hcma.vnhcma.vn/uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · hỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia...

195
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n tØnh qu¶ng nam Chuyên ngành : Quản lý kinh tế s: 62 34 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ QUANG MINH HÀ NỘI - 2015

Upload: others

Post on 31-Jan-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY

hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµngn«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n

tØnh qu¶ng nam

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế

Mã số : 62 34 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ QUANG MINH

HÀ NỘI - 2015

Page 2: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

tôi. Các số liệu và kết luận khoa học nêu trong luận án là trung

thực và chưa từng được công bố công bố trong bất kỳ công

trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Như Thủy

Page 3: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

MỤC LỤC

TrangMỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾNĐỀ TÀI VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG SỬ DỤNGTRONG LUẬN ÁN 7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 71.2. Những điểm đã thống nhất và những điểm cần nghiên cứu trong

luận án về hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Thương mại 241.3. Ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả tín dụng

của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnhQuảng Nam 25

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ TÍNDỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 32

2.1. Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng Thương mại 322.2. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Thương mại 462.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng của các Ngân hàng

Thương mại trong và ngoài nước 66

Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNHQUẢNG NAM 77

3.1. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 77

3.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 85

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍNDỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁTTRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM 123

4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển tín dụng của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 123

4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam 126

4.3. Một số kiến nghị 148

KẾT LUẬN 155DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊNQUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158PHỤ LỤC 168

Page 4: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CCBs Các tổ chức tín dụng hợp tácCNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóaCP Chi phíCRF Hệ số rủi ro tín dụngCSTT Chính sách tiền tệDN Doanh nghiệpDNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừaDNNN Doanh nghiệp nhà nướcDPRR Dự phòng rủi roEUC Hiệu quả sử dụng vốnFEM Mô hình ảnh hưởng nhân tố cố địnhFGLS Feasible Generalized Least SquaresFSC Ủy ban giám sát tài chínhGDP Tổng sản phẩm quốc nộiHBRA Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng NHNo&PTNT Việt Nam tại Hội AnHĐQT Hội đồng quản trịHQTD Hiệu quả tín dụngIRB Phương pháp dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộKTTT Kinh tế thị trườngKTXH Kinh tế xã hộiLNTD Lợi nhuận tín dụngLS Lãi suấtLSCV Lãi suất cho vayNH Ngân hàngNHCS Ngân hàng chính sáchNHNN Ngân hàng Nhà nướcNHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônNHTM Ngân hàng Thương mạiNHTMQD Ngân hàng Thương mại quốc doanhNHTW Ngân hàng Trung ươngNPL Tỷ lệ nợ xấuNQH Nợ quá hạnOLS Phương pháp bình phương tối thiểuOPEV Vụ đánh giá hoạt độngPG Tốc độ tăng trưởng lợi nhuậnPSSTĐ Phương sai số thay đổiREM Mô hình ảnh hưởng nhân tố ngẫu nhiênSA Phương pháp chuẩn hóaSSA Phương pháp chuẩn hóa đơn giảnSXKD Sản xuất kinh doanh

Page 5: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Trang

Bảng 1.1: Mô tả các biến liên quan 27

Bảng 1.2: Các giả thuyết đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT

tỉnh Quảng Nam 27

Bảng 3.1: Cơ cấu huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 81

Bảng 3.2: Thị phần nguồn vốn của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 83

Bảng 3.3: Tình hình tài sản có giai đoạn 2009-2013 84

Bảng 3.4: Số khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 84

Bảng 3.5: Quy mô, cơ cấu dư nợ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 85

Bảng 3.6: Dư nợ phân theo nhóm nợ 87

Bảng 3.7: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế 87

Bảng 3.8: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ qua các năm 88

Bảng 3.9: Thị phần cho vay của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Namtrên địa bàn 90

Bảng 3.10: Doanh số cho vay NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam2009-2013 91

Bảng 3.11: Vòng quay vốn tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 95

Bảng 3.12: Thống kê các biến có ý nghĩa trong mô hình với biếnphụ thuộc là hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnhQuảng Nam 98

Bảng 3.13: Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm 100

Bảng 3.14: Thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên

địa bàn tỉnh Quảng Nam 101

Bảng 3.15: Thực trạng khách hàng tổ chức theo hệ thống xếp hạngtín dụng nội bộ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 105

Bảng 3.16: Lãi suất huy động bình quân của NHNo&PTNT tỉnhQuảng Nam 107

Bảng 3.17: Chi phí hoạt động tín dụng giai đoạn 2009 - 2013 108

Bảng 3.18: Tỷ lệ thu lãi tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 118

Page 6: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Trang

Biểu đồ 3.1: Dư nợ qua 5 năm 2009 - 2013 86

Biểu đồ 3.2: Doanh số cho vay giai đoạn 2009 - 2013 91

Biểu đồ 3.3: Hệ số rủi ro tín dụng năm 2009 - 2013 92

Biểu đồ 3.4: Hiệu quả sử dụng vốn qua 5 năm 2009 - 2013 94

Biểu đồ 3.5: Hệ số thu hồi nợ qua 5 năm 2009 - 2013 96

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2009-2013 97

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 79

Sơ đồ 3.2: Tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc 99

Page 7: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành

thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiềucơ hội mới cho các doanh nghiệp (DN), các lĩnh vực kinh tế, trong đó khôngthể không nói đến ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam.Việc thực hiện các cam kết mở cửa vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng

thương mại (NHTM) mở rộng thị trường ra nước ngoài, vừa buộc các NHTMphải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở thị trường trong nước.Hơn nữa, bối cảnh này còn tác động đáng kể tới hoạt động sản xuất kinhdoanh của các DN, qua đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các NHTMnói chung, hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát

triển nông thôn (NHNo&PTNT) nói riêng.

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn tỉnhQuảng Nam, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cũnggặp không ít khó khăn. Sự bùng nổ về số lượng các ngân hàng và dịch vụngân hàng, đặc biệt là sự tăng lên nhanh chóng của các NHTM nước ngoài

với lợi thế về đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, tiềm lực về tài chính mạnh và

công nghệ hiện đại, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, không những đã làm thu

hẹp thị phần của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, mà còn đặt NHNo&PTNT

tỉnh Quảng Nam trước yêu cầu phải cải cách thích ứng, đổi mới hoạt độnghiện đại hóa trong quá trình tồn tại và phát triển.

Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng và phát triển khôngngừng về lượng, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã chú trọng nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, mở rộng mạng lưới hoạt động, năngđộng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay tín dụng của khách hàng.

Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng mạnh dạn cho vay mọi thành phần kinhtế, đặc biệt là cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V), đồng thời mởrộng nhiều hình thức cho vay mới như: cho vay tiêu dùng, trả góp, thực hiệnchiết khấu, cho vay đồng tài trợ.

Page 8: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

2

Với việc đa dạng hoá hoạt động tín dụng, NHNo&PTNT tỉnh QuảngNam đã thu được những kết quả đáng kể, chất lượng tín dụng ngày càng mởrộng và cải thiện. Là một trong những NHTM đầu tiên được thành lập trên địabàn Quảng Nam, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam có nhiều thế mạnh trongcác hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế. Hiện nay NHNo&PTNT tỉnh QuảngNam đang nỗ lực triển khai đồng bộ các nghiệp vụ tín dụng, gia tăng các sảnphẩm dịch vụ để hoàn thiện, vươn lên và phát triển trong thời đầu hội nhập.

Là một ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD), NHNo&PTNTtỉnh Quảng Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tếnói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nói riêng, mở raquan hệ tín dụng trực tiếp và đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các thành

phần kinh tế để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dântrên địa bàn. Song cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động tíndụng luôn phải thay đổi theo môi trường hoạt động để thích nghi với môitrường, nên các cơ chế chính sách phải luôn được đổi mới. Trên giác độ này,

hiện nay hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nói chung

vẫn còn khá nhiều bất cập, như: chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn những yếu tốkhông vững chắc trong chiếm lĩnh thị trường về khách hàng, cơ cấu nguồnvốn, dư nợ tín dụng đối với các thành phần kinh tế, hiệu quả đầu tư tín dụngchưa được cao, chưa bền vững so với khả năng, chênh lệch so với lãi suất đầura đầu vào còn thấp… nên chưa tạo được động lực mạnh mẽ để mở rộng hoạtđộng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Trước bối cảnh hoạt động của NHTMnói chung, hiện nay vấn đề hiệu quả tín dụng đang đặt ra cấp thiết và cần nghiên

cứu có hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận, đề xuất được các tiêu chí để đánh giátừ tổng thể đến cụ thể để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, nhất quán từ quanniệm nhận thức đến đánh giá đối với hiệu quả tín dụng ngân hàng.

Hiện nay, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đạthiệu quả chưa cao. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bềnvững của Ngân hàng mà còn tác động tới sự phát triển của nền kinh tế, đặcbiệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực tiễn nói trên, đòi hỏi

Page 9: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

3

phải triển khai nghiên cứu để tìm ra những giải pháp đồng bộ nhằm nâng caohiệu quả hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài nghiên cứu “Hiệu quả tín dụng của Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam” được chọnlàm đối tượng nghiên cứu trong luận án.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án2.1. Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu nghiên cứu đề tài luận án là làm rõ cơ sở lý thuyết và thực

trạng hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đồng thời đề xuấtgiải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Namtrong những năm tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứuĐể hoàn thành mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu trong luận án là:

- Làm rõ bản chất hoạt động tín dụng, các tiêu chí đo lường hiệu quả tíndụng, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của NHTM.

- Phân tích, đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh QuảngNam trong giai đoạn 2009 - 2013. Thông qua mô hình kinh tế lượng lựa chọnđể phân tích chiều hướng tác động, mức độ ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu đolường hiệu quả tín dụng riêng biệt tới hiệu quả tín dụng tổng thể.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng củaNHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong những năm tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu trong luận án là hiệu quả tín dụng của

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Hiệu quả thể hiện thông qua các tiêu chí đolường cụ thể và tổng thể.

3.2. Phạm vi nghiên cứu* Thời gian nghiên cứu:

- Thời gian khảo sát để đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT

tỉnh Quảng Nam được xem xét trong giai đoạn 2009 - 2013. Các giải phápnâng cao hiệu quả tín dụng được đề xuất đến năm 2020.

Page 10: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

4

* Không gian nghiên cứu:Hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng được nghiên cứu tại

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.

* Nội dung nghiên cứu:Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ

chức, cá nhân. Xét theo nghĩa rộng, tín dụng ngân hàng bao gồm cả việckhách hàng cho ngân hàng vay và ngân hàng cho khách hàng vay. Xét theo

nghĩa hẹp theo nghiệp vụ chuyên môn của ngành ngân hàng, khâu khách hàng

cho ngân hàng cho vay gọi là huy động vốn, khâu ngân hàng cho khách hàng

vay gọi là tín dụng. Luận án tiếp cận tín dụng ngân hàng theo nghĩa hẹp,nghĩa là chỉ bao gồm hoạt động cho vay của ngân hàng.

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu4.1. Cách tiếp cậnỞ nhiều quốc gia, các ngân hàng cung cấp tín dụng cho nông dân và

phát triển nông thôn đều được giao gánh vác thêm một phần chính sách xã

hội, do đó ở một mức độ nào đó, các ngân hàng này đều nhận được sự hỗ trợcủa Nhà nước. Theo đó, ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thônđược coi như một trong các công cụ được Nhà nước sử dụng để tác động vào

nền kinh tế. Vì thế hiệu quả tín dụng của các ngân hàng này có thể được tiếpcận dưới góc độ hoạt động tín dụng của ngân hàng có ảnh hưởng thế nào, có

tác động ra sao đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cách tiếp cậnnày là tiếp cận vĩ mô, theo hướng đánh giá, phân tích tác động chính sách.

Mặt khác, hiệu quả tín dụng của ngân hàng cũng có thể tiếp cận ở góc độquản trị của doanh nghiệp. Tức là, những hỗ trợ của nhà nước cho ngân hàng

để thực thi một phần chính sách xã hội cho nhà nước được coi như đã thẩmthấu vào nội bộ ngân hàng. Những hỗ trợ của Nhà nước đã được chuyển hoáthành nguồn lực của doanh nghiệp. Để tồn tại được, ngân hàng phục vụ pháttriển nông nghiệp nông thôn cũng phải xem xét và đo lường hiệu quả hoạtđộng tín dụng của mình. Đây là cách tiếp cận vi mô. Luận án này tiếp cậnphân tích hiệu quả tín dụng của ngân hàng theo cách này, tức là chỉ nghiên

Page 11: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

5

cứu hiệu quả tín dụng của Ngân hàng, không nghiên cứu tác động, ảnh hưởngcủa hiệu quả của tín dụng ngân hàng đối với khách hàng, người vay.

NHNo&PTNT là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, trựctiếp phục vụ hoạt động của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chính vì thế,hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung, hiệu quả hoạt động tín dụng nóiriêng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như chính sách kinh tế,chính sách tiền tệ của quốc gia, sự biến động của thị trường tiền tệ, sự biếnđộng của các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, thậm chí cảnhững rủi ro do điều kiện tự nhiên tác động. Do đó, việc đánh giá hiệu quả tíndụng của ngân hàng phải tiếp cận theo hướng tiếp cận động, tức là phải căncứ vào các điều kiện trong từng giai đoạn cụ thể để đánh giá.

Hơn nữa, hiệu quả tín dụng của ngân hàng chịu sự ảnh hưởng, tác độngcủa rất nhiều yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, do đó để đo lường,

đánh giá chính xác hiệu quả tín dụng cần phải xem xét nó trong mối quan hệtổng thể với các yếu tố khác có liên quan.

4.2. Phương pháp nghiên cứuTrong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương

pháp sau:

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng thuật tình hình nghiên

cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài và những vấn đề lý luận ởchương 2 và phần đánh giá khái quát ở chương 3.

- Phương pháp phân tích, kết hợp phân tích với tổng hợp dựa trên các

số liệu thống kê, báo cáo của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, các tài liệutham khảo trong các ấn phẩm đã xuất bản và các công trình nghiên cứu đã

được nghiệm thu được sử dụng để đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng củaNgân hàng ở chương 3.

- Phương pháp so sánh hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnhQuảng Nam với các NHTM khác trên cùng địa bàn được sử dụng ở chương 3.

- Phương pháp quy nạp và diễn dịch, ngoại suy để đề xuất những giảipháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trongchương 4.

Page 12: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

6

- Sử dụng các chương trình Excel và EVIEW 6.0 để tiến hành phân tích

định lượng ảnh hưởng của các chỉ tiêu hiệu quả tín dụng riêng biệt tới hiệuquả tín dụng tổng thể. Sử dụng mô hình hồi quy để phân tích và giải thích dựatrên số liệu thống kê của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Phương pháp này

được sử dụng ở chương 3.- Phương pháp điều tra xã hội học và khảo sát tại thực địa một số chi

nhánh ngân hàng được sử dụng để củng cố thêm các kết luận và đề xuất đượccác giải pháp có tính thực tiễn, khả thi. Số lượng phiếu phỏng vấn khách hàng

600 phiếu. Số phiếu phỏng vấn cán bộ tín dụng là 260 phiếu. Địa điểm phỏngvấn là tại các chi nhánh của ngân hàng. Phương pháp này được sử dụngchương 3 và chương 4.

5. Những điểm mới của luận án- Đưa ra hệ thống các tiêu chí đo lường hiệu quả tín dụng cho chi nhánh

cấp tỉnh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.- Hệ thống hóa có phân tích, đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến

hiệu quả tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.- Áp dụng hệ thống tiêu chí đã tìm ra để đánh giá hiệu quả tín dụng của

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2013. Thông qua mô

hình kinh tế lượng để chỉ ra hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của mỗi chỉtiêu phản ánh hiệu quả tín dụng đến hiệu quả tín dụng tổng thể của Ngân hàng.

- Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT

tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2013, tìm ra được những thuận lợi và

khó khăn của ngân hàng, cũng như những tồn tại trong quản lý, điều hành

ngân hàng dẫn đến hiệu quả chưa cao.- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới góp phần lựa chọn cácchính sách, đưa ra các quyết định phù hợp.

6. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 11 tiết.

Page 13: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

7

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀIVÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến đề tài

1.1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động tín dụng của ngânhàng thương mại

Trong xã hội hiện đại, các NHTM là một bộ phận không thể thiếu đượcđối với sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Các hoạt động nghiệpvụ chủ yếu của ngân hàng thương mại là huy động tiền gửi; huy động vốntrên thị trường tài chính; cho vay, đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp, cácnghiệp vụ khác mà NHTM phải thực hiện để đảm bảo an toàn cho hoạt độngcủa ngân hàng và cho khách hàng. Muốn có lợi nhuận, NHTM phải cung cấpdịch vụ ngân hàng với chất lượng cao, chi phí thấp và giữ được uy tín nhờđảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm thiểu tác hại của rủi ro.

Sự sụp đổ của các ngân hàng trong lịch sử ngoài các dịch vụ và sảnphẩm đầu tư phức tạp, còn có nguyên nhân chủ yếu do chất lượng tín dụngkém, do việc thẩm định dự án tài trợ thiếu chặt chẽ, công tác đánh giá tài sảnchưa đúng mực, dẫn đến nhiều ngân hàng đã không kiểm soát được nợ xấudẫn đến các hệ lụy dây chuyền, gây ảnh hưởng cho hiệu quả hoạt động của hệthống. Điều này đã gióng lên tiếng chuông báo động, đánh thức các nhà quảnlý, lãnh đạo, các nhà khoa học phải nghiên cứu đưa ra các công cụ và mô hình

quản lý tín dụng thực sự hiệu quả hơn. Sau đây là một số tài liệu có giá trịtham khảo liên quan:

- Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã tiến hành nhiều nghiên cứuvà đã đưa ra các khuyến nghị về đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn Basel I(1988) nhằm giới thiệu hệ thống đo lường vốn và một phương pháp chung đểngân hàng chủ động đối mặt với rủi ro chất lượng các tài sản có ngân hàng

đang nắm giữ. Hiệp ước vốn Basel II (2004) đưa ra nhiều phương pháp đo

Page 14: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

8

lường rủi ro tín dụng như phương pháp chuẩn hóa đơn giản (SSA), phươngpháp chuẩn hóa (SA), phương pháp dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nộibộ (IRB) cơ bản và nâng cao… Basel II gợi ý quy trình và công cụ quản lýrủi ro tín dụng như: nhận biết rủi ro thông qua hệ thống các dấu hiệu tài

chính, phi tài chính và hệ thống xếp hạng nội bộ; đo lường rủi ro thông quamô hình giá trị chịu rủi ro tín dụng (VAR); quản lý rủi ro thông qua chínhsách tín dụng; quản lý danh mục cho vay và phát sinh tín dụng.

- Glen Bullivant trong "Credit Management" [86] đã trình bày bao quát

các khía cạnh của quản lý tín dụng. Nội dung trọng tâm, xuyên suốt mà tác

giả đưa ra là vấn đề dòng tiền, quản lý dòng tiền, vấn đề về lợi nhuận có thểđược cải thiện, nâng cao bằng nhiều kế hoạch tương thích. Tất cả các vấn đềkiểm soát tín dụng quan trọng được đề cập một cách chi tiết, bao gồm cảhướng dẫn về chính sách tín dụng và quản lý các chức năng tín dụng, điềukiện tín dụng, đánh giá rủi ro, quản lý và mô hình hóa, thu hồi nợ, bảo hiểmtín dụng, tín dụng xuất khẩu, tín dụng tiêu dùng, luật tín dụng thương mại và

các dịch vụ tín dụng.- Các tác giả Stephan Cowan, Glen Bullivant, Robert addlestone trong

"Effective credit control & debt recovery handbook - Tottel Publisher" [106]

đã chỉ ra rằng, quản lý tín dụng lỏng lẻo và nợ xấu thường là nguyên nhân tựlàm suy yếu các NHTM đang thành công. Vì thế, điều quan trọng, theo tácgiả, là phải đảm bảo có được một hệ thống giữ cho mức rủi ro tín dụng luônthấp nhất, đồng thời nắm rõ thủ tục thu hồi nợ trong trường hợp không đượcthanh toán. Cuốn sách này cập nhập hầu hết các vấn đề pháp lý mới nhất đồngthời cung cấp thông tin thực tế về mọi khía cạnh của kiểm soát tín dụng và thu

hồi nợ bao gồm: Chỉ dẫn tín dụng đối với khách hàng mới; thực hiện tín dụngđối với khách hàng mới, những thay đổi đối với luật thu hồi nợ, ban hành luậtbảo vệ số liệu, giải quyết việc nâng hạn mức tín dụng cho các công ty nhỏ,làm thế nào để đưa ra một chính sách tín dụng, các điều khoản thanh toán, thuhút các khách hàng lớn, thủ tục đối với các doanh nghiệp không trả nợ hoặc phásản, doanh nghiệp & chế tài tín dụng và hiệu lực của chế tài bảo vệ thông tin.

Page 15: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

9

- Các tác giả Sam N. Basu, Harold L. Rolfes Jr trong “Trategic credit

management” [107] đã đề ra giải pháp quản lý chiến lược tín dụng, coi đóthực sự là một công cụ hiệu lực, sát thực tế và đáp ứng được nhu cầu thực tiễnđể giúp NHTM tồn tại và phát triển trong môi trường cho vay (cấp tín dụng)vốn rất phức tạp hiện nay. Các tác giả đã kết hợp phương pháp học thuật và

phương pháp kiểm nghiệm qua thực tế để bàn về vấn đề ngân hàng nói chung

và tín dụng ngân hàng nói riêng. Các tác giả cho rằng, ngành ngân hàng đã

trải qua nhiều thay đổi lớn trong những năm qua và đưa ra nhận định xuhướng này sẽ còn tiếp diễn trong một tương lai gần. Các tác giả đã đưa ranhững hướng dẫn và lời khuyên dựa trên sự kết hợp giữa phân tích lý thuyếtvà thực nghiệm. Một là, kiểm tra, phân tích độ sâu của toàn bộ lĩnh vực quảnlý tín dụng dưới góc độ của những thay đổi diễn ra suốt từ khi bắt đầu thời kỳsuy thoái vào đầu những năm 80 thể kỷ XX. Hai là, xác nhận rõ những cănnguyên gốc rễ mang tính hệ thống dẫn đến hầu hết các thất bại trong công tácquản lý tín dụng. Ba là, đưa ra một số những hướng dẫn rõ ràng về cách táikhởi động quy trình quản lý tín dụng với một chiến lược cụ thể. Bốn là, đưa ra

những chiến lược đã được kiểm chứng và những kỹ thuật định lượng sắc sảogiúp phân tích tín dụng, quản lý tín dụng, cơ cấu nợ, nợ quá hạn và các vấn đềkhác về tín dụng. Năm là, vạch ra một chương trình cụ thể, có kế hoạch chitiết, dễ triển khai thực hiện cho việc quản lý đào tạo và đào tạo lại đội ngũnhững người làm công tác tín dụng và quản lý tín dụng.

Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng nói

chung và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.Nghiên cứu về kinh nghiệm của ngân hàng ở một số quốc gia như

Mexico, Venezuela, Tây Ban Nha, Kenya, Vương quốc Anh, Thụy Điển và

Na Uy, các nhà phân tích đều thống nhất rằng, sự thất bại của ngân hàng xuấthiện do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Herrero [89] cho rằng, lợi nhuận ngânhàng thấp, lãi ròng thấp là biểu hiện của sự thất bại của ngân hàng. Ông phân

loại các yếu tố này thành nhóm yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng và yếu tốkinh tế vĩ mô. Các yếu tố bên trong ngân hàng là chất lượng tài sản, chất

Page 16: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

10

lượng quản lý, thu nhập và khả năng thanh toán. Các yếu tố kinh tế vĩ môgồm lãi suất cao, tăng trưởng kinh tế thấp, thương mại bất lợi, những cú sốc,biến động tỷ giá và nợ nước ngoài. Hooks [91] chỉ ra rằng suy giảm kinh tếnhư tình trạng lạm phát, lãi suất cao là nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ của cácngân hàng. Kane và Rice [94] cho rằng sự can thiệp của chính phủ gây ra thấtbại của các ngân hàng. Họ lập luận rằng khi các chính phủ can thiệp vào hoạtđộng của các ngân hàng, khách hàng có xu hướng dựa vào chính phủ để bảovệ lợi ích của họ. Can thiệp này không khuyến khích các tổ chức khác, cácchủ nợ và khách hàng thực hiện giám sát một cách có hiệu quả, giám sát các

ngân hàng một cách độc lập. Miller [101] cho rằng các tình huống dẫn đếnthất bại của các ngân hàng là tồn tại quá nhiều quy tắc nghiêm ngặt khiến chongân hàng không thể tuân thủ được, ngân hàng không tuân thủ pháp luật, hệthống các quy tắc cứng nhắc có thể hạn chế các ngân hàng lựa chọn cách thứchành động hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu. Tay [108] cho rằng, khủnghoảng ngân hàng chủ yếu xuất phát từ sự thiếu vắng những ý tưởng quản lýtốt trong quyết định quản lý. Lepus [98] thì cho rằng quản lý yếu kém, đặcbiệt là chấp nhận rủi ro quá mức, là chính nguyên nhân gây ra đổ vỡ ngânhàng. Marrison [100] nói rõ rằng quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả làm giảmrủi ro từ sự vỡ nợ của khách hàng. Lợi thế cạnh tranh của ngân hàng chính là

khả năng tạo ra và có được các khoản cho vay đem lại giá trị, lợi nhuận chongân hàng. Các khoản nợ xấu gây ra đổ vỡ ngân hàng. Sự thất bại của mộtngân hàng được coi là kết quả của quản lý yếu kém vì ra quyết định cho vaysai, đánh giá sai về tình trạng tín dụng hoặc khả năng trả nợ, tập trung cho

vay quá nhiều vào một đối tượng khách hàng nhất định. Goodhart [85] cho

rằng sự yếu kém trong quản lý rủi ro tín dụng xấu như để tình trạng nợ quáhạn kéo dài quá mức cũng là nguyên nhân gây ra đổ vỡ ngân hàng. Chimerine

[79] đồng tình với Goodhart, ông bổ sung thêm rằng việc tiếp tục cho vay đốivới các khoản vay chưa trả có khả năng dẫn tình trạng nợ chồng lên nợ. Điềunày làm giảm khả năng thanh toán của các ngân hàng cũng như làm giảm khảnăng tài trợ cho các hợp đồng vay tốt. Herrero [89] cho rằng trong cuộc khủng

Page 17: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

11

hoảng ngân hàng ở Venezuela, lý do dẫn đến sự thất bại Ngân hàng Latino là

cho vay không đúng quy định như cho phép tài sản thế chấp sẽ được sử dụngcho nhiều khoản vay, chất lượng các khoản vay thấp và tập trung cho vay

trong một lĩnh vực. De Juan [81] lập luận rằng ngân hàng ở Tây Ban Nha thấtbại là do quản lý rủi ro kém đặc biệt là rủi ro tín dụng, chẳng hạn danh mụccho vay của các ngân hàng ở nước này tập trung vào cho vay các đối tượng cóquan hệ với chính ngân hàng về vốn, hoặc sở hữu, nói cách khác là cho vay

các đối tượng có quan hệ sở hữu đan chéo với chính ngân hàng. Theo Gil-

Diaz [84], lạm phát cao và lãi suất cao gây ra sự gia tăng gánh nặng trả nợ đốivới các khoản vay trong và ngoài nước, làm giảm vốn của các ngân hàng. Gil-

Diaz khẳng định rằng sự yếu kém trong sàng lọc khách hàng vay, gia tăng quámức khối lượng tín dụng và suy thoái kinh tế trong năm 1993 tại Mexico đã

biến các khoản nợ trở thành gánh nặng quá lớn. Như vậy các khoản nợ xấubắt đầu tăng rất nhanh, khách hàng vay không có khả năng trả nợ. Hussey

[92] cho rằng, cho vay theo định hướng mang tính chính trị cũng là nguyên

nhân dẫn đến thất bại của ngân hàng như đã xảy ra ở Philippines trong nhữngnăm 1980.Trong nhiều trường hợp chính phủ chỉ đạo các ngân hàng trực tiếpđể cung cấp cho các khoản vay cho một số khách hàng vay, do đó các ngânhàng cho vay mà không dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về khả năng trả nợcủa khách hàng. Nếu không thể đo lường rủi ro tín dụng sẽ không thể quản lýđược rủi ro. Chính vì thế đo lường rủi ro tín dụng là tối quan trọng trong quảnlý rủi ro tín dụng. Davies và Kearns [80] nhấn mạnh rằng các tổ chức cần phảicó quy trình, thủ tục rõ ràng để đo lường rủi ro tín dụng cũng như tiếp xúc vớicác bên có liên quan, sản phẩm, khách hàng và các lĩnh vực kinh tế.

Năm 2008, sau sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ, khởinguồn cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, KPMG đã tiến hành khảo sátvà công bố kết quả nghiên cứu “Never again? Risk management in banking

beyond the credit crisis”. Cuộc khảo sát được tiến hành với 500 lãnh đạo cấpcao của các ngân hàng trên khắp thế giới để tìm ra điểm yếu trong hệ thốngquản lý rủi ro tín dụng hiện tại, từ đó đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa,

Page 18: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

12

tránh tái diễn khủng hoảng. Khảo sát đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả củacác cơ chế quản trị rủi ro hiện tại, văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp,thực hiện chức năng quản trị rủi ro, mức độ chuyên môn hoá quản lý rủi ro,

chính sách tạo động lực, khuyến khích để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro,cách thức đo lường và báo cáo về rủi ro. Cuộc khủng hoảng tài chính đã hốithúc các ngân hàng toàn cầu phải có cái nhìn nghiêm túc, toàn diện hơn vềquản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Cuộc khủng hoảng cũng đã chỉ ra lỗhổng, điểm yếu trong quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống tài chính toàn cầu.Nghiên cứu này đã chỉ ra các nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro tín dụng đó làthiếu động lực và ưu đãi không tương xứng đối với công việc quản lý rủi ro,quản trị rủi ro kém, không hình thành văn hoá quản trị rủi ro trong doanhnghiệp, thiếu các biện pháp đo lường và báo cáo về rủi ro một cách hiệu quả,thiếu giám sát rủi ro, thiếu quan tâm đến quản trị rủi ro của quản lý cấp cao,chất lượng của số liệu, mô hình cảnh báo rủi ro thấp, người làm công tác quảnlý rủi ro thiếu kinh nghiệm, thông tin và truyền thông trong nội bộ ngân hàng

yếu. Nghiên cứu đã chỉ ra 5 lưu ý về quản lý rủi ro tín dụng đối với các ngânhàng toàn cầu. Một là, tăng cường quản trị rủi ro và hình thành văn hoá quảnlý rủi ro trong doanh nghiệp. Bằng cách thiết lập một khung khổ quản lýdoanh nghiệp thích hợp trong đó rủi ro có thể được đo lường, báo cáo và quảnlý, các ngân hàng có thể tạo ra một hệ thống đơn giản kết hợp ba yếu tố thiếtyếu của một cơ chế quản lý rủi ro hiệu quả: quản trị, báo cáo và dữ liệu, và

các quy trình và hệ thống. Ngay từ đầu, doanh nghiệp và lãnh đạo doanh

nghiệp cần phải hình thành triết lý rủi ro và văn hóa quản lý rủi ro trong toàn

tổ chức. Với mỗi nhân viên cần nhận thức đầy đủ, xác định được rủi ro của tổchức và tác động của nó đối với việc ra quyết định. Hai là, những nhân viên

làm nhiệm vụ quản lý rủi ro cần phải xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn vớitất cả các cấp của tổ chức, như Hội đồng quản trị, ban kiểm toán và kiểm toán

nội bộ. Ba là, nâng cao năng lực quản lý rủi ro ở cấp cao. Các ngân hàng cầntìm cách để có được công nghệ quản lý rủi ro tốt hơn trong ban điều hành

doanh nghiệp để từ đó cung cấp cho lãnh đạo doanh nghiệp các thách thức,

Page 19: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

13

cung cấp thông tin để ra được quyết định kinh doanh đúng đắn. Bốn là, xây

dựng mô hình quản lý rủi ro. Mô hình quản lý rủi ro hiệu quả cơ bản sẽ gópphần đưa ra các quyết định quản lý tốt. Mô hình dựa trên hệ thống các dữ liệuđịnh lượng thích hợp được trình bày một cách rõ ràng, định dạng đơn giản đểHội đồng quản trị và các bên liên quan khác có thể hiểu được. Mô hình rủi rokhông nên quá phụ thuộc vào các dữ liệu lịch sử mà cần phải linh hoạt đểthích ứng với điều kiện thị trường thay đổi. Năm là, tạo ra động lực khuyếnkhích. Người quản lý rủi ro cần thúc đẩy để hình thành cơ chế tạo động lựccho nhân viên với các ưu đãi dựa trên trên hiệu suất làm việc và phù hợp vớilợi ích của cổ đông và dài hạn, lợi nhuận toàn tổ chức.

1.1.1.2. Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảtín dụng của ngân hàng thương mại

Trong vài thập kỷ gần đây, các viện nghiên cứu ngân hàng và các cơ sởnghiên cứu khác đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về quản trị mộtcách hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM.

Felicia Omowunmi Olokoyo trong “Determinants of Commercial

Banks’ Lending Behavior in Nigeria” [78] đã chỉ ra các nhân tố tác động đếnhoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Nigeria. Bằng cách sửdụng mô hình Var với nguồn dữ liệu từ 89 ngân hàng trong giai đoạn 1980 -

2005, tác giả đã nghiên cứu tác động của các biến số vi mô cũng như vĩ mô tớihoạt động tín dụng của hệ thống NHTM tại Nigeria. Các biến vi mô đượcnghiên cứu bao gồm: khối lượng tín dụng, danh mục đầu tư, lãi suất, dự trữtiền mặt bắt buộc, tỷ lệ thanh khoản. Các biến vĩ mô gồm: GDP và tỷ giá. Cácyếu tố khác không đưa vào mô hình là công cụ chính sách để điều tiết hoạtđộng ngân hàng và mối quan hệ trước với khách hàng. Các yếu tố không đượcđưa vào mô hình này sẽ được đưa vào phần sai số của mô hình.

LOA = f (Vd, IP, Ir, Rr, Lr, Fx, GDP, Z) (1)

Trong đó: Z chứa các biến khác không được đưa vào mô hình

Mô hình các nhân tố tác động tới tăng trưởng tín dụng của Nigeria có dạng:LOA = α0 + α1Vd + α2Ip + α3Ir + α4Rr + α5Lr + α6Fx + α7GDP + µ

Page 20: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

14

Trong đó: LOA: Các khoản cho vay và ứng trước, Vd: Khối lượng tiền gửi,Ip: Danh mục đầu tư, Ir: Lãi suất (lãi suất cho vay). Rr: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Lr:Tỷ lệ thanh khoản, Fx: Trung bình tỷ giá chính thức hàng năm đô la Nigenia/USD

do NHTW công bố, GDP: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thị trường hiện tại.Kết quả mô hình chỉ ra lượng tiền gửi và danh mục đầu tư của các ngân

hàng ảnh hưởng đáng kể tới khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng. Chỉcần gia tăng 1% trong khối lượng tiền gửi và mức độ đầu tư trong danh mụccho vay sẽ dẫn đến sự gia tăng 6,8% đối với các khoản cho vay và 3,18% đốivới các khoản ứng trước.

Tương tự, mô hình cũng chỉ ra tỷ giá và GDP có quan hệ cùng chiềuvới khối lượng tín dụng, tức là khi tỷ giá và GDP tăng lên sẽ tác động làm cho

các hệ thống ngân hàng tăng cho vay nền kinh tế.Mặc dù hệ số của các biến lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh

khoản được cho là sẽ có tác động làm giảm tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên,

mô hình lại cho thấy một kết quả ngược lại khi mà các hệ số hồi quy cho thấymỗi một phần trăm tăng lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanhkhoản tiền mặt của các ngân hàng thương mại sẽ làm cho khối lượng tín dụngtăng 0,9%; 0,12% và 0,04% tương ứng. Điều này có thể được lý giải là do các

ngân hàng Nigeria có thị phần áp đảo trên thị trường tín dụng khiến cho các tổchức tài chính khác rất khó cạnh tranh. Ngoài ra, hiện tượng khối lượng tíndụng vẫn tăng khi lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoảntăng còn được lý giải bởi mối quan hệ lâu năm giữa ngân hàng và khách hàng

làm cho khách hàng bỏ qua việc tăng chi phí này.

Tóm lại, nghiên cứu này đã chỉ ra các nhân tố tác động lớn nhất đến tíndụng của hệ thống ngân hàng là khối lượng tiền gửi và danh mục đầu tư. Cácbiến số vĩ mô như tỷ giá và GDP cũng là nhân tố ảnh hưởng đến khối lượngtín dụng của hệ thống ngân hàng Nigeria. Ngoài ra, lãi suất cho vay, tỷ lệ dựtrữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản, mặc dù về mặt lý thuyết, khi các yếu tố này

tăng là sẽ làm giảm khối lượng tín dụng, nhưng tại Nigeria thì khối lượng tíndụng vẫn tăng khí các yếu tố này tăng.

Page 21: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

15

Leonardo Gambacorta và Paolo Emilio Mistrulli [81] nghiên cứu nhữngthay đổi trong hoạt động cho vay của các ngân hàng Italia trước những thayđổi của chính sách tiền tệ và sản lượng của nền kinh tế có xem xét sự khácbiệt về vốn giữa các ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu quý trong giaiđoạn quý 3 năm 1992 đến quý 3 năm 2001 của hệ thống ngân hàng Italia và

nền kinh tế nước này để kiểm định. Mô hình thực nghiệm được xây dựng đểđo lường xem liệu các ngân hàng có mức độ vốn khác nhau thì khối lượng tíndụng có biến đổi khác nhau hay không trước cú sốc tiền tệ hoặc sản lượng.

Mô hình có dạng:4 4 4 4

1 1 1 11 0 0 0

ln ln ln

it it i j j i j j i jj j j j

L L MP y

4 4

1 1 1 1 11 1

( ) ln

it i j it i j j it i j n nj j

X MP X MP X y

Với :

i = 1... N (N là số ngân hàng), t = Quý

itL = tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t

tMP = chỉ số chính sách tiền tệ

ty =GDP thực tế

t = tỷ lệ lạm phát

itX = mức vốn dư thừa

itp = chi phí trên một đơn vị tài sản mà ngân hàng i phải gánh chịu với

1% tăng thêm của chỉ số chính sách tiền tệ.

it = biến kiểm soát

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: các ngân hàng có lượng vốn dư thừa càng

nhiều thì khả năng bị xáo trộn khi có sự thay đổi về yêu cầu vốn càng ít và mởrộng tín dụng càng cao. Nghiên cứu cũng cho thấy việc thắt chặt chính sáchtiền tệ có tác động làm thu hẹp tín dụng ngân hàng khi 1% tăng thêm của cácchỉ số chính sách tiền tệ sẽ dẫn tới tín dụng của các ngân hàng giảm trungbình 1,2%. Trong đó, ở các HTX tín dụng (CCBs) con số này cao hơn trung

Page 22: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

16

bình và ở mức 1,8% với mỗi 1% tăng thêm của chỉ số chính sách tiền tệ.Nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng của việc thắt chặt chính sách tiền tệ đốivới các ngân hàng có mức vốn hóa lớn là nhỏ hơn nhiều so với các tổ chức tíndụng có mức vốn hóa thấp hơn.

Đối với biến chi phí tài sản, kết quả thực nghiệm đã cho thấy mối quanhệ ngược chiều giữa tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng với biến này.

Khi chi phí trên một đơn vị tài sản tăng thêm 1 điểm thì cũng đồng thời làm

giảm tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng đi 1% và con số này của cácCCBs cũng cao hơn.

Mô hình ước lượng cũng cho thấy một mối tương quan thuận giữa tăngtrưởng tín dụng với sản lượng và lạm phát. Theo kết quả ước lượng thì GDP

thực tế tăng thêm 1% sẽ thúc đẩy tín dụng tăng thêm 0,7% ở các ngân hàng có

nguồn vốn tốt trong khi con số này ở các CCBs thấp hơn.Khi kiểm định mối tương quan giữa GDP và nguồn vốn dư thừa của

các tổ chức tín dụng đã cho thấy hai biến này quan hệ ngược chiều vớinhau. Điều này chứng minh các ngân hàng có nguồn vốn tốt thì hoạt độngtín dụng sẽ ít phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh hơn các CCBs và các ngânhàng khác.

Tóm lại, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tăng trưởng tín dụng của các ngânhàng Italia chịu chi phối của các yếu tố chính như: mức vốn dư thừa, chỉ sốchính sách tiền tệ, chi phí tài sản, lạm phát, GDP thực tế. Trong đó, mức vốndư thừa, lạm phát và GDP thực tế là những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng tíndụng ở các ngân hàng, còn chỉ số chính sách tiền tệ và chi phí tài sản là nhữngnhân tố được cho là sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng.

Nghiên cứu cũng cho kết luận các ngân hàng có mức vốn hóa lớn sẽ đối phótốt hơn với các cú sốc của chính sách tiền tệ cũng như nền kinh tế.

Công trình nghiên cứu của Boakye - Yiadom [2], thuộc Đại học Khoahọc & Công nghệ, Viện Đào tạo Từ xa với tiêu đề “Hiệu quả của hệ thốngquản lý tín dụng ngân hàng Ghana: Nghiên cứu trường hợp ngân hàng liên

doanh HFC và ngân hàng liên doanh Barclays của Ghana, đã kiểm tra các

Page 23: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

17

hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng của Ghana, trong đó sửdụng Ngân hàng HFC và Ngân hàng Barclays như mẫu nghiên cứu. Nghiên

cứu cũng tìm cách xác định những nguồn chính của rủi ro tín dụng và các

biện pháp giảm nhẹ đưa ra để quản lý rủi ro và đánh giá tác động của nhữngrủi ro trên cơ sở an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý, thu nhập và khảnăng thanh toán, các vị trí nhạy cảm với rủi ro thị trường. Các phương phápđược sử dụng để nghiên cứu là mô-đun CAMELS.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khoản vay thương mại, vay thế chấp và

cho vay tiêu dùng là nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng. An toàn vốn đã

được các ngân hàng giữ ở mức vốn tối thiểu. Tuy nhiên, chất lượng tài sảnthấp dẫn đến tỷ lệ rủi ro tín dụng cao. Do đó, mặc dù mức lãi suất cao, tính

thanh khoản giữa các ngân hàng tốt nhưng mức lợi nhuận thu được từ tíndụng vẫn thấp. Do đó, ngân hàng ở Ghana được khuyến nghị phải đa dạnghóa hoạt động tín dụng để giảm nguy cơ rủi ro. Ngân hàng cần thường xuyên

xem xét và tiến hành nghiên cứu sâu hơn để đưa ra các chính sách và chiếnlược tín dụng phù hợp.

Nghiên cứu trực tiếp về hiệu quả tín dụng của ngân hàng.

Tác giả N. Grace trong “The effect of credit risk management on the

financial performance of commercial banks in Kenya” [87] đã chỉ ra rằng rủiro tín dụng luôn luôn là mối quan tâm không chỉ của ngân hàng mà toàn bộdoanh nghiệp thế giới vì những rủi ro của một đối tác thương mại không thựchiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ của mình có thể gây nguy hiểm nghiêm trọngđến công việc của các đối tác khác. Nghiên cứu này đã tìm cách để xem xétảnh hưởng của quản lý rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của các ngânhàng thương mại. Mô hình nghiên cứu sẽ phân tích mối quan hệ giữa hai biếnthể hiện rủi ro tín dụng và các hiệu quả tài chính của các ngân hàng thươngmại. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của 26 ngân hàng thươngmại trong giai đoạn 2007-2011 của Kenya. Các dữ liệu thu thập được đưa vào

phân tích hồi quy. Kết quả đầu ra thu được thông qua sử dụng thống kê Khoa

học Xã hội (SPSS phiên bản 18).

Page 24: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

18

Trong mô hình trên vốn chủ sở hữu (ROE) được sử dụng nhưcác chỉ số lợi nhuận trong khi các khoản nợ xấu (NPL) và tỷ lệ an toàn vốn(CAR) là chỉ số quản lý rủi ro tín dụng.

Nghiên cứu này cho thấy rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa hiệuquả tài chính (thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận) và quản lý rủi ro tín dụng (thểhiện ở chỉ tiêu nợ xấu và an toàn vốn. Các kết quả phân tích chỉ ra rằng tỷ lệnợ xấu NPL và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) có tác động tiêu cực và tương đốiđáng kể đối với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trong đó, NPL có ảnhhưởng đến ROE nhiều hơn so với CAR.

Từ mối quan hệ giữa quản lý rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính

của các ngân hàng thương mại, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng

cần xây dựng cho mình hệ thống phân loại rủi ro tín dụng. Hệ thống sẽ xácđịnh mức độ rủi ro của khách hàng vay để đảm bảo việc quản lý khoản vay,giá cả cho vay tương xứng với rủi ro liên quan. Phân loại rủi ro là một thướcđo quan trọng đảm bảo chất lượng tài sản của ngân hàng, và như vậy, điềuquan trọng là phải phân loại rủi ro theo từng loại, căn cứ vào mức độ, khảnăng xảy ra rủi ro. Tuỳ thuộc vào các điều kiện, tiêu chí phân loại rủi ro, các

khách hàng vay vốn xẽ được xếp vào các lớp rủi ro nhất định và được công bốtrên hệ thống quản lý của ngân hàng.

Các tác giả Samuel Hymore Boahene, Julius Dasah và Samuel Kwaku

Agyei trong “Credit Risk and Profitability of Selected Banks in Ghana” [105]

đã phân tích và chỉ ra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngânhàng ở Ghana. Theo nghiên cứu này, ngân hàng giống như tất cả các loại hình

doanh nghiệp khác đang phải đối mặt với nhiều rủi ro như rủi ro lãi suất,ngoại tệ, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro chính trị, rủi ro công nghệvà rủi ro tín dụng. Trong số này rủi ro tín dụng cần được quan tâm đặc biệt.Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận củamột số ngân hàng được lựa chọn ở Ghana. Một bảng dữ liệu từ sáu ngân hàng

thương mại, trong năm năm (2005-2009) được tác giả sử dụng để phân tích vềmối quan hệ này. Các dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu là từ nguồn thứcấp đặc biệt là từ báo cáo tài chính của các ngân hàng.

Page 25: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

19

Mô hình cơ bản được sử dụng cho nghiên cứu được viết như sau:ROEi, t = α0 + βNCOTLi, t + δNPLi, t + θPPPNTLAi, t + ØSIZEi, t +

ΦGROi, t + γTDAi, t + εi, tTrong đó, ROE là biến phụ thuộc thể hiện lợi nhuận/vốn chủ sở hữu. Các

biến số độc lập thể hiện rủi ro tín dụng bao gồm: NCOTL là nợ khó đòi trên

tổng dư nợ, NPL là nợ quá hạn trên tổng dư nợ, PPPNTLA là lợi nhuận trướctrích lập dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ. Các biến số độc lập khác gồm: SIZElà tổng tài sản của ngân hàng, thể hiện quy mô của ngân hàng, GRO mức tăngtrưởng thu nhập từ tín dụng, thể hiện tốc độ tăng trưởng thu nhập, TDA là tổngnợ trên tổng tài sản của ngân hàng, đo lường cấu trúc vốn của ngân hàng.

