chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2019 · quy định về chế độ báo cáo...

1
4 Thứ hai, ngày 4 tháng 3 năm 2019 Tổng biên tập: VŨ ANH THAO Phó Tổng biên tập: LÊ THANH THƯỞNG - HOÀNG MINH SƠN Thư ký tòa soạn: VŨ NGuyÊN bìNH Chế bản tại Báo Thái Bình In tại Công ty Cổ phần In Thái Bình GIÁ 1.200 ĐỒNG có gần 5.000 hội viên, sinh hoạt ở 70 chi hội. Những năm qua, Hội thực sự trở thành ngôi nhà chung, nơi gắn bó tình cảm, sẻ chia nghĩa tình của bà con quê hương Thái Bình, là “cầu nối” giữa hội viên với quê hương. Hàng năm, Hội và các chi hội đều tổ chức gặp mặt hội viên nhân dịp đầu xuân, chúc thọ các bậc cao niên, trao đổi kinh nghiệm học tập, sản xuất, kinh doanh; qua đó, cộng đồng người Thái Bình tại Hà Nội ngày càng đoàn kết, gắn bó nghĩa tình với nhau. Các hội viên luôn phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực học tập, thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, tham gia công tác xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội và của cả nước. Các hội viên luôn hướng về quê hương Thái Bình, quyên góp giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi dân sinh, xây dựng nông thôn mới... Thời gian tới, Hội đồng hương Thái Bình tại Hà Nội tiếp tục đổi mới hoạt động, phát triển thêm hội viên, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh; chăm lo cho công tác khuyến học, khuyến tài; tổ chức cho hội viên về thăm quê, tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của để xây dựng quê hương Thái Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh. Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh gửi lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới toàn thể những người con quê hương Thái Bình đang học tập, công tác, sinh sống tại Hà Nội; chúc mừng các bậc cao niên được chúc thọ trong buổi gặp mặt. Đồng chí vui mừng báo cáo với Hội đồng hương Thái Bình tại Hà Nội những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của tỉnh trong thời gian qua. Theo đó, năm 2018, được sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời, có hiệu quả của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tựu quan trọng, tương đối toàn diện trên các lĩnh vực. GRDP tăng 10,53% so với năm 2017, là năm thứ 3 liên tiếp kinh tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng 2 con số, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra. Giá trị sản xuất tăng 12,25%. Các ngành kinh tế đều tăng trưởng khá. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng, đạt được những kết quả quan trọng. Đồng chí cũng nhấn mạnh những định hướng lớn và triển vọng phát triển của tỉnh trong thời gian tới; đặc biệt là việc đầu tư xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, khu công nghiệp chuyên phục vụ nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ; những nỗ lực của tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư... Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khẳng định: Thái Bình đạt được những thành tựu nổi bật, có sự đổi mới toàn diện như hôm nay ngoài sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh còn có sự đóng góp tích cực của bà con Thái Bình ở Hà Nội. Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, đồng chí trân trọng cảm ơn những tình cảm đặc biệt, những đóng góp tích cực của bà con Thái Bình tại Hà Nội đối với quê hương. Đồng chí mong muốn thời gian tới, bà con tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, ra sức học tập, công tác, lao động sản xuất góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh; kêu gọi doanh nghiệp là người Thái Bình, các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước về đầu tư sản xuất, kinh doanh để Thái Bình ngày càng phát triển, tiếp tục cất cánh trong tương lai. Nhân dịp này, Hội đồng hương Thái Bình tại Hà Nội đã chúc thọ 35 hội viên tròn 90, 95 tuổi và 100 tuổi trở lên. hội đồng hương thái bình... (Tiếp theo trang 1) nguyên xá... (Tiếp theo trang 1) đồng chí đặng trọng thĂng... (Tiếp theo trang 1) quảng bá loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Cũng như các phường rối dân gian khác, các tích trò biểu diễn của phường rối nước Nguyên Xá đều gắn liền với cuộc sống thường nhật của nông dân đồng bằng Bắc Bộ như Tễu giáo đầu, đánh cá, cáo bắt vịt… Ngoài ra, phường rối nước Nguyên Xá còn nổi tiếng vì lưu giữ được nhiều tích trò cổ như múa bát tiên, đu đôi, chạy đàn ngũ phương… cùng những bí quyết về điều khiển và tạo hình quân rối rất khó và đặc biệt. Trong đó, tiết mục múa sư tử với kỹ thuật điều khiển bằng rối dây đã tạo nên nét khác biệt và độc đáo mà không phường rối nào có thể làm được. Với bề dày truyền thống đó, ngày 4/9/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghệ thuật múa rối nước Nguyên Xá là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tại buổi lễ, đồng chí Đặng Trọng Thăng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng công nhận nghệ thuật múa rối nước là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nguyên Xá. Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có hiệu lực từ ngày 10/03/2019. Chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài Nghị định số 08/2019/NĐ-CP ngày 23/01/2019 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có hiệu lực từ ngày 11/03/2019. Nghị định này quy định chế độ sinh hoạt phí, phụ cấp, trợ cấp, chế độ bảo hiểm khám chữa bệnh, thời gian làm việc và một số chế độ khác đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn thu từ ngân sách nhà nước, phu nhân/ phu quân và con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Quy định chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước có hiệu lực từ ngày 12/03/2019. Nghị định này quy định về nguyên tắc, thẩm quyền ban hành và nội dung chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện công tác báo cáo giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, cá nhân liên quan; các yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ báo cáo và xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ báo cáo. Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ quy định về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 15/03/2019. Sửa quy định hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể Nghị định số 11/2019/NĐ- CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có hiệu lực từ ngày 15/03/2019. Trong đó, Nghị định số 11/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Bãi bỏ một số văn bản QPPL do Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2019/NĐ- CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành có hiệu lực thi hành từ ngày 20/03/2019. Cụ thể, bãi bỏ toàn bộ 9 văn bản quy phạm pháp luật sau: 1- Nghị định số 48/1999/NĐ- CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài. 2- Nghị định số 50/2001/NĐ- CP ngày 16/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 3- Nghị định số 164/2004/ NĐ-CP ngày 14/9/2004 của Chính phủ về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án. 4- Nghị định số 173/2004/ NĐ-CP ngày 30/9/2004 của Chính phủ quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự. 5- Nghị định số 10/2006/NĐ- CP ngày 17/01/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra công tác dân tộc. 6- Nghị định số 30/2006/NĐ- CP ngày 29/3/2006 của Chính phủ về thống kê khoa học và công nghệ. 7- Nghị định số 134/2007/ NĐ-CP ngày 15/8/2007 của Chính phủ quy định về đơn vị đo lường chính thức. 8- Nghị định số 14/2011/NĐ- CP ngày 16/02/2011 của Chính phủ quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan. 9- Nghị quyết số 33/2008/ NQ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ về thực hiện thí điểm một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Ngoài ra, Nghị định cũng bãi bỏ Điều 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 21, 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 24 Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị. Nhiều chính sách ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/03/2019, trong đó có nhiều chính sách ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi tín dụng;... Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/03/2019, Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp. Trong đó quy định điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000m 2 ; của trường trung cấp là 10.000m 2 đối với khu vực đô thị và 20.000m 2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000m 2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau: đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 5 tỷ đồng; đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng; đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng... Sửa đổi, bãi bỏ một số điều kiện kinh doanh thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2019, Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong đó, Nghị định số 16/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; sửa đổi điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng đối với công ty thông tin tín dụng quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 10/2010/ NĐ-CP ngày 12/02/2010; sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ- CP ngày 07/5/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt. Khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh Nghị định số 18/2019/NĐ- CP, ngày 01/02/2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có hiệu lực từ ngày 20/03/2019. Quy trình trao đổi, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư Thông tư số 01/2019/TT- BNV quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/3/2019. Thông tư quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư bao gồm: quản lý văn bản điện tử đến, quản lý văn bản điện tử đi, lập và nộp lưu hồ sơ điện tử vào lưu trữ cơ quan; chức năng cơ bản của hệ thống quản lý tài liệu điện tử. Từ ngày 1/3, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử Thông tư số 46/2018/TT- BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử có hiệu lực từ 1/3/2019. Hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm: hồ sơ bệnh án nội trú, hồ sơ bệnh án ngoại trú và các loại hồ sơ bệnh án khác. Mỗi người bệnh sẽ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án điện tử cần đáp ứng các yêu cầu như: phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin (hồ sơ bệnh án giấy, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim, lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in giấy), có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin. Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2019 (chinhphu.vn) Nhiều chính sách ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ; điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; từ 1/3, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2019. Bo Thi Bnh đến vi đng hương Thi Bnh ti H Ni. Ảnh: HIỀN TRÂM Tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh, Đoàn Thanh niên Khối doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Trung tâm Huyết học truyền máu tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh vừa tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2019. Với thông điệp “mỗi giọt máu yêu thương - một đại dương tình người”, ngày hội đã thu được gần 230 đơn vị máu, góp phần bổ sung nguồn máu trong cấp cứu và điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Ngày hội cũng là dịp Đoàn Thanh niên Khối Doanh nghiệp tỉnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên thanh niên trong Khối về ý nghĩa của hoạt động hiến máu tình nguyện cứu người; thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ tham gia hưởng ứng các phong trào xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Thu được gần 230 đơn vị máu trong ngày hội hiến máu tình nguyện trung hiếu (Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ) có ổ dịch. Lực lượng chức năng đã tiêu hủy 1.108 con lợn, tổng trọng lượng 69.563,4kg của 100 hộ ở 14 xã. Tỉnh đã cấp 3.543 lít hóa chất và 196,645 tấn vôi bột cho các địa phương có dịch tổ chức tiêu độc, khử trùng; 4 chốt kiểm dịch động vật của tỉnh kiểm tra 72 phương tiện, xử lý vi phạm 3 vụ vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn tại chốt Triều Dương (Hưng Hà), cầu Nghìn, cầu Bến Hiệp (Quỳnh Phụ); 14 chốt cấp huyện của các huyện Thái Thụy, Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Đông Hưng và 286 chốt kiểm dịch động vật cấp xã tại 92 xã của 7 huyện đã được thành lập, duy trì hoạt động kiểm tra, kiểm soát phương tiện, người có liên quan vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra diện rộng và phục vụ công tác dập dịch hiệu quả. Sau khi nghe các sở, ngành, đơn vị, UBND huyện Quỳnh Phụ báo cáo và kiểm tra thực tế tại cơ sở, đồng chí Đặng Trọng Thăng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, biểu dương tinh thần trách nhiệm và sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành chức năng trong công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh gặp khó khăn do cơ chế lây nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi phức tạp; lực lượng, phương tiện tham gia phòng, chống dịch thiếu; tư tưởng của người dân vẫn còn chủ quan, lơ là. Để kiểm soát tốt tình hình và triển khai có hiệu quả của công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Các cấp, các ngành, địa phương và cả hệ thống chính trị tích cực tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về phòng ngừa bệnh dịch cho đàn vật nuôi bằng các biện pháp đã được cơ quan chuyên môn hướng dẫn; chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền trong việc kịp thời phát hiện và xử lý dịch bệnh. Các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc quản lý, giám sát công tác tiêu hủy, vận chuyển, giết mổ lợn cả trong vùng dịch và ngoài vùng dịch. Riêng các xã đã công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi thực hiện nghiêm việc cấm hoạt động giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn ra ngoài vùng dịch. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh. Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu: Các địa phương phải đầu tư kịp thời, đủ số lượng hóa chất, vôi bột, vật tư, phương tiện để phục vụ công tác bao vây dập dịch, tiêu độc, khử trùng môi trường; đồng thời, vận động người chăn nuôi tự đầu tư vật tư, hóa chất phòng ngừa dịch bệnh. Việc tiêu hủy lợn ốm, chết phải đúng quy trình, quy định; không để tiêu hủy tự do; giám sát chặt chẽ việc thống kê đúng số lợn ốm, lợn chết và lợn tiêu hủy do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi để làm cơ sở thực hiện việc hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi, tránh xảy ra tiêu cực và tổn thất cho người dân. Lãnh đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch; nếu địa phương nào để xảy ra dịch do nguyên nhân chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm, cấp ủy, chính quyền, cán bộ của địa phương, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh. Đồng chí Đặng Trọng Thăng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo cần tăng cường lực lượng cho các chốt kiểm dịch động vật cấp tỉnh để siết chặt quản lý việc vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn ra, vào địa bàn. Các huyện phải chủ động điều phối lực lượng cán bộ hợp lý, đủ để tham gia công tác chống dịch, bằng mọi giá phải chốt chặn, không để bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, lan ra diện rộng trên địa bàn tỉnh. Tại các chốt kiểm dịch động vật, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã thăm hỏi, động viên các cán bộ trực tại các chốt khắc phục mọi khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, duy trì hoạt động kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ phương tiện, người liên quan đến vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra, vào địa bàn góp phần ngăn chặn nguồn bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan ra diện rộng trên địa bàn tỉnh. Lực lượng chức năng phun hóa chất tiêu đc, khử trùng phương tiện ra, vo địa bn ti chốt kiểm sot dịch bệnh xã An Vũ (Quỳnh Phụ).

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

4 Thứ hai, ngày 4 tháng 3 năm 2019

Tổng biên tập: VŨ ANH THAO Phó Tổng biên tập: LÊ THANH THƯỞNG - HOÀNG MINH SƠN Thư ký tòa soạn: VŨ NGuyÊN bìNH Chế bản tại Báo Thái Bình In tại Công ty Cổ phần In Thái Bình GIÁ 1.200 ĐỒNG

có gần 5.000 hội viên, sinh hoạt ở 70 chi hội. Những năm qua, Hội thực sự trở thành ngôi nhà chung, nơi gắn bó tình cảm, sẻ chia nghĩa tình của bà con quê hương Thái Bình, là “cầu nối” giữa hội viên với quê hương. Hàng năm, Hội và các chi hội đều tổ chức gặp mặt hội viên nhân dịp đầu xuân, chúc thọ các bậc cao niên, trao đổi kinh nghiệm học tập, sản xuất, kinh doanh; qua đó, cộng đồng người Thái Bình tại Hà Nội ngày càng đoàn kết, gắn bó nghĩa tình với nhau.

Các hội viên luôn phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực học tập, thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, tham gia công tác xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội và của cả nước. Các hội viên luôn hướng về quê hương Thái Bình, quyên góp giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi dân sinh, xây dựng nông thôn mới...

Thời gian tới, Hội đồng hương Thái Bình tại Hà Nội tiếp tục đổi mới hoạt động, phát triển thêm hội viên, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh;

chăm lo cho công tác khuyến học, khuyến tài; tổ chức cho hội viên về thăm quê, tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của để xây dựng quê hương Thái Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh gửi lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới toàn thể những người con quê hương Thái Bình đang học tập, công tác, sinh sống tại Hà Nội; chúc mừng các bậc cao niên được chúc thọ trong buổi gặp mặt. Đồng chí vui mừng báo cáo với Hội đồng hương Thái Bình tại Hà Nội những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của tỉnh trong thời gian qua. Theo đó, năm 2018, được sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời, có hiệu quả của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tựu quan trọng, tương đối toàn diện trên các lĩnh vực. GRDP tăng 10,53% so với năm 2017, là năm thứ 3 liên tiếp kinh tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng 2 con

số, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra. Giá trị sản xuất tăng 12,25%. Các ngành kinh tế đều tăng trưởng khá. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng, đạt được những kết quả quan trọng. Đồng chí cũng nhấn mạnh những định hướng lớn và triển vọng phát triển của tỉnh trong thời gian tới; đặc biệt là việc đầu tư xây dựng Khu kinh tế Thái Bình,

khu công nghiệp chuyên phục vụ nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ; những nỗ lực của tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư... Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khẳng định: Thái Bình đạt được những thành tựu nổi bật, có sự đổi mới toàn diện như hôm nay ngoài sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh còn có sự đóng góp tích cực của bà con Thái Bình ở Hà Nội. Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, đồng chí trân trọng cảm ơn những tình cảm đặc biệt, những

đóng góp tích cực của bà con Thái Bình tại Hà Nội đối với quê hương. Đồng chí mong muốn thời gian tới, bà con tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, ra sức học tập, công tác, lao động sản xuất góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh; kêu gọi doanh nghiệp là người Thái Bình, các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước về đầu tư sản xuất, kinh doanh để Thái Bình ngày càng phát triển, tiếp tục cất cánh trong tương lai.

Nhân dịp này, Hội đồng hương Thái Bình tại Hà Nội đã chúc thọ 35 hội viên tròn 90, 95 tuổi và 100 tuổi trở lên.

hội đồng hương thái bình...(Tiếp theo trang 1)

nguyên xá...(Tiếp theo trang 1)

đồng chí đặng trọng thĂng...(Tiếp theo trang 1)

quảng bá loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Cũng như các phường rối dân gian khác, các tích trò biểu diễn của phường rối nước Nguyên Xá đều gắn liền với cuộc sống thường nhật của nông dân đồng bằng Bắc Bộ như Tễu giáo đầu, đánh cá, cáo bắt vịt… Ngoài ra, phường rối nước Nguyên Xá còn nổi tiếng vì lưu giữ được nhiều tích trò cổ như múa bát tiên, đu đôi, chạy đàn ngũ phương… cùng những bí quyết về điều khiển và tạo hình quân rối rất khó và đặc biệt. Trong đó, tiết mục múa sư tử với kỹ thuật điều khiển bằng rối dây đã tạo nên nét khác biệt và độc đáo mà không phường rối nào có thể làm được. Với bề dày truyền thống đó, ngày 4/9/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghệ thuật múa rối nước Nguyên Xá là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tại buổi lễ, đồng chí Đặng Trọng Thăng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng công nhận nghệ thuật múa rối nước là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nguyên Xá.

Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có hiệu lực từ ngày 10/03/2019.

Chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài

Nghị định số 08/2019/NĐ-CP ngày 23/01/2019 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có hiệu lực từ ngày 11/03/2019.

Nghị định này quy định chế độ sinh hoạt phí, phụ cấp, trợ cấp, chế độ bảo hiểm khám chữa bệnh, thời gian làm việc và một số chế độ khác đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn thu từ ngân sách nhà nước, phu nhân/phu quân và con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

Quy định chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước

Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước có hiệu lực từ ngày 12/03/2019.

Nghị định này quy định về nguyên tắc, thẩm quyền ban hành và nội dung chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện công tác báo cáo giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, cá nhân liên quan; các yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ báo cáo và xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ báo cáo.

Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước

Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ quy định về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 15/03/2019.

Sửa quy định hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

Nghị định số 11/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng

thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có hiệu lực từ ngày 15/03/2019.

Trong đó, Nghị định số 11/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Bãi bỏ một số văn bản QPPL do Chính phủ ban hành

Nghị định số 12/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành có hiệu lực thi hành từ ngày 20/03/2019.

Cụ thể, bãi bỏ toàn bộ 9 văn bản quy phạm pháp luật sau:

1- Nghị định số 48/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài.

2- Nghị định số 50/2001/NĐ-CP ngày 16/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3- Nghị định số 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004 của Chính phủ về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án.

4- Nghị định số 173/2004/

NĐ-CP ngày 30/9/2004 của Chính phủ quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.

5- Nghị định số 10/2006/NĐ-CP ngày 17/01/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra công tác dân tộc.

6- Nghị định số 30/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 của Chính phủ về thống kê khoa học và công nghệ.

7- Nghị định số 134/2007/NĐ-CP ngày 15/8/2007 của Chính phủ quy định về đơn vị đo lường chính thức.

8- Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 của Chính phủ quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.

9- Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ về thực hiện thí điểm một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.

Ngoài ra, Nghị định cũng bãi bỏ Điều 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 21, 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 24 Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị.

Nhiều chính sách ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/03/2019, trong đó có nhiều chính sách ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi tín dụng;...

Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/03/2019, Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Trong đó quy định điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000m2; của trường trung cấp là 10.000m2 đối với khu vực đô thị và 20.000m2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau: đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu

là 5 tỷ đồng; đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng; đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng...

Sửa đổi, bãi bỏ một số điều kiện kinh doanh thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước

Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2019, Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong đó, Nghị định số 16/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; sửa đổi điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng đối với công ty thông tin tín dụng quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010; sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 07/5/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.

Khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh

Nghị định số 18/2019/NĐ-CP, ngày 01/02/2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có hiệu lực từ ngày 20/03/2019.

Quy trình trao đổi, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư

Thông tư số 01/2019/TT-BNV quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/3/2019.

Thông tư quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư bao gồm: quản lý văn bản điện tử đến, quản lý văn bản điện tử đi, lập và nộp lưu hồ sơ điện tử vào lưu trữ cơ quan; chức năng cơ bản của hệ thống quản lý tài liệu điện tử.

Từ ngày 1/3, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử

Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử có hiệu lực từ 1/3/2019.

Hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm: hồ sơ bệnh án nội trú, hồ sơ bệnh án ngoại trú và các loại hồ sơ bệnh án khác.

Mỗi người bệnh sẽ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án điện tử cần đáp ứng các yêu cầu như: phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin (hồ sơ bệnh án giấy, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim, lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in giấy), có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2019(chinhphu.vn) Nhiều chính sách ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ; điều kiện thành lập

cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; từ 1/3, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2019.

Bao Thai Binh đến vơi đông hương Thai Binh tai Ha Nôi. Ảnh: HIỀN TRÂM

Tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh, Đoàn Thanh niên Khối doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Trung tâm Huyết học truyền máu tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh vừa tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2019.

Với thông điệp “mỗi giọt máu yêu thương - một đại dương tình người”, ngày hội đã thu được gần 230 đơn vị máu, góp phần bổ sung nguồn máu trong cấp cứu và điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Ngày hội cũng là dịp Đoàn Thanh niên Khối Doanh nghiệp tỉnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên thanh niên trong Khối về ý nghĩa của hoạt động hiến máu tình nguyện cứu người; thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ tham gia hưởng ứng các phong trào xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Thu được gần 230 đơn vị máu trong ngày hội hiến máu tình nguyện

trung hiếu

(Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ) có ổ dịch. Lực lượng chức năng đã tiêu hủy 1.108 con lợn, tổng trọng lượng 69.563,4kg của 100 hộ ở 14 xã. Tỉnh đã cấp 3.543 lít hóa chất và 196,645 tấn vôi bột cho các địa phương có dịch tổ chức tiêu độc, khử trùng; 4 chốt kiểm dịch động vật của tỉnh kiểm tra 72 phương tiện, xử lý vi phạm 3 vụ vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn tại chốt Triều Dương (Hưng Hà), cầu Nghìn, cầu Bến Hiệp (Quỳnh Phụ); 14 chốt cấp huyện của các huyện Thái Thụy, Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Đông Hưng và 286 chốt kiểm dịch động vật cấp xã tại 92 xã của 7 huyện đã được thành lập, duy trì hoạt động kiểm tra, kiểm soát phương tiện, người có liên quan vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra diện rộng và phục vụ công tác dập dịch hiệu quả.

Sau khi nghe các sở, ngành, đơn vị, UBND huyện Quỳnh Phụ báo cáo và kiểm tra thực tế tại cơ sở, đồng chí Đặng Trọng Thăng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, biểu dương tinh thần trách nhiệm và sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành chức năng trong công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh gặp khó khăn do cơ chế lây nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi phức tạp; lực lượng, phương tiện tham gia phòng, chống dịch thiếu; tư tưởng của người dân vẫn còn chủ quan, lơ là. Để kiểm soát tốt tình hình và triển khai có hiệu quả của công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Các cấp, các ngành, địa phương và cả hệ thống chính trị tích cực tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về phòng ngừa bệnh dịch cho đàn vật nuôi bằng các biện pháp đã được cơ quan chuyên môn hướng dẫn; chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền trong việc kịp thời phát hiện và xử lý dịch bệnh. Các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc quản lý, giám sát công tác tiêu hủy, vận chuyển, giết mổ lợn cả trong vùng dịch và ngoài vùng dịch. Riêng các xã đã công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi thực hiện nghiêm việc cấm hoạt động giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn ra ngoài vùng dịch. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh. Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu: Các địa phương phải đầu tư kịp thời, đủ số lượng hóa chất, vôi bột, vật tư, phương tiện để phục vụ công tác bao vây dập dịch, tiêu độc, khử trùng môi trường; đồng thời, vận động người chăn nuôi tự đầu tư vật tư, hóa chất phòng ngừa dịch bệnh. Việc tiêu hủy lợn ốm, chết phải đúng quy trình, quy định; không để tiêu hủy tự do; giám sát chặt chẽ việc thống kê đúng số lợn ốm, lợn chết và lợn tiêu hủy do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi để làm cơ sở thực hiện việc hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi, tránh xảy ra tiêu cực và tổn thất cho người dân. Lãnh đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch; nếu địa phương nào để xảy ra dịch do nguyên nhân chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm, cấp ủy, chính quyền, cán bộ của địa phương, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.

Đồng chí Đặng Trọng Thăng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo cần tăng cường lực lượng cho các chốt kiểm dịch động vật cấp tỉnh để siết chặt quản lý việc vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn ra, vào địa bàn. Các huyện phải chủ động điều phối lực lượng cán bộ hợp lý, đủ để tham gia công tác chống dịch, bằng mọi giá phải chốt chặn, không để bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, lan ra diện rộng trên địa bàn tỉnh. Tại các chốt kiểm dịch động vật, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã thăm hỏi, động viên các cán bộ trực tại các chốt khắc phục mọi khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, duy trì hoạt động kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ phương tiện, người liên quan đến vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra, vào địa bàn góp phần ngăn chặn nguồn bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan ra diện rộng trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng chức năng phun hóa chất tiêu đôc, khử trùng phương tiện ra, vao địa ban tai chốt kiểm soat dịch bệnh xã An Vũ (Quỳnh Phụ).