hiỆn trẠng rỪng Ở viỆt nam

26
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM GVHD: Vương Quang Việt SVTH : Nguyễn Trần Tố Trinh Võ Thị Kim Chi Trịnh Thị Thúy Liễu

Upload: gsthanh

Post on 24-Jun-2015

17.594 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANGKHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

GVHD: Vương Quang ViệtSVTH : Nguyễn Trần Tố Trinh

Võ Thị Kim Chi Trịnh Thị Thúy LiễuVõ Thành TùngNguyễn Tấn TínNguyễn Minh Hoàng

Page 2: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước trên thế giới, tài nguyên rừng đang bị thu hẹp về diện tích và tàn phá nặng nề. Điều này đã tác động đến môi trường đến mức báo động. chi hướng biến động rừng cơ bản vẫn ở tình trạng suy thoái, còn xa mức ổn định và mức cần thiết để bảo vệ môi trường. Vấn đề khắc phục và bảo vệ rừng là đang được đặt ra nhằm giảm đến mức tối thiểu các ảnh hưởng của các vấn đề về môi trường như trái đất nóng lên toàn cầu…

Nguyên nhân chủ yếu là nạn phá rừng làm nương rẫy, thai thác rừng bừa bãi, khai thác gỗ vượt chỉ tiêu cho phép do sự vô y thức của một số người làm cháy rừng và một phần do lũ lụt tàn phá nặng nề. Do sự phát triển quá “nóng” của kinh tế, cuộc sống khó khăn của người dân, sự tha hóa, buông lỏng trách nhiệm của những người có chức năng bảo vệ rừng…thì quan niệm của nhiều người về những tác dụng của các lâm sản là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng phá rừng, tận diệt các lâm sản đặc biệt.

Tuy một số diện tích rừng thứ sinh tự nhiên được phục hồi, nhưng nhiều diện tích rừng già và rừng trồng chưa đến tuổi thành thục đã bị xâm hại, đốn chặt, khai hoan. cháy rừng đã được hạn chế mạnh mẽ và việc khai thác gỗ trái phép đã kiểm soát được một phần, nhưng tình trạng mất rừng vẫn ở mức độ nghiêm trọng. Rừng phòng hộ đầu nguồn trên lưu vực những con sông lớn ở nước ta vẫn đang bị phá hoại. Tuy diện tích rừng trồng có tăng lên hàng năm, nhưng với số lượng rất khiêm tốn và phần lớn rừng được trồng lại với mục đích kinh tế, sản xuất cây lấy gỗ ngắn ngày, cây mọc nhanh mà chưa ưu tiên trồng rừng tại các khu vực đầu nguồn. Nói đến tài nguyên rừng ta không chỉ chú đến vấn đề chúng bị tàn mà còn chú những tác động đến môi trường và cuộc sống của chúng ta.

Có lẽ vì vậy mà vấn đề tài nguyên rừng đang được người dân và các cấp chính quyền địa phương quan tâm. Điều quan trọng là phải đưa ra được các biện pháp nhằm hạn chế sự tàn phá rừng đến mức thấp nhất nhằm bảo vệ rừng, bảo vệ lá phổi xanh của thế giới.

Đó cũng là lí do nhóm chúng em chọn đề tài: nghiên cứu hiện trạng rừng ở Việt Nam.

Nội Dung cần Trình Bày:

Page 3: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

Phần I : Giới thiệu Chung.Giới thiệu tổng quát tình hình rừng nước ta hiện nay.Ly do chọn đề tài.

Phần II : Đề cương nghiên cứu chi tiết.Tên đề tài nghiên cứu.Cơ quan quản ly.Các cơ quan phối hợp cùng tham gia.Tình hình nghiên cứu. -Trong nước. -Ngoài nước.Mục tiêu của đề tài.Các nội dung nghiên cứu chính.Phương pháp nghiên cứu.Dự toán kinh phí theo nội dung nghiên cứu.Tiến độ thực hiên.

Phần III : Các nội dung nghiên cứu chính.Vị trí địa lí.Điều kiện tự nhiên.Quy mô phạm vi ảnh hưởng đến môi trường sống.Vấn đề môi trường thách thức.Giải pháp khắc phục.Kết luận và kiến nghị.Tài liệu tham khảo.

Page 4: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

PHẦN I

GIỚI THIỆU CHUNG

Rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái cho môi trường. Rừng làm dịu bớt nhiệt độ của luồng khí nóng ban ngày đồng thời duy trì được độ ẩm. Rừng còn bổ sung khí cho không khí và ổn định khí hậu toàn cầu bằng cách đồng hoá cacbon và cung cấp oxi. Hiện nay nước ta có tổng diện tích rừng là 13.118.773 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.348.591 ha và rừng trồng là 2.770.182 ha. Hiện nay rừng nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng. Hàng năm có hàng trăm ha rừng bị tàn phá, và con người đang dần nhận lấy những hậu quả mà mình gây ra.

Theo thống kê của cục kiểm lâm vào 12/2009: cả nước có 4145,74 ha rừng bị tàn phá. Rừng bị chặt phá trước tiên là để lấy đất trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng, cho mục đích nông nghiệp như: trồng cà phê, trồng cao su và phát triển trồng những cây lương thực, công nghiệp khác, hay phá rừng để làm các khu du lịch, vui chơi, giải trí…Dự đoán đến năm 2020 cả nước sẽ có 40% rừng còn lại bị tàn phá do xã hội càng phát triển, dân số tăng nhanh. Vì lẽ đó nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống, rừng bị chặt phá để phục vụ cho nhu cầu của xã hội.

