liªn bé - chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/downloadservlet... · web viewnội dung...

35
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /2016/TT-BTC Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Dự thảo ngày 27/9 THÔNG TƯ Quy định việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp để

Upload: others

Post on 19-Feb-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /2016/TT-BTC Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Dự thảo ngày 27/9

THÔNG TƯ Quy định việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí

sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi là Chương trình).

2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện các hoạt động của Chương trình.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện1. Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện theo

quy định tại Quyết định số /QĐ-TTg ngày / /2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và

Page 2: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

2. Kinh phí sự nghiệp thực hiện các nội dung của Chương trình phải hướng tới đạt mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Kế thừa và lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; các chương trình mục tiêu; các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.

4. Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện các nội dung của Chương trình.

Chương IINHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Điều 3. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng.

Điều 4. Kinh phí quy hoạch do ngân sách nhà nước cấp: Ủy ban nhân cấp tỉnh trên cơ sở mức hỗ trợ của ngân sách trung ương, có trách nhiệm chủ động chỉ đạo lập kế hoạch kinh phí quy hoạch của tỉnh; quy định mức kinh phí quy hoạch cho cấp xã cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; bố trí, bổ sung kinh phí ngân sách địa phương để lập quy hoạch xây dựng vùng; rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện, cấp vùng và cấp tỉnh; rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn.

Việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí cho các nhiệm vụ dự án quy hoạch thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch.

Điều 5. Nguồn kinh phíKinh phí thực hiện nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng nông thôn mới từ nguồn

chi sự nghiệp kinh tế.

Mục 2. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thônĐiều 6. Một số nội dung, mức chi chung 1. Chi lập và thẩm định các dự án hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo

dưới 03 tháng; chi hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học gắn với nội dung, nhiệm vụ của chương trình theo đề cương nghiên cứu được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và

2

Page 3: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Chi công tác phí, hội nghị, tập huấn triển khai nhiệm vụ: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi là Thông tư số 97/2010/TT-BTC).

3. Chi xây dựng hệ thống quản lý thông tin và cơ sở dữ liệu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT ngày 15/02/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

4. Chi thuê địa điểm, máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo: Mức chi theo hợp đồng, giá cả thực tế tại thời điểm thuê, phù hợp với từng công việc thực hiện cụ thể và do thủ trưởng đơn vị triển khai quyết định.

5. Chi in ấn tài liệu, mua văn phòng phẩm (nếu có) phục vụ nội dung thành phần Chương trình: Thực hiện theo chứng từ, hóa đơn thực tế, hợp pháp.

6. Rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôna) Nội dung hoạt động rà sát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề cho

lao động nông thôn thực hiện theo quy định tại tiết b điểm 1 mục V Điều 1 Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009.

b) Nội dung và mức chi rà sát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Năm 2016 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê. Từ năm 2017 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia (sau đây gọi là Thông tư số 109/2016/TT-BTC).

7. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

a) Chi xây dựng bảng biểu, đề cương kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án: Mức chi đối với cấp Trung ương 500.000 đồng/đề cương;

b) Chi tổng hợp số liệu, viết báo cáo, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đào tạo nghề; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách thực hện hoạt động: Mức chi đối với cấp trung ương là 500.000 đồng/báo cáo; đối với cấp tỉnh là 300.000 đồng/báo cáo; đối với cấp huyện là 200.000 đồng/báo cáo; đối với cấp xã là 100.000 đồng/báo cáo;

3

Page 4: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

c) Chi cập nhật số liệu nhằm thiết lập phương pháp thu thập và xử lý thông tin, xây dựng phần mềm quản lý: Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định tại Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử và Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước;

d) Chi công tác phí: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC;

đ) Căn cứ vào quy định chế độ chi tiêu hiện hành, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể kinh phí hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá cho cơ quan, đơn vị thực hiện phù hợp với nhiệm vụ được giao;

e) Các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách, hoạt động của Đề án được sử dụng nguồn kinh phí giám sát, đánh giá để chi cho công tác kiểm toán theo quy định hiện hành.

8. Chi tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác đào tạo nghề lao động nông thôn

a) Tổ chức hội nghị biểu dương, khen thưởng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC;

b) Chi thưởng theo bằng khen, giấy khen: Thực hiện theo quy định Luật Thi đua - Khen thưởng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn Luật Thi đua - Khen thưởng.

9. Chi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề cho giáo viên giảng dạy trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, kỹ năng dạy học cho người dạy nghề; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp ở trong và ngoài nước; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho lao động nông thôn: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC và Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Trường hợp cơ quan triệu tập chịu trách nhiệm thanh toán công tác phí cho học viên từ nguồn kinh phí của Đề án, học viên không thanh toán tại đơn vị nơi cử đi.

Điều 7. Chi tuyên truyền, tư vấn hoc nghề, việc làm1. Chi hoạt động truyền thôngChi thông tin, tuyên truyền về thanh niên với nghề nghiệp việc làm trên các

phương tiện thông tin đại chúng, gồm: Các báo, tạp chí, bản tin, tập san, chuyên san, đài phát thanh, đài truyền hình, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề. Chi

4

Page 5: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

in ấn các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền; xuất bản sách chọn nghề, cẩm nang việc làm cho lao động trẻ và các hoạt động khác có liên quan. Nội dung và mức chi thực hiện theo Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ quy định về nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; Quyết định số 102/QĐ-BTTTT  ngày 31 tháng 01 năm 2013 gia hạn hiệu lực thực hiện Quyết định số 382/QĐ-BTTTT ngày 21/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành đơn giá hỗ trợ sản xuất mới chương trình truyền hình sử dụng ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2012 và các quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Chi tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn, người khuyết tật: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 72/2016/TT-BTC ngày 19/5/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dịch vụ việc làm.

3. Chi cho công tác xây dựng, biên soạn tài liệu để tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngu tuyên truyền viên là cán bộ của Hội nông dân

a) Biên soạn tài liệu : 50.000 đồng/trang chuẩn (350 từ);b) Sửa chữa, biên tập tổng thể : 30.000 đồng/trang chuẩn (350 từ);c) Thẩm định, nhận xét : 25.000 đồng/trang chuẩn (350 từ).Điều 8. Phát triên chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy1. Chi phân tích nghề, phân tích công việc để xây dựng chuẩn kiến thức kỹ

năng nghềa) Xin ý kiến chuyên gia góp ý sơ đồ phân tích nghề tối đa 200.000 đồng/ý

kiến bằng văn bản (tối đa 7 ý kiến);b) Biên soạn phiếu phân tích nghề từ 3 bước công việc trở xuống là 200.000

đồng/phiếu, từ 4 đến 5 bước công việc là 230.000 đồng/phiếu và từ 6 bước công việc trở lên là 250.000 đồng/phiếu;

c) Xin ý kiến chuyên gia bộ phiếu phân tích công việc tối đa là 500.000 đồng/phiếu/ý kiến bằng văn bản (tối đa 7 ý kiến);

d) Nghiệm thu bộ phiếu phân tích nghề, phân tích công việc từ 3 bước công việc trở xuống là 170.000 đồng/phiếu, từ 4 đến 5 bước công việc là 190.000 đồng/phiếu và từ 6 bước công việc trở lên là 200.000 đồng/phiếu.

2. Chi thiết kế chương trình đào tạo được duyệt: 20.000 đồng/1 giờ.3. Chi biên soạn chương trình đào tạoa) Biên soạn chương trình đào tạo: 60.000 đồng/1 giờ (bao gồm cả chi phí

thuê chuyên gia tư vấn hướng dẫn, giám sát xây dựng chương trình: 10.000 đồng/1 giờ);

b) Sửa chữa, biên tập tổng thể chương trình: Đào tạo 35.000 đồng/1 giờ.4. Chi thẩm định, nhận xét đánh giá chương trình đào tạo: 25.000 đồng/1 giờ.

5

Page 6: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

5. Chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo: Mức chi tối đa không quá 30% mức chi xây dựng mới chương trình đào tạo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Số giờ chuẩn quy định cho từng nghề để tổ chức thiết kế, biên soạn, thẩm định chương trình đào tạo cho từng nghề trình độ sơ cấp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 và đào tạo dưới 3 tháng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

6. Mức chi biên soạn giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp, giáo trình đào tạo dưới 3 tháng

a) Viết giáo trình (bao gồm cả chi phí thuê chuyên gia tư vấn hướng dẫn giám sát): 50.000 đồng/trang chuẩn (350 từ);

b) Vẽ bản kỹ thuật, hình minh họa trong giáo trình từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/bản (tùy thuộc vào mức độ phức tạp của bản vẽ và hình minh họa);

c) Sửa chữa, biên tập tổng thể : 30.000 đồng/trang chuẩn (350 từ);d) Thẩm định, phản biện, nhận xét : 25.000 đồng/trang chuẩn (350 từ);đ) Chỉnh sửa, bổ sung giáo trình: mức chi tối đa không quá 45% mức chi

xây dựng mới.7. Mức chi xây dựng tài liệu giảng dạy a) Chi xây dựng tài liệu hướng dẫn: Mức chi tối đa không quá 70% mức chi

biên soạn giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp, giáo trình đào tạo dưới 3 tháng quy định tại Khoản 6 Điều này;

b) Chi mua học liệu theo định mức quy định cụ thể của từng nghề và thực hiện mua sắm theo quy định hiện hành của Nhà nước về mua sắm hàng hoá, vật tư thiết bị và các văn bản liên quan.

8. Nội dung và mức chi phát triển chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo hình thức đào tạo từ xa: thực hiện theo quy định về thí điểm xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.

Điều 9. Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện vận chuyên đào tạo nghề lưu động

1. Nội dung hoạt động hỗ trợ đầu tưa) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện, trường trung cấp

công lập ở những huyện chưa có trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc các huyện 30a, huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, huyện miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số: Được hỗ trợ đầu tư xây dựng xưởng thực hành; thiết bị đào tạo; ôtô bán tải hoăc thuyền máy để chuyên chở thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động và hỗ trợ chi phí cải tạo, sửa chữa, nâng cấp xưởng thực hành, ký túc xá, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn.

b) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện, trường trung cấp công lập ở những huyện chưa có trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc

6

Page 7: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

các huyện vùng trung du, đồng bằng và trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên: Hỗ trợ đầu tư thiết bị đào tạo; ôtô bán tải hoăc thuyền máy để chuyên chở thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động và hỗ trợ chi phí cải tạo, sửa chữa, nâng cấp xưởng thực hành.

c) Đối với 09 trường trung cấp thủ công mỹ nghệ ở 09 tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống: Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới; thiết bị đào tạo hoăc thuyền máy để chuyên chở thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động và chi phí cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất.

2. Mức hỗ trợ đầu tưa) Các bộ, ngành và địa phương căn cứ khả năng ngân sách được bố trí,

quyết định mua sắm thiết bị đào tạo phù hợp cho 3 - 4 nghề phổ biến, 3 - 5 nghề đăc thù đối với từng trung tâm, trường;

b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng một số hạng mục công trình của trung tâm, trường: Được sử dụng tối đa 30% kinh phí sự nghiệp được giao của từng Bộ, ngành và địa phương để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng một số hạng mục công trình của cơ sở đào tạo nghề. Mức hỗ trợ căn cứ vào Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng ngân sách bố trí cho nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các Bộ, ngành và địa phương không bố trí vốn sự nghiệp cho các dự án đầu tư xây dựng mới các cơ sở đào tạo nghề;

c) Trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện vận chuyển thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 10. Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ 1. Nội dung: Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

và kỹ năng nghề; chương trình tài liệu, bồi dưỡng công nghệ mới, chương trình tài liệu bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tư vấn đào tạo nghề, tư vấn việc làm; chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp đối với lao động nông thôn.

2. Mức chia) Biên soạn chương trình: Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng mức

75.000 đồng/1 giờ; sửa chữa, biên tập tổng thể mức 30.000 đồng/1 giờ; thẩm định chương trình mức 20.000 đồng/1 giờ;

b) Biên soạn tài liệu bồi dưỡng: Biên soạn tài liệu bồi dưỡng mức 40.000 đồng/trang chuẩn (350 từ); sửa chữa, biên tập tổng thể mức 25.000 đồng/trang chuẩn (350 từ); thẩm định nhận xét đánh giá tài liệu bồi dưỡng mức 20.000 đồng/trang chuẩn (350 từ);

c) Chỉnh sửa, bổ sung chương trình, tài liệu bồi dưỡng: Mức chi tối đa không quá 30% mức chi xây dựng mới quy định điểm a, điểm b khoản 2 Điều 8.

7

Page 8: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

Số giờ chuẩn quy định cho từng chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề cho giáo viên giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp và người dạy nghề thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 11. Xây dựng, nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1. Phương thức thực hiện mô hình thí điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện thông qua hợp đồng giữa cơ quan quản lý nhà nước với cơ sở đào tạo theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số …../2016/TT-BTC ngày …/…/2016 quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.

2. Chi tổ chức triển khai nhân rộng, gồm kiểm tra, đánh giá, tổng kết, hướng dẫn nhân rộng: Không quá 5% tổng kinh phí xây dựng mô hình.

Điều 12. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn1. Nội dung hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người khuyết

tật, thợ thủ công, thợ lành nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động: Thực hiện theo quy định tại điểm g Khoản 8 Điều 1 Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 và điểm c Khoản 3 Mục II Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.

2. Nội dung và mức chi đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật: thực hiện theo quy định tại Thông tư số …../2016/TT-BTC ngày …/…/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.

Mục 3. Giảm nghèo và an sinh xã hộiĐiều 13. Giảm nghèoa) Mục tiêu: Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm

nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.b) Nội dung và mức chi: Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính quy định

quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Điều 14. Thực hiện các chương trình an sinh xã hội ở xã, thôn Các chính sách an sinh xã hội thực hiện theo các quy định hiện hành tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật. Riêng đối với hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực thực hiện các chương trình an sinh xã hội ở xã, thôn thực hiện như sau: 1. Tuyên truyền, phổ biến về chính sách an sinh xã hội

8

Page 9: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

a) Chi sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình trên các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Chi mua, nhân bản và phát hành các ấn phẩm truyền thông. Việc lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, chương trình truyền thông

do Thủ trưởng cơ quan thực hiện nhiệm vụ truyền thông quyết định trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền giao và thực hiện theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đăt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

c) Làm mới, sửa chữa pa nô, áp phích, khẩu hiệu: Mức chi theo giá thị trường tại địa phương và chứng từ chi tiêu hợp pháp.

2. Truyền thanh tại cộng đồng (hỗ trợ biên tập và phát thanh)a) Chi biên tập 75.000 đồng/trang 350 từ;b) Chi bồi dưỡng phát thanh viên 15.000 đồng/lần. Trường hợp phát thanh

bằng tiếng dân tộc: 20.000 đồng/lần.3. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, đối thoại chính sácha) Bồi dưỡng báo cáo viên, nước uống cho người tham dự theo quy định tại

Thông tư số 97/2010/TT-BTC và Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. b) Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài (nếu có): Mức chi thực hiện theo hợp đồng, giấy biên nhận hoăc hoá đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ). 4. Chi kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TT-BTC ngày 26/01/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử người đi công tác thì có trách nhiệm thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người thuộc cơ quan mình cử đi công tác theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC.

Mục 4. Phát triên giáo dục ở nông thônĐiều 15. Nội dung chi, mức chi1. Chi cho Ban chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban chỉ đạo

thuộc các địa phươnga) Chi cho công tác tập huấn, hội thảo, sơ kết, tổng kết;b) Chi kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu;

9

Page 10: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

c) Chi cho công tác hỗ trợ kỹ thuật, công nhận các chuẩn phổ cập gắn với các mục tiêu của Chương trình;

Các mức chi thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.2. Chi mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ phổ cập giáo dục mầm

non. Chi mua sắm trang thiết bị, cải tạo, sửa chữa theo tiêu chuẩn điều kiện trường chuẩn cấp quốc gia cho các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Việc mua sắm thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

3. Chi cho công tác điều tra, khảo sát đối với các nội dung: Số người mù chữ, tái mù chữ trong độ tuổi 15-60; phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục và xóa mù chữ.

Nội dung và mức chi: Năm 2016 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê. Từ năm 2017 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC.

4. Chi hỗ trợ học phẩm, tài liệu học tập thực hiện xóa mù chữ và chống tái mù chữ. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy địnhvề hỗ trợ học phẩm quy định tại Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc. Chi thắp sáng đối với các lớp học phổ cập, xóa mù chữ ban đêm, chi mua sổ sách theo dõi quá trình học tập.

5. Chi công tác tập huấn bồi dưỡng nội dung giáo dục đăc thù, tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số.

6. Chi biên soạn tài liệu, in ấn và cấp phát tài liệu đăc thù cho các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số.

7. Chi trả thù lao đối với giáo viên, cộng tác viên dạy lớp xóa mù, chống tái mù chữ, cụ thể:

a) Đối với giáo viên thuộc biên chế: Mức chi thù lao tính theo số giờ thực dạy. Trường hợp số giờ dạy vượt định mức giờ chuẩn được thanh toán theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập;

b) Đối với những người ngoài biên chế, nếu có đủ tiêu chuẩn và năng lực giảng dạy, tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ: Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ trả thù lao cho các đối tượng này theo hợp đồng thỏa thuận. Mức thù lao tối đa theo hợp đồng tương đương với mức lương giáo viên trong biên chế có cùng trình độ đào tạo, thâm niên công tác dạy cùng cấp học, lớp học

10

Page 11: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vu trang;

8. Chi hỗ trợ hoạt động huy động số người mù chữ, tái mù chữ đến lớp xóa mù; huy động trẻ trong độ tuổi giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở đang bỏ học hoăc chưa có điều kiện đến trường và các lớp phổ cập hoăc trở lại nhà trường tiếp tục học.

Điều 16. Nguồn kinh phí Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục ở nông thôn từ

nguồn chi sự nghiệp giáo dục.

Mục 4. Phát triên y tế cơ sở, nâng cấp chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn

Điều 17. Nội dung chi, mức chi1. Mua túi dụng cụ cho y tế thôn, bản thuộc các xã đăc biệt khó khăn, xã

biên giới, xã an toàn khu; các xã đăc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã nghèo thuộc huyện nghèo; xã nghèo thuộc huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

2. Cấp miễn phí đa vi chất và sản phẩm bổ sung đa vi chất cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi thuộc hộ gia đình nghèo tại các xã đăc biệt khó khăn. Số lượng, định mức theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phù hợp với nhu cầu và dự toán ngân sách được giao.

3. Chi tập huấn kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cộng tác viên, tình nguyện viên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; chi đào tạo ngắn hạn, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cô đỡ thôn, bản không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nhân viên y tế trực tiếp tham gia thực hiện chăm sóc sức khỏe nhân dân tại cộng đồng, y tế cơ sở theo quyết định của Giám đốc Sở Y tế.

Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC và Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Điều 18. Nguồn kinh phí Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển y tế cơ sở, nâng cấp chất

lượng chăm sóc sức khỏe người nông dân từ nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn.

Mục 5. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn mớiĐiều 19. Nội dung và kinh phí thực hiện1. Về các nguồn văn hóa phẩm sử dụng trong các thiết chế văn hóa:

11

Page 12: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

a) Sách pháp luật: Nguồn sách và kinh phí thực hiện theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật;

b) Sách, tài liệu về nông nghiệp, nông thôn: Phối hợp với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc luân chuyển, phổ biến các tài liệu về khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm... Nguồn kinh phí thực hiện từ các chương trình khuyến nông và ngân sách địa phương.

c) Thực hiện cung cấp sách văn hóa, báo, tạp chí- Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa (Nội dung cấp sách, trang thiết

bị, sản phẩm văn hóa thông tin cho các đồn Biên phòng và các đội tuyên truyền văn hóa Bộ đội Biên phòng để xóa các điểm trắng văn hóa tại vùng biên giới, hải đảo; Hỗ trợ ấn phẩm văn hóa cho các xã đăc biệt khó khăn, các đội thông tin lưu động cấp huyện vùng đăc biệt khó khăn; một số trường dân tộc nội trú).

- Chương trình cấp báo không thu tiền cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đăc biệt khó khăn;

- Đóng góp của người dân, xã hội.2. Về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, các hoạt động vui chơi,

giải trí cho trẻ em ở cấp xã, thôn, bản: Ngân sách cấp xã và nguồn kinh phí huy động tự nguyện, hợp pháp từ nhân

dân để tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao theo nội dung chuyên môn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn.

3. Về việc nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao) thực hiện các chương trình, dự án được phê duyệt (Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa; các Đề tài nghiên cứu khoa học; các Dự án điều tra cơ bản) từ nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ này.

b) Ngân sách địa phương (cấp tỉnh) thực hiện việc nhân rộng các kết quả nghiên cứu để phổ biến phù hợp tại địa phương (các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, vùng miền; các lễ hội được phục dựng...).

4. Về việc mua sắm bổ sung, thay thế, sửa chữa các công trình văn hóa, thể thao và các trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn của thiết chế văn hóa, thể thao (loa, đài, micro, phông sân khấu, thiết bị luyện tập thể dục thể thao cơ bản...): Ngân sách địa phương và đóng góp tự nguyện của người dân trên địa bàn.

Điều 20. Quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí Việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ

Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn mới thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Mục 6. Vệ sinh môi trường nông thôn

12

Page 13: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

Điều 21. Chi hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình1. Chi hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách xây dựng nhà

tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình làm mô hình để thúc đẩy các hộ dân địa phương tăng nhanh diện bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình.

2. Mức chi: a) Các hộ nghèo, gia đình chính sách được ngân sách nhà nước hỗ trợ

không quá 70% giá thành nhà tiêu hợp vệ sinh mẫu;b) Hộ cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ không quá 35% giá thành

nhà tiêu hợp vệ sinh mẫu;c) Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh hoăc cơ quan được UBND cấp tỉnh

ủy quyền phê duyệt thiết kế mẫu và giá thành nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình phù hợp với điều kiện của địa phương làm căn cứ hỗ trợ.

3. Quy trình thực hiệnHàng năm, UBND xã đề xuất số hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách

cần hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, gửi Trung tâm Y tế dự phòng huyện (hoăc Trung tâm Y tế huyện) để tổng hợp nhu cầu, báo cáo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh trình Sở Y tế xem xét dự kiến số hộ và nhu cầu kinh phí gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp vào kế hoạch chung, báo cáo UBND tỉnh. Căn cứ vào khả năng nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình, UBND tỉnh quyết định số hộ thực hiện mô hình và giao kinh phí thực hiện.

Căn cứ kế hoạch vốn sự nghiệp được phân bổ và dự toán được duyệt, Trung tâm Y tế dự phòng huyện (hoăc Trung tâm Y tế huyện) tổ chức thực hiện hỗ trợ xây dựng mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình.

Biên bản nghiệm thu nhà tiêu hợp vệ sinh được hỗ trợ giữa hộ gia đình, trạm y tế xã có xác nhận của UBND xã làm căn cứ để hỗ trợ kinh phí cho hộ gia đình.

Hộ gia đình nhận kinh phí hỗ trợ căn cứ vào biên bản nghiệm thu nhà tiêu hợp vệ sinh và ký nhận đủ kinh phí hỗ trợ theo dự toán được duyệt từ Trung tâm Y tế dự phòng huyện (hoăc Trung tâm Y tế huyện).

Ban điều hành Chương trình của tỉnh chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện theo quy định.

Điều 22. Chi tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng

Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC.

Điều 23. Nguồn kinh phí Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ Vệ sinh môi trường nông thôn từ

nguồn chi sự nghiệp môi trường.

13

Page 14: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

Mục 7. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thê chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới

Điều 24. Nội dung chi1. Nội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho cán bộ, công chức cấp xã a) Chi biên soạn, chỉnh sửa tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, năng lực

quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho cán bộ, công chức cấp xã trong giai đoạn 2016-2020;

b) Chi tổ chức lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phù hợp với nội dung chương trình;

c) Chi công tác phí đi chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, việc tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

2. Nội dung 2: Măt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới theo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”

a) Chi hội nghị, hội thảo chuyên đề, sơ kết, tổng kết hàng năm, tổng kết phong trào ở các cấp;

b) Chi các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Chi công tác phí đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào;d) Chi khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích thực hiện phong

trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.3. Nội dung 4: Triển khai phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng

nông thôn mới”a) Chi công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về phong

trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”;b) Chi biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu về gương điển hình tiên tiến tham

gia xây dựng nông thôn mới;c) Chi công tác phí đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào thi đua

“Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”;d) Chi khen thưởng cá nhân, doanh nghiệp, doanh nhân có đóng góp cho

xây dựng nông thôn mới.4. Nội dung 6: Đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật; bảo

đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.Thực hiện theo quy định về nội dung chi cho công tác chuẩn tiếp cận pháp

luật quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và

14

Page 15: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

5. Nội dung số 7: Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”

a) Chi cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm của phụ nữ và cộng đồng về xây dựng nông thôn mới và các tiêu chí của Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch.

b) Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết cuộc vận động. c) Chi xây dựng tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội các cấp

về xây dựng nông thôn mới và thực hiện Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch.

d) Chi duy trì sinh hoạt các mô hình “Chi hội phụ nữ xây dựng nông thôn mới” gắn với hoạt động tài chính vi mô: Chi hỗ trợ tiền nước uống cho thành viên tham gia các buổi sinh hoạt; chi sao chụp tài liệu.

đ) Chi khảo sát, đánh giá và xây dựng tiêu chí đánh giá 5 không, 3 sạch.Điều 25. Mức chi 1. Chi biên soạn tài liệu tập huấn, bồi dưỡng: Thực hiện theo quy định tại

Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp;

2. Chi tổ chức lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

3. Chi công tác phí đi chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, chi hội nghị, hội thảo chuyên đề, sơ kết, tổng kết: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC.

4. Chi các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

5. Chi in ấn, phát hành tài liệu, sách: Thực hiện theo chứng từ, hóa đơn thực tế, hợp pháp.

6. Chi duy trì sinh hoạt các mô hình “Chi hội phụ nữ xây dựng nông thôn mới” gắn với hoạt động tài chính vi mô: Chi hỗ trợ tiền nước uống cho thành viên tham gia các buổi sinh hoạt: Tối đa 10.000 đồng/người/buổi; chi sao chụp tài liệu: Theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

15

Page 16: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

7. Chi khảo sát, đánh giá và xây dựng tiêu chí đánh giá 5 không, 3 sạch: Năm 2016 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê. Từ năm 2017 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC.

Điều 26. Nguồn kinh phí: Nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ

chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới từ nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn.

Mục 8. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thônĐiều 27. Đấu tranh, ngăn chăn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội,

bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội địa bàn nông thôn1. Về nội dung chia) Tổ chức tuyên truyền về công tác Công an thực hiện Chương trình mục

tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;b) Xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình công tác Công an bảo đảm an

ninh, trật tự, xây dựng nông thôn mới;c) Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các mô hình tự quản

về an ninh, trật tự khu vực nông thôn;d) Tổ chức các lớp bồi dưỡng; hội thảo chuyên đề về công tác bảo đảm an

ninh, trật tự địa bàn nông thôn; đ) Tổ chức nghiên cứu xây dựng đề án, đề tài khoa học cấp Bộ “Công tác

Công an bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng nông thôn mới”; e) Kiểm tra, chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới theo sự

phân công của Ban chỉ đạo Trung ương;g) Sơ kết, tổng kết công tác công an thực hiện Chương trình mục tiêu quốc

gia xây dựng nông thôn mới hàng năm và giai đoạn 2016 – 2020;h) Khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong

công tác công an thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

i) Mua sắm phương tiện (máy tính, máy in, camera...) và văn phòng phẩm phục vụ công tác.

2. Về mức chi: Thực hiện theo định mức quy định hiện hành.Điều 28. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nhất là các xã vùng

trong điêm (biên giới, hải đảo) đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia(Ghi chú: Ngày 19/8/2016, Bộ Quốc phòng có công văn số 7985/CKT-

KTSN về việc Thông tư hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới 2016-2020, theo đó, hiện nay Bộ Quốc

16

Page 17: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

phòng chưa có dự án thành phần được phê duyệt nên chưa có đề xuất cơ chế tài chính đăc thù).

Điều 29. Nguồn kinh phí Nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã

hội nông thôn từ nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn.

Mục 9. Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mớiĐiều 30. Tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng và

người dân về nông thôn mới; Tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ xây dựng nông thôn mới.

1. Đối tượng tập huấn, nội dung, thời gian, hình thức tập huấn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Nội dung chi:a) Chi in ấn các loại tài liệu tập huấn thực hiện theo quy định hiện hành;b) Chi biên soạn tài liệu: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 trên.c) Chi hỗ trợ tiền ăn, ngủ, đi lại, văn phòng phẩm, nước uống và các khoản chi

khác cho học viên, đại biểu trong thời gian đào tạo theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC.

Căn cứ mức chi tại các hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện mức chi từng nội dung cho phù hợp với điều kiện của từng tỉnh.

Điều 31. Ban hành Bộ tài liệu chuẩn phục vụ cho công tác đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Bộ Tài liệu chuẩn phục vụ cho công tác đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cung cấp cho các địa phương. Trên cơ sở Bộ tài liệu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương căn cứ nhu cầu đào tạo, tập huấn của địa phương tổ chức in cung cấp cho các lớp tập huấn. Kinh phí in ấn tài liệu được tính trong chi phí của lớp đào tạo, tập huấn.

2. Chi biên soạn tài liệu: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 trên.Điều 32. Nguồn kinh phí: Nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới

và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới từ nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn.

Mục 10. Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí sự nghiệpĐiều 33. Lập dự toán

17

Page 18: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

Đối với việc lập dự toán kinh phí sự nghiệp hàng năm thực hiện theo quy định tại Quyết định số /QĐ-TTg ngày / /2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Điều 34. Chấp hành và Quyêt toán Việc chấp hành và quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện theo quy định

của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Chương IIITỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 35. Điều khoản thi hành1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2017 (ngày ký + 45

ngày).2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này

được sửa đổi, bổ sung hoăc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoăc thay thế.

Điều 36. Trách nhiệm thi hànhBộ Tài chính phối hợp với Bộ, cơ quan Trung ương được phân công chủ trì

nội dung thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tổ chức thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:- Ban Bí thư trung ương Đảng;- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Văn phòng Tổng Bí thư; Văn phòng Quốc hội;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Văn phòng Chính phủ;- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;- Toà án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;- Cơ quan Trung ương các Hội, Đoàn thể;- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;- Cổng TTĐT Chính phủ;- Cổng TTĐT Bộ Tài chính;- Các đơn vị thuộc BTC;- Lưu :VT, Vụ HCSN (400 bản).

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Huỳnh Quang Hải

18

Page 19: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

Phụ lục: Mức chi xây dựng Danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng

(Kèm theo Thông tư số /TT-BTC ngày của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020).

 STT

Nội dung chi

Mức chi cho 01 mô đun, môn hoc theo số lượng thiết bị trong từng mô đun,

môn hoc(đơn vị tính: 1.000 đồng)

Số lượng thiết bị

trong một mô đun,

môn hoc < 10

Số lượng thiết bị

trong một mô đun, môn hoc

≥10 và <20

Số lượng thiết bị

trong một mô đun, môn hoc

≥20

1Rà soát lại và hoàn thiện các đề xuất về dụng cụ và trang thiết bị đã nêu trong chương trình đào tạo

50 100 150

2Xác định danh mục thiết bị dạy nghề theo từng môn học, mô-đun

150 200 250

3Xác định yêu cầu sư phạm cho từng thiết bị trong từng môn học, mô-đun

250 300 400

4Xác định yêu cầu kỹ thuật cơ bản của từng thiết bị trong từng môn học, mô-đun

350 500 600

5Xác định số lượng thiết bị tối thiểu cho từng thiết bị trong từng môn học, mô-đun

400 500 600

6Tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bao gồm:

6.1 Chuẩn tên gọi (chủng loại) thiết bị. 50 50 50

6.2 Xác định số lượng tối thiểu cho tất 400 400 40019

Page 20: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

 STT

Nội dung chi

Mức chi cho 01 mô đun, môn hoc theo số lượng thiết bị trong từng mô đun,

môn hoc(đơn vị tính: 1.000 đồng)

Số lượng thiết bị

trong một mô đun,

môn hoc < 10

Số lượng thiết bị

trong một mô đun, môn hoc

≥10 và <20

Số lượng thiết bị

trong một mô đun, môn hoc

≥20

cả các môn học, mô-đun

6.3Xác định yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thiết bị (đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của tất cả môn học, mô-đun).

800 800 800

7Biên soạn danh mục thiết bị dạy nghề

200 200 200

8 Sửa chữa biên tập tổng thể 200 200 200

20

Page 21: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

Nội dung 8. Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề.Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 về môi trường trong Bộ tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt tiêu chi số 17 về môi trường; 75% số hiệu gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% trường học, trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lý và sử dụng tốt.Nội dung:

1. Thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn: Vốn sự nghiệp

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch vệ sinh theo chuẩn quốc gia: Xây dựng các công trình cấp nước sạch (tập trung và công trình cấp nước nhỏ lẻ); Vốn đầu.

- Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình: Vốn sự nghiệp – P.Ytế2. Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã,

thôn theo quy hoạch; thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạo nghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp: vốn đầu tư

3. Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm đăc biệt nghiêm trọng: Vốn đầu tư.

Mức chi cho công tác điều tra, khảo sát: Điều 4: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (PY tế) dự kiến

- Mức chi cho hoạt động điều tra, khảo sát thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.Điều 6. Phát triển giáo dục ở nông thôn (P. VX) dự kiến:

Chi cho công tác điều tra, khảo sát đối với giao dục thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.

P.SNKT trình Vụ: Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Do vậy để thống nhất, P.SNKT đề nghị hoạt động điều tra, khảo sát thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016

21

Page 22: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,

của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.

22

Page 23: liªn bé - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewNội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính,