de an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

44
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TẠO Số: 29/ĐATS/TTU.14 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Long An, ngày 29 tháng 9 năm 2014 ĐỀ ÁN TUYỂN SINH RIÊNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TẠO PHẦN THỨ NHẤT MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH I.- MỤC ĐÍCH Đại học Tân Tạo (TTU) là một trường đại học nghiên cứu và phi lợi nhuận, hướng đến chất lượng đạt tiêu chuẩn như là một trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ và đang theo đuổi thẩm định của tổ chức kiểm định Hoa Kỳ (US Accreditation). Do vậy, trong công tác tuyển sinh TTU nhắm đến chất lượng, không chạy theo số lượng; hàng năm TTU sẽ tuyển chọn một số lượng có hạn những học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ học vấn phổ thông khá, giỏi và có năng lực học tập để đào tạo thành những người có tính sáng tạo, có tư duy logic, có trách nhiệm với đất nước, với xã hội. II.- NGUYÊN TẮC - Bảo đảm các nguyên tắc theo các qui định hiện hành về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các qui định tại điều 34 Luật giáo dục đại học. - Bảo đảm lộ trình đổi mới công tác tuyển sinh theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch. - Bảo đảm chất lượng và chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm đối với các ngành đào tạo của nhà trường. III.- ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN - Đối tượng 1: Học sinh tốt nghiệp chương trình THPT Việt Nam. - Đối tượng 2: Học sinh Việt Nam, học sinh người nước ngoài tốt nghiệp chương trình Trung học (High School) quốc tế tại 1

Upload: giaoduc0123

Post on 07-Aug-2015

292 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TẠO

Số: 29/ĐATS/TTU.14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Long An, ngày 29 tháng 9 năm 2014

ĐỀ ÁN TUYỂN SINH RIÊNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TẠO

PHẦN THỨ NHẤTMỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

I.- MỤC ĐÍCH

Đại học Tân Tạo (TTU) là một trường đại học nghiên cứu và phi lợi nhuận, hướng đến chất lượng đạt tiêu chuẩn như là một trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ và đang theo đuổi thẩm định của tổ chức kiểm định Hoa Kỳ (US Accreditation). Do vậy, trong công tác tuyển sinh TTU nhắm đến chất lượng, không chạy theo số lượng; hàng năm TTU sẽ tuyển chọn một số lượng có hạn những học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ học vấn phổ thông khá, giỏi và có năng lực học tập để đào tạo thành những người có tính sáng tạo, có tư duy logic, có trách nhiệm với đất nước, với xã hội.

II.- NGUYÊN TẮC

- Bảo đảm các nguyên tắc theo các qui định hiện hành về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các qui định tại điều 34 Luật giáo dục đại học.- Bảo đảm lộ trình đổi mới công tác tuyển sinh theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.- Bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch.- Bảo đảm chất lượng và chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm đối với các ngành đào tạo của nhà trường.

III.- ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN

- Đối tượng 1: Học sinh tốt nghiệp chương trình THPT Việt Nam.

- Đối tượng 2: Học sinh Việt Nam, học sinh người nước ngoài tốt nghiệp chương trình Trung học (High School) quốc tế tại Việt Nam và học sinh tốt nghiệp chương trình Trung học (High School) ở nước ngoài.

- Đối tượng 3: Sinh viên đã tốt nghiệp đại học có nguyện vọng học để lấy bằng đại học tại TTU.

1

Page 2: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

PHẦN THỨ HAINỘI DUNG PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

I.- PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1.1. Phương thức tuyển sinh: TTU căn cứ vào kết quả các năm học THPT, kết quả kỳ thi THPT quốc gia và kết quả phỏng vấn để xét tuyển.

1.2. Phương thức đăng ký của thí sinh: Thí sinh đăng ký trực tuyến trên website www.ttu.edu.vn bằng tiếng Việt hoặc

bằng tiếng Anh, sau đó được in ra và ký chính thức nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại TTU theo hướng dẫn trên website.

1.3. Lịch tuyển sinh và nhập học của trường:

Trường Đại học Tân Tạo tuyển sinh thường xuyên trong năm học, nhập học 2 lần trong mỗi năm học và đào tạo theo tín chỉ:

- Nhập học lần 1 vào học kỳ mùa thu: vào đầu tháng 9.

- Nhập học lần 2 vào học kỳ mùa xuân: vào đầu tháng 1.

1.4. Tiêu chí xét tuyển:

A.- Tiêu chuẩn để được xét tuyển:

Những học sinh có đủ sức khỏe để học đại học theo quy định, và có đủ các điều kiện sau đây sẽ được nộp đơn dự tuyển và được xem xét để xét tuyển vào TTU:

A1.- Tiêu chuẩn 1: Điều kiện nộp đơn dự tuyển

Đối tượng 1: học sinh có bằng tốt nghiệp THPT Việt Nam (tính theo thang điểm 10):

Kết quả 3 năm học THPT lớp 10, 11, 12:

Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12

Xếp loại hạnh kiểm Khá trở lên Khá trở lên Khá trở lên

Điểm học lực bậc THPT

*Điểm trung bình cả năm các môn 6,5 .*Riêng thí sinh thi vào ngành Y phải có điểm trung bình cả năm các môn 7,0

Tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia

Có bằng Tốt nghiệp THPT

Đối tượng 2: Học sinh Việt Nam, học sinh người nước ngoài tốt nghiệp chương trình Trung học (High School) quốc tế tại Việt Nam; học sinh tốt nghiệp chương trình Trung học (High School) ở nước ngoài (tính theo thang điểm 4 hoặc tương đương):

Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12Xếp loại Hạnh kiểm Khá trở lên Khá trở lên Khá trở lên

Điểm học lực GPA 2.7 (hoặc tương đương)GPA: Điểm trung bình các môn (Grade Point Average)

A2.- Tiêu chuẩn 2: Phỏng vấn đạt yêu cầu 2

Page 3: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

- Phỏng vấn là tiêu chuẩn cần thiết và quan trọng trong công tác tuyển sinh của TTU. Hội đồng tuyển sinh của trường có thể phỏng vấn 1, 2 hoặc 3 lần nhằm đảm bảo tuyển sinh đúng đối tượng.

- Kết quả phỏng vấn sẽ xếp loại: “XUẤT SẮC”, “ĐẠT” hoặc “KHÔNG ĐẠT” để xem xét trúng tuyển. Những thí sinh được đánh giá “XUẤT SẮC” hoặc “ĐẠT” trong kỳ phỏng vấn sẽ được xét các tiêu chuẩn kế tiếp.

- Quy trình và nội dung phỏng vấn:

Tất cả thí sinh đều phải đươc các giảng viên của TTU trực tiếp phỏng vấn. Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ có ít nhất 02 giảng viên phỏng vấn (sử dụng Phiếu phỏng vấn theo mẫu). Trong một số trường hợp, Trưởng khoa và/hoặc Ban Giám hiệu có thể sẽ phỏng vấn bổ sung để đưa ra quyết định cuối cùng. Mục đích của phỏng vấn nhằm đánh giá năng lực học tập thật sự của thí sinh, tìm hiểu khả năng thật sự cũng như ước mơ, hoài bão và tính cách, hoàn cảnh của từng thí sinh. Đây cũng là dịp để các thí sinh bày tỏ mối quan tâm của mình đến TTU cũng như các hoạt động dạy - học và sinh hoạt ngoại khoá tại TTU. Mức đánh giá cuối cùng sẽ là xuất sắc, đạt hoặc không đạt. Các thí sinh không đạt sẽ không được nhận vào học tại TTU.

Ngoài ra, việc phỏng vấn này cũng sẽ tạo cơ sở giúp cho Hội đồng cấp học bổng xem xét đề nghị mức cấp học bổng cho những thí sinh xứng đáng. 

Phiếu phỏng vấn: theo phụ lục số 5 kèm theo.

A3.- Tiêu chuẩn 3: Tính điểm xét tuyển

*Đối với đối tượng 1: (Học sinh tốt nghiệp chương trình THPT Việt Nam).

TT Đối tượng Yêu cầu Kết quả

1.a

1.b

1.c

Học sinh đoạt giải kỳ thi quốc tế.

Học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp quốc gia.

Học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh.

Phải vượt qua các kỳ phỏng

vấn

- Tuyển thẳng không cần tính điểm các môn thi THPT quốc gia.

- Xếp thứ tự ưu tiên từ giải quốc tế, giải quốc gia đến giải cấp tỉnh; từ giải cao đến giải thấp.

