luẬn vĂn thẠc sĨ sƢ phẠm ngỮ vĂn - thư...

17
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRƢƠNG THỊ HỒNG VÂN HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” TỪ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT KỊCH CỦA LƯU QUANG VŨ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2014

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRƢƠNG THỊ HỒNG VÂN

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH

“HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” TỪ ĐẶC TRƯNG

THỂ LOẠI VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT KỊCH

CỦA LƯU QUANG VŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2014

Page 2: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRƢƠNG THỊ HỒNG VÂN

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH

“HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” TỪ ĐẶC TRƯNG

THỂ LOẠI VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT KỊCH

CỦA LƯU QUANG VŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học (bộ môn Ngữ văn)

Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ÁI HỌC

HÀ NỘI - 2014

Page 3: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Tổng bí

thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết với nội dung: “Đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa –

hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và hội nhập quốc tế”. Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần

này là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục,

đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và

nhu cầu học tập của nhân dân; giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn

diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu

gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả.

Hiện nay ngành giáo dục đang thực hiện công cuộc cải cách và đổi mới

để đưa giáo dục Việt Nam vươn ra khu vực và thế giới. Nhiều phương pháp

giảng dạy sai lầm và thiếu hiệu quả đã và đang được thay thế bằng những

phương pháp đúng đắn và hiệu quả hơn. Việc hướng dẫn học sinh đọc - hiểu

văn bản đang thay thế cho phương pháp giảng văn trước đây. Thay thế

phương pháp giảng văn truyền thống bằng đọc hiểu văn bản là một việc làm

đúng đắn, theo kịp với phương pháp dạy học hiện đại trên thế giới. Nếu trước

đây, học văn là thầy đọc giảng, trò chép; thầy áp đặt cách hiểu của mình cho

học sinh thì hiện nay học sinh trở thành người tích cực, chủ động, sáng tạo

trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương. Phương pháp hướng dẫn học

sinh đọc - hiểu văn bản là phương pháp nhằm giúp cho học sinh có khả năng

lĩnh hội được tri thức một cách chủ động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao nhất,

tạo nên sự phát triển toàn diện về kĩ năng cũng như tâm lí, nhận thức, nhân

cách của người học. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thay đổi phương pháp

giảng dạy cũ chủ yếu là thuyết giảng sang phương pháp giảng dạy mới là một

điều không đơn giản. Một điều dễ thấy trong nhiều trường phổ thông hiện nay

Page 4: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

2

là tuy phương pháp đọc - hiểu văn bản đã được áp dụng từ khá lâu song các

giáo viên rất lúng túng khi dạy một giờ đọc hiểu văn bản theo đúng nghĩa.

Nhiều giáo viên chưa nhận thức rõ ràng đọc hiểu là như thế nào vì vậy giờ

học văn trở thành giờ tập đọc, câu hỏi rời rạc, nhàm chán khiến học sinh

không hiểu, không hứng thú. Trước thực trạng như vậy, chúng tôi muốn góp

phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học văn hiện

nay, giúp người dạy người học có cái nhìn rõ hơn về hoạt động đọc hiểu văn

bản văn học.

Tác phẩm văn học nào cũng tồn tại trong một hình thức thể loại nhất

định. Dạy học đọc hiểu văn bản để giúp học sinh có thể tiếp nhận được các

lớp thông tin tiềm ẩn sau bề mặt ngôn từ, tất yếu phải tháo gỡ cấu trúc bề mặt

ấy một cách hợp lí, đúng quy luật của sáng tạo văn chương. Đọc hiểu văn bản

theo đặc trưng thể loại sẽ giúp học sinh không chỉ hiểu một văn bản cụ thể

trong chương trình mà còn có thể tự đọc hiểu những văn bản cùng loại khác

trong đời sống. Chính vì vậy, dạy học văn theo đặc trưng thể loại mặc dù đã

sớm được nghiên cứu nhưng vẫn cần được tìm tòi, suy ngẫm sâu hơn trong

quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học văn. Điều đó

càng trở nên đúng đắn khi những kịch bản văn học Việt Nam sau một thời

gian “vắng bóng” đã “có mặt trở lại” trong chương trình Ngữ văn phổ thông

để hoàn thiện năng lực đọc hiểu văn bản kịch cho học sinh. Khai thác sức

mạnh riêng bằng chính đặc trưng của thể loại kịch trong quá trình giáo dục và

đào tạo vừa phù hợp quy luật của sáng tạo văn học, vừa đáp ứng được những

yêu cầu của tiến trình vận động đổi mới cách dạy học văn trong nhà trường

phổ thông hiện nay.

Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại,

có những đóng góp to lớn cho nền sân khấu nước nhà. Với khả năng sáng tạo

phi thường, trong gần 10 năm, Lưu Quang Vũ đã viết được gần 50 kịch bản và

hầu hết trong số đó đều đã được dàn dựng. Ngay khi ra đời, các vở kịch của

ông đã nhanh chóng được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Cho đến nay, sau

Page 5: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

3

một độ lùi thời gian cần thiết, nhiều vở kịch của ông vẫn có sức sống mãnh liệt

trong lòng công chúng. Lưu Quang Vũ có được thành công đó là bởi những

sáng tác của ông không chỉ đáp ứng được nhu cầu của công chúng đương thời

mà còn đề cập đến những vấn đề của muôn đời. Những sáng tác đó đã khẳng

định được giá trị nội dung và nghệ thuật của mình qua phép thử thời gian.

Trong các sáng tác của Lưu Quang Vũ, chúng ta không thể không nhắc đến vở

kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Đây là một trong những vở diễn được

dàn dựng nhiều nhất, được diễn ở nhiều nước trên thế giới và cũng là vở kịch

thu hút sự chú ý của công chúng hơn cả. Bắt đầu từ năm học 2008 – 2009, văn

bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được đưa vào chương trình phổ thông và

được học ở lớp 12. Đến nay, tuy văn bản không còn mới mẻ, song ở các nhà

trường, nhiều giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn

trích trên sao cho hiệu quả. Vì vậy việc dạy và học đoạn trích này theo phương

pháp đổi mới ra sao là một điều rất cần được quan tâm. Chính điều này đặt ra

cho người viết suy nghĩ cần phải nghiên cứu, tìm hiểu để có một hướng dạy

học văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” sao cho hợp lí và hiệu quả nhất.

Mỗi tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn do vậy những tác

phẩm xuất sắc luôn là sự biểu hiện cụ thể phong cách nghệ thuật của nhà văn.

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những kịch bản thành công nhất,

thể hiện rõ nét những đặc điểm của kịch Lưu Quang Vũ, gắn liền với tên tuổi

Lưu Quang Vũ. Do vậy, tìm hiểu kịch bản này, chúng ta không thể tách rời việc

tìm hiểu phong cách nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ nói chung. Việc tìm

hiểu phong cách nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ sẽ là tiền đề quan trọng giúp

giáo viên và học sinh đọc và hiểu văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên

cứu của luận văn là: HƢỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU ĐOẠN

TRÍCH “HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT” TỪ ĐẶC TRƢNG

THỂ LOẠI VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT KỊCH CỦA LƢU

QUANG VŨ

Page 6: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

4

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Công trình, bài viết nghiên cứu về các tác phẩm kịch của Lưu Quang

Vũ nói chung

Lưu Quang Vũ là một con người có tài năng về nhiều mặt: thơ ca, phê

bình, truyện ngắn, sân khấu. Trong đó, sân khấu là lĩnh vực ông thành công

hơn hẳn, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mọi người và thể hiện tài năng đặc

biệt của mình. Thậm chí GS Phan Ngọc còn khẳng định: “Lưu Quang Vũ là

nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam” [49; tr. 264]

Lịch sử nghiên cứu về tác gia Lưu Quang Vũ và những tác phẩm kịch

của ông đã được bắt đầu ngay khi những tác phẩm của ông ra đời. Chúng đã

được công chúng đón nhận và đưa ra những nhận xét khác nhau. Ngay từ

những ngày đầu hàng loạt bài báo, bài nghiên cứu về các tác phẩm của Lưu

Quang Vũ liên tục xuất hiện như: “Sống mãi tuổi 17” hay bài ca về người cộng

sản trẻ tuổi” (Văn nghệ - 3/1980) (Vũ Quang Vinh) ““Nguồn sáng trong đời”

một vở diễn đẹp” (Tạp chí sân khấu – 3/1985) (Nguyễn Thị Minh Thái), “Kịch

Lưu Quang Vũ những trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người” (Tạp chí văn học –

5/1986) (Phan Trọng Thưởng), “Một vở diễn hướng thiện”(Tạp chí sân khấu -

4/1988) (Lam Hồng), “Sự kiện Lưu Quang Vũ” (Tuổi trẻ chủ nhật – 4/1988)

(Phong Lê), “Nhân đọc và xem “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”” (Tạp chí văn

học – 1/1989) (Phan Trọng Thưởng),… thậm chí một học giả người Pháp cũng

có lời ngợi ca rất cao đối với kịch tác gia Lưu Quang Vũ: “Moliere ở Việt Nam

tên là Lưu Quang Vũ” (1988). Những kịch bản của Lưu Quang Vũ vẫn còn tiếp

tục được nghiên cứu ngày một sâu rộng hơn bởi cả ngành sân khấu và văn học.

Tính đến thời điểm năm 2005 – khi PGS. TS Lí Hoài Thu và em gái của tác giả

Lưu Quang Vũ – PSG.TS Lưu Khánh Thơ in tuyển tập những bài viết những

công trình nghiên cứu về Lưu Quang Vũ trong cuốn: “Lưu Quang Vũ – tác

gia và tác phẩm” thì thư mục mà hai tác giả sưu tầm được đã lên tới con số

238. Đến nay con số đó đã tăng lên rất nhiều. Điều đó cho thấy sức sống của

những tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ trong lòng công chúng. Tác phẩm của

Page 7: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

5

ông sẽ được quan tâm hơn nữa đối với nhà trường phổ thông vì Lưu Quang Vũ

đã có hai tác phẩm được đưa vào chương trình học là “Tôi và chúng ta” (lớp

9) và “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (lớp 12).

Trong các bài viết của mình, các nhà nghiên cứu có nhắc đến một vài

khía cạnh của kịch Lưu Quang Vũ. Đáng chú ý là bài viết của Phan Trọng

Thưởng: “Kịch Lưu Quang Vũ những trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người”. Tác

giả đã đề cập đến chất thơ của đề tài, của tư tưởng như một “đặc điểm nổi bật

nhất, quán xuyến sáng tác, làm nên thành công và tạo nên phong cách riêng

của anh” [56; tr.142]. GS Phan Ngọc cũng chỉ ra một “kịch pháp Lưu Quang

Vũ” nhưng do nhiều lí do nên ông chưa thể khảo sát được. Đặc biệt, tác giả Vũ

Thị Thanh Hoài đã có những nghiên cứu rất đầy đủ, chính xác về đặc điểm

kịch Lưu Quang Vũ trong luận văn thạc sĩ: “Đặc điểm kịch Lưu Quang Vũ”.

Tác giả đã cố gắng “làm sáng tỏ những đặc điểm có tính chất quán xuyến, bao

trùm làm nên gương mặt, diện mạo riêng của phong cách kịch Lưu Quang Vũ”

[12; tr.13]. Trong công trình của mình, tác giả đã tìm hiểu những đặc điểm tiêu

biểu của kịch Lưu Quang Vũ dưới góc độ thể loại kịch. Đây là một tư liệu tham

khảo quan trọng để chúng tôi tiến hành tìm hiểu kịch và những đặc điểm kịch

của Lưu Quang Vũ. Tuy nhiên, khác với tác giả Vũ Thị Thanh Hoài, chúng tôi

không chỉ tìm hiểu kịch như những tác phẩm văn học đơn thuần mà còn tiến

hành tìm hiểu những đặc điểm, tính chất nổi bật, đặc trưng cho phong cách

nghệ thuật của ông và dễ hiểu với học sinh nhằm định hướng cho việc đọc -

hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông.

2.2. Các bài viết về tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và về vấn đề

giảng dạy văn bản trên trong nhà trường phổ thông

Từ xưa đến nay, các bài nghiên cứu, phê bình thường tập trung vào các

vở kịch của Lưu Quang Vũ. Trong đó, vở kịch được các nhà nghiên cứu quan

tâm nhất là vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Chúng ta có thể kể tên một

số bài viết tiêu biểu như:

Page 8: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

6

- “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ truyện cổ dân gian đến kịch của

Lưu Quang Vũ – xét về mặt tư tưởng triết học. Tạp chí sân khấu, số 10/2003

của Đặng Hiển

- Chung quanh vở diễn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu

Quang Vũ. Báo Văn nghệ, số ngày 3/1/1989.

- Sự khai thác motip dân gian trong kịch Lưu Quang Vũ của Lưu Khánh Thơ.

- Nhân đọc và xem “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Tạp chí Văn học.

Số 1/1989 của Phan Trọng Thưởng.

- “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” ở Liên Xô. Báo Văn nghệ số ngày

2/6/1990 của Viễn Triều.

- Nghĩ về Lưu Quang Vũ nhân xem vở “Hồn Trương Ba, da hàng

thịt”, tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, số 1/1988 của Trần Việt.

- Hồn và xác trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Tạp chí Văn học

và tuổi trẻ. Số 2/2009 của Lê Huy Bắc

Ngoài ra các nhà nghiên cứu, phê bình khác cũng có đề cập đến kịch

bản trên trong những bài viết của mình như Ngô Thảo, Phạm Vĩnh Cư, …

Trong các bài viết trên, các tác giả đã đưa ra những nhận định, những

đánh giá về các tác phẩm. Lưu Khánh Thơ nhận xét về triết lí sâu sắc về sự

vạy mượn thân xác của hồn Trương Ba: “Cuộc sống thật đáng quý nhưng

không phải sống thế nào cũng được. Sống vay mượn, chắp vá, không có sự

hài hòa giữa hồn và xác chỉ đem lại bi kịch cho con người. Cuộc sống chỉ có

giá trị khi con người được sống đúng là mình, được sống trong một thể thống

nhất” [49; tr. 317]. Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng chỉ ra nghĩa tự nó và

nghĩa cho nó của “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”: “…nghĩa tự nó của Hồn

Trương Ba…là sự hoà hợp và ý thức đạo lí về phần hồn và phần xác của con

người. Còn nghĩa cho nó là cuộc đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách con

người mà chúng ta đang tiến hành hiện nay theo đòi hỏi không chỉ của ý thức

đạo lí mà còn của chính nhu cầu tồn tại của con người, là quan niệm nhân

sinh trong môi trường đạo đức xã hội mới” [49; tr. 346]. Tác giả Phạm Vĩnh

Page 9: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

7

Cư lại tìm thấy trong cách kể của Lưu Quang Vũ như “một bi kịch triết lí thời

nay với hai chiều kích đan thoa: chiều kích nhân sinh, xã hội và chiều kích

bản thể siêu hình..” [49; tr. 272].

Ý kiến của các nhà nghiên cứu đã cho thấy sự quan tâm đến tác phẩm

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Đồng thời qua đó ta cũng

thấy giá trị của tác phẩm. Đúng như nhà nghiên cứu Ngô Thảo đã nhận định:

“Cùng với thời gian, có thể nhiều vở diễn phục vụ các yêu cầu kịp thời của Vũ sẽ

bị quên đi. Nhưng riêng tôi cứ tin là rồi cái vở kịch mượn tích xưa này rồi sẽ

trên sân khấu một thời gian dài nữa” [49; tr.255]. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến

đều chỉ dừng lại ở việc chỉ ra một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác

phẩm, nêu ra những nhận định cá nhân về vở kịch hoặc nêu những nhận định về

vở kịch để minh hoạ cho một tính chất nào đó trong kịch của Lưu Quang Vũ.

Các bài viết, ý kiến đánh giá tuy chưa nhiều và chỉ dừng lại ở góc độ khái quát

nhưng là những tư liệu quan trọng cho việc xác định sự thể hiện của đặc điểm

kịch Lưu Quang Vũ trong tác phẩm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt".

Từ khi “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được đưa vào chương trình

phổ thông, tác phẩm bắt đầu nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên

cứu PPDH Văn và các nhà giáo. Các tác giả đã chỉ ra những giá trị về nội

dung và nghệ thuật của tác phẩm để định hướng giáo viên và học sinh tiếp

cận văn bản. Tuy nhiên, sự tiếp cận này mới chỉ dừng lại ở việc đi sâu vào

văn bản nhưng lại chưa đặt văn bản trong hệ thống những kịch bản của Lưu

Quang Vũ để thấy được tính chất đặc trưng của nó, từ đó có hướng dạy học

tác phẩm thích hợp.

Về phương pháp dạy học đoạn trích trên còn có khóa luận tốt nghiệp

“Dạy học "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" theo đặc trưng thể loại” của Trần

Thị Diệu Linh, ĐHSPHN 2006, “Dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da

hàng thịt” (SGK Ngữ văn 12) từ đặc điểm tính thời sự và những giá trị

muôn thuở của xung đột kịch Lưu Quang Vũ” của Đặng Thị Mai Hoa,

ĐHSPHN, 2009, “Định hướng đọc hiểu “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ

Page 10: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

8

đặc điểm kịch Lưu Quang Vũ”, ĐHSPHN, 2009 của Trương Thị Hồng Vân,

“Tổ chức thảo luận nhóm trong giờ học trích đoạn kịch bản văn học “Hồn

Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ” của Quản Thị Thu Phương,

ĐHSPHN, 2011. Các công trình nghiên cứu này đã đưa ra các biện pháp tiếp

cận đoạn trích hoặc từ góc độ thể loại hoặc từ đặc điểm kịch của Lưu Quang

Vũ, hoặc đề xuất một hướng dạy học hiện đại đối với đoạn trích “Hồn

Trương Ba, da hàng thịt”. Đó đều là những hướng tiếp cận đúng. Tuy nhiên,

những tài liệu nghiên cứu trên còn quá ít ỏi, chưa có tài liệu nào đề xuất việc

giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản có sự kết hợp đặc trưng

thể loại kịch và phong cách nghệ thuật tác giả. Chính vì vậy, việc thực hiện đề

tài “Hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng

thịt” từ đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ”

là cần thiết.

3. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu tính khả thi của việc hướng dẫn học sinh lớp 12 đọc hiểu

văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ đặc trưng thể loại và phong cách

nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ.

- Xây dựng biện pháp phù hợp, tích cực trong giờ dạy học đoạn trích

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,

sáng tạo của học sinh lớp 12, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tác

phẩm văn chương.

- Thiết kế bài soạn thực nghiệm: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ đặc trưng thể loại và phong cách nghệ

thuật kịch của Lưu Quang Vũ.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất: Cơ sở lý luận của đề tài. Trong phần này, đề tài sẽ nghiên

cứu về kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học, về đặc trưng thể loại kịch và một số

đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ.

Page 11: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

9

Thứ hai: Đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp dạy học văn bản

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

Thứ ba: Thiết kế giáo án và đưa vào thực nghiệm

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu là quá trình dạy học văn bản “Hồn Trương Ba,

da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ trong chương trình Ngữ văn 12

Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp nhằm hướng dẫn học sinh lớp

12 đọc hiểu văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ đặc trưng thể loại và

phong cách nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ.

6. Vấn đề nghiên cứu

Sử dụng những biện pháp nào để hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ đặc trưng thể loại và phong cách nghệ

thuật kịch Lưu Quang Vũ.

7. Giả thuyết khoa học

Nếu sử dụng một số biện pháp như trong luận văn thì sẽ rèn được kĩ

năng đọc hiểu văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ đặc trưng thể loại

và phong cách nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ, từ đó nâng cao hiệu quả dạy

học văn bản này.

8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – Lưu Quang Vũ SGK Ngữ

văn 12, tập 2, Cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2011

- Đặc trưng thể loại kịch

- Một số đặc điểm quan trọng trong phong cách nghệ thuật kịch Lưu

Quang Vũ

9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lý luận của đề tài:

Bước đầu xác định được cơ sở lí luận của việc xây dựng những biện

pháp nhằm hướng dẫn học sinh lớp 12 đọc hiểu văn bản “Hồn Trương Ba, da

hàng thịt” từ đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ.

Page 12: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

10

- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

+ Nội dung luận văn có thể giúp giáo viên có thêm tư liệu phục vụ việc

giảng dạy văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ nói

riêng, các tác phẩm kịch nói chung.

+ Giúp học sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản từ đặc trưng thể loại kết

hợp với phong cách nghệ thuật của tác giả, từ đó góp phần nâng cao chất

lượng dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông

10. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên

cứu về tác giả Lưu Quang Vũ, văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”; kĩ

năng đọc hiểu văn bản.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, khảo sát

bằng phiếu hỏi, dự giờ đồng nghiệp, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia.

- Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Định lượng, định tính, thống kê

và phân tích thống kê.

11. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ

lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng và biện pháp

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Page 13: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoài Anh (2002), Tác gia kịch nói - kịch thơ. NXB Sân khấu, Hà Nội.

2. Lê Huy Bắc (2009), Hồn và xác trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”,

Tạp chí Văn học và tuổi trẻ (2), tr. 18-19

3. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995, những đổi

mới cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Đổng Chi (1972) Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (tập 2).

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. NguyÔn ViÕt Ch÷ (2006), Ph­¬ng ph¸p d¹y häc t¸c phÈm v¨n ch­¬ng

theo lo¹i thÓ. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

6. NguyÔn ViÕt Ch÷ (2007), ViÖc båi d­ìng kÜ n¨ng ®äc – nghe – nãi – viÕt

cho häc sinh trong d¹y häc Ng÷ v¨n. T¹p chÝ Gi¸o dôc (172), tr.26-27

7. Đinh Thị Hƣơng Giang (2005), Quan niệm về sự sống và cái chết trong

kịch Lưu Quang Vũ. Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.

8. Vũ Hà, Ngô Thảo (1988), Lưu Quang Vũ - một tài năng, một đời người.

NXB Thông tin.

9. Lª B¸ H¸n, TrÇn §×nh Sö, NguyÔn Kh¾c Phi (®ång chñ biªn) (2004),

Tõ ®iÓn thuËt ng÷ v¨n häc. NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Đặng Hiển (2003), ““Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ truyện cổ tích dân

gian đến kịch của Lưu Quang Vũ – xét về mặt tư tưởng triết học”, Tạp

chí Sân khấu, (10), tr. 34-35

11. Đặng Thị Mai Hoa (2009), Dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da

hàng thịt” (SGK Ngữ văn 12) từ đặc điểm tính thời sự và những giá trị

muôn thuở của xung đột kịch Lưu Quang Vũ. Khóa luận tốt nghiệp, Đại

học Sư phạm Hà Nội.

12. Vũ Thị Thanh Hoài (2003), Đặc điểm kịch Lưu Quang Vũ. Luận văn

thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

13. Nguyễn Ái Học (2009), “Tư duy hệ thống trong dạy học văn”, Báo Văn

nghệ (14), tr 7-8. Hà Nội.

Page 14: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

12

14. Nguyễn Ái Học (2010), Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn.

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

15. Lª V¨n Hång (chñ biªn) (1999), T©m lÝ häc løa tuæi vµ t©m lÝ häc s­

ph¹m. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

16. Hoàng Ngọc Hiến. Tập bài giảng nghiên cứu văn học. NXB Giáo dục

17. Hoàng Ngọc Hiến (dịch và giới thiệu) (1992), Nhập môn văn học.

Trường viết văn Nguyễn Du. 1992

18. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Những ngả đường vào văn học. NXB Giáo

dục. Hà Nội.

19. Đặng Hiển (2005), Dạy văn, học văn. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

20. NguyÔn Thanh Hïng (2003), HiÓu v¨n- D¹y v¨n. NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. NguyÔn Thanh Hïng (2008), Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong

nhà trường. NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc hiểu Văn. NXB Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

23. NguyÔn ThÞ Thanh H­¬ng (1998), Ph­¬ng ph¸p tiÕp nhËn t¸c phÈm v¨n

häc ë nhµ tr­êng THPT. NXB Giáo dục.

24. Lê Thị Hƣờng (2008), Chuyên đề dạy học Ngữ văn 12 (Hồn Trương Ba,

da hàng thịt). NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Trần Thị Diệu Linh (2006), Dạy học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

theo đặc trưng thể loại. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội.

26. Phan Träng LuËn (1983), Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học. NXB

Giáo dục, Hà Nội.

27. Phan Träng LuËn (1999), §æi míi giê häc t¸c phÈm v¨n ch­¬ng ë

tr­êng THPT. NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Phan Träng LuËn (2002), V¨n ch­¬ng, b¹n ®äc. s¸ng t¹o. NXB Đại học

Quốc gia. Hà Nội.

29. Phan Träng LuËn (2004), Ph­¬ng ph¸p d¹y häc v¨n (tËp 1). NXB Đại học Sư

phạm Hà Nội.

Page 15: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

13

30. Phan Träng LuËn – TrÇn §×nh Sö (®ång chñ biªn) (2006), Tµi liÖu båi

d­ìng gi¸o viªn thùc hiÖn ch­¬ng tr×nh s¸ch gi¸o khoa líp 10 THPT m«n

Ng÷ v¨n. NXB Giáo dục. Hà Nội.

31. Phan Träng LuËn (chủ biên) (2008), Thiết kế bài học Ngữ văn 12 (tập

2). NXB Giáo dục.

32. Phƣơng Lựu (2002), Lý luận văn học. Tập I. NXB Đại học sư phạm.

33. NguyÔn §¨ng M¹nh (chủ biên)(2008), Ph©n tÝch b×nh gi¶ng t¸c phÈm

v¨n häc 12 n©ng cao. NXB GD.

34. Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục đại học – phương pháp dạy và học. NXB

ĐHQG Hà Nội. Hà Nội.

35. Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng. Hà Nội.

36. Quản Thị Thu Phƣơng (2011), Tổ chức thảo luận nhóm trong giờ học

trích đoạn kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu

Quang Vũ. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

37. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, Tài liệu phân phối chương trình THPT

môn Ngữ văn (Dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên áp

dụng từ năm học 2008 - 2009)

38. TrÇn §×nh Sö (2003), “Đọc hiểu văn bản một khâu đột phá trong nội dung

và phương pháp dạy học văn hiện nay”, Báo Văn Nghệ (31), tr. 12-13.

39. TrÇn §×nh Sö (chủ biên) (2005), Lí luận văn học (tập 2) – Tác phẩm và

thể loại văn học. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

40. Trần Đình Sử (tổng chủ biên) (2006), Ngữ Văn 10 (2 tập). Ban KHXH

& NV NXB Giáo dục.

41. TrÇn §×nh Sö (2007), “D¹y häc v¨n lµ d¹y häc sinh ®äc - hiÓu v¨n b¶n” T¹p

chÝ V¨n häc vµ tuæi trÎ, (9), tr 24-25

42. TrÇn §×nh Sö (2007) “§äc – hiÓu v¨n b¶n lµ nh­ thÕ nµo?”, T¹p chÝ V¨n

häc vµ tuæi trÎ, (11), tr 20-21.

43. TrÇn §×nh Sö (®ång chñ biªn) (2008), Ngữ văn 12 (Nâng cao). tập 1. NXB

Giáo dục.

Page 16: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

14

44. TrÇn §×nh Sö (®ång chñ biªn) (2008), Ngữ văn 12 – Sách giáo viên

(Nâng cao). tập 1. NXB Giáo dục.

45. Tất Thắng (1971), “Chủ đề của tác phẩm kịch”, Tạp chí văn học (1), tr

30-31

46. Đỗ Ngọc Thống (2009), “Pisa đánh giá năng lực đọc - hiểu của học sinh

như thế nào?” Tạp chí Văn học và tuổi trẻ (2)

47. Đỗ Ngọc Thống (2012) Tài liệu chuyên văn (3 tập). NXB Giáo dục.

48. Lƣu Khánh Thơ (tuyển chọn) (2001), Lưu Quang Vũ – tài năng và lao

động nghệ thuật. NXB Văn hoá thông tin. Hà Nội.

49. Lƣu Khánh Thơ – Lý Hoài Thu (tuyển chọn và biên soạn) (2007),

Lưu Quang Vũ – Tác gia và tác phẩm. NXB Giáo dục. Hà Nội.

50. Lƣu Khánh Thơ (2008) “Vài nét về kịch Lưu Quang Vũ”, Tạp chí Văn

học và tuổi trẻ, (4)

51. Lý Hoài Thu (2006), “Lưu Quang Vũ và chặng đường kịch Việt Nam

cuối thế kỉ XX”, Tạp chí nghiên cứu văn học (8)

52. Hà Thị Thu Thủy (2011), Biện pháp tạo lập mối quan hệ tương tác giữa

ba chủ thể: nhà văn (thông qua văn bản) – giáo viên – bạn đọc học sinh

trong giờ học tác phẩm văn chương. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm

Hà Nội.

53. Phan Trọng Thƣởng (1986), “Kịch Lưu Quang Vũ, những trăn trở về lẽ

sống, lẽ làm người”, Tạp chí văn học (5)

54. Phan Trọng Thƣởng (1989), “Nhân đọc và xem “Hồn Trương Ba, da

hàng thịt””, (1)

55. Phan Trọng Thƣởng (1955), “Phép ứng xử với cái chết trong kịch Lưu

Quang Vũ”, Tạp chí văn học (5)

56. Phan Trọng Thƣởng (1996), Giao lưu văn học và sân khấu. NXB Văn

hoá. Hà Nội.

57. Hoàng Tiến Tựu (2003), Bình giảng truyện dân gian. NXB Giáo dục

Page 17: LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11029/1/05050001897.pdf · quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của

15

58. Trƣơng Thị Hồng Vân (2009), Định hướng đọc hiểu “Hồn Trương Ba,

da hàng thịt” từ đặc điểm kịch Lưu Quang Vũ. Khóa luận tốt nghiệp, Đại

học Sư phạm Hà Nội.

59. Lƣu Quang Vũ (1994), Tuyển tập kịch Lưu Quang Vũ. NXB Sân khấu,

Hà Nội.

60. Phạm Viết Vƣợng (2000), Giáo dục học. NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội. Hà Nội.

61. Trần Khánh Yên (2006), Dấu ấn Lưu Quang Vũ qua vở kịch nói “Hồn

Trương Ba, da hàng thịt”. Báo cáo khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội.