chƯƠng v tỔ chỨc tiỀn lƯƠng vÀ bẢo hiỂm xà hỘi trong nỀn kinh tẾ quỐc dÂn

78
CHƯƠNG V TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Upload: gary

Post on 13-Jan-2016

87 views

Category:

Documents


4 download

DESCRIPTION

CHƯƠNG V TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. A. TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG. I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG (TIỀN CÔNG) TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN II. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN NƯỚC TA. - PowerPoint PPT Presentation

TRANSCRIPT

Page 1: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

CHƯƠNG V

TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Page 2: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

A. TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG

I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG (TIỀN CÔNG) TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN

II. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN NƯỚC TA

Page 3: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

B. BẢO HIỂM XÃ HỘI

• CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH)

• NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.

Page 4: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG (TIỀN CÔNG) TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO

ĐỊNH HƯỚNG XHCN

1. Tiền lương, tiền công

2. Chức năng của tiền lương trong phát triển kinh tế – xã hội

3. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương

Page 5: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1. Tiền lương, tiền công

1.1. Một số khái niệm

Trong nền kinh tế tập trung bao cấp: tiền lương được quan niệm là một phần của thu nhập quốc dân được biểu hiện bằng tiền, được phân chia cho người lao động một cách có kế hoạch, trên cơ sở quy luật phân phối theo lao động.

Page 6: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1. Tiền lương, tiền công

Theo ILO:• Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao

động trả cho người lao động theo 1 số lượng nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng.

• Tiền công là khỏan tiền trả công lao động theo hợp đồng lao động, được tính dựa trên số lượng sản phẩm làm ra hoặc số giờ làm việc thực tế.

Page 7: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1. Tiền lương, tiền công

• Tiền công theo nghĩa rộng là mọi khoản bù đắp mà doanh nghiệp trả cho người lao động. Nó bao gồm: tiền lương, tiền thưởng và các hình thức trả tiền khác.

Page 8: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1. Tiền lương, tiền công

• Khái niệm tiền lương thống nhất hiện nay: là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hay bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động.

• Tiền công là số tiền người thuê lao động trả cho người lao động để thực hiện một khối lượng công việc, hoặc trả cho một thời gian làm việc ( thường là theo giờ) trong những hợp đồng thỏa thuận thuê nhân công, phù hợp với quy định của pháp luật lao động và pháp luật dân sự về thuê mướn lao động.

Page 9: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1. Tiền lương, tiền công

• Tiền lương danh nghĩa: là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp.

• Tiền lương thực tế: là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đóng các khoản thuế, các khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định.

→ chỉ có tiền lương thực tế mới phản ánh chính xác mức sống thực của người lao động trong các thời điểm

Page 10: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

• Tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch chỉ số giá cả và tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa.

• Đây là mối quan hệ rất phức tạp do sự phụ thuộc vào giá cả, vào tiền lương và nhiều yếu tố khác.

• Trong xã hội, tiền lương thực tế là mục tiêu trực tiếp của người lao động hưởng lương. Đó cũng chính là đối tượng quan tâm của Nhà nước trong các chính sách về thu nhập, tiền lương và đời sống.

Page 11: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Tiền lương tối thiểu

• Theo điều 56 Bộ Luật Lao động: “ mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác”.

Page 12: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Vai trò của tiền lương tối thiểu:

• Là lưới an toàn chung cho những người làm công ăn lương trong toàn xã hội trong trường hợp có sức ép mức cung quá lớn của thị trường sức lao động.

• Giảm bớt sự đói nghèo• Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng, chống

lại xu hướng giảm chi phí các yếu tố sản xuất tới mức không thỏa đáng, trong đó có tiền lương.

• Phòng ngừa sự xung đột giữa giới chủ và giới thợ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vì tiền lương tối thiểu là công cụ của Nhà nước trong việc điều tiết thu nhập giữa giới chủ và người lao động.

Page 13: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Cơ cấu của tiền lương tối thiểu

• Phần để tái sản xuất sức lao động cá nhân, gồm những hao phí cho: hoạt động lao động, đào tạo tay nghề, hệ thống các chỉ tiêu về mặt sinhh học, xã hội học như: ăn, ở, mặc, đi lại, giao tiếp xã hội, học tập, hưởng thụ văn hóa.

• Phần tái sản xuất sức lao động mở rộng• Phần dành cho bảo hiểm xã hội

Page 14: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.2. Bản chất của tiền lương, tiền công

• Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương bị chi phối bởi quy luật giá trị và quy luật cung cầu lao động.

• Mặt khác, theo Mac, giá trị sức lao động bao gồm: “giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để bù đắp lại sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất, giá trị của những chi phí nuôi dưỡng con người trứớc và sau tuổi có khả năng lao động, giá trị những chi phí cần thiết cho việc học hành”

→Như vậy, tiền lương biến động xoay quanh giá trị sức lao động, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và giá cả tư liệu sinh hoạt.

Page 15: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.2. Bản chất của tiền lương, tiền công

Về mặt kinh tế: tiền lương là kết quả của thỏa thuận trao đổi hàng hóa sức lao động của người lao động và người sử dụng lao động.

Về mặt xã hội: tiền lương là số tiền đảm bảo cho người lao động có thể mua được những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản thân và dành một phần để nuôi các thành viên trong gia đình và bảo hiểm lúc hết tuổi lao động.

Page 16: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

2. Chức năng của tiền lương trong phát triển kinh tế – xã hội.

2.1. Là thước đo giá trị sức lao động

• Tiền lương là giá cả của sức lao động, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động,

• Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để tạo ra và qua mối quan hệ cung cầu về hàng hóa sức lao động đó trên thị trường lao động

Page 17: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

2. Chức năng của tiền lương trong phát triển kinh tế – xã hội.

2.1. Là thước đo giá trị sức lao động

• Tiền lương có chức năng thước đo giá trị sức lao động, được dùng làm căn cứ xác định mức tiền trả công cho các loại lao động, xác định đơn giá trả lương, đồng thời là cơ sở để điều chỉnh giá cả sức lao động khi giá cả tư liệu sinh hoạt biến động.

Page 18: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

2.2. Chức năng tái sản xuất sức lao động

• Theo Mac, tiền lương là biểu hiện của giá trị sức lao động, đó là giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người có sức lao động, theo điều kiện kinh tế – xã hội và trình độ văn minh nhất định.

• Tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng đảm bảo tái sản xuất sức lao động, đảm bảo bù đắp lại sức lao động hao phí.

• Giá trị sức lao động bao hàm yếu tố lịch sử, vật chất và tinh thần. Tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động phải gồm cả tư liệu sinh hoạt cho người lao động và con cái họ.

• Muốn tái sản xuất xã hội diễn ra bình thường, cần khôi phục và tăng cường sức lao động cá nhân để bù lại sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất.

Page 19: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

2.3. Chức năng kích thích• Kích thích là hình thức tác động tạo ra động lực

trong lao động. Trong hoạt động kinh tế thì lợi ích kinh tế là động lực cơ bản,

• Sử dụng các mức tiền lương khác nhau là đòn bẩy kinh tế quan trọng để định hướng sự quan tâm và động cơ của người lao động

• Tiền lương phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao nslđ, chất lượng và hiệu quả lao động, góp phần điều phối và ổn định lao động xã hội.

• Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn, làm các công việc phức tạp hơn, trong các điều kiện khó khăn hơn thì phải được trả lương cao hơn.

• Cần thiết phát huy vai trò tiền thưởng và các khoản phụ cấp

Page 20: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

3. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương

3.1 Khái niệm• Khái niệm: tổ chức tiền lương ( tổ chức trả công

lao động) là hệ thống các biện pháp trả công lao động căn cứ vào mức độ sử dụng lao động, phụ thuộc vào số lượng, chất lượng lao động nhằm bù đắp chi phí lao động và sự quan tâm vật chất vào kết quả lao động.

Nội dung của tổ chức tiền lương:• Vĩ mô: tổ chức tiền lương bao gồm việc thiết lập quan

hệ tiền lương và cơ chế quản lý tiền lương.• Vi mô: là hệ thống các biện pháp có liên quan trực

tiếp đến việc hình thành và tạo nguồn để trả lương, phân phối quỹ tiền lương.

Page 21: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

3. 2. Yêu cầu tổ chức tiền lương

Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động:Mức lương phải trả không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định Những lao động lành nghề, lao động có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao phải được trả mức lương cao hơn.

→Yêu cầu này rất quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, vai trò của tiền lương trong nền kinh tế và đời sống xã hội.

Page 22: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

3. 2. Yêu cầu tổ chức tiền lương

Tiền lương phải đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

• Mức lương mà người lao động nhận được phải dần nâng cao

• Tiền lương được trả dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và kết quả lao động của người lao động

• Địa điểm và thời gian trả lương cho người lao động phải được quy định rõ, người sử dụng lao động phải đền bù khi chậm trả lương.

Page 23: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

3. 2. Yêu cầu tổ chức tiền lương

Tiền lương phải được trả theo loại công việc, chất lượng và hiệu quả công việc.

• Mức lương trả cho người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức dựa trên kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao theo số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện và mối quan hệ với các yêu cầu khác như trách nhiệm xã hội đặt ra đối với doanh nghiệp, phát triển môi trường văn hóa doanh nghiệp

Page 24: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

3. 2. Yêu cầu tổ chức tiền lương

Tiền lương phải được phân biệt theo điều kiện lao động và cường độ lao động.

• Tiền lương được trả cho người lao động làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm đêm, làm thêm giờ phải cao hơn người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, đúng chế độ.

• Mức trả do doanh nghiệp quy định trong khuôn khổ quy định hiện hành của pháp luật lao động.

Page 25: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

3. 2. Yêu cầu tổ chức tiền lương

Tiền lương phải có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và có hiệu quả lao động. Tổ chức trả lương phải sử dụng các đòn bẩy kích thích vật chất gắn liền với các tiêu chi tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động.

Page 26: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

3. 2. Yêu cầu tổ chức tiền lương

Tiền lương phải đơn giản, dễ hiểu và dễ tính toán• Việc trả lương đơn giản, dễ hiểu, dễ tính giúp người

lao động tự tính toán được tiền lương của mình, đánh giá tiền lương đã được trả đúng, đủ với sức lao động bỏ ra

-> Qua đó, người lao động biết được yếu tố nào tác động trực tiếp đến tăng, giảm tiền lương của mình nhằm hoàn thiện động cơ và thái độ làm việc và ở khía cạnh khác làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý tiền lương

Page 27: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Thứ nhất, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động

• Bắt nguồn từ quy luật phân phối theo lao động• Nội dung: trả lương có phân biệt về số lượng và chất

lượng lao động, không trả lương bình quân chia đều, trả lương gắn với nslđ, với kết quả sx.

• Nguyên tắc này phải được phản ánh trong chính sách tiền lương, đặc biệt là trong hệ thống thang, bảng lương, các hình thức trả lương cho người lao động.

• Để thực hiện tốt nguyên tắc này, các tổ chức phải có quy chế trả lương, quy định rõ ràng các chỉ tiêu đánh giá công việc. Những chỉ tiêu này có thể định lượng được để tiện cho việc đánh giá.

3.3. Nguyên tắc tổ chức tiền lương

Page 28: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

3.3. Nguyên tắc tổ chức tiền lương

Thứ hai, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.

• Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài.

• Trong phạm vi nền kinh tế vĩ mô cũng như trong các doanh nghiệp, muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy thì trong từng giai đoạn phát triển cần duy trì tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.

Page 29: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

3.3. Nguyên tắc tổ chức tiền lương

Thứ ba, đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau, có điều kiện lao động khác nhau, có tầm quan trọng khác nhau và giữa các vùng có điều kiện sinh hoạt và mặt bằng giá cả khác nhau.

• Đảm bảo mối quan hệ hợp lý trong trả công lđ, phải phân biệt về mức độ phức tạp,điều kiện lđ, vị trí quan trọng của các ngành nghề khác nhau.

• Cũng phải đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ hợp lý về tiền lương, tính đến sự khác nhau về điều kiện, môi trường lao động giữa các ngành.

• Tính đến sự khác biệt về quan hệ tiền lương theo vùng 

Page 30: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

II. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN NƯỚC TA

1. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG CẤP BẬC

2. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG CHỨC VỤ

2.2.1. Chế độ tiền lương công chức Nhà nước

2.2.2. Hệ thống tiền lương chức vụ bầu cử

2.2.3. Hệ thống tiền lương trong lực lượng

vũ trang

Page 31: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG CẤP BẬC

1.1. Khái niệm

Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm toàn bộ những quy định về tiền lương của Nhà nước mà các cơ quan, doanh nghiệp vận dụng để trả lương, trả công cho người lao động là những người công nhân, lao động trực tiếp, căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động cũng như điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định.

Page 32: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Đặc điểm hoạt động của công nhân 

• Tính chất lao động chân tay và trực tiếp trên các dây chuyền sản xuất

• Kết quả lao động là những sản phẩm mang hình thái hiện vật cụ thể, xác định được bằng cân, đong, đo, đếm…

• Số lượng của lao động biểu hiện thông qua số lượng sản phẩm hoặc mức hao phí thời gian lao động. Chất lượng lao động thể hiện gián tiếp qua trình độ lành nghề, chuyên môn kỹ thuật của người lao động

• Số lượng lao động chỉ phản ánh sau quá trình lao động nhưng việc sắp xếp lương cho ngừoi lao động phải tiến hành trước khi giao việc thông qua chế độ tiền lương cấp bậc.

• Xây dựng và áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc nhằm quán triệt các nguyên tắc trong trả lương căn cứ vào cả số lượng và chất lượng lao động.

Page 33: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.2. Đối tượng áp dụng

• Trong doanh nghiệp Nhà nước thì áp dụng các quy định của Nhà nước về thang, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, các mức lương.

• Đối với công nhân, làm việc ở đơn vị kinh tế thuộc các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì tự xây dựng chế độ tiền lương cấp bậc

• Áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhằm đảm bảo các định mức tiền lương, tiền công thỏa mãn cho người lao động trong quan hệ thuê mướn lao động phù hợp với quy định của pháp luật.

Page 34: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.3. Ý nghĩa của chế độ tiền lương cấp bậc

• Là cơ sở để xếp bậc lương và trả lương, trả công cho người lao động, có phân biệt về mức độ phức tạp, điều kiện lao động

• Là cơ sở để tính các khoản phụ cấp theo mức lương cấp bậc, tính tiền làm thêm giờ, tiền lương ngừng việc, tiền lương cho những ngày nghỉ theo quy định

• Là cơ sở để tính bảo hiểm xã hội• Tạo khả năng điều chỉnh tiền lương hợp lý giữa

các ngành nghề, khắc phục tính chất bình quân trong trả lương

• Khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ

• Là cơ sở để phân công lao động hợp lý

Page 35: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.4. Nội dung của chế độ tiền lương cấp bậc

• Chế độ tiền lương cấp bậc kỹ thuật được cấu thành bởi ba yếu tố sau đây :

- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công việc và nghề công nhân ( gọi tắt là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật).

- Thang lương, bảng lương công nhân.

- Các mức lương thuộc thang, bảng lương của chế độ tiền lương cấp bậc.

Page 36: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.4.1. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật

a) KN : tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân.

• Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là thước đo trình độ lành nghề của công nhân, yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân tương ứng với mức độ phức tạp của công việc.

• Để xây dựng nội dung tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật đúng đắn thì trước hết phải xác định được cấp bậc công việc chính xác để phân chia công nhân theo trình độ lành nghề là hai nội dung cơ bản của tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.

• Tiêu chuẩn này bao gồm hai nội dung cơ bản là cấp bậc kỹ thuật công việc ( gọi tắt là cấp bậc công việc) và cấp bậc kỹ thuật công nhân ( gọi tắt là cấp bậc công nhân).

Page 37: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.4.1. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật

• Cấp bậc công việc là sự quy định các mức độ phức tạp của quá trình lao động để sản xuất ra một sản phẩm, một chi tiết sản phẩm hay hòan thành một công việc nào đó

- Mức độ công việc đơn giản nhất thì xếp ở bậc 1, các công việc có độ phức tạp cao hơn thì được xếp ở bậc cao

- Việc xây dựng cấp bậc kỹ thuật công việc phải căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật là bảng tài liệu kỹ thuật quy định thống nhất và hợp lý các thông số kỹ thuật như : áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, độ dài, độ bền….

Page 38: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.4.1. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật

• Cấp bậc công nhân là trình độ lành nghề của công nhân theo từng bậc từ thấp đến cao

- Cấp bậc công nhân được đưa vào nội dung tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật để xác định trình độ lành nghề của công nhân, thực chất là xác định khả năng lao động của công nhân

- Là năng lực thực hiện công việc thông qua những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp của công nhân để có thể thực hiện công việc theo tiêu chuẩn quy định để bố trí, sử dụng hợp lý theo yêu cầu của công việc.

Page 39: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

 Phân loạiTiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật thống nhất của các nghề chung được xây dựng chung cho các nghề trong toàn quốc như : tiện, phay, bào, khoan…

Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ngành được xây dựng cho từng ngành : dược, may, da giầy, ….;phản ánh tính đặc thù của ngành và không áp dụng được cho ngành khác

• Các doanh nghiệp tự xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc, kỹ thuật cho nghề, công việc chưa có trong danh mục nghề, công việc được Nhà nước hoặc ngành quy định tiêu chuẩn. Đây thường là những nghề, công việc mới xuất hiện hoặc có mức độ phổ biến thấp.

Page 40: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.4.2. Thang, bảng lương trong chế độ tiền lương cấp bậc

• KN : thang lương là hệ thống thước đo, dùng để đánh giá chất lượng lao động của các loại lao động cụ thể khác nhau. Thang lương là một bảng quy định một số bậc lương, các mức đãi ngộ lao động theo các bậc lương tương ứng với tiêu chuẩn cấp bậc của công nhân.

• Thang lương xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân cùng nghề (hoặc nhóm nghề) theo trình độ cấp bậc của họ ( từ thấp đến cao)

Page 41: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Kết cấu thang lương

• Nhóm mức lương : thể hiện điều kiện lao động và tính chất phức tạp của lao động. Trong cùng một thang lương thì điều kiện lao động càng khó khăn, phức tạp thì được xếp vào nhóm mức lương cao hơn

• Số bậc : được xác định bằng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của nghề

• Hệ số : là hệ số so sánh về mức lương ở bậc lương nào đó với mức lương bậc 1 trong thang lương. Nó chỉ rõ mức lương của công nhân ở bậc nào đó được trả cao hơn mức lương bậc 1 bao nhiêu lần

• Bội số lương : là hệ số lương của bậc cao nhất trong nhóm mức lương. Nó chỉ rõ mức lương ở bậc cao nhất cao hơn bao nhiêu lần mức lương bậc 1

Page 42: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.4.3. Mức lương

• KN : là số lượng tiền lương để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng) phù hợp với các bậc trong thang lương, bảng lương.

• Thông thường, chỉ quy định mức lương bậc 1, còn mức lương các bậc khác trong thang lương tính theo công thức :

Mx = M1 x Kx• Trong đó :

Mx= mức lương bậc xM1= mức lương bậc 1Kx= hệ số lương bậc x

• Mức lương bậc 1 thấp nhất là bằng lương tối thiểu của Nhà nước

• Các doanh nghiệp, tổ chức có thể quy định mức lương bậc 1 cao hơn mức lương tối thiểu của Nhà nước.

Page 43: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

2. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG CHỨC VỤ

2.1. Khái Niệm• Chế độ tiền lương chức vụ: là toàn bộ những

quy định của Nhà nước về tiền lương mà các tổ chức Nhà nước, các tổ chức kinh tế – xã hội và các doanh nghiệp áp dụng để trả lương cho lao động quản lý

• Cán bộ, viên chức làm việc trong khu vực Nhà nước, chế độ tiền lương chức vụ do Nhà nước quy định. Các cơ quan, doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước, chế độ này do chủ sở hữu quy định.

Page 44: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

2. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG CHỨC VỤ

• Đối tượng áp dụng: lao động quản lý

• Vai trò:- Là cơ sở để chủ sử dụng lao động xếp lương

và trả lương

- Là cơ sở xác định mức phụ cấp ưu đãi đối với lao động theo quy định của pháp luật

- Là cơ sở xác định mức đóng bảo hiểm xã hội…

Page 45: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Văn bản

• Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 Về việc phê chuẩn bẳng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với Cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành Kiểm sát

• Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

• Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Page 46: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

2.2.1. Chế độ tiền lương công chức Nhà nước

• Đối tượng áp dụng: những người trong biên chế Nhà nước

• Nội dung: hệ thống bảng lương của công chức được quy định theo ngành, mỗi ngành có một bảng lương riêng.

- Mỗi bảng lương theo ngành có các ngạch, trong mỗi ngạch thì có các bậc lương, tương ứng với các bậc lương là hệ số lương và mức lương

Page 47: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

2.2.1. Chế độ tiền lương công chức Nhà nước

• Ngạch thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bậc thể hiện thâm niên

• Phải thi nâng ngạch để nâng ngạch

• Công chức được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong khu vực hành chính sự nghệp thì xếp lương theo ngạch chuyên môn gốc và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Page 48: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

2.2.1. Chế độ tiền lương công chức Nhà nước

• Số bậc lương trong ngạch được xác định theo 2 căn cứ:

+ Mức độ phức tạp của công việc+ Thời gian để nâng 1 bậc lương trong ngạch. Nếu

mức độ phức tạp của công việc thấp thì thời gian nâng bậc lương là 2 năm, độ phức tạp cao thì thời gian nâng bậc lương là 3 năm

Page 49: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

2.2.2. Hệ thống tiền lương chức vụ bầu cử (dân cử)

• Đối tượng áp dụng: các chức vụ từ trung ương đến địa phương; cao nhất là chủ tịch nước, thấp nhất là thư ký hội đồng nhân dân quận, huyện, thị xã.

• Nội dung:- Nhìn chung, mỗi chức vụ dân cử chỉ có một mức

lương và có phụ cấp tái cử- Hiện nay, có quy định 1 số chức vụ có hai mức

lương, thực chất là phụ cấp tái cử

Page 50: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

2.2.3. Hệ thống tiền lương trong LLVT• Đối tượng áp dụng: 4 loại: sỹ quan, quân nhân chuyên

nghiệp, hạ sỹ quan, công nhân viên quốc phòng.• Nội dung:- Sỹ quan: tiền lương được xác định theo hàm (thiếu úy

đến đại tướng). Đối với sỹ quan giữ chức vụ lãnh đạo thì hưởng lương theo hàm và hưởng phụ cấp chức vụ.+ Mỗi cấp hàm chỉ có một mức lương ( không có bậc thâm niên nhưng thực chất là vẫn hưởng lương theo thâm niên)+ Tiền lương tổng ngạch( bao gồm: lương cấp hàm, ưu đãi, thâm niên, phụ cấp chức vụ) bằng 1,8 lần so với tiền lương tổng ngạch hành chính sự nghiệp.

Page 51: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

2.2.3. Hệ thống tiền lương trong LLVT• Quân nhân chuyên nghiệp: tiền lương được xác

định theo chuyên môn với 3 cấp trình độ: sơ cấp, trung cấp, cao cấp tương đương với trình độ đại học, trung cấp và sơ cấp.

• + Mỗi cấp chia thành 3-4 nhóm, mỗi nhóm có một mức lương chuẩn và các bậc thâm niên. Phần ưu đãi được tính trong lương chuyên môn.

• + Lên lương thì phiên quân hàm.• Hạ sỹ quan và binh sỹ: hưởng lương, tiền lương

được xác định theo nguyên tắc như sỹ quan hưởng lương

Page 52: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG

1. NỘI DUNG

1.1. Cơ quan qlnn về tiền lương trong hệ thống quản lý Nhà nước

1.2. Xây dựng hành lang pháp lý về chính sách tiền lương và tiền công

Page 53: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Xu hướng cải cách tiền lương ở Việt Nam

• Đổi mới tư duy trong cải cách chính sách tiền lương

• Cải cách chính sách tiền lương tối thiểu• Cải cách hệ thống thang, bảng lương• Điều chỉnh cơ chế thỏa thuận tiền lương theo cơ

chế thị trường• Đổi mới quản lý nhà nước về tiền lương• Giảm đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ

ngân sách nhà nước

Page 54: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

III. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

• Khái niệm

• Ý nghĩa của BHXH

• Những nguyên tắc của BHXH

• Quá trình phát triển BHXH ở VN

Page 55: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Khái niệm

• Theo ILO: “ BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với

các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bào các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”

Page 56: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Khái niệmở nước ta, bảo hiểm xã hội được hiểu là:“ BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một

phần thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”

• Đặc trưng của bảo hiểm xã hội:- Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp 1 phần thu nhập bị mất đi- Do: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thất nghiệp; hết tuổi lao động; chết.- Cơ sở của sự thay thế hoặc bù đắp là do có sự đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Page 57: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Ý nghĩa của Bảo hiểm xã hội

• Đó là điều kiện cho người lao động được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn…

• BHXH cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác.

→ các rủi ro trong lao động sản xuất và trong đời sống người lao động được khống chế, khắc phục hậu quả ở mức độ cần thiết.

Page 58: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Ý nghĩa của Bảo hiểm xã hội

• Tham gia BHXH giúp người lao động nâng cao hiệu quả trong chi dùng cá nhân, tiết kiệm để có nguồn dự phòng cần thiết

• Người lao động tham gia BHXH được đảm bảo về thu nhập ổn định ở mức độ cần thiết nên sẽ có tâm lý yên tâm, tự tin hơn trong cuộc sống.

• BHXH giúp cuộc sống của những thành viên trong gia đình người lao động, nhất là trẻ em, người tàn tật, người góa bụa… cũng được đảm bảo an toàn.

Page 59: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Những nguyên tắc của bảo hiểm xã hội

Nguyên tắc sự bảo đảm xã hội• BHXH là sự bảo đảm về mặt xã hội để người lao

động có thể duy trì và ổn định cuộc sống khi bị mất sức lao động tạm thời (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động...) hoặc hết tuổi lao động (hưu trí, về già...)

Page 60: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Nguyên tắc BHXH có hai loại bắt buộc và tự nguyện

• BHXH bắt buộc thể hiện ở: - Nghĩa vụ tham gia - Thời gian tham gia tối thiểu.

• BHXH tự nguyện: áp dụng cho những đối tượng ngoài BHXH bắt buộc.

- Nguyên tắc này cho phép bảo hiểm xã hội có điều kiện để phát triển và mở rộng hơn.

- Các quốc gia càng phát triển thì độ bao phủ của BHXH càng rộng.

Page 61: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Xác định đúng mức tối thiểu

• Đây là vấn đề có quan hệ trực tiếp đến các khía cạnh có liên quan đến việc thiết kế các chính sách và nội dung cụ thể của từng chế độ bảo hiểm xã hội. • Mức tối thiểu là mức đóng định kỳ (hàng tháng), mức thời gian cần thiết tối thiểu. • Các mức tối thiểu còn phải tính đến giá trị của các chế độ bảo hiểm xã hội mà người tham gia được hưởng. → Nguyên tắc này liên quan trực tiếp đến việc tạo nguồn, xây dựng quỹ bảo hiểm xã hội và khuyến khích người lao động và các tầng lớp xã hội tham gia.

Page 62: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất và liên tục

• BHXH phải đảm bảo sự thống nhất và liên tục cả về mức tham gia và thời gian thực hiện của người lao động.

• Nguyên tắc này đảm bảo cho khi có sự di chuyển và biến động lao động có thể xảy ra, thậm chí mang tính thường xuyên.

• Sự thay đổi bao gồm: nơi làm việc, hợp đồng lao động, nội dung, đối tác... Những sự thay đổi này có thể tạo ra những gián đoạn về thời gian và không gian của quá trình làm việc đồng thời có thể gián đoạn các quan hệ BHXH.

Page 63: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Nguyên tắc công bằng trong BHXH

• BHXH được thực hiện trong một thời gian dài, cả trong và ngoài quá trình lao động. Trong quá trình đó có thể có những thay đổi diễn ra.

• Mức tham gia, thời gian tham gia của từng người và mức hưởng của người tham gia BHXH có thể không giống nhau.

• Trong điều kiện hệ thống BHXH đang còn có những khác biệt về đối tượng, thành phần và khu vực tham gia ở nước ta hiện nay. Bảo đảm sự công bằng trong BHXH là cần thiết nhưng không phải dễ thực hiện.

Page 64: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Một số nguyên tắc khác:

- Tất cả mọi người đều có quyền tham gia và hưởng BHXH

- Mức hưởng BHXH trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và chia sẻ cộng đồng

- BHXH thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít

- Nhà nước thống nhất quản lý BHXH

Page 65: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Chế độ BHXH• Theo quy định của ILO trong Công ước 102

(1952) để đảm bảo mức tối thiểu về ASXH (trong đó nòng cốt là BHXH) thì các nước thành viên cần lựa chọn ít nhất là 3 trong 9 chế độ sau:- Chăm sóc y tế;- Trợ cấp ốm đau;- Trợ cấp thất nghiệp;- Trợ cấp tuổi già;- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;- Trợ cấp gia đình;- Trợ cấp sinh đẻ;- Trợ cấp tàn tật;- Trợ cấp cho người còn sống.

Page 66: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

• Trong đó phải có ít nhất 1 chế độ: bảo hiểm thất nghiệp; tuổi già; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tàn phế và trợ cấp cho người còn sống.

• Chế độ bảo hiểm xã hội của Việt Nam:- Trợ cấp ốm đau;- Trợ cấp thai sản;- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;- Trợ cấp hưu trí;- Tử tuất;- Bảo hiểm thất nghiệp

Page 67: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Quá trình phát triển BHXH ở Việt Nam

Trước 1961• Bảo hiểm xã hội xuất hiện vào những năm 30

cuối thế kỷ XX, chủ yếu để bảo vệ cho các đối tượng làm việc trong bộ máy của chính quyền thực dân Pháp. Các chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện bao gồm chế độ ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí… do chính phủ thực dân chu cấp.

Page 68: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

• Ngay sau khi thành lập nước, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có 1 số văn bản quy định về bảo hiểm xã hội.

- Các sắc lệnh 54/SL năm 1945, - Sắc lệnh 105/Sl năm 1946 quy định chế độ hưu

trí cho công chức Nhà nước; - Sắc lệnh 29/Sl quy định chế độ đối với người lao

động ốm đau, thai sản; - Sắc lệnh 76/Sl, 77/Sl năm 1950 quy định về chế

độ hưu trí.

Page 69: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Từ 1961

• Bảo hiểm xã hội được thực hiện tương đối rõ nét và ổn định tại nước ta kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 kèm theo Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân, viên chức Nhà nước.

• BHXH là sự bảo vệ thu nhập cho người lao động trong khu vực Nhà nước với 6 trường hợp (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí, tử tuất).

• Bắt đầu từ thời kỳ này, Nhà nước đã quy định trách nhiệm đóng quỹ BHXH của người sử dụng lao động, quy định cơ quan thực hiện bảo hiểm cụ thể…

Page 70: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

• Từ năm 1995. Đây là mốc đánh dấu sự mở rộng của Bảo hiểm xã hội. Văn kiện Đại hội Đảng VIII nhấn mạnh: “Mở rộng chế độ Bảo hiểm xã hội đối với mọi thành phần kinh tế”.

• Điều 56 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) chính thức ghi nhận quyền được bảo hiểm xã hội của viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.

• Bộ luật Lao động và Điều lệ mới về bảo hiểm xã hội được ban hành ( kèm theo Nghị định 12/CP và Nghị định số 45/CP năm 1995) và được sửa đổi năm 2003 (theo Nghị định 01/2003/NĐ-CP và Nghị định 89/2003/NĐ-CP).

• Theo đó, bảo hiểm xã hội được thực hiện với 5 chế độ (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất);

Page 71: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Nội dung của bảo hiểm xã hội

Nguồn hình thành quỹ BHXH

Chế độ chi

Tổ chức quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội (quản lý nghiệp vụ BHXH)

Page 72: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Nguồn hình thành quỹ BHXH

Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau đây:• Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ lương của doanh

nghiệp theo cơ cấu như sau:+ 3% vào quỹ ốm đau thai sản+ 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp+ 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1 % cho đến khi đạt mức đóng là 14%.+ Đối với hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn thì đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi thì cứ 2 năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng 22%.

• Người lao động đóng 5 % tiền lương ( lương cơ bản), từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%..

• Hỗ trợ của Nhà nước • Các nguồn thu hợp pháp khác.

Page 73: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Tổ chức quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội (quản lý nghiệp vụ BHXH)

• Hoạt động tổ chức quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội tập trung vào ba lĩnh vực hoạt động chính mang tính nghiệp vụ:

- Tổ chức thu BHXH

- Sử dụng quỹ BHXH

- Thực hiện chi trả BHXH theo các chế độ.

Page 74: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Tổ chức quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội (quản lý nghiệp vụ BHXH)

• Hai cách quản lý hệ thống tài chính tiêu biểu:- “ Thu đến đâu, chi đến đấy” - Lập quỹ tồn tích dài hạn.

• Quản lý tài chính theo kiểu “ thu đến đâu, chi đến đấy” quỹ được hoạch toán trong thời gian ngắn hạn, thường là 1 năm và về nguyên tắc là có thể điều chỉnh.

Quỹ này ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố giá cả, lạm phát, không cần phải chú trọng hoạt động đầu tư tăng trưởng để bảo tồn giá trị

Page 75: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Tổ chức quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội (quản lý nghiệp vụ BHXH)

• Quản lý tài chính theo mô hình lập quỹ tồn tích dài hạn thường được áp dụng cho các chế độ hưởng dài hạn.

• Về nguyên tắc, quỹ được tích lũy trong suốt cuộc đời người lao động, có thể qua nhiều thế hệ, để chi trả khi người tham gia đủ điều kiện hưởng, sau một thời gian dài đóng góp. Hệ thống tài chính này thường bị ảnh hưởng bởi các khó khăn do lạm phát, tuổi dân số, mức sống và số người hưởng ngày càng tăng...

Page 76: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Hiện nay• Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành độc lập• Về đối tượng tham gia BHXH tuy đã được mở rộng

nhưng số người tham gia BHXH mới chiếm tỷ lệ 14% so với lực lượng lao động.

• Kết quả điều tra lao động việc làm năm 2005: - Lực lượng lao động cả nước khoảng 45 triệu người- 11 triệu có quan hệ lao động, - Số người tham gia BHXH chỉ có 6,2 triệu người, chủ

yếu là lao động khu vực Nhà nước; - Số lao động làm việc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh

ngoài quốc doanh tham gia BHXH thấp, chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lao động ngoài quốc doanh thuộc diện phải tham gia BHXH.

Page 77: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.

Theo Điều 7 – Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2006, nội dung QLNN về BHXH Việt Nam bao gồm:

• Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội.

• Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

• Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Page 78: CHƯƠNG V  TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.

• Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội

• Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.

• Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cao và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội.

• Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.