chƯƠng trÌnh phÁt triỂn nhÀ Ở trÊn ĐỊa …°ơng trình... · web viewtrong những...

178
MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU............................................... 3 1.1 Quan điểm, vai trò, sự cần thiết xây dựng chương trình..3 1.1.1 Quan điểm, vai trò của nhà ở......................3 1.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng Chương trình phát triển nhà ở 4 1.2 Cơ sở pháp lý xây dựng chương trình.....................5 1.2.1 Văn bản Trung ương................................5 1.2.2 Văn bản địa phương:...............................5 1.3 Phạm vi quy mô chương trình.............................6 1.4 Mục tiêu chương trình...................................6 1.4.1 Mục tiêu tổng quát................................6 1.4.2 Mục tiêu cụ thể...................................7 Phần 2: KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030...............8 2.1 Khái quát thực trạng điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030....8 2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.................8 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - thực trạng và chỉ tiêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030...............10 2.2 Tình hình xã hội – thực trạng và nhu cầu nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030................................15 2.3 Dự báo phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030...............................................17 2.3.1 Mục tiêu phát triển..............................17 2.3.2 Định hướng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các đô thị trên địa bàn tỉnh.................18 Phần 3: THỰC TRẠNG NHÀ Ở....................................25 3.1 Phân tích đánh giá hiện trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh..25 3.1.1 Quá trình phát triển nhà của tỉnh................25 3.1.2 Về công tác quy hoạch xây dựng trong việc phát triển nhà ở............................................27 3.1.3 Thực trạng về kiến trúc nhà ở....................29 3.1.4 Thực trạng về nhà ở..............................31 3.1.5 Tình hình phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh.......33 3.1.6 Thực trạng nhà ở của các nhóm đối tượng xã hội. . .33 3.2 Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật, nhà ở và các chỉ tiêu liên quan tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.............37 3.2.1 Thành phố Tam Kỳ.................................37 3.2.2 Thành phố Hội An.................................38 3.2.3 Huyện Núi Thành..................................39 3.2.4 Huyện Phú Ninh...................................40 3.2.5 Huyện Tiên Phước.................................41 Trang 1

Upload: others

Post on 31-Dec-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU..........................................................................................31.1 Quan điểm, vai trò, sự cần thiết xây dựng chương trình...................31.1.1 Quan điểm, vai trò của nhà ở..........................................................................31.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng Chương trình phát triển nhà ở.............................41.2 Cơ sở pháp lý xây dựng chương trình...............................................51.2.1 Văn bản Trung ương.......................................................................................51.2.2 Văn bản địa phương:.......................................................................................51.3 Phạm vi quy mô chương trình...........................................................61.4 Mục tiêu chương trình.......................................................................61.4.1 Mục tiêu tổng quát..........................................................................................61.4.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................7

Phần 2: KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030........................................8

2.1 Khái quát thực trạng điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.....................................82.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.......................................................................82.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - thực trạng và chỉ tiêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030..............................................................................................................102.2 Tình hình xã hội – thực trạng và nhu cầu nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.................................................................................152.3 Dự báo phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030........................................................................................................172.3.1 Mục tiêu phát triển........................................................................................172.3.2 Định hướng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các đô thị trên địa bàn tỉnh...........................................................................................................18

Phần 3: THỰC TRẠNG NHÀ Ở.....................................................................253.1 Phân tích đánh giá hiện trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh....................253.1.1 Quá trình phát triển nhà của tỉnh...................................................................253.1.2 Về công tác quy hoạch xây dựng trong việc phát triển nhà ở.......................273.1.3 Thực trạng về kiến trúc nhà ở.......................................................................293.1.4 Thực trạng về nhà ở......................................................................................313.1.5 Tình hình phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh..................................................333.1.6 Thực trạng nhà ở của các nhóm đối tượng xã hội.........................................333.2 Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật, nhà ở và các chỉ tiêu liên quan tại các địa phương trên địa bàn tỉnh............................................................373.2.1 Thành phố Tam Kỳ.......................................................................................373.2.2 Thành phố Hội An.........................................................................................383.2.3 Huyện Núi Thành..........................................................................................393.2.4 Huyện Phú Ninh............................................................................................403.2.5 Huyện Tiên Phước........................................................................................413.2.6 Huyện Nam Trà My......................................................................................423.2.7 Huyện Bắc Trà My........................................................................................433.2.8 Huyện Thăng Bình........................................................................................433.2.9 Huyện Duy Xuyên........................................................................................443.2.10 Huyện Điện Bàn............................................................................................453.2.11 Huyện Đại Lộc..............................................................................................463.2.12 Huyện Hiệp Đức...........................................................................................473.2.13 Huyện Quế Sơn.............................................................................................483.2.14 Huyện Nông Sơn...........................................................................................493.2.15 Huyện Phước Sơn.........................................................................................50

Trang 1

3.2.16 Huyện Nam Giang........................................................................................513.2.17 Huyện Đông Giang.......................................................................................523.2.18 Huyện Tây Giang..........................................................................................523.3 Thực trạng công tác phát triển nhà ở..............................................533.4 Thực trạng công tác quản lý nhà ở.................................................543.5 Thực trạng thị trường bất động sản................................................553.6 Đánh giá công tác quản lý và phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh....553.6.1 Những kết quả đạt được................................................................................553.6.2 Những hạn chế..............................................................................................563.6.3 Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém.....................................................573.6.4 Giải pháp khắc phục tồn tại trong quá trình phát triển nhà ở của tỉnh..........57

Phần 4: CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030................................................................58

4.1 Quan điểm phát triển nhà ở............................................................584.2 Nguyên tắc phát triển nhà ở...........................................................594.3 Định hướng, mục tiêu phát triển nhà ở...........................................594.4 Phương hướng phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.........................................................................604.4.1 Các yêu cầu để xác định nhu cầu phát triển nhà ở của tỉnh..........................604.4.2 Nhà ở tại đô thị..............................................................................................604.4.3 Nhà ở tại nông thôn.......................................................................................624.5 Xác định nhu cầu nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. .624.5.1 Nhà ở của các đối tượng chính sách và người có công.................................624.5.2 Nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị...................................634.5.3 Nhà ở cho hộ nghèo......................................................................................634.5.4 Nhà ở cho sinh viên.......................................................................................644.5.5 Nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu kinh tế..........................644.5.6 Nhà ở công vụ...............................................................................................654.5.7 Phát triển nhà ở thương mại..........................................................................654.5.8 Nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư.....................................................664.5.9 Quỹ đất xây dựng nhà ở................................................................................67

Phần 5: CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH..............685.1 Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách..........................................685.2 Giải pháp về đất ở...........................................................................685.3 Giải pháp quy hoạch.......................................................................695.4 Giải pháp về kiến trúc.....................................................................705.5 Giải pháp về hạ tầng.......................................................................705.6 Giải pháp về chính sách tài chính, tín dụng và thuế.......................705.7 Giải pháp phát triển lành mạnh thị trường bất động sản nhà ở......725.8 Giải pháp nhà ở cho các đối tượng xã hội.......................................735.9 Giải pháp cũng cố, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý và phát triển nhà ở......................................................................................735.10 Giải pháp sử dụng vật liệu xây dựng không nung sử dụng trong các công trình nhà ở...............................................................................74

Phần 6: TỔ CHỨC THỰC HIỆN....................................................................756.1 Đổi mới nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực nhà ở đối với phát triển kinh tế xã hội..............................................................756.2 Tổ chức thực hiện............................................................................75

Trang 2

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH QUẢNG NAMĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Phần 1: MỞ ĐẦU

1.1 Quan điểm, vai trò, sự cần thiết xây dựng chương trình

1.1.1 Quan điểm, vai trò của nhà ởNhà ở là một trong những nhu cầu cơ bản không thể thiếu đối với mỗi

người, mỗi gia đình, vừa là tài sản có giá trị lớn của mỗi người dân, là nơi tái sản xuất sức lao động và là nơi phát triển nguồn lực con người. Dưới góc độ xã hội, quy mô và giá trị ngôi nhà còn thể hiện sự thành đạt và vị trí của mỗi cá nhân trong xã hội. Nhu cầu nhà ở luôn là vấn đề bức xúc của các tầng lớp nhân dân từ đô thị đến nông thôn, đặc biệt là nhu cầu cải thiện chỗ ở của các đối tượng có thu nhập thấp, người có công với cách mạng, công nhân làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà ở sinh viên, người nghèo. Vì vậy giải quyết tốt vấn đề nhà ở là góp phần phát triển và ổn định nhiều mặt của xã hội.

Nhà ở là nơi mà mọi tầng lớp dân cư trong xã hội luôn quan tâm. Nhà ở có tính kinh tế, xã hội sâu sắc, vì vậy phát triển nhà ở không chỉ giải quyết nhu cầu cơ bản của nhân dân mà góp phần chỉnh trang không gian kiến trúc đô thị, cảnh quan và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Mặc khác nhà ở có một vị trí quan trọng và chiếm tỉ lệ đáng kể trong quá trình vận hành thị trường bất động sản, phát triển và quản lý tốt công tác phát triển nhà ở sẻ góp phần quan trọng trong việc điều hành, quản lý thị trường bất động sản.

Có chỗ ở thích hợp và an toàn là một trong những quyền cơ bản, là điều kiện cần thiết để phát triển con người một cách toàn diện, đồng thời là nhân tố quyết định để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và người dân.

Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội; Nhà nước ban hành chính sách thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.

Phát triển nhà ở phải tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; phát triển nhà ở trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên đất đai; tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở; chú trọng phát triển nhà chung cư, nhà ở để cho thuê, kể cả khu vực nhà nước và tư nhân.

Phát triển nhà ở phải phù hợp với khả năng thu nhập của các đối tượng khác nhau, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam; từng bước cải thiện chỗ ở của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bất

Trang 3

động sản nhà ở; góp phần phát triển đô thị và nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại và phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc.

1.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng Chương trình phát triển nhà ởVề lĩnh vực nhà ở, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các cơ chế, chính

sách nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ về nhà ở, đất ở cho nhân dân, cũng như cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, mở cửa, khuyến khích thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản nhà ở.

Tại Điều 135 Luật Nhà ở quy định “UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua”.

Theo Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ: “xây dựng và đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở vào kế hoạch phát triển kinh tê-xã hội trong từng thời kỳ và hàng năm của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện” và yêu cầu UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: “tổ chức chỉ đạo phát triển nhà ở trên địa bàn theo quy định của pháp luật về nhà ở; xây dựng, điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020; thực hiện bố trí vốn từ ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, người ngèo và các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật trên địa bàn.

Cùng với sự phát triển của xã hội trong nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng thì nhu cầu và chất lượng, hình thức nhà ở của các tầng lớp xã hội ngày một phổ biến. Vấn đề an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng trong xã hội, có chổ ở ổn định trong các tầng lớp nhân dân là vấn đề luôn được Đảng bộ và nhân dân quan tâm. Do đó cần thiết phải tiến hành nghiên cứu, xây dựng Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, làm cơ sở pháp lý để UBND tỉnh có các chủ trương, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy lĩnh vực nhà ở phát triển, tạo điều kiện để mọi người dân, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng xã hội như người nghèo, công nhân, người thu nhập thấp,… có thể tạo lập chỗ ở phù hợp và ổn định, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước và công cuộc hiện đại hóa đất nước theo từng giai đoạn.

1.2 Cơ sở pháp lý xây dựng chương trình

1.2.1 Văn bản Trung ươngCăn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29/11/2005;Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 29/6/2006;

Trang 4

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;Căn cứ Nghị định số 118/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ

về quản lý và phát triển nhà ở xã hội;Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về

quản lý đầu tư phát triển đô thị;Căn cứ vào Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định

số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu;

Căn cứ Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ 2011-2015 tỉnh Quảng Nam.

1.2.2 Văn bản địa phương:Căn cứ Nghị quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội

đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012 – 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 31/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 162/2010/NQ-HĐND ngày 08/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 19/9/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 44/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của tỉnh Quảng Nam;

Trang 5

Căn cứ Nghị quyết số 85/NQ-HĐND ngày 04/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về điều chỉnh quy hoạch tổng thể Kinh tế - Xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025;

Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 25/6/2013 của UBND tỉnh về phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Quảng Nam cho cấp huyện.

Căn cứ số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Quảng Nam năm 2009-2020;

Căn cứ các quy hoạch ngành tỉnh Quảng Nam đã được phê duyệt;Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

1.3 Phạm vi quy mô chương trìnhPhạm vi nghiên cứu của Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư của 2 thành phố và 16 huyện trên địa bàn tỉnh.

1.4 Mục tiêu chương trình

1.4.1 Mục tiêu tổng quát- Phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu có chỗ ở của

nhân dân; từng bước nâng cao chất lượng nhà ở; tạo động lực phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đảm bảo các mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp và chủ động triển khai thúc đẩy phát triển quỹ nhà ở xã hội cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; công nhân lao động tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo; thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo khó khăn về nhà ở, nhà ở tái định cư; thực hiện hỗ trợ các hộ nghèo khu vực nông thôn cải thiện nhà ở.

- Từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển nhà ở đô thị văn minh, hiện đại; nhất là cải thiện chất lượng nhà ở nông thôn, giữ gìn và phát huy bản sắc kiến trúc dân tộc, hiện đại phù hợp với đặc điểm của từng địa phương trên địa bàn tỉnh.

1.4.2 Mục tiêu cụ thể- Mục tiêu đến năm 2015+ Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt mức 22 m2 sàn/người, trong đó

nhà ở đô thị bình quân đạt 25,2 m2 sàn/người, nhà ở nông thôn bình quân đạt

Trang 6

18,4 m2 sàn/người. Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 6 m2

sàn/người.+ Phấn đấu hoàn thành việc hỗ trợ người có công cách mạng cải thiện

nhà ở; triển khai thực hiện các chương trình phát triển nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và tiếp tục hỗ trợ các hộ nghèo khu vực nông thôn; phấn đấu xây dựng 2.662.633 m2 sàn nhà ở (trong đó 3.822 căn nhà ở xã hội; 24.750 căn nhà ở hộ nghèo, có công) để giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, hộ nghèo khu vực nông thôn, nhà ở xã hội; đáp ứng cho khoảng 60% số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và 50% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu về chỗ ở; tiếp tục hoàn thành việc hỗ trợ cho khoảng 20% của tổng số 10.583 hộ nghèo giai đoạn 2 từ 2013-2015 khó khăn về nhà ở. Hoàn thành việc hỗ trợ cho khoảng 22.633 hộ có công cách mạng.

- Mục tiêu đến năm 2020+ Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt mức 24,6 m2 sàn/người, trong

đó nhà ở đô thị bình quân đạt 28,6 m2 sàn/người, nhà ở nông thôn bình quân đạt 23,5 m2 sàn/người. Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 8 m2

sàn/người.- Trong giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng

8.0659.622 m2 sàn nhà ở (trong đó 4.652 căn nhà ở xã hội; 4.866 căn nhà ở hộ nghèo, thu nhập thấp) để giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, hộ nghèo khu vực nông thôn, nhà ở xã hội; đáp ứng cho khoảng 70 - 80% số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở. Tiếp tục hoàn thành việc hỗ trợ cho khoảng 80% của tổng số 10.583 hộ nghèo giai đoạn 2 từ 2013-2015 khó khăn về nhà ở.

Phấn đấu đến 2020 không còn nhà tạm, dột nát; không còn hộ sống ở những nơi nguy hiểm, sạt lở.

- Mục tiêu đến năm 2030+ Đến năm 2030, phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đạt

mức 30 m2 sàn/người, diện tích nhà ở tối thiểu đạt 12 m2 sàn/người.Chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân:

Giai đoạn

2015 2020 2030

Cả tỉnh Đô thị Nông thôn Cả tỉnh Đô thị Nông

thôn Cả tỉnh

22 25,2 18,4 24,6 28,6 23,5 30

Trang 7

Phần 2: KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

2.1 Khái quát thực trạng điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiêna) Vị trí địa lýQuảng Nam là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Miền Trung, nằm ở trung độ

cả nước, có tọa độ địa lý: Từ 14057’10’’ đến 16o03’50” vĩ độ Bắc; từ 107o12’40” đến 108o44’20” kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp: Tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.- Phía Nam giáp: Tỉnh Quảng Ngãi.- Phía Tây giáp: Nước CHDCND Lào và tỉnh KonTum.- Phía Đông giáp: Biển Đông.Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.043.837 ha. Toàn tỉnh có

02 thành phố và 16 huyện (7 huyện trung du, đồng bằng; 9 huyện miền núi) với 247 đơn vị hành chính cấp xã (216 xã; 18 phường; 13 thị trấn).

- 02 thành phố: Tam Kỳ và Hội An.- 07 huyện trung du, đồng bằng: Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế

Sơn, Thăng Bình, Núi Thành, Phú Ninh.- 09 huyện miền núi: Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Nam Giang,

Đông Giang, Tây Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My và Nông Sơn.Phía Đông có bờ biển chạy dài trên 125 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng

lớn hơn 40.000km2 hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phong phú để phát triển nghề khai thác thủy sản.

Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp khu kinh tế Dung Quất, có sân bay, cảng biển, đường Xuyên Á nên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và có tầm quan trọng trong an ninh, quốc phòng.

Quảng Nam có tổng diện tích 10.438,37 km2, thành phố Tam Kỳ là trung tâm hành chính của tỉnh, thành phố Hội An là thành phố lớn thứ hai là đô thị cổ, và 16 huyện lỵ. Do đặc điểm địa hình nghiêng từ Tây sang Đông nên địa thế của tỉnh rất đa dạng, phân chia thành 3 vùng sinh thái khác biệt: (1) các vùng đồng bằng ven biển gồm 8 huyện và thành phố, (2) các vùng trung du bao gồm 4 huyện, (3) khu vực miền núi bao gồm 6 huyện ở phía Tây. Địa hình đồi núi chiếm 72% tổng diện tích đât, còn lại là đồng bằng nhỏ hẹp. Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 24,54%, đồng bằng là 1,31%. Quảng Nam là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 quốc gia và là một trong sáu tỉnh có tỉ lệ phần trăm đất nông nghiệp thấp nhất.

Trang 8

b) Đặc điểm khí hậu, thủy văn- Khí hậuKhí hậu Quảng Nam có tính chất nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa

khô và mùa mưa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8, có hiện tượng gió Lào. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, thường có bão lũ và mưa lớn, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.839mm, độ ẩm không khí trung bình là 86%, dao động từ 68% đến 92%, nhiệt độ trung bình là 260C, dao động từ 100C đến 400C. Tuy nhiên, sự phân bố khí hậu không đồng đều giữa các vùng miền. Lượng mưa hàng năm tập trung nhiều ở vùng trung du và miền núi (3.200 - 4.000mm) nhiều hơn so với vùng đồng bằng ven biển (2.000 - 2.400mm). Độ ẩm trung bình hàng năm ở vùng đồi núi là 85% - 90%, cao hơn so với vùng đồng bằng là 80% - 85%.

- Thủy vănGió thịnh hành theo hai hướng gió mùa đông bắc và đông nam. Tháng

6,7 có gió Tây - Nam khô nóng. Bão thường xuất hiện vào tháng 9 đến thàng 12, tốc độ gió có khi đạt >30m/s. Mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông. Lũ lụt thường xuất hiện vào tháng 9, 10, 11, xuất hiện kèm theo các đợt gió mùa đông bắc. Nhìn chung khí hậu Quảng Nam mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nền nhiệt cao, số giờ nắng bình quân trong năm gần 2000 giờ, tổng tích ôn lớn (9000oC) thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, con vật nuôi. Tuy nhiên chế độ mưa tập trung theo mùa, lượng mưa lớn với địa hình dốc gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi và lũ lụt thường xảy ra.

Hình 1. Bản đồ khí hậu tỉnh Quảng Nam

Trang 9

Do đặc điểm địa hình và khí hậu nên hệ thống sông ngòi của Quảng Nam tương đối phát triển với tổng chiều dài 941km. Hầu hết các sông đều đi qua vùng đá mẹ giàu thạch anh (Granit, sa thạch, cuội kết, …) nên phù sa của các sông thường hạt thô, nghèo dinh dưỡng. Các con sông hẹp, dòng sông dốc, lắm thác ghềnh ở vùng núi, nông cạn ở đồng bằng. 02 hệ thống sông chính gồm sông Thu Bồn, diện tích lưu vực 3.350km2 và sông Vu Gia với 5.500km2.

Bên cạnh đó, Quảng Nam có đường bờ biển dài 125km, nhiều cửa sông và lạch lớn với gần 30.000ha mặt nước (cả nước ngọt, lợ, mặn). Trong đó có 10 ngàn ha bãi triều, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Vùng biển Quảng Nam có chế độ bán nhật triều không đều chiếm ưu thế. Trong tháng thủy triều lên xuống theo chế độ bán nhật triều khoảng trên 20 ngày, số còn lại là nhật triều. Mực nước triều lớn nhất tại cảng Kỳ Hà là 1,64 m, mực nước triều bình quân lớn nhất: +1,26m, thấp nhất: +0,57m.

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - thực trạng và chỉ tiêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030a) Tình hình phát triển kinh tếĐược sự quan tâm của Trung ương, sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, sự phối hợp

chặt chẽ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu để đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và đạt được kết quả khả quan, cụ thể như sau:

Là tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Tích lũy nội bộ từ nền kinh tế trong tỉnh thấp, cân đối thu - chi ngân sách gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực vượt bậc, tăng trưởng kinh tế của tỉnh có xu hướng tăng rõ rệt, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, cao hơn mức trung bình cả nước. Tốc độ tăng bình quân cả thời kỳ 2001 - 2010 là 11,6%, trong đó, giai đoạn 2001-2005 tăng 10,37%, giai đoạn 2006 - 2010 tăng 12,8%; giai đoạn 2011- 2013 tăng 11,75% (giá 2010). Giai đoạn 2008-2013, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt khá so với các tỉnh miền Trung và tăng hơn 2 lần so với cả nước. GDP tăng bình quân 11,82% /năm, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 1,84%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 17,28%/năm; dịch vụ tăng 12,9%/năm. Mức độ đóng góp của các khu vực kinh tế vào tăng trưởng chung đã khẳng định vai trò của khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đối với nền kinh tế của tỉnh (năm 2013 tỷ trọng hai ngành chiếm 82,78% tổng sản phẩm trên địa bàn).

Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2013

TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tăng bình quân (%)

2008-2010

2011-2013

1 GDP (tỷ đồng) (giá ss 2010)

Trang 10

  Tổng số 19.613 21.779 24.611 27.708 30.903 34.350 11,90 11,751.2 NLN, thủy sản 5.338 5.380 5.522 5.629 5.891 5.940 1,23 2,461.3 CN, XD 6.850 8.075 9.695 11.498 13.082 14.920 19,15 15,451.4 Dịch vụ 7.425 8.324 9.394 10.580 11.930 13.490 13,01 12,822 Giá trị sản xuất (giá ss 2010)      Tổng số 41.210 47.135 56.721 67.270 77.208 88.866 17,13 16,14

2.1 NLN, thủy sản 8.697 8.894 9.269 9.573 10.302 10.524 2,96 4,322.2 CN, XD 18.759 22.699 29.551 37.118 42.911 50.312 25,14 19,412.3 Dịch vụ 13.754 15.542 17.901 20.579 23.995 28.030 15,14 16,12

3GDP BQ đầu người (giá hh) (tr đồng)

12,29 14,45 17,24 22,18 26,21 30,74   

(Nguồn: Niên giám thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam 2013)Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu

người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2008 GDP/người của tỉnh (giá thực tế) mới chỉ 12,29 triệu đồng, nhưng đến năm 2013, GDP/người của tỉnh đã tăng lên 30,74 triệu đồng, hơn gấp hai lần so với năm 2008.

b) Kế hoạch phát triển kinh tế* Mục tiêu chung: Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đẩy mạnh

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tăng tính bền vững trong phát triển; đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm quốc phòng an ninh để từng bước xây dựng tỉnh Quảng Nam trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng duyên hải miền trung.

* Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030:Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam đến

năm 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg ngày 17/6/2005; Căn cứ các quy hoạch ngành tỉnh và các quy hoạch liên quan các chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhà ở xác định như sau:

(1) Phát triển cở sở hạ tầng:- Giao thông: Cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông hoá các tuyến đường

Quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, liên xã, bê tông hóa nông thôn và 100% xã có đường nhựa đến trung tâm.

- Điện: Điện lưới đến tất cả huyện lỵ, trung tâm xã, 100% thôn, làng có điện, 100% số hộ được dùng điện.

(2) Nhà ở: Diện tích nhà ở bình quân đầu người vào năm 2015 đối với khu vực nông thôn đạt 18 m2 sàn/người, khu vực thành thị đạt 22 m2 sàn/người.

(3) Xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trang 11

Phấn đấu đến năm 2015 đạt 20% xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến năm 2020 đạt 50% xã đạt chuẩn nông thôn mới ( kế hoạch số 4016/UBND-KH ngày 03/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về tổ chức phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm 2020).

c) Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật- Về giao thông:* Đường bộ:Theo số liệu sơ bộ năm 2011, toàn tỉnh hiện có 95,9% xã phường thị trấn

có đường giao thông đến trung tâm xã.Toàn tỉnh hiện có trên 10.000 km đường bộ, được phân bố theo hệ thống

phân cấp quản lý như sau:Quốc lộ: Có 5 tuyến với tổng chiều dài 465,8km, trong đó quan trọng

nhất là tuyến QL1A dài 85 km và đường Hồ Chí Minh dài 175 km do Trung ương trực tiếp quản lý. Các tuyến còn lại là Quốc lộ 14B dài 42 km, Quốc lộ 14D dài 74,4 km, Quốc lộ 14E dài 89,4 km Trung ương ủy thác cho địa phương quản lý. Đường có mặt bê tông nhựa và bê tông xi măng dài 381,4 km chiếm 82%, mặt đường thấm nhập nhựa 84,8 km chiếm 18%.

Đường tỉnh: Có 20 tuyến với tổng chiều dài 465,1 km, trong đó đường nhựa 454,1 km chiếm 98%, đường đất, cấp phối và đá xô bồ 11,0 km chiếm 02%.

Đường giao thông nông thôn và đường đô thị có trên 7.905 km trong đó:+ Đường ĐH: Có 140 tuyến với chiều dài 1.302,7km; đường BTXM:

85,3km (6,5%); đường nhựa 344,8 km (26,5%); đường cấp phối 194,1 km (15%); đường đất 679,5 km (52,0)%.

+ Đường ĐX: Có 2.023 km, trong đó: đường BTXM 892 km chiếm 44%, đường đất 1.131km chiếm 56%.

+ Đường dân sinh: Có trên 4.388 km, trong đó: Đường bê tông xi măng 1.437 km chiếm 33%, đường đất 2.951 km chiếm 67%.

+ Đường đô thị: Có 191km, trong đó có 158km đã rải nhựa (83%), đường cấp phối và nền đất 33km (17%).

Hệ thống giao thông đường bộ đã được hình thành rộng khắp và phân bố hợp lý với các trục chính dọc từ Bắc xuống Nam và trục ngang từ Đông sang Tây cùng với các trục phụ của mạng lưới đường huyện, đường xã, đường thôn, xóm tạo nên sự giao lưu thuận lợi cho tất cả các vùng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, chất lượng đường còn yếu, đường đất còn nhiều, nhiều tuyến chưa thoogn suốt, cầu cống trên các tuyến nhiều nhưng chưa được đầu tư xây dựng có hệ thống nên phải làm ngầm để đi lại. Các tuyến trên địa bàn vùng núi đồi cao đi lại khó khăn phức tạp vì đèo dốc, sông suối và điều kiện làm đường khó khăn, chất lượng đường rất xấu, không đảm bảo giao thông thông suốt hai mùa, nhất là hệ thống đường xã, đường dân sinh thường xuyên ách tắc trong mùa mưa.

Trang 12

(Theo đề án nâng cao hiệu quả quản lý và bảo trì kế cấu hạ tầnggiao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)

* Đường sông:Toàn tỉnh có 941 km sông ngòi tự nhiên, đang quản lý và khai thác 307

nkm sông (chiếm 36.2%), gồm 11 sông chính. Hệ thống sông hoạt động chính gồm 2 hệ thống sông Thu Bồn và sông Trường Giang, đổ ra biển theo 03 cửa sông: sông Hàn, Cửa Đại, Kỳ Hà. Đang khai thác vận tải thủy gồm co 11 tuyến: Thu Bồn, Trường Giang, Vu Gia, Yên, Vĩnh Điện, Hội An, Cổ Cò, Duy Vinh, Bà Rén, Tam Kỳ, An Tân. Phương tiện vận tải chủ yếu trên các tuyến ngắn có cự ly 20-50 km. Các bến sông trên địa bàn tỉnh hầu hết ở dạng bến tự nhiên có cơ sở hạ tầng tạm bợ. Trên địa bàn tỉnh có 02 cảng biển là Kỳ Hà và Tam Hiệp thuộc khu kinh tế mở chu lai.

* Đường sắt:Trục đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh Quảng Nam chiều dài 85 km. Ngoài

nhà ga chính ở Tam Kỳ, còn có 06 ga: Nông Sơn, Phú Cang, Trà Kiệu, An Mỹ, An Tân, Diêm Phổ. Hiện tại, số đôi tàu chạy trên tuyến là: Tàu khách có 12 đôi/ngày đêm, tàu hàng có 4 đôi/ngày đêm.

* Đường hàng không:Trên địa bàn tỉnh có sân bay Chu Lai, phục vụ các hoạt động quân sự ở

miền Trung và Tây nguyên.- Hệ thống cấp điện:Nguồn cấp điện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nguồn điện lưới quốc gia

qua các tuyến cao thế và các trạm biến áp trung gian 500 kV, 220 kV và 110 kV. Hiện trên địa bàn tỉnh có các trạm biến thế 500/220 kV, 220/110 kV và 110/22(15) kV. Năm 2007 sản lượng điện thương phẩm của Điện lực Quảng Nam là 507 triệu KWh, năm 2011 tăng lên 834.47 triệu KWh. Trong đó, sản lượng điện cung ứng cho ngành công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng cao trên 47% điện thương phẩm của toàn tỉnh. Đến năm 2011 đã có 08 trạm biến áp 110 kV, 17 trạm biến áp 35 kV, lưới điện trung, hạ áp có 5.200 km và 2.446 trạm biến áp phụ tải. Đã có trên 95% các xã có điện và tỷ lệ các hộ sử dụng điện đạt 97.8% hiện nay.

- Hệ thống cấp thoát nước:Tỉnh Quảng Nam tiềm năng nước mặt khá dồi dào nhờ vào mạng lưới

sông ngòi tương đối dày đặc (gồm 03 sông lớn là Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ, 08 sông nhỏ và hàng trăm suối, khe, lạch) và hệ thống hồ chứa (gồm 74 hồ chứa với tổng diện tích lưu vực là 585.9 km2 và tổng dung tích trung bình đạt khoảng 515 triệu m3) cộng thêm lượng nước mưa khá lớn trung bình 2.700 mm.

Nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh có trữ lượng vào loại nghèo (theo đánh giá sơ bộ của Liên đoàn địa chất 154, trữ lượng tháng kiệt nhất là 541.844 m3/ngày, trong đó trữ lượng động là 433.814 m3/ngày, trữ lượng tỉnh là 108.030 m3/ngày) nên chỉ khai thác để phục vụ sinh hoạt cho các hộ dân cư với quy mô

Trang 13

nhỏ. Chất lượng nước ngầm có độ khoáng hóa thấp (MG <= 1 g/l), vùng đồng bằng ven biển có tầng chứa nước mỏng và bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Trên địa bàn tỉnh có 14 hệ thống cấp nước tập trung cho 11 đô thị và 3 khu chức năng (khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc và cụm công nghiệp Đại Tân huyện Đại Lộc) với tổng công suất 52.400 m3/ngày đêm và hiện đang tiếp tục đầu tư xây dựng mới và nâng cấp công suất một số nhà máy nước.

Hệ thống thoát nước nói chung bao gồm hệ thống nước mưa và nước thải, hầu hết được thu thập để đổ ra các hồ và sau đó chảy vào sông mà không qua xử lý. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải chỉ có trong khu vực đô thị và khu công nghiệp.

Khu vực nông thôn chủ yếu dùng hệ thống cấp nước tự chảy, giếng khơi hoặc giếng đóng để cấp nước sinh hoạt và sản xuất. Đối với các khu vực miền núi, nhờ chương trình 135,134, chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, người dân sử dụng nước sạch thông qua các công trinhg nước tập trung (387 công trình), 82% người dân nông thôn dùng nước sạch. Nước thải tại nông thôn đều thải trực tiếp vào môi trường tự nhiên.

- Hệ thống Bưu chính viễn thông:Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh

đáp ứng được các dịch vụ cơ bản. Đến năm 2011 Quảng Nam đã có 01 bưu điện tủng tâm, 11 bưu điện trung tâm huyện, 189 bưu cục khu vực và bưu điện văn hóa xã. Tổng số thuê bao điện thoại cố định là 178.067, bình quân 12 máy/100 hộ. Số thuê bao di động khoảng 783.067, bình quân 1,83 người có 1 điện thoại di động. Số thuê bao Internet là 45.525. Doanh thu bưu chính viễn thông toàn tỉnh năm 2011 đạt 1.205 tỷ đồng, trong đó bưu chính đạt 32 tỷ, viễn thông đạt 1.173 tỷ đồng. Về cơ bản hệ thống bưu chính viễn thông đã đáp ứng được yêu cầu thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của người dân. Tại thành phố Hội An đã lắp đặt hệ thống Wifi đáp ứng nhu cầu thông tin cho hoạt động du lịch và nhân dân trên địa bàn thành phố.

2.2 Tình hình xã hội – thực trạng và nhu cầu nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030- Dân số trung bình năm 2013 là 1.460.161 người, mật độ dân số 140

người/km2. Dân tộc Kinh chiếm 92,3% tổng số dân cư, còn lại là các dân tộc ít người (Cơ Tu, Xơ Đăng, M’nông, Co và Gié Triêng).

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,03%. Tuy nhiên, sự phân bố dân cư giữa các vùng miền có sự chênh lệch lớn: hơn 73% dân cư tập trung sinh sống ở vùng đồng bằng ven biển, mặc dù diện tích chỉ chiếm 25% tổng diện tích đất tự nhiên. Hiện tại có 19% dân cư sống ở khu vực đô thị (các thành phố và thị trấn), 81% dân số sống ở nông thôn.

Dân số khu vực đô thị là 280.000 người (mật độ bình quân 653 người/km2), dân số nông thôn 1.180.164 người (mật độ bình quân 113 người/km2).

Trang 14

- Dự báo dân số đến năm 2020:Từ năm 1999 đến 2009, dân số tỉnh Quảng Nam tăng thêm 45.016 người.

Qua 3 kỳ điều tra, dân số tăng bình quân năm giảm dần, từ 1,96% (1979 - 1989) còn 1,26% (1989 - 1999) và chỉ còn 0,33% (1999 - 2009). Được biết, tỉ lệ tăng dân số hằng năm ở khu vực miền Trung là 0,41%/năm, cả nước là 1,2%/năm.

Đến năm 2015, dân số khoảng 1.487.000 người, trong đó dân số thành thị khoảng 513.000 người, chiếm tỷ lệ 34,5%; dân số nông thôn khoảng 974.000 người, chiếm tỷ lệ 65,5%.

Đến năm 2020 tổng dân số khoảng 1.552.000 người. Trong đó có 43,3% dân số thuộc khu vực thành thị với khoảng 672.000 người; dân số nông thôn chiếm khoảng 56,7%, khoảng 879.000 người.

Đến năm 2030 tổng dân số khoảng 1.600.000 người. Trong đó tỷ lệ dân số thành thị chiếm khoảng 60,75%, khoảng 972.500 người; dân số nông thôn chiếm khoảng 39,25%, khoảng 628.000 người.

Biểu: Lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đến năm 2020Đơn vị: nghìn người

Chỉ tiêu 2010 2015 2020

I. Lao động tham gia các ngành KT 821,663 887,142 924,949

Trong đó, lao động:

1. Công nghiệp - Xây dựng 158,710 227,350 292,635

% so tổng số 19,3 25,6 31,6

2. Nông, lâm nghiệp 486,764 440,910 382,004

% so tổng số 59,2 49,7 41,3

3. Khu vực dịch vụ 176,658 218,882 250,310

% so tổng số 21,5 24,7 27,1

II. Tỷ lệ LĐ thất nghiệp ở thành thị (%) 3,3 2,1 2,0

Nguồn: Số liệu tổng điều tra dân số và nhà ởtỉnh Quảng Nam 2009-2020

Trang 15

2.3 Dự báo phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

2.3.1 Mục tiêu phát triểnTheo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Nam đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2025, mục tiêu phát triển chủ yếu đến năm 2020 là duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức bền vững, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế kết hợp thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và phúc lợi cho người dân.

a) Các chỉ tiêu kinh tế:- Tổng GDP tăng đạt 15.636 tỷ đồng vào năm 2015 và 27.704 tỷ đồng

vào năm 2020 (theo giá cố định).- Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2012-2015 là 11.2% và giai đoạn 2015-

2020 là 12.1%.- GDP bình quân đầu người đạt 1.620 USD vào năm 2015 và 2.650 vào

năm 2020.- Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng phi

nông nghiệp chiếm 83.8% vào năm 2015 và 86.9% vào năm 2020.- Tỷ trọng đầu tư so với tổng sản phẩm trên địa bàn khoảng 35-40%.b) Các chỉ tiêu về xã hội và môi trường:- Tỷ lệ nghèo giảm bình quân hàng năm 1.8-2.5%, riêng đối với các

huyện nghèo giảm bình quân hàng năm 3.5-4%.- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 60-65% vào năm 2020.- Giải quyết việc làm trung bình 40.000 người hàng năm.- Cơ cấu lao động: tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 50.8% vào năm

2015 và 60.7% vào năm 2020.- Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi.- Tỷ lệ che phủ rừng trên 52%.- Khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn

môi trường: 100%.

2.3.2 Định hướng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các đô thị trên địa bàn tỉnha) Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệpPhát triển các khu, cụm công nghiệp phù hợp với tiềm năng và lợi thế

của từng khu vực, đa dạng loại hình cơ cấu, gắn với nhu cầu thị trường và chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử,...phát huy tối đa nội lực và lợi thế so sánh của các địa phương để phân bố lại lực lượng sản xuất trên địa bàn.

Một số yêu cầu cụ thể: thuận lợi về giao thông, cung cấp điện, cấp thoát nước, có đủ quỹ đất để mở rộng phát triển bền vững lâu dài, có khả năng cung

Trang 16

cấp nguyên vật liệu thuận tiện, có nguồn lao động đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất và phát triển, tiết kiệm đất nông nghiệp đặc biệt là đất thuận lợi cho trồng trọt trong việc sử dụng đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Các khu công nghiêp thuộc vùng Đông Quảng Nam+ Cụm động lực số 1

Stt Tên khu công nghiệp

Quy mô (ha) Ngành nghề khuyến khích đầu

tư2015 2020

Tổng cộng 900 1.590

1 KCN Điện Nam-Điện Ngọc 390 390 Đang hoạt động

2

CCN Trảng Nhật 1;

CCN Trảng Nhật 2 120 200

+ Chế biến nông lâm thủy sản

+ Điện, điện tử, may mặc

3 Vệt công nghiệp dọc quốc lộ 1A 80 150

+ Kho trung chuyển

+ Trung tâm dịch vụ thương mại, trưng bày giới thiệu sản phẩm

+ CN hi-tech

+ SX hàng tiêu dùng

4Vệt công nghiệp dọc đường sắt Bắc Nam

200 450

+ CN vật liệu xây dựng

+ Các ngành công nghiệp nặng

5 KCN Tây An 110 250

+ CN chế biến đa

+ SX cọc sợi, dệt may

+ Các ngành công nghiệp nặng

+ Cụm động lực số 2

Stt Tên khu công nghiệp

Quy mô (ha) Ngành nghề khuyến khích đầu tư2015 2020

Trang 17

Tổng cộng 540 1.263

1 KCN Đông Quế Sơn-Thăng Bình 211.26 511.26

+ Chế biến nông lâm thủy sản

+ Chế biến thực phẩm

+ SX đồ gia dụng

+ SX phân bón

+ CN thủy tinh, giày da, dệt may

2

KCN Đông Thăng Bình

(Hà Lam-Chợ Được)

58 300

+ Chế biến thực phẩm

+ CN thủy tinh, giày da, dệt may

3Vệt công nghiệp dọc đường cao tốc

100 238

+ CN vật liệu xây dựng

+ Chế biến nông lâm khoáng sản

+ CN nặng

4Vệt công nghiệp dọc đường quốc lộ 14E

150 337

+ Chế biến nông lâm khoáng sản

+ CN vật liệu xây dựng

+ CN cơ khí lắp ráp, CN phục vụ nông nghiệp

+ Cụm động lực số 3

Stt Tên khu công nghiệp

Quy mô (ha) Ngành nghề khuyến khích đầu tư2015 2020

Tổng cộng 3.229 6.296

AKhu vực CN Tam Kỳ-Phú Ninh

322 1.280

1 KCN Tam Thăng 100 500+ SX và lắp ráp các sản phẩm cơ

Trang 18

khí, viễn thông, linh kiện điện tử, điện lạnh, điện dân dụng.

+ SX hàng dân dụng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc.

2 KCN Thuận Yên-Trường Xuân 230 430

+ Chế biến nông lâm thủy sản

+ SX hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng

+ Lắp ráp điện tử, vật liệu may mặc.

3 KCN Phú Xuân 365 365

+ Cơ khí

+ Chế biến nông lâm thực phẩm

+ CN nhẹ, hàng tiêu dùng.

B Khu vực CN Chu Lai-Núi Thành 2.907 5.016

1 KCN Bắc Chu Lai 357 357

+ SX và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, viễn thông, linh kiện điện tử, điện lạnh, điện dân dụng.

+ SX lắp ráp oto, xe máy và các phương tiện vận tải.

+ SX hàng dân dụng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc.

+ SX vật liệu xây dựng.

Trang 19

2 KCN cơ khí oto Trường Hải 250 250

+ SX và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, CN phụ trợ phục vụ sản xuất ngành oto.

+ SX lắp ráp oto, xe máy và các phương tiện vận tải.

3 KCN Tam Hiệp 500 709

+ SX và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, viễn thông, linh kiện điện tử, điện lạnh, điện dân dụng.

+ SX thiết bị vệ sinh, thiết bị nhà bếp

+ SX hàng dân dụng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ.

+ SX vật liệu xây dựng, may mặc.

+ Dịch vụ cảng.

4 KCN Tam Anh 800 2000+ CN sau hóa dầu, CN nhẹ

+ SX và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, viễn thông, linh kiện điện tử, điện lạnh, điện dân dụng.

+ SX lắp ráp oto, xe máy và các phương tiện vận tải.

+ SX hàng dân dụng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, dụng cụ thể thao.

Trang 20

+ SX vật liệu xây dựng.

5 Khu phi thuế quan 1.000 1.700

- Các khu công nghiệp thuộc vùng Tây Quảng Nam+ Hình thành khu công nghiệp Đại Tân với quy mô khoảng 250 ha trên

cơ sở cụm công nghiệp Đai Tân và nhà máy cồn ethanol.+ Mở rộng KCN Bắc Chu Lai vượt qua đường cao tốc về phía Tây, quy

mô 1000 ha.Ngoài ra hình thành và phát triển một số khu vực phát triển công nghiệp

để tạo ra tiền đề phát triển trong lâu dài như sau:Trên cơ sở nhà máy xi măng Thạnh Mỹ tiếp tục mở rộng từng bước hình

thành khu vực công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng dọc tuyến quốc lộ 14B và đường Hồ Chí Minh với quy mô khoảng 200 ha.

Phát triển các loại hình công nghiệp cửa khẩu tại khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang (công nghiệp chế biến, gia công lắp ráp hàng dân dụng,...) trên quy mô khoảng 70 ha.

Hình thành khu vực công nghiệp tập trung dọc tuyến quốc lộ 14E phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, thủy tinh sành sứ, chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất đồ gia dụng, dệt may, giày da, công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

Hình thành khu vực công nghiệp nông lâm sản Phước Trà, huyện Hiệp Đức với quy mô sử dụng đất khoảng 200 ha tại khu vực giao nhau giữa đường 14E và Trường Sơn Đông (khu vực nhà máy sơ chế cao su Hiệp Đức).

- Các cụm công nghiệpĐịnh hướng phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết

định số 2061/QĐ-UBND ngày 24/6/2011, giai đoạn 2011-2015 có 108 cụm công nghiệp với quy mô 2.313,42 ha, cụ thể như sau

Stt Huyện, thành phố Diện tích đến 2015 (ha)

Số lượng cụm công nghiệp

1 Bắc Trà My 26,0 3

2 Duy Xuyên 158,08 7

3 Đại Lộc 656,00 23

4 Điện Bàn 436.16 20

Trang 21

5 Đông Giang 5,00 1

6 Hiệp Đức 39,30 7

7 Hội An 87,80 3

8 Nam Giang 20,00 3

9 Nam Trà My 5,00 1

10 Nông Sơn 15,00 1

11 Núi Thành 92,80 3

12 Phú Ninh 112,98 4

13 Phước Sơn 28,50 4

14 Quế Sơn 134,00 4

15 Tam Kỳ 135,35 4

16 Tây Giang 14,75 3

17 Thăng Bình 257,00 10

18 Tiên Phước 79,70 6

b) Định hướng phát triển Đô thịCùng với việc phát triển khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ, các đô

thị sẽ là hạt nhân động lực kích thích phát triển lan tỏa cho toàn vùng và đóng góp chủ yếu cho tốc độ tăng trưởng chung của cả tỉnh với các ngành chủ đạo là công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng mà trọng tâm là giao thông, thông tin liên lạc, điện, các cơ sở y tế, giáo dục, mạng lưới thương mại dịch vụ. Tập trung phát triển mạng lưới đô thị trung tâm vùng và trung tâm các huyện lỵ

Các đô thị được đầu tư xây dựng và phát triển theo đúng quy hoạch đô thị, quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội đi kèm với quản lý và phát triển nhà ở, để đô thị phát huy hạt nhân trung tâm khích thích sự phát triển của khu vực lân cận.

- Định hướng phát triển vùng Đông Quảng Nam

Stt Tên Đô thị

Loại Đô thị Quy mô dân số (1000 người)

Đất xây dựng Đô thị (ha)

2015 2020 2015 2020 2015 2020

Trang 22

AXây dựng mới

1 Duy Nghĩa - V 7,000 25,000 123 438

2

Điện Nam-Điện Ngọc

IV III 82,000 106,000 1,148 1,484

3 Phong Thử - V 5,000 10,000 90 180

4 Bình Minh - V 17,000 18,000 306 324

5 Hương An - V 16,000 23,000 280 403

6 Tam Hòa - IV - 15,000 - 225

7 Tân Hiệp - V - 8,000 100 160

B Nâng cấp

1 Tam Kỳ III II 141,000 217,000 1,904 2,930

2 Núi Thành IV III 70,000 200,000 980 2,800

3 Hà Lam V IV 35,000 65,000 525 975

4 Vĩnh Điện IV III 12,000 60,000 168 840

CCải tạo mở rộng

1 Hội An III III 83,000 107,000 1,328 1,712

Trang 23

2 Nam Phước V V 33,000 43,000 495 645

- Định hướng phát triển đô thị vùng Tây Quảng Nam

Stt

Tên Đô thị

Loại Đô thị Quy mô dân số (1000 người)

2010 2020 2030 HT 2010

DB 2020DB 2030Nội thị Toàn

ĐT

1 Trà My V V V 6,596 12,000 12,000 20,000

2 Tiên Kỳ V V V 6,997 12,000 12,000 20,000

3 Tắc Pỏ - V V - 4,000 4,000 10,000

4 Khâm Đức V V IV 6,262 10,000 17,000 25,000

5 Phước Hiệp - - V - - - 10,000

6 Tân An V V V 3,165 5,000 5,000 12,000

7 Trung Phước - V V - 4,000 4,000 10,000

8 Việt An - V V - 10,000 10,000 15,000

9 Đông Phú V V V 8,095 15,000 15,000 25,000

10

Thạnh Mỹ-Bến Giằng

V V IV 6,964 15,000 15,000 25,000

11 P rao VV V 4,148 8,000 8,000 10,000

1 Tơ - V V - 5,000 5,000 10,000

Trang 24

2 Viêng

13 Cha val - V V - 10,300 10,300 15,000

14

Sông Vàng - - V - 5,000 5,000 7,000

15

Lâm Tây - - V - - - 10,000

Phần 3: THỰC TRẠNG NHÀ Ở

3.1 Phân tích đánh giá hiện trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh

3.1.1 Quá trình phát triển nhà của tỉnha) Tình hình chungTỉnh Quảng Nam tình hình kinh tế xã hội còn khó khăn, địa bàn rộng.

Thời gian qua, ngoài các chính sách của Đảng và Nhà nước, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh luôn quan tâm phát triển và chăm lo nhà ở cho người dân như lập quy hoạch các khu dân cư, giao đất cho người dân tự xây dựng nhà ở, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, cho vay vốn xây dựng nhà ở, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở...nên nhà ở cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. Loại hình nhà ở cho thuê chủ yếu là của người dân tự xây dựng và loại hình nhà ở riêng lẻ chiếm đa số; nhà ở công vụ gần như không có, chỉ có khu nhà ở công vụ của tỉnh ủy; nhà ở tập thể là chủ yếu nhưng còn rất thấp; không có nhà ở chung cư.

Bên cạnh đó chưa có sự thu hút cao và sự đầu tư của các tổ chức, thành phần kinh tê vào các dự án phát triển nhà ở. Nhà nước chỉ đóng vai trò quy hoạch, đấu giá và cấp quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

Việc xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, dân tộc thiểu số cũng như các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư xây dựng và cải thiện nhà ở đến nay của tỉnh đã được nâng lên đáng kể.

b) Về Chương trình, Kế hoạch- Nghị quyết số 73/2013/NQ-HĐND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Hội

đồng nhân dân tỉnh Khóa VIII, Kỳ họp thứ 7 về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 3501/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án triển khai thí điểm hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt trên địa bàn tỉnh.

Trang 25

- Quyết định số 65/2009/TTg-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về đầu tư xây dựng ký túc sinh viên.

- Quyết định số 3190/QĐ-UBND ngày 21/9/2009 về phân bổ kế hoạch vốn TPCP năm 2009 cho các dự án nhà ở sinh viên.

- Kế hoạch số 867/KH-UBND ngày 24/3/2009 về việc triển khai Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.

- Quyết định số 2216/QĐ-UBND ngày 06/7/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

- Quyết định số 2444/QĐ-UBND ngày 02/8/2011 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người có công cách mạng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015.

- Quyết định số 3055/QĐ-UBND ngày 08/9/2009 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất dộng sản tỉnh; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh.

c) Các giải pháp về đất đai, kiến trúc quy hoạch, phát triển hạ tầng, nguồn vốn, phát triển nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội

- Thông qua quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu, các quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000, 1/500 đô thị trung tâm huyện, thị xã, quy hoạch nông thôn mới đã xác định nhu cầu quỹ đất để phát triển nhà ở làm cơ sở công khai quỹ đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở theo dự án.

- Công khai danh mục quy hoạch, địa điểm phát triển nhà để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng.

- Thành lập quỹ phát triển nhà ở ủy thác vào Quỹ đầu tư phát triển tỉnh thông qua việc huy động vốn từ tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, trích một phần tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, tiền hỗ trợ và đóng góp của các tổ chức cá nhân để tạo nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư.

3.1.2 Về công tác quy hoạch xây dựng trong việc phát triển nhà ởTính đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành công tác lập quy hoạch các đô thị

và các trung tâm hành chính huyện (18/18 đô thị và trung tâm hành chính huyện chưa được công nhận là thị trấn và hoàn chỉnh các quy hoạch xã nông thôn mới theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ngày 07/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 445/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng tổng thể phát triển

Trang 26

hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, xác định tỉnh Quảng Nam thuộc Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Trong đó, thành phố Tam Kỳ là đô thị hạt nhân trung tâm thuộc tỉnh, theo quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ đến 2030, tầm nhìn đến 2050, theo đó, Quy hoạch tổng thể thành phố Tam Kỳ trở thành đô thị loại II vào năm 2020, sẽ xây dựng Tam Kỳ trở thành đô thị xanh, thành phố du lịch để mọi người có thể thưởng thức được các giá trị lịch sử, văn hóa, giải trí, thương mại. Do đó, cấu trúc đô thị trong tương lai sẽ mở rộng khu vực trung tâm về phía Đông dọc theo sông Bàn Thạch để phát triển đô thị trong một thể thống nhất với dòng sông, tận dụng ưu thế thiên nhiên sông, hồ, đầm.

Về phát triển đô thị Hội An: Theo định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị theo Quyết định số 445/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, theo đó nhằm bảo vệ, tôn tạo kiến trúc cảnh quan tại đô thị di sản, đô thị đặc thù của thành phố Hội An, đô thị loại III.

Tính đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành công tác quy hoạch chung các đô thị trung tâm (các thị trấn của huyện) và quy hoạch các trung tâm hành chính huyện.

TT Danh mục các dự ánLoại đô thị

Số quyết địnhphê duyệt

1 Quy hoạch chung đô thị thành phố Tam Kỳ III

Số 1106/QĐ-UB

Ngày 16/6/1997;

2 Quy hoạch chung đô thị thành phố Hội An III

Số 3145/QĐ-UBND

Ngày 25/8/2005

3 Quy hoạch chung đô thị Điện Bàn IVSố 518/QĐ-UBND

Ngày 07/2/2013

4 Quy hoạch chung đô thị thị trấn Nam Phước V

Số 2844/QĐ-UBND

Ngày 04/9/2012

5 Quy hoạch chung đô thị thị trấn Hà Lam V

Số 517/QĐ-UBND;

Ngày 19/5/2014

6 Quy hoạch chung đô thị thị trấn Núi Thành V

Số 4219/QĐ-UBND;

Ngày 18/12/2008

Trang 27

7 Quy hoạch chung điều chỉnh đô thị thị trấn Ái Nghĩa V

Số 399/QĐ-UBND;

Ngày 25/01/2010

8 Quy hoạch chung điều chỉnh đô thị thị trấn Đông Phú V

Số 788/QĐ-UBND;

Ngày 12/3/2006

9 Quy hoạch chung đô thị thị trấn Tân An V

Số 516/QĐ-UBND;

Ngày 19/02/2014

10 Quy hoạch chung đô thị thị trấn Tiên Kỳ V

Số 2371/QĐ-UBND;

Ngày 26/7/2011

11 Quy hoạch chung đô thị thị trấn Khâm Đức V

Số 2293/QĐ-UBND;

Ngày 25/7/2007

12 Quy hoạch chung đô thị thị trấn Trà My V

Số 1094/QĐ-UBND;

Ngày 06/4/2012

13 Quy hoạch chung đô thị thị trấn Thạnh Mỹ V

Số 3982/QĐ-UBND;

Ngày 18/12/2013

14 Quy hoạch chung đô thị thị trấn Prao V

Số 393/QĐ-UBND;

Ngày 25/01/2010

15 Quy hoạch chung đô thị thị Trấn Phú Thịnh V

Số 4564/QĐ-UBND;

Ngày 31/12/2008

Ngoài ra, đã phê duyệt 03 quy hoạch các trung tâm hành chính huyện chưa được công nhận là thị trấn (đô thị loại V), gồm:

- Quy hoạch Trung tâm hành chính huyện Nông Sơn.- Quy hoạch Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My.- Quy hoạch Trung tâm hành chính huyện Tây Giang.

3.1.3 Thực trạng về kiến trúc nhà ở- Tình hình chungTỉnh Quảng Nam với diện tích rộng, gồm nhiều dân tộc sinh sống, bao

gồm cả khu vực miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển. Kiến trúc nhà ở tỉnh Quảng Nam là một trong những nét đặc trưng của văn hóa vật thể của tỉnh, bao gồm nhiều loại hình nhà ở với những hình thái mang tính chất theo từng vùng miền, từng dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, khi đời sống kinh tế của người dân ngày một nâng cao, cùng với sự quan tâm của đảng và nhà nước, kinh tế tại khu vực nông thôn và miền núi ngày một cải thiện.

Khu vực Vùng Đông của tỉnh bao gồm các trung tâm kinh tê chính trị, các khu đô thị phát triển, các khu vực này các hình thức nhà ở lô phố và nhà ở

Trang 28

biệt thự phát triển và được quản lý kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch để không phá vở kiến trúc chung của từng khu vực; hình thức nhà ở biệt thự trong các làng quê, nhà phố tại làng quê ngày một tô vẽ thêm cho bức tranh tổng thể thêm phong phú; khu vực ven biển của tỉnh hình thành các khu đô thị, khu du lịch sinh thái với các hình thức nhà ở biệt thự cao cấp, công trình hỗn hợp cao cấp phong phú đa dạng hình thức và là các địa điểm nghỉ dưỡng và phát triển du lịch của tỉnh.

Trong khi đó, khu vực vùng Tây, hình thức nhà ở ba gian ở làng quê, nhà sàn ở miền núi duy trì bản sắc văn hóa dân tộc của tỉnh; các khu vực đô thị kiến trúc nhà ở ngày một khởi sắc, đa dạng tô điểm cho bức tranh khu vực thêm khởi sắc.

- Đặc điểm kiến trúc nhà ở đô thị và nông thôn+ Đô thị:Chủ yếu hình thức mẫu nhà lô phố, thường có phần tầng lửng hoặc lầu

để sử dụng trong điều kiện bị ngập úng (các đô thị Quảng Nam đều bị ngập vào mùa lụt hàng năm). Diện tích nhà ở khoảng 100-200m2 với chiều rộng từ 5-7m, chủ yếu do người dân tự xây.

Hệ thống kỹ thuật, được bố trí theo nhu cầu sinh hoạt, đảm bảo cấp điện. Tỷ lệ hộ được cấp nước hợp vệ sinh ngày một tăng. Hệ thống phòng vệ sinh chỉ bố trí vừa đủ theo nhu cầu gia đình, được đầu tư xây dựng và đấu nối với hệ thống thoát nước của khu vực, chỉ một số khu vực chưa có hệ thống thoát nước chung thì hình thức nhà vệ sinh theo kiểu tự hoại. Xu hướng bố trí phòng khách, cầu thang, ngủ và bếp ăn rồi đến phòng vệ sinh.

+ Khu vực ven biển:Chủ trương của tỉnh cho phép chủ đầu tư được kinh doanh bất động sản

trong khu du lịch, phát triển các hình thức nhà ở biệt thự, bungalow dạng diệt thự và hình thức căn hộ nghỉ dưỡng độc lập trong các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Các hình thức phát triển nhà ở này tồn tại và phát triển tạo nên bức tranh đa dạng, phong phú cho khu vực. Phát triển nhà ở để bán, cho thuê nhằm khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế biển, sớm hình thành các khu du lịch sinh thái biển, các đô thị ven biển phong phú với nhiều loại hình, qua đó tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh.

Định hướng phát triển không gian theo tuyến dựa trên hình thái của sông Cổ Cò, đường ven biển DT603.

Khu vực phía Đông Bắc ĐT 603A: phát triển các khu du lịch biển cao cấp, trung tâm hỗn hợp, các khu làng chài và các bãi tắm, công viên biển. Khu vực phía Tây Nam ĐT 603A: phát triển khu phức hợp, sân gôn, các khu du lịch sinh thái ven sông Cổ Cò, khu ở mới, ở tái định cư, khu đô thị.

Loại nhà chủ yếu là biệt thự, bungalow nghỉ dưỡng, căn hộ nghỉ dưỡng. Tỉ lệ kinh doanh bất động sản du lịch, mật độ xây dựng cho phép theo quy định

Trang 29

hiện hành, được thể hiện trong điều lệ quản lý quy hoạch và quy chế quản lý chung.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, được bố trí đồng bộ với hệ thống hạ tầng khu du lịch. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quản lý công trình (mật độ xây dựng, chiều cao công trình, yêu cầu về kiến trúc hạ tầng kỹ thuật, vận hành khai thác,...) thực hiện theo quy định hiện hành và theo đồ án quy hoạch được duyệt và theo quy chế quản lý các loại hình bất động sản trong khu du lịch được UBND tỉnh cho phép.

+ Nông thôn:Mẫu nhà: Điều kiện thiên nhiên của tỉnh không thuận lợi, miền núi

thường bị lũ quét, sạt lở, đồng bằng thường xuyên bị ngập lụt hàng năm, nên mẫu nhà thường hướng đến yếu tố tránh lũ, lụt; có gác lửng, nền được tôn cao so với địa hình tự nhiên, thường sử dụng mẫu nhà vườn, mẫu nhà ba gian. Các điểm dân cư dọc theo trục giao thông chính thường sử dụng mẫu nhà lô phố để thuận tiện việc kinh doanh, phát triển dịch vụ.

Đối với nhà ở nông thôn thì người dân tự xây dựng là chủ yếu, diện tích xây dựng thường vào khoảng 70-100m2, các công trình phụ trợ được tách riêng.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chủ yếu là cấp điện và một số khu vực có mạng thông tin. Một số địa phương được cung cấp nước sạch theo chương trình cấp nước sạch nông thôn, đa số còn hình thức nước tự chảy và hình thức giếng khoang, đào. Phòng cháy chữa cháy chưa được đầu tư và chú trọng. Khu vệ sinh thường được tách riêng, theo mẫu bán tự hoại. Các phòng bố trí nhỏ, dưới 12m2.

Ưu: Kiến trúc công trình có xu thế hướng đến tự nhiên, tự tạo cho mình một nơi ở hợp lý trong việc sản xuất và kinh doanh phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội.

Khuyết điểm: Phần lớn xây dựng tự phát, ít có sự chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng nên kiến trúc chủ yếu mang tính tự do, có nhiều sai sót, lãng phí vật liệu, dây chuyền thiếu hợp lý.

3.1.4 Thực trạng về nhà ởa) Thực trạng về số lượng nhà ở- Tổng số nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (tính sơ bộ năm 2013 là

386,855 căn tương ứng với tổng diện tích khoảng 30.079.100 m2 sàn (theo số liệu báo cáo số 97/BC-SXD ngày 14/7/2013 của Sở Xây dựng về rà soát tiêu chí quy hoạch nhà ở dân cư trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Báo cáo số 100/BC-SLĐTB&XH ngày 19/7/2013 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội về điều tra số hộ nghèo cận nghèo giai đoạn 2011-2015).

Trong đó, nhà chung cư không có, nhà riêng lẻ 386,855 căn. Chia theo khu vực như sau:

+ Khu vực đô thị: 99.975 căn tương đương 9.997.500 m2 sàn, chiếm 26%. Trong đó, nhà riêng lẻ 99.975 căn, không có nhà chung cư.

Trang 30

Phần lớn, nhà ở tại các đô thị trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhà ở riêng lẻ do dân tự xây và phát triển mạnh về số lượng, chất lượng.

Trong những năm gần đây hầu hết nhà ở xây dựng theo dạng nhà dạng kiên cố hoặc bán kiên cố, kết cấu khung sườn bê tông cốt thép mái lợp tôn hoặc ngói, nhà ở được xây dựng theo nhiều dạng: Nhà riêng lẻ, dạng nhà biệt thự sân vườn.

+ Khu vực nông thôn: 286.880 căn tương đương 20,081,600 m2 sàn; chiếm 74%. Trong đó, nhà chung cư không có, nhà riêng lẻ 286.880 căn.

- Tỷ lệ nhà ở chủ yếu là nhà dân tự xây theo điều kiện và mục đích của chủ đầu tư, chưa có sự tham gia của các nhà chuyên môn và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng làm cho bộ mặt kiến trúc đô thị được tạo lập một cách chấp vá không đồng bộ và không đảm bảo yêu cầu về mỹ quan kiến trúc đô thị.

- Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện các chương trình dự án thiết thực như chương trình 167, dự án xây dựng các trung tâm cụm xã, dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi công cộng...đã góp phần ổn định dân cư, bước đầu thay đổi bộ mặt thôn, buôn của tỉnh.

Tuy nhiên, các chương trình dự án chỉ mới tập trung phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất: Giao thông, cấp điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, khai hoang, thủy lợi... Đối với nhà ở của đồng bào dân tộc tại chỗ ở các thôn bản vẫn còn tạm bợ, xây dựng tự phát, điều kiện ở thấp, bộ mặt, cảnh quan phần lớn thôn buôn còn lụp sụp không có điều kiện phát triển theo sự phát triển chung của địa phương. Do tỷ lệ đói nghèo còn ở mức cao, mức thu nhập thấp so với mặt bằng chung xã hội nên điều kiện tự cải thiện chỗ ở còn rất khó khăn, cần có sự trợ giúp của nhà nước, cộng đồng.

b) Thực trạng về chất lượng nhà ởTheo số liệu thống kê, tổng số nhà toàn tỉnh là 386,855 nhà, trong đó :Số lượng nhà kiên cố là 170,571, tỷ lệ 44% ; nhà bán kiên cố 150,462, tỷ

lệ 39% ; nhà thiếu kiên cố 50,646, tỷ lệ 13% ; nhà đơn sơ 15,177, tỷ lệ 4%.Bảng thống kê chất lượng nhà ở

Chỉ tiêu hiện trạng

Tổng số nhàNhà kiên cố Nhà bán kiên

cốNhà thiếu kiên cố Nhà đơn sơ

Số nhà toàn tỉnh

386,855Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Đô thị Nông thôn 170,571 44 150,46

2 39 50,646 13 15,177 4

107,11 279,74

Trang 31

4 1

c) Thực trạng về diện tích nhà ở tính trên đầu ngườiTheo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Quảng Nam năm 2009,

trong đó:Diện tích nhà ở tính trên đầu người (m2 sàn/người) toàn tỉnh là 17,8 m2

sàn/người, phân ra:- Diện tích nhà ở tính trên đầu người (m2 sàn/người) khu vực đô thị là

22,8 m2 sàn/người;- Diện tích nhà ở tính trên đầu người (m2 sàn/người) khu vực nông thôn

là 16,7 m2 sàn/người.

Diện tích nhà ở bình quân, thống

kê năm 2009

Cả tỉnh Đô thị Nông thôn

17,8 22,8 16,7

3.1.5 Tình hình phân bố dân cư trên địa bàn tỉnhMật độ dân số trung bình toàn tỉnh (theo niên giám thống kê năm 2012)

là 137 người/km2, phân bố không đều trên địa bàn các huyện, thành phố, tập trung chủ yếu ở thành phố Tam Kỳ, Hội An, thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ 1A, quốc lộ 14B chạy qua như Quế Sơn, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc... các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện khó khăn như: Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Nam Giang… các dân tộc thiểu số sinh sống ở các xã miền núi trên địa bàn tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở các xã vùng sâu, vùng xa.

Trên địa bàn tỉnh có tổng số 244 xã/phường/thị trấn và có khoản 20 dân tộc đang sinh sống trên đại bàn tỉnh, trong đó số đông là dân tộc Kinh, Cơ Tu, Xơ Đăng. Ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ, còn có một số đông dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Quảng Nam sinh cơ lập nghiệp.

3.1.6 Thực trạng nhà ở của các nhóm đối tượng xã hộia) Nhà ở người có công cách mạngThực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ

tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công cách mạng về nhà ở; Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công cách mạng về nhà ở.

Rà soát các tiêu chí liên quan, đến nay toàn tỉnh hiện có khoảng 22.633 hộ có nhu cầu hỗ trợ về nhà ở (xây mới 7.164 nhà, sửa chữa 15.469 nhà) hoàn thành trong năm 2013 và 2014, theo Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày

Trang 32

05/9/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở người có công cách mạng về nhà ở, Quyết định số 3363/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt điều chỉnh một số nội dung Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của UBND tỉnh. Trong quá trình rà soát các đối tượng nhà có công cách mạng còn nhiều hơn.

b) Nhà ở xã hộiNhìn chung do tính đặc thù tỉnh Quảng Nam mặt bằng kinh tế xã hội

còn thấp, quỹ đất nhiều, việc kêu gọi thu hút đầu tư đối với việc phát triển quỹ nhà ở xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách, cơ chế để hỗ trợ nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho đối tượng là công nhân khu, cụm công nghiệp và nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết số 73/2013/NQ-HĐND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam Khóa VIII, Kỳ họp thứ 7 về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 về cơ chế chính sách phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở người thu nhập thấp khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực nhà ở xã hội vẫn còn hạn chế, các nhà đầu tư tập trung vào hình thức khai thác quỹ đất là chủ yếu.

Một số dự án nhà ở xã hội hiện nay như dự án Dự án khu nhà ở thu nhập thấp của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Châu Âu tại Xã Điện Nam Trung, huyện Điện Bàn có diện tích 17,72 ha; Dự án khu nhà ở công nhân và thu nhập thấp của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thái Công tại Cụm công nghiệp Đông Lâm, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc diện tích 4,2 ha; Dự án khu nhà ở thu nhập thấp của Công ty CP tư vấn NNNT và Dịch vụ TTDL STO tại Điện Nam-Điện Ngọc, huyện Điện Bàn có diện tích 18,28 ha; Dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại thành phố Tam Kỳ của Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 2-9 tại Khu dân cư Khối phố 11, thành phố Tam Kỳ, các dự án khu ở xã hội, người thu nhập thấp huyện Điện Bàn,...

Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có dự án nhà ở xã hội nào hoàn thành để đáp ứng nhu cầu nhà ở trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu nhà ở xã hội tại các đô thị hiện nay là cấp bách, cần khuyến khích đầu tư và sự quan tâm của các cấp ngành địa phương.

Do đặc thù của tỉnh, đặc biệt là do tập tính phong tục tập quán và điều kiện của người dân địa phương, để triển khai thực hiện Nghị định 188/2013/NDD-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về quản lý và phát triển nhà ở xã hội, cần đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội hình thức đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật chuyển nhượng quyền sử dụng đất để giải quyết nhu cầu chỗ ở, đất ở xã hội tại các đô thị hiện nay.

c) Nhà ở cho hộ nghèo

Trang 33

Tổng kết giai đoạn 2009-2012 Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Sau 3 năm thực hiện, kết quả thực hiện như sau:

Tổng số hộ nghèo có khó khăn về nhà ở cần hỗ trợ trên địa bàn tỉnh là 18,014 hộ nghèo.

Đến nay đã hoàn thành hỗ trợ 18,014 hộ nghèo/tổng số 18,014 hộ nghèo, chiếm 100% kế hoạch (theo Báo cáo số 33/BC-UBND ngày 11/3/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam).

d) Nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chứcTheo nguồn tổng hợp của Sở Nội vụ Quảng Nam về cung cấp thông tin

lập Chương trình phát triển nhà ở tỉnh: Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức khối hành chính sự nghiệp của tỉnh là 29,863 người.

Trong đó: Công chức hành chính là 3,237 người, Công chức sự nghiệp là 705 người và Viên chức là 25,802 người.

Dự kiến số lượng công chức, viên chức khối hành chính sự nghiệp có nhu cầu về nhà ở ước tính khoảng 30%, tương đương 8.900 người.

Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức, viên chức khối hành chính sự nghiệp của tỉnh có chỗ ở ổn định, yên tâm công tác thì ngoài sự nỗ lực của bản thân cán bộ công chức, viên chức thì cần được sự hỗ trợ của tỉnh như xây dựng quỹ nhà ở xã hội, quỹ đất ở xã hội từ nguồn ngân sách tỉnh, cho vay mua nhà từ ngân hàng chính sách...

e) Nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo- Theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo

về nhà ở; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững 61 huyện nghèo trên địa bàn cả nước:

Đến nay, đã thực hiện hỗ trợ cho 3,153 hộ dân tộc thiểu số nghèo có khó khăn về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

Hỗ trợ cho 2,524 hộ dân tộc thiểu số nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững 61 huyện nghèo trên địa bàn cả nước, trong đó tỉnh Quảng Nam có 03 huyện nghèo là: Nam Trà My, Phước Sơn, Tây Giang. Báo cáo số 33/BC-UBND ngày 11/3/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam.

g) Nhà ở cho sinh viên- Theo số lượng học sinh, sinh viên tại Báo cáo số 817/SGDĐT/KHTC

ngày 7/2013 của Sở Giáo dục Đào tạo Quảng Nam, như sau:Tổng số học sinh, sinh viên hiện có là: 14,916 người; Dự kiến đến năm 2015 là 17,296 người;Dự kiến đến năm 2020 là 20,000 người.

Trang 34

TT Phân loại ĐVT Hiện tạiNhu cầu

Đến năm 2015

Dự kiến

đến 2020

1 Số HS-SV học ĐH Người 2 258 2 500 3 000

2 Số HS-SV học CĐ Người 6 562 9 700 12 000

3 Số HS-SV học TCCN Người 6 096 5 096 5 000

4 Số HS THPT, THCS Người 68 446 71 052 67 500

5 Nhu cầu nhà ở cho HS-SV M2 44 211 63 500 79 980

Trong đó: + ĐH, CĐ và TCCN M2 29 714 46 068 62 568

+ THPT và PTDTNT M2 14 497 17 432 17 412

6 Nhu cầu nhà công vụ cho CC, VC M2 3 531 6 794 6 648

Trong đó: + ĐH, CĐ và TCCN M2 300 1 200 1 500

+ THPT và PTDTNT M2 3 231 5 594 1 000

Quyết định số 1308/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục dự án phát triển nhà ở sinh viên bằng nguồn vốn Trái phiếu chính phủ năm 2009, danh mục các dự án nhà ở sinh viên tỉnh Quảng Nam được phê duyệt gồm:

Ký túc xá sinh viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, đáp ứng nhu cầu 960 sinh viên; Ký túc xá sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Quảng Nam, đáp ứng nhu cầu 1250 sinh viên; Ký túc xá sinh viên trường Đại học Quảng Nam, đáp ứng nhu cầu 960 sinh viên. Đến nay các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu khoảng 3280 học sinh sinh viên, tỷ lệ nhu cầu đáp ứng khoảng 20% số lượng họ sinh sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

Như vậy, số lượng sinh viên học sinh chưa có chổ ở khoảng : 11,800 học sinh sinh viên.

Do đó, thời gian tới cần tiếp tục đầu tư xây dựng các nhà ở sinh viên để đáp ứng nhu cầu nội trú cho sinh viên trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là sinh viên tại các đô thị như Tam Kỳ, Hội An.

f) Nhà ở Công vụHiện tại, trên địa bàn tỉnh, nhà ở công vụ trên địa bàn tỉnh chưa đầu tư

đáp ứng nhu cầu cán bộ luân chuyển trên địa bàn. Hiện tại chỉ có nhà ở công vụ tỉnh ủy. Nhà ở công vụ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh chủ yếu dưới hình thức nhà tập thể như nhà tập thể cho giáo viên, nhà tập thể trong một số cơ quan nhà nước như trường học, bệnh viện. Tuy nhiên mức độ tiện nghi và đáp ứng nhu cầu còn rất thấp.

Theo báo cáo các huyện về nhà ở công vụ thì hiện có khoảng 417 nhà ở công vụ dạng nhà ở liền kề cho giáo viên và ngành y tế, diện tích khoảng 17.400 m2.

Trang 35

Do đó, từng bước phát triển nhà ở công vụ, đầu tư nhà ở công vụ tại thành phố Tam Kỳ phục vụ cho các cán bộ luân chuyển cấp tỉnh đến công tác.

Đối với các địa phương, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhà ở thấp tầng, nhà ở riêng lẻ có sự hỗ trợ của nhà nước tạo nhà ở, dự án đất ở xã hội cho các đối tượng có nhu cầu về nhà ở công vụ trên địa bàn.

h) Nhà ở của vùng thường xuyên bị thiên tai lũ lụtVề việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện

an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung theo Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

* Kết quả thực hiện:- Xã Đại Lãnh – huyện Đại lộc: 50 hộ- Xã Điện Hồng – huyện Điện Bàn: 41 hộ- Xã Điện Phước – huyện Điện Bàn: 09 hộTạo thuận lợi cơ bản cho sự phát triển bền vững, hình thành các khu dân

cư đô thị nông thôn với các cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ; được tiếp cận với văn hóa, văn minh, người dân có điều kiện học hành nâng cao dân trí.

Bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần hạn chế những thiệt hại do lũ lụt gây ra, nhất là thiệt hại về người; đồng thời góp phần ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng thường xuyên bị ngập lũ.

3.2 Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật, nhà ở và các chỉ tiêu liên quan tại các địa phương trên địa bàn tỉnh

3.2.1 Thành phố Tam Kỳa) Về các số liệu cơ bản- Là trung tâm đô thị của vùng kinh tế trọng điểm miền trung, có vai trò

là Trung tâm Thương mại-Dịch vụ và Giao dịch, Trung tâm du lịch, Giáo dục Đào tạo của khu vực Miền Trung Tây Nguyên.

- Loại đô thị: đô thị loại III.- Tổng dân số: 108.270 người, chiếm 7,71 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 3,9 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của thành phố Tam Kỳ (13 đơn vị), gồm: Phường An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Hòa Thuận,

Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân; các xã Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Ngọc.

b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã phường thị trấn có điện 100%.

Trang 36

- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 100%.- Cấp nước sạch bởi Công ty Cấp thoát nước Tam Kỳ.- Diện tích nhà ở: 2.757.940 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 24,5 m2/người.- Nhà ở đô thị: 24.645 nhà; nhà ở nông thôn: 3.544 nhà, trong đó kiên cố

1.772 nhà, bán kiên cố 496 nhà, tạm dột nát 1.276 nhà. c) Định hướng:- Thành phố Tam Kỳ với động lực phát triển với Khu công nghiệp Thuận

Yên và Tam Thăng; nằm gần các vùng nguyên liệu nông, thủy sản,...Có nguồn nhân lực dồi dào, phát triển chủ yếu là các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, công ngiệp lắp ráp điện tử, may công nghiệp.

Phát triển Tam Kỳ thành một trung tâm thương mại dịch vụ, trung tâm giáo dục và khám chữa bệnh cho cả khu vực Miền Trung Tây Nguyên. Phát triển du lịch văn hóa lịch sử kết hợp thương mại vui chơi giải trí.

- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 377.730 m2 sàn và hoàn thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lở, trong đó:

- Đầu tư xây dựng các khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng: Công nhân khu công nghiệp Thuận Yên; sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức; người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố.

- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.2 Thành phố Hội Ana) Về các số liệu cơ bản- Là đô thị Văn hóa-Du lịch-Sinh thái. Là Trung tâm Du lịch-Dịch vụ-

Thương mại của tỉnh Quảng Nam và là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước và quốc tế.

- Loại đô thị: đô thị loại III.- Tổng dân số: 91.059 người, chiếm 6,41 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 4,4 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của thành phố Hội An (13 đơn vị), gồm:

Trang 37

Phường Minh An, Cẩm An, Cẩm Phô, Cẩm Châu, Sơn Phong, Cửa Đại, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Nam; các xã Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Tân Hiệp.

b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã phường thị trấn có điện 100%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 92,3%.- Cấp nước sạch bởi Xí nghiệp cấp thoát nước Hội An.- Diện tích nhà ở: 2.058.220 m2. - Bình quân diện tích nhà ở: 21,1 m2/người.- Nhà ở đô thị: 15.701 nhà; nhà ở nông thôn: 5.276 nhà, trong đó kiên cố

3.409 nhà, bán kiên cố 1.760 nhà, tạm dột nát 107 nhà. c) Định hướng:- Hội An có khu đô thị phố cổ- di sản văn hóa thế giới, có biển đảo và

các làng nghề truyền thống, có tiềm năng lợi thế về du lịch; có nhiều giá trị văn hóa kiến trúc đa dạng,...tạo nên một Hội An một điểm thu hút hấp dẫn khách du lịch.

- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 209.136 m2 sàn và hoàn thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:

- Đầu tư xây dựng các khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng: Công nhân cụm công nghiệp dịch vụ Thanh Hà; nhà ở sinh viên tập trung cho các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức; nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố.

- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.3 Huyện Núi Thànha) Về các số liệu cơ bản- Huyện Núi Thành với đô thị Núi Thành là Trung tâm tổng hợp, có vai

trò thúc đẩy phát triển Kinh tế-Xã hội của huyện Núi Thành và Khu Kinh tế mở Chu Lai.

- Loại đô thị: đô thị loại V.- Tổng dân số: 151.561 người, chiếm 9,68 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 3,4 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của huyện Núi Thành (17 đơn vị), gồm:

Trang 38

Thị trấn Núi Thành; các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Tiến, Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Hào, Tam Hiệp, Tam Hải, Tam Giang, Tam Quang, Tam Nghĩa, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, Tam Trà.

b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 100%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 94,1%.- Cấp nước sạch bởi Xí nghiệp cấp thoát nước Núi Thành.- Diện tích nhà ở: 3.934.160 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 22,2 m2/người.- Nhà ở đô thị: 8.744 nhà; nhà ở nông thôn: 31.636 nhà, trong đó kiên cố

26.781 nhà, bán kiên cố 4.518 nhà, tạm dột nát 337 nhà.c) Định hướng:- Huyện Núi Thành với động lực phát triển các Khu công nghiệp của

Khu Kinh tế mở Chu Lai; phát triển dịch vụ sản xuất công nghiệp và cung ứng lao động cho Khu Kinh tế mở Chu Lai.

- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 4.299.141 m2 sàn và hoàn thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:

- Đầu tư xây dựng các khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng: Công nhân khu công nghiệp Bắc Chu Lai, khu công nghiệp Tam Thăng và các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện; nhà ở sinh viên tập trường trường Trung cấp nghề Nam Quảng Nam và trường Trung cấp nghề Ô tô Trường Hải; nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức; nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố.

- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.4 Huyện Phú Ninha) Về các số liệu cơ bản- Huyện Phú Ninh với đô thị Phú Thịnh là Trung tâm Hành chính-Chính

trị, có vai trò thúc đẩy phát triển Kinh tế-Xã hội của huyện Phú Ninh.- Loại đô thị: đô thị loại V.- Tổng dân số: 83.925 người, chiếm 5,41 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 3,7 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của huyện Phú Ninh (11 đơn vị), gồm:

Trang 39

Thị trấn Phú Thịnh; các xã Tam An, Tam Dân, Tam Đại, Tam Đàn, Tam Lãnh, Tam Lộc, Tam Phước, Tam Thái, Tam Thành, Tam Vinh.

b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 100%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 100%.- Cấp nước sạch bởi Xí nghiệp cấp thoát nước Phú Ninh.- Diện tích nhà ở: 1.719.680 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 19,7 m2/người.- Nhà ở đô thị: 1.980 nhà; nhà ở nông thôn: 19.021 nhà.c) Định hướng:- Huyện Phú Ninh với thị trấn Phú Thịnh là Trung tâm hành chính huyện

lỵ; dịch vụ giao thương, sản xuất nông lâm nghiệp.- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 339.500 m2 sàn và hoàn

thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:- Đầu tư xây dựng các khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các

đối tượng: Công nhân khu công nghiệp Phú Xuân; nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức.

- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.5 Huyện Tiên Phướca) Về các số liệu cơ bản- Huyện Tiên Phước với thị trấn Tiên Kỳ là Trung tâm tổng hợp, có vai

trò thúc đẩy phát triển Kinh tế-Xã hội huyện Tiên Phước.- Loại đô thị: đô thị loại V.- Tổng dân số: 79.114 người, chiếm 4,84 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 3,9 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của huyện Tiên Phước (15 đơn vị), gồm: Thị trấn Tiên Kỳ; các xã Tiên An, Tiên Cẩm, Tiên Cảnh, Tiên Châu,

Tiên Hà, Tiên Hiệp, Tiên Lãnh, Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên Mỹ, Tiên Ngọc, Tiên Phong, Tiên Sơn, Tiên thọ.

b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 100%.

Trang 40

- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 100%.- Cấp nước sạch bởi Xí nghiệp cấp thoát nước Tiên Phước.- Diện tích nhà ở: 1.667.260 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 19,1 m2/người.- Nhà ở đô thị: 3.091 nhà; nhà ở nông thôn: 14.538 nhà, trong đó kiên cố

10.897 nhà, bán kiên cố 2.500 nhà, tạm dột nát 1.141 nhà.c) Định hướng:- Là Trung tâm huyện lỵ; phát triển Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp,

du lịch; dịch vụ giao thương, sản xuất nông lâm nghiệp.- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 47.100 m2 sàn và hoàn

thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:- Đầu tư xây dựng các khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các

đối tượng: nhà ở cho sinh viên; nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức.- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại

đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; nhà ở liền kề cho công nhân các cụm công nghiệp.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.6 Huyện Nam Trà Mya) Về các số liệu cơ bản- Với Trung tâm Hành chính-Tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển

Kinh tế-Xã hội của huyện Nam Trà My.- Loại đô thị: đô thị loại V (chưa có thị trấn).- Tổng dân số: 26.380 người, chiếm 1,81 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 4,3 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của huyện Nam Trà My (10 đơn vị), gồm: Xã Trà Don, Trà Leng, Trà Vân, Trà Vinh, Trà Tập, Trà Dơn, Trà Nam,

Trà Cang, Trà Mai, Trà Linh.b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã có điện 100%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã 60%.- Cấp nước hiện tại là dùng hệ thống cấp nước tự chảy, giếng đào.- Diện tích nhà ở: 505.340 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 16,5 m2/người.

Trang 41

- Nhà ở đô thị: 3.182 nhà; nhà ở nông thôn: 2.934 nhà, trong đó kiên cố 130 nhà, bán kiên cố 295 nhà, tạm dột nát 2.509 nhà.

c) Định hướng:- Là Trung tâm huyện lỵ; dịch vụ giao thương, sản xuất nông lâm

nghiệp, phát triển giao thương với Cửa khẩu Bờ Y.- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 10.360 m2 sàn và hoàn

thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:- Đầu tư xây dựng các khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các

đối tượng: nhà ở cho sinh viên; nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức; công nhân khu công nghiệp Tắc Pỏ.

- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.7 Huyện Bắc Trà Mya) Về các số liệu cơ bản- Với đô thị Trà My là Trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển

Kinh tế-Xã hội của huyện Bắc Trà My nói riêng và Cụm Tây Nam Quảng Nam nói chung.

- Loại đô thị: đô thị loại V.- Tổng dân số: 42.461 người, chiếm 2,67 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 4,0 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của huyện Bắc Trà My (13 đơn vị), gồm: Thị trấn Trà My, các xã Trà Đông, Trà Dương, Trà Kot, Trà Nú, Trà

Giang, Trà Sơn, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka.b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 100%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 92,3%.- Cấp nước hiện tại là dùng hệ thống cấp nước tự chảy, giếng đào.- Diện tích nhà ở: 840.740 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 19,2 m2/người.- Nhà ở đô thị: 2.154 nhà; nhà ở nông thôn: 7.463 nhà, trong đó kiên cố

2.433 nhà, bán kiên cố 4.012 nhà, tạm dột nát 1.018 nhà.c) Định hướng:

Trang 42

- Trung tâm huyện lỵ; cung ứng lao động cho phát triển thủy điện; dịch vụ giao thương, sản xuất nông lâm nghiệp.

- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 13.400 m2 sàn và hoàn thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:

- Đầu tư xây dựng khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho cán bộ, công chức, viên chức; công ty cao su.

- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.8 Huyện Thăng Bìnha) Về các số liệu cơ bản- Với đô thị Hà Lam là Trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển

Kinh tế-Xã hội của huyện Thăng Bình.- Loại đô thị: đô thị loại V.- Tổng dân số: 202.601 người, chiếm 12,36 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 3,4 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của huyện Thăng Bình (22 đơn vị), gồm: Thị trấn Hà Lam; các xã Bình Dương, Bình Giang, Bình Minh, Bình

Đào, Bình Triều, Bình Hải, Bình Sa, Bình Nam, Bình Nguyên, Bình Phục, Bình Tú, Bình Trung, Bình An, Bình Quý, Bình Chánh, Bình Quế, Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Phú, Bình Trị, Bình Lãnh.

b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 100%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 100%.- Cấp nước sạch bởi Xí nghiệp cấp thoát nước Thăng Bình.- Diện tích nhà ở: 8.420.820 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 22,4 m2/người.- Nhà ở đô thị: 11.973 nhà; nhà ở nông thôn: 39.754 nhà, trong đó kiên

cố 23.279 nhà, bán kiên cố 15.336 nhà, tạm dột nát 1.139 nhà.c) Định hướng:- Là Trung tâm huyện lỵ; phát triển các Cụm công nghiệp vệ tinh phục

vụ cho Khu công nghiệp Đông Quế Sơn-Đông Thăng Bình. Phát triển dịch vụ sản xuất nông nghiệp; cung ứng lao động cho các Khu công nghiệp.

Trang 43

- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 878.960 m2 sàn và hoàn thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:

- Đầu tư xây dựng khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho công nhân khu công nghiệp Hà Lam-Chợ Được.

- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.9 Huyện Duy Xuyêna) Về các số liệu cơ bản- Với đô thị Nam Phước là Trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát

triển Kinh tế-Xã hội của huyện Duy Xuyên.- Loại đô thị: đô thị loại V.- Tổng dân số: 132.261 người, chiếm 8,46 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 3,6 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của huyện Duy Xuyên (14 đơn vị), gồm: Thị trấn Nam Phước; các xã Duy Sơn, Duy Trinh, Duy Phú, Duy Hải,

Duy Nghĩa, Duy Vinh, Duy Phước, Duy Thành, Duy Châu, Duy Tân, Duy Hòa, Duy Thu, Duy Trung.

b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 100%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 100%.- Cấp nước sạch bởi Xí nghiệp cấp thoát nước Duy Xuyên.- Diện tích nhà ở: 2.886.040 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 21,2 m2/người.- Nhà ở đô thị: 7.760 nhà; nhà ở nông thôn: 25.684 nhà, trong đó kiên cố

5.950 nhà, bán kiên cố 16.550 nhà, tạm dột nát 3.184 nhà.c) Định hướng:- Là Trung tâm huyện lỵ; phát triển công nghiệp chế biến phục vụ vùng

sản xuất nông nghiệp; dịch vụ sản xuất nông nghiệp.- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 532.060 m2 sàn và hoàn

thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:- Đầu tư xây dựng khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho công

nhân các cụm công nghiệp; nhà ở cho cán bộ công viên chức.

Trang 44

- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.10 Huyện Điện Bàna) Về các số liệu cơ bản- Với đô thị Vĩnh Điện là Trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát

triển Kinh tế-Xã hội của huyện phía Bắc Quảng Nam.- Loại đô thị: đô thị loại IV.- Tổng dân số: 218.846 người, chiếm 13.93 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 3,9 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của huyện Điện Bàn (20 đơn vị), gồm: Thị trấn Vĩnh Điện; các xã Điện Dương, Điện Phong, Điện Trung, Điện

Quang, Điện Thọ, Điện Tiến, Điện Nam Đông, Điện Nam Trung, Điện Nam Bắc, Điện Thắng, Nam, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Bắc, Điện Ngọc, Điện Hòa, Điện Hồng, Điện Phước, Điện Phương, Điện Minh, Điện An.

b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 100%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 100%.- Cấp nước hợp vệ sinh bởi Xí nghiệp cấp thoát nước Điện Bàn.- Diện tích nhà ở: 5.031.500 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 18,7 m2/người.- Nhà ở đô thị: 3.856 nhà; nhà ở nông thôn: 47.978 nhà, trong đó kiên cố

41.583 nhà, bán kiên cố 5.195 nhà, tạm dột nát 1.200 nhà.c) Định hướng:- Là Trung tâm huyện lỵ; dựa trên Cụm liên kết phát triển Đà Nẵng-Điện

Bàn-Hội An; phát triển Công nghiệp; cung ứng lao động cho các cụm công nghiệp.

- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 1.028.610 m2 sàn và hoàn thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:

- Đầu tư xây dựng khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho công nhân các cụm công nghiệp; nhà ở cho cán bộ công viên chức; nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho sinh viên trên địa bàn huyện.

- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

Trang 45

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.11 Huyện Đại Lộca) Về các số liệu cơ bản- Với đô thị Ái Nghĩa là Trung tâm Hành chính-Văn hóa-Kinh tế-Chính

trị của huyện Đại Lộc và các huyện miền núi vùng Tây Bắc tỉnh Quảng Nam.- Loại đô thị: đô thị loại V.- Tổng dân số: 149.593 người, chiếm 10,20 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 3,7 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của huyện Đại Lộc (18 đơn vị), gồm: Thị trấn Ái Nghĩa; các xã Đại An, Đại Chánh, Đại Cường, Đại Đồng,

Đại Hiệp, Đại Hòa, Đại Hồng, Đại Hưng, Đại Lãnh, Đại Minh, Đại Nghĩa, Đại Phong, Đại Quang, Đại Sơn, Đại Tân, Đại Thạnh, Đại Thắng.

b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 100%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 100%.- Cấp nước hợp vệ sinh bởi Xí nghiệp Cấp thoát nước Đại Lộc.- Diện tích nhà ở: 3.827.680 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 20,5 m2/người.- Nhà ở đô thị: 7.337 nhà; nhà ở nông thôn: 32.403 nhà, trong đó kiên cố

28.745 nhà, tạm dột nát 3.658 nhà.c) Định hướng:- Phát triển các Khu, Cụm công nghiệp dọc tuyến Quốc lộ 14B; hình

thành và phát triển hệ thống chợ và trung tâm thương mại cấp vùng trong tỉnh; cung ứng lao động cho khu vực khai thác khoáng sản, thủy điện.

- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 517.192 m2 sàn và hoàn thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:

- Đầu tư xây dựng khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho công nhân khu công nghiệp Đại Tân và các cụm công nghiệp; nhà ở cho cán bộ công viên chức.

- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

Trang 46

3.2.12 Huyện Hiệp Đứca) Về các số liệu cơ bản- Với đô thị Tân An là Trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển

Kinh tế-Xã hội của huyện Hiệp Đức.- Loại đô thị: đô thị loại V.- Tổng dân số: 42.657 người, chiếm 2,66 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 3,6 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của huyện Hiệp Đức (12 đơn vị), gồm: Thị trấn Tân An; các xã Bình Lâm, Quế Thọ, Bình Sơn, Thăng Phước,

Quế Bình, Quế Lưu, Hiệp Hòa, Hiệp Thuận, Phước Gia, Phước Trà, Sông Trà.b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 100%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 100%.- Cấp nước hợp vệ sinh bởi Xí nghiệp cấp thoát nước Hiệp Đức.- Diện tích nhà ở: 955.120 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 20,6 m2/người.- Nhà ở đô thị: 1.731 nhà; nhà ở nông thôn: 8.758 nhà, trong đó kiên cố

4.770 nhà, bán kiên cố 3.287 nhà, tạm dột nát 701 nhà.c) Định hướng:- Là Trung tâm huyện lỵ; dựa trên trục phát triển dọc Quốc lộ 14E, kết

nối vùng Tây Nam và vùng Đông Nam của tỉnh; phát triển các dịch vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 16.300 m2 sàn và hoàn thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:

- Đầu tư xây dựng khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho công nhân các cụm công nghiệp; nhà ở cho cán bộ công viên chức.

- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.13 Huyện Quế Sơna) Về các số liệu cơ bản- Với đô thị Đông Phú là Trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát

triển Kinh tế-Xã hội của huyện Quế Sơn.

Trang 47

- Loại đô thị: đô thị loại V.- Tổng dân số: 99.179 người, chiếm 5,74 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 3,1 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của huyện Quế Sơn (14 đơn vị), gồm: Thị trấn Đông Phú; các xã Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú, Hương

An, Quế Cường, Phú Thọ, Quế Thuận, Quế Châu, Quế Hiệp, Quế Minh, Quế Phong, Quế An, Quế Long.

b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 100%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 100%.- Cấp nước hợp vệ sinh bởi Xí nghiệp cấp thoát nước Quế Sơn.- Diện tích nhà ở: 2.572.220 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 24,3 m2/người.- Nhà ở đô thị: 5.207 nhà; nhà ở nông thôn: 21.187 nhà, trong đó kiên cố

19.164 nhà, bán kiên cố 687 nhà, tạm dột nát 1.336 nhà.c) Định hướng:- Là Trung tâm huyện lỵ; dịch vụ giao thương, sản xuất nông lâm

nghiệp; hướng phát triển dọc đường ĐT về phía Đông, gắn kết với chuổi đô thị Hương An, Bà Rén,...

- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 214.400 m2 sàn và hoàn thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:

- Đầu tư xây dựng khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho công nhân các khu công nghiệp Đông Quế Sơn; nhà ở cho cán bộ công viên chức.

- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.14 Huyện Nông Sơna) Về các số liệu cơ bản- Là đô thị mới, Trung tâm Hành chính-Tổng hợp, có vai trò thúc đẩy

phát triển Kinh tế-Xã hội huyện Nông Sơn.- Loại đô thị: đô thị loại V (chưa có thị trấn).- Tổng dân số: 32.844 người, chiếm 2,20 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 3,8 người/hộ.

Trang 48

- Các đơn vị hành chính của huyện Nông Sơn (07 đơn vị), gồm: Xã Phước Ninh, Quế Lâm, Quế Lộc, Quế Ninh, Quế Phước, Quế Trung,

Sơn Viên.b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã có điện 100%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã 100%.- Hệ thống cấp nước chủ yếu là nước tự chảy, hệ thống giếng khoan, đào.- Diện tích nhà ở: 770.520 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 18,3 m2/người.- Nhà ở đô thị: 2.960 nhà; nhà ở nông thôn: 5.336 nhà, trong đó kiên cố

3.093 nhà, bán kiên cố 1.532 nhà, tạm dột nát 711 nhà.c) Định hướng:- Với Trung tâm huyện Trung Phước là Trung tâm huyện lỵ; dịch vụ

giao thương, sản xuất nông lâm nghiệp.- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 64.080 m2 sàn và hoàn

thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:- Đầu tư xây dựng khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho công

nhân các cụm công nghiệp, công nhân công ty cao su; nhà ở cho cán bộ công viên chức.

- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.15 Huyện Phước Sơna) Về các số liệu cơ bản- Với đô thị Khâm Đức là trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát

triển Kinh tế-Xã hội huyện Phước Sơn.- Loại đô thị: đô thị loại V.- Tổng dân số: 24.419 người, chiếm 1,61 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 3,9 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của huyện Phước Sơn (12 đơn vị), gồm: Thị trấn Khâm Đức; các xã Phước Chánh, Phước Công, Phước Đức,

Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước Kim, Phước Lộc, Phước Mỹ, Phước Năng, Phước Thành, Phước Xuân.

b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn

Trang 49

- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 91,6%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 100%.- Cấp nước hợp vệ sinh bởi Xí nghiệp cấp thoát nước Phước Sơn.- Diện tích nhà ở: 539.800 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 20,5 m2/người.- Nhà ở đô thị: 2.039 nhà; nhà ở nông thôn: 3.847 nhà, trong đó kiên cố

2.191 nhà, bán kiên cố 872 nhà, tạm dột nát 784 nhà.c) Định hướng:- Là Trung tâm huyện lỵ; dịch vụ giao thương, nông lâm nghiệp; tiềm

năng khoáng sản; cửa ngỏ từ Tây Nguyên đối với tỉnh Quảng Nam.- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 70.724 m2 sàn và hoàn

thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:- Đầu tư xây dựng khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho cán bộ

công viên chức.- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại

đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.16 Huyện Nam Gianga) Về các số liệu cơ bản- Với đô thị Thạnh Mỹ là Trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát

triển Kinh tế-Xã hội của vùng Tây Bắc Quảng Nam.- Loại đô thị: đô thị loại V.- Tổng dân số: 24.407 người, chiếm 1,60 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 4,2 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của huyện Nam Giang (12 đơn vị), gồm:Thị trấn Thạnh Mỹ; các xã CaDy, Tà Bhinh, Tà Pơơ, Đăk Pring, Đăk

Pree, La Dêê, Chơ Chun, La Êe, Đăk Tôi, Chà Vàl, Zuôih.b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 91,6%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 66,6%.- Cấp nước hợp vệ sinh bởi Xí nghiệp cấp thoát nước Nam Giang.- Diện tích nhà ở: 494.620 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 19,6 m2/người.

