ĐỀ cƯƠng Ôn tẬp hỌc kỲ i - trƯỜng thpt … lieu on thi... · web view(vội vàng...

26
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN HỌC KỲ I (NĂM HỌC 2011-2012) A. PHẦN TIẾNG VIỆT Câu 1: Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí là gì? Gợi ý trả lời: a. Tính thông tin thời sự - Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. - Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy. b. Tính ngắn gọn Đây là đặc trưng hàng đầu của ngôn ngữ báo chí. Ngắn gọn nhưng phải đảm bảo lượng thông tin cao và có tính hàm súc. c. Tính sinh động, hấp dẫn - Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu và khả năng kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi của bạn đọc. - Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo. Câu 2: Các phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ báo chí là gì? Gợi ý trả lời: a. Về từ vựng - Phong phú và đa dạng. Mỗi thể loại báo chí thường có một mảng từ vựng chuyên dùng. + Tin tức: thường dùng các danh từ chỉ tên riêng, địa danh, thời gian, sự kiện... + Phóng sự: thường dùng các động từ, tính từ, miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật, sự việc... 1

Upload: duongngoc

Post on 20-Jun-2018

218 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂNHỌC KỲ I

(NĂM HỌC 2011-2012)

A. PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 1: Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí là gì?Gợi ý trả lời:

a. Tính thông tin thời sự- Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động

xã hội.- Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy.b. Tính ngắn gọnĐây là đặc trưng hàng đầu của ngôn ngữ báo chí. Ngắn gọn nhưng phải đảm

bảo lượng thông tin cao và có tính hàm súc.c. Tính sinh động, hấp dẫn- Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu và

khả năng kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi của bạn đọc.- Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.

Câu 2: Các phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ báo chí là gì?Gợi ý trả lời:

a. Về từ vựng- Phong phú và đa dạng. Mỗi thể loại báo chí thường có một mảng từ vựng

chuyên dùng.+ Tin tức: thường dùng các danh từ chỉ tên riêng, địa danh, thời gian, sự

kiện...+ Phóng sự: thường dùng các động từ, tính từ, miêu tả hoạt động, trạng thái,

tính chất của sự vật, sự việc...+ Bình luận: thường sử dụng các thuật ngữ chuyên môn ở các lĩnh vực khác

nhau như: chính trị, kinh tế, thể thao...+ Tiểu phẩm: thường sử dụng các từ ngữ dân dã, hóm hỉnh, đa nghĩa...b. Về ngữ phápCâu văn ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của thông tin.c. Về các biện pháp tu từSử dụng các biện pháp tu từ linh hoạt và rất hiệu quả.

Câu 3 : Tính chung của ngôn ngữ xã hội được biểu hiện ở những yếu tố và quy tắc nào?Gợi ý trả lời:

1

Page 2: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

Tính chung của ngôn ngữ xã hội được biểu hiện ở những yếu tố và quy tắc sau:

* Những yếu tố chung bao gồm: - Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu).+ Các âm: o, e, ê, ô, p, h, k….+ Các thanh: hỏi, sắc, ngã, nặng, huyền, thanh ngang.- Các tiếng (tức các âm tiết có nghĩa) do sự kết hợp giữa âm và thanh theo

những quy tắc nhất định. Vd : Nhà, cây, áo, quần, sách, vở, bàn…- Các từ. Ví dụ: đất nước, xe đạp, cà chua, mồ hôi …- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ). Vd: Thuận buồm xuôi gió; Mẹ tròn

con vuông…* Ngoài ra tính chung của ngôn ngữ còn được biểu hiện ở những quy tắc

và phương thức chung như sau: - Quy tắc cấu tạo kiểu câu (vd : Qui tắc cấu tạo kiểu câu đơn, câu ghép…).- Phương thức chuyển nghĩa: chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh (dựa

vào hai phương thức chuyển nghĩa chính là ẩn dụ và hoán dụ).

Câu 4 : Nét riêng của lời nói cá nhân được biểu lộ ở những phương diện nào? Gợi ý trả lời:

Nét riêng của lời nói cá nhân được biểu hiện ở những phương diện sau: - Giọng nói cá nhân: mỗi người có một giọng riêng như: trầm, ồ, thánh thót,

lanh lảnh, sang sảng, lí nhí,... - Vốn từ cá nhân:( phụ thuộc vào: tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp, địa

phương…)- Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng vốn từ ngữ chung quen thuộc (thường

gặp trong lĩnh vực văn chương).Vd: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi

(Vội vàng – Xuân Diệu) ->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không có nắng và gió.

- Việc tạo ra từ mới.- Việc sử dụng linh hoạt các yếu tố chung, quy tắc chung.

Vd: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

(Tự tình II– Hồ Xuân Hương)=>Hai câu thơ trên đã được nhà thơ đảo trật tự cú pháp với dụng ý nghệ thuật riêng.

Câu 5: Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối quan hệ như thế nào? Gợi ý trả lời:

2

Page 3: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối quan hệ hai chiều:- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra lời nói của mình, đồng

thời để lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác.- Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hoá những yếu tố chung,

những quy tắc chung và phương thức chung của ngôn ngữ xã hội.

Câu 6   : Anh/ chị hãy đặt câu với các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người

(đầu, chân, tay, miệng, óc, tim,…) được dùng với nghĩa chuyển để chỉ cả con

người.

Gợi ý trả lời: HS lấy ví dụ theo mẫu sau:

- Bạn ấy có chân trong đội bóng đá nhà trường (cầu thủ).

- Nhà ông ấy có năm miệng ăn (năm người).

- Đó là một gương mặt mới trong làng thơ Việt Nam (người làm thơ).

- Nhân vật bà mẹ của anh cu Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

là một trái tim nhân hậu (người nhân hậu).

Bài tập 7: Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ

đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy

đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển.

Gợi ý trả lời: HS lấy ví dụ theo mẫu sau:

Ngọt -> Nói ngọt lọt đến xương.

