dỰ Án nƯỚc sinh hoẠt -...

9
DÁN NƯỚC SCH LÀNG PHUNG A và B, XÃ IAPHANG, HUYỆN CHƯ PƯH, TNH GIA LAI THÀNH LP DÁN Damien the leper Society Nhà Dép Người Phong BAN ĐIỀU HÀNH Đỗ Tri Giám Đốc Đoàn Thị ThuTrang Thư Ký/ThQuNay Kuih Đại din làng Phung A Siu Biai Thôn trưởng Làng Phung A Ô Punh Đại din làng Phung B Rahlan Blan Thôn trưởng Làng Phung B

Upload: others

Post on 19-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: DỰ ÁN NƯỚC SINH HOẠT - damientheleper.orgdamientheleper.org/DocProj/LangPhungAB/LangPhungAB.pdf · DỰ ÁN NƯỚC SẠCH LÀNG PHUNG A và B, XÃ IAPHANG, HUYỆN CHƯ PƯH,

DỰ ÁN NƯỚC SẠCH LÀNG PHUNG A và B, XÃ IAPHANG, HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI

THÀNH LẬP DỰ ÁN

Damien the leper Society

Nhà Dép Người Phong

BAN ĐIỀU HÀNH

Đỗ Tri

Giám Đốc

Đoàn Thị Thuỳ Trang

Thư Ký/Thủ Quỹ

Nay Kuih

Đại diện làng Phung A

Siu Biai

Thôn trưởng Làng Phung A

Ô Punh

Đại diện làng Phung B

Rahlan Blan

Thôn trưởng Làng Phung B

Page 2: DỰ ÁN NƯỚC SINH HOẠT - damientheleper.orgdamientheleper.org/DocProj/LangPhungAB/LangPhungAB.pdf · DỰ ÁN NƯỚC SẠCH LÀNG PHUNG A và B, XÃ IAPHANG, HUYỆN CHƯ PƯH,

MỤC LỤC

PHẦN I – TÌNH HÌNH CHUNG

A – TÌNH TRẠNG

1. Lịch sử làng Phung

2. Địa lý

3. Xã hội

B - HIỆN TRẠNG

1. Nguồn thu nhập

2. Tỉ lệ sanh - tử, già trẻ

3. Dân số

4. Y tế và vệ sinh

5. Nguồn nước

PHẦN II – DỰ ĐỊNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

A - HƯỚNG DẪN

B - BẢO QUẢN

PHẦN III – XÂY DỰNG

A. Sơ đồ hệ thống cung cấp nước và hồ sơ chiết tính phí tổn

B. Giấy hiến đất vĩnh viễn của 2 gia đình nơi đặt giếng khoan và tháp nước

C. Giấy phép của chính quyền sau khi thống nhất bản vẽ qui hoạch

PHẦN IV – CHI PHÍ

A. Hướng dẫn

B. Giám sát dự án khi thi công

C. Bảo quản và bảo trì

D. Tổng dự toán của các công ty xây dựng

E. Tổng dự án

Page 3: DỰ ÁN NƯỚC SINH HOẠT - damientheleper.orgdamientheleper.org/DocProj/LangPhungAB/LangPhungAB.pdf · DỰ ÁN NƯỚC SẠCH LÀNG PHUNG A và B, XÃ IAPHANG, HUYỆN CHƯ PƯH,

PHẦN I – TÌNH HÌNH CHUNG

A – TÌNH TRẠNG

1 - Lịch sử

Trước 1960, nhiều bệnh nhân phong bị xua đuổi vào tận rừng sâu để sống. Quân đội Mỹ đóng quân tại vùng đất Pleiku, đi tuần trong rừng đã khám phá ra những người đang sống trong những căn lều nhỏ nằm rải rác dưới những lùm cây. Không lâu sau đó họ đưa các Mục Sư Tin Lành tới để các Vị thực hiện nghĩa vụ nhân đạo đối với những người cùng khốn này. Họ được đưa về ở vùng đất gọi là Plei Ơi Wao, nơi tập trung các bệnh nhân phong từ trong rừng sâu, và sau đó trở thành làng phong Plei Thơ. Làng nằm ngay bên đường, thời đó chỉ là đường đất nhỏ hẹp, và hiện nay là quốc lộ 14.

Làng phong Plei Thơ ngày càng đông bệnh và đã được những bác sĩ, và y tá người Mỹ cùng một số y tá từ những trại phong khác kiên trì chăm sóc họ. Cho đến năm 1975, làng phong Plei Thơ bị giải toả và những bệnh nhân phong được đưa vào sâu hơn rồi lập thành làng hiện nay, Làng Phung A và Làng Phung B.

Những bệnh nhân phong ở đây thuộc nhiều dân tộc thiểu số khác nhau: Jrai ở Pleiku, Barnar và Sêdăng ở Kontum, và Êđê ở Đăk Lăk. Vì cùng hoàn cảnh và số phận, họ gắn bó và nâng đỡ nhau như anh em trong đại gia đình.

2 - Địa lý

Làng Phung A và B cách trung tâm Tp. Pleiku 70km, về hướng Nam của tỉnh Gia Lai. Đường từ quốc lộ 14 đến làng, trời mưa thì trơn trượt và sình lầy nguy hiểm khó đi, trời nắng thì bụi và lồi lõm rất vất vả khi ra vào.

Làng Phung nằm trên một vùng đất tương đối bằng phẳng với diện tích 15.5 hecta. Năm 1992, chính quyền thống kê dân số, chia đất cho mỗi gia đình tuz theo số nhân khẩu. Có hộ được 4000m2, có hộ được 2000m2 để làm nhà và canh tác.

Ban đầu đất đai phì nhiêu màu mỡ, nhưng sau nhiều năm trồng trọt trở nên cằn cỗi. Họ lại phải đi khai phá thêm đất canh tác ở những vùng đất mới trong rừng sâu hơn. Họ ra sức đấu tranh, trồng lúa, bắp, mì, tiêu, và các thứ hoa màu, nhưng thực tế cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm.

Được sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm và của người thân, khoảng 40% gia đình trong làng đã có giếng, nhưng giếng đào chỉ có nước trong 9 tháng mùa mưa, còn 3 tháng nắng hạn phải đi lấy nước cách nhà ít nhất 2km.

3 – Xã hội

Sinh hoạt ở đây không có gì, chỉ vài gia đình người Kinh đến định cư, buôn bán và trao đổi hàng hóa, thực phẩm với người dân trong làng để lấy lúa, mì, và tiêu. Người dân ở đây trao đổi bất cứ vật gì họ có để lấy gạo, mì tôm, cá khô, mắm, và muối.

Vấn đề giáo dục chỉ có một ngôi trường làng gồm 4 phòng học cho các em cấp 1 và các lớp mẫu giáo. Cấp 2 thì phải đi ra khỏi làng khoảng trên 2km, còn cấp 3 thì phải đi xa

Page 4: DỰ ÁN NƯỚC SINH HOẠT - damientheleper.orgdamientheleper.org/DocProj/LangPhungAB/LangPhungAB.pdf · DỰ ÁN NƯỚC SẠCH LÀNG PHUNG A và B, XÃ IAPHANG, HUYỆN CHƯ PƯH,

cách làng 7km. Phương tiện đi lại chỉ bằng hai bàn chân, lắm khi không dày dép. Vấn đề học vấn dường như trở nên không cần thiết.

Ở đây không có phòng thuốc hay bệnh xá, bệnh viện thì quá xa, nên trong trường hợp bệnh nặng hay phải cấp cứu thì bệnh nhân không có hy vọng sống sót.

B - HIỆN TRẠNG

1. Nguồn thu nhập

a. Lúa vụ Hè – Thu, từ tháng 6 đến tháng 10, thu hoạch bình quân 1.500.000đ/gia đình.

b. Lúa vụ Đông – Xuân, từ tháng 1 đến tháng 5, thu hoạch bình quân 1.500.000đ/gia đình.

c. Mì, từ tháng 3 đến tháng 12, thu hoạch, bình quân 2.000.000đ/gia đình.

d. Tiêu Thu hoạch hàng năm vào tháng 2, bình quân 6.500.000đ/gia đình.

e. Mỗi gia đình thu nhập hàng năm khoản 11.500.000đ. Những bệnh nhân phong tàn phế chỉ sống nhờ cậy vào nguồn thu nhập của con cháu, sự giúp đỡ của Hội Đamiên (10kg gạo/tháng), và của những nhà hảo tâm (thỉnh thoảng).

2. Tỉ lệ sanh - tử, già - trẻ

Trong năm 2009 có 03 người qua đời và 12 em bé được sinh ra. Con số thống kê nhân khẩu trong cả hai làng khoản 40% trên 35tuổi và 60% dưới 35 tuổi.

3. Dân số chung của làng Phung A và B

a. Dân số của làng Phung A

b. Dân số của làng Phung B

Hộ

gia đình

Hộ có

CMND

Hộ không

có CMND

Hộ có bệnh

phong

Hộ không

có bệnh

phong

Số nhân khẩu

Số người

có CMND

Số người không

có CMND

Số bệnh nhân

phong

Số bn phong

có thân nhân

Số bn phong khg có thân nhân

Số bn tàn phế 100%

Số bệnh nhân nhẹ

70 10 60 19 51 394 16 190 22 21 1 10 11

4. Y tế và vệ sinh

Hộ

gia đình

Hộ có CMND

Hộ không

có CMND

Hộ có bệnh

phong

Hộ không

có bệnh

phong

Số nhân khẩu

Số người

có CMND

Số người không

có CMND

Số bệnh nhân

phong

Số bn phong có thân

nhân

Số bn phong khg có thân nhân

Số bn tàn phế

100%

Số bệnh nhân nhẹ

75 32 43 18 57 425 44 152 18 16 2 14 4

Page 5: DỰ ÁN NƯỚC SINH HOẠT - damientheleper.orgdamientheleper.org/DocProj/LangPhungAB/LangPhungAB.pdf · DỰ ÁN NƯỚC SẠCH LÀNG PHUNG A và B, XÃ IAPHANG, HUYỆN CHƯ PƯH,

a. Ở đây các bệnh thông thường như cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, đau bụng, tiêu chảy, ngứa, và ghẻ lở cũng có thể trở thành những bệnh nang y.

b. Bệnh nhân phong thì tay chân thường hay bị lỗ đáo lở loét. Da thường hay bị khô nức nẻ nhưng và không được chăm sóc. Cộng tác viên của sở y tế đến thăm hỏi nhưng không được thường xuyên.

c. Nổi khổ của mọi người trong làng là không có nhà vệ sinh cũng như nguồn nước sạch để giặt giũ, tắm rửa.

5. Nguồn nước

a. Có 50 giếng nhưng chỉ có nước trong mùa mưa từ tháng 7 đến đầu tháng 11. Mùa nắng, từ tháng 12 đến tháng 6, các giếng đều khô cạn, nhất là từ tháng 2 đến tháng 6.

b. Nguồn nước giọt cách xa làng khoản 2km, nhưng phương tiện vận chuyển và tích trử nước quá thô thiển. Nước chứa trong những chai nhựa không những không vệ sinh còn đầy đất bụi, đục ngầu. Trong thời gian hạn hán, nước dùng hằng ngày ngay cả cho việc ăn uống cũng không cần thiết trong hay đục, sạch hay bẩn.

PHẦN II - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

A – HƯỚNG DẪN

1. Nhân viên y tế sẽ đến làng để hướng dẫn và khuyến khích dân làng về việc cần thiết sử dụng nước sạch trong cuộc sống hằng ngày. Tháng đầu tiên 4 lần, 3 tháng kế tiếp mỗi tháng 2 lần, 8 tháng cuối của năm đầu mỗi tháng một lần. Trong 4 năm còn lại của chương trình mỗi 4 tháng một lần.

2. Nội dung hướng dẫn

a. Các việc làm cụ thể hằng ngày trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ răng, tóc, da cũng như những vết trầy hay vết thương.

b. Sử dụng nước trong việc tắm rửa, ăn uống nhất là các trẻ em và cho những người đang bi bệnh đang trong thời lây lan.

c. Giữ vệ sinh nơi công cộng nhất là chung quanh khu vực lấy nước.

d. Nhấn mạnh việc sử dụng phòng tắm và phòng vệ sinh.

e. Nhắc nhở thường xuyên trách nhiệm của mỗi người khi sử dụng và bảo quản nguồn nước.

f. Chỉ bảo chi tiết cách sử dụng và bảo trì thiết bị cũng như tiết kiệm điện, nước.

B - BẢO QUẢN

1. Ban điều hành

Page 6: DỰ ÁN NƯỚC SINH HOẠT - damientheleper.orgdamientheleper.org/DocProj/LangPhungAB/LangPhungAB.pdf · DỰ ÁN NƯỚC SẠCH LÀNG PHUNG A và B, XÃ IAPHANG, HUYỆN CHƯ PƯH,

Ban điều hành chương trình nước sạch sẽ họp hằng tuần trong thời gian thi công xây dựng. Sau khi hoàn tất công trình xây dựng ban đìều hành sẽ họp sau những buổi học tập hướng dẫn tại làng hay mỗi khi cần thiết. Kết quả của các cuộc họp sẽ được công bố và chia sẻ với những thành phần có trách nhiệm với chương trình nước sạch.

2. Nhân viên bảo quản

a. Trình độ học vấn lớp 8/12.

b. Có tinh thần phục vụ và { thức trách nhiệm cao.

c. Hợp đồng được tái lập hàng năm và các điều khoản yêu cầu nơi nhân viên bảo quản được xác định rõ trong hợp đồng.

d. Trả lương trực tiếp và hàng tháng.

e. Giải quyết thanh l{ hợp đồng gồm giám đốc dự án, đại diện nhà dép, 2 thôn trưởng, và 2 già làng.

C. PHÂN PHỐI VÀ QUẢN LÝ NƯỚC

1. Ban điều hành sẽ quản lý trương mục riêng dành cho chương trình nước sạch của làng Phung A và B, và thủ quỹ sẽ có báo cáo tài chánh hằng tháng cho ban điều hành.

2. Những hộ dùng nước của chương trình nước công cộng để tưới hoa màu thì phải đăng k{ và phải trả tiền theo những qui lệ đã định. Tiền nhận được từ người sử dụng nước sẽ được gửi vào trương mục của chương trình nước sạch của Làng Phung A Và B, để dùng cho việc bảo quản hệ thống nước trong thời gian sau 5 năm của dự án.

3. Những qui lệ liên quan đến chương trình nước sạch như giá nước hay thời gian phân phối nước được qui định bởi ban điều hành sau khi tham khảo ý kiến mọi người trong làng.

4. Những luật lệ trong việc quản l{ và phân phối nước được ban điều hành và mọi người trong làng qui định có thể thay đổi nếu hơn ba phần tư người trong làng đồng ý.

5. Kinh phí duy trì bảo dưỡng

a. Nước sinh hoạt được miễn phí trong 5 năm.

b. Nước hỗ trợ phát triển kinh tế phải trả theo lượng nước đã sử dụng. Nước tưới cây trái trong vườn trong vòng 5 thước chung quanh nhà có thể được cho là nước sinh hoạt. Ngoài ra nước dùng để phát triển kinh tế phải được đăng ký và được tính theo giá đã quy định.

6. Những vi phạm luật lệ đã định trong chương trình nước sạch sẽ được ban điều hành xử lý theo từng trường hợp trong tinh thần yêu thương và bác ái.

Page 7: DỰ ÁN NƯỚC SINH HOẠT - damientheleper.orgdamientheleper.org/DocProj/LangPhungAB/LangPhungAB.pdf · DỰ ÁN NƯỚC SẠCH LÀNG PHUNG A và B, XÃ IAPHANG, HUYỆN CHƯ PƯH,

PHẦN III – XÂY DỰNG

A. Sơ đồ hệ thống cung cấp nước và hồ sơ chiết tính phí tổn của những công ty xây dựng

1. Xí Nghiệp Xây Lắp Anh Anh (Coi phần đính kèm)

2. HTX Khai thác nước Ngầm Tây Nguyên (Coi phần đính kèm)

B. Giấy hiến đất của 2 gia đình nơi đặt giếng khoan và tháp nước (Coi phần đính kèm)

C. Giấy phép của chính quyền huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

D. Chương trình nước sạch được sự chấp thuận của chính quyền địa phương. Do đó, những vi phạm ảnh hưởng đến chương trình đều được giải quyết thoả đáng trước pháp luật.

Page 8: DỰ ÁN NƯỚC SINH HOẠT - damientheleper.orgdamientheleper.org/DocProj/LangPhungAB/LangPhungAB.pdf · DỰ ÁN NƯỚC SẠCH LÀNG PHUNG A và B, XÃ IAPHANG, HUYỆN CHƯ PƯH,

PHẦN IV – PHÍ TỔN

A. Hướng dẫn

Lương cho hướng dẫn viên

1tháng đầu

(4 lần)

3 tháng tiếp

(6 lần)

8 tháng

(8 lần)

4 năm tiếp

(16 lần)

Tổng cộng

5 năm

Dân làng 800.000 1.200.000 800.000 1.600.000 4.400.000

Các em trong làng

400.000 600.000 800.000 1.600.000 3.400.000

Các em học sinh trong trường làng

700.000 2.100.000 _______________ _____________ 2.800.000

Kẹo bánh trong những buổi hướng dẫn

800.000 1.200.000 1.600.000 3.200.000 6.800.000

TỔNG CỘNG 2.700.000 5.100.000 3.200.000 6.400.000 17.400.000

B. Giám sát dự án trong thời gian thi công

Nhân viên giám sát 1 tháng 2 tháng

02 6.000.000 12.000.000

C. Bảo quản - bảo trì

Hỗ trợ 1tháng đầu

(4 lần)

3 tháng tiếp

(6 lần)

8 tháng

(8lần)

4 năm tiếp

(16 lần)

Tổng cộng

5 năm

Nhiên liệu (xăng – xe)

400.000 600.000 800.000 1.600.000 3.400.000

Văn phòng 300.000 900.000 2.400.000 14.400.000 18.000.000

Nhân viên bảo quản

500.000 1.500.000 4.000.000 24.000.000 30.000.000

Điện năng tiêu thụ *

1.146.600 3.439.800 9.172.800 55.036.800 68.796.000

Thiết bị hư mòn (van, ống)

2.952.712

TỔNG CỘNG 2.346.600 6.439.800 16.372.800 95.036.800 123.148.712

Điện năng tiêu thụ được tính bình quân giữa hai mùa mưa và nắng. (*)

Page 9: DỰ ÁN NƯỚC SINH HOẠT - damientheleper.orgdamientheleper.org/DocProj/LangPhungAB/LangPhungAB.pdf · DỰ ÁN NƯỚC SẠCH LÀNG PHUNG A và B, XÃ IAPHANG, HUYỆN CHƯ PƯH,

Dự tính lượng nước sử dụng mỗi người 1 ngày 70lít. Với số 910 người lượng nước dự tính sẽ được sử dụng trong ngày là 63.700lít = 63,7m3.

1 Kw điện = 1.200đ

Chi phí năng lượng được sử dụng bằng tiền Việt trong một ngày: 63,7/2x1.200 = 38.220 VNĐ

Dự tính năng lượng điện cho 5 năm sử dụng : 38.220đ x 30ngày x 12 tháng x 5 năm = 68.796VNĐ

D. Tổng dự toán của những công ty xây dựng

1. Xí nghiệp Xây Lắp Anh Anh

Làng Phung A 490,106,825

Làng Phung B 553,358,792

Tư vấn thiết kế + dự toán 11,000,000

Tổng dự toán 1,054,465,616

2. HTX Khai thác Nước Ngầm Tây Nguyên (cho cả hai làng A và B)

Chi phí xây dựng 1,017,273,293

Chi phí thiết bị 23,600,000

Tư vấn thiết kế + dự toán + giám sát 62,377,298

Tổng dự toán 1,103,250,591

E. Chi phí toàn bộ chương trình

Theo tổng dự toán của XNXL Anh Anh: 1,207,013,712 (ĐVN)

Theo tổng dụ toán của HTX Khai Thác Nước Ngầm Tây Nguyên: 1,255,799,303 (ĐVN)