chung toi viet so 02

16
V IẾT Chúng tôi Nội saN lớp K55 BC&TT ĐH KHXHNV - ĐHQGHN số 02 Phát hành ngày 21 hàng tháng. Lưu hành nội bộ Cùng khám phá tân Bí thư - Lê Thị Kiều Diễm ( Xem Trang 7) BÁO CHÍ HÁT 3 Tự hào là dân Báo chí Nhân văn” Chào mừng 20 năm thành lập khoa BCTT Sau cơn mưa trời lại sáng (Xem Trang 9) Nỗi nhớ mùa lũ (Xem Trang 11) Tình cờ tác nghiệp(Xem trang 12- 13) Mồ hôi + Nước mắt = Niềm vui....!!!!! Chân ướt,chân ráo bước vào giảng đường Baoc chí nhân văn,nhiều bạn vẫn chưa hình dung nổi khoa,trường mình như thế nào. Nhưng chỉ qua 1 đêm niềm tự hào là 1 thành viên của đại gia đình Báo chí nhân văn cứ thế nhân lên gấp bội. “Báo chí hát 3” thực sự đã trở thành động lực tiếp thêm niềm tự hào đó..... (Xem Trang 8) Số ra ngày 21/11/2010

Upload: that-hoc-nguyen

Post on 01-Mar-2016

214 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Noi san lop K55 Bao chi va Truyen thong

TRANSCRIPT

Page 1: Chung toi viet so 02

VIẾTChúng tôi

Nội saN lớp K55 BC&TTĐH KHXHNV - ĐHQGHN

số 02 Phát hành ngày 21 hàng tháng.

Lưu hành nội bộ

Cùng khám phá tân Bí thư - Lê Thị Kiều Diễm ( Xem Trang 7)

BÁO CHÍ HÁT 3 “Tự hào là dân Báo chí Nhân văn”

Chào mừng 20 năm thành lập khoa BCTT

Sau cơn mưa trời lại sáng (Xem Trang 9)

Nỗi nhớ mùa lũ(Xem Trang 11)

Tình cờ tác nghiệp(Xem trang 12-13)

Mồ hôi + Nước mắt = Niềm vui....!!!!!Chân ướt,chân ráo bước vào giảng đường Baoc chí nhân văn,nhiều bạn vẫn chưa hình dung nổi khoa,trường mình như thế nào. Nhưng chỉ qua 1 đêm niềm tự hào là 1 thành viên của đại gia đình Báo chí nhân văn cứ thế nhân lên gấp bội. “Báo chí hát 3” thực sự đã trở thành động lực tiếp thêm niềm tự hào đó.....(Xem Trang 8)

Số ra ngày 21/11/2010

Page 2: Chung toi viet so 02

2 “Chúng tôi viết” số 2

Lời tòa soạn LỜI THẦY DẠY

Ngày hôm qua lại về trong nỗi nhớMong ước mình trở lại mái trường xưaBên xứ người năm tháng vẫn thoi đưaTrong ao ước mong thầy cô vẫn nhớ

Kỉ niệm xưa còn trong em muôn thuởĐã bốn mùa nghe lá gọi lao xaoBỗng lòng mình thấy hổ thẹn biết baoEm bước đi chưa một lần quay lại

Nhớ ngày xưa chúng em còn thơ dạiTay chống cằm nghe thầy giảng bình thơTrên nhánh bàng chim buông tiếng bâng quơCánh bướm vàng lập lờ trong bóng nắng

Trên bảng đen đẹp sao màu phấn trắngCả lớp say theo nhịp giảng của thầyLá bàng nghe rồi cũng phải ngất ngâyNên nhờ gió đưa mình lên khe cửa

Thời gian ơi xin đừng trôi hoài nữaCho em về với kỉ niệm thân thươngNắng vàng ơi sao em vẫn vấn vươngLời thầy dạy lâu rồi em vẫn nhớ...

St

Sau khi “Chúng tôi viết” số 02 được xuất bản,dựa trên những đóng góp về phần biên tập, quy hoạch nội dung. Vì thế,”Chúng tôi viết” chính thức ra mắt Ban biên tập với các gương mặt dưới đây. Thời gian tới, Ban biên tập sẽ tiếp tục được bổ xung, kiện toàn.

Thân gửi bạn đọc! “Chúng tôi viết" số đầu tiên ra đời cách đây 1 tháng đã nhận được những hồi âm tích cực từ phía các bạn trong lớp K55 - đó thực sự là nguồn động viên rất lớn với đội ngũ ban biên tập của chúng tôi. Được sự giúp đỡ của anh Bùi

Thọ Phước K53(về nội dung) và anh Nguyễn Trung Hiếu K53(về thiết kế), chúng tôi đã một phần nào hình dung được công việc của một nhà báo và cách thức ra đời một tờ báo - đó thực sự là những trải nghiệm hết sức thú vị. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 “Chúng tôi viết” xin gửi nhưng lời tri ân chân thành nhất đến những người thầy giáo, cô giáo đã cống hiến sức lực và tâm huyết của mình trong sự nghiệp giảng dạy.

Ban nội dung: Ban thiết kế: Ban biên tập:

Phương Ly

Phạm Nhung

Lan Anh Thúy An

Xuân Thu Hương Thảo

Thông tin tòa soạn:* “Chúng tôi viết” - Nội san lớp K55BCTT - ĐHKHXH&NV.* Chịu trách nhiệm: CVHT Nguyễn Thị Thanh Huyền.* Chỉ đạo nội dung: Bùi Thọ Phước K53BC *Chỉ đạo thiết kế : Nguyễn Trung Hiếu K53BC*Email: [email protected] Mọi thiếu xót của chúng tôi trong quá trình thực hiện cũng như trong số báo này mong bạn đọc thông cảm. “Chúng tôi viết” rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của độc giả để có thể ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Page 3: Chung toi viet so 02

3“Chúng tôi viết” số 2

Tin tứcSau gần một tháng chuẩn bị, cuối cùng "Báo chí hát 3" với chủ đề "3,2, 1 Lên sóng" đã diễn ra hết sức thành công vào ngày 7/11 vừa qua tạiKTX Mễ Trì. Là một chương trình văn nghệ thường niên của khoa Báo chí- Truyền thông, "Báo chí hát" thực sự trở thành một sân chơi bổ ích,thu hút đông đảo các bạn sinh viên trong khoa tham gia. Chương trìnhlần này qui tụ rất nhiều tiết mục đặc sắc, "cây nhà lá vườn" như: múa"Cánh mặt trời", nhạc kịch "Chúng tôi làm báo", Jaiho từ Ba Vì đến KTXMễ Trì.... Ngoài ra còn có sự góp mặt của rất nhiều khách mời như nhàbáo Bùi Thu Thủy, nhà báo Bạch Dương, hoa hậu biển Nguyễn Thị Loan ...

