cÔng ty c c«ng ty cæ phÇn hiÒn anh Ổ phẦn phÁt triỂn...

13
CÔNG TY CPHN PHÁT TRIN VICATO SDNG VICATO KHTRÙNG THAY THTRIFLURALIN TRONG NUÔI TRNG THY SN TS. Bùi Quang TVin nghiên cu nuôi trng thy sn 1 KS Bùi Mnh Cường Công ty Cphn Phát trin VICATO Hà Ni, tháng 4 năm 2011

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÔNG TY C C«ng ty Cæ phÇn hiÒn anh Ổ PHẦN PHÁT TRIỂN …vicato.com/admin/uploads/14001-su dung vicato thay the trifluralin1.pdf · có tính oxy hoá nhưng kém hơn

   0  

 

C«ng ty Cæ phÇn hiÒn anh

 

 

 

‐ 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ph−¬ng ¸n s¶n xuÊt kinh doanh

më l/c nHËP khÈu L¤ LINH KIÖN THIÕt BÞ BÓ B¥I H·NG intelpool - china TH¸NG 09/2007

 

 

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VICATO

SỬ DỤNG VICATO KHỬ TRÙNG THAY THẾ TRIFLURALIN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

TS. Bùi Quang Tề Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1

KS Bùi Mạnh Cường Công ty Cổ phần Phát triển VICATO  

 

 

 

 

Hà Nội, tháng 4 năm 2011

Page 2: CÔNG TY C C«ng ty Cæ phÇn hiÒn anh Ổ PHẦN PHÁT TRIỂN …vicato.com/admin/uploads/14001-su dung vicato thay the trifluralin1.pdf · có tính oxy hoá nhưng kém hơn

   1  

 

SỬ DỤNG VICATO KHỬ TRÙNG THAY THẾ TRIFLURALIN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu ở Mỹ cho rằng sử dụng Trifluralin có thể làm tăng nguy cơ mắc

bệnh ung thư bạch huyết. Do đó, nhiều quốc gia đã cấm hoặc hạn chế sử dụng. Hầu

hết các quốc gia ở Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản quy định dư lượng của Trifluralin

không được vượt quá 10µg/kg trong thịt và 1µg/kg trong cá.

Ngày 2/4/2010, Bộ Nông nghiệp & Phát Triển Nông Thôn ban hành Thông

tư số 20/2010/TT-BNNPTNT Về việc bổ sung hoạt chất Trifluralin vào danh mục

hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Tiếp theo

Bộ NN và PTNT ban hành Thông tư số 64/2010/TT-BNNPTNT ngày 4/11/2010 về

việc đưa 44 sản phẩm có chứa Trifluralin ra khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải

tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam; Chỉ thị số

3632/CT-BNN-TCTS ngày 5/11/2010 về việc tăng cường kiểm soát hoạt chất

Trifluralin sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản; và Quyết định số 2985/QĐ-BNN-

QLCL về việc áp dụng biện pháp kiểm soát dư lượng Trifluralin đối với các lô

hàng tôm nuôi và cá tra, basa xuất khẩu vào Nhật Bản, VASEP và các Doanh

Nghiệp Xuất Khẩu tôm đã chủ động liên hệ với khách hàng, thông tin để họ nắm rõ

tình hình, đồng thời phối hợp với Sở NN và PTNT các địa phương tuyên truyền,

phổ biến các văn bản pháp luật của Bộ NN và PTNT đã ban hành nhằm kiểm soát

hoá chất bị cấm này đến các cơ sở kinh doanh Nhập Khẩu, sản xuất, lưu thông,

buôn bán và sử dụng các chất có chứa Trifluralin.

Biện pháp tối ưu là tìm chất thay thế Trifluralin mới có thể kiểm soát được

hóa chất cấm này. Viên sủi khử trùng VICATO có thành phần chính là

Tricloisocyanuric acid (TCCA) có thể thay thế được chất Trifluralin. Dạng viên sủi

Page 3: CÔNG TY C C«ng ty Cæ phÇn hiÒn anh Ổ PHẦN PHÁT TRIỂN …vicato.com/admin/uploads/14001-su dung vicato thay the trifluralin1.pdf · có tính oxy hoá nhưng kém hơn

   2  

 

khử trùng VICATO này có đầy đủ tính năng tác dụng thay thế Trifluralin dùng

trong nuôi trồng thủy sản.

1. Thông tin về Trifluralin 1.1. Chất Trifluralin

1.1.1. Tên hóa học

Trifluralin là một hợp chất hóa học có tên là α,α,α-trifluoro-2,6-dinitro-N,N-

dipropyl… hay 2,6-Dinitro-N,N-dipropyl-4-trifluorometh… (C13H16F3N3O4).

1.1.2. Công thức cấu tạo

1.1.3. Biệt dược (tên thương mại):

Agriflan, Agriflan 24, Crisalin, Digermin, Eloncolan, Ipersan, Ipifluor, L

36352, Lilly 36,352, Nitran, Nitran K, Olitref, Su Seguro Carpidor, Sinflouran,

Synfloran,TR-10, Trefanocide, Treflan, Treflan EC, Treflan-R, Treficon, Trifloran,

Trifluraline, Triflurex, Triflurex 48EC, Trikepin, Trim, Tristar,

1.1.4. Tính chất vật lý

Trifluralin ở dạng tinh thể có màu vàng ít hòa tan trong nước, khoảng 24

mg/L. Tuy nhiên, chúng hòa tan tốt trong một số dung môi hữu cơ như aceton , cồn

, và xylen

1.2. Tác dụng của Trifluralin

Page 4: CÔNG TY C C«ng ty Cæ phÇn hiÒn anh Ổ PHẦN PHÁT TRIỂN …vicato.com/admin/uploads/14001-su dung vicato thay the trifluralin1.pdf · có tính oxy hoá nhưng kém hơn

   3  

 

Trifluralin được dùng để diệt cỏ hàng niên và cỏ lá rộng. Cơ chế tác dụng

của Trifluralin là ức chế quá trình phát triển của rễ, chúng làm gián đoạn quá trình

phân bào (mitosis) trong giai đoạn phát triển sớm của tế bào mầm. Trifluralin

không có hiệu quả diệt cỏ khi cỏ đã phát triển (established weeds). Vì vậy,

Trifluralin thường được xử lý vào đất trước khi cỏ mọc mầm với liều lượng được

dùng để diệt cỏ là 1-1,2kg/ha.

Trifluralin ổn định trong điều kiện thủy phân ở pH từ 3-9 và nhiệt độ lên đến

520C, dưới 10% Trifluralin bị phân hủy trong điều kiện 500C tương đương với thời

gian bán rã (DT50) dài hơn 1 năm. Tuy nhiên, Trifluralin bị phân hủy nhanh dưới

điều kiện ánh sáng, trong môi trường không khí thời gian bán rã của Trifluralin là

5,3 giờ. Trong môi trường nước tự nhiên, thời gian bán rã là 1,1 giờ bởi vì

Trifluralin nhạy với sự quang phân.

Các yếu tố độ đục, phù sa và độ sâu của thủy vực ảnh hưởng rất lớn đến sự

phân giải của Trifluralin trong nước. Trong đất, Trifluralin bị phân giải chậm hơn,

trong điều kiện có ánh sáng và đất cát thì thời gian bán giải là 41 ngày. Sự phân

hủy sinh học trong điều kiện hiếu khí của Trifluralin trong nước có giá trị DT50 là

1-2 ngày và trong bùn là 7-15 ngày. Trifluralin kết hợp (bị hấp thụ) trong đất có

thời gian phân hủy sinh học dài hơn, khoảng 181 ngày ở nhiệt độ 220C, đất càng có

nhiều hữu cơ thì thời gian phân hủy dài hơn. Trong điều kiện yếm khí thì quá trình

phân hủy sinh học của Trifluralin dài hơn so với điều kiện hiếu khí. Trifluralin dễ

bị bốc hơi khi sử dụng trên bề mặt đất, khoảng 41-68% bị bốc hơi trong 24 giờ.

Tuy nhiên, khi Trifluralin kết hợp với đất thì lượng bốc hơi sẽ nhỏ hơn 2%.

1.3. Tác hại của Trifluralin với động vật và người

Trifluralin rất độc cho sức khỏe của người và động vật, dư lượng của chúng

trong môi trường có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học. Vì vậy, không nên sử

dụng loại hóa chất này trong sản xuất nông nghiệp.

Page 5: CÔNG TY C C«ng ty Cæ phÇn hiÒn anh Ổ PHẦN PHÁT TRIỂN …vicato.com/admin/uploads/14001-su dung vicato thay the trifluralin1.pdf · có tính oxy hoá nhưng kém hơn

   4  

 

Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho rằng sử dụng Trifluralin có thể làm tăng nguy

cơ mắc bệnh ung thư bạch huyết (non-Hodgkin lymphoma). Do đó, nhiều quốc gia

đã cấm hoặc hạn chế sử dụng. Hầu hết các quốc gia ở Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật

Bản quy định dư lượng của Trifluralin không được vượt quá 10µg/kg trong thịt và

1µg/kg trong cá. Tiêu chuẩn cho nước uống phải có hàm lượng Trifluralin nhỏ hơn

5µg/kg.

Liên hiệp châu Âu (EU) tăng cường kiểm tra thủy sản nhập khẩu (9-2001),

Mỹ, Nhật Bản áp dụng quy định nghiêm ngặt

1.4. Tình hình sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Trong nuôi trồng thủy sản, Trifluralin được sử dụng đầu tiên trong lãnh vực

sản xuất giống tôm sú nhằm phòng trị bệnh nấm sợi trên ấu trùng tôm, liều lượng

sử dụng khoảng 0,05 mg/L cho phòng bệnh và 0,1 mg/L cho trị bệnh. Hiện nay,

Trifluralin được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý nước và diệt các loại ký sinh

trùng gây bệnh trong ao nuôi cá, đặc biệt là ương cá tra giống. Các sản phẩm

thương mại của Trifluralin hầu hết có thành phần hoạt chất là 48% ở dạng dung

dịch, liều lượng khuyến cáo của các nhà sản xuất là 30-40 mL/1.000 m3 cho phòng

bệnh và 80-100 mL/1.000m3 cho trị bệnh.

1.5. Nguồn gốc của Trifluralin trong sản phẩm thủy sản

Trifluralin được sử dụng xử lý nước và diệt các loại ký sinh trùng gây bệnh

trong ao nuôi cá, tôm.

Do nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật, và gần đây nhất khi

các lô hàng cá tra của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước Mỹ, Nhật Bản,

EU bị phát hiện nhiễm dư lượng trifluralin vượt mức cho phép

2. Thông tin về Viên sủi VICATO khử trùng

Có thành phần chính là Tricloisocyanuric acid (TCCA) 2.1. Chất Tricloisocyanuric acid (TCCA)

Page 6: CÔNG TY C C«ng ty Cæ phÇn hiÒn anh Ổ PHẦN PHÁT TRIỂN …vicato.com/admin/uploads/14001-su dung vicato thay the trifluralin1.pdf · có tính oxy hoá nhưng kém hơn

   5  

 

2.1.1. Tên hóa học:

Tên hóa học: 1, 3, 5-tricloro-1, 3, 5-triazin-2, 4, 6-(1H, 2H, 3H)-trion

Công thức phân tử: C3N

3O

3Cl

3

Khối lượng phân tử: 232,41

2.1.2. Công thức cấu tạo:

2.1.3. Tên thương mại (biệt dược):

VICATO khử trùng (dạng viên sủi)

2.1.4. Tính chất vật lý

TCCA tồn tại ở dạng bột hoặc tinh thể hình kim, có màu trắng, hắc mùi của

Clo.

Tỷ trọng d = 0,96 g/cm3.

Nhiệt độ nóng chảy từ 246-248oC.

Page 7: CÔNG TY C C«ng ty Cæ phÇn hiÒn anh Ổ PHẦN PHÁT TRIỂN …vicato.com/admin/uploads/14001-su dung vicato thay the trifluralin1.pdf · có tính oxy hoá nhưng kém hơn

   6  

 

Bảo quản trong điều kiện khô, thoáng mát có thể không bị phân huỷ trên một

năm.

Hàm lượng clo hữu hiệu trong TCCA ≥ 90%, độ ẩm < 0,5%.

TCCA tan nhiều trong các dung môi phân cực lớn như clorua, axit vô cơ đặc.

Độ tan trong nước ở 25 oC lỡ 1,2%, khi tan trong nước giải phóng ra axit

hypocloric (HOCl) có tính diệt trùng mạnh, pH của dung dịch 1% trong nứớc từ

2,7 - 3,0.

2.2. Tác dụng của VICATO Khử trùng (TCCA)

2.2.1. Cơ chế VICATO Khử trùng (TCCA) [1]

VICATO khử trùng (TCCA) là một loại thuốc khử trùng, sát trùng chứa nhóm

halogen, là một thuốc thông dụng nhất, khi hoà tan trong nước nó hình thành

HClO.

H2O

TCCA HClO

Trong môi trường axit hoặc trung tính, HClO không phân ly nhưng lại có

khả năng phân huỷ, giải phóng Oxy và Clo nguyên tử. Oxy này có tác dụng oxy

hoá và đóng vón protêin của vi khuẩn, Clo tham gia kết hợp với nhóm amin của

protit, thay thế hydro trong nhóm này và vì thế vi khuẩn không thực hiện được việc

tạo nên các liên kết hydro giữa các chuỗi polypeptit.

HClO HCl + O

R – CO- NH – R R- CO – NCl – R.

Trong môi trường kiềm HClO phân ly tạo ra các ion hydroclorit (ClO-) cũng

có tính oxy hoá nhưng kém hơn oxy nguyên tử và clo nguyên tử. pH càng tăng thì

tác dụng khử trùng của các chất chứa clo càng giảm (pH tăng từ 6 - 10 thì hoạt tính

giảm 10 lần).

Page 8: CÔNG TY C C«ng ty Cæ phÇn hiÒn anh Ổ PHẦN PHÁT TRIỂN …vicato.com/admin/uploads/14001-su dung vicato thay the trifluralin1.pdf · có tính oxy hoá nhưng kém hơn

   7  

 

Trong môi trường mùn bã hữu cơ hoạt tính của TCCA giảm, do HClO có tác

dụng khử NH3, H2S nên chống hôi thối.

2.2.2. Tác dụng của VICATO Khử trùng (TCCA) [5]

Khử trùng nước ao nuôi tôm:

- Với nồng độ 1ppm VICATO Khử trùng (TCCA) tác dụng khử trùng diệt

được một số vi sinh vật trong nước. Nồng độ 5-15ppm VICATO Khử trùng có khả

năng diệt toàn bộ Vibrio spp trong nước. Ở nồng độ 5-10ppm TCCA có tác dụng

làm giảm vi khuẩn tổng số trong nước 20- 24

lần, ở nồng độ 15ppm đã diệt gần hết vi khuẩn

trong nước .

- Sau khi dùng VICATO Khử trùng 48 giờ,

các vi sinh vật: Staphylococcus, Vibrio và

Fecal coliform đều giảm, đặc biệt là

Staphylococcus và Salmonella.

Khử trùng nước ao nuôi cá

- Ở nồng độ 0,2-0,4ppm, sau khi phun thuốc xuống ao nuôi cá tra lần 2 vi sinh

vật giảm đi đáng kể đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh cho cá là nhóm Aeromonas spp.

- Động vật đáy: có ảnh hưởng nhất định đến sinh vật đáy đáng chú ý thuốc có

tác dụng diệt được một số nhuyễn thể (Gastropoda) trong ao là vật chủ trung gian

của cá.

- Thực vật phu du: thuốc chưa có ảnh rõ rệt đến thực vật (tảo đơn bào) phù du

trong ao, nhưng ở nồng độ 0,4 thuốc có làm giảm mật độ tảo trong ao.

- Cá nuôi trong ao thí nghiệm sống bình thường, thuốc chưa gây ảnh hưởng đến

sức khỏe của chúng.

Page 9: CÔNG TY C C«ng ty Cæ phÇn hiÒn anh Ổ PHẦN PHÁT TRIỂN …vicato.com/admin/uploads/14001-su dung vicato thay the trifluralin1.pdf · có tính oxy hoá nhưng kém hơn

   8  

 

Khử trùng nước ao nuôi trồng thủy sản

- Xử lý nguồn nước trước khi nuôi cá tôm: 3-5g/m3 nước (2,0- 3,0 ppm) tiêu

diệt các mầm bệnh.

- Xử lý nguồn nước trong khi nuôi cá tôm: 0,2-0,5g/m3 nước (0,2-0,5 ppm) tiêu

diệt và hạn chế các mầm bệnh phát triển.

- Phòng trị bệnh ngoại ký sinh cho cá: phun xuống ao liều lượng 0,5- 0,8g/m3

nước (0,5-0,8ppm) 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày, phòng bệnh ký sinh trùng như

rận cá.

Phòng trị bệnh rận cá (Caligus sp) ký sinh trên cá rô phi nuôi trong môi

trường nước lợ

VICATO Khử trùng có hiệu quả trong việc trị bệnh rận cá cho rô phi nuôi ở

nước lợ, với liều lượng 0,7- 0,8 ppm và phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

2.3. Tác hại của VICATO Khử trùng với động vật và tồn dư trong nước ngọt,

nước mặn [5]

- Ở nồng độ 0,2-0,4ppm, sau khi phun thuốc xuống ao nuôi cá tra lần 2 vi

sinh vật giảm đi đáng kể đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh cho cá là nhóm Aeromonas

spp.

- Động vật đáy: có ảnh hưởng nhất định đến sinh vật đáy đáng chú ý thuốc

có tác dụng diệt được một số nhuyễn thể (Gastropoda) trong ao là vật chủ trung

gian của cá.

- Thực vật phu du: thuốc chưa có ảnh rõ rệt đến thực vật (tảo đơn bào) phù

du trong ao, nhưng ở nồng độ 0,4 thuốc có làm giảm mật độ tảo trong ao.

- Cá nuôi trong ao thí nghiệm sống bình thường, thuốc chưa gây ảnh hưởng

đến sức khỏe của chúng.

VICATO khử trùng (TCCA) khi đưa vào trong nước ngọt và nước mặn, sau

thời gian ngắn 48-96giờ không để lại tồn dư. Trong nước mặn VICATO khử trùng

Page 10: CÔNG TY C C«ng ty Cæ phÇn hiÒn anh Ổ PHẦN PHÁT TRIỂN …vicato.com/admin/uploads/14001-su dung vicato thay the trifluralin1.pdf · có tính oxy hoá nhưng kém hơn

   9  

 

giải phóng clo nhanh hơn (sau 3 giờ), nên có khả năng tác dụng diệt khuẩn tức thời

mạnh hơn so với nước ngọt. Đồng thời thời gian tồn tại của VICATO Khử trùng

trong nước mặn ngắn hơn (48giờ) so với nước ngọt (96giờ).

2.4. Tình hình sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), TCCA được ứng dụng: Khử trùng cho

ao đầm nuôi: Khử trùng triệt để nguồn nước ao nuôi tôm cá, có tác dụng tiêu độc

của Clo hoạt tính lẫn oxy nguyên tử, lại vừa có tác dụng tăng oxy trong thuỷ vực.

VICATO Khử trùng có thể dùng ở nước ngọt lẫn nước mặn, diệt hết thuỷ sinh vật

có hại trong ao nuôi tôm, cá, hiệu quả phòng chữa bệnh cao.

Theo Bùi Quang Tề, 2006, 2011 [2,3,4] đã sử dụng VICATO Khử trung

(TCCA) để khử trùng ao nuôi tôm sú, cá tra diệt các mầm bệnh trong đáy và trong

môi trường nước ao nuôi.

Ngoài NTTS, TCCA còn được sử dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực khác:

khử trùng dân dụng (nước uống, khử độc cho đồ đựng thức ăn, diệt khuẩn cho bể

bơi, xử lý nước bẩn chất thải), ứng dụng trong Nông nghiệp (làm thuốc chữa bệnh:

đậu ôn, bệnh đốm, bệnh bạch diệp khô…), sử dụng ngăn chặn vi khuẩn thực phẩm,

bảo quản rau quả, tẩy trắng cenllulo, chống co cho lông cừu, làm sạch tuần hoàn

Nông nghiệp, tiêu độc cho lông vũ, làm sạch và khử mùi.

3. Thảo luận chất VICATO Khử trùng thay thế Trifluralin VICATO Khử trùng (TCCA) là một chất khử trùng

mạnh được bào chế dạng viên thông minh, có thể diệt các

mầm bệnh trong ao nuôi, chúng có ưu điểm là khi thả các

viên sủi chìm xuống đáy ao và có thể khử trùng từ đáy ao

nuôi trồng thủy sản, đồng thời trong thời gian ngăn 2-4 ngày

VICATO Khử trùng tự phân hủy không tồn dư trong môi

trường nuôi [1,6].

Page 11: CÔNG TY C C«ng ty Cæ phÇn hiÒn anh Ổ PHẦN PHÁT TRIỂN …vicato.com/admin/uploads/14001-su dung vicato thay the trifluralin1.pdf · có tính oxy hoá nhưng kém hơn

   10  

 

Theo Bùi Quang Tề, 2002 [6] đã lựa chọn TCCA thay thế các chất khử trùng

mạnh như Clorin dễ bị tích lũy dưới đáy ao nuôi tôm. Kết quả nghiên cứu dùng

chất TCCA làm chất khử trùng cho ao nuôi tôm sú, cá tra và cá bas a đã được đề

tài KC-06.20.NN áp dụng [4]. Kết quả nghiên cứu phòng bệnh gan tụy bằng

TCCA đã được đề tài KC-07.11/06-10 [2,3] áp dụng cho kết quả tốt

VICATO khử trùng dạng viên sủi là sản phẩm thương mại có thành phần chính là

chất TCCA có đầy đủ tính năng tác dụng thay thế Trifluralin dùng trong nuôi trồng

thủy sản.

Ngoài ra khi được bào chế dạng viên thông minh sẽ giúp có trọng lượng

chìm xuống tận đáy hồ nuôi và có khả nặng diệt khuẩn khuyếch tán đều trong

nước, xử lý các vi khuẩn yếm khí và các chất độc có hại cho vật nuôi phần đáy hồ

nuôi.

Một sản phẩm mới giúp dạng viên tan chậm có lỗ để treo dây sẽ giúp khử

trùng ở các hộ nuôi lồng bè ngoài sông biển.

Liều lượng sử dụng cụ thể dưới dạng viên sủi của VICATO Khử trùng

VICATO Được định lượng sẵn 1 viên 2g nên theo nguyên lý trọng lượng sẽ

làm viên khử trùng trìm xuống và phản ứng khuyếch tán từ dưới đáy lên rất hiệu

quả. hiệu suất khử trùng sẽ đạt hơn 90%

Page 12: CÔNG TY C C«ng ty Cæ phÇn hiÒn anh Ổ PHẦN PHÁT TRIỂN …vicato.com/admin/uploads/14001-su dung vicato thay the trifluralin1.pdf · có tính oxy hoá nhưng kém hơn

   11  

 

Đối với một số lĩnh vực cần lượng clo giữ được lâu trong nước thành phần

có chứa thêm gốc ổn định Clo vì vậy với liều lượng 0.6g Vicato/m3 Clo hoạt tính

tồn tại tới 24 giờ phù hợp với xử lý nước bể bơi hoặc các vùng nuôi thủy sản bằng

lồng, bè....

*Xử lý đáy hồ: nhằm mục đích tiêu diệt các mầm bệnh tích tụ dưới đáy hồ

của những vụ trước đó. rút gần hết nước trong hồ (chỉ để 5-10cm nước rồi sử dùng

VICATO 2g với liều lượng 15kg/1000m3, sau đó nếu phơi khô hồ thì càng tốt, khi

hoàn tất quá trình làm mới đáy hồ cho nước vào hồ và chuyển sang xử lý nước

trước khi nuôi.

*Xử lý nước trước khi nuôi tôm: mục đích tiêu diệt các mầm bệnh và diệt

tạp có trong nước chứa mầm bệnh trước khi nuôi tôm. Liều lượng 8-15kg

VICATO loại 2g cho 1000m3. khử trùng sau 48 tiếng là có thể thả giống.

* Phòng bệnh: mục đích tiêu diệt và hạn chế mầm bệnh phát sinh trong khi

nuôi, phòng chống dịch bùng phát và lây lan. Liều lượng 0,3-0,5kg VICATO loại

2g cho 1000m3 sau 10-15 ngày dùng 1 lần tùy thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng

của vật nuôi

* Phòng và trị bệnh ngoại ký sinh:giúp phòng bệnh ký sinh trùng như rận cá,

đốm trắng, teo gan tụy trong nuôi tôm. Liều lượng 0,5-0,8 kg viên 2g cho 1000m3

dùng 2-3 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày.

*Khử trùng dụng cụ ươm nuôi: chài lưới, đồ đựng giống. Liều dùng 10-

20g/m3 ngâm qua 1 đêm.

*Trị bệnh: VICATO còn được dùng khi tôm cá đã bị mắc bệnh, trong trường

hợp này VICATO với liều lượng 0.5-1,0 kg/1000m3 sau 1-2 ngày dùng 1 lần, dùng

liên tục trong 2 ngày tôm sẽ khỏi bệnh mà không làm tôm cá chết.

Liều lựơng trên có thể thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, địa hình,

môi trường nước, tình hình dịch bệnh.

Page 13: CÔNG TY C C«ng ty Cæ phÇn hiÒn anh Ổ PHẦN PHÁT TRIỂN …vicato.com/admin/uploads/14001-su dung vicato thay the trifluralin1.pdf · có tính oxy hoá nhưng kém hơn

   12  

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Đại Quang và CTV, 2004. Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất

triclosoxianuric axit (TCCA) “ Báo cáo Đề tài độc lập cấp Nhà nước, mã số

ĐTĐL. 2003/01.

2. Bùi Quang Tề và CTV, 2011. “Kết quả nghiên cứu bệnh gan tụy trên tôm sú

nuôi ở Việt Nam và biện pháp phòng ngừa. Tạp chí KHKT Thú Y, Tập XVIII, số

2- 2011, trang 66-74

3. Bùi Quang Tề và CTV, 2011. “Nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị nuôi

tôm sú thâm canh theo hệ thống nuôi đa chu kỳ - đa ao”, Báo cáo tổ kết đề tài cấp

Nhà nước 2008-2010, Mã số KC-07.11/06-10

4. Bùi Quang Tề và CTV, 2006. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nuôi tôm sú, cá ba

sa và cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Báo caó kết quả nghiên cứu đề tài

cấp Nhà nước, năm 2003-2005, mã số KC-06-20.NN

5. Bùi Quang Tề và CTV, 2004. “Nghiên cứu thử nghiệm tricloisoxianuric axit

(TCCA) cho nuôi trồng thủy sản” Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài nhánh của Đề

tài độc lập cấp Nhà nước, mã số ĐTĐL. 2003/01.

6. Bùi Quang Tề và CTV, 2002. “Nghiên cứu lựa chọn bước đầu các chất thay thế

một số hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản”. Báo cáo

kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ, năm 2001-2002