Ngày nay, có lẽ nhiều người cảm nhận ra rằng hình như khí hậu bây giờ có phần nóng hơn đồng thời cũng có vẻ ngột ngạt hơn hồi trước, hoặc bây giờ sông ngòi hay tạo ra lụt lội hơn.Tại sao lại có hiện tượng "nhiều hơn trước đây" như vậy. Nguyên nhân của những hiện tượng này là do nạn phá rừng ở nước ta đã đến mức báo động, phá rừng theo cách đơn giản nhất để làm nương rẫy, phá rừng để tìm kiếm khoáng sản, phá rừng lấy gỗ, phá rừng vô tình gây ra cháy rừng, sự quan tâm chưa đúng mức đối với việc bảo vệ để trồng rừng mới . Sự bất cẩn của con người khi đi vào rừng đã tài nguyên rừng của chính quyền địa phương và vô vàn những kiểu tiếp tay vi phạm pháp luật khác đang huỷ hoại lá phổi xanh của đất nước. Vậy nhà nước và các nghành chức năng có trách nhiệm phải làm gì? Phải đưa ra các giải pháp hữu hiệu nào để bảo vệ rừng khỏi bị phá hoại nhằm giữ gìn tài nguyên của quốc qia và tài sản chung của toàn dân, hạn chế các tác động môi trường gây ra ảnh hưởng đến con người. thiên tai là nỗi ám ảnh, thống khổ và mất mát....là những điều bất hạnh nhất đã gieo xuống cho con người. Đứng trước nghịch cảnh đó, con người phải làm gì để tự bảo vệ sự sống còn của chính mình và cả cộng đồng xung quanh? Đây là những vấn đề lớn mà chỉ khi nào con người biết sống vì lợi ích chung, biết loại bỏ lòng vị kỉ nhỏ nhen để hòa mình trong đại thể thì không khó khăn nào có thể ngăn được sự sống và bước tiến của con người. Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận đâu là “cái gốc” của hiện tượng hủy diệt môi trường, tàn phá thiên nhiên, nếu không chính chúng ta phải sống hứng chịu những tác động xấu của môi trường. Đó là lí do nhóm chọn đề tài “ Hiện Trạng Rừng Ở Việt Nam ’’.

Đề tài nguyên cứu về hiện trạng rừng ở Việt Nam, hậu quả của việc tàn phá rừng, nguyên nhân gây ra suy thoái rừng và các biện pháp đưa ra nhằm bảo vệ rừng tránh các tác động môi trường và những tác hại ảnh hưởng đến con người.

Page 5: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

PHẦN II

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT

1. Tên Đề Tài Nghiên Cứu: Hiện Trạng Rừng Ở Việt Nam2. Cơ Quan Quản Ly: Trường Đại Học Dân Lập Văn Lang3. Cơ Quan Chủ Trì:Lớp: K13M02.

Nhóm 3: Võ Thị Kim Chi Nguyễn Trần Tố TrinhTrịnh Thị Thúy LiễuNguyễn Tấn TínVõ Thành TùngNguyễn Minh Hoàng

4. Các Cơ Quan Phối Hợp Cùng Tham Gia:- Sở tài nguyên môi trường TPHCM.- Khoa Công nghệ và Quản ly môi trường – Đại học DL Văn Lang.

5. Tình Hình Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước. Trong nướcRừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng. Đất lâm nghiệp chiếm 30% diện tích đất tự nhiên(rừng tự nhiên 26%, rừng trồng 4%). Theo tổng cục Thống kê cho biết, 3 tháng đầu năm 2009,  cả nước bị mất 489 ha rừng, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 244 ha (tăng 68%), còn diện tích rừng bị chặt phá là 245 ha. Như vậy, trung bình một ngày, có 5,5ha rừng bị tàn phá.Theo Đề tài “Hiện trạng rừng Việt Nam được đánh giá trên hai phương diện – hệ sinh thái và trạng thái tài nguyên ’’ của PTS.Vũ Xuân Đề cho biết: Diện tích rừng Việt Nam đang tăng nhưng chất lượng giảm nhiều và nó đang bị tàn phá khắp nơi trên cả nước. Trong khi rừng U Minh còn chưa hồi phục bởi đợt cháy rừng hồi năm 2002, thì 2 năm sau, rừng Tràm U Minh Hạ tại tỉnh Cà Mau lại phải gánh chịu thêm 1 lần tàn phá. Gần 3.000 ha rừng Tràm ngập mặn ở U Minh đã được giao cho CTCP Đồng Nai (Codona) trồng cây keo lai làm nguyên liệu giấy…. Hậu quả là Khu rừng Tràm ngập mặn nguyên sinh ở U Minh Hạ đã được thu hẹp lại. Và cho đến nay, sau gần 5 năm vụ việc xảy ra, gần 3000 ha rừng Tràm ngập mặn ở U Minh Hạ vẫn đang để cho cỏ lau và cây keo lai mọc um tùm.

Rừng bị tàn phá

Page 6: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

Còn tại miền trung các khu rừng cũng đang kêu cứu. Ở Quảng Trị, hiện có một kiểu phá rừng mới tinh vi, ma quái được hợp thức hoá đầy đủ chữ ky của kiểm lâm lẫn dấu triện của chính quyền sở tại dưới danh nghĩa thu mua gỗ vườn trồng, nhưng thực chất là băm nát rừng già tự nhiên phòng hộ đầu nguồn áp biên giới Việt-Lào thuộc vùng Lìa của huyện rẻo cao Hướng Hoá. Theo hồ sơ của Hải quan Quảng Trị, từ đầu tháng 3 đến nay có 34 cây cảnh cổ thụ như bằng lăng, lội... xuất qua Cổng B Lao Bảo. Như vậy để có được số cây này, lâm tặc phải đốn ngã rất nhiều cây cổ thụ khác để dọn đường vận chuyển

Ở Quảng Nam, chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2009, lực lượng chức năng đã phát hiện 700 vụ liên quan đến phá rừng; tịch thu hơn 1.072m3 gỗ xẻ và hơn 572m3 gỗ tròn; tạm giữ 44 ô tô, 45 xe máy cùng hàng chục phương tiện tham gia vận chuyển, khai thác gỗ trái phép… Cũng trong thời gian này, xảy ra một vụ cháy rừng thông với diện tích gần 2 ha tại xã Duy Trung .

