kinh nghiem hoc va thi cfa level i

23
Còn 4 tuần nữa các sĩ tử CFA level 1 sẽ bước vào trận chiến đầu tiên. Mình đã từng trải qua nên hiểu được cảm giác lo lắng & căng thẳng của các bạn ở giai đoạn này là rất lớn. Vì vậy, bài viết tổng hợp các kinh nghiệm, mẹo thi CFA hay của cá nhân mình, của những người bạn từng thi & tổng hợp thêm từ sách vở. Trước khi nói về mẹo thi, 3 điều quan trọng sau đây bạn không được quên: (1): Nguyên tắc 20/80: 20% thời gian cuối cùng này sẽ quyết định 80% kết quả của bạn. Vì vậy giai đoạn này mà phải tập trung 120% công lực vào việc ôn thi! (2): Đề thi thực rất ngắn & dễ hơn đề thi mock rất nhiều: nhiều bạn sợ đề thi thật hỏi lắc léo và chi tiết nên hay học những cái lạ lạ, bỏ qua những cái đơn giản. Nhưng thực ra cả level 1 & level 2 đề thi đều rất ngắn & straightforward, yêu cầu thí sinh hiểu bài chứ ko phải học thuộc những công thức lạ. (3) NGU- never give up: 1 người bạn mình trước khi thi 1 tháng chưa học được nhiều, nghĩ là rớt chắc nên ko cố gắng nữa. Có kết quả thi, bạn đó rớt vào band 8 (band 8 là rất gần điểm đậu) và rất ân hận vì đã không cố gắng hết sức. Vì vậy bạn đừng lo sợ mà hãy cố gắng hết sức mình, thành công chỉ cách nửa bước chân! Chỉ còn 4 tuần, nên học những gì? Tập trung vào bức tranh tổng thể! 4 tuần để cày lại curriculum là không khả thi, nó sẽ làm mất thời gian & bộ nhớ của bạn rất nhiều. Mình khẳng định Kaplan Scheweser là đủ cho kì thi, với cách trình bày ngắn gọn và dễ học hơn rất nhiều. Hãy hiểu những concept (khái niệm cơ bản) của các môn học vì ít nhất nó sẽ giúp bạn loại được 1 đáp án vô lý trong 3 đáp án của câu hỏi. 2 đáp án còn lại đánh lụi vẫn khá hơn là đánh lụi hoàn toàn. Viết những concept bạn hay quên lên 1 miếng giấy nhỏ,

Upload: boy9xftu

Post on 18-Dec-2014

4.901 views

Category:

Documents


1.151 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

Còn 4 tuần nữa các sĩ tử CFA level 1 sẽ bước vào trận chiến đầu tiên. Mình đã từng trải qua nên hiểu được cảm giác lo lắng & căng thẳng của các bạn ở giai đoạn này là rất lớn. Vì vậy, bài viết tổng hợp các kinh nghiệm, mẹo thi CFA hay của cá nhân mình, của những người bạn từng thi & tổng hợp thêm từ sách vở. Trước khi nói về mẹo thi, 3 điều quan trọng sau đây bạn không được quên:

(1): Nguyên tắc 20/80: 20% thời gian cuối cùng này sẽ quyết định 80% kết quả của bạn. Vì vậy giai đoạn này mà phải tập trung 120% công lực vào việc ôn thi!

(2): Đề thi thực rất ngắn & dễ hơn đề thi mock rất nhiều: nhiều bạn sợ đề thi thật hỏi lắc léo và chi tiết nên hay học những cái lạ lạ, bỏ qua những cái đơn giản. Nhưng thực ra cả level 1 & level 2 đề thi đều rất ngắn & straightforward, yêu cầu thí sinh hiểu bài chứ ko phải học thuộc những công thức lạ.

(3) NGU- never give up: 1 người bạn mình trước khi thi 1 tháng chưa học được nhiều, nghĩ là rớt chắc nên ko cố gắng nữa. Có kết quả thi, bạn đó rớt vào band 8 (band 8 là rất gần điểm đậu) và rất ân hận vì đã không cố gắng hết sức. Vì vậy bạn đừng lo sợ mà hãy cố gắng hết sức mình, thành công chỉ cách nửa bước chân!

Chỉ còn 4 tuần, nên học những gì?

Tập trung vào bức tranh tổng thể!

4 tuần để cày lại curriculum là không khả thi, nó sẽ làm mất thời gian & bộ nhớ của bạn rất nhiều. Mình khẳng định Kaplan Scheweser là đủ cho kì thi, với cách trình bày ngắn gọn và dễ học hơn rất nhiều. Hãy hiểu những concept (khái niệm cơ bản) của các môn học vì ít nhất nó sẽ giúp bạn loại được 1 đáp án vô lý trong 3 đáp án của câu hỏi. 2 đáp án còn lại đánh lụi vẫn khá hơn là đánh lụi hoàn toàn. Viết những concept bạn hay quên lên 1 miếng giấy nhỏ, mỗi ngày 10 concept, sáng ngó qua 1 lần, nghỉ trưa ngó 1 lần, trong giờ làm việc trốn vào WC ngó vài lần nữa

(true story ) tự nhiên tối về bạn sẽ nhớ hết mà ko quá vất vả.

Phân bổ thời gian cho các môn học

Nếu bạn đã học rất kĩ và đặt mục tiêu 10 môn đều trên 70% thì mình ko bàn nhé. Còn mục tiêu là pass thì nhớ là bạn ko cần phải pass hết tất cả các môn. Điểm chuẩn của CFA tính theo cách lấy 70% số điểm của 10% người được điểm cao nhất. Theo ước lượng thì 10% này đạt trung bình 90/100 điểm, vì vậy điểm đậu sẽ rơi vào 63%. Nghĩa là bạn chỉ cần làm đúng trên 60% là khả năng đậu đã rất cao.

Chú ý thật kĩ 4 môn ethic, FRA, Quant, Fixed income: 4 môn này chiếm tới 60% số điểm rồi,

Page 2: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

phải học đi học lại vì chỉ cần 4 môn này trên 70% là gần như chắc đậu. Môn Ethic học cuối cùng, môn này nhiều bạn sợ nhưng thực ra rất dễ vì chỉ cần học thuộc chuẩn mực đạo đức thôi, ko có tí đánh đố gì. Cách nhớ nhanh mình đã viết ở đây, http://vfpress.vn/threads/cfa-ap-dung-phuong-phap-hoc-tap-sieu-toc-vao-cfa.3590/ bạn nào quan tâm có thể tham khảo thêm. Cố gắng tưởng tượng ra các hình ảnh bậy bậy và tạo 1 liên kết nào đó với bài học là cách nhớ nhanh và hiệu quả nhất.Economic & Equity khá dễ, phân bổ thời gian vừa phải.Các môn còn lại: PM, Alter, Derivative, corporate finance tỉ trọng rất thấp, không cần quá bận tâm nếu bạn không hiểu Contango, CML là gì, mutual fund khác ETF ra sao, đặt biệt deferred tax hầu như ko ai hiểu . Nếu bạn không chắc mấy vấn đề này có thể học tủ concept & đi thi đánh 5 ăn 5 thua, ko sao hết.Quan trọng nhất là phải lên kế hoạch chu đáo và bám sát kế hoạch đề ra!

Trước khi thi 1-2 tuần

Lúc này giờ ra trận đã gần kề. Lincoln đã dạy "Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu". Chuẩn bị kĩ là bí quyết chiến thắng!Hãy lấy sách Practice exam ra làm 1 đề full như kì thi thật để tập làm quen với áp lực thời gian. Kì thi kéo dài 6h liền trong 1 ngày, nếu bạn không tập trước bảo đảm vô phòng thi sẽ bị khớp và không đủ sức làm. Nếu bạn làm đề thi thử được trên 70% thì chắc chắn thi thật sẽ đậu,

nếu ko đậu mình đền lại tiền cho. Trong lúc làm bài tập cho mình thói quen suy luận, phân tích đề. Rất nhiều câu hỏi bạn không cần tính trâu mà chỉ cần lập luận là có thể loại bỏ 2 đáp án sai, rất tiết kiệm thời gian. Cách này tuỳ thuộc vào sự nhạy bén & liều lĩnh của mỗi người, riêng mình thấy rất lợi hại.Nếu chưa được trên 70% thì rà soát lại những môn mình làm tệ, fix lỗ hổng ngay lập tức. Không cần học thêm cái mới, chỉ cần lúc thi không phạm lại các sai lầm mình từng mắc phải là đủ đậu. Tổng hợp và phân loại từ mock exam xem môn này sẽ có những dạng thi tính toán gì, thường hỏi những vấn đề gì.Chú ý những kiến thức thay đổi so với năm trước gần như chắc chắn sẽ thi (nếu ko thì thay đổi

làm gì )Trong giai đoạn này, sức khoẻ là điều rất quan trọng. Bạn phải ăn uống tẩm bổ để tránh bị bệnh giai đoạn này, ảnh hưởng rất xấu tới việc học tập. Nhất là khi đi thi nhớ ăn uống cẩn thận, mua sẳn thuốc đau bụng phòng thân đề phòng trường hợp xấu.

Ngày đi thi

Chú ý các vấn đề admin như đi sớm, dụng cụ máy tính, mang áo khoác vì phòng thi bật máy lạnh rất lạnh. Uống ít nước kẻo tốn thời gian đi WC.Làm bài thiNhiều bạn chủ quan với đề thi trắc nghiệm vì cho rằng đã có sẳn câu trả lời, bạn chỉ việc chọn.

Page 3: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

Nhưng thực ra đây là dạng thi khó nhất. 3 đáp án sẽ làm bạn phân vân vì chúng đều ná ná giống nhau. Vì vậy

phải đọc kĩ đề : xem nó hỏi ý khẳng định hay phủ định, ví dụ “các ý sau, ý nào đúng” hoặc “ý nào không đúng” tuy sơ đẳng nhưng khiến nhiều bạn đọc nhầm đề.

Nhớ đọc hết cả 3 lựa chọn, có thể 3 lựa chọn đều đúng nhưng có1 đáp án đúng nhất. CFA rất hay bẫy cái này, bạn tự tin câu A đúng, ko thèm đọc 2 đáp án còn lại, nhưng đáp án C lại đầy đủ hơn.

Dùng phương pháp loại trừ: những câu không biết làm, đừng bỏ mà hãy suy luận loại trừ.:Nếu 2 đáp trái ngược nhau, chắc chắn 1 câu sẽ đúng.Nếu 2 đáp án na ná giống nhau, 1 trong 2 lựa chọn thường đúng.Những đáp án có các từ chắc chắn như Always hay never thường sai vì trong tài chính ko có gì là 100%Loại trừ đáp án khác hẳn với 2 đáp án kia, hoặc không liên quan đến câu hỏi.

Lúc làm bài thi, tinh thần thép và khả năng quản lí thời gian rất quan trọng. Ví dụ môn bạn giỏi nhất là FRA, có 1 câu quá khó và bạn quyết làm cho ra, tốn quá nhiều thời gian cho 1 câu khó sẽ bỏ lỡ các câu ngon ăn phía sau. Vì vậy, hãy theo chiến lược lướt qua đề, ko cần làm hết môn này sang môn khác, mà làm câu nào dễ trước khó sau. Môn nào mình giỏi nhất làm trước lấy tự tin, môn mình yếu làm sau.Sau 1 tiếng làm bài dừng 3’ thư giãn, xem mình đã làm được bao nhiêu câu và phân chia lại thời gian. Cách làm dễ trước khó sau giúp bạn thêm tự tin vì mới 1/3 thời gian đã làm được 50% đề. Mình nhắc lại là đề thi có rất nhiều câu dễ và chắc ăn đấy. Gặp câu nào khó chưa có hướng làm thì lướt qua luôn, đánh dấu lại, nếu dư thời gian thì suy nghĩ tiếp.Cuối cùng, khi còn 30’ bạn nhớ phải ghi đáp án vào answer sheet và check lại thật kĩ nhé. Rất nhiều người làm đúng nhưng lại tô vào answer sheet sai.

Bình tĩnh – tự tin – chiến thắng

Muốn thắng lớn phải bản lãnh! Dù có thể chưa chắc 1 số phần, nhưng bước vào phòng thi phải có tâm lý và phong thái của người chiến thắng, nhờ vậy đôi khi xác suất đánh lụi trúng lại cao

hơn . Nhiều bạn học rất rất kĩ nhưng vẫn rớt vì phạm những lỗi sơ đẳng như tâm lý lo sợ, sức khoẻ yếu, không quản lý được thời gian.

Sau mấy tháng cày sâu cuốc bẩm, giờ ra trận sắp tới rồi, hi vọng các kinh nghiệm trên sẽ giúp được bạn phần nào trong cuộc thi CFA. Never give up nhé!

Thống kê trước kì thi tháng 6-2012 thì ở VN có tầm 80 CFA Charter Holder. Đợi thi tháng 6 vừa

Page 4: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

rồi có 120 người thi level 3 nhưng chỉ đỗ 30 người. Như vậy ở VN hiện nay mới chỉ có tầm 100 Charter. Nếu vượt qua kì này, tháng 6-2013 thi tiếp level 2, thì tháng 6-2014 bạn có cơ hội thành Charter rồi. Chúc các CFAer gặp nhiều may mắn!

CFA: áp dụng phương pháp học tập siêu tốc vào CFA7/8/12 1 2 Sau >

minhphc Công nhân tài chính

More Sharing Services 2

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán khá ế ẩm hiện nay thì việc tìm 1 mã cổ phiếu chiến thắng thị trường là không dễ. Tuy nhiên, có 1 mã đầu tư dài hạn đảm bảo sẽ đem lại lợi nhuận lâu dài trong tương lai mà gần đây dân tài chính đã bắt đầu “gom” dần đó là mã CFA. Với lượng kiến thức khổng lồ & quá nhiều công thức, lý thuyết, model cần phải nhớ, CFA là 1 trở ngại không nhỏ đối với những người phải làm việc hàng ngày & chỉ học được vào cuối tuần. Mình đã đọc rất kĩ quyển sách “ Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo & áp dụng các kĩ thuật học tập của sách vào việc học CFA khá thành công.Những ứng dụng chung chung như tạo động lực, vượt qua sự lười biếng,đặt mục tiêu, tác dụng của học nhóm…là rất quan trọng, nhưng đã có nhiều topic nói rồi, mình không nói lại nữa mà đi thẳng vào 2 phương pháp mình áp dụng được là mindmap & mô hình trí nhớ siêu đẳng.

Page 5: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

1/ MindmapSơ đồ tư duy là 1 phương pháp học tiên tiến & được áp dụng rộng rãi hiện nay. Những người dùng Mindmap học CFA đều xem quyển Mindmap như là bảo vật bất li thân của mình. Một may mắn rất lớn của CFAer Việt Nam là đã có cô Hoài Phương-CEO của AFTC đã biên soạn và chia sẻ free Mindmap của cả 3 level CFA. Kinh nghiệm thực tế của mình là chỉ cần nắm chắc những concept theo khung Mindmap của cô Phương+ bản thân người học note thêm chi tiết những Concept có đề cập trong Mindmap đó là đã bao quát gần hết kiến thức của 6 quyển sách dày cộm rồi. Mindmap cực kì quan trọng ở giai đoạn ôn thi nước rút, khi thời gian còn rất ít, nếu ta ôm sách đọc lại sẽ không kịp, nhưng lướt qua mind map 15’ mỗi ngày lại có hiệu quả đến không ngờ.Nhờ Mindmap, việc học CFA trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, chỉ cần:- Học 1.5h ở các ngày làm việc & 6h vào 2 ngày cuối tuần để làm bài tập & summary kiến thức đã học trong tuần- Note lại ý chính của bài học vào quyển Mindmap theo sơ đồ cô Phương đã vẽ sẵn, tô thêm màu mè cho bắt mắt & giúp tăng khả năng ghi nhớ lên rất nhiều. Mindmap giúp ta bao quát được cái sườn của môn học & tập trung vào những nội dung trọng điểm 1 cách dễ dàng-Review Mindmap 10’ mỗi ngày hoặc ít nhất 3 lần 1 tuần. Theo nghiên cứu thì bạn sẽ quên 80% kiến thức trong 24h nếu ko review lại. Khi review Mindmap nhận thấy vùng kiến thức nào còn hổng thì đọc kĩ sách lại thêm 1 lần nữa. Chỉ cần review mindmap 10’ vào mỗi buổi sáng trước khi đi làm trong 1 thời gian đủ dài bạn sẽ thấy bất ngờ về khả năng ghi nhớ của mình (sao mình lại nhớ giỏi thế nhỉ, ta phục ta quá ) Ngược lại, nếu không review thường xuyên chắc chắn bạn sẽ tự hỏi câu hỏi này thường xuyên: “ủa, mình nhớ vấn đề này lần trước hiểu lắm mà sao giờ quên hết sạch rồi”. Tập thói quen dùng 10' ít ỏi mỗi buổi sáng này, thay vì ngủ nướng hoặc xem tivi ta lật Mindmap ra xem, sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học & thi CFA!

2/ Mô hình trí nhớ siêu đẳng

CFA đòi hỏi khả năng phân tích, nhưng khả năng ghi nhớ kiến thức để phân tích có thể xem là yếu tố quyết định tới việc đậu hoặc rớt. Một số vấn đề bắt buộc phải thuộc lòng, ví dụ như những basic principle của môn Ethics, những nhân tố của model định giá option Black Schole, sử dụng các biện pháp M&A ở những giai đoạn nào…Bất cứ những gì khó nhằn cần nhớ đều trở nên dễ dàng & thú vị hơn rất nhiều nếu bạn áp dụng thuần thục mô hình trí nhớ siêu đẳng.Chiêu thức cơ bản của môn võ này là:- Tìm key word cho nội dung bạn cần nhớ- Sắp xếp key word theo 1 thứ tự dễ nhớ & nghĩ ra 1 câu chuyện & hình ảnh vui nào đó liên quan đến những key word này.Thực tế thì sau khi thi xong mình bị quên rất nhiều kiến thức, nhưng với những kiến thức được ghi nhớ bằng phương pháp này mình nhớ rất lâu & rất khó quên. Cách nhớ này giống với câu kinh Call girl Phải SeXy (Call = Put + Strike-Exercise) mà nhiều người biết. Ví dụ cụ thể nhé:Ví dụ 1: Môn Ethics của level 2: five basic principles to the new Prudent Investor

Page 6: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

Rule:1. Diversification is expected of portfolio managers as a method of reducing risk.2. Trustees must base an investment's appropriateness on its risk/return profile: how itcontributes to the overall risk of the portfolio.3. Excessive trading (churning) as well as excessive fees and other transactions costs thatare not warranted by the portfolio risk/return objectives should be avoided.4. Current income for the trust must be balanced against the need for growth.5. Trustees are allowed to delegate investment authority. In fact, this is a duty if thetrustee does not have the required level of expertise.+ chọn từ khóa: appropriateness, Diversification, Excessive trading, delegate investment, balanced+ Ghép các chữ cái của kep word lại, chuyển thể thành câu hoặc hình ảnh tếu tếu cho dễ nhớ ta được câu kinh là: Anh Dụ Em Dính Bầu. Khi học đến phần này review các key word & nhớ đến câu kinh này, mình ko bao giờ quên các Rule của Prudent . Trong đề thi trắc nghiệm có thể sẽ có câu hỏi những yếu tố nào sau đây ko phải là 1 Rule của Prudent Investor thì chắc ăn được 1 câu nhé!Ví dụ 2: 1 LOS khác trong Ethics LOS 1O.b: the general fiduciary standards to which a trustee must adhere: Loyalty, Impartiality, Skill, Care, CautionCâu kinh ở ví dụ này là Lương Ít Sẽ Chuyển Chỗ, nguyên tắc này đối với dân tài chính có vẻ thực tế hơn là Loyalty

Ngoài môn Ethics ra thì tất cả các môn học khác đều áp dụng được phương pháp này, mình đãtưởng tưởng ra rất nhiều hình ảnh & câu kinh dễ nhớ cho các môn học & nhận thấy đây là 1 cách tuyệt vời để ghi nhớ. Thực tế là con người có trí nhớ rất tốt ở những vấn đề bậy bạ & liên quan đến TD (khoa học đấy).Sợi chỉ đỏ của chiêu thức là vậy, càng cố sáng tạo ra các cách nhớ sẽ thúc đẩy ta nhớ bài & có cảm hứng học bài hơn.Chiêu thức thì có rất nhiều, chắc chắn có nhiều người đọc bài này, thấy hay hay nhưng lại chỉ đọc cho vui chứ không áp dụng. Vì vậy thay vì đi tìm & biết nhiều chiêu thức, các bạn hãy cố gắng tập luyện thuần thục 1 vài chiêu thức phù hợp & sự dụng nó thật hiệu quả.

