ĐẠi hỌc ĐÀ nẴng trƯỜng ... - data.ute.udn.vn

65
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT Đà Nẵng - Năm 2020 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC SỬA CHỮA VÀ BẢO TRÌ MÁY TÍNH KẾT HỢP NỀN TẢNG WEB VÀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY Mã số: T2019-06-137 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Vũ

Upload: others

Post on 04-Nov-2021

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2020

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC SỬA CHỮA VÀ BẢO TRÌ MÁY TÍNH KẾT HỢP

NỀN TẢNG WEB VÀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

Mã số: T2019-06-137

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Vũ

Page 2: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2020

Mã số: T2019-06-137

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC SỬA CHỮA VÀ BẢO TRÌ MÁY TÍNH KẾT HỢP

NỀN TẢNG WEB VÀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)

Page 3: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

III

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

STT Họ và tên Nhiệm vụ

1. ThS. Lê Vũ Chủ nhiệm đề tài

Đơn vị phối hợp chính: Bộ môn Công nghệ Thông tin – Khoa Điện – Điện tử

Page 4: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

IV

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH ............................................................................................... III

MỤC LỤC ............................................................................................................ IV

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... VI

DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................... VII

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. IX

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS ................................................... XII

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ........................................................................... 1

2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 1

3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 2

4. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 2

5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................. 2

Chương 1 PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP E-LEARNING VÀ BLENDED LEARNING ................................................................................................................................ 3

1.1. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP E-LEARNING ............................................ 3

1.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 3

1.1.2. Mô hình chức năng ................................................................................ 4

1.1.3. Mô hình hệ thống ................................................................................... 5

1.1.4. Hoạt động của hệ thống E-Learning ....................................................... 6

1.1.5. Ưu điểm, hạn chế của E-learning ........................................................... 8

1.1.6. Quy trình học E-learning ........................................................................ 9

1.1.7. Những chức năng tối thiểu của hệ thống E-learning ............................... 9

1.2. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BLENDED LEARNING ........................... 10

Chương 2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP VÀ ỨNG DỤNG MOODLE .......... 13

2.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP ......................................................... 13

2.1.1. Định nghĩa ........................................................................................... 13

2.1.2. Chức năng của LMS............................................................................. 13

2.1.3. Nhiệm vụ của LMS .............................................................................. 13

2.1.4. Phân loại .............................................................................................. 14

Page 5: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

V

2.2. ỨNG DỤNG MOODLE [9] ...................................................................... 14

2.2.1. Giới thiệu Moodle ................................................................................ 14

2.2.2. Các tính năng của Moodle .................................................................... 16

2.2.3. Lợi ích của Moodle .............................................................................. 16

2.3. CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY [10] ......................................... 16

2.3.1. Khái niệm ............................................................................................ 16

2.3.2. Kiến trúc điện toán đám mây [11] ........................................................ 17

2.3.3. Thành phần .......................................................................................... 21

2.3.4. Lợi ích ................................................................................................. 21

2.3.5. Ưu điểm, hạn chế ................................................................................. 21

Chương 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI GIẢNG ................................................ 23

3.1. KHỞI TẠO KHÓA HỌC ......................................................................... 23

3.2. THÊM THÀNH VIÊN KHÓA HỌC ....................................................... 25

3.3. TẠO NỘI DUNG KHÓA HỌC ................................................................ 26

3.3.1. Tạo phần giới thiệu tổng quát khóa học ................................................ 26

3.3.2. Tạo diễn đàn cho khóa học ................................................................... 28

3.3.3. Tạo chat room cho khóa học ................................................................ 31

3.3.4. Tạo các chương, bài học, bài tập .......................................................... 33

3.3.5. Tạo bài kiểm tra trắc nghiệm (giữa kỳ, cuối kỳ) ................................... 36

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 51

Page 6: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

VI

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Diễn giải tiếng Anh Diễn giải tiếng Việt

1. LCMS Learning Content Managerment System

Hệ thống quản lý nội dung học tập

2. LMS Learning Managerment System Hệ thống quản lý học tập

Page 7: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

VII

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Mô hình chức năng của E-learning [4] ...................................................... 5

Hình 1.2 Mô hình hệ thống của E-learning [4] ......................................................... 6

Hình 1.3 Mô hình hệ thống E-learning [4] ............................................................... 6

Hình 1.4 Quy trình học E-learning ........................................................................... 9

Hình 2.1 Các phiên bản phát triển của mã nguồn Moodle ...................................... 15

Hình 2.2 Kiến trúc điện toán đám mây .................................................................. 17

Hình 3.1 Chọn các khóa học của tôi....................................................................... 23

Hình 3.2 Thêm khóa học mới ................................................................................ 24

Hình 3.3 Cài đặt thông số và mô tả khóa học ......................................................... 24

Hình 3.4 Lưu các thông số cài đặt cho khóa học .................................................... 25

Hình 3.5 Danh sácch các thành viên của khóa học ................................................. 25

Hình 3.6 Danh mục các tài nguyên thêm vào khóa học .......................................... 26

Hình 3.7 Tạo mục giới thiệu môn học .................................................................... 28

Hình 3.8 Tạo diễn đàn cho khoá học ...................................................................... 28

Hình 3.9 Cài đặt thông số diễn đàn ........................................................................ 29

Hình 3.10 Hiển thị nội dung diễn đàn .................................................................... 30

Hình 3.11 Tạo chat room cho khóa học ................................................................. 31

Hình 3.12 Cài đặt thông số cho chat room ............................................................. 31

Hình 3.13 Tham phòng chat .................................................................................. 32

Hình 3.14 Thực hiện chat trao đổi giữa các thành viên .......................................... 32

Hình 3.15 Các nội dung trong phần tổng quát chung của khóa học ........................ 33

Hình 3.16 Các nội dung của từng chương .............................................................. 33

Hình 3.17 Tạo bài tập cho chương ......................................................................... 33

Hình 3.18 Cài đặt thông số thu nhận bài tập .......................................................... 34

Hình 3.19 Giao diện giao bài tập cho học viên ....................................................... 35

Hình 3.20 Giao diện quản lý nộp bài tập ................................................................ 36

Hình 3.21 Tạo ngân hàng câu hỏi .......................................................................... 39

Hình 3.22 Tạo danh mục đề thi trong ngân hàng câu hỏi ....................................... 40

Hình 3.23 Chọn đề thi ........................................................................................... 40

Hình 3.24 Cài đặt thông tin kỳ thi .......................................................................... 40

Hình 3.25 Cài đặt các thông số liên quan đến thời gian và đáp án, kết quả thi ........ 41

Hình 3.26 Tạo các câu hỏi trong đề thi .................................................................. 42

Hình 3.27 Nhập nội dung cho các câu hỏi .............................................................. 42

Page 8: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

VIII

Hình 3.28 Định dạng ngân hàng đề thi môn Sửa chữa và bảo trì máy tính ............. 47

Hình 3.29 Kết quả nhập câu hỏi từ ngân hàng đề thi .............................................. 47

Hình 3.30 Giao diện kết quả thiết lập thông số kỳ thi............................................. 48

Hình 3.31 Giao diện làm bài thi của học viên ........................................................ 48

Hình 3.32 Giao diện các mô-đun triển khai của từng chương ................................. 49

Page 9: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

IX

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài giảng môn học sửa chữa và

bảo trì máy tính kết hợp nền tảng web và điện toán đám mây

- Mã số: T2019-06-137

- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Vũ

- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

- Thời gian thực hiện: từ tháng 8/2019 đến tháng 8/2020

2. Mục tiêu

- Hệ thống bài giảng trên website đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến bài

giảng điện tử như: đề cương, bài giảng đa phương tiện, các phần trao đổi,

thảo luận, đánh giá quá trình của người học…

- Tích hợp công nghệ điện toán đám mây để giải quyết sự linh hoạt về kho

lưu trữ.

3. Tính mới và sáng tạo

- Triển khai hệ thống bài giảng môn học Sửa chữa và bảo trì máy tính trên

hệ thống LMS (Learning Management Systems) của Trường Đại học Sư

phạm Kỹ thuật.

- Kết hợp linh hoạt phương pháp học tập Blended Learning, hòa trộn giữa

cách học truyền thống trên lớp và cách học hiện đại E-learning (Mobile

Learning và Internet Learning). Đặc biệt là thích ứng với tình hình diễn

biến phức tạp của đại dịch Covid-19 hoặc những trường hợp bất lợi khác

đối với cộng đồng.

4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Đề tài đã nghiên cứu về mã nguồn mở Moodle và phương thức vận hành

của hệ thống LMS Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, từ đó triển khai đưa bài

Page 10: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

X

giảng môn học Sửa chữa và bảo trì máy tính lên hệ thống này. Đồng thời, đề tài đã

tích hợp việc lưu trữ bài giảng và các video liên quan trên nền tảng đám mây của

Google.

5. Sản phẩm

- Sản phẩm khoa học: giáo trình trực tuyến.

- Sản phẩm đào tạo: không

- Sản phẩm ứng dụng: Hệ thống bài giảng trực tuyến môn Sửa chữa và bảo trì

máy tính

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp

dụng

- Hệ thống bài giảng trực tuyến môn học Sửa chữa và bảo trì máy tính đáp

ứng các yêu cầu của việc phát triển giáo trình và giáo trình điện tử. Cung

cấp hệ thống bài giảng trực quan; đánh giá, kiểm tra học phần khách quan,

nhanh chóng; trao đổi giữa giảng viên với sinh viên và sinh viên với sinh

viên được thực hiện trực tuyến…giúp cho người học tìm thấy nguồn cảm

hứng trong môn học, người dạy truyền thụ được kiến thức cho người học

hấp dẫn hơn nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ.

