mục lụchdll.vn › fileupload › documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 ·...

72
Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 11 ***: Một số vấn đề nhận thức lý luận - thực tiễn cần làm rõ phục vụ xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị và các văn kiện Đại hội XIII của Đảng NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 30 NGUYỄN VIẾT THÔNG: Bài học Cách mạng Tháng Tám về công tác xây dựng Đảng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC 1 SỐ 72 (206) - 2019

Upload: others

Post on 10-Jun-2020

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

Mục lục

SỰ KIỆN

3 VÕ VĂN THƯỞNG:

Những vấn đề có tính quy luật trong xây dựng chủ nghĩa xã hộiở Việt Nam

11 ***:

Một số vấn đề nhận thức lý luận - thực tiễn cần làm rõ phục vụxây dựng dự thảo Báo cáo chính trị và các văn kiện Đại hội XIIIcủa Đảng

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 NGUYỄN VIẾT THÔNG:

Bài học Cách mạng Tháng Tám về công tác xây dựng Đảng vàphát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNMỤC LỤC

1SỐ 72 (206) - 2019

Page 2: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

37 NGUYỄN HỒNG SƠN:

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩavà hội nhập ở Việt Nam

46 VƯƠNG NHẤT MINH:

Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là đột phá lớn của kinh tếchính trị học chủ nghĩa Mác

LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

54 Một số kết quả hội thảo Lý luận lần thứ 3 giữa Đảng Cộng sản ViệtNam với Đảng Cộng sản Pháp

61 Tọa đàm “Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025 và 2030, tầmnhìn đến năm 2045”

THÔNG TIN - TƯ LIỆU

64 Hội thảo Lý luận lần thứ VII giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và ĐảngNhân dân Cách mạng Lào

67 Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng làm việc với Đảng ủyKhối Doanh nghiệp Trung ương

69 Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm tổ chức, quản lý nhà nước

71 Tọa đàm khoa học “Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC

2 SỐ 72 (206) - 2019

Page 3: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

3SỐ 72 (206) - 2019

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

NhữNg vấN đề có tíNh quy luật trong xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở Việt naml Võ Văn Thưởng

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

1. Đảng Cộng sản Việt Nam kiên địnhmục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩaxã hội, vận dụng sáng tạo chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đã hình thành một hệ thống quanđiểm lý luận về chủ nghĩa xã hội vàcon đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Đi lên chủ nghĩa xã hội là khátvọng của nhân dân Việt Nam, là sựlựa chọn đúng đắn của Đảng Cộngsản Việt Nam và Chủ tịch Hồ ChíMinh, phù hợp với xu thế phát triểncủa lịch sử. Đây là chân lý đã đượcthử thách và kiểm nghiệm trongthực tiễn đấu tranh cách mạng củanhân dân Việt Nam gần 90 năm qua,dưới sự lãnh đạo của Đảng. Độc lậpdân tộc là điều kiện tiên quyết để

thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vữngchắc cho độc lập dân tộc. Và, cũngchỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội thìmới thực sự có độc lập cho Tổ quốc,tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Chính nhờ sự kiên định mục tiêuđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, màĐảng Cộng sản Việt Nam hìnhthành được một hệ thống quan điểmlý luận về chủ nghĩa xã hội và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Một là, Đảng Cộng sản Việt Namnhận thức ngày càng rõ hơn các đặctrưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mànhân dân Việt Nam xây dựng.

Page 4: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

4 SỐ 72 (206) - 2019

Từ sáu đặc trưng được nêu trongCương lĩnh năm 1991, trải qua thựctiễn của 20 năm thực hiện Cương lĩnhnăm 1991, Đảng Cộng sản Việt Namđã bổ sung, phát triển thành tám đặctrưng của xã hội xã hội chủ nghĩa,được nêu ở Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm2011). Đó là: Một, dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;Hai, do nhân dân làm chủ; Ba, có nềnkinh tế phát triển cao dựa trên lựclượng sản xuất hiện đại và quan hệsản xuất tiến bộ phù hợp; Bốn, có nềnvăn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc; Năm, con người có cuộc sống ấmno, tự do, hạnh phúc, có điều kiệnphát triển toàn diện; Sáu, các dân tộctrong cộng đồng Việt Nam bình đẳng,đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùngphát triển; Bảy, có Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,do nhân dân, vì nhân dân do ĐảngCộng sản lãnh đạo; Tám, có quan hệhữu nghị và hợp tác với các nước trênthế giới.

Xác định quyền làm chủ của nhândân là đặc trưng nổi bật, thể hiện rõmục tiêu, bản chất của chủ nghĩa xã

hội. Bản chất của chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam được thể hiện ở quyền làmchủ về kinh tế của nhân dân (bảnchất kinh tế), ở xây dựng nền dânchủ xã hội chủ nghĩa (bản chất chínhtrị), ở xây dựng nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc (bản chất văn hóa); bản chất, mụctiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Namcòn hướng tới con người có cuộcsống ấm no, tự do, hạnh phúc, cóđiều kiện phát triển toàn diện.

Xác định Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân là một đặc trưngquan trọng của chủ nghĩa xã hội mànhân dân Việt Nam xây dựng, đápứng yêu cầu phát triển dân chủ xãhội chủ nghĩa, quyền làm chủ củanhân dân, thông qua sự ủy quyền vàkiểm soát quyền lực của nhân dân.

Tám đặc trưng được xác địnhtrong Cương lĩnh (bổ sung, pháttriển năm 2011) vừa phản ánh quanniệm tổng quát về chủ nghĩa xã hội,vừa làm rõ những vấn đề cốt lõimang tính bản chất trong các lĩnhvực của đời sống xã hội. Trải qua quátrình xây dựng chủ nghĩa xã hội, támđặc trưng đó sẽ từng bước được định

Page 5: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

hình hoàn thiện, phát triển, bảo đảmyêu cầu phát triển bền vững chủnghĩa xã hội ở Việt Nam.

Hai là, Đảng Cộng sản Việt Namxác định mục tiêu và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Cương lĩnh (bổ sung, phát triểnnăm 2011) đã xác định mục tiêu tổngquát khi kết thúc thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: Xâydựng được về cơ bản nền tảng kinhtế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúcthượng tầng về chính trị, tư tưởng,văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để ViệtNam trở thành một nước xã hội chủnghĩa ngày càng phồn vinh, hạnhphúc. Đến giữa thế kỷ XXI, xây dựngViệt Nam trở thành một nước côngnghiệp hiện đại, theo định hướng xãhội chủ nghĩa.

Để thực hiện thành công các mụctiêu trên, toàn Đảng, toàn dân ViệtNam sẽ luôn nêu cao tinh thần cáchmạng tiến công, ý chí tự lực tựcường, phát huy mọi tiềm năng và trítuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua tháchthức, quán triệt và thực hiện tốt támphương hướng cơ bản sau đây:

Một là, đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước gắn với

phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tàinguyên, môi trường. Hai là, pháttriển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Ba là, xâydựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc; xây dựng con người,nâng cao đời sống nhân dân, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội.Bốn là, bảo đảm vững chắc quốcphòng và an ninh quốc gia, trật tự,an toàn xã hội. Năm là, thực hiệnđường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,hoà bình, hữu nghị, hợp tác và pháttriển; chủ động và tích cực hội nhậpquốc tế. Sáu là, xây dựng nền dânchủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đạiđoàn kết toàn dân tộc, tăng cường vàmở rộng mặt trận dân tộc thốngnhất. Bảy là, xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.Tám là, xây dựng Đảng trong sạch,vững mạnh.

Các phương hướng nêu trên địnhhướng phát triển tổng quát các mặt,các lĩnh vực của đời sống xã hội phùhợp với mô hình chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam. ực hiện tám phươnghướng cơ bản đó tạo cơ sở để đạtđược tám đặc trưng của xã hội xã hội

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

5SỐ 72 (206) - 2019

Page 6: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây là quanhệ giữa định hướng xã hội chủ nghĩavới định hình chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam, được thực hiện trong một quátrình lâu dài, phản ánh đúng đặcđiểm, yêu cầu của thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tưbản chủ nghĩa. Đó là những tất yếucó tính quy luật đối với Việt Nam.

Ba là, Đảng Cộng sản Việt Namđã nhận thức và từng bước giảiquyết các mối quan hệ lớn phản ánhquy luật phát triển chủ nghĩa xã hộiở Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã xácđịnh, trong quá trình thực hiện támphương hướng cơ bản, phải đặc biệtchú trọng nắm vững, quán triệt và xửlý tốt các mối quan hệ lớn, đó là:

- Quan hệ giữa đổi mới, ổn địnhvà phát triển;

- Quan hệ giữa đổi mới kinh tế vàđổi mới chính trị;

- Quan hệ giữa tuân theo các quyluật thị trường và bảo đảm địnhhướng xã hội chủ nghĩa;

- Quan hệ giữa phát triển lựclượng sản xuất và xây dựng, hoànthiện từng bước quan hệ sản xuất xãhội chủ nghĩa;

- Quan hệ giữa Nhà nước và thịtrường;

- Quan hệ giữa tăng trưởng kinhtế và phát triển văn hóa, thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội;

- Quan hệ giữa xây dựng CNXHvà bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;

- Quan hệ giữa độc lập, tự chủ vàhội nhập quốc tế;

- Quan hệ giữa Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý, nhân dân làmchủ.

Chín mối quan hệ lớn tồn tạikhách quan trong thực tiễn xây dựngchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cácmối quan hệ lớn trên gắn với các đặctrưng xã hội xã hội chủ nghĩa, cácphương hướng xây dựng chủ nghĩaxã hội, tạo thành hệ thống quanđiểm lý luận chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam, phản ánh những vấn đề có tínhquy luật của đổi mới - phát triển -công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, của công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội ở Việt Nam trong điềukiện bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,trong bối cảnh thời đại.

Việc xác định chín mối quan hệlớn nêu trên đánh dấu một bước tiếnmới về tư duy lý luận của Đảng Cộng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

6 SỐ 72 (206) - 2019

Page 7: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

7SỐ 72 (206) - 2019

sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội vàxây dựng chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam. Chúng tôi xác định chín mốiquan hệ lớn đó là những vấn đề cótính quy luật trong xây dựng chủnghĩa xã hội ở Việt Nam.

ứ nhất, việc nhận thức và giảiquyết các mối quan hệ lớn đã gắnliền với nhận thức và từng bướchoàn thiện các đặc trưng bản chấtcủa xã hội xã hội chủ nghĩa và cácphương hướng lớn xây dựng chủnghĩa xã hội ở Việt Nam; góp phầnvào sự hoàn thiện lý luận về chủnghĩa xã hội, thể hiện sự vận dụng vàphát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàoxây dựng chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam trong điều kiện mới.

ứ hai, việc nhận thức và giảiquyết đúng các mối quan hệ lớn đóđã tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽtrên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế,chính trị đến văn hóa, xã hội, anninh, quốc phòng, đối ngoại. ViệtNam đã khắc phục được cuộc khủnghoảng kinh tế - xã hội, thoát khỏitình trạng kém phát triển, trở thànhnước đang phát triển có thu nhậptrung bình, đang đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhậpquốc tế, đời sống nhân dân được cảithiện rõ rệt, giữ vững được vai tròlãnh đạo của Đảng, sự ổn định vềchính trị - xã hội. Hệ thống chính trịvà khối đại đoàn kết toàn dân tộcđược củng cố, tăng cường.

ứ ba, việc nhận thức và giảiquyết các mối quan hệ lớn thể hiệntư duy biện chứng của Đảng Cộngsản Việt Nam trong quá trình lãnhđạo sự nghiệp cách mạng, tính đúngđắn trong đường lối của Đảng khiđưa ra những quyết sách phù hợp vớiyêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Nócũng khẳng định vai trò lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam đối với sựnghiệp cách mạng của nhân dân, vaitrò quản lý của Nhà nước và việcphát huy quyền làm chủ thực chấtcủa nhân dân.

Công cuộc đổi mới của Việt Namđã đạt được những thành tựu to lớn,có nghĩa lịch sử. Đất nước có sự pháttriển mạnh mẽ hơn. Quy mô, trìnhđộ nền kinh tế được nâng lên. Đờisống nhân dân được cải thiện rõ rệtcả về vật chất và tinh thần. Tiềm lựcphát triển của đất nước và sức mạnhtổng hợp quốc gia được tăng cường.

