ĐƯa nghỊ quyẾt ĐẠi hỘi ĐẢng vÀo cuỘc sỐng 6. chương …

11
« THỨ BẢY CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn SỐ 7963 7.8.2021 (29.6 Tân Sửu) 0966.490.490 0256.3813573 ĐƯỜNG DÂY NÓNG ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG l Số ca ghi nhận trong ngày : 18 l Tổng số ca mắc : 312 (Quy Nhơn: 43, Hoài Nhơn: 26, Hoài Ân: 12, An Nhơn: 93, Phù Cát: 82, Phù Mỹ: 12, Vĩnh Thạnh: 6, Tây Sơn: 13, Vân Canh: 1, Tuy Phước: 16, các khu cách ly tập trung của tỉnh: 8). l Số tử vong : 0 l Số điều trị khỏi : 66 l Cách ly tại bệnh viện : 297 l Cách ly tập trung : 565 l Cách ly tại nhà, nơi cư trú : 19.133 THÔNG TIN TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Cập nhật đến 16 giờ ngày 6.8.2021) u 7 u 8 6. Chương trình hành động về “Cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 - 2025” u 4 & 5 Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại huyện An Lão Tình nguyện tham gia chống dịch THU NGÂN SÁCH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2021: Dự lường khó khăn, chủ động giải pháp Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài đã tác động lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, công tác thu thuế trong bối cảnh này cũng không hề đơn giản. Dự lường trước khó khăn, ngành Thuế đã chủ động triển khai nhiều giải pháp, phấn đấu đảm bảo mục tiêu thu ngân sách năm 2021 được HĐND tỉnh và UBND tỉnh giao... Chủ động, sáng tạo, không trông chờ, ỷ lại trong công tác phòng, chống dịch u 2 u 3 u 2 Những tấm lòng thiện nguyện trong mùa dịch Đăng tin sai, tin giả về dịch bệnh Covid-19: Xử lý nghiêm! Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều sinh viên, học sinh, ĐVTN trên địa bàn tỉnh đã tự nguyện viết đơn xin tham gia hỗ trợ các chốt kiểm soát dịch, làm công tác hậu cần, vận chuyển nhu yếu phẩm… với tinh thần tình nguyện vì cộng đồng. u 6 Một khu vực bị phong tỏa ở xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Ảnh: XUÂN VINH

Upload: others

Post on 06-Apr-2022

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

«

THỨ BẢY

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNHTIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn

SỐ 7963

7.8.2021(29.6 Tân Sửu)

0966.490.490 0256.3813573

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG

l Số ca ghi nhận trong ngày : 18l Tổng số ca mắc : 312

(Quy Nhơn: 43, Hoài Nhơn: 26, Hoài Ân: 12, An Nhơn: 93, Phù Cát: 82, Phù Mỹ: 12, Vĩnh Thạnh: 6, Tây Sơn: 13, Vân Canh: 1, Tuy Phước: 16, các khu cách ly tập trung của tỉnh: 8).

l Số tử vong : 0l Số điều trị khỏi : 66l Cách ly tại bệnh viện : 297l Cách ly tập trung : 565l Cách ly tại nhà, nơi cư trú : 19.133

THÔNG TINTÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

(Cập nhật đến 16 giờ ngày 6.8.2021)

u7

u8

6. Chương trình hành động về “Cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 - 2025”

u4&5

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại huyện An Lão

Tình nguyện tham gia chống dịch

THU NGÂN SÁCH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2021:

Dự lường khó khăn, chủ động giải pháp Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài đã tác động lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, công tác thu thuế trong bối cảnh này cũng không hề đơn giản. Dự lường trước khó khăn, ngành Thuế đã chủ động triển khai nhiều giải pháp, phấn đấu đảm bảo mục tiêu thu ngân sách năm 2021 được HĐND tỉnh và UBND tỉnh giao...

Chủ động, sáng tạo, không trông chờ, ỷ lại trong công tác phòng, chống dịch

u 2

u3

u2

Những tấm lòng thiện nguyện trong mùa dịch

Đăng tin sai, tin giả về dịch bệnh Covid-19: Xử lý nghiêm!

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều sinh viên, học sinh, ĐVTN trên địa bàn tỉnh đã tự nguyện viết đơn xin tham gia hỗ trợ các chốt kiểm soát dịch, làm công tác hậu cần, vận chuyển nhu yếu phẩm… với tinh thần tình nguyện vì cộng đồng.

u6

Một khu vực bị phong tỏa ở xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Ảnh: XUÂN VINH

2 THỜI SỰ THỨ BẢY, [email protected]

Bình Định

(BĐ) - Chiều 6.8, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long đã chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Phước về công tác phòng, chống dịch tại địa phương. Cùng dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang, lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh và Sở Y tế.

Báo cáo của UBND huyện Tuy Phước, cho biết: Đến trưa 6.8, trên địa bàn huyện có 22 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Huyện đã truy vết xác định được 139 trường hợp F1 và 420 trường hợp F2; có 75 trường hợp đang cách ly tập trung và 2.862 trường hợp cách ly tại nhà. Liên quan đến ổ dịch ở chợ Gò Bồi (xã Phước Hòa), huyện đã chỉ đạo thực hiện tạm thời giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, phun khử khuẩn trên phạm vi toàn xã Phước Hòa; tạm dừng hoạt động chợ Gò Bồi từ ngày 2.8. Đồng thời, từ ngày 1 - 6.8, huyện đã tổ chức test nhanh diện rộng hơn 12.000 trường hợp để chủ động sàng lọc, phân loại.

Nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn sức khỏe người dân là trên hết, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long yêu cầu huyện Tuy Phước phải giảm tối đa quy mô của các chợ truyền thống, nhất là khu vực các xã khu Đông, chỉ cho bán các mặt hàng thiết yếu. Những người ở địa phương khác đến phải có giấy xét nghiệm âm tính 3 ngày mới được vào chợ. Đối với các DN, yêu cầu phải tổ chức test nhanh công nhân theo định kỳ, đảm bảo quy định mới

(BĐ) - Sáng 6.8, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện An Lão.

An Lão là địa phương còn lại duy nhất của tỉnh chưa có ca mắc Covid-19. Theo báo cáo, từ ngày 29.4 đến nay có 772 trường hợp đi từ vùng dịch về địa phương. Toàn huyện hiện có 289 trường hợp đang cách ly tại nhà, 3 trường hợp cách ly tập trung. Đến nay, huyện đã tiêm vắc xin cho 1.358 người, hỗ trợ cho 38 lao động tự do gặp khó khăn do dịch Covid-19 với số tiền là 57 triệu đồng theo tinh thần của Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, huyện cũng triển khai thực hiện Kế hoạch “mô hình 5 giúp 1” trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, 5 nhóm hộ gia đình giúp đỡ 1 gia đình có người cách ly tại nhà/nơi lưu trú. Huyện đã thành lập tổ kiểm tra lưu động công tác phòng, chống dịch Covid-19 do CA huyện làm tổ trưởng kiểm tra thường xuyên, đột xuất tại các chợ và các điểm công cộng.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long

chỉ đạo huyện An Lão dù chưa có ca bệnh nhưng không được chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch; phải phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; kiểm soát chặt người từ vùng dịch về, tổ chức tầm soát các đối tượng có nguy cơ cao. Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, khuyến khích UBND huyện chủ động bổ sung các biện pháp phòng, chống dịch cao hơn mức yêu cầu của tỉnh để phù hợp với điều kiện của huyện và phong tục của người dân địa phương. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng y tế, bố trí sắp xếp hợp lý đội ngũ nhân viên y tế để vừa chống dịch vừa bảo đảm công tác khám chữa bệnh cho người dân. Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin nhưng phải đảm bảo an toàn. Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 68 và Quyết định 23 để chi trả kịp thời chế độ cho người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Rà soát các hộ gia đình khó khăn, đặc biệt những người từ vùng dịch về để kịp thời hỗ trợ, bảo đảm đời sống cho nhân dân.

THẢO KHUY

(BĐ) - Ngày 6.8, hơn 2.500 thí sinh của tỉnh Bình Định cùng thí sinh gửi từ Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai, TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành hai môn thi (Ngữ văn, Toán) của ngày thi đầu tiên đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Thông tin nhanh của Sở GD&ĐT cuối ngày cho hay, ngày thi đầu tiên diễn ra an toàn, nghiêm túc, không có thí sinh và cán bộ coi thi vi phạm quy chế thi; có 5 thí sinh vắng thi ở cả hai môn thi.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, phải lùi thời gian để thi đợt 2 nên tâm lý ban đầu của nhiều thí sinh có lo lắng. Tuy nhiên, ghi nhận tại các điểm thi cho thấy, thí sinh đánh giá kết quả làm bài khá ổn; các đề thi không nằm ngoài định hướng đã được ôn tập.

Đề thi môn Ngữ văn (120 phút) diễn ra buổi sáng được đánh giá là câu hỏi rõ ràng, quen thuộc, nhất là phần đọc hiểu. Yêu cầu về mức độ kiến thức và kỹ năng trong đề thi khá cơ bản, phù hợp với học sinh có học lực trung bình trở lên. Tuy nhiên, để làm tốt và đạt điểm cao, cần kỹ năng diễn đạt và năng

lực cảm nhận của thí sinh.Còn với môn Toán (90 phút)

vào buổi chiều, theo thầy giáo Huỳnh Duy Thủy, Tổ trưởng Tổ Toán - Tin, Trường THPT chuyên Chu Văn An (TX Hoài Nhơn), đề thi đáp ứng được tiêu chí xét tốt nghiệp THPT, đồng thời đảm bảo độ phân hóa, phân loại thí sinh; nội dung kiến thức tập trung chủ yếu trong khung chương trình lớp 12 và đã được tinh giản; trình tự phân bố câu hỏi hợp lý, các dạng bài quen thuộc, thường gặp, giúp thí sinh tự tin, an tâm khi làm bài. “Đại bộ phận là những câu dễ và rất dễ chiếm tầm 35 câu, chừng 5 câu có tính chất “thẩm định trí tuệ”, đo độ “uyên thâm” của thí sinh. Đề thi “đẹp” về hình thức, chuẩn về nội dung, bám sát mục tiêu, tính chất của kỳ thi, dự báo phổ điểm đại trà từ 5 - 7 điểm”, thầy Thủy cho hay.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vấn đề hết sức quan trọng của đợt thi là an toàn phòng, chống dịch. Ghi nhận tại các điểm thi, công tác phòng, chống dịch rất được chú trọng. T.HIỀN

TP Quy Nhơn thực hiện test nhanh SARS-CoV-2 diện rộng đợt 2

Chủ động, sáng tạo, không trông chờ, ỷ lại trong công tác phòng, chống dịch

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện phải phát huy tính chủ động, sáng tạo trong phòng, chống dịch.

Ảnh: HỒNG PHÚC

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại huyện An Lão

5 thí sinh vắng thi, không có vi phạm quy chế thi

Thí sinh dự thi môn Toán chiều 6.8 tại điểm thi Trường THPT chuyên Chu Văn An (TX Hoài Nhơn). Ảnh: T.HIỀN

Để chủ động phát hiện sớm các trường hợp mắc Covid-19, ngày 5.8, TP Quy Nhơn thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 đợt 2 trên diện rộng. Đối tượng xét nghiệm gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên các phòng, ban, đơn vị, hội,

đoàn thể thành phố; Ban chỉ đạo phòng, chống dịch phường, xã; Tổ Covid-19 cộng đồng; người dân ở các khu nhà trọ; khu chung cư; người bán vé số, lao động tự do; Ban quản lý và cán bộ, công nhân viên tại các chợ, bến xe, cảng cá, siêu thị, trung tâm thương mại;

cán bộ, công nhân viên, người lao động tại 3 đơn vị công ích.

Thời gian test nhanh đồng loạt triển khai ở các phường, xã từ ngày 5 - 9.8. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách và nguồn xã hội hóa của thành phố.

ĐẶNG VIỆT

hoạt động, không thì đóng cửa. Đặc biệt, trong 3 ngày tới, huyện Tuy Phước phải tiến hành test nhanh cho ít nhất 10% dân số toàn huyện.

Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng chỉ đạo huyện Tuy Phước không được chủ quan trong công tác phòng, chống dịch. Cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện phải phát huy tính chủ động, sáng tạo, không trông chờ, ỷ lại, chờ đợi, xin ý kiến sẽ mất thời cơ hiệu quả trong phòng, chống dịch. Đồng thời, huyện phải rà soát lại, huy động tổng lực nhân lực cho công tác phòng, chống dịch cũng như tính toán phương án đảm bảo tốt hậu cần cho lực lượng tuyến đầu. Ngoài ra, tăng cường hơn nữa

công tác tuyên truyền, chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch và ổn định tâm lý nhân dân. Đi đôi với đó là tiếp tục rà soát và củng cố các Tổ Covid-19 cộng đồng.

“Ở địa phương đã xảy ra trường hợp người không tuân thủ quy định cách ly tại nhà dương tính với SARS-CoV-2 khiến cho việc phòng, chống dịch gặp nhiều khó khăn. Huyện phải lấy đó là bài học để rút kinh nghiệm sâu sắc, đặc biệt lưu tâm đến việc kiểm soát chặt chẽ việc cách ly tại nhà cũng như cách ly ở các khu cách ly tập trung. Bởi chỉ cần một kẽ hở nhỏ sẽ phá vỡ công sức phòng, chống dịch bấy lâu nay chúng ta đã bỏ ra”, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy lưu ý. HỒNG PHÚC

l Sáng 6.8, lãnh đạo huyện Tây Sơn đã đến thăm, động viên, tặng quà các lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19 tại Khu cách ly tập trung của huyện (thị trấn Phú Phong).l Chiều 5.8, đại diện lãnh

đạo UBND xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh) đã đến thăm hỏi, động viên lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại chốt kiểm dịch trên tuyến ĐT 637 (địa bàn thuộc xã Vĩnh Sơn - giáp với huyện Kbang, tỉnh Gia Lai); đồng thời hỗ trợ số tiền 6 triệu đồng cho các nhân viên trực tại chốt. Trong đó, UBND xã

Vĩnh Kim hỗ trợ số tiền 2 triệu đồng, Công ty CP Đầu tư Vĩnh Sơn 2 triệu đồng và Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh 2 triệu đồng.l Ngày 5.8, Ủy ban MTTQ

Việt Nam xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước) phối hợp cùng các hội, đoàn thể của xã đã đến thăm và trao quà các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch trên địa bàn xã, gồm: Chốt kiểm tra y tế trên tuyến ĐT 631 đi xã Nhơn Hạnh (TX An Nhơn), chốt kiểm tra y tế trên tuyến ĐT 640 đi xã Cát Chánh (huyện Phù Cát), chốt

phong tỏa tại đội 6 (thôn Lạc Điền) và trạm y tế xã. Mỗi suất quà trị giá 500 nghìn đồng.l Chiều 5.8, Đoàn Thanh

niên thị trấn Phù Mỹ (huyện Phù Mỹ) đến thăm, tặng 50 suất quà gồm các loại nhu yếu phẩm cho các lực lượng đang làm nhiệm vụ và người dân tại khu cách ly tập trung của huyện ở khu phố Diêm Tiêu và khu cách ly tập trung tại Trường THCS thị trấn Phù Mỹ. Tổng số quà tặng trị giá trên 4 triệu đồng do Đoàn thanh niên thị trấn vận động các nhà hảo tâm ủng hộ.V.PHONG - N. HÂN - L.XUÂN - V.TỐ

Thăm, tặng quà các lực lượng tham gia phòng, chống dịch

3THỨ BẢY, 7.8.2021 THỜI SỰ[email protected]

Bình Định

l Xin ông cho biết, những khó khăn thách thức của ngành Thuế trong công tác thu ngân sách 6 tháng cuối năm 2021?

