chủ đề 1 - tổng quan về elearning

43
TỔNG QUAN VỀ E - LEARNING GVHD: Lê Đức Long Nhóm 4: Đặng Văn Công Nguyễn Văn Hiệu

Upload: cong-dang-van

Post on 03-Jul-2015

90 views

Category:

Presentations & Public Speaking


0 download

DESCRIPTION

chủ đề 1

TRANSCRIPT

Page 1: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING

GVHD: Lê Đức Long

Nhóm 4: Đặng Văn Công

Nguyễn Văn Hiệu

Page 2: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning
Page 3: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING

• E-learning và các khái niệm cơ bản

• Các dạng và hình thức của e-learning trong

giáo dục đào tạo

• Tình hình phát triển và ứng dụng e-learning

trong giáo dục đào tạo, những ưu và hạn chế

• Vấn đề chuẩn(standards) trong các hệ e-

learning

Page 4: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

E-learning và các khái niệmcơ bản

• E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là một thuật ngữ cónhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau:

E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập(William Horton).E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựatrên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyềntải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàncục (MASIE Center).…

• Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tảviệc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Page 5: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning
Page 6: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

E-learning và các khái niệmcơ bản

• Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phátcác nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đạinhư máy tính, mạng vệ tinh, mang Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từcác website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thểgiao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…

Page 7: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

E-learning và các khái niệmcơ bản

Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và

người học:

giao tiếp đồng bộ (Synchronous).

giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous).

Page 8: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

E-learning và các khái niệmcơ bản

• Giao tiếp đồng bộ là hình

thức giao tiếp trong đó có

nhiều người truy cập

mạng tại cùng một thời

và trao đổi thông tin trực

tiếp với nhau như: thảo

luận trực tuyến, hội thảo

video, nghe đài phát sóng

trực tiếp, xem tivi phát

sóng trực tiếp

CỔ ĐIỂN

HIỆN ĐẠI(E-LEARNING)

Page 9: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

E-learning và các khái niệmcơ bản

• Giao tiếp không đồng bộ là

hình thức mà những người

giao tiếp không nhất thiết phải

truy cập mạng tại cùng một

thời điểm, ví dụ như: các khoá

tự học qua Internet, CD-ROM,

e-mail, diễn đàn. Đặc trưng

của kiểu học này là giảng viên

phải chuẩn bị tài liệu khoá học

trước khi khoá học diễn ra.

Học viên được tự do chọn lựa

thời gian tham gia khoá học.

Page 10: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Một số hình thức E-Learning

• Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.

• Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đếnbất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩahẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên cácđĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, khôngnối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training.

Page 11: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Một số hình thức E-Learning

• Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nộidung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và ngườidùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệtWeb. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáoviên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễnđàn, e-mail... thậm chí có thể nghe được giọng nói vànhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.

Page 12: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Một số hình thức E-Learning

• Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): làhình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thựchiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa ngườihọc với nhau và với giáo viên...

• Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nóiđến hình thức đào tạo trong đó người dạy và ngườihọc không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng mộtthời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệhội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web.

Page 13: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Các kiểu trao đổi thông tin

• Một - MộtKiểu trao đổi này thường diễn ra

giữa :

- Học viên với học viên

- Học viên với giáo viên

- Giáo viên với học viên

• Một số ví dụ:

Chat: chat giữa hai người với nhau

E-mail: gửi e-mail tới bạn học hoặc

cho giáo viên

Chia sẻ màn hình: chia sẻ ứng dụng

MS Word, trao đổi dựa trên một văn

bản Word

Page 14: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Các kiểu trao đổi thông tin

• Một - NhiềuKiểu trao đổi này thường diễn ra

giữa :

- Giáo viên với các học viên

- Học viên với các học viên khác

• Một số ví dụ:

Chat: giáo viên giảng giải một vấn

đề gì đó cho các học viên thông qua

chat

Video Conference (Hội thảo dựa

trên video): giáo viên giảng giải

một vấn đề gì đó cho các học viên

dựa trên các phần mềm hỗ trợ video

conference

Page 15: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Các kiểu trao đổi thông tin