Page 8: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

Mặc dù, công cuộc đổi mới của ViệtNam cũng còn nhiều hạn chế, khókhăn, phải kiên quyết khắc phục đểđất nước phát triển nhanh và bềnvững hơn, nhưng những thành tựuđã đạt được khẳng định đi lên chủnghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễnViệt Nam và xu thế phát triển củathời đại.

Từ những thành tựu cũng nhưnhững hạn chế, khuyết điểm, ĐảngCộng sản Việt Nam tổng kết đượcnhiều bài học kinh nghiệm quý báuđể tiếp tục hoàn thiện lý luận về chủnghĩa xã hội và con đường đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam.2. Một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bảntrong giai đoạn hiện nay

Bối cảnh mới trên thế giới và khuvực, sự tác động mạnh mẽ của cáchmạng khoa học - công nghệ, tạo racả thời cơ và thách thức đối với mọiquốc gia, đang đặt ra cho sự nghiệpđổi mới, phát triển đất nước theo conđường xã hội chủ nghĩa những yêucầu hết sức mới mẻ, chưa từng có,đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Namphải tiếp tục đổi mới nhận thức, nỗlực phấn đấu mạnh mẽ, sáng tạohơn, tận dụng thời cơ, vượt qua khó

khăn, thử thách, để đưa Việt Namtiếp tục phát triển, xây dựng và bảovệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa.

Để thực hiện thành công mụctiêu chiến lược được xác định trongCương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đãchỉ rõ, cần phải tiếp tục hoàn thiệnlý luận về chủ nghĩa xã hội và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam, nắm vững và giải quyếttốt các mối quan hệ lớn trong tìnhhình mới.

Trên cơ sở lý luận và tiếp tục hoànthiện lý luận về chủ nghĩa xã hội conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam, Đảng Cộng sản Việt Nam tậptrung xây dựng và triển khai thựchiện những nhiệm vụ, giải pháp cụthể trong giai đoạn hiện nay:

Một là, phát triển kinh tế nhanhvà bền vững; giữ vững ổn định kinhtế vĩ mô, đổi mới mô hình tăngtrưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa, chú trọng công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn gắn với xây dựng nông thôn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

8 SỐ 72 (206) - 2019

Page 9: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

mới; phát triển kinh tế tri thức,nâng cao trình độ khoa học, côngnghệ của các ngành, lĩnh vực; nângcao năng suất, chất lượng, hiệu quả,sức cạnh tranh của nền kinh tế; xâydựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,tham gia có hiệu quả vào mạng sảnxuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện thểchế, phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa; nângcao hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷcương, công khai, minh bạch trongquản lý kinh tế, năng lực quản lýcủa Nhà nước và năng lực quản trịdoanh nghiệp.

Ba là, đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục, đào tạo, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực; đẩy mạnhnghiên cứu, phát triển, ứng dụngkhoa học, công nghệ; phát huy vaitrò quốc sách hàng đầu của giáo dục,đào tạo và khoa học, công nghệ đốivới sự nghiệp đổi mới và phát triểnđất nước.

Bốn là, xây dựng nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc, con người Việt Nam pháttriển toàn diện đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững đất nước và

bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hộichủ nghĩa.

Năm là, quản lý tốt sự phát triểnxã hội; bảo đảm an sinh xã hội, nângcao phúc lợi xã hội; thực hiện tốtchính sách với người có công; nângcao chất lượng chăm sóc sức khoẻnhân dân, chất lượng dân số, chấtlượng cuộc sống của nhân dân; thựchiện tốt chính sách lao động, việclàm, thu nhập; xây dựng môi trườngsống lành mạnh, văn minh, an toàn.

Sáu là, khai thác, sử dụng và quảnlý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;bảo vệ môi trường; chủ động phòng,chống thiên tai, ứng phó với biến đổikhí hậu.

Bảy là, kiên quyết, kiên trì đấutranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủquyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổcủa Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhànước, nhân dân và chế độ xã hội chủnghĩa; giữ vững an ninh chính trị,trật tự, an toàn xã hội. Củng cố, tăngcường quốc phòng, an ninh. Xâydựng nền quốc phòng toàn dân, nềnan ninh nhân dân vững chắc; xâydựng lực lượng vũ trang nhân dâncách mạng, chính quy, tinh nhuệ,từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

9SỐ 72 (206) - 2019

Page 10: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

10 SỐ 72 (206) - 2019

hóa một số quân chủng, binh chủng,lực lượng.

Tám là, thực hiện đường lối đốingoại độc lập, tự chủ, đa phươnghóa, đa dạng hóa, chủ động và tíchcực hội nhập quốc tế; giữ vững môitrường hòa bình, ổn định, tạo điềukiện thuận lợi cho sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vịthế, uy tín của Việt Nam trong khuvực và trên thế giới.

Chín là, hoàn thiện, phát huy dânchủ xã hội chủ nghĩa và quyền làmchủ của nhân dân; không ngừngcủng cố, phát huy sức mạnh của khốiđại đoàn kết toàn dân tộc; tăngcường sự đồng thuận xã hội; tiếp tụcđổi mới nội dung và phương thứchoạt động của Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể nhân dân.

Mười là, tiếp tục hoàn thiện Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,xây dựng bộ máy nhà nước tinhgọn, trong sạch, vững mạnh; hoànthiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnhcải cách hành chính, cải cách tưpháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức có phẩm chất, nănglực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; pháthuy dân chủ, tăng cường trách

nhiệm, kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnhđấu tranh phòng, chống thamnhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xãhội và tội phạm.

Mười một là, xây dựng Đảng trongsạch, vững mạnh, nâng cao năng lựclãnh đạo, tăng cường bản chất giaicấp công nhân và tính tiên phong,sức chiến đấu, phát huy truyềnthống đoàn kết, thống nhất củaĐảng; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạngsuy thoái về tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống, những biểu hiện “tựdiễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nộibộ. Đổi mới mạnh mẽ công tác cánbộ, coi trọng công tác bảo vệ Đảng,bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cườngvà nâng cao chất lượng công tác tưtưởng, lý luận, công tác kiểm tra,giám sát và công tác dân vận củaĐảng; tiếp tục đổi mới phương thứclãnh đạo của Đảng.

Mười hai là, tiếp tục hoàn thiệnnhận thức và xử lý hiệu quả các mốiquan hệ lớn, bảo đảm công cuộc xâydựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủnghĩa được tiến hành theo đúng quyluật khách quan, phù hợp với điềukiện, yêu cầu của từng giai đoạn pháttriển của đất nước n

Page 11: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

11SỐ 72 (206) - 2019

1. Về dự báo bối cảnh tình hình, thờicơ và thách thức đối với đất nước tatrong những năm tới (tới 2025 và 2030)

- Trên thế giới, trong những nămtới, hòa bình, hợp tác, phát triển,toàn cầu hóa vẫn là xu thế lớn,nhưng tình hình chính trị, an ninhvà kinh tế sẽ diễn biến hết sức nhanhchóng, phức tạp. Chiến tranh, khủngbố, người tỵ nạn, bất ổn chính trị vẫnxảy ra ở nhiều nơi. Chủ nghĩa dântộc cực đoan, chủ nghĩa dân túy, chủnghĩa thực dụng, chủ nghĩa bảo hộmậu dịch nổi lên ở nhiều nước gâynên những chia rẽ, bất ổn trong quanhệ quốc tế, ảnh hưởng tới thươngmại, đầu tư, phát triển của kinh tế thếgiới. Tăng trưởng kinh tế thế giới có

xu hướng suy giảm. Sự cạnh tranh,đấu tranh giữa Mỹ và Trung Quốc vềvai trò “lãnh đạo thế giới”, về vai tròchủ đạo, chi phối việc thiết lập cácthể chế, các quan hệ chính trị, anninh, kinh tế quốc tế, có tác động,ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình thếgiới và khu vực, nhất là khu vực ẤnĐộ Dương - ái Bình Dương, buộccác nước phải điểu chỉnh chiến lược,tạo nên những sự tập hợp lực lượngmới, tạo ra nguy cơ gây bất ổn trênquy mô toàn cầu.

Cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ 4 sẽ tiếp tục tác động sâu sắc,mạnh mẽ, toàn diện đến sự phát triểnkinh tế, xã hội thế giới, tạo ra nhữngngành, lĩnh vực mới, phương thứcsản xuất kinh doanh mới, làm thay

Một số vấN đề NhậN thức lý luậN - thực tiễN

cần làm rõ phục Vụ xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị

Và các Văn kiện Đại hội xiii của Đảng

l

Page 12: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

12 SỐ 72 (206) - 2019

đổi tổ chức và sinh hoạt xã hội, tạo racả thời cơ và thách thức đối với mọiquốc gia, nhất là đối với những nướckinh tế kém phát triển. Kinh tế thếgiới có những điều chỉnh, cơ cấu lạiđể chuyển sang một nền tảng côngnghệ mới.

Khu vực châu Á - ái BìnhDương, trong đó khu vực Đông NamÁ sẽ vẫn tiếp tục là khu vực phát triểnnăng động, địa bàn cạnh tranh, tranhgiành ảnh hưởng giữa các nước lớn.Tổ chức ASEAN duy trì được vai tròquan trọng trong việc bảo vệ hòabình, ổn định trong khu vực, nhưngsự thống nhất nội khối chịu tác độngtiêu cực từ sự lôi kéo, tác động của cácnước lớn, gây trở ngại tới việc có tiếngnói chung của khối đối với nhữngdiễn biến ngày càng phức tạp trênBiển Đông do những hành vi ngàycàng quyết đoán khẳng định chủquyền của Trung Quốc.

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môitrường, thiên tai, dịch bệnh gây ranhững thiệt hại ngày càng lớn,những hậu quả ngày càng nghiêmtrọng đối với sự ổn định, phát triểntrên thế giới. Cộng đồng quốc tế vàmỗi quốc gia phải đối phó ngày càng

quyết liệt với nhiều đe dọa an ninhmang tính toàn cầu như nhiệt độtăng lên, nước biển dâng, ô nhiễmkhông khí, nguồn nước, ô nhiễm cácđại dương, an ninh lương thực, anninh năng lượng, an ninh nguồnnước, an ninh thông tin...

- Ở trong nước, với những thànhtựu đạt được sau 35 năm đổi mới,trực tiếp là những kết quả gần 5 nămthực hiện Nghị quyết Đại hội XII củaĐảng, thế và lực, uy tín quốc tế củađất nước tăng lên. ể chế kinh tế thịtrường định hướng XHCN cùng vớicác thể chế phát triển các lĩnh vựcvăn hóa, xã hội, đổi mới hệ thốngchính trị được xây dựng, hoàn thiệnngày càng đồng bộ; kinh tế vĩ mô ổnđịnh, nền kinh tế tiếp tục duy trìđược tốc độ tăng trưởng khá; việc đổimới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lạinền kinh tế, công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, phát triển các lĩnh vực vănhóa, xã hội, đổi mới hệ thống chínhtrị đồng bộ với đổi mới kinh tế, xãhội, hội nhập quốc tế được đẩymạnh. Đời sống vật chất, tinh thầncủa nhân dân được cải thiện. Đây làcơ sở, điều kiện thuận lợi để đất nướctiếp tục phát triển. Tuy nhiên, ổn

Page 13: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

13SỐ 72 (206) - 2019

định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc,tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổnđịnh, thậm chí có xu hướng suygiảm. Đổi mới mô hình tăng trưởng,cơ cấu lại nền kinh tế chậm, kết quảđạt được còn hạn chế; năng suất, chấtlượng, hiệu quả, sức cạnh tranh củanền kinh tế còn thấp, chậm được cảithiện; xây dựng nền kinh tế độc lập,tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhậpquốc tế còn đặt ra nhiều vấn đề cầnphải giải quyết; tình trạng thamnhũng, lãng phí, suy thoái đạo đứctrong một bộ phận cán bộ, công chứcchưa được ngăn chặn, đẩy lùi mộtcách cơ bản. Đây sẽ là những khókhăn đòi hỏi phải được giải quyếttrong những năm tới.

