coffee news 31

36

Upload: trungnguyencoffee

Post on 26-Jun-2015

315 views

Category:

Food


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Coffee news 31
Page 2: Coffee news 31

2 Tháng 9 - 20142 Tháng 9 - 2014

Page 3: Coffee news 31

3Tháng 9 - 2014 3Tháng 9 - 2014

Page 4: Coffee news 31

4 Tháng 10 - 2014 NGƯỜI LÃNH ĐẠO

NƯỚC VIỆT NAM TA NHỎ HAY KHÔNG NHỎ?

NGHỊCH LÝ NGÀN NĂM

Chúng ta vẫn thường tự hào về truyền thống đánh thắng giặc ngoại xâm của dân tộc. Nhưng có bao giờ

chúng ta đặt câu hỏi tại sao Việt Nam luôn phải đối mặt với các cuộc chiến tranh?

Chúng ta tự hào là một đất nước có rừng vàng biển bạc, tài nguyên phong phú, con người thông minh nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng những yếu tố đó Nhật Bản, Hàn Quốc thua kém chúng ta nhiều nhưng tại sao hiện nay họ lại đang giàu mạnh hơn ta gấp nhiều lần? Tại sao đất nước ta lại là một đất nước có truyền thống đói nghèo?

Quả thật, soi rọi lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc mình trong hàng ngàn năm nay, chúng ta đều có thể thấy hiển hiện những mâu thuẫn, những nghịch lý lớn. Đó luôn là nỗi trăn trở trong mỗi người Việt, đòi hỏi chúng ta cần phải nhận ra và có lời giải đáp trọn vẹn. Dân tộc ta, đất nước ta có hai nghịch lý chính như sau:

Nghịch lý thứ nhất: Yêu hòa bình nhưng luôn bị chiến tranh

Đây là một nghịch lý cơ bản nhất, lớn nhất của dân tộc Việt. Lịch sử cho thấy chúng ta luôn phải vừa dựng nước vừa giữ nước, luôn luôn ở trong thế của kẻ bị chinh phục. Sau khi thoát khỏi sự nô lệ hơn nghìn năm của phong kiến phương Bắc, dân tộc Việt chưa bao giờ được hưởng một thời kỳ

thái bình tới ba trăm năm. Hết Nam Hán, đến Nam Tống, đến Nguyên Mông, đến Minh, đến Thanh, rồi đến hai cuộc kháng chiến trường kỳ gần đây. Trong lịch sử phát triển của loài người từ trước đến nay, không có một dân tộc nào, không có một quốc gia nào lại phải chịu nhiều cảnh đao binh máu lửa đến như vậy.

Chúng ta có những chiến công hiển hách của dân tộc, nhưng đó chỉ là những chiến công trong việc giữ nước, trong những tình thế bị dồn vào đường cùng, bị bức bách lựa chọn nô lệ hay tự do. Vậy tại sao chúng ta luôn luôn bị rơi vào các cuộc chiến tranh về quân sự trong khi chúng ta là một dân tộc vô cùng yêu chuộng hòa bình? Chúng ta còn gì để tự hào trước thế giới ngoài những chiến thắng thật anh hùng nhưng cũng thật quá nhiều đau thương mất mát?

Nghịch lý thứ hai: Các điều kiện để phát triển kinh tế đầy đủ nhưng luôn sống trong đói nghèo và chưa bao giờ thực sự giàu mạnh

Việt Nam có đầy đủ những điều kiện để trở thành một nước giàu mạnh nhưng trên thực tế chúng ta lại là một nước có truyền thống đói nghèo. Chúng ta có vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên tương đối ưu đãi, tài nguyên khoáng sản phong phú, con người cần cù, thông minh, sáng tạo. Nhưng tại sao chúng ta vẫn nghèo?

“Một Quốc Gia vĩ đại luôn có những Doanh Nghiệp vĩ đại, một Doanh Nghiệp vĩ đại luôn có những Lãnh Đạo vĩ đại, Người Lãnh Đạo vĩ đại luôn có những khát vọng vĩ đại.”. Với khát khao cháy bỏng từ đáy lòng, Chủ Tịch Đặng Lê Nguyên Vũ luôn ấp ủ những giấc mơ về một Việt Nam vĩ đại, về một Thế Giới hài hòa và bền vững trong bối cảnh nhiều khủng hoảng trầm trọng đang diễn ra.

Để biến giấc mơ thành hiện thực, ngay từ khi khởi nghiệp cho đến nay, Trung Nguyên đã có nhiều hành động thiết thực đã được thực hiện nhằm vun đắp cho khát vọng cao đẹp đó. Năm 2006, Trung Nguyên kết hợp với Báo Thanh Niên phát động diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ” để kêu gọi toàn dân hiến kế xây dựng Việt Nam, biến Việt Nam thành một đất nước vĩ đại. Ngay sau khi diễn đàn được đăng tải, hàng vạn bài viết, góp ý, chia sẻ chân thành đã gửi về. Một trong những đóng góp sâu sắc và toàn diện cho diễn đàn là bài viết của Chủ Tịch chúng ta.

Trong bối cảnh mới, bài viết vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện một tầm nhìn dài hạn của Chủ tịch về xu thế phát triển của nhân loại và hành động của người Việt để ứng phó với khủng hoảng, đón đầu trong chiến lược phát triển con người, xây dựng đất nước. Đặc biệt, khi toàn nhân loại đang hứng chịu nhiều hậu quả khôn lường do hệ lụy từ chính con người tạo ra, trong thời đại mà khủng hoảng lan rộng từ chính trị, kinh tế, môi trường, cho đến năng lượng và dịch bệnh, hơn bao giờ hết chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại giá trị bản thân và đặt vai trò của từng bản thể trong sứ mệnh mới.

Trong số này và nhiều số tới, Coffee News trân trọng giới thiệu đến bạn đọc về chia sẻ của Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ trong diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ”. Thông qua đó, chúng tôi cũng xin phép trích đăng những cảm nhận, chia sẻ của các chiến binh Trung Nguyên.

Page 5: Coffee news 31

5Tháng 10 - 2014

Chúng ta còn bao nhiêu nghịch lý nhỏ trong một nghịch lý lớn?

Nghịch lý về “mở cửa”: Nước ta có vị trí địa chính trị mang tầm chiến lược cao và thuận lợi cho giao lưu văn hóa và văn minh với thế giới. Nhưng hầu hết trong chiều dài lịch sử, chúng ta luôn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, từ chối học hỏi những cái hay của thế giới để cho quốc gia, cho dân tộc. Trong khi điều kiện tương tự của Nhật Bản kém thuận lợi so với ta nhiều nhưng họ lại luôn biết chủ động cưỡi thuyền đi học hỏi những tinh hoa của các quốc gia khác trên thế giới và họ đã thành công như thế nào hẳn chúng ta đều đã thấy.

Chúng ta có nghịch lý biển: Việt Nam có hơn 3.000 km đường biển, của một vùng biển có ý nghĩa chiến lược lớn trên bình diện thế giới. Nhưng Việt Nam chúng ta lại đã và đang chối bỏ tiềm năng hướng ra biển, khai thác và chinh phục biển để trở thành một cường quốc biển.

Chúng ta có nghịch lý về trí tuệ Việt Nam: Người Việt Nam luôn được các dân tộc khác trên thế giới ví là một dân tộc thông minh như người Do Thái nhưng đồng thời, mọi người lại chấp nhận điều nghịch lý “1 người Việt Nam hơn hẳn 1 người Nhật, 3 người Việt thì thua 3 người Nhật”. Phải chăng do chúng ta thiếu đoàn kết, thiếu một mục tiêu chung và đúng đắn để trí tuệ Việt Nam có thể hội tụ và thăng hoa?

Chúng ta có thể đổ lỗi cho chiến tranh gây nên đói nghèo, nhưng có phải vì bị suy yếu nên mới phải rơi vào tình trạng chiến tranh?

Có một số người còn đổ lỗi cho thể chế, chính sách nhưng ngay cả trong thời điểm hiện tại, người Việt đã cư ngụ khắp năm châu và vẫn luôn được các dân tộc khác tôn trọng vì sự thông minh cần cù hiếm có, nhưng cũng không có lấy một tỉ phú người Việt tầm cỡ thế giới, không có những cá nhân thành đạt ở tầm mức toàn cầu? Những quốc gia, dân tộc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, rồi tới Thái Lan, Malaysia, Singapore thì lại có, và ngày càng có nhiều.

Tóm lại, chúng ta thấy nghịch lý của một dân tộc có truyền thống anh hùng bất khuất nhưng dân khí lại không cao, không liền mạch. Một dân tộc có truyền thống thông minh và hiếu học nhưng dân trí lại không hữu dụng. Một dân tộc có đầy đủ

điều kiện làm giàu mà dân sinh lại không được sung túc.

Chúng ta có nhận ra, có thấy trăn trở, có thấy đau xót trước hàng loạt nghịch lý đó? Hay phải chăng điều nghịch lý duy nhất là chúng ta đã chấp nhận tất cả những nghịch lý trên là chân lý, là điều hiển nhiên?

Những nghịch lý nêu trên đã tồn tại ngàn năm nay, vậy đâu là căn nguyên đích thực gây nên nghịch lý?

Bất cứ ai có một lòng yêu nước thật sự sẽ không ảo tưởng về sức mạnh của dân tộc mình. cần phải dũng cảm tìm ra cho được căn nguyên của những nghịch lý nêu trên để có thể có những liệu pháp chữa trị tận gốc. Theo tôi, có thể nêu ra ba nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Việt Nam có vị trí địa chính trị có ý nghĩa chiến lược trong khu vực cũng như trên bình diện thế giới. Với vị trí địa chính trị của mình, từ thuở đầu dựng nước đến nay, Việt Nam luôn là đối tượng thôn tính của các thế lực bành trướng. Việt Nam là cửa ngõ để Trung Quốc bành trướng sang Đông Nam Á; là cửa biển để Nhật Bản hay Hoa Kỳ ảnh hưởng đến các nước Đông Dương, và tới cả Ấn Độ và Trung Quốc; là vùng đệm của văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến phần còn lại của châu Á.

Thứ hai, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người giàu có, đa dạng và phong phú. Đó chính là miếng mồi béo bở cho những thế lực bành trướng hăm he chiếm đoạt. Và với điều kiện sống tương đối sung túc và dễ dàng như vậy, người Việt không cần phải cố gắng nhiều cũng có thể tự nuôi bản thân mình.

Yếu tố thứ ba là những rào cản về văn hóa. Những rào cản về văn hóa ở đây được xác định là những tính chất tiêu cực không phù hợp của nền văn hóa Việt gây nên những nghịch lý Việt Nam. Đầu tiên là những đặc tính cố hữu của nền văn hóa dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp lúa nước. Nó bao gồm các tính cách: tính manh mún, tính ưa ổn định và thiên về bảo tồn, không muốn khám phá và phát triển. Tóm lại, đó là các đặc tính rất thiên về Âm tính.

Ban đầu, đó là những tính chất văn hóa âm tính để cân bằng với môi trường sống gần với thiên nhiên ở một vùng nhiệt đới. Nhưng sau đó, chính những đặc tính văn hóa ngoại lai đã biến nhiều đặc trưng của nền văn hóa lúa nước truyền thống thành

nguyên nhân chủ yếu tạo nên nghịch lý Việt Nam. Đó là những mặt trái khi chúng ta phải tiếp thu văn hóa một cách cưỡng ép, thiếu chủ động và thiếu chọn lọc từ bên ngoài.

Người Trung Hoa mang theo Nho, Lão và Phật giáo dạy cho dân tộc Việt sự “dĩ hòa vi quý”, hài lòng với hiện tại, ít khát vọng khám phá và chinh phục. thêm vào đó là người Pháp, người Mỹ mang lại sự chia rẽ sâu sắc trong lòng dân tộc Việt với sự phân chia Bắc, Trung, Nam và còn chia rẽ tới làng xã họ tộc. Đó là những nguyên nhân chính làm cho người Việt mất đoàn kết mà đã đẩy tính Âm của nền văn hóa Việt thành Thái Âm, tức là gần như mất đi khát vọng lớn mạnh, chỉ muốn sự ổn định và kìm hãm trong cái “ao làng” nhỏ bé của mỗi người. Không những vậy, nguy hiểm hơn nữa là tâm lý cào bằng, kéo lùi mọi nhân tố mới nổi trội và có thể có tính đột phá.

Thuộc tính Thái Âm chỉ thể hiện sức mạnh khi người Việt bị dồn vào đường cùng, vào thế không còn sự lựa chọn mà bắt buộc phải chiến đấu. Nhưng sau khi được coi là “chiến thắng”, sự âm tính thái quá đó lại phát huy tác dụng, như ru ngủ cả một dân tộc, để dân tộc đó lại trở nên yếu ớt và lại bị dồn vào bước đường cùng. Vậy đã đến lúc chúng ta nên nhận ra cái vòng tròn luẩn quẩn đó và phải tìm cách thoát khỏi nó cho bằng được, thoát khỏi cái hậu quả của “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây” hay không? Chúng ta có dám cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng một nước Việt vĩ đại ngàn năm giàu mạnh, ngàn năm thái bình hay không?

Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kết luận, trong ba nguyên nhân trên, chính nguyên nhân cuối cùng - những rào cản về văn hóa, là căn nguyên tạo nên những nghịch lý Việt Nam. Một nền văn hóa thiên về âm tính chỉ có thể bảo toàn một quốc gia chứ không thể tạo nên một quốc gia giàu mạnh và phát triển, không thể tạo nên một nền văn minh lớn. Chúng ta cần cải sửa một nền văn hóa ưa hài hòa thiên về âm tính sang một nền văn hóa một mặt vẫn giữ được đặc tính hài hòa, nhưng mặt khác phải thiên về dương tính, thiên về phát triển, khám phá, chinh phục. Khi đó, chúng ta có thể biến hai nguyên nhân đầu tiên thành những điều kiện vô cùng thuận lợi để trở thành một quốc gia vĩ đại, thật sự sánh vai với các cường quốc năm châu.

NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Chủ TịchĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ

Page 6: Coffee news 31

6 Tháng 10 - 2014

Trong bài phân tích của Chủ Tịch về Nghịch Lý Ngàn Năm, tôi ấn tượng nhất là đoạn:

“Người Trung Hoa mang theo Nho, Lão và Phật giáo dạy cho dân tộc Việt sự “dĩ hòa vi quý”, hài lòng với hiện tại, ít khát vọng khám phá và chinh phục. Thêm vào đó là người Pháp, người Mỹ mang lại sự chia rẽ sâu sắc trong lòng dân tộc Việt với sự phân chia Bắc, Trung, Nam và còn chia rẽ tới làng, xã, họ, tộc. Đó là những nguyên nhân chính làm cho người Việt mất đoàn kết mà đã đẩy tính Âm của nền văn hóa Việt thành Thái Âm, tức là gần như mất đi khát vọng lớn mạnh, chỉ muốn sự ổn định và kìm hãm trong cái “ao làng” nhỏ bé của mỗi người. Không những vậy, nguy hiểm hơn nữa là tâm lý cào bằng, kéo lùi mọi nhân tố mới nổi trội và có thể có tính đột phá.”. Và tôi nhìn thấy mình trong đó.

Cái văn hóa mà tôi được thừa hưởng lại từ ông cha bao đời, thứ mà tôi đã từng nghĩ là một di sản đặc biệt quý giá, thứ khiến tôi cảm thấy tự hào, cảm thấy rất đỗi gần gũi, thân thương đó lại mang một sức ì lớn đến vậy. Nói về tâm lý cào bằng, hài lòng với thực tại: Từ nhỏ tôi được dạy về đạo đức làm người, lấy công bằng làm thước đo giá trị, làm phép tắc trong giao tiếp. Tôi luôn mơ được sống trong một thế giới mà ở đó mọi người đều vui vẻ, hòa đồng, giúp đỡ, yêu thương lẫn nhau, không tranh giành, vụ lợi, không chiến tranh, đói rét.. Nhưng thực tế thì lại khác, sự cạnh tranh, bất công tồn tại ở khắp nơi, người lớn đều muốn con em họ phải vượt trội hơn những đứa trẻ

khác, phải cố gắng học giỏi để sau này có công việc tốt hơn người khác, giàu có hơn người khác, để danh gia vọng tộc...nhưng ở ngoài mặt họ lại luôn né đề cập tới các vấn đề thực tế, lớn lao. Con trẻ như chúng tôi cũng chỉ được khuyên đọc truyện cổ tích và mơ về những điều huyền diệu.

Ảnh hưởng của văn hóa Thái Âm đã đeo đuổi tôi trong suốt gần 30 năm và gần như nó kìm hãm mọi sức mạnh tiềm ẩn trong tôi. Nếu nhìn lại nửa quãng đời mà tôi đã đi qua thì tôi có thể liệt kê bằng vài ý như sau:

- Học Phổ Thông, chỉ mong không bị dưới trung bình vì sợ bố mẹ mắng- Học Đại học chỉ mong đủ điểm, có tấm bằng ra trường xin việc làm- Khi ra đời, chỉ mong xin vào được một công ty ổn định, ít cạnh tranh- Trong những tình huống tranh luận với người khác, tôi đều tìm đến giải pháp an toàn “dĩ hòa vi quý” để đưa vấn đề trở lại vị trí xuất phát.

Cho đến khi cái sự ổn định đã làm tôi phát chán thì tự bản thân tôi đã phá vỡ cái hộp tư duy đó để đi tìm những trải nghiệm, thử thách mới. May mắn đã mỉm cười khi tôi tìm được cho mình một lối đi riêng nhờ vào việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu về internet, online marketing, và khi đến với Trung Nguyên, tôi đã được truyền cảm hứng mạnh mẽ: Khát vọng lớn, tư duy khác biệt, dám nghĩ lớn… để thay đổi nghịch lý. Tôi tin mình sẽ làm được một điều gì đó lớn lao!

NGƯỜI LÃNH ĐẠO

MỘT TRUNG NGUYÊN VĨ ĐẠI

Anh Vũ Việt DũngNhân viên Trung Nguyên

CÙNG CHUNG TAY XÂY DỰNG

Page 7: Coffee news 31

7Tháng 10 - 2014NGƯỜI LÃNH ĐẠO

TỪ “NGHỊCH LÝ NGÀN NĂM”,

BẠN ĐỐI DIỆN VỚI

“QUÁ KHỨ” THẾ NÀO

ĐỂ THAY ĐỔI CHÍNH MÌNH?

Khi đọc bài viết “Nghịch lý ngàn năm” của Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ,

tôi suy ngẫm nhiều ngày về rào cản lớn nhất như Chủ tịch đã nói: Rào cản về văn hóa.

Tôi tự hỏi chính mình: Liệu rằng bản thân mình có vượt qua được con người mình của hiện tại và trong quá khứ? Đây chính là trăn trở, là thách thức và là câu hỏi lớn bởi cá nhân tôi nói riêng, và hơn 90 triệu dân Việt Nam nói chung, đã được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong một nền văn hóa chịu ảnh hưởng của hơn 4000 năm lịch sử. Nền văn hóa truyền thống đã thấm đẫm trong tâm hồn của người Việt thông qua môi trường giáo dục của gia đình, của nhà trường, của xã hội. Chắc hẳn là ai cũng luôn được nghe rao giảng về tư cách đạo đức, về những giá trị truyền thống cần được phát huy, về chuẩn mực của một bậc nam nhi, của một phụ nữ công dung ngôn hạnh. Sống trong một môi trường bạn đã được nhồi nhét mọi nguyên tắc, luôn được người lớn khuyên nhủ nên tuân theo những lề lói, quy tắc vốn đã, đang được áp dụng và không nên vượt qua khuôn khổ, thì bất kỳ một cá nhân nào muốn sống khác biệt, muốn trở thành duy nhất, muốn thực hiện đến cùng với đam mê không như kỳ vọng của gia đình, hẳn sẽ phải chịu không ít thách thức.

Nhiều người đã không dám vượt qua thách thức, sống yên phận với cuộc sống mà người khác mong muốn, nhiều người khác đang loay hoay với mục tiêu của chính mình, vẫn hy vọng thành công sẽ đến và cũng rất nhiều người đã thay đổi chính mình, đi đến cùng đam mê và chinh

phục thách thức.

Hẳn là mỗi cá nhân sẽ tự thấy một chút bóng dáng của mình trong đó và tự thấy giá trị bản thân đang ở đâu, đang gặp vấn đề gì và cần cải thiện – hoàn thiện mình như thế nào. Đó mới

chính là điều quan trọng. Song hành với việc tự giáo dục và tự ý thức cần phải thay đổi trong chính mỗi bản thân cá thể, thì thể chế cũng cần phải được cải tổ. Khi mục đích cải tổ thực sự là giúp cho nước giàu, dân mạnh và mọi lãnh đạo đều cương quyết, đồng lòng để đạt được mục đích ấy, thì nhất định “nước giàu, dân mạnh” sẽ là điều chắc chắn diễn ra trong một tương lai rất gần. “Đảo quốc Sư tử” sẽ luôn là gã say rượu và luôn say sưa trong giấc ngủ của mình và sẽ không bao giờ thức tỉnh, vươn vai đứng dậy khi không có một nhà lãnh tụ tuyệt vời như Lý Quang Diệu; Nhật Bản sẽ không thể nào trở thành cường quốc thứ 2 trên thế giới nếu những người đứng đầu quốc gia không coi trọng sự nghiệp học hỏi – tiếp thu tri thức và cái mới, Hàn Quốc cũng sẽ không thể trở thành quốc gia siêu cường về sáng tạo nếu như chính sách không đặt “nhân sinh” lên hàng đầu và cuối cùng, Israel sẽ không có những cá nhân kiệt xuất nếu chính sách quốc gia không ủng hộ sự đột phá, tinh thần bất khả chiến bại để đi đến cùng của tiến bộ…

Chính vì vậy, chúng tôi sẽ bắt đầu thay đổi chính mình, thay đổi giáo dục con em mình ngay từ hôm nay nhưng chúng tôi cũng hy vọng một sự thay đổi “cao hơn” nữa, sẽ diễn ra trong nay mai.

Bài viết “Nghịch Lý Ngàn Năm” của Chủ Tịch rất sâu sắc, phản ảnh thực

tại của Nước Việt Nam. Trước những nghịch lý đó, chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn, tự mỗi cá nhân cần có cái nhìn thấu đáo vào hiện tại và có một định hướng đúng đắn cho tương lai.

Rèn luyện ý chí, bản lĩnh, tìm tòi học hỏi qua sách vở, báo chí trong và ngoài nước, qua gương những con người thật, việc thật. Không bằng lòng với hiện tại, cho dù ở cương vị nào cũng quyết chí vươn lên. Tự làm giàu cho bản thân: giàu tri thức, giàu nghị lực, giỏi chuyên môn. Góp công, góp sức cùng Công ty xây dựng phát triển thành những Tập đoàn mang tầm cỡ Quốc tế. Không thụ động để các đối thủ từ nước ngoài vào cạnh tranh trực diện với chúng ta, không để họ muốn làm gì thì làm. Mà chủ động vươn ra thế giới, cạnh tranh trực diện với họ. Chứng minh cho họ thấy Việt Nam đã thay đổi, Việt Nam có những con người rất giỏi và thông minh, những con người biết nhìn ra những nghịch lý và vượt qua nghịch cảnh, xây dựng những tập đoàn, những thương hiệu không kém cõi gì so với họ. Cùng chung tay, góp sức dựng xây một Việt Nam hùng cường cho hôm nay và mai sau.

MỘT VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG

Anh Nguyễn Văn Tòng TP Đào Tạo Kinh Doanh

Nguyên NgọcNhân viên Trung Nguyên

Page 8: Coffee news 31

8 Tháng 10 - 2014 CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

Hàng loạt đại gia ngành F&B cả nội lẫn ngoại đang “lăm le” thị trường cà phê hòa tan và tỏ ra rất tự tin với sức mạnh và kinh nghiệm của mình. Chiến lược nào để các đại gia trên chạm đến khách hàng, chiếm lấy thị phần về mình khi mà thời huy hoàng của “quảng cáo ra rả” đã qua?

“Đắng” nhưng vẫn dễ gây “nghiện”Theo kết quả nghiên cứu của Ipsos Business Consultant về thị

trường cà phê Việt Nam, từ năm 2011 trở đi nhu cầu cà phê hòa tan tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng của thị trường cà phê hòa tan luôn duy trì ở mức 15 – 20% mỗi năm và nhận định sẽ còn tiếp tục tăng mạnh. Sự chuyển động của thị trường ngày càng sôi động, hấp dẫn và có thiên hướng khó đoán với nhiều thông tin đầu tư lớn. Cụ thể, nhiều ông lớn trong lĩnh vực F&B như Dao

Heuang Group – tập đoàn cà phê lớn nhất tại Lào tuyên bố sẽ tham gia cạnh tranh để giành thị phần tại thị trường tiềm năng này, hay động thái đến từ Kinh Đô với việc mua cổ phần của Phin Deli, khẳng định tiền đề cho một cuộc xâm lăng không hề nhỏ.

Nhìn từ một ngách khác của thị trường cà phê Việt Nam, những cửa hàng cà phê bán lẻ, chuỗi nhà hàng cà phê có nguồn gốc từ trong và ngoài nước hay những thương hiệu cà phê nhỏ lẻ đang có những cuộc chiến giành lấy khách hàng. Có thể nói, một cuộc chiến ngầm vẫn luôn diễn ra tại thị trường cà phê Việt Nam, vẫn luôn có những sự “truất ngôi”, ra đi và ở lại trên mảnh đất cà phê màu mỡ này. Câu hỏi đặt ra là những ông lớn của thị trường cà phê Việt Nam đang có những chiến lược gì để giữ vững vị thế cho mình?