Đắng -> Tôi đã xem bộ phim “Vị đắng của tình yêu”.

Bùi -> Anh ấy đang mải nghe câu chuyện bùi tai.

Chua chát -> Một câu nói chua chát.

Mặn nồng -> Những lời mời mặn nồng, thắm thiết.

B. PHẦN ĐỌC VĂN – LÀM VĂNĐề 1 :

Em hãy phân tích tính cách điển hình của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.

3

Page 4: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

Gợi ý làm bài: I. Mở bài

- Khẳng định vị trí nổi bật của truyện ngắn Chí phèo trong sự nghiệp văn học của Nam Cao, trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Chí phèo đã xây dựng được một hình tượng điển hình bất hủ. Hình tượng nhân vật Chí phèo đã cô đọng giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo lớn lao của thiên truyện này.II. Thân bài

1. Hình tượng Chí Phèo có ý nghĩa khái quát số phận của một lớp người, bản chất của một xã hội.

a. Chí Phèo điển hình cho tính cách điên khùng, liều lĩnh, cho số phận bi thảm của tầng lớp nông dân bị tha hóa, bần cùng hóa, lưu manh không lối thoát trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

- Chí Phèo rạch mặt ăn vạ.- Chí Phèo sinh ra, lớn lên, chết đi đều trong cảnh nghèo đói, tủi nhục và cô

độc.- Một con người muốn trở lại làm người nhưng bị xã hội từ chối một cách

phũ phàng.b. Tính cách của Chí Phèo nói lên quy luật tha hóa con người nghiệt ngã của

xã hội cũ – XH thực dân nửa PK- Từ nhỏ trước khi đi ở tù, dù sao Chí Phèo vẫn sống cuộc đời lương thiện

của một đứa bé đi ở.- Sự tha hóa của Chí Phèo bắt đầu khi gặp phải kẻ thống trị xảo quyệt, lọc lõi

như Bá Kiến. Từ đây tác phẩm Chí Phèo thể hiện quy luật hủy hoại con người đầy đau xót của xã hội cũ.

2. Hình tượng Chí Phèo đầy sức sống bởi nó có những nét cá tính rõ nét, độc đáo.

- Chí Phèo sở hữu một cuộc đời rất riêng ngay từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên.

- Chí Phèo độc đáo ngay trong ngoại hình đến tiếng chửi, đến cách hành động

=> Hình tượng Chí Phèo gây ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.3. Xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã phát hiện và hết

sức trân trọng bản chất lương thiện của người nông dân nghèo khổ.- Phần sau tác phẩm, Nam Cao đã miêu tả, khắc họa nhân vật Chí Phèo với

một sự hồi sinh mạnh mẽ.- Nam Cao đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo về con người.- Chí Phèo điển hình cho số phận con người bi thảm và sự vùng dậy phản

kháng quyết liệt, tuyệt vọng nhưng rất đáng trân trọng ở người lao động bị áp bức. III. Kết Luận

4

Page 5: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

Chí Phèo điển hình cho tầng lớp nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa không có lối thoát trong xã hội cũ, cho số phận bi thảm của những con người khổ nghèo, tăm tối dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo, xảo quyệt của giai cấp thống trị.

Thành công của hình tượng nhân vật này chứng tỏ tầm khái quát hiện thực, tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nam Cao.

Đề 2 : Viết về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam

Cao, sách Giảng văn Văn học Việt Nam có nhận xét : Tình yêu của Thị Nở chẳng những đã thức tỉnh anh mà còn hé mở cho anh

con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời, và anh hồi hộp hy vọng. (NXB Giáo Dục, HN, 1998, trang 418)

Em hãy phân tích mối tình Chí Phèo – Thị Nở để làm sáng tỏ nhận xét trên.Gợi ý làm bài: I. Mở bài

- Khẳng định vị trí nổi bật của truyện ngắn Chí phèo trong sự nghiệp văn học của Nam Cao, trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Trong tác Chí phèo, Nam Cao đã xây dựng được một mối tình đậm chất nhân văn. Miêu tả mối tình Chí Phèo – Thị Nở, nhà văn Nam Cao muốn nói với người đọc rằng:  Tình yêu của Thị Nở chẳng những đã thức tỉnh anh mà còn hé mở cho anh con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời, và anh hồi hộp hy vọng. II. Thân bài

1. Chuyện tình yêu giữa Chí Phèo và Thị Nở trong cái đêm trăng sáng tại vườn chuối, ban đầu đối với Chí chỉ là bản năng, nhưng về sau chính sự gần gũi, chăm sóc giản dị, nghĩa tình và lòng thương mộc mạc, chân thành của người đàn bà khốn khổ đã làm thức dậy bản chất lương thiện trong con người Chí Phèo.

- Lần đầu tiên Chí ý thức về thân phận của mình, nhớ lại những ao ước một thời, một gia đình nhỏ ...

- Chí cảm nhận được âm thanh thường ngày của cuộc sống vọng lại. Những âm thanh ấy ngày nào chẳng có nhưng do Chí Phèo triền miên trong cơn say kể rừ khi ra tù nên những âm thanh ấy chẳng có ý nghĩa gì với Hắn...

=> Như vậy, Chí vốn là một người nông dân hiền lành, lương thiện nhưng bấy lâu nay những bản tính tốt đẹp ấy bị che lấp, bị vùi dập. Gặp Thị Nở, lòng yêu thương, tình người chân thành của Thị đã làm sống lại phần NGƯỜI trong con người Chí Phèo.

2. Trong cuộc tình với Thị Nở, Chí Phèo thể hiện rõ bản chất của mình và khát khao được sống cuộc sống bình thường, lương thiện.

- Trong tình yêu, Chí cũng biết say sưa, biết rưng rưng, mắt như ươn ướt, thấy cái ngon của bát cháo hành và lòng rất vui. Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho Hắn.

