chuyen de ban_chinh

35
Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam được biết đến trên bản đồ thế giới là vùng sản xuất nông nghiệp, là quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới về gạo, hồ tiêu, cà phê, thủy sản,… Ngoài những mặt hàng có số lượng xuất khẩu như nói trên, Việt Nam đang được biết nhiều hơn với tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Với đặc điểm địa hình trải dài, Việt Nam có nhiều vùng miền với những đặc trưng khác nhau và tiềm năng, lợi thế kinh tế cũng khác nhau, góp phần làm đa dạng ngành hàng trong cơ cấu kinh tế quốc gia. Hàng thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta đạt 3,75 tỉ USD, năm 2008 tăng lên 4,509 tỉ USD. Hiện Việt Nam là một trong số 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Thị trường xuất khẩu tăng đều trên tất cả các khu vực, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 160 quốc gia và vùng lãnh thổ; với những sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn về chủng loại… Ngoài những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, hàng khô, mực và bạch tuộc, sản phẩm nghêu ngày càng được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng trong con nghêu mà còn bởi đây là sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của EU - thị trường nhập GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi - 1 -

Upload: linh-le-nhat

Post on 20-Mar-2017

121 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việt Nam được biết đến trên bản đồ thế giới là vùng sản xuất nông nghiệp, là

quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới về gạo, hồ tiêu, cà phê, thủy sản,…

Ngoài những mặt hàng có số lượng xuất khẩu như nói trên, Việt Nam đang được

biết nhiều hơn với tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Với đặc điểm địa hình trải

dài, Việt Nam có nhiều vùng miền với những đặc trưng khác nhau và tiềm năng,

lợi thế kinh tế cũng khác nhau, góp phần làm đa dạng ngành hàng trong cơ cấu

kinh tế quốc gia.

Hàng thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Trong năm

2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta đạt 3,75 tỉ USD, năm 2008 tăng lên

4,509 tỉ USD. Hiện Việt Nam là một trong số 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng

đầu thế giới. Thị trường xuất khẩu tăng đều trên tất cả các khu vực, hàng thủy

sản Việt Nam đã có mặt tại 160 quốc gia và vùng lãnh thổ; với những sản phẩm

xuất khẩu đa dạng hơn về chủng loại…

Ngoài những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, hàng khô,

mực và bạch tuộc, sản phẩm nghêu ngày càng được người tiêu dùng thế giới ưa

chuộng không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng trong con nghêu mà còn bởi đây là sản

phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của EU - thị trường nhập

khẩu nghêu lớn nhất của Việt Nam (chiếm 73,8% thị phần XK).

Với khoảng 15.000 ha đất bãi bồi, cồn nổi; địa hình bằng phẳng, mạng lưới

sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, Bến Tre – một trong 13 tỉnh Đồng bằng sông

Cửu Long, là nơi có tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản nói chung và mặt

hàng nghêu nói riêng. Thời gian qua, nghề nuôi nghêu ở Bến Tre đã đạt nhiều kết

quả tốt, góp phần tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích vùng nước, tạo

thêm nhiều việc làm ổn định cho người lao động và tăng kim ngạch xuất khẩu.

Nhận biết được triển vọng của ngành hàng xuất khẩu này trong thời gian tới,

em đã chọn nghiên cứu đề tài "Tìm hiểu thực trạng và tiềm năng xuất khẩu

nghêu tỉnh Bến Tre." , từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và một số giải

pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong tương lai.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 1 -

Page 2: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu chung

Tìm hiểu thực trạng, tiềm năng xuất khẩu nghêu ở tỉnh Bến Tre và từ đó đưa

ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nghêu trong những năm

tiếp theo.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu thực trạng về tình hình xuất khẩu nghêu tại tỉnh Bến Tre.

- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm

nghêu trong và ngoài nước.

- Đánh giá tiềm năng nghêu xuất khẩu của tỉnh Bến Tre và các biện pháp

nhằm đẩy mạnh đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nghêu trong tương lai.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Không gian: các doanh nghiệp xuất khẩu nghêu tại địa bàn tỉnh Bến Tre.

3.2. Thời gian:

- Số liệu trong chuyên đề được thu thập từ năm 2008 đến 3 tháng đầu năm

2010.

- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 24/5/2010 đến 21/6/2010.

3.3. Đối tượng nghiên cứu: tình hình xuất khẩu nghêu của các doanh nghiệp

xuất khẩu nghêu tại tỉnh Bến Tre.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thứ cấp, chủ yếu được lấy từ

sách, báo, tạp chí và internet.

4.2. Phương pháp xử lý số liệu: trên cơ sở phân tích tổng hợp những số liệu

thu thập được, phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối và thống kê mô tả;

rồi từ đó đưa ra những nhận xét và đánh giá.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 2 -

Page 3: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHÊU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT

NAM VÀ TỈNH BẾN TRE

1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng cao liên tiếp trong nhiều

năm qua; và có thể nói, năm 2008 là một năm “gian khó” của ngành thủy sản

nhưng lại là một năm xuất khẩu thủy sản Việt Nam “vững tay chèo”… Theo số

liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, cả năm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

đạt 1.236 nghìn tấn, trị giá 4,509 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về

giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Nằm trong bối cảnh chung của hoạt động xuất khẩu của cả nước, thủy sản

Việt Nam vừa trải qua một năm đầy “sóng gió” ngay đầu năm 2008. Cả thế giới

sống trong lạm phát, nền kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ giá đồng USD bấp bênh,

chi phí đầu vào tăng vọt, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng… Trong hoàn cảnh

này, người ta thấy rõ nhất sự chuyển hướng các nhà xuất khẩu thủy sản Việt

Nam. Họ chuyển từ “trọng tâm” của các cuộc khủng hoảng là: EU, Nhật Bản,

Mỹ, Hàn Quốc… để tìm kiếm những mảnh đất mới: Nga, Ucraina, Ai Cập…

Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 160 thị trường với gần 70 loại

sản phẩm khác nhau. Vượt qua khó khăn, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường

chính, và các mặt hàng chính (trừ hàng khô) đều tăng, riêng tháng 12, xuất khẩu

chững lại hoặc giảm mạnh…Và theo VASEP, tính đến ngày 15-11-2009 kim

ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,67 tỉ USD, trong đó EU là thị trường

xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch 954,7 triệu USD, chiếm 26%.

Có thể thấy, kinh tế thế giới suy giảm đã ảnh hưởng rõ nét đến kim ngạch

xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2008 và tiếp tục ảnh hưởng

đến xuất khẩu thủy sản trong những tháng đầu năm 2009. Vào tháng 1 năm 2009,

kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,8 tỷ USD, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước

(tương đương với 1,2 tỷ USD) và giảm 18,6% so với tháng 12/2008. Đến tháng

10/2009, con số này là 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của 10

tháng năm 2009 lên 3,488 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 3 -

Page 4: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

nhân chủ yếu của tình trạng này là do giảm cả giá và lượng trong thời gian dài đã

không khuyến khích nông dân khai thác và sản xuất, làm cho nguồn xuất khẩu bị

hạn chế. Dù vậy, nhưng theo Bộ Công Thương, những tháng cuối năm có nhiều

tín hiệu tích cực, nếu khai thác tốt thị trường thì cả năm có thể đạt kim ngạch 4,4

tỷ USD; và năm 2010, dự kiến đạt 4,7 tỉ USD, tăng 6,8% so với năm 2009. Bộ

Công nghiệp và Thương mại cũng cho biết Việt Nam thu được 1,3 tỷ USD từ

xuất khẩu thủy sản trong bốn tháng đầu năm nay, tăng 20,3 % so với cùng kỳ

năm ngoái .

Bảng 1. TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU THỦY SẢN PHÂN THEO MỘT SỐ

NƯỚC, KHỐI NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ

ĐVT: 1000 USD

Thị trường2 tháng

đầu năm 2009

2 tháng

đầu năm 2010

Chênh lệch

+/- (%)

EU 111211 125462 14251 12.8

ASEAN 32440 29510 (2930) (9)

Mỹ 66684 93761 27077 40.6

Nhật Bản 77916 90305 12389 15.9

Australia 16648 16766 118 0.7

Trung Quốc 13193 20373 7180 54.4

Ucraina 12202 10567 (1635) (13.4)

Các nước khác 113961 154001 40040 35.1

Tổng 444255 540745 96490 21.7

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)

Trị giá xuất khẩu thủy sản tại một số nơi trên thế giới vào 2 tháng đầu năm

2010 mặc dù có giảm so với cùng kỳ năm ngoái, tiêu biểu là các nước khối

ASEAN và Ucraina; nhưng nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản

của Việt Nam vẫn tăng 21.7%, hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng phát

triển cho ngành hàng xuất khẩu này trong tương lai.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 4 -

Page 5: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

1.2. Tình hình xuất khẩu nghêu ở Việt Nam và tỉnh Bến Tre trong thời gian

qua

1.2.1. Tình hình nuôi trồng và khai thác nghêu ở Việt Nam và tỉnh Bến

Tre

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2010, Đồng bằng

sông Cửu Long (ĐBSCL) – nơi khai thác và sản xuất mặt hàng thủy sản lớn nhất

nước, phấn đấu đạt giá trị sản lượng nghêu, sò huyết 2.100 tỉ đồng, trong đó xuất

khẩu đạt 70 tỉ đồng. Đồng thời cũng đang ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản

xuất, đầu tư chiều sâu để năng suất đạt 7,1 tấn/ha trở lên, cao hơn năm 2008 ít

nhất 1,5 tấn/ha để sản lượng nghêu đạt 114.500 tấn, sò huyết đạt 25.500 tấn.

Các tỉnh có thể nuôi nghêu được ở nước ta không nhiều. Ở đây không chú

y nói đến diện tích lớn hay nho mà chú y đến hiệu quả của nó. Ở phía Nam, vùng

thực tế khai thác và phân bố tự nhiên của nghêu khoảng 12.000 ha kéo dài dọc

theo vùng ven biển từ huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) tới Cà Mau, tập

trung nhất là vùng ven biển thuộc tỉnh Tiền Giang (Gò Công Đông), Bến Tre

(Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú) và Trà Vinh (Cầu Ngang, Duyên Hải).

Với Bến Tre, diện tích tiềm năng phát triển nhuyễn thể khá lớn, là tỉnh có

diện tích nuôi nghêu và bãi nghêu giống tự nhiên đứng đầu khu vực Đồng bằng

sông Cửu Long và cả nước. Với lợi thế nằm sát bờ biển Đông, có chiều dài bờ

biển 65 km, hình thành nên bãi bồi rộng lớn trải dài từ Bình Đại, Ba Tri đến

Thạnh Phú với diện tích trên 15.000 ha. Trong những năm qua, diện tích đã nuôi

và khai thác nghêu là 4.200/7.800 ha đất được nhà nước giao; sản lượng thu

hoạch bình quân 9.000 tấn/năm đối với nghêu thịt, cao điểm lên đến 37.000

tấn/năm. Hiện nay, Bến Tre khai thác được 7.510 ha, chiếm khoảng 50% tiềm

năng diện tích hiện có. Trong đó, diện tích nuôi thực tế chỉ 2.200 ha, sản lượng

đạt từ 20.000 - 30.000 tấn/năm. Nếu được khai thác một cách triệt để, sản lượng

nghêu thương phẩm ở Bến Tre có thể đạt hàng trăm ngàn tấn/năm.

Nguồn nghêu mánh ngoài biển Đông nhiều vô kể, các bãi bồi giàu chất

phù sa, là điều kiện tốt cho nghêu giống sinh sôi với mật độ cao, cung cấp cho

các bãi bồi ven biển Bến Tre một lượng nghêu giống tự nhiên rất lớn, trên diện

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 5 -

Page 6: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

tích 480 ha. Sản lượng nghêu giống bình quân hơn 400 - 500 tấn/năm, cao điểm

hơn 1.000 tấn/năm và ngày càng phát triển với mật độ dày và quy mô rộng hơn.

Năm nay, do nguồn nghêu giống tự nhiên giảm và chưa sản xuất được con

giống nhân tạo, vùng nuôi tại khu vực cửa sông các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang,

Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng bị thu hẹp, hiện chỉ còn 19.500 ha,

giảm 1.193 ha so với năm 2008; đối tượng nuôi chủ yếu là nghêu (14.800 ha) và

sò huyết (4.700 ha). Phương pháp nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến với hình

thức phổ biến là nuôi bãi, nuôi giàn. Các tỉnh nhân rộng mô hình “nuôi nghêu

bền vững” của Hợp tác xã Rạng Đông, Hợp tác xã Đồng Tâm (Bến Tre) và Hợp

tác xã nuôi nghêu thuộc 3 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang và Châu Thành (Trà

Vinh) sang những vùng có nguồn lợi nghêu phong phú và có điều kiện tự nhiên

tương tự; thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học về sản xuất nhân tạo giống

nghêu, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của toàn vùng cũng như cung cấp

cho các tỉnh khác trong nước trong những năm tới. Song song với việc phát triển

nuôi nghêu thương phẩm, các bãi nghêu giống ở các vùng trọng điểm tại huyện

Bình Đại (Bến Tre) khoảng 900 ha) và xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông tỉnh

Tiền Giang (khoảng 350 ha) được khoanh vùng, bảo vệ.

Tỉnh Bến Tre dự kiến mở rộng diện tích nuôi nghêu xuất khẩu lên 4.200

ha với sản lượng từ 28.000 tấn đến 30.000 tấn. Diện tích nuôi nghêu tập trung tại

3 huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Hiện nay, tỉnh Bến Tre đã

hình thành được 1 Ban Quản ly vùng nuôi nghêu tập trung, 10 hợp tác xã và 35

tập đoàn sản xuất chuyên nuôi trồng thủy sản ven biển trong đó nổi bật về làm ăn

hiệu quả có Hợp tác xã Rạng Đông (Thới Thuận, Bình Đại) và Đồng Tâm (Thừa

Đức, Bình Đại). Chỉ riêng hai hợp tác xã trên trong năm 2008 đã đạt sản lượng

nghêu xuất khẩu trên 5.500 tấn và doanh thu trên 56,5 tỉ đồng.

1.2.2. Tình hình xuất khẩu nghêu ở Việt Nam

Trong khi xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, hàng

khô, mực và bạch tuộc của Việt Nam năm 2009 “lao đao” và đều suy giảm do tác

động của suy thoái kinh tế, cũng như những yêu cầu nghiêm ngặt hơn về chất

lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm của một số thị trường nhập khẩu, thì xuất

khẩu mặt hàng nghêu lại khá thuận lợi và tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2008,

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 6 -

Page 7: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

với các thị trường xuất khẩu chính như Nhật Bản, ASEAN, Hong Kong, Italia,

Hàn Quốc, Hà Lan, Mỹ, Thái lan, Bỉ, Trung Quốc, Malaysia, Canada,

Campuchia, Đài Loan và Indonesia. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt

Nam, từ 1/1 - 15/11/2009, xuất khẩu nghêu của cả nước đạt 17.624 tấn, trị giá

trên 37,2 triệu USD, tăng 49,6% về khối lượng và 50,3% về giá trị so với cùng

kỳ năm 2008. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2,11 USD/kg.

Tính đến hết ngày 15/11/2009, xuất khẩu nghêu của Việt Nam sang EU

đạt 13.590 tấn, trị giá 27,476 triệu USD, tăng 70,2% về khối lượng và 75,5% về

giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Trong thời gian này, xuất khẩu nghêu sang một

số thị trường khác như Mỹ, ASEAN, Canada, Trung Quốc và Hồng Kông…

cũng đạt mức tăng trưởng dương toàn diện cả về khối lượng và giá trị. Cụ thể,

xuất khẩu sang Mỹ tăng 28,4% về khối lượng và 32,7% về giá trị, sang ASEAN

tăng 16,8% về khối lượng và 49,8% về giá trị, sang Canađa tăng 8,9% về khối

lượng và 12,3% về giá trị, sang Trung Quốc và Hồng Kông tăng 509,5% về khối

lượng và 286,6% về giá trị. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu trung bình nghêu cũng

tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Không dừng lại ở những kết quả xuất khẩu đã đạt được, các doanh nghiệp

chế biến xuất khẩu nghêu Việt Nam còn ngày càng quan tâm và chú trọng hơn

đến thương hiệu và uy tín của con nghêu Việt Nam trên trường quốc tế. Các

doanh nghiệp, Hiệp hội, các địa phương cùng các cơ quan chức năng trong cả

nước đã và đang tăng cường việc quản ly phát triển bền vững nguồn lợi nghêu tại

các vùng ven biển, đặc biệt là Bến Tre, tỉnh có diện tích nuôi nghêu và bãi nghêu

giống tự nhiên lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

CƠ CẤU XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM THÁNG 11/2009

9.7%

90.3%

nghêu

hàng thủy sản khác

(Nguồn: Tổng Cục Hải Quan)

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 7 -

Page 8: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

1.2.3. Tình hình xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

Cùng với kinh tế vườn, nuôi thủy sản là ngành kinh tế quan trọng của Bến

Tre. Ngành thủy sản Bến Tre lấy đối tượng xuất khẩu làm gốc, đồng thời mở

rộng đối tượng tiêu thụ nội địa có giá trị kinh tế cao, có thị trường rộng mở. Hiện

nay, tỉnh tập trung 5 đối tượng nuôi chủ yếu như tôm sú, cá tra, nghêu, tôm chân

trắng và tôm càng xanh. Ngoài ra còn chú y phát triển một số đối tượng nuôi

khác như cá chẽm, cá mú, cá bống tượng, cá kèo, cá điêu hồng, cá rô phi dòng

Gift, cua biển, sò huyết, baba, cá sấu.

Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) là một trong những đối tượng thuỷ sản

có giá trị cao ở Việt Nam. Nghêu Bến Tre là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng

cao. Vo nghêu được sử dụng trong ngành mỹ nghệ và công nghiệp chế biến vôi

cung cấp cho nuôi trồng thủy sản. Nghêu sinh trưởng nhanh, sức sinh sản lớn.

Gần đây nghêu đã được chế biến đông lạnh xuất khẩu (2.000 – 3.000 tấn nghêu

thịt/năm). Năm 2008, sản phẩm nghêu của Aquatex – một trong những công ty

xuất khẩu thủy sản lớn tỉnh Bến Tre – chiếm 21% thị phần (2.677 tấn ) là đơn vị

tiên phong trong xuất khẩu nghêu ra thị trường nước ngoài.

Ngay từ năm 2007, ngành nuôi và khai thác nghêu tại Bến Tre đã tham gia

vào quá trình đánh giá chất lượng nghêu thương phẩm của Hội đồng Quản ly

Biển (Marine Stewardship Council - MSC). Và đầu tháng 11/2009, ngành chính

thức trở thành ngành ngư nghiệp đầu tiên của Việt Nam và trong khu vực Đông

Nam Á đạt được chứng nhận MSC. Với việc nhận được chứng nhận này, sản

phẩm nghêu của Bến Tre nói riêng và Việt Nam nói chung, chắc chắn sẽ có nhiều

cơ hội tiến sâu hơn vào thị trường, đồng thời khẳng định được uy tín và vị thế

của mình trên thị trường thế giới.

Để giúp nghề nuôi nghêu phát triển bền vững, từng địa phương đã qui

hoạch vùng nuôi nghêu tập trung, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, quản ly tốt các bãi

nghêu sinh sản nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản vừa cung ứng nguồn giống ổn

định cho nhu cầu của nông dân. Ngoài ra, việc gắn kết với phát triển du lịch sinh

thái cũng tạo thêm động lực cho nghề nuôi nghêu tại đây phát đạt triển, tăng thu

nhập và giải quyết công ăn việc làm cho người dân miền biển.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 8 -

Page 9: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

1.3. Một số thị trường xuất khẩu nghêu chính

Xuất khẩu nghêu sang EU năm 2009 đạt số lượng cao nhất, chiếm 73% thị

phần xuất khẩu; trong đó, Bồ Đào Nha là thị trường nhập khẩu nghêu lớn nhất.

Mặt khác, xuất khẩu tới EU đã tăng thêm 2 thị trường là CH Séc và Áo (kim

ngạch chưa đáng kể). Kim ngạch xuất khẩu nghêu đông lạnh tới Nhật và Hàn

Quốc, Mỹ đều đạt mức hơn 2 triệu USD. Ngoài ra, xuất khẩu tới Australia, Hồng

Kông, Đài Loan, Singapore đều tăng so với cùng kỳ 2008.

Nguồn tin tổng hợp từ các cơ quan thương vụ Việt Nam ở ngoài nước

cũng cho rằng, vào bảy tháng đầu năm 2009, ở một số thị trường lớn, nhu cầu

một số mặt hàng thuỷ sản Việt Nam đang tăng khá (trừ EU). Mỹ, hàng năm,

thường nhập khẩu nghêu với khối lượng rất lớn vào bảy tháng cuối năm, chiếm

khoảng 65% tổng lượng nhập khẩu. Lượng nhập khẩu mặt hàng này vào Mỹ đã

bắt đầu tăng mạnh vào tháng 5 năm 2009 – tăng 35% so với tháng 4 năm 2009 và

14% so với cùng kỳ năm trước.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 9 -

Page 10: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

Chương 2

THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

XUẤT KHẨU NGHÊU TỈNH BẾN TRE

2.1. Vị trí, vai trò của ngành xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu

nghêu nói riêng ở tỉnh Bến Tre

Ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của

tỉnh, quy mô ngành thủy sản ngày càng mở rộng và vai trò của ngành thủy sản

cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Là nguồn xuất khẩu quan

trọng và tiềm năng, con nghêu đang mang lại lợi nhuận kinh tế cao mà người

nuôi khoi phải tốn tiền thức ăn, chuồng trại; đóng góp tích cực và quan trọng vào

tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của tỉnh, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu

của cả nước 5 tháng đầu năm 2010 lên 12.6% so với cùng kỳ năm 2009. Ước

tính, nghề nuôi nghêu ven biển đang phát đạt tại tỉnh Bến Tre đã góp phần tạo

công ăn việc làm cho gần 3 vạn lao động.

Và cũng từ con nghêu, những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của các xã ven biển

Bến Tre được nâng cấp và cải thiện. Hiện tại, diện tích bãi nghêu trên toàn tỉnh

Bến Tre hơn 15 nghìn ha; nghêu sinh sản hầu như quanh năm, nhưng vẫn chủ

yếu tập trung vào tháng 3 đến tháng 7 hằng năm. Chất lượng môi trường sống và

sản phẩm nghêu ven biển Bến Tre vẫn đang ở trạng thái sạch và an toàn vệ sinh

thực phẩm. Hiện tại, bãi nghêu Bình Đại và Thạnh Phú (Bến Tre) là một trong

bảy điểm của cả nước được Bộ Thủy sản chọn làm thí điểm về chất lượng môi

trường và Bến Tre cũng là đơn vị có đủ tiêu chuẩn về quản ly chất lượng để xuất

khẩu con nghêu vào thị trường châu Âu (HACCP).

2.2. Thực trạng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

Để phát huy thế mạnh nuôi nghêu giúp tạo công ăn việc làm, giải quyết lao

động, nâng cao đời sống nhân dân miền biển cũng như tăng thêm nguồn nguyên

liệu chế biến xuất khẩu, tỉnh Bến Tre đã qui hoạch, tổ chức lại sản xuất một cách

qui cũ theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hóa lớn

gắn với bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản ven biển, xây dựng những hợp tác xã hoặc

tổ hợp tác, tập đoàn sản xuất bảo đảm quyền lợi cho xã viên cũng như đầu ra ổn

định của sản phẩm. Chính nhờ tổ chức nuôi, khai thác, quản ly một cách qui củ

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 10 -

Page 11: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

mà tình trạng trộm cắp nghêu từng hoành hành trong một thời gian khá dài tại địa

phương đã giảm hẳn.

Theo Bộ thủy sản, chẳng những Bến Tre đứng đầu về diện tích nuôi nghêu,

mà chất lượng con nghêu ở Bến Tre cũng không nơi nào sánh bằng. Đó là lợi thế

để Bến Tre phát triển mạnh nghề nuôi nghêu xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ

không nho. Đặc biệt sau Tết năm nay, giá nghêu thương phẩm tăng mạnh, nông

dân phấn khởi nhờ lãi cao.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (ABT - Aquatex BenTre)

hiện đứng đầu cả nước về xuất khẩu nghêu, đứng thứ 15 trong danh sách 263 các

doanh nghiệp xuất khẩu cá tra - basa, đứng thứ 36 trong danh sách 100 doanh

nghiệp xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Sản phẩm chính của công ty là nghêu, cá tra

và tôm sú đông lạnh với thế mạnh gần nguồn nguyên liệu, điều kiện sản xuất

đảm bảo, sản xuất đồng thời được nhiều chủng loại hàng (nghêu, cá, tôm), có uy

tín và kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, có Code xuất khẩu thủy sản (kể cả

nghêu) vào EU. Trong đó, khả năng sản xuất đồng thời được nhiều chủng loại

hàng là một ưu thế cạnh tranh lớn chỉ có ở một số rất ít doanh nghiệp. Quy trình

sản xuất nghêu của công ty được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn MSC CoC

đầu tiên tại Việt Nam. Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đến 35 nước,

lãnh thổ trên thế giới với mức chất lượng được tất cả các khách hàng và thị

trường chấp nhận. Việc duy trì tỷ trọng cao thị trường Châu Âu trong nhiều năm

lên tục cho thấy sản phẩm do công ty sản xuất hoàn toàn có khả năng xâm nhập

các thị trường khó tính khác. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Châu Âu

(chiếm khoảng 50% thị phần), Nhật, Mỹ, các thị trường mới của công ty gồm có:

Thụy Điển, Hy Lạp, Mexico, Libăng, Israel, Dominica và Ả rập. Vào thời kỳ

kinh doanh tốt, mỗi tháng doanh nghiệp này có thể xuất tới 2 triệu USD. Sản

lượng ngêu chiếm tới 40% thị phần xuất khẩu của Việt Nam, tương đương 4000

tấn/năm.

Bên cạnh việc tăng cường mở rộng thị trường, nhiều doanh nghiệp chế biến

thủy sản đã có kế hoạch xây dựng các nhà máy chế biến tăng công suất và đa

dạng hóa sản phẩm. Nhiều công ty đã chọn mô hình khép kín từ nuôi trồng đến

gia công chế biến theo quy trình công nghệ tiên tiến.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 11 -

Page 12: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre thông báo, cho đến ngày

3/11/2009, nghề khai thác nghêu tại Bến Tre đã được Hội đồng Quản ly Biển

Quốc tế (MSC) công nhận đạt đủ tiêu chuẩn và cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn

thương hiệu MSC (Marine Sterwarship Council), trở thành sản phẩm thủy hải sản

biển đầu tiên của Việt Nam và ở khu vực Đông Nam Á được cấp chứng nhận

này, sớm hơn kế hoạch dự kiến gần 4 tháng. Từ khi công bố chứng nhận MSC

nghêu Bến Tre, có nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến tiếp thị, đặt hàng,

giá cả bắt đầu tăng cao. Từ 19.000 đ/kg nghêu thịt nay có lúc tăng lên 22.000

đ/kg.

Hơn 10 năm qua, bằng sự cố gắng và quyết tâm cao, lãnh đạo và xã viên Hợp tác

xã (HTX) Thủy sản Rạng Đông đã góp phần xây dựng nên thương hiệu MSC

( tiêu chuẩn của Hội đồng quản ly biển Quốc tế )của con nghêu ở tỉnh Bến Tre.

HTX Thủy sản Rạng Đông làm nhiệm vụ quản ly khai thác và tiêu thụ nghêu trên

diện tích 900 ha đất bãi bồi ven biển thuộc xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Đặc

trưng của HTX là từng hộ gia đình có các thành viên tham gia xã viên, HTX

Thủy sản Rạng Đông đã cố gắng huy động toàn thể các hộ dân trong xã tham gia

vào HTX với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là quản ly khai thác và tiêu thụ nguồn

lợi tự nhiên. Hàng năm HTX đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 1.000 lao

động, góp phần vào việc ổn định cuộc sống của bà con xã viên và người lao động

đồng thời làm cho tình hình an ninh được giữ vững và thắt chặt thêm tình làng

nghĩa xóm. Năm 2007, doanh thu đạt 4,656 tỷ đồng, nộp ngân sách cho xã là

1,659 tỷ đồng; lãi thu được 24,249 tỷ đồng. Năm 2008, doanh thu đạt 51,292 tỷ

đồng, nộp thuế: 2,45 tỷ đồng, nộp ngân sách xã là 1,944 tỷ đồng; lãi thu được

31,174 tỷ đồng. Năm 2009 HTX doanh thu đạt 45 tỷ đồng với tổng sản lượng

khai thác 2.290 tấn. Đầu năm 2008 do sự cố dầu loang ở biển, thời tiết xấu môi

trường sống của hải sản nói chung và của con nghêu nói riêng bị ảnh hưởng , giá

cả sụt giảm, thị trường tiêu thụ chậm làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh

doanh song với sự quyết tâm đồng lòng của tập thể lãnh đạo và xã viên HTX đã

vượt qua thử thách tiếp tục phát triển. ngoài hoạt động khai thác nghêu HTX chủ

động mở rộng sản xuất kinh doanh như nuôi sò huyết; bán hàng theo phương

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 12 -

Page 13: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

thức đấu giá cho nên luôn bán được giá cao, tăng nguồn thu cho xã viên, làm cho

con nghêu không mất giá trên thị trường.

Trước tình hình nghêu chết hàng loạt như hiện nay, cũng như người nuôi trồng, nhiều DN tham gia thị trường xuất khẩu nghêu phải đối mặt với muôn vàn khó khăn: không có nguyên liệu SX, không có sản phẩm xuất khẩu và không có việc làm cho công nhân. Mấy năm gần đây thị trường Châu Âu nhập khẩu nghêu trở lại, Công ty đầu tư thiết bị, mở rộng nhà xưởng chế biến, lập đầu mối thu mua tại địa phương. Hàng ngày sản lượng thu mua 5-10 tấn chế biến, tiêu thụ ở Nhật và thị trường Châu Âu. Giờ đây nghêu chết, nhà máy phải giảm công suất SX, công nhân không có việc làm và hợp đồng với khách hàng không biết tính sao. Không đủ hàng cung ứng cho khách hàng, DN mất uy tín, và dễ mất khách hàng".

Cũng trong tình trạng tương tự, ty TNHH Ngọc Hà, Cty TNHH Toàn Sáng cũng phải huỷ nhiều hợp đồng với khách hàng Châu Âu, Nhật, Mỹ...

Chia sẻ với các DN, ông Lê Duy Bình - Phó Giám đốc Chi cục Quản lý chất lượng an toàn thuỷ sản thú y vùng IV cho biết: Năm nay nghêu giống khan hiếm, người nuôi trồng không mua được con giống, nhiều bãi nghêu bỏ hoang, cộng với tình trạng nghêu chết hàng loạt nhưhiện nay, nhiều DNnằm trên vùng nguyên liệu đã phải huỷ bỏ hợp đồng do thiếu nguyên liệu. Tuy nhiên, với các bạn hàng quen thuộc thì doanh nghiệp vẫn phải cố sức cung ứng hàng dù giá thu mua nghêu rất cao, có khi lên đến 13.000 đồng/kg. Cũng theo nhận định của ông Bình, trong thời gian tới, giá nghêu trong nước sẽ tiếp tục tăng vì đến thời điểm này, các ngành chức năng vẫn chưa có kết luận chính thức về hiện tượng nghêu chết hàng loạt. Người nuôi nghêu vẫn đang mong chờ các ngành, các cấp trong tỉnh, cũng như các viện khoa học đưa ra kết luận cuối cùng. Bộ Thủy sản cũng đã giao cho Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II nghiên cứu tìm ra nguyên nhân để có hướng xử lý lâu dài. Giải pháp chữa cháy hiện nay của người nông dân vẫn là tranh thủ thu hoạch những diện tích còn lại, nhằm tránh hiện tượng bị mất trắng.

Chiến lược phát triển và đầu tư

CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG 3 NĂM TỚI - Đầu tư xây dựng các trại nuôi tôm, cá công nghiệp để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho Công ty; củng cố hệ thống đại lý cung cấp nguyên liệu nghêu, cá tra và tôm; nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào. - Duy trì sản xuất đồng thời 3 nhóm sản phẩm (nghêu, cá, tôm), đa dạng hoá mặt hàng, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, nâng cao tỷ trọng hàng GTGT để khai thác có hiệu quả lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ và các vùng nguyên liệu lân cận; nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và khả năng truy xuất sản phẩm. - Củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, phát triển thêm các thị trường mới như Bắc Mỹ, Đông Au, Nam Mỹ, Trung Đông, tích cực phát triển thị trường nội địa để hạn chế rủi ro khi có thị trường nào biến động. - Gắn việc xây dựng thương hiệu AQUATEX BENTRE với đảm bảo chất lượng sản phẩm và quảng cáo tiếp thị để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Công ty. - Duy trì các hoạt động kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả. - Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhà xưởng theo hướng đầu tư chiều sâu, đồng bộ phù hợp với năng lực sản xuất. - Xây dựng hệ thống tin học hoá công tác quản lý nhân sự, tiền lương, tồn kho, bán hàng v.v…; bổ sung, hoàn chỉnh các qui trình thủ tục quản lý nội bộ. - Thực hiện tốt công tác phát triển nguồn nhân lực như hệ thống tuyển mộ, sử dụng, phát huy người lao động với một chính sách tiền lương, chính sách động viên xứng đáng, kể cả chính sách thu hút người giỏi về làm việc tại Công ty. - Thực hiện việc niêm yết cổ phiếu Công ty trên Thị trường Chứng khoán khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết.

Công Ty Cổ phần xuất nhập khẩu Phương Lan Xuất nhập khẩu thủy sản

(51243-5124)...Công Ty Cổ phần Chế biến thủy sản xuất Khẩu An Hóa Nuôi trồng thủy sản và sản xuất

con giống phục vụ cho việc xuất khẩu thủy sản...

Công Ty Cổ phần sản xuất và Thương mại Phú LễCông Ty Cổ phần Đại Hải

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 13 -

Page 14: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến TreCông Ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre Mua bán, sản xuất, gia công chế biến xuất

khẩu: thuỷ hải sản, nông sản, lâm sản, lương thực thực phẩm, các sản phẩm từ dừa ...

Hose: DHC - Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre, kim ngạch

xuất khẩu 40 tỉ USD/năm

Hose: FBT - Ctcp xnk Lâm - Thủy sản Bến Tre nuôi trồng thủy sản, sản xuất kinh doanh các sp chế biến thủy hải sản Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản xuất

khẩu; xuất khẩu thủy sản chế biến đông lạnh; 820,468

Otc: beseaco – ctcp Thủy sản Bến Tre thị trường EU, Mỹ, Nhật, Hàn

Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Canada, Thụy sĩ, Australia giá trị xk

ngoại tệ 20 triệu đô thu mua chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thủy hải

sảnCon nghêu Bến Tre bơi ra biển lớn

Ngày cập nhật: 10/12/2009Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 08/12/2009

Ngày 3-11-2009, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội thảo công bố chứng nhận đạt tiêu chuẩn MSC đối với nghề sản xuất, quản lý và khai thác con nghêu Bến Tre. Tham dự có đại diện một số ngành tỉnh, các hợp tác xã sản xuất nghêu và các công ty đông lạnh thủy sản xuất khẩu trong tỉnh. Hội thảo đã tập trung đánh giá lại hành trình được chứng nhận MSC, các báo cáo tham luận của HTX thủy sản Rạng Đông, HTX thủy sản Đồng Tâm, HTX nghêu An Thủy, Công ty Cổ phần thủy sản Bến Tre…

Niềm vui với nghề nuôi nghêu Bến Tre

Trong thời gian rất ngắn, từ khi công bố chứng nhận MSC nghêu Bến Tre, có nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến tiếp thị, đặt hàng, giá cả bắt đầu tăng cao. Từ 19.000 đ/kg nghêu thịt nay có lúc tăng lên 22.000 đ/kg. Do vậy, cần có quá trình, thời gian và sự nỗ lực phối hợp của các cấp, các ngành và cộng đồng ngư dân trong thực hiện chương trình phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Cần có chính sách tập trung đầu tư nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng; xây dựng và phát triển mô hình quản lý cộng đồng kiểu mới theo cơ chế đồng quản lý, tạo sự đồng thuận của người dân, đảm bảo phù hợp với luật pháp; thực hiện chương trình kiểm soát thu hoạch nhằm áp dụng các tiêu chí an toàn vệ sinh chất lượng sản phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng trong nước và định hướng mở rộng xuất khẩu; áp dụng chương trình bảo tồn và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khai thác đúng qui mô, địa điểm, mùa vụ, kích cỡ và tỷ lệ cho phép để duy trì và phát triển sản lượng đàn nghêu; tiếp tục đầu tư quan trắc môi trường, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh để dự báo thời điểm thu hoạch, san thưa, di dời nhằm bảo vệ tốt môi trường sống của giống loài và các đối tượng thủy sản khác.

Làm gì để con nghêu vươn xa khi có chứng nhận MSC?

Về quản lý, cần hình thành liên minh HTX nuôi nghêu của tỉnh để các HTX có thể hỗ trợ nhau cùng phát triển. Phối hợp bảo vệ an ninh vùng nuôi, vùng ven biển trong khu vực HTX quản lý. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với cộng đồng vùng nuôi trong bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi nghêu giống, nghêu bố mẹ. Có chính sách giao thêm đất có thời hạn sử dụng lâu dài cho các HTX để mở rộng qui mô sản xuất theo mô hình đồng quản lý. Củng cố, phát triển và nhân rộng mô hình quản lý của HTX thủy sản Rạng Đông để các HTX còn yếu học tập kinh nghiệm. Hoàn thiện thể chế quản lý qui hoạch, bảo tồn hệ đa dạng sinh học, môi trường, nguồn lợi. Xây dựng mô hình điểm đồng quản lý tổng hợp vùng bờ để HTX hỗ trợ giải quyết chuyển nghề cho các hộ ngư dân đang hoạt động khai thác ven biển, khu vực cửa sông

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 14 -

Page 15: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Trebằng ngư cụ cấm sử dụng. Giải pháp về khoa học, cơ quan quản lý nên khoanh vùng khu vực phân bố nghêu bố mẹ, khu vực thường xuyên xuất hiện nghêu giống để có giải pháp khai thác hợp lý, bảo vệ và tái tạo nguồn nghêu bố mẹ, xác định các khu vực phát triển nghêu thương phẩm. Hoàn chỉnh qui hoạch chi tiết vùng bãi bồi cửa sông ven biển. Xác định vị trí nuôi cho từng vùng, từng loại hình và đối tượng cụ thể. Xây dựng chiến lược phát triển nghề nuôi nghêu để đầu tư khoa học công nghệ nuôi, sản xuất giống, cơ sở hạ tầng, xây dựng các mô hình thực nghiệm. Đẩy mạnh việc áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào các lĩnh vực quan trắc môi trường, công nghệ làm sạch nghêu, chăm sóc phòng trừ bệnh, công nghệ nuôi kết hợp với các đối tượng nuôi khác. Đặc biệt, phải thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Có kế hoạch xây dựng chương trình quản lý và quảng bá chứng nhận tiêu chuẩn MSC cho nghêu Bến Tre đối với các HTX trong ngoài tỉnh. Giải pháp về vốn, tỉnh cần thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học xã hội, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tập trung vào các lĩnh vực đầu tư nghiên cứu bảo tồn và phát triển, hỗ trợ nâng cao năng lực, thu mua, sơ chế, bảo quản, dịch vụ, xúc tiến thương mại, du lịch cộng đồng. Tăng cường mở rộng vùng nuôi thông qua nguồn vốn tích lũy tái đầu tư của các tập đoàn, HTX, các thành viên của chuỗi liên kết sản xuất. Giải pháp về đào tạo, tập trung đào tạo cho cộng đồng ngư dân về kiến thức pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, cơ chế đồng quản lý, công nghệ sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển cộng đồng, tiếp cận với văn hóa du lịch. Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ quản lý HTX, quản lý vốn, quản lý thu hoạch, quản lý an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm, quản lý qui trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm, quản lý quảng bá thương hiệu.

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

2.3.1. Nguồn nguyên liệu thu mua

Bãi triều ven biển của tỉnh có nguồn nghêu giống tự nhiên rất lớn. Sản

lượng nghêu giống hằng năm khoảng 7-10 nghìn tấn, lợi lớn này không những

góp phần quan trọng giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân vùng biển

mà còn là nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

Năm 2008, Hợp tác xã (HTX) thủy sản Đồng Tâm ở xã Thừa Đức, huyện

Bình Đại (Bến Tre) thu hoạch nghêu. Thương lái thu mua nghêu với giá từ

11.000-16.000 đồng/kg, tùy loại, tăng từ 2.000-5.000 đồng/kg. Nghêu giống cũng

tăng giá gần 300 đồng/kg, lên mức 1 triệu đồng/kg (loại 50.000-70.000 con/kg);

bãi biển ở các xã Thới Thuận, Thừa Đức (Bình Đại), Bão Thuận (Ba Tri), Thạnh

Hải (Thạnh Phú) lượng nghêu giống xuất hiện nhiều gần gấp đôi năm 2007. Hiện

nay, giá nghêu thương lái đang thu mua đạt mức 18.000 đ - 20.000 đ/kg tùy theo

thời điểm, tăng hơn 3.000 đ/kg so với cùng kỳ năm 2009. Với giá này, mỗi ha

nghêu năng suất 20 tấn cho giá trị trên 360 triệu đồng.

Ngoài ra còn 128 tập đoàn nuôi nghêu (chủ yếu ở huyện Ba Tri). Mỗi tập

đoàn có khoảng 10 - 20 tập đoàn viên (nuôi nghêu trên diện tích 10 - 30 ha). Hợp

tác xã Rạng Ðông (xã Thới Thuận) có 1.300 xã viên (100% số hộ dân là xã viên

Hợp tác xã), có diện tích sử dụng 900 ha (sau chuyển 300 ha trồng rừng ngập

mặn). Sản lượng nghêu bình quân hằng năm 4.500-6.600 tấn, lợi nhuận đạt 4-6,5

tỷ đồng. Bãi nghêu giống ở vùng biển thuộc xã Thới Thuận dài tới 10 km, rộng 5

km. Hợp tác xã Rạng Ðông quản ly, kinh doanh việc khai thác bãi nghêu này.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 15 -

Page 16: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

Nơi khai thác nghêu được Hợp tác xã khảo sát trước rồi phân cho xã viên; thường

xuyên có 300 lao động khai thác trên bãi nghêu. Ở Thới Thuận, nông dân khai

thác nghêu vào ngày rằm hay cuối tháng (qua hai con nước), mỗi đợt 5-7 ngày,

mùa khai thác từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch. Mỗi buổi bắt nghêu, mỗi người thu

nhập 30 - 40 nghìn đồng. Mỗi xã viên có một sổ ghi thu nhập từ bắt nghêu (gọi là

sổ ăn chia) và có thể dùng sổ này thế chấp vay tiền Hợp tác xã. Thu nhập về quản

ly, khai thác nghêu của Hợp tác xã được chia cho xã viên (sau khi đã để lại các

khoản nộp thuế, quỹ phúc lợi,...). Quy I năm nay, Thới Thuận thu 839 tấn nghêu

thương phẩm (lãi ròng 869 triệu đồng).

2.3.2. Sản phẩm

2.3.3. Giá

Xuất khẩu nghêu đông lạnh tới Hoa Kỳ lại tăng, đạt 1.800 tấn, kim ngạch 4,4 triệu USD, tăng 5% về lượng và 12% về kim ngạch so cùng kỳ 2006.

Kim ngạch xuất khẩu nghêu đông lạnh tới Nhật và Hàn Quốc đều đạt mức hơn 2 triệu USD. Ngoài ra, xuất khẩu tới Australia, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore đều tăng so cùng kỳ 2006.

giá nghêu xuất khẩu trung bình 11 tháng năm 2007 đã giảm so cùng kỳ 2006, cụ thể: giá trung bình xuất khẩu tới Italia 2,.9USD/kg (giảm 9,4%), tới Bồ Đào Nha 1,5USD/kg (giảm 15%), Nhật 4,2USD/kg (giảm 11,6%), Hàn Quốc 1,9USD/kg (giảm 11,5%), Bỉ đạt 2,9USD/kg (giảm 6,1%), Đức đạt 2,9USD/kg (giảm 10,6%), Pháp 3,8USD/kg (giảm 0,7%), Nga 2,6USD/kg (giảm 11,4%)...

2.3.4. Phân phối

Các nhà nhập khẩu, nhà phân phối và nhà chế biến tại nước sở tại với các

kênh phân phối là bán lẻ, thị trường dịch vụ ăn uống và tái chế.

2.3.5. Chiêu thị

Các doanh nghiệp đã:

- Tham dự các hội chợ thủy sản quốc tế hàng năm: Vietfish – Việt Nam,

Brussel – Bỉ, Boston – Mỹ, Conxema – Tây Ban Nha, Polfish – Ba Lan…

- Tổ chức tiếp thị qua mạng Internet, tìm kiếm khách hàng thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu của khách hàng và Thương vụ Việt

Nam tại các nước.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 16 -

Page 17: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

- Thực hiện nhiều hình thức tiêp thị ra nước ngoài như duy trì và phát triển

website công ty, thực hiện các hình ảnh, CD quảng cáo, đăng quảng cáo trên một

số tạp chí và website thương mại thủy sản quốc tế.

- Tận dụng mọi điều kiện, phương tiện để giới thiệu thế mạnh, khả năng,

mặt hàng của công ty như chào hàng chủ động, CD quảng cáo, catalo; chuyên

nghiệp hóa các khâu báo giá chào hàng.

- Tranh thủ thiết lập quan hệ trực tiếp với các khách hàng đã từng mua hàng

của công ty thông qua các công ty môi giới thương mại; xây dựng quan hệ tốt với

đội ngũ thu mua, tìm kiếm nguồn hàng của các công ty nhập khẩu thủy sản có

văn phòng tại Tp.Hồ Chí Minh.

Trong giao dịch các Công ty luôn chú trọng cạnh tranh thông qua nâng cao

chất lượng dịch vụ và sự thoa mãn khách hàng, đáp ứng nhanh các yêu cầu khách

hàng, chú trọng xây dựng maketing quan hệ nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài

với khách hàng, khuyến khích khách hàng tiếp tục duy trì mối quan hệ kinh

doanh với Công ty, tăng cường sự trung thành của người mua thông qua làm việc

gần gũi với khách hàng. Đây là yếu tố giúp Công ty đưa thêm được giá trị đi kèm

sản phẩm và dễ dàng thuyết phục khách hàng chấp nhận giá chào bán cao hơn

trong thời gian qua.

Chương 3

THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU NGHÊU

TỈNH BẾN TRE

3.1. Thuận lợi

Nhờ khai thác hoàn toàn bằng tay, không sử dụng máy móc công nghiệp, con

nghêu Bến Tre đáp ứng tiêu chuẩn HACCP, từ đó đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang

các thị trường quan trọng như EU, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, trong đó

EU là thị trường quan trọng nhất.

Đồng thời Ngành NN&PTNT vừa có Quyết định ban hành Qui chế chứng

nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Chi cục Khai thác và

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng đã tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp chế

biến thủy sản xuất khẩu, cơ sở thu mua, các chủ tàu thuyền trong tỉnh. Nội dung

tập huấn gồm triển khai các văn bản có liên quan đến việc chứng nhận; hướng

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 17 -

Page 18: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

dẫn kê khai chứng nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác, cách ghi nhật ky

khai thác… Hiện nay, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã tổ chức

được 10 lớp tập huấn ở Ba Tri, Bình Đại. Dự kiến đến ngày 15 - 6 - 2010, Chi

cục sẽ tập huấn tổng cộng 50 lớp, với trên 200 lượt người tham gia. Với sự ủng

hộ của tỉnh Bến Tre, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh này sẽ rất

thuận lợi trong việc thực hiện yêu cầu của EU chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản.

Thương hiệu MSC là một thương hiệu uy tín, mang tầm cỡ đa quốc gia. Do

vậy sản phẩm nào được cấp chứng nhận MSC sẽ đồng nghĩa có rất nhiều thuận

lợi trong xuất khẩu, đồng thời được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ, bảo hộ và

phát triển bền vững... Được chứng nhận MSC, con nghêu Bến Tre sẽ được sử

dụng logo MSC trên các sản phẩm và sẽ có nhiều cơ hội hơn để thâm nhập thị

trường thế giới. Đây là tin vui đối với ngành thuỷ sản Bến Tre, nhất là bà con

ngư dân. Đặc biệt, thông qua mô hình này, ngành nuôi thủy sản tỉnh Bến Tre sẽ

vận dụng cho việc phát triển bền vững các đối tượng nuôi khác như tôm sú, cá

tra, tôm càng xanh…

3.2. Khó khăn

Trở ngại lớn nhất của xuất khẩu thủy sản nói chung, xuất khẩu nghêu nói

riêng năm nay vẫn sẽ là xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật,

kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe về dư

lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các thị trường, đã gây ra

không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Đặc biệt, từ 1/1/2010, EU chính thức áp dụng quy định IUU về vấn đề truy

suất nguồn gốc thủy sản đánh bắt. Theo đó, EU yêu cầu “chứng nhận thủy sản

khai thác” đối với tất cả các nhà xuất khẩu thủy sản bao gồm thông tin về tàu

khai thác, tên chủ tàu, phương tiện đánh bắt, vùng biển khai thác, loại sản phẩm

và trọng lượng, giấy báo chuyển hàng trên biển... nhằm ngăn chặn, phòng ngừa

và loại bo các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp và không theo quy định.

Đối với thị trường Úc, mới đây Cục Thanh tra và kiểm dịch Úc (AQIS) cũng vừa

ra quyết định tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng malachite green trong

thủy sản nuôi nhập khẩu. Theo đó, tất cả thủy sản nuôi sẽ được lấy mẫu, kiểm tra

malachite green và leucomalachite green với tỉ lệ kiểm tra là 5%...

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 18 -

Page 19: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

Ngoài những khó khăn mang tính khách quan, bản thân các doanh nghiệp

cũng đang gặp phải một khó khăn lớn ngay trong nội tại ngành sản xuất. Thực tế,

vấn đề thiếu nguyên liệu đầu vào và chi phí vốn lâu nay vẫn là bài toán khó đối

với hoạt động của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không còn được hỗ trợ

4% lãi suất ngắn hạn (thay vì 0,53%, các doanh nghiệp phải trả 1,5% lãi suất)

trong khi, giá nguyên liệu, chi phí xăng dầu vẫn liên tục tăng. Và chính vì không

chủ động được nguồn nguyên liệu nên dẫn tới tình trạng “tranh mua tranh bán”,

bất chấp chất lượng, miễn đủ nguyên liệu sản xuất… Đây là nguyên nhân dẫn tới

hiện tượng một số lô hàng xuất khẩu không đảm bảo chất lượng…

3.3. Tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, y nghĩa của việc áp dụng tiêu chí MSC là

nâng cao nhận thức cộng đồng và chính quyền địa phương để ngày càng hoàn

thiện lộ trình phát triển bền vững nghêu dựa vào quản ly cộng đồng, thông qua

mô hình quản ly này để vận dụng phát triển sang các đối tượng nuôi khác; góp

phần rất lớn trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi

trường sống, nâng cao chất lượng cộng đồng người nghèo ven biển. Việc đánh

giá để cấp chứng nhận nghề cá bền vững theo các tiêu chí của MSC hiện nay tuy

mới thực hiện thành công ở một số nghề cá của các nước phát triển nhưng nhiều

nhà cung cấp, nhiều chuỗi siêu thị lớn đã đưa ra tuyên bố trong vài năm tới sẽ chỉ

bán sản phẩm có chứng chỉ bền vững của Hội đồng Biển quốc tế MSC. Điều đó

càng khẳng định triển vọng phát triển thị trường con nghêu Bến Tre là rất lớn.

Hy vọng với những bước đi mang tính căn cơ, rồi đây thương hiệu nghêu Bến

Tre sẽ sớm tạo ra bước đột phá mới, làm giàu thêm cho xứ dừa, mà ngành thủy

sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.

3.4. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nghêu tỉnh Bến

Tre

Chúng ta cần có sự quan tâm nghiên cứu đối với con nghêu: Tiềm năng của

con nghêu tỉnh Bến Tre nói chung và cả nước nói riêng là rất lớn nhưng chưa

được quan tâm đầu tư đúng mức. Lâu nay, các địa phương chỉ tập trung vào khai

thác từ con giống tự nhiên, thả nuôi trong tự nhiên, nghêu lớn cũng… tự nhiên,

chứ trường hợp bo vốn đầu tư vào con nghêu là rất ít. Hiện nay, cả ở Việt Nam

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 19 -

Page 20: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

cũng như trên thế giới tài liệu nghiên cứu về con nghêu là rất khiêm tốn. Đối với

các viện trường ở nước ta, cũng chẳng có đề tài nghiên cứu khoa học nào cho con

nghêu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng như môi trường nuôi, tăng

trưởng, mầm bệnh, cách phòng trị bệnh… Do đó, đến khi có dịch bệnh phát sinh

thì chắn chắc thiệt hại xảy ra là rất lớn.

Đã đến lúc cần tái tạo đầu tư lại cho con nghêu từ quy hoạch vùng nuôi, duy

trì nguồn giống tự nhiên, sản xuất giống nghêu nhân tạo, chăm sóc, thu hoạch,

chế biến, xuất khẩu… một cách bài bản. Phải hài hòa giữa đầu tư nghiên cứu và

khai thác thì nghề nuôi nghêu mới phát triển bền vững được. Việc “tranh nhau”

khai thác nguồn lợi tự nhiên một cách thiếu quy hoạch như ngày nay thì nguồn

tài nguyên dù có lớn như thế nào rồi cũng phải cạn.

Bến Tre cũng phải tiến tới hình thành khu bảo tồn nghêu, vừa bảo vệ môi

trường sinh thái, đảm bảo tính đa dạng sinh học, vừa ổn định nghề nuôi nghêu

theo hướng bền vững. Trong khi chờ đợi những chủ trương từ phía Chính phủ,

trước mắt Bến Tre đang sử dụng mô hình quản ly tập thể - Đó là các Hợp tác xã

nghêu, Ban quản ly vùng nghêu và các tập đoàn nghêu tham gia bảo vệ các bãi

nghêu giống và vùng nuôi nghêu Bến Tre. Xuất phát từ quyền lợi kinh tế nên các

xã viên và tập đoàn viên luôn có y thức bảo vệ, tránh tình trạng đua nhau trộm

nghêu vô tội vạ như trước đây, vừa làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên,

vừa làm suy thoái, xâm thực môi trường. Bên cạnh đó là nhân rộng mô hình

“nuôi nghêu bền vững” sang những vùng có nguồn lợi nghêu phong phú; thực

hiện các dự án nghiên cứu khoa học về sản xuất nhân tạo giống nghêu, nhằm đáp

ứng đủ nhu cầu phát triển của toàn vùng cũng như cung cấp cho các tỉnh khác

trong nước trong những năm tới,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Xuất khẩu nghêu Bến Tre đang có những lợi thế lớn về chính sách và thị

trường. Xét trong bối cảnh chung khi nền kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế

lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản… đang trên đà phục hồi. Và theo nhận định của

nhiều chuyên gia thì vấn đề thị trường xuất khẩu của Việt Nam nói chung, Bến

Tre nói riêng năm nay sẽ tốt hơn so với năm 2009.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 20 -

Page 21: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

Số nhà máy chế biến thủy sản nhiều và vẫn đang tăng lên, trong khi sản lượng

nuôi trồng và khai thác trong nước chưa có nhiều thay đổi, nên dẫn đến tình trạng

cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Một số khó khăn không nho như tình

trạng con giống không đảm bảo chất lượng, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa

vùng sản xuất với chế biến, khâu tiếp thị và quản ly yếu, thiếu lao động có trình

độ cũng là một trở ngại, ảnh hưởng không nho đến xuất khẩu thủy sản của Việt

Nam.

Mặc dù còn nhiều khó khăn phải khắc phục, nhưng các doanh nghiệp thủy

sản Bến Tre hiện đang có rất nhiều lợi thế đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh việc

tăng sản lượng xuất khẩu ở các thị trường truyền thống, các thị trường mới như

Mỹ La tinh, Trung Đông và Châu Phi cũng đang có mức tăng đáng kể nhu cầu

tiêu thụ. Do vậy, xuất khẩu nghêu năm 2010 hoàn toàn có thể đảm bảo hoàn

thành, thậm chí vượt chi tiêu xuất khẩu dự kiến.

Các thị trường nhập khẩu nghêu Việt Nam như: Nga, Hoa Kỳ, EU, Nhật…

liên tục đưa ra những quy định mới về chất lượng thủy sản nhập khẩu. Để không

đánh mất thị trường, vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu, chính là yếu tố chất

lượng. Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ kiên quyết dừng việc cấp chứng thư cho

những doanh nghiệp cố tình không tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực

phẩm; đồng thời áp dụng các biện pháp cứng rắn, kể cả đình chỉ xuất khẩu, đối

với các doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng…

2. KIẾN NGHỊ

Nhà nước cần có các chính sách đồng bộ nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng

sản xuất manh mún, công nghệ chế biến thô sơ, mối quan hệ phức tạp giữa sản

xuất, thu mua năng lực chế biến và khả năng cung ứng nguyên liệu, y thức của

doanh nghiệp, người sản xuất. Cần tiếp tục đầu tư cho sản xuất nguyên liệu. Phải

có được những chương trình, đề án, dự án đầu tư sản xuất đủ nguồn nguyên liệu.

Nếu không đủ thì phải nhập nguyên liệu nhưng là nhập có tổ chức và kiểm soát

chặt chẽ chất lượng và giá cả đầu vào. Tập trung rà soát, hoàn thiện các văn bản

pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, để tránh các

sản phẩm có chứa vi sinh gây hại.

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 21 -

Page 22: Chuyen de ban_chinh

Thực trạng và tiềm năng xuất khẩu nghêu tỉnh Bến Tre

Cần có quá trình, thời gian và sự nỗ lực phối hợp của các cấp, các ngành và

cộng đồng ngư dân trong thực hiện chương trình phát triển bền vững nguồn tài

nguyên thiên nhiên này. Cần có chính sách tập trung đầu tư nâng cao chất lượng

cuộc sống cộng đồng; xây dựng và phát triển mô hình quản ly cộng đồng kiểu

mới theo cơ chế đồng quản ly, tạo sự đồng thuận của người dân, đảm bảo phù

hợp với luật pháp; thực hiện chương trình kiểm soát thu hoạch nhằm áp dụng các

tiêu chí an toàn vệ sinh chất lượng sản phẩm, đảm bảo sức khoe người tiêu dùng

trong nước và định hướng mở rộng xuất khẩu; áp dụng chương trình bảo tồn và

bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khai thác đúng qui mô, địa điểm, mùa vụ, kích cỡ và

tỷ lệ cho phép để duy trì và phát triển sản lượng đàn nghêu; tiếp tục đầu tư quan

sát môi trường, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh để dự báo thời điểm thu hoạch, di

dời nhằm bảo vệ tốt môi trường sống của giống loài và các đối tượng thủy sản

khác.

Các doanh nghiệp nên tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của

nghêu xuất khẩu, trong đó trọng tâm là thực hiện Chương trình an toàn vệ sinh

thực phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Mặt khác, cần có sự chuẩn bị chu

đáo, chú y đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại; xây dựng thương hiệu;

tăng cường sử dụng internet trong công tác tiếp thị; tập trung sản xuất những mặt

hàng có chất lượng cao… nhằm đáp ứng mọi quy định ngày càng cao của các thị

trường nhập khẩu.  Đặc biệt là phải xác định ưu tiên đối với cuộc vận động

“người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Với các mặt hàng thủy sản nói chung,

lâu nay chúng ta mới chỉ làm tốt hàng để xuất khẩu, tới đây phải làm hàng bán

cho người người tiêu dùng trong nước tốt hoặc thậm chí tốt hơn hàng xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: Nguyễn Xuân Vi- 22 -