i hỌc kiẾn trÚc hÀ nỘi lÊ trẦn phong quẢ Ựng hẠ ngẦm...

27
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BXÂY DNG TRƯỜNG ĐẠI HC KIN TRÚC HÀ NI LÊ TRN PHONG QUN LÝ XÂY DNG HNGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY, CÁP ĐI NI TẠI ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHHÀ NI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH MÃ S: 62.58.01.06 TÓM TT LUN ÁN TIẾN SĨ Hà Ni, Năm 2017

Upload: others

Post on 03-Jan-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ TRẦN PHONG

QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY, CÁP ĐI

NỔI TẠI ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

MÃ SỐ: 62.58.01.06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hà Nội, Năm 2017

Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án này được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường

tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Vào hồi ……. giờ ……. ngày…….tháng…….năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện quốc gia,

Thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

1

A. PHẦN MỞ ĐẦU.

Tính cấp thiết của đề tài.

Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế.... của cả nước. Trong

những năm qua Hà Nội là một trong những khu vực có tốc độ đô thị hóa cao

nhất cả nước và điều này vẫn sẽ đúng trong những năm tới. Tuy có tốc độ đô

thị hóa cao nhưng bộ mặt thành phố Hà Nội vẫn chưa thực sự đẹp. Một trong

những yếu tố làm xấu cảnh quan kiến trúc, gây mất mỹ quan đô thị là mạng

lưới đường dây đi nổi chằng chịt như mạng nhện trên đường phố, giăng kín

trên các cột điện, cây xanh và các với công trình.

Theo thống kê, khảo sát sơ bộ, trên 656 tuyến đường phố Hà Nội hiện

có khoảng 143.720 km chiều dài các đường dây cáp thông tin viễn thông, điện

lực, chiếu sáng tr o trên các cột. Trong đó có 126.180 km (khoảng 87%) là

đường dây đi nổi và 1 . 0 km (ch khoảng 13%) đường cáp đi ngầm. ạng

lưới đường dây, cáp này thuộc sự quản lý của khoảng 20 đơn vị khác nhau chủ

yếu là điện lực, viễn thông và truyền h nh...., bao gồm: Vi tt l, T, VTV cab,

HCTV, ai on ost l, Hà Nội T l com, Điện lực Hà Nội, công ty Chiếu sáng

Hà Nội, cùng với hệ thống đường dây thông tin của quân đội và công an, vv..

Các đường dây, cáp đi nổi thường tr o trên các cột điện, mà trong đó có

khoảng 30% đ hư h ng hoặc không s d ng.

Nhân dịp k niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, N Thành phố

Hà Nội đ tiến hành hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi một số tuyến phố trung

tâm. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi đ đ m lại những hiệu quả nhất

định. Tuy nhiên Hà Nội vẫn chưa có bản đồ hiện trạng các công tr nh ngầm,

công tác tổng hợp, lưu trữ cơ s dữ liệu c n nhiều hạn chế, chưa có quy chế

phối hợp đa ngành và đặc biệt chưa có các quy định về quản l ây dựng hạ

ngầm các đường dây, cáp đi nổi. Chính v vậy công tác hạ ngầm đường dây,

cáp đi nổi đạt hiệu quả chưa cao.

Nghiên cứu sau đây nhằm đưa ra được cái nhìn tổng quan về hiện trạng

các đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn Hà Nội để từ đó có những đề xuất với

2

UBND thành phố Hà Nội những điểm cần nghiên cứu bổ sung và ban hành

các quy định về mặt quản l , thi công cũng như công tác vận hành công trình

ngầm sau khi đưa vào khai thác s d ng với m c đích giúp cho Thủ đô Hà Nội

ngày một văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.

Mục tiêu nghiên cứu.

Xây dựng cơ s khoa học và đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng

hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội, góp

phần nâng cao mỹ quan, cảnh quan kiến trúc đô thị, giảm thiểu t nh trạng đào

lên, lấp uống và an toàn cho người dân đô thị.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp

đi nổi tại đô thị trung tâm thành phố Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu: Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội với diện tích

tự nhiên khoảng 750 km2 (bao gồm khu vực nội đô lịch s ; khu vực nội đô m

rộng; chuỗi đô thị phía bắc sông Hồng; chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai

4; hành lang dọc sông Hồng và vành đai anh sông Nhuệ - theo quy định quản

lý quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội).

Phương pháp nghiên cứu.

Luận án s d ng 4 phương pháp gồm: phương pháp điều tra, khảo sát

(chương 1, 2); phương pháp phân tích, tổng hợp (chương 1,2); phương pháp

kế thừa và tham vấn ý kiến chuyên gia (chương 1,2,3); phương pháp so sánh

đối chiếu (chương 1,2,3).

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện nội dung văn bản quản lý nhà

nước về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi; Đổi mới và

nâng cao năng lực quản lý trong công tác xây dựng ngầm hóa.

- Ý nghĩa thực tiễn: iúp cho các cơ quan quản lý, chủ đầu tư và đơn vị

thi công nắm bắt được quy trình, công nghệ nhằm đảm bảo được tính thông

suốt tiết kiệm kinh phí và thời gian trong công tác ngầm hóa.

3

Đóng góp mới của luận án.

- Đề xuất quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi.

- Đề xuất định hướng hệ tr c HTKT ph c v cho việc xây dựng hạ

ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội.

- Đề xuất bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần tham

gia đầu tư, ây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp (công trình hạ tầng kỹ thuật

ngầm) đi nổi của thành phố Hà Nội.

- Đề xuất tổ chức quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận án.

Luận án đề cập một số khái niệm cơ bản về công trình HTKT, như

không gian ngầm đô thị; công trình ngầm; công tr nh đấu mối kỹ thuật ngầm;

tuy nen kỹ thuật…có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Cấu trúc luận án.

Luận án gồm có 151 trang, ngoài phần m đầu, kết luận và kiến nghị,

nội dung của luận án gồm có 3 chương:

Chương I. Tổng quan về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp

đi nổi trong và ngoài nước.

Chương II: Cơ s khoa học về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi tại các đô thị.

Chương III. ột số đề xuất về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội - Bàn luận kết quả

nghiên cứu.

B. PHẦN NỘI DUNG.

CHƯƠNG 1. Tổng quan về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây,

cáp đi nổi trong và ngoài nước.

1.1. Tổng quan về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

của một số nước trên thế giới.

4

Công tác ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi đ được thực hiện rất lâu

trên thế giới. Đây là việc làm cần thiết của một đô thị hiện đại, xanh sạch và

an toàn cho người dân và cộng đồng. Tuy nhiên để triển khai, khai thác được

các hệ thống công trình ngầm nói chung và hệ thống các công trình HTKT nói

riêng còn phù thuộc vào nhiêu yếu tố về điều kiều kiện kinh tế, điều kiện tự

nhiên và xã hội, do đó luận án đ nghiên cứu và học h i kinh nghiệm của các

đô thị của Liên Xô (cũ), Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia.

1.2. Tổng quan quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại

một số Thành phố tại Việt Nam.

Hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi đ và đang được các thành phố,

đô thị trong nước quan tâm và thực hiện. Đặc biệt với các đô thị lớn như T

HC ; T Đà Nẵng; TP Hạ Long; T Vũng Tàu; T Hà Nội..vv. Luận án đ

tham khảo các dự án hạ ngầm tại các đô thị trong cả nước. Đặc biệt là TP.

HC có nét tương đồng với Hà Nội về tốc độ phát triển đô thị hóa cao, có khu

cũ, khu đô thị mới. T HC cũng đang vướng mắc cơ chế cũng như các giải

pháp khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi, đây là kinh nghiệm giúp cho tác giả đề xuất được những giải pháp mang

tính thực tiễn cao cho Hà Nội.

1.3.Thực trạng về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội.

1.3.1. Giới thiệu về đô thị trung tâm thành phố Hà Nội.

a) Điều kiện tự nhiên: Phía bắc giáp sông Cà Lồ; phía đông giám t nh Hưng

Yên và Bắc Ninh; phía tây và Nam đường vanh đai ; diện tích đô thị trung

tâm TP Hà Nội khoảng 756 km2.

b) Địa hình và đất đai: Bao gồm 2 cấu trúc đồng bằng tích t cao Phân bố chủ

yếu huyện Đông Anh, Mê Linh, một phần Đan phượng và quận Bắc Từ

Liêm…Cao độ 6 ̧ 15m thay đổi theo chiều thấp dần về phía Đông Nam và

đồng bằng thấp, bằng phẳng hơn có nhiều ô trũng, ao đầm phân bố chủ yếu

phía đông nam của Thành phố, cao độ 3-6m với xu thế thấp dần về phía nam.

5

c) Điều kiện kinh tế xã hội(2015): tốc độ tăng trư ng kinh tế 9,23%; GRDP

613 nghìn t đồng (27,6 t đô); R /người 3600 /năm; cơ cấu kinh tế

dịch v 54%; công nghiệp và xây dựng 41,5%; nông lâm nghiệp nghiệp 4,5%.

1.3.2. Thực trạng về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại

đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội.

a) Về công tác ngầm hóa: Tại đô thị trung tâm TP. Hà Nội, một số tuyến

cáp điện lực trung và hạ thế, một số tuyến cáp chiếu sáng, cáp quang, thông tin

đ được thiết kế hạ ngầm một số tuyến đường như Nguyễn Trãi, Lạc Long

Quân, Nguyễn Phong Sắc, Phạm Hùng, Tôn Thất Tùng, vv. Tuy nhiên, do

không có hướng dẫn kỹ thuật c thể, không có cơ s tính toán, tiêu chuẩn kĩ

thuật, cũng như không có quy hoạch tổng thể các công trình ngầm và không có

cơ quan quản lí chung nên việc thiết kế, thi công các tuyến cáp hạ ngầm diễn

ra rất manh mún, không thống nhất về tiêu chuẩn, cũng như không m ét

đến các ảnh hư ng bất lợi và mức độ thuận tiện lâu dài cho công tác lắp đặt,

duy tu, bảo dưỡng s a chữa. Một số đường dây được đặt trực tiếp dưới hè

đường, một số th được hạ ngầm dạng thô sơ như hệ thống cống bể hoặc hào

chữ nhật đơn giản và thường được bố trí dưới l ng đường hoặc trên v a hè. Do

vậy, hầu hết các hào kỹ thuật này đều không s d ng được và thường xuyên bị

ngập nước, bùn gây lãng phí.

Các bản vẽ cắt ngang của nhiều tuyến đường cho thấy đại bộ phận các

công trình ngầm đều nằm dưới l ng đường, nhiều công trình có cùng tính chất

như cấp, thoát nước, điện thoại, cáp quang, cáp truyền h nh, vv cùng được xây

dựng, lắp đặt trên cùng 1 tuyến phố nhưng lại xây dựng có tính chất đơn lẻ,

manh mún, c c bộ nên không gộp lại với nhau, mà mỗi công trình lại đi một

đường riêng, chưa có sự tích hợp giữa các hệ thống dây với các hệ thống tiện

ích đô thị khác như hệ thống cấp, thoát nước. Do vậy mà đường và hè phố đ

và sẽ thường xuyên bị đào ới để duy tu, bảo dưỡng, s a chữa các công trình

sẵn có hoặc lắp đặt các công trình mới. Ngoài ra, một số tuyến đường tuy đ

thiết kế hào kỹ thuật, thường dạng hào chữ nhật nh , kích thước thường

6

trong khoảng 1. 2.2m, nhưng do không có thiết kế rẽ nhánh đến các ph tải

(các hộ dân) dọc theo tuyến đường do đó việc kết nối s d ng thực tế là rất

hạn chế, kém hiệu quả và gây tốn kém.

Công tác lập hồ sơ hoàn công và lưu trữ tài liệu về công trình HTKT ngầm

không được chú trọng và cập nhật thường uyên, cũng như sự thiếu chính xác

dẫn đến tình trạng dây cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước đan

xen chằng chịt với nhau, gây mất thời gian và sự cố khi cải tạo, s a chữa các

công trình ngầm nói chung và khi duy tu s a chữa đường nói riêng.

Quá trình cải tạo phát triển hệ thống công trình HTKT ngầm không theo

quy hoạch tổng thể lâu dài và thiếu vốn đầu tư đồng bộ dẫn tới tình trạng phải

đào bới l ng đường, v a hè gây lãng phí lớn, ô nhiễm môi trường, mất mĩ quan

và trật tự đô thị.

Hiện Hà Nội chưa có quy hoạch mạng lưới công trình ngầm và cũng

chưa có một cơ quan nào được giao trách nhiệm quản lí khai thác các công

trình ngầm, dẫn đến tình trạng “đào lên lấp xuống” diễn ra thường xuyên gây

lãng phí, làm h ng kết cấu đường và ảnh hư ng đến công tác tổ chức giao

thông và gây ô nhiễm môi trường.

b) Về các văn bản quản lý: Hà Nội đ ban hành quy định về quản lý,

xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ngầm kèm theo quyết định số

6/2009/QĐ-UBND ngày 27/3/2009 và quyết định số 26/201 /QĐ-UBND

ngày 23/6/2014 về việc s a đổi bổ sung một số điều ban hành kèm theo quyết

định số 6/2009/QĐ- N . Trong đó có phân công trách nhiệm của từng cơ

quan quản lý trong công tác ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi nhưng chưa

c thể do đó trong thực tế vẫn còn nhiều khó khăn cho các chủ đầu tư khi tham

gia thi công ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi.

1.3.3. Những khó khăn, bất cập của quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây,

cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội.

- Hà Nội chưa có một cơ quan nào được giao trách nhiệm chung về quản l

và khai thác các công tr nh hạ tầng kỹ thuật ngầm.

7

- Chưa có đơn vị nào chịu trách nhiệm trong việc lưu trữ số liệu, tài liệu

hiện trạng về các công tr nh đường dây, cáp đi nổi tại Hà Nội.

- Thiếu các cơ chế khuyến khích các đơn vị, chủ đầu tư tham gia công tác

ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi.

- Bộ máy tổ chức quản l chưa có tính chuyên môn hóa, thiếu biên chế,

nhiệm v quản lý còn chồng chéo.

1.4. Tổng quan các tài liệu, dự án, công trình đã nghiên cứu có liên quan

đến đề tài luận án.

Luận án tập trung phân tích 3 đề tài nghiên cứu khoa học, 2 luận án tiến

sĩ. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm,

công trình ngầm đề xuất định hướng quản lý không gian ngầm, đề xuất các

giải pháp tích hợp quy hoạch xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm riêng

lẻ trong đồ án quy hoạch chung xây dựng, …mà chưa quy trình hạ ngầm các

đường dây, cáp đi nổi; các cơ chế khuyến khích đầu tư và đặc biệt s d ng

tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp

đi nổi, rà soát đánh giá sự phù hợp của hệ thống văn bản pháp lý hiện

hành…vv

1.5. Những vấn đề cần nghiên cứu của luận án.

- Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi trong đó sự phối

hợp giữa các cơ quan quản l , nhà đầu tư và nhà thầu là rất cần thiết.

- Cần làm rõ các tr c HTKT cơ bản, để xây dựng các công trình s d ng

chung nhằm góp phần hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

- Xây dựng cơ s dữ liệu về công trình HTKT nói chung và dữ liệu các

công tr nh đường dây, cáp đi nổi ph c v cho quản lý xây dựng hạ ngầm.

- Việc lập quy hoạch không gian ngầm là cần thiết trong tích hợp quy

hoạch hạ tầng kỹ thuật để làm cơ s cho đầu tư ây dựng đồng bộ hiệu quả.

- Cần có một tổ chức, bộ máy để quản lý xây dựng hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi thống nhất và hiệu quả.

8

- Cần có một số chính sách huy động các nguồn lực đầu tư ây dựng hạ

ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC

ĐƯỜNG DÂY, CÁP ĐI NỔI.

2.1 Vai trò và tầm quan trọng của việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi với

phát triển đô thị.

Vai trò và tầm quan trọng của việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi được

thể hiện bốn điểm sau:

- Thứ nhất: Hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi là việc đầu tư có hiệu

quả góp phần xây dựng đô thị vững chắc, an toàn.

- Thứ hai: việc hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi giúp tạo mỹ quan đô

thị.

- Thứ ba: Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ giúp hình thành không

gian đô thị thông thoáng và an toàn cho người tàn tật.

- Thứ tư: Hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi góp phần đẩy mạnh phát

triển mạng lưới viễn thông.

2.2. Các nguyên tắc chung về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây,

cáp đi nổi.

Việc quản lý xây dựng các đường dây, cáp đi nổi phải tuân thủ các

nguyên tắc: Tuân thủ quy hoạch đô thị, quy hoạch không gian xây dựng ngầm;

các quy chuẩn kỹ thuật của các ngành có liên quan; việc thiết kế đảm bảo các

yêu cầu an toàn, đảm bảo sự kết nối và kết hợp s d ng chung cống, cáp hoặc

tuynen kỹ thuật.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây,

cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội.

2.3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội: Điều kiện địa h nh địa mạo của khu

vực; hiện tượng thời tiết và có ét đến thu nhập b nh quân đầu người cũng như

các yếu tố khác quyết định ảnh hư ng đến giải pháp thi công.

9

2.3.2. Điều kiện địa chất công tr nh đến công tác xây dựng hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội.

ôi trường địa chất của TP.Hà Nội phức tạp b i sự tồn tại của nhiều

các lớp đất với sự rất khác biệt về nguồn gốc, thành phần, tính chất, diện tích

và chiều dầy phân bố, khả năng ứng x , trong đó sự tồn tại của tính yếu và

tính nhậy cảm của các lớp đất quyết định đến khả năng ứng x của môi trường

địa chất khi thi công xây dựng và s d ng vận hành các đường dây, cáp đi nổi

sau khi hạ ngầm. Luận án đ trình bày cấu tạo các lớp đất và phần vùng các

khu vực thuận lợi, không thuận lợi cho việc thi công xây dựng các công trình

HTKT ngầm loại nông.

Khu vực rất thuận lợi cho xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

dưới 20m phân bố chủ yếu tại Đông Anh, ắc Từ Liêm; Khu vực tương đối

thuận lợi chiếm toàn bộ phần còn lại của huyện Đông Anh, phần lớn diện tích

huyện Gia Lâm và phía nam Thanh Trì, Tây nam quận Từ liệm Bắc và Nam;

Khu vực không thuận lợi, ít thuận lợi phân bố trên địa phận huyện Thanh trì

và các quận trung tâm, nội thành cũ.

2.3.3. Phân loại đường đô thị phục vụ cho xây dựng hạ ngầm đường dây, cáp

đi nổi tại đô thị t ung t m thành phố Hà Nội.

Phân loại đường đô thị là một trong những nội dung quan trọng của luận án,

việc ác định rõ được chiều rộng mặt cắt đường, chất lượng và chức năng của

các loại đường trên địa bàn Hà Nội sẽ giúp cho việc đề xuất các tuyến tr c

chính, tuyến nhánh để hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi cũng như lựa chọn

được giải pháp thi công cho hợp lý tránh ảnh hư ng đến lưu thông của tuyến

đường đó. Dựa trên khảo sát và phân tích hiện trạng v a hè, mặt cắt ngang các

tuyến đường. Luận án đ phân loại và chia các loại đường đô thị trung tâm TP

Hà Nội có 3 loại đường tr c chính, đường gom và đường nội bộ (có sơ đồ

phân loại đường tại trang 64 của luận án) để từ đó làm căn cứ đề xuất tuyến

ngầm hóa cho khu vực đô thị trung tâm TP. Hà Nội.

2.4. Các hình thức hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi trong đô thị.

10

Luận án đ tr nh bày các h nh thức hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

theo các hình thức, c thể như:

- Bố trí riêng rẽ đường dây, đường ống dưới mặt đất.

- Bố trí đường dây, đường cáp trong cống, bể cáp kỹ thuật.

- Bố trí đường dây, cáp và đường ống kỹ thuật trong một hào.

- Bố trí đường dây, đường ống kỹ thuật trong tuynen (hầm).

2.5. Tổ chức quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

2.5.1. Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý: Tổ chức cần có tính tối ưu, tính

linh hoạt, tính tin cậy, tính kinh tế.

2.5.2. Nguyên tắc cơ bản tổ chức quản lý: Phải gắn liền với phương hướng và

m c đích của hệ thống cung cấp dịch v ; chuyên môn hóa; thích nghi và hiệu

quả.

2.5.3. Phương pháp ph n chia bộ phận cơ cấu tổ chức hệ thống: theo bộ phận

chức năng; th o khu vực địa lý; theo kết quả hoạt động của hệ thống HTKT

ngầm và theo ma trận.

2.5.4. Các hình thức tổ chức quản lý: cơ cấu tổ chức trực tuyến; cơ cấu tổ

chức trực tuyến – tham mưu; cơ cấu chức năng; cơ cấu trực tuyến – chức

năng; cơ cấu phi hình thức.

2.6. Cơ sở pháp lý về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi.

2.6.1. Các văn bản pháp luật do Quốc Hội, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành

ban hành: Nội dung liên quan đến xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi được nêu tại các luật xây dựng (luật số 50/2014/QH13), luật quy hoạch ĐT

(luật số 30/2009/QH12), luật đất đai (luật số 45/2013/QH13), luật Thủ đô (luật

số 25/2012/QH13); Nghị định 39/2010/NĐ-CP; Nghị định số 2/2012/NĐ-

CP; Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: Quy hoạch xây dựng QCXD VN 01-

2008.

2.6.2. Các văn bản do Thành phố Hà Nội ban hành: Quyết định số

6/2009/QĐ-UBND; Quyết định số 26/201 /QĐ-UBND kí ngày 23/06/2014,

11

về việc s a đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết

định số 6/2009/QĐ-UBND ngày 27/3/2009 của UBND thành phố Hà Nội.

2.6.3 Quy định quản lý các công trình sử dụng chung HTKT theo đồ án quy

hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050

Quy định về hệ thống tuynen, hào kỹ thuất và cống cáp đối với khu đô

thị cải tạo và khu đô thị mới, quy định với hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống

điện, chiếu sáng.

2.7. Kinh nghiệm quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

trong nước và thế giới.

2.7.1. Kinh nghiệm quản lý xây dựng hạ ngầm các đường d y, cáp đi nổi thế

giới.

Phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác ngầm hóa các

đường dây, cáp đi nổi tại các nước Nga, Hồng Kông và Nhật Bản là các nước

phát triển và có thể mạnh cũng như kinh nghiệm trong việc thi công, quản lý

các công trình HTKT ngầm nói riêng và công trình ngầm nói chung.

2.7.2 Kinh nghiệm quản lý xây dựng hạ ngầm các đường d y, cáp đi nổi của

Việt Nam

Phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác ngầm hóa các

đường dây, cáp đi nổi tại các đô thị T . HC ; T . Đà Năng; T . Vũng Tàu từ

đó rút ra kinh nghiệm cũng như bài học để làm cơ s đề xuất các giải pháp và

hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư

xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM

CÁC ĐƯỜNG DÂY, CÁP ĐI NỔI TẠI ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ

HÀ NỘI – BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

3.1 Quan điểm quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

- Kế thừa và học tập các kinh nghiệm của các nước có điều kiện đặc thù

tương tự như Việt Nam.

12

- Hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi khuyến khích bố trí trong các hào

hoặc tuynen kỹ thuật trên các tr c đường chính đô thị.

- Quy trình xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi phù hợp với

điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của Hà Nội.

- Tổ chức quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi phải

đảm bảo tinh gọn và chuyên môn hóa cao và hiệu quả.

- S d ng công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý xây dựng hạ ngầm

các đường dây, cáp đi nổi tại Hà Nội.

3.2 Đề xuất quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

3.2.1 Đề xuất bổ sung các nguyên tắc quản lý xây dựng hạ ngầm các đường

d y, cáp đi nổi: Nghị định số 39/2010/NĐ-CP, ngày 07/4/2010, về quản lý

không gian xây dựng ngầm đô thị đ có những nội dung quy định về không

gian ngầm, nguyên tắc hạ ngầm (điều 23) và việc hạ ngầm các đường dây, cáp

đi nổi (điều 24). Luận án đề xuất bổ sung c thể một số nguyên tắc quản lý

xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp dùng cho các đô thị nói chung và cho

đô thị trung tâm Hà Nội nói riêng như sau:

Nguyên tắc 1: Hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi phải được thực hiện theo

một hệ thống tích hợp đa chức năng hiện đại

Nguyên tắc 2: Công tác xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

phải được thực hiện triệt để và đồng bộ

Nguyên tắc 3: Xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi phải xác

định ưu tiên ngay trong kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch đô thị hay

quy hoạch giao thông đô thị.

Nguyên tắc 4: Xây dựng cơ s dữ liệu và s d ng các phần mềm tiên

tiến để quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

3.2.2 Đề xuất định hướng hệ trục để hạ ngầm các đường d y, cáp đi nổi đô thị

trung tâm của Hà Nội.

13

Hình 3.1. Đề xuất hệ trục ngầm hóa (tác giả đề xuất)

Việc đề xuất được hướng, tuyến ngầm hóa cho đô thị trung tâm TP Hà

Nội căn cứu trên các điều kiện đặc thù của Hà Nội về điều kiện kinh tế xã hội;

điều kiện địa chất và đặc biệt phân loại các tuyến đường đô thị để từ đó tác giả

đề xuất các tuyến ưu tiên đầu tư ây dựng và các tuyến cải tạo. Căn cứ theo

điều kiện kinh tế Hà Nội có thể ác định được lộ tr nh đầu tư ây dựng ngầm

hóa một cách khoa học và logic, c thể:

Với phương án vành đai lựa chọn ưu tiên hướng đi đường vành đai 3.

hương án này phần lớn đi th o các tuyến đường có mặt cắt ngang đường và

bề rộng v a hè lớn. Đặc biệt các tuyến đường Phạm Hùng và Khuất Duy Tiến

có bề rộng dải phân cách lớn, rất thuận lợi cho việc bố trí hệ thống tr c hạ tầng

kỹ thuật ngầm chính. hương án tr c xuyên tâm kiến nghị ưu tiên đầu tư

hướng đi Láng – Đại Lộ Thăng Long – QL. 5 (tuyến đường đi th o gồm có

14

đường Văn Cao – Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh – Trần uy Hưng – Đại Lộ

Thăng Long. hương án này phát triển về hướng Đông th o quốc lộ 5 và phát

triển về hướng Tây th o đường Đại Lộ Thăng Long). Tuyến có ưu điểm nổi

bật b i các tuyến giao thông đều là tr c cao tốc mới, có mặt cắt ngang lớn và

có dải phân cách giữa rộng.

3.2.3 Đề xuất quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm các đường d y, cáp đi nổi.

Quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi được sơ

đồ hóa, c thể như sau: ước 1. Công tác lập kế hoạch; ước 2. Công tác thiết

kế; ước 3: Công tác chuẩn bị, in phép đào đường và triển khai thi công xây

dựng; ước 4. Công tác quản lý vận hành khai thác và lưu trữ hồ sơ.

Hình 3.2 Sơ đồ các bước thực hiện trong quy trình quản lý xây dựng ngầm

hóa đường d y, cáp đi nổi.

BƯỚC 1: CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH

BƯỚC 2: CÔNG TÁC THIẾT KẾ

BƯỚC 3: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ, XIN

PHÉP ĐÀO ĐƯỜNG VÀ TRIỂN KHAI

THI CÔNG XÂY DỰNG

BƯỚC 4: QUẢN LÝ VẬN HÀNH KHAI

THÁC VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ

15

Hình 3.3. Sở đồ bước 1 Công tác lập kế hoạch.

Kế hoạch ngầm hóa của đơn vị gửi về

Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật ngầm

Hà Nội

BƯỚC 1:

CÔNG TÁC

LẬP KẾ

HOẠCH

Gửi hồ sơ đến Sở Giao

thông vận tải

Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật

ngầm Hà Nội thông qua hế hoạch

ngầm hóa; S Thông tin và truyền

thông và S Công thương cho

kiến th a thuận về mặt chuyên môn

- Đơn vị ngầm hóa cung

cấp kế hoạch về Ủy ban

nhân dân các quận, huyện,

phường, xã tại các tuyến

đường có kế hoạch hạ

ngầm các đường dây, cáp

đi nổi để phối hợp các

công tr nh khác để cùng

triển khai thực hiện.

- Thông báo chi tiết để

Tổ dân phố tổ chức giám

sát công đồng.

S Giao thông vận tải phối hợp

trong công tác duy tu, bảo

dưỡng và để bố trí kế hoạch vốn

trong việc ngầm hóa hệ thống

chiếu sáng công cộng, đèn tín

hiệu và camera quan sát giao

thông

BƯỚC 2: CÔNG TÁC

THIẾT KẾ

Không

thống

nhất

16

Hình 3.4 Sơ đồ công tác thiết kế.

BƯỚC 2: CÔNG

TÁC THIẾT KẾ

Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn đơn vị tư

vấn thiết kế th o quy định

Chủ đầu tư phải tiến hành cuộc họp các bên liên quan để

lấy ý kiến sơ bộ về công trình với các nội dung chủ yếu

như: Khu vực ngầm hóa, hướng tuyến, chiều dài tuyến,

số lượng dự kiến, số lượng và loại hầm cáp, kích cỡ ống,

thời gian dự kiến thi công

Nhiều nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu

cầu và bản vẽ (nếu có), các đơn vị bắt buộc phải có văn bản g i

chủ đầu tư để cung cấp số liệu (kèm theo bản cam kết), nội

dung đóng góp kiến, thông tin về người đại diện có thẩm

quyền, số điện thoại liên hệ

Đơn vị tư vấn thiết kế và chủ đầu tư cập nhật số liệu để hoàn ch nh

thiết kế bản vẽ thi công

S Thông tin và Truyền

thông; S Công thương có

văn bản thoả hiệp thiết kế

công trình

Tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công

BƯỚC 3: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ, XIN

PHÉP ĐÀO ĐƯỜNG VÀ TRIỂN KHAI

THI CÔNG XÂY DỰNG

KHÔNG

Đồng ý

17

Hình 3.5 Sơ đồ công tác chuẩn bị,xin phép đào đường

và triển khai thi công xây dựng

BƯỚC 3: CÔNG TÁC

CHUẨN BỊ, XIN PHÉP

ĐÀO ĐƯỜNG VÀ

TRIỂN KHAI THI

CÔNG XÂY DỰNG

Đơn vị tổ chức thi công

triển khai thi công ngầm

hóa lưới điện

Trước khi kh i công 10 ngày, chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho các đơn vị liên quan

biết ngày kh i công, danh sách cán bộ giám sát công trình cho UBND quận, huyện, phường xã

nơi có tuyến đường hạ ngầm để phối hợp, kiếm tra, giám sát trong quá trình thi công

Đào mương thi công

Gặp giao chéo với hệ thống hạ tầng

ngầm hiện hữu(điện, nước…)

Chủ đầu tư tổ chức mời tổ

x lý công trình ngầm liên

quan để phối hợp để giải

quyết ph c v thi công.

Hoàn trả cống cáp, mặt đường

Đơn vị giám sát

Tổ chức nghiệm thu và chuyển bước thi công

Tổ chức thi công kéo cáp

Đơn vị thi công lập kế hoạch chi tiết thời gian đăng k cắt điện, dịch

v viễn thông … và phối hợp với ngành điện để đăng k cắt điện ph c

v thi công

Tổ chức thi công đấu nối hoàn tất công trình

Tổ chức nghiệm thu và bàn giao công tr nh đưa vào s d ng

Phối hợp cắt, tháo dỡ, thu hồi cáp và các hộp kỹ thuật treo trên các tuyến đường đ được

ngầm hóa

Không

đạt

Đạt

18

Hình 3.6 Sơ đồ Công tác quản lý vận hành khai thác và lưu t ữ hồ sơ

3.2.4 Đề xuất một số giải pháp về quản lý nhà nước và các cơ chế khuyến

khích các thành phần tham gia đầu tư, xây dựng hạ ngầm các đường dây,

cáp đi nổi của thành phố Hà Nội.

a) Giải pháp quản l nhà nước

Để quản lý tốt và phát huy có hiệu quả công tác hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi cần đảm bảo một hệ thống văn bản pháp quy thống nhất và

đồng bộ. Các thuật ngữ, định nghĩa và quy định chung mang tính ràng buộc

cần chuẩn hóa, thống nhất và đầy đủ theo trật tự: Luật, Nghị định, Thông thư,

Bước 4: Quản lý

vận hành khai

thác và Lưu trữ

hồ sơ

au khi được nghiệm thu các công trình

ngầm hóa; chủ đầu tư tiến hành thống kế,

cập nhật các hồ sơ, bản vẽ thể hiện vị trí,

hướng tuyến, khối lượng, chủng loại cáp

thông tin, cáp điện kéo ngầm trong các

hầm, công, tuynen cung cấp cho các đơn

vị liên quan lưu trữ.

Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật

nhận hồ sơ hoàn công và phối hợp

với các S , ban, ngành liên quan

hướng dẫn các tổ chức, cá nhân

quản lý, s d ng và khai thác công

trình hạ tầng kỹ thuật ngầm.

UBND quận, huyện,

thị hướng dẫn tổ

chức cá nhân quản

lý, s d ng, khai

thác công trình hạ

tầng kỹ thuật ngầm.

S Giao thông vận tải

nhận hồ sơ hoàn công

dự án để hướng dẫn tổ

chức, ph ng ban đơn vị

thuộc S biết và s

d ng khai thác công

trình hạ tầng kỹ thuật

ngầm.

Trung tâm quản lý hạ

tầng kỹ thuật ngầm lưu

trữ, cập nhật mới các số

liệu, cung cấp các thông

tin hiện trạng về các

công trình hiện hữu cho

các dự án tiếp theo.

19

Chương tr nh phát triển, các dự án, kế hoạch triển khai, Quy chế quản lý theo

các dự án được duyệt, áp d ng công nghệ thông tin trong công tác quản lý,

chính phủ điện t …

b) Hoàn thiện cơ chế chính sách của Hà Nội trong công tác xây dựng hạ ngầm

các đường dây, cáp đi nổi

Tại Hà Nội, hiện nay để đầu tư được hệ thống công trình hạ ngầm các

đường dây, cáp đi nổi được hiện đại, đồng bộ cần thiết phải thiết lập hệ thống

chính sách, cơ chế quản l đầu tư, ây dựng, quản lý khai thác hệ thống các

công trình ngầm hóa.

Luận án đề xuất các chính sách ưu đ i với Thuế và cơ chế tín d ng

nhằm khuyến khích các tổ chức tham gia đầu tư ây dựng quản lý xây dựng

ngầm hóa.

3.3 Nâng cao năng lực quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây,

cáp đi nổi.

3.3.1 Đề xuất tổ chức bộ máy để quản lý công tác xây dựng hạ ngầm các

đường d y, cáp đi nổi.

Hình 3.7 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm quản lý HTKT ngầm Hà Nội

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG

KẾ

HOẠCH

PHÒNG

KINH

DOANH

PHÒNG

QUẢN LÝ CƠ

SỞ DỮ LIỆU

VÀ GIS

VĂN

PHÒNG

PHÒNG

THẨM

ĐỊNH

PHÒNG

QUẢN

LÝ DỰ

ÁN

20

Việc thành lập một cơ quan là đầu mối, chuyên ngành, có nhiệm v và

chức năng đầy đủ, phù hợp với đặc thù của từng địa phương trong công tác

ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi là cần thiết và phù hợp, do đó luận án đề

xuất thành lập một trung tâm với tên gọi: Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật

ngầm Hà Nội. Trung tâm này trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, với chức

năng quản l nhà nước, lưu trữ dữ liệu, đề xuất phát triển quy hoạch, kiểm tra

và cấp phép các hoạt động xây dựng mới, di dời, tái lập ảnh hư ng đến các

công trình hiện hữu.

3.3.2 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây,

cáp đi nổi:

Vấn đề hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi hiện nay không mới đối

với các đô thị lớn tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên việc

thực hiện theo một cách trình tự, khoa học, logic th khó. Đặc biệt khi rà soát

các văn bản quản l nhà nước th cũng chưa c thể hoặc là chưa đề cập chi tiết

và c thể. o đó nên cần có những khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực

quản l nhà nước cho các cán bộ được giao nhiệm v quản lý, theo dõi về lĩnh

vực HTKT ngầm nói chung và công tác hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

nói riêng cho các S , ngành, quận huyện và các cán bộ thuộc các đợn vị cung

cấp dịch v liên quan. Luận án đ nêu và phân tích tâm quan trọng về việc đào

tạo bồi dưỡng kiến thức cho cấp l nh đạo cũng như các cán bộ chuyên môn

tham gia thực hiện công tác ngầm hóa.

3.3.3 Đề xuất quản lý cơ sở dữ liệu các đường d y, cáp đi nổi.

Xây dựng một hệ thống CSDL về đường dây, cáp đi nổi và công trình

HTKT khác cho Thành phố Hà Nội là cần thiết nhằm m c đích ph c v cho

công tác quy hoạch, quản lý, khai thác và vận hành. Hệ thống CSDL này sẽ

được phát triển bằng cách kết hợp các công nghệ thu thập, xây dựng và phân

tích thông tin địa l công tr nh, điển hình là công nghệ ch p ảnh dò tìm ngầm

GPR, hệ thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống thông tin địa lý GIS. Dựa

vào các công nghệ này phát triển các chương tr nh (modul ) phân tích trợ giúp

21

trong quá trình quy hoạch và quản lý mạng lưới các công trình ngầm và nổi.

Luận án đề xuất kết hợp giữa 3 công nghệ GIS với GPS và GPR để ph c v

cho công tác ngầm hóa, từ khâu khảo sát, thi công và quản lý vận hành hệ

thống.

3.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu.

3.4.1. Bàn luận về hệ trục kỹ thuật ngầm trong phạm vi đô thị trung tâm

Thành phố Hà Nội:

Luận án đề xuất tuyến ngầm hóa và lộ trình thực hiện các tuyến th o ưu tiên

nhằm tạo cho khu đô thị trung tâm có được một hệ thống các tuyến ngầm hóa

chính và các tuyến nhánh một cách khoa học và kinh tế, c thể Hệ tr c chính

tuynen, hào kỹ thuật và cống cáp ngầm kiến nghị bao gồm các tuyển HTKT

ngầm hiện đại đi dọc th o các đường cao tốc đô thị: đường vành đai 3 +

(đường cao tốc Láng-Hòa Lạc + đường cao tốc Hà Nội-Hải Ph ng) + (đường

cao tốc Hà Nội-Vinh+cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên).

3.4.2. Bàn luận về quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây,

cáp đi nổi.

Luận án đề xuất quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm gồm có bước

chính: ước 1. Công tác lập kế hoạch; ước 2. Công tác thiết kế; ước 3:

Công tác chuẩn bị, in phép đào đường và triển khai thi công xây dựng; ước

4. Công tác quản lý vận hành khai thác và lưu trữ hồ sơ.

Với các bước nêu trên đ bao gồm đầy đủ các bước thực hiện công tác

hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn. Tuy nhiên để thực hiện được

hiệu quả công tác ngầm hóa đ i h i cần có sự phối hợp thật tốt giữa các S ,

ban, ngành và địa phương nơi dự án triển khai trên địa bàn. Ngầm hóa ch có

thể thành công khi được triển khai một cách đồng bộ, toàn diện, hiện đại và

triệt để phù hợp với điều kiện c thể của đô thị.

3.4.3. Bản luận về chức bộ máy quản lý x y dựng hạ ngầm các đường

d y, cáp đi nổi.

22

Luận án đề xuất thành lập Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật ngầm Hà

Nội. Trung tâm này trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, với chức năng quản

l nhà nước, lưu trữ dữ liệu, đề xuất phát triển quy hoạch, kiểm tra và cấp

phép các hoạt động xây dựng mới, di dời, tái lập ảnh hư ng đến các công trình

hiện hữu.

C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

1. Kết luận.

Luận án đ nghiên cứu các kinh nghiệm trong và ngoài nước về công

tác hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi; Đánh giá hiện trạng công tác quản lý

xây dựng hạ ngầm trên địa bàn cả nước, cùng với các cơ s pháp l cũng như

thực tiễn, từ đó rút ra được những kinh nghiệm và đề xuất được các giải pháp

ph c v cho công tác hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

Qua quá trình nghiên cứu luận án đ đưa ra vấn đề và kết luận sau:

1. Đô thị Hà Nội hiện đang phát triển mạnh mẽ c s hạ tầng, để đô thị

phát triển bền vững yêu cầu công tác quản lý xây dựng và phát triển kinh tế đô

thị phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch phát triển không gian của đô thị và phải

có tính kết nối giữa công trình nổi bên trên và các công trình hạ tầng kỹ thuật

ngầm c thể là hệ thống ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi.

2. Vấn đề quản lý công trình ngầm nói chung và quản lý hệ thống hạ

ngầm các đường dây, cáp đi nổi nói riêng là vấn đề lớn và mới tại nước ta.

Trong nhưng năm gần đây Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh

kéo theo nhu cầu s d ng không gian ngầm và hạ tầng kỹ thuật ngầm lớn.

Thực trạng về công tác lập kế hoạch, thiết kế, thi công vận hành cho đến công

tác quản lý, cấp phép xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại nước ta

còn nhiều bất cập, cần có những nghiên cứu và những giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả trong quá trình ngầm hóa.

3. ôi trường địa chất Hà Nội là rất phức tạp b i sự tồn tại của nhiều

các lớp đất với sự rất khác biệt về nguồn gốc, thành phần, tính chất, diện và

chiều dầy phân bố, khả năng ứng x , trong đó sự tồn tại của tính yếu và tính

23

nhậy cảm của các lớp đất quyết định đến khả năng ứng x của TĐC khi thi

công xây dựng và s d ng công trình hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

Luận án đ nghiên cứu và đưa ra được bản đồ phân vùng lớp đất lấp để từ đó

làm căn cứ kết luận được khu vực rất thuận lợi cho xây dựng hạ ngầm các

đường dây, cáp đi nổi dưới 15-20m phân bố chủ yếu tại Đông Anh, ắc Từ

Liêm; Khu vực tương đối thuận lợi chiếm toàn bộ phần còn lại của huyện

Đông Anh, phần lớn diện tích huyện Gia Lâm và phía Nam huyện Thanh Trì,

Tây Nam quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm; Khu vực không thuận lợi, ít

thuận lợi phân bố trên địa phận huyện Thanh Trì và các quận trung tâm, nội

thành cũ.

4. Luận án đ đề xuất bổ sung một số nguyên tắc về xây dựng hạ ngầm

các đường dây, cáp đi nổi cho các đô thị nói chung và đô thị trung tâm nói

riêng.

5. Dựa trên sơ đồ phân loại đường đô thị, theo chức năng c thể với 3

loại đường điền hình trong khu vực đô thị trung tâm là đường tr c chính,

đường phố gom và đường phố nội bộ luận án đề xuất hệ tr c để ngầm hóa các

đường dây, cáp đi nổi. Từ đó làm cơ s định hướng các tr c đường phố để

ph c v công tác hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

6. Luận án cũng đ đề xuất được quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm

các đường dây, cáp đi nổi giúp cho chủ đầu tư, đơn vị thi công và cơ quan

quản lý nắm rõ được trách nhiệm và các bước thực hiện của dự án.

7. Đề xuất thành lập bộ máy và nâng cao năng lực quản l để thực hiện

công tác xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

8. Đề xuất xây dựng cơ s dữ liệu và hoàn thiện cơ chế chính sách

khuyến khích các thành phần tham gia đầu tư, ây dựng hạ ngầm các đường

dây, cáp (công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm) đi nổi của thành phố Hà Nội.

2. Kiến nghị.

Kiến nghị với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức lập và phê duyệt đồ

án quy hoạch không gian ngầm của Hà Nội trong đó c thể hóa nội dung quy

24

hoạch hạ tầng kỹ thuật ngầm để cho các cơ quan quản l nhà nước chuyên

ngành có cơ s pháp lý trong việc cấp phép cho các dự án ngầm hóa, cũng

như các chủ đầu tư có căn cứ lên kế hoạch ngầm hóa các đường dây, cáp đi

nổi.

Cần nhanh chóng thành lập Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật ngầm,

để có thể thống nhất một cơ quan làm đầu mối trong công tác quản lý, khai

thác, vận hành hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm của Hà Nội.

DANH MỤC

CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. KS. Lê Trần Phong - “ Quản l đô thị có sự tham gia của cộng

đồng” - Tạp chí Xây dựng - Bộ Xây dựng; tháng năm 2008.

2. T . Đinh Tuấn Hải; ThS. Lê Trần Phong - “ Đánh giá thực trạng hệ

thống cấp điện, cấp nước nông thôn Hà Nội” - Tạp chí Kiến trúc và

Xây dựng - Trường đại học Kiến trúc Hà Nội; số 1 , tháng 3 năm

2015.

3. ThS. Lê Trần Phong - “ Thực trạng công tác hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi tại Hà Nội” - Tạp chí Quy hoạch Xây dựng - Viện Quy

hoạch đô thị và Nông thôn Quốc gia - Bộ Xây dựng, số 3 năm 201 .

4. ThS. Lê Trần Phong; PGS.TSKH. Trần Mạnh Liểu; KS. Nguyễn

Văn Thương – “ Ảnh hư ng của yếu tố địa chất công tr nh đến xây

dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (c thể với tuynen chứa các

đường dây, cáp đi nổi) đô thị trung tâm Hà Nội. – Tạp chí Xây dựng –

Bộ Xây dựng; tháng 12 năm 2016.

5. ThS. Lê Trần hong “ ột số giải pháp quản lý xây dựng hạ ngầm

các đường dây, cáp đi nổi tại các đô thị” – Tạp chí Quy hoạch Xây

dựng - Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn Quốc gia - Bộ Xây dựng,

số 88 năm 201 .