ĐẠi viÊn mÃn tỰ nhiÊn - wordpress.com...có thêm văn hóa tây phương. chính vì là...

226
1 ĐẠI VIÊN MÃN TNHIÊN NYOSHUL KHENPO

Upload: others

Post on 13-Feb-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

1

ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN

NYOSHUL KHENPO

Page 2: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

2

NỘI DUNG

Lời nói đầu của nhà xuất bản

Mở đầu – Tự Do và Thong Dong:

Một Bài Ca Kim Cương Tự Phát, Lama Gendun Rinpoche

1. Một kẻ lang thang chứng ngộ: Một phác họa tiểu sử Giáo lý

GIÁO LÝ

2. Phật Pháp Căn Bản: Một thuyết giảng ở Vương quốc Bhutan

3. Bạn là Đại Viên Mãn: Một lời dạy về Bồ đề tâm Tương đối và Tuyệt

đối vào dịp Ẩn cư hai tháng ở Hoa Kỳ

4. Nền Tảng, Con Đường và Quả: Những chỉ dạy Bản Tánh-Tâm về Tri

Kiến, Thiền Định và Hành Động của Dzogchen, Đại Viên Mãn Vốn Sẵn Đủ

5. Đại Viên Mãn và Phật giáo Tây Tạng: Một giảng dạy ở Cambridge,

Masschusetts Bài Ca và Bình Giải

BÀI CA VÀ BÌNH GIẢI

6. Tấm Gương của những Điểm Thiết Yếu: Một bức thơ Tán Thán tánh

Không, từ Khenpo Jamyang Dorje cho Mẹ ngài

7. Bình Giải của Khenpo về “Tấm Gương của những Điểm Thiết Yếu:

Một bức thơ tán thán tánh Không”

8. Tấm Gương Kim Cương của Tỉnh Giác: Một bài ca tự phát

9. Bài ca Kim Cương của Chỗ Ẩn Tu Công Viên Nai.

10. Bài ca Như Huyễn: Lá Thơ Giáo Huấn của Khenpo Jamyang Dorje

gởi cho các đệ tử.

11. Một Bài Ca Ngẫu Phát cho Damchư Zangmo:

Page 3: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

3

Tâm Yếu Thiêng Liêng của Những Giáo Huấn Cốt Lõi

12. Ý Nghĩa Thiết Yếu Lịch Sử

LỊCH SỬ

13. Dòng Đại Viên Mãn của Nyoshul Khenpo Lama Surya Das

Thuật ngữ

Chú thích

Một Lời Cầu Nguyện Trường Thọ cho Nyoshul Khenpo Rinpoche của

Đức Dilgo Khyentse Rinpoche

Page 4: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

4

Lời nói đầu

của Nhà Xuất Bản

Có thể nói một cách không sai lầm, Đại viên mãn (Dzogchen) và Đại Ấn

(Mahamudra) là Thiền Tây Tạng. Chúng ta đã từng biết đến Thiền Việt nam,

Thiền Trung Hoa, Thiền Nhật Bản, nhưng quả thật chúng ta biết rất ít về

Dzogchen, Tối Thượng Thừa, thừa Tối Cao trong sự phân định chín thừa của

Cổ phái Nyingma Tây Tạng. Với Kiến (cái thấy, tri kiến), Thiền (thiền định)

và Hành (hành động sống tương ưng với chân lý) để hoàn toàn chứng ngộ

Phật tánh là đã trọn vẹn con đường đốn ngộ tiệm tu (hay diệu tu) của Thiền

Việt Nam và Trung Hoa. Trạng thái tự nhiên của Đại viên mãn và Đại Ấn

đích thị là “Bình thường Tâm thị Đạo” của Thiền Tông.

Tổng quát là vậy, nhưng chắc chắn Đại viên mãn Dzogchen sẽ giúp chúng ta

nhiều điều mới lạ do bởi con đường đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng. Ngay

trong phần tiểu sử những vị Tổ Đại viên mãn trong sách này, chúng ta cũng

tìm thấy những cách thực hành quý báu của một hành giả trước và sau ngộ

như thế nào. Hơn nữa, còn có những lời tiên tri mà khởi đầu là của

Padmasambhava cho đến các đạo sư hiện tại về sự phát triển rộng rãi của Đại

viên mãn ở Tây phương và sự ích lợi của nó nổi bật trong thời mạt pháp. Đặc

biệt là tính rộng rãi và công khai so với các tantra đòi hỏi một sự trao truyền

riêng tư nghiêm ngặt (xem Một Con Đường Lồng Lộng Đến Tự Do –

Gyatrul Rinpoche, chương Ati Yoga – Kim Cương dịch, NXB Thiện Tri

Thức).

Việt Nam xưa nay vẫn tự xem mình là nơi hội tụ của những nền văn hóa.

Chúng ta vẫn thường nói đây là nơi hội tụ xưa kia là văn hóa Ấn-Hoa, và nay

có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh

hoa của những nền văn hóa trên căn bản nội lực của mình đó, mà sự hiểu

biết thêm những tinh hoa của nền văn hóa thuần túy Phật giáo của Tây Tạng

là một điều bổ ích. Hơn nữa, chúng ta đều biết Thiền tông là dòng chảy

Page 5: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

5

chính trong mạng mạch của Phật giáo Việt Nam, thì sự hiểu biết thêm về

Thiền Đại viên mãn của Tây Tạng sẽ là một điều tốt đẹp hun đúc cho sinh

lực của dòng chảy ấy.

Trong ý nghĩa đó, chúng tôi xin được giới thiệu cùng độc giả cuốn Đại Viên

Mãn Tự Nhiên, phát xuất từ dòng thiền cổ sơ nhất của Phật giáo Tây Tạng,

Ati Yoga hay Dzogchen, pháp thiền cao nhất của Guru Padmasambhava, vị

cha khai sanh ra Phật giáo Tây Tạng.

Tháng 3 năm 1999

Kỷ niệm 700 năm ngày vua

Trần Nhân Tông về Yên Tử xuất gia

và lập nên phái Thiền Trúc Lâm.

Nhà xuất bản Thiện Tri Thức.

Page 6: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

6

Mở Đầu

Tự Do và Thong Dong: Một Bài Ca Kim Cƣơng Tự Phát

Thượng tọa Lama Gendun Rinpoche

Hạnh phúc không thể được tìm thấy qua cố gắng và ý chí lớn lao,

mà đã sẵn hiện tiền, trong sự buông xả trống trải và để mặc.

Chớ có ráng sức, không có cái gì để làm hay không làm.

Cái gì chốc lát khởi lên trong thân tâm

không có chút quan trọng thực sự nào,

không có chút thực tại nào.

Tại sao đồng hóa với, và trở nên bám chấp vào nó,

đặt phán xét lên nó và lên chính chúng ta?

Tốt hơn là đơn giản để cho toàn bộ trò chơi xảy ra riêng phần nó,

khởi lên và lặng xuống như những cơn sóng –

không biến đổi hay mó tay vào bất cứ cái gì –

và nhận thấy mọi sự tan biến và lại xuất hiện

như thế nào, trở đi trở lại như huyễn thuật,

thời gian không có lúc chấm dứt.

Chỉ sự tìm kiếm hạnh phúc của chúng ta

Đã ngăn cản chúng ta thấy nó.

Nó giống như một cầu vồng sống động bạn theo đuổi

mà không bao giờ nắm bắt được,

Page 7: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

7

hay như một con chó rượt theo cái đuôi của mình.

Dù an lạc không hiện hữu như một sự vật và nơi chốn hiện thực,

nó luôn luôn hiện tiền và đi cùng bạn mỗi một phút giây.

Chớ tin vào thực tại của những kinh nghiệm tốt xấu,

chúng như khí hậu phù du của ngày hôm nay,

như những cầu vồng trong bầu trời.

Muốn nắm bắt cái không thể nắm bắt,

bạn tự làm kiệt sức mình vô ích.

Ngay khi bạn mở trống và buông xả nắm tay siết chặt của sự bám nắm này,

không gian vô biên là ở đấy – rỗng rang, mời mọc và thoải mái tiện nghi.

Hãy dùng lấy cái trống rộng này, cái tự do và thoải mái tự nhiên này.

Chớ tìm cái gì khác hơn nữa.

Chớ đi vào rừng rậm um tùm

tìm kiếm con voi Giác ngộ vĩ đại, nó vốn đã an nhiên trong nhà

ở trước lò sưởi của bạn.

Không có gì để làm hay không làm, không có gì để động sức,

không có gì để muốn, và không có gì thiếu sót, trệch sai –

Emaho! Kỳ diệu!

Mọi sự xảy ra tự chúng.

Gedun Rinpoche là một lama Kagyu trưởng, trụ trì và vị thầy ẩn tu của Tu

Viện Dakpo Kagyu Ling ở Dordogne, Pháp, nơi bài thơ này được dịch ra từ

tiếng Tây Tạng.

Page 8: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

8

1 Một Kẻ Lang Thang Chứng Ngộ

Một phác họa tiểu sử

Đây hoàn toàn không phải là một namthar – một tiểu sử tâm linh – nó chỉ là

một chuỗi những chuyện rủi ro. Tôi sinh ở miền đông Tây Tạng năm 1932.

Cha tôi là một kẻ cướp lang thang, một kẻ cướp đường. Ông ta đánh đập,

cướp giật và ngay cả giết người. Tôi thực sự không biết cha tôi, vì ông đã bỏ

gia đình khi tôi còn rất nhỏ. Cha tôi giống như người các bạn thấy trong

phim cao bồi, sống ngoài luật lệ trên lưng ngựa. Ông thường sống trong

những miền hoang dã xứ Kham, miền đông Tây Tạng.

Trong gia đình tôi có ba trai và bảy gái. Hai người anh tôi thì rất mạnh và thô

lỗ, như cha vậy; ông cũng rất yêu quý hai đứa con cứng rắn này. Tôi là đứa

thứ ba, có hơi yếu đuối và nhút nhát. Cha tôi thường chê tôi, nói rằng tôi

giống một đứa con gái và chẳng được gì. Cha tôi dạy các con mình chiến

đấu, nhưng những đứa con gái và tôi không thích lắm sự đánh nhau, cho nên

cha chúng tôi không để ý đến chúng tôi.

Mẹ tôi là một tâm hồn dịu dàng và từ ái, một con người mộ đạo, với nhiều

kiên nhẫn và chịu đựng. Bà có những ước mong thành thật thực hành Pháp,

dù bà có quá nhiều con và nhiều chuyện để đối phó trong nhà. Bà nuôi hy

vọng lớn lao rằng tôi sẽ đáp ứng những ước mong về Pháp của bà, bởi vì tôi

giống bà ở tính cách dịu dàng và từ ái. Mẹ tôi tự bằng lòng với những phần

thưởng đơn giản của đạo đức, cầu nguyện và sự hiến mình cho gia đình.

Bà nội tôi, mẹ của người cướp đường, cũng thuần thành. Bà là một đệ tử

không thường xuyên của đại sư Đại viên mãn Nyoshul Lungtok Nyima,

người là đệ tử ruột của Patrul Rinpoche. Rất say mê Pháp và thực hành, bà

không học nhiều nhưng đã nhận những giáo lý rồi thực hành và hiểu chúng,

như thế chuyển hóa bản chất bà. Bà cầu nguyện thường trực cho đứa con

cướp bóc ương ngạnh của bà chuyển biến và thay đổi cuộc đời của nó.

Page 9: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

9

Khi tôi còn là một em bé, bà nội tôi và mẹ tôi thường hát đi hát lại bên nôi,

“Chúng con quy y Phật, chúng con quy y Pháp, chúng con quy y Tăng.”

Cũng thế, họ thường cầu nguyện và nói với người khác về những giáo lý, và

cầu nguyện đến Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima, dù ngài ở đâu – họ thường

không biết ngài ở đâu – một cách nhiệt thành, biểu lộ mong muốn tha thiết

ngài sẽ đến để dạy và ban phước cho họ. Họ nhắc nhở mọi người ngài là một

đại đạo sư như thế nào. Đó là lần đầu tiên tôi nghe đến tên thiêng liêng của

vị guru này, Nyoshul Lungtok, – một cái tên gây cảm hứng cho tôi đến tận

ngày nay.

Khi tôi lớn lên, bà nội tôi giải thích cho tôi Nyoshul Lungtok là lama gốc tôn

kính của bà, và ngài đã cho bà một đời sống mới. Dù không học kinh điển,

bà có kinh nghiệm trong Đại viên mãn, và cũng thực hành những giáo lý bồ

đề tâm. Bà hát tụng thần chú của lòng đại bi, Om mani padme hung, ba trăm

triệu lần trong đời bà. Nếu người ta trì tụng một trăm triệu lần một thần chú,

đếm mỗi lần với một xâu chuỗi, đó gọi là một toong-jor. Bà đã làm ba lần

như thế trong đời bà – ba trăm triệu trì tụng thần chú của lòng đại bi, thần

chú của Quán Thế âm, Om mani padme hung, thực hành thiền định và từ bi

như vậy.

Bà nội tôi khuyên tôi, bởi vì bản tánh tôi hiền lành, thực rất thích hợp để

theo lối sống của mẹ tôi hơn là bắt chước cha tôi. Bà còn khuyến khích tôi

tìm một lama-bồ tát thông thạo để dạy và huấn luyện tôi, và cố gắng trở nên

giác ngộ như chính vị lama ấy – vì đó là điều Phật dạy.

Trong ba năm tôi chăm sóc gia súc của gia đình và những việc lặt vặt khác.

Tôi chẳng học thứ gì, nhưng tôi nhớ nghĩ về vị lama mà tôi đã nghe tên.

Trong thời gian này, khi tôi lên năm, mẹ tôi và bà đưa tôi đến tu viện Sakya

gần đấy, nơi tôi được cắt tóc và cho một pháp danh. Năm tám tuổi, tôi vào tu

viện. Có khoảng một trăm nhà sư, người thực hành và những lama trong tu

viện ấy ở xứ Kham. Pháp danh của vị trụ trì là Jamyang Khenpa Tapkye;

ngài là ông cậu họ của tôi.

Page 10: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

10

NHỮNG NĂM ĐẦU TIÊN Ở TU VIỆN

Là bà con, Jamyang Khenpa Tapkye quan tâm đến tôi. Tôi liền được dạy cho

biết đọc và viết, chuyện đó là dễ dàng đối với tôi. Không phải đứa trẻ nào

cũng có một dịp may như vậy. Để ở trong tu viện này, những người tập sự

trẻ phải đi khất thực mỗi ngày chung quanh những làng lân cận. Tôi vẫn còn

những vết sẹo nơi chân vì những con chó Tây Tạng khổng lồ, chó giữ nhà dữ

tợn, chúng cắn tôi khi đi ngang qua cửa để xin tsampa, một loại bột nướng

khô, thức ăn chủ yếu của người Tây Tạng. Khi những đứa trẻ tập sự không

có gì, chúng sẽ bị đánh và bắt phải ngồi ở bên ngoài không có gì để chống

lại với giá lạnh. Đó là một cuộc sống gian khổ.

Vào khoảng mười tuổi công việc của tôi là chăn cừu của tu viện, đôi khi ở

trong chùa và đôi khi chăn ở ngoài, nơi những chỗ hoang vu. Khi trời nắng

tôi được ra ngoài, rất thoải mái, cảm thấy rất hạnh phúc, chỉ xem chừng cừu

gặm cỏ. Nhưng đôi khi trời mưa và lạnh cóng, với mưa đá và gió, tôi không

chỗ ẩn núp. Hơn nữa tôi không thể thấy cừu biến mất trong sương mù và

hẻm núi. Tôi phải tìm chúng để gom chúng lại và đưa về vào ban tối. Tôi

biết chính xác chúng có bao nhiêu con. Tôi nhận ra từng khuôn mặt chúng và

gọi mỗi con bằng tên nó.

Vào mùa xuân và mùa hè ngắn ngủi, có nhiều hoa dại và đủ loại chim ca hát.

Kham rất đẹp vào thời kỳ ấy trong năm. Thời gian còn lại, khí hậu khá lạnh

và khắc nghiệt. Tôi nhớ rõ ràng những ngày hè an vui của tuổi thơ khi khí

hậu đáng yêu và tôi hoàn toàn sung sướng, ngồi ngoài nắng, hoàn toàn thoải

mái và buông xả, khi đàn cừu gặm cỏ và tôi nhìn vào bầu trời xanh đậm màu

ngọc bích và chỉ để tâm thức tôi tự do như nó là. Đấy là sự khởi đầu tự

nhiên, không tạo tác của sự khai triển thiền định nơi tôi.

Đôi khi những con chim ríu rít, và vài tư tưởng bắt đầu đến trong tâm, đại

loại: Tôi làm gì ở đây, nghe những con chim chăng? Tại sao tôi ở đây? Bà

tôi bảo với tôi rằng chỉ sự việc độc nhất đáng làm là thực hành và chứng

nghiệm Pháp thánh, tuy nhiên dù tôi đã vào tu viện, hình như bây giờ tôi chỉ

là một người chăn cừu. Làm sao tôi có thể theo những giáo lý và gặp một vị

Page 11: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

11

thầy đích thực, hơn là chỉ làm một người chăn cừu mặc đồ thừa rách rưới,

phí phạm thời gian trong những cánh đồng?

Thu hết can đảm, tôi nói với mẹ tôi muốn học với một lama thật sự, có được

những giáo lý tâm linh đích thực, và tìm ra Pháp thiêng liêng thật sự là gì.

Rồi tôi bỏ tu viện và đến một thung lũng khác, nơi ấy có một đại lama cao

cấp là Lama Rigdzin Jampel Dorje. Vị lama này quả thật là một đại sư giác

ngộ, một đại thành tựu giả đã chứng ngộ sự hợp nhất của hai dòng giáo lý

Đại Ấn (Mahamudra) và Đại viên mãn (Dzogchen).

Khi tôi khoảng mười hai tuổi, tôi bắt đầu và hoàn thành năm trăm thực hành

sơ bộ hay ngondro, dưới sự hướng dẫn cá nhân của vị đại lama này. Rồi tôi

cầu thỉnh và nhận lãnh từ Jampel Dorje những giáo lý chi tiết về sự không

tách lìa của thực hành thiền shamatha (chỉ) và thiền vipashyana (quán). Tôi

áp dụng những giáo huấn Kim Cương thừa về thiền định này trong kiểu mẫu

Đại Ấn, theo Dòng Thực Hành. Sự thực hành này gồm bốn yoga nổi tiếng

của Đại Ấn – nhất tâm, đơn giản, một vị và siêu vượt khỏi thiền định –

chúng được soi sáng hơn trong ba thể thức không-thiền-định, không-tạo-tác

(vượt khỏi hành động và không hành động), và không-phóng-dật.

Tôi bắt đầu dần dần nhận ra rằng có lẽ thật khó khăn để thực sự tiến bộ trong

thực hành tâm linh mà không có một nền tảng hiểu biết vững chắc những

giáo lý tổng quát của kinh và tantra, và đặc biệt là Bồ đề tâm quý báu. Có nói

rằng, “Thiền định mà không học thì giống như leo một ngọn núi mà không

có đôi mắt; học mà không thiền định thì giống như cố gắng leo một ngọn núi

mà không có tay và chân.” Rigdzin Jampel Dorje chấp nhận. Thế nên tôi bắt

đầu học với một vị khenpo quan trọng ở tu viện, một giáo sư tu viện trưởng

uyên bác và thành tựu tâm linh. Tôi phải học và tụng đọc thuộc lòng vô số

lời cầu nguyện, sadhana, kinh văn và bình giải trước chúng hội – một công

việc khổng lồ.

Page 12: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

12

Tôi nghiên cứu ba lời nguyện của ba thừa, gồm những lời nguyện

pratimoksha hay những lời nguyện giải thoát cá nhân từ Luật, những cam kết

bồ tát và những samaya Mật thừa. Tôi nghiên cứu Bồ tát hạnh của đạo sư

Đại thừa Ấn Độ Shantideva, những giáo lý Bồ đề tâm về tu hành tâm thức

(sự chuyển hóa thái độ), của Atisha và rất nhiều giáo lý tương đối và tổng

quát của Phật pháp, theo những kinh điển và bình giải của truyền thống Phật

giáo. Tôi nhớ Mười Ba Đại Bản Văn. Về sau tôi nghiên cứu sâu về triết học

Trung Đạo của Nargarjuna, biện chứng Trung Quán, ngữ nguyên học, luận

lý, văn học Bát Nhã ba la mật, Năm Trang Hoàng của Asanga, A tỳ đạt ma

câu xá của Vasubandhu và v.v… Cuối cùng tôi nghiên cứu toàn bộ Ba Tạng,

gồm trong toàn bộ Tây Tạng gọi là Kangyur trong một trăm lẻ tám bộ lớn,

cũng như những luận giải chi tiết của các pháp sư Ấn và Tạng trong một

toàn bộ còn lớn hơn là Tangyur. Theo cách này, phối hợp với thực hành, tôi

thông thạo ba thừa, gồm kinh và tantra – tất cả những giáo lý của đức Phật.

Được phấn khích mạnh mẽ, tôi theo đuổi sự tu hành học giả này một cách

cần cù. Dưới đạo sư phi thường Rigdzin Jampel Dorje và khenpo của tôi, tôi

trải qua mười hai năm acharya hay tu học khenpo theo đúng truyền thống

phối hợp với thiền định và hành thiền của Dòng Thực Hành Rimé không bộ

phái, cho đến năm hai mươi bốn tuổi. Tôi nghiên cứu mọi giáo lý cần thiết

để trở thành một khenpo, một tu viện trưởng và một giáo sư và đảm nhận

mọi thực hành Đại thừa và Kim Cương thừa và những nhập thất trong đơn

độc để thực hiện chúng. Tôi còn nhớ tôi là một chú bé nhỏ con và đơn độc,

trong một vùng tôi không quen biết một ai, và người ta thường giễu cợt tôi

như thế nào. Tôi cũng nhớ một cách biết ơn lòng tốt khó tin và sự rộng lượng

hào phóng của vị thầy vô ngã của tôi khi tôi theo đuổi tất cả những học hành

và tu tập này trải hơn mười hai năm.

Page 13: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

13

NHẬN NHỮNG GIÁO HUẤN CỐT LÕI

Khi tôi mười tám, tôi nhận lãnh những giáo lý sâu xa và độc nhất, bí mật về

bản tánh chính yếu của tâm, những giáo huấn cốt lõi của Longchen

Nyingthig, tinh túy tâm yếu của những giáo lý Đại viên mãn. Tôi đã nhận

những giáo lý biệt truyền quý báu này về cái thấy, thiền định và hành động

của Đại viên mãn từ tái sanh (tulku) của guru của bà nội tôi – những giáo lý

làm rõ nghĩa tối hậu của Phật Pháp và của Rigpa, tâm Phật bẩm sanh, theo sự

sắp xếp nền tảng, con đường và quả, một bộ ba được xem là một và không

thể phân chia. Tôi sớm đạt được niềm tin không lay chuyển bên trong và sự

xác tín về Đại viên mãn tự nhiên này, những giáo lý bất nhị của Đại viên

mãn về tánh thanh tịnh bổn nhiên và sự hiện tiền tự nhiên hiện thân trong

những thực hành Trekchod – Đốn Ngộ, và Thogal – Siêu Xuất.

Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima, người nối pháp của Patrul Rinpoche, đã

chết những năm trước đó. Tái sanh tulku của ngài đã sanh lại, lên ngôi và

được các đệ tử của vị đời trước gồm cả Khenpo Ngakga dạy dỗ. Chính vị

tulku này, pháp danh là Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima, đã đưa tôi vào bản

tánh của tâm thức khi trao truyền những giáo lý này. Ngài là guru gốc của

tôi. Tôi nhận pháp danh từ ngài và từ tu viện Nyoshul nơi chúng tôi sống với

nhau, trong một quận ngoại ô vùng đại tu viện Kathok của Nyingma. Từ

những lama này tôi thừa hưởng tất cả những giáo lý của Longchenpa và

Jigme Lingpa. Tôi nhớ toàn bộ Bảy Kho Tàng của Longchenpa, cũng như

hai bộ ba nổi tiếng của Longchenpa là Bộ Ba của Giải Thoát Tự Nhiên và Bộ

Ba của Tự Do Bổn Nhiên của Tâm và Yonten Dzod, Kho Tàng của Những

Phẩm Tính Giác Ngộ của Jigme Lingpa, giải nghĩa tất cả chín thừa theo

truyền thống Nyingma của Phật pháp. Tôi hoàn toàn hạnh phúc.

Tulku Shedrup Tenpai Nyima trao truyền cho tôi Nyengyud Men Ngag

Chenmo, những giáo huấn cốt lõi nói nhỏ bên tai của Đại viên mãn. Tulku

Shedrup Tenpai Nyima là đệ tử chính của Khenpo Ngakga vĩ đại: Ngakgi

Wangpo, một đạo sư Đại viên mãn trí huệ-điên cuồng còn nổi tiếng đến ngày

nay – một đạo sư Thogal thấu suốt và là một hiện thân của tổ Đại viên mãn

Page 14: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

14

Ấn Độ Vimalamitra. Khi tôi còn rất nhỏ, tôi đã gặp Khenpo Ngakga và nhận

vài trao truyền từ ngài. Tôi còn quá nhỏ để học hỏi thực sự sâu xa với ngài

Khenpo Ngakga, thế nên tôi dần dần nhận riêng những giáo lý của ngài

Khenpo Ngakga từ Nyoshul Lungtok Shedrup Tenpai Nyima.

Khenpo Ngakga có một phương cách uy nghi và sự lôi cuốn phi thường, một

sự hiện diện khó tin nổi. Chỉ đi vào phòng ngài là những tư tưởng và ý niệm

chấp ngã của người ta dừng lặng, mở ra cảnh giới trống trải vô ngã của

Rigpa một cách không cố gắng. Dù tôi chỉ là một đứa trẻ, tôi cũng còn nhớ

lại đầy biết ơn thời kỳ đó, “Sự hiện diện đích thực của một đạo sư Phật giáo

chân thật thực sự là thế ấy. Ai cũng hoàn toàn kinh ngạc và cảm ứng bởi sự

rực rỡ tự nhiên và sự tinh thông tâm linh như vậy. Phước đức làm sao khi

gặp một vị Phật sống ngay nơi thế gian này!”

Ngài Khenpo Ngakga nổi tiếng nhiều vì nhiều lý do. Một lần ngài ngồi ba

năm trên đệm thiền, không đi đâu cả. Khi vị đại lama này làm một cuộc nhập

thất ba năm, ngài ở trong trạng thái trong vắt của Rigpa gọi là zangtal suốt cả

thời kỳ; không ai có thể thấy một cái bóng in xuống từ thân ngài trong suốt

ba năm. Điều này tuyệt đối chân thật.

Khi Khenpo Ngakga đang trong thiền định, vào những ngày tốt lành như

ngày mồng mười mỗi tháng – ngày mỗi tháng của Guru Rinpoche, và ngày

mười lăm – ngày trăng tròn, tám dấu hiệu xuất hiện trên thân ngài Ngakga,

bởi vì thân ngài là hóa thân, sắc thân thực sự, sự biểu lộ trên trái đất của một

vị Phật. Khenpo Ngakga có những phẩm tính không thể nghĩ bàn như vậy

đến mức mà phẩm tính nào nghe ra cũng khó tin, nhưng có nhiều lama là đệ

tử của ngài đã thành tựu giác ngộ hết lời ca tụng ngài. Jatral Rinpoche và

Bairo Tulku Rinpoche ở Nepal là những đệ tử vĩ đại còn sống hiện giờ của

Khenpo Ngakga.

Truyền thống Đại viên mãn nói rằng mỗi một trăm năm một đại sư giác ngộ

của Đại viên mãn xuất sanh từ trái tim của Vimalamitra để làm việc cho ý

định của Phật trong thế giới này. Trong thế kỷ mười chín, đó là Jamyang

Khyentse Wangpo, và trong thế hệ vừa rồi đó là Khenpo Ngakga.

Page 15: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

15

Khenpo Ngakga có hàng ngàn đệ tử chứng ngộ, nhưng Nyoshul Lingtok

Shedrup Tenpai Nyima, guru gốc của tôi là người kế pháp của ngài, người

nắm giữ những giáo huấn cốt lõi của Đại viên mãn đặc biệt gọi là Nyengyud

Men Ngag Chenmo, Dòng Những Giáo Huấn Cốt Lõi Truyền Tải về Tinh

Túy Tâm Yếu. Đấy là dòng và giáo lý đặc biệt của tôi, giáo lý thể nghiệm

(nyongtri) căn cứ vào những giáo huấn cốt lõi truyền tai của Nyingthig, tinh

túy tâm yếu của Longchenpa và Jigme Lingpa toàn giác, cốt tủy của Đại viên

mãn vốn sẵn đủ, Dzochen. Đây là một dòng truyền thừa chỉ nói thầm cho

một đệ tử vào một thời gian nào, không bao giờ cho đám đông. Nó được

xem là cực kỳ hiếm có và quý báu. Tôi cũng truyền nó cho rất ít lama đệ tử

thân thiết riêng tư.

Những vị nắm giữ dòng và những đạo sư của giáo lý đặc biệt này đều đã

giác ngộ, là những thành tựu giả triệt ngộ với những phẩm tính tâm linh

không thể nghĩ bàn, nhưng những lama ngày nay như tôi chỉ là một cái bóng

của những thiên thể sáng ngời tâm linh ấy. Những đạo sư thân thể ánh sáng

cầu vòng ấy không dọi bóng; ngày nay những người thân thể khuyết điểm

như Nyoshul Khenpo tự cho là trao truyền giáo lý siêu việt ấy – vô lý biết

bao! Thuốc trường sanh của những giáo huấn cốt lõi để giải thoát trong dòng

độc nhất này giống như hơi thở tươi mát của những dakini trí huệ. Tiếng

rống sư tử của Pháp đã được tuyên bày bởi những yogi như những sư tử

tuyết vĩ đại trong đất nước Tây Tạng từ hàng ngàn năm nay, nhưng ngày nay

chỉ có vài con chó như Nyoshul Khenpo đang sủa. Và không chỉ có vậy, họ

đang đi đây đi đó đến mọi nước trong thế giới, sủa, ăn thức ăn của những

người khác, làm rầm rĩ không biết hổ thẹn – đáng nực cười quá chừng!

Tôi đã ở vài năm tại tu viện Kathok, một trong sáu tu viện chính của phái

Nyingma. Trong tiếng Tây Tạng Kathok được gọi là Kathok Dorje Den,

nghĩa là Kathok Bodhgaya hay Kathok tòa kim cương của giác ngộ. Ngôi

chùa đã bảy trăm năm ở Kham này nổi tiếng như Bodhgaya thứ hai. Kể lại

rằng một trăm ngàn yogi đã đạt được thân thể cầu vồng ở đó. Một câu

chuyện khác nhắc đến màu trời vàng thần thoại của Kathok, nơi nhiều vị tỳ

Page 16: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

16

kheo sống đến nỗi bầu trời thường trực phản chiếu màu vàng sáng của y áo

các ngài.

Ở Kathok những lama của tôi gồm mười hai đại tulku; tám khenpo thành tựu

tâm linh và uyên bác, những khenpo (khác với nhiều vị ngày nay) biết mọi

thứ và nhớ toàn bộ đại tạng Kangyur và nhiều bình giải; và năm lama giác

ngộ không phải là tulku cũng không là khenpo, nhưng đã thành tựu những

chứng đắc lớn lao qua nỗ lực tâm linh, trong khi vẫn là những hành giả tầm

thường và là những cột trụ vững chắc của tăng đoàn.

Sau khi nhận sự trao truyền giáo huấn cốt lõi từ Tulku Shedrup Tenpai

Nyima, tôi làm một năm ẩn tu trong hang, thực hành tummo, yoga nội nhiệt

bí mật, và tập trung vào những giáo lý cốt lõi truyền tai này. Tôi còn tiếp tục

theo đuổi việc học cho đến giữa những năm hai mươi. Tôi thực hành tummo

trong nơi hoang dã đầy tuyết cho đến khi tuyết chảy tan quanh tôi. Trong

thời kỳ thực hành mãnh liệt khác tôi sống một thời gian như một con thú

hoang trong rừng sâu tự do thực hành rushen, những thực hành sơ khởi của

Đại viên mãn, với vài yogi khác dưới sự hướng dẫn của guru. Tôi còn nhớ

việc sống tự do và buông xả như thế nào, vượt khỏi mọi câu thúc ý niệm và

quy ước xã hội – giống như những đại thành tựu giả của thời xưa! Đó là một

thời kỳ tuyệt diệu của thực hành tâm linh. Emaho!

Tôi thực hành những sadhana Bát Nhã ba la mật đa thuộc Mật thừa gọi là

Chošd hay Cắt Đứt Bản Ngã, thiền định suốt đêm trong những nghĩa địa

khủng khiếp, hiến thân cho những hồn ma đói khát và những chủ nợ về

nghiệp. Những thời kỳ khác tôi dùng để thiền định một mình trên những

đỉnh núi đầy gió và trong những hang động đã được những đại sư ngày xưa

làm phép để dùng, hay hành hương đến những cảnh trí thiêng liêng và những

thung lũng giống như Shangri-la (Shambala) nơi các vị tổ nam và nữ của

Phật giáo Kim Cương thừa đã thiền định, ở đó tôi làm những lễ cúng và

những hoạt động công đức. Tôi hoàn thành sự tu tập Sáu Yoga của Naropa

và Đại Ấn theo hệ thống Kagyu, cũng như Lamdray của phái Sakya – Con

Đường và Quả, và Korday Yermay – sự Không Tách Lìa của Sanh tử và Niết

Page 17: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

17

bàn, và tantra anuttara yoga Kalachakra. Lama của tôi biết rằng tôi đã hoàn

thành những thực hành khác nhau này, gặp gỡ những hóa thần bổn tôn; và

nhận những ban phước, trao truyền và quán đảnh trực tiếp từ các vị ấy, giống

như những đạo sư gốc của dòng phái trong thời trước.

Rồi tôi du hành, nhận những giáo lý và những trao truyền từ mười hai vị đạo

sư giác ngộ khác từ mọi truyền thống và dòng phái khác nhau có ở Tây

Tạng. Những vị đạo sư này tôi xem là những lama gốc của tôi. Lúc đó tôi

biết tôi tìm kiếm cái gì và tìm ra nó ở đâu. Tôi thực hành và hoàn thành

những giáo lý này, như thế trở thành một lama Rimé không bộ phái, kẻ thừa

kế mọi giáo lý thiêng liêng của Tám Cỗ Xe Lớn của Phật giáo Tây Tạng,

chúng hiện giờ được xếp vào bốn phái chính: Nyingma, Kagyu, Sakya và

Gelug.

ĐI KHỎI TÂY TẠNG

Những người đồng tu và tôi phải đi khỏi Tây Tạng vào năm 1959. Sự thực

hành tôn giáo vào những năm sáu mươi, bảy mươi được xem là chống phá

chính trị. Tôi mất tiếp xúc với những người ở lại, kể cả những dấu vết của

gia đình tôi. Tôi chỉ tái hợp với những anh chị em còn sống vào một chuyến

viếng thăm miền đông Tây Tạng vào năm 1992.

Ở Ấn Độ, tôi đã thỉnh cầu và nhận được những giáo lý và trao truyền đầy đủ

từ những vị đại đạo sư, gồm vị nhiếp chính của Padmasambhava tái sanh là

đức Dudjom Rinpoche; Dilgo Khyentse Rinpoche – hiện thân của Văn Thù

và vị Phật sống, đức Gyalwa Karmapa thứ mười sáu. Về sau, những vị lama

này, cũng như những vị khác Tai Situ Rinpoche, Pema Norbu Rinpoche,

Sakya Trichen, và Dzigchen Rinpoche yêu cầu tôi làm Khenpo hay giáo sư

tại các tu viện của ngài, để giáo dục tăng chúng và huấn luyện để thành

khenpo trong các trường.

Tôi vẫn cầu nguyện thường xuyên đến hai mươi lăm đạo sư gốc này, các vị

đã cho tôi mọi sự tôi biết và tôi có. Cho dù người ta biết hàng trăm ngàn

người tuyệt hảo – hay hàng trăm ngàn người xấu – thì tsawai lama hay guru

Page 18: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

18

gốc của mình vẫn là người quan trọng nhất trong cuộc đời. Thật ra, cái thực

sự làm tôi kinh ngạc nhất không phải là các vị thầy của tôi, mà là giáo lý của

Đại viên mãn tự nhiên, Dzogchen: đó thật là sự lạ lùng kỳ diệu, thần tình và

không thể quan niệm nhất trong kinh nghiệm của tôi, và là cái tôi biết ơn

nhất. Tôi không thể diễn bày nổi sự biết ơn đối với các vị thầy, các vị đã ban

cho tôi những giáo lý. Tôi cố gắng làm tất cả những gì tôi có thể để đền đáp

lòng tốt của các ngài bằng cách truyền nó cho những người khác, bất cứ nơi

nào tôi đã ở. Vì tôi thực sự tin rằng chính cái này, và chỉ cái này là lợi lạc

sâu thẳm nhất.

Tôi đã sống ở Ấn Độ một mình hai mươi lăm năm, không gom chứa vật gì,

chỉ là một người già đơn độc, đôi khi đi dạo quanh với y áo kiểu lama Tây

Tạng màu đỏ, đôi khi trong màu vàng cam hay màu vàng khất sĩ hay chỉ là

những mảnh vải quấn. Đôi khi tôi thuyết pháp trong những tu viện. Tôi cũng

có khi ở với những nhà khất sĩ ở Rishikesh và Haridwar, dọc sông Hằng,

trong các tự viện, lều, mái che, dưới những tàng cây, bất cứ chỗ nào khi đêm

xuống. Biết bao kinh nghiệm khác nhau như mộng! Đôi khi tôi được tán

dương và hoàn toàn thoải mái tiện nghi, thường hơn tôi bị bỏ quên và nghèo

đói. Tuy nhiên sự giàu có vô cùng của chân lý và bình an bên trong chính là

Pháp, nó luôn luôn nâng đỡ tôi sống hạnh phúc. Đôi khi tôi làm lễ quán đảnh

cho những hội chúng lớn, gồm mười hai vị tulku và lama, nơi đó các vị để

một cái bình vàng của lễ nhập môn vào tay tôi và tôi đặt nó lên đầu của hàng

ngàn vị sư. Những khi khác tôi hoàn toàn nghèo khó, sống bằng tay nuôi

miệng trên những con đường của Calcutta, lang thang lòng vòng ngửa tay

xin đồng xu. Quá nhiều thăng trầm không ngờ nổi, ai có thể diễn tả cho hết?

Đời sống là như vậy, đầy những quanh co khúc khuỷu không mong đợi –

như huyễn, vô thường, không chủ định, và không vững bền. Và cuối cùng,

tất cả chúng ta đều chết. Thật là một quang cảnh!

Quá nhiều những trải nghiệm, ký ức, và suy tưởng khác nhau – một số tốt và

một số xấu – như nhiều loại giấc mộng khác nhau. Một đêm năm 1959 tôi

cùng với bảy mươi người thoát khỏi Tây Tạng, và một vài ngàn binh lính

ngoại quốc ở trên những ngọn núi chung quanh, tìm kiếm những người trốn

Page 19: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

19

thoát trong đêm tối. Quân lính thình lình khai hỏa, và đạn súng máy và đạn

sáng khắp nơi. Bảy mươi người trong đoàn, chỉ tìm thấy lại năm người còn

sống qua ngày sau. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra cho số còn lại. Nhóm

năm người chúng tôi tiếp tục đi bộ qua Hy Mã Lạp Sơn, Bhutan, Darjeeling,

và Kalimpong – nơi nào có thức ăn, chỗ ở, và an toàn có thể tìm thấy.

Rồi tôi sống nơi vùng thấp nhiều năm như một người tỵ nạn, lưu đày khỏi xứ

Tuyết, chen chúc với những người khác trong những trại tỵ nạn đông đặc,

những chuyến xe lửa ẩm thấp, xin thức ăn trong những đường xá nóng bức

và bụi bặm Ấn Độ. Vài năm sau tôi không ngờ lại thấy mình vượt qua đại

dương trong những chiếc phản lực khổng lồ, lên xuống dọc chiều dài của

những ngôi nhà chọc trời như cây kim vĩ đại trong những thang máy điều

hòa không khí ở những đô thị lớn của thế giới hiện đại, ngủ trong những

khách sạn lớn trên nệm dày của những căn phòng hiện đại, ăn trong những

nhà hàng và những hàng hiên ngập nắng, được phục vụ như một ông vua.

Trong những năm đầu thập niên bảy mươi, tôi bị một cơn bệnh suýt chết.

Một số người nghĩ rằng tôi bị trúng độc trong một hiệu ăn ở Kalimpong. Hệ

thống thần kinh của tôi bị tê liệt; tôi hoàn toàn là một phế nhân trong vài

năm. Trước đó, tôi đã ban những giáo lý rộng và sâu và những quán đảnh

cho nhiều người, gồm những nhà sư, lama, tulku và cư sĩ khắp vùng Hy Mã

Lạp Sơn. Sau đó tôi không thể thấy rõ, đi khập khiểng, tay run, và tôi chờ

chết. Trong thời gian khó khăn ấy, tôi được chăm sóc trong tu viện của

Kangyur Rinpoche ở Darjeeling. Kangyur Rinpoche và gia đình ngài đã

chăm sóc ân cần cho tôi. Tôi luôn luôn nghĩ đến họ với lòng biết ơn và kính

trọng sâu xa. Lama Sonam Tobgyal từ chùa Riwoché là thị giả tin cẩn của tôi

trong sáu năm của thời kỳ ấy, ở Ấn Độ và sau này ở Châu Âu.

Thời gian sau tôi được đưa đến Thụy Sĩ để chữa thuốc. Tôi ở hai năm với

những người Tây Tạng theo tôi trong cộng đồng Tây Tạng ở đấy, rồi bảy đến

tám năm ngơi nghỉ trong trung tâm Nyingma ở thung lũng Dordogne miền

tây nam nước Pháp, chỉ thỉnh thoảng mới dạy. Trong bốn năm tôi ở và dạy

trong trung tâm ẩn cư ba năm Chantelouse ở đó cho đến năm 1984.

Page 20: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

20

Vì lúc ấy sức khỏe tôi được cải thiện và tôi hoạt động hơn, đi dạy khắp thế

giới, cả Đông lẫn Tây, được những trung tâm của nhiều dòng phái khác nhau

mời đến. Tôi có hai cuộc viếng thăm Tây Tạng: một lần với đức Khyentse

Rinpoche và một đoàn tùy tùng năm 1990, và rồi với Penor Rinpoche năm

1992, khi tôi gặp những thành viên gia đình còn ở đây. Tôi hiện giờ đang

làm việc để trùng tu ba tu viện của tôi và xây dựng vài bệnh viện ở Kham.

Tôi hiện ở Thimpu, thủ đô của Bhutan, xứ sở Phật giáo độc lập cuối cùng

còn lại trong dãy Hy Mã Lạp Sơn.

NHƢ MỘT GIẤC MỘNG, NHƢ MỘT ẢO ẢNH

Có phải cuộc đời giống như một cuốn phim hay một giấc mộng, như một

chuỗi giấc mộng ở trong ảo ảnh như mộng bao la? Làm thế nào để nhớ hết

những màn khác nhau tất yếu lộ ra từ thời gian từ lúc tôi là một đứa bé tinh

quái nhỏ con thất học cho đến bây giờ, khi tôi đã là một người lang thang đã

già và lắm mồm với tóc bạc, kiếng lão và nếp nhăn? Thật là một điều lạ

lùng! Già và còng. Một cảnh tượng! Một du khách Tây Tạng đã già, mờ mắt

nhìn ngó chung quanh ở những miền đất ngoại quốc! Emaho! Lạ lùng! Kỳ

diệu!

Làm sao để giải thích những thất thường vô cùng của trải nghiệm, trừ phi

xem tất cả là những công việc của luật nhân quả nghiệp báo không sai chạy?

Và ai tạo ra nghiệp này, ngoài chính chúng ta? Khi chúng ta nhận thức rằng

chúng ta tạo ra nghiệp của chính mình, và do đó chịu trách nhiệm về sự trải

nghiệm riêng của chúng ta, tốt lẫn xấu, ưng ý và không ưng, có phải cái nhìn

soi suốt này giải phóng chúng ta khỏi bực tức và thất vọng, thấm nhuần một

ý nghĩa của tự do và trách nhiệm, cũng như lòng từ bi đối với những ai khổ

đau vì thiếu vắng một tỉnh giác như thế?

Page 21: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

21

Hẳn là chẳng có ý nghĩa gì với tôi khi nói về cuộc đời này, nhưng nó nhắc lại

cho tôi tất cả giáo pháp thiêng liêng mà tôi đã thọ hưởng – một nguyên nhân

đích thực cho sự hưởng thụ trong những màn ồn náo rộn ràng này. Pháp đến

trong nhiều hình thức, nhưng tất cả đều có một vị đơn nhất của bình an vĩ

đại.

Thật ra tôi chỉ là một con người tầm thường; sự quan tâm duy nhất của tôi là

phụng sự, giúp đỡ những người khác và phụ vào việc duy trì truyền bá Pháp.

Tuyệt đối tôi không có công việc đặc biệt nào để làm, nhưng tôi cảm thấy

bởi vì Phật giáo đã giúp tôi quá nhiều trong cuộc đời này, nên tôi rất sung

sướng khi giúp đỡ bằng cách đưa chính kinh nghiệm của tôi cho bất kỳ ai

thích thú với Pháp. Tôi hy vọng trong tương lai, Pháp cao cả, những giáo lý

giải thoát, sẽ nở rộ và làm lợi lạc cho mọi người dù họ là ai ở bất kỳ nơi đâu.

Tôi không phải là một dịch giả, nên tôi không thể nói với người Tây phương

trong ngôn ngữ của họ; tôi chỉ cố gắng trình bày Pháp trong mọi cách tốt

nhất mà tôi có thể làm.

Tôi vui sướng khi thấy nhiều người Tây phương cũng cảm xúc khi thấy Pháp

là lợi lạc, quan trọng và thật sự có ích như thế nào. Đó là cái duy nhất mà tôi

thực sự biết trong cuộc đời: những công đức tuyệt vời của Phật pháp. Bởi thế

tôi cũng hoan hỷ thấy rằng người khác cũng cảm nhận như thế, và tôi biết

rằng nếu họ áp dụng nó trong thực hành cụ thể, với sự soi chiếu vào trong,

họ sẽ có thể rút ra lợi lạc từ những giáo lý sâu xa và ý nghĩa này. Không vĩ

đại sao khi thấu hiểu cái Tự Biết độc nhất, trị bá bệnh này nó giải thoát và

giải phóng mỗi một và tất cả, thay vì cứ tiếp tục trong sự theo đuổi không

cùng vô tận những hình thức của cái biết, mà không có cái nào trong ấy có

lợi lạc tối hậu cho mình và cho người?

Ngay trên những ga xe điện ngầm ở Paris và London tôi đã thấy những

người – họ không phải là Phật tử – mà những khả năng tâm linh đã sắc bén

để có thể làm cho họ trực tiếp nắm lấy nội dung chân thật của Pháp bất nhị,

nếu họ chỉ cần được giới thiệu với nó bởi một vị thầy đủ phẩm chất. Khi giây

phút của Đại viên mãn xảy tới, à, nó đấy! Đó không phải là vấn đề văn hóa

Page 22: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

22

hay nghiên cứu; mà là hấp lực tâm linh và sự chín thành nghiệp quả của mỗi

người.

Những ngày hôm nay tôi phấn khởi được gặp các người thực hành Pháp của

Tây phương, họ thành thực tìm kiếm hiểu biết kinh nghiệm đích thực và

không bằng lòng với chỉ những nhạt nhẽo vô vị và sự kiện tôn giáo bên

ngoài. Đấy là những người mong muốn và thiết tha phóng mình sâu vào

trong chính họ, để học và hành những giáo lý, thậm chí làm những việc hy

sinh, để nỗ lực trong sự trau dồi tỉnh giác tâm linh. Chẳng phải là Pháp ở

khắp mọi nơi sao? Chẳng phải là không có nơi nào khác để tìm kiếm và thấy

ra nó, chỉ trừ trong chính mình, trong tâm và lòng của chính mình sao?

Như terma sadhana tối thượng Longchen Nyingthig Guru Yoga, Tigle

Gyachen của Jigme Lingpa bắt đầu với:

Không chư Phật không chúng sanh, vượt khỏi có và không có,

Bản thân tánh giác bổn nhiên là guru tuyệt đối, chân lý tuyệt đối.

Bằng cách an trụ tự nhiên, vượt ngoài bám trước, trong Bồ đề tâm vốn sẵn

tự do và bẩm sinh toàn thiện này,

Tôi quy y và làm lộ bày Bồ đề tâm tuyệt đối.

Một Vidhyadhadra hay đạo sư Rigpa như Rigdzin Jigme Lingpa đã thực sự

chứng ngộ Phật tánh qua con đường Đại viên mãn. Bấy giờ, dù chưa từng

học nhiều, bởi vì luân xa trí huệ của ngài nở bừng trọn vẹn, ngài có thể tự

phát viết ra những bình giải vô giá, hát những bài ca giác ngộ doha rạng

ngời, phát giác những terma quý giá của Longchen Nyingthig bằng sự phát

hiện huyền bí, và chỉ dạy rộng rãi, soi sáng con đường chúng ta đi cho tới tận

ngày nay, ba thế kỷ sau đó.

Cá nhân tôi không đạt đến Phật tánh và tôi không biết tôi sẽ ở đâu trong

tương lai, trong đời này cũng như trong đời tới. Nhưng đấy thực sự không

phải là vấn đề, hoàn toàn không! Dù gì cái xảy ra, cứ xảy ra. Tuyệt đối

không có cái gì để phải quan tâm. Tôi chỉ cảm thấy biết ơn những vị thầy

Page 23: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

23

của tôi, biết ơn giáo lý và biết ơn đức Phật, và tôi mong muốn rằng tất cả đều

có thể tham dự vào nguồn ban phước này, những công đức này, nó thực sự

thuộc về tất cả không trừ một ai. Bởi thế tôi liên tục cầu nguyện rằng tất cả

chúng sanh có thể tạo nên sự tiếp xúc, kết hợp tốt lành này, qua bất kỳ

phương tiện gì lợi lạc và thích hợp.

Nguyện tất cả chúng sanh thức tỉnh trong ánh sáng của Đại viên mãn vốn sẵn

và thực hiện tự do, an bình và mãn nguyện toàn hảo!

Sarva mangalam! Nguyện mọi sự đều tốt lành toàn thiện, và nguyện hòa

bình có trong thế giới này và phổ khắp toàn thể vũ trụ!

Page 24: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

24

GIÁO LÝ

2. Phật Pháp Căn Bản

Một thuyết giảng ở Vƣơng quốc Bhutan

Lama Matthieu Ricard dịch

Hiện giờ nhiều người nhận được một nền giáo dục hiện đại, làm sắc bén trí

thông minh của họ, và thu hoạch một số kiến thức. Họ mở tâm trí ra với hiện

trường bao la của kiến thức khoa học và những phương pháp rèn luyện khác.

Đồng thời, nhiều người trong họ, sau khi hoàn tất học tập, đã hỏi, “Pháp là

gì?”

Dù họ sống trong một đất nước Phật giáo, nhiều thanh niên nam nữ ở đây

không có dịp may tìm ra Phật pháp nói về cái gì và dùng nó để có lợi ích gì.

Đối với nhiều người, Pháp là nhận những quán đảnh nhập môn và ban phước

từ những lama, cúng dường đèn sáp, đi nhiễu tháp và chùa, mặc y và những

hoạt động bên ngoài tương tự. Làm điều này thực ra là công đức và chỉ ra sự

quan tâm chung của dân chúng với tôn giáo, nhưng đấy chỉ là những cành

nhánh của Pháp; chúng không phải là điểm chánh. Có một cái bình nghi lễ

được đặt trên đầu quả thật là một ban phước, nhưng đó không phải là cái

chúng ta gọi là thánh Pháp.

Bấy giờ, cái gì là nhu cầu hướng đến Pháp? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên

chúng ta phải nhìn chung quanh và suy nghĩ về tình trạng của chúng ta trong

thế giới này. Nếu chúng ta làm như vậy mà không che mù mình với sự thật,

chúng ta tìm thấy một điểm chính yếu, chung cho tất cả chúng sanh: khổ đau

và không toại nguyện.

Mọi người đều khổ đau trong cách này hoặc cách khác. Một người lãnh đạo

có những vấn đề của người lãnh đạo, một công nhân có những vấn đề của

công nhân. Khi các bạn thấy một người lãnh đạo đi qua đường phố, các bạn

có thể nghĩ, “Ông ta đã đạt đến hàng cao cấp, ông ta có một ngôi nhà tiện

Page 25: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

25

nghi, một chiếc xe đẹp, và v.v… Ông ta phải là một người hạnh phúc.”

Nhưng hoàn toàn không phải như thế. Người lãnh đạo ấy khổ đau. Ông ta lo

âu mất địa vị, hay ông ta có quá nhiều việc, hay ông ta khổ sở bởi ham muốn

trở thành một nhà lãnh đạo của thế giới, hay gia đình ông ta không hạnh

phúc… Người công nhân phải chạy đây chạy đó, có công việc chán ngắt, và

được trả ít tiền. Ngay cả tổng thống của một siêu cường quốc cũng lo âu vì

sợ không được tán thành, vì không thành công khi đặt ảnh hưởng của mình

lên thế giới… dầu ông ta có thể làm thế, ông ta cũng bị khổ sở vì cần thiết

phải giữ mọi việc trong vòng kiểm soát.

Có một giải pháp tối hậu cho những vấn đề này không? Trong thế giới bình

thường không có. Các bạn có thể nghĩ rằng nếu các bạn cho một người ăn

xin 1 triệu đô la thì điều đó sẽ làm cho người ấy hạnh phúc. Nhưng hoàn

toàn không! Nếu người ấy có 1 triệu đô la, anh ta ước lượng đã đủ cho ăn

mặc, nhưng rồi anh ta còn muốn 2 triệu! Không có ai thỏa mãn lâu dài với sự

giàu có và quyền lực thế gian. Điều này bởi vì người bình thường bị mê lầm;

họ không biết cái gì là giàu có đích thực, quyền lực chân thật, sự mãn

nguyện lâu dài thật sự. Như Nagarjuna (Long Thọ) nói, “Bằng lòng là sự

giàu có thật sự.”

Một người giàu có thể không bao giờ hoàn toàn hạnh phúc. Trước hết người

ấy bị ám ảnh có được giàu có, rồi bị ám ảnh bảo vệ và tăng thêm nó. Hơn

nữa, có bao nhiêu người hiện nằm liệt giường trong các bệnh viện, chết vì

đói hay chiến tranh? Có biết bao nhiêu gia đình tan tác vì xích mích, và rốt

cuộc là cái chết? Điều ấy không xảy ra bây giờ cho các bạn, nhưng ai biết

đâu?

Dù cho thế giới hiện đại đã phát triển khoa học và kỹ thuật đến một mức độ

không thể tưởng tượng nổi, tuy nhiên không có máy móc nào, phương pháp

đặc biệt nào, viên thuốc đặc biệt nào có thể cất đi khổ đau và phát sinh hạnh

phúc lâu dài. Vậy mà trừ tuyệt khổ đau, không chỉ những triệu chứng của

khổ đau mà là nguyên nhân sâu xa nhất của nó mới là mục tiêu của thánh

Pháp.

Page 26: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

26

Những giáo lý thực hiện một mục đích cao cả như thế bằng cách nào? Lý do

thật sự khiến người ta khổ đau không tìm thấy ở bên ngoài, mà chính trong

bên trong họ. Chúng ta khổ đau vì tham bám, ham muốn, giận dữ, ác cảm,

kiêu mạn, ghen tỵ và mê lầm, mọi loại thuốc độc thuộc về tâm thức Bởi thế,

chánh pháp được làm trên tấm lòng và tâm thức.

Tâm thức thì rất quyền năng: nó có thể tạo ra cả khổ đau và hạnh phúc, thiên

đường và địa ngục. Nếu với sự trợ giúp của những giáo lý và thực hành tâm

linh, các bạn hàng phục chính những độc dược bên trong, những thức tình

xung đột của các bạn và vượt khỏi vô minh hạn hẹp, bấy giờ không bao giờ

có cái gì có thể làm hại hạnh phúc của các bạn. Nhưng chừng nào những độc

này còn cắm neo trong tâm thức các bạn, thì không ở đâu trong thế giới này

có thể tìm ra cái ước muốn vĩ đại nhất là hạnh phúc. Cho dù bạn đi bất cứ

nơi đâu, những phóng chiếu và điên đảo của chính các bạn vẫn theo đến đó.

Làm việc trên tâm thức là một chủ đề rất rộng lớn; thật vậy, nó là chủ đề của

toàn bộ Phật pháp. Trong bản chất, lý do chính khiến tâm thức phát sinh

những thức tình mê lầm và những xúc động mãnh liệt của nó là sự bám chấp

mạnh mẽ vào Tôi và của tôi. Bởi vì sự bám chấp này, chúng ta khổ đau khi

chúng ta không đạt được điều “cái tôi” muốn, và chúng ta khổ đau khi phải

trải nghiệm điều “cái tôi” không muốn.

Chính qua việc thiền định trở đi trở lại về bản tánh như huyễn và không có

tự tánh của tâm thức, của bản ngã, của tự ngã mà chúng ta dần dần có thể

làm tan biến sự chấp ngã. Trong mọi phương pháp để đạt tới kết quả cái sâu

xa nhất là thiền định về Bồ đề tâm này là tình thương và lòng bi vô ngã. Tràn

đầy tình thương với tất cả chúng sanh và xem những người khác quan trọng

hơn chính chúng ta là cội gốc đích thực của Pháp, đó là sự kết hợp của trí

huệ và đại bi.

Chúng ta cũng phải có niềm tin, sùng mộ và tin cậy. Niềm tin không có

nghĩa là tin mù quáng vào tôn giáo vì lama của chúng ta nói thế. Niềm tin là

một sự cảm kích chân thật và vui sướng về những phẩm tính vô biên của

giác ngộ, như Phật hay bậc giác ngộ nào khác, nam hay nữ. Đó là sự nhận ra

Page 27: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

27

cái khác biệt giữa một vị Phật thức tỉnh hoàn toàn, bi mẫn hoàn toàn với một

người bình thường, xao động và rối rắm. Sự khác biệt này đơn giản là tâm

của một vị Phật thì sáng tỏ và thoát khỏi mê vọng, trong khi tâm của người

bình thường thì bị che tối. Có được sự xác quyết trọn vẹn trong sự khác biệt

này, và mong mỏi sâu sắc có được trí huệ tỉnh giác của Phật, là cái chúng ta

gọi là niềm tin.

Vô cùng chư Phật đời quá khứ, hiện tại và tương lai là những đối tượng thích

hợp của lòng tin. Nếu trong thời hiện đại này, các bạn dâng hiến niềm tin của

mình cho Guru Liên Hoa Sanh, Padmasambhava, các bạn sẽ nhận những ban

phước của ngài. Ngài đã hứa rằng lòng bi của ngài cho chúng sanh của thời

đại đen tối này sẽ nhanh chóng hơn bất kỳ vị Phật nào khác. Như ngài đã

nói, “Ta luôn luôn ở bên cạnh, ngay nơi ngưỡng cửa của lòng sùng mộ của

các con.”

Đặc biệt trong đất nước Bhutan này, người ta có thể thấy nhiều bằng chứng

về những ban phước của Guru Rinpoche. Nếu Guru Rinpoche để lại những

dấu chân, dấu tay của ngài ở Paro Taksang, ở Tango, ở Bumthang Kuje, đấy

không phải vì Guru Rinpoche không tìm ra công việc nào khác để làm, hay

chỉ tự giỡn chơi với mình bằng những phép lạ. Đó đơn giản chỉ là để lại

những dấu hiệu thấy được của sự tinh thông vô biên của ngài về tâm linh để

giúp đỡ chúng sanh bằng cách khơi cho họ đức tin và sùng mộ, và làm cho

đáng tin sự thật của lời ngài nói. Nếu bất kỳ ai ở đây nam hay nữ xác nhận

được cho chính mình chân lý của thông điệp đức Phật, người nam hay người

nữ đó ngay trong khoảnh khắc này bình đẳng với Padmasambhava.

Hãy đánh giá giá trị và cơ hội của đời sống làm người này. Hãy cho đời sống

đó có ý nghĩa chân thật, vì chính các bạn và vì những người khác, bằng cách

khai mở tất cả cái gì trong chính các bạn. Hãy có niềm tin, lòng bi và sùng

mộ. Hãy tìm ra hạnh phúc ở bên trong: hãy chuyển hóa tâm thức các bạn và

thế giới bên ngoài tự chuyển hóa nó một cách tự nhiên thành phúc lạc bất

biến và không có cái chết.

Page 28: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

28

KHAI TRIỂN THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN

Để là một người nhận thích hợp những giáo lý thiêng liêng, đòi hỏi đầu tiên

này là có thái độ đúng đắn, hầu có thể nhận nó trong một đường lối phù hợp.

Chúng ta cần phải nhớ rằng điểm chính yếu của Pháp là xử sự với lòng và

tâm, bấy giờ chúng ta nên tự chuẩn bị trong một cách thức tương xứng. Để

chuẩn bị tâm thức chúng ta cần kiểm điểm thái độ của chúng ta: Tại sao

chúng ta đến đây để nhận lãnh những giáo lý? Chúng ta mong chờ gì ở

chúng? Đâu là động cơ của sự nhận lãnh những lời dạy? Khi chúng ta nhận

những lời dạy, suy nghĩ về ý nghĩa của điều chúng ta vừa mới nhận thì quan

trọng hơn bản thân những lời nói. Những lời, chữ có thể rất đẹp đẽ, uyên

bác, rất thơ, nhưng đó chỉ là mặt ngoài của giáo lý. Cái quan trọng là ý nghĩa

của chúng, thật nghĩa của chúng.

Để có thể nắm lấy ý nghĩa, trước tiên chúng ta phải xoay tâm thức mình vào

bên trong, kiểm điểm động lực của chúng ta, và trở nên mẫn cảm với những

lời dạy, bằng cách mở lòng và tâm của chúng ta. Xoay tâm thức chúng ta vào

trong thì rất quan trọng. Cho đến bấy giờ, vì vô minh, chúng ta đã lang thang

lòng vòng từ vô thủy trong sanh tử, tâm thức chúng ta thường trực phóng ra

những hiện tượng bên ngoài. Bởi thế, bước đầu tiên là xoay lại vào trong,

kiểm điểm thái độ của chúng ta, và trở nên tỉnh giác ở đây và bây giờ điều

tâm thức đang làm, những thái độ nó đang có, nói chung, tỉnh giác với những

công việc của tâm thức chính chúng ta.

Chúng ta có thể tự xem mình là Phật tử. Trong một cách nào, điều đó là tốt,

vì những giáo lý Phật giáo thì cực kỳ rộng lớn và ân phước. Tuy nhiên,

chúng ta không nên có một cái nhìn giới hạn và chật hẹp về điều đó. Nghĩ

mình là Phật tử có nghĩa là gì? Có phải nó chỉ là một cách khác cho sự ích kỷ

của chúng ta để làm cho chúng ta cảm thấy cao hơn những người khác trong

thế giới này? Có phải chúng ta thực sự là những Phật tử, những bồ tát, những

người thực hành tâm linh hay có lẽ chúng ta chỉ theo tổ tiên không có gì

ngoài sự giống nhau bên ngoài với những tín đồ thực sự của đức Phật toàn

giác? Chúng ta nên có một tâm thức rất rộng mở hơn nữa và hãy nhìn xem

Page 29: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

29

tất cả những Pháp khác nhau, những tôn giáo và hiểu biết triết học khác nhau

trong thế giới này. Ngay sự hiểu biết này cũng còn rất hạn hẹp, vì không chỉ

có thế giới này mà còn có hàng tỷ vũ trụ khác. Để cho mỗi hệ thống thế giới

ấy, từ lòng bi của Phật, có những giáo lý để giải thoát khác nhau.

Tương tự, vì số chúng sanh là vô cùng, thế nên những phương pháp để đưa

chúng sanh đến mục đích tối hậu cũng vô cùng. Tất cả những giáo lý ấy

tham dự vào việc chứng ngộ chân lý tuyệt đối, trạng thái tự nhiên của tất cả

các hiện tượng, đó là cái hiểu biết tối hậu. Nhưng bởi vì những chúng sanh

khác nhau có những khả năng, khuynh hướng và nguyện vọng khác nhau, thì

cũng có những phương tiện khác nhau để dẫn họ đến sự thấu hiểu tối hậu.

Bởi thế, chớ nên có một quan điểm chật hẹp chỉ nhìn thấy tôn giáo riêng của

các bạn, hay ngay chỉ vũ trụ của các bạn, mà hãy cố gắng rất khoáng đạt và

thấu hiểu có vô cùng chúng sanh, vô số đường lối tiếp cận khác nhau và giáo

lý khác nhau dẫn đến mục tiêu tối hậu. Chúng ta cần có một thái độ rất rộng

rãi và trống thoáng, cởi mở với mọi hình thức của chân lý, tất cả những con

đường khác nhau có thể đưa dắt chúng sanh đến sự thấu hiểu rốt ráo.

Ý nghĩa của việc có một tâm cởi mở như vậy là để thấu hiểu rằng có rất

nhiều biểu lộ khác nhau của chư Phật để gặp gỡ những nhu cầu của mỗi một

chúng sanh. Những bậc giác ngộ có thể biểu lộ trong rất nhiều hình thức

khác nhau, trong rất nhiều cảnh giới hiện hữu khác nhau, lưu xuất theo

những chiều kích pháp thân, báo thân hay hóa thân của tâm Phật. Tất cả

những cách thức để làm lợi lạc cho chúng sanh này là để giúp đỡ chúng ta

chứng ngộ bản tánh tối hậu của tâm thức.

Page 30: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

30

SỨC MẠNH CỦA MÊ LẦM

Trong mọi vũ trụ vô cùng này và trong tất cả chúng sanh, yếu tố chung là họ

đều có một tâm thức, tỉnh giác, một hình thức ý thức nào đó phân biệt họ với

vật chất vô tri. Và đối với mỗi chúng sinh, tâm thức bị rơi vào quyền lực của

mê lầm. Cách tốt nhất để giúp đỡ chúng sanh là xóa sạch mê lầm nhờ những

phương pháp thiện xảo khác nhau và những giáo lý đưa đến sự chứng ngộ

bản tánh tuyệt đối của tâm thức.

Một khi chúng ta trở nên rõ ràng tầm bao quát vô lượng của thời gian và

không gian, những con số vô cùng của những vũ trụ, chúng sanh và chư

Phật, bấy giờ cuộc đời của riêng chúng ta có vẻ ngắn ngủi như một tia chớp

trong bầu trời. Không chỉ cuộc đời chúng ta, mà vũ trụ riêng biệt này cũng

chỉ là một khoảnh khắc thoáng chốc, dù cho nó có hiện hữu hàng tỷ năm; vì

nó cũng giống như một giây ngắn ngủi so với sự vô cùng của toàn thể vũ trụ.

Viễn cảnh rộng lớn này sẽ dẫn chúng ta đến sự tỉnh giác sống động và rất

hiện tiền về tánh vô thường và thoáng chốc của cuộc đời chúng ta. Hơn nữa,

trong ánh sáng của vô cùng, chúng ta sẽ thấu hiểu những khuyết điểm và

giới hạn của cuộc đời sanh tử, bị điều kiện trói buộc này. Cởi mở mình ra với

những cái vô cùng này, chúng ta tỏ biết rõ ràng những giới hạn của chúng ta,

những thăng trầm của hiện hữu bị điều kiện hóa ngắn ngủi, tính vô thường

trong một cuộc đời và thời gian của chúng ta. Chúng ta thấy chật hẹp, ngột

ngạt và thiển cận làm sao những quan tâm quy ngã thường trực của chúng ta,

trong ánh sáng của cái trống không vô cùng và lung linh.

Nếu chúng ta nhìn vào những tia sáng của mặt trời, đôi khi chúng ta có thể

thấy một hạt bụi nhỏ. Theo cách nhìn Phật giáo về vật chất, nếu chúng ta lấy

một phần bốn mươi của hạt bụi rất nhỏ này, chúng ta đến nguyên tử hay

phân tử căn bản. Còn có nói rằng trong phần tử nhỏ ấy có vô số vũ trụ, và

trong mỗi vũ trụ này có đủ sáu cõi có những địa ngục, cõi tương đương với

người, cõi chư thiên… Cũng có ở đấy sự khổ đau.

Page 31: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

31

Nếu chúng ta nhìn gốc rễ của khổ đau này, chúng ta sẽ thấy rằng nó có từ sự

khác biệt giữa tâm mê lầm và tâm không mê lầm. Tất cả những vũ trụ này,

và tất cả những tri giác khác nhau về những cõi khác nhau trong những vũ

trụ này, khởi ra từ tâm thức mê lầm. Mục đích của Pháp là tìm ra chính xác

cái gì là tâm không mê lầm; cái là chân tánh của chúng ta. Cái này chúng ta

gọi là Phật tánh, hay Phật bên trong.

Tất cả tóm lại trong sự khác biệt giữa mê lầm và không mê lầm, giữa khổ

đau và hạnh phúc, giữa bám nắm và không bám nắm, giữa tự do và giác ngộ

tuyệt đối. Đấy là vì sao khi chúng ta bắt đầu nhận những lời dạy, chúng ta

cần kiểm điểm lại thái độ của chúng ta, kiểm tra trạng thái tâm thức hiện giờ

của chúng ta. Nó đang làm gì? Nó đang cảm thấy gì? Nó có phóng dật, hôn

trầm, phân tán hay hiện diện và cảnh giác sống động? Nó có sửa soạn để

nhận lãnh những giáo lý sâu xa? Mọi sự đều xoay quanh, hay hội tụ nơi cái

hiểu biết bên trong của tâm thức.

Theo cùng cách có vô số vũ trụ và chúng sanh, chính chúng ta cũng đi qua

vô số tái sanh, những hình thức sống, vô số thân thể, vô số đời… Chúng ta

sanh ra lập đi lập lại. Vì sao thế? Bởi vì dòng tâm thức của chúng ta hoàn

toàn bị điều kiện hóa, bị quy định và phó mặc cho những cơn gió nghiệp và

phiền não. Tất cả mọi thứ này phát sanh từ tâm thức mê lầm.

Có nói rằng sanh tử thì không bắt đầu (vô thủy), nhưng có một chấm dứt

trong niết bàn, giác ngộ; và rằng niết bàn giác ngộ thì có một bắt đầu nhưng

không có chấm dứt. Như người ta không thể xác định điểm bắt đầu cho sanh

tử, người ta cũng không thể xác định điểm bắt đầu của tâm thức. Tâm thức

mãi mãi làm công việc tự bổ nhiệm của nó là phát sanh những tư tưởng

không cùng, cái này đi sau cái trước, những chuỗi xích tư tưởng trói giam

chúng ta. Ngay chỉ trong một ngày chúng ta cũng không thể đếm được số tư

tưởng mà chúng ta có, vì chúng thì vô số. Khi chúng ta thử thiền định một

lúc, chúng ta thường ngạc nhiên bởi con số tư tưởng tấn công chúng ta, như

thể khi chúng ta ngồi thiền thì tư tưởng còn nhiều hơn trong những hoàn

cảnh bình thường. Nhưng điều này là lầm; chỉ bởi vì khi thiền định chúng ta

Page 32: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

32

lần đầu ý thức được rất nhiều tư tưởng mà bình thường chúng ta luôn luôn

có, tâm thức chúng ta ngoài sự kiểm soát biết bao nhiêu và tư tưởng bắt

chúng ta làm nô lệ như thế nào.

Chắc hẳn vì công việc của những tư tưởng này, vì những tư tưởng tiếp nối

nhau này mà chúng ta dấn thân vào những lời nói và hành động, và làm chín

nghiệp bằng cách liên tục làm như thế. Sức mạnh của nghiệp ấy kéo dài

dòng sanh tử và thường trực giữ chúng ta lòng vòng, tái sanh trở đi trở lại

trên bánh xe sanh tử. Tất cả mọi thứ này căn bản xảy ra là do sự mê lầm của

tâm thức. Đó là tại sao mục tiêu chính của những giáo pháp này là tìm ra cái

gì là bản tánh của tâm thức không mê lầm, cũng như tâm thức mê lầm làm

việc như thế nào.

Không chỉ chúng ta, mà vô số chúng sanh đang xoay vòng một cách vô vọng

trong vòng lẩn quẩn của sanh tử. Họ đang chịu đựng rất nhiều loại khổ đau,

vì cùng lý do ấy. Tất cả những khổ đau của họ đều đến từ sự mê lầm của tâm

thức. Nếu chúng ta muốn tìm một phương thức cho sự ấy, không có phương

thuốc nào khác ngoài chân lý là Pháp. Nếu nó hiện thân trong bất kỳ phương

pháp nào khác thì đó sẽ là thất bại. Đây cũng là lí do tại sao tất cả các tôn

giáo đều nhắm vào sự thấu hiểu công việc của tâm thức, giải thoát tâm thức

khỏi mê lầm của nó, ấy là điều các tôn giáo làm dù trực tiếp hay gián tiếp. Dĩ

nhiên có vài phương diện mà tôn giáo không rõ ràng nêu ra, “Đây đặc biệt

làm việc về tâm thức của bạn, làm lợi lạc cho tâm thức bạn.” Nhưng thật ra,

dầu nó nói điều ấy trực tiếp hay gián tiếp, mục tiêu của tất cả tôn giáo là giải

thoát tâm thức khỏi sự mê lầm của nó và tìm ra an lạc.

Cũng như dù mọi dòng sông trên trái đất đều đổ ra biển thì có một số đi

thẳng ra biển, trong khi số khác đi uốn khúc, rồi dọc đường hợp với những

sông khác thì cũng thế, dù có nêu ra hay không, chủ đích căn bản thật sự của

bất kỳ giáo pháp nào, Phật giáo hay không Phật giáo, đều là chuyển hóa lòng

và tâm và rốt ráo đạt đến giải thoát khỏi mê lầm, sự siêu thoát đích thực.

Không phải tất cả tôn giáo đều y như nhau, nhưng điều này là điểm thiết yếu

của Pháp giải thoát. Đôi khi người ta tìm ra những trái ngược rõ ràng trong

Page 33: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

33

những diễn tả và những biểu lộ bên ngoài của những tôn giáo khác nhau của

thế giới. Chẳng hạn trong Phật giáo chúng ta nói rằng là một tội nặng khi

giết, lấy đi mạng sống, trong khi trong vài mặt của Hồi giáo và cũng cả trong

Ấn Độ giáo thì những con dê bị hy sinh. Nhưng thực sự có nhiều tương đồng

hơn là khác biệt. Nếu chúng ta khảo sát tất cả tôn giáo thế giới chúng ta thấy

điều đó và chúng ta có thể hòa hợp với những nguyên lý thật sự chính yếu

của chúng.

Tất cả những cách thức diễn tả và biểu lộ khác nhau trong khi người ta tìm

kiếm cái tốt đẹp tối thượng của họ đều khởi ra từ tâm thức. Sự mê lầm của

tâm thức là cực kỳ mạnh mẽ và nắm chặt chúng ta một cách rất chặt chẽ.

Không dễ dàng giải tan sự mê lầm này của tâm thức, nhưng đó là mục đích

chính của sự thực hành Pháp. Toàn thể sự khác biệt giữa vô minh và giác

ngộ, giữa tự do và nô lệ nằm trong việc tâm thức có bị mê lầm hay không.

Cuộc đời bình thường thì giống như một giấc mộng, một ảo ảnh, một tiếng

vang. Cái chúng ta thường gán cho nhiều quan trọng, và bởi thế sẵn sàng tin

vào nó, thì hoàn toàn mê lầm, không bản chất, không thực. Nó dễ dàng được

bịa đặt ra như những giấc mộng ban đêm của chúng ta. Bởi thế, một người

đã thức dậy, đã chứng ngộ, đã vượt khỏi sự mê lầm của tâm thức, thấy trạng

thái mê lầm bình thường của chúng ta giống như một giấc mộng, và không

bị nhiếp vào đó. Đây là một lý do quan trọng tạo sao người ấy có thể thực sự

giúp đỡ và giải phóng cho chúng ta.

Cái chúng ta đang sống thì giống như một giấc mộng dài, một giấc mộng dài

hơn những giấc mộng bình thường trong giấc ngủ ban đêm, nhưng dầu chỉ

mười phút hay kéo dài suốt cả đời, bản chất như huyễn của những giấc mộng

chỉ là một thứ như nhau. Khi chúng ta thấy biết, trải nghiệm giấc mộng dài

của đời này, rồi sau đó khi chết, chúng ta sẽ có một giấc mộng dài khác và

trong trạng thái khác của một đời sanh tử. Như thế, một giấc mộng dài sẽ

theo sau một cái khác, bao giờ mê lầm còn tồn tại.

Page 34: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

34

Phẩm tính phi thường của Phật pháp là nó cho chúng ta những phương tiện

để nhận biết rằng cuộc đời này giống như một giấc mộng, nó không có sự

hiện hữu chân thật, và tất cả những mục tiêu quy ngã sanh tử của chúng ta là

vô nghĩa và chẳng tạo ra điều gì hữu ích, rằng chúng ta không có bản chất và

không có thật tánh. Chúng ta không chỉ chứng nghiệm được điều này mà

Pháp còn cho chúng ta cơ hội để thấy rằng có một cách thức để xua tan mê

lầm của chúng ta và qua những phương tiện thiện xảo, đạt đến sự chứng ngộ

tối hậu về Phật tánh, đó là sự giải thoát hoàn toàn khỏi mê lầm, tự do toàn

hảo và bình an siêu việt. Đây là điều làm cho Pháp thành ra viên ngọc quý

báu nhất, viên ngọc của lòng chúng ta, bởi vì nó là phương pháp duy nhất

cho chúng ta dịp may nhận biết bản chất mê vọng của thế giới và đồng thời

đưa chúng ta vượt khỏi sự mê lầm đó đến chứng ngộ chân thật.

Chúng ta hãy lấy ví dụ thân thể chúng ta để hiểu sức mạnh và quyền lực của

mê lầm. Vào lúc này, thật tự nhiên với chúng ta là mình có thân thể này;

chúng ta yêu quý và bám chấp vào nó một cách lớn lao. Sự an toàn tiện nghi

và những cảm giác thích thú của thân thể chúng ta là một mối bận tâm chính

của chúng ta, một trong những đối tượng chính cho sự bám chấp và gắn bó.

Nhưng nếu chúng ta dần dần cố gắng khám phá thân này có ra như thế nào,

trở về tuổi thơ của chúng ta, rồi khi chúng ta còn là một em bé, và cuối cùng

những hạt giống của cha và mẹ, chúng ta thấy rằng toàn thể thân của chúng

ta bắt đầu từ sự gặp gỡ của hai hạt giống. Và sự gặp gỡ ấy xảy ra như thế

nào? Chính là bởi sức mạnh của ham muốn, nó đến từ mê lầm của nghiệp

quá khứ. Bởi vì sự bị quy định thuộc nghiệp hay khuynh hướng này, mà ham

muốn có mặt. Nó tạo ra một thúc đẩy để nắm lấy đời sống trở lại trong một

hiện hữu bị quy định. Năng lực tâm thức làm gắn bó hạt trắng và hạt đỏ của

cha và mẹ; như thế một chúng sanh ra đời trong một thân thể. Rồi thân thể

lớn lên; ý thức làm thêm sự cá biệt, tiến hóa và bám chặt vào nó.

Sẽ lại đến lúc chúng ta gặp cái chết. Điều gì sẽ xảy ra cho thân thể? Nó sẽ lại

tan biến vào khoảng không, như khi một cầu vồng tan biến trong bầu trời:

khi nó có đó chúng ta có thể thấy năm màu của nó một cách sinh động,

nhưng khi nó tan đi, nó không đi xuống thung lũng, nó không đi lên đỉnh núi

Page 35: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

35

mà nó chỉ biến mất. Thân thể mà chúng ta bám vào quá nhiều sẽ thành ra hư

không. Chỉ có thức là sẽ tiếp tục, và nó sẽ bị thúc đẩy trở đi trở lại bằng sức

mạnh của nghiệp và những khuynh hướng thói quen và những bám níu để

tìm kiếm những hạt giống của cha và mẹ và tiếp tục vòng sanh tử này. Tuy

nhiên mỗi thân thể chúng ta dùng lấy, như những cái bình đất sét, chỉ được

tạo thành từ năm đại và lại hoàn toàn biến mất không để lại dấu vết nhỏ nhất

nào.

Mọi sự thì vô thường. Tất cả mọi cái gì có sanh ra đều chết. Do sức mạnh

của mê lầm, những thân thể của chúng ta liên tục hình thành và biến mất,

tiếp diễn vòng sanh tử không ngừng. Cái chúng ta thực sự cần là một chỉ dạy

sẽ có thể đem chúng ta đến một trạng thái không mê lầm và giải phóng

chúng ta khỏi vòng sanh tử lẩn quẩn này. Đây là tại sao chúng ta cần xoay

tâm thức chúng ta vào trong, chú tâm xem xét và và làm việc trên chính tâm

thức khi nào chúng ta bắt đầu được nghe hay thực hành Pháp, bởi vì tâm

thức là chủ đề chính của những giáo lý Phật giáo.

Nếu chúng ta xoay chính tâm thức chúng ta vào để thấy nó làm cái gì, bấy

giờ chỉ có ba cách thức của tư tưởng mà tâm thức có thể có. Thứ nhất là

những tư tưởng tiêu cực: tham, sân, si v.v… Cách thức tiếp theo là những tư

tưởng tích cực: bi mẫn, vị tha, lòng tốt, tình thương, ước mong làm chúng

sanh được lợi lạc, sùng mộ v.v… Rồi có những trạng thái trung tính, thản

nhiên của tư tưởng, như khi chúng ta ngủ say, tự mãn và vô tâm, chúng là

những phương diện không tiêu cực cũng không tích cực. Không có phạm trù

nào khác ngoài ba xếp loại này.

Trước tiên chúng ta cần trừ bỏ những tư tưởng tiêu cực, gồm tham, sân, si.

Chúng ta không cần từ bỏ những tư tưởng trung tính: chúng ta cần chuyển

hóa chúng và đưa chúng vào Pháp. Và chúng ta phải trau dồi và phát triển

những tư tưởng tích cực, sùng mộ và Bồ đề tâm với thái độ giác ngộ. Sự

thực hành là từ bỏ những tư tưởng, lời nói và hành vi xấu, tiêu cực, chuyển

hóa những cái trung tính và tăng trưởng cái tốt, tích cực.

Page 36: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

36

Khi chúng ta khảo sát những tư tưởng xấu, chúng ta thấy có ba thứ: sự thúc

đẩy bám nắm, sự thúc đẩy chối bỏ, và vô minh hay sự tối tăm hẹp hòi của

tâm thức. Nếu chúng ta khảo sát những cái này, chúng ta thấy rằng tham và

sân căn bản được gây ra bởi sự tối tăm của tâm thức hay vô minh. Nghĩa là

không thấy, không hiểu hay không chứng ngộ thật tánh của sự vật. Tham

bám, giận ghét, bám nắm, đánh giá, chối bỏ… khởi ra là do thiếu tỉnh giác

về bản tánh chân thật của tâm và những hiện tượng. Biết rằng đây là nguyên

nhân chính, chúng ta phải tìm ra phương thuốc cho nó, cái đối trị. Cái đối trị

chắc chắn đến từ sự trau dồi những tư tưởng tích cực như sùng mộ, từ bỏ và

vị tha, Bồ đề tâm lợi lạc, nó mong muốn giải thoát tất cả chúng sanh đến

Phật tánh một cách vô ngã.

TRƢỞNG DƢỠNG BỒ ĐỀ TÂM

Chúng ta cần trưởng dưỡng Bồ đề tâm như là một phương cách để trừ khử

vô minh căn bản nó tạo ra những tư tưởng tiêu cực. Có nhiều giáo lý đề cập

đến việc làm sao từ bỏ những tư tưởng tiêu cực và chuyển hóa những tư

tưởng trung tính. Nhưng bởi vì đây là một chủ đề rộng lớn, chúng ta sẽ chỉ

có một ít lời về Bồ đề tâm quý báu, cội gốc của mọi tư tưởng tích cực.

Để thiền định về Bồ đề tâm, trước tiên chúng ta phải có một cái hiểu rất đầy

đủ, bởi vì đây là một chủ đề rộng lớn vô cùng. Vì nó liên hệ với sự hiểu biết

cái mê lầm phổ khắp của tất cả chúng sanh trong những vũ trụ vô số. Không

chỉ chúng ta, mà cha mẹ chúng ta và tất cả chúng sanh đã mê lầm từ vô số

đời, và vì sự mê lầm ấy, họ đã khổ đau to tát không trừ một ai. Bởi thế, sự

trưởng dưỡng căn bản Bồ đề tâm đòi hỏi một hiểu biết về tính cách rộng lớn

của mê lầm và những khổ đau của chúng sanh. Khi người ta ý thức được độ

dài rộng vô biên của những đời và những vũ trụ trong đó chúng sanh rơi vào

mê lầm và khổ đau, chỉ lúc ấy những cảm nhận đích thực về lòng bi và

những mong muốn giải thoát cho những chúng sanh ấy mới có thể phát triển

Page 37: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

37

trong tâm thức chúng ta. Như thế, chúng ta cần ý thức độ dài rộng của mê

lầm và khổ đau, không phải để trở nên chán chường hay yếm thế, mà để thấy

mọi sự như chúng là và để đem lại cái tốt nhất cho chính chúng ta và tất cả

chúng sanh ở khắp nơi.

Với chúng ta Bồ đề tâm có nghĩa là gì? Bồ đề tâm tiếng Tây Tạng là

changchub. Từ này có hai nghĩa căn bản. Trước hết, chang nghĩa là “làm

sạch.” Trong ngôn ngữ giáo pháp chúng ta thường nói “làm sạch hai cái che

chướng.” Trong ngôn ngữ bình thường nó có nghĩa là trừ sạch mọi lỗi lầm,

vết bẩn, bất toàn và khuyết điểm của tâm thức chúng ta. Khi chúng ta nói

đến chub, nó có nghĩa là khai triển đến mức rốt ráo mọi phẩm tính bẩm sinh

vốn có, hay mọi tiềm năng, trong lòng và tâm. Bởi thế, Bồ đề tâm, chang-

chub, nghĩa là trừ sạch bất cứ lỗi lầm nào có thể có và khai triển mọi phẩm

tính giác ngộ đã vốn có. Tạo sao chúng ta nói Bồ đề tâm hay tâm giác ngộ?

Bởi vì điểm bắt đầu là cái tâm tối tăm, mê lầm, và điểm kết thúc là tâm giác

ngộ. Thế nên Bồ đề tâm liên hệ với sự tịnh hóa và sự khai triển rốt ráo của

tâm thức.

Khi sự tịnh hóa của tâm thức và sự khai triển tất cả những phẩm tính giác

ngộ ấy đạt đến điểm rốt ráo thì sự hiện thực hóa tất cả những phẩm tính của

tâm và sự gỡ bỏ mọi tấm màn che chướng thì trạng thái này được gọi là Phật,

hay Guru Rinpoche, hay Chenrezig hay Quán Thế Âm. Không có gì ngoài

trạng thái giác ngộ trong đó mọi phẩm tính đã được khai triển, không có chút

mê mờ nào do vô vàn hình tướng, bởi vì tất cả là một bản tánh tinh túy đơn

nhất.

Tạo sao chúng ta cần thiền định về Bồ đề tâm, tâm giác ngộ? Bởi vì điều

kiện giới hạn của chúng ta, sự khổ đau và mê lầm của chúng ta. Khi mọi mê

lầm đã được trừ sạch, đây là trạng thái được gọi là “Phật tánh”: trạng thái

của người đã hiện thực hóa những phẩm tính rốt ráo và đã trừ sạch mọi lỗi

lầm. Người ta có thể tiến hành từ trạng thái mê lầm bình thường đến trạng

thái giác ngộ; đây được gọi là “con đường.” Nhưng bản tánh giác ngộ này

hiện ở trong mỗi chúng ta, vì nó là bản tánh chân thật của chúng ta.

Page 38: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

38

Bản tánh Phật vốn sẵn có này thì giống như bầu trời, như hư không, là nền

tảng tâm giác ngộ trong mỗi chúng ta, nó bao la, thanh tịnh và bất biến một

cách không khuyết hụt. Trong bản tánh tự nhiên và sâu xa này, những phẩm

tính của Phật tánh giống như những tia sáng tỏa ra từ mặt trời. Sự diễn đạt

không thể quan niệm và phong phú những phẩm tính giác ngộ thì giống như

đại dương, trong đó mọi ngôi sao và hành tinh đồng phản chiếu. Trong cùng

một cách, những phẩm tính giác ngộ của Phật đều tự nhiên hiện diện trong

mỗi chúng ta. Chúng ta chỉ thể hiện chúng, khai mở và khám phá chúng, giải

thoát tâm thức chúng ta khỏi mê lầm bằng phương cách thực hành Bồ đề tâm

trên con đường.

Sự khác biệt giữa tâm không trong sạch và tâm trong sạch, tâm mê lầm và

tâm giác ngộ, chủ yếu là sự khác biệt của chật hẹp và rộng mở. Trong trạng

thái mê lầm hiện thời của chúng ta, tâm thức chúng ta thì cực kỳ chật hẹp.

Chẳng hạn, chúng ta sống cô độc và hiếm khi, nếu không nói là chưa bao

giờ, nhìn xem sự vô biên của chúng sanh. Tâm thức càng co rút và chật hẹp,

càng chỉ nghĩ đến chính nó, hoàn toàn chẳng để ý gì đến sự an vui, hạnh

phúc và những đau khổ của những người khác. Ngược lại, Phật giác ngộ là

người xem thấy sự vô biên của chúng sanh hơn là lưu tâm tới bản ngã và cá

thể của ngài. Như thế, toàn bộ con đường là sự mở rộng dần dần của tâm

thức, từ một chúng sanh bình thường tới Phật! Và đó chính là cái chúng ta

gọi là chang-chub hay sem-kye: nghĩa đen là làm lớn và khai triển thái độ

giác ngộ này. Khái niệm “làm lớn lên” được dùng ở đây để chỉ sự đi từ một

thái độ hoàn toàn chật hẹp, chỉ chủ yếu nhắm vào chính mình, đến một tấm

lòng thương yêu rộng mở mà khung cảnh của nó tự động bao trùm vô biên

chúng sanh.

Khởi từ một thái độ hoàn toàn ích kỷ, chúng ta cần tìm ra một cách thức để

rộng mở và phá thủng qua sự chật hẹp bó chặt này. Làm sao để chúng ta thực

sự bắt đầu quan tâm một cách thành thật đến sự an vui, của những người

khác, nhận ra họ không quá khác với chúng ta? Căn bản, chúng ta có thể tiến

hành như thế này: Như một kết quả của sự ích kỷ của chúng ta, chúng ta có

một thương mến tự nhiên đối với cha mẹ chúng ta, họ đã cho chúng ta cuộc

Page 39: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

39

sống và nuôi nấng chúng ta trong đời này. Nếu chúng ta sử dụng cảm giác tự

phát đã sẵn có này, chúng ta có thể trải dài nó một cách chầm chậm và tiệm

tiến đến những chúng sanh khác. Với những phương tiện thiện xảo, trước

tiên chúng ta nghĩ đến lòng tốt của mẹ chúng ta sanh ra chúng ta, chăm sóc

chúng ta, giáo dục chúng ta v.v… Từ sự cảm kích này đối với lòng tốt của

mẹ chúng ta sẽ khởi lên ước muốn đền đáp lòng tốt của mẹ, và tâm thức sẽ

bắt đầu mở ra với thái độ vị tha. Lấy nó như là căn cứ, chúng ta có thể chủ

động trải rộng sự nồng ấm căn bản này đến thân thuộc và những chúng sanh

khác. Đây là căn cứ của tiến trình thiền định làm tăng trưởng tình thương

cho tất cả chúng sanh.

Một trong những bước đầu tiên trong thiền định về Bồ đề tâm là trở nên ý

thức đến lòng tốt của những người khác. Như Phật đã dạy, điều này bắt đầu

bằng sự cảm kích lòng tốt của chính bà mẹ của chúng ta. Chẳng hạn, nếu

người nào cho chúng ta một trăm đô la hay chở chúng ta đi đến chỗ mình,

chúng ta nghĩ người ấy là một người rất tốt. Nhưng thật ra điều ấy quá nhỏ

so với lòng tốt của mẹ chúng ta, người đã cho chúng ta thân thể từ chính thịt

xương của bà và chăm sóc chúng ta ngày đêm khi chúng ta không thể làm gì

được. Một khi chúng ta đã được sanh ra, chúng ta không thể tồn tại chỉ mười

phút nếu không có mẹ chúng ta thường trực chăm nom chúng ta. Như chính

đức Phật đã nói rằng trao một quà tặng là một thân thể là một trong những

lòng tốt vĩ đại nhất chúng ta có thể tìm thấy trong thế giới. Chúng ta cần ý

thức và cảm kích lòng tốt này. Nếu chúng ta chỉ nghĩ, “Rốt cuộc, điều đó

chẳng có nghĩa gì cả. Bà làm điều đó cho ích lợi riêng của bà, chỉ sự tốt đẹp

riêng của bà,” đó là một sai lầm rất nghiêm trọng. Để khai triển Bồ đề tâm,

trước tiên chúng ta phải ý thức và biết ơn, và cảm kích lòng tốt bao la của

người đã cho chúng ta đời sống này, cũng như người nào khác làm lợi lạc

cho chúng ta.

Ngay trong thế giới bình thường, một cảm thức chung khi một ai đó làm một

điều gì cho chúng ta từ lòng tốt lớn lao của họ, và chúng ta biết ơn và cư xử

theo một cách đền đáp lòng tốt của họ, ai cũng nghĩ điều chúng ta làm là

đúng. Nhưng nếu người nào làm điều gì rất tốt cho chúng ta, và đáp lại

Page 40: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

40

chúng ta đối xử với họ theo một cách rất xấu, bấy giờ ai cũng nghĩ chúng ta

là một người xấu.

Chúng ta cần bắt đầu cảm kích lòng tốt của những người khác, đặc biệt là

của mẹ chúng ta. Rồi chúng ta nên nhận thấy rằng qua khắp các đời của

mình, không có một chúng sanh nào không từng là mẹ hay cha chúng ta vào

một lúc này hay lúc khác. Bởi thế, không có lý do gì chúng ta không nên

cảm thấy cùng một tình thương và biết ơn tự nhiên mà chúng ta có cho cha

mẹ trong đời này, đối với tất cả chúng sanh. Điều này dẫn đến một thái độ

bao la, một Bồ đề tâm có cùng một lòng biết ơn đối với mỗi một chúng sanh

không phân biệt, và mong muốn cho họ mọi điều tốt đẹp như chúng ta mong

muốn mọi điều tốt đẹp cho cha mẹ chúng ta trong đời này.

Bởi vì tâm thức có tiềm năng này để trở thành giác ngộ, qua thực hành, tiềm

năng lớn lên dần dần. Đấy là lý do tại sao Bồ đề tâm có thể bừng nở và trải

rộng không bờ. Và một khi nó trở nên bao la, nó có năng lực vô biên.

Có nhiều điển hình về sức mạnh của lòng bi trong đời những bậc thánh.

Chẳng hạn có một vị thánh nổi tiếng tên là Libpon Pawo, ngài thiền định về

lòng bi trong mọi lúc. Một lần nọ, ngài gặp một con cọp cái gần chết đói

không thể nuôi sống những con của nó. Ngài nghĩ đến việc cho cọp thân

ngài. Nhưng dù ngài là một bồ tát hoàn hảo, khi đến lúc cho thân thể, ngài

cảm thấy một ngại ngần và nghi ngờ tự nhiên. Ngài chuyển hóa sự nghi ngờ

này thành một sự mở rộng đầy đủ cho khả năng biếu tặng thân thể. Để diễn

tả sự nở hoa trọn vẹn này của Bồ đề tâm, lòng bi của ngài, trước khi cho con

cọp máu của ngài, ngài dùng chính máu mình viết những câu kệ về cách làm

thế nào khai triển Bồ đề tâm trên đá. Những câu kệ này còn được tìm thấy

trong tạng Tengyur. Rồi ngài cho những con cọp thân thể mình.

Một bồ tát Tây Tạng thế kỷ thứ mười một, một hóa thân của ngài Shantideva

có tên là Gyalse Ngulchu Thomay đã soạn ra Ba Mươi Bảy Thực Hành Của

Bồ Tát rất nổi tiếng nơi ẩn tu của ngài, tất cả thú vật đều sống trong hòa bình

với nhau. Ngay cả chó sói và cừu cũng chơi đùa với nhau, cho dù chúng

thường là những kẻ thù hung tợn của nhau. Đây bởi vì sự thiền định liên tục

Page 41: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

41

về Bồ đề tâm và lòng từ của ngài quá mạnh đến nỗi nó có thể biến đổi tâm

thức của những thú vật hoang dã và dữ tợn.

Thực sự có thể khai triển Bồ đề tâm qua sự thực hành của chúng ta. Có vị đại

sư tên là Nyoshul Lungtok là một đại đệ tử của Paltrul Rinpoche. Ngài bắt

đầu thiền định mười năm trong một cái hang, chỉ tham thiền về Bồ đề tâm.

Một hôm Nyoshul Lungtok ở trong rừng trên một ngọn đồi nhỏ, ngài nghe

dưới đồng bằng một âm thanh, như có người đang cỡi ngựa và hát những bài

ca vui vẻ. Dù Nyoshul Lungtok không thấy anh ta, nhưng ngài có thể nghe.

Bởi vì ngài là một thiền giả cao cấp, Lungtok nhìn thấy qua thiên nhãn của

mình rằng người cỡi ngựa chỉ còn sống thêm một ngày nữa. Khi nghĩ đến

con ngựa, ngài thấy con ngựa chỉ sống được một tuần nữa. Thình lình ngài

nhận ra rằng người đàn ông kia, không nghĩ đến và không lo âu gì về chuyện

đó, không thấu hiểu sự ngắn ngủi và mong manh của cuộc đời, sự bất toàn

của sanh tử, và nghiệp của người ấy đang kéo anh ta ra khỏi cuộc đời này

sang một đời khác trong khổ đau như thế nào. Điều này chạm đến Nyoshul

Lungtok một cách sâu xa đến độ ngài không thể ngừng khóc trong bảy ngày

từ lòng bi hoàn toàn dành cho người đó, anh ta vẫn vui vẻ một cách vô ý

thức trong đại dương khổ đau này. Ngài trở nên được biết đến do lòng bi bất

khả tư nghì tự phát và lòng tốt đối với mọi chúng sanh.

Chính bản tánh đích thực của tâm thức khiến nó có thể phát triển và tiến bộ

vượt qua những giới hạn hiện thời của nó. Tuy nhiên nó có thể phát triển

theo cả hai cách tích cực và tiêu cực. Nếu chúng ta thường xuyên nhắm vào

sự tiêu cực, tâm thức lớn lên rất mạnh trong sự tiêu cực. Ban đầu có vẻ rất

khó giết một người nào; nhưng dần dần, trở nên hung bạo và quen với

chuyện đó, không chỉ nghĩ mà thôi, chúng ta còn có thể lấy đi hàng trăm

hàng ngàn mạng sống mà không có dằn vặt xung đột nào trong chúng ta.

Cũng như thế, chúng ta có thể phát triển tâm thức trong đức hạnh.

Bởi thế, điều chính yếu là tịnh hóa và tu hành tâm thức chúng ta, để chuyển

hóa thái độ và động lực của chúng ta thành tích cực. Điều này được gọi là

lojong trong tiếng Tây Tạng – tu hành tâm thức.

Page 42: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

42

Chúng ta không nên nghĩ rằng chúng ta chỉ là một công chức hay một nông

gia, và do đó không thể là những hành giả thật sự. Một mặt, quả thật nếu

chúng ta có những trách nhiệm và bó buộc thì chắc chắn chúng ta sẽ không

dùng nhiều thì giờ của đời mình để dấn mình trong định hay trong chốn ẩn

cư. Nhưng mặt khác, điều đó không đúng, bởi vì tinh túy của Pháp là Bồ đề

tâm quý báu, nó có thể được trau dồi trong bất cứ hoàn cảnh nào và qua bất

cứ hoạt động nào. Đó là cái mà ai cũng có thể khai triển trong bất cứ công

việc gì họ dấn thân. Đó chính là Pháp chân thật. Như thế chúng ta có thể

hoàn toàn thực hành Pháp trong tâm thức, trong khi vẫn dấn thân vào bất cứ

loại hoạt động nào với thân và lời.

Như có nói, “Nếu ý định là tốt, bấy giờ mọi cấp độ của con đường sẽ tốt.

Nếu không, mọi cấp độ sẽ xấu.” Nếu chúng ta có một tấm lòng rất trong sạch

và một tâm thức trong sáng vị tha, thì dù chúng ta có thể gặp những khó

khăn hay đau khổ, nhưng cuối cùng chúng ta chắc chắn đạt đến an lạc: nó là

kết quả không thể tránh được của việc có ý định tốt, thái độ tích cực, và sự

trong sạch của lòng. Nếu chúng ta có một tâm thức rất xấu, bất hòa và tiêu

cực, chúng ta có thể gặp những thành công tạm thời, nhưng cuối cùng chúng

ta sẽ nếm trái cây của khổ đau, cả cho chính chúng ta và cho những người

khác.

Bồ đề tâm chắc chắn có thể được khai triển qua sự trưởng dưỡng có chủ

định, để làm thế, chúng ta có thể tham chiếu những lời dạy khác biệt, như Ba

Mươi Bảy Thực Hành của Bồ tát của Nyulchu Thomay đã nói ở trên, hay

Bảy Điểm Tu Hành Tâm Thức của Atisha, hay Bồ Tát Hạnh của Shantideva,

và những lời dạy rõ ràng khác chuyển hóa tâm thức thành từ và bi. Điều này

thiết lập một nền tảng tuyệt hảo cho sự thực hành tâm linh.

Page 43: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

43

KHAI TRIỂN CÁI THẤY CHÂN CHÁNH

Bồ đề tâm là sự thực hành chính yếu nhất của tất cả. Nó chỉ có nghĩa là tấm

lòng tuyệt hảo thành thực mong muốn hoàn thiện cho chính nó để có thể giải

thoát tất cả chúng sanh khỏi khổ. Nó đặt nền trên sự thấu hiểu rằng không có

một chúng sanh nào không muốn thoát khỏi khổ và thành tựu hạnh phúc,

như bản thân chúng ta. Tuy nhiên, hầu hết chúng sanh không có cách gì để

hoàn thành những mục tiêu đó. Bồ đề tâm có hai phương diện: tuyệt đối và

tương đối, hay chân lý và tình thương.

Để thành tựu giác ngộ cho lợi lạc của tất cả chúng sanh, chúng ta muốn nhận

những giáo lý và đưa chúng vào thực hành. Một số người tự nhiên có thái độ

toàn hảo và tâm tốt này, một số phải phát triển nó, và những người khác phải

nỗ lực nhiều để quen với ý niệm ấy. Nhưng bất cứ trường hợp nào, luôn luôn

có một cách thức để chuyển hóa tâm thức mình và phát triển Bồ đề tâm.

Chúng ta có thể nuôi dưỡng những tư tưởng tốt, chúng dẫn chúng ta đến niết

bàn, sự giác ngộ thức tỉnh vượt khỏi khổ đau; nhưng chúng ta cũng có thể trở

nên quen thuộc với những tư tưởng xấu, chúng sẽ kéo chúng ta xuống những

trạng thái thấp nhất của đời sống. Trong cả hai trường hợp, chính do sức

mạnh của sự tu hành tâm thức chúng ta theo một cách thức suy nghĩ nào đó

sẽ dẫn đến kết quả riêng biệt. Đó là tại sao chúng ta phải cố gắng trau dồi

bản tánh tâm linh của chúng ta.

Phật giải thích Pháp cho chúng sanh trong ba giai đoạn, được gọi là “ba thời

kỳ hay ba dịp,” trong đó đức Phật chuyển bánh xe Pháp. Điều này cũng được

gọi là “ba lần chuyển bánh xe Pháp.” Lần thứ nhất là cái chúng ta gọi là

“những giáo lý căn bản,” gồm Bốn Chân Lý Cao Cả (Tứ Diệu Đế), Tám Con

Đường Chân Chính (Bát Chánh Đạo), ba tính chất căn bản vô thường, khổ

và vô ngã, và mười hai khoen xích thành vòng xích duyên sanh (Thập Nhị

Nhân Duyên) v.v… Chúng ta có thể nghĩ sai lầm rằng Theravada hay Tiểu

thừa, cái gọi là “Thừa thấp” là thấp hơn, nhưng không phải thế. Tốt hơn nên

nói đến truyền thống Theravada như là Thừa Nền Tảng, Căn Bản, Thừa Gốc.

Page 44: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

44

Điều này nghĩa là tất cả mọi giáo lý đã xây dựng trên nền tảng này, được

thiết lập trong Luật tạng và Kinh tạng do đức Phật lịch sử dạy. Bởi thế, mọi

giáo lý cao hơn của Mahamudra, Maha Ati hay Dzogchen, Đại viên mãn, và

Trung Đạo tất cả đều được nâng đỡ bởi nền tảng này, nó phải rất vững chắc

và chuẩn bị thật tốt. Đây là chu kỳ giảng dạy thứ nhất của Phật.

TRUNG ĐẠO

Khi tâm thức người ta đã thích hợp với chân lý sâu xa, Phật ban cho lần

chuyển bánh xe Pháp thứ hai. Tri kiến sâu xa này là những giáo lý Trung

Đạo về tánh Không và hai cấp độ tương đối, tuyệt đối của chân lý qua triết

học Madhyamila hay Trung Đạo. Nó được gọi là “sự chuyển bánh xe Pháp

thoát khỏi những biểu tượng hay những tính chất bị quy định.” Những giáo

lý trong đó được giải thích theo nền tảng, con đường và quả. Đối với giáo lý

Trung Đạo, nền tảng là sự không thể phân chia của hai chân lý: chân lý tuyệt

đối và chân lý tương đối. Con đường là sự không thể phân chia hay sự hợp

nhất thiết yếu của hai tích tập: tích tập công đức và tích tập trí huệ. Tích tập

công đức liên hệ chặt chẽ với hình sắc và ý tượng; tích tập trí huệ vượt khỏi

hình sắc và ý tượng. Quả là sự hợp nhất hay không thể phân chia của hai

thân, hai phương diện của Phật, đó là pháp thân, phương diện tuyệt đối của

thân, và sắc thân hay thân hình sắc. Sắc thân khởi sanh từ sự tích tập công

đức và pháp thân từ sự tích tập trí huệ.

Trong Trung đạo người ta có thể phân biệt hai phương diện: “Trung Đạo

chân lý hay tuyệt đối” (thực tướng Bát Nhã) và “Trung Đạo ngôn ngữ” (văn

tự Bát Nhã). Cái trước là thật tánh của tất cả mọi sự vật và hiện tượng. Trung

Đạo ngôn ngữ nghĩa là cách thức nhờ đó Trung Đạo tuyệt đối được diễn tả

cho chúng sanh có thể hiểu được nó. Chân lý tuyệt đối đứng riêng một mình

không giúp cho chúng sanh đang bị giam giữ trong vô minh chứng ngộ được

nghĩa tối hậu của nó. Bởi thế, nghĩa này phải được diễn tả bởi các bậc giác

Page 45: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

45

ngộ, không phải qua lý luận hay tư tưởng diễn dịch, mà từ một biểu lộ của trí

huệ thanh tịnh đến từ giác ngộ.

Trung Đạo ngôn ngữ có hai phần: Một là ngôn ngữ Trung Đạo từ những lời

của chính đức Phật. Cái này được tìm thấy trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật

Đa và nhiều nhánh khác của nó. Cái thứ hai là ngôn ngữ Trung Đạo tìm thấy

trong những bình giải được các vị vĩ đại đi theo đức Phật như Nargajuna

(Long Thọ), Chandrakirti (Nguyệt Xứng), Asanga (Vô Trước), Aryadeva

(Thánh Thiên) và Shantideva (Tịch Thiên) viết ra. Những hành giả này luận

về những lời nói của Phật để cho chúng sanh thấu hiểu.

Có trừ phi chúng ta đi vào rất nhiều luận giải triết học hết tất cả những

nghiên cứu này trong chi tiết, khó mà có được một ý niệm rõ ràng về mọi sự

khác biệt. Căn bản, trong Trung Đạo cái kiến giải tuyệt đối nhất là cái nhìn

của phái Prasangika do Nagarjuna, Chandrakirti, và những đệ tử của họ chủ

trương. Rồi cũng có cái nhìn của phái Svatantrika trong trường phái Trung

Đạo.

Trong thật tế, nền tảng căn bản và bản tánh chân thật của mọi sự là shunyata,

tánh Không. Cái này là như nhau trong mọi phái của Trung Đạo. Sự khác

biệt độc nhất là nằm trong khả năng của một người để hiểu chân lý tuyệt đối

này, bản tánh Không này. Một số người thấy nó theo một cách thức hạn hẹp,

những người khác theo một cách thức hoàn toàn rộng mở. Khi người ta cố

gắng diễn tả và suy nghĩ về tánh Không này, nó sẽ được bày tỏ trong những

cách khác nhau theo cấp độ và những khả năng của họ. Điều này tạo thành

những diễn tả khác nhau về cái thấy tuyệt đối, dù cho nền tảng căn bản thì

luôn luôn là bản thân tánh Không, nó như kim cương, không bao giờ biến

đổi, và siêu vượt tất cả mọi loại giáo lý khác nhau.

Chủ đề căn bản của Trung Đạo là hai chân lý, tuyệt đối và tương đối. Từ

Uma, trong tiếng Tây Tạng ám chỉ Trung Đạo, thực sự có nghĩa “trung tâm”

hay “ở giữa.” Nó ám chỉ chân lý tuyệt đối. Tại sao chúng ta gọi nó là ở giữa?

Bởi vì nó không rơi vào cực biên nào, và luôn luôn ở trong trung tâm. Căn

bản, chúng ta có thể hình dung bốn cực biên: có, không có, sanh và diệt. Đối

Page 46: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

46

với cái thấy chân lý tuyệt đối, người ta phải không tin vào cái nào trong bốn

cực biên này; người ta phải ở trong một trạng thái không có cũng không phải

không có; không sanh cũng không diệt, vượt khỏi cả hai và không cả hai.

Chúng ta cũng có thể nói đến những ý niệm này như cực biên đến và đi, có

sanh và có diệt, có và không, một và khác v.v… Cái thấy căn bản của Trung

Đạo là cái thấy tánh Không siêu vượt khỏi tất cả các cực biên như vậy. Nó

được gọi là cái thấy pháp tánh hay bản tánh tuyệt đối, nó giống như hư

không: không có biên giới, không có trung tâm và chu vi, không có trong và

ngoài, vượt khỏi điều kiện và giới hạn. Chân lý tuyệt đối thì vượt khỏi mọi

điểm quy chiếu hay định tính nào.

Khi chúng ta nói đến chân lý tương đối, nó ám chỉ toàn thể thế giới hình

tướng, những phương diện khác nhau của đời sống: vũ trụ và chúng sanh,

chúng hình như xuất hiện như thế nào, những tính chất của chúng, những

nguyên tố, uẩn, thức khác nhau… Sự giải thích cách thức theo đó những

biểu lộ khởi lên và phát khởi dù không bao giờ lìa khỏi bản tánh Không của

chân lý tuyệt đối là cái chúng ta gọi là chân lý tương đối, và bao hàm sự vận

hành của luật nghiệp quả. Điểm chính yếu là chứng ngộ rằng hai chân lý

không lìa rời nhau. Thật tánh của thế giới hình tướng là tánh Không, và trong

tánh Không này thế giới hình tướng xuất hiện.

Những lời dạy căn bản về hai chân lý này được Nagarjuna giải thích trong

năm luận chính của Trung Đạo. Chúng còn được Aryadeva luận giải thêm

trong cuốn luận được gọi là Bốn Trăm Bài Tụng. Những học giả Ấn Độ và

Tây Tạng, như Longchenpa và Tsongkapa, tiếp tục xây dựng một dãy rộng

lớn viết về Trung Đạo, nhưng tất cả đều từ sự thấu hiểu hai chân lý và sự

liên hệ của chúng với nhau.

Khi chúng ta nói rằng mọi hình tướng là Không, nó không có nghĩa là một

khoảng trống trơn hay toàn không, không có phẩm tính hay tiềm năng nhỏ

nhất nào. Thật ra, nó là cái gì mang những phẩm tính vĩ đại và tiềm năng vĩ

đại cho giác ngộ.

Page 47: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

47

Chẳng hạn, nếu chúng ta nói, “Cái tách này trống không,” thì không có phẩm

tính lớn lao nào trong sự nhận biết này. Hoặc nếu chúng ta nói, “Không gian

này trống không,” đây cũng giống như tìm ra một cái gì không giúp ích gì

nhiều. Nhưng nhận biết rằng tất cả mọi hình tướng là trống không, và chứng

ngộ sự không hiện hữu của cái ta hay bản ngã, sẽ tự nhiên có lòng bi tự phát,

không cố gắng cho tất cả chúng sanh họ không thấu hiểu chân lý tánh Không

và tiếp tục khổ đau bởi mê lầm và bám giữ. Nhận ra và tiến bộ trong sự thấu

hiểu bản tánh trống không, lồng lộng và vô ngã, là điều sẽ đem chúng ta đến

giác ngộ hoàn toàn, và khai mở mọi phẩm tính vô biên khác của chứng ngộ

tâm linh. Nó sẽ làm khởi lên cái thấy biết thanh tịnh trong đó chúng ta có thể

thấy biết Phật tánh trong mọi chúng sanh.

Đối với chúng sanh bình thường đang ở trong bóng tối của vô minh và mê

lầm, chỉ trình bày sự kiện rằng mọi sự là trống không sẽ không giúp đỡ cho

họ thoát khỏi mê lầm ấy: cũng như trong một giấc mộng, không có cái gì

đang thực sự xảy ra, tuy nhiên khi đang mộng các bạn thấy biết nó như là

một sự thật, như hoàn cảnh của các bạn, và phản ứng theo nó. Bởi vì chúng

sanh thực sự kinh nghiệm mê vọng như cái gì thực có, họ cần nương dựa vào

những phương pháp của chân lý tương đối. Cần thiết đưa họ đến một cái

hiểu tiệm tiến về chân lý tuyệt đối. Nếu không có mê lầm, thì cũng không

cần đến mọi lời dạy này về chân lý tương đối. Nhưng khi nào chúng sanh

còn bị giam cầm trong vô minh, họ cần nương dựa vào những giáo lý ấy; họ

cần những định luật hiện hành trong sự khai mở của chân lý tương đối: đó là

định luật của tất cả những hiện tượng, định luật nghiệp không thể tránh khỏi

của nhân và quả.

Sự thấu hiểu tánh Không này được đạt đến bằng cái hiểu tánh vô ngã thực

sự, nó có nghĩa là sự không hiện hữu của bản ngã riêng biệt, cá thể, và sự

không hiện hữu của những những hiện tượng độc lập. Tất cả các pháp là hiện

tượng bên ngoài và biến cố tâm thức bên trong đều thực sự không có hiện

hữu độc lập.

Page 48: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

48

Sự không hiện hữu của bản ngã cá biệt đã được Chandra-kirti trình bày rõ

ràng trong một phân tích có bảy phần. Ngài dùng một ví dụ một cái xe như là

cái được gọi là một bản ngã (atman) cá nhân, nó chỉ là một liên kết những

yếu tố với những tác nhân tương thuộc, và có rất ít hay không có gì để chúng

ta có thể gọi là bản ngã của một cá thể. Cái xe không phải là bánh xe, không

phải là trục xe. Ngay cả chúng ta không thể tìm thấy một thực thể bằng cách

gom những cái ấy lại với nhau. Nó hoàn toàn là một sự đặt tên gán cho một

cái gì tự nó không hiện hữu: giống như sự đặt tên cho một nhóm sao là “Cái

Gáo lớn,” trong khi không có cái gáo nào cả thường dùng để múc chất lỏng.

Đã hiểu sự không hiện hữu của bản ngã cá nhân, người ta sẽ đến chỗ phân

tích sự không hiện hữu của những hiện tượng nói chung. Bấy giờ người ta sẽ

dễ dàng hiểu ý nghĩa sự không tách lìa của hai chân lý: bản tánh trống

không, rỗng rang và sự xuất hiện như huyễn không ngừng của tất cả hiện

tượng.

Nền tảng của Trung Đạo là hai chân lý: tuyệt đối và tương đối. Con đường

của Trung Đạo là cách thức kinh nghiệm trực tiếp chân lý của sự hợp nhất

của tương đối và tuyệt đối. Điều này được làm qua sự tích tập công đức và

trí huệ. Tích tập trí huệ nghĩa là an trụ trong một trạng thái bình đẳng và

trong sự nhìn thấy tánh Không, Shunyata, vượt khỏi mọi ý niệm và tính chất.

An trụ bằng phẳng trong bản tánh tuyệt đối này là cái chúng ta gọi là thiền

định. Khi có sự tích tập công đức trong thời gian sau thiền định đó bởi vì

cách hành động của chúng ta tương ưng với cái hiểu về bản tánh Không, và

bởi thế nó tự nhiên chuyển hóa thành đức hạnh.

Sự tích tập trí huệ thì vượt khỏi mọi tác ý biểu tượng; sự tích tập công đức

thì hòa hợp với tác ý biểu tượng. Khi chúng ta nghĩ đến sáu hoàn thiện hay

sáu ba la mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ thì lúc

ấy ta sẽ có ý tưởng giúp đỡ những người khác. Từ đây có chủ thể, đối tượng,

và hành động và một loại khuôn khổ ý niệm hay tác ý biểu tượng. Con

đường Trung Đạo phối hợp sự hiểu biết về tánh Không tuyệt đối trong thiền

định với sự áp dụng cái hiểu biết đó vào hoạt động Bồ đề tâm hoàn hảo, như

Page 49: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

49

thế đáp ứng cho sự tích tập công đức qua sáu ba la mật và hiện thực hóa rốt

ráo Phật tánh.

Lý do hoàn thành hai sự tích tập này không phải là cho chính chúng; mà bởi

vì có một quả kết thành từ hai sự tích tập đó. Quả của tích tập trí huệ là pháp

thân; quả của tích tập công đức là sắc thân. Pháp thân là mục tiêu tối hậu của

sự chứng ngộ bản tánh tuyệt đối hay pháp tánh, bản tánh Không của mọi

hiện tượng, sự hợp nhất của tánh Không và những hình tướng. Sự chứng ngộ

này có những phẩm tính giác ngộ vô biên, chúng biểu lộ một cách tự phát

như những tia sáng phát ra từ mặt trời. Chúng ta nói đến mười sức mạnh của

Phật, mười tám sự vắng mặt của mê lầm, mười lực… những cái ấy là tất cả

những phẩm tính giác ngộ của một vị Phật giác ngộ viên mãn và có sẵn trong

pháp thân hay thân tuyệt đối. Bản thân cái đó là Phật tánh và là quả của tích

tập trí huệ. Điều này nghĩa là chư Phật tự nhiên lưu xuất những biểu lộ, như

những đạo sư tâm linh, bồ tát,… để giúp đỡ cho chúng sanh trong vô số

cách.

Trong sắc thân hay thân hình sắc, chúng ta phân biệt giữa báo thân sự biểu lộ

ở cấp độ vi tế, và hóa thân – sự biểu lộ ở mức độ thô nặng. Cái sau là thân

mà những chúng sanh bình thường có thể tri giác. Hóa thân bao gồm những

những lama bồ tát tái sanh, những biểu lộ như những tulku đạo sư tâm linh,

những đại bồ tát, và những vị Phật hiện thân như Phật Thích Ca Mâu Ni.

Tam bảo cũng có thể biểu lộ thành bất cứ thứ gì lợi lạc cho chúng sanh, như

thuốc thang, cầu đường, kinh văn, tượng ảnh…

Theo cách này, quả của hai sự tích tập là cả hai sự chứng ngộ tuyệt đối của

giác ngộ (pháp thân), và tất cả những biểu lộ vô số của nó cho lợi lạc của

chúng sanh (sắc thân).

Rất dễ dàng nói rằng bản tánh của mọi sự là Không, và Không không tách lìa

với những hình sắc và những xuất hiện. Tuy nhiên đây là một ý niệm cực kỳ

sâu xa khó hiểu, khó nắm bắt trọn vẹn. Trung Đạo vĩ đại là một chủ đề bao la

như chính giác ngộ. So sánh với cái thấy của Trung Đạo, cái chúng ta

thường tri giác thì giống như sự khác biệt giữa cái chúng ta thấy qua một lỗ

Page 50: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

50

kim hay một ống hút giải khát với cái nhìn thấy trực tiếp chính bầu trời. Khi

chúng ta nói “tánh Không,” đấy vẫn cùng một tánh Không, dù được nhìn

theo cách rộng hay hẹp, như trong thí dụ cái thấy qua cọng rơm, nhưng có sự

khác biệt lớn lao trong quy mô, hiểu biết và chứng ngộ thực sự. Nó đòi hỏi

nhiều hơn chỉ là hiểu biết trí thức đơn thuần. Một sự hiểu biết chân thực về

tánh Không tăng trưởng sâu hơn, càng lúc càng rộng hơn, đến chứng ngộ về

sự hợp nhất nền tảng và vốn vậy của chân lý tuyệt đối là tánh Không và chân

lý tương đối là luật nhân quả của những hiện tượng, nó tăng trưởng thành sự

chứng ngộ hoàn toàn của giác ngộ.

Suốt sự thực hành của mình, chúng ta cần thường trực làm cho tâm thức

chúng ta rộng rãi hơn, kém khô cứng và rỗng rang hơn. Sự cố gắng này là

đáng giá trong rất nhiều lối. Trong những hoạt động bình thường, tâm thức

chúng ta thường chật hẹp và khép kín vào chính nó, thật rất khó khăn để

hoàn thành bất kỳ một mục đích nào, để thực sự liên hệ và có một thái độ vô

ngã đối với những người khác. Một tâm thức khép hẹp như thế chỉ có thể

dẫn tới những hậu quả bi thảm. Ngược lại, nếu chúng ta chuyên cần nỗ lực

mở rộng tâm thức chúng ta, chúng ta tự nhiên sẽ có lòng bi, đức tin vào Tam

Bảo, sự bình an bên trong và một tri giác thanh tịnh về những người khác.

Thái độ này sẽ không chỉ đưa đến một đời sống hạnh phúc thoát khỏi những

chướng ngại, mà chắc chắn nó còn là đường lối để dần dần hiểu ra chân lý

tuyệt đối và bản tánh sâu xa của mọi sự đúng như nó là, trong một đường lối

hoàn toàn mở trống và không bị điều kiện hóa. Trong cả hai sự thiền định và

những hoạt động của cuộc đời thường ngày, rất quan trọng cho chúng ta là

liên tục khai mở tâm thức mình và giải thoát nó khỏi những ý niệm, sự tối

tăm của tâm thức, những tình cảm xung đột và mê lầm.

Người ta có thể thấy trong đời sống của những con người cao cả sự chứng

ngộ chân lý thì mạnh mẽ biết bao nhiêu. Sự chứng ngộ tánh Không tự nhiên

mở ra lòng bi vô hạn và tri giác thanh tịnh. Điểm rốt ráo của chân lý tuyệt

đối là sự chứng ngộ tánh Không. Sự thực hành rốt ráo của chân lý tương đối

là sự thực hành Bồ đề tâm, lòng bi.

Page 51: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

51

Khi chúng ta nói đến sự không tách lìa của hai chân lý, đấy chính là vì khi

người ta chứng ngộ tánh Không, người ta sẽ tự nhiên và tự phát có lòng bi;

sẽ không cần chế tạo ra nó. Thực hành Bồ đề tâm sẽ tự động dẫn chúng ta

đến sự hiểu biết chân lý tuyệt đối. Đấy không phải là những thứ khác biệt;

hơn nữa, chúng luôn luôn xuất hiện cùng nhau. Do đó tại sao là quan trọng

khi thường trực phối hợp chúng, cố gắng khai triển sự thấu hiểu của chúng ta

về chân lý tuyệt đối trong khi cố gắng sử dụng những phương tiện thiện xảo

của Bồ đề tâm. Sự thực hành của chúng ta trong cả hai chân lý, tương đối và

tuyệt đối, phải đi cùng với nhau không tách lìa. Chúng ta phải hiểu từ trên

với quan điểm tuyệt đối, trong khi thực hành bằng sự leo lên ngọn núi tâm

linh từ dưới với những thực hành tương đối, phù hợp với khả năng và

khuynh hướng cá nhân. Đó là điều trong Đại viên mãn có nghĩa là “lao

xuống từ bên trên trong khi leo lên từ bên dưới,” sự thực hành phối hợp hai

cấp độ của chân lý, cũng được biết như là “hiểu theo cái thấy tối thượng và

thực hành theo khả năng mình.” Đây là hình thức đầy đủ và hiệu quả nhất

của thực hành tâm linh, nó có thể được áp dụng trong bối cảnh của hầu hết

loại hình thức thực hành riêng biệt nào gồm cả những hoạt động bình thường

của đời sống hằng ngày.

Đây chỉ là một ít lời về giáo lý. Điều chúng ta cần cho điều này hay một giáo

lý khác là thường trực tu hành tấm lòng và tâm thức chúng ta để mở rộng,

khai mở, ôn hòa và chuyển hóa chúng. Trước tiên, hãy nghe những lời dạy,

rồi tư duy chúng sâu xa, và cuối cùng thâu hóa chúng, qua sự áp dụng chúng

vào thực hành thật sự. Nếu chúng ta làm thế, thì cũng giống như sự chuyển

hóa của thuật luyện kim biến kim khí thành vàng. Khi chúng ta thực hiện

tiến trình luyện kim, nếu chúng ta bắt đầu với sắt, nó sẽ được chuyển thành

vàng; nếu nó là đồng, nó sẽ biến thành vàng; nếu là bạc, nó cũng sẽ biến

thành vàng. Tương tự, nếu chúng ta áp dụng sự thực hành huấn luyện tâm

thức này với Bồ đề tâm, dù chúng ta đi vào những hoạt động thế gian, làm

việc cho chúng ta hay cho những người khác, cho chính phủ, dịch vụ v.v…,

chúng ta sẽ chuyển hóa tất cả những hoạt động ấy thành con đường của

Pháp. Như thuật luyện kim biến bất cứ thứ kim loại nào thành vàng, thực

Page 52: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

52

hành Bồ đề tâm sẽ chuyển hóa mọi hoạt động, mọi tư tưởng, mọi điều chúng

ta nói thành ra sự thực hành Pháp. Thế nên cực kỳ quan trọng phải duy trì,

tiếp tục và tăng trưởng sự tu hành tâm thức.

Tại sao chúng ta làm một cầu nguyện hồi hướng và chia xẻ công đức vào lúc

kết thúc sự giảng dạy? Bởi vì hiệu quả của bất kỳ thứ gì tích cực chúng ta

đang làm đều nương dựa vào việc chúng ta có hồi hướng nó hay không. Nếu

chúng ta hồi hướng một hành động tích cực cho lợi lạc của tất cả chúng sanh

với ước mong rằng họ sẽ thành tựu giác ngộ, nó sẽ thực sự giúp đỡ tất cả

chúng sanh đạt được trạng thái đó, bởi vì tất cả chúng ta đều tiếp hợp và tùy

thuộc lẫn nhau. Những sự cầu nguyện thì rất mạnh mẽ, hiệu quả và tỏa xa.

Năng lực của hành động tích cực đó bấy giờ sẽ tiếp tục không ngừng nghỉ, từ

ngay giây phút của sự hồi hướng cho đến khi mục đích được đạt tới.

Nếu chúng ta không hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh, năng lực tích

cực có thể nhanh chóng tan mất. Ngay lúc một hành động đức hạnh, nó sẽ có

một hiệu quả tích cực, nhưng nó sẽ không chuyển đi dài thêm, nó cũng sẽ

chẳng giúp gì nhiều cho chúng ta và những người khác đạt đến giác ngộ.

Luôn luôn tốt nhất là hồi hướng hành động trong khi đang trụ trong sự hiểu

biết về bản tánh tuyệt đối, đúng như sự hiểu biết của tất cả chư Phật toàn

thiện. Nói lên hàng trăm lời cầu nguyện hồi hướng như vậy chắc chắn làm

lợi lạc không cùng cho sự tiến bộ của chúng ta và giúp đỡ đưa những chúng

sanh khác đến giác ngộ. Bởi thế những lời hồi hướng là rất sâu thẳm, sâu xa

và quan trọng. Những cái ấy chớ nên chểnh mảng, mà nên luôn luôn áp dụng

cho bất cứ thực hành nào cũng như cho bất cứ hành động tốt nào được làm

trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Page 53: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

53

3 Bạn là Đại Viên Mãn

Một lời dạy về Bồ đề tâm Tƣơng đối

và Tuyệt đối vào dịp Ẩn cƣ hai tháng ở Hoa Kỳ

Tất cả các bậc giác ngộ đã thấu rõ Phật tánh tối thượng và toàn hảo: tất cả

chúng sanh, gồm chính chúng ta, cũng có thể làm như thế. Đó không phải là

cái gì riêng tư giữa các Lama và đệ tử. Đó là cái khai mở tính vô hạn của bản

tánh bổn nguyên của chính chúng ta, tâm thức và tấm lòng tận cùng của

chính chúng ta, Bồ đề tâm, một tặng phẩm bẩm sinh không tách lìa với tất cả

những sự vật sống động.

Ở mức độ tương đối của đời sống hàng ngày, Bồ đề tâm là lòng bi, lòng từ

và một sự bằng lòng ưng chịu vô điều kiện. Ở mức độ tuyệt đối hay tối hậu,

Bồ đề tâm bao gồm những phương diện trống không, mở khắp, bí mật nhất

của cái đang là. Đấy là hai mặt của Bồ đề tâm: tương đối và tối hậu, sự thật

và tình thương.

Bất cứ thứ gì chúng ta làm với động cơ ích kỷ, nhỏ hẹp, quy ngã đều rất giới

hạn và chắc hẳn nhất thời. Khi chúng ta hành động với sự quan tâm cho chỉ

đời này, trong thế giới ta bà này, phạm vi của chúng ta thu nhỏ lại đối với cái

thực sự là. Có một câu nói Tây Tạng rằng, “mọi sự đều nằm trên ngọn của

động lực mỗi người.” Điều này chỉ ra ý nghĩa trong mỗi phút giây của sự

trau dồi ý Bồ đề tâm. Với một tấm lòng vị tha, vô ngã sáng soi như vậy, ngay

cả những lời nói, hành vi và hành động nhỏ nhất mà người ta thực hiện cũng

có những nội dung bao la và lợi lạc. Đây là phép thần thông chuyển hóa của

Bồ đề tâm, một viên ngọc như ý đích thật, giống như hòn đá huyền thoại của

những triết gia biến ra vàng từ mọi thứ nó chạm đến.

Với Bồ đề tâm vị tha ý nghĩa sâu xa, hoặc chúng ta thực hiện những hành

động lớn hay nhỏ, cũng có những lợi lạc rộng lớn và xa cho chúng sanh ở bất

cứ đâu, gồm cả chúng sanh đời quá khứ, hiện tại và tương lai bởi vì phạm vi

Page 54: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

54

của động lực mặc nhiên bao gồm tất cả chúng sanh. Hoạt động của chúng ta

là thiền định, cầu nguyện hay sự thực hành tâm linh, bất cứ điều gì chúng ta

làm đều dựa vào động lực của chúng ta.

Theo luật nhân quả, kết quả phải theo hạt giống hay nhân không sai chạy,

nhân này đầu tiên và chủ yếu là động lực của chúng ta và thứ hai là tùy thuộc

vào hoạt động thể xác của chúng ta. Khi chúng ta làm việc chỉ cho sự thích

thú hay hạnh phúc riêng của mình, tự nuôi sống mình hay tìm kiếm tiện nghi

cho mình, đây là cái được gọi là một tâm nhỏ hay một cái nhìn chật hẹp. Nó

không giống ngay cả với sự làm việc cho gia đình, cha mẹ chúng ta hay như

một người bảo vệ cho con cái chúng ta. Khi chúng ta mở rộng động lực này

một chút về phía gia đình và bạn bè, tấm lòng và tâm thức cũng mở ra một

mức nào đó. Điều quan trọng nhất là có một lòng tốt, một tấm lòng trong

sạch và thành thực, nó thực sự là tinh túy nền tảng của tất cả chúng ta, dầu

nếu chúng ta không thường hiện thực nó.

Thường thường chúng ta thấy mình liên lụy vào xung đột với gia đình, với

những đồng nghiệp v.v… Quan trọng và hữu ích là nhận ra rằng điều này

không tránh khỏi khởi ra, nhưng không cần phải thấy đó là một vấn đề lớn

lao. Vì mọi sự dựa vào ý định của chúng ta. Chúng ta có thể làm việc với bất

cứ sự gì và đem nó vào trong con đường, sự thực hành tâm linh của chúng ta,

với một tâm thanh tịnh và một lòng tốt, luôn luôn từ quan điểm làm lợi lạc

cho những người khác. Tinh túy cốt lõi của Phật pháp là làm lợi lạc cho

những người khác, Bồ đề tâm. Bất cứ thứ gì khác chúng ta có thể làm chỉ là

thứ yếu so với nó. Và nếu chúng ta trau dồi lòng tốt này, thái độ vô ngã vị

tha này, bấy giờ mọi xung đột và chiến đấu sẽ tự nhiên lặng xuống, được

tịnh hóa, được chuyển hóa và với lòng tốt này chúng ta trở thành hiện thân

của những bồ tát nỗ lực làm lợi lạc cho những người khác ngay cả qua sự

tiếp xúc đơn thuần.

Dầu cho chúng ta có nghiên cứu đạo trong nhiều năm, nếu chúng ta có một

động lực bị pha tạp, không trong sạch, một thái độ quy ngã, con đường của

chúng ta bị giới hạn và sự phát triển của chúng ta bị cản trở. Nếu một vị thầy

Page 55: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

55

ban cho những bài thuyết pháp tuyệt hảo và những hình thức dạy dỗ khác

nhưng động lực của vị ấy bị pha tạp, lợi lạc của những lời dạy ấy cũng cực

kỳ giới hạn. Một vị thầy tâm linh cần hiện thân một cách không khuyết điểm

sự trong sạch của tấm lòng, chảy tràn sự rộng lượng tự nhiên và sự ấm áp

của Bồ đề tâm vị tha, hướng vào nguyện vọng tinh ròng mong muốn phụng

sự: Bồ đề tâm có khả năng thực sự giúp đỡ và cắt bỏ khổ sở của những

người khác, trong cả hai nghĩa tương đối và tối hậu.

Người ta thường cảm thấy mình ở trong những tương quan khó khăn. Khi

nào chúng ta còn lệ thuộc vào nghiệp và phiền não, chúng ta sẽ còn không

tránh khỏi vô số trồi sụt. Tuy nhiên nếu người ta đã cam kết giúp đỡ lẫn

nhau, phụng sự lẫn nhau, tiến bộ và thức tỉnh lẫn nhau, bấy giờ mọi hoàn

cảnh và tình huống đều có thể làm việc được, dù bất cứ chìm nổi trắc trở nào

bất ngờ xảy đến. Đây là một thí dụ thực hành Bồ đề tâm bằng cách áp dụng

thực sự trong đời sống hàng ngày của chúng ta, đấy quả thật là điểm chính

yếu.

Khi chúng ta thực hành thiền định Bồ đề tâm, có vẻ như chúng ta một mình,

như chúng ta đang thực hành cho chính mình, nhưng chúng ta không thực

hành cho chúng ta, và chúng ta không một mình. Tất cả chúng sanh đều nối

kết với nhau, và trong nghĩa đó họ đều hiện diện hay bị ảnh hưởng. Milarepa

hát, “Khi tôi một mình, thiền định trong núi non, tất cả chư Phật trong quá

khứ, hiện tại và tương lai ở cùng với tôi. Guru Marpa luôn ở cùng tôi. Tất cả

chúng sanh đều ở đây.”

Chúng ta không thực hành cho riêng chỉ chúng ta, bởi vì mọi người đều tham

dự và bao gồm trong phạm vi bao la của những lời nguyện và thiền định của

chúng ta về động lực thanh tịnh toàn thiện này. Sự chảy tràn tự nhiên của cái

gọi là “thiền định hay cầu nguyện cô tịch” là sự lợi lạc tự nhiên cho những

người khác; nó giống như những tia sáng của mặt trời tự nhiên lan tới. Lòng

tốt này, lòng trong sạch này, tâm bao la và mở rộng khắp này, trong tiếng

Tây Tạng được gọi là sem karpo, tâm trắng. Nó nghĩa là tấm lòng trong sạch,

bao la và mở khắp. Đây là Bồ đề tâm bẩm sinh. Nó không phải là cái gì xa lạ

Page 56: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

56

với chúng ta, vì chúng ta biết rõ, tuy nhiên nó là cái chúng ta cần liên hệ hơn

nữa, trau dồi, phát sinh, và thể hiện. Chúng ta nói về những giáo lý rộng và

sâu của Pháp, như là Đại viên mãn, nhưng không có lòng tốt đẹp này, tính vô

ngã này, thì chỉ là nói nhiều, tầm phào và là sự hợp lý hóa của ý thức.

Nếu một người đàn ông tìm hiểu một người bạn đời, thường thì anh ta chỉ

nghĩ rằng anh ta muốn có một người đàn bà để làm cho anh ta hạnh phúc về

phần mình. Ít khi anh ta nghĩ làm sao có thể làm lợi lạc hay giúp đỡ cho

người bạn đời.

Một tương quan như vậy đã được xây dựng trên ngọn của một động lực hay

ý định rất hạn hẹp, và những kết quả từ đó là đáng ngờ. Nhiều người ở trong

một khách sạn; khách sạn thì rất quan tâm đến việc làm cho những người

khách vui sướng, nhưng thường thường động lực duy nhất của họ là công

việc làm ăn. Lý do làm cho khách vui sướng là vì lợi ích của chính họ. Có

một lợi lạc tối hậu nào có thể có ở đấy khi cố gắng làm cho người ta vui

sướng theo một cách hạn hẹp như vậy, chỉ vì lợi cho riêng mình?

Nếu người ta thực hành giáo lý hiếm có và sâu xa đến khó tin Dzogchen, Đại

viên mãn bất nhị, với một ý định như vầy: “Tôi muốn thực hành Đại viên

mãn, tôi muốn giác ngộ. Tôi sắp có nó trong đời này,” và có nhiều ích kỷ

chụp bắt, năng nổ, hẹp lượng như vậy, làm sao có thể có Đại viên mãn nào?

Đấy là cái trái nghịch nhất với Đại viên mãn bao la, rỗng rang không điều

kiện. Đấy là tại sao chúng ta lạc khỏi con đường chân thật và trở nên những

người thực hành hoang dã và có khi còn điên cuồng. Nếu sự chấp ngã, quý

trọng mình, và bám lấy sự có thực của những sự vật còn mạnh, làm sao có

thể có Đại viên mãn đích thực, nó là trạng thái chân thật tự nhiên của tự do,

lồng lộng và sự toàn thiện nguyên sơ?

Nếu tu hành tâm thức, bạn làm những thực hành Bồ đề tâm cầu nguyện từ bi,

trao đổi mình với những người khác những thực hành này có thể có vẻ như ý

niệm và tương đối (tong len)…, nhưng chúng thực sự bao gồm chân lý tuyệt

đối, chân lý tuyệt đối này là bản tánh rốt ráo nhất của Đại viên mãn: lồng

lộng bao la, tâm trùm khắp, trong sạch, tự do, và không bám níu. Vô ngã

Page 57: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

57

không khác với sự rỗng rang bất nhị này, tánh Không bao la này. Đại viên

mãn có thể là thanh tịnh và không bao giờ ô nhiễm một cách nguyên sơ như

tuyết trinh bạch, nhưng tiếp cận với nó với động lực pha tạp hay nguyện

vọng ích kỷ bất tịnh là một giới hạn lớn lao. Khi bạn đi tiểu vào tuyết, tuyết

vốn là trắng, nhưng phút chốc hóa màu vàng.

Danh từ Bồ đề tâm trong tiếng Tây Tạng là sem kye. Nghĩa đen là “sự khai

mở hay nở hoa của tâm thức” nó là cái đối nghịch với tâm thức nhỏ hẹp, với

sự tự lo toan, tự co rút, và hẹp lượng. Dù chúng ta đang ở trên bất cứ con

đường thực hành nào, dù đó là Thừa Theravada căn bản, hay Thừa Bồ Tát

(Đại Thừa) hay Dzogchen, Kim Cương Thừa thì nếu chúng ta có một thái độ

lành mạnh, trong sạch và một tâm rộng rãi và khoan dung, bấy giờ sự thực

hành của chúng ta thực sự là sự thực hành Phật giáo; nó cùng một mặt với sự

thực hành thực sự làm nở hoa và cởi mở tâm thức. Đây là thật nghĩa của Bồ

đề tâm.

Có thể bầu trời thì luôn luôn trong trẻo, sáng sủa, bao la, vô hạn v.v…,

nhưng giây phút Đại viên mãn xảy tới thì cũng như mặt trời thình lình mọc.

Không phải bầu trời của bản tánh bẩm sinh của chúng ta được cải thiện,

nhưng một cái gì quả thực xảy ra. Ẩn dụ mặt trời mọc này ám chỉ rang jung

yeshe, trí huệ tỉnh giác tự nhiên tự hữu hay sự tỉnh thức bẩm sinh mọc lên

trong bản thể chúng ta. Đây là khoảnh khắc của Đại viên mãn, bình minh của

trí huệ tánh giác tự hữu, trí huệ bổn nhiên.

Đây là ý nghĩa của cái được gọi là nyur de dzogpa chenpo trong tiếng Tây

Tạng nghĩa là “Đại viên mãn bổn nhiên nhanh chóng và sẵn đủ” – một con

đường không đòi hỏi những khổ hạnh hay những thực hành gian nan. Nó là

trực tiếp, nhanh chóng, rộng rãi, tự nhiên và sẵn đủ. Nó có thể làm được!

Trong một đời người, trong một thân thể, ngay trong một khoảnh khắc của

tánh giác tự khởi, cái bình minh của Vajrasattva này – trí huệ tánh giác bổn

nhiên tự hữu – chiếu soi như một mặt trời rực rỡ bên trong. Khi bạn liên hệ

với trí huệ tánh giác bổn nhiên tự hữu này, khi bạn thực hành Đại viên mãn

như nó thực sự là, cuộc đời con người chóng vánh này đầy ý nghĩa tức thời.

Page 58: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

58

Và không chỉ cuộc đời này, mà tất cả mọi đời sống của chúng ta có ý nghĩa,

như thể tất cả đời sống của mọi người được kết hợp với chúng ta. Kinh

nghiệm này về trạng thái tự nhiên của Đại viên mãn bổn nhiên và sáng rỡ

bao hàm sự hủy diệt, sự tiêu ma thành bụi nhỏ mọi hình thức chấp ngã và

phân biệt nhị nguyên, sự bám chấp vào tính cụ thể có thực của sự vật, vào

hình tướng của chúng.

Cái tự do vốn sẵn đủ của hiện thể hiện diện một cách tự nhiên và nguyên

thủy. Mọi thấy biết giả ảo tự nhiên không hiện hữu trong bình minh của trí

huệ tánh giác bổn nhiên này. Sự sanh sôi của nghiệp và phiền não thì căn cứ

trên sự bám chấp nhị nguyên, cái vô minh: trong ánh sáng của tánh giác bất

nhị, những phiền não là bất khả đắc. Mọi sự “rơi rụng” vì vốn là vô sanh từ

nguyên thủy; và sự tự do của hiện thể toàn thiện, của Rigpa, tự nhiên hiện

tiền từ vô thủy, được thấu suốt một cách rõ ràng và toàn triệt ngay trong

khoảnh khắc ấy.

Thật dễ đi lạc vào những lối rẽ trong cái sâu xa bao la và ngời sáng này. Dĩ

nhiên chúng ta biết rằng chúng ta cần một Bồ đề tâm bao la, rộng mở, vị tha.

Chúng ta có thể thấy rằng cái Đại viên mãn bẩm sinh, bản tánh tối hậu của

sự vật, thì vượt khỏi tâm thức ý niệm và những thấy biết nhị nguyên của nó.

Nhưng còn – ở đây điểm lạc lối bắt đầu – chúng ta còn dò thám, tìm kiếm

trong một lối nẻo rất co hẹp và giãn ước, tự hỏi: Cái gì là Đại viên mãn? Đâu

là Đại viên mãn? Nó là gì? Tôi muốn thấy biết và kinh nghiệm nó.

Điều này tự nhiên thôi, nhưng nó đi trước sự nhận biết thực tánh của chúng

ta. Đây là một điểm trệch đường, mà sau khi nhận biết không cần thiết để

xảy ra nữa. Cũng giống như sau khi gặp và biết người nào, ta không phải suy

nghĩ quá nhiều để tưởng tượng ra người ấy có vẻ giống hay không giống ai:

có một sự giải thoát có tính trực giác khỏi những nghi ngờ và suy tính như

vậy, và người ta tiến tới với sự cảm nhận trực tiếp, căn nguyên hơn.

Chúng ta có thể có nhiều thắc mắc nảy sanh, như là, khi một tư tưởng khởi

lên, nhận xét rằng: Đây là một tư tưởng. Nó khởi lên từ đâu? Nó đang đi

đâu? Nó đã về đâu? Đâu là khoảng hở hay không gian mở giữa những tư

Page 59: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

59

tưởng mà tôi đã nghe nói trong những giáo lý Đại Ấn Mahamudra, cái tôi tự

cho là đã nhận biết?

Điều ấy có hơi dính dáng đến sự thực hành thực sự Đại viên mãn: đấy là

thực hành tâm thức, sự thiền định do tâm thức làm ra, mà không phải là thực

hành tự thân Rigpa. Tuy nhiên những câu hỏi ấy là phần thuộc về những sơ

khởi hiển nhiên của thực hành Đại viên mãn và giúp cho người ta biết phân

biệt giữa tâm thức (sems) và tánh tỉnh thức bẩm sinh (Rigpa).

Sự nguy hiểm là chúng ta nghe quá nhiều và quá sớm. Chúng ta nghĩ rằng

chúng ta đã hiểu tánh Không, trên bình diện tuyệt đối này lạc vào một cách

thế hư vô, và bị che ám bởi những ý niệm. Nagarjuna nói, “Thật buồn khi

thấy những người tin vào thực tại cụ thể, vật chất một cách sai lầm, nhưng

còn đáng thương hơn nhiều là những người tin vào tánh Không trống rỗng.”

Những người tin vào những sự vật có thể được cứu giúp bằng nhiều loại thực

hành, bằng đường lối những kinh nghiệm thiện xảo, nhưng những người rơi

vào vực thẳm của cái không thì khó có thể vượt lên được, vì không chỗ nào

để nắm tay, không có chỗ bước chân, không có sự tiến bộ từ từ, và không có

gì để làm cả.

Người ta dễ trở nên say sưa bởi mớ bòng bong của những ý niệm. Thế rồi

chúng ta kiệt sức trong phỏng đoán không kết quả, trở nên thất vọng và cuối

cùng vất bỏ. Đây là sự nguy hiểm từ việc nghe những lời dạy bất nhị, như

Đại viên mãn và tánh Không, trước khi người ta đã thực sự kinh nghiệm và

thực hành chúng. Nhưng ai là kẻ đã tạo ra những nỗ lực đáng ngờ và có vẻ

gian dối này? Chính là tâm thức diễn dịch hay ý niệm, kẻ namtok. Namtok

nghĩa là tính ý niệm, sự suy nghĩ diễn dịch; nó để chỉ tâm thức nhị nguyên,

nó tạo ra không dứt mọi nỗ lực vô ích này.

Bộ máy namtok, tri thức phân biệt, có hai loại gia đình. Một gia đình là

nhóm ba độc (phiền não), hay năm độc, chúng đại diện toàn bộ sự sinh sôi

phồn thịnh của tám vạn bốn ngàn phiền não được kể theo truyền thống;

những cái ấy bao gồm tất cả mọi thứ tư tưởng, mọi xúc động tích cực và tiêu

cực, mê lầm v.v… – Anh chàng namtok này, tâm nhị nguyên này có ba

Page 60: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

60

phạm vi: những tư tưởng quá khứ, những tư tưởng hiện tại và những tư

tưởng tương lai.

Bộ máy Namtok này, cái tâm thức nhị nguyên này cũng có ba nhóm bà con

thân thuộc: những tư tưởng, lời nói, và hành vi tốt; những tư tưởng, lời nói

hành vi không tốt; và những tư tưởng, lời nói hành vi trung tính. Không chỉ

những xúc tình không tốt – như sân giận, si mê và tham luyến – mới là

namtok. Ngay cả những tư tưởng, hành vi, hành động tốt – như tình thương,

lòng bi và sùng mộ hiến dâng – cũng là namtok. Cái trung tính hay thản

nhiên – và ngay cả những tư tưởng vô thức, không được biết đến – cũng là

namtok, bởi vì chúng ở trong vòng rào của tâm hữu hạn, nhị nguyên và vô

minh.

Bấy giờ, làm thế nào liên hệ với mọi gia đình, giòng tộc này của namtok?

Làm thế nào để sống chân lý của Pháp trong cuộc đời bình nhật, nơi mới

thực sự đáng kể, nơi mới thực sự có thể phân biệt? Bằng cách thực hành

chân lý của tánh giác bổn nhiên tự-khởi-và-tự-giải-thoát-đồng-thời. Mọi sự

trong kinh nghiệm của chúng ta thì thật ra tự nhiên xuất hiện, tự nhiên biến

đổi, tự nhiên giải thoát hay tự do, mà không có sự giúp đỡ của chúng ta.

Chúng ta không cần can thiệp, thao tác, tạo tác bất kỳ thứ gì. Đó là quan kiến

Đại viên mãn về cách làm thế nào liên hệ với mọi sự, cả trong những thời

thiền định chính thức lẫn thời gian sau thiền định, trong đời sống hàng ngày.

Nó phối hợp ba phương diện của thực hành Rigpa: cái thấy, thiền định và

hành động.

Dzogchen, Đại viên mãn tự nhiên, được cho là một sự thực hành và cái thấy

một quan kiến hay viễn cảnh, vượt khỏi tâm thức ý niệm. Bởi thế, thuận theo

hay chống lại những hình tướng, hiện tượng, xuất hiện – đó là những điều

kiện hoàn cảnh, hoặc ở trong hay ở ngoài, hoặc buông lung hay đè nén

namtok – đều là thiền định do tâm thức tạo dựng. Đây là tạo tác và mưu

định, không phải thực hành Rigpa. Đấy cũng giống như một con chó rượt

theo cái đuôi của nó. Đấy không phải là thực hành Đại viên mãn, sự không-

thực-hành giải thoát tự nhiên của sanh khởi tự nhiên và giải thoát tự nhiên.

Page 61: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

61

Cho đến khi nào người ta biết bản chất vô tự tánh, trống không, như mộng

của mọi namtok, mọi sắc tướng, mọi trạng thái của tâm thức, gồm cả hai thứ

bản thể tâm thức và hiện tượng bên ngoài, và người ta nhận biết bản chất

rỗng rang và sáng soi của chúng, gồm cả Phật tánh vốn vô ngã, mở khắp và

sáng soi của chính mình, cho đến khi người ta tự do với trụ chấp, tác ý hay

phản ứng bắt buộc; còn không, nghiệp được tích tập là điều không thể tránh.

Tuy nhiên, an trụ trong Rigpa – nhận biết bản tánh bổn nhiên của mình, thọ

hưởng dòng tự nhiên của tánh thức tỉnh bẩm sinh, tánh giác bổn nhiên bất

nhị – cội rễ sâu xa nhất của nhân quả tạo nghiệp, của khổ đau, bị cắt triệt.

Hơn nữa, những điều kiện làm chín muồi những hạt giống nghiệp tiềm tàng

không thể tụ hội nữa, thế nên ngay cả những lóng cặn tàn dư thuộc về nghiệp

của những hành động quá khứ không còn chỗ để chín. Giống như sự sanh

khởi của những sóng trong đại dương: chúng không làm tiến triển, hủy hoại,

quấy nhiễu hay làm biến đổi đại dương chút nào, có lẽ trừ mức độ trên bề

mặt ngoài nhất.

Đây là như thế nào chúng ta có thể, trong cách thức của Đại viên mãn, liên

hệ với Phật tánh của chính chúng ta: qua và giữa tất cả hình tướng, tất cả

sanh khởi, tất cả trường hợp và điều kiện, hòa hợp mọi hành động vào cuộc

hành trình tâm linh. Điều này phát lộ sự tự do và toàn thiện vốn bẩm sinh

của Đại viên mãn, cái bản tánh không biến chất, không đổi thay như đại

dương của tự thân tánh giác.

Nếu chúng ta bị trói buộc bởi hy vọng và sợ hãi, mong ước và lo âu, chúng

ta lại cần tự định hướng trở lại, dùng cái thấy của Đại viên mãn như là một

ngôi sao bắc đẩu để vượt biển dễ dàng hơn. Bởi vì chúng là dấu hiệu cho

thấy chúng ta không ở trong Rigpa, mà còn bị lôi cuốn vào tâm thức thuần ý

niệm, đó không phải là sự thực hành Đại viên mãn.

Tuy nhiên, làm thế nào chúng ta cắt đứt công cuộc tìm cầu của chúng ta

trước khi nó được đáp ứng trọn vẹn? Chúng ta cần nhận biết bản chất của

người tìm cầu để cho sự tìm cầu của chúng ta được thỏa mãn.

Page 62: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

62

Sùng mộ và lòng tin vào vị thầy của chúng ta là một thực hành có thể bảo

đảm cho chúng ta gần gũi với tinh túy của con đường Đại viên mãn. Một số

người sớm kết luận rằng một giáo lý tinh yếu, trực tiếp và trần trụi như là

những lời dạy bất nhị của Đại viên mãn thì không, và ngay cả không nên, đòi

hỏi niềm tin, sự sùng mộ hay sự thực hành tương đối, hay mọi loại tu hành

có chủ định nào. Những người ấy nhảy vào một kết luận vội vã rằng Bồ đề

tâm vị tha, những hoạt động công đức, giới luật và những thực hành tâm linh

liên hệ không liên quan gì với sự thực hành tự nhiên của Đại viên mãn sâu

xa.

Từ một quan điểm người ta có thể nói đấy là sự thật hay có lẽ gần với sự

thật. Quả thật là tất cả những điều ấy đều nằm trong bối cảnh của chân lý

tương đối, chiều kích của tâm thức (sems). Điều đó không thể chối cãi.

Những cố gắng tâm linh như vậy không tất yếu đồng nhất với chính Đại viên

mãn, thực tại tuyệt đối siêu vượt khỏi tâm thức. Bởi thế không phải không

đúng, ở một mức nào, khi nghĩ rằng sự tin tưởng, sùng mộ, cố gắng với ý

định và sự trau dồi của những thực hành tương đối không phải là chính Đại

viên mãn – bản tánh tuyệt đối của sự vật, chân lý tuyệt đối, trí huệ tánh giác

tự hữu hay bẩm sinh tự nhiên. Quả thật là những thực hành tương đối này là

tâm thức, là namtok; chúng không phải là bản thân Đại viên mãn.

Tuy nhiên, những thực hành tương đối này là rất, rất quan trọng cho những

người cũng như chúng ta, còn đang bị lôi cuốn sống trong thế giới tương đối.

Chúng ta không thể chối bỏ sự vận hành của nghiệp và sự bị qui định của

chúng ta tiếp tục trói buộc chúng ta như thế nào. Đối với người nào tức thời

chứng ngộ và trong khoảnh khắc ấy hoàn toàn hiện thực hóa Phật tánh toàn

thiện của Đại viên mãn – nó không gì khác hơn là Rigpa – họ không phải

làm gì tương đối nữa: họ không ở trong thế giới này nữa. Tuy nhiên ngày

nào họ còn hiện thân và bước trên mặt đất này, chắc chắn họ cần phải là

những con người dễ mến, lành mạnh… Tại sao làm tổn hại những người

khác, họ cũng giống như chúng ta?

Page 63: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

63

Nếu bạn muốn vào một ngôi nhà, bạn cần đi qua một cửa lớn. Dĩ nhiên vào

lúc bắt đầu, quả thực là bạn cần đi qua một cửa lớn, nhưng sau khi bạn hiểu

về nhà cửa, bạn thấy có những lối khác để vào, như những cửa sổ, ống khói

lò sưởi… Nhưng chúng ta chắc chắn còn dùng cửa lớn trong hầu hết trường

hợp, dù chúng ta không nhất thiết phải giới hạn trong cách vào ấy. Tương tự,

đã hiện thực được Rigpa, chân lý tuyệt đối, người ta vẫn thường tiếp tục hoạt

động trong thực tại tương đối, thể hiện trong một phong cách lành mạnh, hợp

lý và bình thường, sống có đạo đức, hành động một cách từ bi v.v… Tại sao

chúng ta không như vậy nhỉ? Đức Khyentse Rinpche nói, “Khi bạn thực sự

hiểu chân lý tuyệt đối của tánh Không, bạn hiểu những vận hành của nghiệp

ở cấp độ chân lý tương đối. Cái gì khác làm chuyển động mọi chuyện đâu?”

Đại viên mãn giống như cái chìa khóa mở vào bầu trời, một không gian mở

khắp bao trùm không gian trong tòa nhà; lòng tin và sự sùng mộ thì cũng

giống như chìa khóa mở cửa. Không gian bên trong và bên ngoài tòa nhà cả

hai đều giống như sự mở khắp bao la, “tử tế” của bản thân Rigpa, nhưng ban

đầu để đi vào, có lẽ cần có chìa khóa. Hơn nữa phần đông chúng ta thường

cần sống trong một ngôi nhà, dầu cho thực sự nó chỉ là một ý niệm do ai đó

dựng nên một lúc nào sau thời kỳ người-vượn. Bạn có thấy như thế nào

chúng ta không thể từ chối phương tiện của những cơ cấu ý niệm, dù cho

chúng là một cái gì giới hạn?

Trong thí dụ này, chìa khóa có vẻ như khác với ngôi nhà; nhưng để vào một

ngôi nhà khóa cửa, người ta cần một chìa khóa. Niềm tin và sùng mộ thì

giống như cái chìa khóa cho ngôi nhà này, lâu đài bao la của Đại viên mãn

bổn nhiên. Một khi người ta thực sự ở trong nhà, người ta biết ngôi nhà là gì

và có thể hưởng thụ nó theo nhiều cách khác nhau.

Bồ đề tâm quý báu, niềm tin, sự sùng mộ, lòng bi vô giá và mọi thực hành

tương đối là hữu ích và trợ giúp phi thường cho sự chứng ngộ tuyệt đối được

gọi là Đại viên mãn; tất cả những vị Kim Cương Sư đều đồng ý về điểm cốt

yếu này. Mọi phương diện này của những cấp độ tương đối và tuyệt đối của

thực tại thực sự liên kết với nhau một cách bất khả phân. Sự chứng ngộ tối

Page 64: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

64

hậu, hay phương diện tuyệt đối của Bồ đề tâm, là Đại viên mãn, Rigpa, như

lai tạng, hay Phật tánh. Đây là tòa nhà vĩ đại, chỗ ở tối hậu chúng ta đang

nói.

Trong lúc ban đầu người ta có thể quan niệm ra những chìa khóa, và cửa lớn,

cửa sổ, trần, tường… Nhưng sau khi đã an trụ trong đó, nó cũng giống như

hòn đảo ngọc thần thoại, đó là kinh nghiệm về cái Rigpa bẩm sinh nguyên

thủy này. Dầu người ta có tìm kiếm trên hòn đảo huyền thoại ấy, người ta

không thể nào tìm thấy chút nhỏ nào là đá, sỏi, hay rác rến. Tương tự, trong

cảnh giới bao la của Rigpa, mọi tư tưởng và cảm giác chỉ được thấy như sự

phô diễn của Pháp thân. Người ta không thể tìm đâu ra một chút tư tưởng

hay thấy biết nhị nguyên.

Tòa nhà không thể nghĩ bàn hay đô thị của Rigpa giống như một ngôi nhà vĩ

đại và trống không. Nó không cần phải khóa, bảo vệ, củng cố hay giữ gìn,

bởi vì những tư tưởng nhị nguyên như những tên trộm không có gì để đánh

cắp. Namtok có thể đến và đi như nó muốn, bởi vì ở đây ở đây không có gì

để cầm giữ, không có gì để mất, không có gì để bảo vệ. Đúng thế!

Emaho! Thật kỳ diệu!

Mọi sự là bản tánh của Đại viên mãn Dzogchen. Bạn là Đại viên mãn –

Dzogchen bổn nhiên. Không có cái gì để được hay mất. Đây là bản tánh hay

trạng thái của Phật tánh nguyên sơ, Samantabhadra (Phổ Hiền), nghĩa đen là

Trọn Hảo. Mọi sự đều ô kê, mọi sự đều tốt đẹp, cái gì cần phải làm đã được

làm xong rốt ráo.

Vị tổ giác ngộ và người giữ dòng Đại viên mãn Long-chenpa, ngài là Phật

nguyên thủy Samantabhadra trong hình thức con người, đã giải thích rằng có

năm đại viên mãn trong Đại viên mãn sáng ngời. Ngài nói rằng sanh tử xưa

nay là Samantabhadra viên mãn; niết bàn xưa nay là Samantabhadra viên

mãn; mọi thấy biết và hình tướng hiện tượng xưa nay là Samantabhadra viên

Page 65: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

65

mãn; bản thân tánh Không xưa nay là Samantabhadra viên mãn; và mọi sự là

Phật Samantabhadra bổn nguyên. Emaho! Kỳ diệu!

Đấy là vì sao Samantabhadra bật lên mười hai cái cười kim cương nổi tiếng

của ngài – cái cười vũ trụ, một bùng nổ của niềm vui thanh tịnh.

Saraha cũng hát một bài ca như vậy, nhảy múa cuồng loạn và vung vẫy đôi

tay, nói rằng mọi sự là “Cái Ấy.” Saraha hát, “Trong mười phương thế giới,

bất cứ tôi nhìn chỗ nào, không có cái gì ngoài Phật bổn nguyên này, ngài

không tay không chân, và thuần túy là một bầu vô biên và sáng tỏ.”

Cũng trong bài ca đó, Saraha hát, “Giờ đây công việc của chúng ta đã chấm

dứt trọn vẹn, chúng ta không có gì để làm và có thời gian để làm bất cứ thứ

gì chúng ta muốn.” Đây là sự nhảy múa và bài ca tối hậu tự thân chúng ta

cần hát. Khi sự thực hành tâm linh là đích thực, nó có thể là bài ca của bạn,

sự nhảy múa của bạn, và thực tại của bạn – thực tại của chúng ta. Cái chúng

ta cần là cái mà chúng ta vốn đã nhận được, nó vừa vặn với lòng tay của

chúng ta. Xin hãy yêu quý nó, giữ gìn nó đúng ở chỗ nó đang là ngay lúc

này. Nó là đang cùng với bạn, là bất cứ cái gì bạn đang mong ngóng, ước ao,

cần thiết; nó đang cùng chúng ta, và là chúng ta. Dù có nhiều ngàn bình giải,

kinh điển và giáo lý đầy ắp những sóng điện âm thanh, tinh túy của chúng là

sự nhận biết bản tánh chân thật của tâm thức chúng ta, và sự thực hành hay

hiện thực hóa cái ấy.

Những người Thiên Chúa giáo có một bộ sách tốt đẹp và khổng lồ là Kinh

Thánh, và trong Kinh Thánh có Cựu Ước và Tân Ước và hơn nữa có nhiều

tủ sách bình giải từ khi Kinh Thánh mới ra đời. Hai phần Kinh Thánh này có

mặt ở Tây Tạng vào thế kỷ mười chín bằng một bản dịch của những nhà

truyền giáo Jesuit. Trong Ấn Độ giáo có những kinh Veda, Upanishad,

Bhavagad Gita v.v… Nhiều kinh điển và bình giải rực rỡ, nhiều loại trong đó

đã được dịch rất tốt ra tiếng Tây Tạng hơn ngàn năm qua. Kinh Koran cũng

có đầy đủ một số trang, và nhiều tác phẩm khác hơn ngàn năm qua đã được

lấy từ nguồn gốc ấy. Ngoài những truyền thống tôn giáo và tâm linh của thế

giới, có rất nhiều sách, triết học, khoa học, tâm lý học, quan điểm chính trị

Page 66: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

66

và những thứ thích thú để dọc và nghiên cứu và suy nghĩ, nhiều như vô số lá

trong rừng.

Nhưng dù người ta biết tất cả các thứ đó hay không, nếu và khi người ta

khám phá và nhận biết trí huệ tánh giác bổn nhiên, thật tánh của tất cả mọi

sự – gọi là Đại viên mãn hay là Phật tánh – đấy mới là tâm của vấn đề, cái

mà tất cả mọi người cần. Đó là thứ thuốc trị muôn chứng có tầm mức vũ trụ,

nó chữa lành mọi bệnh, giải quyết tất cả mê vọng và nghi ngờ, và nó giải

thoát và tự do một cách toàn triệt.

Mười bảy Tantra Dzogchen giống như những kinh điển của Phật nguyên

thủy. Một Tantra chính gọi là Kunshi Gyalpo Gyu, Tantra Chủ Quyền Tối

Cao Của Mọi Hoạt Động. Nếu người ta hiểu ý nghĩa của Đại viên mãn

Dzogchen, chỉ nghe nhan đề của một tantra như vậy là đủ giải thích mọi sự:

chỉ có một cái tối thượng vĩ đại, bậc làm chủ của mọi hoạt động – dĩ nhiên

ám chỉ đến Rigpa hay Phật tánh, bản tánh bổn nhiên của mọi người. Ý nghĩa

và giá trị độc nhất của sự thực hành là thấu hiểu, nhận biết và thực sự kinh

nghiệm một cách sâu xa bản tánh chân thực của mọi sự.

Nếu bạn thực sự muốn nghiên cứu và nghe về Đại viên mãn, có nhiều tác

phẩm: có bộ ba nổi tiếng của Longchenpa, được Guenther dịch thành Tác

Phẩm Bộ Ba Của An Nhàn Và Thong Dong, và một bộ ba sâu xa khác của

ngài, Rangetrol Kozsum, chưa được dịch; Bảy Kho Tàng của Longchenpa;

nhiều bài ca kim cương của Rigdzin Jigme Lingpa, gồm Yonten Dzod rất

thấu đáo và nhiều tác phẩm thú vị của con người lang thang giác ngộ đầu thế

kỷ Patrul Rinpoche, và vị đồng thời với ngài là Lama Mipham. Gần đây hơn,

vị lãnh đạo vĩ đại quá cố của Nyingma, Đức Dudjom Rinpoche, vị thầy yêu

quý của chúng ta, đã trang hoàng cho thế giới này với nhiều bài thơ, tác

phẩm và bản văn-kho tàng giác ngộ của ngài. Có cả một toàn thể vũ trụ

những cái như vậy; chúng ta rất may mắn được tiếp xúc với chúng.

Page 67: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

67

Chúng ta cũng may mắn trong việc không phải đọc tất cả các tác phẩm ấy.

Những kinh điển, lời dạy và thực hành không phải là đường lối tối hậu,

chúng là những suy nghĩ về nó. Ý nghĩa thực sự của Đại viên mãn là tự tánh

của bạn, chứ không phải là cái gì bạn cần tìm ở ngoài. Chân lý không có

trong sách, nó chỉ được diễn tả trong sách. Nó không phải như thức ăn phải

được ăn vào và đến từ bên ngoài. Giáo pháp không giống như thực phẩm, nó

chỉ có thể thỏa mãn cơn đói tạm thời; chứng ngộ bản tánh tối hậu thực tại

bên trong là sự đáp ứng thực sự lâu dài và thỏa mãn tối hậu.

Bản thân Đại viên mãn là Tam Bảo. Nó là tự tánh bổn nguyên của thân, ngữ

và tâm của chúng ta: ba thân hay những thân Phật. Hãy để cho nó an nghỉ

trong thong dong tự nhiên, thong dong vô tư, tự nhiên và bình an với mọi sự.

Không cần tập trung nhất niệm vào đối tượng nào, hay phân tích và cố gắng

hình dung hay tìm hiểu sự vật. Những cái ấy chỉ là nền móng sơ khởi cho

những người sơ học, nếu đứng trong ánh sáng của loại thực hành tuyệt đối,

bất nhị này. Một khi bạn đã được giới thiệu vào thật tánh của bạn, và đã

nhận biết nó, bạn có thể thực sự bắt đầu thực hành Đại viên mãn. Bởi thế,

hãy ở trong sự thong dong bao la bẩm sinh, mở ra với mọi sự, tỏ biết bản

thân cái tỉnh thức bẩm sinh, trạng thái tự nhiên nơi mỗi người.

Một trong những cuốn sách hay nhất của Longchenpa toàn giác là Semnyi

Ngalso, Sự An Lạc Thong Dong Tự Nhiên Của Tâm. Điều này ám chỉ sự an

lạc thong doang bẩm sinh, chẳng phải là thành phẩm của những cố gắng và

ráng sức khác thường. Semnyi Ngalso cũng là tên đặt cho tư thế thiền định

đặc biệt của ngài, với tay trên đầu gối và cái nhìn thẳng tự nhiên. Nếu bạn

muốn nghiên cứu tất cả tác phẩm của Longchenpa, hãy nghỉ ngơi trong sự an

lạc thong dong lồng lộng bẩm sinh của tư thế này: điều này làm trọn vẹn sự

nghiên cứu của bạn.

Hãy thưởng thức Đại viên mãn bổn nhiên, nó là của tất cả các bạn.

Page 68: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

68

4. Nền Tảng, Con Đƣờng và Quả

Những chỉ dạy Bản Tánh Tâm về Tri Kiến, Thiền Định và Hành Động

của Dzogchen, Đại Toàn Thiện Vốn Sẵn Đủ.

Kết tập bởi Surya Das với Nyoshul Khenpo

Kính lễ Phật bổn nguyên Samantabhadra, đức Phật bên trong!

Kính lễ đạo sư toàn trí Gyalwa Longchenpa!

Phật tánh, tinh túy của bản thân giác ngộ, hiện diện nơi mỗi chúng sanh.

Tinh túy của nó là mãi mãi thanh tịnh, không pha tạp, không nhiễm ô. Nó

siêu việt khỏi tăng và giảm. Nó không hề hoàn thiện hơn khi trụ trong niết

bàn cũng không thoái hóa khi lạc vào sanh tử. Tinh túy nền tảng của nó là

mãi mãi toàn thiện, không bị che chướng, an định và bất biến. Sự biểu lộ của

nó thì vô số.

Những ai nhận biết thực tánh của họ thì giác ngộ, những ai không biết hoặc

lầm qua nó là mê mờ. Không có cách giác ngộ nào khác ngoài việc nhận biết

Phật tánh và hoàn thành sự an trụ trong đó, gồm nhận ra nó một cách đích

thực trong dòng hiện sinh của chính mình, và tu hành trong sự nhận biết rõ

ràng chính xác ấy chỉ đơn giản qua việc duy trì sự tương tục của nó, không

thoái hóa cũng không tạo tác.

Mọi thực hành và mọi con đường đều quy về, và được bao hàm, trong điểm

cốt yếu này. Sự nhận biết này là lằn ranh phân biệt duy nhất giữa chư Phật

và chúng sanh. Đây cũng là những ngã rẽ lớn nơi chúng ta luôn luôn thấy

mình mỗi một phút giây của cuộc đời mình. Lịch sử huyễn hóa của sanh tử

và niết bàn bắt đầu ở đây và bây giờ; và cũng chính ở đây và bây giờ,

khoảnh khắc của Dzogchen, Đại viên mãn vốn sẵn đủ, hiện tiền siêu việt

khỏi quá khứ, hiện tại và tương lai, có vẻ giống như một khoảnh khắc vĩnh

cửu của cái thời gian không-có-thời-gian. Đây là cái chúng ta gọi là “thời

Page 69: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

69

gian thứ tư”: thời gian không-có-thời-gian, siêu vượt ba thời, cái khoảnh

khắc không thể diễn tả của hiện diện xuất thần thanh tịnh hay tỉnh giác toàn

diện, tánh Giác Rigpa.

Rigpa- hiện thể nguyên sơ vốn đã giác ngộ, tánh giác vốn sẵn đủ tự do, vô

ngại, toàn hảo và bất biến. Tuy nhiên chúng ta cần phải nhận biết nó trong

chính hiện thể chúng ta nếu nó chưa thực sự được chứng ngộ. Rigpa là sự

chia phần Pháp thân của riêng chúng ta. Những ai nhìn trượt qua nó thì đã bỏ

quên thực tánh vốn có của mình. Làm nô lệ cho khổ đau, nghiệp và lầm loạn,

chúng ta phải nhận biết Rigpa để hiện thực hóa cái tiềm thể toàn khắp của

chính chúng ta, cái niềm vui, an bình thiêng liêng và sự tự do của chính giác

ngộ.

Dilgo Khyentse Rinpoche quá cố đã nói rằng những đại yogi và đệ tử giác

ngộ không mong muốn và cần thiết gì hơn là sự chứng ngộ bản tánh nền

tảng của chính tánh Giác vốn sẵn đủ. Padampa Sangye, vị thành tựu giả Ấn

Độ thời trung đại đem những giáo lý Bát Nhã Ba La Mật Shijey và Chošd

đến Tây Tạng, nói rằng mọi ước mong và nguyện vọng có thể được thành

tựu trọn vẹn trong “trạng thái tự nhiên.” Emaho! Chớ bỏ qua điều này!

Phật nguyên sơ Samantabhadra (Phổ Hiền), nhân cách hóa của Rigpa, là

Phật Pháp thân vô tướng ở cội nguồn của những giáo lý Dzogchen và dòng

phái, không bao giờ lạc vào suy nghĩ nhị nguyên, và vẫn y nguyên tự do và

toàn thiện trong sự phô diễn không cùng của những hình tướng thanh tịnh,

sự trình diễn này là cõi thanh tịnh hay là cõi Phật của ngài, ôm trọn sự không

thể phân chia của mọi sự trong cả sanh tử lẫn niết bàn.

Tuy nhiên, bị mê lầm bởi những vọng tưởng và hình tướng, chúng sanh rơi

vào tư tưởng nhị nguyên và bám vào ảo tưởng của chủ thể và đối tượng, như

thế họ bị dẫn dắt vào đại dương đục ngầu của những hình tướng bất tịnh, đó

là sự hiện hữu bị quy định. Tri giác sai lầm cái tỉnh giác vốn sẵn đủ, tự hữu,

không thể diễn tả của tánh giác bổn nhiên thành ra một cái ngã hay linh hồn

cố định, cái hiện hữu cá nhân, ích kỷ của bản thân chúng ta và rồi chúng ta

Page 70: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

70

tự mắc vào và tự trói mình từ thời gian này qua thời gian khác mà thời gian

thì không có lúc chấm dứt.

Vô minh là nguyên nhân duy nhất khiến lang thang trong sanh tử. Chư Phật

biết và hiểu cái mà chúng sanh bình thường không biết, vô minh, hiểu lầm và

nhìn trượt qua: bản tánh bổn nguyên chân thật của mỗi người và của tất cả.

Đây là sự phân biệt duy nhất giữa chư Phật và chúng sanh.

Tulku Urgyen Rinpoche nói: “Sự mê lầm khởi lên trong… con đường có thể

tan biến. Khi chúng ta tẩy sạch những vết bẩn tạm thời khỏi tánh giác Rigpa

bổn nhiên, chúng ta trở thành giác ngộ trở lại thay vì vốn đã giác ngộ. Việc

này được hoàn thành bằng cách theo lời chỉ dạy của một bậc thầy đầy đủ

phẩm chất.”

Theo giáo lý tánh Không của Đại thừa, mọi sự vật là trống không và khai mở

thông suốt tự bản chất, gồm thân và tâm và tất cả những hiện tượng bên

ngoài. Mọi sự đều vô ngã, không có chủ thể, không xác thực và vô thường.

Chúng hoàn toàn không có tự hữu độc lập hay thực thể cá nhân thường tại.

Cái hiểu tánh Không tuyệt đối này đạt được bằng sự hiểu rõ vô ngã thật sự,

nó có nghĩa là sự không hiện hữu của cái ngã cá thể biệt lập và sự không

hiện hữu của cái ngã vĩnh viễn của những hiện tượng.

Không có cái gì có thể được xác nhận như là có hoặc không, không cả hai

thứ vừa có vừa không, không cả hai thứ vừa không có vừa không không.

Đây là tiếng rống sư tử sâu xa của Nagarjuna và các đệ tử của ngài, họ thể

nghiệm triết học Trung Đạo của Madhyamika, giáo lý tối thượng về tánh

Không.

Nhưng có hay không một cái biết, hiện diện trong tất cả sự rỗng rang và

trống không này, một sự sáng tỏ sống động hay một thức giác sáng soi hoạt

động một cách không thể chối cãi ngay lúc này và khắp cả mọi hiện hữu của

chúng ta? Điều này bởi vì tinh túy trống không của tâm, nó thực sự không là

gì khác hơn pháp thân (thân vô tướng của chân lý tuyệt đối), tự bản chất là

sáng soi, thức giác, tỏ biết (nó là báo thân, tịnh quang hay năng lượng tỏa

Page 71: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

71

sáng), tuy nhiên biểu lộ rõ ràng không chướng ngại như vô số diễn đạt của

lòng bi năng động (hóa thân hay tulku, thân hình sắc của hoạt động giác

ngộ). Hiểu như thế, có phải rõ ràng ba thân là không thể phân chia và vốn

sẵn có trong tự tâm mỗi người?

Cầu Nguyện về Nền Tảng, Con Đường và Quả của Mipham Rinpoche nói:

Hiện diện từ vô thủy, nó không dựa vào sự tu tập,

Cũng không dựa vào những cái khác như ngoài khả năng của con người.

Nguyện rằng điểm cốt yếu này về bản tánh của tâm,

khó tin vì có vẻ quá dễ dàng,

Được nhận biết qua thần lực của những lời chỉ dạy của đạo sư.

Nguyện chúng ta được hoàn thiện một cách tự nhiên trong bản tánh của

không-hành, vượt khỏi hành và không hành.

Phật tánh tỏa khắp trong tất cả chúng sanh. Khi trí huệ của Đại viên mãn

được chuyển giao cho một người, nó không kể đến người ấy có tâm trí bén

nhạy thông minh hay không. Tại sao thế? Bởi lẽ cái ngăn cản chúng ta chứng

ngộ Đại viên mãn không phải vì cái Đại viên mãn này là một cái gì vốn khác

biệt hay xa xôi. Nếu chúng ta không thể thấy mí mắt của chính mình thì

không phải bởi vì nó ở xa như một trái núi đằng xa kia. Nó quá đỗi gần,

nhưng khó thấy. Cũng như vậy là bản tánh của tâm thức.

Page 72: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

72

GẶP GỠ RIGPA

Làm thế nào chúng ta có thể được giới thiệu vào một bản tánh như vậy? Nếu

chúng ta ở trong một trạng thái nơi đó chúng ta không bị ảnh hưởng bởi

những tư tưởng của quá khứ, chúng ta không mời gọi những tư tưởng của

tương lai, và chúng ta không bị quấy rầy bởi những tư tưởng hiện tại. Trong

khoảnh khắc tươi mới của giây phút hiện tại, đó là một trí huệ thoát ngoài

mọi ý niệm. Chúng ta cứ an trụ trong trạng thái này mà không rơi vào hôn

trầm, không cho phép tâm thức chúng ta tự động rút lui hay đi lang thang

đến những đối vật bên ngoài.

Như Jetsun Milarepa nói, giác ngộ nằm trong chính ngay khả năng nhận biết

trí huệ vô niệm, khoảng không gian giữa những tư tưởng. Nhưng chỉ thoáng

thấy trí huệ này thì không đủ: chúng ta cần hoàn thành sự kiên cố và vững

chắc. Dầu tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, họ giống như con nhỏ của một

vị vua, một hoàng tử mới sanh. Trong bản chất nó có một dòng máu vương

giả, nó được chỉ định làm một vị vua, tuy nhiên nó chưa có đủ tất cả những

khả năng cai trị đất nước, bảo vệ thần dân, đánh bại những kẻ thù hay khả

năng cầm quyền.

Chính sự dạy dỗ của một vị thầy sẽ sẵn sàng giúp đỡ: trước hết chứng ngộ

cái thấy, tri kiến của Đại viên mãn; thứ hai, hoàn thành sự khéo léo và hoàn

thiện nó; và thứ ba, hoàn thành sự vững vàng hoàn hảo trong cái chứng ngộ

ấy. Chúng ta không nên trông chờ chứng ngộ tức thời. Jetsun Milarepa nói,

“Chớ trông chờ quả, mà hãy thực hành đến khi chết.”

Lúc bắt đầu chúng ta nên thường thực hành trong những thời kỳ ngắn. Niềm

tin chắc vào cái thấy của chúng ta sẽ dần dần tăng trưởng. Một lúc nào xác

tín sẽ sinh ra bên trong. “Chủ thể” kinh nghiệm sự thực hành sẽ biến mất.

Khi sự chứng ngộ đã hoàn toàn bừng nở, chúng ta sẽ trở thành giống như

Longchen Rabjam Rinpoche toàn giác. Chúng ta nên mong mỏi thấy được

Page 73: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

73

điểm tan biến của những tư tưởng, bởi vì sự chứng ngộ của guru sẽ đi vào

qua đó, và hòa lẫn với chúng ta.

Lama Mipham cầu nguyện:

Đẽo gọt hay kiểm tra thì không gì hơn là gia thêm những ý niệm.

Cố gắng hay trau dồi chỉ là tự làm kiệt sức mình.

Tập trung hay thiền định chỉ là một cái bẫy để vướng mắc hơn.

Nguyện những tạo tác không thỏa mãn ấy được cắt tiệt từ bên trong.

Chúng ta sẽ không bao giờ chấm dứt được sự tra cứu trí thức. Tra cứu trí

thức giống như một con chim nhỏ bay lên từ một chiếc tàu trong biển cả, cố

gắng tìm giới hạn của bầu trời. Bầu trời thì quá rộng, và cánh chim quá mệt

mỏi, đến độ con chim nhỏ không thể có sự lựa chọn nào khác ngoài việc trở

lại chiếc tàu. Cũng thế, nếu chúng ta dấn mình vào những tạo tác tâm thức,

chúng ta sẽ không bao giờ tìm được chỗ chấm dứt cho chúng. Chúng ta sẽ

chỉ làm mệt chính chúng ta.

Cái thấy không phải là cái gì dính mắc với những đối tượng, những biểu

tượng hay những mục tiêu nhắm đến. Nếu có những thứ mục tiêu hay ý

tượng, là có bám chấp. Có nói, “Nếu có bám chấp thì không có cái thấy.”

Một cái thấy trộn lẫn với bám chấp và ý tượng không thể gọi là Đại viên

mãn. Nếu chúng ta có những ý niệm chúng ta sẽ đặt hình tướng ở một bên và

tánh Không ở bên kia và không cách nào chúng ta đến gần sự chứng ngộ tâm

của Phật, sự không tách lìa của tánh Không và những hình tướng, thoát khỏi

mọi điều kiện.

Theo cách ấy chúng ta tự làm kiệt sức mình khi tìm kiếm những phương

pháp và những thực tập tạo tác khác nhau. Chúng ta tự làm kiệt sức mình

theo ba cách: Chúng ta tạo ra những chế tạo như những ý niệm tâm thức.

Chúng ta làm một số nỗ lực. Chúng ta tạo ra nhiều đối tượng hay mục tiêu

Page 74: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

74

trong tâm chúng ta. Ba sự việc này thực sự làm chúng ta mệt nhọc. Ấy cũng

như một con côn trùng bị mắc vào một lưới nhện: càng vùng vẫy hoạt động,

nó càng bị mắc vào mạng lưới. Điều này gây ra cái khổ thực sự, sự hành hạ

thực sự cho tâm thức.

Nếu chúng ta quyết định không cần kiểm nghiệm đẽo gọt gì, không cần cố

gắng nào, và không cần mục tiêu nào cả, chúng ta sẽ có thể lưu lại trong một

trạng thái bao la như bầu trời. Đây là bản tánh tuyệt đối, trong đó người ta

thoát khỏi cái gì được thấy và một chủ thể đang thấy. Đây là cái thấy, sự

chứng ngộ trạng thái tự nhiên của mọi sự.

Lama Mipham viết:

Khỏi ngoài tư tưởng hay diễn tả, không có một vật gì được thấy.

Tuy nhiên không có cái gì vượt ngoài để được thấy.

Đây là ý nghĩa sâu xa quyết định của tự tâm.

Nguyện bản tánh này, rất khó minh họa, được chứng ngộ.

Như thế có cần làm gì để thấu hiểu Đại viên mãn tự nhiên, nếu nó thoát khỏi

mọi ý niệm, mọi nỗ lực và ý tuợng? Kinh Bát Nhã Ba La Mật nói, “Trí huệ

hoàn thiện (ba la mật) thì vượt khỏi tư tưởng.” Không nên ý niệm nó, vì nó

không thể ý niệm và không thể diễn tả. Chân lý tuyệt đối không phải là cái gì

tâm thức của người bình thường có thể nắm bắt. Để chỉ nó cho chúng sanh

trong một cách tương đối, Phật đã nói rằng bản tánh trống không giống như

hư không, trong khi sự biểu lộ tỏa sáng của nó thì giống như mặt trời. Những

thật ra, ngay cả một vị Phật cũng không thể giải nói trọn vẹn bản tánh của

tâm; không có ngôn ngữ hay ví dụ để giải thích nó. Nó rốt ráo vượt khỏi tâm

thức tương đối của con người. Nhưng nó không phải là cái gì chưa từng hiện

hữu trước đó, như một sự vật gì mới mẻ xuất hiện lần đầu.

Page 75: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

75

Khi chúng ta thoát khỏi mọi thứ ý niệm hóa và chế tạo của tâm thức, chúng

ta có thể thấy bản tánh này. Khi Karma Chagme Rinpoche chứng ngộ bản

tánh tuyệt đối, Mahamudra, ngài nói với bạn ngài, “Đây là cái gì đã ở với tôi

từ bao đời nay. Nó là cái tôi đã biết từ bao giờ. Làm sao có thể không nói

rằng nó chính là bản thân Đại Ấn?” Khi chúng ta thấy thực tánh ở trong

chúng ta, không có gì nữa để thấy, không có gì nữa để tìm kiếm trong tám

vạn bốn ngàn pháp môn.

Kinh Bát Nhã Ba La Mật nói:

Nhìn tâm:

Tâm không hiện hữu,

Sự biểu lộ của nó là tánh sáng tỏ.

Page 76: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

76

NỀN TẢNG, CON ĐƢỜNG VÀ QUẢ

Trong Những Bài Kệ Kim Cương về Bản Tánh Tuyệt Đối, Rigdzin Jigme

Lingpa hát:

Dầu nếu một trăm nhà thông thái và hàng trăm thành tựu giả tuyên bố rằng

cái thấy này là sai lầm,

Trong đây không có gì được thấy để bác bỏ,

Cũng không có gì để giữ gìn hay thiết lập.

Nguyện trạng thái nầy của pháp tánh,

không suy suyển bởi chấp nhận và bác bỏ,

Được thấy biết là bản tánh hiện tiền một cách tự nhiên.

Dầu thật tánh được chia thành “nền tảng để biết,”

“Con đường để đi,” và “quả để đạt đến,”

Ba cái này chỉ giống như những mức độ trong hư không.

Nguyện chúng ta an trụ tự nhiên trong bản tánh của không-hành.

Trong thực tế, trong cách thức mà những sự vật thực sự là, từ vô thủy những

phẩm tính của tinh túy Phật tánh. Như Lai tạng - Tathagatagarbha là hoàn

toàn sáng ngời không cải biến, không mất một chút gì. Chúng đang hiện diện

trong mỗi một chúng sanh.

Trên con đường, tinh túy Phật tánh này không hề biến đổi: nó không tăng,

không giảm. Nó không chịu bất kỳ sự biến cải nào.

Lại nữa về quả, cái tinh túy Phật tánh này cần được thấu hiểu, chứng ngộ thì

vốn đã thành tựu toàn hảo. Không có gì để thêm vào cho nó. Không có cái gì

Page 77: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

77

hơn nữa mà một vị Phật đã khám phá. Thật vậy, từ quan điểm cách thức

những sự vật thật sự là, không có lý do gì để phân biệt thành những địa hay

cấp độ khác nhau. Không hề có những cái như là một điểm khởi hành, một

con đường, và một đích đến. Mọi thứ này cũng giống như nhìn vào hư không

và cố gắng thấy những phác họa, những cấp độ hay những giới hạn khác

nhau trong đó. Chúng ta có thể tạo ra những hình dung này một cách trí thức,

nhưng trong thật tế không thể có một phân chia vụn vặt nào trong hư không.

Nếu chúng ta nói, “Đây là đỉnh của hư không, và đây là đáy của hư không,”

thì đấy vẫn là hư không.

Thật ra, không có cái gì để làm, thế nên chúng ta vốn ở trong không hành,

vượt khỏi hành và không hành. Chúng ta đã vốn là bản tánh bất biến, toàn

thiện này, vậy thì tại sao phải hoàn thiện chính mình, theo một vị thầy, và đi

dài theo con đường? Câu hỏi này khởi lên không tránh khỏi.

Nói chung, cái thấy và thiền định của tám thừa là cái gì giả tạo do những chế

tạo của tâm thức, nhưng thừa thứ chín, Ati Yoga hay Dzogchen, thì hoàn

toàn vượt khỏi hoạt động trí thức.

Một bầu trời rộng lớn có thể được xem là trống không hay sáng ngời, nhưng

tất cả chỉ là một. Từ phương diện tinh túy, nó vượt khỏi những phân biệt như

là cái thấy, thiền định và hành động. Có một “phương diện hình tướng” mà

chúng ta có thể gọi là một “cái thấy,” nó là sự tìm thấy tự tánh của mình; một

“thiền định,” nó là việc đem mọi sự trở về một điểm hay một niềm tin duy

nhất này; và “một hành động,” nó là việc chiếm lĩnh sự xác tín nhờ phương

pháp giải thoát những tư tưởng một cách tự nhiên.

Lama Mipham viết:

Bất cứ cái gì được nhắm vào, là thuốc độc cho cái thấy.

Bất cứ cái gì được ôm lấy bằng cố gắng là một lỗi lầm của thiền định.

Bất cứ cái gì được lấy hay bỏ là một khuyết điểm của hành động.

Nguyện chúng ta thấy biết bản tánh vốn thoát khỏi mọi thiếu sót và giới hạn.

Page 78: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

78

Cái thấy này là thế nào? Cái thấy thì hoàn toàn thoát khỏi trụ, bám. Như Văn

Thù nói trong một linh kiến với đại sư Sakya Trakpa Gyaltsen, “Nếu có trụ,

bám, thì không có cái thấy.” Cái thấy thì hoàn toàn thoát hết mọi điều kiện, ý

niệm, và tính cách. Đối tượng, những ý tượng, mục tiêu và ước định thì

giống như thuốc độc cho cái thấy. Với những thứ ấy cái thấy không thể

thanh tịnh. Nếu người nào ăn uống thuốc độc họ sẽ chết tức thì. Cũng thế,

cái thấy bị hư hỏng, dơ nhiễm bởi bám chấp, trụ trước vào duy vật hoặc hư

vô. Cái này trở nên một nguyên nhân cho sự lang thang thêm nữa trong sanh

tử. Trụ bám theo cách này, chúng ta không bao giờ có thể thoát khỏi sự ràng

buộc của bản ngã.

Theo Đại viên mãn Dzogchen, nếu người ta dấn thân vào cố gắng, vào trụ

bám và nỗ lực cao độ trong thiền định của mình, đó là một khuyết điểm.

Người ta cần ở yên trong cái thấy, thiền định và hành động, tự do với mọi

tạo tác. Với một thiền giả như vậy, bất cứ điều gì người ấy làm với thân,

ngữ, và tâm thức, mọi thứ ngay chỉ một cử động đưa tay trong không khí xảy

ra cũng như là sự phô diễn của tánh giác. Vì lý do này, không cần thiết cho

một người giác ngộ phải trau dồi những hạnh lành hay bỏ đi những hạnh

xấu. Bất cứ điều gì người ấy làm đều trong sự diễn xuất của trí huệ.

Cảnh giới tuyệt đối không bao giờ bị nhiễm ô hay giới hạn bởi ý niệm như

Niết bàn và sanh tử hay có và không. Chúng ta phải giác ngộ như Phật

nguyên thủy Phổ Hiền Samantabhadra, bậc đã giác ngộ trong nền tảng bổn

nguyên. Ngoài cái nền tảng Phật tánh tối sơ này, phải khó khăn rắc rối cho

chúng ta khi cố gắng thành tựu một trạng thái tâm linh mà chúng ta đã luôn

luôn có sẵn. Chúng ta đang có tâm Phật ở trong, thế nên không cần gì đến

mọi thứ khó khăn ấy; chính như khi người ta đã ở nơi tòa Kim cương ở

Bodhgaya tại Ấn Độ, người ta không cần gì phải chịu đựng những hành trình

khó khăn trải qua những hoàn cảnh nhọc nhằn với mục đích đạt đến đó.

Phật nguyên thủy, những Vidyadhara vĩ đại, và mọi người thành tựu giác

ngộ, chỉ hiện thực hóa những phẩm tính luôn luôn đã có, các vị không tạo

thêm các phẩm tính nào mới.

Page 79: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

79

Trong thực hành những lời dạy cốt lõi, điều chúng ta thực sự cần là được

giải thoát do nhận biết tánh giác của chính chúng ta, bản tánh tối hậu của

chính cái đang là. Điều ấy không đến qua cái gọi là những lời dạy bí mật và

những giáo huấn cốt lõi tìm thấy trong sách. Tám thừa đầu đưa chúng ta dọc

theo con đường bằng cách làm việc với tâm thức: không có cái nào trong

những thừa này lấy chính trí huệ như con đường. Dzogchen lấy chính trí huệ

làm con đường, và bởi thế nó không có biểu tượng và đối tượng thực sự nào.

Chúng ta cần sử dụng trí huệ như con đường, chứ không dùng chỉ những chế

tạo của tâm thức chúng ta. Bởi vì bất cứ cái gì dính dáng đến tâm thức đều tự

động dính dáng đến vọng tưởng mê lầm, đến sự chấp bám giữa chủ thể và

đối tượng.

Lama Mipham viết:

Bởi vì pháp tánh không được chế tạo và không duyên hợp,

Thì không có cái gì mới để đạt được qua con đường của những tạo tác,

Nguyện bản tánh của quả tối hậu, nó không kết thành từ một nhân,

Được thấy biết là vốn hiện diện từ nguyên thủy trong chính mình.

Hiện diện và tỉnh giác một cách sống động, thoát ngoài những ý niệm, qua

sự tự tỉnh niệm thường trực, nhận biết mọi sự dưới mọi hoàn cảnh và điều

kiện bất kỳ dù chúng ta ở nơi đâu như là trò phô diễn huyễn hóa của Rigpa;

thấu suốt qua mọi sự và không hề rơi vào làm mồi cho chấp ngã, luyến bám

và trụ trước nhị nguyên, cũng không mắc vào những tạo tác của nó như là ba

độc (phiền não) và tám vạn bốn ngàn nhiễm ô; như thế chúng ta duy trì ngai

vàng bổn nhiên của chúng ta, như đấng giác ngộ nhân cách hóa của tánh giác

vốn sẵn đủ, Samantabhadra.

Ngược lại, bị lừa dối bởi trò phô diễn huyễn hóa tự nhiên vô ngại của chính

tánh giác vốn sẵn; bị lầm lạc bởi vô minh và rơi vào nhị nguyên chủ thể và

đối tượng; như thế chúng ta thoái vị khỏi ngai vàng bổn nhiên của chúng ta,

và như đứa con hoang đàng trong Kinh thánh, quên mất chúng ta là ai, là cái

Page 80: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

80

gì, để lang thang không dứt như những con chó lạc đường trong những cánh

đồng không cùng của hiện hữu sanh tử.

Cái may mắn vĩ đại gặp được một đạo sư đích thực giác ngộ thì cũng giống

như được nhận và được giới thiệu vào cái thấy tối hậu nơi tất cả hiện tượng

của sanh tử và niết bàn đều hoàn thiện và viên mãn trong tánh giác Rigpa.

Chúng ta được giới thiệu lại với chính chúng ta, như đứa con hoang đàng

được phục hồi địa vị đích thực là hoàng thái tử kế vị vương quốc của cha

mình, vượt khỏi sự nghi ngờ hay bàn cãi.

Một khoảnh khắc của tỉnh giác toàn triệt, sự nhận biết Rigpa, là đã đủ:

Tantra Manjushri-namasamgiti nói, “Trong một phút chốc, sự nhận biết toàn

hảo, trong một khoảnh khắc, sự giác ngộ trọn vẹn.” Tâm trí huệ của tất cả

chư Phật, cái tỉnh thức bẩm sinh, thì vốn sẵn ngay nơi bản tánh của chúng ta

dù nó tạm thời che ám bởi tưởng niệm. Tâm Phật vốn sẵn có như kim cương,

Rigpa phát lộ nơi khoảnh khắc tâm nhị nguyên tan biến và tánh giác bất nhị

mọc lên trần trụi, nó không gì khác hơn Pháp thân không nhiễm ô và xưa nay

thanh tịnh. Đây là Phật đích thực, Phật bên trong. Không có Phật lìa khỏi tự

tâm mình, như Milarepa và những thành tựu giả thường hát tụng.

Sự khác biệt chính giữa tâm mê lầm và tâm giác ngộ là mức độ chật hẹp và

rộng mở. Chân tánh là một và không thể phân chia, nó thì trực tiếp rõ ràng

với những người mắt thấy tai nghe, mức độ trong đó mọi cá thể riêng biệt

đều rộng mở, tự do và không bị qui định hay ngược lại, cứng rắn, hẹp hòi,

gắn chặt, luyến bám và điên đảo nghĩa là hoàn toàn bị qui định bởi những

che chướng ngoại sinh, những dấu vết nghiệp quả và những hành động trước

kia và những xúc tình và nhiễm ô che ám.

Page 81: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

81

BẢN TÁNH TỐI HẬU CỦA TÂM

Sau sự đại tỉnh thức dưới cội cây bồ đề ở Bodhgaya, đức Phật nói rằng bản

tánh tối hậu của tâm là hoàn toàn thanh tịnh, sâu xa, tịch tịnh, sáng ngời,

không hỗn hợp, không bị quy định, không sanh và không chết, và tự do từ vô

thủy. Khi chúng ta khảo sát tâm này cho chính chúng ta, trở nên rõ ràng rằng

tính rỗng rang bẩm sinh của nó, sự sáng tỏ vốn có sẵn của nó và phẩm tính tỏ

biết của nó là cái được biết như là sự tỉnh thức bẩm sinh, tánh giác bất nhị

nguyên sơ: Rigpa. Đây là quyền thừa hưởng của chúng ta, thật tánh của

chúng ta. Nó không phải là cái gì thất lạc hay khiếm khuyết để phải tìm kiếm

và đạt được, mà là cái cốt lõi nhất của con người hiện sinh bổn nguyên của

chúng ta. Nó thật sự không từng tách lìa với sự tỉnh giác tự nhiên mỗi ngày

của chúng ta, vượt khỏi sự thoái hóa của muốn và không muốn, tự do với sự

hình thành ý niệm: tánh giác bình thường, không tạo tác, không giả tạo, pha

tạp, trần truồng, tươi mới bởi cố gắng và sửa sai sống động và hoàn toàn tự

nhiên. Cái gì có thể đơn giản hơn nó, ung dung thoải mái trong tánh tự nhiên

toàn triệt?

Những thừa kinh điển, những giáo lý chứng ngộ của Phật pháp cho rằng sự

diễn tả nói ở trên về bản tánh tối hậu của tâm bởi chính đức Phật thì ám chỉ

đến niết bàn, hay tâm thức niết bàn. Theo những dòng Kim Cương thừa thực

hành của Tây Tạng và đặc biệt theo những truyền thống Đại Ấn

(Mahamudra) và Đại viên mãn (Dzogchen), sự diễn tả ấy ám chỉ bản tánh

chân thực của tâm, Rigpa, bản thân tánh giác bổn nhiên. Trong ánh sáng này,

cái ý niệm “bờ bên kia,” niết bàn là xa biết mấy?

Thế nên hãy dẹp đi công việc thiết kế, tạo dựng! Hãy ngưng xây những cây

cầu bắc qua những dòng nước dữ dội của sanh tử, toan tính đạt đến “bờ xa

kia,” niết bàn. Tốt hơn là đơn giản buông xả, thong dong và vô tư, trong tánh

tự nhiên trọn vẹn và tương ứng với dòng sống bổn nhiên, để mặc nó xảy ra

và duyên khởi. Và hãy nhớ điều này: dù bạn có tương ứng với dòng chảy

hay không, nó vẫn luôn luôn tương ứng với bạn.

Page 82: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

82

Nhưng điều ấy không dễ dàng lắm đâu. Trước tiên chúng ta phải nhận biết

cái thấy sâu xa này, cái Đại viên mãn vốn sẵn, rồi tu hành nó, rồi đạt đến sự

an trụ không lay chuyển trong nó. Đây là con đường của thực hành, hộ trì

không xao lãng cái thấy hay viễn cảnh về cái mà người ta đã được đưa vào

và người ta đã nhận biết. Chỉ bấy giờ sự chứng ngộ mới có thể dần dần khai

mở. Như thế, sự tu hành bao gồm không-thiền-định, không-cố-gắng, và

không-xao-lãng, một sự hiện diện rõ ràng của tâm. Tánh thức giác bẩm sinh,

trí huệ vô niệm, thình lình bộc lộ ngay khoảnh khắc tâm thức nhị nguyên tan

biến. Đó là Tâm Phật - tánh giác bất nhị bổn nhiên. Điều này có thể xảy đến

dần dà, qua nghiên cứu, phân tích và thực hành tâm linh, hay đột ngột qua sự

gặp gỡ của những nhân và của những duyên, như khi một người học trò đã

chín muồi gặp gỡ một vị thầy hoàn toàn chứng ngộ và kinh nghiệm một sự

thức tỉnh thình lình không thể giải thích được.

Phật tánh thì thanh tịnh, không nhiễm ô, không đẽo gọt, không điều kiện,

siêu vượt mọi ý niệm. Nó không phải là một đối tượng của tư tưởng nhị

nguyên và hiểu biết trí thức. Tuy nhiên nó phơi mở cho tâm trí, trực giác, sự

cảm nhận trực tiếp bất nhị của chính tánh giác vốn sẵn, trước cả ý thức và sự

ngược dòng của ý thức. Những che chướng ngoại lai tạm thời che khuất và

giống như những đám mây, làm mờ ám bản tánh hay tinh túy của tâm tinh

khôi, sáng ngời như bầu trời này và nó cũng được biết như là Như Lai Tạng,

Phật tánh.

Mọi thực hành quy ước dọc theo con đường tiệm tiến đến giải thoát và giác

ngộ đều nhắm làm phát lộ cái trí huệ vốn sẵn này bằng cách cởi bỏ và tiêu

trừ những che ám, làm hiển lộ cái vốn đã luôn luôn hiện diện. Đây là mối

liên hệ giữa sự vật xuất hiện như thế nào và sự vật thực sự là thế nào: nói

gọn, hai cấp độ của chân lý, chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối hay quy

ước. Tùy theo hai chân lý này, có những cấp độ khác nhau của thực hành.

Kiến giải vi tế và sâu xa của Kim Cương thừa nhấn mạnh trực tiếp vào sự

nhận biết cái thấy tối hậu, trí huệ vốn sẵn trong chính mình; đây là lối tắt

kim cương trứ danh được làm cho sáng tỏ trong những tantra Dzogchen. Sự

Page 83: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

83

tiếp cận của những thừa kinh điển khác nhau sử dụng và dựa trên sự tịnh hóa

tâm thức nhị nguyên, cho đến khi tâm thức rốt ráo trong sạch và giải thoát

khỏi những che chướng và nhiễm ô. Sự tiếp cận của tantra ngay từ khởi đầu

dựa vào và sử dụng trí huệ, tánh giác bất nhị, hơn là chỉ tâm thức đơn thuần.

Đây là một sự khác biệt cốt yếu.

Cái thấy cao cả của Đại viên mãn, thừa tối hậu, là mọi sự vật vốn thanh tịnh

và toàn thiện ngay từ khởi thủy. Đây là chân lý tuyệt đối, cái thấy hay tri

kiến tối thượng của chư Phật, nó bao hàm rằng không có gì để cần làm hay

cần hoàn thành. Đặt nền trên cái nhận biết những sự vật thực sự là thế nào,

sự thiền định của Đại viên mãn là không-thiền-định, ở trong cái như thị của

cái đang là thay vì làm một việc gì đặc biệt, vượt khỏi hy vọng và sợ hãi,

nhận lấy và chối bỏ. Hành động hay cách cư xử của Đại viên mãn lưu xuất từ

cái siêu việt ấy, và hoàn toàn là tự nhiên, tự phát, không mục đích và ứng

hợp với bất kỳ hoàn cảnh nào nảy sinh. Quả của Đại viên mãn là chính bản

thân Đại viên mãn vốn sẵn đủ, không hề tách biệt với khởi điểm đầu hết của

con đường nhanh chóng và hiệu quả này: bản thân tánh giác Rigpa, tự tánh

chân thật của chính mình.

Con người lang thang giác ngộ nổi tiếng, bậc thầy Đại viên mãn của thế kỷ

19 - Patrul Rinpoche hát, “Vượt khỏi hành và không hành, Pháp tối thượng

được thành tựu. Thế nên đơn giản hãy hộ trì trạng thái tự nhiên và yên nghỉ

tâm thức lao nhọc của con.” Lối sống bần hàn, bi mẫn và những tác phẩm

sâu xa của ngài còn được nghiên cứu rộng rãi đến ngày nay, gây cảm hứng

cho những hành giả của mọi tông phái và dòng truyền của Tây Tạng.

Padampa Sangye nói, “Mọi sự được tìm thấy ở trong trạng thái tự nhiên, thế

nên chớ tìm đâu khác.” Phật tánh là trí huệ bên trong tất cả chúng ta, nó

không ở đâu khác. Nó hiện là bản tánh nền tảng của tất cả chúng ta, trạng

thái bổn nhiên, sự tự do vốn bẩm sinh và là hiện thể không phải tạo tác của

chúng ta. Đấy vì sao nó được gọi là trạng thái tự nhiên, Phật tánh vốn sẵn đủ,

và tất cả chúng sanh đều sở hữu. Đây là lý do tồn tại của Dzogchen, của Đại

viên mãn tự nhiên. Không có cái gì vượt khỏi hay cao hơn cái này. Hãy

Page 84: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

84

chứng nghiệm nó, như nó là chính ngay lúc này và mọi sự đều bao gồm

trong đó. Tất cả ước muốn và nguyện vọng đều được thành tựu trong trạng

thái tự nhiên của tỉnh thức bẩm sinh, đại viên mãn bẩm sinh của chính chúng

ta, Dozgchen. Nó thuộc về mỗi một chúng ta.

Những đường lối và những tiếp cận khác nhau đặt cho nó nhiều tên khác

nhau, tùy theo nó được nhìn như là cái thấy, mục đích, con đường thực hành,

nền tảng hay cái gì khác. Chỉ một cái tinh túy không thể diễn tả này được

biết với nhiều tên khác nhau như Như lai tạng, Phật tạng, Phật tánh, Rigpa,

Cái tỉnh thức tự hữu trống không và tỏ biết, Pháp thân, Bát Nhã ba la mật,

Trí huệ siêu việt, Tánh Không hay tịnh quang, tâm Phật, và v.v… Rigpa hay

gọi là Shunyata, tánh giác vốn sẵn, sự hiện diện bất nhị, trí huệ bẩm sinh tự

hữu hay sự tỉnh thức bẩm sinh thì giống như phần chia cho mỗi cá nhân cái

thân chân lý tối hậu và siêu cá nhân, Pháp thân của tất cả chư Phật. Không

có cái gì vượt hơn cái này.

Chokyi Nyima Rinpoche nói, “Tinh túy giác ngộ thì hiện diện trong tự tâm

của mỗi chúng sanh. Đại viên mãn trực tiếp giới thiệu và phát hiện nó thực

sự là thế nào, trạng thái tự nhiên không ngăn ngại này. Những giáo huấn cốt

lõi chỉ cho như thế nào nó có thể được nhận biết một cách hiển lộ toàn thân ở

trong kinh nghiệm riêng của mỗi người. Chúng ghi nhận sự cần thiết lớn lao

phải nhận biết nó và sự lợi lạc to lớn khi làm thế, chỉ ra rõ ràng, ngay trong

khoảnh khắc này, Phật, trạng thái tỉnh ngộ, không cần phải tìm ở đâu khác

như thế nào, mà hằng hằng hiện diện nơi chính mình, và rằng bạn trở thành

giác ngộ nhờ thể nghiệm cái luôn luôn hiện diện trong bạn. Đây là hiệu quả

của nyongtri, giáo huấn qua kinh nghiệm cá nhân.”

Như Asanga và Maitreya nói, bản tánh của tâm là sáng tỏ. Nó hoàn toàn

trống không, rỗng rang và thức giác, không bị những điều kiện hay sự điều

kiện hóa làm hệ lụy. Tâm thức, hay thức nhị nguyên, chỉ là một chuỗi liên

tục vô thường của nhân và duyên, hoàn toàn trong sự bị quy định. Sự khác

sự khác biệt giữa tâm thức và bản tánh của nó, giữa tánh giác hay tinh túy

của tâm và tư tưởng ý niệm thì cũng giống như sự khác biệt giữa bầu trời với

Page 85: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

85

khí hậu phù du xảy ra trong nó hay namtok chính không gian. Trong Kinh

Bát Nhã Ba La Mật Phật nói, “Chân tâm không phải là tâm thức nhị nguyên.

Bản tánh của tâm thực sự là sự không thể phân chia của tánh Giác và tánh

Không.”

Longchenpa nói rằng tâm thức là nhị nguyên, rằng Rigpa, tánh giác bất nhị

là trí huệ siêu việt. Bản tánh nền tảng của tâm thức là hoàn toàn chói sáng, tự

do và không vướng mắc bởi những ý niệm ta và người, chủ thể và đối tượng;

một tánh sáng ngời sâu xa thoát khỏi thiên chấp và ngưng trụ, một hiển lộ bi

mẫn tuôn chảy thông suốt của cái không thể định nghĩa, tánh Không vô biên,

không bị tư tưởng ngăn ngại và che ám. Tư tưởng là trói buộc; sự lồng lộng

vô biên của tánh giác trống không là tự do. Lòng bi cho những ai bị mắc bẫy

trong những tạo dựng huyễn ảo của chính họ, trong những xích xiềng do tâm

thức trui rèn và trong những giới hạn tự đặt ra tuôn trào tự nhiên không ngăn

ngại và vô tận.

Bởi thế, với những giáo huấn cốt lõi chính yếu của một vị thầy Dzogchen

đầy đủ khả năng, hãy phá vỡ cái vỏ trứng của tâm thức và sải đôi cánh của

bạn trong bầu trời rỗng rang rộng mở. Hãy phá bỏ căn lều nhị nguyên bỉ thử

và trú ngụ trong tòa nhà vô hạn của Rigpa. Không có những kẻ thù hay

những chướng ngại nào khác để chinh phục và đánh bại. Vô minh – sự suy

nghĩ nhị nguyên – là ma quỷ vĩ đại ngăn chặn con đường của bạn. Hãy giết

nó và tự do ngay lúc này.

Page 86: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

86

5. Đại Toàn Thiện và Phật giáo Tây Tạng

Một giảng dạy ở Cambridge, Massachusetts

Nhóm này được gọi là nhóm Hội Đại viên mãn hay Nhóm Đại viên mãn

Cambridge. Dễ có được một cái tên như vậy, nhưng ấy là một cái tên vĩ đại

để có thể sống xứng hợp theo – Dzogchen, Đại viên mãn bổn nhiên. Tuy

nhiên, xin chớ nghĩ tôi muốn nói rằng đó là một cái gì mà các bạn không đã

có sẵn. Đấy là vì sao tôi cho các bạn một cái tên như vậy.

Tôi khuyến khích các bạn thực hành tốt con đường cao cả này của sự giác

ngộ được gọi là Dzogchen, Đại viên mãn. Đây là tâm lõi của Pháp rộng và

sâu được đức Phật dạy. Tâm của những giáo lý của bậc giác ngộ là Bồ đề

tâm quý báu, tấm lòng và tâm thức giác ngộ vị tha. Cái này cũng được gọi là

từ và bi. Nó có hai phương diện: Bồ đề tâm tuyệt đối và Bồ đề tâm tương

đối. Những thừa gốc được dạy nhấn mạnh rất nhiều nhu cầu từ giáo lý căn

bản của Phật giáo trong Kinh, Luật, Luận hay sự phát khởi xác tín về bản

chất như huyễn của mọi sự, tính vô thường, vô ngã và bản chất bất toại

nguyện của mọi hiện tượng có điều kiện. Đấy là những giáo lý căn bản của

Phật giáo. Những giáo lý Đại thừa về sau nhấn mạnh đến thiện cảm, từ và bi.

Những thực hành sơ khởi, ngondro, tu hành tâm thức vân vân tất cả tạo

thành một nền móng vững chắc để trau dồi những nội quán và tỉnh giác căn

bản, là những giáo lý căn bản. Chúng tạo thành một nền móng rộng rãi vững

vàng hay căn cứ để phát triển Bồ đề tâm, tâm thức và tấm lòng thức tỉnh, tâm

sáng ngời của Đại viên mãn.

Trong giáo lý Đại thừa có giải thích rằng tánh Không vĩ đại kết hợp với đại

bi sáng ngời là bản tánh chân thật của chúng ta. Đó là cái chúng ta trau dồi

trong những giáo lý Bồ đề tâm tương đối; và đó là cái chúng ta chứng ngộ,

nó chưa từng lìa khỏi chúng ta, theo những giáo lý Bồ đề tâm tuyệt đối.

Page 87: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

87

Dầu chúng ta nhấn mạnh bất kỳ mặt nào của Bồ đề tâm sự trau dồi tương đối

những phẩm tính giác ngộ để cất bỏ khổ đau của tất cả chúng sanh; hay mặt

tuyệt đối, bản tánh vốn có tự hiện diện tự hữu của những sự vật cả hai mặt,

tánh Không với tánh sáng tỏ hay lòng bi cần được thành tựu hay cân bằng để

có một thực hành trọn vẹn khai triển. Trong những giáo lý Kim Cương thừa,

Bồ đề tâm tuyệt đối được thấy rất rõ trong những sự chỉ dạy riêng cá nhân,

trong các giáo huấn cốt lõi để làm sao nhận ra nó một cách trực tiếp qua

những ban phước và sự trao truyền của dòng thực hành, đường lối của thực

hành và kinh nghiện mà không cần những khám phá hay phân tích thuộc lý

thuyết; Dầu các bạn gọi nó là gì, dầu bạn ngưỡng vọng hay hiểu nó, từ quan

điểm chân lý tuyệt đối hay chân lý tương đối, Đại thừa hay Tiểu thừa, nó là

cùng một giáo lý giải thoát, tâm của giáo lý Phật giáo. Cũng như khi các bạn

mắc bệnh lao, hầu hết các bác sĩ đều có thể chẩn đoán nó. Dù bạn dùng

thuốc vào buổi sáng, buổi chiều hay ban đêm, nó cũng sẽ chữa lành bệnh.

Tương tự, với những giáo lý Phật giáo, với giáo lý này về Bồ đề tâm, hoặc

bạn thực hành Bồ đề tâm tuyệt đối, những con đường vĩ đại của Mahamudra,

Dzogchen và Madhyamika (Trung Đạo), những giáo lý bất nhị; hay các bạn

nhấn mạnh vào Bồ đề tâm tương đối, qua những thực hành phát triển và

những thừa tiệm tiến thì mỗi con đường này đều bao hàm và hội tụ vào cùng

một nguyên lý, đó là kinh nghiệm của đại giải thoát và thỏa mãn trọn vẹn, sự

an lạc của niết bàn.

Trong tất cả những giáo lý Phật giáo, điều chính yếu là sự cởi thoát hay tháo

lỏng bản ngã, chấp ngã, luyến ái tự ngã, tham lam, kháng cự và luyến bám.

Điều này trực tiếp dẫn đến sự vơi cạn của khổ đau, sự chấm dứt của bất toại

nguyện, bởi vì bám chấp hay ích kỷ là nguyên nhân chính yếu của khổ đau.

Có nhiều cách khác nhau để giải thích về những con đường, những đối trị,

những chuyển hóa, những tịnh hóa, những kinh nghiệm thấy, những kết quả

khác nhau của các loại thực hành khác nhau, nhưng nói chung, cái được giải

thích ở đây là cốt tủy của sự thực hành. Chúng ta không cần có quá nhiều

những nghiên cứu và tư tưởng khác nhau. Chỉ buông lỏng chấp ngã và luyến

Page 88: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

88

bám, cởi mở tấm lòng và tâm thức, và hưởng thụ niềm vui, an bình và tình

thương vô ngã. Hãy làm điều này cho mình và cho tất cả.

Trong con đường tâm linh của Phật giáo điều rất quan trọng là nương dựa

vào một kalyanamitra, một người bạn tâm linh, một thiện tri thức, một vị

thầy. Đức Phật, qua nhiều đời, đã dựa vào những vị thầy tâm linh. Ngài

không đạt đến Phật tánh giác ngộ toàn thiện chỉ trong một đời qua vài năm

thiền định, mà trải qua nhiều đời phát nguyện, cầu nguyện, thực hành và

nhận những lời chỉ dạy và hướng dẫn. Không có những soi sáng và hướng

dẫn của một vị thầy, rất khó kinh nghiệm đích thực chân lý của những lời

dạy. Không có những lời chỉ dạy, rất khó kinh nghiệm đích thực tự do và

giác ngộ qua chỉ sự thực hành. Một vị thầy có thể hướng dẫn chúng ta. Một

vị thầy đầy đủ phẩm tính có khả năng ngăn ngừa cho người khác khỏi những

trệch hướng và cạm bẫy. Một vị thầy có thể tìm ra con đường trực tiếp nhất

cho học trò. Nếu người ta mong ước chứng ngộ những chỉ dạy của Đại viên

mãn, người ta nên mong ước rất nhiều sự nhận lãnh những lời dạy và thực

hành guru yoga, trong đó người ta chứng ngộ tính không thể phân chia của

mình và vị thầy giác ngộ. Theo truyền thống Đại viên mãn, toàn bộ Pháp có

thể được giải thích trong bối cảnh của hình thức thực hành này, guru yoga,

sự sùng mộ. Loại sùng mộ này có thể đưa tới chứng ngộ sự không thể phân

chia từ vô thủy tâm thức chúng ta và tâm Phật.

Những giáo lý Đại viên mãn là một kho tàng cực kỳ rộng rãi và sâu xa. Phật

đã dạy tám vạn bốn ngàn giáo pháp, sắp xếp thành ba thừa. Cái thứ ba của ba

thừa này, Kim Cương thừa được phân chia thành bốn (hay sáu) thừa nữa.

Bấy giờ có những giáo lý bên ngoài, giáo lý bên trong, giáo lý che dấu hay

gọi là bí mật. Tuy nhiên tất cả mọi cái này được chứng ngộ qua thực hành

sùng mộ và trí huệ tìm thấy trong guru yoga, sự hòa lẫn bản tánh của hành

giả với bản tánh của guru.

Có thể các bạn nghĩ rằng một vị thầy có một thân thể hay xương hay tóc, hay

các bạn cần một sợi tóc của vị thầy, hay một sợi dây bảo vệ màu đỏ, để có

được gia bị. Đó là vị thầy tương đối. Nếu các bạn thực sự muốn biết guru

Page 89: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

89

nghĩa là gì, thì guru là toàn bộ vũ trụ hiện tượng tự khởi. Đó giống như một

kiểu mẫu, đạo sư tượng trưng. Không phải vị thầy con người là đạo sư. Chân

lý là mỗi một khoảnh khắc, là toàn bộ vũ trụ hiện tượng. Guru hay vị thầy

tuyệt đối là bản tánh của tất cả mọi sự vật. Chớ nghĩ nó chỉ là một ông già

nào đó, một lama nào đó hay một khuôn mặt guru nào đó. Có hóa thân, vị

lama biểu lộ, như đức Phật trong hình thức con người, vị thầy sống. Có báo

thân, năng lực, vị guru bí mật biểu lộ như kinh nghiệm: bản tánh chân thật

của kinh nghiệm riêng của chúng ta, vị guru bên trong. Rồi có vị guru không

hình tướng nhất định, vị guru tuyệt đối: pháp thân, tánh Không vô hạn sáng

ngời. Tất cả ba cái này có thể được chứng ngộ trong một khoảnh khắc đại an

trụ của tánh giác thanh tịnh, đại buông xả tất cả mọi sự, gọi là yeshe lama, trí

huệ, đạo sư minh triết hay guru bên trong, sự để-cho-nó-như-nó-vốn-là vĩ đại

và không thể nghĩ bàn.

Nếu các bạn muốn đi xa hơn nữa, có bản tánh sáng soi vô biên từ bên trong

của mọi sự, nó giống như một vị Phật toàn diện biểu lộ và ban phước khắp

chốn. Vị guru như thị, cái đang là. Mọi sự đều ở trong tổng thể Đại viên mãn

này, kho tàng này, mạn đà la này, thật ra là sự phô diễn hay năng lực của

guru giác ngộ hay Phật tâm. Tất cả hiện hữu hữu tình và vô tình và tất cả

kinh nghiệm, ngoài và trong, đều thực sự là Phật, vị thầy chân thật. Nếu các

bạn hiểu những giáo lý Đại viên mãn, mỗi khoảnh khắc những ban phước

này tuôn trào. Người ta chưa từng một phút giây nào tách lìa khỏi vị guru

chân thật, khỏi Phật, tự tánh bổn nhiên của mình.

Nếu các bạn vừa nghe những chữ “Dzogchen” hay “Dzogpa Chenpo”, Đại

viên mãn vốn sẵn tự nhiên, rất dễ dàng nói, “Ồ, vâng, tôi biết cái ấy nghĩa là

gì. Dzogpa Chenpo nghĩa là Đại viên mãn.” Thật dễ nói như thế, chỉ có vài

chữ. Chắc chắn tất cả các bạn đã có những lời dạy và ban phước từ nhiều vị

thầy, nhiều guru, nhiều lama. Các bạn đã nhận những ban phước sâu xa ấy.

Nếu các bạn thực sự nhận biết sự không tách lìa rốt ráo của các bạn với Phật,

sự không phân cách với thầy trong mọi hoàn cảnh và mọi khoảnh khắc, bấy

giờ đấy là nguyên lý tuyệt đối của Dzogchen Đại Viên Mãn chứ không chỉ

biết những từ có nghĩa là Đấy là tại sao chúng ta không nhìn thoáng vội sự

Page 90: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

90

quan trọng của thực hành guru yoga khi chúng ta muốn tiếp cận với sự thực

hành thật sự Dzogchen. Sùng mộ nhanh chóng cắt đứt tính suy diễn vọng

tưởng. Đó là ngưỡng cửa mở ra tòa nhà của bất nhị, của sự không tách lìa.

Khi người ta chứng ngộ những ban phước chúng luôn luôn tuôn trào, đấy là

khoảnh khắc của Dzogchen. Không có khoảnh khắc, quán đảnh hay giáo lý

nào khác. Bấy giờ toàn thể hiện hữu, hữu tình và vô tình, ngoài và trong,

được thực sự chứng ngộ như là Đại viên mãn bổn nhiên, Dzogchen. Không

có Dzogchen nào khác để cầu xin, nghiên cứu hay thực hành. Có nhiều vị

thầy trong dòng phái suốt lịch sử xuống đến chúng ta. Cũng có lama nguyên

thủy hay guru, đó là bản tánh của mọi sự, gồm cả chúng ta: vị Tổ chân thật

của dòng phái mà chúng ta chưa từng tách lìa. Để nhận lãnh những lời chỉ

dạy hay chứng ngộ nó, guru yoga là rất, rất hiệu quả và sâu xa: chứng ngộ sự

không chia cách của mình và vị thầy giác ngộ là Phật.

Nếu các bạn nghĩ rằng vị lama là một người, bấy giờ các bạn có thể nghĩ

rằng Phật là một bức tượng làm bằng gỗ; rồi toàn bộ sự việc bắt đầu đi xa,

như Phật thì ở kia trên bàn thờ, lama thì ở kia trên bục, và người ta chỉ là

người khán giả. Rồi nếu các bạn ở trong một ngôi nhà hay trong núi non, các

bạn không tìm thấy guru của các bạn ở đó. Sẽ rất lầm lạc nếu các bạn mê

muội đuổi nó đi xa khỏi chính các bạn như vậy, vì thực thể-guru biểu lộ

khắp mọi nơi mọi chốn.

Có nói rằng mọi sự là tự hiện, hay tự nhiên biểu lộ một cách kỳ diệu; rằng

mọi sự thì không sanh và không diệt. Hơn nữa, có nói rằng những ban phước

của Tam Bảo thì luôn luôn tuôn xuống không dứt. Tuy nhiên, tùy thuộc vào

sự sùng mộ, hiến dâng của chúng ta để tiếp xúc, để mở ra với nó. Có nói

rằng mọi sự là cái thấy biết qua nghiệp quả; nói cách khác, chúng ta kinh

nghiệm thế giới như thế nào tùy thuộc chúng ta tri giác nó như thế nào, tùy

thuộc vào nghiệp quả của chính chúng ta. Nó giống như sự phóng chiếu của

chúng ta. Có nhiều bàn luận trong những kinh điển và bình giảng về vô

thường, và phân tử và nguyên tử, phân tích nó hơn nữa thành Không, và rồi

cái Không cũng trống không, như vậy cho đến vô cùng. Phân tích nó hơn

nữa, chúng ta đi đến chỗ không có cái gì cả, và ngay cả vượt khỏi cái không

Page 91: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

91

có gì. Tất cả mọi sự vật là sự thấy biết do nghiệp, sự phóng chiếu của riêng

chúng ta, những quy kết ý niệm lên thực tại.

Đại viên mãn không chỉ ra cái gì. Nó vượt khỏi mọi thấy biết và phóng chiếu

nhị nguyên hư vọng. Vượt khỏi hư vọng, mọi sự đều toàn thiện. Trong hư

vọng mọi sự có vẻ không phải là đại viên mãn. Khi không có lầm lẫn hay hư

vọng, cái này trong tay tôi rõ ràng là một bông hoa. Một số người mê lầm có

thể tri giác nó như là nước, nhưng đó chỉ là mê vọng hay lầm lỗi. Khi người

thấy những sự vật như chúng là như trong ví dụ này, bông hoa ngay trước

mặt chúng ta-toàn thể vũ trụ hiện tượng bên ngoài và bản thể bên trong là

Đại viên mãn, đại Phật tánh, Dzogpa Chenpo. Khi người ta không mê lầm,

khi những sự vật được thấy như chúng là, mọi sự là sự phô diễn của năng lực

của Phật tánh, sự tỏa sáng của thực tại, cái Đại viên mãn.

Người ta có thể còn mê lầm hơn, và nghĩ rằng những lời dạy Pháp thì không

thật, rằng Phật chỉ là một huyền thoại và vân vân. Cái bạn có thể nghĩ chẳng

hạn rằng cái này không phải là Đại viên mãn, rằng Đại viên mãn không ở

đây, đây chỉ là Boston. Hay các bạn còn mê lầm hơn, nghĩ rằng đây không

phải là Đại viên mãn, đây là New York! Những hình bóng khác nhau của mê

vọng. Các bạn có thể có một kiểu mê vọng khác và nghĩ, đây không phải là

Đại viên mãn, Dzogchen. Đây là John đang dịch, không phải là Surya Das.

Vọng tưởng chồng lên vọng tưởng!

Đại viên mãn là như thế nào sự vật thực sự là. Sự vật được để cho đúng như

chúng là. Trạng thái tự nhiên. Thế nào sự vật thực sự là, cách thức hiện hữu

chân thật của chúng. Bậc đại trí nắm giữ dòng, Tổ Jigme Lingpa, vị đạo sư

không sợ hãi đã từng sống ba trăm năm trước ở Tây Tạng, nói, “Những lời

dạy về Đại viên mãn thì nhiều. Người hiểu Đại viên mãn thì ít.” Vị bổn sư

quý báu của tôi, Khenpo Ngawang Palzang vĩ đại, đệ tử của Paltrul

Rinpoche đạo sư vĩ đại của Đại viên mãn nói rằng, “Đại viên mãn thì cực kỳ

giản dị, nhưng không dễ dàng.” Dễ dàng cho bất kỳ ai chỉ ra bầu trời. Dễ

dàng cho bất kỳ ai nói điều gì về Đại viên mãn và nói mọi sự là toàn thiện

trong chân tánh của chúng như thế nào. Nhưng hầu hết người ta thấy ngón

Page 92: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

92

tay mà họ không thấy bầu trời. Nếu các bạn thấy ngón tay mà không thấy

bầu trời, bấy giờ có ngondro (thực hành sơ bộ), quy y, thực hành Bồ đề tâm,

một số thiền định và tịnh hóa được làm để tịnh hóa và xua tan những che

chướng tạm thời che ám Phật tánh của chúng ta, thật tánh của chúng ta.

Nhưng đó là cọng rơm của quan kiến-cái kiến (thấy) giới hạn của các bạn,

chớ nhìn bầu trời qua một cọng rơm và nghĩ rằng tất cả những thứ đó là cái

bao la vô tận của không gian.

Khi một tấm gương bị mờ hay bám bụi, nếu nó được lau sạch, sự sáng tỏ và

rực rỡ phản chiếu bản tánh chân thật của nó sáng soi rõ ràng. Chỉ nói rằng nó

vốn toàn thiện, toàn hảo sẽ không giúp gì nhiều nếu nó vẫn còn bị che mờ

bởi những che chướng.

Có điều gì khác để nói ở đây? Chúng ta đã phung phí vài phút ở đây. Thế

nên xin hãy dùng sự thực hành này nếu nó có nghĩa với các bạn. Hãy tự đặt

các bạn vào trong đó qua cầu nguyện và sùng mộ, qua thiền định và sự tìm

hiểu. Thực hành tâm linh là một việc rất cá nhân, nó tùy vào các bạn. Hãy

nhận lấy cơ hội. Hãy đem nó vào cuộc sống hàng ngày của các bạn.

Vị Tổ vĩ đại của Dzogchen, vị Phật toàn giác Longchenpa, sáu trăm năm

trước chỉ tóm gọn nó chỉ trong hai từ Tây Tạng: “Semnyi ngalso!” “Thong

dong lớn lao!”. Ngài nói sự thong dong tự nhiên của tâm. Ngài không nói sự

bận rộn tự nhiên của tâm. Ngài nói sự an bình hay thong dong tự nhiên của

tâm. Bởi thế, hãy thong dong rảnh rang trong đó. Hãy để yên và thả rơi mọi

sự. Chúng ta không nghĩ nhiều để hiểu những sự việc ấy. Đây là cái gì có thể

kinh nghiệm hay nhận biết từ bên trong, trong một cách thức khác. Khi

chúng ta thiền định, chúng ta không cần sử dụng tâm thức quá nhiều. Chúng

ta có thể chỉ đơn giản rảnh rang trong sự rảnh rang tự nhiên của cái đang là.

Rỗng rang với sự không cố gắng, tánh giác bổn nhiên, không cố gắng kiểm

soát tâm thức mà thực sự thưởng thức và thấy cái đang là như vậy.

Có nhiều cách thức thiền định và thực hành khác nhau. Một số đó là phân

tích và rất ích lợi trong việc làm bén nhọn tâm thức, trong phân biệt và nhận

rõ những sự vật. Có nhiều người hiểu và thực hiện điều đó rất tốt. Nhưng

Page 93: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

93

truyền thống của chúng ta hơn nữa là dòng thực nghiệm. Dòng thực hành sự

hợp nhất của Mahamudra và Dzogchen bất nhị, sự không thể phân chia giữa

trí huệ và đại bi, bát nhã và phương tiện, chân lý và tình thương, như là một

phương thức để thức tỉnh, giác ngộ.

Điều này bao gồm cả samatha (an định) và vipashyana (quán chiếu) trong

hình thức thiền định tỉnh giác tổng quan bao quát. Nó gồm sự phân biệt phân

tích. Nó gồm ở yên trong trạng thái tự nhiên, trong rỗng rang và thong dong.

Có nhiều khả năng hay khuynh hướng khác nhau của con người, thế nên có

nhiều những tiếp cận hay nhiều mặt của chỉ một viên ngọc giải thoát này. Tất

cả chúng đều là một đường lối độc nhất, mạch lạc. Trong cái rốt ráo, người

ta chỉ có thể nói rằng trí huệ bẩm sinh là hiện tiền một cách trực tiếp, trần

trụi; tánh tỉnh thức tự hiện hữu này chưa từng lìa chúng ta. Có gì để xao

lãng, trong ánh sáng của hiện tiền thanh tịnh và toàn khắp? Làm sao chúng ta

có thể lìa nó một phút giây nào?

Xin hãy nhận biết trí huệ bổn nhiên này, tánh giác tự hữu này, Phật tánh bao

la này. Đây là mục đích của thực hành. Không chỉ trông chờ, mà còn nhận

biết nó thực sự và chứng ngộ nó trong chính mình, cho lợi lạc và niềm vui vô

biên của mình và tất cả.

Hôm nay là một loại diễn dịch tinh chất và cô đọng của giáo lý. Nếu các bạn

quan tâm đến những điều này, hãy tự do theo chúng với Lama Surya Das

hay với những vị thầy khác trong nhiều ngày, nhiều tháng hay năm. Hình

như tất cả các bạn đều ở Mỹ và các bạn không đi đâu khác, và Surya cũng ở

Mỹ, thế nên hãy tận dụng điều đó; ông ấy đã được chỉ dạy, truyền pháp và

cho phép đầy đủ bởi chính tôi và những vị thầy khác của ông.

Những giáo lý Đại viên mãn đã trải qua hàng ngàn năm. Nó không phải là

cái gì người Tây Tạng sáng chế ra. Nó đã từng có rất lâu trước đó. Những

đạo sư Đại viên mãn đem nó từ Ấn Độ, nhưng trước đó nó đã thịnh hành.

Phật giáo và những giáo lý này càng ngày càng mờ nhạt ở Ấn Độ, mất đi ở

Ấn Độ, nhưng được đem vào Tây Tạng và các xứ sở xung quanh bởi người

Page 94: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

94

của các xứ sở ấy, những người đã nhận lời chỉ dạy từ các vị thầy Ấn Độ và

rồi thực hành, chứng ngộ và thiết lập chính trong đất nước của họ cho đến

ngày nay. Trong mười ba thế kỷ những người Tây Tạng đã nỗ lực rất nhiều

để giữ gìn và xiển dương những giáo lý cao cả và sâu xa này. Cho đến ngày

nay họ không để cho chúng biến mất. Họ thực hành chúng, và người ta đã

thành tựu giác ngộ. Họ dịch chúng ra. Họ đã làm mọi điều có thể để giữ gìn,

thực hành và chứng ngộ những giáo lý quý báu này. Rồi đột nhiên họ trao

tặng cho toàn thế giới, lan khắp thế giới, vì sự lợi lạc của tất cả. Đây là thời

điểm của Đại viên mãn.

Pháp thì giống như thuốc thanh tịnh chữa tất cả bệnh, như cam lồ. Tự nhiên,

người ta cảm thấy muốn giữ gìn nó, yêu quý nó, bảo vệ nó, và chia xẻ nó.

Nếu không ai thấy giá trị của nó, thì những lời này chỉ như sương mù tan

trong không khí, biến mất. Ngược lại, nếu những ai nghe những điều này mà

nhận lấy chúng, thực hành chúng và chứng ngộ chúng, bấy giờ họ thu được

lợi lạc trọn vẹn của những chân lý này. Chúng dành cho tất cả mọi người.

Chúng cần được trao truyền và triển chuyển. Không có vấn đề về bí mật, về

sự bảo vệ chúng, về cất giữ chúng. Chúng phải được nẩy nở và tiếp tục.

Thực hành tâm linh làm lợi lạc cho tất cả. Nó làm lợi lạc cá nhân. Nó làm lợi

lạc cộng đồng. Nó làm lợi lạc đất nước. Nó làm lợi lạc vũ trụ. Nó làm lợi lạc

tất cả, và ban phước cho tất cả.

Thực hành tâm linh là cực kỳ quan trọng. Xin hãy xem trọng nó.

Xin cầu nguyện đến Longchenpa toàn giác: Nguyện rằng tâm trí huệ của

ngài và của chúng ta vẫn không chia cách.

Kính lễ Đại viên mãn bổn nhiên. Nguyện cho tất cả đều chứng ngộ nó và

hiện thân nó!

Buổi nói chuyện này được dành cho Cambridge Dzogchen Group ở

Kunkyab Rangjung Yeshe Ling, 8 tháng Sáu, 1994.

Page 95: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

95

BÀI CA VÀ BÌNH GIẢI

6. Tấm Gƣơng Của Những Điểm Thiết Yếu

Một bức thơ tán thán tánh Không,

từ Khenpo Jamyang Dorje cho Mẹ Ngài

Dịch bởi Erik Hein Schmidt và biên tập bởi

Ani Lodroš Palmo và Ward Brisick

Con kính lễ dưới chân sen của Tenpai Nyima,

Người không tách lìa với Pháp Vương Longchenpa Rabjam,

Và thấy biết trạng thái tự nhiên của tánh Không

Của đại dương vô biên những sự vật.

Một lá thơ khuyên bảo con gởi cho người, bà mẹ cao quý Paldzom của con.

Xin hãy nghe một lát và không xao lãng.

Ở đây không có khó chịu gì,

Con thong dong và tự do không phiền lo,

Trong một trạng thái của tâm hoan hỷ.

Mẹ có khoẻ không, mẹ yêu dấu của con?

Ở đây trong xứ sở Tây phương,

Có nhiều người da trắng và da đỏ,

Họ có mọi loại huyễn thuật và cảnh tượng,

Page 96: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

96

Như bay qua những bầu trời,

Và di chuyển trong nước như cá.

Có quyền hành trên bốn đại,

Họ ganh đua phô diễn những phép lạ

Với muôn ngàn màu sắc đẹp đẽ.

Có nhiều những quang cảnh không cùng,

Như những thiết kế của những màu sắc cầu vồng

Nhưng giống như chỉ là giấc mộng, khi được xét xem,

Chúng là những thấy biết sai lầm của tâm thức.

Mọi hoạt động giống như những trò chơi trẻ nít.

Nếu làm, chúng không bao giờ chấm dứt.

Chúng chỉ là hoàn thành khi mẹ để yên đấy,

Như những lâu đài bằng cát.

Nhưng đấy chưa phải là toàn thể câu chuyện.

Tất cả những pháp của sanh tử và niết bàn

Dầu được nghĩ là thường còn, chúng không kéo dài.

Khi được khảo sát, chúng chỉ là những hình sắc trống rỗng

Xuất hiện mà không có hiện hữu.

Dầu không thực, chúng được nghĩ là thực,

Và khi được khảo sát, chúng là không thực như một ảo tưởng.

Page 97: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

97

Nhìn ra ngoài, những đối vật xuất hiện,

Và giống như nước trong một ảo ảnh,

Chúng còn huyễn hoặc hơn cả sự huyễn.

Không thực như những giấc mộng và những ảo tưởng,

Chúng giống như một mặt trăng phản chiếu trong nước và những cầu vồng.

Hãy nhìn vào tự tâm mẹ!

Nó có vẻ rất kích động, khi không được khảo sát.

Nhưng khi được khảo sát, không có gì trong đó cả.

Xuất hiện không có thực thể, nó không là gì ngoài trống rỗng.

Nó không thể được nhận dạng và nói, “Nó đây!”

Mà chỉ tan biến và lẩn thoát như sương mù.

Hãy nhìn thẳng vào tất cả những gì xuất hiện

Trong bất cứ nơi nào của mười phương.

Dầu nó có vẻ như thế nào,

Sự vật trong tự nó, bản tánh đích thật của nó,

Là bản tánh như hư không của tâm,

Vượt khỏi sự phóng chiếu và tan biến của tư tưởng và ý niệm.

Page 98: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

98

Mọi sự có bản tánh trống không.

Khi cái trống không nhìn cái trống không,

Có ai để nhìn vào cái trống không như vậy?

Đâu là chỗ dùng của nhiều thứ phân loại,

Như là “trống không “ và “không trống không,”

Vì đó là cái huyễn nhìn cái huyễn,

Và hư vọng quan sát hư vọng?

“Bản tánh không cố gắng và như hư không của tâm,

Cảnh giới bao la của thấy biết,

Là trạng thái tự nhiên của mọi sự.

Trong nó, bất cứ điều gì bạn làm đều tốt, đúng,

Dù bạn nghỉ ngơi, bạn luôn thư thái.”

Điều ấy được Jetsun Padmasambhava,

Và đại thành tựu giả Saraha nói ra.

Mọi thiết kế ý niệm

Như là “Nó là hai!” hay “Nó không là hai!”

Rời bỏ các ngài như những con sóng trên một dòng sông,

Để giải thoát một cách tự nhiên tự bản thân chúng.

Page 99: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

99

Con quỷ khổng lồ của tư tưởng vô minh và suy diễn

Làm cho người ta chìm đắm trong đại dương của sanh tử.

Nhưng khi giải thoát khỏi tư tưởng suy diễn này,

Đấy là trạng thái không thể diễn tả, vượt khỏi tâm thức ý niệm.

Ngoài chỉ những tư tưởng diễn dịch này,

Không có ngay cả những danh từ sanh tử và niết bàn,

Sự lặng chìm toàn bộ tư tưởng diễn dịch

Là tánh Như của pháp giới.

Chớ làm thêm phức tạp bằng những phát biểu phức tạp,

Cái bindu đơn nhất không do tạo tác này

Là tánh Không, trạng thái tự nhiên của tâm.

Bậc Thiện Thệ, đức Phật đã nói như vậy.

Bản chất của cái gì có thể xuất hiện

Khi chỉ để mặc cho tự nó,

Là cái thấy không tạo tác và không hư hao,

Pháp thân, bà mẹ tánh Không.

Mọi tư tưởng diễn đạt là tánh Không,

Và người thấy tánh Không là tư tưởng suy diễn.

Tánh Không không hủy hoại tư tưởng suy diễn,

Page 100: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

100

Và tư tưởng suy diễn không ngăn ngại tánh Không.

Tánh Không bốn phương diện của bản thân tâm thức

Là cái tối hậu của mọi sự.

Sâu xa và tịch tịnh, tự do với mọi phức tạp,

Sự sáng tỏ tỏa ngời không hỗn hợp,

Vượt khỏi tâm thức ý niệm lòng vòng:

Đây là chiều sâu của tâm các bậc Chiến Thắng.

Trong đây không có một vật gì để trừ bỏ,

Cũng không có cái gì cần thiết phải thêm vào.

Chỉ thuần cái vô nhiễm,

Nhìn một cách tự nhiên vào chính nó.

Nói tóm, khi tâm thức hoàn toàn cắt đứt

Những ràng buộc bám chấp vào sự gì,

Thì mọi điểm thiết yếu đều cô đọng trong đó.

Đây là truyền thống của bậc tối thượng Tipola,

Và của đại học giả Naropa.

Một trạng thái tự nhiên sâu xa như cái này

Là trí huệ của đại lạc,

Trong tất cả mọi loại lạc phúc.

Page 101: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

101

Trong tất cả mọi niềm vui sướng hài lòng,

Nó là vua của vui sướng hài lòng tối thượng.

Nó là sự quán đảnh truyền pháp tối cao thứ tư,

Của mọi phái tantra của Mật thừa.

Nó là giáo huấn tối thượng chỉ thẳng.

Tri kiến “sanh tử tức niết bàn,”

Và tri kiến của Đại Ấn, của Đại Viên Mãn, Trung Đạo và những cái khác,

Có nhiều tên khác nhau,

Nhưng chỉ một nghĩa tinh yếu.

Đây là tri kiến của Lama Mipham

Như một sự giúp đỡ cho vua của những tri kiến này

Người ta nên bắt đầu với Bồ đề tâm,

Và kết thúc với hồi hướng.

Để cắt đứt bằng những phương tiện thiện xảo

Sự trụ định vào một bản ngã, gốc rễ của sanh tử,

Vua của mọi phương tiện vĩ đại

Là Bồ đề tâm không gì vượt hơn.

Page 102: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

102

Vua của sự hồi hướng toàn hảo

Là phương tiện để tăng trưởng thiện căn.

Cái này là giáo lý đặc biệt của Thích Ca Mâu Ni,

Nó không tìm thấy nơi những bậc thầy khác.

Để thành tựu giác ngộ viên mãn,

Nhiều hơn thế thì không cần thiết,

Nhưng ít hơn thế thì sẽ không đầy đủ.

Con đường nhanh chóng của ba cái tuyệt hảo,

Được gọi là lòng, mắt và sinh lực,

Là lối đi của Longchenpa Rabjam.

Tánh Không, viên ngọc như ý,

Là bố thí không nhiễm chấp.

Nó là sự trì giới không hư hoại.

Nó là nhẫn nhục không phiền giận.

Nó là tinh tấn không mê lầm.

Nó là thiền định không phóng dật.

Nó là tinh túy của trí huệ bát nhã.

Nó là ý nghĩa của ba thừa.

Tánh Không là trạng thái tự nhiên của tâm.

Page 103: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

103

Tánh Không là sự quy y vô niệm.

Tánh Không là Bồ đề tâm tuyệt đối.

Tánh Không là Vajrasattva ân xá tội lỗi.

Tánh Không là mạn đà la của những tích tập toàn thiện.

Tánh Không là guru yoga của Pháp thân.

An trụ trong trạng thái tự nhiên của tánh Không

Là sự “an định” của shamatha,

Và thấy biết nó rõ ràng sống động

Là sự “quán thấy” của vipashyana.

Cái thấy của giai đoạn phát triển toàn hảo,

Trí huệ của Lạc và Không trong giai đoạn thành tựu,

Đại viên mãn bất nhị,

Và bindu đơn nhất của Pháp thân,

Tất cả mọi cái này đều bao gồm trong nó.

Tánh Không tịnh hóa những nghiệp.

Tánh Không xua đuổi những lực lượng che ám.

Tánh Không thuần hóa những quỷ ma.

Tánh Không thành tựu những hóa thần.

Page 104: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

104

Trạng thái sâu xa của tánh Không

Làm khô cạn đại dương tham ái.

Nó phá sụp đổ núi sân giận.

Nó soi sáng bóng tối của ngu si.

Nó làm lặng cơn lốc của ghen ghét.

Nó đánh bại chứng bệnh của những phiền não.

Nó là một người bạn trong lúc sầu muộn.

Nó hủy diệt tự phụ trong sướng vui.

Nó chiến thắng trong cuộc chiến tranh với sanh tử.

Nó tiêu hủy bốn ma.

Nó chuyển tám pháp thế gian thành vị bình đẳng.

Nó hàng phục con quỷ chấp ngã.

Nó chuyển những điều kiện xấu thành sự trợ giúp.

Nó chuyển những điềm xấu thành tốt lành.

Nó khiến hiển lộ giác ngộ viên mãn.

Nó sanh ra chư Phật ba thời.

Tánh Không là bà mẹ Pháp thân.

Không có giáo lý nào cao hơn tánh Không.

Không có giáo lý nào nhanh chóng hơn tánh Không.

Không có giáo lý nào tuyệt hảo hơn tánh Không.

Không có giáo lý nào sâu xa hơn tánh Không.

Page 105: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

105

Tánh Không là “cái biết một cái nó giải thoát cho tất cả.”

Tánh Không là đức vua tối thượng của dược liệu.

Tánh Không là cam lồ của bất tử.

Tánh Không là sự thành tựu tự nhiên vượt khỏi cố gắng.

Tánh Không là giác ngộ không thi công.

Bằng thiền định tánh Không

Người ta cảm thấy lòng bi khủng khiếp

Cho những chúng sanh mê mờ, như chúng ta, trong sự tin vào một cái ngã,

Và Bồ đề tâm khởi lên không dùng sức.

Mọi phẩm tính của con đường và những địa

Sẽ xuất hiện tự nhiên không nỗ lực nào

Và người ta sẽ cảm thấy niềm vui sâu sắc

Khi nhìn luật nhân quả không sai chạy của hành động.

Nếu người ta chỉ có một chốc lát xác tín

Vào tánh Không này

Xích xiềng siết chặt của chấp ngã

Sẽ phá tung từng mảnh.

Đây là lời của Aryadeva.

Page 106: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

106

Còn tối cao hơn cúng dường chư Như Lai và con cái của Ngài

Tất cả những hằng sa cõi Phật,

Đầy ắp với sự cúng dường của chư thiên và loài người,

Là thiền định về tánh Không.

Nếu công đức của sự an trụ nhất như

Chỉ một khoảnh khắc trong trạng thái tự nhiên này

Mà có được hình sắc cụ thể,

Thì cả không gian không chứa đựng nổi nó.

Bậc không ai sánh trong các hiền triết, Thích Ca Mâu Ni,

Để đạt đến tánh Không thậm thâm này,

Đã ném thân ngài vào những giàn lửa,

Cho đi đầu ngài và tay chân,

Và thực hành hàng trăm khổ hạnh khác.

Dầu cho bạn chất đầy thế giới này

Với những đống khổng lồ những tặng vật vàng ngọc,

Giáo lý sâu xa này về tánh Không

Dù để tìm kiếm nó, cũng rất khó tìm thấy.

Điều này được nói trong Trăm Ngàn Bài Kệ Bát Nhã Ba La Mật.

Page 107: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

107

Để gặp được giáo lý tối thượng này

Là sức mạnh rực rỡ của công đức

Của nhiều kiếp không thể tính đếm.

Tóm lại, nhờ vào tánh Không.

Người ta, vì sự lợi lạc của chính mình,

Được giải thoát vào cảnh giới của Pháp thân vô sanh,

Cái giác ngộ viên mãn rõ ràng

Của bốn thân và năm trí.

Sự phô diễn không ngăn ngại của Sắc thân

Bấy giờ sẽ không ngừng lưu xuất để chỉ dạy cho người nào cần,

Bằng cách khuấy động những chiều sâu của sanh tử vì lợi lạc cho những

người khác,

Qua hoạt động tự nhiên thường trực, cùng khắp.

Trong tất cả kinh và tantra, điều này

Được nói là quả rốt ráo.

Làm sao một người như con có thể nói thành lời

Tất cả những lợi lạc và công đức từ đó,

Khi bậc Chiến Thắng, với lưỡi kim cương của ngài,

Không thể làm cạn kiệt chúng, dù ngài có nói trong suốt

một kiếp?

Page 108: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

108

Bậc vinh quang, bậc thầy tối thượng,

Ngài ban cho những lời dạy về tánh Không,

Xuất hiện trong hình thức một con người,

Nhưng tâm ngài thật sự là một vị Phật.

Không có dối trá và đạo đức giả,

Hãy khẩn cầu ngài từ sâu thẳm lòng mình,

Và không cần một thủ đoạn nào khác,

Mẹ sẽ đạt đến giác ngộ ngay trong đời này.

Đây là viên ngọc hiẹân thân của tất cả,

Được dạy trong những tantra của Đại viên mãn.

Khi mẹ đang có viên ngọc này trong lòng bàn tay,

Chớ để nó uổng phí một cách vô nghĩa.

Giống như những sao trên bầu trời, sự học hỏi

Sẽ không bao giờ chấm dứt qua những nghiên cứu.

Ích gì mọi thứ phồn tạp

Nhiều giáo lý thỉnh cầu xin và thọ nhận?

Ích gì mọi thực hành không thể cao hơn tánh Không?

Page 109: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

109

Chớ nhắm đến có nhiều trang phục khổ hạnh,

Như cầm gậy và đeo dây hay mặc da thú.

Để cho con voi tự trở vào nhà mình

Chớ đi tìm dấu chân nó trong núi sâu.

Hỡi mẹ, hãy tham thiền tinh túy của tâm,

Như nó được dạy bởi guru, bậc nắm giữ kim cương,

Và mẹ sẽ có tinh túy của tinh túy

Của tất cả tám vạn bốn ngàn giáo lý.

Nó là cam lồ cốt tủy của triệu triệu

Những bậc thành tựu và hiểu biết.

Nó là sự thực hành tối hậu.

Lời khuyên bảo này từ cốt lõi tấm lòng

Của nhà sư hỏng chuyện, Jamyang Dorje,

Là cái thanh tịnh nhất của tinh túy thanh tịnh

Từ bindu của máu đời con.

Bởi thế hãy giữ nó trong lòng, hỡi mẹ.

Những lời khuyên bảo tâm huyết ít ỏi này

Được viết ra trong một xứ sở đẹp đẽ,

Thành phố của bầu trời xanh rộng mở

Ganh đua với sự rực rỡ của những cõi trời.

Page 110: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

110

Gởi đến Chokyi Nodzom thuần thành,

Bà mẹ yêu quý của con,

Và đến những đệ tử sùng tín của tôi.

Tôi trao tặng lá thư khuyên bảo này.

Lá thư này cho những đệ tử được viết bởi một người mang danh là

“Khenpo,” người Tây Tạng, Jamyang Dorje, trong Thung Lũng cỏ Dordogne

của Đại Lạc, nước Pháp, bên kia đại dương về hướng tây.

Nguyện phước đức và tốt lành từ đó!

Page 111: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

111

7. Bình Giải của Khenpo về “Tấm Gƣơng của những Điểm Thiết Yếu:

Một bức thơ tán thán tánh Không”

Dịch và biên tập bởi Surya Das

“Tấm Gương của những điểm Thiết Yếu” là một bài ca kim cương một kiểu

mẫu-tự phát, một doha, một bài ca giác ngộ hiện đại của truyền thống khẩu

truyền sống động có từ những thành tựu giả chứng ngộ của thời Ấn Độ cổ.

Khenpo hát nó lên vào một ngày trong thời nhập thất ba năm ở Dordgne,

Pháp, khoảng từ 1980 đến 1984. Sau này nó được thâu băng, rồi viết ra tiếng

Tây Tạng và được gởi cho mẹ ngài ở Ấn Độ. Sau đó nữa, nhóm dịch thuật

Padmakara dịch nó ra tiếng Anh và tiếng Pháp.

Khi nào chúng ta đảm nhận bất kỳ loại chỉ dạy, thực hành hay nghiên cứu

nào, thật ích lợi và ý nghĩa lạ thường, khi phát sanh và xác định một cách

thành thật Bồ đề tâm quý báu với cả hai phương diện tương đối và tuyệt đối

của nó: thúc đẩy chính chúng ta một cách rõ ràng đến độ bất kỳ thứ gì chúng

ta làm ở đây đều vì lợi lạc và giác ngộ tối hậu của tất cả chúng sanh ở khắp

mọi nơi. Dĩ nhiên, bản thân chúng ta bao hàm trong đó, thế nên không cần

làm tăng thêm sự quy ngã thói thường của chúng ta bằng cách quan tâm

riêng biệt đến sự giải thoát của chúng ta ở điểm này. Chỉ đơn giản phát Bồ

đề tâm quý báu và tin vào sự vĩ đại này của tấm lòng và sự rỗng rang bao la

này của tâm thức. Mọi sự đều bao gồm trong đó.

Làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh khắp nơi có nghĩa là gì? Trong nghĩa

tương đối, đó là thực hành sáu hoàn thiện (ba la mật) và cung cấp cho chúng

sanh thứ gì họ muốn và cần, như là những đồ vật, sự che chở, thuốc thang,

tuổi thọ, an toàn và hạnh phúc, cũng như những giáo lý và sự giúp đỡ trong

thực hành.

Trong nghĩa tuyệt đối nó là cắt đứt gốc rễ của sanh tử và niết bàn, cắt tiệt gốc

rễ của nhị nguyên, của bám chấp nhị nguyên, của bám chấp vào sự có thật

Page 112: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

112

của sự vật. Đây là lợi lạc rốt ráo, lợi lạc tối hậu, gọi là Phật tánh, nó nghĩa là

thức tỉnh hay hoàn toàn khai tâm mở lòng. Sem kye trong tiếng Tây Tạng

nghĩa là Bồ đề tâm, tâm thức tỉnh vị tha; nghĩa đen là sự nở hoa của tâm

thức, sự khai mở hay phát lộ rốt ráo của lòng và tâm.

Cái gì là gốc rễ của mọi bất toại nguyện, thất vọng và khổ đau? Cái gì là

nguyên nhân gốc của dukkha – khổ đau và sự mất cân bằng? Nó chính là sự

bám chấp nhị nguyên. Bám luyến, kháng cự và trụ chấp là nguyên nhân của

khổ đau. Tất cả những thứ ấy phát xuất từ vô minh. Bám chấp nhị nguyên

xảy ra ngay ở điểm gặp gỡ giữa người nắm lấy và cái được nắm lấy. Nó là sự

bám chấp vào thực tại cụ thể của những sự vật; bị mê lầm bởi chỉ những

hình tướng, không thấy tính chất vô tự tánh hay trống rỗng, tánh Không và

không thật của chúng. Khi điều này được thấy xuyên suốt, bám chấp và

luyến ái khô kiệt. Bấy giờ khổ đau nào có thể có được? Và có ai để khổ đau?

Tự do và thong dong bao la là ngay ở đây.

Khi gốc rễ của nhị nguyên – bám chấp nhị nguyên, những thấy biết nhị

nguyên bị cắt đứt, những thấy biết mê lầm giống như mọi lá, cành và thân

của cội cây sanh tử và niết bàn tự nhiên tự khô héo và ngã đổ đúng lúc của

chúng. Bấy giờ cội cây sanh tử và niết bàn khổng lồ tỏa nhánh khắp nơi này,

cội cây của nhị nguyên, của thế gian, của sự bị qui định, không cần phải đốn

ngã: nó đã như là chết. Chúng ta có thể nghỉ ngơi; làm xong cái cần làm, như

đức Phật nói.

Đây là điểm toàn thể của Pháp, của sự thức tỉnh tâm linh, của Phật tánh; đây

là sự tiến hóa hay khai mở tối hậu. Nếu chúng ta mong mỏi kinh nghiệm một

sự thức tỉnh như vậy, không có gì khác để làm ngoài sự nhận biết bản tánh

chân thật của tánh giác bổn nguyên của chúng ta, cái hiện thể nền tảng của

chúng ta, quyền thừa kế của chúng ta, nó ở bên trong. Đây là bản tánh sẵn có

nội tại của tấm lòng và tâm thức chúng ta, cũng được biết với tên là Bồ đề

tâm. Nó là hiện thể của chúng ta, tự tánh của chúng ta, có tên là Phật tánh.

Nó không phải là vị Phật ở đâu khác.

Page 113: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

113

Đấy là tại sao chúng ta nói Phật ở bên trong: Phật tánh tỏa khắp và ôm trùm

mọi sự, không chừa cái gì. Sâu xa hơn, đấy là tại sao chúng ta nói không có

Phật ngoài tự tâm mình, vì tâm Phật là tinh túy chân thật của tự tâm chúng

ta, ngay lúc này đây. Nó không xa chút nào. Nó là trong chúng ta và là chúng

ta. Nhưng ai nhận biết và hiện thực hóa nó? Chẳng phải chúng ta luôn luôn

nhìn trượt, bỏ qua nó sao? Nó có vẻ quá thật, đến nỗi chúng ta không tin nó.

Nó quá gần gũi, thân thiết, thế nên chúng ta bỏ qua nó. Nó hiển nhiên quá rõ

ràng, quá thường trực đến nỗi chúng ta không lưu ý nó. Ai có thể biết rằng

Phật ở trong chính họ?

Lời dạy này trong hình thức một bài ca về những phương diện khác nhau của

tánh Không hay Shunyata: cái trống không chói lọi, cái rỗng rang vô cùng

của bản thân hiện thể nguyên sơ không vướng mắc. Có dạy rằng có mười

tám loại Không khác nhau, nhưng tất cả được gồm vào một cái được gọi là

Mahashunyata, Đại Không: sự rỗng rang mở khắp và tánh Không không thể

ý niệm, tánh Như không thể diễn tả của “cái đang là”. Nó không phải là một

cái gì tương đối, mọi cái khác đều tương đối; đại không là bản tánh chân thật

của mọi hiện tượng tương đối.

Bát Nhã Tâm Kinh nói, “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc.” Đây là cái

thấy căn bản của Đại thừa Phật giáo và thực tại của hiện hữu. Chúng ta

không thể từ chối rằng chúng ta đang kinh nghiệm thế giới, một vô số sai

khác của hình tướng và hiện hữu. Tuy nhiên trong yếu tính, mọi sự vật là

trống không một thực thể nội tại, không có hiện hữu về bản chất và độc lập.

Shunyata, Tánh Không nghĩa là như vậy. Đấy là sự kết hợp của hai cấp độ

của chân lý: tương đối và tuyệt đối. Một vị Phật thấy biết cả hai đồng thời:

sự vật xuất hiện như thế nào, cấp độ tương đối hay chức năng, và sự vật thực

sự là thế nào.

Tánh Không là chân lý tuyệt đối, thực tánh của tất cả sự vật, cách thức đang

là một cách nền tảng của chúng. Tình trạng chân thực của mọi hiện tượng

của cả sanh tử lẫn niết bàn là Mahashunyata, sự mở suốt rỗng rang hay tánh

Không vĩ đại. Đây là ý nghĩa chân thật của Dzogchen, những giáo lý về sự

Page 114: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

114

đại thành tựu tự nhiên, sự thanh tịnh bẩm sinh và hoàn thiện vốn sẵn của mọi

sự: rằng mọi sự vốn là Mahashunyata, sự mở suốt rỗng rang hay tánh Không

vĩ đại.

Người ta có thể hỏi: Ai hay cái gì đã sáng tạo, tạo tác, làm ra tánh Không

này, cái là trạng thái tự nhiên của mọi hình tướng sanh tử và niết bàn? Phật

đã tạo ra nó chăng? Vị thần nào đó hay một đấng tuyệt đối nào tạo ra nó? Nó

được làm hay sanh từ đâu? Có phải nó là cái còn lại khi mọi sự đã được tịnh

hóa hay hủy hoại? Có phải chúng ta cần gỡ bỏ tấm màn che của tư tưởng và

ý niệm để thấy biết nó?

Tánh Không là không sanh, không do làm, không được tạo ra. Bởi thế nó

được nói là không chết, như niết bàn (cái mà đức Phật gọi là vĩnh cửu trong

một cuốn kinh). Nó là thật tánh, Mahashunya, đại không. Không là bản tánh

tối hậu ý niệm, vâng; không thể được, không thể!

Bản chất của mọi hiện tượng, như đức Phật nói, là vô thường. Mọi sự đều

tan rã. Cái gì sanh ra, thì chết đi. Mọi cái gì được nhóm họp đều phân rã, như

những gặp gỡ trong một cái chợ. Mọi tạo lập rốt rồi phải hủy hoại. Mọi hiện

tượng do duyên, do điều kiện là vô thường, không chủ, không ngã, và trống

rỗng, như mộng, ảo ảnh, tiếng vang. Kỳ lạ thay! Kỳ diệu thay! Emaho!

Bản tánh chân thật của sự vật là đại không, sự mở suốt rỗng rang hay tánh

Không vĩ đại, thuyết tương đối tối hậu thoát khỏi những vật thể độc lập, hiện

hữu cá thể không sanh, không chết, không biến chuyển, không thể quan

niệm, vượt ngoài sự tạo tác của ý niệm. Nó là chân lý tuyệt đối. Nó không

bao giờ tan rã. Nó siêu vượt thời gian và không gian. Nó không phải là một

vật, một đối tượng của hiểu biết, một đối tượng của trí thức. Nó là sự lồng

lộng không đáy của thực tại tuyệt đối, chiếu soi rực rỡ.

Ngay một thành phố lớn như New York, có nhiều người cùng làm việc cật

lực với nhau giống như một sự gặp gỡ thường trực của người ta. Một vài

trăm năm nữa, ai biết rằng nó sẽ như thế nào, hay ngay cả nó không còn ở

đó? Và dầu nếu còn nhiều người và xe cộ ở đó, họ cũng không phải là những

Page 115: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

115

người như cũ và xe cộ như trước. Mọi thứ đều vô thường trong thế giới này,

gồm cả thân thể chúng ta, thân thể chóng vánh như huyễn của chúng ta, một

hiện tượng kết hợp nhất thời, kết quả của chỉ sự kết hợp tinh chất nam nữ

qua duyên nghiệp của cha và mẹ trong đời này. Nhưng một trăm năm nữa,

thân thể này sẽ là cái gì?

Mọi sự đều như vậy. Đấy không phải là cái gì đe dọa hay làm thất vọng,

cũng không phải nó được nói ra để xem nhẹ sự quan trọng của chúng ta. Đấy

chính là bản chất của mọi hiện tượng kết hợp. Chúng ta đều sẽ chết và tan rã,

để lại mọi thứ, trừ những tích tập nghiệp báo của chúng ta. Và lúc đó, khi

chúng ta ra khỏi đời này, chỉ có những công đức và sự chứng ngộ của chúng

ta là có lợi lạc cho chúng ta. Không có cái gì khác của thân thể này và cuộc

đời này là còn lại.

Đây không phải là ca ngợi, và không phải là sỉ nhục, không bi quan cũng

không lạc quan; không có sự phán xét ở đây. Đấy chỉ đơn giản là một sự

nhận biết khách quan sự vật thực sự là thế nào, chuyện ấy chính chúng ta có

thể nhận biết và chứng nghiệm: rằng mọi hiện tượng hợp sanh là thoáng

chốc, như huyễn, không bền và vô thường. Mọi hiện tượng hợp sanh có ra là

qua luật duyên sanh, sanh ra trong tương thuộc. Tất cả chúng đều liên hợp,

liên lập, tương thuộc. Khi những nhân và duyên hội hợp, những sự vật tạm

thời xuất hiện. Khi những nhân và duyên hết đi, những sự vật tan rã, như

ngọn lửa tắt khi nhiên liệu cạn hết. Đây là những hiện tượng tương đối sinh

ra trong bối cảnh của tánh Không vĩ đại như thế nào. Không có người sáng

tạo nào khác ngoài định luật vô ngã của nhân quả nghiệp báo. Những người

biết hai chân lý này, sự tương thuộc, duyên sanh tương đối và tánh Không

tuyệt đối, được gọi là những anh hùng không sợ hãi, những bồ tát gan dạ,

những chiến sĩ tỉnh ngộ về tâm linh.

Đây là lý do tại sao trong dòng của chúng ta, từ thời vị đại đệ tử Vidyadhara

Jigme Lingpa của Longchenpa vào thế kỷ mười tám, mọi đạo sư, từ Jigme

Lingpa qua Gyalwai Nyugu đến Patrul Rinpoche xuống đến ngày nay, đều

được đặt chữ đầu của pháp danh là Jigme, nghĩa là không sợ hãi. Các vị biết

Page 116: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

116

rõ tánh Không bất biến tuyệt đối, bản tánh căn nguyên của tâm thức mình. Ở

ngay giữa những hiện tượng thoáng qua, như mộng và như huyễn, các ngài

không sợ trước cái chết và vô thường.

Chúng sanh bình thường không thường rõ ràng nhận thấy, nổi bật trong tâm

thức họ, sự sợ hãi không thể chối cãi về cái chết, bệnh tật, già nua, cô độc,

những vấn đề và những khó khăn đủ mọi loại; ví dụ sợ mất cái họ có, sợ trải

nghiệm điều họ không muốn trải nghiệm, sợ được điều họ không muốn hay

không được điều họ muốn… Bởi thế, toàn thể con người của họ bị lo âu, hy

vọng và sợ hãi trói buộc, sự sanh sôi không cùng của bám chấp và trụ trước.

Hy vọng và sợ hãi là một giới hạn khổng lồ, những rắc rối nảy nở không

cùng.

Làm thế nào chúng ta có thể hiện thực hóa sự can đảm không sợ hãi hoàn

hảo của những chiến sĩ thức tỉnh, những bồ tát anh hùng? Bản tánh chân thật

của tất cả mọi sự vật là đại không, nó không phải là một cái trống rỗng,

không có gì cả: mà nó là tánh Không sáng ngời. Nó có phẩm tính “là vậy,”

tánh Như, Như Lai Tạng. Nó là tánh Không phú bẩm với lòng bi và trí huệ.

Nó được gọi là Đại viên mãn tự nhiên, Đại viên mãn bẩm sanh, Dzogchen;

cái đại không này có tính chất sáng ngời, sự không thể phân chia của cái biết

và tánh Không, của tánh giác và lòng bi. Nơi đây chân lý và tình thương

không điều kiện không sai khác.

Nền tảng hay căn cứ của bản tánh tối hậu của hiện thể được gọi là Đại viên

mãn bẩm sinh nền tảng, Đại viên mãn nền tảng. Nó là thanh tịnh, toàn thiện,

và viên mãn từ vô thủy, không thiếu hụt cái gì, thoát khỏi thoái hóa và biến

đổi. Nó không được cải thiện thêm trong niết bàn cũng không hư hao trong

sanh tử. Nó cũng như kim cương, siêu việt, không vướng mắc vào những

nguyên nhân và điều kiện: Đại viên mãn tự nhiên. Emaho!

Dầu cái Đại viên mãn sáng ngời này là một và bất nhị, một toàn thể đồng

nhất không thể phân chia, nhưng để giải thích, nó được phân thành nền tảng,

con đường và quả. Đại viên mãn Dzogchen được giải thích theo ba cái này,

Page 117: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

117

chúng thật ra cũng không thể phân chia, tuy nhiên được giải thích như là một

bộ ba để cho rõ ràng: cái thấy, thiền định và hành động.

Cái thấy, tri kiến nghĩa là cái nhìn tổng quan, viễn tượng, cái nhìn bao quát;

thiền định ám chỉ sự thực hành hiện thực làm quen thuộc với cái thấy ấy, cái

mà người ta đã được giới thiệu, dẫn nhập, và cái mà người ta đã nhận ra hay

xác nhận một cách kinh nghiệm cho chính mình; và hành động hay hạnh, cư

xử, là hoạt động giác ngộ hiện thực trong đời sống. Dù căn cứ hay nền tảng

là một, toàn thể và không thể phân chia, ba cái này có thể được làm rõ như

cái này sanh từ cái kia: Trước hết, phải có cái thấy, bấy giờ thiền định chân

thật và hành động chân thật sinh ra, cái này sau cái kia, từ sự tỉnh giác và

nhận biết ấy. Dù trong chân lý tuyệt đối, nền tảng và quả là không tách lìa,

thì trong chân lý tương đối con đường còn phải trải qua để hoàn thành cây

cầu như cầu vồng này.

Bẩm sinh trong tánh Không này cái rỗng rang và sáng ngời này, thật tánh

của tâm thức mình, cái Đại viên mãn bổn nhiên là những phẩm tính không

thể nghĩ bàn, tất cả những phẩm tính giác ngộ của chư Phật mười phương

trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Những phẩm tính siêu việt này vốn là

hiện giờ một cách bẩm sinh. Chúng ta có thể nói rằng chúng là tiềm năng,

nhưng không phải là một tiềm năng cần khai triển trong tương lai. Chúng

vốn là hiện giờ một cách bẩm sinh, và có thể bước vào ngay hôm nay.

Nếu và khi một hành giả nhận biết thật tánh của hiện thể vốn sẵn đủ của

mình, bản tánh tối hậu của tâm thức, cái Đại viên mãn tự nhiên này, bấy giờ,

trong một đời, trong ngay vài năm hay ngay chỉ vài khoảnh khắc tâm thức

trong chính thân thể này Phật tánh tối thượng toàn thiện, viên mãn được hiện

thực hóa.

Cái Đại viên mãn bổn nhiên này, cái tốt đẹp nền tảng được gọi là Phật tánh,

Phật tâm, hay Rigpa, là tự tánh của chúng ta. Nó là “dòng hiện thể” của bản

thân chúng ta, gyu trong tiếng Tây Tạng. Nó là hiện thể chân thực nhất của

chúng ta. Nó không chỉ là tâm chúng ta. Nó là hiện thể của chúng ta. Nó là

cái mà chúng ta là. Đấy là tại sao nó được gọi là con đường nhanh chóng và

Page 118: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

118

thoải mái hay đầy đủ phong lưu. Nó không đòi hỏi một số nỗ lực, gian nan

hay khổ hạnh, hay sự kiên trì lâu xa trong thực hành, giống như có nói rằng

Bồ tát thừa cần ba vô số kiếp để hoàn thành. Nó là trong đời này, nó nằm

trong khoảnh khắc này: ngay giờ đây, khoảnh khắc nhất niệm của Đại viên

mãn, gọi là sự nhận biết Rigpa. Emaho!

Longchenpa toàn giác nói:

Bởi vì mọi sự vượt khỏi tốt và xấu,

Thiện cảm và ác cảm, chọn lấy và chối bỏ,

Khi tôi thấy những chúng sanh bị bắt nhốt trong trò phô diễn huyễn hóa này,

Làm sao tôi không thể phá ra cười!

Trong những giáo lý của Phật giáo, trong những kinh và những thừa thực

hành tổng quát, phải nhiều đời để khai triển qua các địa (bhumi) và chứng

ngộ Phật tánh hay những quả khác của con đường. Trong giáo lý Đại viên

mãn, con đường nhanh chóng và thong dong là ngay giờ đây. Khi khoảnh

khắc của Đại viên mãn xảy đến, ngay trong khoảnh khắc nhận biết nó, quen

thuộc với nó, xác định xác tín toàn triệt bên trong, đó là cái khoảnh khắc cốt

tử, khoảnh khắc vĩ đại của Đại viên mãn. Nó không phải là cái gì trong

tương lai. Đó là tại sao nó được gọi là con đường nhanh chóng, trần trụi, trực

tiếp, đường tắt kim cương, bình minh của Vajrasattva, bậc kim cương.

Cái này là ngay giờ đây, bao giờ cũng hiện diện, bao giờ cũng có thể đi vào.

Đấy là tạo sao chúng ta thốt lên, Emaho! và gọi nó là Pháp kỳ diệu, hoan hỷ

của Đại viên mãn. Nó là lạ lùng, kỳ lạ, mới mẻ, khó tin dù bạn chọn cách

diễn dịch nào niềm hoan hỷ bao la ấy. Nó là một lối tắt. Nó là con đường

trực tiếp. Nó là cách thức rút Phật tánh của chúng ta ra khỏi vỏ bọc của

những ý niệm, của nhị nguyên. Lưỡi gươm Rigpa thì luôn luôn ở đây. Tại

sao chúng ta không rút nó ra khỏi vỏ và vung nó lên không sợ hãi trong bầu

trời tự do không ngăn ngại?

Page 119: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

119

Khi người ta có sự tiếp xúc nhờ thiện nghiệp với một vị thầy và những lời

dạy, niềm tin tưởng, sự tin cậy và sùng mộ khởi lên đối với vị thầy và những

lời dạy, và người ta ở đúng chỗ vào thời gian đúng lúc. Khi mọi điều kiện

này đã đầy đủ, không có gì ngăn che kinh nghiệm trực tiếp, trần truồng về

tánh giác nội tại của mình, thật tánh của tâm thức mình cái Đại viên mãn bổn

nhiên. Cái toàn thiện và trọn vẹn bẩm sinh này của hiện thể chúng ta là cái

những giáo lý này chỉ thẳng ra, không phải là một loại kho tàng huyền bí nào

ở Tây Tạng xa xôi. Không cần phải lo lắng nhìn mọi chỗ, chép lại mỗi mẫu

nhỏ thông tin về kinh nghiệm này và thăm viếng mỗi vị lama trên thế giới.

Người ta có thể thực sự kinh nghiệm ngay đây và bây giờ thực tánh của

chính mình, Rigpa, sự hiện diện bổn nhiên không thể diễn tả này. Ngay lúc

này đây nó là sẵn sàng và phản ứng tức thì cái tâm rỗng rang lồng lộng, bao

la và không tự quy vào mình này.

Khi bạn nghe những lời dạy như thế này, những lời nói giống như những

bong bóng hay tia lửa nhỏ nổ trong không khí và tan biến mất. Nếu bạn viết

ra trong một sổ tay và để cuốn sổ trên một giá sách, sau vài tháng những

dòng chữ ấy phủ đầy bụi và chúng sẽ trở thành cái gì ở ngoài người ta đến

độ họ không có thì giờ xem nó và người ta muốn có thì giờ để tìm lại bằng

cách nào đó trong chính mình. Điều này có thể là một nguyên nhân khác của

căng thẳng. Tuy nhiên, ý nghĩa chân thật của lời nói này là cái vốn ở trong

chúng ta ngay bây giờ đây. Nó không cần phải được viết ra và để trên kệ

sách. Nó không bao giờ phủ bụi. Chúng ta luôn luôn có thì giờ để đi vào nó,

để liên hệ với nó. Nếu chúng ta không liên hệ với nó ngay lúc này, thì còn

chờ khi nào?

Trong những giáo lý chung của những thừa khác nhau, có một số lượng để

đọc và học, như là Tam Tạng, với mọi phần của chúng, và cũng có kinh và

tantra. Nhưng giáo lý này gọi là Đại viên mãn, con đường trực tiếp, trần

truồng của tánh giác bổn nhiên thì vượt khỏi tâm thức. Nó là giây phút cho

mọi thấy biết nhị nguyên sụp đổ, hay được để trong trạng thái tự nhiên của

chúng, trong cách thức thực sự của tự chúng, đó là cái rỗng rang bao la và

trống không của tánh Không. Đây là cái nhìn toàn cảnh, cái thấy. Đây cũng

Page 120: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

120

là sự thực hành và cách thức giác ngộ để sống cuộc đời hàng ngày của chúng

ta. Thế đấy, cái này bao gồm cái thấy, thiền định và hành động của Đại viên

mãn. Không có gì để làm ngoại trừ ở trong cái mà người ta đã nhận biết, hay

đã được giới thiệu vào, Đại viên mãn bổn nhiên đã được khám phá cho chính

mình, ở trong chính mình, sự hiện diện thanh tịnh và đích thật.

Con người lang thang, giác ngộ vinh quang và vĩ đại Paltrul Rinpoche nói

rằng trong những con đường chung ám chỉ đến hầu hết những thừa Phật giáo

thì tư tưởng này cũng giống như buộc xích với một tư tưởng khác như một

sợi xích không cùng của diễn dịch mà chúng ta vướng mắc vào, do bởi

những cố gắng ý chí của chúng ta. Nhưng trong con đường Đại viên mãn,

mọi hình tướng, mọi hiện tượng đều tự nhiên tan biến vào trạng thái tự nhiên

của chúng, tự xuất hiện, tự giải thoát, vượt khỏi bám trụ và điểm quy chiếu.

Đơn giản không có gì để trói buộc hay vướng mắc, và không có ai để bị

vướng mắc. Mọi sự được để cho đúng như nó là, trong cách thức tự nhiên

của nó, dù nó có xuất hiện. Trong những giáo lý Trekchod hay Cắt Đứt của

Đại viên mãn tự nhiên, Longchenpa hát “Hãy để cho nó như nó là, và an

nghỉ tâm thức mệt mỏi của con.” Vì ở đây thực sự không có cái gì để mất

hay để được, không có cái gì để hy vọng hoặc sợ hãi.

Hãy cho phép tâm thức đi đến chỗ nào nó muốn, như Kinh Kim Cương gợi

ra khi nói, “Hãy trau dồi tâm tỉnh giác nó không trụ ở chỗ nào cả” (Hán văn:

Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm chú thích của dịch giả bản Việt). Đạo sư

Mahamudra, thành tựu giả Ấn Độ Maitripa, hát, “Hãy để cho những tư tưởng

tự do đi, như một con chim bồ câu thoát khỏi một con tàu giữa đại dương

mênh mông. Vì như con chim không tìm thấy nơi nào để đậu mà chỉ có cách

trở lại chiếc tàu, những tư tưởng không có chỗ nào để đi ngoài việc trở lại

chỗ khởi nguồn của chúng.” Hãy biết cái nguồn gốc này, bản thân tinh túy

tâm, và tự do.

Cái gì biết thật tánh của mọi sự vật? Người biết đích thực là phương diện

trống không, tỏ biết của tâm Phật bổn nguyên Samatabhadra, nhân cách hóa

tánh giác Rigpa, Phật Samantabhadra bổn nguyên, là rất, rất quan trọng.

Page 121: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

121

Chính cái tịnh quang, Phật tánh sáng ngời này thấu biết. Trí huệ tánh giác

bổn nhiên, Rigpa, đang hiện hành, hoạt động qua chúng ta ngay lúc này, giá

mà chúng ta biết nó.

Tâm thức thế gian của chúng sanh, được phú bẩm sự tỏ biết hay thấu hiểu

này, lại dùng sự tỉnh giác để không biết, để vô minh, để làm lầm lạc chính

nó. Rất quan trọng biết được rằng làm sao điều này xảy ra; không chỉ biết

Phật bổn nguyên, mà còn biết cái vô minh nguyên sơ của chúng sanh, nó vận

hành như thế nào.

Trong trạng thái này của tánh giác bổn nguyên, hằng hằng thường trụ

Samantabhadra, “Trọn Hảo,” nghĩa là mọi sự đều tốt đẹp, mọi sự đều toàn

thiện toàn hảo từ vô thủy. Bất cứ điều gì khởi lên, Samantabhadra nhận biết

như là sự phô diễn tự sáng, tự nhiên, không phải là những tri giác nhị nguyên

phân biệt; như thế Samantabhadra vẫn tự do từ khởi thủy trong cảnh giới này

của mọi sự được biết và được thông tỏ như là sự phô diễn sáng tạo và tự

nhiên. Tuy nhiên, khi những sự vật khởi lên trong tâm thức chúng sanh,

chúng bị tri giác sai như là khác biệt, như “cái khác,” như nhị nguyên. Trong

sự mê lầm này, chúng sanh trở nên lầm loạn (như Narcissus), và qua vô

minh của chính nó để cho lạc vào sự tự lừa gạt và mọi loại rắc rối khó khăn

và khổ đau.

Bởi thế có nói trong Cầu Nguyện của Samantabhadra (không phải là một cầu

nguyện đến Samantabhadra, mà là sự xác nguyện của chính Samantabhadra),

“Một nền tảng, hai con đường.” Nó nghĩa là chỉ có một nền tảng độc nhất

của cái đang là, của cả Phật bổn nguyên và chúng sanh mê lầm: tuy nhiên có

hai con đường cá thể: con đường của toàn thiện viên mãn bổn nguyên, và

con đường của mê lầm và nô lệ.

Tất cả chúng sanh, dầu ý thức hay không ý thức, đều muốn và cần gặp gỡ cái

toàn thiện sẵn đủ bổn nguyên này, cái gọi là Samantabhadra. Nhưng làm thế

nào để gặp gỡ Phật ấy chính là bản tánh đích thật của chính họ? Đây là điểm

chủ yếu của con đường, con đường thực hành của Đại viên mãn. Khó mà gặp

Phật bổn nguyên này, Phật pháp thân, Samantabhadra. Bởi thế, trên cấp độ

Page 122: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

122

năng lượng, Pháp thân biểu lộ như Báo thân, Dorje Chang, Vajradhara; hay

ngay cả trong thế giới này, trong Hóa thân, như là Thích Ca Mâu Ni, giáo

hóa bằng lời và bằng hình thể. Những chúng sanh có thể thực sự đích thân

gặp gỡ thực tại này theo một cách phù hợp với họ.

Ba Phật: Phật bổn nguyên Samantabhadra là pháp thân toàn thể này, thực tại

tuyệt đối vô tướng; Phật Báo thân, Vajradhara hay Dorje Chang, là cấp độ

năng lượng, cấp độ thị kiến; và hóa thân, thân thể hình sắc, Thích Ca Mâu

Ni, Phật lịch sử. Ba vị Phật này thực sự là một sự nhân cách hóa của Rigpa.

Những ai có nghiệp tốt, những tích tập phước đức và trí huệ, có thể có may

mắn gặp đích thân thân thể hình sắc của Phật Thích Ca Mâu Ni; chẳng hạn

những ai sống ở Ấn Độ vào thời Phật. Đây là sự trùng hợp hay hội tụ của

nghiệp tốt của họ với năm trăm đại nguyện của Phật, trải qua năm trăm đời

Bồ tát, có thể làm lợi lạc cho chúng sanh sau khi giác ngộ. Như thế, sự phối

hợp của những lời nguyện của ngài và nghiệp tốt, những hành động tích cực

của một số chúng sanh, đưa số người ấy vào thế giới này trong thời đức Phật.

Đó không phải là một may mắn nhiều người trong chúng ta có, được gặp

Phật Thích Ca bằng con người của ngài. Tuy nhiên chúng ta có may mắn gặp

đích thân những đại diện sống của ngài: những bậc thầy giác ngộ trong nhiều

truyền thống và dòng phái phát sanh từ ngài.

Giáo lý Dzogchen đôi khi được gọi là Maha Ati, vì nó thuộc về bậc thứ chín

của tantra, Tantra Yoga Maha Ati. “Ati” nghĩa là chót đỉnh, bởi vì với cái

thấy từ trên cao, từ đỉnh cao nhất của núi, bạn có thể thấy toàn bộ mọi mặt

của ngọn núi và tất cả những con đường dẫn đến từ bên dưới. Bạn có một cái

thấy tổng quát, một quang cảnh lớn rộng. Khi một số người có vẻ đi lên ngọn

núi tâm linh theo một lối, uốn khúc theo chiều kim đồng hồ, những người

khác leo lên bởi một con đường ngược chiều kim đồng hồ, nếu bạn nhìn từ

trên, bạn có thể thấy mọi con đường khác nhau đều đi đến đỉnh. Nhưng khi

nhìn từ dưới, có vẻ người ta đang đi trong những hướng khác nhau, trên

những con đường khác nhau, và có vẻ như đối nghịch và không thể hòa hợp.

Thật ra, mọi con đường đều quy tụ về chót đỉnh vĩ đại của sự tiến hóa tối hậu

của chúng sanh là Phật tánh, cái Đại viên mãn toàn thiện.

Page 123: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

123

Khi chúng ta có cái thấy từ trên cao, chúng ta nhìn thấy mọi con đường và

mọi thực hành tương hợp với nhau như thế nào, cái gì là cốt lõi hay nguyên

lý dẫn đạo của chúng. Tuy nhiên, từ bên dưới thường là chúng ta không thể

thấy khu rừng vì đang dò dẫm trong cây cối. Bởi thế, điều quan trọng là

được giới thiệu với cái thấy từ bên trên ngay cả khi chúng ta đang thực hành

những thực hành tương đối như một nguyên lý dẫn đường của phía dưới đến

độ những thực hành tương đối của chúng ta được nâng cấp lớn lao bởi cái

thấy về thực tại tuyệt đối, và chúng ta có một cái thấy tổng quan đích thật,

dầu cho chúng ta đang làm việc một cách thứ lớp qua nhiều cấp độ khác

nhau.

Chúng ta không nên vướng vào những chủ nghĩa bộ phái hay chỉ trích. Đôi

khi, trong những nước Phật giáo khác nhau hay những giáo lý khác nhau,

người ta nói, “Ồ, những hóa thần bổn tôn ấy mà các lama diễn tả, như

Vajradhara, chẳng có ăn nhập gì với đức Phật. Đó là những thứ gì khác với

giáo lý. Nó đã trộn lẫn với Ấn Độ giáo.” Hay có thể, “Những hóa thần ấy

giống như những vị thần của Ấn Độ. Đó không phải là Phật giáo thuần túy.

Phật giáo không có những thần. Phật giáo là vô thần, chỉ dựa trên Phật tánh.”

Hay, “Chỉ có Phật giáo Tây Tạng mới có thể đem lại giác ngộ đích thực

trong một đời.” Đấy là lầm lẫn, một thành kiến thiên chấp, cái thấy từ bên

dưới; chúng ta không thể thấy toàn bộ khu rừng vì vô số cây cối. Nhưng khi

chúng ta thực hành theo Đại viên mãn, đó như thể là chúng ta trèo từ bên

dưới (qua những phương tiện tương đối), trong khi thấu hiểu cái thấy từ bên

trên (thực tại tuyệt đối), sử dụng cả hai cánh này (chân lý tương đối và tuyệt

đối) để bay thẳng đến Phật tánh.

Chúng ta có thể nhìn điều đó như thế này: Chúng ta đi lên từ phía dưới với

sự thực hành những thực hành tương đối, bao gồm xử sự, đạo đức và thiền

định; trong khi cùng lúc ấy chúng ta đi xuống từ bên trên với cái thấy bao la.

Trong cách ấy, cái tương đối và cái tuyệt đối là trùng hợp, nối kết, trong bất

cứ thực hành nào chúng ta làm. Đây là sự thực hành sáu hoàn thiện, sáu ba la

mật, mỗi cái hoàn toàn thấm nhuần bát nhã ba la mật, cái hoàn thiện thứ sáu.

Và đây là cách thức, sự thực hành của Đại viên mãn trong bối cảnh Bồ tát

Page 124: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

124

thừa: đi xuống từ bên trên với cái thấy, sự thấu hiểu phù hợp với cái thấy tối

hậu, chân lý tuyệt đối, tánh Không; trong khi đi lên từ bên dưới bởi những

thực hành tương đối, phù hợp với khả năng hiện thực của chúng ta.

Một ngày nọ một yogi đi từ hang của mình xuống núi để khất thực, và ông

gặp một nhóm trẻ con trong chợ. Chúng tranh chấp lẫn nhau, cãi cọ với

nhau. Một đứa nói, “Cha tao có một khuôn mặt và sắc tướng sắc vàng tuyệt

đẹp, cao lớn hơn bất kỳ ông cha nào khác.” Một đứa trẻ khác nói, “Ông chú

tao có một khuôn mặt chiếu sáng kỳ diệu, giống như một hoa sen. Ông là

người mạnh mẽ hơn bất kỳ ông chú nào khác.” Và một đứa khác lại nói,

“Không, chính cha tao là người đẹp đẽ nhất và mạnh mẽ nhất.” Và một đứa

khác nói, “Không, chính chú tao là người đáng yêu, tráng lệ và quyền lực

nhất.” Mỗi đứa trẻ đều có hình ảnh nổi bật riêng về cha chúng, và chúng

dành nhau ai là người đứng nhất. Chúng tranh chấp loạn xạ đến nỗi vị yogi

không thể giải thích gì cho chúng. Vị ấy liền trở về hang của mình và viết lại

chuyện này, liên hệ nó với sự tranh chấp bộ phái của thời ấy.

Có phải có nhiều chủ nghĩa bộ phái trong những trường phái tôn giáo khác

nhau, không chỉ trong Phật giáo mà trong tất cả các tôn giáo? Mỗi đứa trẻ có

cha hay chú của nó, tự nhiên thôi, và chúng đều nghĩ họ là người tốt đẹp

nhất, theo ý kiến từng đứa. Không ai cần xét xử và quyết định ai là người

cha hay người bảo hộ tốt nhất. Mỗi đứa trẻ có cha mẹ, thế là đủ. Tương tự,

như tất cả mọi trường phái của Phật giáo, chúng ta đều theo đức Phật. Và tuy

nhiên chúng ta lại thấy chúng ta cãi vã Phật nào là tốt nhất, Phật Thích Ca

hay Phật Samantabhadra nguyên thủy, những bổn tôn như Quán Thế Âm,

Tara, A Di Đà, hay Văn Thù hay Phật Vajradhara, hay những Phật khác. Tuy

nhiên chúng ta khoác y phục cho các ngài, người nào là khuôn mặt cha mình,

và chúng ta tranh chấp như tất cả chúng ta thuộc về những bộ tộc khác nhau,

và công việc của chúng ta là tìm ra ai là người tốt nhất. Đấy cũng giống như

những đứa trẻ con, đứa nào cũng yêu quý cha mẹ nó và đề bạt cha hay mẹ

mình là nhất. Thật là trẻ con.

Page 125: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

125

Khi chúng ta thấu hiểu bản tánh tối hậu của Dzogchen, chúng ta hiện thực

hóa Phật tánh vốn thức tỉnh. Bấy giờ không còn cái gì khác để làm. Thật sự

không cần có bàn cãi nào đâu là cách thức tốt nhất để đến đó. Bản tánh tối

hậu của tất cả sự vật, cái đại Không này hợp nhất với tấm lòng sáng ngời của

đại bi, được nhân cách hóa như là Phật Samantabhadra bổn nguyên, sự nhân

cách hóa rốt ráo tánh giác vốn sẵn của chính mình, Rigpa. Nó là Như lai

tạng, Phật tánh trong tất cả chúng sanh. Nó là cái Phật Thích Ca Mâu Ni đã

chứng ngộ dưới cội bồ đề ở Bodh-gaya khi ngôi sao mai mọc trên chân trời

phía đông. Cái mà ngài thức tỉnh để nhận ra nó, kinh nghiệm trong chính

ngài, là bản tánh đích thật của tất cả chúng sanh, không trừ một ai. Nó là cái

mà bậc đạo sư, bậc thầy toàn giác của Đại viên mãn Longchenpa chứng ngộ

trong dòng thân tâm của chính ngài. Đấy là vì sao ngài được gọi là Long-

chen, pháp giới vĩ đại, ám chỉ pháp giới tánh Không vô hạn, sự vô cùng của

bản tánh Không của chính mỗi người.

Tất cả mọi điều này là đồng nghĩa khi chúng được thấy đúng như chúng là.

Pháp danh của đạo sư Dzogchen là Longchen Rabjam nghĩa là pháp giới vô

tận. Nó đồng nghĩa với đại không hợp nhất với lòng đại bi. Nó là tên của một

vị lama, nhưng chúng ta không thờ phụng một con người hay một lama riêng

biệt nào. Chúng ta xác nhận và hiện thực hóa ý nghĩa của pháp danh đó, rằng

tự tánh của mình là pháp giới vô biên. Có rất nhiều vị thầy tâm linh đã nhận

biết bản tánh chân thật vốn sẵn này, chứ không chỉ Longchen Rabjam. Thật

vậy, tất cả các bậc thầy chứng ngộ này là không thể phân ly trong tâm Phật,

Rigpa, nó là cái vốn đã chứng ngộ cũng như đang được chứng ngộ.

Ngay trong thế giới này, và ngay hiện giờ, có nói rằng có nhiều yogi ẩn dấu

tích hay bí mật, tiếng Tây Tạng gọi là bepay naljor. Nghĩa là những người đã

chứng ngộ mà không thông thường được biết như những hiền triết hay bậc

thánh vĩ đại, nhưng đã nếm sâu xa quả của giác ngộ, và đang sống nó. Có lẽ

họ đang làm một cách vô danh công việc tốt đẹp của họ ở đây, giữa chúng ta

ngay hiện giờ!

Page 126: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

126

Pháp giới bao la vô hạn này là bản tánh không thể nghĩ bàn của chính mình.

Ai có thể nói người này đã chứng ngộ nó và người kia không có nó? Khi

chúng ta đi khắp thế giới hay kinh nghiệm những chiều kích khác, có rất

nhiều người đã nếm trải nó. Chúng ta có thể thấy nó trong cách ứng xử của

họ, trong dáng điệu của họ, và trong những câu chuyện được kể lại không

chỉ trong truyền thống Đại Toàn Thiện hay truyền thống Phật giáo, mà trong

mọi truyền thống, và trong thế giới Tây phương của chúng ta nữa.

Thật tánh này thì bao la và không thể quan niệm nổi đến độ ngay một số

chim chóc và thú vật và chúng sanh trong những chiều kích không thấy được

khác có thể nói là đã chứng ngộ nó, như trong một số câu chuyện Bản Sanh

và những chuyện kể khác của Ấn Độ thời cổ. Nó luôn luôn nói rằng mọi sự

là sự phô diễn tự sáng tỏ của Phật Samantabhadra bổn nguyên. Có hằng hà

sa số chư Phật và hằng hà sa số chúng sanh. Ai có thể nói người nào ở ngoài

nó?

Trong những tantra Đại viên mãn, cái thanh tịnh bổn nguyên vô cùng này

(kadak) được giải thích rõ ràng, gồm mọi sự vật và mọi chúng sanh. Theo

các tantra, rất quan trọng cần trau dồi và thực hành cái nhìn toàn cảnh thiêng

liêng, cái nhìn thấy thanh tịnh này: nhận biết mọi sự vốn toàn thiện, toàn hảo

tự bản chất, không thấy có một số chúng sanh như là thấp và mê, và một số

chúng sanh khác là cao, tiến hóa hơn, là giác ngộ; thấy biết tất cả chúng sanh

là thành phần của mạn đà la vô biên này của Đại viên mãn bổn nhiên.

Nếu bạn gặp một vị thầy đại diện dòng phái và truyền thống Đại viên mãn,

đây cũng là một quan niệm thiên kiến; nó là một may mắn phước đức, nhưng

nó vẫn còn là một ý niệm giới hạn. Không cần thiết gì xem là quá nghiêm

trọng ý niệm rằng một lama đại diện cho Đại viên mãn hay Đại Ấn, còn

những vị thầy và người ta ở chỗ khác thì không, như thể là những chúng

sanh khác chẳng ăn nhằm gì với Đại viên mãn. Cái nhìn thấy thiêng liêng

đích thực, cái tri giác thanh tịnh thường được nói đến trong con đường Mật

thừa, ngụ ý rằng chúng ta có thể và cần phải thấy mọi sự là thanh tịnh toàn

thiện và tốt đẹp bẩm sinh; tất cả, vượt khỏi tốt và xấu, thì rốt ráo viên mãn

Page 127: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

127

như vốn là, dù chúng biểu hiện trong chốc lát; bởi vì, vượt ngoài sự bám

chấp nhị nguyên, mọi sự đơn thuần là sự phô diễn của pháp tánh, thực tại

tuyệt đối, tánh Như. Nó là sự tự phô diễn hay là sự tự rạng rỡ của Rigpa, của

Phật Samantabhadra. Nó là sự tự âm vang như tiếng vang dội của pháp tánh,

trạng thái tuyệt đối của tất cả chúng sanh. Tất cả chúng ta đều không hề lìa

khỏi nó.

Những yogi Đại viên mãn chân thực có một tấm lòng và tâm thức rộng mở,

tùy thuận, không loại trừ cái gì ra khỏi mạn đà la toàn thiện của cái thấy biết

thanh tịnh của họ. Tràn đầy trí huệ, tình thương không điều kiện và thiện

cảm, họ không cần chọn lấy một cách thức riêng biệt nào để thấy hay hành

động, họ không cần khước từ và chối bỏ bất cứ điều gì. Đây gọi là hoạt động

tự nhiên, hay thoải mái vô tư, của Đại viên mãn. Nó không phải là một cái gì

chúng ta có thể dễ dàng bắt chước. Tuy nhiên với bất kỳ mức độ nào chúng

ta có thể nhận biết và tham dự trong nó, lợi lạc lớn lao lưu xuất, cho chính

mình và cho những người khác.

Khởi điểm một bài ca kim cương, tôi đã hát, “Tán thán hai mươi lăm đạo sư

của con.” Tôi có hai mươi lăm vị bổn sư từ ái cũng như nhiều vị thầy khác,

bắt đầu với Khenpo Ngakga danh tiếng, đại đệ tử của Patrul Rinpoche, và đệ

tử của Khenpo Ngakga là Nyoshul Shedrup Tenpai Nyima, vị guru gốc của

cá nhân tôi. Những vị lama này đối với tôi là hiện thân của tất cả những

phẩm tính giác ngộ tuyệt hảo được nói trong kinh điển, tantra và luận.

Bắt đầu bài ca này về tánh Không vĩ đại, tôi hát “Kính lễ đạo sư vĩ đại

Longchen Rabjam, không tách lìa với những bổn sư của con, những vị nhận

biết pháp giới bao la vô hạn của tánh giác, đặc biệt là Shedrup Tenpai

Nyima, mặt trời và mặt trăng của sự học và thành tựu tâm linh. Với các ngài

con xin tôn kính và lễ lạy. Dưới chân sen của các ngài con tôn kính và lễ

lạy.”

Tôi cảm thấy biết ơn, thờ kính và quy ngưỡng với những đạo sư kim cương

vinh quang này, những vị tổ và những bổn sư của tôi, các ngài cho tôi mọi

thứ: không chỉ lời dạy tâm linh và sự hướng dẫn cá nhân, mà còn thức ăn,

Page 128: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

128

quần áo và sự bảo bọc trong thời nhỏ tuổi. Tôi không bao giờ có thể trả hết

sự biết ơn với các ngài.

Thật ra, sự biết ơn với những vị thầy và dòng phái và những bổn sư đi trở lại

tới chính Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài quá bi mẫn xuất hiện trong thế giới

này để chỉ dạy và giải thoát cho chúng ta. Đức Phật là vị thầy của tất cả vị

thầy. Mọi phẩm tính tích cực khởi lên trong dòng đều nhờ lòng tốt của ngài

và giáo lý của ngài, Phật pháp thiêng liêng.

Sự biết ơn và tôn kính đầu tiên là cho những người gọi là “những vị ở trên.”

Điều này ám chỉ đến những vị trong quá khứ hay những vị cao hơn, tiến hóa

hơn như dòng các bổn sư và chư Phật. Sự biết ơn thứ hai là cho những người

ngang với chúng ta, đặc biệt quan trọng nhất, người mẹ yêu dấu của mình

trong đời này, người đã sanh ra cuộc đời làm người quý báu này, thân thể

này với tất cả những rảnh rỗi, may mắn, phú bẩm và khả năng của nó, gồm

cả sự gặp gỡ và thực hành sự giải thoát gọi là Phật pháp.

Mọi tán thán, tôn kính và biết ơn cho bà mẹ của tôi, Chodzom Palsang,

người cho tôi cuộc đời, cho tôi thân thể, người nuôi nấng tôi ngày đêm khi

tôi còn là một đứa bé không đủ sức tự túc, người nuôi tôi lớn lên, là vị thầy

đầu tiên của tôi, và dạy dỗ tôi những cách thức của thế giới, gồm cách nào

làm những việc nhỏ nhất mà không có chúng thì tôi không thể còn sống đến

ngày nay. Bà mẹ của tôi sanh ra thân thể con người này được phú bẩm với

tám điều tự do và mười khả năng. Người ta có thể đọc những điều này trong

những bản văn Lam Rim khác nhau, giải thích những thực hành sơ khởi.

Tôi viết Tấm Gương Của Những Điều Thiết Yếu khi tôi ở Dordogne, sau khi

ở Pháp đã năm, sáu năm, để kể cho bà mẹ sùng mộ của tôi về điều đã xảy ra

cho đứa trẻ lang thang của bà, nó đã đến những xứ sở ngoại quốc nơi người

ta bay trên trời trong những con chim màu bạc và du hành trên mặt đất và

mặt biển trong những máy móc quyền năng; nơi có rất nhiều màu sắc và

kinh nghiệm đủ loại; nơi có mọi loại đàn ông và đàn bà đủ màu sắc, to lớn và

nhỏ bé, nơi một số người mặc hàng trăm áo quần như đồ trang sức cho thân

thể họ, và những người khác mặc những đồ chật cứng hay đi trần truồng trên

Page 129: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

129

bờ biển; trong khi tôi lang thang với không gì khác hơn những áo, khăn bọc

bên ngoài màu vàng cam đã cũ và một mũ rơm che cho cái đầu trọc nhăn

nheo khỏi nắng; nơi có những bộ máy cao hàng trăm lần cây cối, những biu

đinh (building) xuống đến hàng trăm mét dưới mặt đất, và người ta đi trong

những con tàu siêu tốc, những máy bay siêu thanh, trong những tàu ngầm

nguyên tử; nơi những nhà khoa học hình như có quyền kiểm soát ngay cả

mặt trời mặt trăng mọc và có thể chơi với năm đại đất, nước lửa, gió và

không gian như các chư thiên, như những nhà huyễn thuật, bay đến mặt

trăng, ngay cả đi đến mặt trời; nơi người ta giàu quá sức tưởng tượng, và

người nghèo không ai giúp đỡ; người ta có quá nhiều kinh nghiệm như mộng

khác nhau; những điều thích thú người ta chưa bao giờ nghe, mơ tới, cũng

không tin nổi ở Tây Tạng; và người ta có vẻ lạc mất trong bóng tối của mê

lầm, cũng như rất nhiều người ở Tây Tạng và Ấn Độ, có hay không có lợi

còn khát khao hòa bình, hài lòng và thỏa nguyện lợi lộc vật chất, thiếu vắng

bình an và chứng ngộ tâm linh.

Tôi đã thấy rất nhiều loại phô diễn khác nhau đến nỗi người ta không thể

diễn tả ra hết. Nhưng nếu bạn thấy cái ấy rõ ràng và có một cái nhìn sáng tỏ

về nó, tất cả những trò phô diễn khó tin, thần diệu ấy chỉ là sự phô diễn như

mộng của tâm thức mình. Nó chỉ là vấn đề của tri giác thấy biết của mình,

như thế nào người ta kinh nghiệm những sự vật, giống như một ly nước được

thấy bởi một con cá nhỏ sống trong ấy như căn nhà của nó, thì rất khác với

cái nhìn của con người chúng ta.

Dầu kỳ lạ bao nhiêu, khi người ta nhận biết mọi sự như là sự phô diễn hay

phóng chiếu của tâm thức chính mình, khi chúng ta thấy rằng mọi tri giác tùy

thuộc vào nghiệp của mình, bấy giờ người ta không còn kinh ngạc, bởi vì

người ta hiểu những sự vật hoạt động thực sự như thế nào, và chúng là thế

nào, và chúng ta có thể sống một cách hòa bình, đánh giá mọi sự đúng như

chúng là. Có rất nhiều sự vật để thấy. Nhưng thật sự chúng là gì? Đấy giống

như một giấc mộng, một ảo ảnh, một ảo tưởng, một ảo giác huyễn thuật. Vài

giấc mộng kéo dài một trăm năm và rồi tan biến. Vài giấc mộng kéo dài một

Page 130: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

130

phút hay một giờ rồi tan biến. Những giấc mộng khác có hình sắc cụ thể và

có vẻ tồn tại lâu trước khi tan rã.

Mọi sự rốt ráo được giải quyết trong bản tánh tuyệt đối. Trong những hiện

tượng như mộng như vậy, có cái gì để nhận chọn hay bám níu? Có cái gì để

phán xét? Có cái gì để chối từ hay buông bỏ? Không có cái gì để cầm lên

hay thả xuống khi bạn nhận biết. Khi bạn thức tỉnh có cái gì để làm? Không

có cái bản chất như mộng của mọi hình tướng thì sao? Đấy chỉ là một giấc

mộng còn gì nữa để làm trong đó, ngoài việc biết người đang mộng, người

biết. Rốt ráo, ai là người đang mộng?

Đại thành tựu giả Saraha nói, “Trong mười phương, có cái gì để tạo tác, để

trông chờ hay để làm? Hãy nhận biết sự vô tự tánh và không thực tại của mọi

hiện tượng giả ảo.” Mọi sự là tự do, như chúng là. Với nó có cái gì để làm

đâu?

