hƯỚng dẪn hỌc trƯỜng thcs chu vĂn...

20
1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com đã được nâng cấp phiên bản mới là https://tayho.stpedu.com. Nhà trường đã tổ chức lại thành trường học ảo, quản lý toàn bộ các lớp học. Vậy trong tuần này, học sinh có thể truy cập và học tên trang thanhedu.com theo yêu cầu của HƯỚNG DẪN HỌC (TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020). BỘ MÔN: TOÁN - KHỐI 8 1. HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2 Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch như sau: 10h00 sáng Thứ Ba (14/4): Hình hc: Trường hợp đồng dng thhai. Trường hợp đồng dng thba. Luyn tp. 10h00 sáng Thứ Sáu (17/4): Đại số: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng. 2. Học sinh học trên zoom (theo TKB). I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/ 4/ 2020) - Học sinh xem lại bài giảng trên: website http://c2chuvanan.edu.vn hoặc trên website www.hanoitv.vn (Kênh 2 Đài Truyền hình Hà Nội). - Học sinh đọc sách giáo khoa tập hai bài: Trường hợp đồng dạng thứ hai (SGK/ Tr 75; 76; 77). Trường hợp đồng dạng thứ ba (SGK/ Tr 77; 78; 79) và bài Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng (SGK/ Tr 35; 36) để ghi nhớ các kiến thức trọng tâm sau: A. Hình học: TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG THỨ HAI TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG THỨ BA - LUYỆN TẬP 1. Trường hợp đồng dạng thứ hai Định lí (SGK - Tr 75): Nếu hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và hai góc tạo bởi các cặp cạnh đó bằng nhau, thì hai tam giác đồng dạng. GT ABC; A‟B‟C‟ có ' ' ' ' C A AC B A AB KL ABC A‟B‟C‟ 2. Trường hợp đồng dạng thứ ba Định lí (SGK - Tr 78): Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng. B' A' A B C C' GT ABC, A'B'C' A A',B B' KL ABC A'B'C' A B C A’ B’ C’

Upload: others

Post on 10-Aug-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

1

UBND QUẬN TÂY HỒ

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

HƯỚNG DẪN HỌC

TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020

Hệ thống thanhedu.com đã được nâng cấp phiên bản mới là https://tayho.stpedu.com. Nhà

trường đã tổ chức lại thành trường học ảo, quản lý toàn bộ các lớp học. Vậy trong tuần này, học sinh

có thể truy cập và học tên trang thanhedu.com theo yêu cầu của HƯỚNG DẪN HỌC (TUẦN TỪ

13/4 ĐẾN 18/4/2020).

BỘ MÔN: TOÁN - KHỐI 8

1. HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2

– Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch như sau:

10h00 sáng Thứ Ba (14/4): Hình học: Trường hợp đồng dạng thứ hai. Trường hợp đồng dạng

thứ ba. Luyện tập.

10h00 sáng Thứ Sáu (17/4): Đại số: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.

2. Học sinh học trên zoom (theo TKB).

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/ 4/ 2020)

- Học sinh xem lại bài giảng trên: website http://c2chuvanan.edu.vn hoặc trên website

www.hanoitv.vn (Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội).

- Học sinh đọc sách giáo khoa tập hai bài: Trường hợp đồng dạng thứ hai (SGK/ Tr 75; 76; 77).

Trường hợp đồng dạng thứ ba (SGK/ Tr 77; 78; 79) và bài Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng (SGK/

Tr 35; 36) để ghi nhớ các kiến thức trọng tâm sau:

A. Hình học: TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG THỨ HAI

TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG THỨ BA - LUYỆN TẬP

1. Trường hợp đồng dạng thứ hai

Định lí (SGK - Tr 75): Nếu hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và hai

góc tạo bởi các cặp cạnh đó bằng nhau, thì hai tam giác đồng dạng.

GT

ABC; A‟B‟C‟ có

'''' CA

AC

BA

AB

KL ABC A‟B‟C‟

2. Trường hợp đồng dạng thứ ba

Định lí (SGK - Tr 78): Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì

hai tam giác đó đồng dạng.

B'

A'

A

B C C'

GT ABC, A'B 'C '

A A',B B'

KL

ABC A'B 'C ' ∽

A

B C

A’

B’ C’

Page 2: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

2

3. Ứng dụng:

- Chứng minh tam giác đồng dạng.

- Chứng minh đoạn thẳng tỉ lệ, đoạn thẳng bằng nhau, tính độ dài đoạn thẳng, ...

- Chứng minh góc bằng nhau.

B. Đại số : LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP CỘNG

1. Bất đẳng thức (SGK/ Tr 36):

- Bất đẳng thức là hệ thức có dạng a > b ( hoặc a < b, a b, a b).

Trong đó: a gọi là vế trái, b gọi là vế phải.

- Ví dụ: 10 + (– 7) > – 9

Vế trái là 10 + (–7), vế phải là – 9

2. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng (SGK/ Tr 36):

Tính chất (của bất đẳng thức): Khi cộng cùng một số vào cả hai vế của một bất đẳng thức ta

được bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho.

Nếu a < b thì a + c < b + c.

Nếu a > b thì a + c > b + c.

Nếu a b thì a + c b + c.

Nếu a b thì a + c b + c.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

A. Hình học:

Bài 32 – SGK/ Tr 77, Bài 35; 36 – SBT/ Tr 92

Bài 36 – SGK/Tr 79 và bài 40; 42 – SBT/ Tr 93; 94

B. Đại số:

Bài 1; 2; 4 – SGK/ Tr 37

Bài 7; 8 – SGK/ Tr 51.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Học sinh và cha mẹ học sinh tự kiểm tra việc làm bài đúng/ sai theo phần đáp án HƯỚNG

DẪN gửi trên bản word.

2. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

HƯỚNG DẪN

A. Hình học: TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG THỨ HAI.

TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG THỨ BA.

Học sinh vẽ hình, ghi GT – KL và chứng minh bài tập vào vở.

Bài 32 – SGK/ Tr 77

y

x

I

OC D

A

B

a) Chứng minh OCB OAD

*) Cách 1: Chứng minh 5

8

OD

OB

OA

OC

Chứng minh OCB OAD (c-g-c) (đpcm)

Page 3: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

3

*) Cách 2: Chứng minh 2

1

OD

OA

OB

OC suy ra

Chứng minh OCB OAD (c-g-c)

Lưu ý:

- Nếu muốn xác định tỉ số đồng dạng thì nên trình bày theo cách 1.

