSSPT)

Khởi xướng điều tra chống gian lận thuế CBPG

EU11 Trung Quốc 28/02/2017 Tâm thép hợp kim hoặc không hợp kim (Heavy plate of non-alloy or other alloy steel)

Quyết định áp dụng thuế CPBG, mức từ 65,1% - 73,7%

EU12 Trung Quốc 03/03/2017 Tấm năng lượng mặt trời (Solar panels)

Kết luận rà soát cuối kỳ, quyết định tái áp dụng thuế CPBG, mức từ 35,5 %- 53,4 %

Hoa Kỳ14 Trung Quốc 05/01/2017 Sản phẩm kỹ thuật hai trục (Certain Biaxial Integral Geogrid Products)

DOC ra quyết định cuối cùng:

Hoa Kỳ15 Trung Quốc 09/01/2017 Ván ép gỗ cứng (Hardwood Plywood Products)

USITC ra kết luận sơ bộ khẳng định có thiệt hại do sản phẩm được bán dưới giá thông thường và được trợ cấp

Hoa Kỳ17 Trung Quốc 18/01/2017 Vải slilic (Certain Amorphous Silica Fabric)

DOC ra quyết định cuối cùng về trợ cấp, biên độ trợ cấp: 48.94% - 165.39%

Hoa Kỳ16 Trung Quốc

10/01/2017

18/01/2017

Amoni Sunfat (Ammonium sulfate)

DOC ra quyết định cuối cùng về trợ cấp, biên độ trợ cấp là 206.72%

DOC ra quyết định cuối cùng về phá giá, biên độ phá giá là 493.46%

Hoa Kỳ13 Trung Quốc 03/01/2017 Furfuryl Alcohol USITC khởi xướng điều tra thiệt hại

Biên độ phá giá: 372.81%Biên độ trợ cấp: 15.61% - 152.50%

Điêm tin

Page 7: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 5

CÁC VỤ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TRUNG QUỐC MÀ VIỆT NAM CÓ SẢN XUẤT

STTNước điều tra

Nước bịđiều tra Ngày tháng Mặt hàng bị điều tra Loại quyết định

Hoa Kỳ18 Trung Quốc 18/01/2017 Tấm thép hợp kim và thép các bon (Carbon and Alloy Steel Cut-to-Length Plate)

DOC ra quyết định cuối cùng:

Hoa Kỳ19 Trung Quốc 02/02/2017 Tấm thép và dải thép không gỉ (Stainless Steel Sheet and Strip)

DOC ra quyết định cuối cùng:

Hoa Kỳ20 Trung Quốc 06/02/2017 Vòng đệm chống nới (Helical Spring Lock Washers)

Rà soát cuối kỳ lần 4 kết luận việc dừng thuế CBPG hiện hành sẽ dẫn đến tỷ lệ phá giá trung bình: 189.81% với Trung Quốc, 31.93% với Đài Loan.

Hoa Kỳ21 Trung Quốc 14/02/2017 Tấm quan điện thuế tinh thể Silicon (Crystalline Silicon Photovoltaic Cells)

Rà soát hành chính (giữa kỳ) thuế CBPG

Hoa Kỳ22 Trung Quốc 14/02/2017 (Nội thất phòng ngủ bằng gỗ) Wooden Bedroom Furniture

USITC rà soát cuối kỳ lần 2 kết luận việc dừng thuế CBPG hiện hành sẽ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước với biên độ phá giá trung bình ước tính: 198.08%

Hoa Kỳ23 Trung Quốc 22/02/2017 1,1,1,2-Tetrafluoroethane

DOC ra quyết định cuối cùng, biên độ phá giá là 148.79% - 167.02%

Hoa Kỳ24 Trung Quốc 27/02/2017 Hộp đựng bút chì (Cased Pencils)

Khởi xướng rà soát hoàng hôn lần 4

Hoa Kỳ25 Trung Quốc 01/03/2017 Kim loại Silicon (Silicon Metal)

USITC khởi xướng điều tra xác định thiệt hại

Hoa Kỳ26 Trung Quốc 05/03/2017 1-hydroxyethylidene-1, 1-diphosphonic acid

DOC ra quyết định cuối cùng khẳng định tỷ lệ trợ cấp: 2.40% - 54.11%, biên độ phá giá: 167.58% - 184.01%, đặt cọc: 167.28% - 184.01%

Biên độ phá giá: 68.27%

Biên độ phá giá: 63.86 %- 76.64 %, đặt cọc 45.26 % - 58.04 %

Biên độ trợ cấp: 75.60 %- 190.71%

Biên độ trợ cấp: 251.00%

Bản tin

www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn

Page 8: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

6 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

CÁC VỤ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TRUNG QUỐC MÀ VIỆT NAM CÓ SẢN XUẤT

STTNước điều tra

Nước bịđiều tra Ngày tháng Mặt hàng bị điều tra Loại quyết định

Hoa Kỳ27 Trung Quốc 09/03/2017 Lá nhôm (Aluminum Foil)

DOC khởi xướng điều tra CBPG và chống các biện pháp tự vệ

Australia1 Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia

12/01/2017 Cuộn thép cán nóng (Hot Rolled Coil Steel)

Thông báo thời hạn áp dụng biện pháp CBPG đến 20/12/2017 nếu không nhận được đơn yêu cầu tiếp tục áp dụng trước 13/03/2017

Australia2 Hoa Kỳ 23/01/2017 Hệ thống xử lÝ nước lạnh (khiển tháp Cooling Tower Water Treatment Controllers)

Khới xướng điều tra CBPG

Australia3 Ấn Độ, Malaysia, Philippines và Singapore

24/03/2017 Bình kín có nút mở (Resealable Can End Closures)

Kết luận liên quan điều tra CBPG, biên độ phá giá là Phillipines: 17.4%-41.5%, Malaysia: 266.3%, Singapore: 266.3%.

Australia4 Ấn Độ 17/02/2017 Bình kín có nút mở (Resealable Can End Closures)

Đình chỉ điều tra CBPG

Australia5 Thái Lan 07/03/2017 Dứa (tiêu dùng) (Pineapples (Consumer))

Khởi xướng rà soát khẩn cấp

Hoa Kỳ28 Trung Quốc 29/03/2017 Magie tinh khiết (Pure Magnesium)

USITC kết thúc rà soát hoàng hôn lần 4, kết luận nếu dừng thuế CBPG hiện tại sẽ gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa với biên độ phá giá khoảng 108.26%.

