lỜi mỞ ĐẦu - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-vietnam.pdf · 1 ....

76
1 LI MĐẦU Vin Nghiên cu quc ngNht Bản đã phát triển nghiên cu vlch stiếng Nht tnghiên cu vkính ngữ. Trong cun “Các dạng thhin “squan tâm” đến đối phương trong hành động ngôn ng” (Vin nghiên cu quc ngNht Bản 2006), các tác giả đã mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các hình thức thhin squan tâm đến đối phương trong ngôn ngca từng văn cảnh chkhông chdừng li vấn đề la chọn hình thức kính ng. Theo Sugito (2005:2), “squan tâm” cái đứng đằng sau ngôn từ, là suy nghĩ và sự lưu tâm của người phát ngôn đến đối phương”. Đây là một yếu trất quan trọng để thhin lch strong Tiếng Nht, tuy nhiên “squan tâm”, “lưu tâmmà người Nht sdụng chưa chắc đã có hiệu qutrong ngôn ngữ khác và có thể gây ra hiểu nhm. Szatrowski (1993) đã dẫn chứng ví dụ sau để so sánh sự khác nhau trong hành động “rủcủa người Nhật và người M. Trong thời gian tôi Nhật có một người bn Nhật đã rủ tôi và mọi người đi du lịch sui nước nóng trước khi cô ấy kết hôn và ra nước ngoài sinh sống. Khi rủ tôi người bạn đó đã nói Polly còn bận viết luận văn nên chắc khó đi được nh” khiến tôi vô cùng sng st. Trong văn hóa Mỹ , nếu rủ người khác mà dùng cách nói như vậy thì đồng nghĩa với vic muốn đối phương tự giác từ chi….Sau nhiều kinh nghiệm tương tự, tôi phát hiện ra rằng “chiến lược” trong lời rủ của người Nhật và người Mkhác nhau (Szatrowski, 1993:1) Phát ngôn thể hin squan tâm mà người Nhật cho là lịch sthì ngược lại người Mli cho nó là một hành động bt lch sự. Szatrowski đã tiến hành khảo sát chiến lược rủ trong tiếng Nhật thông qua phân tích chi tiết nhng mu hội thoại tnhiên. Kết qucho thấy, khác với hội thoại “rủtrong tiếng Anh, hội thoại “rủtrong tiếng Nhật thường xuyên xuất hiện phát ngôn thể hin “squan tâm”, “slưu tâm”. Phát ngôn thể hin slưu tâm, quan tâmnày giữ một vai trò quan trọng trong lịch stiếng Nhật nhưng như Szatrowski đã chỉ ra, tuy nhiên đây cũng là những phát ngôn dễ gây hiu nhầm cho người hc tiếng Nhật. Vì thế, khi dậy, cần thiết phải có một giáo trình tập trung vào “lch sdễ bhiu lần này. Giáo trình này chia làm hai phần I và II. Phần I Cơ s- hướng dẫn vlch strong tiếng Nhật dễ gây hiểu lầm cho người hc. Phần này được viết dựa vào phương pháp sau. Trước

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

1

LỜI MỞ ĐẦU

Viện Nghiên cứu quốc ngữ Nhật Bản đã phát triển nghiên cứu về lịch sự tiếng Nhật từ

nghiên cứu về kính ngữ. Trong cuốn “Các dạng thể hiện “sự quan tâm” đến đối phương

trong hành động ngôn ngữ” (Viện nghiên cứu quốc ngữ Nhật Bản 2006), các tác giả đã mở

rộng phạm vi nghiên cứu sang các hình thức thể hiện sự quan tâm đến đối phương trong

ngôn ngữ của từng văn cảnh chứ không chỉ dừng lại ở vấn đề lựa chọn hình thức kính ngữ.

Theo Sugito (2005:2), “sự quan tâm” là “cái đứng đằng sau ngôn từ, là suy nghĩ và sự lưu

tâm của người phát ngôn đến đối phương”. Đây là một yếu tố rất quan trọng để thể hiện lịch

sự trong Tiếng Nhật, tuy nhiên “sự quan tâm”, “lưu tâm” mà người Nhật sử dụng chưa chắc

đã có hiệu quả trong ngôn ngữ khác và có thể gây ra hiểu nhầm. Szatrowski (1993) đã dẫn chứng ví dụ sau để so sánh sự khác nhau trong hành động “rủ”

của người Nhật và người Mỹ.

Trong thời gian tôi ở Nhật có một người bạn Nhật đã rủ tôi và mọi người đi du lịch suối

nước nóng trước khi cô ấy kết hôn và ra nước ngoài sinh sống. Khi rủ tôi người bạn đó

đã nói “Polly còn bận viết luận văn nên chắc khó đi được nhỉ” khiến tôi vô cùng sửng

sốt. Trong văn hóa Mỹ, nếu rủ người khác mà dùng cách nói như vậy thì đồng nghĩa với

việc muốn đối phương tự giác từ chối….Sau nhiều kinh nghiệm tương tự, tôi phát hiện

ra rằng “chiến lược” trong lời rủ của người Nhật và người Mỹ khác nhau (Szatrowski,

1993:1)

Phát ngôn thể hiện sự quan tâm mà người Nhật cho là lịch sự thì ngược lại người Mỹ lại

cho nó là một hành động bất lịch sự. Szatrowski đã tiến hành khảo sát chiến lược rủ trong

tiếng Nhật thông qua phân tích chi tiết những mẫu hội thoại tự nhiên. Kết quả cho thấy,

khác với hội thoại “rủ” trong tiếng Anh, hội thoại “rủ” trong tiếng Nhật thường xuyên xuất

hiện phát ngôn thể hiện “sự quan tâm”, “sự lưu tâm”.

“Phát ngôn thể hiện sự lưu tâm, quan tâm” này giữ một vai trò quan trọng trong lịch sự

tiếng Nhật nhưng như Szatrowski đã chỉ ra, tuy nhiên đây cũng là những phát ngôn dễ gây

hiểu nhầm cho người học tiếng Nhật. Vì thế, khi dậy, cần thiết phải có một giáo trình tập

trung vào “lịch sự” dễ bị hiểu lần này.

Giáo trình này chia làm hai phần I và II. Phần I Cơ sở - hướng dẫn về lịch sự trong tiếng

Nhật dễ gây hiểu lầm cho người học. Phần này được viết dựa vào phương pháp sau. Trước

Page 2: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

2

tiên, chúng tôi thu thập những đoạn hội thoại của người Nhật mà người học nước ngoài

(Trung Quốc, Hàn Quốc) cảm thấy khó hiểu và những thư điện tử do người học tiếng Nhật

viết mà người Nhật cảm thấy không tự nhiên. Sau đó phân tích các đoạn hội thoại và thư để

làm sáng tỏ sự khác nhau trong suy nghĩ của người Nhật và người học. Tiếp theo, chia những

biểu hiện của lịch sự trong tiếng Nhật này thành 3 loại và hướng dẫn riêng cho từng loại.

Phần II Thực hành - là tài liệu hướng dẫn giúp người học hiểu và thực hành được lịch sự

trong tiếng Nhật, tập trung vào những phát ngôn của người Nhật mà người học cảm thấy

khác văn hóa của mình. Phần này đưa ra 5 hành động ngôn từ “nhờ và từ chối”, “xin lỗi”,

“khen”, “bất bình, bất mãn, không đồng ý”, “cảm ơn”. Đầu tiên, chúng tôi đưa ra một số văn

cảnh mà cảm nhận về lịch sự của người Nhật và người học khác nhau để giải thích ý thức về

lịch sự của người Nhật. Tiếp theo là tài liệu hướng dẫn thực hành phân tích một số hội thoại

thực tế hay hội thoại trên phim ảnh Nhật. Chúng tôi rất hy vọng tài liệu này sẽ đóng góp một

phần hữu ích giúp người học lý giải được lịch sự trong tiếng Nhật.

Tháng 3 năm 2017

Matsumura Yoshiko

Page 3: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

3

MỤC LỤC Lời mở đầu ........................................................................................................................... 1

Mục lục ................................................................................................................................. 3

Phầ I Cơ sở ........................................................................................................................... 5

Bài 1 Phát ngôn lịch sự người trên dùng với người dưới ................................................. 6

Hội thoại 1 ................................................................................................................ 6

Hội thoại 2 ................................................................................................................. 8

Hội thoại 3 ............................................................................................................... 10

Hội thoại 4 ............................................................................................................... 12

Hội thoại 5 .............................................................................................................. 14

Bài 2 Phát ngôn xa cách, phát ngôn suồng sã.................................................................. 16

Hội thoại 6 .............................................................................................................. 16

Hội thoại 7 .............................................................................................................. 18

Hội thoại 8 .............................................................................................................. 20

Hội thoại 9 .............................................................................................................. 22

Hội thoại 10............................................................................................................. 24

Bài 3 Thể hiện sự biết ơn, ưu tiên lợi ích đối phương .................................................... 26

Hội thoại 11 ............................................................................................................. 26

Hội thoại 12 ............................................................................................................. 27

Email 1 ..................................................................................................................... 30

Email 2 ..................................................................................................................... 30

Email 3 ..................................................................................................................... 31

Phần II Thực hành............................................................................................................... 32

Bài 1 Nhờ và từ chối ....................................................................................................... 33

1. Có thể từ chối khi bị nhờ hay không? ................................................................. 33

2. Chiến lược nhờ và từ chối của người Nhật ......................................................... 36

Bài 2 Xin lỗi .................................................................................................................. 40

1. Có cần xin lỗi hay không? ................................................................................... 40

2. Lời xin lỗi của người Nhật trong phim và hội thoại tự nhiên ............................. 42

Bài 3 Khen .................................................................................................................... 48

1. Đánh giá về lời khen ............................................................................................ 48

2. Lời khen khó hiểu của người Nhật....................................................................... 50

Page 4: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

4

Bài 4 Phát ngôn bất bình, bất mãn, không đồng ý ........................................................ 55

1. Phát ngôn lịch sự thể hiện bất bình, bất mãn ...................................................... 55

2. Phát ngôn lịch sự thể hiện sự không đồng ý ........................................................ 57

Bài 5 Cảm ơn ................................................................................................................ 64

1. Nhận thức và hành động của người Nhật về việc cảm ơn ................................... 64

2. Phát ngôn cảm ơn khó hiểu của người Nhật ....................................................... 68

Tài liệu tham khảo .............................................................................................................. 73

Lời kết ................................................................................................................................. 75

Page 5: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

5

PHẦN I CƠ SỞ

LỊCH SỰ KHÓ HIỂU TRONG TIẾNG NHẬT

Page 6: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

6

BÀI 1 PHÁT NGÔN LỊCH SỰ NGƯỜI TRÊN DÙNG VỚI NGƯỜI DƯỚI

Phần khiến người học cảm thấy khó hiểu nhất khi học về lịch sự trong tiếng Nhật là phát

ngôn lịch sự mà người trên dùng với người dưới. Trong bài này, chúng ta cùng quan sát ví dụ

cụ thể có dùng phát ngôn này và suy nghĩ xem ý đồ của người nói khi dùng nó là gì.

Hội thoại (1)

Giáo viên trường tiểu học (25-30 tuổi), mẹ của giáo viên đó (trên 50 tuổi), mẹ của một học

sinh (trên 30 tuổi), 3 người gặp nhau trong công viên vào ngày nghỉ và dưới đây là đoạn

hội thoại giữa họ.

Mẹ của học sinh: A, chào cô giáo! Giáo viên: A! Mẹ của giáo viên: (Nhìn mẹ của học sinh)à… Giáo viên: A, đây là mẹ của em. Mẹ của học sinh: (vừa cúi đầu chào vừa nói) A, xin chào cô Giáo viên: Mẹ ơi, đây là mẹ của một em học sinh ở lớp con đang dậy. Mẹ của giáo viên: (vừa cúi đầu chào vừa nói) A, xin chào chị. Tôi là mẹ của A (tên của

giáo viên). Cảm ơn chị luôn để ý giúp đỡ con gái tôi. Mẹ của học sinh: A. không... Chính cháu mới là người hay phải nhờ cô ấy giúp đỡ Mẹ của giáo viên: (Vừa cúi đầu chào lịch sự vừa nói) Mong chị từ nay trở đi cũng để

ý giúp đỡ em.

Mẹ của học sinh: A a, vâng ạ.

Page 7: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

7

Câu hỏi (1)

(A) Theo em trong ba nhân vật trên, ai là người ở vai trên cùng?

1. Giáo viên trường tiểu học 2. Mẹ của giáo viên 3. Mẹ của học sinh

(B) Hãy viết lý do tại sao em chọn đáp án ở (A)?

Câu hỏi (2)

(C) Ấn tượng của em với câu trả lời được gạch chân trong đoạn hội thoại trên là gì?

1. Không thể nghĩ được là mẹ của giáo viên lại nói như thế.

2. Mẹ của giáo viên nói như thế cũng là bình thường.

3. Khác ( )

(D) Tại sao mẹ của giáo viên lại nói như vậy?