1.d

Học sinh còn lại thuộc đối tượng 1: - Phải vượt qua các kỳ phỏng vấn.- Điều kiện: + Trong các môn thi THPT quốc gia, tùy theo chuyên ngành đăng ký thí sinh chọn tổ hợp các môn thi phù hợp. Tổ hợp các môn thi được quy định trong bảng (*) dưới đây, trong đó m1, m2, m3 là những môn liên quan đến ngành đăng ký. + Điểm bình quân các môn thi m1, m2, m3 phải đạt điểm 6.5; riêng thí sinh thi vào

3

Page 4: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

ngành Y điểm bình quân các môn thi m1, m2, m3 phải đạt điểm 7.0

BẢNG TỔ HỢP CÁC MÔN THI (*)

Khoa Nhân văn và Ngôn ngữ

Khoa Kỹ thuật Khoa Kinh tế và

Quản trị KDKhoa Công nghệ

Sinh họcKhoaY

Các chuyên ngành đào tạo

-NgônngữAnh

(3 tổ hợp)

-Điện – Điện tử-Khoa học máy tính

(3 tổ hợp)

-QT kinh doanh-KD quốc tế-TC-Ngân hàng-Kế toán

(4 tổ hợp)

-CNSH-SH ứng dụng

(4 tổ hợp)

-Y đa khoa

(4 tổ hợp)

Cáctổ hợp môn thi

m1 m2 m3 m1 m2 m3 m1 m2 m3 m1 m2 m3 m1 m2 m3TiếngAnh

(T.A)

Ngữvăn

Toán(TO)

TO Vậtlý

Hóahọc

TO T.A NgữVăn

TO Hóahọc

Sinhhọc

TO Sinhhọc

Hóahọc

T.A Ngữvăn

Lịchsử

TO Vậtlý

T.A TO T.A Lịchsử

TO Hóahọc

Vậtlý

TO Vậtlý

Hóahọc

T.A Ngữvăn

Địalý

TO Hóahọc

T.A TO T.A Hóahọc

TO Sinhhọc

Vậtlý

TO Sinhhọc

Vật lý

TO T.A Vậtlý

TO Sinhhọc

T.A TO Ngữ văn

Sinhhọc

Một trong 4 môn: Tiếng Anh, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý môn thi nào có điểm cao nhất tính hệ số 2.

Các môn thi còn lại tính hệ số 1

Một trong 3 môn: Toán, Vật lý, Hóa học môn thi nào có điểm cao nhất tính hệ số 2.

Các môn thi còn lại tính hệ số 1

Một trong 6 môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử môn thi nào có điểm cao nhất tính hệ số 2.

Các môn thi còn lại tính hệ số 1

Một trong 3 môn: Toán, Sinh học, Hóa học môn thi nào có điểm cao nhất tính hệ số 2.

Các môn thi còn lại tính hệ số 1

Các cặp môn sau đây tính hệ số 2: Toán - Sinh học; Toán - Hóa học; Hóa học-Sinh học;Sinh học -Ngữ văn.

Môn thi còn lại tính hệ số 1

4

Page 5: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

Tính điểm xét tuyển đối với đối tượng 1 không được tuyển thẳng:

- Gọi a = điểm bình quân 3 năm THPT = [ điểm TB các môn cả năm L10 + điểm TB các môn cả năm L11 + điểm TB các môn cả năm L12 ] / 3 (tính điểm/10)

- Gọi b = điểm bình quân ba môn thi liên quan đến ngành đăng ký trong bảng (*)

= [ điểm thi m1 + điểm thi m2 + điểm thi m3 ] / 3 (tính điểm/10)

- Gọi c = điểm bình quân ba năm THPT của các môn liên quan đến ngành đăng ký tính hệ số 2 trong bảng (*) (tính điểm/10)

- Gọi d = điểm bình quân các môn thi tính hệ số 2 trong bảng (*) (tính điểm/10)

CÔNG THỨC TÍNH ĐIỂM XÉT TUYỂN

ĐXT = [a+b+c+d]*3 / 4 (tính điểm/30)

Chú ý: Đối với những đối tượng học sinh ở các vùng khó khăn và diện chính sách xã hội sẽ được TTU xem xét để cộng điểm ưu tiên vào điểm xét tuyển .

Điểm ưu tiên = điểm ưu tiên theo đối tượng + điểm ưu tiên khu vực (tính theo điểm/30)

*Đối với đối tượng 2: (học sinh Việt Nam, học sinh người nước ngoài tốt nghiệp chương trình Trung học (High School) quốc tế tại Việt Nam và học sinh tốt nghiệp chương trình Trung học (High School) ở nước ngoài)

Khoa Nhân văn và

Ngôn ngữ

Khoa Kỹ thuật

Khoa Kinh tế &

QTKD

Khoa Công nghệ sinh học

Khoa Y

Yêu cầu điểm TB của môn cơ bản ngành

Một trong các môn được tính là môn chính phải có điểm trung bình của năm lớp 12 > = 2,7 (hoặc tương đương)

Yêu cầu điểm TB của môn Tiếng Anh Môn Tiếng Anh lớp 12 > = 2,7 (hoặc tương đương)

Tính điểm xét tuyển đối tượng 2:

ĐXT2 = Điểm bình quân các năm THPT + (Điểm bình quân môn học có điểm cao nhất của các năm THPT liên quan đến ngành đăng ký) x 2

- Nếu học sinh học theo hệ thống giáo dục Hoa Kỳ sẽ dựa vào điểm SAT để đánh giá.- Nếu học sinh học theo hệ thống GD của Anh sẽ đựa vào điểm thi của A Level để đánh giá.- Các hệ thống giáo dục các nước khác: tùy theo mỗi hệ thống giáo dục, hội đồng tuyển sinh

của TTU sẽ đưa ra các điều kiện xem xét cho phù hợp.

*Đối với đối tượng 3:

Không tính điểm xét tuyển. Người học chỉ cần có bằng đại học trong nước hoặc nước ngoài và phải vượt qua các kỳ phỏng vấn.

5

Page 6: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

Về việc xin chuyển đổi ngành học: Các sinh viên đã trúng tuyển vào TTU, nếu có nguyện vọng chuyển đổi ngành học sẽ do TTU xem xét kết quả học tập và các điều kiện khác về đạo đức, về năng khiếu, … để quyết định.

B.- Tiêu chuẩn để được xét học bổng:

B1.- Những học sinh đã được xét trúng tuyển vào TTU, có đủ các điều kiện sau đây sẽ được xem xét hưởng học bổng năm thứ nhất: - Có các mức học bổng: 100 %, 75 %, 50 % và 25 %.- Điều kiện về kết quả các năm học THPT:

Đối với đối tượng 1: học sinh tốt nghiệp chương trình THPT Việt Nam.

Kết quả 3 năm học THPT lớp 10, 11, 12:

Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12

Hạnh kiểm Khá trở lên

Học lựcĐiểm trung bình các môn cả năm 8,0.( Học sinh ở các vùng khó khăn 7.0 )

Tốt nghiệp THPT:

Xếp loại tốt nghiệp: từ Khá trở lênĐiểm trung bình không hệ số các môn thi THPT quốc gia 8,0

( HS ở các vùng khó khăn 7.0 ) VÀ không có môn thi nào có điểm < 5,0.

Ưu tiên xét học bổng cho những học sinh xuất sắc mà nghèo khó

Đối với đối tượng 2: Học sinh Việt Nam, học sinh người nước ngoài tốt nghiệp chương trình Trung học (High School) quốc tế tại Việt Nam và học sinh tốt nghiệp chương trình Trung học (High School) ở nước ngoài:

Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12Hạnh kiểm Khá trở lên

Học lực GPA 3.6 VÀ không có môn nào < 3.0 (hoặc tương đương).

B2.- Học bổng của năm học sau: tùy thuộc vào kết quả học tập của năm học trước.

C.- Điều kiện về tiếng Anh:

Sinh viên phải có trình độ tiếng Anh TOEFL 500-520 điểm mới được vào học năm thứ nhất. Nếu sinh viên trúng tuyển nhưng chưa đạt trình độ tiếng Anh sẽ được học tối đa 1 năm tiếng Anh tại TTU.

II.- NGUYÊN TẮC XÉT TUYỂN: Xét tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau:

1. Học sinh đoạt giải quốc tế 2. Học sinh đoạt giải học sinh giỏi các môn văn hóa cấp quốc gia, xét từ giải cao đến giải thấp

6

Page 7: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

3. Học sinh đoạt giải học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh, xét từ giải cao đến giải thấp 4. Học sinh thuộc các đối tượng còn lại: căn cứ vào điểm xét tuyển để xét từ điểm cao đến điểm thấp. 5. Tỷ lệ xét tuyển theo đối tượng: Mỗi năm TTU sẽ quyết định tỷ lệ áp dụng cho các đối tượng 1 và 2 phù hợp với tình hình thực tế theo số lượng hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh.

III.- QUY TRÌNH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

3.1.- Qui trình tuyển sinh: Qui trình tuyển sinh của TTU gồm các bước như sau:

TT Quy trình Thời gian

1 Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển TTU nhận hồ sơ đăng ký dự thi thường xuyên trong suốt năm học.

2 Phỏng vấn thí sinh TTU tổ chức phỏng vấn sau khi nhận hồ sơ dự tuyển của thí sinh khoảng 2 tuần.

3Thí sinh nộp học bạ THPT, bằng tốt nghiệp (điểm thi Tốt nghiệp) THPT và giấy tờ khác (nếu còn thiếu)

Từ 20/6 – 30/6Sau khi thí sinh nhận được học bạ, có kết quả

điểm thi tốt nghiệp THPT

4Hội đồng tuyển sinh của trường xét duyệt, thông báo kết quả và gửi giấy báo trúng tuyển.

Tháng 7 (học kỳ mùa thu);

Tháng 11 (học kỳ mùa xuân).

5 Nhập học Đầu tháng 9 (học kỳ mùa thu);

Đầu tháng 1 (học kỳ mùa xuân).

3.2.- Hồ sơ đăng ký xét tuyển:

- 01 đơn đăng ký xét tuyển: ghi đầy đủ thông tin theo mẫu của trường Đại học Tân Tạo và có xác nhận của Hiệu trưởng trường THPT nơi học sinh học lớp 12 (khi vào nhập học sinh viên sẽ nộp bản chính học bạ các năm THPT);

(Mẫu đơn đăng ký xét tuyển: phụ lục 04 kèm theo đề án)

- 01 bản photo bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời do cấp có thẩm quyền cấp (khi vào nhập học sinh viên sẽ nộp bản chính bằng tốt nghiệp THPT);

- 01 bản photo giấy chứng nhận đoạt giải học sinh giỏi (nếu có) cấp tỉnh, cấp quốc gia;

- 01 bản photo giấy chứng minh nhân dân;

- 02 ảnh 3x4 (bỏ vào phong bì nhỏ, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ra bên ngoài phong bì và phía sau ảnh);

- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);

- Các giấy chứng nhận về các thành tích khác (nếu có) - Bài viết về ”Ước mơ và nguyện vọng của thí sinh”. Viết ngắn gọn trong khoảng 2000 từ.- Hai thư giới thiệu của giáo viên đã giảng dạy thí sinh được dán kín trong phong bì.

7

Page 8: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

3.3.- Lệ phí tuyển sinh: TTU thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục Đào tạo. Trong trường hợp lệ phí thu không đủ chi, TTU sẽ bổ sung đủ để đáp ứng yêu cầu của qui trình tuyển sinh, bảo đảm tuyển đúng đối tượng một cách khách quan.

3.4.- Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh

3.4.1.- Sự  phù hợp của phương thức tuyển sinh:

- TTU tổ chức nhận hồ sơ tuyển sinh thường xuyên trong năm học sẽ có tác động giảm áp lực cho xã hội, gia đình và bản thân học sinh. - Kết quả học tập của học sinh trong quá trình học phổ thông được tôn trọng vì được sử dựng trong các tiêu chuẩn xét tuyển;- Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc tế, cấp quốc gia, cấp tỉnh được sử dụng để tuyển thẳng sẽ có tác dụng khuyến khích học sinh học giỏi; - Phương pháp phỏng vấn để đánh giá khả năng thí sinh có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập tại TTU hay không, nhằm tuyển chọn đúng đối tượng.

3.4.2.- Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương thức tuyển sinh:

Sự tuyển chọn thí sinh được thực hiện nhiều vòng, căn cứ vào những tài liệu, hồ sơ kết quả học tập trong các năm học của học sinh ở THPT một cách khách quan, và khả năng xử lý vần đề thông qua phỏng vấn. Cơ sở để xét tuyển gồm:

- Kết quả học tập trong 3 năm lớp 10, 11, 12, và kỳ thi tốt nghiệp THPT;- Kết quả thi học sinh giỏi cấp quốc tế, cấp quốc gia và cấp tỉnh;- Kết quả phỏng vấn.

3.4.3.- Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, học sinh khi trường triển khai phương án tuyển sinh:

*Thuận lợi:

TTU là mô hình đại học phi lợi nhuận theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ đầu tiên ở Việt Nam, do vậy chất lượng đào tạo đã được quán triệt xuyên suốt từ khâu tuyển sinh, chất lượng đội ngủ giảng viên, cơ sở vật chất, … :- Cơ sở vật chất của TTU đã và đang được xây dựng ngang tầm các đại học hàng đầu trên thế giới với các phòng thí nghiệm hiện đại, các phòng học tiện nghi, thư viện, khu vui chơi giải trí, … đạt tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Đặc biệt hệ thống IT hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và quản lý của TTU đạt tiêu chuẩn như một trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ.- Chương trình đào tạo theo chương trình của Duke và Rice, là những trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ, cho phép TTU giảng dạy lý thuyết đi đôi với thực hành và đảm bảo chất lượng đào tạo cao.- TTU hiện có một đội ngủ giảng viên giỏi, trẻ, 64% đến từ Hoa Kỳ và các nước, là nền tảng đảm bảo cho TTU đạt được tiêu chuẩn một trường đại học Hoa Kỳ.

*Khó khăn:

- Do TTU nhắm tới chất lượng Hoa Kỳ nên các điều kiện tuyển sinh yêu cầu khá cao và giảng dạy bằng tiếng Anh, chính vì vậy hạn chế lớn đến số lượng đầu vào;

- Vị trí của TTU hiện ở tại Huyện Đức Hòa, một huyện vùng nông thôn của tỉnh Long An, nên nhiều người chưa biết;

3.4.4.- Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi triển khai phương án tuyển sinh và các giải pháp chống tiêu cực:

8

Page 9: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

- Phương án tuyển sinh của TTU hoàn toàn không phát sinh tiêu cực, không tổ chức thi tuyển mà xét tuyển dựa trên kết quả các năm học THPT và kết quả thi của các trường, các địa phương, các quốc gia khác. TTU chú trọng đến vấn đề phỏng vấn và Ban phỏng vấn được thành lập có ít nhất 3 người trở lên/chuyên ngành, có đánh giá nhận xét của từng người, sau đó trình lên Hội đồng tuyển sinh và Ban giám hiệu quyết định.

- TTU thành lập Hội đồng tuyển sinh, Ban thanh tra, Ban thư ký, Ban phỏng vấn, … theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh một cách minh bạch, có kiểm soát. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban áp dụng theo các qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.- TTU sử dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh. Công bố rộng rãi các tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển sinh của TTU trên các phương tiện thông tin và sử dụng trợ giúp của máy tính trong qui trình tuyển chọn rõ ràng, định lượng, và khách quan. TTU tin tưởng rằng qui trình tuyển chọn của mình rất khó phát sinh tiêu cực, nếu có thì rất dễ phát hiện vì:+ Tính công khai, minh bạch, của qui trình;+ Tính khách quan của máy tính là công cụ hỗ trợ trong tất cả các bước của qui trình tuyển chọn;+ Thí sinh có tham gia vào qui trình trong bước đăng ký.

IV.-ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

4.1.- Điều kiện về con người:

- Qui trình tuyển sinh của TTU không đòi hỏi nhiều người tham gia nhờ sự hỗ trợ của máy tính. - Ngoài nhân sự của Phòng đào tạo là đơn vị thường trực của Hội đồng tuyển sinh, TTU huy động giảng viên từ các khoa để làm công tác tuyển sinh.

4.2.- Điều kiện về cơ sở vật chất:

- TTU có một data center mạnh có thể khai thác một phần cho công tác tuyển sinh.- TTU sẽ đầu tư hệ thống phần mềm tuyển sinh từ đăng ký đến tính điểm, và tổng hợp, công bố kết quả.

PHẦN THỨ BATỔ CHỨC THỰC HIỆN

I.- Nội dung công việc cần thực hiện :

- Hầu hết các công đoạn của qui trình tuyển sinh được thực hiện bởi máy tính, các chức trách trong Hội đồng tuyển sinh và các bộ phận liên quan được quy định rõ trách nhiệm theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.- Phần mềm tuyển sinh sẽ được TTU đầu tư ngay sau khi Qui chế này được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

II.- Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát:

- Trường Đại học Tân tạo thành lập Ban thanh tra tuyển sinh trực thuộc Hiệu trưởng, gồm những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, nhất là thanh tra tuyển sinh, kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm đề xuất các hình thức xử lý theo đúng qui định.

9

Page 10: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

- Phối hợp với Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan bảo vệ an ninh nội bộ tổ chức tốt việc giám sát, thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh.- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tuyển sinh theo qui định của nhà nước.

III.- Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan:

Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan tuyển sinh do Ban thanh tra đảm trách và trình Hiệu trưởng quyết định.

IV.- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo quy định:

Thực hiện chế độ thông tin trước, trong, và sau tuyển sinh theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

V.- Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh. Sự phối hợp và hỗ trợ này đã và đang được thực hiện trong suốt quá trình tuyển sinh hàng năm của nhà trường.

VI.- Quy chế tuyển sinh:

Trường Đại học Tân Tạo tuân thủ theo các quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Tổ chức xét tuyển vào các ngành đào tạo của trường theo Đề án tuyển sinh riêng của Trường.

Việc xử lý các vi phạm về công tác tuyển sinh sẽ thực hiện theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

(Quy chế tuyển sinh được đính kèm theo Phụ lục 6)

PHẦN THỨ TƯLỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT CỦA TRƯỜNG

I.- LỘ TRÌNH

- Trường Đại học Tân tạo theo mục tiêu đào tạo tinh hoa, dạy và học bằng tiếng Anh. Do đó, từ khi thành lập 10/2010, TTU không tuyển nhiều sinh viên, và cũng không có yêu cầu tuyển nhiều sinh viên. Đề án tuyển sinh này sẽ giúp cho TTU từng bước thực hiện tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường và dự kiến áp dụng từ tháng 12/ 2014. - Triển khai làm phần mềm tuyển sinh riêng cho trường ngay sau khi được Bộ Giáo dục và đào tạo chấp thuận. Dự kiến hoàn chỉnh trong năm 2014;- Tiếp tục hoàn thiện các biểu mẫu đánh giá và cho điểm phỏng vấn;- Thành lập Hội đồng phỏng vấn của Trường, nếu cần có thể mời các thành viên độc lập tham gia.

II.- CAM KẾT

- Trường Đại học Tân tạo cam kết tổ chức tuyển sinh theo đúng Luật Giáo dục Đại học

10

Page 11: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

và Đê án được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận;- Thực hiện nghiêm túc, đúng qui định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh;- Tạo mọi điều kiện cho tất cả thí sinh tham gia đăng ký dự tuyển một cách công bằng, khách quan, không có tiêu cực.- Công bố rộng rãi và công khai các hoạt động tuyển sinh của trường trên website www.ttu.edu.vn - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời với Bộ Giáo dục và Đào tạo;- Xử lý nghiêm túc, đúng qui định của pháp luật đối với các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm qui chế tuyển sinh.

III.- ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

Trong quá trình thực hiện đề án tuyển sinh này, hàng năm nhà trường sẽ có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết sao cho phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của TTU và theo đúng với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phụ lục của đề án

a. Phụ lục 01 : Các chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường và Kết quả tuyển sinh trong 5 năm qua

b. Phụ lục 02: Danh mục cơ sở vật chất c. Phụ lục 03 : Đội ngũ giảng viênd. Phụ lục 04 : Đơn đăng ký xét tuyểne. Phụ lục 5 : Về phỏng vấnf. Phụ lục 6 : Quy chế tuyển sinh

Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của Trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, cơ chế và kinh nghiệm quản lý về hoạt động dạy, học và thi cử, trường Đại học Tân Tạo rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận cho Trường được tổ chức tuyển sinh theo Đề án như trên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trường Đại học Tân Tạo, góp phần thúc đẩy giáo dục đại học Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập với thế giới.

Nơi nhận:- Bộ GD&ĐT;- Vụ GDĐH-Bộ GD&ĐT;- Cục KT&KĐCLGD – Bộ GD&ĐT;- Lưu TTU.

KT HIỆU TRƯỞNGPHÓ HIỆU TRƯỞNG

Huỳnh Hổ

11

Page 12: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

Phụ lục 1: Các chuyên ngành và trình độ đào tạoKết quả tuyển sinh 4 năm qua

I. CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

T Ngành Khoa Mã Khối

1 Tài chính Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh D340201 A, A1, D1

2 Kế toán Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh D340301 A, A1,D1

3 Kinh doanh quốc tế Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh D340120 A, A1, D1

4 Quản trị kinh doanh Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh D340101 A, A1, D1

5 Kỹ thuật điện Khoa Kỹ thuật D520201 A, A1

6 Khoa học máy tính Khoa Kỹ thuật D480101 A, A1, D1

7 Kỹ thuật Công trình xây dựng

Khoa kỹ thuật D580201 A, A1, D1

8 Tiếng Anh Khoa Nhân văn & Ngôn ngữ D220201 D1

9 Công nghệ sinh học Khoa Công nghệ sinh học D420201 B

10 Sinh học ứng dụng Khoa Công nghệ sinh học D420203 B

11 Y đa khoa Khoa Y D720101 B

12

Page 13: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

II. KẾT QUẢ TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG 4 NĂM QUA

STT Khoa Tên ngànhNăm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Chỉ tiêu tuyển sinh 2015

Chỉ tiêu dự kiến cho các

năm tiếp theo

1Nhân văn Ngôn Ngữ Anh 1 3 5 6 50 50

2

Kinh tế

Quản trị Kinh doanh 16 5 7 5 50 50

3 Kinh doanh Quốc tế 26 12 9 4 50 50

4 Tài chính Ngân hàng 15 4 0 1 50 50

5 Kế toán 8 1 3 1 50 50

6

Kỹ thuật

Khoa học Máy tính 4 0 1 1 50 50

7 Kỹ thuật điện, điện tử 1 2 2 2 50 50

8Kỹ thuật công trình xây dựng 4 2   50 50

9 Công nghệ Sinh học

Công nghệ sinh học     6 16 50 50

10 Sinh học ứng dụng     0 3 50 50

11 Y Bác sĩ đa khoa     43 113 300 400

Tổng75 29 76 152

800 900

332

13

Page 14: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

Phụ lục 2: Cơ sở vật chất – Thiết bị - Giáo trình

I. Phòng học, giảng đường, đất đai của trường

CHỈ DANHĐơn vị

tính

Diệntích

Số phòng

I - Đất đai nhà trường quản lý sử dụng      Tổng diện tích đất (khi chưa có khoa Y) ha 103  Khu quy hoạch thêm riêng cho khoa Y ha 50  Khu TĐ Sky đang sử dụng riêng cho khoa Y ha 10  

Cộng ha 163  Tỷ lệ m2 đất/ sinh viên m2 9,055  Tỷ lệ m2 đất/ sinh viên khoa Y m2 19,675  Khu nghĩa trang phục vụ mai táng các thi thể ha 1  II- Diện tích sàn xây dựng      

Tổng diện tích sàn xây dựng đã được nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng khi chưa có khoa Y

m2 27.000  

Diện tích sàn xây dựng Khu 8 tầng cho Khoa Y m2 9.761  

Cộng m2 36.761  

1- Phòng học m2 3.260    phòng   30

2- Hội trường m2 674    phòng   2

3 - Phòng máy tính m2 60    phòng   14- Phòng thí nghiệm m2 2133  

  phòng   14

Riêng phục vụ cho Khoa Y 2041 m2 12 phòng

a) Phòng thực tập giải phẩu trên mô hình m2 84  

  phòng   1

b) Khu thực tập giải phẩu trên thi thể người m2 277    khu   1c) Phòng thí nghiệm Hóa học m2 100    phòng   1d) Phòng thí nghiệm Vật lý Y m2 140    phòng   2e) Khu thí nghiệm Sinh học m2 1200    phòng   4f) Phòng thí nghiệm Sinh hóa m2 80    phòng   1g) Phòng thí nghiệm Sinh lý m2 80    phòng   1h) Phòng Mô học m2 80    phòng   1

5.- Khu nuôi động vật thí nghiệm 2000 m2

14

Page 15: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

6.- Khu khám đa khoa Tân Tạo cho sinh viên thực tập 1164 m2

7.- Các Bịnh viện sinh viên sẽ thực tập Đã ký thỏa thuận với các bịnh viện cho SV thực tập

  1.- Bịnh viện đa khoa tỉnh Long An

  2.-Bịnh viện đa khoa KV Hậu Nghĩa tỉnh Long An

  3.- Bịnh viện Tâm Đức TP Hồ Chí Minh  4.- Bịnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh  5.- Bịnh viện Ung Bứu TP Hồ Chí Minh  6.- Bịnh viện Hùng Vương TP Hồ Chí Minh

  7.-Bịnh viện Phạm Ngọc Thạch TP Hồ Chí Minh

8 - Thư viện m2 800    phòng   2

Tổng diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo (theo quy định của Bộ)

m2 6.927  

Số sinh viên hiện có   180  

Tỉ lệ m2 diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo trên sinh viên

m2 38,5Theo quy định của Bộ

GDĐTít nhất là 2m2/SV

9. Khu làm việc hành chính m2 4.400  

Phòng làm việc của HĐQT m2 112  Phòng làm việc của BGH m2 400  

Khu làm việc của giảng viên và các phòng chức năng

m2 3.488  

Phòng họp m2 400  10. Diện tích dùng chung m2 25.434  

III.- Ký túc xá sinh viên m2 10.000  

  phòng   85

IV.- Khu thể thao m2 21.461  

Trong đó: Sân cầu lông, Tennis m2 2.016  Sân bóng đá m2 14.445  Hồ bơi m2 5.000  

V.- Khu nhà ở của giảng viên (T.D Star) m2 5.650  

15

Page 16: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

II. Trang thiết bị chung phục vụ giảng dạy

STT Tên thiết bịĐơn vị

tínhSố

lượng1 Máy tính Cái 173  - Laptop Cái 86  - Desktop Bộ 104

2 Projector Cái 11

3 Máy in Cái    -Máy in màu Cái 1  -Máy in LaserJet Cái 104 Máy photocopy Cái 25 Máy fax Cái 16 Điện thoại bàn Cái 407 Bảng thông minh Cái 18 Bảng từ xanh chống lóa trang bị các phòng học thường  Cái 279 Bàn ghế học sinh sinh viên Bộ 91810 Bàn ghế hội trường Bộ 54011 Bàn ghế tại KTX Bộ 9012 Giường tầng Cái 50013 Máy quay phim Máy 114 Máy chụp hình Máy 115 Xe 15 chỗ đưa đón cán bộ Chiếc 116 Xe 7 chỗ cho cán bộ quản lý Chiếc 217 Xe 4 chỗ cho cán bộ quản lý Chiếc 118 Xe đưa đón học sinh, sinh viên (xe bus) Chiếc 219 Bản kính Cái 3120 Hệ thống âm thanh ( 01 Ampli,02 loa,02 micro không dây) Bộ 121 Loa máy tính. cái 522 Micro không dây shure PG4 Chiếc 323 Chuột máy tính S6703 Chiếc 124 Wireless cái 325 Xe đẩy hệ thống nghe nhìn cái 426 Aantenna K+ cái 127 Máy nước nóng lạnh hiệu: Sharp Model: SWD-T620-SS Cái 328 Head phone sound max AH 304 Chiếc 3029 Ghế đôn màu xanh Chiếc 4330 Wireless Chiếc 331 Switch 24 port Chiếc 2

III. Thiết bị phòng thí nghiệm, thực hành

III.1 Thiết bị thí nghiệm Công nghệ Sinh học: 30 loại thiết bị, hóa chất

III.2 Thiết bị thí nghiệm Hóa học: 109 thiết bị, hóa chất

16

Page 17: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

III.3 Thiết bị thí nghiệm Hóa sinh: 61 thiết bị, hóa chất

III.4 Các thiết bị phục vụ Khoa Y: 5 khu vực với đầy đủ thiết bị, hóa chất

STT Tên thiết bịĐơn vị

tínhSố

lượng

 3.4.1 PHÒNG THÍ NGHIỆM MÔ PHÔI     3.4.2 PHÒNG THÍ NGHIỆM SINH LÝ HỌC PHÂN TỬ     3.4.3 PHÒNG THỰC TẬP GIẢI PHẨU TRÊN MÔ HÌNH     3.4.4 KHU THỰC TẬP GIẢI PHẨU TRÊN THI THỂ NGƯỜI    

  BỘ TIỂU PHẨU      DỤNG CỤ ĐỂ THI THỂ    

 3.4.5 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TÂN TẠO (CHO SINH VIÊN THỰC TẬP)

   

3.5 Thiết bị thí nghiệm vật lý: đầy đủ 22 loại thiết bị

3.6. Phòng Data Center

 Stt Danh mục Đơn vị SL

1

"Three phases U PS, true online, double conversion, 450kVA (2x225kVA), c/w 15 minutes back-up battery at full load and

set 1on line-battery monitori ng system

Three phases UPS, true on line, double conversion, 20kVA , c/w I Ominutes back-up built-in battery for Chiller Pumps"

2Liquid Cooling Package for Server Rack, up to 30kW cooling capacity. C/w:Local Controller, Temperature, Humid and Smoke Sensors

set 1

3Air-Cooled Chiller, provide 123kW of cooling capacity, dua l cooling circuits, N+ I configuration

set 1

4"High-Density Cool ing Rack, designed for

set 1LCP Cooling System"

5Alarm monitoring and Control System based on Tridium hardware

set 1

6 Early Warning Smoke Detection System set 17 Fire Suppression System set 1

8Access Control System with combination of Finger scan, proximity and keypad reader

set 1

9IP Camera. POE, CCD 1/3" PAL, indoor. Dw Management Software

set 1

10Downstream K13 Isolation Transformer, 275 kVA, 98% efficiency

set 1

11 Electrical Cabinet System, Fixed type, withdraw-able MCCB set 112 Power & Signal cables set 113 Datacenter Building Work    

17

Page 18: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

14 Project Engineering & Management set 1

3.7 Thư viện

Tổng diện tích thư viện: 800 m2 , phòng đọc 500m2 Số chỗ ngồi: 200 ; Máy photocopy: 02 cái Máy fax: 01 cái Phần mềm quản lý thư viện: KOHA    

Thư viện điện tử: Có. (link: http://dspace.ttu.edu.vn/jspui/simple-search)

Website thư viện: http://lib.ttu.edu.vn/

Phần mềm thư viện số: Dspace

Cơ sở dữ liệu: JSTOR, Proquest, STD, và cơ sở dữ liệu bài giảng của TTU.

Số lượng sách: 22000 nhan đề

- Cung cấp các cơ sở dữ liệu nghiên cứu từ JSTOR, ProQuest, Science Direct và Springer, cũng như cơ sở dữ liệu luận án của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam. Với cơ sở dữ liệu này, sinh viên chỉ có thể truy cập tại thư viện.

- Đang xây dựng và phát triển bộ sưu tập số về các công trình nghiên cứu, xuất bản, luận văn, luận án và bài giảng của các giáo sư, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Tân Tạo. 

- Cung cấp danh mục các nguồn học liệu mở về luận văn, luận án, công trình nghiên cứu, báo cáo và tạp chí trong kinh tế, lịch sử, văn chương, khoa học máy tính và kỹ thuật từ các trường đại học lớn trên thế giới như Harvard, McGill, MIT ... Với nguồn tài nguyên này, sinh viên có thể truy cập và tải về miễn phí. Thông tin liên hệ : [email protected]

18

Page 19: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

Phụ lục 3: Đội ngũ giảng viên

II. TỔNG HỢP LỰC LƯỢNG GIẢNG VIÊN

Stt Khoa/Ngành GS/PGS Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cộng

1 Y khoa 3 7 2 2 14

2 Công nghệ Sinh hóc 2 6 4 2 14

3 Kinh tế 12 6 18

4 Kỹ thuật 1 12 13

5 Ngôn ngữ Anh 1 5 6

Cộng 6 37 17 4 65

III. GIẢNG VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Tổng giảng viên và chuyên viên: 16, trong đóo Học vị Tiến sĩ: 8 giảng viên

o Học vị thạc sĩ: 4 giảng viêno Chuyên viên lab, thí nghiệm: 4

STT Họ và tên Năm sinh Trình độ1 Nguyễn Văn Thuận 1/3/1966 PhD2 Trần Minh Hoàng 19/03/1979 PhD3 Đỗ Thị Thu Hằng 26/08/1982 PhD4 Nguyễn Đình Trường 12/8/1982 PhD5 Bùi Hồng Thủy 9/11/1968 PhD6  Shu Hashimoto 23/10/1965 Ph.D.7 TRần Hải Linh 8/7/1980 PhD8 Lê Minh Thông 9/12/1985 PhD9 Võ Hồng Ngọc 30/03/1983 Ths10 Đinh Thị Hồng 20/11/1975 Ths11 Cao Văn Thắng 4/6/1984 Ths12 Nguyễn Thị Lài 12/4/1972 Ths13 Trần Thị Thúy Liễu CNSH14 Lê Đông Trúc CNSH15 Lê Anh Quý CN Sinh học16 Phan Minh Tâm CN sinh học

19

Page 20: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

IV. GIẢNG VIÊN Y KHOA

Tổng giảng viên: 14, trong đó:

o Giáo sư : 03 giảng viên

o Tiến sỹ: 07 giảng viên

o Thạc sĩ: 02 giảng viên

o Cử nhân: 02 chuyên viênSTT HỌ TÊN NĂM SINH TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

1 Bùi Duy Tâm 4/6/1905 Bác sỹ Y khoa; Tiến sỹ Hóa sinh

2 Nguyễn Tiến Đức 10/27/1937 Tiến sỹ sức khỏe cộng đồng

3 Lê Văn Cường 2/6/1954 Tiến sỹ Giải phẫu bệnh

5 Đặng Văn Hoài 3/18/1968 Tiến sỹ Hóa

6 Nguyễn Trí Dũng 2/28/1955 Tiến sỹ Bác sỹ

7 Đoàn Văn Huyền 8/13/1974 Bác sỹ Y khoa; Tiến sỹ sinh lý học

8Lê Nguyễn Thanh Tâm 8/16/1985

Kỹ sư công nghê Hóa học, Đại học Tôn Đức Thắng

9 Uông Thị Ngọc Hà 4/20/1974 Cử nhân hóa

10 Nguyễn Đức Thái 12/19/1946 Tiến sỹ hóa dược

11 Lê Xuân Trường 11/10/1957 Tiến sỹ sinh hóa

12Trần Minh Thông 8/22/1954

Thạc sĩ Quản trịBác sĩ Y khoa

13 Trần Thị Hồng 1/25/1952 Tiến sĩ chuyên ngành Dịch tễ học

14 Nguyễn Ngọc Thạch 1/1/1956 TS. Bác sỹ Chuyên Khoa II

20

Page 21: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

V. GIẢNG VIÊN KỸ THUẬT

Tổng số giảng viên Kỹ thuật: 13 tiến sĩ

Stt Họ và tên Học vị/ chuyên ngành

1 Trần Vĩnh Phước Ph.D in Informatics, Ministry of Education and Training

2 Trần Duy Hiến Ph.D in Mathematics, New Mexico State University, U.S.A

3 Cao Tiến Dũng Ph.D in Computer Science, Bordeaux University 1, France

4 Bùi Xuân LộcPh.D in Electrical and Computer Engineering, University of Illinoisat Urbana-Champaign (UIUC), Illinois, USA

5 Nguyễn Đình Hoằng Ph.D in Mathematics, Wayne State University, USA

6 Nguyễn Quang Hưng

Ph.D in Physics of RIKEN Asia Program Associate (APA), theInstitute of Physical and Chemical Research (RIKEN), Saitama, Japan

7 Nguyễn Xuân HàPh.D. Candidate, Department of Electrical & Computer Engineering,University of Saskatchewan, Saskatoon, SK, Canada

8 Trần Viết Nhân HàoPh.D in Nuclear Physics, Centred’Etudes Nucléaires de Bordeaux Gradignan, France

9 Trần Vũ Khanh Ph.D in Mathematics, University of Padova, Italy

10 Nguyễn Huỳnh Thi ThơPh. D in System control, The university of Washington, USA

11 Hoàng Anh Tuấn Kiệt Ph.D in Science, Sungkyukwan University, Korea

12 Võ Thị Kiều LoanPh.D in Electrical and Computer Engineering, University of Illinoisat Urbana-Champaign (UIUC), Illinois, USA

13 Nguyễn Đình Quyên Ph.D in Computer Science, University of Rostok, Germ

VI. GIẢNG VIÊN KHOA KINH TẾ

a. Tổng giảng viên: 18, trong đó:

21

Page 22: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

i. Giảng viên có học vị Tiến sĩ: 12 giảng viênii. Giảng viên có học vị Thạc sĩ: 06 giảng viên

STT HỌ TÊN NĂM SINH TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

1 Michael James Barnes 10/7/1948 Tiến sỹ Quản trị kinh doanh

2 Robert John Baulch 24/11/1960 Tiến sỹ kinh tế

3 Chan Hung Lam Leo 10/7/1971 Tiến sỹ kinh tế

4 Trần Đình Hưng 6/1/1905 Th.S Kinh tế - kế toán

5 Mai thanh trúc 6/7/1905 Th.S Tài chính - kế toán

6 Nguyễn Tuấn Minh 5/20/1905 Tiến sỹ Quản trị kinh doanh

7 Nguyễn Văn Giáp 3/5/1974 Tiến sỹ kinh tế

8 Nguyễn Minh Đức 24/10/1972 Tiến sỹ kinh tế

9 Nguyễn Phi Long 9/7/1975 Thạc sỹ Kế toán

10 Nguyễn Diệu Anh 4/29/1974 Thạc sỹ Quản lý giáo dục

11 Charles Madox 4/27/1978 Thạc sỹ Luật doanh nghiệp

12 Sinha Pritibhushan 1/31/1966 Tiến sỹ Quản trị kinh doanh

13Nguyễn Vũ Hồng Thái 2/28/1985

Tiến sỹ tài chính ngân hàng - tiền tệ

14 Phạm Tú Anh 10/13/1984 Thạc sỹ Kế toán

15 Đỗ Thành Lưu 12/28/1964 Tiến sỹ Quản lý kỹ thuật

16 Cao Minh Mẫn 1/5/1962 Tiến sỹ Quản trị kinh doanh

17 Bùi Văn Sơm 5/6/1905 Tiến sỹ kinh tế

18 Nguyễn Văn Thanh Trường 8/25/1979 Tiến sỹ Quản trị kinh doanh

VII. GIẢNG VIÊN NGOẠI NGỮ

Tổng giảng viên: 9, trong đó

o Tiến sĩ: 2 giảng viêno Thạc sĩ: 6 giảng viêno Cử nhân: 1 giảng viên

Stt Họ và tên Quốc tịch Năm sinh Học vị/ chuyên ngành

1 Ryan Patrick Preston American 11/2/1968Ph.D., Study of Religion - Harvard University, U.S.A

2 Đặng Thành Nhơn Vietnamese 31/03/1978 Master of Arts Degree, Teaching

22

Page 23: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

English as a Second Language,Minnesota State University, Minnesota, U.S.A

3Bùi Nguyễn Mai Thanh

Vietnamese 10/26/1982M.A in TESOL, Victoria University, Australia

4Nguyễn Trần Vĩnh Thạch

American 4/6/1984

TESOL Certificate, Illinois State Board of Education, Chicago, USAMA in English, George Mason University, Virginia, U.S.A

5 Hoàng Ngọc Tuyến Vietnamese 1/9/1976Master of Arts, Curtin University of Technology

6 William Stephen American 6/7/1955

BS in Chemical Engineering, West Virginia University, USAGraduate course in Applied Mathematics, University of Maryland, USAMaster of Arts in TESOL, Irvine University

7 Vivian Lazatin Philippin 1/2/1972

Masters in Public Administration, Rizal Technological College to URS, Antipolo City Campus, PhillipinCertificate IV in TESOL, Asian EFL Journal

8Kristopher O. Dazalan

Philippin 6/4/1984Bachelor of Science in Nursing, TESOL Certificate

9 Sohini Dasgupta Indian 8/1/1972Ph.D History, School of Oriental and African Studies, University of London, UK

VIII. GIẢNG VIÊN CÁC MÔN CƠ BẢN KHÁC

Tổng giảng viên: 06, trong đó có 1 tiến sĩ và 05 thạc sĩ

STT Họ và tên

Năm sinh

Trình độ

Chuyên ngành giảng dạy

1 Trần Bình Hòa 08/03/1976 Th.S Sinh học

2 Hà Tuấn Anh 12/01/1982 Thạc sỹ Hóa học

3 Nguyễn Văn Công 1965 Tiến sỹ Lý luận chính trị

4 Trần Thanh Nhựt 30/12/1986 Th.S Lý luận chính trị

5 Liêu Thị Linh 28/11/1986 Thạc sỹ Lịch sử Đảng, LLCT

6 Trần Văn Diện 07/01/1972 Thạc sỹ GD thể chất - GDQP

23

Page 24: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

Phụ lục 4 : ĐƠN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mã trường: TTU

ĐƠN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM …………….

1. Số phiếu: (Thí sinh không ghi mục này)

2. Họ, tên của thí sinh (bằng chữ in hoa có dấu) .........................................................................................

Giới (Nữ ghi 1, Nam ghi 0): Nữ Nam

3. Ngày, tháng và 2 số cuối của năm sinh :

(Nếu ngày và tháng sinh nhỏ hơn 10 thì ghi số 0 vào ô đầu)

4. Nơi sinh : Xã (phường) …………………….. Huyện (Quận) ………………… Tỉnh (TP) ……………

5. Tên ngành đăng ký: .................................................................................................................................

Mã ngành: (ghi D: Đại học + 06 chữ số mã ngành)

6. Dân tộc (Ghi bằng chữ) :............................................................................................................................

7. Thuộc đối tượng ưu tiên: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07.

8. Hộ khẩu thường trú: (Mã tỉnh, Mã huyện)

9. Nơi học THPT hoặc tương đương (Ghi tên trường, địa chỉ nơi trường đóng : xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).

Năm lớp 10:...................................................................................................................

Năm lớp 11:...................................................................................................................

Năm lớp 12:...................................................................................................................

10.Thuộc khu vực nào thì khoanh tròn vào ký hiệu của khu vực đó: KV1, KV2-NT , KV2 , KV3

11.Năm tốt nghiệp THPT: (Ghi đủ 4 chữ số của năm tốt nghiệp vào ô)

12.Giấy chứng minh thư số: (Ghi mỗi số vào 1 ô)

cấp ngày .…..…/..……/…....… tại ...........................................................................................................

13.Khi cần báo tin cho ai: .............................................................................................................................

Địa chỉ có thể gửi thư:..............................................................................................................................

Phường/Xã :……..…...….….Quận/Huyện:...............……….….. Tỉnh/TP:...........................................

Điện thoại (bắt buộc): ......................................Email (bắt buộc):...........................................................

14.Kết quả các năm học THPT và thi THPT quốc gia :

- Thi học sinh giỏi THPT các môn văn hóa cấp tỉnh : đoạt giải ………..…. Môn ………………….- Thi học sinh giỏi THPT các môn văn hóa cấp quốc gia : đoạt giải ……………. Môn …………………- Điểm trung bình 3 năm THPT, xếp loại hạnh kiểm và học lực 3 năm THPT và điểm thi THPT QG :

TT Môn Điểm TB các năm học THPT Thi THPTQG

    L10 L11 L12 TB 3 năm Điểm thi

24

Page 25: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

1 Ngữ văn       x  

2 Tiếng Anh       x  

3 Toán       x  

4 Vật lý       x  

5 Hóa học       x  

6 Sinh học       x  

7 Lịch sử       x  

8 Địa lý       x  

9 GDQP       x x 

Điểm TB cả năm các môn       x  x 

Xếp loại hạnh kiểm       x x

Xếp loại học lực       x x

Điểm TB các môn thi THPT quốc gia x x x x  x

Xếp loại tốt nghiệp x x x x  

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Xác nhận của Hiệu trưởng trường THPT Ngày ...... tháng ...... năm ............... nơi học sinh học lớp 12 (Thí sinh ký tên)

(Hiệu trưởng xác nhận, ký tên và đóng dấu)

Phụ lục 5

25

Page 26: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

Nội dung phỏng vấn- Quy trình và nội dung phỏng vấn:

Tất cả các thí sinh đều phải tham gia phỏng vấn do các giảng viên của TTU trực tiếp phỏng vấn tại TTU. Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ có ít nhất 02 giảng viên phỏng vấn (sử dụng Phiếu phỏng vấn theo mẫu). Trong một số trường hợp, trưởng khoa và/hoặc Ban Giám hiệu có thể sẽ phỏng vấn bổ sung để đưa ra quyết định cuối cùng. Mục đích của phỏng vấn nhằm đánh giá năng lực học tập thật sự của thí sinh, tìm hiểu khả năng thật sự cũng như ước mơ, hoài bão và tính cách, hoàn cảnh của từng thí sinh. Đây cũng là dịp để các thí sinh bày tỏ mối quan tâm của mình đến TTU cũng như các hoạt động dạy - học và sinh hoạt ngoại khoá tại TTU. Mức đánh giá cuối cùng sẽ là xuất sắc, đạt hoặc không đạt. Các thí sinh không đạt sẽ không được nhận vào học tại TTU. Ngoài ra, việc phỏng vấn này cũng sẽ tạo cơ sở giúp cho Hội đồng cấp học bổng xem xét cấp học bổng cho những thí sinh xứng đáng. 

- Phiếu phỏng vấn:

Thí sinh: ________________________ Người phỏng vấn: _______________________

Ngày: ___________________________

Đánh giá: ___ Xuất sắc ___ Đạt

___ Không đạt

Đánh giá thí sinh và nhận xét:

Phương diện học tập Xuất sắc Tốt Trung bình Yếu1. Có đam mê học đại học 1 2 3 42. Có kỹ năng học tập 1 2 3 43. Có khả năng tận dụng mọi hỗ trợ 1 2 3 44. Năng động 1 2 3 45. Có mục tiêu và hoài bão 1 2 3 46. Sẵn sàng học chương trình đại học 1 2 3 4

Lời nhận xét:

Phương diện cá nhân Xuất sắc Tốt Trung bình Yếu1. Giải quyết tốt các tình huống khó khăn 1 2 3 42. Có tinh thần tham gia các hoạt động ngoại khóa 1 2 3 43. Hiễu rõ về Đại học Tân Tạo 1 2 3 44. Nhận được sự hỗ trợ của gia đình trong việc học 1 2 3 4

Điều kiện kinh tế: Nhận xét điệu kiện kinh tế của thí sinh

[ ] Sung túc [ ] Khá giả [ ] Chỉ đủ trang trải/không đủ trang trải

26

Page 27: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

Lời nhận xét:

Các nhân xét của người phỏng vấn về thí sinh này?

Tính cách nổi bật/Vượt trội:

Quan ngại/Nguy cơ:

Một số câu hỏi gợi ý trong phỏng vấn:

1. Tại sao em muốn vào học tại Đại học Tân Tạo (TTU)?

2. Em biết đến TTU bằng cách nào?

3. Em quan tâm điều gì ở TTU?

4. Em cho biết những nề nếp học tập nào em đang có và những nề nếp học tập mà em cho rằng sẽ cần thiết cho em khi vào học tại TTU?

5. Hãy kể về một thời điểm khó khăn và thách thức mà em từng đối mặt. Em đã làm gì để vượt qua thách thức đó?

6. Em làm gì mỗi khi căng thẳng? Em quản lý sự căng thẳng như thế nào?

7. Các hoạt động ngoại khóa hoặc công việc nào em đã từng tham gia và em đã tham gia trong bao lâu?

8. Giáo viên yêu thích của em đã mô tả em như thế nào? Giáo viên em không thích đã mô tả em như thế nào?

9. Gia đình em có đồng ý cho em tham gia học tại TTU không?

10. Kế hoạch của em trong 5 năm tới là gì?

11. Em có ước mơ gì cho tương lai?

12. Em cho biết tại sao mình xứng đáng được nhận học bổng TTU?

13. Em sẽ phản ứng ra sao nếu em không nhận được học bổng của TTU?

Một số câu hỏi gợi ý khác:

1. Em hãy tự giới thiệu về bản thân mình trong 3 phút.

2. Em hãy kể một thành tích đáng tự hào của mình?

3. Em hãy nói về ước mơ của em.

4. Em có gì đặc biệt hơn người khác?

5. Em hãy chia sẻ một công việc nặng nhọc mà em đã làm.

6. Thần tượng của em là ai?

7. Công việc mà em yêu thích?

8. Em hãy kể một quyển sách mà em thích đọc.

27

Page 28: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

9. Em hãy nói cho thầy nghe về một câu châm ngôn em yêu thích.

10. Em định làm gì sau khi em tốt nghiệp TTU?

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ lục 6

Trường Đại học Tân Tạo

QUY CHẾ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC

I.- Những vấn đề chung:

1.1. Trường Đại học Tân Tạo tuân thủ theo các quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Tổ chức xét tuyển vào các ngành đào tạo của trường theo Đề án tuyển sinh riêng của Trường.

1.2. Việc xử lý các vi phạm về công tác tuyển sinh sẽ thực hiện theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

II. Tổ chức thực hiện:

2.1. Công tác chuẩn bị tuyển sinh:

2.1.a) Căn cứ quy định của Qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh, TTU ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh. Hội đồng tuyển sinh của trường do Hiệu trưởng hoặc một Phó Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tuyển sinh của trường. Hội đồng tuyển sinh của trường có các tổ giúp việc: Tổ Hành chính-Phục vụ; Tổ thu nhận hồ sơ; Tổ xét tuyển; Hội đồng phỏng vấn; Tổ thanh tra.

2.1.b) TTU thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng đề án tuyển sinh.

2.1.c) Ban hành các Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, các Tổ giúp việc Hội đồng; các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác tuyển sinh; mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển sinh, … ;

2.1.d) Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm, ... cho việc tổ chức xét tuyển sinh.

2.2. Tổ chức xét tuyển

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh để điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh.

2.2.a) Thành phần của HĐTS gồm có:

- Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng- Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng hoặc Trưởng khoa- Thư ký: Trưởng Phòng đào tạo- Các ủy viên: Một số Trưởng/Phó phòng, giảng viên, nhân viên bộ phận đào tạo và cán bộ công nghệ thông tin.

2.2.b) Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường:

28

Page 29: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

- HĐTS thực hiện công tác tuyển sinh theo đề án tuyển sinh của TTU đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận.- HĐTS có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu:

+ Tổ chức xét tuyển: tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh; xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của trường;+ Giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh;+ Thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển; + Tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định; + Truyền dữ liệu tuyển sinh về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chủ quản.

2.2.c) Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐTS:

- Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế Tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phương thức xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của trường.- Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến tuyển sinh;- Báo cáo kịp thời với Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chủ quản về công tác tuyển sinh của trường;- Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường bao gồm: Tổ xét tuyển; Tổ tiếp nhận hồ sơ; Tổ Hành chánh – Phục vụ; Ban thanh tra; Hội đồng phỏng vấn: có các Tổ phỏng vấn.

2.2.d) Phân công nhiệm vụ:

*Tổ Hành chánh – Phục vụ:- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyển sinh.- Chuẩn bị nhân lực phục vụ công tác tuyển sinh.

*Tổ thu nhận hồ sơ:- Chuẩn bị hồ sơ, biểu mẫu đăng ký xét tuyển sinh.- Phát hồ sơ đăng ký xét tuyển- Thu nhận hồ sơ xét tuyển- Lập danh sách thí sinh, cập nhật và xử lý thông tin.

*Hội đồng phỏng vấn:- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và nội dung phỏng vấn- Tổ chức phỏng vấn từng thí sinh- Đánh giá, ghi kết quả phỏng vấn của từng thí sinh- Bàn giao kết quả phỏng vấn cho Thư ký HĐTS

*Tổ xét tuyển:- Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của trường.- Lập biên bản xét duyệt trúng tuyển- Dự thảo quyết định công nhận trúng tuyển - Lập danh sách thí sinh trúng tuyển- Gửi thông báo trúng tuyển và nhập học- Công bố danh sách trúng tuyển công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng liên quan.- Truyền dữ liệu tuyển sinh về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.- Báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chủ quản.

29

Page 30: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

2.3. Thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh:

Trường thành lập Ban thanh tra tuyển sinh, gồm những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, nhất là thanh tra tuyển sinh.Ban thanh tra tuyển sinh của trường chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo đúng quy định.

30

Page 31: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN TUYỂN SINHĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY NĂM 2015

Tên trường,Ngành học

Mã Ngành

Môn thi Dự kiến chỉ tiêu

Ghi chú

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TẠO – KÝ HIỆU TRƯỜNG: TTU- Phương thức TS:

TTU dựa vào kết quả các năm học THPT, kết quả kỳ thi THPT quốc gia và phỏng vấn để xét tuyển.

- Vùng tuyển sinh:

TTU tuyển sinh trong cả nước và học sinh quốc tế từ các nước khác.

- Đối tượng TS:

- Đối tượng 1:Học sinh tốt nghiệp chương trình THPT Việt Nam.

- Đối tượng 2:Học sinh Việt Nam, học sinh người nước ngoài tốt nghiệp chương trình Trung học (High School) quốc tế tại Việt Nam và học sinh tốt nghiệp chương trình Trung học (High School) ở nước ngoài.

- Đối tượng 3:Sinh viên đã tốt nghiệp đại học trong nước hoặc nước ngoài có nguyện vọng học lấy bằng đại học tại TTU.

-Đ/c: Đại lộ Đại học Tân Tạo, Tân Đức E.city, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An-ĐT: 0723769216 - Fax: 0723769208 - Email: [email protected]

-Website: www.ttu.edu.vn

Các ngành đào tạo đại học: 800

1

2

3

4

Tài chính & Ngân hàng

Kế toán

Kinh doanh quốc tế

Quản trị kinh doanh

D340201

D340301

D340120

D340101

Tổ hợp các môn thi:

(Toán -T.A -Ngữ văn) ; (Toán -T.A – L.sử); (Toán -T.A – Vật lý); (Toán-T.A- Hóa học).

Một trong 6 môn: Toán, Vật lý, Hóa học, tiếng Anh, Ngữ văn, Lịch sử môn thi nào có điểm cao nhất tính hệ số 2.

Các môn thi còn lại tính hệ số 1

50

50

50

50

5Ngôn ngữ

AnhD220201

Tổ hợp các môn thi:

(T.A – Ngữ văn -Toán) ; (T.A - Ngữ văn – Lịch sử); (T.A –Ngữ văn - Địa lý)

Một trong 4 môn: Tiếng Anh, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý môn thi nào có điểm cao nhất tính hệ số 2.

Các môn thi còn lại tính hệ số 1

50

6

7

8

Kỹ thuật Điện –Điện

tử

Kỹ thuật công trình xây dựng

Khoa học máy tính

D520501

D580201

D480101

Tổ hợp các môn thi:

(Toán-Vật lý-Hóa học) ; (Toán-Vật lý-T.A); (Toán –Hóa học – T.A)

Một trong 3 môn: Toán, Vật lý, Hóa học môn thi nào có điểm cao nhất tính hệ số 2.

Các môn thi còn lại tính hệ số 1

50

50

50

31

Page 32: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

9

10

Công nghệ sinh học

Sinh học ứng dụng

D420201

D420203

Tổ hợp các môn thi:

(Toán–Hóa học–Sinh học); (Toán –Hóa học – Vật lý); (Toán - Sinh học -Vật lý) ; (Toán –Sinh học-T.A)

Một trong 3 môn: Toán, Hóa học, Sinh học môn thi nào có điểm cao nhất tính hệ số 2.

Các môn thi còn lại tính hệ số 1

50

50

11 Y Đa khoa D720101

Tổ hợp các môn thi:

(Toán–Hóa học–Sinh học); (Toán –Hóa học – Vật lý); (Toán-Sinh học-Vật lý); (Toán-Sinh học- Ngữ văn).

Các cặp môn sau đây tính hệ số 2:

Toán - Sinh học; Toán - Hóa học; Hóa học - Sinh học; Sinh học - Ngữ văn

Môn thi còn lại tính hệ số 1

300

Các ngành đào tạo cao đẳng

Không có

GHI CHÚ:

* Tất cả các đối tượng phải vượt qua các kỳ phỏng vấn.

* Tính điểm xét tuyển:

1) Đối tượng 1:

TT Đối tượng Yêu cầu Kết quả

1.a

1.b

1.c

Học sinh đoạt giải kỳ thi quốc tế.

Học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp quốc gia.

Học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh.

Phải vượt qua các kỳ phỏng vấn

- Tuyển thẳng không cần tính điểm các môn thi THPT quốc gia.

- Xếp thứ tự ưu tiên từ giải quốc tế, giải quốc gia đến giải cấp tỉnh; từ giải cao đến giải thấp.

1.d

Học sinh còn lại thuộc đối tượng 1: - Phải vượt qua các kỳ phỏng vấn.- Quy định: + Trong các môn thi THPT quốc gia, tùy theo chuyên ngành đăng ký thí sinh chọn tổ hợp các môn thi theo quy định ở trên. Gọi m1, m2, m3 là những môn liên quan đến ngành đăng ký. + Điểm bình quân các môn thi m1, m2, m3 phải đạt điểm 6.5; riêng thí sinh thi vào ngành Y điểm bình quân các môn thi m1, m2, m3 phải đạt điểm 7.0

Tính điểm xét tuyển đối với đối tượng 1 không được tuyển thẳng:

32

Page 33: De an-tuyen-sinh-dai-hoc-tan-tao-2015

- Gọi a = điểm bình quân 3 năm THPT = [ điểm TB các môn cả năm L10 + điểm TB các môn cả năm L11 + điểm TB các môn cả năm L12 ] / 3 (tính điểm/10) - Gọi b = điểm bình quân ba môn thi liên quan đến ngành đăng ký

= [ điểm thi m1 + điểm thi m2 + điểm thi m3 ] / 3 (tính điểm/10)

- Gọi c = điểm bình quân ba năm THPT của các môn liên quan đến ngành đăng ký tính hệ số 2 (tính điểm/10)- Gọi d = điểm bình quân các môn thi tính hệ số 2 (tính điểm/10)

CÔNG THỨC TÍNH ĐIỂM XÉT TUYỂN

ĐXT = [a+b+c+d]*3 / 4 (tính điểm/30)

Chú ý: Đối với những đối tượng học sinh ở các vùng khó khăn và diện chính sách xã hội sẽ được TTU xem xét để cộng điểm ưu tiên vào điểm xét tuyển .

Điểm ưu tiên = điểm ưu tiên theo đối tượng + điểm ưu tiên khu vực (tính theo điểm/30)

2) Tính điểm xét tuyển đối tượng 2:

ĐXT2 = Điểm bình quân các năm THPT + (Điểm bình quân môn học chính của các năm THPT liên quan đến ngành đăng ký) x 2

- Nếu học sinh học theo hệ thống giáo dục Hoa Kỳ sẽ dựa vào điểm SAT để đánh giá.- Nếu học sinh học theo hệ thống giáo dục của Anh sẽ đựa vào điểm thi của A Level để đánh giá.- Các hệ thống giáo dục các nước khác: tùy theo mỗi hệ thống giáo dục, hội đồng tuyển sinh của

TTU sẽ đưa ra các điều kiện xem xét cho phù hợp.

3) Đối với đối tượng 3:

Không tính điểm xét tuyển. Người học chỉ cần có bằng đại học và phải vượt qua các kỳ phỏng vấn.

NGƯỜI LẬP BIỂU Long An, ngày 06 tháng 11 năm 2014

Nguyễn Thanh Phú KT HIỆU TRƯỞNGĐiện thoại liên hệ: 0909108890 PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Huỳnh Hổ

……, ngày tháng 10 nă

33