Hoa Kỳ29 Trung Quốc 30/03/2017 Tấm thép không gỉ(Stainless Steel Sheet)

USITC ra quyết định sơ bộ, kết luận có thiệt hại gây ra bởi sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc tương ứng với mức phá giá 63.86% - 76.64% và mức trợ cấp: 75.60% - 190.71% như DOC kết luận

Hoa Kỳ30 Trung Quốc 31/03/2017 Vật ghim hộp carton (Carton Closing Staples)

USITC khởi xướng điều tra thiệt hại

CÁC VỤ ĐIỀU TRA KHÁC TRÊN THẾ GIỚI

Điêm tin

Page 9: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 7

STTNước điều tra

Nước bịđiều tra Ngày tháng Mặt hàng bị điều tra Loại quyết định

Australia6 Ấn Độ & Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

15/03/2017 Thép hình rỗng làm kết cấu (Hollow Structual Sections)

Tái điều tra CBPG

Australia7 Thái Lan 23/03/2017 Dứa (FSI) (Pineapple (FSI))

Kết luận liên quan điều tra CBPGBiên độ phá giá: 9.6%

Australia8 Italy 24/03/2017 Sản phẩm từ cà chua (Tomato Products, Prepared or Preserved)

Khởi xướng rà soát khẩn cấp

Canada9 Brazil, Kazakhstan, Lào, Malaysia, Na Uy, Nga và Thái Lan

07/03/2017 Kim loại Silicon (Silicon Metal)

Khởi xướng điều tra CBPG đối với Brazil, Kazakhstan, Laos, Malaysia, Na Uy, Nga and Thái Lan và chống trợ cấp đối với Brazil, Kazakhstan, Laos, Malaysia, Na Uy and Thái Lan

EU10 Malaysia 11/02/2017 Tấm pin mặt trời (Solar panels (Tinh thể silicon quang điện và các thành phần quan trọng)

Khởi xướng rà soát xem xét áp dụng biện pháp CBPG và đối kháng

EU11 Ấn Độ 10/03/2017 Graphite electrode systems (GES)(certain)

Áp dụng thuế chống trợ cấp, mức thuế từ 6.3%-7.2%

Hoa Kỳ12 Đài Loan 03/01/2017 Light-Walled Rectangular Pipe and Tub

DOC khởi xướng rà soát hoàng hôn lần 4

Áp dụng thuế CBPG, mức thuế từ 0%- 9,4 %

Hoa Kỳ13 Ấn Độ và Sri Lanka

04/01/2017 Lốp khí nén địa hình (certain new pneumatic off-the-road tires)

DOC ra kết luận cuối cùng:

CÁC VỤ ĐIỀU TRA KHÁC TRÊN THẾ GIỚI

Hàng hóa xuất khẩu từ Ấn Độ không phá giá

Có trợ cấp với biên độ: Sri Lanka: 2.18%, Ấn Độ: 4.90% - 5.36%

Bản tin

www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn

Page 10: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

8 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

STTNước điều tra

Nước bịđiều tra Ngày tháng Mặt hàng bị điều tra Loại quyết định

Hoa Kỳ14 Canada 17/01/2017 Gỗ xẻ mềm (Softwood Lumber)

USITC ra quyết định sơ bộ, kết luận có thiệt hại gây ra bởi sản phẩm xuất khẩu từ Canada (kiện chống trợ cấp và CBPG)

Hoa Kỳ19 Thổ Nhĩ Kỳ 22/02/2017 Thép cốt bê tông (Steel Concrete Reinforcing Bar)

DOC ra kết luận sơ bộ: Tỷ lệ trợ cấp: 3.47%

Hoa Kỳ20 Hàn Quốc 28/02/2017 Đồng điếu phốt pho (Phosphor Copper)

DOC ra kết luận sơ bộ, xác định biên độ phá giá: 8.43%

Hoa Kỳ17 Hàn Quốc27/01/2017

03/02/2017

Dioctyl Terephthalate

DOC ra kết luận sơ bộ: Tỷ lệ phá giá: 3.96% - 5.75%

USITC ra quyết định khởi xướng điều tra thiệt hại

Hoa Kỳ16Ấn Độ, Italy và Tây Ban Nha

27/01/2017

08/02/2017

Vành bánh xe thép cacbon (Finished Carbon Steel Flanges)

DOC ra kết luận sơ bộ, xác định có phá giá, biên độ: Ấn Độ: 8.58%- 12.56%, Italy: 79.17% - 204.53%, Tây Ban Nha, 18.81%- 24.43%

USITC ra quyết định khởi xướng điều tra xác định thiệt hại

Hoa Kỳ15

Austria, Bỉ, Brazil, Trung Quốc, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi, Đài Loan, và Thổ Nhĩ Kỳ

19/01/2017

26/01/2017

Tấm thép hợp kim và thép các bon (Carbon and Alloy Steel Cut-to-Length Plate)

DOC ra quyết định cuối cùng, kết luận có phá giá, biên độ: Brazil: 74.52%, Nam Phi: 87.72%-94.14%, Thổ Nhĩ Kỳ: 42.02% - 50.00%.

Quyết định cuối cùng, kết luận có trợ cấp, biên độ: Trung Quốc: 251.00%Biên độ phá giá: 68.27%

CÁC VỤ ĐIỀU TRA KHÁC TRÊN THẾ GIỚI

Hoa Kỳ18

Brazil, Hàn Quốc, Mexico, và Ba Lan

17/02/2017

24/02/2017

Cao su styren-butadien (emulsion styrene-butadiene rubber)

DOC ra kết luận sơ bô về biên độ phá giá: Brazil: 34.44%, Hàn Quốc: 11.63% - 44.30%, Mexico: 13.77%, Poland: 25.43%

USITC ra quyết định khởi xướng điều tra xác định thiệt hại

Điêm tin

Page 11: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 9

STTNước điều tra

Nước bịđiều tra Ngày tháng Mặt hàng bị điều tra Loại quyết định

Hoa Kỳ21 Pháp, Đức, Italy, và Nhật Bản

01/03/2017 Tấm đồng thau và dải đồng thau (Brass Sheet and Strip)

Khởi xướng rà soát cuối kỳ (thuế CBPG và tự vệ)

Hoa Kỳ22 Ấn Độ, Indonesia, và Hàn Quốc

06/03/2017 Tấm thép chất lượng cacbon (Cut-to-Length Carbon-Quality Steel Plate)

Rà soát cuối kỳ lần 3 kết luận biên độ phá giá 68.27%Hủy bỏ đợt rà soát hành chính liên quan tới các biện pháp tự vệ

Hoa Kỳ23 Australia, Brazil, Kazakhstan, và Na Uy

08/03/2017 Kim loại Silicon (Silicon Metal)

USITC khởi xướng điều tra thiệt hại

Hoa Kỳ24 Argentina và Indonesia

23/03/2017 Dầu diesel sinh học (Biodiesel)

USITC khởi xướng điều tra thiệt hại

Hoa Kỳ25 Belarus, Italy, Hàn Quốc, Nga, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, và Anh

28/03/2017 Dây thép cacbon hợp kim (Carbon and Certain Alloy Steel Wire Rod)

USITC khDOC khởi xướng điều tra CBPG và chống trợ cấpởi xướng điều tra thiệt hại

CÁC VỤ ĐIỀU TRA KHÁC TRÊN THẾ GIỚI

Bản tin

www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn

Page 12: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

10 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Ngày 21/3/2017, Bộ Công thương đã ra quyết định áp thuếchống bán phá giá tạm thời đối với thép chữ H nhập khẩu từTrung Quốc sau hơn 5 tháng điều tra sơ bộ. Theo Quyết địnhnày, thép chữ H nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam từngày 5/4 đến 2/8/2017 sẽ phải chịu một khoản thuế chốngbán phá giá tạm thời bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường. Mức thuế áp dụng cho sản phẩm của các công ty sản xuất,xuất khẩu Trung Quốc không giống nhau. Heibei Group vàHebei Section Steel chịu mức thuế chung là 29,4%; RizhaoGroup và Rizhao Mill có mức thuế thấp hơn: 21,18%; tất cảcác công ty còn lại chịu mức thuế suất toàn quốc là 36,33%.Thép hình chữ H (mã HS 7216.33.00, 7228.70.10,7228.70.90) xuất xứ Trung Quốc là đối tượng của vụ kiệnchống bán phá giá thứ ba của Việt Nam, được Bộ Công thươngkhởi xướng điều tra từ hồi đầu tháng 10 năm ngoái theo đơnyêu cầu của ngành sản xuất thép trong nước. Các doanhnghiệp thép nội địa cáo buộc thép chữ H Trung Quốc đượcbán phá giá vào Việt Nam, làm cản trở đáng kể sự hình thànhcủa hoạt động sản xuất sản phẩm này ở trong nước.Cũng trong tháng 3 này, Bộ Công thương đã ra Quyết định ápthuế chống bán phá giá chính thức đối với tôn mạ nhập khẩutừ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam trong vụ kiện chốngbán phá giá thứ 2 của Việt Nam. Được biết cả ba vụ kiện chốngbán phá giá mà Việt Nam từng khởi xướng điều tra đều liênquan tới các sản phẩm thép nhập khẩu.