Trang 50

- Nhà ở đô thị: 2.103 nhà; nhà ở nông thôn: 3.427 nhà, trong đó kiên cố 1.127 nhà, bán kiên cố 1.681 nhà, tạm dột nát 619 nhà.

c) Định hướng:- Là Trung tâm huyện lỵ; dịch vụ giao thương, sản xuất vật liệu xây

dựng; nông lâm nghiệp, tiềm năng vật liệu xây dựng.- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 65.660 m2 sàn và hoàn

thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:- Đầu tư xây dựng khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho cán bộ

công viên chức; nhà ở sinh viên.- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại

đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.17 Huyện Đông Gianga) Về các số liệu cơ bản- Với đô thị Prao là Trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển

Kinh tế-Xã hội huyện Đông Giang.- Loại đô thị: đô thị loại V.- Tổng dân số: 24.248 người, chiếm 1,67 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 4,1 người/hộ.- Các đơn vị hành chính của huyện Đông Giang (11 đơn vị), gồm:Thị trấn Prao; các xã A Rooi, Ma Cooih, Za Hung, Tà Lu, Sông Kon, Jo

Ngây, Ka Dăng, A Ting, Tư, Ba.b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 100%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 90,9%.- Hệ thống cấp nước chủ yếu là nước tự chảy, hệ thống giếng khoan, đào.- Diện tích nhà ở: 538.140 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 19,0 m2/người.- Nhà ở đô thị: 1.654 nhà; nhà ở nông thôn: 4.156 nhà, trong đó kiên cố

2.882 nhà, bán kiên cố 405 nhà, tạm dột nát 869 nhà.c) Định hướng:- Là Trung tâm huyện lỵ; dịch vụ giao thương, sản xuất nông lâm

nghiệp; tiềm năng về khai thác lâm sản.

Trang 51

- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 122.080 m2 sàn và hoàn thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ trong vùng sạt lỡ, trong đó:

- Đầu tư xây dựng khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho cán bộ công viên chức; nhà ở sinh viên học sinh trung tâm dạy nghề; nhà ở công nhân các cụm công nghiệp.

- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.2.18 Huyện Tây Gianga) Về các số liệu cơ bản- Với Trung tâm huyện Tây Giang là Trung tâm hành chính-tổng hợp, có

vai trò thúc đẩy phát triển Kinh tế-Xã hội của huyện mới Tây Giang.- Loại đô thị: đô thị loại V (chưa có thị trấn).- Tổng dân số: 17.014 người, chiếm 1,18 % dân số toàn tỉnh.- Bình quân nhân khẩu: 4,5 người/hộ.- Các đơn vị hành chính huyện Tây Giang (10 đơn vị), gồm:Xã Ch’ơm, A Xan, Tr’Hy, Lăng, A Tieng, BHalle, Gary, Anong, Dang,

A Vương.b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn- Về tỷ lệ xã có điện 60%.- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã 90%.- Hệ thống cấp nước chủ yếu là nước tự chảy, hệ thống giếng khoan, đào.- Diện tích nhà ở: 273.980 m2.- Bình quân diện tích nhà ở: 15,7 m2/người.- Nhà ở đô thị: 997 nhà; nhà ở nông thôn: 2.799 nhà, trong đó kiên cố 32

nhà, bán kiên cố 253 nhà, tạm dột nát 2.514 nhà.c) Định hướng:- Là Trung tâm Hành chính-Chính trị-Kinh tế-Văn hóa huyện miền núi

phía Tây Bắc của tỉnh; có tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản; là huyện biên giới, có cơ hội trong hợp tác quốc tế.

- Đến 2020, phấn đấu đầu tư xây dựng khoảng 58.880 m2 sàn và hoàn thành nhà ở cho người có công, hộ nghèo, trong đó:

Trang 52

- Đầu tư xây dựng khu chung cư, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho cán bộ công viên chức; nhà ở công nhân cụm công nghiệp Ch’nốc và công nhân nông trường cao su.

- Đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.

- Phấn đấu đến 2020 xóa bỏ nhà tạm, dột nát; nhà ở những nơi sạt lở, nguy hiểm.

3.3 Thực trạng công tác phát triển nhà ở- Trước năm 1991: Quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh

được hình thành từ các nguồn chủ yếu như: Nhà ở do Nhà nước quản lý theo các chính sách nhà đất qua các thời kỳ; Nhà ở tập thể do các cơ quan. Ngoài ra, thực hiện chính sách cấp đất hỗ trợ hạ tầng cho cán bộ công nhân viên để tự làm nhà ở và đã hình thành các khu dân cư mới trên địa bàn tỉnh... Từ đó, đã giải quyết đáng kể về tình hình nhà ở của cán bộ, công nhân viên.

- Giai đoạn 1991 - nay: Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh Nhà ở nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở và khẳng định quyền sở hữu nhà ở là một trong những quyền chính đáng và hợp pháp của nhân dân. Cùng với chủ trương xoá bỏ bao cấp về nhà ở, đưa tiền nhà ở vào tiền lương (theo Quyết định số 118/QĐ-TTg năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ) và nhiều chính sách quan trọng khác như: chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP năm 1994 của Chính phủ, chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cải thiện nhà ở theo Quyết định 118/TTg năm 1996 và Quyết định 20/2000/QĐ-TTg năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ, chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê theo Nghị định 71/2001/NĐ-CP năm 2001 của Chính phủ…Nhà nước đã từng bước thực hiện việc hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân có khó khăn về nhà ở tự tạo lập được chỗ ở hợp pháp và ổn định, góp phần khuyến khích và thu hút được nhiều nguồn lực tham gia phát triển nhà ở, làm tăng quỹ nhà ở, đồng thời từng bước góp phần tạo nên bộ mặt đô thị văn minh hiện đại. Nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã được bán thanh lý, hóa giá. Bước đầu tạo điều kiện cho người mua nhà thuộc sở hữu nhà nước có chổ ở ổn định, tự cải thiện nhà ở góp phần thay đổi cảnh quan môi trường đô thị.

Nhìn chung, chương trình bán nhà ở thuộc SHNN cho người đang thuê trên địa bàn tỉnh trong những năm qua tạo được những kết quả nhất định: Đã tập trung được quỹ nhà ở do các cơ quan tự quản đang quản lý về cơ quan đầu mối nhằm quản lý có hiệu quả quỹ nhà ở; Thông qua công tác bán nhà đã tạo điều kiện cho người mua nhà cải thiện điều kiện ở, làm thay đổi đáng kể về cảnh quan kiến trúc, môi trường đô thị.

Trước tình hình quỹ nhà ở thuộc SHNN đã được bán, nhà nước xóa bỏ bao cấp về nhà ở. Tuy nhiên, trong hơn 10 năm qua quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà

Trang 53

nước không được phát triển và nhà ở chưa được xem là lĩnh vực xã hội quan trọng nên không có chương trình, chỉ tiêu kế hoạch cho lĩnh vực này.

3.4 Thực trạng công tác quản lý nhà ởHiện nay, bộ máy và cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về nhà ở từ tỉnh

đến huyện vẫn còn mỏng về số lượng và yếu về chất lượng. Ơ tỉnh đầu mối quản lý nhà nước về lĩnh vực này là Sở Xây dựng. Tại cấp huyện, chức năng quản lý nhà ở được gộp vào chức năng quản lý giao thông, công thương, xây dựng (phòng Kinh tế Hạ tầng huyện). Còn cấp xã thì không có cán bộ chuyên trách. Với số lượng cán bộ chuyên trách về nhà ở còn rất thấp, chỉ từ 1 đến 2 người nhưng với khối lượng công việc lớn do đó chưa đáp ứng được tình hình thực tế công tác quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn quản lý.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người làm trong lĩnh vực nhà ở còn yếu, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực nhà ở mặc dù đã từng bước được Nhà nước quan tâm nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và điều kiện thực tế của địa phương.

Do đó, để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về nhà ở, từng bước tăng chỉ tiêu cán bộ quản lý về nhà ở tại các cấp ngành, đồng thời cán bộ quản lý công tác chuyên môn phải được tập huấn nghiệp vụ, đi học hỏi kinh nghiệm quản lý chuyên môn tại các địa phương khác để áp dụng vào công tác quản lý chuyên môn tại địa bàn.

3.5 Thực trạng thị trường bất động sản Nhìn chung thị trường bất động sản về nhà ở trên địa bàn tỉnh chưa phát

triển mạnh. Do tính chất đặc thù của tỉnh quỹ đất nhiều, địa hình rộng, tâm lý người dân hiện nay chủ yếu thích tạo lập chỗ ở riêng biệt, ngại ở những khu chung cư cao tầng nên Nhà đầu tư không bán được căn hộ hoặc ít có tâm lý đầu tư xây dựng nhà ở chưng cư, kể cả các dự án nhà ở xã hội, mà chủ yếu phát triển hình thức đất nền.

Các dự án phát triển nhà ở còn quá ít nên lượng giao dịch bất động sản về nhà ở hằng năm thấp, giao dịch nhà ở còn hạn chế, chủ yếu là giao dịch về đất đai. Các sàn giao dịch Bất động sản chưa phát triển, việc giao dịch chủ yếu thông qua giữa các cá nhân có nhu cầu mua-bán với nhau hoặc qua các người môi giới bất động sản hoạt động không có chứng chỉ hành nghề định giá hoặc môi giới bất động sản.

3.6 Đánh giá công tác quản lý và phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh

3.6.1 Những kết quả đạt đượcQuản lý và phát triển nhà ở là một trong năm lĩnh vực của quản lý ngành

xây dựng. Trong các năm qua, Trung ương và tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và pháp lý cần thiết tạo điều kiện dễ dàng cho việc quản lý và phát triển nhà ở. Bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhà ở từng bước

Trang 54

được tăng cường, củng cố nhằm nâng cao vai trò quản lý và hiệu quả trong công việc. Để thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực nhà ở, tỉnh Quảng Nam đang kiện toàn Ban Chỉ đạo Chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh nhằm giúp UBND tỉnh chỉ đạo thống nhất việc triển khai thực hiện Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các chính sách liên quan đến quản lý, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản; triển khai các chủ trương, chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.

Hệ thống hạ tầng xã hội cơ bản đầy đủ, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tuy chưa được đầu tư hiện đại và đồng bộ nhưng cơ bản đáp ứng được tại các khu vực đô thị, cảnh quan vệ sinh môi trường chưa bị áp lực gây ô nhiễm. Nhà nước và các tổ chức, thành phần kinh tế khi thực hiện các dự án phát triển nhà ở đã chú ý hơn trong việc đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng KT-XH.

Các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách, cho người nghèo có khó khăn về nhà ở được triển khai có hiệu quả, góp phần cải thiện điều kiện sống của các đối tượng này đồng thời cải thiện được bộ mặt kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.

Về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở: Hiện nay, UBND tỉnh đã ban hành cơ chế khuyến khích đầu tư tại Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND ngày 16/5/2013, tạo được bước chuyển biến tích cực trong cơ chế đầu tư, thúc đẩy các dự án nhà ở phát triển.

3.6.2 Những hạn chếViệc phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm và đầu tư của

nhà nước cũng như của các tổ chức, thành phần kinh tế. Nhà ở chủ yếu là do người dân tự xây dựng và loại hình nhà ở riêng lẻ chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối, có rất ít các dự án phát triển nhà ở.

Thị trường bất động sản nhà ở nhìn chung chưa phát triển, chưa hình thành thị trường một cách chính thức, rõ ràng, lượng giao dịch hàng năm còn thấp và chủ yếu thông qua giao dịch trực tiếp giữa người mua-bán hoặc môi giới của một số đối tượng hoạt động không có chứng chỉ hành nghề, mới chỉ có 06 sàn giao dịch bất động sản hoạt động.

Tình trạng mất cân đối về tỷ trọng các loại nhà ở, khoảng cách về điều kiện ở của người dân ngày càng chênh lệch cao: Tốc độ đô thị hóa nhanh cộng với tình hình gia tăng dân số cơ học làm cho vấn đề nhà ở đô thị ngày càng trở nên bức xúc, giá nhà đất đô thị thường xuyên có những biến động không phù hợp với thực trạng của nền kinh tế và thu nhập của người lao động, gây tác động trực tiếp đến đời sống của đại đa số các tầng lớp dân cư.

Sự thiếu đồng bộ trong chính sách đầu tư xây dựng nhà ở tại khu vực nông thôn: Trong thời gian vừa qua, các chính sách về nhà ở tại khu vực nông thôn chỉ chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ, cải thiện nhà ở cho các hộ gia đình nghèo, chưa có những quy định cụ thể về kiến trúc, yêu cầu, tiêu chuẩn và chất

Trang 55

lượng nhà ở … Chất lượng xây dựng nhà ở nông thôn cũng ở mức thấp, điều kiện và môi trường sống của các hộ dân tại khu vực nông thôn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, không đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Mô hình phát triển nhà chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Phần lớn nguồn cung về nhà ở trong thời gian vừa qua chủ yếu do các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng, chỉ có thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, Khu du lịch ven biển Điện Bàn – Hội An bắt đầu quan tâm đến việc phát triển nhà ở theo dự án với sự đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, còn lại một số địa phương vẫn thực hiện hình thức chia lô, bán nền để người dân tự xây dựng nhà ở. Nhà ở được xây dựng thiếu quy hoạch, trái quy hoạch dọc theo các trục đường giao thông đang diễn ra ở nhiều địa phương trong tỉnh. Quy mô các dự án vẫn còn nhỏ lẻ, chưa bảo đảm kết nối giữa các dự án với nhau trong khu vực, kiến trúc công trình và nhà ở tại các dự án vẫn thiếu nhất quán và không hợp lý.

Hiện nay với một số lượng lớn cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan Nhà nước của tỉnh có khó khăn về nhà ở. Với lương cơ bản quá thấp như hiện nay và chi phí giá cả đang tăng nhanh thì hoàn toàn không có khả năng tích lũy để mua nhà ở. Hiện nay tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho nhóm đối tượng này mua nhà ở hay chính sách hỗ trợ về đất ở xã hội cho nhóm đối tượng này.

Công tác quy hoạch chi tiết xây dựng đã được chú trọng, nhiều đồ án được thiết lập để làm cơ sở cho chính quyền địa phương các cấp có cơ sở pháp lý cần thiết để quản lý xây dựng. Tuy nhiên do trình độ phát triển kinh tế từng khu vực, từng địa phương còn thấp nên việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật để hình thành hệ thống khung cho việc phát triển các khu dân cư gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nhiều đồ án quy hoạch được phê duyệt nhưng chậm thực hiện gây khó khăn cho việc đầu tư xây dựng của các tổ chức và cá nhân.

3.6.3 Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kémCông tác quản lý nhà ở thời gian qua chưa được chú trọng, nhiều dự án

đã được triển khai quy mô lớn nhưng thiếu sự quản lý chung của cơ quan chức năng; do đó các số liệu cơ sở phục vụ cho công tác phát triển nhà còn rời rạc, thiếu tập trung.

Do vị trí địa lý của tỉnh Quảng Nam quỹ đất nhiều, thu nhập người dân còn thấp, tập trung không đồng đều nên quá trình kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực phát triển nhà ở, xây dựng hạ tầng các khu dân cư còn trở ngại, các doanh nghiệp còn ngại ngần khi tham gia đầu tư nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp nên chủ đầu tư tập trung cho các dự án mang tính kinh doanh mà tập trung nhiều tại các khu đô thị, khu ven biển.

Tổng thu nhập bình quân của nhân dân tỉnh Quảng Nam còn thấp nên khả năng tích lũy để xây dựng, cải tạo nhà ở là hạn chế.

Trang 56

Ý thức tiết kiệm và tinh thần tự lực tự cường của một bộ phận nhân dân chưa cao, do đó khả năng tích lũy để đầu tư cho nhà ở còn rất hạn chế.

3.6.4 Giải pháp khắc phục tồn tại trong quá trình phát triển nhà ở của tỉnhThực hiện xã hội hóa phát triển nhà ở phù hợp với đường lối phát triển

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; gắn chính sách phát triển nhà ở với đảm bảo an sinh xã hội. Phát huy tối đa nội lực, coi trọng ngoại lực, huy động các nguồn lực đảm bảo phát triển nhà ở nhanh, chất lượng và bền vững. Nhà nước giữ vai trò định hướng, trực tiếp tham gia, chủ động điều tiết thị trường bất động sản nhà ở; đồng thời có chính sách hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo nhà ở cho các đối tượng xã hội, đặc biệt là cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, sinh viên, công nhân, người có thu nhập thấp và các hộ nghèo; hướng tới sự công bằng trong chính sách giải quyết nhà ở.

Cần tập trung xây dựng, cải tạo, sửa chữa các khu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đã xuống cấp bằng nhiều nguồn lực nhằm đảm bảo chất lượng nhà ở. Đầu tư xây dựng dự án nhà ở chung cư cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh tại thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An phù hợp với điều kiện nguồn lực của địa phương. Đầu tư xây dựng hoặc hỗ trợ đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi về chủ trương, cơ chế chính sách cho các dự án nhà ở công nhân, thu nhập thấp đáp ứng nhu cầu xã hội.

Đối với địa phương quỹ đất nhiều, thu nhập người dân còn thấp, đồng thời với tâm lý ngại ở khu chung cư của người dân và các nhà đầu tư lại quan tâm đến hình thức đất nền dự án nhiều hơn. Do đó thí điểm đầu tư xây dựng dự án đất ở xã hội (dự án đất nền) để phục vụ cho các đối tượng xã hội, đặc biệt là cán bộ công chức người thu nhập thấp tại các đô thị đặc biệt là đô thị Tam Kỳ và Hội An.

Đối với các địa phương, khu vực thực sự bức xúc về nhà ở nhưng không thu hút được nguồn lực đầu tư, có thể giao cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc Ban quản lý tại địa phương đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, quản lý vận hành và khai thác bằng nguồn vốn ngân sách.

Phần 4: CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4.1 Quan điểm phát triển nhà ởPhát triển nhà ở phải đạt được tiêu chí đa dạng về quy mô, loại hình nhà

ở, nhằm đáp ứng được nhiều loại nhu cầu ở; phải bảo đảm cho công dân có chỗ ở phù hợp với khả năng thu nhập của các đối tượng khác nhau, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; từng bước cải thiện chỗ ở của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bất động sản nhà ở; góp phần phát triển đô thị và nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại và phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc.

Trang 57

Phát triển nhà ở phải thể hiện chủ trương xoá bao cấp, thực hiện xã hội hoá nhà ở dựa trên cơ chế tạo điều kiện của Nhà nước về tín dụng dài hạn với lãi suất phù hợp; xác định trách nhiệm của người có nhu cầu tạo lập nhà ở và của Uỷ ban nhân dân các cấp, của cộng đồng dân cư trong việc chăm lo, cải thiện chỗ ở.

Nhà nước quan tâm phát triển nhà ở cho 08 đối tượng xã hội như: giải quyết nhà ở cho người có công với cách mạng; Nhà ở cho các hộ nghèo; nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho các đối tượng gặp khó khăn về nhà ở; nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức; nhà ở cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp; nhà ở cho sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn (người tàn tật, người già cô đơn, người nhiễm chất độc da cam …)

4.2 Nguyên tắc phát triển nhà ởViệc hỗ trợ nhà ở được thực hiện theo nguyên tắc không áp dụng cơ chế,

chính sách hỗ trợ chung cho tất cả các đối tượng mà mỗi loại đối tượng khác nhau được áp dụng theo từng hình thức và biện pháp hỗ trợ phù hợp khác nhau.

Việc nghiên cứu ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng xã hội gặp khó khăn về chỗ ở cần tạo được sự thống nhất về nhận thức và hành động, sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân; chỉ tiêu phát triển nhà ở cho các đối tượng xã hội nói chung và các đối tượng gặp khó khăn về chỗ ở nói riêng (nhà ở cho sinh viên, công nhân khu công nghiệp, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị...) phải được xác định là một trong những chỉ tiêu cơ bản trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Nghị quyết của cấp ủy Đảng các cấp cũng như chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ của các địa phương.

Tập trung phát triển nhà ở xã hội thông qua các hình thức Nhà nước đầu tư từ ngân sách để xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê; khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà ở thông qua cơ chế tạo điều kiện ưu đãi về giao đất, cho thuê đất, giảm thuế, miễn tiền sử dụng đất, cho vay ưu đãi cho các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và cho phép doanh nghiệp tự xác định giá trong trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách theo nguyên tắc và phương pháp xác định giá bán, cho thuê, cho thuê mua do Nhà nước quy định.

Để đảm bảo điều kiện hình thành quỹ nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội thì một trong những yếu tố quan trọng là phải có quỹ đất để xây dựng quỹ nhà ở này. Do đó, trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch (gồm quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch xây dựng, quy

Trang 58

hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất) phải xác định rõ quỹ đất để xây dựng nhà ở cho các đối tượng cần hỗ trợ về nhà ở.

4.3 Định hướng, mục tiêu phát triển nhà ở Mục tiêu đến năm 2015: Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt mức

22,0 m2 sàn/người, trong đó nhà ở đô thị bình quân đạt 25,2 m2 sàn/người, nhà ở nông thôn bình quân đạt 18,4 m2 sàn/người. Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 6 m2 sàn/người.

Mục tiêu đến năm 2020: Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt mức 24,6 m2 sàn/người, trong đó nhà ở đô thị bình quân đạt 28,6 m2 sàn/người, nhà ở nông thôn bình quân đạt 23,5 m2 sàn/người. Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 8 m2 sàn/người.

a) Đối với nhà ở tại khu vực đô thị: Cần thực hiện phát triển nhà ở chủ yếu theo dự án, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy hoạch; dần xóa bỏ hình thức chia lô bán nền để người dân tự xây dựng không theo đồ án quy hoạch chi tiết; chấm dứt tình trạng xây dựng nhà ở tự phát. Phát triển nhà ở phải gắn với việc cải tạo, chỉnh trang đô thị nhằm giảm mật độ dân cư tại các khu đô thị trung tâm; thực hiện cải tạo nhà ở theo hướng hợp khối, giảm mật độ xây dựng để dành diện tích đất cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

b) Đối với nhà ở tại khu vực nông thôn: Cần có bước đi thích hợp, bảo đảm phát triển nhà ở tuân thủ quy hoạch; hình thành các điểm dân cư nông thôn có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bảo đảm phù hợp với Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân xây dựng nhà ở theo kiến trúc truyền thống, phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng vùng miền, bảo đảm sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất đại và hợp vệ sinh; kết hợp xây dựng truyền thống với kỹ thuật xây dựng hiện đại để đảm bảo chất lượng.

4.4 Phương hướng phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

4.4.1 Các yêu cầu để xác định nhu cầu phát triển nhà ở của tỉnh

Phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011.

Phù hợp với Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2015; Nghị quyết số 85/NQ-HĐND ngày 04/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về điều chỉnh quy hoạch tổng thể Kinh tế - Xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025.

Trang 59

Phù hợp với dự báo về dân số, tốc độ đô thị hóa của tỉnh

4.4.2 Nhà ở tại đô thị

a) Tại thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An và khu vực đô thị Điện Bàn

Về quy hoạch và kiến trúc: Phát triển các khu dân cư mới đầy đủ, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để giải quyết nhu cầu nhà ở của nhân dân, đồng thời phát triển các khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ; ưu tiên phát triển nhà ở theo các dự án có quy mô đủ lớn để dần hình thành các khu đô thị mới; hạn chế dần việc giao đất lẻ cho các hộ tự xây dựng nhà ở, các dự án nhà ở có quy mô nhỏ, hệ thống hạ tầng thiếu đồng bộ.

Cho phép phát triển nhà ở hình thức đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và chuyển nhượng quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở. Trên nguyên tắc tuân thủ theo đồ án quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt;

Việc chuyển quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở trong đô thị đối với các dự án đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trừ các trục đường phân khu đô thị, trục đường phố chính, các vị trí có đặc điểm không gian kiến trúc đặc thù riêng.

Hạn chế phát triển nhà ở tái định cư riêng lẻ trong đô thị mà phải đầu tư xây dựng các khu tái định cư riêng theo dự án.

Các khu nhà ở, khu đô thị mới cần kết hợp phát triển nhà ở cao tầng, nhiều tầng và thấp tầng một cách hài hòa, tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh từ kiến trúc đến hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo các yêu cầu cơ bản về công năng, kinh tế, bền chắc và mỹ quan.

Về cơ cấu nhà ở: Phấn đấu tăng tỷ lệ nhà ở chung cư (vừa và cao tầng) phù hợp từng giai đoạn để tiết kiệm quỹ đất, tạo diện mạo và cuộc sống đô thị văn minh, công nghiệp và hiện đại.

Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng và có chính sách kêu gọi, khuyến khích các tổ chức kinh tế cùng Nhà nước đầu tư xây dựng một số khu nhà ở để bán trả dần, cho thuê - mua hoặc cho thuê đối với các đối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở (gọi là quỹ nhà ở xã hội), trong đó chú trọng tăng tỷ lệ nhà ở cho thuê.

Về chất lượng nhà ở: Nâng cao chất lượng xây dựng, điều kiện sinh hoạt và mức độ tiện nghi của nhà ở; đảm bảo hoàn chỉnh, đồng bộ từ thiết kế kiến trúc đến quy hoạch tổng thể và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạn chế ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, rác thải. Phát triển các khu nhà ở hướng tới nâng cao tính tiện nghi, độc lập cho mỗi cá nhân, hộ gia đình, thân thiện với môi trường xung quanh.