LyMon

Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị khóa trên, sáng thứ 2 8/11vừa qua, tại giảng đường 203 nhà G đã diển ra buổi giao lưu chia sẻkinh nghiệm giữa hai cựu sinh viên khoa Báo chí - Truyền thông với hơn100 sinh viên K54 và K55. Hai nhân vật khách mời là anh Việt Anh -phóng viên ảnh và anh Anh Tuấn - thiết kế báo, đều đang công tác ở báoPháp luật Việt Nam. Đến với buổi giao lưu, các anh đã chia sẻ nhiềukinh nghiệm quí báu cũng như giải đáp toàn bộ thắc mắc của các bạ sinhviên. Buổi giao lưu đã diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Lê Dung

Ngày 17/11 vừa qua, tại trung tâm Hội Nghị Quốc Tế đã long trọng diễnra mitting kỉ niệm 65 năm truyền thống trường Đại học KHXH&NV và đónnhận Huân chương Hồ Chí Minh. Đến dự buổi miting có Phó Chủ tịch nướcNguyễn Thị Doan, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Phạm Vũ Luận cùngnhiều vị khách quí, nhiều thế hệ nhà giáo và cựu sinh viên của trường.Trải qua 65 ăm xây dựng và phát triển, đến nay, trường Đại họcKHXH&NV đã có một vị trí vững chắc, là một trong những trung tâmnghiên cứu khoa học xã hội hàng đầu. Lễ kỉ niệm đã nhìn lại chặngđường 65 năm, đồng thời cũng vạch ra những mục tiêu hoạt động trongtương lai sắp tới.

LyMon

Sau 2 chuyến đi tác nghiệp cùng sự thể hiện của 1 số thành viên BC55,anh Thọ Phước đã chọn ra được 6 bạn BC55 để đào tạo phóng viên trẻ. Bao gồm các bạn : Lê Xuân Thu, Phạm Thị Nhung,Nguyễn Thị Thúy An,Nguyễn Thị Lan Anh,Đoàn Trung Anh và Ngô Thị Yến. 6 bạn có tên đều đã thể hiện rất tốt ở 2 chuyến đi tác nghiệp vừa qua,vì thế anh Thọ Phước đặt rất nhiều kỳ vọng vào năng lực của các bạn. Các bạn sẽ được đào tạo những kỹ năng cơ bản về viết tin,viết bài phản ánh,phỏng vấn và đặc biệt sẽ thường xuyên có những chuyến đi thực tế để các bạn tích lũy kinh nghiệm. Sau khi có được những kỹ năng cơ bản,các bạn sẽ được giới thiệu cộng tác cho 1 số báo như:báo Pháp luật VN,báo Giáo dục VN(3 ấn phẩm: điện tử,tạp chí và số ra hàng tuần), báo Pháp luật đời sống....

Cún

Page 4: Chung toi viet so 02

4 “Chúng tôi viết” số 2

1001 Cung đương đên Nhân Chia sẻ Chào mừng 65 năm ngày thành lập Trường ĐHKH XH&NV

“Có biết bao đôi chân bước vào cổng trường Đại học KHX-HVNV – ĐHQGHN nhưng nó lại đi theo những con đường khác nhau. Có những đôi chân bước đi để thực hiện ước mơ của mình

nhưng lại có nhiều đôi chân vào đây Bạn be “rủ rê” Anh Phan Lạc Chung – K53 BC – TT nói: “Một đứa bạn thân cấp 3 đã rủ anh thi vào khoa báo trường Nhân Văn và anh đã quyết định thi vào đây. Trong năm học thứ 2 tình cờ anh tham dự một lớp học về kỹ thuật quay phim, truyền hình và anh thấy nó thật thú vị và hấp dẫn. Từ đó, anh đã theo đuổi ngành này để có thể trở thành tay quay phim cừ khôi”.

Thi vào nhân văn vì nhà vệ sinh!!! Chuyện tưởng đùa mà có thật này là của chị Hăng, sinh viên K53 BC. Theo những lời bộc bạch của chị: Y định ban đầu của mình là thi vào trường Kiến trúc. Tuy nhiên, hôm đi nộp hồ sơ vào trường Kiến trúc, mình có đi qua trường Nhân Văn. Mình tò mò vào thăm khuôn viên của trường rồi lạc bước vào nhà...vệ sinh. Mình bị “choáng ngợp” bởi sự sạch sez, hoành tráng của khu nhà vệ sinh nên mình quyết định thi vào Nhân Văn:D

Ước mơ từ nhỏ Bạn T.Trang - K55BC tâm sự: “Khi chuẩn bị làm hồ sơ thi Đại học,gia đình muốn mình đăng ký thi Sư phạm vì con gái học sư phạm sau này có thể dạy dỗ con cái và có nhiều thời gian chăm sóc gia đình. Nhưng từ khi cong nhỏ mình đã có ước mơ trở thành nhà báo nên mình vẫn quyết định tìm 1 trường có đào tạo ngành báo. Chính cô giáo chủ nhiệm của mình đã tư vấn cho mình đăng ký vào trường Nhân văn,vì đây là môi trường rất tốt để mình có thể thực hiện ước mơ”.

Chang + An An

Người cuối cùng nộp hồ sơ vào nhân văn: Ngày 17/4/2008, ngày cuối cùng thu hồ sơ thi tại trường Nhân văn, mình đã đi qua trường. Đó cũng là lần đầu tiên mình phát hiện ra nó và biết răng trường này có khoa báo chí. Sẵn bộ hồ sơ trên tay, mình vào phòng đào tạo. Lúc này là 3h30 chiều. Mình định nộp hồ sơ nhưng chợt khựng lại vì chợt nhìn thấy dòng chữ về thu tiền lệ phi thu hồ sơ là 48k. Trong túi mình chỉ còn 30k. Mình do dự. Ra khỏi cổng trường, định bắt xe về Hà Nam thì nhìn thấy mấy dòng chữ nói về địa chỉ của viện huyết học trung ương. Mình đánh liều, bắt xe ôm ra viện này để..bán máu. 4h45 mình quay lại phòng đào tạo, nộp xong thì thầy về. Hôm đó, mình là người cuối cùng nộp hồ sơ vào trường Nhân Văn. Việc ôn luyện không được mình quan tâm đúng mức bởi thời gian đó mình gặp nhiều chuyện. 2h trước giờ thi mình mới mượn đc cuốn sách để đọc qua. Thi xong, mình lập tức bắt xe vào Sài Gòn để kịp kỳ thi cao đẳng - kỳ thi mà mình tin là mình sẽ đỗ. Thế nhưng, chẳng ngờ mình lại may mắn trở thành sinh viên nhân văn để giờ này, K53 BC, khoa báo đã trở thành nơi mình gắn bó, coi như một đại gia đình.(Thọ Phước K53BC)