- Hệ thống bài giảng trực tuyến môn học Sửa chữa và bảo trì máy tính có thể

triển khai cho việc dạy học môn này tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật.

7. Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính

Page 11: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

XI

Ngày 9 tháng 9 năm 2020

Hội đồng KH&ĐT đơn vị

(ký, họ và tên)

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên)

XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Page 12: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

XII

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:

- Project title: Building the system of Computer Fixing and Servicing

lessons on web-based platform and cloud computing.

- Code number: T2019-06-137

- Coodinator: Le Vu, M.Sc.

- Implementing Institution: The University of Danang - University of

Technology and Education nang University

- Duration: from August 2019 to August 2020

2. Objective(s):

- Web-based lesson system meets the demand for electronic lesson such as

outline, multimedia lessons, discussions, learner evaluating process.

- Integrating cloud computing to tackle the flexibility of storage.

3. Creativeness and innovativeness:

- Deploy the system of Computer Fixing and Servicing lessons on LMS

(Learning Management Systems) of University of Technology and

Education

- Cooperate flexibly Blended Learning method, combining class- based

traditional and modern E-learning (Mobile Learning and Internet

Learning), especially adapting Covid-19 complicated changes or

disadvantage situations in community.

4. Research results:

- The subject studied about Moodle open source and the operation mode of

LMS of University of Technology and Education, uploading computer

fixing and servicing lessons on this system. Additionally, subject

integrated the lesson and video storage on cloud base of Google.

5. Products:

- Scientific product: Online textbook

Page 13: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

XIII

- Training product: No

- Applied products: Online Computer Fixing and Servicing lesson system

6. Effectiveness, Transfer mode of result and Applicability

- The system of computer fixing and servicing lessons meets the

demands for developing traditional and online outline. This system

provides visualizing lessons, objectively and quickly credit evaluating

and checking; teacher-learner exchanges, learner-learner exchange

conducted online, which help learners find study inspiration as well as

teachers transmit knowledge to learner better thanks to the support of

technology.

- The system of Computer Fixing and Servicing lessons can deploy the

teaching of this subject at University of Technology and Education.

Page 14: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

1

MỞ ĐẦU

1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ

TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1. Trong nước

Hiện nay, tại Việt Nam, nhiều trường Đại học, Cao đẳng đã có hệ thống web

site E-learning như: funix.edu.vn của Đại học Trực tuyến FUNiX,

viendaihocmohanoitructuyen.edu.vn của Viện Đại Học Mở Hà Nội,

hoctructuyen.vanlanguni.edu.vn của Trường Đại học Văn Lang, elo.edu.vn của

Trường Đại học Mở TPHCM…Các web site E-learning tại Việt Nam đã ứng dụng

các công nghệ mới của nền tảng web để xây dựng hệ thống bài giảng, đánh giá kết

quả trực tuyến, cung cấp dịch vụ đa phương tiện, đa nền tảng cho người học.

1.2. Ngoài nước

Cùng với xu hướng phát triển của giáo dục, việc triển khai E-learning trong dạy

học đã trở thành phổ biến của các trường Đại học, Học viện trên thế giới. E-learning

tạo ra sự thuận tiện, cơ hội học tập cho tất cả mọi người, việc tham gia học tập có thể

ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Có rất nhiều website e-learning được ra đời để phục

vụ cho giảng dạy ví dụ như: edx.org, coursera.org, gohighbrow.com, skillshare.com,

curious.com, lynda.com, edu.google.com, futurelearn.com… Sự ra đời của những

công nghệ mới trên nền tảng web như HTML5, CSS3, web responsive, điện toán

đám mây…đã làm cho các website E-learning được nổi bật, đa tương tác, đa nền tảng,

đa phương tiện nhiều hơn, tạo được sự linh hoạt trong quản lý đào tạo, sự hứng thú

trong học tập.

2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật đang phát triển việc xuất bản giáo

trình các môn học, mỗi môn học cần có một giáo trình, bài giảng, bài tập, đề thi được

chuẩn hóa theo các qui định hiện hành. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phát triển, ứng

Page 15: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

2

dụng E-learning cho công tác giảng dạy của nhà trường được tốt hơn. Trong các môn

học do Bộ môn Công nghệ Thông tin – Khoa Điện – Điên tử đảm nhận thì môn Sửa

chữa và bảo trì máy tính chưa có hệ thống bài giảng trực tuyến. Vì thế tôi xây dựng

hệ thống bài giảng trực tuyến môn học này.

3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Hệ thống bài giảng trên website đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến bài giảng

điện tử như: đề cương, bài giảng đa phương tiện, các phần trao đổi, thảo luận, đánh

giá quá trình của người học…

- Tích hợp công nghệ điện toán đám mây để giải quyết sự linh hoạt về kho lưu

trữ.

4. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Cách tiếp cận

Triển khai mã nguồn Moodle và ứng dụng các công nghệ mới trên nền tảng

web; tạo ra các bài giảng, bài hướng dẫn thực hành sửa chữa và bảo trì máy tính.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Thực nghiệm và triển khai ứng dụng trên nền tảng web.

5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

5.1. Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống web site E-learning và môn học Sửa chữa và bảo trì máy tính

5.2. Phạm vi nghiên cứu

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật.

5.3. Nội dung nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày trong ba chương. Phần mở đầu trình

bày tổng quan về đề tài. Chương 1 trình bày phương pháp học tập về E-learning và

Blended. Chương 2 trình bày hệ thống quản lý học tập và ứng dụng Moodle. Chương

3 Xây dựng hệ thống bài giảng. Cuối cùng là kết luận và hướng phát triển của đề tài.

Page 16: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

3

Chương 1

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP E-LEARNING VÀ BLENDED

LEARNING

Trong những năm qua, đã có sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng các công

nghệ khác nhau để hỗ trợ các chương trình học tập và đào tạo của các trường học, tổ

chức giáo dục. Trong lĩnh vực đang phát triển nhanh này, các từ ngữ e-learning và

blended learning thường được sử dụng. Chương này, chúng tôi trình bày các nội dung

tổng hợp, được trích dẫn từ các tài liệu giảng dạy, hướng dẫn về các phương pháp học

tập này.

1.1. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP E-LEARNING

1.1.1. Khái niệm

E-learning là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để cung cấp các chương

trình học hoàn chỉnh. Những người tham gia trong E-learning có thể vào tất cả các buổi

học tại bất cứ nơi nào khi có máy tính và kết nối internet.

E-learning mang tính chất tương tác giữa người học với giáo viên trực tiếp hoặc

người học tự học dựa vào truy cập các tài nguyên có sẵn trong hệ thống. Các phiên

tương tác có thể được tổ chức thông qua kết nối video giữa tất cả những người tham

gia. Mặt khác, các khóa học tự học bao gồm các tài liệu trực tuyến theo yêu cầu, người

học sử dụng chung các tài nguyên này để thu nhận kiến thức.

Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan điểm và định nghĩa về E-learning [1], đơn

cử là:

- E-learning là sử dụng các công nghệ web và Internet trong học tập (William

Horton).

- E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công

nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).

- E-learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải và quản

Page 17: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

4

lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được

thực hiện ở mức độ cục bộ hay toàn cục (MASIE Center).

- Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử; việc truyền tải

bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như: Internet, TV, băng video, các hệ thống giảng dạy

thông minh và việc đào tạo dựa trên máy tính (Sun Microsystems, Inc).

Tóm lại, E-learning được hiểu một cách chung nhất là quá trình học thông qua

các phương tiện điện tử, mạng Internet và sử dụng các công nghệ Web. Dưới góc độ kỹ

thuật, có thể định nghĩa “E-learning” là hình thức đào tạo có sự hỗ trợ của công nghệ

điện tử, quá trình học thông qua web, qua máy tính, lớp học ảo và sự liên kết số. Nội

dung được phân phối đến các lớp học thông qua mạng Internet, intranet, audio và video,

vệ tinh quảng bá, truyền hình, CD-ROM và các phương tiện điện tử khác.

1.1.2. Mô hình chức năng

Mô hình chức năng có thể cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành phần

tạo nên môi trường E-learning và những đối tượng thông tin với nhau. Học viện nghiên

cứu công nghệ giáo dục từ xa (ADL - Advanced Distributed Learning) đưa ra mô hình

tham chiếu đối tượng nội dung chia sẻ SCORM (Sharable Content Object Reference

Model) mô tả tổng quát chức năng của một hệ thống E-learning [2].

- Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS–Learning Content Managerment

System) [3]: là một môi trường đa người dùng cho phép giáo viên và cơ sở đào tạo kết

hợp để tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung bài giảng điện tử từ

một kho dữ liệu trung tâm. Để cung cấp khả năng tương thích giữa các hệ thống, LCMS

được thiết kế sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn về siêu dữ liệu nội dung, đóng gói nội

dung và truyền thông nội dung.

- Hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Managerment System): khác với

LCMS chỉ tập trung vào xây dựng và phát triển nội dung, LMS như là một hệ thống

dịch vụ hỗ trợ và quản lý quá trình học tập của học viên. Các dịch vụ như đăng ký, giúp

đỡ, kiểm tra, … được tích hợp vào LMS.

LMS [3] cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập

của người sử dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thông tin

Page 18: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

5

về các hoạt động của học viên từ LCMS. Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa

LMS và LCMS là tính mở và tính tương tác. Mô hình kiến trúc của hệ thống E-learning

sử dụng công nghệ Web để thực hiện tính năng tương tác giữa LMS và LCMS cũng

như với các hệ thống khác.

Hình 1.1 Mô hình chức năng của E-learning [4]

1.1.3. Mô hình hệ thống

Về tổng thể, một hệ thống e-learning bao gồm 3 phần chính [4][5]:

- Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối (người dùng),

thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,...

- Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS (Marcomedia, Aurthorware,

Toolbook,...)

- Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của e-learning là nội

dung các khoá học, các chương trình đào tạo và các phần mềm dạy học.

Có 3 hệ tiêu chuẩn đặc trưng cho các công nghệ E-learning là ISO/IEC JTC1

SC36, IEEE LTSC, CEN/ISSS. Ngày nay, tiêu chuẩn E-learning được biết đến nhiều

nhất là tiêu chuẩn SCORM được đưa ra bởi ADL. Mô hình SCORM là một tập hợp các

tiêu chuẩn thích ứng với nhiều nguồn khác nhau để cung cấp một hệ thống toàn diện về

Page 19: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

6

các khả năng học E-learning, cho phép tiếp cận,tái sử dụng lượng kiến thức học trên

web.

Hình 1.2 Mô hình hệ thống của E-learning [4]

1.1.4. Hoạt động của hệ thống E-Learning

Hình 1.3 Mô hình hệ thống E-learning [4]

Page 20: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

7

Một hệ thống đào tạo E-learning được xây dựng dựa trên các yếu tố: nhu cầu

của học sinh và kết quả dự kiến của khóa học. Theo tác giả [4] [5] thì mô hình cấu trúc

điển hình E-learning cho các trường đại học, cao đẳng như sau:

- Giáo viên (A): Giảng viên cung cấp nội dung của khóa học cho phòng xây

dựng nội dung (C) dựa trên kết quả học tập dự kiến nhận từ phòng quản lý đào tạo (D).

Giảng viên cũng tham gia tương tác với học sinh (B) qua hệ thống quản lý học tập LMS

(2).

- Học sinh (B): Sử dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giáo

viên qua hệ thống quản lý học tập LMS (2) và sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập (3).

- Phòng quản lý đào tạo (D): Quản lý việc đào tạo qua hệ thống LMS (2), tập

hợp các nhu cầu, nguyện vọng, kiến nghị của học sinh để cải thiện nội dung, chương

trình giảng dạy, tổ chức lớp học tốt hơn, nâng cao chất lượng dạy và học.

- Cổng thông tin người dùng (user’s portal): Giao diện chính cho học sinh

(B), giáo viên (A) cũng như các bộ phận (C), (D) truy cập vào hệ thống đào tạo, hỗ trợ

truy cập qua Internet từ máy tính cá nhân hay thậm chí từ các thiết bị di động thế hệ

mới.

- Hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS (1): cho phép giáo viên (A) và

phòng xây dựng chương trình (C) cùng hợp tác để tạo ra nội dung bài giảng điện tử.

LCMS kết nối với các ngân hàng kiến thức (I) và ngân hàng bài giảng điện tử (II).

- Hệ thống quản lý học tập LMS (2): là giao diện chính cho học sinh học tập

cũng như phòng quản lý đào tạo quản lý việc học của học viên.

- Các công cụ hỗ trợ học tập cho học viên (3): như thư viện điện tử, phòng

thực hành ảo, …tất cả đều có thể được tích hợp vào hệ thống LMS.

- Các công cụ thiết kế bài giảng điện tử (4): như máy ảnh, máy quay phim,

máy ghi âm, các phần mềm chuyên dụng trong xử lý đa phương tiện, …để hỗ trợ xây

dựng, thiết kế bài giảng điện tử. Đây là những công cụ hỗ trợ chính cho phòng xây dựng

chương trình (C).

Page 21: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

8

- Ngân hàng kiến thức (I): là cơ sở dữ liệu lưu trữ các đơn vị kiến thức cơ bản,

có thể tái sử dụng trong nhiều bài giảng điện tử khác nhau. Phòng xây dựng chương

trình (C) sẽ thông qua hệ thống LCMS để tìm kiếm, chỉnh sửa, cập nhật và quản lý ngân

hàng dữ liệu này.

- Ngân hàng bài giảng điện tử (II): là cơ sở dữ liệu lưu trữ các bài giảng điện

tử. Học viên sẽ truy cập đến cơ sở dữ liệu này thông qua hệ thống LMS.

1.1.5. Ưu điểm, hạn chế của E-learning

1.1.5.1. Ưu điểm [4][5]

- Tinh linh hoạt (Flexible): Elearning có thể được thực hiện trong một khoảng

thời gian phù hợp với lịch trình của người học; chương trình đào tạo được chia thành

nhiều module, người học có thể sắp xếp để hoàn thành từng module cho tới khi hoàn

thành chương trình.

- Tính di động (Mobile): Việc học trực tuyến có thể được thực hiện trên các thiết

bị như máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động và bất cứ nơi nào.

- Tiết kiệm chi phí (lower cost): Chi phí để học một chương trình qua mạng

thường rẻ hơn nhiều so với việc phải đến trường học.

- Tính toàn cầu (Global): việc học trực tuyến có thể tham gia vào rất nhiều các

khóa học trên toàn thế giới một cách dễ dàng.

1.1.5.2. Hạn chế [4] [5]

- Sự quản lý lỏng lẻo (Lack of control): Người học không bị quản lý và không

ai biết được người học đã học như thế nào. Người học cũng có thể thiếu động lực để

học và đôi khi sẽ dành quá nhiều thời gian cho việc khác mà quên mất việc học.

- Cách tiếp cận (Learning Approach): không hấp dẫn với nhiều người học, đặc

biệt những người thích được giao tiếp.

- Bị cô lập (Isolated): việc học mà không được gặp gỡ người dạy và bạn học đôi

khi khiến con người có cảm giác bị cô lập.

- Vấn đề về công nghệ (Technology issues): elearning phụ thuộc vào thiết bị hỗ

trợ (máy tính, điện thoại) và mạng internet.

Page 22: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

9

- Khả năng sử dụng máy tính (Computer Competency): Nhiều người không thực

sự thành thạo trong việc sử dụng máy tính vì công việc của họ thường không cần dùng

tới.

1.1.6. Quy trình học E-learning

Theo [6] thì quy trình học E-learning gồm các yếu tố sau:

Hình 1.4 Quy trình học E-learning

1.1.7. Những chức năng tối thiểu của hệ thống E-learning

Theo [6] thì những chức năng tối thiểu của hệ thống E-learning gồm các chức

năng sau đây:

1. Đăng nhập hệ thống

2. Xem danh sách khóa học và tham gia các hoạt động của khoá học

Tìm hiểu về khóa học

Trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng máy tính và

Internet

Tìm hiểu cách sử dụng hệ thống E-learning

Nghiên cứu bài giảng và tài liệu tham khảo

Làm bài kiểm tra trên hệ thống E- learning

Tham gia diễn đàn

Ôn tập trên lớp - Kiểm tra cuối kỳ

HỌC

Page 23: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

10

3. Kho tài liệu

4. Kiểm tra trắc nghiệm

5. Nộp bài tập trực tuyến

6. Tham gia trao đổi trực tuyến với giáo viên

7. Tham gia diễn đàn trao đổi thông tin

8. Hướng dẫn đổi mật khẩu

Ngoài ra để tổ chức được khóa học E-learning thì cơ sở đào tạo cần có một số nội

dung sau:

- Cung cấp một đường dẫn chứa tài liệu và đảm bảo rằng các tài liệu hướng dẫn

rõ ràng cho người học. Các tài liệu, giáo trình, bài giảng cần tổ chức các tài liệu theo

tiến trình, cấp độ khóa học để học viên có thể theo dõi lộ trình học. Đồng thời người tổ

chức các khóa học cần nắm rõ tầm quan trọng của việc giao bài tập, đăng các bài tập

của khóa học và thiết lập ngày đến hạn.

- Tổ chức nội dung theo các đơn vị mô-đun, trong đó mỗi mô-đun được tổ chức

xoay quanh một chủ đề chính và chứa các mục tiêu, tài liệu và các hoạt động liên quan.

- Khi thiết kế khóa học, nội dung định dạng thành từng phần riêng biệt trên web

và sử dụng các tiêu đề, dấu đầu dòng, đồ họa và các thiết bị định dạng khác giúp trang

web dễ đọc và dễ hiểu hơn.

- Khi trình bày âm thanh hoặc video cần phải mô tả ngắn gọn, video có các phân

đoạn ngắn, từ 2-15 phút, để giúp giữ chân người nghe. Việc phân chia nội dung một

cách trật tự, rõ ràng giúp học viên hấp thụ thông tin, tránh tình trạng quá tải và nghèo

nàn thông tin.

- Sau mỗi phần, chương, bài học cung cấp các câu hỏi ngắn gọn để học viên ứng

dụng hoặc nhớ lại sau khi học xong kiến thức.

1.2. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BLENDED LEARNING

Đây là hình thức học tập, triển khai một khóa học với sự kết hợp của hai hình

thức học tập trực tuyến và dạy học giáp mặt [7]. Theo cách này, E-learning được thiết

kế với mục đích hỗ trợ quá trình dạy học và chỉ quan tâm tới những nội dung, chủ điểm

Page 24: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

11

phù hợp nhất với thế mạnh của loại hình này. Còn lại, với những nội dung khác vẫn

được thực hiện thông qua hình thức dạy học trực tiếp với việc khai thác tối đa ưu điểm

của nó. Hai hình thức này cần được thiết kế phù hợp, có mối liên hệ mật thiết, bổ sung

cho nhau hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cho khóa học.

Ví dụ: một chương trình học tập kết hợp có thể bao gồm các ngày đào tạo trực

tiếp hàng tháng, bài tập hàng tuần và các cuộc thảo luận thường xuyên - nếu không

muốn nói là hàng ngày - ngang hàng trên nền tảng hỗ trợ kỹ thuật số .

Các mô hình học tập kết hợp [8]:

- Mô hình mặt đối mặt (face – to – face driver): Mô hình này người học sẽ được

tham gia những bài học theo trình độ đã được phân khúc. Có nghĩa là, đối với những

trình độ khác nhau sẽ học tập tại những lớp khác nhau. Trong lớp học, người học sẽ

được phân hóa và tham gia học trực tuyến.

- Mô hình luân phiên hay quay vòng (Rotation): Trong hình thức học tập kết

hợp, học viên luân phiên giữa các không gian khác nhau trên một lịch trình cố định -

có thể làm việc trực tuyến hoặc dành thời gian học trực tiếp với giáo viên.

- Mô hình linh hoạt (Flex): Với mô hình này, tài liệu học tập chủ yếu được cung

cấp trực tuyến. Mặc dù giáo viên trong lớp học cung cấp, hỗ trợ tại chỗ khi cần thiết

nhưng học tập chủ yếu vẫn là tự tìm hiểu, sinh viên độc lập tìm hiểu và thực hành các

khái niệm mới trong một môi trường kỹ thuật số. Đây là mô hình phù hợp với đối tượng

học viên vừa học vừa làm, không tham gia đầy đủ buổi học trực tiếp.

- Mô hình phòng học trực tuyến (Online Lab): Mô hình này cho phép các học

viên tham gia trường học trực tuyến toàn thời gian trong suốt khóa học. Sẽ không có

các giáo viên giảng dạy trực tiếp. Tuy nhiên, thay vào đó là các trợ giảng đóng vai trò

giám sát. Đây là một lựa chọn tốt trong những trường hợp học viên cần phải có lịch học

linh hoạt, học nhanh hoặc chậm tiến so với phương pháp truyền thống.

- Mô hình Online driver: Mô hình này hoàn toàn ngược lại với mô hình học tập

truyền thống. học viên học tập từ xa (ví dụ, ở nhà) và nhận tất cả hướng dẫn qua nền

tảng trực tuyến.

Page 25: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

12

Khác với phương pháp học truyền thống, phương pháp học kết hợp lấy người

học làm trung tâm thay vì giáo viên. Trong cùng một tiết học, học viên được thay đổi

các mô hình học liên tục như học ở lớp học rồi chuyển sang học ở phòng thí nghiệm và

học online. Trong thời gian các một nhóm học viên học online, giáo viên có thể hướng

dẫn các học viên khác thực hành ở phòng thí nghiệm. Như vậy, học tập kết hợp sẽ giúp

học viên trở nên năng động, tương tác và phát triển khả năng tự học. Phương pháp học

tập kết hợp không phải là một phương pháp mới nhưng là một xu hướng mới trong các

trường trên thế giới bởi áp dụng các mô hình khác nhau sẽ giúp giúp phân hoá trình độ

học viên, cá nhân hoá việc học và giúp học viên làm chủ kiến thức.

Page 26: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

13

Chương 2

HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP VÀ ỨNG DỤNG MOODLE

2.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP

2.1.1. Định nghĩa

Hệ thống quản lý học tập - LMS: là một phần mềm quản lý các quá trình học tập

và phân phối nội dung khoá học tới người học. LMS bao gồm nhiều mô-đun khác nhau

giúp quá trình học tập trên mạng được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm

mạnh của internet [7].

2.1.2. Chức năng của LMS

- Đăng kí: Học viên đăng ký học tập thông qua môi trường web. Việc quản lý

học viên cũng thông qua môi trường web.

- Lập kế hoạch: Lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp

ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân.

- Phân phối: Phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyên

khác.

- Theo dõi: Theo dõi quá trình học tập của học viên và tạo các báo cáo.

- Trao ñổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng chat, diễn đàn, e-mail, chia sẻ màn

hình và e-seminar.

- Kiểm tra: cung cấp công cụ tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của

học viên.

2.1.3. Nhiệm vụ của LMS

- Quản lý các khoá học trực tuyến (Online courses) và quản lý người học.

- Quản lý quá trình học tập của người học và quản lý nội dung dạy học của các

khoá học.

- Đảm bảo việc đăng kí khoá học của người học, kết nạp và theo dõi quá trình

tích luỹ kiến thức của người học. Giúp các nhà quản lý và người dạy thực hiện các công

Page 27: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

14

việc kiểm tra, giám sát, thu nhận kết quả học tập, báo cáo của người học và nâng cao

hiệu quả giảng dạy.

- Ngoài ra hệ thống còn tích hợp các dịch vụ cộng tác hỗ trợ quá trình trao đổi

thông tin giữa người dạy với người học, giữa người học với người học. Bao gồm các

dịch vụ: giao nhiệm vụ tới người học, thảo luận, trao đổi, gửi thư điện tử, lịch học...

2.1.4. Phân loại

Có nhiều loại LMS khác nhau, việc so sánh các loại LMS một cách chính xác và

đầy đủ giữa các LMS là một việc làm khó khăn vì có rất nhiều vấn đề khác nhau trong

các LMS [7]. Điểm khác nhau cơ bản giữa các LMS dựa trên những yếu tố sau:

- Khả năng mở rộng;

- Chuẩn hệ thống tuân theo;

- Hệ thống đóng hay mở;

- Tính thân thiện người dùng;

- Sự hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau;

- Khả năng cung cấp các mô hình học;

- Giá cả.

2.2. ỨNG DỤNG MOODLE [9]

2.2.1. Giới thiệu Moodle

Moodle là một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở (miễn phí và có thể chỉnh

sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học

tập trực tuyến. Moodle (viết tắt của Modular Object- Oriented Dynamic Learning

Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành

và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại

WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống

LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có

sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế

giới và ngay cả những công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT

(BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle.

Page 28: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

15

Moodle là một nền tảng cho học trực tuyến có mã nguồn mở, có một số lượng

rất lớn người sử dụng. Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những

người làm trong lĩnh vực giáo dục. Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo

viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên

có thể tự cài đặt và nâng cấp Moodle. Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho

phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một

theme mới cho riêng mình.

Moodle là một gói phần mềm để tạo các trang chủ và các khóa học trên nền

mạng toàn cầu. Moodle được cung cấp một cách miễn phí như là phần mềm Mã nguồn

mở, trên cơ sở giấy phép của GNU Public License. Moodle được viết bằng PHP và sử

dụng các kiểu cơ sở dữ liệu SQL. Nó có thể chạy trên hệ điều hành Windows hay Mac,

và các hệ điều hành kiểu như Linux. Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết,

khác hẳn với nhiều dự án mã nguồn mở khác. Moodle phù hợp với nhiều cấp học và

hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ

chức/công ty.

Hình 2.1 Các phiên bản phát triển của mã nguồn Moodle

Moodle phát triển dựa trên PHP (Ngôn ngữ được dùng bởi các công ty Web lớn

như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các

trường đại học lớn trên 50.000 học sinh (ví dụ đại học Open PolyTechnique của

Newzealand hoặc đại học mở Anh - Open University of UK, trường đại học cung cấp

đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu, và đại học mở Canada, Athabasca University).

Như đã giới thiệu, Moodle là một công cụ dựa trên web, chúng ta có thể truy cập

thông qua một trình duyệt web. Điều đó có nghĩa là để sử dụng Moodle, chúng ta cần

một máy tính với một trình duyệt web được cài đặt và có kết nối Internet. Chúng ta

cũng cần có địa chỉ trang web (gọi là URL - Uniform Resource Locator) của một máy

Page 29: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

16

chủ đang chạy Moodle.

2.2.2. Các tính năng của Moodle

- Tạo lập và quản lý các khóa học;

- Đưa nội dung học tới người học;

- Trợ giúp người dạy tổ chức các hoạt động nhằm quản lý khóa học: Các đánh

giá, trao đổi thảo luận, đối thoại trực tiếp, trao đổi thông tin offline, các bài học, các

bài kiểm cuối khoá, các bài tập lớn…

- Quản lý người học;

- Quản lý tài nguyên từng khóa học: Bao gồm các file, website, văn bản;

- Tổ chức hội thảo: Các học sinh có thể tham gia đánh giá các bài tập lớn của

nhau;

- Quản lý các sự kiện, các thông báo theo thời gian;

- Báo cáo tiến trình của người học: báo cáo về điểm, về tính hiệu quả của việc

sử dụng phần mềm;

- Trợ giúp tạo lập nội dung khóa học.

2.2.3. Lợi ích của Moodle

Đây là hệ thống mã nguồn mở, nên chúng ta hoàn toàn có thể can thiệp vào hệ

thống để hiệu chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân.

Cộng đồng người sử dụng lớn, nên có thể trợ giúp chúng ta khi vận hành hoặc phát

triển. Moodle có thể tương thích với nhiều công cụ tạo bài giảng: Reload Editor,

Lectora, có thể trao đổi với các hệ thống LMS khác như: webCT, blackboard…Moodle

tập trung vào các khả năng dễ quản trị, dễ cấu hình, tập trung vào kế hoạch giảng dạy

và các kiểu bài tập hết sức phong phú, tuy nhiên nó không hỗ trợ các chuẩn xây dựng

bài giảng vì nó là LMS.

2.3. CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY [10]

2.3.1. Khái niệm

Công nghệ điện toán đám mây là các phát triển dựa vào mạng Internet sử dụng

các công nghệ máy tính. Đây là một kiểu điện toán trong đó những tài nguyên tính toán

Page 30: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

17

và lưu trữ được cung cấp như những dịch vụ trên mạng. Người dùng không cần biết

hay có kinh nghiệm điều khiển và vận hành những công nghệ này.

2.3.2. Kiến trúc điện toán đám mây [11]

Có rất nhiều loại dịch vụ của điện toán đám mây, tuy nhiên các dịch vụ cơ bản

của nó bao gồm : Dịch vụ cơ sở hạ tầng (Infrastructure as a Service – IaaS), dịch vụ

nền tảng (Platform as a Service – PaaS), dịch vụ phần mềm (Software as a Service –

SaaS), dịch vụ phần cứng (Hardware as a Service).

Hình 2.2 Kiến trúc điện toán đám mây

2.3.2.1. Dịch vụ phần mềm (Software as a Service – SaaS)

Mô hình dịch vụ cho phép nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng các

phần mềm dạng dịch vụ hoàn chỉnh. Dịch vụ phần mềm hoạt động theo nền tảng

mutitenant. Khách hàng có thể lựa chọn phần mềm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu.

Phần mềm hoặc dịch vụ đó chạy trên nền tảng điện toán đám mây.

Page 31: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

18

Mô hình này giải phóng người dùng khỏi việc quản lý hệ thống, cơ sở hạ tầng,

hệ điều hành… tất cả sẽ do nhà cung cấp dịch vụ quản lý và kiểm soát để đảm bảo ứng

dụng luôn sẵn sàng và hoạt động ổn định.

Các ví dụ phổ biến về các yêu cầu này bao gồm IBM® Lotus® Live, IBM Lotus

Sametime®, Unyte, Salesforce.com, Sugar CRM, và WebEx.

Các ứng dụng này thường cung cấp:

- Giao diện tương tác với người sử dụng;

- Các chức năng ứng dụng được định nghĩa trước;

- Cấu trúc cơ sở dữ liệu được định nghĩa trước;

Thông qua trình duyệt, người sử dụng có thể truy cập đến các ứng dụng bằng

nhiều các thiết bị khác nhau như máy tính, điện thoại di động,…

Phân loại trong SaaS

- Chuyên về dịch vụ : Cung cấp các giải pháp kinh doanh cho các tổ chức,

cá nhân và doanh nghiệp, được bán thông qua một dịch vụ thuê bao. Các

ứng dụng loại này gồm: Quản lý quan hệ khách hàng, quản lý nhân sự …

- Hướng khách hàng: Cung cấp dịch vụ cho những khách hàng cá nhân, chỉ

việc đăng ký và sử dụng ứng dụng, kách hàng hầu như không phải trả phí.

Mặt khác việc đăng ký sử dụng rất đơn giản, tương tự như việc đăng ký

sử dụng email. Một số dịch vụ phổ biến hiện nay là google docs, web

mail, game ….

Những thuận lợi khi triển khai SaaS

- Đối với người sử dụng: Có rất nhiều lợi thế khi sử dụng SaaS như: Không

cần phải mua các thiết bị phần cứng đắt tiền, không phải lo bảo trì phần

mềm. Vì phần mềm được cài đặt trên web, truy xuất ứng dụng thông qua

trình duyệt nên có thể sử dụng bất cứ nơi nào, bất cứ thời điểm nào. Ngoài

ra khách hàng cũng không cần phải lo lắng về bảo mật, phòng chống

virus.

Page 32: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

19

- Đối với nhà cung cấp dịch vụ: Nhà cung cấp dịch vụ không phải lo vấn

đề vi phạm bản quyền vì chỉ có một phần mềm duy nhất được cài đặt và

quản lý từ xa, hacker khó có thể lấy cắp dữ liệu của ứng dụng. Nhà cung

cấp dịch vụ có thể kiếm được nhiều tiền hơn nếu như có nhiều người sử

dụng dịch vụ, họ kiếm tiền cũng bằng cách thu tiền quảng cáo …

Những giới hạn khi thực hiện triển khai SaaS

- Khó đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người: Xây dựng được một ứng dụng

có khả năng đáp ứng được hết yêu cầu của mọi người là rất khó, điều này

đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phân tích yêu cầu nghiệp vụ rõ ràng

trước khi triển khi ứng dụng nên SaaS.

- Chuyển đổi dữ liệu người sử dụng qua SaaS: Với các hệ thống lớn, có

dung lượng thông tin lớn thì vấn đề chuyển đổi dữ liệu lên SaaS sẽ gặp

khó khăn vì với các dữ liệu nhạy cảm với doanh nghiệp thì trước khi đưa

nên SaaS thì cần phải mã hóa thông tin.

Bảo mật là vấn đề cần thảo luận trong SaaS: nhà cung cấp dịch vụ cần phải có

chính sách bảo mật tốt và phải có thoả thuận cấp dịch vụ hấp dẫn thì khách hàng mới

có thể tin tưởng giao dữ liệu nên trên SaaS.

2.3.2.2. Dịch vụ nền tảng (Platform as a Service – PaaS)

PaaS cung cấp cho các nhà phát triển một nền tảng hoàn chỉnh bao gồm: Phát

triển ứng dụng, phát triển giao diện, phát triển cơ sở dữ liệu, lưu trữ dữ liệu. Đồng thời

hỗ trợ phát triển sản phẩm phần mềm theo chu kỳ vòng đời như phát triển, kiểm định,

triển khai các ứng dụng và dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây.

Các thành phần cốt lõi của PaaS

- Thiết kế (Design): Hỗ trợ người dùng thiết kế ứng dụng và giao diện

tương tác với người sử dụng.

- Phát triển ứng dụng (Development): Hỗ trợ các công cụ cho phép người

sử dụng có thể thiết kế(Design), viết các mã lệnh nhằm đáp ứng các yêu

cầu nghiệp vụ và thực hiện kiểm thử phần mềm đã thực hiện.

Page 33: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

20

- Triển khai ứng dụng (Deployment) : Cung cấp môi trường triển khai các

ứng dụng hoặc dịch vụ thông qua môi trường web.

- Tích hợp (Intergration): Cung cấp môi trường cho phép tích hợp ứng dụng

phần mềm của người sử dụng nên môi trường dịch vụ điện toán đám mây.

Lúc đó phần mềm người sử dụng trở thành dịch vụ phần mềm.

- Lưu trữ (Storage) : Cung cấp khả năng lưu trữ bên vững cho các ứng dụng

và dịch vụ bao gồm : Lưu trữ cơ sở dữ liệu (CSDL) và các file theo yêu

cầu.

- Hoạt động (Operation): Cung cấp khả năng duy trì hoạt động các ứng

dụng trong thời gian dài như sao lưu, phục hồi và xử lý các ngoại lệ

(Exception) có liên quan tới hoạt động của ứng dụng.

2.3.2.3. Dịch vụ cơ sở hạ tầng (Infrastructure as a Service – IaaS)

IaaS thực là dịch vụ trung tâm, cung cấp khả năng truy xuất tài nguyên từ xa.

IaaS bao gồm một tập hợp các tài nguyên vật lí như các máy chủ, các thiết bị mạng và

các ổ lưu trữ, như là các dịch vụ để cung cấp cho người tiêu dùng. Các dịch vụ ở đây

hỗ trợ cơ sở hạ tầng ứng dụng, bất kể cơ sở hạ tầng đó đang được cung cấp qua một

đám mây hay không. Cũng như với các dịch vụ nền tảng, sự ảo hóa là một phương pháp

thường được sử dụng để tạo ra chế độ phân phối các nguồn tài nguyên theo yêu cầu.

Ví dụ về các dịch vụ cơ sở hạ tầng bao gồm IBM Bluehouse, VMware, Amazon

EC2, Microsoft Azure Platform, Sun ParaScale Cloud Storage và nhiều hơn nữa.

Ưu điểm IaaS

- IaaS sử dụng công nghệ ảo hóa nên có thể thấy rõ sự tiết kiệm chi phí do

việc sử dụng nguồn lực hiệu quả mang lại.

- Người dùng không cần quan tâm tới việc duy trì thiết bị phần cứng mạng,

cũng như những vấn đề rắc rối trong quá trình vận hành hệ thống mạng

đem lại.

Nhược điểm IaaS

- Do nhiều nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng (IaaS) yêu cầu người sử

dụng phải trả tiền cố định theo dung lượng sử dụng/đơn vị thời gian, do

Page 34: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

21

vậy để giảm chi phí và tận dụng thế mạnh công nghệ ảo hóa yêu cầu người

sử dụng phải tính chính xác nhu cầu thực sự cần dùng đối với hệ thống

của họ.

- Những yếu tố mà người dùng cần phải tính khi thuê bao IaaS như: Dung

lượng lưu trữ, băng thông, khả năng tính toán và xử lý…

2.3.3. Thành phần

Thành phần của điện toán đám mây bao gồm: Ứng dụng (Application), Máy

khách (Clients), Cơ sở hạ tầng (Infrastruture), Nền tảng (Platform), Dịch vụ (Services),

Lưu trữ (Storage).

2.3.4. Lợi ích

Công nghệ điện toán đám mây ra đời cho phép các ứng dụng bớt chịu lệ thuộc

vào cơ sở hạ tầng. Người dùng chỉ phải trả cho những gì họ sử dụng và trả cho nhu cầu.

Dữ liệu được đặt trên đám mây thay vì được lưu trên máy tính cá nhân, việc xử lý và

chỉnh sửa dữ liệu được hoàn toàn thực hiện trên đám mây. Sự độc lập giữa thiết bị và

vị trí giúp người dùng có thể truy cập vào đám mây bất kỳ khi nào, từ bất cứ nơi đâu,

qua bất kỳ thiết bị gì miễn là có kết nối Internet. Chi phí phải trả cho quá trình sử dụng

được tính căn cứ vào những gì mà khách hàng sử dụng hoặc tính theo nhu cầu sử dụng

của họ.

2.3.5. Ưu điểm, hạn chế

2.3.5.1. Ưu điểm

Điện toán đám mây cho phép truy cập dữ liệu toàn cầu. Một ưu điểm nữa của

điện toán đám mây là độc lập thiết bị. Người dùng có thể truy cập đám mây từ bất kỳ

máy tính nào hoặc từ bất kỳ thiết bị nào, miễn là thiết bị đó được kết nối với mạng

Internet.

2.3.5.2. Nhược điểm

Page 35: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

22

Để truy cập được vào đám mây và sử dụng các tiện ích mà đám mây cung cấp

đòi hỏi thiết bị phải được kết nối vào mạng Internet. Nghĩa là nếu không được kết nối

với mạng, người dùng sẽ không thể truy cập được bất cứ thứ gì kể cả tài liệu của chính

họ, ngoài ra dữ liệu trên đám mây có thể không bảo mật.

Hiện nay có một số nhà cung cấp điện toán đám mây, tiêu biểu có thể kể đến

như: Google, IBM, Microsoft, Amazon, Salesforce…

Page 36: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

23

Chương 3

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI GIẢNG

Trong chương này, chúng tôi trình bày các phương thức xây dựng hệ thống bài

giảng môn Sửa chữa và bảo trì máy tính trên nền tảng hệ thống LMS-UTE đã có sẵn

của nhà trường, ứng dụng các công cụ của web mã nguồn mở Moode và ứng dụng dịch

vụ điện toán đám mây Google Drive, Youtube của Google để triển khai các mục bài

giảng, diễn đàn, thảo luận, kiểm tra…của khóa học.

3.1. KHỞI TẠO KHÓA HỌC

Bước 1: Vào mục các khóa học của tôi, chọn tất cả các khóa học

Hình 3.1 Chọn các khóa học của tôi

Chọn tất cả các khóa

Page 37: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

24

Bước 2: Chọn mục đơn vị Khoa và học kỳ tương ứng với khóa học, sau đó nhấn

vào nút thêm khóa học mới

Hình 3.2 Thêm khóa học mới

Hình 3.3 Cài đặt thông số và mô tả khóa học

Page 38: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

25

Bước 3: Cài đặt thông số: tên khóa học, thời gian bắt đầu và kết thúc, mô tả khóa

học.

Hình 3.4 Lưu các thông số cài đặt cho khóa học

Bước 4: nhấn nút Lưu và cho xem để lưu các thông số.

3.2. THÊM THÀNH VIÊN KHÓA HỌC

Theo cơ chế làm việc của hệ thống LMS-UTE, việc thêm danh sách các thành

viên của khóa học thuộc chức trách của bộ phận quản trị hệ thống và Phòng Đào tạo.

Sau khi danh sách được thêm vào hệ thống thì màn hình hiển thị danh sách các thành

viên.

Hình 3.5 Danh sácch các thành viên của khóa học

Page 39: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

26

3.3. TẠO NỘI DUNG KHÓA HỌC

3.3.1. Tạo phần giới thiệu tổng quát khóa học

Hình 3.6 Danh mục các tài nguyên thêm vào khóa học

Page 40: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

27

Các loại tài nguyên có thể đưa vào khóa học:

- Bài tập (Assignment): Loại bài tập cho phép sinh viên gửi bài bằng cách đính

kèm file (upload) lên hệ thống, giáo viên có thể chấm bài và gửi lời nhận xét tới từng

sinh viên (không công khai).

- Trao đổi trực tiếp (Chat): Hoạt động này cho phép thảo luận trực tiếp giữa giáo

viên và học sinh. Trong quá trình học tập, học viên có thể đưa ra các thắc mắc để trao

đổi với giáo viên và các học viên khác.

- Câu hỏi thăm dò (Choice): Giáo viên có thể thêm vào bài giảng một câu hỏi

trắc nghiệm cho học viên trả lời với mục đích là khảo sát ý kiến hoặc chỉ đơn giản là

muốn kiểm tra nhanh những kiến thức học viên vừa học được.

- Cơ sở dữ liệu (Database): Hoạt động này giúp học viên viên tương tác với nhau

và chia sẻ dữ liệu vào hệ thống như các đường dẫn, tài liệu, bài báo hay hình ảnh… sau

đó các thành viên khác có thể bình luận trực tiếp vào các nguồn dữ liệu đó.

- Diễn đàn (Forum): Hình thức trao đổi diễn đàn phổ biến, thường dành cho một

vấn đề nào đó chưa thể giải quyết ngay trong bài học trong thời gian ngắn, những bài

viết trong diễn đàn thường được lưu trữ lâu hơn, dễ tra cứu và dễ dàng đưa ra các bình

luận để thảo luận về một chủ đề nào đó, tất cả thành viên đều có thể tạo ra diễn đàn

- Bài học (Lesson): Chức năng nay giúp tạo ra một bài giảng khá hoàn chỉnh và

hỗ trợ nhiều tính năng hấp dẫn và chạy theo một kịch bản nào đấy được lập trình trước.

Học sinh có thể tự học một chủ đề nào đó dựa theo bài học mà giáo viên đã tạo và sau

đó làm bài tập theo “kịch bản” mà giáo viên đã xây dựng trước.

- Kiểm tra trắc nghiệm (Quiz): Chức năng này có lẽ quan trọng nhất trong

Moodle, cho phép tạo ra các bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa chọn và tự động chấm

sau khi học viên hoàn thành bài làm của mình.

- SCORM package: Chức năng tạo bài giảng chuẩn SCORM cho phép tạo các

nội dung bài giảng đa phương tiện, có thể sử dụng phần mềm RELOAD để làm việc

với chức năng này.

- Khảo sát (Survey): Khảo sát học viên theo một số câu hỏi nhất định nào đó. Ví

dụ như kết thúc khóa học có thể tạo một khảo sát để tham khảo ý kiến của học viên sau

Page 41: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

28

khóa học.

- Một số tài nguyên và hoạt động khác trong khi tạo nội dung cho khóa học: Sách

(book), Wiki, Workshop, File, Folder, Page, URL…

Hình 3.7 Tạo mục giới thiệu môn học

Khi tạo mục Giới thiệu môn học, chúng tôi thực hiện nhúng link đến trang giới

thiệu lưu trữ dạng file PDF tại Google Drive.

3.3.2. Tạo diễn đàn cho khóa học

Bước 1: Để học viên thảo luận theo các chủ đề của khóa học, chúng tôi sử dụng

tài nguyên Diễn đàn.

Hình 3.8 Tạo diễn đàn cho khoá học

Bước 2: Thực hiện cấu hình diễn đàn

Page 42: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

29

Hình 3.9 Cài đặt thông số diễn đàn

Page 43: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

30

Hình 3.10 Hiển thị nội dung diễn đàn

Page 44: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

31

3.3.3. Tạo chat room cho khóa học

Bước 1: Chọn tài nguyên phòng họp trực tuyến

Hình 3.11 Tạo chat room cho khóa học

Hình 3.12 Cài đặt thông số cho chat room

Page 45: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

32

Bước 2: Cài đặt thông số cho chat room

Bước 3: Thực hiện trao đổi qua chat.

Hình 3.13 Tham phòng chat

Hình 3.14 Thực hiện chat trao đổi giữa các thành viên

Page 46: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

33

Hình 3.15 Các nội dung trong phần tổng quát chung của khóa học

3.3.4. Tạo các chương, bài học, bài tập

Trong phạm vi môn học Sửa chữa và bảo trì máy tính, chúng tôi hệ thống bài

giảng và các slides theo từng chương, được lưu trên Google Drive, mỗi chương có phần

thảo luận và bài tập.

Hình 3.16 Các nội dung của từng chương

Để xây dựng mục bài tập, chúng tôi chọn mục tài nguyên

Hình 3.17 Tạo bài tập cho chương

Page 47: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

34

Hình 3.18 Cài đặt thông số thu nhận bài tập

Page 48: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

35

Hình 3.19 Giao diện giao bài tập cho học viên

Tại phần bài tập, chúng tôi gửi kèm video hướng dẫn được lưu trữ tại Youtube

cho học viên; Giáo viên có thể xem được lượng bài nộp theo thời gian đã được cài đặt

ở phần trên.

Page 49: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

36

Hình 3.20 Giao diện quản lý nộp bài tập

3.3.5. Tạo bài kiểm tra trắc nghiệm (giữa kỳ, cuối kỳ)

3.3.5.1. Thiết lập đề thi

Mô-đun Đề thi dùng để đánh giá trình độ của học viên thông qua các dạng đánh

giá quen thuộc bao gồm đúng/sai, đa lựa chọn, câu trả lời ngắn, câu hỏi phù hợp, câu

hỏi ngẫu nhiên, câu hỏi số, các câu trả lời nhúng với đồ hoạ và văn bản mô tả. Đối với

hình thức học trực tuyến thì các đề thi phải được nghiên cứu kỹ để phù hợp với các đối

tượng học viên.

Mô-đun cung cấp các phương tiện để tổ chức một đề thi trực tuyến, từ tạo đề thi

đến các thông tin, báo cáo về học viên tham gia thi, kết quả.

Trước hết ta cấu hình chung cho Mô-đun đề thi, chức năng này được thực hiện

bởi người quản trị và giáo viên của khóa học. Các thông số này quy định đề thi, các quy

định khi thi và các hình thức thông báo, quản lý kết quả.

Các thông số cấu hình gồm có:

Page 50: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

37

- Thời gian làm bài (không giới hạn/1-110 phút ): Thời gian học viên làm đề thi.

Nếu thiết lập là "không" thì không hạn chế thời gian làm bài.

- Số câu hỏi mỗi trang: Quy định cách thức trình bày trang câu hỏi.

- Thay đổi vị trí các câu hỏi: Cho phép thay đổi thứ tự câu hỏi trong đề thi, để

tránh trùng lặp hoàn toàn giữa các lần làm đề thi của sinh viên.

- Tráo đổi vị trí câu trả lời: Cũng với mục đích tránh trùng lặp, thay đổi thứ tự câu

trả lời trong mỗi câu hỏi.

- Số lần làm đề thi: Cho phép học viên làm bài một số lần nhất định sau đó có thể

tính điểm dựa vào các bài làm này. Cách này rất có ích cho học viên khi bài đề thi cho

phép xem lại lần làm bài trước và có các thông tin phản hồi cho sinh viên..

- Thử nghiệm dựa trên bài trước đó (có, không): Nếu đề thi cho phép thử nhiều

lần, học viên có thể xem kết quả các lần thử trước đó và các thông tin phản hồi tùy

thuộc vào thuộc tính này để chọn các phương án trả lời.

- Cách tính điểm : Cách thức tính điểm cuối cùng của học viên dựa vào các lần

làm thử đề thi. Bạn có thể quy định lấy điểm cao nhất, điểm trung bình, điểm lần thử

nghiệm đầu tiên, điểm lần thử nghiệm cuối cùng.

- Cho phép làm bài dạng loại trừ: Áp dụng khi cho phép học viên làm bài thi nhiều

lần. Khi đó học viên có thể có các thông tin phản hồi từ những lần thi trước đó.

- Trừ điểm nếu làm sai (kiểu loại trừ): Áp dụng với đề thi làm nhiều lần, đối với

mỗi câu hỏi nếu mỗi lần chọn một đáp án sai thì sẽ bị trừ một số điểm bằng tích hệ số

trừ và điểm của câu hỏi.

- Điểm lấy sau dấu phẩy: Quy định độ chính xác của kết quả thi.

Sau khi học viên trả lời, học viên có thể xem các thông tin (đáp án, điểm, thông

tin phản hồi, câu trả lời) theo các hình thức:

- Ngay sau khi làm bài.

- Sau này, khi đề thi chưa đóng.

- Sau khi đề thi đóng.

Các thiết lập khác:

- Học viên có thể xem đề thi trong một cửa sổ an toàn: Cho phép xem đề thi trong

Page 51: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

38

một cửa sổ khác.

- Yêu cầu mật khẩu: Chỉ các học viên có mật khẩu được quyền tham gia thi.

- Yêu cầu địa chỉ mạng: Địa chỉ mạng máy đang kết nối, cho phép là một nhóm

địa chỉ.

Khi đó bất kỳ học viên nào tham gia thi cũng phải có mật khẩu xác nhận.

3.3.5.2. Tạo đề thi

Chức năng này được thực hiện bởi người quản trị, giáo viên của khóa học. Các

thông tin cần cung cấp:

- Tên: Tên của đề thi

- Nội dung: Mô tả về đề thi, có thể sử dụng các công cụ soạn thảo của Moodle.

- Thời gian bắt đầu: Học viên bắt đầu thực hiện đề thi sau thời gian này.

- Thời gian kết thúc: Học viên không thể nộp bài thi sau thời gian này.

- Thời gian làm bài (0-110 phút ): Thời gian học viênlàm đề thi. Nếu thiết lập là

không thì không hạn chế thời gian làm bài.

Các thông tin tương tự như khi thiết lập cấu hình cho Mô-đun thi:

- Số câu hỏi mỗi trang

- Thay đổi vị trí các câu hỏi

- Tráo đổi vị trí các câu trả lời

- Số lần thi cho phép

- Thử nghiệm dựa trên bài trước đó

- Phương pháp phân loại

- Kiểu nhóm

- Đối với học viên: Hiện đối với học viên hay không.

Sau đó ta có thể quản lý đề thi thông qua các chức năng:

- Thông tin

- Các báo cáo

- Xem trước

- Soạn thảo đề thi

Trước hết ta soạn thảo đề thi, chức năng này được thực hiện bởi người quản trị

Page 52: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

39

và giáo viên, chức năng này cho phép soạn thảo các câu hỏi và đề thi.

3.3.5.3. Tạo danh mục

Chúng ta có thể soạn thảo ngân hàng câu hỏi và đưa vào các danh mục câu hỏi

khác nhau để quản lý, sau đó có thể sử dụng trong các đề thi.

Bước 1: vào Khu vực quản trị chọn mục Ngân hàng câu hỏi

Hình 3.21 Tạo ngân hàng câu hỏi

Bước 2: Tạo danh mục các ngân hàng câu hỏi, vì dụ: Kiểm tra giữa kỳ, Kiểm tra

cuối kỳ.

Tạo danh mục: là cách thức để tổ chức các câu hỏi. Danh mục cha: danh mục

chứa danh mục cần tạo. Tên: tên danh mục. Thông tin danh mục: các thông tin mô tả

danh mục.

Page 53: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

40

Hình 3.22 Tạo danh mục đề thi trong ngân hàng câu hỏi

3.3.5.4. Soạn thảo câu hỏi

Bước 1: chọn mục Đề thi trong tài nguyên

Hình 3.23 Chọn đề thi

Hình 3.24 Cài đặt thông tin kỳ thi

Page 54: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

41

Bước 2: Cài đặt các thông số liên quan đến kỳ thi

Hình 3.25 Cài đặt các thông số liên quan đến thời gian và đáp án, kết quả thi

Page 55: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

42

Bước 3: Tạo các câu hỏi

Hình 3.26 Tạo các câu hỏi trong đề thi

Hình 3.27 Nhập nội dung cho các câu hỏi

Các loại câu hỏi Moodle hỗ trợ:

- Câu hỏi đa lựa chọn: Lựa chọn một phương án đúng trong nhiều phương án chọn

lựa.

- Câu hỏi đúng/sai: Loại câu hỏi chỉ có 2 phương án trả lời đúng hoặc sai.

- Câu hỏi có câu trả lời ngắn: Câu trả lời dạng văn bản ngắn.

- Câu hỏi số: Câu hỏi với câu trả lời có dạng số.

- Câu hỏi tính toán: Câu trả lời là một công thức, kết quả của biểu thức.

- Câu hỏi so khớp: Là dạng câu hỏi trong đó chọn tương ứng các phương án và

các câu trả lời cho trước.

- Câu hỏi mô tả: Loại câu hỏi này tương tự như một bài luận, học viên không chọn

Page 56: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

43

những đáp án có sẵn mà tự mình đưa ra các đáp án.

- Câu hỏi so khớp ngẫu nhiên: Câu hỏi này thực ra là một câu hỏi trả lời ngắn

được chọn một cách ngẫu nhiên từ các câu hỏi trả lời ngắn trong danh mục.

- Câu hỏi nhiều câu trả lời: Một loại câu hỏi tổng hợp trong nó bao gồm nhiều câu

hỏi nhỏ như câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi đa lựa chọn và câu hỏi số…

Mỗi câu hỏi có thể đưa vào một danh mục tương ứng để đơn giản trong quản lý.

Sau khi tạo câu hỏi có thể tạo đề thi từ các câu hỏi ở những danh mục đã có. Các đề thi

được tổ chức thành từng trang hoặc liên tục. Số lượng câu hỏi trong một trang được

thiết lập và có thể quan sát cụ thể bằng cách hiển thị các phân trang.

Mỗi câu hỏi được thiết lập điểm tương ứng, điểm cuối cùng của học viên được

tính dựa vào kết quả của từng bài thi, tổng điểm và điểm lớn nhất.

Có thể nhập các câu hỏi từ file theo các định dạng được Moodle hỗ trợ. Khi đã có

học viên nộp bài thi thì các câu hỏi trong đề thi sẽ không được thay đổi.

Khi soạn thảo bất kỳ loại câu hỏi nào ta đều phải cung cấp các thông tin chung

sau:

- Danh mục: danh mục chứa câu hỏi.

- Tiêu đề: tên của câu hỏi.

- Câu hỏi: nội dụng câu hỏi.

- Hình ảnh hiển thị: Câu hỏi có thể kèm theo hình ảnh hiển thị.

- Hệ số trừ: Sử dụng khi học viên làm đề thi thử nhiều lần, mỗi lần sai sẽ bị trừ

một số hệ số điểm được tính bằng tích giữa hệ số trừ và điểm của câu hỏi đó.

Điểm cuối cùng của học viên được tính tùy theo thiết lập của bài thi.

3.3.5.5. Nhập các câu hỏi từ file

Đây là một chức năng quan trọng của Moodle cho phép tái sử dụng các nguồn

câu hỏi sẵn có, giảm chi phí cho việc soạn thảo câu hỏi. Chức năng này cho phép nhập

các câu hỏi vào từ một số định dạng file văn bản. Dưới đây trình bày về các định dạng

này và các ví dụ tương ứng.

a. Định dạng GIFT

Hỗ trợ các kiểu câu hỏi đa lựa chọn, trả lời đúng/sai, trả lời ngắn, so khớp và câu

Page 57: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

44

hỏi số. Nhiều loại câu hỏi có thể cùng được chứa trong một file văn bản. Định dạng này

hỗ trợ cả các dòng chú thích, tiêu đề, thông tin phản hồi và điểm của từng câu hỏi.

Câu hỏi được bắt đầu bằng phần nội dung câu hỏi. Tiếp theo các lựa chọn được

đặt trong cặp dấu ngoặc {}. Câu trả lời đúng được bắt đầu bằng ký tự bằng(=), câu trả

lời không đúng bắt đầu bằng ký tự sóng(~) đi kèm với trọng số điểm tương ứng. Các

thông tin phản hồi tương ứng được đặt sau ký tự thăng (#).

Ngoài ra định dạng này còn hỗ trợ chú thích và tiêu đề trong câu hỏi:

- Dòng chú thích bắt đầu bởi ký tự sổ chéo (//).

Ví dụ: // comment here

- Tiêu đề đặt trong cặp ký tự :: và ::

Ví dụ: :: name of this question::

- Trọng số điểm của từng phương án trả lời đặt trong cặp dấu phần trăm (% %).

Ví dụ: %50%

Nếu muốn hiển thị các ký tự điều khiển như : ~ = # { } đặt trước chúng ký tự sổ

chéo (/). / ~; / =; /#;/ {;

Câu hỏi đa lựa chọn:

Ví dụ:

Difficult multiple choice question.{

~wrong answer #comment on wrong answer

~%50%half credit answer #comment on answer

= full credit answer #well done!}

Câu hỏi trả lời ngắn:

Ví dụ:

Who's buried in Grant's tomb?{=no one =nobody}

Các câu trả lời đều bắt đầu bằng ký tự bằng (=).

Bỏ qua sự phân biệt chữ hoa chữ thường bằng phát biểu:

$question->usecase = 0; // Ignore case

Page 58: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

45

Câu hỏi đúng/sai:

Ví dụ:

Grant is buried in Grant's tomb.{F}

Câu trả lời đúng sai được quy định: đúng {TRUE} hay {T}, sai {FALSE} hay

{F}.

Câu hỏi so khớp

Ví dụ:

Matching Question. {

=subquestion1 -> subanswer1

=subquestion2 -> subanswer2

=subquestion3 -> subanswer3

}

Các câu trả lời bắt đầu bằng ký tự bằng (=) được phân tách với các phương án

lựa chọn bởi dấu mũi tên (->).

Câu hỏi này không hỗ trợ các thông tin phản hồi và trọng số điểm cho từng phương

án lựa chọn.

Câu hỏi đa lựa chọn

Ví dụ:

What two people are entombed in Grant's tomb? {

~%-50%No one

~%50%Grant

~%50%Grant's wife

~%-50%Grant's father }

b. Định dạng Aiken

Định dạng Aiken cung cấp một định dạng đơn giản cho câu hỏi đa lựa chọn. Nội

dung câu hỏi phải trên một dòng, mỗi câu trả lời bắt đầu bằng một ký tự đơn và tiếp sau

Page 59: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

46

là ký tự chấm (.) hay ngoặc đơn ( )). Dòng đáp án phải theo ngay sau đó và bắt đầu

bằng cụm từ "ANSWER:".

Ví dụ:

What is the correct answer to this question?

A. Is it this one?

B. Maybe this answer?

C. Possibly this one?

D. Must be this one!

ANSWER: D

c. Định dạng Missing Word

Định dạng này chỉ hỗ trợ câu hỏi đa lựa chọn và câu hỏi trả lời ngắn phụ thuộc

vào số lượng câu trả lời. Mỗi câu trả lời được phân tách bởi ký tự sóng (~), câu trả lời

đúng bắt đầu bằng ký tự bằng (=).

d. Định dạng AON

Giống như định dạng Missing Word, hơn nữa nó cho phép tạo câu hỏi so khớp

từ các câu hỏi trả lời ngắn. Câu hỏi đa lựa chọn được tráo đổi câu trả lời một cách ngẫu

nhiên.

e. Định dạng WebCT

Định dạng WebCT chỉ hỗ trợ câu hỏi đa lựa chọn và câu trả lời ngắn.

f. Định dạng Blackboard

Module cho phép nhập các file có định dạng blackboard dựa vào các hàm XML

được biên dịch trong PHP.

g. Định dạng câu hỏi nhiều câu trả lời

Định dạng này phục vụ cho nhập câu hỏi nhiều câu trả lời bao gồm câu hỏi đa

lựa chọn, câu hỏi trả lời ngắn và câu hỏi trả lời bằng số(xem phần trên).

h. Định dạng Quản lý thi khóa học

Định dạng này cho phép truy nhập các khối test trong cơ sở dữ liệu Access tùy

Page 60: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

47

thuộc nền tảng Moodle đang hoạt động là Windows hay Linux.

i. Định dạng Hotpot

Định dạng này cho phép nhập nhiều loại câu hỏi như: câu hỏi đa lựa chọn, so

khớp, câu hỏi kiểu ô chữ.. được soạn thảo từ các trình soạn thảo như: Hot Potatoes.

Hình 3.28 Định dạng ngân hàng đề thi môn Sửa chữa và bảo trì máy tính

Hình 3.29 Kết quả nhập câu hỏi từ ngân hàng đề thi

Page 61: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

48

Hình 3.30 Giao diện kết quả thiết lập thông số kỳ thi

Hình 3.31 Giao diện làm bài thi của học viên

Page 62: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

49

Hình 3.32 Giao diện các mô-đun triển khai của từng chương

Page 63: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

50

KẾT LUẬN

Bài giảng môn học Sửa chữa và bảo trì máy tính kết hợp công nghẹ web và công

nghệ điện toán đám mây đã được triển khai trên hệ thống LMS-UTE, trong đợt dịch

Covid-19 đã thực nghiệm và cho sinh viên tham gia theo mô hình học tập Blended

learning. Đề tài đã triển khai ứng dụng và thực hiện đúng mục tiêu đặt ra của đề tài, đó

là:

- Triển khai hệ thống bài giảng trên website đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan

đến bài giảng điện tử như: đề cương, bài giảng đa phương tiện, các phần trao

đổi, thảo luận, đánh giá quá trình của người học…

- Tích hợp công nghệ điện toán đám mây để giải quyết sự linh hoạt về kho lưu

trữ.

- Kết hợp giữa phương pháp học tập E-learning với Blended learning.

Bên cạnh đó, đề tài còn hạn chế là chưa khai thác hết các chức năng, tài nguyên

mà Moodle cung cấp.

Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài là có thể mở rộng các chức năng để làm phong

phú bài giảng và tạo sự hứng thú cho người học.

Qua thời gian thực hiện từ tháng 8/2019 đến tháng 8/2020, đề tài đã hoàn thành

các sản phẩm đặt ra trong thuyết minh.

Page 64: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “Learning — definitions, differences & use cases.” [Online]. Available:

https://www.howspace.com/resources/e-learning-vs-blended-learning.

[2] B. Furht, Ed., “Sharable Content Object Reference Model (SCORM),” in

Encyclopedia of Multimedia, Boston, MA: Springer US, 2008, pp. 816–817.

[3] A. E. Napoleon and G. Åke, “On Mobile Learning with Learning Content

Management Systems: A Contemporary Literature Review,” in Mobile as a

Mainstream -- Towards Future Challenges in Mobile Learning, 2014, pp. 131–

145.

[4] S. Wheeler, “e-Learning and Digital Learning,” in Encyclopedia of the Sciences

of Learning, N. M. Seel, Ed. Boston, MA: Springer US, 2012, pp. 1109–1111.

[5] “Instructional Design for Online Learning.” [Online]. Available:

http://www.pitt.edu/~poole/onlinelearning.html.

[6] “Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning.” [Online]. Available:

https://ctc.ctu.edu.vn.

[7] “E-learning và ứng dụng trong dạy học.” [Online]. Available:

https://vietnam.vvob.org/.

[8] “Ứng dụng LMS Moodle triển khai dạy học Blended Learning.” [Online].

Available: https://dgcntt.gnomio.com/.

[9] “Trang hỗ trợ Moodle tiếng Việt.” [Online]. Available:

https://moodle.org/course/view.php?id=45.

[10] “Điện toán đám mây.” [Online]. Available: https://vi.wikipedia.org/wiki/.

[11] “Kiến trúc điện toán đám mây.” [Online]. Available:

http://itprotraining.vn/vi/cloud-computing/kien-truc-dien-toan-dam-may.

Page 65: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ... - data.ute.udn.vn

52

MINH CHỨNG SẢN PHẨM