de an-tuyen-sinh-dh-cntt-gia-dinh-2015

31
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTT GIA ĐỊNH Số: 74/CV-ĐHGĐ (V/v Báo cáo Bộ GD&ĐT đề án tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2014 Kính gửi : - Thứ Trưởng Bùi Văn Ga - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Kính thưa Quý lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Tư thục CNTT Gia Định được thành lập theo Quyết định số 959/QĐ-TTg, ngày 31/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay đang đào tạo khoá học thứ 8 ở 04 khoa chuyên ngành: Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh, Tài chính-Kế toán và Ngoại ngữ. Trong những năm qua mặc dù Nhà trường đã hết sức cố gắng nhưng công tác tuyển sinh vẫn gặp nhiều khó khăn. Năm 2014 Trường thực hiện tuyển sinh đạt kết quả 100% nhờ áp dụng hình thức xét tuyển theo đề án tuyển sinh tự chủ (chiếm tỉ lệ 70% theo Công văn số 1160/BGDĐT-KTKĐCLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo ký duyệt ngày 13/03/2014), kết hợp với xét tuyển theo kết quả thi 3 chung của Bộ. Đánh giá đề án xét tuyển tổng hợp này có hiệu quả tích cực theo chủ trương đổi mới đột phá của Bộ GD&ĐT, nên lần này Trường Đại học CNTT Gia Định kính đề nghị Bộ được tiếp tục xét 1

Upload: giaoduc0123

Post on 15-Aug-2015

60 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTT GIA ĐỊNH

Số: 74/CV-ĐHGĐ

(V/v Báo cáo Bộ GD&ĐT đề án tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2014

Kính gửi: - Thứ Trưởng Bùi Văn Ga - Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Kính thưa Quý lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Tư thục CNTT Gia Định được thành lập theo Quyết định số

959/QĐ-TTg, ngày 31/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay đang đào tạo khoá

học thứ 8 ở 04 khoa chuyên ngành: Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh, Tài

chính-Kế toán và Ngoại ngữ.

Trong những năm qua mặc dù Nhà trường đã hết sức cố gắng nhưng công tác

tuyển sinh vẫn gặp nhiều khó khăn. Năm 2014 Trường thực hiện tuyển sinh đạt kết quả

100% nhờ áp dụng hình thức xét tuyển theo đề án tuyển sinh tự chủ (chiếm tỉ lệ 70%

theo Công văn số 1160/BGDĐT-KTKĐCLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo ký duyệt

ngày 13/03/2014), kết hợp với xét tuyển theo kết quả thi 3 chung của Bộ. Đánh giá đề

án xét tuyển tổng hợp này có hiệu quả tích cực theo chủ trương đổi mới đột phá của Bộ

GD&ĐT, nên lần này Trường Đại học CNTT Gia Định kính đề nghị Bộ được tiếp tục

xét tuyển đề án vừa qua cho kỳ tuyển sinh niên khoá 2015-2016 (dựa trên cơ sở điểm

học bạ lớp 12 và kết quả kỳ thi Quốc gia theo chủ trương của Quý Bộ).

Kính mong được lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm nghiên cứu giúp đỡ

chấp thuận duyệt cho phép, để công tác tuyển sinh năm 2015 - 2016 có điều kiện khả

thi, hầu tuyển đủ theo chỉ tiêu Trường đăng ký và được Quý Bộ xét duyệt (phương án

tuyển sinh đính kèm).

Trân trọng kính đề nghị và kính cảm ơn Quý lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: P.ĐT, P.TC-HC

HIỆU TRƯỞNG

TS.LS. NGUYỄN ĐĂNG LIÊM

ĐỀ ÁN  TUYỂN SINH NĂM HỌC 2015 - 2016

(Theo công văn số 74/CV-ĐHGĐ ngày 27/10/2014)

1.Tên Đề án

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTT GIA ĐỊNH

Địa chỉ: A15-19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận7, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: (08) 6262.2980 - 6262.2981 – 6262.2982 – 3868.0393

Website : www.giadinh.edu.vn Email: [email protected]

Ký hiệu trường : DCG

2. Cơ sở pháp lý xây dựng đề án

- Luật Giáo dục đại học 2012 (Luật số 08/2012/QH13 của Quốc hội ký ngày

18/06/2012);

- Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng

Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020".

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành

Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo,

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”.

- Căn cứ Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo

Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 24/2012/TT-

BGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2012, Thông tư số 03/2013/TT-BGDĐT ngày 20 tháng

2 năm 2013, Thông tư số 21/2013/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 6 năm 2013, Thông tư số

24/2013/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 7 năm 2013, Thông tư số 28/2013/TT-GDĐT

2

ngày 16 tháng 7 năm 2013 và Thông tư số 06/2014 /TT-BGDĐT ngày 11 tháng 3 năm

2014 của Bộ GD&ĐT;

- Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng chính quy, theo Văn

bản hợp nhất số 12/VBHN-BGDĐT ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục và

Đào tạo ;

- Căn cứ Công văn số 4004/ BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ GD&ĐT về xây dựng Đề án tự chủ tuyển sinh;

- Căn cứ Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh

đại học, cao đẳng từ năm 2015 ;

- Căn cứ Công văn số 5151/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 19 tháng 9 năm 2014

của Bộ GD&ĐT về việc tuyển sinh hệ đại học, cao đẳng năm 2015 và các quyết định

của Bộ GD&ĐT về đổi mới tuyển sinh trong từng năm ;

- Định hướng và đào tạo của trường Đại học CNTT Gia Định.

3. Bố cục của đề án

- Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh;

- Phương án tuyển sinh;

- Tổ chức thực hiện;

- Lộ trình và cam kết của trường;

- Phụ lục.

I. Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phương án Tuyển sinh

1. Mục Đích

- Thực hiện điều 34 Luật Giáo dục đại học về việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm,

trong lộ trình đến hết năm 2016 Bộ không còn tổ chức kỳ thi chung thì trường đã có

được phương thức tuyển sinh phù hợp với đặc trưng đào tạo của mình.

- Xây dựng phương thức tuyển sinh phù hợp với phương pháp nâng cao chất

lượng đào tạo đại học trên thế giới "không nặng nề chất lượng tuyển đầu vào, nhưng

3

kiểm soát chặt chẽ nâng cao chất lượng đầu ra", đồng thời phù hợp với cơ cấu chương

trình giáo dục phổ thông ở lớp cuối cấp.

- Với đặc thù riêng của Trường, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trường

được phép tổ chức tuyển sinh riêng, việc đầu tiên cần xem xét đó là chọn phương thức

và nội dung tuyển sinh sao cho có thể tuyển được các thí sinh có năng lực phù hợp với

định hướng, đặc thù các ngành đào tạo.

- Nhà trường nhận thức rằng, tuyển sinh đại học là khâu đầu tiên và quan trọng

của quá trình đào tạo ở một trường đại học, cần tổ chức tốt, nghiêm túc để bảo đảm

chất lượng đầu vào làm cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tuy nhiên, mỗi trường đại học có điều kiện, kinh nghiệm và hoàn cảnh riêng,

liên quan đến lịch sử, tiềm năng, ngành nghề đào tạo của mình, cho nên quá trình tuyển

sinh phải được thiết kế thích hợp với các điều kiện và hoàn cảnh đó.

- Mục đích tuyển sinh riêng của Trường là nâng cao chất lượng đầu vào, từ đó,

hiện thực hóa các chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội và

hội nhập quốc tế. Vì vậy, mục tiêu đặt ra đối với công tác tuyển sinh của Trường Đại

học CNTT Gia Định là:

- Nhà trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn phương thức tuyển

sinh phù hợp với các ngành đào tạo của trường và nhu cầu xã hội;

- Tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh tham gia xét tuyển và lựa chọn đúng các thí

sinh có đủ năng lực phù hợp với từng ngành nghề để tham gia học tập đúng với ngành

nghề và trình độ đào tạo tương ứng.

2.  Nguyên tắc

- Định chuẩn kiến thức phù hợp với các ngành đào tạo của trường, coi đó là điều

kiện cần để tuyển sinh, thí sinh có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng

đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Trong tình hình hiện nay, các thông tin về đánh giá chất lượng học sinh tại

trường ghi nhận bởi học bạ, và đánh giá qua kỳ thi THPT Quốc gia để định chuẩn

tuyển sinh mà không cần tổ chức kỳ thi khác nào nữa gây tốn kém (phù hợp với tinh

thần đổi mới hiện nay của Bộ GD&ĐT).

4

- Việc lựa chọn phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015

của trường Đại học CNTT Gia Định theo những nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo nâng cao được chất lượng đầu vào phù hợp với đặc thù các ngành

đào tạo của trường.

+ Tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, công khai, minh bạch, đúng quy định, đảm bảo

kết quả tuyển sinh chính xác, khách quan và công bằng không phát sinh tiêu cực;

+ Phương án được xây dựng trên cơ sở năng lực thực tế của nhà trường, phù hợp

với các điều kiện về nguồn lực vật chất và con người của Trường.

- Trong 2 năm tiếp theo, Trường Đại học CNTT Gia Định tiếp tục tăng cường quy

mô và đa dạng hình thức tuyển sinh riêng để đến năm 2017 có thể tự chủ hoàn toàn

trong công tác tuyển sinh.

- Tính toán dữ liệu xét tuyển dễ dàng, dễ hiểu không phức tạp.

- Vì trường đào tạo theo hướng thực hành nghề nghiệp nên không cần kiến thức

người học phải có năng khiếu hoăc giỏi vượt trội về một môn học nào mới học được.

Đối với các ngành đào tạo của Đại học CNTT Gia Định chỉ cần có kiến thức chắc chắn

về các: Môn tự nhiên cho tư duy logics là nền tảng tiếp thu kiến thức mọi ngành khoa

học và kỹ thuật, Môn xã hội cho sự trong sáng, phát huy ngôn ngữ và bản sắc truyền

thống dân tộc và Ngoại ngữ cho hội nhập.

II. Phương án tuyển sinh

Trường Đại học CNTT Gia Định không tổ chức thi tuyển, chỉ tổ chức XÉT

TUYỂN. Trường kết hợp 2 hình thức xét tuyển: Xét tuyển theo kỳ thi THPT Quốc gia

của Bộ GD&ĐT và xét tuyển theo tiêu chí riêng của Nhà trường:

1. Phương thức tuyển sinh

1.1. Phương thức thứ nhất

Trường dành 20% chỉ tiêu xét tuyển theo kỳ thi THPT Quốc gia do Bộ GD&ĐT

tổ chức, cụ thể như sau:

1.1.1 Tiêu chí xét tuyển

a) Hồ sơ và thời gian đăng ký thi tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

b) Nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT và thời gian do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

c) Thí sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức;

5

d) Thí sinh có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ

Giáo dục và Đào tạo quy định với từng khối thi kỳ thi THPT Quốc gia;

e) Lệ phí đăng ký xét tuyển theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành của

Bộ Giáo dục và Đào tạo;

f) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hiện

hành ;

g) Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, kết quả thi của thí sinh và chính

sách ưu tiên, trường xét trúng tuyển vào các bậc, ngành đào tạo của trường;

- Theo Công văn số 5151/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 19/09/2014 tại khoản1-

mục a Quy định các môn xét tuyển một mặt giữ ổn định các khối như năm 2014 (các

khối in đậm). Mặt khác, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, trường xác định thêm

các tổ hợp môn thi khác (các tổ hợp in nghiêng) để xét tuyển theo đúng nguyên tắc của

công văn. Chi tiết trình bày trong bảng sau:

STT Ngành học, bậc học Mã ngành Khối xét tuyển

I. Các ngành đào tạo đại học

1 Truyền thông và mạng máy tính D480102 A:Toán, Lý, HoáA1:Toán, Tiếng Anh, LýD1:Toán, Tiếng Anh, Văn(+): Toán, Lý, Sinh

2 Kỹ thuật phần mềm D480103

3 Quản trị kinh doanh D340101

A:Toán, Lý, HoáA1:Toán, Tiếng Anh, LýD1:Toán, Tiếng Anh, Văn(+): Văn, Sử, Địa

4 Tài chính ngân hàng D340201 A:Toán, Lý, HoáA1:Toán, Tiếng Anh, LýD1:Toán, Tiếng Anh, Văn(+):Toán, Hoá, Sinh

5 Kế toán D340301

6 Ngôn ngữ Anh D220201

D1:Toán, Tiếng Anh, Văn(+): Tiếng Anh, Văn, Địa (+): Tiếng Anh, Văn, Sinh(+): Toán, Tiếng Anh, Lý.

II. Các ngành đào tạo cao đẳng1 Công nghệ thông tin C480201

Xét tổ hợp các môn như ở bậc đại học.

2Quản trị kinh doanh C340101

3 Kế toán C340301

6

- Việc xét tuyển thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.1.2 . Điều kiện và nguyên tắc xét tuyển để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển

a) Thí sinh có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ

Giáo dục và Đào tạo quy định;

b) Không nhân hệ số điểm môn thi, trước khi xây dựng biên bản điểm trúng tuyển

(điểm trúng tuyển không nhân hệ số);

c) Chỉ xét tuyển những thí sinh nộp đăng ký xét tuyển vào trường với hồ sơ đầy đủ,

hợp lệ và đúng quy định;

d) Nguyên tắc xét tuyển chung là: lấy thí sinh có kết quả thi từ cao trở xuống cho đủ

chỉ tiêu đã xác định.

e) Thời gian công bố kết quả do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

1.2. Phương thức thứ hai

Trường dành 80% chỉ tiêu để xét tuyển theo phương án tuyển sinh riêng, cụ thể như

sau:

1.2.1. Tiêu chí xét tuyển

- Tốt nghiệp THPT để xét ;

- Căn cứ vào điểm học bạ lớp 12 của các môn tương ứng với các môn thi Tốt nghiệp

THPT là cơ sở để xét tuyển;

- Ngưỡng để xét tuyển đại học : 6,0/10 (tính theo thang điểm 10), tương ứng học

sinh có học lực từ trung bình khá trở lên;

- Ngưỡng để xét tuyển cao đẳng : 5,5/10 (tính theo thang điểm 10), tương ứng học

sinh có học lực từ trung bình khá trở lên;

Ví dụ:

MônĐiểm

Toán VănNgoại ngữ

Môn tự chọn

Điểm TBcác môn

Học bạ lớp 12 5,5 6,0 6,0 6,5 6,0

1.2.2. Nguyên tắc xét tuyển

7

- Ngưỡng xét tuyển (không cộng điểm khu vực, ưu tiên) cụ thể:

+ Bậc đại học >= 6,0

+ Bậc cao đẳng >= 5,5

- Điểm trung bình + Khu vực + Ưu tiên (nếu có) = Tổng điểm lấy từ trên

xuống cho đủ chỉ tiêu đã xác định.

- Nguồn xét tuyển cả nước.

1.2.3. Lịch nhận hồ sơ và công bố kết quả xét tuyển:

- Nộp hồ sơ tại trường từ ngày 10/08/2015 theo thời gian cụ thể như sau:

+ Đợt 1: từ ngày 10/08/2015 đến ngày 11/09/2015.

+ Đợt 2: từ ngày 17/09/2015 đến ngày 09/10/2015 (nếu còn chỉ tiêu)

+ Đợt 3: từ ngày 15/08/2015 đến ngày 29/10/2015 (nếu còn chỉ tiêu)

- Thời gian công bố kết quả

+ Đợt1: từ ngày 12/09/2015 đến ngày 16/09/2015.

+ Đợt 2: từ ngày 10/10/2015 đến ngày 14/10/2015 (nếu còn nhận hồ sơ xét tuyển)

+ Đợt 3: từ ngày 30/10/2015 đến ngày 31/10/2015 (nếu còn nhận hồ sơ xét tuyển)

1.2.4. Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm có:

- Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định);

- Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của Trường tại Website:

www.giadinh.edu.vn);

- Học bạ THPT (bản sao có chứng thực);

- Bảng điểm tốt nghiệp THPT (nếu có);

- Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao có chứng thực), hoặc giấy chứng nhận tạm

thời tốt nghiệp THPT;

- Giấy chứng nhận ưu tiên (bản sao có chứng thực) nếu có;

- Giấy khai sinh (bản sao);

- Lý lịch học sinh;

- 03 ảnh 3x4

1.2.5. Phương thức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển:

- Thí sinh nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc tại

trường, gửi qua đường bưu điện;

8

- Thí sinh chọn đăng ký có thể nộp đầy đủ hồ sơ cùng với phiếu đăng ký do Bộ

Giáo dục và Đào tạo quy định, nếu không nộp đầy đủ hồ sơ phải đánh dấu những mục

nội dung còn thiếu để sau đó nộp bổ sung cho trường;

- Sau khi Sở Giáo dục Đào tạo giao hồ sơ cho trường thì trường sẽ cho thí sinh

nộp bổ sung hồ sơ còn thiếu, sau đó tiến hành xét tuyển theo các đợt quy định nêu trên;

- Thí sinh nộp bổ sung hồ sơ trực tiếp tại trường hoặc gửi qua đường Bưu điện

theo các mốc thời gian nêu trên.

1.2.6. Chính sách ưu tiên

Trường thực hiện chính sách ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng đươc quy

định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo

ban hành.

2. Phân tích ưu nhược điểm của phương án tuyển sinh

a) Như đã nói ở phần 1 - Mục đích và phương pháp - phương án rất phù hợp với

các ngành đào tạo của trường hiện nay và cũng là các ngành mà nhà trường được phép

đào tạo 8 năm nay từ khi thành lập, trường chỉ có ba khối ngành đào tạo Công nghệ

Thông tin, Kinh tế và Ngôn ngữ Anh. Như vậy chỉ cần kiến thức về toán người học khả

năng về tư duy logics, điều mà khoa học đã khẳng định là cơ sở thuận lợi cho nhận

thức các ngành khoa học và công nghệ, môn Ngoại ngữ cho sinh viên hội nhập đặc biệt

môn tiếng Anh lại là cơ sở cho việc ngành Công nghệ Thông tin và ngành Ngôn ngữ

Anh.

b) Các yếu tố đảm bảo chất lượng, công bằng của phương án.

Về chuẩn kiến thức phương án đều có điểm sàn xét tuyển, đánh giá được quá

trình học tập của học sinh kết hợp với việc đánh giá qua kỳ thi THPT Quốc gia, chọn

được học sinh có học lực từ trung bình khá trở lên tương đối đủ điều kiện học đại học

và cao đẳng.

c) Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, học sinh khi trường triển khai phương án

tuyển sinh:

- Đánh giá được đúng năng lực, quá trình học tập của học sinh;

- Học sinh có học lực từ trung bình khá trở lên có điều kiện học tập đại học, cao

đẳng.

9

d) Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi triển khai phương án tuyển sinh và

các giải pháp chống tiêu cực:

- Phương án nêu trên đều sử dụng kết quả đánh giá kết quả học tập của học sinh

(học bạ lớp 12) và kết quả các kỳ thi THPT Quốc gia do các cấp có thẩm quyền công

nhận nên hiện tượng tiêu cực không thể xảy ra.

3. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

3.1. Về điều kiện con người

Xét qui mô về mặt số lượng nhân sự, tính đến ngày 31/12/2014, Tổng số giảng

viên, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường: 141 người; trong đó 87 giảng viên (77

giảng viên cơ hữu và 10 giảng viên hợp đồng dài hạn) và 54 cán bộ, nhân viên cơ hữu.

Bảng 1: Bảng tổng hợp số lượng cán bộ, giảng viên, nhân viên trường

STT NỘI DUNGSố Lượng(Người)

Tỷ lệ(%)

Ghi chú

1 Giảng viên cơ hữu + Hợp đồng dài hạn 87 61,7%  2 Cán bộ, nhân viên 54 38,3%  

Tổng số 141 100,00%  

Đội ngũ giảng viên cơ hữu chiếm 85% - 90% khối lượng giảng dạy của toàn

trường, giảng viên thỉnh giảng được mời tại các trường đại học có uy tín trong nước

chiếm 10 đến 15% trên tổng khối lượng giảng dạy. Ngoài ra, Trường còn mời các giám

đốc doanh nghiệp có uy tín, kinh nghiệm và giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy

chuyên đề. (Mẫu 23 – phu lục).

Bảng 2: Bảng tổng hợp trình độ chuyên môn giảng viên cơ hữu

STT Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú

1 Phó Giáo sư 02 2,6%  

2 TSKH, Tiến sỹ 18 23,4%  

3 Thạc sỹ 42 54,5%  

4 Cử nhân 15 19,5%  

Tổng số giảng viên 77 100,00%  

Về tỷ lệ số sinh viên/1giảng viên của trường 24 (SV/GV)

10

Công tác xây dựng đội ngũ luôn được Hội đồng Quản trị, Ban Giám hiệu Nhà

trường đặc biệt quan tâm. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy và nhân viên phục

vụ qua mỗi năm đều tăng số lượng và tích lũy thêm kinh nghiệm. Trường phấn đấu đến

năm 2017, trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên phải đạt trên 100% là Thạc sĩ

và Tiến sĩ.

Hiện nay, HĐQT, BGH trường tiếp tục đầu tư nhằm từng bước nâng cao chất

lượng đội ngũ, đáp ứng được tiêu chuẩn về người Thầy do Bộ GD&ĐT quy định, đáp

ứng được nhu cầu xã hội, hội nhập Quốc tế và  thực hiện được nhiệm vụ xây dựng

Trường Đại học CNTT Gia Định trở thành một đại học Đào tạo đạt chuẩn trong Khu

vực…

3.2. Cơ sở vật chất

Hiện nay, Trường đã tạo dựng được 5 cơ sở với diện tích đất là 5,2 ha; trong đó,

diện tích sàn xây dựng là 10.808,18 m2 tại TP Hồ Chí Minh (Mẫu 22 – phu lục);trong

đó:                   (Đvt: m2)

Diện tích phòng học các loại 3823

Diện tích thư viện 250,84

Diện tích nhà xưởng thực hành 1689,36

Diện tích sàn xây dựng ký túc xá của trường 5044,98

 Xét về Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở

đào tạo /01 sinh viên là  3.6 m2/SV.

Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của trường được trang bị hiện đại đảm bảo

nhu cầu đào tạo với: trên 500 máy vi tính được kết nối mạng để truy cập thông tin

Internet.

100% phòng học được trang bị máy chiếu đa phương tiện và điều hòa; Thư viện

đảm bảo để phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập .

Hệ thống thư viện của Trường được đầu tư trang bị hiện đại, đáp ứng tối đa nhu

cầu học tập, nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên theo mô hình đào tạo tín chỉ triệt

để mà Trường đã triển khai thực hiện từ năm 2010, nguồn dữ liệu mở, giáo trình điện

tử của trường.

11

Đến nay, nhà trường đã tiến hành sắp xếp lại Thư viện nằm ở địa điểm thuận lợi,

trang thiết bị đầy đủ, rộng rãi, đáp ứng yêu cầu học và nghiên cứu. Thư viện có nội

quy, quy định cụ thể về việc sử dụng sách,… và thời gian mở cửa thư viện từ 7 giờ đến

17 giờ trong ngày.

Về Giáo trình, sách giáo khoa, số đầu sách liên kết nước ngoài, hiện nay trường

có 9.000 số đầu sách, tài liệu  và 5.862 Số đầu sách, tài liệu điện tử.

Trường đã tiến hành xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ đào tạo như: Hệ

thống email, Phần mềm Công văn nội bộ, Phần mềm Quản lý Thư viện, Phần mềm

Quản lý Đào tạo.

III. Tổ chức thực hiện

1. Công tác chuẩn bị tuyển sinh

a) Căn cứ quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui và

các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh, trường ra

quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.

Hội đồng tuyển sinh của trường do Hiệu trưởng làm chủ tịch Hội đồng. Hội

đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tuyển sinh của

trường.

b) Trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử và các phương tiện

thông tin đại chúng phương án tuyển sinh.

Thông tin tuyển sinh của các trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa

chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển

sinh, khối xét tuyển, thời gian xét tuyển, vùng tuyển và các thông tin khác liên quan

khác.

c) Ban hành các Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, các Ban giúp việc

Hội đồng; các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác tuyển sinh; mẫu hồ sơ đăng ký

xét tuyển sinh;

d) Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm, ... cho việc

tổ chức xét tuyển sinh.

2. Tổ chức xét tuyển

12

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập HĐTS để điều hành các công việc liên quan

đến công tác tuyển sinh.

a) Thành phần của HĐTS thực hiện đúng quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT gồm

có:

- Chủ tịch : Hiệu trưởng

- Phó Chủ tịch : Phó Hiệu trưởng

- Thư ký : Trưởng phòng Đào tạo

- Các uỷ viên : Một số Trưởng/Phó phòng, giảng viên, nhân viên bộ phận tuyển

sinh.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường:

- HĐTS thực hiện công tác tuyển sinh theo đề án tuyển sinh của nhà Trường đã

được Bộ Giáo dục & Đào tạo xác nhận.

- HĐTS có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu:

+ Tổ chức xét tuyển: tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh; xét tuyển theo quy chế tuyển

sinh của Bộ GD&ĐT và xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của Trường .

+ Giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh;

+ Thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển;

+ Tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định;

+ Truyền dữ liệu tuyển sinh về Bộ GD&ĐT theo quy định; báo cáo kịp thời kết

quả công tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản.

c) Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐTS:

- Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế Tuyển sinh của Bộ GD&ĐT,

Phương thức xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của Trường.

- Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến tuyển

sinh;

- Báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản về công tác tuyển sinh

của Trường;

- Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường bao gồm: Ban xét

tuyển; Ban tiếp nhận hồ sơ; Ban Hành chánh...

d) Phân công nhiệm vụ:

13

Phòng Tổ chức - Hành chính:

- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyển sinh;

- Chuẩn bị nhân lực phục vụ công tác tuyển sinh.

Phòng Đào tạo:

- Chuẩn bị hồ sơ, biểu mẫu đăng ký xét tuyển sinh;

- Phát hồ sơ đăng ký xét tuyển;

- Tiếp nhận hồ sơ xét tuyển;

- Lập danh sách thí sinh, cập nhật và xử lý thông tin.

Hội đồng xét tuyển:

- Xét tuyển theo Quy chế Tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và phương thức xét tuyển

theo đề án tuyển sinh riêng của Trường.

- Biên bản xét duyệt trúng tuyển;

- Quyết định công nhận trúng tuyển;

- Lập danh sách thí sinh trúng tuyển;

- Gửi thông báo trúng tuyển;

- Công bố danh sách trúng tuyển công khai trên trang thông tin điện tử và các

phương tiện thông tin đại chúng liên quan;

- Lập danh sách thí sinh trúng tuyển gửi các Sở Giáo dục Đào tạo đối chiếu kiểm

tra.;

- Lập danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học;

- Quyết định công nhận thí sinh trúng tuyển và nhập học;

- Gửi thông báo nhập học;

- Truyền dữ liệu tuyển sinh về Bộ GD&ĐT theo quy định.

- Báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ

quản.

3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh:

Trường thành lập Ban thanh tra tuyển sinh, gồm những cán bộ có tinh thần trách

nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, nhất

là thanh tra tuyển sinh.

14

Ban thanh tra tuyển sinh của Trường chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh

tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của

công tác tuyển sinh; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức

xử lý theo đúng quy định.

IV. Lộ trình và cam kết của trường

1. Lộ trình

Nếu được Bộ duyệt phương án tuyển sinh riêng, nhà trường cam kết sẽ tiến hành

triển khai tuyên truyền sâu rộng và tiến hành ngay trong năm 2015. Trên tinh thần vừa

làm vừa rút kinh nghiệm, nhà trường cam kết rằng sau hai năm sẽ có được phương án

tuyển sinh riêng hiệu quả, ổn định, phù hợp với đặc trưng đào tạo của trường Đại học

CNTT Gia Định.

Dự kiến năm 2017: Tự chủ hoàn toàn về tuyển sinh cao đẳng, đại học vào trường

Đại học CNTT Gia Định.

2. Cam kết

- Trường Đại học CNTT Gia Định tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế

và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trường Đại học CNTT Gia Định cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm

túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển,

đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

- Các thông tin về hoạt động tuyển sinh của trường được công bố rộng rãi, công

khai, để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2015,

Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào

tạo.

- Xử lý nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi

vi phạm Quy chế.

Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của Trường về cơ sở vật chất, đội ngũ

giảng viên, cơ chế và kinh nghiệm quản lý về hoạt động dạy, học và thi cử…, Trường

Đại học CNTT Gia Định rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận cho Trường

15

được tổ chức tuyển sinh theo đề án như trên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển

của Trường Đại học CNTT Gia Định và góp phần thúc đẩy giáo dục đại học Việt Nam

ngày càng phát triển, hội nhập với Thế giới.

V. Phụ lục của đề án

a) Quy chế tuyển sinh riêng của trường (website: giadinh.edu.vn).

Điều 1: Đối tượng áp dụng:

Quy chế này áp dụng đối với tất cả học sinh là người Việt Nam đang sinh sống tại

Việt Nam không phân biệt vùng miền.

Điều 2: Nguyên tắc tuyển sinh:

2.1. Công tác tuyển sinh phải được thực hiện theo đúng luật Giáo dục Đại học,

theo đúng qui định và sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bám sát qui chế tuyển

sinh riêng của trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

2.2. Trường tổ chức xét tuyển theo kỳ thi THPT Quốc gia của Bộ Giáo dục &

Đào tạo và xét tuyển sinh riêng của trường cụ thể như sau:

- Xét tuyển theo kỳ thi THPT Quốc gia: theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào

tạo.

- Xét tuyển riêng của trường: từ ngày 10/08/2015 đến ngày 30/10/2015

2.3. Bảo đảm chính xác công bằng, khách quan, công khai dân chủ, kịp thời đúng

tiến độ.

Điều 3: Phương thức tuyển sinh:

Tuyển sinh theo hình thức xét tuyển:

3.2. Dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ

chức, xét từ ngưỡng trở lên.

3.3. Dựa vào kết quả quá trình học tập các môn học ở khối lớp 12 tương ứng với

các môn thi tốt nghiệp THPT.

Điều 4: Điều kiện xét tuyển:

- Học sinh tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp bổ túc THPT;

- Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm lớp 12 từ loại khá trở lên;

- Không bị mất quyền công dân (truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trong thời

gian tạm giam để điều tra).

16

Điều 5: Hồ sơ xin xét tuyển:

5.1. Đối với hình thức xét tuyển theo kỳ thi THPT Quốc gia

- Phiếu điểm kỳ thi THPT Quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Giấy chứng nhận ưu tiên (bản sao có chứng thực) nếu có;

- Học bạ THPT (Sao y có chứng thực);

- Bằng tốt nghiệp THPT (Sao y có chứng thực) hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp

THPT tạm thời;

- Bản sao giấy khai sinh;

- Lý lịch học sinh;

- 03 tấm ảnh 3x4

5.2. Đối với hình thức xét tuyển theo phương án tuyển sinh riêng của trường:

- Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định);

- Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của Trường tại Website:

www.giadinh.edu.vn);

- Học bạ THPT (bản sao có chứng thực);

- Bảng điểm tốt nghiệp THPT;

- Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao có chứng thực), hoặc giấy chứng nhận tạm

thời tốt nghiệp THPT;

- Giấy chứng nhận ưu tiên (bản sao có chứng thực) nếu có;

- Giấy khai sinh (bản sao);

- Lý lịch học sinh;

- 03 ảnh 3x4.

Điều 6: Căn cứ xét tuyển:

6.1. Thí sinh có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong kỳ thi Quốc gia.

6.2. Căn cứ vào kết quả học tập các môn khối lớp 12 tương ứng với các môn thi

tốt nghiệp THPT.

Điều 7: Chính sách ưu tiên

17

Trường thực hiện chính sách ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng được quy

định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo

ban hành.

Điều 8: Điểm xét tuyển:

8.1. Xét tuyển theo kỳ thi Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức.

Thí sinh có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ

Giáo dục và Đào tạo quy định (không nhân hệ số điểm môn thi).

8.2. Xét tuyển theo phương án riêng của trường:

- Tốt nghiệp THPT để xét ;

- Căn cứ vào điểm học bạ lớp 12 của các môn tương ứng với các môn thi Tốt

nghiệp THPT là cơ sở để xét tuyển;

- Ngưỡng để xét tuyển đại học : 6,0/10 (tính theo thang điểm 10), tương ứng

học sinh có học lực từ trung bình khá trở lên;

- Ngưỡng để xét tuyển cao đẳng : 5,5/10 (tính theo thang điểm 10), tương ứng

học sinh có học lực từ trung bình khá trở lên;

Điều 9: Trách nhiệm thực hiện:

9.1. Trách nhiệm của Hội đồng tuyển sinh:

- Chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch, phương thức tuyển sinh;

- Thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện công tác tuyển sinh;

- Căn cứ vào chỉ tiêu do Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt cấp, hồ sơ đăng ký của

thí sinh quy định điểm chuẩn và xét duyệt kết quả tuyển sinh.

9.2. Trách nhiệm của Ban chuyên trách công tác tuyển sinh:

- Lập kế hoạch, hình thành các tổ công tác trình HĐTS phê duyệt;

- Tổ chức tập huấn cho các thành viên tham gia công tác tuyển sinh;

- Theo dõi thường xuyên quá trình làm việc, giải quyết kịp thời các thắc mắc của

các tổ công tác;

- Báo cáo định kỳ hằng tuần với Chủ tịch HĐTS về khó khăn và thuận lợi trong

quá trình thực hiện;

9.3. Các tổ công tác:

18

- Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, tổ chức thực hiện công việc chu đáo,

khoa học, kỷ cương và hiệu quả;

- Báo cáo định kỳ và xin ý kiến kịp thời khi gặp vướng mắc với Ban chuyên trách

tuyển sinh;

- Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh thật chặt chẽ, không để mất mát, thất lạc, kết thúc bàn

giao cụ thể cho Ban chuyên trách tuyển sinh;

- Đảm bảo giờ giấc làm việc, hòa nhã khi tiếp phụ huynh học sinh.

a) Kết quả tuyển sinh trong 5 năm qua: (bậc đại học)

STT Ngành đào tạoNăm tuyển sinh

2014 2013 2012 2011 20101 Truyền thông và mạng máy tính 110 21 13 6 122 Kỹ thuật phần mềm 88 25 14 14 343 Quản trị kinh doanh 128 40 52 45 964 Tài chính ngân hàng 45 10 48 73 1815 Kế toán 97 33 39 28 766 Ngôn ngữ Anh 132 28 31 14 15

b) Các ngành, chuyên ngành đào tạo của trường

STT Ngành đào tạo Mã ngành Ghi chúI. Bậc đại học

1 Truyền thông và mạng máy tính D4801022 Kỹ thuật phần mềm D4801033 Quản trị kinh doanh D3401014 Tài chính ngân hàng D3402015 Kế toán D3403016 Ngôn ngữ Anh D220201

II. Bậc cao đẳng1 Công nghệ thông tin C4802012 Quản trị kinh doanh C3401013 Kế toán C340301

(Theo Quyết định số 218/QĐ-BGDĐT ngày 11/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo).

c) Danh mục nguồn nhân lực, cơ sở vật chất (theo biểu mẫu 22, 23 của ba công khai

đính kèm)

Nguồn nhân lực

TT Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ Ghi chú

19

1 Phó Giáo sư 02 2,6%

2 TSKH, Tiến sỹ 18 23,4%

3 Thạc sỹ 42 54,5%

4 Cử nhân 15 19,5%

Tổng số giảng viên 77 100,00%

Cơ sở vật chất

Hiện nay, Trường đã tạo dựng được 5 cơ sở với diện tích đất là 5,2 ha; trong đó,

diện tích sàn xây dựng là 10.808,18 m2 tại TP Hồ Chí Minh (Mẫu 22 – phụ lục ba công

khai); trong đó:

                   (Đvt: m2)

Diện tích phòng học các loại 3823

Diện tích thư viện 250,84

Diện tích nhà xưởng thực hành 1689,36

Diện tích sàn xây dựng ký túc xá của trường 5044,98

 Xét về Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở

đào tạo /01 sinh viên là  3.6 m2/SV.

Điều 10: Thông tin tuyển sinh:

10.1. Xét tuyển theo theo kỳ thi THPT Quốc gia:

- Theo Công văn số 5151/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 19/09/2014 tại khoàn 1-

mục a Quy định các môn xét tuyển một mặt giữ ổn định các khối như năm 2014 (các

khối in đậm). Mặt khác, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, trường xác định thêm

các tổ hợp môn thi khác (các tổ hợp in nghiêng) để xét tuyển theo đúng nguyên tắc của công

văn. Chi tiết trình bày trong bảng sau:

STT Ngành học, bậc học Mã ngành Khối xét tuyển

I. Các ngành đào tạo đại học

1 Truyền thông và mạng máy tính D480102 A:Toán, Lý, HoáA1:Toán, Tiếng Anh, LýD1:Toán, Tiếng Anh, Văn 2 Kỹ thuật phần mềm D480103

20

STT Ngành học, bậc học Mã ngành Khối xét tuyển

(+): Toán, Lý, Sinh

3 Quản trị kinh doanh D340101

A:Toán, Lý, HoáA1:Toán, Tiếng Anh, LýD1:Toán, Tiếng Anh, Văn(+): Văn, Sử, Địa

4 Tài chính ngân hàng D340201 A:Toán, Lý, HoáA1:Toán, Tiếng Anh, LýD1:Toán, Tiếng Anh, Văn(+):Toán, Hoá, Sinh

5 Kế toán D340301

6 Ngôn ngữ Anh D220201

D1:Toán, Tiếng Anh, Văn(+): Tiếng Anh, Văn, Địa (+): Tiếng Anh, Văn, Sinh(+): Toán, Tiếng Anh, Lý

II. Các ngành đào tạo cao đẳng1 Công nghệ thông tin C480201

Xét tổ hợp các môn như ở bậc đại học.

2Quản trị kinh doanh C340101

3 Kế toán C340301

10.2. Xét tuyển riêng của Trường:

- Tốt nghiệp THPT để xét ;

- Căn cứ vào điểm học bạ lớp 12 của các môn tương ứng với các môn thi Tốt

nghiệp THPT là cơ sở để xét tuyển;

- Ngưỡng để xét tuyển đại học : 6,0/10 (tính theo thang điểm 10), tương ứng

học sinh có học lực từ trung bình khá trở lên;

- Ngưỡng để xét tuyển cao đẳng : 5,5/10 (tính theo thang điểm 10), tương ứng

học sinh có học lực từ trung bình khá trở lên;

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2014

21

HIỆU TRƯỞNG

TS.LS. NGUYỄN ĐĂNG LIÊM