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy chỉ số rủi ro tín dụng có tác động tích

cực và có mối quan hệ quan trọng với lợi nhuận ngân hàng. Có nghĩa rằng,trong thời gian nghiên cứu, ở Ghana, các ngân hàng vẫn có thể được hưởnglợi từ những rủi ro như rào cản về lãi suất cho vay, phí và hoa hồng. Các kếtquả cũng miêu tả rằng quy mô ngân hàng như tốc độ tăng trưởng, và vốn vaycủa ngân hàng có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng tích cực và đáng kể.Trong thực tế, mặc dù xuất hiện chi phí trung gian do trong cơ cấu vốn của các

ngân hàng trong mẫu nghiên cứu sử dụng vốn vay nhiều hơn vốn chủ sở hữu,nghiên cứu này kết luận rằng, các ngân hàng này vẫn hoạt động tốt trong điềukiện phải đối mặt với rủi ro tín dụng. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với rấtnhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm mà kết luận rằng rủi ro tín dụng có mốiquan hệ tiêu cực với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy trong khi cácngân hàng nỗ lực giảm các khoản vay của họ, giảm các chi phí và hoa hồng hoặcthậm chí cố gắng từ bỏ một số loại phí như phí rút tiền từ ATM, nó cũng bắtbuộc người đi vay hoàn trả vốn vay đúng hạn và đầy đủ để giảm thiểu rủi ro.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến nâng cao hiệu

quả tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Những nghiên cứu hiệu quả hoạt động của ngân hàng

thương mại Việt Nam nói chung

Nội dung được nhiều công trình bàn luận là các tiêu chí đo lường hiệuquả tín dụng và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của NHTM Việt

Page 26: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

20

Nam. Ví dụ như: Phạm Thị Bích Lương trong “Giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động của các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay” [32]

đã định nghĩa hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là thu được lợinhuận tối đa với chi phí tối thiểu.

Tác giả luận án đã tiếp cận hiệu quả hoạt động của NHTM từ góc độkhách hàng (với các chỉ tiêu: sự hợp lý về giá cả sản phẩm, dịch vụ; số lượng,chất lượng, chủng loại dịch vụ; sự thuận tiện của các kênh phân phối; độ an toàn

và uy tín); từ góc độ xã hội (với các chỉ tiêu đo lường: khả năng huy động vốncủa NHTM; hiệu quả đầu tư của NHTM; ổn định ngân sách nhà nước; ổn địnhkinh tế - xã hội) và hiệu quả xét về phía NHTM (với các chỉ tiêu: quy mô lợinhuận; ROE; ROA; chênh lệch lãi suất cơ bản; các chỉ tiêu đánh giá thu nhập -

chi phí; chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán) khả năng sinh lời. Các nhân tốảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM bao gồm nhân tố chủquan thuộc về các NHTM và các nhân tố khách quan.

Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh được tác

giả Phạm Thị Bích Lương xác định gồm: năng lực tài chính của NHTM;năng lực quản trị của NHTM; môi trường kinh doanh; khung khổ luật phápvà chính sách của Nhà nước; cầu về dịch vụ tài chính và mức độ mở cửa thịtrường tài chính...

Tác giả Phạm Thị Bích Lương đã đưa ra nhận xét về hiệu quả hoạtđộng của hệ thống NHTM Việt Nam trên các mặt: chưa đảm bảo an toàn vềvốn; chênh lệch lãi suất cơ bản thấp; tốc độ tăng trưởng tín dụng khá caonhưng chứa đựng nhiều rủi ro với tỷ lệ nợ quá hạn cao; khả năng tự bù đắp rủiro yếu; khả năng thanh toán phụ thuộc vào NHNN; nhiều ngân hàng thua lỗ;chi phí hoạt động cao...Nguyên nhân chủ yếu do năng lực tài chính thấp; nănglực điều hành chưa đáp ứng yêu cầu; cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạtđộng thiếu thốn; NHNN chưa hỗ trợ thích đáng; DN làm ăn thua lỗ không trảđược nợ; chính sách của Nhà nước còn bất cập...

Đặc biệt, tác giả luận án đã bàn luận về các giải pháp nâng cao hiệuquả của NHTM Việt Nam là: nâng cao năng lực tài chính của NHTM; cải

Page 27: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

21

thiện chất lượng quản trị ngân hàng; xử lý nợ; xây dựng chiến lược kinhdoanh hiệu quả; cơ cấu lại NHTM; tăng cường quản lý rủi ro; xây dựng cáctập đoàn tài chính...

Ở góc độ khác, tác giả Lê Thị Hương trong “Nâng cao hiệu quả hoạtđộng đầu tư của các NHTM Việt Nam” [25] đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giáhiệu quả hoạt động đầu tư của các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là các hoạtđộng đầu tư chứng khoán và cho vay. Các chỉ tiêu này tập trung vào đánh giámục tiêu sinh lời của các ngân hàng thương mại ở giác độ vi mô. Đây lànhững gợi ý rất tốt để xác định có căn cứ khoa học hệ thống chỉ tiêu đánh giáhiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam.

1.1.2.2. Những nghiên cứu về hoạt động tín dụng của ngân hàng thươngmại Việt Nam

Lĩnh vực tín dụng ngân hàng nhận được sự quan tâm nghiên cứu củanhiều nhà khoa học từ các góc độ khác nhau. Ví dụ: Tác giả Lê Đức Thọtrong “Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước ởnước ta hiện nay” [67] đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động tíndụng của NHTM, phân tích làm rõ vai trò quan trọng hoạt động tín dụng củaNHTM trong nền kinh tế, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thốngNHTM nhà nước. Những nội dung phân tích trong Luận án về tác động tíchcực của tín dụng do hệ thống NHTM nhà nước đối với quá trình phát triểnkinh tế - xã hội ở Việt Nam rất đáng chú ý, nhất là những phân tích sâu sắc và

toàn diện về những hạn chế, khó khăn trong hoạt động tín dụng của hệ thốngNHTM nhà nước. Các khuyến nghị như: thực hiện triệt để nguyên tắc thươngmại và thị trường, phát huy vai trò chủ đạo và chủ lực của NHTM nhà nước,đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới phương thức tạo vốn, coitrọng chất lượng dự án cấp tín dụng, cải cách tổ chức bộ máy, nâng cấp côngnghệ và đào tạo nguồn nhân lực rất đáng chú ý.

Tác giả Đỗ Thị Thủy trong “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng củangân hàng trong điều kiện mới” [69] đã nhấn mạnh ảnh hưởng của hệ thốngpháp luật điều chỉnh hoạt động của NHNN đến hiệu quả tín dụng của NHTM.

Page 28: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

22

Tác giả kiến nghị các tổ chức tín dụng Việt Nam phải thực hiện giám sát antoàn hoạt động ngân hàng theo hướng minh bạch, hiện đại và phù hợp vớithông lệ quốc tế, khai thác triệt để các lợi thế của mình trước các đối thủ ngânhàng nước ngoài trong quá trình thực hiện các cam kết mở cửa thị trườngngân hàng.

Dưới góc độ coi quản lý rủi ro là một trong những hoạt động nhằm đảmbảo điều kiện cho hiệu quả tín dụng, Đề tài nghiên cứu cấp ngành về quản lýrủi ro của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã đưa ra sáu nộidung quản lý rủi ro là thiết lập bộ máy tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý rủiro; xây dựng các tuyến quyền hạn; phân quyền hạn đối với rủi ro cho các bộphận kinh doanh; thiết lập và duy trì các hạn mức rủi ro; đảm bảo tính liên tụctrong cập nhật và giám sát rủi ro. Công trình này cũng xác lập quy trình quảnlý rủi ro gồm 5 bước: xây dựng bối cảnh; nhận biết rủi ro; đánh giá, đo lườngrủi ro; quản lý và xử lý rủi ro (tránh, giảm, chuyển và chấp nhận rủi ro); kiểmsoát, xem xét và đánh giá lại rủi ro. Công trình này kiến nghị các NHTM càn

nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; xây dựngquy trình lượng hóa và dự báo rủi ro tín dụng; đào tạo và phát triển văn hóaquản lý rủi ro theo thông lệ trong toàn bộ hệ thống NHTM, xây dựng và duy

trì hiệu quả cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của mô hình dự báo và địnhlượng rủi ro; nghiên cứu và áp dụng hệ thống phòng vệ rủi ro ba lớp (kiểmsoát rủi ro trong dây chuyền nghiệp vụ; trong quá trình thẩm định rủi ro, kiểmtoán nội bộ).

1.1.2.3. Những nghiên cứu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam

Những nghiên cứu về hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam cũng khá đadạng. Nghiên cứu tổng thể hoạt động của cả hệ thống, tác giả Nguyễn HữuHuấn trong "Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam" [21] đã phân tích chấtlượng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam, làm rõ những hạnchế chủ yếu của Ngân hàng này như: năng lực tài chính yếu, hiệu quả hoạt

Page 29: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

23

động kinh doanh chưa cao, sản phẩm dịch vụ thấp…Tác giả luận án kiến nghịnhiều giải pháp cải thiện chất lượng hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam.Đây là những gợi ý rất hay cho nghiên cứu hiệu quả của NHNo&PTNT tỉnhQuảng Nam.

Nghiên cứu sâu về hiệu quả và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụngcủa NHTM ở nông thôn, một số các công trình khoa học đã có đã làm rõ đặcđiểm của tín dụng ở nông thôn, vai trò của tín dụng nông thôn về mặt chínhtrị, xã hội, các phương thức cải thiện hiệu quả của các NHTM hoạt động ởnông thôn… Ví dụ, tác giả Nguyễn Trí Tâm trong “Nâng cao hiệu quả tíndụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằngSông Cửu Long” [63] đã nhấn mạnh khía cạnh chất lượng và hiệu quả tíndụng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngoài việc làm rõ

những đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng của tín dụng đối với nông nghiệpnông thôn ở nước ta, phân tích các biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng nôngnghiệp nông thôn của một số nước trên thế giới, tác giả đã khẳng định tíndụng là đòn bẩy, là công cụ quan trọng để triển khai thực hiện thắng lợi các chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trên mặt trận kinh tế nóichung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Công trình này đã phân tích thựctrạng đầu tư tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước và tổ chức tíndụng, đặc biệt là NHNo&PTNT vùng Đông bằng sông Cửu Long, qua các khíacạnh: huy động vốn, đầu tư tín dụng. Luận án cũng đã chứng minh, tín dụng làmột trong những công cụ sắc bén để triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụkinh tế - xã hội, chính trị của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn. Các giảipháp kiến nghị để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với phát triển nôngthôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đáng được tham khảo.

Ở giác độ hiệu quả của tín dụng chi nhánh cấp tỉnh của Ngân hàng

Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tác giả Nguyễn Thành Chung

trong “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với phát triển nông nghiệp và nông

thôn ở tỉnh Quảng Ninh” [6] đã trình bày những phương thức xác định hiệuquả tín dụng ngân hàng xét trên phạm vi tổng thể một ngân hàng mẹ và xét

Page 30: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

24

trên mức độ vi mô là một chi nhánh ngân hàng cụ thể, đó là hiệu quả tín dụngngân hàng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh. Công trình đã phân tích hiệuquả tín dụng ngân hàng xét trên các phương diện khách hàng - ngân hàng - xã

hội, làm rõ hai nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đếnchất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Quảng Ninh. Tác giả luận án đã đềxuất hệ thống giải pháp có thể tham khảo để nâng cao hiệu qủa tín dụng phụcvụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn Quảng Ninh.

1.2. NHỮNG ĐIỂM ĐÃ THỐNG NHẤT VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN NGHIÊNCỨU TRONG LUẬN ÁN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI

1.2.1. Những điểm đã thống nhất về hiệu quả tín dụng của ngân hàng

thương mại

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về hiệu quả tín dụng của cácNHTM đã đạt được sự thống nhất quan điểm về những vấn đề sau:

- Tín dụng là hoạt động chính của NHTM, hiệu quả hoạt động tín

dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM. Chính vì thế, cácNHTM cần quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả tín dụng.

- Các tiêu chí đo lường hiệu quả tín dụng được xem xét và chú trọngtùy thuộc vào mục tiêu hoạt động của NHTM, nhưng về cơ bản các chỉ tiêu

sau được thống nhất sử dụng, đó là lợi nhuận (xét theo chỉ tiêu tuyệt đối và

tương đối); hệ số sinh lời, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn...- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng: năng lực tài

chính của ngân hàng; năng lực quản trị ngân hàng; đạo đức và năng lực cánbộ tín dụng; môi trường kinh tế vĩ mô; chính sách tiền tệ của NHNN, đạo đứcvà năng lực của khách hàng...

- Các phương thức nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng: Để đảm bảohoạt động hiệu quả, trước hết NHTM phải đảm bảo hoạt động trong giới hạnan toàn theo tiêu chuẩn Basel II và thực hành quản trị rủi ro theo phương thứchiện đại. Đồng thời, các giải pháp về chiến lược, về chính sách tín dụng, về tổchức mạng lưới và quản trị hoạt động tín dụng, nâng cao năng lực và nghiệp

Page 31: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

25

vụ của cán bộ tín dụng, tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn... được nhiềungười khuyến nghị.

1.2.2. Những nội dung tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Kế thừa các thành quả nghiên cứu đã có về chức năng của NHTM, cáctiêu chí và nhân tố đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM, luận án sẽtập trung nghiên cứu thực trạng để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tín

dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam phù hợp với yêu cầu pháttriển kinh tế địa phương, chính sách chung của NHNo&PTNT Việt Nam và hộinhập quốc tế. Do vậy, các nội dung mà Luận án sẽ tập trung giải quyết bao gồm:

Thứ nhất, phương pháp đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệuquả hoạt động tín dụng của chi nhánh cấp tỉnh trong hệ thống NHTM nhà

nước nói chung, NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.

Thứ hai, hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnhQuảng Nam giai đoạn 2009-2013, sử dụng mô hình định lượng để bổ sungcác minh chứng.

Thứ ba, kết quả, hạn chế và tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tíndụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009-2013.

Thứ tư, cơ hội và thách thức đặt ra cho chi nhánh NHNo&PTNT tỉnhQuảng Nam, đặc biệt trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Thứ năm, các giải pháp mà NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cần thựchiện để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Thứ sáu, các giải pháp mà Chính phủ và NHNo&PTNT Việt Nam cầnthực hiện để hỗ trợ NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nâng cao hiệu quả hoạtđộng tín dụng.

1.3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢTÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNTỈNH QUẢNG NAM

Trong luận án này, hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh QuảngNam được đánh giá thông qua hai nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu đánh giáchung và nhóm chỉ tiêu đánh giá trực tiếp. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chung chủ

Page 32: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

26

yếu phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ở các khía cạnh khácnhau như tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, thị phần cho vay,doanh số cho vay. Nhóm chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả tín dụng củangân hàng được thể hiện ở các chỉ tiêu riêng biệt như hệ số rủi ro tín dụng(CRF), hiệu qủa sử dụng vốn (EUC), vòng quay vốn tín dụng (TOC), hệ sốthu nợ (ROD), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả tín dụng tổng

thể là lợi nhuận từ hoạt động tín dụng (PG). Mô hình kinh tế lượng sẽ được sửdụng để đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh hiệu qủa tín dụngriêng biệt với chỉ tiêu hiệu quả tín dụng tổng thể (PG). Mục tiêu của việc sửdụng mô hình kinh tế lượng là để thấy được mối tương quan, xu hướng tác

động, mức độ tác động của các chỉ số CRF, EUC, TOC, ROD, NPL tới hiệuquả tín dụng tổng thể (PG). Để thực hiện mục tiêu này, tác giả xin giới thiệutrình tự phân tích như sau:

Một là, mô tả các biến liên quan.

Hai là, xây dựng các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến liên quan

với hiệu quả tín dụng tổng thể PG.Ba là, giới thiệu mô hình hồi quy mẫu.Bốn là, giới thiệu phương pháp thu thập và xử lý số liệu.Năm là, kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến số với

hiệu quả tín dụng tổng thể của ngân hàng.

1.3.1. Mô tả các biến liên quan

Các biến số liên quan trong mô hình được mô tả, diễn giải ở bảng 1.1

Page 33: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

27

Bảng 1.1: Mô tả các biến liên quan

TT Biến Diễn giải

1Hệ số rủi ro tín dụng

(credit risk factor)Dư nợ tín dụngTổng tài sản có

100%

2

Hiệu quả sử dụngvốn (efficient use of

capital)

Tổng dư nợTổng nguồn vốn huy động

100%

3

Vòng quay vốn tíndụng (turnover

credit)

Doanh số thu nợDư nợ bình quân

4Hệ số thu nợ (ratio

obtained debt)Doanh số thu nợ

Doanh số cho vay 100%

5Tỷ lệ nợ xấu (Non-

performance loan)Số dư NQH

Tổng dư nợ 100%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào nghiên cứu và tham khảo tài liệu.

1.3.2. Xây dựng các giả thuyết về mối tương quan giữa các biến sốTác giả xây dựng các giả thuyết đánh giá hiệu quả tín dụng của

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam như bảng dưới đây:Bảng 1.2: Các giả thuyết đánh giá hiệu quả tín dụng

của NHNo&PTNT tỉnh Quảng NamGiả

thuyếtCác tác động Ký hiệu

Kỳ vọngtương quan

H1 Hệ số rủi ro tín dụng (Credit Risk Factor) CRF +/-

H2 Hiệu quả sử dụng vốn (Efficient Use of Capital) EUC +

H3 Vòng quay vốn tín dụng (Turnover Credit) TOC +

H4 Hệ số thu nợ (Ratio Obtained Debt) ROD +

H5 Tỷ lệ nợ xấu (Non-performance Loan) NPL -

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào nghiên cứu và tham khảo.

Page 34: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

28

Bảng 1.2 thể hiện giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và

biến độc lập. Sau khi tổng hợp được các tác động cũng như các dấu kỳ vọng

tương quan giữa các biến số, tác giả sẽ đi sâu phân tích từng tác động cụ thểthông qua các phương pháp khác nhau. Từ đó đưa ra những nhận định thực tếvề mối quan hệ giữa các biến số.

Hệ số hồi quy mang dấu dương (+) thể hiện các yếu tố trong mô hình

hồi quy trên ảnh hưởng tỷ lệ thuận chiều đến PG và mang dấu âm ( - ) thểhiện ảnh hưởng ngược chiều đến PG.

Từ hàm hồi quy có thể đưa ra các giải pháp mà NHNo&PTNT tỉnh QuảngNam cần thực hiện để tác động đến các biến trong phương trình nhằm tăng PG.

1.3.3. Giới thiệu mô hình hồi quy mẫuTheo giáo trình của Phan Thành Tâm (2010), tác giả đã xây dưng

được mô hình hồi quy theo những lý thuyết sau [64]:

Hàm hồi quy được xây dựng trên cơ sở một mẫu ngẫu nhiên được gọilà hàm hồi quy mẫu (SRF).

Từ hàm hồi quy tổng thể (PRF): E(Y/Xi) = 0 + 1 Xi + εTrong đó:

E(Y/Xi): Là biến phụ thuộc,biến được giải thích.X: Là biến độc lập. 0; 1, 2… n là các thông số cần được ước lượng.Dựa trên cở sở hàm hồi quy mẫu SRF có công thức sau:

(SRF): Y= 0+ 1 Xi + ε

Trong đó:Y: ước lượng điểm của E(Y/Xi) cũng chính là hiệu quả tín dụng tổng

thể của NHTM (PG).X: là các tác động của thanh khoản tác động đến hiệu quả tín dụng của

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 0 ; 1…; n là ước lượng điểm của 0; 1, 2… n.

ε: Phần dư.

Page 35: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

29

Từ mô hình hồi quy mẫu với một biến ta có thể mở rộng ra cho nhiều biến.Với luận án nghiên cứu trên, tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy mẫu cho

biến phụ thuộc là tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận tín dụng. Mô hình đa biến như sau:

PG = 0 + 1 CRF + 2 EUC + 3 TOC + 4 ROD + 5 NPL +

Trong đó:PG: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tín dụng.

CRF: Hệ số rủi ro tín dụng

EUC: Hiệu suất sử dụng vốn

TOC: Vòng quay vốn tín dụng

ROD: Hệ số thu nợNPL: Tỷ lệ nợ xấu

Để kiểm định các giả thiết về hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng

Nam trong giai đoạn 2009-2013, tác giả ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính cổđiển, sử dụng chương trình Eviews 6.0 để ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy

theo phương pháp bình phương tối thiểu (OLS - Ordinary Least Squares).

1.3.4. Thu thập và xử lý số liệu

- Dữ liệu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên sô liệutổng hợp từ Báo cáo tài chính (đã được kiểm toán, theo chuẩn mực kế toánViệt Nam) của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, được thu thập từ số liệuthống kê từ trang nội bộ NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.

- Mẫu quan sát bắt đầu từ năm 2009 và kết thúc năm 2013. Năm 2009được chọn làm năm bắt đầu quan sát, vì đây là năm hệ thống NH có nhiềuthay đổi lớn mở đầu cho thời kỳ phát triển trở lại sau khủng hoảng kinh tế,bong bóng bất động sản của hệ thống ngân hàng nói chung và NHTM nói

riêng. Năm 2013 là năm kết thúc của dữ liệu nghiên cứu vì đây là năm tàichính gần với thời gian nghiên cứu của luận án.

- Tuy nhiên, để đơn giản hóa và tăng tính hiệu quả khi hồi quy bằngOLS thông thường, tác giả bỏ qua yếu tố thời gian, xây dựng dữ liệu bảng và

chéo gộp chung (pooled).

Page 36: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

30

1.3.5. Kiểm định các giả thuyết

1.3.5.1. Kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình xem mô hình đã xây dựng dựa

trên dữ liệu mẫu có phù hợp với dữ liệu hay không thì ta dùng hệ số xác định

R2. Nếu R2 # 0 nghĩa là mô hình đã chọn phù hợp. Đồng thời ta kiểm định hệ

số F-statistic, nếu hệ số F > F (k-1,n-k) thì kết luận tồn tại mối quan hệ tuyến tính

giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.

1.3.5.2. Kiểm định biến không cần thiết

Sau khi sử dụng phần mềm EVIEW 6.0 để chạy ra bảng hồi quy gốc,

Nếu Prob của các biến đều độc lập < 0,05 (mức ý nghĩa) thì các biến đều có ý

nghĩa sử dụng đối với mô hình hay các biến đều cần thiết trong mô hình.

1.3.5.3 Kiểm định BG - Breush & Godfrey (kiểm định tương quanchuỗi bậc p, với p≥1

Thực chất, đây là một thủ tục của phép kiểm định Lagrange, LM)

+ Kiểm định này nhằm xác định có hay không hiện tượng tự tương

quan trọng mô hình.

+ Đặt giả thiết: H0: tồn tại tương quan chuỗi giữa các biến.H1: không tồn tại tương quan chuỗi giữa các biến.

+ Nếu kết quả Prob(Obs*R-squared) < 0,05 (mức ý nghĩa) thì ta kết

luận bác bỏ H0, có nghĩa là tồn tại tương quan chuỗi giữa các biến.

1.3.5.6. Kiểm định đa cộng tuyến bằng mô hình hồi quy phụĐể kiểm định tính đa cộng tuyến cho mô hình thì ta có nhiều cách nhưng

ở đây nhóm tác giả sử dụng mô hình nhân tử phóng đại phương sai VIF thông

qua mô hình hồi quy phụ để kiểm định. Các bước thực hiện như sau:

- Ví dụ có mô hình:

Y = β1+ β

2X

2+ β

3X

3+ β

4X

4+ u

+ Chạy mô hình hồi quy gốc.

LS Y C X2 X3 X4 (Ta tìm được R2

gốc)

Page 37: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

31

+ Chạy mô hình hồi quy phụ.

LS X2 C X3 X4 (Ta tìm được R2

phụ 1)

LS X3 C X2 X4 (Ta tìm được R2

phụ 2)

LS X4 C X2 X3 (Ta tìm được R2

phụ 3)

- Áp dụng nguyên tắc ngón tay cái - Rule of Thumb của Klien. Nếu ít

nhất một R2

của hồi quy phụ lớn hơn R2

của hồi quy gốc thì thì có đa cộngtuyến xảy ra.

R2

phụ i> R

2

gốc, với i=1 đến 3

1.3.5.7. Kiểm định phương sai số thay đổi theo WHITE (1980)

Theo lý thuyết, khi biết σ2

t, ta dùng Generalized (or Weighted Least

Squares) - WLS để thực hiện việc khắc phục bệnh này. Tuy nhiên, trên thựctế, ta không biết σt, thông qua sử dụng Feasible Generalized Least Squares

(FGLS) và thực hiện theo 4 trường phái: (1) Breusch & Pagan, (2) Glejser, (3)

Harvey & Godfrey và (4) White. Ở đây tác giả dùng kiểm định WHITE(1980) để kiểm định PSSTĐ.

Đặt giả thuyết:H0: Không có hiện tượng PSSTĐ.H1: Có hiện tượng PSSTĐ. Thực hiện các bước kiểm định, nếu kết quả cho thấy Prob(Obs*R-

Square) > α = 0,05 thì ta chấp nhận H0, tức là không còn PSSTĐ. Nếu vẫncòn thì ta áp dụng các phương pháp khác để khắc phục vấn đề của mô hình.

Page 38: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

32

Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ

TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại

NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh trong trong lĩnh vực tiền tệ,

tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này đểcấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng là tổchức và cá nhân.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, NHTM thực hiện ba chức năng cơbản: chức năng trung gian tín dụng; chức năng trung gian thanh toán và chức

năng tạo tiền.

Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đi vay để cho vay. NHTM

thường sử dụng nghiệp vụ huy động vốn để vay tiền. Nghiệp vụ huy động vốn là

nghiệp vụ thu hút, huy động toàn bộ các nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tếđể tạo nguồn vốn kinh doanh cho NHTM và được phản ảnh thông qua kết cấu

nguồn vốn của NHTM, bao gồm: vốn tự có và vốn huy động.

Sau khi huy động được vốn, NHTM được sử dụng một phần đem cho vayhoặc đầu tư và hoạt động này thường được gọi là nghiệp vụ sử dụng vốn. Nghiệp

vụ sử dụng vốn của NHTM bao gồm các hoạt động sau:

Một là, nghiệp vụ ngân quỹ: NHTM phải giữ một lượng tiền mặt dự trữdưới hình thức sau: Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng, tiền gửi dự trữ bắt buộcvà tiền gửi thanh toán tại NHTW, tiền gửi tại các NHTM khác, tiền mặt trongquá trình thu… nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng kịp thời và đầyđủ nhu cầu rút tiền của khách hàng.

Hai là, nghiệp vụ tín dụng: Tín dụng ngân hàng bao gồm các hình thức:cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính, trong đó hoạt động chovay được xem là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các NHTM.

Page 39: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

33

Ba là, nghiệp vụ đầu tư: Là nghiệp vụ mà NHTM dùng vốn của mình

mua chứng khoán hoặc đầu tư theo dự án.Với chức năng trung gian thanh toán, NHTM đứng ở giữa để thực hiện

thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ cho các bên giao dịch. Nhờ NHTM,các bên giao dịch không phải chuyển tiền mặt trực tiếp cho nhau mà chỉ cầnmở tài khoản tiền gửi tại NHTM. Thông qua các chứng từ đặc biệt do các bên

giao dịch phát hành theo quy ước với NHTM như séc, ủy nhiệm thu, ủynhiệm chi... NHTM thực hiện thanh toán bù trừ giữa các tài khoản với nhau.

NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán qua nghiệp vụ trunggian thay mặt khách hàng thực hiện việc thanh toán hay các ủy thác khác đểthu phí. Nghiệp vụ trung gian chủ yếu gồm: Nghiệp vụ chuyển tiền - thanh

toán hộ; nghiệp vụ thu hộ; nghiệp vụ tín thác; nghiệp vụ thanh toán hộ các tổchức tín dụng khác…

Chức năng tạo tiền của NHTM được thực hiện thông qua hành vi cấptín dụng từ tiền gửi của khách hàng. Thực chất, các khoản tiền vay của kháchhàng cũng trở lại NHTM dưới dạng tiền trong tài khoản. Nhờ các khoản tiềntrong tài khoản, NHTM có thể thực hiện thanh toán cho khách hàng mà không

dùng đến tiền mặt.Ngày nay, các NHTM có vai trò vô cùng quan trong trong nền kinh tế

quốc dân. Nhờ có NHTM các khoản tiền nhàn rỗi, dù nhỏ bé, được tập trunglại và phân bổ vào các lĩnh vực sản xuất cần vốn đầu tư. Ở phương diện này,

các NHTM không chỉ làm cho vốn được quay vòng nhanh hơn, của cải làm ra

nhiều hơn trong đơn vị thời gian mà nguồn lực cũng được phân bổ và sử dụngtốt hơn. Đặc biệt, NHTM làm cho các giao dịch hàng hóa ngày càng có thểđược thực hiện với quy mô lớn, chi phí về tiền giao dịch ngày càng giảm,phương thức thanh toán thuận tiện, nhờ đó kích thích kinh tế hàng hóa phát

triển, đẩy mạnh chuyên môn hóa và nâng cao năng suất lao động xã hội. CácNHTM đa năng còn cung cấp các dịch vụ tiện ích cho người dân như quản lýtài sản, tư vấn đầu tư, chuyển tiền….

Page 40: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

34

Do có vai trò trung tâm trong hệ thống tài chính nên hoạt động của cácNHTM không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng, mà ở một mức độ lớn,ảnh hưởng đến môi trường kinh tế vĩ mô, qua đó tác động đến mọi tổ chứcvà cá nhân khác. Chính vì thế, quản trị để NHTM không những hoạt động ổnđịnh, mà còn có hiệu quả cao, nhất là hiệu quả trong thực hiện chức năngtrung gian tài chính, là một yêu cầu sống còn của mỗi NHTM cũng như củaquốc gia.

2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng thương mại

2.1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

Về bản chất, tín dụng là một quan hệ vay mượn dựa trên sự tin cậy.Nguyên thủy, thuật ngữ tín dụng có nguồn gốc từ tiếng Latinh cổ là“Creditum”, có nghĩa là sự tin tưởng, sự tín nhiệm.

Theo C.Mác: “Tín dụng là một quá trình chuyển nhượng tạm thời mộtlượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất địnhthu hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu” [23].

Các nhà kinh tế học hiện đại, đã nghiên cứu và đưa ra rất nhiều địnhnghĩa khác nhau về tín dụng. Nhà kinh tế học A.Arerit và Ksuk định nghĩa tíndụng như sau: “Tín dụng phát sinh giữa một bên (người cho vay) trao cho bên

khác (người đi vay) quyền sử dụng một số tiền nhất định, trong đó người đivay có nhiệm vụ phải trả lại số tiền vay đó đúng hạn quy định. Để có quyềnsử dụng tư bản đó bên đi vay phải trả một khoản bồi thường, tức là lợi tức ”.Theo Opst và Khimt Nher, đặc trưng của quan hệ tín dụng là “người cho vaythực hiện ngay nghĩa vụ của mình nhưng chỉ nhận được quyền lợi trong tươnglai xa hơn. Những rủi ro đặc biệt của hành động tín dụng chủ yếu xuất phát từđó” [77]. Theo hai cách định nghĩa này, tín dụng được hiểu là quan hệ nhườngquyền sử dụng tiền trong hiện tại để đổi lấy quyền hưởng lợi tức trong tươnglai. Ở đây, tính chất sinh lời và rủi ro của hoạt động tín dụng được nhấn mạnh.

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, các quan hệ tín dụngđược mở rộng sang một số lĩnh vực kinh tế phức tạp như: tín dụng hàng hóa

Page 41: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

35

(bán chịu hàng hóa, thu tiền sau), cho vay dưới nhiều hình thức, chiết khấu,bảo lãnh, ký thác…Trong mỗi quan hệ tín dụng nêu trên, các chủ thể quan hệthường phải tuân thủ một số cam kết như: điều kiện trao hàng hóa hay tiềnbạc; kỳ hạn được sử dụng hàng hóa, tiền bạc đó; thời điểm sẽ phải hoàn lạitiền bạc hay hàng hóa với những điều kiện cam kết nhất định.

Quá trình thực hiện tín dụng thực chất không chỉ chứa đựng hai quátrình riêng biệt cho vay và hoàn trả mà còn bao gồm cả quá trình sử dụng tiềnvay được thực hiện trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Như vậy,quy trình tín dụng được thực hiện theo chu kỳ sau: cho vay, sử dụng vốn và

hoàn trả. Trong quá trình sử dụng, nếu bên vay gặp sự cố không thu hồi đượcvốn thì bên cho vay có thể phải gánh chịu một phần hậu quả theo quy địnhcủa pháp luật về phá sản, giải thể hoặc xử lý nợ tại tòa án…

Dưới góc độ hẹp của tài chính ngân hàng, tín dụng được hiểu như sau:- Xét trên góc độ chuyển dịch tiền từ chủ thể có tiền nhàn rỗi sang chủ

thể thiếu hụt tiền cho nhu cầu sử dụng thì tín dụng được coi là kênh chuyểntiền từ người cho vay sang người đi vay.

- Trong quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về quyền sửdụng tài sản trên cơ sở cam kết nhường quyền sử dụng có kỳ hạn đi đôi vớinghĩa vụ hoàn trả cả vốn và lãi.

- Trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng còn có nghĩa là hoạt động cho vaycủa ngân hàng, độc lập tương đối với hoạt động huy động vốn.

Từ những phân tích nêu trên, phù hợp với thông lệ của ngành ngân hàng

coi tín dụng là hoạt động cho vay, có thể hiểu tín dụng là hoạt động cho vaythông qua việc chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ NHTM sang ngườivay - khách hàng trên cơ sở hợp đồng tín dụng với cam kết bảo đảm bằng tài sảnhoặc uy tín của người đi vay, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả đượcNHTM chấp nhận theo kỳ hạn và lãi suất thỏa thuận giữa NHTM và người vay.

Theo cách hiểu này, tín dụng là hoạt động cho khách hàng vay củaNHTM. Hoạt động cho vay này phải tuân thủ các yêu cầu sau:

Page 42: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

36

- Phù hợp với tôn chỉ, chức năng, nhiệm vụ của NHTM.- Khách hàng phải đảm bảo sự tin tưởng của NHTM trên các giác độ: có

uy tín trong bảng xếp lại tín nhiệm khách hàng; có dự án hoặc kế hoạch đầu tưđã được NHTM thẩm định là hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và trả lãi.

- Quan hệ tín dụng phải được thể chế hóa bằng hợp đồng tín dụng vớicác cam kết của hai bên được ghi rõ ràng và được pháp luật bảo hộ.

- Quy mô, kỳ hạn và lãi suất khoản vay do hai bên thỏa thuận và xác địnhtrong hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật và của NHNN.

2.1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng

Cùng với sự phát triển ngày càng tinh vi, sâu sắc với quy mô rộnglớn của kinh tế thị trường các hình thức kinh doanh ngân hàng nói chung,

hình thức tín dụng nói riêng cũng phát triển hết sức đa dạng và phong phú

nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó đadạng hoá các danh mục đầu tư, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận, thựchiện phân tán rủi ro và củng cố sức mạnh cạnh tranh.

Có thể phân loại các hình thức tín dụng ngân hàng theo nhiều cáchkhác nhau.

Một là, phân loại dựa trên nghiệp vụ ngân hàng. Theo cách này NHTM

có một số loại hình tín dụng chủ yếu sau:- Cho vay ứng trước: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cung

cấp cho người đi vay một khoản tiền nhất định để sử dụng trước. Người đivay chỉ phải trả lãi vào lúc hoàn trả vốn gốc, có hai loại cho vay ứng trước:cho vay ứng trước có bảo đảm và cho vay ứng trước không có bảo đảm.

- Cho vay theo hạn mức: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng và

khách hàng thỏa thuận trước số tiền tối đa (gọi là hạn mức tín dụng) mà khách

hàng được vay từ ngân hàng trong một khoản thời gian nhất định (thường là12 tháng). Sau khi đã thỏa thuận về hạn mức tín dụng, khách hàng có thể nhậnnợ làm nhiều lần mà không phải làm đơn xin vay với điều kiện tổng số tiềnnhận nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã được ký kết.

Page 43: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

37

- Cho vay thấu chi: Là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trongđó ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt quá số dư trên tài khoản vãng lai

trong một hạn mức và thời hạn nhất định trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữangân hàng và khách hàng đã được ký kết. Mức tín dụng trong cho vay thấuchi chưa phải là khoản tiền cho vay mà chỉ khi nào khách hàng sử dụng thấuchi thì mới được coi là tín dụng được cấp phát và bắt đầu tính tiền lãi.

- Cho vay chiết khấu: Là cho vay dưới hình thức NHTM mua lại cácthương phiếu chưa đến hạn trả tiền với giá thấp hơn số tiền ghi trên thươngphiếu. Khi đến hạn, ngân hàng sẽ đòi toàn bộ số tiền ghi trên thương phiếu ởngười trả tiền thương phiếu. Phần lãi của ngân hàng chính là chênh lệch giữagiá mua và số tiền ghi trên thương phiếu.

- Tín dụng ủy thác thu hay bao thanh toán (Factoring): Là nghiệp vụtrong đó công ty con của ngân hàng cam kết mua lại các khoản thanh toánchưa tới hạn phát sinh từ những hoạt động xuất khẩu, cung ứng hàng hóa và

dịch vụ với giá chiết khấu. Các khoản nợ này thường là ngắn hạn (từ 30 đến120 ngày).

- Tín dụng thuê mua (Leasing): Là hình thức tín dụng trung, dài hạn đượcthực hiện thông qua cho thuê tài sản như máy móc, thiết bị, các động sản và bấtđộng sản khác theo yêu cầu khách hàng và nắm giữ quyền sở hữu tài sản chothuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạnthuê đã được hai bên thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp đồng trước hạn. Khihết thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê

tài sản đó tùy theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê.

- Tín dụng bảo lãnh: Là hình thức tín dụng ngân hàng không trực tiếpcho khách hàng vay bằng tiền mà bằng uy tín của ngân hàng thông qua việcphát hành chứng thư bảo lãnh, ngân hàng cam kết thực hiện một nghĩa vụtrong tương lai đối với người thụ hưởng bảo lãnh. Khi đến hạn, nếu ngườiđược bảo lãnh không có khả năng thực hiện cam kết thì NHTM bảo lãnh buộcphải thực hiện cam kết đã thỏa thuận.

Page 44: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

38

Hai là, phân loại theo thời hạn tín dụng. Theo cách phân loại này, tín

dụng ngân hàng có các loại tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.Tín dụng ngắn hạn: là hoạt động cho vay có thời hạn không quá 12

tháng. Tín dụng ngắn hạn thường được khách hàng sử dụng nhằm bổ sungvốn lưu động và trang trải các nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời.

Tín dụng trung hạn: là hoạt động cho vay có thời hạn từ một năm đến 5năm. Mục đích của loại hình tín dụng này là khách hàng muốn huy động vốnđể đầu tư, cải tạo tài sản cố định, trang trải các nhu cầu mua sắm tài sản cốđịnh, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, xây dựng các dự án mới có quymô nhỏ và thời hạn thu hồi vốn nhanh.

Tín dụng dài hạn: có thời gian trên 5 năm. Mục đích của loại hình tín

dụng này là tài trợ các dự án lớn có thời gian thu hồi vốn lâu dài.

Ba là, phân loại theo hình thức bảo đảm tiền vay. Theo cách phân loạinày, có các loại hình tín dụng có tài sản đảm bảo và tín dụng không có tài sảnđảm bảo:

Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: Là loại tín dụng dựa trên cơ sở cáctài sản bảo đảm tiền vay như thế chấp, cầm cố tài sản hợp pháp của kháchhàng hoặc bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba có cam kết. Sự bảo đảm bằngtài sản là căn cứ pháp lý để ngân hàng có nguồn thu nhập khác trong trườnghợp khách hàng không trả nợ vay thông qua hình thức phát mãi tài sản thếchấp, cầm cố.

Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: Là loại tín dụng không có tài

sản thế chấp, cầm cố mà việc cho vay của ngân hàng chỉ dựa vào uy tín, nănglực tài chính của khách hàng. Muốn hưởng loại hình tín dụng này khách hàng

phải hội đủ các điều kiện sau:

+ Có uy tín, được ngân hàng tín nhiệm trong việc sử dụng đúng mục đíchvốn vay, thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay đúng hạn cả gốc lẫn lãi trong quá khứ.

+ Có dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả nănghoàn trả nợ và lãi vay, phương án, dự án phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Page 45: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

39

+ Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay đúng hạn.Bốn là, phân loại theo mục đích sử dụng vốn. Theo cách phân loại

này, có các loại hình tín dụng bất động sản, tín dụng công thương nghiệp, tíndụng nông nghiệp và tín dụng tiêu dùng:

Tín dụng bất động sản: là loại tín dụng liên quan đến việc cho vay muasắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vựccông nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Tín dụng công thương nghiệp: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốnlưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và

dịch vụ.Tín dụng nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản

xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao

động, nhiên liệu…Tín dụng tiêu dùng: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng

như mua sắm các vật dụng đắt tiền. Ngày nay ngân hàng còn thực hiện cáckhoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông quaphát hành thẻ tín dụng.

Năm là, phân loại theo hình thái giá trị của tín dụng. Theo cách phân

loại này có các loại hình tín dụng bằng tiền, tín dụng bằng tài sản.Cấp tín dụng bằng tiền: là loại cấp tín dụng mà hình thái giá trị của tín

dụng được thể hiện bằng tiền. Đây là loại cấp tín dụng chủ yếu của các ngânhàng và việc thực hiện bằng các kỹ thuật khác nhau như tín dụng ứng trước,thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp…

Cấp tín dụng bằng tài sản: là hình thức cấp tín dụng bằng hàng hóa vậtchất. Cấp tín dụng bằng tài sản rất phổ biến và đa dạng. Các NHTM thườngáp dụng tín dụng bằng tài sản dưới hình thức tài trợ thuê mua. Theo phươngthức này NHTM cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay (thường được gọilà người đi thuê) và theo định kỳ người đi thuê hoàn trả nợ vay bao gồm cảvốn và lãi.

Page 46: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

40

Sáu là, phân loại theo phương thức hoàn trả nợ vay. Theo cách này có loạihình tín dụng trả góp, tín dụng trả một lần cuối kỳ, tín dụng hoàn trả theo yêu cầu.

Tín dụng trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốcvà lãi theo định kỳ. Loại tín dụng này thường áp dụng cho vay bất động sản,nhà ở, cho vay tiêu dùng, cho vay đối với những người kinh doanh nhỏ, chovay trang bị kỹ thuật nông nghiệp.

Tín dụng hoàn trả một lần cuối kỳ: là loại cho vay thanh toán một lầncả gốc và lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu là loại hình tín dụng áp dụng kỹ thuậtthấu chi theo chính sách tín dụng cho từng trường hợp cụ thể.

Bảy là, phân loại tín dụng theo xuất xứ. Theo cách này có các loại tín dụngtrực tiếp, gián tiếp.

Tín dụng trực tiếp: là loại hình tín dụng trong đó ngân hàng cấp vốntrực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợvay cho ngân hàng.

Tín dụng gián tiếp: là loại hình tín dụng trong đó ngân hàng cho vay

thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ đã phát sinh còn trong thời hạnthanh toán.

2.1.2.3. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng thương mạiKhác với các loại hình tín dụng khác, tín dụng ngân hàng mang một số

đặc trưng sau đây:Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là phương thức kinh doanh chính của

ngân hàng. Nếu trong các quan hệ tín dụng khác, ví dụ tín dụng hàng hóa,

người tham gia hoạt động tín dụng chỉ coi đó một hành vi phụ thêm phục vụhoạt động kinh doanh chính của họ nên lãi suất không phải là mối quan tâmhàng đầu. Trong khi đó, đối với ngân hàng, vấn đề lãi suất lại rất được chútrọng do đó là giá cả dịch vụ ngân hàng, là yếu tố quyết định lợi nhuận và sứccạnh tranh của ngân hàng. Chính vì vậy, các NHTM thường đặt chính sách lãi

suất là trọng tâm trong chiến lược kinh doanh.

Page 47: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

41

Thứ hai, tín dụng ngân hàng là hành vi ngân hàng bán quyền sử dụngtài sản có thời hạn cho khách hàng. Muốn có hàng để bán, thay vì sản xuất,NHTM phải đi vay để cho vay, vì thế các khoản tín dụng của ngân hàng đềuphải hoạch định thời hạn, lãi suất một cách khoa học, hợp lý để ngân hàng có

thể chủ động hoàn trả vốn huy động và không để ứ vốn để chịu lãi khống.Chính vì thế, khi xác định thời hạn cho vay hợp lý, ngân hàng phải căn cứ vào

tính chất thời hạn nguồn vốn của mình và quá trình sử dụng vốn của đốitượng vay. Nếu ngân hàng có nguồn vốn dài hạn ổn định thì có thể cấp đượccác khoản tín dụng dài hạn. Ngược lại, nếu nguồn vốn của ngân hàng không

ổn định và phải bù đắp bằng các khoản vốn huy động có kỳ hạn ngắn thì khảnăng cấp tín dụng dài hạn là khó khăn.

Mặt khác, thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốncủa đối tượng vay thì người vay mới có điều kiện trả nợ đúng hạn. Nếu ngânhàng xác định thời hạn vay nhỏ hơn chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng

vay thì khách hàng không có đủ nguồn để trả nợ khi đến hạn, gây khó khăncho khách hàng. Ngược lại, nếu thời hạn cho vay lớn hơn chu kỳ luân chuyểnvốn sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích,tiềm ẩn rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Thứ ba, tín dụng ngân hàng chịu sự điều tiết của chính sách tiền tệ quốcgia. Đôi khi, để ổn định vĩ mô nền kinh tế, NHNN đưa ra các chính sách canthiệp vào quy mô, hạn mức, lãi suất tín dụng theo chiều hướng bất lợi choNHTM, nhưng NHTM vẫn phải chấp hành. Đặc biệt, vào thời điểm kinh tếtăng trưởng nóng, khách hàng khát vốn, lãi suất họ có thể chấp nhận chênh

lệch so với lãi suất huy động lớn, nhưng NHTM không thể cho vay vượt quáquy định của NHNN. Hoặc trong điều kiện lạm phát, để huy động được vốn,NHTM phải đưa ra lãi suất thực dương đồng thời phải đáp ứng yêu cầu dự trữcao của NHNN nên khó cho vay, nguy cơ thua lỗ lớn.

Thứ tư, tín dụng ngân hàng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rất cao. Khoảntiền mà ngân hàng cho vay là rất lớn so với khoản lãi thu về. Trong khi đó,

Page 48: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

42

việc có thu hồi được vốn hay không lại không những phụ thuộc vào bản thânkhách hàng mà còn chịu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh, biến độngthị trường thế giới, thiên tai ngoài tầm kiểm soát của cả khách hàng lẫn ngânhàng. Khi khách hàng gặp khó khăn, khi môi trường kinh doanh khôngthuận lợi hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng khó khăn theo. Trongtrường hợp khách hàng phá sản, thiên tai, khủng hoảng kinh tế,… ngân hàng

có thể lâm vào tình trạng mất vốn, nợ khó đòi lớn ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động của ngân hàng.

Thứ năm, tín dụng ngân hàng phải tuân thủ các quy định pháp lý chặtchẽ của cả nhà nước lẫn cam kết trong hợp đồng. Quá trình xin vay và cho vay

phải tuân thủ những quy định pháp lý dân sự và tín dụng chặt chẽ như: phải vaytheo Hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền, hợp đồng bảo đảm tiền vay, bảolãnh,…, trong đó nhà nước cam kết bảo hộ quyền tài sản của các bên giao dịchtheo luật thông qua xét xử của toàn án hoặc trọng tài, người đi vay phải cam kếthoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn, các quy định về xửlý tài chính khi bên đi vay không có khả năng trả nợ đến hạn…

Đối với NHTM hoạt động trong lĩnh vực nông nghiêp, nông thôn, hoạtđộng tín dụng ngoài các đặc điểm chung của NHTM, còn có các đặc điểm riêng.