Cũng trong thời gian gần đây ở các tỉnh miền trung liên tục xảy ra cháy rừng như ở quãng ngãi ( 4/3/2010 ) đã thiêu rụi 10 ha rừng, Đà Nẵng ( 6/5/ 2010)làm cháy 5 ha. Chỉ trong vòng 1 tháng qua ở Bình Định đã xảy ra 2 vụ cháy làm thiêu rụi hơn 18 ha rừng.Nguyên nhân chủ yếu là khi thời tiết nắng nóng người dân vào rừng đã vô y vứt tàn thuốc gây nên cháy rừng. (theo www. kiem lam.org.vn )

Hậu quả do phá rừng

Nương rẫy thay thế rừng Tây Nguyên. Theo số liệu thống kê được của Hạt Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, trung bình mỗi năm địa phương này có trên 50 ha rừng bị xoá sổ trước sự bất lực của chính quyền. Từ đầu năm 2009 đến nay, toàn tỉnh Đắc Nông có 183 vụ phá rừng với tổng diện tích rừng bị phá lên tới 76 ha. Huyện bị phá nhiều nhất là Tuy Đức, Đắc Glong, Krông Nô. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh cũng đã xảy ra 4 vụ cháy rừng trồng thiêu rụi 4ha.

"Vấn đề môi trường quan trọng nhất ở Việt Nam có lẽ là vấn đề mất rừng". Đó là nhận định của giáo sư Võ Quy khi nói đến những đe dọa của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học tại Việt Nam. Ông cho biết, đáng lẽ ra, trong điều kiện khí hậu, địa ly của Việt Nam thì rừng tự nhiên phải chiếm tới 50% tổng diện tích lãnh thổ. Mặc dù chính phủ đã có những chương trình trồng rừng nhưng các khu rừng tự nhiên vẫn bị tàn phá. Hiện nay, rừng tự nhiên chỉ còn che phủ khoảng 9% lãnh thổ.

Page 7: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

Một chương trình mới của LHQ nhằm giảm phát thải khí nhà kính do phá rừng và suy thoái rừng ở Việt Nam vừa được công bố hôm 17/9 tại Hà Nội. Chương trình trị giá 4,38 triệu đô la Mỹ này được Chính phủ Na Uy tài trợ và sẽ được thực hiện trong gần hai năm. Đây là chương trình phối hợp chung giữa ba tổ chức LHQ - Tổ chức Nông lương (FAO), Chương trinh phát triển (UNDP) và Chương trinh môi trường (UNEP) - và sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn điều hành. Tỉnh Lâm Đồng được chọn làm nơi thí điểm chương trình.Chương trình Hợp tác LHQ về Giảm Phát thải khí nhà kính do Phá rừng và Suy thoái rừng (REDD) ở Việt Nam sẽ góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và ngăn chặn suy thoái đất và sa mạc hóa. Hiện thống kê cho thấy, hơn một nửa diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam thuộc loại rừng nghèo hoăc tái sinh trong khi rừng giàu và rừng tán kín chỉ chiếm trên chín phần trăm.

Về nguyên nhân phá rừng, có thể tổng hợp theo một số yếu tố chủ yếu như: Năng lực quản ly và bảo vệ rừng của nhiều chủ rừng còn bất cập;lực lượng bảo vệ rừng chưa kiểm soát nổi tình hình ở một số nơi; công tác kiểm tra, kiểm soát, tuần tra truy quét tội phạm chưa được tiến hành thường xuyên; trách nhiệm quản ly Nhà nước về lâm nghiệp của các địa phương chưa được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện và triệt để, trong đó công tác quy hoạch đất lâm nghiệp chưa ổn định. Bên cạnh đó,  nhu cầu thị hiếu sử dụng gỗ và lâm sản ngày càng có xu hướng tăng lên, đời sống nhân dân vùng có rừng còn nhiều khó khăn dẫn đến người dân phải phá rừng để mưu sinh.

Từ những nguyên nhân này, có thể đề ra những biện pháp tích cực nhất để bảo vệ rừng. Nhất là xây dựng khung pháp ly hoàn chỉnh về tội danh phá rừng, chống người thi hành công vụ.

Nhưng tai hại nhất là sự phá rừng có tổ chức được sự hậu thuẫn của các cấp chính quyền. Những món lợi lớn từ rừng khiến người ta tìm mọi cách xin để được “chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng”, “trồng cây công nghiệp”, “phát triển khu du lịch”…và kết quả là nhiều héc ta rừng hàng trăm năm mới hình thành đã bị xoá sổ nhanh chóng bởi các phương tiện máy móc hiện đại.

Ngoài nước

Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) hôm 14-11 cho biết tình trạng phá rừng trên toàn cầu đang dần giảm đi nhưng rừng vẫn đang biến mất ở mức báo động. FAO cho biết trong bản đánh giá nguồn tài nguyên rừng toàn cầu rằng mỗi năm thế giới mất 7,3 triệu hecta rừng, chiếm 0,18% diện tích rừng toàn cầu trong thời gian từ 2000 đến 2005. Tổ chức này cũng cho biết tỷ lệ này giảm so với thời gian từ năm 1990 đến năm 2000, với 8,9 triệu hecta rừng bị biến mất hàng năm. Thế giới mất 2.000 - 5.000 tỷ USD/năm vì phá rừng

Nam Mỹ là khu vực có tình trạng phá rừng diễn ra tồi tệ nhất do các hoạt động phá rừng trong 5 năm qua, làm mất 4,3 triệu hecta rừng mỗi năm, theo sau là châu Phi với 4 triệu hecta rừng biến mất hàng năm. Bản đánh giá này cũng đưa ra danh sách 10 nước gồm Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, CHDC Congo, Ấn Độ, Indonesia, Peru, Nga và Mỹ, là những nước hiện có diện tích rừng chiếm 2/3 tổng diện tích rừng trên toàn thế giới.

Theo www.recoftc.org/site/.../docs/.../Decoding_REDD2_VN thì lượng khí phát thải gây ra hiệu ứng nhà kính do suy thoái rừng có cường độ như mất rừng. Khả năng phát thải do suy thoái rừng đang là mối quan tâm đặc biệt ở châu Á – Thái Bình Dương nơi đan xen với khu vực dân cư đông đúc và vùng khai thác gốc tập trung. Đưa suy thoái rừng vào cơ chế “Giảm Phát Thải Từ Mất Rừng Và Suy Thoái Rừng’’ là cần thiết cho nghành lâm nghiệp và

Page 8: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

của cả khu vực thực vào đó là sự khai hiện tiềm năng giảm suy thoái rừng trong việc làm giảm biến đổi khí hậu.

Đề tài “suy thoái rừng thách thức lớn của môi trường’’ trên trang www.lantabrand.com cho biết rừng đang ngày càng bị thu hẹp dần do khai thác bừa bãi, mù quáng quá mức cho phép của con người . Tốc độ phá rừng ở nhiều quốc gia trên thế giới đang ở mức độ chóng mặt. Rừng bị thu hẹp kéo theo những tai họa khổng lồ mang tính chất toàn cầu như làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, thay đổi khí hậu và gia tăng các tai họa thiên nhiên.

Báo Trung Quốc, tờ Tân Kinh đăng bài “ Hạn Hán Do Phá Rừng ’’ của tác giả Uông Vĩnh Thần ngày 14/3/2010 nhận định yếu tố con người là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nạn hạn hán nghiêm trọng ở khu vực Tây Nam Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng và lan rộng . Bởi sự vô tâm của con người, thai thác rừng vô tội vạ đã khiến cho 5 tỉnh là Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vân Nam, Quy Châu và Quảng Tây bị ảnh hưởng nặng nề nhất, riêng tỉnh Vân Nam tổn thất về nông nghiệp đã lên tới hơn 20 tỷ nhân dân tệ (hơn 2,9 tỷ USD) khiến hàng chục triệu người thiếu nước uống. Hàng loạt con sông cạn khô tới đáy làm hoạt động giao thông trên sông đình trệ, nhiều tuyến đường thủy phải tạm ngưng hoạt động. Cơ quan khí tượng quốc gia Trung Quốc dự đoán tình trạng khô hạn còn tiếp tục kéo dài và thời kỳ hạn hán ác liệt nhất sẽ từ tháng 4 đến tháng 6. Hiện Chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn khoản chi 155 triệu nhân dân tệ chống hạn, Cơ quan phòng hộ quốc gia và Bộ Thủy lợi đã phái 18 nhóm công tác về các tỉnh để triển khai công tác phòng chống hạn hán. Thiên tai cũng giống như bệnh tật, không chỉ xuất hiện trong sớm chiều mà đã có một quá trình tích lũy lâu dài. Sự thay đổi khí hậu của một vùng có liên hệ mật thiết tới sự thay đổi về môi trường của chính khu vực đó. Vì lợi ích kinh tế, các tỉnh Tây Nam đã chặt bỏ rừng nguyên sinh rồi ra sức trồng các loại cây ngắn hạn như cao su, cây ăn quả mà các loại cây này được mệnh danh là “máy hút nước”, chúng khiến các mạch nước ngầm khô cạn. Số liệu cho thấy diện tích trồng cao su và cây ăn quả ở Vân Nam hiện nay đã lên tới 30 triệu hécta, sự thay đổi hệ thống sinh thái rừng lớn như vậy chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới khô hạn..

Đề tài “Tệ nạn phá rừng tại Cam Bốt’’ do Global Witness công bố ngày 13/4/2010 cho biết tại Thái Lan, nạn chặt phá rừng để trồng trọt và cháy rừng xảy ra ở một số khu vực đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và gây ra các bệnh hen suyễn, phổi, tim mạch.

Thái Lan cũng là một trong những nước trong khu vực có nạn chặt phá rừng và cháy rừng cũng ở mức báo động.

Những khu rừng dọc biên giới với Thái và Lào trước đây là rừng có nhiều gỗ quy và nhiều động vật quy hiếm như voi, cọp…nay chỉ là rừng cằn cỗi, lưa thưa không ngăn chặn nước vào mùa mưa khiến gây nên lũ lụt ở đồng bằng và làm cho đất nông nghiệp bị ngập úng tạo ra cảnh đói cho nông dân. Nếu như cứ tiếp tục như vậy mà không có biện pháp ngăn chặn thì những khu rừng ở Thái Lan như là rừng cam bốt trong tương lai sẽ là một vùng sa mạc hóa. Và hậu quả của nó sẽ ảnh hưởng lớn đến con người và môi trường sống.

Bài báo “ Phá rừng để xóa đói: một cách làm sai lầm ở barazil’’ đăng ngày 11/8/2009 trên tờ báo Extra xuất bản tại Brazi: Diện tích rừng sau khi chuyển đổi thành đất nông nghiệp đã không đem lại hiệu quả như mong muốn. Việc phá rừng để xóa đói chẳng những là cách làm quá liều lĩnh xét từ góc độ môi trường mà còn sai lầm cả về khía cạnh kinh tế. Các cánh rừng nhiệt đới Amazon có y nghĩa vô cùng quan trọng đối với trái đất, là “kho báu” gìn giữ sự đa dạng sinh học và yếu tố không thể thiếu để hấp thụ khí CO2. Nhưng đó cũng là nơi cư ngụ của những bộ tộc nghèo đói nhất Brazil. Xuất khẩu gỗ gần như là cơ hội duy nhất để đẩy nhanh đời sống của họ và phát triển hạ tầng cơ sở tại khu vực này.

Page 9: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

Một y tưởng được đưa ra: Phá rừng lấy gỗ xuất khẩu để nâng cao thu nhập của người dân, cải tạo đất rừng thành các bãi chăn nuôi gia súc và gieo trồng nông sản. Sau khi xây dựng đường sá và phát triển các công trình hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, cửa hàng...) thì người dân sẽ tự giữ được mức sống tương đối khá của mình bằng cách phát triển nông nghiệp. Phá rừng diễn ra càng sớm thì diện tích “được giải phóng” càng rộng. Nhưng tại những nơi ngừng khai thác rừng thì mức sống lại giảm. Hơn nữa, ngoài việc mức sống trở lại xuất phát điểm thì tuổi thọ thậm chí còn xuống thấp hơn trước khi phá rừng

Rừng Amazon bị chặt phá để lấy gỗ và đất canh tác

Sự phát triển nông nghiệp ở vùng rừng Amazon sau khi “vỡ hoang” đã phá rừng 10 năm thì mùa màng dần dần sa sút.

Y tưởng phát triển kinh tế tại các vùng rừng rậm của Brazil là sai lầm. Cuộc sống của người dân ở những nơi này có thể được cải thiện nhanh chóng nhưng không bền vững. Sau sự tăng trưởng là bước thụt lùi không trá. Để đối phó, chính phủ công bố một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng đốn gỗ trái phép, mở một chiến dịch lớn với sự tham gia của cảnh sát và thanh tra môi trường. Theo Bộ trưởng Môi trường Brazil, Carlos Minc: “Nếu không có những hành động như vậy, tình trạng phá rừng có thể còn tồi tệ hơn nhiều. Nhiều người đã cho là việc phá rừng có thể gia tăng 30 -  40%, chúng tôi đã tìm cách hạ nhiệt tình hình và mong muốn không còn nạn phá rừng nữa”. Phá rừng chẳng mang lại lợi ích kinh tế lâu dài trong khi hậu quả về môi trường thì bộc lộ rất rõ. Nhất là biến đổi khí hậu.

5. Mục Tiêu Của Đề Tài

Nghiên cứu nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên rừng. Đưa ra những tác động môi trường trước mắt và trong tương lai của việc phá rừng và cháy

rừng. Nghiên cứu phương án và giải pháp nhằm giảm thiểu suy thoái rừng Làm quen với phương pháp đánh giá tác động môi trường.

Page 10: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

6. Các Nội Dung Nghiên Cứu Chính

Nghiên cứu hiện trạng suy thoái rừng của Việt Nam hiện nay. Đánh giá các tác động môi trường do suy thoái rừng gây ra. Đề suất biện pháp nhằm hạn chế tình trạng suy thoái rừng. Đề suất biện pháp nhằm tăng cường cho quản ly và bảo vệ rừng.

7. Phương Pháp Nghiên Cứu

Thu thập, phân tích các số liệu của các nghiên cứu trước. Khảo sát y kiến của người dân . Dự đoán về tình trạng suy thoái rừng hiện nay. Tổng hợp số liệu , hình ảnh, thông tin đã thu thập từ internet để so sánh độ chính xác của số

liệu sau đó phân tích tổng hợp thành bài báo cáo. Đánh giá tác động tổng hợp.

8. Dự Toán Kinh Phí Nghiên Cứu

STT Hoạt động Thời gian nghiên cứu Chi phí dự kiến

1. Truy cập internet thu thập thông tin

648,000 đs

2. Chi phí để thu thập thông tin: đi lại, điện thoại…

600,000 đ

3. Phân tích tổng hợp số liệu đã thu thập.Tổng hợp số liệu đã có, so sánh và xem xét độ chính xác của chúng.

300,000 đ

4. Công tác phí. 120,000 đ

5. Đánh giá tổng hợp. 300,000 đ

6. Chi phí phát sinh. 200,000 đ

Tổng chi phí. 2,168,000 đ

9, Tiến Độ Thực Hiện:

Ngày 1/6/ 2010 bắt đầu nghiên cứu

Ngày 8/6/ 2010 nộp nội dung phần I và II

Ngày 15/6 hoàn thành cả 3 phần và nộp bài tổng hợp

PHẦN III

Page 11: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

1. Vị trí đại lý:

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền dài chừng 500 km; nơi hẹp nhất dài gần 50 km. Có diện tích 331.051,4 km2, tổng dân số 85.789.573 người ( tính đến 1/4/2009)

Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn.

Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.

Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.

2. Điều Kiện Tự Nhiên

Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì nhiêu cao, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14,600 loài thực vật). Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưa ánh sáng, nhiệt độ lớn và độ ẩm cao.

Quần thể động vật ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài thú quy hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Hiện nay, đã liệt kê được 275 loài thú có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu bọ. (Các rừng rậm, rừng núi đá vôi, rừng nhiều tầng lá là nơi cư trú của nhiều loài khỉ, vẹc, vượn, mèo rừng). Các loài vẹc đặc hữu của Việt Nam là vẹc đầu trắng, vẹc quần đùi trắng, vẹc đen. Chim cũng có nhiều loài chim quy như trĩ cổ khoang, trĩ sao. Núi cao miền Bắc có nhiều thú lông dày như gấu ngựa, gấu chó, cáo, cầy...

Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt.

Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây. Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên

Page 12: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á.

Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (xuân-hạ-thu-đông), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ lục địa châu Á tới) và gió mùa đông Nam (thổi qua Thái Lan-Lào và Biển Đông), có độ ẩm cao. (2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa.

Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21oC đến 27oC và tăng dần từ Bắc vào Nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25oC (Hà Nội 23oC, Huế 25oC, thành phố Hồ Chí Minh 26oC). Mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất vào các tháng Mười Hai và tháng Giêng. Ở vùng núi phía Bắc, như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, nhiệt độ xuống tới 0oC, có tuyết rơi.

3. Kinh Tế Xã HộiNăm 2008, trên địa bàn thành phố có nhiều tác động bất lợi ảnh hưởng tới kinh tế - xã

hội. Do vậy, tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế năm 2008 ước đạt 289.550 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2007, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2003 đến nay.

Sự chuyển dịch cơ cấu của các thành phần kinh tế rõ nét nhất với tốc độ tăng của kinh tế ngoài nhà nước là 13,8% (cao nhất trong 3 khu vực) đã đưa cơ cấu của khu vực này từ 50,8% trong năm 2007 lên 51,4% trong năm 2008 vì vậy GDP của khu vực kinh tế trong nước cũng tăng từ 77,6% lên 80,1%. Trong 10,7% tăng trưởng chung của năm: khu vực dịch vụ đóng góp 6,55%; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,10%; và khu vực nông, lâm, thủy sản 0,02%.

Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm ước đạt 410.273 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2007, là mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, riêng so với năm 2007 giảm tới 2 điểm phần trăm (năm 2007 tăng 14,1%). Khu vực nhà nước có mức tăng thấp nhất (+4,4%) nhưng cao hơn năm 2007 (công nghiệp nhà nước năm 2007 giảm 9,2% do có nhiều doanh nghiệp lớn chuyển sang cổ phần); mức tăng khu vực ngoài nhà nước là 10,7% (năm 2007 tăng 29,6%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,9% (năm 2007 tăng 19,4%). Có 24/27 ngành sản xuất tăng, trong đó 11 ngành tăng cao hơn mức bình quân chung.

Giá trị sản xuất xây dựng cả năm ước đạt 62.273 tỷ đồng, tăng 21,3% so năm 2007 (mức tăng theo giá thực tế, chưa loại trừ yếu tố giá), thấp hơn nhiều so với mức tăng 38,6% của năm 2007. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 12.259 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 19,7% tăng 32,1% là thành phần tăng cao nhất; kinh tế ngoài nhà nước đạt 44.928 tỷ đồng, chiếm 72,1% và tăng 19,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5.089 tỷ đồng, chiếm 8,2% tăng 12,8%.

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2008 theo giá thực tế là 7.365,2 tỷ đồng, theo giá so sánh là 3.118,6 tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm trước (năm 2007 tăng 5,0%). Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 đạt 5.642,5 tỷ đồng theo giá thựh tế, tăng 7,9% so với năm 2007, trong đó mức đóng góp của ngành trồng trọt 2,1%, ngành chăn nuôi 5,0% và dịch vụ nông nghiệp 0,8%. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 47.056 ha, giảm 5,4% so với năm trước. Đến thời điểm 1/10/2008, trên địa bàn thành phố có 3.970 con trâu (bằng 82,6% năm 2007); 105.985 con bò (bằng 106,6%) và 286.499 con lợn (bằng 77,9%).

Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế đạt 71,3 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm trước, giá trị hoạt động trồng, nuôi rừng năm nay chỉ bằng 31,8% năm trước. Giá trị sản xuất thủy sản 1.651,4 tỷ đồng, giảm 8,6% so với năm trước, trong đó giá trị nuôi trồng chiếm 82,6%, giảm 7,9%, giá trị khai thác chiếm 13,3%, giảm 11,8%. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2008 đạt 9340 ha, giảm 5,2% so với năm 2007. Sản lượng thủy sản cả năm ước đạt 42.218 tấn, giảm 23,6% so với năm trước, trong đó, sản lượng nuôi trồng 27.814 tấn thủy hải sản các loại.

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn năm 2008 ước thực hiện 115.246 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 21,2%; vượt 18,2% kế hoạch năm và bằng 39,8% GDP. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ

Page 13: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

bản trên địa bàn 12 tháng ước thực hiện 91.012 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đạt 121,1%; so với năm trước tăng 22,3%.

Tính đến ngày 15/12/2008, có 505 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng ky 8.252,2 triệu USD, vốn bình quân mỗi dự án đạt 16,3 triệu USD. So với cùng kỳ số dự án được cấp phép tăng 9,8% (+ 45 dự án), vốn đầu tư tăng gấp 3,6 lần. Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 71% trong tổng số dự án. Số dự án điều chỉnh vốn là 144 với tổng vốn được điều chỉnh tăng thêm 260,7 triệu USD. Tổng vốn đầu tư nước ngoài (gồm cấp phép mới và điều chỉnh tăng vốn) trong năm đạt 8.513 triệu USD, so với cùng kỳ gấp 3 lần. Số dự án còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn 3.141 dự án với tổng vốn đầu tư 25.680 triệu USD (cùng thời điểm năm 2007 có 2.610 dự án, tổng vốn đầu tư 16.554,1 triệu USD).

Từ đầu năm đến ngày 18/12 đã có 18.860 doanh nghiệp ngoài nhà nước mới được cấp phép thành lập trên địa bàn với tổng vốn đăng ky 122.097 tỷ đồng. Trong đó: 1.383 doanh nghiệp tư nhân với số vốn đăng ky 1023 tỷ đồng; 3.208 công ty cổ phần, tổng vốn đăng ky 75.019 tỷ đồng và 14.449 công ty TNHH với tổng vốn đăng ky 46.055 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2007, số doanh nghiệp đăng ky mới tăng 7,7%, số vốn giảm 20,4%.

Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ cả năm đạt 232.548 tỷ đồng, tăng 38,5% so với năm 2007. Loại trừ yếu tố biến động giá tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2007 tăng 13,3% thấp hơn mức tăng 16,4% của năm 2007. Tổng doanh thu về du lịch (bao gồm khách sạn và du lịch lữ hành) đạt 15.965 tỷ đồng, tăng 46,7% so với năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 22,24%, trong đó nhóm hàng “ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 36,1%, duy nhất nhóm “dịch vụ bưu chính, viễn thông” giảm đến 12,6%. Chỉ số giá bình quân của mặt hàng vàng tăng 32,4%, trong khi giá USD tăng thấp hơn với mức 3,09%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2008 (không tính dầu thô) đạt 30.206,5 triệu USD, tăng 5.354,2 triệu USD so với năm trước (tăng 21,5%). Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước thực hiện 22.334,4 triệu USD, tăng 21,9%; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 18.326,1 triệu USD tăng 22,2 %.

Doanh thu vận tải cả năm ước đạt 21.639,9%, tăng 35% so với năm 2007. Trong dó doanh thu vận tải hàng hoá chiếm 70,5%, tăng 33,2%; doanh thu vận tải hành khách chiếm 29,5%, tăng 39,3%. Hiện trên địa bàn thành phố đã có 1.175 ngàn máy thuê bao cố định, tăng 1% so với năm 2007. Doanh thu cả năm của trung ương trên địa bàn đạt 3.745 tỷ đồng, địa phương là 2189,6 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách nhà nước cả năm ước thực hiện 122.530 tỷ, đạt 123,9% dự toán, tăng 33,1%. Tổng chi ngân sách địa phương cả năm ước thực hiện 35.132,7 tỷ, đạt 188,9% dự toán, tăng 37%. Tổng vốn huy động của các ngân hàng đến cuối năm ước đạt 561.500 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Tổng dư nợ tín dụng ước đạt 490 nghìn tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2007.

Dân số trung bình của thành phố năm 2008 là 6.840 nghìn người, tăng 2,8% so với năm 2007. Mức tăng cơ học trong năm chỉ còn 1,96%, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số đạt 1,05%, giảm 0,008% so với năm 2007.

Toàn thành phố có 638 trường mẫu giáo và mầm non, 7.018 phòng học, 7.012 lớp học, 12.184 giáo viên và 232.531 trẻ đi mẫu giáo. Hiện thành phố có 843 trường phố thông, với 23.642 lớp học, số phòng học là 24.419, 37.526 giáo viên và 944.367 học sinh.

11 tháng đầu năm trên địa bàn có 13.935 ca nhiễm bệnh sốt xuất huyết, tăng 34,8%; bệnh chân tay miệng là 3.334 ca, tăng 4%. Số người phát hiện nhiễm lao trong năm là 51.484 người, giảm 5,5%. Số ca nhiễm HIV cộng dồn tới cuối năm là 37.539 ca, trong đó đã chuyển sang AIDS 21.223 ca và tử vong 7.970 người. 11 tháng, tại thành phố đã xảy ra 20 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 17,7% so với cùng kỳ, với số người bị ngộ độc là 921 người.

Tổng số lượt khám chữa bệnh của các cơ sở y tế (chưa tính khu vực tư nhân) trong năm ước tính 26.628 ngàn lượt, tăng 6,2% so với cùng kỳ. Số bệnh nhân điều trị nội trú 993 ngàn lượt, tăng 4,2%. Số lượt khám chữa bệnh miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi của năm 2008 ước là 3.958 nghìn lượt, trong đó khám ngoại trú là 1.122 nghìn lượt.

Page 14: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

Ước đến cuối năm, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố còn 0,34% và đã hoàn thành cơ bản mục tiêu không có hộ nghèo có mức thu nhập 6 triệu đồng/năm.

Trong năm 2008, các đơn vị giới thiệu việc làm đã giải quyết việc làm cho 277,7 nghìn lao động, đạt 102,9% so với kế hoạch. Trong đó việc làm ổn định là 205 nghìn gười, đạt tỷ lệ 73,9%; số việc làm mới tạo ra là 120,4 nghìn, đạt 100,3% kế hoạch. Tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố là 5,4% (năm 2007 là 5,5%).

4. Quy Mô, Phạm Vi Và Ảnh Hưởng Đến Môi Trường Sống.

Từ những nhận định trong nghiên cứu trên có thể khẳng định rằng việc thiếu nước là một mối nguy lớn lao cho sức khỏe con người và sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác như thiếu hệ

thống cống rãnh thích hợp, điều kiện vệ sinh cá nhân suy giảm và về việc không có nước uống thích hợp. Ngoài ra nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm. Lượng nước ngọt và những vùng đánh cá ven biển hiện bị tác động nghiêm trọng vì lượng trầm tích trong sông, suôí rất caọ.Tương tự như vậy, những vùng đất ngập nước cũng bị ảnh hưởng không cùng nhau chung tay ngăn chặn việc phá rừng và trồng rừng thì hậu quả sẽ rất nghiên trọng.

Ngoài ra cháy rừng còn là một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Và phá rừng, cháy rừng làm cho đất canh tác bị sói mòn, rửa trôi làm cho hạn hán thiên tai ngày một nhiều lên ở nước ta làm cho việc trồng trọt của người dân gặp khó khăn. Bởi lúc này rừng không còn, mà nước cũng không còn. Đó là cái giá mà chúng ta phải trả cho việc pháy rừng, cháy rừng .

Nước ta là một trong 10 quốc gia có tần suất bị thiên tai cao nhất trên thế giới. Điều đó ai cũng thấy, vấn đề làm thế nào để thích ứng với biến đổi với biến đổi môi trường, giảm nhẹ được thiên tai từ góc độ hành xử giữa con người với môi trường tự nhiên.

Page 15: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

5. Vấn Đề Môi Trường Đang Thách Thức

Ngày nay tổng diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá trong phạm vi cả nước giảm 18,8% so với năm 2009. Trong đó diện tích rừng bị phá đã giảm khá mạnh 1.563ha, tức khoảng 30,3% và diện tích cháy rừng giảm 1,2 %.

Tuy nhiên, hiện nay việc phá rừng đã và đang gây ra các vấn đề môi trường như:

Phá rừng Kéo theo đó đất đai xói mòn, hiện tượng đất lở, lũ quét, lụt lội trở thành tai họa thường xuyên đe dọa cuộc sống con người

phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, nạn trái đất ấm dần lên

Việc đốt rừng làm rẫy khiến đất bị phô ra trần trụi dưới sức nóng của mặt trời nhiệt đới và dưới những cơn mưa lũ liên tu bất tận.

Động và thực vật quy hiếm giảm dần, một số loài đã tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng

6. Giải Pháp Khắc Phục

Nhà nước chủ trương quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng, có chiến lược cụ thể trong chiến lược phủ xanh đồi trọc và triển khai luật bảo vệ rừng.Thực hiện giao rừng cho người dân quản lí và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 nhằm đáp ứng phủ xanh được 43% diện tích và phục hồi sự can bằng sinh thái.Tăng cường quản kí kiểm soát rừng ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi. Nghiêm khắc xử phạt những cá nhân, tổ chức có hành vi khai thác và sử dụng rừng sai mục đích.

Tuyên truyền rộng rãi về vai trò của rừng cho người dân đặc biệt là các dân tộc miền núi.Thường xuyên cải tạo những vùng đất nhiễm phèn nhiễm mặn để đẩy mạnh việc trồng thêm

rừng. Ngày lê ra quân trông rưng.

Page 16: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

Tìm ra nhiều giống mới để trồng rừng ở những vùng đất mới. Phục hồi các rừng nguyên sinh trong thời gian sơm nhất.

Từ Trung ương đến địa phương đã triển khai nhiều biện pháp đối phó với tình hình bất lợi của thời tiết. Đặc biệt là chăm lo đến thủy lợi để cung cấp nước cho người dân vào mùa nắng nóng.

Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan chức năng thực hiện tốt trách nhiệm quản ly nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Nếu để xảy ra cháy rừng tại địa phương nào thì trách nhiệm thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân địa phương đó, trước hết là chính quyền cấp xã. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục y thức chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng và xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng ở các cộng đồng dân cư.

Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm theo dõi chặt chẽ diến biễn thời tiết nguy hiểm cho phòng, chống cháy rừng, tổ chức cảnh báo nguy cơ cháy rừng. Khi xảy ra cháy rừng thông báo kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền để huy động lực lượng, phương tiện triển khai chống cháy hiệu quả.

Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan nhận đất trồng rừng.Hợp tác quốc tế cũng như hợp tác khu vực liên quan đến các vấn đề thương mại và kỹ

thuật đã được tăng cường. Các sáng kiến khu vực và toàn cầu hỗ trợ cho các nỗ lực của các nước trong quản ly rừng bền vững. Phát triển các tiêu chuẩn và số chỉ thị cho quản ly rừng bền vững giúp xác định quản ly rừng tốt hơn, và giúp đánh giá tiến trình thực hiện. Các chương trình của các cơ quan viện trợ quốc tế cho các nỗ lực quy hoạch rừng và xây dựng năng lực quốc gia, khuyến khích các cách tiếp cận và quản ly có sự tham gia và nhờ vào cộng đồng.

7. Kiến Nghị Và Kết Luận

Kiến Nghị

Mặc dù hiện nay nhà nước và các cấp chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng cháy rừng và phá rừng. Tuy nhiên những chính sách ấy vẫn chưa thật sự hiệu quả. Vì vậy :

Cần tìm ra giải phải thích hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta để khắc phục tình trạng phá rừng và cháy rừng.

Đưa ra các chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia nhận đất trồng rừng. Đặc biệt là dân cư ở vùng đồi núi, dân tộc thiểu số.

Đưa các cán bộ kĩ thuật có trình độ về hướng dẫn cho người dân kĩ thuật trồng và chăm sóc cây rừng hiệu quả.

Có chính sách tuyên truyền rộng rãi cho người dân về luật liên quan đến rừng. Cũng như cẩn thận khi vào rừng tránh tình trạng cháy rừng một cách đáng tiếc.

Page 17: HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

Kết luận

Rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Cây cung cấp cho chúng ta oxi và hút cacbonic do chúng ta thải ra. Hơn thế nữa, cây rừng còn là ngôi nhà xanh của những loài thú hoang dã. Thú sống trong "ngôi nhà" của chúng thì điều kiện sống sẽ tốt hơn. Hiện nay, nhiều loài thú hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.

Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn và nước cũng chẳng còn nhiều.Cây rừng còn chắn gió, từng tán lá , cành cây sum xuê mở rộng chắn từng làn gió lớn của bão giúp hạn chế và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua.

Thế nhưng, tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này là do y thức của người dân chưa cao trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên của quốc gia và cũng là tài sản chung của nhân loại.

Hơn nữa một phần lớn bộ phận người dân chưa có sự hiểu biết sâu sắc về những hệ quả của việc phá rừng và đốt rừng gây ra những tác động môi trường nghiêm trọng trước mắt và trong tương lai mai sau của thế hệ sau.

Một phần cũng do tính quan liêu trong quản ly của một số cán bộ địa phương và kiểm lâm đã làm tiếp tay cho lâm tặc lộng hành, khai thác gỗ trái phép.

Chính vì vậy để các biện pháp, chính sách khắc phục hiện tượng phá rừng và cháy rừng hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, chính quyền địa phương và nhân dân khu vực trong việc trồng rừng và bảo vệ rừng. Để chúng ta và các thế hệ sau có một môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Và để bảo vệ lá phổi xanh của trái đất. Không giữ được rừng thì tai họa tiếp tục giáng xuống con người. Gây dựng niềm tin phải từ việc làm cụ thể, từ trách nhiệm và ly trí. Cần phạt thật nặng người khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ, người sử dụng những sản phẩm từ gỗ bất hợp pháp cũng phải được nhắc nhở, xử ly đúng mức.

8. Tài Liệu Tham Khảo Liên Quan

Đa số các số liệu tin tức được lấy từ nguồn: www.google.com.vnwww.dantri.com.vnBộ tài nguyên và môi trườngCục kiểm lâm Việt Nam