5

Page 6: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

=> Như vậy, tình yêu của Thị Nở không chỉ thức tỉnh Chí Phèo mà còn hé mở cho anh con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời để được nhận lại vào cái xã hội bằng phẳng, lương thiện của những con người lương thiện.

3. Qua những diễn biến trên, ta thấy:- Ở Chí Phèo vẫn còn phần nhân tính rất đáng thương cho dù anh có bị tha

hóa, lưu manh hóa.- Cái cao nhất trong phần nhân tính còn lại trong Chí chính là câu nói dõng

dạc : Tao muốn làm người lương thiện ? Nhưng Hắn cũng tự biết : Không được ! Ai cho tao lương thiện ? Đây là nỗi đau lớn nhất của con người và đó cũng là tư tưởng độc đáo của ngòi bút Nam Cao.III. Kết luận

Chí Phèo điển hình cho tầng lớp nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa không có lối thoát trong xã hội cũ, cho số phận bi thảm của những con người khổ nghèo, tăm tối dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo, xảo quyệt của giai cấp thống trị.

Thành công của hình tượng nhân vật này chứng tỏ tầm khái quát hiện thực, tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nam Cao.

Đề 3   : Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở đến

khi đâm chết Bá Kiến và tự sát ?

I. Mở bài - Khẳng định vị trí nổi bật của truyện ngắn Chí Phèo trong sự nghiệp văn học

của Nam Cao, trong nền văn học Việt Nam hiện đại.- Cuộc gặp gỡ với Thị Nở (cuộc tình và trận ốm) đã thức tỉnh phần người bấy

lâu nay bị vùi lấp ở Chí để hắn trở về sống kiếp người một cách tự nhiên. Chính sự quan tâm, chăm sóc của Thị Nở đã giúp Chí Phèo cởi bỏ cái vỏ quỷ dữ để sống lại làm người, khát khao hoàn lương, lương thiện.

II. Thân bài- Cứ tưởng Chí Phèo sống mãi kiếp thú vật rồi kết thúc cuộc đời bằng cách

vùi xác tại một bờ bụi nào đó. Nhưng không, một bước ngoặt lớn đã diễn ra trong cuộc đời Chí. Kể từ khi gặp Thị Nở, Chí Phèo đã thức tỉnh. Đầu tiên là tỉnh rượu rồi mới đến tỉnh ngộ.

+ Tỉnh rượu : Những cảm nhận về không gian cái lều của hắn, về cuộc sống xung quanh : những âm thanh hằng ngày của cuộc sống (âm thanh gọi Chí Phèo trở về với cuộc đời) và sự tự ý thức tình trạng thê thảm của bản thân (già nua, cô độc và trắng tay).

+ Tỉnh ngộ : Được Thị Nở chăm sóc ân cần, Chí thấy cảm động trước tình người. Chí nhận ra một thực tế phũ phàng là cuộc đời mình chưa bao giờ được chăm sóc như thế (chú ý chi tiết bát cháo hành và Chí Phèo khóc).

Đó là dấu hiệu nhân tính bị vùi lấp trong Chí đang trở về.

6

Page 7: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

- Sau đó là niềm hy vọng : Ước mơ lương thiện trở về, Chí thấy thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người... Chí đặt hy vọng lớn vào Thị Nở : « Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được... Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện». Chí hình dung về tương lai tươi đẹp khi chung sống cùng với Thị Nở. Rồi Chí ngỏ lời với Thị, trông đợi Thị về xin phép bà cô.

=> Ở Chí Phèo vẫn còn phần nhân tính rất đáng thương cho dù anh có bị tha hóa, lưu manh hóa.

- Bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo. Thị Nở từ chối. Chí rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn. Chí Phèo chạy theo nắm lấy tay Thị Nở như là nỗ lực để níu Thị lại với mình. Nhưng Thị Nở lại đang tâm đẩy Chí Phèo ra. Chi tiết đó cho thấy Chí càng khát khao cuộc sống bao nhiêu thì cuộc đời lại càng xa lánh Chí bấy nhiêu. Thị Nở đẩy Chí ngã để chứng tỏ sự cắt đứt dứt khoát :  « Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay. Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái. Hắn lăn khoèo xuống sân ». Đau đớn và căm hận mù quáng, Chí nguyền sẽ giết chết bà cô Thị Nở và Thị Nở.

- Cuối cùng, trong trạng thái phẫn uất và tuyệt vọng, Chí Phèo về nhà uống rượu (càng uống càng tỉnh). « Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn ! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức ». Đó là đỉnh điểm bi kịch tinh thần trong con người Chí Phèo. Đau đớn cùng cực rồi xách dao ra đi. Miệng hắn vẫn nói đến nhà Thị Nở nhưng bước chân hắn lại đến nhà Bá Kiến.

- Cái cao nhất trong phần nhân tính còn lại trong Chí chính là câu nói dõng dạc trước Bá Kiến: Tao muốn làm người lương thiện? Nhưng Hắn cũng tự biết: Không được! Ai cho tao lương thiện ? Câu nói cho thấy tâm trạng cực kì phẫn uất và bế tắc trước kẻ thù của cuộc đời mình, thể hiện bản chất người tốt đẹp, khao khát hướng thiện của con quỷ dữ.

- Ý nghĩa hành động Chí Phèo giết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình+ Hành động Chí Phèo giết Bá Kiến thể hiện lòng căm thù trong Chí đã lên

đến tột đỉnh khi nhận ra nguyên nhân chính gây ra bi kịch cho cuộc đời mình.+ Hành động Chí tự kết liễu đời mình thể hiện niềm khao khát trở về cuộc

sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng, sức mạnh căm thù đã vùng lên một cách mạnh mẽ dù còn tự phát, manh động

-> Tác phẩm có giá trị tố cáo xã hội thực dân phong kiến một cách gay gắt.III. Kết luậnChí Phèo điển hình cho tầng lớp nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa

không có lối thoát trong xã hội cũ, cho số phận bi thảm của những con người khổ nghèo, tăm tối dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo, xảo quyệt của giai cấp thống trị ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám.

Phản ánh điều này cho thấy Nam Cao không chỉ là nhà văn hiện thực xuất sắc mà còn là nhà văn rất nhân đạo ở chỗ: không chỉ tố cáo cái xã hội thực dân phong kiến tàn bạo mà còn phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị bị biến thành thú dữ.

7

Page 8: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

Đề 4: Em hãy phân tích chương Hạnh phúc của một tang gia trong tiểu thuyết

“Số đỏ”của Vũ Trọng Phụng.Gợi ý làm bài: I. Mở bài

Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương XV tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Trong nhan đề này, tang gia là gia quyến mất đi người thân, đau thương vô hạn, buồn thảm vô cùng ; còn hạnh phúc là nói đến niềm vui, sự may mắn. Tuy nhiên, căn cứ vào nhan đề và nội dung chương truyện, ta dễ dàng nhận ra cái đại gia đình cụ cố Hồng trong đoạn trích này lại tỏ ra vô cùng hạnh phúc, vui vẻ trước cái chết của cụ cố Tổ bởi lẽ cái chết kia sẽ biến di chúc của cụ cố từ chỗ là lý thuyết đến lúc được thực hành, ai cũng có phần trong gia tài kếch sù mà cụ để lại.

Con cháu cụ cố mỗi người một vẻ vui không ai giống ai, nhưng cũng vô cùng nóng lòng, sốt ruột. Điều này được thể hiện ngay trên nét mặt : ai cũng có nét bối rối, đăm chiêu, nét “buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám”.

Tình huống trào phúng đặc sắc làm nổi bật sự đối lập trào phúng đủ loại và làm đậm nét hàng lọat chân dung biếm họa của một đại gia đình bất hiếu. II. Thân bài

1. Hình ảnh đại gia đình bất hiếuTrong cái đại gia đình ấy, ai cũng nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc vô

bờ trước cái tin cụ cố tổ chết đi bởi họ đều được chia tài sản– họ đã mong mỏi điều này từ lâu.       - Cụ cố Hồng mới 50 tuổi nhưng đã ước mơ được gọi là cụ cố. Bây giờ, cụ đã được thỏa ước nguyện : cụ “mơ màng đến cái lúc mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy vừa ho khạc, vừa khóc mếu …. Thế kia à” => Thật bất hiếu, háo danh.

- Ông Văn Minh: là cháu đích tôn của cụ cố tổ, chắc chắn sẽ được chia gia tài vì vậy ông ta mong vị luật sư đến nhanh. Ông ta còn « phân vân, vò đầu rứt tóc, lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại thành ra hợp thời trang ». Nhưng sự thật là ông ta đang bận suy nghĩ xem phải xử trí với Xuân tóc đỏ ra sao bởi hắn phạm 2 cái tội nhỏ nhưng lại có một cái ơn to =>tham tiền, tha hóa về đạo đức, bất hiếu tột cùng.

- Bà Văn Minh : Sốt ruột vì chưa được mặc bộ đồ xô gai tân thời - Sản phẩm của tiệm may Âu hoá. Những bộ đồ mà bà cho rằng:“ Có thể ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời” -> Chỉ nghĩ đến lợi nhuận cho mình, vô đạo đức.

- Ông phán mọc sừng: là cháu rể cụ cố tổ, không ngờ cái sừng hươu vô hình trên đầu ông ta lại có giá trị mấy nghìn đồng nên tỏ ra vô cùng sung sướng, hạnh phúc => một kẻ bất chấp danh dự, hám tiền, vô liêm sỉ.

- Cô Tuyết – cháu gái cụ cố tổ: sung sướng vì sẽ được mặc bộ đồ voan mỏng có tên là “ngây thơ” để cho thiên hạ thấy cô chưa đánh mất cái chữ trinh. Cô mang

8

Page 9: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt nhưng không phải Tuyết buồn vì ông nội mất mà vì ngó quanh đám tang vẫn chưa thấy người yêu đến => một đứa con gái hư hỏng, thiếu văn hóa, vô đạo đức.

- Cậu tú Tân: sướng điên người vì được dịp dùng mấy cái máy ảnh mới mua => một kẻ chỉ lo vui thú cá nhân, vô tâm, tha hóa về đạo đức, bất hiếu.

=> Đồng tiền và lối sống văn minh sớm đã len vào đời sống từng gia đình, phá tan tình cảm, băng hoại đạo đức truyền thống.2. Hình ảnh người đến đưa đám ma

      - Những ông bạn thân của cụ cố Hồng      + Là những người có địa vị: Đi đám ma “ngực đầy huân chương” => Phô trương không đúng lúc.      + Mép và cằm đủ loại râu ria: hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn. Trông họ oai vệ nhưng cũng rất dâm đãng.      + Cảm động trước cách ăn mặc hở hang của cô Tuyết hơn là khi thấy một người đồng loại mất đi.      + Những người đi đưa ma là các “trai thanh gái lịch” nhưng lại ứng xử vô văn hóa, vô đạo đức: biến bãi tha ma thành nơi chụp ảnh “nghệ thuật”, biến cảnh đưa đám ma thành chốn bình phẩm, chê bai, hẹn hò, tranh cãi với nhau.

3. Hình ảnh Xuân tóc đỏXuân tóc đỏ xuất hiện sau cùng mọi người đều hướng vào hắn:+ Cô Tuyết liếc mắt đưa tình tỏ ý biết ơn.+ Bà cố Hồng sung sướng biết ơn Xuân đã làm cho đám ma trở nên danh giá

nhất. Cảm động trước cái đám ma gương mẫu.Như vậy, đám ma cụ cố tổ trở lên to tát bởi có sự kết hợp cả lối Ta, Tàu,

Tây...nhưng lại là đám hội để mọi người đến mà “khoe danh, khoe của, khoe áo, khoe tình…” Một đám ma danh giá nhất, lớn nhất, thứ gì cũng có nhưng chỉ thiếu một điều đó là nỗi đau buồn, lòng thương xót cho người quá cố => Xã hội nhố nhăng, đồi bại, giả dối và vô đạo đức.III. Kết bài

Vũ Trọng Phụng đã miêu tả một cái đám ma rất to, rất đông đủ với mọi nghi thức trọng thể nhưng lại thiếu điều quan trọng là sự đau buồn, sự thương tiếc với người đã khuất – thiếu điều này mọi thứ còn lại đều trở nên vô nghĩa, giả dối...

Đề 5   : Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua chương Hạnh phúc của một tang gia trong tiểu thuyết “Số đỏ”.Gợi ý làm bài: I. Mở bài

Nghệ thuật trào phúng trong văn chương yêu cầu người viết lựa chọn trong đời sống hiện thực một mâu thuẫn, một tính huống, một sự kiện hoặc một hiện tượng khôi hài, kì dị, khác thường rồi phóng đại, tô đậm nó trước mắt người đọc để gây ra tiếng cười nhằm phê phán, châm biếm một đối tượng nào đó.

9

Page 10: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

Chương 15 – Hạnh phúc của một tang gia là chương tiêu biểu nhất trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ.II. Thân bài

Trong chương truyện này, nghệ thuật trào phúng được thể hiện qua:1. Nhan đề của chương truyện: Hạnh phúc của một tang giaCách đặt nhan đề chương truyện này cũng lạ và đầy mâu thuẫn. Tang gia là

gia đình có người vừa chết nên hết sức đau buồn nhưng trong cái tang gia giàu sang rất thượng lưu này, một niềm hạnh phúc to lớn cứ tràn ra không nén nổi. Cái chết của cụ tổ chẳng làm cho đám con cháu tiếc thương mà đem đến hạnh phúc to lớn bất ngờ. Họ chờ đón đám ma như chờ đón một đám hội linh đình với những mục đích riêng.

2. Dựng các hình tượng nhân vật trào phúnga) Những người trong gia đình- Cụ cố Hồng mới 50 tuổi nhưng đã ước mơ được gọi là cụ cố. Bây giờ, cụ

đã được thỏa ước nguyện : cụ “mơ màng đến cái lúc mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy vừa ho khạc, vừa khóc mếu …. Thế kia à” => Thật bất hiếu, háo danh.

- Ông Văn Minh: là cháu đích tôn của cụ cố tổ, chắc chắn sẽ được chia gia tài vì vậy ông ta mong vị luật sư đến nhanh. Ông ta còn « phân vân, vò đầu rứt tóc, lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại thành ra hợp thời trang ». Nhưng sự thật là ông ta đang bận suy nghĩ xem phải xử trí với Xuân tóc đỏ ra sao bởi hắn phạm 2 cái tội nhỏ nhưng lại có một cái ơn to =>tham tiền, tha hóa về đạo đức, bất hiếu tột cùng.

- Bà Văn Minh : Sốt ruột vì chưa được mặc bộ đồ xô gai tân thời - Sản phẩm của tiệm may Âu hoá. Những bộ đồ mà bà cho rằng:“ Có thể ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời” -> Chỉ nghĩ đến lợi nhuận cho mình, vô đạo đức.

- Ông phán mọc sừng: là cháu rể cụ cố tổ, không ngờ cái sừng hươu vô hình trên đầu ông ta lại có giá trị mấy nghìn đồng nên tỏ ra vô cùng sung sướng, hạnh phúc => một kẻ bất chấp danh dự, hám tiền, vô liêm sỉ.

- Cô Tuyết – cháu gái cụ cố tổ: sung sướng vì sẽ được mặc bộ đồ voan mỏng có tên là “ngây thơ” để cho thiên hạ thấy cô chưa đánh mất cái chữ trinh. Cô mang một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt nhưng không phải Tuyết buồn vì ông nội mất mà vì ngó quanh đám tang vẫn chưa thấy người yêu đến => một đứa con gái hư hỏng, thiếu văn hóa, vô đạo đức.

- Cậu Tú Tân: sướng điên người vì được dịp dùng mấy cái máy ảnh mới mua => một kẻ chỉ lo vui thú cá nhân, vô tâm, tha hóa về đạo đức, bất hiếu.

=> Đồng tiền và lối sống văn minh sớm đã len vào đời sống từng gia đình, phá tan tình cảm, băng hoại đạo đức truyền thống.

b) Những người ngoài gia đình      - Những ông bạn thân của cụ cố Hồng      + Là những người có địa vị: Đi đám ma “ngực đầy huân chương” => Phô trương không đúng lúc.

10

Page 11: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

      + Mép và cằm đủ loại râu ria: hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn. Trông họ oai vệ nhưng cũng rất dâm đãng.      + Cảm động trước cách ăn mặc hở hang của cô Tuyết hơn là khi thấy một người đồng loại mất đi.      + Những người đi đưa ma là các “trai thanh gái lịch” nhưng lại ứng xử vô văn hóa, vô đạo đức: biến bãi tha ma thành nơi chụp ảnh “nghệ thuật”, biến cảnh đưa đám ma thành chốn bình phẩm, chê bai, hẹn hò, tranh cãi với nhau.

- Xuân Tóc Đỏ (xuất hiện sau cùng mọi người đều hướng vào hắn):+ Cô Tuyết liếc mắt đưa tình tỏ ý biết ơn.+ Bà cố Hồng sung sướng biết ơn Xuân đã làm cho đám ma trở nên danh giá

nhất. Cảm động trước cái đám ma gương mẫu.- Hai viên cảnh sát thì vui mừng vì đang thất nghiệp lại được thuê giữ trật tự

cho đám ma.- Sư cụ Tăng Phú càng trở nên sung sướng và vênh váo vì nhân dịp đám tang

mà cụ đã có dịp chứng minh với mọi người là “Cụ đã đánh đổ được hội Phật giáo”.- Đám ma cụ cố tổ trở lên to tát bởi có sự kết hợp cả lối Ta, Tàu, Tây... nhưng

lại là đám hội để mọi người đến mà “khoe danh, khoe của, khoe áo, khoe tình…” Một đám ma danh giá nhất, lớn nhất, thứ gì cũng có nhưng chỉ thiếu một điều đó là nỗi đau buồn, lòng thương xót cho người quá cố => Xã hội nhố nhăng, đồi bại, giả dối và vô đạo đức.

3. Miêu tả cảnh tượng trào phúng- Cảnh tổ chức đám ma theo kiểu kết hợp cả ba lối Ta, Tàu, Tây..., đám đi

đến đâu làm huyên náo đến đó => một đám ma hổ lốn, phô trương, giống đám rước.

- Cảnh những người đi đưa ma (phân tích các mẩu chuyện mà họ nói với nhau, cử chỉ, điệu bộ,...)

4. Giọng điệu trào phúng- Tính chất gây cười của chương truyện được tăng lên rất nhiều nhờ tác giả

dùng những từ ngữ gây cười để tạo nên những hình ảnh trào phúng. + Đó là hình ảnh nhà đạo diễn Tú Tân say mê bố trí, dàn dựng mọi người để

nâng cao tính “nghệ thuật” của những bức ảnh chụp lúc hạ huyệt: “Cậu Tú Tân luộm thuộm...chụp ảnh kỷ niệm lúc hạ huyệt”.

+ Đó là đám phóng viên nghiệp dư – đám bạn cậu Tú Tân “rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp cho ảnh khỏi giống nhau”.

- Tính chất gây cười của chương truyện cũng được tạo nên từ cách đặt câu tạo mâu thuẫn giữa cái thật và cái giả, cái hình thức đẹp đẽ và nội dung dối trá, đê tiện, đớn hèn. Nổi bật lên là cảnh ông Phán mọc sừng trong cảnh hạ huyệt: Trong khi ông cứ oặt người đi khóc mãi không thôi thì ông cũng đã tranh thủ thanh toán được món nợ với thằng Xuân: “Xuân tóc đỏ muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư”. Chi tiết này, câu văn này chính là đỉnh cao của sự bịp bợm, đê tiện.III. Kết bài

11

Page 12: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

Qua chương Hạnh phúc một tang gia Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ xuất sắc tài kể chuyện của mình. Bút pháp tài năng của nhà văn được thể hiện ở chỗ: phóng đại mà như không phóng đại làm cho mọi việc đều như thật và hơn thật. Ông tập trung vào sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, sau đó khai thác triệt để nhằm tạo nên những tràng cười có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Cảnh đám ma hiện lên như một màn hài kịch sinh động, một bức tranh biếm họa khổng lồ về cái xã hội tự xưng là thượng lưu, sang trọng ở Hà Nội thời bấy giờ.

Đề 6   :

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân* Hướng dẫn làm bàiA. Yêu cầu-Làm nổi rõ vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ý nghĩa tư tưởng của hình tượng ấy.- Biết cách phân tích một nhân vật văn học. Bố cục mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, văn phong trong sángB. Ý chính cần có1. Mở Bài: Giới thiệu đôi nét về tác phẩm và hình tượng- “Chữ người tử tù” là truyện ngắn rút từ tập “Vang bóng một thời” viết trước Cách mang (1940).- Đây là truyện ngắn có nội dung tư tưởng sâu sắc và có nhiều thành công về phương diện nghệ thuật. Giá trị tương tự và nghệ thuật bộc lộ tập trung trong hình tượng nhân vật Huấn Cao.

2 Thân bài.* Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người tài hoa, nghệ sĩ- Huấn Cao có tài viết chữ, chữ Huấn Cao viết là chữ Hán (chữ Nho), loại văn tự giàu tính tạo hình. Các nhà nho thửa xưa viết chữ để bộc lộ cái tâm, cái chí. Viết chữ trở thành một môn nghệ thuật gọi là thư pháp. Có người viết chữ thì có người chơi chữ. Người ta treo chữ đẹp ở những nơi trang trọng trong nhà, xem đó như là một thú chơi tao nhã của những người có trình độ văn hóa và thẩm mĩ cao.- Huấn Cao là một nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp “Tài viết chữ rất nhanh và đẹp” của ông nổi tiếng khắp cả tỉnh Sơn. Ngay cả viên quản ngục của một huyện nhỏ vô danh cũng biết “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (…). Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là một báu vật trên đời”. Cho nên “Sở nguyện của viên quản ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Để có được chữ Huấn Cao, viên quản ngục không những phải dụng công, phải nhẫn nhục, mà còn phải liều mang. Bởi vì, biệt đãi Huấn Cao, một kẻ tử tù là một việc làm nguy hiểm, có khi phải trả giá bằng tính mạng của mình.* Huấn Cao mang vẻ đẹp khí phách bất khuất, hiên ngang.

12

Page 13: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

- Huấn Cao dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ.- Dù chí lớn không thành, tư thế của Huấn Cao bao giờ cũng hiên ngang, bất khuất.

+ HC ung dung, lãnh đạm dỗ gông trước mạt bọn lính, không thèm chấp mấy lời đe doạ. +Ông bình thản ăn những món ăn do quan ngục biệt đãi, coi như mình có quyền hưởng thụ, ông làm việc theo ý mình, hoàn toàn tự chủ. Ông ngước mát nhìn lên nhà lao, lên những bộ mặt bất nhân, nham nhở. Cái nhìn hiên ngang đó không run sợ, không căm hờn, oán hận, không van xin, cầu khẩn. Đó là một cái nhìn của kẻ dám làm dám chịu.+Thậm chí ông còn khinh bạc, nặng lời khi chưa rõ ý tốt cuả quản ngục: Ngươi hỏi ta muốn gì?Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây

=> Do đó, người đọc không chỉ nhận ra HC là một người có tài mà ông còn là người có dũng khí, hiên ngang trước cường quyền, trước một cái chết treo lơ lửng. Hết mực ca ngợi cái tài của HC, đồng thời Nguyên Tuân cũng hết sức trân trọng cái tâm của HC. Bởi Cái tâm kia mới bằng ba chữ tài(Nguyễn Du).

* Là người có cái tâm trong sáng.

- Cái tâm của ông cũng vuông lắm, cao khiết và đày sức chinh phục như nét chữ của ông vậy. Có lẽ phong cách tức là con người đã được thể hiện rất rõ ở đây

- ít chịu cho chữ, nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ.. Thật đúng là nhân cách lý tưởng mà con người của ngàn năm qua vẫn ao ước.

- Khi chưa hiểu quản ngục thi tỏ thái độ khinh thường. Cái thái độ khinh đời, ngang tàn đó phải chăng làm cho viên quản ngục ngây ngất, kính nể. Hc đã mang đén chốn lao tù, cho cái địa ngục sống này một ánh sáng ký ảo, huyền diệu, lung linh, chói rọi, soi sáng đạo lý làm người. Thiên lương cao đẹp của ông là một vầng hào quang toả sáng rực rỡ trên bầu trời đầy u ám của nhà tù.- HC-vầng hào quang chói lọi này không những là một người có dũng trí mà còn là một con người có trài tim nhân hậu. Khi biết thiện ý của quản ngục, HC đã rất cảm động.=> ta thấy ông Huấn là người có lòng bao dung, độ lượng, chia sẻ nỗi niềm cùng với hai người bạn bạn mới mà suýt nữa ông đã đánh mất: Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta biết đâu một người thầy quản đay lại có cái sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữ ta đa phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Sự biệt đãi bằng vật chất và thái độ ân cần không làm cho trái tim sắt đá kia mềm lòng. Chính cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài và những sở thích cao quý, hướng về văn minh, văn hoá mới cảm hoá được trái tim dường như được đúc bằng thép ấy. Thái độ biệt nhỡn liên tài của HC đối với quản ngục không phải sự liên tài sự trả ân đối với người đã đối xử tử tế, biết chơi chữ của mình, mà là sự trân trọng, cảm đọng trước một nhân cách Gần bùn mà chẳng hôi tanh

13

Page 14: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

mùi bùn. Quản ngục sống giữa bùn nhơ nhớp mà vẫn giữu được thiên lương, biết trọng người tài, kính cái đẹp. Đó đúng là một đoá sen trong bùn.-Ánh hào quang rực rỡ, vẻ đẹp tuyệt diệu toả ra rất rõ ở cảnh HC cho chữ. Nó bộc lộ trọn vẹn nhất vẻ đẹo nhân cách HC. ở đây vẻ đẹp này toả hương thơm ngát hơn lúc vào hết. Dưới ngòi bút của NT, một cảnh tượng đày kịch tính diễn ra, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Đó là sự tương phản giữa một bên là một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tương đày mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián với một bên là tấm lụa trắng tinh, căng phẳng và với ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu đang cháy rừng rực. Ba đầu người chăm chú trên một tấm lụa bạch nguyên vẹn.- Nó là sự trái ngược của sự tàn bạo, đánh đập, tra khảo dã man với ánh sáng của nền văn minh, văn hóa. Đó còn là sự mâu thuẫn giữa bóng tối và ánh sáng, cái xấu và cái đẹp, cái ác và cái thiện, cái chết và cái sống, cái xấu xa đê tiện và cái trong trẻo cao thượng. Ngòi bút dựng cảnh, dựng người của Nguyễn Tuân rất giàu tính tạo hình với trình độ nghệ thuật điêu luyện, sức sảo, gần đạt đến sự hoàn mĩ( Vũ Ngọc Phan ).- Dưới ánh sáng của bó đuốc đỏ rực-bó đuóc của trí thiện, của niềm tin, của hy vọng và trong khung cảnh thật nghiêm trang, thật thiêng liêng này, HC dồn hết tâm linh, sinh lực vào từng nét chữ. Ông không mảy may lưu ý gì đến cái xấu xa xa, bẩn thỉu đang tồn tại mà hoàn toàn bị thu hút, quyến rũ vào một sự vật :tấm lụa bạch nguyên vẹn. Đúng thế, ở đay chỉ có cái đẹp, cái cao thượng mới thực sự tồn tại. Chính tấm lụa trắng tinh này mà ông HC đang cho ra đời những con chữ tuyệt tác ấy mới thực sự có sức mạnh. Ở đây không còn là một HC tử tù nữa. Chỉ còn một HC tự do nhất, sống động nhất. Cái giá treo cổ kia cũng không còn nữa mà chỉ có cuộc sống vĩnh hằng về chân lý của cái đẹp. Ngôi sao sáng –HC -đang phát quan bừng tỉnh cái không gian u tối, phá vỡ caí màn đem ngự trị ngàn đời ở đây. HC đem đén nơi đay một thế giới văn hoá. Vẻ đẹp cao nhân đó đã làm cho viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đòng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Tuy nhiên, ở nhà ngục này có sự thay bậc đổi ngôi, có sự chuyển hoá vị thế, vị trí xã hội của con người. Nó noí lên một sự thật mà đày tính lãng mạn. Giờ phút này và tại nơi đay không phải do quản ngục làm chủ. Sức mạnh, quyền lực của cái đẹp và chân lý tồn tại trên đời, thể hiện sức mạnh, quyền uy theo cách riêng của nó.Nó không khất phục người ta bằng bạo lực, nó chinh phục người ta bằng tự bản chất của nó. Nó không giày xéo áp đặt con người để bắt người ta phải tuân theo nó, trái lại, nó vực con người ta đứng dậy, tự nguyện đi theo nó để hướng tới cái CHÂN-THIỆN-MỸ trở nên trong sáng và tốt đẹp hơn. Và ở đây caí đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp kém, cái đẹp nâng đỡ con người, cứu vớt con người(Đôxtôiepxki). Cái đẹp đăng quan, cái xâú xa đã phải chìm xuống nhường chỗ cho cái đẹp. Cái đẹp đã tồn tại, sẵn sàng và rất cần sự đánh thức cái thiên lương ở mỗi con người. HC cho chữ như chuyển giao một nhân cách tự do,

14

Page 15: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

chuyển giao cái đẹp đẻ cái đẹp mãi sinh sôi nảy nở, đi vào cõi vĩnh hằng. Hình tượng nhân vật HC được khắc hoạ bằng ngòi bút lãng mạn cứ sừng sững hiên ngang hiện lên như muốn cất bổng lên, phá vỡ chốn lao tù, phá vỡ cái cuộc sống đang tràn ngập màn đêm, ngột ngạt, trì trệ.Phải chăng đó là quan niệm thẩm mỹ của HC hay của là của chính NT: cái đẹp phải gắn với cái thiện không thể ở chung với cái xấu, cái ác. Sự chân thành, bộc bạch giản dị đó của HC đã khiến cho ngục quan cảm đọng vái người tù một cái và rưng rưng: Kẻ mê muội nỳa xin bái lĩnh.=>Nói tóm lại, HC là một con người tích tụ những phẩm chất tốt đẹp nhất. Tuy bị cầm tù về thể xác nhưng lại tự do về tâm hồn. Hay nói khac đi, HC dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân là biểu tượng cho cái đẹp trong hoàn cảnh lịch sử đang đày rẫy những cái xấu xa ,tội lỗi, biểu tượng cho Thiên lương cao quý. Con người sống vượt lên những hiện thực tầm thường, tăm tối để toả sáng, đẻ vĩnh cửu, để bất diệt, truyền cho người đời phẩm giá làm người, những phẩm giá tiêu biểu cho đạo lý dân tộc.3 .Kết bài

Dựng lên hình tượng HC với vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ giữa chốn lao tù ẩm thấp chật chội. NT đã thể hiện niềm cảm phục sâu sắc đối với những người anh hùng xả thân vì nghĩa lớn. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn. Có thể nói Chữ người tử tù với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vơì của HC, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mài vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Đề 7:

Phân tích tâm trang nhan vật liên trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

A. Yêu cầu- Làm nổi rõ được tâm hồn liên, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ý nghĩa tư tưởng của hình tượng ấy.- Biết cách phân tích một nhân vật văn học. Bố cục mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, văn phong trong sángB. Dàn bài

1.Giới thiệu vấn đề cần nghị luận- Thạch Lam là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn nhưng có một gương mặt riêng so với các nhà văn của Tự lực văn đoàn. Văn của Tự lực văn đoàn

15

Page 16: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

thường đượm nỗi buồn lãng mạn còn văn của Thạch Lam lại chất chứa những nỗi đau hiện thực. Nó như một thứ “hương hoàng lan” được chưng cất từ những nỗi đời. - Truyện ngắn Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn (1938), rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam. Đó là kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn. Nét phong cách này thể hiện sâu sắc qua tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm.

2. phân tích

* Tâm tạng của liên lúc chiều tàn: - buồn man mác trước khoảnh khắc của ngày tàn- thương xót cho những đứa trẻ con nghèo nàn, động lòng thương chúng- thương xót cho sự vất vả của mẹ con chị tí- cảm nhận được mùi riêng của đất, của quê hương này- cảm nhận được số kiếp bế tắc, cùng quẩn của những con người ở phố huyện qua tiếng cười của bà cụ thi=> tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của liên, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người* Lúc đêm khuya- buồn trong bóng tối mênh mang, thăm thẳm- mong đợi một điều gì tươi sáng hơn ở tương lai* tâm trạng của liên khi đoàn tàu đêm đi qua- chuyến tàu đi qua trong sự hóa hức mong chờ của liên, của mỗi con người ở phố huyện- phát hiện ngạn lửa xang sát mặt đất và quan sát thật kĩ đoàn tàu khi nó chạy ngang qua- sự nuối tiếc cảu liên khi đoàn tàu đã đi qua, liên lặng theo mơ tưởng về một hà nội nhộn nhịp vui tươi và đầy ánh sáng của những ngọn đèn- kỉ niệm của liên về 1 hà nội huyên náo và đấy ánh sáng3.Đánh gia- Miêu tả tâm trạng của hai đứa trẻ, đặc biệt là Liên một cách trực tiếp và gián tiếp, qua thực tại và hồi ức đan xen; miêu tả bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất thơ; nhà văn bộc lộ niềm xót thương những kiếp người đói nghèo cơ cực, sống quẩn quanh bế tắc trong xã hội cũ. - Từ đó tác giả như muốn lay tỉnh những tâm hồn uể oải, đang lụi tàn, nhen lên trong họ ngọn lửa của lòng khát khao được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khát khao thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ. Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã thể hiện sâu sắc cái tài và cái tâm của nhà văn Thạch Lam. Cái tài của Thạch Lam là sở trường về truyện ngắn và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. Ông đã đem đến cho văn học dân tộc kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn, truyện ngắn tâm tình. Truyện dường như không có cốt truyện, nhẹ nhàng mà thấm thía, giàu cảm xúc mà cũng giàu chất triết lí. Cái tâm của Thạch Lam là tình người sâu sắc. Thạch Lam không chỉ thấu hiểu, cảm thương những đau khổ thiệt thòi của những

16

Page 17: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - TRƯỜNG THPT … LIEU ON THI... · Web view(Vội vàng – Xuân Diệu)->Tắt nắng, buộc gió dùng với nghĩa là mong muốn không

số phận nhỏ bé bị lãng quên khi miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên, mà còn thấu hiểu đồng cảm với những khát vọng chân chính của họ, dù nó mới chỉ là những khát khao rất đỗi bình dị, mơ hồ.=> mơ ước một cuộc sống, 1 thế giới mới đáng sống hơn.

-------- HẾT --------

17