CFA là 1 chặn đường dài & đau khổ, vì vậy hãy cố gắng làm chặn đường đó ngắn hết sức có thể & tìm được nhiều niềm vui trên chặn đường đau khổ này!

Chia sẻ kinh nghiệm thi CFA level 1 (phần   1) 2 Tháng 4

Xin chào các bạn (đang chuẩn bị cho kỳ thi Level 1),

Page 7: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

Cách đây gần 1 năm, có lẽ mình cũng giống như rất nhiều bạn bây giờ, lần đầu tiên làm quen với CFA – Level 1. Giờ thì đã có kết quả pass Level 1, nên muốn thông qua AFTC gửi đến các bạn một vài kinh nghiệm bản thân mà mình nghĩ có hiệu quả, ít nhất là với chính bản thân mình

Mục tiêu và phương pháp học là yếu tố quan trọngĐăng ký thi và đóng tiền trước 1 năm, nhưng kể từ khi nhận được thùng sách Curriculum, và bắt đầu ngay với quyển 1 – Ethics & Quant, mình hơi mơ hồ và uể oải, vì ngày nào cũng ráng cày 5-10 trang sách. Sau khoảng 1 tháng, thì tất cả gần như là số 0. Lúc này mình bắt đầu cảm thấy bế tắc và buông xuôi. Nói chính xác là lúc đó mình không biết cách học, cách tiếp cận như thế nào. Nhưng sau 1-2 buổi học tại trung tâm và trao đổi thêm với những anh chị, bạn bè đi trước, mình đã dần định hình được mình đang ở đâu, và đi đến một quyết tâm: chỉ có một con đường – PASS.

Mình nghĩ xác định được mục tiêu ngay từ đầu là rất quan trọng. Vì khi đã vạch ra được con đường và đích đến, mình sẽ đặt việc học và pass CFA lên vị trí ưu tiên hàng đầu; tụ tập bạn bè, tiệc tùng, du lịch, hay thậm chí công tác… sẽ được sắp xếp xuống hàng dưới. Đó cũng là lý do vì sao những anh chị đi trước thường khuyên chúng ta nên đăng ký thi và đóng tiền từ sớm, vì sau đó bạn chỉ có thể bước tới mà thôi

Thoải mái đi nào !Kể những điều bên trên, thì các bạn đừng tưởng tượng ra mình là một thằng con trai “mọt sách”, kính dày cộm, mặt mày thiểu não, dáng dấp thất thểu và lúc nào cũng lẩm bẩm “CFA, CFA…” nhé. Thoải mái đi, như mình đã nói ở trên, chỉ cần các bạn xác định đâu là “ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU” và đừng chủ quan, under-estimate là được. Phải thú thực là ban đầu cũng khá áp lực (khi chưa biết phương pháp), nhưng càng về sau, mình càng học được những kiến thức rất hay và thú vị, mà trước giờ, trong công việc cứ nhắc đến là như “vịt nghe sấm”… Vì vậy, các bạn cũng thử nghĩ trong đầu xem những ích lợi mà mình có thể đạt được khi học CFA: nâng cao kiến thức, bổ trợ cho công việc, cơ hội thăng tiến, làm quen được nhiều bạn bè… khi đó chắc chắn bạn sẽ có hứng thú hơn, và việc học theo đó cũng sẽ đỡ cực nhọc hơn.

Trước đây, mình đã từng nghe có bạn nói, để pass được CFA Level 1 thì phải đặt ra rất nhiều “KHÔNG” khiến mình phát hoảng: không người yêu, không giải trí, không cà phê, không lễ tết, thậm chí… không ra ngoài đường. Cá nhân mình thấy không đến nỗi máy móc như vậy, mà nên giữ tâm trạng thoải mái, chỉ cần các bạn xác định mình muốn gì, và mình phải quyết tâm đạt cho bằng được, là OK rồi !

“Ethics – Let face it”Có lẽ không cần nói thêm về tầm quan trọng của môn Ethics trong chương trình học cũng như công việc hàng ngày. Nhưng rõ ràng đây không phải là phần “ngon ăn” mà CFAI dành cho chúng ta, vì cứ mỗi lần nhìn cái đề dài loàng ngoằng, chi chít chữ là mình đã choáng và ngán lắm rồi. Bởi vậy khi làm practice test và bài thi, nếu bạn nào không đủ tự tin, không nhất thiết phải bắt đầu với môn này. Tuy nhiên, cái gì đến cũng phải đến. “Let face it”. Cứ bình tĩnh đọc, không hiểu đọc lại… cũng sẽ hết thôi. Mình thấy đa phần câu hỏi đều sử dụng từ ngữ và cấu trúc rất rõ ràng, nên không quá khó để hiểu vấn đề.

Page 8: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

Mind maps – người bạn đường không thể thiếu1-2 tuần lễ trước kỳ thi, Mind maps cực kỳ phát huy tác dụng, vì tất cả những gì nghe, đọc, và hiểu được, mình đã “nhét” hết vào đây. “Công trình” sau bao nhiêu ngày mòn mỏi viết, gôm xoá, viết, xoá… Vì vậy, sau các buổi học các bạn cũng nên dành công sức đầu tư vào cuốn sách này. Tại sao như vậy? Khi take-notes, ghi chép cẩn thận, có đầu tư, mình cam đoan bạn đã nhớ được 50% nội dung rồi, sau này chỉ cần lướt qua là nhớ. Khi ôn (lướt), cũng không cần phải chăm chú một chỗ cho thật thuộc rồi mới đi tiếp (như chính bản thân mình – rõ là mất thời gian), vì nó đã nằm đâu đó trong đầu bạn rồi, không ai lấy được đâu. Giờ bạn đã hiểu tại sao lại phải mất công ghi chép rồi chứ?Và cũng may là chỉ phải ôm một cuốn, chứ nhìn 2 chồng sách (Curriculum một bên và Schweser một bên) mình phát ốm mất.

Ah, nhiều bạn có ý định mượn lại những cuốn Mindmap của khóa trước để photo lại, mình nghĩ việc này sẽ không hiệu quả lắm, vì nó chỉ có tác dụng nếu chính bạn là người ghi chép lại, sau khi đã hiểu rõ được nội dung đó.

Tìm ra những cách nhớ cho riêng mìnhThú thực, khả năng nhớ của mình chỉ ở mức trung bình, nên khi thấy các bạn cứ hỏi đến là đọc vanh vách công thức, lúc đó mình muốn đổ mồ hôi hột !!! Nhưng mình nghĩ có thể khắc phục được, bằng cách tìm ra những mẹo nhớ cho riêng mình. Hồi học môn Option, thầy Việt có cho một ví dụ: Cô sexy (C-S-X) và Put ngược lại. Tại sao mình không thử sáng tác những câu nói vui, câu tục ngữ, câu thơ, thậm chí bài hát… mà chỉ mình biết thôi vừa để relax mà vừa có thể nhớ bài nữa Oh yeah…Nếu muốn, các bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về phương pháp này trong quyển sách “Bí mật của một trí nhớ siêu phàm” của Eran Katz. Mình thấy khá hay và hữu dụng, nên tranh thủ giới thiệu luôn.

Liên kết lại bất cứ lúc nào có thểTrong quá trình học, mình để ý có những nội dung được lặp đi lặp lại nhiều lần, ở 3-4 môn khác nhau. Ví dụ: NPV trong Quant, CF hay EAR/Yield trong Quant, Fixed, PM hay Cashflow trong FRA, Equity… Nên khi đụng đến những nội dung này, trong đầu loáng thoáng nhớ đã gặp ở đâu đó, và mình lật lại ngay để review nội dung đó ở những môn trước đã học… từ đó có thể giúp mình hiểu sâu hơn, tổng quan hơn, và đặc biệt là nhớ tốt hơn. Mình gọi cách làm này là “liên kết chéo”. Mình được biết rằng một kiến thức nào đó càng xem đi xem lại nhiều lần, thì càng có khả năng ghi vào bộ nhớ tốt hơn. Khi ôn tập để chuẩn bị thi, các bạn cũng thử làm theo cách này xem nha, đảm bảo sẽ có hiệu quả đó.

Practice kiểu sẻ dọc, và quan trọng hơn là ExplanationTrong thời gian ôn tập, cô Phương có giới thiệu một phương pháp rất hay: làm practice kiểu sẻ dọc. Nghĩa là sau khi review môn nào xong, thì tách đề thi môn đó trong Practice để làm luôn (có canh thời gian). Lúc đó chắc chắn các bạn sẽ rất hứng thú vì muốn thực hành ngay kiến thức mình vừa ôn. Nhưng không chỉ làm để biết được bao nhiêu % (điểm), mà quan trọng hơn, nếu có điều kiện các bạn nên xem thêm phần giải thích trong đáp án nữa. Đây cũng dịp để chúng ta review lại những chỗ nào còn hổng, còn sai sót, và hiểu được cách tư duy vấn đề của những người đi trước, xem họ suy nghĩ thế nào. Dĩ nhiên sẽ mất nhiều thời gian, nhưng bù lại mình có thể hiểu vấn đề sâu và chắc hơn, cũng đáng lắm chứ

Page 9: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

Làm bài Mock – trải nghiệm cần thiếtNếu chưa bao giờ trải qua thời gian 6 tiếng trong ngày để suy nghĩ và làm test, thì theo mình việc tham gia làm Mock ở trung tâm là cần thiết. Mặc dù chỉ ở mức độ thi thử, nhưng lúc đó mình đã cảm thấy khá đuối. Trong thời gian khoảng 2 tuần trước khi thi, mình cũng tự làm 2-3 bài test (Mock & Practice) như vậy, để luyện tập thêm sức chịu đựng, khả năng phân bổ thời gian. Mình nghĩ làm vài lần sẽ quen, và đến khi thi thật sẽ đỡ ngộp.

Thời gian làm bài – một kinh nghiệm xương máuỞ những lần làm Mock và Practice, mình để ý mỗi khi tự tin nhất, chắc ăn nhất, thì cũng là bài có điểm số tệ nhất. Vì sao vậy? Hầu hết những lần đó mình cố làm thật nhanh, có khi chỉ 2h30 là xong một đề (cho 3 tiếng), để cố xem hết sức mình làm mất bao nhiêu thời gian. Nhưng sau này phát hiện ra rằng, đó là một việc rất dại dột. Như thể bạn ráng ăn hết một tô phở trong 3 phút vậy !!! Đa phần những câu sai, không phải là câu không biết làm, mà do mình ẩu, không đọc kỹ đề, hoặc tính toán sai… Phù… nhớ lại mà rùng mình…

Hẳn CFAI không ngẫu hứng (và vô lý) khi đặt 1.5 phút cho một câu hỏi của họ, và bạn cũng nên tận dụng và cân đối hết lượng thời gian 3 tiếng mà họ dành cho mình.

Ăn uống và sức khỏeCó thể dành một chút thời gian mỗi ngày để rèn luyện thể lực là điều quá tuyệt vời, không cần phải bàn. Nhưng ngay cả khi không thể (vì 1.001 lý do), thì phải chắc chắn rằng bạn ăn uống hợp lý và có đủ sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn cuối ôn tập. Khoảng 1 tháng trước khi thi, mình thường mua viên sủi uống cho khỏe khoắn, và đặc biệt là tăng sức đề kháng giúp mình không bệnh. Nếu bệnh sẽ rất mệt mà không làm được gì cả.

Nhưng đến ngày thi, các bạn cố gắng ăn những thứ đơn giản nhất, lành mạnh nhất (đồ ăn tự mình chế biến), để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Yên tâm, một ngày ăn đạm bạc không làm cho bạn mất cân đối về dinh dưỡng đâu !!!

Kinh nghiệm ngày thi – áo khoác là thứ bắt buộcNhiệt độ phòng thi sẽ rất lạnh (đặc biệt với những bạn nữ), do đó áo khoác là thứ “bắt buộc” phải có. Dù vậy, nếu cảm thấy lạnh, bạn cứ mạnh dạn đề nghị Proctor điều chỉnh nhiệt độ. Các anh chị Proctor rất tốt, hôm đó có anh chạy đến hỏi mình “lạnh không em” Lúc trước cứ nghĩ họ là người của CFAI, nhưng hỏi ra thì biết hầu hết đang làm ở Hội Đồng Anh (British Council), được CFAI thuê để tổ chức kỳ thi; chỉ có một vài người là từ CFAI cử sang.

Chia sẻ và chia sẻ, bạn nhé !Điều cuối cùng mình muốn nói: đừng tiếc sự giúp đỡ nếu có bạn nào đó hỏi bài mình nha các bạn. Mình nghĩ đây cũng là dịp để ôn lại kiến thức và khả năng. Bản thân mình khi gặp một số câu hỏi của các bạn khác, khi xem lại để giải thích, mình có thể nhớ và hiểu vấn đề sâu hơn. Thắc mắc của người khác, nhiều khả năng đó cũng là lỗ hổng của mình, đừng bỏ qua cơ hội này nhé !

Trên đây là một vài trải nghiệm của cá nhân mình. Có thể bạn thấy hợp lý và áp dụng, cũng có thể không. Nhưng hơn hết, mình tin rằng tất cả chúng ta đều đang trên một con đường – chinh

Page 10: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

phục những mục tiêu. Dù trước, dù sau, hy vọng rằng tất cả chúng ra sẽ gặp lại nhau ở cuối con đường đó. Chúc các bạn nhiều sức khỏe, nghị lực và may mắn.

Nhân đây, mình cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Phương, các thầy cô giảng viên và các anh chị ở AFTC, đã giúp mình có phương pháp học tốt, những kiến thức hay, cũng như sự hỗ trợ rất nhiệt tình và có trách nhiệm. Chúc AFTC ngày càng trở thành một địa chỉ đào tạo tin cậy đối với các bạn học viên.

P.S: mình rất vui được làm quen với tất cả các bạn, nếu sau này trong quá trình học có chỗ nào khúc mắc, mình rất sẵn sàng trao đổi thêm, như một “người bạn cùng tiến” [[email protected] - 0918 536 422 ]

Góp nh t v kinh nghi m thi CFA level1 ặ ề ệLang thang tìm cảm hứng và động lực học CFA mình tìm được một bài viết rất hay và hữu ích. Mình chia sẻ cho cả nhà mong muốn góp thêm ngọn lửa để giúp cả nhà thành công với Level 1 ^^! ----------------------------------------------------------------Kì thi CFA Level 1 tháng 6 năm 2012 đã kết thúc, và kết quả cũng đã được CFA Institute thông báo đến các ứng viên cách đây ít ngày. Cảm giác lâng lâng khi mình biết đã vượt qua cấp độ đầu tiên thật khó tả. Đó là nỗ lực và quyết tâm của bản thân, và mình vui vì mình đã chinh phục được một nấc thang mới trên con đường học tập, chuẩn bị cho hành trang sự nghiệp sau này. Mình muốn chia sẻ một số đúc kết mình nghĩ sẽ giúp ích ít nhiều cho những bạn có ý định theo đuổi nghề đầu tư – tài chính với tấm bằng CFA ở cấp độ đầu tiên.

1.Phân chia trình tự học

Ở level 1, kì thi đòi hỏi chúng ta phải học cả 10 môn: Ethics, Financial Reporting Analysis, Fixed Income, Portfolio Management, Derivatives, Quantitatives, Alternatives, Equity Investment, Economics và Corporate Finance. Tuy nhiên, tỷ trọng các môn học thể hiện trong bài thi không giống nhau, trong đó các môn chiếm trọng tâm nhiều nhất là: Ethics (15%), Financial Reporting Analysis (20%), Quantitatives (16%), Fixed Income (16%) và Equity, Economics (10%). Chính vì thế, theo cá nhân mình, chúng ta cần phải dồn sức và lực lâu dài cho các môn này hơn cho các môn khác. Tuy nhiên, mình vẫn xin nhấn mạnh rằng, kì thi sẽ hỏi tất tần tật mọi thứ ta đã học, không giới hạn ở kiến thức nào, nên chúng ta vẫn phải học hết các môn, và không xem nhẹ môn nào. Riêng mình xác định tư tưởng là sẽ theo cho đến cùng kì thi này cho đến khi pass cả 3 cấp độ, nên mình nghĩ việc học kĩ lưỡng, mang tính chuẩn bị cho các kì thi ở cấp độ cao hơn sau này sẽ giúp ích cho mình rất nhiều, đặc biệt là môn Financial Reporting Analysis và Equity Investment, khi các môn này sẽ chiếm tỷ trọng chủ yếu ở bài thi level 2.

10 môn học này sẽ được chia ra theo 4 tiêu chí:+ Ethics.

Page 11: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

+ Investment tools: Corporate Finance, Economics, Financial Reporting Analysis, Quantitatives.+ Assets: Alternative, Derivatives, Equity Investment, Fixed Income.+ Portfolio Management.

Một khi bạn đã xác định được mình nên tập trung cho các môn học nào trước, cũng như tiêu chí phân loại các môn học (vì nội dung có liên quan), mình xin chia sẻ kinh nghiệm tự học của mình như sau:

+ Học các môn Investment tools trước. Mình nghĩ khi chọn CFA, các bạn ít nhiều cũng đã trang bị cho mình tư duy kinh tế, nên việc học 1 môn nào dễ chịu trước để làm quen với không khí và tinh thần học CFA sẽ khiến bạn vượt qua những trở ngại ban đầu và có tinh thần cho các môn tiếp theo. Riêng mình, mình sẽ chọn Economics làm môn khởi đầu vì mình đã từng được học môn này ở trường đại học. Kinh nghiệm của mình là học môn nào phải dứt điểm cho xong môn đó, trước khi học tiếp môn khác. Nếu bạn thích tính toán và yêu những con số, việc chọn học phần Quantitatives trước cũng là một ưu thế, khi các bạn được làm quen với khái niệm ở môn này về giá trị của tiền theo thời gian, tính toán các loại suất chiết khấu, xác suất thống kê, kiểm định, v.v… Nếu bạn đã làm quen sơ qua với môn học kế toán, việc bắt đầu với môn học Financial Reporting Analysis là một sự lựa chọn thông minh, vì các bạn sẽ nghiên cứu môn này ở góc độ sâu hơn là cách làm của kế toán với các khoản mục. Bạn sẽ được học đầy đủ các báo cáo tài chính, các phân tích và đánh giá các chỉ số tài chính từ các báo cáo này, trong đó phải kể đến: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, bạn sẽ được học sâu vào các loại tài sản, nợ, phân tích chúng. Bạn sẽ thấy các kiến thức mà môn học này mang lại rất thiết thực, “mềm mại” hơn nhiều so với cách học kế toán bạn đã học hoặc nắm sơ qua trước đó.

Mình nghĩ môn Corporate Finance nên được học cuối cùng khi học các môn thuộc tiêu chí Investment tools, bởi lẽ nó khá liên quan đến môn Financial Reporting Analysis, và một khi bạn đã nắm khá chắc các thông tin ở môn Financial Reporting Analysis, việc học môn Corporate Finance ở level 1 mình nghĩ sẽ khá dễ dàng và nhẹ nhàng.

Sở dĩ mình đề xuất các bạn học các môn Investment tools trước cũng có lí do chính đáng của nó. Các môn này sẽ trang bị cho bạn kiến thức tổng quát và vững chắc để các bạn học các môn Assets. Mình khuyên các bạn sau khi đã học chắc các môn thuộc Investment Tools nên học tiếp môn Equity Investment hoặc Fixed Income. Cá nhân mình sau khi đã tự thưởng cho mình trình tự khởi đầu khá hứng thú với môn Economics, Financial Reporting Analysis, Quantitatives và Corporate Finance, mình muốn thử sức ở một môn khá mới mẻ là Fixed Income. Quả thật, kiến thức từ môn Quantitatives đã giúp ích mình rất nhiều khi làm quen với môn Fixed Income khi tính toán các yếu tố dòng tiền, suất chiết khấu, năm đầu tư, v.v… ở việc đầu tư trái phiếu, cũng như các kiến thức tính toán mà môn Quantitatives sẽ giúp ích và hỗ trợ rất nhiều cho môn Fixed Income cũng như các môn học khác. Sau khi đã hoàn thành việc học môn Fixed Income, các bạn nên học tiếp môn Equity Investment, bởi lẽ các kiến thức từ các môn Financial Reporting

Page 12: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

Analysis cũng như Corporate Finance cũng giúp ích ít nhiều để bạn học môn này. Tuy lượng kiến thức của Equity Investment ở level 1 chưa nhiều, nhưng rất nhiều khái niệm và lí thuyết mới được đưa ra nên bạn phải đọc và học kĩ để ghi nhớ các kiến thức mới mẻ. Cuối cùng, 2 môn Alternative và Derivatives nên được ưu ái sau cùng, bởi lẽ trọng số khiêm tốn của chúng ở level 1 (lần lượt là 4 và 6%). Môn Alternative cung cấp khá nhiều kiến thức mới mẻ về các loại tài sản đầu tư không truyền thống như các quỹ mở, đóng, các quỹ hỗ tương, các quỹ mạo hiểm, bất động sản, v.v…, tuy nhiên, tất cả chỉ mới dừng lại ở các khái niệm, đặc điểm cơ bản của các loại tài sản này, cộng thêm một số dạng bài tập tính toán nên bạn không nên quá lo lắng. Riêng môn Derivatives, theo mình nghĩ khi học môn này cần tỉnh táo và tập trung, vì khó nhưng dễ học và dễ ngấm, khi hiểu được tính logic của vấn đề ở các dạng hợp đồng phái sinh, bạn sẽ làm được bài tập và trả lời được các câu hỏi lí thuyết liên quan.

Mình nghĩ môn Portfolio Management là môn áp chót các bạn nên học, bởi lẽ kiến thức từ môn Quantitatives sẽ được áp dụng lại khá triệt để, và bạn sẽ thấy tầm quan trọng và lí do vì sao mình đã đề cập ban đầu nên dành thời gian cho môn Quantitatives . Môn Portfolio Management có trọng số còn khiêm tốn ở level 1, tuy nhiên, ở các level sau, đặc biệt là level 3, nó chiếm tỷ trọng hầu như cả bài thi, nên việc các bạn nắm được tinh thần chung môn này truyền tải ở level 1 sẽ giúp ích cho các bạn sau này rất nhiều.

Cuối cùng, môn Ethics, môn học mình nghĩ là “khoai” nhất nên được học sau cùng, vừa ở góc độ thư giãn và giải trí đầu óc, vừa tiếp nhận các kiến thức thực tế mà sau này khi làm việc ở môi trường đầu tư, ít nhiều chúng ta cũng sẽ va chạm và việc biết trước các kiến thức môn này “chỉ bảo” cũng rất có lợi. Môn Ethics có các tình huống thực tế, mỗi câu hỏi là một trường hợp điển hình, dựa trên bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà hiệp hội CFA đã biên soạn (7 tiêu chí), nhiều câu rất hay và rất mang tích “thách đố”. Mình nghĩ việc chăm chỉ đọc và học, ghi chép các tình huống mà chúng ta còn chưa “hoàn hảo” khi học môn Ethics sẽ giúp ích rất nhiều trong kì thi sau này.

2. Kĩ năng đọc

Đây là kĩ năng cần phải được rèn luyện sớm và cải thiện càng nhanh càng tốt trong quá trình học và cả kì thi sau này. Ban đầu khi mới làm quen chương trình CFA, có thể bạn sẽ rất bối rối bởi khối lượng kiến thức dồn dập và khổng lồ mà mình sắp phải chiến đấu. Tuy nhiên, hãy trấn tĩnh tinh thần thật vững chải, hãy nghĩ rằng mỗi ngày chúng ta chiến đấu với một ít, tích tiểu thành bão, nhưng phải học thật hiệu quả, thì chúng ta sẽ làm nên chuyện! Nếu bạn có vốn từ vựng tiếng Anh chưa nhiều, đặc biệt là từ vựng chuyên ngành kinh tế, tài chính, bạn hãy tin rằng thời gian đầu sẽ khó khăn, nhưng nếu bạn vượt qua được 1 tháng đầu khổ hạnh bền bỉ, bạn sẽ làm được, và việc đọc tài liệu sẽ dễ dàng, không còn trở ngại với bạn. Ban đầu, rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành có thể làm bạn rối trí và khó chịu, tuy nhiên, bạn hãy tin rằng hầu hết các thuật ngữ quan trọng sẽ được lặp đi lặp lại rất nhiều sau này, xuyên suốt hết các môn học, nên một khi bạn đã hiểu thuật ngữ đó có bản chất là gì, thì việc bỡ ngở ban đầu sẽ không còn nữa. Nếu khó chịu, thời

Page 13: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

gian đầu có thể bạn muốn tra đích danh thuật ngữ đó có ý nghĩa là gì trong tiếng Việt, và bạn sẽ tìm cách tra cho bằng được. Mình nghĩ đây là việc làm không cần thiết, có thể phí phạm thời gian của bạn, mặc dù có thể biết rằng biết được ý nghĩa song ngữ cũng rất có lợi. Cách làm của mình khi bị vướng 1 thuật ngữ còn mơ hồ là tra trực tiếp trên trang web chuyên sâu về kiến thức tài chính là: www.investopedia.com, và đọc thật nhiều báo kinh tế, tài chính cả tiếng Anh và tiếng Việt như The SaigonTimes, Vietnameconomy, v.v…

Hãy đặt mục tiêu ban đầu mình có thể đọc được 5, 7, hay 10 trang/giờ, hiểu được vấn đề, sau đó tăng tốc và tiếp tục theo lối tư duy đó. Riêng bản thân mình ban đầu đọc rất chậm, tra từ nhiều và thắc mắc nghĩa tiếng Việt, thì sau này, ý nghĩ đó đã biến mất, mình hiểu mặc nhiên trong đầu bản chất trong tiếng Anh từ đó cần hiểu như thế nào, và việc đọc tài liệu nhiều lần cũng giúp lưu kiến thức đó lại trong đầu, không cần tra từ nữa. Kĩ năng đọc thật sự cần thiết khi vào phòng thi, đối diện với bài thi thật, bạn rất khớp trước nhiều yếu tố tâm lý, sức khỏe, v.v…, với bài thi thông thường dài hơn 30 trang cho mỗi buổi thi. Việc đọc nhanh, nắm được ý chính sẽ hỗ trợ về thời gian để giúp bạn hoàn thành bài thi tốt, nhanh, tiết kiệm được thời gian để quay lại làm những câu còn mơ hồ đáp án hay còn bí. Như thế bạn cũng đã chiến thắng được khá nhiều thí sinh khác khi họ không có nhiều cơ hội để dò và làm lại những câu hỏi như bạn.(to be continue......)

Last minute study tips for the Dec 2012 CFA Level I exam

 

The December 2012 CFA® Level I exam is only two weeks away. Here are my thoughts on the most effective strategy over the little time that you have left.

 

 

1. If you’ve not done so already, re-do the curriculum questions. After attempting the questions read the solutions very carefully.

2. Work through the past CFAI Mock Exams (2009 and later). Since the course changes a little every year keep the following in mind:a. Ethics, Quant, FIS, Derivates and Alt. These topics have hardly changed since 2009. Hence all the questions on these topics are still valid.b. FRA and CF. Minor changes since 2009. Do all the questions. If a question looks very unfamiliar check the LOS reference in the solution.c. PM and Equity. These topics changed in 2011 so the

Page 14: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

2011 Mocks is 100% relevant. Earlier mocks are about 85% relevant. If a question looks very unfamiliar check the LOS reference in the solution.d. Econ. This changed completely in 2012. No point doing earlier CFAI Mocks. 

3. Do the CFAI Sample Exams. 

4. Note that everything I’ve said above has to do with questions developed by CFAI. Remember your exam is developed by the CFA Institute. Hence their questions are the best possible practice.

5. Write down the most important formulas and review then day and night. Keep the formula sheets under your pillow when you sleep. The important formulas need to be in your conscious and sub-conscious memory 

6. When you do practice questions you should not look at the formula sheets. This will help you determine whether you remember the formulas or not.

7. One week before the exam do the 2012 CFAI Mock in an exam-like setting

8. If you still have time, do practice exams from Schweser or other prep providers. 

9. Revise/review material in areas where you are making mistakes. 

10. You’ll notice some topics which are difficult and only appear once in the whole CFA Level I curriculum. (Example: Bayes Formula). Don’t get hung up on this material. It is much more important to be on top of the important topics which show up multiple times across the curriculum. Hopefully by now you’ve figured out those topics.

11. Bottom line is that you need to do as much practice as possible. The questions cover the most important concepts and by doing the questions (and going over solutions) you automatically revise the concepts.

12. If you are interested here is a short video on last minute tips:http://www.youtube.com/watch?v=TLk4KSYBYYk

T h c CFA: B t đ u t đâu và tài li u nào? ự ọ ắ ầ ừ ệThứ năm, 21 Tháng 7 2011 06:12 Quản trị viên

BẠN ĐÃ BIẾT VỀ CFA, BẠN MUỐN TỰ HỌC, VẬY TÀI LIỆU TỰ HOC THẾ NÀO??

 

Dựa vào kinh nghiệm cung cấp tài liệu CFA và tiếp xúc với nhiều bạn sắp học, đang học và đã đỗ kì thi CFA, chúng tôi có tổng kết và đưa ra một số lời khuyên. Tất cả những thông tin dưới

Page 15: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

đây thật sự là kinh nghiệm của những người đã trải nghiệm, và không có thông tin chính thức từ CFA hay nhà xuất bản nào.

Điều đầu tiên bạn phải nhớ khi thực hiện "CFA Dream", đó là: "thời gian là vàng". Việc học CFA cho 1 level được Kaplan Schweser thống kê là 250h, tương đương với tầm 3 tháng học liên tục, mỗi ngày 3h. Tuy nhiên vì lương kiến thức nhiều, và cần phải "hiểu" chứ không phải "nhớ", nên việc học CFA nên "học đi học lại vài lần". Do đặc thù thi liên tục 10 môn, nên nếu bạn học đến môn thứ 4,5 thì rất có thể kiến thức môn thứ 1 đã không còn rõ ràng và tình trạng tương tự kéo dài đến khi bạn học đến môn thứ 10 thì kiến thức của những môn đầu tiên đã khá mờ nhạt.

1. Bạn là người hoàn toàn mới như sinh viên các ngành tài chính, ngân hàng, kiểm toán hoặc thậm chí nếu bạn là muốn có sự thay đổi quan trọng trong cuộc đời mình thì bạn là sinh viên kĩ thuật bạn cũng có thể học CFA. Trong thời gian cung cấp tài liệu CFA thì những sinh viên của trường ĐH Ngoại Thương, Đại học Hà Nội, ĐH Kinh tế QD, học viện Ngân hàng và học viện Tài Chính là những bạn có sự quan tâm đặc biệt tới CFA. Cá biệt, có những bạn vốn xuất thân từ khối kĩ thuật như ĐH Bách Khoa HN cũng thể hiện sự quan tâm tới CFA.

Với những bạn chưa có kiến thức cơ sở của những môn thi CFA ( gồm 10 môn) hoặc mới chỉ "học qua" thì bắt đầu từ CFA level 1 cũng là một sự thử thách của chính bản thân. Lời khuyên cho những bạn mới tiếp xúc với các khái niệm trong lĩnh vực tài chính, đầu tư là hãy bắt đầu từ CFA Curriculum. Bạn có thời gian, có nhiệt huyết của tuổi trẻ, hãy bắt đầu "CFA Dream" từ Curriculum.

Bộ tài liệu - giáo trình chính thức - của CFA institute gồm gần 4000 trang sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ và chi tiết kiến thức của CFA. Với nội dung được trình bày vô cùng chi tiết và câu hỏi sau mỗi reading sẽ cho bạn kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho kì thi CFA Level 1.

2. Bạn là người trong ngành tài chính, đầu tư? Hoặc bạn có kiến thức về một số môn đã có trong kì thi CFA?

Đây là những bạn đã và đang làm trong các ngân hàng, công ty tài chính, chứng khoán hay tổ chức tín dụng. Bạn có kiến thức và cả kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đầu tư.

Lời khuyên cho các bạn là nên đọc từ CFA Kaplan SchweserNotes. Kiến thức của bộ tài liệu này được tổng hợp lại, khá súc tích dễ hiểu. Bộ tài liệu Kaplan Schweser phù hợp với các bạn có ít thời gian và đã có background về tài chính đầu tư.

3. Bạn muốn tìm hiểu một bộ sách luyện thi đầy đủ và phương pháp học tốt nhất?

Lời khuyên sau đây thật sự hữu ích cho các bạn có nhiều thời gian.

Nghe bài giảng từ CFA Kaplan Schweser Video Instruction. 16CD sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức về 10 môn thi. Viêc học với video sẽ trực quan, đi kèm với lời giải thích, giảng dạy của Lecturer sẽ làm bạn hiểu vấn đề nhanh hơn.

Page 16: Kinh nghiem hoc va thi cfa level i

Kết hợp cả 2 bộ sách: Kaplan SchweserNotes và CFA Curriculum. Bộ Kaplan SchweserNotes cung cấp cho bạn kiến thức cô đọng, súc tích, nhưng Curriculum sẽ giải thích cặn kẽ vấn đề và giúp bạn hiểu vấn đề hơn.

Sử dụng hiệu quả Question Bank. Ngân hàng câu hỏi với hơn 4000 câu, chia theo từng session sẽ giúp bạn nhớ kiến thức sau mỗi reading, session.

Kết thúc giai đoạn học, bạn cần làm đề thi mẫu với 180ph làm bài. Đây là giai đoạn sử dụng đến 2 Volume Practice Exam. Với 6 đề thi mẫu đi kèm với giải thích, bạn có cơ hội review lại toàn bộ kiến thức theo dạng 1 đề thi thật.

Một thời gian trước khi thi, đọc qua cuốn Secret Sauce - Essential for CFA exam. Nội dung cuốn sách sẽ tập trung những vấn đề thiết yếu nhất của kì thi. Tuy nhiên, chú ý không nên cho rằng chỉ cần học Secret Sauce là được vì đây gần giống như "ôn tủ", chỉ học Secret Sauce sẽ làm bạn không bao quát hết đc phạm vi kiến thức của CFA.