Thép hình chữ H Trung Quốc bị ápthuế chống bán phá giá tạm thời

Thép chữ H nhập khẩu từTrung Quốc vào Việt Nam từngày 5/4 đến 2/8/2017 sẽphải chịu một khoản thuế

chống bán phá giá tạm thờibên cạnh thuế nhập khẩu

thông thường.

Điêm tin

Page 13: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 11

Quý I năm 2017 ngành thép xuất khẩu Việt Nam liên tiếpnhận được “tin xấu” từ các thị trường Đông Nam Á. Giữatháng 1. Indonesia quyết định khởi xướng điều tra nhằm xemxét việc gia hạn áp thuế tự vệ đối với thép không hợp kim vốnđã được áp dụng từ hơn hai năm nay và sắp đến hạn. Hạ tuầntháng 3, Thái Lan liên tiếp ra các quyết định áp thuế chốngbán phá giá lần lượt với tôn lạnh và tôn mạ màu của Việt Namcùng một số nước khác. Việc liên tiếp phải đối mặt với cáchàng rào phòng vệ ở nước ngoài có thể khiến các doanhnghiệp thép mất thị trường xuất khẩu trong khi cạnh tranhtrên thị trường nội địa càng lúc càng khó khăn do thép nhậpkhẩu giá rẻ từ nước ngoài.Thuế tự vệ đối với thép cán không hợp kim (mã HS7210.61.11.00) nhập khẩu vào Indonesia được Ủy ban Tự vệnước này áp dụng với mức từ Rp 3.629.538/ tấn đến Rp4.998.784/tấn bắt đầu từ nửa đầu 2014, với thời hạn áp dụnglà 3 năm, kết thúc vào nửa đầu năm 2017. Sau khi Indonesiaáp dụng biện pháp này, Việt Nam đã khởi kiện nước này raWTO với lý do quá trình điều tra chưa tuân thủ đúng cácnguyên tắc của WTO, vụ kiện này hiện vẫn chưa có phán quyếtcuối cùng.Lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với tôn lạnh (mã HS7210.61, 7212.50, 7225.99 và 7226.99) mà Thái Lan banhành ngày 22/3/2017 là kết quả cuộc điều tra kéo dài hơnmột năm mà nước này thực hiện với tôn lạnh Việt Nam. Mứcthuế áp đặt là từ 6,2% - 40,49%. Thuế chống bán phá giá vớitôn mạ màu Việt Nam (mã HS 7210.70, 7212.40, 7225.99,7226.99 và 7210.70) được Thái Lan công bố chưa đầy mộttuần sau đó (ngày 28/3/2017) có mức từ: 4,3 – 60,26%. Cũng trong Quý I năm 2017, một số các sản phẩm xuất khẩukhác của Việt Nam (sợi spandex, nhôm ép, giầy mũ da, thápđiện gió…) cũng bị áp thuế phòng vệ mới hoặc gia hạn ở nhiềuthị trường trên thế giới (Australia, Ấn Độ, EU, Hoa Kỳ…).Cùng với sự khó khăn của kinh tế thế giới, dường như côngcụ phòng vệ thương mại như kiện chống bán phá giá, kiệnchống tự cấp, kiện tự vệ ngày càng nở rộ, thậm chí bị lạm dụngở nhiều nơi. Xuất khẩu Việt Nam vì vậy càng cần chú ý chuẩnbị sẵn tinh thần và nguồn lực để đối phó với các vụ kiện này,nhất là khi Việt Nam có thể gặp bất lợi do chưa được côngnhận là nền kinh tế thị trường ở nhiều nước xuất khẩu.

Thép Việt Nam đối mặt với làn sóng phòng vệ ở Đông Nam Á

Trong Quý I năm 2017, một số các sản phẩm xuất khẩukhác của Việt Nam (sợi spandex,nhôm ép, giầy mũ da, tháp điệngió…) cũng bị áp thuế phòng vệ

mới hoặc gia hạn ở nhiều thịtrường trên thế giới (Australia,

Ấn Độ, EU, Hoa Kỳ…).

Bản tin

www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn

Page 14: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

12 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Page 15: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 13

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giátôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc vàHàn Quốc vào Việt NamCuộc khủng hoảng thừa trong ngành thép thế giới trong vài năm trở lại đây đã kéo theomột làn sóng các vụ kiện phòng vệ thương mại trên toàn thế giới, đa số là nhằm chống lạihành vi bán tháo thép thừa bằng mọi giá của các “công xưởng thép” thế giới. Vụ kiện chốngbán phá giá đối với tôn mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam cũng nằmtrong làn sóng này và là vụ kiện chống bán phá giá thứ hai ở Việt Nam.

Vụ điều tra được khởi xướng từ ngày 3/3/2016 trên cơ sở Đơn kiện của 04 nhà sản xuấtthép mạ Việt Nam. Gần 13 tháng sau, ngày 30/3/2017, Bộ Công thương đã ra quyết địnhcuối cùng về vụ việc này, với kết luận áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mức thuế3,17-38,34% đối với tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và 7,02-19% với tôn mạ Hàn Quốc.

Page 16: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

14 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Vào những ngày cuối cùng của năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thươngnhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thépmạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.Đứng đơn là bốn nhà sản xuất sản phẩm thép mạ Việt Nam, gồm Thép Nam Kim,China Steel Sumikin Việt Nam, Tôn Phương Nam và Tôn Đông Á. Sau này, khi vụ việcđược chính thức khởi xướng điều tra, Hoa Sen, Đại Thiên Lộc và Chính Đại cũng thamgia vào nhóm các nhà sản xuất trong nước trong vụ việc này. “Bên nguyên” của vụđiều tra, vì vậy bao gồm 07 nhà sản xuất nội địa, chiếm gần 85% sản lượng tôn mạnội địa.Việc các nhà sản xuất tôn mạ nội địa đâm đơn kiện chống bán phá giá đối với tôn mạTrung Quốc và Hàn Quốc không phải là quá bất ngờ trong bối cảnh 2015 là năm đượccho là khủng hoảng của ngành thép Việt Nam cũng như thép thế giới. Trước khi cóđơn kiện chính thức đã có nhiều tin tức trên báo chí về việc tôn mạ nhập khẩu bángiá thấp kỷ lục, khiến tôn mạ trong nước lao đao. Và chỉ một ngày sau Đơn kiện chốngbán phá giá tôn mạ, các doanh nghiệp thép nội địa cũng nộp đơn kiện tự vệ đối vớisản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu.Sau hơn hai tháng thẩm định Đơn kiện, Bộ Công thương đã có quyết định khởi xướngđiều tra chống bán phá giá với tôn mạ nhập khẩu từ 02 nguồn là Trung Quốc và HànQuốc, chính thức bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá thứ hai trong lịch sử phòngvệ thương mại Việt Nam (với mã ký hiệu là AD02). Còn nhớ, vụ việc chống bán phágiá đầu tiên cũng là của ngành thép, đối với thép không gỉ cán nguội (inox). Và vụ việcchống bán phá giá thứ ba (khởi xướng cuối năm 2016) cũng thuộc về ngành thép (vớisản phẩm thép hình chữ H). Có vẻ như ngành thép Việt Nam hiện là khu vực có nhiềukinh nghiệm nhất trong việc sử dụng công cụ này.Về giai đoạn điều tra, việc điều tra không phải là được tiến hành với các lô hàngtôn mạ nhập khẩu vào Việt Nam thời điểm có quyết định điều tra mà là với các dữliệu về các lô hàng nhập khẩu trong giai đoạn liền trước quyết định điều tra. Cụ thể,theo quyết định khởi xướng điều tra của Bộ Công thương thì giai đoạn để điều traphá giá là từ 1/10/2014 đến 30/9/2015 (gọi là POI), như vậy các lô hàng tôn mạ xuấtxứ Trung Quốc và Hàn Quốc nhập khẩu trong 01 năm này sẽ được phân tích để xácđịnh có bán phá giá hay không. Giai đoạn để điều tra xác định thiệt hại đối với ngànhsản xuất trong nước là từ 1/10/2011 đến 30/9/2015 (mỗi năm lần lượt gọi là POI,POI-1, POI-2, POI-3), các dữ liệu về doanh thu, lỗ lãi…để xác định mức độ thiệt hạicủa các doanh nghiệp tôn mạ trong nước sẽ được khoanh vùng chỉ trong giai đoạn04 năm này.

I. Tổng quan về vụ việc

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩutừ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam

Page 17: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 15

Về các bên tham gia vụ kiện, đã có tổng cộng 07 nhà sản xuất tôn mạ trong nước;07 nhà sản xuất Trung Quốc và 01 nhà sản xuất Hàn Quốc và 07 nhà nhập khẩu củaViệt Nam (thực hiện việc nhập khẩu các sản phẩm bị điều tra) tham gia vào quá trìnhđiều tra. Sản phẩm bị điều tra được khoanh vùng chính xác là “sản phẩm thép cacboncán phẳng ở dạng cuộn và không phải dạng cuộn, chứa hàm lượng cacbon dưới 0.60%tính theo trọng lượng, có tráng, mạ hay phủ kim loại chống gỉ như kẽm hoặc nhômhoặc các hợp kim gốc sắt theo tất cả các phương pháp phủ kẽm hợp kim gốc sắt, bấtkể độ dày và chiều rộng” thuộc 35 mã HS thuộc nhóm 7201, 72012, 7225 và 7226 cótên gọi thông thường là “tôn mạ” hoặc “thép mạ”. Ở Việt Nam, đây là loại sản phẩm được sử dụng làm vật liệu nền để sản xuất tôn màuhoặc được sử dụng trực tiếp làm vật liệu xây dựng, bộ phận xe ô tô, vách ngăn, khunglưng tủ lạnh, vỏ máy vi tính, ống thông gió, vách sau máy điều hòa không khí, kimloại có tráng men, ống, đai thùng, đồ nội thất, cửa ra vào, thanh trượt… Thuế nhậpkhẩu đối với các sản phẩm này vào thời điểm điều tra là từ 0-20% tùy loại. Nếu sauđiều tra mà các sản phẩm này bị áp thuế chống bán phá giá thì thuế chống bán phágiá sẽ là thuế bổ sung, bên cạnh thuế nhập khẩu hiện tại.

nhóm 7210

7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19;7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19;7210.90.10; 7210.90.90;

nhóm 7212

7212.30.10; 7212.30.20; 7212.30.91; 7212.30.99; 7212.50.11; 7212.50.12; 7212.50.19;7212.50.21; 7212.50.22; 7212.50.29; 7212.50.91; 7212.50.92; 7212.50.99; 7212.60.10;7212.60.20; 7212.60.90;

nhóm khác

7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91

Các sản phẩm bị điều tra thuộc tổng cộng 35 mã HS.

Sản phẩm bị điều tra trong vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ thuộc các mã HS sau đây:

Page 18: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

16 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Quá trình điều tra được thực hiện theo 02 bước theo quy định, bao gồm: Điềutra sơ bộ và Điều tra cuối cùng. Quá trình Điều tra sơ bộ trong vụ việc này được thực hiện trong vòng 5 tháng (từtháng 3 đến tháng 8/2016, tức là đã được gia hạn thêm 2 tháng so với thông thường),với các hoạt động như cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi tới các bên liên quan, các bênliên quan trả lời bản câu hỏi trong thời hạn quy định, cơ quan điều tra tiến hành phântích các dữ liệu, xác minh tại nhà máy hoặc trụ sở của các doanh nghiệp liên quan…Sau khi hoàn thành việc điều tra sơ bộ, ngày 3/8/2016 Cục quản lý cạnh tranh Bộ Côngthương đã gửi dự thảo kết luận sơ bộ cho cả bên nguyên và bên bị để họ bình luận. Một tháng sau đó, ngày 1/9/2016, Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện phápchống bán phá giá tạm thời sản phẩm tôn mạ nhập khẩu vào Việt Nam. Mức thuế sơbộ áp dụng với tôn mạ Trung Quốc là từ 4,02-38,34% và đối với tôn mạ Hàn Quốc là12,4% và 19% nhập khẩu vào Việt Nam trong giai đoạn từ 1/9/2016 đến 13/1/2017(120 ngày). Quyết định này không gây bất ngờ bởi trong hầu hết các vụ việc biện pháptạm thời đều được áp dụng. Điểm đặc biệt của vụ việc này là trên thực tế biện pháptạm thời có hiệu lực tới 13/1/2017. Trong khi đó biện pháp chính thức lại chỉ đượcban hành từ 30/3/2017. Như vậy là có một khoảng thời gian trống giữa hai biện phápnày (khoảng một tháng rưỡi) là hàng hóa nhập khẩu thuộc diện điều tra không bị ápthuế chống bán phá giá. Về mặt kỹ thuật, đây được xem là một “khoảng trống” dễ bịlợi dụng (ví dụ hàng hóa có thể nhập khẩu ồ ạt trong giai đoạn này để tận dụng việckhông bị áp thuế). Quá trình Điều tra cuối cùng được cơ quan điều tra thực hiện trong 07 tháng tiếp theo(từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2017). Các hoạt động được thực hiện trong giai đoạnnày chủ yếu là tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ các nội dung điều tra, tiếp thu và trảlời các bình luận của các bên đối với kết luận sơ bộ. Đặc biệt, phiên điều trần để cácbên có cơ hội tranh luận trực tiếp và đưa ra các ý kiến của mình trước Cơ quan điềutra cũng được tiến hành trong giai đoạn này.Ngày 3/3/2017, dự thảo kết luận cuối cùng của cuộc điều tra đã được Bộ Công thươngcông bố cho các bên biết và bình luận trong vòng 7 ngày.Hội đồng tư vấn vụ việc chống bán phá giá tôn mạ đã họp ngày 21/3/2017 với 5 thànhviên, trong đó 4 thành viên là đại diện các đơn vị liên quan của Bộ Công thương, 1thành viên từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Hội đồng thảo luận vềcác kết quả điều tra và bỏ phiếu đề xuất về các biện pháp trong vụ việc.Trên cơ sở các kết luận điều tra và kết quả tư vấn của Hội đồng tư vấn, Bộ trưởng BộCông thương đã ra Quyết định cuối cùng của vụ việc, với nội dung xác định đã hội tụđủ các điều kiện theo yêu cầu (hàng nhập khẩu bán phá giá trên mức tối thiểu, cóthiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa, có mối quan hệ nhân quả giữa hàngnhập khẩu bán phá giá và thiệt hại) và quyết định áp dụng biện pháp chống bán phágiá với các mức thuế với tôn mạ Trung Quốc là từ 3,17-38,34% và đối với tôn mạ HànQuốc là 7,02% và 19%.

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩutừ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam

Page 19: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 17

Bảng tóm lược các mốc thời gian trong quá trình điều tra chống bán phá giá tôn mạ(vụ aD02)

Hoạt độngmốc thời gian

24/12/2015 Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được nộp

05/01/2016 Bộ Công thương xác nhận Hồ sơ Đơn kiện đầy đủ và hợp lệ

03/3/2016 Bộ Công Thương đã ban hành quyết định khởi xướng điều tra(Quyết định 818/QĐ-BCT)

18/3/ 2016 Cơ quan điều tra gửi Bản câu hỏi điều tra dành cho nhà sản xuấttrong nước, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài

23/5/2016 Bộ Công Thương đã ban hành quyết định số 2003/QĐ-BCT gia hạnthời gian ra kết luận sơ bộ

Từ 20/6/2016đến 14/7/2016

Cơ quan điều tra tiến hành thẩm tra thực địa tại trụ sở của các nhàsản xuất hàng hóa tương tự trong nước

03/8/2016 Cơ quan điều tra hoàn tất quá trình điều tra sơ bộ và gửi dự thảoKết luận điều tra sơ bộ cho các bên liên quan

01/9/2016 Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bánphá giá tạm thời (Quyết định số 3584/QĐ-BCT)

Từ 01/10/2016đến 20/11/2016

Cơ quan điều tra tiến hành thẩm tra thực địa tại các nhà sản xuấtTrung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc

22/12/2016 Phiên tham vấn công khai

21/3/2017 Họp Hội đồng tư vấn vụ việc AD02

30/3/2017 Bộ Công thương ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giáchính thức (Quyết định số 1105/QĐ-BCT)

Page 20: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

18 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Theo quy định của pháp luật, không phải cứ khi nào có đơn yêu cầu áp dụng biệnpháp chống bán phá giá là Nhà nước có thể thực hiện biện pháp này. Chỉ sau khi tiếnhành điều tra, xác định có tồn tại đầy đủ các điều kiện theo quy định để áp dụng biệnpháp chống bán phá giá thì Nhà nước mới có thể áp dụng biện pháp chống bán phágiá và mức độ áp dụng phải phù hợp với kết quả điều tra. Quá trình này tương tự nhưmột vụ việc tố tụng, với một cơ quan Nhà nước ở giữa làm trọng tài, lắng nghe, xácminh các thông tin từ các bên và ra quyết định. Ở đây chỉ khác là “trọng tài” khôngphải Tòa án mà là một cơ quan hành chính (Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Côngthương), vì vậy có thể xem đây là một thủ tục “bán tố tụng” (một nửa tố tụng), một“vụ kiện” theo ngôn ngữ thông thường.Việc điều tra chống bán phá giá được tiến hành xoay quanh 03 vấn đề cốt lõi: (i) Cóhành vi bàn phá giá hàng nhập khẩu không? (ii) Ngành sản xuất nội địa có phải chịuthiệt hại đáng kể không? (iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phágiá và thiệt hại không? Ngoài ra, ngay cả khi có câu trả lời khẳng định cho cả 03 câuhỏi này, trước khi quyết định có áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không, Cơquan Nhà nước có thẩm quyền còn phải đánh giá xem liệu biện pháp này nếu áp dụngcó gây ảnh hưởng bất lợi tới các lợi ích kinh tế - xã hội liên quan hay không.Hàng nhập khẩu được xem là bán phá giá nếu chúng được bán sang thị trường ViệtNam với giá (giá xuất khẩu) thấp hơn giá bán hàng hóa tương tự tại thị trường nướcxuất khẩu (giá thông thường). Quá trình điều tra bán phá giá chính là xác định loạigiá xuất khẩu và giá thông thường của các lô hàng trong giai đoạn điều tra và tiếnhành so sánh chúng với nhau để tìm ra biên độ phá giá.Trong vụ việc này, Cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra bán phá giá đối với 07 côngty Trung Quốc và 01 công ty Hàn Quốc. Biên độ phá giá được xác định riêng rẽ chotừng công ty một. Dữ liệu để tính toán chính là các số liệu mà các công ty này cung cấp về các yếu tố tạothành giá xuất khẩu, giá thông thường của các lô hàng của họ theo trả lời của họ tạibảng câu hỏi và các bằng chứng kèm theo gửi Cơ quan điều tra. Việc thẩm tra tại chỗ chính là việc xác minh lại tính chính xác của các số liệu này. Trênthực tế, trong số các công ty được điều tra, cũng có một số các trường hợp không thểxuất trình các bằng chứng, giấy tờ chứng minh các số liệu đã cung cấp, cũng có nhữngtrường hợp sổ sách kế toán cho số liệu khác với số liệu đã cung cấp. Trong các trườnghợp này, tùy bối cảnh cụ thể, cơ quan điều tra đã lựa chọn sử dụng các dữ liệu thaythế từ các nguồn khác (ví dụ từ công ty có số liệu đầy đủ nhất, từ các số liệu khác

II. Về các yếu tố cơ bản trong vụ việc

1. Điều tra về hành vi bán phá giá hàng nhập khẩu

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩutừ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam

Page 21: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 19

đáng tin cậy hơn của chính công ty đó, từ các số liệu sẵn có trong tay cơ quan điều tratừ các nguồn khác…).Đồng thời cơ quan điều tra cũng tiến hành điều chỉnh lại các loại giá này để đưa vềcùng một công đoạn (giá xuất xưởng) và loại trừ/bố sung các chi phí liên quan đểbảo đảm tính công bằng khi so sánh hai mức giá này. Kết quả so sánh giá xuất khẩu và giá thông thường là biên độ phá giá xác định chotừng công ty. Với các công ty Trung Quốc không tham gia điều tra (tức là các công tynằm ngoài danh sách 07 công ty tham gia điều tra), biên độ phá giá được xác địnhtheo biên độ phá giá cao nhất trong số các công ty Trung Quốc được điều tra. Đối vớicác công ty Hàn Quốc, do chỉ có một công ty tham gia điều tra nên biên độ phá giá đốivới các công ty còn lại được xác định theo các số liệu sẵn có bất lợi nhất.Trong vụ việc này, kết quả điều tra cho thấy tất cả các công ty được điều tra đều phágiá, với biên độ phá giá đều cao hơn mức tối thiểu có thể bỏ qua (mức 2%). Trongtổng thể, các công ty Trung Quốc có biên độ phá giá cao hơn công ty Hàn Quốc. Tuynhiên, công ty có biên độ phá giá thấp nhất là một Công ty Trung Quốc (Yieh Phui),với biên độ 3.17%. Biên độ phá giá cao nhất và cũng là biên độ xác định chung chotất cả các công ty Trung Quốc không tham gia điều tra là 38.34%, được xác định trêncơ sở dữ liệu sẵn có do công ty bất hợp tác hoặc không chứng minh được các số liệucung cấp.Trong so sánh giữa biên độ phá giá trong kết luận sơ bộ thì biên độ trong kết luậncuối cùng phần lớn đã được điều chỉnh, chỉ có 02 biên độ “toàn quốc” (biên độ phágiá xác định cho nhà sản xuất/xuất khẩu không tham gia điều tra) và 01 công ty cóbiên độ phá giá giữ nguyên. Hướng điều chỉnh cũng khác nhau, theo đó:Có 02 công ty Trung Quốc (Yieh Phui và Bengang) và 01 công ty Hàn Quốc(Posco) có biên độ được điều chỉnh giảm. Đây là các công ty hợp tác và có bằngchứng chứng minh đầy đủ nhất;04 công ty còn lại (đều là của Trung Quốc, bao gồm Bazhou, Tianjin Haigang,Heibei và Wuhan) có biên độ bị điều chỉnh tăng, chủ yếu xuất phát từ việc phảichịu các dữ liệu sẵn có bất lợi do không hợp tác hoặc dữ liệu đã cung cấp khôngcó tài liệu/sổ sách chứng minh tương ứng.Từ đây có thể hiểu tại sao nhiều chuyên gia nói khác với kiện thông thường nơi ngườita cố tránh dây dưa cho bằng được, trong kiện chống bán phá giá, nhà sản xuất/xuấtkhẩu phải cố gắng tham gia điều tra cho bằng được, để cố gắng chứng minh các biênđộ phá giá thấp nhất có thể.

Page 22: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

20 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

TTTên nhà sản xuất/xuất khẩu

Biên độ phá giá sơ bộ

Biên độ phá giá cuối cùng Chênh lệch

Yieh Phui 4.02% 3.17% -0.85%1

Bazhou 7.20% 26.36% +19.16%2

BX Steel POSCO 38.34% 38.34% 03

Bengang 34.77% 27.36% -7.41%4

Tianjin Haigang 11.87% 26.32% +14.45%5

Hebei 20.76% 38.34% +17.58%6

Wuhan 25.63% 33.49% +7.86%7

POSCO 12.40% 7.02% -5.38%9

Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác củaTrung Quốc

38.34% 38.34% 08

Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác củaHàn Quốc

19.00% 19.00% 010

Bảng so sánh biên độ phá giá trong kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng

Theo quy định tại pháp luật Việt Nam liên quan, biên độ phá giá xác định cho từngnhà sản xuất, xuất khẩu không tự động được xem là mức thuế chống bán phá giá ápdụng cho nhà sản xuất, xuất khẩu đó. Cụ thể là với mỗi nhà sản xuất, xuất khẩu, cơquan điều tra sẽ phải xác định biên độ phá giá. Với từng nhóm công ty thuộc cùngmột lãnh thổ xuất khẩu, cơ quan điều tra sẽ xác định một biên độ thiệt hại (là khoảnchênh lệch giữa giá bán của hàng hóa bị điều tra và giá bán hàng hóa tương tự tại ViệtNam trong điều kiện không bị thiệt hại do hành vi bán phá giá). Mức thuế chống bánphá giá sẽ là mức nào thấp hơn trong số 02 loại biên độ đó.Trong vụ việc này, do trong tất cả các trường hợp biên độ thiệt hại bình quân giaquyền đều cao hơn biên độ phá giá của từng công ty nên mức thuế chống bán phá giáđược xác định trùng với biên độ phá giá (biên độ thấp hơn).

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩutừ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam

Page 23: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 21

TTTên nhà sản xuất/xuất khẩu

Biên độ phá giá cuối cùng

Biên độ thiệt hại bình quân gia quyền

mức thuế chốngbán phá giá

Yieh Phui 3.17% 61.08% 3.17%1

Bazhou 26.36% 61.08% 26.36%2

BX Steel POSCO 38.34% 61.08% 38.34%3

Bengang 27.36% 61.08% 27.36%4

Tianjin Haigang 26.32% 61.08% 26.32%5

Hebei 38.34% 61.08% 38.34%6

Wuhan 33.49% 61.08% 33.49%7

POSCO 7.02% 20.17% 7.02%9

Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác củaTrung Quốc

38.34% 61.08% 38.34%8

Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác củaHàn Quốc

19.00% 20.17% 19.00%10

Page 24: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

22 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Trong vụ việc này, một trong ba điều kiện tiên quyết của việc áp dụng biện pháp chốngbán phá giá tôn mạ là phải chứng minh ngành sản xuất sản phẩm tôn mạ trong nướcbị thiệt hại đáng kể trong giai đoạn điều tra (04 năm). Theo quy định của pháp luậtthì thiệt hại này chỉ cần là “đáng kể” chứ không nhất thiết phải là “nghiêm trọng”. Cơquan điều tra sẽ phải đánh giá tổng thể các yếu tố liên quan tới tình hình của ngànhsản xuất trong nước, nhưng không nhất thiết là phải chứng minh thiệt hại ở tất cảcác yếu tố này.Quá trình điều tra về thiệt hại thực chất là quá trình cơ quan điều tra thu thập thôngtin và xác minh thông tin về tình hình của ngành sản xuất nội địa. Việc điều tra đãđược tiến hành đối với 07 công ty sản xuất tôn mạ trong nước có bản trả lời câu hỏiđiều tra thiệt hại gửi cơ quan điều tra (China Steel Sumikin Việt Nam, Tôn Đông Á,Tôn Phương Nam, Thép Nam Kim, Hoa Sen, Đại Thiên Lộc và Chính Đại).Kết luận điều tra cho thấy về sản lượng, công suất thiết kế và sử dụng, lượng hàngbán, đầu tư, lao động và doanh thu của ngành sản xuất tôn mạ nội địa trong giai đoạnđiều tra đều có sự tăng trưởng. Tuy nhiên mức tăng trường được xác định là thấphơn nhiều so với tăng trưởng các chỉ số tương ứng, nếu có, của tôn mạ nhập khẩu.

2. Điều tra về thiệt hại

Biểu đồ - Tình hình bán hàng trong nước của ngành sản xuất trong nước và hàng hóanhập khẩu từ hai nước bị điều tra

POI - 3 POI - 2 POI - 1 POI

260,726

Lượng bán hàng trong nước của ngành sản xuất trong nước (tấn)Lượng nhập khẩu từ hai nước bị điều tra (tấn)

21,498

378,065

181,680

616,410

270,279

810,756865,851

Nguồn: Kết luận điều tra cuối cùng (bản công khai)

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩutừ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam

Page 25: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 23

Vì vậy, thiệt hại của ngành tôn mạ nội địa được xác định chủ yếu ở các yếu tố sau:Hệ quả ép giá, kìm giá của hàng nhập khẩu: Có sự gia tăng tuyệt đối của tôn mạnhập khẩu vào Việt Nam (220% trong giai đoạn điều tra so với cùng kỳ nămtrước) và gia tăng tương đối so với lượng hàng bán trong nước tạo ra hệ quả épgiá và kìm giá đối với hàng tôn mạ nội địa

Tồn kho: lượng hàng tồn kho liên tục gia tăng trong giai đoạn điều tra

Biểu đồ - So sánh chi phí sản xuất và giá bán của hàng hoá trong nước

POI - 3 POI - 2 POI - 1 POI

63,31382,855

141,135158,068

Biểu đồ - Lượng tồn kho của ngành sản xuất trong nước

Nguồn: Kết luận điều tra cuối cùng (bản công khai)

POI-1POI-2POI-3 POI

Chi phí sản xuất Giá bán trong nước

Hiệu ứng kìm giá

15,379,34613,898,008

17,484,635 19,246,66816,535,762

18,016,34014,600,808

20,517,981

Nguồn: Kết luận điều tra cuối cùng (bản công khai)

Page 26: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

24 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Thị phần: thị phần của ngành sản xuất trong nước giảm liên tục trong giai đoạnđiều tra, trong khi thị phần hàng nhập khẩu từ 2 nước bị điều tra gia tăng nhanhvà liên tục

Lợi nhuận: mặc dù doanh thu đạt mức tăng trưởng tốt, lợi nhuận của ngành cósự suy giảm rõ rệt, đặc biệt trong 2 năm 2014, 2015 ngành đã thua lỗ lớn

POi-3

Thị phần của ngành sản xuất trong nước 100.00POi-260.48

POi-1

54.50POi

43.67

Thị phần của hàng hóa nhập khẩu từ hainước bị điều tra

100.00 352.47 289.81 571.96

Thị phần của các doanh nghiệp trong nước khác 0

Thị phần nhập khẩu từ các nước khác 100.00 179.61 97.56 44.96

100.00 203.16 136.54

Bảng - Thị phần thép mạ trong nước

Nguồn: Kết luận điều tra cuối cùng (bản công khai) Đơn vị: Index 100

2012 2013 2014 2015(POI)

3,926.08 4,229.99

5,714.116,313.26

-422.78-43.17

149.61165.91

Doanh thu Lợi nhuận

Biểu đồ - Doanh thu và lợi nhuận bán hàng trong nước

Từ các kết quả điều tra, ngành sản xuất tôn mạ nội địa đang phải chịu thiệt hại ở mộtsố khía cạnh đồng thời không thiệt hại ở một số khía cạnh khác. Trong tổng thể, cơquan điều tra kết luận ngành sản xuất tôn mạ nội địa phải chịu thiệt hại đáng kể tronggia đoạn điều tra.Nguồn: Kết luận điều tra cuối cùng (bản công khai)

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩutừ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam

Page 27: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 25

Điều kiện thứ ba trong áp dụng biện pháp chống bán phá giá là phải chứng minh đượcmối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu bán phá giá với thiệt hại đáng kể màngành sản xuất nội địa phải chịu. Chú ý là theo quy định thì việc bán phá giá phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại củangành sản xuất nội địa, nhưng không bắt buộc phải là nguyên nhân duy nhất, cũngkhông cần phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thiệt hại của ngành sản xuất nội địa.Trong vụ việc này, cơ quan điều tra đã làm phép loại trừ, xem xét các yếu tố khác ngoàihàng nhập khẩu bán có thể là nguyên nhân gây ra thiệt hại của ngành tôn mạ ViệtNam (ví dụ tăng nhập khẩu từ các nước không bị điều tra, tiêu thụ nội địa giảm, năngsuất lao động giảm, công nghệ khác biệt, hạn chế thương mại nội địa, giảm xuất khẩu). Cơ quan điều tra kết luận không tồn tại các yếu tố nói trên. Ví dụ, nhập khẩu từ cácnước khác vào Việt Nam tăng giảm không ổn định, và chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ loanhquanh 4-5% tổng nhập khẩu, không thể ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa. Tổnglượng tiêu thụ trên thị trường (được tính bằng tổng lượng nhập khẩu cộng với tổngsản lượng tiêu thụ của ngành sản xuất nội địa) vẫn tăng ổn định, do đó thiệt hại củangành sản xuất nội địa không phải do nguồn cầu giảm. Năng suất lao động tăng liêntục trong giai đoạn điều tra, vì vậy không thể nói thiệt hại của ngành sản xuất nội địalà do năng suất lao động tụt giảm. Công nghệ sản xuất tôn mạ thì vẫn như cũ, khôngcó thay đổi gì lớn tới mức gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa….Khi các nguyên nhân khác được loại trừ, kết luận được đưa ra là hành vi bán phá giátôn mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc được xác định là nguyên nhân gây ra thiệt hạiđáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.

3. Điều tra về mối quan hệ nhân quả

Khác với nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, không phải cứ tồn tại đủ 03 điều kiện(i) có bán phá giá; (ii) có thiệt hại đáng kể và (iii) có mối quan hệ nhân quả là có thểáp dụng biện pháp chống bán phá giá. Theo pháp luật Việt Nam thì ngay cả khi kếtluận có đủ 03 điều kiện này, cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể áp dụng biện phápchống bán phá giá nếu việc áp dụng biện pháp này không phù hợp với lợi ích kinh tếxã hội của Việt Nam.Cơ quan điều tra cho rằng việc áp thuế chống bán phá giá tôn mạ “góp phần tích cựcvào sự phát triển kinh tế xã hội, tác động tích cực đến việc làm và thu nhập của ngườilao động trong ngành sản xuất trong nước” và rằng nếu không áp dụng biện pháp này“các nhà máy sản xuất trong nước có khả năng cao sẽ bị giải thể, đóng cửa, gây nêntình trạng lao động mất việc làm, lãng phí đầu tư của Nhà nước và nhân dân”. Phântích này không gây ngạc nhiên, bởi việc áp thuế chống bán phá giá đương nhiên phải

4. Về lợi ích công cộng

Page 28: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

26 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

mang lại lợi ích cho ngành sản xuất nội địa đã nộp đơn yêu cầu áp dụng biện phápnày, bởi nếu không có lợi họ đã không nộp đơn.Về lợi ích của các doanh nghiệp khác ngoài ngành sản xuất nội địa, kết luận điều tracho rằng biện pháp chống bán phá giá với tôn mạ sẽ không gây ảnh hưởng tới cácdoanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam (do thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu sử dụngđể sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được hoàn lại cho doanh nghiệp). Tuy nhiên, kết luậnđiều tra lại không có phân tích nào về ảnh hưởng của biện pháp này đối với các doanhnghiệp sử dụng tôn mạ nhập khẩu để sản xuất hàng hóa tiêu thụ nội địa.Về lợi ích của người tiêu dùng, cơ quan điều tra cho rằng nếu biện pháp này khôngđược áp dụng, “về lâu dài, nếu thị trường chỉ còn hàng hoá nhập khẩu, người tiêudùng sẽ chịu thiệt hại trực tiếp khi giá bán có thể tăng cao do yếu tố về độc quyềncũng như thiếu sự đa dạng về hàng hoá để lựa chọn. Như vậy, xét về lâu dài, ngườitiêu dùng là đối tượng được hưởng lợi từ chính sách này của Nhà nước”. Theo lậpluận này thì có vẻ như trước mắt, người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng bất lợi do sẽ phảimua tôn mạ nhập khẩu với giá đắt hơn, lợi ích nếu có chỉ là trong lâu dài, dưới dạngloại bỏ được nguy cơ trong tương lai. Mặc dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng nguy cơđộc quyền gây hại cho người tiêu dùng mà cơ quan điều tra lo ngại không thực sự cócơ sở, bởi với hiện trạng tăng trưởng đáng kể về công suất, lao động, lượng tiêu thụcủa ngành sản xuất nội địa ngay cả trong giai đoạn hàng nhập khẩu vào ồ ạt vừa rồi,khó có thể nghĩ tới một tương lai thị trường toàn hàng nhập khẩu. Mà ngay cả khi thịtrường toàn hàng nhập khẩu đi nữa thì khả năng độc quyền cũng khó xảy ra, do cácnguồn cung nhập khẩu tôn mạ của Việt Nam khá đa dạng. Hiện tại Việt Nam đã vàđang có những sản phẩm nhập khẩu hoàn toàn hoặc phần lớn, do trong nước chưasản xuất được hoặc năng lực hạn chế (ví dụ phân bón, thức ăn chăn nuôi…) nhưng cơquan quản lý Nhà nước chưa phát hiện hiện tượng độc quyền như lo ngại của cơ quanđiều tra.Kết luận của cơ quan điều tra là việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tôn mạkhông gây ảnh hưởng bất lợi đối với các lợi ích kinh tế - xã hội liên quan.

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩutừ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam

Page 29: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 27

Vụ điều tra chống bán phá giá tôn mạ kết thúc vào ngày 30/3/2017 với quyết địnháp dụng biện pháp chống bán giá của Bộ Công thương (Quyết định số 1105/QĐ-BCT).Theo Quyết định này, tất cả các nhà sản xuất/xuất khẩu tôn mạ từ Trung Quốc và HànQuốc nhập khẩu vào Việt Nam đều bị đánh thuế chống bán phá giá với các mức thuếkhác nhau, bằng với biên độ phá giá được xác định cho từng nhà sản xuất/xuất khẩutrong kết luận cuối cùng.

III. Về biện pháp chống bán phá giácuối cùng

TTTên nhà sảnxuất/xuất khẩu Các công ty thương mại

mức thuế chốngbán phá giá

Yieh Phui (China)Technomaterial Co.,Ltd.

Chin Fong Metal Pte., Ltd. 3.17%1

BX Steel POSCOCold Rolled SheetCo., Ltd.

Benxi Iron and Steel InternationalEconomic and Trading Co., Ltd.

38.34%3

Bengang SteelPlates Co., Ltd.

Benxi Iron and Steel InternationalEconomic and Trading Co., Ltd.

27.36%4

Bazhou SanqiangMetal Products Co.,Ltd.

Sumec International Technology1Co., Ltd.Win Faith Trading Limited2Hangzhou Ciec International Co.,3Ltd.Hangzhou Cogeneration (Hong4Kong) Company LimitedSingapore (Cogeneration) Steel5Pte. Ltd.Rich Fortune Int’l Industrial Lim-6itedChina-Base Resources Ningbo Ltd.7Shanghai Nanta Industry Co., Ltd.8

26.36%2

mức thuế chống bán phá giá chính thức đối với tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc vàHàn Quốc

Page 30: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

28 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

TTTên nhà sảnxuất/xuất khẩu Các công ty thương mại

mức thuế chốngbán phá giá

Tianjin HaigangSteel Coil Co., Ltd

Tianjin Haijinde Trading Co., Ltd.1Hangzhou Ciec International Co.,2Ltd.Hangzhou Cogeneration (Hong3Kong) Company LimitedSingapore (Cogeneration) Steel4Pte. Ltd.Sumec International Technology5Co., Ltd.Win Faith Trading Limited6Rich Fortune Int’l Industrial Lim-7itedChina-Base Resources Ningbo Ltd.8Chengtong International Limited9China Chengtong International10Co., Ltd.Sino Commodities International11Pte. Ltd.Zhejiang Materials Industry Inter-12national Co., Ltd.Arsen International (HK) Limited13Shanghai Nanta Industry Co., Ltd.14

26.32%5

Hebei Iron & Steel Co.,Ltd., Tangshan Branch

Tangshan Iron & Steel Group Co., Ltd. 38.34%6

Các nhà sảnxuất/xuất khẩukhác của Hàn Quốc

19.00%10

Các nhà sảnxuất/xuất khẩu kháccủa Trung Quốc

38.34%8

Wuhan Iron andSteel Company Lim-ited

International Economic and1Trading Corporation WISCOWugang Trading Company Limited2Ye-Steel Trading Co., Limited3Steelco Pacific Trading Limited4

33.49%7

POSCO POSCO Daewoo Corporation1POSCO Asia2POSCO Processing & Service Co., Ltd3Samsung C&T Corporation4

7.02%9

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩutừ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam

Page 31: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT

Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 29

Việc áp thuế sẽ chính thức thực hiện từ ngày 14/4/2017 (15 ngày kể từ ngày Bộ Côngthương ra Quyết định) và có hiệu lực trong 05 năm, đến 13/4/2022.Như vậy, kể từ ngày 14/4/2017, sản phẩm tôn mạ thuộc 35 mã HS là đối tượng củavụ kiện chống bán phá giá này khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được phân thành 03nhóm với các mức áp thuế chống bán phá giá khác nhau.Đối với các lô hàng mà Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) thể hiện là có xuất xứ từ HànQuốc, Trung Quốc, việc áp thuế sẽ chia làm hai trường hợp:Nếu nhà xuất khẩu trong hợp đồng mua bán là một trong các Công ty được nêutên trong Biểu áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì cơ quan Việt Nam sẽ ápdụng mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho nhà xuất khẩu đóNếu nhà xuất khẩu trong hợp đồng mua bán không có tên trong Biểu hoặc nếuHợp đồng mua bán không nêu tên nhà xuất khẩu thì sẽ áp dụng mức thuế chungcho các nhà xuất khẩu Trung Quốc/Hàn QuốcĐối với các lô hàng mà Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) thể hiện là có xuất xứ từ cácnước khác không phải là Hàn Quốc, Trung Quốc: Không áp thuế chống bán phá giá.Đối với các lô hàng không có chứng nhận xuất xứ: Áp mức thuế chống bán phá giácao nhất (38.34%).Đối với các trường hợp mà mức thuế chính thức chênh lệch với mức thuế tạm thờithì cách thức xử lý theo quy định là: các trường hợp mức thuế chính thức thấp hơnmức thuế tạm thời thì nhà nhập khẩu sẽ được hoàn lại khoản chênh lệch; ngược lạinếu mức thuế chính thức cao hơn mức thuế tạm thời, Nhà nước tự chịu, nhà nhậpkhẩu cũng không bị truy thu khoản chênh lệch.Chú ý là thuế chống bán phá giá chỉ là thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu, vì vậy,dù có phải nộp thuế chống bán phá giá hay không, các nhà nhập khẩu tôn mạ vẫn sẽphải nộp thuế nhập khẩu như bình thường.Vậy là vụ kiện chống bán phá giá thứ hai của Việt Nam đã khép lại, với “phần thắng”một lần nữa lại thuộc về nguyên đơn. Đây có thể coi là một “động lực” thúc đẩy cácdoanh nghiệp nội địa Việt Nam sử dụng công cụ phòng vệ chính đáng này để bảo vệcác lợi ích hợp pháp của mình trước các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Tuynhiên, sẽ thật sai lầm nếu cho rằng có thể dùng công cụ chống bán phá giá để tự dobảo hộ cho ngành sản xuất trong nước, bởi cũng từ việc theo dõi vụ kiện AD02 này,có thể thấy công cụ chống bán phá giá không phải là công cụ bảo hộ, nó chỉ có thểđược sử dụng nếu hàng hóa nhập khẩu có hành vi cạnh tranh không lành mạnh vàphải trải qua một quá trình điều tra, chứng minh kỹ càng. Phần thắng thực sự, vì vậy,nằm trong tay những người “có lý” và có nỗ lực chứng minh cho “cái lý” của mình.

Page 32: Chống bän phä giä, Chống trợ cấp, Biện phäp tự vệchongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/PVTM Q1_2017.pdf · Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT