lt94 08

4
S

Upload: dai-hung

Post on 25-May-2015

887 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Lt94 08

SỐ 94 - THÁNG 02/2010 TRANG 31

Kỹ Sư Phạm Ngọc Quỳ và Đồ Án giàn khoan dầu Hibernia

Phạm Ngọc Quế

1. Vài nét về Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ

KS Quỳ sinh tại Hà Nội nhưng người gốc

làng Cót (tên chữ là làng Yên Quyết, thuộc tỉnh

Hà Đông,) gần Ô Cầu Giấy. Tổ tiên đã ra lập

nghiệp tại Hà Nội lâu đời: Ông của KS Quỳ là

cụ Phạm Xuân Lễ, sáng chế ra nghề nấu sơn,

dùng toàn nguyên liệu trong nước, nên bố kỹ sư

là cụ Phạm văn Chung, học xong bậc Thành

Chung, đã không đi làm mà ra mở tiệm sơn

Thái Hòa phố Hàng Bông, sau dời về phố Phủ

Doãn, đồng thời làm thầu khoán xây nhà cửa.

Sau Hiệp định Genève 1954, KS Quỳ theo

gia đình di cư vào Nam. Năm 1958 tốt nghiệp

Kỹ sư Công Chánh Phú Thọ. Sau 2 năm làm

việc tại Nha Thương Cảng Sài Gòn, KS được

học bổng sang Pháp du học, rồi đậu vào École

des Ponts et Chaussées Paris và ra trường năm

1963. Vì muốn phát triển nghề nghiệp và có

kinh nghiệm thực dụng trước khi về nước, kỹ

sư Quỳ đã đi làm cho nhiều hãng lớn của Mỹ

và Pháp như Foster Wheeler, Bouygues,

Doris…và đã được trọng dụng. Kỹ Sư mãi mê

làm việc trong môi trường tự do, tranh đua,

sáng tạo của các nước tiền tiến và đã may mắn

khám phá ra được khá nhiều phương thức xây

cất mới lạ _ nhiều khi không có trong sách vở

_

cho nhiều công trình to lớn như giàn khoan

dầu Hibernia tại Canada, hay làm Chief

engineer cho những công trình xây cất nổi tiếng

khác như Mở Rộng Hải Cảng Condamine ở

Monaco (Extension du Port de Monaco), hai

cây cầu trên sông Rhône (Détournements de

Vienne), xây tường bảo vệ giàn khoan dầu ở

Norway (Ekofisk Protective Barrier) v..v.. Hiện

KS Quỳ đã nghỉ hưu, nhưng thỉnh thoảng vẫn

được hãng Doris và vài hãng khác mời làm cố

vấn cho một vài công trình xây cất đặc biệt.

KS Quỳ thường tâm sự, ước mong VN sớm

có thay đổi thực sự, để những người như kỹ sư,

có thể về nước tham gia vào việc xây dựng lại

Quê Hương, theo kịp các nước Á Châu lân

bang tiền tiến, như Đại Hàn, Singapore

vv…”Trí thức Việt Nam đâu có thua kém gì trí

thức các nước ấy, sao chúng ta lại thụt hậu

vậy???”

2. Sơ lược về Công Trình xây cất giàn

khoan dầu Hibernia

Từ lâu, nhiều thăm dò cho biết đáy biển

phía đông Canada có rất nhiều dầu, tuy nhiên

việc xây giàn khoan dầu để lấy dầu thì thật nan

giải: theo sách Guiness, nơi có dầu ở địa thế

khó khăn nhất hoàn cầu : biển sâu 80m, sóng to

30m, thường có bão lớn, sương mù dầy đặc,

nhiệt độ cực lạnh và nhất là có nhiều tảng băng

(Icebergs) rất lớn chạy qua.

Tuy biết là rất khó khăn, nhưng trước tiến

bộ khoa học vượt bực của nhân loại, chính phủ

Canada quyết định kêu gọi đấu thầu, tìm Tổ

Hợp Quốc Tế có khả năng Design-Built giàn

khoan dầu Hibernia tại địa điểm trên. Hibernia

khác với các giàn khoan dầu thường thấy trên

thế giới, là phải thiết kế làm sao để có thể chịu

được sức đập của tảng băng có vận tốc 2m/s và

nặng tới 2 triệu tấn mà không thiệt hại gì. Nếu

giàn khoan dầu bị đổ, dầu sẽ đổ ra biển, mang

lại tai họa cho khắp biển Bắc Mỹ. Để hiểu thêm

về sức tàn phá của tảng băng này, xin ghi thêm

Page 2: Lt94 08

TRANG 32 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH

điều sau: giàn khoan dầu bị tảng băng chạm

phải sẽ chịu một sức ép tới 7,8 bars hay

780t/m2 trên một diện tich từ 200 m

2 đến 300

m2 ( tùy theo giàn khoan dầu sẽ được vẽ). Sức

ép này tương đương với 8 lần sức ép của bom

nguyên tử khi nổ. Nếu được xây như những

tiêu chuẩn trên, Hibernia sẽ là công trình duy

nhất trên thế giới, chống được băng tuyết gần

bắc cực và cũng là giàn khoan dầu vĩ đại hàng

đầu của nhân loại.Với một công trình đặc biệt

như vậy nhiều công ty uy tín quốc tế, tuyển lựa

nhân tài khắp thế giới, cố tìm ra giải pháp cho

giàn khoan dầu Hibernia, để tham dự cuộc đấu

thầu. Nhiều hãng đã tham dự, nhưng sau cùng

chỉ 2 hãng lớn được

vào chung kết:

Norvegian

Contractors Norway

và Tổ hợp

NODECO.

Norvegian

Contractors là hãng

rất nổi tiếng và có uy

tín trong ngành xây

cất giàn khoan dầu.

Họ đã xây 2/3 giàn

khoan dầu lớn trên

thế giới.

NODECO là một

tổ hợp gồm hãng

Doris Engineering

Pháp và nhiều hãng

xây cất Anh, Canada

và Pháp khác hợp

lại, trong đó Doris là Group Leader, phụ trách

Thành Lập Dự Án, còn các hãng khác lo phần

xây cất.

Khi ấy kỹ sư Quỳ đang làm Chief Engineer

cho Doris và được đề cử Thành Lập phần chính

Engineering của Dự Án để tham dự đấu thầu.

Kỹ Sư ngày đêm lo lắng, cố sức tìm kiếm giải

pháp cho công trình này, và sau cùng bất thần,

sáng chế ra được giải pháp chống băng tuyết rất

mới lạ: xây cất vỏ ngoài của giàn khoan dầu

hình tròn với 16 múi, gọi là dents, làm giảm đi

rất nhiều sức tàn phá của băng tuyết. Giải pháp

này cùng với nhiều giải pháp khác được gọi

chung là “ Gravity Base Structure which is

resistant to icebergs”. Sau này đề án GBS của

kỹ sư Quỳ được bằng sáng chế (Patent) độc

quyền của Pháp, Mỹ và Canada. KS Huỳnh

Tường Ly, Giám Đốc kỹ thuật phụ phối kiểm

các bản tính của KS Quỳ, cũng có tên trong

bằng sáng chế.

Lúc đầu ai cũng tưởng Norvegian

Contractors sẽ thắng, vì họ là hãng rất có uy

tín, đứng hàng đầu trên thế giới trong việc xây

cất giàn khoan dầu bằng bê tông. Họ có rất

nhiều kỹ sư đầy kinh nhiệm và đã bỏ rất nhiều

công sức vào việc Thành Lập Dự Án đấu thầu.

Tuy nhiên cuối năm 1990, khi vào chung kết,

đồ án của họ không

hiệu nghiệm bằng đồ

án của kỹ sư Quỳ.

Ban giám khảo cuộc

dấu thầu đã mướn

nhiều hãng nghiên

cứu (bureau d’étude)

nổi danh phối kiểm

các bản tính và đồ án

của hai bên. Tất cả

đều đi đến kết luận

là đồ án của Doris

Engineerring (kỹ sư

Quỳ) hơn hẳn đồ án

của Norvegian

Contractors. Vì vậy

toàn ban giám khảo

cuộc đấu thầu, đồng

thanh bỏ phiếu cho

NODECO trúng

thầu.

Sau khi trúng thầu, NODECO qua hãng

Doris, giao cho kỹ sư Quỳ điều khiển trên dưới

100 kỹ sư và 300 họa viên, thực hiện các chi

tiết kỹ thuật quan trọng nhất của đồ án. Vì

công việc qúa lớn, một phần khác của đồ án, đã

được giao cho một nhóm 50 kỹ sư khác tiếp tay

phụ trách. Công việc này kéo dài 6 năm từ

1990 đến 1996, một phần tại Paris, một phần tại

Saint John, Canada.

Tổng số giờ kỹ sư và chuyên viên cho đồ án

giành cho hãng Doris lên tới 1.200.000 giờ. Khi

làm việc tại Canada, tổng số nhân viên kỹ thuật

có lúc lên tới 300 kỹ sư và 500 họa viên.

Page 3: Lt94 08

SỐ 94 - THÁNG 02/2010 TRANG 33

Tổng số nhân viên kỹ thuật (engineering)

và xây cất của chương trình xây cất Hibernia là

5000 người.

Vì giàn khoan dầu Hibernia ở giữa biển

sâu và hiểm trở, nên việc xây cất công trình này

được thực hiện rất đặc biệt, khác với các công

trình xây cất bình thường.

Xin vắn tắt như sau: Trước hết phải kiếm

một ven biển gần, đào sâu độ 20m rồi làm đập

ngăn nuớc, sau đó rút nước ra để có môt công

trường bằng phẳng trên cạn. Tai đây xây đáy

giàn khoan dầu với tường vỏ bê tông cao 30m

bao quanh (dry dock). Khi đáy giàn khoan dầu

làm xong, phá đập cho nước vào để phần đáy

nổi lên; sau đó kéo ra biển sâu gần đó để xây

tiếp phần tường ngoài và nhiều phần khác, cho

đến khi tạm đủ để có thể lắp phần trên

(topsides) của giàn khoan dầu vào.

Phần trên của giàn khoan dầu bằng sắt,

được đặt xây sẵn từng phần (modules) tại nhiều

nước trên thế giới như Canada, Korea,

Italy…Các phần này, sau khi hoàn thành sẽ

được kéo tới bờ biển gần công trường, rồi được

đặt lên tầu camaran để mang ra chỗ xây cất.

Sau khi gắn phần trên vào, giàn khoan dầu

vẫn trống ở giữa và vẫn nổi. Tới lúc này kéo

giàn khoan dầu ra ngoài biển nơi vị trí có dầu,

cho nước vào để giàn khoan dầu chìm xuống,

nằm trên đáy biển đã được san bằng. Bơm đầy

xi măng lỏng (grout) vào giữa đáy giàn khoan

dầu và đáy biển để giữ giàn khoan dầu nằm

cố định vĩnh viễn tại vị trí lựa chọn. Giàn

khoan dầu có sức nặng và cứng cáp đủ để

chống băng tuyết cũng như sẽ không bị hư hại

nếu có động đất tại đáy biển.

Cách xây cất và chuyển vận này được gọi

là Marines Operations.

Vài con số kỷ lục của

giàn khoan dầu Hibernia:

160.000m3 bê tông

95.000 tấn sắt

9.000 tấn pre-stressed bars

Topsides bằng sắt nặng 58.000 T

( Eiffel Tower Paris chỉ nặng 6.000T)

Trị gíá 7 tỉ dollars US

Hibernia hoàn thành năm 1996 và bắt đầu

bơm dầu năm1997, bơm được 150.000 barels

mỗi ngày.

Công trình Hibernia được rất nhiều báo chí

trên thế giới như báo Figaro, Le Monde của

Pháp, Time của Mỹ …nhiều lần nói tới. Báo

Time đã xếp hạng công trình Hibernia, là một

trong tám công trình lớn nhất thế giới. Xin mời

coi trong Internet có rất nhiều websites nói về

công trình này.

Giàn khoan dầu Hibernia bắt đầu bơm dầu năm1997.

Page 4: Lt94 08

TRANG 34 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH

3. Hiện nay hoạt động ra sao?

Tuy tuổi tương đối đã cao, nhưng sức

khoẻ và khả năng làm việc còn tốt, KS Quỳ vẫn

mong muốn và sẽ tiếp tục đóng góp công sức

của mình vào các công trình khai phá tiến bộ.

Hiện nay kỹ sư vẫn thỉnh thoảng làm tham vấn

cho hãng Doris, và vài hãng khác, khi các hãng

này gập khó khăn trong các vấn đề kỹ thuật,

cần kỹ sư cố vấn giỏi. Gần đây hãng Doris lại

tham dự đấu thầu một công trình to lơn gần

bằng công trình Hibernia, có tên là giàn khoan

dầu Hebron. Hebron nhỏ hơn Hibernia và sẽ

được xây gần Hibernia. Doris đã ngỏ ý mời kỹ

sư Quỳ giúp, nếu họ trúng thầu. Vì thế rất có

thể KS Quỳ sẽ làm thêm cho Doris trong môt

tương lai gần đây.

4. Tâm sự của kỹ sư Phạn Ngọc Quỳ

KS Quỳ đã về thăm Việt Nam nhiều

lần, phần lớn là để thăm người chị lớn của tôi,

đã ở lại Hà Nội năm 1954, nay đã gìa yếu. Vài

ba năm không về lại nhớ chị và lại muốn đi

thăm nữa. Những ngày về Hà Nội thăm chi, kỹ

sư Quỳ thường ra ngồi nhà Thủy Tạ, Hồ Hoàn

Kiếm ngắm hồ và nghe những tiếng Việt quen

thuộc …nhớ lại những ngày thơ ấu xa xưa

trong dĩ vãng.

Kỹ sư Quỳ chưa có ý định về Việt Nam làm

việc vì cơ chế và phong cách làm việc ở đó

không thích hợp với những người, quen làm

việc trong tinh thần minh bạch, phân chia trách

nghiêm tùy theo khả năng, của các nước tiền

tiến. Như hầu hết người Việt hải ngoại về thăm

nước, KS Quỳ thấy phần đông dân mình vẫn

còn rất nghèo. Họ tinh khôn, lanh lợi, chịu học

hỏi, làm việc chăm chỉ, nhưng đồng lương lại

quá thấp kém không đủ sống, thật là tội nghiệp.

Kỹ sư Quỳ phát biểu: Tôi ước mong Nước

mình mau có thay đổi thực sự, đề nhân tài Việt

Nam, có học vị nhưng cũng có cả kinh nghiệm

thực dụng, hiện có rất nhiều trên thế giới, vui

lòng về nước làm việc. Họ sẽ cùng các nhân tài

trong nước, nắm tay nhau, cùng xây dựng lại

một nước Việt Nam Tự Do Dân chủ Tiến Bộ.

Chỉ có thế Việt Nam mới có thể có những bước

nhẩy vọt, theo kịp các nước Á Châu khác như

Nam Hàn, Singapore vân vân…”

Ghi chú:

Các Clips sau đã hoàn tất và sẽ được chuyển

qua e-mails nếu cần: 1. Giới thiệu PPS Vẻ Vang Việt Nam (KTS Quế)

2. Clips PPS và WMV (video) Vẻ Vang Việt Nam

về giàn khoan dầu Hibernia và KS Phạm Ngọc

Quỳ.

3. Chi tiết về Kỷ Sư Quỳ và Hibernia

4. Links and references - Hibernia

5. Đài RFA (Á Châu Tự Do) viết về KS Quỳ

6. Các Công Trình xây cất chính của KS Quỳ

7. Cac tài liệu về Công Trình Hibernia và Patents

của KS Quỳ ( Photos-PDF-Doc Documents

8. Clip Vẻ Vang Việt Nam dưới dạng PDF, Word

Documents.

LINKS to Platform Hibernia http://www.hibernia.ca/index2.html http://greatstructures.info/canada.htm http://greatstructures.info/structures.htm http://en.structurae.de/structures/data/index.cfm?id=s0003251 http://en.wikipedia.org/wiki/Hibernia_(oil_field) http://www.oilrig-photos.com/picture/number107.asp http://www.google.com/search?q=hibernia+platform ( Website google trên dẫn đến rất nhiều sites khác nói về Hibernia)

Offshore-Technologie : http://www.offshore-technology.com/projects/hibernia/hibernia6.html

LINKS to Patent Pham Ngọc Qùy (Guy) - Huỳnh Tường Ly http://patents.ic.gc.ca/cipo/cpd/en/patent/2033135/summary.html http://www.wikipatents.com/ca/2033135.html

Giàn khoan dầu hoàn thành được kéo tới vị trí cố định.