mô đun 28: ĐỌc bẢn vẼ theo tiÊu chuẨn quỐc...

141
0 BLAO ĐNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ GIÁO TRÌNH Mô đun 28: ĐỌC BẢN VẼ THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ NGHỀ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:120/QĐ-TCDN ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Năm 2013

Upload: dangphuc

Post on 06-Feb-2018

231 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

0

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

GIÁO TRÌNH

Mô đun 28: ĐỌC BẢN VẼ THEO

TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

NGHỀ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số:120/QĐ-TCDN ngày 25 tháng 02 năm 2013

của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề

Năm 2013

1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được

phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham

khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh

doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2

LỜI MỞ ĐẦU

Đọc bản vẽ theo tiêu chuẩn Quốc Tế là một trong những môđun cơ sở

được biên soạn dựa trên chương trình khung và chương trình dạy nghề do Bộ

Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Dạy nghề ban hành dành cho

hệ Cao Đẳng Nghề và Trung Cấp Nghề Điện tử công nghiệp.

Tài liệu được thiết kế theo từng bài trong hệ thống mô đun của chương

trình, có mục tiêu học tập, thực tập cho mô đun, phần lý thuyết cơ bản học

viên cần phải nắm vững để thực hành, thực tập. Cuối mỗi bài sau phần lý

thuyết cơ bản đều có câu hỏi lý thuyết và bài tập ứng dụng để giáo viên và

học sinh sinh viên thực hiện.

Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức

mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu

đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực

tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiển cao.

Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 60

giờ gồm có:

Bài 1: Các ký hiệu dùng trong bản vẽ

Bài 2: Phân loại bản vẽ

Bài 3: Đọc bản vẽ mặt bằng

Bài 4: Đọc bản vẽ lắp đặt thiết bị

Bài 5: Đọc bản vẽ đấu nối cáp

Bài 6: Đọc bản vẽ nguyên lý

Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học

và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiến

thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung thực tập

của từng bài để người học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng.

Tuy nhiên, tuy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có

thề sử dụng cho phù hợp.

Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo

nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp

ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn

thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Trường Cao đẳng nghề Lilama 2,

Long Thành Đồng Nai.

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2013

Tham gia biên soạn

1. Chủ biên: TS. Lê Văn Hiền

2. KS. Lê Hồng Hạnh

3

MỤC LỤC

NỘI DUNG ... TRANG

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN.............................................................................. 1

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 2

MÔ ĐUN ĐỌC BẢN VẼ THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ....................... 6

BÀI 1: CÁC KÍ HIỆU DÙNG TRONG BẢN VẼ .......................................... 8

1.1. Kí hiệu các tiếp điểm ................................................................................. 8

1.2. Kí hiệu các cuộn dây điện từ - công tắc rơle ........................................... 13

1.3. Kí hiệu động cơ điện và máy biến áp ....................................................... 14

1.3.1. Các kí hiệu của động cơ điện ................................................................ 14

1.3.2. Các kí hiệu của MBA ........................................................................... 14

1.4. Các kí hiệu thường gặp khác .................................................................... 18

1.4.1. Các kí hiệu dùng cho thiết bị bảo vệ ..................................................... 21

1.4.2. Các kí hiệu lin kiện điện tử thường gặp ................................................ 22

1.4.3. Các kí hiệu đo lường, chiếu sáng .......................................................... 25

1.5. Các kí tự, ký số ........................................................................................ 30

BÀI 2: PHÂN LOẠI BẢN VẼ ..................................................................... 32

2.1. Bản vẽ mặt bằng ....................................................................................... 32

2.2. Bản vẽ lắp đặt .......................................................................................... 54

2.3. Bản vẽ đấu nối ........................................................................................... 54

2.4. Bản vẽ nguyên lý ..................................................................................... 55

4

BÀI 3: ĐỌC BẢN VẼ MẶT BẰNG ............................................................ 56

3.1. Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể ................................................................... 57

3.2. Đọc bản vẽ mặt bằng lắp đặt thiết bị điện ................................................. 59

3.3. Đọc bản vẽ mặt bằng lắp đặt tủ bảng điện ................................................ 71

3.4. Đọc bản vẽ mặt bằng giá đỡ và máng cáp : ................................................ 76

3.5. Đọc bản vẽ lắp đặt hệ thống tiếp địa ......................................................... 81

BÀI 4: ĐỌC BẢN VẼ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN .................................... 83

4.1. Bản vẽ lắp đặt thiết bị điện ...................................................................... 84

4.2. Bản vẽ gia công chế tạo ......................................................................... 101

4.3. Bản vẽ lắp đặt giá đỡ và máng cáp ........................................................ 111

4.4. Bản vẽ lắp đặt đường dây và trạm .......................................................... 121

4.4.1. Lắp đặt đường dây trên không ............................................................ 121

4.4.2. Lắp đặt cáp ngầm ................................................................................ 121

4.4.3. Lắp đặt trạm biến áp ........................................................................... 121

BÀI 5: ĐỌC BẢN VẼ ĐẤU NỐI CÁP ...................................................... 123

5.1. Đọc bản vẽ kéo cáp ............................................................................... 124

5.2. Đọc bản vẽ đấu nối trong tủ bảng điện ................................................... 129

5.3. Đọc bản vẽ đấu nối thiết bị điện ............................................................. 133

5.4. Đọc bản vẽ nối đường dây và trạm ......................................................... 133

BÀI 6: ĐỌC BẢN VẼ NGUYÊN LÝ ........................................................ 134

5

6.1. Đọc bản vẽ của động cơ hoạt động đơn lẻ ............................................. 135

6.2. Đọc bản vẽ mạch điều khiển 2 động cơ ................................................. 139

DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG ................................................... 140

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG...... 140

6

MÔ ĐUN ĐỌC BẢN VẼ THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

Mã mô đun: MĐ 28

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:

Mô đun được bố trí dạy sau các môn học và mô đun sau: Vẽ điện,

Điện kỹ thuật, Lắp đặt và điều khiển thiết bị điện công nghiệp.

Là mô đun đào tạo mang tính tích hợp trong chương trình đào tạo nghề

Điện tử công nghiệp..

Mục tiêu của môđun:

+ Về kiến thức:

- Trình bày được các tiêu chuẩn của bản vẽ;

- Nhận biết và hiểu được các kí hiệu dùng trong bản vẽ;

- Tra cứu được thiết bị qua các kí tự, kí số.

- Đọc và hiểu được các bản vẽ về điện

+ Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng các phương pháp đọc bản vẽ;

- Đọc và hiểu được các dạng sơ đồ điện như: sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp

đặt, sơ đồ nối dây, sơ đồ đơn tuyến,...

+ Về thái độ:

- Rèn luyện thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong học tập và

thực hiện công việc.

III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng

số

thuyết

Thực

hành

Kiểm

tra+

7

1

2

3

4

5

6

Các kí hiệu dùng trong bản vẽ

Phân loại bản vẽ

Đọc bản vẽ mặt bằng

Đọc bản vẽ lắp đặt

Đọc bản vẽ đấu nối cáp

Đọc bản vẽ nguyên lý

4

8

10

15

12

11

2

4

4

4

3

3

2

4

5

10

8

8

1

1

1

Cộng 60 20 37 3

+ Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành

được tính vào giờ thực hành

8

BÀI 1

CÁC KÍ HIỆU DÙNG TRONG BẢN VẼ

Mã bài: MĐ28-01

Giới thiệu

Để hiểu và đọc đúng bản vẽ cần phải biết được các kí hiệu dùng trong

bản vẽ. Các kí hiệu được coi là ngôn ngữ của bản vẽ. Qua các kí hiệu người ta

nhận biết được quy trình lắp đặt, quy trình vận hành và trình tự cũng như từng

vị trí lắp đặt các thiết bị, từng loại vật tư cần dùng.

Ở bản vẽ không thể nào thể hiện hết được các vị trí thiết bị nên dùng

các kí tự, kí số để xác định vị trí thiết bị đó. Chúng ta phải tra bảng các kí tự,

kí số để xác định đúng mã thiết bị trên từng vị trí lắp đặt.

Mục tiêu

Học xong bài học này: Học sinh, sinh viên đạt được:

- Đọc phân biệt thành thạo các tiếp điểm thường đóng, thường mở các

tiếp điểm đóng nhanh mở chậm và đóng chậm mở nhanh.

- Đọc và hiểu được các kí tự dùng trong bản vẽ điện

- Đọc và tra cứu được các kí tự, kí số

Nội dung chính:

1.1. Kí hiệu các tiếp điểm:

Mục tiêu:

- Đọc và phân biệt được các tiếp điểm thường đóng, thường mở.

- Đọc chính xác các tiếp điểm có thời gian đóng nhanh mở chậm và

đóng chậm mở nhanh.

Trong bản vẽ các tiếp điểm của các thiết bị điện như rơ le, công tắc tơ,

hành trình v.v. đươc dùng dưới dạng các kí hiệu sau:

- Tiếp điểm thường mở, tiếp diễn thường đóng (cắt dòng)

9

- Tiếp điểm kép, tiếp điểm kép ba chân, tiếp điểm có thời gian.

- Đóng nhanh mở chậm.

- Đóng chậm mở nhanh.

- Tiếp điểm có tác động ngoại lực (hành trình tay gạt v.v.)

- Tiếp điểm các tác động nhiệt.

- Xác định đúng các tiếp điểm có tác động ngoại lực.

1

Tiếp điểm của các khí cụ đóng

ngắt và đổi nối

– Thường mở

– Thường đóng

– Đổi nối

Cho phép sử dụng các ký hiệu

sau đây:

– Thường mở

– Thường đóng

- Đổi nối trung gian

Cho phép bôi đen vòng tròn chỗ

vẽ tiếp điểm động

10

2 – Tiếp xúc trượt Trên mặt

dẫn điện

– Tiếp xúc Trên một số

mạch dẫn điện kiểu vành

trượt

3 Tiếp điểm của công tắc tơ, khởi

động từ, bộ chế động lực:

- Thường hở

- Thường đóng

- Đổi nối

4 Tiếp điểm thường mở của rơle

và công tắc tơ có độ trì hoạt về

thời gian

- Đóng chậm

- Mở chậm

- Đóng mở chậm

11

5 Tiếp điểm thường đóng của rơ

le và công tắc tơ có độ trì hoãn

về thời gian

– Đóng chậm

– Mở chậm

– Đóng mở chậm

1

Tiếp điểm của các khí cụ đóng

ngắt và đổi nối

– Thường mở

– Thường đóng

– Đổi nối

Cho phép sử dụng các ký hiệu

sau đây:

– Thường mở

– Thường đóng

- Đổi nối trung gian

Cho phép bôi đen vòng tròn chỗ

vẽ tiếp điểm động

12

2 – Tiếp xúc trượt Trên mặt

dẫn điện

– Tiếp xúc Trên một số

mạch dẫn điện kiểu vành

trượt

3 Tiếp điểm của công tắc tơ, khởi

động từ, bộ chế động lực:

- Thường hở

- Thường đóng

- Đổi nối

4 Tiếp điểm thường mở của rơle

và công tắc tơ có độ trì hoạt về

thời gian

- Đóng chậm

- Mở chậm

- Đóng mở chậm

13

5 Tiếp điểm thường đóng của rơ le

và công tắc tơ có độ trì hoãn về

thời gian

– Đóng chậm

– Mở chậm

– Đóng mở chậm

1.2. Kí hiệu các cuộn dây điện từ - công tắc rơle

Mục tiêu: Đọc và xác định đúng các cuộn dây điện từ, cuộn dây công tắc tơ

và cuộn dây rờ le.

Các cuộn dây điện từ, công tắc tơ, rơle,... đều có tên trên các bản vẽ

bằng các kí tự viết hợp với kí số đúng với tên của từng thiết bị đó ở vị trí lắp

đặt.

- Kí hiệu công tắc tơ

- Kí hiệu rơle trung gian

- Kí hiệu cuộn van điện từ

- Kí hiệu cuộn dây rơle thời gian

Ký hiệu cũ Ký hiệu mới Ý nghĩa

Cuộn hút relay thời gian ON-DELAY

Cuộn hút relay thời gian OFF-

DELAY

14

Cuộn hút relay thời gian có cả tiếp

điểm ON-DELAY và OFF-DELAY.

Tiếp điểm thường mở, đóng chậm.

1.3. Kí hiệu động cơ điện và máy biến áp

Cũng giống như các cuộn dây điện từ, công tắc tơ, rơle động cơ điện và

máy biến áp bên cạnh kí hiệu còn ghi tên các động cơ và máy biến áp bằng kí

tự và kí số. Qua các kí tự đó chúng ta sẽ biết được các tính năng kĩ thuật, các

thông số định mức của động co và máy biến áp được lắp dặt

1.3.1. Các kí hiệu của động cơ điện.

Mục tiêu: Đọc và xác định đúng các loại động cơ điện một pha, ba pha, xoay

chiều và một chiều.

- Động cơ điện 1 pha.

- Động cơ điện 3 pha lồng sóc.

- Động cơ điên 3 pha rato dây quấn.

- Đõng cơ điện 1 chiều.

1.3.2. Các kí hiệu của MBA.

Mục tiêu: Đọc và phân biệt được các loại MBA cách ly, MBA tự ngẫu và các

trạm MBA.

Kí hiệu chung

Trạm biến áp:

Máy biến áp 1 pha

MBA biến tấn

1 Cuộn cảm, cuộn kháng không lõi

15

2 Cuộn cảm có lõi điện môi dẫn từ

3 Cuộn cảm có đầu rút ra

4 Cuộn điện cảm có tiếp xúc trượt

5 Cuộn cảm biến thiên liên tục

6 Cuộn kháng điện đơn

7 Cuộn kháng điện kép

8 Cuộn cảm tinh chỉnh có lõi điện môi dẫn từ.

9 Biến áp không lõi có liên hệ từ không đổi

10 Biến áp không lõi có liên hệ từ thay đổi

16

11 Biến áp có lõi điện môi dẫn từ

12 Biến áp điều chỉnh tinh được bằng lõi điện

môi dẫn từ chung.

13 Biến áp một pha lõi sắt từ

14 Biến áp một pha lõi sắt từ có màn che giữa

các cuộn dây

15 Biến áp một pha lõi sắt từ có đầu rút ra ở

điểm giữa dây quấn (biến áp vi sai)

16 Biến áp một pha ba dây quấn lõi sắt từ có

đầu rút ra ở dây quấn thứ pha

17 Biến áp ba pha lõi sắt từ, các dây quấn nối

hình sao – sao có điểm trung tính rút ra

17

18 Biến áp bap ha lõi sắt từ, các dây quấn nối

hình sao – tam giác có điểm trung tính rút ra.

19 Biến áp tự ngẫu hai dây quấn một pha lõi sắt

từ

20 Biến áp tự ngẫu hai dây quấn ba pha lõi sắt

từ

21 Biến áp tự ngẫu ba dây quấn một pha lõi sắt

từ

22 Biến áp lõi thép có cuộn dây điều khiển, một

pha

23 Biến áp lõi thép có cuộn dây điều khiển, ba

pha cuộn dây nối hình sao-sao

24 Máy biến dòng có một dây quấn thứ cấp

18

25 Máy biến dòng có hai dây quấn thứ cấp trên

một lõi

26 Máy biến dòng có hai dây quấn thứ cấp trên

hai lõi riêng

27 Cuộn dây cực từ phụ

28 Cuộn dây stator (mỗi pha) của máy điện

xoay chiều

29 Cuộn dây kích thích song song, kích thích

độc lập máy điện một chiều

30 Stator, dây quấn stator ký hiệu chung

31 Stator dây quấn ba pha tam giác

32 Stator dây quấn ba pha nối sao

33 Rotor

34 Rotor có dây quấn, vành đổi chiều và chổi

19

than

35 Máy điện một chiều kích từ độc lập

36 Máy điện một chiều kích từ nối tiếp

37 Máy điện một chiều kích từ song song

38 Máy điện một chiều kích từ hỗn hợp

39 Động cơ điện một chiều thuận nghịch, có hai

cuộn dây kích thích nối tiếp

1.4. Các kí hiệu thường gặp khác

Mục tiêu: Xác định và phân biệt được các ký hiệu liên quan không thuộc

phần điện.

STT TÊN GỌI KÝ HIỆU

1 Cửa ra vào 1 cánh

2 Cửa ra vào 2 cánh

20

3 Thang máy

4 Cửa sổ

5 Cầu thang

6 Bồn tắm

21

7

Van nước

1.4.1. Các kí hiệu dùng cho thiết bị bảo vệ

Mục tiêu: Đọc và phân biệt, nhận biết được các thiết bị đóng ngắt và các thiết

bị bảo vệ.

- Cầu chí

- Rơ le nhiệt

- Nối đất (tiếp địa)

1 Cầu chì

2 MCB, MCCB

3 Tủ phân phối

4 Cầu dao một pha

5 Đảo điện một pha

22

6 Công tắc đơn, đôi, ba, bốn

7 Cầu dao ba pha

8 Đảo điện ba pha

9 Nút nhấn thường hở

10 Nút nhấn thường đóng

11 Nút nhấn kép

1.4.2. Các kí hiệu lin kiện điện tử thường gặp

Mục tiêu: Đọc và hiểu được các ký hiệu về thiết bị đo lường các đại lượng

điện, các ký hiệu về chiếu sáng.

- Điện trở

- Biến trở

- Đi ốt

- Transistor

- Thyristor

- Tụ điện

- Rắc cắm

23

1 Điện trở

2 Biến trở (ký hiệu chung)

3 Biến trở không có điểm

chung

4 Biến trở có điểm chung

5 Tụ điện (ký hiệu chung)

6 Tụ điện có phân cực

7 Tụ điện có điều chỉnh

8 Tụ điện có tinh chỉnh

9 Tụ điện vi sai

24

10 Tụ điện dịch pha

1 Diode

2 Diode phát quang

3 Diode quang

4 Triac

5 Zener

7 Diac

8 Trasistor thuận (PNP)

25

9 Transistor nghịch

(NPN)

10 Mosfet

11 Cầu chỉnh lưu

1.4.3. Các kí hiệu đo lường, chiếu sáng

Mục tiêu: Đọc và hiểu được các ký hiệu về thiết bị đo lường các đại lượng

điện, các ký hiệu chiếu sáng, gia nhiệt.

1 Ampemet

2 Vônmet

3 Đồng hồ kiliwatt

Các ký hiệu trong sơ đồ chiếu sáng.

26

STT TÊN GỌI KÝ HIỆU

1 Dòng điện 1 chiều

2 Điện áp một chiều

3 Dòng điện xoay chiều hình

sin

4 Dây trung tính N

5 Điểm trung tính O

6 Các pha của mạng điện A, B, C

7 Dòng điện xoay chiều 3 pha

4 dây 50Hz, 380V

3+N 50Hz, 380V

STT TÊN GỌI KÝ HIỆU

1 Đèn huỳnh quang

2 Đèn nung sáng

27

3 Đèn đường

4 Đèn ốp trần

5 Đèn pha bóng solium 150W

treo trên tường. 150 la chỉ số

công suât, ngoài ra còn có 35,

70W

6 Đèn cổng ra vào

7 Đèn trang trí sân vườn

8 Đèn chiếu sáng khẩn cấp

9 Đèn thoát hiểm EXIT

28

10 Đèn chùm

11 Quạt thông gió

12 Điều hòa nhiệt độ

13 Bình nước nóng

14 Ô cắm đơn, ổ cắm đôi

29

1 Mạch có 2, 3, 4 dây

2 Những đường dây chéo

nhau, nhưng không có nối về

điện

3 Những đường dây chéo

nhau, nhưng có nối về điện

4 Vị trí tương đối giữa các dây

điện

5 Cáp đồng trục:

Màn chắn nối vỏ

Màn chắn nối đất

30

6 Dây mềm

7 Chỗ hỏng cách điện:

Giữa các dây

Giữa dây và vỏ

Giữa dây và đất

Các kí tự ký số.vị trí các thiết bị điện do không thể thể hiện được trên bản vẽ

thì người thiết kế thường dùng các kí hiệu để thể hiện. Các kí hiệu đó lá các

chữ cái (kí tự) hoặc các chữ số (ký số) khi đọc bản vẽ chúng ta ghi nhận các

kí tự ký số này và tra bảng để biết được mà các thiết bị đó, từ đó chúng ta lắp

đặt chính xác các thiết bị vào đúng vị trí đã được thiết kế của nó.

Các lỗi thường gặp: Nhầm lẫn các tiếp điểm, đọc sai các kí tự, ký số

Biện pháp khắc phục: Cẩn thận trong đọc và tra cứu luyện tập nhiều lần

1.5. Các ký tự, ký số

Trong bản vẽ mặt bằng tổng thể ở phụ lục 01 các ký số 1,2,3,…, 75,76,… đó

là các vị trí lắp đặt các thiết bị điện được liệt kê bên dưới bản vẽ.

Bài tập thực hành

Tìm các tiếp điển thường đóng thường mở: các tiếp điển thời gian, các

ký hiệu thiết bị, linh kiện được sử dụng trong sơ đồ bản nguyên lý trong bản

vẽ sau (Hình 1.1)

Đánh giá kết quả

Đọc được hiệu được về các ký hiệu trên bản vẽ

31

Tìm và tra cứu được các ký tự ký số.

Hình 1.1. Sơ đồ điều khiển truyền động chính máy doa 2620

32

BÀI 2

PHÂN LOẠI BẢN VẼ

Mã bài: MĐ28-02

Giới thiệu:

Thi công lắp đặt thiết bị điện, là một công việc phức tạp, bao gồm một

chuỗi các công việc liên hoàn với nhau. Thứ tự thi công là công việc đan xen

nhau, nhưng luôn theo trình tự chuẩn bị mặt bằng, vật tư, gia công chế tạo, lắp

đặt thiết bị lắp đặt máng cáp, kéo cáp, đấu nối thí nghiệm chạy thử và hoàn

thiện bàn giao. Mỗi một công việc đều có các bản vẽ thiết kế dành cho nó,

chúng ta phải chọn lọc bản vẽ phù hợp với công việc cần làm. Như vậy phân

loại bản vẽ là công việc đầu tiên của người thi công lắp đặt.

Mục tiêu:

Học xong bài này học sinh, sinh viên đạt được

- Phân biệt được các loại bản về điện

- Sắp xếp trình tự các bản vẽ cần xem trước xem sau

Nội dung chính:

Để học và hiểu được bản vẽ cho công việc về điện, Ví dụ như lắp đặt,

dấu nối cho toàn bộ 1 phân xưởng, nhà máy chúng ta phải phân loại bản vẽ

theo trình tự sau:

2.1 Bản vẽ mặt bằng:

Mục tiêu: Phân biệt được các loại bản vẽ mặt bằng; lưa chọn được bản vẽ

mặt bằng cho từng công việc thích hợp.

Bản vẽ mặt bằng bao gồm các bản vẽ sau:

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ qui hoạch tổng thể cho một nhà

máy hay 1 phân xưởng trong bản vẽ mặt bằng tổng thể chỉ thể hiện các cụm

thiết bị được lắp đặt trong mặt bằng chung theo tỉ lệ của bản vẽ.

Xem bản vẽ mặt bằng tổng thể - Phụ lục 01

- Bản vẽ mặt bằng lắp đặt cho thiết bị điện thể hiện chi tiết kích thước,

vị trí từng thiết bị trong mặt bằng chung qua đó chúng ta có thể lắp đặt chính

xác từng thiết bị vào vị trí công tác của chúng trong dây chuyền công nghệ.

33

Bản vẽ mặt bằng chi tiết lắp đặt thiết bị Zone A (Phụ lục 02)

34

Bản vẽ mặt bằng chi tiết lắp đặt thiết bị Zone B (Phụ lục 03)

35

Bản vẽ mặt bằng chi tiết lắp đặt thiết bị Zone C (Phụ lục 04)

36

Bản vẽ mặt bằng chi tiết lắp đặt thiết bị Zone D (Phụ lục 05)

37

Bản vẽ mặt bằng chi tiết lắp đặt thiết bị Zone E (Phụ lục 06)

38

Bản vẽ mặt bằng chi tiết lắp đặt thiết bị Zone F (Phụ lục 07)

39

Bản vẽ mặt bằng chi tiết lắp đặt thiết bị Zone G (Phụ lục 08)

40

Bản vẽ mặt bằng chi tiết lắp đặt thiết bị Zone H (Phụ lục 09)

41

- Bản vẽ mặt bằng lắp đặt tủ bảng điện: thể hiện vị trí kích thước của tủ,

giá đỡ tủ điện trong các nhà trạm cũng như ở ngoài nhà xưởng.

Bản vẽ mặt bằng lắp giá đỡ tủ điện – Phụ lục 10

42

43

44

Bản vẽ mặt bằng lắp đặt tủ bảng điện phân phối – Phụ lục 11

45

46

Bản vẽ mặt bằng lắp đặt tủ bảng điện điều khiển – Phụ lục 12

47

48

49

50

51

- Bản vẽ mặt bằng lắp đặt giá đỡ máng cáp và lắp đặt máng cáp điện.

Thể hiện cho chúng ta biết loại mạng cáp nào được sử dụng, giá đỡ máng cáp

được cố định bằng phương pháp hàn hay khoan bắt bu lông. Các cua góc máy,

giá đỡ bao gồm nhiều tầng cho từng tuyến cáp.

Bản vẽ giá đỡ và các chi tiết máng cáp – Phụ lục 13

52

53

Bản vẽ mặt bằng tổng thể lắp đặt máng cáp – Phụ lục 14

54

Bản vẽ mặt bằng chi tiết lắp đặt máng cáp bị Zone A → H – Phụ lục 02→ 09

- Bản vẽ mặt bằng chống sét và tiếp địa cho ta xác định đúng vị trí lắp

kim thu lôi, loại kim thu lôi vị trí các cọc tiếp địa hay giếng khoan dặt tấm

đồng tiếp đia. Vị trí đầu nối tiếp địa, chống sét.

- Đối với bản vẽ mặt bằng chi tiết cho từng loại hình công việc là rất đa

dạng. Chúng ta phải xem, đọc thật cẩn thận chính xác kết hợp cùng mặt bằng

tổng thể để khi thi công không phải làm đi làm lại nhiều lần.

2.2. Bản vẽ lắp đặt:

Mục tiêu: Lựa chọn đúng bản vẽ cần cho công việc.

Khi thi công lắp đặt thiết bị điện, mỗi loại hình công việc đều có các

bản lắp đặt chi tiết, từ số lượng thiết bị, mã thiết bị, chủng loại vật tư đến kích

thước thiết bị, vị trí lắp đặt. Đường tuyến, tầng của các loại máng cáp v.v…

Trong các bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt bằng chi tiết và bản vẽ lắp đặt

để xác định đúng vị trí và thiết bị cầc lắp: vì bản vẽ lắp đặt là đa dạng nên

chúng ta chỉ đọc vài loại bản vẽ lắp đặt tiêu biểu sau:

- Bản vẽ lắp đặt thiết bị điện: bao gồm lắp đặt các động cơ điện, các

van điện từ các thiết bị điền khiển tại chỗ, các thiết bị gia nhiệt, đo lường, tín

hiệu v.v…

- Bản vẽ gia công chế tạo: để gia công chế tạo các phần còn thiếu trong

lắp đặt như giá đỡ, đường ống bảo vệ cáp, đường máng và các chi tiết khác.

- Bản vẽ lắp đặt máng cáp: máng cáp có nhiều tầng nhiều tuyến khác

nhau kích thước và loại máng có nhiều chủng loại.

Bản vẽ lắp đặt đường dây và trạm biến áp cho ta thi công các đường

dây trên không, đường cáp ngầm và lắp đặt máy biến áp, các nhà trạm,…

2.3. Bản vẽ đấu nối:

Mục tiêu: Phân biệt lựa chọn đúng bản vẽ cho từng vị trí khu vực cần đấu

nối.

Cho phép chúng ta đấu nối từng đầu cáp vào vị trí công tác của nó .

Bản vẽ đấu nối trong tủ điện: Riêng cho từng tủ điện chỉ rõ số lượng

đầu cáp, lọai cáp đấu vào tủ và vị trí của từng đầu dây .

Bản vẽ đấu nối thiết bị điện: Tất các thiết bị điện đều có dây cáp điện đi

vào điểm đấu, đầu dây đấu được chỉ rõ trong bản vẽ này.

Bản vẽ đấu nối cấp nguồn: Nguồn điện chính được cung cấp đến tủ

phân phối cung cấp cho các lộ phải xem ở bản vẽ đấu nối cấp nguồn.

Bản vẽ đấu nối đường dây và trạm dành cho các phân xưởng có lắp các

trạm máy biến áp.

55

2.4. Bản vẽ nguyên lý:

Mục tiêu: Lựa chọn đúng bản vẽ nguyên lý của từng thiết bị công việc.

Để vận hành và sửa chữa thiết bị điện ta phải hiểu rõ nguyên lí làm việc

của nó khi làm việc đơn lẻ hay khi làm việc liên động:

- Bản vẻ nguyên lí làm việc của thiết bị đơn lẻ

- Bản vẽ nguyên lí làm việc liên động

Các lỗi thường gặp:

- Phân loại bản vẽ không phù hợp với công việc cần làm.

- Biện pháp khác phục: phải cẩn thận, xem xét thật tỉ mỉ.

Câu hỏi luyện tập:

Khi đã lắp đặt xong chúng ta cần những loại bản vẽ nào để có thể thi công và

đưa máy vào hoạt động?

56

BÀI 3

ĐỌC BẢN VẼ MẶT BẰNG

Mã bài: MĐ28-03

Giới thiệu:

Với bất kỳ một ý tưởng nào về xây dựng dù đó là cả thành phố, một

khu dân cư, một nhà máy hay một phân xưởng, một căn nhà đều được thể

hiện trên mặt bằng tổng thể. Mặt bằng tổng thể là tổng quan các ý tưởng thiết

kế đó, để cụ thể hóa cho từng phần công việc được thiết kế trên mặt bằng

chung đó, chúng ta có bản vẽ mặt bằng lắp đặt cho từng công việc cụ thể. Ví

dụ như bản vẽ mặt bằng lắp đặt thiết bị điện, bản vẽ mặt bằng lắp đặt tủ bảng

điện, bản vẽ mặt bằng lắp đặt máng cáp, bản vẽ mặt bằng lắp đặt tiếp địa

chống sét, bản vẽ mặt bằng lắp đặt hệ thống chiếu sáng,…

Đọc bản vẽ mặt bằng là để xác định đúng vị trí, kích thước và quy cách

của từng thiết bị được bố trí trong mặt bằng chung. Chính vì vậy đọc và hiểu

rõ về bản vẽ mặt bằng là một bước quan trọng giúp chúng ta lắp đặt chính xác

các thiết bị vào đúng vị trí của nó trong mặt bằng chung của nhà máy.

I. Mục tiêu:

Học xong bài này học sinh, sinh viên đạt được:

- Đọc và hiểu được bản vẽ mặt bằng tổng thể.

- Đọc và hiểu được bản vẽ mặt bằng lắp đặt xác định đúng vị trí của

mặt bằng lắp đặt ở trong mặt bằng tổng thể.

Dụng cụ và tài liệu học tập:

- Bản vẽ lắp đặt thiết bị điện.

- Bản vẽ gia công phi tiêu chuẩn.

- Các bản vẽ về lắp đặt khác.

- Máy vi tính, máy chiếu.

- Giấy bút, thước,…

Nội dung:

Trong thi công lắp đặt điện cho 1 nhà máy hay 1 phân xưởng việc xác

định vị trí từng thiết bị cần lắp phải tựa vào các bản vẽ. Trong đó bản vẽ mặt

bằng tổng thể à mặt bằng. Chi tiết xác định chính xác vị trí kích thước của

thiết bị cần lắp nằm trong cơ cấu tổng thể các thiết bị công nghệ của dây

chuyền sản xuất.

3.1. Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể :

Mục tiêu: Đọc và hiểu được tổng quan không gian, bố trí của toàn phân

xưởng, toàn nhà máy.

57

Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ thể hiện tổng quan không gian bố trí thiết

bị, nhà điều hành, nhà xưởng kho bãi v.v… của nhà máy hoặc phân xưởng mà

không thể hiện chi tiêt cho các loại hình công việc nào. Đọc bản vẽ mặt bằng

tổng thể ta biết được các cụm thiết bị nhà xưởng mối liên hệ công nghệ giữa

các cụm thiết bị với nhau.

Cách đọc bản vẽ:

- Xác định không gian chung (tổng quát toàn nhà máy)

- Xác định từng cụm thiêt bị (các zone – khu vực)

- Xác định khu vực phải thi công.

- Ghi nhớ các thiêt bị trong khu vực thi công

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể để xác định vị trí của tủ bảng điện nằm

trong không gian chung để xác định phương pháp thi công khu vực tập kết tủ

bảng điện để tiến hành lắp đặt.

Xem Hình 3.1

58

Hình 3.1. Bản vẽ mặt bằng tổng thể (Phu lục 01 )

59

3.2. Đọc bản vẽ mặt bằng lắp đặt thiết bị điện

Mục tiêu: Xác định đúng vị trí trên mặt bằng của thiết bị cần lắp đặt.

Bao gồm các thiết bị nguyên khối như: động cơ điên, máy phát điện,

máy biến áp,… và các thiêt bị phụ

Tủ điều khiển tại chỗ các sensor, đồng hồ, chuông đèn,…

Các thiết bị đo lường cảnh báo – tín hiệu.

Đọc xác định vị trí kích thước, số lượng, chủng loại thiết bị để xác định

chính xác thiết bị cần lắp. Lên bảng kê thiết bị để xuất lĩnh thiết bị cho công

việc lắp đặt.

Phương pháp đọc bản vẽ mặt bằng lắp đặt thiết bị điện

- Xác định rõ loại công việc cần tiến hành để chọn bản vẽ đúng công việc

trên.

- Ví dụ chọn lắp đặt tủ bảng điện chúng ta chọn bản vẽ mặt bằng lắp đặt

tủ bảng điện, bản vẽ cấu tạo và kích thước tủ bảng.

- Bản vẽ mặt bằng lắp đặt tủ bảng điện chỉ rõ vị trí từng tủ bảng ví dụ

dãy tủ MCC bao gồm 7 tủ dãy tủ com trol panel bao gồm 3 tủ các kích

thước tủ điện thể hiện trên bản vẽ cấu tạo tủ bảng điện.

60

Bản vẽ cấu tạo tủ bảng điện MCC (Phụ lục 11).

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

71

3.3. Đọc bản vẽ mặt bằng lắp đặt tủ bảng điện.

Mục tiêu: Đọc và xác định đúng vị trí lắp đặt cho từng tủ bảng điện.

Từ bảng điện thường được lắp đặt trong các trạm điều khiển thiết bị

điện và được lắp thành các cụm tại khu nhà xưởng.

Từ bản vẽ mặt bằng lắp đặt từ bảng điện chúng ta xác định chính xác vị

trí lắp đặt cho từng tủ, căn chỉnh bệ đỡ tủ (giá đỡ). Nếu các bệ đỡ chưa có thì

xác định kích thước thực tế để gia công chế tạo.

Bản vẽ mặt bằng lắp đặt tủ bảng điện, xác định kích thước tủ bảng điện

vị trí lắp đặt cho từng tủ bảng điện qua đó để lập phương án thi công như căn

chỉnh giá đỡ tủ nếu là tủ đặt trên bệ hay giá đỡ tủ khoan bắt bu lông nở nếu là

tủ treo tường hoặc tủ không cần bệ đỡ tủ, xác định vị trí từng tủ bảng điện cho

từng vị trí lắp đặt để có kế hoạch đề nghị lĩnh thiết bị và chọn phương pháp

thi công tốt nhât.

72

Bản vẽ cấu tạo bệ đỡ tủ điện MCC (Phụ lục 10).

73

74

Bản vẽ cấu tạo bệ đỡ tủ điện Instrument (Phụ lục 14).

75

- Bản vẽ mặt bằng lắp đặt cho ta biết tủ bảng điện được lắp trên hào cáp

(mương cáp) nên phải có giá đỡ tủ.

- Bản vẽ gia công lắp đặt giá đỡ tủ cho ta các kích thước để gia công chế

tạo các mối nối được liên kết bằng hàn điện và cố định giá đỡ bằng

khoan bắt bu lông. Khi thi công phải căn chỉnhđộ đồng tâm của giá đỡ,

và độ phẳng mặt bằngđể khi lắp tủ, tủ thẳng hàng đứng vuông góc với

giá đỡ tủ không bị nghiêng lệch

76

3.4. Đọc bản vẽ mặt bằng giá đỡ và máng cáp.

Mục tiêu: Đọc và xác định đúng vị trí lắp đặt máng cáp và giá đỡ máng cáp

các loại cần lắp đặt, các góc cua, khớp nối máng.

- Xác định tuyến máng cáp, các tầng máng của mỗi tuyến.

- Xác định phương pháp cố định các giá đỡ máng cáp, khoan bắt trên bê

tông, khoan bắt trên sắt thép hoặc hàn cố định.

- Xác dịnh các tuyến ống đi cáp.

- Lên kế hoạch chuẩn bị vật tư và phương tiện thi công.

- Phòng điều khiển (com trol panel room) khu vực lắp đặt tủ bảng điều

khiển chính là khu vực mương đi ráp.

Ví dụ: Zone A

- Đường máng chính đi trên cầu ống là thang cáp hay máng thang (Cable

ladder) có nhiệm vụ là đường đi chính của cáp điện từ trạm điều khiển

control panel room đến các thiết bị điện.

- Đường cáp từ thang cáp đi xuống thiết bị điện và tủ điện gồm có hai

loại máng cáp sau:

+ Máng hộp (cable trunking) dẫn cáp động lực từ thang cáp phía dưới

xuống các động cơ điện.

+ Máng lỗ (tubing tray) đi từ thang cáp trên xuống tủ.

77

Bản vẽ lắp đặt thang, máng cáp Zone A (Phụ lục 02)

78

Bản vẽ lắp đặt giá đỡ thang cáp (Phụ lục 13)

79

80

Bản vẽ lắp đặt giá đỡ mương cáp (Phụ lục 13)

81

3.5 Đọc bản vẽ lắp đặt hệ thống tiếp địa

Mục tiêu: Đọc và xác định đúng vị trí, tuyến, cọc tiếp đia.

- Xác định các tuyến dây tiếp địa (mạch vòng hay mạch tia).

- Xác định dùng cọc đóng tiếp địa hay tấm đồng tiếp địa.

- Xác định loại kim thu sét hay quả cầu thu sét.

- Lên kế hoạch vật tư và phương tiện thi công.

Các lỗi thường gặp:

- Xác định sai vị trí lắp đặt của thiết bị trong bản vẽ và thực tế.

- Bản kê thiết bị vật tư bị bỏ sót.

Biện pháp khắc phục:

- Đọc kỹ, xác định nhiều lần cho từng vị trí mới lấy dấu chính thức cho

lắp đặt.

- Kê và ghi chép cẩn thận chi tiết thiết bị vật tư đúng mã hiệu, đúng

chủng loại.

Câu hỏi ôn tập:

Đọc và xác định tuyến máng cáp, loại máng cáp được sử dụng ở bản vẽ mặt

bằng lắp đặt máng cáp zone D.

82

Bản vẽ lắp đặt máng cáp Zone D (Phụ lục 05)

83

BÀI 4

ĐỌC BẢN VẼ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN

Mã bài: MĐ28-04

Giới thiệu:

Mỗi thiết bị đều có vị trí riêng của nó trong sơ đồ công nghệ và đều có

kích thước, qui cách lắp đặt riêng.

Tất cả đều được thể hiện chi tiết trên bản vẽ lắp đặt, các chi tiết cần gia

công chế tạo đều có số ghi kích thước, kiểu dáng, loại vật tư cần sử dụng trên

bản vẽ.

Khi lắp đặt thiết bị nói chung, thiết bị điện nói riêng, chúng ta phải đọc

và nghiên cứu kỹ bản vẽ lắp đặt và bản vẽ mặt bằng tổng thể để khi lắp đặt

đúng vị trí, đúng qui cách, đúng thiết bị, vật tư.

Mục tiêu:

Học xong bài này học sinh, sinh viên đạt được:

- Đọc và hiểu được các bản vẽ lắp đặt thiết bị điện.

- Đọc và hiểu được bản vẽ chi tiết gia công, chế tạo.

- Xác định chính xác các vị trí lắp đặt thiết bị trong mặt bằng chung.

Dụng cụ và tài liệu học tập

- Bản vẽ lắp đặt thiết bị điện.

- Bản vẽ gia công phi tiêu chuẩn.

- Các bản vẽ về lắp đặt khác.

- Máy vi tính, máy chiếu.

- Giấy bút, thước,…

Nội dung:

Để lắp đặt các thiết bị trong dây chuyền công nghệ đúng vị trí của nó,

chúng ta phải xem bản vẽ lắp đặt. Bản vẽ lắp đặt cho chúng ta biết rõ kích

84

thước, quy cách từng thiết bị, xác định từng vị trí công tác của các thiết bị đó.

Những chi tiết cần gia công – chế tạo cũng được thiết kế rõ ràng, chính xác.

Các công việc trên được thiết kế trên các bản vẽ cho từng loại hình công việc

cụ thể.

4.1. Bản vẽ lắp đặt thiết bị điện:

Mục tiêu: Đọc và xác định được thiết bị cần lắp đặt; Xác định đúng vị trí lắp

đặt của thiết bị.

Thiết bị điện bao gồm:

- Tủ bảng điện, trạm phân phối, trạm điều khiển, nhà điều hành trung

tâm. Các tủ bảng điện tại chỗ.

- Các động cơ điện, máy phát điện.

- Van điện từ, thiết bị đo kiểm, các đồng hồ chỉ thị.

- Các thiết bị phụ, thiết bị điều khiển,… và các cơ cấu chấp hành.

Đọc các bản vẽ lắp đặt thiết bị. Là xác định vị trí lắp đặt thiết bị. Số

lượng thiết bị. Kích thước thiết bị và yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt. Đối với

thiết bị đo kiểm phải xác đúng vị trí trên các thiết bị công nghệ khác.

Đọc bản vẽ lắp đặt thiết bị điện

Ví dụ 1: Đọc bản vẽ lắp đặt tủ bảng điện trong nhà điều khiển (control panel

room)

Trên bản vẽ mặt bằng lắp đặt thể hiện rõ hai dãy tư MCC và control panel. Ở

phần bản vẽ cho ta hình ảnh của hai dây tủ đã lắp đặt hoàn chỉnh. Và ghi rõ

kích thước của từng dãy tủ là: dãy tủ MCC có kích thước 5800mm dây tủ

control panel kích thước: 3000mm.

Dãy tủ MCC bao gồm 7 tủ điện là các module.

- Module 1 INCOMING 1

- Module 2 INCOMING 2

- Module 3 OUTGOING 1

- Module 4 OUTGOING 2

- Module 5 OUTGOING 3

- Module 6 OUTGOING 4

85

- Module 7 OUTGOING 5

Ở bản vẽ cấu tạo tủ bảng điện cho chúng ta biết các thiết bị được lắp ráp

bên trong từng tủ và chức năng của các thiết bị đó.

Ví dụ ở tủ Module 1+ 2 ta lắp các thiết bị đóng ngắt cho lộ số 1 và lộ số 2

các đồng hồ chỉ thị và các khóa chuyển mạch cụ thể là:

Lộ số 1 Main incoming 1 lắp – MCCB: 3 pha 630A 45KA

Lộ số 2 Main incoming 2 lắp – MCCB: 3 pha 630A 45KA

Và các đồng hồ chỉ thị cho từng lộ .

Các kích thước cấu tạo tủ:

Chiều cao: 2200mm

Mặt trước: 400mm

Mặt hông: 600mm

86

Bản vẽ lắp đặt tủ điện phân phối chính MCC (Phụ lục 11)

87

+ Kích thước của từng thiết bị cũng được ghi ở trên bản vẽ.

- Các Module 3,4,5,6,7 cũng ghi rất rõ kích thước cấu tạo tủ. Kích thước

các ngăn kéo lắp thiết bị điều khiển và bảng liệt kê chi tiết thiết bị được

lắp đặt trong tủ (xem chi tiết trên từng bản vẽ )

- Ở tủ control panel là một khối tủ liền gồm có 3 mặt tủ điều khiển, đây

là tủ PLC các thiết bị được lắp đặt sau , tủ cấu tạo khá lớn cao

2300mm, dài 3000mm, rộng 600, khối lượng rất nặng và cồng kềnh

Ví dụ 2: Lắp đặt tủ bảng điện điều khiển tại chỗ

Lắp tủ điều khiển Panel KKS No: 19GCY01- GH001

Ở bản vẽ mặt bằng lắp đặt cho chúng ta biết tủ được lắp đặt trên bệ đỡ lắp

cố định bằng bu lông. Giá đỡ được cấu tạo từ thép hình chữ U 150 x 50 x

5, gia công dạng khung giá đỡ và cố định vào bê tông nền nhờ các con bu

lông nở (Foundutron) hai tủ lắp thành khối có kích thước từng tủ là: cao

1750mm, rộng 1000mm, dày 600mm sau khi lắp thành khối kích thước

chung bao gồm cả mái che là cao 2000mm rộng 2200mm dày 700mm mặt

nghiêng dốc về phía sau.

Xem bản vẽ lắp đặt ta biết các thiết bị được lắp đặt trong tủ các kích thước,

vị trí và số lượng thiết bị được lắp đặt xem chi tiết trên bảng kê các thiết

bị.

Ví dụ 3: Lắp các thiết bị đo kiểm.

- Đọc bản vẽ lắp đặt các thiết bị đo kiểm trực tiếp trên đường ống (pipe)

và lắp đặt sensor,

88

Bản vẽ lắp đặt các thiết bị đo kiểm trực tiếp trên đường ống (Phụ lục 16)

89

90

91

92

93

Đọc bản vẽ lắp đặt các thiết bị đo kiểm trực tiếp trên bồn (Phụ lục 16 )

94

95

96

97

98

Đọc bản vẽ lắp đặt các thiết bị đo khác (Phụ lục 16)

99

100

101

4.2. Bản vẽ gia công chế tạo.

Mục tiêu: Đọc và nắm bắt được kích thước cần gia công chế tạo; Xác định

đúng chủng loại vậy tư.

- Gia công chế tạo các giá đỡ.

- Gia công chế tạo phi tiêu chuẩn.

Gia công chế tạo là một phần trong công tắc lắp đặt thiết bị nói chung và

các thiết bị điện nói riêng. Bao gồm việc gia công chế tạo các giá đỡ các

phần thiết bị có kích thước được thiết kế trước và gia công chế tạo các

phần thiết bị hoặc giá đỡ phát sinh trong lắp đặt (phi tiêu chuẩn) mà các

kích thước hình dáng phải đo trực tiếp tại vị trí cần lắp.

Đọc các bản vẽ gia công chế tạo.

Ví dụ 1: Đọc bản vẽ gia công chế tạo các giá đỡ và máng cáp trong khu

vực com trol panel room.

Xem bản vẽ mặt bằng lắp đặt máy cáp ta nhận thấy đường máng cáp đi

dưới gầm tủ ở cốt – 1,2m, bao gồm 2 tầng máng, loại máng sử dụng là

máng thang (Cableladder) có kích thước 500x100x2 đặt trên 10 bộ giá đỡ,

các giá đỡ có cùng kích thước, cao 842, rộng 734 đặt trên 2 tấm mã có

kích thước 150x100x5. Trụ và cầu ngang được gia công từ sắt định hình

mạ kẽm hình chữ C có kích thước 42x42x3 liên kết với nhau bằng bu lông

nở, đường cáp cung cấp nguồn đi đường dưới thang cáp có cốt – 1200 gần

các tủ module 1 và 2, đường cáp ra cho các thiết bị điện đi lên trên tường

(mặt cắt A-A) các giá đỡ của máng đi thẳng đứng phải đo trực tiếp khi lắp

đặt (phi tiêu chuẩn) để gia công chế tạo.

102

Đọc bản vẽ Gia công lắp đặt giá đỡ máng cáp trực tiếp (Phụ lục 18 và 10)

103

104

Ví dụ 2: Đọc bản vẽ gia công bệ đỡ tủ trong nhà control panel room

Xem bản vẽ mặt bằng lắp đặt tủ và bản vẽ gia công chế tạo giá đỡ tủ ta

nhận thấy:

+ Giá đỡ tủ chia làm 3 khối khác nhau:

o Khối 1: khu vực 7 tủ MCC và phần dự phòng

o Khối 2: khu vực giữa 2 tủ MCC và control panel và trọn đoạn

mương cáp dẫn đến máng thẳng đứng trên tường.

o Khối 3: khu vực tủ control panel

+ Vật liệu chế tạo giá đỡ tủ thép U 100x50x5

Loại liên kết là hàn điện.

Cố định xuống nền bê tông bằng bu lông nở

Kích thước chế tạo ghi trên bản vẽ

105

Xem bản vẽ gia công bệ đỡ tủ điện (Phụ lục 10)

106

107

Ví dụ 3: Đọc bản vẽ gia công chế tạo các giá đỡ tủ ngoài trời

Chúng ta gặp rất nhiều các giá đỡ tủ ngoài trời khác nhau, từng loại giá có

kích thước, loại vật tư chế tạo và hình dáng khác nhau. Chúng ta xem các

kích thước ghi trên bản vẽ, tra bảng loại vật tư cần dùng để xác định chủng

loại vật tư cho từng vị trí kích thước cần có và gia công chế tạo.

108

Bản vẽ gia công chế tạo các giá đỡ tủ điện ngoài trời (Phụ lục 19)

109

Bản vẽ gia công chế tạo các giá đỡ tủ điện ngoài trời (Phụ lục 15)

110

Bản vẽ gia công chế tạo các giá đỡ tủ điện ngoài trời (Phụ lục 20)

111

4.3. Bản vẽ lắp đặt giá đỡ và máng cáp.

Mục tiêu: Xác định đúng tuyến cáp, loại máng cáp.

Máng cáp là đường đi của cáp điện trong nhà máy. Máng cáp có thể lắp

dặt dưới các đường mương cáp, ở trên các cao độ khác nhau. Có thể là dường

thẳng đứng, đường xiên, đường cua. Máng cáp có thể được đỡ bằng các tay

đỡ nhiều tầng, đi trên bê tông, đi trên cầu đường ống, máng cáp có thể được

treo trên các quang treo hoặc được đỡ bằng các cột dành riêng cho nó. Dù ở

đâu, bằng hình thức nào máng cáp phải chịu được lực cơ học lâu dài cho các

tuyến cáp.

Bản vẽ giá đỡ máng cáp: Cho chúng ta biết các giá đỡ, các tầng máng

cáp được liên kết với các kết cấu công nghệ chung.

Bản vẽ máng cáp cho chúng ta biết:

- Các tuyến máng cáp

- Kích thước các loại máng cáp

- Chúng loại máng cáp

- Cột đỡ, giá đỡ và cách thức liên kết

Ví dụ: Đọc bản vẽ lắp đặt máng cáp của phân xưởng xử lý nước – Nhà

máy điện Nhơn Trạch I.

Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể ta nhận thấy máng cáp điện được đi từ

phòng điều khiển (control panel room) đến các thiết bị trong phân xưởng

xử lý nước, để lắp máng cáp cho chính xác ta cần đọc các bản vẽ của các

zon

Đọc zone A từ bản vẽ mặt bằng và bản vẽ 3D ta xác định được đường

máng cáp đi từ thang cáp (đường cáp chính đi về phòng điều khiển) đến

các thiết bị điện. xem bản vẽ các mặt cắt ta xác định chính xác vị trí lắp đặt

các thiết bị điện để xác định vị trí đi của máng cáp, căn cứ vào màu vẽ trên

bản vẽ mặt bằng ta xác định được loại máng cáp là trunking hay tubing

tray. Kích thước các máng được ghi cho từng tuyến trên bản vẽ. Các giá

đỡ máng phải xác định thực tế có thể là cột đỡ, giá đỡ hay bắt vào kết cấu

có sẵn đây là 1 dạng gia công phi tiêu chuẩn (xem các bản vẽ lắp đặt máng

cáp cho các Zone A,B,C,D,E,F,H và phòng điều khiển control panel

room).

112

Mặt bằng tổng thể lắp đặt máng cáp phân xưởng xử lý nước Nhà máy điện

Nhơn Trạch 1 (Phụ lục 21)

113

Mặt bằng lắp đặt máng cáp Zone A phân xưởng xử lý nước Nhà máy điện

Nhơn Trạch 1 (Phụ lục 02)

114

Mặt bằng lắp đặt máng cáp Zone B phân xưởng xử lý nước Nhà máy điện

Nhơn Trạch 1 (Phụ lục 03)

115

Mặt bằng lắp đặt máng cáp Zone C phân xưởng xử lý nước Nhà máy điện

Nhơn Trạch 1 (Phụ lục 04)

116

Mặt bằng lắp đặt máng cáp Zone D phân xưởng xử lý nước Nhà máy điện

Nhơn Trạch 1 (Phụ lục 05)

117

Mặt bằng lắp đặt máng cáp Zone E phân xưởng xử lý nước Nhà máy điện

Nhơn Trạch 1 (Phụ lục 06)

118

Mặt bằng lắp đặt máng cáp Zone F phân xưởng xử lý nước Nhà máy điện

Nhơn Trạch 1 (Phụ lục 07)

119

Mặt bằng lắp đặt máng cáp Zone G phân xưởng xử lý nước Nhà máy điện

Nhơn Trạch 1 (Phụ lục 08)

120

Mặt bằng lắp đặt máng cáp Zone H phân xưởng xử lý nước Nhà máy điện

Nhơn Trạch 1 (Phụ lục 09)

121

4.4. Bản vẽ lắp đặt đường dây và trạm

Chúng ta chỉ xem các bản vẽ của các trạm từ trung thế xuống hạ thế

(15kV/0,4kV) dùng cố định cho nhà máy. Bao gồm các công việc:

4.4.1. Lắp đặt đường dây trên không

Mục tiêu: Đọc và xác định được các công việc cần thực hiện.

- Lắpcột: Gồm các loại cột đầu, cột cuối, cột góc và cột đỡ.

- Lắp xà sứ: Xà đơn, xà kép, sứ đỡ, sứ chuỗi,…

- Lắp đường dây, lấy độ võng.

4.4.2. Lắp đặt cáp ngầm:

Mục tiêu: Xác định đúng tuyến hố ga.

- Đào hào đi cáp.

- Rải vật liệu bảo vệ cáp.

- Kéo lắp đặt cáp.

4.4.3. Lắp đặt trạm biến áp

- Lắp đặt máy biến áp.

- Lắp đặt trạm phân phối

Các lỗi thường gặp:

Đây là bản vẽ khó, các thiết bị được lắp ở các cao độ khác nhau và

nhiều chủng loại. Khi đọc phải đọc cùng bản vẽ mặt bằng tổng thể và mặt

bằng chi tiết để tránh các lỗi sai vị trí, nhầm lẫn chủng loại thiết bị vật tư.

Biện pháp khác phục:

Đọc đi, đọc lại nhiều lần trên các bản vẽ có liên quan khác nhau.

Bài tập thực hành:

Đọc và xác định kích thước gia công chế tạo giá đỡ tủ bảng điện trong bản vẽ

sau

122

Bản vẽ gia công chế tạo giá đỡ tủ bảng điện (Phụ lục 10)

123

BÀI 5

ĐỌC BẢN VẼ ĐẤU NỐI CÁP

Mã bài: MĐ28-05

Giới thiệu:

Nhà máy có thể ví như một cơ thể sống, nó hoạt động có điều khiển,

mà đường dây cáp điện vừa là mạch máu, vừa là dây thần kinh điều khiển mọi

hoạt động của cơ thể sống. không thể cung cấp sai nguồn sống cũng không

thể điều khiển sai vị trí chính vì vậy chúng ta phải kéo cáp đúng vị trí của nó

và đấu nối đúng đầu số, vị trí, mà muốn làm đúng đấu đúng bản vẽ đấu nối

cáp, bảng cáp, sổ cáp sẽ giúp chúng ta thực hiện được.

Mục tiêu:

Học xong bài này học sinh, sinh viên đạt được:

- Tổ chức kéo cáp trong nhà xưởng.

- Sắp xếp trình tự các đường cáp

- Đấu nối các cáp điện trong tủ bảng điện và thiết bị điện.

Dụng cụ học tập:

- Bản vẽ lắp đặt thiết bị điện.

- Bản vẽ đấu nối cáp.

- Danh mục kéo cáp.

- Máy vi tính, máy chiếu.

- Giấy bút, thước,…

Nội dung:

Kéo cáp hay còn gọi là lắp đặt cáp điện là một công việc quan trọng

trong lắp đặt các nhà máy. Khi lắp đặt cáp điện phải đúng chủng loại theo

thiết kế, đúng đường đi, đúng tuyến, cáp lắp trên máng phải đúng hàng, không

được chồng chéo. Khi cáp vào tủ, vào thiết bị điện phải bảo đảm độ cua,

chống làm gãy gập cổ cáp

124

Đâù nối cáp điện là đầu nối từng đầu dây trong từng sợi cáp vào đúng

vị trí thiết kế trên bản vẽ. Đối với tủ điện nhỏ, thiết bị điện chứa ít cáp công

việc đầu nối đơn giản. Còn đối với tủ bảng điện có nhiều cáp có đầu số khác

nhau, số lượng đầu dây khác nhau việc đầu nối dễ nhầm lẫn nên cần phải thật

cận thận, chu đáo.

Khi đấu nối cáp:

- Đối với cáp động lực phải đúng thứ tự pha.

- Đới với cáp điều khiển đầu đúng vị trí đúng đầu số.

- Đối với cáp tín hiệu và cáp đo lường, ngoài việc đầu đúng vị trí đúng

đầu số còn phải đầu tiếp địa và chống nhiễu, đúng kỹ thuật.

- Đối với đường dây và trạm các dây lên phải đúng độ cua, kẹp đúng kỹ

thuật siết chặt bằng cờ lê lực đúng quy định.

5.1. Đọc bản vẽ kéo cáp.

Mục tiêu: Xác định đúng tuyến cáp, loại cáp, vị trí đầu và cuối tuyến cáp.

Để kéo được cáp điện cho bất cứ tuyến cáp nào chúng ta cũng cần xem

kết hợp nhiều bản vẽ như bản vẽ mặt bằng tổng thể. Bản vẽ mặt bằng chi tiết

bố trí thiết bị điện. Bản vẽ bố trí cáp, nhằm xác định đúng tuyến đi cho sợi

cáp. Khu vực máng cáp nhiều tầng cần xen bản vẽ xác định chính xác đường

máng của sợi cáp được bố trí.

Đối với cáp động lực khi kéo cáp đơn cho từng pha phải xếp cáp trên

đường đi theo hình tam giác (nếu tuyến cáp 3 pha không có trung tính) hoặc

xếp hình vuông (nếu tuyến cáp không có trung tính). Nhằm triệt tiêu từ trường

móc vòng để bảo vệ cáp và thiết bị khác.

Sắp xếp cáp: cáp có điện áp cao nhất nằm ở máy dưới cùng cáp có điện

áp thấp nằm ở máng trên cùng. Cáp động lực nằm máng dưới máng cáp điều

khiển, cáp tín hiệu, cáp đo hướng, cáp thông tin nằm ở máng trên cùng.

Xem kết hợp bản vẽ mặt bằng tổng thể, bản vẽ lắp đặt thiết bị điện, bản vẽ

lắp đặt máng cáp. Để xác định đúng vị trí của thiết bị điện, xác định chính

xác đường đi của cáp điện, để bố trí cáp không đi sai tuyến, chồng chéo

lên nhau.

125

Trước hết đọc bảng liệt kê số lượng cáp vào từng tủ ghi chép đầy đủ tên

từng sợi cáp, loại cáp, tiết diện của sợi cáp đó và sợi cáp sẽ được kéo đến

vị trí nào.

Bất cứ kéo sợi cáp nào điểm xuất phát chúng ta phải lấy tủ bảng điện làm

điểm đầu của sợi cáp.

Xem bảng liệt kê cáp (sổ cáp) tìm sợi cáp cần kéo, xem chủng loại cáp

(loại cáp gì, bao nhiêu dây cho 1 sợi cáp tiết diện của dây dẫn)

126

Bản vẽ liệt kê cáp động lực– Phụ lục 22

127

Bản vẽ liệt kê cáp điều khiển– Phụ lục 22

128

Bản vẽ liệt kê cáp đo lường – Phụ lục 22

129

Ví dụ: Cần kéo cáp 19GCP21AA001 tên cáp 19GCYOOGHOOZ đến

control panel tra sổ cáp biết là loại cáp PVC/PVC 600/1000V 3x1,5mm2

chiều dài thiết kế 51m. Chiều dài thực tế khi thi công có thể có sự sai khác

so với chiều dài thiết kế.

Đối với công trình mà đường cáp từ tủ điều khiển đến thiết bị điện, đường

đi đa dạng như từ hầm cáp của tủ điện đi lên máng cáp trên cao đi xuống

các đường ngầm, kéo qua các hố ga rồi đi lên máng cáp đến thiết bị điện.

Khi đọc bản vẽ chúng ta cần chú ý từ đường máng số mấy xuống đường

ngầm vào ống ngầm số bao nhiêu nếu không sẽ bị nhầm lẫn dẫn đến chồng

chéo cáp.

5.2. Đọc bản vẽ đấu nối trong tủ bảng điện:

Mục tiêu: Đọc đúng đầu cáp, đầu số cho từng vị trí đấu nối.

Đọc bản vẽ đấu nối trong tủ bảng điện

Khi đọc bản vẽ đấu nối trong tủ bảng điện chúng ta phải xác định được

trong tủ bảng điện có bao nhiêu cầu đấu dây, tên của từng cần đấu ví dụ

X1, X2,……,Xn. Sau đó là xác định đúng vị trí từng sợi cáp trong tủ, sợi

cáp gồm bao nhiêu đầu dây có bao nhiêu đầu sử dụng và mang tên đầu dây

theo thứ tự của cáp là gì.

Ví dụ: Đọc sợi cáp 19GCY00GH002-7E đi từ tủ MCC đến LCP – Phụ lục 22

(Wiring Connection Diagram (NA-320-A01) rev0 – trang 8)

130

131

Sợi cáp gồm 12 dây, mỗi dây có tiết 1,5mm2 sử dụng 12 dây.

Phía đầu cáp đấu nối trong tủ MCC:

- Đầu 1 mang số GCY00-7-1E đấu vào vị trí số 13 của thiết bị mang số

19GCR12AP001.

- Đầu 2 mang số GCY00-7-2E đấu vào vị trí số 11 của thiết bị mang số

19GCR12AP001.

- Đầu 3 mang số GCY00-7-3E đấu vào vị trí số 12 của thiết bị mang số

19GCR12AP001.

- Đầu 4 mang số GCY00-7-4E đấu vào vị trí số 13 của thiết bị mang số

19GCR31AP001.

- Đầu 5 mang số GCY00-7-5E đấu vào vị trí số 11 của thiết bị mang số

19GCR31AP001.

- Đầu 6 mang số GCY00-7-6E đấu vào vị trí số 12 của thiết bị mang số

19GCR31AP001.

- Đầu 7 mang số GCY00-7-7E đấu vào vị trí số 13 của thiết bị mang số

19GCR32AP001.

- Đầu 8 mang số GCY00-7-8E đấu vào vị trí số 11 của thiết bị mang số

19GCR32AP001.

- Đầu 9 mang số GCY00-7-9E đấu vào vị trí số 12 của thiết bị mang số

19GCR32AP001.

- Đầu 10 mang số GCY00-7-10E đấu vào vị trí số 13 của thiết bị mang

số 19GCR31AP001.

- Đầu 11 mang số GCY00-7-11E đấu vào vị trí số 11 của thiết bị mang

số 19GCR31AP001.

- Đầu 12 mang số GCY00-7-12E đấu vào vị trí số 12 của thiết bị mang

số 19GCR31AP001.

Phía đầu cáp đấu nối trong tủ DMWW LCP:

- Đầu 1 mang số GCY00-7-1E đấu vào vị trí số TBF-05:16

- Đầu 2 mang số GCY00-7-2E đấu vào vị trí số TBF-05:17

- Đầu 3 mang số GCY00-7-3E đấu vào vị trí số TBF-05:18

- Đầu 4 mang số GCY00-7-4E đấu vào vị trí số TBF-02:22

- Đầu 5 mang số GCY00-7-5E đấu vào vị trí số TBF-02:23

132

- Đầu 6 mang số GCY00-7-6E đấu vào vị trí số TBF-02:24

- Đầu 7 mang số GCY00-7-7E đấu vào vị trí số TBF-05:22

- Đầu 8 mang số GCY00-7-8E đấu vào vị trí số TBF-05:23

- Đầu 9 mang số GCY00-7-9E đấu vào vị trí số TBF-05:24

- Đầu 10 mang số GCY00-7-10E đấu vào vị trí số TBF-03:01

- Đầu 11 mang số GCY00-7-11E đấu vào vị trí số TBF-03:02

- Đầu 12 mang số GCY00-7-12E đấu vào vị trí số TBF-03:03

133

5.3. Đọc bản vẽ đấu nối thiết bị điện

Yêu cầu:

- Đọc đúng đầu số của cáp

- Đọc đúng vị trí đầu nối

5.4. Đọc bản vẽ nối đường dây và trạm.

Yêu cầu:

- Đọc đúng sơ dồ một dây.

- Đọc đúng thiết bị cần đấu nối.

- Đọc đúng vị trí đầu nối

Những lỗi thường gặp.

- Đọc sai vị trí lắp đặt thiết bị.

- Đọc sai tuyến đi cáp.

- Đọc xác định sai vị trí đấu nối

Biện pháp khắc phục.

- Đọc kết hợp nhiều bản vẽ với nhau để xác định chính xác vị trí lắp đặt

thiết bị điện.

- Đọc nhiều lần xác định tuyến cáp.

- Đọc xác định các vị trí và các đấu nối đi từ đơn giản đến phức tạp, lập

lại nhiều lần.

134

BÀI 6:

ĐỌC BẢN VẼ NGUYÊN LÝ

Mã bài: MĐ28-06

Giới thiệu:

Bản vẽ ngyên lý là bản vẽ được thiết kế cho mạch điều khiển thiết bị

điện nói riêng và dây chuyền công nghệ nói chung của một nhà máy, một

công xưởng sản xuất hoặc một dây chuyền sản.

Muốn biết hoạt động của máy và vận hành được các thiết bị đó chúng

ta phải đọc bản vẽ nguyên lý. Bản vẽ nguyên lý có thể có thể chỉ cho một cơ

cấu hoạt động độc lập cũng có thể là một chuỗi các hoạt động của nhiều cơ

cấu có sự liên động với nhau.

Ngày nay để giảm thiểu nhân công trong vận hành sản xuất của các nhà

máy, các nhà thiết kế chế tạo đã đưa công nghệ tự động vào thay thế rất nhiều

trong sản xuất công nghiệp chính vì vậy đòi hỏi người lắp đặt và vận hành

thiết bị phải nắm chắc nguyên lý hoạt động của máy để vận hành đạt kết quả

cao.

Mục tiêu:

Đọc được hiểu được các bản vẽ nguyên lý hoạt động của động cơ điện các

mạch điều khiển đơn lẻ.

Đọc được hiểu được các bản vẽ mạch điều khiển liên động đơn giản.

Dụng cụ học tập:

- Bản vẽ lắp đặt thiết bị điện.

- Bản vẽ đấu nối cáp.

- Bản vẽ nguyên lý.

- Máy vi tính, máy chiếu.

- Giấy bút, thước,…

Nội dung giảng dạy

135

6.1. Đọc bản vẽ của động cơ hoạt động đơn lẻ.

Để đọc được bản vẽ đơn lẻ này chúng ta phải nắm được các thiết bị điện được

thiết kế trên sơ đồ bản vẽ từ CB, công tắc tơ, rờ le các loại khoá hoặc nút nhấn

điều khiển và động cơ điện. Từ đó chúng ta xem thiết bị nào vận hành trước,

thiết bị nào vận hành tiếp theo để cho độmg cơ quay được (được cung cấp

nguồn điện) trình tự dừng động cơ và tác động của sự cố xảy ra đối với sự vận

hành của động cơ điện.

Ví dụ: Vận hành động cơ bơm NaSO3 – 19GCN32 AP001

Xem trên bản vẽ ta nhận thấy. Nguồn AC 3pha 400V 50Hz dùng cung cấp

cho mạchh động lực được đi qua hai thiết bị điều khiển đó là Motor CB

(Aptomat tự động bảo vệ) và công tắc tơ MCM đến động cơ điện

19GCN32AP001

Nguồn DC 110V, dùng cung cấp cho mạch điều khiển động cơ trong mạch

điều khiển có lắp hai cầu chì EF, EF2 khoá điều khiển CP1 SW218 cuộn dây

công tắc tơ MCM, các rơ le trung gian IRT và IRR ba đèn tín hiệu Y-(YL) –

màu vàng, R-(RL) – màu đỏ, G-(GL) –màu xanh.

Phương pháp đọc bản vẽ như sau:

136

137

Khi chưa vận hành toàn bộ mạch ở chế độ chờ như trên bản vẽ CB, công tắc

tơ đều ở chế độ của tiếp điểm thường mở ở mạch động lực. Khoá CP1 ở chế

độ Stop.

Vận hành động cơ 19GCN31 AP001 theo trình tự sau:

Trước tiên ta đóng điện Motor CB cung cấp nguồn điện động lực 3 pha 400V

– 50Hz đến công tắc tơ MCM. Vì công tắc tơ MCM chưa làm việc nên mạch

động lực hở, nếu động cơ chưa làm việc. Muốn cho công tắc tơ MCM làm

việc chúng ta phải vận hành mạch điều khiển.

Nguồn DC cung cấp cho mạch điều khiển đi qua hai cầu chì EF1 và EF2. Khi

nguồn điện đi qua EF2 đi vào phía dưới cuộn dây công tắc tơ MCM, rờ le IRT

và các đèn tín hiệu, đây cũng là đầu được nối đất.

Đầu nguồn di qua cầu chì EF1 qua tiếp điểm OLR (rờ le nhiệt) của motor CB,

đế n khoá CP1. Khoá CP1 có 2 chế độ điều khiển là tự đông (Auto) và bằng

tay. Khi ta bật khoá về chế độ bằng tay mạch điện thông qua khoá CP1 qua

tiếp điểm thường RP.09 đi thẳng xuống cuộn dây công tắc tơ MCM. Cuộn

dâycông tắc tơ MCM thông mạch và làm việ c đóng các tiếp điểm thường mở,

mở các tiếp điểm thường đóng của nó. Lúc nàyđộng cơ bơm 19GCN32 1P001

có điện và làm việc. đồng thời tiếp điểm thường đóng của MCM 21-22 mở ra

đèn đỏ tắt R tiếp điểm thường mở 13-14 đóng lại rờ le IRR tác động và đèn

xanh G sáng.

Khi sự cố ảy ra OLR của motor ta1c động, tiếp điểm thường mở của nó 95-96

mở ra mạch điều khiển mất điện, công tắc tơ MCM nhả ra, động cơ bị mất

điện, đèn xanh tắt, đèn đỏ sáng lại. D9ồng thời lúc này tiếp điểm thường mở

97-98 của OLR đóng lại, rờ le IRT tác động và đèn vàng có điện sáng lên báo

có sự cố quá tải. Các tiếp điểm của 2 rờ le IRT và IRR được đưa vào mạch

điều khiển liên động qua các đầu 25-26-27 và các tiếp điểm dự phòng 14-15,

16-17.

Nếu ta bật khoá CPI về chế độ tự động (Auto) mạch điện bắt buộc phải thông

qua tiếp điểm của PLC, đây là phần điều khiển liên động, điều khiển liên

động phải ở chế độ đang làm việc và cho phép thì tiếp điểm PLC mới đóng lại

và cuộn dây công tắc tơ MCM mời được thông.

Muốn dừng động cơ khi đang vận hành bình thường ta quay khoá CP1 về nấc

Stop. Mạch điều khiển bị hở công tắc tơ MCM mất điện nhả ra động cơ

19GCN32 AP001 mất điện và ngừng hoạt động.

138

139

Bài tập:

Đọc các bản vẽ nguyên lý theo gợi ý sau:

Nêu được tên của các thiết bị lắp trong mạch điện.

Đọc được nguyên lý làm việc của mạch điện.

6.2. Đọc bản vẽ mạch điều khiển 2 động cơ.

Cũng như đọc bản vẽ nguyên lý hoạt động của động cơ đơn lẻ, chúng ta cũng

phải liệt kê được các thiết bị được thiết kế trong mạch. Hiểu được nguyên lý

làm việc của từng thiết bị và mối liên quan của chúng với nhau trong sơ đồ

mạch. Xác định động cơ nào làm việc sau, khi dừng thì động cơ nào sẽ dừng

trước, động cơ nào dừng sau,…

140

DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG

Tên giáo trình : ĐỌC BẢN VẼ THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

Tên nghề : ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

1. Ông (bà) Chủ nhiệm

2. Ông (bà) Phó chủ nhiệm

3. Ông (bà) Thư ký

4. Ông (bà) Thành viên

5. Ông (bà) Thành viên

6. Ông (bà) Thành viên

7. Ông (bà) Thành viên

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG

1. Ông (bà) Chủ tịch

2. Ông (bà) Phó chủ tịch

3. Ông (bà) Thư ký

4. Ông (bà) Thành viên

5. Ông (bà) Thành viên

6. Ông (bà) Thành viên

7. Ông (bà) Thành viên