chƯƠng 1: nhỮng vẤn ĐỀ lÝ luẬn vÀ thỰc tiỄn vỀ phÁt

265
ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN XUÂN THỦY NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HUẾ - 2016

Upload: hoangkhue

Post on 08-Feb-2017

265 views

Category:

Documents


22 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN XUÂN THỦY

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUẾ - 2016

Page 2: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN XUÂN THỦY

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

Mã số : 62.34.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÖC

2. GS.TS. ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO

HUẾ - 2016

Page 3: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu phát triển thƣơng mại điện

tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung” do nghiên cứu sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học

của các thầy giáo hướng dẫn.

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận

văn này là trung thực, chính xác. Các số liệu và thông tin trong luận

án này chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin

trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thành phố Huế, tháng 11 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Xuân Thủy

Page 4: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban

Giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Quản trị Kinh doanh, Phòng quản lý Đào tạo sau

đại học, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã giảng dạy, hướng dẫn, trang bị cho

tôi kiến thức và kinh nghiệm trong toàn khoá học.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc, GS.TS. Đặng Đình

Đào đã hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình

thực hiện luận án này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn - Giám đốc Đại học

Huế, PGS.TS. Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế; PGS. TS.

Nguyễn Đăng Hào - Trưởng Khoa Quản Trị Kinh Doanh; PGS.TS. Bùi Dũng Thể -

Trưởng Phòng quản lý Đào tạo sau đại học cùng các thầy cô giáo Đại học Huế và

trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý chân thành và chia

sẻ những kinh nghiệm quý báu để tôi thực hiện nghiên cứu. Xin cảm ơn TS. Dương

Tuấn Anh, Trưởng đại diện tập đoàn VNPT tại TT-Huế, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc

VNPT Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện, truyền đạt kinh nghiệm và động viên tôi

trong quá trình thực hiện đề tài.

Xin cảm ơn các nhà khoa học độc lập, các tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ tôi định

hướng nghiên cứu, xin cảm ơn VNPT Thừa Thiên Huế, sở Thông tin và Truyền

thông, Trung tâm Kinh doanh VNPT các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng

Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, xin cảm ơn Hiệp hội Thương Mại Điện tử Việt

Nam, Hiệp hội Internet Việt Nam, Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin

bộ Công Thương, các cơ quan ban ngành liên quan…đã cung cấp những tài liệu,

thông tin rất bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thập dữ liệu.

Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã luôn động viên,

khuyến khích và tạo mọi điều kiện để giúp tôi hoàn thành luận án.

Thành phố Huế, tháng 11 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Xuân Thủy

Page 5: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4

1.4. Đóng góp mới của luận án ................................................................................. 5

1.5. Kết cấu luận án .................................................................................................. 6

PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ.......................................... 7

2.1. Các công trình nghiên cứu của thế giới ............................................................. 7

2.2. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam ........................................................ 16

PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 21

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG

MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ ................................. 21

1.1. Tổng quan thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ..................... 21

1.1.1. Doanh nghiệp dịch vụ và sự cần thiết phát triển thương mại điện tử ...... 21

1.1.2. Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ............................... 23

1.2. Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ....................... 30

1.2.1. Phát triển thương mại điện tử và các nội dung phát triển thương mại

điện tử ................................................................................................................. 30

1.2.2. Cấp độ phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ... 35

1.2.3. Chỉ số phát triển thương mại điện tử ........................................................ 36

1.2.4. Mô hình nghiên cứu TOE (Technology - Organization - Environment) ... 37

1.3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử trong doanh

nghiệp dịch vụ ......................................................................................................... 38

1.3.1. Yếu tố liên quan đến công nghệ (Technology) ........................................ 38

1.3.2. Yếu tố liên quan đến tổ chức doanh nghiệp (Organization) .................... 39

1.3.3. Yếu tố liên quan đến môi trường (Environment) ..................................... 40

1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thương mại điện tử và bài học cho doanh

nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ............................................. 42

1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thương mại điện tử ............................ 42

Page 6: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung ....................................................................................... 46

1.4.3. Thương mại điện tử trên nền tảng di động là hướng phát triển mới của

thương mại điện tử trên thế giới cũng như Việt Nam ........................................ 47

CHƢƠNG 2. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 49

2.1. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .............................................................. 49

2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 49

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 51

2.1.3. Đặc điểm các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.... 55

2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 56

2.2.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu. ............................................ 56

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .......................................................... 57

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ....................................................... 58

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu khác ................................................................. 61

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

MIỀN TRUNG ........................................................................................................... 62

3.1. Khái quát về doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ...... 62

3.1.1. Doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ................... 62

3.1.2. Doanh nghiệp dịch vụ theo sở hữu vốn .................................................... 67

3.1.3. Doanh nghiệp dịch vụ theo quy mô vốn .................................................. 67

3.1.4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ....................................................................... 68

3.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

vùng KTTĐMT ....................................................................................................... 69

3.2.1. Chỉ số thương mại điện tử các doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung ......................................................................................................... 69

3.2.2. Đánh giá theo các nội dung phát triển thương mại điện tử ...................... 74

3.2.3. Doanh thu thương mại điện tử của các doanh nghiệp dịch vụ ................. 80

3.2.4. Đầu tư của các doanh nghiệp dịch vụ cho việc ứng dụng thương mại

điện tử ................................................................................................................. 81

3.2.5. Nhân lực về thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ........... 82

3.3. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về phát triển thương mại điện tử vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung ............................................................................... 83

Page 7: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

3.3.1. Khái quát về mẫu điều tra ......................................................................... 83

3.3.2. Đánh giá của các chuyên gia công nghệ thông tin và thương mại điện

tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ............................................................. 86

3.3.3. Đánh giá của doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .. 95

3.3.4. Đánh giá của khách hàng sử dụng Internet và công nghệ thông tin ....... 107

3.3.5. Phân tích nhận diện các nhân tố phát triển thương mại điện tử trong

các doanh nghiệp dịch vụ từ điều tra khảo sát các đối tượng ........................... 109

3.4. Đánh giá chung về phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp

dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .................................................... 115

3.4.1. Những kết quả đạt được về phát triển thương mại điện tử trong các

doanh nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ......................... 115

3.4.2. Những mặt hạn chế về phát triển thương mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ ở vùng KTTĐMT .................................................................... 117

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

MIỀN TRUNG ........................................................................................................ 120

4.1. Quan điểm và định hướng phát triển thương mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ........................................ 120

4.1.1. Quan điểm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch

vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ........................................................ 120

4.1.2. Định hướng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch

vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ........................................................ 122

4.2. Giải pháp phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .................................................................... 124

4.2.1. Các giải pháp từ phía nhà nước, chính quyền địa phương các tỉnh/thành

phố vùng kinh tế trọng điểm ............................................................................. 124

4.2.2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn các tỉnh vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung ......................................................................... 130

4.2.3. Giải pháp đối với cộng đồng các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề .. 134

PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 136

1. Kết luận ............................................................................................................. 136

2. Kiến nghị ........................................................................................................... 138

Page 8: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

3. Những hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 140

4. Hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai ..................................................... 140

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................ 142

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................ 142

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 143

PHỤ LỤC

Page 9: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

AEC Association of E-Commerce Hiệp hội thương mại điện tử

APEC Asia-Pacific Economic

Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á

Thái Bình Dương

ASEAN Association of Southeast Asian

Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á Âu

B2B Business to Business Doanh nghiệp - Doanh nghiệp

B2C

BMGF-VN

Business to Consumer

Bill & Melinda Gates Fund

Doanh nghiệp - Người tiêu dùng

Quỹ tài trợ Bill & Melinda Gates

C2C Consumer to Consumer Người tiêu dùng-Người tiêu dùng

CNTT Công nghệ thông tin

CREC Center for Research on

Electronic Commerce

Trung tâm nghiên cứu và thương mại

điện tử

CTC Community Technology Center Trung tâm công nghệ cộng đồng

DN Doanh nghiệp

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DVNV Doanh nghiệp dịch vụ

G2B Government to Business Chính phủ - Doanh nghiệp

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước

HĐĐT Hợp đồng điện tử

KD Kinh doanh

KS Khách sạn

KTTĐ Kinh tế trọng điểm

KTTĐMT Kinh tế trọng điểm miền Trung

KTXH Kinh tế xã hội

NĐ Nghị định

OECD Organisation for Economic

Cooperation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

QĐ Quyết định

SXKD Sản xuất kinh doanh

TMĐT Thương mại điện tử

Page 10: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

TSCĐ Tài sản cố định

TTg Thủ tướng Chính phủ

UNCITRAL United Nations Commission on

International Trade Law

Ủy ban liên hiệp quốc về thương mại

quốc tế

UNDP United Nations Development

Programme

Chương trình phát triển liên hợp quốc

USD United States Dollar Đô la Mỹ

VECOM Vietnam E-commerce

Association

Hiệp hội thương mại điện tử Việt

Nam

VNPT Vietnam Post and

Telecommunication

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

Việt Nam

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Page 11: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.2: Khung khái niệm về mô hình TOE ......................................................... 38

Bảng 2.1: Diện tích, dân số trung bình vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2015 .... 51

Bảng 2.2: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên vùng KTTĐMT, giai đoạn

2010 - 2015 .............................................................................................. 52

Bảng 2.3: Tổng sản phẩm trên địa bàn vùng KTTĐMT theo giá hiện hành phân

theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2010 - 2015 ........................................... 53

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu chủ yếu tính bình quân đầu người vùng KTTĐMT,

giai đoạn 2010 - 2015 .............................................................................. 55

Bảng 2.5: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 57

Bảng 2.6: Tổng hợp tình hình mẫu điều tra các đối tượng ...................................... 59

Bảng 2.7: Tổng hợp số lượng mẫu phân bổ điều tra đối tượng chuyên gia, cán bộ

quản lý về TMĐT; đối tượng DN theo từng địa phương ........................ 60

Bảng 2.8: Tổng hợp số lượng mẫu điều tra khách hàng sử dụng TMĐT phân bố

theo từng địa phương ............................................................................... 61

Bảng 3.1: Chỉ số phát triển doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung, giai đoạn 2010-2014 .................................................................... 62

Bảng 3.2: Số doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT theo lĩnh vực kinh doanh,

giai đoạn 2010-2014. ............................................................................... 63

Bảng 3.3: Chỉ số phát triển vốn SXKD theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ vùng

KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2014 ........................................................... 64

Bảng 3.4: Chỉ số phát triển giá trị TSCĐ theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ

vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010-2014 .................................................... 65

Bảng 3.5: Chỉ số phát triển lao động theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ vùng

KTTĐMT, giai đoạn 2010-2014 ............................................................. 66

Bảng 3.6: Số lượng doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

theo sở hữu vốn, giai đoạn 2010-2014 .................................................... 67

Bảng 3.7: Doanh nghiệp dịch vụ theo quy mô vốn vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung, năm 2015 ..................................................................................... 67

Bảng 3.8: Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ vùng

KTTĐMT, giai đoạn 2010-2015 ............................................................. 68

Page 12: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

Bảng 3.9: Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT ................................................ 69

Bảng 3.10: Chỉ số về giao dịch B2C .......................................................................... 70

Bảng 3.11: Chỉ số về giao dịch B2B .......................................................................... 71

Bảng 3.12: Chỉ số về giao dịch G2B ......................................................................... 72

Bảng 3.13: Chỉ số thương mại điện tử (EBI) các doanh nghiệp vùng KTTĐMT ..... 73

Bảng 3.14: Số liệu đào tạo về TMĐT vùng KTTĐMT, giai đoạn 2013-2015 .......... 79

Bảng 3.15: Doanh thu TMĐT của DNDV vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010-2015 ... 80

Bảng 3.16: Tổng đầu tư phần cứng cho các DN vùng KTTĐMT, 2010 - 2015 ........ 82

Bảng 3.17: Lĩnh vực kinh doanh của các DN dịch vụ ............................................... 85

Bảng 3.18: Qui mô doanh thu các DN dịch vụ, giai đoạn 2011-2015 ....................... 86

Bảng 3.19: Đánh giá của các chuyên gia về thực trạng phát triển TMĐT trong

kinh doanh dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .................... 87

Bảng 3.20: Ý kiến của chuyên gia về các lợi ích của TMĐT trong hoạt động kinh

doanh của các DN dịch vụ ....................................................................... 89

Bảng 3.21: Đánh giá của các chuyên gia về mức độ ứng dụng TMĐT trong các

lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ..... 90

Bảng 3.22: Ý kiến của chuyên gia về mức độ đóng góp của TMĐT trong vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung ................................................................ 91

Bảng 3.23: Ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của các điều kiện để phát

triển TMĐT trong các DN dịch vụ vùng KTTĐMT ............................... 92

Bảng 3.24: Ý kiến chuyên gia về những khó khăn ảnh hưởng đến phát triển

TMĐT ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ....................................... 93

Bảng 3.25: Đánh giá của các chuyên gia về động lực phát triển TMĐT cho vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung ................................................................ 94

Bảng 3.26: Đánh giá của các chuyên gia về các giải pháp phát triển TMĐT trong

các DN dịch vụ vùng KTTĐMT ............................................................. 95

Bảng 3.27: Tỉ lệ đóng góp của TMĐT trong tổng doanh thu của DNDV vùng

KTTĐMT ................................................................................................ 96

Bảng 3.28: Ý kiến của DN về các hình thức TMĐT áp dụng trong các DNDV

vùng KTTĐMT ....................................................................................... 97

Bảng 3.29: Đánh giá của DN về mức tiết kiệm chi phí từ việc sử dụng phần mềm

trong quản lý hoạt động kinh doanh của DN .......................................... 99

Page 13: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

Bảng 3.30: Đánh giá của DN về lợi ích của TMĐT đối với quản lý hoạt động kinh

doanh trong các DN dịch vụ .................................................................. 100

Bảng 3.31: Đánh giá của DN về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển

TMĐT trong các DN dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ..... 101

Bảng 3.32: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov đối với các biến của

tầm quan trọng các giải pháp phát triển TMĐT .................................... 103

Bảng 3.33: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá của các loại hình DN về tầm

quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT .................................... 104

Bảng 3.34: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov đối với các biến của

tầm quan trọng các giải pháp phát triển TMĐT lấy từ 2 bộ dữ liệu ..... 105

Bảng 3.35: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá của Chuyên gia và DN về tầm

quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT .................................... 106

Bảng 3.36: Quan điểm của khách hàng về lợi ích của TMĐT ................................ 109

Page 14: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Doanh số thương mại điện tử bán lẻ Mỹ tính đến quý 3/2014 ................ 43

Hình 1.2: Doanh số thương mại điện tử bán lẻ Trung Quốc giai đoạn 2013-2018 ... 46

Hình 1.3: Ông Trần Hữu Linh trình bày về tầm quan trọng của TMĐT trên nền

tảng di động tại chuỗi sự kiện Mobile Day 2016 .................................... 47

Hình 2.1: Bản đồ phát triển Kinh tế xã hội vùng KTTĐMT ................................... 50

Hình 2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2015 ............. 54

Hình 2.3: GDP bình quân đầu người vùng KTTĐMT so với cả nước, giai đoạn

2010 - 2015 .............................................................................................. 54

Hình 2.4: Khung nghiên cứu của luận án ................................................................ 56

Hình 3.1: Biểu đồ chỉ số EBI các DN vùng KTTĐMT năm 2014 .......................... 74

Hình 3.2: Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 04/12/2015 ............................. 77

Hình 3.3: Tỷ lệ hình thức đào tạo về CNTT và TMĐT cho người lao động, giai

đoạn 2009-2014 ....................................................................................... 78

Hình 3.4: Các hình thức thanh toán chủ yếu, giai đoạn 2012 - 2014 ...................... 79

Hình 3.5: Cơ cấu chi phí cho CNTT và TMĐT trong DN, giai đoạn 2012 - 2014 ..... 81

Hình 3.6: Số lượng máy tính trong DN, giai đoạn 2010 - 2013 .............................. 81

Hình 3.7: Tỷ lệ DN có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT giai đoạn

2010-2014 ................................................................................................ 82

Hình 3.8: Tỉ lệ các DN có bộ phận chuyên trách TMĐT ........................................ 83

Hình 3.9: Cơ cấu loại hình DN dịch vụ ................................................................... 84

Hình 3.10: Cơ cấu quy mô của DN dựa trên số lượng nhân viên ............................. 84

Hình 3.11: Quy mô vốn kinh doanh của DN dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung .............................................................................................. 85

Hình 3.12: Mức độ các DN dịch vụ sử dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh

của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ................................................ 86

Hình 3.13: Ý kiến của các chuyên gia đánh giá điều kiện phát triển TMĐT trong

các DN dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ............................. 88

Hình 3.14: Số lượng đơn hàng đặt qua TMĐT của các DN dịch vụ trong năm 2014 .. 96

Hình 3.15: Số lượng đơn đặt hàng qua TMĐT bị hủy bỏ của các DN trong

năm 2014 ................................................................................................. 97

Page 15: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

Hình 3.16: Ý kiến của DN về mức độ sử dụng các công cụ điện tử trong hoạt

động kinh doanh ...................................................................................... 98

Hình 3.17: Các loại phần mềm áp dụng trong hoạt động kinh doanh của các

DNDV vùng KTTĐMT ........................................................................... 99

Hình 3.18: Ý kiến của các DN về các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin trong

hoạt động kinh doanh ............................................................................ 100

Hình 3.19: Ý kiến của DN về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT

trong kinh doanh dịch vụ ở các DNDV vùng KTTĐMT ...................... 102

Hình 3.20: Đánh giá của khách hàng về hình thức và mức độ sử dụng trong hoạt

động kinh doanh liên quan đến TMĐT ................................................. 107

Hình 3.21: Đánh giá của khách hàng về thời điểm sử dụng Internet cho các nhu

cầu trong hoạt động hàng ngày .............................................................. 108

Hình 3.22: Ý kiến của DN về nhân tố chính sách kinh tế xã hội ảnh hưởng đến

TMĐT trong các DNDV vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ............ 110

Hình 3.23: Ý kiến của DN về nhân tố nguồn nhân lực ảnh hưởng đến TMĐT

trong các DNDV vùng KTTĐMT ......................................................... 111

Hình 3.24: Ý kiến của DN về nhân tố khoa học công nghệ ảnh hưởng đến TMĐT

trong các DNDV vùng KTTĐMT ......................................................... 111

Hình 3.25: Ý kiến của DN về nhân tố môi trường pháp lý ảnh hưởng đến TMĐT

trong các DNDV vùng KTTĐMT ......................................................... 112

Hình 3.26: Ý kiến của DN về nhân tố hình thức thanh toán ảnh hưởng đến TMĐT

trong các DNDV vùng KTTĐMT ......................................................... 113

Hình 3.27: Ý kiến của DN về nhân tố an toàn bảo mật thông tin ảnh hưởng đến

TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT ............................................. 113

Hình 3.28: Ý kiến của DN về nhân tố chuyển phát hàng hóa ảnh hưởng đến

TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT ............................................. 114

Hình 3.29: Ý kiến của DN về các nhân tố ảnh hưởng đến TMĐT trong kinh

doanh dịch vụ ở các DNDV vùng KTTĐMT ........................................ 115

Page 16: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã được ứng dụng rộng rãi vào đời

sống xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đối với doanh nghiệp, thương

mại điện tử góp phần hình thành những mô hình kinh doanh mới, tăng doanh thu,

giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở ra một thị trường rộng lớn với

mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Đối với người tiêu dùng, thương

mại điện tử giúp người mua chỉ ngồi tại nhà mà vẫn có thể lựa chọn hàng hóa, dịch

vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới bằng một vài động tác kích chuột.

Thương mại điện tử là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển

kinh tế, là nhân tố chính đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới.

Nhờ ứng dụng thương mại điện tử mà bất kỳ doanh nghiệp nào, thậm chí ở một

nước nghèo nhất, một vùng xa xôi hẻo lánh trên địa cầu, cũng có thể dễ dàng tiếp

cận với các thị trường rộng lớn thông qua mạng Internet. Thương mại điện tử đã

làm cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp vượt ra khỏi phạm vi quốc gia

và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu.

Ngày 12/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1073/QĐ-TTg về

phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015.

Trong đó xác định “Thương mại điện tử được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến

trong các nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), góp phần nâng

cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Thời gian gần đây, công nghệ

thông tin đã góp phần không nhỏ vào công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành,

địa phương, nhất là trong xử lý hồ sơ hành chính, quản lý ngân sách, thuế, kho bạc,

hải quan, bảo hiểm xã hội, thành lập doanh nghiệp... Ngay trong năm 2015, tỷ lệ

doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử đã tăng từ 65% lên 98%; thời gian nộp

thuế của doanh nghiệp giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm. Việc thực hiện

thủ tục hải quan điện tử theo hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc

gia tại cảng biển quốc tế đã giảm thời gian thông quan hàng hóa bình quân từ 21

Page 17: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

2

ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu, giảm được

10% đến 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho

doanh nghiệp [46].

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập theo nghị định

92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của chính phủ, gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên

Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Ngày 13/10/2014, Thủ tướng

Chính phủ có quyết định số 1874/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030” theo đó: vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vị trí đặc

biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an

ninh đối với cả khu vực duyên hải miền Trung - Tây Nguyên. Xây dựng vùng kinh

tế trọng điểm miền Trung thành trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển

nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc [58]. Tính đến cuối năm

2015 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có đến 18.830 doanh nghiệp dịch vụ tập

trung chủ yếu vào các ngành nghề như bán buôn bán lẻ, vận tải kho bãi, lưu trú, lữ

hành du lịch, tư vấn, dịch vụ xây dựng và thi công…Cùng với các doanh nghiệp

dịch vụ ở hai đầu đất nước, doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung đang trên đường đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, thương mại

điện tử được xem như một phương thức mới, đáp ứng sự lưu thông hàng hóa dịch

vụ, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi

trường dịch vụ ngày càng lớn và nhiều mối quan hệ không thể tiến hành thương mại

truyền thống được. Thương mại điện tử giúp đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm

thiểu chi phí, khắc phục được các trở ngại về không gian, thời gian. Vì thế, việc

phát triển thương mại điện tử trong các hoạt động của doanh nghiệp nói chung,

doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng là tất yếu trong

bối cảnh hiện nay.

Thương mại điện tử vào Việt Nam từ khoảng năm 2000, phát triển với tốc độ

nhanh, đặc biệt là trong các doanh nghiệp dịch vụ. Mặc dù vậy, việc ứng dụng

thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp dịch

vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng phát triển chưa mạnh mẽ như

Page 18: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

3

mong muốn. Sự phức tạp về mặt công nghệ, sự đầu tư thiếu đồng bộ về cơ sở hạ

tầng, sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ nguồn nhân lực, trình độ kinh doanh, ngoại

ngữ… đang là rào cản, làm cho việc triển khai thương mại điện tử gặp nhiều khó

khăn. Mặt khác, các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có

đặc thù riêng, chậm phát triển hơn, quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, yếu về vốn, nguồn

nhân lực hạn chế, thiếu tính liên kết…do đó, nhiều doanh nghiệp dịch vụ vẫn còn xa

lạ với thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong lúc đó, tiềm

năng cũng như cơ hội để ứng dụng, phát triển thương mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều, nhưng các doanh

nghiệp dịch vụ không được nắm bắt và quan tâm phát triển.

Làm thế nào để tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển thương

mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

hiện nay? Những nhân tố nào tác động đến sự phát triển thương mại điện tử trong

các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? Làm thế nào để các

doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung quan tâm hơn nữa đến

việc phát triển thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực

cạnh tranh của mình? Cần phải có nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong

các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung một cách đầy đủ và

toàn diện. Đồng thời, cần phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến sự phát

triển thương mại điện tử, từ đó luận giải để tìm ra các biện pháp, chính sách thúc

đẩy sự phát triển thương mại điện tử. Việc nghiên cứu phát triển thương mại điện tử

trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ có ý nghĩa

to lớn trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Với

những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển thƣơng mại điện

tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” cho

nghiên cứu của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các nhân tố tác động đến sự phát triển

thương mại điện tử, đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển

thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền

Page 19: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

4

Trung, góp phần đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, nâng cao

năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, tác giả nghiên cứu đứng trên

góc độ vi mô - tức là đứng về phía doanh nghiệp - để tiếp cận nghiên cứu nhằm

thực hiện các mục tiêu cụ thể của đề tài luận án như sau:

- Nghiên cứu, hệ thống hóa các lý thuyết về phát triển TMĐT đối với các

doanh nghiệp dịch vụ; những lý luận về phát triển; khái niệm, đặc điểm, lợi ích và

thế mạnh của thương mại điện tử; doanh nghiệp dịch vụ; vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung.

- Phân tích thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp

dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, qua đó rút ra những kết quả đạt được,

những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển thương mại điện tử.

- Nhận diện các nhân tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử trong

các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Nghiên cứu đề xuất quan điểm, phương hướng, chính sách, giải pháp và kiến

nghị ở góc độ vi mô và vĩ mô nhằm đẩy mạnh việc phát triển thương mại điện tử

trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030.

1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát

triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Trên cơ sở lý thuyết về sự phát triển, thương mại điện tử,

doanh nghiệp dịch vụ, các thông tin, số liệu liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung để phân tích, đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử của doanh

nghiệp dịch vụ trong địa bàn nghiên cứu. Xây dựng mô hình nghiên cứu, từ đó thực

hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng cũng như khảo sát các số liệu thứ cấp, sơ cấp,

Page 20: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

5

luận giải, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, để từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách, kiến

nghị có tính khả thi nhằm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch

vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu sự phát triển thương mại điện tử trong các

doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, bao gồm 5 tỉnh, thành

phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu chủ yếu vào giai đoạn 2008 - 2015

và giải pháp định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Các nghiên cứu và kết quả

công bố được tiến hành từ năm 2013 đến năm 2016.

1.4. Đóng góp mới của luận án

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử cũng như phát triển

thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ. Làm nổi bật đặc điểm, vai trò,

lợi ích và thế mạnh của thương mại điện tử đối với quá trình phát triển kinh doanh

của các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Vận dụng mô hình lý thuyết TOE (Technology - Organization - Environment)

vào việc đi sâu nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch

vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Chỉ rõ tiềm năng, thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, việc

phát triển thương mại điện tử được coi là giải pháp đột phá trong khai thác hiệu quả

những tiềm năng, thế mạnh đó.

- Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng phát triển thương mại điện tử trong

các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từ đó, nêu lên

những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, những nguyên nhân và các vấn đề

đặt ra cần được giải quyết trong phát triển thương mại điện tử.

- Luận án đã đi sâu nghiên cứu một trường hợp điển hình về ứng dụng thương

mại điện tử cho dịch vụ lưu trú ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu thực

tiễn này đã bổ sung và làm phong phú thêm về lý thuyết phát triển thương mại điện

tử và là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp muốn áp dụng

thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu, giảm chi

phí, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững.

Page 21: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

6

- Luận án đã xác định được các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố

đến sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ, đó là: các nền

tảng chính sách kinh tế xã hội; nhân lực liên quan đến thương mại điện tử; công

nghệ; môi trường pháp lý; hình thức thanh toán; bảo mật và chuyển phát hàng hóa.

Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với các nhà quản lý

doanh nghiệp mà còn đối với các nhà hoạch định chính sách để thúc đẩy thương

mại điện tử phát triển.

- Luận án đã xác định được các phương hướng, mục tiêu và đề xuất chính

sách, giải pháp mang tính khả thi, có tính khoa học nhằm phát triển thương mại điện

tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

1.5. Kết cấu luận án

Kết cấu của luận án bao gồm 4 phần, cụ thể như sau:

Phần 1. Mở đầu.

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu về phát triển thương mại điện tử trong các

doanh nghiệp dịch vụ.

Phần 3. Kết quả nghiên cứu, gồm 4 chương.

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại điện tử trong

các doanh nghiệp dịch vụ.

Chương 2. Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp

dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Chương 4. Giải pháp phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp

dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Phần 4. Kết luận và kiến nghị.

Page 22: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

7

PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN

THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

2.1. Các công trình nghiên cứu của thế giới

Hiện nay, phát triển thương mại điện tử (TMĐT) trong các doanh nghiệp (DN)

nói chung và doanh nghiệp dịch vụ (DNDV) nói riêng đã được nhiều công trình

trong và ngoài nước nghiên cứu đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đặc biệt là

đối với các công trình nước ngoài liên quan lại càng đa dạng và nghiên cứu theo

nhiều góc độ khác nhau.

Về mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử: Nghiên cứu của tác giả

Tung X. Bui (2003) [106], với mục đích xác định các yếu tố góp phần làm tăng độ

sẵn sàng về TMĐT của một quốc gia, phát triển một bộ các định lượng có thể được

sử dụng để tính điểm cho các yếu tố đo lường độ sẵn sàng về TMĐT, cung cấp một

khung lý thuyết tổng thể rằng có thể kết hợp những yếu tố này để phát triển một chỉ

số sẵn sàng về TMĐT. Tác giả Tung đề cập đến 52 mức độ đo lường cho việc tính

toán chỉ số mức độ sẵn sàng về TMĐT của mỗi một quốc gia và 8 nhân tố ảnh

hưởng đến mức độ sẵn sàng về TMĐT, đó là: Công dân có kiến thức -

Knowledgeable Citizens; tham gia của lực lượng lao động có kỹ năng - Access to

Skilled Workforce; kinh tế vĩ mô - Macro Economy; cơ sở hạ tầng kỹ thuật số -

Digital Infrastructure; sự cạnh tranh của ngành - Industry Competitiveness; văn hóa

- Culture; khả năng, độ sẵn sàng cho đầu tư - Ability, Willingness to Invest; chi phí

sinh hoạt và giá cả - Cost of Living and Pricing.

Theo hai tác giả Seyed Kamal Vaezi và H. Sattary I. Bimar (2009), so sánh

một số khía cạnh như định nghĩa của mức độ sẵn sàng điện tử, quan điểm mục tiêu

của mô hình và phạm vi áp dụng TMĐT. Trong đó, nghiên cứu đề cập ba công cụ

để đo lường mức độ sẵn sàng về TMĐT là:

(1) Hướng dẫn về độ sẵn sàng cho cuộc sống trong thế giới nối mạng của dự

án chính sách hệ thống máy tính (The Computer System Policy Project's (CSPP)’s

Readiness Guide for Living in the networked World). Công cụ tự đánh giá này được

thiết kế để giúp các cá nhân và cộng đồng xác định cách chuẩn bị để tham gia vào

"thế giới nối mạng", hướng dẫn về sự phổ biến và hội nhập của công nghệ thông tin

Page 23: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

8

(CNTT) trong nhà, trường học, DN, cơ sở y tế và văn phòng Chính phủ, có tập

trung thêm vào cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, tốc độ truy cập và chính sách của

Chính phủ. Các phép đo được chia thành năm loại: cơ sở hạ tầng; truy cập; các ứng

dụng và dịch vụ; nền kinh tế và "những điều kiện cho phép khác" (chính sách, bảo

mật, an ninh). Phương pháp này đã xác định độ “sẵn sàng điện tử” đó là: Một xã hội

“sẵn sàng điện tử” mà ở đó có một cơ sở hạ tầng vật lý cần thiết (băng thông cao, độ

tin cậy và giá cả phải chăng), tích hợp CNTT hiện tại trong DN (TMĐT, ngành

CNTT địa phương), trong cộng đồng (nhiều tổ chức trực tuyến, sử dụng CNTT trong

cuộc sống hàng ngày, CNTT được giảng dạy trong các trường học) và Chính phủ

(Chính phủ điện tử); sự cạnh tranh viễn thông mạnh mẽ; quy định độc lập với một

cam kết truy cập toàn cầu; không có giới hạn về thương mại hoặc đầu tư nước ngoài.

(2) Hướng dẫn cho các nước đang phát triển việc đánh giá mức độ sẵn sàng

của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) về TMĐT (A Guide

for Developing Countries, Asian Pacific Economic Cooperation's (APEC)’s E-

Commerce Readiness Assessment). Theo quan điểm của APEC, có 6 yếu tố được

xác định "sẵn sàng cho TMĐT", đó là:

- Cơ sở hạ tầng cơ bản và công nghệ (tốc độ, giá cả, truy cập, thị trường cạnh

tranh, tiêu chuẩn công nghiệp, nước ngoài đầu tư);

- Truy cập vào các dịch vụ mạng (băng thông, đa dạng ngành công nghiệp,

kiểm soát xuất khẩu, thẻ tín dụng);

- Sử dụng Internet (cho giao đình, cho kinh doanh, cho Chính phủ);

- Khuyến khích và tạo thuận lợi (tiêu chuẩn dẫn đầu ngành công nghiệp);

- Kỹ năng và nguồn nhân lực (giáo dục CNTT, lực lượng lao động);

- Định vị cho nền kinh tế kỹ thuật số (thuế, thuế quan, sự qui định của chính

ngành công nghiệp đó, quy định của Chính phủ, sự tin tưởng của người tiêu dùng).

Phương pháp này đã xác định độ “sẵn sàng điện tử” như sau: Một đất nước

“sẵn sàng” cho TMĐT phải có thương mại tự do, các quy định cụ thể của chính

ngành công nghiệp đó, dễ xuất khẩu, tuân thủ với tiêu chuẩn quốc tế và hiệp định

thương mại.

(3) Trung tâm phát triển quốc tế (CID) đại học Harvard về sự sẵn sàng cho thế

giới nối mạng (Harvard University’s Center for International Development’s

Page 24: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

9

Readiness for the Networked World). Hướng dẫn một cách có hệ thống tổ chức

đánh giá nhiều yếu tố quyết định sự sẵn sàng nối mạng của một cộng đồng trong thế

giới đang phát triển. Đánh giá này nhằm phục vụ cơ sở cho việc phân tích và lập kế

hoạch. Nó đo lường bởi 19 yếu tố khác nhau, bao gồm sự sẵn có, tốc độ và chất

lượng truy cập mạng, sử dụng CNTT trong trường học, nơi làm việc, nền kinh tế,

Chính phủ, cuộc sống hàng ngày, chính sách CNTT (viễn thông và thương mại),

chương trình đào tạo CNTT, sự đa dạng của các tổ chức có liên quan nội dung

trực tuyến, cung cấp một mạng lưới với sự mô tả 4 giai đoạn của mỗi 19 loại (đặt

ở trong 5 nhóm).

Tóm lại, nghiên cứu của các tác giả Tung X. Bui, Seyed Kamal Vaezi và H.

Sattary I. Bimar đã cho thấy một cách tổng quan các phương pháp xác định “mức

độ sẵn sàng về điện tử” của TMĐT, để từ đó có bức tranh tổng thể, nhìn nhận về

quan điểm của các tổ chức, các nước phát triển về vấn đề này. Đối với một DN, nên

áp dụng phương thức nào để đánh giá mình đang ở đâu để ứng dụng TMĐT, từ đó

có chiến lược và bước đi phù hợp. Tác giả Tung X. Bui cũng như hai tác giả Seyed

Kamal Vaezi và H. Sattary I. Bimar nghiêng về tính tổng quát mang tầm của một

quốc gia, đề cập một cách tổng quan các phương pháp xác định mức độ sẵn sàng về

điện tử và TMĐT, chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề phát triển TMĐT bên trong

các DN. Đây cũng chính là nội dung cần được nghiên cứu của tác giả luận án, câu hỏi

đặt ra đó là: Các yếu tố nào liên quan mức độ phát triển về TMĐT. Điều này có ý

nghĩa hết sức to lớn trong việc triển khai nghiên cứu các DNDV trên địa bàn vùng

kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung.

Về ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp: Theo nhóm các tác giả

Richard Duncombe và Richard Heeks thuộc viện quản lý và chính sách phát triển

(Institute for Development Policy and Management - IDPM), đại học Manchester,

Vương quốc Anh; các tác giả Robert Kintu và Barbara Nakangu, đại học Kampala,

nước cộng hòa Uganda; tác giả Sunil Abraham Mahiti, bang Bangalore, cộng hòa

Ấn độ, viện quản lý và chính sách phát triển (2005). Mức độ sẵn sàng về TMĐT

được nêu ra trong nghiên cứu này bao gồm: (1) truy cập với giá cả phải chăng, cơ

sở hạ tầng mạng truy cập tại địa phương và những nhà cung cấp dịch vụ Internet;

Page 25: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

10

(2) nhận thức về các ứng dụng TMĐT, công nghệ và các cơ hội thị trường trong

DN; (3) kiến thức về môi trường trực tuyến, những lợi ích của TMĐT và những mô

hình kinh doanh (KD) khả thi; (4) kỹ năng tiếp cận CNTT mới và kỹ năng KD; (5)

cần có các ngôn ngữ trong TMĐT phù hợp với ngôn ngữ bản địa; (6) niềm tin và sự

tự tin trong việc ứng dụng TMĐT; (7) yếu tố chi phí KD như vận chuyển, giao hàng

(logistics), các loại chi phí khác; (8) yếu tố văn hóa xã hội liên quan đến truyền bá

và sử dụng TMĐT; (9) phân tích thị trường bao gồm cả chuỗi giá trị và điều kiện thị

trường, đặc biệt là việc tìm kiếm các DN đang cạnh tranh [101].

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả, mức độ ứng dụng TMĐT trong các DN ở

các nước Uganda và Ấn Độ, bao gồm 6 bước. Bước 1, bắt đầu gửi thông báo bằng

việc sử dụng điện thoại; bước 2, bắt đầu kết nối, gửi email; bước 3, hiển thị trang

web; bước 4, tương tác trên web; bước 5, giao dịch trên web; bước 6, tích hợp trên

web (thế giới trong 1 máy tính).

Nghiên cứu của hai tác giả Rimantas Gatautis và Vilija Juceviciene cho rằng:

Các giai đoạn phát triển TMĐT trong các DN nhỏ ở nước cộng hòa Lithuania bao

gồm 4 giai đoạn trên cơ sở mô hình 4 giai đoạn phát triển TMĐT của C. Chan và

P.M.C. Swatman (2004). Trong đó, Chan và Swatman đề nghị xem xét phát triển

KD trong Internet không phải theo hướng cá nhân của phát triển KD truyền thống,

mà là phát triển tích hợp của truyền thống và TMĐT trên Internet. Bốn giai đoạn

phát triển đó là: TMĐT cơ bản (Primary e-commerce); TMĐT tập trung

(Centralized e-commerce); tìm kiếm các lợi ích nội bộ (Search for internal benefit);

TMĐT toàn cầu (Global Ecommerce).

Từ đó hai tác giả Rimantas Gatautis và Vilija Juceviciene đã đưa ra mô hình lý

thuyết cơ bản dựa vào mô hình phát triển TMĐT của C. Chan và PMC Swatman để

xác định giai đoạn phát triển TMĐT trong DN Lithuania, đồng thời đưa ra các đề

xuất và kiến nghị như thế nào để các DN có thể đạt được các giai đoạn phát triển

TMĐT cao hơn [105].

Theo nhóm ba tác giả (1) Guilherme Alberto Almeida de Almeida, Brazil; (2)

Alfonso Avila, Mexico; (3) Violeta Boncanoska, Macedonia (2007) trong nghiên

Page 26: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

11

cứu có tên “Phát triển TMĐT tại các nước đang phát triển” (Promoting E-

Commerce in Developing Countries, Internet Governance and Policy - Discussion

Papers), đã xem xét những lợi thế và khả năng sử dụng chữ ký số để thực hiện các

giao dịch điện tử. Nó tập trung vào các nước đang phát triển mà ở đó không hoặc có

sử dụng chữ ký số nhưng chưa đến mức hoàn hảo trong kinh tế, thương mại và quy

trình sản xuất. Mục tiêu quan trọng của nghiên cứu này là tạo ra nhận thức về tác

động có thể có khi sử dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch TMĐT trong nền

kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển. Nghiên cứu cũng đề

xuất những vấn đề quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách ở các nước liên

quan đến phát triển TMĐT và tập trung phân tích các trở ngại liên quan đến việc sử

dụng Internet và TMĐT ở các nước châu Phi, các lực cản về nhận thức cho việc tăng

người sử dụng Internet là tương tự nhau trong các công ty từ cả các nước phát triển

cũng như các nước đang phát triển. Các DN xem việc thiếu an ninh mạng là vấn đề

chính, tiếp theo là các kết nối chậm và không ổn định. Thiếu kỹ năng kỹ thuật không

phải là lý do duy nhất ngăn cản các công ty kinh doanh trực tuyến. Phát hiện của

nghiên cứu đó là rất nhiều người sử dụng thiếu sự tự tin (confidence) một cách

nghiêm trọng trong TMĐT làm cản trở việc sử dụng. Hệ thống hành chính CNTT

thiếu và yếu; các công ty thiếu kinh nghiệm do đó ngần ngại sử dụng TMĐT hoàn

toàn để số hóa tất cả các công việc hành chính liên quan đến giao dịch kinh doanh.

Chi phí và lệ phí cao để bắt đầu TMĐT bằng cách sử dụng sàn giao dịch cũng là một

trở ngại nghiêm trọng, đặc biệt là đối với các DN không có khả năng phát triển hệ

thống của mình [100].

Tóm lại, từ những nghiên cứu trên càng làm rõ thêm mức độ sẵn sàng ứng dụng

TMĐT trong các DN của các nước; các yếu tố đánh giá mức độ ứng dụng; các rào

cản trong ứng dụng TMĐT. Nhóm ba tác giả Guilherme Alberto Almeida de

Almeida, Alfonso Avila và Violeta Boncanoska cũng đã làm rõ khái niệm, nguyên

nhân liên quan đến sự phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển như sự tự tin

trong giao dịch TMĐT. Từ đó xây dựng niềm tin, lòng tin hay sự tự tin là một điều

kiện tiên quyết để thực hiện TMĐT ở các nước đang phát triển. Không có niềm tin

hay sự tự tin thì sự nỗ lực để thúc đẩy TMĐT ở các nước đang phát triển sẽ không có

hiệu quả. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu phát triển TMĐT trong

DNDV vùng KTTĐMT.

Page 27: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

12

Về vai trò, tác động của thương mại điện tử đối với sự phát triển: Theo tác giả

Richard Heeks (2000) trong nghiên cứu có tên phân tích TMĐT cho sự phát triển

(Analysing eCommerce for Development), cho rằng các câu hỏi về TMĐT cần được

trả lời, đó là [102]: (1) các tác động có thể có của TMĐT vào các nước đang phát

triển là gì? (What is the likely impact of e-commerce on developing countries?); (2)

các cơ hội mang lại lợi ích chính cho ứng dụng TMĐT tại các nước đang phát triển là

gì? (What are the main beneficial opportunities for application of e-commerce for

developing countries?); (3) doanh nghiệp nào và lĩnh vực nào sẽ là nơi tốt nhất để tận

dụng lợi thế của TMĐT? (Which enterprises and which sectors will be best placed to

take advantage of e-commerce?); (4) gói chính sách gì và điều kiện tiên quyết gì của

DN cần phải có trong ứng dụng lợi ích của TMĐT? (What package of policy and

enterprise pre-conditions must be in place for this beneficial application of e-

commerce?); (5) "Gói thương mại điện tử" tốt nhất này được áp dụng tại các nước

đang phát triển như thế nào? (How can this 'e-commerce package' best be put in place

in developing countries?); (6) các mối đe dọa chính và tác động tiêu cực liên quan

đến ứng dụng TMĐT ở các nước đang phát triển là gì? (What are the main threats

and negative effects relating to application of e-commerce in developing countries?);

(7) làm thế nào để các vấn đề này được giải quyết hoặc giảm nhẹ một cách tốt nhất?

(How can these best be addressed or mitigated?).

Từ các câu hỏi trên, tác giả Richard Heeks đã đưa ra 3 hướng phân tích để

triển khai nghiên cứu của mình, đó là: Hướng tác động là phân tích tác động của

TMĐT (Impact Analysis of eCommerce). Theo đó, phân tích hướng tác động từ

trên xuống từ việc phân tích kinh tế của thương mại toàn cầu (Top-down from an

economic analysis of global trade), hướng tác động từ dưới lên từ kinh nghiệm của

các DN riêng biệt (Bottom-up from the experiences of individual enterprises);

hướng khả năng là sự hỗ trợ cho TMĐT trong các DN (Capacity Strend: Support for

eCommerce in Enterprises); hướng chính sách là chính sách TMĐT của quốc gia

hoặc quốc tế (Policy Strend: National/International eCommerce Policy) [103].

Nghiên cứu của Richard Heeks cho thấy sự tác động mang tính hữu cơ của việc

phát triển TMĐT sẽ mang lại lợi ích cho DN và ngược lại nếu DN phát triển tốt TMĐT

và các chính sách của Chính phủ tốt thì sẽ có tác động làm cho TMĐT phát triển. Điều

Page 28: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

13

này có ý nghĩa rất lớn cho đề tài nghiên cứu luận án, bởi vì vùng KTTĐMT có điều

kiện kinh tế xã hội (KTXH) thấp hơn các khu vực khác, việc tìm hiểu về phát triển

TMĐT của các DN trong vùng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của vùng nói riêng

và của đất nước nói chung. Việc nghiên cứu đề tài luận án sẽ tìm ra các giải pháp, kiến

nghị đối với Chính phủ nhằm có những chính sách liên quan để thúc đẩy TMĐT phát

triển, góp phần làm cho TMĐT trong các DN phát triển mạnh hơn.

Về tăng trưởng của thương mại điện tử: Theo hai tác giả Alemayehu Molla và

Paul S. Licker cho rằng: Mô hình 3 chức năng (three level framework) phù hợp với

việc nghiên cứu sự phát triển của TMĐT, đó là: Cấu trúc của mạng lưới (network

archetypes), còn gọi là hạ tầng phần cứng (hard infrastructure); giải pháp ứng dụng

(application solutions), còn gọi là hạ tầng phần mềm (soft infrastructure) và chức

năng kinh doanh (business functions).

Cơ sở hạ tầng cứng là cơ sở hạ tầng điện tử của các hãng, cung cấp mạng lõi

(core) cho cơ sở hạ tầng mềm hỗ trợ cho TMĐT. Điều này kết hợp máy tính và mạng

lưới viễn thông bao gồm mạng truyền thống, intranet, extranet và internet. Cơ sở hạ

tầng mềm đề cập đến các giải pháp ứng dụng chạy trên cơ sở hạ tầng cứng và làm

cho nó khả thi về mặt công nghệ để xây dựng mô hình KD và thực hiện chức năng

KD điện tử. Chức năng KD bao gồm quảng cáo truyền thông, KD, tiếp thị, mua sắm,

quản lý nguồn nhân lực và điện thoại. Trong đó, có 19 yếu tố xác định liên quan đến

cơ sở hạ tầng cứng và cơ sở hạ tầng mềm, 16 yếu tố xác định chức năng KD [91].

Tóm lại, qua các nghiên cứu này các tác giả đã đưa ra mô hình 3 chức năng để

lấy đó làm các yếu tố liên quan đến phát triển TMĐT đối với các nước đang phát

triển. Cụ thể: Cấu trúc của mạng lưới hay còn gọi là hạ tầng phần cứng; giải pháp ứng

dụng hay còn gọi là hạ tầng phần mềm và chức năng KD. Các chức năng này khá phù

hợp với những gì Việt Nam đang triển khai. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xác định

hết các yếu tố tác động đến sự phát triển của TMĐT như: Kinh tế xã hội, pháp lý,

công cụ bảo mật, chuyển phát hàng hóa, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, dân

trí…Do đó, đề tài luận án sẽ nghiên cứu khoảng trống này để từ đó đưa ra các giải

pháp, kiến nghị phù hợp với thực tế.

Page 29: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

14

Mô hình TOE (Technology - Organization - Environment):

Nghiên cứu của các tác giả Zhu, K., Kraemer, K. L., Xu, S., & Dedrick, J. (2004)

có tên “Information technology payoff in E-Business environments: An international

perspective on value creation of E-Business in the financial services industry”, tạm

dịch là “Tác động của CNTT trong kinh doanh điện tử: Một quan điểm quốc tế về tạo

ra giá trị của kinh doanh điện tử trong ngành dịch vụ tài chính”. Nghiên cứu dựa trên

mô hình Công nghệ - Tổ chức - Môi trường (TOE) để phát triển một mô hình nghiên

cứu nhằm đánh giá giá trị của kinh doanh điện tử ở cấp độ DN. Sử dụng mô hình TOE,

nghiên cứu đã xây dựng 6 giả thuyết và xác định 6 yếu tố (sẵn sàng công nghệ, quy mô

doanh nghiệp, phạm vi toàn cầu, nguồn lực tài chính, cường độ cạnh tranh và môi

trường pháp lý) có thể ảnh hưởng đến việc tạo ra giá trị của kinh doanh điện tử. Số liệu

điều tra từ 612 công ty trên 10 quốc gia trong ngành dịch vụ tài chính được thu thập và

sử dụng để thử nghiệm mô hình lý thuyết. Kiểm tra giá trị kinh doanh điện tử bị ảnh

hưởng như thế nào bởi môi trường kinh tế, nghiên cứu đã so sánh hai mẫu phụ từ các

nước phát triển và đang phát triển. Dựa trên mô hình phương trình cấu trúc, phân tích

thực nghiệm nghiên cứu này đã cho thấy một số kết quả chính: (1) Trong khuôn khổ

TOE, độ sẵn sàng về công nghệ nổi lên như là yếu tố mạnh mẽ nhất cho giá trị kinh

doanh điện tử, trong khi nguồn lực tài chính, phạm vi toàn cầu, và môi trường pháp lý

cũng góp phần đáng kể vào giá trị kinh doanh điện tử; (2) quy mô DN có liên quan tiêu

cực đến giá trị kinh doanh điện tử, trong đó cấu trúc doanh nghiệp kết hợp với các công

ty lớn có xu hướng làm chậm lại giá trị kinh doanh điện tử; (3) áp lực cạnh tranh

thường khiến các DN áp dụng kinh doanh điện tử, nhưng giá trị kinh doanh điện tử có

liên quan nhiều hơn với nguồn lực tổ chức nội bộ (ví dụ, sự sẵn sàng về công nghệ) so

với áp lực bên ngoài để áp dụng; (4) trong khi các nguồn lực tài chính là một yếu tố

quan trọng ở các nước đang phát triển, khả năng công nghệ trở nên quan trọng hơn

nhiều ở các nước phát triển; (5) các quyết định của Chính phủ đóng một vai trò quan

trọng. Những phát hiện này cho thấy sự hữu ích của mô hình nghiên cứu đề xuất và

khung lý thuyết để nghiên cứu giá trị kinh doanh điện tử.

Lê Văn Huy và cộng sự (2012) trong nghiên cứu có tên: An Empirical Study of

Determinants of E-Commerce Adoption in SMEs in Vietnam: An Economy in

Transition, tạm dịch là: Nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố quyết định của việc ứng

Page 30: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

15

dụng TMĐT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - Nền kinh tế trong quá

trình chuyển đổi. Trong đó, các chuyên gia dự báo những thay đổi mạnh mẽ trong

TMĐT của Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế

giới (WTO) năm 2007. Các tác giả sử dụng mô hình TOE và thử nghiệm một mô

hình thông qua TMĐT bao gồm rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài được xác

định trong các nghiên cứu thực nghiệm. Nghiên cứu này đã nêu ra rằng chính sách tác

động đến việc thúc đẩy việc áp dụng TMĐT của DN nhỏ trong nền kinh tế đang

chuyển đổi ở Việt Nam [108].

Như vậy các nghiên cứu TMĐT trên thế giới và những khoảng trống đặt ra

cho thấy TMĐT trên thế giới phát triển rất mạnh, các nghiên cứu về TMĐT cũng

được tiến hành phân tích đa chiều các hoạt động, các khía cạnh liên quan đến

TMĐT như: Mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT; ứng dụng TMĐT trong các DN;

vai trò, tác động của TMĐT đối với sự phát triển; mức độ tăng trưởng của TMĐT;

ngoài ra còn có các nghiên cứu liên quan đến bảo mật, hoặc nghiên cứu về phát

triển TMĐT trong một chuyên ngành nào đó (chẳng hạn ngành du lịch ở Trung

Quốc) [107]. Tất cả các nghiên cứu này đều hướng đến nghiên cứu sự phát triển của

TMĐT ở một số nước, vùng lãnh thổ hay một ngành. Các nghiên cứu về mức độ

tăng trưởng TMĐT cũng chính là nghiên cứu xem quốc gia đó đã phát triển TMĐT

đến đâu, mức độ sẵn sàng của quốc gia đó về TMĐT là như thế nào. Nghiên cứu

phát triển, ứng dụng TMĐT trong các DN thực chất cũng cho thấy được hiện trạng

các DN ứng dụng TMĐT, mức độ ứng dụng cao tức là TMĐT ở khu vực đó phát

triển tốt. Mặt khác, DN đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế của một

vùng, một quốc gia, cho nên nếu DN ứng dụng TMĐT làm cho DN phát triển thì đó

cũng chính là làm cho kinh tế vùng, đất nước phát triển. Mô hình TOE rất phù hợp

cho việc nghiên cứu phát triển TMĐT trong các DN dịch vụ vùng KTTĐMT.

Vấn đề đặt ra khi tìm hiểu các nghiên cứu TMĐT trên thế giới đó là:

- Làm sao để tập trung nghiên cứu sự phát triển của TMĐT của một vùng lãnh

thổ, hay một vùng kinh tế nào đó;

- Chỉ ra cho vùng đó biết rằng họ cần phải làm gì để phát triển TMĐT nhằm

kích thích sản xuất, hạ giá thành, mang lại năng suất cao, góp phần phát triển kinh

tế của vùng và của đất nước;

Page 31: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

16

- Nhận dạng các nhân tố tác động đến sự phát triển TMĐT.

Phương pháp nghiên cứu, hướng nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu của

các tác giả nước ngoài là những tài liệu quý cho tham khảo và vận dụng trong quá

trình nghiên cứu đề tài luận án. Qua các nghiên cứu nước ngoài cho thấy chưa có

nghiên cứu nào về phát triển TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT, kết quả các

nghiên cứu là cơ sở quan trọng để tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu vận dụng vào

điều kiện thực tế của các DNDV trên địa bàn.

2.2. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam

Về mức độ sẵn sàng về thương mại điện tử: Từ năm 2003 đến nay, Bộ Công

Thương liên tục có “Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam”, trong đó năm 2003 là

năm đầu tiên báo cáo “Hiện trạng ứng dụng TMĐT ở Việt Nam” với một số nhận

định: ngày càng có nhiều DN thấy được các lợi ích của TMĐT và muốn ứng dụng

TMĐT; TMĐT đã được ứng dụng ngày càng rộng rãi để tiếp thị và quảng bá DN;

việc giao kết, ký hợp đồng và thanh toán trực tuyến trong TMĐT chưa thực hiện

được do thiếu một môi trường pháp lý thích hợp và các hạ tầng công nghệ tin học

và viễn thông cần thiết; hiệu quả ứng dụng TMĐT chưa cao do các DN tham gia

TMĐT một cách tự phát. Chính phủ chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn hoặc định

hướng chính thức nào và chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cần thiết cho các

DN; nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng TMĐT còn thiếu và yếu.

Báo cáo TMĐT Việt Nam 2013 đã nhận định: TMĐT trên thế giới nói chung và

Việt Nam nói riêng tiếp tục phát triển mạnh mẽ; cùng với việc ứng dụng rộng rãi

Internet, TMĐT đã và đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực KD, đời sống; trở thành công

cụ quan trọng cho hoạt động của DN và người dân. Sau ba năm triển khai quyết định

(QĐ) số 1073/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/7/2010 về việc phê duyệt

kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT 2011-2015, có thể nói năm 2013 đã đánh dấu

những bước chuyển quan trọng về hạ tầng pháp lý cho TMĐT, định hình sâu sắc cho

việc phát triển lĩnh vực này. Báo cáo đã đưa ra các số liệu thống kê tình hình ứng

dụng TMĐT trong DN, qua đó có thể phân tích, nhận định về thực trạng phát triển.

Đặc biệt, trong báo cáo TMĐT 2013 đã xây dựng một chương riêng về ứng dụng

TMĐT trong cộng đồng nhằm nghiên cứu sâu hơn mức độ tiếp cận TMĐT trong tầng

lớp dân cư hiện nay. Báo cáo đã đề cập đến “ứng dụng TMĐT trong DN”, trong đó:

Page 32: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

17

mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT trong DN bao gồm 5 yếu tố: Sử dụng máy tính; sử

dụng Internet; sử dụng email; bảo đảm an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân;

bố trí nhân lực cho TMĐT. Tình hình ứng dụng TMĐT trong DN, bao gồm 3 yếu tố:

Phần mềm phục vụ hoạt động KD; xây dựng và vận hành Website TMĐT; nhận đơn

đặt hàng và đặt hàng qua phương tiện điện tử. Hiệu quả ứng dụng TMĐT và đánh giá

của DN, bao gồm 3 yếu tố: Đầu tư cho CNTT và TMĐT của DN; hiệu quả ứng dụng

TMĐT; các trở ngại khi ứng dụng TMĐT [4].

Báo cáo TMĐT năm 2014 chú trọng đề cập đến khung pháp luật KD về

TMĐT, theo đó ngày 11/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ số 689/QĐ-

TTg phê duyệt chương trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2014 - 2020. Với

mục tiêu chung nhằm xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt

động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam, đưa TMĐT trở thành hoạt động

phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN và năng lực cạnh

tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh

đó, năm 2014 cũng là năm chứng kiến một số sự kiện quan trọng của TMĐT Việt

Nam điển hình như ngày 5/12/2014, Bộ Công Thương đã ban hành thông tư số

47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website TMĐT; đồng thời tổ chức thành

công “Ngày mua sắm trực tuyến 2014”, đây là sự kiện lần đầu tiên được triển khai

nhằm tạo cơ hội, hỗ trợ, thúc đẩy TMĐT đến gần với DN và người dân [4].

Số liệu báo cáo tổng kết hàng năm của cục TMĐT và CNTT, bộ Công Thương

là khá toàn diện và có giá trị, là tài liệu tham khảo, phân tích và đánh giá việc phát

triển TMĐT tại Việt Nam. Các báo cáo đưa ra vấn đề “Mức độ sẵn sàng ứng dụng

TMĐT trong DN”, trong đó 5 yếu tố cho mức độ sẵn sàng, đó là: (1) Sử dụng máy

tính; (2) sử dụng Internet; (3) sử dụng email; (4) bảo đảm an toàn thông tin và bảo

vệ thông tin cá nhân; (5) bố trí nhân lực cho TMĐT. Theo tác giả đề tài, ngoài 5 yếu

tố trên, còn có các yếu tố như: Nền tảng chính sách xã hội, hình thức thanh toán,

chuyển phát hàng hóa cũng ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng ứng dụng, phát triển

TMĐT trong các DN, đặc biệt là các DNDV.

Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy rằng mức độ sẵn sàng về TMĐT của các DN

thể hiện bởi các yếu tố như: Sử dụng máy tính; sử dụng Internet; sử dụng email; bảo

đảm an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân; bố trí nhân lực cho TMĐT. Nếu

Page 33: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

18

nhà quản lý DN biết được “Chỉ số TMĐT” của DN mình là bao nhiêu, biết được

mình đang ở đâu, từ đó biết mình cần phải làm gì để tăng chỉ số TMĐT. Nếu nhà

quản lý DN biết được các yếu tố nào ảnh hưởng đến “Chỉ số TMĐT” của DN, từ đó

khắc phục, tìm biện pháp phát triển giúp DN tiến nhanh hơn trong việc ứng dụng,

thúc đẩy năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả KD.

Về các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thương mại điện tử của các doanh

nghiệp: Nhóm tác giả Lưu Tiến Thuận và Trần Thị Thanh Vân (2015) có nghiên

cứu mang tên “Các yếu tố tác động đến việc ứng dụng TMĐT của DN nhỏ và vừa

(DNNVV) tại thành phố Cần Thơ” [68]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, môi trường

bên trong gồm nhóm yếu tố thuộc về tổ chức của DN và về thận thức của chủ DN;

môi trường bên ngoài gồm nhóm yếu tố thuộc chính phủ và nhóm yếu tố thị trường

đều ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT của DN. Trong đó nhóm yếu tố thuộc sự

hỗ trợ của chính phủ là cực kỳ quan trọng, chính phủ cần tạo lập môi trường pháp lý

và cơ chế chính sách thuận lợi, thu hút công nghệ tiên tiến và khuyến khích DN ứng

dụng TMĐT, cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động TMĐT của DN. Kết quả

nghiên cứu cho thấy, lĩnh vực thương mại dịch vụ có tác động mạnh hơn các lĩnh

vực khác (lĩnh vực công nghiệp xây dựng) đối với khả năng ứng dụng TMĐT của

DNNVV do lĩnh vực KD này đòi hỏi cao về hàm lượng thông tin và mức độ tương

tác giữa khách hàng với nhà cung cấp rất thích hợp cho môi trường TMĐT. Yếu tố

số lượng lao động trong DN tuy không phải là yếu tố tác động mạnh đến việc ứng

dụng trang thông tin điện tử trong DNNVV, tuy nhiên cho thấy mối quan hệ thuận

chiều của yếu tố này đến việc ứng dụng TMĐT của DNNVV. Nghĩa là những DN

càng có quy mô lớn thì càng có khả năng ứng dụng TMĐT nhiều hơn. Yếu tố văn

hóa trong tâm lý người tiêu dùng tác động mạnh đến khả năng ứng dụng TMĐT của

các DNNVV [74].

Về ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp:

Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Minh Hiền (2007) có tên “Giải pháp đẩy mạnh

ứng dụng TMĐT cho các DN Việt Nam”. Theo đó, có 5 giải pháp cơ bản để thúc

đẩy TMĐT cho các DN Việt Nam là: (1) Phổ biến tuyên truyền về vai trò và lợi ích

của TMĐT với các DN Việt Nam; (2) phát triển nguồn nhân lực TMĐT cho các DN

Việt Nam; (3) phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho việc ứng dụng TMĐT ở

Page 34: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

19

các DN Việt Nam; (4) lựa chọn và triển khai các hỗ trợ thích ứng với từng giai đoạn

ứng dụng TMĐT khác nhau của các DN Việt Nam; (5) ứng dụng TMĐT trong các

DN Việt Nam phải dựa trên cơ sở kết hợp hợp lý và nâng cao hiệu quả phương thức

KD truyền thống [24].

Nghiên cứu của tác giả Trần Hoài Nam (2011) có tên “Ứng dụng mô hình

TMĐT B2B ở các DN Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”. Nghiên cứu đã phân

tích tình hình ứng dụng TMĐT; tình hình ứng dụng mô hình TMĐT B2B (Doanh

nghiệp - Doanh nghiệp), trong đó phân tích B2B bên bán và B2B bên mua; ứng

dụng mô hình sàn giao dịch B2B; ứng dụng mô hình thương mại hợp tác; thực trạng

các yếu tố thành công của mô hình TMĐT B2B; một số đề xuất nhằm đẩy mạnh

việc ứng dụng các mô hình TMĐT B2B như: Nâng cao nhận thức cho các DN, lựa

chọn các mô hình phù hợp và đưa ra mô hình mẫu, đầu tư cơ sở vật chất và công

nghệ phù hợp [42].

Tác giả Thu Nga (2008) có nghiên cứu mang tên: “Phát triển thương mại

điện tử: Cần đổi mới tư duy và hành động”, cho thấy rằng có khá nhiều người

quan tâm đến việc phát triển TMĐT đối với các DN. Khá nhiều người nhận thức

được lợi ích to lớn của TMĐT, muốn phát triển TMĐT cần những gì, thay đổi tư

duy như thế nào, triển khai các hành động ra sao. Nghiên cứu đã đề cập đến cả 3

phía: DN, khách hàng và chính phủ. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu nghiên cứu đối

với loại hình DNDV [43].

Nghiên cứu của Thu Hường (2008) có tên: “Thương mại điện tử đối với các

DN vừa và nhỏ - So đo về an ninh mạng”, đề cập đến kiến thức cơ bản về TMĐT

như: tìm kiếm đối tác, sản phẩm; thỏa thuận hợp đồng; thanh toán; vận chuyển hàng

hóa, dịch vụ; bán buôn và bán lẻ; vấn đề bảo mật. Tác giả đề cập đến vấn đề các DN

vừa muốn phát triển TMĐT nhưng vừa lại lo lắng vấn đề bảo mật an toàn từ cả 2

phía: người bán và người mua. Nghiên cứu cũng đề cập đến các phương thức để

đảm bảo an toàn cho cả hai phía bằng công cụ chữ ký số, bằng bảo hiểm rủi ro khi

giao dịch, bằng các đạo luật mà ở đó hệ thống ngân hàng có thể thu hồi lại tiền

thông qua thẻ tín dụng khi có khiếu nại [36].

Tóm lại, qua nội dung nghiên cứu của các tác giả trên, có thể thấy rằng các

nghiên cứu về ứng dụng TMĐT của các DN Việt Nam là khá phong phú, tiếp cận

Page 35: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

20

nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên các nghiên cứu này chưa chuyên sâu, chưa có

nghiên cứu nào được thực hiện cho vùng KTTĐMT.

Về việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn

Thoan (2010) với đề tài: “Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử (HĐĐT) trong điều

kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”. Nội dung nghiên cứu là những vấn đề liên

quan đến việc ký kết và thực hiện HĐĐT, trong đó đặc biệt chú trọng đến những

vấn đề về thủ tục ký kết, quy trình ký kết HĐĐT, các mô hình chuẩn và điển hình

để ký kết HĐĐT giữa DN với DN (B2B) và giữa DN với người tiêu dùng (B2C);

hình thức và nội dung của HĐĐT; thực hiện HĐĐT và những vấn đề phát sinh. Tác

giả Thoan đã phân tích một cách cụ thể quy trình ký kết và thực hiện HĐĐT từ ba

góc độ là kỹ thuật, thương mại và pháp lý, ở Việt Nam, ở phạm vi quốc tế, ở một số

nước phát triển và đang phát triển [67].

Như vậy, đã có khá nhiều nghiên cứu về TMĐT trong nước thời gian vừa qua,

trong đó nổi bật là những nghiên cứu của cục TMĐT, bộ Công Thương về tình hình

phát triển TMĐT ở Việt Nam (2003 đến 2015); hiệp hội TMĐT Việt Nam cũng có

nghiên cứu áp dụng phương pháp xác định độ sẵn sàng về TMĐT của các địa

phương, DN; các nghiên cứu của các tác giả liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến

ứng dụng TMĐT của các DN; sự phát triển TMĐT trong các DN. Có thể nói rằng,

cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về “Phát triển

thương mại điện tử trong các DNDV vùng KTTĐMT”.

Các vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu và làm rõ: Sự phát triển của

TMĐT trong vùng KTTĐMT thời gian qua như thế nào? Các chỉ số nào liên quan đến

sự phát triển TMĐT? Nhận diện các nhân tố tác động đến sự phát triển của TMĐT

trong các DNDV vùng KTTĐMT? Làm thế nào và bằng cách gì để thúc đẩy sự phát

triển TMĐT? Do đó, việc nghiên cứu đề tài sẽ có những đóng góp tích cực về mặt lý

luận cũng như thực tiễn cho sự phát triển TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT.

Page 36: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

21

PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

1.1. Tổng quan thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

1.1.1. Doanh nghiệp dịch vụ và sự cần thiết phát triển thƣơng mại điện tử

1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ

Sự ra đời và phát triển của các ngành trong nền kinh tế quốc dân là do sự phân

công lao động xã hội. Chuyên môn hóa sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản

xuất xã hội và là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế và tiến

bộ khoa học kỹ thuật. Chính yếu tố chuyên môn hóa sản xuất đã đặt ra sự cần thiết

phải trao đổi các sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Mối quan hệ

trao đổi hàng - tiền chính là lưu thông hàng hóa. Quá trình lưu thông hàng hóa tất

yếu đòi hỏi một sự hao phí lao động nhất định trong quan hệ trao đổi hàng hóa trực

tiếp giữa người sản xuất, người tiêu dùng và cả trong việc thực hiện những hoạt

động mua - bán giữa họ với nhau. Cũng giống như lao động ở những lĩnh vực khác,

lao động trong lưu thông hàng hóa luôn đòi hỏi được chuyên môn hóa cao. Sự xuất

hiện mối quan hệ tổng hợp đó trong các DN, các hộ tiêu dùng dẫn tới sự ra đời các

ngành lưu thông hàng hóa mà cụ thể đó là ngành thương mại dịch vụ.

1.1.1.2. Ngành dịch vụ và doanh nghiệp dịch vụ

Ngành dịch vụ: Bản chất dịch vụ là ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải

vật chất và nó có thể được quan niệm theo hai hướng: (1) Dịch vụ là lĩnh vực phục

vụ bao gồm các ngành phi sản xuất, thuộc về quá trình lưu thông hàng hóa và phục

vụ nhu cầu con người; (2) dịch vụ là một dạng hoạt động (giao dịch và phục vụ)

nhằm thỏa mãn trực tiếp những nhu cầu của từng cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng

dân cư. Cơ cấu các ngành dịch vụ hết sức phức tạp. Ở nhiều nước, người ta chia

ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm: (1) Các dịch vụ KD: gồm vận tải, thông tin liên lạc,

tài chính, bảo hiểm, KD bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp...(2) các dịch vụ tiêu

dùng: gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế,

giáo dục, thể dục thể thao)...(3) các dịch vụ công: gồm các dịch vụ hành chính công,

các hoạt động đoàn thể...[16].

Page 37: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

22

Doanh nghiệp dịch vụ: Là một tổ chức KTXH thực hiện việc đầu tư tiền của,

công sức vào việc thực hiện hoạt động dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng

và hướng đến mục đích sinh lời. Cũng giống như các loại hình DN khác thì DNDV

cũng cần đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành của một DN như: (1) DNDV là tổ

chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định; (2) DNDV cũng

cần phải được đăng ký KD theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện

các hoạt động KD; (3) DNDV cần thực hiện hoạt động KD theo đúng mục đích,

không vi phạm những điều mà pháp luật cấm hay trái với đạo đức KD [17]. Như

vậy, chúng ta có thể hình dung DNDV là một trong những công cụ tạo nên ngành

dịch vụ trong xã hội.

1.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp dịch vụ trong hệ thống các doanh nghiệp

Doanh nghiệp nói chung và DNDV nói riêng là những tế bào vô cùng quan

trọng của nền kinh tế, là cơ sở nền tảng cho sự hoạt động và phát triển của nền kinh

tế. Có thể thấy một số vai trò nổi bật của các DNDV trong hệ thống các DN của nền

kinh tế như sau:

Một là, DNDV là trung gian cung cấp, kết nối giữa một bên là người sản xuất,

phân phối với một bên là người tiêu dùng. DN sản xuất sáng tạo ra sản phẩm phù

hợp với nhu cầu, phân phối phân chia các sản phẩm theo các quy luật xã hội. DN

cung ứng vật tư, hàng hóa cần thiết cho sản xuất một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ,

đúng số lượng, chất lượng, chính xác với quy mô ngày càng mở rộng.

Hai là, DNDV góp phần thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ

vào KD. Đó là việc sẽ rút ngắn các thời gian “chết” trong KD, tăng hiệu quả giao

dịch, đàm phán…

Ba là, DNDV đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, nó

làm thay đổi căn bản nền kinh tế này. Doanh thu từ ngành dịch vụ trong tổng thu

nhập quốc dân có tỷ trọng ngày càng tăng. Ở các quốc gia phát triển, ngành dịch vụ

thường sử dụng số lượng lao động chiếm 50 - 60% tổng lực lượng lao động của xã

hội và hàng năm đóng góp lên tới 60% đến 70% tổng thu nhập quốc dân [61].

Page 38: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

23

1.1.1.4. Sự cần thiết phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ.

TMĐT tác động tích cực đến DN và nền kinh tế, mở ra cho nền kinh tế những

hướng phát triển mới, tạo thêm nhiều ngành nghề mới, nhiều công ăn việc làm, cắt

giảm chi phí không cần thiết, tạo vòng quay vốn nhanh hơn, kích thích sự cạnh tranh,

kích cầu của xã hội và kích thích sự phát triển của sản phẩm nhằm thỏa mãn tối đa nhu

cầu tiêu dùng, kích thích DN luôn năng động trong quản lý và sáng tạo tìm kiếm các ý

tưởng KD mới. Có thể nói, TMĐT là động lực hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển của

nền kinh tế.

TMĐT mở ra nhiều cơ hội mới cho các DN trong tìm kiếm thị trường mới trước

áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Với đặc trưng là KD các sản phẩm vô hình lại

không có một tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá về chất lượng sản phẩm, tính cạnh

tranh trong ngành này là rất quan trọng, việc quảng cáo thông qua mạng Internet là vô

cùng cần thiết, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin, mạng xã hội, thế giới số như

hiện nay. Việc ứng dụng TMĐT trong KD sẽ tạo ra nhiều lợi ích hơn cho DN.

Cùng với sự ra đời của website với sự xuất hiện của mạng toàn cầu “www”

thật sự giúp nhân loại tiến gần nhau hơn, không những trong giao tiếp điện tử mà

còn cả việc truyền tải và truy cập thông tin. Các phần mềm với sự kết hợp giữa máy

tính cá nhân với email là sự đột phá trong xử lý công việc. Công việc được chia nhỏ

ra thành các công đoạn khác nhau, hệ thống phần mềm cho phép các cá nhân thực

hiện ở mọi lúc, mọi nơi trên thế giới.

Rõ ràng sự phát triển của TMĐT là rất cần thiết không chỉ đối với DN mà đối với

cả nền kinh tế trong quá trình hội nhập và phát triển vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này

cũng xuất phát từ chính lợi ích mà việc ứng dụng TMĐT đem lại cho các DN.

1.1.2. Thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

1.1.2.1. Khái niệm về thương mại điện tử

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TMĐT. Thương mại điện tử (E-

commerce) được xem là quá trình mua bán, vận chuyển hay trao đổi sản phẩm, dịch

vụ và thông tin thông qua các mạng máy tính, bao gồm cả Internet. Một số người

coi khái niệm thương mại chỉ là việc mô tả các giao dịch được tiến hành giữa các

đối tác là DN. Khi định nghĩa TMĐT này được sử dụng, một số người thấy khái

Page 39: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

24

niệm TMĐT khá là hẹp. Vì vậy, nhiều người thay vào đó đã sử dụng khái niệm KD

điện tử (E-business). Kinh doanh điện tử là một định nghĩa rộng hơn của TMĐT,

không chỉ là việc mua bán các hàng hoá, dịch vụ mà còn là việc phục vụ khách

hàng, hợp tác với các đối tác KD, việc học tập điện tử và tiến hành các giao dịch

điện tử trong phạm vi một tổ chức [33].

Theo quan điểm giao tiếp, “Thương mại điện tử liên quan đến nhiều hình thức

trao đổi thông tin giữa DN với nhau, giữa khách hàng với DN và giữa khách hàng

với khách hàng”.

Theo quan điểm quá trình KD, “Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động

được hỗ trợ trực tiếp bởi liên kết mạng”.

Theo quan điểm môi trường KD, “Thương mại điện tử là một môi trường cho

phép có thể mua bán các sản phẩm, dịch vụ và thông tin trên Internet. Sản phẩm có

thể hữu hình hay vô hình”.

Theo quan điểm cấu trúc, “Thương mại điện tử liên quan đến các phương tiện

thông tin để truyền: Văn bản, trang web, điện thoại Internet, video Internet”.

Theo diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, “Thương mại điện tử là các

giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương

tiện điện tử” [28].

Liên hợp quốc (UN) đưa ra định nghĩa khá đầy đủ để các nước có thể tham

khảo làm chuẩn, tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển TMĐT phù hợp. Định

nghĩa này phản ánh các bước TMĐT theo chiều ngang: “Thương mại điện tử là việc

thực hiện toàn bộ hoạt động KD bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh

toán thông qua các phương tiện điện tử”.

Định nghĩa của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Thương mại điện

tử là việc làm KD thông qua mạng Internet, bán những hàng hoá và dịch vụ có thể

được phân phối không thông qua mạng hoặc những hàng hoá có thể mã hoá bằng kỹ

thuật số và được phân phối thông qua mạng hoặc không thông qua mạng”.

Định nghĩa của Hiệp hội thương mại điện tử (AEC): “Thương mại điện tử là

làm KD có sử dụng các công cụ điện tử”. Định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt

động KD từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin

EDI (Electronic Data Interchange) phức tạp đều là thương mại điện tử [34].

Page 40: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

25

Trong Luật mẫu về TMĐT, Ủy ban của LHQ về thương mại quốc tế

(UNCITRAL) nêu định nghĩa để các nước tham khảo: “Thương mại điện tử là việc

trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in

ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch” [73].

Định nghĩa của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): “Thương mại điện tử

bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán

và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao

nhận qua Internet dưới dạng số hoá”.

Từ đó, tác giả đề tài có thể khái quát rằng TMĐT có thể được hiểu là việc mua

bán hàng hóa dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông hay là

việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào mọi hoạt động của mình, từ hoạt

động marketing, thanh toán hay bán hàng cho đến việc phục vụ quy trình nội bộ

DN, đào tạo nhân viên, hợp tác, liên doanh với nước ngoài. Tác giả luận án đồng

tình với định nghĩa của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): “Thương mại điện tử

bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán

và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao

nhận qua Internet dưới dạng số hoá”.

1.1.2.2. Quan điểm về thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

Trong lĩnh vực KD dịch vụ, TMĐT được hiểu là vấn đề nảy sinh từ mọi mối

quan hệ mang tính thương mại có ứng dụng các phương tiện điện tử. Bất cứ giao

dịch nào về cung cấp, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các hình thức khác về hợp tác

công nghiệp, KD, chuyên chở hàng hoá hay hành khách, hoạt động thanh toán,

quảng cáo…được thực hiện qua các phương tiện điện tử và mạng. Hay TMĐT trong

các DNDV là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động KD thương mại của

DN thương mại dịch vụ bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất

như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện

điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn,

giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian KD.

TMĐT trong các DNDV là phương tiện để nhà quản lý cắt giảm chi phí dịch

vụ trong khi vẫn nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng tốc độ chuyển giao dịch vụ.

Page 41: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

26

Từ khi Internet hình thành và phát triển, TMĐT càng được biết tới như một

phương thức KD hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT trong các DNDV

theo nghĩa cụ thể hơn đó là giao dịch thương mại, mua sắm hàng hoá, dịch vụ qua

Internet và mạng của DN.

1.1.2.3. Điều kiện phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

Nền tảng chính sách kinh tế, xã hội: Trước hết, chính phủ phải quyết định thiết

lập môi trường kinh tế, pháp lý và xã hội cho nền kinh tế số nói chung, cho KD điện

tử và TMĐT nói riêng, đưa các nội dung của kinh tế số vào văn hoá giáo dục các

cấp. Riêng về pháp lý có hàng loạt vấn đề phải xử lý: (1) Thừa nhận tính pháp lý

của giao dịch TMĐT; (2) bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử; (3) quy định pháp

lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ nhà nước, chính quyền địa phương, DN nhà

nước; (4) bảo vệ pháp lý đối với sở hữu trí tuệ; (5) bảo vệ bí mật riêng tư một cách

“thích đáng”; (6) bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin chống tội phạm xâm nhập.

Nguồn nhân lực: Áp dụng TMĐT tất yếu làm nảy sinh hai đòi hỏi: Một là, mọi

người đều quen thuộc và có khả năng thành thạo hoạt động trên mạng; hai là, có đội

ngũ chuyên gia tin học nhanh, thường xuyên bắt kịp những CNTT mới phát triển để

phục vụ cho TMĐT cũng như có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm, tránh lệ

thuộc vào nước khác. Vì đây là một hình thái mới có nền tảng là công nghệ cao nên

yêu cầu mọi người tham gia TMĐT phải có ý thức thói quen sử dụng nó, điều này

cũng một phần muốn nói tới vai trò quan trọng của hệ thống giáo dục đào tạo.

Công nghệ: Kinh doanh điện tử và TMĐT vừa là đỉnh cao của quá trình tự

động hoá quy trình thương mại truyền thống vừa là hệ quả tất yếu của kỹ thuật số

nói chung và CNTT nói riêng. Điều đó muốn nói rằng, để có thể triển khai KD điện

tử, TMĐT và triển khai thành công cần thiết phải có được một hạ tầng cơ sở CNTT

vững chắc, bao gồm tính toán điện tử và truyền thông điện tử. Để đảm bảo yêu cầu

đó, hạ tầng cơ sở CNTT cần phải đảm bảo tính chuẩn hóa. Hạ tầng cơ sở CNTT

phải đạt tới một độ ổn định cao, cho dù các sản phẩm CNTT (cứng, mềm) được sản

xuất trong nước hoặc mua của nước ngoài. Hạ tầng cơ sở CNTT chủ yếu hiện nay

là: Mạng viễn thông; mạng thông tin; công nghiệp nội dung thông tin; bảo mật an

toàn thông tin; TMĐT [26].

Pháp lý: Cơ sở pháp lý của TMĐT bao gồm hàng loạt các vấn đề như các đạo

luật và chính sách về TMĐT. Các quy định cụ thể về TMĐT trong hệ thống các qui

Page 42: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

27

định pháp lý của quốc gia. Để TMĐT pháp triển, hệ thống pháp luật của các quốc

gia phải từng bước hoàn chỉnh để đảm bảo tính pháp lý của các giao dịch TMĐT,

của hợp đồng và các chứng từ điện tử. Hạ tầng cơ sở pháp lý của TMĐT còn góp

phần đảm bảo tính pháp lý của sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, đảm bảo

các bí mật cá nhân của người tham gia giao dịch TMĐT. Hạ tầng cơ sở pháp lý của

TMĐT cũng bao gồm việc xử lý các hành vi phá hoại, những hành vi cản trở hoặc

gây thiệt hại cho hoạt động TMĐT.

Hình thức thanh toán: Thực thi về TMĐT yêu cầu phải có hệ thống thanh toán

điện tử, TMĐT chỉ sử dụng được phần trao đổi thông tin, quảng cáo tiếp thị, các

hoạt động thương mại vẫn chỉ kết thúc bởi hình thức thanh toán trực tiếp. Đặc trưng

của hệ thống thanh toán cho dù là truyền thống hay điện tử đó là đòi hỏi chế độ bảo

mật rất cao. Chính vì vậy, các nghiên cứu và kết quả nghiên cứu nhằm vào lĩnh vực

này ngày càng nhiều. Ngoài ra hệ thống thanh toán điện tử cũng luôn đi kèm với hệ

thống mã hoá sản phẩm trên phạm vi toàn cầu [10]. Các hình thức thanh toán chủ

yếu hiện nay là: Thẻ tín dụng; ví điện tử; séc điện tử; iBanking; chuyển tiền qua bưu

chính; hình thức khác...

An toàn bảo mật thông tin: Giao dịch thương mại dựa trên các phương tiện

điện tử, đặt ra các đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn, đặc biệt là trên Internet.

Bản chất của giao dịch TMĐT là gián tiếp, bên mua và bên bán, thậm chí là không

biết về nhau, giao dịch với nhau thông qua các kênh truyền hoàn toàn không xác

định được. Điều này dẫn đến tình trạng là cả người mua và người bán đều có những

lo ngại riêng về các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại của mình. Chẳng

hạn, người mua sợ số thẻ tín dụng khi truyền đi trên mạng có thể bị kẻ xấu, thậm chí

cả bên bán lợi dụng và sử dụng bất hợp pháp; còn người bán lo ngại việc thanh toán

và quy trình thanh toán của bên mua.

Chuyển phát hàng hóa: Chuyển phát hàng hóa (logistics) hay còn gọi là giao

hàng trong TMĐT là một khâu cực kỳ quan trọng, phát sinh chi phí khá lớn, trong

lúc chưa hẳn công ty sẽ thu của khách hàng. Mức chi phí thực sự của công ty có thể

chỉ đem lại sự thuận tiện cho khách hàng. Có rất nhiều hãng KD trực tuyến đã áp

dụng biện pháp thu một mức phí giao hàng cố định dựa trên giá trị của đơn đặt hàng

và sự lựa chọn về tốc độ giao hàng (thông thường, nhanh và nhanh nhất) của khách

hàng. Chi phí giao hàng phụ thuộc vào trọng lượng hàng hóa. Nếu công ty bán một

Page 43: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

28

lô hàng với ít nhất một sản phẩm, dịch vụ thì công ty đó có cách để cung cấp các

thông tin về trọng lượng của mỗi sản phẩm, dịch vụ với các giải pháp giao hàng mà

khách hàng lựa chọn [52].

1.1.2.4. Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp dịch vụ

Lợi ích đối với các tổ chức: TMĐT mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường

toàn cầu. Với một lượng vốn tối thiểu, các DN dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận

được với nhiều khách hàng, lựa chọn được nhà cung ứng tốt nhất và xác định được

đối tác KD phù hợp nhất.

TMĐT làm giảm chi phí thu thập, xử lý, phân phối, lưu trữ và sử dụng thông

tin. Chẳng hạn, áp dụng đấu thầu mua sắm điện tử, DN có thể cắt giảm chi phí quản

trị mua sắm đến 85%. Trong thanh toán, nhờ sử dụng các phương tiện thanh toán

điện tử, công ty có thể cắt giảm chi phí phát hành séc bằng giấy, chi phí di chuyển

từ công ty đến ngân hàng.

TMĐT tạo ra khả năng chuyên môn hóa cao trong KD, đặc biệt là đối với DN

thương mại. Nhiều siêu thị điện tử quy mô nhỏ và vừa sẽ chuyên môn hóa vào việc

bán một hoặc một số mặt hàng.

TMĐT góp phần giảm lượng tồn kho và đòi hỏi về cơ sở vật chất kỹ thuật

thông qua việc áp dụng phương pháp quản trị chuỗi cung ứng “kéo” (“pull”-type

supply chain management) [73]. Quá trình này bắt đầu từ đặt hàng của khách hàng

và sử dụng phương pháp sản xuất đúng thời hạn. Phương pháp kéo thúc đẩy sự

tương thích sâu sắc giữa nhu cầu của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của DN và

tạo ra lợi thế cạnh tranh khi marketing trên thị trường.

TMĐT làm giảm thời gian từ khi thanh toán tiền đến khi nhận được hàng hóa,

dịch vụ. TMĐT kích thích sự sáng tạo và tạo điều kiện để khởi động những dự án

KD mới, tăng khả năng thành công của các phương án KD nhờ thay đổi quy trình

cho hợp lý, tăng năng suất của người bán hàng, trang bị kiến thức cho người lao

động, đặc biệt là lao động quản lý.

TMĐT góp phần cải thiện hình ảnh DN, nâng cao chất lượng dịch vụ khách

hàng, tìm kiếm đối tác KD, đơn giản hóa quá trình KD, rút ngắn chu kỳ và thời gian

giao nhận hàng hóa, tăng năng suất, loại bỏ giấy tờ, xử lý thông tin nhanh hơn, giảm

chi phí vận tải, tăng tính linh hoạt trong KD của DN [26].

Page 44: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

29

Lợi ích đối với người tiêu dùng: TMĐT cho phép khách hàng mua sắm và

thực hiện các giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tất cả các ngày trong năm và không bị

giới hạn bởi phạm vi địa lý.

TMĐT cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn, khách hàng có thể lựa

chọn các cơ sở cung cấp khác nhau, từ máy bán hàng tự động cho đến siêu thị, lựa

chọn các loại sản phẩm khác nhau, từ hàng điện tử lâu bền đến một món quà tặng.

TMĐT làm giảm chi tiêu cho khách hàng về sản phẩm hàng hóa/dịch vụ họ

nhận được thông qua việc chấp nhận mua bán không phụ thuộc và vị trí địa lý của

nhà cung cấp, có thể so sánh, lựa chọn nhà cung ứng nhanh nhất, giá cả phù hợp nhất.

Lợi ích đối với xã hội: TMĐT cho phép nhiều người có thể làm việc tại nhà,

giảm thiểu việc đi mua sắm, do đó giảm phương tiện giao thông lưu thông trên

đường, giảm thiểu tai nạn và ô nhiễm môi trường sống.

TMĐT dẫn đến việc bán hàng với giá thấp hơn nên nhiều người có thể mua

được khối lượng hàng hóa lớn hơn, tăng mức sống và hưởng thụ của người dân.

TMĐT tạo điều kiện để dân cư ở các nước đang phát triển hoặc khu vực nông thôn

thụ hưởng các sản phẩm và dịch vụ mà họ không có khả năng tiếp cận, họ còn có cơ

hội để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và nhận được bằng cấp cao hơn.

TMĐT thúc đẩy việc cung cấp các dịch vụ công cộng như chăm sóc sức khỏe,

giáo dục và phân phối các dịch vụ xã hội của chính phủ ở mức chi phí thấp hoặc cải

thiện chất lượng của các dịch vụ đó [26].

Như vậy, TMĐT có vai trò hết sức to lớn đối với mọi mặt trong đời sống xã

hội nói chung và DNDV nói riêng.

1.1.2.5. Hình thức thương mại điện tử trong doanh nghiệp dịch vụ

Các hình thức cơ bản của TMĐT là DN với DN (B2B); DN với người tiêu

dùng (B2C); giữa DN với chính phủ (B2G); giữa cá nhân với người tiêu dùng

(C2C); thương mại di động (M-commerce); thương mại điện tử trong nội bộ DN.

Thương mại điện tử B2B: Thương mại điện tử B2B được định nghĩa đơn giản

là TMĐT giữa các công ty. Đây là loại hình TMĐT gắn với mối quan hệ giữa các

công ty với nhau. Khoảng 80% TMĐT theo loại hình này và phần lớn các chuyên

gia dự đoán rằng TMĐT B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C.

Thương mại điện tử B2C: Là thương mại giữa các công ty và người tiêu dùng,

liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình

Page 45: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

30

như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (nguyên liệu điện tử

hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận

sản phẩm qua mạng điện tử - đây là hình thái lớn nhất và sớm nhất của TMĐT.

Thương mại điện tử B2G: Là thương mại điện tử giữa công ty và khối hành

chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp

phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ. Hình thái này của TMĐT có

hai đặc tính: Thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc

thiết lập TMĐT; thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất

trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn.

Thương mại điện tử C2C: Là thương mại điện tử giữa các cá nhân và người

tiêu dùng. Loại hình TMĐT này được phổ biến trên các sàn giao dịch điện tử hoặc

tiến hành các hoạt động mua bán thông qua các mạng xã hội, đây là tiềm năng lớn

nhất cho việc phát triển TMĐT trong tương lai.

Thương mại di động (M-commerce): Thương mại di động (mobile commerce)

là việc mua và bán hàng hoá, dịch vụ qua công nghệ không dây, như các thiết bị cầm

tay: Smart phone, Ipad… Việc chuyển tải nội dung qua các thiết bị không dây trở nên

nhanh hơn, an toàn hơn, một số người tin rằng M-commerce sẽ vượt trội TMĐT trên

đường hữu tuyến. M-commerce là một phương pháp lựa chọn cho giao dịch thương

mại số đặc biệt là khi dịch vụ di động thế hệ thứ tư (4G) ra đời.

Thương mại điện tử trong nội bộ doanh nghiệp (Intrabusiness electronic

ecommerce - Intrabusiness EC): Mô hình thương mại này bao gồm tất cả các hoạt

động nội bộ DN thường được thực hiện trên Intranet/LAN. Đó là các hoạt động trao

đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc thông tin bao gồm từ bán hàng hóa hoặc dịch vụ của

công ty cho người lao động của DN, việc đào tạo trực tuyến, đến các hoạt động chỉ

đạo điều hành sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN [33].

1.2. Phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

1.2.1. Phát triển thƣơng mại điện tử và các nội dung phát triển thƣơng mại

điện tử

1.2.1.1. Phát triển thương mại điện tử.

Có nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển. Theo quan điểm của phép

biện chứng duy vật: “Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao,

từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật”.

Page 46: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

31

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học đương đại: “Phát triển là khuynh

hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật, hướng đi lên từ thấp đến cao, từ

kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn...”. Tuy nhiên, nếu hiểu sự vận động phát triển

một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản thân sự vận động phát triển

đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận

động đi lên, hoàn thiện [29].

Trên cơ sở các quan điểm về phát triển và sự phát triển, các nhà kinh tế dẫn tới

quan điểm về sự phát triển của kinh tế hay phát triển kinh tế. Họ cho rằng: “Phát

triển kinh tế là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả

về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế”. Như

vậy, phát triển kinh tế là bao hàm nội dung của sự tăng trưởng kinh tế, nó được tăng

trưởng theo một cách vượt trội do sự đổi mới về khoa học công nghệ, do năng suất

xã hội cao hơn và có cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả hơn.

Từ đó, khái niệm về phát triển TMĐT cũng được lý giải bao gồm: Sự tăng

thêm về số lượng các DN ứng dụng TMĐT trong sản xuất kinh doanh; sự tăng thêm

về số lượng các dịch vụ được ứng dụng TMĐT để cung ứng cho khách hàng của

một DN; sự tăng thêm quy mô, sản lượng của các dịch vụ đã ứng dụng TMĐT; sự

tăng thêm mức đóng góp về doanh thu, hay nói cách khác là sự chuyển dịch từ

thương mại truyền thống sang TMĐT theo yếu tố thời gian. Ngày càng có nhiều

người, có nhiều khách hàng sử dụng phương thức TMĐT thay vì sử dụng phương

thức thương mại truyền thống…

1.2.1.2. Nội dung về phát triển thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách phát triển hoạt động thương mại điện tử

Để TMĐT phát triển, trước hết cần có một hệ thống pháp luật và chính sách vững

vàng, tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch TMĐT. Điều này sẽ khuyến khích các

DN, cơ quan và tổ chức tham gia vào TMĐT, tạo lòng tin và bảo vệ người tiêu dùng.

TMĐT với đặc trưng có hạ tầng công nghệ phát triển rất nhanh, do đó xây

dựng cơ sở pháp lý cho TMĐT không những phải đạt được mục tiêu tạo thuận lợi

cho các hoạt động TMĐT, mà còn phải mang tính mở để tạo điều kiện ứng dụng

những công nghệ mới cho TMĐT ngày càng phát triển hơn.

Page 47: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

32

Khi tiến hành xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách cho TMĐT phải giải

quyết được các vấn đề chính sau: (1) Thừa nhận giá trị pháp lý cho tất cả những

giao dịch được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử; (2) hài hòa hóa giữa

các quy định có liên quan của pháp luật TMĐT như: Có giá trị như văn bản bình

thường, vấn đề bản gốc, vấn đề chữ ký và con dấu, vấn đề giá trị làm chứng cứ mà

trong các luật chung hoặc luật chuyên ngành yêu cầu đối với các giao dịch truyền

thống, phải được quy định cụ thể đối với giao dịch TMĐT; (3) có chính sách để đầu

tư và phát triển đối với thị trường ICT (Information and Communication

Technology), chính sách ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ ICT vào trong

hoạt động của các tổ chức, DN và cá nhân; (4) có chính sách bảo vệ quyền sở hữu

trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng [48].

Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại điện tử:

DN cần có một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu cho sự phát triển

TMĐT. Cụ thể: (1) DN cần phát triển hạ tầng CNTT và truyền thông, trong KD

TMĐT, máy tính điện tử và mạng Internet; (2) DN cần mua tên miền, thuê máy chủ,

thiết kế website, xây dựng mô hình cấu trúc, chức năng, đánh giá website, xây dựng

website và cập nhật thông tin, quản trị nội dung website, chạy thử [41]; (3) DN cần

có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, kho tàng, bến bãi, vận tải...phục

vụ cho hoạt động KD. Ngành dịch vụ gắn chặt với việc phục vụ khách hàng trên

một phạm vi, địa điểm nhất định.

Website là nơi DN và khách hàng gặp nhau, cung cấp thông tin về sản phẩm

và dịch vụ, website trở thành một kênh tư vấn khách hàng trực tuyến hữu hiệu.

Đồng thời, website là một phương tiện để giới thiệu DN, quảng bá, marketing và PR

(Public Relation). Website là nơi đặt dịch vụ, chẳng hạn như các dịch vụ đặt phòng

khách sạn, nhà hàng, tour du lịch rất cần một website để tự động hóa việc phục vụ

khách hàng [30].

Đầu tư xây dựng hạ tầng CNTT và truyền thông: TMĐT là những giao dịch

thương mại được thực hiện chủ yếu thông qua máy tính và mạng internet. Do đó, để

TMĐT có thể phát triển được, yêu cầu về hạ tầng CNTT và truyền thông là không thể

thiếu. Các yếu tố trong hạ tầng CNTT và truyền thông bao gồm: Ngành công nghiệp

thiết bị ICT (máy tính, thiết bị mạng...). Đây là các yếu tố thuộc về “phần cứng” trong

đầu tư cho TMĐT; ngành công nghiệp phần mềm; ngành viễn thông; Internet và các

dịch vụ gia tăng dựa trên nền internet; bảo mật, an toàn và an ninh mạng.

Page 48: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

33

Marketing, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của của toàn xã hội về

thương mại điện tử

Marketing điện tử là việc ứng dụng mạng Internet và các phương tiện điện tử

(website, email, cơ sở dữ liệu đa phương tiện - Multimedia...) để tiến hành các hoạt

động marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ khách

hàng thông qua việc nâng cao hiểu biết về khách hàng (thông tin, hành vi, giá trị,

mức độ trung thành...). Về cơ bản, marketing điện tử được hiểu là các hoạt động

marketing được tiến hành qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Với số

lượng website trên thế giới hiện nay vào khoảng 1 tỉ (năm 2014), khách hàng không

thể hoặc rất khó có thể biết đến website của DN. Do đó, DN không thể không quảng

bá, giới thiệu website đến khách hàng.

Phát triển các sản phẩm, giải pháp ứng dụng thương mại điện tử

Xây dựng giải pháp bán hàng trực tuyến để hỗ trợ các DNDV triển khai ứng

dụng TMĐT. Xây dựng và duy trì sàn giao dịch TMĐT nhằm quảng bá hình ảnh,

thương hiệu của các DN qua hệ thống mạng giao dịch điện tử. Xây dựng các giải

pháp để phát triển ứng dụng TMĐT trên nền thiết bị di động và phát triển nội dung

số cho TMĐT. Triển khai các chương trình, giải pháp để xây dựng thương hiệu trực

tuyến cho các hàng hóa, dịch vụ chủ lực. Xây dựng đồng bộ giải pháp đáp ứng đơn

hàng trực tuyến để các DN triển khai ứng dụng. Xây dựng các ứng dụng dịch vụ

công trực tuyến hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước và DN [9].

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động thương mại điện tử

Một lĩnh vực hay ngành nghề KD nào cũng cần có nguồn lực như nguồn vốn,

cơ sở vật chất, nhân lực thì mới thực hiện được. Đối với mọi tổ chức kinh tế thì yếu

tố con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, nguồn nhân lực là nguồn lực quan

trọng đóng vai trò quyết định đến kết quả KD của DN. TMĐT là một lĩnh vực mới,

dựa trên sự giao thoa và tương tác của nhiều ngành khoa học khác nhau như kinh tế,

KD, quản trị, marketing, CNTT, hệ thống thông tin, luật...Do vậy đối với TMĐT

nguồn nhân lực lại càng đóng vai trò quan trọng. Trong KD dịch vụ thì yếu tố này

còn quan trọng hơn, tỷ lệ lao động sống trong KD dịch vụ là rất cao bởi rất khó có

thể sử dụng máy móc để tạo ra sản phẩm dịch vụ, mà chủ yếu là lao động chân tay,

đòi hỏi lao động giản đơn.

Page 49: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

34

Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử

Một trong những khâu cơ bản trong quy trình thực hiện TMĐT là khâu thanh

toán. Sự phát triển của hoạt động thanh toán trong TMĐT đã giúp cho hoạt động

thương mại trở nên dễ dàng và là một chu trình khép kín. Thanh toán điện tử có sử

dụng đến các phương tiện điện tử kết nối mạng viễn thông cho nên thanh toán trong

TMĐT cũng có những đặc thù riêng. Trong đó, hoạt động thanh toán điện tử không

nhất thiết phải gắn liền với một ngân hàng hay tổ chức tài chính truyền thống mà có

thể thông qua một tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng. Các

phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến hiện nay bao gồm: Thẻ thanh toán; thẻ

thông minh; ví điện tử; tiền điện tử; thanh toán qua điện thoại di động; séc điện tử;

thẻ mua hàng; chuyển tiền điện tử...

Mở rộng hợp tác quốc tế về thương mại điện tử

Chính phủ và các cơ quan quản lý và phát triển TMĐT đã triển khai các

chương trình hợp tác quốc tế với các nước tiên tiến như: Mỹ, Na Uy, Nhật Bản,

Thái Lan...và các công ty toàn cầu về TMĐT như: Visa Inc., Google...Đặc biệt là

đối với công ty Visa - công ty về thẻ thanh toán điện tử toàn cầu, có trụ sở đóng tại

California, Mỹ - đã cam kết trong việc hỗ trợ phát triển thanh toán điện tử ở Việt

Nam; hỗ trợ phát triển ngành thương mại điện tử và triển khai đề án thanh toán

không dùng tiền mặt. Bộ Công Thương cũng đã xác định thanh toán điện tử và

chuyển phát hàng hóa là hai hạ tầng quan trọng cần phải được đầu tư, phát triển,

trong đó đặc biệt là các giải pháp thanh toán điện tử phải tạo được niềm tin, từ đó

thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người tiêu dùng hiện nay.

Đối với các DNDV có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các

nước khác về đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ, chính sách, pháp luật. Trong hợp

tác đa phương cần ưu tiên hợp tác với các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế và

khu vực như WTO, APEC, ASEAN, ASEM và các tổ chức chuyên trách về thương

mại của UN như UNCTAD, UNCITRAL, AFACT. Trong hợp tác song phương cần

ưu tiên hợp tác với các nước tiên tiến về TMĐT và có quan hệ thương mại mật thiết

với Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...[90].

Page 50: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

35

1.2.2. Cấp độ phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

1.2.2.1. Cấp độ phát triển theo chiều sâu

Phát triển hoạt động TMĐT theo chiều sâu được phân thành 6 cấp độ phát triển:

(1) Hiện diện trên mạng; (2) có website chuyên nghiệp; (3) chuẩn bị TMĐT; (4) áp

dụng TMĐT; (5) thương mại điện tử không dây; (6) cả thế giới trong một máy tính.

Cấp độ 1 - Hiện diện trên mạng: DN có website trên mạng. Ở mức độ này,

website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về DN và sản phẩm mà không

có các chức năng phức tạp khác.

Cấp độ 2 - Có website chuyên nghiệp: Website của DN có cấu trúc phức tạp

hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người xem có

thể liên hệ với DN một cách thuận tiện.

Cấp độ 3 - Chuẩn bị TMĐT: DN bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua

mạng. Tuy nhiên, DN chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao

dịch trên mạng, các giao dịch còn chậm và không an toàn.

Cấp độ 4 - Áp dụng TMĐT: Website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong

mạng nội bộ của DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can

thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả.

Cấp độ 5 - TMĐT không dây: DN áp dụng TMĐT trên các thiết bị không dây

như Smartphone, iPad, Laptop...sử dụng giao thức truyền không dây WAP

(Wireless Application Protocal).

Cấp độ 6 - Cả thế giới trong một máy tính: Chỉ với một thiết bị điện tử, người

ta có thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại

thông tin (hình ảnh, âm thanh, phim…) và thực hiện các loại giao dịch [33].

1.2.2.2. Cấp độ phát triển theo chiều rộng

Phát triển TMĐT theo chiều rộng được phân thành 3 cấp độ phát triển: (1)

Thương mại thông tin; (2) thương mại giao dịch; (3) thương mại tích hợp

Cấp độ 1 - Thương mại thông tin (i-commerce, i = information: thông tin): DN

có website trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ... Các hoạt động

mua bán vẫn thực hiện theo cách truyền thống.

Page 51: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

36

Cấp độ 2 - Thương mại giao dịch (t-commerce, t = transaction: giao dịch): DN

cho phép thực hiện giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên mạng, có thể bao

gồm cả thanh toán trực tuyến.

Cấp độ 3 - Thương mại tích hợp (c-business, c = colaborating, connecting: tích

hợp, kết nối): Website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của

DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con

người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả [34].

1.2.3. Chỉ số phát triển thƣơng mại điện tử

Chỉ số thương mại điện tử (e-Business Index - EBI) của hiệp hội TMĐT Việt

Nam được xây dựng dựa trên phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng TMĐT của

trung tâm phát triển quốc tế thuộc Đại học Harvard. Phương pháp này xem xét mức

độ ứng dụng TMĐT dựa trên bốn nhóm tiêu chí lớn là nguồn nhân lực và hạ tầng

ICT; giao dịch giữa DN và người tiêu dùng (B2C); giao dịch giữa DN với DN

(B2B) và dịch vụ công trực tuyến (Government to Business - G2B).

Mỗi nhóm tiêu chí được đánh giá theo thang điểm 100 với hai chữ số thập

phân và được gán một trọng số. Tổng điểm theo trọng số của cả bốn nhóm là cơ sở

để đánh giá, phân loại mức độ ứng dụng TMĐT của mỗi địa phương.

Trong từng nhóm, mỗi tiêu chí cũng được cho điểm theo thang điểm 100 và

gán cho các trọng số để thể hiện tầm quan trọng của tiêu chí trong nhóm tương ứng.

Các trọng số cho từng nhóm cũng như các tiêu chí trong mỗi nhóm giữ ổn

định trong vài năm để thuận lợi cho việc so sánh. Về dài hạn, căn cứ theo thực tiễn

phát triển TMĐT ở Việt Nam có thể điều chỉnh các trọng số này.

Nhóm 1: Nguồn nhân lực và hạ tầng ICT - trọng số nhóm: 20%

Bao gồm: Nguồn nhân lực: trọng số 50%; máy tính và kết nối Internet - trọng

số 45%; đầu tư cho ICT - trọng số 5%.

Nhóm 2: Giao dịch B2C - trọng số nhóm: 30%

Bao gồm: Sử dụng email trong bán hàng - trọng số 25%; sử dụng website

trong KD - trọng số 40%; sử dụng các sàn TMĐT - trọng số 15%; thanh toán điện

tử - trọng số 15%; bảo vệ thông tin khách hàng - trọng số 5%.

Nhóm 3: Giao dịch B2B - trọng số nhóm: 30%

Page 52: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

37

Bao gồm: Ứng dụng các phần mềm ứng dụng và bảo mật thông tin - trọng số

20%; nhận đơn đặt hàng trực tuyến - trọng số 35%; đặt hàng trực tuyến - trọng số

35%; hiệu quả KD trực tuyến - trọng số 10%.

Nhóm 4: Dịch vụ công trực tuyến - trọng số nhóm: 20%

Nhóm này bao gồm 3 phân nhóm sau:

Phân nhóm các tiêu chí từ điều tra EBI - trọng số 60%

Cho điểm theo điều tra chỉ số TMĐT, tổng hợp và cho điểm theo thang điểm

100. Trong đó: Thường xuyên tra cứu thông tin trên các website của các cơ quan

nhà nước Trung ương và địa phương - trọng số 20%; sử dụng các dịch vụ công trực

tuyến liên quan tới KD như các thủ tục đăng ký, cấp phép, khai báo - trọng số 40%;

tìm kiếm thông tin liên quan tới đấu thầu trên các website của các cơ quan nhà nước

- trọng số 10%; lợi ích của các dịch vụ công trực tuyến - trọng số 30%.

Phân nhóm từ cuộc điều tra PCI - trọng số 30%

Trong phiếu điều tra PCI có hai câu hỏi liên quan tới cung cấp thông tin trên

website các địa phương. Trong cơ sở dữ liệu công bố trên www.pcivietnam.org, kết

quả có được từ hai câu hỏi này được tổng hợp với tiêu chí độ mở của trang web của

tỉnh với thang điểm là 20, năm 2010 biến thiên từ 0 tới 19 theo từng tỉnh, năm 2011

từ 9 tới 20. Tổng hợp thông tin theo từng tỉnh, cho điểm theo thang 100.

Phân nhóm từ xếp hạng dịch vụ công trực tuyến trên website các tỉnh do Bộ

Thông tin và Truyền thông (TTTT) tiến hành: trọng số 10%. Xếp hạng này cơ bản

mới đo khía cạnh cung cấp các dịch vụ công trên website, chưa phản ảnh mức độ sử

dụng của các DN và hiệu quả sử dụng các dịch vụ công này [3].

1.2.4. Mô hình nghiên cứu TOE (Technology - Organization - Environment)

Mô hình TOE được khá nhiều tác giả trên thế giới dùng để nghiên cứu các yếu

tố tác động đến việc ứng dụng một lĩnh vực nào đó trong thực tế đối với các tổ

chức, các DN…Qua nghiên cứu tài liệu, tác giả thống kê một số yếu tố trong mô

hình TOE liên quan đến TMĐT một cách tổng quan như ở bảng 1.2.

Page 53: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

38

Bảng 1.2: Khung khái niệm về mô hình TOE

Các yếu tố

trong TOE Nội dung các yếu tố

Các tác giả nghiên cứu liên

quan

Technology Kỹ thuật về TMĐT như thuật toán,

các ứng dụng bảo mật, hệ thống

thanh toán, hệ thống thông tin, thái

độ hướng đến việc cải tiến quy trình

để ứng dụng CNTT, TMĐT.

Karahanna, Lefebvre (1996);

Prekumar and Roberts

(1999); Straub and Chevany

(1999); Thong (1999).

Organization Qui mô, cấu trúc, mô hình tổ chức,

nguồn lực, chiến lược của DN, kiến

thức của đội ngũ nhân viên trong

DN.

Chieochan at al (2000);

Grover and Goslar (1993);

Iacovou et al (1995); Yap et

al (1992); Huy and Filiatrault

(2006).

Environment Chính sách của chính phủ, các yếu

tố văn hóa, môi trường kinh tế, cơ

sở vật chất, hạ tầng mạng lưới.

Cui et al (2008); Teo and Tan

(2000).

Nguồn: Lê Văn Huy (2012), Danang University of Economics, Vietnam

1.3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển thƣơng mại điện tử trong doanh

nghiệp dịch vụ

1.3.1. Yếu tố liên quan đến công nghệ (Technology)

1.3.1.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ doanh nghiệp ứng dụng

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ là một trong những điều kiện cần thiết cho

sự phát triển của hệ thống TMĐT. Bởi muốn phát triển, ứng dụng được các phần

mềm TMĐT, đòi hỏi phải có hệ thống phần cứng phù hợp để truyền dẫn thông tin.

Bên cạnh đó, sự phát triển của TMĐT trong DN chính là phụ thuộc phần lớn vào

các điều kiện mà DN chú trọng để phát triển nó. Các điều kiện đó phải kể tới đầu

tiên đó là cơ sở mạng của TMĐT hay hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ.

Đó là cách mà TMĐT dựa vào để hoạt động. Trong đó, mạng máy tính là nền tảng

kỹ thuật hỗ trợ cho sự thành công hay thất bại của các giao dịch trực tuyến. Với

các kiểu hình kết nối như WAN, LAN…phù hợp với không gian địa lý hay mục

đích sử dụng. Ngoài ra, hệ thống mạng nội bộ hỗ trợ DN chia sẻ các thông tin và

dữ liệu cho các phòng, ban hay bộ phận trong nội bộ DN [7].

Page 54: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

39

1.3.1.2. An toàn và bảo mật trong các giao dịch thương mại điện tử

Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu đều ở

dạng số hóa, đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn. Mất tiền, lừa

đảo, lấy trộm hoặc thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu... là các rủi ro ngày càng lớn

không chỉ đối với người KD mà cả với người quản lý, với từng quốc gia, vì các hệ

thống điện tử có thể bị các tin tặc (hacker) xâm nhập. Do vậy muốn phát triển TMĐT

thì DN cũng như các tổ chức trong nền kinh tế cần phải chú ý tới vấn đề an toàn, bảo

mật cho các giao dịch thương mại được thực hiện [52].

1.3.1.3. Hệ thống thanh toán của doanh nghiệp được tự động hóa

Phương thức thanh toán là vấn đề quan trọng và rất nhạy cảm trong giao dịch

thương mại. TMĐT chỉ có thể thực hiện được thực tế và có hiệu quả khi đã tồn tại

một hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao, cho phép tiến hành

thanh toán tự động mà không phải dùng đến tiền mặt. Trong KD bán lẻ, vai trò của

thẻ thông minh (Smart Card) là rất quan trọng. Khi chưa có hệ thống này, TMĐT

chỉ giới hạn ở khâu trao đổi tin tức, còn việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ vẫn phải

kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện thanh toán truyền

thống. Hiệu quả do đó sẽ thấp và không đủ bù đắp chi phí trang bị phương tiện

TMĐT. Do vậy, muốn phát triển TMĐT đòi hỏi một hệ thống thanh toán phát triển

đủ mạnh và được tự động hóa cao [20].

1.3.2. Yếu tố liên quan đến tổ chức doanh nghiệp (Organization)

1.3.2.1. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định cho sự thành công của bất cứ hoạt

động nào. Nguồn nhân lực có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển TMĐT. Yếu tố

con người liên quan tới TMĐT gồm nhân lực nghiệp vụ và nhân lực kỹ thuật.

Về nhân lực nghiệp vụ, đây là bộ phận sẽ ứng dụng TMĐT vào hoạt động

SXKD của DN. Bộ phận này phải am hiểu kiến thức về nghiệp vụ thương mại,

ngoại thương, sử dụng tốt ngoại ngữ trong giao dịch với đối tác nước ngoài và nắm

rõ các kiến thức về TMĐT.

Về nhân lực kỹ thuật, đây là bộ phận kỹ thuật đảm bảo cho hệ thống CNTT

hoạt động ổn định, có khả năng khắc phục các sự cố và phát triển các tiện ích, công

cụ kỹ thuật mới đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động giao dịch thông qua

các phương tiện điện tử [8].

Page 55: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

40

1.3.2.2. Nhận thức của doanh nghiệp về thương mại điện tử

Đây là yếu tố được đánh giá là phải đi trước một bước để phát triển TMĐT.

Một DN muốn ứng dụng và phát triển TMĐT thì phải nhận thức một cách đúng đắn

về bản chất, vai trò, mô hình và hình thức hoạt động của TMĐT để qua đó có một

chiến lược và kế hoạch đúng đắn cho việc áp dụng TMĐT vào hoạt động KD tại

DN mình cũng như có một sự đầu tư thích đáng cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, một

số DNDV trong vùng KTTĐMT chưa thật sự quan tâm, chưa thấy được lợi ích thực

sự mà ứng dụng TMĐT mang lại đối với hoạt động SXKD, nên việc đầu tư cho

TMĐT chưa thực sự đúng mức [33].

1.3.3. Yếu tố liên quan đến môi trƣờng (Environment)

1.3.3.1. Môi trường pháp lý

Sự phát triển của TMĐT gắn liền với sự phát triển và hội nhập môi trường

pháp lý của từng quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, vấn đề xây dựng

một hành lang pháp lý cho sự phát triển TMĐT nói chung và TMĐT trong DNDV

nói riêng là rất cấp thiết. Vấn đề là cần phải có một khuôn khổ pháp lý để điều

chỉnh các vấn đề mới nảy sinh liên quan tới các giao dịch TMĐT.

Các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng khuôn khổ pháp lý điều chỉnh

thương mại truyền thống hiện tại không đủ để đáp ứng yêu cầu của TMĐT và hệ

thống luật hiện tại dựa trên cơ sở sử dụng văn bản chứng thực bằng giấy tờ và chữ ký

tay làm cơ sở pháp lý là trở ngại lớn cho sự phát triển của thương mại quốc tế nói

chung và TMĐT nói riêng trong tương lai. Do vậy cần có một số điều chỉnh cho phù

hợp với hoàn cảnh thực tiễn hơn như các điều chỉnh liên quan tới luật thương mại với

yêu cầu về văn bản, về chữ ký, về văn bản gốc được áp dụng trong TMĐT [31].

1.3.3.2. Môi trường nguồn nhân lực

Hoạt động TMĐT liên quan tới mọi con người, từ người tiêu dùng đến người

sản xuất, phân phối, các cơ quan chính phủ, các nhà công nghệ. Việc áp dụng

TMĐT tất yếu đòi hỏi đa số người lao động phải có kỹ năng thực tế ứng dụng

CNTT một cách có hiệu quả, có thói quen làm việc trên máy tính, trên mạng máy

tính và cần phải có một đội ngũ chuyên gia đủ mạnh về CNTT. Do vậy muốn phát

triển TMĐT, đặc biệt là TMĐT trong các DNDV đòi hỏi yếu tố nguồn nhân lực vô

cùng cấp thiết. Nếu môi trường nguồn nhân lực không đủ khả năng thích ứng, nhận

Page 56: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

41

thức và nắm bắt các vấn đề cơ bản và then chốt của hoạt động TMĐT, thì sẽ không

thể mong chờ một sự phát triển cao của các ứng dụng TMĐT vào hoạt động KD của

các DN trong nền kinh tế [33].

1.3.3.3. Môi trường kỹ thuật, hạ tầng logistics

Trong thời đại khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mỗi

công nghệ mới phát sinh sẽ thay thế cho các công nghệ trước đó, đây là yếu tố có

ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của TMĐT. Việc ứng dụng khoa học công

nghệ vào hoạt động thương mại làm thay đổi nhanh chóng phương thức và cung

cách phục vụ khách hàng như giao nhận, thanh toán, mua bán, đặt hàng, kiểm tra,

kiểm kê…Cơ sở hạ tầng logistics cả phần cứng lẫn phần mềm là nhân tố quan trọng

nhằm thúc đẩy TMĐT phát triển [15].

Do TMĐT hoạt động dựa trên các phương tiện điện tử nên hạ tầng cơ sở CNTT

và truyền thông có một vai trò nền tảng quan trọng cho các ứng dụng của TMĐT.

Nếu như trước kia mới chỉ có các phương tiện truyền thông đơn giản như điện thoại,

fax…thì ngày nay hạ tầng công nghệ cao như Internet, di động…đã phát triển nhanh

đến chóng mặt. Một DN có thể quảng bá website bán hàng của mình một cách rộng

rãi và khai thác triệt để các tiện ích từ việc ứng dụng hệ thống TMĐT này [33].

1.3.3.4. Môi trường hội nhập quốc tế

Thế giới hiện nay có thể nhận thấy rõ sự toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh

tế là tất yếu. Nó thể hiện ở việc các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang giảm

dần và sẽ bị xóa bỏ theo các cam kết song phương và đa phương. Các DN có quyền

KD tự do ở mọi thị trường, trên các lĩnh vực được cam kết, không có sự phân biệt

đối xử. Xu thế này đòi hỏi các DN phải quan tâm nghiên cứu, ứng dụng và phát

triển TMĐT để có thể cạnh tranh và thâm nhập một cách hiệu quả vào thị trường tự

do có tính chất toàn cầu. Bên cạnh đó, các khu vực kinh tế thương mại hiện nay

đã trở thành trào lưu chung ở khắp các châu lục. Nhiều khu vực mậu dịch tự

do được hình thành (AFTA, NAFA, ACFTA, APEC, TPP) đã tạo cho hoạt

động thương mại của các quốc gia trong khu vực được tiến hành một cách tự

do. Việc thực hiện tự do hóa thương mại khu vực đang trở thành tiền đề quan

trọng cho việc hình thành một thị trường tự do toàn cầu [34].

Page 57: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

42

1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thƣơng mại điện tử và bài học cho

doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thƣơng mại điện tử

Kinh nghiệm từ doanh nghiệp Mỹ

Mỹ được coi là quốc gia có TMĐT mạnh nhất trong giai đoạn hiện nay

(Forrester Research, 2014) và có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển TMĐT thế

giới. Người dân Mỹ, chính phủ Mỹ, các DN Mỹ luôn đi đầu trong cuộc cách mạng

thương mại mới mẻ này. Một số kinh nghiệm phát triển TMĐT trong các DN tại thị

trường Mỹ như sau:

Thứ nhất, DN Mỹ luôn chủ động nắm bắt cơ hội do thời đại kỹ thuật số mang

lại, nhận biết được tầm quan trọng vô cùng to lớn của TMĐT trong hoạt động KD,

từ năm 1995 các công ty hàng đầu ở Mỹ đã lập các website, đến năm 1999 thì các

giao dịch qua Internet đã được thực hiện. TMĐT đã xâm nhập vào nền kinh tế Mỹ

với một tốc độ chóng mặt cả về chất và lượng. Nhiều DN tiến hành toàn bộ các hoạt

động KD qua mạng Internet như eBay, Amazon, Halt...

Thứ hai, DN chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, để chuẩn bị tốt

cho số hoá hoạt động KD của mình, các DN Mỹ luôn coi trọng vấn đề về nguồn

nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật cho TMĐT. Một thuận lợi cho các DN Mỹ đó là sự

quan tâm của chính phủ Mỹ về vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội cho sự phát

triển TMĐT. Mỹ tăng tiền đầu tư vào trung tâm công nghệ cộng đồng (CTC) từ 10

triệu USD/năm, hiện nay là khoảng 32,5 triệu USD/năm.

Thứ ba, DN tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có, người tiêu dùng Mỹ rất

thích phương cách thanh toán tự do, đặc biệt bằng thẻ tín dụng. Một báo cáo do

nhóm Metagroup của Mỹ đã chỉ ra rằng Mỹ nằm trong top 4 nước phát hành thẻ tín

dụng nhiều nhất thế giới và là nước có mức độ sử dụng thẻ tín dụng nhiều nhất.

Điều này thật sự có ý nghĩa và thực tế thanh toán trực tuyến trong TMĐT của người

tiêu dùng đều phải cần đến thẻ tín dụng. Ngoài ra, theo Forrester Research, trung

bình cứ một người dân Mỹ mua sắm trên mạng thì có khoảng 250 USD được thanh

toán trực tuyến [13].

Thứ tư, DN luôn coi trọng và đặt vấn đề an ninh mạng, bảo mật lên hàng đầu,

TMĐT là một hình thức KD hoàn toàn mới lạ, nó mang lại nhiều cơ hội và cũng đem

Page 58: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

43

đến nhiều thách thức. TMĐT đem lại sự tiện lợi vô cùng lớn cho khách hàng là thông

tin về DN được công khai hóa; mua bán, giao dịch được thực hiện hoàn toàn trên

mạng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí; thay vì dự trữ tiền mặt trong nhà để thanh

toán giao dịch thì người tiêu dùng có thể thanh toán trực tiếp bằng thẻ hoặc tài khoản

ngân hàng... [38].

Thứ năm, DN luôn tập trung tìm hiểu kỹ và quan tâm góp ý cho khung pháp lý

Internet và TMĐT, DN và người dân Mỹ rất quan tâm tới việc góp ý cho chính phủ

trong việc ban hành khung pháp lý cho sự phát triển TMĐT. Các góp ý liên quan tới

việc làm thế nào để đưa ra các văn bản luật, chính sách điều chỉnh phù hợp, theo kịp

sự phát triển CNTT, Internet và TMĐT. Từ đó, chính phủ bám sát nhu cầu đòi hỏi

thực tế và tạo điều kiện, cơ hội cho TMĐT phát triển. DN chính là cánh tay đắc lực

của chính phủ, phản ánh kịp thời những nhu cầu phát triển, những vấn đề còn tồn tại,

giúp chính phủ đề ra các chính sách cũng như các điều chỉnh sửa đổi cần thiết [13].

Cục thống kê dân số, bộ Thương mại Mỹ công bố doanh thu bán lẻ trực tuyến

tính đến quý 3 năm 2014 đạt 224,3 tỷ USD, ước tính tổng doanh thu bán lẻ năm

2014 sẽ đạt 305,5 tỷ USD. Vào quý 3 năm 2014, doanh thu bán lẻ thương mại trực

tuyến ước tính tăng 4% so với quý 2và tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu bán lẻ trực tuyến quý 3 năm 2014 chiếm 6,1% tổng giá trị bán lẻ quý 3

của Mỹ [4].

Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt năm năm 2014

Hình 1.1: Doanh số thƣơng mại điện tử bán lẻ Mỹ tính đến quý 3/2014

Page 59: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

44

Kinh nghiệm từ doanh nghiệp Nhật Bản

Vào các năm 1999 đến 2000, thế mạnh phát triển TMĐT của Nhật được thể

hiện rõ ràng. Việc sử dụng đa dạng các hình thức chuyển phát tại nhà hoặc sự liên

kết với các cơ sở hạ tầng phân phối cao độ trên đất nước Nhật đã tạo ra cho TMĐT

ở Nhật mang đặc trưng riêng của mình. Một số kinh nghiệm của Nhật về phát triển

TMĐT trong việc cung cấp các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như sau:

Thứ nhất, các DN tập trung ứng dụng TMĐT đối với các sản phẩm, dịch vụ có

tính đặc thù riêng biệt, nhất định. Đây là những hàng hóa có khả năng thích ứng cao

với các ứng dụng TMĐT, có thể tác động tương hỗ. Từ đó giúp phát huy được nhiều

hay ít các ưu điểm của TMĐT. DN Nhật lựa chọn sản phẩm dịch vụ đó để tập trung

nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để áp dụng TMĐT một cách hữu ích nhất.

Thứ hai, các DN áp dụng TMĐT với những sản phẩm hàng hóa trên cơ sở nghiên

cứu sự phù hợp của nó với TMĐT dựa trên cơ cấu ưu tiên của từng ngành nghề, mặt

hàng, cách thức lưu thông của hàng hóa, dịch vụ đó tới thị trường và người tiêu dùng.

Thứ ba, để tăng năng lực cạnh tranh trong một môi trường KD ngày càng khắc

nghiệt, điều này đòi hỏi các DN Nhật phải tìm cách đưa các sản phẩm mới tới người

tiêu dùng nhanh chóng nhất. Đây chính là môi trường thuận lợi có ảnh hưởng nhất

định tới sự phát triển TMĐT tại Nhật. Điều này vô hình chung đã thúc đẩy hoạt

động TMĐT phát triển.

Thứ tư, các DN Nhật Bản luôn biết tận dụng các ưu thế, thế mạnh của quốc gia

mình để phát triển TMĐT. Bởi, ở Nhật các phương tiện thông tin rất đa dạng, phong

phú, hầu hết hệ thống điện thoại di động đều được kết nối Internet, nó góp phần giúp

DN và khách hàng tới gần nhau hơn trên cơ sở tiếp cận các ứng dụng điện tử.

Thứ năm, các DN Nhật cũng chú trọng xây dựng mạng lưới cung cấp, phân

phối và thanh toán các sản phẩm rộng khắp và hoạt động với cường độ cao. Các

dịch vụ chuyển phát tại nhà của một số hãng vận tải, dịch vụ đổi tiền hay chuyển

phát nhanh tận nhà đều gia tăng một cách nhanh chóng tại Nhật. Mạng lưới này

hoạt động rộng khắp trên đất nước Nhật thường xuyên, liên tục suốt 24/24h.

Kinh nghiệm từ doanh nghiệp Singapore

Công cuộc tin học hoá ở Singapore bắt đầu từ những năm 80 với khá nhiều dự

án như: Dự án tin học hoá quốc gia (tin học hóa tất cả các ngành công nghiệp, phát

Page 60: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

45

triển CNTT một cách rộng rãi để giúp mọi người dân bước đầu làm quen với

CNTT, xây dựng một cơ sở hạ tầng mới) được thực hiện năm 1981; dự án CNTT

quốc gia năm 1986... Cuối những năm 80, Singapore bắt đầu xây dựng mạng lưới

truyền thông tốc độ cao trên toàn quốc và cung cấp các dịch vụ ứng dụng máy tính.

Năm 1996, Singapore đã đầu tư 82 triệu đô Mỹ để xây dựng mạng lưới băng thông

rộng quốc gia đầu tiên trên thế giới mang tên Singapore One. Mạng lưới này đóng

vai trò hết sức quan trọng như một dây thần kinh xương sống của quốc đảo, gồm 7

tầng: mạng quốc gia và tầng trạm; cung cấp máy tính và quản lý; tầng dịch vụ cơ

bản, tầng các dịch vụ công cộng; tầng các dịch vụ ứng dụng; tầng quản lý hệ thống

và an ninh; tầng giao diện con người và môi trường.

Với những nỗ lực phát triển TMĐT, Singapore đã đạt được những thành tựu

đáng kể trong giai đoạn đầu phát triển thương mại trên nền tảng kỹ thuật số khi giá

trị TMĐT B2B giữa các DN với nhau đã tăng tới 110 tỷ USD. Ba lĩnh vực phát

triển mạnh nhất trong năm 2014 của TMĐT B2B Singapore là tài chính ngân hàng,

bán buôn, bán lẻ và sản xuất. Các nước và vùng lãnh thổ chính đã thực hiện hoạt

động TMĐT B2B với Singapore bao gồm Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Trung

Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản [77].

Kinh nghiệm từ doanh nghiệp Trung Quốc

Trung Quốc là đại diện cho các quốc gia đang phát triển về phát triển và ứng

dụng TMĐT vào hoạt động KD. Đối với thị trường Trung Quốc, trong những năm

qua, TMĐT phát triển rất mạnh mẽ nó đang dần thay đổi thói quen mua sắm của

người tiêu dùng tại các vùng nông thôn. Chỉ trong năm 2014 con số giao dịch mua

bán hàng hóa từ các vùng nông thôn Trung Quốc lên tới 100 tỷ NDT, tương đương

gần 18 nghìn tỷ đồng. Nhận thấy nguồn tiềm năng này, nhiều tập đoàn TMĐT

Trung Quốc đang nỗ lực chuyển hướng sang tập trung các vùng nông thôn.

Báo cáo tình hình thị trường TMĐT Trung Quốc năm 2014 của eMarketer cho

biết, doanh thu bán lẻ trực tuyến tại nước này tăng trưởng 63,9% so với năm trước,

ước tính đạt 217,39 tỷ USD. Theo báo cáo số liệu số 33 về sự phát triển của Internet

của Trung tâm Mạng lưới thông tin Internet Trung Quốc, số lượng người mua hàng

trực tuyến 2014 ở nước này là 302 triệu người. Theo một khảo sát của Group M vào

tháng 6/2014 cũng cho biết gần 75% người mua hàng trực tuyến nói rằng họ thích

mua trực tuyến hơn mua sắm ở các cửa hàng truyền thống [4].

Page 61: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

46

Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt năm năm 2014

Hình 1.2: Doanh số thƣơng mại điện tử bán lẻ Trung Quốc giai đoạn 2013-2018

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng

điểm miền Trung

Thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu, nhiều dự báo cho

thấy TMĐT sẽ bùng nổ trong tương lai. Theo báo cáo của eMarketer, một hãng

nghiên cứu đến từ Mỹ, công bố tháng 12/2014 cho thấy dịch vụ Internet ở Việt Nam

đang phát triển chóng mặt, một phần lớn là nhờ sự sôi động của thị trường điện

thoại và cơ sở hạ tầng được đầu tư đúng mức. Đến tháng 12/2015, Việt Nam có

khoảng 36,26 triệu thuê bao Internet, tỷ lệ truy cập là 52% và 122,61 triệu thuê bao

di động, trong đó 40% là smartphone. TMĐT tại Việt Nam là một không gian đông

đúc với rất nhiều người tham gia. Mặc dù kinh tế vĩ mô đang bị ảnh hưởng, thế

nhưng tăng trưởng ở thị trường di động và Internet vẫn tiếp tục diễn ra, đặc biệt là

khi chi phí truy cập Internet và cước thuê bao điện thoại đang giảm dần.

Từ kinh nghiệm phát triển TMĐT của các nước trên thế giới, các DNDV vùng

KTTĐMT cần rút ra các kinh nghiệm để phát triển TMĐT của mình như sau:

Thứ nhất, các DNDV cần chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ để

phục vụ cho việc kết nối Internet, giải quyết các vấn đề liên quan đến quy trình nội

bộ, ứng dụng CNTT trong sản xuất và KD.

Thứ hai, các DNDV cần tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có. Đối với các

DVDV vùng KTTĐMT có những lợi thế liên quan đến kinh tế biển, con đường di

sản văn hóa, sự giao thương với các nước bạn Lào, Campuchia…để từ đó ứng dụng

TMĐT vào lĩnh vực KD của mình.

Page 62: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

47

Thứ ba, các DNDV luôn coi trọng và đặt vấn đề an ninh mạng, bảo mật lên

hàng đầu. TMĐT là một hình thức KD hoàn toàn mới lạ, nó mang lại nhiều cơ hội và

cũng đem đến nhiều thách thức. Hiện nay, theo chủ trương của chính phủ về việc kê

khai thuế, nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội, thực hiện một số dịch vụ công qua mạng…đi

kèm với các giao dịch này là sử dụng chữ ký số nhằm đảm bảo tính bảo mật.

Thứ tư, DNDV ngoài việc ứng dụng mạnh TMĐT trong KD của mình cũng

cần tập trung tìm hiểu kỹ và quan tâm góp ý cho khung pháp lý Internet và TMĐT

của chính phủ. Các thông tin góp ý từ thực tế kinh doanh của DNDV là cơ sở vững

chắc cho các nhà hoạch định chính sách ban hành luật và các văn bản dưới luật,

đóng góp cho môi trường KD TMĐT được bình đẳng và thông thoáng.

Thứ năm, các DNDV cần chú trọng xây dựng mạng lưới cung cấp, phân phối và

thanh toán các sản phẩm rộng khắp và hoạt động với cường độ cao trong khu vực vùng

KTTĐMT. So với các vùng khác, vùng KTTĐMT có lợi thế nằm trên trục đường quốc

lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, nếu biết liên doanh, liên kết chặt sẽ đem lại lợi ích rất

lớn trong chi phí vận tải, phân phối hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả KD.

1.4.3. Thƣơng mại điện tử trên nền tảng di động là hƣớng phát triển mới của

thƣơng mại điện tử trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam

Tại chuỗi sự kiện Mobile Day 2016 diễn ra tại TP HCM, Đà Nẵng và Hà Nội

từ ngày 18/6 tới 2/7/2016, ông Trần Hữu Linh - Cục trưởng TMĐT và CNTT, Bộ

Công Thương cho rằng: “Thương mại điện tử trên nền tảng di động là hướng phát

triển tất yếu của thương mại điện tử”.

Nguồn: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/thuong-mai-dien-tu

Hình 1.3: Ông Trần Hữu Linh trình bày về tầm quan trọng của TMĐT trên

nền tảng di động tại chuỗi sự kiện Mobile Day 2016

Page 63: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

48

Hiện trên toàn thế giới có khoảng 7,4 tỷ thiết bị di động, 2,16 tỷ người dùng

Smartphone. Tại Việt Nam có khoảng 45 triệu người dùng Internet và 35 triệu

người dùng Smartphone cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh

cùng kết nối di động.

Theo Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2015 do Cục TMĐT và CNTT công bố,

45% người dùng tìm kiếm thông tin mua hàng qua điện thoại nhiều hơn một lần trong

ngày và có tới 27% người tiêu dùng đã từng đặt hàng qua điện thoại di động.

Smartphone và Internet di động ngày càng phổ biến, người dùng thích mua sắm qua

mạng, công nghệ thanh toán trên di động phát triển và tăng độ an toàn cho người dùng

cá nhân sẽ thúc đẩy TMĐT trên nền tảng di động bùng nổ trong thời gian tới. Đại diện

của hãng Google nhận xét, điện thoại thông minh trở thành chìa khóa tiếp cận khách

hàng mới, đồng thời là kênh tạo ra doanh thu trực tuyến cao. Nếu như năm 2015, doanh

thu từ kênh di động ở Việt Nam chỉ chiếm 25% thì tỷ lệ này năm 2016 sẽ gần 50%.

Cùng với tìm kiếm, tiếp thị trên nền tảng di động (online marketing) là một

yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh doanh trực tuyến. Do đó, sau loạt sự kiện Mobile

Day, vào tháng 8/2016, VECOM sẽ tổ chức Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến (VOMF)

nhằm giúp DN triển khai hiệu quả hơn các giải pháp tiếp thị trực tuyến, đặc biệt là

tiếp thị trên nền tảng di động.

Hãng nghiên cứu thị trường Nielsen công bố, năm 2015, 70% trong số những

người Việt có điện thoại di động ở thành phố sở hữu Smartphone. Tỷ lệ này ở khu

vực nông thôn là 40%. Có tới 91% người truy cập Internet có Smartphone, trong khi

tỷ lệ này với máy tính để bàn là 75%. Từ năm 2015, điện thoại thông minh sử dụng

nhiều nhất để truy cập mạng, tạo nền tảng cho các hoạt động liên quan tới mua sắm

trực tuyến phát triển.

Kết quả cuộc khảo sát thực hiện bởi Bain & Company và Google đến năm

2020, doanh số bán lẻ trực tuyến tại Đông Nam Á (ASEAN) có thể vươn đến

ngưỡng 70 tỷ USD dù mức hiện tại chỉ là 6 tỷ USD. Mức độ thâm nhập bán lẻ trực

tuyến ở Đông Nam Á dưới 4% tổng tiêu dùng bán lẻ - thấp hơn so với các thị

trường khu vực khác, tuy nhiên khả năng tăng tốc lại đột biến, có thể từ mốc 6 tỷ

USD vọt lên 70 tỷ USD.

Page 64: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

49

CHƢƠNG 2. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia gồm

một số tỉnh, thành phố hội tụ được các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có

tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả

nước. Hiện nay, trên cả nước có 4 vùng KTTĐ là vùng KTTĐ Bắc Bộ, KTTĐ miền

Trung, KTTĐ phía Nam và KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tổng số 24

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, vùng KTTĐ miền Trung, được

thành lập theo QĐ số 1018/1997/QĐ-TTg, ngày 29/11/1997 của Thủ tướng Chính

phủ bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng

Ngãi. Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý

quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, trong đó vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

(KTTĐMT) gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế (TT-Huế), Đà Nẵng, Quảng

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đến năm 2009, Vùng KTTĐ miền Trung có diện

tích tự nhiên là 27.976,7 km2, chiếm khoảng 8,4% diện tích tự nhiên của cả nước.

Dân số trung bình năm 2009 là 6,3 triệu người bằng 7,1% dân số cả nước. Dân số

đô thị chiếm 33,1% dân số của vùng (tỷ lệ này của cả nước là 29,6%), có 609 km bờ

biển, vùng KTTĐMT hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao

lưu hàng hóa dịch vụ [79].

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý và địa hình: Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và

phía Nam: phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp

tỉnh KonTum và nước CHDCND Lào và phía Đông giáp biển Đông. Địa hình vùng

KTTĐMT rất đa dạng bao gồm nhiều đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều

ngang theo hướng Đông - Tây. Vùng KTTĐMT có nguồn tài nguyên tương đối đa

dạng, phong phú, có nhiều tiềm năng nổi trội về đất, biển, rừng, khoáng sản, nhất là

tài nguyên du lịch.

Page 65: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

50

Nguồn: http://www.centralinvest.gov.vn

Hình 2.1: Bản đồ phát triển Kinh tế xã hội vùng KTTĐMT

Tài nguyên rừng: Vùng KTTĐMT có trên 1.085 nghìn ha diện tích đất lâm

nghiệp có rừng, chiếm khoảng 38,9% diện tích tự nhiên toàn vùng. Trong đó, rừng tự

nhiên có 860,7 nghìn ha, chiếm 79,3% diện tích rừng của vùng và rừng trồng có

224,9 nghìn ha, chiếm 20,7%. Rừng vùng KTTĐMT phong phú về lâm, thổ sản với

nhiều loại gỗ như: trắc, huỳnh, đinh hương, sến, kiền kiền, gụ, giỗi... Nhìn chung,

rừng vùng KTTĐMT ngoài việc bảo tồn động, thực vật còn có vai trò điều hòa nguồn

nước, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ tham quan, du lịch [21].

Tài nguyên biển: Vùng KTTĐMT trải dọc theo bờ biển dài 609 km, có vùng

lãnh hải lớn với các ngư trường rộng lớn. Biển vùng KTTĐMT có nhiều loại động vật

biển phong phú với hàng trăm giống loài khác nhau, trong đó có nhiều loại hải sản có

trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao. Vùng KTTĐMT còn nổi tiếng bởi nhiều bãi biển tự

nhiên tuyệt đẹp và cảnh quan kỳ thú như Lăng Cô, Cảnh Dương (TT-Huế); Non Nước,

Mỹ Khê (Đà Nẵng); Cửa Đại (Quảng Nam); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Đảo Yến, Hoàng

Hậu (Bình Định)... trong đó bãi biển Mỹ Khê - Non Nước được tạp chí Forbes (Mỹ)

bình chọn là một trong sáu bãi biển đẹp và quyến rũ nhất hành tinh, thuận lợi trong việc

phát triển các loại hình KD du lịch biển. Tổng diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản

của vùng khoảng 65.731 ha, trong đó vùng diện tích nước lợ (phá Tam Giang, Cầu Hai

- TT-Huế) có khoảng 18.920 ha. Hệ thống cảng biển có ý nghĩa rất quan trọng đối với

phát triển kinh tế vùng gồm các cảng Chân Mây, Liên Chiểu, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung

Quất, Quy Nhơn.

Page 66: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

51

Tài nguyên du lịch: Với địa hình phức tạp và đa dạng, vùng KTTĐMT còn

nổi tiếng bởi nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, di tích lịch sử, văn hoá phong phú.

Có thể nói, đây là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh như Bạch Mã, Hải Vân,

Sơn Trà, Bà Nà, núi Chúa, Ngũ Hành Sơn; các bãi tắm Thuận An, Cảnh Dương,

Lăng Cô (TT-Huế), Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng); Cửa Đại (Quảng Nam); Thiên

Ấn, Niêm Hà, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi); Bãi Dài, Bãi Xép (Bình Định). Đặc biệt

Huế là nơi có cảnh quan thiên nhiên sông núi, rừng, biển rất kỳ thú với nhiều địa

danh nổi tiếng như: sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, cửa Thuận

An, bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương, đầm phá Tam Giang và vẻ đẹp thân thương của

vùng Cố đô... Vì vậy, dịch vụ du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn

trong chiến lược phát triển KTXH của các địa phương trong vùng [21].

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Đặc điểm về dân số và nguồn nhân lực: Năm 2014, dân số các tỉnh vùng

KTTĐMT vào khoảng 6.371 nghìn người, chiếm khoảng 7% dân số Việt Nam với

6 thành phố, 6 quận, 5 thị xã và 44 huyện. Mật độ dân số trên địa bàn vùng phân bố

không đồng đều giữa các huyện nội và ngoại thành. Trên toàn vùng, mật độ dân cư

trung bình 227,9 người/km2 nhưng tại quận Thanh Khê và quận Hải Châu (Đà

Nẵng) mật độ dân số lên tới 19.890 người/km2 và 8.822 người/km2. Trong khi đó,

ở những huyện miền núi như Nam Giang, Tây Giang (Quảng Nam) mật độ không

tới 20 người/km2. Về cơ cấu dân số, toàn vùng có 2.366,9 nghìn cư dân thành thị

chiếm 37% và 4.003,8 nghìn cư dân nông thôn chiếm 63%, trong đó tỷ lệ nữ giới là

51% và nam giới là 49%.

Bảng 2.1: Diện tích, dân số trung bình vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2015

Địa bàn

Diện

tích

(km2)

Dân số (ngàn ngƣời) Tỷ lệ (%)

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 2015/2014

1 2 3 4 5 6 7 8 9=4/3 10=5/4 11=6/5 12=7/6 13=8/7

TT-Huế 5.033 1.091 1.103 1.116 1.128 1.136 1.143 101,1 101,1 101,1 100,7 100,6

Đà Nẵng 1.285 926 951 973 993 1.007 1.029 102,7 102,3 102,0 101,5 102,2

Quảng Nam 10.438 1.428 1.438 1.449 1.460 1.472 1.480 100,7 100,8 100,8 100,8 100,5

Quảng Ngãi 5.153 1.219 1.222 1.228 1.236 1.241 1.248 100,2 100,5 100,7 100,4 100,6

Bình Định 6.050 1.492 1.498 1.502 1.510 1.515 1.519 100,4 100,3 100,5 100,3 100,2

Tổng 27.960 6.155 6.212 6.268 6.328 6.371 6.419 100,9 100,9 101,0 100,7 100,8

* Ghi chú: NGTK năm 2015, xuất bản 2016 chỉ có đến 2015.

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê 2015 các địa phương vùng KTTĐMT

Page 67: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

52

Bảng 2.2: Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên vùng KTTĐMT,

giai đoạn 2010 - 2015

ĐVT: Ngàn người

Đơn vị Năm Tỷ lệ (%)

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 2015/2014

1 2 3 4 5 6 7 8=3/2 9=4/3 10=5/4 11=6/5 12=7/6

TT-Huế 574,3 588,5 597,1 607,0 614,9 623,4 102,5 101,5 101,7 101,3 101,4

Đà Nẵng 454,8 504,6 508,8 533,8 541,2 547,0 110,9 100,8 104,9 101,4 101,1

Quảng Nam 838,7 849,4 868,5 879,9 892,1 900,7 101,3 102,2 101,3 101,4 100,9

Quảng Ngãi 728,9 716,4 725,7 740,8 753,8 670,9 98,3 101,3 102,1 101,8 100,9

Bình Định 861,1 880,5 893,9 907,2 923,3 932,3 102,3 101,5 101,5 101,8 100,3

Tổng 3.457,8 3.539,5 3.594,0 3.668,8 3.725,3 3.764,3 102,4 101,5 102,1 101,5 100,1

* Ghi chú: NGTK năm 2015, xuất bản 2016 chỉ có đến 2015.

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê 2015 các địa phương vùng KTTĐMT

Từ bảng 2.2 cho thấy nguồn nhân lực của vùng KTTĐMT khá dồi dào với hơn

3,7 triệu người (năm 2015). Tỷ lệ tăng lực lượng lao động hàng năm khá cao, nổi

bật là thành phố Đà Nẵng năm 2011 so với 2010 tăng 10,9%, năm 2013 so với 2012

tăng 4,9%, điều này chứng tỏ trong quá trình đô thị hóa và phát triển nhanh chóng

của Đà Nẵng đã thu hút khá nhiều lực lượng lao động từ các nơi khác đến.

Nhờ có nguồn tài nguyên tương đối đa dạng, phong phú, có nhiều tiềm năng

nổi trội về địa lý, tài nguyên và nhân lực; vùng KTTĐMT đã hình thành một hệ

thống đô thị phân bố đều trên lãnh thổ và hệ thống các khu kinh tế, khu công

nghiệp, khu du lịch và dịch vụ. Thành phố Đà Nẵng được bình chọn là thành phố

đáng sống của Việt Nam với tốc độ đô thị hóa cao, quy hoạch đô thị có khoa học.

Nếu năm 2010, GDP của vùng mới đạt 134.648 tỷ đồng (chiếm 4,3% tổng GDP cả

nước) thì đến năm 2015 đã tăng lên 275.936 tỷ đồng (chiếm 6,6%) [61].

Bảng 2.3 cho thấy, năm 2011 vùng KTTĐMT có tốc độ tăng trưởng GDP theo

giá so sánh năm 2010 đạt mức 27,3% (cả nước là 6,24%). Các năm từ 2012 đến 2014

vùng KTTĐMT luôn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng tương ứng là 16,2%; 15,3%;

11,3% (trong đó cả nước: 5,25%; 5,42% và 5,98%). Năm 2015, GDP vùng tăng trưởng

khoảng 8% (cả nước: 6,68%) [84].

Page 68: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

53

Bảng 2.3: Tổng sản phẩm trên địa bàn vùng KTTĐMT theo giá hiện hành

phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2010 - 2015

ĐVT: Tỷ đồng, tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu

Năm

GDP của

cả nƣớc

GDP của

vùng

KTTĐ

miền

Trung

Tỷ lệ

GDP

vùng/GDP

cả nƣớc

(%)

Cơ cấu GDP của vùng KTTĐ

miền Trung

Nông, lâm

nghiệp

và thủy sản

Công nghiệp

và xây dựng Dịch vụ

1 2 3 4=3/2 5 6 7

2010 3.138.063 134.648 4,3 23.169 50.504 60.975

2011 3.333.879 171.447 5,1 29.871 65.989 75.587

Tỷ lệ 2011/2010 106,24 127,3 128,9 130,7 124,0

2012 3.517.909 199.173 5,7 32.492 78.123 88.558

Tỷ lệ 2012/2011 105,25 116,2 108,8 118,4 117,2

2013 3.708.579 229.634 6,2 33.684 93.285 102.665

Tỷ lệ 2013/2012 105,42 115,3 103,7 119,4 115,9

2014 3.930.352 255.469 6,5 34.161 102.744 118.564

Tỷ lệ 2014/2013 105,98 111,3 101,4 110,1 115,5

2015 4.192.900 275.936 6,6 40.902 107.924 127.110

Tỷ lệ 2015/2014 106,68 108,0 119,7 105,0 107,2

* Ghi chú: NGTK năm 2015, xuất bản 2016 chỉ có số liệu đến 2015.

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê 2015 các địa phương vùng KTTĐMT

Cơ cấu kinh tế của vùng KTTĐMT chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng

các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng trong khi tỷ trọng

ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm. Từ năm 2010 đến nay, tỷ

trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng cả về giá trị tương đối và

tuyệt đối. Nếu như năm 2010 tỷ trọng này là 37,5% (50.504 tỷ đồng) thì đến năm

2015 là 39,1% (107.924 tỷ đồng). Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản từ năm

2010 tới nay thay đổi theo hướng tăng giá trị tuyệt đối (từ 23.169 tỷ đồng năm 2010

lên 40.902 tỷ năm 2015) nhưng giảm giá trị tương đối (từ 17,21% năm 2010 xuống

còn 14,82% năm 2015). Tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất, mặc dù giá trị

tương đối tăng không đáng kể từ 45,3% năm 2010 lên thành 46,1% năm 2015

nhưng giá trị tuyệt đối của ngành dịch vụ trong những năm qua tăng hơn 2 lần trong

vòng 5 năm, từ 60.975 tỷ đồng năm 2010 lên 127.110 tỷ đồng năm 2015 [21].

Page 69: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

54

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê 2015 các địa phương vùng KTTĐMT

Hình 2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2015

Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người của vùng

giai đoạn 2010-2015 được cải thiện đáng kể, năm sau luôn cao hơn năm trước (hình

2.3). Theo số liệu thống kê, năm 2010 GDP bình quân đầu người theo giá thực tế mới

chỉ đạt 21,1 triệu đồng, bằng 85,0% so với cả nước (24,8 triệu đồng). Nhưng đến năm

2015, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế của vùng đã tăng lên hơn 2 lần đạt

43,2 triệu đồng, bằng 94,1% so với mức bình quân cả nước (45,9 triệu đồng) [21].

Đơn vị: Triệu đồng/người, giá hiện hành

Nguồn: Tác giả dựa theo số liệu thống kê các tỉnh vùng KTTĐMT

Hình 2.3: GDP bình quân đầu ngƣời vùng KTTĐMT so với cả nƣớc,

giai đoạn 2010 - 2015

Bên cạnh đó, thu nhập tăng lên đã làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng từ 8,8%

năm 2010 xuống còn 8,2% năm 2015. Vùng KTTĐMT phấn đấu mỗi năm giải quyết

hơn 60.000 - 70.000 việc làm mới. Trong giai đoạn từ 2010 đến 2015, các chỉ tiêu kinh

tế chủ yếu tính trên đầu người của vùng KTTĐMT ngày càng được nâng cao [21].

Page 70: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

55

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu chủ yếu tính bình quân đầu ngƣời

vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2015

Năm

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015

GDP theo giá hiện hành Tr.đồng/người/năm 21,1 27,2 31,4 36,5 39,7 43,2

Tổng trị giá Xuất khẩu USD/người/năm 300,0 357,1 450,4 518,9 580, 9 662,9

Tổng trị giá Nhập khẩu USD/người/năm 803,9 1026,9 484,5 530,0 522,8 548,3

Vốn đầu tư xã hội Tr.đồng/người/năm 11,2 12,9 13,5 13,9 15,9 18,2

* Ghi chú: NGTK năm 2015, xuất bản 2016 chỉ có số liệu đến 2015.

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa theo số liệu thống kê của các tỉnh vùng KTTĐMT

2.1.3. Đặc điểm các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Trong những năm qua, các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đang ngày

càng khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của các tỉnh vùng

KTTĐMT. Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của lĩnh vực dịch vụ đến sự phát triển

KTXH Việt Nam nói chung và các tỉnh vùng KTTĐMT nói riêng, có thể rút ra một

số đặc điểm nổi bật của các DNDV vùng KTTĐMT như sau:

- Các DNDV trên địa bàn vùng có quy mô vốn nhỏ và gặp rất nhiều khó khăn

trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay, các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là tại các

huyện, địa phương ở vùng sâu và vùng xa. Điều này là một cản trở không nhỏ trong

việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào hoạt động thương

mại nói chung và xúc tiến TMĐT nói riêng. Với nguồn vốn nhỏ hẹp, các DNDV

thường dựa vào các lợi thế sẵn có của tự nhiên vùng mà KD những lĩnh vực không đòi

hỏi đầu tư vốn lớn nhưng thu hồi vốn nhanh và hiệu quả; bộ máy tổ chức, quản lý sản

xuất gọn nhẹ, có khả năng thâm nhập vào những thị trường ngách và lĩnh vực KD có

lợi nhuận cao; khả năng ứng biến linh hoạt.

- Các DNDV vùng KTTĐMT tập trung KD chủ yếu vào các lĩnh vực như: Du

lịch lưu trú, lữ hành; dịch vụ xây dựng; kinh doanh thương mại, buôn bán nhỏ; kinh

tế biển, nuôi trồng thủy hải sản…

- Sự liên kết giữa các DNDV trên địa bàn vùng khá rời rạc và hoạt động theo

hình thức các hệ thống nội bộ, thiếu sự tiếp xúc và liên kết nội vùng. Khả năng tự

thiết lập các liên kết đối với các DNDV còn khá hạn chế, thiếu sự liên kết về kinh tế

và kỹ thuật; trình độ quản lý và năng lực tài chính yếu, thị trường nhỏ hẹp và khả

năng cạnh tranh không cao. Tình trạng KD theo kiểu “chụp giật”, cạnh tranh không

lành mạnh vẫn thường xuyên xảy ra, tạo tiền lệ xấu cho quá trình KD.

Page 71: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

56

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu.

Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp diễn dịch cho

việc tiếp cận toàn diện, tiến hành bằng cả phương pháp nghiên cứu định tính và

nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính (khám phá) được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ thông

qua phương pháp thảo luận nhóm tập trung bao gồm các chuyên viên phụ trách

TMĐT, chuyên viên CNTT am hiểu về TMĐT đang làm việc tại VNPT, Sở TTTT,

Trung tâm CNTT TT-Huế (HueCIT). Mục đích của phương pháp nghiên cứu định

tính là để thiết lập bảng hỏi, điều chỉnh bổ sung các biến quan sát hình thành nên

thang đo về các nhân tố tác động đến sự phát triển TMĐT.

Nghiên cứu định lượng thông qua điều tra bảng câu hỏi thiết kế sẵn với các

câu hỏi nhằm thu thập thông tin số liệu sơ cấp, đánh giá các thang đo và kiểm định

mô hình lý thuyết với các giả thuyết được đưa ra. Nghiên cứu định lượng được thực

hiện trên phạm vi vùng KTTĐMT từ tháng 2/2015 đến tháng 9/2015.

Khung nghiên cứu được trình bày tóm tắt qua hình sau:

Nguồn: Tác giả nghiên cứu, 2015

Hình 2.4: Khung nghiên cứu của luận án

Page 72: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

57

Bảng 2.5: Quy trình nghiên cứu

Các bƣớc

nghiên cứu

Phƣơng

pháp

nghiên cứu

Kỹ thuật sử dụng Địa điểm

thực hiện

Bước 1 Nghiên cứu

định tính

Các câu hỏi về chỉ tiêu cũng như thang đo liên quan

đến các biến độc lập tác động đến sự phát triển của

TMĐT, được trích từ các nghiên cứu trong và ngoài

nước, sau đó trao đổi với các chuyên gia.

Thành phố

Huế

Bước 2 Nghiên cứu

định tính

Từ bảng tổng hợp các thang đo sơ bộ, tiến hành thảo

luận nhóm, tập trung phỏng vấn chuyên sâu để điều

chỉnh nhằm bổ sung các biến quan sát thang đo cho

phù hợp với thực tiễn.

Thành phố

Huế

Bước 3 Nghiên cứu

định lượng

Phỏng vấn trực tiếp 3 nhóm đối tượng: Chuyên gia

CNTT và TMĐT; DNDV; Khách hàng.

5 tỉnh thành

vùng

KTTĐMT

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận các tài liệu liên quan đến

vấn đề nghiên cứu, tiếp cận các nghiên cứu trong và ngoài nước…nhằm tìm ra các

câu hỏi nghiên cứu, tìm cách mô tả các nhân tố tác động đến sự phát triển TMĐT

trong các DNDV vùng KTTĐMT. Tìm ra các biến quan sát phù hợp với tình hình

thực trạng của khu vực nghiên cứu, điều này là hết sức quan trọng, đảm bảo cho kết

quả nghiên cứu có độ tin cậy cao.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã thu thập ý kiến của các chuyên gia

và các nhà quản lý trong lĩnh vực TMĐT như: Sở Công Thương, Sở TTTT, Trung

tâm CNTT thuộc văn phòng UBND tỉnh, HueCIT, Trung tâm CNTT thuộc VNPT...

Đặc biệt là nhóm 7 chuyên gia đang công tác tại Trung tâm kinh doanh VNPT

Vinaphone và trung tâm CNTT VNPT TT-Huế để làm căn cứ cho việc đưa ra các

kết luận một cách chính xác, có căn cứ khoa học và thực tiễn; làm cơ sở cho việc đề

xuất các giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm phát triển TMĐT trong các

DNDV vùng KTTĐMT giai đoạn 2020, tầm nhìn đến 2030.

Page 73: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

58

2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng

2.2.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi

Từ các thông tin tổng hợp trong quá trình nghiên cứu định tính, các bảng câu

hỏi được thiết kế để thu thập thông tin liên quan đến nghiên cứu. Bao gồm 3 loại

bảng: (1) Bảng hỏi dành cho các chuyên gia CNTT, phụ trách TMĐT ở các sở, ban

ngành, DN; (2) Bảng hỏi dành cho các DNDV; (3) Bảng hỏi dành cho khách hàng

sử dụng dịch vụ TMĐT, mua sắm trực tuyến.

2.2.3.2. Phương pháp tiếp cận

Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập từ các văn bản, chính sách của chính phủ, bộ

ngành, chính quyền địa phương các tỉnh và vùng KTTĐMT; các báo cáo tổng kết và

nguồn số liệu thống kê của quốc gia, của các tỉnh, cơ quan chuyên môn; các nghiên

cứu khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực TMĐT liên quan; các đề tài, luận án

về phát triển TMĐT...

Nguồn số liệu sơ cấp: Thông qua điều tra phỏng vấn 3 nhóm đối tượng: Các

chuyên gia, cán bộ quản lý về CNTT và TMĐT; các DN dịch vụ; khách hàng sử

dụng dịch vụ. Với nhóm chuyên gia, tác giả đã dựa vào danh sách chuyên gia

CNTT do các sở TTTT và VNPT các tỉnh thành cung cấp để lựa chọn ngẫu nhiên

và phỏng vấn trực tiếp. Với nhóm DN, tác giả đã dựa vào danh sách DN do các sở

Công Thương và VNPT các tỉnh thành cung cấp để lựa chọn ngẫu nhiên và phỏng

vấn trực tiếp. Với nhóm khách hàng, danh sách được chọn ngẫu nhiên từ danh sách

khách hàng đang sử dụng dịch vụ Viễn thông và CNTT ở các VNPT tỉnh thành để

phỏng vấn trực tiếp. Các phỏng vấn viên là các nhân viên đến từ các Trung tâm

Kinh doanh VNPT các tỉnh thành trong vùng. Trong đề tài, tác giả sử dụng kết quả

điều tra này để phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển TMĐT trong

các DNDV vùng KTTĐMT.

Tình hình phiếu phát ra, thu phiếu về và chính thức đưa vào phân tích số liệu

điều tra sau khi đã làm sạch và loại bỏ các phiếu không hợp lý, hợp lệ như sau:

Page 74: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

59

Bảng 2.6: Tổng hợp tình hình mẫu điều tra các đối tƣợng

Đối tƣợng điều tra Số mẫu

gửi đi

Số mẫu

thu về

Tỷ lệ

(%)

Số mẫu

phân tích

Tỷ lệ

(%)

1 2 3 4=3/2 5 6=5/2

Chuyên gia, CBQLý 210 176 83,8 170 81,0

DN dịch vụ 245 227 92,7 220 89,8

Khách hàng 120 104 86,7 99 82,5

Tổng 575 507 88,2 489 85,0

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2015

2.2.3.3. Kích thước mẫu điều tra số liệu thứ cấp:

Phiếu điều tra Chuyên gia, Cán bộ quản lý về TMĐT và Phiếu điều tra

Doanh nghiệp:

- Cách 1: Theo tổng thể nghiên cứu có kích thước lớn:

Công thức xác định cỡ mẫu theo tỷ lệ tổng thể lớn:

(1)

Trong đó:

n = là cỡ mẫu

z = giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì

giá trị z là 1,96…)

p = là ước tính tỷ lệ % của tổng thể

q = 1- p

thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy

ra của tổng thể.

ε = sai số cho phép (+-3%, +-4%,+-5%, +-7%,...)

- Cách 2: Theo tổng thể nghiên cứu có kích thước biết trước (N).

Công thức xác định cỡ mẫu theo tổng thể biết trước: [63]

(2)

Trong đó:

n = là cỡ mẫu

n = z2 (p. q) / ε

2

N

n =

1 + N (ε2)

Page 75: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

60

N = là số lượng tổng thể

ε = sai số cho phép (+-3%, +-4%,+-5%, +-7%,...)

Dựa vào công thức (2), trong đó số lượng tổng thể N = 22.118 (số DN năm

2014), sai số ε = +-7%, thì kết quả tính toán kích thức mẫu n = 202 mẫu.

Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cho rằng, kích thước mẫu tới hạn phải là 200

mẫu (theo Hoelter 1983), cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu

là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng (theo Bollen 1989). Với nghiên cứu này,

tác giả triển khai với số mẫu n từ 210 đến 245 (cho chuyên gia và cho DN).

- Phân bố mẫu theo địa bàn các tỉnh, thành phố theo công thức: Số mẫu được

chọn trên địa bàn (A) = (Số DN trên địa bàn/tổng DN) * n (cỡ mẫu). Sau đó chọn

các chuyên gia hoặc DN để phỏng vấn ngẫu nhiên theo bước nhảy = số doanh

nghiệp/(A).

Bảng 2.7: Tổng hợp số lƣợng mẫu phân bổ điều tra đối tƣợng chuyên gia, cán

bộ quản lý về TMĐT; đối tƣợng DN theo từng địa phƣơng

Stt Địa phƣơng Số DN

(năm 2014)

Tỷ trọng

(%)

Số phiếu điều

tra chuyên gia

Số phiếu điều

tra DN

1 2 3 4 5 6

1 TT-Huế 3.146 14,3 30 35

2 Đà Nẵng 9.521 43,0 90 105

3 Quảng Nam 3.103 14,0 29 34

4 Quảng Ngãi 2.592 11,7 25 29

5 Bình Định 3.756 17,0 36 42

Cộng 22.118 100,0 210 245

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2015

Phiếu điều tra Khách hàng sử dụng TMĐT

Kích thước mẫu điều tra đối với đối tượng khách hàng sử dụng TMĐT, tác giả

đã theo Bollen (1989) - kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước

lượng. Với bảng hỏi điều tra khách hàng, tham số cần ước lượng chỉ là 12, do đó số

lượng mẫu cần điều tra n >=60, tác giả đã chọn n = 120. Phân bố mẫu theo địa bàn

các tỉnh, thành phố theo công thức: Số mẫu được chọn trên địa bàn (B) = (Dân số

trên địa bàn/tổng dân số vùng) * n (cỡ mẫu).

Page 76: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

61

Bảng 2.8: Tổng hợp số lƣợng mẫu điều tra khách hàng sử dụng TMĐT phân

bố theo từng địa phƣơng

Stt Địa phƣơng Dân số (ngàn ngƣời, năm 2014) Tỷ trọng (%) Số phiếu phân bổ

1 2 3 4 5

1 TT-Huế 1.135,6 17,8 21

2 Đà Nẵng 1.007,4 15,8 19

3 Quảng Nam 1.471,8 23,1 28

4 Quảng Ngãi 1.241,4 19,5 23

5 Bình Định 1.514,5 23,8 29

Cộng 6.370,7 100,0 120

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2015

2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu khác

Ngoài việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đề tài

còn sử dụng:

- Phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp mô tả,

hệ thống phương pháp luận nghiên cứu cả lý luận, thực tiễn để xác định mối quan

hệ giữa các nội dung nghiên cứu.

- Phân tích và đánh giá toàn diện thực trạng phát triển TMĐT trong các

DNDV vùng KTTĐMT, từ đó rút ra những kết quả bước đầu đạt được, những hạn

chế, nguyên nhân và những vấn đề cần được đặt ra trong phát triển TMĐT.

- Thông qua các số liệu đã được tổng hợp và khảo sát, sử dụng phần mềm

SPSS 20.0 để xử lý dữ liệu điều tra, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố ảnh

hưởng đến sự phát triển TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT.

Page 77: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

62

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ

TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

3.1. Khái quát về doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

3.1.1. Doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

3.1.1.1. Số lượng doanh nghiệp dịch vụ

Cuối năm 2014, toàn vùng có đến 23.142 DN, trong đó 18.830 DNDV chiếm

tỷ lệ 81,4%. Tỷ lệ DNDV chiếm trong tổng số DN qua các năm từ 2010 đến 2014

đều đạt trên 80%. Chỉ số phát triển DN cũng như DNDV của vùng KTTĐMT đều

tăng, trong đó 3 năm 2012, 2013 và 2014 số DNDV tăng nhanh hơn, lần lượt là

105,8%; 108,8% và 104,9% so với mức tăng của tổng số DN lần lượt là 105,2%;

108,2% và 104,6%.

Bảng 3.1: Chỉ số phát triển doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung, giai đoạn 2010-2014

ĐVT: Doanh nghiệp, Tỷ lệ (%)

Địa phƣơng, chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%)

2010 2011 2012 2013 2014 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013

1 2 3 4 5 6 7=3/2 8=4/3 9=5/4 10=6/5

TT-Huế

Tổng số 3.032 3.072 3.054 3.146 3.077 101,3 99,4 103,0 97,8

Số DNDV 2.394 2.422 2.424 2.493 2.430 101,2 100,1 102,8 97,4

Đà Nẵng

Tổng số 7.148 8.111 8.747 9.521 10.028 113,5 107,8 108,8 105,3

Số DNDV 6.181 6.896 7.452 8.147 8.571 111,6 108,1 109,3 105,2

Quảng Nam

Tổng số 2.245 2.854 2.980 3.103 3.359 127,1 104,4 104,1 108,3

Số DNDV 1.646 2.083 2.216 2.263 2.493 126,5 106,4 102,1 110,2

Quảng Ngãi

Tổng số 2.673 2.366 2.399 2.592 2.801 88,5 101,4 108,0 108,1

Số DNDV 2.250 1.864 1.876 2.100 2.269 82,8 100,6 111,9 108,0

Bình Định

Tổng số 2.887 3.040 3.268 3.756 3.877 105,3 107,5 114,9 103,2

Số DNDV 2.227 2.320 2.524 2.948 3.067 104,2 108,8 116,8 104,0

Tổng số 17.985 19.443 20.448 22.118 23.142 108,1 105,2 108,2 104,6

Tổng số DNDV 14.698 15.585 16.492 17.951 18.830 106,0 105,8 108,8 104,9

Tỷ lệ DNDV chiếm 81,7 80,2 80,7 81,2 81,4

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2015

Page 78: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

63

3.1.1.2. Doanh nghiệp dịch vụ theo lĩnh vực kinh doanh

Tổng số DNDV chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DN toàn vùng (qua các năm

chiếm trên 80%). Trong đó, xét về loại hình, ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô

tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ lệ cao nhất (trong năm 2014

chiếm 42,7%); tiếp đến là dịch vụ xây dựng (trong năm 2014 chiếm 21,7%); loại

hình hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ và TTTT là 2 loại hình có liên

quan mật thiết đến TMĐT có cơ cấu tương đối khả quan (lần lượt là 9,6% và 1,1%

trong năm 2014).

Về chỉ số phát triển của DNDV đều tăng liên tục 5 năm 2010-2014; hầu hết số

DN của tất cả các ngành dịch vụ đều tăng, riêng lĩnh vực tài chính, ngân hàng và

bảo hiểm bị giảm (tỷ lệ 97,3%) trong năm 2013 so với 2012, lĩnh vực kinh doanh

bất động sản giảm (tỷ lệ 97,3%) trong năm 2012 so với 2011. Số liệu được thể hiện

ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Số doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT theo lĩnh vực kinh doanh,

giai đoạn 2010-2014.

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%)

2010 2011 2012 2013 2014 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013

1 2 3 4 5 6 7=3/2 8=4/3 9=5/4 10=6/5

Tổng số 17.985 19.443 20.448 22.118 23.142 108,1 105,2 108,2 104,6

Tổng số DNDV 14.698 15.585 16.492 17.951 18.830 106,0 105,8 108,8 104,9

Tỷ lệ Tổng số DNDV/Tổng (%) 81,7 80,2 80,7 81,2 81,4

Xây dựng 3.275 3.336 3.599 3.853 4.091 101,9 107,9 107,1 106,1

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,

mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

6.921 6.783 7.040 7.808 8.049 98,0 103,8 110,9 103,1

Vận tải, kho bãi 1.368 1.617 1.685 1.730 1.877 118,2 104,2 102,7 108,5

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1.077 1.310 1.379 1.433 1.464 121,6 105,3 103,9 102,2

Thông tin và truyền thông 145 176 172 203 216 121,4 97,7 118,0 106,4

Hoạt động tài chính, ngân hàng và

bảo hiểm

64 74 75 73 87 115,6 101,4 97,3 119,2

Hoạt động KD bất động sản 124 185 180 200 217 149,2 97,3 111,1 108,5

Hoạt động chuyên môn, khoa học và

công nghệ

1.166 1.390 1.523 1.676 1.800 119,2 109,6 110,0 107,4

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ

trợ

378 479 553 640 689 126,7 115,4 115,7 107,7

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 70 101 121 137 143 144,3 119,8 113,2 104,4

Hoạt động dịch vụ khác 110 134 165 198 197 121,8 123,1 120,0 99,5

Nguồn: Tác giả tính toán dựa theo NGTK 2015 của các tỉnh vùng KTTĐMT

Page 79: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

64

3.1.1.3. Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh

Tổng vốn SXKD của các DNDV chiếm khoảng từ 43,8% đến 45,8% qua các

năm từ 2010 đến 2014, như vậy dựa vào 2 chỉ tiêu số lượng và vốn SXKD cho thấy

rằng vốn SXKD của ngành dịch vụ thấp hơn các ngành khác.

Về chỉ số phát triển, đa số các lĩnh vực KD đều tăng liên tục 5 năm 2010-

2014. Các lĩnh vực có chỉ số phát triển cao như vận tải, kho bãi năm 2011 so với

năm 2010 là 137,5%; 2013 so với 2012 là 123,9%; hoạt động dịch vụ khác năm

2013 so với năm 2012 là 135,7%. Các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm,

bất động sản biến động về vốn SXKD, có một số năm giảm nhiều, đặc biệt 2013 so

với 2012 chỉ còn 24%. Số liệu được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Chỉ số phát triển vốn SXKD theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ

vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%)

2010 2011 2012 2013 2014 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013

1 2 3 4 5 6 7=3/2 8=4/3 9=5/4 10=6/5

Tổng số 272.196 376.443 442.609 482.474 544.713 138,3 117,6 109,0 112,9

Tổng của DNDV 122.600 167.872 202.540 215.947 238.637 136,9 120,7 106,6 110,5

Tỷ lệ Tổng số DNDV/Tổng (%) 45,0 44,6 45,8 44,8 43,8

Xây dựng 37.653 46.492 49.642 53.592 60.633 123,5 106,8 108,0 113,1

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,

mô tô, xe máy, xe có động cơ khác

41.871 41.579 49.842 61.292 65.347 99,3 119,9 123,0 106,6

Vận tải, kho bãi 8.973 12.334 14.597 18.091 20.853 137,5 118,3 123,9 115,3

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 14.122 18.711 28.279 31.512 34.290 132,5 151,1 111,4 108,8

Thông tin và truyền thông 1.934 510 1.531 1.488 1.566 26,4 300,3 97,2 105,3

Hoạt động tài chính, ngân hàng và

bảo hiểm

4.700 7.696 7.449 1.790 2.150 163,7 96,8 24,0 120,1

Hoạt động KD bất động sản 5.533 27.619 36.457 34.489 34.886 499,2 132,0 94,6 101,2

Hoạt động chuyên môn, khoa học và

công nghệ

5.191 6.864 8.466 8.160 11.690 132,2 123,3 96,4 143,3

Hoạt động hành chính và dịch vụ

hỗ trợ

1.344 2.095 3.615 2.456 2.884 156,0 172,5 67,9 117,4

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1.141 3.824 2.471 2.818 4.102 335,0 64,6 114,0 145,6

Hoạt động dịch vụ khác 137 148 191 259 236 107,8 129,2 135,7 90,8

Nguồn: Tác giả tính toán dựa theo NGTK 2015 của các tỉnh vùng KTTĐMT

Page 80: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

65

3.1.1.4. Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh

Giá trị tài sản cố định (TSCĐ) là một thông số rất quan trọng đối với DN nhằm

chứng tỏ năng lực đáp ứng, tiềm năng, thế mạnh của DN này so với DN khác trong

KD. Tổng giá trị TSCĐ của các DNDV trong giai đoạn 2010 đến 2013 chiếm khoảng

50% so với tổng tất cả các DN, riêng năm 2014 tỷ lệ này chỉ còn lại 35,8%. Dựa vào 2

chỉ tiêu số lượng DN và tổng giá trị TSCĐ cho thấy rằng tổng giá trị TSCĐ của ngành

dịch vụ thấp hơn các ngành khác.

Về chỉ số phát triển, đa số các lĩnh vực KD đều tăng liên tục 5 năm 2010-

2014. Lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí có tốc độ phát triển tăng cao, năm

2013 so với 2012 là 247,6%; Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và

xe có động cơ khác năm 2013 so với 2012 là 135,5%. Riêng chỉ có lĩnh vực KD bất

động sản năm 2013 giảm so với năm trước 2012 chỉ còn 95,3%, năm 2014 giảm so

với năm 2013 chỉ còn 90,4%. Số liệu được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Chỉ số phát triển giá trị TSCĐ theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ

vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%)

2010 2011 2012 2013 2014 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013

1 2 3 4 5 6 7=3/2 8=4/3 9=5/4 10=6/5

Tổng số 89.764 132.849 150.620 170.413 240.883 148,0 113,4 113,1 141,4

Tổng của DNDV 44.897 66.452 75.352 85.252 86.214 148,0 113,4 113,1 101,1

Tỷ lệ Tổng số DNDV/Tổng (%) 50,0 50,0 50,0 50,0 35,8

Xây dựng 11.183 14.715 13.238 15.418 14.860 131,6 90,0 116,5 96,4

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô

tô, mô tô, xe máy và xe có động

cơ khác

10.013 9.980 10.252 13.896 13.149 99,7 102,7 135,5 94,6

Vận tải, kho bãi 6.329 9.242 10.344 12.376 15.008 146,0 111,9 119,6 121,3

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 10.868 13.449 21.983 22.909 24.005 123,8 163,4 104,2 104,8

Thông tin và truyền thông 1.180 145 724 966 850 12,3 498,7 133,4 88,0

Hoạt động tài chính, ngân hàng

và bảo hiểm

29 33 28 29 63 114,6 86,2 102,1 216,9

Hoạt động KD bất động sản 2.829 14.921 14.989 14.277 12.907 527,5 100,5 95,3 90,4

Hoạt động chuyên môn, khoa

học và công nghệ

1.223 1.497 2.063 2.439 2.325 122,4 137,8 118,2 95,3

Hoạt động hành chính và dịch

vụ hỗ trợ

447 1.201 1.043 1.357 1.222 268,7 86,8 130,1 90,9

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 768 1.215 604 1.495 1.784 158,1 49,7 247,6 119,4

Hoạt động dịch vụ khác 30 54 85 91 42 181,0 156,1 106,6 45,8

Nguồn: Tác giả tính toán dựa theo NGTK 2015 của các tỉnh vùng KTTĐMT

Page 81: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

66

3.1.1.5. Lao động trong các doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh

Đối với ngành dịch vụ thì số lượng lao động cùng với chất lượng đội ngũ là

chỉ số quan trọng nhất, chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng

như công tác chăm sóc khách hàng trong quá trình KD dịch vụ. Bảng 3.5 cho thấy

tổng số lao động của các DNDV chiếm khoảng từ 49,2% đến 50,9% so với tổng tất

cả các DN qua các năm từ 2010 đến 2014. Dựa vào 2 chỉ tiêu số lượng DN và tổng

giá trị TSCĐ cho thấy tổng lao động/DN của ngành dịch vụ thấp hơn các ngành

khác, nguyên nhân do qui mô DNDV nhỏ hơn các ngành khác.

Về chỉ số phát triển, hầu hết các lĩnh vực KD đều tăng trong giai đoạn 5 năm

2010-2014, điều này cho thấy vai trò của các DNDV trong việc giải quyết công ăn

việc làm của xã hội. Xét trong năm 2013, các lĩnh vực xây dựng (95,6%); vận tải kho

bãi (94,5%); khoa học và công nghệ (98,4%) có giảm nhẹ so với 2012, điều này lý

giải về việc chính phủ đang cắt giảm đầu tư công, đặc biệt là cắt giảm vốn đầu tư

XDCB trong giai đoạn 2012 đến 2013, năm 2014, các dịch vụ này tăng trưởng trở lại.

Bảng 3.5: Chỉ số phát triển lao động theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ vùng

KTTĐMT, giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%)

2010 2011 2012 2013 2014 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013

1 2 3 4 5 6 7=3/2 8=4/3 9=5/4 10=6/5

Tổng số 536.843 590.334 609.034 614.151 640.865 110,0 103,2 100,8 104,3

Tổng của DNDV 270.499 300.218 310.011 306.045 315.361 111,0 103,3 98,7 103,0

Tỷ lệ Tổng số DNDV/Tổng (%) 50,4 50,9 50,9 49,8 49,2

Xây dựng 122.605 143.296 142.646 136.301 137.423 116,9 99,5 95,6 100,8

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô

tô, mô tô, xe máy và xe có động

cơ khác

67.003 66.696 68.016 68.782 70.669 99,5 102,0 101,1 102,7

Vận tải, kho bãi 27.536 30.373 33.176 31.358 34.883 110,3 109,2 94,5 111,2

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 23.555 27.204 28.740 30.847 31.270 115,5 105,6 107,3 101,4

Thông tin và truyền thông 3.734 3.087 4.673 4.917 4.797 82,7 151,4 105,2 97,6

Hoạt động tài chính, ngân hàng

và bảo hiểm 470 657 665 760 1.175 139,8 101,2 114,3 154,6

Hoạt động KD bất động sản 1.520 2.054 2.888 3.265 3.520 135,1 140,6 113,1 107,8

Hoạt động chuyên môn, khoa

học và công nghệ 14.058 15.749 16.716 16.449 16.915 112,0 106,1 98,4 102,8

Hoạt động hành chính và dịch

vụ hỗ trợ 7.184 7.711 8.891 9.140 10.344 107,3 115,3 102,8 113,2

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 2.016 2.428 2.519 2.978 3.302 120,4 103,7 118,2 110,9

Hoạt động dịch vụ khác 818 963 1.081 1.248 1.063 117,7 112,3 115,4 85,2

Nguồn: Tác giả tính toán dựa theo NGTK 2015 của các tỉnh vùng KTTĐMT

Page 82: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

67

3.1.2. Doanh nghiệp dịch vụ theo sở hữu vốn

Số lượng DNDV hoạt động trên địa bàn vùng KTTĐMT qua các năm không

ngừng được tăng lên. Bảng 3.6 cho thấy, loại hình DNDV sở hữu vốn ngoài nhà

nước chiếm đại đa số trong tổng số DNDV của toàn vùng (trên 97,8%); chỉ số phát

triển của tổng số DNDV tăng hàng năm, đặc biệt là DNDV có vốn ngoài nhà nước

tăng với tỷ lệ trên 104,6%, tuy nhiên chỉ số phát triển của DNDV có vốn nhà nước

giảm với tỷ lệ nhỏ hơn 100% phù hợp với chính sách cổ phần hóa DN nhà nước của

Chính phủ.

Bảng 3.6: Số lƣợng doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

theo sở hữu vốn, giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm Tỷ lệ (%)

2010 2011 2012 2013 2014 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013

1 2 3 4 5 6 7 8=4/3 9=5/4 10=6/5 11=7/6

Tổng số DN 17.985 19.443 20.448 22.118 23.152 108,1 105,2 108,2 104,7

Doanh nghiệp vốn nhà nước DN 240 231 229 223 214 96,3 99,1 97,4 96,0

Tỷ lệ DN vốn N.Nước/tổng % 1,3 1,2 1,1 1,0 0,9

Doanh nghiệp vốn ngoài N.Nước DN 17.597 19.016 20.005 21.653 22.659 108,1 105,2 108,2 104,6

Tỷ lệ DN ngoài N.Nước/tổng % 97,8 97,8 97,8 97,9 97,9

DN có vốn đầu tư NN DN 148 196 214 242 279 132,4 109,2 113,1 115,3

Tỷ lệ DN có vốn N.Ngoài/tổng % 0,9 1,0 1,1 1,1 1,2

* Ghi chú: NGTK năm 2015, xuất bản 2016 chỉ có số liệu đến 2014.

Nguồn: Tác giả tính toán dựa theo NGTK 2015 của các tỉnh vùng KTTĐMT

3.1.3. Doanh nghiệp dịch vụ theo quy mô vốn

Bảng 3.7: Doanh nghiệp dịch vụ theo quy mô vốn vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung, năm 2015

ĐVT: Doanh nghiệp

Đơn vị Tổng

số

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (NVV) DN lớn

Dƣới 1

tỷ đồng

Từ 1 đến

dƣới 5 tỷ

đồng

Từ 5 đến

dƣới 10

tỷ đồng

Từ 10 đến

dƣới 50 tỷ

đồng

Từ 50 tỷ

đồng trở lên

1 2 3 4 5 6 7

TT-Huế 3.077 649 1.470 452 365 141

Đà Nẵng 10.028 2.321 3.793 2.042 1.422 450

Quảng Nam 3.359 637 1.756 462 329 175

Quảng Ngãi 2.801 577 1.450 447 241 86

Bình Định 3.887 562 1.596 734 725 270

Tổng 23.152 4.746 10.065 4.137 3.082 1.122

Tỷ lệ so với tổng (%) 100,0 20,5 43,5 17,9 13,3 4,8

Nguồn: Tác giả tính toán dựa theo NGTK 2015 của các tỉnh vùng KTTĐMT

Page 83: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

68

Số lượng DNDV phân theo quy mô vốn cho thấy năng lực hoạt động của

DNDV. Theo bảng 3.7 cho thấy, loại hình DN NVV chiếm tỷ lệ lớn (95,2%), số DN

lớn chiếm tỷ lệ nhỏ (4,8%), tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ chung của cả nước (tỷ lệ tương

ứng là 95% và 5%). Các DN NVV đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc

dân, đặc biệt là tổng sản lượng và việc làm tại các địa phương vùng KTTĐMT.

3.1.4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội là chỉ tiêu tổng hợp

phản ánh toàn bộ giá trị hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã bán trực tiếp

cho người tiêu dùng (bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, tập thể) của các đơn vị cơ

sở KD thương mại, dịch vụ (bao gồm các đơn vị cơ sở KD thương mại thuần tuý,

các đơn vị cơ sở không chuyên KD thương mại nhưng có tham gia bán lẻ hàng hoá,

KD khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vụ…), trong khoảng thời gian và không gian

xác định. Bảng 3.8 cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa của các tỉnh thuộc vùng

KTTĐMT có chỉ số phát triển tăng trên 4,7% qua các năm giai đoạn 2010-2015,

riêng đối với cả vùng KTTĐMT thì tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất là 7,8% (năm 2014

so với 2013), hầu hết các giai đoạn còn lại đều tăng trưởng trên 10%.

Bảng 3.8: Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ vùng

KTTĐMT, giai đoạn 2010-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Đơn vị Năm Tỷ lệ (%)

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 2015/2014

1 2 3 4 5 6 7 8=3/2 9=4/3 10=5/4 11=6/5 12=7/6

TT-Huế 11.204 13.570 16.636 19.035 20.485 22.597 121,1 122,6 114,4 106,1 110,3

Đà Nẵng 34.104 44.673 50.454 59.288 62.087 66.799 131,0 112,9 117,5 104,7 107,6

Q.Nam 14.221 18.512 21.049 26.413 28.424 32.966 130,2 113,7 125,5 107,6 116,0

Q. Ngãi 13.206 16.374 19.707 22.705 25.040 27.565 124,0 120,4 115,2 110,3 110,1

Bình Định 18.595 23.384 27.004 30.455 34.013 38.138 125,8 115,5 112,8 112,1 112,1

Tổng 91.331 116.513 134.850 157.897 170.139 188.065 127,6 115,7 117,1 107,8 110,5

Nguồn: Tác giả tính toán dựa theo NGTK 2015 của các tỉnh vùng KTTĐMT

Page 84: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

69

3.2. Thực trạng phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

vùng KTTĐMT

3.2.1. Chỉ số thƣơng mại điện tử các doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung

3.2.1.1. Chỉ số về nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT (NNL&HT)

Chỉ số này được tính toán dựa vào nhiều tiêu chí như nguồn nhân lực hiện tại

đã đáp ứng như thế nào, nhu cầu triển khai CNTT và TMĐT của DN, khả năng

tuyển dụng lao động có kỹ năng về CNTT và TMĐT, các hình thức đào tạo nhân

viên, tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT, tỷ lệ lao động thường xuyên sử

dụng thư điện tử cũng như các tiêu chí về trang bị máy tính, kết nối Interrnet, đầu tư

cho CNTT và TMĐT.

Bảng 3.9: Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT

Stt Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ (%)

Số điểm Xếp hạng Số điểm Xếp hạng Số điểm Xếp hạng 2013/2012 2014/2013

1 2 3 4 5 6 7 8 9=5/3 10=7/5

* Điểm cao nhất 71,3 1/22 76,0 1/47 78,4 1/63 106,6 103,2

1 TT-Huế - - 71,8 3/47 70,8 5/63 - 98,6

2 Đà Nẵng 68,8 4/22 71,3 4/47 73,2 3/63 103,6 102,7

3 Quảng Nam - - - - 59,4 35/63 - -

4 Quảng Ngãi - - 55,6 35/47 55,7 47/63 - 100,2

5 Bình Định - - 64,1 19/47 64,2 21/63 - 100,2

* Điểm thấp nhất 53,4 22/22 51,3 47/47 52,3 63/63 96,0 101,9

*Ghi chú: Điểm cao nhất: 2012, 2013, 2014: Hà Nội; Điểm thấp nhất: 2012: Cà Mau; 2013:

Đăk Nông; 2014: Lai Châu.

Nguồn: Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2012, 2013, 2014

Bảng 3.9 cho thấy Hà Nội là đơn vị 3 năm liên tục dẫn đầu về chỉ số

NNL&HT. Nhìn chung số điểm của chỉ số NNL&HT tăng năm sau cao hơn năm

trước, điều này chứng tỏ chỉ số này phát triển tăng, duy nhất chỉ có TT-Huế có số

điểm giảm với tỷ lệ 2014/2013 bằng 98,6%, năm 2014: 70,8, 2013: 71,8. Đà Nẵng

và TT-Huế năm 2014 lần lượt xếp thứ 3/63 và 5/63, nằm trong nhóm các đơn vị có

chỉ số khá. Đà Nẵng giữ được vị trí thứ 3 và thứ 4 liên tục trong 3 năm. Bình Định

nằm trong tốp có chỉ số trung bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi nằm trong tốp có

chỉ số yếu (dưới mức trung bình).

Ngoài Đà Nẵng và TT-Huế, các đơn vị còn lại thuộc vùng KTTĐMT có chỉ số

NNL&HT đạt trung bình và yếu, điều này nói lên rằng nguồn nhân lực hiện tại của

3 tỉnh này chưa đáp ứng nhu cầu triển khai CNTT và TMĐT của DN, khả năng

Page 85: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

70

tuyển dụng lao động có kỹ năng về CNTT và TMĐT còn hạn chế. Các hình thức

đào tạo nhân viên, tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT chưa cao. Tỷ lệ

lao động thường xuyên sử dụng thư điện tử cũng như các tiêu chí về trang bị máy

tính, kết nối Interrnet, đầu tư cho CNTT và TMĐT còn thấp [72].

3.2.1.2. Chỉ số về giao dịch B2C

Chỉ số này được xây dựng dựa trên các tiêu chí chủ yếu sau: (1) Sử dụng

Email cho các hoạt động thương mại như giao kết hợp đồng, quảng cáo, giới thiệu

sản phẩm và DN, giao dịch với khách hàng, chăm sóc khách hàng...; (2) Xây dựng

và vận hành website của DN; (3) Tham gia các sàn TMĐT; (4) Sử dụng các phương

tiện thanh toán không dùng tiền mặt; (5) Bảo vệ thông tin cá nhân [3].

Bảng 3.10: Chỉ số về giao dịch B2C

Stt Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ (%)

Số điểm Xếp hạng Số điểm Xếp hạng Số điểm Xếp hạng 2013/2012 2014/2013

1 2 3 4 5 6 7 8 9=5/3 10=7/5

* Điểm cao nhất 56,2 1/22 61,7 1/47 65,4 1/63 109,8 106,0

1 TT-Huế - - 54,4 8/47 54,1 10/63 - 99,4

2 Đà Nẵng 52,6 4/22 54,4 9/47 56,8 5/63 103,4 104,4

3 Quảng Nam - - - - 53,0 18/63 - -

4 Quảng Ngãi - - 50,2 17/47 51,2 39/63 - 102,0

5 Bình Định - - 44,6 40/47 52,5 23/63 - 117,7

* Điểm thấp nhất 41,4 22/22 40,2 47/47 45,4 63/63 97,1 112,9

*Ghi chú: Điểm cao nhất: 2012, 2013, 2014: Hà Nội; Điểm thấp nhất: 2012: Cà Mau; 2013:

Trà Vinh; 2014: Lai Châu.

Nguồn: Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2012, 2013, 2014

Bảng 3.10 cho thấy Hà Nội là đơn vị 3 năm liên tục dẫn đầu về chỉ số B2C.

Nhìn chung số điểm của chỉ số B2C tăng năm sau cao hơn năm trước, điều này

chứng tỏ chỉ số này phát triển tăng, duy nhất chỉ có TT-Huế có giảm nhẹ với tỷ lệ

2014/2013 bằng 99,4%, năm 2014: 54,4, 2013: 54,1. Đà Nẵng và TT-Huế năm

2014 lần lượt xếp thứ 5/63 và 10/63, nằm trong nhóm các đơn vị có chỉ số khá. Đà

Nẵng giữ được vị trí thứ 3 và thứ 4 liên tục trong 3 năm. Bình Định năm 2013 nằm

trong tốp có chỉ số B2C yếu vươn lên lọt vào tốp trung bình. Quảng Ngãi năm 2013

nằm trong tốp có chỉ số trung bình (17/47) xuống tốp có chỉ số yếu (39/63). Quảng

Nam năm 2014 là năm đầu tiên tham gia khảo sát đánh giá EBI đã có số điểm nằm

tốp trung bình (18/63).

Ngoài Đà Nẵng và TT-Huế, các tỉnh còn lại thuộc vùng KTTĐMT có hình thức

B2C trung bình và yếu, điều này nói lên rằng việc triển khai TMĐT ở các DN vùng

KTTĐMT còn hạn chế trong hình thức giao dịch thương mại giữa DN với người tiêu

Page 86: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

71

dùng (B2C). Việc sử dụng email cho các hoạt động thương mại như giao kết hợp

đồng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và DN, giao dịch với khách hàng, chăm sóc

khách hàng...; xây dựng và vận hành website của DN; tham gia các sàn TMĐT; sử

dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; bảo vệ thông tin cá nhân thực

tế của DN 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định còn yếu.

3.2.1.3. Chỉ số về giao dịch B2B

Chỉ số giao dịch B2B coi trọng tới mức độ ứng dụng CNTT trong nội bộ DN,

đặc biệt là việc triển khai các phần mềm lập kế hoạch nguồn lực (ERP), quản trị

quan hệ khách hàng (CRM), quản lý hệ thống cung ứng (SCM). Việc triển khai các

phần mềm này đòi hỏi phải có sự tổ chức quản lý khoa học, quyết tâm ứng dụng

CNTT ở mọi cấp quản lý, sự đầu tư cao cho CNTT và TMĐT. Trên cơ sở triển khai

thành công các phần mềm này thì DN mới thực sự có điều kiện để tiến hành các

hoạt động TMĐT trên quy mô lớn, an toàn và hiệu quả [3].

Bảng 3.11: Chỉ số về giao dịch B2B

Stt Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ (%)

Số điểm Xếp hạng Số điểm Xếp hạng Số điểm Xếp hạng 2013/2012 2014/2013

1 2 3 4 5 6 7 8 9=5/3 10=7/5

* Điểm cao nhất 68,4 1/22 73,9 1/47 76,8 1/63 108,0 103,9

1 TT-Huế - - 54,9 25/47 55,5 33/63 - 101,1

2 Đà Nẵng 62,5 5/22 68,0 5/47 69,7 3/63 108,8 102,5

3 Quảng Nam - - - - 62,4 17/63 - -

4 Quảng Ngãi - - 53,3 29/47 54,2 37/63 - 101,7

5 Bình Định - - 57,1 21/47 61,2 19/63 - 107,2

* Điểm thấp nhất 52,4 22/22 42,4 47/47 43,5 63/63 80,9 102,6

*Ghi chú: Điểm cao nhất: 2012 và 2014: tp. HCM; 2013: Bình Dương; Điểm thấp nhất:

2012: Bình Phước; 2013: Bắc Cạn; 2014: Lai Châu.

Nguồn: Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2012, 2013, 2014

Bảng 3.11 cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị có 2 năm 2012 và 2014

dẫn đầu về chỉ số B2B. Nhìn chung số điểm của chỉ số B2B tăng năm sau cao hơn năm

trước, điều này chứng tỏ chỉ số này phát triển tăng. Đà Nẵng liên tục 3 năm có thứ hạng

nằm trong tốp 5 của bảng tổng sắp. TT-Huế có thứ hạng nằm trong tốp trung bình của

bảng tổng sắp cùng với Bình Định. Quảng Ngãi trong 2 năm 2013 và 2014 đều nằm

tốp có chỉ số yếu (29/47 năm 2012 và 37/63 năm 2014). Quảng Nam năm 2014 là năm

đầu tiên tham gia khảo sát đánh giá EBI đã có số điểm nằm tốp trung bình (17/63).

Ngoài Đà Nẵng, các tỉnh còn lại thuộc vùng KTTĐMT có hình thức B2B

trung bình và yếu, điều này nói lên rằng việc triển khai TMĐT ở DN vùng

KTTĐMT còn hạn chế trong hình thức giao dịch thương mại giữa DN với DN

Page 87: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

72

(B2B). Mức độ ứng dụng CNTT trong nội bộ DN, đặc biệt là việc triển khai các

phần mềm lập kế hoạch nguồn lực (ERP), quản trị quan hệ khách hàng (CRM),

quản lý hệ thống cung ứng (SCM) của các DN của 4 tỉnh thuộc vùng KTTĐMT

chưa nhiều, việc đầu tư cho CNTT và TMĐT còn nhiều hạn chế.

3.2.1.4. Chỉ số về giao dịch G2B

Việc dễ dàng thu thập thông tin trên website của các cơ quan nhà nước từ Trung

ương tới địa phương sẽ tạo điều kiện cho hoạt động KD của DN và được coi là yếu tố

của TMĐT. Ngoài ra TMĐT ở quy mô DN không thể tách rời hoạt động cung cấp trực

tuyến các dịch vụ công, chẳng hạn như hải quan điện tử, cấp chứng nhận xuất xứ điện

tử, khai báo thuế trực tuyến... Hơn nữa, ở bất cứ nước nào quy mô của mua sắm chính

phủ chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động thương mại, do đó hoạt động đấu thầu

trực tuyến các hàng hóa và dịch vụ công không thể tách rời mua sắm trực tuyến.

Chỉ số giao dịch G2B đánh giá mức độ DN thường xuyên tra cứu thông tin

trên các website của cơ quan nhà nước, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến liên

quan tới hoạt động thương mại, tìm kiếm thông tin đấu thầu và khả năng trúng thầu

thông qua các website của cơ quan nhà nước [3].

Bảng 3.12: Chỉ số về giao dịch G2B

Stt Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ (%)

Số điểm Xếp hạng Số điểm Xếp hạng Số điểm Xếp hạng 2013/2012 2014/2013

1 2 3 4 5 6 7 8 9=5/3 10=7/5

* Điểm cao nhất 68,9 1/22 72,1 1/47 72,8 1/63 104,6 101,0

1 TT-Huế - - 65,6 7/47 71,5 5/63 - 109,0

2 Đà Nẵng 68,9 1/22 70,7 3/47 72,8 1/63 102,6 103,0

3 Quảng Nam - - - - 57,2 36/63 - -

4 Quảng Ngãi - - 65,8 5/47 64,1 13/63 - 97,4

5 Bình Định - - 61,0 17/47 61,9 18/63 - 101,5

* Điểm thấp nhất 50,2 22/22 48,0 47/47 45,2 63/63 95,6 94,2

*Ghi chú: Điểm cao nhất: 2012 và 2014: Đà Nẵng; 2013: tp. HCM; Điểm thấp nhất: 2012

và 2013: Bình Thuận; 2014: Điện Biên.

Nguồn: Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2012, 2013, 2014

Bảng 3.12 cho thấy Đà Nẵng là đơn vị có 2 năm 2012 và 2014 dẫn đầu về chỉ số

G2B, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước năm 2013. Nhìn chung số điểm của

chỉ số G2B tăng năm sau cao hơn năm trước, điều này chứng tỏ chỉ số này phát triển

tăng, duy nhất chỉ có số điểm của Quảng Ngãi năm 2014 (64,1) giảm chỉ bằng 97,4%

so với năm 2013 (65,8). Đà Nẵng trong 3 năm có thứ hạng nằm trong tốp 3 của bảng

tổng sắp, TT-Huế có thứ hạng nằm trong tốp 10 của bảng tổng sắp. Điều này chứng

tỏ Đà Nẵng và TT-Huế đã đẩy mạnh được giao dịch giữa chính quyền với DN và

Page 88: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

73

người dân. Quảng Ngãi và Bình Định trong 2 năm 2013 và 2014 đều nằm trong tốp

các tỉnh có điểm chỉ số khá. Quảng Nam năm 2014 là năm đầu tiên tham gia khảo sát

đánh giá EBI có số điểm nằm tốp thấp (36/63). Ngoài Đà Nẵng và TT-Huế, các tỉnh

còn lại thuộc vùng KTTĐMT có hình thức G2B trung bình và yếu, điều này nói lên

rằng việc triển khai các dịch vụ hành chính công nói chung còn nhiều lúng túng.

Các DN chưa thường xuyên tra cứu thông tin trên các website của cơ quan nhà

nước, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới hoạt động thương mại, tìm

kiếm thông tin đấu thầu…

3.2.1.5. Chỉ số thương mại điện tử của doanh nghiệp vùng KTTĐMT

Chỉ số thương mại điện tử (EBI) giúp các DN có được bức tranh chung về tình

hình phát triển TMĐT trên cả nước cũng như tại địa phương mình, trong đó vai trò

DN là chủ yếu, đặc biệt DNDV là nòng cốt trong việc phát triển TMĐT. Chỉ số EBI

được Hiệp hội TMĐT Việt nam (VECOM) triển khai thực hiện bắt đầu từ năm

2012, đến nay đã có tài liệu của 3 năm 2012, 2013 và 2014.

Chỉ số TMĐT được tổng hợp từ 4 chỉ số thành phần nêu trên là: NNL&HT,

B2C, B2Bvà G2B, trong đó trọng số cao hơn được gán cho các chỉ số về giao dịch

trực tuyến giữa DN với người tiêu dùng (B2C) và DN với DN (B2B) [4].

Bảng 3.13: Chỉ số thƣơng mại điện tử (EBI) các doanh nghiệp vùng KTTĐMT

Stt Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ (%)

Số điểm Xếp hạng Số điểm Xếp hạng Số điểm Xếp hạng 2013/2012 2014/2013

1 2 3 4 5 6 7 8 9=5/3 10=7/5

* Điểm cao nhất 64,5 1/22 68,4 1/47 72,6 1/63 106,0 106,1

1 TT-Huế - - 60,3 9/47 61,3 12/63 - 101,7

2 Đà Nẵng 62,1 3/22 65,1 3/47 67,2 3/63 104,8 103,2

3 Quảng Nam - - - - 57,9 24/63 - -

4 Quảng Ngãi - - 55,3 25/47 55,6 36/63 - 100,5

5 Bình Định - - 55,5 23/47 59,3 20/63 - 106,8

* Điểm thấp nhất 50,7 22/22 47,3 47/47 47,3 63/63 93,3 100,0

*Ghi chú: Điểm cao nhất: 2012 và 2013: tp. HCM; 2014: Hà Nội; Điểm thấp nhất: 2012:

Bình Phước; 2013: Điện Biên; 2014: Lai Châu.

Nguồn: Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2012, 2013, 2014

Bảng 3.13 cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị có 2 năm 2012 (64,5)

và 2013 (68,4) dẫn đầu về chỉ số EBI, Hà Nội dẫn đầu cả nước năm 2014 (72,6).

Nhìn chung số điểm của chỉ số EBI tăng năm sau cao hơn năm trước, điều này

chứng tỏ chỉ số EBI - mức độ ứng dụng CNTT và TMĐT của Việt Nam nói chung,

của vùng KTTĐMT nói riêng có phát triển tăng.

Page 89: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

74

Nguồn: Tác giả nghiên cứu, 2015

Hình 3.1: Biểu đồ chỉ số EBI các DN vùng KTTĐMT năm 2014

Với các DN vùng KTTĐMT có Đà Nẵng xếp thứ 3 liên tục trong 3 năm, TT-

Huế mặc dù số điểm năm 2014 (61,3) tăng so với 2013 (60,3) nhưng xếp hạng năm

2014 thấp hơn 3 bậc so với năm 2013, chưa lọt vào tốp 10 của cả nước. Hai tỉnh

Quảng Nam và Bình Định nằm vào tốp trung bình của cả nước. Quảng Ngãi có chỉ

số EBI ở mức thấp so với mặt bằng chung (năm 2013 xếp thứ 25/47 và 2014 xếp

thứ 36/63). Tất cả các chỉ số TMĐT của DN thuộc vùng KTTĐMT đều đạt trên

mức trung bình (50/100 điểm), chứng tỏ “mức độ sẵn sàng về TMĐT” của các đơn

vị là đã sẵn sàng cho TMĐT. [78]

3.2.2. Đánh giá theo các nội dung phát triển thƣơng mại điện tử

3.2.2.1. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách phát triển thương mại điện tử

Chính phủ và các bộ ban ngành rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở pháp lý

và chính sách phát triển TMĐT. Cụ thể, đến nay có một số văn bản như sau: Luật

giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005; NĐ 57/2006/NĐ-CP ngày

9/6/2006 hướng dẫn thi hành luật giao dịch điện tử; NĐ số 26/2007/NĐ-CP ngày

15/02/2007 quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ

chứng thực chữ ký số. Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 về việc sửa

đổi bổ sung NĐ số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007; luật CNTT số 67/2006/QH11

ngày 29/6/2006; NĐ số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 quy định về cung cấp thông

tin chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký

số; QĐ số 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê

duyệt quy hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015”; NĐ số

52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của chính phủ về TMĐT; QĐ số 689/QĐ-TTg ngày

11/5/2014 về việc phê duyệt chương trình TMĐT quốc gia giai đoạn 2014 - 2020.

Page 90: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

75

Trong các văn bản quy phạm của chính phủ và bộ ban ngành đã chú trọng đến 3

nội dung cơ bản: (1) Về kết cấu hạ tầng thương mại điện tử: Xây dựng được hệ thống

thanh toán TMĐT quốc gia để sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT, đặc biệt loại

hình B2C; thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi để giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt; áp

dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch

TMĐT; các tiêu chuẩn trao đổi thông điệp dữ liệu được sử dụng trong hầu hết các

giao dịch TMĐT loại hình B2B. (2) Về môi trường ứng dụng TMĐT: Mua sắm trực

tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng; DN ứng dụng rộng

rãi các loại hình TMĐT B2C, B2B, G2B trong hoạt động KD, xuất nhập khẩu. (3) Về

nguồn nhân lực TMĐT: 50.000 lượt DN, cán bộ quản lý nhà nước được tham dự các

khóa đào tạo ngắn hạn về TMĐT; 10.000 sinh viên được đào tạo về chuyên ngành

TMĐT, đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng TMĐT cho DN.

Đối với vùng KTTĐMT, chính phủ và chính quyền địa phương trong vùng đã

ban hành các văn bản chính sách về phát triển TMĐT, cụ thể như sau:

Quyết định số 1874/QĐ-TTg, ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng KTTĐMT đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030. Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 19/02/2011 về ban hành

kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh TT-Huế giai đoạn 2011- 2015. Quyết định số

8087/QĐ-UBND ngày 21/10/2010 về việc phê duyệt kế hoạch phát triển TMĐT

thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2011 đến 2015. Quyết định số 1816/QĐ-

UBND ngày 06/8/2011 về việc ban hành kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Quảng

Nam giai đoạn 2011- 2015. Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 04/5/2011 về việc

ban hành kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Quảng Ngãi 2011- 2015. Quyết định số

639/QĐ-UBND ngày 28/3/2011 về việc ban hành kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh

Bình Định giai đoạn 2011- 2015 [90].

Như vậy, có thể nói rằng chính phủ cũng như chính quyền các tỉnh, thành phố

thuộc vùng KTTĐMT đã rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở pháp lý và chính

sách phát triển TMĐT. Các kế hoạch đã đặt rõ các mục tiêu, nội dung phát triển và

các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên qua nghiên cứu thấy rằng

mặc dù chính sách đưa ra nhưng việc bố trí, phân bổ nguồn vốn cho việc phát triển

TMĐT chưa rõ ràng, cụ thể. Lượng vốn bố trí hàng năm còn nhỏ giọt là hạn chế lớn

đối với việc phát triển TMĐT của xã hội nói chung, của các DNDV nói riêng.

Page 91: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

76

3.2.2.2. Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại điện tử

Hệ thống cơ sở hạ tầng Viễn thông, CNTT, Internet đóng vai trò quan trọng trong

việc phát triển TMĐT. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật, cáp quang dần dần thay thế

cáp đồng, nâng dung lượng đường Internet từ 2Mbps lên thành 12Mbps đối với khách

hàng cá nhân và 45Mbps đối với khách hàng DN. Mạng cáp quang của 5 tỉnh vùng

KTTĐMT, được thiết kế chuẩn dựa trên 2 hệ thống mạng: (1) hệ thống mạng lõi truyền

tải băng thông rộng đa dịch vụ (MAN-E), đa số sử dụng thiết bị của hãng CISCO, thiết

kế theo dạng mạch vòng (ring), trong đó mạch lõi (core ring) và mạch truy nhập (ces

ring) có tốc độ truyền dẫn bình quân 10 Gbps (xem phụ lục 3); . (2) hệ thống mạng truy

nhập băng rộng (IPDSLAM, L2SWITCH): được bố trí khắp mạng lưới để đấu trực tiếp

vào các thuê bao Internet cáp quang của cá nhân cũng như của DN.

Bên cạnh dịch vụ Internet hữu tuyến, hệ thống Wifi công cộng góp phần đưa dịch

vụ viễn thông và CNTT đến gần hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân. Các thành phố

như Đà Nẵng, Hội An, Huế có mạng wifi khá tốt. Đặc biệt, thành phố Hội An đi đầu

trong việc cung cấp giải pháp mạng wifi, khách du lịch có thể truy cập Internet để đặt

phòng trực tuyến, mua sắm online. Bán kính phục vụ wifi bình quân từ 200 đến 300m,

tốc độ tối đa có thể đạt được 50Mbps, đảm bảo chất lượng kỹ thuật và không ảnh

hưởng, gây nhiễu đến các dịch vụ, thiết bị vô tuyến khác.

3.2.2.3. Marketing, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về

thương mại điện tử

Việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về TMĐT là

rất quan trọng, góp phần đưa tỷ lệ người mua sắm trực tuyến lên cao, nâng cao hiệu

quả của việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo thói quen người tiêu dùng từ đó phát huy các

lợi ích của TMĐT.

Ngày mua sắm trực tuyến (Online Friday 2015): Nằm trong chương trình phát

triển TMĐT Quốc gia giai đoạn 2014-2020, chương trình do cục TMĐT và CNTT

(Bộ Công Thương) cùng hiệp hội TMĐT và báo điện tử VnExpress tổ chức vào thứ

sáu đầu tiên của tháng 12, bắt đầu từ năm 2014. Số liệu cập nhật của ban tổ chức

chương trình “Ngày mua sắm trực tuyến 2015” cho biết, trong ngày 04/12/2015, có

1,1 triệu lượt truy cập vào website onlinefriday.vn. Theo đó, có trên 8 triệu lượt xem

sản phẩm, tổng doanh số của khoảng 230.000 giao dịch, đạt xấp xỉ 165 tỷ đồng [85].

Page 92: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

77

Nguồn: http://www.vecom.vn

Hình 3.2: Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 04/12/2015

Website OnlineFriday năm 2015 được tích hợp công cụ so sánh giá để người

tiêu dùng có nhiều thông tin trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Nhờ đó, doanh

số trong hơn nửa ngày của 26 DN lớn trên thị trường như Lazada, Sendo, Thế giới

di động, Nguyễn Kim, Hotdeal…đã vượt qua tổng doanh thu của “Ngày mua sắm

trực tuyến 2014”. Ngày mua sắm trực tuyến lần đầu diễn ra vào tháng 12/2014, với

sự tham gia của khoảng 1.000 DN. Các đơn vị ghi nhận tổng cộng 160.000 đơn

hàng, cao gấp 3,2 lần ngày thường. Lượng hàng bán được trong ngày có giá trị 154

tỷ đồng (tương đương 7,5 triệu USD), tăng 2,5 lần so với doanh số thông thường

của các đơn vị. Sản phẩm bán chạy nhất là hàng công nghệ, thời trang và đồ gia

dụng, chiếm trên 80% tổng số đơn hàng [91], các DNDV vùng KTTĐMT cũng nằm

trong xu thế này.

Tổ chức các hội thảo về TMĐT: Tháng 8/2015, hiệp định Thương mại tự do

Việt Nam - EU (EVFTA) đã kết thúc đàm phán, ký kết và áp dụng vào đầu năm

2016. Đây là hiệp định được nhiều chuyên gia đánh giá là một cú hích lớn với xuất

khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó, ngày 5/10/2015, cuộc đàm

phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng mở đường cho Việt

Nam bước vào một sân chơi mới với đòn bẩy để phát triển, thay đổi cải cách, tạo ra

môi trường KD minh bạch và xây dựng động lực cho các hoạt động SXKD của DN

Việt Nam. Nhận thức được điều này, Tập đoàn Alibaba và Công ty Cổ phần Đầu tư

và Công nghệ OSB - Đại lý Ủy quyền chính thức của Tập đoàn Alibaba tại Việt

Nam tổ chức chương trình Online Export Forum 2015 với chủ đề “Nâng cao năng

lực cạnh tranh cho DN Xuất khẩu Việt Nam qua TMĐT nhằm đón bắt cơ hội từ

EVFTA 2015” tại 4 địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ [91], theo đó

Đà Nẵng là điển hình, đại diện cho vùng KTTĐMT.

Page 93: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

78

Ngày 19/11/2015, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã tham dự và giới

thiệu thông tin tuyên truyền về các hoạt động góp phần thúc đẩy phát triển Internet

Việt Nam tại hội thảo Internet Day 2015 với chủ đề “Internet of things” do Hiệp hội

Internet Việt Nam (VIA) tổ chức. Sự kiện diễn ra với sự tham dự của hơn 200 đại

biểu gồm đại diện của nhiều đơn vị, trong đó có Văn phòng chính phủ, Bộ TTTT,

Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào

tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ; Sở TTTT các tỉnh; các DN hàng đầu trong và

ngoài nước trong lĩnh vực Internet như Google, FPT, VNG, Qualcomm…[91].

Ngày hội Internet: Bắt đầu từ 6/2015, “Ngày hội Internet” đã được tổ chức

đồng loạt tại 601 điểm thư viện công cộng và điểm Bưu điện Văn hóa xã (BĐVHX)

để hướng dẫn, khuyến khích và sử dụng tối đa những tiện ích mà Internet mang lại

cho người dân, đặc biệt là ở những vùng nông thôn còn nhiều khó khăn. Đây là sự

kiện truyền thông của Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập

Internet công cộng tại Việt Nam” nhằm thu hút và hỗ trợ người dân sử dụng máy

tính và Internet tại các điểm truy nhập Internet công cộng. Dự án này do Quỹ Bill &

Melinda Gates (BMGF-VN) tài trợ được triển khai trên 40 tỉnh thành trong cả nước.

Từ năm 2011 đến năm 2015, dự án đã lắp đặt 12.070 máy tính nối mạng Internet và

các thiết bị phụ trợ cho 1.900 thư viện công cộng và điểm BĐVHX. Có 12 tỉnh bắt

đầu đồng loạt tổ chức sự kiện “Ngày hội Internet”, trong đó vùng KTTĐMT có

Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định [87].

3.2.2.4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động thương mại điện tử

Về hình thức đào tạo về CNTT và TMĐT cho cán bộ công nhân viên của các

DN qua các năm từ 2009 đến 2013 được thể hiện ở hình dưới đây.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2013

Hình 3.3: Tỷ lệ hình thức đào tạo về CNTT và TMĐT cho ngƣời lao động,

giai đoạn 2009-2014

Page 94: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

79

Qua số liệu điều tra các sở Công Thương vùng KTTĐMT, số liệu dưới đây là

các hoạt động đào tạo với đối tượng là DN, không tính đến các lớp đào tạo liên quan

đến chương trình chính phủ điện tử. Bảng 3.14 cho thấy, số lớp được mở tăng năm

sau cao hơn năm trước, số lượt người tham gia đào tạo tăng khá mạnh với tỷ lệ

133,4% (2014/2013) và 135,1% (2015/2014). Chi phí đào tạo TMĐT hàng năm cũng

có tốc độ tăng trên 46%. Tuy nhiên, về chi phí đào tạo/DN/năm còn khá khiêm tốn

mới chỉ dừng lại ở mức xấp xỉ 2 triệu đồng/DN/năm, rất ít so với lượng đầu tư cho

CNTT, TMĐT hàng năm từ ngân sách của các UBND tỉnh thành phố trong vùng

KTTĐMT.

Bảng 3.14: Số liệu đào tạo về TMĐT vùng KTTĐMT, giai đoạn 2013-2015

Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm Tỷ lệ (%)

2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

1 2 3 4 5 6 7=5/4 8=6/5

1 Số lớp đào tạo/Hội thảo TMĐT Lớp 130 165 211 126,9 127,9

2 Số lượt người tham gia Người 7.358 9.818 13.269 133,4 135,1

3 Chi phí đào tạo TMĐT/năm Tr.đồng 2.910 4.262 6.229 146,5 146,2

4 Chi phí đào tạo TMĐT/DN/năm Tr.đồng 1,41 1,69 2,06 119,9 121,6

Nguồn: Tác giả điều tra từ các sở Công Thương, năm 2016

3.2.2.5. Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử

Một trong những khâu cơ bản trong quy trình thực hiện TMĐT là khâu thanh

toán. Sự phát triển của hoạt động thanh toán trong TMĐT đã giúp cho hoạt động

thương mại trở nên dễ dàng và là một chu trình khép kín.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2014 của Bộ Công Thương

Hình 3.4: Các hình thức thanh toán chủ yếu, giai đoạn 2012 - 2014

Page 95: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

80

Hình 3.4 cho thấy, hình thức thanh toán chủ yếu của DN năm 2014 chủ yếu

vẫn là hình thức chuyển khoản qua ngân hàng (97%), mức độ phổ biến thứ 2 là thẻ

thanh toán (20%), ví điện tử (6%), thẻ cào (3%).

Trong ngày mua sắm trực tuyến 04/12/2015, có 8 ngân hàng và tổ chức thanh

toán tham gia hoàn tặng tiền mặt (cashback) cho người tiêu dùng khi thanh toán

trực tuyến với các đơn hàng đặt mua của đơn vị. Trong đó, mức trần cashback cao

nhất là 500.000 đồng với mỗi chủ thẻ và mức tỷ lệ hoàn tặng tiền cao nhất là 50%.

Người tiêu dùng được hoàn tiền trong khoảng thời gian từ 7 đến 30 ngày tùy theo

từng ngân hàng có chính sách riêng biệt với từng đối tượng khách hàng phù hợp

[88]. Việc làm này có mục đích khuyến khích khách hàng áp dụng hình thức thanh

toán trực tuyến thông qua các loại thẻ thanh toán.

3.2.3. Doanh thu thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp dịch vụ

Doanh thu thuần của DN là tổng thu nhập của DN do tiêu thụ sản phẩm, hàng

hoá, cung cấp các dịch vụ cho bên ngoài sau khi trừ các khoản thuế (thuế tiêu thụ

đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp)

và trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại).

Doanh thu thuần của DNDV được tính toán trên cơ sở doanh thu của các

DN KD dịch vụ. Tỷ lệ đóng góp của TMĐT, hay nói cách khác TMĐT mang

lại doanh thu trong khối DNDV, hiện chưa có số liệu thống kê mang tính pháp

lệnh được thể hiện trong các báo cáo hoặc niên giám thống kê. Vì vậy, tỷ lệ

đóng góp của TMĐT được tính toán dựa trên cơ sở khảo sát 220 DNDV vùng

KTTĐMT tháng 7/2015.

Bảng 3.15: Doanh thu TMĐT của DNDV vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010-2015

Chỉ tiêu ĐVT Năm Tỷ lệ (%)

2010 2011 2012 2013 2014 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013

1 2 3 4 5 6 7 8=4/3 9=5/4 10=6/5 11=7/6

Tổng số DT khối DN Tỷ đồng 303.884 430.166 489.900 563.630 624.748 141,6 113,9 113,4 110,8

Tổng DT của DNDV Tỷ đồng 154.355 200.030 218.982 234.293 293.701 129,6 109,5 107,0 125,4

Doanh thu TMĐT Tỷ đồng 7.718 13.001 15.329 19.915 26.433 168,5 117,9 129,9 132,7

Tỷ lệ đóng góp của TMĐT % 5,0 6,5 7,0 8,5 9,0

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp từ niên giám thông kê 2015 các tỉnh

Số liệu bảng 3.15 cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu của các DNDV tăng thấp

hơn tổng doanh thu khối DN, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu TMĐT cao hơn.

Page 96: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

81

3.2.4. Đầu tƣ của các doanh nghiệp dịch vụ cho việc ứng dụng thƣơng mại điện tử

Theo báo cáo TMĐT năm 2014 của cục CNTT và TMĐT Bộ Công Thương,

tỷ lệ đầu tư của DN trong lĩnh vực CNTT và TMĐT qua các năm không chênh lệch

nhau nhiều. Hình 3.5 cho thấy: Tỷ lệ đầu tư cho phần cứng chiếm lớn nhất, kế đến

là phần mềm và nhân sự, đào tạo. Năm 2014, chi phí đầu tư cho phần cứng là 43%,

phần mềm là 23%, nhân sự, đào tạo là 18%, còn lại là khác (16%).

Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2014 của Bộ Công Thương

Hình 3.5: Cơ cấu chi phí cho CNTT và TMĐT trong DN, giai đoạn 2012 - 2014

Hình 3.6 cho thấy, lượng máy tính từ 1 đến 10 chiếc trong mỗi DN chiếm tỷ lệ

cao (năm 2013 là 55%), điều này chứng tỏ quy mô của các DN nhìn chung là nhỏ.

Theo báo cáo TMĐT 2014, 98% DN tham gia khảo sát có máy tính để bàn và máy

tính xách tay (laptop), 45% DN có máy tính bảng. Trung bình mỗi DN có 21 máy

tính để bàn và máy laptop, 3 máy tính bảng.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2013 của Bộ Công Thương

Hình 3.6: Số lƣợng máy tính trong DN, giai đoạn 2010 - 2013

Page 97: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

82

Căn cứ số liệu báo cáo TMĐT các năm, giá cả bình quân thị trường và các

thông số khác, có thể tính toán một cách tương đối tổng mức đầu tư cho máy tính sử

dụng cho TMĐT của các DN vùng KTTĐMT ở bảng 3.16 như sau:

Bảng 3.16: Tổng đầu tƣ phần cứng cho các DN vùng KTTĐMT, 2010 - 2015

Chỉ tiêu ĐVT Năm Tỷ lệ (%)

2010 2011 2012 2013 2014 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013

1 2 3 4 5 6 7 8=4/3 9=5/4 10=6/5 11=7/6

Tổng số DN 17.985 19.443 20.448 22.118 23.142 108,1 105,2 108,2 104,6

Tổng số DNDV DN 14.698 15.585 16.492 17.951 18.830 106,0 105,8 108,8 104,9

Tỷ lệ DN có máy tính % 90 92 94 96 97

Số DN có máy tính DN 13.228 14.338 15.502 17.233 18.265 108,4 108,1 111,2 105,9

Số máy tính bình quân Máy 16,3 16,65 16,7 16,85 17,0 102,1 100,3 100,9 100,9

Số máy tính Máy 215.620 238.731 258.891 290.375 310.506 110,7 108,4 112,2 106,9

Tiền đầu tư cho máy tính Tỷ đồng 3.234 3.462 3.624 3.920 4.191 107,0 104,7 108,2 106,9

Tổng đầu tƣ phần cứng Tỷ đồng 4.851 5.192 5.437 5.880 6.286 107,0 104,7 108,2 106,9

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp từ niên giám thông kê 2015 các tỉnh

Bảng 3.16 cho thấy, tổng tiền đầu tư cho máy tính, phần cứng của DNDV

vùng KTTĐMT tăng qua các năm, điều này làm cho năng lực hạ tầng mạng phục vụ

cho TMĐT tăng.

3.2.5. Nhân lực về thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

Theo báo cáo TMĐT 2014 của cục CNTT và TMĐT, bộ Công Thương, tỷ lệ DN

có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT được thể hiện ở hình 3.7, năm 2014 có đến

62% DN có bố trí cán bộ chuyên trách cho mảng CNTT và TMĐT, tỷ lệ này giảm nhẹ

so với năm 2013 (65%). Theo kết quả làm việc trực tiếp với cục CNTT và TMĐT bộ

Công Thương, tỷ lệ này cũng có thể áp dụng cho vùng KTTĐMT vì quá trình khảo sát,

thống kê số liệu việc lấy mẫu điều tra cũng được tiến hành trong vùng KTTĐMT.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2014 của Bộ Công Thương

Hình 3.7: Tỷ lệ DN có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT

giai đoạn 2010-2014

Page 98: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

83

Kết quả điều tra 220 DN vùng KTTĐMT vào tháng 7/2015 của tác giả đề tài,

có đến 109 DN có phân công bộ phận chuyên trách về TMĐT, chuyên quản lý, sử

dụng, vận hành hệ thống CNTT trong DN (chiếm tỉ lệ 50%). Khoảng 23% DN có

phân công nhân viên kiêm nhiệm phụ trách cho mảng TMĐT trong DN. Còn lại

khoảng 27% chưa có bộ phận chuyên trách cho các công việc này (hình 3.8).

Đơn vị tính: %

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.8: Tỉ lệ các DN có bộ phận chuyên trách TMĐT

3.3. Đánh giá của các đối tƣợng khảo sát về phát triển thƣơng mại điện tử vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung

3.3.1. Khái quát về mẫu điều tra

Nghiên cứu đã tiến hành với 3 loại phiếu điều tra cho 3 đối tượng, tổng số

phiếu thu về là 489, trong đó 170 phiếu từ đối tượng chuyên gia, cán bộ quản lý,

220 phiếu từ đối tượng DN dịch vụ và 99 phiếu từ khách hàng.

3.3.1.1. Loại hình doanh nghiệp

Kết quả điều tra trên tổng số 220 DN thu được kết quả được trình bày ở hình

3.9, loại hình Công ty TNHH chiếm tỉ lệ nhiều nhất với con số 51,8%; tiếp đến là

Công ty cổ phần với 26,4%. Hai loại hình DN nhà nước và DN tư nhân chiếm lần

lượt là 8,2% và 9,5%, trong khi DN có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ lệ thấp nhất chỉ

4,1% trong tổng các DNDV tham gia.

Page 99: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

84

Đơn vị tính: %

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.9: Cơ cấu loại hình DN dịch vụ

3.3.1.2. Quy mô của doanh nghiệp dựa trên số lao động

Về số lượng nhân viên trong DN (hình 3.10), một nửa mẫu điều tra là DN có

quy mô nhân viên từ 10 đến 50 nhân viên (tỷ lệ 50%). DN dưới 10 nhân viên và DN

từ 50 đến 100 nhân viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 16% và 14%. Tỉ lệ DN từ 100 - 200

nhân viên, 200 - 300 nhân viên và trên 300 nhân viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 9,0%;

4,0% và 7,0%.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.10: Cơ cấu quy mô của DN dựa trên số lƣợng nhân viên

3.3.1.3. Tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Hình 3.11 cho thấy, đa số các DN được điều tra đều có nguồn vốn khá nhỏ.

Kết quả điều tra cho thấy 41% DN có nguồn vốn dưới 5 tỷ đồng, 23% DN có nguồn

vốn từ 5 đến 10 tỷ. Số lượng DN có nguồn vốn từ 10-20 tỷ đồng, 20-50 tỷ đồng và

50-100 tỷ đồng chiếm tỉ lệ lần lượt là 10%; 5% và 8%. Tuy nhiên, điều đáng chú ý

là có khá nhiều DN có nguồn vốn lớn trên 100 tỷ chiếm tỉ lệ 13%.

Page 100: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

85

Đơn vị tính: %

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.11: Quy mô vốn kinh doanh của DN dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung

3.3.1.4. Lĩnh vực kinh doanh

Các ngành kinh doanh chiếm tỉ lệ cao trong mẫu điều tra gồm dịch vụ du lịch

và các dịch vụ liên quan đến lữ hành (25,9%), KD chung (15,0%), dịch vụ xây dựng

và thi công (13,2%), dịch vụ vận tải (15,9%).

Bảng 3.17: Lĩnh vực kinh doanh của các DN dịch vụ

STT Lĩnh vực kinh doanh Tần số Tỉ lệ (%)

1 Kinh doanh chung 33 15.0

2 Thông tin liên lạc, bưu chính, báo chí, nghe nhìn. 9 4.1

3 Dịch vụ Xây dựng và thi công. 29 13.2

4 Phân phối 20 9.1

5 Giáo dục 7 3.2

6 Dịch vụ liên quan đến Môi trường 9 4.1

7 Tài chính 8 3.6

8 Xã hội và liên quan đến y tế 3 1,4

9 Dịch vụ Du lịch và các dịch vụ liên quan đến lữ hành. 57 25,9

10 Giải trí, Văn hóa và thể thao. 10 4.5

11 Dịch vụ Vận tải. 35 15.9

Tổng 220 100.0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

3.3.1.5. Qui mô doanh thu của doanh nghiệp dịch vụ

Bảng 3.18 cho thấy số liệu về qui mô doanh thu của các DNDV từ năm 2011

cho đến năm 2015. Tỉ lệ DNDV có mức doanh thu dưới 2 tỷ liên tục giảm, từ 17,7%

năm 2011 xuống chỉ còn 14,1% vào năm 2015. Ngược lại, các DNDV có mức

doanh thu từ 10 tỷ trở lên đều có xu hướng tăng.

Page 101: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

86

Bảng 3.18: Qui mô doanh thu các DN dịch vụ, giai đoạn 2011-2015

Mức doanh

thu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

DN Tỉ lệ

(%) DN

Tỉ lệ

(%) DN

Tỉ lệ

(%) DN

Tỉ lệ

(%) DN

Tỉ lệ

(%)

Dưới 2 tỷ 39 17,7 37 16,8 34 15,5 33 15,0 31 14,1

Từ 2-5 tỷ 43 19,5 44 20,0 42 19,1 37 16,8 40 18,2

Từ 5-10 tỷ 45 20,5 47 21,4 52 23,6 51 23,2 47 21,4

Từ 10-20 tỷ 25 11,4 25 11,4 25 11,4 28 12,7 28 12,7

Từ 20-30 tỷ 18 8,2 18 8,2 17 7,7 21 9,5 22 10,0

Từ 30-40 tỷ 2 0,9 4 1,8 7 3,2 4 1,8 4 1,8

Từ 40-50 tỷ 6 2,7 6 2,7 5 2,3 8 3,6 8 3,6

Trên 50 tỷ 37 16,8 36 16,4 37 16,8 38 17,3 40 18,2

Không trả lời 5 2,3 3 1,4 1 0,5 0 0 0 0

Tổng 220 100,0 220 100.0 220 100.0 220 100.0 220 100.0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Trong đó, nổi bật nhất là nhóm các DNDV với mức doanh thu trên 50 tỷ có tỉ

lệ liên tục tăng từ năm 2012. Các DNDV có mức doanh thu 2-5 tỷ và 5-10 tỷ có

biến động tăng và giảm mạnh trong giữa kỳ, nhưng đến cuối năm 2015 lại quay trở

về mức doanh thu tương đương với năm đầu kỳ 2011.

3.3.2. Đánh giá của các chuyên gia công nghệ thông tin và thƣơng mại điện tử

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

3.3.2.1. Mức độ các doanh nghiệp sử dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh

Ý kiến của các chuyên gia về các DN trên địa bàn vùng KTTĐMT sử dụng

CNTT trong hoạt động KD, phương tiện điện thoại chiếm mức độ thường xuyên và rất

thường xuyên cao nhất (lần lượt là 22,9% và 67,6%). Việc sử dụng email cũng có mức

độ thường xuyên và rất thường xuyên khá cao (lần lượt là 40,6% và 41,8%).

Đơn vị tính: %

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.12: Mức độ các DN dịch vụ sử dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh

của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Page 102: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

87

3.3.2.2. Đánh giá khía cạnh phát triển thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ

Bảng 3.19 cho thấy, về các khía cạnh phát triển TMĐT trong KD dịch vụ, đa số

chuyên gia đánh giá các khía cạnh đều phát triển ở mức trung bình hoặc cao. Cụ thể,

45,9% chuyên gia cho rằng TMĐT đã mang lại hiệu quả cao cho DN và 40,0% chuyên

gia cho rằng doanh thu của DN tăng cao nhờ sự đóng góp của TMĐT. Nhưng sự gia

tăng số lượng DN ứng dụng TMĐT cũng như tỉ trọng mức đóng góp của TMĐT vào

kết quả của DN hiện nay lại chỉ được khoảng 35% chuyên gia đánh giá cao.

Bảng 3.19: Đánh giá của các chuyên gia về thực trạng phát triển TMĐT trong

kinh doanh dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Đơn vị tính: %

STT Khía cạnh Rất

thấp Thấp

Bình

thƣờng Cao

Rất

cao

1 Sự gia tăng số lượng DN ứng dụng TMĐT

hiện nay. 1,8 10,6 46,5 35,3 5,9

2 Sự gia tăng số lượng mặt hàng, dịch vụ

cung ứng qua hình thức TMĐT hiện nay. 1,2 12,9 37,6 39,4 8,8

3 Sự gia tăng về tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ

được mua bán thông qua TMĐT hiện nay. 1,8 14,1 39,4 38,8 5,9

4 Tỷ trọng mức đóng góp của TMĐT vào kết

quả, hiệu quả KD của DN hiện nay. 1,2 16,5 39,4 37,1 5,9

5 Sự gia tăng Doanh thu của DN nhờ vào

TMĐT hiện nay. 2,9 17,6 34,7 40,0 4,7

6 TMĐT đã mang lại hiệu quả cho DN 1,8 11,8 31,8 45,9 8,8

Chú thích: Thang đo Likert: 1 - rất thấp 5 - rất cao.

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

3.3.2.3. Đánh giá về điều kiện phát triển thương mại điện tử trong kinh doanh

dịch vụ

Hình 3.13 cho thấy, để phát triển TMĐT thành công cần phải có sự hội tụ đầy

đủ các điều kiện. Trong trường hợp vùng KTTĐMT, trên 60% chuyên gia đều cho

rằng nền tảng công nghệ hiện nay đang ở mức tốt và rất tốt, cao hơn so với những

điều kiện khác để phát triển TMĐT. Tiếp đến, các chuyên gia cũng cho rằng những

điều kiện liên quan đến việc hỗ trợ thanh toán, giao nhận hàng hóa (logistics) cũng

như hệ thống nền tảng chính sách, kinh tế, xã hội là tốt và rất tốt với tỉ lệ xấp xỉ 50%.

Page 103: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

88

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều kiện vẫn chưa được thuận lợi để phát triển

TMĐT. Nhân lực phục vụ cho TMĐT vẫn còn thiếu và yếu, chưa thực sự đáp ứng

nhu cầu triển khai nhanh chóng các hệ thống TMĐT trong khu vực. Môi trường pháp

lý cho TMĐT cũng chưa thực sự rõ ràng, minh bạch và chưa trở thành hành lang tốt

cho TMĐT phát triển. Đặc biệt, an toàn bảo mật thông tin có đến 17,6% chuyên gia

đánh giá là kém, điều này cho thấy cần phải xem xét, thay đổi và khắc phục.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Hình 3.13: Ý kiến của các chuyên gia đánh giá điều kiện phát triển TMĐT

trong các DN dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

3.3.2.4. Đánh giá về lợi ích của thương mại điện tử

Để biết được các chuyên gia có đồng ý với các phát biểu lợi ích của TMĐT,

phương pháp kiểm định One Sample T-Test được sử dụng với giá trị kiểm định là 4,

ta có cặp giả thiết như sau:

H0 : Đánh giá của khách hàng về nhận định ở mức đồng ý (µ = 4)

H1: Đánh giá của khách hàng về nhận định không ở mức đồng ý (µ ≠ 4).

Từ bảng 3.20, kết quả xử lý số liệu cho thấy giá trị trung bình của đánh giá về các

lợi ích của TMĐT đều đạt từ 4 trở lên. Hầu hết các chuyên gia đánh giá tốt và rất tốt về

lợi ích của TMĐT. Về mặt tỉ lệ, các lợi ích được đưa ra đều được trên 70% chuyên gia

đánh giá đồng ý và rất đồng ý. Đặc biệt, trên 90% chuyên gia đồng ý rằng TMĐT giúp

mở rộng phạm vi giao dịch, giảm chi phí KD, nâng cao dịch vụ khách hàng và cho

phép khách hàng giao dịch 24/24 giờ trong ngày.

Page 104: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

89

Bảng 3.20: Ý kiến của chuyên gia về các lợi ích của TMĐT trong hoạt động

kinh doanh của các DN dịch vụ

Đơn vị tính: %

STT Nhận định

Rất

không

đồng ý

Không

đồng ý

Trung

lập

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1 TMĐT giúp mở rộng phạm vi giao dịch trên thị

trường toàn cầu.

0,0 0,0 1,2 54,7 44,1

2 TMĐT làm giảm chi phí trong hoạt động KD. 0,0 2,9 2,4 57,1 37,6

3 Tạo ra khả năng chuyên môn hóa cao trong KD. 0,0 1,2 16,5 60,6 21,8

4 Làm giảm thời gian từ khi thanh toán đến khi

nhận được hàng hóa, dịch vụ.

0,0 5,3 11,2 54,7 28,8

5 Làm giảm chi phí Viễn thông trong quá trình

giao tiếp, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán

hàng hóa, dịch vụ.

0,0 4,1 23,5 50,6 21,8

6 Góp phần cải thiện hình ảnh DN, nâng cao chất

lượng dịch vụ khách hàng, tìm kiếm đối tác KD.

0,0 0,6 8,8 57,6 32,9

7 Hỗ trợ ra quyết định kịp thời cho hoạt động KD. 0,0 4,1 20,0 57,1 18,8

8 Góp phần phát triển các loại hình KD mới của

DN.

0,0 0,6 10,0 58,8 30,6

9 Cho phép khách hàng mua sắm và thực hiện các

giao dịch 24/24 giờ trong ngày.

0,0 0,6 6,5 49,4 43,5

10 Cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn trong quá

trình mua sắm.

0,0 1,2 11,2 45,9 41,8

11 Tạo khả năng cho khách hàng tham gia các cuộc

đấu giá trên mạng.

0,0 1,8 20,6 54,7 22,9

12 Cho phép nhiều người có thể làm việc tại nhà,

giảm thiểu việc đi mua sắm, giảm phương tiện

giao thông.

0,6 0,6 12,4 50,0 36,5

Chú thích: Thang đo Likert: 1 - rất không đồng ý 5 - rất đồng ý.

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

3.3.2.5. Đánh giá về mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực kinh

doanh dịch vụ

Bảng 3.21 cho thấy, việc ứng dụng TMĐT được ứng dụng hầu hết trong tất cả

các ngành KD hiện nay. Mức độ ứng dụng ở một số lĩnh vực khá cao. Cụ thể ở các

lĩnh vực: thông tin liên lạc, bưu chính, báo chí, dịch vụ nghe nhìn; tài chính; dịch vụ

du lịch và các dịch vụ liên quan đến lữ hành và giải trí, việc ứng dụng TMĐT ở

mức nhiều và rất nhiều khá cao chiếm lần lượt là 71,1%, 73,0%, 81,2% và 70,0%.

Trong đó, lĩnh vực dịch vụ du lịch và các dịch vụ liên quan đến du lịch việc ứng

dụng TMĐT chiếm cao nhất đó là 81,2%.

Page 105: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

90

Tuy nhiên, ở các lĩnh vực còn lại việc ứng dụng TMĐT ở mức bình thường, ít

và rất ít chiếm rất cao, trong đó, phải nói đến lĩnh vực môi trường, xã hội và liên

quan đến y tế việc ứng dụng TMĐT còn nhiều hạn chế, chiếm lần lượt là 80,6

(10+24,1+46,5) và 69,5% (1,8+25,3+42,4). Mặc dù đây là hai lĩnh vực quan trọng,

nhưng qua đánh giá của các chuyên gia việc ứng dụng TMĐT chưa được quan tâm

và ứng dụng nhiều, từ đó chất lượng của các lĩnh vực kể trên có phần bị hạn chế và

giảm sút.

Bảng 3.21: Đánh giá của các chuyên gia về mức độ ứng dụng TMĐT trong các

lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Đơn vị tính: %

STT Lĩnh vực kinh doanh Rất

ít Ít

Bình

thƣờng Nhiều

Rất

nhiều

1

Kinh doanh chung (Kế toán, kiểm toán, thuế, kiến

trúc, tư vấn kỹ thuật, tin học, nghiên cứu phát triển,

bất động sản, quảng cáo, tư vấn thăm dò thị trường, tư

vấn quản lý…).

1,8 10,0 31,8 45,9 10,6

2 Thông tin liên lạc, bưu chính, báo chí, dịch vụ nghe nhìn. 2,9 2,4 23,5 47,6 23,5

3 Dịch vụ Xây dựng và thi công. 6,5 23,5 46,5 18,8 4,7

4 Phân phối (Đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ

liên quan đến cấp phép). 1,2 10,0 31,8 45,9 11,2

5

Giáo dục (Không bao gồm các trường tiểu học, trung

học cơ sở, trung học phổ thông, đại học công lập vốn

Nhà nước).

2,4 11,8 40,0 39,4 6,5

6 Dịch vụ liên quan đến Môi trường. 10,0 24,1 46,5 17,1 2,4

7 Tài chính (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…). 0,6 4,1 22,4 46,5 26,5

8 Xã hội và liên quan đến y tế (Nhằm vào mục đích lợi

nhuận). 1,8 25,3 42,4 27,1 3,5

9 Dịch vụ Du lịch và các dịch vụ liên quan đến lữ hành. 0,0 2,4 16,5 51,8 29,4

10 Giải trí (trừ dịch vụ nghe nhìn), Văn hóa và thể thao. 0,0 6,5 23,5 47,1 22,9

11 Dịch vụ Vận tải. 1,8 20,6 41,8 30,6 5,3

12 Các dịch vụ khác (ngoài các lĩnh vực trên). 0,0 18,8 58,8 18,8 3,5

Chú thích: Thang đo Likert: 1 - rất ít 5 - rất nhiều

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

3.3.2.6. Đánh giá mức độ đóng góp của thương mại điện tử trong khu vực

Bảng 3.22 cho thấy, trên 50% các chuyên gia cho rằng mức độ đóng góp của

TMĐT trong khu vực ở mức nhiều và rất nhiều, cho thấy TMĐT đang ngày càng

quan trọng đối với việc phát triển của vùng KTTĐMT. Trong đó, có đến 71,8% các

Page 106: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

91

chuyên gia dự đoán rằng xu hướng mức độ tăng số dịch vụ ứng dụng TMĐT hàng

năm trên tổng số các DNDV trên địa bàn 5 năm tới ở mức nhiều và rất nhiều, các

yếu tố còn lại lần lượt chiếm 62,4%, 60%, 55,9% và 54,7%.

Tuy nhiên, có đến 22,4% - 34,7% các chuyên gia đánh giá mức độ đóng góp

cuả TMĐT chỉ ở mức bình thường. Tỷ lệ này khá cao phần nào thấy được mặt trì trệ

cũng như chưa được quan tâm đúng mức trong việc ứng dụng TMĐT vào trong

SXKD của các tổ chức, DN của khu vực.

Bảng 3.22: Ý kiến của chuyên gia về mức độ đóng góp của TMĐT trong vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung

Đơn vị tính: %

STT Phát biểu Rất

ít Ít

Bình

thƣờng Nhiều

Rất

nhiều

1 TMĐT đã đóng góp làm tăng số lượng hàng

hóa nói chung được lưu thông. 0,6 7,1 30,0 52,4 10,0

2

TMĐT đã đóng góp làm tăng số lượng mặt

hàng trên tổng số các loại sản phẩm hàng hóa

được lưu thông.

0,6 4,7 34,7 48,8 11,2

3 Số DNDV ứng dụng TMĐT trong quá trình

KD trên tổng số các DNDV trên địa bàn tăng. 1,2 14,7 28,2 49,4 6,5

4

Mức độ tăng số DNDV ứng dụng TMĐT hàng

năm trên tổng số các DNDV trên địa bàn 5 năm

qua?

1,2 9,4 34,7 48,2 6,5

5

Xu hướng mức độ tăng số DNDV ứng dụng

TMĐT hàng năm trên tổng số các DNDV trên

địa bàn trong 5 năm tới?

0,0 5,9 22,4 60,0 11,8

Chú thích: Thang đo Likert: 1 - rất ít 5 - rất nhiều

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

3.3.2.7. Đánh giá về mức độ quan trọng của các điều kiện phát triển TMĐT

Bảng 3.23 cho thấy, các điều kiện để phát triển TMĐT đóng vai trò rất quan

trọng, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết các chuyên gia đều đánh giá các

chỉ tiêu kể trên quan trọng và rất quan trọng. Cụ thể, các nền tảng chính sách kinh tế, xã

hội chiếm 82,3% (53,5%+28,8%); nhân lực chiếm 87,6%; công nghệ 89,4%; môi

trường pháp lý 94,2%; hình thức, phương tiện thanh toán 91,2%; an toàn bảo mật thông

tin 94,7%; chuyển phát hàng hoá 86,4%. An toàn bảo mật thông tin và việc đảm bảo

môi trường pháp lý cho TMĐT là hai yếu tố đặc biệt được các chuyên gia quan tâm.

Page 107: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

92

Bảng 3.23: Ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của các điều kiện để phát

triển TMĐT trong các DN dịch vụ vùng KTTĐMT

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu Không quan

trọng

Ít quan

trọng

Bình

thƣờng

Quan

trọng

Rất quan

trọng

1 Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội 0,0 0,6 17,1 53,5 28,8

2 Nhân lực liên quan đến TMĐT 0,0 0,0 12,4 53,5 34,1

3 Công nghệ 0,0 0,0 10,6 54,7 34,7

4 Môi trường pháp lý cho TMĐT 0,0 0,0 5,9 42,4 51,8

5 Hình thức, phương tiện thanh toán 0,0 0,6 8,2 47,1 44,1

6 An toàn bảo mật thông tin 0,0 0,6 4,7 25,9 68,8

7 Chuyển phát hàng hóa (logistics) 0,0 0,0 13,5 53,5 32,9

Chú thích: Thang đo Likert: 1 - không quan trọng 5 - rất quan trọng

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Việc tạo nên hành lang pháp lý minh bạch, an toàn cũng như đảm bảo được sự

bảo mật thông tin trong TMĐT được các chuyên gia đặt lên hàng đầu, 2 yếu tố này

được các chuyên gia đánh giá là quan trọng nhất chiếm lần lượt là 94,7% và 94,2%.

Dựa vào kết quả này, muốn phát triển TMĐT cần phải có đầu tư thích đáng cho các

điều kiện, trong đó lưu ý đến các yếu tố được cho là quan trọng hơn, gồm an toàn

bảo mật thông tin, môi trường pháp lý, hình thức, phương tiện thanh toán.

3.3.2.8. Đánh giá về khó khăn ảnh hưởng đến phát triển thương mại điện tử

Bảng 3.24 cho thấy rằng, bên cạnh những thuận lợi cũng tồn tại không ít khó

khăn ảnh hưởng đến việc phát triển TMĐT. Theo kết quả nghiên cứu, có đến 64,7%

(55,9%+8,8%) các chuyên gia đồng ý rằng vùng KTTĐMT phát triển kinh tế chậm

nên TMĐT cũng phát triển chậm. Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp, mức độ phổ

cập Internet chưa cao và cơ sở hạ tầng chuyển phát (logistics) chưa phát triển cũng

là những cản trở rất lớn đến việc phát triển TMĐT, tỷ lệ các chuyên gia đồng ý với

nhận định này cũng khá cao lần lượt là 55,9%, 42,3% và 62,9%. Riêng yếu tố khí

hậu không ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển TMĐT, tỷ lệ chuyên gia đồng ý với

ý kiến này chỉ chiếm 14,7%.

Page 108: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

93

Bảng 3.24: Ý kiến chuyên gia về những khó khăn ảnh hƣởng đến phát triển

TMĐT ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Đơn vị tính: %

STT Nhận định

Rất

không

đồng ý

Không

đồng ý

Trung

lập

Đồng

ý

Rất

đồng ý

1 Vùng KTTĐMT phát triển kinh tế chậm nên

TMĐT cũng chậm phát triển. 1,8 14,1 19,4 55,9 8,8

2 Trình độ dân trí vùng KTTĐMT thấp hơn so với

các khu vực nên cản trở đến sự phát triển TMĐT. 2,4 18,8 22,9 48,8 7,1

3 Mức độ phổ cập Internet tại vùng KTTĐMT chưa

cao nên cản trở đến sự phát triển TMĐT. 4,1 33,5 20,0 37,6 4,7

4

Cơ sở hạ tầng chuyển phát - Logistics (phần cứng,

phần mềm) tại vùng KTTĐMT chưa phát triển

cản trở đến sự phát triển TMĐT.

1,8 15,9 19,4 54,7 8,2

5 Vùng KTTĐMT có đặc thù khí hậu khắc nghiệt,

nên cản trở lớn đến việc phát triển TMĐT. 6,5 54,1 17,6 14,7 7,1

Chú thích: Thang đo Likert: 1 - rất không đồng ý 5 - rất đồng ý

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

3.3.2.9. Đánh giá của các chuyên gia về động lực phát triển thương mại điện tử

Bảng 3.25 cho thấy, bên cạnh những yếu tố nền tảng và tính cấp thiết của lĩnh

vực đòi hỏi phải áp dụng TMĐT có nhiều yếu tố tạo nên động lực để phát triển

TMĐT đưa TMĐT phổ biến rộng rãi hơn. Trong đó, có đến 78,2% các chuyên gia

đồng ý rằng chính phủ đã có cơ chế chính sách phát triển vùng KTTĐMT. Tiếp đến,

58,8% các chuyên gia cũng đồng ý việc chính quyền của các tỉnh vùng KTTĐMT

rất quan tâm đến sự phát triển TMĐT. Cho thấy, chính phủ và chính quyền ban

ngành các cấp rất quan tâm đến ứng dụng TMĐT trong kinh tế.

Việc có nhiều di sản thế giới là cơ hội lớn cho ngành du lịch phát triển,

50,6% các chuyên gia đồng ý rằng đây là yếu tố thuận lợi để phát triển TMĐT.

Mặc dù vùng KTTĐMT có bờ biển dài, có nhiều cảng biển nhưng chưa được khai

thác triệt để để phát triển TMĐT. Mặc dù có đến 42,3% các chuyên gia đồng ý đây

là động lực phát triển TMĐT nhưng chừng đó là chưa đủ với tiềm năng mà các

yếu tố này mang lại.

Page 109: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

94

Bảng 3.25: Đánh giá của các chuyên gia về động lực phát triển TMĐT cho

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Đơn vị tính: %

STT Nhận định

Rất

không

đồng ý

Không

đồng ý

Trung

lập

Đồng

ý

Rất

đồng ý

1

Chính phủ đã có cơ chế chính sách phát triển

vùng KTTĐMT, đây là một động lực lớn cho

phát triển TMĐT.

0,0 3,5 18,2 64,7 13,5

2 Chính quyền của các tỉnh vùng KTTĐMT rất

quan tâm đến sự phát triển TMĐT. 1,2 8,2 31,8 50,0 8,8

3 Vùng KTTĐMT có bờ biển dài, có nhiều cảng

biển… là yếu tố thuận lợi cho phát triển TMĐT. 1,2 20,0 36,5 34,7 7,6

4

VKTTĐMT có nhiều di sản Thế giới, cơ hội

cho ngành Du lịch phát triển nên đó là yếu tố

thuận lợi cho phát triển TMĐT.

0,6 10,0 28,8 47,1 13,5

Chú thích: Thang đo Likert: 1 - rất không đồng ý 5 - rất đồng ý

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

3.3.2.10. Đánh giá của các chuyên gia về giải pháp thúc đẩy sự phát triển thương

mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

Bảng 3.26 cho thấy, về đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp thúc đẩy sự

phát triển TMĐT, các chuyên gia đều nhận định cho rằng các yếu tố này đều rất

quan trọng, không nên chủ quan, lơ là bất kỳ một yếu tố nào khi xây dựng hệ thống

biện pháp nhằm thúc đẩy TMĐT phát triển. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề

cần được ưu tiên hàng đầu chính là an toàn bảo mật thông tin, có đến 99,4%

(41,8%+57,6%) chuyên gia trả lời quan trọng và rất quan trọng. Nếu như thông tin

không được bảo mật an toàn thì sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro và hậu quả cho bản thân

DN và khách hàng, ảnh hưởng đến niềm tin vào TMĐT.

Tiếp đến là các giải pháp về môi trường pháp lý, hạ tầng công nghệ, phương

tiện thanh toán và nhận thức của người dân. Do TMĐT đang biến đổi vô cùng

nhanh chóng và hệ lụy là phát sinh nhiều tranh chấp, xung đột giữa các bên liên

quan với nhau, do vậy cần xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, thông

thoáng cũng như có khả năng đón nhận những xu thế mới của TMĐT. Công nghệ

và phương tiện thanh toán cũng cần được áp dụng, triển khai để làm cơ sở hạ tầng

cho TMĐT dựa trên đó mà phát triển. Một yếu tố không kém phần quan trọng đó

chính là nhận thức của người dân - những khách hàng cá nhân của TMĐT. Chỉ khi

nào người dân có nhận thức đúng đắn về TMĐT thì họ mới có thể đóng góp nhiều

vào quá trình giao dịch TMĐT, giúp TMĐT tìm được đầu ra và phát triển.

Page 110: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

95

Bảng 3.26: Đánh giá của các chuyên gia về các giải pháp phát triển TMĐT

trong các DN dịch vụ vùng KTTĐMT

Đơn vị tính: %

STT Các giải pháp

Không

quan

trọng

Ít quan

trọng

Bình

thƣờng

Quan

trọng

Rất

quan

trọng

1 Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội

phát triển sẽ làm cho TMĐT phát triển. 0,1 1,2 8,2 62,9 27,6

2 Nhân lực là yếu tố quan trọng để thúc đẩy

TMĐT phát triển. 0,0 0,0 7,1 60,0 32,9

3 Công nghệ là nền tảng, do đó cần phát triển

công nghệ để thúc đẩy TMĐT phát triển. 0,1 0,0 2,9 63,5 33,5

4 Môi trường pháp lý là yếu tố thúc đẩy

TMĐT phát triển. 0,0 0,6 4,1 53,5 41,8

5

Hình thức, phương tiện thanh toán càng

hiện đại và thuận tiện sẽ thúc đẩy TMĐT

phát triển.

0,0 0,0 4,1 60,0 35,9

6 An toàn bảo mật thông tin là yếu tố quan

trọng cho phát triển TMĐT. 0,0 0,0 0,6 41,8 57,6

7 Chuyển phát hàng hóa (Logistics) càng phát

triển thì làm cho TMĐT càng phát triển. 0,0 0,0 8,8 62,4 28,8

8 Nâng cao nhận thức của người dân sẽ góp

phần làm cho TMĐT phát triển 0,0 0,0 6,5 58,8 34,7

Chú thích: Thang đo Likert: 1 - rất không quan trọng 5 - rất quan trọng

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

3.3.3. Đánh giá của doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

3.3.3.1. Tỉ lệ đóng góp của thương mại điện tử

Bảng 3.27 cho thấy, xu hướng của 6 nhóm có tỉ lệ đóng góp TMĐT, dưới 50%

được chia làm 4 nhóm - mỗi nhóm cách nhau 10%, trên 50% được gộp vào thành 1

nhóm với mức đóng góp cao. Đối với nhóm DN có tỉ trọng TMĐT đóng góp thấp

(0-10%) trong tổng mức doanh thu, tỉ lệ này liên tục giảm qua các năm, từ 63,55%

vào năm 2011 đến chỉ còn 36,99% trong năm 2015. Bốn nhóm tỷ lệ từ 10-50% lại

tăng dần đều trong thời gian trên, chẳng hạn nhóm 10-20% có tỷ lệ tăng từ 26,29%

vào năm 2011 lên đến 41,10% vào năm 2015. Nhóm DN có tỉ trọng doanh thu từ

TMĐT lớn hơn 50% cũng đã có dấu hiệu bắt đầu phát triển, từ 1,40% tăng lên

8,22%. Điều này cho thấy TMĐT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc góp

phần tăng doanh thu của các DNDV vùng KTTĐMT.

Page 111: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

96

Cũng qua bảng trên có thể thấy mức đóng góp từ 0 đến 30% chiếm đa số, năm

2011 có tỷ lệ 95,1%; năm 2014 có tỷ lệ 89% và năm 2015 dự báo tỷ lệ là 86,3%. Từ

mức đóng góp này cũng có thể tính toán được doanh thu TMĐT của các DNDV

vùng KTTĐMT qua các năm dựa vào niên giám thống kê.

Bảng 3.27: Tỉ lệ đóng góp của TMĐT trong tổng doanh thu của DNDV vùng

KTTĐMT

Mức

đóng góp

(%)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015*

DN Tỉ lệ

(%)

Lũy

kế

(%)

DN

Tỉ

lệ

(%)

Lũy

kế

(%)

DN Tỉ lệ

(%)

Lũy

kế

(%)

DN

Tỉ

lệ

(%)

Lũy

kế

(%)

DN

Tỉ

lệ

(%)

Lũy

kế

(%)

Từ 0-10 136 63,6 63,6 118 54,6 54,6 106 48,6 48,6 96 43,8 43,8 81 37,0 37,0

10-20 56 26,3 89,8 69 31,9 86,6 79 36,1 84,7 83 37,7 81,5 90 41,1 78,1

20-30 11 5,3 95,1 14 6,4 93,0 16 7,2 92,0 17 7,5 89,0 18 8,2 86,3

30-40 5 2,5 97,5 6 3,0 95,9 7 3,4 95,3 8 3,5 92,6 8 3,8 90,1

40 -50 2 1,1 98,6 3 1,3 97,2 3 1,4 96,8 3 1,5 94,1 4 1,6 91,8

Trên 50 3 1,4 100 6 2,8 100 7 3,2 100 13 5,9 100 18 8,2 100

Tổng 214 100 216 100 218 100 219 100 219 100

Ghi chú: Năm 2015* là số liệu ước tại thời điểm khảo sát

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

3.3.3.2. Đơn hàng đặt qua TMĐT năm 2014

Qua hình 3.14 có thể thấy, số lượng đơn hàng mà các DN đã nhận trong vòng

một năm vừa qua tương đối khả quan. Trong đó, số DN có trên 1.000 đơn hàng

chiếm tỉ lệ 23%, từ 500 đến 1.000 đơn hàng chiếm tỷ lệ 27%, số DN có lượng đơn

hàng từ 0-500 chiếm tỷ lệ cao nhất 50%.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.14: Số lƣợng đơn hàng đặt qua TMĐT của các DN dịch vụ

trong năm 2014

Page 112: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

97

3.3.3.3. Số đơn hàng bị hủy bỏ qua TMĐT

Hình 3.15 cho thấy, đa số các DN được điều tra phỏng vấn đều đã gặp trường

hợp đơn đặt hàng bị hủy bỏ. Tỉ lệ các DN có ít hơn 100 đơn hàng bị hủy bỏ trong

năm qua là 71%, số DN có đơn hàng bị hủy bỏ nhiều chiếm tỷ lệ nhỏ.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.15: Số lƣợng đơn đặt hàng qua TMĐT bị hủy bỏ của các DN

trong năm 2014

3.3.3.4. Đánh giá về hiện trạng phát triển TMĐT trong các DNDV

Bảng 3.28 cho thấy các hình thức TMĐT mà các DN trong mẫu điều tra áp dụng,

đáng chú ý nhất là hầu hết DN (87,3%) đã áp dụng loại hình TMĐT B2B trong việc

liên kết hoạt động KD của mình với DN khác thông qua phương tiện điện tử. Có đến

60,5% DN trong mẫu điều tra áp dụng B2C để giao dịch với khách hàng cá nhân được

thuận tiện hơn. Một số ít DN khác với tỉ lệ 3,6% đã và đang triển khai hoặc tham gia

các ứng dụng TMĐT C2C, nơi khách hàng cá nhân có thể gặp gỡ và trao đổi giao dịch

với nhau.

Bảng 3.28: Ý kiến của DN về các hình thức TMĐT áp dụng trong các DNDV

vùng KTTĐMT

STT Loại hình TMĐT Có áp dụng Không áp dụng

Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)

1 B2B 192 87,3 28 12,7

2 B2C 133 60,5 87 39,5

3 C2C 8 3,6 11 5,0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Page 113: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

98

3.3.3.5. Đánh giá về mức độ sử dụng công cụ điện tử trong hoạt động kinh doanh

Hình 3.16 cho thấy phương tiện điện tử được sử dụng phổ biến nhất trong các

DN được điều tra vẫn là điện thoại, với 78,2% người trả lời cho rằng phương tiện

này được sử dụng rất thường xuyên và 15,9% sử dụng thường xuyên. Thứ hai là

email với 67,7% người sử dụng rất thường xuyên và 24,5% sử dụng thường xuyên.

Tiếp đến là sử dụng mạng xã hội với 39,1% người trả lời cho rằng DN sử dụng rất

thường xuyên và 27,3% sử dụng thường xuyên. Hai phương tiện điện tử còn lại là

website và web portal có mức độ sử dụng khiêm tốn hơn với khoảng 50% DN có sử

dụng với mức độ thường xuyên và rất thường xuyên.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.16: Ý kiến của DN về mức độ sử dụng các công cụ điện tử trong hoạt

động kinh doanh

3.3.3.6. Về phần mềm sử dụng trong hoạt động kinh doanh

Hình 3.17 cho thấy, hầu hết các DN đều triển khai áp dụng các phần mềm

phục vụ cho công tác KD ở chính DN mình. Đặc biệt, hầu hết DN (94,5%) đã và

đang thực hiện kế toán thông qua các phần mềm trên máy tính. Đối với các phân hệ

phần mềm khác như văn phòng, quản trị khách hàng (CRM), quản lý nguồn nhân

lực (HRM) đều có khoảng gần 1/3 DN áp dụng. Riêng phần mềm quản trị chuỗi

cung ứng vẫn đang còn hạn chế với chỉ 10,9% DN đang áp dụng.

Page 114: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

99

Đơn vị tính: %

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.17: Các loại phần mềm áp dụng trong hoạt động kinh doanh của các

DNDV vùng KTTĐMT

3.3.3.7. Đánh giá về mức tiết kiệm chi phí từ việc sử dụng phần mềm

Bảng 3.29 cho thấy các phần mềm, hệ thống thông tin đã thể hiện được hiệu

quả khi hầu hết các DN đều cho rằng áp dụng phần mềm giúp tiết kiệm chi phí

trong DN. Đặc biệt, có đến 70 DN chiếm tỉ lệ 31,8% cho rằng phần mềm giúp DN

cắt giảm chi phí lên đến hơn 20%.

Bảng 3.29: Đánh giá của DN về mức tiết kiệm chi phí từ việc sử dụng phần

mềm trong quản lý hoạt động kinh doanh của DN

STT Tỷ lệ tiết kiệm Tần số Tỉ lệ (%) Tỷ lệ lũy kế (%)

1 Dưới 5% 31 14,1 14,1

2 Từ 5 đến dưới 10% 60 27,3 41,4

3 Từ 10 đến dưới 15% 32 14,5 55,9

4 Từ 15 đến dưới 20% 27 12,3 68,2

5 Trên 20% 70 31,8 100,0

Tổng 220 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

3.3.3.8. Về các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin

Hình 3.18 cho thấy phần mềm diệt virus là biện pháp đảm bảo an toàn thông tin

được sử dụng rộng rãi nhất trong các DN khi có đến 94,1% DN đã áp dụng. Thứ hai,

dưới tác động của pháp luật và các chính sách, 3/4 DN đã áp dụng chữ ký số và

chứng thư số để đảm bảo an toàn thông tin giao dịch. Bên cạnh đó, một số DN còn áp

dụng hệ thống tường lửa (21,4%), sử dụng phần cứng bảo mật hệ thống (15,0%) và

một số biện pháp khác (14,1%).

Page 115: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

100

Đơn vị tính: %

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.18: Ý kiến của các DN về các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin

trong hoạt động kinh doanh

3.3.3.9. Nhận định của các doanh nghiệp về lợi ích của thương mại điện tử

Bảng 3.30 cho thấy, đa số các ý kiến đánh giá đều xoay quanh giá trị trung

bình 4 với độ lệch chuẩn từ 0,506 đến 0,896 chứng tỏ đại đa số DN được phỏng vấn

đồng ý với các phát biểu về lợi ích của TMĐT.

Bảng 3.30: Đánh giá của DN về lợi ích của TMĐT đối với quản lý hoạt động

kinh doanh trong các DN dịch vụ

STT Lợi ích

Giá trị

trung

bình

Độ

lệch

chuẩn

1 TMĐT giúp mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường toàn cầu. 4,56 .506

2 TMĐT làm giảm chi phí trong hoạt động KD. 4,56 .598

3 Tạo ra khả năng chuyên môn hóa cao trong KD. 3,88 .761

4 Làm giảm thời gian từ khi thanh toán đến khi nhận được hàng hóa, dịch vụ. 3,95 .781

5 Làm giảm chi phí Viễn thông trong quá trình giao tiếp, đàm phán và ký kết

hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.

4,35 .654

6 Góp phần cải thiện hình ảnh DN, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng,

tìm kiếm đối tác KD.

4,44 .634

7 Hỗ trợ ra quyết định kịp thời cho hoạt động KD. 3,94 2.841

8 Góp phần phát triển các loại hình KD mới của DN. 3,86 .896

9 Cho phép khách hàng mua sắm và thực hiện các giao dịch 24/24 giờ. 4,49 .577

10 Cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình mua sắm. 4,41 .686

11 Tạo khả năng cho khách hàng tham gia các cuộc đấu giá trên mạng. 3,83 .878

12 Cho phép nhiều người có thể làm việc tại nhà, giảm thiểu việc đi mua sắm,

giảm phương tiện giao thông.

4,33 .567

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Page 116: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

101

Trong đó, có một số quan điểm đưa ra được đồng tình rất cao như “TMĐT

giúp mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường toàn cầu”, “TMĐT làm giảm chi phí

trong hoạt động KD”, “Góp phần cải thiện hình ảnh DN, nâng cao chất lượng dịch

vụ khách hàng, tìm kiếm đối tác KD” cho thấy nhận thức cao của DN về hiệu quả

mà TMĐT có thể đem lại cho hoạt động KD của DN. Tuy nhiên, có một ý kiến chỉ

thu về được giá trị trung bình 3,94 và độ lệch chuẩn tương đối cao 2,84 là “Hỗ trợ

ra quyết định kịp thời cho hoạt động KD” cho thấy nhiều DN vẫn chưa thực sự tin

tưởng vào các hệ thống hỗ trợ ra quyết định (decision support systems). Những DN

này có thể nên triển khai các hệ thống hỗ trợ ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn để có

thể cạnh tranh mạnh hơn trong môi trường KD ngày càng khốc liệt.

3.3.3.10. Kết quả điều tra liên quan đến tầm quan trọng của các giải pháp thúc đẩy

thương mại điện tử

Bảng 3.31 cho thấy xây dựng nền tảng chính sách kinh tế xã hội; nguồn nhân

lực; công nghệ là những công việc nên đặt ở vị trí ưu tiên. Trước hết, điều kiện cần

để phát triển TMĐT đó chính là hạ tầng công nghệ.

Bảng 3.31: Đánh giá của DN về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển

TMĐT trong các DN dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

STT Chỉ tiêu

Giá trị

trung

bình

Độ

lệch

chuẩn

1 Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội phát triển sẽ làm cho TMĐT phát triển. 4,46 .552

2 Nhân lực là yếu tố quan trọng để thúc đẩy TMĐT phát triển. 4,47 .615

3 Công nghệ là nền tảng, do đó cần phát triển công nghệ để thúc đẩy TMĐT phát

triển. 4,53 .552

4 Môi trường pháp lý là yếu tố thúc đẩy TMĐT phát triển. 4,12 .593

5 Hình thức, phương tiện thanh toán càng hiện đại và thuận tiện sẽ thúc đẩy

TMĐT phát triển. 3,33 .861

6 An toàn bảo mật thông tin là yếu tố quan trọng cho phát triển TMĐT. 4,05 .710

7 Chuyển phát hàng hóa (logistics) càng phát triển thì làm cho TMĐT càng phát

triển. 4,31 .617

8 Nâng cao nhận thức của người dân về ứng dụng TMĐT sẽ góp phần làm cho

TMĐT phát triển. 4,36 .577

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Nếu như mức độ sẵn sàng về mặt công nghệ của các DN và các bên liên quan

khác còn thấp thì rất khó để có thể áp dụng các công nghệ mới trong KD. Các nền

tảng chính sách kinh tế xã hội là điều kiện giúp các DN ngày càng phát triển, mở

Page 117: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

102

rộng năng lực KD, đưa ra các phương thức KD mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

của khách hàng. Bên cạnh đó, nếu như không có nguồn nhân lực vừa am hiểu công

nghệ, vừa am hiểu KD thì không thể nào phát triển TMĐT một cách chuyên nghiệp.

Bên cạnh những nhân tố rất quan trọng nêu trên, một số nhân tố khác cũng ảnh

hưởng không nhỏ đến phát triển của TMĐT đó là nhận thức của người dân, dịch vụ

chuyển phát hàng hóa (logistics), môi trường pháp lý và an toàn bảo mật thông tin.

Nếu người dân có nhận thức không cao, thiếu niềm tin vào TMĐT thì các DN khó

có thể tìm kiếm khách hàng của mình trên Internet được.

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.19: Ý kiến của DN về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển

TMĐT trong kinh doanh dịch vụ ở các DNDV vùng KTTĐMT

Dịch vụ chuyển phát cũng rất cần thiết để các DN có thể tối thiểu hóa chi phí

khi tiến hành hoạt động thương mại. Môi trường pháp lý cần phải được xây dựng

một cách rõ ràng hơn, minh bạch hơn và thường xuyên cập nhật để phù hợp với

những biến chuyển của xu thế TMĐT qua đó các DN có thể tự tin áp dụng những

hình thức, mô hình KD mới. Cuối cùng, tất cả các thông tin cần phải được bảo mật

tuyệt đối để giữ bí mật KD và tạo lòng tin của khách hàng khi giao dịch TMĐT.

Giải pháp “Hình thức, phương tiện thanh toán càng hiện đại và thuận tiện sẽ

thúc đẩy TMĐT phát triển” chưa được đánh giá ở mức quan trọng, với giá trị trung

bình chỉ 3,33 cho thấy rằng thực sự chúng ta chưa cần phải triển khai, áp dụng

những phương tiện thanh toán cực kỳ hiện đại. Điều quan trọng đó chính là việc

những phương tiện điện tử đó có thực sự hoạt động tốt, ổn định và có thường xuyên

phát sinh lỗi, trục trặc hay không. Hơn nữa, với tốc độ phát triển công nghệ chóng

mặt như hiện nay, đồng thời áp dụng những công nghệ hoàn toàn mới rất phức tạp

và chưa chắc đã được sự đón nhận của người dùng, chúng ta cần phải cân nhắc thực

sự khi áp dụng những phương tiện mới, hiện đại.

Page 118: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

103

* Kiểm định sự khác biệt trong việc đánh giá của các loại hình doanh nghiệp

Giả thiết cần kiểm định:

H0: Biến phân phối chuẩn.

H1: Biến không phân phối chuẩn.

Mức ý nghĩa:

Nếu sig. 0,05 thì chấp nhận giả thiết H0, tức là biến phân phối chuẩn.

Nếu sig. < 0,05 bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1, tức là biến không phân

phối chuẩn.

Bảng 3.32: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov đối với các biến

của tầm quan trọng các giải pháp phát triển TMĐT

Yếu tố đánh giá

Asymp.

Sig.

(2-tailed)

Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội phát triển sẽ làm cho TMĐT phát triển. 0,000

Nhân lực là yếu tố quan trọng để thúc đẩy TMĐT phát triển. 0,000

Công nghệ là nền tảng, do đó cần phát triển công nghệ để thúc đẩy TMĐT phát triển. 0,000

Môi trường pháp lý là yếu tố thúc đẩy TMĐT phát triển. 0,000

Hình thức, phương tiện thanh toán càng hiện đại và thuận tiện sẽ thúc đẩy TMĐT

phát triển. 0,000

An toàn bảo mật thông tin là yếu tố quan trọng cho phát triển TMĐT. 0,000

Chuyển phát hàng hóa (logistics) càng phát triển thì làm cho TMĐT càng phát triển. 0,000

Nâng cao nhận thức của người dân về ứng dụng TMĐT sẽ góp phần làm cho TMĐT

phát triển. 0,000

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016

Bảng 3.32 kiểm định One - Sample Kolmogorov - Smirnov ta thấy rằng các biến

của tầm quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT đều có mức ý nghĩa là 0,000 <

0,05 nên bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1, tức là biến không phân phối chuẩn.

Vì vậy, để kiểm tra sự khác biệt trong đánh giá giữa các DN có loại hình khác

nhau về tầm quan trọng các giải pháp phát triển TMĐT, chúng ta sử dụng phương

pháp kiểm định phi tham số nhiều hơn hai mẫu độc lập Kruskal-Wallis đối với tiêu

thức loại hình DN.

Giả thiết cần kiểm định:

H0: Không có sự khác biệt giữa các loại hình DN về yếu tố đánh giá.

H1: Có sự khác biệt giữa các loại hình DN về yếu tố đánh giá.

Page 119: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

104

Mức ý nghĩa:

Sig. > 0,05: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.

Sig.<0,05 : Có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.

Kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 3.33: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá của các loại hình DN

về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT

Yếu tố đánh giá Mức ý

nghĩa

Loại hình doanh nghiệp

Doanh

nghiệp

nhà

nƣớc

Doanh

nghiệp có

vốn đầu tƣ

nƣớc ngoài

Công ty

cổ phần

Công ty

trách

nhiệm

hữu hạn

Doanh

nghiệp tƣ

nhân

Các nền tảng chính sách kinh tế,

xã hội phát triển sẽ làm cho

TMĐT phát triển.

0,561 4,44 4,22 4,50 4,48 4,40

Nhân lực là yếu tố quan trọng để

thúc đẩy TMĐT phát triển. 0,271 4,50 4,89 4,50 4,43 4,45

Công nghệ là nền tảng, do đó cần

phát triển công nghệ để thúc đẩy

TMĐT phát triển.

0,454 4,61 4,78 4,47 4,53 4,55

Môi trường pháp lý là yếu tố thúc

đẩy TMĐT phát triển. 0,067 4,17 4,33 4,24 4,07 3,85

Hình thức, phương tiện thanh

toán càng hiện đại và thuận tiện

sẽ thúc đẩy TMĐT phát triển.

0,746 3,50 3,67 3,28 3,28 3,40

An toàn bảo mật thông tin là yếu

tố quan trọng cho phát triển

TMĐT.

0,223 4,28 4,33 4,07 3,97 4,05

Chuyển phát hàng hóa (logistics)

càng phát triển thì làm cho

TMĐT càng phát triển.

0,797 4,22 4,22 4,40 4,28 4,35

Nâng cao nhận thức của người

dân về ứng dụng TMĐT sẽ góp

phần làm cho TMĐT phát triển.

0,016 4,72 4,56 4,26 4,33 4,40

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016

Bảng 3.33 cho thấy không có sự khác biệt giữa các loại hình DN khác nhau khi

đánh giá các tầm quan trọng của 7 giải pháp đầu tiên. Riêng đối với giải pháp cuối

cùng “Nâng cao nhận thức của người dân về ứng dụng TMĐT sẽ góp phần làm cho

TMĐT phát triển”, DN nhà nước có mức đánh giá tầm quan trọng của giải pháp này

là 4,72 cao hơn so với các loại hình công ty khác, đặc biệt là công ty cổ phần và công

ty trách nhiệm hữu hạn có mức đánh giá lần lượt là 4,26 và 4,33. “Nâng cao nhận

thức của người dân” trách nhiệm chính thuộc về chính phủ và các cấp chính quyền

địa phương. DN nhà nước có mức độ gắn bó với chính quyền các cấp, chính phủ mật

thiết hơn, do đó họ hiểu và đánh giá cao giải pháp này hơn các hình thức còn lại.

Page 120: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

105

* So sánh sự khác biệt trong đánh giá của chuyên gia và doanh nghiệp về tầm

quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT

Để thực hiện so sánh sự khác biệt trong đánh giá giữa DN và chuyên gia về

tầm quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT, chúng ta gộp và phân tích số

liệu đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT từ 2 bộ dữ liệu thu

được từ phỏng vấn 220 DN và 170 chuyên gia.

Giả thiết cần kiểm định:

H0: Biến phân phối chuẩn.

H1: Biến không phân phối chuẩn.

Mức ý nghĩa:

Nếu sig. 0,05 thì chấp nhận giả thiết H0, tức là biến phân phối chuẩn.

Nếu sig. < 0,05 bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1, tức là biến không phân

phối chuẩn.

Bảng 3.34: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov đối với các biến

của tầm quan trọng các giải pháp phát triển TMĐT lấy từ 2 bộ dữ liệu

Yếu tố đánh giá Asymp. Sig.

(2-tailed)

Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội phát triển sẽ làm cho TMĐT phát triển. 0,000

Nhân lực là yếu tố quan trọng để thúc đẩy TMĐT phát triển. 0,000

Công nghệ là nền tảng, do đó cần phát triển công nghệ để thúc đẩy TMĐT phát triển. 0,000

Môi trường pháp lý là yếu tố thúc đẩy TMĐT phát triển. 0,000

Hình thức, phương tiện thanh toán càng hiện đại và thuận tiện sẽ thúc đẩy TMĐT phát triển. 0,000

An toàn bảo mật thông tin là yếu tố quan trọng cho phát triển TMĐT. 0,000

Chuyển phát hàng hóa (logistics) càng phát triển thì làm cho TMĐT càng phát triển. 0,000

Nâng cao nhận thức của người dân về ứng dụng TMĐT sẽ góp phần làm cho TMĐT phát triển. 0,000

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016

Bảng 3.34, kiểm định One - Sample Kolmogorov - Smirnov ta thấy rằng

các biến của tầm quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT đều có mức ý

nghĩa là 0,000 < 0,05 nên bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1, tức là biến không

phân phối chuẩn.

Vì vậy, để kiểm tra sự khác biệt trong đánh giá giữa 2 nhóm đối tượng phỏng

vấn khác nhau, chúng ta sử dụng phương pháp kiểm định phi tham số cho hai mẫu

độc lập Maan-Whitney.

Giả thiết cần kiểm định:

H0: Không có sự khác biệt trong đánh giá của DN và chuyên gia.

H1: Có sự khác biệt trong đánh giá của DN và chuyên gia.

Page 121: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

106

Mức ý nghĩa:

Sig. > 0,05: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.

Sig. <0,05 : Có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.

Kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 3.35: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá của Chuyên gia và DN về

tầm quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT

Yếu tố đánh giá Mức ý

nghĩa

Giá trị trung bình

Doanh nghiệp Chuyên gia

Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội phát triển sẽ làm

cho TMĐT phát triển. 0,000 4,46 4,17

Nhân lực là yếu tố quan trọng để thúc đẩy TMĐT phát

triển. 0,000 4,47 4,26

Công nghệ là nền tảng, do đó cần phát triển công nghệ

để thúc đẩy TMĐT phát triển. 0,000 4,53 4,31

Môi trường pháp lý là yếu tố thúc đẩy TMĐT phát triển. 0,000 4,12 4,43

Hình thức, phương tiện thanh toán càng hiện đại và

thuận tiện sẽ thúc đẩy TMĐT phát triển. 0,000 3,33 4,32

An toàn bảo mật thông tin là yếu tố quan trọng cho phát

triển TMĐT. 0,000 4,05 4,57

Chuyển phát hàng hóa (logistics) càng phát triển thì làm

cho TMĐT càng phát triển. 0,039 4,31 4,20

Nâng cao nhận thức của người dân về ứng dụng TMĐT

sẽ góp phần làm cho TMĐT phát triển. 0,155 4,36 4,28

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2016

Bảng 3.35 cho thấy đánh giá của DN và chuyên gia có nhiều khác biệt. Trong

khi các chuyên gia đánh giá cao “Hình thức và phương tiện thanh toán” với giá trị

trung bình là 4,32 thì DN lại không đánh giá cao nhóm giải pháp này với giá trị

trung bình chỉ 3,33. Ở giai đoạn này, khi mà TMĐT của vùng KTTĐMT phát triển

chưa mạnh do đó DN vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của “Hình thức và

phương tiện thanh toán”. Khi TMĐT phát triển cao hơn, lượng giao dịch mua bán

thông qua phương tiện điện tử nhiều hơn thì “Hình thức và phương tiện thanh toán”

là rất quan trọng, nó góp phần làm rút ngắn quy trình TMĐT, giúp thống kê, phân

tích rõ ràng, nhanh chóng hơn nếu cứ sử dụng thanh toán bằng tiền mặt hoặc

chuyển khoản qua ngân hàng. Hai nhóm giải pháp khác được chuyên gia đánh giá

cao hơn đó là “An toàn bảo mật thông tin” và “Môi trường pháp lý”. Vì sao chuyên

gia lại đánh giá quan trọng hơn DN, điều này cũng có thể lý giải được là do hai yếu

tố này mang hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao, chuyên gia là những người am hiểu

hơn so với DN, do đó họ thấy những yếu tố này có tầm quan trọng lớn.

Tuy nhiên, đối với các nhóm giải pháp “Nền tảng chính sách kinh tế xã hội,

Nhân lực, Công nghệ và Logistics”, DN lại cho rằng những giải pháp này có ý

Page 122: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

107

nghĩa quan trọng hơn so với chuyên gia. Các giải pháp này trong thực tế ở giai đoạn

hiện nay tác động lớn đến hoạt động của DN, đều là các yếu tố “sát sườn” đối với

DN. Mỗi khi nền tảng chính sách kinh tế xã hội thay đổi sẽ làm cho hoạt động của

DN thay đổi lớn. Ví dụ, khi chính phủ ban hành nghị quyết 36a/NQ-CP ngày

14/10/2015 về chính phủ điện tử, cho phép các DN thuê hạ tầng CNTT, phần mềm

của các nhà cung cấp thay vì phải đầu tư máy chủ cho chính mình. Điều này làm

thay đổi kế hoạch, cũng như cơ cấu đầu tư về CNTT trong các DN lớn, đồng thời là

cơ hội cho các đơn vị chuyên ngành KD trong lĩnh vực viễn thông, CNTT.

Đối với “Nhận thức của người dân”, hầu như không có sự khác biệt có ý nghĩa

về mặt thống kê trong đánh giá của DN và chuyên gia (Sig. = 0,155 > 0,05). Đây là

việc làm liên quan mật thiết đến trách nhiệm của chính phủ và chính quyền các cấp

hơn là đội ngũ các chuyên gia và DN, chính vì vậy hai đối tượng DN và chuyên gia

hầu như đánh giá chỉ tiêu này là như nhau.

3.3.4. Đánh giá của khách hàng sử dụng Internet và công nghệ thông tin

3.3.4.1. Đánh giá của khách hàng về hình thức và mức độ sử dụng trong hoạt động

kinh doanh liên quan đến thương mại điện tử

Hình 3.20 cho thấy khách hàng sử dụng Internet có mức độ thường xuyên và

rất thường xuyên cao nhất, lần lượt là tìm kiếm thông tin (72,1%); tham gia mạng

xã hội (65,6%); nhận, gửi email (55,5%). Việc sử dụng Internet cho website bán lẻ;

sử dụng iBanking, thanh toán online; mua sắm/đặt phòng khách sạn/vé máy bay

trực tuyến có mức thường xuyên và rất thường xuyên thấp, lần lượt là 29,9%;

22,1%; 17,7%.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.20: Đánh giá của khách hàng về hình thức và mức độ sử dụng trong

hoạt động kinh doanh liên quan đến TMĐT

Page 123: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

108

3.3.4.2. Đánh giá của khách hàng về thời điểm sử dụng Internet cho các nhu cầu

trong hoạt động hàng ngày

Hình 3.21 cho thấy khách hàng bắt đầu sử dụng Internet từ năm 2006 - 2007,

tại thời điểm này các hoạt động cho nhu cầu hàng ngày chủ yếu là trao đổi thư điện

tử, đọc tin tức, xem ảnh và tìm kiếm tài liệu. Mức độ sử dụng Internet tăng dần,

trong đó các hoạt động tham gia mạng xã hội, website bán lẻ, mua bán online, giao

dịch ngân hàng trực tuyến có tốc độ tăng nhanh, đặc biệt trong giai đoạn 2014 -

2015. Điều này chứng tỏ mức độ phát triển người sử dụng Internet trong vùng

KTTĐMT tăng nhanh, trong đó có sử dụng Internet cho các hoạt động TMĐT.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.21: Đánh giá của khách hàng về thời điểm sử dụng Internet cho các

nhu cầu trong hoạt động hàng ngày

3.3.4.3. Quan điểm của khách hàng về lợi ích của thương mại điện tử

Bảng 3.36 cho thấy khách hàng đã nhận biết được lợi ích của TMĐT mang

lại, trong đó có 90,1% khách hàng đồng ý và rất đồng ý với phát biểu “Cho phép

khách hàng mua sắm và thực hiện các giao dịch 24/24 giờ”. Các phát biểu tiếp theo

có tỷ lệ cao đó là: cho phép nhiều người có thể làm việc tại nhà, giảm thiểu việc đi

mua sắm, giảm phương tiện giao thông (89%); TMĐT giúp mở rộng phạm vi giao

dịch trên thị trường toàn cầu (87,7%); cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn trong

quá trình mua sắm (85,9%); làm giảm thời gian từ khi thanh toán đến khi nhận được

hàng hóa, dịch vụ (82,2%); TMĐT làm giảm chi phí trong hoạt động KD (81,6%);

góp phần cải thiện hình ảnh DN, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tìm kiếm

đối tác KD (81,3%).

Page 124: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

109

Bảng 3.36: Quan điểm của khách hàng về lợi ích của TMĐT

Đơn vị tính: %

STT Mức

1= Rất

Không

đồng ý

2= Không

đồng ý

3= Trung

lập

4= Đồng

ý

5= Rất

đồng ý

1 TMĐT giúp mở rộng phạm vi giao dịch trên thị

trường toàn cầu. 1,0 1,0 10,2 53,9 33,8

2 TMĐT làm giảm chi phí trong hoạt động KD. 2,0 3,1 13,3 57,0 24,6

3 Tạo ra khả năng chuyên môn hóa cao trong KD. 0,7 2,7 18,8 54,6 23,2

4 Làm giảm thời gian từ khi thanh toán đến khi

nhận được hàng hóa, dịch vụ. 0,7 3,8 13,3 53,2 29,0

5

Làm giảm chi phí Viễn thông trong quá trình

giao tiếp, đàm phán và ký kết hợp đồng mua

bán hàng hóa, dịch vụ.

0,3 3,8 21,5 51,9 22,5

6 Góp phần cải thiện hình ảnh DN, nâng cao chất

lượng dịch vụ khách hàng, tìm kiếm đối tác KD. 0,3 1,7 16,7 54,3 27,0

7 Hỗ trợ ra quyết định kịp thời cho hoạt động KD. 0,3 3,8 23,9 54,3 17,7

8 Góp phần phát triển các loại hình KD mới của

DN. 0,3 2,4 16,5 55,7 25,1

9 Cho phép khách hàng mua sắm và thực hiện các

giao dịch 24/24 giờ. 0,3 0,7 8,9 52,1 38,0

10 Cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn trong

quá trình mua sắm. 0,7 2,4 11,0 50,3 35,6

11 Tạo khả năng cho khách hàng tham gia các cuộc

đấu giá trên mạng. 1,0 1,4 19,5 54,5 23,6

12

Cho phép nhiều người có thể làm việc tại nhà,

giảm thiểu việc đi mua sắm, giảm phương tiện

giao thông.

0,7 2,4 7,9 51,7 37,3

Chú thích: Thang đo Likert: 1 - rất không đồng ý 5 - rất đồng ý

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

3.3.5. Phân tích nhận diện các nhân tố phát triển thƣơng mại điện tử trong các

doanh nghiệp dịch vụ từ điều tra khảo sát các đối tƣợng

Ảnh hưởng đến sự phát triển TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT có rất

nhiều các yếu tố khác nhau cả về mặt vĩ mô, vi mô và nội bộ ngành. Sau đây là một

số phân tích nhận diện các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển TMĐT mà tác

giả luận án đã tiến hành điều tra khảo sát ở các DNDV, các chuyên gia cán bộ quản

lý nhằm có được cơ sở vững chắc cho việc đánh giá động thái phát triển TMĐT

trong các DNDV vùng KTTĐMT.

Page 125: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

110

3.3.5.1. Nhân tố nền tảng chính sách kinh tế xã hội

Về nền tảng chính sách KTXH, nhìn chung thì chính quyền cấp Trung ương

và địa phương, vùng đều xây dựng được các chính sách tốt để thúc đẩy cho sự

phát triển của TMĐT (giá trị trung bình 4,40 và 3,83 với độ lệch chuẩn 0,585 và

0,632). Tuy nhiên, khi đi sâu vào thực hiện thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Cụ

thể, các DN vẫn không đạt được mức độ đồng ý (giá trị trung bình 2,91) khi cho

rằng chính quyền địa phương đã có các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng

để phát triển TMĐT. Bên cạnh đó, khá nhiều DN không đồng ý với phát biểu

“Nhà nước đã đưa các nội dung của kinh tế số vào để giáo dục ở các cấp học” với

giá trị trung bình chỉ 2,38 và độ lệch chuẩn 0,906. Những vấn đề này cho thấy nền

tảng chính sách KTXH ở cấp độ địa phương, nơi gắn liền nhất với DN chưa thực

sự được triển khai đầy đủ và đem lại ích lợi thực sự cho DN.

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.22: Ý kiến của DN về nhân tố chính sách kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến

TMĐT trong các DNDV vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

3.3.5.2. Nhân tố nguồn nhân lực

Hình 3.23 cho thấy về yếu tố nguồn nhân lực mặc dù hầu hết các DN đều đồng

ý khi cho rằng “Chính phủ đã có các chính sách tốt để đào tạo nguồn nhân lực cho

TMĐT”, “Chính quyền các tỉnh vùng KTTĐMT đã có các chương trình, kế hoạch

về tập huấn, đào tạo NNL TMĐT” và “Các trường ĐH, CĐ, TC nghề đã mở các

chuyên ngành ĐT liên quan đến TMĐT”. Tuy nhiên những chương trình tập huấn,

đào tạo vẫn chưa được đánh giá cao khi đa số DN không đồng tình khi cho rằng

“Nói chung, hiện nay nhân lực TMĐT đã đáp ứng về số lượng và chất lượng” với

giá trị trung bình chỉ 2,6.

Do vậy, bản thân mỗi DN đều tự nhận thức được công việc phát triển nguồn

nhân lực TMĐT để phục vụ cho chính DN đó. Đa số DN đều đồng ý với phát biểu

“DN đã chú trọng đến phát triển NNL về TMĐT” với giá trị trung bình rất cao (4,40).

Page 126: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

111

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.23: Ý kiến của DN về nhân tố nguồn nhân lực ảnh hƣởng đến TMĐT

trong các DNDV vùng KTTĐMT

3.3.5.3. Nhân tố yếu tố khoa học công nghệ

Hình 3.24 cho thấy về mặt hạ tầng công nghệ, đại đa số DN đều đồng ý với cơ

sở hạ tầng phần cứng mà DN đang được sử dụng. Mạng viễn thông, mạng Internet

được đánh giá là tốt, đảm bảo cho phát triển TMĐT với giá cước phải chăng, chấp

nhận được cho nhu cầu phát triển TMĐT của các DN. Bên cạnh đó, việc áp dụng

các biện pháp bảo mật như chữ ký số cũng được xem là một bước tiến lớn, giúp

giao dịch giữa các DN, giữa DN và cơ quan chính quyền được thuận tiện hơn và

tăng cường niềm tin cho khách hàng.

Tuy nhiên, hạ tầng phần mềm vẫn còn nhiều vấn đề làm DN chưa đồng ý. Đặc

biệt, phần mềm do các DN chuyên ngành cung cấp vẫn chưa đủ đáp ứng cho DN.

Chi phí thiết kế website, mua phần mềm liên quan đến quy trình nội bộ của DN như

ERP, SCM, HRM vẫn còn khá lớn nên việc ứng dụng, phát triển TMĐT trong DN

vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.24: Ý kiến của DN về nhân tố khoa học công nghệ ảnh hƣởng đến

TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT

Page 127: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

112

3.3.5.4. Nhân tố yếu tố môi trường pháp lý

Nhìn chung, các DN vẫn chưa đánh giá cao môi trường pháp lý TMĐT hiện

nay. Đại đa số DN đều đồng ý với các quan điểm “Hệ thống văn bản pháp luật về

TMĐT hiện nay chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ”, “Có sự chồng chéo về trách nhiệm,

quyền hạn giữa các cơ quan chức năng”. Nhiều DN vẫn còn hoài nghi về việc thừa

nhận tính pháp lý của giao dịch TMĐT khi giá trị trung bình cho đánh giá này chỉ

3,29. Ngoài ra, DN không đồng tình khi cho rằng nhà nước thực sự bảo vệ tính pháp

lý của các thanh toán điện tử.

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.25: Ý kiến của DN về nhân tố môi trƣờng pháp lý ảnh hƣởng đến

TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT

3.3.5.5. Nhân tố hình thức thanh toán

Về phương tiện thanh toán TMĐT, hầu hết các DN vẫn còn dè dặt chưa thực

sự đồng ý với các phát biểu “Hệ thống thanh toán qua NH hiện nay đã tạo thuận lợi,

góp phần thúc đẩy sự phát triển TMĐT”, “Ngoài hệ thống NH, còn có các phương

thức thanh toán khác (ngân lượng; OnePAY; thẻ điện thoại; ví điện tử; chuyển tiền

bưu chính…) mang đến thuận tiện cho các giao dịch TMĐT” khi giá trị trung bình

thu được chỉ 3,75 và 3,65. Điều này có nguyên nhân là do các công cụ trực tuyến

trên website vẫn còn nhiều hạn chế do thiết lập rườm rà, cản trở cho việc phát triển

TMĐT. Bên cạnh đó, một yếu tố khác vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến việc sử

dụng các hình thức thanh toán điện tử là việc chuyển đổi thói quen thanh toán từ

tiền mặt sang tiền điện tử vẫn còn chậm, làm cản trở quá trình phát triển các hình

thức thanh toán TMĐT.

Page 128: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

113

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.26: Ý kiến của DN về nhân tố hình thức thanh toán ảnh hƣởng đến

TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT

3.3.5.6. Nhân tố an toàn bảo mật thông tin

Đa số các DN đều đồng tình với nhận định “Chữ ký số là phương tiện giúp

khách hàng bảo mật các thông tin cá nhân” với giá trị trung bình là 4,57. Tuy nhiên,

cũng có rất nhiều lo lắng được đề cập đến đối với nhân tố an toàn bảo mật thông tin.

Một vấn nạn hiện nay đó chính là nguy cơ lộ thông tin thẻ tín dụng khi giao dịch

TMĐT. Bên cạnh đó, các DN còn lo lắng trước việc tồn tại quá nhiều tội phạm công

nghệ cao, cản trở việc phát triển TMĐT do bị chính những đối tượng này phá hoại.

Cuối cùng, một khó khăn nữa cho các DN đó chính là người dân chưa có niềm tin

vào các giao dịch điện tử, chính điều này gây nên nhiều hạn chế cho sự phát triển

của TMĐT được đại đa số đại diện DN đồng tình, đạt giá trị trung bình 4,41.

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Hình 3.27: Ý kiến của DN về nhân tố an toàn bảo mật thông tin ảnh hƣởng đến

TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT

3.3.5.7. Nhân tố chuyển phát hàng hóa

Về đánh giá các nhân tố chuyển phát hàng hóa, hậu cần trong TMĐT, kết quả

điều tra cho thấy các hoạt động hỗ trợ này đang rất phát triển về mặt số lượng,

Page 129: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

114

nhưng chưa thực sự phát triển về mặt chất lượng. Cụ thể, đa số DN đồng ý cho rằng

hiện nay có rất nhiều công ty chuyển phát, vận tải, hậu cần (logistics) phục vụ cho

TMĐT phát triển tốt, đạt giá trị trung bình 4,05 với độ lệch chuẩn khá nhỏ chỉ

0,534. Về hệ thống giao thông vận tải của địa phương, đại đa số ý kiến vẫn cho rằng

đang ở mức bình thường, chưa thực sự gây ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến phát

triển TMĐT. Tuy nhiên, đối với các nhân tố hệ thống kho bãi, cảng cạn, cảng

container...quá trình phân loại và đóng gói bao bì hàng hóa, hầu hết các DN vẫn

không đồng ý với giá trị trung bình cho các nhân tố này khá thấp, chỉ 2,34 và 2,30.

Tuy nhiên, điểm sáng của hệ thống chuyển phát, hậu cần này đó là các đơn vị cung

cấp dịch vụ này đã biết ứng dụng CNTT trong quản lý, giúp phần nào làm cho

TMĐT phát triển.

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.28: Ý kiến của DN về nhân tố chuyển phát hàng hóa ảnh hƣởng đến

TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT

3.3.5.8. Phân tích tổng hợp các nhân tố

Qua nghiên cứu khảo sát tại các DNDV vùng KTTĐMT, khi đề cập đến các yếu

tố ảnh hưởng đến sự phát triển TMĐT thì có nhiều ý kiến khác nhau đánh giá về mức

độ quan trọng của các nhân tố chi phối đến TMĐT của vùng. Về đánh giá mức độ các

nhân tố ảnh hưởng đến TMĐT, “Nhân lực liên quan đến TMĐT” và “Các nền tảng

chính sách kinh tế, xã hội” được đánh giá quan trọng nhất cho thấy vai trò to lớn của

các tổ chức giáo dục, các cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ đội ngũ nhân lực, các

chính sách hỗ trợ cho TMĐT. Tiếp đến, việc tiếp cận và áp dụng công nghệ mới cũng

như mặt bằng chung về mặt công nghệ giữa các DN, giữa DN và các cơ quan quản lý

cũng là một nhân tố hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, DN cũng đồng ý cho rằng hành

lang pháp lý TMĐT, bảo mật thông tin và hệ thống chuyển phát hàng hóa, hậu cần cho

TMĐT cũng quan trọng cho việc phát triển TMĐT.

Page 130: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

115

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.29: Ý kiến của DN về các nhân tố ảnh hƣởng đến TMĐT trong kinh

doanh dịch vụ ở các DNDV vùng KTTĐMT

3.4. Đánh giá chung về phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp

dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc về phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Mặc dù TMĐT còn khá mới mẻ đối với các DNDV vùng KTTĐMT nhưng đã

gặt hái được không ít thành tựu và hứa hẹn những kết quả tốt trong tương lai, vùng

KTTĐMT sẽ là một thị trường nhiều cơ hội cho lĩnh vực này phát triển. Những kết

quả đạt được cụ thể như sau:

(1) Các cấp chính quyền địa phương vùng KTTĐMT đã xây dựng các chính

sách tốt để thúc đẩy phát triển của TMĐT. Hầu hết các Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban

hành kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011 - 2015 làm cơ sở cho các ban ngành

triển khai. Cùng với nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của chính phủ về chính

phủ điện tử, các địa phương đã tích cực triển khai các công việc liên quan như: Chữ

ký số, khai báo thuế qua mạng, khai báo bảo hiểm xã hội qua mạng, các chương trình

quản lý bệnh viện, khám chữa bệnh trực tuyến, liên thông với cơ sở dữ liệu về bảo

hiểm xã hội…Các công việc này đã làm cho mức độ ứng dụng CNTT tăng lên đáng

kể không những đối với các cơ quan quản lý nhà nước mà còn ở tất cả các DN.

(2) Nguồn nhân lực TMĐT của các DNDV vùng KTTĐMT được chú trọng

đầu tư cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, chỉ số nguồn nhân lực của DN các tỉnh

Page 131: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

116

trong khu vực năm sau cao hơn năm trước. Các DN tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh

TT-Huế từ năm 2012 đến năm 2014 lần lượt xếp thứ 3, 4 và 5 trong tổng số 63 tỉnh

thành. Số lớp đào tạo về TMĐT được mở tăng hàng năm, số lượt người tham gia

đào tạo tăng khá mạnh với tỷ lệ 133,4% (2014 so với 2013) và 135,1% (2015 so với

2014). Chi phí đào tạo TMĐT hàng năm cũng có tốc độ tăng trên 46%. Cục TMĐT

và CNTT, Bộ Công Thương thường xuyên mở các chương trình, hội nghị tập huấn

về TMĐT ở các tỉnh. Các trường đại học trong khu vực đã chú trọng đến việc mở

ngành chuyên ngành đào tạo TMĐT để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội về

nguồn nhân lực TMĐT.

(3) Hạ tầng công nghệ phục vụ cho phát triển TMĐT trong vùng KTTĐMT đã

cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Đặc biệt là mạng viễn thông được đầu tư cơ bản,

rộng khắp và công nghệ hiện đại với đường truyền cáp quang 12MB cho hộ gia

đình, 45MB cho DN, tạo thuận lợi cho việc truy cập Internet, thực hiện TMĐT

trong các DN. Giá cả của các dịch vụ viễn thông và CNTT ngày càng giảm, phù

hợp với khả năng chi trả của khách hàng cá nhân cũng như các DN. Cùng với việc

khai báo thuế qua mạng, việc đăng ký sử dụng chữ ký số nhằm bảo mật thông tin

của các DN làm cho các DN cũng như khách hàng tự tin hơn trong việc dùng các

dịch vụ liên quan đến TMĐT. Việc làm này được hiểu Chính phủ đang thực hiện

thúc đẩy TMĐT theo hình thức từ trên xuống (Top - Down), tức là Chính phủ ban

hành chính sách, các DN phải “chạy theo” về mặt công nghệ, từ đó TMĐT ở

DNDV phát triển.

(4) Vùng KTTĐMT có nhiều công ty chuyển phát, vận tải, hậu cần (logistics)

phục vụ cho TMĐT phát triển tốt. Đặc biệt là hệ thống cảng biển như Chân Mây,

Tiên Sa, Sông Hàn, Quy Nhơn... Cùng với hệ thống giao thông thông suốt trong

thời gian gần đây như hầm Hải Vân, hầm Phước Tượng, Phú Gia, đường cao tốc từ

Túy Loan đi Tam Kỳ… đã góp phần không nhỏ cho sự lưu thông, chuyển phát hàng

hóa. Đà Nẵng được xem như đầu mối tập trung khá nhiều công ty chuyển phát như:

VNPost, Viettel Post, Nhất Tín, Kerry (Tín Thành), Hai Bốn Bảy…liên tục có các

tuyến chuyển phát nhanh đến các tỉnh thành trong vùng KTTĐMT. Việc ứng dụng

CNTT trong chuyển phát khá mạnh và hiện đại, cung cấp cho khách hàng công cụ

tra cứu hành trình của hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận một cách rõ ràng, chi tiết.

Page 132: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

117

(5) Nhận thức của khách hàng, của các chuyên gia, đặc biệt là của các DN về

các lợi ích của TMĐT khá tốt. Qua điều tra khảo sát các đối tượng đều khẳng định

lợi ích to lớn của TMĐT đối với SXKD trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Đa số

ý kiến đánh giá từ DNDV đều xoay quanh giá trị trung bình 4 với độ lệch chuẩn từ

0,506 đến 0,896 chứng tỏ đồng ý với các phát biểu về lợi ích của TMĐT. Trong đó,

có một số quan điểm đưa ra được đồng tình rất cao như “TMĐT giúp mở rộng

phạm vi giao dịch trên thị trường toàn cầu”, “TMĐT làm giảm chi phí trong hoạt

động KD”, “Góp phần cải thiện hình ảnh DN, nâng cao chất lượng dịch vụ khách

hàng, tìm kiếm đối tác KD” cho thấy nhận thức cao của DNDV về hiệu quả mà

TMĐT có thể đem lại cho hoạt động KD.

(6) Các chỉ số giao dịch TMĐT B2C, B2B, G2B của các DNDV vùng

KTTĐMT là tương đối tốt. Đà Nẵng là đơn vị thường xuyên đứng tốp 10 so với cả

nước, TT-Huế tương đối mạnh, cũng có mặt trong tốp 10 của cả nước ngoại trừ chỉ

số B2B do DN của tỉnh TT-Huế chưa phát triển mạnh. Qua nghiên cứu, vùng

KTTĐMT có thế mạnh về du lịch, các cơ sở lưu trú là những đơn vị có mức độ ứng

dụng TMĐT cho việc đặt phòng trực tuyến thuận lợi. Các trang web đặt phòng trực

tuyến quốc tế cho phép các khách sạn liên kết (affiliate), tạo kênh đặt phòng thuận

tiện cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Thực tế cho thấy, đơn vị nào ứng

dụng TMĐT mạnh sẽ thu được kết quả cao trong KD (xem trường hợp nghiên cứu -

case study ở phụ lục 6). Giao dịch giữa chính quyền với DN và ngược lại (G2B) của

các DNDV vùng KTTĐMT được đánh giá là tương đối mạnh, đặc biệt 2 đơn vị Đà

Nẵng và TT-Huế. Đây sẽ là “đầu tàu” để kéo các tỉnh còn lại trong vùng cùng phát

triển TMĐT.

3.4.2. Những mặt hạn chế về phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ ở vùng KTTĐMT

Thực tế thời gian qua, các DNDV vùng KTTĐMT đã đạt được những kết quả

tích cực trong phát triển TMĐT, nhờ đó các DN đã có những đóng góp quan trọng

vào sự phát triển KTXH của vùng. Tuy nhiên, vùng KTTĐMT vẫn là vùng kinh tế

còn nhiều khó khăn, kinh tế chưa phát triển như các vùng khác. Điều này tác động

không nhỏ đến sự phát triển của TMĐT trong các DNDV. Những hạn chế liên quan

đến phát triển TMĐT đối với các DNDV vùng KTTĐMT là:

Page 133: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

118

(1) Hành lang pháp lý về TMĐT đối với các DN vùng KTTĐMT còn những

hạn chế nhất định, nhất là các chính sách xuất phát từ chính quyền địa phương các

tỉnh, thành phố trong vùng, nhiều chính sách chưa cụ thể. Trong lúc chính sách từ

Bộ Công Thương tương đối đầy đủ từ năm 2014, thì việc triển khai các chính sách

này đến với cộng đồng DN còn hạn chế, thiếu đồng bộ và chưa cương quyết. Chẳng

hạn như Bộ Công Thương đã ban hành thông tư 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014

quy định về quản lý website TMĐT, tuy nhiên số lượng DN thực hiện đăng ký

thông báo website TMĐT còn thấp. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật cùng với việc

tuyên truyền, phổ biến kiến thức và công tác thanh kiểm tra chưa được tiến hành

đồng bộ giữa các ban ngành làm cho hành lang pháp lý chưa được thực thi hiệu quả.

(2) Phương tiện thanh toán và hình thức thanh toán trong giao dịch TMĐT của

các DNDV vùng KTTĐMT chưa phát triển mạnh. Các DN còn dè dặt, một mặt do

thiếu niềm tin trong thanh toán trực tuyến, một mặt do thiếu công cụ. Thật vậy,

công cụ trực tuyến trên website vẫn còn nhiều hạn chế do việc thiết lập rườm rà.

Thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn ăn sâu trong tâm trí khách hàng cũng như

các DN nên việc chuyển sang thanh toán điện tử vẫn còn chậm, làm cản trở tiến

trình phát triển TMĐT. Gần đây một số cơ quan như Điện lực, Cấp thoát nước,

Viễn thông đã ứng dụng hóa đơn điện tử và cho phép khách hàng thanh toán trực

tuyến, điều này được xem như một công cụ hỗ trợ để khắc phục nhược điểm về hình

thức và phương tiện thanh toán hiện nay.

(3) Bảo mật thông tin là một trong những hạn chế lớn nhất trong việc phát

triển TMĐT trong DNDV ở nước ta nói chung, vùng KTTĐMT nói riêng. Hiện nay

cả nước đã có 9 đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số, tuy nhiên do nhận thức của

người đứng đầu DN cũng như công nghệ chữ ký số chưa được hoàn hảo làm hạn

chế việc áp dụng rộng rãi. Cùng một giao dịch điện tử gửi số liệu cho cơ quan Bảo

hiểm xã hội chẳng hạn, nếu phần mềm của đơn vị nào thì phải sử dụng chữ ký số

của đơn vị đó. Đây thực sự là một khó khăn cho DN khi muốn thay đổi nhà cung

cấp dịch vụ chữ ký số. Hiện tượng này cũng gây ra tình trạng độc quyền cục bộ

trong quá trình cung cấp dịch vụ phần mềm khai báo và chữ ký số, làm chậm sự

phát triển của TMĐT.

Page 134: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

119

(4) Kinh tế xã hội nói chung của vùng KTTĐMT nói riêng đang phát triển

chậm, đặc biệt là các tỉnh thành phố nghèo làm cho tốc độ phát triển TMĐT chậm.

Có thể thấy điều này qua các chỉ số về TMĐT (EBI), các tỉnh Quảng Nam, Quảng

Ngãi, Bình Định đang ở mức trung bình và thấp so với cả nước. Theo kết quả

nghiên cứu, có đến 64,7% các chuyên gia đồng ý rằng vùng KTTĐMT phát triển

kinh tế chậm nên TMĐT cũng phát triển chậm. Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp,

mức độ cập nhật Internet chưa cao và cơ sở hạ tầng chuyển phát (logistics) chưa

phát triển cũng là những cản trở rất lớn đến việc phát triển TMĐT, tỷ lệ các chuyên

gia đồng ý với nhận định này cũng khá cao lần lượt là 55,9%, 42,3% và 62,9%.

(5) Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các chính quyền địa phương trong vùng

KTTĐMT do đó chưa tổng hợp được sức mạnh trong việc phát triển TMĐT. Chẳng

hạn như các chỉ số TMĐT của Đà Nẵng và TT-Huế khá cao trong lúc các tỉnh khác

ở mức trung bình và thấp, chưa có sự trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, nguồn

lực để cùng phát triển. Chính phủ cũng đã có QĐ số 20/2004/QĐ-TTg ngày

18/02/2014 về việc thành lập Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ, tuy

nhiên hoạt động của Ban này có hiệu quả chưa cao.

Page 135: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

120

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ

TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

Thương mại điện tử đã trở thành một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn trong việc

thúc đẩy kinh tế Việt Nam nói chung và các tỉnh vùng KTTĐMT nói riêng phát triển,

giảm thiểu chi phí SXKD, nâng cao hiệu quả hoạt động KD của DN. Đồng thời,

TMĐT phát triển cũng góp phần đưa hình ảnh về con người, đất nước Việt Nam đến

gần hơn với người tiêu dùng các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong xu thế

toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, việc thực hiện “Chiến lược phát triển

KTXH các tỉnh vùng KTTĐMT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” càng

đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải phát triển TMĐT để nó thực sự trở thành công cụ

hữu ích và đắc lực trong việc thúc đẩy sự phát triển KTXH trong thời gian tới.

4.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

4.1.1. Quan điểm phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ở

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Căn cứ vào các quan điểm cơ bản của QĐ số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014

của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển TMĐT quốc gia giai

đoạn 2014 - 2020 và QĐ số 1874/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

13/10/2014 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng KTTĐMT đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030, có thể nói, quan điểm phát triển TMĐT của

các tỉnh vùng KTTĐMT trong những năm tới có những điểm cơ bản như sau:

Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp là đòi hỏi khách quan,

tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế vào thị trường khu vực và thế giới.

Trước đây, với cách làm truyền thống, khi giới thiệu, mua/bán sản phẩm/hàng

hóa, DN thường phải vận chuyển sản phẩm/hàng hóa đến tận nơi cho người mua

nên trong nhiều trường hợp phải mất hàng tuần và thậm chí là hàng tháng mới có

thể đến được tận tay người tiêu dùng, dẫn đến chi phí cao và sản phẩm có thể giảm

chất lượng. Với sự xuất hiện của TMĐT đã mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng to

Page 136: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

121

lớn cho các cá nhân và DN trong hoạt động KD bởi những tính năng ưu việt như ít

tốn thời gian, công sức, tiền bạc cho các giao dịch kinh tế. Điều này đã làm cho việc

áp dụng TMĐT trong hoạt động KD trở thành một xu thế tất yếu của thời đại và

được sử dụng phổ biến rộng rãi hiện nay. Vì thế, việc thúc đẩy phát triển TMĐT

được xem như là giải pháp hữu hiệu và là một trong những nhiệm vụ quan trọng,

phải được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển KTXH của các tỉnh vùng

KTTĐMT giai đoạn 2020 - 2030.

Quá trình phát triển thương mại điện tử cần phải được thực hiện theo hướng

xã hội hóa, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần

kinh tế tham gia.

Các DNDV trong nền kinh tế chính là lực lượng tiên phong, giữ vai trò nòng cốt

trong việc ứng dụng và phát triển TMĐT trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân là do

TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các DN trong nền kinh tế để thu được

nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam ngày càng

hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các DN trong nước buộc phải

cạnh tranh một cách bình đẳng với các DN nước ngoài. Vì thế, để cạnh tranh thành

công và gia tăng lợi thế so với các đối thủ, hầu hết mọi DN hiện nay trên thị trường,

không kể là DN tư nhân hay DN nhà nước, thậm chí là các hộ KD cá thể cần thiết phải

hướng tới ứng dụng các tiện ích của TMĐT trong hoạt động KD của mình.

Nhà nước có vai trò tạo ra môi trường thuận lợi, cung cấp nhiều dịch vụ công

hỗ trợ cho thương mại điện tử và tích cực ứng dụng thương mại điện tử.

Trong khi DNDV là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quyết định trong ứng dụng

và phát triển TMĐT thì nhà nước lại giữ vai trò then chốt trong việc tạo môi trường

KD bình đẳng và thuận lợi cho DNDV thông qua việc công khai, minh bạch các định

hướng, quy hoạch phát triển KTXH và các chính sách hỗ trợ. Nhà nước với nhiệm vụ

tạo ra môi trường thuận lợi cho ứng dụng và phát triển TMĐT sẽ xây dựng khuôn

khổ pháp lý, thiết lập sự cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ tạo ra cơ chế giải quyết tranh

chấp, bí mật riêng tư, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cung cấp các dịch vụ công hỗ

trợ cho TMĐT như Hải quan điện tử [25], Thuế điện tử, kê khai Bảo hiểm xã hội điện

tử...Vì vậy, nếu nhà nước không thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công

này thì TMĐT cũng rất khó phát triển một cách toàn diện và mạnh mẽ.

Page 137: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

122

Phát triển thương mại điện tử phải gắn chặt với ứng dụng và phát triển CNTT.

Sự phát triển của TMĐT phải gắn chặt với sự phát triển của CNTT và

Chính phủ điện tử. Trong những năm qua, CNTT ở nước ta đã phát triển với tốc

độ nhanh chóng. Năm 2015, Chính phủ ban hành nghị quyết số 36a/NĐ-CP ngày

14/10/2015, theo đó, trong ba năm 2015 - 2017 tập trung đẩy mạnh cải cách hành

chính gắn với tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ

công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản

hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành

chính [46]. Điều này đã tác động không nhỏ đến sự phát triển TMĐT. Vì thế, khi

xây dựng kế hoạch phát triển TMĐT, chính quyền các tỉnh vùng KTTĐMT cần

phải căn cứ vào chiến lược phát triển CNTT cũng như chương trình phát triển

TMĐT quốc gia từ nay đến năm 2020.

4.1.2. Định hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Trong hơn một thập niên vừa qua, Đảng và nhà nước ta đã nhận thấy rõ vai trò

quan trọng và yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, phát triển TMĐT. Báo cáo chính trị

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, phần IV - Đường lối và chiến lược phát triển

KTXH đã nêu rõ: "Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả nǎng để

đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là CNTT và công nghệ sinh học, tranh thủ

ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu

mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức...”. “Phát triển

mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện

tử, hàng không, hàng hải và các loại hình vận tải khác, bưu chính - viễn thông, du

lịch, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp

lý, thông tin thị trường. Sớm phổ cập sử dụng tin học và Internet trong nền kinh tế

và đời sống xã hội." [2].

Các tỉnh vùng KTTĐMT cần tập trung đẩy mạnh triển khai kế hoạch phát

triển TMĐT nhằm góp phần thúc đẩy phát triển KTXH với những nội dung sau:

Page 138: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

123

Quan tâm đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực, làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử đáp ứng được yêu cầu công việc.

Thương mại điện tử là hình thức KD dựa trên nền tảng công nghệ cao, đòi

hỏi cán bộ của DN phải có một trình độ nhất định cả về kiến thức CNTT lẫn kiến

thức thương mại. Do vậy, để nâng cao hiệu quả đầu tư, ứng dụng TMĐT, các DN

Việt Nam cần nhanh chóng tăng cường nguồn nhân lực về lĩnh vực này. Ngoài

các biện pháp mang tính chất tạm thời như gửi cán bộ tham gia các khoá đào tạo

ngắn hạn, mời giảng viên về đào tạo tại chỗ,… một trong các biện pháp bổ sung

nguồn nhân lực có chuyên môn phù hợp là liên kết với các cơ sở đào tạo để xác

định rõ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT của DN và tiến hành đào tạo

cho cán bộ của DN.

Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động SXKD

theo đúng các cam kết quốc tế về thương mại không giấy tờ trong các lĩnh vực thuế,

hải quan, xuất nhập khẩu, đầu tư, đăng ký kinh doanh và các dịch vụ công khác…

Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển TMĐT trong những năm tới cần có sự

tham gia của các ngành và thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Các

cơ quan quản lý nhà nước cần đi đầu trong việc cung cấp các dịch vụ công trực

tuyến ở lĩnh vực thuế, hải quan, đăng ký KD… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

DN khi tham gia thực hiện các thủ tục hành chính tại địa phương. Vì thế, căn cứ vào

kế hoạch cải cách hành chính, chương trình phát triển TMĐT, các tỉnh vùng

KTTĐMT cần chủ động nghiên cứu, xây dựng các hệ thống phần mềm, phần cứng

để chuyển các thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động SXKD lên môi trường

trực tuyến, phấn đấu triển khai dịch vụ công ở mức độ 3 và mức độ 4 [1].

Củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước về thương

mại điện tử.

Kiện toàn bộ phận cán bộ chuyên trách về TMĐT thông qua bồi dưỡng

nghiệp vụ, nâng cao kiến thức và đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ

TMĐT cấp sở; tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ các địa phương đã áp

dụng thành công TMĐT. Bên cạnh đó, tạo môi trường thuận lợi cho các DN ứng

dụng TMĐT; tăng cường hỗ trợ cho các DN ứng dụng TMĐT vào hoạt động

quảng bá, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm, tham gia giao dịch trực tuyến, đổi mới

Page 139: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

124

phương thức KD, cải tiến quy trình quản lý. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, hầu

hết các DN của Việt Nam là DN vừa và nhỏ chưa có điều kiện đầu tư lớn cho

việc ứng dụng TMĐT. Do đó, để tận dụng ưu thế của TMĐT trong việc quảng

bá, giao dịch, tìm kiếm khách hàng…các DN cần tích cực tham gia vào các sàn

TMĐT loại hình giao dịch B2B và B2C của Việt Nam cũng như của các nước

khác trong khu vực và trên thế giới [64].

Nâng cao nhận thức, tuân thủ các quy định pháp luật về thương mại điện tử

Thương mại điện tử Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh. Hệ thống pháp

luật liên quan tới TMĐT về cơ bản đã được xác lập và đang liên tục được bổ

sung [40]. Ứng dụng TMĐT trong hoạt động SXKD của DN đang có xu hướng

gia tăng. Để có thể nắm bắt kịp thời và tuân thủ đúng pháp luật, các DN cần

thường xuyên tìm hiểu và thực hiện tốt các quy định pháp luật liên quan tới hoạt

động TMĐT cũng như các quy định về chứng từ điện tử, bán hàng qua mạng,

giao kết và thực hiện hợp đồng, thương hiệu và tên miền, xử phạt hành chính,

bảo vệ dữ liệu cá nhân, giải quyết tranh chấp.

4.2. Giải pháp phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

4.2.1. Các giải pháp từ phía nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng các tỉnh/thành

phố vùng kinh tế trọng điểm

Nhà nước, chính quyền các tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc tác động

vào 2 yếu tố trong mô hình TOE, đó là Công nghệ (Technology) và Môi trường

(Environment). Sau đây là các giải pháp từ phía nhà nước, chính quyền địa phương

các tỉnh/thành phố vùng kinh tế trọng điểm.

4.2.1.1. Xây dựng nền tảng chính sách kinh tế, xã hội

Thực tế qua nghiên cứu, tất cả các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐMT đã

có các chương trình kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên

cần phải có các chương trình hành động cụ thể để triển khai nhằm đạt được các

chỉ tiêu đề ra. Cụ thể:

- Thể chế hoá chính sách đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT nói chung và

TMĐT nói riêng, đặc biệt khuyến khích phát triển phần mềm, dịch vụ nội dung,

có tên cụ thể của từng dự án cùng với số vốn đầu tư cho dự án.

Page 140: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

125

- Xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường CNTT và

TMĐT, trong đó đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích sử dụng các sản phẩm và

dịch vụ được tạo ra trong vùng KTTĐMT, hỗ trợ về chính sách thuế, lãi suất ưu

đãi cho vay đối với các DNDV để thực hiện ứng dụng TMĐT.

- Đẩy mạnh thực thi pháp luật trong TMĐT giúp các đối tượng là các DN

hoạt động SXKD và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trên địa bàn nắm rõ các

quy định của pháp luật về TMĐT như: Luật giao dịch điện tử; luật CNTT; vai

trò, lợi ích của TMĐT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN; nắm rõ

các hành vi gian lận trong TMĐT và chế tài xử phạt vi phạm hành chính; tình

hình thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quá trình triển khai TMĐT của

các đơn vị, cá nhân trên cả nước.

- Các sở, cơ quan ban ngành cần thường xuyên tổ chức các hoạt động thanh

tra liên ngành về lĩnh vực TMĐT; tại các địa phương cũng như tổ chức các hoạt

động rà soát, kiểm tra hàng năm để nắm vững tình hình phát triển TMĐT trên địa

bàn, làm cơ sở cho việc triển khai chính sách và thực thi pháp luật về TMĐT

được tốt hơn.

4.2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử

Nhân lực là yếu tố quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển

của TMĐT. Nhân lực ở đây được hiểu bao gồm nhân lực quản lý nhà nước về

TMĐT ở các sở ban ngành như: Văn phòng UBND tỉnh, thành phố, nhân lực

quản lý TMĐT ở sở Công Thương, sở TTTT; nhân lực phụ trách TMĐT ở các

DN; nhân lực tham gia đào tạo TMĐT ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,

trường dạy nghề. [39]

Qua nghiên cứu, thấy rằng nhân lực CNTT và TMĐT chủ yếu tập trung ở các

thành phố lớn như Đà Nẵng, Huế, Hội An, các tỉnh còn lại nhân lực TMĐT còn yếu

và thiếu, do đó cần đẩy mạnh phát triển nhân lực ở các tỉnh, ở vùng sâu, vùng xa để

góp phần thúc đẩy sự phát triển của TMĐT trên diện rộng. Sự phát triển TMĐT

không nhất thiết phải từ các thành phố lớn, vì TMĐT thông qua môi trường Internet -

môi trường không biên giới - nên các vùng xa, hẻo lánh cũng có thể có các ý tưởng,

các website TMĐT để bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Page 141: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

126

Để phát triển toàn diện nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cần có

các giải pháp thống nhất và đồng bộ giữa Chính phủ và các cơ quan thuộc các

sở, ban ngành và DN trên địa bàn. Cụ thể:

- Chính quyền các tỉnh cần có các chương trình nhằm giúp đỡ DN chuẩn bị

tốt nguồn nhân lực có trình độ cao về TMĐT. Có các chính sách thu hút, ưu đãi

nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT và TMĐT.

- Tổ chức nhiều khoá đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo

hay nói chuyện chuyên đề ở nhiều cấp khác nhau, nhiều địa phương khác nhau

nhằm phổ biến cho mọi người dân, mọi đối tượng và mọi thành phần kinh tế

những kiến thức cơ bản nhất về Internet/website và TMĐT.

- Từng bước đưa Internet/website vào dạy ở các trường tiểu học và trung

học như một môn học để các em làm quen dần với các công nghệ mới, hình

thành những kỹ năng và cách tư duy mới gắn liền với Internet.

- Cần phải triển khai các chương trình đào tạo về TMĐT ở bậc đại học, cao

đẳng trên địa bàn các tỉnh, thành phố để nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân lực

TMĐT. Các chương trình đào tạo nên hướng đến cả hai đối tượng là sinh viên và

cán bộ đang công tác trong các vị trí, tổ chức có liên quan.

- Nhà nước cần thúc đẩy mạnh mẽ tính tích cực chủ động trong đào tạo của

các tổ chức, các thành phần kinh tế và các cá nhân trên địa bàn. Tham gia đầu tư

đào tạo nguồn nhân lực CNTT trên cơ sở gắn đào tạo với nhu cầu sản xuất, nhu

cầu phát triển tổ chức và nhu cầu phát triển KD. Tiếp tục mở rộng sự cộng tác

với các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước nhằm thu hút và tập hợp các tài

nguyên, khả năng, kỹ năng, kiến thức chuyên môn hỗ trợ thực hiện các dự án đào

tạo và nghiên cứu triển khai CNTT.

4.2.1.3. Đầu tư ứng dụng công nghệ cho việc phát triển thương mại điện tử

Trong thời đại CNTT, việc phát triển ứng dụng một công nghệ nào đó vào đời

sống SXKD hoặc thương mại dịch vụ đặc biệt là đối với vùng KTTĐMT là rất cần

thiết. Điều tiên quyết để ứng dụng công nghệ tiên tiến từ các nước vào thực tiễn đó

là: Nhận thức về việc chấp nhận công nghệ của người đứng đầu, khả năng tiếp cận

công nghệ của đội ngũ nhân lực CNTT và chi phí vốn để mua công nghệ đó. [35]

Page 142: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

127

Muốn có được công nghệ phát triển cần thay đổi nhận thức từ người đứng

đầu, nâng cao trình độ CNTT của đội ngũ TMĐT, đồng thời Chính phủ, chính

quyền địa phương các tỉnh, thành phố vùng KTTĐMT cần quan tâm để dành

nguồn vốn đầu tư cho công nghệ bao gồm mua phần cứng, phần mềm, mua các

chương trình ứng dụng, dịch vụ nội dung số, mua phần mềm bảo mật…

Chính quyền các tỉnh, thành phố cần tạo điều kiện về nguồn chi phí hàng

năm đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp để thanh toán cho các dịch vụ

viễn thông, CNTT, chữ ký số, thuê hoặc mua phần mềm. Mỗi khi đơn vị hành

chính sự nghiệp phát triển ứng dụng CNTT cũng đồng nghĩa với việc các DN

phải “chạy theo” từ đó TMĐT phát triển.

4.2.1.4. Thiết lập môi trường pháp lý phục vụ phát triển thương mại điện tử

Môi trường pháp lý về TMĐT cũng như các ngành khác được hình thành và

phát triển từ hệ thống lập pháp của hệ thống chính trị. Quốc hội và Chính phủ

cần phải có đội ngũ quản lý, ban hành pháp luật sao cho phù hợp với công ước

quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Thường xuyên rà soát

để có các điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất

nước cũng như phù hợp với xu hướng công nghệ và luật pháp quốc tế.

Hiện nay, văn bản pháp luật cao nhất về TMĐT mới chỉ dừng lại ở NĐ số

52⁄2013⁄NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ về TMĐT. Muốn có cơ sở, hành lang

pháp lý vững chắc để các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các DN, cá nhân tham

gia vào quá trình TMĐT cần phải có luật TMĐT. Trong đó, quy định về định hướng

phát triển, vốn ngân sách cấp hàng năm, đào tạo nguồn nhân lực, chế tài xử phạt các

hành vi về gian lận trong TMĐT… từ đó thúc đẩy TMĐT phát triển. Các văn bản

hướng dẫn dưới luật cũng cần được ban hành kịp thời, nhanh chóng, phù hợp với thực

tiễn phát triển TMĐT đồng thời phù hợp với thông lệ và các hiệp định của quốc tế.

4.2.1.5. Đẩy mạnh áp dụng các hình thức, phương tiện thanh toán

Xét thực tế ở các DN vùng KTTĐMT cho thấy rằng việc ứng dụng thanh

toán điện tử còn nhiều hạn chế trong cả nhận thức, hành động cũng như phương

tiện áp dụng. Thói quen dùng tiền mặt vẫn in sâu trong tâm trí của đại đa số

người dân, vì thế cho dù công nghệ áp dụng cho việc thanh toán cao đến đâu đi

chăng nữa, thì lượng giao dịch thanh toán điện tử vẫn còn hạn chế, tỷ lệ áp dụng

thanh toán trực tuyến vẫn chưa cao.

Page 143: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

128

Cần tuyên truyền vận động người dân thanh toán điện tử, sử dụng thẻ tín

dụng, ví điện tử… để dần dần làm quen với hình thức thanh toán hiện đại, bỏ

thói quen dùng tiền mặt. Bộ Tài chính cần hạ thấp mức thanh toán bằng tiền mặt

(hiện nay mức chi tiêu lớn hơn 20 triệu mới bắt buộc thanh toán qua ngân hàng),

nhằm tạo thói quen cho việc thanh toán điện tử.

Xu hướng sử dụng điện thoại thông minh Smartphone càng ngày càng phổ

biến trong người dân. Muốn khách hàng sử dụng phương thức thanh toán trực

tuyến thay cho tiền mặt thì phải có các công cụ thanh toán online trên di động,

tăng tiện ích, sự thuận lợi và dễ sử dụng thì sẽ tăng được số lượng người dùng.

4.2.1.6. Phát triển lĩnh vực chuyển phát hàng hóa (logistics)

Các tỉnh vùng KTTĐMT cần đầu tư cho bến cảng hàng không, ga tàu, cảng

biển, hệ thống xe khách, xe buýt…thuận tiện cho khách sử dụng. Chỉ cần một bất trắc

nhỏ cũng có thể dẫn đến những thiệt hại rất lớn trong quá trình chuyển phát hàng hóa.

Các giải pháp quan trọng đối với lĩnh vực này cần tập trung là:

- Cần xây dựng quy hoạch phát triển logistics cho các tỉnh và cả vùng

KTTĐMT, gắn kết quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng với quy hoạch

phát triển ngành dịch vụ logistics.

- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động logistics

của các tỉnh vùng KTTĐMT, tạo môi trường KD thuận lợi cho các DNDV nhằm

nâng cao hiệu quả KD logistics của các DN cũng như tạo điều kiện phát triển

ngành logistics ở vùng KTTĐMT.

- Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng các trung tâm logistics kết

nối các tỉnh trong vùng KTTĐMT. Đối với cơ sở hạ tầng logistics, cần tập trung

phát triển 3 lĩnh vực chính là cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng CNTT và

cơ sở hạ tầng thương mại.

4.2.1.7. Nâng cao nhận thức của người dân

Các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các bộ, ban ngành và chính quyền địa

phương vùng KTTĐMT cần hành động để nâng cao nhận thức của người dân về

lợi ích, vai trò quan trọng của TMĐT. Các cơ quan chức năng, bộ ngành, chủ yếu

là Bộ Công Thương thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật và kỹ

năng ứng dụng TMĐT. Đồng thời triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ DN xây

Page 144: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

129

dựng website, xây dựng thương hiệu trực tuyến, tham gia sàn TMĐT... nhằm

giúp các DNDV thu hút được khách hàng truy cập tìm kiếm thông tin, qua đó

quảng bá thương hiệu của các DN [32]. Chính nhờ các hoạt động này nhiều DN

có cơ hội ký hợp đồng với các bạn hàng trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy

hoạt động SXKD của DN và hoạt động xuất khẩu hàng hóa của địa phương.

Nhận thức của khách hàng là rất quan trọng, theo quan điểm KD thì đây

chính là “nhu cầu”, nó sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ. Khi

nhận thức được lợi ích của TMĐT, việc ứng dụng TMĐT sẽ trở thành một “phản

ứng dây chuyền”, từ đó thúc đẩy TMĐT phát triển. Vì vậy, trong thời gian tới,

chính quyền các tỉnh vùng KTTĐMT cần phải có các biện pháp hữu hiệu để

nhanh chóng nâng cao nhận thức và kỹ năng làm việc trên mạng cho cán bộ các

sở, ban ngành và DN thông qua các hoạt động như:

- Sở Công Thương các tỉnh trên địa bàn vùng chủ trì phối hợp với các cơ

quan, các tổ chức, các viện nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao nhận

thức về TMĐT cho các cán bộ các sở, ban ngành và DN, chương trình phổ cập

về TMĐT trong các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn vùng. Triển khai các

đường Internet riêng miễn phí hoặc cước phí thấp vào một số trường đại học .

- Phổ biến rộng rãi kiến thức về CNTT và TMĐT trên báo chí, truyền hình

và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến

nâng cao nhận thức về TMĐT cho cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ lãnh đạo

quản lý kinh tế, các DN, cơ sở SXKD và người dân trên địa bàn.

- Giao cho một số cơ quan, tổ chức của nhà nước, các đài báo của địa

phương có trách nhiệm phổ cập kiến thức và cung cấp những thông tin cập

nhật về tình hình TMĐT trong khu vực và trên thế giới , giúp người dân thấy

được xu thế của hình thái hoạt động TMĐT và việc chấp nhận ứng dụng

TMĐT ở Việt Nam nói chung và khu vực các tỉnh vùng KTTĐMT nói riêng

là một tất yếu.

4.2.1.8. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo điều phối phát triển các

vùng kinh tế trọng điểm và tăng tính liên kết các tỉnh thành phố trong vùng

Ngày 24/11/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ số 2059/QĐ-TTg về

việc thành lập ban chỉ đạo điều phối phát triển các cùng KTTĐ (gọi tắt là ban chỉ

Page 145: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

130

đạo) và hội đồng vùng KTTĐ Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam, đồng bằng sông Cửu

Long (gọi tắt là hội đồng vùng). Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất với

Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các vùng

KTTĐ; các giải pháp thúc đẩy phối hợp phát triển giữa các bộ, ngành và các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng KTTĐ và giữa các vùng KTTĐ

với các vùng khác; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phối hợp trong việc tổ chức

thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt; Thực hiện các liên kết vùng trên các

lĩnh vực như xây dựng kết cấu hạ tầng, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, xúc

tiến đầu tư và các hoạt động sản xuất, KD. Cần tăng cường hiệu quả hoạt động của

ban chỉ đạo, tránh tình trạng có chính sách và chỉ đạo ban hành nhưng thực hiện

không có hiệu quả cao như các ban điều phối năm 2004.

Cần tăng cường tính liên kết của các tỉnh trong vùng KTTĐMT và tính liên

kết của các vùng để cùng nhau học tập, phổ biến kinh nghiệm, cách làm, giải

pháp phát triển TMĐT ở địa phương mình. Nghiên cứu cho thấy chỉ số TMĐT ở

Đà Nẵng và TT-Huế khá cao, cần tổ chức những hội thảo để phổ biến kinh

nghiệm cho các ban ngành cũng như DNDV các tỉnh còn lại học tập.

4.2.2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn các tỉnh vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung

DN vừa là môi trường vừa là động lực chính thực hiện TMĐT, DN tác động

vào mô hình TOE chủ yếu bởi yếu tố Tổ chức (Organization). Sau đây là các giải

pháp từ phía DN

4.2.2.1. Nâng cao nhận thức về thương mại điện tử

Đa số DNDV ở các tỉnh vùng KTTĐMT hiện nay vẫn chưa tiếp cận và phát

triển TMĐT một cách bài bản, phần lớn đều mang tính tự phát nên hiệu quả và khả

năng phát huy của TMĐT vẫn còn bị hạn chế. Nhiều DN vẫn chưa nhận thức đầy

đủ về vai trò, lợi ích của TMĐT, tiềm năng cũng như hạn chế của TMĐT trong điều

kiện cụ thể của từng khu vực vùng KTTĐMT. Phần lớn DNDV cho rằng TMĐT

đơn thuần chỉ là các ứng dụng của CNTT, hay TMĐT chỉ là làm website giới thiệu

về DN. Hạn chế này đã cản trở rất lớn đến sự phát triển của TMĐT trong những

năm vừa qua bởi hầu hết các DNDV không xác định rõ ràng mục đích, mục tiêu và

chiến lược phát triển TMĐT cả trong ngắn hạn và dài hạn. Điều này dẫn đến việc

Page 146: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

131

đầu tư cho TMĐT của các DNDV ở các tỉnh vùng KTTĐMT chỉ tập trung vào mua

sắm trang thiết bị mà không chú ý đến đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tổ chức xây

dựng cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng... Do đó, các DNDV vùng

KTTĐMT muốn ứng dụng và phát triển TMĐT thì phải nhận thức một cách đúng

đắn về bản chất, vai trò, mô hình và hình thức hoạt động của TMĐT. Cụ thể:

- Các DN cần chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về TMĐT, cần

lựa chọn những cán bộ đã được đào tạo về CNTT, mạng Internet và đặc biệt là có

am hiểu về TMĐT.

- Các DN cần chủ động phối hợp với các sở, ban ngành, các cơ quan quản lý nhà

nước, trong đó cụ thể là Sở Công Thương, Trung tâm phát triển TMĐT thuộc Cục

TMĐT và CNTT, Bộ Công Thương; chủ động tham gia các đợt tập huấn, các khóa

đào tạo và các chương trình phát triển TMĐT do các sở, cơ quan ban ngành tổ chức.

- Tổ chức các buổi hội thảo nhằm tuyên truyền về lợi ích của TMĐT để từng

bước thay đổi tập quán, tâm lý của người tiêu dùng từ chỗ chỉ quen mua sắm trực

tiếp tại các siêu thị, các chợ chuyển sang mua sắm qua mạng.

4.2.2.2. Xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử

Dù KD theo bất kỳ hình thức nào, ở bất kỳ giai đoạn nào thì việc xây dựng kế

hoạch KD cũng là một yêu cầu tất yếu nếu DN muốn đạt được mục tiêu phát triển

trong dài hạn [12]. Đặc biệt, đối với các DN bắt đầu tiến hành triển khai và ứng

dụng hình thức KD TMĐT.

Với ý nghĩa quan trọng này, các DNDV trong vùng cần phải xây dựng cho

riêng mình kế hoạch triển khai thực hiện TMĐT phù hợp với yêu cầu, điều kiện

thực tế về nguồn lực tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất... trên cơ sở phân tích hoạt

động KD của mình cũng như căn cứ vào mục tiêu hoạt động trong tương lai. Công

tác lập kế hoạch KD TMĐT đòi hỏi DN phải thận trọng và dành công sức thích hợp

cho việc này. Cụ thể:

- Các DN phải xác định rằng chiến lược phát triển TMĐT đó là nhằm vào mục

tiêu đầu tư KD lâu dài hơn là đầu tư ngắn hạn. Chính vì thế, căn cứ vào đặc điểm

hoạt động KD của mình, DN cần xác định mục đích và mục tiêu triển khai ứng

dụng và tham gia TMĐT: có thể là nâng cao giá trị và tiện ích cho khách hàng, tăng

cường hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của DN, đẩy mạnh thương hiệu,

giảm chi phí, tăng doanh thu hay tiếp cận ra những thị trường mới.

Page 147: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

132

- DN phải đánh giá được những tác động cũng như xác định được các nhân tố

ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT như: Đối thủ cạnh tranh, khách hàng, các chương

trình tiếp thị. Ngoài ra, do môi trường KD trực tuyến có một số khác biệt so với môi

trường KD thông thường nên trước khi tiến hành ứng dụng TMĐT, DN cần rà soát lại

các mối quan hệ bên trong và bên ngoài công ty có ảnh hưởng đến kế hoạch TMĐT để

xác định được các tình huống xấu có thể sẽ xảy ra trong quá trình tham gia.

- Xác định được các nguồn lực cần thiết đáp ứng cho việc triển khai ứng dụng

TMĐT của DN như: Nguồn lực tài chính, con người, cơ sở vật chất, để từ đó có

những chuẩn bị ban đầu cho phù hợp với khả năng của từng DN. Đề xuất các chỉ

tiêu để lượng hóa được mục tiêu, lợi ích cũng như là chi phí mà DN bỏ ra khi triển

khai ứng dụng TMĐT.

4.2.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển thương mại điện tử

Trong DN, nhân tố con người luôn đóng vai trò chủ đạo và là yếu tố thành công

của DN. Chính vì vậy, để theo kịp được với sự phát triển không ngừng của tiến bộ xã

hội mà đặc biệt là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các DN cần tăng cường công tác

đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho các tổ chức, cá nhân

tham gia thực hiện công tác quản trị mạng cũng như có thể khai thác đầy đủ các ứng

dụng của TMĐT. Bởi vậy, phải đào tạo các chuyên gia tin học và phải phổ cập kiến

thức về TMĐT không những cho các bộ phận quản lý mà còn cho các bộ phận thực

thi về TMĐT. Bên cạnh đó, gửi các cán bộ đi học các khóa đào tạo về CNTT, quản trị

mạng, Internet/Web, TMĐT v.v... tại các cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài.

Tuyển chọn các chuyên viên CNTT có đủ trình độ, kinh nghiệm nhất định vào làm

việc và đảm nhiệm một số vị trí quan trọng trong DN.

Đào tạo cơ bản và chuyên sâu về TMĐT cho đội ngũ chuyên gia tin học,

CNTT. Đây là những người thường xuyên phải cập nhật những kiến thức của CNTT

và khả năng đưa vào ứng dụng trong điều kiện KD cụ thể. Họ cũng chính là các nhà

KD, những người quản lý, các chuyên viên, cần có trình độ nhất định về CNTT, về

ngoại ngữ và kỹ năng giao dịch trên mạng.

4.2.2.4. Đẩy mạnh tiếp thị trực tuyến thông qua mở, duy trì và cập nhật website của

doanh nghiệp

Website là sự lựa chọn hàng đầu của DN trong chiến lược tiếp thị trực tuyến.

Một khi đã có website thì cũng đồng nghĩa với việc DN đã có một hình ảnh, một sự

Page 148: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

133

hiện diện của mình trên mạng Internet. Song dễ thấy rằng việc xây dựng, duy trì và

phát triển hiệu quả một website DNDV cần thực hiện tốt những vấn đề sau:

- Xác định cụ thể mục đích của việc lập website của DN là gì để từ đó xác

định được những tính năng và dữ liệu cần thiết phải có trên website cũng như các

nghiệp vụ quản trị nào cần được triển khai. Với mỗi một mục đích khác nhau thì

những yêu cầu về tính năng cũng như đặc điểm kiến trúc dữ liệu sẽ khác nhau. Sự

khác nhau đó quyết định độ phức tạp của website, thời gian và chi phí DN sẽ phải

bỏ ra để có được website đúng mong muốn.

- DN phải xác định được đối tượng người dùng hướng tới của website là

những ai để từ đó làm cơ sở lựa chọn hình thức cũng như nội dung thể hiện trên

website như ngôn ngữ trình bày, hình thức thể hiện...

- Căn cứ vào mục đích của việc lập website, phạm vi và đối tượng khách hàng

hướng tới, các DN cần xác định xem sẽ đưa những thông tin gì lên website để có

được sự chuẩn bị phù hợp về nội dung và một chiến lược nội dung tốt trong quá

trình khai thác website.

- Ngoài ra, có thể thấy, một trong những thế mạnh của tiếp thị trực tuyến là

mối quan hệ trực tiếp với từng khách hàng. Do vậy, trong KD TMĐT doanh nghiệp

phải xử lý chu đáo mối quan hệ với khách hàng, thoả mãn đến từng chi tiết yêu cầu

của khách hàng, tư vấn cho khách hàng giúp họ thấy rõ lợi ích khi quyết định mua

sản phẩm/dịch vụ của DN.

4.2.2.5. Tìm kiếm cơ hội ứng dụng thương mại điện tử đối với nhóm ngành nghề

đang kinh doanh.

Qua nghiên cứu đề tài cho thấy rằng TMĐT được ứng dụng hầu hết trong tất

cả các ngành KD hiện nay. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng TMĐT ở các lĩnh vực KD

là khác nhau. Có những lĩnh vực mức độ ứng dụng TMĐT khá cao như: Thông tin

liên lạc, bưu chính, báo chí, dịch vụ nghe nhìn, dịch vụ tài chính, dịch vụ du lịch và

các dịch vụ liên quan đến lữ hành. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ du lịch và các dịch vụ

liên quan đến du lịch có mức độ ứng dụng TMĐT cao nhất. Từ đó cho thấy rằng các

nhà quản lý DN cần phải nghiên cứu để đưa ra định hướng cho DN mình.

Vùng KTTĐMT có tiềm năng thế mạnh về du lịch biển, du lịch núi, danh lam

thắng cảnh và con đường di sản miền Trung với các di sản văn hóa vật thể và phi vật

Page 149: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

134

thể của nhân loại. Nếu biết được xu hướng của việc phát triển TMĐT, biết được mức

độ ứng dụng TMĐT trong lĩnh vực du lịch trên thế giới, ở Việt Nam và ở vùng

KTTĐMT ở mức độ cao thì các nhà quản lý DN du lịch, lữ hành sẽ có những bước đi

đúng đắn để ứng dụng TMĐT vào quá trình KD của mình. DN cần đưa ra mục tiêu

chiến lược, kế hoạch ứng dụng TMĐT cho mục tiêu KD. Cần chú trọng đến nguồn

nhân lực TMĐT, xây dựng đội ngũ có đủ trình độ CNTT, kiến thức về quản trị kinh

doanh, marketing, quản trị dịch vụ. Tìm kiếm, liên kết với các website nổi tiếng thế

giới về du lịch, đưa thông tin của cơ sở mình lên website của họ, từ đó mở rộng thị

trường, giảm chi phí marketing, tăng doanh thu, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

Việc chọn hướng đi cho DN để ứng dụng TMĐT là việc làm rất quan trọng,

vừa phù hợp với xu thế toàn cầu, vừa tận dụng các lợi ích của TMĐT sẽ mang lại sự

thành công cho DN một cách nhanh chóng.

4.2.3. Giải pháp đối với cộng đồng các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề

Vai trò của các hiệp hội DN, hiệp hội ngành nghề là rất quan trọng trong việc

thúc đẩy sự phát triển một lĩnh vực KTXH nào đó. Thông qua việc đại diện cho

quyền lợi của DN và thực hiện các hoạt động hỗ trợ cụ thể cho hội viên của mình,

các hiệp hội DN có thể đóng vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ cho khu vực DN,

kinh tế tư nhân phát triển lớn mạnh. Hiệp hội DN, hiệp hội ngành nghề nói chung

có ba chức năng chính: Đó là đại diện quyền lợi, dịch vụ hỗ trợ KD và các hoạt

động khác. Đại diện quyền lợi là chức năng chính của đa số các hiệp hội, là đại diện

và tăng cường quyền lợi cho các hội viên của mình. Chức năng này bao gồm việc

duy trì đối thoại với Chính phủ về luật và chính sách chi phối hoạt động của cộng

đồng DN, quan hệ với các cơ quan tổ chức trong nước và nước ngoài. Dịch vụ hỗ

trợ KD bao gồm tất cả những dịch vụ không trực tiếp liên quan đến tài chính mà

DN có thể có nhu cầu như đào tạo, tư vấn kỹ thuật, tổ chức hội chợ thương mại, hội

thảo, hội nghị chuyên đề, mở rộng giao lưu quan hệ KD, thu thập và cung cấp thông

tin về những vấn đề có tác động đến hội viên.

Đối với việc phát triển TMĐT trong các DN vùng KTTĐMT, các hiệp hội DN

các tỉnh cũng như hiệp hội TMĐT Việt Nam cần đẩy mạnh các giải pháp sau đây:

- Tăng cường vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn vùng

KTTĐMT, tăng cường sự hoạt động của VECOM, hiệp hội Internet Việt Nam

Page 150: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

135

nhằm tư vấn, phản biện các vấn đề liên quan tới chính sách, pháp luật TMĐT, tham

gia với các cơ quan xây dựng chính sách và pháp luật nhằm làm cho hệ thống chính

sách và pháp luật hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển TMĐT của Việt Nam nói chung,

vùng KTTĐMT nói riêng.

- Cần có tiếng nói bảo vệ được quyền lợi của các DN, các hội viên. Các hiệp hội

cần thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hình ảnh

của mình trong lòng các DN như: định kỳ hàng tháng hoặc quý, tổ chức các khóa đào

tạo hoặc tập huấn ngắn hạn cho các hội viên để cập nhật những thay đổi về chính

sách pháp luật, kế hoạch phát triển TMĐT nói riêng và kinh tế nói chung của Việt

Nam cũng như của các nước trên thế giới; làm việc với một số ngân hàng, kêu gọi hỗ

trợ giảm lãi suất cho các hội viên vay vốn, giúp hội viên nợ quá hạn không rơi vào nợ

xấu; đẩy mạnh hoạt động giải quyết quan hệ cung cầu giữa các hội viên…

- Thông qua hiệp hội DN, hiệp hội TMĐT và hiệp hội Internet để tăng cường

phối hợp, liên kết giữa các DN với nhau, đã đến lúc các DNDV trên địa bàn vùng

KTTĐMT cần hợp tác để có thể đưa ra thị trường một chuỗi các dịch vụ giá trị gia

tăng cao và thỏa mãn tối đa nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng.

- Các hiệp hội cần có các buổi hội thảo liên quan đến TMĐT để từng bước nâng

cao nhận thức về lợi ích của TMĐT, ứng dụng TMĐT trong KD dịch vụ… Đối với

người tiêu dùng, việc ứng dụng TMĐT trong việc mua bán hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp

giảm đáng kể chi phí, thời gian và công sức. Một khi nhu cầu ứng dụng TMĐT cao sẽ

là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường hàng hóa, đặc biệt là thị

trường bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

- Thông qua các hiệp hội để tổ chức các chương trình đào tạo nguồn nhân lực

CNTT và TMĐT, đáp ứng nhu cầu triển khai TMĐT ở các DN.

Page 151: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

136

PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Thương mại điện tử đóng vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động kinh doanh

của các DN nói chung, của các doanh nghiệp dịch vụ nói riêng. Cùng với sự phát

triển như vũ bão của thương mại điện tử trên thế giới, thương mại điện tử Việt

Nam đã có bước tiến đáng kể. Tuy nhiên việc phát triển thương mại điện tử ở Việt

Nam tại các vùng miền cũng có sự khác nhau. Ngay cả đối với việc nghiên cứu

phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT

cũng có sự khác biệt. Các thành phố lớn như Đà Nẵng, TT-Huế có chỉ số thương

mại điện tử (EBI) xếp thứ hạng cao, các tỉnh nhỏ còn lại như Quảng Nam, Quảng

Ngãi và Bình Định có chỉ số EBI đạt ở mức trung bình và thấp so với cả nước.

Phát triển thương mại điện tử có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp

dịch vụ, bởi vì phát triển thương mại điện tử tức là tạo ra cơ hội ứng dụng thương

mại điện tử về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Chiều rộng là ngày càng có nhiều doanh

nghiệp ứng dụng, chiều sâu là mức độ ứng dụng mạnh, ứng dụng cho nhiều hoạt

động. Phát triển thương mại điện tử mang lợi ích của thương mại điện tử đến với

doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp dịch

vụ mở rộng thị trường, giảm chi phí, tăng khả năng chuyên môn hóa, giảm thời gian

thanh toán, giảm chi phí viễn thông trong quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng,

góp phần cải thiện hình ảnh doanh nghiệp. Thương mại điện tử còn hỗ trợ nhà quản

lý ra quyết định kịp thời trong hoạt động kinh doanh, góp phần phát triển các loại

hình kinh doanh mới. Đặc biệt, thương mại điện tử giúp khách hàng mua sắm và

thực hiện các giao dịch 24 giờ trong ngày, tạo cơ hội cho khách hàng tham gia các

cuộc đấu giá trên mạng. Thương mại điện tử là không biên giới, cho phép nhiều

người có thể làm việc tại nhà, giảm thiểu thời gian đi lại.

Qua nghiên cứu đề tài, thấy rằng việc phát triển thương mại điện tử trong

các doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT đã cơ bản đáp ứng được cấp độ 2, tức

là đã có các website chuyên nghiệp với cấu trúc phức tạp, có nhiều chức năng

tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người xem có thể liên hệ với doanh

nghiệp một cách thuận tiện. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp ứng dụng thương

mại điện tử ở cấp độ 3, tức là bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua mạng.

Page 152: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

137

Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ, kết

nối với các giao dịch trên mạng. Các giao dịch còn chậm và mức độ áp dụng các

biện pháp an toàn chưa cao.

Để phát triển thương mại điện tử cần phải tiến hành một cách đồng bộ các giải

pháp như đã đề cập ở phần 3 chương 4, trong đó cần lựa chọn các giải pháp thích

hợp và phân kỳ thực hiện để phù hợp với nguồn lực sẵn có của các đơn vị, địa

phương mình nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Kết quả điều tra

khảo sát ở 220 doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT cho thấy các ý kiến của các

doanh nghiệp về triển khai các giải pháp phát triển thương mại điện tử trong tình

hình hiện nay là rất cần thiết đối với doanh nghiệp. Về tầm quan trọng của các giải

pháp thúc đẩy thương mại điện tử, kết quả điều tra cho thấy đầu tư xây dựng nền

tảng chính sách kinh tế, xã hội (yếu tố Evironment); nguồn nhân lực (yếu tố

Organization); và công nghệ (yếu tố Technology) là những công việc phải được đặt

ở vị trí ưu tiên, phù hợp với mô hình TOE của các nghiên cứu trên thế giới. Trước

hết, điều kiện cần để phát triển thương mại điện tử đó chính là hạ tầng công nghệ.

Nếu như mức độ sẵn sàng về mặt công nghệ của các doanh nghiệp và các bên liên

quan khác còn thấp thì rất khó để có thể áp dụng các công nghệ mới trong kinh

doanh. Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội là điều kiện giúp các doanh nghiệp

ngày càng phát triển, mở rộng năng lực kinh doanh, đưa ra các phương thức kinh

doanh mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, nếu không

có nguồn nhân lực vừa am hiểu công nghệ, vừa am hiểu kinh doanh thì không thể

phát triển thương mại điện tử một cách chuyên nghiệp.

Ngoài những nhân tố quan trọng nêu trên, một số nhân tố khác cũng ảnh

hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thương mại điện tử đó là nhận thức của

người dân, dịch vụ chuyển phát hàng hóa, môi trường pháp lý và an toàn bảo mật

thông tin. Nếu người dân có nhận thức không cao, thiếu niềm tin vào thương mại

điện tử thì các doanh nghiệp khó có thể tìm kiếm khách hàng của mình trên

Internet. Dịch vụ chuyển phát cũng rất cần thiết để các doanh nghiệp có thể tối

thiểu hóa chi phí khi tiến hành hoạt động thương mại. Môi trường pháp lý cần phải

được xây dựng một cách rõ ràng hơn, minh bạch hơn và thường xuyên cập nhật phù

hợp với những biến chuyển của xu thế thương mại điện tử để các doanh nghiệp có

thể tự tin áp dụng những hình thức, mô hình kinh doanh mới. Cuối cùng, tất cả các

Page 153: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

138

thông tin cần phải được bảo mật tuyệt đối để giữ bí mật kinh doanh và tạo lòng tin

của khách hàng khi giao dịch thương mại điện tử.

Qua điều tra khảo sát ý kiến của các chuyên gia về phát triển thương mại

điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng thương mại điện tử miền Trung

cũng cho thấy tầm quan trọng của các giải pháp phát triển thương mại điện tử

cho các doanh nghiệp dịch vụ. Về đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp

thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử, các chuyên gia đều nhận định rằng các

yếu tố này đều rất quan trọng, không nên chủ quan, lơ là bất kỳ một yếu tố nào

khi xây dựng hệ thống biện pháp nhằm thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu chính là an

toàn bảo mật thông tin. Nếu như thông tin không được bảo mật an toàn thì sẽ dẫn

đến rất nhiều rủi ro và hậu quả cho bản thân doanh nghiệp và khách hàng, ảnh

hưởng đến niềm tin vào thương mại điện tử. Tiếp đến là các giải pháp về môi

trường pháp lý, hạ tầng công nghệ, phương tiện thanh toán và nhận thức của

người dân. Do thương mại điện tử đang biến đổi vô cùng nhanh chóng và hệ lụy

là phát sinh nhiều tranh chấp, xung đột giữa các bên liên quan với nhau, do vậy

cần xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, thông thoáng cũng như có

khả năng đón nhận những xu thế mới của thương mại điện tử. Công nghệ và

phương tiện thanh toán cũng cần được áp dụng, triển khai để làm cơ sở hạ tầng

cho thương mại điện tử dựa trên đó mà phát triển. Một yếu tố không kém phần

quan trọng đó chính là nhận thức của người dân - những khách hàng cá nhân của

thương mại điện tử. Chỉ khi nào người dân có nhận thức đúng đắn về thương mại

điện tử thì họ mới có thể đóng góp nhiều vào quá trình giao dịch thương mại

điện tử, giúp thương mại điện tử tìm được đầu ra và phát triển.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử để nâng cao

nhận thức về việc ứng dụng thương mại điện tử của người dân vùng KTTĐMT.

Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và phát triển thị trường mới, quảng bá và phát

triển thương mại điện tử, ứng dụng các mô hình thương mại điện tử phù hợp [5].

Các cơ quan quản lý chuyên ngành về thương mại điện tử cần nghiên cứu, phối hợp

Page 154: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

139

với các cơ quan hữu quan xây dựng và triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ

doanh nghiệp ứng dụng mô hình thương mại điện tử phù hợp cho từng loại hình

kinh doanh dịch vụ cũng như quy mô của doanh nghiệp.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại điện tử. Để

gỡ rối cho các doanh nghiệp khi tiến hành đẩy mạnh giao dịch điện tử, ngoài việc

hoàn thiện môi trường pháp lý cần quan tâm hỗ trợ bằng việc đào tạo, nâng cao

năng lực kỹ năng về thương mại điện tử của các cán bộ chuyên trách.

2.2. Đối với các doanh nghiệp

Tăng cường đầu tư cho các trang web của doanh nghiệp để lôi kéo và giữ chân

khách hàng. Một giao diện đẹp, hình thức bắt mắt sẽ tạo ra sự yêu thích khi khách

ghé thăm. Đây cũng là bước đầu tiên để khách lựa chọn sản phẩm, dịch vụ và đưa ra

quyết định mua.

Tuân thủ các quy chế, pháp luật về thương mại điện tử, mua bán điện tử, giao

dịch điện tử. Tuân thủ quy định về việc đăng ký website thương mại điện tử theo

nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi

phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng

cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có quy định cụ thể các chế tài

đối với các hành vi vi phạm về thương mại điện tử.

Thiết lập kênh thông tin hiệu quả giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, đặc

biệt là các hoạt động chăm sóc khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Điều

này giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có thể biết được khách hàng của

mình đang nghĩ gì để đưa ra chính sách phù hợp.

2.3. Đối với ngƣời tiêu dùng

Để thương mại điện tử phát triển tức là mức độ mua bán trực tuyến gia tăng,

người tiêu dùng cần phải mạnh dạn thực hiện mua sắm trên mạng, có thể khởi đầu

bằng việc mua sắm thử nghiệm các hàng hóa ở trên các website có uy tín. Bên cạnh

đó, những cá nhân có kinh nghiệm mua sắm trực tuyến cần tích cực tuyên truyền,

quảng bá hình ảnh, vận động người thân, bạn bè tham gia hình thức mua bán tiện lợi

và nhiều lợi ích này.

Ngoài việc tích cực mua sắm trực tuyến, để hình thành môi trường thương mại

điện tử an toàn, người tiêu dùng cần trang bị cho mình nhưng kiến thức cơ bản đối

với việc sử dụng Internet, tránh bị lừa đảo làm lộ thông tin cá nhân, phát tán virus...

Page 155: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

140

3. Những hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung với số lượng mẫu xấp xỉ 500 mẫu và kéo dài nhiều tháng trong năm 2015.

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại và hạn chế sau:

- Theo WTO dịch vụ được chia thành nhiều phân ngành (12 phân ngành),

nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ rất khó mà

giải quyết trọn vẹn được các vấn đề, bởi vì việc ứng dụng thương mại điện tử trong

mỗi loại hình dịch vụ khác nhau cũng rất khác nhau. Nghiên cứu chỉ mới thực hiện

đối với loại hình doanh nghiệp dịch vụ chung, chưa đi sâu nghiên cứu vào một lĩnh

vực cụ thể để mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu tập trung hơn.

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ thiết lập, tính toán như thế nào? Ở Việt Nam nói chung, vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung nói riêng chưa được thể hiện trong các số liệu thống kê hàng

năm, điều này cũng cần được tiếp tục nghiên cứu.

- Với hình thức thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ thì chuỗi

cung ứng dịch vụ (đơn giản, phức tạp) được quy định như thế nào? Đây cũng là vấn

đề cần được tiếp tục nghiên cứu.

- Mẫu nghiên cứu trong luận án chưa đủ lớn (489) lại chia ra thành 3 nhóm đối

tượng nghiên cứu là chuyên gia, cán bộ quản lý; doanh nghiệp dịch vụ; khách hàng.

Trong tương lai sẽ nâng số lượng mẫu và tập trung vào một nhóm đối tượng để có

kết quả phân tích sâu hơn.

- Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu, nên việc

lưu trữ các số liệu ở các sở ban ngành các tỉnh, thành phố còn nhiều bất cập, chỉ số

thống kê chưa được thống nhất, do đó việc tìm hiểu, khảo sát, thu thập các số liệu

thứ cấp gặp khá nhiều khó khăn.

4. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo trong tƣơng lai

Kết quả này mở ra một số hướng tiếp cận nghiên cứu trong tương lai:

Thứ nhất, có thể mở rộng nghiên cứu cũng như lấy mẫu điều tra đối với các

vùng miền khác nhau tại Việt Nam. Điều này giúp các nhà hoạch định chính sách,

các nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt được sự phát triển thương mại điện tử để tiếp

tục đưa ra các chiến lược phù hợp với sự phát triển.

Page 156: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

141

Thứ hai, có thể chỉ thực hiện nghiên cứu chuyên sâu vào phân tích các nhân tố

ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ của

một chuyên ngành nào đó. Chẳng hạn như: Ngành tài chính ngân hàng, ngành dịch

vụ lưu trú du lịch, lữ hành...

Thứ ba, trong tương lai khi thương mại điện tử phát triển ở cấp độ cao hơn

nữa, theo hướng nghiên cứu này có thể thu hẹp địa bàn nghiên cứu để có thời gian,

công sức nghiên cứu kỹ hơn đối với một loại hình dịch vụ cụ thể, giúp cho lãnh đạo

ngành đó đưa ra các giải pháp cụ thể hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh khi ứng

dụng thương mại điện tử./.

Page 157: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

142

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Đăng Hào (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến thái

độ sử dụng chữ ký số trong giao dịch thương mại điện tử của các doanh nghiệp

TT-Huế. Tạp chí khoa học ĐH Huế, ISSN - 1859 - 1388. Tập 109 số 10, 2015

tr307 - 318.

2. Nguyễn Xuân Thủy (2015), Phát triển nhân lực thương mại điện tử cho các

doanh nghiệp lưu trú du lịch ở TT-Huế. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ISSN

0866.7120. Số 04 tháng 02/2015 (588) tr63 - 64.

3. Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Thị Minh Hòa (2015), Thương mại điện tử nâng

cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Thân Thiện. Tạp chí Kinh tế và Dự báo,

ISSN 0866.7120. Số 11 tháng 06/2015 (595) tr62 - 64.

4. Nguyễn Xuân Thủy (2016), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực thương mại

điện tử cho các doanh nghiệp dịch vụ ở TT-Huế. Sách chuyên khảo: Một số vấn

đề thương mại và Logistics ở Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986 - 2016. Tr360 -

366. Nxb Lao động xã hội, 2015.

5. Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Tài Phúc (2016), Chỉ số thương mại điện tử vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung, Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo quốc tế kinh tế Việt

nam trong thời kỳ hội nhập: Cơ hội và Thách thức. Nanhua University, Taiwan,

trường ĐH Thương mại, trường ĐH Kinh tế, Đại học Huế. Tr35-45. Nxb Hồng

Đức, 2016.

Page 158: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

143

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Mai Anh (2009), Ứng dụng chữ ký số trong doanh nghiệp, Công nghệ và phát

triển, số 8 -2009, tr21-22.

2. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam.

3. Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2012, 2013, 2014, Hiệp hội TMĐT Việt Nam.

4. Báo cáo TMĐT Việt Nam từ năm 2003 đến 2014, Cục TMĐT và Công nghệ

thông tin, Bộ Công thương.

5. Báo cáo số 186/BC-UBND ngày 05/12/2014 về việc Tình hình thực hiện

nhiệm vụ năm 2014 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015

của tỉnh TT-Huế.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông (2012) Báo cáo ứng dụng Công nghệ thông tin

TMĐT Việt Nam năm 2011, NXB Thông tin và Truyền thông.

7. Tạ Minh Châu, Hiện trạng đào tạo nguồn nhân lực cho thương mại điện tử

Việt Nam, vai trò của các trường đại học cao đẳng và đại học quốc gia trong

đào tạo thương mại điện tử.

8. Bùi Minh Chuyên (2012), Đề tài luận án: Đổi mới phân công lao động xã hội

theo ngành trong quá trình phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, mã

số 62 31 01 05.

9. Nguyễn Văn Cường (2011), Các giải pháp đột phá phát triển bền vững vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2011-2020, Science & Technology

Development, Vol 14, No,Q1- 2011.

10. Trần Việt Cường, Vấn đề an toàn trong thanh toán điện tử tại Việt Nam, Công

ty phần mềm và truyền thông VASC.

11. Nguyễn Khánh Duy (2012), Bài Giảng “Thực hành mô hình cấu trúc tuyến

tính (SEM) với phần mềm Amos, Đại học Kinh Tế TPHCM.

12. Vũ Ngọc Dương, Hiện trạng giải pháp phát triển thương mại điện tử tỉnh Hải

Dương, Tạp chí số 2/2008.

13. Đại học Ngoại thương (2015), Kỷ yếu hội thảo khoa học ASEAN - Việt Nam -

Mỹ: 20 năm hợp tác và phát triển, NXB Lao động.

Page 159: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

144

14. Đặng Đình Đào (2003), Giáo trình kinh tế thương mại, NXB Thống kê, Đại

học Kinh tế Quốc Dân.

15. Đặng Đình Đào (2012), Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập

quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia.

16. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2012), Kinh tế thương mại, NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân.

17. Hoàng Minh Đường (2005), Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại, tập

1, tập 2, NXB Lao động - xã hội.

18. Đoàn Thị Mỹ Hạnh (2010), Thương mại điện tử sau năm 2010 và vấn đề phát

triển nguồn nhân lực, Trường đại học mở thành phố Hồ Chí Minh, 69-75.

19. Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 17/3/2015 của UBND tỉnh TT-Huế về Xúc

tiến thương mại và phát triển thương mại điện tử năm 2015.

20. Nguyễn Văn Khoa (2006), Thương mại điện tử thực tế và giải pháp, NXB

Giao thông vận tải, Hà Nội.

21. Kỷ yếu hội thảo phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung gắn kết với đại

ngàn Tây Nguyên, tháng 7 năm 2014, Ban điều phối duyên hải miền Trung và

UBND tỉnh Ninh Thuận.

22. Vân Hà (2009), Doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử: Doanh thu tăng

trở ngại giảm, Tài chính doanh nghiệp, số 5/2009, 11-12.

23. Thanh Hằng (2010), Ứng dụng thương mại điện tử doanh nghiệp lợi nhiều

mặt, bản tin khoa học và công nghệ TT-Huế, 12/2010, 11-12.

24. Vũ Thị Minh Hiền (2007), Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử

cho các doanh nghiệp Việt Nam, Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 48

(191), ngày 27/11/2007, tr32-35.

25. Nguyễn Trần Hiệu (Cục CNTT và Thống kê Hải Quan), 2011, Ứng dụng chữ

ký số trong thủ tục hải quan điện tử, chuyên đề văn bản điện tử, chữ ký số, số

6-2011, tr22-24.

26. Trần Văn Hòe (2006), Giáo trình Thương mại điện tử, NXB Thống kê, Hà Nội.

27. Trần Văn Hòe (2008), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Đại học

Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Hồng và Nguyễn Văn Thoan (2012), Giáo trình thương mại điện

tử, công ty in Khoa học Công nghệ mới.

Page 160: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

145

29. Phan Thúc Huân (2006), Kinh tế phát triển (Development Economics), NXB

Thống kê, TP.Hồ Chí Minh.

30. Lê Văn Huy và Phạm Đình Tuyến, Mối quan hệ giữa chất lượng website, sự

hài lòng và lòng trung thành của khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng, Tạp

chí phát triển kinh tế số 26 (5), tr97- 116.

31. Nguyễn Thị Huyền (2011), Nghiên cứu triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số

ứng dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, trường đại học Công nghệ, 2-3.

32. Nguyễn Thị Minh Huyền, Nâng cao kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho

doanh nghiệp - kinh nghiệm từ Ecomviet, kỷ yếu hội thảo quốc tế TMĐT và

phát triển nguồn nhân lực, tr221-224.

33. Nguyễn Văn Hùng (2013), Cẩm nang thương mại điện tử, NXB kinh tế

TP, Hồ Chí Minh.

34. Nguyễn Văn Hùng (chủ biên), Trương Anh Luân, Huỳnh Văn Hồng, Phan

Quan Việt và Nguyễn Văn Bảo (2013), Thương mại điện tử - cẩm nang, NXB

Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

35. Thụy Hương (2011), Ứng dụng thương mại điện tử: Cơ hội cho doanh nghiệp

và người tiêu dùng, Bản tin Khoa học và Công nghệ TT-Huế, 4/2011, 23-24.

36. Thu Hường (2008), Thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ -

So đo về anh ninh mạng, Tạp chí tin học ngân hàng, số 5(97)-08/2008, 25-27.

37. Đào Đình Kha (5/2009), Hiện trạng triển khai chữ ký số trong các hoạt động

của Chính phủ và doanh nghiệp, tạp chí tin học ngân hàng, số 3 (103).

38. Trần Hữu Linh (2012), Cục trưởng Cục TMĐT và CNTT, Bộ Thương Mại

trình bày trong Hội thảo “Ngày an toàn thông tin Việt Nam”, ngày

23/11/2012 tại Hà Nội.

39. Lê Văn Lợi (2010), Phát triển nguồn nhân lực trong thương mại điện tử,

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, tr61-65.

40. Văn Lưu (2010), Những tác động cơ bản của pháp luật về văn bản điện tử,

chữ ký số và tài liệu điện tử đối với công tác văn thư, lưu trữ, số 10/2010,

(tr1-4, 14).

41. Đặng Văn Mỹ, (2008), Góp phần nghiên cứu chiến lược hiện diện trên web

của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại thương mại điện tử, tạp chí

khoa học và công nghệ, trường đại học Đà Nẵng, số 6 (29), 2008, 110-120

Page 161: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

146

42. Trần Hoài Nam (2011), Ứng dụng mô hình thương mại điện tử B2B ở các doanh

nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Thương mại, số 26/2011, 15-17.

43. Thu Nga (2008), Phát triển thương mại điện tử: Cần đổi mới tư duy và hành

động, Tài chính doanh nghiệp, số 3-2008, 20-21.

44. Nghị định 26/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết thi

hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

45. Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về Thương mại điện tử.

46. Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về

Chính phủ điện tử.

47. Nghị quyết số 61/2008/QĐ-TTg ngày 9/5/2008 về việc Phê duyệt quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020.

48. Trần Công Nghiệp (2008), Bài giảng thương mại điện tử, trường đại học kinh

tế và quản trị tinh doanh Thái Nguyên.

49. Những nguyên tắc cơ bản bảo vệ thông tin cá nhân trong TMĐT, Diễn đàn kinh

tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC - Asia - Pacific Economic Cooperation).

50. Niên giám thống kê 2013, 2014, các địa phương TT-Huế, Đà Nẵng, Quảng

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Cục thống kê các tỉnh thành phố (2015).

51. Nguyễn Vạn Phúc (2012), Tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển

nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong thời kỳ đổi mới, Viện công nghệ và

quản trị Á Châu.

52. Nguyễn Duy Quang, Nguyễn Văn Khoa (2006), Thương mại điện tử - Thực tế

và giải pháp (Tham khảo toàn diện), NXB Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.

53. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương: TT-Huế, Đà Nẵng,

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

54. Quyết định số 07/2011/QĐ-TTg ngày 25/1/2011 về Phê duyệt quy hoạch phát

triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và

định hướng đến năm 2030.

55. Quyết định số 1073/QĐ-TTg, ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về

Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015.

56. Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ

“Về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm

Trung bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.

Page 162: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

147

57. Quyết định số 18/2007/QĐ-BCT ngày 31/12/2007 về Phê duyệt quy hoạch

phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung đến năm 2010 định hướng đến 2020.

58. Quyết định số 1874/QĐ-TTg, ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về

Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

59. Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg ngày 18/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ

về việc Thành lập tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm.

60. Quyết định số 5569/QĐ-BCT ngày 26/10/2011 về việc Phê duyệt Dự án “Đổi

mới và phát triển dạy nghề trọng điểm quốc gia nghề thương mại điện tử giai

đoạn 2011-2015”.

61. Phan Văn Sâm (2001), Doanh nghiệp dịch vụ (Nguyên lý điều hành), NXB

Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.

62. Phan Văn Sâm và Trần Đình Hải, (2001), Doanh nghiệp Dịch vụ, NXB

Thống Kê.

63. Nguyễn Anh Sơn (1999), Giáo trình nghiên cứu Marketing, trường Đại học

Đà Lạt.

64. Lê Văn Sơn (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thương mại điện tử

B2B đối với các doanh nghiệp Việt Nam, Thương mại, số 35/2010, tr14-15.

65. Tin học và đời sống (2010), Ứng dụng chữ ký số: chìa khóa thành công của

Chính phủ điện tử và thương mại điện tử, 10/5/2010, 20-21.

66. Nguyễn Thị Mai Trang, Chất lượng dịch vụ trực tuyến và sự hài lòng của

khách hàng: Nghiên cứu về mua sắm hàng trực tuyến tại Việt Nam, Tạp chí

phát triển kinh tế, số 287, (tháng 9/2014), tr120-132

67. Nguyễn Văn Thoan (2010), Luận án tiến sĩ “Ký kết và thực hiện hợp đồng

điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, Trường đại học

ngoại thương.

68. Lưu Tiến Thuận và Trần Thị Thanh Vân (2015), Các yếu tố tác động đến việc

ứng dụng TMĐT của DN nhỏ và vừa tại thành phố Cần Thơ, Khoa học chính

trị, kinh tế và pháp luật, 36 (2015): 101-107.

69. Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Đăng Hào (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến

thái độ sử dụng chữ ký số trong giao dịch thương mại điện tử của các doanh

Page 163: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

148

nghiệp TT-Huế. Tạp chí khoa học ĐH Huế, ISSN - 1859 - 1388. Tập 109 số

10, 2015 tr307 - 318.

70. Nguyễn Xuân Thủy (2015), Phát triển nhân lực thương mại điện tử cho các

doanh nghiệp lưu trú du lịch ở TT-Huế. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ISSN

0866.7120. Số 04 tháng 02/2015 (588) tr63 - 64.

71. Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Thị Minh Hòa (2015), Thương mại điện tử nâng

cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Thân Thiện. Tạp chí Kinh tế và Dự

báo, ISSN 0866.7120. Số 11 tháng 06/2015 (595) tr62 - 64.

72. Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Tài Phúc (2016), Chỉ số thương mại điện tử vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung, Việt Nam. Hội thảo quốc tế kinh tế Việt nam

trong thời kỳ hội nhập: Cơ hội và Thách thức. Tr35-45. Nxb Hồng Đức, 2016.

73. Nguyễn Văn Toàn (2014), Kinh tế và quản lý chuỗi cung ứng - Những vấn đề

lý luận và thực tiễn. Nxb Lao động xã hội, 2015.

74. Văn phòng Chính phủ, Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng thương mại điện tử

của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương năm 2013.

75. Tuấn Việt (2010), Bộ tài chính hướng tới mục tiêu: Đến 2012 sẽ có 350 nghìn

DN sử dụng chữ ký số, Thuế nhà nước, số 37-38 (299-300)- kỳ 1-2/10/2010,

tr16-17.

76. Mạnh Vỹ (2009), Chữ ký số với thương mại điện tử và cải cách thủ tục hành

chính, Tạp chí CNTT & TT, kỳ 1 (8/2009), tr11-16.

77. http://ictnews.vn/kinh-doanh

78. www.Internetindicators.com

79. http://www.centralinvest.gov.vn

80. http://www.viettrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-mien-trung

81. http://www.mpi.gov.vn/Pages/gtvungkttd.aspx

82. http://www.vietnamplus.vn/tinh-quang-ngai-tao-but-pha-tu-khu-kinh-te-dung-

quat/310044.vnp

83. http://www.baoquangngai.vn/channel/2025/201409/khu-kinh-te-dung-quat-

giu-ngon-co-dau-2335657

84. http://www.vecita.gov.vn

85. http://www.vecom.vn/wp-content/uploads/2015/12/online-friday-2015.jpg

Page 164: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

149

86. https://www.vnnic.vn/tintuc/vnnic-tham-d%E1%BB%B1-h%E1%BB%99i-

th%E1%BA%A3o-internet-things-nh%C3%A2n-internet-day-2015-19-11-2015

87. http://www.ictnews.vn/internet/xa-hoi/601-diem-dong-loat-to-chuc-ngay-hoi-

internet-126732.ict

88. http://www.kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/thuong-mai-dien-tu

89. http://www.dangcongsan.vn/kinh-te

90. http://www.gso.gov.vn

II. Tài liệu tiếng Anh:

91. Alemayehu Molla, Paul S. Licker (2005), eCommerce Adoption in Developing

Countries: A Model and Instrument. Information & Management, Volume 42,

Issue 6, September 2005, Pages 877-899

92. Danish Dada, (2006), E-Readiness For Developing Countries: Moving the

focus from the Enviroment to the Users, 27, 6, 1-14.

93. Danish Dada, Ecommerce for Developing Countries, EJISDC (2006) 27, 6, 1-14.

94. Digital Content Services for Consumers: Assessment of Problems Experienced

by Consumers (Lot 1) Final Report, (2011), Executive Summary, 15 June 2011.

95. Guiherme Alberto Almeida (Brazil), Afonso Avila (Mexico), Violeta

Boncanonska (Macedonia), Promoting E -Commerce In Developing

Countries, March 2007, Diplo, 5-27.

96. I- Chiu Chang, Hsinginn Hwang, Ming- Chien Hung, Ming- Hui Lin, David

C, Yen (2007), Factors affecting the adoption of Electronic signature:

Executives perspective of hospital information department, 350-359.

97. Jeffrey D (2005), Readiness for the Networked World - A Guide for

Developing Countries, Center for International Development at Harvard

University, 2005.

98. Khaldoon Nusair and Jay Kandampully, The Ohio State University,

Columbus, Ohio, USA (2008), The antecedents of customer satisfaction with

online travel services: a conceptual model, European Business Review, Vol,

20 No,1, 2008.

99. Le Van Huy, Le Van Huy (Danang University of Economics, Vietnam),

Frantz Rowe (IEMN-IAE, University of Nantes and SKEMA Business

School, France) (2012), An Empirical Study of Determinants of E-Commerce

Page 165: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

150

Adoption in SMEs in Vietnam: An Economy in Transition, Journal of Global

Information Management (JGIM) 20(3), 2012.

100. Promoting E-Commerce in Developing Countries, Internet Governance and

Policy - Discussion Papers, www.diplomacy.edu.

101. Richard Duncombe & Richard Heeks, Robert Kintu & Barbara Nakangu, Sunil

Abraham (2005), E-Commerce for Small Enterprise Development, University of

Manchester, Precinct Centre, Manchester, UK; Robert Kintu and Barbara

Nakangu, FIT (Uganda) Kampala, Uganda; Sunil Abraham Mahiti, Bangalore,

India, Institute for Development Policy and Management (IDPM), 2005.

102. Richard Heeks (2000), Analysing E-Commerce for Development, IDPM,

University of Manchester, UK, 2000.

103. Sanggeetha Ramu (2007), E-Commerce adoption by small medium

enterprises: rural and regional general practices, University of Wollongong.

104. Seyede Kamal Vaezi and H.Sattary I.Bimar (2009), Comparison of E-

readiness assessment models, Scientific Reseach and Essay, ISSN 1992-2248,

Vol 4 (5), pp.501-512, May, 2009.

105. Rimantas Gatautis and Vilija Juceviciene (2005), Lithuanian University of

Agriculture Universiteto 10, Akademija, Kauno r. 53361, Lithuania, E-

commerrce development stages in Lithuania SMEs, ISBN: 972-8939-03-5 ©

2005 IADIS.

106. Tung X, Bui (2003), A framework for measuring national e-readiness, College

of Business and Administration, University of Hawaii at Manoa, US, Int, J,

Electronic Business, Vol, 1, No, 1, 2003.

107. Yaobin Lu, ZhaoHua Deng and Bin Wang (2007), Tourism and Travel

Electronic Commerce in China, Special Section: “Electronic Business in

China, pp.102-112.

108. Zhu, K., Kraemer, K. L., Xu, S., & Dedrick, J. (2004). Information technology

payoff in E-Business environments: An international perspective on value

creation of E-Business in the financial services industry. Journal of

Management Information Systems, 21(1), pp.17-54.

Page 166: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

PHỤ LỤC

Page 167: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

1

PHỤ LỤC 1:

I. Phiếu điều tra khảo sát

1. Phiếu thăm dò ý kiến chuyên gia về phát triển thương mại điện tử trong vùng kinh

tế trọng điểm Miền Trung

2. Phiếu thăm dò ý kiến về phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp

vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

3. Phiếu thăm dò ý kiến khách hàng

4. Phiếu xin số liệu của Sở Công thương các tỉnh thuộc Vùng KTTĐMT

II. Kết quả xử lý, tổng hợp điều tra khảo sát

1. Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát ý kiến các chuyên gia về phát triển thương mại

điện tử trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

2. Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát về phát triển thương mại điện tử trong các

doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

3. Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát ý kiến khách hàng

Page 168: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

2

PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN CHUYÊN GIA

VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TRONG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

Kính thưa quý Anh/chị! Mục đích của phiếu thăm dò này là nhằm Nghiên cứu phát

triển thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung (KTTĐMT). Tôi xin chân thành cảm ơn quý Anh/chị dành một ít thời gian

để trả lời phiếu thăm dò này. Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin chỉ được sử dụng cho

mục đích nghiên cứu nói trên và sẽ được bảo mật hoàn toàn.

Người thực hiện: NCS. Nguyễn Xuân Thủy – Đại học kinh tế, Đại học Huế. ĐT:

0913.425.306

PHẦNI. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Tên ngƣời đƣợc phỏng vấn:…………………………………………………….

1.2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………..…...

1.3. Tel: ………………….. Email:……………………

1.4. Lĩnh vực công tác (Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Quản lý CNTT, TMĐT cấp tỉnh

Quản lý CNTT, TMĐT cấp sở

Quản lý CNTT, TMĐT ở Doanh nghiệp

Chuyên gia CNTT, TMĐT…

PHẦN II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

2.1. Theo Anh/chị, các DN trên địa bàn sử dụng hình thức nào dƣới đây và mức độ sử

dụng trong hoạt động KD nhƣ thế nào?(Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích

hợp)

Mức độ sử dụng

Chỉ tiêu

1=

Không

sử

dụng

2= Ít

thƣờng

xuyên

3=

Bình

thƣờng

4=

Thƣờng

xuyên

5= Rất

thƣờng

xuyên

1. Điện thoại 1 2 3 4 5

2. Email 1 2 3 4 5

3. Website 1 2 3 4 5

4. Web Portal 1 2 3 4 5

5. Mạng xã hội (Facebook, Youtube,

Google plus, Twitter…) 1 2 3 4 5

Mã số phiếu: ….…….………

Page 169: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

3

2.2. Anh/chị hãy đánh giá nhƣ thế nào về khía cạnh thực trạng phát triển TMĐT trong

KD dịch vụ trên địa bàn hiện nay? (Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Chỉ tiêu 1= Rất

thấp

2=

Thấp

3=

Trung

bình

4= Cao 5= Rất

cao

1. Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp

ứng dụng TMĐT hiện nay. 1 2 3 4 5

2. Sự gia tăng số lượng mặt hàng,

dịch vụ cung ứng qua hình thức

TMĐT hiện nay.

1 2 3 4 5

3. Sự gia tăng về tỷ trọng hàng hóa,

dịch vụ được mua bán thông qua

TMĐT hiện nay.

1 2 3 4 5

4. Tỷ trọng mức đóng góp của

TMĐT vào kết quả, hiệu quả KD của

DN hiện nay.

1 2 3 4 5

5. Sự gia tăng Doanh thu của DN nhờ

vào TMĐT hiện nay. 1 2 3 4 5

6. TMĐT đã mang lại hiệu quả cho

DN 1 2 3 4 5

2.3. Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về các điều kiện để phát triển TMĐT trong KD dịch

vụ ở địa phƣơng mình hiện nay? (Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Chỉ tiêu 1= Rất

kém

2=

Kém

3=

Bình

thƣờng

4= Tốt 5= Rất

tốt

1. Các nền tảng chính sách kinh tế, xã

hội 1 2 3 4 5

2. Nhân lực liên quan đến TMĐT 1 2 3 4 5

3. Công nghệ 1 2 3 4 5

4. Môi trường pháp lý cho TMĐT 1 2 3 4 5

5. Hình thức, phương tiện thanh toán 1 2 3 4 5

6. An toàn bảo mật thông tin 1 2 3 4 5

7. Chuyển phát hàng hóa (Logistic) 1 2 3 4 5

Page 170: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

4

2.4. Ý kiến đánh giá của Anh/chị nhƣ thế nào đối với các nhận định của các chuyên

gia về “lợi ích” của TMĐT?(Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Chỉ tiêu

1= Rất

không

đồng ý

2=

Không

đồng ý

3=

Trung

lập

4=

Đồng ý

5= Rất

đồng ý

1. TMĐT giúp mở rộng phạm vi giao

dịch trên thị trường toàn cầu. 1 2 3 4 5

2. TMĐT làm giảm chi phí trong hoạt

động kinh doanh. 1 2 3 4 5

3. Tạo ra khả năng chuyên môn hóa

cao trong kinh doanh. 1 2 3 4 5

4. Làm giảm thời gian từ khi thanh

toán đến khi nhận được hàng hóa, dịch

vụ.

1 2 3 4 5

5. Làm giảm chi phí Viễn thông trong

quá trình giao tiếp, đàm phán và ký kết

hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.

1 2 3 4 5

6. Góp phần cải thiện hình ảnh DN,

nâng cao chất lượng dịch vụ khách

hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh.

1 2 3 4 5

7. Hỗ trợ ra quyết định kịp thời cho

hoạt động kinh doanh. 1 2 3 4 5

8. Góp phần phát triển các loại hình

kinh doanh mới của DN. 1 2 3 4 5

9. Cho phép khách hàng mua sắm và

thực hiện các giao dịch 24/24 giờ trong

ngày.

1 2 3 4 5

10. Cho khách hàng nhiều sự lựa chọn

hơn trong quá trình mua sắm. 1 2 3 4 5

11. Tạo khả năng cho khách hàng tham

gia các cuộc đấu giá trên mạng. 1 2 3 4 5

12. Cho phép nhiều người có thể làm

việc tại nhà, giảm thiểu việc đi mua

sắm, giảm phương tiện giao thông.

1 2 3 4 5

Page 171: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

5

2.5. Theo Anh/chị mức độ ứng dụng TMĐT trong các lĩnh vực KD dịch vụ dƣới đây

nhƣ thế nào?(Xin hãy đánh dấu tích vào số từ 1 đến 5 theo mức độ mà Anh/chị đánh giá).

Chỉ tiêu 1= Rất

ít 2= Ít

3=

Bình

thƣờng

4=

Nhiều

5= Rất

nhiều

1. Kinh doanh chung (Kế toán, kiểm

toán, thuế, kiến trúc, tư vấn kỹ thuật,

tin học, nghiên cứu phát triển, bất

động sản, quảng cáo, tư vấn thăm dò

thị trường, tư vấn quản lý…).

1 2 3 4 5

2. Thông tin liên lạc, bưu chính, báo

chí, dịch vụ nghe nhìn. 1 2 3 4 5

3. Dịch vụ Xây dựng và thi công. 1 2 3 4 5

4. Phân phối (Đại lý hoa hồng, bán

buôn, bán lẻ, dịch vụ liên quan đến

cấp phép).

1 2 3 4 5

5. Giáo dục (Không bao gồm các

trường tiểu học, trung học cơ sở, trung

học phổ thông, đại học công lập vốn

Nhà nước).

1 2 3 4 5

6. Dịch vụ liên quan đến Môi trường. 1 2 3 4 5

7. Tài chính (Ngân hàng, tài chính,

bảo hiểm…). 1 2 3 4 5

8. Xã hội và liên quan đến y tế (Nhằm

vào mục đích lợi nhuận). 1 2 3 4 5

9. Dịch vụ Du lịch và các dịch vụ liên

quan đến lữ hành. 1 2 3 4 5

10. Giải trí (trừ dịch vụ nghe nhìn),

Văn hóa và thể thao. 1 2 3 4 5

11. Dịch vụ Vận tải. 1 2 3 4 5

12. Các dịch vụ khác (ngoài các lĩnh

vực trên). 1 2 3 4 5

Page 172: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

6

2.6. Theo ý kiến Anh/chị, đánh giá theomức độ đóng góp của TMĐT trong khu vực

nhƣ thế nào, tƣơng ứng với các phát biểu dƣới đây? (Xin hãy đánh dấu tích vào

khoảng mức độ mà Anh/chị đánh giá)

Chỉ tiêu

Mức độ

1= Rất

ít 2= Ít

3=

Bình

thƣờng

4=

Nhiều

5= Rất

nhiều

1. TMĐT đã đóng góp làm tăng số lượng

hàng hóa nói chung được lưu thông. 1 2 3 4 5

2. TMĐT đã đóng góp làm tăng số

lượng mặt hàng trên tổng số các loại

sản phẩm hàng hóa được lưu thông.

1 2 3 4 5

3. Số DN dịch vụ ứng dụng TMĐT

trong quá trình KD trên tổng số các DN

dịch vụ trên địa bàn tăng.

1 2 3 4 5

4. Mức độ tăng số DN dịch vụ ứng

dụng TMĐT hàng năm trên tổng số các

DN dịch vụ trên địa bàn 5 năm qua?

1 2 3 4 5

5. Xu hướng mức độ tăng số DN dịch

vụ ứng dụng TMĐT hàng năm trên

tổng số các DN dịch vụ trên địa bàn

trong 5 năm tới?

1 2 3 4 5

2.7. Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về mức độ quan trọng của các điều kiện để phát

triển TMĐT trong KD dịch vụ ở địa phƣơng hiện nay? (Mức độ quan trọng theo thang

điểm từ 1 = Không quan trọng, 5 = Rất quan trọng. Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời

thích hợp)

Chỉ tiêu

1=

Không

quan

trọng

2= Ít

quan

trọng

3= Bình

thƣờng

4=

Quan

trọng

5= Rất

quan

trọng

1. Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội 1 2 3 4 5

2. Nhân lực liên quan đến TMĐT 1 2 3 4 5

3. Công nghệ 1 2 3 4 5

4. Môi trường pháp lý cho TMĐT 1 2 3 4 5

5. Hình thức, phương tiện thanh toán 1 2 3 4 5

6. An toàn bảo mật thông tin 1 2 3 4 5

7. Chuyển phát hàng hóa (Logistic) 1 2 3 4 5

Page 173: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

7

2.8. Ý kiến đánh giá của Anh/chị nhƣ thế nào đối với các nhận định của các chuyên

gia về “Khó khăn” làm ảnh hƣởng đến phát triển TMĐT vùng KTTĐMT hiện nay?

(Mức độ đồng ý theo thang điểm từ 1 = Rất không đồng ý 5 = Rất đồng ý. Xin hãy đánh

dấu tích vào câu trả lời thích hợp).

Chỉ tiêu

1= Rất

không

đồng ý

2=

Không

đồng ý

3=

Trung

lập

4=

Đồng

ý

5= Rất

đồng ý

1. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

(KTTĐMT) phát triển kinh tế chậm nên

TMĐT cũng chậm phát triển.

1 2 3 4 5

2. Trình độ dân trí vùng KTTĐMT thấp

hơn so với các khu vực nên cản trở đến sự

phát triển TMĐT.

1 2 3 4 5

3. Mức độ phổ cập Internet tại vùng

KTTĐMT chưa cao nên cản trở đến sự

phát triển TMĐT.

1 2 3 4 5

4. Cơ sở hạ tầng chuyển phát - Logistic

(phần cứng, phần mềm) tại vùng KTTĐMT

chưa phát triển cản trở đến sự phát triển

TMĐT.

1 2 3 4 5

5. Vùng KTTĐMT có đặc thù khí hậu khắc

nghiệt, nên cản trở lớn đến việc phát triển

TMĐT.

1 2 3 4 5

2.9. Ý kiến đánh giá của Anh/chị nhƣ thế nào đối với các nhận định của các chuyên

gia về “Ƣu điểm vùng KTTĐMT” là động lực phát triển TMĐT vùng KTTĐMT hiện

nay? (Mức độ đồng ý theo thang điểm từ 1 = Rất không đồng ý 5 = Rất đồng ý. Xin hãy

đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp).

Chỉ tiêu

1= Rất

không

đồng ý

2=

Không

đồng ý

3=

Trung

lập

4=

Đồng ý

5= Rất

đồng ý

1. Chính phủ đã có cơ chế chính sách phát

triển vùng KTTĐMT, đây là một động lực

lớn cho phát triển TMĐT.

1 2 3 4 5

2. Chính quyền của các tỉnh vùng

KTTĐMT rất quan tâm đến sự phát triển

TMĐT.

1 2 3 4 5

3. Vùng KTTĐMT có bờ biển dài, có

nhiều cảng biển… là yếu tố thuận lợi cho

phát triển TMĐT.

1 2 3 4 5

4. VKTTĐMT có nhiều di sản Thế giới, cơ

hội cho ngành Du lịch phát triển nên đó là

yếu tố thuận lợi cho phát triển TMĐT.

1 2 3 4 5

Page 174: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

8

PHẦN III. GIẢI PHÁP THÖC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

3.1. Theo Anh/chị, mức độ quan trọng của các giải pháp dƣới đây là đóng góp cho

việc thúc đẩy TMĐT phát triển trong tình hình hiện nay? (Mức độ quan trọng theo

thang điểm từ 1 = Không quan trọng 5 = Rất quan trọng. Đề nghị tích vào câu trả

lời thích hợp)

Chỉ tiêu 1= Không

quan trọng

2= Ít

quan

trọng

3= Bình

thƣờng

4=

Quan

trọng

5= Rất

quan

trọng

1. Các nền tảng chính sách kinh tế,

xã hội phát triển sẽ làm cho TMĐT

phát triển.

1 2 3 4 5

2. Nhân lực là yếu tố quan trọng để

thúc đẩy TMĐT phát triển. 1 2 3 4 5

3. Công nghệ là nền tảng, do đó

cần phát triển công nghệ để thúc

đẩy TMĐT phát triển.

1 2 3 4 5

4. Môi trường pháp lý là yếu tố

thúc đẩy TMĐT phát triển. 1 2 3 4 5

5. Hình thức, phương tiện thanh

toán càng hiện đại và thuận tiện sẽ

thúc đẩy TMĐT phát triển.

1 2 3 4 5

6. An toàn bảo mật thông tin là yếu

tố quan trọng cho phát triển TMĐT. 1 2 3 4 5

7. Chuyển phát hàng hóa (Logistic)

càng phát triển thì làm cho TMĐT

càng phát triển.

1 2 3 4 5

8. Nâng cao nhận thức của người

dân sẽ góp phần làm cho TMĐT

phát triển

1 2 3 4 5

3.2. Theo Anh/chị, ngoài các giải pháp ở câu 3.1 nêu trên, còn có giải pháp nào nhằm

thúc đẩy TMĐT phát triển ở địa phƣơng?

Giải pháp 1: ………………………………………………..……………………………....

………………………………………………………………………………………………

Giải pháp 2: ………………………………………………..……………………………....

………………………………………………………………………………………………

Giải pháp 3: ………………………………………………..……………………………....

………………………………………………………………………………………………

Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác của quý Anh/chị!

….………, ngày……..tháng…….năm 2015

Người trả lời phỏng vấn

Page 175: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

9

PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN VỀ

PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

Kính thưa quý Anh/chị! Mục đích của phiếu thăm dò này là nhằm Nghiên cứu phát

triển thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Anh/chị dành một ít thời gian để trả lời phiếu

thăm dò này. Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên

cứu nói trên và sẽ được bảo mật hoàn toàn.

Người thực hiện: NCS. Nguyễn Xuân Thủy – Đại học kinh tế, Đại học Huế. ĐT:

0913.425.306

PHẦNI. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Tên doanh nghiệp: ………………………………………………...……………….....

1.2. Địa chỉ: ……………………………………………...……………....………..……….

1.3. Tel: ………………….. Email:……………………Website:…………….………...

1.4. Loại hình doanh nghiệp (Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Doanh nghiệp Nhà nước DN có vốn đầu tư nước ngoài

Công ty Cổ phần Công ty trách nhiệm hữu hạn

Doanh nghiệp tư nhân

1.5. Tổng số nhân viên của DN (Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Dưới 10 người Từ 10 đến 50 người

Từ 50 đến 100 người Từ 100 đến 200 người

Từ 200 đến 300 người Trên 300 người

1.6. Xin Anh/chị cho biết ở DN đã có bộ phận chuyên trách về TMĐT hay chƣa? (Xin

hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Có Chưa Kiêm nhiệm

1.7. Tổng nguồn vốn kinh doanh của DN (Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích

hợp)

Dưới 5 tỷ Từ 5 đến 10 tỷ

Từ 10 đến 20 tỷ Từ 20 đến 50 tỷ

Từ 50 đến 100 tỷ Trên 100 tỷ

1.8. DN của Anh/chị thuộc lĩnh vực hoạt động KD dịch vụ nào dƣới đây (Xin hãy đánh

dấu tích vào câu trả lời thích hợp – có thể có nhiều lựa chọn).

Kinh doanh chung (Kế toán, kiểm toán, thuế, kiến trúc, tư vấn kỹ thuật, tin học,

nghiên cứu phát triển, bất động sản, quảng cáo, tư vấn thăm dò thị trường, tư vấn quản lý…).

Thông tin liên lạc, bưu chính, báo chí, nghe nhìn.

Dịch vụ Xây dựng và thi công.

Phân phối (Đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ liên quan đến cấp phép).

Giáo dục (Không bao gồm các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ

thông, đại học công lập vốn Nhà nước).

Mã số phiếu: …….………

Page 176: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

10

Dịch vụ liên quan đến Môi trường

Tài chính (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…).

Xã hội và liên quan đến y tế (Nhằm vào mục đích lợi nhuận).

Dịch vụ Du lịch và các dịch vụ liên quan đến lữ hành.

Giải trí (trừ dịch vụ nghe nhìn), Văn hóa và thể thao.

Dịch vụ Vận tải.

Các dịch vụ khác (ngoài các lĩnh vực trên).

1.9. Doanh thu/năm của DN ở mức nào dƣới đây? (Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả

lời thích hợp, ghi số % cụ thể tương ứng).

Mức

doanh

thu/năm

2011 2012 2013 2014 2015

(dự báo)

DT

đạt

mức

Tỷ lệ

TMĐT

đóng

góp (%)

DT

đạt

mức

Tỷ lệ

TMĐT

đóng

góp (%)

DT

đạt

mức

Tỷ lệ

TMĐT

đóng

góp (%)

DT

đạt

mức

Tỷ lệ

TMĐT

đóng

góp (%)

DT

đạt

mức

Tỷ lệ

TMĐT

đóng

góp (%)

Dưới 2 tỷ

Từ 2 đến

5 tỷ

Từ 5 đến

10 tỷ

Từ 10

đến 20 tỷ

Từ 20

đến 30 tỷ

Từ 30

đến 40 tỷ

Từ 40

đến 50 tỷ

Trên 50

tỷ

1.10. Tổng số mặt hàng mà DN đang kinh doanh và tổng mặt hàng đƣợc bán thông

qua TMĐT hiện nay? (Xin hãy ghi con số cụ thể vào ô thích hợp)

Tổng số mặt hàng mà DN đang kinh doanh

Trong đó: Số mặt hàng được bán thông qua TMĐT

1.11. Tổng số đơn hàng đƣợc đặt/ Số đơn hàng bị hủy bỏ thông qua TMĐT? (Xin hãy

ghi con số cụ thể vào ô thích hợp)

Tổng số đơn hàng Khách hàng đặt thông qua TMĐT (năm 2014)

Trong đó: Số đơn hàng bị hủy bỏ (năm 2014)

Page 177: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

11

1.12. Xin Anh/chị cho biết Doanh thu hàng năm về Bán hàng và cung ứng Dịch vụ

của DN? (Xin hãy ghi con số cụ thể vào ô thích hợp)

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 (ƣớc)

Tổng Doanh thu Tỷ đồng

Trong đó: Từ Xuất nhập khẩu Tỷ đồng

PHẦN II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

2.1. Hiện nay DN của Anh/chị áp dụng các hình thức nào dƣới đây trong hoạt động

TMĐT?(Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Hình thức B2B (Business-to-Business): Doanh nghiệp – Doanh nghiệp.

Hình thức B2C (Business-to-Consumer): Doanh nghiệp – Người tiêu dùng.

Hình thức C2C (Consumer-to-Consumer): Người tiêu dùng – Người tiêu dùng.

TMĐT trong nội bộ doanh nghiệp (Các phần mềm CNTT cho hoạt động của DN).

2.2. DN của Anh/chị sử dụng các hình thức nào dƣới đây và mức độ sử dụng trong

hoạt động kinh doanh của mình?(Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Chỉ tiêu

1=

Không

sử dụng

2= Ít

thƣờng

xuyên

3=

Bình

thƣờng

4=

Thƣờng

xuyên

5= Rất

thƣờng

xuyên

1. Điện thoại 1 2 3 4 5

2. Email 1 2 3 4 5

3. Website 1 2 3 4 5

4. Web Portal 1 2 3 4 5

5. Mạng xã hội (Facebook, Youtube,

Google plus, Twitter…) 1 2 3 4 5

2.3. DN của Anh/chị đang sử dụng phần mềm nào dƣới đây để phục vụ cho hoạt

động? (Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Phần mềm Văn phòng Phần mềm Kế toán (FM)

Quan hệ khách hàng (CRM) Quản lý nhân sự (HRM)

Quản lý hệ thống cung ứng (SCM) Lập kế hoạch nguồn lực (ERP)

Khác

2.4. Theo Anh/chị công cụ phần mềm ở câu 2.3 đã mang lại cho DN mức tiết kiệm bảo

nhiêu % trong tổng chi phí hàng năm của DN? (Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời

thích hợp)

Dưới 5% Từ 5 đến dưới 10% Từ 10 đến dưới 15%

Từ 15 đến dưới 20% Trên 20%

2.5. DN của Anh/chị đang sử dụng các biện pháp nào dƣới đây để đảm bảo an toàn

thông tin? (Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Tường lửa (Firewall) Phần mềm diệt Virus, Spyware…

Phần cứng bảo mật hệ thống Chữ ký số, chứng thư số

Biện pháp khác

Page 178: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

12

2.6. Ý kiến đánh giá của Anh/chị nhƣ thế nào đối với các nhận định của các chuyên gia

về “lợi ích” của thƣơng mại điện tử? (Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Chỉ tiêu

1= Rất

không

đồng ý

2=

Không

đồng ý

3=

Trung

lập

4=

Đồng ý

5= Rất

đồng ý

1. TMĐT giúp mở rộng phạm vi giao

dịch trên thị trường toàn cầu. 1 2 3 4 5

2. TMĐT làm giảm chi phí trong hoạt

động kinh doanh. 1 2 3 4 5

3. Tạo ra khả năng chuyên môn hóa

cao trong kinh doanh. 1 2 3 4 5

4. Làm giảm thời gian từ khi thanh

toán đến khi nhận được hàng hóa, dịch

vụ.

1 2 3 4 5

5. Làm giảm chi phí Viễn thông trong

quá trình giao tiếp, đàm phán và ký kết

hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.

1 2 3 4 5

6. Góp phần cải thiện hình ảnh DN,

nâng cao chất lượng dịch vụ khách

hàng, tìm kiếm đối tác KD.

1 2 3 4 5

7. Hỗ trợ ra quyết định kịp thời cho

hoạt động kinh doanh. 1 2 3 4 5

8. Góp phần phát triển các loại hình

KD mới của DN. 1 2 3 4 5

9. Cho phép khách hàng mua sắm và

thực hiện các giao dịch 24/24 giờ. 1 2 3 4 5

10. Cho khách hàng nhiều sự lựa chọn

hơn trong quá trình mua sắm. 1 2 3 4 5

11. Tạo khả năng cho khách hàng

tham gia các cuộc đấu giá trên mạng. 1 2 3 4 5

12. Cho phép nhiều người có thể làm

việc tại nhà, giảm thiểu việc đi mua

sắm, giảm phương tiện giao thông.

1 2 3 4 5

Page 179: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

13

PHẦN III. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

3.1. Anh/chị đánh giá nhƣ thế nào về mức độ quan trọng của các điều kiện để phát

triển TMĐT trong kinh doanh dịch vụ ở địa phƣơng hiện nay? (Mức độ quan trọng

theo thang điểm từ 1 = Không quan trọng, 5 = Rất quan trọng. Xin hãy đánh dấu tích

vào câu trả lời thích hợp)

Chỉ tiêu

1= Không

quan

trọng

2= Ít

quan

trọng

3= Bình

thƣờng

4=

Quan

trọng

5= Rất

quan

trọng

1. Các nền tảng chính sách kinh tế,

xã hội 1 2 3 4 5

2. Nhân lực liên quan đến TMĐT 1 2 3 4 5

3. Công nghệ 1 2 3 4 5

4. Môi trường pháp lý cho TMĐT 1 2 3 4 5

5. Hình thức, phương tiện thanh toán 1 2 3 4 5

6. An toàn bảo mật thông tin 1 2 3 4 5

7. Chuyển phát hàng hóa (Logistic) 1 2 3 4 5

3.2. Ý kiến đánh giá của Anh/chị nhƣ thế nào đối với các nhận định của các chuyên

gia về “Nền tảng chính sách kinh tế xã hội” ảnh hƣởng đến phát triển TMĐT hiện

nay? (Mức độ đồng ý theo thang điểm từ 1 = Rất không đồng ý 5 = Rất đồng ý. Xin hãy

đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Chỉ tiêu

1= Rất

không

đồng ý

2=

Không

đồng ý

3=

Trung

lập

4=

Đồng

ý

5= Rất

đồng ý

1. Chính phủ đã có các chính sách

tốt để thúc đẩy phát triển TMĐT. 1 2 3 4 5

2. Chính quyền các tỉnh vùng

KTTĐMT đã có các chính sách tốt

để thúc đẩy phát triển TMĐT.

1 2 3 4 5

3. Hàng năm chính quyền địa

phương đã có các chương trình, dự

án đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển

TMĐT.

1 2 3 4 5

4. Nhà nước đã đưa các nội dung

của kinh tế số vào để giáo dục ở các

cấp học.

1 2 3 4 5

Page 180: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

14

3.3. Ý kiến đánh giá của Anh/chị nhƣ thế nào đối với các nhận định của các chuyên

gia về “Nhân lực” ảnh hƣởng đến phát triển TMĐT hiện nay? (Mức độ đồng ý theo

thang điểm từ 1 = Rất không đồng ý 5 = Rất đồng ý. Xin hãy đánh dấu tích vào câu

trả lời thích hợp)

Chỉ tiêu

1= Rất

không

đồng ý

2=

Không

đồng ý

3=

Trung

lập

4=

Đồng

ý

5= Rất

đồng ý

1. Chính phủ đã có các chính sách tốt

để đào tạo nguồn NL cho TMĐT. 1 2 3 4 5

2. Chính quyền các tỉnh vùng KTTĐMT

đã có các chương trình, kế hoạch về tập

huấn, đào tạo NNL TMĐT.

1 2 3 4 5

3. Các trường ĐH, CĐ, TC nghề đã

mở các chuyên ngành ĐT liên quan

đến TMĐT.

1 2 3 4 5

4. DN của Anh/chị đã chú trọng đến

việc phát triển NNL TMĐT để phục

vụ phát triển TMĐT cho DN.

1 2 3 4 5

5. Nói chung, hiện nay nhân lực

TMĐT đã đáp ứng về số lượng và

chất lượng.

1 2 3 4 5

3.4. Ý kiến đánh giá của Anh/chị nhƣ thế nào đối với các nhận định của các chuyên

gia về “Công nghệ” ảnh hƣởng đến phát triển TMĐT hiện nay? (Mức độ đồng ý theo

thang điểm từ 1 = Rất không đồng ý 5 = Rất đồng ý. Xin hãy đánh dấu tích vào câu

trả lời thích hợp)

Chỉ tiêu

1= Rất

không

đồng ý

2=

Không

đồng ý

3=

Trung

lập

4=

Đồng

ý

5= Rất

đồng ý

1. Mạng VT, Internet của các DN

cung cấp trên địa bàn hiện nay là tốt,

đảm bảo cho phát triển TMĐT.

1 2 3 4 5

2. Giá cước Internet hiện nay là chấp

nhận được, phục vụ tốt cho phát triển

TMĐT của DN.

1 2 3 4 5

3. Hạ tầng phần mềm do các DN

chuyên ngành cung cấp đủ đáp ứng

cho DN phát triển TMĐT.

1 2 3 4 5

4. Chi phí thiết kế website/ mua phần

mềm liên quan đến qui trình nội bộ của

DN là lớn nên cản trở đến việc ứng

dụng, phát triển TMĐT trong DN.

1 2 3 4 5

5. Chữ ký số là một “bước tiến công

nghệ” giúp các giao dịch TMĐT bảo

mật, thuận tiện, tăng niềm tin cho KH.

1 2 3 4 5

Page 181: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

15

3.5. Ý kiến đánh giá của Anh/chị nhƣ thế nào đối với các nhận định của các chuyên

gia về “Môi trƣờng pháp lý” ảnh hƣởng đến phát triển TMĐT hiện nay? (Mức độ

đồng ý theo thang điểm từ 1 = Rất không đồng ý 5 = Rất đồng ý. Xin hãy đánh dấu tích

vào câu trả lời thích hợp)

Chỉ tiêu

1= Rất

không

đồng ý

2=

Không

đồng ý

3=

Trung

lập

4=

Đồng ý

5= Rất

đồng ý

1. Hệ thống văn bản pháp luật về TMĐT

hiện nay chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ. 1 2 3 4 5

2. Có sự chồng chéo về trách nhiệm,

quyền hạn giữa các cơ quan chức năng. 1 2 3 4 5

3. Nhà nước đã thừa nhận tính pháp lý

của giao dịch TMĐT. 1 2 3 4 5

4. Nhà nước bảo vệ pháp lý các thanh

toán điện tử. 1 2 3 4 5

3.6. Ý kiến đánh giá của Anh/chị nhƣ thế nào đối với các nhận định của các chuyên

gia về “Hình thức thanh toán” ảnh hƣởng đến phát triển TMĐT hiện nay? (Mức độ

đồng ý theo thang điểm từ 1 = Rất không đồng ý 5 = Rất đồng ý. Xin hãy đánh dấu tích

vào câu trả lời thích hợp)

Chỉ tiêu

1= Rất

không

đồng ý

2=

Không

đồng ý

3=

Trung

lập

4=

Đồng ý

5= Rất

đồng ý

1. Hệ thống thanh toán qua NH hiện nay

đã tạo thuận lợi, góp phần thúc đẩy sự

phát triển TMĐT.

1 2 3 4 5

2. Ngoài hệ thống NH, còn có các

phương thức TT khác (Ngân lượng;

OnePAY; thẻ điện thoại; ví điện tử;

chuyển tiền bưu chính…) mang đến thuận

tiện cho các giao dịch TMĐT.

1 2 3 4 5

3. Hiện nay việc phát triển công cụ thanh

toán trực tuyến trên Website còn nhiều

hạn chế do thiết lập rườm rà, gây cản trở

cho việc phát triển TMĐT.

1 2 3 4 5

4. Thói quen dùng tiền mặt của người

dân làm chậm phát triển các hình thức

thanh toán TMĐT.

1 2 3 4 5

Page 182: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

16

3.7. Ý kiến đánh giá của Anh/chị nhƣ thế nào đối với các nhận định của các chuyên

gia về “An toàn bảo mật thông tin” ảnh hƣởng đến phát triển TMĐT hiện nay? (Mức

độ đồng ý theo thang điểm từ 1 = Rất không đồng ý 5 = Rất đồng ý. Xin hãy đánh dấu

tích vào câu trả lời thích hợp)

Chỉ tiêu

1= Rất

không

đồng ý

2=

Không

đồng ý

3=

Trung

lập

4=

Đồng ý

5= Rất

đồng ý

1. “Chữ ký số” là phương tiện giúp khách

hàng bảo mật các thông tin cá nhân 1 2 3 4 5

2. Có quá nhiều nguy cơ lộ thông tin thẻ

tín dụng khi giao dịch TMĐT. 1 2 3 4 5

3. Có quá nhiều tội phạm công nghệ cao,

do đó gây cản trở việc phát triển TMĐT. 1 2 3 4 5

4. Người dân chưa có niềm tin vào các

giao dịch TMĐT, nên hạn chế sự phát

triển TMĐT.

1 2 3 4 5

3.8. Ý kiến đánh giá của Anh/chị nhƣ thế nào đối với các nhận định của các chuyên

gia về “Chuyển phát hàng hóa (Logistic)” ảnh hƣởng đến phát triển TMĐT hiện nay?

(Mức độ đồng ý theo thang điểm từ 1 = Rất không đồng ý 5 = Rất đồng ý. Xin hãy đánh

dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Chỉ tiêu

1= Rất

không

đồng ý

2=

Không

đồng ý

3=

Trung

lập

4=

Đồng ý

5= Rất

đồng ý

1. Hiện nay có nhiều công ty chuyển

phát, vận tải, hậu cần (logistic) góp phần

làm TMĐT phát triển tốt.

1 2 3 4 5

2. Hệ thống giao thông vận tải của địa

phương vùng KTTĐMT chưa tốt, gây

ảnh hưởng xấu đến phát triển TMĐT.

1 2 3 4 5

3. Hệ thống kho bãi, cảng cạn, cảng

container vùng KTTĐMT khá tốt góp

phần làm TMĐT phát triển.

1 2 3 4 5

4. Quá trình phân loại và đóng gói bao

bì hàng hóa phát triển góp phần làm

TMĐT phát triển.

1 2 3 4 5

5. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý,

hoạt động chuyển phát đã góp phần làm

TMĐT phát triển.

1 2 3 4 5

Page 183: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

17

PHẦN IV. GIẢI PHÁP THÖC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

4.1. Theo Anh/chị, mức độ quan trọng của các giải pháp dƣới đây là đóng góp cho

việc thúc đẩy TMĐT phát triển trong tình hình hiện nay? (Mức độ quan trọng theo

thang điểm từ 1 = Không quan trọng 5 = Rất quan trọng. Đề nghị tích vào câu trả

lời thích hợp)

Chỉ tiêu

1=

Không

quan

trọng

2= Ít

quan

trọng

3= Bình

thƣờng

4=

Quan

trọng

5= Rất

quan

trọng

1. Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội

phát triển sẽ làm cho TMĐT phát triển. 1 2 3 4 5

2. Nhân lực là yếu tố quan trọng để thúc

đẩy TMĐT phát triển. 1 2 3 4 5

3. Công nghệ là nền tảng, do đó cần phát

triển công nghệ để thúc đẩy TMĐT phát

triển.

1 2 3 4 5

4. Môi trường pháp lý là yếu tố thúc đẩy

TMĐT phát triển. 1 2 3 4 5

5. Hình thức, phương tiện thanh toán càng

hiện đại và thuận tiện sẽ thúc đẩy TMĐT

phát triển.

1 2 3 4 5

6. An toàn bảo mật thông tin là yếu tố

quan trọng cho phát triển TMĐT. 1 2 3 4 5

7. Chuyển phát hàng hóa (Logistic) càng

phát triển thì làm cho TMĐT càng phát

triển.

1 2 3 4 5

8. Nâng cao nhận thức của người dân về

ứng dụng TMĐT sẽ góp phần làm cho

TMĐT phát triển

1 2 3 4 5

4.2. Theo Anh/chị, ngoài các giải pháp ở câu 4.1 nêu trên, còn có giải pháp nào nhằm

thúc đẩy TMĐT phát triển ở địa phƣơng?

Giải pháp 1: ………………………………………………..………………………………

……………………………………………………………………………………………...

Giải pháp 2: ………………………………………………..………………………………

……………………………………………………………………………………………...

Giải pháp 3: ………………………………………………..………………………………

……………………………………………………………………………………………...

Page 184: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

18

* Một số thông tin liên quan đến ngƣời trả lời phỏng vấn:

- Họ và tên: …………………………………………… Nam Nữ

- Chức vụ/vị trí công tác:

Giám đốc Phó Giám đốc Trưởng phòng Khác………………

Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác của quý Anh/chị!

….………, ngày……..tháng…….năm 2015

Người trả lời phỏng vấn

Page 185: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

19

PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Kính thưa quý Anh/chị! Mục đích của phiếu thăm dò này là nhằm Nghiên cứu phát triển

thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Anh/chị dành một ít thời gian để trả lời phiếu thăm

dò này. Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu

nói trên và sẽ được bảo mật hoàn toàn.

Người thực hiện: NCS. Nguyễn Xuân Thủy – Đại học kinh tế, Đại học Huế.

ĐT: 0913.425.306

PHẦNI. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Tên ngƣời đƣợc phỏng vấn:……………………………………………………..……

1.2. Địa chỉ: ……………………...……………………………………………..………..…

1.3. Tel: …………..………….. Email:……………………………

1.4. Trình độ học vấn (Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Trung cấp Cao đẳng

Đại học Trên Đại học

Khác

1.5. Thu nhập hàng tháng (Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp).

Dưới 5 triệu Từ 5 đến 10 triệu

Từ 10 triệu đến 15 triệu Từ 15 triệu đến 20 triệu

Trên 20 triệu

PHẦN II. NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG DỤNG INTERNET, GIAO DỊCH TMĐT

2.1. Anh/chị sử dụng các hình thức nào dƣới đây và mức độ sử dụng trong hoạt động

hàng ngày liên quan đến TMĐT?(Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Chỉ tiêu

1=

Không

sử dụng

2= Ít

thƣờng

xuyên

3= Bình

thƣờng

4=

Thƣờng

xuyên

5= Rất

thƣờng

xuyên

1. Điện thoại 1 2 3 4 5

2. Email 1 2 3 4 5

3. Website bán lẻ để tìm kiếm mua bán 1 2 3 4 5

4. Tham gia mạng xã hội (Facebook,

Youtube, Google plus, Twitter…) 1 2 3 4 5

5. Mua sắm/đặt phòng KS/vé máy bay

trực tuyến 1 2 3 4 5

6. Sử dụng iBanking, thanh toán online 1 2 3 4 5

7. Tìm kiếm thông tin 1 2 3 4 5

Mã số phiếu: …….………

Page 186: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

20

2.2. Anh/chị sử dụng Internet để phục vụ các nhu cầu nào dƣới đây? Từ lúc nào?(Xin

hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Năm

Chỉ tiêu

2006-

2007

2008-

2009

2010-

2011

2012-

2013

2014-

2015

1. Trao đổi thư điện tử

2. Đọc tin tức

3. Tìm cơ hội việc làm

4. Chơi trò chơi

5. Tham gia mạng xã hội

6. Xem ảnh/ Video

7. Tìm kiếm và Download tài liệu

8. Tham gia diễn đàn trực tuyến

9. Đọc/ ghi nhật ký điện tử (Blog)

10. Truy cập Website bán lẻ để tìm kiếm mua bán

11. Mua bán online

12. Thực hiện giao dịch ngân hàng/thanh toán trực

tuyến

2.3. Ý kiến đánh giá của Anh/chị nhƣ thế nào đối với các nhận định của các chuyên gia

về “lợi ích” của thƣơng mại điện tử?(Xin hãy đánh dấu tích vào câu trả lời thích hợp)

Chỉ tiêu

1= Rất

không

đồng ý

2=

Không

đồng ý

3=

Trung

lập

4=

Đồng ý

5= Rất

đồng ý

1. TMĐT giúp mở rộng phạm vi giao

dịch trên thị trường toàn cầu. 1 2 3 4 5

2. TMĐT làm giảm chi phí trong hoạt

động kinh doanh. 1 2 3 4 5

3. Tạo ra khả năng chuyên môn hóa

cao trong kinh doanh. 1 2 3 4 5

4. Làm giảm thời gian từ khi thanh

toán đến khi nhận được hàng hóa,

dịch vụ.

1 2 3 4 5

5. Làm giảm chi phí Viễn thông trong

quá trình giao tiếp, đàm phán và ký

kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch

vụ.

1 2 3 4 5

6. Góp phần cải thiện hình ảnh DN,

nâng cao chất lượng dịch vụ khách

hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh.

1 2 3 4 5

Page 187: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

21

7. Hỗ trợ ra quyết định kịp thời cho

hoạt động kinh doanh. 1 2 3 4 5

8. Góp phần phát triển các loại hình

kinh doanh mới của DN. 1 2 3 4 5

9. Cho phép khách hàng mua sắm và

thực hiện các giao dịch 24/24 giờ. 1 2 3 4 5

10. Cho khách hàng nhiều sự lựa chọn

hơn trong quá trình mua sắm. 1 2 3 4 5

11. Tạo khả năng cho khách hàng

tham gia các cuộc đấu giá trên mạng. 1 2 3 4 5

12. Cho phép nhiều người có thể làm

việc tại nhà, giảm thiểu việc đi mua

sắm, giảm phương tiện giao thông.

1 2 3 4 5

2.4. Theo Anh/chị, ngoài các lợi ích đƣợc kể ở câu 2.3 nêu trên, còn có lợi ích nào của

TMĐT mang lại cho tổ chức, cá nhân, xã hội?

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác của quý Anh/chị!

….………, ngày……..tháng…….năm 2015

Người trả lời phỏng vấn

Page 188: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

22

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁC CHUYÊN GIA VỀ PHÁT TRIỂN

THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

I. Số mẫu điều tra

Tổng số mẫu điều tra được gửi đi: ……………

Tổng số mẫu điều tra thu về: ……………….

II. Kết quả điều tra

1. Mẫu điều tra

Sau khi tiến hành phát bảng hỏi cho đối tượng là quản lý CNTT, TMĐT thuộc cơ

quan chính quyền các cấp, ở doanh nghiệp hoặc các chuyên gia CNTT, TMĐT khác, mẫu

thu về có tổng cộng gồm 170 bảng hỏi hợp lệ. Trong đó, quản lý CNTT, TMĐT ở doanh

nghiệp chiếm số lượng lớn nhất là 79 người, chiếm tỉ lệ 46,5%. Tiếp đến là bảng hỏi thu

được từ các chuyên gia CNTT, TMĐT với số lượng là 52, chiếm tỉ lệ 30,6%. Tỉ lệ quản lý

CNTT, TMĐT ở cấp sở và cấp tỉnh chiếm tỉ lệ lần lượt là 12,4% và 10,6% trên tổng mẫu

điều tra thu được.

Bảng: Thông tin về mẫu điều tra

STT Lĩnh vực công tác Số lƣợng Tỉ lệ

1 Quản lý CNTT, TMĐT cấp tỉnh 18 10,6%

2 Quản lý CNTT, TMĐT cấp sở 21 12,4%

3 Quản lý CNTT, TMĐT ở Doanh nghiệp 79 46,5%

4 Chuyên gia CNTT, TMĐT… 52 30,6%

Tổng cộng 100,0%

2. Hiện trạng phát triển TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ

2.1 Mức độ sử dụng các hình thức trong hoạt động kinh doanh

Kết quả điều tra cho thấy hầu hết doanh nghiệp hiện tại đều sử dụng các phương tiện

điện tử để giao tiếp với đối tác, tuy nhiên mức độ thường xuyên khi sử dụng các hình thức

này lại rất khác nhau. Điện thoại là hình thức được sử dụng rất thường xuyên ở 67,6%

doanh nghiệp điều tra và hầu hết doanh nghiệp còn lại đều sử dụng ở mức độ thường

xuyên. Tiếp đến là giao tiếp bằng hình thức email được 41,8% doanh nghiệp đánh giá ở

mức độ rất thường xuyên và 40,6% doanh nghiệp sử dụng thường xuyên.

Hai hình thức website và mạng xã hội có mức độ sử dụng tương tự nhau, khoảng

55% doanh nghiệp sử dụng hai hình thức này ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên.

Đối với hình thức web portal, tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng với mức độ thường xuyên và rất

thường xuyên vẫn còn rất hạn chế, chỉ đạt 22,0% và 13,1%. Bên cạnh đó, vẫn còn một tỉ lệ

không nhỏ doanh nghiệp không sử dụng hình thức này với 10,%.

Page 189: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

23

2.1. Ý kiến của các chuyên gia về các DN trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Miền

Trung sử dụng sử dụng CNTT trong hoạt động KD

Bảng 2.1: Mức độ các doanh nghiệp sử dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh của

vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Hình thức Không

sử dụng

Ít thƣờng

xuyên

Bình

thƣờng

Thƣờng

xuyên

Rất

thƣờng

xuyên

1 Điện thoại 0,6% 2,4% 6,5% 22,9% 67,6%

2 Email 0,6% 1,2% 15,9% 40,6% 41,8%

3 Website 1,2% 14,7% 28,2% 38,2% 17,6%

4 Web Portal 10,1% 28,6% 26,2% 22,0% 13,1%

5 Mạng xã hội 1,2% 10,0% 34,1% 32,9% 21,8%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Hình 2.1: Mức độ các doanh nghiệp sử dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh

của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

2.2 Đánh giá khía cạnh phát triển TMĐT trong kinh doanh dịch vụ

Về các khía cạnh phát triển TMĐT trong kinh doanh dịch vụ, đa số chuyên gia đều

đánhogiá các khía cạnh đều phát triển ở mức trung bình hoặc cao. Cụ thể, 45,9% chuyên

gia cho rằng TMĐT đã mạng lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp và 40,0% chuyên gia cho

rằng doanh thu của doanh nghiệp tang cao nhờ sự đóng góp của TMĐT. Nhưng sự gia tăng

số lượng doanh nghiệp ứng dụng thuương mại điện tử cũng như tỉ trọng mức đóng góp của

TMĐT vào kết quả của doanh nghiệp hiện nay lại chỉ được khoảng 35% chuyên gia đánh

giá cao.

Page 190: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

24

Bảng 2.2: Đánh giá của các chuyên gia về thực trạng phát triển TMĐT trong

kinh doanh dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Khía cạnh Rất

thấp Thấp

Bình

thƣờng Cao

Rất

cao

1 Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp ứng dụng

TMĐT hiện nay.

1,8% 10,6% 46,5% 35,3% 5,9%

2 Sự gia tăng số lượng mặt hàng, dịch vụ cung

ứng qua hình thức TMĐT hiện nay.

1,2% 12,9% 37,6% 39,4% 8,8%

3 Sự gia tăng về tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ

được mua bán thông qua TMĐT hiện nay.

1,8% 14,1% 39,4% 38,8% 5,9%

4 Tỷ trọng mức đóng góp của TMĐT vào kết

quả, hiệu quả KD của DN hiện nay.

1,2% 16,5% 39,4% 37,1% 5,9%

5 Sự gia tăng Doanh thu của DN nhờ vào

TMĐT hiện nay.

2,9% 17,6% 34,7% 40,0% 4,7%

6 TMĐT đã mang lại hiệu quả cho DN 1,8% 11,8% 31,8% 45,9% 8,8%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Hình 2.2: Đánh giá của các chuyên gia về thực trạng phát triển TMĐT

trong kinh doanh dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

2.3 Đánh giá về điều kiện phát triển TMĐT trong kinh doanh dịch vụ

Để phát triển TMĐT thành công cần phải có sự hội tụ đầy đủ các điều kiện. Trong

trường hợp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trên 60% chuyên gia đều cho rằng nền

tảng công nghệ hiện nay đang ở mức tốt và rất tốt, cao hơn so với những điều kiện khác để

phát triển TMĐT. Tiếp đến, các chuyên gia cũng cho rằng những điều kiện liên quan đến

Page 191: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

25

việc hỗ trợ thanh toán, giao nhận hàng hóa (logistics) cũng như hệ thống nền tảng chính

sách, kinh tế, xã hội là tốt và rất tốt với tỉ lệ là 50%.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều kiện vẫn chưa được thuận lợi để phát triển thương mại

điện tử.Nhân lực phục vụ cho TMĐT vẫn còn thiếu và yếu, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu

triển khai nhanh chóng các hệ thống TMĐT trong khu vực. Môi trường pháp lý cho TMĐT

cũng chưa thực sự rõ ràng, minh bạch và trở thành hành lang tốt cho thương mại điện tử

phát triển. Đặc biệt, an toàn bảo mật thông tin là vấn đề mà các chuyên gia cho rằng khu

vực kinh tế trọng điểm này cần xem xét, thay đổi khi có lên tới 17,6% chuyên gia.

Bảng 2.3: Ý kiến của các chuyên gia đánh giá điều kiện phát triển TMĐT trong các

doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Chỉ tiêu Rất

kém Kém

Bình

thƣờng Tốt

Rất

tốt

1 Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội 1,8% 10,0% 41,2% 42,9% 4,1%

2 Nhân lực liên quan đến TMĐT 0,6% 14,7% 45,9% 33,5% 5,3%

3 Công nghệ 0,0% 5,3% 30,6% 57,1% 7,1%

4 Môi trường pháp lý cho TMĐT 0,0% 12,4% 48,8% 34,1% 4,7%

5 Hình thức, phương tiện thanh toán 0,6% 11,2% 41,2% 38,8% 8,2%

6 An toàn bảo mật thông tin 0,0% 17,6% 52,4% 25,3% 4,7%

7 Chuyển phát hàng hóa (Logistic) 0,0% 5,9% 51,2% 34,7% 8,2%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Hình 2.3: Ý kiến của các chuyên gia đánh giá điều kiện phát triển TMĐT

trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 192: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

26

2.4 Đánh giá về lợi ích của TMĐT

Để biết được các chuyên gia có đồng ý với các phát biểu lợi ích của TMĐT, phương

pháp kiểm định One Sample T Test được sử dụng với giá trị kiểm định là 4, ta có cặp giả

thuyết như sau:

H0 : Đánh giá của khách hàng về nhận định ở mức đồng ý (µ = 4)

H1: Đánh giá của khách hàng về nhận định không ở mức đồng ý (µ ≠ 4).

Kết quả xử lý số liệu cho thấy giá trị trung bình của đánh giá về các lợi ích của

TMĐT đều đạt từ 4 trở lên.Điều này cho thấy hầu hết các chuyên gia đánh giá tốt và rất tốt

về lợi ích của TMĐT. Về mặt tỉ lệ, các lợi ích được đưa ra đều được trên 70% chuyên gia

đánh giá đồng ý và rất đồng ý. Đặc biệt, trên 90% chuyên gia đồng ý rằng TMĐT giúp mở

rộng phạm vi giao dịch, giảm chi phí kinh doanh, nâng cao dịch vụ khách hàng, và cho

phép khách hàng giao dịch 24/24 giờ trong ngày.

Bảng 2.4: Ý kiến của chuyên gia về các lợi ích của TMĐT trong hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp dịch vụ

STT Nhận định

Giá trị

trung

bình

Mức ý

nghĩa

Rất

không

đồng ý

Không

đồng ý

Trung

lập

Đồng

ý

Rất

đồng ý

1 TMĐT giúp mở rộng phạm

vi giao dịch trên thị trường

toàn cầu.

4.43 0.000 0.0% 0.0% 1.2% 54.7% 44.1%

2 TMĐT làm giảm chi phí

trong hoạt động kinh doanh.

4.29 0.000 0.0% 2.9% 2.4% 57.1% 37.6%

3 Tạo ra khả năng chuyên môn

hóa cao trong kinh doanh.

4.03 0.560 0.0% 1.2% 16.5% 60.6% 21.8%

4 Làm giảm thời gian từ khi

thanh toán đến khi nhận

được hàng hóa, dịch vụ.

4.00 0.240 0.0% 5.3% 11.2% 54.7% 28.8%

5 Làm giảm chi phí Viễn

thông trong quá trình giao

tiếp, đàm phán và ký kết

hợp đồng mua bán hàng hóa,

dịch vụ.

3.90 0.097 0.0% 4.1% 23.5% 50.6% 21.8%

6 Góp phần cải thiện hình ảnh

DN, nâng cao chất lượng

dịch vụ khách hàng, tìm

kiếm đối tác kinh doanh.

4.23 0.000 0.0% 0.6% 8.8% 57.6% 32.9%

7 Hỗ trợ ra quyết định kịp thời

cho hoạt động kinh doanh.

3.91 0.099 0.0% 4.1% 20.0% 57.1% 18.8%

Page 193: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

27

8 Góp phần phát triển các loại

hình kinh doanh mới của DN.

4.19 0.000 0.0% 0.6% 10.0% 58.8% 30.6%

9 Cho phép khách hàng mua

sắm và thực hiện các giao

dịch 24/24 giờ trong ngày.

4.36 0.000 0.0% 0.6% 6.5% 49.4% 43.5%

10 Cho khách hàng nhiều sự

lựa chọn hơn trong quá trình

mua sắm.

4.28 0.000 0.0% 1.2% 11.2% 45.9% 41.8%

11 Tạo khả năng cho khách

hàng tham gia các cuộc đấu

giá trên mạng.

3.99 0.830 0.0% 1.8% 20.6% 54.7% 22.9%

12 Cho phép nhiều người có

thể làm việc tại nhà, giảm

thiểu việc đi mua sắm, giảm

phương tiện giao thông.

4.21 0.000 0.6% 0.6% 12.4% 50.0% 36.5%

Chú thích thang đo Likert: 1 – hoàn toàn không đồng ý 5 – hoàn toàn đồng ý.

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Hình 2.4: Ý kiến của chuyên gia về các lợi ích của TMĐT

trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 194: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

28

2.5 Đánh giá về mức độ ứng dụng TMĐT trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ

Việc ứng dụng TMĐT được ứng dụng hầu hết trong tất cả các ngành kinh doanh hiện

nay. Mức đọ ứng dụng ở một số lĩnh vực khá cao. Cụ thể, ở các lĩnh vực: Thông tin liên

lạc, bưu chính, báo chí, dịch vụ nghe nhìn; Tài chính; Dịch vụ Du lịch và các dịch vụ liên

quan đến lữ hành và Giải trí việc ứng dụng TMĐT ở mức nhiều và rất nhiều khá cao chiếm

lần lượt là 71,1%, 73%, 81,2% và 70%. Trong đó, lĩnh vực Dịch vụ Du lịch và các dịch vụ

liên quan đến du lịch việc ứng dụng TMĐT chiếm cao nhất đó là 81,2%.

Bảng 2.5: Đánh giá của các chuyên gia về mức độ ứng dụng TMĐT trong các lĩnh vực

kinh doanh dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Lĩnh vực kinh doanh

Giá

trị

trung

bình

Rất ít Ít Bình

thƣờng Nhiều

Rất

nhiều

1

Kinh doanh chung (Kế toán, kiểm toán,

thuế, kiến trúc, tư vấn kỹ thuật, tin học,

nghiên cứu phát triển, bất động sản,

quảng cáo, tư vấn thăm dò thị trường,

tư vấn quản lý…).

3,54 1,8% 10,0% 31,8% 45,9% 10,6%

2 Thông tin liên lạc, bưu chính, báo chí,

dịch vụ nghe nhìn. 3,86 2,9% 2,4% 23,5% 47,6% 23,5%

3 Dịch vụ Xây dựng và thi công. 2,92 6,5% 23,5% 46,5% 18,8% 4,7%

4 Phân phối (Đại lý hoa hồng, bán buôn,

bán lẻ, dịch vụ liên quan đến cấp phép). 3,56 1,2% 10,0% 31,8% 45,9% 11,2%

5

Giáo dục (Không bao gồm các trường

tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ

thông, đại học công lập vốn Nhà nước).

3,36 2,4% 11,8% 40,0% 39,4% 6,5%

6 Dịch vụ liên quan đến Môi trường. 2,78 10,0% 24,1% 46,5% 17,1% 2,4%

7 Tài chính (Ngân hàng, tài chính, bảo

hiểm…). 3,94 0,6% 4,1% 22,4% 46,5% 26,5%

8 Xã hội và liên quan đến y tế (Nhằm vào

mục đích lợi nhuận). 3,05 1,8% 25,3% 42,4% 27,1% 3,5%

9 Dịch vụ Du lịch và các dịch vụ liên

quan đến lữ hành. 4,08 0,0% 2,4% 16,5% 51,8% 29,4%

10 Giải trí (trừ dịch vụ nghe nhìn), Văn

hóa và thể thao. 3,86 0,0% 6,5% 23,5% 47,1% 22,9%

11 Dịch vụ Vận tải. 3,17 1,8% 20,6% 41,8% 30,6% 5,3%

12 Các dịch vụ khác (ngoài các lĩnh vực

trên). 3,07 0,0% 18,8% 58,8% 18,8% 3,5%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 195: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

29

Tuy nhiên, ở các lĩnh vực còn lại việc ứng dụng TMĐT ở mức bình thường và ít

chiếm rất cao. Trong đó phải nói đến lĩnh vực Môi trường và Y tế - Xã hội, việc ứng dụng

TMĐT còn nhiều hạn chế chiếm lần lượt là 81,5% và 59,4%. Mặc dù đây là hai lĩnh vực

quan trọng nhưng qua đánh giá của các chuyên gia việc ứng dụng TMĐT chưa được quan

tâm và ứng dụng nhiều.Từ đó chất lượng của các lĩnh vực kể trên có phần bị hạn chế và

giảm sút.

Hình 2.5: Đánh giá của các chuyên gia về mức độ ứng dụng TMĐT

trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

2.6 Đánh giá mức độ đóng góp của TMĐT trong khu vực

Trên 50% các chuyên gia cho rằng mức độ đóng góp của TMĐT trong khu vực ở

mức nhiều và rất nhiều.Cho thấy TMĐT đang ngày càng quan trọng đối với việc phát triển

của khu vực kinh tế miền Trung. Trong đó, có đến 71,8% các chuyên gia dự đoán rằng

mức độ tăng số dịch vụ ứng dụng TMĐT hàng năm trên tổng số các DN dịch vụ trên địa

bàn 5 năm tới, các yếu tố còn lại lần lượt chiếm 62,4%, 60%, 55,9% và 54,7%.

Bảng 2.6: Ý kiến của chuyên gia về mức độ đóng góp của TMĐT

trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Phát biểu

Giá

trị

trung

bình

Rất

ít Ít

Bình

thƣờng Nhiều

Rất

nhiều

1 TMĐT đã đóng góp làm tăng số lượng

hàng hóa nói chung được lưu thông. 3,64 0,6% 7,1% 30,0% 52,4% 10,0%

Page 196: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

30

2

TMĐT đã đóng góp làm tăng số lượng

mặt hàng trên tổng số các loại sản

phẩm hàng hóa được lưu thông.

3,65 0,6% 4,7% 34,7% 48,8% 11,2%

3

Số DN dịch vụ ứng dụng TMĐT trong

quá trình KD trên tổng số các DN dịch

vụ trên địa bàn tăng.

3,45 1,2% 14,7% 28,2% 49,4% 6,5%

4

Mức độ tăng số DN dịch vụ ứng dụng

TMĐT hàng năm trên tổng số các DN

dịch vụ trên địa bàn 5 năm qua?

3,49 1,2% 9,4% 34,7% 48,2% 6,5%

5

Xu hướng mức độ tăng số DN dịch vụ

ứng dụng TMĐT hàng năm trên tổng

số các DN dịch vụ trên địa bàn trong 5

năm tới?

3,78 0,0% 5,9% 22,4% 60,0% 11,8%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Tuy nhiên, có đến 22,4% - 34,7% các chuyên gia đánh giá mức độ đóng góp cuả

TMĐT chỉ ở mức bình thường. Tỷ lệ này khá cao phần nào thấy được mặt trì trệ cũng như

chưa được quan tâm đúng mức trong việc ứng dụng TMĐT vào trong sản xuất kinh doanh

của các tổ chức, dooanh nghiệp của khu vực.

0.6% 0.6% 1.2% 1.2% 0.0%

7.1%4.7%

14.7%

9.4%5.9%

30.0%

34.7%

28.2%

34.7%

22.4%

52.4%48.8% 49.4% 48.2%

60.0%

10.0% 11.2%

6.5% 6.5%

11.8%

0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

60.0%

70.0%

TMĐT đã đóng góp

làm tăng số lượng hàng

hóa nói chung được lưu thông.

TMĐT đã đóng góp

làm tăng số lượng mặt

hàng trên tổng số các loại sản phẩm hàng hóa

được lưu thông.

Số DN dịch vụ ứng

dụng TMĐT trong quá

trình KD trên tổng số các DN dịch vụ trên địa

bàn tăng.

Mức độ tăng số DN

dịch vụ ứng dụng

TMĐT hàng năm trên tổng số các DN dịch vụ

trên địa bàn 5 năm qua?

Xu hướng mức độ tăng

số DN dịch vụ ứng

dụng TMĐT hàng năm trên tổng số các DN

dịch vụ trên địa bàn

trong 5 năm tới?

Rất ít Ít Bình thường Nhiều Rất nhiều

Hình 2.6: Ý kiến của chuyên gia về mức độ đóng góp của TMĐT

trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 197: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

31

2.7 Đánh giá về mức độ quan trọng của các điều kiện phát triển TMĐT

Bảng 2.7: Yế kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của các điều kiện để phát triển

thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Chỉ tiêu

Giá

trị

trung

bình

Không

quan

trọng

Ít quan

trọng

Bình

thƣờng

Quan

trọng

Rất

quan

trọng

1 Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội 4,11 0,0% 0,6% 17,1% 53,5% 28,8%

2 Nhân lực liên quan đến TMĐT 4,22 0,0% 0,0% 12,4% 53,5% 34,1%

3 Công nghệ 4,24 0,0% 0,0% 10,6% 54,7% 34,7%

4 Môi trường pháp lý cho TMĐT 4,46 0,0% 0,0% 5,9% 42,4% 51,8%

5 Hình thức, phương tiện thanh toán 4,35 0,0% 0,6% 8,2% 47,1% 44,1%

6 An toàn bảo mật thông tin 4,63 0,0% 0,6% 4,7% 25,9% 68,8%

7 Chuyển phát hàng hóa (Logistic) 4,19 0,0% 0,0% 13,5% 53,5% 32,9%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Hình 2.7: Yế kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của các điều kiện để phát triển

thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

2.8 Đánh giá về khó khăn ảnh hƣởng đến phát triển TMĐT

Các điều kiện để phát triển TMĐT đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy không có gì

đáng ngạc nhiên khi hầu hết các chuyên gia đều đánh giá các chỉ tiêu kể trên quan trọng và

rất quan trọng. Cụ thể, các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội chiếm 81,3%; nhân lực chiếm

Page 198: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

32

87,6%; công nghệ 89,4%; môi trường pháp lý 94,2%; hình thức, phương tiện thanh toán

91,2%; an toàn bảo mật thông tin 94,7%; chuyển phát hàng hoá 86,4%. An toàn bảo mật

thông tin và việc đảm bảo môi trường pháp lý cho TMĐT là 2 yếu tố đặc biệt được các

chuyên gia quan tâm. Việc tạo nên hành lang pháp lý minh bạch, an toàn cũng như đảm bảo

được sự bảo mật thông tin trong TMĐT được các chuyên gia đặc lên hàng đầu 2 yếu tố này

được các chuyên gia đánh giá là quan trọng nhất chiếm lần lượt là 94,7% và 94,2%.

Bảng 2.8: Ý kiến chuyên gia về những khó khăn ảnh hƣởng đến phát triển TMĐT

ở vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Nhận định

Giá trị

trung

bình

Rất

không

đồng ý

Không

đồng ý

Trung

lập

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1

Vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung (KTTĐMT) phát triển

kinh tế chậm nên TMĐT cũng

chậm phát triển.

3,56 1,8% 14,1% 19,4% 55,9% 8,8%

2

Trình độ dân trí vùng KTTĐMT

thấp hơn so với các khu vực nên

cản trở đến sự phát triển TMĐT.

3,39 2,4% 18,8% 22,9% 48,8% 7,1%

3

Mức độ phổ cập Internet tại vùng

KTTĐMT chưa cao nên cản trở

đến sự phát triển TMĐT.

3,05 4,1% 33,5% 20,0% 37,6% 4,7%

4

Cơ sở hạ tầng chuyển phát -

Logistic (phần cứng, phần mềm)

tại vùng KTTĐMT chưa phát

triển cản trở đến sự phát triển

TMĐT.

3,52 1,8% 15,9% 19,4% 54,7% 8,2%

5

Vùng KTTĐMT có đặc thù khí

hậu khắc nghiệt, nên cản trở lớn

đến việc phát triển TMĐT.

2,62 6,5% 54,1% 17,6% 14,7% 7,1%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Bên cạnh những thuận lợi cũng có không ít khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển

TMĐT. Theo kết quả nghiên cứu, có đến 64,7% các chuyên gia đồng ý rằng vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung phát triển kinh tế chậm nên TMĐT cũng phát triển chậm. Bên canh

đó, trình độ đân trí thấp, mức độ cập nhật Interner chưa cao và cơ sở hạ tầng chuyển phát-

logicstic chưa phát triển cũng là những cản trở rất lớn đến việc phá triển TMĐT, tỷ lệ các

chuyên gia đồng ý với nhận định này cũng khá cao lần lượt là 55,9%, 42.3% và 62,9%.

Riêng yếu tố khí hậu không ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển TMĐT, tỷ lệ chuyên

gia đồng ý với ý kiến này chỉ chiếm 14,7%.

Page 199: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

33

Hình 2.8: Ý kiến chuyên gia về những khó khăn ảnh hƣởng đến phát triển TMĐT

ở vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

2.9 Đánh giá về động lực phát triển TMĐT

Bảng 2.9: Đánh giá của các chuyên gia về động lực phát triển TMĐT

cho vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Nhận định

Giá trị

trung

bình

Rất

không

đồng ý

Không

đồng ý

Trung

lập

Đồng

ý

Rất

đồng ý

1 Chính phủ đã có cơ chế chính sách phát

triển vùng KTTĐMT, đây là một động

lực lớn cho phát triển TMĐT.

3,88 0,0% 3,5% 18,2% 64,7% 13,5%

2 Chính quyền của các tỉnh vùng

KTTĐMT rất quan tâm đến sự phát

triển TMĐT.

3,57 1,2% 8,2% 31,8% 50,0% 8,8%

3 Vùng KTTĐMT có bờ biển dài, có

nhiều cảng biển… là yếu tố thuận lợi

cho phát triển TMĐT.

3,28 1,2% 20,0% 36,5% 34,7% 7,6%

4 VKTTĐMT có nhiều di sản Thế giới,

cơ hội cho ngành Du lịch phát triển nên

đó là yếu tố thuận lợi cho phát triển

TMĐT.

3,63 0,6% 10,0% 28,8% 47,1% 13,5%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 200: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

34

Bên cạnh những yếu tố nền tảng và tính cấp thiết của lĩnh vực đòi hỏi phải áp dụng

TMĐT có nhiều yếu tố tạo nên động lực để phát triển TMĐT đưa TMĐT phổ biến rộng rãi

hơn. Trong đó, có đến 78,2% các chuyên gia đồng ý rằng chính phủ đã có cơ chế chính

sách phát triển vùng KTTĐMT. Tiếp đến, 58,8% các chuyên gia cũng đồng ý việc chính

quyền của các tỉnh vùng KTTĐMT rất quan tâm đến sự phát triển TMĐT. Cho thấy, chính

phủ và chính quyền ban ngành các cấp rất quan tâm đến ứng dụng TMĐT trong kinh tế.

Việc có nhiều di sản Thế giới là cơ hội lớn cho ngành Du lịch phát triển, 50,6% các

chuyên gia đồng ý đây là yếu tố thuận lợi để phát triển TMĐT. Mặc dù vùng KTTĐMT có

bờ biển dài, có nhiều cảng biển nhưng chưa được khai thác triệt để để phát triển TMĐT.

Mặc dù có đến 42,3% các chuyên gia đồng ý đây là động lực phát triển TMĐT nhưng

chừng đó là chưa dủ với tiềm năng mà các yếu tố này mang lại.

Hình 2.9: Đánh giá của các chuyên gia về động lực phát triển TMĐT

cho vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

3. Giải pháp thúc đẩy sự phát triển TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ

Bảng 3.1: Đánh giá của các chuyên gia về các giải pháp phát triển TMĐT trong các

doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Các giải pháp

Giá trị

trung

bình

Ít

quan

trọng

Bình

thƣờng

Quan

trọng

Rất

quan

trọng

1 Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội phát triển sẽ làm

cho TMĐT phát triển. 4,17 1,2% 8,2% 62,9% 27,6%

2 Nhân lực là yếu tố quan trọng để thúc đẩy TMĐT phát

triển. 4,26 0,0% 7,1% 60,0% 32,9%

3 Công nghệ là nền tảng, do đó cần phát triển công nghệ

để thúc đẩy TMĐT phát triển. 4,31 0,0% 2,9% 63,5% 33,5%

4 Môi trường pháp lý là yếu tố thúc đẩy TMĐT phát triển. 4,36 0,6% 4,1% 53,5% 41,8%

Page 201: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

35

5 Hình thức, phương tiện thanh toán càng hiện đại và

thuận tiện sẽ thúc đẩy TMĐT phát triển. 4,32 0,0% 4,1% 60,0% 35,9%

6 An toàn bảo mật thông tin là yếu tố quan trọng cho phát

triển TMĐT. 4,57 0,0% 0,6% 41,8% 57,6%

7 Chuyển phát hàng hóa (Logistic) càng phát triển thì làm

cho TMĐT càng phát triển. 4,2 0,0% 8,8% 62,4% 28,8%

8 Nâng cao nhận thức của người dân sẽ góp phần làm cho

TMĐT phát triển 4,28 0,0% 6,5% 58,8% 34,7%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Về đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp thúc đẩy sự phát triển TMĐT, các

chuyên gia đều nhận định cho rằng các yếu tố này đều rất quan trọng, không nên chủ quan,

lơ là bất kỳ một yếu tố nào khi xây dựng hệ thống biện pháp nhằm thúc đẩy TMĐT phát

triển. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu chính là an toàn

bảo mật thông tin, với giá trị trung bình cao hơn hẳn so với các yếu tố khác là 4,57. Nếu

như thông tin không được bảo mật an toàn thì sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro và hậu quả cho

bản thân doanh nghiệp và khách hàng, ảnh hưởng đến niềm tin vào TMĐT.

Tiếp đến là các giải pháp về môi trường pháp lý, hạ tầng công nghệ, phương tiện

thanh toán và nhận thức của người dân. Do TMĐT đang biến đổi vô cùng nhanh chóng và

hệ lụy là phát sinh nhiều tranh chấp, xung đột giữa các bên liên quan với nhau, do vậy cần

xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, thông thoáng cũng như có khả năng đón

nhận những xu thế mới của TMĐT. Công nghệ và phương tiện thanh toán cũng cần được

áp dụng, triển khai để làm cơ sở hạ tầng cho TMĐT đựa trên đó mà phát triển.Và một yếu

tố không kém phần quan trọng đó chính là nhận thức của người dân – những khách hàng cá

nhân của TMĐT.Chỉ khi nào người dân có nhận thức đúng đắn về TMĐT thì họ mới có thể

đóng góp nhiều vào quá trình giao dịch TMĐT, giúp TMĐT tìm được đầu ra và phát triển.

Hình 3.1: Đánh giá của các chuyên gia về các giải pháp phát triển TMĐT

trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 202: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

36

PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN VỀ

PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

I. Số mẫu điều tra

Tổng số mẫu điều tra được gửi đi: ………..

Tổng số mẫu điều tra thu về: ……………..

II. Kết quả điều tra

1. Thông tin chung về mẫu điều tra

1.1 Loại hình doanh nghiệp

Kết quả điều tra trên tổng số 220 doanh nghiệp thu được kết quả được trình bày ở

bảng 1. Loại hình Công ty TNHH chiếm tỉ lệ nhiều nhất với con số 51,8%; tiếp đến là

Công ty Cổ phần với 26,4%. Hai loại hình Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp tư

nhân đều đóng góp khoảng gần 10% trong khi Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có

tỉ lệ thấp nhất chỉ 4,1% trong tổng cơ cấu mẫu điều tra.

Bảng 1.1: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp dịch vụ

STT Loại hình doanh nghiệp Tần số Tỉ lệ (%)

1 Doanh nghiệp Nhà nước 18 8,2%

2 DN có vốn đầu tư nước ngoài 9 4,1%

3 Công ty Cổ phần 58 26,4%

4 Công ty trách nhiệm hữu hạn 114 51,8%

5 Doanh nghiệp tư nhân 21 9,5%

Tổng cộng 220 100,0%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Hình 1.1: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp dịch vụ

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 203: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

37

1.2 Số lƣợng nhân viên

Về số lượng nhân viên trong doanh nghiệp, một nửa mẫu điều tra là doanh nghiệp có

quy mô nhân viên từ 10 đến 50 nhân viên. Số lượng doanh nghiệp dưới 10 người và doanh

nghiệp từ 50 đến 100 người lần lượt là 34 và 32 doanh nghiệp, chiếm tỉ lệ trên dưới 15%.

Tỉ lệ doanh nghiệp từ 100 – 200 nhân viên, 200 – 300 nhân viên, và trên 300 nhân viên lần

lượt chỉ 9,5%; 3,6% và 6,8%.

Bảng 1.2: Cơ cấu quy mô của doanh nghiệp dựa trên số lƣợng nhân viên

STT Quy mô doanh nghiệp Tần số Tỉ lệ (%)

1 Dưới 10 nhân viên 34 15.5

2 Từ 10 đến 50 nhân viên 110 50.0

3 Từ 50 đến 100 nhân viên 32 14.5

4 Từ 100 đến 200 nhân viên 21 9.5

5 Từ 200-300 nhân viên 8 3.6

6 Trên 300 nhân viên 15 6.8

Tổng cộng 220 100.0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Hình 1.2: Cơ cấu quy mô của doanh nghiệp dựa trên số lƣợng nhân viên

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

1.3 Bộ phận chuyên trách về TMĐT trong doanh nghiệp

Một vấn đề hết sức quan trọng trong việc phát triển thương mại điện tử đó là đầu tư

nhân lực cho thương mại điện tử. Trong tổng số các doanh nghiệp được điều tra, có đến

109 doanh nghiệp chiếm tỉ lệ 50% có phân công bộ phận chuyên trách về TMĐT, chuyên

quản lý, sử dụng, vận hành hệ thống công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Khoảng

23,39% doanh nghiệp có phân công nhân viên kiêm nhiệm phụ trách cho mảng TMĐT

trong doanh nghiệp. Còn lại khoảng 26,61% chưa có bộ phận chuyên trách cho các công

việc này.

Page 204: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

38

Bảng 1.3: Tỉ lệ các doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách TMĐT

STT Tình trạng Tần số Tỉ lệ (%)

1 Có bộ phận chuyên trách 109 50

2 Chưa có bộ phận chuyên trách 58 26.61

3 Kiêm nhiệm 51 23.39

Tổng 218 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Hình 1.3: Tỉ lệ các doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách TMĐT

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

1.6 Tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Đa số các doanh nghiệp được điều tra đều có nguồn vốn khá nhỏ. Kết quả điều tra

cho thấy 90 doanh nghiệp có nguồn vốn dưới 5 tỷ đồng và 50 doanh nghiệp có nguồn vốn

từ 5 đến 10 tỷ. Số lượng doanh nghiệp có nguồn vốn từ 10-20 tỷ đồng, 20-50 tỷ đồng, và

50-100 tỷ đồng chiếm tỉ lệ lần lượt là 10,5%; 5,0% và 7,7%. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là

cũng có tương đối doanh nghiệp có nguồn vốn lớn trên 100 tỷ, với số lượng lên đến 29

doanh nghiệp, chiếm tỉ lệ 13,2%

Bảng 1.6: Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm

Miền Trung

STT Loại hình doanh nghiệp Tần số Tỉ lệ (%)

1 Dưới 5 tỷ 90 40,9

2 Từ 5 đến 10 tỷ 50 22,7

3 Từ 10 đến 20 tỷ 23 10,5

4 Từ 20 đến 50 tỷ 11 5,0

5 Từ 50 đến 100 tỷ 17 7,7

6 Trên 100 tỷ 29 13,2

Tổng 220 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 205: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

39

Hình 1.6: Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ

vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

1.7 Lĩnh vực kinh doanh

Các ngành kinh doanh chiếm tỉ lệ cao trong mẫu điều tra gồm Xã hội và liên quan

đến y tế (25,9%), Kinh doanh chung (15,0%), Dịch vụ Xây dựng và thi công (13,2%), Dịch

vụ vận tải (15,9%).

Bảng 1.7: Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp

STT Lĩnh vực kinh doanh Tần số Tỉ lệ

1 Kinh doanh chung 33 15.0

2 Thông tin liên lạc, bưu chính, báo chí, nghe nhìn. 9 4.1

3 Dịch vụ Xây dựng và thi công. 29 13.2

4 Phân phối 20 9.1

5 Giáo dục 7 3.2

6 Dịch vụ liên quan đến Môi trường 9 4.1

7 Tài chính 8 3.6

8 Xã hội và liên quan đến y tế 57 25.9

9 Dịch vụ Du lịch và các dịch vụ liên quan đến lữ hành. 3 1.4

10 Giải trí, Văn hóa và thể thao. 10 4.5

11 Dịch vụ Vận tải. 35 15.9

Tổng 220 100.0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 206: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

40

Hình 1.7: Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

1.8 Doanh thu của Doanh nghiệp

Bảng 1.8: Doanh thu của các doanh nghiệp

Mức doanh

thu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015*

Tần

số

Tỉ lệ

(%)

Tần

số

Tỉ lệ

(%)

Tần

số

Tỉ lệ

(%)

Tần

số

Tỉ lệ

(%)

Tần

số

Tỉ lệ

(%)

Dưới 2 tỷ 39 17,7 37 16.8 34 15.5 33 15.0 31 14.1

Từ 2-5 tỷ 43 19,5 44 20.0 42 19.1 37 16.8 40 18.2

Từ 5-10 tỷ 45 20,5 47 21.4 52 23.6 51 23.2 47 21.4

Từ 10-20 tỷ 25 11,4 25 11.4 25 11.4 28 12.7 28 12.7

Từ 20-30 tỷ 18 8,2 18 8.2 17 7.7 21 9.5 22 10.0

Từ 30-40 tỷ 2 0,9 4 1.8 7 3.2 4 1.8 4 1.8

Từ 40-50 tỷ 6 2,7 6 2.7 5 2.3 8 3.6 8 3.6

Trên 50 tỷ 37 16,8 36 16.4 37 16.8 38 17.3 40 18.2

Không trả lời 5 2,3 3 1.4 1 .5 0 0 0 0

Tổng 220 100,0 220 100.0 220 100.0 220 100.0 220 100.0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Từ bảng số liệu về tình hình doanh thu của các doanh nghiệp từ năm 2011 cho đến

năm 2015, chúng ta có thể rút ra được một số kết luận như sau. Tỉ lệ doanh nghiệp có

doanh thu dưới 2 tỷ liên tục giảm, từ 17,7% năm 2011 đến chỉ còn 14,1% vào năm 2015.

Ngược lại, các doanh nghiệp có doanh thu từ 10 tỷ trở lên đều có xu hướng tăng. Trong đó,

nổi bật nhất là nhóm các doanh nghiệp trên 50 tỷ có tỉ lệ liên tục tăng từ năm 2012. Các

doanh nghiệp có doanh thu 2-5 tỷ và 5-10 tỷ có biến động tăng và giảm mạnh trong giữa

kỳ, nhưng đến cuối năm 2015 lại quay trở về mức doanh thu tương đương với năm đầu kỳ

2011.

Page 207: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

41

Hình 1.8: Doanh thu của các doanh nghiệp

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

1.9 Tỉ lệ đóng góp của TMĐT

Bảng 1.9: Tỉ lệ đóng góp của TMĐT trong tổng doanh thu của doanh nghiệp dịch vụ

vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Mức

đóng góp

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015*

Tần

số

Tỉ lệ

(%)

Tần

số

Tỉ lệ

(%)

Tần

số

Tỉ lệ

(%)

Tần

số

Tỉ lệ

(%)

Tần

số

Tỉ lệ

(%)

0-10% 136 63.55 118 54.63 106 48.62 96 43.84 81 36.99

10 -50% 75 35.05 92 42.59 105 48.17 110 50.23 120 54.79

Trên 50% 3 1.40 6 2.78 7 3.21 13 5.94 18 8.22

Tổng 214 100 216 100 218 100 219 100 219 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Từ bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rất rõ ràng xu hướng của 3 nhóm có tỉ lệ

đóng góp TMĐT thấp (0-10%), trung bình (10-50%) và cao (trên 50%). Đối với nhóm

doanh nghiệp có tỉ trọng TMĐT đóng góp thấp trong tổng mức doanh thu, tỉ lệ này liên tục

giảm qua các năm, từ 63,55% vào năm 2011 đến chỉ còn 36,99% trong năm 2015. Ngược

lại, tỉ lệ nhóm có tỉ trong doanh thu TMĐT từ 10-50% lại tăng dần đều trong thời gian trên,

từ 35,05% lên đến 54,79%. Nhóm doanh nghiệp có tỉ trọng doanh thu từ TMĐT lớn hơn

50% cũng đã có dấu hiệu bắt đầu phát triển, từ 1,4% tăng lên 9,22%.

Page 208: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

42

Hình 1.9: Tỉ lệ đóng góp của TMĐT trong tổng doanh thu

của doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

1.11 Đơn hàng đặt qua TMĐT năm 2014

Bảng 1.11: Số lƣợng đơn hàng đặt qua TMĐT của các doanh nghiệp dịch vụ trong

năm 2014

STT Số lƣợng đơn hàng Tần số Tỉ lệ (%)

1 0 -500 82 37.27

2 >500-1000 41 18.64

3 Trên 1000 97 44.09

Tổng 220 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Bảng trên thể hiện số lượng đơn hàng mà các doanh nghiệp đã nhận trong vòng một năm

vừa qua. Trong đó, số lượng doanh nghiệp có trên 1000 đơn hàng chiếm tỉ lệ cao nhất, lên đến

44,09%. Bên cạnh đó, số lượng đơn hàng từ 0-500 cũng có tỉ lệ tương đối cao là 37,27%.

37%

19%

44%0 -500

>500-1000

Trên 1000

Hình 1.11: Số lƣợng đơn hàng đặt qua TMĐT

của các doanh nghiệp dịch vụ trong năm 2014

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 209: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

43

1.12 Số đơn hàng bị hủy bỏ qua TMĐT

Bảng 1.12: Số lƣợng đơn đặt hàng qua TMĐT bị hủy bỏ của các doanh nghiệp trong

năm 2014

STT Số lƣợng đơn hàng Tần số Tỉ lệ (%)

1 0 -100 156 70.91

2 >100-300 43 19.55

3 >300-500 12 5.45

4 Trên 500 9 4.09

Tổng 220 100

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Tất cả các doanh nghiệp được điều tra phỏng vấn đề đã gặp trường hợp đơn đặt hàng

bị hủy bỏ. Tỉ lệ các doanh nghiệp có ít hơn 100 đơn hàng bị hủy bỏ trong năm qua là

70,91%.

Hình 1.12: Số lƣợng đơn đặt hàng qua TMĐT bị hủy bỏ

của các doanh nghiệp trong năm 2014

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP DỊCH VỤ

2.1 Loại hình TMĐT

Bảng 2.1: Ý kiến của doanh nghiệp về các hình thức TMĐT áp dụng trong các doanh

nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Loại hình

TMĐT

Có áp dụng Không áp dụng

Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)

1 B2B 192 87.3 28 12.7

2 B2C 133 60.5 87 39.5

3 C2C 8 3.6 11 5.0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 210: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

44

Bảng thống kê trên cho chúng ta thấy các hình thức TMĐT mà các doanh nghiệp

trong mẫu điều tra áp dụng. Đáng chú ý nhất là hầu hết doanh nghiệp (87,3%) đã áp dụng

loại hình TMĐT B2B trong việc liên kết hoạt động kinh doanh của mình với doanh nghiệp

khác thông qua phương tiện điện tử. Có đến 60,5% doanh nghiệp trong mẫu điều tra áp

dụng B2C, để giao dịch với khách hàng cá nhân được thuận tiện hơn. Một số ít doanh

nghiệp khác với tỉ lệ 3,6% đã và đang triển khai hoặc tham gia các ứng dụng TMĐT C2C,

nơi khách hàng cá nhan có thể gặp gỡ và trao đổi giao dịch

Hình 2.1: Ý kiến của doanh nghiệp về các hình thức TMĐT áp dụng

trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

2.2 Mức độ sử dụng công cụ điện tử trong hoạt động kinh doanh

Bảng 2.2: Ý kiến của doanh nghiệp về mức độ sử dụng các công cụ điện tử

trong hoạt động kinh doanh

STT Công cụ

Mức độ sử dụng

Không sử

dụng Ít sử dụng

Bình

thƣờng

Thƣờng

xuyên

Rất thƣờng

xuyên

1 Điện thoại 0 0.9 5.0 15.9 78.2

2 Email 0 1.8 5.9 24.5 67.7

3 Website 6.8 8.2 23.2 37.7 24.1

4 Web Portal 17.7 12.7 23.2 27.7 18.6

5 Mạng xã hội 6.8 12.7 14.1 27.3 39.1

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Phương tiện điện tử được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp được điều

tra vẫn là điện thoại, với 78,2% người trả lời cho rằng phương tiện này được sử dụng rất

thường xuyên và 15,9% sử dụng thường xuyên. Thứ hai là email với 67,7% người sử dụng

rất thường xuyên và 24,5% sử dụng thường xuyên. Tiếp đến là sử dụng mạng xã hội với

39,1% người trả lời cho rằng doanh nghiệp sử dụng rất thường xuyên và 27,3% sử dụng

thường xuyên. Hai phương tiện điện tử còn lại là Website và Web Portal có mức độ sử

dụng khiêm tốn hơn với khoảng 50% doanh nghiệp có sử dụng với mức độ thường xuyên

và rất thường xuyên.

Page 211: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

45

Hình 2.2: Ý kiến của doanh nghiệp về mức độ sử dụng các công cụ điện tử

trong hoạt động kinh doanh Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

2.3 Phần mềm sử dụng trong hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Các loại phần mềm thƣờng đƣợc áp dụng trong hoạt động kinh doanh của

các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Phần mềm Có áp dụng Không áp dụng

Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)

1 Phần mềm văn phòng 68 30.9 152 69.1

2 Phần mềm kế toán 208 94.5 12 5.5

3 Phần mềm CRM 61 27.9 158 72.1

4 Phần mềm HRM 70 31.8 150 68.2

5 Phần mềm SCM 24 10.9 196 89.1

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Hầu hết các doanh nghiệp đều triển khai áp dụng các phần mềm phục vụ cho công tác

kinh doanh ở chính doanh nghiệp mình. Đặc biệt, hầu hết doanh nghiệp (94,5%) đã và đang

thực hiện kế toán thông qua các phần mềm trên máy tính. Đối với các phân hệ phần mềm

khác như phần mềm văn phòng, phần mềm quản trị khách hàng (CRM), phần mềm quản lý

nguồn nhân lực (HRM) đều có khoảng gần 1/3 doanh nghiệp áp dụng. Riêng phần mềm

quản trị chuỗi cung ứng vẫn đang còn hạn chế với chỉ 10,9% doanh nghiệp đang áp dụng.

68

208

6170

2430.9

94.5

27.9 31.8

10.9

152

12

158150

196

69.1

5.5

72.1 68.2

89.1

0

50

100

150

200

250

Phần mềm văn phòng Phần mềm kế toán Phần mềm CRM Phần mềm HRM Phần mềm SCM

Có áp dụng Tần số Có áp dụng Tỉ lệ (%) Không áp dụng Tần số Không áp dụng Tỉ lệ (%)

Hình2.3: Các loại phần mềm thƣờng đƣợc áp dụng trong hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 212: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

46

2.4 Mức tiết kiệm chi phí từ việc sử dụng phần mềm

Bảng 2.4: Đánh giá của doanh nghiệp về mức tiết kiệm chi phí từ việc sử dụng phần

mềm trong quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

STT Tỷ lệ tiết kiệm Tần số Tỉ lệ (%)

1 Dưới 5% 31 14.1

2 Từ 5 đến dưới 10% 60 27.3

3 Từ 10 đến dưới 15% 32 14.5

4 Từ 15 đến dưới 20% 27 12.3

5 Trên 20% 70 31.8

Tổng 220 100.0

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Các phần mềm, hệ thống thông tin đã thể hiện được hiệu quả khi hầu hết các doanh

nghiệp đều cho rằng áp dụng phần mềm giúp tiết kiệm chi phí trong doanh nghiệp. Đặc

biệt, có đến 70 doanh nghiệp chiếm tỉ lệ 31,8% cho rằng phần mềm giúp doanh nghiệp cắt

giảm chi phí lên đến hơn 20%.

Hình2.4: Đánh giá của doanh nghiệp về mức tiết kiệm chi phí từ việc sử dụng phần

mềm trong quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

2.5 Các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin

Bảng 2.5: Ý kiến của các doanh nghiệp về các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin

trong hoạt động kinh doanh

STT Biện pháp Có áp dụng Không áp dụng

Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)

1 Tường lửa 47 21.4 173 78.6

2 Phần mềm diệt virus 207 94.1 13 5.9

3 Phần cứng bảo mật hệ thống 33 15.0 187 85.0

4 Chữ ký số, chứng thư số 165 75.0 55 25.0

5 Biện pháp khác 31 14.1 189 85.9

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 213: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

47

Phần mềm diệt virus là biện pháp đảm bảo an toàn thông tin được sử dụng rộng rãi

nhất trong các doanh nghiệp khi có đến 94,1% doanh nghiệp đã áp dụng. Thứ hai, dưới tác

động của pháp luật và các chính sách, 3/4 doanh nghiệp đã áp dụng chữ ký số và chứng thư

số để đảm bảo an toàn thông tin giao dịch . Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn áp dụng

hệ thống tường lửa (21,4%), sử dụng phần cứng bảo mật hệ thống (15,0%) và một số Biện

pháp khác (14,1%).

Hình 2.5: Ý kiến của các doanh nghiệp về các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin

trong hoạt động kinh doanh

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

2.6 Nhận định của các doanh nghiệp về lợi ích của TMĐT

Bảng 2.6: Đánh giá của doanh nghiệp về lợi ích của TMĐT đối với quản lý hoạt động

kinh doanh trong các doanh nghiệp dịch vụ

STT Lợi ích

Giá trị

trung

bình

Độ

lệch

chuẩn

1 TMĐT giúp mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường toàn cầu. 4.56 .506

2 TMĐT làm giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh. 4.56 .598

3 Tạo ra khả năng chuyên môn hóa cao trong kinh doanh. 3.88 .761

4 Làm giảm thời gian từ khi thanh toán đến khi nhận được hàng hóa, dịch vụ. 3.95 .781

5 Làm giảm chi phí Viễn thông trong quá trình giao tiếp, đàm phán và ký kết

hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.

4.35 .654

6 Góp phần cải thiện hình ảnh DN, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng,

tìm kiếm đối tác KD.

4.44 .634

7 Hỗ trợ ra quyết định kịp thời cho hoạt động kinh doanh. 3.94 2.841

8 Góp phần phát triển các loại hình KD mới của DN. 3.86 .896

9 Cho phép khách hàng mua sắm và thực hiện các giao dịch 24/24 giờ. 4.49 .577

10 Cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình mua sắm. 4.41 .686

11 Tạo khả năng cho khách hàng tham gia các cuộc đấu giá trên mạng. 3.83 .878

12 Cho phép nhiều người có thể làm việc tại nhà, giảm thiểu việc đi mua sắm,

giảm phương tiện giao thông.

4.33 .567

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 214: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

48

Đa số các ý kiến đánh giá đều xoay quanh giá trị trung bình 4 với độ lệch chuẩn từ

0,506 đến 0,896 chứng tỏ đại đa số doanh nghiệp được phỏng vấn đồng ý với các phát biểu

về lợi ích của TMĐT. Trong đó, có một số quan điểm đưa ra được đồng tình rất cao như

“TMĐT giúp mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường toàn cầu”, “TMĐT làm giảm chi

phí trong hoạt động kinh doanh”, “Góp phần cải thiện hình ảnh DN, nâng cao chất lượng

dịch vụ khách hàng, tìm kiếm đối tác KD” cho thấy nhận thức cao của doanh nghiệp về

hiệu quả mà TMĐT có thể đem lại cho hoạt động kinh doanh của DN. Tuy nhiên, có một ý

kiến chỉ thu về được giá trị trung bình 3,94 và độ lệch chuẩn tương đối cao 2,841 là “Hỗ

trợ ra quyết định kịp thời cho hoạt động kinh doanh” cho thấy nhiều DN vẫn chưa thực sự

tin tưởng vào các hệ thống hỗ trợ ra quyết định (decision support system). Những doanh

nghiệp này có thể nên triển khai các hệ thống hỗ trợ ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn để có

thể cạnh tranh mạnh hơn trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt.

Hình 2.6: Đánh giá của doanh nghiệp về lợi ích của TMĐT đối với quản lý hoạt động

kinh doanh trong các doanh nghiệp dịch vụ

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 215: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

49

3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TMĐT

3.1 MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC NHÂN TỐ

Bảng 3.1: Ý kiến của doanh nghiệp về các nhân tố ảnh hƣởng đến TMĐT

trong kinh doanh dịch vụ ở các doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Nhân tố Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

1 Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội 4.51 .545

2 Nhân lực liên quan đến TMĐT 4.56 .549

3 Công nghệ 4.47 .608

4 Môi trường pháp lý cho TMĐT 4.03 .655

5 Hình thức, phương tiện thanh toán 3.37 .847

6 An toàn bảo mật thông tin 4.16 .687

7 Chuyển phát hàng hóa (Logistic) 4.13 .686

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Về đánh giá mức độ các nhân tố ảnh hưởng đến TMĐT, “Nhân lực liên quan đến

TMĐT” và “Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội” được đánh giá quan trọng nhất cho

thấy vai trò to lớn của các tổ chức giáo dục, các cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ đội

ngũ nhân lực, các chính sách hỗ trợ cho TMĐT. Tiếp đến, việc tiếp cận và áp dụng công

nghệ mới cũng như mặt bằng chung về mặt công nghệ giữa các doanh nghiệp, giữa doanh

nghiệp và các cơ quan quản lý cũng là một nhân tố hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, doanh

nghiệp cũng đồng ý cho rằng hành lang pháp lý TMĐT, bảo mật thông tin và hệ thống

chuyển phát hàng hóa, hậu cần cho TMĐT cũng quan trọng cho việc phát triển TMĐT.

Hình 3.1: Ý kiến của doanh nghiệp về các nhân tố ảnh hƣởng đến TMĐT

trong kinh doanh dịch vụ ở các doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 216: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

50

3.2 ĐÁNH GIÁ VỀ NHÂN TỐ CÁC NỀN TẢNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI

Bảng 3.2: Ý kiến của doanh nghiệp về nhân tố chính sách kinh tế xã hội ảnh hƣởng

đến TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Chỉ tiêu Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

1 Chính phủ đã có các chính sách tốt để thúc đẩy phát triển TMĐT. 4.40 .585

2 Chính quyền các tỉnh vùng KTTĐMT đã có các chính sách tốt để

thúc đẩy phát triển TMĐT.

3.83 .632

3 Hàng năm chính quyền địa phương đã có các chương trình, dự án

đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển TMĐT.

2.91 .728

4 Nhà nước đã đưa các nội dung của kinh tế số vào để giáo dục ở

các cấp học.

2.38 .906

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Về nền tảng chính sách kinh tế xã hội, nhìn chung thì Chính quyền cấp Trung ương

và địa phương đều xây dựng được các chính sách tốt để thúc đẩy cho sự phát triển của

TMĐT (giá trị trung bình 4,40 và 3,83 với độ lệch chuẩn 0,585 và 0,632). Tuy nhiên, khi

đi sâu vào thực hiện thì vẫn còn rất nhiều tồn tại. Cụ thể, các doanh nghiệp vẫn không đạt

được mức độ đồng ý (giá trị trung bình 2,91) khi cho rằng chính quyền địa phương đã có

các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển TMĐT. Bên cạnh đó, khá nhiều

doanh nghiệp không đồng ý với phát biểu “Nhà nước đã đưa các nội dung của kinh tế số

vào để giáo dục ở các cấp học” với giá trị trung bình chỉ 2,38 và độ lệch chuẩn 0,906.

Những vấn đề này cho thấy nền tảng chính sách kinh tế xã hội ở cấp độ địa phương, nơi

gắn liền nhất với doanh nghiệp chưa được thực sự triển khai đầy đủ và đem lại ích lợi thực

sự cho doanh nghiệp.

4.4

3.83

2.91

2.38

1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5

Chính phủ đã có các chính sách tốt để thúc đẩy phát

triển TMĐT.

Chính quyền các tỉnh vùng KTTĐMT đã có các chính

sách tốt để thúc đẩy phát triển TMĐT.

Hàng năm chính quyền địa phương đã có các chương

trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển TMĐT.

Nhà nước đã đưa các nội dung của kinh tế số vào để

giáo dục ở các cấp học.

Hình3.2: Ý kiến của doanh nghiệp về nhân tố chính sách kinh tế xã hội ảnh hƣởng

đến TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 217: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

51

3.3 ĐÁNH GIÁ VỀ NHÂN TỐ NHÂN LỰC

Bảng 3.3: Ý kiến của doanh nghiệp về nhân tố nguồn nhân lực ảnh hƣởng đến TMĐT

trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Chỉ tiêu Giá trị

bình quân

Độ lệch

chuẩn

1 Chính phủ đã có các chính sách tốt để đào tạo nguồn NL cho TMĐT. 4.41 .594

2 Chính quyền các tỉnh vùng KTTĐMT đã có các chương trình, kế hoạch

về tập huấn, đào tạo NNL TMĐT. 3.97 .548

3 Các trường ĐH, CĐ, TC nghề đã mở các chuyên ngành ĐT liên quan đến

TMĐT. 3.97 .662

4 DN của Anh/chị đã chú trọng đến việc phát triển NNL TMĐT để phục

vụ phát triển TMĐT cho DN. 4.40 .637

5 Nói chung, hiện nay nhân lực TMĐT đã đáp ứng về số lượng và chất lượng. 2.60 .952

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Về yếu tố nhân lực, mặc dù hầu hết các doanh nghiệp đều đồng ý khi cho rằng

“Chính phủ đã có các chính sách tốt để đào tạo nguồn NL cho TMĐT”, “Chính quyền các

tỉnh vùng KTTĐMT đã có các chương trình, kế hoạch về tập huấn, đào tạo NNL TMĐT”,

và “Các trường ĐH, CĐ, TC nghề đã mở các chuyên ngành ĐT liên quan đến TMĐT”, tuy

nhiên đầu ra của những chính sách đó, những chương trình tập huấn, đào tạo vẫn chưa

được đánh giá cao khi đa số doanh nghiệp không đồng tình khi cho rằng “Nói chung, hiện

nay nhân lực TMĐT đã đáp ứng về số lượng và chất lượng” với giá trị trung bình chỉ 2,6.

Do vậy, bản thân mỗi DN đều tự nhận thức được công việc phát triển nguồn nhân lực

TMĐT để phục vụ cho chính DN đó. Đa số doanh nghiệp đều đồng ý với phát biểu này với

giá trị trung bình rất cao (4,40).

Hình 3.3: Ý kiến của doanh nghiệp về nhân tố nguồn nhân lực ảnh hƣởng đến TMĐT

trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 218: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

52

3.4 ĐÁNH GIÁ VỀ NHÂN TỐ CÔNG NGHỆ

Bảng 3.4: Ý kiến của doanh nghiệp về nhân tố khoa học công nghệ ảnh hƣởng đến

TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Chỉ tiêu Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

1 MạngVT, Internet của các DN cung cấp trên địa bàn hiện nay là

tốt, đảm bảo cho phát triển TMĐT. 4.02 .482

2 Giá cước Internet hiện nay là chấp nhận được, phục vụ tốt cho

phát triển TMĐT của DN. 4.46 .636

3 Hạ tầng phần mềm do các DN chuyên ngành cung cấp đủ đáp ứng

cho DN phát triển TMĐT. 2.98 .808

4

Chi phí thiết kế website/ mua phần mềm liên quan đến qui trình

nội bộ của DN là lớn nên cản trở đến việc ứng dụng, phát triển

TMĐT trong DN.

4.29 .624

5 Chữ ký số là một “bước tiến công nghệ” giúp các giao dịch TMĐT

bảo mật, thuận tiện, tăng niềm tin cho KH. 4.54 .568

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Về mặt hạ tầng công nghệ, đại đa số doanh nghiệp đều đồng ý với cơ sở hạ tầng phần

cứng mà doanh nghiệp đang được sử dụng. Mạng viễn thông, mạng Internet được đánh giá là

tốt, đảm bảo cho phát triển TMĐT với giá cước phải chăng, chấp nhận được cho nhu cầu

phát triển TMĐT của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp bảo mật

như Chữ ký số cũng được xem là một bước tiến lớn, giúp giao dịch giữa các doanh nghiệp,

giữa doanh nghiệp và cơ quan chính quyền được thuận tiện hơn và tăng cường niềm tin cho

khách hàng.

Tuy nhiên, hạ tầng phần mềm vẫn còn nhiều vấn đề làm doanh nghiệp chưa đồng ý.

Đặc biệt, phần mềm do các DN chuyên ngành cung cấp vẫn chưa đủ đáp ứng cho DN. Chi

phí thiết kế website/ mua phần mềm liên quan đến quy trình nội bộ của doanh nghiệp như

ERP, SCM, HRM vẫn còn khá lớn nên việc ứng dụng, phát triển TMĐT trong DN vẫn còn

gặp nhiều khó khăn.

4.02

4.46

2.98

4.29

4.54

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5

Mạng VT, Internet của các DN cung cấp trên địa bàn hiện nay

là tốt, đảm bảo cho phát triển TMĐT.

Giá cước Internet hiện nay là chấp nhận được, phục vụ tốt cho

phát triển TMĐT của DN.

Hạ tầng phần mềm do các DN chuyên ngành cung cấp đủ đáp

ứng cho DN phát triển TMĐT.

Chi phí thiết kế website/ mua phần mềm liên quan đến qui trình

nội bộ của DN là lớn nên cản trở đến việc ứng dụng, phát …

Chữ ký số là một “bước tiến công nghệ” giúp các giao dịch

TMĐT bảo mật, thuận tiện, tăng niềm tin cho KH.

Hình 3.4: Ý kiến của doanh nghiệp về nhân tố khoa học công nghệ ảnh hƣởng đến

TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 219: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

53

3.5 ĐÁNH GIÁ VỀ NHÂN TỐ MÔI TRƢỜNG PHÁP LÝ

Bảng 3.5: Ý kiến của doanh nghiệp về nhân tố môi trƣờng pháp lý ảnh hƣởng đến

TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Chỉ tiêu Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

1 Hệ thống văn bản pháp luật về TMĐT hiện nay chưa đầy đủ và

thiếu đồng bộ. 4.46 .622

2 Có sự chồng chéo về trách nhiệm, quyền hạn giữa các cơ quan

chức năng. 4.20 .661

3 Nhà nước đã thừa nhận tính pháp lý của giao dịch TMĐT. 3.29 .737

4 Nhà nước bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử. 2.35 .805

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Nhìn chung, các doanh nghiệp vẫn chưa đánh giá cao môi trường pháp lý TMĐT

hiện nay. Đại đa số doanh nghiệp đều đồng ý với các quan điểm “Hệ thống văn bản pháp

luật về TMĐT hiện nay chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ”, “Có sự chồng chéo về trách nhiệm,

quyền hạn giữa các cơ quan chức năng”. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn hoài nghi về việc

thừa nhận tính pháp lý của giao dịch TMĐT khi giá trị trung bình cho đánh giá này chỉ

3,29. Ngoài ra, doanh nghiệp không đồng tình khi cho rằng Nhà nước thực sự bảo vệ tính

pháp lý của các thanh toán điện tử.

Hình 3.5: Ý kiến của doanh nghiệp về nhân tố môi trƣờng pháp lý ảnh hƣởng đến

TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 220: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

54

3.6 ĐÁNH GIÁ VỀ NHÂN TỐ HÌNH THỨC THANH TOÁN

Bảng 3.6: Ý kiến của doanh nghiệp về nhân tố hình thức thanh toán ảnh hƣởng đến

TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Chỉ tiêu Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

1 Hệ thống thanh toán qua NH hiện nay đã tạo thuận lợi, góp

phần thúc đẩy sự phát triển TMĐT. 3.75 .688

2

Ngoài hệ thống NH, còn có các phương thức TT khác (Ngân

lượng; OnePAY; thẻ điện thoại; ví điện tử; chuyển tiền bưu

chính…) mang đến thuận tiện cho các giao dịch TMĐT.

3.65 .695

3

Hiện nay việc phát triển công cụ thanh toán trực tuyến trên

Website còn nhiều hạn chế do thiết lập rườm rà, gây cản trở

cho việc phát triển TMĐT.

4.16 .713

4 Thói quen dùng tiền mặt của người dân làm chậm phát triển

các hình thức thanh toán TMĐT. 4.34 .700

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Về phương tiện thanh toán TMĐT, hầu hết các doanh nghiệp vẫn còn dè dặt chưa thực

sự đồng ý với các phát biểu “Hệ thống thanh toán qua NH hiện nay đã tạo thuận lợi, góp

phần thúc đẩy sự phát triển TMĐT”, “Ngoài hệ thống NH, còn có các phương thức TT khác

(Ngân lượng; OnePAY; thẻ điện thoại; ví điện tử; chuyển tiền bưu chính…) mang đến thuận

tiện cho các giao dịch TMĐT” khi giá trị trung bình thu được chỉ 3,75 và 3,65. Điều này có

nguyên nhân là do các công cụ trực tuyến trên website vẫn còn nhiều hạn chế do thiết lập

rườm rà, cản trở cho việc phát triển TMĐT. Bên cạnh đó, một yếu tố khác vô cùng quan

trọng đến việc sử dụng các hình thức thanh toán điện tử là việc chuyển đổi thói quen thanh

toán từ tiền mặt sang tiền điện tử vẫn còn chậm, làm cản trở quá trình phát triển các hình

thức thanh toán TMĐT.

3.75

3.65

4.16

4.34

3.2 3.4 3.6 3.8 4 4.2 4.4

Hệ thống thanh toán qua NH hiện nay đã tạo thuận lợi,

góp phần thúc đẩy sự phát triển TMĐT.

Ngoài hệ thống NH, còn có các phương thức TT khác

(Ngân lượng; OnePAY; thẻ điện thoại; ví điện tử;

chuyển tiền bưu chính…) mang đến thuận tiện cho …

Hiện nay việc phát triển công cụ thanh toán trực tuyến

trên Website còn nhiều hạn chế do thiết lập rườm rà,

gây cản trở cho việc phát triển TMĐT.

Thói quen dùng tiền mặt của người dân làm chậm phát

triển các hình thức thanh toán TMĐT.

Hình 3.6: Ý kiến của doanh nghiệp về nhân tố hình thức thanh toán ảnh hƣởng đến

TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 221: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

55

3.7 ĐÁNH GIÁ VỀ NHÂN TỐ AN TOÀN BẢO MẬT THÔNG TIN

Bảng 3.7: Ý kiến của doanh nghiệp về nhân tố an toàn bảo mật thông tin ảnh hƣởng

đến TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Chỉ tiêu Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

1 “Chữ ký số” là phương tiện giúp khách hàng bảo mật các thông tin

cá nhân 4.57 .540

2 Có quá nhiều nguy cơ lộ thông tin thẻ tín dụng khi giao dịch TMĐT. 4.48 .577

3 Có quá nhiều tội phạm công nghệ cao, do đó gây cản trở việc phát

triển TMĐT. 3.89 .694

4 Người dân chưa có niềm tin vào các giao dịch TMĐT, nên hạn chế

sự phát triển TMĐT. 4.41 .667

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Đa số các doanh nghiệp đều đồng tình với nhận định “Chữ ký số là phương tiện giúp

khách hàng bảo mật các thông tin cá nhân” với giá trị trung bình là 4,57. Tuy nhiên , cũng

có rất nhiều lo lắng được đề cập đến đối với nhân tố an toàn bảo mật thông tin. Một vấn

nạn hiện nay đó chính là nguy cơ lộ thông tin thẻ tín dụng khi giao dịch TMĐT. Bên cạnh

đó, các doanh nghiệp còn lo lắng trước việc tồn tại quá nhiều tội phạm công nghệ cao, cản

trở việc phát triển TMĐT do bị chính những đối tượng này phá hoại. Cuối cùng, một khó

khăn nữa cho các doanh nghiệp đó chính là người dân chưa có niềm tin vào các giao dịch

điện tử, chính điều này gây nên nhiều hạn chế cho sự phát triển của TMĐT được đại đa số

đại diện doanh nghiệp đồng tình, đạt giá trị trung bình 4,41.

Hình3.7: Ý kiến của doanh nghiệp về nhân tố an toàn bảo mật thông tin ảnh hƣởng

đến TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 222: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

56

3.8 ĐÁNH GIÁ VỀ NHÂN TỐ CHUYỂN PHÁT HÀNG HÓA

Bảng 3.8: Ý kiến của doanh nghiệp về nhân tố chuyển phát hàng hóa ảnh hƣởng đến

TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Chỉ tiêu Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

1 Hiện nay có nhiều công ty chuyển phát, vận tải, hậu cần (logistic)

góp phần làm TMĐT phát triển tốt. 4.05 .534

2 Hệ thống giao thông vận tải của địa phương vùng KTTĐMT chưa

tốt, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển TMĐT. 3.13 .760

3 Hệ thống kho bãi, cảng cạn, cảng container vùng KTTĐMT khá

tốt góp phần làm TMĐT phát triển. 2.34 .842

4 Quá trình phân loại và đóng gói bao bì hàng hóa phát triển góp

phần làm TMĐT phát triển. 2.30 .870

5 Việc ứng dụng CNTT trong quản lý, hoạt động chuyển phát đã

góp phần làm TMĐT phát triển. 4.24 .649

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Về đánh giá các nhân tố chuyển phát hàng hóa, hậu cần trong thương mại điện tử, kết

quả điều tra cho thấy các hoạt động hỗ trợ này đang rất phát triển về mặt số lượng, nhưng

chưa thực sự phát triển về mặt chất lượng. Cụ thể, đa số doanh nghiệp đồng ý cho rằng hiện

nay có rất nhiều công ty chuyển phát, vận tải, hậu cần (logistic) phục vụ cho TMĐT phát

triển tốt, đạt giá trị trung bình 4,05 với độ lệc chuẩn khá nhỏ chỉ 0,534. Về hệ thống giao

thông vận tải của địa phương, đại đa số ý kiến vẫn cho rằng đang ở mức bình thường, chưa

thực sự gây ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến phát triển TMĐT. Tuy nhiên, đối với các nhân

tố hệ thống kho bãi, cảng cạn, cảng container; quá trình phân loại và đóng gói bao bì hàng

hóa, hầu hết các doanh nghiệp vẫn không đồng ý với giá trị trung bình cho các nhân tố này

khá thấp, chỉ 2,34 và 2,30. Tuy nhiên, điểm sáng của hệ thống chuyển phát, hậu cần này đó

là các đơn vị cung cấp dịch vụ này đã biết ứng dụng CNTT trong quản lý, giúp phần nào làm

cho TMĐT phát triển.

4.05

3.13

2.34

2.3

4.24

1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5

Hiện nay có nhiều công ty chuyển phát, vận tải, hậu

cần (logistic) góp phần làm TMĐT phát triển tốt.

Hệ thống giao thông vận tải của địa phương vùng

KTTĐMT chưa tốt, gây ảnh hưởng xấu đến phát …

Hệ thống kho bãi, cảng cạn, cảng container vùng

KTTĐMT khá tốt góp phần làm TMĐT phát triển.

Quá trình phân loại và đóng gói bao bì hàng hóa phát

triển góp phần làm TMĐT phát triển.

Việc ứng dụng CNTT trong quản lý, hoạt động chuyển

phát đã góp phần làm TMĐT phát triển.

Hình 3.8: Ý kiến của doanh nghiệp về nhân tố chuyển phát hàng hóa ảnh hƣởng đến

TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 223: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

57

4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP THÖC ĐẨY TMĐT

Bảng 4.1: Đánh giá của doanh nghiệp về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển

TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

STT Chỉ tiêu Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

1 Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội phát triển sẽ làm cho TMĐT

phát triển. 4.46 .552

2 Nhân lực là yếu tố quan trọng để thúc đẩy TMĐT phát triển. 4.47 .615

3 Công nghệ là nền tảng, do đó cần phát triển công nghệ để thúc đẩy

TMĐT phát triển. 4.53 .552

4 Môi trường pháp lý là yếu tố thúc đẩy TMĐT phát triển. 4.12 .593

5 Hình thức, phương tiện thanh toán càng hiện đại và thuận tiện sẽ

thúc đẩy TMĐT phát triển. 3.33 .861

6 An toàn bảo mật thông tin là yếu tố quan trọng cho phát triển TMĐT. 4.05 .710

7 Chuyển phát hàng hóa (Logistic) càng phát triển thì làm cho TMĐT

càng phát triển. 4.31 .617

8 Nâng cao nhận thức của người dân về ứng dụng TMĐT sẽ góp phần

làm cho TMĐT phát triển 4.36 .577

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Đối với tầm quan trọng của các giải pháp thúc đẩy TMĐT, kết quả điều tra cho thấy

đầu tư xây dựng nền tảng chính sách kinh tế, xã hội; nguồn nhân lực; và công nghệ là

những công việc nên đặt ở vị trí ưu tiên. Trước hết, điều kiện cần để phát triển TMĐT đó

chính là hạ tầng công nghệ. Nếu như mức độ sẵn sàng về mặt công nghệ của các doanh

nghiệp và các bên liên quan khác còn thấp thì rất khó để có thể áp dụng các công nghệ mới

trong kinh doanh. Các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội là điều kiện giúp các doanh

nghiệp ngày càng phát triển, mở rộng năng lực kinh doanh, đưa ra các phương thức kinh

doanh mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, nếu như không

có nguồn nhân lực vừa am hiểu công nghệ, vừa am hiểu kinh doanh thì không thể nào phát

triển TMĐT một cách chuyên nghiệp.

Bên cạnh những nhân tố rất quan trọng nêu trên, một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng

không nhỏ đến sự phát triển của TMĐT đó là nhận thức của người dân, dịch vụ chuyển

phát hàng hóa (logistics), môi trường pháp lý, và an toàn bảo mật thông tin. Nếu người dân

có nhận thức không cao, thiếu niềm tin vào TMĐT thì các doanh nghiệp khó có thể tìm

kiếm khách hàng của mình trên Internet được.Dịch vụ chuyển phát cũng rất cần thiết để

các doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa chi phí khi tiến hành hoạt động thương mại. Môi

trường pháp lý cần phải được xây dựng một cách rõ ràng hơn, minh bạch hơn và thường

xuyên cập nhật phù hợp với những biến chuyển của xu thế TMĐT để các doanh nghiệp có

thể tự tin áp dụng những hình thức, mô hình kinh doanh mới. Và cuối cùng, tất cả các

thông tin cần phải được bảo mật tuyệt đối để giữ bí mật kinh doanh và tạo lòng tin của

khách hàng khi giao dịch TMĐT.

Page 224: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

58

Giải pháp “Hình thức, phương tiện thanh toán càng hiện đại và thuận tiện sẽ thúc đẩy

TMĐT phát triển” chưa được đánh giá ở mức quan trọng với giá trị trung bình chỉ 3,33 cho

thấy rằng thực sự chúng ta chưa cần phải triển khai, áp dụng những phương tiện thanh toán

cực kỳ hiện đại. Điều quan trọng đó chính là việc những phương tiện điện tử đó có thực sự

hoạt động tốt, ổn định và có thường xuyên phát sinh lỗi, trục trặc hay không. Hơn nữa, với

tốc độ phát triển công nghệ chóng mặt như hiện nay, đồng thời áp dụng những công nghệ

hoàn toàn mới rất phức tạp và chưa chắc đã được sự đón nhận của người dùng, chúng ta

cần phải cân nhắc thực sự khi áp dụng những phương tiện mới, hiện đại.

Hình 4.1: Đánh giá của doanh nghiệp về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển

TMĐT trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 225: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

59

PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

I. Số mẫu điều tra

Tổng số mẫu điều tra được gửi đi: 120

Tổng số mẫu điều tra thu về: 99

II. Kết quả điều tra

2.1. Đánh giá của khách hàng về hình thức và mức độ sử dụng trong hoạt động kinh

doanh liên quan đến TMĐT

Bảng 2.1: Đánh giá của khách hàng về hình thức và mức độ sử dụng

trong hoạt động kinh doanh liên quan đến TMĐT

STT Hình thức

Không

sử

dụng

Ít

thƣờng

xuyên

Bình

thƣờng

Thƣờng

xuyên

Rất

thƣờng

xuyên

1 Điện thoại 2.4% 3.4% 15.0% 33.3% 45.9%

2 Email 5.1% 13.3% 25.9% 33.7% 21.8%

3 Website bán lẻ 17.7% 24.5% 27.2% 20.4% 9.5%

4 Tham gia mạng xã hội 4.4% 8.2% 21.4% 39.1% 26.5%

5 Mua sắm/đặt phòng KS/vé máy bay trực tuyến 31.3% 32.3% 18.7% 10.9% 6.8%

6 Sử dụng iBanking, thanh toán online 38.4% 21.1% 18.0% 15.0% 7.1%

7 Tìm kiếm thông tin 2.7% 6.5% 18.7% 37.1% 35.0%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Hình 2.1: Đánh giá của khách hàng về hình thức và mức độ sử dụng

trong hoạt động kinh doanh liên quan đến TMĐT

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 226: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

60

2.2. Đánh giá của khách hàng về sử dụng Internet cho các nhu cầu trong hoạt động

của các doanh nghiệp

Bảng 2.2: Đánh giá của khách hàng về sử dụng Internet cho các nhu cầu trong hoạt

động của các doanh nghiệp

2006-2007 2008-2009 2010-2011 2012-2013 2014-2015

Trao đổi thư điện tử 38.4% 58.5% 75.5% 88.8% 98.6%

Đọc tin tức 41.5% 59.2% 81.3% 90.8% 99.7%

Tìm cơ hội việc làm 24.8% 38.8% 53.7% 70.1% 87.4%

Chơi trò chơi 34.0% 50.3% 66.0% 78.9% 93.5%

Tham gia mạng xã hội 13.3% 31.3% 59.5% 81.3% 98.3%

Xem ảnh/ Video 34.7% 52.7% 73.8% 86.1% 98.6%

Tìm kiếm và Download tài liệu 37.8% 54.8% 72.4% 86.1% 98.6%

Tham gia diễn đàn trực tuyến 18.0% 32.0% 49.0% 63.3% 86.1%

Đọc/ ghi nhật ký điện tử (Blog) 21.1% 35.0% 52.7% 64.6% 84.4%

Truy cập Website bán lẻ 12.6% 20.7% 41.2% 67.3% 91.2%

Mua bán online 7.5% 14.3% 28.9% 55.8% 89.1%

Giao dịch ngân hàng trực tuyến 7.5% 13.9% 28.2% 52.4% 88.1%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Hình 2.2: Đánh giá của khách hàng về sử dụng Internet cho các nhu cầu

trong hoạt động của các doanh nghiệp

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 227: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

61

2.3. Quan điểm của khách hàng về các nhận định của các chuyên gia đối với lợi ích

của TMĐT

Bảng 2.3: Quan điểm của khách hàng về các nhận định của các chuyên gia

đối với lợi ích của TMĐT

STT Mức

1= Rất

Không

đồng ý

2= Không

đồng ý

3= Trung

lập

4=

Đồng ý

5= Rất

đồng ý

1 TMĐT giúp mở rộng phạm vi giao dịch

trên thị trường toàn cầu.

1.0% 1.0% 10.2% 53.9% 33.8%

2 TMĐT làm giảm chi phí trong hoạt

động kinh doanh.

2.0% 3.1% 13.3% 57.0% 24.6%

3 Tạo ra khả năng chuyên môn hóa cao

trong kinh doanh.

0.7% 2.7% 18.8% 54.6% 23.2%

4 Làm giảm thời gian từ khi thanh toán

đến khi nhận được hàng hóa, dịch vụ.

0.7% 3.8% 13.3% 53.2% 29.0%

5 Làm giảm chi phí Viễn thông trong quá

trình giao tiếp, đàm phán và ký kết hợp

đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.

0.3% 3.8% 21.5% 51.9% 22.5%

6 Góp phần cải thiện hình ảnh DN, nâng

cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tìm

kiếm đối tác kinh doanh.

0.3% 1.7% 16.7% 54.3% 27.0%

7 Hỗ trợ ra quyết định kịp thời cho hoạt

động kinh doanh.

0.3% 3.8% 23.9% 54.3% 17.7%

8 Góp phần phát triển các loại hình kinh

doanh mới của DN.

0.3% 2.4% 16.5% 55.7% 25.1%

9 Cho phép khách hàng mua sắm và thực

hiện các giao dịch 24/24 giờ.

0.3% 0.7% 8.9% 52.1% 38.0%

10 Cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn

trong quá trình mua sắm.

0.7% 2.4% 11.0% 50.3% 35.6%

11 Tạo khả năng cho khách hàng tham gia

các cuộc đấu giá trên mạng.

1.0% 1.4% 19.5% 54.5% 23.6%

12 Cho phép nhiều người có thể làm việc

tại nhà, giảm thiểu việc đi mua sắm,

giảm phương tiện giao thông.

0.7% 2.4% 7.9% 51.7% 37.3%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 228: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

62

Hình 2.3: Quan điểm của khách hàng về các nhận định của các chuyên gia

đối với lợi ích của TMĐT

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Page 229: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

63

PHỤ LỤC 2:

* Kiểm định sự khác biệt trong việc đánh giá của các loại hình doanh nghiệp

Kiểm định phân phối chuẩn One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test

One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test

Cac nen tang

chinh sach

kinh te, xa hoi

phat trien se

lam cho TMDT

phat trien

Nhan luc la

yeu to quan

trong de

thuc day

TMDT phat

trien

Cong nghe la

nen tang, do do

can phat trien

cong nghe de

phuc day TMDT

phat trien

Moi truong

phap ly la

yeu to thuc

day TMDT

phat trien

Hinh thuc,

phuong tien thanh

toan cang hien

dai va thuan tien

se thuc day

TMDT phat trien

An toan bao

mat thong tin

la yeu to

quan trong

cho phat trien

TMDT

Chuyen phat hang

hoa (Logistic)

cang phat trien thi

lam cho TMDT

cang phat trien

Nang cao nhan

thuc cua nguoi

dan ve ung dung

TMDT se gop

phan lam cho

TMDT phat trien

N 220 220 220 220 220 220 220 220

Normal

Parametersa,b

Mean 4,46 4,47 4,53 4,12 3,33 4,05 4,31 4,36

Std. Deviation ,552 ,615 ,552 ,593 ,861 ,710 ,617 ,577

Most Extreme

Differences

Absolute ,325 ,327 ,356 ,343 ,230 ,281 ,308 ,327

Positive ,309 ,256 ,278 ,343 ,230 ,269 ,308 ,327

Negative -,325 -,327 -,356 -,307 -,201 -,281 -,253 -,274

Kolmogorov-Smirnov Z 4,826 4,852 5,285 5,083 3,409 4,168 4,569 4,845

Asymp. Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000

a. Test distribution is Normal.

b. Calculated from data.

Page 230: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

64

Kiểm định Kruskal-Wallis

Test Statisticsa,b

Cac nen tang

chinh sach kinh

te, xa hoi phat

trien se lam cho

TMDT phat trien

Nhan luc la

yeu to quan

trong de thuc

day TMDT

phat trien

Cong nghe la nen

tang, do do can

phat trien cong

nghe de phuc day

TMDT phat trien

Moi truong

phap ly la yeu

to thuc day

TMDT phat

trien

Hinh thuc, phuong

tien thanh toan cang

hien dai va thuan

tien se thuc day

TMDT phat trien

An toan bao

mat thong tin la

yeu to quan

trong cho phat

trien TMDT

Chuyen phat hang

hoa (Logistic) cang

phat trien thi lam

cho TMDT cang

phat trien

Nang cao nhan thuc

cua nguoi dan ve

ung dung TMDT se

gop phan lam cho

TMDT phat trien

Chi-Square 2,984 5,163 3,657 8,786 1,945 5,690 1,668 12,145

df 4 4 4 4 4 4 4 4

Asymp. Sig. ,561 ,271 ,454 ,067 ,746 ,223 ,797 ,016

a. Kruskal Wallis Test

b. Grouping Variable: Loai hinh doanh nghiep

Page 231: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

65

Giá trị trung bình của từng loại hình doanh nghiệp

Descriptives

N Mean Std.

Deviation

Std.

Error

95% Confidence Interval for

Mean

Minimum Maximum

Lower Bound Upper Bound

Cac nen tang chinh sach kinh

te, xa hoi phat trien se lam

cho TMDT phat trien

Doanh nghiep nha nuoc 18 4,44 ,616 ,145 4,14 4,75 3 5

Doanh nghiep co von dau tu nuoc ngoai 9 4,22 ,441 ,147 3,88 4,56 4 5

Cong ty co phan 58 4,50 ,504 ,066 4,37 4,63 4 5

Cong ty trach nhiem huu han 114 4,48 ,583 ,055 4,37 4,59 3 5

Doanh nghiep tu nhan 20 4,40 ,503 ,112 4,16 4,64 4 5

Total 219 4,47 ,552 ,037 4,39 4,54 3 5

Nhan luc la yeu to quan trong

de thuc day TMDT phat trien

Doanh nghiep nha nuoc 18 4,50 ,618 ,146 4,19 4,81 3 5

Doanh nghiep co von dau tu nuoc ngoai 9 4,89 ,333 ,111 4,63 5,15 4 5

Cong ty co phan 58 4,50 ,504 ,066 4,37 4,63 4 5

Cong ty trach nhiem huu han 114 4,43 ,691 ,065 4,30 4,56 1 5

Doanh nghiep tu nhan 20 4,45 ,510 ,114 4,21 4,69 4 5

Total 219 4,47 ,616 ,042 4,39 4,56 1 5

Cong nghe la nen tang, do do

can phat trien cong nghe de

phuc day TMDT phat trien

Doanh nghiep nha nuoc 18 4,61 ,502 ,118 4,36 4,86 4 5

Doanh nghiep co von dau tu nuoc ngoai 9 4,78 ,441 ,147 4,44 5,12 4 5

Cong ty co phan 58 4,47 ,503 ,066 4,33 4,60 4 5

Cong ty trach nhiem huu han 114 4,53 ,583 ,055 4,42 4,63 2 5

Doanh nghiep tu nhan 20 4,55 ,605 ,135 4,27 4,83 3 5

Total 219 4,53 ,553 ,037 4,46 4,60 2 5

Moi truong phap ly la yeu to

thuc day TMDT phat trien

Doanh nghiep nha nuoc 18 4,17 ,618 ,146 3,86 4,47 3 5

Doanh nghiep co von dau tu nuoc ngoai 9 4,33 ,500 ,167 3,95 4,72 4 5

Cong ty co phan 58 4,24 ,601 ,079 4,08 4,40 3 5

Cong ty trach nhiem huu han 114 4,07 ,576 ,054 3,96 4,18 2 5

Doanh nghiep tu nhan 20 3,85 ,587 ,131 3,58 4,12 3 5

Total 219 4,11 ,591 ,040 4,04 4,19 2 5

Hinh thuc, phuong tien thanh Doanh nghiep nha nuoc 18 3,50 1,098 ,259 2,95 4,05 2 5

Page 232: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

66

toan cang hien dai va thuan

tien se thuc day TMDT phat

trien

Doanh nghiep co von dau tu nuoc ngoai 9 3,67 ,866 ,289 3,00 4,33 3 5

Cong ty co phan 58 3,28 ,951 ,125 3,03 3,53 2 5

Cong ty trach nhiem huu han 114 3,28 ,804 ,075 3,13 3,43 1 5

Doanh nghiep tu nhan 20 3,40 ,681 ,152 3,08 3,72 2 5

Total 219 3,32 ,862 ,058 3,21 3,44 1 5

An toan bao mat thong tin la

yeu to quan trong cho phat

trien TMDT

Doanh nghiep nha nuoc 18 4,28 ,958 ,226 3,80 4,75 2 5

Doanh nghiep co von dau tu nuoc ngoai 9 4,33 ,500 ,167 3,95 4,72 4 5

Cong ty co phan 58 4,07 ,769 ,101 3,87 4,27 3 5

Cong ty trach nhiem huu han 114 3,97 ,671 ,063 3,85 4,10 2 5

Doanh nghiep tu nhan 20 4,05 ,510 ,114 3,81 4,29 3 5

Total 219 4,05 ,709 ,048 3,95 4,14 2 5

Chuyen phat hang hoa

(Logistic) cang phat trien thi

lam cho TMDT cang phat

trien

Doanh nghiep nha nuoc 18 4,22 ,647 ,152 3,90 4,54 3 5

Doanh nghiep co von dau tu nuoc ngoai 9 4,22 ,667 ,222 3,71 4,73 3 5

Cong ty co phan 58 4,40 ,560 ,074 4,25 4,54 3 5

Cong ty trach nhiem huu han 114 4,28 ,645 ,060 4,16 4,40 2 5

Doanh nghiep tu nhan 20 4,35 ,587 ,131 4,08 4,62 3 5

Total 219 4,31 ,617 ,042 4,23 4,39 2 5

Nang cao nhan thuc cua

nguoi dan ve ung dung TMDT

se gop phan lam cho TMDT

phat trien

Doanh nghiep nha nuoc 18 4,72 ,575 ,135 4,44 5,01 3 5

Doanh nghiep co von dau tu nuoc ngoai 9 4,56 ,527 ,176 4,15 4,96 4 5

Cong ty co phan 58 4,26 ,515 ,068 4,12 4,39 3 5

Cong ty trach nhiem huu han 114 4,33 ,605 ,057 4,22 4,45 2 5

Doanh nghiep tu nhan 20 4,40 ,503 ,112 4,16 4,64 4 5

Total 219 4,36 ,577 ,039 4,28 4,44 2 5

Page 233: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

67

* So sánh sự khác biệt trong đánh giá của chuyên gia và doanh nghiệp về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT

Kiểm định phân phối chuẩn One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test

One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test

Cac nen tang

chinh sach

kinh te, xa hoi

phat trien se

lam cho TMDT

phat trien

Nhan luc la

yeu to quan

trong de

thuc day

TMDT phat

trien

Cong nghe la

nen tang, do do

can phat trien

cong nghe de

phuc day TMDT

phat trien

Moi truong

phap ly la

yeu to thuc

day TMDT

phat trien

Hinh thuc,

phuong tien thanh

toan cang hien

dai va thuan tien

se thuc day

TMDT phat trien

An toan bao

mat thong tin

la yeu to

quan trong

cho phat trien

TMDT

Chuyen phat hang

hoa (Logistic)

cang phat trien thi

lam cho TMDT

cang phat trien

Nang cao nhan

thuc cua nguoi

dan ve ung dung

TMDT se gop

phan lam cho

TMDT phat trien

N 390 390 390 390 390 390 390 390

Normal

Parametersa,b

Mean 4,34 4,38 4,43 4,23 3,76 4,28 4,26 4,33

Std. Deviation ,598 ,608 ,550 ,604 ,889 ,680 ,604 ,578

Most Extreme

Differences

Absolute ,315 ,295 ,326 ,330 ,261 ,261 ,326 ,333

Positive ,315 ,295 ,326 ,330 ,191 ,261 ,326 ,333

Negative -,264 -,285 -,307 -,270 -,261 -,253 -,257 -,259

Kolmogorov-Smirnov Z 6,230 5,831 6,429 6,520 5,149 5,146 6,428 6,573

Asymp. Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000

a. Test distribution is Normal.

b. Calculated from data.

Page 234: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

68

Kiểm định Mann-Whitney

Test Statisticsa

Cac nen tang

chinh sach kinh

te, xa hoi phat

trien se lam cho

TMDT phat trien

Nhan luc la

yeu to quan

trong de

thuc day

TMDT phat

trien

Cong nghe la nen

tang, do do can

phat trien cong

nghe de phuc day

TMDT phat trien

Moi truong

phap ly la yeu

to thuc day

TMDT phat

trien

Hinh thuc, phuong

tien thanh toan

cang hien dai va

thuan tien se thuc

day TMDT phat

trien

An toan bao mat

thong tin la yeu

to quan trong

cho phat trien

TMDT

Chuyen phat

hang hoa

(Logistic) cang

phat trien thi lam

cho TMDT cang

phat trien

Nang cao nhan

thuc cua nguoi dan

ve ung dung TMDT

se gop phan lam

cho TMDT phat

trien

Mann-Whitney U 14157,000 14974,000 14583,500 14753,000 7121,500 11332,500 16714,500 17330,000

Wilcoxon W 28692,000 29509,000 29118,500 39063,000 31431,500 35642,500 31249,500 31865,000

Z -4,677 -3,810 -4,265 -4,123 -11,161 -7,384 -2,061 -1,422

Asymp. Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,039 ,155

a. Grouping Variable: Nguoi danh gia

Page 235: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

69

Giá trị trung bình của từng nhóm đối tượng phỏng vấn

Descriptives

N Mean Std. Deviation Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minimum Maximum

Lower Bound Upper Bound

Cac nen tang chinh sach kinh te, xa

hoi phat trien se lam cho TMDT phat

trien

Doanh nghiep nha nuoc 220 4,46 ,552 ,037 4,39 4,54 3 5

Chuyen gia 170 4,17 ,616 ,047 4,08 4,26 2 5

Total 390 4,34 ,598 ,030 4,28 4,40 2 5

Nhan luc la yeu to quan trong de

thuc day TMDT phat trien

Doanh nghiep nha nuoc 220 4,47 ,615 ,041 4,39 4,55 1 5

Chuyen gia 170 4,26 ,579 ,044 4,17 4,35 3 5

Total 390 4,38 ,608 ,031 4,32 4,44 1 5

Cong nghe la nen tang, do do can

phat trien cong nghe de phuc day

TMDT phat trien

Doanh nghiep nha nuoc 220 4,53 ,552 ,037 4,46 4,61 2 5

Chuyen gia 170 4,31 ,522 ,040 4,23 4,38 3 5

Total 390 4,43 ,550 ,028 4,38 4,49 2 5

Moi truong phap ly la yeu to thuc day

TMDT phat trien

Doanh nghiep nha nuoc 220 4,12 ,593 ,040 4,04 4,20 2 5

Chuyen gia 170 4,36 ,593 ,045 4,27 4,45 2 5

Total 390 4,23 ,604 ,031 4,17 4,29 2 5

Hinh thuc, phuong tien thanh toan

cang hien dai va thuan tien se thuc

day TMDT phat trien

Doanh nghiep nha nuoc 220 3,33 ,861 ,058 3,21 3,44 1 5

Chuyen gia 170 4,32 ,549 ,042 4,23 4,40 3 5

Total 390 3,76 ,889 ,045 3,67 3,85 1 5

An toan bao mat thong tin la yeu to

quan trong cho phat trien TMDT

Doanh nghiep nha nuoc 220 4,05 ,710 ,048 3,96 4,14 2 5

Chuyen gia 170 4,57 ,508 ,039 4,49 4,65 3 5

Total 390 4,28 ,680 ,034 4,21 4,34 2 5

Chuyen phat hang hoa (Logistic)

cang phat trien thi lam cho TMDT

cang phat trien

Doanh nghiep nha nuoc 220 4,31 ,617 ,042 4,23 4,40 2 5

Chuyen gia 170 4,20 ,582 ,045 4,11 4,29 3 5

Total 390 4,26 ,604 ,031 4,20 4,32 2 5

Nang cao nhan thuc cua nguoi dan

ve ung dung TMDT se gop phan lam

cho TMDT phat trien

Doanh nghiep nha nuoc 220 4,36 ,577 ,039 4,29 4,44 2 5

Chuyen gia 170 4,28 ,578 ,044 4,19 4,37 3 5

Total 390 4,33 ,578 ,029 4,27 4,39 2 5

Page 236: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

70

PHỤ LỤC 3:

Nguồn: Phòng Mạng & Dịch vụ, VNPT TT-Huế, năm 2015

Hình 3.2: Sơ đồ tổng thể các vòng ring của hệ thống lõi và truy nhập tại các VNPT tỉnh thành trong vùng KTTĐMT,

có đến tháng 11/2015

Page 237: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

71

PHỤ LỤC 4.1 - DANH SÁCH CHUYÊN GIA

Stt Mã Họ tên Địa chỉ SĐT Email

1 DNG1 Kieu Thi Thu Hoai 45 Yen Bai - Da Nang 914046046 [email protected]

2 DNG2 Le Thi Hong Ngoc 50/9 Tran Xuan Le, Q. Thanh Khe, TP Da Nang 935862860 [email protected]

3 DNG3 Dinh Thi Cam Tu 24 Tran Phu, Tp Da Nang 932424977 [email protected]

4 DNG4 Ngo Minh Anh So Thong Tin Va Truyen Thong Da Nang 5114849979 [email protected]

5 DNG5 Nguyen Phuc Vinh Trung Tang 24, So 24 Tran Phu, Tp Da Nang 5113840125 [email protected]

6 DNG6 Ta To Nhu 24 Tran Phu, Da Nang 1208793050 [email protected]

7 DNG7 Le Quang Mung 72 An Duong Vuong 935288674 [email protected]

8 DNG8 Phan Tan Luan 24 Tran Phu - Da Nang 905948950 [email protected]

9 DNG9 Le Quoc Tuan 346 Duong 2/9 Da Nang 5113555777 [email protected]

10 DNG10 Nguyen Thi Que Thu 346 Duong 2/9, Q.Hai Chau, Tp Da Nang 5113832907 [email protected]

11 DNG11 Pham Quoc Viet 346 Duong 2/9, Tp Da Nang 5113893779 [email protected]

12 DNG12 Pham Ba Dang Viet 946 Duong 2/9, Q.Hai Chau, Tp Da Nang 5113832871 [email protected]

13 DNG13 Le Xuan Son 498/7 Tran Cao Van - Da Nang 914000455 [email protected]

14 DNG14 Tran Minh Hien 402/80 Trung Nu Vuong - Da Nang 914242345 [email protected]

15 DNG15 Nguyen Quy Danh K96/29 Hai Ho - Da Nang 914311789

16 DNG16 Tran Ngoc Chinh 47 Tran Phu - Da Nang 913495977

17 DNG17 Hoang Quoc Thai 47 Tran Phu - Da Nang 914001459

18 DNG18 Tran Vu Hieu 12 Ly Trien, Thanh Khe, Da Nang 915396660 [email protected]

19 DNG19 Dang Huy Hoa 47 Tran Phu, Q.Hai Chau, Da Nang 917661788 [email protected]

20 DNG20 Doan Ngoc Sinh 47 Tran Phu - Da Nang 905241978 [email protected]

21 DNG21 Huynh Xuan Tuy 47 Tran Phu, Q.Hai Chau, Da Nang 5113837373 [email protected]

22 DNG22 Ta Ngoc Vy 47 Tran Phu - Da Nang 5113893119

23 DNG23 Le Manh Hoang 346 Duong 2/9 - Q.Hai Chau - Da Nang 914000369 [email protected]

24 DNG24 Pham Thanh Hung 148/52 Y Lan Nguyen Phi 914286285

25 DNG25 Ho Thi Diem Phuong 47 Tran Phu - Da Nang 913457657 [email protected]

26 DNG26 Vo Diem Huong 47 Tran Phu - Da Nang 903503655

27 DNG27 Le Thanh Duan 47 Tran Phu - Da Nang 5113893119

Page 238: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

72

28 DNG28 Nguyen Nho Tuy 141/35 Tieu La - Da Nang 913495977 [email protected]

29 DNG29 Nguyen Chuong Duc 53 Thanh Thuy, Tp Da Nang 905297675 [email protected]

30 DNG30 Ha Ton Bao So Thong Tin & Truyen Thong 5113840800 [email protected]

31 DNG31 Pham Thi Can 40 Le Loi, Tp Da Nang 913410455 [email protected]

32 DNG32 Nguyen Xuan Son 40 Le Loi, Da Nang 913412829 [email protected]

33 DNG33 Nguyen Thi Lien Em 40 Le Loi - Cong Ty CPTK Vien Thong Tin Hoc Da Nang 914077577 [email protected]

34 DNG34 Tran Hoai An 40 Le Loi - Da Nang 913443959 [email protected]

35 DNG35 Nguyen Thi Hong Ha 16 Phan Boi Chau - Tp Da Nang 918336770 [email protected]

36 DNG36 Ngo Nhat Hai 40 Le Loi - Da Nang 914000977 [email protected]

37 DNG37 Tran Khac Phuc 40 Le Loi - Da Nang 914081343 [email protected]

38 DNG38 La Xuan Vinh 40 Le Loi - Da Nang 903555666

39 DNG39 Tran Ngoc Quynh 9/10 Ton Dan - Q.Cam Le - TP Da Nang 5113886489

40 QNM40 Nguyen Viet Ha 2A Tran Phan Boi Chau, Tp Tam Ky, Quang Nam 913480002 [email protected]

41 QNM41 Cao Dinh Tan 09 Luong Van Can, Tp Tam Ky, Quang Nam 913005009

42 QNM42 Nguyen Thi Thu Thuy 671 Tran Hung Dao, TP Tam Ky 913747039

43 QNM43 Ngo Ai Van 2A Phan Boi Chau, Tam Ky, Quang Nam 5103859777 [email protected]

44 QNM44 Pham Hong Vu Nui Thanh, Quang Nam 5103813555

45 QNM45 Pham Phu Viet Nghia 02 Phan Boi Chau, Tam Ky, Quang Nam 914026025

46 QNM46 Nguyen Thi Thanh Phung 23 Tran Quy Cap, Tam Ky, Quang Nam 913450045

47 QNM47 Nguyen Hong Quang 02 Phan Boi Chau, Tam Ky, Quang Nam 5103822999 [email protected]

48 QNM48 Nguyen Tri Trung 130 Truong Dinh, Tam Ky Quang Nam 913838879

49 QNM49 Ngo Van Hiep 32 Ho Xuan Huong, Tam Ky, Quang Nam 913490490

50 QNM50 Le Thanh Hieu VNPT Quang Nam 913480002 [email protected]

51 QNM51 Nguyen Tien Minh 113 Truong Dinh, Tam Ky, Quang Nam 914136567 [email protected]

52 QNM52 Nguyen Van Binh 02A Phan Boi Chau, Tam Ky, Quang Nam 913484234 [email protected]

53 QNM53 Tran Van Hau 43 Truong Dinh, Tam Ky, Quang Nam 914055567 [email protected]

54 QNM54 Phan Phi Thang Tam Anh Nam - Nui Thanh - Quang Nam 1277593979 [email protected]

55 QNM55 Ho Duy Toan Vien Thong Quang Nam 913480052 [email protected]

56 QNM56 Hoang Danh Phu Cong Ty CPXL & PTDV Buu Dien Quang Nam 914226357 [email protected]

57 QNM57 Nguyen Van Quoc An My, Tam Ky, Quang Nam 5103819189 [email protected]

58 QNM58 Pham Thi Ngoc Quyen 50 Hung Vuong, Tam Ky, Quang Nam 983145339 [email protected]

Page 239: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

73

59 QNM59 Tran Thanh Tri 50 Hung Vuong, Tam Ky, Quang Nam 914716746 [email protected]

60 QNM60 Truong Thanh Binh 50 Hung Vuong, Tam Ky, Quang Nam 905254504 [email protected]

61 QNM61 Luong Hoai Nhon 01 Chau Thuong Van - Tam Ky - Quang nam 969266261 [email protected]

62 QNM62 Tran Huu Phu 167 Le Thanh Tong, Tp Tam Ky 948739333 [email protected]

63 QNM63 Nguyen Thi Quynh Lam 50 Hung Vuong, Tam Ky, Quang nam 904502789 [email protected]

64 QNM64 Cao Chi Lan 625/28C Phan Chau Trinh, Tam Ky, Quang Nam 918104777 [email protected]

65 QNM65 Truong Thai Son 50 Hung Vuong, Tam Ky, Quang Nam 5103811760 [email protected]

66 QNI66 DANG VAN THINH 118 Hung Vuong, TP QNgai 918098609

67 QNI67 BUI THIEM TIN So TTTT QNgai 916519288

68 QNI68 LE HOANG VU 68 Quang Trung, TP QNgai 914063336 [email protected]

69 QNI69 LE HOANG LONG 319 Phan Dinh Phung, TP QNgai 553817937 [email protected]

70 QNI70 NGUYEN THI MY THUAN VNPT Quang Ngai 913470899 [email protected]

71 QNI71 TRAN KIM THAO VNPT Quang Ngai 914233744 [email protected]

72 QNI72 HA ANH TRIET VNPT Quang Ngai 914101111 [email protected]

73 QNI73 NGUYEN HUU DUC VNPT Quang Ngai 913442999 [email protected]

74 QNI74 VO THANH THUAN K.TT La Ha, Tu Nghia 914067117 [email protected]

75 QNI75 NGUYEN QUOC HAI VNPT Quang Ngai 913400028

76 QNI76 LE VAN HIEP 189 Phan Dinh Phung, TP Quang Ngai 553836536 [email protected]

77 QNI77 NGUYEN DINH DAM Buu dien tinh Quang Ngai 914027211 [email protected]

78 QNI78 TRUONG CONG NGOAN 70 Quang Trung, TP QNgai 553717375

79 QNI79 NGUYEN TIEN LUC 70 Quang Trung, TP QNgai 553717375 [email protected]

80 QNI80 TON LONG THANH 199/24/14 Bui Thi Xuan, QNgai 914156523

81 QNI81 HA NAM PHUONG Buu dien Quang Ngai 553717375

82 QNI82 TON LONG DINH 70 Quang Trung, TP Quang Ngai 553717375

83 QNI83 DO QUANG NGHIA 146 Le Trung Dinh, TP Quang Ngai 914257369 [email protected]

84 QNI84 NGUYEN THANH THAO 146 Le Trung Dinh, QNgai 918297071 [email protected]

85 QNI85 TRAN MANH NGUYEN 80 Phan Dinh Phung, TP Quang Ngai 918330729 [email protected]

86 QNI86 NGUYEN CONG CHUNG Ngan hang chinh sach xa hoi tinh Quang Ngai 913445886 [email protected]

87 QNI87 TRAN LONG KHANH 27 Phan Dinh Phung, QNgai 1248980777 [email protected]

88 QNI88 TON LONG HUAN Hem 425 Hung Vuong, QNgai 914192235 [email protected]

89 QNI89 LE TAN SI 02/36 Ngo Si Lien, QNgai 913493333 [email protected]

Page 240: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

74

90 QNI90 BUI NHAT HAI Truong DH Pham Van Dong, QNgai 972762562 [email protected]

91 QNI91 NGUYEN MANH HUNG So thong tin va truyen thong Quang Ngai 982562277 [email protected]

92 QNI92 TRAN MANH TUONG 118 Hung Vuong, QNgai 913489116 [email protected]

93 QNI93 PHAM DONG DUONG Tinh Hiep, Son Tinh, QNgai 982144455 [email protected]

94 QNI94 NGUYEN HUYNH DUONG 118 Hung Vuong, QNgai 935342004 [email protected]

95 QNI95 DANG BAO HY So TTTT QNgai 919685667

96 BDH96 HO THI MINH QUYEN 460 Tran Hung Dao, TP Quy Nhon, BD 562210517 [email protected]

97 BDH97 NGUYEN VAN BINH 460 Tran Hung Dao, TP Quy Nhon, BD 562210517 [email protected]

98 BDH98 NGUYEN TRUONG GIANG 460 Tran Hung Dao, TP Quy Nhon, BD 562210517 [email protected]

99 BDH99 NGO DUY TRUNG 100B Nguyen Hue, QNhon, BD 563829922

100 BDH100 TRAN THI THO 57/21/2 Hai Ba Trung, Quy Nhon, BD 917645845 [email protected]

101 BDH 101 LE QUOC VIET 264/7 Nguyen Thai Hoc, QNhon, BD 916494679

102 BDH102 TRAN NGOC VINH 75 Mai Xuan Thuong, TP QNhon 562210515 [email protected]

103 BDH103 NGUYEN DAI ANH PHI 69 Nguyen Dinh Thu, QNhon 936345348 [email protected]

104 BDH104 BUI VAN TRUYEN To 20 KV3, P.Le Hong Phong, TP QNhon, BD 914833889 [email protected]

105 BDH105 DANG THI KIM TUYEN 75 Mai Xuan Thuong, TP QNhon 1633187900 [email protected]

106 BDH106 NGUYEN THAI HOC 749/21 Tran Hung Dao, TP QNhon 989278858 [email protected]

107 HUE107 TRAN QUOC ANH 8 Hoang Hoa Tham, tp Hue 543828809 [email protected]

108 HUE108 NGUYEN QUOC HIEN 8 Hoang Hoa Tham, tp Hue 912101418 [email protected]

109 HUE109 TRUONG VAN BINH 263 Dien Bien Phu, TP Hue 914025333 [email protected]

110 HUE110 VO HUU MINH KHOI KV6, Thi tran Phu Loc, TT Hue 905842266 [email protected]

111 HUE111 BUI MINH DUC 11 Phung Chi Kien, Xuan Phu, Tp Hue 914051234 [email protected]

112 HUE112 NGUYEN HAI DIEN Huong Toan, Huong Tra, TP Hue 905775253 [email protected]

113 HUE113 HO NGOC THI 02 Ton Duc Thang, TP Hue 905559005 [email protected]

114 HUE114 LE THANH CAT 51C Hai Ba Trung, TP Hue 543823451 [email protected]

115 HUE 115 NGUYEN KIM TUNG 9/9 Kiet 87 Lich Doi, TP Hue 914125421 [email protected]

116 HUE116 NGUYEN XUAN HUNG 16 Le Loi, TP Hue 905655223 [email protected]

117 HUE117 TRAN CAO SI HAI 2 Le Hong Phong 983514449 [email protected]

118 HUE118 NGUYEN NGOC LOI 2 Le Hong Phong, TP Hue 543812363 [email protected]

119 HUE119 NGUYEN HUY HOANG 97 Pham Ngu Lao, TP Hue 935105299 [email protected]

120 HUE120 PHUNG KIM PHUC Khach san Muong Thanh Hue 1234251511 [email protected]

Page 241: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

75

121 HUE121 LE HUYNH LAM 8 Hoang Hoa Tham, tp Hue 914156547 [email protected]

122 HUE122 MAI VAN MUOI 8 Hoang Hoa Tham, tp Hue 913425002 [email protected]

123 HUE123 HOANG MINH VU 20 Le Hong Phong, tp Hue 914424666 [email protected]

124 HUE124 HAC MINH PHUC 7/11 Huyen Tran Cong Chua, TP Hue 914066789 [email protected]

125 HUE125 LE VINH CHIEN 6 Le Loi, Hue 543822723 [email protected]

126 HUE126 LE QUOC THINH 6 Le Loi, TP Hue 988131913 [email protected]

127 HUE127 NGUYEN VIET MINH QUANG 256/2 Phan Chu Trinh, Tp Hue 905851545 [email protected]

128 HUE128 NGUYEN PHAN NAM 5 Le Loi. Tp hue 905821818 [email protected]

129 HUE129 LE QUY ANH HUNG 9 Ngo Quyen, Tp Hue 934792777 [email protected]

130 HUE130 VO HOAI TRUNG 54 Truong Chinh, Tp Hue 914037777 [email protected]

131 HUE131 NGUYEN QUOC HUY 36 Pham Van Dong, Tp Hue 903539949 [email protected]

132 HUE132 NGUYEN VAN MINH 3 Cao Xuan Duc, TT Hue 935459449 [email protected]

133 HUE133 NGUYEN LE CONG THANG 17 Nguyen Cong Tru, TP Hue 913425115 [email protected]

134 HUE134 NGUYEN ANH PHONG 20 Ha Noi, Tp Hue 543976666 [email protected]

135 HUE135 LY ANH MINH 27/34 Nguyen Tri Phuong, TP Hue 935125222 [email protected]

136 HUE136 BUI HOANG MINH 36 Pham Van Dong, Tp Hue 916184796 [email protected].

137 HUE137 LE DUY SU 36 Pham van Dong, TP Hue 914042367 [email protected]

138 HUE138 HO THUY SON So thong tin va truyen thong TT Hue 946370369 [email protected].

139 HUE139 TRAN LE THI KIM QUY So thong tin va truyen thong TT Hue 909411401 [email protected].

140 HUE140 THUY TIEN 137/7 Phan Boi Chau, Tp Hue 989156702 [email protected]

141 HUE141 LE CAO VINH PHUC 78 Hung Vuong, TP Hue 543811900 [email protected]

142 HUE142 TON THAT MINH LOC 36 Pham Van Dong, Tp Hue 914019433 [email protected]

143 DNG143 Pham Ngoc Linh 40 Le Loi - Q.Hai Chau, Tp Da Nang 913413248 [email protected]

144 DNG144 DUONG MINH HOANG 428 Dien Bien Phu, Quan Thanh Khe, TP Da Nang 903577566 [email protected]

145 DNG145 NGUYEN NHU LUAN 356/64 Hoang Dieu, TP DN 905168223 [email protected]

146 DNG146 NGUYEN THANH NHAN 202 To Huu, TP DN 918545818 [email protected]

147 DNG147 TRAN HUU PHUOC 428 Dien Bien Phu, DN 905234787 [email protected]

148 DNG148 NGO ANH TUAN 428 Dien Bien Phu, DN 903555666 [email protected]

149 DNG149 ONG ICH DUY 428 Dien Bien Phu, TP DN 5113794499 [email protected]

150 DNG150 NGUYEN LE HONG UYEN 24 Le Thanh Ton, TP DN 5113886426 [email protected]

151 DNG151 NGUYEN THI LE To 7A, P.Hoa An, Q.Cam Le, TP DN 902552349 [email protected]

Page 242: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

76

152 DNG152 LE VAN HOA CT TNHH Soc Vang 5113726662 [email protected]

153 DNG153 LE THO QUYEN 428 Dien Bien Phu, TP DN 905088072 [email protected]

154 DNG154 HOANG THI ANH CHI 24 Le Thanh Ton, DN 905039988 [email protected]

155 DNG155 HOANG DINH YEN 24 Le Thanh Ton, TP DN 914333400 [email protected]

156 DNG156 NGO MANH CUONG 263/6 Nguyen Van Linh, Thac Gian, Thanh Khe, DN 903583113 [email protected]

157 DNG157 LE DINH BIEN 91 Hai Son. TP DN 914501968 [email protected]

158 DNG158 LE TIEN NAM 24 Le Thanh Ton, TP DN 913422288 [email protected]

159 DNG159 TRAN TRONG HUY 24 Le Thanh Ton, TP DN 5113840676 [email protected]

160 DNG160 LE HOANG NGUYEN 24 Le Thanh Ton, TP DN 913552529 [email protected]

161 DNG161 PHAM KHAC THIEN TUONG 24 Le Thanh Ton, TP DN 912922727 [email protected]

162 DNG162 LE THI THANH VAN 24 Le Thanh Ton, DN 5113886426 [email protected]

163 DNG163 NGUYEN NGOC NGHIA 24 Le Thanh Ton. TP DN 9014901905 [email protected]

164 DNG164 TRAN LE THE VINH 24 Le Thanh Ton, DN 5113892875 [email protected]

165 DNG165 NGUYEN HUA MINH 24 Le Thanh Ton, DN 914126126 nhminh.vdc.com.vn

166 DNG166 PHAM THE SON 24 Le Thanh Ton, DN 903502331 [email protected]

167 DNG167 PHAM XUAN THANH 24 Le Thanh Ton, DN 914081008 [email protected]

168 QNM168 NGUYEN VAN LOC Nam Phuoc, Duy Xuyen, QNam 905300577 [email protected]

169 DNG169 PHAM CONG MINH 5 Le Lai, DN 918384466 [email protected]

170 DNG170 NGUYEN SONG TUNG 128 Yen Bay, DN 919997377 [email protected]

Page 243: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

77

PHỤ LỤC 4.2 - DANH SÁCH KHÁCH HÀNG

Stt Mã Họ tên Địa chỉ SĐT Email

1 HUE01 NGUYEN TRAN HUYEN TRANG Phu Vang, Thua Thien Hue 905468112 [email protected]

2 HUE02 TRUONG THI HUONG XUAN Dai Hoc Kinh Te, tp Hue 986999590 [email protected]

3 HUE03 DANG THI KIM THANH 40/77 Ho Dac Di, TP Hue 932513527 [email protected]

4 HUE04 Le Trung Tu 27B Kiet 8 Ton That Canh, Tp Hue, TT Hue 906555066 [email protected]

5 HUE05 Le Trung Nhat Minh 39 Truong Chinh, TP Hue, TT Hue 911939636 [email protected]

6 HUE06 Le Van Tao 11 Pham Van Dong, Tp Hue, TT Hue 905706395 [email protected]

7 HUE07 Le Dac Oanh 8 Kiet 198 Phan Chau Trinh, TP Hue 914050999 [email protected]

8 HUE08 NGUYEN VAN PHANH Thuy Bang, Huong Thuy, Hue 1657566466 [email protected]

9 HUE09 PHAN TAN HUNG 34 Le Loi, Hue 983741326 [email protected]

10 HUE10 LE THI MINH TRANG 17/34 Nguyen D, Tp Hue 935696921 [email protected]

11 HUE11 Vu Thi Khanh Hoa Pham Van Dong, Hue 1671134589 [email protected]

12 HUE12 PHAN VAN TIEN TAI Kiet 33 Nguyen Cong Tru, TP Hue 979258595 [email protected]

13 HUE13 HOANG TRINH KIM NGAN So 4, Kiet 11, Ngo Thoi Nham, TT Hue 904469255 [email protected]

14 HUE14 LE THI NY 92 Nhat Le, TP Hue 1632693126 [email protected]

15 HUE15 MAI PHAN HUYEN TRANG 15/34 Nguyen Tri Phuong, Hue 98621119 [email protected]

16 HUE16 NGUYEN HA NHAT QUANG 42 Hai Ba Trung, TP Hue 96887111 [email protected]

17 HUE17 PHAN VAN TIEN THO Thi tran Khe Tre, Nam Dong, TT Hue 1213556018 [email protected]

18 ĐNG01 BUI VAN QUOC 7 Tran Cao Van, TP DNG 905162789 salesgreentravelviet.com

19 ĐNG02 TRAN THI NGOC VAN 72 Quang Trung, TP ĐNG 905804080 [email protected]

20 ĐNG03 PHAM TAN DUY 27 Tang Bat Ho, Tp DNG 1206068432 [email protected]

21 ĐNG04 NGUYEN MANH GIAU 44 Hoang Dieu, TP DNG 938526061 [email protected]

22 ĐNG05 NGUYEN THI DIU Hoa Vang, TP ĐNG 935144875 [email protected]

23 ĐNG06 HOANG KIM HIEP 20 Le Dinh Duong, tp DNG 906440119 [email protected]

24 ĐNG07 DAO THI MY TRIET 134 Tran Phu, tp DNG 1698653392 [email protected]

25 ĐNG08 NGUYEN THI THUY 252 Le Duan, Tp DNG 1646766557 [email protected]

26 ĐNG09 DUONG VINH THANH 32/67 Ly Tu Trong, TP DNG 918101415 [email protected]

27 ĐNG10 VO THI HANG 32 Phan Boi Chau, Tp DNG 1679788531 [email protected]

28 ĐNG11 NGO THI KIM CUC 61/1 Hai Ho, Tp DNG 932528811 [email protected]

Page 244: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

78

29 ĐNG12 NGUYEN THI PHUONG THANH 16 Ngo Gia Tu, Tp DNG 1679932302 [email protected]

30 ĐNG13 NGO THI LIEU 256 Trieu Nu Vuong, Tp DNG 905050266 [email protected]

31 ĐNG14 Nguyen Thi Bich Thao 103 Hung Vuong, TP ĐNG 1665685304 [email protected]

32 ĐNG15 Tong Phuoc Vinh 57 Yen Bai, TP DNG 917074345 [email protected]

33 ĐNG16 Cai Quang Minh 35 Duong Dinh Nghe, TP DNG 935050688 [email protected]

34 QNM01 Hoang Quoc Viet 2 Tran Quy Cap, Tp Tam Ky 945719159 [email protected]

35 QNM02 Nguyen Thi My Hanh 177 Tran Hung Dao, TP Tam Ky 1225513117 [email protected]

36 QNM03 Le Nguyen Phuong Nhi 35 Dang Dung, TP Tam Ky 911345366 [email protected]

37 QNM04 Dang Van Long 125 Dien Bien Phu, Tp Tam Ky 914002326 [email protected]

38 QNM05 NGUYEN HUU THANH NAM 29 Tran Du, TP Tam Ky 911442525 [email protected]

39 QNM06 LE VAN TUAN 538 Phan Chu Tring, TP Tam Ky 986808375 [email protected]

40 QNM07 NGUYEN THI THUY DUYEN 12 Pham Ngu Lao, Tp Tam Ky 1655740652 [email protected]

41 QNM08 TRAN HUU ANH Nui Thanh, Quang Nam 1658922033 [email protected]

42 QNM09 NGUYEN THI ANH NHI Dien Ban, Quang Nam 1653006263 [email protected]

43 QNM10 NGUYEN DANG TRAN DUY Duy Xuyen, Quang Nam 902256311 [email protected]

44 QNM11 Doan Thi Minh Nguyet Dai Loc, Quang Nam 913684005 nguyetdtm.hue.vm.vn

45 QNM12 Nguyen Thi Nhu Anh Dien Nam, Dien Ban, Quang Nam 935360905 [email protected]

46 QNM13 LE THI MINH PHUC 81 Pham Ngu Lao, Tam Ky 1695132528 [email protected]

47 QNM14 HOANG CONG QUANG 6/1 Phan Thanh, TP Tam Ky 911345550 [email protected]

48 QNM15 TRAN HUU PHUC 29 Lac Long Quan, TP Hoi An 914479434 [email protected]

49 QNM16 HO THI SANH 67 Nguyen Tat Thanh, TP Hoi An 901994739 [email protected]

50 QNM17 TRUONG THI THUY HUONG 165 Tran Nhan Tong, Hoi An 1649825761 [email protected]

51 QNM18 TRAN THI GIANG 278 Hai Ba Trung, Tp Hoi An 905571011 [email protected]

52 QNM19 NGUYEN THI HAI YEN 39/5 Nguyen Chi Thanh, TP Hoi An 1222413401 [email protected]

53 QNM20 CUNG THI THANH 123 Le Hong Phong, TP Hoi An 912848791 [email protected]

54 QNM21 TRAN QUANG TINH UYEN 7 Le Thanh Tong, TP Hoi An 1649825002 [email protected]

55 QNM22 NGUYEN THI YEN 6 Ngo Quyen, TP Hoi An 906547835 [email protected]

56 QNM23 NGUYEN VAN DUC 52 Dong Khoi, Tp Hoi An 1227463239 [email protected]

57 QNI01 TRAN HUU HOA 41 Hai Ba Trung, TP Quang Ngai 905717546 [email protected]

58 QNI02 HOANG DUC DUNG 69 Truong Dinh, TP Quang Ngai 914051616 [email protected]

59 QNI03 NGUYEN QUOC DAN 8 Bui Thi Xuan, TP Quang Ngai 913410739 [email protected]

Page 245: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

79

60 QNI04 LE THI HA UYEN 65/3 Nguyen Dinh Chieu, TP Quang Ngai 914054795 [email protected]

61 QNI05 VU THI THANH 12 Chu Van An, TP Quang Ngai 918907239 [email protected]

62 QNI06 DANG VAN KHOI 156 Nguyen Cong Phuong, TP Quang Ngai 914001902 [email protected]

63 QNI07 TONG THANH VINH 2/15 Le Quy Don, TP Quang Ngai 913468345 vinhtt.bdtth.vnpost.vn

64 QNI08 PHAN THI TUYET NHUNG 38/13 Phan Dinh Phung, TP Quang Ngai 913458336 [email protected]

65 QNI09 DUONG NU HA VY 22 Le Trung Dinh, TP Quang Ngai 914114888 [email protected]

66 QNI10 NGUYEN TUAN THANH 516 Ho Quy Ly, TP Quang Ngai 914439595 [email protected]

67 QNI11 VO TUONG LAM 3 Vo Thi Sau, TP Quang Ngai 914156547 [email protected]

68 QNI12 VO THI MINH NGUYET 2/10 Tran Thu Do, TP Quang Ngai 918876001 [email protected]

69 QNI13 HO VAN HOC 44 Tran Quang Khai, TP Quang Ngai 914066456 [email protected]

70 QNI14 NGUYEN DUY HIEU 4/13 Truong Chinh, TP Quang Ngai 543828646 [email protected]

71 QNI15 PHAN DINH HAI Mo Duc, Quang Ngai 913426123 [email protected]

72 QNI16 PHAM HUU DAT Nghia Hanh, Quang Ngai 543528664 [email protected]

73 QNI17 NGUYEN THI TUOI Sơn Ha, Quang Ngai 975175150 [email protected]

74 QNI18 LE THI TUONG VI Tra Bong, Quang Ngai 935742708 [email protected]

75 QNI19 NGO THI GAI Tu Nghia, Quang Ngai 912679005 [email protected]

76 BĐH01 NGUYEN TRAN QUYNH GIAO 9/36 Dong Da, TP Quy Nhon 914208555 [email protected]

77 BĐH02 TRAN NGOC ANH UYEN 363 Le Hong Phong, Tp Quy Nhon 919955091 [email protected]

78 BĐH03 LE THI MINH THUY 81 Mai Xuan Thuong, Tp Quy Nhon 543882333 [email protected]

79 BĐH04 NGUYEN MIEN CHUONG 112 Nguyen Hue, Tp Quy Nhon 1238800777 nmchuong.sttttthuathienhue.gov.vn

80 BĐH05 TRAN NGOC MAI 32 Ha Huy Tap, Tp Quy Nhon 961232345 tnmai.sttttthuathienhue.gov.vn

81 BĐH06 HOANG THI DUC MAN 746 Tran Hung Dao, Tp Quy Nhon 945287557 htdman.sttttthuathienhue.gov.vn

82 BĐH07 Nguyen Thi Loan 51 Nguyen Thai Hoc, Tp Quy Nhon 1649825399 [email protected]

83 BĐH08 Nguyen Hoang Hai Yen 9 Ham Nghi, Tp Quy Nhon 934747781 [email protected]

84 BĐH09 Nguyen Thi Linh Ha 41/9 Nguyen Tat Thanh, Tp Quy Nhon 1287561179 [email protected]

85 BĐH10 Dao Thi Ngoc Thao 66 Bach Dang, Tp Quy Nhon 972697223 [email protected]

86 BĐH11 Dang Nguyen Hoang Anh Nhon, Tinh Binh Dinh 947733099 [email protected]

87 BĐH12 Nguyen Thi Tuyet Trinh Phu My, Tinh Binh Dinh 1214513671 [email protected]

88 BĐH13 NGUYEN THI BAO CHI 15 Nguyen Lu, Tp Quy Nhon 914065304 [email protected]

89 BĐH14 HOANG MY LAN Phu Cat, Tinh Binh Dinh 977125510 [email protected]

90 BĐH15 PHAM TUAN 01 Luu Huu Phuoc, Tp Quy Nhon 905711687 [email protected]

Page 246: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

80

91 BĐH16 NGUYEN KIM ANH Phu Phong, Son Tay, Tinh Binh Dinh 1687433240 [email protected]

92 BĐH17 NGUYEN THI HOA 9 Tran Binh Trong, TP Quy Nhon 1693307893 [email protected]

93 BĐH18 PHAM THI MY CHI Vinh Thanh, Tinh Binh Dinh 934972872 [email protected]

94 BĐH19 TRAN DANH TIEN ANH 2 Ngo May, Tp Quy Nhon 1677285881 [email protected]

95 BĐH20 DANG XUAN TUAN LONG 279 Xuan Dieu, Tp Quy Nhon 935854666 [email protected]

96 BĐH21 PHAN THI VE 17 Le Loi, Tp Quy Nhon 944206555 [email protected]

97 BĐH22 TRAN LE THI KIM QUY 35/7 Tay Son, Tp Quy Nhon 909411401 [email protected]

98 BĐH23 DO XUAN HUYEN 74 Le Duc Tho, TP Quy Nhon 914191800 [email protected]

99 BĐH24 NGUYEN THI THU THUY 65 Han Mac Tu, Tp Quy Nhon 913434601 [email protected]

Page 247: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

81

PHỤ LỤC 4.3 - DANH SÁCH DOANH NGHIỆP

Stt Mã Tên doanh nghiệp Địa chỉ SĐT Email

1 HUE01 CTCP xay lap Thua Thien Hue lo 9 Pham Van Dong, phuong Vi Da, Hue 543821510 [email protected]

2 HUE02 Khach san Duy Tan 12 Hung Vuong, TP Hue 543825001 [email protected]

3 HUE03 NGTMCP CONG THUONG VN-CN TT HUE 20 Ha Noi, TP Hue 543976666

4 HUE04 Indochine hotel 105A Hung Vuong, TP Hue 914426427

5 HUE05 CONG TY TNHH SAI GON MORIN - HUE 30 Le Loi - Hue 543823526

6 HUE06 CONG TY CO PHAN THUAN AN Thon An Hai, Thi Tran Thuan An, Phu Vang,

TT Hue

543983333

7 HUE07 CONG TY CP DU LICH QUANG TRI - CN HUE 17 Nguyen Cong Tru, TP Hue 543838666 [email protected]

8 HUE08 BUU DIEN TINH - TT HUE 8 Hoang Hoa Tham, TP Hue 543823466

9 HUE09 KHACH SAN MUONG THANH HUE 38 Le Loi, Hue 543936688 [email protected]

10 HUE10 NGAN HANG TMCP NGOAI THUONG VN - CN

HUE

78 Hung Vuong, Hue 543811900

11 HUE11 LARESIDENCE HOTEL & SPA 05 Le Loi, TP Hue 543837475

12 HUE12 CONG TY CP DU LICH XANH HUE - VNECO 2Le Loi, TP Hue 542220555 [email protected]

13 HUE13 CONG TY TNHH DL BEN THANH - PHU XUAN 9 Ngo Quyen, TP Hue 543837382

14 HUE14 CONG TY TNHH 1 TV HOANG VIET THANG 187 Dien Bien Phu, TP Hue 543931133 [email protected]

15 HUE15 CONG TY TNHH ME XUNG THIEN HUONG 20 Chi Lang, TP Hue 546511246

16 HUE16 CTY TNHH Q.CAO & THUONG MAI HAI DUONG 197 Pham Van Dong, TP Hue 543823853

17 HUE17 CONG TY CP TRUONG PHU 189 Pham Van Dong, TP Hue 542211587

18 HUE18 SIEU THI NOI THAT THANH LICH 50-52 Nguyen Hue, TP Hue 543827919

19 HUE19 VNPT THUA THIEN HUE 8 Hoang Hoa Tham, TP Hue 543823468

20 HUE20 KHACH SAN MONDIAL 17 Nguyen Hue, Hue 543945599 [email protected]

21 QNM21 CT CP D.LICH BIEN NGU HANH SON Duong Vo Nguyen Giap, Son Tra, Da Nang 543967094 thunguyen@theoceanvillas.

com.vn

22 DNG22 CT TNHH T.VAN VA XAY DUNG NGUYEN

TRUNG

Thon Tong Cooi, Ha Ba, Dong Giang, Quang

Nam

913443194

23 DNG23 CT TNHH F.P.T - HUU DUC VI 112 Phan Chau Trinh, Phuoc Ninh, Hai

Chau, TP DN

942007567

Page 248: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

82

24 DNG24 CT TNHH DV DL THAI LONG HOANG 306 Hai Phong, TP DN 916701357

25 DNG25 CT TNHH TM&DV KY THUAT DAU KHI AU CO K240/28 Le Duan, DN 5113607879

26 DNG26 CT TNHH TM DUOC THUAN GIA 77 Tran Binh Trong, DN 914694979

27 DNG27 CUA HANG XANG DAU SO 28 Duong Tran Thanh Tong, Q .Son tra, DN 914019194

28 DNG28 CT TNHH VI KY 02 Quang Trung, DN 913420111

29 DNG29 TONG CONG TY 789 2 Moision, Da Nang 903598971

30 DNG30 TRUONG BUU CHINH VIEN THONG Nguyen Sinh Sac, DN 942017372

31 DNG31 CT TNHH 1 TV TVXD BACH KHOA NGUYEN 22 An Cu 3. Q.Son Tra, DN 979958877

32 DNG32 TRUNG TAM GDCN THONG TIN Tang 11 so 2 Quang Trung, DN 913497545

33 DNG33 CT TNHH DUY THANH Huynh Ngoc Le, DN 914286285

34 DNG34 CT CP DAU TU PHAT TRIEN VIEN THONG I.B.G 40 Le Loi, Q.Hai Chau, DN 5113561222 [email protected]

35 DNG35 CT CP THIET KE VIEN THONG TIN HOC DA

NANG

40 Le Loi, DN 5113886489

36 DNG36 CT DUOC TRUNG UONG 3 121 Ngo Gia Tu, DN 1237612579

37 DNG37 CT CP CAO SU DA NANG Khu CN oa Khánh, DN 945989996

38 DNG38 CT CP DUY DAI 12 Le Loi, DN 913438999

39 DNG39 CT TNHH MTV KD KHI HOA LONG MIEN TRUNG 33 Nguyen Suy, Hai Chau, DN 5113629887

40 DNG40 CT TNHH TM&DV DU LICH THAI HA 39 Nguyen Cu Trinh, Hai Chau, DN 5113641234 [email protected]

41 DNG41 CT TNHH MTV TM QNDN 18-20 Hoang Hoa Tham, Thanh Khe, DN 5113818512

42 DNG42 CT CP KDL BAC MY AN Duong Vo Nguyen Giap, Ngu Hanh Son, DN 511384788

43 DNG43 CT TNHH TM&DV DU LICH TUYET LE 86 Nui Thanh, DN 918355659 [email protected]

44 DNG44 CT TNHH NHAT TRUNG 21 Ba Huyen Thanh Quan, DN 905807888

45 DNG45 PULLMAN BEACH RESORT DANANG Vo Nguyen Giap, Ngu Hanh Son, Da Nang 5113958888 [email protected]

46 DNG46 CT TNHH MTV VINPEARL DA NANG Ngu Hanh Son, DN 51139749966

47 DNG47 CT CP DICH VU CAP TREO BA NA Hoa Ninh, Hoa Vang, DN 5113791791

48 DNG48 DNTN DANG THANH 151 Ton Duc Thang, DN 913459737

49 DNG49 CT TNHH TU VAN & XAY DUNG 23 17 Doan Quy Phi, Hoa Cuong Nam, Hai

Chau, DN

913429856

50 DNG50 CT CP DIA CAU 325 Ngo Quyen, DN 5113924888

51 DNG51 KHACH SAN NOVOTEL 36 Bach Dang, DN 5113929999

52 DNG52 CT TNHH MTV MOC MIEN HOA 130/58 Dien Bien Phu, DN 918929518

Page 249: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

83

53 DNG53 CT CP TU VAN XD THANH CONG 19/15 Quang Trung, Hai Chau 1, Hai Chau, DN 5113797571 [email protected]

54 DNG54 CT TNHH DT SILER SHONES Vo Nguyen Giap, Khue My, NHS, DN 5113918888

55 DNG55 CT TNHH PHONG THAI Lo7, B32, Hoa Minh, Lien Chieu, DN

56 QNM56 CT CP AN THINH 15 Hung Vuong, Tam Ky, QNam 5103810208 [email protected]

57 DNG57 NHTMCP SAI GON HA NOI - PGD HUNG VUONG 414 Hung Vuong, Thanh Khe. DN 5113849998

58 DNG58 CT TNHH XAY LAP BA DINH 27 Duy Tan, DN 914132555

59 DNG59 NH TMCP CONG THUONG - CN DA NANG 172 Nguyen Van Linh, DN 913409292

60 DNG60 CT TNHH MTV DUONG THAC BAO 127 Thai Thi Boi, P.Chinh Quan, Q. Thanh

Khe, DN

903500646

61 DNG61 CT TNHH TM & DV VAN TAI HONG LOI 70 Thu Khoa Huan, Q.Son Tra, DN 5113836635 [email protected]

62 DNG62 KHACH SAN TOURANE Vo Nguyen Giap, NHS, DN 5113932666 touranehotel

63 DNG63 CT TNHH MTV KHOA CAU VONG 36 Le Phung Hieu, Son Tra, DN [email protected]

64 DNG64 CT CP NECOTEX DA NANG Khu Xuan Thieu, P.Hoa Hiep Nam, Q.Lien

Chieu, DN

65 DNG65 CT CP DV XUAT BAN GIAO DUC TAI DA NANG 15 Nguyen Chi Thanh, Q.Hai Chau, Da Nang

66 DNG66 CT TNHH TM&DV HANA KIM DINH 50 Bach Dang, Q. Hai Chau, DN

67 DNG67 CT TNHH TMDV & DTPT HOANG MANH NAM 159 Tran Quang Khai, Q.Son Tra, DN

68 DNG68 CT TNHH TM&DV TRUONG HIEU Lo 04 B1.2, KDC Phao Le, P.My An, NHS, DN

69 DNG69 CT TNHH BAC SY GIA DINH 73 Nguyen Huu Tho, Q.Hai Chau - Da Nang

70 DNG70 CT CP C.A.T.1 106 Le Loi, Q.Hai Chau, DN

71 DNG71 Cong Ty Co Phan 579 - STT Tang 12 Vĩnh Trung Plaza, Thanh Khe, DN

72 DNG72 Cong Ty TNHH Vu Hung Thon Mieu Bong - Huyen Hoa Vang - Da Nang

73 DNG73 Cong Ty Co Phan Dau Tu Duc Truong Sai Gon 30 - Phan Dang Luu - Q.Hai Chau - Da Nang

74 DNG74 Cong Ty TNHH VBN.T.C Lo 7 - Khu D - Q.Son Tra - Da Nang

75 DNG75 Cong Ty TNHH 1 TV TM va DV Thai Gia 39-41 Ngo Gia Tu, Q. Hai Chau

76 DNG76 Cong Ty TNHH Nguyen Quoc Dung 198 - Tran Phu - Q.Hai Chau - Da Nang

77 DNG77 Cong Ty Co Phan 28 Da Nang 67 Q.Hai Chau - Da Nang

78 DNG78 Cong Ty CP Xay Lap Va TM Tan Khang Lo L03 - KDC So 12 Ho Xuan Huong, Q.

Ngu Hanh Son

79 DNG79 Cong Ty CPTM va XNK Cau Rong 102 - Truong Nu Vuong - Q.Hai Chau - Da Nang

80 DNG80 Cong Ty CP Tap Doan Cuong Hung Thinh 25 - Tran Ke Xuong - Q.Hai Chau - Da Nang

Page 250: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

84

81 DNG81 Cong Ty TNHH DV va Xay Lap Thinh Tran To 3 - P. Tam Thuan, Q.Thanh Khe - Da Nang

82 DNG82 Cong Ty TNHH 1 TV Dau Tu Xay Dung Hai Van Long 52 - Nguyen Chi Thanh - Q.Hai Chau - Da Nang

83 DNG83 Cong Ty CP Dich Vu Xuat Ban Giao duc tai Da Nang 101 - Tran Huy Lieu - Q. Cam Le - Da Nang

84 DNG84 Cong Ty CP Tap Doan Xay Dung Anh Phat 10 - Nguyen Thien Thuat - Q. Hai Chau - Da

Nang

85 DNG85 Cong Ty TNHH Thanh Khai 429 Tran Cao Van - Da Nang

86 DNG86 BIDV Da Nang 90 Nguyen Chi Thanh - Q. Hai Chau - Da Nang

87 DNG87 DNTN Huu Viet 53 Tran Khai Chan - Q.Son Tra - Da Nang 914443639

88 DNG88 Cong Ty TNHH Thuan Viet Duong so 6 - KCN An Don - Q.Son Tra - TP

Da Nang

917982789 [email protected]

m

89 DNG89 Cong Ty TNHH TM va vat Lieu Noi That Nha Moi

Xinh

314 Ngu Hanh Son, My An, Ngu Hanh Son,

Da Nang

5113957077 [email protected]

90 DNG90 Cong Ty TNHH Thuong Mai Nui Thanh 469 Nui Thanh - Q.Hai Chau - TP Da Nang 5113625766 [email protected]

91 DNG91 Cong Ty TNHH TM & DV Sea Phoenix 115 Ho Xuan Huong Ngu Hanh Son - Da Nang 914919449

92 DNG92 Cong Ty TNHH TM & DV An Hung Phat 101 Nguyen Xuan On - Tp Da Nang 905077753

93 DNG93 Cong Ty TNHH Hiep Tien 260 Nguyen Van Linh - Da Nang 5113655414 [email protected]

94 DNG94 Cong Ty CP Dat Quang 42 Han Thuyen, Da Nang 914242224

95 DNG95 CITIMARINE SERVICES (VIETNA) LIMITED 233-235 Han Thuyen, Hai Chau, Da Nang 5113612395 [email protected]

96 DNG96 Cong Ty TNHH MTV Ky Nghi Da Nang 136 - Ho Xuan Huong - Q. Ngu Hanh Son -

Da Nang

5113958766 [email protected]

97 DNG97 Chi Nhanh C.Ty CP Bong Den Phich Nuoc Rang Dong 169 Dien Bien Phu - Q. Thanh Khe - TP Da Nang 913490198 [email protected]

n

98 DNG98 Cong Ty TNHH TM & DV Thinh Tuan 425 Dien Bien Phu, Q. Thanh Khe, TP Da Nang 5112240080 [email protected]

99 DNG99 Cong Ty Co Phan Dang Hai 1254 Xo Viet Nghe Tinh - Q.Hai Chau - Da

Nang

5113611622

100 DNg100 Cong Ty Co Phan Nguyen Tac Vang 113 Chau Thi Vinh Te, Da Nang 914020777 [email protected]

101 DNG101 Cong Ty Co Phan Dien Tu Vien Thong PTC 119 Ha Huy Tap, Da Nang 5113725415 [email protected]

102 DNG102 Cong Ty TNHH MTV Duoc Pha Nam Da Nang 416 Nguyen Huu Tho, Q. Cam Le, Da Nang 5113688898

103 DNG103 Cong Ty Co Phan Dau Tu Va Xay Dung 569 14 - 15 Luong Dinh Cua, Khue Trung, Cam

Le, Da Nang

104 DNG104 Chi Nhanh Cong Ty TNHH Du Lich TM Le Phong 136 - Duong 3/2 - TP Da Nang 914014141

105 QNM105 Cong Ty TNHH DL DV Tan Thanh 60 Hung Vuong- TP Hoi An - Tinh Quang Nam 5103916718

Page 251: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

85

106 DNG106 Cong Ty TNHH DL DV Lam Luyen Thao 29 Hoang Dieu , Q. Hai Chau, TP Da Nang 5113566176

107 DNG107 Cong Ty Co Phan Tan Vinh Son 248 - Dien Bien Phu - TP Da Nang 983350407

108 DNG108 Cong Ty TNHH Trung vn Nguyen 25 Nguyen Luong Bang - Lien Chieu - Da Nang 919190967

109 DNG109 Cong Ty TNHH 1TV TM & DV Dat Minh Quy Lo 248K DC Phan Lang 1, Q. Thanh Khe,

Da Nang

110 DNG110 Cong Ty TNHH Cong Nghe Phan Mem Le Huy Dung 572 Duong 219 Q. Hai Chau

111 DNG111 Cong Ty CP Quang Cao TM & DV To Vy 237 Nguyen Chi Thanh, Q. Hai Chau, Da Nang

112 DNG112 Cong Ty TNHH 1 TV TM & DV Dang Trung Hung 32 Doan Thi Diem, Q. Hai Chau, Da Nang

113 DNG113 Cong Ty TNHH TM & DV Duc Thuy K408/A7 Hoang Dieu, Q. Hai Chau

114 DNG114 DNTN Phuong Ngoc Nguyen 198A - Phan Chau Trinh, Q. Hai Chau

115 DNG115 DNTN Hai Nam Son To 26 - P. Hoa Hiep Nam - Q. Lien chieu -

Da Nang

116 DNG116 Cong Ty TNHH 1 TV Long Canh 11/104 Chau Thuong Van - Q. Hai Chau - TP

Da Nang

117 DNG117 Cong Ty TNHH 1 TV Van Tai Huu Dao 159 - Ton Duc Thang - Q. Lien Chieu

118 DNG118 Cong Ty CP Nhat Nhan Duc 100 Ngo Gia Tu, Q. Hai Chau

119 DNG119 Cong Ty TNHH Dat Lanh 146 Le Loi, Q. Hai Chau, Da Nang

120 DNG120 Cong Ty TNHH Chien Chau 35 Co Giang, Quan Hai Chau

121 DNG121 CTCP TU VAN THIET KE XD TAN VIET KIEN A2-34 Nam Tran Thi Ly, Ngu Hanh Son, DN

122 DNG122 CT TNHH MTV VAN TAI DV & TM TRIET THUAN 86 Nguyen Ngoc Thach, Q.Hai Chau, DN

123 DNG123 CT CP TU VAN XD VA TM QUANG HUE K259 Nguyen Van Linh, Q.Thanh Khe, DN

124 DNG124 CT TNHH DU LICH LANG QUE VIET Lo 58-59 khu B3.1, to 72, Q. Hai Chau, DN

125 DNG125 CT TNHH 1 TV DU LICH SEN XANH 233 Nguyen Huu Tho, Q.Cam Le, DN

126 DNG126 CT TNHH TRUONG DUC DUNG 463 Hai Phong, Q.Thanh Khe, DN

127 DNG127 CT CP A VAN A7/10 Nguyen Du, Q.Hai Chau, DN

128 DNG128 CT TNHH MTV LAM PHU AN Lo 06-B63 Nguyen Tat Thanh, Q.Thanh

Khe, DN

129 DNG129 DNTN HAI TRIEU DANG 59/19 Truong Chi Cuong, Q.Hai Chau, DN

130 DNG130 CT TNHH THIET BI Y TE DAI THANH PHAT 83 Hai Phong, Q.Hai Chau, DN

131 DNG131 DNTN DV QUAN LY & K.SAN KY QUAN BIEN Lo G55-56, P.An Hai, Q.Son Tra, DN

132 DNG132 CT TNHH 1 TV DV BAO VE VAN LY 237 Nguyen Tat Thanh, Q.Hai Chau, DN

Page 252: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

86

133 DNG133 CT CP DU LICH AN PHU SON 152/27 Phan Thanh, Q.thanh Khe, DN2

134 QNM134 CT TNHH TM DU LICH NHAT PHAT Thon Thanh Nhi, Xa Cam Thanh, Hoi An, QNam

135 QNM135 CT TNHH DU LICH CHUONG GIO 127 Nguyen Tri Phuong, P.Cam Nam, Hoi

An, QNam

136 QNM136 CT TNHH MTV KHANH NGUYEN HOI AN 14 Nguyen Tuan, P.Tay An, Hoi An, QNam

137 QNM137 CT TNHH MTV CHUONG VANG HOI AN Duong Ly Thai To, P.Son Phong, Hoi An, QNam

138 QNM138 CT TNHH MTV TMDV DL HOA CO 236 Cua Dai, Khoi Thanh Tay, Hoi An, QNam

139 QNM139 CT TNHH MTV DANH DAI PHAT 175 Ly Thai To, P.Cam Chau, Hoi An, QNam

140 QNM140 CT TNHH MTV TRUYEN THONG TRI LE To 6, P.Cam Nam, Hoi An, QNam

141 QNM141 KHU NGHI DUONG VA SPA LEBELHAMY HOI

AN

Hamlet 1, Hoi An, QNam

142 QNM142 DTTN KHACH SAN HAI AU 576 Cua Dai, P.Son Phong, Hoi An, QNam

143 QNM143 KHU NGHI DUONG GOLDEN SAND HOI AN Duong Thanh Nien, Bai bien Cua Dai Hoi

An, QNam

144 QNM144 KHACH SAN NAM HAI HOI AN Hamlet 1, Dien Dung village, Hoi An, QNam

145 QNM145 VICTORYA HOI AN BEACH RESORT & SPA Cua Dai Beach, Hoi An, QNam

146 QNM146 CT TNHH TMDV DU LICH NGUYEN KHANG 9 Phan Chau Trinh, QNam 51039191293 [email protected]

147 QNM147 CT TNHH MTV TM - DU LICH SONG HOI Duong Au Co, Cua Dai, Hoi An, QNam 5103861332 [email protected]

148 BDH148 CT TNHH DAI PHAT, BINH DINH 38 Nguyen Cong Tru, LTKiet, QNhon, BDinh

149 BDH149 CT TNHH 1TV DV VAN TAI TRUONG THANH Truong Thanh, Cat Tien, Phu Cat, BD

150 BDH150 CT TNHH TONG HOP PHU QUANG Lo 15 Duong Huynh Tan Phat, Ha Thanh, BD

151 BDH151 CT CP TM VA DV DANH PHUC 158/44 Dong Da, Thi Nai, Qnhon, BD

152 BDH152 CT CP KHOI NGHIEP BINH DINH 24 Dien Hong, P.Ly Thuong Kiet, QNhon, BD

153 BDH153 CT CP HUNG LOI PHAT To 42, KV6, P.Nhon Binh, QNhon, BD

154 BDH154 DNTN TMDV VO NHAT HUY 142 Ham Nghi, QNhon, BD

155 QNM155 CT TU VAN THIET KE DTVT NGOC VAN Duong Thanh Hoa, KP01, P.A.Son, Tam Ky,

QNam

913644357

156 QNM156 CT TNH VIET TIN Nguyen Du, Tam Ky, QNam [email protected]

157 QNM157 T.TAM ANH NGU THIEU NHI TU THUC MISU 64-66 Le Loi, Tam Ky, QNam 5103851369

158 QNM158 CHI NHANH CT CP XAY DUNG THANH CONG Lo 43 Ly Thuong Kiet, P.An My, Tam Ky,

QNam

5103868699

Page 253: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

87

159 QNAM159 CT CP TU VAN XAY DUNG 138 252/3 Ly Thuong Kiet, An My, Tam Ky, QNam 5106533138

160 QNM160 CT TNHH TM & DV TONG HOP HOANG TRIET 341 A Hung Vuong, P.An Xuan, Tam Ky, QNam 5103814477

161 QNM161 CT TNHH MTV MAY MINH PHUONG Lo B3-4 KCN Thuan Yen, Hoa Thuan, Tam

Ky, QNam

162 QNM162 CT CP TM VA PHAT TRIEN MUC TIEU 702 Phan Chau Trinh, Tam Ky, QNam 5103821333

163 QNM163 CT CP AN TIEN 05 Dang Tran Con, Hoa Thuan, Tam Ky, QNam 5103821777 [email protected]

164 QNM164 CT TNHH SAO PHUONG NAM 165 Phan Chau Trinh, Tam Ky, QNam 5103828383 [email protected]

165 QNM165 CT CP TAM NHAT Lo 281 KDL So 6, P.Tan Thanh, Tam Ky, QNam 5103811511

166 QNM166 CT TNHH NGUYEN THINH Thon 8A Dien Nam Trung Dien Ban, QNam 5103715757

167 QNM167 CT TNHH MAY TINH HOANG HAI Khoi 3 Nui Thanh Quang Nam

168 QNM168 CT TNHH MTV TM & DV LE VAN SA Thon 7B Dien Nam Dong, Dien Ban, Quang Nam

169 QNM169 CT CP TU VAN DAU TU VA XAY DUNG 247 Trung Nu Vuong, P.An My, Tam Ky, QNam 5103825888

170 QNM170 DNTN CHAU VINH AN Tam Xuan, Nui Thanh, Quang Nam 911459117

171 QNM171 CN Cong Ty CP Dau Tu XD Duong Viet Tai Quang

Nam

17 Nguyen Thi Minh Khai, Tam Ky, Quang

Nam

5103824888

172 QNM172 Cong Ty TNHH MTV Huynh Xanh Khoi An Ha Nam, P. An Phu, TP Tam Ky,

Quang Nam

905242439

173 QNI173 DNTN Quang Thanh P. Le Hong Phong, TP Quang Ngai

174 QNI174 VIETCOMBANK - CN QUANG NGAI 345 Hung Vuong, P.Tran Phu, QNgai 913447448

175 QNI175 PTSC QUANG NGAI Lo4H, Ton Duc Thang, TP QNgai, QNgai

176 QNI176 CT CP ASB 29 To Hien Thanh, QNgai 1249447448

177 QNI177 CT CP TM & DV CCM 189 Phan Dinh Phung, TP QNgai 553836536

178 QNI178 CT TNHH DAU TU P.TRIEN CONG NGHE PHU SI 217 Hung Vuong, QNgai 553819698 [email protected]

179 QNI179 CHI NHANH CONG TY TNHH AIG 374 Quang Trung, P.Tran Hung Dao, Tp QNgai. 553711346 [email protected]

180 QNI180 CT TNHH TU VAN XAY DUNG CONG TRINH TP Qngai, tinh QNgai

181 QNI181 Cong Ty TNHH TM & DV Duc Hao 230 Phan Boi Chau -TP Quang Ngai, Tinh

Quang Ngai

553820607

182 QNI182 Cong ty TNHH MTV Bich Phuong 6 Le Loi, P. Chanh Le, TP Quang Ngai 553827979

183 QNI183 Cong Ty TNHH TM VT Nam Son 612 Quang Trung - TP Quang Ngai 553837837 [email protected]

184 QNI184 DNTN Binh An Khang To 11, P. Quang Phu, TP Quang Ngai, Tinh

Quang Ngai

914226678 [email protected]

Page 254: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

88

185 QNI185 Cong Ty TNHH TM & Cong Nghe Thanh Trung 114 Quang Trung - TP Quang Ngai, Tinh

Quang Ngai

553723723

186 QNI186 Ngan Hang Chinh Sach Xa Hoi Tinh Quang Ngai 504 Quang Trung, Tp Quang Ngai, Tinh

Quang Ngai

[email protected]

187 QNI187 Cong Ty TNHH XD & TM Quoc Tien KCN Quan Lat, Mo Duc, Quang Ngai 963791791

188 QNI188 Cong Ty TNHH Xay Dung Huy Hung To 10, P. Quang Phu, Tp Quang Ngai, Tinh

Quang Ngai

189 QNI189 Cong Ty CP XD & Khai Thac Vat Lieu XD Mien

Trung

KCN 1052, P. Truong Quang Trong, TP

Quang Ngai

552245102

190 QNI190 Cong Ty TNHH MTV Xay Dung Bao Ngoc Lo L18 Truong Xuan, P. Tran Phu, TP

Quang Ngai

914216186

191 QNI191 Cong Ty TNHH MTV Dien Tu Tin Hoc MHQ 278 Quang Trung, Tp Quang Ngai, Tinh

Quang Ngai

192 QNI192 Buu Dien Quang Ngai 70 Quang Truong, TP Quang Ngai 553829041

193 QNI193 Cong Ty TVXD C.Trinh Giao Thong Quang Ngai Lo 39-40, P. Tran Phu, TP Quang Ngai 553710377

194 QNI194 Cty TNHH Tin Hoc Va Chuyen Giao Cong Nghe

CIVIP

595 Quang Trung, TP Quang Ngai, Tinh

Quang Ngai

553710399 [email protected]

195 QNI195 Cong Ty TNHH TM Tu Vien 110 Tran Hung Dao, Tp Quang Ngai 979764007

196 BDH196 Cong Ty TNHH Duc Tin Quy Nhon To 27, KV5, Nguyen Van Cu, Tp Quy Nhon,

Binh Dinh

197 BDH197 Cong Ty TNHH Van Tai Hoang Mai 274 QL1A, TT Tam Quan, Hoai Nhon, Binh

Dinh

198 BDH198 Cong Ty TNHH MTV Sao Mai Viet 368 Hoang Van Thu, P Ngo May, Quy Nhon,

Binh Dinh

199 BDH199 Cong Ty TNHH Tong Hop Quoc Khai Thon Phu Van 2, Xa An Huu, H. Hoai Van,

Binh Dinh

200 BDH200 Cong Ty TNHH Phu Hoa Qui Nhon To KV5, P Quang trung, Qui Nhon, Binh Dinh

201 BDH201 Cong Ty CP Du Lich A Chau 62 Chuong Duong, Quy Nhon, Binh Dinh

Page 255: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

89

202 BDH202 Cong TyTNHH TM Tong Hop Hoang Phi Thon 2, Huyen Van Canh, Binh Dinh

203 BDH203 Cong Ty TNHH XD TM TH Thanh Hung 420/42 Duong Quang Trung, Tx An Nhon,

Binh Dinh

204 BDH204 Cong Ty TNHH SXTM & DV Hong Phuoc 36 Dang Huy Tru - P. Dong Da- Qui Nhon -

Binh Dinh

205 BDH205 Cong Ty TNHH TM & DV XD Trieu Long To 53 KV6, P. Nhon Binh, Tp Qui Nhon,

Binh Dinh

206 BDH206 Cong Ty TNHH Thanh Phat VINA 158 Lac Long Quan, Tp Qui Nhon, Binh Dinh

207 BDH207 Cong Ty TNHH SX TM Tung Quan To 5 KV9, Tp Qui Nhon, Binh Dinh

208 BDH208 Cong Ty TNHH TM DV Hai Sy 2 3.15 Khu Dan Cu va DV Ho S.Thai Dong Da

- Qui Nhon

209 BDH209 Cong Ty TNHH DV DL Binh Dinh 06 Chuong Duong, Qui Nhon, Binh Dinh

210 BDH210 Cong Ty TNHH TM DV PNT Lo 24 Hoang Minh Thao , Qui Nhon, Binh

Dinh

211 BDH211 Cong Ty TNHH Dau Tu Du Lich Bien Xanh 07 Tran Anh Tong, Tp Qui Nhon, Binh Dinh

212 HUE212 Cong Ty CP DN SX A Chau 159 Ba Trieu, TP Hue 543846456

213 HUE213 Cong Ty TNHH SX TM & DV Duy Tri 46 Nguyen Hue, TP Hue 543836837 [email protected]

214 HUE214 Khach san Asia 17 Pham Ngu Lao, Tp Hue 543830283 [email protected]

215 HUE215 Ngan Hang Nong Nghiep TT Hue 10 Hoang Hoa Tham, Hue

216 HUE216 Cong Ty TNHH MTV Khach San Bo Song Thanh Lich 49 Le Loi, Hue 543823390

217 HUE217 Ngan Hang TMCP Viet Nam Thinh Vuong - VD Bank 64 Hung Vuong, Hue

218 HUE218 Cong Ty TNHH Doanh Ngan 16 Nguyen Thai Hoc, Tp Hue 543898888 info@romance

219 HUE219 Cong Ty TNHH Dau Tu Hop Tac Quoc Te Daystar 78 Ben Nghe - Tp Hue 543939779

220 HUE220 Cong Ty TNHH Xay Dung & Cap Nuoc TT Hue 103 Bui Thi Xuan, Tp Hue 543815555 [email protected]

Page 256: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

90

PHỤ LỤC 5

KỊCH BẢN THẢO LUẬN NHÓM

Đề tài nghiên cứu tiến sĩ: “Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điềm miền Trung”.

Thứ tự Nội dung chính Chi tiết

1 Chuẩn bị Ổn định chỗ ngồi và chuẩn bị các tài liệu liên quan cho nhóm thảo luận.

2 Giới thiệu Xin chào các anh chị.

Tôi tên là Nguyễn Xuân Thủy hiện đang nghiên cứu đề tài tiến sĩ có tên “Nghiên cứu phát triển thương

mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điềm miền Trung”. Trong đó có nội dung

“Nhận diện nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”.

Rất cảm ơn các anh/chị đã đến tham dự buổi thảo luận. Kết quả của buổi thảo luận có được từ sự đóng

góp nhiệt tình của các anh chị giúp cho tôi công cụ tiến hành nghiên cứu một cách thuận lợi nhất.

3 Trình bày mục đích, yêu

cầu của buổi thảo luận

Xuất phát từ việc chọn lọc trong các nghiên cứu tương đồng đã có trước đây của các tác giả trong và

ngoài nước, qua trao đổi với các chuyên gia công tác trong ngành Viễn thông – CNTT, qua tìm hiểu các

tài liệu tham khảo, sách…tôi đã hiệu chỉnh cho phù hợp với thực tế hiện tại, lọc bớt hoặc bổ sung thêm

các biến để phản ảnh đúng tính chất đại diện. Nay tôi xin đề xuất thang đo sơ bộ đầu tiên với các biến

quan sát: Nền tảng chính sách kinh tế xã hội; Nhân lực; Công nghệ; Môi trường pháp lý; Phương tiện

thanh toán; An toàn bảo mật thông tin; Chuyển phát hàng hóa.

Xét thấy trong các biến quan sát ở trên cần thiết hiệu chỉnh giúp tạo ra thang đo hợp chuẩn trong nghiên

cứu này. Do đó, cuộc thảo luận hôm nay là rất quan trọng và hữu ích.

4 Nội dung Biến quan sát đề xuất thảo luận Biến quan sát hiệu chỉnh sau khi thảo luận

4.1. Thảo luận về các

biến quan sát của thang

đo về các thuộc tính cấu

- Chính sách tốt để phát triển TMĐT.

- Chính quyền các tỉnh triển khai các chính sách tại

địa phương.

1. Chính phủ đã có các chính sách tốt để thúc đẩy

phát triển TMĐT.

2. Chính quyền các tỉnh vùng KTTĐMT đã có các

Page 257: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

91

thành “Nền tảng chính

sách kinh tế xã hội”

- Các ngành, doanh nghiệp có kế hoạch phát triển

TMĐT.

- Các chính sách khác về KTXH cũng bổ trợ cho

phát triển TMĐT.

- Triển khai các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ

tầng hàng năm.

- Nhà trường dạy các vấn đề liên quan đến chính

sách về TMĐT.

chính sách tốt để thúc đẩy phát triển TMĐT.

3. Hàng năm chính quyền địa phương đã có các

chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng để phát

triển TMĐT.

4. Nhà nước đã đưa các nội dung của kinh tế số

vào để giáo dục ở các cấp học.

4.2. Thảo luận về các

biến quan sát của thang

đo về các thuộc tính cấu

thành “Nguồn nhân

lực”

- Chính sách về đào tạo nguồn NL cho TMĐT.

- Người lao động tự tìm hiểu, đào tạo về TMĐT cho

bản thân để thi tuyển vào vị trí công việc.

- Triển khai kế hoạch Tập huấn, đào tạo NNL

TMĐT.

- Hội nghị chuyên đề về TMĐT.

- Các trường ĐH, CĐ…đã mở các chuyên ngành ĐT

TMĐT.

- Đào tạo TMĐT trong Doanh nghiệp, lớp bên cạnh

xí nghiệp.

- Hiện nay nhân lực TMĐT đã đáp ứng về số lượng

và chất lượng.

1. Chính phủ đã có các chính sách tốt để đào tạo

nguồn NL cho TMĐT.

2. Chính quyền các tỉnh vùng KTTĐMT đã có các

chương trình, kế hoạch về tập huấn, đào tạo NNL

TMĐT.

3. Các trường ĐH, CĐ, TC nghề đã mở các

chuyên ngành ĐT liên quan đến TMĐT.

4. DN của Anh/chị đã chú trọng đến việc phát

triển NNL TMĐT để phục vụ phát triển TMĐT

cho DN.

5. Nói chung, hiện nay nhân lực TMĐT đã đáp

ứng về số lượng và chất lượng.

4.3. Thảo luận về các

biến quan sát của thang

đo về các thuộc tính cấu

thành “Công nghệ”

- Mạng VT, Internet của nhà mạng liên tục được cải

thiện, đảm bảo cho nhu cầu.

- Giá cước Internet hiện nay liên tục giảm, cạnh

tranh…nên là điều kiện tốt cho phát triển TMĐT của DN.

1. Mạng VT, Internet của các DN cung cấp trên

địa bàn hiện nay là tốt, đảm bảo cho phát triển

TMĐT.

2. Giá cước Internet hiện nay là chấp nhận được,

Page 258: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

92

- Công nghệ thông tin của Thế giới thay đổi, cải tiến

một cách nhanh chóng.

- Hiện có nhiều DN cung cấp phần mềm, điều này

cung cấp đủ cho DN phát triển TMĐT.

- Chi phí thiết kế website và mua các phần mềm cao

nên đây là lực cản đến việc ứng dụng, phát triển

TMĐT trong DN.

- Công nghệ bảo mật đã tăng niềm tin cho KH thực

hiện TMĐT.

phục vụ tốt cho phát triển TMĐT của DN.

3. Hạ tầng phần mềm do các DN chuyên ngành

cung cấp đủ đáp ứng cho DN phát triển TMĐT.

4. Chi phí thiết kế website/ mua phần mềm liên

quan đến qui trình nội bộ của DN là lớn nên cản

trở đến việc ứng dụng, phát triển TMĐT trong

DN.

5. Chữ ký số là một “bước tiến công nghệ” giúp

các giao dịch TMĐT bảo mật, thuận tiện, tăng

niềm tin cho KH.

4.4. Thảo luận về các

biến quan sát của thang

đo về các thuộc tính cấu

thành “Môi trƣờng

pháp lý”

- Hệ thống văn bản pháp luật về TMĐT.

- TMĐT không giới hạn biên giới, nên pháp lý

không chỉ ở Việt Nam mà còn là môi trường quốc tế.

- Việc ban hành các VB về TMĐT còn do nhiều cơ

quan (Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền

thông).

- Nhà nước ban hành nhiều văn bản và đã thừa nhận

tính pháp lý của giao dịch TMĐT.

- Ngân hàng đã bảo vệ pháp lý các thanh toán điện

tử.

1. Hệ thống văn bản pháp luật về TMĐT hiện nay

chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ.

2. Có sự chồng chéo về trách nhiệm, quyền hạn

giữa các cơ quan chức năng.

3. Nhà nước đã thừa nhận tính pháp lý của giao

dịch TMĐT.

4. Nhà nước bảo vệ pháp lý các thanh toán điện

tử.

4.5. Thảo luận về các

biến quan sát của thang

đo về các thuộc tính cấu

- Hệ thống thanh toán qua NH đã đáp ứng cho

TMĐT.

- Mua hàng online nhưng trả tiền thì offline.

1. Hệ thống thanh toán qua NH hiện nay đã tạo

thuận lợi, góp phần thúc đẩy sự phát triển TMĐT.

2. Ngoài hệ thống NH, còn có các phương thức

Page 259: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

93

thành “Phƣơng tiện

thanh toán”

- Các phương tiện thành toán của các công ty ngoài

hệ thống NH như Ngân lượng; OnePAY; thẻ điện

thoại; ví điện tử; chuyển tiền bưu chính…) cũng

được thực hiện trong TMĐT.

- Việc tích hợp các công cụ thanh toán trực tuyến

trên Website còn nhiều hạn chế.

- Người dân vẫn thích sử dụng tiền mặt trong

TMĐT.

TT khác (Ngân lượng; OnePAY; thẻ điện thoại; ví

điện tử; chuyển tiền bưu chính…) mang đến thuận

tiện cho các giao dịch TMĐT.

3. Hiện nay việc phát triển công cụ thanh toán trực

tuyến trên Website còn nhiều hạn chế do thiết lập

rườm rà, gây cản trở cho việc phát triển TMĐT.

4. Thói quen dùng tiền mặt của người dân làm

chậm phát triển các hình thức thanh toán TMĐT.

4.6. Thảo luận về các

biến quan sát của thang

đo về các thuộc tính cấu

thành “An toàn bảo mật

thông tin”

- “Chữ ký số” là phương tiện giúp khách hàng bảo

mật các thông tin cá nhân.

- Phương thức mật khẩu tại 1 thời điểm (One Time

Password - OTP).

- Lộ thông tin thẻ tín dụng khi giao dịch TMĐT do

người dùng.

- Tình trạng hacker phổ biến ở Việt Nam và thế giới.

- Có quá nhiều tội phạm công nghệ cao, do đó gây

cản trở việc phát triển TMĐT.

- Người dân chưa có niềm tin vào trả tiền Online.

1. “Chữ ký số” là phương tiện giúp khách hàng

bảo mật các thông tin cá nhân.

2. Có quá nhiều nguy cơ lộ thông tin thẻ tín dụng

khi giao dịch TMĐT.

3. Có quá nhiều tội phạm công nghệ cao, do đó

gây cản trở việc phát triển TMĐT.

4. Người dân chưa có niềm tin vào các giao dịch

TMĐT, nên hạn chế sự phát triển TMĐT.

4.7. Thảo luận về các

biến quan sát của thang

đo về các thuộc tính cấu

thành “Chuyển phát

hàng hóa”

- Các công ty chuyển phát, vận tải, hậu cần (logistic)

trong khu vực miền Trung.

- Giai đoạn này quốc lộ đang được mở rộng, xây

trạm thu phí BOT, nên vận chuyển đường bộ khó

khăn, đường sắt hạn chế…

- Khu vực miền trung có nhiều kho bãi gần quốc lộ

1. Hiện nay có nhiều công ty chuyển phát, vận tải,

hậu cần (logistic) góp phần làm TMĐT phát triển

tốt.

2. Hệ thống giao thông vận tải của địa phương

vùng KTTĐMT chưa tốt, gây ảnh hưởng xấu đến

phát triển TMĐT.

Page 260: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

94

1A, góp phần làm TMĐT phát triển.

- Quá trình đóng gói, bì hàng hóa phát triển hơn

trước nên làm cho việc vận chuyển nhanh, tốt.

- TMĐT phát triển làm cho hoạt động chuyển phát

phát triển.

3. Hệ thống kho bãi, cảng cạn, cảng container

vùng KTTĐMT khá tốt góp phần làm TMĐT phát

triển.

4. Quá trình phân loại và đóng gói bao bì hàng

hóa phát triển góp phần làm TMĐT phát triển.

5. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý, hoạt động

chuyển phát đã góp phần làm TMĐT phát triển.

5 Kết thúc Xin chân thành cảm ơn các anh chị đã dành thời gian cho buổi thảo luận ngày hôm nay!

Page 261: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

95

PHỤ LỤC 6:

Trƣờng hợp nghiên cứu – Case study: Vai trò của thƣơng mại điện tử trong việc

nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Thân Thiện, thành phố Huế

1. Quá trình thành lập và phát triển của khách sạn Thân Thiện

DN tư nhân (DNTN) Thân Thiện được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh

doanh số 3300365832 ngày 05/12/2003, do sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế

cấp. Đến năm 2010, KS cải tạo nội thất và đổi tên thành “Khách sạn Thân Thiện –

Friendly Hotel”. KS Thân Thiện đóng tại số 10 Nguyễn Công Trứ, Huế, được sở Văn

hóa - Thể thao - Du lịch công nhận là KS 2 sao, với tổng số phòng là 30.

Khách sạn chọn phương thức liên kết với các website du lịch nổi tiếng trên thế

giới về đặt phòng trực tuyến làm chủ đạo cho hoạt động tìm kiếm khách hàng và nhận

đặt phòng của mình. Kết quả kinh doanh của KS những năm vừa qua khá tốt, đặc biệt

năm 2014, KS Thân Thiện được khách du lịch bình chọn xếp thứ 10 trong Top 25 của

tất cả các KS Việt Nam với tiêu chí “Bargain Hotel” (KS giá rẻ, phục vụ tốt) trên

website www.tripadvisor.com - web nổi tiếng và lớn nhất thế giới về du lịch.

Khách sạn Thân Thiện đã thực hiện TMĐT ở mức độ 3 - Thương mại điện tử

giao dịch (transaction e-commerce): Cho phép thực hiện một số công đoạn giao

dịch thông qua mạng viễn thông và internet như đặt hàng, thanh toán, giao nhận. Từ

năm 2011 đến nay, KS Thân Thiện đã tìm hiểu và áp dụng mô hình liên kết

(Affiliate Model) để kết nối với các website: www.Tripadvisor.com; Booking.com;

Agoda.com; Expedia.com; Hostelworld.com; Ivivu.com; HRS.com; Asiarooms.com;

Checkinvietnam.com.

2. Tác động của thƣơng mại điện tử đến kinh doanh lƣu trú của khách sạn

Thân Thiện

2.1. Dịch chuyển cơ cấu nguồn khách

Giai đoạn từ năm 2004 đến tháng 3/2010, TMĐT chưa phát triển mạnh ở Việt

Nam, thông tin quảng bá trên mạng chưa rộng rãi, nên nguồn khách chủ yếu dựa

vào cò mồi, khách quen và các công ty du lịch nội địa. Tỷ lệ khách Việt Nam hàng

năm chiếm khoảng từ 90%-98% (hình 3.9). Nhờ vị trí KS nằm ở khu phố Tây, nên

khách nước ngoài đến lưu trú chủ yếu là khách tự do.

Giai đoạn từ tháng 4/2010 đến tháng 12/2011, KS liên hệ với các mạng đặt

phòng trực tuyến để đưa thông tin của KS nhằm giới thiệu và tạo công cụ cho khách

có thể đặt phòng trực tiếp trên các trang web đó. Lượng khách quốc tế dần chiếm ưu

thế, khách Việt Nam vẫn còn, nhưng tỷ lệ giảm dần từ 55% năm 2010 xuống còn

khoảng 16,5% cuối năm 2013 [71].

Page 262: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

96

Đơn vị tính: lượt người

Nguồn: Phân tích số liệu của tác giả

Hình 3.9: Sự dịch chuyển cơ cấu khách khi ứng dụng TMĐT

Cũng theo hình 3.9, “Tổng lượt khách” các năm 2004-2009 cao hơn các năm

2010-2013, điều này là do khách Việt Nam thường đi theo đoàn, nhóm, gia đình…,

họ thường có nhu cầu ở 3-4 người/phòng. Ngược lại, đối với khách nước ngoài,

thường chỉ có nhu cầu ở 2 người/phòng, số khách ở 1 người/phòng hoặc 3

người/phòng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vì thế, mặc dù tổng lượng khách có vẻ ít đi, nhưng

thực tế việc khách đặt phòng vẫn tăng lên.

2.2. Dễ dàng thống kê quốc tịch khách lƣu trú

Hình 3.10 cho thấy, lượng khách quốc tế đến KS chiếm đến 83,5%, khách

Việt Nam (gồm cả trực tuyến lẫn không trực tuyến) chỉ chiếm 16,5%. Các nước có

khách đến lưu trú nhiều xếp theo thứ tự từ cao đến thấp gồm: Việt Nam 16,5%; Đức

10,8%; Pháp 9,6%; Anh 9,0%; Hà Lan 6,4%; Úc 5,5%; Mỹ 5,1%; Tây Ban Nha

4,3%; Ý 3%; Canada 2,9%; các nước khác 26,9%.

Từ việc thống kê quốc tịch khách du lịch, KS có căn cứ để đưa ra các giải

pháp làm hài lòng khách hàng, thông qua các món ăn đặc trưng, nghi lễ truyền

thống... của du khách.

Nguồn: Phân tích số liệu của tác giả

Hình 3.10: Tỷ lệ quốc tịch khách lƣu trú tại Khách sạn

Page 263: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

97

2.3. Khắc phục tính thời vụ của Khách sạn

Theo số liệu điều tra, giai đoạn 2004-2009: Mùa cao điểm trong năm từ tháng 4

đến tháng 8, do khách Việt Nam thường chọn kỳ nghỉ hè của học sinh, sinh viên kết

hợp với việc đi du lịch. Mùa thấp điểm hàng năm khoảng 7 tháng gồm có 2 kỳ, tháng 1

đến tháng 3 và từ tháng 9 đến tháng 12, đối tượng khách chủ yếu là đi công tác, đi lễ

hội, thăm thân nhân… Giai đoạn 2011-2013: Đối tượng khách chủ yếu là khách quốc

tế, mùa cao điểm có 7 tháng, gồm từ tháng 1 đến tháng 3 và từ tháng 10 đến tháng 12,

riêng tháng 8 cũng là tháng cao điểm. Mùa thấp điểm có 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng

7 và tháng 9 [77].

Đơn vị tính: Số phòng

Nguồn: Phân tích số liệu của tác giả

Hình 3.11: Tính thời vụ đƣợc khắc phục khi ứng dụng TMĐT

Nhờ ứng dụng TMĐT, mà tính thời vụ của KS được khắc phục: Giảm áp lực

mùa cao điểm không cần tuyển thêm người, đồng thời cũng không sa thải người

hoặc cho nghỉ do thời vụ thấp điểm; Giảm chi phí chuyển đổi, tuyển nhân viên mới

khi đến mùa cao điểm, giảm chi phí đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên; Lượng phòng

bình quân hàng năm tăng, làm cho doanh thu tăng.

2.4. Tăng lợi nhuận

Theo hình 3.12, giai đoạn 2004-2009, doanh thu, chi phí, lợi nhuận tăng giảm

không đáng kể. Từ năm 2010, sau khi ứng dụng TMĐT, các chỉ tiêu đều tăng, trong

đó, doanh thu tăng nhanh hơn chi phí, nên lợi nhuận cũng tăng nhanh.

Giai đoạn 2010-2013, ngoài doanh thu dịch vụ lưu trú, KS còn có khoản doanh thu

mang lại do liên kết bán các dịch vụ Tour; vé xe buýt vận chuyển từ Huế đi Đà Nẵng,

Hội An, Nha Trang, Ninh Bình, Hà Nội; doanh thu có được nhờ cho thuê xe máy, xe

đạp; bán bưu thiếp…, chiếm khoảng 19,8% tổng doanh thu.

Chi phí cũng tăng theo, bởi khi TMĐT phát triển, khách quốc tế tăng cao, Khác

sạn phải chú trọng cơ sở vật chất hơn, như thường xuyên bảo trì, bảo hành thang máy,

diệt côn trùng hàng tháng, tổ chức ăn sáng tự chọn… nhằm phục vụ khách.

Page 264: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

98

Đơn vị tính: Số phòng

Nguồn: Phân tích số liệu của tác giả

Hình 3.12: Sự thay đổi Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận

2.5. Các vai trò khác

Ngoài những lợi ích trên, TMĐT còn gián tiếp giúp nâng cao năng lực cạnh

tranh của KS Thân Thiện, cụ thể:

- TMĐT giúp công việc quản lý điều hành dễ dàng hơn. TMĐT cho phép

khách du lịch đặt phòng trực tuyến, trả tiền trực tuyến, viết nhận xét đánh giá cơ sở

lưu trú trực tuyến, nhờ đó, nhà quản lý KS biết và điều hành hoạt động nhằm khắc

phục các điểm yếu, các điểm khách hàng chưa hài lòng.

- TMĐT giúp theo dõi hoạt động đánh giá của khách du lịch về KS. TMĐT

cung cấp công cụ quản lý chất lượng phục vụ khách hàng, người quản lý nắm được

thông tin, so sánh với đối thủ cạnh tranh, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ,

làm hài lòng khách hàng. TMĐT đã làm cho giao tiếp giữa khách hàng và KS trở

nên dễ dàng, gắn bó, những ý kiến kiến nghị, phản ánh của khách hàng về chất

lượng dịch vụ, thái độ phục vụ được KS tiếp nhận một cách tức thời.

Để áp dụng TMĐT thành công và có hiệu quả cao hơn nữa, KS Thân Thiện đã

đưa ra các giải pháp sau:

Một là, tăng cường nhận thức của đội ngũ cán bộ, nhân viên từ giám đốc, các bộ

phận quản lý cho đến từng nhân viên làm nhiệm vụ phục vụ trực tiếp khách du lịch về

lợi ích của TMĐT. Khách sạn cần thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt, thảo

luận, trao đổi kinh nghiệm trong công việc để giúp nhân viên nâng cao hiểu biết về

TMĐT.

Hai là, chú trọng đầu tư nguồn nhân lực cho việc áp dụng TMĐT, trong đó đặc

biệt chú trong vào hai bộ phận chính là phòng Kinh doanh và bộ phận Lễ tân. Người

kinh doanh cần có kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ thông tin lẫn kinh doanh,

thông thạo tiếng Anh, từ đó mới có điều kiện kết nối giữa DN với đối tác du lịch và

Page 265: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

99

khách du lịch một cách nhanh chóng, chính xác. Khuyến khích nhân viên tự học về

tin học, ngoại ngữ và kinh doanh.

Ba là, luôn chú trọng đầu tư kết nối internet, kết nối mạng viễn thông với

đường truyền nhanh, mạnh, lắp đặt hệ thống wifi để khách hàng lướt web tìm kiếm

thông tin hoặc kết hợp giải quyết các công việc của họ trong thời gian lưu trú tại

KS. Đồng thời, phải chú trọng đến việc nâng cấp trang web của DN, bởi đây là nơi

tiếp xúc đầu tiên, tạo cảm giác, ấn tượng đầu tiên của khách hàng khi tìm thông tin

liên quan đến KS.

Bốn là, tăng cường sự giám sát các hoạt động của KS để tất cả đều hướng đến

khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm. Khi áp dụng TMĐT, việc quản lý, kiểm

tra giám sát, thúc đẩy nhân viên cần phải được thường xuyên liên tục hơn. Bởi lẽ,

khách hàng của DN hiện nay là trên toàn thế giới, họ gửi email và mong nhận được

sự trả lời sớm. Các đánh giá, nhận xét, lời bình của khách, nếu KS có ý kiến trả lời

sớm, nhanh và đúng trọng tâm sẽ làm hài lòng khách hàng hơn khi KS không có

phản hồi.

Năm là, KS cần thường xuyên chú trọng nâng cấp cơ sở vật chất để phục vụ

khách ngày càng tốt hơn. Tiến hành thay thế các vật dụng cũ, cải tạo, nâng cấp KS,

phòng ngủ, phòng ăn. Việc bảo trì, bảo hành tháng máy, hệ thống điều hòa nhiệt độ,

máy sưởi ấm, hệ thống phòng vệ sinh, phương tiện giải trí… là rất quan trọng đối với

khách du lịch. Một phản ánh không tốt của khách đối với cơ sở vật chất, tiện nghi của

KS trên internet cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến kinh doanh của KS [77].