- Đối chiếu kết quả thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2021 với chỉ tiêu thu ngân sách cả năm 2021 được HĐND tỉnh và UBND tỉnh giao, rất dễ cho rằng việc hoàn thành kế hoạch là trong tầm tay. Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài, việc đảm bảo chỉ tiêu thu ngân sách năm 2021 là thách thức không nhỏ.

Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho DN bị ảnh hưởng bởi Covid-19 tiếp tục được ngành Thuế thực hiện sẽ tạo hiệu ứng tốt về mặt xã hội, song có ảnh hưởng nhất định tới việc thu ngân sách, ước tính số thu ngân sách của tỉnh sẽ bị sụt giảm 400 tỷ đồng. Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực có nguồn thu lớn, khi “sức khỏe” của DN suy giảm thì số thuế nộp sẽ ít hơn và việc thu thuế cũng khó hơn. Ngoài ra, số tiền mà các DN nợ thuế cũng còn khá lớn, việc xử lý nợ thuế, bổ sung vào ngân sách chắc chắn không hề đơn giản. l Trong bối cảnh đó, ngành

Thuế có những giải pháp gì để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, thưa ông?

- Ngành Thuế sẽ tập trung tái cơ cấu các khoản thu, chú trọng khai thác các nguồn thu còn tiềm năng, dư địa thu, kết hợp mở rộng thêm các nguồn thu mới (các DN,

THU NGÂN SÁCH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2021:

Dự lường khó khăn, chủ động giải pháp Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài đã tác động lớn đến mọi mặt của

đời sống xã hội, công tác thu thuế trong bối cảnh này cũng không hề đơn giản. Dự lường trước khó khăn, ngành Thuế đã chủ động triển khai nhiều giải pháp, phấn đấu đảm bảo mục tiêu thu ngân sách năm 2021 được HĐND tỉnh và UBND tỉnh giao. Phóng viên Báo Bình Định đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đẩu, Cục trưởng cục Thuế tỉnh về vấn đề này.

Ông NGUYỄN ĐẨU, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh

dự án mới đi vào hoạt động; các DN hết thời gian ưu đãi thuế). Bên cạnh đó, tăng cường thu thuế các lĩnh vực ít bị ảnh hưởng hơn, như: Thương mại điện tử; kinh doanh bất động sản; khai thác tài nguyên khoáng sản; ngân hàng; các DN phát sinh chuyển nhượng cổ phần, vốn góp, dự án; cho thuê tài sản… Đặc biệt tập trung bám sát các công trình, dự án lớn, các khu đô thị, tái định cư, trung tâm thương mại, chung cư thương mại để quản lý thu triệt để các khoản thuế phát sinh và xử lý truy thu nợ thuế.

Đi vào cụ thể, ngành Thuế xác định được nguồn thu thuế khoảng 400 tỷ đồng từ các công trình đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài ngân sách nhà nước, nguồn thu từ các DN mới phát sinh... để bù đắp các nguồn thu bị sụt giảm do thực hiện chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Bên cạnh đó, siết chặt quản lý các công trình, dự án lớn, các khu đô thị, tái định cư, trung tâm thương mại, chung cư thương mại, các dự án đường giao thông trọng điểm, kể cả các công trình, dự án được bố trí vốn của huyện, thị xã, thành phố và tỉnh để thu tốt các khoản thu vãng lai, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường. Đối với các dự án có hoàn thuế, chúng tôi đôn đốc thu thuế vãng lai của các nhà thầu trước khi giải quyết hoàn thuế cho chủ đầu tư.

Cục Thuế tỉnh phối hợp với Sở KH&ĐT thu thập đầy đủ thông tin về giá trị chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng cổ phần từ các DN để khai thác nguồn thu này. Cùng với đó là tăng cường quản lý, thu thuế tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cùng các hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân, kinh doanh vận tải tư nhân, cho thuê tài sản, cho thuê mặt bằng kinh doanh… để bổ sung thêm nguồn thu ngân sách. Cục Thuế tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, xác minh các DN không còn hoạt động tại địa chỉ kinh doanh như đã đăng ký,

nhưng vẫn còn người đại diện pháp luật của DN đang đứng tên DN khác; các DN không có thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, giải thể hoặc đang chờ thu hồi giấy phép kinh doanh để truy thu thuế. Đồng thời, để kéo giảm nợ thuế, Cục Thuế tỉnh giao cho Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, các Chi cục thuế trực thuộc giám sát chặt chẽ, đôn đốc và xử lý nợ thuế. Qua rà soát, phân loại ngành Thuế xác định nợ thuế có khả năng thu được là 1.296 tỷ đồng.l Thưa ông, ngành Thuế cũng

được yêu cầu phải tích cực hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, vậy chúng ta thực hiện nội dung này như thế nào?

- Cục Thuế tỉnh đã triển khai nhanh nhiều gói hỗ trợ từ các DN đến cả các hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đến nay có 1.057 DN đã được gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất với tổng số tiền được gia hạn là 239 tỷ đồng. Tôi tin điều này sẽ ít nhiều góp phần giúp DN giảm bớt khó khăn, có thêm thời gian phục hồi sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó là ngành Thuế đã kiểm tra, phân loại hồ sơ, hướng dẫn DN điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí hoàn thuế còn thiếu, nhằm đảm bảo tất cả các DN được hưởng đủ quyền lợi của mình.

Từ đầu năm 2021 đến nay, ngành Thuế đã hoàn 1.200 tỷ đồng tiền thuế, tăng tới 128% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp việc hoàn thuế kịp thời sẽ giúp DN xoay vòng, bổ sung vốn để duy trì sản xuất kinh doanh. Vì vậy từ nay đến cuối năm, ngành Thuế sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho DN đồng thời tham mưu để UBND tỉnh có thể có thêm những hoạt động hỗ trợ, khuyến khích, động viên riêng của tỉnh, tất cả nhằm giúp DN có “sức khỏe” tốt; chăm sóc DN tức là chăm sóc và nuôi dưỡng nguồn thu.l Xin cảm ơn ông!

PHẠM TIẾN SỸ (Thực hiện)

(BĐ) - Chiều 6.8, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản và sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam bộ và Tây Nguyên 2021. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì tại điểm cầu Hà Nội. Tham dự tại điểm cầu Bình Định có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh.

Báo cáo của Bộ Công Thương đánh giá, từ tháng 7.2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương phải tăng cường các biện pháp kiểm soát hoạt động thương mại, vận tải hàng hóa… Do đó việc tiêu thụ nông sản, thủy sản và sản phẩm chăn nuôi gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhất là đang trong thời điểm thu hoạch rộ của nhiều loại nông sản.

Tại hội nghị, tỉnh Bình Định và các tỉnh, thành, DN đầu mối xuất khẩu trong nước, sàn thương mại điện tử và nhà nhập khẩu nước

ngoài đã chỉ ra một số vấn đề khó khăn khi đứt gãy chuỗi lao động, khâu vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương cũng như kiến nghị các giải pháp cụ thể hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh khu vực Nam bộ và Tây Nguyên.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Bộ Công Thương đã và đang khẩn trương, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi, hỗ trợ thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, phát triển thị trường nông sản, thủy sản. Bộ Công Thương tăng cường chỉ đạo, điều hành và hỗ trợ bằng chính sách, cơ chế; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin, dự báo diễn biến thị trường, điều chỉnh nguồn cung phù hợp với diễn biến dịch bệnh; phát huy vai trò của hệ thống các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường. HẢI YẾN

Kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản và sản phẩm chăn nuôi

Ngày 6.8, ông Nguyễn Tấn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước), cho biết: Để hạn chế người dân đi lại sau khi xã Phước Hòa thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, địa phương đã thành lập tổ hậu cần, do chị Trần Thị Hiền, cán bộ Tư pháp xã phụ trách. Các thành viên là Đoàn xã, dân quân tự vệ

và hợp đồng với DN Long Trung, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn xã sử dụng xe tải nhẹ vận chuyển lương thực, thực phẩm đã mua giúp giao tận nhà hộ dân đặt hàng.

Thời gian người dân đăng ký mua hàng, buổi sáng từ 7 giờ đến 9 giờ và buổi chiều từ 13 giờ đến 15 giờ hằng ngày. Thời gian phân phối hàng và giao nhận đến tận

hộ gia đình, từ 11 giờ đến 13 giờ và từ 16 giờ đến 18 giờ.

Người dân toàn xã có thể liên lệ mua giúp hàng hóa, thực phẩm qua đường dây nóng đã được thiết lập 0366.215.827, kể cả số điện thoại phương tiện liên hệ vận chuyển 0366.041.399 - 0968.757.697, tư vấn hỗ trợ mua hàng 0935.022.061.

XUÂN THỨC

Xã Phước Hòa thành lập tổ hậu cần giúp đi chợ thay cho người dân

(BĐ) - Phó Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn Nguyễn Phương Nam cho biết: Từ ngày 28.4. đến nay, các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố đã tăng cường kiểm tra, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 562 trường hợp vi phạm các quy định phòng, chống dịch Covid-19, với tổng số tiền phạt hơn 1,1 tỷ đồng. Trong đó, phạt về hành vi không đeo khẩu trang khi ra đường và tại các nơi công cộng 540 trường hợp, với số tiền phạt hơn 900 triệu đồng; phạt các hành vi khác như mở cửa kinh doanh, dịch vụ bida, internet, karaoke, gym, dịch vụ ăn uống tại chỗ, trốn cách ly… với số tiền phạt 234 triệu đồng.l Thượng tá Lê Hồng Dũng,

Phó trưởng CA TX An Nhơn cho biết, ngày 6.8, CA thị xã và các xã, phường đã phát hiện, lập biên bản xử phạt 43 trường hợp vi phạm phòng, chống dịch; trong đó 41 trường hợp ra khỏi nhà khi không cần thiết, dừng hoạt động 2 cơ sở kinh doanh ở phường Bình Định không chấp hành quy định. Phạt tiền 37 triệu đồng.

Như vậy, qua hơn 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ, CA TX An Nhơn đã lập biên bản 495 trường hợp vi phạm; trong đó 312 trường hợp ra khỏi nhà khi không cần

thiết, 166 trường hợp không đeo khẩu trang theo quy định, 8 trường hợp vi phạm các quy định về cách ly y tế, 2 trường hợp vi phạm các quy định về giãn cách, 7 cơ sở kinh doanh không chấp hành quy định dừng hoạt động hoặc không đảm bảo giãn cách. Tổng số tiền phạt 325 triệu đồng.l Chiều 6.8, thượng tá Lê

Văn Cang, Trưởng CA huyện Tuy Phước, cho biết: Cơ quan điều tra CA huyện đã bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự hai đối tượng Dương Ngọc Tính (30 tuổi) và Phạm Ngọc Lưu (31 tuổi), đều ở thôn Kim Xuyên, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước) để làm rõ hành vi tấn công lực lượng đang trực chốt phòng, chống dịch.

Trước đó, vào khoảng 16 giờ ngày 5.8, hai đối tượng trên đi đến chốt kiểm tra phòng, chống dịch số 2 (thuộc thôn Tân Mỹ, xã Phước Hòa) yêu cầu lực lượng trực chốt mở rào chắn để đi qua. Mặc dù 3 thành viên đang trực tại chốt đã giải thích theo quy định không được cho người qua chốt nhưng hai đối tượng này không chấp hành và đã dùng cây, gạch tấn công, rượt đuổi đánh các thành viên đang trực tại chốt. Sau đó, hai đối tượng còn lật ngã rào chắn tại chốt rồi bỏ trốn.

NGUYỄN HÂN - THANH MINH - HỒNG PHÚC

Xử phạt nhiều trường hợp vi phạm phòng, chống dịch Covid-19l Bắt khẩn cấp 2 đối tượng tấn công lực lượng trực chốt kiểm soát dịch

4 THỨ BẢY, 7.8.2021 Bình Định 5THỨ BẢY, 7.8.2021Bình Định ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG

6. Chương trình hành động về “Cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục

hành chính giai đoạn 2020 - 2025”

Xây dựng nền hành chính hiện đại,chuyên nghiệp, minh bạch

Chương trình hành động đặt ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số CCHC (PAR INDEX) nằm trong nhóm 20 địa phương dẫn đầu cả nước, nhóm 3 địa phương dẫn đầu khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, điểm chỉ số năm sau cao hơn năm trước.Để đạt được chỉ tiêu này, từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải hết sức nỗ lực khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ CCHC thời gian qua.

Những năm gần đây, huyện Vân Canh thường xuyên đứng cuối bảng xếp hạng chỉ số CCHC khối các địa phương trong tỉnh. Chủ tịch UBND huyện Vân Canh Lương Đình Tiên cho biết đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương (đặc biệt là các cơ quan, đơn vị chủ trì các nội dung của bộ tiêu chí CCHC) đánh giá cụ thể, chi tiết thực trạng, kết quả thực hiện của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Từ đó đề ra biện pháp và nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu quả để nâng cao chỉ số CCHC huyện năm 2021 và cả giai đoạn tiếp theo, góp phần thực hiện thành công chương trình hành động.