• Nhiều - MộtKiểu trao đổi này thường diễn ra

giữa :

- Các học viên với giáo viên

- Các học viên với một học viên

• Một số ví dụ:

Chat: hỏi và thảo luận thời gian

thực các câu hỏi

Diễn đàn: các học viên trả lời

các câu hỏi do giáo viên đưa lên

diễn đàn

Page 16: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Các kiểu trao đổi thông tin• Nhiều - Nhiều

Kiểu trao đổi này thường diễn ra

giữa :

- Các học viên với các học viên

- Các học viên với các học viên và

giáo viên

• Một số ví dụ:

Chat: các học viên cùng thảo luận

chung một vấn đề để tìm ra cách giải

quyết, có thể có sự hướng dẫn của các

giáo viên

Hội thảo video hai chiều: đây là lớp

học ảo, giáo viên giải thích cho học

viên về một vấn đề mới và học viên

có thể đặt câu hỏi ngược lại cho giáo

viên thông qua hệ thống hội thảo

video hai chiều

Page 17: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Tình hình phát triển và ứng

dụng e-learning trong giáo dục

đào tạo, những ưu và hạn chế• E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới.

E-learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. ở châu Âu E-Learning cũng rất có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vựcứng dụng công nghệ này ít hơn

• Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chínhsách trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo sốliệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000 Mỹ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của môhình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến. Theo cácchuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation, IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các trườngđại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình E-Learning

Page 18: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

• Trong những gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực

đối với việc phát triển công nghệ thông tin cũng như ứng

dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là

ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng

đồng châu Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà

công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm

vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng

của nền giáo dục

• mạng E-Learning của 36 trường đại học hàng đầu châu

Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh,

Pháp cùng hợp tác với công ty E-learning của Mỹ Docent

nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa

học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của

các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở

châu Âu.

Page 19: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

• Tại châu á, E-Learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai,

chưa có nhiều thành công vì một số lý do như: các quy tắc,

luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống

của văn hóa châu á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở

hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia

châu á. Một số quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế

phát triển hơn tại châu á cũng đang có những nỗ lực phát triển

E-Learning tại đất nước mình như: Nhật Bản,Hàn Quốc,

Singapore, Đài Loan,Trung Quốc,...

• Nhật Bản là nước có ứng dụng E-Learning nhiều nhất so với

các nước khác trong khu vực. Môi trường ứng dụng E-

Learning chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng sản xuất,

các doanh nghiệp... và dùng để đào tạo nhân viên.

Page 20: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Tình hình phát triển và ứng

dụng E-Learning ở Việt Nam

• Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-Learning ở Việt Nam không nhiều.

• Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning ở ViệtNam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn.

• Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu vàtriển khai E-learning. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai cácphần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại họcCông nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại họcBách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Học viện Bưu chínhViễn thông,... Gần đây nhất, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng E-learning nhằm cung cấp một cáchcó hệ thống các thông tin E-Learning trên thế giới và ở ViệtNam.

Page 21: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning
Page 22: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Ưu và hạn chế

• Ưu điểm:Mở rộng phạm vi giảng dạy

Giảng dạy tập trung

Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

Tự điều chỉnh

Tính linh hoạt

Tính đồng bộ

Tương tác và hợp tác

Hiệu quả

Dễ tiếp cận và thuận tiện

Page 23: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

• Hạn chế:Giảm cơ hội học hỏi từ bạn bè và giao tiếp.

Đòi hỏi phải hỗ trợ nhiều thì học sinh mới học tốt được.

Hạn chế sử dụng đối với những người lớn tuổi không thành thạo sử

dụng máy tính.

Hạn chế vay tiền đối với học sinh (không phải lúc nào học sinh học

trường đào tạo từ xa cũng được ngân hàng hoặc chính phủ cho vay

tiền).

Không kích thích môi trường học tích cực chủ động.

Giảm khả năng truyền đạt lòng say mê từ giáo sư đến học sinh.

Làm tăng khối lượng công việc của giảng viên, có một số giảng viên

không quen và không thích dạy qua mạng.

Chi phí cao (chi phí ban đầu, chi phí duy trì, chi phí nội dung, chi để

khuyến khích giảng viên, chi cho trang thiết bị,…).

Làm nảy sinh các vấn đề về sở hữu trí tuệ.

Làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến anh ninh mạng.

Page 24: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Chuẩn(standards)

• ISO định nghĩa như sau:

"Các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ thuật

hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một

cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các

định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các

vật liệu, sản phẩm, quá trình, và dịch vụ phù hợp với

mục đích của chúng“

• Các chuẩn trong elearning : SCORM, IMS, IEEE-

LOM, Dublin core, Ariadne Metadata, AICC,

Appendix A: LRN, appendix B: LMML.

Page 25: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Chuẩn(standards)

• Phân loại các chuẩn:

- Chuẩn đóng gói

- Chuẩn trao đổi thông tin

- Chuẩn meta-data

- Chuẩn chất lượng

- Một số chuẩn khác

Page 26: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Chuẩn đóng gói

• chuẩn đóng gói mô tả các cách ghép các đối tượng học tập

riêng rẽ để tạo ra một bài học, của học, hay các đơn vị nội

dung khác, sau đó vận chuyển và sử dụng lại được trong nhiều

hệ thống quản lý khác nhau (LMS/LCMS). Các chuẩn này

đảm bảo hàng trăm hoặc hàng nghìn file được gộp và cài đặt

đúng vị trí.

• Chuẩn đóng gói e-Learning bao gồm:

- Cách để ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một gói

nội dung duy nhất. Các đơn vị nội dung có thể là các cua học,

các file HTML, ảnh, multimedia, style sheet, và mọi thứ khác

xuống đến một icon nhỏ nhất.

Page 27: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning
Page 28: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

• Chuẩn đóng gói e-Learning bao gồm:

- Cách để ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một

gói nội dung duy nhất. Các đơn vị nội dung có thể là các

cua học, các file HTML, ảnh, multimedia, style sheet, và

mọi thứ khác xuống đến một icon nhỏ nhất.

- Gồm thông tin mô tả tổ chức của một cua học hoặc

module sao cho có thể nhập vào được hệ thống quản lý và

hệ thống quản lý có thể hiển thị một menu mô tả cấu trúc

của cua học và học viên sẽ học dựa trên menu đó.

- Gồm các kĩ thuật hỗ trợ chuyển các cua học hoặc module

từ hệ thống quản lý này sang hệ thống quản lý khác mà

không phải cấu trúc lại nội dung bên trong.

Page 29: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Chuẩn trao đổi thông tin

• Các chuẩn trao đổi thông tin xác định một ngôn ngữ mà con

người hoặc sự vật có thể trao đổi thông tin với nhau. Một ví dụ

dễ thấy về chuẩn trao đổi thông tin là một từ điển định nghĩa

các từ thông dụng dùng trong một ngôn ngữ. Trong e-

Learning, các chuẩn trao đổi thông tin xác định một ngôn ngữ

mà hệ thống quản lý đào tạo có thể trao đổi thông tin được với

các module.

• Chuẩn trao đổi thông tin bao gồm 2 phần: giao thức và mô

hình dữ liệu. Giao thức xác định các luật quy định cách mà hệ

thống quản lý và các đối tượng học tập trao đổi thông tin với

nhau. Mô hình dữ liệu xác định dữ liệu dùng cho quá trình trao

đổi như điểm kiểm tra, tên học viên, mức độ hoàn thành của

học viên...

Page 30: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning
Page 31: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Chuẩn meta-data• Hãy tưởng tượng xem nếu bạn muốn tìm một cuốn sách trên

giá đầy sách mà mỗi cuốn sách không có tiều đề được in trên

gáy. Bạn cũng gặp phải vấn đề này trong một thế giới không

có metadata. Metadata là dữ liệu về dữ liệu. Với e-Learning,

metadata mô tả các cua học và các module. Các chuẩn

metadata cung cấp các cách để mô tả các module e-Learning

mà các học viên và các người soạn bài có thể tìm thấy module

họ cần.

• Metadata không có gì bí ẩn cả, nó chỉ là việc đánh nhãn có

mang thông tin mô tả. Mục đích chính thường là giúp cho việc

phát hiện, tìm kiếm được dễ dàng hơn.

Page 32: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

• Metadata được dùng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Có lẽ

bạn đã từng xem bảng các thành phần dinh dưỡng được ghi

trên một gói thức ăn. Hoặc bạn có thể đã đánh giá một cuốn

sách dựa trên bìa sách, trang trí bên trong, các ghi chú về bản

quyền, mục lục, index, hoặc lời ghi cuối sách. Bạn đã từng bao

giờ đọc một tờ quảng cáo film hoặc đọc các thông tin ở cuối

một bộ phim. Nếu bạn đã từng thực hiện một trong các việc

trên thì bạn đã sử dụng metadata rồi.

Page 33: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Chuẩn chất lượng• Các chuẩn chất lượng liên quan tới thiết kế cua học và các

module cũng như khả năng truy cập được của các cua học đốivới những người tàn tật. Các chuẩn chất lượng đảm bảo rằnge-Learning có những đặc điểm nhất định nào đó hoặc được tạora theo một quy trình nào đó - nhưng chúng không đảm bảorằng các cua học bạn tạo ra sẽ được học viên chấp nhận.

• Các chuẩn chất lượng đảm bảo rằng nội dung của bạn có thểdùng được, học viên dễ đọc và dễ dùng nội dung bạn tạo ra.Nếu các chuẩn chất lượng không được đảm bảo thì bạn có thểmất học viên ngay từ những lần học đầu tiên.

• Các chuẩn chất lượng đảm bảo các đối tượng học tập khôngchỉ sử dụng lại được mà sử dụng được ngay từ những lần họcđầu tiên.

Page 34: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Các chuẩn khác

• Test Questions: Đây là chuẩn về các câu hỏi kiểm tra. Đặc tả

IMS Question and Test Interoperabililty cố gắng tìm các cách

chung để các bài kiểm tra, câu hỏi có thể dùng được trong

nhiều hệ thống khác nhau.

• Enterprise Information Model: Các hệ thống quản lý cần trao

đổi thông tin với các hệ thống khác của doanh nghiệp. IMS

Enterprise Information Model tìm một cách để xác định các

định dạng cho phép trao đổi các dữ liệu quản lý gi các hệ

thống.

Page 35: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

• Learner Information Packaging: những người quản trị dành

rất nhiều thời gian đưa thông tin về học viên vào các hệ thống

quản lý học tập khác nhau. Đặc tả IMS Learner Information

Packaging cố gắng xác định một định dạng chung về thông tin

học viên. Các mô tả tuân theo đặc tả có thể trao đổi một cách

tự do giữa các hệ thống khác nhau.

• Một số đặc tả khác như IMS Digital Repositories, IMS Simple

Sequencing (đã được đưa vào SCORM 2004), IMS ePortfolio

Page 36: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Các chuẩn viễn thông• Các chẩn viễn thông áp dụng cho Internet và cũng như vậy với

e-Learning. Một vài chuẩn sẽ cần thiết cho bạn nếu bạn dự

định kết hợp các công cụ khác nhau phục vụ cho mục đích liên

kết, trao đổi thông tin. Tổ chức quan trọng nhất trong việc đưa

ra các chuẩn viễn thông là International Telecommunications

Union (http://www.itu.org):

- H.323 dùng cho các hệ thống trao đổi thông tin multimedia

dựa trên gói tin. Nó tăng cường sự tương thích trong việc

truyền hội thảo bằng video thông qua mạng IP.

- T.120 dùng cho các giao thức dữ liệu phục vụ cho hội thảo

multimedia. Nó bao gồm tài liệu hội thảo và phần chia sẻ ứng

dụng của các cuộc gặp trực tuyến (online-meetings).

Page 37: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Các chuẩn media

• Các chuẩn media quy định các định dạng chuẩn của media.

Đa số các chuẩn có nguồn gốc từ World Wide Web

Consortium (W3C). Dưới đây là một số chuẩn media thông

dụng trong e-Learning:

- CSS (Cascading Style Sheet) để kiểm soát giao diện bên

ngoài của các trang HTML và XML

- DOM (Document Object Model) để lập trình các trình

duyệt và các trang của nó

- HTML (Hypertext Markup Language) để tạo các trang

Web

- HTTP (Hypertext Transfer Language) để gửi dữ liệu giữa

server và trình duyệt

Page 38: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Các chuẩn media

- MathML (Mathematics Markup Language) để hiển thị

các phương trình toán học

- PNG (Portable Network Graphics) dùng cho đồ hoạ điểm

- SMIL (Synchronized Multimedia Integration Language)

để tạo các bài trình bày multimedia

- XML (eXtensible Markup Language) để tạo các ngôn

ngữ đánh dấu tuỳ biến được

• Còn một số chuẩn media của các tổ chức khác như sau:

- GIF (Graphics Interchange Format) dùng cho đồ hoạ

điểm của CompuServe

Page 39: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

- JPEG (Joint Photographic Expert Group) dùng cho các ảnh

(http://www.jpeg.com)

- MPEG (Moving Picture Experts Group) phục vụ cho video

(http://mpeg.telecomitalialab.com)

- vCard dùng cho các thẻ thương mại điện tử

(http://www.imc.org)

- MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions) bởi

Internet Engineering Task Force xác định các định dạng file và

việc gửi chúng qua các thông điệp e-mail

(http://www.ietf.org).

Page 40: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Chuẩn thật sự quan trọng vì:

• Tính truy cập được (Accessibility): nếu chúng ta sử

dụng các hệ thống và nội dung tuân theo chuẩn thì rất

dễ sử dụng nội dung ở mọi nơi bằng cách sử dụng

trình duyệt (browser).

• Tính khả chuyển (Interoperability): không những

chúng ta có khả năng truy cập nội dung từ mọi nơi mà

thậm chí không phụ thuộc vào các công cụ chúng ta

dùng tại nơi đó.

• Tính thích ứng (Adaptability): các chuẩn cũng giúp

việc đưa ra các nội dung học tập phù hợp với từng cá

nhân. Một ví dụ là meta-data.

Page 41: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

• Khả năng sử dụng lại (Re-usability): chỉ với việc sử

dụng chuẩn chúng ta mới có thể sử dụng lại nội dung

chúng ta phát triển hoặc mua.

• Tính bền vững (Durability): bạn vẫn sử dụng được

nội dung ngay cả khi công nghệ thay đổi. Hơn nữa,

với nội dung tuân theo chuẩn bạn không phải thiết kế

lại hoặc làm lại.

• Tính giảm chi phí (Affordability): với các lí do ở

trên rõ ràng là nếu người bán nội dung và hệ thống

quản lý tuân theo chuẩn, hiệu quả học tập sẽ tăng rõ

rệt, thời gian và chi phí sẽ giảm. Do đó ROI (Return

On Investment) sẽ tốt hơn nhiều.

Page 42: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Các định hướng phát triển tương lai vê chuẩn e-

Learning:

• Tích hợp giữa các hệ thống tốt hơn.

• Hỗ trợ cho việc giả lập, tự động điều khiển cách trình

bày và cho phép tìm kiếm trong kho lưu trữ các đối

tượng nội dung chia sẻ được (SCO).

• Hỗ trợ kĩ năng soạn bài điện tử.

• Các chuẩn phương pháp truy cập từ xa các tài nguyên

kiến thức thông qua mạng máy tính.

Page 43: chủ đề 1 - Tổng quan về elearning

Cảm ơn thầy và các bạnđã theo dõi!