hcma.vnhcma.vn/uploads/2018/8/8/luan an ngo dai son.pdfhcma.vn

179
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH NGÔ ĐẠI SƠN VèN CHO PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI ë C¸C HUYÖN NGO¹I THμNH Hμ NéI LUN ÁN TIN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TCHÍNH TRHÀ NI - 2018

Upload: others

Post on 30-Oct-2019

21 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGÔ ĐẠI SƠN

VèN CHO PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI

ë C¸C HUYÖN NGO¹I THµNH Hµ NéI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2018

Page 2: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGÔ ĐẠI SƠN

VèN CHO PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI

ë C¸C HUYÖN NGO¹I THµNH Hµ NéI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Mã số: 62 31 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Nguyễn Minh Quang

2. PGS.TS. Bùi Văn Huyền

HÀ NỘI - 2018

Page 3: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo

quy định.

Tác giả luận án

Ngô Đại Sơn

Page 4: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

MỤC LỤC

Trang MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

8

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài 8 1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến vấn

đề vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành 13

1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu liên quan đến vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội và vấn đề đặt ra

28

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN

30

2.1. Khái quát về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

30

2.2. Đặc điểm của vốn và vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

46

2.3. Kinh nghiệm của một số nước và một số địa phương về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

60

Chương 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

71

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành ảnh hưởng đến việc huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

71

3.2. Tình hình huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện ngoại thành Hà Nội

83

3.3. Đánh giá chung về thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội

107

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

129

4.1. Những phương hướng cơ bản về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ tới

129

4.2. Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới

139

KẾT LUẬN 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 5: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BAAC : Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp

CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

HTX : Hợp tác xã

NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội

NSNN : Ngân sách nhà nước

ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

UBND : Ủy ban nhân dân

WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

Page 6: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang

Bảng 3.1: Cơ cấu đất sử dụng tính đến 31/12/2016 73

Bảng 3.2: Trữ lượng, tài nguyên các mỏ khoáng sản trên địa bàn Thành

phố Hà Nội

74

Bảng 3.3: Diện tích, dân số, mật độ dân số và đơn vị hành chính tính đến

31/12/2016 của các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội

76

Bảng 3.4: Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chia theo

ngành nghề tại các huyện ngoại thành Hà Nội tính đến 01/4/2014

77

Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu kinh tế chính giai đoạn 2005-2016 82

Bảng 3.6: Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2011-2015

86

Bảng 3.7: Ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tại

các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2010

88

Bảng 3.8: Chi ngân sách, chi đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn

các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2011-2015

90

Bảng 3.9: Vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước trên địa

bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015

93

Bảng 3.10: Dư nợ tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn

các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015

96

Bảng 3.11: Kết quả huy động vốn của Agribank giai đoạn 2007-2015 97

Bảng 3.12: Kết quả huy động vốn của ngân hàng chính sách xã hội trên

địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015

99

Bảng 3.13: Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình tại

các huyện ngoại thành Hà Nội

119

Bảng 3.14: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các huyện ngoại thành

Hà Nội giai đoạn 2007-2015

122

Page 7: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN

Trang

Hình 3.1:

Bản đồ địa giới hành chính các huyện ngoại thành thành phố

Hà Nội

72

Hình 3.2:

Mạng lưới các trường học trên địa bàn các huyện ngoại thành

Hà Nội

78

Hình 3.3:

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000-2010

84

Hình 3.4:

Dư nợ cho vay của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn

các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015

100

Hình 3.5:

Kết quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ hợp tác xã thành phố Hà Nội

giai đoạn 2008-2014

104

Hình 3.6:

Nhu cầu và thực tế đáp ứng của vốn ngân sách các huyện ngoại

thành Hà Nội cho kết cấu hạ tầng nông thôn mới đến 31/12/2015

115

Page 8: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là vấn đề lớn đối với Việt Nam

nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng trong phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn

với hội nhập quốc tế.

Sau khi hợp nhất, diện tích Hà Nội lên tới trên 3.344 km2. Với gần

400 xã, diện tích đất nông nghiệp còn khá lớn. Hà Nội có đặc điểm không

giống thủ đô của nhiều nước khác, vẫn còn nhiều nét của một vùng nông

thôn rộng lớn, có cả núi rừng. Là nông thôn của thủ đô, đòi hỏi phải được

đầu tư phát triển theo hướng nông thôn văn minh, hiện đại và phải đạt được

những chỉ tiêu phát triển cao hơn, chất lượng tốt hơn so với nông thôn

thuộc các thành phố khác.

Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh,

quốc phòng năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của Ủy ban

nhân dân thành phố Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế của thủ đô năm 2017 vẫn

giữ ở mức tương đối cao nhưng chất lượng tăng trưởng còn chưa tương

xứng với tiềm năng như: Động lực tăng trưởng kinh tế vẫn thiên về chiều

rộng, chủ yếu dựa vào gia tăng số lượng vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng các

nguồn lực (vốn, tài nguyên thiên nhiên, đất đai) và năng suất lao động còn

thấp; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, quá trình tái

cơ cấu đầu tư công còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; vấn đề đổi mới, sắp

xếp doanh nghiệp nhà nước còn chậm so với yêu cầu; kinh tế tư nhân phát

triển còn mang tính tự phát, thiếu sự gắn kết, chưa thực sự trở thành động

lực quan trọng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, tái cơ cấu ngành còn chậm,

chưa đồng bộ; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn

nhiều khó khăn, vướng mắc.

Xuất phát từ thực tế đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân

thành phố Hà Nội đã thông qua đề án “Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình

Page 9: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

2

tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả và năng lực cạnh tranh trên

địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020”. Trong đó, việc huy động và sử

dụng phù hợp các nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện ngoại

thành Hà Nội sẽ góp phần quan trọng nhằm thực hiện thành công đề án nói trên.

Những năm qua, ở các huyện ngoại thành Hà Nội một số Ngân hàng

thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển, một số Quỹ

tín dụng Nhân dân cơ sở, một số tổ chức Tài chính Vi mô đang có sự hiện

diện nhưng hiệu quả hoạt động không ổn định, sự liên kết còn rời rạc. Đầu tư

vốn từ Ngân sách Nhà nước cho khu vực này cũng đã được quan tâm chú ý,

song còn dàn trải. Vấn đề huy động vốn trong dân cư đầu tư tái sản xuất mở

rộng gặp nhiều khó khăn vướng mắc... Tình trạng thiếu vốn đang làm ảnh

hưởng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành, nhất là

khi thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới của Hà Nội. Đồng thời, tình

hình cho vay vốn của các ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng nhu

cầu của số đông nông dân, trong khi nhu cầu của họ rất đa dạng và thường

xuyên nên gặp nhiều khó khăn khi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, hướng vào việc phát triển các

huyện ngoại thành thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại và với suy nghĩ là làm

sao để người nông dân, những chủ trang trại, các tổ chức tài chính và những

tổ chức sản xuất kinh doanh, cũng như các tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành có được nguồn vốn cho đầu tư

kinh doanh kịp thời, nhằm khai thác tốt những tiềm năng lợi thế cho phát triển

nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại. Vì vậy, vấn đề

“Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội” được

chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Nội dung nghiên cứu của đề tài luận án tập trung vào phân tích, đánh

giá thực trạng tình hình vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại

Page 10: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

3

thành Hà Nội. Trong đó, tập trung chủ yếu vào vấn đề huy động vốn cho phát

triển kinh tế - xã hội. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm huy động vốn phù

hợp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà

Nội đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quát trên đây, đề tài tập trung phân tích, luận

giải và làm rõ những vấn đề sau đây:

- Thứ nhất, tổng hợp, phân tích và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về

vốn, vai trò của vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành thủ

đô theo hướng nông thôn văn minh, hiện đại.

Thứ hai, nghiên cứu những kinh nghiệm của một số nước và một số tỉnh

trong nước về việc huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Qua

đó, rút ra những bài học có giá trị để đưa ra các giải pháp huy động vốn cho phát

triển nông thôn tại các huyện ngoại thành Hà Nội phù hợp hơn, thiết thực hơn.

Thứ ba, phân tích khoa học, khách quan thực trạng huy động vốn tại

các huyện ngoại thành Hà Nội những năm qua, dựa trên khung lý thuyết và

phạm vi nghiên cứu. Từ đó, đánh giá tổng quát về các kết quả đạt được trong

việc huy động vốn tại khu vực này, làm rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế

trong quá trình huy động vốn. Những hạn chế này sẽ được phân tích xem xét

một cách khoa học, khách quan để tìm ra những nguyên nhân (cả nguyên

nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan).

Thứ tư, trên cơ sở dự báo và đánh giá khái quát chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025, luận án sẽ tập

trung vào một số nội dung:

- Những quan điểm mới về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã

hội tại các huyện ngoại thành Hà Nội theo hướng nông thôn văn minh.

- Những điều kiện, tiền đề để huy động vốn phù hợp cho phát triển

kinh tế- xã hội tại các huyện ngoại thành Hà Nội.

Page 11: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

4

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần huy động vốn phù hợp,

thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Dưới góc độ kinh tế chính trị: Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội là một

phạm vi rất rộng, bao gồm: huy động và sử dụng vốn; vốn trong nước và vốn

nước ngoài; vốn tiền tệ, vốn tài nguyên, vốn đất đai… Tuy nhiên, để phù hợp

với mục tiêu nghiên cứu, luận án xác định:

Đối tượng nghiên cứu là: huy động vốn tiền tệ ở trong nước (không nghiên

cứu vốn nước ngoài), gồm: Vốn đầu tư của nhà nước và từ các thành phần kinh tế

khác cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội. Trong đó:

Chủ thể huy động vốn gồm:

Thứ nhất, đại diện của các tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế

- xã hội tại các huyện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm các quỹ

đầu tư phát triển thường xuyên và không thường xuyên) nhằm đảm bảo cho

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện ngoại thành.

Thứ hai, do người dân nông thôn tự tích lũy và tập trung được đầu tư

vào tái sản xuất mở rộng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Thứ ba, từ các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế thực

hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huy động vốn thông qua các tổ

chức tín dụng chính thức trên địa bàn các huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội

(không nghiên cứu vốn tự huy động ở kênh phi chính thức như tín dụng

đen và vốn từ đất đai).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian:

Luận án tập trung nghiên cứu huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã

hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội từ năm 2007 (là năm Hà Nội mở rộng)

đến 2015 có bổ sung số liệu năm 2016; 2017. Giải pháp đến 2025 và dự báo

đến năm 2030.

Page 12: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

5

- Về không gian:

Luận án tập trung nghiên cứu tình hình huy động vốn cho phát triển

kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội (bao gồm 17 huyện, trong đó

chỉ nghiên cứu nông thôn các huyện ngoại thành).

Khảo sát và đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn, luận

án phân chia nông thôn các huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội thành 03 vùng,

có những điểm khác biệt gồm: các huyện phía Tây (vùng văn hóa xứ Đoài),

các huyện phía Đông Nam và các huyện phía Bắc của thành phố Hà Nội.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, và

các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học kinh tế chính trị như: trừu

tượng hoá khoa học, phân tích tổng hợp, kết hợp lôgíc với lịch sử, thống kê,

so sánh, tổng kết thực tiễn thông qua nghiên cứu mô hình điển hình để giải

quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu. Đồng thời vận dụng các quan điểm,

đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các vấn đề liên quan đến vốn

cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung và nông thôn các huyện

ngoại thành Hà Nội nói riêng.

4.2. Phương pháp cụ thể

Những phương pháp được áp dụng phù hợp theo mục đích, yêu cầu,

nhiệm vụ của từng chương, tiết trong luận án. Cụ thể:

Chương 1: Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, đánh

giá tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước liên

quan đến đề tài luận án, rút ra các kết luận khoa học về kết quả đạt được, vấn đề

đang nghiên cứu và vấn đề mới sẽ tiếp tục được nghiên cứu sâu trong luận án.

Chương 2: Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp kết hợp quy nạp với

diễn dịch, hệ thống hoá để xây dựng khung lý thuyết về vốn cho phát triển

kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành thành phố cấp trung ương và khái quát

một số bài học kinh nghiệm gắn với nội dung luận án.

Page 13: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

6

Chương 3: Luận án tiếp cận phương pháp kết hợp tư duy logic với lịch

sử để nghiên cứu thực trạng về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội

các huyện ngoại thành Hà Nội. Đồng thời, bám sát phương pháp trừu tượng

hóa khoa học để phân tích đối tượng nghiên cứu, từ đó làm sáng tỏ kết quả

đạt được, những khó khăn, bất cập trong quá trình huy động vốn cho phát

triển kinh tế - xã hội nông thôn. Các phương pháp: thống kê, phân tích tổng

hợp, mô hình hóa, cũng được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của chương

này. Đồng thời sử dụng phù hợp các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để minh họa làm

sáng tỏ kết quả nghiên cứu.

Chương 4: Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hoá, kết hợp quy

nạp với diễn dịch, đồng thời phân tích tổng hợp để chỉ ra quan điểm, phương

hướng và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo huy động vốn

kịp thời, phù hợp cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà

Nội đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

5. Những đóng góp mới của luận án

Bổ sung để phát triển những vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm, các

nhân tố ảnh hưởng và các phương thức huy động vốn cho phát triển kinh tế -

xã hội các huyện ngoại thành thủ đô của một nước trong bối cảnh của nền

kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Đặc biệt là với nông thôn thủ

đô, có đặc điểm và cơ chế đặc biệt hơn so với các vùng nông thôn ở các thành

phố khác trên cả nước.

+ Phân tích đặc điểm các huyện ngoại thành Hà Nội trong bối cảnh của

quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần làm rõ tiềm năng,

thế mạnh cũng như những khó khăn, trong quá trình huy động vốn ảnh hưởng

đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các huyện này.

+ Phân tích khoa học khách quan dựa trên khung khổ lý thuyết về thực

trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành, một

vấn đề cấp bách của thủ đô, trong giai đoạn mới của thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Page 14: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

7

+ Đề xuất mục tiêu, quan điểm, phương hướng và các giải pháp thiết

thực, có tính khả thi với điều kiện địa bàn để huy động một cách phù hợp nhất

nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội trong

thời kỳ hội nhập và phát triển.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ

lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài vốn

cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội.

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về huy động vốn cho phát

triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Chương 3: Thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các

huyện ngoại thành Hà Nội.

Chương 4: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn cho

phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025, tầm

nhìn đến năm 2030.

Page 15: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI

Huy động và sử dụng vốn để phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông

thôn là một chủ đề được các nhà nghiên cứu ở nước ngoài dành nhiều sự quan

tâm và được đánh giá, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Một số vấn đề

được đề cập và diễn giải trong các công trình nghiên cứu gắn với đề tài luận

án có thể tham khảo như:

1.1.1. Đặc điểm và yêu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội

nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa

Đây là một vấn đề được nhiều tác giả nước ngoài đặt ra và nghiên cứu.

Nhận thức làm rõ đặc điểm, vị trí, vai trò của phát triển kinh tế - xã hội nông

thôn trong tương quan phát triển kinh tế xã hội nói chung được xem là một

vấn đề nền tảng khi nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa ở bất kỳ quốc

gia nào. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này là:

- Massoud Karshenas (1999), Agriculture and economic development in

Sub-Sahara Africa and Asia (Phát triển kinh tế và nông nghiệp tại châu Phi và

châu Á) [134].

Tác giả trình bày những kết quả nghiên cứu về đặc điểm, vai trò của khu

vực nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu trong sự phát triển của

nền kinh tế quốc dân tại các quốc gia châu Phi, khu vực sa mạc Sahara và một

số nước châu Á. Từ đặc điểm và yêu cầu đặt ra, công trình đã đề xuất nhóm các

giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn, trong đó nhấn mạnh các giải pháp

đảm bảo nguồn vốn cả ở cấp vĩ mô và vi mô cho khu vực này.

- Rashid Solagberu Adisa (2012), Rural development - contemporary issues

and practices (Phát triển nông thôn - thực tiễn và những vấn đề đương đại) [136].

Page 16: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

9

Tác giả cuốn sách cho rằng phát triển nông thôn là một nhiệm vụ, một hiện

tượng toàn cầu chứ không phải chỉ là biến thể độc quyền của từng quốc gia riêng

biệt. Từ quan niệm này, cuốn sách cung cấp một khối lượng kiến thức toàn diện

nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn nổi bật từ quá trình nông thôn của các quốc

gia như sản xuất bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng năng lực tái tạo...

Vấn đề huy động các nguồn lực tài chính cho khu vực nông thôn được tác giả đặc

biệt quan tâm và phân tích dựa trên kinh nghiệm và những đánh giá của các nhà

nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách về phát triển nông thôn rút ra từ các

cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ trở lại đây.

- Cuong Tat Do (2015), Investment and agricultural development in

developing countries - the case in Vietnam (Đầu tư và phát triển nông nghiệp

tại các quốc gia đang phát triển - nghiên cứu tại Việt Nam) [125].

Cuốn sách được đặt trong bối cảnh nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

giai đoạn 2008 - 2012. Tác giả phân tích các nguồn đầu tư của nông dân vào

các nhóm, bộ phận cụ thể như sức khoẻ, giáo dục và các mối quan hệ xã hội.

Thông qua việc sử dụng các công cụ phân tích hồi quy, tác giả tính toán tỉ lệ

ảnh hưởng của những khoản đầu tư này đến lợi nhuận cụ thể của người dân

nông thôn. Thêm vào đó, tác giả đã phân tích và luận giải những yếu tố định

lượng và những ảnh hưởng của các chính sách địa phương đến kết quả đầu ra

của các công ty kinh doanh nông nghiệp ở tầm vi mô và vĩ mô của nền kinh tế.

1.1.2. Vốn xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

Vốn xã hội là một khái niệm đã được nhiều nhà kinh tế hiện đại giới

thiệu và phân tích như Kenneth Arrow, Robert Solow, Joseph Stiglitz... Một

số công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã tiếp tục cụ thể hoá

và làm rõ vai trò, chức năng và tầm quan trọng của vốn xã hội trong việc phát

triển kinh tế - xã hội nông thôn, điển hình như:

- M. Woolcock, D. Narayan (2000), World Bank Research Observer,

Social capital: implication for development theory, research and policy (Vốn xã

hội trong mối liên hệ với lý thuyết, nghiên cứu và chính sách phát triển) [133].

Page 17: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

10

Bài nghiên cứu trình bày các quan điểm về vốn xã hội, bắt đầu từ

những quan sát nghiên cứu kể từ năm 1990 với những phân tích về nhiều lĩnh

vực trong xã hội. Các tác giả đưa ra những luận chứng nhằm chứng minh cho

quan điểm, vốn xã hội là một động lực quan trọng nhằm kích thích, đẩy mạnh

sự phát triển của xã hội mặc dù việc sử dụng và huy động vốn xã hội kém

hiệu quả có thể đưa đến những kết quả tiêu cực không mong muốn cho sự

phát triển chung của toàn bộ cộng đồng.

- Khan S., Kazami S., Rifaqat Z. (2007), Harnessing and guiding social

capital for rural development (Khai thác và định hướng vốn xã hội cho sự

phát triển nông thôn) [132].

Cuốn sách đề cập đến việc huy động, kiểm soát nguồn vốn xã hội trong

việc định hướng, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các hoạt động và chương trình

phát triển kinh tế nông thôn, nhằm đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo nói

riêng và tăng cường phúc lợi cộng đồng nói chung. Cuốn sách đặt phạm vi

nghiên cứu tại quốc gia Pakistan.

- Jikun Huang, Hengyun Ma (2010), Capital formation and agriculture

development in China (Tích tụ vốn trong phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc) [130].

Bài nghiên cứu tập trung trình bày những vấn đề về cấu trúc, mức độ và

xu hướng hình thành vốn trong khu vực nông nghiệp tại Trung Quốc. Từ góc

nhìn tổng quan về sự phát triển và an ninh lương thực nông nghiệp của Trung

Quốc trong ba thập kỷ qua, các tác giả phân tích những yếu tố quyết định ảnh

hưởng đến việc đầu tư nông nghiệp và cấu thành vốn, từ đó, đề ra các lựa chọn

chính sách phù hợp cho việc xúc tiến đầu tư nông nghiệp và xây dựng vốn cho

kế hoạch sản xuất lương thực bền vững tại Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.

- David L. Debertin, Stephan J.Goetz (2013), Social Capital formation

in rural, urban and suburban communities (Sự hình thành vốn xã hội trong

khu vực nông thôn, thành thị và ngoại ô) [126].

Bài nghiên cứu đưa ra định nghĩa vốn xã hội dưới nhiều góc nhìn khác

nhau, từ đó, cung cấp cách đánh giá, phân tích và nêu bật vai trò của vốn

Page 18: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

11

trong sự phát triển chung của toàn xã hội, đặc biệt là đối với ba khu vực:

thành thị, nông thôn và khu vực ngoại thành. Với mỗi khu vực, cách thức huy

động, sử dụng các nguồn vốn này rất khác nhau.

- Joanna Mitchell-Brown (2013), Revitalizing the first-suburbs: The

importance of the social capital - community development link in suburban

neighborhood revitalization (Sức sống mới cho khu vực ngoại ô: mối quan hệ

giữa vốn xã hội và sự phát triển cộng đồng) [131].

Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự phát triển

cộng đồng nhằm nhấn mạnh vai trò và chức năng quan trọng của vốn trong

quá trình phục hồi và phát triển khu vực ngoại thành tại các quốc gia.

- Hans Westlund, Kiyoshi Kobayashi (2013), Social capital and rural

development in the knowledge society (New Horizons in regional science

series) (Vốn xã hội và sự phát triển nông thôn trong xã hội tri thức) [129].

Cuốn sách cho rằng để thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn

hiện nay, không nên chỉ dựa vào sự sáng tạo, năng động của từng địa phương

mà chủ yếu phải dựa vào sự vận động liên kết của các nguồn vốn xã hội. Cuốn

sách cung cấp cái nhìn đa chiều về vai trò và vị trí của vốn xã hội trong sự phát

triển của khu vực nông thôn trên cơ sở phân tích các ví dụ của một số nước

châu Âu, châu Á và châu Mỹ như Ba Lan, Trung Quốc, Canada từ góc nhìn

quan điểm của khu vực kinh doanh, khu vực công và khu vực tư nhân.

- Fedes C.van Rijn (2014), The role of social capital in agricultural

development projects (Vai trò của vốn xã hội đối với các dự án phát triển

nông nghiệp) [128].

Tác giả thực nghiệm điều tra các mối quan hệ trong hai loại hình đầu tư

tại 8 nước thuộc tiểu vùng Sahara Châu Phi và tại Việt Nam. Từ đó, tác giả

rút ra các kết luận về mối quan hệ giữa vốn xã hội và quá trình đổi mới nông

nghiệp; ảnh hưởng của các yếu tố đầu tư đến vốn xã hội; ảnh hưởng của vốn

xã hội đến quá trình đổi mới thành công khu vực nông thôn.

Page 19: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

12

Có thể thấy, vấn đề vốn xã hội được các nhà nghiên cứu quốc tế tương

đối quan tâm và đào sâu phân tích, đặc biệt là khi gắn với lĩnh vực cụ thể là

phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Nhiều khía cạnh và vấn đề liên quan đến

vốn xã hội đã được giới thiệu và làm rõ trong các công trình, tiêu biểu là một

số nghiên cứu đã kể trên.

1.1.3. Các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là một thực tế đã và đang

diễn ra ở nhiều địa phương và nhiều quốc gia. Quá trình này đòi hỏi phải tận

dụng tối đa nhiều nguồn lực của xã hội. Đồng thời đặt ra yêu cầu của việc

phải xác định chính xác và phù hợp thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển.

Một số nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến vấn đề này, đó là:

- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (2006), Investment

priorities for rural development (Những ưu tiên đầu tư cho sự phát triển

nông thôn) [135].

Bài nghiên cứu khẳng định, khu vực nông thôn các nước thuộc Tổ chức

Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hiện đang trải qua những thay đổi hết

sức lớn lao do ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá diễn ra sôi động và mạnh

mẽ ở hầu hết các quốc gia. Khu vực nông thôn đang đứng trước những cơ hội

lớn để phát triển. Đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn đến từ

việc thay đổi chính sách phát triển và việc sử dụng những nguồn lực khan hiếm

trong xã hội. Vì những lý do đó, những ưu tiên đầu tư trong khu vực này nhất

thiết phải được điều chỉnh sao cho phù hợp và hiệu quả hơn. Bài nghiên cứu

cũng đồng thời chỉ ra ba khu vực đặc biệt quan trọng cần được ưu tiên đầu tư

trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đó là: định vị những khu vực dịch vụ

công thiết yếu, đầu tư đẩy mạnh cải tiến nông nghiệp, mở rộng và tăng cường

liên kết nông thôn - thành thị.

- Elies Seguí-Mas, Ricardo J.Server Izquierdo (2012), Financial

resources in rural development - an analysis of relational capital in credit

cooperatives (Các nguồn lực tài chính trong sự phát triển nông thôn - phân

tích vốn quan hệ trong các hợp tác xã tín dụng) [127].

Page 20: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

13

Trên cơ sở nhận định một trong những khó khăn của việc phát triển khu

vực nông thôn là huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, bài viết đưa ra

những quan điểm trong việc đánh giá, quản lý và cách thức điều động các

nguồn lực tài chính trong khu vực nông thôn, đặc biệt là đối với mô hình của

các tổ chức tín dụng, các hình thức tín dụng. Trong đó, công trình đi sâu phân

tích mô hình hợp tác xã tín dụng - một loại hình hợp tác xã hiện đang ngày

càng trở nên phổ biến tại khu vực nông thôn, với những ưu thế phù hợp được

vận dụng khá phổ biến và đem lại nhiều thành công trên thế giới.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

VẤN ĐỀ VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH

1.2.1. Các nghiên cứu của Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển kinh tế

- xã hội nông thôn

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm

và nhận thức sâu sắc vấn đề phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, cả về lý luận

cũng như thực tiễn dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, đây

cũng là vấn đề được Hồ Chí Minh vận dụng thành công trong thực tiễn cách

mạng Việt Nam. Trong tư tưởng của Người, phát triển kinh tế - xã hội nông

thôn là quá trình thay đổi, phát triển dựa trên điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế

- xã hội, chính trị… hiện có. Đồng thời, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

phải được triển khai trên diện rộng; gia tăng đầu tư vào phát triển hạ tầng kinh

tế - xã hội cho nông thôn; có cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm nâng cao thu nhập;

đảm bảo các điều kiện giảm nghèo và an sinh xã hội; ở nông thôn tiếp tục đổi

mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; nâng cao trình độ phát triển

giáo dục - đào tạo, y tế; tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa, thông tin tuyên

truyền; mặt khác cũng phải đảm bảo điều kiện về môi trường...

Kinh tế - xã hội nông thôn phát triển sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển

của nhiều ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là công nghiệp. Bởi lẽ, nông

nghiệp và kinh tế nông thôn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, công

nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp... Ở đây kinh tế nông thôn tạo ra thị trường

Page 21: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

14

đầu vào cho nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp và nông thôn không chỉ sản

xuất ra sản phẩm tiêu dùng trực tiếp cho con người, mà còn là nơi cung cấp

nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, trước hết là cho công nghiệp chế biến

lương thực, thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Vì

vậy, sự lạc hậu hay tiến bộ của nông nghiệp, nông thôn có ảnh hưởng rất lớn

đến phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Thực tế ở nhiều nước đã chỉ ra rằng, sự lạc hậu của lực lượng sản xuất

tại nông thôn đã hạn chế đến sự tăng trưởng của công nghiệp thành thị, vì

nguồn tích luỹ thấp, mức đầu tư bị giảm xuống. Trong trường hợp đó, khu vực

công nghiệp ở thành thị không đủ sức để cải tạo khu vực nông nghiệp cổ truyền

ở nông thôn như vai trò vốn có của nó, mà ngược lại cả công nghiệp và nông

nghiệp đều rơi vào tình trạng kém phát triển. Chỉ có phát triển nông thôn hay

công nghiệp hoá, nông nghiệp, nông thôn, làm cho năng suất lao động nông

nghiệp tăng lên, khối lượng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp nhiều hơn,

khi đó công nghiệp mới có cơ hội phát triển, và đến lượt nó công nghiệp sẽ

thúc đẩy trở lại đối với sự phát triển nông nghiệp và các ngành khác.

Trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh khi bàn về phát triển kinh tế

-xã hội nông thôn nói chung và vốn cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn

nói riêng, xuất phát từ đặc điểm nước ta là một nước nông nghiệp, với đa

phần dân số sinh sống ở nông thôn, với thế mạnh là nông nghiệp và các

ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Đây là tiềm năng to lớn cần khai

thác để tạo nguồn vốn tích luỹ và cũng là mục tiêu của chủ trương dân

giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện phát triển kinh

tế - xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp hóa sẽ cho phép khai thác

triệt để và có hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông, lâm, ngư nghiệp ở

nước ta nhằm tạo giá trị thu nhập cao. Việc áp dụng các thành tựu khoa học

- kỹ thuật làm tăng sản lượng và giá trị của nguồn lực trong nông thôn, từ

đó sẽ tạo nguồn thu nhập cao cho cư dân nông thôn. Đối với Việt Nam,

trong giai đoạn đầu, nguồn vốn tất yếu phải dựa vào nông nghiệp và nông

Page 22: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

15

thôn, vì đây là khu vực rộng lớn, xét cả về khía cạnh lao động và tổng sản

phẩm quốc dân. Nguồn vốn do nông nghiệp, nông thôn tạo ra sẽ được đầu

tư trước hết và chủ yếu vào các hoạt động kinh doanh nông nghiệp và một

số hoạt động phi nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Sự phát triển mạnh mẽ

của nông nghiệp và kinh tế nông thôn sẽ làm tăng đáng kể nguồn vốn tích

luỹ cho nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã

hội đất nước. Người tổng kết và khái quát: dân có giàu thì nước mới mạnh,

gần 80% dân số sống ở nông thôn mà chủ yếu là nông dân, nếu nông dân

không giàu thì đất nước làm sao giàu mạnh được. Do vậy, phải làm cho

nông dân giàu lên, tăng sức mua ở nông thôn chính là tạo ra thị trường thúc

đẩy phát triển đất nước. Nông thôn phát triển, đời sống nông dân no đủ, họ

sẽ tin tưởng vào cuộc sống, vào chế độ xã hội. Do đó mà yên tâm làm giàu,

xây dựng nông thôn giàu đẹp, ổn định. Sự ổn định của nông thôn sẽ có tác

động rất lớn đến sự ổn định của cả nước.

Tóm lại, trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển

kinh tế -xã hội, nông thôn luôn giữ vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo vệ tổ

quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua các thời kỳ, giai cấp nông dân luôn

là lực lượng đông đảo nhất đi theo Đảng, cùng với giai cấp công nhân và đội

ngũ trí thức làm nền tảng chính trị của cách mạng. Nông dân là giai cấp đã có

những đóng góp vô cùng to lớn đối với những thắng lợi lịch sử vẻ vang của

dân tộc. Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần của nhân dân là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định

tình hình chính trị - xã hội, sự phát triển hài hòa và bền vững theo định hướng

xã hội chủ nghĩa của đất nước.

1.2.2. Những cơ chế chính sách huy động, đầu tư và hỗ trợ vốn cho

phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

Thứ nhất, về đầu tư vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

- Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm, Đầu tư trong nông nghiệp,

thực trạng và triển vọng [13].

Page 23: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

16

Trong cuốn sách này, các tác giả đã đánh giá, phân biệt các nguồn vốn

khác nhau đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, bao gồm: vốn ngân sách nhà

nước, vốn tín dụng trong nước và nước ngoài, vốn tự có của các doanh nghiệp

và các hộ nông dân. Tuy nhiên, các tác giả nhấn mạnh, cần quan tâm và chú ý

nhiều hơn đến các nguồn vốn tín dụng, do vốn từ ngân sách dành cho nông

thôn là có hạn, còn các nguồn vốn tín dụng lại có thể huy động được tối đa

với số lượng đủ lớn để người nông dân nâng cao ý thức trách nhiệm đối với

kết quả sản phẩm cuối cùng. Cuốn sách cũng liên hệ đến bài học thành công

của Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và một số nước châu Á khác trong việc đầu tư

qua hệ thống tín dụng. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập đến chính sách

đầu tư cho nông nghiệp của Việt Nam qua các thời kỳ và đưa đến kết luận:

thực trạng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nước ta đã góp phần quan

trọng tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy

nhiên, với tiềm năng và lợi thế cũng như chính sách và thực hiện đầu tư cho

nông nghiệp, nông thôn là chưa thoả đáng. Nếu Việt Nam có chính sách đầu

tư đúng chắc chắn sẽ tạo ra và thu hút được các nguồn vốn to lớn đáp ứng yêu

cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn cao hơn.

- Đề tài cấp bộ, Thực trạng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách

đầu tư ở Việt Nam [26].

Đề tài phân tích làm rõ các khái niệm, vai trò, công cụ và các yếu tố

tác động tới việc hoàn thiện chính sách đầu tư ở Việt Nam. Sau khi phân tích

và đánh giá thực trạng các chính sách đầu tư của Việt Nam, đề tài đưa ra 6

phương hướng hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư, đó là: Mở rộng

quyền tự do kinh doanh cho các chủ thể đầu tư; tích cực và chủ động hội

nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh tốc độ hoàn thiện môi trường đầu tư và công

cụ chủ chốt của chính sách khuyến khích đầu tư; nâng cao chất lượng các

chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài; nâng cao hiệu quả đầu tư của

Nhà nước cho đào tạo lao động, kết cấu hạ tầng kinh tế và đào tạo công chức

Page 24: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

17

theo hướng chuyên nghiệp; nâng cao hiệu quả thực thi chính sách khuyến

khích đầu tư của bộ máy Nhà nước.

Trên cơ sở các phương hướng đó, đề tài đưa ra 6 nhóm giải pháp: Hoàn

thiện khung khổ pháp lý an toàn, minh bạch, ổn định cho đầu tư; nâng cao chất

lượng quy hoạch của Nhà nước; cải cách hành chính tạo môi trường thông

thoáng cho đầu tư; đổi mới chính sách ưu đãi đầu tư như thuế, tín dụng, đất đai

và hỗ trợ đầu tư; đổi mới chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

của nhà nước; quảng bá hình ảnh đất nước cho các nhà đầu tư nước ngoài.

- Đề tài cơ sở, Đầu tư ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp vùng

đồng bằng sông Hồng trong thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương

mại Thế giới (WTO) [27].

Trên cơ sở khái quát kinh nghiệm đầu tư ngân sách nhà nước cho nông

nghiệp của một số nước như Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc trong quá trình

hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đề tài nêu ra những bài học kinh

nghiệm có ý nghĩa đối với Việt Nam trong việc đầu tư ngân sách nhà nước cho

nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình thực hiện cam kết gia

nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhóm giải pháp được đề tài đề xuất

trong thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bao gồm:

nhóm giải pháp đầu tư ngân sách nhà nước cho đẩy mạnh phát triển nông nghiệp

vùng đồng bằng sông Hồng; nhóm giải pháp đầu tư ngân sách nhà nước cho việc

xây dựng nông thôn mới; nhóm giải pháp về chính sách đầu tư ngân sách nhà

nước cho việc cải thiện đời sống nông dân vùng đồng bằng sông Hồng.

- Cấn Quang Tuấn, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà

Nội quản lý [81].

Trên cơ sở nhận định vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung thuộc ngân

sách nhà nước do thành phố quản lý là động lực quan trọng trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô, tác giả hệ thống một số vấn đề lý thuyết

về vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách

Page 25: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

18

nhà nước, trong đó việc nghiên cứu vốn đầu tư phát triển chỉ được tiến hành

dưới góc độ có liên quan và trực tiếp hỗ trợ nghiên cứu vốn đầu tư xây dựng

cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội

quản lý, luận án đề ra các giải pháp cần phải được thực hiện đồng bộ, nhất

quán giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng quy hoạch và thực hiện quản lý đầu tư

xây dựng theo quy hoạch; Thứ hai, hoàn thiện công tác kế hoạch hoá vốn đầu

tư xây dựng cơ bản và đảm bảo tính công khai, minh bạch, chống khép kín

trong đầu tư từ ngân sách nhà nước; Thứ ba, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ

bản đúng trình tự và quy định; Thứ tư, nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư,

thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư; Thứ năm, đẩy mạnh cải cách

hành chính, hoàn thiện hệ thống văn bản và tăng cường phân cấp trong sử

dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản;

Ngoài ra cần kết hợp với một số giải pháp khác như khuyến khích các

doanh nghiệp tự đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn

thiện chính sách, hợp lý hoá các mức thuế; quản lý chặt chẽ hơn đối với quỹ

đất đai hiện có...

- Đoàn Xuân Thuỷ, Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế [71]. Đề tài đã phân tích và luận giải

những vấn đề liên quan đến chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta

trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Trên cơ

sở làm rõ những tác động của quá trình hội nhập kinh tế tới chính sách hỗ trợ

sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam, đồng thời qua nghiên cứu và rút ra các bài

học kinh nghiệm từ một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xi-

a, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách

hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Trong đó, vấn đề về chính sách đầu tư,

chính sách tín dụng cũng được đặt ra và luận giải tại đề tài này.

Page 26: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

19

- Đoàn Xuân Thuỷ, Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Việt

Nam hiện nay [72]. Cuốn sách phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của các

chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong 25 năm thực hiện

công cuộc đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2011) so với yêu cầu của thông lệ

quốc tế, đặc biệt là các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Từ

đó, tác giả đề xuất quan điểm, hệ thống giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các

chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng vừa phù hợp với các cam

kết quốc tế, vừa thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hiện đại, tạo cơ sở bền

vững cho giải quyết vấn đề nông dân và nông thôn thời gian tới.

- Vương Đình Huệ, Nâng cao hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp, nông

dân và nông thôn [32].

Bài viết đánh giá những kết quả nổi bật về thực hiện đầu tư công cho

nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn 2006 - 2011, chỉ rõ những

mặt tích cực, những hạn chế và nguyên nhân của chúng. Tác giả chỉ rõ, việc

huy động nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn những năm

qua còn gặp khó khăn bởi cả lý do khách quan và chủ quan. Về khách quan,

đầu tư cho khu vực này đòi hỏi nguồn lực rất lớn của Nhà nước cũng như toàn

xã hội, trong khi đó, nguồn lực đầu tư của Nhà nước và xã hội có hạn. Mặt

khác, sản xuất nông nghiệp lại chịu rủi ro cao do có sự tác động trực tiếp của

thời tiết, biến động môi trường, dịch bệnh... Ngoài ra, tác động của khủng

hoảng, suy thoái kinh tế trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi Nhà nước phải

thực hiện một số chính sách, trong đó có việc cắt giảm đầu tư công. Bên cạnh

nguyên nhân khách quan, còn tồn tại một số nguyên nhân chủ quan như nhận

thức của một bộ phận cán bộ, các cấp chính quyền về vị trí, vai trò, tầm quan

trọng của đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa cao; vẫn còn tâm

lý trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước; trong quá trình thực hiện đầu

tư, tình trạng thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả vẫn xảy ra ở một số dự án...

Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X, và nội

dung Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông

Page 27: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

20

thôn, tác giả chỉ ra một số giải pháp chủ yếu cần được tập trung thực hiện nhằm

tăng cường, nâng cao hiệu quả đầu tư công cho khu vực này như: Tiếp tục hoàn

thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công cho khu vực tam nông; ưu

tiên bố trí ngân sách nhà nước; tập trung nguồn vốn trái phiếu chính phủ cho các

dự án phát triển giao thông nông thôn; tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi

đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về

thu tiền sử dụng đất, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; đổi

mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao nhất các nguồn lực trong xã

hội; tiếp tục hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương để

triển khai mạnh mẽ, sâu rộng chủ trương thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.

1.2.3. Đặc điểm, sự hình thành và phát triển thị trường vốn cho

phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

- Phạm Thị Khanh, Phát triển thị trường tín dụng nông thôn góp phần đẩy

nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng [35].

Các tác giả đã khái quát những khái niệm về tín dụng, thị trường tín dụng

nông thôn và những đặc điểm cũng như vai trò của thị trường tín dụng nông thôn

trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Từ các nội dung này, đề

tài đi sâu phân tích những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển thị trường tín

dụng nông thôn như: khả năng cung ứng vốn tín dụng và khả năng cầu vốn của

các chủ thể; quy mô và trình độ phát triển của hệ thống tài chính nói chung, hệ

thống trung gian tài chính nói riêng; năng lực sử dụng vốn tín dụng của các chủ

thể cầu tín dụng; vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước; mức độ hoàn thiện của hệ

thống pháp luật; chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin kinh tế.

Đề tài còn phân tích những kinh nghiệm phát triển thị trường tín dụng

nông thôn của một số nước châu Á và bài học đối với Việt Nam. Bốn nhóm

giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường tín dụng nông thôn ở đồng bằng

sông Hồng được các tác giả đề xuất gồm:

Thứ nhất, tăng cường khả năng cung ứng vốn tín dụng trên thị trường

tín dụng nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng;

Page 28: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

21

Thứ hai, nâng cao năng lực cầu vốn tín dụng và sử dụng hiệu quả vốn

tín dụng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của thị trường tín

dụng nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, góp phần đẩy nhanh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông thôn ở khu vực;

Thứ ba, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, đảm bảo vững chắc cho phát triển thị trường tín dụng nông thôn;

Thứ tư, phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đẩy mạnh phát

triển thị trường tín dụng nông thôn hiện đại vùng đồng bằng sông Hồng gắn

với phát triển thị trường tín dụng nông thôn cả nước và chủ động hội nhập

kinh tế quốc tế.

- Đinh Thị Nga, Tập trung đất và tích tụ vốn trong nông nghiệp ở nước ta [48].

Đề tài khái quát về vốn, vai trò của vốn và cơ cấu các nguồn vốn

trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, các tác giả đã phân tích thực trạng tích tụ

vốn trong nông nghiệp Việt Nam qua việc nhận dạng những nhân tố cơ bản

ảnh hưởng đến việc tích tụ vốn trong nông nghiệp ở nước ta như chiến lược

phát triển kinh tế quốc gia; khả năng cung ứng vốn của nền kinh tế; cơ chế,

chính sách vĩ mô, đặc điểm của ngành sản xuất - kinh doanh. Đề tài đề xuất

những giải pháp nhằm gia tăng tích tụ vốn phục vụ phát triển nông nghiệp

trong thời gian tới, đó là: Thứ nhất, cần chuyển đổi mạnh chính sách đầu tư

theo hướng tập trung ưu đãi hơn nữa cho nông nghiệp; Thứ hai, hoàn thiện

hệ thống ứng dụng trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để nguồn vốn được

cung ứng kịp thời, hợp lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nông

nghiệp; Thứ ba, đẩy nhanh tốc độ giải ngân các khoản tín dụng nước ngoài,

coi trọng thu hút các nguồn vốn nước ngoài đầu tư phát triển nông nghiệp;

Thứ tư, nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp,

nhất là các nguồn vốn ngân sách các cấp; Thứ năm, khuyến khích gia tăng

tích tụ, tập trung vốn từ tăng trưởng của lĩnh vực nông nghiệp và gia tăng

thu nhập của hộ nông dân; Thứ sáu, đầu tư hơn nữa cho phát triển kết cấu

hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Page 29: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

22

- Nguyễn Minh Phong, Phát triển thị trường tín dụng nông nghiệp và

nông thôn: Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn ở Việt Nam [54].

Từ kinh nghiệm phát triển tín dụng “tam nông” ở Trung Quốc, tác giả

nhận định, mặc dù thị trường tài chính nông thôn Việt Nam được tiếp nhận

nhiều nguồn vốn đầu tư đa dạng nhưng thực tế, luồng vốn đầu tư, đặc biệt là

vốn thương mại không đổ vào nhiều. Để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh

và bền vững thị trường tín dụng nông nghiệp và nông thôn, tác giả cho rằng cần

phải có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn, trong đó nổi bật là:

Tăng cường vai trò của Chính phủ trong các hoạt động tín dụng nông

nghiệp và nông thôn, thể hiện ở các nội dung như: xây dựng và quản lý các quy

hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, sử dụng đất, thực hiện chính sách

giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất tạo thuận lợi cho các hoạt động

xúc tiến đầu tư và cho vay, thế chấp trong tín dụng nông thôn; thực hiện các hỗ

trợ trực tiếp tài chính - tín dụng trong những trường hợp đặc biệt; hỗ trợ đào tạo

cán bộ và hoạt động của các tổ chức tổ chức tín dụng; Nhà nước cần mạnh dạn

lập các doanh nghiệp nhà nước chuyên bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, nhất là

chế biến xuất khẩu, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh và sản

phẩm, thương hiệu xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, cũng như tạo thuận lợi và

an toàn cho việc cấp tín dụng của ngân hàng theo và hỗ trợ các hoạt động này.

Tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro và đổi mới hoạt động của

các tổ chức tín dụng nông nghiệp và đổi mới hoạt động của các tổ chức tín

dụng nông nghiệp và nông thôn, nòng cốt là ngân hàng Nông nghiệp và phát

triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội.