Cần sự nỗ lực của từng cơ quan, đơn vị, địa phương

Sự hài lòng của người dân là thước đo hiệu quả cải cách hành chính

Các nhiệm vụ cải cách hành chính ngày càng được mở rộng với nhiều nội dung mới và khó. Song, đích đến cuối cùng của cải cách vẫn là sự hài lòng của người dân, tổ chức, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển KT-XH.

Ông TRỊNH XUÂN LONG

Chương trình hành động này đặt ra mục tiêu là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức, DN làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân. Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số các cấp, phục vụ kịp thời, hiệu quả cho sự phát triển KT-XH và đời sống nhân dân.

Tập trung cho khâu đột phá

Để thực hiện đạt mục tiêu đó, các cấp ủy đảng trong tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện. Tạo động lực cải cách trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân, DN và xã hội về các chủ trương, chính sách, nội dung CCHC. Đặc biệt, xác định CCHC là nhiệm vụ thường xuyên, là khâu đột phá nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy

phát triển KT-XH. Trên diễn đàn kỳ họp thứ

nhất, Quốc hội khóa XV, đại biểu Đồng Ngọc Ba (Đoàn Bình Định) nhiều lần đề cập đến “điểm nghẽn” trong tiến trình phát triển KT-XH thời gian qua, đó là “thể chế, thể chế và thể chế”.

Để tạo bước đột phá, tránh “cải cách nửa vời”, yêu cầu quan trọng đặt ra trong giai đoạn tới là tập trung hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của địa phương ban hành, tạo

Đồ họa: HỒNG QUẢNG

lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng

tạo và thu hút đầu tư. Đáng chú ý là tiếp tục đổi

mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục tính cục bộ trong việc chuẩn bị, soạn thảo các văn bản; đề cao trách nhiệm của từng cơ quan trong quá trình xây dựng văn bản, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ của nhân dân, bảo đảm các văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành sát, đúng và kịp thời, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phát huy hiệu quả thiết thực.

Các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và tỉnh ban hành cần được kiểm tra, rà soát thường xuyên nhằm sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm

quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, gây ách tắc trong sản xuất và đời sống.

Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng

Chỉ số CCHC năm 2020 của Bình Định đã có sự cải thiện đáng kể so với năm 2019 (tăng 15 bậc lên xếp thứ 31/63 tỉnh, thành). Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là chỉ số thành phần về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) chỉ đạt 82,52%, thấp hơn giá trị trung bình cả nước (94,11%), xếp thứ 62/63 tỉnh, thành phố, giảm 5 bậc so với năm 2019. Từ những con số này cho thấy, dù được xác định là trọng tâm trong quá trình CCHC, nhưng kết quả cải cách TTHC vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Do đó, Chương trình hành động nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách TTHC theo hướng công khai, minh bạch, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư phát triển KT-XH. Trong đó, ưu tiên cải cách mạnh mẽ TTHC liên quan đến người dân, DN, TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC cho người dân, DN.

Đồng thời, thực hiện nghiêm trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách TTHC. Chỉ đạo thực hiện nhanh, quyết liệt, thực chất hơn việc rà soát, kiến nghị đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC, tạo điều kiện để người dân, tổ chức, DN thực hiện quyền giám sát quy trình giải quyết TTHC.

Thêm vào đó là tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông gắn với việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Tăng tính liên thông trong giải quyết TTHC, hoàn thiện các quy trình giải quyết các TTHC liên thông trong nội bộ từng cơ quan, giữa các ngành, các cấp.

Ngoài ra, cần gắn chặt công tác cải cách TTHC với triển khai xây dựng chính quyền điện tử một cách đồng bộ. Hoàn thiện các hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công của tỉnh kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ hành chính công của những đối tượng khó khăn, đặc thù.

NGUYỄN VĂN TRANG

Chương trình hành động về CCHC, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC giai đoạn 2020 - 2025 nhấn mạnh mục tiêu “lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức, DN làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước”. Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Trịnh Xuân Long, đây chính là vấn đề mang tính nguyên tắc xuyên suốt quá trình thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động CCHC.

● Có thể thấy, kết quả đánh giá từ phía người dân ngày càng có ý nghĩa trong quá trình thực thi nhiệm vụ CCHC. Liên quan đến vấn đề này, theo ông, đâu là những chỉ tiêu đáng chú ý đặt ra từ Chương trình hành động về CCHC lần này ?

- Chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2020 của Bình Định đạt 86,17%, đứng thứ 29/63 tỉnh, thành, tăng 16 bậc so với năm 2019. Đây là kết quả rất đáng khích lệ, song vẫn còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Chẳng hạn, chỉ số hài lòng về công chức giải quyết TTHC đạt 83,99%, thấp hơn giá trị trung bình chung của cả nước (86,53%); dù tình trạng phiền hà, sách nhiễu hoặc gợi ý nộp thêm tiền ngoài khoản phí, lệ phí theo quy định đã hạn chế đáng kể, nhưng tình trạng người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần vẫn còn diễn ra. Chỉ số hài lòng về kết quả giải quyết TTHC đạt 88,42% (cả nước là 89,73%); việc thông báo trễ hẹn và thực hiện xin lỗi người dân, tổ chức chưa được thực hiện nghiêm túc.

Chỉ số SIPAS ngày càng phản ánh trung thực hơn bức tranh CCHC của các

Sự hài lòng của người dân, DN chính là thước đo của CCHC. - Trong ảnh: Hướng dẫn người dân thực hiện TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (ảnh chụp trước ngày 27.4.2021). Ảnh: N.V.TRANG

Dù là huyện miền núi, nhưng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện Vĩnh Thạnh đã được đầu tư hiện đại để thực hiện các TTHC trên môi trường điện tử (ảnh chụp trước ngày 27.4.2021). Ảnh: N.V.TRANG địa phương trong cả nước. Chương trình

hành động về CCHC, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 rất quan tâm đến các chỉ tiêu liên quan đến sự hài lòng; như mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt từ 85% trở lên. Mức độ hài lòng của người dân và DN về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 90%; trong đó trên lĩnh vực đất đai, xây dựng đạt tối thiểu 80%.

● Để tiếp tục nâng cao chỉ số SIPAS, phát huy hiệu quả các hoạt động CCHC trong thời gian đến, các giải pháp nào sẽ được chú trọng, thưa ông?

- Trước hết là đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành về CCHC, đổi mới phương pháp theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC; thường xuyên đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức, DN về sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. Phát huy vai trò giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác CCHC.

Trong giai đoạn tới, công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ, giải quyết TTHC đối với cán bộ, công chức, viên chức, việc thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động công vụ cần được quan tâm nhiều hơn. Đi cùng với đó là tiếp nhận và công khai kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, DN; kiên quyết xử lý, khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và DN trong giải quyết công việc. Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ công tác đánh giá cán bộ theo kết quả công việc; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.

Cùng với đó là thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát trách nhiệm giải quyết công việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện giải quyết hồ sơ TTHC thuận lợi, kịp thời, không để tình trạng hồ sơ giải quyết quá hạn, nhất là việc giải quyết TTHC tại UBND cấp huyện và cấp xã trên lĩnh vực tư pháp, đất đai... Nghiêm túc xin lỗi người dân, tổ chức và DN khi để xảy ra trễ hẹn và có biện pháp khắc phục kịp thời.

● Xin cảm ơn ông!NGUYỄN VĂN TRANG (Thực hiện)

Để tiếp tục nâng mức tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) đảm bảo quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các nguồn tài chính, nguồn lực của đơn vị theo quy định của pháp luật, trong năm 2020, Sở Tài chính đã thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt phương án tự chủ của thời kỳ ổn định giai đoạn 2020 - 2022 cho 278 ĐVSNCL. Hiện nay 11/11 huyện, thị xã, thành phố và 159/159 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cơ chế tự chủ.

Ngày 21.6.2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của ĐVSNCL, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15.8. Theo sự phân công của UBND tỉnh, Sở Tài chính đang chủ trì hướng dẫn, đôn đốc các hoạt động: Xây dựng, trình thẩm định, phê duyệt phương án tự chủ tài chính; đề xuất ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; xác định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước...

Yêu cầu quan trọng trong thời gian đến là đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan, đơn vị gắn với nhiệm vụ được giao và sản

phẩm đầu ra.Cụ thể, đổi mới cơ chế phân bổ

ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước và cơ chế tài chính đối với ĐVSNCL; chủ động chuyển đổi các ĐVSNCL sang mô hình tự chủ hoàn toàn về chi đầu tư và chi thường xuyên. Thực hiện mô hình quản trị đối với các ĐVSNCL theo mô hình DN; thực hiện việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp có đủ điều kiện thành công ty cổ phần theo quy định và lộ trình của Chính phủ.

Cùng với đó là đẩy mạnh xã hội hóa, nhất là trong các ngành, lĩnh vực và địa bàn mà khu vực ngoài công lập làm được và làm tốt, trước hết là các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, y tế, KH&CN. Tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư, phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và có chính sách thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công.

Một khi các ĐVSNCL nâng cao khả năng tự chủ và từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, chất lượng dịch vụ công sẽ tiếp tục cải thiện, tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ với chất lượng ngày càng cao. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập của người lao động tại các ĐVSNCL, đảm bảo chỉ tiêu cải cách tài chính công.

HOÀI NHÂN (Ghi)

● Giám đốc Sở Tài chính LÊ HOÀNG NGHI:Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý tài chính công

C h ư ơ n g t r ì n h h à n h động đặt ra chỉ tiêu đến năm 2025: 90% hồ sơ công việc tại cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, 80% đối với cấp huyện và 60% đối với UBND cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Đạt được những chỉ tiêu này sẽ góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hóa nền hành chính công, xây dựng Chính quyền điện tử, tiến tới Chính quyền số phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân, DN.

Việc gửi, nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng cần đồng bộ với triển khai kết nối, liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp và DN.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy tiến độ hình thành Chính quyền số, cần xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp và các

hệ thống thông tin phục vụ người dân, DN. Phát triển dữ liệu nội bộ, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, cơ sở dữ liệu dùng chung, bảo đảm quản lý thống nhất, đồng bộ và kết nối thông suốt giữa Trung ương và địa phương.

Đồng thời, tập trung triển khai có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; đẩy mạnh dịch vụ chứng thực điện tử và sử dụng lại kết quả này trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Đảm bảo cung cấp và lưu trữ hồ sơ, giấy tờ điện tử có giá trị pháp lý cho người dân, DN.

Và quan trọng không kém là nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy chế, quy định thay thế các quy chế, quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu có được những quy định phù hợp, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển Chính quyền số, hình thành các nguồn cơ sở dữ liệu và kết nối liên thông, đồng bộ các phần mềm phục vụ hiệu quả cho công tác giải quyết TTHC cho người dân, DN.

● Chánh Văn phòng UBND tỉnh LÊ NGỌC AN:Hiện đại hóa để phục vụ người dân, DN tốt hơn

6 THỨ BẢY, [email protected]

Bình ĐịnhXÃ HỘI

Nhiều nhóm thiện nguyện ở Phù Mỹ tổ chức tặng quà cho người dân từ vùng dịch phía Nam trở về quê khi đi qua địa bàn huyện. Ảnh: THANH TRỌN

Những tấm lòng thiện nguyện trong mùa dịch

Dịch Covid-19 xuất hiện đã làm cho cuộc sống, công việc của nhiều người trên địa bàn huyện Phù Mỹ bị ảnh hưởng. Đã gần 4 tháng nay anh Nguyễn Phúc Giang, tài xế taxi tại thị trấn Bình Dương gần như không có khách. Vắng khách cũng đồng nghĩa với việc anh mất luôn nguồn thu nhập chính. Tuy nhiên, xác định đó là khó khăn chung của nhiều người trong thời điểm dịch bệnh, anh Giang đã chủ động thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch đồng thời tranh thủ lúc rảnh rỗi anh sử dụng xe nhà cùng bạn bè kêu gọi, vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ nấu các xuất ăn miễn phí để trao tận tay những người đang thực hiện nhiệm vụ chống dịch, cho bà con nhân dân đang sống ở khu vực cách ly, những gia đình từ các tỉnh phía Nam lánh dịch ở quê nhà.

Ban đầu là vài chục suất dần dần đến nay nhóm thiện nguyện của anh đã kêu gọi, vận động, hỗ trợ được hơn 2.000 suất ăn (3 buổi/ngày), nước uống cho lực lượng tại các điểm kiểm dịch trên địa bàn, đội ngũ y bác sĩ và bà con nhân dân tại các khu cách ly lưu trú ở các xã: Mỹ Châu, Mỹ Lợi, Mỹ Lộc, thị trấn Bình Dương, Mỹ Phong… Ngoài ra, thông qua tài khoản facebook nhóm thiện nguyện của anh Giang đã liên kết và nhận được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm khắp các nơi trong huyện. Không chỉ hỗ trợ cơm, nước uống, các nhóm thiện nguyện còn hỗ trợ sữa, trái cây, bánh, ngũ cốc để tăng cường sức đề kháng cho người dân trong vùng dịch. “Khó khăn là khó khăn chung, nhưng thấy nhiều hoàn cảnh đáng thương lắm, họ không có việc làm mấy tháng nay, về đây họ tuân thủ cách ly theo quy định, nhiều người việc đem cơm nước của gia đình rất khó, nên tụi mình vận động và nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều nhà hảo tâm nên tổ chức nấu các suất ăn, hỗ trợ thêm nước uống, sữa… để

bà con tăng cường sức đề kháng mà chống dịch. Ngoài ra tụi mình cũng hỗ trợ thêm bữa ăn cho các anh ở các điểm kiểm dịch, y bác sĩ để họ có sức mà chống dịch” - anh Giang trải lòng.

Bên cạnh đó, nhận thấy những khó khăn của người dân từ vùng dịch phía Nam trong hành trình về quê đi qua địa bàn huyện, nhiều ngày qua, các nhóm thiện nguyện trên địa bàn huyện, các bạn ĐVTN trong huyện cũng tích cực hỗ trợ, giúp đỡ người dân bằng những việc làm thiết thực. Đặc biệt, ĐVTN xã Mỹ Châu đã vận động nhân dân, các nhà hảo tâm ủng hộ tiền, vật chất để hỗ trợ đồng bào có thêm nước uống, thức ăn miễn phí và xăng để chạy xe.

Chị Bùi Thị Bích Thủy, Bí thư Đoàn xã Mỹ Châu chia sẻ: Thời gian qua, Đoàn xã đã tổ chức nấu nhiều suất ăn miễn phí để phục vụ cho lực lượng tại điểm kiểm soát dịch trên địa bàn. Trong chừng 10 ngày qua,

thấy bà con ở các tỉnh phía Nam gặp nhiều khó khăn trên hành trình về quê chúng tôi tổ chức tặng cho họ nước uống, sữa, xăng chạy xe… Chúng tôi muốn góp một phần nhỏ để động viên đồng bào cùng nhau chống dịch, đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Anh Nguyễn Văn Dũng đang thực hiện cách ly tại khu cách ly của thị trấn Bình Dương xúc động nói: “Từ TP Hồ Chí Minh về trong mùa dịch, mình cảm thấy ấm lòng bởi những tấm lòng thiện nguyện. Những bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng, sự ân cần chăm sóc, hỏi han của nhân viên y tế, của các nhà từ thiện làm mình quên đi cảm giác tù túng trong khi thực hiện cách ly”.

Những hoạt động đầy ý nghĩa trên đã góp phần lan tỏa yêu thương trong cuộc chiến “chống giặc” Covid-19, thắp lên ngọn lửa niềm tin và sức mạnh đoàn kết, chung sức, đồng lòng cùng nhau vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh. THANH TRỌN

Máy tạo oxy gia đìnhTrong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn

biến phức tạp, nhiều gia đình quan tâm mua sắm sản phẩm chăm sóc sức khỏe, trong đó máy tạo oxy trợ thở đang được nhiều người để ý. Cuối tháng 7 vừa qua, Công ty TNHH MTV Giải pháp công nghệ Hoàn Ngọc (TP Quy Nhơn) tổ chức phân phối nhiều sản phẩm liên quan đến chăm sóc sức khỏe gia đình như: Máy tạo oxy, máy đo thân nhiệt, máy kẹp tay đo nhịp tim và huyết áp… Trong đó, sản phẩm máy tạo oxy cho gia đình đang được nhiều khách hàng quan tâm, chọn mua.

Ông Lê Hữu Thạch, Giám đốc Công ty chia sẻ, dòng máy tạo oxy trợ thở gia đình sử dụng trong trường hợp người già hoặc người bệnh thiếu oxy trong máu, khó thở, cần bổ sung oxy. Máy tạo oxy quy mô gia đình có dung tích từ 5 - 7 lít (có nghĩa máy có thể tạo lượng oxy trong mỗi phút là 5 - 7 lít). Một máy tạo oxy trợ thở như vậy có chia ra cho 5 - 7 người cùng sử dụng để tăng oxy trong máu. Nếu kết hợp máy này với thiết bị đo nồng độ oxy trong máu, với sự hỗ trợ ban đầu của các thầy thuốc, ta có thể biết được lượng oxy cần bổ sung để điều chỉnh phù hợp với thể trạng người bệnh.

Ngoài ra, máy tạo oxy còn có thêm chức năng là xả oxy và không khí. Ví dụ trong một phòng ở đôi khi lượng oxy thấp làm không gian ngột ngạt, máy có thể bơm vào môi trường cấp thời một lượng oxy đủ tạo cảm giác thông thoáng giúp việc hô hấp

thoải mái hơn. Máy tạo oxy phát huy tác dụng tốt

trong trường hợp gia đình có người già, có các bệnh lý nền về hô hấp. Vì vậy nếu bạn muốn mua máy để chăm sóc sức khỏe người thân khi mua sản phẩm nên tham vấn bác sĩ hoặc người có chuyên môn liên quan để phát huy tác dụng của thiết bị.

QUANG BẢO

Kết hợp máy tạo oxy trợ thở với thiết bị đo nồng độ oxy trong máu ta có thể biết được lượng oxy cần bổ sung để điều chỉnh phù hợp với thể trạng người bệnh. Ảnh: LÊ THẠCH

Sáng 6.8, Hội LHPN huyện Vĩnh Thạnh, Hội Nông dân và LĐLĐ huyện phối hợp triển khai chương trình Bếp ăn tình nguyện 0 đồng, nhằm vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân trên địa bàn huyện hỗ trợ tiền mặt, lương thực, thực phẩm để nấu những bữa cơm tình thương cho lực lượng làm nhiệm vụ, công dân đang thực hiện cách ly tại khu cách ly tập trung của huyện và đang cách ly tại TTYT huyện.

Chỉ trong ngày đầu triển khai đã thực hiện nấu hơn 60 suất cơm tình nguyện hỗ trợ tại các điểm cách ly trên địa bàn huyện. Bếp ăn tình nguyện sẽ thực hiện từ nay đến khi có thông báo dừng hoạt động và thực hiện hỗ trợ nấu phục vụ 2 bữa cơm/ngày, luân phiên phân công nhiệm vụ cho các chi hội cơ sở cùng cán bộ hội, đoàn thể của huyện đảm nhận nấu ăn.

NGỌC ÁNH

Vĩnh Thạnh triển khai Bếp ăn tình nguyện 0 đồng hỗ trợ các khu cách ly

Hỗ trợ các hộ dân khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19l Ngày 6.8, tại xã Cát Tường, Ban

CHQS huyện Phù Cát phối hợp với Hội CTĐ huyện, Trung đoàn Không quân 925 và các tổ chức chính trị - xã hội huyện đã tổ chức Gian hàng 0 đồng, hỗ trợ người dân khó khăn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tại chương trình có 300 suất quà đã được gửi đến những người dân đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh; mỗi suất quà trị giá 500 nghìn đồng, với tổng giá trị của chương trình hơn 150 triệu đồng. l Ngày 6.8, chuyến xe Gian hàng 0

đồng đầu tiên do Ban CHQS huyện Tuy Phước và các hội, đoàn thể của huyện phối hợp tổ chức đã vận chuyển 100 suất quà đến hỗ trợ cho người dân khó

khăn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại 2 thôn Tùng Giản và Tân Giản, xã Phước Hòa. l Sáng 6.8, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tây Vinh ( huyện Tây Sơn) phối hợp với các hội đoàn thể xã đã đi thăm và tặng 16 suất quà cho các hộ khó khăn trên địa bàn xã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Mỗi suất quà trị giá 250 nghìn.l Chiều 5.8, Hội LHPN thị trấn Diêu Trì

(huyện Tuy Phước) và Chi hội Bác Ái Tuy Phước đã đến thăm và trao 13 suất quà cho các cụ già thuộc diện neo đơn, khó khăn và bệnh nặng trên địa bàn thị trấn Diêu Trì, mỗi suất trị giá 200 nghìn đồng.

T.GIANG - X.VINH - Đ.M.TRUNG - L.XUÂN

TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH:

Cần đảm bảo an toàn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội

(BĐ) - Ngày 6.8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang ký ban hành Công văn số 4816/UBND-KSTT về việc tổ chức hoạt động tiếp nhận, trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, tạm dừng hoạt động tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31.3.2020 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp tổ chức, công dân có nhu cầu thì nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Đối với các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27.3.2020 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC được thực hiện trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã nhưng phải đảm bảo tuân thủ nghiêm túc quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Trong đó, tổ chức, công dân khi đến làm việc phải bắt buộc thực hiện các yêu cầu: Khai báo y tế đầy đủ theo quy định (đối với trường hợp dùng điện thoại thông minh phải cài đặt phần mềm Bluezone và khai báo y tế thông qua mã QR code); rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn khi đến làm việc và trước khi ra về; mang khẩu trang y tế, không tụ tập từ 3 người trở lên và giữ khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người khi tiếp xúc làm việc.

MAI LÂM

7NHỊP SỐNG TRẺTHỨ BẢY, [email protected]

Bình Định

Tình nguyện tham gia chống dịch

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều sinh viên, học sinh, ĐVTN trên địa bàn tỉnh đã tự nguyện viết đơn xin tham gia hỗ trợ các chốt kiểm soát dịch, làm công tác hậu cần, vận chuyển nhu yếu phẩm… với tinh thần tình nguyện vì cộng đồng.

Nguyễn Thị Hồng Nhung, Chi đoàn khu phố Gò Cau, thị trấn Tăng Bạt Hổ cùng các ĐVTN địa phương tham gia công tác tại chốt kiểm soát dịch huyện Hoài Ân. Ảnh: Huyện đoàn Hoài Ân

Anh Lê Phi Long (bên trái) tặng quà cho chốt phòng, chống dịch Covid-19 xã Nhơn Phúc (TX An Nhơn). Ảnh: THANH MINH

Huỳnh Văn Quý, học sinh trường THPT số 3 An Nhơn (TX An Nhơn) thực hiện đo thân nhiệt cho người dân tại Điểm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 thuộc khu vực Nghiễm Hòa, phường Nhơn Hòa. Ảnh: Thị đoàn An Nhơn

1. Khi huyện Hoài Ân có những ca dương tính với

SARS-CoV-2 đầu tiên và thực hiện lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15, bạn Nguyễn Thị Hồng Nhung (SN 2003), ĐVTN thuộc Chi đoàn khu phố Gò Cau, thị trấn Tăng Bạt Hổ đã sớm viết đơn tình nguyện gửi Huyện đoàn và Đoàn thị trấn xin tham gia hỗ trợ công tác, phòng chống dịch Covid-19. Trong đơn gửi Huyện đoàn, Hồng Nhung bày tỏ: “Hiện nay, trên mọi miền của Tổ quốc, cả nước đang chung sức, đồng lòng cùng với Đảng và chính quyền chống “giặc” Covid-19. Trước tình hình dịch bệnh đang diễn ra tại quê hương của mình, là một ĐVTN có sức khỏe, sức trẻ, tôi muốn đóng góp sức mình vào công tác phòng, chống dịch tại địa phương…”.

Hồng Nhung cho biết quyết định của bạn được gia đình hoàn toàn ủng hộ. Sau khi gửi đơn tình nguyện tham gia chống dịch, Hồng Nhung đã được phân công nhiệm vụ hỗ trợ TTYT huyện nhập số liệu, thông tin của cán bộ và người dân đến tiêm vắc xin, hỗ trợ chốt kiểm soát phòng, chống dịch của huyện. Ngoài ra, Hồng Nhung còn nhận

thêm nhiều nhiệm vụ khác tại địa phương khi Đội thanh niên xung kích phòng, chống dịch yêu cầu…

Bí thư Huyện đoàn Hoài Ân Lê Thanh Việt cho biết, huyện đã có 33 thanh niên, trong đó có nhiều học sinh viết đơn tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch tại địa phương. Các bạn tình nguyện viên đã hăng hái xung phong thực hiện rất tốt nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng phục vụ ở các chốt kiểm soát y tế, khu cách ly tập trung, công tác hậu cần, vận chuyển và phân phối lương thực thực phẩm…

2. Nhận thấy tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức

tạp, cuộc sống nhiều người dân gặp khó khăn, anh Lê Phi Long (SN 2001), ở thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, TX An Nhơn, hiện đang học năm 2 ngành Công tác xã hội, Trường ĐH Văn Lang, TP Hồ Chí Minh, đã viết đơn gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 xã Nhơn Phúc, Đoàn Thanh niên xã xin tình nguyện tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Theo anh Lê Phi Long, anh viết đơn không phải vì sự vận

động của chính quyền địa phương mà xuất phát từ việc muốn đóng góp một phần nhiệt huyết tuổi trẻ cùng địa phương tham gia công tác phòng, chống dịch. “Những ngày qua, tôi thấy các lực lượng chức năng tất bật với công tác kiểm soát phòng, chống dịch. Là người trẻ tôi không thể đứng ngoài cuộc giữa lúc Tổ quốc đang gặp khó khăn”, anh Long bộc bạch.

Anh Long cho biết sẽ chấp hành mọi sự phân công, điều động, thực hiện nghiêm nội quy, đảm bảo an toàn trong suốt quá

trình phòng, chống dịch. Bí thư Xã đoàn Nhơn Phúc

Trần Thị Ngọc Hân cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh tinh thần, ý thức trách nhiệm của bạn Lê Phi Long. Việc Long viết đơn tình nguyện xin tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã góp phần nâng cao nhận thức của thanh niên trong việc tham gia công tác phòng, chống dịch của địa phương, chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Hiện xã đã có hơn 10 thanh niên theo gương Long viết đơn tình

nguyện tham gia lực lượng xung kích phòng, chống dịch tại địa phương”.

3. Cùng mong muốn được góp sức tham gia phòng,

chống dịch, Huỳnh Văn Quý, học sinh lớp 11A6, Trường THPT số 3 An Nhơn (TX An Nhơn) cũng tình nguyện viết đơn tham gia hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch tại Điểm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 thuộc khu vực Nghiễm Hòa, phường Nhơn Hòa. Nhiệm vụ chính của Quý là tham gia hỗ trợ các y, bác sĩ test nhanh, nhập thông tin, đo thân nhiệt, hỗ trợ khai báo y tế cho người dân, phương tiện khi qua chốt, ra/vào trung tâm thị xã… Huỳnh Văn Quý chia sẻ: Khi viết đơn tình nguyện tham gia công tác hỗ trợ chốt kiểm soát dịch, gia đình không ai ủng hộ, bởi ngại em phải vất vả, không đủ kinh nghiệm để bảo vệ bản thân trước dịch bệnh và nguy cơ nhiễm bệnh ở khu vực này rất cao. Thế nhưng, em đã kiên trì thuyết phục cha mẹ hiểu và ủng hộ em tham gia công việc này. “Nếu ai cũng mang tâm lý sợ hãi, không dám tham gia chống dịch thì dịch bệnh không thể đẩy lùi. Là một ĐVTN, em xin được tự nguyện đóng góp một phần sức trẻ, cùng địa phương, tỉnh và cả nước sớm đẩy lùi dịch bệnh”, Văn Quý tâm sự.

Anh Nguyễn Thành Trung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh, cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tuyên truyền, kêu gọi ĐVTN tình nguyện tham gia phòng, chống dịch. Thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tiếp tục vận động các nguồn lực để có những hình thức hỗ trợ phù hợp cho các bạn tình nguyện viên, ĐVTN; khen thưởng kịp thời để động viên, khích lệ, lan tỏa được tinh thần tình nguyện trong giới trẻ.

DUY ĐĂNG- THANH MINH

Ấm lòng từ Bếp ăn tình nguyệnThấu hiểu được những khó khăn, thiếu thốn của

cán bộ, chiến sĩ và ĐVTN đang thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn TP Quy Nhơn, Thành đoàn và Hội CTĐ thành phố phối hợp với nhóm tình nguyện viên Tấm Lòng Vàng đã thực hiện mô hình Bếp ăn tình nguyện hỗ trợ những suất cơm và sữa miễn phí phục vụ lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch.

Những ngày qua, tại Hội CTĐ thành phố, sáng từ 6 giờ 30 phút và chiều 14 giờ 30 phút, các ĐVTN, tình nguyện viên đã luân phiên tổ chức nấu ngày hai bữa cơm cho các cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ tại 3 chốt kiểm soát dịch của tỉnh và thành phố. Đến thực tế tại bếp ăn tình nguyện, chúng tôi thấy những chiếc bếp vẫn đang đỏ lửa; trong không gian nóng hầm hập, các tình nguyện viên vẫn liên tục chiên, xào các món ăn. Sau đó, các tình nguyện viên bắt đầu chia khẩu phần và đóng hộp, rồi nhanh chóng vận chuyển những suất cơm đến các chốt. Chị Quỳnh Châu, đại diện nhóm tình nguyện viên Tấm Lòng Vàng, cho biết, mỗi ngày Bếp ăn tình nguyện phục vụ trên 130 suất cơm trưa và chiều cho các chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Để những suất ăn được đảm bảo, các tình nguyện viên phải chuẩn bị từ rất sớm. Món ăn được thay đổi thường xuyên nhằm đảm bảo dinh dưỡng và ngon miệng cho lực lượng tại các chốt.

Mô hình Bếp ăn tình nguyện được Thành đoàn Quy Nhơn và các hội, nhóm thành lập từ ngày 2.8, thời gian tổ chức nấu cơm được thực hiện cố định vào ngày thứ Hai, Tư, Sáu trong tuần. Dù bếp ăn mới

thành lập nhưng đã nhận được sự chung tay hỗ trợ của nhiều nhà hảo tâm, người dân đóng góp gạo, thịt, rau xanh, nhu yếu phẩm và kinh phí để duy trì bếp.

Phó Bí thư Thành đoàn Quy Nhơn Nguyễn Lương Hải cho biết, thực hiện mô hình Bếp ăn tình nguyện, các tình nguyện viên và ĐVTN mong muốn tiếp thêm động lực cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại tuyến đầu, đóng góp một chút tấm lòng và thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ cùng với cộng đồng chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19. “Thời gian tới, Thành đoàn sẽ kêu gọi thêm nhiều nguồn lực xã hội nhằm mở rộng Bếp ăn tình nguyện, không chỉ phục vụ cho các chốt kiểm dịch, mà còn phục vụ thêm cho các bệnh viện, khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố”, anh Hải cho biết.

TRIỀU CHÂU

ĐVTN phường Trần Hưng Đạo và nhóm tình nguyện Tấm Lòng Vàng chuẩn bị những suất cơm cho tuyến đầu chống dịch. Ảnh: TRIỀU CHÂU

Tặng quà cho lực lượng phòng, chống dịch(BĐ) - Ngày 5.8, Đoàn Khối Doanh

nghiêp tỉnh phối hợp với Đoàn cơ sở Công ty Điên lực Bình Định đã đến thăm và tặng 3 phần quà cho cán bộ, chiến sĩ, ĐVTN tham gia phòng, chống dịch tại các chốt kiểm soát dịch tại các xã Nhơn Thọ, Nhơn Tân, Nhơn Lộc (TX An Nhơn). Mỗi phần quà trị giá 1,5 triêu đồng bao gồm khẩu trang, nước sát khuẩn, tấm chắn giọt bắn, găng tay y tế và các nhu yếu phẩm.

Trước đó, Đoàn Khối Doanh nghiêp tỉnh, Chi đoàn Công ty TNHH

Lâm nghiêp Quy Nhơn và công đoàn đơn vị tổ chức thăm, tặng 3.000 khẩu trang y tế, 50 chai nước sát khuẩn tay cung một số nhu yếu phẩm cho các lực lượng làm công tác kiểm soát dịch trên QL 1A, QL 1D và QL 19C với kinh phi khoang 15 triêu đồng.l Hội LHTN Viêt Nam TX Hoài

Nhơn phối hợp cung nhóm thiên nguyên Bạch Mai Trang vừa tổ chức thăm, động viên, tặng 66 suất quà cho cán bộ, y, bác sĩ và bênh nhân đang điều trị Covid-19 tại BVĐK Khu vực Bồng Sơn. CHƯƠNG HIẾU

(BĐ) - Ban Bi thư Trung ương Đoàn vừa ban hành Kế hoạch về viêc tổ chức Cuộc thi sáng tác video clip “Tinh hoa Viêt Nam ”, với mong muốn tạo môi trường, điều kiên để đoàn viên, học sinh - sinh viên (HSSV) có cơ hội tìm hiểu, trai nghiêm các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc ở Viêt Nam về trang phục, âm nhạc, ẩm thực, kiến trúc, phong tục, lễ hội… Từ đó, tạo ra những san phẩm truyền thông sáng tạo, hiêu qua để giới thiêu và tôn vinh các nét đẹp văn hóa của

các dân tộc ở Viêt Nam đến nhân dân ca nước và bạn bè quốc tế. Đối tượng dự thi là HSSV Viêt Nam hoặc nhóm HSSV (1 nhóm không quá 5 người) đang học tập tại các trường THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiêp - Giáo dục thường xuyên, các trường đại học, học viên, cao đẳng trong và ngoài nước…

Thời gian nhận san phẩm dự thi trong 8 tuần, từ ngày 16.8 đến ngày 10.10.2021. Dự kiến, lễ công bố kết qua, trao giai cuộc thi sẽ diễn ra trong tháng 10.2021. D. ĐĂNG

Cuộc thi sáng tác video clip “Tinh hoa Việt Nam” dành cho học sinh, sinh viên

8 PHÁP LUẬT THỨ BẢY, [email protected]

Bình Định

Nhiều vi phạm12,5 triệu đồng là mức phạt hành

chính áp dụng đối với trường hợp anh V.C.T (phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn) vì đăng tải thông tin sai sự thật trên facebook về việc tăng giá thực phẩm khi dịch Covid-19 xảy ra trên địa bàn. Hành vi của anh T. đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch và vi phạm quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 99, Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Trước đó, các đội nghiệp vụ CA tỉnh và các địa phương cũng đã vận động gần chục chủ tài khoản cá nhân, fanpage, nhóm facebook gỡ bỏ bài viết liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn chưa được kiểm chứng. Đại tá Võ Văn Thạnh, Trưởng CA TX Hoài Nhơn, cho biết: “Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm để răn đe kịp thời những cá nhân vi phạm. CA thị xã đã xử phạt hành chính 3 trường hợp đăng tải nội dung sai sự thật về tình hình Covid-19 trên địa bàn”.

Theo các cơ quan chức năng, hiện nay, trên một số nhóm kín, có tình trạng người dân trong tỉnh truyền cho nhau những thông tin không đúng về tình hình dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến tô chức, cá nhân; gây khó khăn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý việc phòng, chống dịch bệnh của chính quyền các câp. Như ngày 26.7 vừa qua, trên các nhóm kín, tin nhắn lan truyền thông tin ngày 28.7 Bình Định sẽ áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên toàn tỉnh. Cùng đó, tại một số chợ, cửa hàng có hiện tượng bắt đầu tăng giá. Đây là thông tin không chính xác. Để ôn định tình hình, UBND tỉnh đã giao Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bât hợp lý. Đồng thời, giao CA tỉnh và Sở TT&TT theo dõi, xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi đăng tải, chia sẻ

21 giờ 15 phút một đêm đầu tháng 8, chúng tôi theo tô công tác gồm lực lượng CSGT, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát 113 và các đội nghiệp vụ CA TP Quy Nhơn tuần lưu dọc các tuyến phố trong nội thành kiểm tra, nhắc nhở người dân tuân thủ quy định phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có việc vận động hạn chế ra đường sau 21 giờ.

Theo đó, các tuyến phố trước đây vốn nhộn nhịp như Xuân Diệu, Nguyễn Thị Định… thì nay nhà nhà đã đóng cửa sau 21 giờ, đường phố thưa thớt người. Vậy nhưng, bên cạnh số ít người buộc phải ra đường vì công việc đặc thù vẫn còn một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan, ra đường không có lý do chính đáng, thậm chí một số đối tượng thanh thiếu niên lợi dụng việc giãn cách tụ tập chạy xe lạng lách, đánh võng, nẹt pô...

Cụ thể, khoảng 22 giờ, khi thây lực lượng CA lập chốt kiểm soát tại khu vực Quảng trường Nguyễn Tât Thành, một nhóm thanh thiếu niên không đeo khẩu trang, không đội mũ bảo hiểm điều khiển 5 xe máy liên tục chạy xe nẹt pô, lạng lách,

Ngày 5.8, CA thị trân Bình Dương (huyện Phù Mỹ) đã trao giây khen của Chủ tịch UBND thị trân cho anh Đặng Minh Tâm (SN 1992), thành viên Ban bảo vệ dân phố thị trân Bình Dương, đã có thành tích xuât sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tô quốc và phòng, chống dịch Covid-19.

Thời gian qua, anh Đặng Minh Tâm đã tích cực tham gia cùng với các cơ quan chức năng “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” rà soát những người đi từ vùng dịch về địa phương; tham gia kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tô quốc, anh Tâm đã tích cực tham gia nắm tình hình, tuần tra kiểm soát, xác minh các đối tượng. Ngày 24.7, anh cùng lực lượng CA thị trân Bình Dương trinh sát bắt quả tang 6 đối tượng đánh bạc tại khu phố Dương Liễu Nam và đã triệt xóa điểm đánh bạc này. Ngoài ra, anh còn tham gia cùng lực lượng CA xác minh làm rõ nhóm đối tượng Nguyễn Thanh Phong (SN 2004, ở khu phố Dương Liễu Bắc) và Mai Thế Ban (SN 2005, ở khu phố Dương Liễu Nam) đã trộm cắp 3 mô tô của người dân trên địa bàn. Đến nay, cơ quan chức năng đã thu hồi được 2 xe và chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan chức năng huyện tiếp tục làm rõ. VĂN TỐ

Tạm giữ 2 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy

(BĐ) - Ngày 5.8, CA huyện Tây Sơn cho biết đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Hữu Ty (SN 1997), Nguyễn Văn Hoài (SN 1991), cùng ở xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, về hành vi tàng trữ trái phép chât ma túy để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 4.8, tại QL 19 thuộc thôn Thượng Giang 1, xã Tây Giang, CA huyện Tây Sơn phối hợp với CA xã Tây Giang tuần tra, kiểm soát phát hiện Ty điều khiển mô tô chở theo Hoài, lưu thông theo hướng Đông sang Tây và rẽ vào nhà Hoài. Khi nhìn thây lực lượng CA, Hoài xuống xe chạy về hướng nhà mẹ ruột (ở sát bên nhà Hoài), nghi vân các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, Tô công tác đã bắt Ty và Hoài thu giữ 1 gói ma túy đá (Methamphetamine), khối lượng 2,6 g. K.A

Tăng cường tuần tra, kiểm soát sau 21 giờ

gây rối trật tự công cộng. Tô công tác đã bố trí lực lượng, tô chức đón đầu và bắt được 3 đối tượng cùng 2 phương tiện. Quá trình kiểm tra, các đối tượng không xuât trình được giây tờ tùy thân, giây phép lái xe, giây đăng ký xe và các xe máy này đều được che biển số bằng khẩu trang. Tô công tác đã đưa 3 đối tượng (nhỏ nhât 16 tuôi, lớn 24 tuôi, đều thường trú và tạm trú tại TP Quy Nhơn) cùng phương tiện vi phạm về trụ sở cơ quan CA, lập biên bản xử phạt

đối với các hành vi vi phạm giao thông và vi phạm các quy định phòng, chống dịch.

Trung tá Hồ Thị Thanh Hải, Đội Phó Đội CSGT-TT-PƯN, CA TP Quy Nhơn, cho biết mỗi đêm Đội đều bố trí 3 tô tuần tra lưu động để tuyên truyền nhắc nhở, kiểm tra xử lý vi phạm sau 21 giờ. Việc tuần tra sẽ kịp thời phát hiện và xử lý ngay những trường hợp vi phạm, nhât là thanh thiếu niên tụ tập chạy xe nẹt pô gây mât trật tự ATGT.

Được biết, ngay khi Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản toàn tỉnh thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg, CA TP Quy Nhơn đã bố trí 100% quân số thường trực. Qua đó, từ ngày 1.8 đến nay, CA Quy Nhơn đã phát hiện, xử lý hơn 250 trường hợp vi phạm trên lĩnh vực ANTT, trật tự ATGT; 32 trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh, nhât là hành vi không đeo khẩu trang, tụ tập đông người ở khu vực công cộng; kiểm tra, nhắc nhở và yêu cầu gần 100 trường hợp viết cam kết không ra đường sau 21 giờ không có lý do chính đáng.

NHẬT LINH

Các đối tượng bị bắt sau khi nẹt pô và lạng lách trên nhiều tuyến đường của thành phố.

Ảnh: NHẬT LINH

Đại diện Ban chỉ huy CA thị trấn Bình Dương trao giấy khen cho anh Đặng Minh Tâm.

Ảnh: VĂN TỐ

Đăng tin sai, tin giả về dịch bệnh Covid-19: Xử lý nghiêm!

Mỗi cá nhân cần biết sàng lọc thông tin trước khi tiếp nhận, đăng tải để tránh gây hoang mang dư luận và vi phạm pháp luật. Ảnh mang tính chất minh họa

thông tin không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận xã hội.

Luật đã quy định rõTại Điều 8 và Điều 9 Luật An ninh

mạng 2018 nêu rõ: Nghiêm câm hành vi thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, thiệt hại cho hoạt động KT-XH và khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức, cá nhân khác. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chât, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, tại điểm d, khoản 1, Điều 101, Nghị định 15/ 2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung câp, chia sẻ thông tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Chưa hết,

theo điểm 1.4 Công văn 45/TANDTC-PC của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống Covid-19, người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xâu thì “Tùy theo tính chât, mức độ nguy hiểm của hành vi người tung tin đồn thât thiệt lên các trang mạng xã hội có thể bị xử lý hình sự về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” được quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015, có thể bị phạt từ 3 tháng đến 7 năm tù giam”, Chánh án TAND tỉnh Nguyễn Văn Thường thông tin.

Vì thế “Mỗi cá nhân khi tiếp cận hoặc đăng tải thông tin, cần chọn lọc các nguồn thông tin chính thức được cập nhật kịp thời, minh bạch, chính xác, không chia sẻ những thông tin chưa được xác thực, thông tin sai sự thật, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch của tỉnh cũng như tránh biến mình thành công cụ phát tán thông tin giả của những kẻ có ý đồ xâu, gây hoang mang dư luận”, ông Trần Kim Kha, Giám đốc Sở TT&TT khuyến cáo. KIỀU ANH

CA QUY NHƠN:

Khen thưởng bảo vệ dân phố có thành tích xuất sắc

9TRONG NƯỚCTHỨ BẢY, [email protected]

Bình Định

Sáng 6.8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và lãnh đạo UBND TP HCM kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại một số DN chế biến lương thực, thực phẩm, thương mại điện tử trên địa bàn thành phố.

Trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng, đại diện Công ty CP Việt Nam

Tạo điều kiện hoạt động thuận lợi, an toàn cho các doanh nghiệp tuyến đầu

Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan) và Công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam (Vifon) bày tỏ khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, duy trì nguồn cung ứng nguyên liệu đang “bị đứt gãy” do tác động của dịch Covid-19 cũng như thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch.

Để bảo đảm chuỗi cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu trong

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với lãnh đạo Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) tại buổi làm việc sáng 6.8.

Ngày 6.8, TP HCM đã có chỉ đạo khẩn về việc hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ lao động nghèo và lao động tự do gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19.

Theo đó, TP HCM tiếp tục hỗ trợ đợt 2 cho người lao động tự do theo Nghị quyết 09 của HĐND TP HCM. Thời gian hỗ trợ là 30 ngày, mức hỗ trợ 50.000 đồng/ngày và người lao động sẽ nhận một lần 1,5 triệu đồng/người. Số lao động dự kiến được hỗ trợ là gần 334.200 người (bằng với số lao động đã nhận hỗ trợ đợt 1 tính đến ngày 2.8). Dự kiến, nguồn kinh phí hỗ trợ là hơn 501 tỷ đồng, từ ngân sách TP HCM.

Trong đợt này, TP HCM có chính sách hỗ trợ hộ nghèo (gần 52.600 hộ), hộ cận nghèo (hơn 38.000 hộ), hộ lao động có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu lao động nghèo, khu vực bị phong tỏa (gần 175.500 hộ)… gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Mức hỗ trợ trực tiếp là 1 lần với số tiền 1,5 triệu đồng/hộ. Dự kiến kinh phí hỗ trợ hơn 399 tỷ đồng (gồm 266 tỷ đồng từ ngân sách và 133 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa).

Như vậy, tổng quy mô gói hỗ trợ lần 2 là gần 900 tỷ đồng. Việc chi hỗ trợ phải hoàn tất trước ngày 10.8. Người dân có thể nhận tiền qua tài khoản, hoặc nhận trực tiếp nếu không có tài khoản.

Qua thống kê, lao động tự do nhiều nhất là ở TP Thủ Đức (hơn 53.400 người), huyện Bình Chánh (gần 45.800 người), quận Bình Thạnh (gần 42.700 người)… Hộ nghèo, hộ cận nghèo nhiều nhất là tại huyện Củ Chi (gần 17.900 hộ), huyện Cần Giờ (hơn 17.000 hộ), TP Thủ Đức (16.300 hộ)… Hộ lao động gặp khó khăn nhiều nhất là tại TP Thủ Đức (hơn 35.100 hộ), quận Bình Tân (gần 24.300 hộ), huyện Bình Chánh (hơn 20.000 hộ).

(Theo SGGPO)

TP Hồ Chí Minh hỗ trợ 900 tỷ đồng đợt 2 trước ngày 10.8

TP Hà Nội quyết định tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 6 giờ ngày 23.8 trên phạm vi toàn thành phố để phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Hà Nội yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 17 của Chủ tịch UBND thành phố; triển khai đảm bảo thực chất, hiệu quả, chắc chắn, chặt chẽ hơn việc giãn cách xã hội theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” để đảm bảo hiệu quả, khống chế sự lây

Hà Nội kéo dài giãn cách xã hội đến 6 giờ ngày 23.8, yêu cầu “ai ở đâu thì ở đó”

lan, kiểm soát trong thời gian giãn cách xã hội.

Đề nghị tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, DN, đoàn thể trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và quy định cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 17.

Lãnh đạo thành phố yêu cầu, công tác phòng, chống dịch phải thực hiện từ gốc, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền cần có sự tự giác, chấp hành, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng xã hội, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là giãn cách xã hội.

(Theo Vietnamnet.vn)

Đường Hà Nội vắng ngắt trong những ngày giãn cách xã hội.

Sáng 6.8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ ra mắt Hệ thống Trung tâm Thông tin tác chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (TTTC), đặt tại Phòng điều hành Khách sạn Becamex (TP mới Bình Dương).

Hệ thống các TTTC phòng, chống dịch Covid-19 liên thông 3 cấp tỉnh, huyện, xã, bao gồm Trung tâm TTTC tỉnh và các Đội phản ứng nhanh cấp tỉnh; Trung tâm TTTC 9 huyện, thị xã, thành phố và các Đội phản ứng nhanh cấp huyện; 91 Đội phản ứng nhanh tại 91 các xã, phường, thị trấn; dưới sự điều hành của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương.

Thông qua các Trung tâm TTTC, tỉnh Bình Dương sẽ lập được một hệ thống tiếp nhận, ra mệnh lệnh chỉ huy thống nhất, điều phối các lực lượng phản ứng nhanh, thông suốt từ cấp tỉnh tới cấp xã, để xử lý kịp thời, hiệu quả những phản ánh, yêu cầu bức xúc của người dân về y tế, hỗ trợ, cứu trợ, thông qua Tổng đài 1022, thông tin báo chí, mạng xã hội, đảm bảo ANTT, an toàn xã hội trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm có sự tham gia chủ lực của Bộ CHQS tỉnh, CA tỉnh, Sở Y tế, Sở GTVT, Hội CTĐ… (Theo SGGPO) 

Bình Dương ra mắt hệ thống điều phối phản ứng nhanh về dịch Covid-19

1.290 bộ quần áo có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Lacoste, Gucci, Chanel với trị giá ban đầu ước tính trên 200 triệu đồng vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế kiểm tra, phát hiện và thu giữ.

Trước đó, nhận được nguồn tin báo tại ngã ba đường tránh Phú Bài thuộc địa phận xã Thủy Phù, TX Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập kết một số hàng hóa, bằng biện pháp nghiệp vụ, Đội Quản lý thị trường số 3 đã cử Kiểm soát viên thẩm tra, xác

Tịch thu gần 1.300 bộ áo quần có dấu hiệu giả mạo nhiều nhãn hiệu nổi tiếng

minh thông tin.Bên cạnh đó, lực lượng còn phối

hợp với Đội Cảnh sát kinh tế - CA TX Hương Thủy kiểm tra, phát hiện và tạm giữ hàng hóa là áo quần không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Lacoste, Gucci, Chanel…

Toàn bộ số hàng hóa trên đã được Đội quản lý thị trường số 3 tạm giữ để tiến hành thẩm tra, xác minh để xử lý theo quy định của pháp luật.

(Theo bnews.vn)

Dự báo THỜI TIẾT

NGÀY VÀ ĐÊM 7.8.2021I- Khu vực tỉnh Bình Định: Mây thay đổi, chiều nắng nóng, có nơi

nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào nhẹ vài nơi. Gió Tây Nam cấp 2 - 3, có lúc cấp 4. Nhiệt độ cao nhất từ 35 - 370C, có nơi trên 380C; nhiệt độ thấp nhất từ 27 - 290C.

II- Khu vực TP Quy Nhơn: Mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng

nóng. Gió Tây Nam cấp 2 - 3, có lúc cấp 4. Nhiệt độ cao nhất từ 34 - 360C; nhiệt độ thấp nhất từ 29 - 310C.

III- Thời tiết vùng biển Bình Định: Mây thay đổi, có mưa rào và giông vài nơi.

Tầm nhìn xa trên 10 km. Gió Tây Nam cấp 6, giật cấp 7 - 8; biển động.

(Nguồn: TTKTTV Bình Định)

thời gian này, các DN đề nghị TP HCM ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động tham gia chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm; người lao động sau khi hoàn thành cách ly tập trung được quay trở lại làm việc dưới sự giám sát của DN và cơ quan y tế; tạo thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa lương thực, thực phẩm từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau…

Phó Thủ tướng cho rằng các kiến nghị của DN không trái với chủ trương của Chính phủ, của TP HCM nhưng lãnh đạo thành phố, các sở, ban ngành cần theo dõi rất sát, tháo gỡ rất cụ thể cho DN trong thời gian nhanh nhất.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng, trong thời gian giãn cách xã hội, các DN phải giảm số lượng công nhân nhưng với những DN cung cấp thực phẩm - được xem như lực lượng tuyến đầu - thì thậm chí phải tăng công suất hoạt động nhiều lần. Thành phố sẽ khẩn trương xử lý ngay các kiến nghị của DN về tiêm vắc xin, cho phép người lao động sau khi hoàn thành thời gian cách ly y tế tập trung được quay trở lại làm việc ngay, duy trì hoạt động sản xuất an toàn…

(Theo Chinhphu.vn)

UBND tỉnh Tiền Giang giao cho Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan và chính quyền các địa phương tổ chức kiểm tra, thẩm định 13 DN có quy mô lớn tại Khu công nghiệp Mỹ Tho, Cụm công nghiệp Song Thuận, Khu công nghiệp Long Giang, Khu công nghiệp Tân Hương từ ngày 5 đến 9.8. Ban quản lý các Khu công nghiệp có trách nhiệm

báo cáo kết quả thẩm tra đến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Tiền Giang khi kết thúc đợt kiểm tra, thẩm định.

Trước đó, tại Công ty CP Gò Đàng (Khu công nghiệp Mỹ Tho) từ 180 ca dương tính với SARS-CoV-2 ban đầu, đến nay đã lên 242 ca. Riêng Công ty Thép không gỉ Quảng Thượng Việt Nam (Khu công nghiệp Long Giang) đã có hơn

110 ca dương tính; toàn bộ cán bộ quản lý của DN này đều nhiễm SARS-CoV-2. Tại Công ty TNHH Royal food Việt Nam (Khu công nghiệp Mỹ Tho) vừa phát hiện 2 ca dương tính và 4 mẫu gộp dương tính liên quan đến 40 công nhân.

UBND TP Mỹ Tho cho tạm ngưng hoạt động và phong tỏa các DN này để thực hiện các biện pháp khống chế dịch bệnh.

(Theo VOV.VN)

Tiền Giang thẩm định các doanh nghiệp “3 tại chỗ”

1. Ông PHẠM VĂN RÂN Sinh năm: 1943- Nguyên quán: Thôn Phú Hà, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định- Ngày tham gia cách mạng: Tháng 02/1962- Hy sinh: 26/07/1967- Cấp bậc, chức vụ: Du kích thôn- Đơn vị khi hy sinh: Thôn Phú Hà, xã Mỹ ĐứcNơi hy sinh: Cây quăn đất đỏ, thôn Phú Hà- Trường hợp hy sinh: Ngày 26/7/1967 sau khi ông Phạm Văn Rân cùng đơn vị du kích

thôn chống càn tại cây quăn đất đỏ thôn Phú Hà, ông Nguyễn Văn Lỏi - thôn đội trưởng du kích trực tiếp giao nhiệm vụ cho ông Phạm Văn Rân đi khảo sát hiện trường và thu chiến lợi phẩm của địch. Trong lúc làm nhiệm vụ, ông Rân bị nổ mìn của địch hy sinh.

Thi hài mai táng: Thôn Phú Hà, xã Mỹ Đức, huyện Phù MỹThân nhân gồm có: Cha: Phạm Văn Minh, sinh năm 1919 (chết)Mẹ: Bùi Thị Trắp, sinh năm 1921 (chết)Vợ: Lê Thị Châu, sinh năm 1947 (có chồng khác)Con: Phạm Thị Kim Yến, sinh năm 1967Người giao nhiệm vụ: . Ông Nguyễn Văn Lõi, sinh năm 1940, hiện ở: Thôn Phú Hà, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ.Người biết rõ sự việc: . Ông Bùi Công Phẩm, sinh năm 1941, hiện ở: Thôn Phú Hà, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ. . Ông Phạm Văn Hơn, sinh năm 1947, hiện ở: Thôn Phú Hà, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ- Người đề nghị xác nhận liệt sĩ: Bà Phạm Thị Kim Yến, sinh năm 1967 là con của ông

Phạm Văn Rân. Nguyên quán: Xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.Thường trú: Thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

2. Bà NGUYỄN THỊ DẦY Sinh năm: 1921- Nguyên quán: Thôn Chánh Khoan, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định- Ngày tham gia cách mạng: 1965- Hy sinh: 20/5/1967- Cấp bậc, chức vụ: Cơ sở cách mạng- Đơn vị khi hy sinh: Xã Mỹ Lợi- Nơi hy sinh: Đồn Dương Liễu, xã Mỹ Lợi.- Trường hợp hy sinh: Ngày 20/5/1967, ông Đặng Ngọc Thành, Phó Ban an ninh xã Mỹ

Lợi trực tiếp giao nhiệm vụ cho bà Nguyễn Thị Dầy cùng với đội quân tóc dài đấu tranh trực diện, đưa truyền đơn và kêu gọi binh lính trở về với cách mạng. Bọn địch phản ứng bắn cối pháo, bà Nguyễn Thị Dầy bị trúng cối pháo hy sinh tại Đồn Dương Liễu, xã Mỹ Lợi.

Thi hài mai táng: Thôn Chánh Khoan Tây, xã Mỹ Lợi, huyện Phù MỹThân nhân gồm có: Cha: Nguyễn Nhơn, sinh năm 1901 (chết)Mẹ: Nguyễn Thị Nhầy, sinh năm 1903 (chết)Chồng: Nguyễn Khiết, sinh năm 1919 (chết)Con: Nguyễn Hương, sinh năm 1950Người giao nhiệm vụ: . Ông Đặng Ngọc Thành, sinh năm 1935, hiện ở: Thôn Chánh Khoan, xã Mỹ Lợi, huyện

Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.Người biết rõ sự việc: . Ông Nguyễn Ngọc Cương, sinh năm 1947, hiện ở: Thôn Chánh Khoan Đông, xã Mỹ

Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. . Bà Nguyễn Thị Bộ, sinh năm 1951, hiện ở: Thôn Chánh Khoan, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ.- Người đề nghị xác nhận liệt sĩ: Ông Nguyễn Hương, sinh năm 1950 là con bà Nguyễn Thị Dầy.Thường trú: Thôn Chánh Khoan Tây, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

3. Ông LÊ ĐỊNH Sinh năm: 1930- Nguyên quán: Thôn An Trinh, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định- Ngày tham gia cách mạng: 1964- Hy sinh: 11/01/1967- Cấp bậc, chức vụ: Cán bộ Nông hội xã- Đơn vị khi hy sinh: Nông hội xã Mỹ Hiệp- Nơi hy sinh: Núi U Doi, thôn Đại Sơn, xã Mỹ Hiệp- Trường hợp hy sinh: Ngày 11/01/1967, ông Nguyễn Minh Họa, Phó Bí thư Đảng ủy

xã Mỹ Hiệp trực tiếp giao nhiệm vụ cho ông Lê Định vận chuyển thuốc tây và lương thực lên Trạm xá xã Mỹ Hiệp. Trên đường đi làm nhiệm vụ, ông Lê Định bị quân Mỹ tập kích đổ quân bất ngờ vây bắt. Ông Lê Định hy sinh tại chân núi U Doi, thôn Đại Sơn, xã Mỹ Hiệp.

Thi hài mai táng: Núi thôn Đại Sơn, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù MỹThân nhân gồm có: Cha: Lê Mạch, sinh năm 1897 (chết)

Mẹ: Ngô Thị Sen, sinh năm 1902 (chết)Vợ: Võ Thị Lợt, sinh năm 1930 (chết)Con: Lê Thị Nhàn, sinh năm 1947; Lê Văn Chương, sinh năm 1955; Lê Thị Kim Cúc,

sinh năm 1960.Người giao nhiệm vụ: . Ông Nguyễn Minh Họa, sinh năm 1942, hiện ở: Thôn An Trinh, xã Mỹ Hiệp, huyện

Phù Mỹ, tỉnh Bình ĐịnhNgười biết rõ sự việc: . Ông Phạm Hội, sinh năm 1943, hiện ở: Thôn Đại Thuận, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.. Ông Nguyễn Hữu Chức, sinh năm 1932, hiện ở: Thôn Đại Thuận, xã Mỹ Hiệp, huyện

Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Người đề nghị xác nhận liệt sĩ: Ông Lê Văn Chương, sinh năm 1955 là con của ông Lê Định.Thường trú: Thôn An Trinh, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

4. Ông VÕ CHÀNH Sinh năm: 1926- Nguyên quán: Thôn Tường Sơn, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định- Ngày tham gia cách mạng: 1967- Hy sinh: 15/7/1967- Cấp bậc, chức vụ: Cơ sở bảo vệ cách mạng.- Đơn vị khi hy sinh: Thôn Tường Sơn- Nơi hy sinh: Trường Đình, thôn Hy Văn, xã Hoài Sơn- Trường hợp hy sinh: Đang cảnh giới địch, địch bắt tra tấn đến chết.Thi hài mai táng: Xóm 1, thôn Tường Sơn, xã Hoài Sơn.Thân nhân gồm có: Cha: Võ Côn, sinh năm 1890 (chết)Mẹ: Mai Thị Kiểm, sinh năm 1896 (chết)Vợ: Dương Thị Phiên, sinh năm 1930 (chết)Con: Võ Thị Thiều, sinh năm 1956Người giao nhiệm vụ: . Ông Nguyễn Chí Lung, sinh năm 1939, hiện ở: Thôn Tường Sơn, xã Hoài Sơn, thị xã

Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.Người biết rõ sự việc: . Ông Nguyễn Tuấn Kiệt, sinh năm 1941, hiện ở: Thôn Tường Sơn, xã Hoài Sơn, thị xã

Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.. Bà Trần Thị Hiểu, sinh năm 1921, hiện ở: Thôn Tường Sơn, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn.- Người đề nghị xác nhận liệt sĩ: Bà Võ Thị Thiều, sinh năm 1956 là con của ông Võ

Chành. Nguyên quán: Thôn Tường Sơn, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.Thường trú: 93/5 Thống Nhất, khu phố 4, phường Đài Sơn, TP Phan Rang - Tháp

Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

5. Bà TẠ THỊ MINH Sinh năm: 1955- Nguyên quán: Thôn An Hội, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.- Ngày tham gia cách mạng: 01/01/1969- Hy sinh: 20/12/1969- Cấp bậc, chức vụ: Đội thiếu nhi hoạt động hợp pháp.- Đơn vị khi hy sinh: Thôn An Hội- Nơi hy sinh: Thôn An Hội, xã Hoài Sơn- Trường hợp hy sinh: Cảnh giới địch cho cán bộ và du kích họp, địch phát hiện bắn

xối xả hy sinh tại chỗ.Thi hài mai táng: Thôn An Hội, xã Hoài Sơn.Thân nhân gồm có: Cha: Tạ Thọ, sinh năm: không ghi (chết)Mẹ: Lê Thị Lĩnh, sinh năm 1919 Người giao nhiệm vụ: . Ông Nguyễn Hồng Sa, sinh năm 1949, hiện ở: Thôn An Hội, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài

Nhơn, tỉnh Bình Định.Người biết rõ sự việc: . Ông Nguyễn Sử, sinh năm 1949, hiện ở: Thôn An Hội, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn,

tỉnh Bình Định.. Ông Nguyễn Được, sinh năm 1933, hiện ở: Thôn An Hội, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài

Nhơn, tỉnh Bình Định.Người đề nghị xác nhận liệt sĩ: Bà Lê Thị Lĩnh, sinh năm 1919 là mẹ của bà Tạ Thị MinhThường trú: Thôn An Hội, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

6. Ông ĐINH PHÊ Sinh năm: 1943- Nguyên quán: Thôn An Đổ, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.- Ngày tham gia cách mạng: 12/06/1960

CÔNG KHAI THÔNG TIN ĐỂ XÁC NHẬN LÀM HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN LIỆT SĨ

Thực hiện Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20.3.2017 của Bộ LĐ-TB&XH ban hành Quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công, ngày 21.7.2021, Ban Chỉ đạo xác nhận người có công tỉnh họp xét, thống nhất thông qua 12 hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ diện tồn đọng theo Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 28.2.2020 của UBND tỉnh Bình Định về thực hiện giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng trên địa bàn tỉnh. Sở LĐ-TB&XH tổ chức đăng tải 12 trường hợp đủ điều kiện đề nghị công nhận liệt sĩ để cán bộ, đảng viên và nhân dân theo dõi, tham gia ý kiến.

Tất cả các thông tin, ý kiến tham gia, thắc mắc, khiếu nại, tố cáo những trường hợp đề nghị xác nhận liệt sĩ diện tồn đọng xin được gửi về: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định, địa chỉ số 210 Diên Hồng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; số điện thoại: 0256.3823029.

THÔNG TIN 12 HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN LIỆT SĨ DIỆN TỒN ĐỌNG TỈNH BÌNH ĐỊNH LẤY Ý KIẾN CỦA NHÂN DÂN

10 THỨ BẢY, [email protected]

Bình ĐịnhTHÔNG TIN CÔNG CỘNG

Chuyện tử tế11THỨ BẢY, 7.8.2021 THÔNG TIN CÔNG CỘNG

[email protected]ình Định

- Hy sinh: 05/9/1961- Cấp bậc, chức vụ: Liên lạc đội võ trang tuyên truyền huyện Hoài Nhơn.- Đơn vị khi hy sinh: Đội võ trang tuyên truyền huyện Hoài Nhơn.- Nơi hy sinh: Đất Thứ - Nhà Giác thôn An Đổ, xã Hoài Sơn.- Trường hợp hy sinh: Bám địch để báo cho đội võ trang tuyên truyền huyện, trên

đường đi địch phục kích bắn hy sinh tại chỗ.Thi hài mai táng: Ruộng Hóc Nhỏ, xóm 1, thôn An Đổ, xã Hoài Sơn.Thân nhân gồm có: Cha: Đinh Văn Kỳ, sinh năm: 1920 Mẹ: Nguyễn Thị Sung, sinh năm 1924Người giao nhiệm vụ: . Ông Nguyễn Hữu Thành, sinh năm 1927, hiện ở: Thôn An Hội, xã Hoài Sơn, thị xã

Hoài Nhơn, Bình ĐịnhNgười biết rõ sự việc: . Ông Trần Ngọc Ảnh, sinh năm 1932, hiện ở: Thôn Phú Nông, xã Hoài Sơn, thị xã

Hoài Nhơn, Bình Định.. Ông Thái Giới, sinh năm 1936, hiện ở: Thôn An Đỗ, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn,

Bình Định.Người đề nghị xác nhận liệt sĩ: Bà Nguyễn Thị Sung, sinh năm 1924 là mẹ của ông

Đinh Phê.Thường trú: Thôn An Đổ, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, Bình Định.

7. Ông TRẦN NGỰ Sinh năm: 1918- Nguyên quán: Thôn An Quý Bắc, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.- Ngày tham gia cách mạng: 10/02/1964- Hy sinh: 02/4/1973- Cấp bậc, chức vụ: Tổ trưởng hộ lương.- Đơn vị khi hy sinh: Đội hộ lương thôn An Quý Bắc.- Nơi hy sinh: Xóm 2, thôn An Quý Bắc, xã Hoài Châu- Trường hợp hy sinh: Đồng chí bí thư chi bộ giao nhiệm vụ cùng đội hộ lương cất

dấu lương thực cụm kho xóm 2, thôn An Quý Bắc, xã Hoài Châu, lúc đang làm nhiệm vụ cất dấu lương thực bị địch bắn pháo điểm canh trúng hy sinh.

Thi hài mai táng: Xóm 2, thôn An Quý Bắc, xã Hoài Châu.Thân nhân gồm có: Vợ: Huỳnh Thị Tam, sinh năm: 1921 (chết)Con: Trần Thị Nhung, sinh năm 1964Người giao nhiệm vụ: . Bà Nguyễn Thị Chiểu, sinh năm 1933, hiện ở: Thôn An Quý Bắc, xã Hoài Châu, huyện

Hoài Nhơn, Bình Định.Người biết rõ sự việc: . Ông Đỗ Văn Mai (Đỗ Đâu), sinh năm 1937, hiện ở: Thôn An Quý Bắc, xã Hoài Châu,

thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.. Ông Huỳnh Đức Toàn, sinh năm 1932, hiện ở: Thôn An Quý Bắc, xã Hoài Châu, thị

xã Hoài Nhơn, Bình Định.Người đề nghị xác nhận liệt sĩ: Bà Trần Thị Nhung, sinh năm 1964 là con của ông

Trần Ngự.Thường trú: Thôn An Quý Bắc, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, Bình Định.

8. Ông NGUYỄN VĂN QUÁN Sinh năm: 1931- Nguyên quán: Thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, Bình Định.- Ngày tham gia cách mạng: Tháng 03/1964- Hy sinh: 03/4/1966- Cấp bậc, chức vụ: Thôn đội trưởng.- Đơn vị khi hy sinh: Thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn.- Nơi hy sinh: Thôn Hòa Hiệp- Trường hợp hy sinh: Được ông Nguyễn Trung Kiên, Bí thư xã Bình Tường trực tiếp

giao nhiệm vụ phối hợp cùng bộ đội huyện Bình Khê chống địch càn vào vùng căn cứ cách mạng, trong lúc làm nhiệm vụ bị địch bắn hy sinh.

Thi hài mai táng: Thôn Hòa Hiệp.Thân nhân gồm có: Cha: Nguyễn Văn Cầu, sinh năm: Không rõ (chết)Mẹ: Trương Thị Kiên, sinh năm: Không rõ (chết)Người giao nhiệm vụ: . Ông Nguyễn Trung Kiên, sinh năm 1937, hiện ở: Thôn Mỹ Thạnh, xã Bình Tân, huyện

Tây Sơn, Bình Định.Người biết rõ sự việc: . Ông Võ Duy Trinh, sinh năm 1944, hiện ở: 73 Ngô Thời Nhiệm, thị trấn Phú Phong,

huyện Tây Sơn, Bình Định.. Ông Nguyễn Văn Quí, sinh năm 1948, hiện ở: Thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện

Tây Sơn, Bình Định.Người đề nghị xác nhận liệt sĩ: UBND xã Bình Tường, huyện Tây Sơn xác lập và đề

nghị. Thân nhân liệt sĩ đã từ trần không còn ai.

9. Bà HUỲNH THỊ MỸ Sinh năm: 1941- Nguyên quán: Thôn Đại Khoan, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, Bình Định.- Ngày tham gia cách mạng: 1961- Hy sinh: Tháng 02/1968- Cấp bậc, chức vụ: Du kích xã.- Đơn vị khi hy sinh: Xã Cát Hiệp cũ (nay là xã Cát Lâm).- Nơi hy sinh: Soi Quyên, xã Cát Hiệp(nay là xã Cát Lâm), huyện Phù Cát.- Trường hợp hy sinh: Chiến đấu chống địch càn quyét vào căn cứ cách mạng Soi

Quyên thì bị địch đánh trả hy sinh.Thi hài mai táng: Thôn Đại Khoan, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát.Thân nhân gồm có: Cha: Huỳnh Sự, sinh năm: 1903 (chết)Mẹ: Đặng Thị Ngọt, sinh năm: 1905 (chết)Người giao nhiệm vụ: . Ông Lê Văn Ngọc, sinh năm 1944, hiện ở: Khu An Kim, thị trấn Ngô Mây,

huyện Phù Cát, Bình Định.Người biết rõ sự việc: . Ông Nguyễn Văn Minh, sinh năm 1932, hiện ở: Thôn An Điềm, xã Cát Lâm, huyện

Phù Cát, Bình Định.. Bà Trương Thị Ngọc Hưng, sinh năm 1939, hiện ở: Khu phố An Bình, thị trấn Ngô

Mây, huyện Phù Cát, Bình Định.Người đề nghị xác nhận liệt sĩ: Ông Huỳnh Minh Tường, sinh năm 1974 là cháu của

bà Huỳnh Thị Mỹ.Thường trú: Thôn Đại Khoan, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, Bình Định.

10. Ông NGUYỄN TÂM Sinh năm: 1952- Nguyên quán: Thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, Bình Định.- Ngày tham gia cách mạng: 12/02/1966- Hy sinh: Tháng 08/1968- Cấp bậc, chức vụ: Tiểu đội trưởng du kích xã.- Đơn vị khi hy sinh: Xã Cát Hiệp cũ (nay là xã Cát Lâm).- Nơi hy sinh: Thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát.- Trường hợp hy sinh: Chiến đấu chống địch càn quét vào căn cứ cách mạng trong

lúc chiến đấu bị địch bắn hy sinh.Thi hài mai táng: Thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát.Thân nhân gồm có: Cha: Nguyễn Lùm, sinh năm: 1914 (chết)Mẹ: Trần Thị Phiến, sinh năm: 1920 (chết)Người giao nhiệm vụ: . Ông Lê Văn Ngọc, sinh năm 1944, hiện ở: Khu An Kim, thị trấn Ngô Mây, huyện Phù

Cát, Bình Định.Người biết rõ sự việc: . Ông Võ Văn Quý, sinh năm 1929, hiện ở: Khu An Kim, thị trấn Ngô Mây, huyện Phù

Cát, Bình Định.. Ông Võ Thanh Tỉnh, sinh năm 1949, hiện ở: Khu phố An Khương, thị trấn Ngô Mây,

huyện Phù Cát, Bình Định.Người đề nghị xác nhận liệt sĩ: Ông Nguyễn Văn Cường, sinh năm 1955 là em ruột

của ông Nguyễn Tâm.Thường trú: Thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, Bình Định.

11. Ông LƯƠNG BẢY Sinh năm: 1921- Nguyên quán: Thôn Tân Xuân, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, Bình Định.- Ngày tham gia cách mạng: Tháng 10/1945- Hy sinh: 30/12/1972- Cấp bậc, chức vụ: Cán sự Trưởng thôn Tân Xuân- Đơn vị khi hy sinh: Xã Cát Hanh.- Nơi hy sinh: Thôn Tân Xuân, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát.- Trường hợp hy sinh: Thực hiện nhiệm vụ cảnh giới địch và nắm tình hình địch để

báo cáo cho xã chỉ đạo đánh địch thì bất ngờ bị địch phát hiện bắn hy sinh.Thi hài mai táng: Thôn Tân Xuân, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát.Thân nhân gồm có: Cha: Lương Quấn, sinh năm: 1900 (chết)Mẹ: Bùi Thị Kỉnh, sinh năm: 1902 (chết)Vợ: Huỳnh Thị Liên, sinh năm 1934 (chết)Con: Lương Văn Ánh, sinh năm 1954; Lương Thị Ngọc, sinh năm 1951; Lương Văn

Đức, sinh năm 1957.Người giao nhiệm vụ: . Ông Nguyễn Văn Trảy, sinh năm 1930, hiện ở: Thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát,

Bình Định.Người biết rõ sự việc: . Ông Phạm Bổn, sinh năm 1948, hiện ở: Thôn Khánh Lộc, xã Cát Hanh, huyện Phù

Cát, Bình Định.. Ông Phạm Hùng, sinh năm 1952, hiện ở: Thôn Chánh An, xã Cát Hanh, huyện Phù

Cát, Bình Định.Người đề nghị xác nhận liệt sĩ: Ông Lương Văn Ánh, sinh năm 1954 là con ruột của

ông Lương Bảy.Thường trú: Thôn Tân Xuân, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, Bình Định.

12. Ông LƯU NUNG Sinh năm: 1938- Nguyên quán: Thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, Bình Định.- Ngày tham gia cách mạng: Tháng 05/1964- Hy sinh: 24/10/1966- Cấp bậc, chức vụ: Du kích mật- Đơn vị khi hy sinh: Xã Cát Hiệp cũ (nay là xã Cát Lâm)- Nơi hy sinh: Thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát.- Trường hợp hy sinh: Thực hiện nhiệm vụ cảnh giới để du kích bố phòng chống địch

càn quét đánh phá phong trào cách mạng thì bị địch phát hiện bắn hy sinh.Thi hài mai táng: Thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát.Thân nhân gồm có: Cha: Lưu Chơn, sinh năm: 1910 (chết)Mẹ: Cù Thị Sang, sinh năm: 1914 (chết)Vợ: Võ Thị Lan, sinh năm: 1938 (chết)Con: Lưu Thị Kim Anh, sinh năm 1962; Lưu Trí Hùng, sinh năm 1967.Người giao nhiệm vụ: . Ông Đặng Thế Nguyên, sinh năm 1922, hiện ở: Thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm,

huyện Phù Cát, Bình Định.Người biết rõ sự việc: . Ông Ngô Đình Chí, sinh năm 1904, hiện ở: Thôn Hòa Đại, xã Cát Hiệp, huyện Phù

Cát, Bình Định.. Ông Nguyễn Thanh Tuận, sinh năm 1944, hiện ở: Thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm,

huyện Phù Cát, Bình Định.Người đề nghị xác nhận liệt sĩ: Bà Võ Thị Lan, sinh năm 1938 là vợ của ông Lưu Nung.Thường trú: Thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, Bình Định.

12 THẾ GIỚI THỨ BẢY, [email protected]

Bình Định

n Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI n Phó Tổng biên tập: NGUYỄN THỊ BÍCH SƯƠNG n Tòa soạn: NGUYỄN PHÚC - MỸ NHUNG n Tòa soạn: 84 Phạm Hùng - TP Quy Nhơn - Email: [email protected] n Báo điện tử: www.baobinhdinh.vn - Email: [email protected] n Phòng Hành chính - Trị sự: 0256.3822279 n Quảng cáo: 0256.3812559 n Phát hành: 0256.3823740 n Chế bản tại Tòa soạn Báo Bình Địnhn In tại Công ty In Nhân Dân Bình Định n Giấy phép hoạt động báo chí in số 1767/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26.9.2012. Giá: 2.500 đồng

BÁO BÌNH ĐỊNH XUẤT BẢN HẰNG NGÀY - BÁO ĐIỆN TỬ LIÊN TỤC CẬP NHẬT n

Nhật Bản cung cấp 5,6 triệu liều vắc xin Covid-19 cho các nước Mekong

Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham dự Hội nghị Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 14 theo hình thức trực tuyến. Ảnh: TTXVN

Ngày 6.8, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 14 theo hình thức trực tuyến.

Hội nghị do Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi chủ trì, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước Mekong: Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.

Bộ trưởng Motegi thông báo Nhật Bản đã và đang thúc đẩy triển khai các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực với tổng trị giá 9 tỷ USD; cung cấp 5,6 triệu liều vắc xin Covid-19, 700 máy tạo oxy, cùng với 750 triệu yen (6,8 triệu USD) hỗ trợ xây dựng hệ thống bảo quản lạnh dành các cho các nước Mekong.

Các Bộ trưởng đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản dành cho các nước Mekong, đặc biệt trong ứng phó đại dịch Covid-19. Hội nghị nhất trí thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, sản xuất và phân phối vắc xin, bảo đảm tiếp cận vắc xin kịp thời và hiệu quả; tăng cường kết nối khu vực, thúc đẩy thương mại, đầu tư và đa dạng hóa chuỗi cung ứng; phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, tăng cường thích ứng với

biến đổi khí hậu, sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong; phát triển hạ tầng chất lượng cao; thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo gắn với chuyển giao công nghệ.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản trong cuộc chiến chống Covid-19 tại khu vực và

đánh giá hợp tác Mekong - Nhật Bản đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của các nước Mekong.

Về phương hướng hợp tác, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng các nước cần ưu tiên thực hiện hai mục tiêu quan trọng là kiểm soát hoàn toàn đại dịch và phục hồi kinh tế bao trùm, bền vững.

(Theo TTXVN/Vietnam+)

Hội thảo Kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan: Nhìn lại và Bước tiếp

Các học giả tham gia Hội thảo.

Ngày 6.8, vào đúng dịp Việt Nam và Thái Lan kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (6.8.1976 - 6.8.2021), Viện Nghiên cứu Quốc tế và An ninh - ISIS thuộc ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - ISEAS thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan: Nhìn lại và Bước tiếp”.

Tại hội thảo, các học giả Việt Nam và Thái Lan đã thảo luận về các chủ đề liên quan hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực và việc ủng hộ lẫn nhau tại các cơ chế đa phương và trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai bên đều coi trọng thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, tăng cường liên kết kinh tế.

Các học giả cũng nêu ra và thảo luận về hợp tác chính trị - an ninh giữa hai nước, trong đó có các cơ chế hợp tác Tiểu vùng sông Mekong, về lập trường của các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, biến đổi khí hậu và tình trạng xây các đập thủy điện ở thượng nguồn ảnh hưởng đến hạ nguồn sông Mekong.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến khu vực và ở hai nước, Việt Nam và Thái Lan cần hợp tác để ứng phó với đại dịch, trong đó có việc sản xuất vắc xin và thuốc điều trị Covid-19...

(Theo VOV.VN)

Nhật Bản tưởng niệm 76 năm thảm họa nguyên tử HiroshimaTP Hiroshima của Nhật Bản ngày

6.8 đã tổ chức lễ tưởng niệm 76 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này. Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cùng các quan chức chính phủ và quan khách quốc tế tham dự buổi lễ.

Giống như năm ngoái, buổi lễ tưởng niệm năm nay được tổ chức tại công viên “Tưởng niệm hòa bình” với quy mô thu hẹp do dịch bệnh Covid-19.

Sau phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân trong thảm họa này vào lúc 8 giờ 15 phút - thời điểm Mỹ thả bom nguyên tử vào ngày 6.8.1945, Thị trưởng TP Hiroshima Kazumi Matsui đã có bài phát biểu kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới ủng hộ Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của LHQ có hiệu lực vào tháng 1.2021. Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới chuyển từ răn đe hạt nhân sang đối thoại xây dựng niềm tin.

Cách đây 76 năm, vào ngày 6.8.1945, một quả bom nguyên tử đã phát nổ phía trên TP Hiroshima, giết chết khoảng 140 nghìn người. Ngày 9.8 quả bom nguyên tử thứ hai được thả xuống TP Nagasaki cướp đi sinh mạng của khoảng 74.000 người. Sau đó, có hàng trăm nghìn người đã chết vì các căn bệnh liên quan đến nhiễm phóng xạ và các vết thương do hai quả bom nguyên tử này gây ra. (Theo TTXVN)

Ngoại trưởng Hàn Quốc và Mỹ thảo luận vấn đề Triều Tiên

Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái).

Ảnh: Flickr Bộ Ngoại giao Mỹ

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, Ngoại trưởng Chung Eui-yong hôm 6.8 đã có

Hiện trường vụ TNGT tại tỉnh Manisa, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 6.8.2021. Ảnh: Daily Sabah/TTXVN

TIN VẮN

l Reuters đưa tin, ngày 6.8, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum cho biết sẽ gia hạn thêm 2 tuần các biện pháp giãn cách xã hội đang áp dụng hiện nay để kiềm chế làn sóng dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát trên toàn quốc với nhiều người bệnh nặng hơn. (Theo LĐO)l Đài truyền hình Trung ương Triều

Tiên (KCTV) hôm 5.8 đã phát sóng đoạn phim về tình hình mưa lũ trên bờ biển phía Đông của Triều Tiên, bao gồm các tỉnh Bắc và Nam Hamgyong. Mưa lũ đã nhấn chìm hơn 1.100 ngôi nhà, hàng trăm cánh đồng, nhiều cây cầu, tuyến đường bị hư hại, song không ghi nhận thương vong nào về người.

(Theo TTXVN)l Các công ty sản xuất vắc xin

Trung Quốc đang chạy đua đưa ra thị trường các loại vắc xin chống lại các biến chủng Delta, Gamma. (Theo VTV.VN)l Một quả bom đã phát nổ tại

Mazar-i-Sharif, thủ phủ tỉnh Balkh ở miền Bắc Afghanistan, tối 5.8 khiến ít nhất một người thiệt mạng và 12 người bị thương. (Theo TTXVN)l Một máy bay chuyên chở khách

du lịch ngắm cảnh đã rơi ở Đông Nam Alaska hôm 5.8 (giờ Mỹ), làm toàn bộ 6 người trên máy bay thiệt mạng.

(Theo TTXVN)

Tai nạn đường bộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất 9 người thiệt mạngĐã có ít nhất 9 người thiệt mạng và

30 người bị thương trong một tai nạn xe khách xảy ra ngày 6.8 tại tỉnh Manisa, phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ.

Truyền thông sở tại cho biết lái xe khách đã không kiểm soát được tốc độ và đâm vào xe tải đỗ bên đường. Vào thời điểm gặp nạn, trên xe khách chở 50 người và xe di chuyển với tốc độ cao vì lưu thông

trên đường cao tốc.Lực lượng cứu hộ đã có mặt kịp thời

tại hiện trường, đưa những người bị thương tới các cơ sở y tế gần đó. Cảnh sát cũng tiến hành điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. (Theo TTXVN)

cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken, trao đổi ý kiến về quan hệ đồng minh song phương và các vấn đề quan tâm chung, trong đó có tình hình bán đảo Triều Tiên.

Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhất trí tiếp tục nỗ lực thảo luận ngoại giao nhằm đạt được tiến triển thực chất cho mục tiêu phi hạt nhân hóa một cách toàn diện và thiết lập hòa bình vĩnh viễn cho bán đảo Triều Tiên.

Hai bên nhất trí phát triển mạnh mẽ quan hệ đồng minh Hàn - Mỹ theo hướng toàn diện, đôi bên cùng có lợi sau cuộc

hội đàm thượng đỉnh tháng 5 vừa qua. Ngoại trưởng hai nước đánh giá Seoul và Washington đang nỗ lực thực thi các nội dung nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh thông qua giao lưu và thảo luận cấp cao.

Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày ra thông cáo cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Blinken và Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung đã tái khẳng định quyết tâm phi hạt nhân hóa, thiết lập hòa bình vĩnh viễn cho bán đảo Triều Tiên. Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ lập trường ủng hộ của Mỹ về việc Hàn - Triều đối thoại và đạt được thỏa thuận.

(Theo VOV.VN)