Page 5: Chung toi viet so 02

5“Chúng tôi viết” số 2

Mạnh mẽ và tự tin! Ấn tượng đầu tiên về Diễm là khuôn mặt xinh xắn cùng với một giọng nói đặc trưng của đất Quảng. Khi được hỏi về cái tên nghe rất nữ tính của mình, Diễm kể:”Nó là do cô mình đặt cho với mong muốn cháu gái sẽ luôn xinh đẹp và đảm đang”. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với Diễm dễ dàng nhận ra Diễm là cô bạn cực kỳ mạnh mẽ và cá tính. Bản thân Diễm cũng cho răng: “Mình là một người tham vọng, hiếu thắng, không bao giờ khuất phục trước thất bại, khi làm việc gì mình phải đặt tất cả tâm huyết vào đó, mà nếu có thất bại thì mình cũng cho đó là động lực để mình phấn đấu nhiều hơn". Diễm còn bật mí cả những suy nghĩ về lớp mình: “Đó là một tập thể đông vui, sôi nổi, nhiệt tình. Tuy nhiên, một vài bạn còn hơi trầm”. Bạn ấy mong muốn những tháng ngày tiếp theo, tất cả thành viên trong lớp mình sẽ hòa nhập với nhau hơn, cô bạn bí thư này có một sở thích khá đặc biệt đó là chơi với con trai, bởi thế bạn thân của Diễm phần nhiều là bạn nam. Diễm còn tâm sự rất thật:

"Mặc dù tự nguyện xung phong làm cán bộ lớp, nhưng khi được bổ nhiệm chức bí thư, mình rất bất ngờ và vui sướng. Tuy trách nhiệm khá nặng nề và chịu nhiều áp lực nhưng mình sẽ cố gắng hoàn thành tốt việc học lẫn phong trào chung ". M ọi chuyện đến một cách tình cờ . Khi còn học phổ thông, Diễm đã rất có duyên với môn Địa lý. Mặc dù bạn ấy thích học môn văn, nhưng kỳ thì đội tuyển năm nào bạn ấy cũng thi học sinh giỏi môn Địa lý. Chia sẻ về việc đăng ký và đậu vào khoa báo chí truyền thông Diễm vui vẻ kể: diện"."Mình thích khoa báo chí của trường Nhân Văn vì ở môi trường này mình được học báo chí một cách toàn diện” Diễm còn tâm sự thêm về gia đình tuyệt vời của mình: “Mọi người luôn tôn trọng và ủng hộ quyết định của bạn ấy,từ việc lựa chọn trường và ngành.” Khi cầm trên tay giấy báo trúng tuyển đại học, mặc dù rất vui nhưng bạn ấy không bất ngờ lắm vì với những kiến thức được trau dồi, sự dìu dắt của thầy cô và 1 tâm lý thoải mái, bạn ấy đã tự tin răng 70% mình đậu đại học khi vừa thi xong. Đó là một kết quả xứng đáng đối với cô bạn tự tin, dám nghĩ dám làm như Diễm.

Kiều Diễm trong tương lai gần. Chia sẻ về dự định tương lai và ước mơ của mình Diễm nói: "Trước tiên mình sẽ cố gắng hoàn thành mọi công việc được giao, đưa phong trào của lớp hòa chung với phong trào của khoa. Bên cạnh đó, mình còn phải học tập tốt, đặc biệt là trau dồi hơn nữa vốn Tiếng Anh của mình. Xa hơn là ra trường với tấm băng cử nhân giỏi,để có thể tự tin xin được một công việc tốt với đúng ngành mà mình định theo đuổi đó là PR-quan hệ công chúng". Cùng chúc cho những ước mơ ,dự định của cô bạn tân bí thư lớp mình sớm được thực hiện nhé!

Lê Thị Kiều Diễm - “Tôi không bao giờ khóc!”

Zoom

PROFILEHọ và tên: Lê thị Kiều DiễmNgày sinh: 28/11/1992Quê quán: huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng BìnhTHPT chuyên Quảng Bìnhsở thích:nghe nhạc,đọc sách,tư vấn tâm lý và viết báo

thành tích: giải nhì học sinh giỏi tỉnh môn địa lý lớp 12 giải 3 quốc gia môn địa lý

Là một tân bí thư của k55 – BC, Kiều Diễm trở thành cái tên được nhắc đến nhiều trong các hoạt động gần đây của lớp và khoa. Đăng sau vẻ ngoài sôi nổi,hoạt bát, kiều Diễm còn nhiều điều thú vị, hãy cùng tìm hiểu về tân bí thư lớp mình nhé !

Trang Thiên (thực hiện)

Page 6: Chung toi viet so 02

6 “Chúng tôi viết” số 2

Đời sống sinh viênĐến trường bằng xe Bus - “Hãy

cảnh giác” “ Theo khảo sát, lớp K55 Báo chí và Truyền thông có khoảng 30 bạn thường xuyên sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại do đây là phương tiện khá thuận tiện và tiết kiệm .Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà nó đem lại cũng còn rất nhiều vấn đề gây bức xúc, trong đó có nạn móc túi, cướp giật trên xe”Trạm trung chuyển Cầu Giấy

9 giờ tối, tôi bước vội lên chiếc xe 27 để trở về nhà, bỗng một hành khách khoảng 25 – 30 tuổi mặc bộ đồ đen, đội mũ lưỡi trai lao nhanh theo áp sát cố tình làm ra vẻ chen lấn. Cảm thấy có điều bất ổn, tôi đưa tay xuống túi quần theo bản năng thì bất ngờ chạm phải bàn tay của vị khách nọ. Mặc dù khá bị động trước tình huống bất ngờ tôi vẫn kịp thời gạt mạnh bàn tay ấy ra. Yên vị trên xe tôi mới hoàn hồn nhận ra suýt nữa mình đã trở thành nạn nhân của một vụ móc túi trắng trợn.