Trang 60

Về công nghệ, vật liệu xây dựng nhà ở: khuyến khích ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, vật liệu xây dựng hiện đại trong phát triển nhà ở như ứng dụng và phát triển các loại hình nhà ở xanh - nhà ở sinh thái, các loại vật liệu xây dựng, loại hình nhà ở sử dụng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

b) Tại các đô thị khác trong tỉnh

Tiếp tục phát triển nhà ở mới theo phương thức: nhà nước hoặc các tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng hạ tầng sau đó giao cho các hộ gia đình tự xây dựng nhà ở đảm bảo theo yêu cầu kiến trúc - quy hoạch trong các dự án phát triển quỹ đất, nhưng tăng cường chú ý sự đầy đủ, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó khuyến khích và tạo điệu kiện để các tổ chức kinh tế phát triển nhà ở theo dự án.

Phát triển nhà ở đảm bảo theo định hướng phát triển các đô thị vùng Đông và vung Tây đảm bảo phù hợp theo sự phát triển đô thị.

4.4.3 Nhà ở tại nông thôn

Về Kiến trúc - quy hoạch: Gắn quy hoạch phát triển nhà ở với việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới để góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; kết hợp xây dựng nhà ở nông thôn với cải thiện môi sinh, môi trường; ban hành hướng dẫn việc xây dựng nhà ở nông thôn với công trình phụ đúng quy cách, hợp vệ sinh để vừa tiết kiệm đất vừa giảm thiểu sự ô nhiễm.

Phát triển nhà ở nông thôn gắn với công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng vùng miền; sử dụng có hiệu quả quỹ đất ở sẵn có và hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa có năng suất cao sang đất ở; khuyến khích phát triển nhà tầng, nhà theo dự án ở những nơi đã có quy hoạch xây dựng đối với những vùng, miền có điều kiện hoặc xuất hiện các yếu tố thúc đẩy đô thị hóa.

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện chỗ ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ gia đình nghèo tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực thường xuyên bị thiên tai, các hộ gia đình chính sách có khó khăn về nhà ở thông qua chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở - giai đoạn 2 của Thủ tướng Chính phủ; kết hợp, lồng ghép các chương trình 134, 135, 167, 30a ...

4.5 Xác định nhu cầu nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

4.5.1 Nhà ở của các đối tượng chính sách và người có côngThực hiện tốt các chính sách xã hội, chăm sóc người có công với nước,

đối tượng bảo trợ xã hội bằng nguồn vốn ngân sách và xã hội hoá. Tri ân, báo ân thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng là đạo

Trang 61

lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể và của nhân dân.

Phấn đấu đến năm 2015, hoàn thiện hỗ trợ nhà ở người có công cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Hoàn thiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ có công cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở người có công cách mạng về nhà ở, Quyết định số 3363/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt điều chỉnh một số nội dung Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của UBND tỉnh. Trong đó:

Tổng số hộ có công được hỗ trợ nhà ở là 22.633 nhà ( xây mới 7.164 nhà, sửa chữa 15.469 nhà). Năm 2013 hoàn thành 7.107 nhà ( xây mới 2.683 nhà, sửa chữa 4.424 nhà); năm 2014 hoàn thành 15.526 nhà ( xây mới 4.481 nhà, sửa chữa 11.045 nhà).

Tổng kinh phí thực hiện 598,9197 triệu đồng ( ngân sách trung ương 536,346 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 59,89197 tỷ đồng, ngân sách huyện 2,6817 tỷ đồng).

4.5.2 Nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thịNhà nước trích từ nguồn kinh phí bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hiện

có và vốn ngân sách, vốn huy động để khuyến khích kêu gọi dự án đầu tư để giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

Trước mắt tập trung giải quyết nhu cầu cho người thu nhập thấp tại các đô thị trung tâm như thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, đô thị Điện Bàn, Núi Thành. Ngoài ra còn khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp tại các đô thị khác.

4.5.3 Nhà ở cho hộ nghèoĐến nay tỉnh đã hoàn thành hỗ trợ 18,014 hộ nghèo/tổng số 18,014 hộ

nghèo giai đoạn 2009-2012.Dự kiến hỗ trợ giai đoạn 2 từ 2013-2015 toàn tỉnh hỗi trợ cho khoảng

10.583 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở theo cơ chế của Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Báo cáo số 146/BC-UBND ngày 25/9/2012 của UBND tỉnh về chương trình hỗ trợ hộ nghèo theo Quyết định 167/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Với dự kiến nguồn vốn hỗ trợ cho mỗi hộ khoảng 36-37 triệu đồng/hộ, trong đó:

Mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước: 12 triệu đồng/nhà.

Trang 62

Đối với hộ nghèo cư trú tại vùng khó khăn: 14 triệu đồng/nhà và hộ nghèo cư trú ở thôn, xã đặc biệt khó khăn: 15 triệu đồng/hộ (chưa kể ngân sách tỉnh đảm bảo theo mức hiện nay).

Đối với mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh: Sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo xây dựng và lấy ý kiến kiến của các ngành và địa phương tham gia vào đề án, trong đó có nội dung điều chỉnh nâng mức hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo từ ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, xã.

Mức vay tối đa: 13 triệu đồng/nhà.Vốn huy động khác.Dự kiến nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh cho giai

đoạn 2012-2015 như sau:

Tiến độ giai đoạn 2

Tổng số hộ dự kiến

Vốn Ngân sách nhà

nước

Vốn vay NHCSXH

Vốn huy động

Tổng nguồn vốn

dự kiến

2012-2015

10,583

hộ nghèo

126,996

tỷ đồng

137,579

tỷ đồng116,413

tỷ đồng

380,988

tỷ đồng

4.5.4 Nhà ở cho sinh viênTập trung phát triển nhà ở cho sinh viên, chủ yếu ở thành phố Tam Kỳ,

thành phố Hội An; đến năm 2015, 2020, giải quyết tối thiểu 60% -80% số học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh có nhu cầu thuê nhà để ở; diện tích ở tối thiểu đạt 4m2/sinh viên (tương đương 7,6m2 sàn xây dựng).

Nhà ở học sinh sinh viên trường Cao đẳng nghề Quảng Nam, đáp ứng nhu cầu khoảng 300 học sinh sinh viên.

Cụm ký túc xá học sinh sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tỉnh Quảng Nam, đáp ứng nhu cầu khoảng 3,315 học sinh sinh viên.

Nhà ở học sinh sinh viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam giai đoạn 2, đáp ứng nhu cầu khoảng 1,000 học sinh sinh viên.

Nhà ở học sinh sinh viên trường Đại học Quảng Nam giai đoạn 2, đáp ứng nhu cầu khoảng 384 học sinh sinh viên.

Nhà ở học sinh sinh viên trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam, đáp ứng nhu cầu khoảng 300 học sinh sinh viên.

Nhà ở học sinh sinh viên trường Trung cấp nghề Nam Quảng Nam, đáp ứng nhu cầu khoảng 300 học sinh sinh viên.

Trang 63

Nhà ở sinh viên xã Cẩm Hà, đáp ứng nhu cầu khoảng 4320 sinh viên các trường trên địa bàn thành phố Hội An.

4.5.5 Nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu kinh tếTrong những năm qua, trên cơ sở khuyến khích và kêu gọi đầu tư của

tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư các dự án nhà ở phục vụ cho các đối tượng trên, như: khu nhà ở công nhân và người thu nhập thấp tại khu Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, khu nhà ở chuyên gia tại thành phố Tam Kỳ, khu nhà ở công nhân ở cụm Công nghiệp xã Đại Quang, huyện Đại Lộc…; cụ thể:

+ Khu nhà ở thu nhập thấp tại Khu Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc do Công ty STO làm chủ đầu tư có quy mô 18,28 ha, với 2.156 căn đáp ứng được khoảng 8.600 công nhân.

+ Khu nhà ở thu nhập thấp tại Khu Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc do Công ty cổ phần kỹ thuật Châu Âu làm chủ đầu tư có quy mô 18,62ha dự kiến đầu tư 551 căn thấp tầng và 2 chung cư khoảng 1000 căn, đáp ứng khoảng 5.100 công nhân.

+ Khu nhà ở công nhân tại thành phố Tam Kỳ có quy mô 0,87 ha, với khoảng 150 căn đáp ứng khoảng 600 công nhân.

+ Khu nhà ở công nhân tại cụm công nghiệp Đại Quang có quy mô khoảng 2,4ha, với khoảng 180 căn; đáp ứng được khoảng 720 công nhân.

Trong thời gian đến, tập trung kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, trong đó:

+ Nhà ở công nhân khu công nghiệp Bắc Chu Lai, khoảng 10 ha, đáp ứng nhu cầu khoảng 4000 công nhân.

+ Khuyến khích các thành phần kinh tê đầu tư xây dựng nhà ở công nhân đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà nước hỗ trợ ưu đãi đầu tư.

4.5.6 Nhà ở công vụCăn cứ nhu cầu, kế hoạch sử dụng đất để thỏa thuận các khu nhà ở công

vụ trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn.Căn cứ trên nhu cầu thực tế để lần lượt đầu tư xây dựng tại mỗi thị trấn

huyện và thành phố các khu nhà ở công vụ theo quy mô phù hợp phục vụ cho các cán bộ luân chuyển, điều động. Ưu tiên giải quyết khu nhà ở công vụ tại thành phố Tam Kỳ để đáp ứng cho công tác điều động luân chuyển cán bộ cơ quan cấp tỉnh.

Dự kiến nhu cầu đáp ứng khoảng 572 căn nhà ở, diện tích khoảng 20.905 m2.

Trang 64

4.5.7 Phát triển nhà ở thương mại

Nhà ở thương mại tập trung phát triển ở thành phố Tam kỳ, thành phố Hội An, Khu du lịch ven biển Điện Bàn-Hội An. Các đô thị khác và vùng nông thôn phát triển nhà ở thương mại khi các nhà đầu tư có nhu cầu.

Các dự án nhà ở thương mại được phát triển theo 3 loại nhà:

Nhà chung cư căn hộ khép kín; nhà biệt thự; nhà riêng lẻ xây liền kề; trong một dự án có thể có 1 hoặc 2 hoặc 3 loại hình nhà trên. Căn hộ chung cư có diện tích sàn xây dựng không thấp hơn 70m2; nhà ở riêng lẻ liền kề có diện tích xây dựng không thấp hơn 80m2 và chiều ngang mặt tiền không nhỏ hơn 5m; nhà biệt thự xây không quá 3 tầng và diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất, nhà ở biệt thự xây dựng theo quy hoạch được duyệt tạo sự hài hòa về kiến trúc cảnh quan chung khu vực đô thị được duyệt.

Khu vực ven biển phát triển nhà ở để bán, cho thuê phục vụ để ở và du lịch nghỉ dưỡng theo định hướng phát triển du lịch bền vững.

Căn cứ vào quy hoạch phát triển đô thị, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương mà phát triển các dự án nhà ở thương mại phù hợp nhu cầu, điều kiện thực tế địa phương và nhu cầu của doanh nghiệp, phát triển nhà ở thương mại hình thức đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xây dựng nhà ở, phát triển nhà ở thương mại hình thức đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất tự xây dựng nhà ở.

4.5.8 Nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tưDự kiến tổng nguồn vốn thực hiện chương trình- Giai đoạn 2014-2015: 6.440,14 tỷ đồng;- Giai đoạn 2016-2020: 11.364,64 tỷ đồng.(Dự kiến tổng nhu cầu vốn là tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội để xây

dựng mới, cải tạo, sửa chữa chỉnh trang nhà ở).Trong đó:- Nhu cầu vốn đầu tư các dự án ưu tiên giai đoạn 2014-2020: 3.909,19 tỷ

đồng.* Giai đoạn 2014-2015: 2.021,48 tỷ đồng, trong đó:+ Ngân sách nhà nước: 1.190,42 tỷ đồng (bao gồm ngân sách tỉnh, ngân

sách Trung ương hỗ trợ, trái phiếu Chính phủ).+ Vốn vay ưu đãi, vốn doanh nghiệp, nguồn vốn huy động khác: 831,07

tỷ đồng.* Giai đoạn 2016-2020: 1.887,71 tỷ đồng, trong đó:

Trang 65

+ Ngân sách nhà nước: 920,22 tỷ đồng (bao gồm ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ương hỗ trợ, trái phiếu Chính phủ).

+ Vốn vay ưu đãi, vốn doanh nghiệp, nguồn vốn huy động khác: 967,49 tỷ đồng.

Giai đoạn Ngân sách tỉnh, TW, TPCP

Vốn vay, vốn huy động

Tổng cộng

2014-2020 2.110,64 1.798,56 3.909,19

2014-2015 1.190,42 831,07 2.021,48

2016-2020 920,22 967,49 1.887,71

Dự kiến nguồn vốn các dự án ưu tiên

Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở xã hộiNhà nước bố trí kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng một số dự án làm quỹ

nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê (tùy theo ngân sách nhà nước).Vốn huy động của các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã

hội, đất ở xã hội để bán hoặc cho thuê mua.Chương trình xây dựng nhà ở công vụCăn cứ nhu cầu thực tế, bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để đầu tư

xây dựng khu nhà ở xã hội tại thành phố Tam Kỳ phục vụ chỗ ở cho cán bộ luân chuyển, điều động) biệt phái. Đối với các địa phương khác, dùng nhà ở xã hội, đất ở xã hội phục vụ các đối tượng có nhu cầu.

Chương trình phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệpNguồn vốn nhà nước để hỗ trợ công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt

bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật.Vốn huy động của các thành phần kinh tế để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở,

đất ở cho công nhân mua, thuê hoặc thuê mua.Chương trình hỗ trợ hộ nghèo khu vực nông thôn cải thiện nhà ởTiếp tục thực hiện hỗ trợ cho khoảng 10.583 hộ có nhà ở đơn sơ cải tạo,

xây dựng lại nhà ở; tổng nguồn vốn ngân sách, vốn vay, vốn huy động.Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên các trường đại học,

cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệpNguồn vốn ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương và trái phiếu

Chính phủ hoặc vốn của các thành phần kinh tế khác.

Trang 66

4.5.9 Quỹ đất xây dựng nhà ởQuỹ đất xây dựng được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam thông qua

tại Nghị quyết số 44/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Quảng Nam, Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ 2011-2015 tỉnh Quảng Nam.

Cụ thể như sau:+ Diện tích đất ở đô thị hiện trạng (năm 2010) là 2.425 ha.+ Diện tích đất ở đô thị quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 là 3.523

ha.+ Diện tích đất ở đô thị quy hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-

2015) là 3.149 ha.+ Đến năm 2020, đất ở đô thị toàn tỉnh tăng lên 1.098 ha so với đất ở đô

thị hiện trạng.Theo các quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xã nông thôn mới, các

địa điểm kêu gọi đầu tư đã được phê duyệt.

Phần 5: CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

5.1 Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách- Xây dựng các quy định của tỉnh về cơ chế chính sách ưu đãi các dự án

phát triển nhà ở xã hội để tạo điều kiện cho phát triển nhà ở. - Để giải quyết được yêu cầu bức xúc về nhà ở hiện nay thì chính sách

mới cần phải đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, ngoài việc khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở thì cũng cần phải có sự tham gia của Nhà nước thông qua việc cấp một phần vốn từ ngân sách để đầu tư xây dựng nhà ở. Đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

5.2 Giải pháp về đất ở- Khi lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch

sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh phải dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Dành tối thiểu 20% diện tích đất các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

- Đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trang 67

- Thông qua quy hoạch xây dựng đô thị, xác định nhu cầu quỹ đất để phát triển nhà ở làm cơ sở công khai quỹ đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở theo dự án.

- Kế hoạch sử dụng đất yêu cầu phát triển nhà ở được đưa vào kế hoạch sử dụng đất 05 năm và hàng năm của tỉnh. Trong đó, chú trọng bố trí quỹ đất cho phát triển các dự án về nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, dự án nhà thương mại.

- Nhà nước thực hiện miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất đối với các dự án nhà ở xã hội theo Luật nhà ở.

- Nhà nước hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội.

- Tập trung khai thác có hiệu quả nguồn lực về đất đai để huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở; kiểm tra rà soát và thu hồi quỹ đất sử dụng lãng phí để bố trí, khai thác có hiệu quả.

5.3 Giải pháp quy hoạch- Nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, sinh

viên, cán bộ công chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng chính sách xã hội khác và nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức được điều động luân chuyển công tác là một bộ phận cấu thành của hệ thống nhà ở đô thị. Vì vậy, việc quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công vụ phải được gắn với các dự án nhà ở thương mại hoặc các dự án khu đô thị mới để đảm bảo tính đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội của đô thị. Thông qua việc lập quy hoạch xây dựng nhà ở, cần tạo điều kiện cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung sống hoà nhập với cộng đồng trong các khu dân cư, được tiếp cận với hệ thống dịch vụ công cộng đồng bộ (trường học, nhà trẻ, cửa hàng, sân chơi của trẻ em...) cũng như các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, đường giao thông...) và có cơ hội về việc làm để từng bước tăng thu nhập.

- Để có cơ sở triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công tác quy hoạch có vai trò rất quan trọng và đòi hỏi phải được chính quyền các địa phương quan tâm ngay từ đầu (từ giai đoạn lập quy hoạch, đặc biệt là khu quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp). Chính quyền địa phương các cấp, các ngành có trách nhiệm bố trí, cân đối vốn ngân sách hàng năm để đẩy nhanh công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500; trên cơ sở quy hoạch chi tiết được duyệt, lập dự án đầu tư đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đã được duyệt.

- Việc lựa chọn địa điểm quy hoạch xây dựng nhà ở phải được gắn với quy hoạch được duyệt, có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- Đẩy mạnh việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết trên cở sở quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xác định và công bố quỹ đất được phép xây dựng nhà

Trang 68

ở theo quy hoạch để làm cơ sở tổ chức triển khai các dự án phát triển nhà ở và tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy hoạch;

- Căn cứ Chương trình phát triển nhà ở, trong các đồ án quy hoạch chung phải xác định cụ thể diện tích đất để phát triển từng loại nhà ở, đặc biệt là đất để xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở thương mại với tỷ lệ hợp lý theo quy định của pháp luật về nhà ở;

- Quy hoạch khu công nghiệp, quy hoạch các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề phải gắn với quy hoạch phát triển nhà ở cho người lao động, nhà ở cho giáo viên, học sinh, sinh viên;

- Tập trung rà soát và xây dựng các khu nhà ở mới để di dời các hộ dân đang sinh sống tại các khu nhà ở cũ bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị;

- Đối với khu vực nông thôn, từng bước thực hiện việc phát triển nhà ở tuân thủ quy hoạch; hình thành các điểm dân cư nông thôn có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đảm bảo phù hợp mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới.

5.4 Giải pháp về kiến trúc- Ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở xã hội, nhà ở công vụ

cho phù hợp với từng vùng địa phương. - Các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công vụ trên cơ sở sử dụng thiết kế mẫu,

thiết kế điển hình nhà chung cư và nhà ở tập thể thấp tầng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công nhằm góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư của dự án.

- Đối với các đối tượng là công nhân lao động ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cần phát triển nhà căn hộ tập thể, bao gồm nhà chung cư, nhà thấp tầng để phù hợp với điều kiện sinh hoạt cũng như khả năng kinh tế của nhóm đối tượng này, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của từng địa phương trên địa bàn tỉnh.

5.5 Giải pháp về hạ tầng- Việc xây dựng các khu ở, khu dân cư hoặc các khu đô thị mới, dự án

nhà ở trong các khu du lịch ven biển phải được đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật: Đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước… công trình hạ tầng xã hội.

- Tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia đầu tư hạ tầng tại các khu đô thị mới nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án được duyệt.

- Có chính sách miễn giảm tiền đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định.

Trang 69

- Tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật dùng chung tại các tuyến đường trục chính trong đô thị.

5.6 Giải pháp về chính sách tài chính, tín dụng và thuếa) Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở- Miễn tiền sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội; Áp dụng mức thuế

giá trị gia tăng bằng %, thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 10% đối với nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có diện tích dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2

từ 01/7/2013 (theo Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 của Chính phủ).

- Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội được vay ưu đãi từ các nguồn vốn của Trung ương để phát triển nhà ở xã hội (hiện nay là gói 30.000 tỷ đồng của Trung ương), đồng thời được hỗ trợ từ nguồn ngân sách toàn bộ kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào (giao thông, cấp điện, cấp thoát nước).

- Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân có quỹ đất khác chuyển mục đích sử dụng sang làm nhà ở cho các đối tượng chính sách thuê.

b) Về nguồn vốn Trung ương:Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương để hỗ trợ nhà ở cho người

có thu nhập thấp, hộ nghèo, nhà ở xã hội.c) Về vốn vay:Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia

mạnh mẽ các dự án nhà ở do các tổ chức thực hiện hoặc cho từng hộ gia đình vay để xây dựng hoặc cải tạo nhà ở. Khuyến khích các ngân hàng phát hành các tín phiếu, cổ phiếu tín dụng; liên doanh liên kết để đa dạng hóa nguồn vốn phát triển nhà ở.

d Về vốn ngân sách tỉnh- Rà soát quỹ đất thuộc Nhà nước quản lý, quy hoạch và tổ chức đấu giá

tạo nguồn quỹ phát triển nhà ở.- Phát triển Quỹ phát triển đất, Quỹ phát triển nhà ở, Quỹ tiết kiệm nhà ở

theo quy định của pháp luật đất đai, nhà ở.- Cân đối vốn để bổ sung vốn để thực hiện các Chương trình của Chính

phủ về phát triển nhà ở. Hàng năm cần bố trí vốn để nâng cấp cơ sở hạ tầng các dự án khu dân cư cũ, đường đã xuống cấp để tạo điều kiện sống tốt hơn.

e) Vốn doanh nghiệp, vốn dân - Huy động vốn từ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, gồm

vốn tự có của doanh nghiệp, vốn hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác.- Huy động từ nguồn vốn ứng trước của người mua nhà để phát triển các

dự án nhà ở.

Trang 70

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, trong đó chú trọng người có thu nhập thấp.

- Phát triển hinh thức nhà ở riêng lẻ theo dự án do hộ gia đình cá nhân tự xây khi được chuyển quyền sử dụng đất.

f) Vốn huy động khác:- Tranh thủ các nguồn vốn huy động hợp phát từ các công ty, doanh

nghiệp, các mạnh thường quân... để hỗ trợ nhà ở nhất là nhà ở cho người nghèo, người có công cách mạng...

- Thủ tục cho vay thế chấp nhanh gọn, hiệu quả, an toàn và dễ tiếp cận; tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách xã hội được tiếp cận các nguồn vốn cho mục đích cải thiện nhà ở;

- Ưu đãi thuế đối với các dự án phát triển nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho thuê;

- Về vốn để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua được sử dụng từ quỹ nhà phát triển nhà. Theo Điều 52 Luật nhà ở: Nguồn vốn đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội được hình thành từ các nguồn sau đây:

+ Tiền thu được từ việc bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.+ Trích từ 30% - 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở

trên địa bàn tỉnh.+ Ngân sách nhà nước đầu tư.+ Tiền hỗ trợ, tiền đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và

ngoài nước.+ Tiền huy động từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp

luật.- Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội và khả năng cân đối ngân sách, hàng

năm bố trí nguồn vốn hợp lý từ ngân sách nhà nước và các nguốn vốn hợp pháp khác để triển khai các Chương trình phát triển nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nhằm hỗ trợ cho người có thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5.7 Giải pháp phát triển lành mạnh thị trường bất động sản nhà ở- Chú trọng thực hiện công tác dự báo nhu cầu, lập kế hoạch phát triển

nhà ở; đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, trong đó có chỉ tiêu bắt buộc phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 05 (năm) năm và hàng năm của tỉnh.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng đến chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho các đối tượng xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trang 71

- Tuân thủ quy định quản lý nhà ở cho thuê; quy chế quản lý sử dụng và cho thuê nhà ở công vụ trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình quản lý sử dụng nhà chung cư, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư và của các chủ sở hữu, chủ sử dụng trong quản lý sử dụng, bảo trì nhà ở nhằm duy trì và nâng cao tuổi thọ công trình.

- Việc mua bán sang nhượng nhà ở, đất ở là nhu cầu hết sức cần thiết hiện nay của nhân dân. Quá trình chuyển dịch này hình thành nên thị trường bất động sản nhà ở, đất ở. Nhằm làm mạnh thị trường này trước hết cần phải xem đây là một loại hàng hóa đặt biệt và hết sức nhạy cảm. Chính quyền các cấp phải quản lý chặt chẽ việc sang nhượng đất đai, nhà ở đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân đăng ký hợp pháp việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, tài sản gắn liền trên đất để khi cần thiết họ có thể thực hiện sự chuyển dịch bất động sản theo đúng quy định của pháp luật.

- Một trong những giải pháp rất quan trọng trong việc lành mạnh thị trường bất động sản là các dự án được triển khai theo quy hoạch được duyệt là công khai hóa dự án trên các phương tiện đại chúng để người dân nắm được nội dung để có thể trực tiếp mua nhà ở với các chủ đầu tư, tránh trường hợp mua lại từ nhà đầu cơ.

- Các địa phương cần có trụ sở giao dịch bất động sản để tạo điều kiện cho người dân có sự giao dịch bất động sản hợp pháp tại sàn giao dịch này, hạn chế tình trạng mua bán lòng vòng và mua bán bất hợp pháp; gây thất thu về thuế của Nhà nước.

- Quá trình đầu tư nhà ở nhất là nhà cho người thu nhập thấp, khu tái định cư,… khi triển khai thực hiện cần phải nghiên cứu điều kiện kinh tế, tập quán của đối tượng này để có giải pháp phù hợp, tránh trường hợp giá nhà ở quá cao hoặc không phù hợp người mua xong không ở sẽ bán lại hưởng chênh lệch.

- Thị trường bất động sản phải được quản lý, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, thường xuyên cập nhập quy định quản lý mới phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

5.8 Giải pháp nhà ở cho các đối tượng xã hội- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, đầu tư xây dựng nhà

ở có lồng ghép nhà ở cho đối tượng xã hội, nhà có thu nhập thấp, nhà cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…

- Từng địa phương cần rà soát quỹ đất công chưa sử dụng trên địa bàn, tiến hành lập quy hoạch và kêu gọi đầu tư nhà ở cho đối tượng xã hội để giảm bới giá thành nhà ở. Tổ chức bán đấu giá các vị trí sinh lợi để bù đắp các khoản chi phí như: miễn giảm tiền đất với người có công với cách mạng hoặc nhà cho người nghèo.

- Các tổ chức tín dụng tham gia mạnh mẽ cho các dự án với lãi suất ưu đãi.

Trang 72

- Vấn đề cơ bản nhất về nhà ở cho các đối tượng xã hội là ổn định thu nhập, đảm bảo đủ tích luỹ để mua nhà ở và để trả nợ vay mua nhà trả chậm (nếu có).

- Quá trình phát triển kinh tế của địa phương phải ổn định và bền vững.

5.9 Giải pháp cũng cố, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý và phát triển nhà ở

Kiện toàn Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở và Thị trường bất động sản của tỉnh để có chương trình, kế hoạch cụ thể về phát triển nhà ở của tỉnh.

Có sự phối hợp hoạt động hợp lý giữa Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở và Thị trường bất động sản của tỉnh với các ban chỉ đạo khác liên quan đến chính sách nhà ở như: Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (chương trình 167).

Giao nhiệm vụ cho các Công ty có đủ năng lực kinh nghiệm và năng lực tài chính theo quy định để tham gia đầu tư các dự án phát triển nhà kinh doanh và nhà cho đối tượng có thu nhập thấp.

5.10 Giải pháp sử dụng vật liệu xây dựng không nung sử dụng trong các công trình nhà ở

a) Định hướng- Thực hiện chủ trương của nhà nước, từng bước đưa vật liệu xây không

nung sử dụng trong xây dựng nhà ở, bao gồm (Gạch xi măng - cốt liệu; vật liệu nhẹ (gạch từ bê tông khí chưng áp, gạch từ bê tông khí không chưng áp, gạch từ bê tông bọt, tấm Panel từ bê tông khí chưng áp); tấm tường thạch cao, tấm 3D; gạch khác (đá chẻ, gạch đá ong, vật liệu xây không nung từ đất đồi và phế thải xây dựng, phế thải công nghiệp, gạch silicát...); các sản phẩm vật liệu không nung trên phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

- Khuyến khích đầu tư phát triển và sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế tối đa sử dụng vật liệu xây từ đất nông nghiệp.

- Phát triển sản xuất vật liệu xây không nung từ các nguyên liệu như xi măng, đá mạt, cát và tro xỉ nhiệt điện, đất đồi, phế thải xây dựng,... theo hướng công nghệ hiện đại, quy mô lớn, kích thước lớn, nhẹ để thay thế dần gạch xây sản xuất từ đất sét nung.

- Tỷ lệ gạch không nung đến đến năm 2015 là 20-25%, đến năm 2020 là 30-40% tổng số vật liệu xây trong tỉnh.

- Khuyến khích phát triển sản xuất các loại vật liệu nhẹ dùng để làm tường, vách ngăn, vật liệu chống cháy, chậm cháy, vật liệu cách âm, cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng.

- Duy trì sản xuất ổn định các cơ sở sản xuất hiện có.- Chuyển đổi chuyển đổi sang sản xuất gạch không nung tại một số cơ sở

sản xuất.

Trang 73

- Kêu gọi đầu tư các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung.b) Phương hướng- Các công trình xây dựng nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước

theo quy định hiện hành tại Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng, bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo lộ trình:

+ Tại thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung.

+ Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%.

- Các công trình xây dựng nhà ở từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).

- Khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng.

Khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, không phân biệt khu vực đô thị, không phân biệt số tầng.

Phần 6: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1 Đổi mới nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực nhà ở đối với phát triển kinh tế xã hội

Nhà ở là nơi các tầng lớp xã hội trở về an cư sau những ngày lao động, nó góp phần tái tạo sức lao động của mọi người để tạo ra một năng lực làm việc mới tốt hơn. Nhà ở còn thể hiện bộ mặt của các đô thị, các khu dân cư nông thôn, chứng tỏ được sự phát triển của đất nước về mặt kinh tế và sức sống của từng địa phương.

Vì vậy vấn đề quan tâm đến xây dựng và phát triển nhà ở luôn phải được quan tâm đến trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh.

Công tác phát triển nhà ở phải luôn tuân thủ theo quy hoạch được duyệt, mở rộng thị trường bất động sản, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở tại các khu đô thị các vùng nông thôn có tiềm năng phát triển. Có giải pháp phát triển kinh tế ổn định, có mức tăng trưởng hợp lý.

6.2 Tổ chức thực hiệna) Uỷ ban nhân dân tỉnhTổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển nhà ở; đưa chỉ tiêu

phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát

Trang 74

triển kinh tế-xã hội của tỉnh và các huyện thành phố trong từng thời kỳ và hàng năm để thực hiện.

Tổ chức, chỉ đạo việc quy hoạch, bố trí quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp, người nghèo trên địa bàn.

Căn cứ chương trình phát triển nhà ở tỉnh, tổ chức, chỉ đạo lập các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cụ thể cho các đối tượng cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, công nhân, sinh viên, hộ nghèo trên địa bàn để triển khai thực hiện.

Chỉ đạo các Ban ngành có liên quan nghiên cứu lập quỹ phát triển nhà ở tỉnh; bổ sung các chỉ tiêu nhà ở vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương làm cơ sở chỉ đạo, điều hành và kiểm điểm kết quả thực hiện theo định kỳ hàng năm.

Kiểm tra việc thực hiện chương trình phát triển nhà ở của các Sở ngành, các địa phương.

b) Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh

Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung thống nhất, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Quyết định số 42/QĐ-BCĐ ngày 30/8/2011 về ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chính sách nhà ở và Thị trường Bất động sản tỉnh nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến chính sách nhà ở và thị trường bất động sản của tỉnh.

Ban Chỉ đạo thực hiện Chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh: giúp UBND tỉnh có trách nhiệm giúp UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các Sở ngành, địa phương thực hiện các cơ chế chính sách về nhà ở và thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

c) Sở Xây dựngLà cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách về nhà ở và

thị trường bất động sản, giúp UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp tình hình và đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện, theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Chương trình để báo cáo UBND tỉnh và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình theo định kỳ; đề xuất sửa đổi, bổ sung Chương trình cho phù hợp với tình hình thực tế theo từng giai đoạn.

Là đầu mối hướng dẫn, giúp đỡ các chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh; tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ cải thiện nhà.

Trang 75

Chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành liên quan và địa phương xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhà ở, các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển nhà ở.

Phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trương, địa phương lập kế hoạch sử dụng đất phục vụ yêu cầu phát triển nhà ở.

Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan xây dựng giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng giá cho thuê nhà ở công vụ trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

Phối hợp với Sở Nội vụ kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và phát triển nhà ở, thị trường bất động sản của Sở Xây dựng, các huyện và thành phố, đảm bảo điều kiện và năng lực thực hiện nhiệm vụ, trình UBND tỉnh quyết định.

Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội lập kế hoạch về hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người nghèo trên địa bàn tỉnh.

d) Sở Kế hoạch và Đầu tưChủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các địa phương có

liên quan lập kế hoạch vốn từ ngân sách tỉnh để đầu tư thí điểm dự án nhà ở chung cư cho cán bộ, công chức, viên chức thuê; bố trí vốn xây dựng nhà ở công vụ, đồng thời lập kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước cho phát triển nhà ở hàng năm và từng thời kỳ trình Ủy ban nhân tỉnh xem xét, quyết định.

e) Sở Tài chínhChủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Xây dựng hướng dẫn

việc quản lý và sử dụng Quỹ phát triển nhà ở để tạo nguồn vốn đầu tư nhà ở xã hội; Nghiên cứu thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở theo quy định của pháp luật.

Xây dựng cơ chế tài chính trong việc giao quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đảm bảo công bằng trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.

Bố trí ngân sách để hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án nhà ở xã hội; vốn để mua hoặc xây dựng nhà ở công vụ; vốn để hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo quy định.

Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan thẩm định giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; giá cho thuê nhà ở công vụ trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

f) Sở Tài nguyên và Môi trườngChủ trì, phối hợp cùng Sở Xây dựng và các địa phương lập kế hoạch sử

dụng đất phục vụ yêu cầu phát triển nhà ở.Chủ trì, rà soát lại quỹ đất đã giao cho các chủ đầu tư để đầu tư xây dựng

nhà ở xã hội, tổ chức tham mưu UBND tỉnh thu hồi những dự án chậm triển khai hoặc không thực hiện để giao cho các chủ đầu tư khác thực hiện đáp ứng được yêu cầu tiến độ.

Trang 76

Đơn giản hóa các thủ tục về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư khi tham gia xây dựng nhà ở xã hội tại địa phương.

g) Các Sở, ban ngành có liên quanSở Thông tin và Truyền thông, Đài PTTH Quảng Nam, Báo Quảng Nam

có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền rộng rãi chính sách phát triển nhà ở để nhân dân tiếp cận, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc tổ chức thực hiện.

h) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phốTriển khai thực hiện việc điều tra, tổng hợp nhu cầu về nhà ở trên địa

bàn; căn cứ chương trình phát triển nhà ở của tỉnh để xây dựng chỉ tiêu phát triển nhà ở hàng năm, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và hàng năm của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện và thông qua Ban chỉ đạo chương trình phát triển nhà ở của tỉnh, Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nhà ở quản lý theo từng năm, hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch triển khai chương trình; phối hợp, tạo điều kiện giúp đỡ các chủ đầu tư trong việc tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng và triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa phương mình;

Bố trí quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH

Trang 77

PHỤ LỤC DANH MỤC DỰ ÁN

Ban hành kèm theo Quyết định số........../QĐ-UBND ngày.....tháng....năm 2014 của UBND tỉnh

A. CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020

Huyện, thành phố

Vị trí Loại nhà ở

Hình thức

Nguồn vốn

Nhu cầu đến năm 2015 Nhu cầu từ 2016-2020Diện tích

khu đất (ha)

Tổng diện

tích sàn (m2)

Nhu cầu

Dự kiến kinh

phí (tỷ đồng)

Diện tích khu đất

(ha)

Tổng diện tích sàn

(m2)Nhu cầu

Dự kiến kinh

phí (tỷ đồng)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

1Nhà ở hộ

nghèo trên địa bàn tỉnh

Hộ nghèo

Nhà ở riêng

lẻ

Ngân sách 30 63.49

8 2.117 77,80 30 253.992 8.466 304,8

2

Nhà có công cách mạng trên địa bàn

tỉnh

Cách mạng

Nhà ở riêng

lẻ

Ngân sách 30 678.99

0 22.633 598,9        

3

KDC - Tái định cư và nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp, phường Trường Xuân, Tam Kỳ

Công vụ

Chung cư

Ngân sách 1,3 3.600 120 26,0        

4 Nhà ở sinh Sinh Chung TPCP 3,0 34.56 4.320 249,5        

Trang 1

viên khu dân cư Trảng Kèo xã Cẩm Hà, Hội An

viên cư 0

5

Nhà ở sinh viên cụm các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp phường hòa thuận, Tam Kỳ

Sinh viên

Chung cư TPCP         3,5 26.520 3.315 191,5

6

Nhà ở sinh viên trường Cao đẳng nghề Quảng Nam, Tam Kỳ

Sinh viên

Chung cư TPCP         1,0 2.400 300 17,3

7

Nhà ở sinh viên trường Cao đăng Y tế giai đoạn 2 phường An Mỹ, Tam Kỳ

Sinh viên

Chung cư TPCP         2,5 8.000 1.000 57,8

8

Nhà ở sinh viên trường Đại học Quảng Nam giai đoạn 2 xã Tam Phú, Tam Kỳ

Sinh viên

Chung cư TPCP         1,5 3.072 384 22,2

9Nhà ở sinh viên trường Trung cấp

Sinh viên

Chung cư TPCP

        7,0 16.000 2.000 115,5

Trang 2

nghề nam quảng nam và trường Cao đẳng nghề Oto Trường Hải, Núi Thành

10

Nhà ở sinh viên xã Điện Ngọc, Điện Bàn

Sinh viên

Chung cư TPCP

        2,00 3.200 400 23,1

11

Nhà ở sinh viên trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam, xã Điện Nam Đông, Điện Bàn

Sinh viên

Chung cư TPCP

        1,00 2.400 300 17,3

12

Nhà ở công nhân KCN Bắc Chu Lai, xã Tam Hiệp, Núi Thành

Công nhân

Chung cư

doanh nghiệp

9,92 24.000 4.000 173,3        

13

nhà ở công nhân KCN Tam Thăng, Tam Kỳ

Công nhân

Chung cư

Doanh nghiệp

        2,274 8.000 1.000 57,8

14

Nhà ở công nhân KCN Phú Xuân, xã Tam Đàn

Công nhân

Chung cư

Doanh nghiệp

        25,0 4.000 500 28,915 Nhà ở công Công Chung doanh         1,0 16.000 2.000 115,5

Trang 3

nhân KCN Hà Lam-Chợ Được, thị trấn Hà Lam, Thăng Bình

nhân cư nghiệp

16

Nhà ở công nhân KCN Thuận Yên, phường Hòa Thuận, Tam Kỳ

Công nhân

Chung cư

Doanh nghiệp         2,0 32.000 4000 231,0

17

Nhà ở công nhân tại KCN Đại Tân, xã Đại Tân, Đại Lộc

Công nhân

Chung cư

Doanh nghiệp

        19,00 3.224 403 23,3

18

Nhà ở công nhân KCN Đông Quế Sơn, xã Hương An, Quế Sơn

Công nhân

Chung cư

Doanh nghiệp

        2,50 40.000 5000 288,8

19

Khu nhà ở thu nhập thấp xã Điện Nam Trung (dự án Cty TNHH Châu Âu), Điện Bàn

Công nhân

Chung cư

Doanh nghiệp

17,72 27.000 900 194,9        

20

Khu nhà ở thu nhập thấp xã Điện Ngọc (dự án Cty STO)

Công nhân

Chung cư

Doanh nghiệp

18,28 64.680 2.156 467,0        

Trang 4

21

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp dịch vụ Thanh Hà, phường Thanh Hà, Hội An

Công nhân

Chung cư

Doanh nghiệp 0.74 3.60

0 450 26,0        

22

Nhà ở công nhân tại Cụm công nghiệp Đại Quang, công ty Thái Công, Đại Lộc

Công nhân

Chung cư

Doanh nghiệp

19 2.100 350 15,2        

23

Khu chung cư Thanh Hà, phường Thanh Hà

Xã hội

Chung cư

Doanh nghiệp 0,90

6.900 230 49,8        

24

Khu chung cư khối 5 thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn

Xã hội

Chung cư

Doanh nghiệp

        0,40 15.900 530 114,825 Khu chung cư

xã Điện Minh, Điện Bàn

Xã hội Chung cư

Doanh nghiệp 0,50 9.000 300 65,0        

26 Khu chung cư xã Điện Minh, Điện Bàn

Xã hội Chung cư

Doanh nghiệp         1,00 15.000 500 108,3

27 Nhà ở xã hội phường Sơn Phong, Hội An

Xã hội Chung cư

Doanh nghiệp

        0.24 3.600 120 26,0

28 Nhà ở xã hội thị trấn Núi Xã hội Chung

cưDoanh nghiệp 0,24 3.600 120 26,0        

Trang 5

Thành

29

Nhà xã hội tại khối phố Tam Cẩm, TT Phú Thịnh, Phú Ninh

Xã hộinhà thấp tầng

Doanh nghiệp

        2,0 2.100 70 9,1

30

Nhà ở xã hội UBND huyện, thị trấn Tiên Kỳ, Tiên Phước

Xã hộinhà thấp tầng

Doanh nghiệp

1,0 1.500 50 6,5        

31

Nhà ở xã hội cán bộ công nhân viên tại Tắc Pỏ

Xã hộinhà thấp tầng

Doanh nghiệp         0,2 1.500 50 6,5

32

Nhà ở xã hội thị trấn Trà My, Bắc Trà My

Xã hộinhà thấp tầng

Doanh nghiệp         1,5 3.600 120 15,6

33Nhà ở xã hội thị trấn Tân An, Hiệp Đức

Xã hộinhà thấp tầng

Doanh nghiệp         1,67 4.500 150 19,4

34

Nhà ở xã hội, thị trấn Khâm Đức, Phước Sơn

Xã hộinhà thấp tầng

Doanh nghiệp

1,0 1.200 40 5,2        

35Nhà ở xã hội, huyện Tây Giang

Xã hộinhà thấp tầng

Doanh nghiệp 1,0 1.200 40 5,2        

36Nhà ở xã hội thị trấn Prao, Đông Giang

Xã hộinhà thấp tầng

Doanh nghiệp 1,0 1.200 40 5,2        

Trang 6

37

Nhà ở xã hội, tại thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc

Xã hộinhà thấp tầng

Doanh nghiệp

1,95 3.360 112 14,5        

38

Nhà ở xã hội cán bộ bệnh viện đa khoa bắc quảng nam, thị trấn Ái Nghĩa

Xã hộinhà thấp tầng

Doanh nghiệp

1,704 3.600 120 15,6        

39

Nhà xã hội khối 5 thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn

Xã hộinhà thấp tầng

Doanh nghiệp

        0.3 8.400 280 36,3

40Nhà ở xã hội thị trấn Đông Phú, Quế Sơn

Xã hộiNhà thấp tầng

Doanh nghiệp         5,00 6.000 200 25,9

41Nhà ở xã hội, xã Quế Trung, Nông Sơn

Xã hộinhà thấp tầng

Doanh nghiệp         1,5 3600 120 15,6

42

Nhà ở xã hội thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên

Xã hộinhà thấp tầng

Doanh nghiệp

        1,50 3.600 120 15,6

Phân loạiĐến 2015 2016-2020

Tổng diện tích sàn (m2) Kinh phí (tỷ) Tổng diện tích sàn

(m2) Kinh phí (tỷ)

Trang 7

Nhà ở sinh viên, ngân sách Trung ương TPCP 34.560 249,5 61.592 444,7

Nhà ở công vụ, ngân sách tỉnh 3.600 26,0 0 0

Nhà ở xã hội, ngân sách tỉnh 15% 31.560 28,9 67.800 58,9

Nhà ở xã hội cho công nhân, ngân sách tỉnh 15% 121.380 131,5 103.224 111,8

Nhà ở hộ nghèo 63.498 77,8 253.992 304,8

Nhà ở có công cách mạng 678.990 598,9 0 0

Tổng cộng 933.588 2.021,48 486.608 1.887,71Ngân sách vốn khác

 Ngân sách

vốn khác

1190,42 831,07   920,22 967,49

B. CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở RIÊNG LẺ TẠI ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN ĐẾN 2020 

Huyện, thành phố

Vị trí Loại nhà ở

Hình thức

Nguồn vốn

Nhu cầu đến năm 2015 Nhu cầu từ 2016-2020

Diện tích

khu đất (ha)

Tổng diện

tích sàn (m2)

Nhu cầu

Dự kiến kinh

phí (tỷ đồng)

Diện tích khu đất

(ha)

Tổng diện tích sàn

(m2)Nhu cầu

Dự kiến kinh

phí (tỷ đồng)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Thành                        

Trang 8

phố Tam Kỳ

1

Chỉnh trang khu dân cư khối phố 11, phường Hòa Thuận

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 8,37 20.600 206 50,2        

2 Khu dân cư xã Tam Phú

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 3,5 12.000 120 21,0        

3

Khu dân cư - tái định cư trung tâm phường An Phú

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 20,7 23.660 338 102,2        

4Khu dân cư khối phố 1 Trường Xuân

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 32,2 52.500 525 193,2        

5Khu dân cư Đông Tân Thạnh

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 9,4 21.100 211 56,2        

6

Khu dân cư Bắc Trung tâm thương mại, phường Tân Thạnh

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         15,0 48.000 400 90,0

7

Khu dân cư Trà Nô, phường Tân Thạnh

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         3,1 5.250 75 22,7

8 Khu đô thị Thương nhà ở doanh         92,0 180.000 1.500 552,0

Trang 9

mới Hòa Hương, phường Hòa Hương

mại riêng lẻ nghiệp

9

KDC - Tái định cư và nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp, phường Trường Xuân

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 4,51 12.628 180,4 54,6        

Thành phố

Hội An                       

1Khu đô thị An Bàng phường Cẩm An

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         1,43 6.864 57 49,6

2Khu đô thị An Bàng phường Cẩm An

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp      

 2,82 7.896 113 34,1

3Khu dân cư Trảng Kèo xã Cẩm Hà

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 8,0 42.000 420

48,0     

 

4

Khu dân cư đường nhánh DH 33 phường Tân An

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

1,7 4.760 68

20,6

     

 

5

Khu đô thị Thanh Hà phường Thanh Hà

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

     

 

15 72.000 600 90,06 Khu Làng chài Thương nhà ở Doanh 11,7 47.000 470 70,4        

Trang 10

phường Cẩm An mại riêng

lẻ nghiệp

Huyện Núi Thành

                       

1

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Nam Chu Lai, xã Tam Nghĩa

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

2,0 6.000 1.000 43,3        

2

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Trảng Tôn

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

        2,0 8.000 1.000 57,8

3

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Tam Mỹ Tây

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

        1,0 4.000 500 28,9

4

khu dân cư tái định cư nhà ở công nhân xã Tam Anh Nam

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

        220,000 237.600 1.980 297,0

5

khu dân cư tái định cư nhà ở công nhân xã Tam Hiệp

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

        250,290 270.000 2.250 337,5

6

Khu đô thị Bắc Bệnh viện đa khoa Trung ương

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

        15,0 69.600 580 90,0

7khu đô thị nam bệnh viện đa

Thương mại

nhà ở riêng

doanh nghiệp         110,30 58.193 582 87,3

Trang 11

khoa trung ương lẻ

8

Khu dân cư Bắc khu hành chính huyện Núi Thành (Nam Ủy ban huyện)

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

7,3 29.100 291 43,8        

9

Khu dân cư khối 6, thị trấn Núi Thành

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         32,0 54.120 451 192,0

10

Khu dân cư Gò Dài, thị trấn Núi Thành

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

        52,0 65.520 546 312,0

11

khu đô thị nam Tam Phú Tessco 533

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         250,6 1.005.460 8.379 1503,6

12

khu dân cư dọc đường An Hà-Quảng Phú

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 11,25 71.350 595 67,5        

13

khu đô thị nam cầu cửa đại

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 416,06 62.259 519 2496,4        

14

Khu dân cư Chợ Trạm

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         21,48 111.312 928 128,9

15

Khu dân cư Đô thị Tam Hiệp II

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         49,5 201.978 1.683 297,0

16Khu dân cư Tam Thăng

Thương mại

nhà ở riêng

doanh nghiệp         29,0 139.200 1.160 174,0

Trang 12

lẻ

17

Khu dân phía Tây đường An Hà - Quảng Phú

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         27,64 108.500 1.105 165,8

18

Khu dân cư đường ĐT617

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         18,79 630.600 5.255 112,7

19

Khu dân cư Tam Hiệp

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         27,28 138.171 1.151 163,7

20

Khu dân cư mới Tam Quang

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         33,75 116.118 968 202,5

21

khu dân cư xã Bình Dương, Thăng Bình

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         200,0 450.000 3.750 562,5

22

khu dân cư xã Duy Hải, Duy Xuyên

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         200,0 450.000 3.750 562,5

                         Huyện

Phú Ninh

                       

1

KDC-TĐC khối phố Tam Cẩm, thị trấn Phú Thịnh

Xã hội nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

8,0 11.200 160 48,4        

2

KDC-TĐC khối phố Nam Đông, thị trấn

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

        7,0 9.800 140 42,3

Trang 13

Phú Thịnh

3

KDC-TĐC khối phố Tân Phú, thị trấn Phú Thịnh

Xã hội nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

        5,0 7.000 100 30,2

4

KDC-TĐC khối phố Cẩm Thịnh, thị trấn Phú Thịnh

Xã hội nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

10,0 14.000 200,0 60,5        

5

KDC-TĐC khối phố Thạnh Đức, thị trấn Phú Thịnh

Xã hội nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

        6,0 8.400 120 36,3

6KDC-TĐC xã Tam Dân

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 20,0 28.000 400 121,0        

7KDC-TĐC Xã Tam Phước

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         5,0 7.000 100 30,2

8KDC-TĐC Xã Tam An

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         5,0 7.000 100 30,2

9KDC-TĐC Xã Tam Thái

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 10,0 14.000 200 60,5        

10KDC-TĐC Xã Tam Đại

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         5,0 7.000 100 30,2

11

Khu DC-TM-DV Hòa Trung, xã Tam Đàn

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

    50,0 120.000 1.000 300,0

Trang 14

12

Khu TM-DV-DC Kỳ Lý, xã Tam Đàn

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

10,0 20.000 200 60,0        

13

Khu phố chợ chiên Đàn, xã Tam Đàn

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 10,0 20.000 200 60,0        

14

Khu DC-TM dọc QL1A (ĐT615-cầu Bà Dụ), xã Tam Đàn và xã Tam An

Thương mại nhà ở

riêng lẻ

doanh nghiệp

    30,0 72.000 600 180,0

15

Khu DC hai bên đường ĐT615 (1km)

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 10,0 20.000 200 60,0        

Huyện Tiên

Phước                       

1

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Tà Đa xã Tiên Phong

Công nhân nhà ở

riêng lẻ

doanh nghiệp

        5,0 9.600 1.200 69,3

2

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Bình Yên xã Tiên Kỳ

Công nhân nhà ở

riêng lẻ

doanh nghiệp

1,5 12.000 1.500 86,6        

3

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

        2,0 20.000 2.500 144,4

Trang 15

thôn 1 xã Tiên Thọ

4

Nhà ở công nhân xí nghiệp may Tuấn Đạt xã Tiên Cảnh

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

1,0 4.000 500 28,9        Huyện Nam Trà My

                       

1

Nhà ở xã hội trung tâm hành chính huyện

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,5 4.200 60 18,1

2

Nhà ở xã hội trung tâm hành chính huyện

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,5 4.200 60 18,1

3

Nhà ở công nhân khu công nghiệp Tắc Pỏ

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         0,2 1.400 175 6,0

4

Nhà ở xã hội cán bộ công nhân viên tại Tắc Pỏ

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         0,2 560 8 2,4

Huyện Bắc Trà My

                       

1

Nhà ở công nhân Cty cao su Quảng Nam, xã Trà Nú

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

0,268 2800 350 20,2        

Trang 16

2

Nhà ở công nhân Cty cao su Nam Giang, xã Trà Giáp

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

0,268 2800 350 20,2        

3

Nhà ở xã hội thị trấn Trà My

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

ngân sách         1,5 4.200 60 18,1

Huyện Thăng Bình

                       

1

nhà ở xã hội thị trấn Hà Lam

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         1,0 2.800 40 12,1

2

nhà ở xã hội xã Bình Nguyên

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         0,5 1.400 20 6,0

3

nhà ở xã hội xã Bình Phục Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         0,5 1.400 20 6,0

4

nhà ở xã hội xã Bình Quý Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         0,5 1.400 20 6,0

5

Khu dân cư trường cảnh sát giao thông xã Bình Nguyên, Bình Phục

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

10,9 43.600 436 65,4        

6

Khu dân cư phố chợ Hà Lam

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 20,0 70.000 700 120,0        

7 Khu dân cư Thương nhà ở doanh 1,9 7.500 75 11,4        

Trang 17

ngoài xí nghiệp lâm nghiệp cũ

mại riêng lẻ nghiệp

8

Khu dân cư chợ Kế Xuyên

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 2,94 11.760 118 17,6        

9

Khu dân cư tổ 4 (đường Bắc Hà Lam)

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 3,17

9.50095 19,0        

10

Khu dân cư tổ 4(trước Tiền Hiền)

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 1,0

4.00040 6,0        

11

khu dân cư tổ 4 (sau UBND huyện

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 0,5

2.00020 3,0        

12

khu dân cư tổ 14 (trong ngã ba cây cốc)

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 2,0

8.00080 12,0        

13

khu dân cư tổ 8 (đường 3 tháng 2)

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 1,0

4.00040 6,0        

14

khu dân cư tổ 12 (trong ngã ba cây cốc)

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         2,0 9.600 80 12,0

15

khu dân cư tổ 12 (ngoài ngã ba cây cốc)

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         4,0 19.200 160 24,0

16

khu dân cư đường DT 613-quốc lộ 14E

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         2,0 9.600 80 12,0

17 khu dân cư tổ Thương nhà ở doanh         1,5 7.200 60 9,0

Trang 18

5 (đường Bắc Hà Lam) mại riêng

lẻ nghiệp

18

khu dân cư tổ 7 thị trấn Hà Lam (chợ nông sản)

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         6,0 28.800 240 36,0

19

khu dân cư chợ Bình Nguyên, xã Bình Nguyên

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp     2,9 13.920 116 17,4

20

khu dân cư tổ 2, thôn Liễu Trì, xã Bình Nguyên

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         2,0 9.600 80 12,0

21

khu dân cư thôn Trà Đóa, xã Bình Đào

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         2,0 96.000 80 12,0

22

khu dân cư tổ 9, thôn Bình Hiệp, xã Bình Phục

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         4,0 19.200 160 24,0

23

khu dân cư thôn Qý Thạnh và các khu nhỏ lẻ

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,0 4.800 40 6,0

24

khu dân cư thôn Hà Bình, xã Bình Minh

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         3,0 14.400 120 18,0

25 khu dân cư Vĩnh Xuân, Trà Long, Vinh Tú, Tứ

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

        1,0 48.000 40 6,0

Trang 19

Sơn xã Bình Trung

26

khu dân cư thôn 1, 3, 4, 6, 7, 8 xã Bình Tú

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,2 5.760 48 7,2

27

khu dân cư thôn An Thành, An Mỹ, An Dưỡng xã Bình An

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,2 5.760 48 7,2

28

khu dân cư thôn 1, 2 xã Bình Giang

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         0,9 4.320 36 5,4

29

khu dân cư thôn 1, 3, 4 xã Bình Triều

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,4 6.720 56 8,4

30

khu dân cư thôn 2 xã Bình Dương

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         3,0 14.400 120 18,0

31

khu dân cư Phước An, Đồng Trì, Hiệp Hưng xã Bình Hải

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,5 7.200 60 9,0

32

khu dân cư Tây Giang, Châu Khê, Bình Trúc xã Bình Sa

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,5 7.200 60 9,0

33 khu dân cư Thương nhà ở doanh         3,0 14.400 120 18,0

Trang 20

thông Thái Đông, Nghĩa Hòa xã Bình Nam

mại riêng lẻ nghiệp

34

khu dân cư Mỹ Trà, Rừng Bông, Ngũ Xã xã Bình Chánh

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         0,9 4.320 36 5,4

35

khu dân cư thôn Bình Quang xã Bình Quế

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         0,9 4.320 36 5,4

36

khu dân cư thôn Lý Trường xã Bình Phú

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,4 6.720 56 8,4

37

khu dân cư Châu Lâm, vinh Đông xã Bình Trị

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         0,9 4.320 36 5,4

38

khu dân cư Xuân Đông, Thanh Sơn, Xuân Lộc xã Bình Định Nam

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,5 7.200 60 9,0

39

khu dân cư thôn Đông Dương, Thái Tây, Bình An xã Bình Định Bắc

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,3 6.240 52 7,8

Trang 21

40

khu dân cư thôn , 3 xã Bình Lãnh

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         0,9 4.320 36 5,4

41

khu dân cư trung tâm Chợ Được xã Bình Triều

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         5,0 24.000 200 30,0

42

khu dân cư trung tâm Vinh Huy xã Bình Trị

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         5,0 24.000 200 30,0

43

khu dân cư trung tâm Hà Châu xã Bình Phú

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         5,0 24.000 200 30,0

44

khu dân cư trung tâm Quán gò, xã Bình An

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         7,0 33.600 280 42,0

45

khu dân cư trung tâm Kế Xuyên xã Bình Trung

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         10,0 48.000 400 60,0

46

khu dân cư trung tâm gần chợ Bình Quý xã Bình Quý

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         5,0 240.000 200 30,0

47

khu dân cư trung tâm gần chợ Bình Nguyên xã Bình Nguyên

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         3,0 14.400 120 18,0

Trang 22

48

khu dân cư trung tâm Hà Bình xã Bình Minh

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         10,0 48.000 400 60,0

49

khu dân cư trung tâm các xã còn lại

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         26,0 124.800 1040 156,0

50

khu dân cư tuyến Cây Cốc - Bình Minh (tuyến QL14E-Bình Minh)

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         20,0 96.000 800 120,0

51

khu dân cư tuyến Bình Minh-Bình Đào thôn Trà Đóa, Hà Bình

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         15,0 72.000 600 90,0

52

khu dân cư dọc đường văn hóa-Núi Dê thị trấn Hà Lam

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         10,0 48.000 400 60,0

Huyện Hiệp Đức

                       

1

Nhà ở thương mại thị trấn Tân An

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         0,5 2.400 20 17,3

2 Nhà ở công nhân cụm công nghiệp An Sơn, xã

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

        6,1 4.000 500 28,9

Trang 23

Quế Thọ

3

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Bình Lâm

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         7 4.200 700 30,3

4

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Tân An

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         5,2 800 100 5,8

5

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Quế Thọ 2, xã Quế Thọ

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,47 800 100 5,8

Huyện Phước

Sơn                       

1

khu dân cư khối 2A, thị trấn Khâm Đức

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

4,33 12.124 173 52,4        

2Nhà ở xã hội thị trấn Khâm Đức

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,5 4.200 60 18,1

3

Khu chỉnh trang khai thác quỹ đất khu dân cư khối 1

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         4,6 24.000 200 27,6

Trang 24

4

Khu chỉnh trang khai thác quỹ đất khu dân cư khối

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         4,0 11.200 160 48,4

5

Khu chỉnh trang khai thác quỹ đất khu dân cư khối 6

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         5,0 26.400 220 30,0

Huyện Tây

Giang                       

1

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Ch'nốc, thôn Ch'nốc, xã Ch'ơm

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

        2,0 800 100 5,8

2

Nhà ở công nhân nông trường cao su, xã A Tieng

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

        1,0 480 60 3,5

3

Khu dân cư xã A Tieng Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         2,0 5.600 80 24,2

4

khu dân cư xã A Xan Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         1,0 2.800 40 12,1

5

Khu dân cư chợ A Tieng

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 2,5 10.000 100 15,0        

6khu dân cư chợ trung tâm

Thương mại

nhà ở riêng

Doanh nghiệp         2,0 9.600 80 12,0

Trang 25

thương mại cửa khẩu Chnốc

lẻ

7

khu dân cư chợ A Xan

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         1,5 7.200 60 9,0

8

Khu dân cư trung tâm xã BHaLLê

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         3,0 14.400 120 18,0

9

Khu dân cư trung tâm xã Lăng

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         3,0 14.400 120 18,0

Huyện Đông Giang

                       

1

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Jo Ngây, xã Jo Ngây

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

        2,0 800 100 5,8

2

Nhà ở công nhân nông trường Quyết Thắng, xã Ba

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

Ngân sách

2,0 1.200 150 8,7        

3

Nhà ở công nhân nông trường cao su, xã Ba

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         4,0 960 120 6,9

4

Khu dân cư trường tiểu học Prao, thị trấn Prao

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 0,8 2.240 32 9,7        

Trang 26

5

Khu dân cư thôn Nghe, thị trấn Prao

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,6 4.480 64 19,4

6

Khu dân cư thôn 2, thị tứ sông vàng, xã Ba

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         2,0 5.600 80 24,2

7

Khu dân cư thôn C Lò, thị tứ Jo ngây, xã Jo Ngây

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         2,0 5.600 80 24,2

8

Khu dân cư quanh chợ thị tứ Sông Vàng, xã Ba

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 1,0 4.000 40 6,0        

9

Khu dân cư thôn Sông Vua, xã Jo Ngây

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         2,0 9.600 80 12,0

10

Khu dân cư chợ A Sờ, xã Mcooi

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         2,0 9.600 80 12,0

11

Khu dân cư trung tâm xã A Ting

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         2,0 9.600 80 12,0

12

Khu dân cư trung tâm xã Tư

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         2,0 9.600 80 12,0

13

Khu dân cư trung tâm xã Sông Kon

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         2,0 9.600 80 12,0

14 Khu dân cư Thương nhà ở doanh         2,0 9.600 80 12,0

Trang 27

trung tâm xã Ca Dăng mại riêng

lẻ nghiệp

15

Khu dân cư xã Za Hung

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         2,0 9.600 80 12,0

16

Khu dân cư thương mại du lịch làng nghề BhơHồng, xã Sông Kon

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         5,0 24.000 200 30,0

17

Khu dân cư thương mại du lịch làng nghề ĐhơRồng, xã Ta Lu

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         5,0 24.000 200 30,0

Huyện Nam

Giang                       

1

Khu dân cư và chỉnh trang đô thị mới Thạnh Mỹ

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

        8,5 23.800 340 102,8

2Khu dân cư đô thị mới Bến Giằng

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

        3,75 10.500 150 45,4

3Khu dân cư phố chợ thị trấn Thạnh Mỹ

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 3 12.000 120 18,0        

4Nhà ở công nhân tại công ty xi măng

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

        3,5 11.360 1420 82,0

Trang 28

xuân thành tại thị trấn Thạnh Mỹ

5

Nhà ở cho người có thu nhập thấp tại thị trấn Thạnh Mỹ

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

0,84 4.800 40 5,0        

6

Nhà ở thương mại tại Cửa khẩu Đắc Ốc xã La Dê

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

0,8 3.200 32 23,1        Huyện

Đại Lộc

                      

1

Nhà ở công nhân tại Cụm công nghiệp Đại Đồng

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

        12,00 3.120 390 13,5

2

Nhà ở công nhân tại Cụm công nghiệp Đại Hiệp

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

        19,00 3.328 416 14,4

3

khu dân cư-tái định cư phía bắc cầu Giao Thủy xã Đại An

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

10,00 3.010 43 13,0        

4Khu đô thị Tây thị trấn Ái Nghĩa

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 18,00 32.000 320 48,0        

5 Khu đô thị Thương nhà ở Doanh 19,00 35.000 350 52,5        

Trang 29

Nam thị trấn Ái Nghĩa mại riêng

lẻ nghiệp

6Khu đô thị Hòa An thị trấn Ái Nghĩa

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 19,00 45.000 450 67,5        

7Khu đô thị Đông thị trấn Ái Nghĩa

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 18,00 32.000 320 48,0        

8Cụm đô thị Quảng Huế xã Đại An

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         12,00 32.500 325 48,8

9Cụm đô thị Phú Quý xã Đại Hiệp

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         18,00 43.800 365 54,8

10Cụm đô thị Gia Cốc xã Đại Minh

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         16,00 38.400 320 48,0

11Cụm đô thị Ngọc Thạch xã Đại Hồng

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         12,00 33.000 275 41,3

12Cụm đô thị Vĩnh Phước xã Đại Đồng

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         12,00 43.200 360 54,0

13Cụm đô thị Hà Tân xã Đại Lãnh

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         18,00 50.400 420 63,0

14

cụm thương mại dịch vụ Bến Dầu xã Đại Thạnh

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

        1,20 7.200 60 9,0

15 khu dân cư mới xã Đại Xã hội nhà ở

riêng Doanh nghiệp         2,851 5.740 82 24,8

Trang 30

Chánh lẻ

16khu dân cư mới xã Đại Hưng

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         5,154 8.540 122 36,9

17khu dân cư mới xã Đại Sơn

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         1,35 3.640 52 15,7

18khu dân cư mới xã Đại Tân

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         3,29 9.310 133 40,2

19khu dân cư mới xã Đại Lãnh

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 0,57 8.540 122 36,9        

20khu dân cư mới xã Đại Thắng

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         1,14 9.870 141 42,6

21khu dân cư mới xã Đại Thạnh

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         2,272 4.690 67 20,3

22khu dân cư mới xã Đại Hòa

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         4,060 5.740 82 24,8

23khu dân cư mới xã Đại Nghĩa

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 5,050 5.460 78 23,6        

24khu dân cư mới xã Đại Quang

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 5,280 13.300 190 57,5        

25 khu dân cư mới xã Đại An Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         1,300 6.370 91 27,5

26 khu dân cư Xã hội nhà ở Doanh 5,420 3.920 56 16,9        

Trang 31

mới xã Đại Đồng

riêng lẻ nghiệp

27khu dân cư mới xã Đại Minh

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 5,130 14.910 213 64,4        

28khu dân cư mới xã Đại Cường

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         4,550 7.910 113 34,2

29khu dân cư mới xã Đại Hiệp

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 6,000 8.820 126 38,1        

30khu dân cư mới xã Đại Phong

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         6,900 6.020 86 26,0

31khu dân cư mới xã Đại Hồng

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         8,950 16.170 231 69,9

Huyện Điện Bàn

                       

1

KDC thu nhập thấp xã Điện Ngọc

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 6,50 18.200 260 78,6        

2

KDC thu nhập thấp xã Điện Dương

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 3,00 8.400 120 36,3        

3

KDC thu nhập thấp xã Điện Nam Trung

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 6,00 16.800 240 72,6        

4

KDC thu nhập thấp xã Điện Nam Bắc

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 3,00 8.400 120 36,3        

Trang 32

5

KDC thu nhập thấp xã Điện Nam Đông

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 6,00 16.800 240 72,6        

6

Nhà ở công nhân xã Điện Ngọc

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         2,80 32.000 4.000 231,0

7

Khu dân cư Thương mại Dịch vụ Thương Tín xã Điện Nam Đông

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

        3,89 55.500 370 23,3

8

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Trảng Nhật xã Điện Thắng Nam

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

        0,50 2.400 300 17,3

9

Khu dân cư thu nhập thấp số 1 xã Điện Dương

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

        20,00 56.000 800 241,9

10

Khu dân cư thu nhập thấp số 2 xã Điện Dương

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

3,00 8.400 120 36,3        

11

Khu dân cư thôn Cẩm Sa xã Điện Nam Bắc

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

3,00 8.400 120 36,3        

12Khu nhà ở thu nhập thấp xã Xã hội nhà ở

riêng Doanh nghiệp 6,00 16.800 240 72,6        

Trang 33

Điện Nam Đông lẻ

13

Khu dân cư khối 1 thị trấn Vĩnh Điện

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 0,76 6.000 60 4,6        

14

Khu dân cư khối 7 thị trấn Vĩnh Điện

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 2,18 10.000 100 13,1        

15

Khu dân cư khối 7 thị trấn Vĩnh Điện

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 6,04 23.000 230 36,2        

16

Khu dân cư khối 5 thị trấn Vĩnh Điện

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 34,84 170.000 1700 209,0        

17

Khu dân cư thương mại dịch vụ Hồ Biện xã Điện Thắng Bắc

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

50,00 40.000 400 300,0        

18

Khu dân cư Thương mại Dịch vụ Thương Tín xã Điện Nam Đông

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

  0     15,14 144.000 1200 90,8

19

Khu dân cư thôn Bình Ninh xã Điện Nam Bắc

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

1,50 8.500 85 9,0        

20

Khu dân cư thôn 2A xã Điện Nam Bắc

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp   0     2,00 13.800 115 12,0

Trang 34

21

Khu dân cư xã Điện Nam Trung

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 2,00 11.500 115 12,0        

22

Khu dân cư Sơn Xuyên khối 3, thị trấn Vĩnh Điện

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

2,20 7.500 75 13,2        

23

Khu dân cư Trảng Chài, xã Điện Thắng Trung

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

4,10 11.480 164 49,6        

24

Khu phố chợ Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

4,80 35.000 350 28,8        

25

Khu phố chợ Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

        12,00 108.000 900 72,0

26

Khu dân cư Phong Thử 1 xã Điện Thọ

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         3,00 27.600 230 18,0

27

Khu dân cư thôn Ngọc Tam, xã Điện An

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

2,00 15.000 150 12,0        

28

Khu dân cư thôn Ngọc Tam, xã Điện An

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp

        5,00 42.000 350 30,0Huyện

Quế                        

Trang 35

Sơn

1Khu trung tâm thị trấn Đông Phú

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 7,00 30.000 300 42,0        

2Khu trung tâm thị trấn Đông Phú

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 10,00 50.000 500 60,0        

3 Khu Hương An

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         7,00 36.000 300 42,0

4 Khu Hương An

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         10,00 60.000 500 60,0

5Nhà ở xã hội thị trấn Đông Phú

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,5 4.200 60 18,1

6Nhà ở xã hội thị trấn Hương An

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,5 4.200 60 18,1

Huyện Nông Sơn

                       

1

Khu dân cư người thu nhập thấp xã Quế Trung

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,5 4.200 60 18,1

2

Khu dân cư người thu nhập thấp xã Quế Trung

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 1,5 480 60 9,0        

3Khu dân cư người thu nhập Xã hội nhà ở

riêng doanh nghiệp         1,5 4.200 60 18,1

Trang 36

thấp, khai thác quỹ đất xã Quế Trung

lẻ

4

Nhà ở công nhân công ty cao su Quảng Nam tại xã Phước Ninh

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,0 2.800 350 20,2

5

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp thương mại dịch vụ Nông Sơn xã Quế Trung

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 1,0 2.800 350 20,2        

6

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp thương mại dịch vụ Nông Sơn xã Quế Trung

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         2,0 16.000 2000 115,5

7

Nhà ở cán bộ, công nhân viên than điện Nông Sơn, xã Quế Trung

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

        1,0 2800 350 20,2

8

Nhà ở cán bộ, công nhân viên thủy điện Khe Diên

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

1,0 400 50 2,9        

9 Nhà ở cán bộ, Công nhà ở doanh         1,0 2800 350 20,2

Trang 37

công nhân viên thủy điện Khe Diên

nhân riêng lẻ nghiệp

10

Khu dân cư phố chợ xã Quế Trung

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 1,0 4000 40 6,0        

11

Khu dân cư phố chợ xã Quế Trung

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         1,0 4800 40 6,0

12

Khu dân cư trung tâm xã Quế lâm

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 1,0 4000 40 6,0        

13

Khu dân cư trung tâm xã Quế Phước

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         1,0 4800 40 6,0

14

Khu dân cư phố chợ xã Quế Lộc

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp 1,0 4000 40 6,0        

15

Khu dân cư phố chợ xã Quế Phước

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

Doanh nghiệp         1,0 4800 40 6,0

Huyện Duy

Xuyên                       

1

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Duy Trung

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

4,00 2.560 320 18,5        

2

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Duy Trinh

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

1,00 640 80 4,6        

Trang 38

3

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Duy Phước

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

1,13 720 90 5,2        

4

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Duy Phú

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

        1,50 960 120 6,9

5

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Duy Vinh

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

        1,50 960 120 6,9

6

Nhà ở công nhân cụm công nghiệp Duy Hòa

Công nhân

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp

        1,50 960 120 6,9

7

khu dân cư xã Duy Phú

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         7,13 34.224 285 42,8

8

khu dân cư xã Duy Thu

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         4,25 20.400 170 25,5

9

khu dân cư xã Duy Tân

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         4,38 21.024 175 26,3

10

khu dân cư xã Duy Hòa

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         10,00 48.000 400 60,0

11

khu dân cư xã Duy Châu

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 4,25 17.000 170 25,5        

12 khu dân cư xã Thương nhà ở doanh 7,13 28.520 285 42,8        

Trang 39

Duy Trinh mại riêng lẻ nghiệp

13

khu dân cư xã Duy Sơn

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         10,00 48.000 400 60,0

14

khu dân cư xã Duy Trung

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         35,00 168.000 1400 210,0

15

khu dân cư thị trấn Nam Phước

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 12,00 48.000 480 72,0        

16

khu dân cư xã Duy Phước

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 5,13 20.520 205 30,8        

17

khu dân cư xã Duy Thành

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 7,25 29.000 290 43,5        

18

khu dân cư xã Duy Vinh

Thương mại

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 5,38 21.520 215 32,3        

19

khu dân cư xã Duy Phú Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,88 5.264 75 22,7

20

khu dân cư xã Duy Thu Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         0,81 2268 32 9,8

21

khu dân cư xã Duy Tân Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,00 2.800 40 12,1

22

khu dân cư xã Duy Hòa Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,88 5.264 75 22,7

Trang 40

23

khu dân cư xã Duy Châu Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 1,00 2.800 40 12,1        

24

khu dân cư xã Duy Trinh Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 2,13 5.964 85 25,8        

25

khu dân cư xã Duy Sơn Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         1,50 4.200 60 18,1

26

khu dân cư xã Duy Trung Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp         9,00 25.200 360 108,9

27

khu dân cư thị trấn Nam Phước

Xã hộinhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 3,00 8.400 120 36,3        

28

khu dân cư xã Duy Phước Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 1,25 3.500 50 15,1        

29

khu dân cư xã Duy Thành Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 1,75 4.900 70 21,2        

30

khu dân cư xã Duy Vinh Xã hội

nhà ở riêng

lẻ

doanh nghiệp 1,25 3.500 50 15,1        

Phân loạiĐến 2015 2016-2020

Tổng diện tích sàn (m2) Kinh phí (tỷ) Tổng diện tích sàn

(m2) Kinh phí (tỷ)

Nhà ở xã hội (nhà ở riêng lẻ), ngân sách tỉnh 15% 328.596 211,6 355.082 230,1Nhà ở xã hội cho công nhân (nhà ở riêng lẻ), ngân

sách tỉnh 15% 35.920 38,9 698.428 241,8

Trang 41

Nhà ở thương mại (nhà ở riêng lẻ) 1.334.529 4770,0 6.525.504 8221,5Tổng cộng 1.699.045 6.440,14 7.579.014 11.367,64

Trang 42