Một là, đối tượng khách hàng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn chủ yếu vay các món vay có giá trị nhỏ so với các lĩnh vực khác. Ởcác quốc gia nông nghiệp, số lượng khách hàng có nhu cầu vay thường đônghơn các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, do thu nhập cũng như điều kiện kinh tế ởkhu vực nông thôn và người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thấp do đóthường không có tài sản thế chấp cho các khoản vay, hoặc nếu có thì giá trịcủa tài sản thế chấp thường rất nhỏ. Thực tế này ảnh hưởng rất lớn đến hiệuquả tín dụng của ngân hàng khi cho vay đối với các đối tượng này.

Hai là, rủi ro đối với hoạt động tín dụng dành cho nông nghiệp, nôngthôn thường cao hơn các khu vực khác do lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực cónhiều rủi ro do thiên tai, thời tiết, dịch bệnh…Những rủi ro này ảnh hưởng

Page 49: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

43

đến khả năng trả nợ của người vay vốn, từ đó dễ dẫn đến hình thành các

khoản nợ xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng.

2.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mạiTrong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng có ba vai trò cơ bản sau:Một là tập trung và phân bổ vốn tiền tệ trên cơ sở cho vay và hoàn trả.Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất trong

sự vận hành của hệ thống tín dụng. Ở đây, sự có mặt của tín dụng được xemnhư chiếc cầu nối giữa các nguồn cung - cầu về vốn tiền tệ.

Nhờ hoạt động tín dụng, NHTM mới có nhu cầu huy động mọi nguồntiền nhàn rỗi trong dân cư để làm vốn cho vay. Bỏ tiền vào NHTM, người cótiền nhàn rỗi vừa được hưởng một khoản tiền lãi thích hợp mà không phảiquản lý tài sản như khi đầu tư, đồng thời lại có thể được hưởng các tiện íchngân hàng khác như chuyển tiền, bảo vệ tài sản, thanh toán…

Khách hàng vay vốn tại NHTM có điều kiện đầu tư kiếm lời trong điềukiện không có đủ nguồn lực tài chính riêng để đầu tư. Nhờ có sự tiếp sức củatín dụng ngân hàng, nguồn vốn vật chất (máy móc, nguyên vật liệu đã đượcsản xuất nằm trong kho của các doanh nghiệp) của xã hội được đưa vào vòng

luân chuyển tái sản xuất liên tục, qua đó tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội,tạo điều kiện cải thiện điều kiện sống của dân cư. Trên phương diện này, tín

dụng đóng vai trò nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế.Thông qua tín dụng tiêu dùng, NHTM góp phần điều tiết cung cầu trên

thị trường hàng hóa dịch vụ, hỗ trợ các tổ chức kinh tế và gia đình khắc phụccác khó khăn do dòng thu nhập và dòng chi tiêu của họ không khớp nhau,nhất là các doanh nghiệp. Nói cách khác, nhờ sự điều tiết của tín dụng ngân

hàng, các chủ thể kinh tế có thể tiến hành hoạt động sản xuất và tiêu dùng

ngay cả khi các khoản thu chi của họ không khớp nhau về thời gian.Hai là tín dụng ngân hàng góp phần tiết kiệm chi phí tiền mặt và chi

phí lưu thông cho xã hội.Hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần vào tiết kiệm tiền mặt và chi

phí lưu thông cho xã hội ở những công đoạn sau:

Page 50: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

44

- Hoạt động tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận hành các công

cụ lưu thông hàng hóa giảm chi phí tiền mặt như thương phiếu, kỳ phiếu ngânhàng, các loại séc, các phương tiện thanh toán hiện đại như: thẻ tín dụng, thẻthanh toán…

- Hoạt động tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho khách hàng mở tài khoảnvà thực hiện thanh toán thông qua ngân hàng với chi phí thấp dưới các hình thứcchuyển khoản và bù trừ cho nhau. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụngthì hệ thống thanh toán qua ngân hàng ngày càng được mở rộng cho phép thựchiện rất nhiều giao dịch có quy mô thanh toán lớn trong thời gian ngắn.

- Tín dụng ngân hàng có chức năng tạo tiền, nhờ đó giảm chi phí pháthành tiền mặt của NHNN, qua đó giảm chi phí sử dụng tiền trong các quan hệkinh tế - xã hội.

Ba là, thông qua hoạt động tín dụng, NHTM có thể giám sát các hoạtđộng kinh tế.

Thông qua việc huy động vốn, cho vay và giám sát sử dụng vốn vaycủa các thành phần kinh tế, NHTM năm được nhiều hoạt động của các chủthể kinh tế, qua đó có thể phân tích và dự báo các quá trình phát triển chungtrong nước và quốc tế. Vì thế, các NHTM đều có khả năng thu thập và cung

cấp thông tin cho NHNN để có thể dự báo xu hướng phát triển kinh tế, qua đóchủ động ứng phó khi có biến động xảy ra.

Ngoài ra, thông qua quá trình tập trung và phân phối lại nguồn vốn xã hội,tín dụng ngân hàng phản ánh trình độ phát triển kinh tế về các mặt: khối lượngtiền tệ nhàn rỗi trong xã hội, nhu cầu vốn trong từng thời kỳ, khối lượng tiềntrong lưu thông… qua đó giúp Chính phủ có cái nhìn tổng quát về những quanhệ cân đối lớn trong nền kinh tế, đặc biệt là quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng.

Đặc biệt trong hoạt động cho vay của ngân hàng, để góp phần đảm bảoan toàn về vốn, ngân hàng luôn thực hiện quá trình kiểm tra tình hình tài

chính của các đơn vị nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm chếđộ quản lý kinh tế của nhà nước. Bên cạnh đó trên cơ sở thực hiện nguyên tắc

Page 51: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

45

cho vay có hoàn trả, tín dụng ngân hàng còn phản ánh kịp thời tình hình quảnlý và sử dụng vốn của các đơn vị có hiệu quả hay không. Ngoài ra, thông qua

việc tổ chức công tác thanh toán không dùng tiền mặt, NHTM còn tạo điềukiện để Nhà nước kiểm soát bằng đồng tiền các đơn vị kinh tế, vì mọi quátrình hình thành và sử dụng vốn của các doanh nghiệp đều được phản ánh và

lưu giữ qua số liệu trên tài khoản tiền gửi.Nói tóm lại, tín dụng NHTM không những cung cấp thông tin cho các

cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô, mà còn góp phần vào ổn định kinh tế vĩ môthông qua hoạt động giám sát sử dụng vốn của mình.

Bốn là, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy nền kinh tế chuyển dịchtheo hướng hiện đại.

Nguyên tắc cung cấp tín dụng ngân hàng là việc sử dụng vốn phải hiệuquả để chủ thể vay vốn có khả năng hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng. Chính

vì thế, NHTM phải sàng lọc dự án và khách hàng, chỉ cho vay các hoạt độngcó hiệu quả. Thông qua hoạt động này, tín dụng ngân hàng góp phần vào phân

bổ nguồn lực trong nền kinh tế, tăng cường vốn cho các lĩnh vực, ngành nghề,khu vực và tổ chức, cá nhân sử dụng vốn hiệu quả, rút vốn khỏi các lĩnh vực,khu vực, tổ chức sử dụng vốn không hiệu quả. Kết quả của sự lựa chọn phânbổ vốn tín dụng ngân hàng theo nguyên tắc như vậy đã góp phần thúc đẩy nềnkinh tế chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, phát triển các ngành có lợi thếcạnh tranh, có mức sinh lời cao, có khả năng sử dụng nguồn lực khan hiếmhiệu quả hơn.

Năm là, tín dụng ngân hàng góp phần mở rộng mối quan hệ giao lưukinh tế, quốc tế.

NHTM là cầu nối các hoạt động kinh tế trong nước với nước ngoài,

trong đó tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng. Tín dụng ngân hàng cung

cấp điều kiện cho các hoạt động buôn bán ngoại thương diễn ra thuận lợithông qua nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán hoặc thanh toán quốc tế. Tín dụngngân hàng còn hỗ trợ các chủ thể kinh tế trong nước đầu tư ra nước ngoài

Page 52: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

46

thông qua các nghiệp vụ vay vốn ở chi nhánh ngân hàng đặt ở nước ngoài

hoặc thanh toán vốn vay của ngân hàng ở nước ngoài. Tín dụng ngân hàng

cũng hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài huy động vốn trong nước bổ sung cho hoạtđộng kinh doanh của họ ở nước sở tại, qua đó tạo điều kiện hấp dẫn hơn trongthu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Tóm lại, tín dụng NH có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với

bản thân NH mà còn với cả xã hội. Để tín dụng phát huy được hết vai trò của

nó thì các nhà quản lý NH cũng như các cơ quan quản lý của Nhà nước phải

tạo điều kiện cho tín dụng được thực hiện một cách hiệu quả.

2.2. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2.1. Quan niệm về hiệu quả tín dụng ngân hàng thương mại

Hiệu quả, theo nghĩa phổ biến nhất, là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa

kết quả và chi phí của một hoạt động nào đó. Sở dĩ thuật ngữ hiệu quả được

sử dụng phổ biến trong xã hội vì nó phản ánh được mong muốn của con

người muốn đạt được điều mình muốn với nguồn lực chi phí thấp nhất.

Trong hoạt động kinh doanh, hiệu quả thể hiện quan hệ tương quan

giữa đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp. Mối quan hệ tương quan này có thể

phản ánh mặt lượng của quá trình hoạt động (giá trị đầu ra lớn hơn giá trị đầu

vào) và được đo bằng hệ thống các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chi phí…,

cũng có thể phản ánh sự thay đổi về chất của doanh nghiệp như uy tín, thị

phần, năng lực tài chính, công nghệ, chủng loại sản phẩm…

Như vậy, hiệu quả khác với kết quả. Kết quả là cái đạt được do hoạt

động kinh doanh mang lại nhưng chưa tính đến các yếu tố chi phí để có kết

quả đó. Còn hiệu quả là sự tương quan, sự so sánh giữa kết quả với chi phí

trong hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, hiệu quả là sự so sánh giữa cái

đạt được (kết quả) với cái đặt ra (mục tiêu) hoặc cái bỏ ra (chi phí). Hiệu quả

có nội dung rất rộng và được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau; góc độ

kinh tế, góc độ xã hội hoặc góc độ môi trường.

Page 53: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

47

Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng các chỉ tiêu kinh tế như lợinhuận, thị phần tăng thêm, uy tín tăng thêm, tiềm lực kinh tế tăng thêm…Nhìn chung, hiệu quả kinh tế thường được các nhà kinh tế lượng hóa thành

tiền dưới dạng quan hệ lợi ích/ chi phí. Hình thái của mối quan hệ lợi ích và

chi phí kinh tế phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của tổ chức và mục tiêu mà

tổ chức đặt ra.Tín dụng ngân hàng được nghiên cứu trong luận án này là hoạt động

thuần túy có tính chất chuyển giao quyền sử dụng tiền từ người này qua ngườikhác, không bao hàm các hoạt động tác động của con người vào tự nhiên, cũngkhông tính đến hiệu quả của hoạt động do người vay tiền gây ra cho xã hội nên

khó xác định tác động của nó đối với xã hội và môi trường. Chính vì thế, quanniệm hiệu quả tín dụng ngân hàng ở đây chỉ giới hạn ở phương diện kinh tế (sauđây gọi tắt là hiệu quả tín dụng ngân hàng với hàm ý là hiệu quả kinh tế).

Với những phân tích nêu trên, có thể quan niệm hiệu quả tín dụng củaNHTM là kết quả so sánh giữa lợi ích mà NHTM nhận được từ hoạt động tíndụng và chi phí mà NHTM phải bỏ ra để thực hiện hoạt động tín dụng.

Trong khái niệm nêu trên, lợi ích mà NHTM nhận được từ hoạt độngtín dụng gồm:

- Hoàn đủ vốn và có lãi. Ở đây việc hoàn vốn không đem lại giá trị giatăng cho NHTM, những nếu không hoàn vốn thì NHTM sẽ thua lỗ. Do vậy,có thể coi việc hoàn vốn như phần bù đắp khấu hao tài sản cố định trongdoanh nghiệp. Một cách trực tiếp, khoản lãi mang lại càng nhiều thì lợi íchcủa NHTM càng lớn.

- Ngoài lợi ích trực tiếp là lãi cho vay, NHTM còn nhận được những lợiích phi tiền tệ khác từ hoạt động tín dụng như thị phần (là lợi ích giúp NHTMchi phối lãi suất và quy mô cho vay), uy tín (cho phép huy động với lãi suấttháp, cho vay khách hàng lớn…); điều kiện thuận lợi để thực hiện các dịch vụcó thu nhập bổ sung như thanh toán, chuyển tiền, tư vấn tài chính, quản lý tài

sản, bảo lãnh phát hành chứng khoán…

Page 54: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

48

2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mạiVới quan niệm về hiệu quả tín dụng như trên, có thể thấy rằng tiêu chí

cuối cùng để đánh giá hiệu qủa tín dụng của một ngân hàng là lợi nhuận từhoạt động tín dụng xét dưới góc độ giá trị tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng.

Tuy nhiên để có thể xác định được hiệu quả tín dụng cuối cùng, hay để đạt

được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, ngân hàng cần phải phân tích cả các

chỉ tiêu trung gian. Trong phần này, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng

của ngân hàng thương mại được phân loại thành 2 nhóm chỉ tiêu. Một là,

nhóm chỉ tiêu xác định hiệu quả tín dụng cuối cùng lợi nhuận tín dụng thểhiện qua chỉ tiêu quy mô lợi nhuận tín dụng và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

tín dụng. Hai là nhóm các chỉ tiêu trung gian. Trong nhóm các chỉ tiêu trung

gian có nhóm chỉ tiêu đánh giá chung và nhóm chỉ tiêu đánh giá trực tiếp

hiệu quả tín dụng.

2.2.2.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chung- Quy mô tín dụng: Quy mô tín dụng của một NHTM có thể được đánh

giá bởi nhiều chỉ tiêu. Trong đó có một số chỉ tiêu đặc trưng quan trọng nhấtlà chỉ tiêu tổng dư nợ và thị phần cho vay của doanh nghiệp trên thị trường.

Thị phần cho vay của NHTM được thể hiện qua dư nợ của ngân hàng khi so

sánh với dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn. Thị phần cho biết quy mô tíndụng của ngân hàng đang xem xét là lớn hay nhỏ. Thị phần lớn đem lại choNHTM lợi thế trong hoạch định chính sách lãi suất và thu hút được các kháchhàng có tiềm lực và có khả năng sử dụng vốn tốt, nhờ đó NHTM vừa tăng khảnăng hoàn vốn, vừa tăng khả năng thu lợi nhuận lớn.

- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng doanh số từ hoạt động tín dụng Doanh số cho vay kỳ nàyTốc độ tăng doanh

số cho vay=

Doanh số cho vay kỳ trước- 1 100%

Doanh số cho vay thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng củaNHTM, còn tốc độ tăng doanh số thể hiện khả năng mở rộng quy mô đầu tư tíndụng qua các thời kỳ. Doanh số cho vay lớn và tốc độ cho vay tăng cho thấy khả

Page 55: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

49

năng mở rộng tín dụng của NHTM, đây là tình hình tốt đối với NHTM. Tuynhiên, đây mới chỉ là điều kiện chứ chưa thể khẳng định hiệu quả tín dụng củaNHTM mà cần phải kết hợp nghiên cứu, phân tích với các chỉ tiêu khác.

2.2.2.3 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả tín dụngCó rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng nhưng tác giả chú trọng

đến các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ nợ xấu, hiệu quả sử dụng vốn, hệ số thu nợ, vòng

quay vốn tín dụng, hệ số rủi ro tín dụng.- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu (Non-Performance Loan - NPL)

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu được xác định tại từng thời điểm theo công thức sau:Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu =Tổng dư nợ

X 100%

Chỉ tiêu nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu

đồng là nợ xấu. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chấtlượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ảnh khả năng thu hồi vốn khókhăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thườngnữa mà là nguy cơ mất vốn.

Chỉ tiêu này phản ảnh tình hình nợ quá hạn trong quá trình cho vay. Chỉtiêu này càng thấp thì hiệu quả hoạt động của NHTM càng tốt và ngược lại.Bởi vì, chỉ tiêu này cao thể hiện NHTM đang gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên

trong thực tế, rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM là không thể tránhkhỏi. Vì vậy, việc đưa ra một tỷ lệ nợ quá hạn theo thông lệ quốc tế chỉ tiêu

này phải được kiểm soát trong phạm vi không quá 5% được xem là giới hạnan toàn của các NHTM.

Tuỳ theo quy định của mỗi quốc gia mà một khoản nợ quá hạn sẽ đượcxếp vào nợ xấu. Nợ xấu cũng được phân loại theo các mức độ khác nhau tuỳthuộc vào thời gian quá hạn của nợ gốc, nợ lãi hay thời gian gia hạn, điềuchỉnh kỳ hạn trả nợ, cơ cấu lại nợ. Mức độ nợ thấp nhất được gọi là nợ dướitiêu chuẩn, mức cao nhất là các khoản nợ có khả năng mất vốn.

- Hiệu quả sử dụng vốn (efficient use of capital - EUC)

Page 56: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

50

Tổng dư nợHiệu quả sử dụng vốn =

Tổng nguồn vốn 100%

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn huy động NHTM thựchiện cho vay bao nhiêu, tức là nói lên khả năng cho vay vốn so với tổngnguồn vốn của NHTM. Hiệu suất sử dụng vốn càng cao thì hiệu quả hoạtđộng tín dụng của NHTM càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, cũng cần kết hợpvới các chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả tín dụng của NHTM thuần túy. Nếuchỉ dựa vào một chỉ tiêu này, đánh giá sẽ phiến diện, dễ dẫn đến đánh giá sai.Ví dụ, tỷ lệ nợ quá hạn cao trong khi hiệu suất sử dụng vốn cũng cao thì hiệuquả hoạt động tín dụng của NHTM chưa hẳn đã cao, thậm chí còn thấp.

- Hệ số rủi ro tín dụng (Credit risk factor - CRF)

Dư nợ tín dụngHệ số rủi ro tín dụng =

Tổng tài sản có 100%

Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ tín dụng so với tổng tài sản có, khả năngsử dụng nguồn vốn để cho vay. Nếu chỉ tiêu này quá cao thì lợi nhuận tăng,rủi ro gia tăng vì các khoản dự trữ của NHTM thấp không đảm bảo an toàn

trong kinh doanh, ngược lại chỉ tiêu này giảm thì có thể lợi nhuận bị sụt giảm,các khoản dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán tăng đảm bảo an toàn cho

NHTM. Vì vậy, các nhà quản trị luôn tìm cách duy trì tỷ lệ này ở mức hợp lýlà 60% - 80% so với tổng tài sản có nhằm giải quyết cân bằng mục tiêu lợinhuận và đảm bảo khả năng thanh toán của NHTM.

- Hệ số thu nợ (Ratio obtained debt - ROD)

Doanh số thu nợHệ số thu nợ =

Doanh số cho vay 100%

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trảnợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong mộtthời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợcàng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngânhàng càng hiệu quả và ngược lại.

Page 57: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

51

- Vòng quay vốn tín dụng (Turnover credit - TOC)

Chỉ tiêu này còn được gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Nó đo lườngchất lượng luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm.

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển các khoảnvay mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho biếtngân hàng thu được nợ nhanh hay chậm từ đó cân đối để cho vay mới lại. Đâylà chỉ tiêu quan trọng được ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khảnăng cung ứng vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhucầu của khách hàng. Hệ số phản ảnh vòng quay vốn tín dụng được thể hiệnnhư sau:

Doanh số thu nợVòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quân

Trong đó: Dư nợ bình quân =Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm

2

Trên thực tế, vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vayngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất lưuthông, tiết kiệm chi phí (ngân hàng có thể chủ động cân đối được nguồn vốnđể cho vay mới, giảm chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng đối với nhữngkhoảng nợ trả chậm), tạo lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Vòng quay vốn tíndụng càng cao càng mang lại hiệu quả tín dụng cho ngân hàng.

2.2.2.3. Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụngĐể đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng trước hết phải

nói đến lợi nhuận từ hoạt động này mang lại cho ngân hàng. Vì ngân hàng

cũng là một doanh nghiệp kinh doanh nhóm hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ,cũng như những doanh nghiệp khác, mục tiêu mà nó hướng tới vẫn là lợinhuận. Do vậy, ngân hàng phải tính toán để đạt được lợi nhuận cao nhất và

giảm chi phí, rủi ro đến mức thấp nhất, phải so sánh lợi nhuận thu được vớinguy cơ rủi ro mà hoạt động tín dụng đem lại. Đó là lý do vì sao trong việc

Page 58: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

52

đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chúng ta cần phải phântích lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHTM.

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của các NH. Lợi nhuận từ

hoạt động tín dụng của ngân hàng đó là hệ số giữa thu nhập từ lãi suất trừ chochi phí lãi suất.

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng = Thu nhập từ hoạt động tín dụng -

Chi phí hoạt động tín dụng

Đồng thời để đánh giá đúng sự tăng trưởng hiệu quả tín dụng qua cácthời kỳ, người ta thường dùng tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, tỷ lệ này phản ánh

rõ nét về sự biến động của thị trường cũng như đánh giá đúng hoạt động tín

dụng cũng như các chính sách tín dụng áp dụng qua các thời kỳ có phù hợp

hay không.

Tỷ lệ tăng tưởng LNTD =LNTD kỳ này - LNTD kỳ trước

LNTD kỳ trước x100

2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng ngân hàng

2.2.3.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại- Chính sách tín dụng ngân hàng: Đây là nhân tố đóng vai trò then chốt

điều tiết các mặt hoạt động của NHTM như: huy động vốn và cho vay, điềuhành lãi suất tín dụng, đưa ra các sản phẩm tín dụng, biện pháp quản lý rủi ro

tín dụng và thu hút khách hàng… Tùy theo từng thời kỳ, chính sách tín dụng

có những điều chỉnh phù hợp với thực trạng thị trường và chính sách của

NHNN. Một chính sách tín dụng đúng đắn được đưa ra sẽ tạo điều kiện choNHTM sử dụng tối ưu hóa nguồn vốn của mình khi cho vay, thu hút được

nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng, đảm bảo

an toàn trong kinh doanh, là điều kiện quan trọng nâng cao hiệu quả tín dụngcủa NHTM.

- Khả năng huy động nguồn vốn của ngân hàng:

Nguồn vốn cho vay bằng tiền là cơ sở để ngân hàng hoạt động tín dụng.Quy mô và cơ cấu vốn quyết định lựa chọn các hình thức đầu tư, nguyên tắc

Page 59: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

53

cơ bản mà ngân hàng luôn tuân thủ trong khi cho vay là: thời gian huy độngvốn tương ứng với thời gian cho vay.

Nếu ngân hàng sử dụng một lượng lớn nguồn vốn ngắn hạn để cho vaytrung - dài hạn thì có thể xảy ra tình trạng: ngân hàng không thanh toán kịpthời cho những khoản huy động ngắn hạn trong khi các khoản vay trung - dài

hạn chưa đến hạn và nguồn tiền gửi mới thì chưa huy động được.Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, hoạt động huy động vốn của các

ngân hàng hết sức khó khăn. Chính vì lẽ đó, để thực hiện chiến lược đa dạnghóa, đa phương hóa các phương thức, giải pháp huy động vốn từ mọi nguồn,kể cả nước ngoài, ngân hàng phải tạo được cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Từ kinhnghiệm và thực tế, NHNN đã cho phép các NHTM được dùng 30% vốn ngắnhạn để đầu tư cho các dự án trung - dài hạn.

- Chất lượng bộ máy tổ chức, quản lý ngân hàng: Bộ máy tổ chức ngânhàng phải sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịpnhàng giữa các phòng ban trong từng ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống ngânhàng cũng như giữa ngân hàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp lý… tạođiều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng theo dõi, quảnlý sát sao các khoản cho vay, các khoản huy động vốn. Đây là cơ sở để tiến hành

các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng.- Chất lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng:

Đây là nhân tố hết sức quan trọng trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng.

Sự thành công trong hoạt động tín dụng phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệmcủa cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp quản lý toàn bộ số vốntừ khi đầu tư cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng, do đó họ cần phải phântích kỹ tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích dự án của khách hàng vay

vốn, quản lý và giám sát tình hình sử dụng vốn vay. Xã hội ngày càng phát

triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để có thể đáp ứng kịp thời, cóhiệu quả với các tình huống khác nhau của hoạt động tín dụng. Việc tuyểnchọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho

Page 60: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

54

ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiệnchu kỳ khép kín của một khoản tín dụng.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng cũng quyết địnhđến sự thành công của công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn

nghiệp vụ, có kỹ năng, kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án,xác định được tính chân thực của báo cáo tài chính, dễ dàng phát hiện cáchành vi cố tình lừa đảo của khách hàng như: sửa chữa báo cáo tài chính, lậphồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản để đi vay ở nhiều nơi,... từ đó phân tíchđược khả năng quản lý doanh nghiệp và năng lực thực sự của khách hàng đểquyết định có cho vay hay không.

Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biếtsâu rộng về pháp luật, môi trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đấtnước, của thị trường… dự đoán trước được những biến động có thể xảy ra từ đótư vấn cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp. Nghiệpvụ hoạt động hàng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng

cao để sử dụng các phương tiện, phương pháp làm việc hiện đại thích ứng với sựphát triển không ngừng của xã hội. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệpvụ, có đạo đức nghề nghiệp và sự hiểu biết rộng chính là cơ sở để nâng cao chấtlượng công tác tín dụng trong hoạt động của các NHTM.

- Qui trình tín dụng:Đảm bảo qui trình tín dụng là một việc rất quan trọng đối với mỗi hệ

thống ngân hàng, nó đảm bảo sự thống nhất trong quá trình hoạt động tíndụng của ngân hàng thương mại.

Qui trình tín dụng bao gồm những qui định phải thực hiện trong quátrình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng; được bắt đầu từ khichuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn cho đến khithu hồi được nợ. Hiệu quả tín dụng có đảm bảo hay không tùy thuộc vào việcthực hiện tốt các qui định ở từng bước và sự phối hợp nhịp nhàng giữa cácbước trong qui trình tín dụng.

Page 61: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

55

Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay (khách hàng viết đơnxin vay và Ngân hàng tiếp nhận và đánh giá đơn xin vay để quyết định chovay hay không cho vay) rất quan trọng, là cơ sở để định lượng rủi ro trongquá trình cho vay. Trong bước này, hiệu quả tín dụng tùy thuộc về công tácthẩm định đối tượng được vay vốn cũng như những quy định về điều kiện và

thủ tục cho vay của từng NHTM.Kiểm tra quá trình cho vay giúp ngân hàng nắm được nguyên nhân diễn

biến của khoản tín dụng đã cung cấp để có những hành động điều chỉnh hoặccan thiệp khi cần thiết, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

Thu nợ và tất toán khoản nợ là khâu quan trọng có tính quyết định tớisự tồn tại của Ngân hàng, do đó Ngân hàng phải tích cực trong công tác thu nợ.Sự nhạy bén kịp thời của Ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời những điềukiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cùng những biện pháp xử lý chính xác,đúng lúc sẽ giảm thiểu các khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cựcđối với hiệu quả tín dụng. Sự phối kết nhịp nhành giữa các bước trong quytrình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển bình thường,theo đúng kế hoạch đã định, nhờ đó đảm bảo được hiệu quả tín dụng.

- Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng:

Để đạt được mục tiêu của mình mỗi ngân hàng đã tự đề ra cho mình

những chiến lược kinh doanh phù hợp với tiềm lực và thế mạnh của mình đểđạt được những mục tiêu nhất định mà ngân hàng đề ra.

Chiến lược kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng trước tiên tới hiệu quả tíndụng. Ngân hàng thương mại cần có chiến lược kinh doanh phù hợp để khôngrơi vào thế bị động trong hoạt động kinh doanh của mình. Dựa trên chiến lượckinh doanh dài hạn đúng đắn, ngân hàng thương mại mới có thể có những kếhoạch đúng đắn cho từng thời kỳ để bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra.

- Hệ thống thông tin tín dụngThông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng tín

dụng. Nhờ có thông tin tín dụng, ngân hàng mới có thể đưa ra những quyết

Page 62: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

56

định đúng đắn và cần thiết có liên quan đến hoạt động tín dụng, theo dõi và

quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín dụng có thể thu được từ nhữngnguồn sẵn có ở ngân hàng qua hồ sơ của khách hàng, qua các báo cáo địnhkỳ khách hàng gửi cho ngân hàng theo quy định (như bảng tổng kết tài sản,báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo

tín dụng) và từ hệ thống quản lý thông tin (CIC) của NHNN, từ các cơquan chuyên quản lý thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước, từ cácnguồn thông tin khác như: Phỏng vấn khách hàng, điều tra tại nơi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của khách hàng, điều tra thông qua các kháchhàng của doanh nghiệp, thu thập thông tin từ các cơ quan khác: Thuế, báochí, cơ quan đảng, chính quyền địa phương, cơ quan chủ quản…. Số lượng,chất lượng của thông tin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xáctrong việc phân tích, nhận định tình hình thị trường, khách hàng…để đưa ranhững quyết định phù hợp. Vì vậy, thông tin càng chính xác và toàn diệnthì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng lớn, khảnăng mang lại hiệu quả tín dụng càng cao.

- Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực chịu nhiềurủi ro đối với hệ thống ngân hàng, do đó mỗi ngân hàng thương mại đều phảixây dựng bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ. Đây cũng là biện pháp giúp choBan lãnh đạo phát hiện kịp thời những sai sót và nắm bắt tình hình hình kinh

doanh của đơn vị nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đangđược xúc tiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng được các mục tiêu đã

định. Công tác kiểm tra kiểm soát nhằm phát hiện và loại trừ những cán bộmất phẩm chất, tiêu cực, tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản làm mất uytín của ngân hàng.

Hoạt động tín dụng chứa nhiều những rủi ro tiềm ẩn mà nếu chúng takhông kiểm tra kiểm soát thường xuyên thì sẽ không ngăn chặn và phát hiệnnhững hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cũngnhư bảo vệ được tài sản, đội ngũ cán bộ, uy tín của ngân hàng. Vì vậy, việc bố

Page 63: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

57

trí những cán bộ có năng lực, trình độ và trách nhiệm cao, phẩm chất tốt,trung thực, khách quan thực hiện công tác kiểm tra thanh tra giám sát là vấnđề không một ngân hàng nào được coi nhẹ.

- Công nghệ ngân hàng: Ngày nay, để bảo mật thông tin khách hàng và

đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tài chính, các ngân hàng đua

nhau trong việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu ngày

càng cao của khách hàng.

Việc đầu tư trang thiết bị tiên tiến sẽ giúp cho Ngân hàng phục vụ kịp

thời yêu cầu của khách hàng về các mặt dịch vụ, phục vụ (nhận tiền gửi, cho

vay, thu nợ…) với chi phí cả hai bên đều chấp nhận được. Đồng thời, giúp

cho các cấp quản lý Ngân hàng kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động tín dụng,

để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thỏa mãn nhu

cầu ngày càng cao của khách hàng.

Như vậy, trang thiết bị cũng là một nhân tố không thể thiếu để không

ngừng cải tiến chất lượng tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng.

- Uy tín của NHTM liên quan đến lãi suất huy động và thu hút khách

hàng mở tài khoản tiền gửi. Đến lượt mình, huy động nguồn vốn thể hiện hiệu

quả tín dụng của NHTM về phương diện chi phí. Nếu khách hàng lớn mở tài

khoản thanh toán tại NHTM, ngân hàng sẽ huy động được nguồn vốn giá rẻ.

Ngân hàng có uy tín cũng dễ huy động tiền gửi của dân cư với lãi suất thấp

hơn ngân hàng không có uy tín.

- Danh mục khách hàng truyền thống của NHTM cũng phản ánh phần

nào hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi vì hiệu quả tín dụng của

NHTM tùy thuộc vào khả năng hoàn trả vốn tín dụng và lãi đúng hạn của

khách hàng. Nếu NHTM có danh mục khách hàng mạnh, làm ăn đàng hoàng,

có nghĩa hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ cao. Ngoài ra, uy tín

và sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng cũng phản ánh chất lượng

và độ hấp dẫn của NHTM.

Page 64: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

58

- Hiệu quả tín dụng của NHTM còn chịu ảnh hưởng bởi chất lượngquản lý rủi ro tín dụng. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ rủi ro hợp lí nhất tronghoạt động tín dụng cho phép là 1% trên tổng dư nợ bình quân hàng năm. ỞViệt Nam, theo quy định của NHNN, tỷ lệ rủi ro tín dụng cho phép là 5%.

Những ngân hàng có tỷ lệ rủi ro hợp lý thường là những NH có trình độ quảnlý rủi ro tín dụng tốt.

- Chỉ tiêu rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại: Theo Peter S.Rose cho rằng: “tác động của sự thay đổi lãi suất đến lợi

nhuận của ngân hàng được gọi là rủi ro lãi suất”. Rủi ro lãi suất là một trongnhững thách thức lớn nhất của NHTM trong kinh doanh tín dụng.

Trên thế giới, hầu hết các NHTM đều chú trọng đến việc nâng cao công

cụ quản lý rủi ro lãi suất nhằm hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng xấu của biếnđộng lãi suất đến hiệu quả tín dụng. Bản thân lãi suất là giá cả của vốn tíndụng, là một phạm trù kinh tế tổng hợp mang tính “nhạy cảm rất cao” đượchình thành một cách khách quan do cung cầu vốn trên thị trường. Vì vậy, côngcụ quản lý rủi ro lãi suất phải được tập trung khai thác trên nhiều khía cạnhkhác nhau nhằm đưa ra chính sách lãi suất phù hợp. Thông thường để quản lýrủi ro lãi suất, NHTM tập trung vào các chính sách chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, định giá lãi suất tiền gửi: Lãi suất tiền gửi được xây dựngnhằm để thu hút tiền gửi khách hàng, với mức chi phí hợp lý và đồng thờiphải tính đến yếu tố lạm phát. Thông thường các nhà quản trị ngân hàng theo

đuổi chính sách trượt giá, bảo toàn được vốn cho người gửi tiền. Tuy nhiên,

nếu xây dựng lãi suất tiền gửi quá cao sẽ làm gia tăng chi phí, vì thế NHTMthường quy định lãi suất tiền gửi phải nhỏ hơn lãi suất tiền vay.

Thứ hai, định giá lãi suất cho vay: Trong hầu hết các thị trường tiền tệ,việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp luôn diễn ra hết sức gay gắt, vì vậyviệc định giá lãi suất cho vay được coi như một trong những chiến lược kinhdoanh quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng và cần phải được tínhtoán trên nhiều góc độ khác nhau.

Page 65: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

59

Thông thường, lãi suất cho vay (LSCV) được ấn định trên cơ sở phảibù đắp được chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí hoạt động ngân hàng, đảm bảo nộpthuế cho NSNN và ngân hàng kinh doanh phải có lãi theo công thức:

LSCV = LS tiền gửi + CP hoạt động NH + DPRR tín dụng + Thuế + LN của NHĐồng thời, lãi suất cho vay được ấn định trên cơ sở tham khảo lãi suất

trên thị trường liên NH và được điều chỉnh theo biên độ nhất định theo biếnđộng trên thị trường.

LSCV = LS thị trường liên NH + biên độ điều chỉnh LSLãi suất cho vay cũng được ấn định trên cơ sở tham khảo lãi suất cơ bản:

LSCV = LS cơ bản + Tỷ lệ điều chỉnh của NHTỷ lệ điều chỉnh của NHTM bao gồm: tỷ lệ điều chỉnh rủi ro tín dụng,

tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn, tỷ lệ này được tính bằng phương pháp thốngkê trong thời gian vừa qua.

Lãi suất cho vay còn được ấn định trên cơ sở lãi suất cho vay hòa vốn.Hầu hết các NHTM khi quản lý rủi ro lãi suất đều dựa trên hai mục tiêu là khảnăng tăng trưởng và khả năng sinh lời, nếu trả lãi suất tiền gửi cao hơn thì

NHTM sẽ huy động được nhiều hơn nhưng điều này sẽ dẫn đến lợi nhuậnngân hàng sẽ sụt giảm. Lãi suất cho vay hòa vốn là mức lãi suất cho vay tốithiểu mà ở lãi suất này thu nhập từ lãi vay sẽ bù đắp được chi phí trả lãi tiềngửi của các NHTM. Lãi suất cho vay hòa vốn được tính theo công thức sau:

CP trả lãi + CP phi lãiLãi suất cho vay hòa vốn =

Tổng tài sản có sinh lờiKhi định giá thông thường, lãi suất cho vay phải cao hơn lãi suất cho

vay hòa vốn thì NHTM mới bù đắp được chi phí và đảm bảo có lãi

Thứ ba, thu nhập lãi cận biên (net interest margin-NIM)

TN từ các khoản cho vay - chi phí trảlãi cho tiền gửi và tiền vay

Tỷ lệ thu nhập lãi cậnbiên (NIM)

=

Tổng tài sản sinh lờiTN từ lãi = TN từ lãi vay - CP trả lãi tiền gửi và tiền vay

Page 66: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

60

Đây là chỉ tiêu quan trọng trong quản lý rủi ro lãi suất, phản ánh tỷ lệthu nhập từ lãi mang lại so với tổng tài sản sinh lời của một NHTM. Nếu NHchấp nhận tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cần so sánh với chi phí hoạt động NH(tức là chi phí phi lãi) để có thể đạt mức lợi nhuận chấp nhận được. Khi đó,quản lý rủi ro tín dụng của NHTM cần phải tập trung vào những bộ phận nhạycảm với lãi suất trong danh mục tài sản nợ - tài sản có, đó là nguồn vốn huyđộng các khoản vay cần phải tái cấu trúc lại cơ cấu tài sản và nguồn vốn,nhằm hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất đến thunhập của ngân hàng.

Thứ tư, chênh lệch lãi suất bình quân

Thu từ lãi Tổng chi phí trả lãiChênh lệch lãi

suất bình quân=

Tổng Tài sản sinh lời-

Tổng nguồn vốn phải trả lãi

Đây là chỉ tiêu đo lường chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào đầu rađể định lượng hiệu quả kinh doanh ngân hàng trong quá trình huy động vốnvà cho vay đồng thời đo lường được mức độ cạnh tranh của từng NHTM trên

thị trường. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì càng có xu hướng thu hẹpmức chênh lệch lãi suất. Hiện nay, với tốc độ cạnh tranh như vũ bão của cácNHTM thì rủi ro do chênh lệch lãi suất là không tránh khỏi, tạo nên nguy

hiểm cho ngân hàng khi lãi thu từ tài sản giảm trong khi đó chi phí trả lãi tiềngửi tăng lên đáng kể thu hẹp khoản cách chênh lệch lãi suất, điều này buộccác nhà quản trị NH phải nhanh chóng tìm ra các biện pháp gia tăng cáckhoản thu khác ngoài lãi như thu từ các dịch vụ khác nhằm để bù đắp khichênh lệch lãi suất bình quân có xu hướng sụt giảm.

2.2.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại- Khách hàng: Những nhân tố thuộc về khách hàng ảnh hưởng tới hiệu

quả tín dụng của ngân hàng thương mại là:

+ Năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý của khách hàng. Nếunăng lực quản lý kinh doanh, trình độ quản lý của khách hàng yếu, chưa đủsức cạnh tranh trên thị trường, có thể dẫn đến tình trạng khách hàng không trả

Page 67: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

61

được hoặc không trả đủ nợ cho ngân hàng, hoặc ngân hàng phải co cụm trongđầu tư, dẫn đến hiệu quả tín dụng tại ngân hàng bị giảm sút.

+ Kiến thức của khách hàng trong việc vay vốn: Nếu khách hàng không

biết những kiến thức cơ bản cần có trong việc vay vốn cũng có thể gây khó khăncho ngân hàng, thậm chí đẩy ngân hàng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nhữngkiến thức này tuy đơn giản, nhưng nếu khách hàng không nắm được, thì sẽ ảnhhưởng không tốt tới hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại.

+ Tính trung thực, chính xác của những thông tin mà khách hàng cung

cấp cho ngân hàng.

Có những khách hàng cố tình cung cấp những thông tin không chínhxác, không trung thực cho ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho ngân hàngtrong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc theo dõi,

giám sát, quản lý vốn vay của khách hàng để từ đó có thể đưa ra những quyếtđịnh đầu tư đúng đắn, hoặc những biện pháp tình thế kịp thời, điều này làm

hiệu quả tín dụng bị giảm sút.+ Sự chây ỳ của khách hàng: Có trường hợp khách hàng kinh doanh có

lãi nhưng họ vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ chây ỳ với hyvọng có thể không trả nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Hành vi

này sẽ ảnh hưởng xấu tới hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại.+ Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích: Đây là một trong những yêu

cầu cơ bản của ngân hàng trước khi cho khách hàng vay và ngân hàng nào

cũng có những biện pháp để giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng.

Tuy vậy, việc sử dụng vốn sai mục đích vẫn có thể xảy ra và ảnh hưởng tớihiệu quả tín dụng của ngân hàng. Chẳng hạn, trong quá trình vay vốn kháchhàng sử dụng vốn vay không đúng đối tượng đầu tư, không đúng với phươngán, mục đích xin vay, thậm chí có khách hàng sử dụng vốn vay ngắn hạn đểđầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản… Chính điều này có

thể là nguyên nhân cho việc họ không trả được nợ đúng hạn, thậm chí phásản, không trả được nợ cho ngân hàng.

Page 68: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

62

+ Việc bị chiếm dụng vốn hoặc bị lừa đảo từ các đối tác:Tín dụng thương mại ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động

kinh tế. Để cạnh tranh, thu hút khách hàng và để tiêu thụ được sản phẩm cácdoanh nghiệp thường chấp nhận cho khách hàng thanh toán chậm. Tuy nhiên do

nước ta chưa có luật về thương phiếu nên việc giải quyết tranh chấp còn nhiềukhúc mắc nên nhiều doanh nghiệp đã sử dụng tín dụng thương mại như mộtphương tiện để chiếm dụng vốn lẫn nhau vì đây là lượng vốn không phải trảhoặc chỉ phải trả với chi phí rất thấp so với lãi suất đi vay cùng loại và các hình

thức hoạt động khác. Thậm chí, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên có hành

vi lừa đảo, cố tình chiếm dụng vốn của người khác. Chính điều này đã làm ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, đến các nguồn thu của kháchhàng dành trả nợ qua đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Khi khách hàng bị chiếm dụng vốn, trong đó có vốn vay ngân hàng,

thậm chí bị lừa đảo, sẽ khiến cho doanh nghiệp đó không trả được nợ chongân hàng, làm hiệu quả của NHTM bị giảm sút.

- Những chủ trương, chính sách của NHNN - cơ quan quản lý vĩ mô trựctiếp của các NHTM có tác động hết sức lớn lao tới hoạt động tín dụng củaNHTM. NHNN đưa ra những định hướng lớn và đôi khi cả những hướng dẫn chitiết cho hoạt động của các NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng, nhằm thựchiện mục tiêu điều tiết vĩ mô và quản lý. Hiệu quả tín dụng tại NHTM cũng chịuảnh hưởng của những chủ trương, chính sách đó, khi mà một NHTM không thểđi ngược lại chúng.

- Ngoài ra, cơ chế, chính sách cuả các cơ quan nhà nước có thẩmquyền khác có tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế nên cũng tác độngtrực tiếp đến khách hàng vay vốn của ngân hàng. Nếu chính sách của nhà

nước (như chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu...)không tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, gây khó khăn cho các doanhnghiệp (gồm các khách hàng của ngân hàng và bản thân ngân hàng) trong sảnxuất kinh doanh, hiệu quả tín dụng chắc chắn bị giảm sút.

Page 69: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

63

- Môi trường kinh tế: Điều kiện kinh tế của khu vực mà ngân hàng phụcvụ ảnh hưởng lớn tới mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng. Một nền kinh tếổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản tín dụng có chất lượng cao và

mở rộng tín dụng, ngược lại nền kinh tế không ổn định thì các yếu tố lạm phát,khủng hoảng sẽ làm cho khả năng tín dụng và khả năng trả nợ vay biến động lớnlàm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hồi vốn cho vay của NHTM.

Giới hạn của mở rộng quy mô tín dụng có ảnh hưởng đến chất lượng,hiệu quả tín dụng. Nếu mở tín dụng quá giới hạn cho phép sẽ làm cho giá cảtăng quá mức, xảy ra lạm phát tốc độ cao, các NHTM sẽ chịu thiệt hại lớn dođồng tiền mất giá, chất lượng, hiệu quả tín dụng bị giảm thấp. Ngoài ra, chính

sách kinh tế của NN điều tiết để ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của mộtngành, một lĩnh vực nào đó để đảm bảo sự cân đối trong nền kinh tế cũng ảnhhưởng tới hiệu quả tín dụng.

Chu kỳ phát triển kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng.Trong thời kỳ đình trệ SXKD bị thu hẹp, hoạt động tín dụng gặp nhiều khókhăn trên tất cả các lĩnh vực. Nhu cầu vốn tín dụng giảm trong thời kỳ này và

nếu vốn tín dụng đã được đầu tư cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trảnợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngược lại, thời kỳ hưng thịnh nhu cầu vốn tíndụng tăng, rủi ro tín dụng ít đi, nhưng cũng không loại trừ trường hợp do chạyđua trong SXKD, nạn đầu cơ tích trữ, làm cho nhu cầu vốn tín dụng lên quá

cao và có nhiều khoản tín dụng được đầu tư. Những khoản này cũng có thểkhó được hoàn trả nếu sự phát triển SXKD không có kế hoạch nói trên dẫnđến suy thoái và khủng hoảng kinh tế.

Chính sách lãi suất cũng ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng của NHTM.Trong nền KTTT, lãi suất luôn biến động. Trong những trường hợp, lãi suấtcho vay giảm, song lãi suất tiền gửi lại giữ nguyên làm cho chênh lệch đầu ravà đầu vào giảm, dẫn đến chi phí nguồn vốn lớn, chi phí sử dụng vốn khôngbù đắp nổi. Đồng thời mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với lợi nhuậncủa các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả tín dụng. Lợi

Page 70: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

64

tức ngân hàng thu được từ hoạt động tín dụng bị giới hạn bởi lợi nhuận củadoanh nghiệp SXKD sử dụng vốn vay NH. Vì vậy, với mức lãi suất cao hơnmức lợi nhuận các doanh nghiệp vay vốn thu được từ hoạt động SXKD, cácdoanh nghiệp sẽ không có khả năng trả nợ ngân hàng, ảnh hưởng tới qúa trình

sản xuất của doanh nghiệp nói riêng và tình hình phát triển của toàn bộ nềnkinh tế nói chung (trừ các doanh nghiệp có lợi nhuận siêu ngạch hoặc lợinhuận độc quyền) đầu tư tín dụng này không còn là đòn bẩy để thúc đẩy sảnxuất phát triển và theo đó chất lượng, hiệu quả tín dụng cũng bị ảnh hưởng.

- Nhân tố xã hội: Quan hệ tín dụng là sự kết hợp của ba nhân tố: Kháchhàng, ngân hàng và sự tín nhiệm, trong đó sự tín nhiệm là cầu nối mối quanhệ giữa ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng có tín nhiệm càng cao thì thu hút

được khách hàng càng lớn. Khách hàng có tín nhiệm đối với ngân hàng thườngđược vay vốn dễ dàng và có thể được vay với lãi suất thấp hơn so với các đốitượng khác. Tín nhiệm là tiền đề, điều kiện để không ngừng cải tiến chất lượnghoạt động tín dụng. Từ đó có điều kiện nâng cao hiệu quả tín dụng.

Ngoài những yếu tố trên, còn có các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tíndụng như: đạo đức xã hội, trong trường hợp lợi dụng lòng tin để lừa đảo, hoặcdo trình độ hiểu biết hạn chế, dẫn tới hiểu chưa đúng bản chất hoạt động ngânhàng nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng, làm ăn kém hiệu quả,không phát huy tốt chức năng và các phương tiện tín dụng… Bên cạnh đó, sựbiến động của tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở nước ngoài cũng có ảnhhưởng tới hiệu quả tín dụng. Ngoài ra hiệu quả tín dụng còn phụ thuộc vào

các yếu tố môi trường như: Thời tiết, dịch bệnh, bão lụt… Và các biện pháp

tích cực trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.- Nhân tố pháp lý: Pháp luật là bộ phận không thể thiếu được của nền

kinh tế thị trường có sự điều tiết của NN. Không có pháp luật hoặc pháp luậtkhông phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động trongnền kinh tế đó không thể tiến hành trôi chảy được. Với vai trò đảm bảo việchoàn thiện một nền KTTT văn minh, hiện đại, các nhà lập pháp có nhiệm vụ

Page 71: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

65

tạo lập một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động SXKD, tiến hành thuậntiện và đạt kết quả cao, là cơ sở pháp lý để tiến hành các vấn đề khiếu nại khicó tranh chấp xảy ra. Vì vậy, nhân tố pháp lý có vị trí hết sức quan trọng đốivợi hoạt động ngân hàng nói chung và đảm bảo hiệu quả tín dụng nói riêng.

Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ phápluật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cảhai và chất lượng hiệu quả tín dụng mới được đảm bảo.

- Nhân tố môi trường tự nhiên: Đây là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đếnmở rộng, nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Việt Nam là nước có khíhậu nhiệt đới gió mùa, thiên tai, hỏa hoạn, bệnh dịch thường xuyên xảy ra.Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến một số ngành, đặc biệt là nhữngngành có liên quan đến nông nghiệp, thủy sản, hàng hải… Vì thế, việc đầu tưvà những ngành này có thể dẫn đến những rủi ro do môi trường tự nhiên gây

ra, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng, hiệu quả tín dụng của NHTM.- Nhân tố bất khả kháng: Khách hàng của ngân hàng có thể đối mặt với

những nhân tố bất khả kháng như: thiên tai, chiến tranh, hỏa hoạn, dịchbệnh,... Những thay đổi này có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho họ. Nếukhó khăn, trong một số trường hợp, khách hàng bị tổn thất nhưng vẫn có thểhoàn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Tuy vậy, thường là tác động của nhữngnhân tố bất khả kháng như tác động tới người vay rất nặng nề, họ thường tổnthất lớn và khả năng trả nợ bị suy giảm, thậm chí không còn khả năng trả nợ.các nhân tố này được gọi là nhân tố bất khả kháng vì chúng thường vượt quátầm của cả ngân hàng và khách hàng.

Tóm lại, qua nghiên cứu nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảtín dụng nhận thấy rằng: tùy theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và sựhoàn thiện môi trường pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơsở vật chất kỹ thuật và trình độ cán bộ của từng NHTM mà các nhân tố này có

ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả tín dụng khác nhau. Và nếu các NHTMbiết vận dụng sáng tạo sự ảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh

Page 72: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

66

thực tế, sẽ tìm được những biện pháp quản lý có hiệu quả để củng cố và nâng

cao hiệu quả tín dụng hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, cuối cùng là sẽ dễdàng mang lại hiệu quả tín dụng cho các NHTM.

2.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.3.1. Kinh nghiệm của một số Ngân hàng thương mại ở khu vực

châu Á

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 - 1998, các

ngân hàng ở Thái Lan đã xem xét lại chính sách, cách thức, quy trình hoạtđộng của ngân hàng, trọng tâm là hoạt động tín dụng và phòng ngừa rủi ro tíndụng [86].

Tại Bangkok Bank, trước đây, các bộ phận trong quy trình giải quyết cáckhoản vay được gộp vào nhau. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình

làm việc, hiện nay, ngân hàng này đã tách các bộ phận này thành các bộ phậnđộc lập với nhau là bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định.Trong đó, bộ phận thẩm định đóng vai trò rất quan trọng trong việc lập cácbáo cáo thẩm định, báo cáo xếp hạng rủi ro…

Ngân hàng Siam Commercial Bank (SCB) cũng đã xây dựng mô hình tổchức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm củacác bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị, bộ phận thẩm định và bộ phậnquyết định cho vay. Ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng theo từngnhóm khác nhau như khách hàng tiêu dùng, khách hàng kinh doanh, tình

trạng thu nhập, điều kiện kinh tế của từng khách hàng cũng được nghiên cứuđể tạo cơ sở thông tin cho các bộ phận làm nhiệm vụ liên quan đến cấp tíndụng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thẩm định và ra quyết định cho vay.

Ngân hàng Kasikorn Bank đã ban hành quy trình cho vay với các khâunhư tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủiro tín dụng, quyết định cho vay, giải ngân, đánh giá chất lượng, xem xét lạikhoản vay. Trong quy trình trên, bộ phận làm việc với khách hàng và xử lý

Page 73: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

67

thông tin, hồ sơ tín dụng độc lập hoàn toàn với bộ phận đưa ra quyết định chovay cuối cùng. Ngân hàng này còn áp dụng quy trình ra quyết định tự động.Theo quy trình này, ngân hàng sẽ nhận đơn xin vay của khách hàng từ cáckênh trực tiếp như đơn, thư của người vay, của nhân viên trực tiếp tiếp thị củangân hàng hoặc thông qua các loại hình giao tiếp điện tử. Sau đó, các dữ liệuvề người vay được nhập vào chương trình dữ liệu của ngân hàng. Trong khâu

này, ngân hàng phải thu thập đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết về ngườivay. Sau khi đã có đủ thông tin, ngân hàng sẽ tiếp xúc trực tiếp với người vayđể xác minh sự tồn tại thực sự của họ. Thông tin về người vay cũng đượckiểm tra thông qua cơ quan quản lý tín dụng của Chính phủ. Cuối cùng, nhân

viên ngân hàng sẽ xác nhận xem giới hạn tín dụng, hay mức vay mà khách

hàng đề xuất có phù hợp với chương trình chấm điểm tự động đã được ngânhàng định sẵn hay không. Sau đó, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cho vay haykhông và mức cho vay, các điều kiện vay. Nguyên tắc được ngân hàng hếtsức chú trọng là quyết định tín dụng chỉ được đưa ra khi tất cả thông tin vềkhách hàng được cập nhật và đầy đủ.

Tại Kasikorn Bank, trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, khôngquan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Vì thế, nợ xấu đã tăng lên nhanhvà rất cao, giai đoạn khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 - 1998, nợ xấu lên tới40%. Đến nay, ngân hàng đã tập trung quan tâm đến hồ sơ cá nhân của ngườivay, đến khả năng trả nợ. Cụ thể, đối với mỗi hồ sơ vay ngân hàng đều phảinắm được thông tin về người vay như tư cách người vay, lịch sử tín dụng củangười vay, hiệu quả kinh doanh của người vay, mục đích khoản vay, khả năngkiểm soát các khoản vay, thực trạng thu nhập, tài chính của người vay. Ngân

hàng sử dụng mẫu giao dịch của khách hàng hiện có với các tiêu chí về lịchsử pháp lý, lịch sử giao dịch, lịch sử thanh toán…để dự báo rủi ro và chấmđiểm uy tín của khách hàng. Đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng còn thu

thập cả dữ liệu về giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, kinh nghiệm làm

việc, số dư tiền gửi của khách hàng. Đối với doanh nghiệp,Ngân hàng dựa

Page 74: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

68

vào báo cáo tài chính của khách hàng để xác định nguồn vốn khách hàng cầnvay, nguồn trả nợ, thời gian trả nợ. Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng là

doanh nghiệp như tỷ suất sinh lợi, cơ cấu vốn, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, vòng

quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, điểm hoà vốn, lợi nhuận/ vốnchủ sở hữu… là các căn cứ quan trọng để ngân hàng xem xét cho vay.

Kasikorn Bank quy định việc quyết định hạn mức cho vay phụ thuộc vào

thẩm quyền ra quyết định. Cụ thể, với hạn mức cho vay từ 10 triệu đến 100triệu Bath thì chỉ cần một người chịu trách nhiệm, từ 100 đến 3.000 triệu Bathphải qua 2 người chịu trách nhiệm, trên 3.000 triệu Bath do Hội đồng quản trịngân hàng chịu trách nhiệm.

Ngân hàng Siam City Bank áp dụng việc cho điểm khách hàng theo tiêu

chuẩn của S&P (Standard and Poor) để quyết định cho vay đối với kháchhàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Uy tín của khách hàng được xếphạng từ mức cao nhất là AAA (khách hàng có uy tín cao, rủi ro thấp, khả năngtrả nợ cao nhất) đến mức D (khách hàng có nguy cơ vỡ nợ). Ngân hàng xem

xét cấp tín dụng với các hạn mức khác nhau đối với khách hàng xếp hạngAAA+, AAA, AAA-, A+, A, A-, BBB+, BBB, BBB-. Các khách hàng xếphạng tín dụng thấp hơn không được xem xét cho vay.

Tại ngân hàng này, quyền phê duyệt một khoản vay được phân cấp từgiám đốc đến Hội đồng quản trị tại trụ sở chính của ngân hàng. Phân cấp raquyết định cho vay phụ thuộc vào quy mô, giá trị khoản vay, điều kiện tíndụng và tài sản đảm bảo.

Đối với lãnh đạo cấp cao của ngân hàng, Hội đồng quản trị có thẩmquyền quyết định không giới hạn đối với khoản vay, nhưng phải tuân thủ quyđịnh của Ngân hàng Trung ương Thái Lan về mức cho vay cao nhất. Ban điềuhành có thẩm quyền cho vay các khoản vay có giá trị từ 500 triệu Bath trởxuống. Chủ tịch, Tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng có thẩm quyền quyếtđịnh đối với các khoản vay có giá trị từ 200 triệu Bath trở xuống. Ban thườngtrực Hội đồng tín dụng có thẩm quyền đối với các khoản vay có giá trị từ 100

Page 75: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

69

triệu Bath trở xuống. Phó tổng giám đốc thường trực có thể quyết định cho vaycác khoản vay có giá trị từ 30 triệu Bath trở xuống. Phó Tổng giám đốc điềuhành được ký quyết định cho vay các khoản vay có giá trị dưới 20 triệu Bath.

Đối với lãnh đạo cấp thấp hơn, Phó Tổng giám đốc cao cấp, phó Tổng giámđốc thứ nhất có thẩm quyền quyết định đối với khoản vay có giá trị dưới 2 triệuBath, bộ phận phụ trách vùng có thẩm quyền cho vay dưới 3 triệu Bath.

Đối với cấp khu vực, trợ lý phó Tổng giám đốc, giám đốc phụ trách quậncó thẩm quyền cho vay đối với các khoản vay dưới 20 triệu Bath, giám đốcchi nhánh có thể quyết định các khoản vay dưới 10 triệu Bath.

Ngoài ra, khi cấp tín dụng, các ngân hàng Thái Lan rất coi trọng việckiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách liên tục cập nhật thông tin vềkhách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng, có biệnpháp kịp thời xử lý các tình huống rủi ro. Đồng thời, các ngân hàng đều rấtchú trọng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên tín dụng, đặc biệt làbộ phận quản lý rủi ro. Nhân viên thực hiện mỗi loại công việc đều được đào

tạo liên tục, cập nhật kiến thức mới để họ có khả năng thực hiện công việcmột cách độc lập. Các kỹ thuật nghiệp vụ được hướng dẫn cụ thể, dễ áp dụng.Các ngân hàng đều có chính sách cho vay riêng đối với những lĩnh vực có rủiro cao như chứng khoán, bất động sản.

Kinh nghiệm của CitibankCitibank là ngân hàng thuộc tập đoàn tài chính Citigroup. Để đảm bảo

hiệu quả tín dụng, Citibank đã xây dựng chính sách tín dụng với những nộidung chính như hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay, cho khách hàng

vay, đánh giá và lập báo cáo. Nhiệm vụ của các đơn vị, cá nhân trong ngânhàng khi thực hiện các nhiệm vụ này được quy định rất cụ thể. Uỷ ban quản lýthực hiện nhiệm vụ thiết lập tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng,

phối hợp với Uỷ ban chính sách tín dụng thiết lập hạn mức tín dụng. Uỷ ban

chính sách tín dụng sẽ xây dựng chính sách tín dụng, quản lý, đánh giá danhmục đầu tư, quản trị rủi ro. Bộ phận quản trị rủi ro chịu trách nhiệm thực hiện

Page 76: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

70

các nhiệm vụ như nhận định thị trường mục tiêu, xác định mức chấp nhận rủiro, gặp gỡ khách hàng, đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro, theo dõi việchoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi quá trình giao dịch, giải ngân cho nhà

đầu tư, theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay. Citibank đã xác

định mức rủi ro chấp nhận được dựa vào các yếu tố như mức doanh thu, chấtlượng quản lý, tốc độ tăng trưởng tiềm năng, quan hệ với chính phủ, vị trítrong ngành công nghiệp, các chỉ số tài chính, điều khoản tín dụng phù hợp,thu nhập tiềm năng cho ngân hàng từ các khoản vay. Mục tiêu của việc chính

sách tín dụng gắn với trách nhiệm của các bộ phận là để đảm bảo mức rủi rothấp nhất, đạt được lợi nhuận mục tiêu.

2.3.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng của một số ngân hàng

trong nướcHDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện

thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạngdành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinhdoanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giáđược chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tíndụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quảvà toàn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã được kiểm soát ởmức trên 1%/năm

Đồng thời, HDBank đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soáttuân thủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng Quản lý rủi ro, Thẩm địnhgiá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,... Các phòng ban này liên kếtchặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạtđộng quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng khác. Bên cạnh đó, ngân hàng

cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩmđịnh, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro,đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng. Đến nay, với những hồ sơhợp lệ, ngân hàng có thể giải quyết cho vay trong vòng 3 ngày.

Page 77: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

71

Ở Vietinbank, bước phát triển chính sách tín dụng là quá trình kế thừa,phát huy giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với sự biến động của môitrường kinh tế, xã hội và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận nhanhchóng xu thế mới, thông lệ quốc tế, các phương pháp quản lý tiên tiến… Giátrị cốt lõi của Vietinbank là chuyển từ tư duy bao cấp sang tư duy tín dụng thịtrường. Theo đó tín dụng đã hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của kháchhàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định tíndụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm soát rủi ro.

VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn

hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừatăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng. Theo đó, chức năng nghiên

cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năngquản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩmđịnh rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi,

quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấnđề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ).

Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụnglinh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình

trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượngcấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiêncho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh,các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro. Ngân hàng cũng đã nâng

cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăngcường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủiro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chínhsách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trongquá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệthống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín

Page 78: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

72

dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng

quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩmtín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thựchiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giámđốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượnghoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinhnghiệm quản lý của người được uỷ quyền.

Với các cách thức quản lý như vậy, quy mô tín dụng của VietinBanktăng bình quân hàng năm 31% đến nay tăng gần 170 lần so với lúc mới thành

lập), đáp ứng được các nhu cầu vốn hợp lý của nền kinh tế, góp phần quantrọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cơ cấu tín dụngtheo địa bàn, đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng vốn, ngành hàng, kỳhạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay…. được điều chỉnh theo hướngtích cực. Chất lượng tín dụng được nâng cao và trở thành một trong nhữngNgân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.

Tại VIB, cơ cấu quản trị được xác định rõ ràng giữa Hội đồng Quản trị(HĐQT) và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điềuhành là người thực thi chiến lược. Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập như Ủyban tín dụng độc lập, được Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQTtham gia, không chỉ giúp HĐQT nắm vững được tình hình thực tế về tình hình

tín dụng mà còn đảm bảo tính minh bạch, chất lượng tín dụng tại VIBTrên thực tế, quản lý rủi ro tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề

có quá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích

đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro. Để khắc phục vấn đề này, tại VIB cónhững phòng ban chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vịkinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mô hình 3 tầng lớp bảo vệ ( Đợn vị kinhdoanh - Đơn vị quản lý - Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cường vai trò quảnlý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệthống nói chung, đồng thời phòng ngừa rủi ro. Hiện tại, VIB đang dần dần

Page 79: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

73

thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ “kiểm soát” sang “hợp tác” mà vẫnđảm bảo hiệu quả tín dụng của ngân hàng.

2.3.3. Kinh nghiệm từ các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát

triển nông thôn khu vực miền Trung

2.3.3.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Quảng Ngãi [73]

Để đẩy mạnh hiệu quả tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, thờigian qua NHNo&PTNT Quảng Ngãi đã thực hiện đồng bộ các giải phápcụ thể sau:

- Tuyển dụng và lựa chọn cán bộ có phẩm chất và trình độ năng lựcchuyên môn chuyển sang làm công tác thẩm định và cho vay vốn.

- Mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh bằng cách củng cố lại cácphòng giao dịch, thành lập thêm các bàn huy động vốn lưu động tại các cụmdân cư, thành lập các phòng giao dịch liên xã, khu vực đảm bảo bình quân 4-6

xã có một điểm giao dịch. Thực hiện huy động vốn, cho vay thu nợ tại khuvực phân công.

- Thực hiện một số mô hình chuyển tải vốn tín dụng kịp thời cho cácngành nghề được Nhà nước ưu tiên và khuyến khích đầu tư, đồng thời thựchiện cho vay hỗ trợ các DNN&V theo các thông tư của NHNN. Ngoài ra, đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các NH không ngừng nângcao nghiệp vụ, đổi mới công nghệ hiện đại để phục vụ tốt cho khách hàng.

- Công tác kiểm tra kiểm soát được thực hiện thường xuyên nhằm pháthiện và ngăn chặn kịp thời sự suy thoái về đạo đức của một số bộ phận cán bộtrong công tác cho vay và tránh thất thoát vốn cho nhà nước và mang lại hiệuquả tín dụng cho ngân hàng.

- Tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, nhằm tạođược sự quan tâm của các cấp các ngành trong công tác cho vay phát triển cácngành nghề, các dự án, phương án SXKD,... phù hợp với mục tiêu và địnhhướng do địa phương. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với viện kiểm soát tòa án,

Page 80: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

74

thi hành án của tỉnh trong công tác thu hồi nợ, nhất là các khoản nợ xấu, nhằmgiảm nợ xấu tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng và mang lại hiệu quả tín dụngcho ngân hàng.

2.3.3.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Bình Định [72]

Để nâng cao hiệu quả tín dụng, thời gian qua các chi nhánh

NHNo&PTNT trên địa bàn Bình Định đã thực hiện các biện pháp sau:

Một là, bám sát các Nghị quyết, chủ trương, đường lối phát triển kinh

tế xã hội của Đảng và Nhà nước, bám sát định hướng, mục tiêu phát triển của

ngành, từ đó xác định mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ cho chi nhánh phù hợp

trong từng giai đoạn.

Hai là, Lãnh đạo các chi nhánh phải có sự phối hợp trong công tác chỉ

đạo tập trung theo các chương trình mục tiêu đã đề ra. Có những giải pháp

thích hợp tạo nguồn lực và động lực hoạt động kinh doanh. Phát hiện và xử lý

kịp thời các tình huống xảy ra.

Ba là, thường xuyên coi trọng việc xây dựng đoàn kết nội bộ từ lãnh

đạo nhân viên trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Chăm lo xây

dựng đội ngũ nhân lực có đạo đức nghề nghiệp và kiến thức vững vàng. Tăng

cường sự lãnh đạo thống nhất giữa cấp ủy Đảng, chuyên môn và đoàn thể.

Phân công công việc phù hợp, gắn trách nhiệm cá nhân với quyền lợi vật chất

và tinh thần.

Bốn là, nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cường

kiểm tra, kiểm soát nội bộ và xử lý triệt để các tồn tại sau kiểm tra.

Năm là, tổ chức tốt khâu tiếp thị và phục vụ khách hàng, đáp ứng được

nhiều tiện ích, cung cấp được nhiều dịch vụ phù hợp với nhu cầu của cuộc

sống mới.

Sáu là, thường xuyên phát động các phong trào thi đua, nhằm động

viên cán bộ nhân viên, người lao động hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Page 81: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

75

2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Quảng Nam

Với kinh nghiệm từ hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng trong

và ngoài nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi nhánhNHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam như sau:

Một là, ngân hàng cần thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay. Ngân hàng

phải tách bạch, phân công rõ chức năng của các bộ phận, tuân thủ các khâutrong quy trình giải quyết các khoản vay như tiếp xúc khách hàng, phân tích

tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho vay, đánh giáchất lượng các khoản vay, giám sát thực thi hợp đồng vay...

Hai là, ngân hàng không chỉ quan tâm đến tài sản bảo đảm cho cáckhoản vay mà còn cần quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng thông

qua phân tích, đánh giá phương án kinh doanh, hiệu quả dự án cần tài trợ vốn,dòng tiền. Thông tin về tư cách người vay như các thông tin cá nhân, năng lựctài chính, năng lực quản trị doanh nghiệp, lịch sử tín dụng của khách hàng…cần được thu thập thành hệ thống và cập nhật liên tục để tạo cơ sở dữ liệu chohoạt động tín dụng của ngân hàng.

Ba là, cần phân loại khách hàng thông qua kỹ thuật cho điểm tín dụng.Thông tin về khách hàng sau khi được tập hợp và cập nhật cần được lượnghoá và tính điểm căn cứ vào các tiêu chí chấm điểm của ngân hàng. Phán

quyết cho vay nhất thiết phải dựa trên điểm tín dụng của từng khách hàng.

Việc chấm điểm sẽ chính xác và khách quan nếu được thực hiện tự động quacác phần mềm công nghệ.

Bốn là, cần xác định cụ thể, rõ ràng thẩm quyền ra quyết định đối với cáchợp đồng tín dụng. Theo đó, mỗi cấp quản lý sẽ có thẩm quyền nhất địnhtrong việc chấp nhận hoặc từ chối các khoản vay. Giá trị khoản vay càng lớnthì càng cần được xem xét ở cấp quản lý cao. Việc xác định thẩm quyền cầngắn với xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bộ phận được giao nhiệmvụ. Giải pháp này sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng, buộc người ra quyết địnhphải xem xét kỹ lưỡng và có trách nhiệm đối với quyết định của mình.

Page 82: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

76

Năm là, ngân hàng cần xây dựng danh mục các khoản vay. Trên cơ sởdanh mục các khoản vay, ngân hàng sẽ luôn xác định được cơ cấu nợ, chấtlượng các khoản nợ. Từ đó, ngân hàng sẽ thường xuyên, liên tục theo dõi

được biến động của các khoản nợ để có thể nhận biết kịp thời các dấu hiệucảnh báo xấu, phòng ngừa và xử lý nhanh chóng rủi ro, nâng cao hiệu quả tíndụng. Thông tin về danh mục này cần được cập nhật liên tục và cung cấpthường xuyên cho cán bộ quản lý các cấp.

Sáu là, liên tục giám sát các khoản vay. Sau khi ký kết hợp đồng tíndụng, ngân hàng cần coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằngcách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, giám sát hoạt độngvay vốn, mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay của khách hàng để kịp thời xửlý nếu xảy ra rủi ro.

Bảy là, nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, thựchiện nghiêm túc các văn bản quy định và sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phát hiện và xử lý kịp thời các tồn tạisau khi kiểm tra.

Tám là, chú trọng công tác phục vụ khách hàng, tổ chức tốt khâu tiếp thịphục vụ khách hàng. Mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh bằng cáchcủng cố và thành lập thêm các phòng giao dịch, đồng thời đẩy mạnh việc thựchiện mô hình giải ngân theo chương trình, dự án và phục vụ cho từng đốitượng khách hàng khác nhau đảm bảo giải ngân kịp thời và đúng lúc vốn vaycho khách hàng nhằm mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho khách

hàng và hiệu quả tín dụng cho ngân hàng.

Chín là, chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thươnghiệu, không ngừng hoàn thiện phong cách giao dịch cho các giao dịch viên

ngân hàng và đẩy mạnh đầu tư công nghệ ngân hàng hiện đại, không ngừngnghiên cứu các dịch mới để thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn,tạo được uy tín và sự tin cậy cho khách hàng đến giao dịch. Việc đầu tư cácthiết bị công nghệ thông tin hiện đại giúp ngân hàng có thể phát hiện nhanhchóng và kịp thời các khoản nợ xấu.

Page 83: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

77

Chương 3THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM

3.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM

3.1.1. Khái quát chung về Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông

thôn tỉnh Quảng Nam

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số515/NHNo-02 ngày 16/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng

giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam trên cơ sở chia tách từ Sở giao dịch III -

NHNo&PTNT Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1996 đến năm2003, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đảm nhiệm chức năng của ngân hàng

phục vụ người nghèo. Sau năm 2003, mảng ngân hàng phục vụ người nghèo

được tách ra khỏi NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam để thành lập Ngân hàng

Chính sách (NHCS) xã hội tỉnh Quảng Nam.

Nhiệm vụ được giao khi thành lập NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam là

hoạt động với tư cách doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc NHNo&PTNT Việt

Nam, có bảng cân đối kế toán riêng, tự chủ kinh doanh trong phạm vi phân

cấp ủy quyền, có quyền lợi và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ đối với

NHNo&PTNT Việt Nam. Hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng

Nam, chi nhánh có chức năng trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín

dụng ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác vì mục tiêu lợi nhuận; tổchức điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm tra kiểm soát nội bộ và thực hiện

các nhiệm vụ khác theo phân cấp ủy quyền của NHNo&PTNT Việt Nam.

Khi mới thành lập, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đối diện với rất nhiều

khó khăn như: Hệ thống cơ sở vật chất thiếu thốn; đội ngũ nhân sự gồm 239

người chưa đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh, trong khi đó chất

lượng nguồn nhân lực còn hạn chế do chưa được đào tạo bài bản, cụ thể chỉ có

Page 84: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

78

20,92% CBVC có trình độ đại học, 9,62% đang học đại học, 14,64% bổ túc sau

trung học và 45,6% có trình độ trung cấp, còn lại sơ cấp và chưa qua đào tạo. Kết

quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam gặp nhiều khó

khăn, có đến 5 trong 12 chi nhánh kinh doanh thua lỗ. Ngoài ra, điểm xuất phát

của các chỉ tiêu kinh doanh còn quá thấp, nguồn vốn huy động chỉ đạt 125 tỷđồng, dư nợ cho vay: 195 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn tiềm ẩn khá cao (trên 9%).

Sau hơn 15 năm nỗ lực kiến lập các điều kiện cần thiết, hoạt động kinh

doanh của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã có những tiến bộ, cụ thể là:

- Mạng lưới hoạt động đã bao phủ hầu hết các địa bàn trong tỉnh, từthành phố đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo. NHNo&PTNT tỉnh

Quảng Nam đã đi đầu trong việc mở chi nhánh tại các khu công nghiệp

(KCN), khu kinh tế mở (KKTM), tạo lợi thế cạnh tranh, đón trước sự phát

triển của doanh nghiệp trong khu vực kinh tế được phân cấp. Đến nay

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã thiết lập hệ thống mạng lưới đa dạng gồm

hội sở chính, 26 chi nhánh loại 3, 20 phòng giao dịch, xây dựng và quản lý

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng của NHNo&PTNT Việt Nam tại Hội An

(HBRA). Hiện tại, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trở thành NHTM có mạng

lưới rộng trên địa bàn, có khả năng phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, nhất

là cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp,

nông thôn phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)đất nước.

Đội ngũ nhân sự đã gia tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng.

Đến cuối năm 2013, số lượng lao động của chi nhánh đã tăng lên 430

người, trong đó 93,47% CBVC có trình độ đại học và trên đại học, chỉ còn

6,53% CBVC có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo. Nguồn nhân lực cơbản đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới và phát triển hoạt động kinh

doanh tại đơn vị.Tổ chức bộ máy tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam như sau:

Page 85: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

79

Chú thích: Quan hệ trực tuyến:Quan hệ chức năng:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của NHNo&PTNT tỉnh Quảng NamNgoài chức năng quản trị điều hành, chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm

soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động tại các

NHNo&PTNT loại 3 trực thuộc, các phòng chuyên môn tại Hội sở chính còn

trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh.

Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT loại 3 gồm giám đốc, các phó giám

đốc và các phòng nghiệp vụ. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng chi

nhánh NHNo&PTNT loại 3 mà số lượng thành viên trong ban lãnh đạo có từmột đến hai phó giám đốc, mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một

số mảng công việc nhất định. Mỗi chi nhánh cấp 3 có từ hai đến ba phòng

nghiệp vụ, trong đó: phòng kế hoạch kinh doanh và phòng kế toán ngân quỹlà hai phòng bắt buộc, phòng hành chính nhân sự được NHNo&PTNT tỉnh

Quảng Nam quyết định thành lập tại những chi nhánh thực sự có nhu cầu. Các

phòng nghiệp vụ, ngoài trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn, còn

Phó giámđốc

GIÁM ĐỐC

Phó giámđốc

Phó giámđốc

Phó giámđốc

Chi nhánh loại 3

PhòngTín

dụng

PhòngHànhchínhnhânsự

PhòngKế

hoạchtổnghợp

PhòngKiểm

trakiểmsoát

nội bộ

Ngânhàngloại 3(thành

phốTamKỳ)

PhòngDịchvụ &

Marketing

PhòngĐiệntoán

PhòngKế

toán -Ngânquỹ

Phòngthẩmđịnh

Page 86: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

80

chịu trách nhiệm chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp

vụ tại các phòng giao dịch phụ thuộc.

Bộ máy tổ chức phòng giao dịch tối thiểu có 5 CBVC, trong đó gồm:

giám đốc, phó giám đốc (tùy quy mô từng phòng giao dịch) và các nhân viên với

2 tổ nghiệp vụ: tổ tín dụng và tổ kế toán. Tổ tín dụng chủ yếu thực hiện nghiệp

vụ cho vay và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp trong hoạt động cho vay, huy

động vốn. Tổ kế toán cung cấp hầu hết các dịch vụ ngoài tín dụng theo quy định.

Qua phân tích trên có thể thấy, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam áp dụngmô hình tổ chức chuyên môn hóa cao (chuyên sâu từng nghiệp vụ, phân côngnhiệm vụ từng bộ phận rõ ràng), có sự kết hợp với tổng hợp hóa (các thành

viên trong mỗi bộ phận chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soátcông việc của mình). Mô hình này vận dụng được phương thức hình thành các

phân hệ thuộc loại hình cơ cấu tổ chức theo chức năng, ưu điểm là phát huy

được lợi thế của chuyên môn hóa (mọi thành viên trong mỗi phòng nghiệp vụkhông ngừng trau dồi, tăng kỹ năng làm việc, phấn đấu thành các chuyên gia

giỏi, tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý theo từng nghiệp vụ), chú trọng tiêu

chuẩn nghiệp vụ, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, từng bước phù hợpvới mức độ ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, hướng theo mô hình củacác ngân hàng phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Mỗi một phó giám đốc trực tiếp phụ trách các nhóm phòng chức năngriêng biệt. Chẳng hạn phó giám đốc phụ trách tín dụng sẽ trực tiếp kiểm soátvà chỉ đạo hoạt động tín dụng toàn Chi nhánh, kịp thời nắm bắt thông tin,chấn chỉnh các sai sót phát sinh trong nghiệp vụ tín dụng, hạn chế rủi ro và

nâng cao chất lượng tín dụng.3.1.2. Quy mô huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát

triển nông thôn tỉnh Quảng Nam

Huy động vốn được Chi nhánh coi là nhiệm vụ trọng tâm để duy trì và

tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh các hình thức huy động truyền thống, chinhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã áp dụng linh hoạt nhiều hình thức

Page 87: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

81

huy động phong phú, đa dạng như: tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiền gửi của cáctổ chức kinh tế, tiền gửi của các doanh nghiệp và các cá nhân trong và ngoài

nước,… Ngoài ra, nhờ phong cách giao dịch nhanh nhẹn, lịch thiệp của độingũ giao dịch viên chuyên nghiệp đáp ứng nhanh chóng yêu cầu gửi tiền củakhách hàng, nên nguồn vốn huy động vào Chi nhánh qua các năm khôngngừng gia tăng. Tốc độ tăng huy động vốn bình quân hàng năm giai đoạn2009-2013 đạt mức từ 20% - 25%. Nguồn vốn tăng trưởng nhanh là nền tảngquan trọng để NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam chủ động trong việc cung cấptín dụng cho khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng,

tạo ra thu nhập và duy trì hoạt động kinh doanh bền vững cho Ngân hàng.

Bảng 3.1 cho thấy, đến cuối năm 2013, tổng nguồn vốn toàn Ngân hàng

đạt 6.142 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2012, tăng gấp 4.405% lần so vớingày đầu mới thành lập (năm 1997), và chiếm 35,47% thị phần trong hệ thốngcác ngân hàng thương mại toàn tỉnh.

Bảng 3.1: Cơ cấu huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng NamĐơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 20132.737 3.146 3.901 5.370 6.142Tổng NV huy động

+ Tốc độ tăng trưởng (%) 4,04 14,94 24,00 37,66 14,381. Phân theo loại tiền 2.737 3.146 3.901 5.370 6.1421.1 Tiền gửi dân cư 1.877 2.192 3.139 4.361 4.995- Tỷ trọng (%) 68,58 69,68 80,47 81,21 81,331.2 Tiền gửi TCKT 423 624 515 757 671- Tỷ trọng (%) 15,45 19,83 13,20 14,10 10,921.3 Tiền gửi Kho bạc 437 330 247 252 476- Tỷ trọng (%) 15,97 10,49 6,33 4,69 7,75

2. Phân theo kỳ hạn 2.737 3.146 3.901 5.370 6.1422.1 Tiền gửi không kỳ hạn 860 954 762 993 1304- Tỷ trọng (%) 31,42 30,32 19,53 18,49 21,232.2 Tiền gửi có kỳ hạn 1.877 2.192 3.139 4.376 4.838- Tỷ trọng (%) 68,58 69,68 80,47 81,49 78,77- Tiền gửi CKH <12 tháng 1.217 1.327 2.553 3.949 4.282- Tiền gửi CKH từ 12 đến24 tháng

501 646 261 288 556

- Tiền gửi trên 24 tháng 159 219 325 139 0

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Page 88: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

82

- Tiền gửi dân cư năm 2013 đạt 4.995 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là3.118 tỷ đồng tỷ lệ tăng 266% và chiếm tỷ trọng 80% trên tổng nguồn vốn.Có thể nói tỷ trọng tiền gửi dân cư ngày càng tăng qua các năm, năm 2009 là68,58% thì đến năm 2013 tỷ trọng nguồn vốn này là 81,33%. đây là nguồnvốn có tính chất ổn định, tạo điều kiện để NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam tựcân đối trong hoạt động đầu tư tín dụng.

- Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong thời gian qua tăng trưởngtương đối ổn định, đây là một trong những nguồn tiền gửi có chi phí huy độngthấp nhất và tính ổn định cũng tương đối vì ngân hàng có thể dự báo được phầnnào thời điểm thanh toán hoặc rút tiền của các tổ chức kinh tế. Để duy trì ổnđịnh nguồn tiền gửi này, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các chinhánh phụ thuộc trong toàn tỉnh nâng cao chất lượng phục vụ kết hợp với việcđa dạng hóa dịch vụ ngân hàng nên đã thu hút được một số lượng lớn kháchhàng là các tổ chức kinh tế mở tài khoản thanh toán tại chi nhánh.

- Đối với nguồn tiền gửi có kỳ hạn, do có sự biến động thường xuyên

về mặt lãi suất nên lãi suất tiền gửi được xây dựng để thu hút tiền gửi kháchhàng, với mức chi phí hợp lý, đồng thời có tính đến yếu tố lạm phát và tránh

rủi ro về lãi suất. Tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam tiền gửi có kỳ hạn dưới12 tháng chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Cụ thể, đến cuối năm 2012 đạt 4.838

tỷ đồng, tăng 2.961 tỷ đồng, tăng 258% so với năm 2009. Tiền gửi có kỳ hạntừ 12 đến 24 tháng và trên 24 tháng giảm dần chiếm tỷ trọng thấp.

Có được kết quả trên là nhờ NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã có

chiến lược phát triển lâu dài được triển khai thực hiện bằng cách áp dụngnhiều giải pháp khác nhau như:

+ NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện nhiều loại sảnphẩm huy động nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư trên địa bàn tỉnh và nguồn vốnchưa sử dụng các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trên cơ sở cụ thể hóacác loại sản phẩm được Ngân hàng No&PTNT cho phép như: tiền gửi có kỳhạn, tiền gửi lãi suất gia tăng theo thời gian gửi, tiền gửi đầu tư tự động, tiền

Page 89: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

83

gửi tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm điện tử mở và rút

nhiều nơi,… NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cũng đã linh hoạt hơn đối vớihình thức thanh toán gốc và lãi tiết kiệm, cho phép khách hàng có thể nhận lãi

trước, lãi sau và lãi theo định kỳ tháng, quý hoặc năm, tổ chức huy động tiếtkiệm dự thưởng, phát hành trái phiếu dự thưởng….

+ NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam kết hợp tuyên truyền, quảng bá các dịchvụ ngân hàng thông qua cán bộ viên chức với tuyên truyền, quảng bá qua các phươngtiện thông tin đại chúng, tranh thủ sự ủng hộ của địa phương, các ban ngành.

+ Trong nhiều giải pháp thực hiện thì giải pháp về con người là vấn đềđược ban lãnh đạo quan tâm nhiều nhất bởi phong cách giao dịch, tính năngđộng của mỗi cán bộ viên chức tạo được niềm tin, sự an tâm cho người gửitiền qua đó giúp cho Ngân hàng chủ động hơn về vốn đáp ứng kịp thời nhucầu vốn cho tín dụng.

Ngoài ra, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cũng đã không ngừng đổi mớivà nâng cấp các trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại nhằm nâng cao chấtlượng sản phẩm thanh toán và thu hút tiền gửi của người dân. Bằng các phươngtiện thanh toán hiện đại như chuyển tiền tự động, dịch vụ thanh toán bằng thẻthông minh Smart Card, dịch vụ chi trả tiền lương qua tài khoản, dịch vụ thanhtoán tiền điện, điện thoại, nước… ngân hàng cũng đã huy động tốt nguồn vốnnày và cũng nhằm tạo ra sự hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của người dân.

Bảng 3.2: Thị phần nguồn vốn của NHNo&PTNT tỉnh Quảng NamĐơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013Tổng vốn huy động củacác TCTD trên địa bàn 7.407 9.472 11.567 14.972 17.316

Trong đó:NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 2.737 3.146 3.901 5.370 6.142NHTM Nhà nước 1.798 2.408 3.045 3.784 4.558NHTM Cổ phần 2.601 3.803 4.454 5.517 6.243NH Nước ngoài 228 46 71 140 160Quỹ tín dụng 30 42 54 80 97NH CSXH 13 27 42 81 116Thị phần NHNo Quảng Nam (%) 36,95 33,2 33,72 35,87 35,47

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Nam [44].

Page 90: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

84

Bảng 3.2 cho thấy năm 2013 thị phần NHNo&PTNT tỉnh Quảng Namchiếm tỷ trọng 35,47%, chỉ bằng 96% so với năm 2009. Với các chính sáchlãi suất linh hoạt, các chương trình quảng cáo, khuyến mãi... do đó khối cácngân hàng TMCP đã thu hút một lượng lớn khách hàng đang giao dịch củaNHNo Quảng Nam làm cho thị phần của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam bịthu hẹp lại. Tuy nhiên, thị phần huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh QuảngNam vẫn chiếm tỷ lệ lớn trên địa bàn toàn tỉnh.

3.2.1.4. Tình hình tổng tài sản cóHiện nay các ngân hàng có xu hướng mở rộng quy mô tài sản và quy

mô hoạt động. Sự gia tăng quy mô của tài sản có giúp doanh nghiệp gia tăngnăng lực tín dụng, tăng tính thanh khoản và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Thựctrạng tài sản của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở Bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tình hình tài sản có giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: tỷ đồngChỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng tài sản 2.869 3.292 4.221 5.608 6.386Chênh lệch 0 423 929 1.387 778Tăng trưởng (%) 0 14,74 28,22 32,86 13,87

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Bảng 3.3 cho thấy, trong giai đoạn 2009 - 2013, tổng tài sản củaNHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam luôn tăng. Mức tăng bình quân đạtkhoảng 22,5%. Năm 2013, tổng giá trị tài sản có của Ngân hàng tăngkhoảng 2,5 lần so với năm 2009.

3.2.1.11. Số lượng khách hàng vay vốnBảng 3.4: Số khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam

Đơn vị tính: Khách hàng

Chỉ tiêu Năm2009

Năm2010

Năm2011

Năm2012

Năm2013

Tổng số khách hàng vay 60.389 44.609 38.473 37.460 44.037- Khách hàng tổ chức 515 652 703 785 863- Khách hàng HSX, CN 59.874 43.957 37.770 36.675 43.147

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Page 91: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

85

Tổng số khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam năm2009 60.232 khách hàng thì đến năm 2013 con số này là 44.037 khách hàng. Phân

loại theo đối tượng khách hàng, đến 2013, có 863 khách hàng là tổ chức, 43.147

khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân có quan hệ vay vốn tại NHNo&PTNT tỉnhQuảng Nam. Bảng 3.4 cho thấy số khách hàng là tổ chức có xu hướng tăng lên, sốkhách hàng là hộ sản xuất và cá nhân có xu hướng giảm xuống.

3.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM

3.2.1. Thực trạng hiệu quả tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn Quảng Nam qua các chỉ tiêu đánh giá chung

3.2.1.1. Quy mô tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Quảng Nam

Quy mô tín dụng của một NHTM được đánh giá bởi nhiều chỉ tiêu trong

đó có chỉ tiêu quan trọng nhất là tổng dư nợ. Chỉ tiêu này có thể được đánh giátrên cơ sở so sánh sự biến động của số liệu tổng dư nợ qua các năm của Ngânhàng. Mặt khác quy mô tín dụng của ngân hàng có thể được đánh giá thông quaso sánh quy mô dư nợ của Ngân hàng so với ngân hàng khác. Thực hiện chủtrương và biện pháp đổi mới trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, cùng vớiquá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnhQuảng Nam những năm gần đây đạt được những kết quả đáng khích lệ, đáp ứngmột lượng vốn đáng kể cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương.

Bảng 3.5: Quy mô, cơ cấu dư nợ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng NamĐơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013Tổng dư nợ 2.464 3.056 3.762 4.231 4.840

Tốc độ tăng trưởng (%) 24,17 24,00 23,10 12,47 14,39- Ngắn hạn 1.235 1.359 1.747 2.065 2.394

Tỷ trọng trên dư nợ (%) 50,13 44,47 46,44 48,80 49,46- Trung, dài hạn 1.229 1.697 2.015 2.166 2.446

Tỷ trọng trên dư nợ (%) 49,87 55,53 53,56 51,20 50,54

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Page 92: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

86

Bảng 3.5 cho thấy dư nợ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam qua các nămđều tăng trưởng khá cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Năm 2009 tăng 24,17% sovới năm 2008. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ các năm 2010, 2011, 2012, 2013 lần lượt là

24,00%; 23,10%, 12,47% và 14,39%. Năm 2012 do nền kinh tế thế giới và kinh tếViệt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng và tác động mạnh từ khủng hoảng kinh tế thếgiới, tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng đạt thấp nhất trong vòng 5 năm. Đến 2013,

tăng trưởng dư nợ bắt đầu tăng lên. Mặc dù tốc độ tăng trưởng qua các năm có sựtrồi sụt, tuy nhiên xu hướng tăng là cơ bản. Điều này chứng tỏ khả năng mởrộng, tìm kiếm và cho vay đối với khách hàng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng

Nam thời gian qua được thực hiện tốt, mức độ hoạt động ngày càng được mởrộng ổn định và có hiệu quả, dư nợ cho vay các chương trình tăng trưởng tốt.

2,464

3,056

3,7624,231

4,840

0.00%

24.03% 23.10%

12.47%14.39%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 3.1: Dư nợ qua 5 năm 2009 - 2013

Dư nợ tín dụng Tốc độ tăng trưởng

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Tổng dư nợ đến cuối năm 2013 của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đạt4.840 tỷ đồng, tăng trên 1.376 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là gần 2 lần so với năm 2009,tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 18%. Trong cơ cấu dư nợ tạiNHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cho thấy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm dần từnăm 2009 đến năm 2011 và tăng vào năm 2012, 2013. Mặc dù vậy, dư nợ trungvà dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao, bình quân hàng năm trên 50% tổng dư nợ. Dưnợ trung và dài hạn tập trung chủ yếu vào một số dự án Chi nhánh thực hiện cho

Page 93: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

87

vay hợp vốn cùng với các NHTM khác như: Dự án thủy điện Đăk Mi 4 số tiền550 tỷ đồng; Dự án thủy điện Sông Tranh 2 số tiền 250 tỷ đồng; Dự án thủy điệnA Vương số tiền 300 tỷ đồng; Dự án Nhà máy sản xuất sô đa Chu Lai số tiền 600tỷ đồng; Dự án Nhà máy Kính nổi Chu Lai số tiền 400 tỷ đồng.

Trong tổng dư nợ của ngân hàng, có gần 99% số nợ là nợ nhóm 1, Nợnhóm 4 và 5 chỉ chiếm 0,89%. Số liệu này cho thấy nợ của Ngân hàng chủyếu là nợ có khả năng thanh toán, độ rủi ro thấp.

Bảng 3.6: Dư nợ phân theo nhóm nợĐơn vị tính: Tỷ đồng

Dư nợ phân theonhóm nợ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dư nợ 2464 3056 3762 4,231 4,840Nợ nhóm 1 2287 2951 3694 4170 4779Tỷ trọng trên dư nợ (%) 92,82 96,56 98,19 98,56 98,74Nợ nhóm 2 40 21 19 15.6 17.6Tỷ trọng trên dư nợ (%) 1,62 0,69 0,51 0,37 0,36Nợ nhóm 3 6 4 3 2.9 3Tỷ trọng trên dư nợ (%) 0,24 0,13 0,08 0,07 0,001Nợ nhóm 4 113 3 1 2.9 2.3Tỷ trọng trên dư nợ (%) 4,59 0,10 0,03 0,07 0,05Nợ nhóm 5 18 77 45 39.4 40.7Tỷ trọng trên dư nợ (%) 0,73 2,52 1,19 0,93 0,84

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Xét theo thành phần kinh tế, dư nợ của NHNo&PTNT thể hiện ở Bảng.Bảng 3.7: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồngChỉ tiêu dư nợ

phân theo thànhphần kinh tế

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dư nợ 2.464 3.056 3.762 4.231 4.840Hộ sản xuất 1.139 1.215 1.314 1.548 2.092Tỷ trọng trên dư nợ (%) 46,23 39,76 34,93 36,59 43,22DN nhà nước 317 604 751 725 735Tỷ trọng trên dư nợ (%) 12,87 19,76 19,96 17,14 15,19Doanh nghiệp ngoàiquốc doanh 1.008 1.237 1.697 1.958 2.013

Tỷ trọng trên dư nợ (%) 40,90 40,48 45,11 46,27 41,59Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Page 94: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

88

Dư nợ tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp dân doanh tăng từ 1.008

tỷ đồng năm 2009 lên 2.013 tỷ đồng năm 2013, tăng gần 2 lần so với năm2009, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 42% tổng dư nợ cho vay.

Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước cũng tăng dần qua cácnăm. Năm 2009, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước là 317 tỷđồng. Đến năm 2013 dư nợ tăng lên 735 tỷ đồng, chiếm trên 15% tổng dư nợcho vay của Ngân hàng.

Dư nợ cho vay hộ kinh doanh, cá nhân năm 2013 đạt 2.092 tỷ đồng,tăng trên 409 tỷ đồng so với năm 2009. Mức tăng trưởng cho vay hộ kinhdoanh, cá nhân đạt cao nhất trong số các thành phần kinh tế. Tỷ trọng cũngđạt trên 43% tổng dư nợ cho vay.

Nổi bật nhất trong cơ cấu dư nợ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Namthời gian qua là dư nợ cho vay đối với khách hàng ở địa bàn nông thôn.

Bảng 3.8 cho thấy điều đó.Bảng 3.8: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêuNăm2009

Năm2010

Năm2011

Năm2012

Năm2013

Tổng dư nợ 2.464 3.056 3.762 4.231 4.840

Tăng trưởng tuyệt đối 0 592 706 469 609

Tỷ lệ tăng trưởng (%) 0 24,02 23,10 12,47 14,40

Trong đó: Dư nợ NNNT 1.696 2.340 2.556 3.574 4.405

Tỷ trọng (%) 68,83 76,57 67,94 84,47 91,01

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Kể từ khi Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủvề chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ra đời và

trên cơ sở hướng dẫn Thông tư 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của

NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã quán triệt và triển

khai một cách kịp thời, có hiệu quả chính sách cho vay phục vụ phát triển

nông nghiệp nông thôn đến tất cả các chi nhánh loại 3 phụ thuộc trong toàn

Page 95: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

89

tỉnh, ký kết chương trình phối hợp số 01/LT ngày 20/12/2010 với Hội nông

dân tỉnh Quảng Nam về thực hiện thoả thuận liên ngành số 799/TTLN ngày

19/10/2010 giữa Hội Nông dân Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam; Chỉđạo các chi nhánh phụ thuộc thực hiện thoả thuận liên ngành giữa Hội Liên

hiệp phụ nữ Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam để đẩy mạnh và hỗ trợnông dân, hội viên hội phụ nữ, thông qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hộgia đình là hội viên hội nông dân, hội phụ nữ được vay vốn để phát triển

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện

mức sống. Nhờ vậy, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP qua các năm 2010, 2011, 2012 tăng đángkể và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ. Cụ thể dư nợ cho vay

đối với lĩnh vực kinh tế này năm 2009 chỉ đạt 53,73% tổng dư nợ toàn chi

nhánh thì đến năm 2012 tăng lên 84,48% và đạt 91% vào năm 2013, vượt

xa so với mục tiêu định hướng của Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam

giao năm 2012 (70%). Tuy nhiên, trong cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp

nông thôn thì dư nợ của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ có

cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn theo quy định tại Nghịđịnh 41 của Chính phủ chiếm tỷ trọng rất lớn, tập trung vào một số dự án

theo phương thức cho vay hợp vốn với tổng dư nợ đến cuối năm 2012 lênđến 1.770 tỷ đồng, chiếm 41,83% trên tổng dư nợ. Trong đó, Chi nhánhtham gia với tư cách ngân hàng đầu mối 3 dự án: Dự án Nhà máy Thủy

điện Đăkmi 4, dự án Nhà máy Kính nổi Chu Lai, dự án Nhà máy sản xuất

Soda Chu Lai; Tham gia với tư cách ngân hàng đồng tài trợ đối với 2 dự án:

dự án Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2, dự án Nhà máy Thủy điện

AVương. Dư nợ tập trung vào một số khách hàng lớn là điều kiện đểNHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam quản lý, kiểm soát quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh và việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Song đây cũng lànhược điểm lớn nhất trong cơ cấu dư nợ tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh

Quảng Nam, bởi khi xảy ra rủi ro đối với chỉ một trong số những khách

Page 96: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

90

hàng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả phân loại nợ (nợ xấu

gia tăng đột biến), trích lập dự phòng rủi ro và hiệu quả hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng.

So sánh với các NHTM khác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, quy mô

tổng dư nợ của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam khá lớn. Số liệu được thể hiệnở Bảng 3.9 sau đây.Bảng 3.9: Thị phần cho vay của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trên địa bàn

Đơn vị tính: Tỷ đồngChỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dư nợ của cácTCTD trên địa bàn

12.576 16.030 20.572 22.179 23.887

Trong đó:NHNo Quảng Nam 2.464 3.056 3.762 4.231 4.840

NHTM Nhà nước 3.732 4.710 6.551 7.125 7.607

NHTM Cổ phần 1.824 2.081 2.660 3.305 3.971

NH Nước ngoài 2.956 4.037 4.967 4.589 4.298

Quỹ tín dụng 31 40 53 71 92

NH CSXH 1.569 2.106 2.579 2.858 3.079

Thị phần NHNoQuảng Nam (%)

19,60 19,06 18,29 19,07 20,26

Nguồn: NHNN tỉnh Quảng Nam [44].

Bảng 3.9 cho thấy, năm 2013 dư nợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt23.887 tỷ đồng tăng 11.311 tỷ đồng so năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng xấp xỉ90%. Trong đó dư nợ của khối NHTMNN chiếm tỷ trọng xấp xỉ 32% trên

tổng dư nợ và NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đạt mức dư nợ 4.840 tỷ đồngchiếm trên 20% tổng dư nợ của toàn tỉnh.

3.2.1.2. Tình hình doanh số cho vayHoạt động cho vay luôn là hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận chính

cho ngân hàng nói chung, NHNo&PTNT nói riêng. Doanh số cho vay củaNHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở Biểu đồ 3.2.

Page 97: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

91

Biểu đồ 3.2: Doanh số cho vay giai đoạn 2009 - 2013

5,145

5,610

2,690

3,789

4,97940.85%

5.57%

31.43%

3.33%9.04%

0

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

2009 2010 2011 2012 20130.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

35.0%

40.0%

45.0%

Doanh số cho vayTốc độ tăng trưởng

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Bảng 3.10: Doanh số cho vay NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 2009-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh số cho vay 2.690 3.789 4.979 5.145 5.610

Chênh lệch 0 1,099 1.190 166 465

Tăng trưởng 0 40.85 31.40 3.33 9.04

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Qua bảng 3.10 tác giả thấy rằng từ năm 2009 đến năm 2013, doanh sốcho vay của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam tăng trưởng liên tục (tăng 2.920

tỷ đồng) với mức tăng năm sau đều cao hơn năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ tăngtrưởng này không đồng đều ở mỗi năm, năm 2009 tăng 9,54% so với 2008;năm 2010 tăng 40,83%; năm 2011: 31,43% và đến năm 2012 tỷ lệ này chỉ đạt3,32%. Nguyên nhân chủ yếu do các năm 2010 và 2011 Ngân hàng thực hiệngiải ngân đối với các dự án cho vay hợp vốn với số tiền lớn như Dự án thủy

Page 98: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

92

điện Đăkmi 4: 550 tỷ đồng, dự án Nhà máy sản xuất sô đa Chu Lai 560 tỷđồng... Đến năm 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong nước và

thế giới đã tác động trực tiếp đến khả năng tăng trưởng doanh số cho vay củahầu hết các TCTD nói chung, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nóiriêng, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, hoạt động kinh doanh thua lỗ, không

đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định đã ảnh hưởng đến khảnăng phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụngcủa Chi nhánh. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay giảm 9,04%so với năm 2012 Đây cũng là thời gian khó khăn đối với NHNo&PTNT nóiriêng và toàn hệ thống nói chung do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

3.2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Quảng Nam qua đánh giá các chỉ tiêu trực tiếp3.2.2.1. Hệ số rủi ro tín dụng (CRF)

Hệ số rủi ro tín dụng đo lường hiệu quả tín dụng của một đồng tài sảncủa NHNNo & PTNT được thể hiện ở Hình dưới đây.

2,464

3,0563,762

4,2314,840

2,869 3,292

4,221

5,608

6,386

86%93% 89%

75% 76%

0.0%10.0%20.0%30.0%40.0%50.0%60.0%70.0%80.0%90.0%100.0%

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 3.3: Hệ số rủi ro tín dụng năm 2009 - 2013

Dư nợ tín dụng Tổng Tài sản có Hệ số rủi ro tín dụng

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Qua biểu đồ 3.3 ta thấy tỷ lệ dư nợ/ tổng tài sản của ngân hàng có sựbiến động qua các năm 2009 - 2012. Cụ thể CRF năm 2009 giảm 2% so với

Page 99: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

93

năm 2010, có thể lý giải được điều này là do sự tăng trưởng tài sản của ngânhàng nhanh hơn so với sự tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng. Nhưngvào những năm về sau, CRF lại tăng trở lại với năm 2012 tăng 4% so với năm2010 do ngân hàng đã đưa ra các biện pháp nâng cao dư nợ nhằm nhanhchóng cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của mình.

Hệ số dư nợ/ tổng tài sản của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam luôn đạttrên 90% là khá cao so với mức hợp lý là 60-80%. Từ năm 2012 trở lại đây,hệ số rủi ro tín dụng đã giảm xuống còn 75% vào năm 2012 và 76% vào năm2013 và nằm trong giới hạn của mức hợp lý (60-80%). Tuy nhiên các hệ sốnày nằm ở ngưỡng trên của mức hợp lý, sát với mức 80%

Qua phân tích định lượng, tác giả nhận thấy rằng, tại NHNo&PTNTtỉnh Quảng Nam, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận từ tín dụng (PG) có sự biến độngngược chiều so với CRF trong giai đoạn này. Nghĩa là khi hệ số rủi ro tíndụng tăng thì tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sẽ giảm xuống. Hệ số rủi ro tín dụngquá cao chứng tỏ dư nợ tín dụng tăng nhanh hơn tổng tài sản có, hoặc có sựchênh lệch lớn giữa dư nợ tín dụng và tài sản có. Hệ số rủi ro tín dụng cao đặtngân hàng trước nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh khoản, không đảmbảo an toàn vốn. Nếu muốn cải thiện hiệu quả tín dụng thì phải có các chínhsách phù hợp để giảm hệ số CRF xuống thấp hơn nhằm nâng cao hiệu quả tín

dụng của ngân hàng trong thời gian tới.

3.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốnĐể hiểu rõ hơn về hiệu quả tín dụng của ngân hàng, ta phân tích chỉ số

EUC- chỉ số thể hiện hiệu quả sử dụng của một đồng vốn huy động trong tổngnguồn vốn.

Page 100: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

94

2,4643,056

3,7624,231

4,840

2,737 3,1463,901

5,3706,142

90%97% 96%

79% 78%

0.0%

20.0%

40.0%

60.0%

80.0%

100.0%

120.0%

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 3.4: Hiệu quả sử dụng vốn qua 5 năm 2009 - 2013

Dư nợ tín dụng Tổng NV huy động Hiệu quả sử dụng vốn

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt và cho biết được quymô mở rộng cho vay có tương ứng với số vốn huy động được hay không, nếutỷ lệ cho vay xấp xỉ với tỷ lệ vốn huy động được sẽ chứng minh khả năng sửdụng vốn đối với Ngân hàng. Bên cạnh đó để đánh giá hiệu quả chất lượngcủa khoản vay cũng cần xem xét các chỉ tiêu như tỷ lệ thu lãi, chất lượngkhoản vay…

Qua biểu đồ 3.4 ta thấy, giai đoạn 2009 - 2011 chỉ số hiệu quả sử dụngvốn giữ ở mức cao trên 90% và có xu hướng tăng qua các năm. Điều này thểhiện rằng trong giai đoạn này ngân hàng đã sử dụng triệt để nguồn vốn huyđộng để cho vay, không để cho nguồn vốn huy động bị ứ đọng. Ngược lại, từnăm 2011 đến 2013 chỉ số này lại sụt giảm và giữ ở mức dưới 80%. Năm2010 chỉ số này là 97%, cho biết, bình quân cứ 1 đồng vốn huy động được sẽđem đi cho vay 0,97 đồng. Từ năm 2010 đến năm 2013, tỷ số này giảmxuống, cho thấy trong thời gian này ngân hàng có khả năng huy động vốn caohơn so với cho vay. Mặc dù lượng vốn dư thừa của ngân hàng sẽ được điềuchuyển bên trong hệ thống NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên mức phíđiều chuyển này nhỏ hơn nhiều so với lãi suất cho vay, vì thế để đảm bảo về hiệuquả tín dụng thì ngân hàng cần sớm cân bằng giữa huy động và cho vay.

Page 101: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

95

3.2.2.3. Vòng quay vốn tín dụngHiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn được xem xét ở khía

cạnh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, tức là thời gian thu hồi nợ vay nhanhhay chậm. Chỉ số vòng quay vốn tín dụng càng cao thể hiện thời hạn thu hồinợ vay của ngân hàng nhanh.

Bảng 3.11: Vòng quay vốn tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng NamĐơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Tổng dư nợ 2.464 3.056 3.762 4.231 4.840

2. Dư nợ bình quân 2.330 2.710 3.326 3.975 4.486

3. Doanh số thu nợ 2.210 3.197 4.274 4.676 5.089

4. Vòng quay vốn tín

dụng = 3/2 (Vòng)0,95 1,18 1,28 1,18 1,13

5. Tăng trưởng (%) 0 24,21 8,47 -7,81 -4,24

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Bảng 3.11 cho thấy vòng quay vốn tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnhQuảng Nam từ năm 2009 đến năm 2013 tương đối nhanh, chỉ tiêu này năm2009 đạt xấp xỉ 1 lần, còn lại các năm từ 2010 đến 2013 đều đạt trên 1 lần,điều này phản ảnh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tương đối tốt và an toàn

của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam thời gian qua đồng thời cho thấy chinhánh đã làm rất tốt công tác thu hồi nợ thể hiện qua doanh số thu hồi nợluôn tăng. Tuy nhiên nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng số vòng quay vốntín dụng thì từ năm 2010 đến năm 2013, tốc độ này đã giảm đi. Đặc biệtnăm 2012 tốc độ tăng trưởng vòng quay tín dụng giảm gần 8% so với năm2011. Năm 2013, tỷ lệ này tiếp tục giảm trên 4% so với năm 2012.

3.2.2.4. Hệ số thu nợĐể đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng, chúng ta cũng cần xem

xét đến hệ số thu nợ của ngân hàng.

Page 102: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

96

2,210

3,197

4,2744,676

5,089

2,690

3,789

4,9795,145

5,610

82%

84%86%

91%91%

76.0%

78.0%

80.0%

82.0%

84.0%

86.0%

88.0%

90.0%

92.0%

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 3.5: Hệ số thu hồi nợ qua 5 năm 2009 - 2013

Doanh số thu nợ Doanh số cho vay Hệ số thu nợ

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả

nợ vay của khách hàng đồng thời cho biết số tiền mà chi nhánh thu được

trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số

thu nợ càng lớn càng chứng tỏ hiệu quả của hoạt động tín dụng.

- Với doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng dần qua các năm,

chênh lệch doanh số cho vay và doanh số thu nợ luôn luôn dương, phản ảnh

tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam từ năm 2009

đến năm 2013 rất hiệu quả. Hệ số thu nợ hàng năm đạt mức bình quân đạt

mức xấp xỉ 87%. Đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý.

3.2.2.5. Tình hình nợ xấu (NPL)Nợ xấu là chỉ tiêu phản ảnh chất lượng tín dụng của chi nhánh qua từng

thời điểm cụ thể, chỉ tiêu này càng cao thì việc trích dự phòng rủi ro càng tăng và

ảnh hưởng đến lợi nhuận ngược lại chỉ tiêu này càng thấp không những làm giảm

chi phí mà chứng tỏ được chất lượng tín dụng được quản lý tốt.

Page 103: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

97

84

49 45 46

137 5.57%

2.75%

1.31%1.07%

1.86%

0

20

40

60

80

100

120

140

160

2009 2010 2011 2012 20130.00%

1.00%

2.00%

3.00%

4.00%

5.00%

6.00%

Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu/DN

Biểu 3.6: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2009-2013

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Biểu đồ 3.6 phản ảnh tình hình nợ xấu tại NHNo&PTNT tỉnh QuảngNam qua các năm, nợ xấu năm 2009 tăng cao tập trung vào 02 doanh nghiệpgồm Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam số tiền 57 tỷ đồng và Công

ty TNHH Thực phẩm chế biến Á Châu (doanh nghiệp nuôi trồng và chế biếnthủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) số tiền 52 tỷ đồng. Điều này một lầnnữa chứng minh dư nợ tập trung vào một số khách hàng lớn tất yếu rủi rocũng sẽ tập trung đối với các khách hàng này.

Bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro từ hoạt động tín dụng, năm 2010NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã xử lý rủi ro, hạch toán theo dõi ngoại bảngsố tiền 36 tỷ đồng đối với một phần dư nợ khoản vay của Công ty TNHHThực phẩm chế biến Á Châu, đồng thời tích cực thu hồi nợ xấu Công ty Cổphần Cấp thoát nước Quảng Nam nên số dư nợ xấu giảm xuống còn trên 84 tỷđồng. Trong các năm 2011 và 2012, Ngân hàng tiếp tục thu hồi gần 40 tỷđồng của Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam nên nợ xấu đến cuốinăm 2012 giảm còn 45 tỷ đồng, chiếm 1,07% dư nợ. Đến 2013, tỷ lệ nợ xấu

Page 104: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

98

PG = 0.338502 + 0.363856 EUC - 0.482811 CRF + 0.501275 TOC + 0.180434

ROD - 14.93047 NPL

lại tăng lên 1,86%. Các khoản nợ đã được xử lý rủi ro của Công ty TNHH Thựcphẩm và chế biến Á Châu qua gần 3 năm hạch toán theo dõi ngoại bảng đến nayvẫn chưa thu hồi được,

3.2.2.6. Kết quả chạy mô hình kinh tế lượng trong phân tích hiệu quả tíndụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam

Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu định lượng đã được đề cập đếntrong tiết 1.3 của chương 1, dựa trên kết quả phân tích hồi quy, trong phầnnày, tác giả sẽ phân tích mối quan hệ giữa 5 biến số phản ánh hiệu quả tíndụng riêng biệt với chỉ số hiệu quả tín dụng tổng thể (PG).

Bảng 3.12: Thống kê các biến có ý nghĩa trong mô hình với biến phụthuộc là hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam

Biến Hệ số Xác suấtC 0.338502 0.0460

EUC 0.363856 0.0043CRF -0.482811 0.0017TOC 0.501275 0.0001ROD 0.180434 0.0030NPL -14.93047 0.0000

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả chạy mô hình hồi quy.

Bảng kết quả hồi quy cho thấy, những biến CRF, NPL, EUC, ROD,TOC có xác suất < 0.05 nên 5 thành phần đo lường nêu trên có ảnh hưởng đángkể đến PG đó là CRF, NPL, EUC, ROD, TOC với mức ý nghĩa xác suất < 0,05.Như vậy ta chấp nhận 05 giả thuyết đặt ra trong mô hình nghiên cứu chính thứcđó là H1; H2; H3; H4 và H5. Theo đó, các chỉ số CRF, NPL có tương quannghịch với PG. Các chỉ số EUC, TOC, ROD có tương quan thuận với PG.

Sử dụng Eview 6.0 ta có hàm hồi quy có dạng như sau:[Phụ lục 3]

Theo chạy mô hình định lượng cho thấy nhân tố vòng quay vốn tín dụng(TOC) có tác động cùng chiều (+) và tác động nhiều nhất đến HQTD của

Page 105: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

99

ngân hàng (0.501275), tiếp theo đó là nhân tố NPL với tương quan nghịch (-14.93047), nhân tố CRF tuy có tương quan nghịch nhưng nó cũng tác động ít,

cuối cùng là nhân tố EUC, ROD tác động cùng chiều đến HQTD lần lượt là0.363856, 0.180434.Tác giả đưa ra biểu đồ thể hiện sự tác động của các biếnđộc lập lên biến phụ thuộc như sau:

Sơ đồ 3.2: Tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộcNguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả chạy Eviews 6.0.

Kết quả từ mô hình hồi quy phù hợp với cơ sở lý thuyết mà tác giả đã

đưa trong chương 2, thông qua đó giải thích trên thực tế nếu NHNo&PTNNTỉnh Quảng Nam đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sửdụng vốn (EUC) sẽ làm tăng hiệu quả tín dụng.

Biến NPL có hệ số hồi quy âm thể hiện tương quan nghịch với PG. Nhưđã phân tích ở trên, ta thấy rằng trong giai đoạn 2009-2010 NPL tăng đồngthời HQTD giai đoạn này giảm.

Biến TOC thể hiện Vòng quay vốn tín dụng của các NHTM. Trong môhình, biến TOC tương quan thuận với HQTD, có nghĩa nếu ngân hàng có

vòng quay càng lớn thì sẽ làm tăng HQTD của ngân hàng.

Biến ROD thể hiện Hệ số thu nợ của các NHNo&PTNT tỉnh QuảngNam. Trong mô hình, biến ROD tương quan thuận với HQTD, có nghĩa nếungân hàng có hệ số thu nợ càng lớn thì sẽ làm tăng HQTD của ngân hàng.

NPL

TOC

ROD

EUC

CRF

PG

Page 106: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

100

Biến CRF thể hiện Hệ số rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh QuảngNam. Trong mô hình hồi quy mà tác giả đã đưa ra bằng phần mềm Eviews6.0, biến CRF có tương quan âm với HQTD (PG) của các NHNo&PTNT tỉnhQuảng Nam. Dường như kết quả này phù hợp với tình hình thực tế hiện nay,việc NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam tăng cường hoạt động cho vay, đầu tưchứng khoán kinh doanh và tăng chứng khoán có tính thanh khoản cao (CKsẵn sàng để bán). Đồng thời giảm lãi suất huy động để giảm lượng tiền gửikhách hàng đã giúp các ngân hàng giảm thiểu lượng tiền gửi thừa, sử dụng mộtcách hiệu quả tiền gửi hiện tại để đầu tư sinh lời làm tăng hiệu quả sử dụng vốncổ đông cũng như giúp tình hình kinh doanh của các NHTM được cải thiện phầnnào trong điều kiện nền kinh tế chưa vượt qua được những khó khăn.

3.2.5. Đánh giá chung hiệu quả tín dụng của Ngân hàng nông nghiệpvà Phát triển nông thôn Quảng Nam.

3.2.5.1. Những kết quả đạt đượcMột là, phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam có thể thấy rằng, một cách tổng quát, hoạtđộng tín dụng đem lại hiệu quả. Điều đó thể hiện trước hết ở chỉ tiêu lợinhuận tín dụng tăng cả về số tuyệt đối và tương đối.

Bảng 3.13: Kết quả hoạt động tín dụng qua các nămĐơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2009

Năm2010

Năm2011

Năm2012

Năm2013

I.Tổng thu nhập 468 607 1.060 1.175 988

Trong đó thu từhoạt động tín dụng

377 554 995 1.046 915

Tỷ trọng (%) 80,55 91,27 93,87 89,02 92,61

II.Tổng chi phí 435 554 926 1.060 883

III.Chênh lệch Thu- Chi (I-II)

33 53 134 115 105

IV. Tỷ suất lợi nhuận (%) 7,05 8,73 12,64 9,78 10,63

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Page 107: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

101

Bảng 3.13 cho thấy, năm 2009 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 468 tỷđồng. Đến năm 2013 tổng thu nhập đạt 988 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 vềsố tuyệt đối là 520 tỷ đồng, với tốc độ tăng đạt trên 2 lần. Trong tổng thunhập, thu từ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất, thường chiếm trung bình gần90% tổng thu nhập. Năm 2011, 2013 thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếmtrên dưới 93%.

So với các NHTM khác trên địa bàn, thu nhập từ hoạt động tín dụng củaNHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam thể hiện ở bảng 3.14 sau đây.

Bảng 3.14: Thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng

trên địa bàn tỉnh Quảng NamĐơn vị: Tỷ đồng

2009 2010 2011 2012 2013Công thương Quảng Nam 60.693 121.091 294.883 300.587 164.735Công thương Hội An 70.323 106.512 274.797 256.149 204.004Đầu tư 183.752 280.142 449.037 463.385 429.617Nông nghiệp và phát triểnnông thôn

382.358 554.688 995.296 1.046.296 915.443

Ngoại thương 105.740 190.007 409.659 372.057 372.107ACB 23.840 37.674 67.042 62.859 67.742Sacombank 59.395 84.464 111.682 106.764 135.514Đông Á 97.687 118.606 187.314 219.373 183.921Việt Á 66.117 93.645 170.793 15.608 170.062Techcombank 15.011 36.379 37.415 38.574 35.422SHB 988 29.592 93.083 91.817 75.411Chính sách xã hội 82.341 107.578 145.193 177.343 214.492Cathay 121.997 124.275 190.165 91.063 164.424

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Bảng 3.14 cho thấy, thu nhập từ hoạt động tín dụng của NHNo&PTNTtỉnh Quảng Nam năm 2013 cao gấp hai lần năm 2009. So với các ngân hàng

khác, thu nhập từ tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cũng cao hơnnhiều lần. Cụ thể. Năm 2013, thu nhập từ hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Quảng Nam cao gấp hơn hai lần Ngân hàng đầu tư và phát triển ViệtNam, gấp trên 2,5 lần Ngân hàng ngoại thương Việt Nam…

Page 108: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

102

Hai là, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2009,tỷ lệ nợ xấu là 5,57% tổng dư nợ, đến 2012 chỉ còn chiếm 1,07% tổng dư nợ.Những kết quả đạt được về hiệu quả tín dụng của Ngân hàng không chỉ thểhiện ở tỷ lệ nợ xấu giảm mà còn thể hiện ở cách phân loại, quản lý nợ xấu. Từtrước năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng không phản ảnh đúng tình hình

nợ xấu tại Ngân hàng do cả hệ thống chưa tiến hành phân loại nợ theo quyđịnh, nợ quá hạn nhưng vẫn được phân loại vào nhóm 1 là nhóm nợ an toàn.

Cuối năm 2008, khi Ngân hàng đưa vào triển khai chương trình IPCAS việcphân loại nợ được tự động thực hiện từ NHNo&PTNT Việt Nam. Khi đến hạnthì hệ thống tự động thực hiện chuyển nhóm nợ. Do đó, mặc dù nợ xấu tănglên năm 2009 do phân loại lại nợ nhưng đã mở ra bước quản lý nợ xấu thựcchất, phản ảnh chính xác tình hình. Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tuy có tăng lên

nhưng đó là kết quả của việc xác định và phân loại lại nợ theo quy định mớicủa NHNN.

Ba là, tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn tốc độ tăng dư nợbình quân nên chỉ số vòng quay vốn tín dụng giai đoạn 2009 - 2013 đạt thấpnhất từ gần 1 vòng một năm đến cao nhất là gần 1,3 vòng một năm. Mặc dù

tốc độ vòng quay vốn tín dụng chưa cao, mức gia tăng giữa các năm cũngkhông lớn nhưng chỉ tiêu này cũng phản ảnh hiệu quả nhất định trong hoạtđộng tín dụng của ngân hàng.

Nguyên nhân đạt được kết quả trên

Một là, ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả để mở rộngtín dụng. Ngân hàng đã có sự điều chỉnh về cơ cấu khách hàng, trong đó chútrọng ưu tiên phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân, công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Ngân hàng thực hiện khai thác và mở rộng đốitượng khách hàng mới ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhưthuỷ điện, kính nổi, sô-đa. Các sản phẩm tín dụng cũng được đa dạng hoá.

Trong những năm qua, công tác thông tin tuyên truyền và tiếp thị đượcChi nhánh thực hiện một cách có hiệu quả thông qua các hoạt động như: tài

Page 109: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

103

trợ Giải Việt dã truyền thống Báo Quảng Nam-Cup Agribank được tổ chứchàng năm với quy mô lớn trong khu vực, tài trợ xây dựng nhiều công trình an

sinh xã hội trung tâm chữa bệnh và nghỉ dưỡng cho nạn nhân chất độc dacam-dioxin Quảng Nam, tài trợ xây dựng các trường mẫu giáo tại Quế Phú -

Quế Sơn, Sơn Viên - Nông Sơn, Tam Ngọc - Tam Kỳ, Điện Quang - Điện Bàn,

công trình Nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp trách bão lũ tại Cồn Si, Xóm Chùa /

Tam Hải - Núi Thành… qua đó đã giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, góp phầnnâng cao thương hiệu Agribank đến với khách hàng trên địa bàn.

Hai là, ngân hàng đã coi trọng sử dụng các biện pháp nâng cao khảnăng phát hiện, phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Ngân hàng đã xây dựng chínhsách quản lý rủi ro tín dụng bằng văn bản với các quy định chặt chẽ, tăngcường khả năng kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn. Trách nhiệm của từng bộ phậntrong hoạt động tín dụng được xác định cụ thể để tăng cường khả năng chủđộng phòng ngừa rủi ro.

Ngân hàng cũng chú trọng quan tâm đến các nghiệp vụ cụ thể liên quan

đến tín dụng. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, từ Hội sở tỉnh đến các chi nhánh

loại 3 đều có các cuộc họp báo cáo hoạt động tín dụng, phân tích chất lượngtín dụng, phân tích nợ xấu, nợ khó đòi để tìm hướng giải quyết. Ngân hàng

quy định cụ thể về tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạnchế cho vay đầu tư chứng khoán và kinh doanh bất động sản…

Ngân hàng coi tỷ lệ nợ xấu tại mỗi chi nhánh loại 3 là chỉ tiêu đánh giáchất lượng tín dụng. Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng hay giảm của mỗichi nhánh loại 3 phụ thuộc vào tỷ lệ nợ xấu tại đây. Nếu tỷ lệ nợ xấu cao thì

mức tăng trưởng tín dụng phải giảm xuống. Ngân hàng cũng giới hạn tỷ lệ nợxấu tối đa được phép là 3- 5% tổng dư nợ tuỳ thuộc vào từng thời điểm.

Ba là, ngân hàng đã và đang hoàn thiện quy trình cấp tín dụng. Theođó, Giám đốc Ngân hàng quy định và phân cấp cụ thể mức phán quyết chovay tối đa các dự án đầu tư đối với một khách hàng cho từng chi nhánh loại 3.Các dự án có mức vay vốn vượt mức phán quyết của chi nhánh loại 3 đếu

Page 110: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

104

phải trình lên phòng tín dụng Hội sở Tỉnh và phải được sự phê duyệt trực tiếpcủa Giám đốc ngân hàng.

Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ tiếp xúctrực tiếp với khách hàng, trực tiếp đến cơ sở kinh doanh, nhà ở để kiểm tra thựcđịa, nắm bắt thêm thông tin khách hàng để làm cơ sở cho việc so sánh, đối chiếu,đánh giá, kiểm tra tính xác thực về năng lực tài chính, năng lực pháp lý, mụcđích vay vốn, tài sản bảo đảm của khách hàng để phòng ngừa rủi ro.

Ngân hàng thực hiện việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng trên cơsở xem xét, đánh giá hiệu quả của phương án kinh doanh, các chỉ tiêu tài

chính, uy tín của khách hàng, quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng

hoặc đối với các tổ chức tín dụng khác… để lựa chọn khách hàng cho vay có

hoặc không có tài sản bảo đảm để phòng tránh rủi ro.Hiện tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đang thực hiện chấm điểm

xếp hạng khách hàng theo tiêu chí chấm điểm xếp hạng nội bộ củaNHNo&PTNT Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-

XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam với 100%khách hàng là tổ chức được xếp hạng và các khách hàng là hộ sản xuất hoặc cánhân có dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên. Qua đó, khách hàng đạt từ loại A trở lên

được ưu tiên mở rộng đầu tư tín dụng và áp dụng các cơ chế ưu đãi về lãi suất.Đối với khách hàng tổ chức, đến cuối năm 2013, NHNo&PTNT tỉnh

Quảng Nam có 356 khách hàng được xếp hạng với tổng dư nợ đạt trên 2.851 tỷđồng, chiếm 67,38% dư nợ. Kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng như sau:

- Khách hàng tập trung nhiều nhất ở hạng A với (58,99%).- Khách hàng tập trung ít nhất ở hạng BBB, B, C, CC, CCC với (< 2%).- Khách hàng xếp hạng D - khách hàng có độ rủi ro cao nhất, chiếm tỷ

lệ 1,97% với 7 khách hàng. Đây hầu hết là những khách hàng đã chuyển sangnợ nhóm 5, có nợ quá hạn trên 360 ngày và đã khởi kiện ra tòa hoặc đangtrong giai đoạn thực hiện thi hành án.

Kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng đối với tổ chức tạiNHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam có thể xem xét ở bảng số liệu 3.15 dưới đây:

Page 111: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

105

Bảng 3.15: Thực trạng khách hàng tổ chức theo hệ thốngxếp hạng tín dụng nội bộ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam

Khách hàng Dư nợ (triệu đồng)Hạng

Số lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%)AAA 3 0.84 11.885 0,42AA 128 35.96 1.435.449 50,34A 210 58.99 1.363.495 47,82

BBB 1 0.28 - 0.00

BB 5 1.40 2.907 0,10

B 0 0.00 - 0.00

CCC 0 0.00 - 0.00

CC 2 0.56 847 0,03

C 0 0.00 - 0.00

D 7 1.97 36.704 1,29

Tổng cộng 356 100 2,851,287 100

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Số khách hàng còn lại chưa thực hiện chấm điểm xếp hạng trên hệ thốngxếp hạng tín dụng nội bộ là những khách hàng mới thành lập, chưa có báo cáo tàichính năm hoặc các khách hàng đặt quan hệ vay vốn nhưng chưa phát sinh dư nợ.

Bốn là, ngân hàng quan tâm đến lực lượng cán bộ làm công tác tín

dụng. Ngân hàng đã bố trí số lượng nhân lực làm công tác tín dụng chiếm55% tổng số cán bộ làm việc trong ngân hàng, phần nào đáp ứng được yêu

cầu công việc. Hàng năm NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đều giành ra mộtkhoản kinh phí để cử cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và

chuyên môn tại các trường trong và ngoài nước. Đến cuối năm 2013, Ngân hàng

có 02 Tiến sĩ kinh tế và 01 nghiên cứu sinh, 82 thạc sĩ. Đa số cán bộ viên chứcđều được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành với khả năngtư duy, khả năng nắm bắt những kiến thức mới tương đối tốt. Đây là các kỹnăng quan trọng trong quá trình làm việc ở nhiều vị trí trong ngân hàng.

Năm là, ngân hàng tăng cường các biện pháp quản lý đối với các khoảnnợ xấu. Việc quản lý thu hồi nợ đến hạn, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro được triển

Page 112: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

106

khai thực hiện nghiêm túc, triệt để. Ngân hàng đã sử dụng các biện pháp kiên

quyết như xây dựng phương án xử lý, giảm nợ xấu tại các chi nhánh loại 3 có

tỷ lệ nợ xấu cao trên 5%, củng cố, bổ sung nhân sự Tổ thu hồi nợ xấu, nợ quaxử lý rủi ro do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng cơ sở làm tổ trưởng, giao chỉtiêu thu hồi nợ xấu, thu hồi nợ qua xử lý rủi ro đang hạch toán ngoại bảng đếntừng cán bộ, phòng chuyên đề có liên quan, gắn việc chi lương, thưởng, kể cảkhoán và quyết toán công tác phí theo kết quả xử lý, thu hồi nợ xấu đến từng cánhân, tập thể. Đề ra và triển khai thực hiện hướng xử lý nhân sự, chế độ tiềnlương đối với cán bộ viên chức - lao động liên quan đến nợ xấu cao theohướng: Tạm dừng điều hành nếu là chức danh lãnh đạo, tạm dừng chuyên môn

nếu là nhân viên tác nghiệp, để tập trung cho công tác thu hồi nợ; Tạm chưa xétchi lương kinh doanh hàng tháng; sau khi hoàn thành việc thu hồi nợ, hoặc địnhkỳ tháng, quý căn cứ kết quả thu hồi nợ xấu, nợ qua xử lý rủi ro để trên cơ sởđó xác định hệ số lương kinh doanh tương ứng. Ngân hàng đã thành lập tổ thuhồi nợ xấu, xây dựng phương án xử lý nợ xấu và tiến hành phân tích nợ xấutheo từng nhóm để đề ra phương hướng xử lý cụ thể. Đối với các khoản nợ códấu hiệu trở thành nợ khó đòi, ngân hàng cử cán bộ ngân hàng trực tiếp thamgia cùng khách hàng tìm các biện pháp tiêu thụ hàng hoá ứ đọng, đôn đốc thuhồi công nợ lâu chưa thanh toán cho khách hàng vay vốn, sử dụng các nguồnthu khác để trả nợ ngân hàng.

Ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ như xử lý cho gia hạn nợ, điềuchỉnh kỳ hạn nợ đối với khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, nhưngvẫn có khả năng kinh doanh hiệu quả, có khả năng trả nợ. Đối với các doanhnghiệp loại này, Ngân hàng còn cấp thêm các khoản vay mới để khắc phụckhó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thanh toán các khoản vay trước đó.

Ngân hàng thực hiện thanh lý tài sản hoặc khởi kiện ra toà đối với cáckhoản vay có tài sản bảo đảm nhưng khách hàng thiếu thiện chí trả nợ ngânhàng. Với các giải pháp như vậy, tỷ lệ thu lãi đạt cao, nợ xấu được khống chếtrong phạm vi cho phép của Trụ sở chính và ngày càng có xu hướng giảm.

Page 113: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

107

Sáu là, ngân hàng đã xây dựng được chính sách lãi suất phù hợp.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khuvực Châu Âu đã ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước. Để kiềm chế lạmphát và ổn định nền kinh tế, NHNN đã đưa ra các biện pháp điều hành thịtrường tiền tệ, điều chỉnh lãi suất huy động để phù hợp với diễn biến của thịtrường tiền tệ. Trước tình hình trên, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã xây

dựng cho mình khung lãi suất huy động hợp lý vừa đảm bảo tuân thủ chính

sách lãi suất của NHNN vừa đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và không

ảnh hưởng đến lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của NH. Lãi suất tiền gửiluôn lớn hơn tỷ lệ lạm phát, đây là yếu tố tích cực thu hút được người gửitiền đến với ngân hàng, cùng với việc thường xuyên đổi mới phong cáchgiao dịch phù hợp với nền KTTT và đối tượng khách hàng khác nhau.

Có thể nói với sự biến động thường xuyên về mặt lãi suất nhưng do códự báo, chuẩn bị kế hoạch cùng với công tác điều hành chính sách lãi suất linhhoạt nên chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra tuy có biến động nhưng vẫn luônđạt hệ số dương thấp nhất là 0,34% điều này chứng tỏ việc kinh doanh tuy cóbiến động nhưng vẫn có lợi nhuận cho NHNoPTNT tỉnh Quảng Nam.

Bảng 3.16: Lãi suất huy động bình quân của NHNo&PTNT tỉnh Quảng NamĐơn vị tính: %

Chỉ tiêuNăm2009

Năm2010

Năm2011

Năm2012

Năm2013

LS bình quân đầu vào 0,65 1,09 0,77 0,81 0,55

LS bình quân đầu ra 0,99 1,43 1,48 1,22 0,93

Chênh lệch dương (+),âm (-)

0,34 0,34 0,71 0,41 0,38

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Bảy là, ngân hàng đã kiểm soát tốt chi phí tín dụng. Trong hoạt độngkinh doanh Ngân hàng việc tạo ra lợi nhuận cao hay thấp phụ thuộc rất nhiềuvào kiểm soát chi phí, bởi vì nếu chi phí càng giảm thấp thì khả năng tạo ra lợinhuận càng cao. Tuy nhiên mỗi loại chi phí đều tương quan với cơ cấu, quy môcủa nó trên tổng chi. Ở NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, năm 2012 chi trả lãi

Page 114: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

108

tiền gửi là 415 tỷ đồng tăng 220% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng gần40% tổng chi. Năm 2013, chi trả lãi tiền gửi có giảm xuốn nhưng vẫn chiếm gần40% tổng chi phí. Với việc chi trả lãi tiền gửi tăng lên cho thấy khả năng huy độngnguồn vốn ngày càng có hiệu quả và tăng tương ứng với khoản chi lãi.

Bảng 3.17: Chi phí hoạt động tín dụng giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2009

Năm2010

Năm2011

Năm2012

Năm2013

Chi trả lãi tiền gửi 187 205 341 415 350Tỷ trọng/Tổng chi phí (%) 42,99 37,18 36,82 39,15 39,63

Chi dự phòng Rủiro TD

38 34 12 18 7

Tỷ trọng (%) 8,73 6,13 1,30 1,70 0,79

Chi phí nhân viên 49 55 72 87 94

Tỷ trọng (%) 11,26 9,92 7,77 8,20 10,64

Tổng Chi TK loại 8 435 554 926 1.060 883

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Chi dự phòng rủi ro tín dụng năm 2012 là 18 tỷ đồng và chiếm tỷtrọng 1,7% trên tổng chi giảm gần 7% so với năm 2009. Năm 2013 chi dựphòng rủi ro giảm xuống còn 7 tỷ, chỉ chiếm 0,79% tổng chi. Chỉ tiêu này

giảm xuống là nguyên nhân làm tăng hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT

tỉnh Quảng Nam cao.

Tám là, ngân hàng đã xây dựng được chính sách khách hàng phù hợp.Ngân hàng đã bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của từng khách hàng, dựavào phân tích kết quả tài chính để tạo cơ sở phân loại khách hàng, từ đó đề ranhững chính sách đúng đắn, phù hợp, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tếđược tiếp cận nguồn vốn, qua đó đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tín dụngtương đối ổn định trong phạm vi kế hoạch hàng năm được Trụ sở chính Agribank

giao. Cơ cấu dư nợ được điều chỉnh hợp lý theo hướng tập trung cho vay phục vụphát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng tỷ trọng dư nợ đối với lĩnh vực này từ53,73% năm 2009 lên 84,48% trên tổng dư nợ vào thời điểm 31/12/2012.

Page 115: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

109

Ngân hàng ưu tiên đầu tư vốn cho hoạt động của các doanh nghiệp nhỏvà vừa, các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hỗ trợxuất khẩu… Đồng thời, Ngân hàng tiếp tục mở rộng cho vay, chủ động tìmkiếm khách hàng vay để thiết lập quan hệ bền vững, lâu dài với những kháchhàng có lịch sử vay trả đúng kỳ hạn, phát triển các khách hàng mới, những dựán có hiệu quả ngay cả trong lĩnh vực thương mại và các lĩnh vực khác, bướcđầu chuyển dịch cơ cấu hoạt động mở rộng và nâng cao chất lượng vớiphương châm “kinh doanh đa năng, tổng hợp”, tập trung khai thác mở rộngphạm vi đối tượng khách hàng vay vốn chủ yếu vẫn là hộ sản xuất, cá nhân,khách hàng địa bàn nông thôn và một số khách hàng lớn, có dự án tốt làm ăncó hiệu quả... Đến cuối năm 2012 Chi nhánh đã cho vay đối với 05 dự án ánlớn như: Dự án thủy điện Đăk Mi4 số tiền 550 tỷ đồng; Dự án thủy điện SôngTranh 2 số tiền 250 tỷ đồng; Dự án thủy điện A Vương số tiền 300 tỷ đồng;Dự án Nhà máy Kính nổi Chu Lai số tiền 400 tỷ đồng; Dự án Nhà máy sảnxuất sô đa Chu Lai số tiền 600 tỷ đồng, bước đầu đã có 04 Dự án đi vào hoạtđộng và phát huy hiệu quả, trả nợ gốc và lãi đúng hạn, đóng góp đáng kể vào

thu nhập của Chi nhánh. Hiện còn 01 Dự án (Nhà máy sản xuất sô đa ChuLai) sắp hoàn thiện và dự kiến hoạt động vào quý IV năm 2013.

Ngân hàng thực hiện chính sách khách hàng có trọng điểm, mở rộng và

đa dạng hoá khách hàng vay vốn, phát triển khách hàng không chỉ trên địabàn của tỉnh mà còn ở các địa bàn khác, củng cố và ưu tiên đầu tư vốn đối vớicác khách hàng truyền thống, từng bước tạo thế ổn định và chủ động trong sảnxuất kinh doanh, tiếp cận đầu tư vốn cho các công trình, dự án có hiệu quả đốivới những khách hàng lớn, tăng trưởng tín dụng gắn liền với kiểm soát chấtlượng tín dụng.

Chín là, cơ cấu tín dụng thay đổi theo hướng tích cực: Tín dụng trungvà dài hạn tăng lên theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Dư nợ trung và

dài hạn được Chi nhánh thực hiện thông qua phương thức cho vay hợp vốnnhằm phân tán rủi ro, đồng thời cũng phù hợp giới hạn cho vay đối với mộtkhách hàng theo quy định Luật các tổ chức tín dụng.

Page 116: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

110

3.2.5.2. Những hạn chếMột là, tổng dư nợ của NHNo&PTNT có xu hướng bị giảm xuống do

phải đối mặt với nguy cơ bị cạnh tranh từ 13 tổ chức tín dụng và 3 Quỹ tíndụng nhân dân hoạt động trên địa bàn. Đặc biệt, dư nợ đối với khu vực doanhnghiệp dân doanh trong những năm gần đây có xu hướng giảm xuống. Năm2011, tổng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp dân doanh chiếm 49,25%tổng dư nợ cho vay của các NHTM đối với doanh nghiệp dân doanh. Năm2012, tỷ lệ này giảm xuống còn 45,82%. Năm 2010, số lượng khách hàng

giảm trên 26%, năm 2011 giảm gần 14%, năm 2012 giảm gần 3%. Bên cạnhđó, Chính phủ thực hiện nhiều chương trình cho vay ưu đãi có lãi suất thấphơn thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội như cho vay giải quyết việc làm,

cho vay xuất khẩu lao động, cho vay học sinh, sinh viên. Do đó một lượng lớnkhách hàng truyền thống của NHNo&PTNT chuyển sang vay tại Ngân hàng

Chính sách xã hội.Hai là, xét về tổng thể, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm nhưng nguyên

nhân giảm là do đã thực hiện xoá một phần nợ xấu bằng nguồn dự phòng. Nợxoá bằng nguồn dự phòng chính là những khoản nợ xấu được theo dõi ngoạibảng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu có thể không cao nhưng nếu xoá nợ bằng nguồn dựphòng quá cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, hiệu quả tín dụng vì thực chất đâylà các khoản chi phí Ngân hàng phải bỏ ra để bù đắp rủi ro. Tỷ lệ nợ xoá bằngnguồn dự phòng rủi ro chiếm 4% tổng dư nợ nội bảng năm 2009. Tỷ lệ này

trong năm 2010, 2011 tương ứng là 3,02% và 2,32%.

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam những nămqua biến động theo chiều hướng giảm, đến cuối năm 2012 chỉ ở mức 1,07%trên tổng dư nợ, song vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định. Nợ xấutuy không lớn nhưng nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tương đối lớn, đặc biệt đối vớinhững dự án trung, dài hạn đã hết thời gian ân hạn nhưng vẫn chưa đi vàohoạt động, chưa có sản phẩm. Đây là nguy cơ hàng đầu ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng tín dụng cũng như tình hình tài chính của ngân hàng.

Page 117: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

111

Tỷ trọng dư nợ tín dụng chỉ tính riêng đối với 05 khách hàng lớn đến

cuối năm 2012 lên đến 2.220 tỷ đồng, chiếm 52,48% trên tổng dư nợ và tập

trung chủ yếu tại Hội sở tỉnh, trong khi các chi nhánh loại 3, phòng giao dịch

phụ thuộc, dư nợ cho vay hộ sản xuất chưa tăng trưởng đúng mức. Dư nợ tập

trung vào một số khách hàng lớn là điều kiện để NHNo&PTNT tỉnh Quảng

Nam quản lý, kiểm soát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và việc sử

dụng vốn vay của khách hàng. Song đây cũng là nhược điểm lớn nhất trong cơ

cấu dư nợ tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, bởi khi xảy ra rủi ro

đối với chỉ một trong số những khách hàng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng

kể đến kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và hiệu quả hoạt động

kinh doanh của NH.

Ba là, từ năm 2010 đến nay, hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng giảm

xuống. Trong năm 2010, 2011 hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng ở mức

quá cao, tương ứng là 0,97 và 0,96. Đến năm 2012, hiệu quả sử dụng vốn lại

giảm xuống mức 0,79 và tiếp tục giảm xuống 0,78% vào năm 2013. Mức này

đồng nghĩa với việc còn trên 20% vốn chủ sở hữu và vốn ngân hàng huy động

không cho vay ra được. Như vậy, giai đoạn 2009 - 2013, tổng dư nợ so với

tổng nguồn vốn ngân hàng lúc thì quá cao, lúc thì quá thấp. Cả hai trạng thái

này đều ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tín dụng. Chỉ số này quá cao có khả

năng dẫn đến nguy cơ rủi ro cho ngân hàng do dễ mất khả năng thanh khoản

vì lượng cho vay quá lớn, thiếu dự trữ cho thanh khoản. Chỉ số này quá thấp

thể hiện lãng phí trong sử dụng nguồn lực.

Bốn là, hệ số rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng. Năm 2010, hệ số

này khoảng 95%, trong khi năm 2012 tăng lên trên 98%. Hệ số này quá cao

dễn dẫn đến nguy cơ mất thanh khoản do thiếu dự trữ thanh toán.

Năm là, hệ số thu nợ có xu hướng giảm cho thấy doanh số cho vay tăng

nhanh hơn doanh số thu nợ. Thực trạng này tạo ra rủi ro mất vốn, thiếu khả

năng thanh toán nếu không thu hồi được các khoản đã cho vay.

Page 118: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

112

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên

Một là, ngân hàng chưa có đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn.Hoạt động phân tích tình hình tài chính khách hàng còn nhiều bất cập.

Thông tin về khách hàng chủ yếu dựa vào khai báo của khách hàng thông

qua các báo cáo tài chính. Các báo cáo này không được kiểm toán do đóđộ chính xác không cao. Ngân hàng chủ yếu dựa vào hồ sơ pháp lý do

khách hàng cung cấp nên chưa nắm bắt được hết thông tin về khách hàng,

người đại diện doanh nghiệp, năng lực quản lý, quan hệ của khách hàng

với các đối tác khác… Thông tin do khách hàng cung cấp là các thông tin

có lợi cho khách hàng dẫn đến quyết định cho vay của Ngân hàng không

chính xác.

Việc đánh giá, phân loại khách hàng còn nhiều bất cập, chưa hỗ trợhiệu quả cho việc ra quyết định cho vay và thu hồi nợ. Khi thực hiện chínhsách khách hàng dựa vào kết quả xếp hạng, nhiều khách hàng có tiềm lực tài

chính và năng lực sản xuất kinh doanh tốt nhưng không đáp ứng được điềukiện quy định nên rất khó tiếp cận để cho vay, chưa kể các khách hàng mớitheo đánh giá là tài chính khá nhưng buộc phải xếp loại BBB, tương đương nợnhóm 2 và phải trích lập dự phòng rủi ro theo nhóm nợ tương ứng.

Hai là, năng lực của cán bộ tín dụng còn những hạn chế nhất định. mộtsố cán bộ tín dụng có năng lực hạn chế, thiếu trách nhiệm đã không làm tốtcông tác thẩm định, cho vay các khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số dự ánchỉ dựa vào tài sản thế chấp để cho vay, thẩm định dự án đầu tư không chú ý

đến hiệu quả dự án. Chẳng hạn thẩm định dự án của công ty TNHH HiềnTrang, công ty cố phần chế biến thực phẩm Á Châu không cẩn thận dẫn đếnkhách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn.

Việc đánh giá khách hàng trong nhiều trường hợp còn cảm tính và

không được lượng hoá cụ thể qua phương pháp chấm điểm khách hàng, việcphân loại khách hàng chưa chuẩn xác cũng là nguyên nhân hạn chế hiệu quảtín dụng.

Page 119: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

113

Một số chi nhánh loại 3 trực thuộc Ngân hàng chú trọng chạy theo tăngtrưởng dư nợ tín dụng, không chú ý đến bảo đảm an toàn tín dụng do đó việcthẩm định thông tin khách hàng không được coi trọng để xảy ra tính trạngkhách hàng vay ở nhiều NHTM, lập giấy phép kinh doanh khống để vay vốn,không kiểm soát được dòng tiền của khách hàng, để khách hàng vay vốnchuyển tiền thu nhập về NHTM khác.

Đội ngũ cán bộ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong số cán bộ ngân hàng

nhưng do đa số khách hàng vay tại Ngân hàng là hộ sản xuất nông nghiệp, giátrị khoản vay nhỏ nhưng số lượng khách hàng lớn nên tạo ra tình trạng quá tảitrong quản lý. Bình quân một cán bộ tín dụng quản lý 2000 khách hàng vay

vốn do đó việc giám sát món vay chưa thường xuyên.

Việc thực hiện quy trình tín dụng của một số cán bộ tín dụng còn cứngnhắc, chưa thật sự năng động và linh hoạt trong cơ chế mới, trình độ thẩm địnhdự án, phương án vay vốn còn nhiều hạn chế chưa theo kịp với yêu cầu, thiếukinh nghiệm trong việc điều tra, nghiên cứu, thẩm định các dự án, phương ánvay vốn có quy mô lớn, khả năng tự chủ của cán bộ tín dụng chưa cao.

Số cán bộ tín dụng lớn tuổi có năng lực thẩm định tín dụng hạn chế,chịu ảnh hưởng bởi tư duy kinh doanh kiểu cũ nên ảnh hưởng đến chất lượngtín dụng. Một số cán bộ được tuyển dụng đảm nhận công việc thẩm định đểcho vay nhưng không có chuyên môn trong lĩnh vực này, không có khả năngthẩm định dự án, năng lực tài chính của khách hàng nhất là đối với các dự ánlớn, phức tạp về công nghệ, thị trường, các món vay có giá trị lớn. Cán bộ tíndụng kiêm nhiệm cả thẩm định rủi ro dẫn đến nhiều hạn chế trong phòng

ngừa rủi ro tín dụng.Trên 60% cán bộ viên chức có độ tuổi từ 40 trở lên, mặc dù đã trải qua

nhiều vị trí công tác, có kinh nghiệm thực tế nhưng trình độ vi tính cũng nhưngoại ngữ vẫn còn rất hạn chế, khả năng thao tác, sử dụng vi tính còn rấtchậm, trong khi đó yêu cầu nắm bắt thông tin và xử lý nhanh nhạy các thôngtin đang ngày càng bức thiết trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Page 120: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

114

Cán bộ trẻ mới được tuyển dụng, còn thiếu kinh nghiệm do đó còn rấtlúng túng, hiệu suất công việc không cao. Ngân hàng phải mất nhiều thời gianvà chi phí để đào tạo lại. Đội ngũ cán bộ tín dụng của Ngân hàng hiện vừa thiếulại vừa yếu. Ngân hàng thiếu những cán bộ trẻ có năng lực được đào tạo bài

bản, có kiến thức, kỹ năng giao dịch và khả năng ứng dụng công nghệ mớivào thực tiễn cũng như cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất.

Chất lượng công tác tuyển dụng thời gian qua vẫn còn một số tồn tại,hạn chế dẫn đến mặt bằng trình độ cán bộ toàn chưa đồng đều, nhiều trườnghợp tuyến dụng được thực hiện trước sau đó mới tổ chức đào tạo, đào tạo lại;việc xét tuyển, tuyển dụng cá biệt tại NH hoặc do NHNo&PTNT Việt Namchuyển về…

Khảo sát của tác giả Luận án cho thấy, vẫn còn gần 20% số khách hàng

được hỏi cho rằng cán bộ tín dụng chưa nắm rõ quy trình cho vay, do đó đã

tạo ra khó khăn cho họ trong việc tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng.

Ba là, việc quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng mới chỉ quan tâm đếnkhía cạnh từng khách hàng, từng khoản vay mà chưa có hệ thống đánh giá rủiro theo danh mục cho vay, tổng thể các khách hàng vay của chi nhánh do đódẫn đến danh mục cho vay không cân đối.

Bốn là, hoạt động tín dụng dựa chủ yếu vào tài sản bảo đảm nhưng Ngân

hàng không có quy định cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá định kỳ tài sản bảođảm. Ngân hàng chưa có cán bộ chuyên phụ trách việc thẩm định tài sản bảođảm do đó chất lượng thẩm định chưa thật sự chính xác.

Năm là, ngân hàng chưa có bộ phận xử lý nợ nên còn lúng túng trong

việc thương lượng với khách hàng cũng như thực hiện các thủ tục pháp lý cầnthiết trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ.

Sáu là, việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa được thườngxuyên và thiếu chặt chẽ dẫn đến khoản vay khó đảm bảo; từ đó hiệu quả tíndụng cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Việc giám sát sử dụng vốn sau khi cho vaycủa cán bộ tín dụng còn sơ sài, mang tính hình thức, để hợp thức hoá thủ tục

Page 121: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

115

là chính, ít quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn vay. Các khoản vay xảy ra rủiro phần lớn là các khoản vay không thực hiện đúng hoặc đầy đủ quy trình cho

vay như không kiểm tra kỹ trước khi cho vay, không kiểm tra trong khi giảingân, không giám sát món vay sau khi cho vay

Bảy là, một số chi nhánh tập trung cho vay vào một số ít khách hàng

nên rủi ro mất vốn rất dễ xảy ra khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Chẳng hạn,chi nhánh Bắc Điện Bàn cho công ty Á Châu vay với dư nợ bằng ½ dư nợtoàn chi nhánh. Chi nhánh Tam Đàn cho công ty TNHH Hiền Trang vay vớidư nợ bằng 1/5 dư nợ toàn chi nhánh. Thời hạn cho vay chưa phù hợp với chukỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay vốn để xác định kỳ hạn trả nợ do đódẫn đến tình trạng khách hàng không trả nợ đúng hạn.

Tám là, việc kiểm tra nội bộ chưa hiệu quả. Ở Ngân hàng có bộ phậnkiểm tra, giám sát tín dụng độc lập nhưng hiệu quả công việc của bộ phận này

chưa cao do bộ phận này vẫn thuộc phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Cán bộbộ phận kiểm tra, giám sát tín dụng phải kiêm nhiệm nhiều việc nên chấtlượng giám sát không cao, nợ quá hạn phát sinh nhưng không được giám sátkịp thời.

Chín là, quy trình tín dụng hiện đang áp dụng ở Ngân hàng còn lỏnglẻo, tạo nhiều kẽ hở cho cán bộ tín dụng và khách hàng lợi dụng hoặc khôngtuân thủ nghiêm túc quy trình cho vay cũng như điều kiện cho vay. Cán bộ tíndụng vừa nhận hồ sơ, vừa thẩm định phương án vay vốn, vừa giám sát việc sửdụng vốn của khách hàng nên tính độc lập, khách quan trong quyết định chovay không được bảo đảm. Nhiều chi nhánh loại 3 vi phạm các thủ tục trongquy trình cho vay như cho vay khi hồ sơ khách hàng thiếu nhiều giấy tờ, tài

sản thế chấp thiếu tính pháp lý, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh,phương án kinh doanh, trả nợ không đầy đủ, giá trị món vay lớn hơn giá trị tài

sản thế chấp…Trên thực tế có những hợp đồng vay vốn hoạt động rất hiệu quả

nhưng do việc định kỳ trả nợ chưa hợp lý hay do một số nguyên nhân khách

Page 122: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

116

quan khác dẫn đến việc trả nợ chưa thực hiện được đúng thời hạn, dẫn đếnphát sinh nợ quá hạn. Như vậy, những khoản nợ quá hạn này không phảnánh chân thực hiệu quả tín dụng.

Qui trình thủ tục vay vốn tuy được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn còn

rườm rà, phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng tín dụng củahệ thống NHNo&PTNT nói chung, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh QuảngNam nói riêng. Đặc biệt, việc thẩm định đối với các dự án đầu tư trung và dàihạn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam thời gian qua còn rất nhiều hạn chế, còn

thiếu kinh nghiệm và những thông tin phục vụ cho việc thẩm định cho vay.Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá tính khả thi của dự án, đặc biệt đốivới các dự án lớn, các dự án thực hiện cho vay hợp vốn. Chẳng hạn, mặc dù đượcnhiều tổ chức tín dụng cùng tham gia hợp đồng cung cấp tín dụng, tuy nhiên, đốivới một số dự án, quá trình thẩm định ban đầu chỉ tính toàn nhu cầu vốn cốđịnh, chưa tính toán nhu cầu vốn lưu động đối với toàn bộ vòng đời của dự ánđể cân đối tỷ lệ vốn tự có khách hàng phải tham gia, tỷ lệ vốn Ngân hàng cho

vay, tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm… Điều đó dẫn đến một số dự ánsau khi đã hoàn thành công đoạn đầu tư tài sản cố định không có nguồn vốn lưuđộng để đi vào hoạt động. Khi ngân hàng xem xét tiếp tục đầu tư vốn, dự ánkhông đáp ứng các điều kiện vay vốn như vốn tự có, giá trị tài sản bảo đảm…dẫn đến khả năng rủi ro rất cao, hiệu quả tín dụng không được đảm bảo.

Việc tính toán vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phươngán sản xuất kinh doanh, phương án phục vụ đời sống còn nhiều bất cập.

Phương thức xử lý mối quan hệ giữa vốn tự có của khách hàng và số tiềnđược vay theo qui chế tín dụng còn nhiều vướng mắc. Cụ thể, theo Điểm 14,Điều 3, Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT

Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 666/QĐ/HĐQT-TDHo của Hộiđồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam quy định: Vốn tự có tham gia vào dựán vay bao gồm: “Vốn bằng tiền, giá trị tài sản khác. Riêng đối với hộ giađình, cá nhân tính thêm chi phí nhân công”. Tuy nhiên, trên thực tế việc

Page 123: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

117

tính toán vốn tự có tham gia vào dự án, phương án SXKD của khách hàng

(đối với doanh nghiệp) thông thường cán bộ tín dụng chỉ dựa trên cơ sở sốliệu vốn lưu động ròng tại Bảng cân đối kế toán hằng năm. Trong khi đó,vốn chủ sở hữu hoặc gía trị tài sản khác của doanh nghiệp tham gia trựctiếp vào quá trình thực hiện phương án SXKD là rất lớn lại không đượctính vào vốn tự có. Điều này ảnh hưởng đến tính nhất quán trong việc thựchiện quy chế cho vay đối với khách hàng cũng như hiệu quả hoạt động tíndụng tại Ngân hàng.

Khảo sát của tác giả luận án về đánh giá của cán bộ tín dụng của Ngânhàng về sự phù hợp trong cơ chế cho vay hiện tại của Ngân hàng với thực tếcho thấy có 93% ý kiến được hỏi đánh giá là phù hợp, và 7% ý kiến được hỏicho rằng cơ chế cho vay chưa phù hợp. 62,31% số cán bộ tín dụng được hỏicũng cho rằng thủ tục, quy trình cho vay hiện nay của ngân hàng là đơn giản.Trong khi còn tới 37,69% cán bộ tín dụng cho rằng thủ tục, quy trình cho vay

của ngân hàng còn phức tạp. Với khách hàng, theo khảo sát gần 22% số ngườiđược hỏi cho rằng quy trình thủ tục cho vay của ngân hàng ở mức trung bình

và tương đối phức tạp.Mười là, hoạt động marketing của Ngân hàng mới chỉ tập trung vào các

hình thức tuyên truyền, quảng cáo, chưa xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu nhucầu thị trường. Ngân hàng còn thụ động, trông chờ khách hàng tìm đến ngânhàng mà chưa chủ động tìm đến khách hàng. Ngân hàng tổ chức khảo sát,điều tra nhu cầu về vốn của khách hàng để xây dựng chiến lược cho vay phù

hợp. Hạn chế này cản trở việc mở rộng dư nợ tín dụng.Mười một là, tỷ lệ thu lãi tại Ngân hàng còn thấp. Bảng 3.18 cho thấy

rõ điều đó.

Page 124: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

118

Bảng 3.18: Tỷ lệ thu lãi tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng NamĐơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 20131. Lãi phải thutrong năm 264 379 590 631 621

2. Lãi đã thutrong năm 230 333 535 574 478

3. Tỷ lệ thu lãi =(2/3)*100% (%)

87,12 87,86 90,68 90,96 76,97

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Bảng 3.18 cho thấy tỷ lệ thu lãi tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Namtăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2009: 87,12%; năm 2010: 87,86%; năm2011: 90,68%; năm 2012: 91,96%. Tuy nhiên, đến 2013, tỷ lệ này chỉ đạt xấpxỉ 77%. Các khoản lãi chưa thu tập trung vào một số dự án cho vay dài hạnhợp vốn, thời gian thu lãi được quy định hàng quý hoặc 6 tháng/lần.

Ngoài nguyên nhân từ phía ngân hàng, còn có nguyên nhân từ phíakhách hàng vay vốn và cơ chế chính sách cũng như các nguyên nhân kháchquan khác.

Một là, đối với khách hàng vay vốn. Năng lực tài chính của đa số doanhnghiệp vừa và nhỏ, cũng như của người vay khu vực nông nghiệp nông thônkhá yếu kém, nguồn vốn chủ yếu dựa vào vốn vay nên rủi ro không trả đượcnợ khi kinh doanh thua lỗ rất cao. Những người vay này cũng còn nhiều hạnchế trong nhận định về cơ hội thị trường, xây dựng phương án kinh doanhhiệu quả do đó khả năng rủi ro trong kinh doanh cao. Trình độ thống kê, báo

cáo tài chính của những người vay này cũng hạn chế, nhiều trường hợp cốtình khai báo thông tin không chính xác do đó, việc phân tích tình hình doanh

nghiệp dù có được ngân hàng thực hiện cẩn thận nhưng vẫn có thể khôngchính xác. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp khách hàng cố tình sử dụng vốn saimục đích hoặc cố tình không trả nợ Ngân hàng. Người vay vốn hầu nhưkhông mua bảo hiểm cho các phương án sản xuất kinh doanh của mình.

Page 125: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

119

Nhiều khách hàng không đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn, dự án,phương án thiếu tính khả thi, chưa đủ tiêu chuẩn để được đầu tư vốn, cho nên

việc thẩm định và đưa ra quyết định cho vay khó khăn: Nhiều doanh nghiệpchưa chứng minh được năng lực sản xuất, tài chính đủ điều kiện vay vốn haykhông, nhất là điều kiện vốn tự có tham gia dự án, nhiều dự án thiếu tính khảthi hoặc không chứng minh được điều kiện đủ để thực hiện dự án, nhất là ởphương diện thị trường và tài chính.

Trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh của một số khách hàng, đặc biệtđối với các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn hạn chế, thiếu hiểu biết về thịtrường khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng một dự án hoặcphương án SXKD khả thi, không gắn với nhu cầu thị trường dẫn đến hoạtđộng kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả, thiếu thiện chí trong việc trả nợ, làm

mất uy tín trong quan hệ vay vốn và gây tâm lý e ngại cho ngân hàng khi xem

xét quyết định cho vay. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ doanh nghiệpdo chưa nắm được cơ chế, điều kiện, thủ tục vay vốn, cứ nghĩ có tài sản bảođảm có giá trị là ngân hàng phải giải quyết cho mình vay vốn nên thường cóthái độ thiếu tích cực trong việc cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩmđịnh của ngân hàng nên khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp càng

khó khăn hơn.Việc đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp chưa thật sự khách quan

và trung thực, đa phần các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhânthường kê khai nguồn vốn kinh doanh rất thấp so với thực tế nhằm hạn chế việcnộp thuế, làm cho cơ cấu và tình hình tài chính thiếu lành mạnh. Trường hợpnày ngân hàng rất khó để xem xét giải quyết cho vay với số tiền lớn.

Hai là, môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng còn nhiều bất cập.

Một số cơ chế chính sách của NHNN chưa phù hợp với thực tiễn. Cơ chếchính sách điều hành của Chính phủ, các Bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước thờigian qua có nhiều thay đổi quan trọng theo hướng tháo gỡ khó khăn và tạođiều kiện thuận lợi hơn để các NHTM có thể phát huy tối đa nội lực trong cho

Page 126: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

120

vay. Quy chế cho vay mới theo Quyết định 1627 của NHNN đã mở rộng đốitượng vay vốn áp dụng đối với cả pháp nhân và cá nhân nước ngoài; các

NHTM tự quyết định thời hạn cho vay (ngắn, trung hay dài hạn) mà không

phân biệt vốn lưu động hay vốn cố định; thời hạn gia hạn và điều chỉnh kỳhạn nợ thuộc thẩm quyền quyết định của NHTM, không phải xin phépNHNN… NHNN có quyết định cho phép các NHTM tự thoả thuận lãi suấtcho vay bằng Đồng Việt Nam với khách hàng, khả năng tự chủ nhằm pháthuy tối đa khả năng của từng NHTM chắc chắn được nâng cao. Song vẫn còn

thiếu đồng bộ, thường hay thay đổi, các văn bản pháp luật còn có sự mâuthuẫn hoặc dùng các cụm từ chung chung mang tính chất định tính, làm giảmtính khả thi của luật, tạo ra nhiều kẻ hở cho những đối tượng khách hàng thiếuthiện chí trả nợ; việc thực thi pháp luật đôi nơi còn không nghiêm, cụ thể mộtsố trường hợp khách hàng chây ỳ trong việc trả nợ.

Ngân hàng đã khởi kiện ra tòa kinh tế để giải quyết và các bản án cũngđã có hiệu lực thi hành, tuy nhiên việc thực thi pháp luật của cơ quan có chứcnăng chưa nghiêm gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng trong việc thu hồinợ, làm hạn chế khả năng cấp tín dụng của ngân hàng. Cơ chế, chính sáchpháp luật nước ta còn chưa nghiêm, chưa đủ tính răn đe. Việc kê biên tài sảnxử lý thi hành án dân sự còn rất chậm, thiếu tính cương quyết dẫn đến việckhách hàng vay vốn chây ỳ, bất hợp tác và chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợcho Ngân hàng. Các bản án đã có hiệu lực từ lâu nhưng việc thi hành bản ánvẫn liên tiếp vấp phải sự trì hoãn từ phía cơ quan Thi hành án.

Việc xử lý bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay thời gian qua gặp rấtnhiều khó khăn do thiếu sự hợp tác của khách hàng cũng như sự cương quyếtcủa cơ quan thi hành án, tài sản không có người mua hoặc mua với giá quáthấp, sau khi xử lý bán tài sản ngân hàn vẫn không thu hồi đủ nợ gốc hoặc lãi.

Quy định của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng,chứng thực hồ sơ bảo thế chấp tuy giải quyết được một số quyền lợi của cácbên liên quan trong quá trình giao dịch nhưng cũng gây không ít khó khăn

Page 127: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

121

trong quá trình thực hiện, làm cho thủ tục giải quyết hồ sơ vay vốn của ngânhàng càng phức tạp và mất nhiều thời gian.

Việc thực hiện đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản của cơquan nhà nước cho cá nhân, doanh nghiệp còn rườm rà, phức tạp, chậmchạp và tốn nhiều chi phí (phí, thuế, chi phí ngầm…) làm cho người dân và

doanh nghiệp không muốn thực hiện đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữuđối với tài sản dẫn đến các điều kiện tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng bịgiảm sút.

Sự hỗ trợ của các cơ quan pháp luật tỉnh Quảng Nam trong việc xử lýtài sản bảo đảm, thu hồi nợ chưa tích cực. Việc xử lý tài sản thế chấp phải quanhiều cấp, ngành dẫn đến thời gian xử lý quá lâu, giá trị tài sản bảo đảm bị sụtgiảm, mất giá trị, không có khả năng thu hồi nợ từ bán các tài sản bảo đảm.

Cơ chế bảo đảm tiền vay, tiêu chí phân loại nợ theo quyết định493/2005/QĐ-NHNN, pháp lệnh về thống kê, quản lý thông tin chưa phù hợp.

Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Ngân hàng cấp trên còn hạn chế.Khảo sát của tác giả luận án đối với cán bộ tín dụng của Ngân hàng cho thấycó 66,54% người được hỏi cho rằng văn bản hướng dẫn của NHNo&PTNT

Việt Nam là rõ ràng. Trong khi đó, có tới 33,46% số người được hỏi cho rằng

NHNo&PTNT Việt Nam hướng dẫn chưa rõ ràng về các quy định đối vớihoạt động tín dụng.

Cũng theo khảo sát, 35,38% số cán bộ tín dụng được hỏi cho rằng họgặp vướng mắc khi cho vay là do những yếu tố pháp lý và 49,62 % cho rằngnhững vướng mắc liên quan đến thủ tục về hồ sơ cho vay.

Ba là, thông tin, số liệu về khách hàng phục vụ cho NH trong việc tính

toán, thẩm định tín dụng chưa đầy đủ, thiếu chính xác dẫn đến khó đánh giáhoặc đánh giá sai về khách hàng, về hiệu quả kinh tế - xã hội và tính khả thicủa dự án, phương án. Pháp lệnh Kế toán, thống kê chưa được thực hiệnnghiêm túc, nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân. Các số liệu về doanhnghiệp cũng như về dự án và về các tiêu chuẩn khác thiếu chính xác dẫn đến

Page 128: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

122

kết quả tính toán các chỉ tiêu điểm hoàn vốn, NPV, IRR và mốc để so sánhcác chỉ tiêu chưa chính xác. Khảo sát của tác giả Luận án cho thấy, có tới15% cán bộ tín dụng được hỏi cho rằng họ gặp nhiều khó khăn khi nắm bắtthông tin về khách hàng.

Nguồn thông tin do NHNN cung cấp thiếu đầy đủ, thiếu chính xác và

rất nghèo nàn. Ngân hàng dựa vào thông tin CIC từ NHNN là chính nhưngnguồn thông tin có nhiều hạn chế như thông tin cung cấp chỉ tập trung vào

quan hệ tín dụng và dư nợ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, chưa phảnánh được năng lực tài chính của khách hàng. Nguồn thông tin đơn điệu, nghèo

nàn do đó, quyết định cấp tín dụng còn gặp nhiều rủi ro.Bốn là, môi trường kinh tế có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín

dụng của ngân hàng. Hoạt động tín dụng chịu sự ảnh hưởng lớn của môi trườngkinh tế. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta những năm qua gặp rất nhiềukhó khăn, các chính sách vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh và

liên tục thay đổi. Do vậy, chỉ một sự thay đổi của chính sách vĩ mô cũng có thểảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, biểu thuếsuất đối với mặt hàng xuất nhập khẩu thay đổi sẽ làm giá cả hàng hoá thay đổi,ảnh hưởng đến nguồn thu dự kiến của doanh nghiệp cũng như khả năng trả nợvốn vay ngân hàng theo Hợp đồng tín dụng đã ký kết.

Giai đoạn 2009- 2013, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy

thoái kinh tế toàn cầu đã tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Những bất ổnkinh tế vĩ mô và thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất củadoanh nghiệp. Nhiều khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ.

Ngày nay hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện đại, ngoài các yếu tốvề vốn, điều kiện trang thiết bị, con người... thị phần hoạt động đóng vai tròrất lớn trong việc đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Trước sự hình thành và

mở rộng ào ạt của các NHTM cổ phần về khu vực nông thôn làm cho khảnăng cạnh tranh của các ngân hàng trở nên khốc liệt hơn. Trên địa bàn tỉnhQuảng Nam hiện nay có đến 20 NH đang hoạt động tạo ra nguy cơ thu hẹp thịphần đối với các ngân hàng lớn, trong đó có NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.

Page 129: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

123

Chương 4ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM

4.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CỦA NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM

4.1.1. Định hướng phát triển tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn Quảng Nam

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam là NHTM nhà nước duy nhất trên địabàn tỉnh Quảng Nam. Với lợi thế về thị phần nguồn vốn và dư nợ chiếm tỷtrọng cao so với các NHTM Cổ phần và ngân hàng nước ngoài,

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã tạo được vị thế là ngân hàng thương mạihàng đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngoài việc, đảm nhiệm vai trò cung

cấp tín dụng cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn

phù hợp với mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nước, thời gian quaNHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã mở rộng tín dụng đầu tư hỗ trợ các doanhnghiệp nhỏ và vừa, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế theo định hướngphát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam.

* Định hướng đến năm 2020 của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam- Phấn đấu trở thành chi nhánh hàng đầu trong việc mở rộng thị phần tín

dụng của trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững.- Hoạt động tín dụng ngân hàng phải bám theo định hướng phát triển

của nền kinh tế thị trường, hướng mọi hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận trên cơsở hạn chế thấp nhất rủi ro trong công tác cho vay, đồng thời tiết giảm chi phíhoạt động. Qua đó thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển và góp phầnthực hiện tốt chính sách tiền tệ của NHNN.

- Mở rộng tín dụng phải đi đôi với tăng trưởng nguồn vốn huy động tạiđịa phương, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam xem huy động vốn là nhiệm vụ

Page 130: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

124

quyết định khả năng mở rộng tín dụng, đây là chiến lược lâu dài nhằm hạn chếrủi ro về lãi suất, đảm bảo một khoản chênh lệch nhất định giữa lãi suất đầuvào và lãi suất đầu ra phù hợp theo thông lệ quốc tế, đảm bảo hiệu quả về tài

chính trong hoạt động kinh doanh. Trong công tác huy động vốn không hạn chếmức tối đa, phấn đấu thừa vốn để tạo nguồn điều hoà cho NHNo&TPNT.

- Gắn hoạt động tín dụng với định hướng phát triển kinh tế xã hội tạiđịa phương, ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực mà địa phương có thế mạnh pháttriển; trong đó với vai trò của một NHTM nhà nước duy nhất hiện nay trên địabàn, chi nhánh sẽ đặc biệt ưu tiên vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nôngthôn theo chủ trương của Đảng và nhà nước như Nghị quyết số 26/NQ-TW

của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X Về nông nghiệp, nôngthôn, nông dân; Nghị định 41/2010/ND-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủvề chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các củavăn bản khác của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, NHNo&PTNTViệt Nam.

- Đảm bảo an toàn trong công tác tín dụng là nhiệm vụ thường xuyên

được đặt lên hàng đầu trong công tác cho vay tại NHNo&PTNT tỉnh QuảngNam theo phương châm "Mở rộng tín dụng phải đi đôi với công tác nâng caochất lượng tín dụng", trên cơ sở nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc củaquy định của pháp luật trong hoạt động cho vay đối với khách hàng. Trong

công tác thẩm định dự án đặc biệt coi trọng khâu đánh giá tính khả thi của dựán và tình hình tài chính của chủ đầu tư và định giá tài sản đảm bảo nhằm hạnchế thấp nhất rủi ro tín dụng.

- Hoạt động tín dụng phải hướng đến mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo lãi

suất thực dương. Trong giai đoạn trước mắt, hoạt động này phải đảm bảo tạora nguồn thu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnhQuảng Nam, nhưng về lâu dài đa dạng hóa các nguồn thu ngoài tín dụng sẽtrở thành xu hướng tất yếu trong chiến lược kinh doanh tại đơn vị. Mở rộngtín dụng, gia tăng số lượng khách hàng tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng

Page 131: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

125

cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ khác đến với khách hàng, vì khi khách hàng

sử dụng sản phẩm tín dụng thì sẽ phát sinh nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm dịchvụ khác có liên quan như dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế dịchvụ mua bán ngoại tệ... góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng.

- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt theo từng nhóm đối tượngkhách hàng như phân theo nhóm khách hàng có hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu có nguồn thu ngoại tệ ổn định; nhóm khách hàng có quan hệ truyềnthống được xếp loại tín nhiệm A, AA, AAA theo quy định của NHNo&PTNT;

nhóm khách hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41của Chính phủ và Thông tư 14 của ngân hàng nhà nước... đảm bảo nâng caokhả năng cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác và hiệu qủa từhoạt động tín dụng. Việc xác định lãi suất cho vay phải đặt trong mối quan hệvới việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng, theo hướng ngânhàng phải đưa ra những gói sản phẩm (trong đó sản phẩm chính là tín dụng)đảm bảo mang lại lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh và đây trở thành

nguyên tắc trong việc xác định lãi suất và định giá sản phẩm dịch vụ.- NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam từng bước hướng đến việc chuẩn hóa

tất cả các quy chế và các bước trong quy trình nghiệp vụ liên quan đến côngtác tín dụng ngân hàng như hoàn thiện quy định cung cấp tín dụng đối vớikhách hàng, quy trình về bảo lãnh, bao thanh toán, quy định về công tác đảmbảo tiền vay, quy trình về quản lý rủi ro... đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ đểthống nhất triển khai trong toàn chi nhánh.

- Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ củaNHNo&PTNT tỉnh Quảng nam; đồng thời nâng cao trình độ quản trị ngânhàng hiện đại nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng theo đúng quy định củapháp luật, an toàn và hiệu quả.

- Trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực cung cấpdịch vụ tín dụng nói riêng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, hai nguồn lựccon người và công nghệ luôn được ưu tiên đầu tư để giảm chi phí hoạt động,

Page 132: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

126

hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay đối với khách hàng. Đối với đội ngũ nhânsự cần tạo ra đội ngũ nhân viên tinh thông nghiệp vụ, có trình độ chuyên sâu

trong công tác thẩm định, quản lý dự án đầu tư; đồng thời thường xuyên đầu tưnâng cấp hệ thống thông tin tín dụng và công nghệ phục vụ hoạt động tín dụng.

4.1.2. Mục tiêu phát triển tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và

Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam

Các mục tiêu chủ yếu của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Namđến năm 2020:

- Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản 15%/năm- Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm 10% - 15%.

Trong đó dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng tối đa 40%/tổng dư nợ- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân hàng năm từ 15% - 20%.

- Tỷ lệ thu ngoài tín dụng: tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10-15%.

- Tỷ lệ nợ xấu: Dưới 5%.- Lợi nhuận: Tăng trưởng bình quân hàng năm 10%. Đảm bảo đủ hệ số

tiền lương theo cơ chế khoán của ngành.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM

4.2.1. Nhóm các giải pháp cải thiện các chỉ tiêu về hiệu quả tíndụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam

4.2.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn một cách hợp lý- Theo kết quả nghiên cứu ở chương 3, tác giả nhận thấy rằng nhân tố

EUC (Hiệu quả sử dụng vốn) có tương quan thuận với hiệu quả tín dụng củaNHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, nghĩa là có tác động tích cực làm tăng PG(hiệu quả tín dụng). Phần lớn tài sản của các ngân hàng hình thành từ nợ vayvà nguồn huy động, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn hợp lý giúp ngân hàng có

cơ hội gia tăng thêm lợi nhuận. Do đó, Ngân hàng nên duy trì tỷ lệ này ở mứctrên mức bình quân, khi đó hiệu quả tín dụng sẽ được cải thiện hơn vì nếu tỷlệ này thấp hơn mức trung bình làm mất đi cơ hội gia tăng lợi nhuận, lúc đóhiệu quả tín dụng (PG) của ngân hàng sẽ giảm xuống.

Page 133: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

127

Tuỳ theo từng thời kỳ mà ngân hàng cần ưu tiên sử dụng nợ ngắn hạnhay trung dài hạn. Để từ đó hình thành các tài sản tương ứng nhằm giảm bớtrủi ro, đảm bảo lợi nhuận ổn định. Khi chưa đạt đến giới hạn tối ưu thì ngân

hàng sẽ có lợi khi sử dụng nợ để gia tăng tài sản sinh lời, còn vượt quá giớihạn nợ tối ưu của mình đồng nghĩa với việc lạm dụng tỷ lệ này dễ dẫn đến giatăng tài sản chất lượng kém và nguy cơ rủi ro tài chính ngày càng cao.

4.2.1.2. Xác định vòng quay vốn tín dụng phù hợpTheo kết quả nghiên cứu ở chương 3, tác giả nhận thấy rằng nhân tố ROD

(vòng quay vốn tín dụng) có tương quan thuận với hiệu quả tín dụng của NHNonghĩa là có tác động tích cực làm tăng PG (hiệu quả tín dụng). Nếu như số vòng

quay càng nhanh thì sự vận động của sẽ càng tăng lên, lợi nhuận từ sự vận độngnày cũng từ đó mà được nâng cao. Để duy trì tốc độ luân chuyển vốn tín dụngtương đối tốt và an toàn như hiện nay, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cần đẩymạnh hơn nữa hoạt động thu hồi nợ. Ngân hàng cần có chính sách đãi ngộ nhằmtăng trưởng doanh số cho vay đồng thời đẩy mạnh công tác thu hồi nợ.

4.2.1.3. Gia tăng tài sản có và giảm bớt rủi ro tín dụngTheo kết quả nghiên cứu của tác giả thì Hệ số rủi ro tín dụng (ROD) có

tương quan nghịch với hiệu quả tín dụng của ngân hàng nghĩa là khi hệ số rủiro tín dụng càng cao thì hiệu quả tín dụng của ngân hàng càng giảm. Điều này

cũng phù hợp trong một số trường hợp dư nợ ngân hàng tăng nhanh mà tổngtài sản có không tăng nhiều và tình hình nợ xấu tăng dẫn đến hiệu quả tíndụng không cao. Chính từ những nghiên cứu trên tác giả đã đưa ra giải phápgia tăng tổng tài sản có và giảm bớt tài sản có rủi ro.

Việc gia tăng tổng tài sản có sao cho phù hợp với tổng dư nợ hiện nayrất cần thiết vì nếu tổng dư nợ quá cao so với tài sản có sẽ nảy sinh nhiều vấnđề bất cập. Muốn tăng hiệu quả tín dụng, Ngân hàng cần phải cân đối tỉ sốnày. Phải đảm bảo giữa chất lượng dịch vụ và rủi ro trong hoạt động tín dụng.

4.2.1.4. Giảm tỷ lệ nợ xấuTheo kết quả nghiên cứu của tác giả Tỷ lệ nợ xấu (NPL) có tương quan

nghịch với hiệu quả tín dụng của ngân hàng nghĩa là khi nợ xấu càng tăng thì

Page 134: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

128

hiệu quả tín dụng của ngân hàng càng giảm. Đồng thời đây cũng chính lànhân tố có tác động mạnh nhất đến hiệu quả tín dụng. Chính từ những nghiên

cứu trên tác giả đã đưa ra giải pháp nhằm giảm NPL và sử dụng nó một cáchhợp lý hơn.

Một là, ngân hàng cần chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thuhồi nợ của khoản vay, chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợpđồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro. Tiến hành hạ bậc nợ và thực hiện tríchlập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. Tránh tình trạng chạytheo kết quả kinh doanh mà không tuân thủ các quy định về phân loại nợ và

trích lập dự phòng rủi ro. Ngân hàng cần chủ động phân loại nợ vào nhóm cao

hơn cho khoản vay khi phát hiện khoản nợ có dấu hiệu rủi ro và đối với cáctrường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro.

Hai là, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cần thường xuyên theo dõi, trích

đúng, trích đủ quỹ dự phòng tín dụng nhằm đảm bảo rủi ro từ các khoản nợxấu gây ra. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hồ sơ tín dụng cũng nhưthắt chặt các quy trình, quy định về hoạt động cho vay nhằm giảm thiểu mứcrủi ro thấp nhất có thể. Lập tổ xử lý nợ xấu nhằm giải quyết các khoản nợ còn

tồn đọng hoặc bán cho tổ chức mua bán nợ xấu nhằm đem lại lợi nhuận cũngnhư giảm tỷ lệ nợ xấu cho chính ngân hàng.

Ba là, tăng cường giám sát các khoản cho vay thông qua ban hành quy

định yêu cầu các cán bộ tín dụng phải lập báo cáo về khách hàng mà họ quảnlý dựa với các chỉ tiêu cụ thể như số lần vay vốn, doanh số vay, trả nợ, biếnđộng khoản vay, năng lực tài chính, tình hình tiêu thụ sản phẩm, dòng tiền củakhách hàng. Các báo cáo được lập hàng tháng và hàng quý, báo cáo phải đượcđệ trình lên các cấp quản lý hoặc tập trung vào một đầu mối trong Ngân hàng

để cung cấp thông tin cho hệ thồng, cho lãnh đạo ngân hàng nhằm kiểm soátcác khoản vay, hạn chế rủi ro tín dụng.

Bốn là, nâng cao khả năng nhận diện, phát hiện nguy cơ gây ra rủi ro tíndụng để phòng tránh. Các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng có thể đến từ khách

Page 135: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

129

hàng hoặc từ chính ngân hàng. Điều quan trọng là Ngân hàng phải xây dựngđược hệ thống cảnh báo, phát hiện dấu hiệu của các khoản nợ có vấn đề.

Đối với Ngân hàng, các khoản nợ có vấn đề là các khoản nợ có các dấuhiệu sau đây:

- Cán bộ tín dụng đánh giá và phân loại mức độ rủi ro của người vay vốnkhông chính xác.

- Cấp tín dụng nhưng không xem xét kỹ lưỡng, chắc chắn về lợi ích thậtsự mà người vay đem lại từ khoản tín dụng được cấp.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng kiểm soátvà nguồn vốn của ngân hàng.

- Chính sách cho vay quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo.- Các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng, khó

hiểu hoặc có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau như không quy định rõ lịchhoàn trả đối với các khoản vay.

- Cung cấp hạn mức tín dụng lớn cho khách hàng không thuộc danh mụckhách hàng ưu tiên của ngân hàng.

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, không tuân thủ quy định, quy trình thẩmđịnh, phê duyệt khoản vay.

Đối với khách hàng, các khoản nợ có dấu hiệu có vấn đề được thể hiệnnhư sau:

- Khách hàng chậm thanh toán các khoản lãi và nợ gốc khi đến hạn- Gia tăng thường xuyên vượt quá kế hoạch dự kiến về số lần và giá trị

các khoản vay.- Chấp nhận vay vốn với lãi suất cao, điều kiện tín dụng khắt khe.- Giá trị của tài sản bảo đảm bị giảm sút so với khi định giá để cho vay.

Tài sản không còn tồn tại hoặc thay đổi chủ sử dụng, sở hữu.- Khách hàng cố tình trì hoãn, gây trở ngại đối với ngân hàng trong việc

kiểm tra theo định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình

hính tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Page 136: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

130

- Khách hàng không tuân thủ các quy định trong hợp đồng tín dụng vớingân hàng.

- Khách hàng trì hoãn cung cấp thông tin liên quan đến sử dụng vốn vay,gửi báo cáo tài chính cho ngân hàng.

- Khách hàng đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần mà không

có lý do rõ ràng.

- Khách hàng sử dụng các khoản tài trợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn.- Có sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi khách hàng gửi tại

ngân hàng, xuất hiện thay đổi bất thường không giải thích được trong tổngmức lưu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng.

- Gia tăng đột biến chi phí bất hợp lý, không phục vụ cho hoạt động sảnxuất kinh doanh chính.

- Thay đổi liên tục nhân sự quản lý cấp cao, có mâu thuẫn, tranh chấptrong quản lý doanh nghiệp.

- Kinh doanh thua lỗ…Sau khi nhận diện được nguy cơ, cán bộ tín dụng phải xây dựng được

phương án giải quyết nhằm hạn chế rủi ro.Năm là, quản lý và xử lý nợ. Ngân hàng cần xác định kỳ hạn thu nợ và

lãi tiền vay phù hợp; thực hiện các biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từngkhoản nợ quá hạn; thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp như gia hạn nợ,điều chỉnh kỳ hạn, miễn giảm tiền lãi vay; khai thác các tài sản bảo đảm nợvay phù hợp với thực trạng từng trường hợp cụ thể trên cơ sở các quy định tạiNghị định 178 của Chính phủ và các hướng dẫn có liên quan như thông tư 06ngày 04/04/2000 của NHNN, thông tư liên tịch 03 ngày 23/04/2001 củaNHNN, thông tư liên tịch 02 ngày 05/02/2002 của NHNN và Bộ Tư pháp

Sáu là, đối với các khoản nợ có vấn đề, Ngân hàng cần làm rõ thực trạngkinh doanh của khách hàng, khả năng khôi phục sản xuất, khả năng trả nợ,mong muốn hợp tác của khách hàng, khả năng xử lý tài sản bảo đảm để lựachọn phương án xử lý phù hợp.

Page 137: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

131

Thứ nhất, ngân hàng có thể cho khách hàng vay thêm trong trường hợpxét thấy nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và hoạt động của kháchhàng là do thiếu vốn. Phương án, dự án đầu tư của khách hàng sẽ tiếp tục cóhiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và lãi nếu được đầu tư thêm vốn. Quyếtđịnh cho vay thêm phải dựa trên các thẩm định cẩn trọng và phải được báocáo lãnh đạo ngân hàng. Báo cáo thẩm định phải đề xuất được phương án trảnợ cụ thể, có tính khả thi và phải cân nhắc để tránh tình trạng lợi dụng chovay để đảo nợ, vay nợ mới, trả nợ cũ…

Thứ hai, ngân hàng yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm khi khoản vay códấu hiệu bất ổn, nguồn thu nhập không rõ ràng, giá trị tài sản bảo đảm có khảnăng bán thấp hơn dư nợ cho vay.

Thứ ba, chuyển thành nợ quá hạn. Khi xác định khoản nợ của doanhnghiệp là nợ quá hạn, khách hàng không có khả năng trả nợ dù đã gia hạnngân hàng cần áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ như yêu cầu người bảolãnh trả nợ thay, trích tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng

khi tài khoản tiền gửi của khách hàng phát sinh số dư, phát mại tài sản thếchấp, cầm cố…

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy chế, thủ tục cho vay, các khâu

trong quy trình cho vay

Để cải tiến quy trình, thủ tục cấp tín dụng Ngân hàng cần nghiên cứu

rút gọn quá trình thiết lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng, đơn giản hoá các thủtục. Xây dựng sổ tay tín dụng làm chuẩn mực nhằm giúp cán bộ tín dụng

thuận tiện trong việc tra cứu các quy định cụ thể của ngân hàng về cấp tín

dụng. Nới lỏng quy định về cho vay tín chấp với các khách hàng truyền thống

có uy tín.

- Trong giai đoạn thẩm định và phân tích tín dụng trước khi cho vay:

Ngân hàng cần thu thập được thông tin chính xác cụ thể về khách hàng

vay vốn như hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín

dụng…thông qua nguồn thông tin từ khách hàng cung cấp, từ cơ sở dữ liệu

Page 138: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

132

nội bộ ngân hàng và từ các cơ quan liên quan khác như cơ quan quản lý nhà

nước hay đối tác của người vay.

Ngân hàng phân tích và thẩm định để xác định giới hạn tín dụng tổng

thể của toàn bộ dự án hoặc hợp đồng mà khách hàng muốn vay vốn. Giới hạn

này được xác lập trên cơ sở phân tích định lượng rủi ro của khách hàng bằng

phương pháp chấm điểm, xếp hạng tín dụng. Đồng thời giới hạn này cũngđược xây dựng trên cơ sở phân tích các điều kiện về môi trường kinh doanh,

nội bộ doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng…Trên cơ sở giới hạn tổng thể đã được phê duyệt, trong từng lần cấp tín

dụng, để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch, Ngân hàng sẽ tập trung phân

tích rủi ro của phương án vay từng lần như tính pháp lý của dự án vay, nguồn

cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra, thị trường…Sau mỗi phân tích, Ngân hàng

phải chỉ ra những rủi ro dự kiến, phương án kiểm soát và xử lý khi rủi ro xảy ra.

Ngân hàng cần xây dựng quy trình, tiêu chuẩn thẩm định thích hợp cho

từng loại dự án khác nhau. Quy trình và tiêu chuẩn này phải thống nhất từ Hội sởđến tất cả các chi nhánh. Đối với các dự án có nhu cầu vốn tài trợ lớn, Ngân

hàng cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia thẩm định bên ngoài ngân

hàng để có thêm căn cứ khách quan cho việc ra quyết định cho vay.

- Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả, là việc cụ thể hóa các quyđịnh về cho vay, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, đồngthời đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một chính sách cho vaycần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộphận có liên quan tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam dưới hình thức văn bảncụ thể. Chính sách cho vay gồm các yếu tố sau: Hạn mức cho vay tối đa đốivới các doanh nghiệp, các ngành kinh tế; loại hình cho vay; tài sản đảm bảotiền vay; định giá tài sản cho vay; các tài liệu giấy tờ chứng minh mục đíchcho vay; Hạn mức cho vay được duyệt đối với Giám đốc chi nhánh, mức ủyquyền cho Phó Giám đốc; lãi suất, phí và thời hạn cho vay,…

Nâng cao chất lượng thẩm định, thẩm định là khâu quan trọng nhất đểgiúp NHTM đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác, từ đó nâng

Page 139: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

133

cao chất lượng của các khoản vay, từ đó nâng cao chất lượng của cáckhoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo hiệu quả tín dụng. Việcthẩm định dự án, phương án vay vốn, cán bộ thẩm định cần vận dụng,xem xét linh hoạt các quy định trong quy trình thẩm định nhưng phải tuânthủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, các vấn đề mấuchốt, tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài hoặc không chính xác từ đó nâng caohiệu quả tín dụng.

Ngân hàng cần xây dựng và tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong hoạt

động tín dụng. Một là, chất lượng tín dụng quan trọng hơn mở rộng tín dụng.

Hai là, tất cả các khoản cho vay phải có hai phương án trả nợ tách biệt. Ba là,

thẩm định tư cách, năng lực tài chính, năng lực quản lý và sự trung thực của

người đi vay bên cạnh việc đánh giá các báo cáo tài chính. Bốn là, quyết định

cho vay phải độc lập, không chịu sự chi phối của bất cứ cá nhân, tổ chức nào.

Năm là, thông tin về khách hàng, khoản vay phải đầy đủ, sẵn có, rõ ràng,

chính xác. Sáu là, cán bộ tín dụng phải có năng lực đánh giá về môi trường

kinh doanh, chu kỳ kinh doanh và xu hướng thay đổi của chính sách để đưa raquyết định cho vay phù hợp. Bảy là, tài sản thế chấp phải có tính thanh khoản

cao. Tám là, phải nắm rõ và kiểm soát đươc mục đích của khoản vay và thực

tế sử dụng khoản vay.

- Giai đoạn kiểm tra, giám sát trong khi cho vay:

Trong quá trình giải ngân, Ngân hàng vẫn phải thực hiện giám sát thận

trọng. Một là, hồ sơ giải ngân phải đầy đủ, đúng quy định. Ngân hàng không

giải ngân nếu hồ sơ thiếu hoàn thiện hoặc mâu thuẫn. Hai là, giải ngân theo

đúng các quyết định cấp tín dụng đã được phê duyệt. Mục đích vay, yêu cầu

giải ngân và cơ cấu chi phí trong đề xuất nhu cầu vay vốn của khách hàng

phải được đối chiếu để đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có đầy

đủ chứng từ chứng minh. Ba là, trong quá trình giải ngân, cần hạn chế giải

ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp đặc biệt, để kiểm soát được việc sửdụng vốn vay của khách hàng.

Page 140: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

134

- Giai đoạn kiểm tra, giám sát các khoản nợ sau khi cho vay

Sau khi ra quyết định cho vay và thực hiện giải ngân, ngân hàng phải

thường xuyên kiểm tra, giám sát món vay. Việc kiểm tra vừa phải được tiến

hành bởi đơn vị cho vay trực tiếp, vừa là trách nhiệm của Hội sở Tỉnh, trực

tiếp là phòng tín dụng. Phương thức kiểm tra được thực hiện theo 2 hình thức.

Một là, kiểm tra qua báo cáo. Hai là kiểm tra trực tiếp.

Kiểm tra qua báo cáo được thực hiện thông qua yêu cầu khách hàng

báo cáo định kỳ về tiến độ dự án, tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, sửdụng vốn…Nếu phát hiện ra các vi phạm hoặc thấy các dấu hiệu rủi ro ngân

hàng có thể tiến hành thu hồi nợ trước hạn hoặc thực hiện các biện pháp

phòng ngừa.

Kiểm tra trực tiếp tiến hành thông qua hoạt động của các đoàn kiểm tra

định kỳ hoặc đột xuất của Ngân hàng đối với các chi nhánh loại 3. Đồng thời,

Ngân hàng nên xây dựng cơ chế kiểm tra chéo giữa các chi nhánh để đảm bảo

tính khách quan. Bên cạnh đó, cần thành lập bộ phận chuyên kiểm tra sử dụng

vốn đối với tất cả các món vay, trong đó tập trung kiểm tra các món vay có

giá trị lớn để nhận diện rủi ro ngay khi mới phát sinh.

Ngân hàng cần quy định rõ trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao hồsơ giữa các cán bộ tín dụng khi có sự luân chuyển cán bộ giữa các bộ phận đểđảm bảo rằng các vấn đề tín dụng luôn được các cán bộ thay thế nắm được.

Ngân hàng cần quy định việc lập sổ nhật ký tín dụng về các lần vay nợ, thu nợ,

biến động tài sản bảo đảm, tình hình kinh doanh và tài chính của khách hàng.

Hội sở tỉnh cần tăng cường kiểm tra việc cập nhật thông tin của các chinhánh về tài sản bảo đảm trên hồ sơ và trên chương trình giao dịch IPCAS đểtránh tình trạng nâng cao giá trị tài sản bảo đảm, hạ thấp tỷ lệ trích lập dự phòng

ở các chi nhánh, tạo ra kết quả kinh doanh không thực chất tại các chi nhánh.4.2.3. Giải pháp về đa dạng hoá phương thức cho vayNgoài các phương thức cho vay đang áp dụng, Ngân hàng cần áp dụng

thêm các phương thức cho vay khác như cho vay theo hạn mức tín dụng dự

Page 141: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

135

phòng, theo hạn mức thấu chi, đồng tài trợ, qua phát hành và sử dụng thẻtín dụng.

- Áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Đây là hình thứccấp tín dụng thuận tiện và hiệu quả đối với người vay có nhu cầu vay vốnthường xuyên, ổn định. Phương thức này giúp cho người vay không phải lậphồ sơ vay nhiều lần, không làm mất thời gian làm các thủ tục vay vốn.Phương thức này nên áp dụng đối với khách hàng có uy tín tín dụng, có tình

hình sản xuất kinh doanh tốt, thị trường tiêu thụ ổn định, khả năng luânchuyển vốn nhanh.

- Áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Theo

phương thức này, ngân hàng cam kết sẽ đáp ứng yêu cầu vay vốn của kháchhàng với một hạn mức tín dụng dự phòng trong thời hạn hiệu lực của hợpđồng và khách hàng phải trả một mức phí nhất định cho hạn mức tín dụng dựphòng đó. Phương thức này giúp đáp ứng yêu cầu vay vốn của khách hàng có

nhu cầu vay vốn không ổn định, chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh nên

tình hình tài chính không ổn định thường xuyên thay đổi.- Áp dụng cho vay theo hạn mức thấu chi: Theo phương thức này, ngân

hàng cho phép khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản có của khách hàng

mở tại ngân hàng. Khách hàng phải chịu lãi suất cho khoản tiền chi vượt này.

Phương thức này tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng hoá, dịch vụ trongkhi số dư trên tài khoản bị thiếu hụt. Hình thức này phù hợp với cho vaykhách hàng cá nhân.

- Phương thức cho vay đồng tài trợ:Là phương thức ngân hàng kết hợp với tổ chức tín dụng khác cùng tài trợ

vốn cho các dự án đầu tư có giá trị lớn. Thực hiện phương thức cho vay này

đòi hỏi các ngân hàng phải cùng nhau liên kết thẩm định dự án cho vay, chiasẽ rủi ro.

4.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụngĐể đưa ra một quyết định cho vay đúng đắn, NH cần phải nắm được

đầy đủ, chính xác các thông tin về khách hàng. Thực tiễn hiện nay tại

Page 142: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

136

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, để hệ thống thông tin tín dụng (CIC) đượcđảm bảo và thực hiện tốt, cần phải tuân thủ các quy định sau:

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp cho bộ phận CIC NHNN cácthông tin tín dụng của các DN có quan hệ với NH một cách đầy đủ, chính xác,đúng thời gian quy định.

- Thường xuyên cập nhật, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn

thông tin từ CIC NHNN để phục vụ công tác thẩm định cho vay, đặc biệt làđối với những khách hàng mới đặt quan hệ tín dụng lần đầu hoặc khách hàng

có nhu cầu vay lại.- Ngoài việc thu thập thông tin từ hệ thống CIC, Ngân hàng cần phải

phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan thuế, côngan, Sở Kế hoạch và Đầu tư...của tỉnh Quảng Nam và các huyện, thành phốtrong tỉnh để nắm bắt các thông tin cần thiết về khách hàng, hỗ trợ cho việc raquyết định cấp tín dụng và xử lý rủi ro.

- Tạo lập cơ sở dữ liệu về tất cả các khách hàng vay vốn của ngân hàng

để tạo cơ sở cho quyết định cấp tín dụng. Ngoài ra, cần thường xuyên phân

tích và đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp trên địa bàn như số lượng doanh nghiệp hiện có, số lượng doanhnghiệp mới thành lập, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thua lỗ, giải thể.Đây là căn cứ để ngân hàng xác định phân khúc thị trường cho mình. Đối vớidoanh nghiệp có nhu cầu vay vốn của ngân hàng cần xây dựng bộ cơ sở dữliệu để đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu như khả năng thanhtoán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, các khoản phải thu, phải trả, sảnphẩm tồn kho, doanh thu, các chỉ số về lợi nhuận, số lần giao dịch với ngânhàng, số lần trả nợ chậm, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ.năng lực quản lý. Bên cạnh đó cần xem xét cả khả năng thanh toán của kháchhàng trong các mối quan hệ khác như khả năng thanh toán thuế, thanh toántiền mua hàng của đối tác.

Phòng tín dụng Hội sở tỉnh cần phối hợp với Phòng điện toán để thiếtlập hệ thống cảnh bảo thông tin những khách hàng có quan hệ tín dụng với

Page 143: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

137

cùng lúc nhiều chi nhánh ngân hàng trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh QuảngNam. Thông tin này nên được đưa vào chương trình khai thác thông tin khách

hàng trên Modul CIF thuộc hệ thống IPCAS.4.2.5. Nâng cao chất lượng kiểm tra hoạt động tín dụngĐối với hệ thống NH, công tác kiểm tra kiểm soát là công tác thường

xuyên và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng, nó là mộttrong những điều kiện để đảm bảo hiệu quả tín dụng. Công tác kiểm tra kiểmsoát thường xuyên giúp ngân hàng phát hiện, ngăn chặn và xử lý các thiếu sót,sai phạm và yếu kém trong hoạt động tín dụng kịp thời, giúp hạn chế nợ quáhạn, nợ xấu và nâng cao hiệu quả tín dụng NH. Để hoạt động tín dụng đảmbảo chất lượng và mang lại hiệu quả cho NH, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Namthời gian qua đã thành lập phòng kiểm tra kiểm soát và trên cơ sở các văn bảnquy định của ngành về quy trình, quy định cho vay của ngành. Trong thờigian tới, hoạt động kiểm tra cần tập trung vào các nội dung sau:

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ chính sách trong hoạt động tín dụngnhư: Chỉ tiêu tín dụng, quy trình đầu tư, lãi suất cho vay, các quy định về đảmbảo tiền vay, các biện pháp xử lý gia hạn nợ, giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chấphành mức phân cấp phán quyết tín dụng, chấp hành chế độ thông tin báo cáo tíndụng… Ngoài ra, còn phải kiểm tra việc chấp hành và triển khai thực hiện cácchỉ đạo của NH cấp trên, các chính sách và định hướng trong hoạt động tín dụng.

- Không ngừng hoàn thiện và áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tratùy thuộc vào tình hình thực tế, đối tượng kiểm tra, mục tiêu kiểm tra… nhằmđạt hiệu quả cao nhất. NH có thể áp dụng một số phương pháp kiểm tra linhhoạt sau: Có thể kết hợp kiểm tra bộ hồ sơ vay vốn (đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ,hợp lý của các hồ sơ) và kiểm tra thực tế khách hàng thông qua các biện phápnhư phỏng vấn, đối chiếu nợ, kiểm tra thông qua bạn hàng…; kết hợp kiểmtra theo chuyên đề của bộ phận tín dụng và kiểm tra toàn diện của bộ phậnkiểm soát chuyên trách; kiểm tra theo định kỳ với kiểm tra đột xuất, kiểm trachéo giữa các chi nhánh cùng cấp.

Page 144: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

138

Công tác, kiểm tra kiểm soát phải thực hiện nghiêm túc và đúng theoquy định của ngành NH, không tạo kẽ hở cho cán bộ tín dụng làm trái quy

định về cho vay. Thông qua kiểm tra kiểm soát phải phát hiện được sai sót,yếu kém tồn tại để từ đó có biện pháp xử lý, ngăn chặn, hạn chế kịp thời cácsai sót phát sinh, đặc biệt không để lặp lại các sai sót đã được phát hiện. Đồngthời, xử lý nghiêm các đơn vị cá nhân có sai phạm nhằm nâng cao chất lượngtín dụng và mang lại hiệu quả NH.

4.2.6. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụngCán bộ tín dụng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đối với chất

lượng và hiệu quả công tác tín dụng ở ngân hàng. Vì vậy, để không ngừngnâng cao hiệu quả tín dụng, Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Nam cần phảiquan tâm trước tiên tới trình độ cán bộ tín dụng bằng cách thực hiện tiêu

chuẩn hoá cán bộ tín dụng và qui định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, chế độthưởng phạt đối với cán bộ tín dụng. Muốn thực hiện được điều này

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cần tập trung vào các nội dung sau:- Đối với tuyển chọn cán bộ, ngân hàng cần tuyển chọn ứng viên tốt

nghiệp đại học đúng chuyên ngành tại các cơ sở đào tạo có chất lượng, có uy tín.- Không ngừng chọn lọc, bổ sung tăng cường lực lượng cán bộ tín

dụng, kể cả cán bộ điều hành và cán bộ tác nghiệp trực tiếp, nghiên cứu banhành quy định cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ NH nói chung và cán bộ tín dụngnói riêng. Theo đó, đội ngũ này phải có trình độ chuyên môn giỏi, trình độngoại ngữ và tin học thành thạo, đáp ứng được yêu cầu công việc. Cán bộ tíndụng phải đảm bảo có đạo đức nghề nghiệp. Đây là tiêu chuẩn vô cùng quan

trọng đối với cán bộ trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Nếu đạo đức nghềnghiệp không tốt, cán bộ tín dụng rất dễ bị cám dỗ, hành động vì lợi ích cánhân, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Đặc biệt, để hạn chế rủi ro, nâng caohiệu quả tín dụng, đội ngũ cán bộ tín dụng phải thông thạo nghiệp vụ, có hiểubiết về pháp luật, có tác phong làm việc và cập nhật thông tin tốt. Trên cơ sởđó, tiến hành chọn lọc đội ngũ cán bộ hiện có, chuyển một số cán bộ tín dụng

Page 145: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

139

không đáp ứng được yêu cầu sang làm nhiệm vụ khác, bổ sung cán bộ trẻ cóđủ tiêu chuẩn tăng cường cho công tác tín dụng.

- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng một cáchtoàn diện, liên tục, có hệ thống để không ngừng nâng cao trình độ, nhậnthức, năng lực nhằm phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Các hình thứcđào tạo cần có sự nghiên cứu, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế và

đảm bảo hiệu quả.Tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng

theo đúng đối tượng, đúng yêu cầu công việc, khuyến khích tinh thần tự họchỏi, tự đào tạo. Nội dung cần đào tạo là chuyên môn nghiệp vụ, các kiến thứcmới trong lĩnh vực tín dụng của thế giới, chính sách, pháp luật của nhà nướccó liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Ngân hàng có thể căn cứ vào

thực trạng năng lực cán bộ tín dụng để xem xem họ còn yếu kém, hạn chế gì

để mở các lớp nâng cao trình độ. Chẳng hạn, hiện nay, Ngân hàng nên chú

trọng đào tạo để nâng cao kỹ năng thẩm định, quản lý các khoản vay cho cánbộ tín dụng. Hình thức tổ chức đào tạo thực hiện thông qua mở các lớp tậphuấn ngắn ngày cho cán bộ ngân hàng. Trong phương thức đào tạo cần chú ýkết hợp học tập với thực hành, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong giải quyếtcác tình huống khó khăn trong công việc như kinh nghiệm xử lý các khoản nợcó vấn đề, nợ tồn đọng, tranh chấp...Từ đó, người học cùng suy nghĩ và chia

sẻ cách giải quyết.Trong dài hạn, để đảm bảo có được đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, ngân

hàng cần phối hợp với các cơ sở đào tạo trong nước để gửi cán bộ đi đào tạonâng cao năng lực chuyên môn, các nghiệp vụ chuyên sâu. Ngân hàng cần bốtrí quỹ đào tạo cán bộ chủ chốt, hạt nhân để tạo cơ hội cho các cán bộ này

được học tập, tiếp xúc với các chuyên gia đào tạo quốc tế trong lĩnh vực tíndụng để vừa nâng cao trình độ, với có khả năng giải quyết các tình huống mớinảy sinh trong điều kiện mở cửa và hội nhập của ngành ngân hàng trong nướcvới quốc tế ngày càng sâu rộng.

Page 146: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

140

- Bố trí, sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng hợp lý, đúng người,đúng việc, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đồng thời tăngcường được khâu quản lý, kiểm tra, giám sát, phát huy được tính tự giác, linh

hoạt của mỗi cán bộ. Xây dựng quy trình luân chuyển cán bộ tín dụng phù hợp,đảm bảo yêu cầu. Chú trọng bồi dưỡng đề bạt cán bộ trẻ, cán bộ có năng lực.

Để duy trì và phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện cạnh tranh thu

hút nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng diễn ra rất mạnh mẽ,NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cần xây dựng cơ chế đãi ngộ thoả đáng chocán bộ tín dụng. Ngân hàng cần duy trì tổ chức cho cán bộ tín dụng đi học tậpkinh nghiệm ở các tỉnh, các nước để bổ sung kiến thức phục vụ cho công tác.Xây dựng quy chế trả lương hợp lý, theo kết quả, hiệu suất công việc, phù

hợp với trình độ, tính chất và độ phức tạp của công việc để tạo ra động lựckhuyến khích thực sự cho người lao động.

Ban hành chế độ giao khoán công việc và các chỉ tiêu tín dụng gắn liềnvới công tác kiểm tra kiểm soát tránh khoán trắng, chạy theo chỉ tiêu dẫn đếncho vay kém chất lượng. Gắn liền với giao khoán phải có hệ thống đánh giáchất lượng cán bộ một cách chính xác, từ đó có chế độ đãi ngộ vật chất hợplý, cần có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, trang bị phương tiện, điều kiệnlàm việc, chỉ đạo hỗ trợ chặt chẽ trong suốt quá trình thực thi nhiệm vụ. Đồngthời, ban hành chế độ kỷ luật nghiêm khắc, yêu cầu bồi hoàn vật chất, chuyểncông tác đối với cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm gây ra hậu quả nghiêm

trọng, cố tình làm trái quy định, vi phạm quy định của ngân hàng, pháp luậtcủa nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ.

4.2.7. Giải pháp đa dạng hoá đối tượng cho vayNHNo&PTNT cần đa dạng hoá đối tượng cho vay, tránh tập trung quá

mức vào một số nhóm đối tượng. Giải pháp này vừa góp phần mở rộng tín

dụng vừa giảm thiểu nguy cơ rủi ro.

Ngân hàng cần đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng chẳng hạn đa dạng

hoá sản phẩm cho vay tiêu dùng. Ngoài các sản phẩm truyền thống như cho

Page 147: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

141

vay sửa chữa nhà ở, cho vay mua ô tô, xe máy… cần mở rộng thêm sang các

sản phẩm như cho vay du học nước ngoài, cho vay xuất khẩu lao động, cho

vay sinh viên, cho vay mua nhà ở…Mở rộng hạn mức tín dụng cho vay tiêu

dùng vì mức 50 triệu đồng hiện tại quá nhỏ so với nhu cầu tiêu dùng. Cho vay

mua nhà đất để ở có thể cho vay mức tối đa 90% trị giá nhà, đất. Cho vay mua

phương tiện đi lại và tài sản thế chấp bằng chính tài sản đó thì có thể cho vay

mức 70% giá trị tài sản.

4.2.8. Giải pháp bảo đảm tiền vay

Ngân hàng cần xây dựng chính sách rõ ràng về tài sản bảo đảm, các

tiêu chuẩn của tài sản bảo đảm, phương pháp định giá…Ngân hàng căn cứvào xếp hạng tín dụng và lịch sử giao dịch của khách hàng để đưa ra yêu cầu

đối với tài sản bảo đảm.

Ngân hàng chỉ nhận cầm cố tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao,

dễ phát mại. Ngân hàng cần phân tích thời gian kinh tế hữu dụng của tài sản

bảo đảm, chất lượng của tài sản ngay khi xét duyệt cho vay. Cán bộ tín dụng

cần định kỳ kiểm tra tình trạng của tài sản. Đối với tài sản bảo đảm là các

khoản phải thu, hàng tồn kho, cần phải kiểm soát tình trạng của tài sản bảo

đảm kết hợp với phân tích tình hình tài chính. Khi cho vay vốn có bảo lãnh

bằng tài sản bảo đảm cần dự báo xu thế vận động của thị trường tài sản bảo

đảm trong thời gian hợp đồng vay vốn, tránh tập trung vào cùng một loại tài

sản có cùng xu hướng biến động giá trên thị trường để tránh rủi ro khi thịtrường suy giảm. Giải pháp này cần đặc biệt lưu ý áp dụng đối với tài sản bảo

đảm là giấy tờ có giá như cổ phiếu, bất động sản tại các đô thị.Ngay từ khi xét duyệt cho vay, cần đăng ký đầy đủ về quyền lợi của

ngân hàng đối với tài sản bảo đảm và thường xuyên kiểm tra quyền của ngân

hàng đối với tài sản bảo đảm trong suốt thời gian của hợp đồng vay vốn.

Đối với các tài sản bảo đảm chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý về sở hữu

tài sản thì không nhận thế chấp. Đối với các khoản vay mà tài sản bảo đảm

hình thành từ vốn vay cần yêu cầu khách hàng hoàn tất thủ tục đăng ký quyền

Page 148: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

142

sở hữu khi tài sản đã hình thành. Trong quá trình hình thành tài sản, ngân

hàng cần nắm giữ các giấy tờ xác nhận giao dịch tài sản của khách hàng vay

vốn với bên cung cấp tài sản, giấy tờ xác nhận thanh toán của khách hàng cho

nhà cung cấp. Đồng thời cần thường xuyên kiểm tra, rà soát hồ sơ pháp lý và

hiện trạng bất động sản.

Tránh việc dựa hoàn toàn vào tài sản bảo đảm để ra quyết định cho vay

vì trong nhiều trường hợp tài sản bảo đảm có thể bị hư hỏng. Đối với tài sản

đảm bảo là bất động sản, giá trị của tài sản phụ thuộc rất nhiều vào biến động

của thị trường và chu kỳ kinh doanh. Do đó, khả năng xảy ra rủi ro giảm giá,

mất giá, khó thanh khoản của tài sản bảo đảm vẫn rất lớn. Tài sản bảo đảm chỉlà điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đầy đủ để đưa ra quyết định cho

vay. Ngân hàng cần căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính, thẩm định phương ánsản xuất kinh doanh, dòng tiền trả nợ, nhân thân khách hàng để quyết định.

Đối với hợp đồng vay vốn có bảo lãnh, cần đảm bảo nghiệp vụ bảo

lãnh là hợp pháp, tức là đảm bảo người bảo lãnh cho người vay có quyền và

được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật. Kiểm

tra để đảm bảo người bảo lãnh có đủ năng lực tài chính để bảo lãnh, có đủ khảnăng tài chính để trả nợ khi người vay mất khả năng thanh toán.

Để đảm bảo khoản vay sử dụng đúng mục đích, ngân hàng phải giải

ngân thông qua chuyển khoản trực tiếp đến đối tác của người vay. Đồng thời

quy định các khoản thu của người vay, thu từ dự án sử dụng vốn vay phải

thực hiện qua tài khoản của người vay tại ngân hàng.

Ngân hàng cần mua bảo hiểm tín dụng để đảm bảo an toàn, giảm rủi ro.

Đồng thời, cần quy định và buộc người vay vốn phải mua bảo hiểm trong quá

trình thực hiện hợp đồng đầu tư, thương mại như mua bảo hiểm xây dựng

công trình, bảo hiểm hàng hoá…Người vay vốn phải xuất trình được các giấy

tờ chứng nhận tham gia bảo hiểm cho ngân hàng. Giải pháp này giúp giảm

tổn thất cho ngân hàng thông qua thu hồi nợ từ các công ty bảo hiểm trong

trường hơp người vay vốn gặp rủi ro.

Page 149: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

143

4.2.9. Nhóm các giải pháp hỗ trợ để tăng hiệu quả tín dụng của

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam

4.2.9.1. Xây dựng thương hiệuĐể quảng bá thương hiệu đến với khách hàng, NHNo&PTNT tỉnh

Quảng Nam cần phải hiểu được tâm lý, những mong muốn và nhận định củađối tượng sử dụng dịch vụ (khách hàng). Lắng nghe các ý kiến phản hồi và

tiếp xúc trực tiếp với đối tượng khách hàng đã sử dụng và chưa sử dụng sảnphẩm dịch vụ của mình.

Để đạt được hiệu quả cao trong phát triển thương hiệu và tiếp thị,NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam thường xuyên triển khai các hoạt động tuyên

truyền rộng rãi đến khách hàng thông qua báo đài, các phương tiện truyềnthông, tổ chức hội nghị khách hàng, thực hiện các chương trình chăm sóckhách hàng thông qua các ấn phẩm quảng cáo do NHNo&PTNT quy định.

Ngoài ra, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam luôn chú trọng đến hình ảnhthương hiệu thông qua trang phục giao dịch, nhận diện thương hiệu qua trụ sởlàm việc và logo. Mỗi cán bộ nhân viên NHNo&PTNT tỉnh Quảng Namkhông ngừng tự hoàn thiện, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tác phong giao

dịch lịch thiệp qua đó đã tạo nên hình đẹp đối với khách hàng của Chi nhánh.Đẩy mạnh các hoạt động từ thiện - xã hội, công tác an sinh xã hội gắn

liền với hoạt động kinh doanh. Thực hiện hỗ trợ các địa phương khó khăn củatỉnh Quảng Nam, như: Tây Giang, Nam Trà My, Đông Giang,… xây dựngcác công trình trường học, bệnh viện, nhà sinh hoạt cộng đồng,… để phục vụcho nhân dân. Xây dựng các chương trình vận động CBNV toàn hệ thốngAgribank Quảng Nam tham gia ủng hộ đóng góp để xây dựng các quỹ làm

công tác từ thiện, chính sách xã hội tại địa phương.4.2.9.2. Xây dựng chiến lược khách hàng (mở rộng tín dụng)Thực tiễn cũng như lý luận đã khẳng định: Hoạt động kinh doanh ngân

hàng phụ thuộc vào khách hàng cho vay vốn và khách hàng vay vốn. Do đó,bất cứ một NHTM nào muốn tồn tại và phát triển bền vững đều phải có chính

Page 150: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

144

sách khách hàng phù hợp. Từ thực tế tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam thờigian qua phải xây dựng một chiến lược phát triển khách hàng một cách bềnvững, lâu dài, theo các nội dung sau:

- Cần phải phân loại khách hàng, nhằm mục tiêu quản lý và khai thác

khách hàng có hiệu quả.Ngân hàng cần chuyển đổi cơ cấu khách hàng theo hướng tích cực để

tránh bị động vào một số lượng khách hàng nhất định. Cần phân loại kháchhàng theo các tiêu chí như tiền gửi, tiền vay, sử dụng dịch vụ chuyển tiền đểcó định hướng tiếp thị, mở rộng tín dụng.

- Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng, nhằm đánh giáđúng chất lượng khách hàng, tiết kiệm được chi phí tiếp thị, chi phí thảmđịnh, chi phí kiểm tra giám sát. Đây là cách tốt nhất để thu nhập các thông tinvề khách hàng. Thường xuyên tiến hành trao đổi ý kiến giữa ngân hàng và

khách hàng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thuỷ chung, bền vững giữa ngânhàng và khách hàng. Ngân hàng là người đồng hành hiệu quả của khách hàng.

Khách hàng là đối tác tin cậy của ngân hàng.

- Cần có chính sách chăm sóc khách hàng, do đặc điểm kinh doanh củaNHTM phụ thuộc chủ yếu vào khách hàng. Vì vậy, để duy trì khách hàng

truyền thống và phát triển khách hàng mới NHNo&PTNT tỉnh Quảng Namkhông ngừng tự hoàn thiện về phong cách giao dịch, chính sách chăm sóc saukhi sử dụng dịch vụ, tặng quà sinh nhật cho khách hàng có số dư tiền vay, tiềngửi lớn, các chương trình quà tặng,…Đội ngũ cán bộ tín dụng cần thực hiệntốt phương châm “mang phồn thịnh đến khách hàng”.

Đối với khách hàng truyền thống cần áp dụng chính sách ưu đãi về lãi

suất. Ưu đãi cao đối với khách hàng có quan hệ vay trả nhiều lần, vay trả sòng

phẳng, những khách hàng vay lớn. Áp dụng cho vay theo hạn mức đối vớikhách hàng có lich sử quan hệ tín dụng tốt.

Đối với khách hàng xếp loại AAA, AA và A, ngân hàng cần đáp ứngtối đa và kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng. Có thể cho vay không cần

Page 151: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

145

tài sản bảo đảm hoặc chỉ coi biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản là biệnpháp bổ sung, ưu đãi cao về lãi suất cho vay, phí dịch vụ.

Đối với khách hàng xếp loại tín dụng BBB, BB cần đáp ứng kịp thờinhu cầu vay vốn của khách hàng. Có thể áp dụng một tỷ lệ nào đó dư nợ vaykhông cần phải đảm bảo bằng tài sản. Mức này có thể dao động từ 30% đến70% dự nợ vay tuỳ theo dự án. Mức lãi suất cho vay và phí dịch vụ cũng đượcưu đãi nhưng ở mức thấp hơn khách hàng nhóm A.

Đối với khách hàng nhóm B là nhóm khách hàng bắt đầu có rủi ro,ngân hàng sẽ đáp ứng một tỷ lệ vốn vay nhất định cho khách hàng nhưngkhông phải toàn bộ món vay. Đồng thời yêu cầu khách hàng phải có vốn tự cótham gia vào dự án, phương án kinh doanh với mức tối thiểu từ 15% đến 30%thì ngân hàng mới cho vay.

Đối với khách hàng nhóm CCC, ngân hàng không mở rộng tín dụng,không cấp tín dụng với khách hàng mới. Với khách hàng cũ, ngân hàng cầncó các biện pháp để dần dần giảm dư nợ. Ngân hàng chỉ đáp ứng các nhu cầuvay vốn thực sự phù hợp, cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của kháchhàng với điều kiện ngân hàng kiểm soát toàn bộ nguồn tiền thu được từphương án, dự án sản xuất kinh doanh và khách hàng phải có tối thiểu 30%vốn trong phương án sản xuất kinh doanh muốn vay vốn. Đối với nhóm kháchhàng này, ngân hàng nhất thiết phải yêu cầu có tài sản bảo đảm có tính thanhkhoản cao cho các khoản vay, hạn chế tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay.Trong điều kiện nền kinh tế bất ổn, cần hạn chế cấp tín dụng cho nhóm kháchhàng này.

Đối với khách hàng nhóm CC, C, D, không mở rộng tín dụng chokhách hàng mới. Đồng thời áp dụng các điều kiện vay chặt chẽ, tăng cườngtài sản bảo đảm, hạn chế tín dụng với khách hàng cũ.

Tất cả các khách hàng có rủi ro từ mức độ B đến D sẽ không áp dụngưu đãi tín dụng, thậm chí ngân hàng có thể yêu cầu mức lãi suất cao và điềukiện vay chặt chẽ hơn.

Page 152: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

146

Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, cần phải có cơ chế quản lýnghiệp vụ cho vay vốn. Với điều kiện thực tiễn tại NHNo&PTNT tỉnh QuảngNam, quản lý nghiệp vụ cho vay vốn cần đảm bảo các nội dung chủ yếu sau:

Mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, muốnmở rộng tín dụng có hiệu quả NH cần phải làm tốt hơn nữa quan hệ giữa ngânhàng và khách hàng. Ngoài ra khi cho vay đối với thành phần kinh tế này phảinhạy bén, năng động, nhìn nhận đâu là khách hàng đáng tin cậy. Muốn mởrộng được khu vực khách hàng này, ngân hàng phải có cơ chế tín dụng và

chính sách khách hàng phù hợp, hiệu quả, không chỉ chú trọng đến lợi íchtrước mắt mà phải có cách nhìn nhận lâu dài.

4.2.9.3. Giải pháp kết hợp cho vay với phát triển các sản phẩm dịch vụĐối với khách hàng vay vốn của ngân hàng, đặc biệt là doanh nghiệp,

Ngân hàng cần xây dựng chính sách phát triển các sản phẩm dịch vụ, khuyếnkhích doanh nghiệp, người vay sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

thông qua chính sách giá, phí dịch vụ phù hợp, ưu đãi, chất lượng dịch vụ tốtnhất, tiện lợi nhất, nhanh nhất. Sự phát triển các dịch vụ sẽ tạo ra chu trình

khép kín, gắn dịch vụ tín dụng với trả lương qua tài khoản, dịch vụ thẻ, thu nợqua tài khoản, thanh toán với khách hàng qua tài khoản…Giải pháp này vừagóp phần tăng tỷ trọng thu cho các hoạt động ngoài hoạt động tín dụng đồngthời giúp ngân hàng nắm bắt được hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soátđược dòng tiền của khách hàng, dễ thu nợ, giảm rủi ro.

Các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cần phát triển trong thời gian tớilà thẻ thanh toán nội địa và quốc tế, dịch vụ ngân hàng tại nhà, dịch vụchuyển khoản liên ngân hàng…Các sản phẩm này có chung đặc điểm là tiệnlợi, nhanh chóng, giảm chi phí.

Hiện nay, số lượng thẻ ATM do Agribank phát hành rất lớn cho khách

hàng tại địa bàn kinh doanh. Nhưng nhìn chung, khách hàng chủ yếu sử dụngrút tiền mặt tại máy ATM là chủ yếu, còn các tiện ích khác như: chuyểnkhoản, thanh toán hoá đơn hàng hoá rất ít sử dụng, mặc dù hệ thống Agribank

Page 153: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

147

đã cung cấp các tiện ích này trên nền tảng công nghệ hiện đại. Điều này xuấtphát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là ở phía ngân hàng .

Do vậy, để đẩy mạnh việc gia tăng các tiện ích khi sử dụng thẻ, bên cạnh thựchiện các chương trình quảng bá, tiếp thị Agribank Quảng Nam cần thực hiệnngay chính sách tư vấn, hỗ trợ khách sử dụng các tiện ích này, mỗi Chi nhánh,Phòng Giao dịch phải bố trí một các bộ trẻ hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ thẻđể trực tiếp hướng dẫn khách hàng.

Dịch vụ thanh toán hoá đơn (Apaybill) đối với tiền điện, tiền nước, họcphí,… đã triển khai ở hệ thống Agribank trên phạm vi cả nước. Nhưng hiệnnay ở Agribank Quảng Nam, dịch vụ này còn bỏ ngỏ. Phòng Dịch vụ và

Marketing chưa chủ động tham mưu Ban lãnh đạo tiến hành đàm phán, ký kếthợp đồng thoả thuận với các đơn vị để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do

vậy, để mở rộng và phát triển dịch vụ này, Agribank Quảng Nam sớm khẩntrương ký kết hợp đồng với Công ty Điện lực Quảng Nam và Công ty cấpthoát nước Quảng Nam về việc thực hiện dịch vụ thanh toán hoá đơn tiềnđiện, tiền nước sinh hoạt.

Đối với dịch thu học phí và mở thẻ liên kết sinh viên, Agribank QuảngNam cũng chưa khai thác ở Trường đại học, cao đẳng nào tại địa bàn QuảngNam. Trong thời gian đến, cần tiến hành khảo sát số lượng các trường đạihọc, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hiện có để có các chính sách tiếp thịvà tiến tới liên kết với các trường mở thẻ sinh viên, cung cấp dịch vụ thu họcphí. Trước hết, tập trung các trường lớn như: Trường Đại học Quảng Nam,Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuât, Trường Cao đẳng y tế ở thành phố TamKỳ; Trường Đại học Phan Châu Trinh ở thành phố Hội An.

Xây dựng đề án phát triển các dịch vụ Mobilebanking, Internetbankingđể có chính sách nhất quán, lộ trình phát triển cụ thể nhằm không ngừng đẩymạnh các dịch này đến khách hàng. Tiếp tục duy trì các chương trình giao

khoán chỉ tiêu các dịch vụ hiện đại đến từng nhân viên, phấn đấu 50% kháchhàng đang mở tài khoản sử dụng dịch vụ Mobile banking và Internet banking.

Page 154: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

148

4.2.9.4. Giải pháp về công nghệCông nghệ là phương tiện và chìa khoá nâng cao chất lượng phục vụ

khách hàng và quản lý hệ thống. Công nghệ tốt với các trang thiết bị hiện đạigiúp tăng nhanh tốc độ liên lạc trong nội bộ, vừa làm tăng tính kịp thời của thôngtin, làm rút ngắn thời gian thẩm định mà vẫn bảo đảm việc ra quyết định chínhxác, làm tăng tính cạnh tranh của ngân hàng trong công tác tín dụng.

Để đáp ứng với xu hướng phát triển của ngành ngân hàng theo hướng“ngân hàng điện tử”, trong thời gian tới Agribank Việt Nam nói chung và

Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Nam nói riêng cần phải thực hiện các giảipháp sau:

Ưu tiên trang bị những thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác thẩmđịnh từ việc tìm kiếm, thu thập, phân tích thông tin đến việc phân tích các chỉsố tài chính của chủ đầu tư và dự án.

Phòng Điện toán của Hội sở hỗ trợ xây dựng chương trình thẩm định và

xếp loại khách hàng tự động trên cơ sở cập nhật các thông tin có sẵn từchương trình hệ thống và các thông tin cán bộ tín dụng thu thập từ bên ngoài

để cho ra kết quả xếp loại khách hàng chuẩn xác và nhanh nhất trước khiquyết định cho vay. Đây là cách để cán bộ tín dụng rút ngắn thời gian thẩmđịnh để giành thời gian cho công tác đôn đốc thu hồi nợ. Ngoài ra, cần phảichuẩn hóa chương trình thông báo nợ đến hạn qua tin nhắn để khách hàng trảnợ đúng thời hạn không bị phạt chậm trả nợ.

4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

4.3.1. Kiến nghị với Chính phủThứ nhất, nhanh chóng cải cách DNNN nhằm tạo sân chơi bình đẳng

hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ cho các DNNN là nguyên nhân chính

khiến mức nợ khó đòi, nợ quá hạn tại các NHTM cao trong đó cóNHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang

pháp lý có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng an toàn cho mọi tổ chức hoạt động

Page 155: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

149

trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và dịch vụ tài chính ngân hàng nói riêng

theo hướng đảm bảo sự công bằng tính minh bạch giữa các tổ chức tín dụngtrong nước và nước ngoài, khuyến khích các ngân hàng cạnh tranh lành mạnh.

Thứ ba, phải xác định lại một cách căn bản vai trò của NHNN. NHNN phảitrở thành NHTW thực sự chứ không phải như hiện nay, NHNN thực hiện đúngchức năng và vai trò của mình là quản lý và giám sát hoạt động của các NHTM.

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

NHNN cần phải hoàn thiện và nâng cấp chương trình thông tin tín dụngkhách hàng (CIC) trở thành một địa chỉ tin cậy cung cấp thông tin cho các tổ chứctín dụng, làm cơ sở tham khảo tốt cho hoạt động tín dụng, thiết nghĩ CIC nên:

+ Bắt buộc tất cả các tổ chức tín dụng phải cung cấp thông tin kháchhàng định kỳ hàng tháng, hàng quý cho CIC (trường hợp chậm trễ, thiếu sót,các TCTD chịu trách nhiệm trước NHNN và pháp luật);

+ Quy định các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lớn với Ngân hàng địnhkỳ phải gửi báo cáo các thông tin tổng quát về doanh nghiệp mình cho CIC;

+ Thông tin khách hàng vay phải được thu thập toàn diện, đầy đủ và

không giới hạn bất kỳ mức vay nào;

+ Phân chia và quản lý thông tin khách hàng theo vùng, miền, khu vựccũng như ngành nghề để dễ tra cứu, tránh được sự nhầm lẫn, chồng chéo đốivới khách hàng có tên, mã số thuế…khá giống nhau;

+ Phối hợp chia sẻ thông tin với các cơ quan thuế, thống kê. Xây dựngđội ngũ chuyên viên có chất lượng để thực hiện thu thập, xử lý, cập nhậtthông tin;

+ Mở rộng thông tin cung cấp như thông tin kinh tế, tài chính liên quan

phục vụ cho hoạt động phân tích tín dụng, vừa tăng về mặt số lượng vừa tăngvề mặt chất lượng. Tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau chẳng hạncủa các cơ quan chủ quản, bộ ngành liên quan như bộ kế hoạch và đầu tư, bộthương mại, tổng cục thống kê...các nguồn thông tin ngoài nước như hiệp hộithông tin tín dụng châu Á, diễn đàn thông tin tín dụng ASEAN, các tổ chứccung cấp thông tin chuyên nghiệp nổi tiếng trên thế giới.

Page 156: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

150

- Ngân hàng Nhà nước cần thực thi chính sách tiền tệ phù hợp với hoàn

cảnh thực tế từng thời kỳ giúp người dân yên tâm gửi tiền vào ngân hàng. Khi

nền kinh tế ổn định, giá trị đồng tiền không biến động lớn và có thể kiểm soát

được, người dân có thu nhập ổn định hơn, họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng với

tâm lý thoải mái, khi đó ngân hàng có cơ hội thu hút nhiều nguồn vốn hơnđáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư sinh lời. Mặt khác, NHNN cần chú trọng và

nâng cao quản lý ngoại hối một cách có hiệu quả vì nó tác động ảnh hưởng

trực tiếp đến việc thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ và đời

sống kinh tế xã hội của đất nước. Có quản lý ngoại hối hiệu quả thì mới ổn

định tiền tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước

ngoài, hỗ trợ xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát. Có như vậy,

làm mới góp phần làm nền kinh tế phát triển, nâng cao mức sống của người

dân và người dân sẽ có nhiều tiền gửi vào ngân hàng hay tạo cho mọi người

tâm lý yên tâm khi gửi tiền vào ngân hàng.

- Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hoạt động thanh kiểm tra, giám

sát đặc biệt là kiểm tra việc chấp hành trần lãi suất huy động nhằm tạo môi

trường cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD để nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh của toàn ngành ngân hàng. Bên cạnh đó cần thường xuyên tổchức, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các TCTD để họ có thể tham gia vào

tất cả các lĩnh vực kinh doanh hiện tại cũng như triển khai áp dụng trong

tương lai.- Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp

giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sựphát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại; tránh tình trạng thắtchặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởngđến hoạt động của NHTM.

- Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTMthông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa racác nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học; đặc biệt là liên

quan đến hoạt động tín dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng

Page 157: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

151

trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo pháttriển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro.

- Nhanh chóng nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các NHTMáp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng nhưbảo hiểm tiền vay, quyền chọn, hoán đổi lãi suất và các công cụ tài chính phái

sinh khác,… Đồng thời tổ chức đào tạo, hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụtrên để giúp các NHTM vừa đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừavà phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Qua thời gian triển khai, Nghị định 41/2010/NĐ-CP đã thực sự phát

huy hiệu quả và đi vào đời sống của người dân. Tuy nhiên, hiện nay một bộphận lớn người dân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn thành thị nhưng lại sảnxuất hoặc đầu tư sản xuất ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chưa đượchưởng thụ chính sách. Điều này đã hạn chế một phần hiệu quả chủ trươngphát triển nông nghiệp nông thôn của Chính phủ. Thiết nghĩ trong thời gian

tới, NHNN nên kiến nghị với Chính Phủ đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi,bổ sung Nghị định số 41 về việc mở rộng đối tượng cho vay đối với kháchhàng là hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn phường, thị trấn.

4.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Việt Nam

- Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm đối với cán bộ trong

việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng: Để mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng,NHNo&PTNT cần quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ tín dụng,có chế độ thưởng phạt rõ ràng nghiêm minh. Trong trường hợp cho vaynhưng không thu hồi được nợ thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm vớiNgân hàng. Ở đây chỉ nên áp dụng trách nhiệm, xử phạt hành chính, tuỳ từngtrường hợp cụ thể mà ngân hàng quy mức trách nhiệm cụ thể đối với cán bộngân hàng làm mất vốn như: Đối với cán bộ tín dụng có nợ xấu thì đình chỉcho vay mới để thu nợ, không được tiền thưởng, chuyển công tác khác, tìmnguyên nhân để quy trách nhiệm đền bù vật chất... Tuy nhiên phải được miễntrừ trách nhiệm đối với những khoản nợ quá hạn phát sinh do những nguyên

nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, thay đổi cơ chế chính sách và

Page 158: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

152

những nguyên nhân khách quan khác. Bởi việc quy trách nhiệm hình sự trongtrường hợp này sẽ dẫn đến nhiều cán bộ tín dụng sợ trách nhiệm nặng khônggiám giải quyết cho vay, trở nên khắt khe trong việc xét duyệt cho vay, dẫnđến hoạt động tín dụng bị thu hẹp.

Đưa ra quy chế khoán định mức cho vay hàng năm đối với cán bộ tíndụng. Dựa vào kết quả kinh doanh của các năm và chiến lược thị trường, banlãnh đạo phân bổ định mức tín dụng cho cán bộ phụ trách từng khu vực. Sựphân bổ này nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng tích cực hơn, tự tìm đến cácđơn vị, chủ thể có yêu cầu về vốn để cho vay, giúp doanh nghiệp phát triển.Việc khoán định mức cho vay nhằm nâng cao quyền hạn, trách nhiệm cho cánbộ hoạt động tín dụng. Đồng thời khi cán bộ tín dụng có thành tích, ngân hàng

phải khuyến khích về lợi ích vật chất và tinh thần một cách kịp thời, nhưthưởng tác nghiệp, nâng lương trước thời hạn, tặng giấy khen...