(a) Theo em giáo viên tiểu học này đã có kinh nghiệm hay mới vào nghề?

1. Giáo viên đã có kinh nghiệm

2. Giáo viên mới vào nghề

(b) Từ câu trả lời ở phần (a), em thử nghĩ xem giáo viên tiểu học này thường

ngày giảng bài trên lớp như thế nào?

1. Giảng bài có kinh nghiệm, tự tin và bình tĩnh.

2. Là giáo viên mới nên vẫn còn thiếu sót và phải cố gắng nhiều

3. Khác ( )

(c) Dựa trên câu trả lời ở phần (b) em hãy thử đoán tại sao mẹ của giáo viên lại

nói như vậy.

Page 8: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

8

Hội thoại (2)

Viện trưởng nhờ bác sỹ Taguchi tìm hiểu nguyên nhân ca phẫu thuật thất bại

Viện trưởng: Bác sỹ có biết về phẫu thuật Batista không? Bác sỹ Taguchi: Tôi cũng đã nghe qua tên… Viện trưởng: Thông thường tỷ lệ thành công thông thường là 60%, nhưng bác sỹ Kiryu

sau khi về bệnh viện này công tác một năm đã làm rất tốt phẫu thuật khó khăn đó.

Thực tế đã 26 lần thành công liên tiếp. Bệnh nhân từ khắp đất nước đã đến đây vì

nghe tên cậu ấy.

Bác sỹ Kiryu: Nhưng, phẫu thuật Batista gần đây lại ba lần tiên tục thất bại. Viện trưởng: Tôi muốn nhờ giáo sư Udo…., à không nhờ anh làm rõ nguyên nhân… Bác sỹ Taguchi: Không được. Viện trưởng: Sắp tới sẽ có một cuộc phẫu thuật Batista, do một vài lý do không thể nói

mà nhất định tôi muốn anh nhận lời giúp. Bác sỹ Taguchi: Những việc như thế này, tôi nghĩ là việc của Ủy ban quản lý rủi ro… Viện trưởng: Tôi không muốn làm rùm beng lên.

Câu hỏi (1)

(A) Ba người trong đoạn hội thoại trên, theo em ai là người ở vị trí cao nhất?

1. Viện trưởng 2. Bác sỹ Kiryu 3. Bác sỹ Taguchi

(B) Cho biết lý do em chọn đáp án ở câu (A)

Page 9: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

9

Câu hỏi (2)

(C) Hãy trả lời về mức độ lịch sự trong những phát ngôn có gạch chân.

1. Cách nói của viện trưởng quá lịch sự.

2. Cách nói của viện trưởng là bình thường.

3. Khác ( )

(D) Hãy nghĩ xem tại sao viện trưởng lại có những phát ngôn như thế này.

(a) Nội dung mà viện trưởng muốn nhờ là gì?

(b) Đây có phải là nhờ vả thông thường hay không?

1. Nhờ vả thông thường

2. Nhờ vả không thông thường

3. Khác ( )

(c) Dựa vào câu trả lời ở phần (b), hãy phán đoán xem tại sao viện trưởng lại nói như

phần gạch chân.

Page 10: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

10

Hội thoại (3)

Đoạn hội thoại giữa người giúp việc lâu năm trong cửa hàng với cô con gái chủ cửa hàng

hiện đang thuê nhà sống một mình ở bên ngoài.

Con gái chủ nhà: Chào bác

Bà giúp việc: Xin mời quý khách. À, không phải. Chào mừng cô đã trở về. Ngẫm ra thì thấy cô Yoko vẫn là người họ nhà Okakura mà. Gần đây tôi mới nhận ra. Thật là thất lễ quá. Con gái chủ cửa hàng: Đúng vậy, cháu vẫn chưa đi lấy chồng mà.

Bà giúp việc: Không, không phải vậy…

Con gái chủ cửa hàng: Không sao đâu. Không phải để ý đâu

Câu hỏi (1)

(A) Quan hệ của hai người trong đoạn hội thoại trên là gì?

1. Bà giúp việc Là người ( ) lâu năm trong cửa hàng

2. Yoko Là ( ) của ( )

(B) Em nghĩ hai người này quen nhau được bao lâu rồi?

1. Một thời gian ngắn

2. Một thời gian dài

3. Khác ( )

Page 11: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

11

Câu hỏi (2)

(C) Hãy trả lời về mức độ lịch sự trong phát ngôn có gạch chân của người giúp việc.

1. Thể lịch sự

2. Thể thông thường

3. Khác ( )

(D) Đoán xem tại sao bà giúp việc lại phát ngôn như vậy.

(a) Theo em, bà giúp việc thường nói chuyện với Yoko theo cách nào.

1. Luôn luôn dùng cách nói lịch sự.

2. Nói suồng sã hơn một chút.

3. Khác ( )

(b) Tại sao bà giúp việc lại nói những câu như ở phần gạch chân

Page 12: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

12

Hội thoại (4)

Đoạn hội thoại giữa mẹ vợ và con rể khi con rể đến đón vợ và con đang về ở nhà

mẹ vợ do mối quan hệ của hai vợ chồng không được suôn sẻ.

Con rể: Có ai ở nhà không ạ? Mẹ vợ: Mời anh vào chơi, anh Seiichi. Con rể: Chào mẹ, con đến đón Eriko. Mẹ vợ: Eriko nói không muốn gặp anh cho tới khi con bé bình tâm lại. Rất xin

lỗi anh, hôm nay anh có thể lui về nhà giúp tôi được không?

Con rể: Makoto có khỏe không ạ? Mẹ vợ: Vâng. Xin lỗi anh vì đã làm anh mất công đến đây. Con rể: (thở dà) (Cúi đầu chào và đi về)

Câu hỏi (1)

(A) Ai là vai trên trong hai nhân vật ở đoạn hội thoại trên.

1. Mẹ vợ 2. Con rể

(B) Lý do chọn câu trả lời ở câu (A) là gì?

Câu hỏi (2)

(C) Em hãy trả lời về mức độ lịch sự trong những phát ngôn được gạch chân của mẹ vợ.

1. Cách nói của mẹ vợ rất lịch sự và có thể thấy được sự hiền từ trong đó.

Page 13: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

13

2. Mẹ vợ thông thường nới chuyện theo cách này.

3. Mẹ vợ nói lịch sự nhưng xa cách, không thật lòng (lịch sự bề ngoài).

4. Khác

(D) Theo em tại sao mẹ vợ lại có những phát ngôn như thế?

(a) Mẹ vợ nói gì với con rể khi con rể đến đón con gái mình.

(b) Tâm trạng của mẹ vợ trong đoạn hội thoại này như thế nào?

1. Cảm giác thân thiết với con rể.

2. Tức giận con rể.

3. Khác ( )

(c) Dựa vào câu trả lời ở câu (b) thử đoán xem tại sao mẹ vợ lại có những phát ngôn

như phần gạch chân.

Page 14: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

14

Hội thoại (5)

Văn cảnh mẹ vợ đang có ý kiến yêu cầu con rể đối xửa tốt hơn với con gái mình.

Mẹ vợ: Anh Nobu, mẹ nói chuyện với anh một chút được không. Con rể: A, vâng ạ. Mẹ vợ: Anh Nobu, anh là chồng của Nanami nên anh có thể quan tâm đến con

bé thêm chút nữa được không? Con rể: A, vâng ạ.

Câu hỏi (1)

(A) Trong hai nhân vật của đoạn hội thoại trên, theo em ai ở vai trên?

1. Mẹ vợ 2. Con rể

(B) Viết lý do tại sao em chọn câu trả lời ở (A)

Câu hỏi (2)

(C) Hãy trả lời về mức độ lịch sự trong phát ngôn gạch chân của mẹ vợ.

1. Phát ngôn của mẹ vợ lịch sự và cảm nhận được sự hiền từ trong cách nói.

2. Mẹ vợ thường ngày cũng dùng cách nói như thế này.

3. Mẹ vợ nói lịch sự nhưng xa cách và không thật lòng.

4. Khác

(D) Theo em tại sao mẹ vợ lại dùng cách nói như vậy.

(a) Mẹ vợi đang nói gì với con rể.

Page 15: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

15

(b) Tâm trạng lúc đó của mẹ vợ là gì?

1. Cảm giác thân thiết với con rể.

2. Cảm thấy giận con rể.

3. Khác ( )

(c) Dựa trên câu trả lời ở câu (b) hãy đoán xem tại sao mẹ vợ lại dùng cách nói

như ở phần gạch chân.

Page 16: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

16

BÀI 2

PHÁT NGÔN XA CÁCH, PHÁT NGÔN SUỒNG SÃ

Cùng với phát ngôn lịch sự người trên dùng cho người dưới thì phát ngôn lịch sự giữa bố

mẹ - con cái và cách nói suồng sã với mục đích thể hiện sự quan tâm đến đối phương cũng

làm người học khó hiểu. Hãy đọc những ví dụ hội thoại dưới đây và suy nghĩ xem tại sao

người nói lại dùng những phát ngôn này.

Hội thoại (6)

Đoạn hội thoại giữa hai mẹ con, bà mẹ hơn 50 tuổi chuyển đến ở cùng nhà với con trai hơn 20 tuổi để điều trị bệnh ung thư. Mẹ:anh này, má ở đây với anh mãi được không nhỉ. Con:được hay không thì má cũng đã tới rồi còn gì. Mẹ:má mà chết thì… Con:Má đừng nói chuyện làm con bực mình nữa. Má không chết được đâu thế nên cứ ở đây với con mãi cũng được.

Mẹ:Vậy thì…phiền con nhé. (Vừa ngồi ngay ngắn vừa cúi đầu xuống nói)

Trích tiểu thuyết dài tập “Tháp Tokyo, má và tôi, đôi khi, ba”

Câu hỏi (1)

(A) Đây là đoạn hội thoại của bà mẹ và con trai.

(a) Bà mẹ về cơ bản dùng thể lịch sự hay thể thông thường để nói chuyện với con?

1. Thể lịch sự 2. Thể thông thường

Page 17: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

17

(b) Con trai về cơ bản dùng thể lịch sự hay thể thông thường để nói chuyện với mẹ?

1. Thể lịch sự 2. Thể thông thường

(B) Hãy viết lý do tại sao lại chọn đáp án trong câu (A)

Câu hỏi (2)

(A) Hãy trả lời về mức độ lịch sự của phần gạch chân.

1. Lịch sự 2. Thông thường

(B) Suy nghĩ xem tại sao bà mẹ lại dùng cách nói như vậy?

(a) Nội dung bà mẹ nhờ con trai là gì?

(b) Thông thường người ta có nhờ việc như thế này không?

1. Thông thường người ta vẫn nhờ

2. Thông thường người ta không nhờ

3. Khác ( )

(c) Dựa trên câu trả lời ở (b) thử đoán xem tại sao bà mẹ lại nói câu trong phần

gạch chân. Tham khảo thêm hành động ngoài lời của bà mẹ và đoán.

Page 18: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

18

Hội thoại (7)

A (con trai, hơn 20 tuổi) và B (con trai hơn 20 tuổi) là bạn thân từ cấp 3, hiện đang thuê phòng sống cùng nhau tại Tokyo. Nhưng, B nhận thấy mình không còn khả năng tiếp tục sống ở Tokyo và quyết định bỏ về. A ngăn cản, thuyết phục B ở lại cố gắng thêm một lần nữa. 1B: Này, cậu có tiền không? Tiền xe ý. 2A: … 3B: … 4A: Này, đừng có đi chứ. 5B: Tớ xin lỗi bỏ đi lúc này, nhưng tớ thật sự không tiếp tục được nữa. 6A: Một mình tớ không trả được tiền nhà đâu. Cùng cố gắng thêm một chút nữa đi. 7B: Tớ chán lắm rồi Cậu có khả năng, thế nên cố lên nhé. Tớ thì…

Không cố được nữa Trích tiểu thuyết dài tập “Tháp Tokyo, má và tôi, đôi khi, ba”

Câu hỏi (1)

(A) Đây là đoạn hội thoại giữa hai người con trai A và B

(a) A dùng thể lịch sự hay thông thường để nói chuyện.

1. Lịch sự 2. Thông thường

(b) B dùng thể lịch sự hay thông thường để nói chuyện.

1. Lịch sự 2. Thông thường

Câu hỏi (2)

(B) Hội thoại gạch chân 1B của B có thể nói lại bằng hành động nào sau đây.

1. Hỏi xem thật sự có tiền hay không?

Page 19: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

19

2. Nhờ cho vay tiền.

3. Khác ( )

(C) Ấn tượng của em về phát ngôn trong phần gạch chân 1B là gì?

1. Không rõ là B muốn gì.

2. Nếu đặt vào hoàn cảnh B thì cũng có thể sẽ nói như B.

3. Khác ( )

(D) Tại sao B lại có phát ngôn như vậy? Hãy đọc nội dung phát ngôn 5B, 7B và suy nghĩ.

(E) Nếu là em, em sẽ nói như thế nào trong phát ngôn B1?

Page 20: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

20

Hội thoại (8)

Hội thoại giữa A (nữ, hơn 30 tuổi) và B (nữ, gần 30 tuổi). Vì một vài lý do B phải nhờ A

cho mình ở lại qua đêm mặc dù đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau.

A: Ủa, em vẫn thức à? B: A, vâng ạ. Em thấy khó ngủ… A: A, thế à. Em có uống chút gì không? B: không. Em không sao đâu ạ. A: Em không phải ngại như thế, uống chút đi. Chị cũng uống với em mà. B: À,…Vậy…có được không ạ? A: Ừ, được mà. Đúng lúc chị đang muốn uống. Xem nào, rượu vang được không

nhỉ?

B: A, vâng.

Câu hỏi (1)

(A) Đây là đoạn hội thoại giữa A và B. Mặc dù mới gặp lần đầu nhưng B nhờ A cho ở lại

qua đêm.

(a) A về cơ bản dùng thể lịch sự hay thông thường.

1. Thể lịch sự 2. Thể thông thường

(b) B về cơ bản dùng thể lịch sự hay thông thường.

1. Thể lịch sự 2. Thể thông thường

(B) Hãy viết lý do chọn câu trả lời ở (A)

Page 21: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

21

Câu hỏi (2)

(C) Em có ấn tượng gì với phát ngôn trong phần gạch chân của A.

1. Quá suồng sã.

2. Thể hiện tính tình hiền lành, tốt bụng

3. Khác ( )

(D) Tại sao A lại có cách nói như vậy?

(a) B đang ở trong tâm trạng như thế nào?

(b) dựa theo câu trả lời ở (a) hãy đoán xem tại sao A lại có phát ngôn như phần gạch

chân.

Page 22: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

22

Hội thoại (9)

Hội thoại giữa bác sỹ (nam giới, trên 50 tuổi) và bệnh nhân (nữ giới, trên 70 tuổi)

Bệnh nhân: Xin lỗi, lúc nào cũng phiền bác sỹ. Giờ này rồi mà tôi con nhờ. Bác sỹ: Bà ơi, lúc nào cảm thấy không khỏe thì phải gọi điện nhé, đừng có ngại. Con sẽ đến nhà khám. Cố quá là không được đâu.

Câu hỏi (1)

(A) Đây là đoạn hội thoại của nam bác sỹ hơn 50 tuổi và nữ bệnh nhân hơn 70 tuổi.

(a) Bác sỹ dùng thể lịch sự hay thông thường để nói chuyện?

1. Thể lịch sự 2. Thể thông thường

(b) Bệnh nhân dùng thể lịch sự hay hay thông thường để nói chuyện?

1. Thể lịch sự 2. Thể thông thường

(B) Lý do em chọn câu trả lời ở (A) là gì?

Câu hỏi (2)

(C) Em có ấn tượng gì với phát ngôn trong phần gạch chân của bác sỹ?

1. Quá suồng sã nên cảm thấy thất lễ.

2. Vì là bác sỹ thường xuyên đến thăm khám tại nhà đã thân thiết

với bệnh nhân nên cách nói này là bình thường.

3. Khác ( )

Page 23: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

23

(D) Tại sao bác sỹ lại nói như vậy?

(a) Bệnh nhân đang ở trong tâm trạng như thế nào?

(b) Dựa vào câu trả lời ở (a) hãy đoán xem lý do tại sao bác sỹ lại có phát ngôn ở

phần gạch chân.

Page 24: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

24

Ví dụ hội thoại (10)

Đoạn hội thoại giữa lưu học sinh Li (nữ, trên 20 tuổi) với nhân viên văn phòng trường (nữ, trên 40 tuổi)

Li: Xin lỗi, em muốn nộp hồ sơ xin học bổng Nakayama Zaidan.

Nhân viên: A, cái đó hả. Đã hết hạn nộp mất rồi. Có học bổng khác giống như thế, em không thích xin cái đó à?

Li: A, vậy ạ. Vậy cái đó cũng được đấy.

Câu hỏi (1)

(A) Đây là đoạn hội thoại giữa nữ nhân viên văn phòng trường, trên 40 tuổi với nữ lưu

học sinh trên 20 tuổi.

(a) Nữ nhân viên dùng thể lịch sự hay thông thường để nói chuyện?

1. Thể lịch sự 2. Thể thông thường

(b) Nữ lưu học sinh dùng thể lịch sự hay thông thường để nói chuyện?

1. Thể lịch sự 2. Thể thông thường

(B) Lý do chọn câu trả lời ở (A) là gì?

Câu hỏi (2)

(A) Em có ấn tượng gì với phát ngôn trong phần một gạch chân của nhân viên văn phòng

trường?

1. Quá suồng sã nên cảm thấy bất lịch sự.

2. Cách nói thể hiện sự thân thiết, coi mình như phụ huynh của học sinh này.

Page 25: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

25

3. Khác ( )

(C) Em có ấn tượng gì với cách nói trong phần hai gạch chân của lưu học sinh Li.

1. Nói chuyện thể hiện sự thân thiết.

2. Trong trường hợp này Li vẫn nên dùng thể lịch sự để nói chuyện.

3. Khác ( )

Page 26: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

26

BÀI 3

THỂ HIỆN SỰ BIẾT ƠN, ƯU TIÊN LỢI ÍCH CỦA ĐỐI PHƯƠNG

Cuối cùng, một đặc trưng nữa của lịch sự tiếng Nhật mà ngay cả những học viên đã nắm vững tiếng

Nhật cũng cảm thấy khó sử dụng thành thạo đó là thể hiện sự biết ơn khi nhận được ơn huệ nào đó từ

đối phương, nhưng không thể hiện ơn huệ mình làm cho đối phương, hoặc ý thức được tầm quan trọng

của việc ưu tiên lợi ích, mong muốn của đối phương hơn của bản thân. Chúng ta hãy vừa đọc những hoại

thoại và email sau vừa suy nghĩ về đặc trưng lịch sự này trong tiếng Nhật.

Hội thoại (11)

Hội thoại nhờ và từ chối đi làm thêm hộ. Người nhờ A, người bị nhờ B

A: Cuối tuần này nếu có thời gian em có muốn đi làm thêm không? B: Làm gì vậy ạ? A: À, chị đang tìm nhân viên lo hội trường của đại hội gôn… dành cho nữ giới B: Nhân viên ạ? A: Ừ, như kiểu làm công việc lặt vặt khi những người tham dự nhờ. Thế nào? B: À… tuần sau em có một bài phát biểu…nên hơi khó. A: À, thế à… B: Vâng, em xin lỗi nhé. Chị đã mất công rủ mà em lại…

Page 27: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

27

Hội thoại (12)

Hội thoại nhờ và từ chối đi làm thêm hộ. Người nhờ A, người bị nhờ B A: Này, cuối tuần này em có thời gian không? B: Sao vậy ạ? A: À, có công việc làm thêm phiên dịch cho đại hội…gôn dành cho nữ giới, em có làm không? B: Có những ai tới vậy ạ? A: Xem nào, có…với…v.v B: Ôi, thật không ạ? Oa, em muốn xem thử quá! A: Làm ở Amagi. B: Amagi là vùng nào vậy? A: Ừm, đi từ Fukuoka mất khoảng 1 tiếng. B: Hả, xa thật đấy…Em muốn đi nhưng mà một ngày thì hơi… A: Ủa, không được à? B: Nếu nửa ngày thì được nhưng một ngày thì hơi…. À, những bạn khác thì sao? Sinh viên năm 1 em nghĩ là có thời gian, để em thử nhắn tin hỏi mọi người xem sao.

A: Thật không? Nếu được thế thì rất cảm ơn em đấy. B: Hê hê, biết ơn em lắm đúng không?

Page 28: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

28

Câu hỏi (1)

Trong cả hai hội thoại (11) (12) người nhờ là A (cùng một người) và người bị nhờ là B (hai

người khác nhau, sinh viên lớp dưới ít tuổi hơn A). A nhờ B đi làm thêm. Trong hai nhân

vật B, có một người là người Nhật, người còn lại là sinh viên nước ngoài học tiếng Nhật.

(A) Hãy đọc phát ngôn của A.

(a) A dùng thể lịch sự hay thể thông thường để nói chuyện.

1. Thể lịch sự 2. Thể thông thường

(b) Hãy viết lý do em chọn câu trả lời trong phần (a)

(B) Hãy đọc phát ngôn của B.

(a) B dùng thể lịch sự hay thể thông thường để nói chuyện?

1. Dùng thể lịch sự trong cả 2 đoạn hội thoại 11, 12

2. 11 là thể lịch sự, 12 là thể thông thường

3. 11, 12 đều là thể thông thường

(b) viết lý do chọn đáp án ở câu (a)

(c) Hãy thử đoán quan hệ trên dưới của người nhờ A và người bị nhờ B từ câu trả lời

ở phần (a) (b) ở trên.

Câu hỏi (2)

(C) Hãy đọc phát ngôn của B trong cả hai đoạn hội thoại (11) (12).

(a) Theo em ai bày tỏ sự biết ơn với đối phương nhiều hơn trong (11) và (12)?

1. B ở (11) 2. B ở (12)

Page 29: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

29

(b) Lý do chọn câu trả lời ở (a) là gì?

(c) Theo em người bị nhờ nào ưu tiên lợi ích, điều kiện của mình hơn.

1. Người bị nhờ ở hội thoại (11)

2. Người bị nhờ ở hội thoại (12)

(d) Lý do chọn câu trả lời ở (c) là gì?

(D) Căn cứ vào câu trả lời ở (D), hãy thử đoán xem người bị nhờ nào là người Nhật.

(E) Lý do câu trả lời ở (E) là gì?

Page 30: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

30

Email (1)

Một phần thư do một người học tiếng Nhật gửi tới một vị giáo sư để xin làm

nghiên cứu sinh.

Thưa cô **,

Em chào cô

Em xin lỗi vì đường đột gửi thư phiền cô. Chào cô, em tên là…đến từ…. Em xin lỗi

đã (bỏ) phiền cô lúc cô bận rộn.

Thực ra, lần này vì muốn làm nghiên cứu sinh của cô nên em gửi thư này .

Vậy, đầu tiên cho em tự giới thiệu…

Email (2)

Thư hỏi giáo sư về thời hạn nộp luận văn tiến sỹ gửi đến một vị giáo sư ở đại

học Nhật Bản.

Thưa cô **,

Em thành thật xin lỗi vì lâu lắm rồi mới gửi thư tới cô. Em là….

Em xin trình bày luôn, em gửi thư này vì muốn hỏi cô về lịch nộp luận văn

tiến sỹ.

Việc này lẽ ra phải đến trực tiếp để hỏi nhưng em lại viết thư thế này, em rất

xin lỗi cô.

Về luận văn tiến sỹ, em cũng không biết mình có khả năng viết được hay

không nhưng dù thế nào thì em cũng sẽ cố gắng hết sức.

Em muốn hỏi (từ khiêm tốn ngữ ở mức độ cao) cô, hạn nộp luận văn muộn

nhất là khi nào ạ.

Là sinh viên lẽ ra em phải biết và không nên hỏi câu này nhưng em rất biết

ơn nếu nhận được sự hướng dẫn của cô.

Em thành thật xin lỗi lúc cô bân rộn. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô ạ.

Page 31: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

31

Email (3)

Dưới đây là một phần bức thư do một du học sinh Châu Á gửi đến gia đình người Nhật cho học sinh này ở nhờ để tìm hiểu văn hóa.

Gửi ông/bà**,

Xin chào. Tôi tên là…người đã đăng ký chương trình ở trải nghiệm thông qua

văn phòng giao lưu quốc tế….Tôi muốn dâng(sashiagemasu) lòng cảm ơn chân

thành tới ông bà vì đã chấp nhận cho tôi ở cùng lần này.

….

Vì từ tháng 8 là tôi bắt đầu nghỉ hè nên tôi muốn tới gia đình mình ở từ ngày 10

tháng 8 đến ngày 17 tháng 8. Những ngày khác, tôi phải đi làm thêm rồi sinh

hoạt câu lạc bộ nên không đến được…

Tôi đợi thư trả lời từ ông/bà. Từ ngày 21 tháng 7 đến ngày 5 tháng 8 tôi có kế

hoạch đi du lịch, điều tra nên nhờ ông/bà gửi thư đến trước ngày 20 tháng 7. …

Câu hỏi (1)

Thư (1) (2) (3) đều là thư học sinh gửi đến giáo viên và gia đình người Nhật cho ở nhờ

(A) Hãy sửa lại các lỗi sai trong thư nếu có.

(B) Trong 3 thư (1) (2) (3), theo em thư nào có ít lỗi sai nhất?

(C) Viết lý do chọn câu trả lời ở (B).

(D) Trong ba thư (1) (2) (3) có một thư là sinh viên người Nhật viết. Theo em đó là thư

nào?

(E) Viết lý do tại sao chọn câu trả lời ở (D)

Ghi chú: Mẫu hội thoại (1), (3), (5), (8), (9), (11), (12) là do sinh viên cao 李奈娟, mẫu hội thoại 92),

(4) do sinh viên cao học 徐燕, mẫu hội thoại (6), (7) do sinh viên 李大年, mẫu hội htoaij (10) và

mẫu thư điện tử (3) do sinh viên 金瑞賢, học viện văn hóa xã hội so sánh Đại học Kyushu thu thập.

Page 32: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

32

PHẦN II THỰC HÀNH

LỊCH SỰ TIẾNG NHẬT TRONG HÀNH

ĐỘNG NGÔN TỪ CỤ THỂ

Page 33: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

33

BÀI 1

NHỜ VÀ TỪ CHỐI

Đã có một số lượng lớn các nghiên cứu liên quan đến đề tài nhờ và từ chối trong tiếng

Nhật. Tuy nhiên hầu như không có bài nào nghiên cứu về khả năng từ chối hay không thể từ

chối một lời nhờ trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó. Trong hoàn cảnh không thể từ chối thì

việc chúng ta khéo léo từ chối có thể đem lại ấn tượng xấu hơn một lời từ chối vụng về.

Trước khi học cách lịch sự từ chối một lời nhờ chúng ta nên học cách nhận biết khi nào thì

nên và khôn nên từ chối.

Trong bài này, chúng ta hãy cùng xem những văn cảnh có thể gặp trong xã hội Nhật Bản và

suy nghĩ về khả năng có thể từ chối lời nhờ đó hay không và lý do của nó. Tiếp theo, chúng

ta sẽ cùng so sánh về chiến lược nhờ hay từ chối với các nền văn hóa khác, xem có sự khác

nhau như thế nào so với nền văn hóa Nhật Bản.

1. Có thể từ chối khi bị nhờ hay không?

Hãy đọc văn cảnh1 dưới đây. Nếu là em, em sẽ làm như thế nào? Hãy khoanh tròn câu trả

lời. Nếu gặp phải hoàn cảnh tương tự trên thực tế thì em sẽ nói gì? Hãy viết nội dung em

định nói ra.

(1) Khi làm việc xong chuẩn bị đi về thì em bị cấp trên nhờ ở lại làm một số việc khác

trong khi em đã hẹn đi ăn với bạn bè hôm đó.

a) Nếu việc gấp

1. Từ chối mà không nói lý do

2. Từ chối và nói thật lý do

3. Từ chối một cách không rõ ràng

4. Nói dối (lấy lý do khác)

5. Không từ chối

1 Văn cảnh trong phần này được trích từ Ueno (2003)

Page 34: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

34

6. Khác

Cấp trên: Xin lỗi, em làm gấp cái này đến trước sáng mai giúp anh được không?

Em: __________________________________________________________

b) Khi việc không gấp

1. Từ chối không nói lý do

2. Từ chối, nói thật lý do

3. Từ chối không rõ ràng

4. Nói dối (lấy lý do khác)

5. Không từ chối

6. Khác

Cấp trên: Xin lỗi em, em ở lại làm giúp anh cái này được không? Không gấp đâu,

làm xong trước chiều mai cho anh là được.

Em:__________________________________________________________

(2) Cấp trên nhờ bạn đi tiếp và bàn chuyện làm ăn với khách. Nhưng ngày đó bạn có dự

định ra ngoài ăn mừng sinh nhật một người trong gia đình.

a) Trường hợp khách hàng là đối tác quan trọng

1. Từ chối mà không nói lý do

2. Nói thật lý do và từ chối

3. Từ chối một cách không rõ ràng.

4. Nói dối (lấy lý do khác)

5. Không từ chối

6. Khác

Cấp trên: Thứ 6 tuần sau, có buổi tiệc bàn chuyện làm ăn với anh…, em đi giúp

Page 35: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

35

anh được không vậy?

Em: __________________________________________________________

a) Trường hợp đối tác là người không quan trọng

1. Từ chối mà không nói lý do

2. Nói thật lý do và từ chối

3. Từ chối một cách không rõ ràng.

4. Nói dối (lấy lý do khác)

5. Không từ chối

6. Khác

Cấp trên: Thứ 6 tuần sau, có buổi tiệc bàn chuyện làm ăn với anh…, em đi giúp anh

được không?

Em:______________________________________________________________

(3) Em bị nhờ phát biểu trong buổi tiệc cưới, em sẽ đi dự tiệc nhưng không muốn phát

biểu.

a) Trường hợp người nhờ là cấp trên thân thiết

1. Từ chối mà không nói lý do

2. Nói thật lý do và từ chối

3. Từ chối một cách không rõ ràng.

4. Nói dối (lấy lý do khác)

5. Không từ chối

6. Khác

Cấp trên: Anh muốn nhờ em phát biểu trong buổi tiệc cưới, em giúp anh được

không?

Em: ___________________________________________________________

Page 36: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

36

a) Trường hợp là đàn em thân thiết

1. Từ chối mà không nói lý do

2. Nói thật lý do và từ chối

3. Từ chối một cách không rõ ràng.

4. Nói dối (lấy lý do khác)

5. Không từ chối

6. Khác

Đàn em: Bài phát biểu trong lễ cưới, em muốn nhờ anh giúp, có được không anh?

Em: _______________________________________________________________

2. Chiến lược nhờ và từ chối của người Nhật

Ví dụ hội thoại (4) và (5) dưới đây là hội thoại về rủ và từ chối. Hãy cùng suy nghĩ về chiến

lược lịch sự được người tham gia hội thoại sử dụng và xem họ thể hiện sự quan tâm đến đối

phương như thế nào?2

Ví dụ hội thoại (4) Rủ đi ăn và từ chối lời rủ đó. Người rủ A, Người được rủ B

1A: Chào

2B: A, chào cậu

3A: Hôm nay cậu hết tiết chưa?

4A: Vẫn còn lớp à?

5B: Mình không còn lớp nào đâu

6A: À

7B: Vậy là xong một ngày

8A: Vậy hả

9A: Nếu bây giờ không làm gì thì vào carteen hay đâu đó ăn không?

10B: A, bây giờ mình có chút việc phải đi đến Tenjin…

11A: A, vậy à.

12A: Không sao

13B: Xin lỗi nhé.

2 Hội thoại (4) và (5) trích từ Sakamoto (2012)

Page 37: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

37

14B: Để lần sau vậy.

15A: Ừ, đi cẩn thận nhé.

Ví dụ hội thoại (5) Rủ đi ăn và từ chối lời rủ đó Người rủ A, Người được rủ B

1A: Cậu có thời gian không?

2B: Sao thế?

3A: Đi ăn cơm đi.

4B: Mình có hẹn rồi, tiếc quá nhưng mình không đi được

5A: Rõ rồi

6B: Mình muốn đi lắm nhưng mà xin lỗi nhé

7A: Ừ

(I) (1) Trong hội thoại(4) và (5), phát ngôn rủ đi ăn được thực hiện ở câu nào?

Ví dụ hội thoại (4): ________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

Ví dụ hội thoại (5: _________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

(2) Phát ngôn rủ trong hội thoại (4) và (5) khác gì nhau

_______________________________________________________________

_______________________________________________________________

_______________________________________________________________

_______________________________________________________________

(3) Hãy xem phát ngôn trước phát ngôn rủ của người nói.

(a) Hai phát ngôn này trong hội thoại (4) và (5) có gì khác nhau

_______________________________________________________________

Page 38: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

38

_______________________________________________________________

_______________________________________________________________

(b) Lý do của sự khác nhau đó theo em là gì?

_______________________________________________________________

_______________________________________________________________

_______________________________________________________________

_______________________________________________________________

_______________________________________________________________

(II) (4) Phát ngôn từ chối lời rủ đi ăn trong hội thoại (4) và (5) là gì?

Hội thoại (4): _______________________________________________________

Hội thoại (5): _______________________________________________________

(5) Phát ngôn từ chối lời rủ trong hội thoại (4) và (5) khác gì nhau?

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

(6) Theo em lý do của sự khác nhau đó là gì?

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

(III) (7) Trong hội thoại (4) và (5) sau khi từ chối lời rủ, người rủ và người được rủ đã nói

gì?

Hội thoại (4): Người rủ _______________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

Người được rủ _____________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

Hội thoại (5): Người rủ _______________________________________________

Page 39: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

39

__________________________________________________________________

Người được rủ______________________________________________________

________________________________________________________________

(8) Theo em lý do của sự khác nhau đó là gì?

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

(IV) Từ những phân tích trên đây, theo em suy nghĩ về lịch sự của người phát ngôn ở hai

đoạn hội thoại (4), (5) trên đây có sự khác nhau như thế nào? Hãy viết những suy

nghĩ của em.

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

(V) Từ những nội dung học được ở bài này, theo em trong hai trường hợp dưới đây nên

nói như thế nào trong tiếng Nhật. Hãy thử thực hành hội thoại đó ở trên lớp.

(a) Rủ đi xem phim và từ chối.

(b) Nhờ đổi ca làm thêm và từ chối

Page 40: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

40

BÀI 2

XIN LỖI

Thoạt nghĩ chúng ta có thể cho rằng “Xin lỗi” là một hành vi ngôn ngữ phổ biến, tuy nhiên

việc xin lỗi khi nào lại khác nhau rất lớn giữa các nền văn hóa. Ở mỗi nền văn hóa, nếu người

nói không xin lỗi trong một hoàn cảnh lời xin lỗi được cho là cần thiết thì sẽ bị cho là vô lễ.

Hai ví dụ mà Tanaka, Spencer-Oatey and Cray (2000: 75-76) đưa ra thể hiện rất rõ sự khác

biệt này: “Sau khi mua một cái đèn bàn mang về nhà, tôi phát hiện ra nó bị hỏng nên đã

mang đến cửa hàng. Thấy vậy, người bán chỉ nói một câu “anh muốn đổi à?”. Lúc đó tôi cảm

thấy đối phương rất vô lễ. Ở Nhật, người của cửa hàng nhất định sẽ xin lỗi”; “Một sinh viên

Úc tại Nhật, lái xe đâm vào ô tô của một người Nhật và làm xước xe. Ngày hôm sau người

Nhật đến nhà sinh viên đó để nói chuyện bồi thường nhưng sinh viên này không có nhà, cha

mẹ anh ta cũng không hề xin lỗi nên người Nhật cảm thấy đối phương rất vỗ lễ.”

Dưới đây là 4 ví dụ, chúng ta hãy cùng đọc và tìm hiểu về ý thức và hành động xin lỗi của

người Nhật. Tiếp theo chúng ta sẽ học cách xin lỗi trong tiếng Nhật thông qua quan sát xem

hành động xin lỗi được dùng trong như thế nào trong phim truyền hình và hội thoại thực tế.

1. Có cần xin lỗi hay không?

Hãy đọc văn cảnh3 sau và trả lời câu hỏi, câu nào phù hợp nhất với mình thì khoanh tròn.

Trên thực tế nếu gặp văn cảnh này thì em sẽ nói như thế nào? Hãy viết lại nội dung em sẽ

nói.

Văn cảnh (1): Em hứa đến nhà thầy giáo nhưng bị lạc đường và đến muộn 30 phút.

a) Em có cảm thấy cần phải xin lỗi thầy hay không?

Rất cần xin lỗi 4 3 2 1 Hoàn toàn không cần xin lỗi

b) Em có cảm thấy mình đã làm một việc có lỗi với thầy hay không?

Cảm thấy rất có lỗi 4 3 2 1 Hoàn toàn cảm thấy không có lỗi 3 Hội thoại phim truyền hình trong phần 1): hội thoại (1), (2) từ Nabil (2005), (3), (4) từ 張碩 (2007) được trích dẫn sau khi chỉnh sửa một phần tiếng Nhật.

Page 41: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

41

c) Em sẽ nói gì với giáo viên

Em: _________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

Văn cảnh (2): Bạn thân hỏi vay em 20,000 yên nhưng đúng lúc đó em có việc cần dùng đến

tiền và phải từ chối.

a) Em có cảm thấy cần phải xin lỗi bạn hay không?

Rất cần xin lỗi 4 3 2 1 Hoàn toàn không cần xin lỗi

b) Em có cảm thấy đã làm việc có lỗi với bạn hay không?

Cảm thấy rất có lỗi 4 3 2 1 Hoàn toàn cảm thấy không có lỗi

c) Em sẽ nói gì với bạn

Em: ____________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

Văn cảnh (3): Em đang làm ở trung tâm hỗ trợ khách hàng của một hãng hàng không. Có

một khách hàng là nam giới gọi điện đến than phiền về việc vé đã đặt rồi mà vẫn chưa

được chuyển đến. Sau khi xem phiếu đăng ký chuyển phát, em thấy khách hàng đó chỉ

định thời gian là sáng ngày hôm sau. Nhưng khách hàng đó đang có vẻ tức giận.

Khách hàng: Hôm qua tôi có đặt vé của công ty cô, hẹn sáng nay mang vé đến thế mà

đã 1 giờ chiều rồi. Bao giờ mới chuyển đến được cho tôi đây?

a) Em có cảm thấy cần phải xin lỗi khách hàng hay không?

Rất cần xin lỗi 4 3 2 1 Hoàn toàn không cần xin lỗi

b) Em có nói với khách hàng rằng anh ta đang nhớ nhầm không?

Nói rõ ràng Nói gián tiếp Không nói

c) Em sẽ nói với khách hàng đó như thế nào?

Page 42: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

42

Em: _________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

Văn cảnh (4): Sau khi em và cấp trên chia nhau đi một số công ty khách hàng, sếp và em sẽ

cùng nhau đi đến công ty A. Đã hẹn gặp ở ga gần công ty A nhưng sếp không đến đúng

giờ. Khi gọi vào di động thì biết sếp nghĩ rằng hai người hẹn nhau ở bến xe buýt và đang

đợi ở đó. Sếp có vẻ đang tức giận.

Sếp: Đã hẹn gặp nhau ở bến xe buýt rồi mà. Tôi đợi anh 15 phút rồi đấy.

a) Em có cảm thấy cần phải xin lỗi sếp hay không?

Rất cần xin lỗi 4 3 2 1 Hoàn toàn không cần xin lỗi

b) Em có cảm thấy đã làm việc có lỗi với sếp hay không?

Cảm thấy rất có lỗi 4 3 2 1 Hoàn toàn cảm thấy không có lỗi

c) Em sẽ nói gì với cấp trên

Em: _________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

2. Lời xin lỗi của người Nhật trong phim và hội thoại tự nhiên

Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu hành động xin lỗi của người Nhật thông qua hai mẫu hội

thoại4 trong phim truyền hình và một mẫu hội thoại thực tế dưới đây.

Văn cảnh (5): Phim truyền hình:”Vẫn có ngày mai” (Asa ga aru sa) tập 4

Nhân vật: Hamata (Nam, trên 30 tuổi), Trưởng phòng Hashimoto (Nam, trên 50 tuổi),

Trưởng văn phòng (Nam, trên 50 tuổi)

Địa điểm: Phòng trưởng văn phòng

4 Hội thoại (5) (6) trích từ 黄士瑩 (2002), hội thoại (7) trích từ 胡敏男

Page 43: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

43

Văn cảnh:

Chủ cửa hàng mỳ Golden và cấp dưới của Hamata tên Fujii có xung đột. Vì lý

do đó, chủ của hàng nói rằng sẽ không ký vào bản cam kết với công ty của

Hamata, hơn thế nữa còn lớn tiếng nói rằng Fujii là đồ ngu, Hamata giận dữ

định đánh chủ cửa hàng mỳ. Vì lý do đó, Hamata và cấp trên của anh ta

trưởng phòng Hashimoto bị trưởng văn phòng gọi lên.

Hamata: (xếp hai tay phía trước người và cúi đầu 90 độ) Em xin lỗi (cúi đầu như thế trong

vòng 3 giây)

Trưởng văn phòng: (tức giận) Khách hàng thông báo sẽ ngừng thương lượng đấy.

Trưởng phòng Hashimoto: (xếp hai tay trước người và cúi nhẹ đầu, vừa cúi đầu vừa nói)

Thành thật xin lỗi. Là do tôi quản lý không thấu đáo.

Câu hỏi:

a) Tại sao Hamata lại định đánh chủ tiệm mỳ?

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

b) Tìm hai lời xin lỗi trong đoạn hội thoại trên.

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

c) Tại sao Hamada lại xin lỗi?

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

d) Tại sao Trưởng văn phòng Hashimoto lại xin lỗi?

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

e) Em có nghĩ rằng trưởng văn phòng Hashimoto nên xin lỗi hay không? Hãy đánh giá

theo 5 mức độ sau đây.

Hoàn toàn không cần 1 2 3 4 5 Rất cần thiết

Page 44: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

44

Tại sao em cho là như vậy?

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

Văn cảnh (6): Phim truyền hình “Vợ 3 sao” tập 6 (yome ha mitsuboshi)

Nhân vật: Miyuki (nữ, 24 tuổi), Yasuhara (Nam, 20-30 tuổi)

Địa điểm: Nhà của Miyuki

Văn cảnh:

Vì Yasuhara nhòm trộm nhà mình nên Miyuki hiểu nhầm anh ta là người không đàng

hoàng và tóm lấy tay anh ta hét lớn. Thực ra, Yasuhara là đồng nghiệp của chị dâu

Miyuki.

Miyuki: (vẻ mặt rất nghiêm trọng, chống hai tay xuống chiếu cúi đầu) thật là quá vô lễ

với anh.

Câu hỏi:

a) Miyuki xin lỗi với thái độ như thế nào?

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

b) Mức độ của lời xin lỗi đó là cao hay thấp. Hãy đánh giá theo 5 mức sau đây.

Hoàn toàn không cảm thấy có lỗi 1 2 3 4 5 Cảm thấy vô cùng có lỗi

c) Tại sao em lại có đánh giá như vậy trong b)?

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

d) Theo em tại seo Miyuki lại xin lỗi như vậy?

__________________________________________________________________

Page 45: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

45

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

e) Ở đất nước em, trong hoàn cảnh như thế này mọi người sẽ hành động như thế nào?

Nếu không giống người Nhật thì theo em tại sao lại như thế? Hãy viết suy nghĩ của

mình xuống dưới đây

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

Văn cảnh (7): Lời xin lỗi trong hội thoại tự nhiên của người Nhật

Người đối thoại: C: Khách hàng, S: Nhân viên bán hàng

Địa điểm nói chuyện: Trung tâm mua sắm A, quầy bán đồ trang sức

Văn cảnh:

Vì đồ trang sức đã mua không có giấy đảm bảo xuất xứ từ Ý nên người mua

đang nói chuyện đòi trả lại hàng.

1C Cái này có giấy đảm bảo xuất xứ không?

2S Giấy chứng nhận xuất xứ ạ?

3C Vâng

4S Chúng tôi sẽ cấp cho những khách hàng có thẻ vàng.

5C Ủa, vừa rồi, lúc tôi hỏi nhân viên nam của cửa hàng thì

6C anh ta nói có giấy đảm bảo mà.

7S A, vâng.

8S dạ, chúng tôi chỉ cấp cho khách hàng có thẻ vàng.

9C Không có giấy đảm bảo à?

10C Đảm bảo đây là hàng Ý.

11S Giấy đảm bảo là hàng Ý thì…

Page 46: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

46

12C Không có giấy đảm bảo à?

13S Vậy, quý khách đợi một chút được không ạ?

(30 giây sau)

14S Xin lỗi vì để quý khách chờ lâu.

15S Thế này ạ…

16S Đây chắc chắn là hàng Ý, không có sai đâu ạ.

17C Nói là không sai nhưng mà không có giấy đảm bảo thì cũng chẳng biết được đúng

không?

18S Vâng, quả là như thế.

19S Nhưng mà…

20S Chúng tôi thành thật xin lỗi.

21S Nhưng chúng tôi có giấy bảo hành ạ…

22S Chúng tôi không cấp giấy bảo đảm hàng xuất xứ từ Ý cho từng món…

23S Nhưng, đây là hàng chính hiệu.

24C Tôi không biết.

25S Vâng

26S Cái này chúng tôi nhập từ Ý về

27S Thêm vào đó,

28S À, vầng, thực ra thì, hóa đơn khi nhập khẩu hàng cũng chứng nhận được cho nên…

29S Hàng này làm ở Ý là không còn nhầm lẫn gì nữa đâu ạ.

30C Không có giấy đảm bảo thì tôi không cần nữa.

31C Hãy trả lại tôi tiền.

32S Vâng.

33S Tôi rõ rồi ạ.

34S Thành thật xin lỗi chị.

Page 47: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

47

Câu hỏi.

a) Hãy tìm ra các câu xin lỗi trong đoạn hội thoại trên

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

Khách hàng C và nhân viên S, theo bạn ai là vai trên trong đoạn hội thoại?

1) Khách hàng C là vai trên có với nhân viên bán hàng S

2) Nhân viên bán hàng S là vai trên so với khách hàng C

3) Không có quan hệ trên dưới

4) Khác

b) Thử xem mức độ lịch sự trọng lời nói của khách hàng C và nhân viên S. Theo bạn, ai

dùng cách nói lịch sự hơn. Và lịch sự hơn đó thể hiện ở chỗ nào? Hãy viết cụ thể

những nội dung đó xuống dưới đây

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

c) Ở nước em nếu xảy ra một việc tương tự trong trung tâm mua sắm thì khách hàng

và nhân viên bán hàng có cư xử như vậy không? Nếu không thì họ sẽ cư xử như thế

nào. Em hãy viết cụ thể xuống phần dưới đây.

1) Có dùng

2) Không dung

3) Tùy từng trường hợp

Nếu chọn đáp án 2) hay 3) ở phần trên thì theo bạn họ xử sự như thế nào? Hãy viết nội

dung em nghĩ vào phần dưới đây.

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________

Page 48: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

48

BÀI 3

KHEN

Khen là “Hành động ngôn từ dùng để đánh giá đối phương một cách khẳng định 5”. Tuy

nhiên đối tượng khen, cách khen, chức năng của hành động khen, phản ứng với lời khen sẽ

khác nhau trong từng nền văn hóa, đặc biệt, khi các chủ thể giao tiếp đến từ các nền văn

hóa khác nhau thì đây là một hành động dễ gây hiểu nhầm. Hala Mahmoud Abd Elazim

(2011: 4) chỉ ra rằng lời khen của người Nhật trong xã hội Ả Rập có khả năng trở thành bạo

lực ngôn từ và đưa ra trải nghiệm thực tế như sau.

Khi tôi còn làm phiên dịch cho người Nhật và người Ai Cập ở một côn ty lớn, trong một

cuộc họp lãnh đạo người Nhật đã chào các lãnh đạo người Ai Cập. Lãnh đạo người Nhật

nói “Nhờ có sự nỗ lực của các kỹ sư công ty xx và cô phiên dịch xuất sắc, xinh đẹp mà

dự án lần này đã thành công” khiến phiên dịch như tôi rất khó xử. Ở Ai Cập, đôi khi lời

khen dành cho một phụ nữ không phải là người trong gia đình hay người thân thiết sẽ

bị coi là bạo lực ngôn từ. Việc một phụ nữ được một người đàn ông không phải là

người trong gia đình khen những thứ thuộc về bẩm sinh sẽ làm cho người xung quanh

cảm thấy khó xử.

Trong bài này, chúng ta vừa đi lấy ví dụ về lời khen của người Nhật vừa suy nghĩ về sự khác

biệt văn hóa xoay quanh lời khen đó tập trung vào ý kiến của Hala Mahmoud Abd Elazim

(như trên). Tiếp theo, từ những ví dụ của 徐燕 (2012), 山路 (2003) (2009) chúng ta sẽ tìm

hiểu về những lời khen dễ gây hiểu nhầm của người Nhật.

1. Đánh giá về lời khen

Cảm giác khi nhận được một lời khen về cái gì đó sẽ khác nhau tùy từng nền văn hóa.

Dưới đây là một số lời khen của người Nhật dành cho người Ai Cập6. Tất cả đều là câu người

Nhật thường dùng để khen trong cuộc sống thường ngày. Trong những câu này, theo em câu

nào sẽ làm người Ai Cập cảm thấy vui và câu nào sẽ khiến họ không hài lòng?

5 Holmes(1986: 485) định nghĩa lời khen như sau: A compliment is a speech act which explicitly or implicitly attributes credit to someone other than the speaker, usually the person addressed , for some ‘good’ (possession, characteristic, skill, etc.) which is positively valued by the speaker and the hearer. 6 Những câu về lời khen cũng như giải thích về nó trong phần này đều trích từ Hala Mahmoud Abd Elazim bên trên.

Page 49: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

49

(1) Một phụ nữ Ai Cập trên 30 tuổi mời một phụ nữ người Nhật trên 40 tuổi đang ở gần

nhà đến ăn cơm cùng. Người phụ nữ Nhật khen “Đồ ăn rất ngon. Cô nấu ăn giỏi quá.

Dậy cho tôi cách nấu đi.”

(2) Một phụ nữ Ai Cập trên 30 tuổi chở hai đứa con đi lớp bằng xe đạp. Một phụ nữ

Nhật trên 30 tuổi sống gần đó nhìn đứa bé ngồi trong giỏ và khen “A, đáng yếu quá!

Bé lớn hơn rồi nhỉ”

(3) Khi một nam giới trên 40 tuổi người Ai Cập đạt được kết quả tốt trong nghiên cứu,

thầy giáo khen “Giỏi lắm! Em đã rất cố gắng”

(4) Khi một phụ nữ trên 20 tuổi người Ai Cập mặc một bộ quần áo đẹp đến nơi làm việc

thì được những phụ nữ người Nhật đã làm việc ở đó lâu khen “Trông em thời trang

quá”

(5) Một nam giới trên 30 tuổi người Ai Cập cùng đi bộ với một nam giới trên 30 tuổi

người Nhật để tìm một biển hiệu nào đó. Khi người Ai Cập tìm thấy biển hiệu trước

và nói “Có phải cái kia không. Nó viết là…” thì người Nhật khen “Ồ, mắt anh tinh

thật.”

(6) Một sinh viên nữ hơn 20 tuổi người Ai Cập được một nam sinh viên cùng trường trên

30 tuổi là người Nhật khen cách phối hợp khăn với quần áo rất đẹp.

(7) Một phụ nữ trên 20 tuổi người Ai Cập được một phụ nữ trên 20 tuổi người Nhật

khen “Oa, mắt bạn đẹp và to quá. Lông mi dài. Thích thế.”

(8) Một phụ nữ trên 20 tuổi người Ai Cập được cô con gái nhà người Nhật mà cô đang ở

nhờ khen hết lời bộ quần áo ngủ cô mang từ Ai Cập sang.

Câu hỏi:

a) Người Ai Cập rất vui khi nghe những lời khen trong (1) (3) (4) (6), theo em tại sao?

_______________________________________

_______________________________________

Page 50: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

50

_______________________________________

_______________________________________

b) Người Ai Cập không vui khi nghe những lời khen trong (2) (5) (7) (8). Theo em thì tại sao?

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

c) Trong những lời khen trên bạn vui khi nhận được lời khen nào? __________________

Em không vui khi nhận được những lời khen nào? _____________________________

Tại sao lại như vậy? ______________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

Từ trên đây có thể thấy, bên đưa ra lời khen và nhận lời khen chưa chắc đã có cách lý giải

giống nhau về lời khen đó. Trong phần 2, chúng ta sẽ vừa quan sát những lời khen khó

hiểu của người Nhật và tìm hiểu về ý thức của họ về nó.

2. Lời khen khó hiểu của người Nhật

Hai ví dụ (9) (10)7 là những đoạn hội thoại trong phim “Shaberedomo shaberedomo”. Thử

xem Mitsuba và Thầy nói những câu đó trong tâm trạng như thế nào?

Hội thoại (9)

Người nói: Mitsuba là người đang học để trở thành nhà tấu hài rakugo chuyên nghiệp

Sogawa là học sinh đang học tại lớp dậy tấu hài rakugo của Mitsuba, cùng tuổi với anh

Văn cảnh: Mitsuba và Sogawa cùng đi đến thành phố Hosugi. Đây là lần đầu tiên Mitsuba 7 Ví dụ hội thoại (9)(10) được trích từ lời thoại trong bộ phim “Shaberedomo shaberedomo” đã được chuyển thành giáo trình của 徐燕 (2012)

Page 51: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

51

nhìn thấy dáng vẻ xinh đẹp của Sogawa khi mặc yukata.

1 Mitsba:…Ồ

2 Sogawa:Sao vậy?

3 Mitsuba:Mặc vào thì đường may có kém cũng không nhận ra nữa nhỉ.

・・・

Cậu mặc đẹp lắm.

Câu hỏi:

a) Mitsuba nói câu “Mặc vào thì đường may có kém cũng không còn nhìn thấy nữa” trong

tâm trạng như thế nào?

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

b) Tại sao Mitsuba lại dùng cách nói này?

_______________________________________

_______________________________________

c) Nếu là Mitsuba trong văn cảnh này em sẽ nói như thế nào?

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

Hội thoại (10)

Người nói:Mitsuba là người đang học để trở thành nhà tấu hài rakugo chuyên nghiệp

Thầy là người đang dậy Mitsuba tấu hài rakugo

Văn cảnh: Sau khi Mitsuba hoàn thành thành công đoạn tấu hài “Cái trống lửa” (Kaen taiko).

Thầy đã rất chăm chú nghe đoạn tấu hài của anh.

1 Thầy: Xem nào, cậu có rượu vào lại diễn hay hơn thì phải.

2 Mitsuba: Vâng

Page 52: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

52

3 Thầy:Vậy là chẳng phải cậu cũng có một đoạn “Cái trống lửa” của riêng mình rồi sao. Biết

thế tôi không cá cược nữa. Tôi lỗ cả 10,000. Súng dở bắn nhiều cũng cũng trúng.

Trúng hay không là tùy gió nhỉ.

Câu hỏi:

a) Thầy nói câu “Vậy là chẳng phải cậu cũng có một đoạn “Cái trống lửa” của riêng mình rồi

sao” với tâm trạng như thế nào?

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

b) Tại sao sau khi nói “cậu cũng có một đoạn “Cái trống lửa” của riêng mình rồi còn gì” thầy

lại nói thêm câu “Súng dở bắn nhiều cũng cũng trúng. Trúng hay không là tùy gió”.

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

c) Ở nước em có khi nào người ta cảm thấy khó đưa ra lời khen một cách trực tiếp hay

không? Đó là khi nào? Hãy viết cụ thể trường hợp đó xuống dưới đây.

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

Hội thoại (9)(10) là trường hợp mà người học khó lý giải lời khen trong đó. Theo bạn tại

sao người Nhật lại dùng những lời khen như thế này? Chúng ta hãy cùng so sánh hai ví dụ,

một ví dụ là lời khen trực tiếp nhưng gây hiểu nhầm, một ví dụ thoạt nghe không phải là lời

khen nhưng lại có tác dụng khen ngợi, để tìm ra nhận thức của người Nhật về việc khen8

(11) (Tôi và Kurokawa Reiko là bạn cùng khóa)

8 (11)(12) là ví dụ trích trong Yamaji (2003)(2009). Đây cũng là ví dụ từ tác phẩm văn học.

Page 53: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

53

Tôi, vừa thì thầm trong tim như vậy vừa ngắm khuôn mặt nhìn nghiêng của Reiko lúc cầm

cái ly nhỏ trong tay.

“Kurokawa, cậu thật sự rất xinh đẹp. Lại thông minh hơn người, không sợ thứ gì cả.”

Reiko liếc nhìn tôi.

“Thế thì đã sao nào?”

“Mình chỉ khen thôi. Cậu nên vui trước lời khen của người khác một cách thành thật chứ”

(Yamada Nagami “Tôi học dốt” (Boku ga benkyou ga dekinai))

(12) (“Cô ấy” là cảnh sát hình sự đến thăm nhà “tôi” là kẻ bị hại)

Bắp chân lộ ra từ chân váy màu xám hơi rung rung khi bước lên bậc nhà. Tôi nhìn ngây

người và đơn thuần nghĩ rằng chân cô ấy thật đẹp.

Cô ấy nhận ra ánh mắt của tôi. Tôi không muốn tránh ánh nhìn đi chỗ khác nên vẫn nhìn

vào chân cô.

“Anh đang nhìn gì vậy?”

“Thế mà không bị gẫy à, chân cô ý”

“Gì cơ?”

“Chân cô thon nhỏ như vậy, khi điều tra mấy vụ hình sự là phải chạy, phải bay thế mà chân

cô không bị gẫy à?”

“Vui quá. Chẳng mấy khi có người khen chân tôi đâu.”

“Không. Không phải tôi khen.”

(Tendou Arata “Giọng ca cô độc” (Kodoku no utagoe))

Câu hỏi:

a) Trong phần gạch chân ở hội thoại (11), (12), phần nào là khen trực tiếp và phần nào không

phải khen trực tiếp?

Khen trực tiếp: (11) Khen không trực tiếp: (12)

Page 54: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

54

b) Giữa hai lời khen (11) và (12) thì lời khen nào được người nghe tiếp nhận một cách vui

vẻ? (12)

c) Theo em lý do khiến lời khen ở (11) và (12) truyền tải thành công hay thất bại nội dung

người phát ngôn muốn nói là gì?

(11) __________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

(12)_________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

d) Nếu em có ví dụ nào về lời khen thẳng thắn nhưng bị hiểu nhầm hoặc khen không trực

tiếp mà được đối phương tiếp nhận thì hãy viết vào phần dưới đây. Có thể là em khen

hoặc em được khen, cũng có thể là lời khen trong phim, truyện hay tiểu thuyết.

__________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

Page 55: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

55

BÀI 4

PHÁT NGÔN BẤT BÌNH, BẤT MÃN, KHÔNG ĐỒNG TÌNH

Hành động thể hiện sự bất bình, bất mãn, không đồng ý thường làm mất thể diện của đối

phương nên việc nói những nội dung này một cách lịch sự là một trong những việc khó khăn

nhất đối với người học tiếng Nhật. Trong bài này, trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu cách người

Nhật thể hiện sự bất bình, bất mãn, không đồng ý thông qua bài điều tra. Tiếp theo, chúng

ta đi quan sát, phân tích những hội thoại thực tế xem người Nhật thể hiện ý kiến bất đồng

bằng cách nào.

1. Phát ngôn lịch sự thể hiện sự bất bình bất mãn9

Đọc hai văn cảnh và đoạn hội thoại có nội dung bất bình, bất mãn dưới đây và trả lời câu hỏi.

(1) Em đang đi ăn cùng hai người bạn khác trong nhà hàng. Khi món ăn được dọn ra,

thấy có con ruồi nổi lên trong bát súp, em nói:

“Trời, không ăn được đồ này đâu. Có con ruồi này.”

Câu hỏi

a) Theo em câu này nói ra có phù hợp không?

1. Phù hợp 2. Không phù hợp

b) Nếu chọn 2, xin nói lý do tại sao?

______________________________________

______________________________________

______________________________________

c) Nếu gặp sự việc này tại Nhật, bạn sẽ có hành động như thế nào?

______________________________________

______________________________________

______________________________________

9 Văn cảnh và điều tra trong phần này được trích từ Matsumura(1991)

Page 56: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

56

____________________________________________________________________________

d) Nếu gặp trường hợp tương tự ở nước của em hoặc nước khác, em sẽ có hành động

như thế nào và nói gì

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

e) Em có kinh nghiệm nào tương tự như thế này không? Nếu có hãy viết xuống dưới đây.

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

(2) Em và một vài người khác được một người bạn mời ăn tối. Mọi người đều biết rõ

nhau. Khi bạn định ăn súp thì phát hiện có con ruồi đang nổi lên. Em nói:

“Xin lỗi, có thể đổi cho tôi bát súp khác được không?”

a) Hành động và lời nói trên của bạn có hợp lý không?

1. Thích hợp 2. Không thích hợp

b) Nếu chọn 2 xin cho biết lý do tại sao?

______________________________________

______________________________________

______________________________________

c) Nếu gặp trường hợp tương tự tại Nhật thì em sẽ có hành động như thế nào và nói gì?

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

d) Nếu gặp trường hợp tương tự ở đất nước của em hay một nước khác thì em sẽ có hành

động như thế nào và nói gì?

______________________________________

Page 57: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

57

______________________________________

______________________________________

______________________________________

e) Em có kinh nghiệm nào tương tự như vậy không? Nếu có hãy viết lại

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

2. Phát ngôn lịch sự thể hiện sự không đồng ý

Trong phần này, chúng ta sẽ phân tích hội thoại tự nhiên có chứa phát ngôn của người Nhật

và người Trung Quốc thể hiện sự không đồng ý để tìm ra đặc trưng trong phát ngôn không

đồng ý của người Nhật 10

Hội thoại (3) Hai sinh viên trong ký túc xá bàn nhau về bài hát sẽ phát trong một sự kiện của

ký túc.

Người nói:A: Nam giới 24 tuổi, sinh viên năm 4

B: Nam giới 25 tuổi, thạc sỹ năm 2

1A: Em thì thích bài đó, ##11 (một phần tên bài hát) cái gì ấy nhỉ?

2B: Ủa, nó là bài thơ mà, hơi là lạ…

3A: Không phải chứ. Bài đó, em thích mà…

4B: (im lặng) (3 giây)

Hội thoại (4) Trưởng câu lạc bộ và hội viên câu lạc bộ đó đang nói về buổi biểu diễn cho lễ

chia tay sinh viên tốt nghiệp.

Người nói:A: nữ giới 19 tuổi, sinh viên năm 1, thành viên câu lạc bộ 10 Ví dụ (3)~(6), toàn bộ trích từ ví dụ hội thoại tự nhiên của 王萌(2010) 11 #là phần không nghe rõ

Page 58: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

58

B: nữ giới 19 tuổi, sinh viên năm 2, trưởng câu lạc bộ

C: nữ giới 19 tuổi, sinh viên năm nhất, thành viên câu lạc bộ

1 A: Vừa nãy mình định nói hay bọn mình hát bài đó

2 B: Số 9

3 A: Dịp cuối cùng, vì là dịp cuối cùng/ / nên mọi người cùng hát nhé

4 C: / / Hả? Bài đó, nghe chán lắm rồi

Câu hỏi:

a) Theo em trong hai ví dụ hội thoại (3) và ví dụ hội thoại (4), đoạn nào là hội thoại của

người Nhật.

Hội thoại (3) Hội thoại (4)

Tại sao em lại cho là như vậy?

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

b) Hãy chọn ra phát ngôn thể hiện sự không đồng ý trong hội thoại (3) và (4)

Hội thoại (3)_________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

Hội thoại (4)_________________________________

_______________________________________

_______________________________________

c) Người nói trong hội thoại (3) và (4) đã dùng những chiến lược nào để thể hiện sự không

đồng ý?

Hội thoại (3)__________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

Page 59: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

59

Hội thoại (4)_________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

d) Người nói ở hội thoại (3) và (4) dùng cách nào để làm dịu lại sự không đồng ý trong lời nói

của mình?

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

e) Hãy thử nhớ lại những cuộc nói chuyện của em với bạn bè thân thiết trong lớp hoặc câu

lạc bộ. Theo em, người nói ở hội thoại (3) và (4) đã dùng những chiến lược gì? Nếu là em,

em sẽ nói như thế nào?

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

Hội thoại (5) Mấy sinh viên chơi thân với nhau cùng nhau đi mua đồ

Người nói:A: nữ giới 24 tuổi, thạc sỹ năm 2

B: nữ giới 24 tuổi, sinh viên năm 4

1 A: Đẹp chưa, nhìn này, đẹp không?

2 B: Ừ, (im lặng 2 giây), đẹp.

3 A: Cái này bao nhiêu tiền?

4 B: Rẻ thế nhỉ.

5 A: Có 2000 yên thôi, mà chỉ nhìn không cũng thấy thích.

6 B: Ừ ừ, đúng là có cảm giác xịn nhưng mà…

7 A: Không đâu, cái này chỉ nhìn một cái là thấy nó đẹp rồi!

Page 60: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

60

8 B: Ừ.

9A: Có cả màu trắng nữa, thích quá!

10B: Đẹp quá!

Hội thoại (6) Những sinh viên chơi thân với nhau cùng nhau đi mua đồ

Người nói:A: nữ sinh viên năm 3, 21 tuổi, B: nữ sinh viên năm 3, 22 tuổi, C: nữ sinh viên

năm 3, 21 tuổi

1 A: Oa, cái quần này thích quá, nhưng mà bị thiếu một ít tiền. Nếu không đủ tiền thì cho

mình vay nhé. Cái này…

2 B: Trông trẻ con.

3 C: Chỗ này toàn dây dợ thôi

a) Trong hai hội thoại (5), (6) ở trên, theo em đâu là hội thoại của người Nhật

Hội thoại (5) Hội thoại (6)

Tại sao em lại cho là như vậy? ______________________________________________

_______________________________________

_______________________________________

b) Đâu là phát ngôn thể hiện sự không đông ý trong hội thoại (5) và (6)

Hội thoại (5)_________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

Hội thoại (6) _________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

c) Người nói ở hội thoại (5) và (6) dùng chiến lược nào để thể hiện sự không đồng ý của

mình?

Page 61: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

61

Hội thoại (5)_________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

Hội thoại (6) _________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

d) Trong hội thoại (5) và (6) người nói dùng cách nào để làm dịu sự không đồng ý trong cách

nói của mình?

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

e) Thử nhớ lại lúc em cùng bạn thân đi mua sắm. Em hay bạn thân đã dùng chiến lược giống

trong (5) hay (6)? Nếu là em, em sẽ nói như thế nào?

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

f) Nếu hội thoại trên diễn ra giữa những người trong gia đình (ví dụ anh chị em họ) thì em sẽ

nói như thế nào? Có khác với trường hợp nói với bạn bè hay không?

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

Ví dụ hội thoại (7)12 là phát ngôn thể hiện sự không đồng ý trong một đoạn hội thoại của cấp

trên với cấp dưới ở công ty. Hãy thử xem nó có đặc trưng như thế nào?

12 Hội thoại (7) trích từ “Ngôn từ của nam giới ở nơi làm việc”

Page 62: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

62

Hội thoại (7) Nói về hóa đơn của khách hàng

Người nói: A: nhân viên nữ giới 24 tuổi

B: phó trưởng phòng thu mua, 50 tuổi

1 B: Này, em qua đây một chút.

2 A: Vâng.

3 B: Hơi phiền một chút nhưng em gọi điện trực tiếp đi.

4 A: Vâng

5 B: Cái này mình mà nói là họ nhầm thì không hay.

6 A: A, cái này, vậy, thôi, em mà không nói gì nữa thì… từ tháng sau… họ lại cứ như thế này…

Câu hỏi:

a) Trong A và B, theo em ai là cấp trên

Người nói A Người nói B

b) Lý do cho câu trả lời của em trong câu a) là gì?

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

c) Người nói B dùng thể thông thường hay lịch sự?

Thể thông thường, thể lịch sự

d) Trong phát ngôn số 6, theo em A đang định nói điều gì

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

e) A đang dùng chiến lược gì để thể hiện sự không đồng ý?

_______________________________________

_______________________________________

Page 63: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

63

_______________________________________

_______________________________________

f) Nếu em muốn thể hiện mình không đồng ý việc gì đó với cấp trên em sẽ nói như thế

nào?

_______________________________________

_______________________________________

_______________________________________

Page 64: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

64

BÀI 5

CẢM ƠN

Hành vi cảm ơn, thoạt nhiên có thể nghĩ nó là hành động thường có và giống nhau ở các

nền văn hóa. Tuy nhiên, việc người ta cảm ơn ai trong những văn cảnh nào thì lại khá khác

nhau. Cũng nhiều trường hợp người nói bị cho là vỗ lễ khi không nói lời cảm ơn trong văn

cảnh mà mọi người đều kỳ vọng được nghe nó. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu người

Nhật kỳ vọng lời cảm ơn ở những văn cảnh nào và khi không được cảm ơn trong văn cảnh đó

họ cảm thấy ra sao. Tiếp theo, chúng tôi sẽ lấy một vài ví dụ về lời cảm ơn của người Nhật

mà người học cảm thấy khó hiểu cũng như phân tích suy nghĩ của người Nhật về hành động

này.

1. Nhận thức và hành động của người Nhật về việc cảm ơn

Hãy đọc những văn cảnh sau và tìm hiểu xem người Nhật mong nhận được lời cảm ơn khi

nào và suy nghĩ gì về hành động cảm ơn13

Văn cảnh (1): B đến chơi, A lấy đồ ăn do vợ mình nấu đưa cho B mang về.

B đến nhà A chơi, vợ A đã làm đồ ăn để B mang về cho gia đình nhưng sau khi B về rồi, vợ

chồng B không hề có liên lạc gì để cảm ơn.

a) Nếu là B trong trường hợp này em sẽ làm gì.

1. Không làm gì cả.

2. Khi nào có cơ hội gặp A thì cảm ơn.

3. Sau khi về nhà hoặc sau khi ăn, tự mình hoặc vợ sẽ liên lạc với A để nói lời cảm ơn.

4. Khác

13 Văn cảnh (1)~(3) trích từ ディヌーシャ ティランガニー ランブクピティヤ (2012), có một phần chỉnh sửa.

Page 65: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

65

(Cụ thể:_________________________________________________________

____________________________________)

b) Tại sao em lại chọn câu trả lời trong a)?

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

c) Nếu là A, bạn sẽ có cảm nghĩ gì về hành động của B trong trường hợp này?

(có thể chọn nhiều lựa chọn)

1.Vợ chồng B không có liên lạc cảm ơn nên tôi thấy họ hơi thất lễ

2.Không hiểu B đã ăn món ăn do vợ mình làm chưa nên tôi liên lạc hỏi B

3.Hài lòng vì đã làm một việc tốt với B

4.Thường trong những trường hợp như thế này, không ai gọi điện cảm ơn nên tôi

cảm thấy bình thường

5.Khác

(Cụ thể:______________________________

____________________________________

____________________________________)

d) Lý do chọn câu trả lời ở c)

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

e) Em đã bao giờ trải qua kinh nghiệm nào tương tự chưa? Nếu có hãy viết xuống dưới

đây.

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

Page 66: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

66

Văn cảnh (2): Bị nhờ nên đồng ý giúp ôn thi

Khi A đang ôn thi giữa kỳ thì A nhận được email của B. B là lưu học sinh được A hướng

dẫn (một hình thức sinh viên cũ hướng dẫn sinh viên mới ở Nhật). B nói muốn hỏi bài A, A

nghĩ không có việc gì lớn nên đã nhận lời. Tuy nhiên khi đến, A nhận thấy B hỏi một câu

hỏi rất khó mà A nghĩ đến 30 phút không không giải thích được. B không những không

cảm ơn A vì bỏ cả ôn thi đến hướng dẫn mình mà còn thể hiện thái độ không hài lòng

Câu hỏi:

a) Nếu là B trong trường hợp này em sẽ làm gì?

1.A không giải thích được nên thể hiện sự không hài lòng

2.Cảm ơn A vì đã đến trong lúc bận ôn thi

3.Không hiểu lời giải thích của A nên đi hỏi người khác

4.Khác

(Cụ thể:______________________________

__________________________________

__________________________________)

b) Tại sao em lại chọn câu trả lời ở a)

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

c) Nếu là A trong trường hợp này bạn nghĩ gì về B (có thể chọn nhiều câu)

1.Muốn B cảm ơn

2.Muốn B đánh giá nỗ lực của mình

3.Tại giải thích của mình không rõ ràng nên thái độ của B như thế cũng phải

4.Không có cảm giác gì

5.Khác

(Cụ thể:______________________________

__________________________________

__________________________________)

Page 67: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

67

d) Lý do chọn câu trả lời ở c) của em là gì?

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

e) Bạn có kinh nghiệm nào tương tự như thế này chưa? Nếu có xin hãy viết xuống dưới

đây.

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

Văn cảnh (3): Trả lại ví một người bạn đánh rơi

A nhặt lại ví mà B đánh rơi trên xe điện và mang đến trả cho B. B nhận lấy ví mà không hề

có lời cảm ơn A.

Câu hỏi:

a) Nếu là B, trong trường hợp này em sẽ làm gì?

1. Bởi vì là bạn nên cầm lấy ví và chẳng nói gì.

2. Bởi vì ví là đồ rất quan trọng nên nói lời cảm ơn bạn và nhận lấy ví.

3. Khác

(Cụ thể:______________________________

__________________________________

__________________________________)

b) Lý do em chọn câu trả lời ở a) là gì?

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

Page 68: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

68

c) Nếu là A, trong trường hợp này em có cảm nghĩ gì về B (có thể chọn nhiều câu trả

lời)?

1. Muốn B nói lời cảm ơn.

2. Cảm thấy B bất lịch sự vì không nói cảm ơn.

3. B là bạn nên không nói lời cảm ơn là chuyện đương nhiên.

4. Không hiểu được tại sao B lại không cảm ơn.

5. Khác

(Cụ thể:______________________________

__________________________________

__________________________________)

d) Lý do em chọn câu trả lời trong c) là gì?

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

e) Em có kinh nghiệm nào tương tự như thế không? Nếu có hãy viết xuống dưới đây.

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

______________________________________

2. Phát ngôn cảm ơn khó hiểu của người Nhật

Trong phần 1 cũng có đề cập đến, trong những lời cảm ơn của người Nhật thì lời cảm ơn

giữa những người thân thiết là khó hiểu nhất với người học. Dưới đây là những lời cảm ơn

mà lưu học sinh cảm thấy khó hiểu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem tại sao người Nhật lại

dùng lời cảm ơn trong những trường hợp này.

Page 69: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

69

Văn cảnh (4): Người mẹ cảm ơn khi được con trai tặng sách14

Người mẹ trên 50 tuổi biết mình đã phẫu thuật nhưng vẫn chưa hết hẳn ung thư, bà gọi

điện cảm ơn khi được người con trai trên 20 tuổi tặng cuốn sách do anh viết mới được

xuất bản.

1 Mẹ: Vẫn còn di căn ung thư trong cổ họng, hết thì chưa hết con ạ.

2 Con trai: Sao vậy, không phải là hết sạch rồi hả mẹ?

3 Mẹ: Ừ, thấy bác sỹ bảo vẫn còn một u nhỏ không loại bỏ hết được. Chỉ còn cách trị bằng

xạ liệu. Nhưng đọc cuốn sách của con mẹ thấy khỏe hơn ra. Cảm ơn con. (khóc)

Trích tiểu thuyết dài tập “Tháp Tokyo, má và tôi, đôi khi, ba”

Câu hỏi:

a) Em có ấn tượng gì với phát ngôn của người mẹ trong phần gạch chân?

1. Mẹ đang nói chuyện với con mà lại dùng lời cảm ơn nên có cảm giác xa cách.

2. Không hiểu sao người mẹ lại dùng lẫn thể thông thường và thể lịch sự.

3. Người mẹ đang muốn truyền tải tâm trạng cảm kích của mình một cách lịch sự đến

con trai.

4.Khác ( _________________________________________________________

__________________________________________________________________

__________________________________________________________________)

b) Hãy nghĩ xem tại sao người mẹ lại có phát ngôn như trong phần gạch chân?

1. Nội dung phát ngôn số 1 và số 3 của người mẹ là gì?

14 Văn cảnh (4) trích trong tuyển tập mẫu do sinh viên tiến sỹ của Khoa so sánh văn hóa xã hội, Đại học Kyushu (2009) 李大年 sưu tập.

Page 70: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

70

2. Người mẹ về cơ bản dùng thể thông thường hay lịch sự để nói chuyện với con trai?

1. Thể lịch sự 2. Thể thông thường

3. Người mẹ phân biệt sử dụng thể thông thường và thể lịch sự như thế nào?

__________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________

4.Dựa vào câu trả lời ở phần 3, thử đoán xem tại sao người mẹ lại có phát ngôn ở

phần gạch chân. Hãy suy nghĩ đến hàng động ngoài lời của người mẹ.

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________

Văn cảnh (5): Con gái cảm ơn bố trước khi đi lấy chồng15

Văn cảnh người con gái (Akari) đêm trước khi kết hôn cảm ơn bố (Saito) vì đã nuôi dưỡng

mình cho đến bây giờ.

1. Con gái: Bố ơi, con nói câu mà các cô dâu hay nói trước khi đi lấy chồng được không?

2. Bố: Thôi đừng

3. Con gái: Con cảm ơn bố đã nuôi dậy con đến bây giờ.

4. Bố: Không, bố mới là người phải cảm ơn con.

(10 lời hứa của tôi và cún con)

Câu hỏi:

a) Theo em, ở Nhật khi bố và con gái nói chuyện với nhau thì về cơ bản sẽ dùng thể thông

thường hay lịch sự?

15 Văn cảnh (5) trích từ tuyển tập ví dụ của sinh viên 李㬢㬢 tiến sỹ tại Học viện so sánh văn hóa xã hội, Đại học Kyushu (2009).

Page 71: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

71

Bố: 1. Lịch sự 2. Thông thường

Con gái:1. Lịch sự 2. Thông thường

b) Văn cảnh (5), bố và con gái đã dùng thể gì để nói chuyện? Thông thường hay lịch sự?

Bố: 1. Lịch sự 2. Thông thường 3. Lịch sự và thông thường

Con gái: 1. Lịch sự 2. Thông thường 3. Lịch sự và thông thường

c) Tại sao ở câu 3 người con gái lại nói như vậy?

1.Người con gái tại sao ở câu 3 lại dùng thể lịch sự để cảm ơn bố?

_____________________________________

_____________________________________

_____________________________________

_____________________________________

2.Trong nền văn hóa của em, mọi người có sử dụng cách nói tương tự trong hoàn cảnh

này không? Có nói lời cảm ơn không? Nếu có thì sử dụng phát ngôn hay hành động

như thế nào? Nếu không thì tại sao lại như thế?

_____________________________________

_____________________________________

_____________________________________

_____________________________________

_____________________________________

d) Hãy nghĩ xem tại sao người bố lại dùng phát ngôn này?

1. Tại sao ở câu 2 người bố lại nói “Thôi đừng”?

_____________________________________

_____________________________________

_____________________________________

_____________________________________

_____________________________________

2. Tại sao ở câu 4 người bố lại dùng thể lịch sự và nói “cảm ơn con”?

_____________________________________

_____________________________________

Page 72: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

72

_____________________________________

_____________________________________

3.Trong nền văn hóa của em, ở văn cảnh này các ông bố sẽ dùng cách nói như thế

nào? Tại sao lại như vậy?

_____________________________________

_____________________________________

_____________________________________

Page 73: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT

井出祥子・荻野綱男・川﨑晶子・生田少子 (1986)『日本人とアメリカ人の敬語行動:大学生の

場合』 東京:南雲堂

李奈娟 (2007) 「電話での依頼の承諾・拒否の談話」『平成 19 年度日本語会話資料集』,295-302

王萌 (2010)「日本人と中国人の不同意表明―ポライトネスの観点から―」九州大学大学院比較社

会文化学府博士論文

金瑞賢 (2004)「韓国人学習者の待遇と恩恵の表現に関する認識」九州大学大学院比較社会文化学

府未公刊修士論文

ク モハマド ナビル (2005)「日本人とマレーシア人の謝罪行動の対照分析―謝罪意識、謝罪ス

トラテジー、謝罪表現を焦点に―」九州大学大学院比較社会文化学府修士論文

現代日本語研究会(編)(2001)『男性のことば・職場編』 東京:ひつじ書房

胡敏男 (2019)「日本語のクレーム交渉談話」『平成 21 年度日本語資料集』松村瑞子・王萌(編)、

九州大学大学院比較社会文化学府,2-45

黄士瑩 (2002)「日本人と台湾人の非言語伝達の対照研究―謝罪表現を中心に―」九州大学大学院

比較社会文化学府修士論文

国立国語研究所 (2006)『言語行動における「配慮」の諸相』 東京:くろしお出版

坂本直美 (2012)「日本語における女性の断りの構造分析―日中対照談話分析に基づいて―」九州

大学大学院比較社会文化学府修士論文

ザトラウスキー、ポリー (1993)『日本語の談話の構造分析―勧誘のストラテジーの考察―』東

京:くろしお出版

徐燕(2012)「映像作品を利用した語用論技能養成の方法開発―中国人中・上級学習者を対象と

して」九州大学大学院比較社会文化学府博士論文

杉戸清樹 (2005)「日本人の言語行動―気配りの構造―」『文体と表現』明治書院, 362-371

ディヌーシャ ティランガニー ランブクピティヤ、サマラッコディ ムディヤン (2011)「ス

リランカ人日本語学習者に見られる感謝場面理解の特徴」信州大学大学院人文科学研究科

修士論文

張碩 (2007)「謂れのない非難に対する言語行動の日中対照研究―弁明行動を中心に―」 九州

大学大学院比較社会文化学府修士論文

ハーラ マハムード アブド エラジム (2011) 「異文化間コミュニケーションにおける『ほめ』

をめぐって―日本語とアラビア語の褒め方・解釈の違いに見る文化の影響」 九州大学大

学院比較社会文化学府修士論文

松村瑞子 (2003)「日本人の敬意表現―韓国人との相違を中心に―」『言葉のからくり―河上誓作

教授退官記念論文集―』 東京:英宝社,787-800

_____(2011)「日本人と中国人の配慮表現に対する認識―アンケート調査を基に―」『東アジア日

本語・日本文化研究』第 12 集,24-44

山路奈保子 (2003)「日本語の談話における『ほめ』の機能―小説中の談話における『ほめ』の観

Page 74: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

74

察から」九州大学大学院比較社会文化学府修士論文

_____ (2007) 文学作品を利用した異文化理解教育『褒め』とその周辺の言語行動を中心に」九州

大学大学院比較社会文化学府博士論文

TƯ LIỆU

因京子・松村瑞子(編)(2007)『平成 19 年度日本語会話資料集』九州大学大学院比較社会文化学府

日本社会文化専攻日本語教育講座

松村瑞子・趙海城(編)(2008)『平成 20 年度日本語資料集』九州大学大学院比較社会文化学府日本

社会文化専攻日本語教育講座

松村瑞子・王萌(編)(2009)『平成 21 年度日本語資料集』九州大学大学院比較社会文化学府日本社

会文化専攻日本語教育講座

松村瑞子・李㬢㬢(編)(2010)『平成 22 年度日本語資料集』九州大学大学院比較社会文化学府日本

社会文化専攻日本語教育講座

松村瑞子・李㬢㬢(編)(2011)『平成 23 年度日本語資料集』九州大学大学院比較社会文化学府日本

社会文化専攻日本語教育講座

松村瑞子・李㬢㬢(編)(2012)『平成 24 年度日本語資料集』九州大学大学院比較社会文化学府日本

社会文化専攻日本語教育講座

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Brown, Penelope and Levinson, Stephen C. 1978. Politeness: Some universals in language usage.

Cambridge: Cambridge University Press.

Holmes, Janet. 1986. Compliments and compliments responses in New Zealand English. Anthropological

Linguistics 28, 4, 485-508.

Matsumoto, Yoshiko. 1988. Reexamination of the Univerality of Face; Politeness in Japanese. Journal of

Pragmatics 15, 551-82.

Matsumura, Yoshiko. 1991. Complaining and Refusing Politely: Japanese and American Attitudes and

Approaches. 北九州大学文学部紀要第 45 号,61-84.

Matsumura, Yoshiko and Chinami, Kyoko. 1999. Politeness in Japanese Conversation between People of

Different Social Levels: A Discourse-Based Analysis. Unpublished paper read at the First International

Conference on Linguistic Politeness.

Matsumura, Yoshiko, Chinami, Kyoko and Kim, Soojung. 2004. Japanese and Korean Politeness: A

Dicourse-Based Contrastive Analysis. Unpublished paper read at International Symposium on

Linguistic Gender and Politeness. September 3rd, 2004. University of Helsinki, Finland.

Page 75: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

75

LỜI KẾT

Cách đây rất lâu, vào tháng 8 năm 1989 tôi có tham dự khóa học cao học một năm tại

trường Đại học George Town Mỹ, ở đây tôi có tham dự giờ học của Deborah Schiffrin. Năm

1988 tôi học Pragmatics (Ngữ pháp học), năm 1989 học Speech Acts (Hành vi lời nói). Đến

bây giờ tôi vẫn nhớ cảm giác bế tắc, khổ sở lúc đó vì phương pháp nghiên cứu 2 môn này

hoàn toàn khác với những gì tôi học ở Nhật. Trong tiết học Speech Acts, sau khi tóm lược

phương pháp luận của Austin và Searle về Hành vi lời nói chúng tôi đã đọc cuốn Politeness

(lịch sự) của Brown & Levinson. Tôi kinh ngạc nhận ra lịch sự trong tiếng Anh và tiếng Nhật

khác nhau quá nhiều. Đó cũng chính là xuất phát điểm để tôi bắt đầu những nghiên cứu về

“lịch sự” của mình.

Trong giờ học về Hành vi lời nói, chúng tôi được chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5

người cùng làm về một chủ đề rồi phát biểu. Vì trong nhóm chỉ có mỗi tôi là người Nhật, còn

lại đều là người Mỹ nên chúng tôi đã chọn chủ đề “Thái độ và chiến lược thể hiện sự bất

bình và từ chối một cách lịch sự của người Nhật và người Mỹ ”. Có một văn cảnh mà trong

đó sự khác nhau trong cách nói “không đồng ý” được thể hiện rất rõ rệt (tham khảo Phần II

Bài 4). Văn cảnh đó là “Khi đang đi ăn với các bạn ở nhà hàng bạn thấy một con ruồi nổi lên

trong bát súp. Lúc đó bạn sẽ làm gì?”. Khi phỏng vấn 4 người Mỹ, có 3 người trả lời rằng “Tôi

sẽ nói đùa về việc trong súp có ruồi với người phục vụ bàn”, ví dụ “Tôi không ăn phần thịt

nào mà tôi không trả tiền đâu nhé”. Trong 4 người Nhật tôi hỏi có 3 người cũng giống như

người Mỹ sẽ nói một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển để người phục vụ bàn đổi cho bát súp

mới, nhưng cách nói của người Nhật và người Mỹ lại khác nhau. Người Nhật thì nói “Súp

này, tôi không ăn được…(bỏ lửng câu nói)” rồi cho người phục vụ bàn xem và đợi phản ứng

của anh ta, còn người Mỹ lại nói đùa “Nhìn xem, có con ruồi đang bơi trong bát súp này”. Từ

đây tôi nhận ra rằng, tùy từng văn hóa mà khái niệm về phát ngôn lịch sự sẽ khác nhau, hành

Page 76: LỜI MỞ ĐẦU - flc.kyushu-u.ac.jpymatsu/data/research/politeness-textbook-Vietnam.pdf · 1 . L. Ờ. I M. Ở ĐẦ. U. Viện Nghiên cứu quốc ng ữ Nhật Bản đã phát

76

động được coi là lịch sự ở nền văn hóa này chưa chắc là lịch sự ở nền văn hóa khác. Hơn nữa

để giảm va chạm trong tiếp xúc đa văn hóa, người học cần hiểu sự khác nhau giữa các văn

hóa đó, từ đó cố gắng hạn chế hành động mà đối phương cho là bất lịch sự.

Đã một thời gian dài đã trôi qua nhưng thông qua các bài luận văn của nhiều du học sinh

mà tôi đã và đang hướng dẫn, tôi ngày càng nhận ra rằng quả thật “lịch sự” có muôn hình

muôn vẻ, mỗi nền văn hóa sẽ có một cách thể hiện “lịch sự” khác nhau. Những tư liệu tôi sử

dụng trong cuốn sách này phần nhiều là hội thoại mà lưu học sinh tôi hướng dẫn cảm thấy

khó hiểu khi nói chuyện với người Nhật. Rất mong cuốn giáo trình và sách hướng dẫn này sẽ

giúp ích chút gì đó trong việc lý giải “lịch sự” trong tiếng Nhật của các em.

Tháng 3, năm 2017

Matsumura Yoshiko