Ở ngoài, nó là vậy; ở trong nó cũng là vậy. Bên trong là một trò phô diễn

không ngừng, như phim ảnh của namtok, những tư tưởng và ý niệm diễn

dịch, phải thế không? Bên trong, cái gì là nền móng cho sự phô diễn của

những hiện tượng tâm thức là namtok? Chúng đến từ đâu? Chúng trú ngụ ở

đâu một cách tạm thời và đi đâu hay tan biến ở đâu? Chúng là cái gì? Tư

tưởng hay ý niệm là cái gì? Hãy khảo sát điều ấy ở bên trong, quan sát tâm

thức, như người ta khảo sát trò phô diễn huyễn thuật không cùng ở bên

ngoài, cảnh tượng như huyễn như mộng của thế giới thoáng qua này.

Mọi tư tưởng, cảm giác, tình cảm, tri giác, xúc giác, trạng thái của tâm thức,

mọi ý niệm v.v… giống như những đám mây trên bầu trời tụ hội chốc lát rồi

tan rã, biến mất trong cũng không gian kia. Ích gì mà bám níu vào chúng?

Ích gì mà cố gắng xua tan chúng? Mọi sự là sự phô diễn như huyễn như

mộng kỳ diệu của tâm thức mình. Không có gì đặc biệt để làm về sự ấy, chỉ

trừ nhận biết bản tánh trống không thực sự của nó, và tự do ở trong bất cứ

cái gì hình như có xuất hiện. Cần thiết gì khi phê phán những tư tưởng và

kinh nghiệm như là tốt hay xấu, như thích hay không thích, có lợi hay bất

lợi. Hãy để chúng đến và đi đúng như chúng là, không trở nên dính dáng quá

Page 131: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

131

mức, không đồng hóa với bất cứ cái gì, cũng không nuông chìu chúng bằng

cách theo chúng cũng không đè nén hay cấm đoán chúng. Đơn giản hãy để

cho mọi sự bên trong và bên ngoài khởi hiện và biến mất trong đường lối của

riêng chúng, như những đám mây trên bầu trời, và hãy ở bên trên và vượt

trên tất cả, ngay giữa những hoạt động và trách nhiệm hàng ngày của mình.

Có nhiều thứ để làm trong thế giới này, nhưng chỉ có một điều người ta cần

phải biết, đó là bản tánh thực sự của mình. Đấy là phương thuốc vũ trụ, món

thuốc bá bệnh chữa lành mọi bệnh hoạn. Cái gì có đến, thì có đi. Tự tánh

mình, hiện thể nền tảng chân thật của mình, thì vượt khỏi hay không bị ảnh

hưởng bởi những vết nhơ ngoại sanh hay những hiện tượng tạm thời. Nó

không đến không đi; nó vĩnh hằng bất động. Nhận biết nó, thì tính chất siêu

việt nội tại bẩm sinh được chứng nghiệm. Bấy giờ sanh tử và niết bàn không

trình diện hy vọng hay sợ hãi cho hành giả; nhị nguyên thôi có thể đạt được.

Không có cái gì để hướng tới, không có cái gì để trở lui.

Như Guru Rinpoche đã nói, như Tilopa và Naropa đã nói, như đại thành tựu

giả Saraha đã nói, “Với những vật bên ngoài, hãy điềm nhiên không lưu tâm.

Với những vật bên trong (tự thân chủ thể) hãy điềm nhiên không lưu tâm.

Không nhìn thấy ngoài cũng như trong, hãy để nó như nó là trống không, tự

do và lồng lộng. Chẳng phải vật bên ngoài trói buộc chúng ta, mà là sự bám

chấp bên trong làm vướng mắc chúng ta.”

Đây là giáo huấn cốt lõi tinh yếu của các đại thành tựu giả Ấn Độ và những

yogi thành tựu của Tây Tạng. Nó căn cứ trên những lời dạy của chính Phật

Thích Ca, ngài nói rằng gốc rễ của tất cả khổ đau là sự bám chấp, luyến ái.

Không có lời dạy nào hơn điều này. Đây là gốc rễ của tất cả. Đây là nguyên

lý đàng sau tất cả nhiều giải thích khác nhau.

Nhục dục không nằm trong những sự vật, nó ở trong tâm thức tham muốn,

trong chính sự tham muốn. Tham muốn phong gán cho những đối tượng

bằng dục vọng, nhục dục, và giá trị. Mặt khác, thì cái gì là đáng tham muốn

một cách tối hậu? Mọi sự nương dựa vào tâm thức, vào sự bị quy định của

Page 132: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

132

mình; cái một người tham muốn và mong mỏi thì đối với người khác có thể

là ghê tởm và chẳng có chút giá trị gì. Thật rõ ràng, phải không?

Bởi thế, dù bất cứ giáo lý gì người ta đã nhận, hãy ở trong tánh Như, tánh

Không lớn rộng và cái rỗng rang sáng tỏ, vượt ngoài bám níu và trụ nắm.

Đây là ngưỡng cửa của kinh nghiệm về bản tánh chân thật của Đại viên mãn

bổn nhiên, Đại Không: vượt khỏi ý niệm và cố gắng, mở ra với sự không cố

gắng của tự do thật sự và hiện thể vô ngại đích thực.

Một số người có thể hiểu lầm và hỏi: Vậy thì việc gì phải phiền hà với

những hành động đức hạnh và tích tập công đức hay giúp đỡ những người

khác? Tại sao phát sinh từ và bi? Những người khác có thể nghĩ: Tại sao

không tiếp tục thực hiện những hành động xấu, bởi vì trong tánh Không mọi

sự đều bình đẳng? Đây là một hiểu sai trầm trọng. Đây là một hiểm nguy,

một sự trệch hướng khỏi cái thấy. Đây là chủ nghĩa hư vô, đoạn diệt, nơi vực

thẳm há miệng của cái Không giả hiệu đang mời gọi.

Khi người ta chứng ngộ trạng thái tự nhiên, bản tánh tự nhiên của tất cả

chúng sanh, bấy giờ tự nhiên có sự phát triển, nảy nở của lòng bi, lòng từ, ân

cần và thiện cảm, bởi vì người ta chứng ngộ rằng không có một cái bản ngã

tách rời với những người khác. Khi ấy người ta đối xử với những người khác

như với chính mình. Không có nguyên nhân cho mối ác cảm, luyến bám, hay

lợi dụng. Sự chứng ngộ tâm linh đích thực sẽ tự nhiên kèm theo những phẩm

tính không thể nghĩ bàn như bi, từ và sự trợ giúp. Mỗi người được thấy như

là chính mình, không phải một thực thể thường hằng mà là một khối kết nối

những lực lượng tạm thời và bị quy định bởi nghiệp. Thế nên người ta làm

vơi cạn khổ đau và khốn khổ bất kỳ khi nào chúng xuất hiện, bên trong hay

bên ngoài, cho chính mình hay cho những người khác. Tại sao bạn không thể

nhỉ? Không ai muốn khổ, đúng không?

Khi bạn chứng ngộ thật tánh của mọi sự, làm sao bạn có thể không có lòng

bi tự nhiên và khó tin đối với tất cả những ai chưa chứng ngộ nó? Tất cả

chúng sanh đều ước ao hạnh phúc, tuy nhiên do vô minh, nên vẫn tiếp tục

tạo thêm những khổ đau nữa cho chính mình. Một nguyên nhân quá đỗi cho

Page 133: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

133

lòng bi! Chúng sanh thấy cái lợi lạc là vô ích, và không biết nó. Một nguyên

nhân nào hơn cho lòng bi! Nơi nào có khổ đau và mê lầm khởi lên, lòng bi

khởi lên để giải thoát và làm nhẹ cho chúng sanh sự khổ đau từ mê lầm đó.

Đấy là sự tuôn trào tự nhiên của sự chứng ngộ đích thật bản tánh chân thật.

Nó cũng giống như khi người ta thấy những đứa bé chạy ra đường, người ta

tự nhiên phóng ra để cứu chúng khỏi bị xe đụng. Đó không phải là một vấn

đề để suy nghĩ. Đó không phải là vấn đề chúng là con của ai. Người ta chỉ tự

nhiên đáp ứng. Đây được gọi là lòng bi, nhưng không phải là một lòng bi

được ý niệm hóa. Nó chỉ là một hành động thích hợp, sự lành mạnh căn bản.

Đây là thái độ giác ngộ tự phát, lòng bi tự nhiên, là kết quả của chứng ngộ

thật sự.

Trong những giáo huấn cốt lõi tinh yếu này có nói rằng khi người ta nhận

biết chân tánh, hay thấy biết khuôn mặt xưa nay của mình, ngay cả một

người có khuôn mặt chó, ngay cả một người có khuôn mặt sư tử, cũng trở

thành Phật ngay trong đời này. Ngay cả một người mù chữ, một người học

rộng, đều trở thành Phật ngay trong đời này. Điều này nghĩa là không có

những tiên quyết đặc biệt nào cho sự chứng ngộ, chỉ có một sự thấu qua toàn

triệt, nó không cần dựa vào học vấn, mộ đạo, địa vị hay uy tín.

Xin chớ nghĩ chúng ta ở đây trong thế giới này một thời gian lâu. Đây là một

cuộc gặp gỡ rất ngắn ngủi. Và tuy nhiên, đây là khoảnh khắc của Đại viên

mãn; nó vượt khỏi sự kéo dài, siêu vượt thời gian và không gian. Chúng ta

có sự tiếp xúc đầy phước đức với một giáo lý và một cơ hội để thực hành.

Đấy không chỉ là hạt giống đã được gieo, bởi vì người ta có thể thực sự kinh

nghiệm quả ngay lúc này. Nếu người ta thực sự đã chín muồi hay đi sâu vào

thực hành, đây là khoảnh khắc ấy; nó không phải ở tương lai. Chớ nghĩ

người ta cần thời gian thêm nữa. Nó là vấn đề thực hành ngay lúc này.

Suy nghĩ về những lời dạy không nhất thiết có nghĩa là bạn phải nghiên cứu

những thứ băng đĩa và sách vở đã gom góp được. Chỉ suy nghĩ về bất cứ

điều gì còn đọng lại trong tâm thức từ những lời dạy này, ngay dù nó chỉ là

một chủ đề hay lời nói nhỏ nhất, như vô thường, hay vô tự tánh, hay như

Page 134: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

134

mộng. Bởi vì thời gian thực hành không phải là thời gian để lãng phí hay đùa

cợt. Người ta cũng có thể đùa cợt một cách trí thức với những nghiên cứu,

những tranh luận và sách vở, chúng có thể cung cấp thích thú lớn lao, nhưng

cũng chỉ là một sự xao lãng, phóng dật, chỉ là những hình thức hý luận của

sự đùa cợt.

Mọi người thích không làm gì và hưởng thụ. Bản thân tôi ưa nghiên cứu

hàng trăm ngàn bài kệ vinh quang của những giáo lý Đại viên mãn. Tuy

nhiên, nghe băng không phải là cách thức rốt ráo để chứng ngộ Đại viên

mãn. Đôi khi một số nghiên cứu chỉ làm tăng thêm tính diễn dịch và làm

sanh thêm nghi ngờ và những câu hỏi rắc rối. Bấy giờ chúng ta có thêm

nhiều thẩm xét, trong khi ngay giờ đây chúng ta có thể giải quyết tất cả

những nghi ngờ và vấn đề có thể có chỉ bằng thực hành.

Khi chúng ta biết làm thế nào để thực sự thực hành và thiền định, không cần

gì phải tìm kiếm những đường lối khác để làm và những lời dạy khác về

chuyện đó. Rất thú vị có nhiều loại giáo lý khác nhau, nhưng nếu chúng ta

muốn thực sự cắt đứt gốc rễ nhị nguyên, chúng ta cần áp dụng sự thực hành

vào chính chúng ta ngay hiện giờ, không phải lúc nào khác trong tương lai,

sau khi đã sưu tầm mọi lời dạy có thể có về chủ đề.

Tôi đã cố gắng rất khó khăn suốt toàn bộ đời tôi để nhận được mọi trao

truyền và lời dạy từ hai mươi lăm vị thầy Tây Tạng giác ngộ của những dòng

phái khác nhau. Nhưng thật ra, tất cả điều chúng ta cần biết là làm sao thiền

định và đưa những điều ấy vào thực hành.

Nếu một ít lời khuyên chân thành này có thể làm lợi lạc và tỏ ra ích dụng

cho bạn, thì tất cả những công sức suốt đời của tôi là có ý nghĩa. Một vài cá

nhân có thể nghĩ rằng Đại viên mãn chỉ là một loại ngưỡng mộ khác hay

phiêu diêu ngoại lai xa lạ. Nếu có nhiều tranh luận, tỷ giảo tôn giáo, chẻ sợi

tóc làm tư về triết học, và so sánh, có lẽ những cố gắng của tôi là vô ích.

Page 135: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

135

Tôi mong rằng bạn hiểu điều tôi đang cố gắng nói. Hãy thực hành tốt, và lợi

dụng những khoảnh khắc này và những lời dạy này. Nguồn gốc là tin vào

Tam Bảo: ba cấp độ hiểu biết bên ngoài, bên trong và bí mật về Phật, Pháp,

Tăng. Sùng mộ hiến dâng và lòng bi cũng có thể cực kỳ hữu ích, bởi vì

chúng làm hiển lộ sự tươi mới của bản thân tánh giác, và nâng cấp sự hiển lộ

lộng lẫy vinh quang của Rigpa. Chớ bỏ qua tính chất trợ giúp nâng đỡ của

những thực hành tương đối. Hãy dùng bất cứ thứ gì có ý nghĩa và thực tế khả

thi cho bạn.

Không có ai khác có thể thực hành cho bạn. Nó phải thích hợp với chính

bạn, không phải là một bắt chước sự thực hành của ai khác, dầu bề ngoài nó

có vẻ tốt đẹp bao nhiêu. Xin hãy làm sáng tỏ những sự việc cho chính bạn,

càng nhiều càng tốt. Bấy giờ mọi việc sẽ hoàn mãn.

Sarva mangalam. Nguyện mọi sự đều tốt lành!

Page 136: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

136

8. Tấm Gƣơng Kim Cƣơng của Tỉnh Giác

Một bài ca tự phát

Dordogne, Pháp 1982

Nhóm dịch thuật Padmakara

Đảnh lễ vị vua thống trị ngự ở bên trong: tỉnh giác tự hữu.

Tôi là kim cương của tỉnh giác.

Hãy nhìn xem, các bạn kim cương! Khi thấy tôi, hãy tỉnh giác.

Tôi là tấm gương của tỉnh giác,

Tôi chiếu soi sự chú tâm cẩn thận của các bạn.

Hãy nhìn cho rõ ràng từng khoảnh khắc, và thấy trực tiếp vào tinh túy tối hậu

của tâm.

Tỉnh giác là gốc rễ của Pháp.

Tỉnh giác là thân của thực hành.

Tỉnh giác là pháo đài của tâm thức.

Tỉnh giác là sự giúp đỡ cho trí huệ về tánh tỉnh thức bẩm sinh.

Tỉnh giác là chỗ dựa của Mahamudra, Maha Ati, Dzogchen và Madhyamika.

Mất tỉnh giác sẽ cho phép các lực lượng xấu chiến thắng các bạn.

Không có tỉnh giác các bạn sẽ bị cuốn xa bởi biếng lười.

Mất tỉnh giác là kẻ tạo ra nghiệp xấu.

Page 137: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

137

Không có tỉnh giác và chánh niệm, không gì có thể thành tựu.

Mất tỉnh giác sẽ chất chồng một đống phân

Không có tỉnh giác các bạn sẽ ngủ trong một biển nước đái.

Không có tỉnh giác các bạn sẽ là một người máy không tim, một xác chết

biết đi.

Các bạn đạo thân yêu, xin hãy tỉnh giác!

Bằng sự khát ngưỡng những lama linh thánh, chư Phật, chư Bồ tát và chư

Tổ,

Nguyện các bạn kim cương đạt đến tỉnh giác kiên cố và bước lên ngôi của

tỉnh thức toàn thiện!

Vài lời này được ứng khẩu bởi con bò ngu răng vẩu, nhà sư rớt hỏng

Jamyang Dorje, và cho các bạn kim cương của nó, họ được có con mắt Pháp.

Đức hạnh, hạnh phúc và bình an! Sarva mangalam!

Page 138: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

138

9. Bài ca Kim Cƣơng của Chỗ Ẩn Tu Công Viên Nai Dai Bosatsu Zendo

Living Manor, New York, 1992

David Christensen dịch

Đảnh lễ Phật nguyên sơ Samantabhadra.

Không nhận biết cảnh giới của các bậc Chiến Thắng,

Pháp thân vô nhiễm sẵn đủ,

Chúng sanh lang thang trong thế giới bị nhân duyên quy định này,

Mắc kẹt giữa đồng bằng bao la của buồn rầu, nghiệp và phiền não.

Tốt hơn nhiều là hãy dừng tâm thức mệt lã của bạn.

Kye Ho! Ôi, các bạn cực kỳ may mắn của tôi,

Đây trong chỗ tối thượng này của cõi giới tối hậu, bao la như bầu trời –

Longchen Rabjam,

Hãy nhìn vào quang cảnh thanh tịnh diệu kỳ này.

Bên ngoài: không tạo tác, khu rừng tự nhiên này,

Được trang hoàng bằng muôn ngàn màu lốm đốm,

Cây, dây leo, lá hoa,

Mọi loài chim, nai, chồn, gà và thú hoang nô đùa,

Khi tiếng kêu du dương của muôn loài vang vọng vui tươi,

Và cơn mưa bông tuyết thoảng nhẹ từ bầu trời,

Hình dáng như hoa, cánh và những đồ vật thiêng liêng.

Page 139: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

139

Trong nơi này, hoàn toàn thoát khỏi tạp âm của lảm nhảm thế gian vô nghĩa,

Nó quấy nhiễu sự thực hành thiền định thanh tịnh,

Ở trong khu rừng yên lặng tự nhiên này

Là nơi chốn tối thượng cho việc hoàn thành trí huệ và chánh định.

Emaho, kỳ diệu thay!

Bên trong: bản tánh vốn sẵn đủ, không tạo tác của tâm là Pháp thân,

Tự nhiên khởi lên, tự nhiên giải thoát,

Tánh sáng chói tự nhiên không ngăn ngại.

Cõi giới tâm trí huệ bẩm sinh của Samantabhadra

Thì siêu vượt khỏi nguyên nhân và điều kiện,

Khỏi mọi sự vật, trụ trước, cố gắng và thi công chế tạo.

Tự do với mọi giới hạn và thiên lệch, Phật bổn nguyên,

Tự tâm của chính mình, Samantabhadra.

Chớ tìm kiếm đâu khác ngoài chính mình, vuơng quyền tối hậu:

Rigpa, trí huệ tối thượng của tánh giác bổn nguyên,

Tâm trí huệ tự nhiên như hư không.

Emaho!

Ở giữa: Không tạo tác, thân thể mình là một cõi Phật.

Các uẩn, các đại và môi trường giác quan

Page 140: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

140

Vốn thanh tịnh và toàn thiện nguyên sơ,

Không tạo ra do đâu, mạn đà la bổn tôn như nhiên vốn sẵn.

Năm đối tượng của giác quan và những hiện tượng của sáu thức:

Bất cứ gì khởi lên chỉ phô diễn trí huệ của Lạc không tách lìa với tánh

Không.

Bằng con đường mật truyền của Đại viên mãn Dzogchen bổn nhiên,

Những bài ca và điệu nhảy kim cương và mọi thứ niềm vui sáng tạo cháy

bùng,

Một tiệc cúng như biển cả của vui sướng không bờ.

Sanh tử và niết bàn đồng đều được hưởng thụ trong một vị, như kinh nghiệm

của Đại Lạc.

Mọi hiện tượng khác nhau dù chúng xuất hiện,

Không bao giờ lay động, dù một chút xíu, khỏi pháp giới.

Ở trong cõi giới bao la (longchen) của Pháp thân, tâm trí huệ của

Samantabhadra,

Tất cả vô cùng (rabjam) những hình tướng phong phú, dù chúng xuất hiện,

Đều toàn thiện và trọn thành trong cái nhận biết bình đẳng tự nhiên,

Đại viên mãn bẩm sinh tự nhiên siêu xuất tâm, ý, ý thức,

Cái Longchen Rabjam cao cả, cõi giới vô cùng và vĩ đại.

Page 141: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

141

Hàng trăm ngàn tia sáng vô nhiễm (drimé oser) của mặt trời

Tịnh hóa tự nhiên đại vô minh, bóng tối của lòng.

Tất cả sanh tử trọn toàn thiện (kunzang), tất cả niết bàn toàn thiện (kunzang)

Kim Cương tự khởi, bẩm sinh, đạo sư Jigme Lingpa vô úy,

Nguyện chúng ta đảm đương vương quyền tâm linh trong pháp thân bất

động!

Bài này được viết bởi khenpo lang thang Nyoshul Jamyang Dorje, một con

chó lạc khỏi xứ tuyết Tây Tạng, lúc nhập thất Đại viên mãn hai tháng trên

núi ở Hoa Kỳ, hướng dẫn bởi thiền giả Đại viên mãn Lama Surya Das, cùng

với nhiều vị thầy và bạn đạo Tây phương.

Mong rằng nó được công đức lợi lạc!

Page 142: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

142

10. Bài Ca Nhƣ Huyễn

Lá thơ Giáo Huấn của Khenpo Jamyang Dorje gởi cho các đệ tử

Dordoque, Pháp 1981

Nhóm dịch thuật Padmakara.

Kính lễ Guru!

Sự phản chiếu trí huệ như huyễn của Drimé Oser,

Không tách lìa với Jampel Pawo, vị cha của tất cả chư Phật,

Ngài hiển lộ trong thời thoái hóa này để dìu dắt chúng sanh đến giải thoát,

Ôi, Bổn sư của con, Tenpai Nyima, ngài biết tất cả!

Bậc Pháp vương tự tại, chỉ bày bản tánh không mê vọng của tâm

Cho những ai vì mê lầm bị lừa gạt bỏi những hình tướng giả dối.

Kye Ho! Hãy nghe cẩn thận, các bạn có phước đức,

Những con thiên nga ở trong hồ vinh hiển mùa hè của Phật pháp!

Cho những đệ tử và anh chị em kim cương biết tôi đã lâu

Tôi gởi một lá thơ ngẫu phát để nói với các bạn tôi là thế nào, một bài ca của

huyễn.

Chớ nghĩ tôi sai lầm khi tự biểu lộ công khai,

Mà hãy nghe kỹ nó, người bạn hay vui đùa của những lỗ tai hoa sen vàng

của các bạn.

Page 143: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

143

Dù trong đời này tôi không có phẩm tính gì lớn lao,

Nhờ công đức của những hành động thanh tịnh đã tích tập trước kia,

Tôi đã gặp Lama không gì sánh, viên ngọc của bầu trời.

Với đức tin như một hồ sữa không vết bẩn, trắng tinh trên mặt và dưới đáy,

Tôi cố gắng phụng sự thiện tri thức của tôi, nguồn gốc của tất cả Pháp.

Và cũng như, dưới chân một ngọn núi bằng vàng quý báu,

Ngay cả một hòn đá cuội tầm thường cũng nhuộm màu rực rỡ,

Cũng thế tâm thức tôi – bị mắc bẫy trong những mạng lưới của tư tưởng lan

man, bị trói buộc bởi mê vọng tầm thường,

Những dây xích sắt đâm buốt của phân biệt nhị nguyên mãnh liệt và bám

chấp vào sự cứng đặc – Đã tìm thấy sự nghỉ ngơi.

Một kẻ ăn xin, thoát ngoài hoạt động, nhàn nhã trong một trạng thái hân

hoan, rỗng rang của tâm thức,

Tôi đã tiêu hủy mạng lưới của tám mối quan tâm thế gian của những hy

vọng và sợ hãi huyễn ảo.

Vua của Pháp, Longchen Rabjam nói,

“Những hoạt động thì không cùng, như sóng lăn tăn trên dòng nước,

Chúng chấm dứt khi ta bỏ chúng: đấy là bản tánh của chúng.”

Cũng thế, nhờ lòng tốt của lama dạy cho tôi sự không-hoạt động và tự-xuất

hiện.

Bèn phát hiện trong tôi rằng không làm điều gì cả, mọi sự vốn viên thành.

Trước mặt không có gì tôi cần bảo vệ: là một thiền giả tôi hạnh phúc!

Page 144: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

144

Đàng sau không có gì để phải duy trì: một mình, tôi vui sướng!

Tôi không có công việc gì để phải thoái thác: không có thời gian để mất, tôi

an vui!

Tôi không biết đến những chương trình dài hạn: an nhàn, tôi hân hoan!

Bị chỉ trích, tôi không thất vọng: không mất tinh thần, tôi hạnh phúc!

Nhờ lòng tốt của lama ngài chỉ cho tôi con đường trung đạo vĩ đại,

Như Phật dạy, không đong đưa bởi những cực điểm của cuộc đời,

Dù tôi ngủ trong một ngôi nhà lộng lẫy bằng vàng ròng,

Tràn đầy những đống châu báu,

Tôi không cần phải kiêu căng hay cần thán phục.

Dù tôi ở trong những khu vườn bóng mát cây trái, nơi trú ngụ tuyệt hảo của

người thấp kém,

Hay trong những lều cỏ,

Tôi không cần phải than trách. Tâm tôi không bị hy vọng và sợ hãi nắm giữ.

Nhờ lòng tốt của vị thầy dạy cho tôi sự ưu việt của Bồ đề tâm tối thượng,

Tôi nguyên vẹn tình thương và lòng tốt đối với bất kỳ ai cao sang hay thấp

hèn mà tôi gặp,

Đàn ông hay đàn bà, những cha mẹ tôi từ xa xưa.

Tôi đối xử với tất cả họ như anh như chị, với tình thương trong lòng.

Vì điều này người ngu mê và ghen tỵ có thể chế giễu tôi,

Nhưng họ không thể thay đổi những tư tưởng tốt tự nhiên của tôi.

Đối với người trong đường phố, tôi thì vô tư và trẻ con, dù điều gì xảy ra.

Page 145: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

145

“Ông ta là một kẻ lang thang không mục đích. Ông ta chẳng chú trọng gì đến

giàu sang,”

Nhưng bị phóng dật do tích tập và bảo vệ cái nền tảng này của mọi sự khổ

đau, hủy diệt và cãi cọ,

Người ta cắt động mạch chính của tâm đức hạnh,

Và đời người ta bị thổi tung xa như giấy trong gió:

Thế nên tôi không quý trọng gì thứ vũ khí này để tự giết chính tôi!

Nhờ lòng tốt của lama ngài dạy cho tôi rằng không phải cần bất cứ thứ gì,

Tôi không hy vọng giải cơn khát với dòng nước ảo ảnh của tám mối quan

tâm thế gian.

Bởi vì khen và chê đầy thành kiến đều như tiếng vang của âm thanh,

Và tâm thức con người giống như những tia mặt trời trên một đỉnh núi tuyết,

Không mong đợi gì từ ai, tôi không trói buộc với một đoàn tùy tùng.

Tôi không tìm cách nắm bắt những sắc màu của cầu vồng do không hiểu bản

chất của nó,

Và dù những người khác có không thích tôi, tâm tôi hạnh phúc.

Nhờ lòng tốt của lama người giới thiệu tôi vào cái lạc trí huệ của giai đoạn

thành tựu,

Tôi dùng sự nâng đỡ của phối ngẫu trí huệ, sứ giả của phương tiện thiện xảo:

Mùi vị của đại lạc, sữa vắt từ con bò của trời cao,

Đóng dấu ấn những uẩn, các đại, các thức giác quan và tất cả mọi sự, thế

giới và chúng sanh,

Page 146: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

146

Và mọi hình tướng khởi lên như là ấn của đại lạc.

Hạnh phúc thay, tôi, một thiền giả hưởng thụ bốn niềm vui của đại lạc!

Nhờ lòng tốt của lama ngài giới thiệu tôi vào “tất cả mọi sự đều như huyễn,”

Hình tướng được phát hiện là không ngăn ngại và bốc hơi trong bánh xe

không ngừng của huyễn hóa,

Âm thanh như những nốt nhạc trong sáng và không sanh của một tiếng vang,

Và những tư tưởng lan man vô mục đích khởi lên tự chính chúng, phân tán

và tan biến như mây.

Key Ho! Hỡi các bạn! Hãy nhìn vào trò trình diễn kỳ diệu này!

Trong đồng bằng của bản tánh tuyệt đối, từ khởi thủy, vượt khỏi trói buộc và

tự do,

Đứa con của người đàn bà vô sinh cỡi con voi của huyễn,

Đầu nó trang hoàng bằng hoa trời, đến đây nhảy múa và hát ca!

Có ai áp đặt mô thức của những lý thuyết của tư tưởng diễn dịch

Lên thế giới hiện tượng, sự khiêu vũ bày lộ của Pháp thân vua?

Kỳ diệu làm sao trò trình diễn như huyễn này của sanh tử và niết bàn!

Khi vị thầy tốt lòng đưa tôi vào bản tánh tuyệt đối như huyễn tuyên bố,

“Trong hư không-trí huệ bổn nhiên, không bụi bặm, trong sạch và toàn khắp,

Sự chứng ngộ thân tuyệt đối không thiên lệch thì thoát khỏi rơi vào những

biên kiến.

Ích lợi gì sự thiền định bám vào thực tại cụ thể và những hy vọng cùng sợ

hãi?”

Dù nếu người ta vẫn bình thường, không thiền định, có gì là mê lầm?

Page 147: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

147

Kỳ diệu biết bao thiền như hư không của sự không làm của bản tánh tuyệt

đối!

Người non nớt, bám vào thực tại cụ thể, huênh hoang đã làm nhiều thứ ở nơi

không có gì để làm.

Họ như con nai khát cố gắng chạy đến dòng nước trong ảo ảnh.

Những tạo vật mê mờ đáng thương, bị hành hạ bởi mệt mỏi vô ích!

Nhờ lòng tốt của thầy, ngài chỉ cho tôi hình tướng và việc làm là huyễn ảo,

Khi vô số ánh sáng sắc màu của sanh tử và niết bàn,

Trò chơi vô ngại và tự chiếu sáng của trí huệ của hư không tuyệt đối,

Khởi lên trong xứ sở của huyễn như trò chơi của huyễn,

Thiền giả như huyễn đạt đến lãnh vực tự thành của huyễn.

Nó biết làm gì với những hình tướng xuất hiện như mộng như huyễn này,

Trống không, rỗng lặng và không tự tánh, như lõi tre,

Những sắc tướng không thể chất như mặt trăng trong nước, như hoa đốm

giữa không trung?

Nhờ lòng tốt của thầy ngài phát hiện mọi hình tướng đều như huyễn,

Đám sương mù của phán xét lan man của phân tích trí thức

Và sự hấp dẫn mãnh liệt với những sự vật như huyễn, tan biến trong vốn tự

giải thoát,

Trong hư không tuyệt đối, nó vốn không sanh, vượt khỏi tư tưởng và biểu lộ.

Không còn nữa sự ràng buộc của hy vọng và sợ hãi!

Không còn nữa sự ràng buộc của lấy và bỏ!

Page 148: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

148

Ema! Hãy nghe kỹ, các bạn thân yêu!

Dầu tôi không khôn ngoan không thông thái, đây là điều tôi nghĩ:

Trong thực chất, khi thiền giả như huyễn đã cạn kiệt hết chấp nhận và từ

chối,

Sanh tử và niết bàn khởi lên như một trò như huyễn.

Thực vậy, điều này chính là quả, thoát hết mọi che chướng.

Ngoài điều ấy, tri thức và hiểu biết vĩ đại có ích gì?

Nhờ lòng tốt của thầy, vị bảo vệ vinh quang không gì sánh, ngài nói tất cả

những điều này,

Tôi đã nhận di sản là những giáo huấn của Longchen Rabjam,

Nó không thể đánh giá theo vàng và ngọc.

Dù tôi nghĩ tôi có thể chỉ ra, trong cách thức thuần túy trí thức này,

Sự thấu hiểu tinh túy tâm yếu của hư không sáng ngời và tuyệt đối,

Tôi đã không có được chút kinh nghiệm nào về nó, cũng không nói đến bất

kỳ chứng ngộ nào.

Nếu tôi đã làm những điều lầm lỗi, tôi sám hối chúng với những bổn tôn và

những vị thầy.

Như bậc vua của thế giới, Drimé Oser, nói,

“Hỡi các đệ tử và các anh chị em kim cương từng biết tôi,

Giờ đây, khi các bạn có điểm nương tựa là viên ngọc như ý cùng tự do và

đầy đủ,

Và Phật pháp sáng ngời như một núi tuyết rực rỡ trẻ trung,

Page 149: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

149

Tất cả các bạn, như sư tử con thời niên thiếu

Hãy theo đức Phật, sư tử giữa loài người!

Sau khi đưa những kinh nghiệm và sự chứng ngộ đến chỗ viên mãn,

Các bạn sẽ sớm đạt đến vương quốc của pháp giới tuyệt đối an lạc!”

Dầu cho tôi, một kẻ làm điều xấu đáng vào địa ngục một ngày kia,

Tôi cũng chắc chắn có may mắn được lama kính yêu giải thoát,

Và tôi mong muốn và cầu nguyện rằng vào lúc đó tất cả chúng sanh từng có

một tiếp xúc với tôi

Được vui hưởng giác ngộ không gì vượt hơn

Trong cõi Phật hoa sen xanh đẹp đẽ của Như Lai.

Cho đến lúc ấy tôi cầu nguyện rằng do năng lực của nghiệp tương đối,

Anh chị em kim cương chúng ta gặp nhau hoài mãi,

Và hưởng thụ giáo lý bí mật của vị thầy toàn giác Longchenpa,

Rượu thiêng của kho tàng tâm yếu của quang minh.

Hơn nữa, cho các bạn chư tăng ni, xứng đáng với sự tôn thờ của người và

trời,

Tôi dâng cúng một đóa hoa sen trắng và một lời cầu nguyện:

Nguyện bàn chân hoa sen của các vị ở lại cho vô số kiếp,

Và nguyện vô cùng tia sáng của giáo lý và sự thực hành của Pháp tỏa sáng

khắp trăm phương.

Dù tánh giác tự tri, vua làm ra tất cả, thì vượt khỏi chuyển động và cố gắng,

Những lời này, những kẻ thành thật mang những tin tức của tôi,

Page 150: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

150

Là sự tự biểu lộ của tánh giác, khúc ca nhảy múa của đứa trẻ của tâm:

Chúng đến từ cung điện chiếc lều đỏ sâu thẳm trong lồng ngực,(1)

Trong đô thị vĩ đại núi non của thân,

Qua lối đường bí mật của luân xa hân hoan mười sáu cánh,(2)

Gởi đi trên con đường của giấy trắng đến hoa mắt như một núi tuyết,

Đến tu viện Namling Shedrup trong Rừng Trầm.(3)

Page 151: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

151

11. Một Bài Ca Ngẫu Phát cho Damchƣ Zangmo:

Tâm Yếu Thiêng Liêng của Những Giáo Huấn Cốt Lõi

Lời khuyên dạy trong hình thức một bài ca, cho Damchƣ Zangmo

Dịch bởi Surya Das, David Christensen,

và Corinna Chung, 1986

Tôn kính đến đạo Sư.

Đến hiện thân của vua Pháp, Longchen Rabjam,

Đến chúa tể những bộ Phật, Shedrub Tenpai Nyima,(4)

Đến hai đại terton(5) không ai sánh, những lama khác, và hai mươi lăm vị

dẫn đường tâm linh tối thượng của con,

Con xin tôn kính lễ lạy.

Lời khuyên này gởi đến Damchoš Zangmo và những người bạn lòng khác,

và những đệ tử đã nương dựa vào tôi.

I

Trong cuộc đời này chúng ta đã có được một thân người bẩm chất tốt đẹp, tự

do và rực rỡ,

Đã gặp một vị thầy tối thượng, chân chánh,

Và đã nhận những giáo huấn cam lồ của sự trao truyền qua tai.

Vào lúc này, không để cho ba cửa(6) của chúng ta thờ ơ,

Hãy thực hành để thành tựu giác ngộ theo đường lối sau đây:

Trước tiên, với năm tri giác(7) về vị thầy như là Phật và v.v…

Page 152: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

152

Ở trên đỉnh đầu hay trong tim mình,

Hãy quán tưởng lama, bậc chúa tể của Pháp, tốt lòng, không gì sánh,

Với sùng mộ nhiệt thành đủ làm cho tóc bạn rung động,

Cầu nguyện với lời du dương, khao khát,

Và rồi nhận bốn quán đảnh truyền pháp, hòa hợp tâm bạn với tâm ngài.

Tất cả vô số sadhana của chư Phật Chiến Thắng,

Nếu cô đọng lại, đều là guru yoga, có nói như thế.

Trong mọi bí mật vĩ đại, những kinh và tantra rốt ráo,

Và đặc biệt những tantra Dzogchen,

“Phương pháp của Viên Ngọc Tất Cả Hiện Thân” này được tán dương bậc

nhất.

Bởi thế, chúng ta nên nương vào một vị thầy kính yêu như nương dựa vào

chính trái tim mình,

Ngài điềm tĩnh, điều ngự và hoàn toàn bình an,

Với những phẩm tính đức hạnh cao cả và giàu có hiểu biết.

Nếu chúng ta không quy y vào sự hiện thân quý báu này của mọi quy y,

Sẽ không thể đạt đến giác ngộ.

Làm sao một người mù có thể du hành không có người hướng dẫn?

Bởi thế, hãy cầu nguyện liên tục người hướng dẫn vĩ đại đưa đến giải thoát,

Hỡi những bạn lòng của ta.

Quy y là nền tảng của Pháp

Không có nó, không thể đi vào ngôi nhà giải thoát.

Page 153: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

153

Xem vị thầy như bạn đồng hành của chúng ta trên con đường,

Do có ba niềm tin,(8) người ta cần luôn luôn kêu gọi đến quy y.

Những bạn lòng, chớ hiểu lầm căn bản của Pháp thiêng liêng!

Nếu chúng ta mất chánh niệm, chúng ta sẽ bị hủy hoại,

Bởi những quỷ ma trộm cướp.

Tất cả vô số hành động tốt lành trong đời này và những đời sau

Được hoàn thành qua chánh niệm,

Thế nên luôn luôn nhớ sự hiện diện tỉnh giác của tâm,

Các bạn lòng của ta!

Đường ra khỏi vòng sanh tử này,

Cửa vào vĩ đại của con đường giải thoát,

Và bước sơ khởi cho mọi thực hành Pháp,

Là riêng sự từ bỏ đích thật, có nói như vậy.

Thế nên hãy suy nghĩ sâu xa về sự từ bỏ,

Các bạn lòng của ta!

Suốt thời tuổi nhỏ, xao lãng bởi ham chơi;

Thời thanh niên, thân thể tuổi trẻ xao lãng bởi dục tình;

Tóc bạc và đầy nếp nhăn, gần với cái chết:

Đời người này trôi qua vô ích, những bạn lòng của ta!

Page 154: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

154

Trong thế giới này, mỗi phút thời gian

Ngày và đêm, mỗi khoảnh khắc phóng qua.

Những ai đang sanh ra, những ai đang chết,

Những ai hạnh phúc, và những ai khốn khổ

Những ai đang kêu khóc, những ai đang cười vui…:

Thấy mọi sự vô thường như một tia chớp,

Thật đáng buồn khi vẫn lơ là không quan tâm,

Như thể bạn đã đạt được năng lực của đời sống kim cương

Và sẽ sống đến ngày Phật Di Lạc thị hiện ra đời

Thế nên chớ dửng dưng, những bạn lòng của ta!

Bản chất của mọi sự là như huyễn và chóng vánh.

Những người với tri giác nhị nguyên nhìn khổ đau như là hạnh phúc,

Như những người liếm mật trên lưỡi dao cạo.

Đáng thương biết bao, những người bám chấp nặng nề vào thực tại cụ thể!

Hãy xoay sự chú ý của bạn vào bên trong, những bạn lòng của ta!

Khi bạn hạnh phúc, mọi sự có vẻ rất đáng ưa,

Khi không thế, tất cả đều đe dọa và bức bách,

Những tâm trạng con người giống như những khoảng sáng và tối trên dãy

núi.

Không có ai để nương vào trong thời này,

Page 155: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

155

Thế nên hãy chỉ ngón tay vào chính mình hỡi các bạn lòng!

Cuộc đời làm người tự do và phú bẩm này giống như một viên ngọc như ý,

Chớ trở về tay không từ hòn đảo châu báu này,

Hỡi các bạn lòng của ta!

Ở đây trong thành phố lớn của sáu nẻo chúng sanh,

Giống như một hòn đảo của quỷ hay một ổ rắn độc,

Hay một hố than hừng nhức nhối,

Hãy xem biết bao khổ đau thường trực bức bách, các bạn lòng của ta!

Cả sinh lực và đời người đổ ào như nước của một thác dốc trên núi,

Vô thường nhanh chóng đi đến, những bạn lòng của ta.

Ba cõi của sanh tử giống như ngục tù không thể trốn thoát,

Thế nên chớ bám luyến quá độ vào vòng sanh tử,

Hỡi các bạn lòng của ta!

Nương dựa vào những bạn bè thất thường thì giống như đuổi bắt những cầu

vồng:

Khi bạn cần họ, họ không giúp đỡ, các bạn lòng của ta.

Mọi hiện tượng hợp tạo như chớp nhoáng trên bầu trời,

Thế nên chớ nương dựa vào cái gì, các bạn lòng của ta.

Gia đình người ta thì chóng qua như du khách đến chợ,

Thế nên chớ cãi vã và oán giận đối với họ, các bạn lòng của ta!

Page 156: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

156

Của cải thì phù du, như sương trên cỏ,

Thế nên hãy rộng lượng cho đi với những nguyên nhân tâm linh, những bạn

lòng của ta.

Điều duy nhất lợi lạc là Pháp cao cả, thiêng liêng,

Thế nên chớ làm cho mình ngu muội, những bạn lòng của ta!

Sự nương dựa trường cửu là một vị thầy đích thực,

Thế nên chớ đạo đức giả với samaya của mình, các bạn lòng của ta!

Nếu bạn cắt đứt đầu, thân thể không thể làm gì được cả,

Nếu bạn làm hỏng samaya của mình, bạn sẽ không thành tựu mục đích của

Pháp.

Bởi thế, bằng thường trực duy trì sự cảnh giác, tỉnh giác và thận trọng,

Hãy bảo vệ samaya của bạn, các bạn lòng của ta.

Nếu người ta thanh tịnh bên trong, tất cả sẽ thanh tịnh bên ngoài,

Thế nên hãy có cái nhìn thanh tịnh về mọi sự vật, các bạn lòng của ta!

Cánh đồng tối thượng của công đức và những gương mẫu của đường lối, là

Tăng già hướng dẫn,

Thế nên chớ rơi vào quan điểm sai lầm và phê phán, các bạn lòng của ta.

Dầu cho một đệ tử của Phật có trở nên bất toàn thế nào,

Một trăm người thường còn không bì nổi với người ấy,

Thế nên hãy luôn luôn phụng sự và kính trọng họ, các bạn lòng của ta!

Page 157: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

157

Bởi vì bạn không biết những ai cao cả về tâm linh,

Chớ túm bắt trong bóng tối như một người mù, những bạn lòng của ta.

Vì bạn không biết những thiền giả ẩn dạng họ ở nơi nào,

Bạn phải kính trọng tất cả, những bạn lòng của ta!

Từ một hành động tốt nhỏ, một lợi lạc lớn lao sẽ khởi sanh,

Thế nên chớ nên khinh thường những hành động đơn giản, những bạn lòng

của ta!

Bất kỳ ai, chỉ nghe danh hiệu Phật,

Dù chỉ đưa một tay lên với tâm thành kính,

Là đã trồng hạt giống của giác ngộ viên mãn, có nói như vậy,

Thế nên chớ lầm lỗi, những bạn lòng của ta!

Nếu chúng ta không biết vị thầy khi ngài có mặt,

Và rồi cầu nguyện đến ngài từ xa, thế là quá chậm trễ.

Khi chúng ta có một lama mà không thiền định về những giáo huấn cốt lõi

của ngài,

Để rồi lạc hướng trong những tư tưởng vô tích sự sau đó, những bạn lòng

của ta.

Nếu bạn không thành tựu Pháp thiêng liêng trong đời này,

Trong những đời tới sẽ là khó khăn, hỡi các bạn lòng của ta!

Page 158: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

158

Ôi, tất cả chúng sanh vô minh lang thang của ba cõi

Lưu chuyển giữa những răng nanh của quỷ dữ vô thường sanh tử,

Nhưng họ không thấu hiểu điều này. Than ôi!

Ngày mai hay chiều nay, ai biết được khi nào cái chết sẽ đến?

Vậy mà không ai lo âu về chuyện đó,

Vẫn lơ là và tự mãn triền miên.

Ôi, đáng thương thay chúng sanh tự lừa dối mình như thế nào!

Ngày mai hay cuộc đời tới của bạn,

Ai biết cái gì sẽ đến trước tiên?

Nếu bạn không giữ những giáo huấn cốt lõi của lama trong tâm,

Bạn sẽ chỉ tự lừa lấy mình, các bạn lòng của ta!

Hãy xoay sự chú ý vào bên trong, hãy thẩm xét tỉ mỉ chính mình,

Và đảm đương cái có ý nghĩa, những người gọi là bạn lòng của ta.

Cấp bách, cấp bách, hãy thực hành Pháp siêu việt, và chớ ngó đến tương lai,

Hãy thực hành ngay lúc này Pháp cao cả, các bạn lòng của ta.

II

Cánh cổng của Pháp là sự từ bỏ,

Thế nên Damchoš Zangmo, mối liên hệ trong nghiệp quả,

Hãy nghe một lần nữa, bạn lòng của ta.

Page 159: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

159

Đức Phật Longchen Rabjam đã nói,

“Tất cả những giáo lý của chư Phật được cô đọng

Trong những giáo huấn cốt lõi về sự áp dụng thực hành ba cái tuyệt hảo”

Những thực hành mở đầu, phần chánh và kết luận,

Chúng là sinh lực thật sự của con đường.

Thế nên cách thực hành những cái ấy là như sau:

Nếu chúng có mặt, đủ cho sự thành tựu Phật tánh,

Nếu chúng vắng mặt, sẽ không có cách nào thành tựu giác ngộ.

Chúng là hạt giống không thể thiếu để thành tựu Phật tánh.

Bồ đề tâm thanh tịnh và quý giá tối thượng,

Không giả tạo, phải khởi ra trong hiện thể của bạn,

Không có cái này, không có cách gì đạt được Phật tánh.

Thế nên trước hết, sự chuẩn bị tuyệt hảo của việc phát sinh tâm vị tha của

giác ngộ là quan trọng.

Trong tất cả chúng sanh trong vũ trụ,

Không ai chưa từng là cha mẹ của bạn,

Nhờ lòng tốt bao la của họ, họ đã tạo thành thân thể bạn,

Cho bạn đời sống và tài sản,

Và chỉ cho chúng ta những đường lối của cuộc đời.

Page 160: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

160

Dù họ chỉ ước mong hạnh phúc,

Họ giống như người mù không có bạn dẫn dắt.

Vì tất cả chúng sanh bị hành hạ trong vòng sanh tử không thể chịu đựng này,

Hãy thành tựu bình an trường cửu, giác ngộ không gì vượt hơn,

Được thúc đẩy bởi mục tiêu vị tha lợi lạc trong cả hai phương diện,(9)

Bạn cần phát sanh tâm tối thượng, ý định đạt được giác ngộ viên mãn.

Bồ đề tâm này là viên ngọc như ý đầy đủ tất cả,

Nó là nền tảng của mọi giáo lý rộng rãi và sâu xa,

Nó là tâm điểm của mọi con đường kinh điển và tantra.

Một phương diện của bản chất hai chân lý

Là cấp độ tương đối, chủ đề chính của tất cả thực hành,

Vua của mọi phương tiện tối thượng.

Không có cái này, không có cách gì để thành tựu Phật tánh.

Nếu bạn thiếu phương tiện hoặc trí huệ

Làm sao con đường được hoàn thành?

Trong hai con đường tối thượng, cái thứ nhất

Con đường của những phương tiện thiện xảo được ca ngợi.

Để cho sự chuẩn bị trên con đường, hãy phát Bồ đề tâm.

Page 161: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

161

“Cái này có những lợi lạc không thể đo đếm,” Đức Di Lạc toàn giác đã nói

thế với Norzang.

Bồ đề tâm giống như mặt trăng loại trừ bóng tối.

Bồ đề tâm giống như mặt trời chiếu sáng khắp nơi.

Bồ đề tâm bảo vệ khỏi những khủng khiếp của sanh tử.

Bồ đề tâm đẩy lùi những chướng ngại của bốn ma.(10)

Bồ đề tâm trừ khử cơn sốt của năm độc.(11)

Bồ đề tâm hoạt động như con ngựa giống của tinh tấn.

Bồ đề tâm là áo giáp cứng cáp của nhẫn nhục.

Bồ đề tâm thải trừ mọi sa đọa đạo đức.

Bồ đề tâm nâng đỡ sự thành tựu chú định.

Bồ đề tâm làm nảy sinh thanh tĩnh.

Bồ đề tâm làm trí huệ tối thượng khởi lên trong tâm.

Bồ đề tâm hoàn thiện những tích tập lớn lao của công đức.

Bồ đề tâm đưa đến cái thấy tánh Không.

Khi Bồ đề tâm hiện diện, mặt trăng của những phương tiện thiện xảo mọc

lên.

Nếu bạn thiền định về Bồ đề tâm, mặt trời của quán chiếu thấu suốt sẽ rõ

ràng.

Nếu bạn thiền định về Bồ đề tâm, tánh giác nguyên sơ hiển lộ tròn vẹn.

Bởi Bồ đề tâm, lợi lạc của những người khác khởi lên không cố gắng.

Page 162: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

162

Qua Bồ đề tâm, những phẩm tính của mười địa bồ tát được hoàn thành.

Tất cả mọi phẩm tính tương đối và một trăm mười hai thứ tự do

Của những đại Bồ tát ở địa thứ nhất,

Cho đến vô số, không thể diễn tả, không thể đo đếm

Những huệ nhãn, thiên nhãn, thần thông vân vân,

Cũng như ba mươi hai tướng chánh và tám mươi tướng phụ

Của vô số thân vàng ròng của chư Như Lai

Tất cả những phẩm tính giác ngộ này khởi lên từ sự tích tập phước đức,

Đều nảy sanh từ năng lực của Bồ đề tâm tối thượng, không gì sánh.

Bồ đề tâm hàng phục con quỷ chấp ngã

Bồ đề tâm giải thoát khỏi tù đày của sanh tử.

Bồ đề tâm làm bốc hơi đại dương khổ đau.

Bồ đề tâm làm bình đẳng khổ đau và hạnh phúc.

Bồ đề tâm giống như một cận vệ gan dạ

Bồ đề tâm giống như ngọn lửa lớn vào thời kết thúc của một kiếp.

Bồ đề tâm giống như trái tốt nhất của một cây thần diệu.

Bồ đề tâm mở cánh cửa vào kho tàng của vị tha.

Thiếu Bồ đề tâm sâu xa và tối thượng như thế,

Giống như Ram đầy thần lực, người ở trong rừng mười hai năm

Page 163: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

163

Nhưng đã bị thúc đẩy bởi bám chấp để chiến đấu với những địch thủ của

mình.

Hay giống như Gelong Thongpa, dù có thể bay tự do trên trời

Nhờ đã làm chủ năng lực và tâm thức, lại bắt đầu một cuộc chiến đấu.

Lỗi lầm là không có Bồ đề tâm không gì có thể sánh.

Ngay cả chính Brahma (Phạm Thiên) sau khi đạt được phúc lạc vô dục

Sẽ trở thành một khúc củi cháy trong địa ngục A tỳ,

Và Indra (Đế Thích), dù được tôn thờ bởi toàn thể thế giới,

Do sức mạnh của nghiệp sẽ rơi trở lại xuống mặt đất.

Không có núi chúa Bồ đề tâm là lỗi lầm.

Trong thế giới này nhiều người được ca ngợi là hàng cao cấp nhất,

Như vua chúa, tướng lãnh, thủ tướng và tổng thống,

Cuối cùng cũng tự hủy hoại mình và những người khác.

Lỗi lầm do thiếu gốc rễ Bồ đề tâm.

Vô số Thanh văn, Bích Chi Phật, và những người cao cả khác

Có hai trăm năm mươi lời nguyện giới đức thanh tịnh.

Nhưng dù được trang hoàng bởi ba sự tu học,(12) những thực hành liên

quan, kinh nghiệm và chứng ngộ,

Không có Bồ đề tâm, gốc của tất cả Pháp,

Đôi khi, chỉ giải thoát cho chính mình, họ ở lại trong bình an vĩ đại.

Page 164: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

164

Trong tất cả những phần bao la của Phật pháp,

Bồ đề tâm là tinh yếu cốt lõi,

Bồ đề tâm trừ khử sự tổn hại của ba cõi thấp.

Bồ đề tâm phát hiện con đường tối thượng của giải thoát.

“Nếu thiền giả có Bồ đề tâm,

Ngay dù ông ta không hoàn thành công đức nào qua thân và ngữ,

Ông ta cũng không lạc khỏi con đường giải thoát.”

Chokyi Wangpo(13) người thông thạo năm khoa học đã nói như thế.

“Năm tội ác kinh khủng nhất và vân vân, mọi hành động xấu lớn lao,

Sẽ bị Bồ đề tâm vô địch áp đảo,

Và mọi tội lỗi nhỏ hơn cũng sẽ được trừ sạch”

Đại pháp sư Ấn Độ Shantideva đã nói như vậy.

“Người nào ở trong Bồ đề tâm tối thượng,

Cuộc đời họ sẽ được xem là một khu vườn thích thú,

Dù thành công hay ngay cả cơ cực,

Những thống khổ của các cõi thấp không còn đe dọa”

Đức Di Lặc đã nêu trong Sutra Alamkara.

Page 165: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

165

Tóm tắt, Bồ đề tâm quý báu không gì sánh

Là tâm cốt của tất cả chư Phật ba đời.

Vì không có nó không có cách nào thành tựu giác ngộ,

Nó là gốc rễ đích thực của con đường

Của kinh điển, tantra và những giáo huấn cốt lõi.

Sự thực hành chuẩn bị tuyệt hảo phát Bồ đề tâm này

Được ca ngợi bằng một giọng bởi tất cả triệu triệu bậc thánh trong quá khứ.

Nó không nên trở thành chỉ là hiểu biết trí thức,

Mà phải được suy nghĩ lập đi lập lại,

Và kết hợp với con người của bạn, hỡi các bạn lòng của ta!

Chớ phóng dật, hãy tu hành Bồ đề tâm., chớ phóng dật

Chớ lầm lỗi, hãy tu hành Bồ đề tâm, chớ lầm lỗi

Chớ đi lạc, hãy tu hành Bồ đề tâm, chớ đi lạc

Nếu nền tảng Bồ đề tâm không vững chắc,

Những giáo huấn cốt lõi cực kỳ sâu xa và chánh yếu của hai giai đoạn sáng

tạo và thành tựu,

Và những thực hành khác, sẽ khó viên thành.

Bởi thế sự phát sanh sơ khởi của Bồ đề tâm là điểm bắt đầu của con đường.

Page 166: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

166

III

Hãy nghe nữa các bạn lòng của ta!

Thứ hai là cái tuyệt hảo của sự thực hành chính yếu vô niệm,

Những tri kiến sâu xa của Mahamudra, Mahasandhi và Trung Đạo.

Không có cái này, mọi thực hành đều không có bản chất, như chỉ là một

phản chiếu,

Như người mù không người dẫn dắt, có nói như thế.

Phương diện bổ túc của phương tiện là trí huệ; con đường thiêng liêng này

Là sự thực hành tánh Không, chân lý tuyệt đối.

Người nào không nỗ lực thực hành điều ấy,

Làm sao người ấy có thể bay với chỉ một cánh trong hai cánh phương tiện và

trí huệ?

Bởi thế, thực hành chính yếu vô niệm tuyệt hảo là quan trọng.

Mọi ý niệm nền tảng bị cắt đứt bởi Trung Đạo;

Giáo huấn cốt lõi của con đường là Đại Ấn;

Kết quả tối hậu là Đại viên mãn.

Hỡi Damchoš Zangmo liên hệ duyên nghiệp của ta,

Đây là cách thức thiền định về những thực hành này:

Page 167: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

167

Không như một con bướm chấp chới trong bầu trời,

Mà nhờ những giáo huấn cốt lõi, Giống Như Chim Garuda Vĩ Đại Bay Vút

Trong Không Gian,

Hãy hùng dũng cắt đứt mọi giới hạn bằng cái thấy thống trị trùm khắp.

Không phải với những cố gắng của những người ngu si ngoan cố,

Mà nhờ những giáo huấn cốt lõi, Ba Vòng của Pháp Tánh của Ba Điểm

Chính Yếu,

Hãy an lập cái thiền định toàn quyền, bản tánh vốn sẵn của chính mình.

Không phải nhờ hoạt động phù phiếm, ngu ngốc,

Mà nhờ những giáo huấn cốt lõi của Đạt Đến Vị Bình Đẳng Bao La

Hãy làm bình đẳng nhất như những mùi vị của sanh tử và niết bàn với hoạt

động thông suốt thống nhiếp.

Không như ánh sáng của một con đom đóm,

Mà nhờ những giáo huấn cốt lõi của Mặt Trời và Mặt Trăng Không Khuyết

và Không Che Ám,

Hãy rõ biết tánh Giác bổn nhiên, kết quả thống nhiếp.

Lại hãy nghe, các bạn lòng của ta!

Tâm yếu của chư Phật Chiến Thắng của ba đời,

Cái bí mật nhất của Kho Tàng Bí Mật Vĩ Đại của Những Dakini,

Page 168: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

168

Ánh sáng tinh chất nhất của Mười Bảy Tantra về Quang Minh,

Tinh túy chính yếu của Một Trăm Mười Chín Giáo Huấn Cốt Lõi,

Điểm cô đọng thiết yếu nhất trong mọi điểm thiết yếu,

Là Kho Tàng Của Những Giáo Huấn Cốt Lõi Dòng Truyền Tai của Phật

toàn hảo Drimé Oser:(14)

Giáo Huấn Cốt Lõi của sự Làm Vỡ Tan Vỏ Bọc Vô Minh.

Giáo Huấn Cốt Lõi của sự Cắt Đứt Mạng Lưới Mê Lầm.

Giáo Huấn Cốt Lõi của Bình Đẳng như Hư Không.

Giáo Huấn Cốt Lõi Phá Hủy Căn Lều của Nhị Nguyên Phân Biệt.

Giáo Huấn Cốt Lõi Chỉ Bày Sự Phân Biệt giữa Sanh Tử và Niết Bàn.

Giáo Huấn Cốt Lõi Chỉ Bày Tức Thời Tánh Giác Vốn Sẵn.

Giáo Huấn Cốt Lõi Tinh Chất Hóa Một Trăm Điểm Thiết Yếu.

Giáo Huấn Cốt Lõi Soi Sáng Cách Thức Duy Trì Các Kinh Nghiệm Thiền

Định.

Giáo Huấn Cốt Lõi Phát Hiện Cái Biết Đơn Nhất Giải Thoát cho Tất Cả.

Chu Trình của người Bà La Môn Phân Biện Với Sự Xác Quyết Đế Vương.

Và Giáo Huấn Cốt Lõi Hiện Tiền Phát Lộ Giải Thoát Tự Nhiên…

Những cái này không nên chỉ là lý thuyết.

Hơn nữa, hãy đâm thủng lõi của mê lầm tương tục của vô minh

Với nghĩa căn cốt của ba lời sắc sảo.

Page 169: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

169

Lại hãy nghe, các bạn lòng của ta!

Chớ thi thiết, chớ thi thiết, chớ làm biến đổi tâm bạn,

Khi đi vào tạo tác và sửa sang,

Tâm sẽ bị quấy nhiễu,

Và trạng thái giả tạo này của tâm

Sẽ che ám trái tim của sự việc.

Tâm tự nó, tự do với tạo tác, là khuôn mặt bổn nguyên, đích thực của mình.

Hãy nhìn thẳng trần trụi vào bản tánh vốn sẵn này, không biến đổi,

Hộ trì dòng thiền định,

Tự do với tạp chất do giả tạo.

Mọi pháp được chứa đựng trong cái vô cùng của sanh tử và niết bàn,

Một cái là toàn thiện, hai cái là toàn thiện,

Tất cả đều toàn thiện trong tâm:

Hãy an trụ trong trạng thái bổn nhiên của tâm, Đại viên mãn.

Một cái là giải thoát, hai cái là giải thoát,

Tất cả đều giải thoát trong địa vị của chúng:

Hãy an trụ trong trạng thái vốn giải thoát tự nhiên, Đại viên mãn.

Thoát khỏi phóng tưởng, thoát khỏi bám chấp, thoát khỏi thiền định, vượt

khỏi trí thức:

Hãy an trụ trong trạng thái vượt khỏi tâm, ý, ý thức, Đại viên mãn.

Page 170: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

170

Vô ngã, vô sanh, tự do với biên kiến, không thể diễn tả:

Hãy an trụ trong bản tánh bất khả tư nghì, Đại viên mãn.

Hiện diện nguyên sơ, xảy ra tự nhiên, tất cả đều toàn thiện tự nhiên:

Hãy an trụ trong tính bình đẳng tự nhiên của Đại viên mãn.

Chân thật bình đẳng, thanh tịnh bình đẳng, tất cả là bình đẳng:

Hãy an trụ trong tính bình đẳng của Đại viên mãn.

Toàn khắp, pháp tánh rỗng rang, bầu trời lồng lộng:

Hãy an trụ trong trạng thái của Đại viên mãn, bao la như hư không.

Tự do với chuồng cũi của biến đổi, tác nhân của biến đổi, và tất cả thứ gì

biến đổi,

Hãy an trụ trong trạng thái của tánh tự nhiên không thi thiết vĩ đại.

An trụ không thi thiết, bạn sẽ gặp bổn tâm tự hữu.

An trụ trong không-thiền định, bạn sẽ thành tựu một cách tự nhiên Phật tánh

vốn sẵn đủ.

Trong cảnh giới Không của trí huệ giác tánh bẩm sinh,

Hãy an trụ trong trạng thái của Phổ Hiền (Kuntuzangpo)(15) tự hữu.

Bồ đề tâm tuyệt đối thì thanh tịnh như bầu trời,

Mặt trời trí huệ của tánh giác bẩm sinh lộ rõ nguyên sơ,

Phổ Hiền hiện diện tự khởi một cách bổn nguyên.

Bạn có thể nghĩ nó là vĩnh cửu, nhưng không phải,

Page 171: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

171

Bạn có thể thấy nó như không hiện hữu, nhưng không phải,

Cũng như thế đối với vừa có vừa không và không có

không không…

Bản tánh của tâm không khác biệt, thống nhất, như bầu trời.

Những tâm trí non nớt nghi ngờ chúng sai hay không sai.

Thanh tịnh từ vô thủy, là ý nghĩa của Pháp thân vĩ đại

Phân tích nó bằng những tiến trình tri thức,

Thì dù chúng ta có tìm kiếm

Hết cả một đại kiếp, chúng ta sẽ không tìm ra nó.

Người không được chỉ cho biết, non nớt, cố gắng cởi tháo những nút thắt

trong hư không:

Ôi, đáng thương biết bao, những người ngu mê ấy!

Rốt lại, có ích gì khi làm bao nhiêu tạo tác?

Bất kỳ nơi nào có một điểm quy chiếu, ở đấy có cái thấy bị nhiễm độc,

Nơi nào có trụ, nơi đó là con đường lừa dối của thiền định,

Nếu có chọn lấy và chối bỏ, đó là hành động lầm lỗi,

Nơi nào có một mục đích trong tâm, quả sẽ bị ngăn ngại:

Hãy đơn giản ở yên trong một trạng thái không phóng tưởng, thoát khỏi bám

nắm.

Page 172: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

172

Bất cứ đối tượng thiền định nào, người thiền định nào,

Bất cứ phương pháp nào, chúng ta thiền định thế nào v.v…

Hãy vượt khỏi tất cả những thứ ấy vào trong Pháp giới,

Cảnh giới hiện diện bổn nhiên của tâm-trí huệ,

Sự không-hành của Phổ Hiền.

Người nào không bám níu

Vào những cực đoan nhị nguyên của sự tham thiền

Và không tham thiền,

Liền bước vào trạng thái bất nhị vĩ đại vượt khỏi trí thức.

Pháp tánh không thể tỏ bày một cách cục bộ bằng viết lách,

Và dầu những giải thích dài dòng cũng khó nhận ra:

Cái thanh tịnh đồng nhất, tánh Như nguyên sơ,

Vị bình đẳng vô biên.

Không gian vô vi bổn nhiên của Phổ Hiền.

Hãy nghỉ ngơi an ổn trong pháp giới vô cùng bao la,

Và không dựa gì vào những khó nhọc của hàng trăm con đường.

Bấy giờ mặt trời tâm-trí huệ của Drimé Oser Phổ Hiền

Mọc lên chắc thật trong lòng bạn,

Page 173: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

173

Thế nên hãy tinh chiết hàng trăm điểm yếu quyết vào trong một cái, những

bạn lòng của ta!

Pháp thân thì hằng hằng bất biến.

Như con chim mù bay tìm những giới hạn của bầu trời,

Hay như một người mù khảo sát thân một con voi,

Người ta sẽ không bao giờ tìm ra những giới hạn của pháp tánh không tạo

tác.

Cái tuyệt đối thì không cố gắng, chớ cố công quá nhiều,

Hãy buông bỏ chín hành động thân khẩu ý(16) của những thực hành bày đặt

giả tạo,

Và ở lại trong dòng tự nhiên bổn nguyên bao la.

Không nương dựa vào những con đường bày đặt giả tạo khác nhau,

Người ta thành tựu Phật tánh trong một đời,

Quả tối hậu, không bày đặt, tuyệt đối.

Drimé Oser và những vị khác đã nói như thế,

Cũng như một trăm ngàn vidyadhara thành tựu,

Thế nên hãy giữ ý nghĩa của điều này trong tâm, các bạn lòng của ta!

Nào, nếu mắt bạn mở, chớ nhảy vào vách đá!

Chớ bỏ vương quyền tối cao, và trông chờ cái gì đâu khác!

Chớ bỏ qua con voi, và đi tìm những dấu chân nó!

Chớ vất bỏ cái nhân và giữ vỏ!

Page 174: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

174

Giống như những phẩm tính đặc biệt phân biệt vàng và đồng.

Chân lý của sự phân biệt giữa tâm thức và Rigpa sẽ rõ ràng khi bạn áp dụng

sự thực hành.

Tánh giác vốn sẵn, viên ngọc như ý vương quyền tối cao,

Là lời khuyên bảo tinh chất của lòng, hỡi các bạn lòng của ta.

IV

Sự thực hành tóm kết là cái tuyệt hảo của hồi hướng công đức.

Lấy bất kỳ công đức nào được hoàn thành ở đây như một ví dụ,

Và gồm nó chung với tất cả công đức được tích tập qua suốt ba thời

Bởi chúng ta và tất cả chúng sanh

Vừa cả cái có quy chiếu và cái với sự thanh tịnh không quy chiếu ba

phần(17)

Như chư Phật và Bồ tát hồi hướng trọn vẹn công đức của các ngài

Cho tất cả chúng sanh không trừ sót, vô biên như không gian,

Để nhanh chóng đạt được giác ngộ viên mãn vô thượng,

Hãy đóng dấu ấn niêm công đức này với một lời cầu nguyện tuyệt hảo của

hồi hướng thanh tịnh.

Bằng việc này, những thiện căn sẽ không bị hư hoại bởi những hoàn cảnh,

Mà tăng trưởng hơn gấp nhiều lần cho đến giác ngộ.

Dấu hiệu phân biệt duy nhất này, không tìm thấy ở những vị thầy khác(18)

Được tán thán mạnh mẽ trong những kinh, tantra và luận,

Page 175: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

175

Như Kinh Hoa Nghiêm, Một Trăm Ngàn Bài Tụng Bát Nhã,

Kinh Vòng Hồi Hướng Toàn Thiện và vân vân.

Tất cả những giáo lý vô tận của chư Phật, không có ngoại lệ,

Được cô đọng trong sự thực hành ba cái tuyệt hảo này:

Sự phát sanh tuyệt hảo Bồ đề tâm như là chuẩn bị,

Sự thực hành tuyệt hảo thiền định vô niệm,

và hồi hướng những công đức như là tóm kết.

Những Giáo Huấn Cốt Lõi Của Con Đường Phi Thường

Của đức Phật Longchen Rabjam nói rằng,

“Sự phát sinh chuẩn bị của tâm giác ngộ,

Thực hành chính yếu vô niệm,

Và tóm kết với hồi hướng, tất cả được áp dụng thấu đáo:

Đó là ba cái vô giá để đi hết con đường giải thoát”

Kho Tàng Của Viên Ngọc Như Ý cũng nói như vậy.

Vào thời gian của nền tảng, những cái ấy là bản chất của hai chân lý,

Trong suốt con đường, là sự hoàn thiện của hai sự tích tập, công đức và trí

huệ,

Vào thời gian của quả, là sự thành tựu của Pháp thân và Sắc thân và vân vân.

Chúng là tinh túy-tâm của tất cả giáo lý của Phật.

Nhiều hơn đó thì không cần thiết, ít hơn thì không đủ.

Page 176: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

176

Ba cái vô giá này là trái tim và đời sống của con đường,

Như thế, hãy đặt chúng vào lòng, hỡi bạn lòng thân quý.

Giáo huấn cốt lõi này, cao hơn thuốc trường sanh của lòng,

Được soạn thành qua sự chân thành như lời khuyên thành thực

Cho người đồng hành của tôi, Damcho Zangmo.

Mong nó chuyển hóa một cách tốt lành thành cam lồ của tâm trí!

Bài này được hát ở Dordogne, xứ sở của phúc lạc lớn lao,

Trong khu rừng của Phổ Hiền tự hữu,

Trong căn lều của trời xanh trống trải hoàn toàn,

Và được trao tặng bởi con chó giữa loài người, một hình thể người giữa loài

chó,

Ông sư xấu tệ, Jamyang rách rưới:

Do những công đức này, tâm bạn chảy vào nghĩa của pháp tánh,

Nguyện đây là nguyên nhân của sự hiện thực tâm trí huệ.

Hơn nữa, từ giờ cho tới khi giác ngộ

Khác với người không đức hạnh, mê mờ, thế tục

Họ cư xử như những con chó, con heo, chiến đấu và tranh chấp trong những

thành phố u tối,

Vật lộn giành giựt không dứt, chất nặng khổ đau

Qua sự hội nhập mọi lạc thú vào con đường của giáo lý Mật thừa,

Page 177: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

177

Tâm thoải mái trong sự bảo vệ nhanh nhạy của con đường bí mật,

Mong rằng chúng ta hưởng thụ những vũ điệu và những bài ca kim cương,

Thiện xảo toàn hảo trong việc kinh nghiệm trí huệ của Không-Lạc của bốn

niềm vui,

Hiện thực hóa đại phúc lạc của tự thân tánh giác,

Và nguyện thân thể, tài sản và mọi công đức gom tụ trong ba thời của chúng

ta,

Nuôi dưỡng sự thực hành làm trọn vẹn giác ngộ.

Nguyện ước vọng này, không chỉ là câu chữ,

Mà sự cầu nguyện thành tâm của tôi,

Được chư Phật và Bồ tát chấp nhận!

Thế nên bây giờ, từ vương quốc Pháp vĩ đại của Tây phương,

Đây là lời khuyên nhủ cho Damchoš Zangcho và những bạn lòng khác:

Mong rằng nó được công đức lợi lạc!

Page 178: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

178

12. Ý Nghĩa Thiết Yếu

Dordogne, Pháp 1983

Con đảnh lễ bậc Thế Tôn vua của bầu trời!

Kye Ho! Hãy nghe, bạn lòng tốt nhất của ta,

Mặt trời thông tuệ và hiểu biết tuyệt vời:

Hãy vất bỏ mọi xao lãng, mọi ảo tưởng trải cùng,

Và trong một niệm hãy nhìn vào thực tại tuyệt đối, như nó đang là.

Giờ đây, đằng trước, đằng sau và cứ thế,

Trong mười phương, ở dưới và ở trên,

Tất cả ba vô số tri giác – ngoài, trong và chặng giữa –

Dù chúng xuất hiện, tất cả chúng là thực tại tuyệt đối như thị,

Và sự biểu lộ tự nhiên của nó không gì khác hơn là trò phô diễn sáng tạo.

Bên trong, hãy nhìn vào bản tánh của tâm bạn,

Tâm như hư không, tự nhiên, không cố gắng,

Tự nhiên như thị, thanh tịnh bổn nhiên từ vô thủy,

Sự thật tối hậu, vượt khỏi sự hoàn thành do cố gắng với nhân và duyên,

Cái minh triết vĩ đại của tánh tỉnh thức bẩm sinh, tự chiếu sáng, tánh giác

bổn nhiên của chính mình,

Page 179: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

179

Siêu vượt khỏi mọi nơi chốn, dừng trụ, đến và đi,

Trạng thái tự nhiên tự do với mọi ý niệm, phóng tưởng và mọi nhập định.

Mọi sự là dòng chảy tự nhiên, cái hằng cửu tự nhiên vĩ đại,

Minh triết vượt khỏi tư tưởng, diễn tả và thí dụ,

Tâm Phật, bản tánh của pháp giới bao la,

Tâm-trí huệ của Samantabhadra tự hữu,

Chỗ đến tối hậu của tất cả các pháp,

Của những kinh điển, tantra, truyền thọ và giáo huấn cốt lõi,

Được tán thán bởi triệu triệu bậc học giả và thành tựu trong quá khứ,

Không chỉ một lần mà lập đi lập lại.

Cái ấy ta yêu cầu bạn lấy làm tâm của mọi thực hành.

Sự thiền định đúng đắn về ý nghĩa này:

Điểm bắt đầu của thực hành là niềm tin và ước mong giải thoát khỏi sanh tử.

Nền tảng của sự thực hành là bốn chuyển hướng của tâm,(19)

Cơ sở của sự thực hành là quy y và Bồ đề tâm.

Người bảo vệ của sự thực hành là cầu nguyện hồi hướng hoàn toàn thanh

tịnh.

Đây là điểm cốt yếu sâu xa của mọi con đường kinh điển và tantra.

Vì chúng làm cho chúng ta đạt đến điểm rốt ráo của con đường thực hành,

Chúng là những gốc rễ và không nên bị bỏ quên.

Bởi thế, con của lòng ta, ta yêu cầu con giữ nó trong lòng con!

Page 180: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

180

Nếu người ta đi đến tinh túy, mọi cái này sẽ được bao gồm,

Nếu không, bấy giờ tất cả hiểu biết và nghiên cứu,

Dầu người ta cặm cụi với chúng hàng đại kiếp, cũng sẽ chỉ là nguyên nhân

của lao nhọc.

Lời dạy cốt yếu này được nói lên

Bởi tôi, con người lôi thôi xấu xa Jamyang Dorje.

Tôi tặng lời khuyên giống như trái tim tôi này

Cho bạn, bạn lòng yêu quý nhất của tôi.

Chớ có ruồng rẫy nó, mà cất giữ nó trong lòng bạn,

Do công đức này, nguyện tâm bạn hoan hỷ trong thực hành

Liên tục, không cách hở, ý nghĩa thiết yếu!

Đây là sự chỉ dạy cho hành giả Hoa Kỳ tên là Surya,

người học những truyền thống Phật giáo và không phải Phật giáo.

Géo!

Mangalam!

Page 181: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

181

LỊCH SỬ

13. Dòng Đại Toàn Thiện của Nyoshul Khenpo

Surya Das viết

Những giáo lý và thực hành của Ati Dzogchen, Đại viên mãn, truyền xuống

từ hai đạo sư không ai sánh kịp người Ấn ở thế kỷ thứ tám là Guru Rinpoche

và Vimalamitra qua một dòng phái đặc biệt những đạo sư thành tựu và học

rộng người Tây Tạng, cũng như qua những khám phá phát hiện bằng linh

kiến. Trong thế kỷ mười bốn, những giáo lý hợp lại nơi Longchen Rabjam

toàn giác, cũng được biết với tên là Gyalwa Longchenpa, con người trỗi vượt

của Cựu Phái Nyingma. Truyền thống Đại viên mãn này được biết như là

Đại viên mãn Nyingthig

Sơ Kỳ hay Tinh Túy Tâm Yếu.

Rigdzin Jigme Lingpa là người kế thế của Longchen Rabjam. Vào thế kỷ thứ

mười tám ngài nhận lãnh những giáo lý và trao truyền trọn bộ của Đại viên

mãn Nyingthig trong những linh kiến từ Manjushrimitra (Jampel Shenyen),

Guru Rinpoche, Vimalamitra và Gyalwa Longchenpa. Trong ba linh kiến rõ

ràng về Longchenpa, Jigme Lingpa nhận những ban phước từ vị guru vô

song của mình, ngài là một với Phật Samantabhadra nguyên sơ, và đạt đến

giác ngộ.

Gyalwa Longchenpa tạo ra hơn hai trăm tác phẩm, một số hiện nay vẫn còn.

Những bản văn giác ngộ do Rigdzin Jigme Lingpa viết, như là Yonten

Rinpoche Dzeu, chứa đựng tinh túy cô đọng của tất cả những giáo huấn và

bình giải vô tận của Gyalwa Longchenpa, bao gồm Bảy Kho Tàng nổi tiếng

của Longchenpa. Trong bản chất, những tác phẩm này bao gồm tất cả Phật

Page 182: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

182

pháp vô lượng. Những terma, những kho tàng Pháp được khám phá trở lại –

mà Jigme Lingpa đã nhận được trong năm (hay bảy) cuộn sách màu vàng,

cũng như từ tâm qua tâm – tạo thành nền tảng của truyền thống được biết với

tên là Longchenpa Nyingthig, Tinh Túy Tâm Yếu của Pháp Giới Bao La.

Cái này cũng được biết như là truyền thống Đại viên mãn Nyingthig Hậu

Kỳ.

Những chi tiết về Gyalwa Longchenpa, Rigdzin Jime Lingpa và những vị tổ

khác của dòng Đại viên mãn phát xuất từ Samantabhadra và Garab Dorje

được diễn tả trong nhiều sách và lời dạy khác. Chương này diễn tả ngắn gọn

dòng Longchenpa Nyingthig mà Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje đã nhận

lãnh và giảng dạy, truyền từ Rigdzin Jigme Lingpa trong một dòng ban

phước tiếp nối tương tục. Đây là tinh túy tâm yếu của Longchenpa và

Rigdzin Jigme Lingpa toàn giác, dòng cực kỳ tắt và trực tiếp đặc biệt của

Longchen Nyingthig, terma của Jigme Lingpa, hơi thở tươi mới của các

dakini, đường tắt kim cương của Dorje Sempa.

Trước tiên, một diễn tả ngắn về dòng Đại viên mãn tổng quát, dòng dài hay

ringyu. Dòng này truyền từ Phật Samantabhadra nguyên sơ đến Dorje

Sempa, Garab Dorje, Jampel Shenyen, Shri Simha, Jnanasutra, Vimalamitra,

Padmasambhava, và bao gồm nhiều lama giác ngộ theo dấu chân của các

ngài. Tất cả được ghi chép trong dòng dài kahma, giải thích dưới đây. Với

những pháp danh của những lama truyền dòng, xin xem lời cầu nguyện dòng

của Nyoshul Khenpo, có tên là Osel sangwa nyingthig gi gyupai soldeb

mutig trengwa, Cầu Nguyện Dòng Chuỗi Hạt Trai Tinh Túy Tâm Yếu Bí

Mật.

Theo dòng Đại viên mãn Nyingthig tổng quát, giữa pháp sư Vimalamitra thế

kỷ thứ tám và Longchenpa, có mười hai vị nắm giữ dòng kiệt xuất và giữa

Longchenpa và Jigme Lingpa có mười bốn vị. Điều này chỉ xét về những vị

nắm giữ dòng, chứ không kể đến những người thành tựu khác đã học theo

các vị. Dòng Đại viên mãn dài này như vậy đi xuống từ Phật Samantabhadra,

từ thầy qua trò, trong một dòng chảy không đứt đoạn cho đến ngày nay.

Page 183: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

183

NHỮNG GIÁO LÝ ĐƢỢC TRAO TRUYỀN NHƢ THẾ NÀO

Những giáo lý của Nyingma hay phái Cựu Dịch được truyền qua hai hệ

thống chánh, dòng Kahma và Terma. Kahma để chỉ mọi giáo lý và trao

truyền trải qua những thế kỷ bởi dòng dài những vị thầy và đệ tử. Terma để

chỉ những giáo lý đã được cất giấu từ trước rồi được khám phá trở lại của

dòng tắt và trực tiếp (nyegyu) từ Guru Rinpoche và những vị giác ngộ khác.

Những đạo sư này trao truyền giáo lý một cách trực tiếp, qua các thân-trí huệ

bất tử của các ngài, trong kinh nghiệm linh kiến, đến vị terton người khám

phá và phát hiện những giáo lý này. Terma Longchen Nyingthig của Jigme

Lingpa là một trao truyền cực kỳ mãnh liệt và sâu xa, tươi mới, tắt và trực

tiếp như vậy. Trong chín bộ tác phẩm của Jigme Lingpa, có hai bộ là gong

ter, kho tàng tâm-trí huệ.

Jigme Lingpa nói rằng có bốn mục đích đối với sự khám phá terma: để cho

Pháp không bị biến mất; để cho những giáo huấn tinh túy không trở nên hư

hao qua những thời kỳ lâu dài, khi những lỗi lầm và vi phạm các cam kết và

sự hiểu lầm xảy ra; để cho những ban phước gia bị không bị phai nhạt; và để

cho dòng trao truyền trực tiếp được duy trì. Những giáo lý terma do Guru

Rinpoche Padmasambhava truyền lại thì thích hợp với những nhu cầu và tính

chất khác nhau của đủ loại người ở những nơi chốn và thời gian khác nhau.

Người ta có thể đạt được quả tối hậu của con đường bằng cách thực hành chỉ

một terma riêng biệt, bởi vì mỗi cái tự nó đã trọn vẹn. Tuy nhiên để bảo tồn

và xiển dương tất cả những giáo lý của Phật pháp trong toàn bộ của chúng,

người ta cũng phải nhận sự trao truyền của dòng kahma. Bởi thế, kahma và

terma thường được thực hành và chuyển trao không riêng biệt và tách lìa

nhau.

Những giáo lý Đại viên mãn thường được xếp thành ba phạm trù: Sem De,

Loại Tâm; Long De, Loại Pháp Giới; và Men Ngag Gi De, Loại Những Giáo

Page 184: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

184

Huấn Cốt Lõi. Sự xếp loại ba phần này do Jampel Shenyen, đệ tử của Garab

Dorje làm ra.

Hai mươi mốt tantra chánh tạo thành nền tảng của Sem De. Chín tantra (chia

làm ba nhóm: trắng, đen và đủ màu) tạo thành nền tảng của Long De. Phạm

trù Men Ngag Gi De phân thành chín loại nhỏ. Cái thứ tư của chín loại này,

Gyu Rangshung, là bản văn của những tantra gốc và những tantra giải thích

trong hình thức đầy đủ và tinh túy nhất. Chúng đích thực là những giáo huấn

cốt lõi.

Loại Gyu Rangshung trong Men Ngag Gi De bản thân nó phân thành bốn

nhóm gọi là Thigle Korshi. Bốn nhóm này là Chikor, Vòng Ngoài; Nangkor,

Vòng Trong; Sangkor, Vòng Bí Mật; và Yangsang Lame, Tối Mật và Tối

Thượng. Sự phân chia bốn nhóm này do Shri Himsa, đệ tử của Jampel

Shenyen làm ra.

Nyingthig là rút ngắn của Nying Gi Thigle, nghĩa là Tinh Túy Tâm Yếu hay

Tinh Túy Sâu xa Nhất. Nó ám chỉ đến những giáo huấn cốt lõi tinh túy nhất

(men ngag) của Ati Dzogchen. Chữ “nyingthig” chỉ gắn liền với Men Ngag

Gi De, nhóm giáo huấn cốt lõi của những giáo lý Dzogchen. Hơn nữa, nó

thường ám chỉ đặc biệt đến tâm lõi tận cùng, sâu xa và bí mật nhất của

những giáo huấn cốt lõi này, có tên là Yangsang Lame. Bởi thế, những giáo

lý cũng được biết như là Sangwa Nyingthig (Tinh Túy Tâm Yếu Bí Mật),

Osel Nyingthig (Tinh Túy Tận Cùng Quang Minh), hay Men Ngag

Nyingthig (Tinh Túy Tâm Yếu của Những Giáo Huấn Cốt Lõi). Mỗi từ này

ám chỉ đến những giáo lý Nyingthig tìm thấy lúc đầu trong phần Yangsang

Lame của Men Ngag Gi De.

Mười bảy tantra chánh của Men Ngag Gi De tạo thành nền tảng cho

Yangsang Lame. (Theo truyền thống của Vimalamitra, có mười tám tantra;

theo truyền thống của Guru Rinpoche, có mười chín. Chúng hầu hết cùng là

những tantra y nhau, với vài thay đổi chút đỉnh; cả hai đạo sư đều nhận sự

trao truyền từ Shri Simha). Những tantra này được tìm thấy trong ba mươi

sáu bộ toàn tập của những tantra Nyingma, được gọi là Nyingma Gyubum,

Page 185: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

185

được gom lại bởi Terchen Ratna Lingpa, vị vĩ đại nhất của mười ba lingpa

tối cao, những vị terton hay đạo sư kho tàng.

Với người bình thường thật khó khăn để hiểu những tantra mà không có

những giải thích của một vị thầy chứng ngộ. Bảy Kho Tàng (Dzodun) của

Gyalwa Longchenpa được viết để làm sáng tỏ ý nghĩa cực kỳ sâu xa của

mười bảy tantra chính của Dzogchen, cũng như những giáo lý của chín thừa.

Vì mục tiêu của sự thực hành hiện thực của Đại viên mãn tùy theo những

tantra này, Longchenpa gom các terma riêng của ngài, cũng như của Chetsun

Senge Wangchuk (vị về sau tái sanh là Jamyang Khyentse Wangpo), và của

Pema Ladrey Tsel (tiền thân của Longchenpa), thành mười ba bộ toàn tập là

Nyingthig Yabshi. Yabshi này là phương diện thực hành của những tác

phẩm của Longchenpa và là nền tảng của Nyingthig Cổ. Trong đó ngài tổng

hợp Birma Nyingthig của Vimalamitra và Khandro Nying-thig của Guru

Rinpoche, và giải thích tất cả những chi tiết thực hành trong ánh sáng của sự

chứng ngộ của riêng ngài.

Tinh túy cô đọng của mọi giáo lý tantra được soi sáng trong Bảy Kho Tàng

của Longchenpa được chứa đựng trong tác phẩm kệ Yonten Dzo, Kho Tàng

của những Phẩm Tính Giác Ngộ của Jigme Lingpa. Sự thực hành bao gồm

trong Nyingthig Yabshi được cô đọng trong một hình thức dễ áp dụng, trong

bốn bộ Nyingthig Tsapod của Jigme Lingpa, trong đó có Triyig Yeshe Lama

nổi tiếng. Giáo lý cốt lõi này của Tsapod là nền tảng của sự thực hành Đại

viên mãn Togal phi thường của Longchenpa Nyingthig.

Những giáo lý hiếm hoi sâu xa và phi thường này giải thích chính xác những

phương pháp chính yếu khác nhau để hiện thực hóa trực tiếp những giáo lý

tận cùng của Ati Dzogchen, Đại viên mãn, Thừa Tột Đỉnh, nó là phương

pháp trực tiếp để chứng ngộ nhanh chóng bản tánh tối hậu của tâm thức, và

đạt đến Phật tánh trong một thân ánh sáng cầu vồng. Trong thời đại hiện nay,

Longchenpa Nyingthig là thực hành chủ yếu ở trung tâm của mọi giáo lý và

giáo huấn cốt lõi của Đại viên mãn.

Page 186: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

186

RIGDZIN JIGME LINGPA

Được biết như là một Vidhyadhara toàn giác hay “người nắm giữ tánh giác,”

Rigdzin Jigme Lingpa (1729-1798) đã bỏ hai năm trì tụng thần chú và cầu

nguyện, và rồi nhận những giáo lý Đại viên mãn từ Lama Thugchog Tsel về

bản văn sâu xa Drolthig Gongpa Rangdrol, Tinh Túy Giải Thoát của Tâm Trí

Huệ Tự Do Vốn Sẵn. Rồi Jigme Lingpa đến ở trong một cái hang gần Samye

Chimpu nhiều năm, nơi đó ngài cầu nguyện thường trực đến Gyalwa

Longchenpa.

Trong lần ẩn cư nhập thất ba năm lần thứ hai. Jigme Lingpa kinh nghiệm ba

linh kiến tỏa sáng về Longchenpa. Trong linh kiến thứ nhất Jigme được ban

phước bởi thân trí huệ của Longchenpa, trong lần thứ hai bởi ngữ trí huệ của

ngài và trong lần thứ ba bởi tâm trí huệ của ngài. Tâm ngài và tâm

Longchenpa hòa lẫn không cách hở, và trong một khoảnh khắc ngài hiểu tất

cả kinh và tantra trọn vẹn và không sai lầm. Những chi tiết của câu chuyện

này được tìm thấy trong toàn thể những bộ viết về ngài. Có cả một bộ viết

hoàn toàn về ngài. Sự thực hành và giáo lý vẫn còn là nguồn cảm hứng chính

yếu của chúng ta trong truyền thống Nyingthig hôm nay. (Tiểu sử ngài được

Steven Goodman đề cập trong đề tài, “Rigdzin Jigme Lingpa và Longchen

Nyinghtig” trong Phật giáo Tây Tạng: Lý Do và Phát Hiện, của Steven D.

Goodman và Ronald M. Davidson.)

Để nhanh chóng đạt đến chứng ngộ, người ta cần sự ban phước gia bị của vị

thầy. Điều này gọi là chinlab kyi gyud, dòng ban phước gia bị. Sự trao

truyền huyền bí qua tâm của Jigme Lingpa từ Phật Longchenpa, người đã

sống trước đó ba thế kỷ, là một thí dụ của những làn sóng cảm ứng như vậy.

Sau những kinh nghiệm này những tác phẩm của Jigme Lingpa ngang tầm

với của Longchenpa, dù chính Jigme Lingpa hầu như không từng nghiên cứu

những bản văn và bình giảng.

Page 187: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

187

Chúng ta cũng có thể xem câu cuyện của Rabjam Orgyen Chodrak, ngài là

guru của vị thầy Nyingthig của Jigme Lingpa, Shri Natha (Rabjam Orgyen

hay Lama Palgon). Tiếc thay không có những tiểu sử tâm linh viết đầy đủ

của cả hai vị đạo sư truyền dòng này.

NHỮNG ĐỆ TỬ CỦA RIGDZIN JIGME LINGPA

Rigdzin Jigme Lingpa có bốn đệ tử chánh giác ngộ, như đã được tiên tri:

“bốn Jigme” hay “những vị vô úy”. Họ là Jigme Gyalwai Nyugu, Jigme

Thrinley Odzer (Dodrup Chen đệ nhất), Jigme Ngotsel Tenzin và Jigme

Kundrol Namgyal. Những dòng của hai vị sau không phát triển rộng rãi; hiện

giờ chúng không phân biệt với hai dòng chủ yếu của Longchen Nyingthig,

như ngày nay được đại diện bởi những cháu chắt dòng dõi trực tiếp của

Gyalwai và Dodrup Chen đệ nhất.

Đệ tử nổi tiếng của Gyalwai Nyugu là Dza Patrul Rinpoche (1808-1887) có

bốn đệ tử chánh, mỗi vị trong họ trở thành chodak hay người kế pháp của

một trong những chuyên môn của ngài: Bát Nhã ba la mật, Luật và Luận,

luận lý và tranh luận, và Đại viên mãn. Người đệ tử xuất sắc Patrul Rinpoche

tên là Nyoshul Lungtok Lama, Tenpai Nyima, là chodak Đại viên mãn.

Chính dòng giáo lý của ngài trở thành truyền thống Nyingthig ở Tu viện

Kathok. Nyoshul Khenpo đã theo truyền thống Kathok này. Có nói rằng một

trăm ngàn thiền giả Kathok đã đạt được thân ánh sáng cầu vồng của giác ngộ

viên mãn qua thực hành con đường đặc biệt này.

Tu viện Nyoshul ở Derge, miền đông Tây Tạng, được những đệ tử Kathok

của ngài Nyoshul Lungtok xây dựng. Khenpo Ngawang Palzang, vị kế pháp

của Nyoshul Lungtok, trở thành vị trụ trì đầu tiên ở đó. Vị khenpo chứng đạo

này, Ngawang Palzang, đã nuôi dạy hậu thân (tulku) của Nyolshul Lungtuk

là Shedrup Tenpai Nyima, người về sau tiếp tục ngài để trụ trì tu viện

Nyoshul Gompa. Dù Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje học với Khenpo

Page 188: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

188

Ngawang Palzang, Shedrup Tenpai Nyima mới là guru gốc của Nyoshul

Khenpo.

Nyoshul Lungtok, đệ tử của Paltrul Rinpoche, có năm đệ tử xuất sắc: hai vị

là lingpa hay đạo sư kho tàng, và ba vị là những khenpo thành tựu Đại viên

mãn. Trổi vượt nhất trong số đó là Khenpo Ngawang Palzang đã nói ở trên,

ngài cũng có tên là Khenpo Ngakga. Ngài là một hóa thân của cả

Longchenpa và Vimalamitra. Toàn bộ tác phẩm của ngài gồm mười bộ, và

hậu thân của ngài hiện đang sống ở Tây Tạng.

Khenpo Ngakga là guru gốc của Jatral Rinpoche Sangye Dorje. Ngakga là

một đệ tử sáng chói của Azom Drupka, một trong những đệ tử chứng ngộ

của Jamyang Khyentse Wangpo, và cũng là người kế pháp của Nyoshul

Lungtok Tenpai Nyima. Bản thân Khyentse Wangpo đã nhận sự trao truyền

Longchen Nyingthig từ Jigme Gyalwai Nyugu, cũng như từ những đệ tử của

dòng Dodrup Chen, thế nên trong những đạo sư kiệt xuất này cả hai dòng

hòa lẫn.

Lerab Lingpa là vị thứ nhất trong năm đại đệ tử của Nyoshul Lungtok, và đã

theo ngài nhiều năm. Một trong những vị khenpo Kathok của thời đại đó có

ấn tượng mạnh về sự xác tín vĩ đại của Lerab Lingpa về cái thấy, thiền định

và hành động của Đại viên mãn – mà ngài đã thành tựu không qua nghiên

cứu nhiều về mặt trí thức – đến nỗi ông cũng trở thành một đệ tử sùng tín

của Nyoshul Lungtok Lama, sau khi Lerab Lingpa nói với ông rằng ngài đã

đạt đến chứng ngộ bằng chỉ Men Ngag Nyengyud Chenmo, những Giáo

Huấn Cốt Lõi Truyền Miệng của Nyoshul Lungtok và Patrul Rinpoche. Khi

Lerab Lingpa trở thành vị thầy Đại viên mãn của Dalai Lama thứ mười ba,

và Jatral Rinpoche dạy cho Nhiếp Chính Reting lên tiếp tục Dalai Lama thứ

mười ba, thì dòng này trở nên càng tiếng tăm hơn.

Page 189: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

189

Dòng Longchen Nyingthig này truyền như sau:

Vimalamitra và Guru Rinpoche (thế kỷ thứ tám)

Gyalwa Longchenpa (1307-1363)

Rigdzin Jigme Lingpa (1729-1791)

Jigme Gyalwai Nyugu

Patrul Rinpoche (1808-1887)

Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima

Khenpo Ngawang Palzang (1879-1941)

Nyoshul Lungtok Tulku, Shedrup Tenpai Nyima

Nyoshul Khenpo, Jamyang Dorje (1926-)

Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima xem nyongtri hay những giáo huấn thể

nghiệm của Nyingthig quý giá đến nỗi, ngài bắt những lama bác học tầm cỡ

– gồm Jamyang Loter Wangpo, Khenpo Tenphel và những khenpo vĩ đại

khác – chờ đợi thời gian lâu và hứa thực hành thực sự từng bước, trước khi

ngài ban cho họ Triyig Yeshe Lama của Jigme Lingpa theo lối nyongtri, đưa

cho những giáo huấn và hướng dẫn từng người căn cứ trên kinh nghiệm tâm

linh của mỗi cá nhân hành giả. Về sau, Loter Wangpo – một trong những

guru gốc của Dilgo Khyentse Rinpoche, người đã truyền những giáo lý này

cho Khyentse Chokyi Lodro và Dilgo Khyentse – đã ghi chép bên lề một bản

văn Triyig Yeshe Lama (mà Khenpo Rinpoche đã được thấy), những kinh

nghiệm của ngài tiến bộ qua Rigpai tsebeb, cái thấy Togal thứ ba.

Page 190: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

190

JIGME GYALWAI NYUGU

Jigme Gyalwai Nyugu là đệ tử lỗi lạc của Rigdzin Jigme Lingpa. Ngài trở

thành guru gốc của Dza Patrul Rinpoche. Ngài thường nhận những lời dạy từ

Jigme Lingpa, đi vào ẩn cư và thực hành hàng tháng trong những nơi vắng

vẻ, rồi trở về với vị thầy giác ngộ của mình để có tiếp những giáo huấn khác.

Một lần Jigme Gyalwai Nyugu đang thực hành thiền định Đại viên mãn

trong một hang động ở Tsenrong trong hai hay ba năm. Mặc dù những gian

khó khắc nghiệt về vật chất, ngài thực hành liên tục với sự chuyên cần vui

sướng. Một hôm, sau thời thiền định buổi chiều, ngài rời hang và nhìn vào

bầu trời xanh sáng rỡ với một đám mây trắng khổng lồ. Ngài có cảm giác

rằng lama của ngài, Rigdzin Jigme Lingpa, và mọi guru của dòng phái ở

trong đám mây ấy. Cầu nguyện đến các vị với lòng sùng mộ nhiệt thành,

ngài bất tỉnh.

Khi ngài tỉnh lại, tâm thức ngài và của guru hòa lẫn, và ngài nhận biết Rigpai

nelug, trạng thái bổn nguyên tự nhiên của tánh giác nguyên sơ. Điều này là

do sự cầu nguyện sùng mộ không ngần ngừ, những ban phước của dòng phái

và sự thực hành mãnh liệt ngài đã dấn thân. Như thế ngài đã chứng ngộ bản

tánh tuyệt đối của tâm và của mọi vật. Ba yếu tố tâm linh này là cần thiết để

đạt chứng ngộ: sùng mộ, ban phước và thực hành theo tánh Giác. Người ta

sẽ không thành tựu nếu chỉ nghiên cứu và phân tích.

Ngay vào lúc tâm ngài Gyalwai Nyugu hòa nhập với tâm của guru tức là

pháp thân, ngài chứng ngộ chonyi kyi gong, sự chứng ngộ pháp giới tuyệt

đối hay tâm Phật. Đó là nyamshak, thiền định. Như là je thob hay sau-thiền-

định, năng lực của trí huệ ngài khai triển rộng lớn bao la, và ngài tự nhiên

hiểu tất cả giáo lý của Phật pháp mà không cần được chỉ dạy.

Page 191: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

191

Khi Gyalwai Nyugu đạt đến chứng ngộ, ngài quyết định từ bỏ hang đá đi

xuống núi để gặp lama của mình. Ngài đã ở đó trong một cách khổ hạnh

nhất, như một yogi vô danh không thí chủ, không có trợ giúp hay giao thiệp,

chỉ là một ẩn sĩ trong núi bình thường, không ai hay biết. Về sau, Jigme

Lingpa đặt tên cho ngài là Jigme Gyalwai Nyugu, Đứa Con Vô Uý của các

bậc Chiến Thắng, vì sự thành tựu của ngài. Nhưng vào lúc ấy, ngài hoàn

toàn vô danh và một mình. Ngài đã quyết định ở trong thất, thiền định trên

núi, cho đến khi đạt đến tỉnh thức hay chết trong nỗ lực thử thách. Ngài đã

đạt đến chứng ngộ, như thế đã hoàn thành lời nguyện của mình.

Khi quyết định xuống núi ngài ở trong một tình trạng sức khỏe tồi tệ. Nửa

đường, ngài suy sụp. Ngài nghĩ, “Ta đã thành tựu, nhưng giờ đây ta chẳng có

thể làm lợi lạc cho ai. Ta sắp chết ở đây một mình trong hoang vu, nhưng

cũng tốt thôi.” Rồi ngài toàn tâm cầu nguyện đến Jigme Lingpa cho ngài có

thể làm tròn những mục tiêu và nguyện vọng cho những người khác và cho

mình.

Cuối cùng có hai người hoang dã dữ tợn cắm lông chim trên tóc xuất hiện

mang đến bắp và thịt. Họ cho ngài thức ăn và sau vài ngày ngài hồi phục.

Rồi ngài tiếp tục đi cho đến những làng xóm nơi có thể dừng chân. Khi cuối

cùng đến Jigme Lingpa, lama nói với ngài đó là hai vị hộ pháp của vùng

Tsari ấy, họ là những hóa thân của Shingkyong và vị phối ngẫu, thành viên

của chúng hội của Gonpo Mahakala. Họ đã xuất hiện giả dạng thành hai

người hoang dã để che chở và cho ngài thức ăn. Rigdzin Jigme Lingpa nói

ngài đã đạt đến mức độ chonyi zaysar của Trekchod (không giống như

chonyi zaysar của Togal), cấp độ tối hậu của Trekchod, chứng ngộ bản tánh

hiện thực của tánh giác bổn nhiên. Sau đó, Jigme Lingpa ban cho ngài pháp

danh Jigme Gyalwai Nyugu, hợp theo lời tiên tri Jigme Lingpa đã nhận được

rằng ngài sẽ có bốn đại đệ tử tên là Jigme.

Jigme Gyalwai Nyugu gốc người xứ Kham. Ngài đã bỏ quê hương nhiều

năm trước và dành nhiều năm để thực hành và nhận lãnh những chỉ dạy

trong vùng chung quanh Lhasa và Tsari. Sau đại ngộ của Gyalwai Nyugu,

Page 192: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

192

Jigme Lingpa bảo ngài trở lại Kham và thiền định nơi một ngọn núi gọi là

Tramolung, một ngọn núi có hình dạng núi Zangdok Palri màu đồng đỏ, nói

thêm rằng ngài sẽ làm lợi lạc cho đông đảo người. Theo giáo huấn của thầy,

Gyalwai Nyugu đến Tramolung.

Ngài đã bỏ xứ Kham lâu đến độ không ai nhận ra hay biết ngài. Ngài một

mình, chỉ mang cái bị trên vai, khi đến núi ấy ở phía bắc Derge. Nơi đây

hoàn toàn hoang vắng, không người không thú, rải rác một ít thực vật.

Những người du mục đem gia súc đến đấy vào mùa hè, nhưng họ sống xa

hơn về phía bắc, ở những cao độ thấp hơn suốt những mùa khác.

Những người du mục đã bỏ đi khi ngài đến. Ngài không có đồ cung cấp hay

chỗ ở, nhưng ngài theo lệnh thầy và ở trong một cái hang may mắn tìm ra.

Những điều kiện sống cực kỳ khắc nghiệt, nhưng ngài quyết tâm chẳng thà

chết còn hơn là không đáp ứng ý muốn của guru toàn giác của mình. Và như

thế ngài tồn tại, thiền định hầu hết thời gian và tìm kiếm bất kỳ loại cỏ cây

nào ăn được.

Sau vài tháng, một nhóm người du hành bằng ngựa đi ngang qua. Một người

trong bọn họ, mặc đồ trắng cỡi một con ngựa trắng, gọi ngài và nói, “Ông

làm gì ở đây? Ông cho là đã theo lời của guru bằng cách ở đây ư!” Và ông ta

chỉ cho một chỗ lạnh lẽo, hoang vắng còn cao hơn sườn núi lộng gió, nơi

không có chỗ ẩn trú hay đời sống hoang dã.

Gyalwai Nyugu biết đó là một vị hộ pháp trách cứ ngài, và lập tức ngài dời

đến chỗ đó. Tại đây ngài ở lại trong hai mươi mốt năm, đến khi tiếng tăm lan

rộng và những đệ tử tụ hội tới. Về sau, Patrul Rinpoche trách móc các đệ tử,

nói rằng, Jigme Gyalwai Nyugu đã ở hai mươi mốt năm, trong khi họ không

thể thiền định ở đó chỉ vài năm.

Khenpo Rinpoche nói rằng bản thân ngài chưa hề viếng nơi thiêng liêng đó,

vì nó xa chỗ ngài ở, nhưng Dilgo Khyentse Rinpoche có đến thăm chỗ ấy, và

nó hoàn toàn không có người ở. Khenpo Rinpoche nhận xét rằng Gyalwai

Nyugu, Patrul Rinpoche lẫn Nyoshul Lungtok không một vị nào xây một tu

Page 193: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

193

viện hay giữ chứa cái gì, mà chỉ để cho sự vật đến và đi một cách vô tư nhất,

chẳng nương dựa vào cái gì ngoài tinh thần sâu xa của Pháp.

Lúc ban đầu Gyalwai Nyugu ở đó, trước khi được biết tiếng, ngài suýt chết

vì những khó khăn khắc nghiệt phải chịu đựng. Khi nghĩ mình sắp chết, ngài

nhớ lại trước kia có lần những hộ pháp đã xuất hiện để cứu ngài, thế nên

ngài lại cầu nguyện nhiệt thành đến guru Jigme Lingpa của ngài.

Thình lình một thiếu nữ xuất hiện trong vùng hoàn toàn trơ trụi này, mang

theo một bình da-ua làm ở nhà. Cô hỏi ngài làm gì ở đây. Ngài nói ngài đang

thiền định. Cô nói, “Làm sao thầy có thể thiền định, khi thầy không có thức

ăn?”

Gyalwai Nyugu nghi ngờ về sự việc này và không muốn chấp nhận thức ăn

cúng dường. Ngài nghĩ đây có thể là một âm mưu của ma để cố gắng đánh

lừa và ngăn chặn ngài. Ngài lại cầu nguyện mãnh liệt đến Jigme Lingpa. Bầu

trời hoàn toàn trong trẻo và xanh ngắt, nhưng trong một đám mây trắng

Jigme Lingpa thình lình xuất hiện và nói, “Nếu những cội gốc của những

cam kết Mật thừa (samaya) của người yogi không bị hư hoại, chư thiên và

thần linh luôn luôn cung cấp nuôi dưỡng.” Rồi ngài biến mất.

Như thế, những nghi ngờ của Gyalwai Nyugu tan biến. Ngài nhận ra cô gái

là người bảo hộ Dorje Yudronma. Nhận bình da-ua, ngài lấy lại sức khoẻ và

có thể thiền định nhiều tháng nữa.

Cuối cùng, những người du mục trở lại với đàn gia súc của họ. Một người

thấy cái đầu của ngài từ đàng sau, trong quang cảnh trống trải trơ trụi này.

Người ấy không biết là người hay ma quỷ, không dám đến gần. Người du

mục đến làng gần nhất và kể lại điều đã thấy. Người ta hỏi cái đầu còn đó

hay biến mất.

Khi ông nói nó vẫn còn, các bạn ông nói rằng phải có một con người ở đó.

Người du mục trở lại, và kêu lên từ xa, “Ông là ai? Ông đang làm gì thế?”

Page 194: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

194

Ngài trả lời, “Thiền định một chút.” Như thế ngài trở nên được biết tiếng là

một yogi đơn độc sống nơi vùng hẻo lánh ấy.

Khi những người du mục từ làng trở lại, họ cúng dường ngài thức ăn, cùng

với một tấm chăn dầy dệt bằng lông trâu yak, mà ngài dùng làm một chỗ ẩn

náu thô sơ. Ngài đã sống trong một chỗ lõm hay cái hố trong đất, nhưng bây

giờ ngài dựng lên một cái lều nhỏ với vài cây chống tấm chăn. Khi họ hỏi tại

sao ngài sống ở đây, ngài nói rằng lama của ngài bảo ngài thiền định ở đấy,

và như thế ngài có thể làm lợi lạc cho nhiều người, đó là điều ngài làm. Dần

dần tiếng tăm của ngài lan xa, vì ngài đã ở trong sự cầu nguyện và thiền định

hàng chục năm. Hàng trăm yogi tụ tập quanh ngài trong những lều và chái

trên núi ấy suốt đời ngài.

Gyalwai Nyugu được biết đến như một lama với sự chứng ngộ nội tâm và

những phẩm tính tâm linh kỳ diệu. Trong hàng ngàn đệ tử của ngài, những

người chủ yếu là Dza Patrul Rinpoche và Jamyang Khyentse Wangpo, vị

Khyentse thứ nhất danh tiếng. Dòng của ngài – dòng thực hành của những

giáo huấn cốt lõi Đại viên mãn – được truyền bá rộng rãi. Qua hai vị đại đệ

tử này và những người theo họ, dòng này còn sống đến ngày nay. Theo cách

ấy ngài làm lợi lạc cho vô số chúng sanh trong thế giới này. Không thể ước

lượng hoạt động Phật sự không thể nghĩ bàn của ngài trong những cõi sống

khác.

Khi những người thực hành này thiền định về Đại viên mãn, mục tiêu và

quan tâm duy nhất của họ là chứng ngộ bản tánh tuyệt đối của tâm thức và

đạt đến giác ngộ hoàn toàn. Họ không có mục tiêu nào khác, không làm công

việc nào khác. Họ không có nhiều tư tưởng, quan niệm và dự tính. Jigme

Gyalwai Nyugu tự nghĩ, “Tôi sẽ chứng ngộ bản tánh của tâm thức. Dù tôi có

chết, tôi cũng sẽ chỉ làm điều này và không làm cái gì khác.” Ngài không

giống như người thế gian họ có nhiều việc để làm. Với những người thực

hành như Gyalwai Nyugu, thật rất đơn giản. Họ chỉ nghĩ, “Tôi sẽ ở lại đây

và thực hành cho đến khi chứng ngộ.”

Page 195: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

195

Từ một quan điểm thế gian, hình như lạ lùng và khó khăn để hiểu – một ai

đó chỉ ngồi và thiền định một mình trên núi gió lồng lộng, không thực phẩm,

chỉ ăn cỏ. Thật là kỳ lạ. Milarepa thiền định tám năm trong một cái hang

chẳng hạn. Thân thể ngài ốm o, tái xanh, hư hao, dù ngài đến từ một gia đình

khá giả. Những người Tây Tạng thường nói, “Làm việc tốt hay mày sẽ kết

thúc như Milarepa.” Nhưng đối với Milarepa, đấy là việc duy nhất ngài thấy

có ý nghĩa và quan tâm. Một lần, Milarepa gặp những cô gái trẻ và hấp dẫn

trên đường, họ hoảng sợ với sự xuất hiện khủng khiếp của ngài. Họ có một

mong ước không bao giờ sanh lại trong trạng thái ấy. Milarepa nói, “Dù các

cô có muốn, các cô cũng không thể nào sanh lại như thế này.”

Đấy là câu chuyện của Jigme Gyalwai Nyugu và như thế nào ngài đạt đến

chứng ngộ. Dĩ nhiên có nhiều chuyện khác nữa, Patrul Rinpoche tán thán

đạo sư của mình trong bài kệ mở đầu của bộ những giáo huấn cốt lõi truyền

miệng về Đại viên mãn của thầy ngài, Tsiksum Nedek, Ba Lời Khuyên Xác

Đáng:

Cái thấy thì giống như hư không bao la vô tận, Longchen Rabjam.

Thiền định thì giống như những tia sáng của trí huệ và từ bi, Khyentse Ozer

(Jigme Lingpa).

Hoạt động Phật giống như những bồ tát.

Jigme Gyalwai Nyugu, con cầu nguyện ngài.

Page 196: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

196

PATRUL RINPOCHE

Dza Patrul là đệ tử chánh của Jigme Gyalwai Nyugu. Ngài là hóa thân lần

thứ ba của một thành tựu giả về Quán Thế âm có tên là Palgyi Samten

Rinpoche. Hóa thân lần thứ hai đã chết trong những năm hai mươi tuổi. Câu

chuyện là trong một lễ quán đảnh (wang), chuỗi hạt ngài đã chạm vào một cô

gái đang nhận lễ quán đảnh, một cử chỉ mà đối với một nhà sư Tây Tạng

được xem là xấu như chạm đến một xác chết. Vị thầy của ngài trách ngài,

nói rằng mọi người đều thấy chuyện xảy ra và giờ đây thanh danh ngài đã

sụp đổ. Vị tulku trả lời đó là nghiệp và ngài không thể làm gì để tránh được.

Sau sự việc đó, ngài chết. Cô gái về sau có một đứa con trai, tức là sự tái

sanh của vị tulku ấy – Dza Patrul Rinpoche. Ngài là Quán Thế Âm đại bi

trong hình thức con người. Hơn nữa, có nói rằng trong một đời trước, ngài là

pháp sư Ấn Độ thế kỷ thứ tám Shantideva, tác giả của Bồ tát hạnh.

Patrul nhận pháp danh từ Dodrup Chen Rinpoche thứ nhất, Jigme Trinley

Odzer (đệ tử của Jigme Lingpa), người đã xác nhận ngài như là Palgyi

Trulku (viết tắt thành Pal-trul hay Patrul). Ngài học ở Tu viện Dzogchen và

trở nên rất uyên bác.

Guru gốc của Patrul Rinpoche về những giáo lý và trao truyền Đại viên mãn

là Jigme Gyalwai Nyugu. Từ vị này ngài nhận lãnh mọi giáo lý, trao truyền

và những giáo huấn cốt lõi nói thầm bên tai của Nyingthig. Ngài cũng nhận

vô số giáo lý Dzogchen từ nhiều lama, trong đó có Dodrup Chen Rinpoche

thứ nhất, Shenphen Thaye và những vị khác. Ngài nhận sự hướng dẫn thực

nghiệm hay nyongtri của Đại viên mãn Longchen Nyingthig từ Jigme

Gyalwai Nyugu. (Điều này giống như Dilgo Khyentse Rinpoche, người đã

nhận vô số giáo lý Đại viên mãn và những cái khác từ nhiều lama, và nhận

sự trao truyền chánh về Đại viên mãn từ Shechen Gyaltsab Rinpoche.

Khyentse Rinpoche nhận nyongtri Longchen Nyingthig đặc biệt này từ

Page 197: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

197

Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, như vị Dodrup Chen thứ tư hiện tại đã

làm.)

Sau khi nhận sự hướng dẫn cá nhân của thầy mình, Patrul Rinpoche đi vào

núi để thiền định, rồi thỉnh thoảng trở lại cho những trao truyền thêm nữa.

Đôi khi ngài thực hành rushen (một thực hành căn bản độc nhất trong Đại

viên mãn) trong nhiều tháng. Đôi khi ngài chỉ đơn giản trông chừng bản tánh

của tâm thức. Có nhiều câu chuyện về Patrul Rinpoche, đã cực kỳ nổi tiếng

suốt đời ngài, tuy nhiên ngài luôn luôn vẫn là vị khiêm hạ nhất trong các đạo

sư.

Patrul Rinpoche có vài vị vua làm đệ tử, dù ngài không cất giữ một cái gì và

luôn luôn sống trong những nơi cô quạnh và đi du hành vô danh không ai

biết đến. Dù ở những nơi ngài được mong chờ đến dạy, nơi người ta đến từ

khắp nơi để nghe ngài, ngài thường đi bộ đến những chỗ ấy, giữa những

người bình thường, không ai chú ý.

Trong một dịp như thế, ngài gặp một người đàn bà khi đang hành cước. Cô

nhờ ngài mang giúp đứa con nhỏ, và sau vài tuần đi chung, cô nói với ngài,

“Ông là một người đàn ông dễ mến. Chúng ta đã cùng đi với nhau rất tốt.

Tôi cảm thấy tốt đẹp khi đi với ông. Một người đàn bà góa như tôi cần một

người chồng, chúng ta nên lấy nhau chứ?” Ngài từ chối một cách tao nhã. Cô

ấy không biết rằng ngài là một lama học rộng và đã thành tựu hoàn toàn. Về

sau, cô rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ngài ngồi trên cái ngai giảng pháp của

một vị đại lama trong một tu viện gần đó, với đông người bao quanh.

Một lần Patrul Rinpoche bị các thị giả nấu bếp đuổi đi khi ngài đến thăm

một đồng môn, Jamyang Khyentse Wangpo nổi tiếng. Khi Khyentse

Wangpo nghe điều gì xảy ra, ngài bảo những thị giả đi tìm ngài Patrul,

nhưng vô hiệu. Chính Khyentse Wangpo cũng đã có những kinh nghiệm như

thế khi ngài đi hành cước một mình để học hỏi với những đại sư thời mình.

Một lần ngài ngủ bên ngoài, gần một cửa một tu viện ngài đã viếng trong

cuộc du hành. Vị trụ trì tu viện ấy sau đó đến gặp ngài, chảy nước mắt và xin

ngài tha thứ.

Page 198: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

198

Một lần Dza Patrul ở Laotang, trong một nghĩa địa đầy ma quỷ. Chúng tìm

cách lừa gạt ngài. Có sấm, chớp, những tiếng nói trên không và những ảo

ảnh huyễn thuật. Patrul Rinpoche hàng phục tất cả bằng cách cầu nguyện

bổn sư của mình và trụ trong bản tánh tối hậu của mọi sự như chúng thật sự

là. Qua thể nghiệm này, sự hiểu biết bao la về tất cả kinh điển tự nhiên khai

mở trong lòng ngài. Dù ngài đã nghiên cứu rộng trước đó, sự hiểu biết và

thấu hiểu của ngài trở thành vô cùng lớn hơn. Cầu nguyện và sùng mộ rất là

quan trọng. Đại thành tựu giả Do Khyentse Rinpoche Yeshe Dorje nói với

Patrul Rinpoche rằng cũng như Phật Thích Ca đã hàng phục bốn loại ma

trong một khoảnh khắc trước dưới cội bồ đề, ngài Patrul cũng đã làm được

như thế.

Tuyển tập của Patrul Rinpoche gồm nhiều bộ, dù nhiều tác phẩm đã không

được sưu tập trong đó. Những bài thơ, kệ ngẫu phát ngài tự nhiên viết hay

hát thường được đưa cho bạn bè hay những người tín đồ, rồi cũng biến mất

như lá trong gió. Ngài là tác giả của Kungzang Lamai Shelung rất phổ biến,

cũng như của nhiều tác phẩm sâu xa khác.

NYOSHUL LUNGTOK TENPAI NYIMA

Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima là đệ tử thượng thủ của Patrul Rinpoche.

Trong hai mươi lăm năm ngài nhận nyongtri từ guru của mình, thường đi

vào núi và rừng để thiền định sau khi nhận những giáo huấn cá nhân. Patrul

Rinpoche luôn luôn ở nơi hoang dã, với chỉ vài đệ tử, và Nyoshul Lungtok ở

với ngài phần lớn thời gian.

Một lần họ thiền định chung trong núi. Patrul Rinpoche hỏi đệ tử đã chứng

biết bản tánh của tâm thức chưa. Nyoshul Lungtok nói rằng ngài chưa thấy

biết nó rõ ràng. Họ tiếp tục thực hành. Một buổi chiều họ đốt lửa và nấu vài

thức ăn. Thầy lại hỏi đệ tử đã thấu biết bản tánh của tâm thức chưa, và đệ tử

lại nói không.

Page 199: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

199

Nyoshul Lungtok đã có một giấc mơ cứ tái đi tái lại, trong đó ngài thấy một

hạt đá núi của một xâu chuỗi màu đen và Partul Rinpoche mở ra, lộ ra ở giữa

là một tượng Phật Vajra-sattva bằng vàng. Patrul Rinpoche nói, khi ám chỉ

đến giấc mộng đó, “Chúng ta hãy làm điều đó bây giờ.”

Trời chiều. Họ đã thực hành namkhai naljor, yoga như hư không, nằm trên

đất, nhìn vào bầu trời tối đầy sao. Từ phía dưới thung lũng họ nghe những

tiếng chó sủa từ xa ở tu viện Dzogchen. Patrul Rinpoche hỏi ngài, “Con có

nghe tiếng chó sủa không?” Đệ tử bảo có. Patrul Rinpoche hỏi, “Con có thấy

sao trên trời không?” Nyoshul nói có.

Nyoshul nghĩ, “Vâng, ta có thể nghe những con chó sủa; đó là thức của tai.

Vâng, ta có thấy những ngôi sao; đó là thức của mắt. Đó là toàn thể tánh

giác!” Trong khoảnh khắc ấy ngài chứng ngộ rằng tất cả đều bao gồm ở bên

trong, chẳng phải ở ngoài. Rigpa, tâm Phật nguyên sơ là vốn sẵn ở bên trong.

Mọi sự là trò phô diễn của Rigpa, tánh giác vốn sẵn đủ từ xưa nay.

Trong giây phút ấy, xích xiềng của sự bám chấp nhị nguyên sụp đổ, hoàn

toàn tiêu hoại, và ngài thể nghiệm bản tánh của tâm. Mọi nghi ngờ đều cắt

tuyệt từ bên trong, và ngài thấy biết tánh giác không chướng ngại, tánh

Không bổn nhiên. Đây là do sức mạnh thực hành thiền định ngài đã làm – vì

ngài đã thực hành rất miên mật – phối hợp với sự gia bị của guru, người mà

ngài đã tin tưởng và trông cậy hoàn toàn.

Những câu hỏi của Patrul Rinpoche hỏi vào lúc đó chỉ là chỗ dựa cho sự trao

truyền những ban phước tâm linh của ngài. Hỏi đệ tử có thấy và nghe thì

không phải là một khảo sát trí thức, một giải thích về Pháp, hay bất cứ thứ gì

đại loại như vậy. Đó là một cách thức thân mật, trực tiếp không thể nghĩ bàn

để đổ rót những ban phước từ thầy vào trò. Theo cách này, Nyoshul Lungtok

đạt đến đại chứng ngộ.

Patrul Rinpoche bảo Nyoshul Lungtok chớ dạy Đại viên mãn cho đến khi

ngài hơn năm mươi tuổi. Lúc ấy hãy dạy nó cho bất kỳ người nào ngài muốn

dạy. Dza Patrul Rinpoche cũng tiên đoán rằng Nyoshul Lungtok sau này sẽ

Page 200: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

200

gặp một hóa thân của Vimalamitra, người sẽ trở thành người nắm giữ dòng

phái. Bởi thế, Nyoshul Lungtok thiền định cho đến những năm năm mươi

tuổi, và bắt đầu chỉ dạy.

Patrul Rinpoche nói rằng Vimalamitra xuất hóa mỗi một trăm năm, và ngài,

Patrul sẽ không gặp được vị ấy, nhưng Nyo-shul Lungtok thì sẽ gặp. Điều

này ám chỉ đến Ngawang Palzang, Khenpo Ngakga. Patrul Rinpoche dạy

Nyoshul Lungtok hãy giao dòng nyongtri trọn vẹn cho vị ấy. Về sau

Nyoshul Lungtok có năm đại đệ tử, hai lingpa hay terton, và ba đại khenpo,

trong ấy Khenpo Ngawang Palzang là tối cao.

Như thế Patrul Rinpoche trao truyền dòng nyongtri hay giáo lý thể nghiệm

của Đại viên mãn Nyingthig cho Lungtok Tenpai Nyima. Patrul Rinpoche

truyền dòng shetri đặc biệt hay giáo lý lý thuyết cho Orgyen Tenzin Norbu.

Thực sự, Dza Patrul có bốn đại đệ tử và những người nối Pháp (chodak), mỗi

người trong họ giữ một trong những chuyên môn của ngài, như đã nói ở trên.

Nyoshul Lungtok nắm giữ dòng Đại viên mãn Men Ngag Nyongtri, dòng sau

này Nyoshul Khenpo nhận lãnh. Khi Patrul Rinpoche lấy Nyoshul Lungtok

làm người truyền thừa về Đại viên mãn, ngài đưa cho đệ tử bản chép tay của

ngài Dzodun, Bảy Kho Tàng của Longchenpa. Tuyển tập này, sau khi Patrul

Rinpoche và Nyoshul Lungtok Lama dùng, được lưu giữ như một vật để thờ

tại Tu viện Nyoshul cho đến nay, khi chính Nyoshul Khenpo Rinpoche có

dịp may thấy và tôn kính nó. Đã không có ai mở nó ra từ nhiều thập kỷ.

Patrul Rinpoche truyền dòng giáo lý giải thích (shetri) cho Orgyen Tenzin

Norbu, người cũng được biết với tên là Khenpo Tenga. Vị thầy này sau đó

truyền cho Khenpo Shenga và Khenpo Yonten Gyamtso (cũng có tên là

Yon-ga), hai đại khenpo của Tu viện Kathok, họ là đệ tử của Orgyen Tenzin

Norbu và đã gặp chính Patrul Rinpoche. Khenpo Yonga là tác giả của bình

giải tuyệt vời về Yonten Dzod của Jigme Lingpa. Khenpo Shenga cũng viết

một bình giải chính thống về nó. Trong nhà của Dilgo Khyentse Rinpoche có

một bức tượng của đức bảo hộ Tseringma, do Orgyen Tenzin Norbu an vị.

Khenpo Yonga là cháu của Orgyen Tenzin Norbu, và đã viết một bình giải

Page 201: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

201

nổi tiếng về Bồ tát hạnh của Shantideva. Tất cả những vị khenpo học rộng

này đều là những hành giả vĩ đại cũng như là những học giả và vị thầy năng

động.

KHENPO NGAWANG PALZANG

Khenpo Ngawang Palzang là đệ tử và người nối pháp vĩ đại nhất của

Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima. Ngawang Palzang cũng được gọi là Ngala

hay Ngakga, và ngài cũng có một tên lúc nhỏ là Ngalu. Khi còn là một đứa

bé, ngài mang những đôi giày ống bằng da và da trâu yak.

Một hôm mẹ ngài đem ngài đến Nyoshul Lungtok, để nhận những ban

phước trong khi Nyoshul Lungtok đang nhập thất. Vào đúng ngày hôm đó,

Nyoshul Lungtok nói với thị giả rằng nếu có ai tới ra mắt ngài thì hãy để họ

vào, dù theo lệ thường, thời gian ấy khách phải ra về. Khi bà mẹ và đứa con

đến ra mắt vị lama và để nhận ban phước, Nyoshul Lungtok nhận họ. Ngài

đặt tên đứa bé là Ngawang Palzang và cho nó một tách trái nho đã cúng và

một sợi dây bảo vệ màu đỏ để sống lâu. Ngài cũng nói với bà mẹ hãy chăm

sóc thật tốt cho đứa bé, tránh cho nó khỏi những chỗ dơ uế và đem nó trở lại

sau này để được giảng dạy.

Khi Ngawang Palzang lên tám, ba mẹ của ngài đưa đến gặp lại Nyoshul

Lungtok và nhận ban phước. Khi lên mười, đứa bé trở thành người hầu hạ và

đệ tử của vị lama vĩ đại này, theo vị ấy đi khắp nơi, đi đàng sau khi đi nhiễu,

nghe những bài thuyết pháp ngài ban cho ở những nơi ngài đến, ngồi với

ngài trong chỗ riêng, hầu ngài trà và thức ăn, và thực hành những thực hành

sơ khởi (ngondro) và trì tụng vào thời gian rỗi.

Khi vào khoảng mười ba tuổi, ngài thực hành mạn đà la như một phần của

ngondro. Nyoshul ban cho ngài một thangka – một bức tranh truyền thống

của Tây Tạng – của Longchenpa, và vài viên thuốc rilbu, những thánh tích

Page 202: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

202

trong những pho tượng nhỏ, và một sợi tóc của Jigme Lingpa. Ngài được dạy

cầu nguyện đến Longchenpa với tất cả những vật nâng đỡ này, chắc chắn sẽ

có những ban phước lớn lao.

Một hôm, trong khi đang thực hành mạn đà la, ngài có một thị kiến: Có một

ngọn núi trắng hình ốc tù và, trên đỉnh là một cánh đồng cỏ phẳng, đẹp, đầy

hoa. Và ngài thấy Gyalwa Longchenpa cầm một viên pha lê hình trái tim tỏa

ánh sáng năm màu. Rồi Longchenpa ban cho ngài Rigpai tsel wang, quán

đảnh thứ tư, sự giới thiệu vào bản tánh tuyệt đối của tâm-trí huệ vốn sẵn đủ,

Rigpa.

Vào khoảnh khắc đó ngài hiểu được bản tánh của tâm; tuy nhiên ngài còn

thấy rằng Longchenpa là khác với ngài, rằng họ là hai. Ngài nói với lama của

mình về thị kiến này và trạng thái nội tại của tánh giác ngài đã khám phá. Vị

lama bảo, “Đấy có thể là Pháp thân hay alaya (kun shi tiếng Tây Tạng, nền

tảng của tất cả các thức). Chúng ta sẽ xét nghiệm sự vi tế này về sau.”

Lungtok bảo Ngawang Palzang thiền định về Bồ đề tâm, và ngài đã làm một

thời gian dài. Sau đó vị thầy huấn luyện cho ngài trải qua mọi nhánh của Đại

viên mãn, từ những thực hành sơ bộ của ngondro đến Trekchod và Togal.

Trong cái thấy đầu tiên này, ngài nhận ra bản tánh nền tảng của tâm mình.

Rồi khi thực hành Bồ đề tâm, ngài kinh nghiệm bản tánh tuyệt đối của thực

tại. Về sau, ngài tiếp tục qua mọi thực hành, từng bước, từng bước đến

Togal. Sự chứng ngộ ban đầu của ngài là một cái gì chưa trọn vẹn. Ngài còn

có nghi ngờ và cần sự làm cho sáng tỏ, thế nên ngài đi qua mọi phần nhánh

này của sự thực hành. Đấy là tại sao có những công việc ngondro, ý nghĩa

sâu xa càng lúc càng được thăm dò và làm cho sáng tỏ theo kinh nghiệm cá

nhân của mỗi hành giả.

Chỉ có những trường hợp hiếm hoi nhất, trong đó chứng ngộ và giác ngộ

trọn vẹn xảy ra đồng thời. Những hành giả như vậy, như Garab Dorje, được

gọi là chik charpa trong tiếng Tây Tạng, nghĩa là sự thức tỉnh tất cả-trong-

một lần hay thình lình đốn triệt. Thông thường, người ta có một kinh nghiệm

Page 203: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

203

thức tỉnh, sự chứng ngộ tâm linh, và rồi khai triển cho đến Phật tánh trọn

vẹn.

SHEDRUP TENPAI NYIMA

Đệ tử chính của Khenpo Ngawang Palzang là Shedrup Tenpai Nyima, guru

gốc của Nyoshul Khenpo Rinpoche. Ngài là tulku của Nyoshul Lungtok, và

sinh ra làm con của Terton Yeshe Tenzin, một trong những đệ tử của

Nyoshul Lungtok. Một lần Nyoshul Lungtok cho Yeshe Tenzin một lời tiên

tri, nói rằng mọi sự luôn luôn đổi thay và một ngày kia ngài, Nyoshul

Lungtok sẽ được ban phước từ Yeshe Tenzin, đệ tử của mình.

Vào lúc đó. Yeshe Tenzin không hiểu điều thầy mình nói. Nhưng khi có một

đứa con trai, một thời gian sau sự ra đi của thầy, và cũng trải qua một giấc

mơ rõ ràng về Nyoshul Lungtok, ông nhớ lại lời báo trước của guru và kết

luận rằng con mình là hóa thân của ngài. Bởi thế, ông đem đứa bé đến

Khenpo Ngawang Palzang và thuật lại cho ngài lời báo trước cũng như giấc

mơ của mình. Khenpo Ngawang xác nhận điều đó, nói rằng trước đây ngài

đã có mơ thấy đức Quán Thế Âm bốn tay, và rằng Nyoshul Lungtok là một

hóa thân của Quán Thế Âm. Như thế, vị tulku đã được xác nhận.

Shedrup Tenpai Nyima lớn lên với cha mình và nhận những lời chỉ dạy từ

cha. Khi lên chín, người cha tôn quý của ngài, Terton Yeshe Tenzin, ra đi.

Ngày thứ ba sau cái chết của cha, đứa bé có một thị kiến về cha mình, mặc

đồ trắng, như một yogi, tóc cột thắt, đưa ngài vào bản tánh của tâm thức

ngài. Vào lúc ấy ngài thức dậy, nhận biết thực tánh của tâm.

Về sau, Shedrup Tenpai Nyima học với Khenpo Ngawang Palzang và nhận

tất cả giáo lý, từ ngondro đến Trekchod và Togal, theo truyền thống nyongtri

và khai triển mọi kinh nghiệm tâm linh, thị kiến v.v… Khi ngài đã thấu hiểu

rõ ràng bản tánh của tâm thức. Shedrup Tenpai Nyima nói với Khenpo

Page 204: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

204

Ngawang Palzang về kinh nghiệm đã có một cách ngắn ngủi sau cái chết của

cha mình, và thảo luận về trạng thái của tâm thức ngài đã chứng nghiệm.

Khenpo Ngawang Palzang nói rằng cái ấy quả thật là bản tánh tuyệt đối đích

thực, nhưng ngài còn phải đi qua mọi thực hành để làm vững chắc sự chứng

ngộ của mình và làm cho nó không lay động.

Shedrup Tenpai Nyima thấy guru của mình, Khenchen Ngawang Palzang và

Kunkhyen Longchenpa hoàn toàn đồng nhất: ba lần ngài trải qua những thị

kiến về sự bất khả phân của hai vị. Ngài cũng có những thị kiến về Jigme

Gyalwai Nyugu, Patrul Rinpoche, Terdak Lingpa và những vị khác. Những

sự kiện này không được kể lại trong tiểu sử tâm linh hay namthar của ngài,

nhưng được ngài nói riêng với Nyoshul Khenpo Rinpoche.

Dòng nyongtri này truyền trực tiếp từ Rigdzin Jigme Lingpa được vẽ trong

bản đồ sau.

NYOSHUL KHENPO

Shedrup Tenpai Nyima truyền thừa cho Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje.

Nyoshul sinh ở Derge, miền đông Tây Tạng. Tuổi nhỏ, ngài chăm sóc thú

vật, vào một Tu viện Sakya vào lúc còn nhỏ (gia đình mẹ ngài thuộc phái

Sakya) và về sau trở thành đệ tử của Shedrup Tenpai Nyima ở Tu viện

Nyoshul (trong hệ thống Tu viện Kathok), một gompa ở Derge với khoảng

một trăm vị tăng và một trường học tu viện.

Ngài phục vụ guru của mình như một thị giả riêng (shabshu) trong ba năm

khi còn là một đứa trẻ, chịu nhiều gian khổ. Một tập sự nghèo, ngài phải

thường xuyên chống lại những đàn chó loại lớn thuộc giống Tây Tạng trên

đường đi khất thực. Ngài vẫn còn những vết sẹo trên đùi chứng tỏ điều đó.

Ngài quá nghèo đến nỗi không có cả một hạt gạo để cúng khi thực hành

những cúng dường mạn đà la, trong khi tu hành ngondro vào tuổi mười hai.

Page 205: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

205

Sau cùng, vì quyết tâm mạnh mẽ, ngài vượt trội trong việc học và trở nên rất

uyên bác, hoàn thành việc huấn luyện để trở thành khenpo ở trường học tu

viện chùa Nyoshul dưới sự hướng dẫn của Shedrup Tenpai Nyima, trong khi

vẫn tu hành Đại viên mãn và nhiều kỳ nhập thất, gồm trọn một năm thực

hành tsalung yoga trong một cái hang. Khenpo Rinpoche là một trong số ít

khenpo Đại viên mãn còn lại ở ngày nay.

Ngài là một đệ tử lâu năm của Đức Dudjom Rinpoche, Dilgo Khyentse

Rinpoche và Kangyur Rinpoche (Longchen Yeshe Dorje), và là một huynh

đệ kim cương thân thiết của Jatral Rinpoche Sangye Dorje. Ngài cũng là một

Rimé hay một vị thầy không bộ phái. Nyoshul Khenpo có hai mươi lăm vị

thầy tâm linh. Ngài nhận những lời nguyện Giới luật từ vị trụ trì phái

Nyingma Thubten Gomchok Lekden, người đã nhận chúng từ đại khenpo

của Nyoshul, Ngawang Palzang. Khenpo Rinpoche đã viết một cuốn sách

biên niên về cuộc đời của những vị nắm giữ dòng chủ yếu trong hệ này, từ

đức Phật và các đệ tử của ngài cho đến ngày nay.

Khenpo Rinpoche kể lại một câu chuyện về guru Đại Ấn của ngài, Rigdzin

Jampel Dorje, vị này đã nhập thất bảy năm tu về Tara, trong thời gian đó

ngài hoàn thành một trăm ngàn lần trì tụng Hai Mươi Mốt Tán Thán Đức

Tara cho mỗi bài kệ của bài tán ca dài và đẹp đẽ này – hai mươi mốt lần một

trăm ngàn trì tụng tất cả. Vị đại lama thấy toàn bộ những cõi Phật và mạn đà

la bày hiện của Tara. Khi ngài ra đi, ngài thở ra một hơi thật dài, nói rằng

ngài sắp đi đến cõi Phật của Tara, rồi ngài tắt hơi, ngồi ngay thẳng trong

thugdam, thiền định tịnh quang, một tuần sau khi chết.

Một vị thầy Đại Ấn khác của Khenpo, Lama Tashi Tsering, vốn xuất thân từ

một tu viện Sakya. Về sau, ngài bỏ mọi thứ và sống như Gyalwai Nyugu.

Ngài thực hành Đại viên mãn Nying-thig trên một ngọn núi hẻo lánh phía

đông Derge và trở thành một đại sư của bốn thị kiến Togal. Khi xác ngài

được hỏa táng, nhiều xương xá lợi còn lại trong tro trong hình dạng Dorje

Sempa, Hevajra, Tara và những hóa thần bổn tôn khác, cũng như có in khắc

những chủng tử tự Mật thừa.

Page 206: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

206

Vị thầy Sakya của Khenpo Rinpoche là Khenchen Kunga Gyaltsen. Khenpo

nhận Lam Dray hay những giáo lý Con Đường và Quả và những trao truyền

liên hệ từ vị lama này, ngài cũng đồng thời là một nhà Đại viên mãn. Chuyện

kể rằng Kunga Gyaltsen đã nhận quán đảnh Rigpai tsel từ một người có tính

khí điên, vị này để hết thì giờ này này sang ngày khác khiêng những tảng đá

từ một con sông ở xa về xây một bức tường bao quanh nhà cầu nguyện, và ai

cũng cho rằng người ấy điên khùng. Về sau trở nên rõ ra rằng rushen chính

là thực hành chủ yếu của vị ấy, và vị ấy đã làm thế trong hai mươi năm. Điều

này giải thích tính khí thái độ kỳ lạ, ngoài quy ước của ngài.

Kunga Gyaltsen cảm thấy con người có vẻ điên khùng này là một người đặc

biệt, bởi thế ngài xin vị yogi điên này kiểm nghiệm sự thiền định của mình.

Khi lama Kunga Gyaltsen ngồi thiền, vị yogi điên đánh ngài đàng sau lưng

bằng một viên đá để xây tường, trực tiếp đưa ngài vào bản tánh của tánh giác

vốn sẵn đủ. Rồi con người tu rushen kỳ quái ấy bỏ chạy mất. Kunga

Gyaltsen, một đại khenpo với nhiều thầy và nhiều đệ tử, đã xem vị ấy như

một trong những lama gốc chánh yếu của mình, do nhờ buổi gặp gỡ đơn sơ

ấy mà có một đại ngộ, sau đó ngài không bao giờ được gặp lại vị kia nữa.

Vài lama gốc của Khenpo Rinpoche hiện còn sống ở Tây Tạng. Một trong số

đó là đại khenpo tên là Khenpo Munsel từ xứ Golok, đến bây giờ ngài gần

một trăm tuổi. Ngài đã ở hai mươi năm trong tù khi xứ ngài bị chiếm đóng, ở

trong đó ngài đã bí mật dạy Đại viên mãn cho hàng trăm người bạn tù. Họ đã

thực hành và hoàn thành nó mà không có sự nâng đỡ của nghiên cứu hay lễ

nghi bên ngoài, trong một thời kỳ mà hình phạt cho sự tuân thủ tôn giáo là

tội tử hình. Trong tù, Khenpo Munsel dạy Choying Dzo của Longchenpa và

Yeshe Lama của Jigme Lingpa từ trí nhớ.

Nyoshul Khenpo nổi tiếng vì sự thông thạo những tác phẩm của Longchenpa

và vì những chỉ dạy liên quan đến chúng. Trong nhiều dịp ngài đã được yêu

cầu giữ một địa vị một khenpo tại những tu viện và trường của đức Gyalwa

Karmapa, đức Dudjom Rinpoche, Situ Rinpoche, Palyul Rinpoche, Pema

Norbu và những vị khác. Ngài là tác giả của cuốn Lịch Sử của Đại viên mãn

Page 207: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

207

Nyingthig: những Câu Chuyện Cuộc Đời của Dòng Vidyadhara, cũng như

những tác phẩm và bài ca khác. Ngài có nhiều đệ tử ở Bhutan, Nepal, Ấn Độ

và châu Âu.

NHỮNG DÒNG TRUYỀN ĐẠI TOÀN THIỆN ĐƢƠNG THỜI

Cả hai Khenpo Ngawang Palzang và Shedrup Tenpai Nyima đã hiểu được

bản tánh của tâm thức mình trong khi thực hành ngondro, nhưng các ngài

còn đi qua mọi thực hành cho đến Trekchod và Togal. Trong dòng đặc biệt

này có vài vị đạo sư đạt đến chứng ngộ tức thời, một lần trọn vẹn. Loại

người này được gọi là chik charpa.

Jigme Gyalwai Nyugu cũng truyền nyongtri này cho Jamyang Khyentse

Wangpo, vị Khyentse thứ nhất, ngài chứng ngộ bản tánh vốn sẵn trong khi

thực hành ngondro. Có kể rằng đại đệ tử của ngài là Azom Drukpa cũng như

vậy, và đệ tử của Azom Drukpa là Jatral Choying Rangdrol cũng chứng ngộ

theo cách ấy. Rangdrol đã truyền dòng này cho Dodrup Rinpoche hiện thời,

vị Dodrup Chen thứ tư. Đức Dudjom Rinpoche nhận dòng Đại viên mãn

nyongtri từ Phokang Tulku Gyurmed Ngedon Wangpo, guru của mình, ngài

là đệ tử thượng thủ của Dudjom Lingpa, hiện thân trước kia của đức Dudjom

Rinpoche. Phokang Tulku nhận nó từ Jamyang Khyentse Wangpo; ngài cũng

biết Patrul Rinpoche và Jamgon Kongtrul Lodro Thaye.

Đức Dilgo Khyentse nhận dòng nyongtri này từ Shechen Gyaltsab, guru gốc

của ngài. Vị sau có nhiều đệ tử. Khyentse Rinpoche gặp guru của mình khi

ngài còn rất trẻ. Shechen Gyaltsab đã nhận dòng riêng biệt này từ Jamyang

Khyentse Wangpo. Trong dòng này có nhiều vị giống như những chik

charpa. Trong chính tiểu sử của Jamyang Khyentse Wangpo có nói rằng ngài

đã đạt đến chứng ngộ khi đang thực hành ngondro.

Page 208: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

208

Guru gốc của Kangyur Rinpoche, Jedrung Rinpoche, Thrinley Jampa

Jungnay, đã nhận sem tri hay những giáo lý Đại viên mãn về bản tánh của

tâm từ cả hai vị Jamyang Khyentse Wangpo và Jamgon Kongtrul Lodro

Thaye. Jedrung Rinpoche là lama trưởng của Riwoche, một tu viện Rimé

vùng Kham ở đó cả hai truyền thống Kagyu và Nyingma được thực hành.

Ngài chủ yếu thuộc dòng Taklung Kagyu, dù ngài là một đại terton và hành

giả Đại viên mãn. Jedrung Rinpoche trao truyền toàn bộ cho Kangyur

Rinpoche, người cha của Tulku Pema Wangyal sau này.

Jatral Rinpoche Sangye Dorje là một đệ tử trực tiếp của Khenpo Ngawang

Palzang và sư bác của Shedrup Tenpai Nyima, vị guru của Khenpo

Rinpoche. Khenpo Rinpoche cũng đã từng gặp Khenpo Ngawang Palzang

khi ngài còn rất nhỏ, dù cho ban đầu ngài học với Shedrup Tenpai Nyima.

Rinpoche Neten Chokling quá cố, người cha tôn kính của Orgyen Tobgyal

Rinpoche, hóa thân lần thứ ba của Chokgyur Dechen Lingpa, là một đệ tử

của Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, vị Khyentse thứ hai, người chủ yếu là

một đệ tử của Azom Drukpa. Như thế dòng nguyên vẹn đi xuống từ ngài,

như một ngọn đèn được thắp từ một ngọn đèn khác.

Đấy là những dòng Đại viên mãn chúng ta có đến ngày hôm nay, chủ yếu là

kahma hay dòng trao truyền bằng miệng.

NHỮNG TERMA

Chúng ta đã miêu tả dòng kahma. Cũng có những dòng terma. Ở đây chúng

ta chỉ giới thiệu ngắn về những terma.

Terma là những kho tàng Pháp được khám phá lại. Có nhiều câu chuyện về

Kangyur Rinpoche nhận trao truyền trực tiếp từ Guru Rinpoche, sau đó tâm

của hai ngài hòa lẫn. Cũng có những câu chuyện kể những linh kiến của ngài

về Vimalamitra, Longchenpa, Jigme Lingpa và những vị khác. Dudjom

Page 209: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

209

Rinpoche đã nhận nhiều trao truyền trực tiếp theo cách ấy. Những dòng

terma là những trao truyền trực tiếp và vô cùng từ Guru Rinpoche đến đạo sư

kho tàng (terton).

Như thế, giữa Guru Rinpoche và chúng ta, chỉ có một người, đó là đại terton

ngài là thầy của chúng ta trong dòng terma này. Đây là lý do của thần lực

khủng khiếp và sự hiệu quả của những trao truyền như vậy, ngay cả ngày

nay. Những giáo lý terma của dòng tắt và trực tiếp thì giống như hơi thở ấm

áp và tươi mát của những dakini, trong đó sức mạnh của những ban phước

vẫn còn nguyên vẹn. Nói chung, có ba dòng terma. Cộng vào với ba dòng

kahma nữa là có tất cả sáu dòng Đại viên mãn Dzogchen. Mọi kahma và

terma đều gồm trong sáu cái này. (Tất cả điều này được giải thích rõ ràng

trong bình giải của Khenpo Yonga về chương thứ mười của cuốn Yonten

Dzo của Jigme Lingpa.)

Những terma thường có hai loại, gong ter hay kho tàng tâm, và dze ter hay

kho tàng vật chất. Gong ter được rút ra từ cảnh giới bất khả tư nghì của tánh

giác, tâm-trí huệ, bởi vị terton mà kho tàng ấy đã được dành cho ngài. Rồi

chúng được dạy và viết ra trong một cách có thể hiểu được cho những người

tiếp xúc với một vị thầy và với giáo lý như vậy. Dze ter được khám phá như

những đồ vật, chẳng hạn những tấm da hay cuộn giấy màu vàng có chữ của

dakini, những đồ thờ, xá lợi, ngọc… Chúng có thể có nhiều hình thức để làm

lợi lạc cho chúng sanh.

Trong mọi trường hợp, tất cả mọi loại terma khác nhau đều được chính Guru

Rinpoche – hay những người cộng sự như Yeshe Tsogyal, Vimalamitra hay

Vairotsana – cất giấu để cho những hậu thân của những đệ tử của ngài tiếp

tục khám phá chúng về sau cho lợi lạc của những thế hệ tương lai. Tulku

Thondup đã viết một cuốn sách hảo hạng về chủ đề này, cuốn Những Giáo

Lý Được Cất Giấu của Tây Tạng.

Như chính Guru Rinpoche đã nói, “Trừ xác chết của một con chó, mọi vật có

thể lấy làm ter.” Điều này có nghĩa những kho tàng terma là nguồn mỏ giáo

lý vô tận, nó có thể xuất hiện trong bất cứ hình thức nào thích hợp với những

Page 210: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

210

nhu cầu của chúng sanh. Chủ đề terma là thực sự rộng lớn, sâu xa và không

thể quan niệm nổi.

Đôi khi những kho tàng terma được những hộ pháp giao cho các terton, hay

được phát giác trong những giấc mơ và những linh kiến. Đôi khi những

terton phải tìm kiếm những terma mà họ đã được tiền định để tìm thấy. Đôi

khi những danh sách của những terma và bản đồ được khám phá hay giao

cho các terton, liên quan đến những giáo lý dành cho họ phát hiện. Đôi khi

những terma được đọc như những cuốn sách bởi những người khám phá.

Thường thường họ phải giải mã chúng từ dayig hay chữ tượng trưng bí mật

của dakini, hay từ một mật mã đơn lẻ hay chủng tử tự. Đôi khi chỉ có bản

thân vị terton đọc được, hay thấy được terma. Những trường hợp khác mọi

người đều có thể thấy. Thỉnh thoảng, phải có những nỗ lực lớn lao trước khi

kho tàng được khám phá. Một terton làm mòn vài cái đục khi cố gắng moi

một terma ra khỏi một vách đá trên một bờ vực thẳm. Những vị khác phải

làm nhiều lễ cúng dường (tsok), hay tìm ra người phối ngẫu thích hợp, trước

khi đáp ứng mọi điều kiện tốt lành cần thiết cho việc khám phá những kho

tàng Pháp.

Trong thế kỷ mười bảy Terdak Lingpa cố gắng sưu tầm và kết hợp tất cả

những terma vào thời đó. Tuy nhiên, đến thời Jamyang Khyentse Wangpo và

Jamgon Kongtrul Lodro ở thế kỷ mười chín, không có một kết tập nào đã

được làm. Vì lý do ấy, hai đạo sư Rimé vĩ đại này, cũng chính là những

terton, đã gom lại kho tàng terma vĩ đại Rinchen Terdzo, bao gồm tất cả

những terma gốc chính yếu của những terton. Như thế họ giữ nhiều kho tàng

Pháp khỏi bị mất mát. Hiện giờ có hơn sáu mươi ba bộ, gồm mười bảy ngàn

quán đảnh.

Mỗi terma là một vòng, một chu trình tự đầy đủ, gồm tất cả giáo lý chính

yếu cần thiết để đạt đến giác ngộ. Mỗi terma chứa đựng những phần đoạn

bao hàm những thực hành sơ khởi, ba cái gốc, Đại viên mãn… dù tất cả mọi

phần khác nhau không phải luôn luôn được phát hiện, dạy hay viết ra bởi

Page 211: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

211

chính người khám phá. Dựa vào nhiều yếu tố, gồm cả thời gian và hoàn

cảnh, và hoặc những giáo lý ấy có được các đệ tử yêu cầu hay không, một số

terma được hoàn chỉnh về sau bởi những hóa thân.

Một terton vua, tối cao như Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892) đã phát

hiện hình thức bao quát nhất của những kho tàng Pháp, bộ Bảy Trao Truyền

hay Kabab Dun nổi tiếng. Người đồng thời với ngài, Chokgyur Dechen

Lingpa (Choling Rinpoche thứ nhất), cũng có Kabab Dun, trong một hình

thức kém đầy đủ hơn nhiều. Những phát hiện và tác phẩm của Khyentse thứ

nhất cũng như cuộc đời ngài thì hoàn toàn đáng kinh ngạc.

Kahma Đại viên mãn – gồm tất cả những sadhana được thực hành vào thời

Guru Rinpoche và trao truyền từ guru đến đệ tử qua một dòng không đứt

đoạn – lần đầu được kết tập, xuất bản và truyền bá trong thế kỷ mười bảy bởi

hai huynh đệ của Mindroling, là Terdrak Gyurme Dorje và Lochen Dharma

Shri. Một vị là terton rất vĩ đại, và vị kia là một đại dịch giả. Họ thêm vào

những truyền thống khẩu truyền những terma riêng và bình giải của họ, tạo

thành bốn mươi hai bộ tất cả. Đức Dudjom Rinpoche cũng đã làm như thế.

Đối với một dẫn nhập mười hai bộ tác phẩm của Dudjom Rinpoche, xin xem

Truyền Thống Nyingma của Phật giáo Tây Tạng.

Những terton nổi bật khác là Guru Chowang, Rigdzen Godem, Pema Lingpa,

Ratna Lingpa, Sangyay Lingpa, Dorje Lingpa, Nyangral Nyima Ozer,

Jatshon Nyingpo, Terdak Lingpa và Longsel Nyingpo. Có nói năm terton

vua vĩ đại, một trăm terton trưởng, một ngàn terton thứ, dù người ta nên hiểu

rằng con số những terton thì không thể đếm, và con số những terma, cũng

như những tantra thì không thể quan niệm. Người ta có thể đọc về nhiều

terton trong cuốn Những Cuộc Đời của Một Trăm Lẻ Tám Terton của

Jamgon Kongtrul Lodro Thaye trong bộ Rinchen Terdzo, nhưng còn chưa

được dịch.

Hiện thân trước kia của đức Dudjom Rinpoche, Trakthung Dudjom Lingpa,

là một đại terton của thế kỷ vừa rồi, vị này đã phô diễn những thần lực đáng

kể cũng như có một tính khí rất phẫn nộ. Một đại thành tựu giả Phurba

Page 212: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

212

(Vajra Kilaya), ngài gần như không biết chữ, đã dùng mười ba người chép

tay để đưa những phát hiện của ngài thành tác phẩm. Ngài giống như những

thành tựu giả thông tuệ-điên cuồng thời xưa.

TIÊN TRI

Một lần, Khenpo Ngawang Palzang, đệ tử của Nyoshul Lungtok Tenpai

Nyima có một giấc mộng trong đó ngài thấy một cái tháp lớn ở Ấn Độ. Đó là

một cái tháp lớn nhất được vua Ashoka dựng nên, chứa những xá lợi của

Phật. Nó đã bị hư hỏng từ đỉnh cho tới đáy. Một dòng sông lớn chảy qua

cuốn mọi thứ vào đại dương ở hướng tây, nơi đó cả biển trở thành màu đỏ vì

cái tháp này rớt vào trong đó, như nó bị vỡ từ một trái núi lớn vào trong

nước. Vào lúc đó, có một tiếng nói từ trên trời bảo rằng hằng triệu người

sống trong biển sẽ được lợi lạc do cái tháp ấy.

Ngawang Palzang kể lại giấc mơ này cho lama của ngài, Nyoshul Lungtok,

vị này không nói gì cả. Về sau, Nyoshul Lung-tok nói về điều này rằng

những giáo lý của đức Phật bấy giờ đã được thực hành ở Đông phương sẽ bị

hủy hoại ở đây, nhưng chúng sẽ qua Tây phương làm lợi lạc cho nhiều

chúng sanh. Tiếng nói trong giấc mộng đã nói những chúng sanh sẽ được lợi

lạc và sẽ “thấy chân lý.” Điều này có nghĩa là họ sẽ thấy hay hiểu chân lý

tuyệt đối. Không nhất thiết có nghĩa là tất cả họ đều chứng ngộ chân lý tuyệt

đối, nhưng họ sẽ được lợi lạc lớn lao nhờ nhận những giáo lý và hiểu được

chân lý của chúng.

Nyoshul Khenpo Rinpoche bình luận rằng cái tháp này tượng trưng nền tảng

của những giáo lý Phật giáo, chúng đang bị hủy hoại ở phương Đông nhưng

sẽ lan truyền càng ngày càng rộng lớn ở phương Tây. Khi tiếng nói ở trên

trời nói rằng những chúng sanh sẽ được nhiều lợi lạc và thấy chân lý, nó

nghĩa là một triệu người sẽ chứng ngộ chân lý tuyệt đối, và tất cả chúng sanh

Page 213: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

213

ở phương Tây sẽ được lợi lạc lớn lao nhờ những giáo lý sẽ phổ biến rộng rãi

này.

Đây là một tiên tri quan trọng và đầy ý nghĩa, đặc biệt trong liên hệ với dòng

và những giáo lý Đại viên mãn riêng biệt của chính Nyoshul Khenpo. Tiên

tri ấy đến từ những gương mặt chính của dòng Nyingthig này, người nối

Pháp xuất sắc của Patrul Rinpoche, Nyoshul Lungtok và đệ tử thượng thủ

của vị này là Khenpo Ngawang Palzang. Nếu người ta thực sự thiền định về

thật nghĩa của Dzogchen, người ta sẽ có chứng ngộ chân thật không nghi

ngờ gì.

THỰC HÀNH ĐẠI VIÊN MÃN

Với những người bình thường, Phật tánh có vẻ như rất xa xôi. Tuy nhiên, đối

với người thực hành Đại viên mãn, nó không quá đỗi khó. Tất cả những con

đường khác, cả trong và ngoài Phật giáo, đều giống như những sơ bộ cho

Đại viên mãn, Thừa Chót Đỉnh. Đại viên mãn bao gồm mọi con đường khác

và những giáo lý khác, và nó tự trọn vẹn trong chính nó. Tất cả những Pháp

khác tìm thấy sự trọn vẹn trong nó và dẫn đến nó, như những dòng sông đổ

vào đại dương. Những Pháp khác có những quan điểm xung đột nhau, Đại

viên mãn giải quyết hết thảy chúng.

Đại viên mãn là con đường cực kỳ trực tiếp, ngắn, nhanh chóng đến giác ngộ

toàn vẹn ngay trong đời này. Nó không có gian khổ, khó nhọc lớn lao.

Những con đường khác giống như những đường lộ dẫn đến một ngôi nhà ở

xa; Đại viên mãn giống như sống trong ngôi nhà đó. Đại viên mãn Men

Ngag Nyengyud giống-như-cam-lồ này của Vidyadhara hay dòng nắm giữ

tánh giác Rigpa là tinh yếu quý báu và tinh chất nhất của mọi giáo lý có thể

có được. Nó cho phép chúng ta thấy biết những mức độ vi tế nhất của việc

sự vật hiện hữu như thế nào và mọi sự hiển lộ đích thực như thế nào, và làm

cho chúng ta có thể nhanh chóng trở thành hoàn toàn chứng ngộ, thức tỉnh

Page 214: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

214

hoàn toàn, tự do trọn vẹn. Nếu chúng ta thực hành nó bây giờ, chắc chắn sẽ

có những lợi lạc cho người Tây phương khắp nơi trong tương lai.

Có vô số giải thích tinh vi và sâu xa về tất cả những giáo lý Phật giáo, và

cũng về cả Đại viên mãn, nhưng tất cả đều dựa vào thực hành thiền định.

Đấy là điều chính yếu nhất. Người ta phải kinh nghiệm những giáo lý cho

chính mình, và trình bày kinh nghiệm riêng của mình, sự hiểu, hay chứng

ngộ với một bậc thầy đã chứng ngộ, với vị thầy tốt lòng của mình, để nhận

sự thẩm định và lời khuyên của thầy. Vị thầy không thể đơn giản trình ra

chứng ngộ cho bạn. Nhưng một vị thầy Đại viên mãn đích thực, có thẩm

quyền có thể dễ dàng hướng dẫn một đệ tử thích hợp trong đường lối

nyongtri đến sự đạt được thành tựu viên mãn mà không có nhiều khó khăn,

hay những giáo lý chi tiết và những giải thích trí thức và nghiên cứu. Tất cả

mọi giáo lý sẽ gồm trong những giáo huấn cốt lõi cần thiết mang tính cá

nhân này. Bởi thế, người ta cần hoàn toàn nương dựa vào đó.

Gyalwa Longchenpa nói về Đại viên mãn: “Nó hòa hợp toàn hảo với tất cả

giáo lý, và là tối cao.”

Mục tiêu của thực hành Đại viên mãn là thiết lập một cách rõ ràng một cái

thấy, một tri kiến dẫn trực tiếp đến chứng ngộ rằng bản tánh chân thật của tự

tâm mình là bản tánh tuyệt đối. Chúng ta phải không bằng lòng với cái hiểu

biết thuần trí thức về nó. Cái ấy sẽ không giải thoát chúng ta. Chúng ta phải

khai triển một xác tín bên trong, không lay chuyển, vĩ đại về bản tánh bẩm

sinh nền tảng này. Mọi thực hành khác nhau là những phương tiện để khai

triển, làm tiến bộ và vững chắc sự xác tín ấy. Sự thực hành giản dị nhưng sâu

xa này, liên quan đến Trekchod hay thiền định Cắt Đứt, được giải thích trong

Tsiksum Nedek, Ba Điểm Cốt Yếu Phát Hiện Tinh Túy của Patrul Rinpoche.

Dù nếu Gyalwa Longchenpa, hay Phật nguyên sơ Saman-thabhadra xuất

hiện thình lình trước chúng ta trong một linh kiến ánh sáng cầu vồng kỳ

diệu, điều đó cũng không là gì so với việc có trước mặt chúng ta Tulku

Uzgyen Rinpoche và Chatral Rinpoche, những vị Phật sống, như chính

Padmasambhava, người có thể nói Đại viên mãn thẳng vào tai chúng ta.

Page 215: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

215

Những vị thầy vĩ đại này là những người nắm giữ dòng phái sống không ai

sánh hiện thân cho tất cả bổn tôn, thầy và giáo pháp.

NHỮNG DÒNG VÀ THẦY

Đôi khi một lama có thể có nhiều vị thầy và nhận vô số trao truyền mà

không chống trái xung đột gì. Không nhất thiết phải chỉ có một lama gốc.

Người ta có thể xem tất cả các vị thầy là những biểu lộ hay lưu xuất của

lama gốc của mình, ngài thực sự giống như Vajradhara hiện thân. Trong vài

trường hợp khác, chỉ có một vị thầy đã đủ. Một guru giống như một tấm

gương; người ta cần để thấy mặt mình, thật tánh của mình. Tất cả những tấm

gương chỉ phản chiếu cái xuất hiện trước chúng.

Bởi thế, hầu như không thể diễn tả trọn vẹn và liệt kê chính xác tất cả những

dòng thuộc về một cá nhân. Nhiều lama nắm giữ nhiều dòng, chánh và phụ.

Chẳng hạn Khyentse thứ nhất, ngài đi bộ khắp Tây Tạng một cách vô danh

trong mười ba năm để gom góp tất cả mọi giáo lý, có một trăm hai mươi lăm

lama gốc. Như thế ngài có thể giữ gìn và trao truyền tất cả mọi dòng phái

theo một cách hoàn toàn không bộ phái. Cùng với Jamgon Kongtrul và

Chogyur Lingpa, ngài thắp sáng sự phục hưng Rimé ở miền đông Tây Tạng

trong thế kỷ vừa qua. Không trộn lẫn các thứ với nhau, Jamyang Khyentse

dạy mỗi cái trong nhiều truyền thống theo truyền thống riêng biệt của nó. Đã

thực hành và chứng ngộ mọi thứ nhận được, ngài có thể dạy và truyền không

sai lầm tất cả Phật pháp vô số, thuận theo những nguyện vọng và khả năng

của các đệ tử khác nhau.

Vị thầy của chúng ta, đức Dilgo Khyentse Rinpoche quá cố, ngài mất năm

1991 ở Bhutan, đã nhận những giáo lý và trao truyền chủ yếu của Đại viên

mãn từ Shechen Gyaltsab, một đạo sư phi thường ở Tu viện Shechen xứ

Kham. Dilgo Khyentse Rinpoche cũng nhận nhiều trao truyền chính trong

chi tiết từ Jamyang Khyentse Chokyi Lodro và Khenpo Pema Losel Ten-

Page 216: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

216

kyong. Shechen Rabjam Rinpoche đã tái sanh làm cháu của ngài, tức là

Rabjam Tulku. Khyentse Rinpoche là một đạo sư Rimé rất vĩ đại. Dĩ nhiên

ngài cũng là một terton, cũng như hiện thân của Jamyang Khyentse Wangpo,

là Manjushri (Văn Thù) trong hình thức con người. Ngài là thầy Đại viên

mãn của đức Dalai Lama thứ mười bốn, cũng như là guru của hoàng tộc

nước Bhutan. Mong rằng ngài sớm tái sanh vào thế giới này!

Có người hỏi Nyoshul Khenpo Rinpoche về dòng của ngài. Ngài nói rằng

ngài không có dòng nào đặc biệt, chỉ là dòng Đại viên mãn tổng quát, dòng

vidyadhara phác họa ở trên. Người nào tinh tấn trong thực hành Pháp sẽ

giống như những vị Khyentse và Kongtrul, đạt đến thái bình của niết bàn và

trở thành một người nắm giữ dòng. Dòng đặc biệt của Khenpo là dòng thực

hành.

Khenpo Rinpoche nói rằng có những tiểu sử đầy đủ về hầu hết những đạo sư

của dòng, được viết lại bởi chính các đạo sư hay các đệ tử thân cận, chỉ trừ

ba vị: Orgyan Rabjam Chodrak, Orgyan Rabjam Palgon (Shri Natha, guru

Nyingthig của Jigme Lingpa là một đệ tử của Orgyan Rabjam Chodrak), và

Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima.

Những nguồn tiểu sử này thì khác nhau và phân tán. Chúng chưa bao giờ

được gom lại trong một biên niên bao quát và độc nhất. Từ Jigme Lingpa

xuống đến ngày nay, sự việc rõ ràng dù hầu hết không được ghi lại mà chỉ

dạy miệng. Trước thời kỳ của Jigme Lingpa một số chi tiết khó đưa ra ánh

sáng. Lịch sử của dòng Vidyadhara của Khenpo là một cố gắng nhỏ trong

chiều hướng đó, dù cho còn những tìm kiếm cần phải làm. Cuốn Chosjung

nổi tiếng của đức Dudjom Rinpoche chủ yếu là một biên niên về những

khuôn mặt chánh trong lịch sử Nying-ma. (Trong tiếng Anh đó là một bộ

chính thống và khổng lồ có tên là Trường Phái Nyingma của Phật giáo Tây

Tạng, Gyurme Dorje và Matthew Kapstein dịch và ấn hành). Terdak Lingpa

sưu tập và viết lại những tiểu sử của mười một lama trong dòng từ

Longchenpa xuống đến ngài, thế nên chúng ta có thể đọc về các ngài trong

tác phẩm ấy.

Page 217: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

217

Nyoshul Khenpo Rinpoche luôn luôn lập đi lập lại rằng Pháp không thuộc về

một ai, vì bất cứ thực hành thành thật và siêng năng sẽ đạt đến chứng ngộ và

trở thành người thừa kế vương quốc của đức Thích Ca Mâu Ni, lên ngai của

đức Phổ Hiền Samantabhadra. Đấy không có nghĩa là người ta thừa hưởng

một địa vị thế gian hay những đồ vật vật chất, mà là bất kỳ ai thật sự đem

những giáo lý vào lòng và thực hành đúng như chúng phải được thực hành sẽ

trở nên một người nắm giữ dòng, và như thế làm lợi lạc cho tất cả chúng

sanh cũng như chính họ. Đó là điều Khenpo Rinpoche muốn khuyến khích

và cổ vũ chúng ta. Mục đích duy nhất của mọi thực hành, giải thích và câu

chuyện này là để khuyến tấn sự thực hành tâm linh, chứ không chỉ bồi dưỡng

trí thức.

Những giáo lý Longchen Nyingthig sâu xa này không phải là những chỉ dạy

của một con người. Tất cả chúng là những giáo lý của Dorje Chang,

Vajradhara. Đặc biệt về dòng nyongtri, nó không chỉ là những giáo lý của

Jigme Lingpa, Gyalwa Long-chenpa, hay Guru Rinpoche: nó là giáo lý của

Dorje Chang, lối tắt kim cương của Dorje Sempa, tâm-trí huệ của

Samantabhadra biểu lộ trong ánh sáng của kinh nghiệm và chứng ngộ của

mỗi đạo sư giác ngộ trong dòng, thích ứng với các đệ tử của các ngài và

những thế hệ tương lai. Chúng ta cần hiểu điều ấy. Trong truyền thống

nyongtri, sự hướng dẫn lớn lên từ sự tương tác cá nhân giữa một người thực

hành và thầy mình thuận theo kinh nghiệm thiền định có được dọc con

đường, mỗi cá nhân có sự thâm nhập trực tiếp vào những giáo lý của Dorje

Chang. Đây là phẩm tính trực tiếp, ân phước, thần lực và quý báu của nó,

đem lại những kết quả phi thường. Chúng ta hãy sử dụng nó một cách tốt

nhất có thể được, cho lợi lạc của mỗi một và tất cả.

Page 218: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

218

Thuật Ngữ

alaya (TT kun shi) Nền tảng của tất cả thức hay sem (tâm thức), nó phân

biệt với Rigpa – cái hiện diện thanh tịnh nguyên sơ, tánh giác bẩm sinh vốn

sẵn đủ.

bodhicitta Tâm của giác ngộ. Động lực vị tha đạt đến giác ngộ để làm lợi

lạc cho tất cả chúng sanh. Bồ đề tâm có hai phương diện: tuyệt đối và quy

ước. Bồ đề tâm tuyệt đối là chân lý, tánh Không. Bồ đề tâm tương đối là từ

và bi.

chakra Vòng tròn, bánh xe. Những trung tâm năng lượng trong thân thể nối

kết với nhau bằng kinh mạch trung ương.

Chenrezig (Skt Avalokiteshvara) Bồ tát hiện thân của Đại Bi, tình thương

và thiện cảm. Thường được dùng như một hóa thần bổn tôn để thiền định.

Om Mani Padme Hung là thần chú của ngài.

chik charpa Những hành giả đạt đến giác ngộ “tất cả trong một lần,” đồng

thời và thình lình (Đốn Giác). Để phân biệt với rim gyipa, những người đạt

đến chứng ngộ theo cách dần dần, cấp bậc (Tiệm Giác).

Chošd Cắt đoạn cái ngã. Một hệ thống thiền định để cắt đoạn những gốc rễ

của chấp ngã. Dòng bắt đầu từ thế kỷ thứ mười một, với Padampa Sangye và

Machig Lapdron, một người nắm giữ dòng là nữ.

chonyi kyi gong Chứng ngộ pháp giới tuyệt đối, hay Phật tánh.

dakini Năng lực nữ tính thiêng liêng, nhân cách hóa như là những tantrika

nữ; gọi là “người đi trên trời,” họ giống như những thiện thần, thiên thần hay

hóa thần. Nguyên lý dakini đưa vào những chuyển động vô cùng hay sự

nhảy múa của tánh Không qua mọi hình tướng. “Mọi phụ nữ là dakini, mọi

đàn ông là daka.”

Page 219: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

219

dharmakaya (Pháp thân) Thân chân lý của Phật. Phương diện tuyệt đối của

Phật, biểu lộ như là tánh Không vô tướng và sáng ngời.

doha Một bài ca kim cương tự phát, một bài ca giác ngộ, do những thiền sư

trong một dòng khởi từ những thành tựu giả của Ấn Độ cổ thời.Dòng thực

hành Đường lối của các thiền giả hơn là đường lối của lý thuyết, học và học

giả. Dòng của Milarepa.

Drimé Oser Một danh hiệu của Longchenpa Rabjam, nghĩa đen là “những

tia sáng không nhiễm.”

Dzogchen Đại viên mãn hay Đại Viên Mãn. Những giáo lý bất nhị của Phật

giáo, thường được gọi là “cái thấy từ trên cao.” Nó ám chỉ đến Ati Yoga

trong tiếng Sanskrit, và cũng được biết như Thừa Đỉnh hay Đại Hoàn Thành.

Emaho Một thán từ để biểu lộ ngạc nhiên hay phấn khích; có thể dịch là

“kỳ diệu” hay “lạ lùng.”

guru yoga Thực hành Kim Cương thừa sùng mộ và những ban phước cảm

ứng để hòa lẫn với tâm của guru và chứng ngộ sự bất khả phân của mình với

Phật tánh.

gyu Dòng tâm thức; dòng hiện sinh sâu xa của mỗi chúng ta.

kahma Kahma ám chỉ tất cả những giáo lý và trao truyền qua những thế kỷ

bởi dòng dài những thầy và đệ tử (xem ringyu). Nó ngược lại với dòng ngắn

và trực tiếp của terma (xem nyegyu), những giáo lý của Guru Rinpoche và

những bậc giác ngộ khác được khám phá lại.

Kangyur Ba Tạng của Tây Tạng.

Khenpo (Skt acharya) Một tu viện trưởng, người hướng dẫn hay giáo sư.

Kuntuzangpo (Skt Samantabhadra, Phổ Hiền) Đây là bản tánh hay trạng

thái của Phật tánh nguyên sơ, nó có nghĩa đen là “Trọn Vẹn Tốt,” một nhân

cách hóa của bản tánh bổn nguyên thanh tịnh của chúng ta.

Page 220: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

220

Lam Rim Con đường giác ngộ tiệm tiến, được trình bày rộng rãi bởi Lama

Tsong Khapa và những vị khác.

Lingpa Terton hay những đạo sư khám phá kho tàng. (xem terma)

Lojong Tu hành tâm thức của Đại thừa. Nó ám chỉ sự mở rộng động lực cá

nhân (tìm cầu hạnh phúc cho riêng mình) thành nguyện vọng cứu độ cho tất

cả chúng sanh trong vũ trụ và làm nhẹ tất cả khổ đau.

Mahamudra Đại Ấn. Nó ám chỉ bản thân thực tại tuyệt đối: mọi sự thực sự

là thế nào. Nó cũng là tên của một dòng và truyền thống giáo lý.

Mahasandhi Một danh từ thay thế của Đại viên mãn hay Thừa Hoàn

Thành; tương đương với Maha Ati, Thừa Đỉnh.

mahasiddha Đại thành tựu giả. Những môn đồ của thiền; những hiền triết

giác ngộ.

mantra Thần chú. Những lời thiêng liêng của năng lực. Trì tụng, ca hát nó

được dùng trong thiền định.

namkhai naljor Yoga như hư không; một thực hành thiền định của Đại

viên mãn hòa hợp tâm thức hữu hạn với tánh giác vô hạn như hư không.

namthar Một tiểu sử tâm linh.

namtok Tính ý niệm, tư tưởng diễn dịch; nó ám chỉ tâm thức nhị nguyên và

suy đoán phân biệt.Năm Trang Hoàng của Asanga Năm đại luận mà pháp sư

Ấn Độ Asanga nhận được trong một cách linh kiến từ đức Phật tương lai là

Di Lặc (Maitreya). Chúng là: Madhyanta-vibhaga, Dharma-dharmata-

vibhaga, Abhisamaya-alamkara, Mahayana-sutra-alamkara và Uttaratantra.

ngondro Những thực hành căn bản và sơ khởi. Thực hành ngondro thường

bao gồm hàng trăm ngàn lễ lạy, lời nguyện quy y và Bồ đề tâm, trì tụng thần

chú tịnh hóa một trăm âm Vajrasattva, cúng dường mạn đà la và thực hành

guru yoga. Thường được dùng như tu hành chuẩn bị cho thực hành tantra.

Page 221: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

221

nirmanakaya (TT tulku) hóa thân. Những hiện thân của Phật ở thế giới

này, như Phật Thích Ca mâu Ni, đức Dalai Lama và những lama tái sanh

khác.

nyegyu Dòng ngắn và trực tiếp của terma từ Padmasambhava và các bậc

giác ngộ khác. Những đạo sư này truyền những giáo lý một cách trực tiếp,

qua những thân-trí huệ bất tử của các ngài, trong kinh nghiệm linh kiến, cho

những terton hay những đạo sư khám phá và phát hiện những kho tàng giáo

lý này.

Nyingthig, Longchen Nyingthig Tinh túy tâm yếu của Longchenpa và

Jigme Lingpa toàn giác, tinh chất của Đại viên mãn bẩm sinh vốn sẵn. Đây

là một sự trao truyền dòng chỉ dành cho một đệ tử vào một thời gian, hiếm

khi cho một nhóm. Nó được xem là cực kỳ hiếm và quý.

nyongtri giáo lý chứng nghiệm. Một truyền thống giáo lý trong đó sự

hướng dẫn cá nhân được thầy ban cho khi kinh nghiệm thiền định của đệ tử

phát triển. Ngược lại với chương trình tổng quát lý thuyết của những giáo lý

trong sách hay những bài thuyết giảng.

quán đảnh (Skt abhisheka; Tây Tạng Wang; nghĩa đen: xức dầu) Một lễ

nghi trao truyền của Mật Thừa, trao quyền cho phép một đệ tử thực hành

một sadhana riêng biệt của Kim Cương thừa.

rangjung yeshe Trí huệ tánh giác tự sanh, tự nhiên hay sự tỉnh thức bổn

nguyên nội tại trong bản chất chúng ta.

Rigpa Trí huệ hay sự tỉnh thức bẩm sinh vốn sẵn đủ; sự hiện diện thanh

tịnh; hiện thể nguyên sơ.

Rigpai tsel wang Quán đảnh thứ tư, sự đưa vào bản tánh tuyệt đối của tâm

trí huệ bẩm sinh, Rigpa.

Rigpai nelug Trạng thái bổn nguyên, tự nhiên của tánh giác nguyên sơ;

cách thế đích thực của hiện thể.

Page 222: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

222

Rimé Dòng thực hành không bộ phái, một phong trào thế kỷ mười chín, do

Jamgon Kongtrul và Jamyang Khyentse Wangpo ủng hộ, để bảo tồn và làm

sống lại những giáo lý của nhiều trường phái khác nhau của Phật giáo Tây

Tạng.

ringyu Dòng dài của Đại viên mãn. Nó truyền xuống từ Phật nguyên sơ

Samantabhadra đến Dorje Sempa, Garab Dorje, Jampel Shenyen, Shri

Simha, Jnanasutra, Vimalamitra và Padmasambhava, và gồm nhiều lama

giác ngộ theo dấu chân của các ngài.

rupakaya sắc thân. Thân sắc tướng của một vị Phật. Chân lý hay thực tại

biểu lộ trong hình tướng, hơn là chỉ tánh Không vô tướng, sáng chói hay

pháp thân.

rushen Sự chia tách hay phân biệt sanh tử khỏi niết bàn – tâm thức nhị

nguyên khỏi tánh giác-trí huệ bất nhị, trói buộc khỏi giải thoát. Một thực

hành độc nhất trong những sơ khởi của Đại viên mãn.

sadhana Những bản văn nghi thức và những thiền định được hướng dẫn

trong thực hành Kim Cương thừa.

samaya Những lời thề hay cam kết trong thực hành Mật thừa.

sambhogakaya báo thân. Thân thọ hưởng của một vị Phật. Sắc tướng thấy

được mà chư Phật biểu lộ cho những người có tri giác thanh tịnh.

sarva mangalam “Nguyện cho mọi sự đều hoàn toàn tốt lành.” Một lời cầu

nguyện thông thường ở đầu hay cuối những bản văn Sanskrit.

sem Tâm thức hữu hạn, nhị nguyên, hợp lý. Tâm thức diễn dịch, ý niệm.

semkye Một từ để chỉ Bồ đề tâm trong tiếng Tây Tạng – nghĩa đen “phát

sanh Bồ đề tâm” – sự nở hoa của lòng vô ngã đầy đủ trí huệ và đại bi.

semtri Những giáo lý „bản tánh của tâm‟ thiết yếu của Đại viên mãn.

Page 223: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

223

shamatha Tập trung an định, dẫn đến tập trung nhất niệm.

shetri Dòng giáo lý lý thuyết hoặc giải thích. (xem nyongtri)

shunyata Giáo lý của Đại thừa nói rằng mọi sự đều trống không và rỗng

rang trong bản chất, không có hiện hữu nội tại và riêng biệt (tánh Không).

Tangyur Bộ sưu tập những bình giải của các đạo sư Ấn Độ.

tathagatagarbha Như Lai tạng. Phật tánh bẩm sinh vốn sẵn đủ, phương

diện tuyệt đối của Bồ đề tâm; nó là Rigpa, cốt lõi của kinh nghiệm và chứng

ngộ của Đại viên mãn.

tám dấu hiệu tốt lành Tám biểu tượng truyền thống của sự tốt lành: một

cái dù, một đôi cá vàng, một bình kho tàng, một bông sen, một vỏ ốc tù và

xoắn về phía phải, một cái nơ không dứt, một ngọn cờ chiến thắng, một bánh

xe Pháp.

terma terma ám chỉ những giáo lý trước kia được cất giấu và được khám

phá lại của dòng ngắn và trực tiếp (nyegyu) từ Padmasambhava và những

bậc giác ngộ khác. Những đạo sư này truyền những giáo lý trực tiếp, qua

những thân-trí huệ bất tử của các ngài, trong linh kiến, cho các terton (đạo sư

khám phá kho tàng), họ khám phá và phát hiện những giáo lý này.

thanh tịnh nguyên sơ vô cùng (TT kadak) Tri kiến Trekchod của Đại viên

mãn rằng tất cả là tự nhiên toàn thiện và trọn vẹn từ khởi thủy, không đòi hỏi

phải cải thiện hay chuyển hóa.

thugdam Thiền định Tịnh Quang, thường duy trì sau cái chết lâm sàng.

Togal Siêu vượt (nghĩa đen: nhảy qua). Một thực hành trong các tantra Đại

viên mãn để thấy chân lý, còn bí mật hơn Trekchod.

Trekchod Cắt đứt hay Nhìn thấu qua: thực hành tánh giác trần trụi chính

yếu của Đại viên mãn. Một thực hành bí mật trong giáo lý bất nhị và truyền

thống thực hành của Đại viên mãn.

Page 224: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

224

tsalung yoga Yoga nội của Kim Cương thừa gồm tsa – những nadi hay kinh

mạch; lung – prana, năng lực hay khí; và tigle – lãnh vực của tâm thức hay

bindu.

tulku Sự xuất hóa của một bậc chứng ngộ, thường dùng để ám chỉ sự biểu

lộ của một bồ tát hay tái sanh của một lama cao cấp đã chết.

tummo Yoga nội nhiệt bí mật. Một cách dùng hơi thở, các luân xa, áng sáng

bên trong và hơi nóng để đun nóng „nồi nấu‟ thân thể và đạt đến giác ngộ.

vidyadhara người nắm giữ tánh giác hay đạo sư Rigpa.

Chú thích

1. Lòng.

2. Trung tâm lời nói.

3. Mysore, Ấn Độ.

4. Shedrub Tenpai Nyima là guru gốc của Nyoshul Khenpo.

5. Hai terton là đức Dudjom Rinpoche và đức Khyentse Rinpoche.

6. Ba cửa là thân, khẩu, ý hay thân, ngữ, tâm thức.

7. Năm tri giác ám chỉ những giáo huấn cốt lõi truyền miệng của Đại viên

mãn Men Ngag Nyengyud.

8. Ba loại niềm tin là niềm tin mong mỏi, niềm tin sáng suốt, và xác tín hoàn

toàn.

9. Cái này ám chỉ sự hiện thực hóa trí huệ về Phật tánh viên mãn, và đại bi

cho tất cả chúng sanh.

10. Bốn thế lực ma quỷ (mara) là tiện nghi, cái chết, những phiền não che

chướng và năm ấm.

Page 225: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

225

11. Năm độc là năm phiền não che chướng: tham, sân, si, kiêu mạn và ghen

ghét.

12. Ba tu hành là giới, định, huệ: ba phần của con đường Bát Chánh.

13. Chokyi Wangpo là Patrul Rinpoche, tác giả của Kunzang Lamai

Shelung.

14. Drimé Oser là Longchenpa Rabjam.

15. Samantabhadra, Phổ Hiền.

16. Chín hành động là những hành động tích cực, tiêu cực và trung tính của

thân, ngữ và tâm thức; nói cách khác là tất cả hành động.

17. Sự thanh tịnh ba phần không quy chiếu ám chỉ tính bất nhị hoàn hảo về

chủ thể, đối tượng và hành động.

18. “Những vị thầy khác” nghĩa là những vị thầy khác ngoài đức Phật.

19. “Bốn chuyển đổi của tâm thức” là tham thiền về 1) cơ hội quý báu do

cuộc sống làm người đem lại; 2) vô thường và sự tử vong của chúng ta, cũng

như những cái chết của tất cả những cái gì được sanh ra; 3) luật nghiệp báo

nhân quả không sai chạy; 4) những khuyết điểm của sanh tử – hiện hữu trong

điều kiện.

Page 226: ĐẠI VIÊN MÃN TỰ NHIÊN - WordPress.com...có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa

226

Một Lời Cầu Nguyện Trƣờng Thọ

cho Nyoshul Khenpo Rinpoche

của Đức Dilgo Khyentse Rinpoche

Sư chói sáng như những biểu lộ của Pháp sâu xa và rộng lớn,

Con đường hoan hỷ của Văn Thù và tất cả các bậc giác ngộ.

Nguyện Sư mãi mãi ở trong trạng thái của Amitayus, Vô Lượng Thọ Phật,

Không gian bổn nhiên bất biến của ba kim cương bí mật.