[ho hap] doc ket qua

22
ĐỌC KẾT QUẢ THĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP BẰNG MÁY SPIROMETER CÁC THỂ TÍCH PHỔI TĨNH: 1-V T : Tidal Volume – Thể tích khí lưu chuyển: Là thể tích khí hít vào hay thở ra bình thường lúc nghỉ ngơi, khoảng 0,5L. 2-IRV: Inspiratory Reserve Volume – Thể tích khí dự trữ hít vào: Là thể tích khí tối đa có thể hít vào thêm sau khi đã hít vào bình thường.

Upload: do-thanh-hoang-phuc

Post on 27-Jun-2015

3.818 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: [ho hap] doc ket qua

ĐỌC KẾT QUẢTHĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP BẰNG MÁY

SPIROMETERCÁC THỂ TÍCH PHỔI TĨNH:

1-VT: Tidal Volume – Thể tích khí lưu chuyển:Là thể tích khí hít vào hay thở ra bình thường lúc nghỉ ngơi, khoảng 0,5L.

2-IRV: Inspiratory Reserve Volume – Thể tích khí dự trữ hít vào:Là thể tích khí tối đa có thể hít vào thêm sau khi đã hít vào bình thường.

Page 2: [ho hap] doc ket qua

3-Inspiratory Capacity – Dung tích khí hít vào:IRV + VT

4-ERV: Expiratory Reserve Volume – Thể tích khí dự trữ thở ra:Là thể tích khí tối đa có thể thở ra thêm sau khi thở ra bình thường.

5-RV: Residual Volume – Thể tích khí cặn:Là thể tích khí còn lại trong phổi sau khi thở ra hết sức.

Page 3: [ho hap] doc ket qua

6-FRC: Functional Residual Capacity – Dung tích khí cặn chức năng:Là thể tích khí còn lại sau khi thở ra bình thường, là tổng của thể tích khí

dự trữ thở ra (ERV) và thể tích khí cặn RV. Bình thường bằng 50% TLC.

7-(S)VC: Vital Capacity – Dung tích sống:Là thể tích khí (L) có thể thở ra chậm và tối đa sau khi đã hít vào tối đa.

8-TLC: Total Lung Capacity – Tổng dung tích phổi:TLC = IC + FRC

Page 4: [ho hap] doc ket qua

CÁC THỂ TÍCH PHỔI ĐỘNG(Dynamic Lung Volumes)

1-FVC: Forced Vital Capacity – Dung tích sống gắng sức:Là thể tích khí (L) có thể thở ra mạnh và tối đa sau khi đã hít vào tối đa.

Bình thường SVC bằng với FVC. Trong các rối loạn tắc nghẽn, FVC thường nhỏ hơn SVC do có hiện tượng xẹp và đóng sớm các đường dẫn khí vì áp lực dương lồng ngực tăng nhanh gây bẫy khí.

2- FEV1: Forced Expiratory Volume in the 1st Second – Thể tích khí thở ra cố trong một giây đầu tiên:

Là thể tích khí (L) có thể thở ra nhanh và mạnh trong một giây đầu của thở ra gắng sức. Nó là thể tích khí thở ra trong một giây đầu của FVC. Bình thường FEV1 bằng khoảng 80% của FVC.3-FEV6: Tương tự như FEV1, FEV6 là thể tích khí thở ra cố trong 6 giây đầu của FVC và chỉ có ý nghĩa là có thể dùng thay thế cho FVC đối với nhưng bệnh nhân không thể thở ra hoàn toàn.4-Tỷ số FEV1/FVC:

Dùng để phân biệt các rối loạn tắc nghẽn với các rối loạn hạn chế. Trong rối loạn tắc nghẽn, FEV1 giảm nhiều hơn FVC nên tỷ số này sẽ

thấp. Còn trong rối loạn hạn chế, tỷ số này bình thường hay thậm chí tăng vì FVC giảm tương đương hay nhiều hơn FEV1.

Bình thường, FEV1/FVC >0,70 nhưng giảm theo tuổi. Ở trẻ em, tỷ số này có thể là 0,90.

5-FEFs (FEF25 – FEF50 – FEF75) và MMEF/FEF25 – 75

Page 5: [ho hap] doc ket qua

FEF25 – FEF50 – FEF75 là các lưu lượng khí (L/s) tại các thời điểm khác nhau của FVC. FEF25 – 75 là lưu lượng trung bình tại thời điểm giữa FVC. Các giá trị này không phụ thuộc vào khả năng gắng sức của bệnh nhân. Chúng nhạy (nhưng không đặc hiệu) cho việc phát hiện sớm các rối loạn tắc nghẽn.6-PEF: Peak Expiratory Flow – Lưu lượng đỉnh thở ra:

Là lưu lượng tối đa (L/s) trong khi thở ra cố. Bình thường nó xuất hiện ngay sau khi bắt đầu thở ra cố và phụ thuộc vào sự gắng sức của bệnh nhân. PEF giảm trong trường hợp bệnh nhân kém gắng sức khi đo, trong các rối loạn tắc nghẽn và ít hơn là trong các rối loạn hạn chế.7-Đường cong Thể tích – Thời gian:Biểu diễn FVC theo thời gian (L/s).Giúp:

Thời gian thở ra cố: ít nhất 6 giây (một trong các tiêu chuẩn chất lượng của bảng kết quả).

Tính FVC, FEV1, FEV1/FVC, FEFs và FEF25 – 75 . Đánh giá đáp ứng với thuốc giãn phế quản.

Page 6: [ho hap] doc ket qua

8-Đường cong Lưu lượng – Thể tích:Là đường biểu diễn của Lưu lượng của FVC theo thể tích. Đường cong này cung cấp nhiều thông tin hơn vì các bệnh lý cho các đường biểu diễn khác nhau.a-Phần trên trục hoành: Thì thở ra

Điểm khởi phát bắt đầu tại Tổng dung tích phổi - TLC. Điểm kết thúc tại Thể tích khí cặn – RV. Bề rộng đại diện cho Dung tích sống gắng sức – FVC. Đỉnh đại diện cho Lưu lượng đỉnh – PEF. Quai đi xuống phản ánh Lưu lượng thở ra cố tại các thời điểm khác nhau

– FEFs. Đánh giá đáp ứng với thuốc giãn phế quản.

Page 7: [ho hap] doc ket qua

b-Phần dưới trục hoành: Thì hít vào.

@ Hình dạng của Đường cong Lưu lượng – Thể tích đóng vai trò quan trọng.9-THÔNG KHÍ TỰ Ý TỐI ĐA – MVV Maximum Voluntary VentilationLà thể tích khí tối đa có thể hít vào và thở ra trong 1 phút.Liên quan chặt chẽ với FEV1: MVV = FEV1 x 40 (35).Không đặc hiệu: giảm trong nhiều rối loạn nhưng đáng kể là trong rối loạn tắc nghẽn, kém gắng sức và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, có vai trò quan trọng trong đánh gía khả năng gắng sức.

Page 8: [ho hap] doc ket qua

ĐỌC KẾT QUẢ1-Tiêu chuẩn nhận định một Kết quả đáng tin cậy (Theo ATS)

Acceptability.Reproducibility.

@-Acceptability: Số lần thực hiện. Bắt đầu tốt. Kết thúc tốt. Không có hình ảnh giả (Artifacts).

a-Số lần thực hiện đo: không nên quá 8.b-Bắt đầu tốt:

Nếu bệnh nhân khởi đầu thở ra không tốt thì đánh giá FEV1 sẽ sai. Trên đường cong Lưu lượng thể tích: PEF nhanh chóng đạt được và nhọn. Extrapolation volume trên đường cong Thể tích – thời gian không được

quá hoặc là 5% của FVC hoặc là 150ml (lấy số lớn).

Ví dụ: nếu FVC của bệnh nhân là 2L thì 5% là 100ml vậy chọn 150ml là phần giới hạn của extrapolation volume có thể chấp nhận. Nếu lớn hơn thì kết quả không chấp nhận được.c-Kết thúc tốt: Đảm bảo bệnh nhân đã thở ra hết đến Thể tích khí cặn – RV.Một trong 2 tiêu chuẩn sau:Đoạn bình nguyên trên đường cong Thể tích – thời gian ít nhất 1s.Thời gian thở ra tối thiểu 6s (trẻ em 3s) và tối ưu là 10s. (Bình thường chỉ cần 4 giây. Nếu thời gian thở ra – cố FET > 15s không làm thay đổi quyết định lâm sàng mà làm cho bệnh nhân kiệt sức.Trên đường cong Lưu lượng – thể tích: kết thúc hơi lõm. Nếu lồi là bệnh nhân ngưng thở ra (đóng sớm) hay bắt đầu hít vào trước khi đạt đế thể tích khí cặn – RV.

Page 9: [ho hap] doc ket qua

d-Đường cong Lưu lượng – thể tích mượt (smooth) và không có hình ảnh giả: Ho: nếu ho xẩy ra sau 1 giây đầu thì ít ảnh hưởng đến FVC và có thể chấp

nhận. Gắng sức thay đổi. Tắc ống ngậm do lưỡi hay răng cắn. Rò khí.

@-Reproducibility:Sau 3 lần đo với kỹ thuật chấp nhận được thì áp dụng tiêu chí Reproducibility sau:

Hai giá trị FVC lớn nhất không được khác biệt quá 150ml. Hai giá trị FEV1 lớn nhất không được khác biệt quá 150ml.

Một số hình ảnh ví dụ:

Page 10: [ho hap] doc ket qua
Page 11: [ho hap] doc ket qua

Các giá trị dự đoán (Pred):Tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Tuổi Giới tính. Chiều cao – cân nặng. Chủng tộc.

Các giá trị bình thường trong khoảng 80 – 120% giá trị dự đoán.Đánh giá mức độ nặng trên kết quả phế dung ký:

A-Đánh giá mức độ nặng của bất thường phế dung ký theo FEV1:Mức độ FEV1 (%Pred)

Nhẹ >70%Trung bình 60 – 69

Trung bình – nặng 50 – 59Nặng 35 – 49

Rất nặng <35

B-Phương pháp kinh điển đánh giá độ nặng theo các rối loạn tắc nghẽn và các rối loạn hạn chế:1-Rối loạn tắc nghẽn:

Mức độ FEV1 (%Pred)Nhẹ >70%

Trung bình 60 – 69Trung bình – nặng 50 – 59

Nặng 35 – 49Rất nặng <35

Page 12: [ho hap] doc ket qua

2-Rối loạn hạn chế (dựa trên TLC):Mức độ TLC (%Pred)

Nhẹ >70%Trung bình 60 – 69

Nặng <60

3-Rối loạn hạn chế (không có TLC):Mức độ FVC (%Pred)

Nhẹ >70%Trung bình 60 – 69

Trung bình – nặng 50 – 59Nặng 35 – 49

Rất nặng <35

KIỂU PHẾ DUNG KÝ CỦA MỘT SỐ RỐI LOẠN THƯỜNG GẶP:A-CÁC RỐI LOẠN TẮC NGHẼN:1-Nguyên nhân: Hai bệnh lý thường gặp trong rối loạn này là hen và COPD.2-Yếu tố chính để chẩn đoán là tỷ số FEV1/FVC giảm.

FEV1 giảm. FVC giảm (có thể bình thường). FEFs giảm. PEF giảm. FET giảm.

3-Đường cong Lưu lượng – thể tích có thể dùng đơn độc để chẩn đoán rối loạn tắc nghẽn vì cho hình ảnh đặc trưng:

Độ cao của đường cong – PEF giảm. Quai xuống của đường cong có hình dạng lòng muỗng. Thành phần hít vào bình thường giúp loại trừ tắc nghẽn đường hô hấp

trung ương.

Page 13: [ho hap] doc ket qua

@ Khi tắc nghẽn đường dẫn khí sớm, giảm tỷ số FEV1/FVC và giảm FEV1 có thể không rõ nhưng quan sát đường cong Lưu lượng – thể tích có thể giúp phát hiện sớm.@ Trong Khí phế thũng do mất mô nâng đỡ nên các đường dẫn khí có khuynh hướng xẹp đáng kể khi thể tích phổi thấp và cho hình ảnh “dog – leg” trên đường cong Lưu lượng – thể tích.

Page 14: [ho hap] doc ket qua

B-CÁC RỐI LOẠN HẠN CHẾ: Cần đo TLC. Phế dung ký chỉ gợi ý.1-Nguyên nhân:

Bệnh lý nhu mô phổi: xơ phổi và các bệnh mô kẽ khác, xẹp phổi, cắt phổi, phù phổi.

Bệnh lý màng phổi: tràn dịch màng phổi, dầy dính màng phổi, u màng phổi

Bệnh lý thành ngực: gù vẹo cột sống. Bệnh lý thần kinh – cơ: loạn dưỡng cơ, xơ cứng cột bên teo cơ,

poliomyelitis. Cơ hoành: béo phì, có thai, báng bụng, béo phì.

2-Quan trọng nhất là FVC giảm và tỷ số FEV1/FVC bình thường hay tăng.FEV1 giảm tương xứng với FVC nhưng có thể bình thường.3-Đường cong Lưu lượng – thể tích: gần giống bình thương nhưng nhỏ hơn.a-Bệnh chủ mô phổi:Nhánh xuống dốc và bề rộng của đường cong hẹp lại do PEF còn bảo tồn nên cho hình ảnh điển hình của xơ phổi: Nón phù thủy (Witch’s hat).

Page 15: [ho hap] doc ket qua

b-Bệnh lý thành ngực (rối loạn cơ hoành, béo phì): PEF giảm. Đường biểu diễn song song với đường cong dự đoán nhưng nhỏ hơn.

c-Rối loạn thần kinh – cơ:PEF thấp và không nhọn (giống như lỗi bệnh nhân không gắng sức đủ).

Page 16: [ho hap] doc ket qua

C-TẮC NGHẼN ĐƯỜNG DẪN KHÍ TRÊN:Đường cong Lưu lượng – thể tích rất hữu ích trong phát hiện tắc nghẽn đường dẫn khí trên. Có 3 loại:1-Tắc nghẽn đường dẫn khí ngoài lồng ngực kiểu thay đổi (variable extrathoracic obstruction): gây hẹp đường dẫn khí trong thì hít vào.

Nguyên nhân: Liệt dây thanh, chèn ép từ ngoài như bướu giáp.2-Tắc nghẽn đường dẫn khí trong lồng ngực loại biến đổi (variable intrathoracic obstruction):

Nguyên nhân: nhuyễn khí quản, chít hẹp khí quản, viêm mạn tính đường hô hấp trên (U hạt wegener, viêm đa sụn tái đi tái lại).3-Tắc nghẽn đường dẫn khí cố định (bất kỳ vị trí nào):Không thay đổi cả trong thì hít vào lẫn thở ra nên đường cong dẹt hình hộp.

Page 17: [ho hap] doc ket qua

Nguyên nhân: U ở bất kỳ vị trí nào của đường dẫn khí trên, chít hẹp xơ hóa đường dẫn khí trên.@ Phân biệt theo giá trị đo được:

Tắc đường hô hấp trên cố định

Tắc đường hô hấp trên biến đổiNgoài lồng ngực Trong lồng ngực

FIF50/FEF50 #1 <1 >1

Page 18: [ho hap] doc ket qua

CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ

1-Đường cong Lưu lượng – thể tích:a-Đánh giá chất lượng kết quả:

Bắt đầu tốt: Nhánh lên thì thở ra nhanh chóng đạt đến PEF, PEF nhọn. Đường cong suông, không có các hình ảnh giả. Kết thúc tốt: hơi cong lên ở cuối.

b-Xem kích thước và hình dạng: Đường cong nhỏ và có hình lòng muỗng: Rối loạn tắc nghẽn. Đường cong nhỏ với nhánh xuống dốc hình Mũ phù thủy: Rối loạn hạn

chế nhu mô. Đường cong nhỏ và nhánh xuống song song với đường dự đoán: Rối loạn

hạn chế do bệnh lý thành ngực. Đường cong nhỏ và dẹt: tắc nghẽn đường dẫn khí lớn: phần thở ra – trong

lồng ngực; Phần hít vào – ngoài lồng ngực; Cả 2 phần – tắc cố định.2-Đánh giá các giá trị:a-Xem FVC, FEV1 và FEV1/FVC. Có 4 khả năng:

Bình thường: tất cả các trị số nằm trong khoảng trị số dự đoán. Tắc nghẽn rõ ràng: FEV1 giảm; FVC còn bảo tồn, dùng FEV1 để phân dộ

nặng. Khả năng hạn chế: FVC giảm; FEV1/FVC bình thường hay tăng. Dùng

FVC để phân độ nặng. Tắc nghẽn và hạn chế phối hợp: Gợi ý khi FVC giảm không tương xứng

với giảm tỷ số FEV1/FVC. Ví dụ FEV1/FVC = 65% mà FVC = 40%.b-Đánh giá khả năng đáp ứng với thuốc giãn phế quản:

Đáp ứng đáng kể khi FEV1 hay FVC tăng 12% và 200ml.