hỘi nghỊ ĐÁnh giÁ tÌnh hÌnh kinh tẾ -...

8
Agribank Lâm Đồng II khai trương Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại huyện Di Linh Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lâm Đồng, Lâm Hà có diện tích tự nhiên hơn 93 ngàn ha, dân số trên 143 ngàn người với 30 dân tộc anh em cùng sinh sống. Toàn huyện có 14 xã, 2 thị trấn, 180 khu dân cư. Nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân của Ủy ban MTTQ huyện có nhiều đổi mới, phát huy được tinh thần sáng tạo, tự quản trong nhân dân. Từ đó, thúc đẩy và lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng kinh tế - chính trị - xã hội huyện Lâm Hà ngày một vững mạnh. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5186 - THỨ SÁU, NGÀY 23/11/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Hai vợ chồng nghệ nhân mê hát chèo TRANG 5 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Hội CCB Phường 2 với mô hình đảm bảo ANTT TRANG 6 Để thật sự bình quyền, phụ nữ phải ra sức phấn đấu, chị em phải cố gắng học tập. Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ, có quyết tâm thì nhất định học được. (TRÍCH THƯ GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ, 6/1946). HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN QUỐC GIA Ứng phó với áp thấp nhiệt đới - bão TRANG 3 TRANG 4 TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong đảm bảo an toàn thực phẩm TRANG 7 TRANG 5 Nghị lực vượt khó của người đàn ông khiếm thị TRANG 2 Dấu ấn từ các phong trào thi đua ở Lâm Hà Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2018 đều đạt và vượt. Ảnh: L.Hoa Kết quả năm 2018 là tích cực nhưng vẫn cần sự nỗ lực XEM TIẾP TRANG 2 HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2019: Sáng ngày 22/11, Ban Chỉ đạo TW Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến quốc gia triển khai một số hoạt động ứng phó với áp thấp nhiệt đới - bão. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã tham dự hội nghị cùng lãnh đạo 14 tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, những địa phương được dự báo chịu ảnh hưởng của cơn bão tham gia họp trực tuyến. Cơn bão số 9 trên biển Đông đang tiến vào nước ta và theo dự báo sẽ gây mưa to đến rất to và gây ra hiện tượng lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất ở các địa phương. Ban chỉ đạo TW yêu cầu các địa phương có phương án bảo vệ an toàn hồ chứa, sạt lở đất, bảo đảm an toàn nuôi trồng thủy hải sản. 29 ngàn tàu cá của các tỉnh ven biển cần nhanh chóng vào nơi tránh trú bão an toàn. Theo Tổng cục Khí tượng thủy văn dự báo, khu vực Nam Tây Nguyên và các tỉnh ven biển sẽ là nơi chịu ảnh hưởng mạnh, chịu lượng mưa lớn nhất của cơn bão. Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công điện khẩn yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện, các cơ quan liên quan và các địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến bất thường của thời tiết để chủ động triển khai các biện pháp theo phương châm 4 tại chỗ... Mái nhà 30 năm Trong không gian bình yên cuối con đường mang tên Huyền Trân Công Chúa, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT tỉnh Lâm Đồng (gọi tắt Trường PT DTNT tỉnh) vẫn lặng lẽ làm mái nhà vững chãi cho con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng suốt 30 năm qua. Mái trường in hằn rõ vết thời gian ấy là nơi chắp cánh cho những “cánh chim” nhỏ từ buôn làng vút bay cao, bay xa.

Upload: others

Post on 13-Oct-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201811/29074_BLD_ngay_23.11.2018.pdf · Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2018

Agribank Lâm Đồng II khai trương Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại huyện Di Linh

Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lâm Đồng, Lâm Hà có diện tích tự nhiên hơn 93 ngàn ha, dân số trên 143 ngàn người với 30 dân tộc anh em cùng sinh sống. Toàn huyện có 14 xã, 2 thị trấn, 180 khu dân cư. Nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân của Ủy ban MTTQ huyện có nhiều đổi mới, phát huy được tinh thần sáng tạo, tự quản trong nhân dân. Từ đó, thúc đẩy và lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng kinh tế - chính trị - xã hội huyện Lâm Hà ngày một vững mạnh.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5186 - THỨ SÁU, NGÀY 23/11/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘIHai vợ chồng nghệ nhân

mê hát chèoTRANG 5

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTHội CCB Phường 2

với mô hình đảm bảo ANTT TRANG 6

Để thật sự bình quyền, phụ nữ phải ra sức phấn đấu, chị em phải cố gắng học tập. Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ, có quyết tâm thì nhất định học được.

(TRÍCH THƯ GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ, 6/1946).

HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN QUỐC GIA

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới - bão

TRANG 3

TRANG 4

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCVai trò của Mặt trận Tổ quốc

trong đảm bảo an toàn thực phẩm

TRANG 7

TRANG 5

Nghị lực vượt khó của người đàn ông khiếm thị

TRANG 2

Dấu ấn từ các phong trào thi đua ở Lâm Hà

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2018 đều đạt và vượt. Ảnh: L.Hoa

Kết quả năm 2018 là tích cực nhưng vẫn cần sự nỗ lực

XEM TIẾP TRANG 2

HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2019:

Sáng ngày 22/11, Ban Chỉ đạo TW Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến quốc gia triển khai một số hoạt động ứng phó với áp thấp nhiệt đới - bão. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã tham dự hội nghị cùng lãnh đạo 14 tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, những địa phương được dự báo chịu ảnh hưởng của cơn bão tham gia họp trực tuyến.

Cơn bão số 9 trên biển Đông đang tiến vào nước ta và theo dự báo sẽ gây mưa to đến rất to và gây ra hiện tượng lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất ở các địa phương. Ban chỉ đạo TW yêu cầu các địa phương có phương án bảo vệ an toàn hồ chứa, sạt lở đất, bảo đảm an toàn nuôi trồng thủy hải sản. 29 ngàn tàu cá của các tỉnh ven biển cần nhanh chóng vào nơi tránh trú bão an toàn. Theo Tổng cục Khí tượng thủy văn dự báo, khu vực Nam Tây Nguyên và các tỉnh ven biển sẽ là nơi

chịu ảnh hưởng mạnh, chịu lượng mưa lớn nhất của cơn bão.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công điện khẩn yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện, các cơ quan liên quan và các địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến bất thường của thời tiết để chủ động triển khai các biện pháp theo phương châm 4 tại chỗ...

Mái nhà 30 nămTrong không gian bình yên cuối con đường mang tên Huyền Trân Công

Chúa, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT tỉnh Lâm Đồng (gọi tắt Trường PT DTNT tỉnh) vẫn lặng lẽ làm mái nhà vững

chãi cho con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng suốt 30 năm qua. Mái trường in hằn rõ vết thời gian ấy là nơi chắp cánh cho những “cánh chim” nhỏ từ buôn làng vút bay cao, bay xa.

Page 2: HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201811/29074_BLD_ngay_23.11.2018.pdf · Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2018

2 THỨ SÁU 23 - 11 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Hội nghị trực tuyến... TIẾP TRANG 1

Dấu ấn từ các phong trào thi đua ở Lâm Hà

Xây nhà cho người nghèo là một trong những hoạt động được duy trì thường xuyên ở Lâm Hà. Ảnh: N.Thu

Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lâm Đồng, Lâm Hà có diện tích tự nhiên hơn 93 ngàn ha, dân số trên 143 ngàn người với 30 dân tộc anh em cùng sinh sống. Toàn huyện có 14 xã, 2 thị trấn, 180 khu dân cư. Nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân của Ủy ban MTTQ huyện có nhiều đổi mới, phát huy được tinh thần sáng tạo, tự quản trong nhân dân. Từ đó, thúc đẩy và lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng kinh tế - chính trị - xã hội huyện Lâm Hà ngày một vững mạnh.

Trước nhất phải kể đến, đó là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, từ

năm 2016 đến nay là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên triển khai thực hiện tốt. Theo đó, từ sự tuyên truyền, vận động của MTTQ, đến nay nhân dân trong huyện đã đóng góp gần 86 tỷ đồng, gần 34 ngàn ngày công lao động, hiến trên 80 ngàn mét vuông đất để xây dựng các công trình giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng tại địa phương. Từ cuộc vận động này, tại Lâm Hà còn xuất hiện rất nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của các khu dân cư, các thôn, xóm như mô hình tuyến đường hoa, tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn, cơ sở tôn giáo an toàn, sáng, xanh, sạch đẹp... Đến nay, toàn huyện có 9 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, hàng năm có 85% gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Cuộc vận động đã đem lại nhiều kết quả thiết thực, phát huy nội lực và tinh thần tự quản của nhân dân. Đây được xem là cuộc vận động sâu sắc nhất, toàn diện nhất góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo; xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bên cạnh đó, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục được MTTQ xã và các tổ chức thành viên tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, nâng

cao nhận thức của người dân về hàng Việt, mua hàng Việt là thể hiện tinh thần yêu nước. Và, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, tiểu thương về kinh doanh các sản phẩm hàng Việt Nam, đã góp phần nâng cao nhận thức và thói quen sử dụng hàng Việt trong nhân dân, người dân đã ưu tiên dùng hàng Việt chất lượng tốt. Ngoài ra, MTTQ các cấp trong huyện còn tích cực vận động người dân tham gia ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”. Trong 5 năm gần đây, toàn huyện đã vận động được hơn 6,9 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng 114 căn nhà đại đoàn kết; hỗ trợ sửa chữa 34 căn nhà với tổng số tiền gần 29 tỷ đồng; hỗ trợ các hộ gia đình nghèo, khó khăn, đột xuất, bệnh hiểm nghèo, học sinh nghèo vượt khó với tổng số tiền trên 2,74 tỷ đồng... Với những kết quả trên, Lâm Hà luôn nằm trong tốp những địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về kết quả Quỹ “Vì người nghèo”.

Việc thực hiện chương trình phối hợp tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn giữa Ủy ban MTTQ huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn đã thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa các tôn giáo và phát huy truyền thống sống “Tốt đời, đẹp đạo”. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được MTTQ và các tổ chức thành viên phối hợp với Công an tuyên truyền, vận động tới các tầng lớp nhân dân cũng đã góp phần đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới...

Bên cạnh đó, các tổ chức thành viên của Mặt trận đã tổ chức nhiều hoạt động thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia như: Liên đoàn Lao động huyện đẩy mạnh phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, xây dựng cán bộ công chức “trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”. Hội Nông dân huyện với phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với thực hiện Đề án “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”. Hội Cựu chiến binh huyện với phong trào “Gia đình cựu chiến binh gương mẫu, tiến bộ”, “Giúp nhau xóa nhà tạm, xóa nghèo”. Đoàn Thanh niên với các phong trào “Lập thân, lập nghiệp, làm theo lời Bác, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”...

Trao đổi về các phong trào thi đua yêu nước do MTTQ phát động, bà Khuất Thị Minh Hiền - Phó Chủ tịch UBMTTQVN huyện Lâm Hà cho biết: Nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, công tác tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân được đổi mới với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Khối đại đoàn kết tiếp tục được củng cố và phát huy. MTTQ các cấp trong huyện không ngừng củng cố về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động, làm nòng cốt trong công tác phối hợp tuyên truyền, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các cuộc vận động, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, an sinh xã hội theo chủ trương Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra. Nội dung hoạt động từng bước được đổi mới, đi vào chiều sâu; đặc biệt, các hoạt động phát huy dân chủ, tham gia giám sát, thực hiện các nghị quyết liên tịch, quy chế phối hợp giữa MTTQ với chính quyền ngày càng đi vào thực chất. Từ đó, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, ngày càng hiệu quả, tạo mối quan hệ, lòng tin gắn bó giữa nhân dân với Đảng, chính quyền, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của MTTQ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhiều năm qua.

Với những kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ qua, MTTQ huyện được MTTQ tỉnh tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc toàn diện năm 2014, 2015, 2017; riêng năm 2016 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Ngoài ra, MTTQ huyện còn được nhận bằng khen của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, UBND tỉnh... NGUYỆT THU

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIVSáng ngày 22/11, Đoàn Đại biểu Quốc hội

(ĐBQH) khóa XIV đơn vị tỉnh Lâm Đồng do ông Nguyễn Tạo - Phó Trưởng đoàn chuyên trách làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 6 với cử tri và nhân dân Phường 3, thành phố Đà Lạt. Cùng tham dự còn có ĐBQH Triệu Thế Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri đã được nghe ĐBQH Triệu Thế Hùng thay mặt đoàn báo cáo kết qủa Kỳ họp thứ 6 sau 22 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm, dân chủ, trí tuệ và đổi mới, kỳ họp đã diễn ra thành công tốt đẹp. Tại kỳ họp, với sự tín nhiệm rất cao, Quốc hội đã bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước. Đây là nội dung quan trọng, được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, đánh

giá cao. Đồng thời, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn và bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng mới đối với ông Nguyễn Mạnh Hùng. Công tác nhân sự tại kỳ họp được tiến hành chặt chẽ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định…

Tại buổi gặp gỡ, tiếp xúc với Đoàn ĐBQH, đông đảo cử tri và nhân dân bày tỏ sự đồng tình và phấn khởi trước kết quả của kỳ họp thứ 6 vừa qua. Bên cạnh đó, rất nhiều ý kiến của cử tri Phường 3 đã gửi đến ĐBQH và cơ quan chức năng như: Đề nghị thành phố nên tổ chức đường vành đai thành phố Đà Lạt để tránh ùn tắc giao thông trong nội ô thành phố, nên đầu tư một cách bền vững hơn về hoa và cây xanh để xứng đáng là thành phố hoa Đà Lạt. Hiện nay, tình trạng trùng lắp

số nhà, sắp xếp số nhà chưa khoa học khiến người dân gặp khó khăn trong giao dịch, liên hệ. Tình trạng xe tải trọng lớn, xe khách lớn vào thành phố, đậu đỗ tràn lan trên các tuyến đường gây hư hỏng cầu đường và ùn tắc giao thông cho người dân trong xóm, trong tổ dân phố. Tình trạng tín dụng đen vẫn xuất hiện gây khó khăn cho người dân,…

Tiếp thu những ý kiến của cử tri, ông Triệu Thế Hùng đã giải trình một số vấn đề liên quan đến giáo dục. Ông Tôn Thiện San - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt đã ghi nhận, tiếp thu và giải trình những ý kiến kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền thành phố. Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đoàn ĐBQH đã được ông Nguyễn Tạo tiếp thu, giải trình và sẽ tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong kỳ họp tới. NGUYỆT THU

... Việc thông tin về tình hình mưa lũ cần nhanh chóng, kịp thời để cơ quan chức năng và nhân dân biết, sẵn sàng ứng phó và di dời người dân đến nơi an toàn. Cần đảm bảo an

toàn hệ thống công trình kênh mương, hồ đập, thiết bị xả lũ, khơi thông dòng chảy… tránh tình trạng ngập lụt. Các công ty thủy

điện cần vận hành các hồ thủy điện theo đúng quy trình vận hành và quy chế phối

hợp đã ban hành. Với các địa phương cần chủ động rà

soát toàn bộ các khu vực dân cư, địa bàn có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và

có biện pháp cảnh báo, giúp nhân dân phòng tránh, di dời kịp thời khỏi khu

vực nguy hiểm. Đặt biển cảnh báo, bố trí lực lượng canh gác hướng dẫn người và phương tiện qua lại các ngầm, tràn, bến

đò an toàn. Cần kiểm tra chặt việc hạ cây lớn có nguy cơ ngã đổ, tỉa cành cây dọc hai bên đường và sẵn sàng lực lượng xử

lý cây cối ngã đổ gây ách tắc.Các sở, ngành liên quan cần tăng cường

trách nhiệm, sẵn sàng ứng phó và chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng phó, khắc phục khi có sự cố sạt lở ách tắc giao thông,

cung ứng lương thực thực phẩm cho nhân dân những vùng bị lũ lụt chia cắt, cứu nạn cứu hộ, tham gia khắc phục hậu quả khi có sự cố xảy

ra và đưa người dân đến nơi an toàn. D.QUỲNH

Thăm và tặng quà, chăm sóc sức khỏe tại nhà Mẹ Việt Nam Anh hùng

Sáng 22/11, Ban Quân Dân y tỉnh Lâm Đồng, Sở Y tế, Trung tâm Y tế TP Đà Lạt

phối hợp với UBND các xã Xuân Trường và Trạm Hành đã đến thăm, tặng quà và chăm sóc sức khỏe tại nhà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) trên địa bàn. Đó là Mẹ

VNAH Nguyễn Thị Nhất (91 tuổi) ở xã Xuân Trường và Mẹ VNAH Phan Thị Hường (99

tuổi) ở xã Trạm Hành.Các Mẹ VNAH đều đã cao tuổi nên việc

chăm sóc sức khỏe tại nhà là việc làm thường xuyên của ngành Y tế địa phương. Đây là

hoạt động nhằm đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” trong

lực lượng quân và dân y thuộc Dự án Quân Dân y kết hợp năm 2018.

Được biết, tại 2 xã Anh hùng Xuân Trường và Trạm Hành của TP Đà Lạt hiện còn 2 Mẹ

VNAH còn sống và hơn 250 hộ gia đình chính sách, có công với cách mạng. Riêng

xã Xuân Trường có 17 Mẹ VNAH, hiện có 1 Mẹ VNAH còn sống và trên 200 hộ gia đình

chính sách. Đến nay, 100% đối tượng gia đình chính sách ở 2 xã Xuân Trường và Trạm Hành đều có mức sống khá trở lên, nhiều hộ

là nông dân sản xuất giỏi.Bên cạnh đó, trong 2 năm qua, xã Trạm

Hành đã vận động các đơn vị tài trợ ủng hộ 140 triệu đồng sửa chữa nâng cấp 2 căn nhà tình nghĩa cho Mẹ VNAH Phan Thị Hường

và bà Võ Thị Trúc là đối tượng gia đình liệt sĩ. AN NHIÊN

Ngành Y tế chăm sóc sức khỏe tại nhà cho Mẹ VNAH Phan Thị Hường (99 tuổi) ở xã Trạm Hành - Đà Lạt.

Page 3: HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201811/29074_BLD_ngay_23.11.2018.pdf · Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2018

3 3 THỨ SÁU 23 - 11 - 2018KINH TẾ

Báo cáo đánh giá chung tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng, do Giám đốc Sở KH-ĐT

tỉnh trình bày, cho thấy: Năm 2018, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập và đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh được cải thiện. Tất cả 18/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch, trong đó có 6 tiêu chí vượt (thu nhập bình quân đầu người, tổng thu NSNN, kim ngạch xuất khẩu, khách du lịch, trường đạt chuẩn và xã, phường văn minh đô thị); sản xuất nông nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và cao hơn bình quân chung của cả nước; ngành công nghiệp, xây dựng và lĩnh vực thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển; kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh; lượng khách du lịch, nhất là khách quốc tế, khách qua lưu trú tăng khá so với cùng kỳ; thu ngân sách vượt dự toán tỉnh giao và tăng khá so với cùng kỳ; các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục duy trì ổn định; công tác bảo trợ xã hội, chính sách cho người có công tiếp tục được quan tâm; các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo đạt kết quả tích cực; đã ban hành kế hoạch và khẩn trương tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa XII); công tác cải cách hành chính tiếp tục được chú trọng, đã thành lập và đưa Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Lâm Đồng đi vào hoạt động, đồng thời củng cố, kiện toàn bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại cấp huyện và cấp xã; giữ vững quốc phòng - an ninh; thực hiện tốt công tác diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện, cấp xã theo kế hoạch, hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ cả về số lượng và chất lượng. Công tác tiếp công dân; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tiếp tục được chú trọng. Phục vụ Thủ tướng Chính phủ tổ chức thành công hội nghị toàn quốc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tại thành phố Đà Lạt.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: giá một số nông sản không ổn định; tình trạng nông sản Trung Quốc giả nhãn mác nông sản

HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2019:

Kết quả năm 2018 là tích cực nhưng vẫn cần sự nỗ lựcNgày 21/11, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019, do Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt chủ trì. Tham dự hội nghị có các Phó Chủ tịch và thành viên UBND tỉnh, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, lãnh đạo các ban của UBND tỉnh, Giám đốc/Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành và Văn phòng UBND tỉnh. Đầu cầu trực tuyến tại các huyện thị, có đại diện Thường trực cấp ủy và HĐND các huyện, thành phố; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các huyện và thành phố; lãnh đạo các phòng ban chuyên môn của các huyện và thành phố.

Đà Lạt chưa được xử lý triệt để; thị trường tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn; lĩnh vực chăn nuôi, nhất là đàn bò sữa có chiều hướng chững lại; tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng diễn biến phức tạp; ngành công nghiệp tuy phát triển nhưng còn chậm; khối lượng thực hiện và giải ngân một số nguồn vốn xây dựng cơ bản chậm, đặc biệt là giải ngân vốn TPCP đạt thấp; thu hút

khách du lịch tuy tăng nhưng chưa bền vững, chưa có tính đột phá, chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế; tiến độ triển khai, thực hiện một số công trình trọng điểm chưa đạt kế hoạch đề ra; tình hình thu hút đầu tư gặp khó khăn; số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động và số doanh nghiệp giải thể tăng; công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng và trật tự đô thị còn nhiều hạn chế, tồn tại; trật

tự an toàn xã hội còn nhiều nguy cơ bất ổn; tai nạn giao thông tăng về số vụ và số người bị thương.

Báo cáo đề ra 14 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Trong đó, chú trọng bám sát và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X, Nghị quyết HĐND tỉnh khóa IX về nhiệm vụ

phát triển kinh tế 5 năm 2016 - 2020, tập trung các nguồn lực thực hiện có hiệu quả 4 chương trình trọng tâm, 12 các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh và các công trình trọng điểm của các huyện, thành phố; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh của tỉnh; hoàn thành đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng theo nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng và trật tự đô thị; phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải, tài chính ngân hàng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác; tập trung chỉ đạo công tác quản lý thu thuế, phí; điều hành chi ngân sách theo dự toán được duyệt, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ khởi nghiệp, thu hút các nguồn lực; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa và chính sách đối với người có công, giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an toàn giao thông... Hội nghị lần lượt nghe báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của các địa phương, kiến nghị các giải pháp bổ sung vào giải pháp chung của tỉnh để phù hợp với tình hình thực tế; trong đó, đáng chú ý là đề xuất của lãnh đạo Sở Giao thông - Vận tải và lãnh đạo Sở VH-TT&DL về an ninh trong phát triển hàng không và của lãnh đạo Công an tỉnh về hiện tượng gia tăng hoạt động của các băng nhóm tội phạm trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt nhận định: Dù các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội đều đạt, nhưng vẫn có các chỉ tiêu thành phần chưa đạt, hoặc chỉ mới tiệm cận. Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận kết quả của năm 2018 là tích cực; nhưng vẫn cần sự nỗ lực, chú trọng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để khắc phục các tồn tại, hạn chế. Đồng thời, Chủ tịch tỉnh cũng cảnh báo, trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn, hoặc có những vấn đề nảy sinh, hay dự báo tình hình thời tiết bất ổn… cần tăng cường sự quyết tâm, tìm hiểu kỹ và giải quyết các vấn đề nổi cộm để có kết luận chính xác, tránh gây bức xúc dư luận… Nhiệm vụ năm 2019 là tiền đề để đánh giá kết quả cuối nhiệm kỳ. Chủ tịch tỉnh yêu cầu ngành liên quan cần có các giải pháp liên quan về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp; về năng lượng tái tạo, dịch vụ du lịch…; không thể tận dụng lợi thế về cảnh quan, khí hậu để thu hút khách du lịch, mà phải có nghiên cứu để thúc đẩy đầu tư vào du lịch một cách chính đáng và hiệu quả. Năm 2019 cần có 1 chủ đề thể hiện sự quyết tâm, đột phá, tạo không khí mới và thắng lợi mới.

LÊ HOA

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2018 đều đạt và vượt. Ảnh: L.Hoa

Các chỉ tiêu đạt được của năm 2018:- Tổng sản phẩm trong nước GRDP (theo giá so sánh 2010) tăng 8,59% (KH 8,5 - 8,7%); trong đó: khu vực nông

- lâm - thủy tăng 5,2% (KH 4,8 - 5,3%); khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,39% (KH 9%); khu vực dịch vụ tăng 12,25% (KH 11,7 - 12,5%).

- GRDP bình quân đầu người 59,74 triệu đồng (kế hoạch 58,5 - 59 triệu đồng).- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 26.340 tỷ đồng (KH 26.000 - 26.500 tỷ đồng), tăng 12,1% so với

năm 2017.- Tổng thu NSNN trên địa bàn 7.100 tỷ đồng (KH 6.750 tỷ đồng), bằng 105% dự toán địa phương; trong đó, thu

từ thuế, phí 4.600 tỷ (KH 4.435 tỷ đồng), đạt 104% dự toán địa phương, tăng 17% so với cùng kỳ.- Tổng kim ngạch xuất khẩu 661 triệu USD (KH 630 triệu USD), đạt 104,9% kế hoạch, tăng 19,8% so với cùng kỳ.- Khách du lịch đến Lâm Đồng 6.505,5 ngàn lượt khách (KH 6.500 ngàn khách), đạt 100,1% kế hoạch, tăng

10,3%; trong đó: khách quốc tế 485 ngàn lượt khách, đạt 101% so kế hoạch, tăng 21,3%; khách qua đăng ký lưu trú 4.450 ngàn người (KH 4.400 ngàn lượt), đạt 101,1% kế hoạch, tăng 11,3% so cùng kỳ.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số giảm 2%;- Có thêm 12 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, lũy kế có 87 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Có thêm

huyện Đức Trọng đạt chuẩn nông thôn mới; thành phố Bảo Lộc và Đà Lạt được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2019:- Tổng sản phẩm trong nước (GRDP theo giá so sánh 2010) tăng từ 8,5 - 9% so với năm 2018; trong đó: khu vực

nông - lâm - thủy tăng 5 - 5,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11 - 12%; khu vực dịch vụ tăng 11 - 11,5%.- GRDP bình quân đầu người khoảng 65,4 - 65,7 triệu đồng.- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội từ 30.500 - 31.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 35% GRDP.- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khoảng 7.985 tỷ đồng, tăng 12,5% so ước thực hiện năm 2018;

trong đó thuế, phí 5.250 tỷ đồng, tăng 14,1% so với ước thực hiện năm 2018. - Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 720 triệu USD, tăng 8,9% so với năm 2018.- Khách du lịch đến Lâm Đồng khoảng 7.150 ngàn lượt khách, tăng 10% so với năm 2018; trong đó: khách

quốc tế khoảng 533 ngàn lượt khách, khách qua đăng ký lưu trú khoảng 4.850 ngàn người.- Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0 - 1,5%; riêng hộ đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 2,0 - 3,0%.- Có thêm 12 xã đạt 19/19 tiêu chí và 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (huyện Đạ Tẻh).

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo phải tăng cường sự quyết tâm, phân tích kỹ các nguyên nhân,

tránh gây bức xúc trong dư luận. Ảnh: L.H

Page 4: HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201811/29074_BLD_ngay_23.11.2018.pdf · Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2018

4 THỨ SÁU 23 - 11 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Tình thầyTrong ký ức của thầy giáo Võ

Tấn Huệ - nguyên Hiệu trưởng Trường PT DTNT tỉnh vẫn nhắc rằng: “Ở trường này mỗi thầy cô giáo phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Ngoài việc giáo dục kiến thức trên lớp, giáo viên còn quản lý nội trú, chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho các em; giúp học sinh hình thành ý thức tự giác, tự chủ trong đời sống nội trú và sinh hoạt tập thể; tôn trọng kỷ luật và tinh thần trách nhiệm; có chuyển biến tích cực về ứng xử văn hóa và hành vi văn minh trong đời sống cộng đồng”.

Nói về việc quản lý nội trú, cô Võ Thị Bích Linh - Tổ trưởng Tổ Văn phòng và quản trị đời sống vẫn nhớ như in những năm đầu mới thành lập trường: “Mọi thứ thiếu thốn, nấu được bữa ăn ngon cho học sinh là vô cùng khó. Thầy cô phụ trách việc chăm lo đời sống cho học sinh phải tăng cường tăng gia sản xuất cải thiện bữa ăn cho học sinh. Cô Lê Thị Lánh, đảng viên duy nhất của tổ lúc đó vẫn thường nói với học sinh “các em no thì cô no”, bởi thế mà học trò cũng coi cô như mẹ để rồi có chuyện gì buồn tủi đều tìm cô tâm sự. Còn cô Thái Thị Lộc, mỗi buổi sáng đều đi gõ từng phòng gọi các em dậy lao động vệ sinh gọn gàng trước khi lên lớp. Cũng nhờ vậy mà những đứa trẻ hồn nhiên, phóng khoáng như cây rừng dần sống trong kỷ cương, nền nếp”.

Chúng tôi ghé Trường PT DTNT tỉnh vào những ngày tháng 11. Trong phòng khách của nhà trường đầy hoa đó là lời tri ân của học trò từ nhiều miền xa gửi về khi mái trường tròn 30 tuổi. Thầy giáo trẻ Nguyễn Hiếu Quân rưng rưng khi đọc vài dòng trong bức thư của học trò cũ - những học trò đầu tiên thầy chủ nhiệm niên khóa 2008 - 2011: “Hồi đó tụi em biết thầy đã bên tụi em bằng cả nhiệt huyết của người giáo viên trẻ. Chính vì thế tụi em chưa bao giờ quên thầy và chắc chắn không quên bởi thầy là một phần thanh xuân đẹp đẽ của chúng em”. Từ lứa học trò đầu tiên ấy, thầy Quân hiểu rằng những ngày đầu bỡ ngỡ bước vào trường nội trú các em vẫn e ngại, dè dặt nên dễ dẫn đến những diễn biến không tích cực trong tâm lý. Bởi vậy, ngoài việc giáo dục kiến thức trên lớp, cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa và giáo dục kỹ năng sống để các em hiểu rõ tình cảm, thiện chí của mình, dần mở lòng mà xóa nhòa khoảng cách, cảm nhận được tình cảm mà thầy cô dành cho các em.

Mái nhà 30 nămTrong không gian bình yên cuối con đường mang tên Huyền Trân Công Chúa, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT tỉnh Lâm Ðồng (gọi tắt Trường PT DTNT tỉnh) vẫn lặng lẽ làm mái nhà vững chãi cho con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng suốt 30 năm qua. Mái trường in hằn rõ vết thời gian ấy là nơi chắp cánh cho những “cánh chim” nhỏ từ buôn làng vút bay cao, bay xa.

Nghĩa tròCó lẽ cái tình thầy đầy mạnh mẽ

và kiên nhẫn đã làm nên nghĩa trò sâu nặng của nhiều học sinh dưới mái trường này. Ma Lệ Quyên, cựu học sinh Trường PT DTNT tỉnh niên khóa 2008 - 2011 nói rằng: “Mới ngày nào mẹ đưa đến trường, những học sinh mới như tôi nhận phòng, nhận mùng, mền, chiếu gối rồi theo tiếng tuýt còi của thầy giáo mà về ký túc xá nhận phòng trong lòng đầy rẫy sự lo lắng hoang mang. Vậy mà thấm thoắt, tiếng tuýt còi báo hiệu kết thúc môn cuối cùng trong kỳ thi tốt nghiệp kèm lời chúc “các em đã thuận lợi vượt qua kỳ thi, từ nay được tự do rồi” nghe xong mà sống mũi cay xộc, mắt nhạt nhòa, thật sự lúc đó tôi chưa sẵn sàng tâm lý tung bay ra khỏi mái trường, khỏi vòng tay cô thầy. Đêm cuối cùng dọn đồ trong ký túc xá chẳng có tiếng tuýt còi bắt chúng tôi cúp điện đúng giờ cũng chẳng có tiếng kéo cổng ký túc lúc 10h, thầy cô tới chia tay mà chúng tôi chẳng ai bảo ai nước mắt cứ thế rơi không ngừng”.

Cô Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Hiệu trưởng nhà trường nói rằng: Những năm đầu cấp là quãng thời gian rất khó khăn của học sinh và cả thầy cô. Chuyển từ môi trường THCS gần nhà, được thầy cô chăm bẵm từng li từng tí, nay lên bậc phổ thông buộc phải đi vào quy củ, nề nếp. Cộng với xa gia đình nên nhiều e tâm lý không tốt, bỏ về. Thế là năm nào cũng có trường hợp các thầy cô phải về tận nhà vận động các em quay trở lại trường. Khác với các trường khác, phụ huynh

chung tay cùng nhà trường giáo dục con em, nên các hoạt động xã hội hóa của các trường được thực hiện rất tốt. Còn với Trường PT DTNT tỉnh thì ngược lại, sự chung tay của phụ huynh là rất hiếm hoi, các hoạt động xã hội hóa gần như không có, thậm chí việc liên lạc với phụ huynh không dễ. Phụ huynh đưa con tới nhập học, lúc trở về nhắn nhủ “trăm sự nhờ thầy cô” và thực tế là trăm sự đều thầy cô lo toan hết.

17 năm công tác tại trường nội trú, cô Thủy cũng như nhiều thầy cô khác đã bao lần khóc cười, khi chứng kiến những phút giây mà tình thầy trò được thể hiện mộc mạc, chân tình. Mùa Hiến chương, không tưng bừng sắc hoa như những ngôi trường khác, ở Trường PT DTNT tỉnh, những bông “hoa học trò” cất vang những bài hát mang đậm màu sắc dân tộc mình tặng thầy cô. Cũng có em tranh thủ chủ nhật về nhà mang lên tặng thầy cô nào khoai, bắp, sắn, chuối, bí… những thứ có từ rẫy của gia đình. Vẫn còn đầy ngại ngần khi bày tỏ tình cảm với thầy cô, nhưng cô thầy xúc động trào nước mắt. “Có lẽ điều này hiếm thầy cô trường nào có được”, cô Thủy nói.

Ghé thăm Trường PT DTNT tỉnh lần này, tôi vô tình gặp lại Đa Gút Phương - cô bé mà cách đây 3 năm tôi đã gặp ở Trường Dân tộc nội trú huyện Đơn Dương. Nhà nghèo và chỉ còn mẹ nên việc học của Phương cũng vì thế mà khó khăn hơn nhiều. Câu nói “Em sợ không được đi học nữa” của Phương ngày đó đầy ám ảnh với tôi. Nhưng dựa

trên các tiêu chí tuyển chọn của Trường PT DTNT và sự giúp đỡ của nhiều người nên hôm nay em ở đây - Trường PT DTNT tỉnh, là học sinh giỏi nhất lớp 12B, học sinh tiêu biểu của trường. “Những ngày đầu mới vào trường, một phần em không quen nếp sống mới, một phần cứ không yên tâm mẹ ở nhà một mình và có cả mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh nữa nên em chẳng thể nào vui vẻ được. Nhưng suốt từ ngày đầu cho đến tận hôm nay, thầy cô lúc nào cũng quan tâm giúp đỡ em tận tình chu đáo, giúp em có khả năng tự lập để quyết định mọi thứ”.

Phương đã là học sinh lớp 12, em học rất giỏi Văn, từ ước mơ chỉ muốn đi học, nay Phương đã định hình rõ ước mơ cho tương lai của mình. Có lẽ rồi mai đây Phương, hay nhiều bạn nữa cũng sẽ trở thành những Păng Ting Beo, bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Cil Duin, tiến sĩ đầu tiên của dân tộc K’Ho tại Lâm Đồng…, những học sinh trưởng thành dưới mái trường nội trú.

Rời đi khi ánh nắng chiều cuối cùng cũng kịp lọt qua khe cửa Trường PT DTNT tỉnh, nhìn bức tường của mái trường đã ngả màu thời gian, nghĩ tới những khó khăn chồng chất từ các buôn làng mà tôi đã có dịp ghé qua và nghĩ tới Phương, tới bao thế hệ con em các DTTS đã thành đạt từ nơi này thật muốn nói lời cảm ơn tới các thầy cô giáo dưới mái trường này - những con người suốt 30 năm qua vừa làm thầy, vừa làm mẹ, làm cha.

NGỌC NGÀ

Suốt 30 năm qua, thầy cô giáo dưới mái Trường PT DTNT tỉnh đã chắp cánh cho bao thế hệ học trò DTTS vút cánh bay cao. Ảnh: N.Ngà

Trường THPT Phan Bội Châu đón Bằng đạt chuẩn quốc gia Sau 20 năm kể từ ngày thành

lập, tập thể giáo viên và học sinh đã không ngừng phấn đấu, đến nay, Trường Trung học phổ thông (THPT) Phan Bội Châu (huyện Di Linh) đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trường vừa long

trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng đạt chuẩn quốc gia và kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là trường THPT thứ 2 trong số 6 trường THPT trên địa bàn huyện Di Linh được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Tọa lạc trên khuôn viên đẹp, rộng và thông thoáng, Trường THPT

Phan Bội Châu được Nhà nước đầu tư xây dựng trường, lớp khang trang đạt chuẩn, với đầy đủ phòng học và các phòng chức năng. Thiết bị giảng dạy và học tập được trang bị khá đầy đủ. Đội ngũ giáo viên rất tâm huyết và tận tụy với nghề; tất cả đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Chất lượng

giảng dạy và học sinh khá, giỏi, tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng dần…

Dịp này, tập thể Trường THPT Phan Bội Châu và 3 giáo viên là Nguyễn Đình Bảo Khương, Đoàn Minh Quang, Đặng Thị Tố Nga đã được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng bằng khen. X.LONG

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” đến với thành phố Đà Lạt

Sáng ngày 22/11, Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2018 do Trung ương Hội Thanh niên Việt Nam tổ chức đã đến TP Đà Lạt với buổi tọa đàm “Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao”.

Tại buổi tọa đàm, các ĐVTN và đoàn hành trình đã được nghe ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng trình bày về thực trạng cũng như tiềm năng phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời nêu rõ những chính sách của địa phương trong hỗ trợ khởi nghiệp liên quan đến nông nghiệp và một số kinh nghiệm, phương pháp để thúc đẩy thanh niên khởi nghiệp.

Dịp này, các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp cũng đã được giao lưu, giải đáp những thắc mắc liên quan đến khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao...

Được biết, Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2018 gồm 100 thanh niên, sinh viên ưu tú có dự án, ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc, diễn ra từ ngày 18 - 29/11, đi qua 11 tỉnh, thành. Trong đó, Lâm Đồng là địa phương thứ 3 sau Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh mà hành trình đi qua.

VIỆT QUỲNH

ĐỨC TRỌNG:Tập huấn công tác quản lý và lập bảng kê Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Ngày 22/11, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Đức Trọng đã tổ chức tập huấn công tác quản lý và lập bảng kê tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được hướng dẫn lập bảng kê hộ khẩu, nhân khẩu đặc thù, giới thiệu trang thông tin điều hành tác nghiệp; hướng dẫn sử dụng và thực hành trang thông tin điều hành tác nghiệp…

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 nhằm thu thập thông tin cơ bản về dân số và nhà ở phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển dân số và nhà ở trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam; đáp ứng nhu cầu thông tin đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030…

Thời gian thu thập thông tin của cuộc Tổng điều tra là 25 ngày, bắt đầu từ ngày 1/4/2019. Kết quả sơ bộ được công bố vào tháng 7 năm 2019, kết quả điều tra mẫu được công bố vào quý 4/2019, kết quả điều tra toàn bộ được công bố vào quý 2/2020. Các báo cáo phân tích chuyên đề công bố vào quý 4/2020.

N.MINH

Page 5: HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201811/29074_BLD_ngay_23.11.2018.pdf · Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2018

5 5 THỨ SÁU 23 - 11 - 2018VĂN HÓA - XÃ HỘI

Từ 3 năm nay, trong các hội diễn văn nghệ quần chúng, ngày lễ lớn, đám cưới của người dân xã Mê Linh, Lâm Hà không thể thiếu vắng các làn điệu dân ca, chèo cổ. Thiếu dân ca, thiếu tiếng nhạc cổ truyền dìu dặt là thiếu đi sự nô nức, xôm tụ, đông vui.

Người làm sống dậy các làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền trong đời sống của bà con ở

vùng quê mới yên tĩnh là vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Đức (73 tuổi) và Lương Thị Hồng (70 tuổi) - những người có chung niềm đam mê đặc biệt với chèo cổ. Tiếng gõ phách, tiếng nhị, tiếng sáo, các cung bậc luyến láy “í...ì...i..” như thấm sâu vào máu, để 35 năm xa quê ông Đức luôn đau đáu gây dựng chiếu chèo.

Ông Đức, bà Hồng cùng lớn lên trên quê hương của Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Ông Đức có tài thổi sáo từ thuở ngồi trên lưng trâu. Mê chèo, ông thường đi theo các cụ đến các chiếu chèo nghe hát, ông hát được đến 32 làn điệu chèo cổ và thuộc làu nhiều tích chèo do người xưa để lại. Những năm 60, ông bước vào tuổi đôi mươi, khi cả miền Bắc hừng hực khí thế đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương vững chắc cho miền Nam đánh Mỹ. Là con trai duy nhất trong gia đình, ông Đức không được đi bộ đội mà theo học trung cấp thể dục thể thao, rồi làm thầy giáo. Những bài ca động viên hăng say lao động sản xuất trên nền chèo cổ được ông Đức cất lên ngọt ngào trong những

Hai vợ chồng nghệ nhân mê hát chèo

đêm biểu diễn văn nghệ ở trường lớp và ở làng quê mình. Năm 1969, ông lập gia đình với cô Hồng cùng làng là thiếu nữ xinh xắn, đảm đang, cũng có giọng hát chèo luyến láy, ngọt ngào làm mê người nghe.

Đông con, cuộc sống khó khăn, năm 1984 khi đã bước vào tuổi 38, ông Đức đưa vợ con vào Di Linh lập nghiệp. Những ngày đầu trên quê mới, ông bà chứng kiến cảnh những người qua đời không một tiếng nhạc tiễn đưa, ông xót xa suy ngẫm “Một đời người, sống thì tưng bừng đến vậy mà khi chết thì lặng lẽ đưa đi chôn, không kèn, không trống”. Con người sinh ra và lớn lên bằng lời ru, gắn bó cả đời với giai điệu, thì ra đi cũng phải trong tiếng nhạc - ý nghĩ nhân văn đó thôi thúc ông Đức mày mò học hỏi, tự chế tạo nhạc cụ kèn, sáo, thành lập đội nhạc hiếu để tiễn đưa những người quá cố. Ông làm không vì bất cứ điều gì, với những tang gia nghèo khó, ông phục vụ miễn phí. Để lo cơm

ăn áo mặc cho 8 người con (6 trai, 2 gái), bà Hồng từng lặn lội đi bộ 14 km từ thị trấn Di Linh vào xã Đinh Trang Thượng tuốt lúa nương thuê cho đồng bào K’Ho cả tuần mới về thăm con một lần... Kể về những ngày tháng gian khó nhất của đời mình, bà Hồng nói: “Ở trong hoàn cảnh nào, đi lao động sản xuất, làm gì cô chú cũng hát. Các làn điệu chèo làm cho mình quên mệt mỏi, vì thế những ngày tháng khó khăn qua đi lúc nào không biết”.

Năm 1990, một lần nữa ông lại đưa vợ con chuyển từ Di Linh đến Lâm Hà, cuộc sống dần ổn định, các con cũng lớn lên. Niềm đam mê và tâm huyết với các làn điệu chèo thì không phai nhạt. Được bà con nhân dân, các đoàn thể trong xã Mê Linh tín nhiệm cao, từ 3 năm nay, ông Đức đứng ra thành lập CLB dân ca “Tiếng hát quê hương”, ông đi từng nhà, vận động tập hợp được hơn 21 thành viên là những người nông dân chân chất yêu thích các

làn điệu dân ca. Không có kinh phí hỗ trợ của địa phương, vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Đức cùng các thành viên trong CLB đã đóng góp gần 50 triệu đồng mua nhạc cụ, đạo cụ, trang phục tập luyện, biểu diễn. Từ khi có CLB, Nhà văn hóa Thôn 2 thường xuyên vang lên tiếng đàn, tiếng hát, thu hút thanh, thiếu nhi đến xem và cùng hát theo. Dưới sự dẫn dắt của ông, sự nhiệt tình của bà, CLB không ngừng lớn mạnh, tạo sân chơi cho những gia đình yêu dân ca.

Để CLB hoạt động bền vững, ông Đức đặt ra một quy định đặc biệt: Nếu vợ (chồng) đã tham gia vào CLB thì chồng (vợ) cũng phải vào theo, để cùng nhau tạo sự đồng thuận, khóa lại những nghi ngờ, đảm bảo gia đình hạnh phúc. Vợ đi hát, chồng không hát được cũng đi theo cổ vũ, động viên, ủng hộ và tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần cho vợ tham gia phong trào. Từ đó, CLB dân ca của những gia đình hạnh

phúc do ông Đức lập nên còn thi đua trồng cà phê, chăn tằm, làm cho tổ ấm của mỗi thành viên đủ đầy về vật chất và giá trị tinh thần. Trong đó, vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Đức - Lương Thị Hồng là trụ cột của CLB và là gương sáng về sự gắn bó hòa thuận, chưa bao giờ có bất hòa đến xô bát đổ mâm. Vì ông bà có chung tình yêu với các làn điệu chèo, với những câu hát nghĩa tình, đạo lý.

Là chủ nhiệm CLB, vì phong trào ông phải đi tối ngày mỗi khi chuẩn bị biểu diễn phục vụ các sự kiện. Ông Đức tâm sự: “Không ai làm giàu từ văn nghệ quần chúng cả, trừ ca sĩ nổi tiếng, chỉ vì đam mê mà làm”. Ông tâm niệm các làn điệu dân ca, trong đó có chèo cổ của quê hương ông chính là những di sản hồn cốt của dân tộc, ông sẽ làm hết sức mình không để nó mất đi. Tuy mê hát chèo, nhưng ông Đức không bó hẹp CLB quần chúng của mình trong các làn điệu chèo mà ông thường khuyến khích phát huy sở trường của từng thành viên hát tất cả các làn điệu dân ca ba miền, làm cho chương trình biểu diễn của CLB thêm đậm đà bản sắc. Cũng vì thế, ông đặt tên CLB là “Tiếng hát quê hương”. Tại Liên hoan Dân ca và nhạc cổ truyền toàn tỉnh lần thứ I với 4 tiết mục biểu diễn, CLB Tiếng hát quê hương do ông, bà tham gia dàn dựng, biểu diễn được đánh giá cao.

Không ngừng xây dựng CLB ngày một hoạt động bài bản, nghệ nhân Nguyễn Văn Đức đã kết nối tham gia vào Ban Chủ nhiệm CLB dân ca và nhạc cổ truyền của tỉnh, tích cực đưa CLB đi giao lưu với các CLB dân ca khác trong huyện, trong tỉnh, để học hỏi kinh nghiệm, làm sống dậy di sản văn hóa đang dần mai một, cùng nhau gìn giữ vốn quý của cha ông.

QUỲNH UYỂN

Một tiết mục biểu diễn của CLB Tiếng hát quê hương có bà Hồng tham gia nhóm múa. Ảnh: Q.Uyển

XEM TIẾP TRANG 8

Sinh ra trong gia đình nghèo khó, tuổi thơ của Đỗ Văn Mai (SN 1967, trú tại xã Xuân Trường,

TP Đà Lạt) gắn liền với những tháng ngày mưu sinh của cha và mẹ dọc các tỉnh Tây Nguyên, dù vậy trong nhà vẫn đầy ắp tiếng cười. Anh Mai nhớ lại: Sau tháng ngày mưu sinh cùng cha và mẹ ở Đắk Tô - Tân Cảnh (Kon Tum), Chư Sê (Gia Lai), Buôn Đôn (Đắk Lắk)..., năm 1974, gia đình anh về định cư tại xã Xuân Trường (TP Đà Lạt). Lúc bấy giờ không có ruộng vườn nên đời sống kinh tế gia đình vẫn dựa vào việc đốt than, làm thuê là chính. Do hoàn cảnh khó khăn, học tới lớp 7, anh phải nghỉ học phụ giúp gia đình.

Cũng theo lời anh Mai: Năm 1984, anh tham gia lực lượng dân quân, du kích địa phương, được phân công tăng gia sản xuất, canh gác ở Cầu treo Xuân Trường. Và rồi ngày 30/3/1986, khi anh Mai vừa tròn 18 tuổi, trong lúc lao động sản xuất, không may một quả đạn còn sót lại sau chiến tranh đã phát nổ, cướp đi đôi mắt của anh. Sau khi

Nghị lực vượt khó của người đàn ông khiếm thị Dù đôi mắt không nhìn thấy ánh sáng, nhưng anh Đỗ Văn Mai, hội viên Hội Người mù tỉnh Lâm Đồng vẫn nỗ lực vượt khó để tự chăm sóc mình, từng bước ổn định kinh tế gia đình, lo cho hai người con ăn học đàng hoàng…

trước khi muốn làm điều gì mình đều phải ngồi suy nghĩ, hình dung trong đầu theo cách nghĩ của người mắt sáng rồi mới làm nên mọi việc bắt đầu quen dần. Từ đó có thể nấu cơm, nấu nước; xắt chuối, khoai mì, khoai lang; cho heo ăn; vệ sinh bản thân; bắc điện chiếu sáng cho gia đình anh đều có thể tự làm.

Không chỉ vậy, sau khi tìm lại được nghị lực sống, một năm sau, với khoản tiền chính sách đã dành dụm, cộng với sự trợ giúp, hỗ trợ của bạn bè, đồng đội, anh Mai đã cất được căn nhà gỗ khoảng 30 m2 để ra ngủ riêng, nhưng vẫn ăn uống, sinh hoạt cùng gia đình để tiện trông giữ 5 đứa cháu, giúp cho các thành viên trong gia đình rảnh tay lao động.

Đến năm 1997, anh Mai đã gặp và nên duyên với chị Hà Thị Thanh Phiên (SN 1972, quê Hà Tĩnh). Hai vợ chồng sớm tối có nhau, trong lúc vợ đi làm, anh ở nhà phụ giúp trông giữ 5 đứa cháu; nuôi thêm đàn heo… Dành dụm được 3 chỉ vàng, anh mua một mảnh vườn 8 sào để tăng gia sản xuất, ổn định cuộc sống gia đình...

Ý thức được hoàn cảnh, nỗ lực vượt qua nghịch cảnh, không trông chờ ỷ lại, tự lo cho bản thân, ổn định và phát triển kinh tế hộ gia đình, lo cho con ăn học đàng hoàng…, anh Đỗ Văn Mai đã được UBMTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng biểu dương tại Lễ Tuyên dương 88 gương sáng đời thường, tiêu biểu trên địa bàn toàn tỉnh lần thứ I, tại TP Bảo Lộc vào tối 17/11/2018.

Anh Đỗ Văn Mai bị khiếm thị hai mắt nhưng vẫn tự lo được cho bản thân,

gia đình. Ảnh: T.Trang

bị thương, anh được đưa đi chữa bệnh ở Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Dù đã cố gắng nhưng các bác sỹ chỉ chữa lành được các vết thương trên khuôn mặt, riêng đôi mắt vĩnh

hai năm đầu vì mang trên người thương tật 92%, đôi mắt không nhìn thấy ánh sáng mặt trời nên tinh thần chán nản, suy sụp hoàn toàn. Cuộc sống lây lất, ngày qua ngày cứ trôi đi trong vô vị… Và một ngày kia mình chợt nhớ lại trong lúc nằm viện đã từng giúp đỡ, chăm sóc cho một bệnh nhân cùng phòng bị mù hai mắt và cụt cả đôi tay. Bản thân lúc đó không thấy đường nhưng vẫn có thể giúp bạn đi tắm, rót nước, thả mùng, đắp mền… Trong hoàn cảnh như vậy người ta vẫn sống tại sao mình không sống?!” - anh Mai nói.

Sau khi tự vấn bản thân, anh Mai gọi mẹ giúp đỡ, cầm tay dẫn vào bếp để tập đun nước, nấu cơm. Những ngày đầu “học làm bếp” là những ngày cực kỳ khó khăn đối với người bị khiếm thị như anh, nhưng bằng tất cả nghị lực, chỉ sau thời gian ngắn anh đã nấu nướng thành thạo. Để làm được việc này, theo anh Mai,

viễn không nhìn thấy ánh sáng. Vậy là bao ước mơ, dự định bỗng chốc tiêu tan, sụp đổ khiến anh suy sụp, bi quan… Phải mất một thời gian khá dài anh mới ý thức được hoàn cảnh bản thân, tìm lại được nghị lực để vượt qua nghịch cảnh, tự chăm lo cho bản thân, ổn định gia đình…

“Sau ngày chữa bệnh trở về, hơn

Page 6: HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201811/29074_BLD_ngay_23.11.2018.pdf · Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2018

6 THỨ SÁU 23 - 11 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Không có chế độ hay thù lao nhưng nhiều năm nay các hội viên Hội CCB Phường 2 (TP Đà Lạt) vẫn chủ động đi tuần tra, nhắc nhở hành vi xả rác đường phố, lấn lòng lề đường,… góp phần giữ gìn mỹ quan đô thị, an ninh trật tự (ANTT) đến cho người dân.

Trong đó, nổi bật như mô hình “Tổ tự quản về ANTT và an toàn giao thông (ATGT)” của CCB

Phường 2 đã và đang phát huy hiệu quả tích cực.

Mô hình hiệu quảTheo Công an Phường 2 (TP Đà

Lạt), cùng với địa bàn Phường 1, Phường 2 luôn được coi là khu vực trung tâm thành phố du lịch với diện tích trên 125 ha, dân số hơn 4.100 hộ, trên 21.000 nhân khẩu và cũng là nơi tập trung nhiều cơ sở kinh doanh, nhà hàng, khách sạn… Ngoài ra, địa bàn thường xuyên có khoảng 1.500 sinh viên, 2.800 nhân khẩu tạm trú theo thời vụ, cùng với số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến nghỉ ngơi, giải trí. Điều này là thách thức không nhỏ đối với công tác bảo đảm ANTT và ATGT trên địa bàn.

Trước tình hình trên, năm 2016, Hội CCB tỉnh và TP Đà Lạt đã

Hội CCB Phường 2 với mô hình đảm bảo an ninh trật tự

Con đường Thông Thiên Học (Phường 2) “Xanh - sạch - đẹp” được duy trì hằng ngày nhờ các thành viên Hội CCB Phường 2 thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở. Ảnh: C.Phong

Cát Tiên triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới

Với mục tiêu nâng cao vai trò, trách nhiệm, của các tổ

chức, cá nhân, cộng đồng trong việc phòng chống bạo

lực và xâm hại phụ nữ, trẻ em; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về

bình đẳng giới, giảm thiểu tình trạng bạo lực đối với

phụ nữ và trẻ em, huyện Cát Tiên đã triển khai kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng

chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2018.

Chủ đề của Tháng hành động năm nay là: “Chủ động

phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em” được

thực hiện từ ngày 15/11 - 15/12/2018. Qua đó, đẩy mạnh

tuyên truyền bằng nhiều hình thức để chuyển tải đến người

dân các thông điệp như: Tháng hành động vì bình đẳng giới

và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; Hưởng ứng ngày

quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2018; Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ

em gái; Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương và Hãy lên

tiếng khi bị bạo lực, mọi người sẽ giúp bạn… AN NHIÊN

chọn Phường 2 xây dựng mô hình điểm Tổ tự quản về ANTT và ATGT, lấy hội viên CCB làm lực lượng nòng cốt tham gia. Đơn cử như con đường Thông Thiên Học (thuộc Tổ dân phố 21, Phường 2) nơi vài năm trước được coi là con đường có tỉ lệ lấn chiếm lòng lề đường cao, tình trạng ATGT và ANTT luôn được đánh giá phức tạp trên địa bàn này đã trở thành con đường “An toàn - xanh - sạch - đẹp”.

Ông Nguyễn Duy Dũng, Tổ trưởng Tổ tự quản Tổ dân phố 21, Phường 2 cho biết: “Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Hội CCB cấp

trên, tổ tự quản Hội CCB Tổ 21 đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến từng hội viên và nêu cao tinh thần trách nhiệm. Trước tiên là mỗi hội viên CCB phải đi đầu trong công tác giữ gìn ANTT, gia đình hội viên chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ. Sau đó là thường xuyên nhắc nhở, góp ý với người dân vi phạm văn hóa, văn minh đô thị như đổ rác bừa bãi, lấn chiếm hè phố…”.

Góp phần giữ gìn ANTTTheo ông Lưu Xuân Ngoạn,

Chủ tịch Hội CCB Phường 2, từ khi thành lập đến nay, anh em hội

viên vẫn duy trì thường xuyên tuần tra vào các giờ cao điểm bất kể đêm hay ngày. Nhờ Tổ tự quản của CCB phối hợp với các đơn vị nên công tác bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn Phường 2 đã có nhiều chuyển biến rõ nét, tình hình vi phạm giao thông giảm hẳn so với trước.

Để phong trào đi vào bề rộng lẫn chiều sâu, Hội CCB Đà Lạt cho biết, ngoài việc thông qua các buổi họp dân tuyên truyền lồng ghép các kế hoạch của Hội CCB tỉnh và TP Đà Lạt, Hội CCB Phường 2 còn đi đầu trong việc nhắc nhở con cháu, người thân chấp hành

thực hiện nghiêm chỉnh Luật ATGT đường bộ, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng tin có liên quan về ANTT. Các tổ dân phòng, tổ an ninh có sự tham gia của các hội viên Hội CCB Phường 2 cũng đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng CSGT và công an phụ trách địa bàn phát huy tốt hiệu quả trên các mặt công tác, nhất là công tác bảo đảm ANTT và ATGT trong những ngày cao điểm của các dịp lễ hội, ngày tết.

Đó là hiệu quả sau hơn 3 năm thực hiện Cuộc vận động “CCB tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông”. Hiện Phường 2 đã thành lập được 21 Tổ tự quản đều có hội viên CCB, trong đó có nhiều tổ có 100% hội viên tham gia, phối hợp với các lực lượng như: Công an, Đoàn thanh niên, Dân quân tự vệ. Các lực lượng trên thường xuyên tuần tra, chấn chỉnh những sai phạm.

Ông Nguyễn Hữu Ngọt, Chủ tịch Hội CCB TP Đà Lạt nhận xét bên cạnh các mô hình như: 1+1, 1+2, 1+3 (mỗi hội viên CCB tham gia vận động từ 1 đến 3 hộ dân liền kề) về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và đảm bảo ATGT; mô hình “Ngày chủ nhật xanh” làm sạch phố phường thì mô hình “Tổ tự quản về ANTT và ATGT” của CCB Phường 2 đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của hội viên và làm lan tỏa sâu rộng đến cộng đồng dân cư.

C.PHONG

Agribank Lâm Đồng II khai trương Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại huyện Di Linh

Giao dịch trên xe ô tô chuyên dùng. Ảnh: Nhật Quân

Ngày 22/11/2018, Agribank Chi nhánh Lâm Đồng II khai trương Điểm giao

dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đầu tiên tại xã Gung Ré, huyện Di Linh, góp phần cùng với hệ thống Agribank tiếp tục mở rộng mạng lưới phục vụ tại vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Mỗi phiên giao dịch lưu động sẽ có 4 cán bộ: bảo vệ, trưởng điểm, giao dịch viên và lái xe. Xe ô tô chuyên dùng của Agribank Lâm Đồng II có 3 điểm giao dịch tại 3 xã: Gung Ré, Sơn Điền và

Gia Bắc, phục vụ 8 xã: Gia Bắc, Sơn Điền, Gung Ré, Bảo Thuận, Tân Thượng, Tân Lâm, Đinh Trang Thượng và Tam Bố. Thời gian hoạt động cụ thể sẽ được Agribank thông báo đến khách hàng trước 3 ngày. Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng như một ngân hàng di động triển khai hầu hết các dịch vụ ngân hàng theo 9 nhóm nghiệp vụ chủ yếu bằng VND.

Ông Nguyễn Ngọc Sanh - Giám đốc Agribank chi nhánh Lâm Đồng II, cho biết: Suốt 30 năm xây dựng và trưởng thành,

Agribank luôn thể hiện là người bạn đồng hành đáng tin cậy của đông đảo khách hàng, nhất là bà con nông dân trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Việc triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng mang nhiều ý nghĩa. Đó là, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; cung cấp đầy đủ, kịp thời các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại nhất của Agribank đến tận các địa bàn khu vực nông thôn; giúp bà con tiết kiệm được chi phí đi lại; mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc triển khai cho vay theo tổ vay vốn; góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Di Linh.

Ông Nguyễn Canh - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Di Linh khẳng định: Di Linh nhiều năm qua phát triển ổn định và có nhiều khởi sắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả; đặc biệt, lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng khá; thu nhập bình quân đầu người đạt 53 triệu đồng/người/năm. Đạt được

những kết quả trên, ngoài sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân, có sự đóng góp quan trọng của hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank Lâm Đồng II nói riêng, đã tạo thuận lợi về nguồn vốn để người dân có cơ hội sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập… Việc triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng ở 8 xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Di Linh là cú hích để các xã này phát triển từ việc đáp ứng được nhu cầu vốn của bà con trong sản xuất và kinh doanh.

Việc lựa chọn 8 xã của Di Linh là địa bàn triển khai giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng là bởi, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đông bà con dân tộc thiểu số của huyện, có số lượng khách hàng và dư nợ tương đối lớn, chiếm khoảng 60% tổng số khách hàng của chi nhánh (trên 8.200 khách hàng còn dư nợ). Ngay trong buổi giao dịch lưu động đầu tiên đã có một khách hàng gửi tiết kiệm 500 triệu đồng, giải ngân 4 hợp đồng tín dụng khoảng 700 triệu đồng, còn lại là khách hàng trả lãi vay, với tổng cộng khoảng 80 bút toán.

NHẬT QUÂN

Page 7: HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201811/29074_BLD_ngay_23.11.2018.pdf · Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2018

7 THỨ SÁU 23 - 11 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sức khỏe nhân dân, thời gian qua, MTTQVN tỉnh chú trọng thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới”.

UBMTTQVN t ỉnh đã chú trọng tuyên truyền, triển khai Chỉ thị 08-CT/TW

(ngày 21/10/2011) trong hệ thống MTTQ, các tổ chức thành viên. Hướng dẫn MTTQ các cấp trong tỉnh phát huy vai trò Ban công tác Mặt trận và người tiêu biểu trong cộng đồng dân cư (các vị chức sắc, người có uy tín trong vùng DTTS, người cao tuổi…) tham gia tuyên truyền nâng cao nhận thức về Luật ATTP, Luật Bảo vệ người tiêu dùng trong nhân dân. Vận động các hộ nông dân, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ đăng ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Hướng dẫn MTTQ các xã, phường, thị trấn và các khu dân cư bổ sung, lồng ghép các tiêu chí về bảo đảm ATTP vào nội dung thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nay là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, gắn với quy ước, hương ước cộng đồng để vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện. Đưa việc thực hiện ATTP vào nội dung xây dựng “khu dân cư văn hóa”, “gia đình văn hóa” đánh giá bình xét hàng năm, tạo thành phong trào thi đua sâu rộng ở khu dân cư, duy trì triển khai sâu rộng trong các thôn, tổ dân phố từ năm 2011 đến nay.

Hàng năm, UBMTTQVN tỉnh có hướng dẫn MTTQ và các thành viên đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi thái độ, hành vi của người tiêu dùng, các doanh nghiệp, nhất là vận động nhà sản xuất, kinh doanh nâng cao ý thức trách nhiệm không sản xuất, buôn bán mặt hàng sản phẩm, thực phẩm kém chất lượng

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong đảm bảo an toàn thực phẩm

để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.

UBMTTQVN tỉnh phối hợp với UBND tỉnh ký kết, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 91 về “Vận động và giám sát bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020”, với 5 nội dung phối hợp: Tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo đảm ATTP; xây dựng và nhân rộng mô hình các hộ nông dân, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; tổ chức giám sát chấp hành pháp luật ATTP; phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật ATTP; tiếp nhận xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của nhân dân đối với hành vi vi phạm về ATTP.

Đồng thời, UBMTTQVN tỉnh phối hợp với Sở Công thương và Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ký kết chương trình phối hợp về “Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020”. Qua đó, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các quy định pháp luật về sản xuất - kinh doanh đảm bảo ATTP, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… Phối hợp tổ chức tập huấn bồi dưỡng về kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, Luật ATTP, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho cán bộ và

nhân dân, người sản xuất - kinh doanh thực phẩm.

Là thành viên Ban chỉ đạo 389 của tỉnh và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, MTTQVN tỉnh luôn chú trọng tới việc tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà sản xuất - kinh doanh thực hiện cam kết sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn. Vận động nhân dân, người tiêu dùng tham gia phát hiện, kịp thời tố giác, phản ánh với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh không đảm bảo ATTP.

Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tổ chức giám sát việc quản lý, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh. Phối hợp phát động phong trào nông dân sản xuất nông sản an toàn, thực hiện ATTP vì sức khỏe gia đình và cộng đồng. Hướng dẫn MTTQ các cấp trong tỉnh giám sát các hộ sản xuất - kinh doanh thực phẩm, các cơ quan quản lý nhà nước về thực hiện các chính sách pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ATTP, phòng chống gian lận thương mại… Phối hợp tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP hàng năm vào dịp tết, lễ hội, tháng cao điểm hành động vì ATTP.

Trong thời gian tới, MTTQ các cấp trong tỉnh tiếp tục thực hiện Chương trình phối hợp số 91 giữa UBMTTQVN tỉnh và UBND

tỉnh về “Vận động giám sát bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020”, trong đó tập trung vào 4 nội dung trọng tâm sau: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về các chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật về ATTP, về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Vận động toàn dân tham gia bảo đảm ATTP; phối hợp với các đoàn thể vận động gia đình đoàn viên, hội viên cam kết thực hiện sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; vận động các hộ nông dân, hộ kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ đăng ký, cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn. Chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật về ATTP đối với các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, HTX và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP. Hướng dẫn MTTQ các cấp nắm tình hình và tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của nhân dân đối với hành vi vi phạm ATTP, kịp thời chuyển đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật. AN NHIÊN

Hội thảo phân tích sâu về tình hình ngộ độc thực phẩm hiện nay, trong đó việc thanh tra, giám sát góp phần đảm bảo ATTP giảm dần số vụ ngộ độc thực phẩm. Ảnh: A.N

Phân tích 70 mẫu đất sản xuất rau, hoa Đà Lạt

Từ nguồn kinh phí phát triển nông nghiệp công nghệ cao năm 2018, chính

quyền thành phố Đà Lạt vừa quyết định phân bổ gần 100 triệu đồng triển

khai Dự án hỗ trợ quản lý dinh dưỡng, phân tích các chỉ tiêu lý hóa trên các khu vực đất sản xuất rau, hoa trọng

điểm trên địa bàn. Theo đó, Trung tâm Nông nghiệp Đà

Lạt được giao làm chủ đầu tư triển khai lấy 70 mẫu đất đưa đi phân tích các chỉ tiêu lý hóa. Cụ thể gồm: ở xã Xuân Thọ

và Phường 5, mỗi địa bàn được phân tích 20 mẫu đất; còn lại 30 mẫu đất phân tích lấy từ địa bàn Phường 12.

Mục tiêu của Dự án nhằm hỗ trợ nông dân xác định tình trạng dinh

dưỡng trong khu vực đất sản xuất rau, hoa của mình, từ đó điều chỉnh chế độ sử dụng phân bón để nâng cao độ phì của đất gắn với việc bảo vệ bền vững môi trường và sức khỏe cộng đồng…

VĂN VIỆT

Ứng dụng tem điện tử trong marketing và xác thực nguồn gốc hàng hóaSáng ngày 22/11, Ban quản lý

chợ Đà Lạt đã phối hợp tổ chức lớp tập huấn ứng dụng tem điện tử trong marketing và xác thực nguồn gốc hàng hóa cho 80 hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động tại chợ Đà Lạt.

Tham gia tập huấn, các hộ kinh doanh và doanh nghiệp được đại

diện Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông giới thiệu về tem điện tử - giải pháp xác thực nguồn gốc sản phẩm và gắn kết khách hàng, góp phần chống hàng giả và quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hóa; xu hướng marketing qua tem điện tử, vận hành hàng hóa;

tem điện tử có tác dụng chống giả và marketing sản phẩm; cách áp dụng tem điện tử, các thông tin liên hệ có liên quan... Mục đích của lớp tập huấn, nhằm giúp các hộ kinh doanh ngành đặc sản tại chợ Đà Lạt thực hiện nghiêm túc các quy định về áp dụng tem điện tử trong các sản phẩm kinh doanh; đồng thời, góp phần

minh bạch trong kinh doanh và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Được biết, sau khi thực hiện thí điểm tem điện tử tại chợ Đà Lạt, việc thí điểm tem điện tử trong marketing và xác thực nguồn gốc hàng hóa sẽ tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn thành phố Đà Lạt. ĐAM TRỌNG

Bắt đầu trải thảm nhựa 5 tuyến đường chính tại Đà Lạt

Sáng 22/11, Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt cho biết, đơn vị thi công

đã bắt đầu tiến hành trải thảm nhựa mặt đường 5 tuyến phố trên địa bàn TP Đà Lạt. Đây là một trong nhiều gói nâng

cấp, tu sửa đường, vỉa hè, hệ thống thoát nước,… nhằm chào mừng 125 năm Đà

Lạt hình thành và phát triển (1893-2018).5 tuyến đường sẽ được nâng cấp, trải

thảm nhựa cao thêm so với mặt đường cũ 5 cm, gồm: Lê Hồng Phong (Phường

4), Trần Quốc Toản (quanh hồ Xuân Hương), Phan Chu Trinh (Phường 9),

Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Phường 2) và Phan Như Thạch (Phường 1).

Theo Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, 5 tuyến đường trên dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 10/12, kể cả

gói nâng cấp vỉa hè theo 5 tuyến đường trên. Ngoài ra, đơn vị cũng tiến hành

trùng tu 2 tuyến phố là Lý Nam Đế và Trương Văn Hoàn; sửa chữa hệ thống

thoát nước trên 5 tuyến đường vào Làng hoa Vạn Thành, Hàn Thuyên, Cổ Loa,

Ngô Thì Sỹ, Đống Đa. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt cũng tiến hành trồng dặm hoa hồng, đỗ

quyên, mai anh đào và hoa mua tím trên nhiều tuyến phố, đường đèo, Vườn hoa

TP Đà Lạt,…Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa

có Quyết định số 1797 phê duyệt dự án đầu tư thảm nhựa, chiếu sáng và nâng cấp vỉa hè một số tuyến đường còn lại

trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Theo đó, sẽ có 19 tuyến đường trên địa bàn thành

phố Đà Lạt, với tổng chiều dài 13.965 m được sửa chữa, nâng cấp với tổng

mức đầu tư dự án 79,164 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn các gói nâng cấp

trên nhằm chỉnh trang đô thị phục vụ Lễ kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và

phát triển.C.PHONG

Các đơn vị tiến hành trải thảm nhựa, nâng cấp mặt đường Lê Hồng Phong (Phường 4) sáng 22/11.

Page 8: HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201811/29074_BLD_ngay_23.11.2018.pdf · Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2018

8 THỨ SÁU 23 - 11 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báoHộ ông Nguyễn Tiến Nam được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận

QSDĐ số T 415456 cấp ngày 12/12/2001 tại thửa 759, tờ bản đồ 60B, với diện tích 164 m2 (50 m2 đất ONT + 114 m2 đất HNK) vào sổ theo dõi số 791/QSDĐ có tên trong sổ địa chính trang 34 quyển 2, thôn Hiệp Thành 2, chi tiết như sau:

- Thửa đất số 759, tờ bản đồ số 60B, xã Tam Bố, diện tích 164 m2 (50 m2 đất ONT + 114 m2 đất HNK);

- Thời hạn sử dụng: Lâu dài đối với đất ở và đến năm 2013 đất trồng cây hàng năm.Năm 2007, hộ ông Nguyễn Tiến Nam chuyển nhượng QSDĐ cho ông Nguyễn

Tiến Dũng cùng vợ là bà Nguyễn Thị Lý thường trú tại thôn Hiệp Thành 2, xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và hộ ông Nguyễn Tiến Nam đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Nguyễn Tiến Dũng.

Hiện nay, hộ ông Nguyễn Tiến Nam ở đâu liên hệ với UBND xã Tam Bố hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp, khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông Nguyễn Tiến Dũng cùng vợ là bà Nguyễn Thị Lý theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO THAY ĐỔI VỊ TRÍ LÀM VIỆCThực hiện Quyết định số 1903/QĐ-TCT ngày 31/10/2017 của Tổng cục Thuế về

việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo mở rộng trụ sở làm việc của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng.

Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng thông báo kể từ ngày 19/11/2018, Cuc Thuế chuyển một số phòng nghiệp vụ đến địa điểm làm việc mới thuê tại Ngân hàng Sacombank, 29 Hai Bà Trưng, Phường 6, thành phố Đà Lạt, gồm:

1. Tại tầng 4:- Phòng Kiểm tra thuế số 2, điện thoại: 02633.533288;- Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân, điện thoại: 02633.533141.2. Tại tầng 6:- Phòng Thanh tra, điện thoại: 02633.833595;- Phòng Kiểm tra thuế số 1, điện thoại: 02633.830234;- Phòng Kiểm tra nội bộ, điện thoại: 02633.510407.Cục Thuế trân trọng thông báo đến quý cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân biết liên

hệ công tác.

Nghị lực vượt khó... TIẾP TRANG 5

Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm tạ:- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng;- Báo Lâm Đồng, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh và Đảng ủy Khối Doanh

nghiệp, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng;- Các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, các đoàn thể trong tỉnh; - Hội đồng hương Hà Tĩnh, Hội đồng hương Cẩm Xuyên, họ hàng nội ngoại;

đồng nghiệp, bạn bè gần xa cùng toàn thể bà con Tổ dân phố 9 (Phường 3, TP Đà Lạt)…

Đã dành thời gian quý báu đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn và tiễn đưa chồng, chú, cậu, dượng, ông chúng tôi là ông Trần Hữu Lục, mất ngày 17 tháng 11 năm 2018 (nhằm ngày 11 tháng 10 năm Mậu Tuất), thượng thọ 80 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Trong lúc tang gia bối rối, không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý vị niệm tình thứ lỗi.

Thay mặt gia đình: Bà quả phụ Bùi Thị Tình

CẢM TẠ

... Hàng ngày vợ làm thuê để kiếm tiền mua cây giống, sau nhiều năm tích cóp, cuối cùng gia đình cũng đã đầu tư trồng được vườn cà phê 8 sào, và trồng xen bơ ăn quả để lấy ngắn nuôi dài… Và rồi cuộc tình giữa hai người đã đơm hoa kết quả, lần lượt hai người con (một gái, một trai) ra đời, giúp anh có thêm nghị lực để vượt khó về kinh tế cũng như thương tật trên cơ thể.

Anh Mai bộc trực: Sau những năm tháng gian nan, giờ đây việc nặng thì không bằng ai, cũng không dám tự hào, nhưng nấu cơm, dọn nhà, dọn cửa… có thể nhiều người mắt sáng chưa chắc đã qua được anh. Cũng theo anh Mai, sau thời gian làm quen với những công việc tự chăm sóc cho bản thân, nấu nướng, làm việc nhà, anh nghĩ để vợ một mình đi làm hoài cũng buồn nên nói vợ cho theo làm vườn. Lúc đầu có chút khó khăn, nhưng nay mấy việc như dẫy cỏ, cuốc đất; chặt gốc và thu hái cà phê, ghép bơ ăn trái… anh đều làm được.

Nhờ nghị lực vượt khó, cùng với sự chịu thương, chịu khó, vợ chồng anh Mai từng

bước ổn định kinh tế gia đình. Theo anh Mai, thu nhập từ vườn cà phê được khoảng 100 đến 150 triệu đồng tùy vào từng năm, trừ đi chi phí đầu tư, nếu biết tiết kiệm thì cũng lo được cho 2 đứa con ăn học, trong đó cô con gái đầu học năm thứ 2 tại một trường đại học ở TP Hồ Chí Minh, anh con trai thì học lớp 6 gần nhà.

Để có được như ngày hôm nay, không thể không nói đến sự chia sẻ của người vợ, thế nhưng khi được đề cập, chị Phiên cười trong veo, rồi nói: “Tất cả đều là cái duyên, cái số. Em vào làm công nhân Nhà máy chè Cầu Đất được một năm thì gặp và lấy anh Mai. Những ngày đầu về chung sống, chồng bị khiếm thị hai mắt không nhìn thấy ánh sáng nên cuộc sống vô cùng khó khăn, bản thân cũng chịu nhiều thiệt thòi, nhưng khi đã thương rồi thì chịu chứ không lẽ bỏ nhau?!”. Cũng theo chị Phiên, cứ nghĩ như thế để vượt qua khó khăn, cùng phấn đấu để nuôi con ăn học, và rồi vợ chồng đã làm được, tuy phía trước vẫn còn nhiều khó khăn.

THỤY TRANG

Hội Nông dân tỉnh ra mắt mô hình “Cơ quan tự phòng, tự quản, tự bảo vệ an ninh trật tự”

Lễ khai mạc.

Chiều 22/11, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Công an Lâm Đồng (các Phòng PA03, PA04, PV05) đã tổ chức lễ ra mắt mô hình “Cơ quan tự phòng, tự quản, tự bảo vệ an ninh trật tự” và ra mắt Ban điều hành mô hình, thông qua quy chế hoạt động.

Trước sự chứng kiến của lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và Công an tỉnh, đại diện các phòng, ban chuyên môn của cơ quan Hội Nông dân tỉnh đã ký cam kết xây dựng cơ quan Hội Nông dân tỉnh đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”.

Mô hình nhằm thực hiện tốt các nội dung như: Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên Hội Nông dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế, quy ước xây dựng cơ quan an toàn về an ninh trật tự; không để xảy ra mất trộm tài sản, không để lộ bí mật công nghệ, bí mật Nhà nước. Đồng thời, tích cực tham gia công tác phòng chống cháy nổ, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường; không có cán bộ, nhân viên phạm tội hoặc mắc tệ nạn xã hội.

AN NHIÊN

40 đội đua tranh tài tại Giải ô tô địa hình Laan - Challenge The Mountain 2018 - Đà Lạt

Sáng 22/11, Giải ô tô địa hình Laan - Challenge The Mountain 2018 do Công ty Cổ phần Lâm An cùng phối hợp với Công ty Cổ phần Vietnam MTB Series và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tổ chức đã khai mạc tại thành phố Đà Lạt.

Đây là lần đầu tiên giải này được tổ chức tại Đà Lạt, tuy nhiên, trước đây, trên địa bàn Đà Lạt và Lâm Đồng đã nhiều lần diễn ra các giải đua xe địa hình toàn quốc tương tự.

Giải đua qui tụ 40 đội đua với trên 100 tay đua của nhiều tỉnh, thành trong nước, thi đấu trong 2 nội dung gồm xe được nâng cấp và xe chuyên nghiệp. Lộ trình đua chính của giải diễn ra trên các con đường rừng vùng phụ cận

Đà Lạt và huyện Lạc Dương.Theo Ban tổ chức, cuộc đua nhằm xây dựng

tinh thần đồng đội, sự bền bỉ của xe và kỹ năng lái xe của người tham gia. Đồng thời, đây cũng là dịp quảng bá hình ảnh xinh đẹp của Đà Lạt đến với du khách trong nước. Trong tương lai, giải đua này sẽ được duy trì thành một giải truyền thống hằng năm tại Đà Lạt.

Giải thưởng về nhất cho hạng xe chuyên nghiệp gồm cúp, huy chương và 100 triệu đồng, xe về nhất hạng xe nâng cấp nhận được giải thưởng 30 triệu đồng, ngoài ra còn nhiều giải thưởng cho các thứ hạng.

Giải sẽ diễn ra cho đến hết ngày 25/11. VIẾT TRỌNG - VĂN BÁU