chuong 1 cac van de co ban cua mtelearning.vnua.edu.vn/uploads/images/users_1341112/quan... ·...

27
Bài giảng QLMT 1 TS. Đinh Thị Hải Vân Bộ môn Quản lý Môi trường

Upload: others

Post on 08-Feb-2021

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • Bài giảng QLMT1

    TS. Đinh Thị Hải VânBộ môn Quản lý Môi trường

  • Nội dung chương trình

    ¨ Chương 1: Một số vấn đề cơ bản của khoa học MT

    ¨ Chương 2: Cơ sở và nguyên tắc của QLMT

    ¨ Chương 3: Giới thiệu các công cụ QLMT

    ¨ Chương 4: Hệ thống QLMT

    ¨ Chương 5: QLMT đô thị và khu công nghiệp

    ¨ Chương 6: QLMT nông thôn

  • Tài liệu tham khảo

    ¨ Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh, Cao Trường Sơn (2012), Quản lýmôi trường. Nhà xuất bản đại học nông nghiệp Hà Nội.

    ¨ Lê Thanh Hải, 2017, Quản lý môi trường đô thị, Nhà xuất bản Đại họcQuốc Gia TPHCM

    ¨ Lê Thanh Hải, 2017 Quản lý môi trường khu công nghiệp. Nhà xuấtbản Đại học Quốc Gia TPHCM

    ¨ Đặng Kim Chi, Trần Đức Viên, Nguyễn Thanh Lâm (2011). Cơ sởkhoa học và thực tiễn trong lập kế hoạch và quản lý môi trường tạiViệt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

    ¨ Lê Văn Khoa và cộng sự (2004) Khoa học Môi trường. Nhà xuất bảnGiáo dục

    ¨ Luật bảo vệ môi trường 2014

  • Chương 1

    Một số vấn đề cơ bản

    của KHMT

  • Nội dung5

    1. Khái niệm, thành phần, chức năng môi trường

    2. Khủng hoảng môi trường

    3. Khái niệm về quản lý môi trường

    4. Phát triển và môi trường

    5. Mục tiêu của quản lý môi trường

    6. Nội dung công tác quản lý môi trường

    7. Các xu hướng quản lý môi trường

  • 1. Khái niệm về MT¨ Khái niệm chung vềMT:

    ¤ Tất cả các điều kiện bên ngoài (tự nhiên và xã hội) có ảnh hưởng đến một

    vật thể, sự kiện.

    ¤ Mỗi vật thể, sự kiện đều tồn tại và diễn biến trong một MT cụ thể.

    ¨ Khái niệm vềMT sống:

    ¤ Tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến đời sống và sự phát

    triển của SV.

    ¨ Khái niệm vềMT (Luật BVMT VN, 2005):¤ MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con

    người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

  • Môi trường gồm: Yếu tố tự nhiên & vật chất nhân tạo bao quanh con

    người, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con

    người và sinh vật

    MT gồm có các thành phần cơ bản: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh

    sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các

    khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên

    nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất

    khác…

    1. Thành phần của Môi trường?

  • 8

    1. Là không gian sinh sống cho con người và sinh vật

    2. Là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sx của

    con người

    3. Là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra

    4. Lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

    5. Giảm nhẹ tác động của thiên tai

    1. Chức năng của MT

  • ¤ Dân số và sử dụng tài nguyên (nhóm 1, 2, 9)

    ¤ Biến đổi khí hậu toàn cầu (nhóm 3, 4, 10)

    ¤ Suy thoái các hệ sinh thái cơ bản (nhóm 5, 6, 11)

    ¤ Ô nhiễm môi trường xảy ra với quy mô rộng (nhóm 7, 8, 12)

    2. Khủng hoảng MT

  • Dân số thế giới

    Năm Dân số (tỷ người)

    1800 0.9061840 1 401930 2 901962 3 321975 4 131987 5 121999 6 122011 7 122013 7.095 22027 8 14 0

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    1800 1840 1930 1962 1975 1987 1999 2011 2013 2027

    Tỷ n

    gười

    Năm

    Dân số thế giới qua các thời kỳ

  • Biến đổi khí hậu:- Nóng lên của toàn cầu: 100 năm gần đây trái đất nóng lên 0,5 0C.- Mực nước biển dâng Ngập lụt, Xâm thực mặn- Thay đổi lượng mưa- Hiện tượng thời tiết bất thườngCác lĩnh vực bị ảnh hưởng1. Nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp2. Công nghiệp: năng lượng, khai thác khoáng sản, chế biến lương thực -

    thực phẩm3. Giao thông vận tải: hàng không, đường bộ, đường thủy4. Y tế - Giáo dục – Văn hóa – Du lịch5. Cơ sở hạ tầng: nhà ở, đường giao thông, đô thị và nông thôn, cung cấp

    nước sạch, thoát nước…

    2. Khủng hoảng MT

  • 2. Khủng hoảng MT: Lỗ thủng tầng Ô zôn

    ¨ CO, CH4, NOx, Cl2, HCL, ClFCH2, Cl2F2C: Tủlạnh, dung môi mỹ phẩm, sơn, tẩy rửa

    Clo + O3 ClOo + O2ClOo + O Clo + O2

    ¨ Cl2 và HCL sinh ra từ núi lửa và hoạt động của con người

    Cl2 + hv Clo + Clo

    Clo + O3 ClOo + O2ClO + hv Cl + O

  • 3. Khái niệm về QLMT¨ Khái niệm: QLMT là quản lý các hoạt động kinh tế, văn hóa và hành

    vi của con người, nhằm bảo vệ môi trường và các thành phần của MT

    tự nhiên, đáp ứng các yêu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý

    và các mục tiêu phát triển bền vững

    ¨ Quản lý môi trường là một họat động trong lĩnh vực quản lý xã hội;

    có tác động điều chỉnh các họat động của con người dựa trên sự tiếp

    cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề

    Môi trường liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định

    lượng, hướng tới PTBV và sử dụng hợp lý tài nguyên’ (Lưu Đức Hải,

    2001)

  • 14

    3. Khái niệm về Quản lý MT

    Cơ quan phụ trách Môi trường

    Bộ TNMT, Sở TNMT...

    Cơ quan, đoàn thể, cơ sở sản xuất, cá

    nhân..

    Công cụPháp luật

    Kinh tếKỹ thuậtGiáo dục

    Bảo vệ chất lượng MT sống và PTBV kinh tế - xã hội

  • 15

    4. Ví dụ MQH phát triển & MT

    Hoạt động PT Một số ví dụ tác động môi trường chính

    Phá rừng định cư Mất nơi cư trú, giảm giống loài, giảm đa dạng sinh học.Sử dụng các giống

    cây trồng mớiGiảm tính đa dạng di truyền do độc canh, các giống mới

    dễ bị các địch hại tấn công tiêu diệt.Sử dụng phân bón,

    thuốc trừ sâuTồn dư nông dược trong sản phẩm nông nghiệp, tiêu

    diệt một số loài sinh vật có ích, tích lũy độc chất môitrường, ảnh hưởng sức khoẻ con người.

    Đô thị và côngnghiệp hoá

    Tập trung dân cư gây ô nhiễm môi trường đô thị.

    Các dự án thủy lợi, xây đập v..v..

    Di dời tái định cư, lan truyền các bệnh xuất phát từ môitrường nước, lắng tụ bùn, giảm nguồn lợi thủy sản, thay đổi nhiệt ẩm, ngập lụt hay cạn kiệt dòng chảy ở hạ lưu.

  • Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của

    thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng

    nhu cầu của các thế hệ tương lai

    Kinh tế

    Môi trườngXã hội

    Phát triển bền vững

    4. Phát triển bền vững

  • ¨ Duy trì, cải thiện các nguồn tài nguyên đang tồn tại¨ Ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường¨ Thiết lập các giới hạn¨ Xây dựng và thực thi các thể chế hỗ trợ hiệu quả cho công

    tác quản lý môi trường¨ Đưa ra các cảnh báo về các mối đe dọa và xác định các cơ

    hội¨ Xác định khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống¨ Xác định công nghệ mới hay các chính sách hiệu quả

    5. Mục tiêu của QLMT

  • ¨ Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh

    tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường

    ¨ Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân

    cư trong việc quản lý môi trường

    ¨ Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được

    thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp

    ¨ Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên

    hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường

    ¨ Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường

    gây ra

    5. Nguyên tắc của QLMT

  • Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp QL về khoa học

    kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm BVMT và PTBV trái

    đất, quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành công nghiệp

    5. Nhiệm vụ của QLMT

  • 6. Nội dung của công tác QLMT

  • 6. Nội dung của công tác QLMT

    1. Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo

    vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường

    2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi

    trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường,

    ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường

    3. Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công

    trình có liên quan đến bảo vệ môi trường

  • 4. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh

    giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường

    5. Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các

    dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh

    6. Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

    6. Nội dung của công tác QLMT

  • 7. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo

    vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về

    bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT

    8. Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lýMT

    9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong

    lĩnh vực BVMT

    10. Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT.

    6. Nội dung của công tác QLMT

  • 6. Phân loại theo chức năng QLMT

    1. Quản lý môi trường khu vực: đô thị, nông thôn, biển, đới bờ…

    2. Quản lý môi trường theo ngành kinh tế như công nghiệp, nông

    nghiệp, năng lượng, khai thác khoáng sản

    3. Quản lý tài nguyên: tài nguyên nước, biển, khí hậu, đất, sinh vật,

    rừng …

  • 25

    ü Giảm thiểu tải lượng thải của các chất ô nhiễm MT: sản xuất sạch hơn, sử

    dụng nhiên liệu sạch, xử lý chất thải triệt để trước khi thải ra môi trường,

    đăng ký và cấp chứng nhận QCMT, nhãn môi trường cho toàn bộ các cơ sở

    SX; chất thải rắn phải được phân loại triệt để và xử lý bằng công nghệ hợp

    lý; chất thải nguy hại, chất thải bệnh viện phải thu gom và xử lý riêng; hạn

    chế việc sử dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp đến mức thấp nhất.

    ü Cải thiện chất lượng MT: nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, xây dựng HT

    thu gom nước thải tập trung và xử lý trước khi ra điểm thải; nạo vét, cải

    tạo hệ thống sông hồ; tăng diện tích rừng và diện tích cây xanh ở đô thị,

    khu CN.

    7. Xu hướng quản lý MT

  • 26

    ü Thực hiện cân bằng sinh thái: nghiên cứu nguồn năng lượng sạch thay

    thế; hạn chế tối đa và phục hồi các hệ sinh thái ở vùng khai khoáng;

    tăng diện tích rừng ngập mặn, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia…

    ü Chiến lược quản lý môi trường mang tính phòng ngừa hơn là khắc phục.

    Khuyến khích và tăng cường sử dụng công cụ KT trong QLMT.

    ü Tăng cường công tác Giáo dục, tuyên truyền trong cộng đồng, nâng cao

    ý thức, trách nhiệm tiến đến xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

    ü Đẩy mạnh các công tác hòa nhập theo xu hướng BVMT toàn cầu.

    7. Xu hướng quản lý MT

  • 27

    XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN