cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và...

36
Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE 2017 (Tài liệu dành cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp)

Upload: others

Post on 22-May-2020

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

Cẩm nang phòng, chống dịchsốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG

GIÁO DỤC SỨC KHỎE

2017

(Tài liệu dành cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp)

Page 2: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm với số ca mắc bệnh cao và mỗi năm đều có trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Bệnh do vi-rút Zika là bệnh truyền nhiễm có nguy cơ dẫn đến biến chứng thần kinh cho thai nhi. Đây là hai loại bệnh có cùng tác nhân truyền bệnh là muỗi vằn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng. Do đó công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành y tế mà còn là trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, các sở, ban ngành, đoàn thể và người dân. Theo điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, lực lượng liên ngành bao gồm chính quyền, sở, ban ngành, đoàn thể, y tế tập hợp thành Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp tỉnh/ thành, quận/ huyện, phường/ xã thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch, trong đó quan trọng nhất là hoạt động giám sát phòng, chống dịch sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika.

Nhằm giúp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp có được một công cụ hiệu quả để giám sát các hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất

LỜI NÓI ĐẦU

Page 3: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

huyết và bệnh do vi-rút Zika, Trung tâm Truyền thông-Giáo dục Sức khỏe phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố biên soạn “Cẩm nang hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika” dành cho Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch các cấp.

Cẩm nang gồm các câu hỏi đáp về nhiệm vụ chung của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, kiến thức chung về bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika, nhiệm vụ giám sát của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp trong đó bao gồm giám sát các điểm nguy cơ, giám sát chiến dịch diệt lăng quăng, giám sát phun hóa chất diệt muỗi và truyền thông vận động người dân tham gia phòng, chống dịch.

Trung tâm Truyền thông-Giáo dục Sức khỏe và Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố trân trọng giới thiệu tài liệu này đến bạn đọc, mong tài liệu hỗ trợ tốt cho công tác giám sát phòng, chống dịch sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp.

[•] Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe[•] Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố

Page 4: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

MỤC LỤC

A. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp1. Thành phần Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp2. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch trong công tác phối hợp phòng, chống dịch sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika3. Thành phần cộng tác viên phòng, chống dịch. Nhiệm vụ của cộng tác viên phòng, chống dịch

B. Kiến thức chung về bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika?4. Bệnh sốt xuất huyết là gì? Bệnh lây như thế nào?5. Bệnh do vi-rút Zika là gì? Bệnh lây như thế nào?6. Khi nào nên nghi ngờ đã nhiễm bệnh sốt xuất huyết? Người nhà nên làm gì?

[ 08 ]

[ 10 ]

[ 11 ]

[ 11 ]

[ 12 ]

[ 13 ]

Page 5: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

7. Các dấu hiệu nào của bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện? (trẻ nhỏ và người lớn)8. Khi nào nên nghi ngờ đã nhiễm bệnh do vi-rút Zika?9. Khi có trường hợp nghi ngờ đã nhiễm bệnh sốt xuất huyết hoặc bệnh do vi-rút Zika, cần khuyên họ làm gì?10. Lăng quăng muỗi vằn sống ở đâu?11. Điểm nguy cơ là gì? Nơi nào được xem là điểm nguy cơ?12. Các điểm nguy cơ thường xuyên là những điểm nào?13. Xử phạt hành vi không diệt lăng quăng như thế nào?14. Muỗi vằn sống ở đâu? 15. Phun hóa chất như thế nào là đạt yêu cầu?16. Người dân cần biết thông tin gì trước khi phun hóa chất?

[ 14 ]

[ 16 ]

[ 17 ]

[ 18 ]

[ 19 ]

[ 21 ]

[ 22 ]

[ 22 ][ 23 ]

[ 24 ]

Page 6: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

C. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấpI. Hành động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika17. Nên vận động người dân làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika?II. Giám sát các điểm nguy cơ18. Giám sát điểm nguy cơ gồm những hoạt động nào?III. Giám sát chiến dịch diệt lăng quăng19. Giám sát chiến dịch diệt lăng quăng gồm những công việc gì?IV. Kiểm tra, giám sát phun hóa chất diệt muỗi20. Giám sát phun hóa chất diệt muỗi gồm những công việc gì?21. Chức năng của máy phun lớn, máy phun nhỏ22. Tác dụng của các dụng cụ bảo hộ

[ 25 ]

[ 26 ]

[ 27 ]

[ 29 ]

[ 30 ]

[ 32 ]

Page 7: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh
Page 8: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

8

A. BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÁC CẤP:

1. Thành phần Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp

Theo điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp tỉnh, huyện, xã có nhiệm vụ như sau:

- Ban chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin-truyền thông, quân đội, công an và các cơ quan liên quan khác. Trưởng Ban chỉ đạo chống dịch là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Cơ quan y tế cùng cấp là thường trực của Ban chỉ đạo.

Page 9: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

9

Tại thành phố Hồ Chí Minh, ngoài các thành phần trên, để phòng, chống dịch sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika đạt hiệu quả, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp thành phố còn có đại diện các Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường... cùng tham gia để giải quyết các vấn đề về dịch thuộc phạm vi xử lý của các cơ quan liên quan. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp phường/xã còn có đại diện Ban điều hành khu phố.

Page 10: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

10

2. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch trong công tác phối hợp phòng, chống dịch sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika

Theo điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp tỉnh, huyện, xã có nhiệm vụ như sau:

- Ban chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch, thành lập đội chống dịch cơ động để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, điều trị và xử lý ổ dịch.

- Trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch có các nhiệm vụ cụ thể là đưa nội dung phòng chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika vào trong sinh hoạt định kỳ của ban ngành, đoàn thể, tổ chức của mình; tham gia kiểm soát các điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika theo lĩnh vực chuyên ngành; cử lực lượng tham gia các chiến dịch diệt lăng quăng theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo; tham gia giám sát việc thực hiện các hoạt động tại địa phương.

Page 11: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

11

3. Thành phần cộng tác viên phòng, chống dịch. Nhiệm vụ của cộng tác viên phòng, chống dịch

Cộng tác viên phòng, chống dịch là các tình nguyện viên do địa phương tuyển chọn, được Trạm Y tế phân công chịu trách nhiệm theo dõi một số điểm nguy cơ nhất định tại cộng đồng. Cộng tác viên đến nhắc nhở, vận động các hộ gia đình diệt lăng quăng ở các điểm nguy cơ và báo cáo cho Trạm Y tế ít nhất 1 lần/tháng về tình hình nơi mình theo dõi.

B. KIẾN THỨC CHUNGVỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ BỆNH DO VI-RÚT ZIKA?

4. Bệnh sốt xuất huyết là gì? Bệnh lây như thế nào?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút Dengue gây ra. Bệnh lây truyền qua muỗi vằn Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng, thậm chí tử vong; hiện

Page 12: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

12

nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin dự phòng.

5. Bệnh do vi-rút Zika là gì? Bệnh lây như thế nào?

Bệnh do vi-rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút Zika gây ra. Bệnh lây truyền qua muỗi vằn Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus, ngoài ra còn có thể truyền qua đường tình dục, truyền máu và từ mẹ sang con. Bệnh thường nhẹ, lành tính, tự khỏi sau vài ngày.

Tuy nhiên, nếu thai phụ nhiễm vi rút Zika có thể để lại biến chứng thần kinh cho thai nhi với tỷ lệ khoảng 1%. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin dự phòng.

Page 13: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

13

6. Khi nào nên nghi ngờ đã nhiễm sốt xuất huyết? Người nhà nên làm gì?

Ở trẻ em và người lớn, nếu có dấu hiệu sốt cao từ 39-40 độ, sốt đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, mệt mỏi, buồn nôn, thì nên nghĩ ngay đến sốt xuất huyết và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất (Trạm Y tế, Trung tâm Y tế, bệnh viện quận huyện) để được hướng dẫn và điều trị.

Page 14: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

14

7. Các dấu hiệu nào của bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện? (trẻ nhỏ và người lớn)

* Ở trẻ em:- Sốt cao 39 - 40 độ, đột ngột, liên tục

trong 3 - 4 ngày liền- Xuất huyết (chảy máu) thường ở nhiều

dạng:+ Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt

da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt với vết muỗi chích bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi chích;

+ Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nướu răng;

+ Ói hoặc đi cầu ra máu

Page 15: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

15

- Đau bụng* Ở người lớn: có 2 dạng sốt xuất huyết- Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên

ngoài: diễn biến bất thường, triệu chứng ồ ạt, thời gian sốt kéo dài 11-12 ngày, dấu hiệu nguy hiểm nhất là tụt huyết áp và có biến chứng xuất huyết tiêu hóa, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu…

- Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng  (thường gặp xuất huyết đường tiêu hóa và xuất huyết não): sốt xuất huyết gây xuất huyết đường tiêu hóa ở người lớn không có dấu hiệu rõ ràng. Sau 1 - 2 ngày, bệnh nhân đi tiêu ra máu, phân màu đen hoặc máu tươi số lượng không nhiều, trên da xuất hiện các chấm xuất huyết, da xanh, người mệt mỏi… Sốt xuất huyết gây xuất huyết não có biểu hiện ban đầu không rõ ràng, thông thường người bệnh bị sốt, đau đầu, có thể liệt tay, chân hoặc liệt nửa người và sau đó bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong.

Page 16: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

16

8. Khi nào nên nghi ngờ đã nhiễm bệnh do vi-rút Zika?

- Sốt nhẹ 37,8-38,5 độ C- Mệt mỏi- Mọc ban dát sẩn trên da- Đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn

chân, đau cơ- Mắt đỏ, đau hố mắt- Nhức đầu, suy nhược- Có thể đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,

loét niêm mạc hoặc ngứa.

Page 17: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

17

9. Khi có trường hợp nghi ngờ đã nhiễm bệnh sốt xuất huyết hoặc bệnh do vi-rút Zika, cần khuyên họ làm gì?

- Báo với Trạm y tế về trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

- Khám tại Trạm Y tế, bệnh viện gần nơi cư trú.

Page 18: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

18

- Đến cơ sở y tế, khai rõ địa chỉ mà bệnh nhân ở nhiều nhất (nhà thuê, nhà người thân...), số điện thoại để y tế địa phương tiện liên lạc và xử lý ổ dịch.

10. Lăng quăng muỗi vằn sống ở đâu?

Lăng quăng muỗi vằn sống ở nước đọng, cụ thể ở các vật chứa đọng nước lâu ngày như sau: lu khạp, vỏ bánh xe phế thải, chai lọ, lọ cắm hoa, chén dĩa, hộp đựng cơm, gáo dừa, xô chậu, lọ trồng cây thủy sinh…

Page 19: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

19

Lưu ý: muỗi vằn không sống ở ao tù, kênh rạch

11. Điểm nguy cơ là gì? Nơi nào được xem là điểm nguy cơ?

Điểm nguy cơ về sốt xuất huyết/bệnh do vi -rút Zika là nơi tập trung đông người hoặc nơi thường xuyên có nhiều người thường hay lui tới, có nhiều vật chứa nước và/hoặc vật phế thải có thể là nơi sinh sản của muỗi vằn.

Có 2 dạng điểm nguy cơ:

Điểm nguy cơ không thường xuyên: vật phế thải, vật trữ nước, địa điểm không tồn tại thường xuyên, khi dọn dẹp vệ sinh xong

Page 20: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

20

sẽ không còn là điểm nguy cơ nữa, ví dụ như bãi đất trống, bãi rác.

Điểm nguy cơ thường xuyên: là nơi thường xuyên có đối tượng mắc bệnh, có các vật chứa không thể dọn dẹp dứt điểm mà phải kiểm tra thường xuyên.

Page 21: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

21

12. Các điểm nguy cơ thường xuyên là những điểm nào?

Danh sách các điểm nguy cơ thường xuyên:

Bệnh việnTrường họcKý túc xáNhà trọChùa, nhà thờKhu vui chơi

Điểm bán cây cảnhVựa ve chaiCơ sở tái chế vỏ xeCà phê sân vườnĐiểm chăn nuôiKhuôn viên các tòa nhà

Bến xeCông viênBãi đậu xeCông trình xây dựngĐiểm thu gom rác thảiBãi phế liệu

Nhà ở có sân vườn/ có nhiều lu khạp chứa nước/ có nhiều vật phế thải/ không sử dụng

Page 22: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

22

13. Xử phạt hành vi không diệt lăng quăng như thế nào?

Phạt tiền từ 1.000.000 đ- 2.000.000 đ cho hành vi không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch đối với cá nhân, tập thể, đơn vị không thực hiện theo hướng dẫn để phát sinh lăng quăng, muỗi truyền bệnh. (Theo Điều 11, khoản 2b nghị định 176/2013/NĐ-CP)

14. Muỗi vằn sống ở đâu? Muỗi vằn có hai loại:- Aedes aegypti: sống ở trong nhà nơi

treo nhiều quần áo, gầm giường, gầm bàn, nhất là trong phòng ngủ.

Page 23: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

23

- Aedes albopictus: sống ở ngoài nhà, nơi các bụi cây, bụi rậm, nơi chất nhiều vật phế thải.

15. Phun hóa chất như thế nào là đạt yêu cầu?

- Phun hóa chất diệt muỗi cần được thực hiện từ 2-3 lần. Lần thứ hai cách lần thứ nhất từ 7-10 ngày. Tùy theo kết quả điều tra các chỉ số trung gian truyền bệnh nếu còn cao sẽ phun thêm lần thứ ba, cách lần 2 từ 7-10 ngày.

- Phun hóa chất có thể thực hiện vào buổi sáng từ 6-9 giờ hoặc buổi chiều từ 17-20 giờ, nhiệt độ tốt nhất để phun từ 18oC-25oC.

Page 24: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

24

- Phun ở các tầng lầu, khắp mọi nơi trong nhà để bảo đảm muỗi bị tiêu diệt và không còn ẩn nấp.

- Phun không bỏ sót nhà dân trong phạm vi được phân công.

16. Người dân cần biết thông tin gì trước khi phun hóa chất?

- Chủ động kiểm tra các vật chứa nước, vật phế thải đọng nước trong nhà, xung quanh nhà để diệt lăng quăng thường xuyên.

- Biết rõ ngày giờ phun hóa chất- Che đậy thức ăn, nước uống, tắt bếp

lửa, di chuyển vật nuôi đến nơi an toàn.- Mở cửa ra vào, đóng cửa sổ để đội phun

hóa chất vào nhà.- Ở bên ngoài nhà khoảng 30 phút mới

vào nhà.- Chủ động trang bị bình xịt muỗi, nhang

muỗi, kem chống muỗi để phòng tránh muỗi chích.

Page 25: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

25

C. NHIỆM VỤ CỦABAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÁC CẤP

I. HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ

BỆNH DO VI-RÚT ZIKA:17. Nên vận động người dân làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi-rút Zika?

- Kịp thời báo với Trạm Y tế các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết/ bệnh do vi rút Zika.

Page 26: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

26

- Diệt lăng quăng, trong nhà và xung quanh nhà bằng cách thay nước, diệt lăng quăng ở các vật chứa nước trong nhà, dọn dẹp vật phế thải và nơi đọng nước quanh nhà.

- Diệt muỗi trong nhà và quanh nhà bằng cách dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, phát quang bụi rậm, tránh để chồng chất nhiều đồ đạc trong nhà và quanh nhà, trang bị bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem chống muỗi để tránh muỗi chích.

- Hợp tác với các đội phun hóa chất để diệt muỗi tại nhà.

II. GIÁM SÁT CÁC ĐIỂM NGUY CƠ18. Giám sát điểm nguy cơ gồm những hoạt động nào?

- Xác định các điểm nguy cơ tại địa phương

- Hướng dẫn các chủ điểm nguy cơ là cá nhân, tập thể, đơn vị cách diệt lăng quăng, diệt muỗi tùy theo đặc điểm của điểm nguy cơ.

Page 27: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

27

- Đi giám sát lại điểm nguy cơ theo định kỳ.

- Xử phạt cá nhân, tập thể, đơn vị theo quy định nếu sau 2 lần nhắc nhở mà chủ điểm nguy cơ vẫn không thực hiện diệt lăng quăng, diệt muỗi.

III. GIÁM SÁT CHIẾN DỊCHDIỆT LĂNG QUĂNG:

19. Giám sát chiến dịch diệt lăng quăng gồm những công việc gì?

Chuẩn bị trước chiến dịch: Có kế hoạch tổ chức chiến dịch gồm: thời

gian, địa điểm, nhân sự tham gia có nhiệm vụ rõ ràng, dự trù kinh phí bồi dưỡng, dự trù tài liệu truyền thông phát cho người dân.

Thực hiện chiến dịch:

Page 28: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

28

Giám sát việc thực hiện chiến dịch đúng theo kế hoạch dự kiến.

Giám sát thực tế hoạt động của một nhóm diệt lăng quăng:

Khi giám sát một nhóm diệt lăng quăng, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cần ghi nhận đủ các bước mà nhóm thực hiện tại hộ dân. Đầu tiên, nhóm cần chào hỏi chủ nhà, nói rõ mục đích của mình. Công tác diệt lăng quăng tiến hành cả trong và ngoài nhà. Nhóm phải hướng dẫn hộ gia đình cách diệt lăng quăng phù hợp với từng vật chứa nước. Để hoạt động có hiệu quả, nhóm diệt lăng quăng không được bỏ sót hộ gia đình nào và có ghi nhận các hộ vắng hay không hợp tác để có hướng xử lý.

Giám sát sau diệt lăng quăng- Chọn 1 tổ bất kỳ trong phạm vi diệt

lăng quăng, kiểm tra 15-30 hộ có tỉ lệ diệt lăng quăng còn lăng quăng là <=10% thì đạt yêu cầu.

- Kết quả khảo sát của Trạm Y tế với chỉ số BI (số dụng cụ chứa nước có lăng quăng trong 100 nhà điều tra) < 20% hoặc giảm 80% so với trước chiến dịch là đạt yêu cầu.

Page 29: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

29

- Báo cáo cho Trạm Y tế, sau khi thuyết phục không được thì Trạm Y tế báo cáo cho Ủy ban nhân dân danh sách các nhà dân không tiếp cận được hoặc không hợp tác trong chiến dịch, hoặc vẫn còn lăng quăng sau chiến dịch để có hướng xử lý.

Các hoạt động giám sát hướng tới việc vận động người dân tự diệt lăng quăng và đề ra biện pháp để cải thiện công tác diệt lăng quăng.

IV. KIỂM TRA, GIÁM SÁTPHUN HÓA CHẤT DIỆT MUỖI

20. Giám sát phun hóa chất diệt muỗi gồm những công việc gì?

Chuẩn bị trước phun hóa chất:- Giám sát kế hoạch phun hóa chất có

ghi rõ thời gian, địa điểm, phạm vi phun hóa chất; hình thức thông báo cho các hộ dân; nhân sự tham gia có nhiệm vụ cụ thể; kinh phí bồi dưỡng nhân sự; dự trù hóa chất, máy phun, dụng cụ bảo hộ.

Phun hóa chất: Giám sát các khâu chuẩn bị phù hợp với

Page 30: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

30

kế hoạch dự kiến. Giám sát thực tế một máy phun nhỏ: Khi giám sát một máy phun nhỏ, Ban

chỉ đạo phòng, chống dịch chú ý các bước sau đây được thực hiện đầy đủ: người dẫn đường cần yêu cầu nhà dân mở cửa, đậy kín thức ăn và ra ngoài. Khi phun hóa chất, không bỏ sót nhà dân, nhà trọ trong phạm vi được phân công, có ghi nhận những nhà dân không phun hóa chất với lý do rõ ràng. Ngoài ra, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cần hỏi ngẫu nhiên 5-10 hộ dân xem họ có nhận được thông tin về buổi phun không, nếu trên 50% hộ dân biết thông tin là đạt.

Giám sát sau phun hóa chất: Dựa theo đánh giá của Trạm Y tế về hiệu

quả sau khi phun 2 lần.

21. Chức năng của máy phun lớn, máy phun nhỏ?

Tùy theo quy mô của khu vực, tình hình dịch cụ thể, y tế sẽ bố trí:

Máy phun cỡ lớn đặt trên xe ô tô: Phun không gian để diệt muỗi ở ngoài nhà.

Page 31: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

31

Máy phun nhỏ đeo vai: do các đội cơ động phun trong các nhà dân để diệt muỗi trong nhà.

Thông thường , trước tiên, các đội cơ động dùng máy phun nhỏ để phun trong các nhà dân, các đường nhỏ, hẻm là nơi máy phun lớn không tiếp cận được. Sau đó, máy phun lớn phun không gian để diệt muỗi ở ngoài nhà.

Page 32: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

32

22. Tác dụng của các dụng cụ bảo hộ? Theo quy định, người đi phun hóa chất

diệt muỗi phải sử dụng các loại phương tiện phòng hộ cá nhân: áo dài tay, quần dài, đội mũ có vành rộng hoặc khăn quấn đầu hay mũ lưỡi trai, mang giầy hoặc ủng chắc chắn. Mũi và miệng phải được che kín bằng các vật dụng đơn giản như giấy mềm, khẩu trang hoặc bằng bất kỳ một loại bông sạch nào; nếu dùng bông sạch thì phải thay khi chúng trở nên ẩm ướt. Trong những trường hợp cần thiết, cần dùng kính đeo mắt để bảo vệ. Áo quần phòng hộ cá nhân cần được may bằng chất liệu vải sợi bông để dễ giặt sạch và phơi khô. Nói chung yêu cầu người đi phun hóa chất diệt muỗi phải được che phủ kín bảo vệ từ đầu đến chân.

Page 33: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh
Page 34: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

Chịu trách nhiệm xuất bản:

BS. CK2. Huỳnh Ngọc Thành

Biên soạn:

CN. Mai Lê Trân Châu

Biên tập:

ThS. BS. Lê Hồng Nga

CN. Lê Thị Ánh Tuyết

Thực hiện:

CN. Nguyễn Thị Nam Sâm

Trình bày:

CN. Trần Huy Cường

Page 35: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh
Page 36: Cẩm nang phòng, chống dịch sốt xuất huyết và …14.161.4.102/leaflet/2018/Cam_nang_phong_chong_dich_SXH...Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh

Mọi thắc mắc xin liên hệ:Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe59B Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1ĐT: 3930 9878http://t4ghcm.org.vn

Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM699 Trần Hưng Đạo, Q.5ĐT: 3923 4939http://yteduphongtphcm.gov.vn