Tăng cường đa dạng hóa các nguồn vốn và sản phẩm tín dụng cho phát

triển nông nghiệp và nông thôn.

Theo tác giả, để các tổ chức tín dụng ngân hàng phục vụ tốt nhất sự

phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cần phải thúc đẩy sự hình thành thị

trường tài chính nông thôn, đẩy mạnh tích tụ tập trung vốn, tận dụng khai thác

mọi tiềm năng đồng thời phát triển mạnh kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho

Page 30: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

23

nông dân tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, giải quyết nhiều việc

làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân nông thôn.

- Đề tài cơ sở, Tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam -

một số vấn đề lý thuyết [28].

Xây dựng nông thôn mới là một nội dung quan trọng của công nghiệp hoá,

hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở nhận thức đó, đề tài tập trung tiếp

cận nghiên cứu vấn đề tín dụng hỗ trợ nông thôn mới tại Việt Nam trong giai đoạn

hiện nay. Các tác giả đã phân tích và tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia

về cung cấp tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn là In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Băng-

la-đét và Trung Quốc. Từ đó, đề tài đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam về

tăng cường khả năng cung ứng tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; về hoàn

thiện cơ chế, quy trình và thủ tục; về hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận và năng

lực hấp thụ vốn; và về giám sát, kiểm tra, thanh tra, tổng kết, rút kinh nghiệm

trong hoạt động tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới.

- Nguyễn Minh Phong, Những đột phá cần có về tín dụng cho nông

nghiệp [55].

Trên cơ sở đánh giá những chính sách và thực tế tín dụng cho nông

nghiệp, tác giả chỉ ra những khó khăn mà tín dụng cho nông nghiệp vẫn

đang phải đối diện như lãi vay còn cao, điều kiện tiếp cận khoản vay ngặt

nghèo... Trên cơ sở nhận định việc mở rộng quy mô và đa dạng hoá các

kênh, sản phẩm dịch vụ tín dụng cho nông nghiệp là điều kiện và là cơ hội

mới cho cả nông nghiệp, nông dân, nông thôn, doanh nghiệp và ngân hàng,

tác giả đưa ra những đột phá cần thiết nhằm tạo động lực mới cho tín dụng

nông nghiệp trong thời gian tới, đó là: Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở pháp lý và

xây dựng, quản lý ổn định các quy hoạch kinh doanh vùng nông nghiệp

chuyên canh theo mô hình công nghiệp. Thứ hai, tháo gỡ các khó khăn,

vướng mắc, phát triển và đa dạng hoá sản phẩm tín dụng và bảo hiểm nông

nghiệp. Thứ ba, hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu và tranh chấp

trong hoạt động tín dụng nông nghiệp.

Page 31: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

24

1.2.4. Những kinh nghiệm trong việc huy động, quản lý và sử dụng

vốn hiệu quả ở một số địa phương và các nước trên thế giới cho phát

triển kinh tế - xã hội nông thôn

- Phạm Thị Khanh, Huy động vốn phát triển nông nghiệp vùng đồng

bằng sông Hồng hiện nay [34].

Luận án đi sâu phân tích về vốn và vai trò của vốn đối với phát triển

nông nghiệp thông qua các khái niệm, phạm trù của vốn được tiếp cận dưới

góc độ nhận thức của các nhà kinh tế học trước C.Mác, của C.Mác và trên

nhiều bình diện khác nhau như dưới góc độ tài chính, dưới góc độ tài sản, và

dưới góc độ đầu vào. Để có biện pháp đúng đắn khi huy động và sử dụng vốn

đầu tư cho phát triển, luận án làm rõ bản chất của vốn như hình thái biểu hiện

của vốn xét về mặt trừu tượng và cụ thể. Luận án chỉ ra, trong nền kinh tế thị

trường, vốn là một hàng hoá. Không chỉ vậy, vốn còn là một hàng hoá đặc

biệt. Vốn có quan hệ mật thiết với thời gian và căn cứ vào những tiêu thức

khác nhau mà người ta có thể phân chia vốn thành nhiều loại khác nhau. Luận

án cũng đồng thời phân tích và làm rõ những đặc điểm riêng khác của vốn sản

xuất nông nghiệp và huy động vốn phát triển nông nghiệp. Để huy động vốn

có hiệu quả, tác giả dẫn chứng kinh nghiệm huy động vốn ở Nhật Bản, Đài

Loan, Hàn Quốc, Ma-lay-xi-a... Từ đó, cùng với những phân tích về thực

trạng huy động vốn ở vùng đồng bằng sông Hồng, luận án đề ra những

phương hướng cơ bản nhằm đẩy mạnh huy động các nguồn vốn phát triển

nông nghiệp, đó là: khai thác và phát huy vai trò của các nguồn vốn trong

nước; huy động vốn phải gắn với sử dụng vốn có hiệu quả; giải quyết đúng

đắn mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tích luỹ và đầu tư nhằm huy động

tối đa các nguồn vốn; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách kinh

tế vĩ mô thúc đẩy huy động vốn đồng bằng sông Hồng.

Để thực hiện tốt các phương hướng trên, tác giả đề ra các giải pháp:

Thứ nhất, đa dạng hoá các nguồn vốn, tạo thành nguồn vốn lớn, tập

trung đầu tư phát triển nông nghiệp như: nguồn vốn ngân sách nhà nước,

nguồn vốn tín dụng chính thức, nguồn vốn doanh nghiệp, nguồn vốn dân cư;

Page 32: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

25

Thứ hai, phát triển vững chắc thị trường tài chính nông thôn nhằm đẩy

mạnh huy động và cung ứng vốn thông qua các biện pháp cơ bản như: nâng

cao năng lực của các bên tham gia cung - cầu vốn trên thị trường tín dụng

nông thôn; Nhà nước thực hiện vai trò “bà đỡ” trong phát triển thị trường tín

dụng nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; hoàn thiện khung khổ pháp luật

đồng bộ; từng bước mở cửa thị trường tài chính, thúc đẩy hội nhập quốc tế

trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ;

Thứ ba, tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực

và sức thu hút vốn;

Thứ tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;

Thứ năm, đổi mới và hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô;

Thứ sáu, đổi mới quản lý nhà nước trong ngành nông nghiệp, đảm bảo

huy động ngày càng hiệu quả các nguồn vốn.

- Nguyễn Văn Hùng, Tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển

kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên [33].

Dựa trên các lý thuyết của kinh tế học và khoa học quản lý kinh tế, luận

án chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn đầu tư cho

phát triển kinh tế - xã hội vùng, tiêu biểu như: sự tác động của quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội riêng có của

vùng; chiến lược phát triển và chính sách đầu tư đối với mỗi vùng; vai trò “tổ

chức quản lý điều phối vùng” của chính phủ và sự năng động của các cấp

chính quyền địa phương trong vùng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình

huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, tác giả

đề ra phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp huy động vốn đầu tư xuất

phát từ chiến lược phát triển mạnh mẽ ở Tây Nguyên theo hướng phát triển

vượt trước, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tạo ra các “hạt nhân phát

triển” dựa vào ưu thế vị trí và tài nguyên riêng có của vùng. Tác giả xác định

Page 33: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

26

vị trí vai trò của từng nguồn vốn đầu tư trong mối quan hệ với đối tượng đầu

tư, từ đó, lựa chọn, huy động ưu tiên từng nguồn vốn đối với từng lĩnh vực cụ

thể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Những giải pháp chủ

yếu nhằm tăng cường huy động vốn đầu tư mà tác giả trình bày trong luận án

gồm nhóm giải pháp về tạo lập môi trường đầu tư an toàn và hấp dẫn; nhóm

giải pháp về cơ chế, chính sách, biện pháp huy động các nguồn vốn đầu tư;

nhóm giải pháp về nâng cao năng lực của các cấp chính quyền; nhóm giải

pháp về phát triển nguồn nhân lực.

- Nguyễn Quốc Oánh, Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại

thành Hà Nội [52].

Luận án đã góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực

tiễn về phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội. Đồng thời,

phản ánh, đánh giá thực trạng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát

triển hệ thống tín dụng, từ đó, đề ra hệ thống giải pháp nhằm phát triển hệ

thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội.

- Trần Thị Ngọc Minh, Vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông

thôn ở Yên Bái [45].

Luận án đã phân tích và làm rõ những khái niệm về vốn, vai trò của vốn

đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn miền núi trong thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ

sở đó, luận án đi sâu phân tích làm rõ các phương thức huy động vốn và những

đặc điểm của vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn miền núi. Về

mặt thực tiễn, luận án bàn về thực trạng huy động và sử dụng vốn để phát triển

kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Yên Bái, từ đó, đánh giá những kết quả

đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân cho những hạn chế ấy. Trên cơ sở đó,

luận án đưa ra những phương hướng và nhóm giải pháp nhằm huy động và sử

dụng hiệu quả các nguồn vốn từ trong và ngoài nước để đầu tư cho phát triển

kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.

Page 34: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

27

Các kênh huy động vốn được tác giả đưa ra trong giải pháp là: từ ngân

sách Nhà nước; từ các tổ chức tín dụng ngân hàng, từ các doanh nghiệp, từ

dân cư và từ các nguồn vốn nước ngoài như FDI, ODA... Bàn về vấn đề sử

dụng vốn, tác giả đề xuất những giải pháp sau:

Thứ nhất, phân bổ các nguồn vốn đúng hướng. Tác giả khẳng định, trên

cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các nước Đông Á, phân bổ sai nguồn vốn, tiếp

đến không kiểm soát được các nguồn vốn chính là một trong những nguyên

nhân gây ra cuộc khủng hoảng tiền tệ trầm trọng ở khu vực này;

Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua phát triển và ứng

dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông

nghiệp; chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực; tổ chức sản xuất kinh

doanh nông nghiệp có hiệu quả; phát huy cao nhất các nguồn vốn từ nội lực

và tranh thủ vốn đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông

thôn; đồng thời xây dựng ban hành hệ thống chính sách để khuyến khích phát

triển sản xuất nông nghiệp;

Thứ ba, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng và chống lãng phí

các nguồn vốn;

- Trần Viết Nguyên, Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế [50].

Luận án đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo ba mặt: kinh tế, xã hội và

môi trường; theo ngành; theo nguồn vốn; theo địa phương. Một số dự án đầu tư

các doanh nghiệp nông nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng xác định các nhân tố

ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên

Huế. Ngoài ra, tác giả đã kiểm chứng sự tương quan giữa vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp với với sự gia tăng GDP ngành công nghiệp của tỉnh. Kết

quả cho thấy có sự tương quan tỷ lệ thuận trong ngành nông và lâm nghiệp.

Riêng ngành thuỷ sản tính tương quan chưa biểu hiện rõ do thiếu vốn và vốn

không ổn định. Đó là đặc điểm riêng của tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ này.

Page 35: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

28

1.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VỐN CHO

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI VÀ

VẤN ĐỀ ĐẶT RA

1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu, luận giải

Khi bàn về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, các tác giả

trong và ngoài nước đã nghiên cứu vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau và

đưa ra nhiều luận điểm mang tính khoa học và lý luận chặt chẽ để nói về khái

niệm của vốn; vai trò, vị trí, tầm quan trọng của vốn đối với sự phát triển kinh

tế nông nghiệp, nông thôn trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ

toàn cầu hoá, quốc tế hoá về đời sống kinh tế. Thông qua các nội dung được

nghiên cứu, luận giải, có thể thấy, các tác giả đã đề cập khá đầy đủ về:

- Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung,

các huyện ngoại thành thành phố nói riêng

- Đặc điểm, sự hình thành và phát triển thị trường vốn ở khu vực kinh

tế nông nghiệp, nông thôn

- Những cơ chế chính sách của nhà nước và và các tổ chức tài chính

trung gian về huy động và đầu tư vốn để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

- Những phương thức huy động vốn đa dạng phù hợp với những điều

kiện hoàn cảnh phù hợp.

- Vai trò và biện pháp của các chủ thề trong huy động vốn để phát triển

kinh tế -xã hội nông thôn

- Những kinh nghiệm trong việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu

quả ở một số địa phương và các nước trên thế giới cho phát triển kinh tế nông

nghiệp, nông thôn.

- Ở các khía cạnh tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đưa ra nhiều nhóm

giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn

vốn trong và ngoài nước để đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Mặc dù nhiều vấn đề, luận điểm quan trọng về huy động vốn cho phát

triển kinh tế - xã hội nông thôn đã được các tác giả nghiên cứu và luận giải và

đề xuất các giải pháp khả thi, thiết thực. Tuy nhiên, do thời gian và sự thay

Page 36: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

29

đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và

hội nập quốc tế ngày càng sâu rộng... do vậy những dự báo và giải pháp

không còn phù hợp. Vì vậy, đề tài “Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các

huyện ngoại thành Hà Nội” tiếp cận theo hướng nghiên cứu của chuyên

ngành kinh tế tế chính trị là không trùng lặp và đặt trong bối cảnh mới khi:

Các huyện ngoại thành của thủ đô có nhiều đặc thù và cơ chế riêng. Đồng

thời, phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội theo hướng xây

dựng nông thôn văn minh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu

Hướng nghiên cứu của luận án là tiếp tục làm rõ hơn những vấn đề lý

luận và thực tiễn của vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.

Về mặt lý luận, luận án phân tích và làm rõ những khái niệm về vốn,

đặc điểm của vốn và vai trò huy động vốn phát triển kinh tế - xã hội khu

vực nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu

thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, tập trung làm rõ đặc điểm các chủ

thể huy động vốn, các phương thức huy động vốn và các nhân tố tác động

đến hoạt động huy động vốn.

Về mặt thực tiễn, luận án nghiên cứu những kinh nghiệm của một số

quốc gia và một số địa phương trong nước về việc huy động vốn cho phát

triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

Đối với các huyện ngoại thành Hà Nội thuộc ba khu vực, cần phải tiếp tục

làm rõ những đặc điểm về kinh tế - xã hội, nhất là những thuận lợi, khó khăn,

những hạn chế yếu kém ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn trong quá trình

phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, khảo sát thực trạng để đánh giá tình hình

huy động vốn tại các huyện ngoại thành Hà Nội trong những năm qua dựa trên

khung lý thuyết theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Từ đó, đưa ra những dự

báo để đề xuất phương hướng và các giải pháp phù hợp góp phần hoàn thiện

việc huy động vồn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội

đến năm 2025 - 2030 theo hướng nông thôn thủ đô văn minh.

Page 37: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

30

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG VỐN

CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CHO

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN

2.1.1. Quan điểm về vốn của các trường phái kinh tế

Trong lịch sử phát triển kinh tế, khái niệm vốn được tiếp cận dưới

nhiều góc độ khác nhau:

2.1.1.1. Các quan điểm của kinh tế chính trị Cổ điển về vốn

Các nhà kinh tế của trường phái Trọng Thương quan niệm tiền tệ là của

cải. Họ tin rằng, tiền tệ, hơn là những yếu tố thực như tài nguyên thiên nhiên,

lực lượng lao động hay cấu trúc thể chế, là động lực quyết định các hoạt động

kinh tế. Họ “Đánh giá cao về vai trò của tiền tệ, coi tiền là tiêu chuẩn cơ bản

của của cải, Nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu. Hàng hoá chỉ là điều kiện

làm tăng khối lượng của tiền tệ. Họ coi tiền là tiêu chuẩn của sự giàu có của

của cải” [15, tr.54]. Các nhà trọng thương đề cao vai trò của tiền tệ, do đó họ

cũng đã đề cao vai trò của lưu thông, của thương mại. Họ cho rằng, chỉ có

thương mại mới là nguồn gốc tạo ra của cải và khả năng tăng trưởng của một

nền kinh tế chỉ có thể có được thông qua hoạt động thương mại. Họ viết,

thương mại là hòn đá thử vàng đối với sự phồn thịnh của một quốc gia, ngoài

thương mại ra thì không có một phép lạ nào khác có thể tạo ra của cải. “Nội

thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm. Muốn tăng của cải

phải có ngoại thương nhập dẫn của cải qua nội thương” [15, tr.60]. Chủ nghĩa

trọng thương còn coi nhiệm vụ trung tâm là phải tích luỹ và tích trữ tiền chứ

không phải là tích luỹ tư bản trong sản xuất và lưu thông. Họ đã lẫn lộn tiền

với tư bản hay nói cách khác, họ đã coi tư bản là tiền.

Chủ nghĩa Trọng Nông lại coi “tư bản không phải bản thân tiền tệ mà là

tư liệu sản xuất mua bằng tiền tệ đó. Đó là những yếu tố vật chất đưa vào sản

Page 38: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

31

xuất nông nghiệp như công cụ, súc vật, cày kéo, hạt giống, tư liệu sinh hoạt

của công nhân. Như vậy, tư bản là vật nó tồn tại vĩnh viễn” [15, tr.74]. Những

quan niệm về tư bản của phái trọng nông đã được mở rộng, phát triển hơn so

với phát trọng thương. F.Quesnay quan niệm tư bản không chỉ là tiền mà còn

là khoản ứng trước, A.Turgot lại cho rằng tư bản là lao động được tích luỹ lại

hay tư bản là một bộ phận của cải. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng: “Tiền tệ

không gì ngoài mỡ trong cơ thể chính trị; nếu cơ thể quá nhiều mỡ sẽ làm cản

trở sự nhanh nhẹn, nếu quá ít, cơ thể sẽ ốm đau… Tiền tệ trong tay Nhà nước

sẽ đẩy nhanh sự hoạt động từ nước ngoài vào thời điểm khan hiếm trong

nước” [15, tr.68]. “Tư bản là những động sản được tích luỹ lại” [15, tr.331].

Điều đó cho thấy họ đã khắc phục được ít nhiều chủ nghĩa tự nhiên khi quan

niệm giá trị về tư bản.

Các nhà kinh tế chính trị Tư sản cổ điển mà tiêu biểu là A.Smith cho

rằng nguồn gốc của tiền tệ được sinh ra từ trao đổi. Tiền tệ là công cụ thuận lợi

nhất cho lưu thông và trao đổi hàng hoá. Ông gọi đó là “phương tiện kỹ thuật”

và là “bánh xe vĩ đại” của lưu thông. Do đó, ông đã có quan niệm đúng đắn về

tư bản. Tư bản là động lực của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ông cũng xác định

được nguồn gốc chủ yếu để tích luỹ tư bản ở trong lĩnh vực sản xuất. Nhưng do

cách lý giải tự nhiên chủ nghĩa, A.Smith đã cho rằng: tư bản là cái bộ phận dự

trữ nhờ đó mà con người “trông mong nhận được thu nhập”. Theo ông, tư bản

hay vốn, vốn đầu tư là một bộ phận của cái mà người sở hữu nó mong nhận

được lợi nhuận. Tư bản có thể là tiền, là tư liệu sản xuất hay tư liệu sinh hoạt…

Nó là bộ phận của cải do con người tạo ra nhưng nó khác với bộ phận của cải

còn lại là mang lại lợi nhuận cho người sở hữu nó. Nếu nói theo một cách khác,

A.Smith đã coi tư bản chỉ là dự trữ sản xuất về của cải vật chất.

Đồng nhất với A.Smith, D.Ricardo cũng coi tư bản đồng nhất với dự

trữ sản xuất và quỹ công cụ sản xuất. Tuy nhiên, ông có quan niệm tổng quát

hơn: tư bản là lao động đã được tích luỹ lại, là một lượng vốn nhất định được

dùng vào việc làm tăng của cải và mang lại lợi nhuận cho người sở hữu nó.

Page 39: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

32

Tư bản là một bộ phận của của cải quốc gia được sử dụng trong sản xuất và

gồm thức ăn, đồ mặc, các công cụ, nguyên vật liệu, máy móc… cần thiết để

người lao động làm việc.

Tóm lại, quan điểm của các trường phái kinh tế cổ điển bước đầu đã đưa

ra được những quan niệm về vốn, kết luận vốn là một phạm trù kinh tế, nhưng

họ mới dừng lại ở hiện tượng bề ngoài mà chưa nêu được bản chất bên trong của

vốn. Họ đều coi tư bản là vật và lẫn lộn tiền với tư bản do tiếp cận vốn với góc

độ hiện vật. Vì trình độ quản lý kinh tế thời kỳ này còn sơ khai, là giai đoạn kinh

tế học mới xuất hiện và bắt đầu phát triển, những quan niệm về vốn của họ rất

phiến diện, không chỉ còn kém về lý luận mà còn chưa nêu được vai trò của vốn

với tư cách là một thực thể trong sự hoạt động của các quy luật kinh tế. Vì thế,

mọi nội dung về vốn do họ đưa ra chỉ thiên về tổng kết kinh nghiệm chưa dựa

trên mặt cơ sở khoa học của kinh tế chính trị, chắp vá và không logic.

2.1.1.2. Quan điểm của kinh tế chính trị Mác xít về vốn

- Quan điểm của C.Mác - Ăng ghen về vốn

Dưới góc độ các yếu tố sản xuất, C.Mác đã khái quát vốn thành phạm trù

tư bản. Theo C.Mác, tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào

của quá trình sản xuất. C.Mác khẳng định “Như vậy là giá trị ứng ra lúc ban

đầu không những được bảo toàn trong lưu thông, mà còn thay đổi đại lượng

của nó, còn cộng thêm một giá trị thặng dư, hay đã tự tăng thêm giá trị. Chính

sự vận động ấy biến nó thành tư bản” [42, tr.228]. C.Mác đã vạch rõ bản chất

và chức năng của tư bản trong phát triển kinh tế. Bản chất của tư bản là giá trị;

chức năng của tư bản là sinh lời. Tư bản bao giờ cũng bắt đầu bằng một số tiền,

nhưng không phải tiền nào cũng là tư bản. Tiền chỉ trở thành tư bản khi ném

vào lưu thông hàng hoá để thu được số tiền trội hơn, với công thức T - H - T’.

Thông qua sự vận động, tư bản sinh sôi nảy nở và lớn lên không ngừng.

Với tư cách là giá trị đẻ ra giá trị, tư bản không những bao hàm các quan

hệ giai cấp, một tính chất xã hội nhất định dựa trên cơ sở lao động tồn tại với tư

cách là lao động làm thuê. Tư bản còn là một sự vận động, một quá trình tuần

Page 40: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

33

hoàn tiến hành qua những giai đoạn khác nhau, quá trình này lại bao gồm ba

hình thái khác nhau của quá trình tuần hoàn. Vì thế, chỉ có thể hiểu tư bản là

một sự vận động, chứ không phải là một vật đứng yên” [42, tr.230].

Điều đó đã khẳng định sự lưu thông ổn định về vốn là yêu cầu tất yếu

cần thiết để đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra bình thường của mọi

phương thức sản xuất xã hội.

Tư bản là quan hệ sản xuất xã hội tư sản, nhưng trong quá trình sản

xuất, các bộ phận khác nhau của tư bản có tác dụng khác nhau. Có bộ phận

dùng mua tư liệu sản xuất, có bộ phận để thuê sức lao động. Dựa vào đó,

C.Mác là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả

biến, vạch rõ vai trò từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị

thặng dư. Theo C.Mác, bộ phận tư bản dùng mua tư liệu sản xuất, giá trị của

nó được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi về

lượng trong quá trình sản xuất, được gọi là tư bản bất biến. Bộ phận tư bản

dùng để mua sức lao động đã thay đổi về lượng, thông qua lao động trừu

tượng của công nhân làm thuê mà lớn lên trong quá trình sản xuất, được gọi là

tư bản khả biến. Nếu tư bản bất biến là điều kiện không thể thiếu được để sản

xuất ra giá trị thặng dư thì tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá

trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên.

Khác với các nhà kinh tế học trước đó thường cho rằng mọi công cụ lao

động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản, C.Mác đã chỉ ra, tư bản không phải

là vật mà là một quan hệ xã hội nhất định giữa người và người trong quá trình

sản xuất, tư bản có tính lịch sử. Định nghĩa của C.Mác có tầm khái quát lớn,

tuy nhiên, do hạn chế của trình độ phát triển kinh tế lúc bấy giờ, C.Mác quan

niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư.

Thêm vào đó, học thuyết Mác nhận định, sự tích luỹ tư bản nguyên

thuỷ nhất thiết phải diễn ra trước khi có sự phát triển kinh tế. Cơ sở thực tiễn

của học thuyết này bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm phát triển kinh tế của

nước Anh, nơi mà buôn bán, bóc lột thuộc địa và một số hình thức khác đã tạo

Page 41: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

34

cho nước Anh có được nguồn vốn tích luỹ khổng lồ. Đến cuối thế kỷ XVIII

nguồn vốn tích luỹ của nước Anh biến thành tư bản đầu tư vào công nghiệp.

Từ thực tiễn đó cho thấy, trước cách mạng công nghiệp nước Anh đã trải qua

chủ nghĩa tư bản thương mại hàng thế kỷ. Như vậy, theo C.Mác, con đường

và giải pháp cơ bản để tạo dựng vốn đầu tư vào công nghiệp hoá và phát triển

kinh tế là phát triển mạnh tự do thương mại nhằm tạo ra từ tích luỹ nội bộ nền

kinh tế kết hợp với sự cướp bóc từ các nước thuộc địa.

- Quan điểm của V.I.Lênin

Tuy không có nghiên cứu hệ thống những phạm trù cơ bản như tư bản,

giá trị, giá trị thặng dư… như C.Mác, nhưng trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử

xã hội những năm đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản độc quyền đã hoàn

toàn thay thế chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, tình hình kinh tế, chính trị

của chủ nghĩa tư bản có nhiều biến đổi, V.I.Lênin đã viết tác phẩm “Chủ

nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” được xuất bản đầu

tiên ở Mát-xcơ-va năm 1919. Trong đó, ông đã phân tích toàn bộ đặc điểm

kinh tế quy định sự vận động của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ chủ nghĩa tư

bản độc quyền, phản ánh trung thực diễn biến lịch sử kinh tế, xã hội, chính trị

thời kỳ này, cũng như rút ra những luận điểm nổi tiếng có ý nghĩa khoa học

và cách mạng sâu sắc. Tác phẩm được đánh giá như một sự kế tục xuất sắc bộ

“Tư bản” của C.Mác trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Trong tác phẩm này, V.I.Lênin đã đề cập đến một hoạt động mới của tư

bản, đó là xuất khẩu tư bản. Ông viết “Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản

cũ, trong đó sự cạnh tranh tự do còn hoàn toàn thống trị, là việc xuất khẩu

hàng hoá. Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản mới nhất, trong đó các tổ chức

độc quyền thống trị, là việc xuất khẩu tư bản” [43, tr 456].

Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài bắt đầu diễn ra vào cuối thế kỷ XIX và đầu

thế kỷ XX. Nó là một tất yếu kinh tế, nảy sinh khi có hiện tượng tư bản thừa tương

đối tại một số nước tư bản phát triển và xuất hiện đòi hỏi về nơi đầu tư mới có

nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư trong nước. Xuất khẩu tư bản được thực hiện

Page 42: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

35

dưới hai hình thức chủ yếu. Thứ nhất là xuất khẩu tư bản hoạt động hay đầu tư

trực tiếp, là hình thức xuất khẩu để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại

những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh

của công ty mẹ chính quốc. Thứ hai là xuất khẩu tư bản cho vay hay đầu tư gián

tiếp, là hình thức xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hình thức cho chính phủ,

thành phố hay một ngân hàng ở nước ngoài vay tư bản tiền tệ có thu lãi.

Như vậy là, tư bản theo quan niệm của V.I.Lênin không chỉ có thể di

chuyển trong lãnh thổ một quốc gia mà còn có thể vượt ra ngoài biên giới

lãnh thổ đất nước, với mục đích nhằm chiếm đoạt giá trị thặng dư và những

lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu nó.

2.1.2.3. Các quan điểm của kinh tế học hiện đại về vốn

- Quan điểm của J.M Keynes

Với nhiều tác phẩm, nổi bật là các cuốn: "Tiền tệ và tài chính Ấn Độ",

"Thuyết cải cách tiền tệ". Đặc biệt, cuốn "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi

suất và tiền tệ" diễn đạt đầy đủ nhất tư tưởng kinh tế của Keynes. Tư tưởng

của lý thuyết Keynes có sự khác biệt so với tư tưởng của kinh tế chính trị tư

sản Cổ điển ở chỗ nếu các nhà kinh tế học Cổ điển coi sản xuất quyết định

tiêu dùng, thì Keynes lại chú trọng vai trò của tiêu dùng đối với sản xuất. Ông

rất đề cao vai trò của tiêu dùng và trao đổi; cho rằng, cùng với sự tăng lên của

việc làm thì cũng có sự tăng lên của thu nhập, nhưng cầu tiêu dùng lại giảm

xuống tương đối. Đây là nguyên nhân gây ra khủng hoảng và thất nghiệp

trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do vậy, để đẩy mạnh sản xuất, phải nâng

cầu tiêu dùng, tìm mọi biện pháp để kích cầu có hiệu quả. Tư tưởng này được

coi là chủ thuyết, vì thế học thuyết của Keynes được gọi là học thuyết trọng

cầu. Keynes đề cao vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. Theo ông,

nhà nước không chỉ đóng vai trò “giữ nhà” cho chủ nghĩa tư bản mà còn phải

can thiệp vào kinh tế; cần kích thích cầu bằng cách tăng nhu cầu và tăng đầu

tư của nhà nước, phải in thêm tiền đưa vào lưu thông để hạ lãi suất, khuyến

khích đầu tư của tư nhân… Về đầu tư, Keynes đua ra mô hình về số nhân đầu

Page 43: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

36

tư và quan hệ giữa đầu tư với sản lượng của nền kinh tế. “Số nhân” là một

khái niệm trong kinh tế, dùng chỉ sự tương ứng các đại lượng kinh tế, quan hệ

kinh tế theo kiểu tương ứng gấp bội. Số nhân đầu tư là chỉ số phản ánh mối

quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư; nó xác định sự gia tăng

đầu tư một đơn vị sẽ làm cho gia tăng thu nhập lên gấp bao nhiêu lần. Từ đó,

Keynes cho rằng, mỗi sự gia tăng đầu tư đều dẫn đến gia tăng cầu lao động và

tư liệu sản xuất, tức làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá cả hàng hóa, tăng việc

làm và tăng thu nhập. Đến lượt nó thu nhập tăng thì tiết kiệm tăng và tăng đầu

tư mới. Đây là quá trình tác động dây truyền thúc đẩy nền kinh tế đạt toàn

dụng nhân lực. Đồng thời, trong lý thuyết về điều tiết vĩ mô của nhà nước

Keynes cho rằng: muốn có cân bằng kinh tế, Nhà nước phải can thiệp vào

kinh tế, nền kinh tế thị trường cần phải phát triển dưới sự điều tiết vĩ mô của

nhà nước dựa trên cơ sở luật pháp, và dành quản lý vi mô cho các chủ thể

kinh tế. Từ đó, Ông đề nghị: Mở rộng đầu tư của nhà nước. Nhà nước phải

phân bổ và tăng thêm các đơn đặt hàng của nhà nước đối với các sản phẩm và

dịch vụ cho các tổ hợp công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất hàng

tiêu dùng… Đây là biện pháp chủ động để tăng cầu tư liệu sản xuất, tư liệu

tiêu dùng và sức lao động nhằm tăng khối lượng việc làm. Nhà nước cần sử

dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ để điều tiết nền kinh tế,

nhằm kích thích lòng tin, tính lạc quan và tính tích cực của các nhà kinh

doanh để họ tăng cường đầu tư. Để làm được việc đó, cần phải tăng thêm khối

lượng tiền tệ vào lưu thông làm giảm lãi suất cho vay, khuyến khích các

doanh nghiệp, nhà kinh doanh vay vốn để mở rộng đầu tư...

- Quan điểm của Paul.A.Sammelson và một số nhà kinh tế học khác

Theo sự phát triển của lịch sử, các quan điểm về vốn xuất hiện và ngày

càng hoàn thiện, tiêu biểu có các cách hiểu của một số nhà kinh tế học thuộc

các trường phái kinh tế khác nhau như:

Paul.A.Sammelson, nhà kinh tế học theo trường phái “tân cổ điển” đã

kế thừa quan niệm về các yếu tố sản xuất của trường phái cổ điển và phân

Page 44: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

37

chia các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ra thành ba loại chủ yếu là:

đất đai, lao động và vốn. Theo ông, vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để

phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất

của một doanh nghiệp: đó có thể là các máy móc, trang thiết bị, vật tư, đất

đai, giá trị nhà xưởng… Trong quan niệm về vốn của mình, Sammelson

không đề cập tới các tài sản tài chính, những giấy tờ có giá trị đem lại lợi

nhuận cho doanh nghiệp.

Cũng theo quan điểm này của Sammelson, trong tác phẩm “Lịch sử

tư tưởng kinh tế”, I.Đ.Uđanxốp và F.I.Pôlianxki kết luận: Vốn là

“một trong ba yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất (lao động, đất đai,

vốn). Vốn bao gồm các sản phẩm lâu bền được chế tạo để phục vụ

sản xuất (tức là máy móc, công cụ, thiết bị, nhà cửa, kho dự trữ thành

phẩm hoặc bán thành phẩm) [51, tr 300].

Trong cuốn “Kinh tế học” của David Begg, Stenley Ficher, Rudiger

Darubused, các tác giả lại đưa ra hai định nghĩa vốn hiện vật và vốn tài chính

của doanh nghiệp. Theo đó, vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất ra

để sản xuất các hàng hoá khác; và vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá

của doanh nghiệp. Như vậy, D.Begg đã bổ sung vốn tài chính vào định nghĩa

vốn của Sammelson.

Trong các định nghĩa trên, các tác giả đã thống nhất nhau ở điểm chung cơ

bản đó là: vốn là một đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Quan điểm của

David Begg tuy đã cho thấy nguồn gốc hình thành vốn và trạng thái biểu hiện của

vốn, nhưng hạn chế cơ bản là chưa cho thấy mục đích của việc sử dụng vốn.

Một số nhà kinh tế học khác lại cho rằng: Vốn có nghĩa là phần lượng

sản phẩm tạm thời phải hi sinh cho tiêu dùng hiện tại của nhà đầu tư, để đẩy

mạnh sản xuất tiêu dùng trong tương lai. Quan điểm này chủ yếu phản ánh

động cơ về đầu tư nhiều hơn là nguồn vốn và biểu hiện của nguồn vốn. Do

vậy quan điểm này cũng không đáp ứng được nhu cầu nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn cũng như phân tích vốn.

Page 45: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

38

“Từ điển kinh tế hiện đại” đưa ra định nghĩa:

Capital - tư bản/vốn: là một từ dùng để chỉ một yếu tố sản xuất do hệ

thống kinh tế tạo ra. Hàng hoá tư liệu vốn là hàng hoá được sản xuất

để sử dụng như yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy, tư

bản này có thể phân biệt được với đất đai và sức lao động, những thứ

không được coi là do hệ thống kinh tế tạo ra. Do bản chất không đồng

nhất của nó mà sự đo lường tư bản trở thành nguyên nhân của nhiều

cuộc tranh cãi trong lý thuyết kinh tế [10, tr.199].

Dưới góc độ tài chính - tiền tệ, có quan điểm cho rằng, vốn là “tổng số

tiền biểu hiện nguồn gốc hình thành của tài sản được đầu tư trong kinh doanh

để tạo ra thu nhập và lợi tức”. Cũng tiếp cận từ góc độ này, Sung Sang Park,

một nhà nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc đã đưa ra định nghĩa về vốn như sau:

“Dưới dạng tiền tệ, vốn được định nghĩa là khoản tích luỹ, là khoản thu nhập

thường có chưa được tiêu dùng. Về mặt hiện vật, vốn được chia thành hai

phần vốn cố định và vốn tồn kho, là các tư liệu sản xuất được sản xuất bằng

hiện vật được sản xuất trong khu vực sản xuất hay được nhập khẩu”. Ông

cũng đề ra một mô hình trong đó ông coi nguồn gốc tăng trưởng là tăng

cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người.

Dưới góc độ tài sản, cuốn “Dictionary of Economic” (Từ điển kinh tế)

của Penguin Reference, do Phạm Đăng Bình và Nguyễn Văn Lập dịch lại đưa

ra khái niệm: “Vốn là những tài sản có khả năng tạo ra thu nhập và bản thân

nó cũng được cái khác tạo ra” [6, tr.56].

Với các quan niệm Cổ điển và hiện đại về vốn có thể khái quát : Vốn là phần

thu nhập quốc dân dưới dạng tài sản vật chất và tài chính được cá nhân, doanh

nghiệp và nhà nước... bỏ ra để đầu tư nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích.

Tóm lại, vốn là một phạm trù kinh tế được xem xét, đánh giá theo nhiều

quan niệm, với nhiều mục đích khác nhau. Điều này cũng cho thấy tính đa

dạng, nhiều vẻ về hình thái tồn tại của vốn. Do đó, khó có thể đưa ra một định

nghĩa về vốn thoả mãn tất cả các yêu cầu và các quan niệm ấy. Song hiểu một

Page 46: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

39

cách khái quát, có thể coi: Vốn là một phạm trù kinh tế, là toàn bộ những giá

trị ứng ra ban đầu hay các giá trị tích luỹ được cho các quá trình tái sản xuất

để bảo tồn và đảm nhiệm chức năng sinh lời.

Trong giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu, đề tài luận án chỉ đề

cập dưới góc độ: Nguồn vốn được huy động bằng tiền từ các thành phần kinh

tế ở nông thôn (kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước), thông

qua các hình thức tích lũy tái sản xuất mở rộng từ cư dân nông thôn, các hình

thức tín dụng và đầu tư từ ngân sách nhà nước... cho phát triển kinh tế - xã

hội nông thôn các huyện ngoại thành Hà Nội.

2.1.2. Nguồn hình thành vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

Để tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn có nhiều căn

cứ hình thành. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, tiếp cận từ góc độ kinh

tế chính trị có thể khái quát các nguồn hình thành cơ bản sau đây:

- Từ nơi phát sinh nguồn vốn: có vốn ngoài nước (không nằm trong

phạm vi nghiên cứu của luận án) và vốn trong nước. Trong đó, vốn trong

nước là toàn bộ những giá trị của tất cả các yếu tố cần thiết để cấu thành quá

trình sản xuất, được hình thành nên từ nguồn lực kinh tế và sản phẩm thặng

dư (tính theo giá trị) của nhân dân lao động trong một quốc gia.

Theo góc độ chu chuyển vốn, có: vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố

định được biểu hiện bởi giá trị những tài sản cố định, bao gồm: nhà xưởng, vật

kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, kết cấu hạ tầng, dụng cụ đo

lường… Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận đầu tư ứng trước về tài

sản cố định và tài sản đầu tư cơ bản, mà đặc điểm luân chuyển từng phần trong

nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản

cố định hết thời gian sử dụng. Quy mô của vốn cố định quyết định quy mô của

tài sản cố định nhưng các đặc điểm của tài sản cố định lại ảnh hưởng đến sự vận

động và công tác quản lý vốn cố định. Muốn quản lý vốn cố định một cách hiệu

quả thì phải quản lý sử dụng tài sản cố định một cách hữu hiệu.

Page 47: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

40

Vốn lưu động được biểu hiện bởi giá trị của những tài sản lưu động,

bao gồm: nguyên - nhiên liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá dự trữ, các khoản

tiền tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán… Vốn lưu động của doanh nghiệp là số

tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá

trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục.

- Dựa theo dạng thức, có hai cách phân loại, gồm: vốn hữu hình, vốn vô

hình và vốn tài chính, vốn thực tế. Trong đó, vốn hữu hình mang hình thái vật

chất cụ thể như tiền mặt, các giấy tờ có giá trị thanh toán, máy móc, thiết bị…

Vốn vô hình là vốn tiền tệ chi phí cho tài sản vô hình như quyền sử dụng vị trí

kinh doanh, bí quyết công nghệ, phát minh sáng chế… Vốn tài chính là vốn

được cung cấp bởi người cho vay nhằm tìm kiếm lợi nhuận và khả năng đảm

bảo an toàn về vốn. Vốn thực tế là hàng hóa vật thể trực tiếp đi vào sản xuất

kinh doanh có nguồn gốc từ vốn tài chính.

- Dựa vào thời gian sử dụng, có thể chia vốn thành vốn ngắn hạn, vốn

trung hạn và vốn dài hạn. Vốn ngắn hạn là lượng giá trị được sử dụng để đầu

tư với thời hạn dưới một năm. Vốn trung hạn là lượng giá trị được sử dụng để

đầu tư với thời hạn từ một năm đến dưới năm năm. Vốn dài hạn là lượng giá

trị được sử dụng để đầu tư với thời hạn từ năm năm trở lên.

- Dựa vào nguồn hình thành vốn,có: vốn có hai loại là vốn chủ sở hữu

hay vốn tự có và vốn vay hay vốn huy động từ bên ngoài.

Vốn chủ sở hữu là số vốn góp do chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp.

Số vốn này không phải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kết

thanh toán, không phải trả lãi suất. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được do kinh

doanh có lãi của chủ thể sản xuất kinh doanh sẽ được chia cho các cổ đông

theo tỷ lệ phần vốn góp cho mình. Tuỳ theo loại hình sản xuất kinh doanh,

vốn chủ sở hữu lại được hình thành theo các cách thức khác nhau, tuy nhiên,

thông thường nguồn vốn này bao gồm vốn góp và lãi chưa phân phối.

Vốn vay là khoản vốn đầu tư ngoài vốn pháp định được hình thành từ

nguồn đi vay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị cá nhân và sau một thời

gian nhất định, chủ thể kinh doanh phải hoàn trả cho người cho vay cả lãi và

Page 48: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

41

gốc. Phần vốn này chủ thể kinh doanh được sử dụng với những điều kiện nhất

định (như thời gian sử dụng, lãi suất, thế chấp...) nhưng không thuộc quyền sở

hữu của chủ thể kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển

như hiện nay, vốn vay sẽ càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của

một chủ thể sản xuất - kinh doanh.

- Dựa vào phương thức sử dụng, không chỉ có vốn sản xuất trực tiếp

phục vụ cho quá trình sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ, hàng hoá mà còn

cần vốn phục vụ gián tiếp cho sản xuất, bao gồm khối lượng lớn và phong

phú hệ thống kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng…

- Dựa vào giá trị của vốn đầu tư trong thực tế và những chứng chỉ có

giá như cổ phiếu, trái phiếu…, vốn chia thành hai loại: vốn thực hay tư bản

thực và vốn ảo hay tư bản giả…

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, mỗi cách tiếp cận khác nhau cho ta

những quan niệm khác nhau về vốn, song nhận thức về vốn, xét về bản chất là

thống nhất. Việc phân chia vốn thành nhiều loại khác nhau nhằm mục đích hiểu

rõ bản chất của phạm trù vốn - vốn là hình thái giá trị, là thứ hàng hoá đặc biệt,

có mối quan hệ mật thiết với thời gian. Cùng với việc hiểu rõ bản chất của vốn,

việc phân chia vốn đa dạng như vậy còn cho thấy tính nhiều vẻ và phức tạp của

vốn trong nền kinh tế thị trường. Đó là những căn cứ khoa học giúp các chủ thể

kinh doanh nắm bắt và chủ động trong kế hoạch huy động, sử dụng các loại

vốn, đẩy mạnh phát triển sản xuất - kinh doanh.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án để phù hợp với đối tượng

nghiên cứu khi phân tích,đánh giá nguồn hình thành vốn cho phát triển kinh tế

- xã hội nông thôn gồm: Ngân sách nhà nước; các tổ chức tín dụng (chính

thức); thị tường tài chính; khu vực kinh tế tư nhân (xã hội hóa).

2.1.3. Cơ cấu nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

các huyện ngoại thành

Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn các huyện ngoại thành

được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau:

Page 49: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

42

Thứ nhất, vốn tích luỹ và tập trung từ bản thân cư dân nông thôn các

huyện ngoại thành

Đây là vốn tự có, do cư dân tiết kiệm được hoặc tập trung từ các mối

quan hệ (làng xóm, bè bạn, hội cựu chiến binh, họ hàng…) và được đầu tư

vào tái sản xuất mở rộng. Nguồn vốn này được đầu tư cho phát triển sản xuất,

mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua phân bón,

giống mới... Hiện nay, vốn đầu tư của các hộ nông dân được tập trung chủ

yếu vào mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá theo mô hình trang trại với số vốn

đầu tư tương đối lớn.

Vốn tự tích luỹ là một bộ phận vốn rất quan trọng trong phát triển kinh

tế - xã hội nông thôn. Tiềm năng của nguồn vốn này là rất to lớn bởi vì nó phụ

thuộc lớn vào thu nhập của các hộ nông dân. Khi năng lực sản xuất tăng, năng

suất lao động tăng thì thu nhập của hộ nông dân cũng tăng. Thu nhập của các

hộ nông dân một phần phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày, một phần tích

luỹ. Mặt khác, đầu tư của các hộ nông dân phụ thuộc phần lớn vào tiết kiệm

của họ nên khi năng lực sản xuất tăng thì đầu tư của hộ nông dân cũng tăng

lên. Mức độ tích luỹ vốn thường được đánh giá bởi tỷ lệ tiết kiệm so với thu

nhập hoặc tỷ lệ tiết kiệm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên,

trình độ vốn tích luỹ trong nông thôn Việt Nam hiện nay vẫn còn tương đối

thấp. Riêng nông thôn các huyện ngoại thành thủ đô có lợi thế hơn do đầu tư

của thành phố thường được quan tâm hơn.

Thứ hai, vốn đầu tư cho cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện

ngoại thành từ nguồn ngân sách của nhà nước.

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được

cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm

bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Nó phản ánh các quan hệ

kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội phát sinh khi Nhà

nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc chủ

yếu là không hoàn trả trực tiếp. Nguồn vốn ngân sách nhà nước được hình

Page 50: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

43

thành từ nguồn tích luỹ của ngân sách và nguồn vốn tín dụng của Nhà nước.

Do nhu cầu chi tiêu thường xuyên rất cao, trong khi nguồn thu lại hạn chế

nên vấn đề đặt ra là Nhà nước cần phải lựa chọn những lĩnh vực thật sự cần

thiết để tập trung đầu tư vốn phát triển.

Vấn đề đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hộ nông thôn luôn được Nhà

nước ta rất quan tâm và chú trọng. Trước hết cần khẳng định rằng, vốn đầu tư

cho nông thôn từ ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình

phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Vốn Nhà nước đầu tư cho nông thôn có vai

trò to lớn, giúp tăng cường năng lực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

thôn. Vốn này được dùng vào khai hoang và xây dựng vùng kinh tế mới, nông

trường quốc doanh, trạm trại kỹ thuật nông nghiệp, thuỷ lợi, nghiên cứu khoa

học, chương trình giải quyết việc làm ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất,

đầu tư vào các công trình trồng rừng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Mặt khác, do đặc điểm của đầu tư trong nông thôn là khả năng thu hồi

vốn chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn, rủi ro cao nên khó thu hút

được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này, vốn ngân sách đóng vai trò đi tiên

phong, mở đường để thu hút các nguồn vốn khác thông qua các hình thức

như: tạo ra kết cấu hạ tầng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp

đồng thời tạo cho các nhà đầu tư có cảm giác yên tâm hơn đầu tư vào nông

nghiệp, nông thôn khi có sự tham gia của Nhà nước.

Thứ ba, vốn từ thị trường tài chính tại các huyện ngoại thành.

Đây là vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của nông hộ, trang trại và các

doanh nghiệp ở nông thôn... Nguồn vốn này được hình thành thông qua các

hình thức tín dụng nhà nước, tín dụng tập thể..., kể cả các hình thức tín dụng

không chính thức trong nông thôn.

Tín dụng chính thức là những tổ chức kinh doanh tiền tệ đăng ký hoạt

động theo pháp luật của nhà nước, chịu trách nhiệm nộp các khoản thuế quy

định cho nhà nước. Ở Việt Nam, ngoài vốn ngân sách, Nhà nước còn đầu tư

cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn thông qua hệ thống ngân hàng như

Page 51: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

44

ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn; ngân hàng chính sách xã

hội, các ngân hàng thương mại nhà nước, các hợp tác xã tín dụng ở nông

thôn, quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng cổ phần nông thôn, ngân hàng

thương mại tư nhân… theo phương thức cho vay không lãi hoặc lãi suất ưu

đãi để bù giá vật tư nông nghiệp, giá bán nông sản hàng hoá cho nông dân.

Các ngân hàng trên thường cho các hộ nông dân vay với lãi suất ưu đãi để

phát triển sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, mua giống, mua máy móc

thiết bị phục vụ sản xuất, xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Ngoài

ra, các ngân hàng này còn cho các doanh nghiệp vay để mua nông sản của

các hộ nông dân với giá trần hợp lý, bù đắp một phần thua thiệt của họ khi

giá nông sản trên thị trường xuống quá thấp.

Các ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất ưu đãi trong các lĩnh

vực trọng điểm hoặc các lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích. Chênh

lệch giữa lãi suất ưu đãi và lãi suất thông thường của ngân hàng thương

mại được ngân sách Nhà nước cấp bù - đó là vốn có nguồn gốc từ ngân

sách. Hình thức này được áp dụng đối với các chương trình chung sống với

lũ, chương trình xoá đói giảm nghèo. Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng

trong việc phục vụ nhu cầu đầu tư cho nông nghiệp và phát triển kinh tế -

xã hội nông thôn.

Hình thức tín dụng không chính thức là những hình thức hoạt động

kinh doanh tiền tệ nhưng không đăng ký theo pháp luật của nhà nước hoặc có

đăng ký nhưng không đủ chức năng thật sự như một định chế chính thức. Hệ

thống này bao gồm: người cho vay chuyên nghiệp ở nông thôn, bạn bè - bà

con cho vay lẫn nhau, các tổ chức đoàn thể quần chúng làm dịch vụ tài chính

như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân…

Trong bối cảnh Việt Nam, hệ thống tín dụng chính thức ngày càng

đóng vai trò chủ yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và

giữ vai trò quyết định trong việc cung cấp tín dụng đến nông dân. Tuy nhiên,

phải nhìn nhận rằng, hiện nay các hình thức tín dụng không chính thức vẫn

Page 52: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

45

tiếp tục tồn tại và góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu tín dụng kịp thời,

trước mắt của nông dân và người dân ở vùng nông thôn.

Thứ tư, nguồn vốn nước ngoài.

Việt Nam là một nước nghèo, nên vốn đầu tư từ trong nước còn rất hạn

chế, không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển đất nước. Vì vậy, trên con

đường phát triển không thể không huy động nguồn vốn nước ngoài, tranh thủ

nguồn vốn này, nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở. Nguồn vốn nước ngoài

không chỉ giúp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp

hoá, hiện đại hoá mà còn giúp mở ra nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới đa

dạng, phong phú, đẩy mạnh xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ cho nhà nước;

đồng thời dẫn nhập những công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến vào việc

phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài hiện nay ở nước ta gồm hai nguồn chủ

yếu là nguồn viện trợ, cho vay ưu đãi và đầu tư nước ngoài.

Theo số liệu từ vụ tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính của Bộ

tài chính năm 2015. Về nguồn viện trợ và cho vay ưu đãi, từ khi thực hiện các

chương trình cải cách phát triển kinh tế, Việt Nam được nhiều chính phủ và

các tổ chức tài chính - tiền tệ trên thế giới giúp đỡ về vốn không hoàn lại hoặc

cho vay với lãi suất ưu đãi. Một số chương trình có thể kể đến như: Dự án

khôi phục nông nghiệp Việt Nam do Ngân hàng thế giới WB tài trợ 52 triệu

USD, Dự án tài trợ 80 triệu USD của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)

với lãi suất thấp và hoàn trả trong 40 năm; Quỹ phát triển Pháp cho vay 100

triệu USD với lãi suất 3.9%/năm, hoàn trả trong 22 năm… Sau hơn 20 năm

tiếp nhận nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức hỗ trợ phát triển chính thức

(ODA), tổng lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) huy động trong

ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tính đến năm 2015 là khoảng hơn

6 tỷ USD, chiếm khoảng 7-8% tổng hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cả

nước. hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã tác động tích cực cho toàn ngành

và góp phần đáng kể thúc đẩy và thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn.

Page 53: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

46

Đây là những nguồn vốn bổ sung rất quan trọng cho việc khôi phục và phát

triển nông nghiệp nước ta trong thời gian qua.

Về đầu tư nước ngoài, nguồn đầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư trực

tiếp nước ngoài (FDI) chủ yếu tập trung vào các ngành như trồng và chế biến

cao su, cà phê, chè, mía đường, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp

công nghiệp với mục đích nâng cao năng lực sản xuất và chế biến nông, lâm,

thuỷ sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường

quốc tế. Nguồn này có ý nghĩa rất quan trọng nhờ công nghệ tiên tiến tạo ra

nhiều sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư nước ngoài còn

có các nguồn vốn vay, viện trợ, hợp tác khoa học kỹ thuật của các quốc gia

phát triển và các tổ chức quốc tế như UNDP, PAM, FAO, ADB, WB, IMF,

UNICEF, OECF... đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nguồn này

chủ yếu tập trung vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, nước sạch, vệ

sinh môi trường, sức khoẻ cộng đồng đặc biệt là sức khoẻ phụ nữ và trẻ em.

Lợi thế của nguồn vốn này là cho vay với lãi suất thấp (từ 0- 2%) với thời gian

trả nợ dài (từ 30 - 40 năm).

2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN, VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN

2.2.1. Đặc điểm của vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bao gồm nhiều ngành nghề, lĩnh

vực trong đó tập trung chủ yếu vào phát triển kinh tế nông nghiệp và công

nghiệp nông thôn. Vì vậy, vốn để phát triển kinh tế - xã hội khu vực này cũng

mang những đặc điểm riêng khác, thể hiện trên các khía cạnh sau:

Một là, do đặc điểm của nông thôn với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu

mang tính thời vụ vì vậy, nhu cầu về vốn cũng mang tính thời vụ. Điều này

một mặt, làm cho quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn chậm chạp, kéo dài,

thời gian thu hồi vốn cố định và xuất hiện nhu cầu cần phải dự trữ đáng kể

vốn lưu động, gây ra tình trạng ứ đọng vốn cục bộ, hiệu quả sử dụng vốn

Page 54: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

47

không cao. Mặt khác, trong sản xuất nông nghiệp, cần tập trung hoá cao hơn

về phương tiện kỹ thuật trên một lao động nông nghiệp so với ngành công

nghiệp. Đối tượng sản xuất nông nghiệp lại là cây trồng, vật nuôi có quy luật

sinh trưởng và phát triển riêng. Bởi vậy, huy động vốn phát triển nông nghiệp

luôn cần các loại vốn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; tính toán sát đúng với

kế hoạch phát triển cung ứng vốn cho người sản xuất đủ và đúng thời vụ, phù

hợp với yêu cầu vốn của từng loại cây, con, nhằm đạt hiệu quả cao trong sản

xuất kinh doanh nông nghiệp cũng như đầu tư vốn.

Hai là, đầu tư vốn trong nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro vì kết quả

sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào tự nhiên. Nông nghiệp là ngành sản

xuất mang tính sinh vật học do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể

sống, như cây, con nên quá trình sản xuất nông nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào

điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai. Khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hiệu

quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp sẽ có những ảnh hưởng lớn làm giảm hiệu

quả đầu tư vốn. Vì vậy, huy động vốn cho phát triển nông nghiệp, nhất là phát

triển nông nghiệp hàng hoá trong điều kiện hội nhập quốc tế, không chỉ cần đầu

tư vốn cho sản xuất mà còn cần phải dành một lượng nhất định hình thành quỹ

hỗ trợ rủi ro nhằm phân tán rủi ro cho những người sản xuất nông nghiệp hàng

hoá, đảm bảo tính ổn định, bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Ba là, trong nông nghiệp, vòng tuần hoàn vốn sản xuất nông nghiệp được

chia thành hai loại: tuần hoàn đầy đủ và tuần hoàn không đầy đủ, do một phần

vốn của chính doanh nghiệp hoặc nông hộ sản xuất ra như hạt giống, phân bón,

con giống được dùng ngay vào quá trình sản xuất tiếp theo mà không được trao

đổi trên thị trường hay không tham gia vào lưu thông. Do đó, việc tính toán nó

phải dựa theo giá trị cơ hội của các sản phẩm đó. Đặc biệt là khi cung ứng vốn

phát triển nông nghiệp cần phải hạch toán đẩy đủ giá trị của những nông phẩm

chuyển trực tiếp làm tư liệu sản xuất cho bản thân ngành mình.

Bốn là, khả năng khai thác tiềm năng của đất và lao động trong nông

nghiệp còn nhiều hạn chế, vì vậy vấn đề huy động vốn cho phát triển kinh tế

Page 55: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

48

- xã hội nông thôn thường thấp. Trong khi đó, khu vực này đòi hỏi phải đầu tư

vào nhiều lĩnh vực như kết cấu hạ tầng, phân bón, giống.... nên yêu cầu cần

phải có lượng vốn lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Tóm lại, vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn có lợi nhuận

không cao so với các khu vực kinh tế khác và có những đặc trưng khác so với

vốn đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ là: gắn liền với đất đai, mặt

nước, tài nguyên thiên nhiên; chịu ảnh hưởng trực tiếp nặng nề của thiên tai,

ảnh hưởng của chu kỳ sinh học, của tính thời vụ rõ rệt; vòng tuần hoàn dài

hơn, chịu nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ; khu vực nông

thôn chiếm tỷ trọng lớn, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp gắn liền với

đầu tư tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Do đặc điểm, vị trí riêng của

ngành nông nghiệp là ngành sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng để nuôi sống

toàn bộ xã hội nên Đảng và Nhà nước ta đã có những quyết sách đúng đắn và

táo bạo, tập trung mọi nguồn lực đầu tư vốn để “xây dựng và phát triển nền

nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn,

có năng suất, chất lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao. Đảm bảo an ninh

lương thực quốc gia và xây dựng nông thôn hiện đại” [8, tr.125-126].

Sau hơn 30 năm đổi mới, việc đầu tư vốn cho phát triển kinh tế - xã hội

nông thôn đã từng bước chuyển dần sang kinh tế thị trường và ngày càng hiện

đại, để vươn lên đuổi kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Các mặt hàng do nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sản xuất ra đã bước đầu

tiếp cận và chiếm lĩnh ưu thế tại một số thị trường quốc tế.

2.2.2. Vai trò của huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

Các nhà kinh tế học từ cổ điển đến hiện đại đều khẳng định, vốn là

nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong đó có

tăng trưởng và phát triển kinh tế nông thôn.

Để khẳng định vai trò của vốn, C.Mác đã nói: “Tư bản đứng vị trí hàng

đầu vì tư bản là tương lai” [43, tr.58]. Và “do những quy luật tự nhiên chi

phối trong nông nghiệp, nên khi việc canh tác đã đạt đến trình độ nhất định

Page 56: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

49

và khi đất đai đã bị kiệt màu đi một cách tương ứng, thì tư bản sẽ trở thành

một nhân tố quyết định” [43, tr.333]. C.Mác cho rằng: địa tô chênh lệch I và

địa tô chênh lệch II đều là lợi nhuận siêu ngạch, hình thành do hiệu quả đầu tư

khác nhau của những tư bản khác nhau. Địa tô chênh lệch I tương ứng với

phương thức quảng canh, khai hoang mở rộng diện tích, còn địa tô chênh lệch

II lại tương ứng với phương thức đầu tư thâm canh, cần phải có lượng vốn

đầu tư lớn. Như vậy, thâm canh không phải cái gì khác hơn là sự tập trung tư

bản trên cùng một thửa đất chứ không phải là phân tán trên nhiều thửa đất

song song với nhau. Theo C.Mác, cùng với đất đai và lao động, vốn trở thành

nhân tố nội sinh, thúc đẩy thâm canh tăng năng suất cây trồng, thúc đẩy việc

sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả. Thâm canh là một yêu cầu cơ bản, một

xu hướng tất yếu đối với mọi nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, không phân

biệt chế độ chính trị - xã hội. Vì vậy, vai trò của huy động vốn là rất quan

trọng, cơ ý nghĩa quyết định cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày nay, khi nghiên cứu các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất,

các nhà kinh tế học hiện đại vẫn tiếp tục khẳng định, vốn là chìa khoá của

tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hai nhà kinh tế học R.Harrod và E.Domar

đã lượng hoá vai trò của vốn đối với tăng trưởng kinh tế của một đơn vị kinh

tế bất kỳ thông qua mô hình Harrod-Domar. Các ông đưa ra một hàm sản xuất

giản đơn [43, tr.90]:

g = s/k

Trong đó: g là tỉ lệ tăng trưởng của sản lượng đầu ra

s là tỉ lệ tiết kiệm so vơi sản lượng đầu ra

k là hệ số gia tăng tư bản (vốn) - đầu ra (hệ số ICOR)

Hệ số k cho biết để có thêm một đồng sản phẩm đầu ra (giá trị tăng

thêm) cần phải đầu tư k đồng vốn.

Mô hình Harrod-Domar khẳng định: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉ lệ

thuận với tỉ lệ tiết kiệm (đầu tư) và tỉ lệ nghịch với hệ số ICOR. Do đó, để tăng

trưởng, nền kinh tế cần phải tiết kiệm để đầu tư một tỷ lệ nhất định so với tổng

Page 57: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

50

sản phẩm quốc nội (GDP). Hay nói rõ hơn, nền kinh tế có khả năng tiết kiệm,

đầu tư càng lớn càng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tỉ lệ tăng trưởng

thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là hiệu suất của đầu tư (mức sản

lượng tăng thêm thu được từ một đơn vị đầu tư tăng thêm). Trên thực tế, k

không phải không đổi mà luôn có xu hướng tăng lên. Nghĩa là, đầu tư có xu

hướng ngày càng tốn vốn hơn trong điều kiện nhảy vọt của cuộc đại cách mạng

khoa học và công nghệ hiện nay. Vì vậy, để giữ được tốc độ tăng trưởng kinh

tế cao cần phải đảm bảo sao cho hệ số ICOR tăng chậm, trong khi vẫn tiếp tục

gia tăng tiết kiệm để đầu tư. Trong trường hợp, tiết kiệm không đủ bù đắp đầu

tư, có thể bổ sung sự thiếu hụt vốn bằng việc thu hút vốn từ bên ngoài.

A.Samuelson cũng đã chỉ ra vòng đói nghèo luẩn quẩn mà nền kinh tế

các nước đang phát triển gặp phải. Thu nhập thấp là nguyên nhân dẫn đến tiết

kiệm thấp, đầu tư thấp; tiết kiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở quá trình phát triển

của vốn, làm cho tỉ lệ tích luỹ vốn thấp, không đủ vốn cho hoạt động đầu tư,

vốn đầu tư không đủ cho nhu cầu sản xuất sẽ dẫn đến năng lực sản xuất giảm,

từ đó đưa đến một kết quả là thu nhập trung bình thấp. Chu trình ấy lặp đi lặp

lại cho đến khi các quốc gia này tìm ra cách phá vỡ một trong các mắt xích

của nó. Một trong những khâu quan trọng trong vòng luẩn quẩn đó chính là

vốn dành cho đầu tư phát triển. Như vậy, huy động tối đa các nguồn lực trong

và ngoài nước, tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế được xem như là một biện

pháp ưu việt tạo nên bước đột phá nhằm tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, nâng

cao thu nhập, từ đó phá vỡ cấu trúc của vòng đói nghèo luẩn quẩn.

Cũng giống như bất kỳ một ngành sản xuất vật chất nào, sự gia tăng

nhanh tiết kiệm để đầu tư phát triển nông nghiệp sẽ làm tăng năng lực sản

xuất, thúc đẩy gia tăng năng suất, sản lượng và nâng cao chất lượng nông

phẩm hàng hoá. Đồng thời, sản xuất nông nghiệp có hiệu quả càng tạo ra khả

năng thu hút các nguồn lực khác như tài nguyên thiên nhiên, lao động, khoa

học - công nghệ… tham gia vào phát triển nông nghiệp, gắn với thị trường.

Hiện nay, ở nước ta, mô hình Harrod-Domar là công thức thường được sử

Page 58: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

51

dụng để dự tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung, phát triển

ngành nông nghiệp nói riêng trong từng thời kỳ phát triển.

Trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, vai trò của

huy động vốn được thể hiện thông qua những nội dung sau:

Thứ nhất, nguồn vốn được huy động là nguồn lực vật chất trực tiếp để

xây dựng kết cấu hạ tầng theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm: các công trình thuỷ lợi (tưới tiêu,

chống lũ), các công trình giao thông, bưu chính viễn thông, nhà xưởng, mạng lưới

điện… phục vụ phát triển nông nghiệp. Về cơ bản, xây dựng và phát triển kết cấu

hạ tầng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá. Đó cũng là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh

tế nhanh, mạnh và bền vững. Xuất phát từ thực tiễn tiến hành công nghiệp hoá

trước đây và căn cứ vào thực trạng kinh tế của nước ta cũng như yêu cầu đẩy

mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ mới, đòi hỏi

phải không ngừng phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng nông thôn làm

yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Đây đều là những vấn đề thiết

yếu nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn. Chẳng hạn, giao thông là

mắt xích quan trọng trong việc phục vụ đi lại, giao lưu kinh tế, văn hoá; đây là tiền

đề rất quan trọng để các địa phương thu hút các nhà đầu tư về khu vực nông thôn,

góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và giải quyết

được nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội khác. Điện, trường, trạm lại có vai trò nâng

cao trình độ dân trí, tạo ra nguồn lực con người có sức khoẻ, có trình độ để bổ

sung nguồn lực lao động cho nền kinh tế quốc dân. Mạng lưới truyền hình, bưu

chính viễn thông Internet giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin

kinh tế kỹ thuật, khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp và

những tiến bộ của khu vực nông thôn. Rõ ràng, tập trung vốn phát triển kết cấu hạ

tầng sẽ đem lại những hiệu quả rõ rệt trong việc làm thay đổi bộ mặt nông thôn,

nhất là những khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa.

Page 59: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

52

Bên cạnh đó, do nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự

nhiên, kinh doanh trong nông nghiệp có độ rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn chậm,

lợi nhuận thấp hơn so với các ngành kinh tế khác; nếu kết cấu hạ tầng yếu kém,

không đảm bảo và gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thì sẽ tạo ra nhiều khó

khăn và rào cản trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển

lĩnh vực này. Tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, trước hết là phải

chú trọng đầu tư phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng là vì những lý do như vậy.

Thứ hai, vốn huy động là nguồn tài chính cơ bản để ứng dụng khoa học

- công nghệ tạo ra động lực để phát triển một nền nông kinh tế hàng hoá chất

lượng cao và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trong nông thôn.

Khoa học - công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá và đầu tư là điều

kiện tiên quyết cho sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ. Tại Đại hội

XI, Đảng ta đã chỉ rõ: “Ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống

cây trồng, vật nuôi… có năng suất, chất lượng hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị

gia tăng trên một đơn vị đất canh tác”. Các công nghệ cao được áp dụng vào

nông nghiệp có thể kể đến như công nghệ sinh học, công nghệ loại hình tri thức

như công nghệ thông tin, công nghệ quản lý…[22, tr78] Trên thực tế, việc ứng

dụng khoa học, công nghệ trên đồng ruộng, đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ

cấu cây trồng và sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả hơn một đơn vị diện

tích. Công tác chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp đã góp

phần quan trọng làm tăng năng suất, nâng cao phẩm chất nông sản phẩm và

giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam. Trong

quá trình sản xuất, nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, góp phần tăng

năng suất và chất lượng nông sản, một số kỹ thuật giúp tiết kiệm lượng phân

đạm và hạn chế số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ sức khỏe

người lao động. Việc áp dụng tiến bộ của khoa học vào quy trình chăm bón - thu

hoạch - bảo quản, đặc biệt là chương trình phát triển công nghiệp chế biến cũng

đưa lại những bước phát triển mới cho nông nghiệp, giúp tận dụng những lợi thế

trong tiến trình hội nhập, nâng cao giá trị hàng nông sản Việt Nam.

Page 60: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

53

Những công nghệ trên đòi hỏi phải có một hệ thống sản xuất giao lưu giữa

các ngành, từ đó, làm thay đổi căn bản nền nông nghiệp và chuyển nền nông

nghiệp từ truyền thống sang nền nông nghiệp công nghiệp, hướng vào mục tiêu

an toàn lương thực, gia tăng sản phẩm xuất khẩu qua chế biến. Muốn vậy, phải

có vốn và tăng lượng vốn đầu tư vào phát triển khoa học - công nghệ phục vụ

nông nghiệp để vừa có đủ vốn nhập khẩu những công nghệ cao từ nước ngoài

khi trong nước chưa nghiên cứu được; vừa có vốn để triển khai, nghiên cứu, ứng

dụng những công nghệ mới trong nước cho phù hợp với điều kiện cụ thể nền

nông nghiệp Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường với sức ép cạnh tranh ngày

càng gay gắt như hiện nay, một quốc gia nếu không áp dụng các thành tựu tiến

bộ khoa học công nghệ, không hiện đại hoá, thay thế các máy móc, nông cụ thô

sơ, sản phẩm sẽ không thể giành được vị thế và sức cạnh tranh lớn trên trường

quốc tế. Khoa học - công nghệ khi được áp dụng sâu, rộng trong ngành nông

nghiệp chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả sản xuất - kinh doanh cao, tạo điều kiện

thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững.

Thứ ba, nguồn vốn được huy động làm nguồn lực kinh tế căn bản để

phát triển hệ thống công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp làm

thay đổi năng suất, chất lượng và hiệu quả nông phẩm hàng hoá.

Hệ thống công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp được hình thành

bởi các ngành như chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp, các nhà máy

điện, phân bón, thuốc trừ sâu và hàng loạt các nhà máy chế biến lương thực,

thực phẩm của nông nghiệp... Phát triển hệ thống công nghiệp phục vụ nông

nghiệp sẽ giúp thu được nhiều cái lợi như: động viên và huy động được nhiều

nguồn đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào chương trình; góp phần vào

việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

tăng thu nhập, tạo việc làm và phân công lại lại thị trường lao động; nâng cao

năng lực cạnh tranh, chuẩn bị cho hội nhập cũng như đóng góp vào tốc độ

tăng trưởng của ngành công nghiệp nói chung.

Page 61: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

54

Hiện nay, hệ thống công nghiệp phục vụ nông nghiệp đều rất lạc hậu,

chưa đáp ứng được nhu cầu và tiềm năng của ngành nông nghiệp. Nghị định

134/2004/NĐ - CP về hoạt động khuyến công hay còn gọi là phát triển công

nghiệp nông thôn đã được Chính phủ ban hành và triển khai từ 2005. Chủ

trương tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp sẽ giúp thay đổi hệ thống

công nghiệp phục vụ nông nghiệp, thúc đẩy nền nông nghiệp nước ta phát

triển nhanh, bền vững theo hướng hiện đại.

Đặc biệt, nhằm giúp nâng cao giá trị hàng hoá nông sản, tăng khả năng

tiếp cận và mở rộng thị trường, cũng như thúc đẩy quá trình liên doanh, liên

kết thị trường, công nghiệp chế biến sẽ là nhân tố cần được đặc biệt chú trọng

với mục tiêu tạo ra “chuỗi hàng hoá liên hoàn” cho nông nghiệp phát triển

theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ tư, thông qua huy động, đầu tư và quản lý có hiệu quả các nguồn

vốn sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hình thành những vùng

chuyên canh sản xuất lớn, vùng trọng điểm, đẩy mạnh nông nghiệp phát triển

theo hướng thị trường hiện đại và hội nhập.

Việc tăng cường đầu tư vốn và sử dụng vốn có hiệu quả sẽ hình thành

được những vùng chuyên canh lớn, khai thác hiệu quả các lợi thế về điều kiện

sinh thái nông nghiệp đất đai, lao động, nguyên liệu…; và các điều kiện kinh tế -

xã hội khác nhau giữa các vùng, tạo ra sức bật mới, có tác dụng lan toả, lôi cuốn

các ngành, các vùng khác cùng phát triển, tạo ra ngày càng nhiều nông sản hàng

hoá có giá trị xuất khẩu cao, có lợi thế so sánh trên trường quốc tế. Đồng thời

giúp mở rộng thị trường hàng hoá để phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng cường

hoạt động giao lưu kinh tế giữa các vùng, địa phương, đẩy mạnh tăng trưởng

kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bên cạnh đó, sự phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp

với công nghiệp chế biến còn góp phần giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu;

tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao giá trị kinh

tế nông sản, kéo dài thời gian bảo quản và có thể vận chuyển đi xa hơn, đặc

Page 62: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

55

biệt là đối với những sản phẩm như chè, búp, hồi, hoa quả nói chung…; giúp

kích thích nông nghiệp phát triển, tạo ra nhiều nông sản hàng hoá; thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cũng như quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá ở nông thôn.

Thứ năm, huy động vốn tạo điều kiện kinh tế cơ bản để đầu tư và phát

triển nguồn nhân lực nông thôn đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Con người là yếu tố trung tâm, cũng là mục tiêu của mọi sự phát triển.

Theo nhiều quan điểm tiến bộ trên thế giới, không có đầu tư nào mang lại

nguồn lợi lớn hơn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư cho

giáo dục. Trình độ, năng lực và kỹ năng của người lao động có đóng góp

không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng của một quốc gia. Đặc biệt, trong môi

trường làm việc đa phần sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại, áp dụng

công nghệ kỹ thuật cao như hiện nay, lao động cần có chất lượng cao là điều

kiện tất yếu. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, chất lượng và trình độ lao

động cũng là một tiêu chí quan trọng để thu hút các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư. Do vậy, việc đầu tư cho đào tạo phát

triển nguồn nhân lực trong nước là đòi hỏi cấp thiết của mọi quốc gia, đặc

biệt là những quốc gia đang phát triển.

Hiện nay, lực lượng lao động trong nông nghiệp đã qua đào tạo ở

nước ta chiếm tỷ lệ rất thấp. Đại bộ phận nông dân trực tiếp sản xuất thì ít,

thậm chí không được trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp dẫn đến hiệu

quả lao động còn hạn chế. Bên cạnh đó, còn phải kể đến đội ngũ cán bộ cơ

sở còn yếu và thiếu về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và trình độ

quản lý nhà nước. Đây là lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng trì trệ, yếu kém,

thiếu khả năng vận động, tổ chức, chỉ đạo quần chúng thực hiện các nhiệm

vụ chính trị ở địa phương, cơ sở.

Tăng cường đầu tư vốn cho nguồn nhân lực nông thôn, nhất là đào tạo

nghề cho nông dân trở thành một vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển

Page 63: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

56

chung của đất nước ta hiện nay. Cụ thể, vốn đầu tư phục vụ cho công tác đào

tạo nâng cao nguồn nhân lực nông thôn phải bao gồm đào tạo nghề cho nông

dân, kiến thức tổ chức quản lý kinh tế - xã hội cho đội ngũ cán bộ cơ sở, và

tăng cường lực lượng cán bộ khoa học - kỹ thuật nông nghiệp. Nhờ có vốn

đầu tư, hàng năm, khu vực nông thôn sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn cho người

lao động, kết hợp với phân công lại lao động, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, phát huy tính năng động, sáng tạo để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp,

nông thôn phát triển, đưa lại nhiều hiệu quả thiết thực.

2.2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn cho phát triển

kinh tế - xã hội nông thôn

Ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội

nông thôn các huyện ngoại thành có thể liên quan đến nhiều nhân tố, căn cứ theo

hướng tiếp cận của đề tài luận án có thể khái quát một số nhân tố cơ bản sau đây.

Một là, Lợi thế tuyệt đối về vị trí địa lý, tiềm năng khoáng sản, điều

kiện thổ nhưỡng và di sản văn hóa lịch sử...

Đối với một vùng đất, dù xét ở phạm vi khác nhau nhưng vị trí địa lý, các

nguồn tài nguyên thiên nhiên, dự trù khoáng sản... và đặc biệt những di sản văn

hóa lịch sử vật thể và phi vật thể có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề huy động vốn

đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Thực tế đã chứng minh rằng dù

ở mức độ quốc gia hay những vùng khác nhau trong một nước có tiềm năng, lợi

thế như vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, nguồn tài

nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng... nhất là có những di sản lịch sử văn hóa

tổ tiên để lại... Ở đó, trình độ thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội

sẽ thuận lợi hơn các vùng khác không có hoặc có ít tiềm năng và lợi thế hơn.

Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản

xuất - kinh doanh, tăng lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất mà các chủ thể đầu tư

vốn quan tâm để ra quyết đinh đầu tư. Vị trí địa lý thuận lợi, kết cấu hạ tầng giao

thông tốt khiến cho việc lưu thông hàng hóa giữa các vùng, miền trong nước và

các nước trên thế giới diễn ra dễ dàng. Đồng thời, với sự lưu chuyển hàng hóa và

Page 64: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

57

chuyển đổi công cụ, máy móc,thiết bị hiện đại nhanh, tránh rủi ro, góp phần đẩy

nhanh tốc độ chu chuyển vốn là yêu cầu mà mọi chủ thể đầu tư vốn luôn phải

tính toán. Tài nguyên khoáng sản phong phú, di sản văn hóa đặc trưng, một mặt:

sẽ tạo ra các điều kiện để chính quyền sở tại định hướng,quy hoạch chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội, tái cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đai. Mặt khác, tạo

sức hấp dẫn để thu hút nguồn vốn, giảm chi phí tối đa cho các hoạt động sản

xuất, nâng cao lợi nhuận kinh doanh khi so sánh lợi thế với các vùng miền, các

lĩnh vực khác, đó là những điều kiện quan trọng tạo sức hấp dẫn thu hút vốn đầu

tư. Đặc biệt, đối với việc thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn

nơi chịu chi phối không ít bởi điều kiện tự nhiên và yêu cầu số lượng lao động

lớn, thì các yếu tố kể trên càng có tác động mạnh mẽ hơn.

Các huyện ngoại thành Hà Nội với các điều kiện rất thuận lợi về địa lý và

tài nguyên văn hóa phân thành ba vùng rõ rệt, gồm: các huyện phía Tây (vùng

văn hóa xứ Đoài), các huyện phía Đông Nam (có di tích thắng cảnh chùa

Hương..) và các huyện phía Bắc (có quần thể khu di tích thành Cổ Loa, Thánh

Gióng....) của thành phố. Đây được xem là một trong những nhân tố có ảnh

hưởng tích cực đến huy động vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh

tế - xã hội vừa có nét chung , vừa có nét đặc thù. Vấn đề huy động vốn từ các

chủ thể kinh tế trên địa bàn cũng như các tổ chức tài chính sẽ dễ dàng, thông suốt

góp phần xây dựng nông thôn của thủ đô văn minh trong thời kỳ mới.

Hai là, Năng lực của các chủ thể kinh tế và nguồn nhân lực tại địa bàn

các huyện ngoại thành.

Một nhân tố trọng ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế -

xã hội các huyện ngoại thành là năng lực, khả năng về nguồn vốn nội tại của

địa phương. Trong đó, vốn đầu tư được huy động tại địa phương bao gồm từ ba

nguồn chính: vốn nhà nước, vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân cư. Nếu

tiềm năng về vốn dồi dào với và khả năng đầu tư sinh lời tốt các chủ thể sẵn

sàng đầu tư, hoặc liên kết đầu tư ngay trên quê hương mình. Mặt khác tiềm

năng kinh tế của địa phương tốt sẽ tạo ra nguồn vốn đối ứng cần thiết đảm bảo

Page 65: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

58

cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có hiệu quả.

Ngân hàng thế giới đã khái quát rằng hiệu quả của vốn đầu tư chỉ đạt mức cao

khi 1 đồng vốn đầu tư phải có ít nhất 1,7 đồng vốn đối ứng, điều này càng có ý

nghĩa thiết thực đối với các công trình, dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Nguồn nhân lực tại địa bàn các huyện ngoại thành là lực lượng chủ yếu

trong ba yếu tố của quá trình lao động sản xuất, thực hiện các chương trình,

dự án phát triển kinh tế - xã hội. Nếu nguồn nhân lực tại chỗ có là khả năng

về sức khỏe, trình độ tay nghề, chuyên môn đáp ứng yêu cầu sẽ là nhân tố

quan trọng để các chủ thể quyết định đầu tư vốn vì trực tiếp mang lại lợi

nhuận cho họ. Đây cũng đang là yêu cầu bức thiết, có tính quy luật để thu hút

vốn đầu tư trong bối cảnh hiện nay.

Các huyện ngoại thành Hà Nội sau khi sáp nhập những năm gần đây đã

có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt, nhất là về kinh tế do chủ chương đầu tư

mạnh của thành phố cho nông thôn thủ đô. Nhưng do xuất phát điểm về kinh tế

thấp, mức tích lũy từ nội bộ kinh tế còn ít, dẫn đến nguồn vốn có được từ năng

lực nội tại của địa phương còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số vốn đầu tư cho

phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển chung của thành

phố, nguồn ngân sách của thành phố đang tiếp tục được mở rộng, tích lũy của

doanh nghiệp và của các chủ thể trong dân cư có chiều hướng tăng tích cực.

Điều này đang mở ra điều kiện thuận lợi cho các huyện ngoại thành.

Ba là, sự hấp dẫn của cơ chế chính sách về thu hút vốn đầu tư cho phát

triển kinh tế - xã hội.

Cơ chế chính sách để thu hút vốn đầu tư thuộc về môi trường đầu tư mềm,

là tập hợp những yếu tố đặc thù của địa phương định hướng tạo cơ hội và động

lực để các chủ thể đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất kinh

doanh. Đó là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sức hút đầu tư của các

địa phương. Các nhà đầu tư trước khi bỏ vốn vào một địa phương nào đó, vấn

đề quan tâm đầu tiên là cơ chế, chính sách đầu tư, môi trường pháp lý, môi

trường chính trị, môi trường tâm lý xã hội, thủ tục hành chính...

Page 66: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

59

Vì vậy, ngoài vấn đề hoạch định các chính sách mang tầm vĩ mô của

Nhà nước. Cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư của thành phố và các

huyện một mặt phải tuân thủ nguyên tắc chính sách tài chính quốc gia, gắn

liền với chính sách tài chính - tiền tệ của Nhà nước. Mặt khác, căn cứ vào

điều kiện cụ thể của địa phương để đề xuất và ban hành cơ chế chính sách

phù hợp theo thẩm quyền, hướng đến mục tiêu vừa đa dạng vừa phát triển

các nguồn vốn phù hợp trong từng thời kỳ. Chính sách đầu tư phù hợp tạo

điều kiện gia tăng khả năng cạnh tranh của chủ thể trên thị trường. Đồng

thời, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng vốn đầu tư, công nghệ vào

quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa nông nghiệp nông thôn. Qua đó,

từng bước nâng cao được kỹ năng, kinh nghiệm cho bộ máy quản lý kinh tế

của địa phương. Môi trường pháp lý, môi trường tâm lý xã hội, sự ổn định

của bộ máy quản lý... tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào

một thị trường mới. Thủ tục hành chính nhanh chóng, đơn giản, kết cấu hạ

tầng tốt giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng lợi nhuận

kinh doanh. Thị trường tiêu thụ dồi dào tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư về

đầu ra các sản phẩm, do đó cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng

làm tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, chính sách thu hút vốn đầu tư của

thủ đô Hà Nội những năm qua đã góp phần tích cực vào việc ổn định và phát

triển kinh tế, tạo môi trường tốt nhằm đa dạng các nguồn vốn đầu tư. Trong

đó, chính quyền các huyện ngoại thành Hà Nội, căn cứ vào mục tiêu chương

trình phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện đề ban hành cơ chế chính

sách ưu tiên phù hợp với lĩnh vực, chủ thể và hình thức đầu tư. Mặc dù có

nhiều đổi mới, tháo gỡ khó khăn bất cập để tạo cơ chế, chính sách phù hợp.

Nhưng nhiều lý do khách quan và chủ quan ở cả tầm vĩ mô và vi mô, đến

nay cơ chế chính sách vẫn bộc lộ những bất cập, thiếu bình đẳng... đang gây

ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các

huyện ngoại thành Hà Nội.

Page 67: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

60

2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NUỚC VỀ HUY ĐỘNG VỐN

CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN

2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về huy động vốn cho phát triển kinh tế -

xã hội nông thôn

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á với nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.

Là một quốc gia dựa vào phát triển nông nghiệp để tích luỹ vốn đầu tư phát triển ở

thời kỳ đầu công nghiệp hoá đất nước. Trước yêu cầu cấp bách cần phải đáp ứng

các nhu cầu đầu tư trong tình hình kinh tế quốc dân kém phát triển, nguồn tích luỹ

từ nội bộ ít, nguồn tài trợ bên ngoài giảm sút, chính phủ Hàn Quốc đã đẩy mạnh

khuyến khích đầu tư làm tăng việc sử dụng nguyên liệu trong công nghiệp, khuyến

khích đầu tư nước ngoài, khuyến khích du nhập công nghệ kỹ thuật mới. Đồng thời,

Hàn Quốc sử dụng công cụ thuế và tăng cường tiết kiệm của chính phủ như một

công cụ kích thích đầu tư, tăng cường sử dụng chính sách lãi suất thấp. Chính phủ

đưa ra các điều kiện để hoàn lại vốn và trả lãi cho các nhà đầu tư nhằm tập trung tối

đa nguồn vốn cho phát triển các ngành mũi nhọn. Từ những năm 60 trở đi, Hàn

Quốc đã hình thành các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, những hợp tác xã này

quản lý mọi việc ở nông thôn, từ dịch vụ ngân hàng, cung cấp vật tư nông nghiệp,

tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn, đến các dịch vụ nông nghiệp khác [132,

tr.101-102]. Chính phủ Hàn Quốc cũng đề ra chương trình khoa học dài hạn và trực

tiếp đầu tư vốn cùng với huy động vốn vay từ nước ngoài để xây dựng các xí

nghiệp công nghiệp với quy mô nhỏ và vừa ở nông thôn nhằm chế biến, bảo quản

xuất khẩu các mặt hàng nông sản và sản xuất nông cụ giúp nông dân có các thiết bị

máy móc hiện đại để phát triển sản xuất nông nghiệp. Hàn Quốc đã thành công

trong việc lập ra Uỷ ban Trung ương phát triển nông thôn do Tổng thống trực tiếp

chỉ đạo; xây dựng các trung tâm đào tạo cán bộ lãnh đạo nông dân… Nhờ đó,

ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Hàn Quốc đã đạt tốc độ tăng

trưởng cao, trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nông

nghiệp, nông thôn xuất sắc khu vực Đông Á và Đông Bắc Á.

Page 68: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

61

Trong vài năm trở lại đây, Hàn Quốc có thêm nhiều biện pháp nhằm

thúc đẩy thị trường vốn nói chung và thị trường vốn khu vực nông thôn, nông

nghiệp nói riêng phát triển cả về lượng và chất. Một trong những thế mạnh phát

triển thị trường vốn hiện nay của Hàn Quốc là huy động vốn qua trái phiếu

Chính phủ. Trái phiếu chính phủ Hàn Quốc được chia thành 2 loại: trái phiếu

thông thường (bình ổn ngoại hối, trái phiếu kho bạc, trái phiếu an ninh lương

thực và nhà ở quốc gia) và trái phiếu đặc biệt (trái phiếu tài chính công nghiệp).

Để huy động hiệu quả nguồn vốn từ kênh huy động này, Hàn Quốc đã

đẩy mạnh cải cách cơ chế, thể chế tài chính, áp dụng hệ thống đấu giá thay

cho bảo lãnh bắt buộc trên thị trường sơ cấp, cùng với đó phát triển thị trường

trái phiếu kho bạc kỳ hạn và thị trường mua lại trái phiếu chính phủ.

Theo số liệu từ vụ tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính của Bộ

tài chính năm 2015. Kết quả là, trong một thời gian ngắn, thị trường trái phiếu

chính phủ Hàn Quốc đã nhanh chóng trở thành thị trường có lượng giao dịch

tăng nhanh nhất châu Á, từ 23,3 nghìn tỷ won năm 1996 lên 254,3 nghìn tỷ

won năm 2006. Đáng chú ý, Hàn Quốc có thị trường tài chính ổn định và

ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng

nước ngoài đến đây làm ăn. Minh chứng cho điều này, tính đến tháng 6/2014,

chỉ riêng giới đầu tư Mỹ đã mua hơn một nửa số trái phiếu chính phủ Hàn

Quốc được phát hành trên thế giới, tăng 35% so với năm 2013.

Tính đến hết quý II/2014, Hàn Quốc đã phát hành được 17 tỷ USD trái

phiếu chính phủ định giá bằng đồng USD, cao gấp gần 3 lần so với cùng kỳ 6

tháng đầu năm 2013, phát hành đạt 6,2 tỷ USD, trong bối cảnh đồng Won tăng

giá và thị trường chứng khoán giảm điểm, nhu cầu mua nợ của Hàn Quốc vẫn

còn rất lớn thì đây được đánh giá là điểm sáng đáng ghi nhận. [132, tr.137-138]

Có thể thấy, với cách thức huy động vốn đầu tư nói chung và vốn đầu

tư cho nông thôn nói riêng rất đa dạng, phong phú; được vận dụng và quản lý

linh hoạt, hợp lý, Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành tích và kết quả nổi bật

Page 69: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

62

trong phát triển kinh tế, đặc biệt là giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ II, từ

đó, tạo tiền đề để Hàn Quốc vươn lên là một trong những nền kinh tế lớn của

khu vực và trên thế giới.

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia

Malaysia với nhiều đặc điểm phù hợp với nền nông nghiệp Việt Nam.

Trong thời kỳ công nghiệp hoá, Malaysia là một nước điển hình có ngành

nông nghiệp đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế và giải quyết các

vấn đề xã hội ở nông thôn. Có được điều này phải nhắc đến những chính sách

kinh tế của Malaysia nhằm xây dựng và mở rộng thị trường vốn.

Trong những năm qua, thị trường vốn Malaysia đã đạt được những kết

quả khả quan tạo động lực quan trong để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước. Năm 2012, thị trường vốn Malaysia đạt 2.470 tỷ ringgit (RM), tăng

16,4% so với năm 2011. Năm 2013, thị trường vốn của nước này đạt 2,7 nghìn

tỷ RM, tăng 10,5% so với năm 2012, trong đó thị trường trái phiếu đạt 1 nghìn tỷ

RM, thị trường vốn Hồi giáo đạt 1,5 nghìn tỷ RM. Theo đánh giá của Quỹ Tiền

tệ quốc tế IMF và Ngân hàng thế giới WB, thị trường vốn của Malaysia đạt mức

tăng trưởng cao như trên là do nước này thực hiện đầy đủ 34/37 nguyên tắc của

Tổ chức các ủy ban chứng khoán quốc tế, gọi tắt là IOSCO [132, tr.34].

Để đạt được những kết quả ấn tượng trên, Chính phủ Malaysia đã kiểm

soát và đặt ra những yêu cầu pháp lý bắt buộc đối với hầu hết các tổ chức tài

chính hoạt động trên thị trường vốn. Ví dụ: đối với Quỹ Tiết kiệm cho người

lao động, chính phủ Malaysia đã yêu cầu quỹ này phải bỏ ra ít nhất 50% trong

tổng số vốn hoạt động của mình để đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Hay đối

với các công ty bảo hiểm, chính phủ nước này yêu cầu phải trích ra 20% trong

khoản tài sản có mức rủi ro thấp để đầu tư vào trái phiếu chính phủ.

Bên cạnh đó, chính phủ Malaysia còn thực hiện các chính sách “nới lỏng”

để tạo tính thanh khoản trên thị trường vốn. Theo đó, chính phủ đã thực hiện chính

sách bảo hiểm cho các trái phiếu chính phủ và tính giá chuyển từ cố định giá của

Page 70: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

63

trái phiếu chính phủ sang việc quyết định giá dựa trên hệ thống đấu giá do thị

trường quyết định. Đồng thời, xây dựng một hệ thống giao dịch dành cho các nhà

kinh doanh trái phiếu chính phủ sơ cấp để thúc đẩy thị trường thứ cấp phát triển

mạnh mẽ và năng động hơn; thực hiện công cuộc tự do hoá lãi suất, các tổ chức

ngân hàng được cho phép tự quyết định tỷ lệ lãi suất cho vay của mình.

Ngoài ra, chính phủ nước này còn đưa ra các biện pháp nhằm giảm tình

trạng găm giữ trái phiếu chính phủ và công bố công khai kế hoạch thực hiện

đấu giá trái phiếu chính phủ, điều này giúp tăng cường tính minh bạch trên thị

trường. Cùng với đó, chính phủ Malaysia đã cơ cấu lại cơ sở hạ tầng cho thị

trường trái phiếu với việc triển khai hệ thống thanh toán điện tử theo thời gian

thực Rentas, nhằm tăng tính hiệu quả của việc thanh toán và giảm rủi ro khi

thanh toán; triển khai hệ thống đấu thầu tự động hoàn chỉnh, thay thế cho hệ

thống đấu thầu thủ công trái phiếu chính phủ trước đây; triển khai hệ thống

công bố thông tin trái phiếu: hệ thống này được đưa ra nhằm cung cấp thông

tin đầy đủ cho thị trường trái phiếu trong nước.

Đồng thời, chính phủ Malaysia còn thực hiện huy động vốn cho phát

triển kinh tế - xã hội nông thôn thông qua đòn bẩy thuế. Do đặc thù của ngành

nông thôn, chính phủ coi việc giảm thuế, thậm chí miễn thuế nông nghiệp đối

với người sản xuất như là một khoản đầu tư mới đối với ngành nông nghiệp.

Ở Malaysia, thuế nông nghiệp được chia thành ba loại: thuế sản lượng, thuế

đầu vào, và thuế nghiên cứu điều chỉnh và trồng lại cây công nghiệp. Trong

đó, thuế sản lượng được áp dụng cho từng loại cây trồng nhưng theo xu

hướng giảm dần, nhằm tăng sức sản xuất đối với một số cây mũi nhọn. Chính

phủ tận thu thuế nông nghiệp thông qua thuế xuất khẩu hàng nông sản. Còn

đối với thuế đầu vào, chính phủ áp dụng linh hoạt, mềm dẻo và chủ yếu áp

dụng đối với mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Chính phủ

không đánh thuế nhập khẩu máy móc nông nghiệp nhằm khuyến khích nông

dân thực hiện cơ giới hoá sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và

hiệu quả kinh doanh nông nghiệp. Thuế nghiên cứu, điều chỉnh và trồng lại

Page 71: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

64

cây công nghiệp áp dụng dựa trên hai tiêu chí: số lượng và chất lượng nhằm

khuyến khích nông dân sử dụng công nghệ mới vào sản xuất [132, tr.137].

2.3.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông

thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã

hội nông thôn, chính phủ đã áp dụng nhiều chiến lược nhằm thu hút và kêu

gọi vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Điển hình thành công nhất của Thái Lan đó

là việc cung cấp tín dụng cho nông dân, chủ yếu là nông dân nghèo thiếu vốn

sản xuất, trên cơ sở ưu đãi về lãi suất.

Cụ thể, nông dân Thái Lan có thể vay tín dụng từ hai nguồn chủ yếu là:

nguồn cho vay chính thức từ các hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan chính

phủ, các ngân hàng thương mại và các nguồn cho vay không chính thức như

từ thương nhân, cá nhân… Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, chính phủ

Thái Lan đã cho phát triển hệ thống các quỹ tín dụng nông thôn ở khắp các

địa bàn trên toàn quốc để đảm bảo cung cấp vốn kịp thời cho phát triển kinh

tế nông thôn. Trong số mạng lưới tài chính trung gian thực hiện mục tiêu huy

động, cho vay vốn để phát triển kinh tế nông thôn như Ngân hàng Băng - cốc,

Ngân hàng nông dân Thái Lan, Ngân hàng Nhà nước Thái Lan... Có thể nói,

Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp BAAC được cho là ngân

hàng cung ứng tín dụng nông nghiệp có hiệu quả nhất. 100% nguồn vốn hoạt

động ban đầu của BAAC là do chính phủ Thái Lan trực tiếp cấp từ ngân sách

nhà nước; ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Thái Lan còn bảo lãnh cho BAAC

vay vốn nước ngoài với các khoản ưu đãi đặc biệt thông qua các tổ chức tài

chính quốc tế, nhờ đó, BAAC không phải ký quỹ bắt buộc như các ngân hàng

thương mại khác. Bên cạnh đó, nhằm mục đích tăng vốn cho BAAC, chính

phủ Thái Lan tiếp tục tài trợ tài chính trực tiếp; quy định các ngân hàng

thương mại phải gửi 20% vốn đã huy động vào BAAC; đồng thời ra chỉ tiêu

bắt buộc đối với ngân hàng thương mại dành 70% tổng số tiền gửi cho vay

phát triển nông nghiệp. Chỉ tiêu bắt buộc này thường tăng trưởng hàng năm

Page 72: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

65

và các ngân hàng thương mại phải hoàn toàn chịu trách nhiệm mọi chi phí

quản lý có liên quan tới các dịch vụ huy động vốn [111, tr.80-81]. Chính phủ

Thái lan chỉ đạo mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ

thống các ngân hàng; thực hiện cho vay tín dụng đối với các chương trình dự

án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, đặc biệt đối với các dự án xuất khẩu;

hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật đối với phát triển kinh tế nông thôn. Nhằm tạo

điều kiện để các chủ thể kinh tế trong nông thôn tiếp cận với các tổ chức tín

dụng, ngân hàng một cách thẳng thắn, chính thức, các thủ tục cho vay được

đơn giản hoá trong khi các hình thức vay vốn được đa dạng hoá.

Sau nhiều năm hoạt động, các tổ chức tín dụng nông thôn Thái Lan nói

chung và BAAC nói riêng đã góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp Thái Lan

phát triển vững chắc, nhiều sản phẩm của Thái Lan có ưu thế về chất lượng và

sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Có thể thấy, phương thức huy động

vốn thông qua nguồn tín dụng không chỉ có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn

có ý nghĩa lớn lao về mặt xã hội. Việc cung ứng tín dụng ưu đãi đã giúp nông

dân nghèo thiếu vốn sản xuất vươn lên xoá đói giảm nghèo, mà còn giúp nông

dân có thể khai thác ngày càng tốt hơn các nguồn lực đang còn tồn tại dưới

dạng tiềm năng trong từng hộ, từng vùng.

2.3.1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong những năm cuối thế kỷ XX, để chuẩn bị gia nhập Tổ chức

Thương mại Thế giới (WTO), Trung Quốc đã xác định rõ, cội nguồn thành

công của quá trình sản nghiệp hoá nông nghiệp phải là vốn, công nghệ, thị

trường. Bởi vậy, bên cạnh việc tăng vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng, khoa

học - công nghệ, chính phủ Trung Quốc chủ trương đẩy mạnh sản xuất nông

nghiệp thông qua hình thức ký kết hợp đồng kinh tế giữa những người sản

xuất nông sản với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản. Hình thức ký kết

hợp đồng kinh tế đó được áp dụng đầu tiên ở tỉnh Quảng Đông, sau đó nhân

ra đại trà khắp các vùng chuyên canh nông nghiệp quy mô lớn hướng về xuất

khẩu, như: vùng cây công nghiệp ngắn ngày ở miền Đông; vùng sản xuất lúa

Page 73: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

66

gạo trọng điểm ở miền Tây, miền Nam; vùng sản xuất rau quả miền Bắc…

Đó thực chất là quá trình liên kết vốn giữa những người sản xuất - chế biến

tiêu thụ nông sản, thúc đẩy nông nghiệp hàng hoá phát triển. Ngoài ra, Trung

Quốc còn có sáng kiến tạo vốn thông qua quỹ đất hiện có, thực hiện chuyển

quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm huy động

tổng lực các nguồn vốn đầu tư phát triển. Trong những năm 1980, Trung

Quốc mạnh dạn thực hiện chiến lược “vắt đất ra vàng” song hành với chiến

lược “mượn gà đẻ trứng”. Nghĩa là tiến hành khai thác vốn từ chính nội bộ

nền kinh tế quốc dân thông qua vị trí kinh doanh của đất đai kết hợp với vốn

huy động từ bên ngoài vào phát triển kinh tế, trong đó có ngành nông nghiệp.

Ngoài ra, để xây dựng thị trường vốn cho phát triển nông nghiệp, nông

thôn phù hợp với tình hình thực tiễn, Trung Quốc tiến hành phát hành trái

phiếu phát triển xuất khẩu; đồng thời cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu có

ảnh hưởng lớn, có sức lôi cuốn mạnh, hiệu quả kinh tế cao phát hành trái

phiếu công ty với số lượng nhất định. Trung Quốc thực hiện cho phép tăng số

lượng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có quy mô sản xuất lớn, hiệu quả

kinh doanh ít rủi ro, tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế, nên có thể

tập trung được nhiều vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Bài học về vấn đề giải quyết vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn

của Trung Quốc thực sự có nhiều ý nghĩa đối với bài toán huy động, sử dụng

vốn cho phát triển kinh tế nông thôn của Việt Nam hiện nay.

2.3.2. Kinh nghiệm trong nước về huy động vốn cho phát triển kinh

tế - xã hội nông thôn

2.3.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có 5 huyện ngoại thành. Đất nông nghiệp gần

104.000 ha, chiếm gần 50% tổng diện tích toàn thành phố, trong đó đất sản

xuất nông nghiệp khoảng 56.700 ha, đất lâm nghiệp 36.300 ha, đất nuôi trồng

thuỷ sản 9.400 ha, còn lại là đất làm muối.

Trong các năm qua, thành phố đã không ngừng đẩy mạnh chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, giảm diện

Page 74: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

67

tích trồng lúa kém hiệu quả để chuyển sang những cây trồng, vật nuôi có hiệu

quả kinh tế cao với mục tiêu hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp đô thị

hiện đại, bền vững, có hàm lượng chất xám cao, công nghệ hiện đại, được đầu

tư toàn diện và đồng bộ, mang lại năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng

cạnh tranh cao, phù hợp với đặc thù nông nghiệp của một đô thị lớn.

Với những đột phá trong hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông

thôn, năm 2015, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha của thành phố Hồ Chí Minh

đã đạt 325 triệu đồng/ha/năm, tăng gấp hơn hai lần so với năm 2010. Có được kết

quả này, thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực và đạt nhiều kết quả trong việc huy

động các nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cụ

thể, thành phố xác định và chỉ rõ, cần đa dạng hoá huy động nhiều nguồn lực,

trong đó, huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, đồng thời, sự tham gia

của doanh nghiệp và xã hội là hết sức quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

là cần thiết. Vốn nhà nước chỉ đầu tư cho các công trình thiết yếu, có sức lan toả,

tạo động lực, tạo niềm tin cho người dân và toàn xã hội tham gia. Bên cạnh đó,

thành phố cũng đã có những cơ chế chính sách phù hợp trên địa bàn thành phố

nhằm huy động được nguồn lực trong dân, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao

thu nhập. “Quyết định 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Uỷ

ban nhân dân thành phố, về ban hành Quy định về chính sách khuyến khích

chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành

phố giai đoạn 2011 - 2015 (từ ngày 30 tháng 3 năm 2013, được thay thế theo

Quyết định số 13/2013/QĐ- Uỷ ban nhân dân ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Uỷ

ban nhân dân thành phố)” - đã góp phần quan trọng thúc đẩy nhân dân, doanh

nghiệp đầu tư vốn phát triển sản xuất. Ngoài ra, thành phố cũng đẩy mạnh phong

trào thi đua “Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới”, qua đó huy động

nguồn lực của nội thành hỗ trợ ngoại thành, huy động cộng đồng đầu tư, kịp thời

khen thưởng, biểu dương, nhân rộng các tấm gương điển hình tiên tiến. Song song

với đó, Ban Chỉ đạo Thành phố luôn tập trung tuyên truyền: Xây dựng nông thôn

mới phải do cộng đồng dân cư làm chủ, người dân phải là chủ, làm chủ; huy động

Page 75: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

68

nội lực là chính với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì công cuộc xây dựng

nông thôn mới mới thành công và bền vững. Không thực hiện tốt công tác tuyên

truyền trong Đảng và trong cộng đồng dân cư thì không thể thực hiện thành công

huy động tối đa và đa dạng các nguồn lực trong cộng đồng để thực hiện thắng lợi

các mục tiêu phát triển đã đề ra. Thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh đã chứng tỏ,

nếu vận động tốt, có các chính sách khuyến khích tốt thì nhân dân trên địa bàn

thành phố sẽ mạnh dạn tăng cường đầu tư [124].

2.3.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Bên cạnh những địa danh du lịch nổi tiếng, thành phố Đà Nẵng có một

vùng nông thôn rộng lớn nằm ở phía tây thành phố, với đồi núi, trung du trù phú

phù hợp với phát triển đa dạng các loại cây công, nông nghiệp ngắn và dài ngày.

Với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng phát triển, nông nghiệp,

nông thôn Đà Nẵng trong những năm qua đã có nhiều sự thay đổi tích cực.

Bên cạnh nguồn lực từ vốn ngân sách lồng ghép, ngân sách tự thân của

địa phương, nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn từ danh nghiệp và nhân dân

đóng góp, thành phố Đà Nẵng đã huy động và sử dụng đặc biệt hiệu quả nguồn

vốn tín dụng. Thông qua hoạt động đầu tư vốn của ngân hàng phục vụ phát triển

nông nghiệp, nông thôn, trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như sản

xuất nông nghiệp, chăn nuôi, mô hình kinh tế trang trại sản xuất tập trung, mua

bán thiết bị vật tư nông nghiệp, ngư nghiệp và chế biến hải sản, nhiều hộ nông

nhân đã dựa vào nguồn vốn ngân hàng để phát triển sản xuất, đầu tư sản xuất có

quy mô được chú trọng hơn, do đó hiệu quả sản xuất mang lại ngày càng cao.

Là huyện nông thôn duy nhất có 4/11 xã là xã miền núi, việc xây dựng

nông thôn mới nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung tại huyện Hoà

Vang không dễ dàng như nhiều địa phương khác. Thành phố Đà Nẵng trong

những năm qua đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư như: ngân

sách thành phố hỗ trợ 80%, ngân sách huyện hỗ trợ 20% để đầu tư xây dựng

đường thôn, xóm, kiệt, hẻm và giao thông trục chính nội đồng; ngân sách thành

phố hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/công trình/thôn để xây dựng mới nhà văn

Page 76: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

69

hoá; ngân sách thành phố hỗ trợ 50% chi phí mua con giống lần đầu… Bên

cạnh đó, thành phố cũng tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ địa phương; ban

hành cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng thu hút nguồn nhân lực để

bố trí công tác tại các xã của huyện. Một bài học kinh nghiệm khác của thành

phố Đà Nẵng là phải đặt người dân là chủ thể, biết khơi gợi sức dân dựa trên sự

minh bạch trong thực hiện chủ trương, chính sách.

Kết thúc năm 2016, Đà Nẵng dẫn đầu cả nước với 100% xã được công

nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” và là địa phương đầu tiên của cả nước có

100% số xã được công nhận nông thôn mới.

2.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước và địa phương tại Việt

Nam, có thể rút ra khẳng định, huy động và sử dụng vốn cho phát triển

kinh tế - xã hội nông thôn là một tất yếu khách quan nhằm khai thác được

những tiềm năng, thế mạnh của các quốc gia, khu vực, phục vụ cho sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nghiên cứu cũng cho thấy, kinh nghiệm huy động vốn từ các nước và các

địa phương tại Việt Nam rất đa dạng và không hề gò bó theo một khuôn mẫu

định trước nào. Điểm chung có thể rút ra là các nước, các địa phương thành công

trong chính sách này đều tuân thủ những quy luật kinh tế cơ bản, tận dụng tối đa

các lợi thế so sánh của địa phương và có tính đến một cách cặn kẽ, chu đáo

những điều kiện tự nhiên, địa lý, các nguồn lực tự nhiên cũng như các phong tục

tập quán, tâm lý người dân, đặc điểm riêng của dân tộc mình, người dân địa

phương mình. Tuy nhiên có những điểm riêng đáng chú ý của từng nước, từng

địa phương được nghiên cứu có thể mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phát

triển kinh tế ở nước ta. Một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra như:

Một là, xây dựng thị trường vốn phù hợp với thực tiễn, với nhu cầu và trình

độ phát triển thực tế của địa phương. Đồng thời, phải xây dựng được chiến lược

quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông

nghiệp, nông thôn nói riêng trong các lĩnh vực, khu vực… Đây là cơ sở quan

trọng để định hướng đầu tư hiệu quả, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, không có

Page 77: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

70

trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện cơ chế chính sách về cải cách

thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng, minh bạch để huy

động hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Hai là, cần huy động đa dạng các nguồn vốn, đầu tư phát triển kinh tế - xã

hội nông thôn. Ở thời kỳ đầu công nghiệp hoá, hiện địa hoá, rất ít nước có thể

đáp ứng được yêu cầu cao về vốn thông qua tích luỹ nội bộ nền kinh tế. Do đó,

muốn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và công nghiệp hoá,

hiện đại hoá nông thôn nói riêng, cần phải huy động tổng lực các nguồn vốn để

đầu tư cho phát triển. Trong đó, cần phát huy cao độ vai trò chủ động, tích cực,

sáng tạo của từng tổ chức tín dụng, thúc đẩy các hình thức hoạt động sản xuất,

kinh doanh trong nông thôn có hiệu quả. Tổ chức mạng lưới tín dụng nông thôn

phải đủ mạnh và tiến hành hoạt động có hiệu quả để cung cấp vốn đủ lớn, đúng

và trúng yêu cầu phát triển sản xuất nông thôn. Vừa nâng cao vai trò và nhiệm

vụ cung ứng vốn ngày càng lớn để tạo ra hậu thuẫn tích cực cho các hình thức

sản xuất trong nông thôn phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.

Ba là, huy động và sử dụng vốn hiệu quả để phát triển kinh tế nông

thôn cần mở rộng quyền tự chủ và phương thức quản lý vốn đầu tư cho các

địa phương, có như vậy hiệu quả sử dụng vốn mới cao hơn trong quá trình

thực hiện. Bên cạnh đó, xác định rõ, đối tượng sử dụng vốn trong phát triển

nông thôn chủ yếu là nông dân, do đó, khi cung ứng vốn cho họ, một mặt phải

đảm bảo cho từng đồng vốn đến tay người sản xuất, một mặt phải đào tạo

nông dân trở thành người lao động có tri thức, có kỹ năng, kỹ xảo trong sản

xuất - kinh doanh nông nghiệp hiện đại.

Bốn là, xác định đầu tư vốn cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn

không đơn thuần nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà phải thực

hiện mục tiêu kép: tăng trưởng kinh tế gắn liền với giải quyết các vấn đề xã

hội ở nông thôn. Bài học này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam

nhằm tăng cường, củng cố và phát triển khối liên minh công - nông - trí vững

bền, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định và xây

dựng một xã hội thực sự công bằng, dân chủ, văn minh.

Page 78: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

71

Chương 3

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGOẠI

THÀNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ

HỘI TRÊN ĐỊA BÀN

3.1.1. Những đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên

* Vị trí địa lý: Thành phố Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở

phía Tây Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh. Hà Nội có

hệ thống giao thông phát triển, với 02 sân bay. Các tuyến đường quan trọng

như Quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18 Quốc lộ 21,

Quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long... Với 5 tuyến đường sắt nội địa, Hà Nội đi

thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phòng, Thái Nguyên và

đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc). Đây là các điều kiện

thuận lợi để Hà Nội phát triển. Hà Nội có 17 huyện ngoại thành là: Hoài

Đức, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, Chương Mỹ,

Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Trì, Thanh Oai, Mỹ Đức, Mê

Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, với 380 xã, 21 thị trấn. Vị trí địa lý là

một trong những lợi thế nổi bật của các huyện ngoại thành thành phố Hà

Nội, là khu vực mở rộng của thành phố Hà Nội, sở hữu nhiều tuyến đường

huyết mạch, giao thông thông suốt đến các địa phương trong và ngoài

vùng. Các huyện ngoại thành cũng đồng thời là cửa ngõ kết nối trực tiếp

với các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ nên có nhiều thuận lợi trong việc liên

kết, hợp tác đầu tư, trao đổi hàng hoá với các địa phương này.

* Địa hình: Hà Nội có cao độ địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống

Đông Nam, và từ Tây sang Đông với ba phần tư diện tích tự nhiên là đồng

bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông khác.

Điều kiện địa hình của các huyện ngoại thành Hà Nội đã hình thành nên các

Page 79: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

72

danh lam thắng cảnh, các điểm du lịch sinh thái và hệ động thực vật phong

phú tạo điều kiện cho các huyện trong vùng phát triển kinh tế du lịch. Bên

cạnh đó, các huyện này còn có rất nhiều khu di tích lịch sử có kiến trúc độc

đáo gắn liền với tên tuổi các vị anh hùng của dân tộc, danh nhân văn hoá.

Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính các huyện ngoại thành

thành phố Hà Nội

Nguồn: http://hanoi.gov.vn

* Khí hậu thời tiết: Khí hậu của thành phố Hà Nội mang nét đặc trưng

của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Nhờ mùa đông lạnh nên cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng như đồng bằng

Bắc Bộ có cả một vụ đông độc đáo ở miền nhiệt đới.

* Thủy văn, nguồn nước: Về mặt tự nhiên, hệ thống sông hồ Hà Nội thuộc

hệ thống sông Hồng - Thái Bình. Các sông tự nhiên chủ yếu là sông Hồng, sông

Đáy, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Cầu (đoạn chảy qua Hà Nội). Các sông đào

Page 80: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

73

(nhân tạo) gồm có sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông

Sét. Hà Nội lại còn có nhiều hồ, đầm tự nhiên và hệ thống sông, kênh đào để tiêu

và tưới nước, có giá trị trong phát triển ngành thủy sản, du lịch sinh thái.

* Tài nguyên đất: Trên địa bàn Hà Nội có bốn loại đất chính: đất phù sa

trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu và đất đồi núi. Hiện nay, diện tích

đất toàn Thành phố là 335.901 ha, trong tổng số đất nông nghiệp, đất sản xuất

nông nghiệp 157.212 ha chiếm 46,8%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 6,6%;

đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 4,1%; đất nông nghiệp khác chiếm 1,3%. Tại

các huyện ngoại thành, tỷ lệ đất nông nghiệp cao chiếm trên 50% diện tích đất

tự nhiên. Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội

bền vững, thành phố Hà Nội đã chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất tại các huyện

ngoại thành theo hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, gia tăng đất đô thị,

khu công nghiệp và phát triển kết cấu hạ tầng.

Bảng 3.1: Cơ cấu đất sử dụng tính đến 31/12/2016 Đơn vị tính: %

Trong đó Tổng

diện tích Đất sản xuất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất chuyên dùng Đất ở

Thành phố Hà Nội 100 46,8 6,6 18,7 11,9 Toàn vùng 100 50,3 9,5 17,4 11,7

- Sóc Sơn 100 50,2 17,1 14,7 17,0 - Đông Anh 100 53,2 - 29,0 17,8 - Gia Lâm 100 50,9 0,3 19,1 12,5 - Thanh Trì 100 38,1 - 22,7 15,5 - Mê Linh 100 56,9 0,1 16,7 12,4 - Ba Vì 100 42,1 24,1 11,1 4,1 - Phúc Thọ 100 49,2 - 12,4 13,5 - Đan Phượng 100 43,9 - 14,8 13,6 - Hoài Đức 100 52,0 - 18,3 23,9 - Quốc Oai 100 53,0 7,4 17,9 12,5 - Thạch Thất 100 40,6 13,8 28,7 10,1 - Chương Mỹ 100 59,5 1,3 16,8 6,9 - Thanh Oai 100 63,6 - 16,8 6,9 - Thường Tín 100 50,3 - 19,1 11,7 - Phú Xuyên 100 52,7 - 18,8 8,2 - Ứng Hòa 100 60,4 - 15,2 8,6 - Mỹ Đức 100 41,7 15,6 13,1 8,2

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội [121]

Page 81: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

74

* Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của các huyện ngoại

thành Hà Nội được chia thành 3 loại chính: khoáng sản kim loại, khoáng sản

phi kim loại và nước.

Bảng 3.2: Trữ lượng, tài nguyên các mỏ khoáng sản

trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Trữ lượng, tài nguyên (ngàn m3)

TT Loại khoáng

sản

Số mỏ

đã điều

tra,

thăm dò

Tổng

diện tích

các mỏ

(ha)

121+122 333 334 Tổng

cộng

1 Đá vôi VLXD 08 78,91 8.963 4.466 1.324 14.753

2 Đá bazan VLXD 13 481,64 87.631 274.739 60.596 422.966

3 Đá ong VLXD 02 30,30 - 730 - 730

4 Sét gạch ngói 17 370,19 1.863 11.453 4.017 17.333

5 Cát san lấp 42 2.420,15 34.518 50.976 91.163 176.657

6 Puzolan 02 25,66 1.600 1.361 269 3.230

7 Than Bùn 03 83,24 570 2.245 - 2.815

Tổng

cộng

87 3.490,09

Nguồn: Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội [122]

3.1.2. Những đặc điểm về kinh tế - xã hội

* Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế

Giai đoạn 2008 - 2016 tình hình thế giới và trong nước diễn biến nhanh

và rất phức tạp. Vì thế, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của Hà Nội và các

huyện ngoại thành thành phố Hà Nội đã có giai đoạn suy giảm. Từ 2005 đến

2008, kinh tế các huyện ngoại thành Hà Nội tăng trưởng nhanh, đạt ngưỡng

13%, đến 2009 - 2011, tốc độ tăng trưởng chậm lại. Năm 2010, thực hiện

chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các huyện ngoại

thành đã thu hút lượng vốn lớn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp

phần tăng cho trưởng kinh tế. Tựu chung lại, giai đoạn 2005 - 2010 tốc độ

tăng trưởng bình quân các huyện ngoại thành là 11,49%/năm, giai đoạn 2010

- 2016 là 10,83%. (Bảng 3.5)

Page 82: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

75

Hiệu quả từ chương trình xây dựng nông thôn mới đã thay đổi bộ mặt

kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành, đem lại mức thu nhập ngày càng cao

cho người dân. Thu nhập bình quân của các huyện từ 5,8 triệu đồng/người năm

2005 lên 14,0 triệu đồng/người/năm 2011 và 33,0 triệu đồng/người/năm năm

2016, bằng 1/2 so với bình quân chung toàn thành phố. Với tốc độ tăng trưởng

như vậy, tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế các huyện ngoại

thành Hà Nội giảm nhanh. Cơ cấu kinh tế của các huyện đã có sự chuyển dịch

theo hướng tích cực: ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất từ

40,84% giai đoạn 2005 - 2010 tăng lên 53,03% năm 2016; tỷ trọng ngành dịch

vụ tăng từ 20,83% lên 28,54%, chiếm gần 1/3 tổng cơ cấu kinh tế, đặc biệt là

các nhóm ngành thương mại, vận tải, du lịch văn hóa - tín ngưỡng; tỷ trọng lĩnh

vực nông nghiệp giảm mạnh từ 38,33% xuống còn 18,43%.

Có thể thấy, ngành dịch vụ đã và đang có sự phát triển đáng kể, đóng

góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của các huyện ngoại thành Hà Nội song

chưa tương xứng với tiềm năng về điều kiện tự nhiên, lịch sử - văn hóa của

vùng; chưa đáp ứng yêu cầu quy hoạch là vành đai xanh và du lịch sinh thái

của thành phố Hà Nội.

* Dân số và lao động

Tổng dân số các huyện ngoại thành tính đến 31/12/2015 là 3.987,9 nghìn

người, chiếm 53,44% dân số toàn thành phố, mật độ dân số đạt 1.359 người/km2,

thấp hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của thành phố Hà Nội (2.222

người/km2). Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có trên 68.000 người

dân tộc thiểu số, gồm có dân tộc Tày, Hoa, Mường, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay,

Mông... sinh sống tập trung chủ yếu tại các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Thạch Thất,

Chương Mỹ, Mỹ Đức. Sự phân bố dân cư theo lãnh thổ không đồng đều, tập trung

chủ yếu ở các huyện đồng bằng (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phương,

Hoài Đức), cao nhất là huyện Thanh Trì (3.728 người/km2), Hoài Đức (2.572

người/km2); các huyện miền núi như Ba Vì, Ứng Hòa, Thạch Thất, Mỹ Đức, dân

cư sống thưa thớt, rải rác, thấp nhất là huyện Ba Vì (652 người/km2) [121].

Page 83: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

76

Bảng 3.3: Diện tích, dân số, mật độ dân số và đơn vị hành chính tính

đến 31/12/2016 của các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội

Đơn vị

hành chính STT Huyện

Diện

tích

(Km2)

Dân số

(Nghìn

người)

Mật độ

dân số

(Người/Km2) Xã Thị

trấn

Thành phố Hà Nội 3359,01 7462,8 2222 563 21

1 Sóc Sơn 304,76 330,4 1084 25 1

2 Đông Anh 185,62 384,8 2073 23 1

3 Gia Lâm 116,71 271,0 2322 20 2

4 Thanh Trì 63,49 236,7 3728 15 1

5 Mê Linh 142,46 218,8 1536 16 2

6 Ba Vì 423,00 275,9 652 30 1

7 Phúc Thọ 118,63 178,0 1500 22 1

8 Đan Phượng 78,00 157,8 2023 15 1

9 Hoài Đức 85,03 218,8 2573 19 1

10 Quốc Oai 151,13 180,7 1196 20 1

11 Thạch Thất 187,44 201,1 1073 22 1

12 Chương Mỹ 237,38 321,3 1354 30 2

13 Thanh Oai 123,87 192,1 1551 20 1

14 Thường Tín 130,41 243,4 1866 28 1

15 Phú Xuyên 171,43 189,5 1105 26 2

16 Ứng Hòa 188,18 197,2 1048 28 1

17 Mỹ Đức 226,25 190,4 842 21 1

Tổng các huyện

ngoại thành 2933,79 3987,90 1359 380 21

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội [117].

Page 84: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

77

Lực lượng lao động tại các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội tính

đến 01/04/2014 có 1.753.566 người trong độ tuổi lao động, chiếm 43,97%

dân số toàn vùng. Trong đó, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản có

587.066 người, chiếm 33,48% lực lượng lao động; lao động trong lĩnh vực

công nghiệp - xây dựng có 599.045 người, chiếm 34,16% lực lượng lao động;

lao động trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại có 549.275 người, chiếm

31,32% lực lượng lao động. Có 18.180 người trong độ tuổi lao động không

tham gia hoạt động kinh tế, chiếm 1,04% lực lượng lao động.

Bảng 3.4: Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chia theo

ngành nghề tại các huyện ngoại thành Hà Nội tính đến 01/4/2014

Đơn vị tính: Người

Chia theo ngành nghề

Tổng số Nông, lâm,

thủy sản

Công nghiệp -

Xây dựng

Thương mại -

Dịch vụ

Không hoạt động

kinh tế Toàn vùng 1.753.566 587.066 599.045 549.275 18.180 - Sóc Sơn 152.287 53.058 58.339 40.096 794

- Đông Anh 178.471 39.252 86.009 50.757 2.453 - Gia Lâm 99.734 25.184 38.906 34.155 1.489

- Thanh Trì 91.642 13.374 25.085 51.065 2.118 - Mê Linh 90.563 40.070 29.541 20.591 361

- Ba Vì 122.218 81.614 15.770 23.898 936 - Phúc Thọ 80.619 27.223 27.376 25.632 388

- Đan Phượng 70.219 17.204 24.079 27.895 1.041 - Hoài Đức 98.360 27.956 23.077 44.720 2.607 - Quốc Oai 79.412 32.942 25.572 20.191 707

- Thạch Thất 87.574 36.382 27.565 22.935 692 - Chương Mỹ 136.605 53.559 44.543 37.963 540 - Thanh Oai 88.961 21.195 37.039 30.158 569

- Thường Tín 113.895 16.332 50.854 46.123 586 - Phú Xuyên 89.841 25.345 40.433 23.070 993 - Ứng Hòa 89.012 32.481 28.060 27.343 1.128 - Mỹ Đức 84.153 43.895 16.797 22.683 778

Nguồn: Tổng hợp và tính toán [118].

Page 85: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

78

Quy mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại các huyện ngoại thành

Hà Nội tương đối lớn, song tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật

chỉ chiếm 23,1%, thấp hơn nhiều so với trung bình chung của toàn thành phố

(39,8%). Chất lượng lao động không đồng đều, tập trung tại các địa phương

có điều kiện kinh tế thuận lợi như Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức, Gia

Lâm, Thường Tín. Tỷ lệ lao động trong các ngành nông, lâm, thủy sản tại các

huyện ngoại thành Hà Nội trong tổng số lao động đang làm việc còn khá lớn

vừa là nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời cũng tạo sức

ép lớn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.

* Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, an sinh xã hội

Lĩnh vực giáo dục - đào tạo trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà

Nội những năm qua đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Các địa phương đã giữ

vững và ổn định quy mô giáo dục, huy động được trên 95% trẻ 4-5 tuổi đến

học mẫu giáo, thực hiện phổ cập mầm non. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy,

học được ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ. Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia

trên địa bàn tính đến hết 2015 đạt 38%, thấp hơn so với mức trung bình của

toàn thành phố (42,6%).

Đơn vị: triệu đồng

Hình 3.2: Mạng lưới các trường học trên địa bàn

các huyện ngoại thành Hà Nội

Nguồn: Tổng hợp và tính toán [116].

Page 86: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

79

Môi trường văn hóa tại các làng, xóm có sự chuyển biến tích cực, văn

hóa ở nơi công cộng được cải thiện, văn minh xã hội được nâng lên một bước.

Công tác quản lý văn hoá, bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hoá vật thể và phi

vật thể được tăng cường có hiệu quả, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch tâm

linh, tín ngưỡng và du lịch sinh thái phát triển. Cuộc vận động toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh

được đẩy mạnh kết hợp với việc thực hiện phong trào xây dựng Thủ đô văn

minh - xanh - sạch đẹp. Mô hình gia đình văn hóa, làng, tổ dân phố, khu phố

văn hóa, các hình thức tự quản được triển khai sâu rộng. Các huyện đã kịp

thời quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, những khó khăn của

người dân, đặc biệt là những hộ nghèo và cận nghèo như triển khai các biện

pháp hỗ trợ nông dân khắc phục thiệt hại do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài;

tạm dừng triển khai việc tăng giá nước sạch, học phí, ngừng thu phí thuỷ lợi.

3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành

Hà Nội

3.1.3.1. Giai đoạn 2008 - 2010

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội có 401 xã với 344 xã

đồng bằng, 43 xã vùng đồi gò và 14 xã miền núi, diện tích đất sản xuất nông,

lâm nghiệp trên 192.000 ha, dân số trên 4 triệu người, chiếm trên 60% lực

lượng lao động của toàn thành phố. Đây là khu vực có vai trò hết sức quan

trọng đối với sự phát triển bền vững của Thủ đô, là nơi cung cấp nguồn nhân

lực cho xây dựng Thủ đô, đất đai cho phát triển hạ tầng và đô thị, cung cấp

lương thực, thực phẩm, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng cho

Thành phố. Với đặc điểm địa bàn rộng, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội giữa

các xã trong huyện và giữa các huyện có sự phát triển không đồng đều gây ra

nhiều khó khăn trong ban hành và thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã

hội nông thôn.Trong bối cảnh đó, Hà Nội đã ban hành các chương trình, nghị

quyết, kế hoạch... để phát triển kinh tế - xã hội các huyện. Giai đoạn 2009 -

2010 kinh tế các huyện đã thu được nhiều kết quả: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển

Page 87: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

80

dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Đã hình thành được

những vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh có quy mô lớn. Đầu tư

phát triển nhiều cơ sở chế biến gia súc, gia cầm có quy mô tập trung từ các

thành phần kinh tế. Hạ tầng nông thôn (điện - đường - trường - trạm) được đầu

tư nâng cấp, đời sống vật chất tinh thần của nông dân được nâng cao một bước.

Hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố và nâng cao tạo nền tảng và điều

kiện vững chắc cho định hướng phát triển nông thôn thủ đô văn minh.

3.1.3.2. Giai đoạn 2010 - 2016

Năm 2010, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới các huyện

còn một số khó khăn như: Sản xuất chủ yếu vẫn là sản xuất quy mô nhỏ, phân

tán. Chất lượng hàng hóa và hiệu quả sản xuất thấp; chuyển đổi cơ cấu kinh tế

chậm. Việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại phát triển thị trường

tiêu hàng hóa chưa được quan tâm đúng mức, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu ở

dạng thô, chưa qua chế biến nên giá trị và sức cạnh tranh của hàng hóa, nông

sản còn thấp; chưa khuyến khích doanh nghiệp và hộ gia đình nông dân đầu

tư để tập trung ruộng đất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và thiết bị công nghệ mới

vào sản xuất. Đời sống và thu nhập của một bộ phận nông dân còn thấp,

chênh lệch về thu nhập và hưởng thụ văn hóa của người dân ở khu vực nông

thôn và khu vực thành thị còn khoảng cách lớn. Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện

còn cao, kết quả đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc

biệt là ở những nơi thu hồi đất nông nghiệp còn hạn chế. Thời điểm năm

2011, nông thôn Hà Nội chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân

mỗi xã mới đạt 2 tiêu chí; công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch còn hạn

chế. Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đầu tư chưa đồng bộ, chưa

đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Để xây dựng nông thôn thủ đô theo hướng văn minh với nhiều chủ

trương, chính sách và chỉ đạo quyết liệt về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

như: Chính sách khuyến khích thực hiện dồn điền đổi thửa; Chính sách khuyến

khích đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; Chính sách khuyến

Page 88: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

81

khích đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản giống, bảo quản nông

sản; Khuyến khích đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; Chính sách

khuyến khích đầu tư thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp; Chính

sách khuyến khích xây dựng kiên cố hoá đường giao thông thôn, xóm đạt

chuẩn nông thôn mới. Trong đó công tác dồn điền đổi thửa, xác định đây là

khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Giai đoạn 2012 - 2016,

Thành phố đã đầu tư thêm 2.194,1 tỷ đồng .Kết quả toàn bộ diện tích đất nông

nghiệp của khu vực nông thôn Hà Nội đều đã được quy hoạch lại và đào đắp

giao thông, thủy lợi nội đồng theo tiêu chuẩn, tiêu chí nông thôn mới. Cơ giới

hóa đã và đang được các xã, hợp tác xã và tư nhân đầu tư ở một số khâu chính

như: làm đất, gieo cấy và thu hoạch.Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng

hóa đem lại giá trị kinh tế cao ra đời, như: Mô hình hoa ở một số xã thuộc

huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Thanh Trì, Đông Anh… với giá trị

0,5-1,5 tỷ/ha/năm, có mô hình đạt 2 tỷ/ha/năm; mô hình cây ăn quả ở một số xã

thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông

Anh, Mê Linh…với giá trị 0,5-1,5 tỷ/ha/năm; mô hình chăn nuôi tập trung xa

khu dân cư như ở Ba vì, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Thanh Oai, Đan Phượng,

Quốc Oai… với giá trị 1-2 tỷ/ha/năm và các mô hình chăn nuôi thủy sản ở một

số xã thuộc huyện Thanh Trì, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Gia Lâm, Thanh Oai, Quốc

Oai…với giá trị 200-350 triệu đồng/ha/năm.

Tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của một số ngành chủ yếu tại các

huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2010 - 2016 là 10,83%. Kinh tế - xã hội

nông thôn có bước phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của người

dân được cải thiện, nhiều vùng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người

khu vực nông thôn tăng từ 14,0 triệu đồng/người/năm (năm 2011) lên 34,5

triệu đồng/người/năm (năm 2016) vượt 9,5 triệu đồng so với mục tiêu. Tỷ lệ

hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 11,25% (năm 2011) xuống còn khoảng

1,9% (năm 2016); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57%. Hệ thống chính trị ở cơ

sở được xây dựng, củng cố vững mạnh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã

Page 89: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

82

hội nông thôn được giữ vững. Các thiết chế văn hóa, cơ sở giáo dục khu vực

nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư, chất lượng và hiệu quả hoạt động

được nâng cao; tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội ở nhiều nơi có tiến bộ rõ

rệt, theo hướng tiết kiệm và văn minh.

Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu kinh tế chính giai đoạn 2005 - 2016

2005 - 2010 2010 2016 2010 - 2016

Tốc độ tăng trưởng (%) 11,49 11,3 10,5 10,83

Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100 100

- Nông, lâm, thủy sản 38,33 27,56 18,43 23,0

Trồng trọt, lâm nghiệp 59,34 45,50 41,14 43,32

Chăn nuôi, thủy sản 39,47 52,30 55,89 54,10

Dịch vụ nông nghiệp 1,19 2,20 2,97 2,59

- Công nghiệp - Xây dựng 40,84 43,93 53,03 48,47

- Thương mại - Dịch vụ 20,83 28,51 28,54 28,53

Thu nhập bình quân đầu

người (triệu đồng/người/năm) 5,80 14,00 33,00 23,50

Nguồn: Tổng hợp và tính toán [120].

Từ kết quả công tác dồn điền đổi thửa đã góp phần đưa tăng trưởng

giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2010 - 2016 đạt 2,7%/năm,

vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (2,05%). Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư

nghiệp năm 2016 đạt 48.190 tỷ đồng theo giá thực tế, tăng 6,59% so với năm

trước; giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế năm 2016 đạt 243 triệu đồng/ha,

tăng 47,6 triệu đồng/ha so với năm 2011 và tăng 2,5 triệu đồng/ha so với

mục tiêu Chương trình. Diện tích đất dôi dư sau dồn điền đổi thửa là

1.773,78 ha, tạo điều kiện cho các địa phương quy hoạch lại cơ sở hạ tầng

phục vụ sản xuất và các công trình phúc lợi theo tiêu chí nông thôn mới mà

không phải giải phóng mặt bằng. Đồng thời các địa phương đã qui hoạch các

khu đấu giá để huy động thêm nguồn lực hỗ trợ xây dựng các công trình

phúc lợi theo tiêu chí nông thôn mới.

Page 90: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

83

Cơ cấu sản xuất trồng trọt, lâm nghiệp chiếm 41,14% (giảm so với

2011 là 4,36%); chăn nuôi, thủy sản chiếm 55,89% (tăng so với 2011 là

3,59%); dịch vụ chiếm 2,97% (tăng so với 2011 là 0,77%). Kinh tế nông

nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, sản xuất có chiều hướng gắn

với chế biến và thị trường là nhờ Hà Nội triển khai thực hiện nhiều đề án,

chương trình có trọng tâm, trọng điểm như: Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn;

sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; đề án trồng cây ăn quả chất lượng cao;

phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm… Các huyện ngoại thành Hà

Nội đã xây dựng vùng rau an toàn tập trung với tổng diện tích hơn 2.000ha; rà

soát, xác định, thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực

phẩm trong sản xuất rau cho 5.000 ha; giá trị sản xuất rau trung bình đạt 300 -

500 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 1.200 ha đạt 1 tỷ đồng/ha/năm.

Thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội đến

năm 2020, định hướng 2030, Hà Nội đã triển khai có hiệu quả các chương

trình, đề án phát triển nông nghiệp như: Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT;

Chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; Đề án cây ăn quả chất

lượng cao; Đề án sản xuất và tiêu thụ chè an toàn; Đề án hoa cây cảnh; Đề án

cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp;...

3.2. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

3.2.1. Khái quát chung

Trong những năm qua, thông qua các cơ chế, chính sách tài chính, tín

dụng, thành phố Hà Nội đã huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư cho phát

triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành, đáp ứng nhu cầu xây dựng nông

thôn thủ đô văn minh, bao gồm: nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn

tín dụng các loại và vốn tích lũy tái sản xuất mở rộng từ dân cư các huyện.

Giai đoạn 2007 - 2010, nguồn vốn huy động cho phát triển kinh tế - xã

hội các huyện ngoại thành Hà Nội chủ yếu đến từ nguồn vốn đầu tư công

(chiếm 93,19% tổng nguồn vốn), nguồn vốn ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng

thấp và có xu hướng giảm (chiếm 6,81% tổng nguồn vốn) (Hình 3.3).

Page 91: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

84

Đơn vị: triệu đồng

Hình 3.3: Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007 - 2010

Nguồn: Tổng hợp và tính toán [102].

Giai đoạn 2011 - 2016, tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế -

xã hội nông thôn Hà Nội là 64.553 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách

nhà nước đầu tư là 53.661 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ngoài ngân sách

(doanh nghiệp, nhân dân đóng góp và nguồn khác…) là 10.892 tỷ đồng.

Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng cho vay để đầu tư khu vực nông thôn dư nợ

bình quân đạt trên 75.000 tỷ đồng/năm. Cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách chiếm

tỷ trọng lớn (82,86%) tổng vốn đầu tư, tập trung thực hiện Chương trình xây

dựng nông thôn mới của thành phố. Vốn đầu tư từ ngân sách dành chủ yếu

cho công tác lập đề án, lập quy hoạch nông thôn mới từ cấp xã đến huyện, xây

dựng các hạng mục kết cấu hạ tầng nông thôn thiết yếu phục vụ sản xuất; thực

hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình mục tiêu quốc gia

về việc làm; giảm nghèo; y tế; văn hóa; giáo dục; nước sạch, vệ sinh môi

trường,... Nguồn vốn ngoài ngân sách được huy động từ doanh nghiệp, người

dân và các tổ chức tín dụng chiếm 17,14%, có xu hướng tăng dần qua các

Page 92: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

85

năm, thể hiện sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp đối với phát triển

kinh tế - xã hội nông thôn. Tuy nhiên, tỷ lệ huy động còn thấp do đời sống

của người dân các huyện ngoại thành Hà Nội còn khó khăn, đặc biệt là những

xã, thôn “miền núi” nơi có khá đông người dân tộc thiểu số sinh sống như:

huyện Ba Vì: 07 xã (Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hòa, Yên Bài,

Ba Trại, Tản Lĩnh); huyện Thạch Thất: 03 xã (Tiến Xuân, Yên Bình, Yên

Trung); huyện Quốc Oai: 02 xã (Đông Xuân, Phú Mãn); xã Trần Phú, huyện

Chương Mỹ; xã An Phú, huyện Mỹ Đức.

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, hội đồng nhân dân,

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều Nghị quyết và phê

duyệt đề án với mục tiêu đến hết năm 2015 đạt 160 xã chuẩn nông thôn mới

(40%), đến hết năm 2020 đạt thêm 120 xã. Giai đoạn 2021-2030 hoàn thành

121 xã còn lại. Về vốn kế hoạch đầu tư cho chương trình là 31.910 tỷ đồng,

trong đó: Vốn từ ngân sách nhà nước là 17.806 tỷ đồng (chiếm 56%), vốn huy

động ngoài ngân sách nhà nước là 14.104 tỷ đồng (chiếm 44%). Tại các

huyện ngoại thành Hà Nội, nguồn vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2011-2015

là 34.465 tỷ đồng, đạt 170% kế hoạch; trong đó nguồn vốn ngân sách nhà

nước đầu tư là 23.573 tỷ đồng, đạt 186,5% kế hoạch (ngân sách Trung ương

và thành phố là 10.166 tỷ đồng, ngân sách huyện và xã là 13.407 tỷ đồng);

nguồn vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước (doanh nghiệp, nhân dân đóng

góp và nguồn khác…) là 10.892 tỷ đồng, đạt 143% kế hoạch. Nguồn hỗ trợ từ

ngân sách bao gồm các nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp cho

chương trình nông thôn mới; ngân sách thành phố hỗ trợ, bao gồm: Hỗ trợ

trực tiếp từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế trong dự toán ngân sách hàng năm; hỗ

trợ qua cơ chế để lại số thu tiền sử dụng đất cho các xã xây dựng nông thôn

mới…; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án. Nguồn vốn tín dụng được

huy động chủ yếu thông qua hệ thống các Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tại các huyện.

Vốn huy động từ doanh nghiệp được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức

Page 93: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

86

hỗ trợ tiền mặt hoặc sản phẩm của doanh nghiệp (như xi - măng, sắt thép,

gạch, ngói... ) tham gia đầu tư trực tiếp. Các hình thức huy động từ cộng đồng

bao gồm tiền mặt; hiện vật (như đất đai, hoa màu và các tài sản gắn liền với

đất… ) ngày công lao động và các hình thức xã hội hóa khác.

Bảng 3.6: Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn kinh phí

Huyện Tổng kinh phí

Ngân sách nhà nước

Huy động dân đóng góp

Doanh nghiệp

Vốn lồng ghép

Nguồn khác

Sóc Sơn 1.562.257 630.814 121.388 157.679 476.469 175.907

Đông Anh 2.274.703 1.084.967 273479 109.618 581.402 225.237

Gia Lâm 2.187.105 913.001 476.157 327.357 316.010 154.580

Thanh Trì 1.915.684 963.158 282.523 230.518 262.542 176.943

Mê Linh 1.987.414 988.293 240.965 185.097 319.219 253.840

Ba Vì 2.004.787 976.377 312.862 126.241 424.519 164.788

Đan Phượng 1.886.557 924.985 304.966 177.713 431.853 47.040

Hoài Đức 2.056.901 1.401.087 405.681 3.279 238.482 8.372

Phúc Thọ 2.117.882 1.040.656 312.380 178.950 354.501 231.395

Quốc Oai 2.057.706 1.062.472 374.280 187.504 320.996 112.454

Thạch Thất 1.949.822 1.000.045 287.841 186.283 357.964 117.689

Chương Mỹ 2.002.928 1.052.791 312.862 116.241 397.546 123.488

Thanh Oai 1.911.867 914.366 302.677 191.756 347.519 155.549

Thường Tín 1.799.808 998.882 253.941 97.351 342.958 106.676

Phú Xuyên 1.787.393 783.655 274.358 157.973 302.951 268.456

Ứng Hòa 1.837.238 982.574 347.366 175.804 257.244 74.250

Mỹ Đức 1.619.942 874.612 296.533 124.305 185.287 139.205

Tổng Tỷ lệ

32.959.994 100%

16.592.735 50.34%

5.180.259 15.72%

2.733.669 8.29%

5.917.462 17.96%

2.535.869 7.69%

Nguồn: Tổng hợp và tính toán [112].

Page 94: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

87

Kết quả huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại các huyện

ngoại thành Hà Nội thể hiện ở bảng 3.6 cho thấy, tổng nguồn vốn huy động từ

ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương, thành phố, ngân sách huyện và

ngân sách xã) chiếm 50,34%; nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp chiếm

8,29%; huy động nhân dân đóng góp đạt 15,72%; vốn lồng ghép từ các chương

trình mục tiêu quốc gia chiếm 17,95%; các nguồn vốn khác chiếm 7,69%. Vốn

huy động từ người dân cao gấp 1,9 lần so với huy động từ doanh nghiệp cho

thấy nguồn lực từ người dân là rất lớn, và người dân khu vực nông thôn sẵn sàng

tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới nếu

có sự công khai, minh bạch về thông tin xây dựng nông thôn mới.

Việc huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các huyện

ngoại thành Hà Nội đã mang lại những kết quả tích cực cho nông nghiệp, nông

thôn các địa phương: tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo giá hiện

hành năm 2011 đạt 37.367 tỷ đồng, năm 2014 đạt 44.401 tỷ đồng, năm 2015

đạt 45.884 tỷ đồng, tăng 22,79%% so với năm 2011; Giá trị sản phẩm nông

nghiệp thu hoạch trên 1ha đất nông nghiệp đạt 233 triệu đồng/ha, tăng hơn 2

triệu đồng so với năm 2014 và tăng hơn 1,2 lần so với năm 2011. Cơ cấu giá trị

sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực: sản xuất trồng trọt, lâm

nghiệp 46,2%; chăn nuôi, thủy sản: 49,6%; dịch vụ 4,2% năm 2015. Hạ tầng

nông thôn ngày càng được đổi mới, nâng cấp; hệ thống đê điều, công trình thủy

lợi được củng cố đảm bảo phục vụ sản xuất, an toàn phòng chống lụt bão và

khắc phục hậu quả thiên tai; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

của nông dân, giữ vững an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa

bàn. Kinh tế - xã hội nông thôn có bước phát triển khá, đời sống vật chất và

tinh thần của nông dân được cải thiện, nhiều vùng được nâng cao.

3.2.2. Thực trạng huy động vốn từ ngân sách nhà nước

3.2.2.1. Giai đoạn 2007 - 2010

Giai đoạn 2007 - 2010, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho cho

các huyện ngoại thành ngày càng được tăng cường và chú trọng, tổng vốn đầu tư

Page 95: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

88

công từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ là 16.501 tỷ đồng,

chiếm 32,67% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước và trái

phiếu Chính phủ (Bảng 3.7). Bên cạnh đó, hàng năm Thành phố bố trí nguồn

vốn dự phòng ngân sách để hỗ trợ các huyện khó khăn và nông dân, mỗi năm bố

trí trên 100 tỷ đồng, chủ yếu để khắc phục hậu quả thiên tai, lụt bão, dịch bệnh.

Đồng thời, thực hiện các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ nông dân thông qua

chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, miễn thu thuỷ lợi phí.

Bảng 3.7: Ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn

tại các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007 - 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn vốn 2007 2008 2009 2010

Ngân sách nhà nước trực tiếp 1.568.795 1.716.985 4.381.698 5.627.862

NSNN thông qua các chương

trình mục tiêu quốc gia 111.953 291.403 1.267.302 1.535.138

Tổng 1.680.748 2.008.388 5.649.000 7.163.000

Nguồn: Tổng hợp và tính toán [103].

Trong tổng ngân sách đầu tư cho các huyện ngoai thành Hà Nội, đầu tư

cho phát triển sản xuất các ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 5.360 tỷ đồng,

bằng 32,48% tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; đầu tư cho phát

triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn là

11.141 tỷ đồng, bằng 67,52% tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; tỷ

lệ đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường, cấp nước sạch còn thấp, chỉ chiếm

khoảng 8% tổng đầu tư từ ngân sách.[12]

3.2.2.2. Giai đoạn 2011 - 2015

Đây là thời kỳ đầu tư lớn của thành phố cho các huyện. Thực hiện chương

trình xây dựng Nông thôn mới, thành phố đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư

cho các huyện, trong đó ngân sách thành phố hỗ trợ tối đa cho các huyện xây

dựng nông thôn mới. Cùng với chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà

Page 96: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

89

Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao

đời sống nông dân”, hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số

25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 về chính sách khuyến khích phát triển

vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn

2014 - 2020, Nghị quyết số 03/2015/NQ- HĐND ngày 08/7/2015 về một số

chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ

cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết số 17/2015/NQ-HĐND

ngày 02/12/2015 của hội đồng nhân dân Thành phố cho phép kéo dài một số

chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp xây dựng hạ tầng nông

thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020; Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành

Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 về việc thí điểm một số

chính, sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng

nông thôn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016; Quyết định số 59/2016/QĐ-

UBND ngày 31/12/2016 về việc sửa đối, bổ sung một số điều của Quyết định số

16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về

việc Quy định thí điếm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông

nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn Thảnh phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016,

theo đó kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 16 đến hết năm 2020.

Tổng vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015

theo kế hoạch là khoảng 30.184,9 tỷ đồng, trong đó vốn có nguồn gốc ngân

sách là 11.500,4 tỷ đồng, chiếm 38,1%. Thực tế, tỷ lệ đầu tư từ ngân sách

hàng năm cho khu vực nông thôn tăng so với những năm trước (2007 - 2010),

năm 2011 đạt 51,9%, năm 2014 đạt 54,1%, năm 2015 đạt 49,9% tổng đầu tư

ngân sách của Thành phố (vượt yêu cầu mà Chương trình của Thành uỷ đề ra

là 35%). Khu vực nông nghiệp, nông thôn luôn được Thành phố quan tâm chú

trọng đầu tư, trong giai đoạn 2011 - 2015, bình quân 13.112 tỷ đồng/năm,

tăng bình quân 15,4%/năm so với thời điểm 2011. Tổng vốn cả giai đoạn

2011 - 2015 là 65.560 tỷ đồng (Bảng 3.7)

Page 97: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

90

Bảng 3.8: Chi ngân sách, chi đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn

các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

2011 2012 2013 2014 2015 2011 -

2015

- Chi ngân sách thành phố 81.689 93.137 80.617 77.131 88.862 421.436

- Chi đầu tư phát triển của

chung của thành phố 23.758 26.575 29.449 25.118 26.120 131.020

- Chi đầu tư phát triển

kinh tế-xã hội nông thôn 12.330 14.377 14.695 11.817 12.340 65.560

Nguồn: Tổng hợp và tính toán [115].

Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi,

ngoài Chương trình xây dựng nông thôn mới, Thành phố còn thực hiện các

chương trình, kế hoạch như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền

vững (Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng

dân tộc thiểu số và miền núi ban hành kèm theo Quyết định số 135/1998/QĐ-

TTg ngày 31/7/1998; Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/04/2013 của Thủ

tướng Chính phủ); Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 31/10/2011 của Thành ủy Hà

Nội; Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 30/11/2012 của Ủy ban nhân dân

Thành phố về phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền

núi của Thủ đô giai đoạn 2013 - 2015. Theo Kế hoạch, dự kiến trong 03 năm

(2013 - 2015) Thành phố tập trung bố trí khoảng 2.012 tỷ đồng để đầu tư xây

dựng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, do tình hình kinh tế suy thoái, nguồn lực đầu tư gặp nhiều khó

khăn, nên Thành phố mới bố trí được 836,5 tỷ (đạt 41,57%) đầu tư cho 86 dự

án thuộc các lĩnh vực: y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt

(trong đó, năm 2013: 163 tỷ, năm 2014: 173,5 tỷ và năm 2015 là: 500 tỷ

đồng). Ngoài ra, Thành phố cũng kêu gọi các quận nội thành hỗ trợ kinh phí

cho các xã miền núi để xây dựng Nhà văn hóa thôn để đồng bào có nơi sinh

Page 98: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

91

hoạt cộng đồng. Tính đến 31/12/2015 đã có 12 quận hỗ trợ nguồn kinh phí là

92 tỷ đồng để xây dựng 46 nhà văn hóa thôn cho các xã dân tộc thiểu số của

các huyện Ba Vì, Thạch Thất và Quốc Oai.

Giai đoạn 2011 - 2015, mặc dù cân đối ngân sách khó khăn nhưng

UBND Thành phố đã huy động 49.893 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển cho

các dự án xây dựng cơ bản khu vực nông thôn ngoại thành, trong đó ưu tiên

bố trí 2.724,6 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản để bổ sung cho ngân

sách huyện, thị xã trong đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn mới và hỗ trợ

các xã thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, kiên cố hoá giao thông, thuỷ

lợi nội đồng và đường giao thông thôn, xóm (chưa kể phần đầu tư cho hạ

tầng các xã nông thôn mới được lồng ghép trong các chương trình khác).

Các công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho khu vực

nông thôn được tập trung vào các lĩnh vực: Giao thông nông thôn (chiếm

26,5%); giáo dục, y tế, văn hoá (chiếm 31,0%); hạ tầng sản xuất nông

nghiệp (chiếm 24,8%); cấp nước, môi trường, hạ tầng làng nghề (chiếm

6,4%); các lĩnh vực khác như trụ sở, chợ... (chiếm 11,3%). Khi thực hiện

chương trình xây dựng nông thôn mới, các huyện ngoại thành Hà Nội đã

xác định vốn ngân sách nhà nước cần tập trung dành cho xây dựng kết cấu

hạ tầng nông thôn nhằm tạo tiền đề thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới.

Tuy nhiên, thực tế huy động nguồn vốn này cho thấy, không phải huyện

nào cũng có thể bố trí được ngân sách dành cho xây dựng cơ bản nông thôn

mới, thậm chí, có những huyện do quá tập trung vào xây dựng cơ bản nên

đã dẫn đến nợ đọng từ xây dựng cơ bản rất lớn. Tổng kinh phí nợ đọng xây

dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn

mới đến 31/12/2015 là gần 548 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngân sách thành phố

hơn 82 tỷ đồng, ngân sách huyện và xã gần 466 tỷ đồng. Huyện Quốc Oai

có mức nợ lớn lên đến 194,1 tỷ đồng, tiếp đó là các huyện Chương Mỹ

(89,9 tỷ đồng), Ba Vì (79,7 tỷ đồng), Phú Xuyên (79,6 tỷ đồng).

Page 99: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

92

3.2.3. Thực trạng huy động vốn từ các doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà

Nội chủ yếu là các doanh nghiệp công ích, cung cấp các dịch vụ thiết yếu như

thủy lợi, điện, nước, môi trường đô thị. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp

này chủ yếu là đầu tư theo dự án hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn đầu tư

huy động từ nhiều nguồn, gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn vay và vốn tự có.

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn các huyện ngoại thành

Hà Nội chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ công như: Công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư - Phát triển Thủy lợi; Công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO); Công

ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nước sạch Hà Nội; Công ty Điện lực;

Trạm vật tư kỹ thuật nông nghiệp...

Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước vào các huyện ngoại thành Hà

Nội đã tăng liên tục từ 435,69 tỷ đồng năm 2007 lên 522,83 tỷ đồng năm 2010

và 1.592,22 tỷ đồng năm 2015, tốc độ tăng bình quân đạt 40%/năm. Đây là

những đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp nhà nước đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội của khu vực nông nghiệp, nông thôn thành phố Hà Nội. Vốn đầu

tư của các doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện theo hình thức đầu tư theo dự

án về nước sạch, môi trường, năng lượng và dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp phục

vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân các huyện ngoại thành Hà Nội. Qua

đó, cải thiện điều kiện nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi

trong sử dụng nước, hệ thống vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp

phần nâng cao sức khỏe, chất lượng sống và đảm bảo an toàn cho người dân

nông thôn. Các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn các huyện

ngoại thành Hà Nội được thực hiện theo quy hoạch với công nghệ phù hợp; thu

gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạo nghĩa trang; xây dựng

cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi

trường, có kế hoạch chuyển đổi ngành nghề và di dời đối với các làng nghề bị ô

nhiễm nghiêm trọng.

Page 100: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

93

Bảng 3.9: Vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước

trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

2007 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Vốn đầu tư của

DNNN trên địa bàn

Hà Nội

4.663 11.906 10.956 13.929 15.384 22.287 23.921

Vốn đầu tư của

DNNN tại các

huyện ngoại thành

435,69 522,83 575,11 771,51 889,71 1.475,64 1.592,22

Tỷ lệ vốn đầu tư của

DNNN tại các huyện

ngoại thành (%)

9,34% 4,39% 5,25% 5,54% 5,78% 6,62% 6,65%

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Hà Nội và 17 huyện ngoại thành [115].

3.2.4. Thực trạng huy động vốn tín dụng chính thức

3.2.4.1. Kết quả hoạt động cho vay nguồn vốn tín dụng

Từ 2007 - 2010, chính sách tín dụng cho phát triển kinh tế - xã hội các

huyện ngoại thành Hà Nội được thực hiện theo Quyết định số 67/1999/QĐ-

TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng ngân

hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Chính sách này đã thực sự

khơi thông nguồn vốn về nông thôn, là một công cụ quan trọng để tín dụng

nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, nhờ đó đạt tốc độ tăng trưởng tín

dụng bình quân tại khu vực này là 21,78%/năm, tạo điều kiện thuận lợi để

thay đổi bộ mặt nông thôn.

Sau năm 2010, chính sách tín dụng phục vụ phát triển triển kinh tế -xã

hội nông thôn được ban hành theo Nghị định 41/NĐ- CP ngày 12/04/2010,

thay thế cho Quyết định 67/QĐ-TTg từ năm 1999. Nghị định 41 ra đời để khắc

phục những hạn chế, không phù hợp của Quyết định 67 như: giá trị khoản vay

tín chấp nhỏ không đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất ngày càng mở

rộng trong nông thôn; chưa thu hút được các Ngân hàng thương mại cung cấp

Page 101: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

94

tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; các đối tượng thuê đất, hoặc

chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được tiếp cận vốn tín dụng

theo chính sách của Quyết định này… Đối tượng vay vốn của Nghị định 41 mở

rộng hơn với 6 nhóm: (i) hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn; (ii)

cá nhân; (iii) chủ trang trại; (iv) các Hợp tác xã, Tổ hợp tác trên địa bàn nông

thôn; (v) các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi,

dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản;

(vi) các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp hoặc kinh doanh

trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nông

nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn.

Các lĩnh vực cho vay ưu đãi bởi Nghị định 41 gồm 8 lĩnh vực: (i) cho

vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; (ii) cho

vay phát triển ngành nghề tại nông thôn; (iii) cho vay đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng ở nông thôn; (iv) cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm,

thủy sản và muối; (v) cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ

nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản; (vi) cho vay phục vụ sản xuất công

nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn

nông thôn; (vii) cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông

thôn; (viii) cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ. Như vậy, về

cơ bản vốn ưu đãi có thể được cấp cho tất cả các lĩnh vực sản xuất, đời sống

của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Định mức khoản vay: khách hàng có thể

vay không có bảo đảm bằng tài sản với mức (i) tối đa đến 50 triệu đồng đối

với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; (ii) tối

đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc

làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; (iii) tối đa đến 500 triệu đồng

đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại. Nghị định cũng chỉ rõ các

hộ gia đình có thể dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc xác nhận

của Ủy ban nhân dân xã về quyền sử dụng đất trong các khoản vay tín chấp.

Ngoài ra, Nghị định 41 còn có các chính sách tăng vốn và giảm rủi ro cho tổ

Page 102: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

95

chức tín dụng tham gia cung cấp tín dụng nông nghiệp, nông thôn; các quy

định về sự tham gia của các tổ chức tín dụng cung cấp tín dụng nông nghiệp,

nông thôn; quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Mục tiêu của hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn là đáp ứng đầy

đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện triển kinh tế

- xã hội nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của người

nông dân. Đồng thời, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở nông

thôn tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng, giảm tình trạng cho vay nặng lãi ở

khu vực nông thôn. Thông qua các chương trình vay vốn, người dân đã đầu tư

phát triển các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển ngành nghề

truyền thống, ngành nghề mới thu hút lao động trong nông nghiệp, góp phần giải

quyết việc làm cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp

theo hướng tích cực. Trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội, mạng lưới các

tổ chức tín dụng bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

(Agribank) chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội,

hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình, dự án tài chính vi mô. Đối

với trường hợp này, người vay chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh với quy

mô lớn thuộc nhóm hộ khá. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội

Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh và Hội

Người làm vườn cũng hỗ trợ người dân vay vốn, trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ

được xem là thành công nhất trong việc đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính của

các hội viên. Đối tượng vay vốn trường hợp này thường là các hộ thuộc diện

chính sách, đối tượng được ưu tiên và các hộ nghèo (Hình 3.4)

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội,

bình quân từ 2007 - 2010, tốc độ dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn Hà

Nội tăng trưởng 15,1%/năm, giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ dư nợ cho vay

tăng trưởng 20,4%/năm. Tính đến 31/12/2015, trên địa bàn các huyện ngoại

thành Hà Nội có 2.018 điểm giao dịch của 471 tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ

chức tín dụng. Vốn đầu tư tín dụng cho phát triển nông nghiệp và nông thôn

Page 103: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

96

chiếm 7,3% tổng dư nợ, trong đó gần 80% nguồn vốn cho vay phục vụ phát

triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 của Chính phủ.

Bảng 3.10: Dư nợ tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức

trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015

Đơn vị tính: triệu đồng

2007 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Ngân hàng

NN&PTNT 2.852.325 6.700.700 7.141.000 8.802.300 10.715.200 12.423.120 14.041.500

Ngân hàng

CSXH 1.178.835 2.230.060 2.419.056 2.800.427 3.128.000 3.270.120 3.515.940

Quỹ Tín dụng

nhân dân 420.143 1.224.785 1.398.196 1.588.425 1.785.929 2.037.367 2.362.991

Tổng 4.451.303 10.155.545 10.958.252 13.191.152 15.629.129 17.730.607 19.920.431

Nguồn: Tổng hợp và tính toán [114].

Dư nợ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tại các huyện ngoại thành Hà

Nội năm 2015 đạt 19.920.431 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với năm 2007; tốc độ tăng

trưởng bình quân đạt 26,32%/năm. Trong tổng dư nợ cho vay nông nghiệp và

phát triển nông thôn theo Nghị định 41, cho vay sản xuất công nghiệp, thương

mại và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn chiếm 43,54% tổng dư

nợ cho vay; cho vay phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn đạt 35,449%

tổng dư nợ; cho vay chi phí sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cho vay đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và cho vay phát triển kinh tế theo mô hình trang

trại chiếm tỷ trọng 19,5% dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân.

Xét theo kỳ hạn cho vay, bình quân dư nợ cho vay đối với các khoản

ngắn hạn đạt 82,8% tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay trung hạn đạt 14,7%

và dư nợ cho vay dài hạn là 2,5%. Nguyên nhân của thực trạng trên là do sản

xuất nông nghiệp hiện chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, tiềm ẩn

nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, thị trường sản phẩm không ổn định… Mặt

khác, các tài sản bảo đảm khoản vay của nông dân chủ yếu là ruộng đất, các

vấn đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phát mại tài sản khi nợ xấu

phát sinh cũng khiến chi phí hoạt động tín dụng cao nên các ngân hàng khó

Page 104: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

97

giải ngân nguồn vốn vay trung và dài hạn, tạo thành nút thắt về vốn cho sự

phát triển ngành nông nghiệp.

3.2.4.2. Hoạt động của các tổ chức tín dụng

* Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội

(Agribank)

Giai đoạn 2007 - 2015, các ngân hàng thương mại trên địa bàn các

huyện ngoại thành Hà Nội đã mở rộng quy mô hoạt động theo hướng phát

triển mạnh mạng lưới chi nhánh và điểm giao dịch, trong đó chủ yếu là mạng

lưới của Agribank. Năm 2015, Agribank Hà Nội có 19 chi nhánh, 69 phòng

giao dịch, 66 máy ATM cùng với 12 Quỹ tiết kiệm trên địa bàn các huyện

ngoại thành. Nguồn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực phát triển ngành nghề nông

thôn là nhiều nhất, tiếp theo là lĩnh vực cho vay trồng trọt, chăn nuôi, cho vay

chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản. Ngoài nhu cầu vốn cho các hoạt động

sản xuất và dịch vụ, thì tín dụng ngân hàng tại các huyện ngoại thành Hà Nội

còn được sử dụng vào các hoạt động tiêu dùng như chi trả cho dịch vụ y tế,

giáo dục, xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản sinh hoạt nhằm cải thiện chất

lượng cuộc sống của người dân nông thôn ngoại thành Hà Nội.

Bảng 3.11: Kết quả huy động vốn của Agribank giai đoạn 2007 - 2015 Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng vốn huy động

6.908.500 9.411.200 10.868.000 11.224.000 13.373.100 16.006.000 19.492.200

Dư nợ cho vay

2.852.325 6.700.700 7.141.000 8.802.300 10.715.200 12.423.120 14.041.500

Tỷ lệ nợ xấu

2,5% 2,7% 2,8% 2,5% 2,4% 2,9% 2,6%

Nguồn: Tổng hợp và tính toán [109].

Kết quả huy động vốn của Agribank tại các huyện ngoại thành Hà Nội

đến 31/12/2015 đạt 19.492.200 triệu đồng, giai đoạn 2007, tốc độ tăng trung

bình 34%, giai đoạn 2011 - 2015 tăng trung bình 36%, hoàn thành mục tiêu tăng

trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư. Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng

khách hàng chuyển dịch theo hướng gia tăng dần tỷ trọng huy động vốn dân cư,

Page 105: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

98

trung bình cả giai đoạn đạt 79,5% vốn huy động góp phần gia tăng tính ổn định

của nguồn vốn Agribank. Lãi suất huy động từng bước được giảm thấp, bình

quân tại thời điểm 31/12/2015 là 5%/năm, giảm 6,84% so với giai đoạn chạy đua

lãi suất giữa các ngân hàng 2007 - 2013, giảm bớt gánh nặng cho khu vực sản

xuất kinh doanh, giúp tăng trưởng tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đến thời điểm 31/12/2015, tổng dư nợ trên địa bàn các huyện ngoại thành

đạt 14.041.500 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp,

nông thôn tăng trưởng tốt, đạt 10.432.835 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 74,3% tổng dư

nợ cho vay. Dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân 1.881.561 triệu đồng tương

đương 13,4%, dư nợ cho vay. Các khoản vay của người dân khu vực nông

nghiệp, nông thôn thường có giá trị nhỏ, dưới 50 triệu đồng chiếm tỷ lệ 85%

lượng khách hàng vay vốn. Mặt khác, do sản xuất nông nghiệp thường phải phụ

thuộc nhiều vào thời tiết, chịu tác động không nhỏ của thiên tai, dịch bệnh nên

mức độ rủi ro cao khiến cho tỷ lệ nợ xấu của khu vực nông nghiệp, nông thôn là

3,0%, mức khá cao so với yêu cầu. Do đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt

động của các tổ chức tín dụng nông thôn và nhu cầu mở rộng cung ứng vốn cho

nông nghiệp, nông thôn của các ngân hàng thương mại khác.

* Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội

Bên cạnh nguồn vốn huy động từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng của

các ngân hàng thương mại, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã rất quan

tâm, chuyển nguồn vốn ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội ngân hàng

chính sách xã hội cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa

bàn các huyện ngoại thành Hà Nội. Giai đoạn 2007 - 2015, từ nguồn vốn ủy

thác của Ủy ban nhân dân thành phố, ngân hàng chính sách xã hội thành phố

Hà Nội đã huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng và người dân trên địa

bàn các huyện ngoại thành đạt 3.524.740 triệu đồng; triển khai cho vay trên

130.000 lượt khách hàng vay vốn để phát triển nông nghiệp, xây dựng nông

thôn mới, nâng cao đời sống nông dân với dư nợ cho vay đạt 3.515.940 triệu

đồng. Ngân hàng chính sách xã hội đã làm tốt vai trò là cầu nối giúp hộ nghèo,

hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi

Page 106: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

99

để phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát

nghèo. Chương trình cho vay gồm có cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới

thoát nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, hộ nghèo về nhà ở, giải

quyết việc làm, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, xuất khẩu lao động,

hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn... Để đồng vốn đến tay các đối tượng

thụ hưởng đạt hiệu quả và tạo lập nguồn vốn để cho vay quay vòng các chương

trình tín dụng chính sách ưu đãi, ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hà

Nội đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội

Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn thành niên… xây dựng hợp đồng ủy thác,

triển khai rà soát, xác định đối tượng để cho vay vốn, các dự án nuôi bò sinh

sản, bò sữa, tổ chức hướng dẫn cách làm ăn, chi tiêu.

Bảng 3.12: Kết quả huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội trên

địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng vốn huy động 1.187.335 2.238.860 2.427.956 2.809.527 3.136.900 3.279.120 3.524.740

Dư nợ cho vay 1.178.835 2.230.060 2.419.056 2.800.427 3.128.000 3.270.120 3.515.940

Tỷ lệ nợ xấu 1.9% 2,1% 2,5% 2,2% 2,1% 1,8% 1,6%

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo [110].

Qua đó hình thành mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn từng

thôn, xóm, khu phố… đưa vốn vay ưu đãi đến đúng đối tượng, tạo điều kiện

cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận dễ dàng vốn vay. Chi

nhánh ngân hàng chính sách xã hội các huyện thường xuyên tổ chức giao ban

với các hội, đoàn thể nhận uỷ thác, kịp thời giải quyết những vấn đề khó

khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu

vốn vay của các gia đình khó khăn, góp phần giúp các hộ vay vươn lên thoát

nghèo, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động có thu nhập ổn định.

* Tín dụng từ Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động

theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện

Page 107: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

100

mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh

của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt

động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của Qũy

tín dụng nhân dân phải đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển.

Quỹ tín dụng nhân dân được đánh giá cao về khả năng tiếp cận khách hàng và

độ tiện ích của dịch vụ, nhưng bị giới hạn ở phạm vi hoạt động trong cấp xã.

Tại các huyện ngoại thành Hà Nội có gần 60 quỹ tín dụng nhân dân tín

dụng nhân dân với nguồn vốn gần 2.400 tỷ đồng, cho hơn 80.000 lượt thành

viên vay vốn phát triển sản xuất, với dư nợ trên 2.362 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu toàn

hệ thống là 0,47%, đóng góp tích cực vào xóa đói giảm nghèo, hạn chế tình

trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Quỹ tín dụng nhân dân đã thực hiện

phương châm khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đa dạng hóa

các hình thức huy động bằng nhiều kỳ hạn gửi với các mức lãi suất khác nhau,

tích cực tuyên truyền để người dân tham gia vào các hoạt động của Quỹ. Trong

hoạt động cho vay, Quỹ luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của

địa phương để cho vay thành viên, trong đó đặc biệt ưu tiên cho vay phát triển

nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; áp dụng mức lãi suất cho

vay ưu đãi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…

Đơn vị: triệu đồng

Hình 3.4: Dư nợ cho vay của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo [108].

Page 108: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

101

Để tránh tình trạng nợ khó đòi, Quỹ đã chủ động tìm kiếm, lựa chọn

khách hàng sản xuất, kinh doanh phát triển; mở rộng cho vay đối với một số

doanh nghiệp, tư nhân cá thể, hộ sản xuất kinh doanh bằng hình thức thế chấp

cầm cố tài sản, cho vay đồng tài trợ. Đồng thời, thực hiện nghiêm quy chế cho

vay và cải tiến các thủ tục nhanh, gọn, đúng pháp luật, đặc biệt chú trọng

công tác thẩm định, xét duyệt, phán quyết cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho

khách hàng khi vay vốn, nhờ đó chất lượng công tác tín dụng luôn được nâng

cao. Nhờ vốn vay từ mô hình quỹ tín dụng nhân dân, không ít gia đình đã

vươn lên thoát nghèo, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Tuy

nhiên, trước đòi hỏi của kinh tế thị trường, các quỹ tín dụng nhân dân phải

cần điều chỉnh hoạt động, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc tương trợ liên kết giữa

các thành viên; tăng cường năng lực tài chính theo hướng tăng vốn điều lệ,

kiểm soát chặt chẽ chất lượng và hiệu quả tăng trưởng tín dụng, đẩy mạnh xử

lý nợ xấu; xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và

phẩm chất đạo đức tốt, minh bạch, công khai trong quản trị điều hành.

* Quỹ Khuyến nông:

Quỹ Khuyến nông Hà Nội thành lập theo Quyết định số 26/2002/QĐ-

UBND ngày 27/02/2002 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Đây là Quỹ

Khuyến nông duy nhất được thành lập trên phạm vi cả nước, là một tổ chức tài

chính Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, với mục tiêu đóng góp

vào quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây

dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề,

xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất

khẩu. Quỹ đã có nhiều chương trình phong phú, đa dạng, bám sát thực tiễn sản

xuất, hoạt động khuyến nông trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội, góp

phần xóa đói, giảm nghèo và tạo nên những bước tiến lớn trong sản xuất nông

nghiệp. Quỹ Khuyến nông thành phố đã ưu tiên hỗ trợ cho vay vốn để sản xuất

những sản phẩm chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, những vùng sản xuất nông sản

hàng hóa tập trung gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, những vùng

chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo quy hoạch của Thành phố.

Page 109: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

102

Tổng nguồn vốn Quỹ khuyến nông tính đến 31/12/2015 có số dư là

128,4 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn giải ngân là 121,9 tỷ đồng. Tiến hành thu

hồi vốn vay của 247 hộ với tổng số vốn thu hồi là 55,87 tỷ đồng, đạt 93,53%;

thu phí quản lý Quỹ khuyến nông của 451 hộ với số tiền là 4,42 tỷ đồng, đạt

66,7%. Tổ chức hội đồng thẩm định cấp cơ sở và cấp Thành phố kiểm tra, thẩm

định và phê duyệt 212 phương án vay với số tiền duyệt cho vay là 58,65 tỷ

đồng, đã giải ngân được 189 phương án với số tiền là 43,75 tỷ đồng. Phối hợp

chặt chẽ với với chính quyền địa phương và các cơ quan đơn vị liên quan tại cơ

sở trong việc đôn đốc thu hồi nợ vay quá hạn. Năm 2015 đã thu hồi được 2,38

tỷ đồng nợ quá hạn, số nợ quá hạn còn lại là 3,66 tỷ đồng; nợ quá hạn phát sinh

trong năm 2015 là 0,4 tỷ đồng. Hoạt động của nguồn vốn Quỹ Khuyến nông đã

đáp ứng nhu cầu về vốn cho nông dân và còn là động lực kích thích sản xuất

nông nghiệp của Thành phố, phát triển, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập

trung, bền vững, chất lượng cao như vùng chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì; vùng nuôi

trồng thủy sản ở Thanh Trì, Mỹ Đức; chăn nuôi gia cầm ở Đông Anh, Chương

Mỹ; vùng hoa, cây cảnh ở Hoài Đức, Thường Tín, Mê Linh.

Hầu hết các hộ dân được vay vốn đều tăng doanh thu từ 10 - 30%. Lượng

vốn tuy nhỏ, nhưng đã góp phần quan trọng trong việc giúp nhiều hộ nông dân,

chủ trang trại có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản

phẩm nông sản. Qua đó, giải quyết việc làm cho khoảng từ 6.000 - 6.500 lao

động ở khu vực nông thôn với mức thu nhập bình quân 2 - 3 triệu

đồng/người/tháng; giá trị sản phẩm của các phương án vay vốn tăng từ 10 - 30 %

so với khi chưa được vay, góp phần tạo ra khoảng 700 - 750 tỷ đồng giá trị sản

phẩm hàng hóa chất lượng cao. Lãi suất cho vay của Quỹ Khuyến nông tương

đương mức lãi suất của ngân hàng chính sách xã hội (6-8%/năm), thời gian cho

vay tối đa từ 24 - 36 tháng/lần vay, mức vay tối đa là 500 triệu đồng nên được

thu hút được khá đông các chủ trang trại, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có

nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, do lượng vốn hạn chế nên khả năng cho vay của

Quỹ không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân trên địa bàn. Hơn nữa, để được

vay vốn, các đối tượng vay phải lập phương án kinh doanh kỹ lưỡng và qua 3

Page 110: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

103

bước thẩm định, riêng những hộ vay từ 100 triệu đồng trở lên, còn phải do Hội

đồng thẩm định cấp thành phố gồm nhiều ban ngành họp bàn rồi mới quyết định

mức cho vay cụ thể. Vì thế mà đồng vốn tới tay người nông dân mất khá nhiều

thời gian và công sức đi lại, đôi khi còn bị quá thời vụ. Ngoài ra, theo cơ chế

quản lý Quỹ, đối với những hộ vay lần 2 trở lên bắt buộc phải mở rộng quy mô

sản xuất, song với thực trạng quỹ đất ở Hà Nội thì việc mở rộng diện tích trang

trại là điều vô cùng khó, nhất là những trang trại nuôi trồng thủy sản.

* Quỹ Hỗ trợ nông dân

Thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ

trợ nông dân”, giai đoạn 2011 - 2015, tổng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân

thành phố Hà Nội đạt 480,4 tỷ đồng, tăng 336 tỷ đồng so với năm 2010. Trong

đó có trên 449.895 triệu đồng là tổng nguồn vốn ngân sách cấp sang; 24.777,3

triệu đồng là vốn vận động nông dân, cán bộ công chức, viên chức, người lao

động, các hộ phi nông nghiệp; 4.061,5 triệu đồng là vốn bổ sung từ hoạt động

quỹ; vốn vay mượn không lấy lãi là 1.679,2 triệu đồng.

Từ 2011 - 2015, Ban điều hành Quỹ đã phê duyệt và giải ngân cho

2.214 dự án với số tiền 668.554 tỷ đồng cho hơn 89.500 lượt hội viên. Trong

đó vốn quay vòng là lên đến 368.554 tỷ đồng. Tổng dư nợ tính đến ngày

31/12/2015 là 397.413 triệu đồng. Hầu hết số vốn cấp cho hội viên đều được

sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả cao, góp phần giải quyết việc làm cho

trên 70 ngàn hộ lao động trên địa bàn nông thôn. Quỹ đã thu hồi 2188 dự án

với số tiền lên đến 388,242 tỷ đồng của 82.414 lượt hộ vay vốn. Nhằm tăng

hiệu quả sử dụng đồng vốn, từ năm 2013, bên cạnh giải ngân cho vay theo hộ,

Hội nông dân thành phố còn thực hiện cho vay theo dự án, mô hình nhóm hộ

với 63 mô hình vay vốn với số tiền 20.905 triệu đồng phát triển nông nghiệp

hàng hóa, trong đó có 23 mô hình kết hợp với mô hình kinh tế tập thể. Nhiều

mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình nuôi ba ba gai thương

phẩm ở xã Khai Thái, mô hình sản xuất giá thể mạ khay ở xã Đại Thắng (Phú

Xuyên); trồng cây ăn quả ở An Thượng (Hoài Đức); trồng cây cảnh ở Đa Tốn

(Gia Lâm), trồng măng Tây ở Thụy Hương (Chương Mỹ).

Page 111: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

104

* Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã (HTX)

Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã thành phố Hà Nội được thành lập theo

Quyết định số 349/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của Ủy ban nhân dân

thành phố Hà Nội với mục tiêu phát triển kinh tế tập thể, tạo động lực cho các

hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần ổn

định kinh tế. Hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã thành phố Hà

Nội từ 2008 đến 2014 đã đạt nhiều kết quả tích cực (Hình 3.7)

Đến hết 2014, đã có 1439 dự án được giải ngân với tổng số tiền 363.150

triệu đồng, trong đó có 219 hợp tác xã (chiếm 13,48% số lượng hợp tác xã trên

địa bàn Hà Nội) và 1.220 tổ hợp tác được vay vốn. Nhu cầu vay vốn của các

hợp tác xã là rất lớn nhưng lượng vốn cho vay của Quỹ không đáp ứng đủ, số

lượng hợp tác xã được tiếp cận với vốn tín dụng ưu đãi của quỹ chỉ chiếm tỷ lệ

rất thấp. Nguyên nhân khiến cho các hợp tác xã không thể tiếp cận nguồn vốn

hỗ trợ của quỹ là do thiếu tài sản đảm bảo, thiếu phương án kinh doanh hiệu

quả và thông tin về chương trình vay vốn của quỹ còn hạn chế. Theo Liên minh

hợp tác xã thành phố Hà Nội, mỗi hợp tác xã có tổng giá trị tài sản là 2.579

triệu đồng/ hợp tác xã, trong đó tài sản cố định là 1.565 triệu đồng (chiếm 61%

tổng tài sản hợp tác xã), chủ yếu ở dạng trụ sở làm việc, công trình được giao

quản lý nên giá trị tài sản thế chấp để vay vốn không cao, khả năng tiếp cận với

các nguồn tín dụng trung và dài hạn rất thấp.

Đơn vị: triệu đồng

Hình 3.5: Kết quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ hợp tác xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014

Nguồn: Báo cáo tổng kết [106].

Page 112: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

105

3.2.5. Thực trạng huy động nguồn vốn dân cư

Trước khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn

huy động từ dân cư các huyện ngoại thành Hà Nội không nhiều, chủ yếu

thông qua các Quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động của các tổ chức tín dụng nhà

nước trên địa bàn. Từ năm 2010, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn

mới, thành phố Hà Nội và các huyện ngoại thành đã xác định nông dân và

cộng đồng dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn là chủ thể triển khai và trực

tiếp thụ hưởng kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới nên huy động

nguồn lực từ nhân dân là nhiệm vụ quan trọng và phải làm cho mọi người dân

khu vực nông thôn hiểu được lợi ích, vai trò và trách nhiệm của mình trong

việc thực hiện Chương trình nông thôn mới. Chính quyền các huyện đã tổ

chức các hội nghị học tập, sinh hoạt chi bộ Đảng với hơn 99% số cán bộ,

đảng viên tham gia để quán triệt Nghị quyết của thành phố, huyện về xây

dựng nông thôn mới. Các tổ chức chính trị như Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ,

Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên,... tích cực vào cuộc đẩy

mạnh công tác tuyên truyền, hầu hết người dân ở các khu dân cư đều hiểu rõ

nội dung, mục đích, ý nghĩa của chủ trương xây dựng nông thôn mới của

Đảng, Nhà nước cũng như phương châm, cơ chế thực hiện. Qua đó, nhân dân

các xã đã nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc tham gia

xây dựng nông thôn mới; khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại mà chủ động tham

gia thực hiện. Ở các xã, chính quyền địa phương tích cực vận động người dân

tự giác đầu tư công sức tiền của cải tạo nơi ăn chốn ở của mình; đầu tư sản

xuất tăng thu ở đồng ruộng; tham gia đóng góp tiền, công vào xây dựng nông

thôn mới... Nhiều xã tạo điều kiện cho người dân tham gia xây dựng nông

thôn mới ngay từ khâu lập quy hoạch, đề án thông qua việc tổ chức các buổi

lấy ý kiến đóng góp xây dựng đề án, kế hoạch, mục tiêu xây dựng nông thôn

mới với đông đảo nhân dân thảo luận sôi nổi những vấn đề liên quan trực tiếp

đến trách nhiệm, quyền lợi của mỗi người, mỗi gia đình, từ đó đã có những ý

kiến tham gia rất tâm huyết, sâu sắc trong phương pháp, cách làm tại cơ sở.

Page 113: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

106

Qua khảo sát 5 xã làm mô hình điểm xây dựng Nông thôn mới (xã Song

Phượng huyện Đan Phượng, xã Nghĩa Hương huyện Quốc Oai; xã Cổ Đô

huyện Ba Vì; xã Đại Đồng huyện Thạch Thất và xã Võng Xuyên huyện Phúc

Thọ) và chỉ đạo huy động các tổ chức chính trị, xã hội tham gia tổ chức thực

hiện đối với các xã điểm để làm cơ sở rút kinh nghiệm chỉ đạo các xã thực hiện

sau. Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở các huyện hàng

tháng, hàng quý đều tổ chức kiểm tra các xã khó khăn hoặc có nhiều vướng

mắc về vốn, chỉ đạo cụ thể từng vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ khó khăn, đôn

đốc các xã đẩy nhanh tiến độ huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới. Kết

quả đạt được về huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới của các huyện

ngoại thành Hà Nội thể hiện như sau: huy động từ nhân dân đóng góp đã đạt

7,96%. Nguồn vốn từ tín dụng và các nguồn xã hội hóa chiếm 20,93%. Kết quả

này đã góp phần chia sẻ nguồn vốn huy động từ ngân sách nhà nước cho phát

triển kinh tế - xã hội nông thôn các huyện ngoại thành Hà Nội luôn là gánh

nặng hàng năm (gồm ngân sách trung ương, thành phố, ngân sách huyện và

ngân sách xã) giảm xuống còn 55,87% và nguồn vốn huy động từ doanh

nghiệp chiếm 15,24%;

Trong số các nguồn lực xây dựng nông thôn mới, nguồn lực huy động

tại các xã chủ yếu trông chờ vào các dự án đấu giá quyền sử dụng đất và

chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, do những tác động của thị trường

bất động sản nói chung đã ảnh hưởng đến nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng

đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Trong các huyện được nghiên cứu, có

huyện Phúc Thọ, Quốc Oai và Sóc Sơn là những huyện có tỷ lệ huy động tại

xã cao nhất, song cũng chỉ đạt 27 - 28%.

Việc huy động vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới từ cộng đồng

doanh nghiệp và người dân vẫn gặp nhiều khó khăn. Vốn huy động từ cộng

đồng dân cư tại các địa phương chủ yếu thực hiện mục tiêu làm đường giao

thông, trong khi hiện nay đường giao thông thôn, xóm trên địa bàn các huyện

ngoại thành Hà Nội cơ bản đã được cứng hóa nên số vốn huy động được

Page 114: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

107

không nhiều. Công tác triển khai và phương pháp thực hiện trong xây dựng

nông thôn mới ở địa phương còn hạn chế; cán bộ địa phương chưa tìm được

cách tiếp cận, chưa mạnh dạn huy động nguồn lực trong dân.

Giai đoạn 2011 - 2015, người dân đã tham gia đóng góp công sức với

trên 5.180.259 triệu đồng, chiếm 15.72% tổng vốn cho xây dựng nông thôn

mới nhằm xây dựng các công trình phúc lợi công cộng trong thôn, xóm, cụm

dân cư như xây dựng đường làng, ngõ xóm, kiên cố hóa kênh mương, vệ sinh

môi trường, nâng cấp nhà văn hóa, tu sửa nghĩa trang liệt sỹ, các công trình

đình chùa, đền, miếu, nhà thờ… Điển hình trong phong trào này là các xã

Song Phượng (Đan Phượng), Tân Hưng (Sóc Sơn), Võng Xuyên (Phúc Thọ),

Phùng Xá (Mỹ Đức)...

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT

TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

3.3.1. Những kết quả đạt được

3.3.1.1. Huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ngày

càng tăng cả về số lượng và chất lượng

Để phát triển kinh tế kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành, một trong

những nguồn lực quan trọng là vốn đầu tư. Trong những năm qua, nhất là từ khi

thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, thành phố Hà Nội đã rất quan

tâm đến công tác huy động vốn, đặc biệt chú trọng đa dạng hoá các hình thức,

biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn và các thành phần kinh tế.

Thành phố đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho các huyện

ngoại thành đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn

ngày càng văn minh hiện đại, xứng tầm là nông thôn thủ đô. Ngoài ngân sách

thành phố và ngân sách huyện, xã, thị trấn đầu tư cho phát triển kinh tế-xã

hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống người

dân nông thôn.. Thành phố Hà Nội còn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách

huyện trong đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn mới và hỗ trợ các xã thực

hiện công tác dồn điền đổi thửa, kiên cố hoá giao thông, thuỷ lợi nội đồng và

Page 115: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

108

đường giao thông thôn, xóm. Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch và phối

hợp các ngành tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách, giải pháp cần thiết

về huy động, quản lý và sử dụng vốn thực hiện Đề án xây dựng nông thôn

mới của xã; đồng thời, phối hợp với các ngành trong việc thẩm định các dự án

thành phần của Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông

thôn mới; tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn công tác phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân

sách thành phố, ngân sách huyện; kịp thời hướng dẫn, xử lý vướng mắc, khó

khăn trong công tác giải ngân thanh toán, quyết toán vốn đầu tư các công

trình, dự án và quyết toán đề án của xã; phối hợp rà soát, điều chỉnh bổ sung

nội dung đề án các xã điểm, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt phù

hợp với thực tiễn của xã trên địa bàn Thành phố; tổ chức các lớp tập huấn bồi

dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Ban Chỉ đạo cấp huyện và xã thực hiện Chương

trình xây dựng nông thôn mới.

Thành phố Hà Nội đã xác định rõ các nguồn lực huy động cho phát triển

kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó có Chương trình nông thôn mới và tỷ lệ

huy động của từng nguồn, bao gồm: (i) Ngân sách chiếm tỷ trọng lớn nhất

(khoảng 40%); (ii) Vốn tín dụng (khoảng 30%); (iii) Vốn từ các doanh nghiệp

và các tổ chức kinh tế khác (khoảng 20%); (iv) Huy động đóng góp của cộng

đồng dân cư (khoảng 10%). Việc quy định tỷ lệ huy động cho xây dựng nông

thôn mới từ các nguồn vốn như trên cho thấy, vai trò của nguồn vốn ngân sách

nhà nước trong xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng, thể hiện sự quan tâm

của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Nguồn vốn

NSNN được huy động cho xây dựng nông thôn mới được thực hiện thông qua

hệ thống các chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Vốn tín dụng thương mại được thực hiện thông qua chính sách tín dụng

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP

ngày 12/4/2010 của Chính phủ. Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện

cho vay các đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế ở nông thôn, được

bảo đảm nguồn vốn cho vay từ ngân sách chuyển sang hoặc cấp bù chênh

Page 116: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

109

lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng. Phạm vi

và đối tượng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được mở rộng,

mức cho vay tối đa không phải đảm bảo bằng tài sản được nâng lên (cơ chế

đảm bảo tiền vay đối với đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất - kinh

doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại, tổ chức tín dụng được xem

xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo các mức cho vay tối đa từ 50

triệu đồng đến 500 triệu đồng tùy từng đối tượng) so với quy định tại Quyết

định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 và Quyết định số 148/1999/QĐ-

TTg ngày 07/7/1999 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày

30/3/1999 về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông

nghiệp và nông thôn.

Tăng trưởng tín dụng cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn các huyện

ngoại thành Hà Nội đạt 26,32%/năm. Các tổ chức tín dụng chính thức tại các

huyện ngoại thành Hà Nội đã tích cực khai thác tiềm lực trong dân cư, thực

hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, giữ được uy tín với khách hàng, với

thành viên, áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt, phục vụ tận tình chu đáo, đa dạng

hoá các hình thức huy động, như trả lãi trước, trả lãi sau, huy động các kỳ hạn

(1,2,3,5,6,9,12… tháng), không kỳ hạn, đổi mới phong cách giao dịch đảm bảo

nhanh chóng, chính xác, bí mật số dư an toàn; nâng cao trình độ chuyên môn,

đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng khiến cho hoạt động của các tổ chức

tín dụng chính thức đã tạo niềm tin với khách hàng trên địa bàn, huy động được

nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và hạn chế tình trạng tín dụng đen, vay nặng

lãi tại thôn quê. Chất lượng hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng chính

thức trên địa bàn các huyện ngoại thành ngày càng được nâng lên, thể hiện ở tỉ

lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ thấp. Tỷ lệ nợ xấu của Agribank luôn ở mức

dưới 3%, nợ xấu của ngân hàng chính sách xã hội chỉ đạt 2% trên tổng dư nợ

cho vay, cho thấy nông nghiệp, nông thôn, nông dân là một kênh đầu tư an

toàn, ổn định dù lợi nhuận có thể không bằng cho vay một số lĩnh vực khác.

Page 117: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

110

Đối với nguồn vốn từ dân cư, việc quy định tỷ lệ huy động đóng góp ở

mức thấp là hợp lý khi đời sống của người dân khu vực nông thôn hiện còn

nhiều khó khăn. Qua đó khẳng định chủ trương của Thành ủy Hà Nội: không

quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích

hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội của địa phương; người dân tại cơ sở bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ

thể cho từng dự án, đề nghị hội đồng nhân dân cấp cơ sở thông qua”. Như

vậy, người dân có sự chủ động trong việc huy động đóng góp nguồn lực và

tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Với những kết quả như vậy, diện mạo nông thôn các huyện ngoại thành

Hà Nội đã có những bước chuyển mạnh mẽ theo hướng tăng năng suất, chất

lượng và hiệu quả; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được tăng cường,

nhất là thủy lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước

thay đổi bộ mặt của nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp

tục được đổi mới; cơ cấu kinh tế ngành ở nông thôn phát triển theo hướng tiến

bộ: tăng tỷ trọng đóng góp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lao động làm việc

trong công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập

cho cư dân nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông

thôn ngày càng được cải thiện; xoá đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn. Công

tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, phổ cập giáo dục, văn hoá, thông tin,

thể thao được quan tâm và đẩy mạnh hơn. Hệ thống chính trị ở nông thôn do

Đảng lãnh đạo được tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; vị thế giai cấp

nông dân được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

3.3.1.2. Huy động vốn đã góp phần quyết định đảm bảo cho phát

triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội theo hướng nông thôn

thủ đô văn minh

Huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tại các huyện

ngoại thành Hà Nội những năm qua đã góp phần căn bản tháo gỡ khó khăn

cho các hoạt động phát triển kinh tế, góp phần phát triển các thanh phần kinh

tế trên địa bàn nông thôn các huyện, mang lại hiệu quả trên nhiều mặt, cụ thể:

Page 118: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

111

- Nguồn vốn huy động được đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội nông

thôn tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như: thuỷ lợi,

đê điều, hệ thống giao thông nông thôn, điện nông thôn, trường học, y tế,

nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trụ sở làm việc của xã, thị trấn...)

chiếm tỷ trọng cao, khoảng trên 80%. Với mức đầu tư từ ngân sách nhà nước

kết hợp với nguồn vốn huy động của người dân, doanh nghiệp, các công trình

hạ tầng ở nông thôn được cải tạo và xây dựng một cách đồng bộ, góp phần

đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc sống của

người dân nông thôn. Theo Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 02-

CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội (khóa XV) về “Phát triển nông

nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai

đoạn 2011 - 2015”, các tiêu chí cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi,

điện, nhà ở dân cư, hệ thống bưu điện tại các huyện ngoại thành Hà Nội đến

hết năm 2015 đã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2016 nhiều huyện đạt tiêu

chí 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới như huyện Hoài Đức, Phúc Thọ...

- Việc thực hiện các chính sách, pháp luật về huy động vốn cho phát

triển kinh tế -xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội trong những năm qua khá

tốt; phân bổ ngân sách cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông

thôn mới được tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành; chủ động trong việc

huy động các nguồn lực ngoài ngân sách trên địa bàn nông thôn Hà Nội; công

tác theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá các chương trình mục tiêu đầu tư xây

dựng nông thôn mới được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc đảm bảo việc

sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; công tác chỉ đạo giải phóng mặt bằng

được quan tâm góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư.

- Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn các huyện

ngoại thành Hà Nội đã góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân gồm cá thể, tiểu chủ và

doanh nghiệp tư nhân ở nông thôn ngày càng phát triển. Số lượng các doanh

nghiệp ngày càng tăng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú

cung cấp cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, thu hút lao động nhàn rỗi ở khu

Page 119: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

112

vực nông thôn, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội trên địa bàn nông thôn. Ở

những địa phương có các quỹ tín dụng nhân dân, quỹ tiết kiệm của ngân hàng và

các tổ vay vốn tiết kiệm của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,... hoạt động thì tình

trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen về cơ bản được hạn chế, tạo ra sự lành mạnh

trong hoạt động tín dụng và cũng tạo ra cơ hội cho các hộ nông dân tiếp cận với

dịch vụ tài chính, ngân hàng, bình đẳng trong việc vay, trả nợ với lãi suất, số tiền

hợp lý, thuận lợi. Đó cũng chính là tạo điều kiện cho người nghèo không có tài

sản thế chấp vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực trong

chương trình xoá đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Đồng thời, thu hút được

nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đến mức tối đa vì các tổ chức tín dụng như quỹ

tín dụng nhân dân, quỹ tiết kiệm có cơ sở hoạt động rất gần dân cư, sát với dân,

thủ tục giao dịch rất thuận lợi, nên thu hút từ những món tiền nhàn rỗi có giá trị

từ 100 đến 500 nghìn đồng. Như vậy về mặt xã hội là đảm bảo an toàn vốn nhàn

rỗi của dân cư, mặt khác có thu nhập về mặt kinh tế (lãi tiền gửi); có nguồn vốn

để hỗ trợ sản xuất kinh doanh phát triển, tạo nên sự đồng bộ về huy động và sử

dụng vốn có hiệu quả ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Thông qua huy động nguồn lực từ dân cư, vai trò làm chủ của người

dân được nâng lên, người dân nông thôn đã tích cực tham gia xây dựng kế

hoạch, đưa ra ý kiến lựa chọn công việc trong kế hoạch hoạt động của thôn,

xóm, xã, thị trấn. Từ đó, tạo được sự đồng thuận của cộng đồng dân cư trong

thực hiện các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông

thôn. Lực lương lao động tại huyện được huy động đóng góp trực tiếp hoặc

gián tiếp vào xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn chung.

3.3.1.3. Đa dạng hóa các hình thức và các nguồn vốn huy động đạt

nhiều kết quả tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại

thành Hà Nội

Các chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn được

huy động từ các nguồn lực rất đa dạng, phong phú gồm nguồn vốn ngân sách

nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, nguồn lực ngoài ngân sách

Page 120: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

113

nhà nước và nguồn vốn tín dụng. Vốn ngân sách nhà nước cho phát triển kinh

tế -xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới được phân cấp như sau:

- Ngân sách Trung ương bổ sung hỗ trợ cho các huyện ngoại thành Hà

Nội theo các Chương trình mục tiêu quốc gia, như: Chương trình việc làm và

dạy nghề; giảm nghèo và bền vững; nước sạch và vệ sinh môi trường nông

thôn; Y tế; Dân số và kế hoạch hóa gia đình; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Văn

hóa, giáo dục đào tạo; phòng, chống ma túy; phòng, chống tội phạm; phòng,

chống HIV/AIDS; khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường...

- Nguồn ngân sách của thành phố để hỗ trợ trực tiếp cho các xã theo cơ

chế, chính sách quy định hiện hành của Trung ương và thành phố, gồm:

Chương trình khuyến nông, khuyến công; hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông

thôn, đào tạo cán bộ, nguồn nhân lực; xử lý chất thải, vệ sinh môi trường và

các công trình hạ tầng thiết yếu, gồm: đường giao thông trục chính đến trung

tâm xã; kiên cố hóa trường lớp học bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;

trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; xây dựng trụ sở xã; nhà văn hóa, trung tâm thể

thao của xã, hỗ trợ các dự án, chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp

như: chăn nuôi, trồng trọt; chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi; công

trình đê, kè; kênh mương thủy lợi... Chương trình nước sạch nông thôn; hỗ trợ

khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Nguồn ngân sách huyện để bảo đảm bố trí vốn thực hiện các dự án:

đường giao thông liên xã, liên thôn; hạ tầng cơ sở (ngoài hàng rào) làng nghề;

cụm điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; khu sản xuất (trồng trọt, chăn

nuôi) tập trung xa khu dân cư. Xây dựng nhà văn hóa, trung tâm thể thao xã;

trung tâm giáo dục cộng đồng xã; công trình phụ trợ các trường học do huyện,

thị xã quản lý; dự án xử lý chất thải; công trình phúc lợi: công viên, cây xanh;

chiếu sáng công cộng; thoát nước thải khu dân cư; nghĩa trang liệt sĩ (theo

phân cấp của thành phố). Hỗ trợ xã thực hiện các dự án đường giao thông

thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng nhà văn

hóa, khu thể thao thôn; hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất và dịch vụ.

Page 121: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

114

- Nguồn ngân sách xã sử dụng từ nguồn thu ngân sách xã được hưởng để

bảo đảm thực hiện các dự án đường giao thông nông thôn (trục thôn; đường làng,

ngõ, xóm); đường trục chính nội đồng, đường nội đồng; đào đắp kênh mương,

công trình thủy lợi; cầu, cống và hệ thống thoát nước thải khu dân cư; nghĩa trang

nhân dân và hỗ trợ các chương trình, dự án, nhiệm vụ khác trong đề án của xã.

Với những chính sách thiết thực, thành phố Hà Nội đã từng bước đa

dạng hóa được các kênh huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các

huyện ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là đối với chương trình xây dựng nông

thôn mới. Việc huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn được

thực hiện khá tốt, huy động được nhiều nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng

nông thôn, phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và

chế biến nông, lâm, thủy sản làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn ngoại

thành Hà Nội. Hạ tầng giao thông nông thôn ngày càng phát triển đồng bộ và

hiện đại tạo nên sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch, dịch vụ tại các

huyện ngoại thành Hà Nội, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh.

Giai đoạn 2010 - 2016, công tác huy động vốn đầu tư cho phát triển

kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành đã chú trọng nhiều hơn đến việc huy

động các nguồn vốn ngoài NSNN với tỷ lệ huy động đạt 17,14%% tổng vốn

huy động được và tăng gần 3 lần so với giai đoạn 2007 - 2010 (6,81%). Đây

là thành công không đáng khích lệ của chính quyền các huyện ngoại thành Hà

Nội trong việc giảm sự trông chờ vào vốn ngân sách nhà nước là tâm lý chung

tồn tại nhiều năm dần được xóa bỏ, thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách

nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế, yếu kém

Thực tế việc triển khai nhiều hình thức huy động vốn từ các chủ thể ở

các thành phần trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại

thành Hà Nội thời gian qua cho thấy, bên cạnh những kết quả hết sức to lớn

phản ánh những nỗ lực chung của các cấp, ngành, địa phương và đơn vị liên

quan và tự thân cư dân nông thôn... vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: khả

Page 122: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

115

năng đáp ứng về nguồn vốn thấp hơn nhiều so với nhu cầu đầu tư; một số

huyện và xã chưa thật sự quan tâm tập trung ưu tiên bố trí vốn cho các dự án

đầu tư, nhất là các công trình xây dựng cơ bản thuộc trách nhiệm ngân sách

huyện, xã theo phân cấp; khả năng cân đối bố trí vốn đầu tư từ ngân sách

huyện, thị xã và ngân sách xã để thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới còn

nhiều hạn chế, có địa phương để phát sinh nợ xây dựng cơ bản mà không cân

đối được nguồn chi trả, gây bức xúc trong dân; việc huy động các nguồn vốn

ngoài ngân sách nhà nước chậm, hiệu quả thấp; nhận thức của Ban Chỉ đạo,

Ban Quản lý các dự án từ huyện đến xã vẫn còn ỷ lại, trông chờ vào nguồn

vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Có thể khái quát một số tồn tại, hạn chế từ

các các nguồn vốn được huy động sau đây:

* Thứ nhất, đối với nguồn vốn được huy động ngân sách nhà nước

Một là, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội các

huyện ngoại thành Hà Nội trong những năm qua có mức tăng trưởng cao

(15,4%/năm) song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu vốn của khu vực này. Khả năng

bố trí ngân sách của các huyện cho các chương trình xây dựng nông thôn mới

còn hạn chế. Một số huyện kêu gọi doanh nghiệp ứng vốn thi công trước và

trong khi thực hiện gặp nhiều vướng mắc dẫn đến nợ xây dựng cơ bản hoặc

thi công kéo dài. Nhiều huyện có “đất sạch”, đã được đầu tư hạ tầng nhưng

không tổ chức đấu giá được.

Hình 3.6: Nhu cầu và thực tế đáp ứng của vốn ngân sách các huyện

ngoại thành Hà Nội cho kết cấu hạ tầng nông thôn mới đến 31/12/2015 Nguồn: Tổng hợp và tính toán [113].

Page 123: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

116

Hai là, cơ cấu đầu tư cho các chương trình, dự án về phát triển kinh tế-xã

hội nông thôn chưa hợp lý. Các công trình đầu tư từ ngân sách nhà nước cho

khu vực nông thôn tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: Giao thông nông thôn

(chiếm 26,5%); giáo dục, y tế, văn hoá (chiếm 31,0%); hạ tầng sản xuất nông

nghiệp (chiếm 24,8%); cấp nước, môi trường, hạ tầng làng nghề (chiếm 6,4%);

các lĩnh vực khác như trụ sở, chợ... (chiếm 11,3%). Đầu tư trực tiếp cho nông

nghiệp chỉ đạt trên 4%, thấp hơn nhiều lần so với nhu cầu của nền kinh tế.

Ba là, vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao,

chưa xác định rõ lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư của từng địa phương khiến vốn đầu

tư đã ít lại bị lãng phí. Trong quản lý phân bổ các nguồn vốn còn thiếu cơ chế tổ

chức phối hợp đồng bộ thống nhất, quá trình thực hiện việc phân cấp quản lý

nguồn vốn còn chồng chéo, chưa phù hợp. Một số dự án đầu tư phát triển sản

xuất nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn có cùng một nguồn vốn

đầu tư là ngân sách nhà nước nhưng có nhiều cơ quan quản lý theo những "kênh

dẫn nguồn" khác nhau, như: kênh dẫn vốn từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước

đầu tư tập trung do cơ quan kế hoạch và đầu tư quản lý phân phối bố trí vốn;

kênh dẫn vốn tự có của ngân sách địa phương (huyện, xã) do cơ quan tài chính

các cấp tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp; kênh dẫn vốn từ vay Kho bạc

Nhà nước và quỹ hỗ trợ phát triển do Sở Tài chính tham mưu và quản lý; thậm

chí có kênh dẫn vốn từ các doanh nghiệp Nhà nước do doanh nghiệp chủ động

đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó dẫn đến việc phân tán, chia cắt

nguồn vốn, hiệu quả đồng vốn cho đầu tư phát triển không cao.

* Thứ hai, đối với nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước

Thực trạng đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước tại các huyện ngoại

thành Hà Nội thời gian qua cho thấy: Dù mức đầu tư tăng đều qua các năm trong

tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội, song tỷ lệ đầu

tư tại địa bàn các huyện vẫn thấp, chỉ chiếm 6,65% (bảng 3.8) tổng vốn đầu tư

của các doanh nghiệp nhà nước, phần chủ yếu là đầu tư của các doanh nghiệp

nhà nước tại các quận có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc khai thác và phát huy nguồn

Page 124: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

117

vốn của các doanh nghiệp cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành

Hà Nội còn hạn chế, môi trường sản xuất, kinh doanh còn chưa thực sự thu hút

đối với các doanh nghiệp trong việc mở rộng vốn đầu tư và loại hình đầu tư. Mặt

khác, do những hạn chế trong khâu quản lý nên hiệu quả hoạt động của các

doanh nghiệp nhà nước còn chưa cao, hiệu quả sử dụng vốn thấp do nhiều yếu tố

khách quan và chủ quan cũng như khả năng sử dụng vốn chưa linh hoạt.

* Thứ ba, đối với nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng

Theo đánh giá của người dân tại các huyện ngoại thành Hà Nội, nhu

cầu vay vốn của các hộ dân là rất lớn để đầu tư phát triển kinh tế với nhiều

mô hình sản xuất kinh doanh, song khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính

thức không cao, dẫn đến việc người dân phải tìm kiếm những nguồn tín dụng

đen, vay nặng lãi để trang trải cho các hoạt động sản xuất, tiêu dùng. Thực tế

cho thấy tại các tổ chức tín dụng chính thức, chi phí giao dịch và cơ hội

thường cao hơn nhiều so với khu vực phi chính thức. Thời gian xử lý hồ sơ,

kiểm tra các loại giấy tờ, phân tích khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo...

của các ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ thường kéo dài; yêu cầu về hồ sơ

vay vốn cũng tương đối phức tạp, đặc biệt là hồ sơ vay vốn đối với các doanh

nghiệp tư nhân qua rất nhiều thủ tục phiền hà nên nhiều chủ doanh nghiệp vì

ngại vấn đề thủ tục đã chọn vay vốn không chính thức. Vì vậy, không ít các

cơ hội đầu tư bị bỏ qua vì tính thời vụ trong sản xuất ở nông thôn.

Kết quả điều tra chứng tỏ rằng số hộ có nhu cầu vay vốn là rất cao, mục

đích vay vốn để nhằm phục vụ các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, đóng học cho con,

lo chi phí xuất khẩu lao động hoặc chữa bệnh.Qua điều tra cho thấy 100% các hộ

đều cho biết có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức và muốn vay

đồng thời nhiều gói tín dụng từ các tổ chức tín dụng này, có hộ vay từ 1 đến 3 gói

tín dụng của một tổ chức tín dụng như Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua

các Hội Phụ nữ, Hội nông dân hay vay đồng thời các gói tín dụng của từ 2 đến 3

tổ chức tín dụng một lúc. Điều tra cũng cho thấy, số lượng hộ muốn vay đồng thời

Page 125: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

118

tại 3 tổ chức tín dụng này lên đến 189/210 hộ (chiếm 90%), trong đó có 116 hộ

(chiếm 55,24%) muốn vay vốn tại Agribank, 171 hộ muốn vay tại Ngân hàng

Chính sách xã hội và 112 hộ có nhu cầu vay Quỹ tín dụng nhân dân. Lý giải cho

tình trạng trên, các hộ đều cho rằng giá trị các gói vay của tổ chức tín dụng chính

thức là không nhiều, nhất là đối với Ngân hàng Chính sách xã hội trong khi nhu

cầu về vốn sản xuất, đầu tư cho các công trình sinh hoạt của gia đình (nước sạch,

vệ sinh, hầm biogas, nhà kiên cố,...), kinh phí học tập của con cái... là rất cao; song

khả năng tiếp cận các gói tín dụng giá trị lớn, lãi suất thấp là không nhiều buộc các

hộ phải tìm cách để vay vốn từ nhiều tổ chức tín dụng nhằm trang trải cho nhu cầu

vốn của gia đình. Hiện có đến 77/210 hộ đang vay vốn tại cả 3 tổ chức tín dụng

này với các khoản vay ngắn hạn từ 1 - 3 năm, tổng giá trị vay trung bình trên 100

triệu đồng. Không ít hộ vay song song cả tín dụng chính thức và huy động vốn từ

người thân, bạn bè, thậm chí là tín dụng đen trong những trường hợp cần vốn gấp.

Trong các tổ chức tín dụng nói trên, tỷ lệ các hộ làm đơn vay vốn tại

Agribank thấp nhất, tỷ lệ hộ vay vốn trực tiếp tại Agribank chỉ chiếm

18,7% cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ nông dân

trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội thấp hơn nhiều so với nhu cầu.

Trong khi đó, nhiều hộ nông dân lựa chọn Ngân hàng Chính sách xã hội để

vay vốn với lý do họ được hưởng lãi suất ưu đãi, khi vay tại Ngân hàng

Chính sách xã hội các hộ được sự giúp đỡ, bảo lãnh của các đoàn thể như

Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã, Đoàn Thanh niên nên

dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn vốn. Đối tượng vay vốn của các tổ chức

tín dụng chính thức chủ yếu là những hộ có điều kiện về kinh tế tương đối

ổn định, là cơ sở vững chắc giúp hộ có khả năng tiếp cận được với nguồn

vốn vay lớn từ ngân hàng. Các hộ nghèo không chủ động được nguồn vốn,

tài sản thế chấp của các hộ này thấp nên rất khó khăn trong việc tiếp cận

nguồn vốn tín dụng, vì thế dù có nhu cầu vay nhưng các hộ nghèo cũng khó

tiếp cận với các khoản vay giá trị lớn.

Page 126: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

119

Bảng 3.13: Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình

tại các huyện ngoại thành Hà Nội

Tổ chức tín dụng Chỉ tiêu Agribank NHCSXH QTDND

Số hộ điều tra có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng

116 171 112

Tỷ lệ hộ điều tra có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng (%)

55,24 81,43 53,33

Tỷ lệ hộ làm đơn vay so với hộ có nhu cầu vay (%)

67,24 90,65 72,32

Tỷ lệ hộ làm đơn vay có đủ điều kiện vay (%) 88,46 84,52 77,78 Tỷ lệ hộ được vay vốn trực tiếp (%) 18,7 0 100 Tỷ lệ hộ được vay vốn gián tiếp (%) 81,3 100 0 Mức vốn vay bình quân/lượt vay (triệu đồng) 31 12 15

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra [123].

Mặt khác, thủ tục vay vốn khá phức tạp, nhất là đối với nguồn vốn vay từ

Ngân hàng Chính sách xã hội. Các hộ phải có đủ chứng nhận hộ nghèo, hoặc hộ

gặp khó khăn và phải đảm bảo các điều kiện của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Bên cạnh đó, thời gian chờ duyệt vay vốn cũng lâu hơn so với các ngân hàng

thương mại khác. Quỹ tín dụng nhân dân có thủ tục vay được đánh giá là dễ dàng

nhất, thời gian xét duyệt vốn vay và nhận vốn vay khoảng 3-5 ngày cùng với đó là

điều kiện để được vay vốn và giấy tờ xác nhận đơn giản hơn rất nhiều so với Ngân

hàng Chính sách xã hội. Tuy nhiên, hình thức cho vay của các quỹ tín dụng nhân

dân chưa đa dạng, chủ yếu mới cho vay vốn ngắn hạn, đối tượng cho vay chỉ bó

hẹp trong thành viên của quỹ, phương thức cho vay đơn giản, các nghiệp vụ còn

nghèo nàn chưa thu hút được khách hàng ngoài thành viên. Do những hạn chế trên

nên mức tín dụng cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ngoại thành Hà Nội

còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu phát triển của khu vực này. Các

hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn - những người “đói

vốn” vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với tín dụng chính thức. Vì vậy,

họ vẫn phụ thuộc vào mạng lưới tín dụng đen, vay nặng lãi ở nông thôn, ảnh

hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội.

Page 127: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

120

Thứ tư, đối với nguồn vốn huy động từ dân cư tại các huyện ngoại thành

Nguồn vốn huy động từ dân cư cho phát triển kinh tế - xã hội các

huyện ngoại thành, bao gồm tiền mặt, hiện vật (như đất đai, hoa màu và

các tài sản gắn liền với đất,…) ngày công lao động… và các hình thức xã

hội hóa khác. Tuy nhiên, thực tế huy động nguồn lực của người dân cho

thấy những tồn tại và thách thức đặt ra: Nguồn lực từ ngân sách trung

ương hỗ trợ còn chưa đảm bảo theo cam kết, nguồn vốn hỗ trợ chuyển về

còn chậm đã ảnh hưởng tới kế hoạch và tiến độ triển khai thực hiện.

Nguồn lực huy động từ dân cư có xu hướng tăng trong những năm đầu

thực hiện xây dựng nông thôn mới nhưng sau đó giảm mạnh. Đóng góp

của dân cư có giá trị lớn chủ yếu ở việc hiến đất và tài sản trên đất xây

dựng các công trình hạ tầng nông thôn nên khi hoàn thành các công trình

này thì việc huy động nguồn lực từ nhân dân sẽ giảm đi rõ rệt và chỉ tập

trung ở hình thức đóng góp ngày công lao động và tiền mặt.

Mặt khác, nguồn huy động từ dân cư là một phần thu nhập của các cá

nhân, hộ gia đình nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kết quả phát triển sản xuất

kinh doanh của các hộ gia đình nông thôn. Dù những năm qua, kinh tế nông

nghiệp, nông thôn có sự phát triển khá, song tốc độ tăng trưởng không cao,

đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội giữa các huyện ngoại thành

với khu vực nội thành Hà Nội cũng khiến cho mức thu nhập trung bình của

các hộ gia đình khu vực nông thôn Hà Nội năm 2015 (33 triệu

đồng/người/năm), chỉ bằng 72% so với mức bình quân chung của cả nước

(45,7 triệu đồng/người/năm), bằng 50% thu nhập bình quân của thành phố Hà

Nội. Năm 2016 thu nhập bình quân Hà Nội 79,65 triệu đồng, năm 2017 ước

đạt 86,04 triệu đồng. Một số huyện như Hoài Đức năm 2016 đạt 38,4 triệu

đồng, năm 2017 đạt 45,2 triệu đồng; tương ứng huyện Thanh Trì là 36,0 và

40,0 triệu đồng và huyên Đông Anh là 41 triệu và 43.8 triệu. Như vậy, mặc dù

có tăng nhưng so sánh mức bình quân chung cả nước thu nhập bình quân của

cư dân nông thôn ngoại thành Hà Nội vẫn thấp. Nguồn lực huy động từ các cá

Page 128: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

121

nhân, hộ gia đình ở các huyện và trong cùng huyện, giữa các xã là khác nhau

do đặc thù địa lý, tiềm năng mỗi địa phương, trong đó, các xã gần vùng đô thị

có nguồn thu từ đất khá lớn đã tạo nguồn thực hiện các mục tiêu xây dựng

nông thôn mới. Những xã vùng sâu, vùng xa, đông đồng bào dân tộc thiểu số

thì nguồn này cũng khá hạn chế. Người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ

Nhà nước làm hoặc khi nào cả thôn, xóm cùng làm thì mình mới làm. Về huy

động đóng góp bằng đất đai, do diện tích đất của hộ ít nên người dân không

muốn hiến đất mà không được đền bù, chính sách huy động chưa hợp lý vì

công trình phục vụ chung nhưng chỉ có những hộ có công trình đi qua đất

phải hiến đất, hoa màu, cây cối trên đất, những hộ không có công trình đi qua

thì góp tiền và công lao động nên dẫn đến sự không công bằng trong việc

đóng góp của người dân. Điều này cho thấy mặc dù có nhiều văn bản quy

định về sự tham gia đóng góp của người dân nhưng chưa đầy đủ và cụ thể, cơ

chế huy động vốn chưa được ban hành mà chỉ giao cho địa phương tự vận

động trên tinh thần tự nguyện của người dân, trong khi đó năng lực tổ chức

vận động quần chúng của một số cán bộ cơ sở còn hạn chế. Vì thế, nguồn lực

huy động từ dân cư cho xây dựng nông thôn mới nói riêng và đầu tư cho phát

triển kinh tế - xã hội nông thôn các huyện ngoại thành còn hạn chế.

3.3.2.2. Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế, yếu kém trong huy

động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội

Thứ nhất, các nguyên nhân chủ quan:

Một là, năng lực kinh tế của các huyện ngoại thành thấp

So với các quận nội thành của thành phố Hà Nội, các huyện ngoại thành có

quy mô kinh tế ở mức trung bình thấp, nguồn lực tại chỗ thiếu thốn nên khả năng

tạo lập nguồn vốn đầu tư trên địa bàn các huyện còn hạn chế. Dù tỷ lệ đầu tư từ

ngân sách hàng năm cho các huyện ngoại thành vẫn tăng bình quân 15,4%/năm,

với tổng vốn cả giai đoạn 2011 - 2015 là 65.560 tỷ đồng (Bảng 3.7). Nhưng với

địa bàn rộng 2933,79 km2 và 17 đơn vị hành chính cấp huyện. Vì vậy, quy mô

vốn bình quân còn nhỏ bé, chỉ đáp ứng một phần nhỏ so với nhu cầu của khu vực

Page 129: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

122

này. Nguyên nhân chính là do thu ngân sách các huyện thấp (chiếm 14,59% so với

tổng thu ngân sách của thành phố Hà Nội) nên chưa tự cân đối được ngân sách,

hàng năm phải có điều tiết từ ngân sách của thành phố. (Bảng 3.10).

Bảng 3.14: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các huyện ngoại thành

Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015

Đơn vị: triệu đồng

2007 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2010 - 2015

Các huyện ngoại thành

3.470 15.271 19.863 21.637 22.160 21.800 25.232 125.963

Thành phố Hà Nội

51.945 108.301 121.919 145.701 164.050 165.403 158.098 863.472

Tỷ lệ 6.68% 14.10% 16.29% 14.85% 13.51% 13.18% 15.96% 14.59%

Nguồn: Tổng hợp và tính toán [119].

Theo kết quả báo cáo kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội,

những năm qua, thu nhập bình quân 01 hộ ở khu vực nông thôn đã có sự tăng

trưởng đáng kể từ 23,2 triệu đồng/hộ năm 2007 tăng lên 132,0 triệu đồng/hộ năm

2015, thấp hơn so với mức thu nhập trung bình toàn thành phố (260,0 triệu

đồng/hộ). Đối với các trang trại, tổng thu bình quân năm 2007 là 358,3 triệu

đồng/năm tăng lên 2.508,2 triệu đồng/năm năm 2011 và 2.616,1 triệu đồng/năm

năm 2015, bằng mức trung bình của cả nước. Với thu nhập như vậy thì khả năng

tích lũy của các hộ gia đình ở khu vực ngoại thành Hà Nội thấp hơn nhiều so với

mức trung bình của thành phố, khả năng tạo lập nguồn vốn đầu tư từ dân cư trên

địa bàn các huyện là hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn

đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Mặt khác, hàng năm các hộ khu vực

nông thôn còn phải có nhiều khoản đóng góp như: tại xã thì có các khoản thuế

nhà đất, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ bảo trợ trẻ em, phòng, chống thiên tai, an

ninh quốc phòng, môi trường, vì người nghèo, văn hóa xã hội, người cao tuổi,

Page 130: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

123

xây dựng cơ sở hạ tầng, thú y. Tại thôn xóm có các khoản thu như quỹ khuyến

học, cơ sở hạ tầng xóm, quỹ dân sinh, an ninh, văn hóa. Thực hiện chương trình

xây dựng nông thôn mới, các xã còn huy động người dân đóng góp làm đường

giao thông nông thôn, thực hiện dồn điền đổi thửa, kênh mương thủy lợi, giao

thông nội đồng. Trung bình mỗi hộ đóng góp từ 5 - 12 triệu đồng, đối với các hộ

nghèo ở các xã khó khăn, miền núi của Hà Nội thực sự là một gánh nặng, từ đó

làm suy giảm khả năng đầu tư của các hộ.

Hai là, cơ chế, chính sách của nhà nước, của thành phố Hà Nội và của

các huyện ngoại thành về phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập

Việc ban hành các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp

- nông thôn chưa thực sự phù hợp và việc cụ thể hóa chính sách từ thành phố

đến các huyện còn nhiều bất cập nên chưa phát huy tác dụng đối với nông

dân. Trong đó, phải nhấn mạnh chính sách về ruộng đất, chính sách thuế, phí,

tín dụng, xóa đói giảm nghèo… chưa khuyến khích tạo điều kiện cho nông

dân đầu tư vốn, vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ.

Đối với chính sách đất đai, Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số

16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012, Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ngày

11/3/2013 cụ thể hóa các cơ chế hỗ trợ cho công tác dồn điền đổi thửa, tạo tiền

đề tập trung ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa,

hình thành nên những vùng chuyên canh lớn và tạo điều kiện thuận lợi thực hiện

các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Toàn thành phố đã thực hiện dồn

điền, đổi thửa được 76.891,67/76.365,07ha (100,7%) do có 8 huyện có diện tích

dồn điền, đổi thửa vượt 2.485,43 ha so với kế hoạch được giao. Tuy nhiên, đến

giai đoạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại vướng mắc. Đây đang là

điểm nghẽn cản trở trực tiếp đến việc vay vốn của cư dân ngoại thành khi cần thế

chấp sổ đỏ để vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Chính sách của Hà Nội là: "Hỗ

trợ toàn bộ chi phí đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn

điền đổi thửa, xây dựng bản đồ, quy hoạch đồng ruộng, hệ thống giao thông,

Page 131: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

124

thủy lợi nội đồng theo định mức quy định của Nhà nước. Nguồn kinh phí hỗ trợ

từ ngân sách thành phố bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện". Song hiện tại

chỉ có 3 huyện cấp lại sổ đỏ cho 162.393 hộ dân gồm: Ứng Hòa (106.274 hộ);

Đan Phượng (42.025 hộ) và Quốc Oai (14.094 hộ). Đây là 3 huyện làm điểm

theo dự án Vlap "Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam"

và nhận được sự hỗ trợ. Còn 14 huyện, trong đó đặc biệt là Chương Mỹ, Sóc

Sơn, Mỹ Đức, Phú Xuyên vẫn còn nợ dân việc cấp giấy.

Đối với chính sách tín dụng nông thôn, các tổ chức tín dụng chính thức tại

các huyện ngoại thành Hà Nội chỉ cung cấp một phần nhỏ nhu cầu tín dụng của

nông thôn, quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng còn nhỏ so với tiềm năng

của khu vực đã hạn chế khả năng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng chính thức

ở khu vực nông thôn và lãi suất cao. Thiếu tài sản thế chấp cũng hạn chế tiếp cận

tín dụng của các hộ nông dân quy mô nhỏ. Một nửa số hộ gia đình nông thôn

vẫn không thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng vì vậy, tín dụng phi chính thức vẫn

là nguồn quan trọng ở nông thôn. Do vậy, để tín dụng nông thôn đến được với

các hộ gia đình ngoại thành Hà Nội cần: đơn giản hóa thủ tục vay vốn để nông

dân không mất nhiều thời gian làm thủ tục tín dụng; điều chỉnh linh hoạt điều

kiện cho vay phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp, cải thiện điều kiện tiếp

cận vốn (bao gồm cả điều kiện về tài sản thế chấp); mở rộng gói tín dụng cho

vay theo vụ cây trồng, cho vay tiêu dùng đối với hộ nông dân; có cơ chế bảo

lãnh tín dụng cho nông dân một cách đơn giản, rõ ràng thay vì phải cầm cố hay

giao nộp sổ đỏ; hỗ trợ mua bảo hiểm rủi ro trong nông nghiệp cho nông dân, bảo

hiểm lãi suất cho vay đối với một số sản phẩm… Nhờ vậy, rủi ro trong hoạt

động đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sẽ giảm, thúc đẩy các ngân hàng mạnh

dạn hơn trong đầu tư vốn vào lĩnh vực nông nghiệp.

Ba là, công tác chỉ đạo, thực hiện, giám sát các chương trình phát triển

kinh tế- xã hội tại các huyện còn nhiều yếu kém

Trình độ quản lý , tổ chức sản xuất của chính quyền cấp cơ sở còn hạn

chế , thiếu đồng bộ và không đều tại các huyện thuộc ba vùng phía Tây, Đông

Page 132: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

125

Nam và phía Bắc thành phố. Điều này dẫn đến hoạt động kém hiệu quả của các

dự án đặc biệt là các chương trình dự án kinh tế trọng điểm tại các huyện, ảnh

hưởng đến khả năng huy động, thu hút đầu tư. Khi tham khảo ý kiến của người

dân về huy động nguồn lực đầu tư nông nghiệp, nông thôn, nhiều người dân cho

rằng, nguyên nhân chính của việc người dân ít tham gia đóng góp vốn cho nông

nghiệp và xây dựng nông thôn mới là do năng lực quản lý, điều hành của cán bộ

cấp cơ sở. Từ việc tuyên truyền vận động nhân dân, phân công trách nhiệm triển

khai các bước công việc theo nội dung đề án phát triển kinh tế nông thôn và xây

dựng nông thôn mới, lập hồ sơ dự án thành phần, lập kế hoạch huy động nguồn

lực, đăng ký nhu cầu vốn thực hiện đề án và phương pháp tổng hợp báo cáo tiến

độ triển khai thực hiện các dự án còn yếu kém về nhiều mặt nên chất lượng công

việc chưa cao. Công tác quy hoạch lập kế hoạch tổ chức đấu giá đất, xử lý đất

lấn chiếm, đất xen kẹt, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu dân cư ở các

xã gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Cán bộ xã còn lúng túng về việc lập thủ tục

hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; giải quyết, xử lý hồ sơ, thẩm định,

duyệt tiến độ chậm, kết quả chờ đợi kéo dài; thủ tục thu hồi đất, tổ chức đấu giá

chưa thông thoáng, còn phức tạp. Uỷ ban nhân dân xã chưa có kế hoạch và giải

pháp cụ thể nhằm phát huy các nguồn lực trong cộng đồng dân cư; một số địa

phương chạy theo thành tích nên có biểu hiện huy động quá sức dân khiến cho

người dân không muốn đóng góp.

Bốn là, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các huyện ngoại thành Hà

Nội có xu hướng ngày càng tăng

Đây có thể được xem là nguyên nhân tác động đến quyết định của các

chủ thể đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực

nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, giảm thu nhập của người dân và gia tăng các

chi phí về y tế, vệ sinh môi trường. Giai đoạn 2010 - 2016, Hà Nội đã tập

trung triển khai đầu tư một số dự án xử lý nước thải tại các làng nghề như:

Sơn Đồng, Vân Canh, Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai (huyện Hoài Đức),

Tân Hòa (huyện Quốc Oai), Thanh Thùy (huyện Thanh Oai). Thành phố cũng

Page 133: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

126

triển khai thử nghiệm mô hình xử lý bụi gỗ tại làng nghề gỗ mỹ nghệ xã Vân

Hà (huyện Đông Anh), thí điểm sử dụng chế phẩm sinh học để giảm thiểu ô

nhiễm môi trường nước thải tại xã Bích Hòa (huyện Thanh Oai), triển khai dự

án 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc và sẵn sàng) tại xã Thanh Thùy

(huyện Thanh Oai)… Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, các xã

ngoại thành Hà Nội chú trọng triển khai công tác xử lý ô nhiễm môi trường,

trong đó nhiều làng nghề được xử lý ô nhiễm.

Tuy nhiên, công tác xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề còn nhiều tồn

tại do đặc thù hoạt động sản xuất của các hộ đều ở trong khu dân cư, việc thu

gom và xử lý chất thải rất khó khăn. Cơ sở hạ tầng, hệ thống thu gom nước

thải chưa được xây dựng, thiếu kinh phí đầu tư. Mặt khác, ý thức bảo vệ môi

trường của người dân và các cơ sở sản xuất tại làng nghề còn kém, dẫn đến

tình trạng ô nhiễm kéo dài, ngày càng trầm trọng.

Năm là, nhân lực tại các huyện ngoại thành chưa đáp ứng được yêu

cầu phát triển kinh tế - xã hội cả trước mắt và lâu dài.

Do trình độ văn hóa và tay nghề của đa số dân cư tại các huyện còn thấp

so với mặt bằng chung của thành phố. Một số huyện mới sáp nhập với thủ đô

còn mang nặng tư duy nông thôn truyền thống, lạc hậu. Một bộ phận nông dân,

nhất là nông dân ở những xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn vẫn quen sống tự

cấp tự túc, nên việc tiếp nhận vào làm việc tại các dự án sản xuất kinh doanh

lớn hay nhỏ là rất khó khăn. Số lao động có trình độ và sức khỏe theo quy luật

di chuyển vào nội thành có điều kiện làm việc và thu nhập cao... Đồng thời,

nhận thức và ý thức còn hạn chế về nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội và

chuyển biến theo hướng tiến bộ còn rất chậm. Trước tác động của kinh tế thị

trường đa số cư dân tỏ ra bị động từ việc tổ chức sản xuất, kinh doanh đến tiêu

thụ sản phẩm và tổ chức đời sống. Nhiều chương trình mang lại lợi ích thiết

thực cho dân cư địa phương nhưng triển khai khó vì họ chỉ nhìn thấy lợi ích

trước mắt mà không thấy dược lợi ích lâu dài. Chương trình mục tiêu quốc gia

xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm và quyền lợi

Page 134: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

127

thiết thực của mỗi người dân nông thôn, nhưng việc nhận thức chưa đầy đủ của

chính quyền, người dân đã "kìm hãm" tiến độ triển khai chương trình.

Thứ hai, các nguyên nhân có tính khách quan

- Tác động đến hoạt động huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế -

xã hội các huyện ngoại thành xuất phát từ chính đặc điểm của sản xuất nông

nghiệp và huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Những ảnh hưởng không thuận lợi của điều kiện tự nhiên tại các huyện ngoại

thành Hà Nội trong những năm gần đây, điều kiện thời tiết, khí hậu có những

diễn biến bất thường, dịch bệnh gia súc, gia cầm liên tiếp xảy ra… đã ảnh

hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng cũng như chất lượng nông sản,

làm hạn chế tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Tình hình kinh tế thế giới và trong nước trong những năm gần đây

cũng không được ổn định. Khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát gia

tăng… là những nguyên nhân bất lợi. Việc hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt

sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì bên cạnh

những mặt thuận lợi, ngành nông nghiệp nước ta cũng sẽ chịu những tác động

bất lợi, hàng hóa nông sản bị cạnh tranh gay gắt, hệ thống pháp luật của nước

ta chưa đồng bộ, có nhiều điểm chưa phù hợp so với thông lệ quốc tế… ảnh

hưởng đến khả năng huy động vốn đầu tư.

Hà Nội là thành phố có nhiều dự án đầu tư nước ngoài với nhiều lợi thế về

vốn, khoa học - công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại. Phần lớn các dự án

tại các khu công nghiệp tại các huyện ngoại thành có sức hút và chiếm ưu thế đã

tạo ra sức ép cạnh tranh về nhiều mặt. Điều này cũng là nguyên nhân khiến cho

khả năng đầu tư của các chủ thể trong nước và tai các huyện gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, do tác động của cơ chế thị trường.

Cơ chế thị trường đang tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã

hội của cư dân nông thôn. Nhưng trên thực tế, việc hoàn thiện thể chế kinh tế

thị trường và phát triển các loại thị trường ở các huyện ngoại thành Hà Nội

gặp nhiều rào cản. Cư dân các huyện phải đối mặt với không ít vấn đề bức

Page 135: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

128

xúc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tại các huyện mặc dù đã thực

hiện đạt và vượt kế hoạch nhiều chỉ tiêu về phát triển kinh tế như: dồn điền

đổi thửa; hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn

theo hướng chuyên canh; xây dựng thành công một số khu công nghiệp, cụm

công nghiệp và phát triển làng nghề; đẩy mạnh kinh tế dịch vụ và phát triển

du lịch… Song tại các huyện này vẫn chưa thể tạo ra được sự thay đổi về chất

đối với sản xuất kinh doanh trong kinh tế nông thôn. Ví dụ, các vùng cây ăn

quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu phát triển dựa trên cơ sở các vùng

truyền thống, thiếu sự tác động tích cực của khoa học - công nghệ, trình độ cơ

giới hoá thấp, và luôn gặp khó khăn về thị trường. Trong khi đó, công tác quy

hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung lại rất hạn chế.

Tính chất nhỏ lẻ cũng thể hiện rõ ở quy mô của các chủ thể sản xuất,

kinh doanh trong nông thôn. Các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh ngày

càng phát triển theo hướng đa dạng hoá, song số chủ thể là các hộ nông dân

vẫn chiếm đa số. Tình trạng manh mún về ruộng đất đã ràng buộc chặt hơn

nông dân với ruộng đất, với trồng trọt, dẫn đến lao động nông thôn dư thừa,

việc làm thiếu và hàng loạt vấn đề khác. Các trang trại và doanh nghiệp dân

doanh nông thôn phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, được coi là

động lực mới khắc phục tính chất nhỏ lẻ và manh mún, nhưng số lượng còn

hạn chế và quy mô vẫn chưa tương xứng.

Trong khi đó, mối liên kết sản xuất, kinh doanh giữa các chủ thể còn rất

hạn chế, chưa có sự liên kết thực sự giữa 4 nhà do đó khả năng sản xuất và tiêu

thụ sản phẩm còn thấp. Đến nay chưa có một tập đoàn lớn trong sản xuất và kinh

doanh nông, lâm, thuỷ sản đầu tư trên địa bàn. Công nghiệp phục vụ nông

nghiệp, nông thôn, công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển, quy mô nhỏ

bé, công nghệ lạc hậu… Vì vậy, kinh tế tại các huyện ngoại thành Hà Nội đang

chịu những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, sức cạnh tranh của hàng hoá

nông sản thấp, chưa tạo dựng thương hiệu và uy tín trên thị trường, giá cả thị

trường thấp, chịu sức ép của thương lái về giá cả và tiêu thụ sản phẩm.

Page 136: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

129

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN

CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH

HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4.1. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

TRONG THỜI KỲ TỚI

4.1.1. Dự báo và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các huyện

ngoại thành Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

4.1.1.1. Dự báo xu hướng phát triển thế giới và trong nước có ảnh

hưởng đến huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành

* Xu hướng phát triển thế giới trong thời gian tới

Theo Báo cáo chung của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên

Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về nhu

cầu sản phẩm nông nghiệp và lương thực tới năm 2026, nông nghiệp toàn

cầu đang đối mặt với một số thách thức lớn trong những năm tới: tăng

trưởng nhu cầu sản phẩm nông nghiệp sẽ giảm đáng kể do sự suy giảm tăng

trưởng kinh tế tại Trung Quốc, biến đổi khí hậu, tăng nhu cầu năng lượng,

khan hiếm nguồn lực, tốc độ đô thị hóa gia tăng, thay đổi chế độ ăn uống,

dân số già ở các vùng nông thôn ở các nước phát triển, cạnh tranh gia tăng

trên thị trường thế giới và khó khăn trong tiếp cận tín dụng và đất ở nhiều

nước đang phát triển. Điều này sẽ có tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp

và tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn các quốc gia, trong

đó có Việt Nam, cụ thể:

- Việc gia tăng số lượng các nước tham gia vào sản xuất, xuất khẩu các

loại nông sản có giá trị cao và thiếu hụt trên thị trường, dẫn đến tăng cung và

làm giảm giá nông sản trên thị trường, giảm thu nhập và lợi nhuận của nông

dân. Cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới tăng lên dẫn đến yêu cầu

Page 137: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

130

phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, gây khó khăn

đối với những nước sản xuất nông nghiệp truyền thống như Việt Nam.

- Các quốc gia nhập khẩu nông sản, nhất là các nước phát triển sẽ gia

tăng chính sách bảo hộ sản xuất trong nước bằng nhiều biện pháp phi thuế

quan như: các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm,

và áp dụng quy trình sản xuất tốt trong nông nghiệp (GlobalGAP) và truy xuất

nguồn gốc đối với sản phẩm nhập khẩu từ các nước đang phát triển, tạo ra

quan hệ thương mại bất bình đẳng giữa các nước, trong đó những nước đang

phát triển có xuất khẩu hàng hóa nông sản sẽ chịu thiệt thòi hơn;

- Các cam kết thương mại của các nước thành viên Tổ chức Thương

mại Thế giới (WTO) và các cam kết song phương về tự do thương mại khu

vực (FTA) trong những năm tới có xu hướng ngày càng mở rộng và sẽ làm

gia tăng cạnh tranh trên thị trường nông, lâm, thủy sản toàn cầu;

- Thách thức chính hiện nay của nông nghiệp trên thế giới là việc tìm

kiếm các phương tiện để tăng năng suất nông nghiệp - sản lượng cao hơn với

ít nguồn lực hơn (đất, phân bón, nước, thuốc trừ sâu) - để đáp ứng nhu cầu

của dân số thế giới và yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng tăng.

Các công nghệ có tác động lớn nhất đến sản xuất nông nghiệp trong những

năm tới bao gồm việc sử dụng cây trồng biến đổi gen hiện có, quản lý đất và

nước, kiểm soát dịch hại, và chế biến sau thu hoạch.

* Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam

Hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã thực hiện nhiều

chính sách phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó có Chương trình

Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sản

xuất nông nghiệp, hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa,

nhiều loại hàng hóa nông sản của Việt Nam đã xác định và chiếm vị trí quan

trọng trên thị trường thế giới như lúa gạo, cà phê, cao su, hàng thủy sản, điều,

tiêu…. Bộ mặt nông thôn được thay đổi, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng

được cải thiện đáng kể. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông

Page 138: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

131

thôn được nâng lên đáng kể, thực hiện thành công mục tiêu xóa đói giảm

nghèo, diện mạo nông thôn nhiều vùng quê đổi thay và phát triển theo hướng

tích cực. Nông nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng cao và tăng đều qua các năm,

bảo đảm được an ninh lương thực, kim ngạch xuất khẩu tăng. Trước xu hướng

phát triển nông nghiệp thế giới những năm tới, thách thức đối với nông

nghiệp, nông thôn Việt Nam thể hiện ở những vấn đề sau:

- Tốc độ của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa sẽ được tiếp tục đẩy

nhanh, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho nhân dân, nhưng cũng tranh

chấp tài nguyên đất, nước, vốn… với nông thôn. Tỷ trọng đóng góp của nông

nghiệp trong nền kinh tế sẽ giảm, cư dân nông thôn sẽ bớt đi, lao động nông

thôn sẽ chuyển nhanh sang các hoạt động phi nông nghiệp. Kết cấu xã hội

nông thôn sẽ thay đổi lớn, các giá trị văn hóa tinh thần cổ truyền đứng trước

thách thức mai một, nguy cơ ô nhiễm môi trường nông thôn tăng.

- Quá trình hội nhập trong tương lai sẽ toàn diện hơn, tạo điều kiện mở

rộng thị trường, thu hút đầu tư và công nghệ đồng thời cũng nâng mức độ

cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trong nước lên một quy mô rộng hơn,

mức độ sâu sắc hơn trong hoàn cảnh tình trạng bất bình đẳng về thương mại

quốc tế vẫn tồn tại dai dẳng, bất lợi cho các nước đang phát triển.

- Các nguồn năng lượng và tài nguyên tự nhiên trở nên khan hiếm tạo

ra yêu cầu thay đổi công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất, mặt khác sẽ

làm tăng nhanh giá thành sản xuất nếu giữ nguyên cơ cấu sản xuất lạc hậu.

Tình trạng tranh chấp giữa địa phương và quốc gia về tài nguyên năng lượng,

khoáng sản, nguồn nước, thủy sản,… có thể gây ra tác động bất lợi cho cơ cấu

sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cư dân nông thôn.

- Khoa học công nghệ sẽ là động lực quan trọng tạo nên năng suất, chất

lượng và giá thành sản phẩm mới, trực tiếp thay đổi cơ cấu và tổ chức sản xuất

nông nghiệp. Đây là cơ hội mới mà nông dân Việt Nam phải nắm bắt. Mặc

khác, tình trạng sản xuất manh mún, điều kiện kết cấu hạ tầng kém phát triển ở

nông thôn, trình độ tay nghề thấp và thu nhập thấp của nông dân sẽ cản trở việc

Page 139: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

132

áp dụng khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, sự lạm dụng hoá chất và cơ giới

hoá, sự bất cẩn trong việc áp dụng công nghệ sinh học cũng có thể dẫn tới mất

cân bằng sinh thái, làm ô nhiễm môi trường, làm xói mòn đa dạng sinh học.

- Quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ tăng mức độ nghiêm trọng của

các biến động thiên tai, thời tiết. Đối với Việt Nam sẽ gây ra những tác động

xấu trên quy mô lớn đối với những vùng sản xuất nông nghiệp và địa bàn nông

thôn rộng lớn như Đồng bằng sông Cửu Long. Tình trạng dịch bệnh của cây

trồng và vật nuôi, của con người có xu hướng tiếp tục diễn biến phức tạp hơn.

- Việt Nam so với nhiều nước phát triển hơn trên thế giới có cơ cấu dân

cư tương đối trẻ hơn, nên trong tương lai gần sẽ có lợi thế về một đội ngũ lao

động sung sức nhưng trong tương lai xa, xu hướng già hóa lao động nông

thôn sẽ là vấn đề phải xử lý.

4.1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành

Hà Nội định hướng đến năm 2030

Theo Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng

Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố

Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu phát triển kinh tế -

xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2030 là:

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại,

hiệu quả, bền vững

- Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị, sinh thái trên cơ sở

hình thành những khu nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo tồn, phát triển

văn hóa, du lịch và xây dựng nông thôn mới; từng bước hiện đại hóa nông

nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao;

nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng hiệu suất sử dụng đất và

tăng năng suất lao động nông nghiệp.

- Quy hoạch ổn định các vùng sản xuất nông nghiệp, xác định các

vành đai xanh, các tuyến nông nghiệp sinh thái và các khu nông nghiệp

công nghệ cao.

Page 140: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

133

- Ưu tiên xây dựng, phát triển vành đai xanh, rau, hoa quả, cây cảnh để

phục vụ đời sống và bảo vệ môi trường; tập trung phát triển các sản phẩm

chăn nuôi có giá trị cao; chú trọng phát triển công nghệ bảo quản, chế biến

sau thu hoạch gắn kết với hệ thống phân phối và tiêu thụ nông sản.

- Hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu, thực nghiệm, đẩy mạnh nghiên cứu

và ứng dụng khoa học - công nghệ nông nghiệp, xây dựng Hà Nội trở thành

trung tâm cấp quốc gia về nghiên cứu và sản xuất một số giống cây trồng, vật

nuôi chất lượng cao; phát triển toàn diện dịch vụ nông nghiệp; mở rộng và

nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm; khuyến khích triển khai

các mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến, hiệu quả như trang trại, gia trại.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn theo hướng đa dạng

hóa, gắn kết hài hòa với giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái;

xây dựng, nâng cấp, từng bước hiện đại hóa, đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng

kỹ thuật và xã hội ở khu vực nông thôn, rút ngắn chênh lệch về trình độ phát triển

và sự khác biệt về điều kiện sống của người dân khu vực nông thôn và thành thị.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để không ngừng cải thiện, nâng cao

đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình xây dựng nông thôn

mới theo hướng văn minh và phát triển bền vững, kết hợp hài hòa các yếu tố

văn hóa, các yếu tố kinh tế, các yếu tố xã hội và bảo vệ môi trường.

- Giá trị gia tăng khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng bình

quân khoảng 1,5 - 2,0%/năm giai đoạn 2011 - 2020 và 1,0 - 1,5%/năm giai

đoạn 2011 - 2030.

4.1.2. Những phương hướng cơ bản về huy động vốn cho phát triển

kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội

4.1.2.1. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ các thành phần

kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội là

định hướng chính

Thực tế những năm qua cho thấy đa dạng hóa các hình thức huy động

vốn tại các huyện là hướng đi đúng, thu được nhiều kết quả. Vì vậy, để đáp ứng

Page 141: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

134

yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội thời kỳ mới

theo hướng nông thôn văn minh cần phải đẩy mạnh hình thức này. Huy động

vốn qua nhiều hình thức phù hợp cả vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đối

với từng thành phần kinh tế khác nhau và trong mỗi thành phần kinh tế có các

chủ thể kinh tế cụ thể. Sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế và của tất

cả các tầng lớp dân cư sẽ góp phần tập trung tạo thành nguồn vốn lớn đáp ứng

yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành thời kỳ mới..

Cần huy động đến mức tối đa lượng vốn có thể huy động được, không nên

gò bó, hạn định cho việc huy động vốn ở các thành phần kinh tế. Huy động vốn

nhất thiết phải từ nhiều kênh, nhiều hình thức huy động, đảm bảo bình đẳng, gắn

bó, tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển giữa các nguồn vốn, không phân

biệt đối xử bất kỳ nguồn vốn nào; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn

duy nhất để đo lường lợi ích các nguồn vốn; bảo đảm sự nhất quán, đồng bộ và

ổn định, dự báo được khả năng huy động vốn, giữ được lòng tin và kích thích

các chủ sở hữu vốn hăng hái đầu tư, đảm bảo ngày càng tiếp cận trình độ cao và

phù hợp thông lệ quốc tế. Để huy động được lượng vốn lớn, rẻ, an toàn và đồng

bộ, điều cốt lõi là phải tạo ra và huy động đến mức tối đa nguồn tiết kiệm trong

nước. Đặc biệt, cần phải khai thác lượng tiền còn tiềm ẩn lớn trong dân, đó là

những khoản tiền do người dân tiết kiệm được hoặc là lượng tiền vốn của các

doanh nghiệp đã tích luỹ nhưng chưa sử dụng; nhất là những khoản tiền còn tồn

tại ở vùng nuôi trồng các con, cây đặc sản. Việc gửi tiền vào tiết kiệm để tạo

thành nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn phải được chính người

dân tự giác quyết định. Chỉ có dựa vào sức mạnh của dân mới khai thác triệt để

các tiềm năng về vốn trong dân, tạo ra nguồn vốn tiềm tàng ổn định cho phát

triển kinh tế - xã hội nông thôn. Cần coi trọng nguồn vốn của các doanh nghiệp,

chính các đơn vị kinh tế này là những kênh quan trọng tạo ra những nguồn vốn

đủ mạnh để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành.

Đối với nguồn vốn bên ngoài, cần tiếp tục ưu tiên và tăng tỷ lệ vốn đầu

tư từ ngân sách nhà nước tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế nông

Page 142: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

135

nghiệp, nông thôn của địa phương. Bên cạnh đó, thu hút hiệu quả các nguồn

vốn trong nước nhưng không tách rời việc thu hút vốn nước ngoài vào phát

triển khu vực nông thôn. Tăng cường đầu tư trong nước, thu hút vốn trong

nước sẽ tạo khả năng hấp thụ nguồn vốn bên ngoài.

Hà Nội là địa phương có tiềm lực kinh tế mạnh hơn các vùng khác trong

cả nước, song không vì thế mà đẩy mạnh huy động vốn quá mức so với điều

kiện hiện có của nền kinh tế cũng như khả năng tích luỹ của các tầng lớp dân

cư Thủ đô. Trái lại, cần linh hoạt, mềm dẻo trong hoạch định cơ chế huy động

vốn trên địa bàn và bên ngoài làm sao huy động được lượng vốn lớn, khuyến

khích phát triển sản xuất nhưng nuôi dưỡng được nguồn thu. Đặc biệt đối với

người dân khu vực ngoại thành, Thành uỷ, UBND thành phố cần xem xét các

khoản thu như thuế, phí, lệ phí trong nông nghiệp để khơi dậy mong muốn đầu

tư làm giàu của nông dân. Huy động vốn nhất thiết phải có cơ chế điều tiết các

khoản thu, vừa phải thống nhất trong toàn quốc, lại vừa phải phù hợp với điều

kiện cụ thể của từng vùng để có thể khai thác triệt để mọi nguồn vốn; đồng thời

khoan sức dân, tạo đà cho nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững.

4.1.2.2. Huy động vốn gắn với sử dụng vốn hiệu quả

Huy động và sử dụng vốn là hai mặt của một quá trình đầu tư. Sử dụng có

hiệu quả các nguồn vốn để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn không những là

mục tiêu, là điều kiện để phát triển mà còn là cơ sở để đảm bảo gia tăng khả

năng huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Bởi vì, một mặt, sử dụng

vốn có hiệu quả sẽ đẩy mạnh phát triển sản xuất bền vững, nâng cao năng suất

lao động, chất lượng nông sản, đảm bảo cho hàng nông sản đủ sức cạnh tranh

trên thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp phát triển

nhanh, bền vững, chiếm lĩnh được thị trường, nhất là thị trường quốc tế là điều

kiện đủ để tích luỹ vốn từ nội bộ ngành nông nghiệp, có vốn tái đầu tư, tiếp tục

mở rộng sản xuất, nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng hàng nông sản, tăng

thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Hơn thế nữa, sử dụng vốn có hiệu quả

giúp khẳng định khả năng “hấp thụ” tốt các nguồn vốn trong quá trình đầu tư,

Page 143: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

136

kích thích việc khai thác, huy động những đồng vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp

dân cư, cũng như các nguồn vốn khác trong nền kinh tế.

Những phương hướng cơ bản nhằm sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả

để phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội có thể

được đặt ra là:

- Sử dụng các nguồn vốn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội. Đảng

ta nhận định rõ, phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để

xác định phương hướng phát triển, lựa chọn dự án đầu tư. Chủ trương này

được quán triệt rất rõ trong đường hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn

của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua và trong quá trình huy động các

nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nếu chỉ xét đơn thuần về

mặt kinh tế, đầu tư vào nông nghiệp sẽ có lợi nhuận thấp, thu hồi vốn chậm,

rủi ro cao. Song xét về mặt xã hội, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo

lập nền tảng vững chắc cho sự ổn định chính trị - xã hội; tăng thu nhập cho

nông dân, xoá đói giảm nghèo; thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các

vùng; thực hiện công bằng xã hội. Đảng ta đề ra chủ trương huy động mọi

nguồn vốn để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thực chất

là thực hiện mục tiêu kép: hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội.

- Cần chú trọng đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn

các huyện ngoại thành; sử dụng các nguồn vốn đã huy động để đầu tư hoàn

thiện hệ thống sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên cơ sở công nghệ hiện

đại, đảm bảo cung cấp đủ giống tốt cho sản xuất, đảm bảo công tác phòng

chống dịch bệnh; đầu tư phát triển rau sạch, xây dựng các cơ sở công nghiệp

bảo quản chế biến rau, hoa, quả, chế biến thịt… Đầu tư vốn vào quản lý, bảo

vệ, chăm sóc rừng phòng hộ, đặc dụng hiện có; hoàn thành phủ xanh đất trống

đồi trọc (vùng Sóc Sơn), trên cơ sở giao đất giao rừng kết hợp với trồng rừng,

trồng cây ăn quả tạo vành đai xanh bảo vệ môi sinh cho Thủ đô.

- Sử dụng các nguồn vốn phải hướng vào cải tạo, sửa chữa các trạm

bơm, kè đập chứa nước đã bị xuống cấp; xây dựng hệ thống thuỷ lợi đồng bộ,

Page 144: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

137

kiên cố hoá kênh mương đảm bảo cho việc tưới nước vùng ao như Sóc Sơn

hay tiêu nước vùng trũng như Thanh Trì, Đông Anh. Đồng thời, tăng vốn đầu

tư nâng cấp cải tạo đường giao thông; mạng lưới điện; hệ thống liên lạc trong

các huyện ngoại thành.

- Phối hợp một cách hợp lý giữa các nguồn vốn trong và ngoài nước để

làm sao mỗi đồng vốn đưa vào sử dụng phải đem lại hiệu quả cao nhất, quán

triệt quan điểm vốn trong nước là có ý nghĩa quyết định, vốn ngoài nước có ý

nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong với khả năng có thể

tranh thủ ở bên ngoài.

4.1.2.3. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng;

tiết kiệm và đầu tư nhằm huy động tối đa các nguồn vốn

Thực hiện các giải pháp khai thác, huy động vốn để phát triển kinh tế -

xã hội các huyện ngoại thành đòi hỏi phải đánh giá được tổng thể khả năng

cung ứng vốn, dự báo được tốc độ tăng trưởng của các nguồn vốn trên cơ sở

giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng.

Mặc dù người dân khu vực ngoại thành Hà Nội có mức thu nhập bình

quân đầu người cao hơn so với mức thu nhập bình quân của người dân khu

vực nông thôn ở các vùng, miền khác trong nước. Song, khả năng tích luỹ vốn

từ nội bộ của khu vực này rất hạn chế. Nếu chỉ trông chờ vào khả năng tích

luỹ nội bộ của khu vực để tái đầu tư phát triển kinh tế - xã hội sẽ không thể

huy động được lượng vốn lớn, đầu tư phát triển chiều sâu, đầu tư đồng bộ

được. Bởi vậy, vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng cần

được đặt ra trong phạm vi toàn bộ các ngành, lĩnh vực, các thành phần kinh tế

của khu vực ngoại thành nhằm tăng tích luỹ vốn, từ đó điều phối, luân chuyển

vốn hợp lý từ nơi thừa tương đối sang nơi thiếu vốn. Đồng thời, tạo môi

trường đầu tư thuận lợi và một hành lang pháp lý thông thoáng cho những chủ

thể có vốn hoặc có khả năng huy động vốn, có kinh nghiệm, kiến thức được

tự do hoạt động kinh doanh.

Page 145: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

138

Bên cạnh việc đẩy mạnh tích luỹ vốn từ nội bộ khu vực, để đầu tư phát

triển kinh tế xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội, cần tuyên truyền, giáo dục,

thuyết phục nhân dân đẩy mạnh tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Tiết

kiệm càng triệt để, tích luỹ vốn càng cao, càng đẩy mạnh tái đầu tư phát triển

kinh tế xã hội.

Song song với huy động triệt để nguồn vốn trong khu vực, đầu tư phát

triển kinh tế xã hội đòi hỏi nguồn vốn lớn, do đó, cần huy động thêm nguồn

vốn từ bên ngoài nhưng phải xuất phát từ nguyên tắc: đảm bảo hiệu quả kinh

tế và trả được nợ, tạo năng lực nội sinh từ chính nguồn vốn bên ngoài, thúc

đẩy kinh tế phát triển. Phải phối hợp các nguồn vốn trong và ngoài khu vực

một cách hợp lý để mỗi đồng vốn đưa vào phát triển kinh tế xã hội đem lại

hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, phải xác định rõ, kết hợp nội lực với ngoại

lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển, chiến lược lâu dài phải là huy

động tối đa nguồn vốn trong nước để chiếm tỷ lệ cao trong đầu tư, thúc đẩy sự

phát triển kinh tế xã hội của khu vực nói riêng, của đất nước nói chung.

4.1.2.4. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế -

xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành là tổng thể

các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế có liên quan đến kinh tế - xã hội nông

thôn và các ngành có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn nhằm tác động vào

các huyện theo những mục tiêu cụ thể trong một thời gian nhất định. Vai trò của

chính sách kinh tế - xã hội nông thôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự phát

triển các huyện ngoại thành Hà Nội theo hướng nông thôn văn minh. Do đó, việc

đổi mới và hoàn thiện các chính sách này sẽ giúp tạo lập môi trường kinh tế xã

hội ổn định, lành mạnh; từ đó sẽ hấp dẫn và kêu gọi tích cực các nguồn vốn đầu

tư trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy, một địa phương có hệ thống chính

sách cụ thể, hợp lý trong ngắn hạn và dài hạn sẽ có cơ sở để thu hút và thuyết

phục các nhà đầu tư tìm đến; giúp cho người có vốn yên tâm đầu tư, thực thi

phương án đầu tư dài hạn, giảm bớt rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Page 146: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

139

Vì thế, việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế - xã

hội tại các huyện cần hướng đến khuyến khích mọi thành phần kinh tế bỏ vốn

ra để đầu tư sản xuất - kinh doanh theo hướng kinh tế thị trường hiện đại và

hội nhập quốc tế; vừa tạo nên sức mạnh nội lực thực sự để đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nước; góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn

và thực hiện công bằng xã hội. Việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh

tế cần tập trung vào các chính sách chủ yếu như chính sách ruộng đất, chính

sách phát triển các thành phần kinh tế; chính sách thị trường và tiêu thụ sản

phẩm; chính sách đầu tư và tín dụng; chính sách xã hội nông thôn; chính sách

khoa học - công nghệ và đào tạo cán bộ. Hướng các chính sách kinh tế tác động

thuận chiều, nâng đỡ, kích thích huy động vốn phát triển trong khu vực.

4.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -

XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỜI

KỲ MỚI

4.2.1. Sử dụng linh hoạt các phương thức huy động với các chủ thể

đầu tư để mở rộng và phát triển tạo nguồn vốn lớn, tập trung

Để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội

các huyện ngoại thành trong thời gian tới, thành phố Hà Nội nói chung mà

trực tiếp là chính quyền các huyện phải linh hoạt, chủ động trong thực hiện

các phương thức huy động vốn đối với các kênh dẫn vốn.

Các chính sách của Thành uỷ và Ủy ban nhân dân thành phố phải

hướng tới khai thác và huy động tối đa các nguồn vốn bằng những phương

thức, phương pháp có thể, kể cả mạnh dạn cho phép thực hiện thí điểm những

giải pháp tạo vốn mới cho các huyện. Không nên gò bó, quy định hạn mức

cho việc huy động vốn ở các thành phần kinh tế. Trong khi phát huy tối đa

nguồn vốn nội lực, nhưng không coi nhẹ nguồn vốn ngoài nước. Huy động

vốn từ nhiều kênh, nhiều hình thức huy động nhưng phải đảm bảo bình đẳng,

gắn bó, tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển giữa các nguồn vốn,

không phân biệt đối xử, kỳ thị bất kỳ nguồn vốn chính đáng nào; lấy hiệu quả

Page 147: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

140

kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn duy nhất để đo lường lợi ích các nguồn vốn;

đảm bảo sự nhất quán, đồng bộ và ổn định, dự báo được khả năng huy động

vốn, giữ được lòng tin và kích thích các chủ sở hữu vốn mạnh dạn đầu tư,

đảm bảo ngày càng tiếp cận trình độ và phù hợp thông lệ quốc tế. Với từng

nguồn vốn và chủ thể đầu tư vốn cụ thể sau :

4.2.1.1. Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

Cần tăng cường sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho các dự án phát triển

kinh tế - xã hội các huyện, nhất là đầu tư tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh,

thâm canh lớn, hướng mạnh về xuất khẩu. Vốn từ ngân sách nhà nước không thực

hiện theo kiểu bao cấp, xin cho mà phải dựa trên cơ sở ưu tiên cho các dự án, xây

dựng kết cấu hạ tầng, ứng dụng khoa học - công nghệ mới, phát triển nguồn nhân

lực… nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

ngoại thành theo hướng văn minh, hiện đại. Trong 3 vùng các huyện ngoại thành

thủ đô có những điểm khác biệt, gồm: các huyện phía Tây (vùng văn hóa xứ

Đoài), các huyện phía Đông Nam và các huyện phía Bắc của thành phố Hà Nội.

Vì vậy, đầu tư từ ngân sách không nên theo công thức chung qua các năm, mà

phải căn cứ vào đặc thù, và mục tiêu phát triển để điều tiết cho linh hoạt.

Do nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp nên phải huy động tổng lực các

nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Tăng nguồn thu ngân sách nhưng phải

đảm bảo tỷ lệ động viên hợp lý, chống thất thu ngân sách và điều tiết theo

Luật ngân sách. Đồng thời, cần tăng cường ngân sách đối với những dự án

phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm có mục tiêu, nhưng rất cần cho quá trình

phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Đối với các DNNN tại các huyện, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá, nhất

là bán, cho thuê những doanh nghiệp yếu kém, trong đó các DNNN thuộc lĩnh

vực nông nghiệp; tăng nguồn thu từ lệ phí trước bạ nhà đất và thuế chuyển

quyền sử dụng đất; động viên vốn ngân sách nhà nước thông qua lao động

công ích, tăng viện trợ nước ngoài không hoàn lại cấp cho thành phố, đặc biệt

là nông nghiệp, nhờ phát hành chứng khoán thành phố.

Page 148: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

141

Trong số những giải pháp tăng thu cho ngân sách thành phố, cần coi

trọng giải pháp tăng nguồn thu nhờ xúc tiến cổ phần hoá doanh nghiệp nhà

nước, tận thu phí trước bạ và thuế chuyển quyền sử dụng đất. Đặc biệt chú

trọng nguồn vốn đổi đất lấy vốn. Cụ thể là, cho phép lập quy hoạch và bán

quyền sử dụng, thu tiền một lần đối với những khu đất mới và những khu đất

đang có công trình xây dựng… theo phương thức đấu giá công khai với thời

hạn tuỳ thuộc quy hoạch, mục tiêu và chất lượng công trình, hoặc thời gian sử

dụng. Tạo vốn qua quỹ đất có lợi ở chỗ: một mặt, ngân sách thành phố sẽ thu

được nguồn tài chính rất lớn, trong khi đó, vẫn có thể thu được những khoản

phí sử dụng đất hàng năm của những khu đất đã bán; Nhà nước vẫn là chủ sở

hữu trên hết và duy nhất trong những khoảnh đất đã bán quyền sử dụng. Mặt

khác, người mua sẽ yên tâm đầu tư trên mảnh đất thuộc quyền sử dụng của

mình với thời hạn đã được xác định.

Một khi vốn ngân sách thành phố dồi dào, kết hợp với chủ trương tăng

cường đầu tư đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nông thôn sẽ tạo điều kiện

tăng chi ngân sách cho các huyện ngoại thành. Lượng vốn huy động được từ

ngân sách thành phố sẽ tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng, phát triển công

nghiệp nông thôn như: chế biến nông phẩm hàng hoá, cơ sở giống cây trồng

vật nuôi, mở rộng thị trường… Song cần nhận thức rằng, vốn ngân sách là

vốn mồi, vốn dẫn... tạo đà cho cho các huyện ngoại thành phát triển, thu hút

ngày càng nhiều nguồn vốn khác đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo hướng

nông thôn văn minh.

4.2.1.2. Đối với vốn từ các tổ chức tín dụng

Trong cơ chế thị trường, huy động vốn qua kênh tín dụng đóng vai trò

hết sức quan trọng để cung ứng vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các

huyện ngoại thành theo hướng thị trường hiện đại. Xét về bản chất, vốn tín

dụng là nguồn đi vay để cho vay, trực tiếp giải quyết cả đầu vào và đầu ra của

nguồn vốn, tạo nên kênh lưu thông vốn nhanh nhạy, thông thoáng trong cơ

chế thị trường. Vấn đề đặt ra là định hướng phát triển nguồn vốn tín dụng để

Page 149: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

142

làm sao cho nguồn vốn này trở thành kênh huy động vốn chủ yếu cho phát

triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội?

Trước hết, cần xây dựng chiến lược vốn trên cơ sở nhu cầu, khả năng

của thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển của hệ thống ngân hàng và

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô mà trực tiếp là các huyện

ngoại thành.

Để thực hiện chiến lược huy động vốn, cần dựa vào các tổ chức tín

dụng tại địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội. Các tổ chức này có nhiệm vụ

thực thi chính sách tiền tệ của nhà nước thông qua các hoạt động “khơi trong,

hút ngoài” nhằm huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh

tế, trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, dân cư. Các tổ chức tín dụng căn

cứ vào tình hình thực tế của thị trường, điều kiện cụ thể của từng ngân hàng

về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, năng lực quản lý...; căn cứ vào chiến

lược phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cũng như chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội để xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện chiến lược huy

động vốn cho phù hợp, đảm bảo đúng đường lối của Đảng, Nhà nước, đồng

thời đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người gửi tiền.

Thứ hai, cần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và các dịch vụ

của ngân hàng thương mại như các loại tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các

chứng chỉ tiền gửi. Mở thêm nhiều loại tài khoản để không ngừng đáp ứng

nhu cầu thanh toán, chi trả cho khách hàng và đáp ứng các nhu cầu đầu tư của

họ. Mỗi hình thức huy động vốn là sự kết hợp giữa một công cụ huy động với

một cơ cấu huy động được thực hiện với một cách thức cụ thể. Do đó, để có

nhiều hình thức huy động vốn, các ngân hàng cần triển khai huy động vốn với

nhiều kỳ hạn khác nhau, nhiều loại tiền tệ khác nhau cho cùng một công cụ

tương ứng. Việc đa dạng hoá các hình thức huy động sẽ tạo ra cho các ngân

hàng có nhiều cơ hội chủ động sáng tạo trong việc tuyên truyền giáo dục,

thuyết phục khách hàng bảo đảm cho nguồn vốn huy động có chất lượng tốt,

có sức cạnh tranh cao.

Page 150: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

143

Trong các nguồn vốn đa dạng của ngân hàng thì nguồn huy động từ dân

cư qua hình thức tiết kiệm bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao, ổn định và không

ngừng tăng lên phù hợp với thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, cần có

giải pháp về mặt kinh tế thích hợp, uyển chuyển, kết hợp hài hoà giữa lợi ích

của người đi vay và người cho vay. Các ngân hàng thương mại, đặc biệt là

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cần lập ra bộ phận nghiên cứu

thị trường để tiếp tục mở rộng mạng lưới ngân hàng cấp IV, ngân hàng liên xã,

ngân hàng lưu động… Đồng thời thành lập các quỹ tín dụng nhân dân, Ngân

hàng cổ phần, Hợp tác xã tín dụng đến tận cơ sở, nơi tập trung dân cư sản xuất

hàng hoá, nơi đầu mối giao thông quan trọng để huy động vốn từ nhiều nguồn,

nhiều kỳ hạn khác nhau; thu nhận các món nhỏ, lẻ hình thành nguồn vốn lớn để

đầu tư cho phát triển kinh tế tế - xã hội các huyện ngoại thành.

Hiện nay, vốn tín dụng dài hạn đầu tư cho các huyện ngoại thành phát

triển chiều sâu còn thiếu trầm trọng. Vì vậy, ngân hàng cần đẩy mạnh phát

hành kỳ phiếu, trái phiếu. Những kỳ phiếu, trái phiếu đó phải được đảm bảo

bằng vàng hoặc ngoại tệ, trong thời gian xác định từ 2, 3, 5... đến 10 năm. Khi

thanh toán gốc và lãi của kỳ phiếu, trái phiếu, nếu có sự rủi ro về tỷ giá, cần

có nguồn tài chính cấp bù lỗ; xây dựng mức lãi suất kỳ phiếu, trái phiếu ngân

hàng cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn. Có như vậy mới huy động được

vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện.

Cần tích cực mở rộng các hoạt động dịch vụ của ngân hàng thương mại

như dịch vụ uỷ thác; dịch vụ tư vấn đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế -

xã hội các huyện ngoại thành; dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng; dịch vụ bảo

quản an toàn các vật có giá; dịch vụ môi giới… nhằm thu hút nguồn vốn tạm

thời nhàn rỗi vào ngân hàng.

Tích cực nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động vốn thông qua các đại

lý là hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; chủ động tham gia thị trường liên ngân

hàng để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.

Page 151: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

144

Thứ ba, hình thành thị trường tài chính nông thôn nhằm đẩy mạnh huy

động và cung ứng vốn.

Do thị trường tài chính nông thôn có những đặc điểm đặc thù, gắn liền

với kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Để đảm bảo

hài hòa sự phát triển của thị trường tài chính các huyện ngoại thành Hà Nội

thời gian tới cần điều chỉnh cấu trúc của thị trường tài chính tại các huyện cho

phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội tại 3 vùng các huyện ngoại thành. Có

như vậy, thị trường tài chính mới phát triển ổn định, thực hiện việc phân bổ

nguồn vốn hiệu quả với chi phí thấp nhất, phản ánh được một tầm nhìn và lợi

ích xã hội mà lĩnh vực tài chính nông thôn đảm nhận.

Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành

Hà Nội trong nhũng năm tới là rất lớn. Huy động tốt nguồn vốn tín dụng sẽ tạo

ra kênh huy động vốn chủ yếu để phát triển kinh tế theo hướng thị trường hiện

đại. Bên cạnh việc tổ chức huy động tối đa nguồn vốn tín dụng, Thành uỷ, Uỷ

ban nhân dân thành phố Hà Nội cần phải xây dựng những chính sách cụ thể,

thiết thực hướng tới huy động vốn đầu tư cho các huyện ngoại thành như: mở

rộng nguồn tín dụng đến tận hộ gia đình, cá nhân,các loại hình hợp tác xã. Đẩy

mạnh các hình thức cho vay đến hộ gia đình thông qua tổ nhóm, giải quyết tình

trạng thiếu vốn sản xuất của kinh tế hộ... Chỉ có như vậy, cư dân tại các huyện

mới dễ dàng tiếp cận với ngân hàng và ngược lại, ngân hàng tiếp cận gần hơn

với nông dân, nắm bắt được nhu cầu tín dụng của họ để đầu tư vốn an toàn. Đây

thực sự là cách làm tốt nhất để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

4.2.1.3. Nguồn vốn doanh nghiệp

Vốn của doanh nghiệp nhà nước bao gồm: một phần vốn lưu động được

cấp từ ngân sách; phần vốn vay qua hệ thống tín dụng ngân hàng; phần vốn từ

lợi nhuận và tái đầu tư; vốn vay thương mại trong nội bộ doanh nghiệp hoặc trên

thị trường… Tuy vậy, do yêu cầu tăng quy mô, mở rộng phát triển sản xuất

không ngừng, vốn của doanh nghiệp cần được tiếp tục huy động tổng hợp từ các

nguồn vốn để phát triển sản xuất. Trong bối cảnh khi mà các doanh nghiệp nhà

Page 152: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

145

nước tại địa bàn các huyện gặp nhiều khó khăn về vốn, chính quyền thành phố

cần thiết cho các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế

thị trường được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán

trong nước để tạo vốn. Bên cạnh đó, cần có chính sách bổ sung vốn lưu động

cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Khi các doanh

nghiệp làm ăn có hiệu quả, có đóng góp nhiều cho ngân sách thành phố, có ý

nghĩa quan trọng trong việc dẫn dắt phát triển kinh -xã hội các huyện ngoại

thành. Đồng thời, cần hạn chế tối đa cấp tín dụng thương mại cho các doanh

nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài hoặc nợ xấu quá hạn. Khuyến khích các doanh

nghiệp tăng vốn kinh doanh thông qua việc huy động vốn trên thị trường bằng

cách tự đi vay, tự trả nợ thông qua cam kết đối với các đối tác trên cơ sở pháp

luật. Đây chính là lối thoát dài hạn, tiềm tàng nhưng có triển vọng, có hiệu quả

cao cho kinh tế - xã hội, làm lành mạnh hoá hệ thống tài chính tiền tệ Hà Nội

cũng như các huyện ngoại thành. Mặc dù vậy, chính quyền thành phố cũng

không nên thả nổi trong việc kiến tạo vốn của doanh nghiệp mà cần phải có sự

kiểm tra, kiểm soát của chính quyền các cấp để tránh đổ vỡ, ảnh hưởng xấu tới

hiệu quả kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần đẩy mạnh hoạt động kiểm soát, phòng

ngừa rủi ro trong kinh doanh và tín dụng của thành phố, chuyển cơ chế huy động

vốn doanh nghiệp như hiện nay sang cơ chế pháp trị thông qua hợp đồng trách

nhiệm giữa nhà nước - doanh nghiệp, ghi rõ quyền lợi, trách nhiệm các bên để

đảm bảo quyền lợi cho nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân người lao động.

4.2.1.4. Đối với nguồn vốn từ dân cư các huyện ngoại thành

Do có tiềm lực kinh tế mạnh hơn so với các huyện của các thành phố

khác. Vì vậy, trong thời gian tới, chính quyền thành phố Hà Nội, mà trực tiếp

là cấp huyện cần tìm mọi biện pháp khuyến khích cư dân đầu tư vốn để phát

triển sản xuất - kinh doanh theo hướng thị trường hiện đại và hội nhập quốc

tế, với quy mô lớn. Song cần lưu ý, không cần đẩy mạnh huy động vốn quá

mức so với điều kiện hiện có của địa phương cũng như khả năng tích luỹ của

các tầng lớp dân cư. Biện pháp là, vừa tạo điều kiện mới và gỡ bỏ những trở

ngại về hành lang luật pháp, kích thích tâm lý cho nhân dân, khuyến khích

Page 153: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

146

những người có vốn ở nông thôn có cơ hội tự tổ chức hoặc hợp tác với nhau.

Huy động vốn đầu tư thông qua việc hình thành doanh nghiệp, cơ sở kinh

doanh , dịch vụ của mình. Trong đó, hình thức kinh tế trang trại và hợp tác xã

dịch vụ là điển hình. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách

cho kinh tế trang trại, hợp tác xã kể cả cung ứng vốn ưu đãi cho các hình thức

tổ chức sản xuất kinh doanh mới, có triển vọng như: chuỗi liên kết từ sản xuất

- chế biến - tiêu dùng hay cung ứng sản phẩm đầu vào cho công nghiệp chế

biến tại các huyện ngoại thành. Huy động vốn phải có cơ chế điều tiết các

khoản thu, thống nhất, nhưng lại phù hợp với điều kiện của từng vùng theo

quy hoạch để có thể vừa khai thác triệt để mọi nguồn vốn, vừa “khoan sức

dân”, tạo đà cho kinh tế - xã hội tại 3 vùng các huyện ngoại thành.

Để thu hút được tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong dân, trước mắt cần

phải hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn khu vực ngoại

thành. Cần củng cố các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để

nâng cao tính hiệu quả trong việc áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên

tiến vào sản xuất. Tiếp tục mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm, hình thành

các khu thương mại, dịch vụ thông qua hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối.

Áp dụng các hình thức bán buôn, bán lẻ, cùng với các chính sách về giá để giúp

cho người nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thiết thực, tiếp tục có

chính sách trợ cước, trợ giá và thu mua nông phẩm cho nông dân, để người dân

hăng hái đầu tư vốn vào sản xuất nông nghiệp. Hoàn thiện các chính sách về lãi

suất vay vốn, chính sách thuế, quyền sử dụng đất để khơi dậy và thu hút được

các nguồn vốn từ khu vực thành thị về khu vực nông thôn.

4.2.2. Phát triển bền vững thị trường tài chính các huyện ngoại thành

Thị trường tài chính các huyện ngoại thành Hà Nội là nơi diễn ra các hoạt

động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn đầu

tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thông qua thị trường, mọi khoản

tiết kiệm của các chủ thể, từ các thành phần kinh tế được tập trung, chuyển đến

tay các nhà đầu tư cần vốn và thiếu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.

Page 154: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

147

Quá trình cung - cầu vốn trên thị trường tài chính các huyện ngoại

thành Hà Nội hiện nay được thực hiện bởi các phương thức giao dịch và công

cụ tài chính khác nhau, thông qua hai kênh dẫn vốn trực tiếp và gián tiếp. Để

hoạt động có hiệu quả cao, phải đảm bảo cho sự vận hành của cả hai kênh dẫn

vốn này. Hai kênh dẫn vốn bổ sung, tác động lẫn nhau, làm tiền đề, điều kiện

cho nhau, thúc đẩy quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng vốn một cách hiệu

quả theo nguyên tắc thị trường.

Nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường tín dụng tại các huyện trở thành

trung tâm “bơm - hút” và phân bổ hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu

vốn ngày càng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,

trong thời gian tới, cần thực hiện tốt những biện pháp sau:

Một là, nâng cao năng lực của các bên tham gia cung - cầu vốn trên thị

trường tín dụng tại các huyện. Các thành viên tham gia cung cấp vốn, cụ thể

là các tổ chức tín dụng, chủ yếu là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông

thôn, ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng nông dân… Nhằm nâng cao năng

lực của chủ thế cung vốn tín dụng phát triển tại các huyện, cần tiếp tục đổi

mới, sắp xếp lại hệ thống các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách,

quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, quỹ tín dụng nông dân…; nâng cao năng lực huy

động vốn, tạo nguồn vốn lớn, tập trung, cung ứng vốn cho địa phương phát

triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực và hiệu quả cho vay vốn. Các thành

viên tham gia cầu vốn trên thị trường tín dụng các huyện là các chủ thể kinh

doanh nông nghiệp và các ngành nghề phi nông nghiệp; đa số họ là nông dân.

Cần tích cực bồi dưỡng kiến thức sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của

kinh tế thị trường cho các chủ thể sản xuất, mà trước hết là đội ngũ các doanh

nhân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nghiệp vụ tín dụng có liên

quan đến khách hàng vay vốn; khuyến cáo khách hàng thông tin kịp thời về

tình hình sản xuất - kinh doanh, thực trạng tài chính và những rủi ro nếu có, để

tổ chức tín dụng có điều kiện giúp đỡ, xử lý kịp thời; thuyết phục khách hàng

Page 155: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

148

tham gia vào các hiệp hội ngành nghề, tổ chức quần chúng như Hội Nông

dân, Hội phụ nữ, Hội Thanh niên… nhằm tăng cường mối liên kết kinh tế,

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi tham gia vay vốn tín dụng.

Hai là, các cấp chính quyền thành phố thực hiện vai trò “bà đỡ” trong

phát triển thị trường tín dụng các huyện ngoại thành Hà Nội. Các huyện ngoại

thành Hà Nội còn nhiều hạn chế về kinh tế, kết cấu hạ tầng, môi trường đầu

tư… Đây là một rào cản khó hấp dẫn các nhà đầu tư tìm đến và tiếp cận với

địa phương. Do đó, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp đóng vai

trò rất lớn trong việc phát triển thị trường tín dụng tại các huyện ngoại thành.

Cụ thể, Nhà nước tạo dựng, duy trì và thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua

việc điều tiết vĩ mô; đảm bảo điều kiện cần và đủ để phát triển đồng bộ các

loại thị trường, trong đó phát triển thị trường tài chính - tín dụng là trọng tâm.

Ba là, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật đồng bộ theo hướng minh bạch,

rõ ràng và tác động thuận chiều với các chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước trong công tác huy động, cho vay vốn tín dụng ở các huyện ngoại

thành, tạo nên một sân chơi bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể

cung - cầu tín dụng trên thị trường tài chính các huyện; phát huy cao độ quyền

tự chủ kinh doanh của các chủ thể đó, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp mang

tính chất hành chính hoá cũng như hình sự hoá các quan hệ tín dụng của chính

quyền các cấp trong công tác huy động và cho vay vốn; tháo gỡ rào cản

không cần thiết để vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, vừa đảm bảo

an toàn hoạt động của thị trường tài chính các huyện ngoại thành Hà Nội.

Bốn là, từng bước mở cửa thị trường tài chính, thúc đẩy hội nhập quốc

tế trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ.

Từng bước mở cửa thị trường tài chính nói chung, thị trường tín dụng

các huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng. Chuẩn bị tốt các điều kiện về kinh tế,

môi trường kinh doanh, con người, công nghệ ngân hàng… đáp ứng yêu cầu

hội nhập kinh tế. Song song với việc đẩy mạnh phát triển thị trường tín dụng tại

các huyện ngoại thành, cần tích cực chuẩn bị tốt điều kiện về cơ sở vật chất,

Page 156: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

149

trình độ tri thức… mở rộng và phát triển thị trường chứng khoán, đáp ứng yêu

cầu vốn cho phát triển các huyện ngoại thành theo hướng nông thôn văn minh.

4.2.3. Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính đẩy mạnh huy

động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành

Chính sách tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc huy động các

nguồn vốn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các công cụ tài chính

cung cấp những phương tiện huy động, phân phối và sử dụng các lĩnh vực hoạt

động của nền kinh tế, thông qua đó tác động đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội

của đất nước. Vì thế, chúng trở thành những phương tiện để thực hiện các chính

sách kinh tế - xã hội phù hợp với những mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội của từng vùng tại các huyện ngoại thành trong từng thời kỳ cụ thể.

Tại 3 vùng các huyện ngoại thành Hà Nội, trong đó mỗi vùng có nhiều

tiềm năng và triển vọng khác nhau nhưng điểm chung là về cơ bản chưa khai

thác được sức người, sức của để biến tiềm năng thành lực lượng vật chất phục

vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, đổi mới và hoàn thiện các

chính sách tài chính, điều tiết hợp lý phù hợp với từng vùng nhằm đẩy mạnh

huy động vốn để phát triển toàn vùng.

Trước hết, cần phải đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính trong

lĩnh vực ngân sách nhà nước, bao gồm: chính sách thu ngân sách và chính

sách chi ngân sách. Chính sách ngân sách nhà nước đóng vai trò quyết định

trong việc huy động vốn để hình thành nên lượng vốn lớn, tập trung phục vụ

cho nhu cầu chi, nhất là chi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội .Chính sách

về thu - chi có thể và cần phải đổi mới theo hướng điều tiết tỷ lệ % thu về

ngân sách nhà nước linh hoạt, không áp đặt nhằm giải quyết kịp thời những

mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng chi với nguồn thu còn eo hẹp; mâu thuẫn giữa

nhu cầu vốn lớn để xây dựng nông thôn văn minh với việc phân bổ và sử

dụng vốn ngân sách nhà nước còn lãng phí, hiệu quả thấp… Trong đó, trực

tiếp phải đổi mới, hoàn thiện chính sách thuế. Tiếp tục cải cách hệ thống

chính sách thuế; cải tiến hình thức thu lệ phí qua ngân sách; chuẩn bị phương

án cải cách thuế cho phù hợp với từng vùng.

Page 157: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

150

Đẩy mạnh thực hiện chính sách tiết kiệm để đầu tư vốn cho sản xuất,

duy trì quá trình tăng trưởng cao và phát triển kinh tế lâu bền. Đổi mới và

hoàn thiện chính sách đầu tư, tăng vốn và tập trung vốn đầu tư cho phát triển

kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội. Đồng thời, đổi mới và hoàn

thiện chính sách tài chính về đất đai nhằm tạo điều kiện cho dân cư yên tâm

đầu tư vào sản xuất, làm giàu cho mình, cho xã hội.

Chính sách tài chính đóng vai trò quyết định trong việc huy động các

nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành.

Vì vậy, cần tích cực đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính, biến nó thành

bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng và là công cụ sắc bén trong tổng thể

chính sách kinh tế của thành phố đối với các huyện ngoại thành.

4.2.4. Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông thôn và đào tạo nguồn nhân lực để tạo động lực và thu

hút vốn

Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu quả

sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng vững chắc để huy động vốn cho phát triển

kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành, trong thời gian tới cần thực hiện tốt

các biện pháp chủ yếu như sau:

Tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội các huyện ngoại thành Hà Nội. Trên cơ sở đó, thực hiện quy hoạch chi tiết

phát triển các ngành kinh tế trong nông thôn cho phù hợp với điều kiện cụ thể

theo hướng sản xuất gắn với thị trường ở ngay địa phương, trong vùng và

quốc tế. Tập trung xây dựng các chương trình dự án phát triển sản xuất hướng

về xuất khẩu; đồng thời cụ thể hoá những chương trình, dự án này đến tận xã,

thôn, xóm nhằm huy động tổng lực các nguồn vốn để đầu tư cho phát triển,

đặc biệt là huy động tốt nguồn vốn tín dụng vào chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế trong nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đào tạo nghề cho lực lượng lao động ngoại thành, xem đây là một

giải pháp có vai trò quan trọng để đẩy mạnh huy động vốn cho phát triển

kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành. Thông qua công tác đào tạo mà

Page 158: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

151

nâng cao trình độ khoa học - công nghệ và kiến thức, kinh nghiệm sản xuất

cho bộ phận nông dân khu vực ngoại thành. Để thực hiện điều này, trong

những năm tới, công tác đào tạo nghề cho lao động ngoại thành Hà Nội cần

tập trung vào đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và kỹ thuật; đào tạo

công nhân, kỹ thuật viên cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng

thuỷ sản, bảo quản và chế biến nông sản; đào tạo công nhân, kỹ thuật viên

cho các ngành cơ khí, động lực, điện lạnh, sinh học phục vụ công nghiệp

hoá nông nghiệp, nông thôn. Ứng dụng nhanh, có hiệu quả khoa học công

nghệ hiện đại vào phát triển nông nghiệp khu vực ngoại thành, nhằm thúc

đẩy nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản. Đẩy mạnh phát triển

công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhằm nâng cao

chất lượng nông sản hàng hoá. Khi đảm bảo được lực lượng lao động tại

chỗ về chất lượng và cơ cấu phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thị trường sẽ là

kênh dẫn vốn có tác dụng lan tỏa nhất để phát triển kinh tế - xã hội các

huyện ngoại thành.

4.2.5. Phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả là cơ sở thúc đẩy huy

động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành

Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã

hội ở các huyện ngoại thành trong những năm tới cần xác định là mục tiêu,

không những là điều kiện để phát triển mà còn là cơ sở để đảm bảo gia tăng

khả năng huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Bởi vì, sử dụng vốn

có hiệu quả sẽ đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động; đó

cũng là điều kiện để đẩy mạnh tích luỹ nội bộ dành cho tái đầu tư và mở rộng

phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế xã hội tăng

trưởng và phát triển. Mặt khác, sử dụng vốn có hiệu quả là bằng chứng xác

đáng khẳng định khả năng “hấp thụ” tốt các nguồn vốn trong quá trình đầu tư,

đẩy mạnh việc khai thác và huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, cũng

như trong các tầng lớp dân cư các huyện ngoại thành Hà Nội. Sử dụng vốn có

hiệu quả liên quan đến nhiều vấn đề như chính sách, môi trường, thể chế, sự

ổn định chính trị - xã hội, quy luật của kinh tế thị trường… song, yếu tố đầu

Page 159: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

152

tiên có ý nghĩa quyết định đó là phải xác định đúng đắn mục tiêu, chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội và kiên trì theo đuổi nó.

Để sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả trước hết và cơ bản nhất là phải

phân bổ các nguồn vốn hợp lý. Quyết định đầu tư phải dựa trên nguyên tắc

lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường làm mục tiêu bao trùm để ưu tiên

lựa chọn dự án đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư và phân bổ vốn hàng

năm. Trong những năm tới, để xây dựng các huyện ngoại thành trở thành

nông thôn văn minh cần rất nhiều vốn cho nhiều chương trình, dự án... Bài

học về sự đầu tư dàn trải, lãng phí kém hiệu quả phải được rút kinh nghiệm.

Thay vào đó, đầu tư trọng điểm, thực hiện dứt điểm để quay vòng vốn sinh

lời, mang lại hiệu quả ngay cần phải thực hiện thường xuyên liên tục.

Trong tái cơ cấu kinh tế, mỗi huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay đang

đi theo hướng riêng để phát huy tiềm năng lợi thế... Tuy nhiên, ngoài thế

mạnh mang tính địa phương, phải tính tới định hướng lợi thế của vùng nhằm

phối hợp, liên kết trên nhiều phương diện: phát triển thị trường; xây dựng kết

cấu hạ tầng, ứng dụng khoa học - công nghệ.... tránh tình trạng trùng lặp, cát

cứ địa bàn; cung vượt cầu, không đúng tiêu chuẩn của thị trường. Để làm tốt

điều này, cần xây dựng đội ngũ nghiên cứu thị trường nhanh nhạy, trong khi

các huyện chưa có khả năng thì giải pháp trước mắt là cần chủ động khai thác,

tư vấn thông tin từ các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành. Đây vốn là lợi thế

của các huyện ngoại thành thủ đô.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện cơ chế phân cấp, quản lý đầu tư; tăng

cường kỷ luật, kỷ cương, minh bạch và trách nhiệm của các cấp, các ngành,

các cá nhân trong quá trình sử dụng vốn đầu tư, đảm bảo kiểm soát nợ công

trong giới hạn an toàn. Xây dựng và áp dụng quy trình hợp lý, chặt chẽ và

hiệu quả về xác định, thẩm định, lựa chọn, phân bổ vốn đầu tư;

Thực hiện nhất quán kế hoạch đầu tư trung hạn; tiếp tục đổi mới, hoàn

thiện cơ chế huy động nguồn lực, chế độ ưu đãi, khuyến khích đầu tư, cơ chế

Page 160: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

153

quản lý đầu tư mở rộng, thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước thông qua

xác định, công bố danh mục dự án hạ tầng khả thi có khả năng thu hồi vốn,

xác định cơ chế cần có cho từng dự án để thu hút đầu tư theo các hình thức

kết hợp công tư thích hợp, cải cách thủ tục hành chính giảm phiền hà, chi phí

cho nhà đầu tư trong tiếp cận thông tin, triển khai các dự án;

Ngoài ra, phải sử dụng minh bạch, hiệu quả nguồn lực khoáng sản, đất

đai, tài nguyên thông qua cơ chế đấu thầu, cấp phép, giám sát chặt chẽ quá

trình thực hiện; hướng tới phát triển xanh, bền vững

Từ việc phân bổ nguồn vốn hợp lý, để phát huy được hiệu quả của các

nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà

Nội, cần tập trung vào các giải pháp như: phát huy cao nhất các nguồn vốn từ

nội lực và tranh thủ vốn đầu tư từ bên ngoài; xây dựng và ban hành hệ thống

chính sách ưu tiên để khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh

những giải pháp tổ chức sản xuất kinh doanh.

Thêm vào đó, thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cần tăng

cường thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm kiểm tra, giám sát sử

dụng vốn tại các dự án ở những doanh nghiệp có dấu hiệu yếu kém, bất cập;

trong đó, chủ yếu đi sâu xem xét việc lập dự án chưa thực hiện đúng quy

trình, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Kiên quyết không để các dự án kéo

dài, dây dưa, không quyết toán dứt điểm được từng hạng mục công trình.

Đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, cần phải được minh bạch lãi suất

giữa tiền gửi và cho vay, nhất là phải minh bạch trong việc sử dụng lãi suất hợp

lý để thu hút tối đa những khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội khi cơ cấu nguồn vốn

biến động, không có lợi cho ngân hàng do ảnh hưởng của lạm phát. Các tổ chức

tín dụng ngân hàng cần tích cực đổi mới nghiệp vụ huy động tiền gửi, cho vay để

tập trung đầu tư có trọng điểm, không dàn trải để cho vay vốn đúng đối tượng,

sử dụng đúng mục đích, giám sát chặt chẽ quỹ cho vay bằng cách kiểm tra cụ thể

các đối tượng vay vốn vào mục đích sản xuất sau khi đã giải ngân và nắm bắt

được kết quả thực hiện sau khi đã được vay vốn.

Page 161: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

154

4.2.6. Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác quản lý vốn

đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành theo tinh

thần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển

Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư nhằm đảm bảo hoạt

động đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy

định pháp luật về đầu tư, giúp các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nắm

bắt kịp thời và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư và những

tồn tại, khó khăn trong đầu tư để có biện pháp điều chỉnh thích hợp, phát hiện

và ngăn chặn kịp thời những sai phạm và tiêu cực trong quá trình thực hiện

đầu tư. Tuy nhiên, để khắc phục những lệch lạc, bất cập trong công tác này

cần thực hiện hài hòa: Phát huy quyền làm chủ của người dân, cộng đồng

trong việc giám sát, đánh giá đầu tư về các công trình trong địa bàn. Tăng

cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xây dựng,

nâng cao năng lực các cơ quan quản lý nhà nước và chỉ đạo quyết liệt trong

công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về đầu

tư phát triển trên địa bàn ngoại thành Hà Nội. Trên cơ sở chính sách vốn đầu

tư cho phát triển, cần quán triệt việc thực hiện đảm bảo quy trình, quy định.

Đồng thời, tiến hành rà soát, kiểm tra, giám sát và đánh giá hàng năm để điều

chỉnh phù hợp hơn với thực tiễn, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong

quá trình hoạch định và thực thi chính sách vốn đầu tư cho phát triển khu vực

nông thôn. Điều chuyển ngay vốn đầu tư nhà nước tại các dự án không có khả

năng giải ngân sang các dự án thiếu vốn.

Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra

trong đầu tư các hạng mục, phát hiện và xử lý kịp thời những bất cập, tồn tại

trong công tác quản lý đầu tư và sử dụng vốn.

Thanh tra, kiểm tra trong đầu tư cần kết hợp với việc phổ biến giải

thích pháp luật, để ngăn ngừa những hành vi vi phạm và xử lý nghiêm các

trường hợp vi phạm, đồng thời phát hiện, đề xuất sửa đổi kịp thời các cơ chế,

chính sách, quy định không còn phù hợp. Thanh tra, kiểm tra phải kết hợp

chặt chẽ với giám sát, đánh giá đầu tư, tiến hành thanh tra một số công trình,

Page 162: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

155

dự án trọng điểm, dự án lớn. Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ tổng

hợp, phân tích, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội

trong khu vực nhằm cung cấp luận cứ, giải pháp nâng cao hiệu quả của vốn.

4.2.7. Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế để đảm bảo huy động

ngày càng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các

huyện ngoại thành Hà Nội

Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm các nội dung đổi mới

việc thực hiện các chức năng quản lý về kinh tế; đổi mới hoàn thiện các công

cụ, quản lý kinh tế và đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.

Thực hiện được những nội dung này sẽ đem lại tác động tích cực đến việc huy

động ngày càng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đảm bảo đầu tư được tập

trung, có trọng tâm, trọng điểm, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở ngoại thành Hà

Nội phát triển.

Một là, cần phải đổi mới việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về

kinh tế. Về thực chất, quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường đã có sự thay

đổi căn bản. Tuy nhiên, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế là một quá trình

lâu dài, tuân thủ theo nấc thang của sự phát triển. Vì vậy, chính quyền cấp

thành phố và cấp huyện cần tiếp tục nhận thức rõ vai trò, chức năng của quản

lý nhà nước trong cơ chế thị trường, phân định rõ chức năng quản lý của nhà

nước với sản xuất - kinh doanh. Quản lý nhà nước về kinh tế chỉ mang tính

định hướng, không can thiệp quá sâu vào quá trình sản xuất - kinh doanh.

Đồng thời, luôn quán triệt đặc điểm của sản xuất - kinh doanh khu vực nông

thôn để tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế trong khu vực có hiệu

quả. Đổi mới quản lý nhà nước ở ngoại thành còn cần quán triệt mục tiêu,

định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành; đặc điểm kinh tế -

xã hội của từng vùng, quận, huyện để có bước đi thích hợp.

Trong thời gian tới, quản lý nhà nước về kinh tế ở các huyện ngoại

thành cần hướng vào các công trình trọng điểm, quản lý chương trình, dự án

phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó có chuyển dịch cơ cấu sản xuất

nông nghiệp sao cho giảm diện tích trồng trọt, đặc biệt là diện tích trồng lúa,

Page 163: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

156

chuyển sang trồng hoa cây cảnh, cây gia vị; tăng tỉ trọng chăn nuôi; hướng tới

chương trình rau sạch, thịt sạch; đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái trong

lành cho Thủ đô. Bên cạnh đó, cần đổi mới chức năng điều tiết của Nhà nước

về giá cả, lãi suất; có sự trợ giá đối với nông sản hàng hoá, sử dụng tổng hợp

các công cụ và chính sách kinh tế - xã hội thúc đẩy việc huy động vốn vào

phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện; coi trọng kỷ cương phép nước, kịp thời

xử lý những sai phạm và tích cực phòng ngừa hiện tượng tham nhũng, chống

thất thoát vốn và tài sản trong các chương trình, dự án kinh tế nông nghiệp,

nông thôn. Chính quyền các cấp cần đặt trọng tâm kiểm tra, kiểm soát một số

lĩnh vực quan trọng, như: việc thực hiện Luật đất đai, việc quy hoạch và xây

dựng bảo vệ môi trường, kiểm soát công tác giết mổ gia súc, gia cầm…

Hai là, đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế. Cần sử dụng

tổng hợp các công cụ, trong đó chú trọng công tác kế hoạch hóa, thực hiện

đồng bộ các chính sách và coi pháp luật là một trong những công cụ đóng vai

trò quyết định.

Thông qua việc đổi mới có hiệu quả công tác kế hoạch sẽ xây dựng và

hình thành các vùng kinh tế ngoại thành theo hướng nông thôn thủ đô văn

minh hiện đại. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của

Thủ đô để xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp ngoại thành; xây dựng

các chương trình, dự án kinh tế nông nghiệp, nông thôn cụ thể, theo sát đúng

với xu hướng phát triển của thị trường. Trên cơ sở đó xây dựng chương trình,

kế hoạch huy động tổng lực các nguồn vốn, bố trí, phân bổ vốn huy động

được một cách hợp lý để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động đầu tư.

Tuy nhiên, cần nhận thức rằng, các kế hoạch chỉ mang tính chất định

hướng. Vấn đề là ở chỗ phải định hướng đúng và sử dụng linh hoạt các công cụ để

điều tiết kinh tế nông thôn phát triển, đáp ứng yêu cầu thị trường, sản xuất kinh

doanh có hiệu quả, từ đó tìm nguồn và huy động nguồn vốn để đầu tư phát triển.

Ba là, phải đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế.

Trên cơ sở đổi mới chức năng quản lý; đổi mới và hoàn thiện các công cụ cần

phải đổi mới bộ máy quản lý. Đổi mới bộ máy quản lý kinh tế phải xuất phát

Page 164: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

157

từ yêu cầu, nhiệm vụ trong cơ chế mới. Đổi mới bộ máy quản lý kinh tế tốt sẽ

có tác động tích cực trở lại thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Trên cơ sở đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp thành phố,

cần tiếp tục đổi mới bộ máy quản lý nhà nước cấp cơ sở, huyện, xã làm cho

bộ máy quản lý gọn, nhẹ, có hiệu quả, mà việc đầu tiên là phải tuân thủ các

nguyên tắc của công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia; trong đó, khâu

then chốt, có tính đột phá là cải cách thủ tục hành chính. Sắp xếp hợp lý cơ

cấu bộ máy quản lý nông thôn trên cơ sở rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của

các sở, phòng, ban... Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức

trên. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân công rành mạch rõ ràng để phối

hợp được chặt chẽ, đồng bộ; đảm bảo sự điều hành tập trung, thống nhất,

thông suốt và kỷ luật cao. Xét đến cùng, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà

nước đối với nông thôn là nhằm huy động mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực

vốn cho phát triển kinh tế -xã hội nông thôn, hướng đến thực hiện thành công

mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội là

nông thôn văn minh hiện đại.

Page 165: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

158

KẾT LUẬN

Phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội theo hướng

nông thôn thủ đô văn minh hiện đại đòi hỏi phải đạt được những chỉ tiêu phát

triển cao hơn, chất lượng tốt hơn. Để đạt được mục tiêu đó, vấn đề huy động

các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế và thực hiện linh hoạt, sáng

tạo các hình thức huy động vốn hướng đến mục đích đảm bảo đủ vốn cho phát

triển kinh tế - xã hội tại các huyện ngoại thành Hà Nội là nhiệm vụ quan

trọng, thường xuyên. Trước yêu cầu đó, luận án đã tập trung làm rõ những

vấn đề huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà

Nội gồm các nội dung cơ bản sau:

1. Xây dựng khung lý luận về vốn và huy động vốn cho phát triển kinh

tế - xã hội khu vực nông thôn gắn với địa bàn nghiên cứu là các huyện ngoại

thành. Nội dung trên tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị và đặt trong bối

cảnh mới của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Đặc biệt

phân tích sâu ở hai khía cạnh là vai trò của vốn trong phát triển kinh tế - xã

hội và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể cung vốn với chủ thể cầu vốn

cũng như chủ thể trung gian. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của một số

nước và địa phương trong nước liên quan đến nội dung luận án.

2. Từ khung lý thuyết đã xây dựng làm căn cứ lý luận để khảo sát thực

trạng quá trình huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại

thành Hà Nội theo phương thức và chủ thể huy động vốn trên nền tảng thể chế

cả vĩ mô và vi mô. Đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn bất cập

và nguyên nhân của tình hình trên.

3. Xuất phát từ những dự báo về tình hình thế giới và trong nước có ảnh

hưởng đến hoạt động huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

nói chung và các huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng, và căn cứ vào mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành đến năm 2025, tầm nhìn

2030 theo những phương hương đã xác định, luận án đề xuất những giải pháp

Page 166: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

159

vừa mang tính chung vừa mang tính đặc thù của địa bàn nghiên cứu, xuất phát

từ những nguyên nhân đã được phân tích. Mục đích đóng góp những nghiên

cứu có hệ thống dựa vào các căn cứ khoa học kinh tế thị trường hiện đại, đặt

trên nền tảng lý luận của kinh tế chính trị Mác-Lê nin. Luận án mong muốn

đóng góp những kiến nghị, đề xuất thiết thực, khả thi để đẩy mạnh huy động

vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội xứng tầm

là nông thôn văn minh, hiện đại.

Page 167: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Ngô Đại Sơn (2017), “Huy động vốn để phát triển nông nghiệp nông thôn,

kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Thuế (23),

tr.30-31.

2. Ngô Đại Sơn (2017), “Đa dạng hoá nguồn huy động vốn để phát triển kinh

tế xã hội ở các huyện ngoài thành Hà Nội”, Tạp chí Tài chính (kỳ 1),

tr.90-92.

3. Ngô Đại Sơn (2017), “Giải pháp huy động vốn để phát triển kinh tế xã hội

các huyện ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Tài chính (kỳ 2), tr.78-80.

Page 168: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Đinh Văn Ân (2009), Vượt thách thức, mở thời cơ phát triển bền vững, Nxb

Tài chính, Hà Nội.

2. Lê Vũ Anh (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Bách, Chu Tiến Quang (chủ biên) (1999), “Phát triển nông

nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt

Nam”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW

ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.

5. Ban chấp hành Trung ương khóa IX (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 về

đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông dân, nông

thôn thời kỳ 2001-2010, Hà Nội.

6. Phạm Đăng Bình và Nguyễn Văn Lập (1998), Từ điển kinh tế, Nxb Hà Nội.

7. Vũ Trọng Bình (2007), Nông thôn Việt Nam: Thực tiễn, hạn chế thực hiện

chính sách tại các địa phương, Tham luận Hội thảo "Chiến lược Phát

triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong giai đoạn

công nghiệp hoá và hội nhập", Hà Nội.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Chiến lược phát triển nông

nghiệp nông thôn giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội.

9. Chi cục thống kê các huyện phía Tây Thành phố Hà Nội, Niên giám thống kê

2005, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, Hà Nội.

10. Chính phủ (2007), Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm

2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, Hà Nội.

11. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

Page 169: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

12. Nguyễn Sinh Cúc (2013), Tổng quan nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau

25 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI); Tạp chí

Kinh tế và quản lý (số 6), Hà Nội.

13. Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm (1995), Đầu tư trong nông nghiệp, thực

trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Cục thống kê Thành phố Hà Nội, Niên giám thống kê 2005, 2010, 2011,

2012, 2013, 2014, 2015, Hà Nội.

15. Mai Ngọc Cường (chủ biên) (1995), Các học thuyết kinh tế - lịch sử phát

triển, tác giả và tác phẩm, Nxb thống kê, Hà Nội.

16. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội lần thứ XV, Hà Nội.

17. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2015), Văn kiện Đại hội lần thứ XVI, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp

hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp

hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp

hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội XI của Đảng, Nxb Chính

trị - Hành chính, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Bích Đào (2004), Một số vấn đề lý luận và định hướng phát triển

kinh tế nông thôn ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Viện kinh tế

Việt Nam, Hà Nội.

Page 170: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

26. Đề tài cấp bộ (2007), Thực trạng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách

đầu tư ở Việt Nam, Viện Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

27. Đề tài cơ sở (2009), Đầu tư ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp vùng

đồng bằng sông Hồng trong thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức

Thương mại Thế giới, Đề tài cơ sở, Hà Nội.

28. Đề tài cơ sở (2012), Tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam -

một số vấn đề lý thuyết, Đề tài cơ sở, Hà Nội.

29. Bùi Quang Dũng (2009), Một số vấn đề phát triển xã hội nông thôn năm 2009

(Lao động và việc làm nông thôn), Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Khoa

học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

30. Phùng Văn Dũng (2014), Phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập

Tổ chức Thương mại Thế giới, Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị, Trường

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

31. Hoàng Ngọc Hoà (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình

đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

32. Vương Đình Huệ (2013), Nâng cao hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp, nông

dân và nông thôn, Hà Nội.

33. Nguyễn Văn Hùng (2009), Tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển

kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Hà Nội.

34. Phạm Thị Khanh (2003), Huy động vốn phát triển nông nghiệp vùng đồng

bằng sông Hồng hiện nay, Hà Nội.

35. Phạm Thị Khanh (2007), Phát triển thị trường tín dụng nông thôn góp

phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn vùng

đồng bằng sông Hồng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội.

36. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 35, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

Page 171: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

37. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 36, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

38. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 39, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

39. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 45, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

40. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 73, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

41. C. Mác và Ph.Ăng-Ghen (1981), Toàn tập, Tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội.

42. C. Mác và Ph.Ăng-Ghen (2002), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia -

Sự thật, Hà Nội.

43. C. Mác và Ph.Ăng-Ghen (2002), Toàn tập, Tập 25, Nxb Chính trị Quốc gia -

Sự thật, Hà Nội.

44. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Trần Thị Ngọc Minh (2012), Vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông

thôn ở Yên Bái.

46. Nam Đỗ Hoài, Đoàn Lê Cao (2001), Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong

quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.

47. Vũ Văn Nâm (2009), Phát triển nông nghiệp bền vững, Nxb Thời đại, Hà Nội.

48. Đinh Thị Nga (2017), Tập trung đất và tích tụ vốn trong nông nghiệp ở

nước ta, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà

Nội.

49. Ngân hàng thế giới (2007), Báo cáo phát triển Thế giới 2008 về lĩnh vực

nông nghiệp, Hà Nội.

50. Trần Viết Nguyên (2015), Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.

51. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (1997), Kinh tế học, Nxb chính trị quốc gia,

Hà Nội.

52. Nguyễn Quốc Oánh (2012), Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại

thành, Hà Nội.

53. Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

nông thôn trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 172: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

54. Nguyễn Minh Phong (2010), Phát triển thị trường tín dụng nông nghiệp và

nông thôn: Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn ở Việt Nam, Hà Nội.

55. Nguyễn Minh Phong (2014), Những đột phá cần có về tín dụng cho nông nghiệp,

Hà Nội.

56. Đỗ Đức Quân (2009), Phát triển bền vững đồng bằng Bắc bộ trong quá

trình phát triển, xây dựng các khu công nghiệp, Đề tài khoa học cấp

bộ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

57. Trần Hồng Quảng (2015), Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở

huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

Hà Nội.

58. Chu Hữu Quý (1996), Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt

Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

59. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay

và mai sau, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

60. Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hoà (2002), Một số vấn đề về phát triển nông

nghiệp và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

61. Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế

nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ thế

kỷ XX đến thế kỷ XXI “trong thời đại kinh tế trí thức”, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

62. Nguyễn Hữu Tập (2010), Phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó

đến xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước ta hiện nay, Luận

án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Bộ quốc phòng, Hà Nội.

63. Lê Đình Thắng (chủ biên) (2000), “Chính sách phát triển nông nghiệp và

nông thôn Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị”, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

64. Thành Uỷ Hà Nội (2011), Chương trình 02Ctr/TU ngày 26/4/2016 về phát

triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông

dân giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội.

Page 173: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

65. Thành Uỷ Hà Nội (2011), Chương trình 02Ctr/TU ngày 29/8/2011 về phát

triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời

sống nông dân 2011 - 2015, Hà Nội.

66. Lê Sỹ Thọ (2016), Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông

thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội, Học viện Tài chính, Hà Nội.

67. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5

năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội

đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.

68. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/ 4/ 2009

của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn

mới, Hà Nội.

69. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7

năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội

đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.

70. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 02

năm 2012 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông

nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Hà Nội.

71. Đoàn Xuân Thuỷ (2009), Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

72. Đoàn Xuân Thuỷ (2011), Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

73. Tổng cục thống kê (2010), Báo cáo điều tra biến động dân số và kế hoạch

hoá gia đình, Hà Nội.

74. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và

thủy sản năm 2011, Hà Nội.

75. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê Việt Nam, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

76. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê Việt Nam, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

Page 174: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

77. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê Việt Nam, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

78. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường đại học quốc gia Hà Nội

(2002), Phát triển bền vững miền núi Việt Nam, 10 năm nhìn lại và

những vấn đề đặt ra, Hà Nội.

79. Trung tâm tri thức doanh nghiệp quốc tế (2009), Nông dân dựa vào đâu, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

80. Nguyễn Từ (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

81. Cấn Quang Tuấn (2009), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố

Hà Nội quản lý, Học viện Tài chính, Hà Nội.

82. Ủy ban nhân dân các huyện ngoại thành Hà Nội, Đề án về công tác dồn điền

đổi thửa, Hà Nội.

83. Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương trình

02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông

thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 -

2015, Hà Nội.

84. Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương

trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng

nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 -

2015, Hà Nội.

85. Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương

trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng

nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 -

2015, Hà Nội.

86. Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương

trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng

nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 -

2015, Hà Nội.

Page 175: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

87. Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương

trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng

nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 -

2015, Hà Nội.

88. Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương

trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng

nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 -

2015, Hà Nội.

89. Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương

trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng

nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 -

2015, Hà Nội.

90. Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương

trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng

nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 -

2015, Hà Nội.

91. Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương

trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng

nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 -

2015, Hà Nội.

92. Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương

trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng

nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 -

2015, Hà Nội.

93. Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương

trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng

nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn

2011 - 2015, Hà Nội.

Page 176: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

94. Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn (2016), Báo cáo việc thực hiện

Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông

nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống

nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.

95. Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất (2016), Báo cáo việc thực hiện

Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp,

xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân

giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.

96. Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai (2016), Báo cáo việc thực hiện

Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp,

xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân

giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.

97. Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương

trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông

thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015,

Hà Nội.

98. Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương

trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông

thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 - 2015,

Hà Nội.

99. Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa (2016), Báo cáo việc thực hiện Chương

trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng

nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn

2011 - 2015, Hà Nội.

100. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2016), Báo cáo phát triển kinh tế của

thành phố Đà Nẵng.

101. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội đến năm 2020,

Hà Nội.

Page 177: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

102. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo "Tình hình thực

hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông thôn các

huyện", Hà Nội.

103. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo "Tình hình thực

hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân

và nông thôn", Hà Nội.

104. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Đề án xây dựng nông thôn mới

các huyện ngoại thành, Hà Nội.

105. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 17/2012/QĐ-

UBND ngày 09 tháng 7 năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát

triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng

2030, Hà Nội.

106. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt

động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Hà Nội.

107. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 31/2014/QĐ- Ủy

ban nhân dân ngày 04 tháng 08 năm 2014 về việc ban hành quy định về

chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, Hà Nội.

108. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo hoạt động của các

quỹ TDND trên địa bàn 17 huyện ngoại thành, Hà Nội.

109. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo hoạt động của chi

nhánh Agribank trên địa bàn các huyện ngoại thành, Hà Nội

110. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo hoạt động của chi

nhánh Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn 17 huyện ngoại

thành Hà Nội, Hà Nội.

111. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo Kết quả thực hiện

chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 tại các

huyện phía Tây, Hà Nội.

Page 178: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

112. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo Kết quả thực hiện

chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 của các

huyện ngoại thành, Hà Nội.

113. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo kết quả thực hiện

Chương trình 02/CTr-TU của Thành ủy, Hà Nội.

114. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo Kinh tế - xã hội và

Niên giám thống kê các huyện ngoại thành, Hà Nội.

115. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Niên giám thống kê Hà Nội

và 17 huyện ngoại thành, Hà Nội.

116. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Niên giám thống kê từ năm

2007 đến 2015, Hà Nội.

117. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Niên giám thống kê, Hà Nội.

118. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Tổng hợp và tính toán dựa

trên Điều tra lao động việc làm, Hà Nội.

119. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Tổng hợp và tính toán từ

Niên giám thống kê, Hà Nội.

120. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2016), Báo cáo kinh tế - xã hội hàng

năm của các huyện ngoại thành, Hà Nội.

121. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2016), Niên giám thống kê, Hà Nội.

122. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2016), Sở Tài nguyên - Môi trường,

Hà Nội.

123. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2016), Tổng hợp số liệu điều tra tại 7

huyện ngoại thành, Hà Nội.

124. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2011), Quyết định

36/2011/QĐ - Uỷ ban nhân dân ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Uỷ

ban nhân dân thành phố, về ban hành Quy định về chính sách

khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông

nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.

Page 179: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/8/8/Luan an Ngo Dai Son.pdfhcma.vn

II. Tài liệu tiếng nước ngoài

125. Cuong Tat Do (2015), Investment and agricultural development in

developing countries - the case in Vietnam, Nxb Agriculture, Hanoi.

126. David L. Debertin, Stephan J.Goetz (2013), Social Capital formation in

rural, urban and suburban communities, Nxb Statistical, Hanoi.

127. Elies Seguí-Mas, Ricardo J.Server Izquierdo (2012), Financial resources in

rural development - an analysis of relational capital in credit

cooperatives, Nxb Knowledge.

128. Fedes C.van Rijn (2014), The role of social capital in agricultural

development projects, (English) London.

129. Hans Westlund, Kiyoshi Kobayashi (2013), Social capital and rural

development in the knowledge society (New Horizons in regional

science series), (English) Nathan.

130. Jikun Huang, Hengyun Ma (2010), Capital formation and agriculture

development in China, Hai2 A.PasT.Palanivel, Pro-poor Policy and

Growth: The Asia Pacific Regional Program Experience on

Macroeconomic Poverty Reduction, United Nations Development

Program's Agricultural Development Policy.

131. Joanna Mitchell-Brown (2013), Revitalizing the first-suburbs: The

importance of the social capital - community development link in

suburban neighborhood revitalization, (English) London.

132. Khan S., Kazami S., Rifaqat Z. (2007), Harnessing and guiding social

capital for rural development, (English) Nathan.

133. M. Woolcock, D. Narayan (2000), Social capital: implication for development

theory, research and policy, World Development Indicators.

134. Massoud Karshenas (1999), Agriculture and economic development in Sub-

Sahara Africa and Asia. World Development Indicators.

135. OECD (2006), Investment priorities for rural development. World

Development Indicators.

136. Rashid Solagberu Adisa (2012), Rural development - contemporary issues

and practices, World Development Indicators.