Ta có OCB OAD theo tỉ số đồng dạng là 5

8

- HS trình bày theo cách 2 rất hay sai lầm là tỉ số đồng dạng của hai tam giác là 2

1

b) Chứng minh IAB và ICD có các góc bằng nhau từng đôi một.

Xét IAB và ICD có:

+) = (OCB OAD)

Vậy IAB và ICD có các góc bằng nhau từng đôi một (đpcm).

Bài 35 – SBT/ Tr 92: Hướng dẫn giải trong SBT/ Tr 117

Bài 36 – SBT/ Tr 92: Hướng dẫn giải trong SBT/ Tr 118

Bài 36 – SGK/ Tr 79: Đáp số: x 18,9

12,5

x

28,5 C

A B

D

+) AB // CD ABD BDC(slt)

+) ΔABD ΔBDC (g.g)

+) AB BD 12,5 x

BD DC x 28,5

x 18,9

Bài 40; 42 – SBT/ Tr 93; 94: HS có thể tham khảo hướng dẫn giải của SBT/ Tr 121; 122.

B. Đại số: LIÊN HỆ GIỮA THÚ TỰ VÀ PHÉP CỘNG

Bài 1. SGK Trang 37:

a) 2 3 2 sai vì 1 2 là bất đẳng thức sai.

b) 6 2. 3 đúng vì 6 6

c) 4 8 15 8 đúng vì từ 4 15 cộng vào 2 vế bất đẳng thức (– 8)

d) 2 1 1x đúng vì 2 0x đúng với mọi x.

Bài 2. SGK Trang 37:

a) Từ a < b có a + 1 < b + 1 (cộng 1 vào hai vế của bất đẳng thức a > b)

b) Từ a < b có a + (– 2) > b + (–2) hay a – 2 > b – 2

(Cộng –2 vào hai vế của bất đẳng thức a > b).

Bài 4. SGK Trang 37: Đáp số: 20a

Bài 7; 8. SBT Trang 5: HS xem hướng dẫn giải trong SBT trang 63.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 8

1. HS tự đọc bài mới trong SGK/ trang 80, nghiên cứu trước bài học theo các câu hỏi trong hướng

dẫn bản word và dự đoán câu trả lời.

2. HS học trên Zoom (Theo thời khóa biểu)

+) = (đối đỉnh) = (tổng ba góc trong mỗi tam giác không đổi)

Page 4: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

4

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020)

Tự học: BÀI 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT

1. Đối lưu:

a) HS tự đọc trong SGK-Tr80 để tìm hiểu cách làm thí nghiệm như H23.2, rồi tự trả lời các câu hỏi C1,

C2, C3/ SGK - Tr80 vào vở ghi.

b) Từ đó, HS nghiên cứu để trả lời câu hỏi:

- Đối lưu là cách truyền nhiệt năng như thế nào?

- Đây là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất ở thể nào?

c) Rút ra kết luận về đối lưu?

d) Vận dụng kiến thức về đối lưu để trả lời các câu hỏi C4, C5, C6/ SGK- Tr81 vào vở ghi.

2. Bức xạ nhiệt:

a) HS tự nghiên cứu thông tin trong SGK – Tr81 để tìm hiểu về dụng cụ và các bước tiến hành làm thí

nghiệm như H23.4 rồi trả lời câu hỏi C7, C8, C9/ SGK vào vở ghi.

b) Qua thí nghiệm như H23.4, H23.5, em hãy trả lời câu hỏi sau:

- Bức xạ nhiệt là cách truyền nhiệt năng như thế nào?

- Năng lượng của Mặt Trời đã truyền xuống Trái Đất bằng cách nào? Liệu bức xạ nhiệt có xảy ra

trong chân không hay không?

c) Rút ra kết luận về bức xạ nhiệt?

d) Vận dụng kiến thức về bức xạ nhiệt để trả lời các câu hỏi C10, C11, C12/ SGK- Tr82 vào vở ghi.

3. Tóm tắt kiến thức bài 23:

1. Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.

Đây là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

2. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.

4. Bảng hệ thống kiến thức về các hình thức truyền nhiệt:

CHẤT Rắn Lỏng Khí Chân không

Hình thức truyền nhiệt ……………. ……………. ……………. …………….

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. HS truy cập trang THI TRỰC TUYẾN http://study.hanoi.edu.vn, “Ôn tập HKI1 - Đề số 1”

2. HS hoàn thành các bài tập sau vào phiếu Hướng dẫn:

I. Bài tập trắc nghiệm:

Bài 1: Các vật có màu sắc nào sau đây sẽ hấp thụ nhiều bức xạ nhiệt nhất ?

A. Màu xám B. Màu trắng C. Màu bạc D. Màu đen

Bài 2: Khi đun nóng một ấm nước, nhiệt độ của nước tăng nhanh chủ yếu là do:

A. Sự trao đổi nhiệt do đối lưu B. Sự trao đổi nhiệt do bức xạ nhiệt

C. Sự trao đổi nhiệt do dẫn nhiệt D. Sự trao đổi nhiệt do bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt

Bài 3: Trong chân không, một miếng đồng được nung nóng có thể truyền nhiệt cho một miếng đồng

không được nung nóng

A. chỉ bằng bức xạ nhiệt. B. chỉ bằng bức xạ nhiệt và đối lưu.

C. chỉ bằng bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt. D. bằng cả bức xạ nhiệt, dẫn nhiệt và đối lưu.

Bài 4: Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng

A. dẫn nhiệt B. bức xạ nhiệt C. đối lưu D. bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt

Bài 5: Mùa đông, khi ngồi cạnh lò sưởi ta thấy ấm áp. Nhiệt năng của lò sưởi đã truyền tới người

bằng cách nào ?

A. Dẫn nhiệt B. Bức xạ nhiệt. C. Đối lưu D. Cả ba cách trên

Bài 6: Mặt Trời truyền nhiệt đến Trái Đất bằng cách:

Page 5: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

5

A. Đối lưu của không khí B. Truyền nhiệt trong không khí

C. Phát ra các tia nhiệt đi thẳng D. Cả ba cách trên

Bài 7: Trong chân không, sự truyền nhiệt thực hiện bằng hình thức:

A. Dẫn nhiệt B. Bức xạ nhiệt C. Đối lưu D. Cả Cả A, B, C

Bài 8: Chỉ ra câu phát biểu đúng ?

A. Sự đối lưu là sự truyền nhiệt do các hạt va chạm.

B. Sự đối lưu là sự truyền nhiệt do phát ra tia nóng.

C. Sự đối lưu là sự truyền nhiệt năng bởi các dòng khí hay các dòng chất lỏng.

B. Tất cả các câu trên đều sai.

3. HS làm BT sau vào vở:

Bài 1: Đun nước bằng ấm nhôm và ấm đất trên cùng một bếp thì nước trong ấm nào mau sôi hơn?

Đun sôi xong, tắt bếp thì nước trong ấm nào nhanh nguội hơn? Vì sao?

Bài 2: Tại sao các bể chứa xăng hay cánh máy bay lại thường được quét bằng một lớp nhũ màu trắng

bạc? Khi trời nắng, người ta thường mặc quần áo màu sáng?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. GV chấm điểm trên trang THI TRỰC TUYẾN http://study.hanoi.edu.vn, “Ôn tập HKI1 - Đề số 1”

2. GV kiểm tra học sinh khi học trên Zoom.

3. GV kiểm tra, chữa bài và chấm điểm các bài tập trong vở sau khi học sinh đi học trở lại.

HƯỚNG DẪN GIẢI NỘI DUNG TUẦN (Từ 6/4 -11/4)

A. Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án B A D B A C A B A D

B. Bài tập tự luận

Bài 1:

- Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra, lớp ngoài không kịp nở

theo nên lớp thủy tinh bên trong gây ra một lực lớn làm vỡ cốc.

- Nếu cốc mỏng, hai lớp trong và ngoài của cốc nóng lên đều nhau và không bị vỡ.

Bài 2: Vào mùa đông chim hay đứng xù lông vì để tạo ra lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông

chim giúp cho chim ấm hơn.

Bài 3: Tại sao vào những ngày rét, sờ tay vào kim loại ta thấy lạnh, còn trong những ngày nắng nóng

sờ tay vào kim loại ta lại thấy nóng vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài thấp

hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại và phân tán trong k im

loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh, ngược lại những ngày nóng nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ

thể nên nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác nóng.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : HÓA HỌC – KHỐI 8

1. HS nghiên cứu thông tin sách giáo khoa, học theo hướng dẫn bản word của nhà trường.

2. HS học trên Zoom (theo TKB).

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/04)

Ôn tập kiến thức:

LUYỆN TẬP VỀ TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO.

Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro (trang 105).

1. Tính chất vật lí.

- Hiđro là chất khí không màu, không mùi, nhẹ nhất trong các chất khí và tan rất ít trong nước.

2. Tính chất hóa học.

Page 6: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

6

a. Tác dụng với oxi

- PTHH: 2H2 + O2 2H2O

Tỉ lệ: : = 2:1

Chú ý: Hỗn hợp H2 và O2 gây nổ mạnh khi : = 2:1

b. Tác dụng với oxit kim loại

- Hiđro tác dụng với một số oxit kim loại (CuO, FeO, Fe2O3, PbO, HgO,...) tạo thành kim loại và

nước. Ví dụ:

CuO + H2 Cu + H2O Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O

- PTHH tổng quát: M2Ox + xH2 2M + xH2O.

Trong đó: M là kim loại (Cu, Fe, Pb, Hg,….), x là hóa trị của M.

3. Ứng dụng.

- Làm nguyên liệu cho động cơ tên lửa, nhiên liệu cho động cơ ô tô thay cho xăng.

- Làm nguyên liệu đi1ều chế axit.

- Dùng để điều chế kim loại từ oxit của chúng.

- Bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Hoàn thành các bài tập sau vào vở.

A. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tính chất vật lý của oxi và hiđro giống nhau là:

A. Chất khí, màu xanh nhạt, không mùi, không vị, ít tan trong nước

B. Chất khí, không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước

C. Chất khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước.

D. Chất khí, không màu, mùi thơm, không vị, ít tan trong nước.

Câu 2: Tính chất vật lý của oxi và hiđro khác nhau là:

A. Oxi nhẹ hơn không khí, hiđro nặng hơn không khí.

B. Oxi nặng hơn không khí, hiđro nhẹ hơn không khí.

C. Oxi nhẹ hơn nitơ, hiđro nặng hơn nitơ.

D. Oxi có màu xanh, hiđro không màu.

Câu 3: Hỗn hợp của hiđro nổ mạnh nhất khi tỉ lệ H2: O2 là:

A. 1:1 B. 2:1 C. 3:1 D. 4:1

Câu 4: Có thể nhận biết khí H2 bằng cách nào sau đây?

A. Đốt khí trên đầu ống vuốt cho ngọn lửa xanh nhạt.

B. Cho mẩu giấy quỳ tím vào bình đựng khí.

C. Dẫn khí qua bình đựng đồng (II) oxit ở nhiệt động phòng.

D. Sục khí vào bình đựng dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 .

Câu 5: Dẫn khí H2 dư qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng. Sau thí nghiệm, hiện tượng quan sát được là:

A. Có tạo thành chất rắn màu đen vàng, có hơi nước tạo thành.

B. Có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành.

C. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, có hơi nước bám ở thành ống nghiệm.

D. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, không có hơi nước bám ở thành ống nghiệm.

Câu 6: Oxit nào bị khử bởi hiđro?

A. Na2O. B. CaO. C. Fe3O4. D. BaO.

Câu 7: Thu khí oxi và hiđro bằng cách:

A. Đẩy nước và đẩy không khí trong đó đẩy không khí cùng để úp bình.

B. Đẩy nước và đẩy không khí trong đó đẩy không khí cùng để ngửa bình.

Page 7: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

7

C. Đẩy nước và đẩy không khí trong đó đẩy không khí oxi để ngửa bình còn hiđro để úp bình.

D. Đẩy nước và đẩy không khí trong đó đẩy không khí oxi để úp bình còn hiđro để ngửa bình.

Câu 8: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp?

A. 3Fe + 2O2 Fe3O4 B. Mg + 2HCl MgCl2 + H2

C. 2KClO3 2KCl + 3O2 D. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2

Câu 9: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?

A. 3Fe + 2O2 Fe3O4 B. 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2

C. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 D. 2Mg + O2 2MgO

Câu 10: Khử 12 gam sắt (III) oxit bằng khí hiđro. Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng là:

A. 5,04 lít. B. 7,56 lít. C. 10,08 lít. D. 8,2 lít.

B. Bài tập tự luận.

Bài 1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng hiđro tác dụng với các oxit sau:

a) Sắt (III) oxit b) Thủy ngân (II) oxit. c) Chì (II) oxit

d) Đồng (II) oxit e) Sắt (II) oxit f) Oxit sắt từ.

Bài 2. Cho 3,25 gam Zn tác dụng với một lượng HCl vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra cho đi qua

6 gam CuO đun nóng cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a. Viết phương trình hóa học xảy ra.

b. Tính thể tích khí hiđro (đktc).

c. Chất nào còn dư sau phản ứng hiđro khử CuO? Dư bao nhiêu gam?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. GV kiểm tra học sinh khi học trên Zoom.

2. Hs tự kiểm tra, chữa bài theo đáp án trong HDH tuần sau .

3. GV sẽ kiểm tra phần làm bài và chữa bài của học sinh sau khi đi học trở lại.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CỦA TUẦN TRƯỚC (TUẦN TỪ 06/04 - 11/04)

A. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án A D B B A D B 1,12 lít A A

B. Bài tập tự luận

Bài 1.

4Na+ O2 2Na2O 4Al + 3O2 2Al2O3

C+ O2 CO2 2H2 + O2 2H2O

2Mg+ O2 2MgO 2C2H6 + 7O2 4CO2 + 6H2O

S + O2 SO2 C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O

4P + 5O2 2P2O5

Bài 2.

a. Theo đề bài: = = =0,01 (mol)

PTHH: 3Fe+ 2O2 Fe3O4

3 2 1 (mol)

? ? 0,01 (mol)

Theo phương trình: nFe =3 =3.0,01 =0,03 (mol)

2 =0,02 (mol)

Page 8: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

8

Khối lượng của sắt là: mFe= n. M= 0,03.56=1,68 (g)

Khối lượng của oxi là: =n. M= 0,02.32=0,64 (g)

b. Từ câu a, ta có: =0,02 mol

Biết: =0,02 mol

Hỏi: =? g

Từ câu a, ta có: =0,02 mol

PTHH: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2↑

2 1

? 0,02

Theo phương trình: = 2 = 2.0,02 = 0,04 (mol)

Khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế lượng oxi trên là:

= n.M= 0,04. 158=6,32 (g).

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : SINH HỌC – KHỐI 8

1. HS tham gia lớp học trên phần mềm zoom theo Thời khóa biểu để học kiến thức mới.

2. HS ghi nhớ các nội dung kiến thức Ôn tập theo hướng dẫn sau:

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/04)

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. HS làm đề “Ôn tập HKII – Môn Sinh học 8 - Đề số 2” trên trang THI TRỰC TUYẾN http:

//study.hanoi.edu.vn

2. Trên phần mềm Zoom: HS nghe giảng, giơ tay trả lời Khi nhìn thấy câu hỏi, GV chữa.

3. Học sinh trả lời câu hỏi TNKQ: Khoanh tròn đáp án trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Để phòng ngừa các bệnh ngoài da, biện pháp khả thi nhất là gì ?

A. Tránh để da bị xây xát B. Luôn vệ sinh da sạch sẽ

C. Bôi kem dưỡng ẩm cho da D. Tập thể dục thường xuyên

Câu 2. Da của loài động vật nào dưới đây thường được dùng trong điều trị bỏng cho con người ?

A. Ếch B. Bò C. Cá mập D. Khỉ

Câu 3. Bệnh nào dưới đây là một trong những bệnh ngoài da ?

A. Tả B. Hắc lào C. Sốt xuất huyết D. cúm mùa

Câu 4. Khi vết thương hở tiếp xúc với bùn, đất bẩn hoặc phân động vật, ta có nguy cơ mắc bệnh nào

dưới đây ?

DA

Cấu tạo:

Da câú tạo gồm 3

lớp :

+ Lớp biểu bì

+Lớp bì

+ Lớp mỡ dưới da

Chức năng của da

––– Bảo vệ cơ thể

––– Tiếp nhận, kích thích,

làm da mềm mại .

––– Bài tiết

––– Điều hoà thân nhiệt

––– Dự trữ và cách nhiệt

Vệ sinh da

-Rèn luyện da: tắm nước

lạnh, tập thể dục…

- Bảo vệ da: giữ gìn da

sạch sẽ..

- Phòng chống các bệnh về

da: tránh làm da xây xát, ..

Page 9: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

9

A. Uốn ván B. Tiêu chảy cấp C. Viêm gan A D. Thủy đậu

Câu 5. Khi bị bỏng nhẹ, chúng ta cần phải thực hiện ngay thao tác nào sau đây ?

A. Băng bó vết bỏng bằng bông và gạc sạch B. Bôi kem liền sẹo lên phần da bị bỏng

C. Ngâm phần da bị bỏng vào nước lạnh và sạch D. Rửa vết thương dưới vòi nước với xà phòng diệt khuẩn

Câu 6. Khi bị mụn trứng cá, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Rửa mặt thật sạch ngày 2 lần

B. Không nặn mụn, hạn chế sờ tay lên mặt

C. Nếu xuất hiện bội nhiễm, hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa

D. Tất cả các phương án trên

Câu 7. Để tăng cường sức chịu đựng của làn da, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây ?

1. Thường xuyên tập thể dục, thể thao

2. Tắm nước lạnh theo lộ trình tăng dần mức độ nhưng phải đảm bảo độ vừa sức

3. Tắm nắng vào sáng sớm (6 – 7 giờ vào mùa hè hoặc 8 – 9 giờ vào mùa đông)

4. Dùng mĩ phẩm tẩy trắng da

A.1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4

Câu 8: Da có cấu tạo gồm mấy lớp?

A.1 lớp B. 2 lớp C. 3 lớp D. 4 lớp

Câu 9: Chọn các đáp án bảo vệ da khỏi tác động tia cực tím của ánh sáng mặt trời:

A. sử dụng kem chống nắng khi tắm biển C. mặc áo chống nắng

B. Ăn uống thực phẩm rau, củ quả giàu vitamin D. Tất cả các phương án trên

Câu 10: Cấu tạo nào của da đảm nhiệm nhiệm vụ dự trữ và cách nhiệt?

A. lớp bì B. lớp biểu bì C. lớp bì và lớp biểu bì D. lớp mỡ

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. GV xem điểm “Ôn tập HKII – Môn Sinh học 8 - Đề số 2” trên trang THI TRỰC TUYẾN http:

//study.hanoi.edu.vn,

2. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

3. HS tự chấm bài làm ở Phiếu Hướng dẫn học (Tuần từ 6/4đến 13/4/2020) theo đáp án tuần sau và

thông báo điểm tới giáo viên.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 8

1.HS đọc nội dung bài mới trong SGK trước bài vào vở; chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ

học trên Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch như sau:

10h00 sáng Thứ Tư (15/4): Câu trần thuật, Câu phủ định.

10h00 sáng Thứ Bảy (18/4): Hịch tướng s ( tiết 1)

2.HS học trên oom theo TKB

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020)

1. Học sinh xem lại bài giảng trên: website http: //c2chuvanan.edu.vn, hoặc trên website

www.hanoitv.vn để nắm bắt được kiến thức bài học trên Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội ngày thứ

Tư (8/4/2020), thứ Bảy (11/4/2020).

2. HS tham khảo nội dung trong SGK và ghi nhớ các nội dung kiến thức trọng tâm sau:

TÓM TẮT KIẾN THỨC

(Học sinh ghi lại những kiến thức sau đây vào vở)

BÀI: CÂU CẢM THÁN

(Hướng dẫn tự học: Nhận biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán)

1. Đặc điểm hình thức của câu cảm thán:

Page 10: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

10

- Câu cảm thán có từ ngữ cảm thán (Điều kiện chính để tạo câu cảm thán), các từ: ôi, than ôi, hỡi ơi,

chao ơi, chao ôi, thay, biết bao, biết chừng nào, làm sao ...

- Thường có dấu chấm than “!”

2. Chức năng của câu cảm thán:

- Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói/ người viết; xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói

hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương (Không dùng trong ngôn ngữ hành chính công vụ; văn bản khoa

học).

* Chú ý:

- Có một số ít câu không kết thúc bằng dấu chấm than

- Câu cảm thán có thể có cấu tạo là một từ ngữ cảm thán (Trở thành câu đặc biệt).

- Khi viết câu cảm thán cần căn cứ cảm xúc hình thành từ những diễn biến, sự việc có từ bài viết để

tránh tình trạng sáo rỗng, gượng ép.

- Cần phân biệt kiểu câu cảm thán với câu diễn tả cảm xúc thông thường của người nói / người viết.

Ví dụ:

Chao ơi là buồn! (Câu cảm thán)

Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. – “Lão Hạc” – Nam Cao. (Câu trần thuật)

BÀI : CHIẾU DỜI ĐÔ

Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Về nghệ thuật :

- Thể loại: Chiếu

- Lập luận mạch lạc, chặt chẽ; lý lẽ sắc sảo, rõ ràng; Dẫn chứng xác thực, phong phú, sinh động.

- Áng văn nghị luận đặc sắc, kết hợp hài hoà giữa lí và tình.

b. Về nội dung : Chiếu dời đô phản ánh :

- Khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất

- Ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh

II. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:

Học sinh làm bài tập vào vở, ôn tập về nội dung đã được học trên truyền hình:

BÀI: CÂU CẢM THÁN

(Bài giảm tải thành hướng dẫn tự học)

- Khuyến khích HS tự làm bài phần II. Luyện tập trong SGK (GV đã chữa đầy đủ các bài tập trên tiết

dạy truyền hình)

- Biết vận dụng viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán. (Bài tập 1 câu 4 của văn bản : Chiếu dời đô

dưới đây)

BÀI: CHIẾU DỜI ĐÔ

Bài tập 1:

Cho đoạn văn:

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng

cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà

bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong

phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn

phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”

(Trích Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn)

1. Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản Chiếu dời đô.

2. Giới thiệu ngắn gọn về thể loại chiếu.

3. Vì sao thành Đại La xứng đáng được chọn làm nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời?

Page 11: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

11

4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 -12 câu) nêu suy nghĩ của em về việc Lí Công Uẩn quyết định

dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Thăng Long – Hà Nội ngày nay). Trong đoạn văn có sử dụng

câu cảm thán. (gạch chân và chú thích rõ).

Bài tập 2:

1. Tại sao kết thúc bài Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: “Các khanh

nghĩ thế nào?”

Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?

Từ đó em rút ra bài học gì khi viết văn bản nghị luận?

2. Vẽ sơ đồ khái quát thể hiện trình tự lập luận của Lí Công Uẩn trong văn bản Chiếu dời đô.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên kiểm tra và chữa bài tự luận ,chấm điểm, lấy điểm khi hướng dẫn học trên zoom.

Chúc các con cố gắng học tập để đạt hiệu quả tốt nhé !

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP TUẦN TỪ 06/4 ĐẾN 11/4/2020)

BÀI: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH

VD: Thuyết minh về Hồ Tây

* Mở bài: Giới thiệu về Hồ Tây

* Thân bài: Giới thiệu chi tiết về Hồ Tây

- Vị trí địa lý: thuộc quận Tây Hồ - Hà Nội

- Lịch sử hình thành:

+ Hồ Tây được hình thành từ sông Hồng, là một đoạn của dòng sông này ngưng đọng lại trong quá

trình sông chuyển dòng chảy.

+ Hồ Tây từ xưa đến nay có rất nhiều tên gọi khác nhau. Theo thời gian và dựa vào các truyền thuyết

mà thay đổi. Tuy vậy người Thủ đô vẫn quen gọi hồ là Hồ Tây.

- Đặc điểm cấu tạo.

+ Diện tích: là hơn 500ha, chu vi là 11,5 km

+ Mặt hồ

+ Xung quanh hồ Tây

- Ý ngh a của Hồ Tây

- Bài học về bảo tồn, tôn tạo: Mọi người cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn để Hồ Tây luôn là một thắng

cảnh đẹp.

* Kết bài: Tình cảm, thái độ, suy ngh về hồ Tây.

BÀI: NGẮM TRĂNG

Câu 1.

a. - HS chép đúng bản dịch thơ theo yêu cầu của đề bài

- Câu 2 trong bản dịch bỏ mất câu hỏi, làm mất đi cái bối rối của người nghệ sĩ trong Bác.

b. Kể đúng tên 2 bài thơ khác của Hồ Chí Minh có nhắc đến hình ảnh trăng mà em đã được học.

(Cảnh khuya, ằm tháng giêng)

Câu 2.

a. Bác ngắm trăng trong 1 hoàn cảnh đặc biệt: Trong tù ngục, mất tự do, ngay cả những điều kiện vật

chất tối thiểu cũng không có được.

b. Mở đầu câu 3 là “người” kết thúc câu 4 là “thi gia”, điều đó cho ta hiểu trăng đã đến với 1 hồn thơ

và “người” đã vượt lên hoàn cảnh để hồn thơ cất cánh. Lúc này Người không còn là “tù nhân” nữa

mà là “thi gia”. (không c n khoảng cách gi a người tù và vầng trăng chỉ c n thấy nghệ sĩ với tâm

hồn tha thiết yêu thiên nhiên, chan h a với thiên nhiên . Ch nh tâm hồn nghệ sĩ ấy tạo nên cuộc vượt

ngục về tinh thần thật đ p đ tạo nên chuyển biến kì diệu tù nhân h a thành thi nhân)

Page 12: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

12

Câu 3.

HT: Đúng kiểu đoạn văn T-P-H. Đủ số câu. Đúng yêu cầu Tiếng Việt

ND:

* MĐ: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn của Bác (tình yêu thiên

nhiên, một phong thái ung dung tự tại, một tinh thần lạc quan…)

* TĐ:

– Hoàn cảnh : nhân vật trữ tình lại ngắm trăng trong hoàn cảnh tù ngục.

– V đ p tâm hồn thi s

+ Hai câu đầu diễn tả sự bối rối của người tù vì cảnh đẹp mà không có rượu và hoa để thưởng trăng

được trọn vẹn. Đó là sự bối rối rất nghệ sĩ.( thể hiện qua câu hỏi tu từ)

+ Hai câu sau diễn tả cảnh ngắm trăng. Ở đó có sự giao hòa tuyệt diệu giữa con người và thiên nhiên của

một người nghệ sĩ chân chính. Trong khoảnh khắc thăng hoa ấy, nhân vật trữ tình không còn là tù nhân mà

là một “thi gia” đang say sưa thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên. (thể hiện qua NT đối , nhân hóa…)

-V đ p tâm hồn chiến s (một phong thái ung dung tự tại, một tinh thần lạc quan. Luôn hướng về sự

sống và ánh sáng)

+ Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam

cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những

ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp (sự vượt ngục về tinh thần). Đó là tinh thần vượt lên mọi khó

khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất

phục số phận.

* KĐ: khái quát lại vấn đề: Bài thơ thể hiện một tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên và bản lĩnh

phi thường, phong thái ung dung tự tại, có thể vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để rung động trước vẻ đẹp

của thiên nhiên. .

Câu 4:

- Bày tỏ ý kiến : Đồng ý

- Lí giải :

+ 2 bài thơ được sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau , đề tài khác nhau

+Nhưng 2 bài thơ có nét giống nhau về nội dung (đều toát lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung

và tình yêu thiên nhiên sâu sắc của người chiến sĩ- thi sĩ Hồ Chí Minh)

Giống nhau về hình thức nghệ thuật (Sử dụng thành công thể thơ tứ tuyêt, bút pháp giản dị tự nhiên

hàm súc, kết hợp hài hòa chất cổ điển chất hiện đại..)

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : LỊCH SỬ – KHỐI 8

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020)

1. Học sinh xem lại nội dung trong sách giáo khoa + bài giảng trên thanhedu.com để ôn tập lại hệ

thống kiến thức và trả lời câu hỏi theo HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ TUẦN TỪ (24/2

ĐẾN 29/2//2020) và tuần từ (2/3 đến 7/3/2020)

2. Học trên Zoom: HS chuẩn bị sách vở để ghi bài học.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP.

1. HS hoàn thành các bài tập trong bản word hướng dẫn học (tuần từ 24/2 đến 29/2/2020 và tuần từ 2/3

đến 7/3/2020).

2. HS truy cập trang THI TRỰC TUYẾN http://study.hanoi.edu.vn, làm đề “Chương 3: Ôn tập HK

II - Đề số 1”,

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. GV chấm điểm Đề “Chương 3: Ôn tập HK II - Đề số 1” trên trang THI TRỰC TUYẾN

http://study.hanoi.edu.vn,

2. Giáo viên kiểm tra, chữa bài và chấm điểm trên lớp học zoom.

Page 13: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

13

BỘ MÔN : ĐỊA LÍ – KHỐI 8

HS học trên zoom (theo TKB) hoặc HS đọc sách giáo khoa và nghiên cứu các nội dung kiến thức

trọng tâm sau đây:

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/04/2020)

Bài 35: THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU THUỶ VĂN VIỆT NAM

1. Vẽ biểu đồ chế độ mưa và chế độ dòng chảy lưu vực sông Hồng

- HS vẽ được biểu đồ kết hợp lượng mưa và lưu lượng nước.

- Nắm vững mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên các sông

2. Tính giá trị trung bình tháng của lượng mưa và lưu lượng

- Hướng dẫn cách tính:

+ Giá trị TB của lượng mưa : Tổng lượng mưa của 12 tháng

12

+ Giá trị TB của lưu lượng nước : Tổng lưu lượng nước của 12 tháng

12

Kết luận: + Mùa mưa là những tháng có lượng mưa > giá trị TB tháng của lượng mưa

+ Mùa lũ là những tháng có lưu lượng nước > giá trị TB tháng của lưu lượng nước

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. HS truy cập THI TRỰC TUYẾN http://study.hanoi.edu.vn làm đề “Chương 3 - Đề số 1”

2. HS hoàn thành vẽ biểu đồ vào vở.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

GV chấm điểm trên trang thi trực tuyến http://study.hanoi.edu.vn làm đề “Chương 3 - Đề số 1”

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : TIẾNG ANH – KHỐI 8

HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2 –

Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch như sau:

10h00 sáng Thứ Hai (13/4/2020): Unit 9: Natural disasters – A closer look 2

10h00 sáng Thứ Năm (16/4/2020): Unit 9: Natural disasters – Skills 1

Page 14: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

14

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020)

Học sinh có thể xem lại bài giảng này trên YouTube, đồng thời ghi nhớ những nội dung kiến thức đã

học trong các bài giảng đã được phát trên Đài TH Hà Nội ngày thứ hai (6/4/2020) và thứ năm

(9/4/2020)

UNIT 9: NATURAL DISASTERS – Getting started & A closer look 1 (p.26, 27, 28)

A- UNIT 9 – Getting started (p.26, 27)

* Useful language:

1. severe (a) = very bad, very serious: dữ dội, nghiêm trọng

2. injured (a): bị thương

injury (n): thương tích, vết thương

3. (to) be trapped: bị mắc kẹt

4. debris (unc N): mảnh vụn, đống đổ nát

5. rescue worker (n): nhân viên cứu hộ

6. typhoon (n) = hurricane (n) = cyclone (n): cơn bão nhiệt đới

7. (storms) hit the place = affect badly: (cơn bão) ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng nào đó

8. (storms) break = happen, begin: (cơn bão) bắt đầu diễn ra

9. (to) cause damage to: gây thiệt hại cho

10. (to) leave sb + adj: khiến ai rơi vào tình cảnh như thế nào

11. (to) be helpless against sb/sth: bất lực trước ai/ cái gì

12. (to) clear up sth = (to) clear sth up: dọn dẹp cái gì

13. (to) provide sth for sb = (to) provide sb with sth: cung cấp cái gì cho ai

* Responding to good/ bad news:

Responding to good news Responding to bad news

Wow!

That’s great!

That’s a relief!

How wonderful!

That’s awesome!

Oh dear!

That’s awful!

How terrible!

Oh no!

That’s shocking!

* Vocabulary: Types of natural disasters

1. volcanic eruption (n): hiện tượng núi lửa phun trào 5. earthquake (n): động đất

2. tornado (n): lốc xoáy 6. tsunami (n): sóng thần

3. flood (n): lũ lụt 7. mudslide (n): sạt lở

4. forest fire (n): hiện tượng cháy rừng 8. drought (n): hạn hán

B- UNIT 9 – A closer look 1 (p.28)

* Vocabulary: Words to describe a natural disaster

1. (to) erupt – erupted: phun trào 7. (to) scatter debris: tung mảnh vụn

2. (to) rage - raged: nổi giận, diễn ra ác liệt 8. (to) take shelter: tìm chỗ trú ẩn

3. (to) collapse - collapsed: sụp đổ 9. (to) evacuate the village: sơ tán dân làng

4. (to) strike - struck: đánh vào, đập, tấn công 10. (to) provide aid: cung cấp viện trợ

5. (to) bury - buried: chôn vùi, chôn cất, vùi lấp 11. (to) put out the forest fire: dập lửa

6. (to) shake - shook: làm rung, lắc

* Pronunciation: Stress in words ending in –logy and – graphy

- For words ending in –logy and –graphy, place the stress on the third syllable from the end.

Ví dụ: soci„ology, zo„ology, as„trology

Page 15: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

15

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

ĐỀ 1: Bài tập tổng hợp kiến thức

Học sinh làm Đề “Chương 2: Ôn tập HK 2, Đề số 1” trên trang THI TRỰC TUYẾN http:

//study.hanoi.edu.vn,

ĐỀ 2: Bài tập bổ trợ cho bài giảng trên Hanoi TV tuần từ 6.4 đến 11.4.2020

Exercise 1: Circle A, B, C or D to indicate the word with a different stress pattern from the

others.

1. A. tsunami B. evacuee C. ecology D. volcanic

2. A. volunteer B. scientific C. sociology D. property

3. A. electronic B. biology C. photography D. astrology

Exercise 2: Circle the best answer A, B, C or D to complete each of the following exchanges.

4. “Rescue workers saved a girl trapped in a collapsed school building.” “- _________”

A. That‟s great! B. Good luck. C. How convenient! D. Oh dear!

5. “Forecasters say that the storm won‟t move toward the land.” - “_________”

A. What a pity! B. Never mind. C. That‟s a relief! D. I‟m ready.

6. “Did you know the Amazon rainforest fires have already been controlled.” - “No, I didn‟t. _______”

A. What a bad day! B. How wonderful! C. How thoughtful it is! D. It‟s really bad.

Exercise 3: Choose the correct answer A, B, C or D to complete the following sentences.

7. The waves of the_________ were so huge that it destroyed everything on the beach.

A. tornado B. hurricane C. tsunami D. earthquake

8. After the_________, all the houses were left under water.

A. flood B. forest fire C. volcano eruption D. mudslide

9. It took firefighters five days to put out the_________.

A. hurricane B. forest fire C. tsunami D. drought

10. A period of 3- 4 months without rain will cause a severe_________.

A. typhoon B. earthquake C. drought D. flood

11. The_________ picked up the car and threw it 100 meters into the air. That‟s an incredibly strong

wind!

A. tornado B. volcanic eruption C. landslide D. typhoon

12. The_________ shook parts of the region around Tokyo on Saturday. It was 5 on the Richter Scale.

A. hurricane B. flood C. earthquake D. storm

13. _________ occur when a large amount of water causes the rapid erosion of soil on a steep slope.

A. Tsunamis B. Tornados C. Avalanches D. Mudslides

14. Debris was_________ for miles after the tornado touched down late Saturday.

A. evacuated B. scattered C. collapsed D. trapped

15. At least 11 people were killed when a four-storey building_________ in the earthquake.

A. was collapsing B. had collapsed C. collapsed D. was collapsed

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

ĐỀ 1: GV chấm điểm Đề “Chương 2: Ôn tập HK 2, Đề số 1” trên trang THI TRỰC TUYẾN http:

//study.hanoi.edu.vn,

ĐỀ 2: Học sinh hoàn thành BT vào giấy/ vở. Các cô giáo sẽ chữa và giải đáp các thắc mắc trong giờ

học trên zoom.

---------------------------------------------------------------------------------

Page 16: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

16

BỘ MÔN : TIẾNG PHÁP – KHỐI 8

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020)

Parcours 5 : Vocabulaire ( P. 120)

1. Texte

- Lire le texte et consulter le dictionnaire s‟il y a des mots difficiles. ( GV ktra từ mới trên lớp hoc

zoom)

- Chercher le contenu du texte.

- A quoi sert les mots en gras dans le texte?

2. Je retiens

Consulter et apprendre par coeur le vocabulaire dans “ Je retiens” à la page 120. ( GV ktra trên lớp

hoc zoom)

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

- Faire les ex 1;3;4 à la page 120

- Utilisez le vocabulaire dans “Je retiens”, écrivez un texte pour exprimer votre point de vue sur une

ville/ un monument ou un fait que vous préfèrez

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

. Hs viết bài nộp cho gv qua mail [email protected] hoặc [email protected] chậm

nhất vào ngày 20/4 để gv chấm chữa.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : TIẾNG NHẬT – KHỐI 8

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020)

第9課

あたらしいことば

Vる ・ Vること

およぐことが すきです

Bài tập 1: từ mới bài 9 : chép mỗi từ 5 lần, tập đọc và học thuộc

Bài tập 2: Học sinh tham khảo cách chia động từ về dạng nguyên thể(Vる) ở trang 112, 113

Bài tập 3: viết các động từ/câu sau ở dạng Vます và dạng Vる , sau đó điền nghĩa tiếng Việt

VD: たべます たべる ăn

1. 右に まがります

2. 左に まがります

3. タクシーを おります

4. バスに のります

5. ともだちを むかえます

6. はしを わたります

7. しんごうを みます

8. しゅくだいを だします

9. シャワーを あびます

10. きってを あつめます

11. せんせいを まちます

12. クラブに さんかします

Page 17: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

17

13. ちょっと やすみます

14. しゃしんを とります

15. おかねを かります

Bài tập 4: Học sinh viết các câu về sở thích dựa theo mẫu câu sau: (lưu ý phần động từ)

わたしは アイスクリームを たべる ことが すきです。Tôi thích ăn kem

1. Tôi thích đọc sách

2. Tôi thích bơi

3. Tôi thích gặp gỡ bạn bè

4. Tôi thích xem phim

5. Tôi thích nghe nhạc

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI 8

1. Học trên zoom (theo TKB).

2. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13 /4 ĐẾN 18 /4 /2020 )

BÀI 18: QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN.

1. HS đọc phần đặt vấn đề SGK và trả lời miệng câu hỏi a ,b phần gợi ý/ trang 50.

2. Từ tình huống phần đặt vấn đề kết hợp nội dung bài học, HS biết thế nào là quyền khiếu nại và

quyền tố cáo của công dân.

3. Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo:

Khiếu nại Tố cáo

Người thực hiện

(Ai?)

Đối tượng

(Vấn đề gì?)

Cơ sở

(Vì sao?)

Mục đ ch

(Để làm gì?)

4. Ý nghĩa, tầm quan trọng của quyền khiếu nại, tố cáo?

5. Tìm hiểu trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo?

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. HS làm Đề “Chương 2: Ôn tập HK 1, Đề số 5” trên trang THI TRỰC TUYẾN

http://study.hanoi.edu.vn,

2. Học sinh làm bài tập sau vào vở

- Tóm tắt nội dung bài học sgk (khuyến khích HS vẽ sơ đồ tư duy bài học).

- Học sinh làm các bài tập SGK sau: 1,2 trang 52.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. GV chấm điểm Đề “Chương 2: Ôn tập HK 1, Đề số 5” trên trang THI TRỰC TUYẾN

http://study.hanoi.edu.vn,

2. Giáo viên kiểm tra, chấm điểm trên lớp học zoom và sau khi Hs đi học trở lại.

Page 18: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

18

BỘ MÔN : CÔNG NGHỆ – KHỐI 8

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020 )

1. HS xem lại SGK Công nghệ 8 chương VII và video các bài giảng trên trang thanhedu.com

2. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

ÔN TẬP

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1 . Lý thuyết

Câu 1: Nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện nhiệt là gì?

Câu 2: a) Nêu nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt?

b) Vì sao sử dụng đèn ống huỳnh quang để thắp sáng lại có lợi hơn sử dụng đèn sợi đốt?

2 . Bài tập

Tính điện năng tiêu thụ trong tháng (30 ngày) của các dụng cụ điện sau:

TT Tên đồ dùng CSĐ P (W) số lượng TG dùng trong ngày (h)

1 Nồi cơm điện 480 1 1

2 Đèn huỳnh quang 45 6 6

3 Bếp điện 1000 2 1,5

4 Tủ lạnh 130 2 24

5 Ti vi 70 3 8

a) Tính điện năng sử dụng của một số đồ vật trong ngày?

b) Tính điện năng tiêu thụ của gia đình sử dụng trong ngày?

c) Tính điện năng gia đình sử dụng trong tháng, biết tháng đó có 30 ngày?

d) Tính số tiền điện gia đình phải trả trong tháng biết mỗi kWh giá 1500 đồng?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- HS trả lời câu hỏi và làm bài tập vào vở.

- Sau kỳ nghỉ GV thu vở HS để kiểm tra.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : TIN HỌC – KHỐI 8

Học sinh thực hành nội dung sau:

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020)

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIN NGHỀ PHỔ THÔNG

1. Chuẩn bị:

- Máy tính: có kết nối Internet, có cài đặt phần mềm MS Word, Unikey, có bộ font chữ TVCN3

(ABC).

2. Mục tiêu:

- Học sinh thực hành thao tác soạn thảo, định dạng văn bản, tạo và trình bày bảng, tạo tabs.

- Biết cách chèn kí tự đặc biệt vào phần văn bản.

3. Nội dung bài học:

Soạn thảo văn bản theo mẫu đề thi tại mục II.

Các thao tác được ôn lại trong bài thực hành

Soạn thảo văn bản Tiếng Việt với bộ font ch TCVN3(ABC).

Định dạng văn bản: gồm định dạng k tự, định dạng đoạn văn.

Tạo Tabs ( xem lại HDH tuần từ 6.3 đến 2 .3.2020).

Tạo và trình bày bảng (xem lại HDH tuần từ 22.3 đến 28.3.2020).

Chèn k tự đặc biệt ( xem lại HDH tuần từ 30.4 đến 4.4.2020)

Page 19: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

19

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

HS nộp bài thực hành về mail [email protected].

Chú ý khi gửi bài ghi rõ tên lớp - tên học sinh.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : THỂ DỤC – KHỐI 8

1. HS xem video bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com

2. Học sinh xem nội dung Hướng dẫn học tuần từ 21/3 đến 28/3/2020

CÁC CON HÃY CỐ GẮNG TẬP LUYỆN CHĂM CHỈ VÀ THƯỜNG XUYÊN NHÉ.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : MỸ THUẬT – KHỐI 8

HS xem video bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com

I. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13/4/ ĐẾN 18/4/2020)

Chủ đề 9. TỈ LỆ MẶT NGƯỜI (4 tiết)

Tiết 4: TRƯNG BÀY GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

1. Mục tiêu cần đạt

-Kiến thức: Nắm được các bước trình bày, giới thiệu sản phẩm mặt nạ tuồng mình vẽ.

-Kỹ năng: Tự thuyết trình, chia sẻ về sản phẩm của mình.

-Thái độ: HS thấy được ý nghĩa và vẻ đẹp của mặt nạ sân khấu tuồng.

2. Nội dung:

- Học sinh xem thêm video các bước vẽ mặt nạ tuồng.

- Hoàn thiện mặt nạ tuồng: cắt hình mặt nạ, dán lên giấy bìa cứng và đeo dây cho mặt nạ

Page 20: HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN ANc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020 Hệ thống thanhedu.com

20

- Viết bài thuyết trình chia sẻ về sản phẩm của mình với các bạn:

Nh ng sắc thái biểu cảm của mặt nạ

Vai tr của màu sắc trong trang tr mặt nạ

Tỉ lệ mặt người khi v mặt nạ

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

+ Học sinh viết bài thuyết trình chia sẻ về mặt nạ tuồng mình vừa vẽ

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

+ Giáo viên thu bài Mô phỏng mặt nạ tuồng, bài thuyết trình giới thiệu mặt nạ tuồng khi học sinh

đi học trở lại để kiểm tra và lấy điểm.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : ÂM NHẠC – KHỐI 8

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 13/4 ĐẾN 18/4/2020)

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS tìm bài hát trên YouTube:

. - Ôn và học thuộc bài hát: Tuổi đời mênh mông

- Ôn tập bài TĐN số 8

- Sơ lược về 1 vài thể loại nhạc đàn

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

- Hát và tập biểu diễn bài hát Tuổi đời mênh mông

- Đọc nhạc và hát lời kết hợp với gõ phách bài TĐN số 8

- Tìm hiểu về 1 số thể loại nhạc đàn.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Sau kỳ nghỉ GV có thể kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.