Từ lâu, trạm trung chuyển Cầu Giấy – ĐH Giao thông đã

trở thành địa điểm lí tưởng cho hoạt động móc túi, cướp giật do lưu lượng hành khách qua lại

rất đông, chủ yếu là sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố. Theo một chiến sĩ cảnh sát thuộc đội hình sự quận Ba

Đình thì từ khi Trạm trung chuyển Cầu Long Biên siết chặt quản lí, các đối tượng móc túi “dạt” về đây khá đông chúng hoạt động theo nhóm để hỗ trợ nhau và sẵn sàng đánh hội đồng nạn nhân nếu như có ý định chống lại.

Trong một thời gian khá dài móc túi ở Cầu Giấy đã trở thành nỗi đau đầu của lực lượng an ninh trên địa bàn một phần do đây là nơi giáp ranh của nhiều quận nên rất phức tạp trong công tác quản lí. Đầu tháng 11, đội cảnh sát hình sự công an quận Ba Đình đã triển khai cắt cử một số đồng chí thường xuyên túc trực ở đây nhờ đó nạn móc túi đã có dấu hiệu lắng xuống.

Hình ảnh: Trạm trung chuyển Cầu Giấy

Page 7: Chung toi viet so 02

7“Chúng tôi viết” số 2

Kinh nghiệm để đời

1_Hạn chế đi xe bus vào những giờ cao điểm.Nếu bạn bắt buộc phải đi vào giờ G thì hãy cảnh giác với những cú va chạm bất ngờ,có thể đó là những cú va chạm có trong kịch bản.

2_Không nên mang theo mình những vật dụng có giá trị,nhiều tiền mặt.Trong trường hợp ngược lại bạn nên để tài sản ở nhiều túi khác nhau tránh “mất cả trì lẫn chài”

3_Luôn luôn dề cao cảnh giác. đột ngột có người tiến lại tiếp cận bạn thì hãy cẩn thận.

4_Bài học quan trọng nhất là “đồng tiền đi liền khúc ruột” và”tự thân vận động”

PhạmNhung

Những tuyến xe tử thần

Các tuyến xe bị liết vào danh sách đen của sinh viên ngày càng tăng lên. Đó chủ yếu là các tuyến xe dài, đi qua các trường đại học, caođẳng. Đứng đầu danh sách là các xe 27,32,29,20,19.... Phạm Nhung

Thực hiện : Đinh Thành

Đời sống sinh viênNhưng cũng theo chiến sĩ cảnh sát trên cho biết đây có lẽ chỉ là tạm thời, bọn móc túi có thể trở lại bất cứ lúc nào, hơn nữa có thể chúng đã chuyển địa bàn hoạt động sang các địa bàn khác hoặc giả làm hành khách lộng hành ngay trên các tuyến xe. Điều này thực sự đã trở thành nỗi lo lớn cho sinh viên mỗi khi bước lên xe buýt tới trường. Bạn cũng có thể trở thành nạn nhân Trường ĐH KHXH&NV năm trên đường Nguyễn Trãi – nơi có rất nhiều trường ĐH với nhiều tuyến xe buýt chay qua, do đó lưu lượng hành khách là rất lớn. Các tuyến xe buýt thường trở nên quá tải vào giờ cao điểm, nên chuyện bỏ bến chen lấn đã trở nên bình thường. Lợi dụng điều này bọn móc túi đã biến những tuyến xe buýt giờ cao điểm thành nơi lí tưởng để ra tay, với mục tiêu chính là các bạn sinh viên.

Thời gian qua, lớp K55 Báo Chí và Truyền thông đã không khỏi hoang mang trước thông tin nhiều bạn trong lớp đã mất điên thoại hay ví tiền khi đi xe buýt Anh Nguyễn Bá Cường cho biết chiếc điện thoại Nokia X3 của anh đã “không cánh mà bay” khi anh đi trên tuyến xe 21 – BX Giáp Bát – BX Yên Nghĩa. Bạn Ngô Thị Yến cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự khi tới trường trên tuyến 05 mà không thể nhận ra chiếc Nokia 2700 của mình bị mất lúc nào. Còn Phạm Thị Nhung và Trương Thị Thoa thì lại bị mất đồ khi di chuyển trên truyến xe 27. Theo ghi nhận, những trường hợp này đều mất đồ trong giờ cao điểm, trên những tuyến xe rất đông khách. Bạn Trương Thị Thoa cho biết : “Mình bị móc mất điện thoại khi mình tới trường vào buổi sáng, lúc đó khoảng 6h45’. Lúc ây là giờ cao điểm nên rất đông người, có lẽ bọn chúng đã lợi dụng lúc mình không để ý và ra tay”.

Tình hình “nóng” đến mức công an phải vào cuộc!(Ảnh: Đinh Thành)

Page 8: Chung toi viet so 02

8 “Chúng tôi viết” số 2

Văn hóa

Báo chí hát 3 - Tự hào là dân

Báo chí Nhân văn! Ảnh:ИОIЯОRION

Chào mừng 20 năm thành lập khoa BCTT

“Chân ướt,chân ráo bước vào giảng đường Báo chí nhân văn,nhiều bạn vẫn chưa hình dung nổi khoa,trường mình như thế nào. Nhưng chỉ qua 1 đêm niềm tự hào là 1 thành viên của đại gia đình Báo chí nhân văn cứ thế nhân lên gấp bội. “Báo chí hát 3” thực sự đã trở thành động lực tiếp thêm niềm tự hào đó!”.Sự chuyên nghiệp! Không quá lời để khẳng định “ báo chí hát 3” với chủ đề 3,2,1 lên sóng là chương trình được tổ chức chuyên nghiệp nhất từ trước đến nay.

Khởi động từ đầu tháng 10, BCH3 đẫ huy động đc 1 số lượng lớn các bạn sinh viên trong khoa tham gia. Nguồn nhân lực hùng hậu đó đã được Ban tở chức sắp xếp vào các ban chính như ban nội dung, ban truyền thông,ban vận đông tài trợ...Mỗi ban đều có 1 cá nhân đứng đầu phụ trách,đặc biệt đều có timeline hoạt động cụ thể và cập nhật tiến trình thựchiện.

Phần nội dung của chương trình cũng đc đầu tư kỹ lưỡng. Chị Oanh (Phó ban ND) chia sẻ:”Các tiết mục tham gia đều đc chọn lọc thông qua 1buổi sơ tuyển. Kịch bản chương trình đc sắp xếp hợp lý có 3 phần rõ ràng. 1 điểm mới là có sự xuất hiện của 2 cặp MC mang phong cách

khácnhau và 1 cặp speaker để giao lưu với khán giả. Chương trình còn có sựtham dự của các khách mời và ban nhạc nổi tiếng”. 1 trong những nhân tố làm nên thành công của chương trình chính làchiến dịch PR rầm rộ. Bát đầu từ việc thiết kế áo đồng phục với 2 tông màu chủ đạo là hồng đen. Đến việc tập luyện và qoay flashmost jaihodưới sân trường; ảnh và clip về qua trình thực hiện cũng được cập nhậtthường xuyên trên svnhanvan.org va fanpage bao chí hát trên face-book.Đặc biệt có cả Logo BCH và hình đại diện 3 2 1 lên sóng. Chị Dương (trưởng ban tổ chức) tâm sự:” Sự chuyên nghiệp của chươngtrình còn đc thể hiện băng cách tổ chức và làm việc theo nhóm. Đăc biệt đội ngũ ban hậu cần rất đông đảo và nhiệt tình. Các bạn đã cótrách nhiệm hơn trong công việc mình đc giao. Tuy còn 1 vài thiếu xót và hạn chế nhưng chương trình

đã thực sự thành công”.

Sự thành công này được chị Chị Bùi Thu Thuỷ, Phó trưởng ban Thể thao– Giải trí – Thông tin kinh tế VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam nhận xét: “Mình cảm thấy rất vui mừng và khâm phục các bạn. Các thức tổ chức của các bạn cũng có MC, speaker và tương tác với khán giả, chẳng kém gì các chương trình trên VTV3!”.

Lâng lâng niềm tự hào. “Trong đầu mình cứ vang mãi khẩu hiệu: Báo chí! Báo chí Nhân văn. Thực sự, xem xong chương trình của các bạn, mình ước ao ngày nào đó, lớp sinh viên kế cận của bọn mình cũng làm được chương trình tương tự” anh Hồng Quý, cựu sinh viên K51 Văn học nói sau khi xem chương trình.

(Xem tiếp trang 15)

Page 9: Chung toi viet so 02

9“Chúng tôi viết” số 2

Thể thaoSAU CƠN MƯA TRỜI ĐÃ

SÁNG! ...“Liên tiếp phải đón nhận những thất bại, tưởng chừng sẽ lún sâu vào khủng hoảng nhung đội bóng đã gượng dậy và vươn lên mạnh mẽ và có những Thi đấu không tốt ở giải k54 BC - TT mở rộng với 2 trận thua và một trận hòa. Tiếp đến là 3 thất bại liên tiếp ở các trận giao hữu đã làm cho nhiều người hoài nghi về khả năng của đội bóng k55 BC – TT. Bản thân mỗi cầu thủ cũng tỏ ra chán nản và mất tinh thần. Đứng trước khó khăn đó, ban thể thao và nhất là Lê Xuân Thu – Hội trưởng hội sinh viên đã kịp thời đưa ra các biện pháp để định hướng lối đi của đội bóng cũng như xác định tư tưởng cho cầu thủ. Nhờ vậy những trận đấu sau đó đội bóng đã thi đấu rất tốt và dành những thắng lợi vẻ vang, đặc biệt là trận đấu với K53 KHQL với tỷ số 6 – 2. Chiến thắng nối tiếp chiến thắng, đội bóng K55 BC – TT đã phát triển mạch ấy lên con số 4 và tất cả các cầu thủ đang hướng đến những chiến thắng tiếp theo. Góp phần vào thành công của đội là nhờ sự gáp mặt của một số cầu thủ ở hàng tiền vệ : Tiến Cường, Văn Thiện. Sự có mặt của các cầu

thủ này như một làn gió mát thổi vào lối chơi của toàn đội, các cầu thủ chơi gắn kết và chặt chẽ hơn,nhiều bàn thắng được ghi và lưới nhà không còn thủng nhiều như trước. Nói về những chiến thắng vừa qua của đội bóng K55 BC – TT bạn Hữu Phương – K55 KHQL nhận xét :” Tớ thường xuyên đi xem và cổ vũ cho đội bóng lớp bạn, cácạn thi đấu rất tiến bộ, mạch lạc và đẹp mắt hơn qua từng trận đấu. Tớ ấn tượng nhất với lối đá chắc chắn của anh Đỗ Hòa ở hàng hậu vệ và đội cổ vũ lớp bạn thì thật tuyệt “. Tuy nhiên, qua những trận đấu vừa qua thì điểm yếu của cũng lộ rõ. Đó là vấn đề thể hình và thể lực của các cầu thủ. Nói về khó khăn này đội phó Đỗ Hòa cho biết: “ Hầu hết các cầu thủ của đội đều có thể hình không tốt,

c h i ề u cao trung bình của đội chỉ là 1m58 nên trong trận đấu tôi t h ư ờ n g gặp bấtlợi trong các pha bóng bổng và thất thế trong các pha tra-nh chấp tay đôi. Chúng tôi đang tích cực luyện tập và thi đấu cọ sát nhiều hơn, Tôi tin trong thời gian sắp tới yếu điểm này của đội sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó anh Văn Đức – đội trưởng đội bóng đá K53 BC – TT nói : “ Trong lối chơi của các bạn còn chưa định hình rõ ràng

và thiếu một người đảm nhiệm vai trò dẫn dắt lối chơi cho đi đội nhưng với tinh thần thi đấu nhiệt tình, hăng hái của toàn đội thì anh nghĩ răng điều đó sẽ sớm được khắc phục”. Đội bóng K55 BC – TT đang nỗ lực luyện tập và cả đội đang hướng tới những kết quả tốt ở giải báo chí mở rộng sẽ diễn ra vào tháng tới .

( Đội bóng đá Nam K55 BCTT )

Thực hiện:Mạnh Cường

Tỷ số các trận đấu gần đây của đội BC55

Page 10: Chung toi viet so 02

10 “Chúng tôi viết” số 2

Thống kê “Chúng tôi viết” xin chân thành cảm ơn các bạn đã hợp tác với chúng tôi

trả lời những câu hỏi dưới đây để thực hiện chuyên mục này. Chúc các bạn sẽ sớm trở thành 1 nhà báo thật sự!!!!!

• THỐNG KÊ:Tổng số ý kiến:951.Tại sao bạn lại đến với nghề báo? -Yêu thích từ nhỏ:29 -Tình cờ:26 -1 lý do khác:31 -Định hướng của gia đình,người thân:9 2.Bạn thích lọa hình báo gì? -Báo in:31 -Báo truyền hình:35 -Báo phát thanh:10 -Báo mạng:14 -PR:21(Có ý kiến thích nhiều loại hình báo) 3.Bạn định làm gì để trở thành 1 nhà báo? -Học tập ở trường:6 -Đi thực tế:10 -Cộng tác với 1 tờ báo:7 -Cả 3 ý trên:78

Chuyên gia lên tiếng!!!

1.Tại sao bạn lại đến với nghề báo??? A.Yêu thích từ nhỏ. B.Tình cờ. C.1 lý do khác. D.Do định hướng của gia đình

3.Bạn dự định sẽ làm gì trong những năm tháng sinh viên để trở thành 1 nhà báo? A.Học tập tại trường. B.Đi thực tế thường xuyên để

tác nghiệp và tích lũy kinh nghiệm. C.Cộng tác với 1 tờ báo. D.Cả 2 ý kiến trên.

2.Bạn thích thể loại

báo nào?

A.Báo in.

B.Báo truyền

hình. C.Báo phát thanh.

D.Báo mạng

E. PR

Thực hiện: lAn kUl + Xuân Thu

Nhà báo Hà Anh Bình (Thư ký tòa soạn Báo Pháp luật VN) chia sẻ: “ Rất cần sự chủ động vì nghề Báo cần nhiều những trải nghiệm thực tế. Có nhiều kỹ năng mà chỉ có thực tế mới mang lại cho các bạn. Nhưng đừng quên việc học tập tại trường vì điều kiện để ký hợp đòng dài hạn và cấp thẻ nhà báo là phải có băng Đại học”.

Anh Đức Thọ (Phóng viên báo Pháp luật VN cuối tuần) tâm sự : “ Mình xuất thân từ sinh viên khoa Sử. Mình vào ngành Báo mà không được học chuyên ngành Báo,tất cả kỹ năng mình có được đều là nhờ đi thực tế. Tuy nhiên,do không được đào tạo bài bản nên mình cũng hơi bỡ ngỡ trong nhiều vấn đề. Vì vậy,các bạn nên kết hợp việc học kiến thức ở trường với việc đi thực tế tác ngiệp. Chúc các bạn thành công”.

Anh Minh Chiến ( K53 - BCTT) chia sẻ: “Các bạn hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, hãy tận dụng mọi cơ hội, viết, viết, viết và... thất bại. Đó sẽ là bài học quý cho tương lai! Bỏ đi tâm lý tự ti, ngượng ngùng, hãy dũng cảm chọn công việc mà các bạn thích nhất. Vì đam mê mới đem lại sức mạnh để thành công!”

Page 11: Chung toi viet so 02

11“Chúng tôi viết” số 2

Lăng kính c/s

Nguyễn Thiệu(Thực hiện)

Miên Trung nươc lu, đưng ngôi không yên...

“Trận lũ lịch sử Miền Trung đã đi qua song bao nỗi đau mà nó mang đến vẫn chưa hề nguôi ngoai, không chỉ những con người đối mặt trực tiếp với nó, nỗi đau ấy còn hằn sâu trong lòng những người con xa xứ...”

Bạn Nguyễn Duy Lượng, sinh viên K55 Báo chí và Truyền thông là người con xứ nghệ nói: “Tớ thấy lo và sợ lắm quê tớ còn có người bị lũ cuốn đi nữa”. Đó không chỉ là tâm trạng riêng của Lượng mà còn là tâm trạng chung của những người con Miền Trung đang học tập và lao động xa quê.

Cái “điệp khúc” nắng lắm mưa nhiều “lại vang” ở Miền Trung, nhưng lần này nó “vang lên” với một cường độ khủng khiếp: Suốt 3 tháng không có mưa, nắng ỏi ả, sau đó là một cơn bão, rồi đến lũ lụt. Thiên tai ập đến dồn dập và người dân đành phải đứng nhìn làng mạc của mình bị tàn phá. Nhà cửa vừa dựng lại

được sau bão nay lại bị lũ nhấn chìm. Bạn Nguyễn Văn Phước, sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Bách khoa Hà nội, xúc động

nói:“Ở làng tớ, mọi người đều phải sơ tán, không biết nhà tớ có còn nữa không”. Bạn Nguyễn Quỳnh là nam sinh viên khoa Báo chí, Trường Đại học KHXH và NV tâm sự: “Ở Hà Tĩnh mình, lũ lụt không phải là chuyện hiếm, nhưng từ bé

đến giờ tớ chưa thấy cơn lũ nào khủng khiếp như thế này, thật khổ cho quê mình”Cứ mỗi lần bão lũ đi qua Miền Trung lại phải gánh thêm những mất mát, những đau đớn lớn. Những thiệt hại mà bão lũ đưa đến không chỉ được đếm băng vật chất, đó còn là những nỗi đau tinh thần. Mất người, mất của, khó khăn chồng lên khó khăn. Không biết đến khi nào người dân Miền Trung mới có thể thở phào khi mùa bão lũ về.

Chuyên mục Let’s go! Chuyến đi tác nghiệp tại Thái Nguyên vào ngày 13 - 14/11/2010 vừa qua thật sự đã để lại rất nhiều ấn tượng trong các thành viên tham gia. Đặc biệt đối với những tân sinh viên BC55, đây đã trở thành lần tác nghiệp đầu tiên trong nghề. Trong chuyến đi này,có 2 thành viên BC55 được trực tiếp phỏng vấn đ/c Đội trưởng đội cơ động và đ/c Phó chủ tịch tỉnh Thái Nguyên. Do 2 bài thu hoạch của các bạn đều rất tốt và mỗi bạn đều có những suy nghĩ , cảm nhận khác nhau nên Ban biên tập quyết định sẽ đăng cả 2 bài trên! (Xem tiếp trang 12 - 13)

Hàng trăm ngôi nhà bị ngập nặng ở Tuyên Hóa (Quảng Bình)

Page 12: Chung toi viet so 02

12 “Chúng tôi viết” số 2

Let’s go!Chuyên tac nghiêp kho quên!

Từ đi học đến đi chơi... Như đã dự định từ trước, thứ 6/12/2010 “Lục tung” chúng tôi gồm 6 cô nương và cô nàng Lan Anh đắp xếp quần áo, tư trang để cùng các tiền bối khóa trên do anh Phước làm trưởng đoàn về Thái Nguyên tác nghiệp. Vì đây là chuyến đi tác nghiệp đầu tiên, lại được thực hiện trên chính mảnh đất quên hương mình nên tôi cảm thấy rất hồi hộp và lo lắng. Không chỉ mình tôi mà tất cả các bạn trong nhóm cũng vậy. Dù sao, đây cũng được coi là “nhiệm vụ đầu đời”. Ai ai cũng sẵn sàng cả rồi vậy mà đột nhiên anh Phước từ Thái Nguyên điện về báo tin: Chuyến đi bị hoãn lại do anh có xảy ra một số chuyện không may mắn tại Thái Nguyên. Lúc này, Thảo Dark (nhóm trưởng kiêm anh cả trong nhóm) có ý kiến: Nếu đoàn trong khoa hoãn lại thì chúng ta vẫn sẽ đi, dù sao cũng có Anh Phước ở đó rồi, coi như lần này về nhà đi chơi. Bẩy đứa chúng tôi nhanh chóng sắp xếp quần áo, hành lý lên đường tiến về Thái Nguyên.

Những buổi phỏng vấn thú vị!

Ngay buổi tối ngày thứ 6/12/11/2010, sau khi đến Thái Nguyên và ăn một bữa cơm ấm cúng, vui vẻ tại nhà Thảo Dack, thì bất ngờ anh Phước báo tin: Ra Chi cục kiểm lâm Thái Nguyên tác nghiệp. Hơi bất ngờ nhưng chẳng ai bảo ai, mọi người lập tức thu xếp lên đường.Sự kiện tác nghiệp là việc các đồng chí trong đội kiểm lâm vừa bắt được một đoàn xe chở gỗ của lâm tặc và

tịch thu gỗ lậu tại địa bàn huyện Võ Nhai. Nhân vật phỏng vấn là anh Nguyễn Hoài Nam, Đội trưởng đội Kiểm lâm cơ động. Chúng

tôi mỗi người một nhiệm vụ. Người chụp ảnh, người ghi chép, người ghi âm… riêng tôi, tôi được giao nhiệm vụ đó là trực tiếp phỏng vấn đồng chí Nam. Thật sự lúc đó chúng tôi cảm thấy rất lo lắng và bối rối. Thậm chí có những lúc còn cảm thấy tim đập rất nhanh. Nhưng sau khi được anh Phước dẫn dắt, động viên cùng với sự tiếp đài vui vẻ nhiệt tình của đồng chí Nam, chúng tôi đã dần dần nhập tâm vào công việc cuộc phỏng vấn trở nên rất vui vẻ, gần gũi như những cuộc nói chuyện, chia sẻ

bình thường. có thể nói chúng tôi đã tự tin và hoàn thành công việc một cách rất suất sắc. Buổi phoảng vấn thành công tốt đẹp.Sau khi phỏng vấn được đồng chí Nam, cả nhóm ra một quán caffe để nói chuyện và chia sẻ cảm nghĩ về lần đầu tiên tác nghiệp. Tôi, Lan Anh tiếp tục được mời thực hiện một buổi phỏng vấn đồng chí Đặng Viết Thuần phó chỉ tịch tỉnh Thái Nguyên vào buổi sáng hôm sau tại UBND tỉnh Thái Nguyên.

Dư âm... Chuyến đi ngắn ngủi chỉ với “ 3 ngày 2 đêm” nhưng đã để lại những dư vị không thể nào quên trong tâm trí những sinh viên trẻ chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy phóng vấn hay làm báo không hề xa vời, không hề quá khó. Có chăng chỉ là chúng ta có tiếp xúc hay nhập tâm với nghề không thôi. Tôi nhận ra: Khi ta đã theo đuổi ta phải có lòng yêu nghề, say mê nghề và cống hiến cho nghề. Không có nỗi buồn, không có mệt mỏi và cũng không có những giọt nước mắt. tất cả chỉ có tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc. Hạnh phúc vì chúng tôi được trải nghiệm, hạnh phúc vì chúng tôi được tiếp xúc với nghề báo nhiều hơn, hạnh phúc vì chúng tôi được gần nhau hơn và hạnh phúc vì Chúng tôi đã viết!

Chuyến đi ngắn ngủi cỉ với “ 3 ngày 2 đêm “ nhưng đã để lại những kỷ niệm, những bài học khó quên trong tâm trí của những tân sinh viên trẻ chúng tôi.....

Trung Anh

Page 13: Chung toi viet so 02

13“Chúng tôi viết” số 2

Let’s go!

Lan Anh

Bất ngờ tác nghiệp: Vào 1 dịp cuối tuần,tôi và nhóm bạn tổ chức về Thái Nguyên, quê 1 bạn trong nhóm chơi. Khi đang chuẩn bị cơm tối thì chúng tôi nhận được điên thoại của anh Phước. Anh cho biết cũng đang ở Thái Nguyên thực hiện loạt bài phỏng vấn cho dự án sắp tới của mình và có ý mời chúng tôi cùng đi. Rất bất ngờ và hào hứng chúng tôi nhận lời ngay. Đúng 20h ngày 12/11 chúng tôi có mặt tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên như đã hẹn, Anh Phước chia sẻ,anh vừa cùng các đ/c ở trạm kiểm lâm đi “bắt gỗ” tại rừng Suối Vàng thuộc huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Anh giao cho chúng tôi nhiệm vụ phỏng vấn đ/c Nguyễn Hoài Nam - đội trưởng đội cơ động tỉnh Thái Nguyên - người trực tiếp chỉ đạo vụ bắt gỗ thành công.

Phóng viên nghiệp dư Tôi và 1 bạn nữa được giao cho việc trực tiếp phỏng vấn đ/c Hoài Nam. Bước vào phòng đ/c Nam,2 chúng tôi khá lo lắng về cách phỏng vấn vì cúng tôi chưa hề đc ai hướng dẫn hay định hướng gì. Trước hết chúng tôi giới thiệu về mình và đề nghị đc phỏng vấn đ/c Nam,đ/c rất vui vẻ nhận lời. Vì sự thân thiện và nhiệt tình của đ/c Nam nên buổi phỏng vấn tác nghiệp đầu tiên của chúng tôi khá suôn sẻ. Tôi không biết những điều

mình làm và những câu hỏi đặt ra cho đ/c Nam hôm đó đã đạt yêu cầu chưa, nhưng sau buổi phỏng vấn tôi đã cảm thấy rất vui. Tôi vui vì lần đầu tiên tôi ngồi phỏng vấn với tư cách là 1 phóng viên. Vui vì cảm thấy

m ì n h vừa làm được 1 điều gì đó hết sức quan trọng. Vui vì nhận được ánh mắt rất tin tưởng của đ/c Nam sau khi ra về. Vui vì 1 điều gì đó rất khó diễn tả……. Sáng hôm sau,tôi đc anh Phước tiếp tục mời đi phỏng vấn đ/c Đặng Viết Thuần-Phó chủ tịch tỉnh Thái Nguyên. Do đã được phỏng vấn đ/c Nam nên khi gặp đ/c Thuần tôi ko còn cảm giác bỡ ngỡ nữa mà thấy khá thoải mái. Được sự giúp đỡ của anh Phước,tôi cũng đặt ra đc 1 số câu hỏi cho đ/c Thuần. Động lực mới, tình yêu mới... Vậy là buổi đi chơi cuối tuần kết thúc,nó đã mang rất nhiều ý nghĩa đối với tôi. Trong tôi lúc này

có 1 cái gì đó hơi lâng lâng, gần giống cái cảm giác khi tôi biết tin mình đỗ Đại học. Có lẽ vì tôi mới phát hiện ra 1 tình yêu mới đối với ngành mà mình đã chọn.

Khi trở về Hà Nội, tôi nhận đc tin nhắn của A.Phước:”E hãy viết bài về 2 người đã phỏng vấn hôm qua và gửi cho anh nhé!”. Từ khi quyết định thi vào khoa Báo đến tận bây giờ, ngoài việc nghĩ mình sẽ trở thành 1 phát thanh viên, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ có ngày mình cầm cây bút và viết 1 bài báo. Nhưng qua chuyến đi lần này cùng với tin nhắn vừa nhận được, tôi đã cảm thấy hơi phân vân. Tôi nghĩ lại cái cảm giác

được giới thiệu mình là 1 phóng viên, nghĩ lại cái ánh mắt rất tin tưởng khi nhìn vào tôi của đ/c Nam, của anh Phước...Càng nghĩ tôi càng thấy ý chí của mình đang bị lung lay, cái suy nghĩ sẽ ko cầm bút viết báo hình như đang mờ nhạt dần dần. Chưa bao giờ một con người kiên định như tôi lại có cảm giác mông lung như lúc này. Tôi đã quyết định thay đổi suy nghĩ và cầm bút viết bài như sự đón nhận duyên phận mà cuộc sống đã sắp đặt cho mình. Tôi biết răng việc cầm bút sẽ không dễ dàng nhưng trong tôi có một niềm tin và một đam mê đang lớn dần...

“Trong cuộc sống này,đôi khi có những điều đến với ta thật tình cờ mà ta không thể đoán trước được. Có lẽ con đường cầm bút của tôi cũng “tình cờ” như thế.”

Tình cờ nghiệp báo

Page 14: Chung toi viet so 02

14 “Chúng tôi viết” số 2

Góc thư giãn (An Thân-St)

Truyện vui với máy tính

Hìn

h ả

nh c

ườ

i :D

Page 15: Chung toi viet so 02

15“Chúng tôi viết” số 2

Góc thư giãn

Mùa phượng vĩ đi quaLá vàng rơi vội vãThu mỉm cười chào hạĐón năm học mới sang.

Chiều kí túc lang thangBuổi chiều đầu bỡ ngỡMênh mang trong nỗi nhớĐâu một thoáng gia đình.

Phút bối rối đầu tiênPhòng tám người xa lạNăm một mình nhớ quá

Be bạn lúc trường tan.Chiều kí túc lang thangBuổi chiều nào thân thuộcKhe khẽ bàn chân bướcGóc sân nhỏ đã quen.

Chiều kí túc lang thangKhông một mình như trướcTay nắm tay cùng bướcĐứa bạn nhỏ thân thương.

Sáng tác: Dương Nhàn

Chiều ký túc

Mồ hôi + Nước mắt = Niềm vui....!!!

“Báo chí hát 3” thật sự đã dạy cho tôi khá nhiều bài học! Để có được tiết mục nhảy Kpop trong đêm đó,chúng tôi đã luyên tập vất vả trong suốt 1 tháng. Có những giọt mồ hôi trong lúc luyện tập,có những lúc các bạn trong nhóm bất đồng quan điểm,những lúc mệt mỏi,thậm chí còn có cả giọt nước mắt vì không quen chịu áp lực... Nhưng“Báo chí hát 3” đã kết thúc rất thành công,nó đủ để chúng tôi quên đi mọi khó khăn trong qua trình chuẩn bị và 1 điều quan trọng hơn cả đó là nó đã trở thành động lực để tôi yêu Báo chí Nhân văn hơn!!!!! (Lankul BC55)

Bản thâ n người viết bài này cũng không giấu nổi cảm xúc đã trải qua trong đêm 7/11 tại ký túc xá Mễ Trì. Hội trường mênh mong được lấp kín bởi số lượng khán giả, khách mời đến theo dõi. Đến khi bế mạc chương trình, vang trong đêm vẫn là những tiếng gào khản cổ: Báo Chí! Báo Chí! Báo chí nhân văn.

Qua chương trình, nhiều thành viên trong K55BC đã được giao lưu cùng anh chị khóa trên, khoảng cách dường như chưa bao giờ ngắn như vậy.Dân khoa báo nhìn nhau băng ánh mắt của những người anh em trong đạigia đình. Hẹn gặp lại ở Báo chí hát lần sau!

Chuyên mục : Văn hóa

Thực hiện: Phương Ly + Phạm Nhung

Báo chí hát 3 - Tự hào là dân báo chí Nhân văn

Page 16: Chung toi viet so 02

16 “Chúng tôi viết” số 2

*Note: Bánh bao sẽ ngon hơn khi các bạn uống kem với 1 cốc sữa đậu nành (chỉ 2k/cốc). Sữa đậu nành cũng được bán ngay gần quán bánh bao nên rất tiện cho các bạn.*Tick ngay vào menu sổ tay quà vặt của teen mình nhé!!!!! *Tất cả chỉ có thể có ở Ngõ 67,phố Nguyễn Quý Đức (gần cổng sau ký túc xá Mễ Trì)

Hẻm xéoBánh bao đặc biệt!!!

Mại zô! Mại zô! “ Bánh bao vừa trắng vừa ngon Vừa thơm vừa rẻ lại vừa hầu bao”

Mùa đông đã đến rồi các teen ơi! Mùa đông này mà được nhâm nhi những chiếc bánh bao vừa trắng ne,thơm ne bên trong lại nghi ngút khói với mùi thơm của thịt viên băm,với miến và mộc nhĩ thì khỏi phải nói hen!! Chẹp chẹp... “Chúng tôi viết” số này đã khám phá ra 1 địa chỉ tập kích cực kỳ hợp lý cho teen mình ne! Bánh bao ở đây rất ngon, đủ các mùi vị lại cực kỳ hợp vệ sinh, giá cả cũng cực teen nhé. Bạn nào mà không muốn ăn với thịt thì còn có thể ăn bánh bao đậu xanh hay bánh bao chay, kiểu dáng cực kỳ, cực kỳ hấp dẫn. Giá tham khảo: Bánh bao chay & đậu xanh là 2k, bánh bao thịt (2 trứng) là 5k :D

Hình ảnh: Phương Ly + Thúy An

Thực hiện : Trung Anh