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM:

“ĐẮNG” NHƯNG VẪN DỄ GÂY “NGHIỆN”

8 Tháng 10 - 2014

Page 9: Coffee news 31

9Tháng 10 - 2014CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

Trung Nguyên có chiến lược gì để tồn tại ở vị trí dẫn đầu?

Thế chân kiềng tại thị trường – chiến lược thương hiệu quyết định thành bại?

Theo điều tra của Công ty Tư vấn thương hiệu Lantabrand, năm 2013 thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam ước đạt doanh số 15.000 tỷ đồng, trong đó 7.000 tỷ đồng là doanh số của nhóm cà phê hòa tan. Hiện tại, 80% thị phần đang nằm trong tay ba “ông lớn”: Trung Nguyên, Nestlé và Vinacafé Biên Hòa. Theo dự đoán từ các chuyên gia kinh tế, thế chân kiềng này sẽ không có sự dịch chuyển nhiều trong vài năm tới, nếu có thì âu cũng chỉ là sự dịch chuyển thị phần giữa 3 ông lớn, không có sự tham gia của “người lạ”.

Với những doanh nghiệp dự định đi vào thị trường cà phê, nếu doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và hệ thống phân phối rộng khắp, họ có lợi thế để cạnh tranh với đối thủ. Tuy nhiên, nhân tố thứ ba “giá trị thương hiệu” hay “chiến lược thương hiệu” thì không phải doanh nghiệp nào chi nhiều tiền cũng thu về một hiệu quả tốt. Bài học thất bại của thương hiệu cà phê Moment của Vinamilk là một ví dụ điển hình. Một ví dụ khác về động thái thương hiệu đến từ Nescafe khi thương hiệu này chuyển đổi thông điệp từ một sản phẩm có nguồn gốc quốc tế sang một sản phẩm thuần cà phê Việt Nam. Hay như

việc Vinacafe từ bỏ thông điệp cũ về việc tuyên chiến với cà phê bẩn để đi với một thông điệp gần gũi hơn, dễ đi vào lòng người hơn về sự nguyên bản của cà phê Vinacafe.

Sự “chuyển mình”, “thay da đổi thịt” đang diễn ra rõ rệt và cũng là điều dễ hiểu, khi mà những chiến lược và thông điệp cũ không thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của họ. Về mặt chiến dịch, có thể thấy sự đón nhận khá tích cực từ phía khán giả nhưng thông điệp hay giá trị thương hiệu của các nhãn hàng đã thực sự đi vào lòng người tiêu dùng chưa? Thật khó có thể trả lời ngay lúc này, thay vào đó hãy cùng tìm hiểu phương thức một nhãn hàng đã thành công với việc đưa giá trị của họ đến với người tiêu dùng.

G7 – giá trị thứ thiệt được khẳng địnhG7 – nhãn hiệu cà phê hoà tan của

Trung Nguyên, chào đời trong hoàn cảnh khó khăn khi nhiều thương hiệu cà phê hoà tan lớn đã có mặt trên thị trường. Ngay từ ngày đầu ra mắt, G7 đã thách thức Nescafe - thương hiệu dẫn đầu lúc đó với một bài kiểm tra mù (blind test) và kết quả thuyết phục 89% nghiêng về G7. Vượt qua hoài nghi về sự thành bại của một nhãn hàng mới, G7 dần chiếm được thị phần trên thị trường và được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận. Kết quả là, cuối năm 2004, G7 lọt vào top dẫn đầu với 21.8% thị phần (Số liệu điều tra HVNCLV tiến hành vào cuối năm 2004), và để rồi có cuộc soán ngôi ngoạn mục khi leo lên vị trí số 1 vào năm 2011.

Từ một thương hiệu nhỏ bé, G7 trở thành hình ảnh đại diện thương hiệu nông sản Việt Nam, đủ năng lực cạnh tranh quốc tế. Bài học thành công G7 đã được đưa vào sách Asean Brand, là điển hình về một thương hiệu địa phương chiến thắng, dẫn dắt cuộc chơi với thương hiệu toàn cầu và được nhắc đến nhiều lần tại các chương trình hội thảo quốc gia – quốc tế.

Vậy công thức nào giúp G7 chinh phục

người tiêu dùng Việt Nam và thế giới? Thành công của G7 là bài học khởi

nghiệp rất đặc biệt và quý giá khi sự khởi đầu của G7 gần như số 0: không nhà máy, không kinh nghiệm, không có hệ thống phân phối nhưng G7 vẫn giành chiến thắng vẻ vang.

Bởi thế có thể khẳng định, tuân thủ các quy tắc của tiếp thị chỉ là một phần và điều đặc biệt quan trọng là bản sắc, là giá trị thương hiệu và cách bạn chinh phục khách hàng. Trong trường hợp của G7, đó là:

Sự đam mê vô điều kiện dành cho cà phê.Sản phẩm cà phê thứ thiệt – chinh phục mọi khách hàng từ Việt Nam lẫn quốc tế Khát vọng vươn xa cùng cà phê và nông sản Việt

Trong gần 11 năm phát triển, đây là những giá trị thương hiệu G7 luôn hướng tới, kim chỉ nam cho đường hướng của doanh nghiệp. Đáp trả lại niềm tin đó là một vị thế vững chắc cho G7 trên thị trường cũng như trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.

Không dừng lại đó, sắp tới đây G7 sẽ hợp tác với hệ thống bán lẻ số 1 toàn cầu để đưa sản phẩm của mình xuất hiện trên các quầy kệ, nhanh chóng và trực tiếp đến với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Và nhiều khả năng, những nhà máy ngoài Việt Nam sẽ được G7 xây dựng, đầu tư để đáp ứng nhu cầu cho thị trường quốc tế…

Trong tương lai, G7 cùng Trung Nguyên còn mong muốn bay cao, vuơn xa ra tầm vóc quốc tế, mang cà phê Việt, bản sắc Việt đến nhiều quốc gia hơn trên thế giới.

Theo Soha

G7 xuất hiện khắp Việt Nam và được du khách quốc tế yêu thích

Trung Nguyên là một trong ba đại gia cà phê với thương hiệu G7 được người Việt Nam yêu thích

Page 10: Coffee news 31

10 Tháng 10 - 2014 TIN TỨC TRUNG NGUYÊN

Page 11: Coffee news 31

11Tháng 10 - 2014TIN TỨC TRUNG NGUYÊN

Ngày 19/09/2014 tại Đặng Lê Center – số 45 Lý Tự Trọng – TP. Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên

đã trao tặng 50 suất học bổng cho các em sinh viên là con em nông dân trồng cà phê có thành tích học tập tốt thuộc các trường Đại học – Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến từ các trường Đại học Tây Nguyên, Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên.

Đại diện Trung Nguyên, ông Nguyễn Văn Lợi – Giám đốc điều hành Nhà máy cà phê Trung Nguyên cho biết: “Nhân dịp năm học mới 2014 – 2015, Trung Nguyên phối hợp với Ban giám hiệu các trường Đại học – Cao đẳng trên địa bàn trao tặng học bổng cho các em sinh viên có thành tích tốt trong học tập, lao động – đặc biệt là con em của các hộ gia đình trồng cà

phê. Chúng tôi muốn thông qua hành động nhỏ này, gửi lời cảm ơn đến những gia đình, những người nông dân trồng cà phê đã cùng với Trung Nguyên sống chết với cây cà phê, nỗ lực làm ra những hạt cà phê ngon nhất để cung ứng những tách cà phê tuyệt hảo, góp phần thúc đẩy, xây dựng đời sống bà con nông dân một cách ổn định, bền vững từ cây cà phê.”

Đây là một trong những hoạt động thường niên của Trung Nguyên dành cho các HSSV học giỏi, vượt khó trên cả nước, để cùng với gia đình, thầy cô động viên tinh thần học tập của các em, tiếp tục thắp sáng những ước mơ học tập. Riêng đối với tỉnh Đắk Lắk, hàng năm, Trung Nguyên đều ưu tiên dành tặng hàng trăm suất học bổng cho các học sinh -sinh viên là con em của các hộ nông dân trồng cà phê để cùng với nhà trường, chính quyền địa phương tạo

điều kiện cho các em yên tâm học tập.

Không chỉ riêng các hoạt động hỗ trợ học bổng cho HSSV trên toàn quốc, Trung Nguyên cũng đã trao tặng hơn một triệu cuốn sách “Nghĩ giàu, làm giàu” và “Quốc gia khởi nghiệp” cho thanh niên Việt Nam nhằm cung cấp công thức khởi nghiệp, làm giàu bền vững và tạo động lực để giúp các em rèn luyện tinh thần khởi nghiệp đúng đắn. Ngoài ra, Trung Nguyên còn là nhà tài trợ chính thường niên cho các Quỹ: Quỹ khởi nghiệp thanh niên dân tộc thiểu số sống đẹp, làm kinh tế giỏi tỉnh Đắk Lắk, Quỹ tiếp sức đến trường, Quỹ hỗ trợ giáo dục, Quỹ nạn nhân chất độc da cam Tỉnh Đắk Lắk, Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Đắk Lắk, Quỹ “ Xây dựng nhà tình thương” cho nạn nhân chất độc da cam.

Thực hiện: Thanh Loan

TRUNG NGUYÊN

TRAO HỌC BỔNG

HỖ TRỢ CON EM NÔNG DÂN

TRỒNG CÀ PHÊ

Page 12: Coffee news 31

12 Tháng 10 - 2014 TIN TỨC TRUNG NGUYÊN

Từ ngày 16 – 19.9.2014, Trung Nguyên tham gia hội chợ CAEXPO lần thứ 11 – Năm 2014 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Đây là lần thứ 5 Trung Nguyên tham dự CAEXPO và vinh dự được Ban tổ chức cử làm đại diện cho ngành nông sản Việt Nam để quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm các mặt hàng nông sản thế mạnh như cà phê nhằm thúc đẩy xuất khẩu vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và quốc tế. Đặc biệt, gian hàng Trung Nguyên vinh dự đón tiếp Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh cùng đoàn đại biểu Việt Nam ghé thăm trong khuôn khổ Hội chợ.

TRUNG NGUYÊN THAM GIA HỘI CHỢ

CHINA – ASEAN EXPO 2014

(CAEXPO 2014)

12 Tháng 10 - 2014

Page 13: Coffee news 31

13Tháng 10 - 2014

Thực hiện: Mỹ Hạnh

TIN TỨC TRUNG NGUYÊN

Đến với Hội chợ CAEXPO 2014, Trung Nguyên với vai trò thương hiệu đại diện nông sản Việt Nam nói chung và ngành cà phê nói riêng sẽ giới thiệu với các doanh nghiệp, đối tác và giới truyền thông Trung Quốc - ASEAN về sản phẩm và văn hóa cà phê Việt Nam đặc sắc đang được thị trường này yêu chuộng là cà phê hòa tan G7, cà phê Trung Nguyên. Trong thời gian diễn ra Hội chợ, Trung Nguyên nhận được sự quan tâm các đoàn phóng viên Trung Quốc và ASEAN, cũng như đón tiếp đông đảo các doanh nghiệp đối tác quốc tế đến tham quan, tìm hiểu cơ hội hợp tác.

Nổi tiếng với truyền thống văn hóa trà nhưng những năm trở lại đây trước xu hướng hội nhập, giới trẻ Trung Quốc dần chuyển sang văn hóa thưởng thức cà phê. Mặc dù vậy, doanh thu thị trường cà phê Trung Quốc năm 2012 đã đạt 1,6 tỷ USD, trong đó cà phê hòa tan chiếm 90% và có tốc độ tăng trưởng 10% mỗi năm. Theo một nghiên cứu mới đây, trung bình mỗi người dân thành thị Trung Quốc sử dụng 5 ly cà phê/năm, và đây là đối tượng khách hàng chính với khoảng 600 triệu người, chiếm đến 90% thị trường cà phê nước này. Hơn nữa, người dân Trung Quốc rất

thích sử dụng các thương hiệu cà phê nước ngoài so với sản phẩm địa phương. Điều này cho thấy Trung Quốc là thị trường tiềm năng của ngành cà phê Việt Nam, và là 1 trong 3 nhóm thị trường chiến lược của Trung Nguyên trong hành trình đưa thương hiệu cà phê Việt Nam ra quốc tế.

Nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động giao thương, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc, cũng như đáp ứng nhu cầu cà phê riêng cho thị trường này, từ năm 2012, Trung Nguyên đã đưa vào hoạt động nhà máy chế biến cà phê hòa tan với công nghệ hiện đại bật nhất và có công suất lớn nhất châu Á đặt tại Bắc Giang. Chọn vị trí này, Trung Nguyên muốn tận dụng vị trí địa lý thuận lợi cả đường bộ và đường hàng không từ Việt Nam sang Trung Quốc để đảm bảo cung ứng đầy đủ và nhanh chóng hàng hóa cho thị trường này. Với hương vị phù hợp khẩu vị người tiêu dùng Trung Quốc, thương hiệu cà phê hòa tan G7 với các sản phẩm G7 3in1, G7 2in1, G7 Cappuccino của Trung Nguyên rất được yêu chuộng tại Trung Quốc. Sau khi nhà máy Bắc Giang đi vào hoạt động, doanh số của Trung Nguyên tại Trung Quốc gia tăng gần 200%, đạt hơn 1,000 tỷ

VNĐ năm 2013. Bên cạnh đó, thông qua nhà phân phối tại thị trường này, sản phẩm G7 của Trung Nguyên đã vào hệ thống Walmart Trung Quốc 2 năm qua.

Cùng việc đầu tư nhà máy và nghiên cứu sản phẩm phù hợp với thị trường Trung Quốc, với chiến lược phát triển mạnh thị trường này và góp phần hiện thực hóa mục tiêu lấy 1 USD cà phê của mỗi người dân Trung Quốc, Trung Nguyên đang ráo riết chuẩn bị mở chi nhánh Công ty tại một trong những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến, Quảng Châu trong năm 2014.

Hiện nay, G7 là thương hiệu cà phê hòa tan số 1, vượt qua thương hiệu toàn cầu Nescafe liên tiếp trong 3 năm và xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên thế giới. Xuất hiện trên quầy kệ các hệ thống siêu thị toàn cầuquốc tế như E-Mart, Costco và sắp tới là là một thương hiệu bán lẻ số 1 toàn cầu, G7 đang từng bước góp phần khẳng định vị thế của thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế.

13Tháng 10 - 2014

Page 14: Coffee news 31

14 Tháng 10 - 2014

TỪ NGÀY 22 – 25/9 VỪA QUA, TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN PHỐI HỢP VỚI CÔNG TY DU LỊCH ĐẶNG LÊ ĐÃ TỔ CHỨC CHUYẾN COFFEE TOUR VỀ NGUỒN TẠI BUÔN MÊ THUỘT – THỦ PHỦ CÀ PHÊ VIỆT NAM CHO HƠN 30 CẤP LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ, TRƯỞNG BỘ PHẬN VÀ NHÂN VIÊN THUỘC CÁC KHỐI, PHÒNG BAN. ĐÂY LÀ CHUYẾN ĐI NHIỀU Ý NGHĨA, MANG ĐẾN CHO TẤT CẢ THÀNH VIÊN NHIỀU CẢM XÚC, ĐỂ THÊM HIỂU, TIN, YÊU VÀ TỰ HÀO KHI ĐANG LÀ THÀNH VIÊN CỦA ĐẠI GIA ĐÌNH TRUNG NGUYÊN.

CHUYẾN ĐI VỀ NGUỒN

Nhiều Cảm Xúc

TIN TỨC TRUNG NGUYÊN

Chuyến đi được thiết kế với nhiều hoạt động phong phú với chủ đề “Hiểu về cà phê”. Đó là chương trình tham quan thảo nguyên M’ Drak rộng lớn – địa danh gắn liền với tuổi thơ khốn khó của Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ. Tại đây, cả đoàn đã rất xúc động khi biết được đây cũng là nơi ươm mầm những khát vọng lớn cho sự ra đời của Trung Nguyên ngày nay, nơi hình thành những chiến lược để Trung Nguyên không ngừng vươn lên và chinh phục thị trường cà phê Thế giới. Đặc biệt, M’Drak còn là nơi hội tụ giới tinh hoa trong và ngoài nước đến cùng trải nghiệm và khám phá những triết lý, tư tưởng về Thiền Cà

phê. Chính vì thế, mọi người đã rất thích thú khi được chia sẻ, hướng dẫn và cùng trải nghiệm thiền, để có nhìn nhận đúng hơn nữa giá trị thực sự của bản thân, cuộc sống và công việc mình đang làm.

Ngoài ra, có lẽ, kỷ niệm vui và đáng nhớ nhất trong chuyến đi này là khi mọi người cùng nhau vượt qua mưa gió, đất sình lầy lội của Tây Nguyên và nhất là “đặc sản” ngồi xe máy cày để đến tham quan Nông trường cà phê Eatul. Tại đây, cả đoàn được tham gia chương trình tập huấn cùng bà con nông dân bản địa trên đồng ruộng như: làm thuốc trừ nấm Bordaux từ những

nguyên liệu rẻ tiền có sẵn; được hướng dẫn và chính tay tỉa cành cà phê sao cho đúng kỹ thuật, kỹ thuật ươm giống, trồng, ghép, chăm sóc và thu hoạch cà phê,… từ đó, hiểu hơn những khó khăn, vất vả và mong muốn của bà con nông dân. Sau đó, cả đoàn còn được thưởng thức bữa ăn đặc sản núi rừng, đầy tình người với sự tiếp đãi chu đáo của bà con Tây Nguyên.

Còn tại Làng cà phê Buôn Ma Thuột, đoàn tham quan đã được tận mắt chiêm ngưỡng một không gian thế giới cà phê thu nhỏ với kiến trúc độc đáo, đặc trưng của vùng đất đại ngàn; xem và thưởng thức cà phê

CHỊ TUYẾT NHUNG - Chuyên viên Truyền Thông

14 Tháng 10 - 2014

Page 15: Coffee news 31

15Tháng 10 - 2014TIN TỨC TRUNG NGUYÊN

trong chương trình biểu diễn 5 nền cà phê nổi tiếng Thế giới: Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Đức, Việt Nam. Đặc biệt, cả đoàn đã thực sự hòa mình cùng những nghệ nhân Ê Đê trong chương trình Khám phá và Trải nghiệm M’Jor cà phê – Dâng cà phê, qua dàn nhạc cụ độc đáo, những câu hát, lời ca và điệu dân vũ của núi rừng, với những những câu chuyện về cà phê việt nam thắm đượm hồn đất, hồn người, hồn cây Tây Nguyên.

Bên cạnh các hoạt động dã ngoại, đoàn còn được tham gia các hoạt động team-

building, được thỏa sức vui chơi, thể hiện sự sáng tạo, đam mê và nhiệt huyết với cà phê qua các trò chơi: lựa hạt cà phê, thiết kế và biểu diễn thời trang cà phê, các điệu nhảy dân vũ,…

Trong tất cả các hoạt động của chuyến đi, những thành viên dù thật trẻ thế hệ 8X, 9X, hay những thế hệ đàn anh thế hệ 5X, từ những người rất mới đến những người đã gắn bó với công ty hàng thập kỷ, tất cả đã cùng nhau chứng minh một tinh thần sáng tạo, đam mê và chân lý: “Khi cùng nhau, không gì là không thể!”

Page 16: Coffee news 31

16 Tháng 10 - 2014

CẢM XÚC

SAU CHUYẾN ĐI . . .

CHỊ QUÝ TÌNH – Quản lý ngành hàng Rang xay:Chuyến đi Buôn Ma Thuột vừa qua đã tạo cơ hội cho tôi và đồng nghiệp hiểu sâu sắc hơn về cà phê và Trung Nguyên. Tôi đã thấy cây cà phê, hiểu hơn công sức của người nông dân trong quá trình trồng trọt, quy trình chế biến hạt cà phê tại nhà máy và khâu đóng gói thành sản phẩm cà phê bột ra sao. Đặc biệt, thông qua chuyến thăm công trường Etul và bài biểu diễn của các nghệ nhân người Ê- Đê, tôi hiểu rằng cà phê Trung Nguyên ngoài sứ mạng mang hồn nước, hồn đất của núi rừng Tây Nguyên đi khắp Việt Nam và Thế giới còn có sứ mạng cao cả là tập đoàn sáng tạo có trách nhiệm với thiên nhiên, với các đồng bào đang sinh sống và mong muốn dân tặng một ly cà phê tuyệt hảo cùng năng lượng sáng tạo để giúp Việt Nam ngày một tươi đẹp hơn.

Và hơn thế tôi cảm nhận được sâu sắc tại sao Ban Lãnh Đạo Trung Nguyên lại chọn mục tiêu “Kiến tạo cộng đồng cà phê Trung Nguyên toàn cầu” để giúp tạo ra “một thế giới thịnh vượng và bền vững”.

Với rất nhiều cảm nhận khác nhau và học hỏi được rất nhiều điều từ chuyến đi này. Điều để lại cảm xúc nhiều nhất trong tôi là chuyến gặp gỡ với các anh chị nhà máy và buổi biểu diễn của các nghệ nhân người Ê- Đê. Buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật, giúp tôi hiểu được một sản phẩm rang xay bán ra nó không chỉ đơn thuần là một gói sản phẩm bình thường mà nó mang tinh hoa của đất, của gió, của nước và hồn

người Tây Nguyên khi trồng cây cà phê. Còn chuyến thăm nhà máy, những cái bắt tay, những nụ cười triều mến cho tôi biết sự trăn trở, nhiệt huyết, sự quyết tâm làm ra sản phẩm ngon hơn, tốt hơn và bán được nhiều hơn của các anh chị nhà máy trong khâu sản xuất ra thành phẩm. Từ đó, tôi cảm được sâu sắc hơn nhiệm vụ của khối thị trường chúng tôi, ngoài việc bán sản phẩm chúng tôi phải “bán” được cho người tiêu dùng hồn của sản phẩm Rang Xay Trung Nguyên. Đó không chỉ là một gói cà phê chế phin bình thường mà nó là một ly cà phê cung cấp năng lượng cho sáng tạo. Sau ly cà phê bạn đang thưởng thức là tinh thần sáng tạo có trách nhiệm với cộng đồng, vì những gì Trung Nguyên đang làm cho Buôn Ma Thuột là thay mặt bạn gìn giữ văn hóa Tây Nguyên, gìn giữ hệ sinh thái cân bằng để khí hậu không bị biến đổi, giữ gìn sức khỏe quý báu của các bạn vì Trung Nguyên tạo ra những sản phẩm từ nguồn nguyên liệu sạch an toàn và công nghệ hàng đầu từ châu Âu.

Tôi rất vui khi tham gia chuyến đi đầy bổ ích này. Nếu được đóng góp tôi nghĩ chúng ta nên mang văn hóa Tây Nguyên vào TNF để giới thiệu với khách hàng của chúng ta để họ cảm nhận được những việc ta đang làm cho cộng đồng để họ tin và yêu chúng ta hơn. Và sau đó, chúng ta sẽ có những chuyến đi tổ chức cho khách hàng để họ cảm và hiểu được thông điệp cũng như những nỗ lực của Trung Nguyên.

CHỊ THÙY PHƯƠNG – Chuyên viên Cộng đồng online:Đây là chuyến đi đầy ý nghĩa và bổ ích giúp các thành viên tham gia chuyến đi hiểu được sâu hơn về lịch sử hình thành và phát triển Tập đoàn, về cà phê từ giai đoạn ươm mầm, gieo trồng, thu hoạch đến giai đoạn sản xuất ra thành phẩm. Đây còn là chuyến đi tạo sự gắn kết, tạo tiền đề tương hỗ khi cùng hướng đến thành công chung của tập thể. Trên hết đó là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với CB-CNV Trung Nguyên đã tạo điều kiện để các chiến binh Trung Nguyên làm nên chuyến đi về nguồn thành công.

Mình rất vui vì có thể kết nối với các đồng nghiệp ở các phòng ban khác trong Tập đoàn một cách thân thiết hơn, giúp mình có cái nhìn sâu sắc hơn từ thực tế bên ngoài so với công việc đang làm tại văn phòng. Mình tin rằng qua 3 ngày trải nghiệm thực tế, mình và các đồng nghiệp sẽ có thêm niềm tin vào con đường mình lựa chọn, hiểu rõ hơn trách nhiệm trong công việc hiện tại và phải năng nổ hơn, sáng tạo hơn trong công việc, giúp truyền thông sản phẩm rộng rãi, sale bán được hàng, thêm nguồn thu để thúc đẩy thực hiện các hoạt động xã hội...

TIN TỨC TRUNG NGUYÊN16 Tháng 10 - 2014

Page 17: Coffee news 31

17Tháng 10 - 2014TIN TỨC TRUNG NGUYÊN 17Tháng 10 - 2014

Page 18: Coffee news 31

18 Tháng 10 - 2014

Cà phê đâu chỉ là đồ uống tuyệt ngon

mà còn được sử dụng như một nguyên liệu

đẹp mắt trong các món ăn.

Bạn hãy thử trổ tài!HÌNH ẢNH Monkey Minh

FOOD STYL IST Hà An - Trung Trần

BÁNH L’OPERAMón bánh ngọt truyền thống nổi tiếng làm từ bánh hạnh nhân ngâm thấm đẫm trong hương vị cà phê.

NÓI BẰNG HÌNH ẢNH

Cà phê

đâu chỉ là đồ uống

tuyệt ngon!

Page 19: Coffee news 31

19Tháng 10 - 2014

SỮA ĐẬU NÀNH, CÀ PHÊ VÀ QUẾ

Một chút phá cách trong tiết trời se lạnh

đầu năm. Thử pha một chút cà phê vào

ly sữa đậu nành nóng ấm, rắc thêm chút bột quế. sự hòa quyện của các mùi hương sẽ làm

bạn ngây ngất.

NÓI BẰNG HÌNH ẢNH 19Tháng 10 - 2014

Page 20: Coffee news 31

20 Tháng 10 - 2014 CÀ PHÊ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Sài Gòn xe máyViệc đầu tiên khi đặt chân đến Sài Gòn, du khách nên học cách làm thể nào để băng qua một con phố, đại lộ hay những con đường nhỏ. Một thử thách đầy cam go, đòi hỏi sự cân bằng tốt về sự bình thản và nhận thức sâu sắc tính thận trọng khi tiến về phía trước, trong tâm thế không do dự.

Khi đối mặt với làn xe gắn máy nổ máy “lốp bốp” xung quanh, du khách không tài nào đoán được họ muốn gì thông qua nét mặt của người lái xe. Vì phần lớn người dân tại đây đều “ngụy trang” bởi lớp khẩu trang nhiều màu sắc, che lấp cả khuôn mặt.

Phải mất một khoảng thời gian, tôi mới có thể hòa mình vào “vũ điệu” đường phố ấy. Tuy nhiên, mỗi khi lạc nhịp trong điệu nhảy ấy, tốt hơn hết bạn nên dừng lại, quan sát. Và ắt hẳn sau đó bạn sẽ có “đường nhảy”.Đó là điều đầu tiên mà Nicola cảm nhận về Sài Gòn.

Văn hóa uống cà phê của người Sài GònCà phê sữa đá Việt Nam là loại thức uống đặc biệt, nắm giữ một phần trách nhiệm tạo ra nguồn sinh lực hoạt động của Sài Gòn - một trong những trung tâm thương mại sầm uất tại Đông Nam Á trong vòng 20 năm nay.

Nicola chia sẻ: “Ngồi tại ban công của quán cà phê L’Usine, mang hơi hướng kiểu Pháp có hướng nhìn ra Nhà hát lớn, tôi gọi một ly cà phê sữa đá kiểu Việt Nam, thành phần gồm cà phê, sữa và đá. Đó là loại cà phê mạnh, nhỏ giọt từ một phin kim loại nhỏ, bên dưới ly chứa khoảng ¼ lượng sữa đặc. Sau khoảng 15

phút, khi cà phê ngừng nhỏ giọt, bạn sẽ khuấy đều và cho đá vào”.

Đầu tiên, tôi không chịu được cái ngọt kiểu như vậy. Tuy nhiêu sau 3 ngày, tôi bị khuất phục và nghiện cái ngọt “thần thánh” ấy. Thật tuyệt vời khi cảm nhận cái ngọt thanh mát trong cuống họng, điều mà chúng ta không thấy ở một ly latte cổ điển”.

Tại quán Cà phê Trung Nguyên - thương hiệu cà phê Việt Nam được ví tương đương với Starbucks có một chuỗi các quán cà phê trong thành phố - bạn có thể chọn cho mình thức uống yêu thích trong thực đơn dài đến 5 trang. Chuỗi quán theo đuổi phong cách sang trọng với những hàng ghế sofa dài mang nét đặc trưng của thập niên bảy mươi và có màu sắc chủ đạo là đỏ nâu. Khách hàng quen thuộc của chuỗi quán Trung Nguyên phần lớn là thanh nhiên trẻ và doanh nhân đến thưởng thức cà phê và mong muốn qua ly cà cà phê khơi dậy cho họ niềm cảm hứng.

Tại chuỗi quán Trung Nguyên, bạn có thể khám phá những nền văn hóa cà phê đặc biệt từ của Ý, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Ethio-pia. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam là điều

The Daily Telegraph nằm trong top 10 tờ nhật báo hàng đầu

thế giới, chính thức xuất bản tại Vương quốc Anh từ năm

1855, đến nay đã phủ rộng tại Anh và các quốc gia khác với

lượng xuất bản khổng lồ: gần 900.000 tờ mỗi ngày, với hàng

triệu người xem trên toàn thế giới cho cả ấn bản in và online.

DƯỚI NGÒI BÚT CỦA NHÀ BÁO NICOLA GRAYDON, SÀI GÒN HIỆN LÊN THẬT SỐNG ĐỘNG VÀ GẦN GŨI. ĐÓ LÀ MỘT SÀI GÒN CỦA NHỮNG CHIẾC MÁY, TIẾNG CÒI XE, HAY NHỮNG QUÁN PHỞ Ở GÓC ĐƯỜNG. ĐẶC BIỆT HƠN HẾT, LÀ NÉT VĂN HÓA “UỐNG” CÀ PHÊ CỦA NGƯỜI DÂN SÀI GÒN.

tuyệt vời, xứng đáng cho chúng ta khám phá hơn cả. Các sản phẩm cà phê được phối trộn từ những loại hạt cà phê khác nhau theo một công thức đặc chế riêng của Trung Nguyên và có những cái tên thực sự đặc biệt như: “Thành công”, “Sáng tạo”, “Khám phá” và “Tư Duy”

Tôi đã chọn “Passiona” – loại cà phê dành riêng cho phái đẹp, được giới thiệu rằng uống thứ cà phê này sẽ duy trì làn da hoàn hảo và một đời sống tinh thần “đầy đam mê và thành công”. Tôi đã uống rất nhiều, không nhất thiết vì lời quảng cáo ban đầu nhưng thực sự vị của cà phê hòa tan Pas-siona rất ngon. Được biết, Passiona là sản phẩm cà phê được nghiên cứu và phát triển trong suốt 9 năm, bao gồm một số thành phần có lợi cho cơ thể như: collagen, vi-tamin PP (chống khô da) và các loại thảo mộc Phương Đông quý hiếm…

Nicola Graydon - Theo nhật báo The Daily Telegraph

Đọc toàn bộ bài viết theo link: http://www.telegraph.co.uk/travel/destinations/asia/viet-nam/11142792/Vietnam-Ho-Chi-Minh-Citys-

coffee-culture.html#disqus_thread

THE DAILY TELEGRAPH:

NGƯỜI SÀI GÒN VÀ VĂN HÓA UỐNG CÀ PHÊ

Page 21: Coffee news 31

21Tháng 10 - 2014CÀ PHÊ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Page 22: Coffee news 31

22 Tháng 10 - 2014

L A C À C À P H Ê H À N Ộ I

DƯƠNG THỤ

H Ì N H L I I N G U Y Ễ N , B O K I

Hơn 20 năm trước, cái thú duy nhất của tôi mỗi khi về Hà Nội là được la cà ở mấy quán cà phê. Dĩ nhiên tôi không đi một mình. Người bạn cà phê tuyệt vời nhất của tôi là nhà thơ Dương Tường. Chỉ cần nhìn thấy ông bước vào quán, với chiếc áo bông xanh Sĩ Lâm bạc mầu, cặp kính cận 20 đi-ốp bất hủ và dáng vẻ vụng về khi kiếm chỗ ngồi là thấy có không-khí-cà-phê rồi.

Cà phê Lâm, cà phê Nhà Hỏa, cà phê trải chiếu đường Bà Triệu, quán cà phê cô Minh đường Lý Thường Kiệt, cà phê Tuyên đường Trần Hưng Đạo, rồi cà phê Nhân, cà phê Giảng phố Cầu Gỗ v.v... cùng bao nhiêu quán cà phê Hà Nội khác ăn sâu vào ký ức của tôi, cái ký ức đen nâu tẩm hương

cà phê Tuyên Quang và khói thuốc lá Tam Đảo những năm chiến tranh.

Có lẽ nơi bảo tồn cái bình-yên-Hà-Nội giữa những xáo trộn khắc nghiệt của thời chiến là quán cà phê. Một buổi sáng mùa đông chưa nổi còi báo động, người khách đến muộn bước vào quán cà phê cô Minh: bà cụ Thế, con cụ Hoàng Hoa Thám, ở Pháp về. Như thường lệ bà gọi một tách cà phê đen, một điếu Dunhill – thứ xa xỉ thời bấy giờ – và ban tặng một lời khen: “Cà phê ở đây ngon hơn cà phê Paris”. Bàn bên kia hai ông Nguyễn Tuân và Diệp Minh Châu đang nó chơi về cải lương, quay sang khách mới tới, nháy mắt cười. Ôi thật là tuyệt diệu. Đấy là cà phê Hà Nội thuở xưa, khi tôi mới ngoài 20 tuổi.

CÀ PHÊ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Page 23: Coffee news 31

23Tháng 10 - 2014CÀ PHÊ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Tôi trở lại Hà Nội sau nhiều năm xa cách, bỗng dưng muốn la cà... cà phê. Những quán xưa phần đông nay đã mất dạng. Cà phê Lâm đường Nguyễn Hữu Huân vách tường vẫn còn treo đầy tranh của các danh họa nhưng không-khí-cà-phê thuở Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tuân, Dương Bích Liên v.v... đã dịch chỗ. Cái chỗ cũ của các ông trở thành một rỗng không chẳng thể lấp đầy.

Khao khát giãi bày, chia sẻ với nhau những cảm xúc tinh thần ở một thời không có chỗ cho cá nhân đã khiến cái thú uống cà phê của dân Hà Nội có một ý nghĩa thật đặc biệt. Bước vào quán dẫu không phải một mình nhưng họ đều là những nhân vật của cô đơn, những cô đơn tìm nhau.

Bây giờ... Nhà thơ Dương Tường của tôi đã luống tuổi, ông không còn biết mấy về các quán xá. Đưa ông tới một quán cà phê gần nhà, hỏi ông uống gì, ông gọi: “Cho một cam vắt ít đường”. Thế là hết! Cà phê mưa? Cà phê heo may? Cà phê lá rụng? Ôi cà phê, cà phê, cái vị đắng ngọt ngào những ngày phấn hồng, những ngày xanh lơ, những ngày vàng úa, những ngày đen nâu một thuở Hà Nội rất rắc rối của lòng ta!

Giờ, muốn rủ nhau đi quán, ưu tiên số 1: Bia hơi Lý Thường Kiệt hoặc Tăng Bạt Hổ, ưu tiên 2 (nếu trong túi rủng rỉnh): uống rượu Tây ở các quán bar hoặc các restaurant cỡ Con gà vàng ngõ Bảo Khánh v.v... sau đó mới tới cà phê gần đó như để “tráng miệng” sau khi ăn uống no say.

Một thời-đại-cà-phê đã đi qua và bây giờ, một thời-đại-cà-phê khác.

Hà Nội có nhiều quán cà phê hơn xưa và cũng có nhiều loại quán cùng nhiều cách uống mà ta chưa từng biết tới. Tự do cá nhân với những quan niệm mới mẻ về tình yêu được chào đón nồng nhiệt trong một loại quán cà phê rất mới của Hà Nội: Cà phê vườn. Nổi tiếng nhất vẫn là khu cà phê vườn Yên Phụ - Quảng Bá. Cái sườn đê trồng đầy ổi thuở tôi còn đi học được chia lô, nâng cấp để trở thành những quán cá phê vườn tuy không kỳ thú như ở Sài Gòn nhưng cũng đủ thơ mộng cho những ai lớn lên trong khung cảnh có quá nhiều xi măng và nhựa tổng hợp. Mỗi quán lại dựng lên hàng chục túp lều nhỏ, ẩn mình trong cây cối, được che chắn kín đáo. Đó là những khoang cà-phê-tình-yêu chỉ dành cho hai người. Để khỏi lạc lõng ta không nên đến đấy một mình hoặc với bạn cùng giới. Gọi là quán cà phê nhưng người ta vào quán không phải để uống cà phê! (Và các bạn gái chắc chẳng mấy ai thích cái món cà phê đắng nghét). Trong bóng tối của vườn tược và những sự cách ngăn giả định, người ta yên tâm làm cái chuyện của tình yêu thời mở cửa...

Khi tôi viết những dòng này, cái sườn đê cà phê độc đáo ấy đã có nhiều thay đổi sau đợt giải tỏa nhà trên đê. Người ta đã chặt cây cho quang bớt. Nhiều quán vườn giống như những quán trọc đầu, và quán đẹp vào loại nhất ngay đầu dãy đã tiên phong trong vic chuyển hướng kinh doanh: nó đã biến thành nhà hàng thịt chó!!! Cái quá trình “thịt chó hóa” cà phê vườn đã được bắt đầu rồi sao?

Một loại cà phê khác cũng rất mới của Hà Nội là cà phê sinh viên. Tôi đã la cà tới đó để tìm lại tuổi học trò của mình. Có 3 địa chỉ thuộc 3 dạng khác nhau mà tôi mách giùm bạn: quán Sân Ga nằm cạnh ngay đường xe lửa đối diện Công viên Lê-nin, quán 13

Đinh Tiên Hoàng nằm trên gác hai của cửa hàng va li túi xách và cặp giả da, có ban công nhìn ra Hồ Gươm, quán Hương Đầu Mùa nằm trên dệ con đê quai thuộc dốc Vân Đồn chỗ lò lợn đi lên. Cà phê ở đây chắc không thể hợp khẩu vị của các ông Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng nhưng nó cũng khả dĩ hơn những thứ tôi uống mười mấy năm nay ở các quán cóc Sài Gòn, thứ cà phê được tạo bằng bắp rang, hạt cau khô, tẩm nước mắm, bơ và va-ni, mà uống mãi cũng trở thành hơi nghiền nghiện... Quán cà phê sinh viên nào cũng có vẻ lộn xộn và ồn ào. Trừ Hương Đầu Mùa được tạo khung cảnh theo kiểu một quán vườn bình dân, còn nói chung rất xập xệ. Nó là sự chung đụng giữa sinh hoạt gia đình và quán. Sinh viên vừa uống cà phê vừa có thể ngắm một người đang vò quần áo hoặc nghe sát bên cạnh một cụ già tám mươi lăm tuổi đang tụng kinh niệm Phật. Người nào việc nấy, cái lối chấp nhận một không gian chung cho nhiều sinh hoạt trái khoáy như thế này chỉ ở quán cà phê sinh viên Hà Nội mới có. Tôi cứ ngẩn ngơ khi đi qua mảng tường gạch đã tróc hết vôi vữa để tìm lối lên quán, ngẩn ngơ nhìn những khoảng trần thủng, nhìn bức tường quét vôi hồng đã ngả màu nhưng kín đặc bút tích sinh viên: thơ tình, một lời gửi lại cho ai đó, một địa chỉ, một tên người, vài câu tiếng Anh, dĩ nhiên là có câu “I love you” và nhiều hình vẽ nguệch ngoạc và cũng dĩ nhiên là có hình trái tim bị mũi tên xuyên thủng, những vết tích lãng mạn của một thời đi học. Sinh viên giờ ghiền cà phê lắm nên quán nào cũng chật cứng. Con trai uống “đen”, con gái uống “nâu”. Khói thuốc lá đốt mù mịt. Quanh bàn cà phê họ nói chuyện bài vở, thực tập tiếng Anh, nói chuyện về âm nhạc và những sự dí dủm học trò. Cà phê sinh viên còn mạnh về nhạc, tất cả là nhạc rock. Rock cỡ Queen, nghĩa là đinh

Page 24: Coffee news 31

24 Tháng 10 - 2014

tai nhức óc. Các băng nhạc trữ tình Việt Nam không có chỗ đứng trong loại quán này. Sân Ga và 13 Đinh Tiên Hoàng có Trịnh Công Sơn và Khánh Ly nhưng rất ít khi mở, trừ phi trưa vắng khách. Thuở còn sinh viên bọn tôi hiền lành lắm. Đọc sách và nói chuyện sách, nghe nhạc cổ điển, hát dân ca quan họ, dân ca Nga, Pháp và những bài hát trữ tình thịnh hành. Nhưng tất cả những cái đó đều chẳng ở quán cà phê. Cà phê cà pháo là chuyện của người lớn.

Một thời-đại-cà-phê khác đã sinh cho Hà Nội cả một phố-cà-phê nằm cuối con đường Triệu Việt Vương mà ông bạn lịch sự của tôi gọi yêu là “cà phê vỉa hè Paris”. Phố này theo tôi có thể đặt cho nó một cái tên khác: “phố cà phê hoa phù dung”. Những cây phù dung thân cành mảnh khảnh, nặng trĩu những bông hoa sớm nở tối tàn trên các bờ rào thôn quê, ở đây lại đứng độc lập thành những cây phù dung cổ thụ. Dưới tán của nó người ta uống cà phê, nói với nhau những câu chuyện cổ tích thời hiện-đại-Hà-Nội. Ngoại trừ hơn một chục quán đã biến thành café-karaoke, café-bar, số còn lại vẫn là những quán cà phê thực sự (dù gần đây nó đã bớt phần vỉa hè để rút lui vào trong nhà). Khác với cà phê Sài Gòn, phố cà phê hoa phù dung Hà Nội vẫn có nhiều quán không mở nhạc mà tôi gọi đùa là “cà phê rì rầm”. Uống cà phê ở đây thú lắm, cà phê ngon và ta không bị thứ nhạc bô-lê-rô Sài Gòn, nhạc hải ngoại quấy rầy. Khách đến uống phần lớn là giới trí thức, văn nghệ sĩ và cả những nhà kinh doanh đời mới. Ta có thể bắt gặp ở đây các kiến trúc sư, họa sĩ, nhà báo, các nhà quay phim, đạo diễn và dĩ nhiên cả người đẹp. Một buổi sáng trong quán “cà phê rì rầm” Thọ, bốn cô bước vào chỗ còn để trống. Bốn cô gọi bốn “nâu. Họa sĩ Lưu Công Nhân, người bạn cà phê vong niên ghé vào tai tôi xuýt xoa nói thầm: “Sớm nay bọn mình thật diễm phúc được uống cà phê bên cạnh bốn

nàng hoa hậu”. Diễm phúc được mua bằng giá quá rẻ, chỉ với một tách cà phê đen 2.000 đồng và một điếu Vina 500 đồng. Cái giây-phút-cà-phê ở tuổi 30 đã trở lại với tôi chăng, hỡi quán rì rầm phố cà phê Hà Nội. Những thằng bạn làm nhạc, làm thơ vô danh một thuở nay ở đâu? Chủ nghĩa ẩm thực thời mở cửa đã dồn anh em vào những quán bia hơi Halida, bia tươi công nghệ Đức, rượu thuốc Lê Văn Hưu, rượu rắn phố Nhà Thờ hay rượu thịt chó mãi trên liên hiệp Nhật Tân? Cái thăng-hoa-bia-rượu đã thay thế cho thăng-hoa-cà-phê? Giờ các quán cà phê đích thực Hà Nội đã có hẳn một lớp khách mới, những nhân vật cà phê cuối thế kỷ, những nhân vật ấy không phải lũ chúng tôi. Cà phê bao giờ cũng là cà-phê-hẹn: hẹn việc, hẹn tình, hẹn chuyện và hẹn mình. Muốn bàn việc làm ăn, muốn hẹn bạn gái (hay bạn trai): cà phê; Muốn nói với nhau một câu chuyện văn nghệ hay câu chuyện đời: cà phê; muốn trở lại chỗ mình hay ngồi để riêng mình với mình và có thể với một tờ báo hay một cuốn sách: cà phê; Bây giờ vẫn là cà phê hẹn nhưng hẹn việc thì nhiều, hẹn tình thì ít. Những cuộc cà phê thành ra chớp nhoáng hơn, 15 phút, nửa tiếng, rồi biến. Tôi là cà cà phê nhưng dường như không gặp cái cảnh ở một quán nào đó, trong cái góc khuất nào đó, một ông (hoặc bà) tay cầm cuốn thơ bên một phin cà phê nhỏ giọt. Và cũng hầu như không gặp vài ba ông nào đó đốt thuốc lá như điên ngồi nói chuyện văn nghệ cả hai ba tiếng đồng hồ bên một đống lổng chổng phin tách muỗng thìa.

Tôi nhầm chăng? Anh bạn sành sỏi Hà Nội muốn lưu ý về sự khiếm khuyết trong cái biết của tôi về cà phê Hà Nội bằng cách nêu ra ba quán cà phê độc đáo mà anh đồ là tôi chưa biết: cà phê tranh phố Hàng Nón, cà phê ảnh phố Bát Đàn, cà phê văn nghệ Mái Lá ngõ Tràng Tiền. Cả ba quán tôi đều ghé đến mỗi quán không dưới năm lần.

Cà phê tranh Hàng Nón treo tranh của hai danh họa Dương Bích Liên và Bùi Xuân Phái cùng nhiều tranh của một vài họa sĩ Việt Nam (chắc treo để bán). Ghế mây đan, hoa tươi trên mỗi bàn, tranh nguyên bản, nhạc jazz và máy lạnh. Nhưng tất cả những cái lịch sự ấy là để dành cho... Tây và tầng lớp nào đó giống như Tây. Cà phê ảnh phố Bát Đàn cũng ghế mây nhưng giản dị hơn, lần nào đến uống cà phê tôi cũng được nhìn cái đèn giọt nước buồn bã và giọng cô Khánh Ly hát nhạc tango, chất giọng đã xác xơ vì tuổi tác cho ta cảm giác cuộc sống đang ngừng lại. Giá đặt cái quán này ở Huế hẳn là đông khách. Còn Mái Lá, “những lúc buồn, đến uống một mình thích lắm...” như lời mách bảo của một nhà báo kiêm nhà văn nữ trẻ tuổi thì...phải thừa nhận quán này độc đáo và sang trọng thật. Trong một quán máy lạnh mà có cả mái lá, vách đất, tượng gỗ và vô số tre nứa trộn lẫn nhạc của Paul Mauriat, Kenny G. và phim hề Sác-lô nhất định phải độc đáo và sang rồi. Nhưng để nhâm nhi cái một mình kia chúng ta phải có nhiều tiền. Nếu đối diện với nỗi cô đơn bằng một tách cà phê đen pha sẵn: mất 9.000 đồng; bằng một tách cà phê pha kiểu Thổ Nhĩ Kỳ: 27.000 đồng và nếu bạn là nữ thi sĩ thích đối diện với nỗi cô đơn của mình bằng một ly kem thì hãy bỏ ra 25.000 đồng (ly kem mà cô bạn gái của tôi do xót tiền đã cho rằng nó cũng chẳng ngon hơn gì ly kem xôi 2.000 đồng ở vỉa hè Phan Châu Trinh - Hai Bà Trưng!). Nói tóm lại đây là quán “cà phê văn nghệ Hà Nội đầu thế kỷ 21”, khi một nhà văn có thể được ứng trước cả chục ngàn đô cho một cuốn tiểu thuyết sắp in, một ký giả trung bình có lương 2.500 đô và một thi sĩ kiêm... bụi đời có thể lĩnh mỗi tháng 700 đô tiền trợ cấp thất nghiệp...

Chiều nay mùa đông u ám, ngồi giữa quán cà phê bình dân (chủ yếu là bán giải khát) đường Lê Thánh Tông, tôi đọc được mẩu tin: 6 tháng đầu năm

CÀ PHÊ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Page 25: Coffee news 31

25Tháng 10 - 2014

KHAO KHÁT GIÃI BÀY, CHIA SẺ VỚI NHAU NHỮNG CẢM XÚC TINH THẦN Ở MỘT THỜI KHÔNG CÓ CHỖ CHO CÁ NHÂN ĐÃ KHIẾN CÁI THÚ UỐNG CÀ PHÊ CỦA DÂN HÀ NỘI CÓ MỘT Ý NGHĨA THẬT ĐẶC BIỆT. BƯỚC VÀO QUÁN DẪU KHÔNG PHẢI MỘT MÌNH NHƯNG HỌ ĐỀU LÀ NHỮNG NHÂN VẬT CỦA CÔ ĐƠN, NHỮNG CÔ ĐƠN TÌM NHAU.

1995, có 1.500 quán cà phê Paris phải đóng cửa vì thua lỗ do thuế cao, khách uống cà phê ngoài quán ngày càng ít dần. Dân Pháp bây giờ học lối sống Mỹ: ăn nhanh, uống nhanh, cái gì cũng “phát-phút” (fast food). Liệu ta bao giờ thì “phát-phút” để rốt cuộc phố cà-phê-hoa-phù-dung của tôi, quán cà phê sinh viên của tôi, những giây phút cà phê, những thăng-hoa-cà-phê và những ký-ức-cà-phê...

Tôi muốn hỏi những vỉa hè lá rụng, hạt bụi chiều mờ xám, cái ồn áo phố xá mơ hồ tháng Mười âm rằng chẳng lẽ một ngày nào đó tôi không còn được la cà... cà phê Hà Nội?

Hà Nội, cuối tháng 11-1995

CÀ PHÊ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Theo Tạp chí TGCF

Page 26: Coffee news 31

26 Tháng 10 - 2014

Sài Gòn. . . cà phê sữa đá

Không biết từ bao giờ, hình ảnh Sài Gòn mỗi buổi sáng được gắn liền với

ly cà phê sữa đá đầy hấp dẫn, quyến rũ. Ở Sài gòn, bạn sẽ dễ dàng tìm cho mình một ly cà phê sữa đá ở bất cứ con đường nào để bắt đầu một ngày mới đầy hứng khởi. Chỉ bằng với ly cà phê, một góc nhỏ thân quen tạo nguồn cảm hứng đầy chất thơ, chất nhạc cho các văn nghệ sĩ.

Điển hình như nhạc sĩ – ca sĩ Hà Okio đã cho thấy một hơi thở khác về “Sài Gòn cà phê sữa đá” trong từng lời ca, tiếng hát của mình. “Cho tôi 1 ly cà phê cà phê sữa đá. Cho tôi ngồi bên hàng cây tán lá. Cho tôi được nhìn con đường xa xa. Dòng người dòng đời ngày ngày trôi qua. Cho tôi dừng chân ở nơi quán xá bên đường. Sài Gòn cà phê sữa đá vẫn mãi như thế, ai uống hay chưa?...”.

Được hỏi lý do tại sao Hà Okia có cảm nhận tinh tế về cà phê sữa đá Sài Gòn như thế, anh chân tình chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, nên có rất nhiều kỷ niệm ở nơi đây, đặc biệt là cà phê sữa đá. Tôi thấy thức uống này dường như

trở thành một thứ văn hóa rất riêng ở Sài Gòn. Cho nên, tôi cũng yêu nó và muốn nó trở thành một cái gì đó đặc biệt với tôi nói riêng và những ai yêu Sài Gòn nói chung”

Đem câu chuyện “Sài Gòn cà phê sữa đá” để hỏi nhiều du khách nước ngoài tìm đến Sài Gòn, chúng tôi còn nhận được nhiều tình cảm đặc biệt hơn nữa mà họ dành cho loại thức uống này. “Bạn có thể cảm nhận được sự khác biệt đầu tiên của cà phê sữa đá với các loại thức uống khác đó chính là hương vị. Với cách pha chế của loại thức uống này, bạn có thể biết được chất lượng của hạt cà phê. Điều này thì rất khác với phong cách uống cà phê ở Mỹ hay các nước Châu Âu khác. Chúng tôi thích cà phê sữa đá của Sài Gòn hơn, vì nó ngọt ngào hơn. Sự hòa trộn các hương vị rất cân bằng và đặc sắc, đây mới thực sự là thức uống yêu thích của chúng tôi.”

Tuy nhiên, việc pha chế cà phê với sữa cũng chia thành nhiều loại khác nhau, ví như “bạc sỉu” là cách gọi khác của cà phê sữa đá. Bạc sỉu nguyên thủy chính là cà phê sữa pha theo kiểu của người Hoa, ít cà phê và nhiều sữa. Bạc sỉu là cách gọi tắt của cụm chữ “bạc tẩy sỉu phé”. Bạc là màu trắng, tẩy là cái ly không, sỉu là một chút, phé là cà phê. Rõ nghĩa hơn đó đơn giản chỉ là một thức uống theo ý của khách hàng, sữa nóng pha một ít cà phê. Sữa đặc pha với nước sôi thường có mùi khó uống, nên cho thêm chút cà phê vào

sẽ làm cho mùi ấy mất đi.

Với nhiều người bây giờ, đi cà phê là để mua một chỗ ngồi, tìm đến một khung cảnh hợp tâm trạng hay cũng có thể đến quán để nghe một bài hát, bản nhạc mình yêu thích mà không tìm ở đâu nghe được… Dân “ghiền cà phê đá” ở Sài Gòn chắc chắn đều đã từng ghé qua một quán cóc nào đó bên vỉa hè của Sài Gòn..….

“Hà Nội trà đá vỉa hè” còn “Sài Gòn cà phê sữa đá”, mỗi nơi, mỗi đồ uống có một nét đặc trưng riêng. Tuy rất bình dị nhưng cà phê vỉa hè đã trở thành nếp sống của nguời dân Sài Gòn và là thứ có sức hút đặc biệt với du khách khắp mọi nơi./.

Ghi: Lê Thẩm Theo Con đường cà phê

CÀ PHÊ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Page 27: Coffee news 31

27Tháng 10 - 2014CÀ PHÊ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

tuyệt vời

nhất thế giới

1’ VIENNA, ÁOCho tới nay, không một thành phố nào

trên thế giới đã được vinh danh sở hữu văn hóa cà phê phi vật thể được UNESCO công nhận, ngoài Vienna. Thành phố xinh đẹp, nơi đã từng là trung tâm của đế chế Áo – Hung, sở hữu những quán cà phê tuyệt vời mang phong cách đặc trưng với những mặt bàn đá hoa cương và ghế gỗ chắc nịch, với những loại đồ uống cà phê đặc trưng, vô số câu chuyện về quá khứ không thể nào quên gắn với Thế chiến II của lịch sử thế giới. Những quán cà phê của Vienna đã đi vào lịch sử với nhiều cái tên quen thuộc như cà phê Central (đã từng được giới thiệu trên CF), Sperl, Landtmann… Hơn 20 món cà phê đặc trưng với lớp kem dầy trên nền Espresso với bột cà phê xay nhuyễn, bùi ngậy và những câu chuyện, những buổi sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, lịch sử được diễn ra tại các quán cà phê đã tạo nên phong cách duy nhất chỉ có ở văn hóa cà phê Vienna.

2’ SEATTLE, MỸSeattle được cả thế giới biết đến sau bộ

phim “Không ngủ ở Seattle”. Theo một

nghĩa nào đó, thành phố này thực sự... “không ngủ” vì đây là thủ đô cà phê của nước Mỹ - nước tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới. Dù tin hay không, tại quê hương của Starbucks, gần như sự hiện diện của đế chế cà phê này là vô cùng nhỏ bé và nó không được coi là khuôn mặt đại diện của văn hóa cà phê tinh tế của Seat-tle. Trong tạp chí danh tiếng Travel + Lei-sure, Seattle được vinh danh là thành phố cà phê tuyệt vời nhất của Mỹ với những tên quán thuộc về các nghệ nhân rang xay địa phương đầy uy tín như Caffe Vita hay Zoka. Gần đây, trào lưu mới về cà phê đặc sản Mỹ đang dịch chuyển sang Port-land, Oregon và biến nơi này thành vùng đất mới với những tín đồ cà phê thực thụ.

3’ TRIESTE, ÝLà cảng cà phê lớn và lâu đời nhất châu

Âu, quê hương của những hãng cà phê Ý vang danh thế giới như Illy…Trieste thực sự là điểm hẹn của những người yêu chuộng cà phê thế giới, đặc biệt với Hội chợ Trieste Espresso Expo diễn ra hai năm một lần. Tại thành phố này, bạn sẽ dễ dàng thấy những quán cà phê nhỏ có lịch sử cả trăm năm với những tay rang địa phương, nơi không có bất kỳ bàn ghế hay toilet nào. Bạn chỉ có thể đứng đợi một ly espresso tại quầy bar, uống một hơi, làm một ngụm nước lọc, trả 1,5 Euro và rời đi trong vội vã. Duy nhất Đại học Trieste có chuyên ngành xếp hạng cà phê trên thế giới.

Đã có rất nhiều tờ báo du lịch, ẩm thực… cố công tìm kiếm và bình chọn những thành phố cà phê tuyệt vời nhất thế giới, nhưng có vẻ như hơn 2,5 tỷ tín đồ của thức uống tuyệt vời này vẫn chưa thực sự thỏa mãn. Bởi, cà phê không chỉ là một thức uống thần thánh, mà còn ẩn chứa cả di sản văn hóa của nhân loại, đi liền với lịch sử loài người. Bạn sẽ chọn thành phố nào vào danh sách của mình, với những gợi ý dưới đây của ấn phẩm Thế giới Cà phê?

NHỮNG

THÀNH PHỐ

CÀ PHÊ

Page 28: Coffee news 31

28 Tháng 10 - 2014 CÀ PHÊ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

4’HAVANA, CUBAVăn hóa cà phê Cuba đã từng được giới

thiệu trên ấn phẩm CF. Nói ngắn gọn, Cuba đang nổi lên như một địa chỉ mới của những ai yêu cà phê. Được coi như việc đánh dấu một ngày mới bắt đầu, kết thúc một bữa ăn hay để bắt đầu hoặc kết thúc một mối quan hệ, cà phê luôn là lựa chọn đúng theo truyền thống của Cuba. Thưởng thức cà phê ở Havana là thưởng thức âm điệu sâu lắng của đời sống Cuba đang thay đổi, thứ mà người dân gọi là café Cubano. Với làn sóng người dân sang Miami (Mỹ) tị nạn, văn hóa café Cubano cũng đang lan tới mảnh đất này.

5’ MELBOURNE, ÚCỞ ngoài châu Âu nhưng Melbourne

có vẻ như đang được coi là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa cà phê châu Âu một cách toàn vẹn nhất và điều đó đã biến nơi này thành thủ đô cà phê của Australia và có thể là của thế giới trong một ngày không xa. Thành phố không chỉ là nơi tập hợp của những quán cà phê với những loại hạt chất lượng mà còn là tâm điểm của kỹ thuật rang, xay, chế biến cà phê tuyệt hảo đã du nhập được nhờ vị trí địa lý tuyệt vời giữa các vùng nguyên liệu cà phê với các nền văn hóa cà phê lâu đời. Bạn nên tìm tới là Seven Seeds và Proud Mary.

6’ LISBON, BỒ ĐÀO NHACF đã từng giới thiệu với bạn Nico-

las Café ở Lisbon và văn hóa cà phê Bồ Đào Nha. Quả thực, cà phê đã biến thành phố này thành một địa chỉ nên thơ, hoặc người ta chỉ nghĩ tới thơ khi tới thành phố này bởi di sản văn hóa cà phê của nó đã gắn liền với những nhà thơ tên tuổi. Bica, cách người dân địa phương gọi một ly cà phê đen đặc, nhiều hơn một ly es-presso thông thường, được chế từ những hạt cà phê rang đậm với nhiệt độ cao và kỹ thuật chế chậm kiểu truyền thống, có thể làm vất vả những ai ưa sự nhạt nhẽo.

7’ ISTANBUL, THỔ NHĨ KỲNơi cà phê được phục vụ trên phố với

những đám đông nam giới và đã thậm chí lan truyền sang Anh quốc với cả một chuỗi quán mang phong cách cà phê Thổ khiến người ta không thể tưởng tượng được đây lại là nơi mà cà phê trước kia

được coi như một thứ thức uống cầu kỳ, vương giả tới nỗi trong triều đình có tới 40 quan chỉ làm một việc là phục vụ cà phê cho quốc vương. Cà phê kiểu Thổ du nhập vào châu Âu đã tạo nên những loại đồ uống được tạo ra trên nền cà phê Thổ và được ưa chuộng khắp châu Âu như tại Vienna, Hamburg... Cũng tại thành phố này năm 2012, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư xây dựng và khánh thành Bảo tàng cà phê Thổ Nhĩ Kỳ.

8’ ĐÀI BẮC, ĐÀI LOAN Làn sóng Hàn Quốc, Nhật Bản đang

lan truyền đi khắp nơi trên thế giới và khiến người ta ngạc nhiên khi biết rằng cà phê cũng đã trở thành nét văn hóa đặc biệt của châu Á. Tuy nhiên, tại Đông Á, chính Đài Bắc mới là thành phố cà phê đáng nể và được coi như di sản văn hóa quốc gia. Không ít phim điện ảnh Đài Loan đã khai thác những quán cà phê như một ẩn dụ chính trong các kịch bản. Người Đài Loan cho rằng họ mang dòng máu của phương Tây và văn hóa cà phê đã được coi trọng trong sinh hoạt, với loại cà phê ngon được coi là loại cà phê được chế từ những hạt tươi, được rang xay tại chỗ, sau đó được chế theo cách dùng phin chậm, chuẩn mực và đòi hỏi sự chú ý tận tâm của người pha chế.

9’HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAMCà phê du nhập vào Việt Nam từ năm

1857 nhưng người Việt Nam chưa biết uống cà phê cho tới những năm đầu của thế kỷ XX, ảnh hưởng bởi lớp nhân viên của các cơ quan thuộc thực dân Pháp và lớp tư sản Tây học. Rất nhanh chóng, cà phê lan nhanh khắp nơi thuộc đất nước gần 90 triệu dân này và trở thành món đồ uống không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh – trung tâm tài chính năng động của cả

nước. Hầu hết các thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới đều có mặt ở đây nhưng đa số vẫn ưa chuộng những hãng cà phê bản địa với phong cách cà phê phin Việt Nam. Cà phê sữa đá Việt Nam được coi là loại cà phê đặc biệt nhất thế giới, với thành phần sữa đặc thay vì sữa tươi kiểu châu Âu. Đây cũng là nơi có đại bản doanh của Trung Nguyên, hãng cà phê danh tiếng với nhiều loại cà phê đặc sản và những tuyên ngôn mới cho ngành cà phê thế giới (đặc biệt là 7 sáng kiến cho ngành cà phê toàn cầu) đã được giới thiệu trong nhiều tạp chí và hội nghị chuyên ngành của ngành cà phê toàn cầu.

tổng hợp CF minh họa BM

Page 29: Coffee news 31

29Tháng 10 - 2014CÀ PHÊ VÀ SỨC KHỎE

Cà phê là một trong những đồ uống lành mạnh nhất trên thế giới. Đó là do cà phê có chứa hàng trăm hợp

chất khác nhau, trong đó một số chất có ích lợi quan trọng đối với sức khỏe con người.

Một số nghiên cứu trên quy mô lớn đã cho thấy những người uống cà phê nhiều thì sống lâu và giảm được khả năng mắc các bệnh như Alzheimer (bệnh mất trí nhớ ở tuổi già, còn gọi là bệnh AD) và tiểu đường.

Người ta đã biết rõ về một số chất nói trên, – như chất caffeine, – tuy vậy trong cà phê hãy còn hàng trăm chất chưa được xác định.

Rất nhiều các chất đó là chất chống ô-xi hóa, có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh bị ô-xi hóa bởi gốc tự do * – là chất gây hại cho tế bào trong cơ thể.

Ô-xi hóa là một trong các cơ chế gây ra sự lão hóa cơ thể và các bệnh như ung thư và bệnh tim mạch.

Dù bạn có tin hay không thì trong cách ăn uống của người phương Tây, cà phê là nguồn cung cấp nhiều nhất chất chống ô-xi hóa, hơn cả chất chống ô-xi hóa của rau và trái cây cộng lại.

Một vài nghiên cứu quy mô lớn cho thấy người uống nhiều cà phê sẽ sống lâu hơn người không uống.

Dưới đây là một số nghiên cứu cho thấy khi uống cà phê, người ta sẽ giảm được nguy cơ chết vì một loạt bệnh ác tính.

Một nghiên cứu có tính đột phá với quy mô lớn nhất đã được công bố trên tạp chí y học (xem : Freedman ND, et al. As-sociation of coffee drinking with total and cause-specific mortality. New England Journal of Medicine, 2012).

Trong nghiên cứu này có 402.260 người ở độ tuổi từ 50 đến 71 được hỏi về sự tiêu thụ cà phê của họ. Các kết quả khá rõ ràng : sau khi theo dõi trong 12-13 năm,

những người uống nhiều cà phê thì rõ ràng chết ít hơn người không uống cà phê. Kết quả này được thể hiện trên đồ thị, từ đồ thị này ta có thể thấy người uống càng nhiều cà phê thì rủi ro chết càng thấp (đường màu xanh là nam giới, màu đỏ là nữ giới). Điểm có hiệu quả nhất là uống mỗi ngày 4-5 cốc cà phê, khi ấy tỷ lệ chết ở nam giới giảm được 12% và nữ giới giảm được 16%. Mỗi ngày uống 6 hoặc hơn 6 cốc cà phê không đem lại thêm lợi ích gì. Nhưng thậm chí uống ở mức vừa phải mỗi ngày một cốc cà phê cũng giảm được 5-6% rủi ro chết.

Tuy rằng những con số đó xem ra có vẻ nhỏ, nhưng đối với hàng triệu người thì tác động sẽ rất lớn. Khi tìm hiểu về các nguyên nhân đặc biệt gây chết, các nhà nghiên cứu thấy những người uống cà phê thì ít chết vì bệnh truyền nhiễm, thương tật hoặc tai nạn, đặc biệt các bệnh đường hô hấp, tiểu đường, đột quỵ và tim mạch. Lợi ích đó không phải là do chất caffeine đem lại, bởi lẽ cà phê đã loại bỏ chất caf-feine và cà phê thông thường đều có hiệu quả như vậy.

Dĩ nhiên đây gọi là loại nghiên cứu dựa vào quan sát, nó không thể chứng minh cà phê là nguyên nhân làm giảm rủi ro, nhưng đó là sự bảo đảm tốt rằng cà phê ít nhất không phải là tác nhân xấu.

Nhiều nghiên cứu khác cũng dẫn đến các kết quả tương tự. Trong mấy thập niên vừa qua các nhà khoa học đã nghiên cứu rất thấu đáo về hiệu quả của cà phê đối với sức khỏe. Ít nhất có hai nghiên cứu đã cho thấy những người uống cà phê thì ít có rủi ro chết sớm.

Nếu xem xét những trường hợp bệnh

đặc biệt, ta sẽ thấy những người uống cà phê có tỷ lệ chết rất thấp bởi các bệnh Alzheimer, Parkinson, tiểu đường loại 2 và bệnh về gan …

Các nghiên cứu do Đại học Harvard thực hiện còn cho thấy cà phê có thể làm bạn vui hơn vì nó giảm được 20% tỷ lệ đột quỵ và 53% tỷ lệ tự tử.

Như vậy đấy, cà phê không chỉ làm tăng tuổi thọ của bạn mà còn làm tăng sức sống cho cuộc đời bạn.

Cà phê là siêu khỏe Tuy rằng xưa kia cà phê từng bị ma quỷ hóa nhưng cà phê đúng là loại đồ uống lành mạnh nhất trên hành tinh này.

* Ghi chú của người dịch : Gốc tự do (free radical) là tên gọi bất cứ phân tử hóa chất nào chỉ có một điện tử (electron) hay một số lẻ điện tử. Do thiếu điện tử nên gốc tự do luôn tìm cách chiếm đoạt điện tử của các phân tử khác, và lần lượt tạo ra một chuỗi gốc tự do mới. Các gốc tự do nguy hiểm nhất là superoxide, ozone, hydrogen peroxide, lipid peroxy, đặc biệt là hy-droxyl radical. Nó làm cho các tế bào trong cơ thể bị ô-xi hóa, phá rách màng tế bào khiến chất dinh dưỡng thất thoát, tế bào không tăng trưởng, tu bổ, rồi chết. Nó là một trong nhiều nguyên nhân gây ra sự già hoá và cái chết cuả các động vật ; nó gây ra hơn 60 bệnh ở con người, đáng kể nhất là bệnh xơ vữa động mạch, ung thư, Alzheimer, Parkinson, đục thuỷ tinh thể, tiểu đường, cao huyết áp vô căn, xơ gan. Có tài liệu nói trong cuộc đời một người 70 tuổi tổng cộng có chừng 17 tấn gốc tự do được tạo ra. Chất chống ô-xi hóa (antioxidant) là những chất có điện tử dư thừa để cung cấp cho gốc tự do khát điện tử, nhờ vậy nó vô hiệu hóa tác hại của gốc tự do. Cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất chất này, nhưng khi tuổi càng cao hoặc do môi trường ô nhiễm, thức ăn chứa nhiều chất độc hoặc thiếu chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin v.v... làm các gốc tự do xuất hiện quá nhiều nhưng cơ thể lại không sản xuất đủ chất chống ô-xi hóa để chống lại ; vì lẽ đó con người cần bổ sung chất chống ô-xi hóa từ các thực phẩm, trong đó có cà phê là đồ uống chứa nhiều nhất chất chống ô-xi hóa.

Nguyễn Hải Hoành lược dịch theohttp://authoritynutrition.com/how-coffee-makes-you-live-longer/Science Confirms: The More Coffee You Drink, The Longer You Will Live. By Kris Gunnars.

UỐNG CÀNG NHIỀU CÀ PHÊ

CÀNG SỐNG LÂU

0%

-2%

-4%

-6%

-8%

-10%

-12%

-14%

-16%

-18%

Reduced Risk of Death Over 12-13 Tears

1 Cup 2-3 Cups 4-5 cups 6+ Cups

MenW omen

-5%

-10%

-13%

-16%-15%

-12%-10%

Page 30: Coffee news 31

30 Tháng 10 - 2014

BÊN LY CÀ PHÊ CUỘC SỐNG NÓI GÌ?

Tác Giả: Phạm Minh Tuấn

Cà phê không biết từ bao giờ đã là một hình tượng vô cùng thân quen với người Việt Nam. Uống cà phê đã trở thành một thú vui tao nhã của những người yêu thích cà phê. Góc quán cà phê chính là nơi hội tụ những tâm hồn đam mê học hỏi, bên cạnh tách cà phê phảng phất hương thơm biết bao câu chuyện đã được sẻ chia, từ những vui buồn, lo toan trong cuộc sống đến những triết lý cuộc đời. Cũng chính từ những giây phút bình yên, thanh thản bên tách cà phê mà tác giả Phạm Anh Tuấn đã chiêm nghiệm ra được những bài học cuộc sống được phản ánh trong từng hạt cà phê nhỏ bé. Tất cả đều được tác giả thể hiện qua tác phẩm “ Bên ly cà phê cuộc sống nói gì?”.Trong “Bên ly cà phê cuộc sống nói gì?” tác giả Anh Tuấn đã chia sẽ bảy nguyên tắc tản mạn về cà phê, những nguyên tắc như hâm nóng lại cà phê sẽ gây vị đắng, bắt đầu bằng những hạt cà phê tươi mới hay dùng đúng cách máy xay cà phê …tuy đơn giản nhưng không phải ai khi thưởng thức cà phê cũng biết. Bạn đọc sẽ được trang bị thêm những kiến thức hữu ích về cà phê, nhưng đặc biệt hơn, bảy nguyên tắc ấy cũng là những triết lý đời thường. Đừng hâm nóng lại cà phê cũng giống như đừng bao giờ hâm lại quá khứ, quá khứ là chuyện đã qua, hãy để nó ngủ yên…Chỉ gói gọn trong bảy nguyên tắc tản mạn về cà phê, nhưng “Bên ly cà phê cuộc sống nói gì?” đã khiến không ít đọc giả bất chợt nhận ra giá trị của cà phê không chỉ là đem lại những phút giây thư giãn cho người thưởng thức mà bản thân cà phê còn chứa đựng những nguyên tắc sống đem lại hạnh phúc trọn vẹn cho con người.

Tác giả: Ngô Thị Giáng Uyên

Bánh mì được xếp trong danh sách những món ăn không thể bỏ qua của khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Uống cà phê – một nét văn hóa độc đáo– trở thành nhịp thở thường thức của mỗi người dân Việt Nam trên mọi miền tổ quốc. Hiện nay, nó còn là một sản phẩm đại diện thương hiệu Việt Nam đi ra với thế giới, xóa nhòa những biên giới về địa lý, giúp bạn bè hiểu thêm nét văn hóa độc đáo của Việt Nam. Hai mình ảnh quen thuộc này làm tôi liên tưởng đến cuốn sách “BÁNH MÌ THƠM – CÀ PHÊ ĐẮNG”.Tác giả của cuốn sách là một cô gái nhỏ nhắn – là đồng tác giả của các cuốn sách “Ngón tay con thơm mùi oải hương”&“Sống Xanh”. Bên cạnh đó cô còn được mệnh danh là tín đồ của ẩm thực và có một niềm đam mê đặc biệt với du lịch. Với những trải nghiệm phong phú và tâm hồn yêu ẩm thực, mỗi trang sách của Giáng Uyên giúp bạn không chỉ đơn thuần biết thêm được nhiều món ngon vật lạ khắp trời Tây mà còn am hiểu tường tận về lịch sử và cách chế biến món ăn nữa.Nếu bạn yêu thích du lịch và đam mê ẩm thực của các nước Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Điển thì đây là một cuốn sách bạn không thể bỏ qua.

TẢN VĂN CÀ PHÊ...MƯA

Tác giả: Nhạc sĩ Dương Thụ

Nhạc sĩ Dương Thụ là người nổi tiếng và thành công nhất trong sáng tác nhạc nhẹ của Việt Nam. Các ca khúc của ông mang hơi thở êm dịu và sâu lắng của cuộc sống. Nhưng ông không chỉ thành công trong lĩnh vực âm nhạc mà ông còn thể hiện được tài năng trong lĩnh vực sáng tác viết lách, tác phẩm “ Tản văn Cà phê....mưa” đã minh chứng điều đó. Trong “Tản văn Cà phê...mưa”, độc giả sẽ bắt gặp những hình ảnh khác nhau của nhạc sĩ Dương Thụ, nhưng ẩn sâu bên trong vẫn là một nhạc sĩ giàu cảm xúc qua những trang viết bày tỏ tâm tư, tình cảm của ông. Tản văn được gói gọn trong bốn phần chính: Tạp bút về Hà Nội; Chuyện văn nghệ; Trò chuyện-phỏng vấn; 14 bản chép tay những ca khúc nổi tiếng. Với lối viết chân phương, mộc mạc nhưng thẳng thắn , nhạc sĩ Dương Thụ đã dẫn dắt bạn đọc từ những câu chuyện đời thường lãng mạn đầy chất nhạc đến những bài viết sắc bén khi nói lên nhận định của ông về lĩnh vực âm nhạc Việt Nam.Đến với “Tản văn Cà phê ...mưa”, độc giả sẽ có dịp lắng đọng cảm xúc theo từng lời văn chân thành của nhạc sĩ Dương Thụ, giống như bao lần bạn được đắm mình trong những giai điệu ngọt ngào của ông, và... càng tuyệt vời hơn khi bên cạnh bạn là hương thơm phảng phất của tách cà phê. Như ông từng chia sẻ với bạn đọc về tiêu đề của tản văn: “Những lúc mưa gió, ngồi nhà, đôi lúc chả làm gì cả, chỉ im lặng nhìn mưa. Những lúc như thế, tuy chẳng cà phê nhưng vẫn có một cuộc “cà phê” nào đó giữa Tôi với Tôi nên tôi gọi nó là “cà phê một mình” hay “cà phê mưa”. Từ những cuộc “cà phê mưa” này, những bài hát và những bài viết ra đời...”

GIẢI TRÍ

ĐIỂM SÁCH

Thực hiện: Minh Hiền - Khánh Linh

Page 31: Coffee news 31

31Tháng 10 - 2014

Page 32: Coffee news 31

32 Tháng 10 - 201432 Tháng 10 - 2014

Page 33: Coffee news 31

33Tháng 10 - 2014 33Tháng 10 - 2014

Page 34: Coffee news 31

34 Tháng 10 - 2014

Page 35: Coffee news 31

35Tháng 10 - 2014

Page 36: Coffee news 31

36 Tháng 10 - 2014