- Lãnh đạo NHNo&PTNT nên chủ động hợp tác, ký kết các thỏa thuận

với các tổ chức tài chính khác chẳng hạn như các Tổng công ty, đại lý…từTrung ương để tạo tiền đề cho các Chi nhánh NHNo&PTNT trong toàn quốc

dễ dàng trong việc tiếp cận triển khai các dịch vụ một cách hiệu quả. Đây làvấn đề đã được các NHTM khác triển khai rất hiệu quả, ảnh hưởng rất lớn đến

việc cạnh tranh thu hút khách hàng của NHNo&PTNT. Chẳng hạn, BIDV đã ký

kết hợp đồng hợp tác với Tổng đại lý Bia Larue, theo đó bắt buộc các đại lý phải

chuyển tiền hàng qua hệ thống BIDV để được hoàn phí chuyển tiền. Ngoài ra,

khi khách hàng chuyển tiền qua BIDV, dù tiền chưa được chuyển vào tài khoản

nhưng chỉ cần fax ủy nhiệm chi có dấu của BIDV thì đại lý có thể nhận hàng

được. Trường hợp chuyển tiền qua NHNo&PTNT phải chờ cho đến khi có tiền

vào tài khoản thì đại lý mới có thể nhận hàng. Chính vì vậy, dù khách hàng có

muốn cũng không thể thiết lập quan hệ thanh toán với NHNo&PTNT. Điều này

đã làm giảm đáng kể sức cạnh tranh và khả năng mở rộng thị phần đặc biệt trong

công tác huy động vốn trong tương lai của NHNo&PTNT.

- Nhanh chóng hoàn thiện, phát triển và hiện đại hóa công nghệ thanhtoán đủ sức cạnh tranh với các TCTD khác như dịch vụ chuyển tiền quaInternet banking (dịch vụ nay đã được nhiều NHTM khác thực hiện khá lâu).

Page 159: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

153

- Cần xây dựng một danh mục rõ ràng, chi tiết, nhất quán đối với bộchứng từ nhận nợ vay cho từng đối tượng vay vốn làm định hướng để cán bộ tín

dụng dễ dàng trong việc lập hồ sơ vay vốn đảm bảo đúng quy định và hợp pháp.

- Hiện nay, việc chấm điểm khách hàng nội bộ theo quy định tại vănbản số 1197/1197/QĐ - NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng Giám ĐốcNHNo&PTNT còn nhiều bất cập, cụ thể các thông tin khách hàng cung cấp tạiphiếu thu thập thông tin khách hàng thường mang tính chủ quan, không đảm bảođộ tin cậy. Cán bộ tín dụng không xác minh mà thường dựa vào các thông tin do

khách hàng cung cấp. Điều này dẫn đến hệ lụy là kết quả chấm điểm không phảnánh đúng tình hình thực tế của khách hàng. Thậm chí, một số trường hợp để tránhchuyển nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro, cán bộ tín dụng thường định hướngcho khách hàng lựa chọn các tiêu chí chấm điểm theo chiều hướng tốt tối đa. Điềunày ảnh hưởng rất lớn đến việc minh bạch chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụngtiềm ẩn, không kiểm soát được. Chính vì vậy, trong thời gian tới NHNo&PTNTViệt Nam cần sớm ban hành quy chế cụ thể trong đó gắn trách nhiệm của cán bộtín dụng vào kết quả chấm điểm đối với khách hàng do mình phụ trách.

- Về quá trình triển khai Nghị định 41 cho thấy nhiều hộ có nhu cầu

vay vốn nhưng lại không có chứng từ hoá đơn hợp lý chứng minh việc sửdụng vốn vay để ngân hàng giải ngân. Bên cạnh đó, các hộ này cũng khôngthực hiện theo hạch toán khấu trừ thuế giá trị gia tăng mà nộp thuế khoán. Do

đó, nếu việc giải ngân bắt buộc phải có chứng từ hoá đơn theo quy định pháp

luật thì sức ép chi phí sử dụng vốn sẽ tăng thêm gây khó khăn cho các hộ vay

vốn vùng nông thôn. NHNo&PTNT nên có quy định không bắt buộc phải có

hóa đơn chứng từ đối với hộ vay vốn sản xuất kinh doanh theo Nghị Định 41.

- Trong thời gian qua, việc đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là đào tạo

và đào tạo lại cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế. Trung tâm đào tạo

NHNo&PTNT chỉ mới dừng lại ở việc đào tạo theo hình thức đơn lẻ, chưa đại

trà. Theo đó, chỉ một số ít cán bộ đặc biệt là cán bộ chủ chốt được tham gia đàotạo sau đó về tập huấn lại cho cán bộ chi nhánh. Tuy nhiên, qua thực tế các đợt

tập huấn tại chi nhánh cho thấy chất lượng truyền tải còn nhiều bất cập, mang

tính hình thức, thậm chí qua loa, chiếu lệ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc

Page 160: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

154

nâng cao trình độ đặc biệt là các kiến thức về tín dụng cho cán bộ tín dụng và là

một trong những nguyên nhân gây nên các sai sót khi tác nghiệp. Để giải quyết

vấn đề này, trong thời gian tới, đề nghị Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT định

kỳ nên cử các chuyên gia đầu ngành, các cán bộ cao cấp về tại chi nhánh để tập

huấn cho toàn thể cán bộ tín dụng chuyên sâu theo từng chuyên đề. Có như vậy

chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng mới được cải thiện và thực sự an toàn.

- Tăng cường thành lập các Đoàn kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với các hồsơ cho vay dự án đầu tư trung, dài hạn từ Hội sở tỉnh đến từng chi nhánh loại IIIđể sớm phát hiện những sai sót trong quá trình tác nghiệp của bộ phận thẩm định.

- Có cơ chế hỗ trợ tài chính cho cán bộ làm công tác thẩm định. Hiện

tại, với mức công tác phí theo quy định chung cho cán bộ tín dụng là quá

thấp, trong khi đó để công tác thẩm định đạt được hiệu quả cao, cán bộ thẩm

định ngân hàng phải đi thực tế thu thập số liệu về khách hàng, về dự án, liên

hệ các cơ quan ban ngành để xin các số liệu liên quan…Ngoài ra, việc thường

xuyên kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay sau

cho vay cũng sẽ tốn kém nhiều thời gian và chi phí của cán bộ thẩm định.

- NHNo&PTNT cần phối hợp với Công ty cổ phần bảo hiểm ABIC

nhanh chóng triển khai hình thức bảo hiểm đối với cho vay các sản phẩm

nông nghiệp nhằm giảm thiểu tổn thất cho khách hàng cũng như đảm bảo

công tác thu hồi nợ vay của ngân hàng trong trường hợp xảy ra rủi ro do

nguyên nhân khách quan.

- NHNo&PTNT cần hỗ trợ thông tin tổng hợp về các ngành kinh tế,thông tin kinh tế vĩ mô khác và các thông số tham khảo các dự án tương tựtrên cơ sở xây dựng và thường xuyên cập nhận các thông tin kinh tế xã hộiliên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng, cung cấp và hướng dẫn sử dụngphần mềm hỗ trợ công tác thẩm định tại Chi nhánh.

- Rút ngắn thời gian xét duyệt các khoản vay vượt mức phán quyếtcủa Chi nhánh, đảm bảo cơ hội kinh doanh cho khách hàng. Đồng thời, hỗ trợChi nhánh trong việc xử lý nợ xấu hiện tại bằng các giải pháp như: khai tháctài sản, sử dụng dự phòng rủi ro...

Page 161: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

155

KẾT LUẬN

Hiệu quả tín dụng ngân hàng luôn là vấn đề quan trọng trong hoạt độngkinh doanh của các NHTM. Thời gian qua, tuy NHNo&PTNT tỉnh Quảng Namđã có nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng, nhưng so với yêu cầu ngày

càng cao của nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng thời gian qua vẫn còn

nhiều hạn chế. Luận án “Hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam”đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả tín dụngcủa NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam từ giai đoạn 2009 - 2013. Đây là giai đoạnhệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới và

những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước. Trên cơ sở phân tích định tính kết hợpvới phân tích định lượng trong việc đánh giá hiệu quả và xác định các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, Luận ánđưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT

tỉnh Quảng Nam. Các nội dung cụ thể mà luận án đã thực hiện:Thứ nhất, hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về tín dụng, hiệu quả

tín dụng, các nhân tố tác động, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng. Luậnán cũng đã giới thiệu các phương pháp đánh giá hiệu quả theo cách truyền thốngđến những phương pháp định lượng hiện đại mà hiện nay các nhà kinh tế đangsử dụng phổ biến để đo lường chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, trong việc đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng củaNHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, luận án không chỉ dừng lại ở phân tích địnhtính mà đã mạnh dạn sử dụng phương pháp phân tích định lượng vào nghiên

cứu. Luận án đã ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, sử dụng

chương trình Eviews 6.0 để ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy theo

phương pháp Pooled OLS để kiểm định hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNTtỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, luận án còn rút ra được những kết quả đạtđược cũng như những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả tíndụng NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.

Page 162: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

156

Thứ ba, trên cơ sở định hướng và mục tiêu đề ra của NHNo&PTNTtỉnh Quảng Nam, với những quan điểm nhất quán về vấn đề hiệu quả, luận ánđã đề xuất một số các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tíndụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Đồng thời, đểcác giải pháp này được thực hiện, luận án đã đề xuất một số kiến nghị đối vớiChính phủ, NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.

Page 163: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

157

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Như Thủy (2013), "Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Quảng Nam với việc đầu tư tín dụng phục vụ côngnghiệp hóa nông nghiệp nông thôn", Tạp chí Khoa học xã hội miềnTrung, (6/26).

2. Nguyễn Thị Như Thủy (2013), "Vai trò của ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quảng Nam",Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (6/121).

3. Nguyễn Thị Như Thủy, (2014), "Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Quảng Nam đầu tư tín dụng đúng hướng và hiệu quả",Tạp chí Cộng sản, (85/1).

Page 164: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

158

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu tiếng Việt1. Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao (1996), Đổi mới cơ chế chính sách và

quản lý kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.2. Boakye - Yiadom (2011), Hiệu quả của hệ thống quản lý tín dụng ngân

hàng Ghana: Nghiên cứu trường hợp ngân hàng liên doanh HFC và

ngân hàng liên doanh Barclays của Ghana, Đại học Khoa học &Công nghệ, Viện Đào tạo Từ xa.

3. Bé Tµi chÝnh (2004), Th«ng t­ sè 49/2004/TT-BTC, H­íng dÉn chØ tiªu ®¸nh gi̧

hiÖu qu¶ ho¹t ®éng tµi chÝnh cña c¸c tæ chøc tÝn dông Nhµ n­íc, Hµ Néi.

4. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 49/2004/TT-BTC, Hướng dẫn chỉ tiêu

đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng Nhà

nước, Hà Nội.5. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ-CP Nghị định về chính sách

tín dụng phục vụ phát triẻn nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.6. Nguyễn Thành Chung (2002), Nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng

đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn ở tỉnh Quảng Ninh,

Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.7. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại (1997), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.8. Phạm Hồng Cờ (1996), Đổi mới quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng

cấp cơ sở, nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn (lấy Nam Hà làm ví dụ),Luận án Phó tiến sĩ Khoa học kinh tế, Học viện chính trị Quốc giaHồ Chí Minh, Hà Nội.

9. Tô Xuân Dân, Vũ Chí Lộc (1997), Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb Hà Nội,Hà Nội.

10. Lê Thẩm Dương (1996), Hoàn thiện nghiệp vụ tín dụng của các ngân

hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đạihọc Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Page 165: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

159

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinhtế - xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội.

13. §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam (2006), V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc

lÇn thø X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.15. Đoàn Thanh Hà (2003), Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê

tài chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tếThành phố Hồ Chí Minh.

16. Lê Thị Thanh Hà (2003), Giải pháp hoàn thiện quan hệ tín dụng giữaNHTM với các doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế,

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.17. Lê Đình Hạc (2005), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các

ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,

Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.18. Trần Thị Hồng Hạnh (1996), Những giải pháp nâng cai chất lượng tín

dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ khoahọc kinh tế, Trường Đại học Tài chính kế toán, Hà Nội.

19. Nguyễn Thạc Hoát (1993), Những giải pháp chủ yếu để mở rộng và nâng

cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh,

Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốcdân, Hà Nội.

20. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Một số vấn đề về quảntrị kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Hữu Huấn (2005), Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

22. Nguyễn Tiến Hùng (2005), Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cácđảm bảo bảo hiểm cho các rủi ro cho con người trong điều kiệnkinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinhtế Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 166: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

160

23. Vũ Văn Hùng (1996), Đổi mới cơ chế quản lý tín dụng ngân hàng ở TháiBình, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốcgia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

24. Đoàn Thị Thanh Hương (2004), Giải pháp hoàn thiện công nghệ quản lýNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

25. Lê Thị Hương (2003), Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các

Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học việnNgân hàng, Hà Nội.

26. Ngô Hướng, Phan Đình Thế (2002), Quản trị và kinh doanh ngân hàng,

Nxb Thống kê, Hà Nội.27. Phùng Khắc Kế (2000), Đổi mới các hoạt động kinh doanh tiền tệ và

dịch vụ ngân hàng theo yêu cầu của kinh tế thị trường, Chươngtrình nghiên cứu khoa học cấp ngành, Mã số 95.06, Hà Nội.

28. Vũ Khoan (2001), Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinhtế quốc tế trong tập đề cương các bài giảng nghiên cứu nghị quyếtĐại hội Đảng lần thứ IX, Ban Chỉ đạo các lớp nghiên cứu quán triệtNghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Lâm (2007), Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng góp

phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế tỉnh Bình

Phước, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.30. Võ Văn Lâm (2003), Đổi mới cơ chế hoạt động kinh doanh Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong nền kinh tế thịtrường, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh, Hà Nội.

31. Nguyễn Văn Lê (2003), Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ vùng

duyên hải miền Trung của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

32. Phạm Thị Bích Lương (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay, Luậnán tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Page 167: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

161

33. Lê Quốc Lý (2010), Chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ ở Việt Namtrong thời kỳ đổi mới, (Sách tham khảo), Nxb Chính trị - Hành

chính, Hà Nội.34. C.Mác (1987), Tư bản, Tập III, Phần 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.35. Mai Thị Trúc Ngân (2003), Các giải pháp tín dụng trung - dài hạn của

các ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam,Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

36. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), Luật các tổ chức tín dụng, Nxb

Pháp lý, Hà Nội.37. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), Luật Ngân hàng Nhà nước, Nxb

Pháp lý, Hà Nội.38. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2002/QĐ-

NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổchức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.

39. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Quyết định số 663/QĐ-NHNN

ngày 26/06/2003 về kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân

hàng, Hà Nội.40. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Về kế hoạch hội nhập kinh tế

quốc tế ngành ngân hàng, Hà Nội.41. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ -

NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước, Hà Nội.42. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Định hướng phát triển ngành

Ngân hàng đến 2020, Hà Nội.43. Ng©n hµng Nhµ n­íc ViÖt Nam (2010), Thông tư số 14/2010/TT-NHNN

hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12

tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụphát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.

44. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Nam (2013), Báo cáo tổng kết hàng

năm từ 2009 đến 2013, Quảng Nam.45. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (1990),

Điều lệ hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Việt Nam, Hà Nội.

Page 168: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

162

46. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2010),Chiến lược phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

47. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2004), Đề ántái cơ cấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ViệtNam, Hà Nội.

48. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2005), Sổtay tín dụng, Hà Nội.

49. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Bình Định(2009), Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nôngnghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020,

Bình Định.50. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Quảng

Ngãi (2009), Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn chonông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2015, định hướng đếnnăm 2020, Quảng Ngãi.

51. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Quảng Nam(2009), Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nôngnghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020,

Quảng Nam.52. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2009), Đề án

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam mở rộngvà nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nôngthôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

53. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam (2012),Báo cáo thường niên các năm, Quảng Nam.

54. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam (2010),Báo cáo số 2365/NHNo-TDHo tổng kết 10 năm thực hiện quyết địnhsố 67/1999/QĐ-TTg về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nôngnghiệp, nông thôn, Quảng Nam.

Page 169: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

163

55. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2010), Quyết địnhsố 881/QĐ-HĐQT-TDHo về việc ban hành quy định thực hiện Nghị địnhsố 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chínhsách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội.

56. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2010), Quyếtđịnh số 666/QĐ-HĐQT-TDHo về việc Ban hành qui định cho vayđối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội.57. Phạm Thành Nghị (2005), Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu

quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp nhà

nước, Hà Nội.58. Nguyễn Công Nghiệp (1993), Công nghệ ngân hàng và thị trường tiền

tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội.59. Nguyễn Văn Phúc (2007), Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế

tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Kinh

tế, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.60. Lê Tấn Phước (2007), Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các

Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

61. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.62. Frederic Smishkin (1995), Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính,

Nxb Khoa häc vµ Kü thuËt, Hà Nội.63. Nguyễn Trí Tâm (2003), Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng

đối với phát triển vnông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông CửuLong, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

64. Phan Thành Tâm (2010), Giáo trình kinh tế lượng, Nxb Thống kê, Đồng Nai.65. Trần Thị Kim Thanh (2000), Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

Page 170: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

164

66. Phan Đình Thế (1999), Đổi mới phương pháp quản lý tài sản của cácngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình chuyển sang cơ chếthị trường, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

67. Lê Đức Thọ (2005), Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thươngmại nhà nước ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

68. Nguyễn Hữu Thuỷ (1996), Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tíndụng ngân hàng thương mại nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luậnán phó tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

69. Đỗ Thị Thủy (2007), Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngânhàng trong điều kiện mới, Công trình nghiên cứu khoa học, Họcviện Tài chính, Hà Nội.

70. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinhdoanh Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

71. Nguyễn Văn Tiến (2002), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Thốngkê, Hà Nội.

72. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

Nxb Thống kê, Hà Nội.73. Đặng Minh Trang (2005), Quản trị chất lượng trong doanh nghiệp, Nxb

Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.

74. Phạm Quang Trung (2000), Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài

chính trong tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiếnsĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

75. Đào Minh Tú (2001), Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường

nhằm góp phần đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta,Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

76. Lê Văn Tư, Nguyễn Quốc Khanh (1999), Một số vấn đề về chính sách tỷgiá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam, Nxb Thốngkê, Hà Nội.

Page 171: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

165

77. Lê Thị Xuân (2002), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt độngkinh doanh của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay,Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh78. Agu, Osmond Chigozie1 and Basil Chuka Okoli (2013), Credit Management

and Bad Debt In Nigeria Commercial Banks - Implication For

development, IOSR Journal Of Humanities And Social Science (IOSR-

JHSS), 12 (3), pp 47-56, www.Iosrjournals.Org.

79. Chimerine, L. (2008), The Economic and Financial Crisis in Asia,

http://www.econstrat.org/lcifas.htm, December.

80. Davies A. Kearns M. (1992), Banking Operations: UK Lending and

International Business,New York, Pitman.

81. De Juan A. (2008), Does Bank Insolvency Matter? And How to go About

it, http://www.worldbank/org/finance/cd-rom/library/docs/ dejuan6/

deju600d.htm on 1, November.

82. Donald R. Chamber, Nelson J. Lacey (1999), Modern corporate

Finance: Theory and practice, Addison - Wesley, New York.

83. Felicia Omwunmi Olokoyo (2011), "Determinants of Commercial

Banks’Lending Behavior in Nigeria", International Jounal of Financial

Research, Vol.2, No.2.

84. Gil-Diaz, F. (2008), "The Origin of Mexico’s 1994 Financial Crisis",

http://www.cato.org/pubs/journal/cj, on 28 November.

85. Goodhart, C.A.E. (1998), The Central Bank and Financial System,

London, McMillan press Ltd.

86. Glen Bullivant (2010), Credit Management, Grower Publishing Ltd.

87. N. Grace (2012), The effect of credit risk management on the financial

performance of commercial banks in Kenya, England.

88. Hefferman, S. (1996), Modern Banking in Theory and Practice, John

Wiley and Sons Ltd, England.

Page 172: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

166

89. Herrero, A.G. (2003), Determinants of the Venezuelan Banking Crisis of

the Mid 1990s: An Event History Analysis, Banco de Espana.

90. Heinz Riehl, Rita M.Rodriguez (1983), Foreign Exchange anh Money

Market - Managing Foreign and Domestic Currency Operations,

McGraw- Hill Book Company.

91. Hooks, L.M. (1994), Bank Failures and Deregulation in the 1980s,

Garland Publishing Inc, New York and London.

92. Hussey, J.; Hussey, R. - Business Research (1997), A Practical Guide for

Undergraduate and Post Graduate Students, New York, McMillan Press.

93. Joseph F. Sinkey, JR (1998), Commercial bank Financial Managemant,

Prentice Hall, New York.

94. Kane, E.J.; Rice, T. (1998), Bank Runs and Banking Policies: Lessons

for African Policymaker, (Chưa xuất bản).95. Kolb, R.W. (1992), The Commercial Bank Management Reader, Florida,

Kolb publishing Company.

96. KPMG (2009), Never again? Risk management in banking beyond the

credit crisis, New York.

97. Leonardo Gambacorta, Paolo Emilio Mistrulli (2002), Bank Capital and

Lending Behavior: Emprical Evidence for Italia, IMF Working Paper.

98. Lepus, S. (2004), Bets Practices in Strategic Credit Risk Management,

SAS, USA.

99. Maurice D.Levi (1996), Internation Finance - The Markets&Financial

Management of Multinational Business, McGraw- Hill, Inc.

100. Marrison, C. (2002), Fundamentals of Risk Management, New York,

Mcmilan Press.

101. Miller, R. (2008), "The Importance of Credit Risk Management",

http://www.riskglossary.com, on 28 December.

102. M.O.Odedokun (1987), Fungibility and effectiveness of selective credit policies:

evidence from nigerian data, The Developing Economies, XXV-3.

103. Pilbean, K.S. (1998), International Finance, London Macmillan Business.

Page 173: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

167

104. Rivere - Batiz, F.L.and Rivera-Batiz, L. (1994), International Finance

and Open Economy Macroeconomics, Maxwell MacMillan.

105. Samuel Hymore Boahene (2012), "Julius Dasah, Samuel Kwaku Agyei,

Credit Risk and Profitability of Selected Banks in Ghana", Research

Journal of Finance and Accounting, www.iiste.org, 3 (7).

106. Stephan Cowan, Glen Bullivant, Robert addlestone, Effective credit

control & debt recovery handbook, Tottel Publisher.

107. Sam N. Basu, Harold L. Rolfes Jr (1995), Strategic credit management,

Wiley Publishing, Guernsey, GY, United Kingdom.

108. Tay, L.T. (1991), Methods of Optimal Risk Management, New York, Pitman.

109. The Word Bank (2001), Vietnam economic monitor, Viet Nam.

110. The World Bank (2003), Global Development Finance 2003, Striving for

Stability in Development Finance.

111. The World Bank and Korea (2003), Partners In Economic Recovery,

East Asia and Pacific Region.

Page 174: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

168

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

ĐỒ THỊ THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC NHÂN TỐ

( Trích từ kết quả chạy Eviews 6.0)

Nhân tố Hệ số rủi ro tín dụng(CRF)

Nhân tố Hiệu quả sử dụng vốn ( EUC )

Page 175: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

169

Nhân tố Vòng quay vốn tín dụng (TOC)

Nhân tố Hệ số thu nợ (ROD)

Nhân tố Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Page 176: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

170

Phụ lục 2

THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ( Trích từ Eviews 6.0)

CRF EUC TOC ROD NPL PGCS

Mean 0.675422 0.648234 0.414026 1.218573 0.025637 0.292913

Median 0.835600 0.786475 0.182290 0.868925 0.018985 0.258950

Maximum 1.078020 0.989080 0.994723 4.805670 0.069800 1.254080

Minimum 0.013940 0.038260 0.014671 0.112520 0.009504 -0.918440

Std. Dev. 0.352379 0.335233 0.400658 0.933134 0.015915 0.467545

Skewness -0.995581 -1.014751 0.569023 2.119932 1.188648 -0.461190

Kurtosis 2.231147 2.237578 1.408601 6.906556 3.582759 4.326460

Jarque-Bera 11.38966 11.75041 9.569248 83.09406 14.97786 6.525700

Probability 0.003363 0.002808 0.008357 0.000000 0.000559 0.038279

Sum 40.52530 38.89402 24.84155 73.11440 1.538190 17.57478

Sum Sq.

Dev. 7.326096 6.630494 9.471071 51.37363 0.014944 12.89730

Observations 60 60 60 60 60 60

Page 177: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

171

Phụ lục 3

KẾT QUẢ HỒI QUI

( Trích từ kết quả chạy Eviews 6.0)

Dependent Variable: PGCS

Method: Least Squares

Date: 08/21/14 Time: 07:16

Sample: 2001 2060

Included observations: 60

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.338502 0.167854 2.016644 0.0487

CRF -0.482811 0.133456 -3.617744 0.0007

EUC 0.363856 0.136988 2.656109 0.0104

ROD 0.180434 0.053201 3.391526 0.0013

TOC 0.501275 0.113931 4.399819 0.0001

NPL -14.93047 3.141292 -4.752970 0.0000

R-squared 0.500493 Mean dependent var 0.292913

Adjusted R-squared 0.454242 S.D. dependent var 0.467545

S.E. of regression 0.345401 Akaike info criterion 0.806417

Sum squared resid 6.442296 Schwarz criterion 1.015852

Log likelihood -18.19252 Hannan-Quinn criter. 0.888339

F-statistic 10.82131 Durbin-Watson stat 2.292866

Prob(F-statistic) 0.000000

Page 178: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

172

Phụ lục 4

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI SỐ THAY ĐỔI

(Trích từ kết quả chạy Eviews)

Heteroskedasticity Test: White

F-statistic 0.514660 Prob. F(20,39) 0.9430

Obs*R-squared 12.52894 Prob. Chi-Square(20) 0.8967

Scaled explained SS 29.11790 Prob. Chi-Square(20) 0.0855

Test Equation:

Dependent Variable: RESID^2

Method: Least Squares

Date: 08/21/14 Time: 07:17

Sample: 2001 2060

Included observations: 60

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -0.212441 0.498600 -0.426074 0.6724

CRF -0.655100 0.746334 -0.877757 0.3855

CRF^2 1.215003 0.649336 1.871146 0.0688

CRF*EUC -0.319421 0.337530 -0.946347 0.3498

CRF*ROD -0.076965 0.174710 -0.440531 0.6620

CRF*TOC -0.009787 0.305307 -0.032057 0.9746

CRF*NPL -4.565515 10.42422 -0.437972 0.6638

EUC 0.271190 0.932810 0.290723 0.7728

EUC^2 -0.203740 0.893668 -0.227982 0.8209

Page 179: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

173

EUC*ROD -0.087101 0.226565 -0.384443 0.7027

EUC*TOC -0.120491 0.298671 -0.403423 0.6888

EUC*NPL 7.140250 11.75946 0.607192 0.5472

ROD 0.006091 0.239884 0.025392 0.9799

ROD^2 0.014852 0.051581 0.287941 0.7749

ROD*TOC 0.072965 0.154739 0.471533 0.6399

ROD*NPL -1.678345 3.701267 -0.453451 0.6527

TOC 0.546490 1.328957 0.411217 0.6832

TOC^2 -0.324765 1.176607 -0.276018 0.7840

TOC*NPL -10.48710 11.02915 -0.950853 0.3475

NPL 12.17164 18.24107 0.667266 0.5085

NPL^2 -84.58643 216.5281 -0.390649 0.6982

R-squared 0.208816 Mean dependent var 0.107372

Adjusted R-squared -0.196920 S.D. dependent var 0.259379

S.E. of regression 0.283770 Akaike info criterion 0.587913

Sum squared resid 3.140495 Schwarz criterion 1.320934

Log likelihood 3.362610 Hannan-Quinn criter. 0.874638

F-statistic 0.514660 Durbin-Watson stat 1.808258

Prob(F-statistic) 0.943042

Page 180: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

174

Phụ lục 5KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN

( Trích từ kết quả chạy Eviews 6.0)

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 1.222482 Prob. F(1,53) 0.2739

Obs*R-squared 1.352741 Prob. Chi-Square(1) 0.2448

Test Equation:

Dependent Variable: RESID

Method: Least Squares

Date: 08/21/14 Time: 07:18

Sample: 2001 2060

Included observations: 60

Presample missing value lagged residuals set to zero.

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -0.003892 0.167547 -0.023230 0.9816

CRF 0.002428 0.133200 0.018231 0.9855

EUC -0.008289 0.136912 -0.060541 0.9520

ROD -0.003442 0.053183 -0.064723 0.9486

TOC -0.006831 0.113865 -0.059993 0.9524

NPL 0.579652 3.178376 0.182374 0.8560

RESID(-1) -0.152610 0.138026 -1.105659 0.2739

R-squared 0.022546 Mean dependent var 3.08E-17

Page 181: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

175

Adjusted R-squared -0.088110 S.D. dependent var 0.330441

S.E. of regression 0.344692 Akaike info criterion 0.816947

Sum squared resid 6.297050 Schwarz criterion 1.061287

Log likelihood -17.50841 Hannan-Quinn criter. 0.912522

F-statistic 0.203747 Durbin-Watson stat 1.985947

Prob(F-statistic) 0.974156

Page 182: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

176

Phụ lục 6KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYỂN BẰNG HỒI QUY PHỤ

(Trích từ Eviews 6.0)

Kết quả hồi quy EUC

Dependent Variable: EUC

Method: Least Squares

Date: 08/21/14 Time: 07:18

Sample: 2001 2060

Included observations: 60

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.563248 0.146731 3.838635 0.0003

CRF 0.155108 0.129688 1.196013 0.2368

ROD 0.009024 0.052353 0.172361 0.8638

TOC -0.104534 0.111255 -0.939593 0.3515

NPL 0.487824 3.091326 0.157804 0.8752

R-squared 0.041188 Mean dependent var 0.648234

Adjusted R-squared -0.028544 S.D. dependent var 0.335233

S.E. of regression 0.339984 Akaike info criterion 0.759818

Sum squared resid 6.357396 Schwarz criterion 0.934347

Log likelihood -17.79454 Hannan-Quinn criter. 0.828086

F-statistic 0.590666 Durbin-Watson stat 2.075731

Prob(F-statistic) 0.670799

Page 183: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

177

Kết quả hồi quy CRF

Dependent Variable: CRF

Method: Least Squares

Date: 08/21/14 Time: 07:18

Sample: 2001 2060

Included observations: 60

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.720440 0.139016 5.182442 0.0000

EUC 0.163427 0.136643 1.196013 0.2368

ROD -0.049588 0.053336 -0.929743 0.3566

TOC 0.006516 0.115109 0.056604 0.9551

NPL -3.636521 3.135751 -1.159697 0.2512

R-squared 0.085686 Mean dependent var 0.675422

Adjusted R-squared 0.019190 S.D. dependent var 0.352379

S.E. of regression 0.348982 Akaike info criterion 0.812061

Sum squared resid 6.698355 Schwarz criterion 0.986590

Log likelihood -19.36183 Hannan-Quinn criter. 0.880329

F-statistic 1.288590 Durbin-Watson stat 1.770935

Prob(F-statistic) 0.285756

Page 184: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

178

Kết quả hồi quy TOC

Dependent Variable: TOC

Method: Least Squares

Date: 08/21/14 Time: 07:19

Sample: 2001 2060

Included observations: 60

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.474198 0.188089 2.521140 0.0146

EUC -0.151127 0.160844 -0.939593 0.3515

ROD -0.037089 0.062766 -0.590911 0.5570

CRF 0.008940 0.157944 0.056604 0.9551

NPL 3.001647 3.695702 0.812199 0.4202

R-squared 0.029566 Mean dependent var 0.414026

Adjusted R-squared -0.041011 S.D. dependent var 0.400658

S.E. of regression 0.408791 Akaike info criterion 1.128429

Sum squared resid 9.191046 Schwarz criterion 1.302958

Log likelihood -28.85287 Hannan-Quinn criter. 1.196697

F-statistic 0.418923 Durbin-Watson stat 1.927519

Prob(F-statistic) 0.794285

Page 185: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

179

Kết quả hồi quy ROD

Dependent Variable: ROD

Method: Least Squares

Date: 08/21/14 Time: 07:19

Sample: 2001 2060

Included observations: 60

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.886871 0.408276 2.172233 0.0342

EUC 0.059827 0.347106 0.172361 0.8638

TOC -0.170092 0.287847 -0.590911 0.5570

CRF -0.312041 0.335620 -0.929743 0.3566

NPL 22.39390 7.366821 3.039833 0.0036

R-squared 0.179535 Mean dependent var 1.218573

Adjusted R-squared 0.119865 S.D. dependent var 0.933134

S.E. of regression 0.875425 Akaike info criterion 2.651440

Sum squared resid 42.15024 Schwarz criterion 2.825968

Log likelihood -74.54319 Hannan-Quinn criter. 2.719707

F-statistic 3.008796 Durbin-Watson stat 1.957362

Prob(F-statistic) 0.025718

Page 186: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

180

Kết quả hồi quy NPL

Dependent Variable: NPL

Method: Least Squares

Date: 08/21/14 Time: 07:20

Sample: 2001 2060

Included observations: 60

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.020006 0.006681 2.994477 0.0041

EUC 0.000928 0.005879 0.157804 0.8752

TOC 0.003948 0.004861 0.812199 0.4202

CRF -0.006564 0.005660 -1.159697 0.2512

ROD 0.006423 0.002113 3.039833 0.0036

R-squared 0.190976 Mean dependent var 0.025637

Adjusted R-squared 0.132138 S.D. dependent var 0.015915

S.E. of regression 0.014826 Akaike info criterion -5.505168

Sum squared resid 0.012090 Schwarz criterion -5.330639

Log likelihood 170.1550 Hannan-Quinn criter. -5.436900

F-statistic 3.245785 Durbin-Watson stat 1.789874

Prob(F-statistic) 0.018406

CRF EUC TOC ROD NPL PGCS1 0.15566 -0.02088 -0.19634 -0.21830 -0.29200

0.15566 1 -0.127414 0.00752 -0.01291 0.158783-0.020889 -0.12741 1 -0.04103 0.084491 0.346203-0.196345 0.007524 -0.041038 1 0.4012156 0.21198-0.21830 -0.01291 0.084491 0.40121 1 -0.251379

-0.2920032 0.158783 0.3462031 0.2119857 -0.251379 1

Page 187: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

181

Phụ lục 7

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CBTDKính chào các anh (chị), chúng tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát về

tình hình cho vay đối với khách hang của cán bộ tín dụng. Mục đích của cuộc

khảo sát này là tìm hiểu ý kiến của cán bộ tín dụng về quá trình cho vay để từ

đó xây dựng các giải pháp có tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu công việc

của CBTD và mang lại kết quả khả quan cho ngân hàng. Vì vậy, chúng tôi rất

mong nhận được sự hỗ trợ của anh (chị) trong việc cung cấp các thông tin

theo bảng sau:

1. Xin vui lòng cho biết anh (chị) thuộc nhóm tuổi nào?

□ Từ 18- 25 □ Từ 26-30 □ Từ 31-40 □ Từ 41-60

2. Anh (chị) đã làm công tác tín dụng được bao nhiêu năm?

□ Từ 1-5 năm □ Từ 6-10 năm □Trên 10 năm

3. Anh (chị) phụ trách địa bàn nào?

□ Nông thôn □ Thành thị

4. Anh (chị) đang phụ trách nhóm khách hàng nào?

□ Doanh nghiệp □ Hộ gia đình, cá nhân □ Cả DN và HDG, CN

5. Anh (chị) đang quản lý bao nhiêu dư nợ?

□ Dưới 10 tỷ □ Từ 10-20 tỷ □ Trên 20 tỷ

6. Anh (chị) đang quản lý bao nhiêu khách hàng?

□ Dưới 300 □ Từ 300-500 □ Trên 500

7. Bạn có yêu thích công việc làm tín dụng không?

□ Có □ Không

8. Anh (chị) nhận thấy công việc có khó khăn, vất vả không?

□ Có □ Không

9. Công việc hiện tại có phù hợp với năng lực, trình độ, sở trường của

anh (chị) không?

Page 188: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

182

□ Rất phù hợp □ Phù hợp □ Chưa phù hợp

10. Theo anh (chị) cơ chế cho vay của NHNo&PTNT có phù hợp với

thực tế không?

□ Rất phù hợp □ Phù hợp □ Chưa phù hợp

11. Thủ tục, quy trình cho vay của NHNo&PTNT như thế nào?

□ Đơn giản □ Phức tạp

12. Tính pháp lý về các mẫu biểu hồ sơ cho vay của NHNo&PTNT như

thế nào?

□ Đảm bảo □ Chưa đảm bảo

13. Những vướng mắc anh (chị) thường gặp khi giải quyết cho vay?

□ Yếu tố pháp lý □ Thủ tục hồ sơ □ Thông tin về khách hàng

14. Những yếu tố nào anh (chị) thường lo lắng khi quyết định cho vay?

□ Rủi ro □ Hồ sơ không đảm bảo

□ Thông tin về khách hàng chưa chính xác □ Yếu tố khác

15. Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngân hàng cấp trên như thế nào?

□ Rõ ràng □ Chưa rõ ràng

16. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tín dụng như thế nào?

□ Rất Tốt □ Tốt □ Chưa tốt

17. Chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với CBTD như thế nào?

□ Rất Tốt □ Tốt □ Chưa tốt

18. Anh (chị) có thường xuyên tham gia các chương trình đào tạo nâng

cao nghiệp vụ không?

□ Thường xuyên □ ít □ Rất ít

19. Anh (chị) tự nâng cao trình độ nghiệp vụ bằng cách nào?

□ Tự nghiên cứu □ Thông qua các khóa tập huấn a

20. Anh (chị) có muốn thay đổi công việc khác không?

□ Có □ Không

Page 189: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

183

21. Số lượng CBTD tại chi nhánh anh (chị) công tác chiếm tỷ lệ bao

nhiêu?

□ >50% □ <50%

22. Môi trường tại nơi anh (chị) làm việc như thế nào?

□ Rất Tốt □ Tốt □ Chưa tốt

Chân thành cảm ơn anh (chị) đã dành thời gian cho chúng tôi. Chúng

tôi cam kết các thông tin trên sẽ được bảo mật. Kính chúc anh (chị) sức khỏe,

an khang và thịnh vượng và đạt được những thành công trong công việc.

Page 190: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

184

Phụ lục 8

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Kính chào các anh (chị), chúng tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát về hoạt động cho vay

đối với khách hàng. Mục đích của cuộc khảo sát này là tìm hiểu ý kiến của khách hàng về

quá trình cho vay để từ đó xây dựng các giải pháp có tính khả thi, đáp ứng được nhu cầu

của khách hàng và mang lại kết quả khả quan cho ngân hàng. Vì vậy, chúng tôi rất mong

nhận được sự hỗ trợ của anh (chị) trong việc cung cấp các thông tin theo bảng sau:

I. ĐÁNH GIÁ VỀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ

1. Khách hàng biết đến ngân hàng do:

□ Qua báo, đài □ Có sự giới thiệu □ NH đến giới thiệu

□ Thương hiệu của NH □ Các trường hợp khác

2. Khách hàng chọn NHNo&PTNT Quảng Nam để giao dịch vì:

□ Vị trí thuận tiện □ Uy tín và trách nhiệm □ Có sự giới thiệu

□ Có lãi suất và phí hợp lý □ Có nhiều dịch vụ tốt □ Khác

3. Khách hàng có tài khoản tại NHNo&PTNT Quảng Nam không?

□ Không □ Có

4. Khách hàng có thường xuyên giao dịch với ngân hàng không?

□ Rất thường xuyên □ Thường xuyên □ Không thường

xuyên

5. Khách hàng biết đến bao nhiêu sản phẩm cho vay đối với khách hàng tại NHNo&PTNT

Quảng Nam? Có nhiều sự lựa chọn:

□ Không sản phẩm □ Một vài sản phẩm □ Hầu hết các sản

phẩm

□ Tất cả các sản phẩm

6. Hình thức tín dụng mà công ty bạn hay sử dụng:

Page 191: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

185

□ Vay □ Thuê tài chính □ Bảo lãnh

□ Chiết khấu □ Thấu chi □ Các hình thức tín dụng khác

7. Khách hàng đánh giá mức độ đa dạng của sản phẩm cho vay của NHNo

□ Yếu □ Trung bình □ Tốt □ Rất tốt

8. Nhu cầu vay của công ty bạn thường là:

□ Vay ngắn hạn □ Vay trung hạn □ Vay dài hạn

9. Khách hàng được ngân hàng cho vay

□ Có tài sản đảm bảo □ Có tài sản đảm bảo một phần □ Không có tài sản

đảm bảo

10. Lãi suất ngân hàng áp dụng đối với công ty bạn là:

□ Hợp lý □ Không hợp lý

11. Khách hàng có khó khăn gì khi thực hiện các điều kiện vay vốn của NH:

□ Tư cách pháp lý □ Mục đích vay □ Khả năng tài chính

□ Phương án SX-KD, dự án □ Tài sản đảm bảo □ Khác

12. Cách định giá tài sản đảm bảo hiện nay của NH so với giá thị trường:

□ Cao hơn □ Thấp hơn □ Phù hợp

13. Đánh giá của khách hàng về thủ tục vay vốn tại các NHNo

□ Bình thường □ Phức tạp □ Rất phức tạp

14. Công ty bạn được NHNo xếp loại:

□ AAA, AA, A □ BBB, BB, B □ CCC, CC, C

15. Nếu vay vốn tại ngân hàng , khách hàng trả vốn gốc và lãi thông qua:

□ Tiền mặt □ Thẻ ATM □ Internet □ Điện thoại

16. Đối với nợ quá hạn, khách hàng:

□ Không có □ Thường xuyên □ Thỉnh thoảng

Page 192: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

186

II. ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG

1. Vui lòng chọn 3 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của NHNo:

□ Uy tín của NHNo □ Sản phẩm/dịch vụ đa dạng □ Giá/phí/lãi suất

□ Thủ tục đơn giản □ Thời gian giao dịch nhanh □ Mạng lưới giao dịch

□ Thái độ của nhân viên □ Trình độ/nghiệp vụ của nhân viên□ Tiện nghi, cơ sở vật

chất

□ Chương trình khuyến mãi hấp dẫn

2. Về thời gian giao dịch:

Tôi thường được phục vụ ngay mà không phải chờ đợi:

□ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý

□ Hoàn toàn không đồng ý

Các quy trình giao dịch, thủ tục đơn giản, thuận tiện:

□ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý

□ Hoàn toàn không đồng ý

3. Về độ chính xác của giao dịch:

Nhân viên thực hiện giao dịch tuyệt đối chính xác, không có sai sót:

□ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý

□ Hoàn toàn không đồng ý

Nhân viên nắm rõ các sản phẩm và các chương trình cho vay, sẵn sàng giải thích khi tôi có

thắc mắc.

□ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý

□ Hoàn toàn không đồng ý

Khi có trục trặc, sự cố phát sinh, các nhân viên có khả năng xử lý triệt để:

Page 193: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

187

□ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý

□ Hoàn toàn không đồng ý

4. Về sự thân thiện của nhân viên:

Tôi luôn được bảo vệ chào đón nhiệt tình bằng việc dắt xe hoặc mở cửa khi đến giao dịch:

□ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý

□ Hoàn toàn không đồng ý

Các bạn nhân viên luôn niềm nở đón tiếp tôi bằng một nụ cười thân thiện:

□ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý

□ Hoàn toàn không đồng ý

Tôi luôn được cám ơn và chào tạm biệt khi kết thúc giao dịch. Hơn nữa, các nhân viên còn

bày tỏ sự mong muốn phục vụ tôi lần sau.

□ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý

□ Hoàn toàn không đồng ý

5. Về cam kết thực hiện lời hứa của nhân viên:

Tôi cảm thấy an tâm và hoàn toàn tin tưởng khi giao dịch với nhân viên NHNo

□ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý

□ Hoàn toàn không đồng ý

Nhân viên NHNo luôn thực hiện những gì đã hứa với khách hàng:

□ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý

□ Hoàn toàn không đồng ý

Khi không trả lời được thắc mắc, nhân viên NHNo thường đưa ra thời gian phản hồi vụ thể

và luôn thực hiện đùng:

□ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý

Page 194: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

188

□ Hoàn toàn không đồng ý

6. Về tính chuyên nghiệp của nhân viên

Các nhân viên NHNo luôn mặc đồng phục đẹp và rất chuyên nghiệp :

□ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý

□ Hoàn toàn không đồng ý

Tôi luôn được nhân viên chủ động giới thiệu các sản phẩm, chương trình ưu đãi khi đến

giao dịch:

□ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý

□ Hoàn toàn không đồng ý

Tôi tin tưởng khả năng tư vấn sản phẩm tài chính của nhân viên NHNo

□ Hoàn toàn đồng ý □ Đồng ý □ Bình thường □ Không đồng ý

□ Hoàn toàn không đồng ý

Theo quý khách, với thang điểm từ 1 đến 5 thì chất lượng dịch vụ của NHNo được bao

nhiêu điểm

□ 1 điểm □ 2 điểm □ 3 điểm □ 4 điểm

□ 5 điểm

III. THÔNG TIN CHUNG

1. Thời gian giao dịch tại NHNo:

□ Dưới 3 tháng □ Từ 3 tháng - 6 tháng □ Từ 6 tháng - 1 năm

□ Từ 1 năm -2 năm □ Từ 2 năm -3 năm □ Trên 3 năm

2. Theo quý khách, trong bạn bè, người thân có bảo nhiêu người sử dụng sản phẩm tíndụng của NHNo

□ Không có ai □ Rất ít □ Một vài người

□ Nhiều người □ Phần lớn □ Không biết

Page 195: hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/3/4/nguyen_thi_nhu_thuy_vi.pdf · HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY hiÖu qu¶ tÝn dông cña ng©n hµng

189

3. Khi có thêm nhu cầu, quý khách có tiếp tục quay lại sử dụng dịch vụ tín dụng của

NHNo:

□ Có □ Không

4. Quý khách có muốn giới thiệu sản phẩm tín dụng của NHNo đến với người thân, bạn bè:

□ Có □ Không

5. Vui lòng sử dụng 3 tính từ miêu tả về mô hình giao dịch của NHNo:

Cơ sở vật chất:

□ Thuận tiện □ Hiện đại □ Chuyên nghiệp

□ Bình thường □ Ý kiến khác

Trang thiết bị:

□ Thuận tiện □ Hiện đại □ Chuyên nghiệp

□ Bình thường □ Ý kiến khác

Không gian giao dịch:

□ Thuận tiện □ Hiện đại □ Bình thường

□ Ý kiến khác

6. Quý khách nhận dạng thương hiệu/logo của NHNo qua các hình thức nào:

□ Kênh truyền thông □ Internet □ Qua nhân viên

□ Qua bạn bè, người thân □ Qua hoạt động triển lãm, tiếp thị của ngân hàng

□ Khác

7. Quý khách thường giao dịch tại chi nhánh nào của NHNo:……………………………

8. Ý kiến khác của khách hàng:……………………………………………………………

NHNo chân thành cảm ơn quý khách hàng đã dành thời gian cho chúng tôi. Chúng tôi cam

kết các thông tin trên sẽ được bảo mật. Kính chúc quý khách hàng sức khỏe, an khang và

thịnh vượng.