Tình hình trong nước, thế giới vàkhu vực tạo ra cho đất nước ta cảnhững thời cơ và thách thức đan xemnhau. Toàn cầu hóa và sự hội nhậpquốc tế sâu rộng của đất nước, nhấtlà trong những năm tới, nhiều hiệpđịnh thương mại tự do thế hệ mới vớicác đối tác lớn như CPTPP, EVFTA,RCEP... có hiệu lực, đi vào thực hiện,sẽ tạo ra cơ hội lớn cho đất nước mởrộng thị trường xuất nhập khẩu, thuhút đầu tư, khoa học - công nghệ cho

đất nước phát triển; đồng thời cũngđặt đất nước trước thách thức cạnhtranh gay gắt với hàng hóa, dịch vụcủa nước ngoài ngay trên thị trườngViệt Nam, nguy cơ chịu sự tác độngnhanh chóng, trực tiếp từ những biếnđộng kinh tế từ bên ngoài và phụthuộc nhiều hơn vào bên ngoài. Cuộcchiến tranh thương mại Mỹ - TrungQuốc cũng tạo ra cho nước ta cả cơhội và thách thức; cơ hội đón nhậnđược nhiều hơn đầu tư nước ngoài vàđẩy mạnh xuất khẩu vào thị trườngMỹ, thị trường Trung Quốc; đồngthời cũng tạo ra cho nước ta tháchthức bị Mỹ áp thuế cao nếu khôngkiểm soát được hàng hóa nước ngoàinúp bóng hàng Việt Nam xuất khẩuvào Mỹ. Cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư tạo ra thời cơ chođất nước ta phát huy tiềm năng trí tuệcủa con người Việt Nam và nhữngthành tựu phát triển lĩnh vực giáodục - đào tạo của đất nước nhiềunăm qua để phát triển mạnh mẽ, thuhẹp khoảng cách với các nước pháttriển, nhưng đồng thời cũng đặt nướcta trước thách thức, nguy cơ tham giavào chuỗi giá trị toàn cầu ở nhữngcông đoạn có trình độ công nghệ

Page 14: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

14 SỐ 72 (206) - 2019

thấp, giá trị gia tăng thấp, trở thành“bãi rác công nghệ”, tụt hậu xa hơn sovới các nước phát triển. Hiện nay,Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng,đây là thuận lợi lớn. Tuy nhiên, dânsố Việt Nam đang già nhanh, chỉtrong vòng hơn 10 năm nữa, nếu ViệtNam không tận dụng được thời kỳdân số vàng để phát triển thì nguy cơrơi vào bẫy thu nhập trung bình là rấtlớn. Việt Nam còn là một trongnhững quốc gia được dự báo chịuảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổikhí hậu toàn cầu. Ứng phó, giảmthiểu tác động của biến đổi khí hậuđể ổn định, phát triển là thách thứclớn đối với đất nước.2. Quan điểm phát triển đất nướctrong những năm tới

Quan điểm phát triển có ý nghĩarất quan trọng định hướng cho việcxác định mục tiêu, phương hướng,nhiệm vụ phát triển đất nước. Hộiđồng Lý luận Trung ương xin đề xuấtquan điểm phát triển đất nước trongnhiệm kỳ Đại hội XIII để đưa vàoBáo cáo chính trị là:

- Vững vàng trên nền tảng chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh, kiên định mục tiêu độc lập

dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huycao độ tinh thần yêu nước, niềm tinvào sức mạnh và ý chí dân tộc, tự chủ,tự cường, đổi mới sáng tạo, phát triểnđất nước nhanh và bền vững, phấnđấu đưa nước ta trở thành nước côngnghiệp phát triển theo định hướng xãhội chủ nghĩa.

- Phát triển đất nước nhanh vàbền vững, bảo đảm lợi ích quốc gia- dân tộc là trên hết; phát triển kinhtế, xã hội, bảo vệ môi trường là trungtâm; xây dựng Đảng và hệ thốngchính trị là then chốt; xây dựng, pháttriển văn hóa, con người là mục tiêu,nền tảng tinh thần, động lực pháttriển; bảo đảm vững chắc quốcphòng, an ninh, nâng cao hiệu quảđối ngoại và hội nhập quốc tế làtrọng yếu, thường xuyên.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sứcmạnh thời đại, sức mạnh trong nướcvới sức mạnh quốc tế. Trong bất cứhoàn cảnh nào cũng cần kiên định ýchí độc lập, tự chủ và nêu cao tinhthần hợp tác quốc tế, phát huy cao độnội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực,kết hợp yếu tố truyền thống với yếutố hiện đại. Phát huy mọi nguồn lựctổng hợp phục vụ sự nghiệp xây

Page 15: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

15SỐ 72 (206) - 2019

dựng, phát triển đất nước và bảo vệvững chắc Tổ quốc, trong đó nguồnlực nội sinh, nhất là nguồn lực conngười là quan trọng nhất.

- Khơi dậy khát vọng, ý chí tựcường dân tộc và sức mạnh đại đoànkết toàn dân tộc; phát huy dân chủ xãhội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợpcủa cả hệ thống chính trị và của nềnvăn hóa, con người Việt Nam, nângcao chất lượng nguồn nhân lực, thuhút, trọng dụng nhân tài, đẩy mạnhphát triển, ứng dụng mạnh mẽ khoahọc và công nghệ, nhất là nhữngthành tựu của cuộc Cách mạnh côngnghiệp lần thứ tư, tạo động lực pháttriển mới. Xây dựng nền kinh tế độclập, tự chủ, hiện đại, hiệu suất cao,thân thiện với môi trường đi đôi vớichủ động, tích cực hội nhập quốc tế,nâng cao sức chống chịu và khả năngthích ứng của nền kinh tế, tạo nềntảng cho phát triển nhanh và bềnvững, sớm thu hẹp và bắt kịp cácquốc gia phát triển.

- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốnĐảng, nâng cao năng lực lãnh đạo,năng lực cầm quyền và sức chiến đấucủa Đảng; xây dựng hệ thống chínhtrị vững mạnh, tinh gọn, hoạt động

hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũcán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cánbộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất,năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệmvụ, gắn bó mật thiết với nhân dân lànhân tố quyết định thành công củasự nghiệp xây dựng, phát triển đấtnước, bảo vệ Tổ quốc.3. Về mô hình tổng quát phát triển đấtnước trong những năm tới

Đại hội IX của Đảng (2001) xácđịnh nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN là mô hình kinh tếtổng quát của nước ta trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuynhiên, đây mới chỉ là mô hình tổngquát về lĩnh vực kinh tế, chưa phải làmô hình tổng quát phát triển đấtnước. Trong Báo cáo của Ban Chấphành Trung ương (khóa XI) về cácVăn kiện Đại hội XII do đồng chíTổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trìnhbày có nêu rõ “ời kỳ mới đòi hỏiphải phát triển đất nước toàn diện,đồng bộ hơn về chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đốingoại; trong đó, phát triển kinh tế -xã hội là trung tâm; xây dựng Đảnglà then chốt; xây dựng văn hóa, conngười làm nền tảng tinh thần; tăng

Page 16: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

16 SỐ 72 (206) - 2019

cường quốc phòng, an ninh là trọngyếu, thường xuyên” (Văn kiện Đại hộiXII, tr.17).

Hội đồng Lý luận Trung ương xinkiến nghị Đại hội XIII cần xác địnhmô hình tổng thể phát triển đất nướctrong những năm tới, tạo thuận lợihơn cho việc thống nhất nhận thứcvà công tác lãnh đạo, quản lý của cấpủy, chính quyền các cấp. Mô hìnhtổng thể phát triển đất nước phải thểhiện được bản chất và định hướngphát triển của đất nước trên tất cả cáclĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, cáctọa đàm, hội thảo của các thành viênHội đồng, các chuyên gia, nhà khoahọc, Hội đồng Lý luận Trung ương đềxuất “Mô hình tổng thể phát triển đấtnước ta trong những năm tới là có nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN,gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa pháttriển kinh tế với phát triển văn hóa,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,bảo vệ môi trường; có sự quản lý củanhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩado Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân;trong đó phát triển kinh tế, xã hội, bảo

vệ môi trường là trung tâm; xây dựng,phát triển văn hóa, con người là mụctiêu, nền tảng tinh thần, động lực pháttriển; bảo đảm vững chắc quốc phòng,an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt độngđối ngoại và hội nhập quốc tế là trọngyếu, thường xuyên; hướng tới mục tiêu“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh”.4. Về mục tiêu phát triển đất nước tớinăm 2025, 2030 và 2045

Trong quá trình tham gia chuẩn bịdự thảo Báo cáo chính trị Đại hộiXIII của Đảng, Hội đồng Lý luậnTrung ương thu nhận được hai loại ýkiến về mục tiêu phát triển đất nướcđến năm 2025, 2030 và 2045. Một loạiý kiến bám sát quan điểm đã đượcnêu trong Cương lĩnh 2011, các nghịquyết Đại hội và nghị quyết Trungương trong thời kỳ đổi mới, nhất làtừ Đại hội VIII (1996) của Đảng đếnnay, đề xuất các mục tiêu phát triểnđất nước trong những năm tới là:

- Đến năm 2025: nước ta cơ bảntrở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại.

- Đến năm 2030: nước ta trởthành nước công nghiệp theo hướnghiện đại.

Page 17: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

17SỐ 72 (206) - 2019

- Đến năm 2045: nước ta trở thànhnước công nghiệp hiện đại theo địnhhướng XHCN.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng hiệnnay hầu hết các nước và các tổ chứcquốc tế đều không phân loại các nướctrên thế giới thành nước công nghiệphay nước công nghiệp hiện đại, màphân loại các nước thành nước pháttriển, đang phát triển, kém phát triểnhay thành nước có thu nhập thấp, cóthu nhập trung bình (trung bình thấpvà trung bình cao) và có thu nhậpcao. Nước ta đã hội nhập sâu vàokinh tế thế giới, vì vậy, cần phải đề ramục tiêu phấn đấu theo các chuẩnmực phổ biến trên thế giới; từ đó, đềxuất mục tiêu phát triển đất nướctrong những năm tới là:

- Đến năm 2025: nước ta vượt quangưỡng nước đang phát triển có thunhập trung bình thấp.

- Đến năm 2030: nước ta là nướcđang phát triển có thu nhập trungbình cao.

- Đến năm 2045: nước ta trở thànhnước phát triển có thu nhập cao.

Hội đồng Lý luận Trung ương thấyrằng, Đại hội XIII cần phải quán triệtquan điểm của Cương lĩnh, kế thừa

quan điểm của các đại hội trước;quan điểm về công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước của Đảng là đúngđắn. Mặc dù các tổ chức quốc tếkhông phân loại các nước thànhnước công nghiệp hay công nghiệphiện đại, nhưng vẫn cảnh báo cácnước đang phát triển về nguy cơ “giảicông nghiệp hóa” quá sớm sẽ khôngthể phát triển bền vững. Đồng thời,Hội đồng Lý luận cũng đồng tình vớiý kiến cho rằng nước ta đã hội nhậpsâu vào kinh tế thế giới, việc xác địnhmục tiêu phát triển cũng cần phảichú ý tới các chuẩn mực theo thônglệ quốc tế. Do đó, Hội đồng Lý luậnxin đề xuất mục tiêu phát triển đấtnước trong những năm tới là:

- Đến năm 2025: nước ta cơ bảntrở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại, vượt ngưỡng nướcđang phát triển có thu nhập trungbình thấp.

- Đến năm 2030: nước ta trở thànhnước công nghiệp theo hướng hiệnđại, có thu nhập trung bình cao.

- Đến năm 2045: nước ta trở thànhnước phát triển, công nghiệp hiệnđại, có thu nhập cao, theo địnhhướng XHCN.

Page 18: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

18 SỐ 72 (206) - 2019

5. Về vai trò, định hướng phát triển cáchình thức sở hữu, các thành phần kinhtế trong thời kỳ quá dộ lên chủ nghĩaxã hội ở nước ta

Nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa có nhiều hình thứcsở hữu, nhiều thành phần kinh tế,nhiều loại hình doanh nghiệp; trongđó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tậpthể từng bước trở thành nền tảng,kinh tế tư nhân là một động lực quantrọng của nền kinh tế. Doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế đều tựchủ, hoạt động theo cơ chế, cácnguyên tắc của thị trường, tuân thủpháp luật, được đánh giá, tôn vinhtrên cơ sở năng suất, chất lượng, hiệuquả, sức cạnh tranh, đóng góp cho sựphát triển của đất nước.

Kinh tế nhà nước bao gồm cácnguồn lực kinh tế thuộc sở hữu nhànước và các doanh nghiệp nhà nước.Kinh tế nhà nước có vai trò là côngcụ, lực lượng vật chất quan trọng đểNhà nước (cùng với các công cụ luậtpháp, cơ chế, chính sách, chiến lược,quy hoạch, kế hoạch) định hướng,điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế,xã hội đất nước, giữ vững ổn định

kinh tế vĩ mô, khắc phục nhữngkhuyết tật của cơ chế thị trường. Cácnguồn lực kinh tế của Nhà nướcđược phân bổ theo cơ chế thị trường,thông qua đấu thầu cạnh tranh, côngkhai, minh bạch với sự tham gia củadoanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế; nhưng, đồng thời, phải phùhợp với quy hoạch, kế hoạch, chiếnlược phát triển đất. Nhà nước sửdụng các nguồn lực kinh tế của mìnhđể đặt hàng, định hướng doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tếthực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu củaNhà nước. Doanh nghiệp nhà nướctập trung vào những lĩnh vực thenchốt, thiết yếu; những địa bàn quantrọng và quốc phòng, an ninh; nhữnglĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế khác không đầutư. Doanh nghiệp nhà nước hoạtđộng theo cơ chế thị trường, cạnhtranh bình đẳng với doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế kháctheo quy định của pháp luật. Khi cácngành, lĩnh vực, địa bàn này khôngnhất thiết cần phải có doanh nghiệpnhà nước thì Nhà nước thoái vốn, cổphần hóa doanh nghiệp để các thànhphần kinh tế khác tham gia, chuyển

Page 19: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

19SỐ 72 (206) - 2019

vốn nhà nước đầu tư vào những lĩnhvực cần phải có doanh nghiệp nhànước để thúc đẩy, định hướng pháttriển nền kinh tế.

Kinh tế tập thể, dưới hình thứcphổ biến là các hợp tác xã, đượcthành lập trên cơ sở liên kết tựnguyện của những người sản xuấtnhỏ (các hộ gia đình, doanh nghiệpnhỏ) trong các lĩnh vực, được Nhànước khuyến khích, hỗ trợ hoạtđộng, phát triển (hỗ trợ vay vốn, ứngdụng tiến bộ khoa học - công nghệ,xúc tiến thương mại, tiêu thụ sảnphẩm, đào tạo cán bộ...). Các tổ chứckinh tế tập thể, các hợp tác xã làmdịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sảnphẩm, dịch vụ sản xuất cho cácthành viên; liên kết, phối hợp sảnxuất kinh doanh của các thành viên,bảo vệ lợi ích của các thành viên khitham gia thị trường; tạo điều kiện đểgiảm chi phí, nâng cao năng suất,hiệu quả sản xuất kinh doanh, pháttriển ổn định, bền vững của nhữngngười sản xuất nhỏ trong nền kinhtế thị trường. Với vai trò đó, kinh tếtập thể, cùng với kinh tế nhà nước sẽtạo thành cơ sở, nền tảng cho pháttriển của cả nền kinh tế.

Kinh tế tư nhân là một động lựcquan trọng của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, đượcphát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vựcmà pháp luật không cấm; khuyếnkhích doanh nghiệp tư nhân pháttriển thành các công ty, tập đoàn kinhtế mạnh, nhất là trong lĩnh vực sảnxuất. Kinh tế tư nhân tuân thủ đầy đủluật pháp của Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sảnViệt Nam lãnh đạo; hợp tác, liên kếtvới kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể;khi có quy mô lớn, tổ chức thànhcông ty cổ phần có sự tham gia rộngrãi các lực lượng xã hội, của người laođộng, đóng góp vào sự phát triểnkinh tế, xã hội đất nước thì khôngmâu thuẫn, cản trở định hướng xãhội chủ nghĩa của nền kinh tế thịtrường. Kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài tuân thủ đầy đủ luật pháp; hợptác, liên kết, chuyển giao công nghệcho doanh nghiệp trong nước, là mộtbộ phận hợp thành quan trọng củanền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể cùng với kinh tế tưnhân là lực lượng nòng cốt để pháttriển nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Page 20: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

20 SỐ 72 (206) - 2019

6. Về mối quan hệ giữa Nhà nước, thịtrường, xã hội và những yếu tố bảođảm định hướng XHCN của nền kinhtế thị trường

Nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa phát triển đầy đủ,đồng bộ các yếu tố thị trường và cácloại thị trường; thị trường trong nướcgắn kết với thị trường khu vực và thếgiới. ị trường, với tác động của cácquy luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh,lưu thông tiền tệ, đóng vai trò quyếtđịnh trong xác định giá cả hàng hóa,dịch vụ; huy động, phân bổ để sử dụnghợp lý, hiệu quả các nguồn lực ; điềutiết sản xuất và lưu thông; điều tiếthoạt động của doanh nghiệp, thanhlọc những doanh nghiệp yếu kém.

Vai trò của Nhà nước là xây dựngvà hoàn thiện thể chế, bảo vệ quyềnsở hữu, quyền tự do kinh doanh, giữổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớncủa nền kinh tế; tạo môi trườngthuận lợi, công khai, minh bạch chocác doanh nghiệp, các thị trường hoạtđộng, phát triển; điều tiết, địnhhướng thúc đẩy kinh tế phát triển,khắc phục những khuyết tật của cơchế thị trường. Công cụ quản lý kinhtế của Nhà nước là luật pháp, cơ chế,

chính sách, chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, các tiêu chuẩn, định mức vàlực lượng kinh tế nhà nước. Quản lýkinh tế của Nhà nước phải phù hợpvới các yêu cầu và quy luật của kinhtế thị trường, để thực hiện mục tiêuphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệmôi trường của đất nước trong từnggiai đoạn.

Các tổ chức chính trị - xã hội, xãhội - nghề nghiệp có vai trò quantrọng trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa: tạo sựliên kết, phối hợp hoạt động giữa cácthành viên, bảo vệ lợi ích của cácthành viên, giải quyết những vấn đềphát sinh giữa các thành viên, giữangười lao động và người sử dụng laođộng; phản ánh nguyện vọng, lợi íchcủa các tầng lớp nhân dân với Nhànước và thực hiện chức năng phảnbiện để luật pháp, cơ chế, chính sáchcủa Nhà nước đáp ứng các yêu cầubức thiết của cuộc sống; giám sát cáccơ quan và đội ngũ cán bộ, công chứcnhà nước trong việc thực thi phápluật; đồng thời là đại diện cho các lựclượng xã hội tạo ra những ảnh hưởnglớn đến sản xuất và tiêu dùng, đến

Page 21: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

21SỐ 72 (206) - 2019

quan hệ cung - cầu, giá cả hàng hóa,dịch vụ trên thị trường.

Các yếu tố bảo đảm định hướng xãhội chủ nghĩa của nền kinh tế thịtrường được hình thành, phát triểnbởi hệ thống luật pháp, cơ chế, chínhsách, các chiến lược, quy hoạch, kếhoạch và sử dụng các nguồn lực kinhtế của Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa do Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo; được thực hiện với sựtham gia của toàn dân, tất cả cácthành phần kinh tế. Định hướng xãhội chủ nghĩa được thể hiện toàndiện cả trong mục tiêu phát triển,phương thức tổ chức sản xuất,phương thức quản lý và quan hệphân phối để nền kinh tế phát triểnổn định, nhanh, bền vững, có năngsuất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnhtranh cao; ngăn ngừa, khắc phụcđược những khuyết tật, tác động tựphát, tiêu cực của cơ chế thị trường;bảo đảm quyền làm chủ của nhândân tham gia vào phát triển kinh tếvà hưởng thụ thành quả phát triển;thực hiện phân phối theo kết quả laođộng, hiệu quả sản xuất kinh doanh,theo mức đóng góp vốn cùng các yếutố sản xuất khác và phân phối qua hệ

thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hộibao trùm các đối tượng, không để aibị bỏ lại phía sau; kết hợp chặt chẽ,hài hòa giữa phát triển kinh tế vớiphát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môitrường sinh thái, thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội phù hợp với trìnhđộ phát triển kinh tế đất nước trongtừng giai đoạn, hướng tới mục tiêudân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh.7. Về xây dựng nền kinh tế độc lập, tựchủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Giữ vững độc lập, tự chủ trong việcxác định và thực hiện các chủ trương,đường lối, chiến lược và chính sáchphát triển, phù hợp với điều kiện củađất nước. Không ngừng nâng caonăng suất, chất lượng, hiệu quả, sứccạnh tranh của nền kinh tế; tăngcường tiềm lực kinh tế, sức mạnhtổng hợp của đất nước; phát huy tốiđa, kết hợp chặt chẽ các nguồn lựctrong và ngoài nước, trong đó, nội lựcmang tính quyết định. Độc lập, tựchủ trong việc lựa chọn lộ trình, đốitác đàm phán và ký kết các cam kếtquốc tế phù hợp với khả năng và yêucầu của đất nước, trên nguyên tắc lấylợi ích quốc gia - dân tộc và mục tiêu

Page 22: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

22 SỐ 72 (206) - 2019

phát triển đất nước là tối thượng.Triển khai lộ trình hội nhập quốc tếđồng bộ và góp phần thúc đẩy việchoàn thiện thể chế kinh tế, đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước. Đa phương hóa, đa dạng hóaquan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệthuộc vào một thị trường, một đốitác cụ thể, tránh sự phụ thuộc lẫnnhau không cân xứng. Nâng cao sứcchống chịu, khả năng thích ứng, cóbiện pháp bảo vệ nền kinh tế trướcnhững ảnh hưởng, tác động tiêu cựctừ bên ngoài không trái với các camkết đã ký.

Xây dựng nền kinh tế độc lập tựchủ trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế đòi hỏi phải tận dụng đượccơ hội từ việc mở rộng thị trường, thuhút nguồn vốn, công nghệ, kiến thứcvà kỹ năng quản lý do hội nhập quốctế đem lại để nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả, sức cạnh tranh củanền kinh tế, doanh nghiệp và sảnphẩm; đưa nền kinh tế nước ta thamgia sâu ở những công đoạn có giá trịtăng cao trong mạng lưới sản xuất,phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu;đất nước có tiếng nói, tham gia vàohình thành các quan hệ kinh tế quốc

tế, nâng cao uy tín của đất nước; đòihỏi phải nâng cao chất lượng thu hútvà quản lý các nguồn vốn đầu tưnước ngoài; sử dụng có hiệu quả vốnvay từ nước ngoài. Không thu hútđầu tư nước ngoài bằng mọi giá; chútrọng thu hút đầu tư vào các ngànhdựa trên công nghệ hiện đại. Tăngcường mối liên kết giữa các doanhnghiệp trong nước và doanh nghiệpnước ngoài có công nghệ cao. Từngbước tăng cường năng lực làm chủcông nghệ của các doanh nghiệptrong nước, tránh sự phụ thuộc vàocông nghệ nước ngoài.

Xây dựng nền kinh tế độc lập tựchủ đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiệnhệ thống pháp luật và nâng cao hiệulực, hiệu quả của việc thực thi phápluật, nâng cao ý thức chấp hành phápluật của người dân và doanh nghiệp;xây dựng môi trường kinh doanhthuận lợi, thông thoáng và thúc đẩykhởi nghiệp. Tăng cường phối hợpgiữa các bộ, ban, ngành, giữa Trungương với địa phương trong việc thựchiện cam kết hội nhập kinh tế quốctế. Xây dựng nền ngoại giao kinh tếphục vụ phát triển, lấy người dân, địaphương với doanh nghiệp làm trung

Page 23: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

23SỐ 72 (206) - 2019

tâm. Tăng cường năng lực giải quyếtcác tranh chấp thương mại và đầu tưquốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng củaNhà nước, doanh nghiệp và công dânViệt Nam.8. Về phát triển văn hóa, thực hiện tiếnbộ và công bằng xã hội đồng bộ, gắnkết chặt chẽ với phát triển kinh tế

Quán triệt sâu sắc quan điểm về sựgắn kết chặt chẽ giữa phát triển vănhóa, thực hiện tiến bộ và công bằngxã hội với phát triển kinh tế. Pháttriển kinh tế tạo ra cơ sở, điều kiệnđể phát triển văn hóa, thực hiện tiếnbộ và công bằng xã hội. Ngược lại,phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ,công bằng xã hội, phát triển conngười, tạo ra môi trường lành mạnh,nguồn lực và động lực cho phát triểnkinh tế. Quan điểm gắn kết chặt chẽgiữa phát triển văn hóa, thực hiệntiến bộ, công bằng xã hội với pháttriển kinh tế phải được thể chế hóathành luật pháp, cơ chế chính sáchtrong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,xã hội; trong từng chính sách, ở mọigiai đoạn phát triển.

Tăng cường xây dựng nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc để văn hóa thực sự trở thành

sức mạnh nội sinh phát triển đấtnước. Xây dựng con người Việt Namphát triển toàn diện, phát huy tinhthần yêu nước, niềm tự hào dân tộc,tiềm năng trí tuệ, phẩm chất của conngười Việt Nam với tư cách là nhântố trung tâm, mục tiêu, động lực pháttriển đất nước. Nâng cao nhận thức,ý thức tôn trọng và chấp hành phápluật của người Việt Nam, đặc biệt làthế hệ trẻ. Bảo vệ, phát huy các giá trịtốt đẹp trong truyền thống văn hóaViệt Nam, khắc phục những hạn chếcủa con người Việt Nam đã tồn tạitrong lịch sử. Khẳng định, tôn vinh,nhân rộng các giá trị văn hóa cao đẹp,nhân văn; đấu tranh đẩy lùi cái xấu,cái ác, lạc hậu; ngăn chặn có hiệu quảsự xuống cấp về đạo đức, lối sống vàcác tệ nạn xã hội.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả cáccuộc vận động văn hóa, phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa”. Xây dựng môi trườngvăn hóa lành mạnh trong từng giađình, thôn, bản, khu phố, cơ quan,đơn vị, doanh nghiệp. ực hiện cácchuẩn mực văn hóa trong gia đình,cộng đồng dân cư, các chuẩn mựcvăn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lý;

Page 24: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

xây dựng môi trường văn hóa côngsở trong sạch, dân chủ, đoàn kết,phục vụ nhân dân; xây dựng văn hóadoanh nghiệp, văn hóa doanh nhânvới ý thức tuân thủ pháp luật, tráchnhiệm với xã hội và người tiêu dùng.Phát huy các nhân tố tích cực trongcác tôn giáo, tín ngưỡng. Nâng caochất lượng, hiệu quả của các loại hìnhvăn hóa, văn nghệ. Phát triển ngànhcông nghiệp văn hóa và dịch vụ vănhóa. Xây dựng nền báo chí, truyềnthông nhân văn, tự do và hiện đại.Phát triển và quản lý chặt chẽ các loạihình thông tin trên mạng Internet,phát huy mặt tích cực, đấu tranh loạibỏ những tác động xấu, độc hại.

Quản lý phát triển xã hội theohướng bền vững, bao trùm, bảo đảmtiến bộ, công bằng xã hội. Xây dựngtiêu chí đánh giá việc thực hiện mụctiêu tiến bộ và công bằng xã hội. Dựbáo xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội,phân tầng xã hội ở nước ta trongnhững năm tới; xây dựng các chínhsách xã hội và quản lý phát triển xãhội phù hợp, giải quyết hài hòa cácquan hệ xã hội, phân hóa giàunghèo, kiểm soát và xử lý các rủi ro,mâu thuẫn, xung đột xã hội, bảo

đảm ổn định xã hội, bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của nhân dân, đểmọi người bình đẳng về cơ hội pháttriển, không ai bị để lại phía sau.ực hiện tốt chính sách chăm sócngười có công, bảo đảm người cócông có mức sống trung bình trở lênở địa bàn cư trú.

Giải quyết tốt lao động, việc làm,thu nhập cho người lao động. Tạo cơhội để mọi người có việc làm. Đẩymạnh chuyển dịch cơ cấu lao độngthích ứng với cơ cấu kinh tế, nângcao hiệu quả sử dụng lao động. Xâydựng mối quan hệ lao động hài hòa,ổn định, tiến bộ. Nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác xuất khẩulao động. Cải cách chính sách tiềnlương phù hợp với cơ chế kinh tế thịtrường, tốc độ tăng trưởng kinh tế,nguyên tắc phân phối theo lao động.ực hiện tốt các chính sách an toàn,vệ sinh lao động. Đổi mới chính sáchbảo hiểm thất nghiệp theo hướngtăng cường đào tạo, đào tạo lại chongười lao động để tham gia hiệu quảvào thị trường lao động. Phát triểnhệ thống an ninh xã hội toàn diện, đadạng, đa tầng, tiến tới bao phủ toàndân. Bảo đảm cung cấp tốt hơn các

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

24 SỐ 72 (206) - 2019

Page 25: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

25SỐ 72 (206) - 2019

dịch vụ xã hội cơ bản (nhà ở, giáodục, y tế, nước sạch, thông tin truyềnthông), nhất là các vùng đặc biệt khókhăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới,hải đảo. ực hiện tốt chính sáchgiảm nghèo bền vững theo chuẩnnghèo đa chiều. u hẹp khoảngcách về trình độ phát triển, về thunhập giữa các vùng, các đối tượng.

Tăng cường công tác bảo vệ, chămsóc, nâng cao sức khỏe nhân dân,bảo đảm mọi người dân đều đượcchăm sóc sức khỏe. ực hiện tốtchính sách dân số, phát triển và nângcao chất lượng dân số, bảo đảm cânbằng giới tính khi sinh, chất lượngchăm sóc bà mẹ và trẻ em. Phát triển,nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcy tế, trình độ khoa học, công nghệ ytế; đổi mới hệ thống quản lý, cungcấp dịch vụ y tế; nâng cao chất lượngkhám, chữa bệnh, năng lực phòng,chống dịch, bệnh. ực hiện xã hộihóa, khắc phục tình trạng quá tải ởcác bệnh viện tuyến trên. Phát huyngành công nghiệp dược và thiết bịy tế. Phát triển thể dục, thể thao toàndân để tăng cường sức khỏe nhândân, đồng thời phát triển thể thaothành tích cao.

9. Về đổi mới chính trị đồng bộ, phùhợp với đổi mới kinh tế

Đổi mới chính trị đồng bộ, phùhợp với đổi mới kinh tế là đổi mớicông tác tổ chức, xây dựng Đảng,phương thức lãnh đạo, cầm quyềncủa Đảng; đổi mới tổ chức, hoạt độngcủa Nhà nước và các tổ chức trong hệthống chính trị để nâng cao năng lựclãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quảquản lý của Nhà nước, phát huyquyền làm chủ của nhân dân, phùhợp với yêu cầu và thúc đẩy sự pháttriển nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp tổchức bộ máy, đội ngũ cán bộ, côngchức của Đảng, Nhà nước, các tổchức trong hệ thống chính trị tinhgọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Tập trung nghiên cứu xây dựng môhình tổ chức tổng thể của hệ thốngchính trị phù hợp với từng giai đoạnphát triển của đất nước. Hoàn thànhviệc đổi mới, sắp xếp tinh gọn tổchức bộ máy theo tinh thần Nghịquyết 18-NQ/TW, Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trungương khóa XII. Sơ kết, tổng kết các

Page 26: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

mô hình thí điểm về tổ chức bộ máyđể có kết luận chỉ đạo các bước tiếptheo. Gắn kết chặt chẽ giữa đổi mới,sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy vớihoàn thiện chức năng, nhiệm vụ vàtinh gọn đội ngũ cán bộ công chức,viên chức; xác định rõ quan hệ giữatập thể lãnh đạo và cá nhân phụtrách, quyền hạn đi đối với tráchnhiệm. Hoàn thiện cơ chế kiểm soátquyền lực, tăng cường công tác kiểmtra, giám sát, ngăn ngừa sự lạmquyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương;thực hiện nghiêm các quy định củaĐảng về trách nhiệm nêu gương củacán bộ, đảng viên; đẩy mạnh đấutranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoáivề tư tưởng chính trị, đạo đức lốisống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”trong nội bộ, các tệ nạn quan liêu,tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm”,“tư duy nhiệm kỳ”, “bệnh thành tích”,chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thựcdụng, bè phái trong các cơ quanĐảng, nhà nước, các tổ chức của hệthống chính trị.

Đổi mới đồng bộ, toàn diện côngtác cán bộ từ tuyển dụng, tổ chức, sửdụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo,bồi dưỡng, luân chuyển, bầu cử, bổ

nhiệm cán bộ và chính sách đãi ngộcán bộ theo hướng dân chủ, côngkhai, minh bạch để lựa chọn đượcngười có bản lĩnh chính trị, năng lựcvà phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín,trong sạch, trung thực, năng động,sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, ýthức phục vụ nhân dân; ngăn chặn,đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạyquyền, chạy phiếu bầu, “sử dụngngười nhà, không sử dụng người tài”;đồng thời, có thể dễ dàng, nhanhchóng phát hiện và thay thế nhữngcán bộ có sai phạm nghiêm trọng,yếu về phẩm chất, năng lực, khônghoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín vớinhân dân. Có cơ chế, chính sách pháthiện, thu hút, trọng dụng nhân tài.Tiếp tục nghiên cứu, thí điểm việc thituyển, bầu cử, bổ nhiệm cán bộ lãnhđạo, quản lý có cạnh tranh; ngườiđứng đầu lựa chọn cấp phó và cán bộgiúp việc để cơ quan có thẩm quyềnphê chuẩn. Cải cách chính sách tiềnlương tạo động lực cho cán bộ toàntâm toàn ý với công việc, giữ gìnphẩm chất đạo đức, khuyến khíchcán bộ học tập, nâng cao trình độ.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phươngthức lãnh đạo của Đảng, quản lý của

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

26 SỐ 72 (206) - 2019

Page 27: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

27SỐ 72 (206) - 2019

Nhà nước, hoạt động của các tổ chứctrong hệ thống chính trị. ực hiệnđúng Đảng lãnh đạo Nhà nước, cáctổ chức chính trị - xã hội bằng chủtrương, đường lối, định hướng chínhsách lớn thể hiện trong Cương lĩnh,nghị quyết, chỉ thị của Đảng; bằngviệc giới thiệu đảng viên có phẩmchất, năng lực, uy tín để bầu giữ cácchức danh quản lý chủ chốt trong bộmáy nhà nước và các tổ chức trong hệthống chính trị; lãnh đạo đảng viênvà tổ chức đảng trong bộ máy nhànước và các tổ chức chính trị - xã hộithể chế hóa quan điểm, đường lối,định hướng chính sách của Đảngthành luật pháp, cơ chế, chính sáchcủa Nhà nước, điều lệ, các quyết địnhcủa tổ chức mình và đôn đốc, kiểmtra, giám sát việc thực hiện các chủtrương, đường lối của Đảng; đồngthời lãnh đạo bằng công tác tuyêntruyền vận động để tạo ra sự thốngnhất nhận thức, tư tưởng trong xãhội, ủng hộ và thực hiện chủ trương,đường lối của Đảng. Đảng khôngbuông lỏng lãnh đạo, nhưng cũngkhông làm thay Nhà nước, các tổchức trong hệ thống chính trị; các chỉthị, nghị quyết của Đảng không thay

thế luật pháp, cơ chế, chính sách củaNhà nước. Cần sớm có những quyđịnh cụ thể để có cơ sở thực hiện vàgiám sát việc thực hiện Đảng hoạtđộng trong khuôn khổ Hiến pháp vàpháp luật, Đảng chịu trách nhiệmtrước nhân dân về những quyết địnhcủa mình. Đổi mới việc ra nghị quyết,chỉ thị của Đảng.

Tiếp tục đổi mới quản lý nhànước, hoạt động của các tổ chứcchính trị - xã hội phù hợp với yêu cầuphát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, hộinhập quốc tế. Nhà nước tập trungxây dựng, hoàn thiện đồng bộ thểchế kinh tế và thể chế phát triển cáclĩnh vực khác, nâng cao chất lượngxây dựng luật pháp, cơ chế chínhsách, các chiến lược, quy hoạch, kếhoạch; đẩy mạnh cải cách thủ tụchành chính, tổ chức bộ máy nhànước tinh gọn, xây dựng đội ngũ cánbộ, công chức, có phẩm chất và nănglực để tạo ra môi trường đầu tư kinhdoanh thuận lợi, công khai, minhbạch, thúc đẩy kinh tế phát triển;đồng thời, cần phải phân bổ, sử dụngcác nguồn lực kinh tế của Nhà nướcthông qua đấu thầu cạnh tranh theo

Page 28: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

cơ chế thị trường để có hiệu quả,không thất thoát, lãng phí, phù hợpvới định lý phát triển kinh tế của đấtnước. Phát huy dân chủ, khuyếnkhích sự năng động sáng tạo, đồngthời phải tăng cường kỷ luật kỷcương, bảo đảm tuân thủ pháp luật,phát hiện kịp thời, xử lý nghiêmminh mọi sai phạm. Mặt trận Tổquốc, các tổ chức chính trị - xã hộitiếp tục đổi mới phương thức hoạtđộng, khắc phục tình trạng hànhchính hóa, năng động, sáng tạo, nângcao sức hấp dẫn, tính thiết thực trongthu hút, tập hợp nhân dân, các thànhviên, hội viên đẩy mạnh phong tràothi đua yêu nước, thực hành dân chủ,xây dựng đồng thuận xã hội, thựchiện thắng lợi chủ trương, đường lốicủa Đảng, luật pháp, chính sách củanhà nước; đồng thời, làm tốt chứcnăng giám sát, phản biện xã hội, bảovệ lợi ích của đoàn viên, hội viên.10. Về nhiệm vụ trọng tâm và các độtphá trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng

1) Những nhiệm vụ trọng tâmTiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh

đốn Đảng và hệ thống chính trị trongsạch, vững mạnh về mọi mặt, nhất là

về đạo đức; nâng cao năng lực lãnhđạo, cầm quyền của Đảng, hiệu lựcquản lý của Nhà nước. Xây dựng tổchức bộ máy của hệ thống chính trịtinh gọn, vận hành thông suốt, hoạtđộng hiệu lực, hiệu quả. Xây dựngđội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấpchiến lược có phẩm chất, năng lực,trình độ, sức khỏe, uy tín, có tráchnhiệm, gương mẫu, đáp ứng yêu cầunhiệm vụ.

Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăngtrưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; xâydựng đồng bộ thể chế phát triển phùhợp với nền kinh tế thị trường đầyđủ, hiện đại, hội nhập; phát triểnđồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa cácthành phần kinh tế; huy động, phânbổ, sử dụng có hiệu quả các nguồnlực; đẩy mạnh ứng dụng khoa học vàcông nghệ, đổi mới sáng tạo; tạođộng lực để nâng cao năng suất laođộng, chất lượng, hiệu quả, sức cạnhtranh, phát triển kinh tế nhanh vàbền vững.

Nâng cao chất lượng hoạt động đốingoại, hiệu quả hội nhập quốc tế toàndiện và sâu rộng, giữ vững hòa bình,ổn định; chủ động xử lý tốt nhữngvấn đề an ninh phi truyền thống; chủ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

28 SỐ 72 (206) - 2019

Page 29: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

29SỐ 72 (206) - 2019

động thực hiện các cam kết quốc tế,các hiệp định thương mại tự do thếhệ mới. Tăng cường tiềm lực quốcphòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổquốc xã hội chủ nghĩa.

Tiếp tục xây dựng nền văn hoá ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc, xây dựng con người Việt Namphát triển toàn diện; phát huy giá trịvăn hoá, con người Việt Nam. Pháttriển và quản lý xã hội bền vững; thựchiện có hiệu quả tiến bộ, công bằngxã hội, cải thiện đời sống vật chất,tinh thần của nhân dân.

Phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hộichủ nghĩa, quyền làm chủ của nhândân; quyền con người, quyền côngdân, củng cố, tăng cường lòng tin củanhân dân; xây dựng cộng đồng xã hộidân chủ, kỷ cương, đoàn kết, hài hoà,đồng thuận, văn minh.

Quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quảđất, nước, rừng, biển, tài nguyên, bảovệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái;tích cực, chủ động thích nghi và ứngphó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

2) Các đột phá phát triểnĐổi mới đồng bộ thể chế kinh tế

với thể chế chính trị, thể chế văn hoávà thể chế xã hội, trọng tâm là tạo lập

môi trường cạnh tranh bình đẳngtrong thể chế kinh tế thị trường, đẩymạnh cải cách hành chính.

Phát triển nhanh nguồn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực chất lượngcao, đặc biệt là nguồn nhân lực quảntrị và nguồn nhân lực cấp chiến lược;tập trung đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.Khơi dậy niềm tin, khát vọng dân tộcvì sự phát triển một xã hội cườngthịnh, dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh của mỗi ngườiViệt Nam; phát huy giá trị, sức mạnhvăn hóa, con người Việt Nam.

Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo; pháttriển mạnh mẽ việc ứng dụng, pháttriển và chuyển giao khoa học vàcông nghệ, xây dựng hệ thống đổimới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy khởinghiệp, tạo động lực mới cho đổi mớimô hình tăng trưởng và nâng caonăng suất lao động, chất lượng, trìnhđộ phát triển của đất nước.

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại nhấtlà hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thịlớn, hạ tầng công nghệ thông tin vàhạ tầng xã hội, tạo nền tảng để pháttriển kinh tế số n

Page 30: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 SỐ 72 (206) - 2019

Cách đây 74 năm, vào mùathu năm 1945, dưới sựlãnh đạo của Đảng, nhân

dân ta đã tiến hành Tổng khởi nghĩagiành chính quyền trong cả nước.Cách mạng áng Tám là cuộc cáchmạng vĩ đại nhất của nhân dân tatrong thế kỷ XX. ắng lợi của Cáchmạng áng Tám và việc thành lậpNhà nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa đã tạo nên một bước ngoặt lịchsử, đưa nước ta từ một nước thuộcđịa nửa phong kiến trở thành mộtquốc gia độc lập, tự do. Nhân dân tatừ thân phận nô lệ trở thành ngườilàm chủ đất nước, làm chủ vậnmệnh của mình.

Cách mạng áng Tám đã để lạicho Đảng và nhân dân ta nhiều bàihọc quý báu, trong đó có hai bài họcquan trọng hàng đầu là bài học vềxây dựng Đảng và phát huy sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.1. Bài học về xây dựng Đảng

Nhận thức rõ cách mạng trước hếtphải có Đảng cách mạng, Nguyễn ÁiQuốc - Hồ Chí Minh đã tích cựcchuẩn bị về mọi mặt và ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam rađời. Để làm tròn sứ mệnh thiêngliêng, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ:Đảng có vững, cách mạng mới thànhcông. Phải xây dựng Đảng thành mộtĐảng kiểu mới của giai cấp công

Bài học cách MạNg tháNg táM Về công tác xây dựng Đảng

Và phát huy sức mạnh khối Đại Đoàn kết toàn dân tộc

l PgS, TS nguyễn ViếT Thông

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 31: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

31SỐ 72 (206) - 2019

nhân, được vũ trang bằng chủ nghĩaMác – Lênin, phấn đấu vì lý tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân,của nhân dân lao động và của dântộc Việt Nam, Đảngkhông có lợi ích nàokhác. Đảng một lòng,một dạ phụng sự Tổquốc, phục vụ nhândân. Chỉ có 5.000 đảngviên mà Đảng đã lãnhđạo nhân dân làm nênCách mạng ángTám thành công. Chủtịch Hồ Chí Minh đãnói : “Với tất cả tinhthần khiêm tốn củangười cách mạng,chúng ta có quyền nóirằng: Đảng ta thật là vĩđại!”1. Điều đó thật tựhào. Bác nói: “Chẳngnhững giai cấp lao động và nhân dânViệt Nam ta có thể tự hào, mà giaicấp lao động và những dân tộc bị ápbức nơi khác cũng có thể tự hàorằng: lần này là lần đầu tiên tronglịch sử cách mạng của các dân tộcthuộc địa, một đảng mới 15 tuổi đã

lãnh đạo cách mạng thành công, đãnắm chính quyền toàn quốc”2.

Đảng mạnh là do cán bộ, đảng viêncủa Đảng, gương mẫu đi đầu, lôicuốn nhân dân đứng lên làm cách

mạng, không sợ hy sinh,gian khổ. Chỉ riêng cuộc“Khủng bố trắng” củathực dân Pháp trongnhững năm 1931-1932,đã có hàng vạn cán bộ,đảng viên và nhữngngười yêu nước bị giamcầm, tù đày, giết hại.Trong 15 năm đấu tranh(1930-1945), đã có 14đồng chí cấp Trungương bị giết hại, trongđó có bốn đồng chíTổng Bí thư của Đảng:Trần Phú, Lê HồngPhong, Hà Huy Tập,Nguyễn Văn Cừ.

Trong Di chúc để lại cho muôn đờisau, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặnnhiều điều quan trọng, nhưng Ngườiđã lựa chọn và quyết định trước hếtnói về Đảng, trong đó đã khẳng định:“Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòngmột dạ phục vụ giai cấp, phục vụ

ắng lợi của Cáchmạng áng Tám vàviệc thành lập Nhànước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa đã tạonên một bước ngoặtlịch sử, đưa nước tatừ một nước thuộcđịa nửa phong kiếntrở thành một quốcgia độc lập, tự do.Nhân dân ta từ thânphận nô lệ trở thànhngười làm chủ đấtnước, làm chủ vậnmệnh của mình.

Page 32: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

32 SỐ 72 (206) - 2019

nhân dân, cho nên từ ngày thành lậpđến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chứclãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấutranh tiến từ thắng lợi này đến thắnglợi khác”3.

Trong gần 35 năm đổi mới vừaqua, nhận thức sâu sắc sự lãnh đạođúng đắn của Đảng là nhân tố hàngđầu quyết định thắng lợi của cáchmạng Việt Nam, Đảng ta luôn xácđịnh xây dựng Đảng là nhiệm vụthen chốt. Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội (bổ sung, phát triểnnăm 2011) chỉ rõ: “Để đảm đươngđược vai trò lãnh đạo, Đảng phảivững mạnh về chính trị, tư tưởng vàtổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tựchỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độtrí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chấtđạo đức và năng lực lãnh đạo”4.

Đại hội XII của Đảng (2016) đề rasáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệmkỳ, trong đó nhiệm vụ trọng tâm thứnhất là: “Tăng cường xây dựng,chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùisự suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễnbiến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ,

nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiếnlược, đủ năng lực, phẩm chất và uytín, ngang tầm nhiệm vụ”5.

Cụ thể hóa nhiệm vụ trọng tâmnày, Ban Chấp hành Trung ươngkhóa XII đã ban hành 2 nghị quyếtvà một quy định. Đó là Nghị quyếtTrung ương 4 về Tăng cường xâydựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn,đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chínhtrị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tựdiễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nộibộ; Nghị quyết Trung ương 6 về Xâydựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộcấp chiến lược đủ phẩm chất, nănglực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ;Hội nghị Trung ương 8 đã ban hànhQuy định về trách nhiệm nêu gươngcủa cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủyviên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bíthư, Ủy viên Ban Chấp hành Trungương,v.v...

Việc quán triệt và tổ chức thựchiện các chủ trương, nghị quyết,quy định về xây dựng Đảng đã đượctriển khai nghiêm túc. Công tác xâydựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt đượcnhiều kết quả tích cực; năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu của Đảngđược nâng lên; vai trò lãnh đạo của

Page 33: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

33SỐ 72 (206) - 2019

Đảng được giữ vững, niềm tin củanhân dân với Đảng được củng cố.Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýcác cấp có bước trưởng thành vàtiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộđảng viên có ý thức rèn luyện, nângcao phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống, có ý thức phục vụ nhân dân,được nhân dân tin yêu. Bên cạnhđó, công tác xây dựng Đảng vẫn cònnhững hạn chế, yếu kém, thậm chícó những yếu kém, khuyết điểm quanhiều nhiệm kỳ chậm khắc phục,làm giảm lòng tin của nhân dân đốivới Đảng; nếu không được sửa chữasẽ là thách thức đối với vai trò lãnhđạo của Đảng và sự tồn vong củachế độ.

Dân số hiện nay khoảng hơn 96triệu người sống ở trong nước vàkhoảng hơn 4 triệu người Việt địnhcư ở nước ngoài, gấp gần 5 lần sovới năm 1945 (khoảng hơn 20triệu). Số lượng đảng viên hiện naykhoảng 5 triệu, gấp khoảng 1.000lần so với năm 1945 (khoảng 5.000đảng viên). Vấn đề đặt ra “đông”nhưng đã “mạnh” chưa? Cần phảitiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnhđốn Đảng.

2. Bài học về xây dựng, củng cố vàphát huy sức mạnh khối đại đoàn kếttoàn dân tộc

Để chuẩn bị mọi mặt cho Tổngkhởi nghĩa năm 1945, lãnh tụ Hồ ChíMinh chỉ rõ: “muốn đánh Pháp,Nhật, ta chỉ cần một điều: Toàn dânđoàn kết”6. Người đã thành lập ra Mặttrận Việt Minh. Người cũng chỉ rõ:“Việc cứu quốc là việc chung. Ai làngười Việt Nam đều phải kề vai gánhvác một phần trách nhiệm: Người cótiền góp tiền, người có của góp của,người có sức góp sức, người có tàinăng góp tài năng”7. Với quyết tâm:Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơncũng phải giành cho được độc lập, tựdo, Người đã gửi thư kêu gọi đồngbào và chiến sĩ cả nước: “Giờ quyếtđịnh cho vận mệnh dân tộc ta đã đến.Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậyđem sức ta mà tự giải phóng cho ta”8.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng vàChủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20 triệuđồng bào đã nhất tề vùng dậy giànhchính quyền. Chỉ trong vòng 1 tháng,cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành côngkhắp cả nước. Chiều ngày 2/9/1945,thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủtịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn

Page 34: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

34 SỐ 72 (206) - 2019

độc lập, khai sinh ra nước Việt NamDân chủ Cộng hòa và khẳng địnhquyết tâm: “Toàn thể dân Việt Namquyết đem tất cả tinh thần và lựclượng, tính mệnh và của cải để giữvững quyền tự do và độc lập ấy9.

ắng lợi của Cách mạng ángTám để lại bài học quý giá phải củngcố và tăng cường sức mạnh của khốiđại đoàn kết toàn dân tộc. Trong Dichúc, Bác dặn: “Đoàn kết là mộttruyền thống cực kỳ quý báu củaĐảng và của dân ta. Các đồng chí từTrung ương đến các chi bộ cần phảigìn giữ sự đoàn kết nhất trí củaĐảng như gìn giữ con ngươi củamắt mình”10.

Đại đoàn kết toàn dân tộc là quyluật giành thắng lợi của dân tộc ViệtNam trong dựng nước và giữ nước.Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011) đãrút ra 5 bài học kinh nghiệm, trongđó có bài học “Không ngừng củngcố, tăng cường đoàn kết toàn Đảng,đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc,đoàn kết quốc tế”. Đó là truyền thốngquý báu và là nguồn sức mạnh to lớncủa cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã tổng kết: “Đoàn kết,đoàn kết, đại đoàn kết - ành công,thành công, đại thành công”11. Đạihội XII của Đảng xác định: “Đạiđoàn kết toàn dân tộc là đường lốichiến lược của cách mạng Việt Nam,là động lực và nguồn lực to lớn trongxây dựng bảo vệ Tổ quốc”12.

Trong những năm qua khối đạiđoàn kết toàn dân tộc tiếp tục đượcmở rộng, củng cố và tăng cường. Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể nhândân có đổi mới cả về nội dung vàphương thức hoạt động; phát huyngày càng tốt hơn vai trò tập hợp, xâydựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;cùng Đảng, Nhà nước chăm lo, bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp, chínhđáng của nhân dân, tham gia xâydựng Đảng, quản lý nhà nước, quảnlý xã hội; thường xuyên tổ chức cáccuộc vận động, phong trào thi đuayêu nước góp phần tích cực vàonhững thành tựu to lớn, có ý nghĩalịch sử của công cuộc đổi mới.

Tuy nhiên, sức mạnh đại đoàn kếttoàn dân tộc chưa được phát huy đầyđủ, có lúc, có nơi chưa phát huy đượcvai trò, sức mạnh của nhân dân.Chưa đánh giá và dự báo chính xác

Page 35: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

35SỐ 72 (206) - 2019

những diễn biến, thay đổi cơ cấu xãhội; tâm tư, nguyện vọng của cáctầng lớp nhân dân để có chủ trươngphù hợp. Chủ trương, quan điểm củaĐảng về đại đoàn kết toàn dân tộc,về quyền và lợi ích hợp pháp của cácgiai cấp, tầng lớp nhân dân chưađược kịp thời thể chế hóa, hoặc đãthể chế hóa nhưng chưa được thựchiện nghiêm túc. Hoạt động của Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể nhândân các các cấp có lúc, có nơi chưasâu sát các tầng lớp nhân dân và cơsở còn có biểu hiện hành chính hóa,chưa thiết thực, hiệu quả.3. Tiếp tục tăng cường xây dựng Đảngtrong sạch, vững mạnh, phát huy sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân tộc theotinh thần Cách mạng Tháng Tám

Sắp tới, chúng ta Kỷ niệm 90 nămngày lập Đảng (1930-2020), cũng lànăm tiến hành đại hội đảng các cấptiến tới Đại hội XIII của Đảng. Đạihội không chỉ xác định mục tiêu,phương hướng, nhiệm vụ, giải phápphát triển đất nước 5 năm tới (2021-2025) mà cho 10 năm tới (2021-2030) và tầm nhìn đến 2045. ToànĐảng, toàn dân, toàn quân ta quyếttâm phấn đấu đến năm 2030- năm

kỷ niệm 100 năm thành lập Đảngđưa nước ta trở thành nước côngnghiệp, theo hướng hiện đại, có thunhập trung bình cao; đến năm 2045– năm kỷ niệm 100 năm thành lậpnước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam trở thành nước côngnghiệp hiện đại, theo định hướng xãhội chủ nghĩa hay nước phát triểntheo định hướng XHCN.

Để đạt được mục tiêu trên cầntăng cường xây dựng Đảng trongsạch, vững mạnh cả về chính trị, tưtưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựngđội ngũ cán bộ, nhất là cấp chiếnlược đủ phẩm chất, năng lực và uytín, ngang tầm nhiệm vụ. Phát huycao độ trách nhiệm nêu gương củacán bộ, đảng viên, trước hết là các cácđồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủyviên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấphành Trung ương.

Cần nhận thức đầy đủ và sâu sắcđại đoàn kết toàn dân tộc là đườnglối chiến lược của cách mạng ViệtNam; là động lực và nguồn sức mạnhto lớn, có ý nghĩa quyết định trongsự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc; là nhu cầu tự nhiên của sự

Page 36: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

36 SỐ 72 (206) - 2019

nghiệp cách mạng của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân.

Đoàn kết trong Đảng làm hạtnhân; liên minh giữa giai cấp côngnhân với giai cấp nông dân và độingũ trí thức làm nòng cốt; hợp tácgiữa công nhân, nông dân, trí thứcvới doanh nhân là một động lực chotăng cường, phát huy sức mạnh khốiđại đoàn kết toàn dân tộc. Có cơ chế,chính sách phát huy tối đa mọinguồn lực, tiềm năng, sức sáng tạocủa nhân dân để xây dựng và bảo vệTổ quốc. Lấy mục tiêu xây dựng mộtnước Việt Nam hòa bình, độc lập,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công

bằng, văn minh” làm điểm tươngđồng, tôn trọng những ý kiến khácbiệt không trái với lợi ích chung củaquốc gia – dân tộc; đề cao tinh thầndân tộc, truyền thống yêu nước,nhân nghĩa, khoan dung; xây dựngniềm tin, khát vọng phát triển đểđoàn kết, tập hợp mọi người ViệtNam trong nước và ngoài nước, tạokhí thế mới, động lực mới, quyết tâmđưa đất nước phát triển nhanh vàbền vững, thực hiện tốt điều mongmuốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết,phấn đấu, xây dựng một nước ViệtNam hòa bình, thống nhất, độc lập,dân chủ và giàu mạnh”13 n

1, 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011,tr.400, 400.3, 10, 11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.621-622, 621, 624.4, 11 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.89, tr.65-66.5, 12 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.217, 158.6, 7, 8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.230, 596.9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.3.

Page 37: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

1. Một số vấn đề lý luận về phát triểnkinh tế thị trường định hướng XHCNở Việt Nam

Trong gần 35 năm đổi mới, trêncơ sở kiên định chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàtổng kết thực tiễn, lý luận về pháttriển nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN ở Việt Nam đãkhông ngừng được hoàn thiện, đổimới và sáng tạo. Đảng CSVN đãnhận thức rõ bản chất và những nộidung cơ bản của nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủnghĩa Việt Nam.

ứ nhất, về bản chất, nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa là nền kinh tế vận hành đầyđủ, đồng bộ theo các quy luật củakinh tế thị trường, đồng thời bảođảm định hướng XHCN phù hợp

với từng giai đoạn phát triển của đấtnước; là nền kinh tế thị trường hiệnđại và hội nhập quốc tế; có sự quảnlý của Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa, do Đảng CSVN lãnh đạo,nhằm mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

ứ hai, tính hiện đại và hội nhậpquốc tế của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN ở Việt Nam thểhiện ở chỗ: Kế thừa có chọn lọcnhững thành tựu phát triển kinh tếthị trường của nhân loại, kinhnghiệm tổng kết từ thực tiễn đổimới; có hệ thống pháp luật, cơ chế,chính sách và các yếu tố thị trường,các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ,vận hành thông suốt, gắn kết chặtchẽ với các nền kinh tế trên thế giới;vai trò, chức năng của Nhà nước vàthị trường được xác định và thực

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

37SỐ 72 (206) - 2019

Phát triểN NềN kiNh tế thị trườNgđịNh hướNg xã hội chủ Nghĩa

Và hội nhập ở Việt nam l PgS, TS nguyễn hồng SơnPhó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Page 38: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

38 SỐ 72 (206) - 2019

hiện phù hợp với thông lệ, nguyêntắc, chuẩn mực quốc tế phổ biến.

ứ ba, định hướng xã hội chủnghĩa của nền kinh tế được nhấtquán xác lập và tăng cường thôngqua sự lãnh đạo của Đảng và sự quảnlý của Nhà nước, lấy con người làmtrung tâm, vì mọi người và do conngười; phát huy đầy đủ vai trò làmchủ của nhân dân, thực hiện tiến bộvà công bằng xã hội ngay trong từngbước và từng chính sách phát triển.

ứ tư, nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN Việt Nam có

quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp vớitrình độ phát triển của lực lượng sảnxuất; có nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế, trong đókinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo,kinh tế tư nhân là một động lực quantrọng của nền kinh tế. Doanh nghiệpnhà nước giữ vị trí then chốt và làmột lực lượng vật chất quan trọngcủa kinh tế nhà nước. Kinh tế nhànước, kinh tế tập thể cùng với kinhtế tư nhân là nòng cốt để phát triểnmột nền kinh tế độc lập, tự chủ. Cácchủ thể thuộc các thành phần kinh

Tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vị trí then chốt của kinh tế nhà nước_ Ảnh: TTXVN

Page 39: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

39SỐ 72 (206) - 2019

tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranhcùng phát triển theo pháp luật.Khuyến khích làm giàu hợp pháp.ực hiện phân phối chủ yếu theokết quả lao động, hiệu quả kinh tế,đồng thời theo mức đóng góp vốncùng các nguồn lực khác và phânphối thông qua hệ thống an sinh xãhội, phúc lợi xã hội.

ứ năm, Nhà nước đóng vai tròđịnh hướng, xây dựng và hoàn thiệnthể chế kinh tế; tạo môi trường cạnhtranh bình đẳng, minh bạch và lànhmạnh; sử dụng các công cụ, chínhsách và các nguồn lực của Nhà nướcđể định hướng và điều tiết nền kinhtế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vàbảo vệ tài nguyên, môi trường; pháttriển các lĩnh vực văn hóa, xã hội. ịtrường đóng vai trò chủ yếu tronghuy động và phân bổ có hiệu quả cácnguồn lực, là động lực chủ yếu đểgiải phóng sức sản xuất; các nguồnlực nhà nước được phân bổ theochiến lược, quy hoạch, kế hoạch phùhợp với cơ chế thị trường. 2. Thực tiễn phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN ở Việt Nam

Trong quá trình đổi mới, việc pháttriển nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN đã góp phần quantrọng đưa Việt Nam trở thành quốcgia có mức thu nhập trung bình, giữvững định hướng XHCN, đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dânngày được nâng cao, quốc phòng vàan ninh được đảm bảo vững chắc.Cụ thể như sau:

ứ nhất, thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩangày càng được hoàn thiện thôngqua các quy định trong Hiến pháp,pháp luật và cơ chế, chính sách.Đồng thời, hệ thống pháp luật từngbước được hoàn thiện theo hướngđáp ứng yêu cầu phát triển của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và thực hiện các cam kếthội nhập quốc tế.

Điều 51 và Điều 52 của Hiến phápnăm 2013 quy định: “Nền kinh tế ViệtNam là nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa với nhiềuhình thức sở hữu, nhiều thành phầnkinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai tròchủ đạo”; và “Nhà nước xây dựng vàhoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiếtnền kinh tế trên cơ sở tôn trọng cácquy luật thị trường...”1.

Từ khi ban hành Nghị quyết

Page 40: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

Trung ương 6 khóa X (2008) đếnnăm 2017, Quốc hội và Ủy banường vụ Quốc hội đã ban hành191 bộ luật, luật, pháp lệnh; trong đó,có khoảng 120 (chiếmhơn 60%) bộ luật, luật,pháp lệnh liên quantrực tiếp tới hoàn thiệnthể chế kinh tế thịtrường định hướngXHCN, đặc biệt là cácbộ luật như Luật Dânsự, Luật Đất đai, LuậtKhoáng sản, Luật Tàinguyên nước, Luật Sởhữu trí tuệ...

ứ hai, nền kinh tếliên tục tăng trưởng,lạm phát được duy trì ở mức có thểkiểm soát được và thấp trong nhữngnăm gần đây; cơ cấu kinh tế chuyểndịch theo hướng hiện đại.

Trong giai đoạn 1986-2018, tốc độtăng trưởng tổng sản lượng quốc nội(GDP) đạt bình quân 6,3%, cao hơnmức trung bình của thế giới (2,95%)và của khu vực kinh tế năng động làĐông Á và ái Bình Dương(4,39%), theo số liệu của Ngân hàngế giới (NHTG). Đồng thời, tỷ lệ

lạm phát cũng được duy trì ở mứcthấp, dưới 4% trong vòng 5 năm gầnđây, kể từ 2014 đến nay.

- Quy mô nền kinh tế được mởrộng mạnh mẽ. Năm2018, quy mô GDP củaViệt Nam đạt khoảng244,9 tỷ USD (năm1988 khoảng 5,5 tỷUSD). Đồng thời, năngsuất lao động liên tụcgia tăng, đạt 102 triệuđồng/lao động vào năm2018, gấp hơn 4 lần sovới năm 2006 (24,1triệu đồng/lao động).êm vào đó, tốc độ giatăng năng suất lao động

được duy trì ổn định, trung bình4,3% giai đoạn 2006-2018 và đạt mứccao nhất là 6,02% vào năm 2017.

- Xuất phát từ nền kinh tế với tỷtrọng chủ yếu là nông, lâm nghiệpvà thuỷ sản vào những năm 1990,nền kinh tế hiện nay đã dựa nhiềuhơn vào công nghiệp, xây dựng vàdịch vụ với tỷ trọng của các khu vựcnày trong GDP vào năm 2018 lầnlượt là 35%, và 41%. Cơ cấu laođộng cũng có sự chuyển dịch tương

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

40 SỐ 72 (206) - 2019

Xuất phát từ nền kinhtế với tỷ trọng chủ yếulà nông, lâm nghiệp vàthuỷ sản vào nhữngnăm 1990, nền kinh tếhiện nay đã dựa nhiềuhơn vào công nghiệp,xây dựng và dịch vụvới tỷ trọng của cáckhu vực này trongGDP vào năm 2018 lầnlượt là 35%, và 41%.

Page 41: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

41SỐ 72 (206) - 2019

ứng: năm 2017, chỉ khoảng 40% laođộng còn đang làm việc trong lĩnhvực nông nghiệp, giảm nhiều so vớimức 55% của hơn 10 năm trước đó(2005).

ứ ba, thu nhập bình quân đầungười gia tăng mạnh và trở thànhnước có thu nhập trung bình; tiến bộvà công bằng xã hội được đảm bảovới việc thực hiện thành công “sớm”các Mục tiêu phát triển iên niên kỷ(MDGs).

ứ tư, môi trường đầu tư và kinhdoanh ngày càng được cải thiện;năng lực cạnh tranh quốc gia từngbước được nâng lên cùng với nhiềutiến bộ trong đổi mới và sáng tạoquốc gia.

Môi trường kinh doanh của ViệtNam đang ngày càng được cải thiện.Hiện tại, Việt Nam xếp hạng 69/190quốc gia trên thế giới, xếp thứ 6/47nước có thu nhập trung bình thấp, vàxếp thứ 8/25 nước Đông Á và áiBình Dương. So với mức trung bìnhcủa các nước ASEAN, Việt Nam đạtđược ngang bằng, và thậm chí vượttrội hơn ở một số tiêu chí như cungcấp tín dụng, đăng ký bảo hộ tài sảnvà hỗ trợ năng lượng điện.

Chỉ số sáng tạo liên tục tăng đãgiúp cho nền kinh tế đã vươn lênnhóm nửa trên bảng xếp hạng toàncầu. Trong giai đoạn 2013-2018 ViệtNam đã có những cải thiện đáng kểvề mức độ sáng tạo theo các năm.Chỉ số sáng tạo tăng từ 34,82 vàonăm 2013 lên 37,9 vào năm 2018.Nếu xét về thứ hạng, nền kinh tế đãvươn lên từ vị trí thuộc nhóm nửadưới (65/107) của năm 2007 lênnhóm nửa trên bảng xếp hạng(45/124) vào năm 2018 (Báo cáo Chỉsố sáng tạo toàn cầu, 2018).

ứ năm, các hình thức sở hữu vàcác khu vực kinh tế, đặc biệt là khuvực kinh tế ngoài nhà nước pháttriển nhanh và ngày càng đa dạng.

Nền kinh tế đã có sự chuyển dịchtích cực về cơ cấu theo thành phầnkinh tế. Khu vực kinh tế tư nhânchiếm tỷ trọng ngày càng cao trongGDP của Việt Nam, đạt khoảng 42%vào năm 2017. Trong đó, doanhnghiệp tư nhân duy trì mức đónggóp trung bình 8,5% vào GDP, giaiđoạn 2005-2017. Trong cùng giaiđoạn, khu vực kinh tế tập thể đónggóp trung bình 4,81% vào GDP,giảm dần từ mức 6,65% GDP vào

Page 42: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

42 SỐ 72 (206) - 2019

năm 2005 xuống còn 3,76% vào năm2017. Khu vực kinh tế nhà nướcđang được tái cơ cấu lại và giảm dầntỷ trọng đóng góp vào GDP: giảm từ37,62% GDP vào năm 2005 xuống28,63% vào năm 2017. Trong khi đó,khu vực kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài đạt mức 20% vào năm 2017,tăng nhẹ so với mức 15,16% vàonăm 2005.

Đặc biệt, cũng theo, khu vực kinhtế tư nhân đã đạt được các bước tiếnđáng kể trong thời gian qua. Khu vựcnày tạo ra tới 85,9% lượng việc làmcho cả nền kinh tế, vượt trội hẳn sovới các khu vực kinh tế nhà nước, đạt10,7% và khu vực kinh tế có vốn đầutư nước ngoài, đạt 3,38%, tính trungbình giai đoạn 2000-2017. Khu vựckinh tế tư nhân cũng gia tăng dần tỷtrọng đóng góp cho thu ngân sách vềsản xuất kinh doanh, tăng từ 29,81%vào năm 2011 lên 38,2% vào năm2018. Trong cùng kỳ, khu vực kinh tếNhà nước giảm tỷ trọng đóng gópngân sách từ 43,56% vào năm 2011xuống còn 27,86% vào năm 2017;khu vực kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài gia tăng từ 26,6% vào 2011 lên33,9% vào 2017.

ứ sáu, hệ thống các thị trường,đặc biệt là thị trường các nhân tốsản xuất được hình thành và từngbước phát triển theo hướng đồng bộhơn và gắn kết hơn với thị trườngquốc tế.

ứ bảy, hội nhập quốc tế ngàycàng sâu và rộng vào nền kinh tế khuvực và toàn cầu.

Tính đến tháng 7 năm 2019, ViệtNam đã ký hết 12 hiệp định FTA. Cáchiệp định này đã kết nối nền kinh tếvới phần lớn các thị trường trọngđiểm trên thế giới, như Nhật Bản(2009), Hàn Quốc (2015), và đặc biệtlà các nước khu vực châu Á - áiBình Dương như Canada, Chile, Úc,theo hiệp định Đối tác toàn diện vàtiến bộ xuyên ái Bình Dương(CPTPP) và hiệp định thương mạivới 28 nước châu Âu (EVFTA); 3 hiệpđịnh FTA đang trong quá trình đàmphán với các đối tác thương mại hàngđầu như ụy Sĩ, Na Uy, Israel.

ứ tám, phương thức lãnh đạocủa Đảng và quản lý của Nhà nướcvề kinh tế ngày càng được đổi mớiphù hợp với yêu cầu của nền kinh tếthị trường định hướng XHCN và vớihiệu lực, hiệu quả ngày càng cao.

Page 43: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

Đảng CSVN đã chú trọng nghiêncứu lý luận, tổng kết thực tiễn đểlàm rõ hơn nhận thức về kinh tế thịtrường định hướng XHCN; lãnhđạo cụ thể hoá và thể chế hoá cácchủ trương, đường lối bằng các luật,chiến lược, quy hoạch, kế hoạch vàchính sách...; huy động cả hệ thốngchính trị, động viên nhân dân tíchcực tham gia triển khai thực hiện.Các cấp uỷ đảng tập trung lãnh đạo,chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụvề phát triển kinh tế - xã hội trêncác lĩnh vực và địa bàn. Đảng lãnhđạo kinh tế thông qua các tổ chứcđảng và đảng viên.

Vai trò, phương thức hoạt độngcủa Nhà nước đã có những đổi mớiphù hợp hơn với cơ chế thị trường.Nhà nước tập trung hơn vào bảođảm ổn định kinh tế vĩ mô; hoànthiện khung khổ pháp lý, cơ chế,chính sách phù hợp với nguyên tắcthị trường, các thông lệ, chuẩn mựcquốc tế; tạo lập và không ngừng cảithiện môi trường thuận lợi cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh củangười dân và doanh nghiệp; giảmthiểu sự can thiệp hành chính trựctiếp vào công việc kinh doanh của

doanh nghiệp. Quản lý tài chínhcông được đổi mới và từng bướcđược hoàn thiện. Công tác cải cáchhành chính đã được nỗ lực triểnkhai và đạt kết quả tích cực. Ứngdụng công nghệ thông tin trongquản lý nhà nước từng bước đượctăng cường.

Bên cạnh những thành tựu đã đạtđược, trong sự phát triển nền kinh tếthị trường định hướng XHCN củaViệt Nam trong thời gian qua vẫnđang tồn tại một số hạn chế và yếukém. Cụ thể như sau:

ứ nhất, nền kinh tế chủ yếuphát triển theo chiều rộng, chậmchuyển sang phát triển theo chiềusâu và chưa thực sự bền vững. Vốnđầu tư đóng góp chủ yếu vào tăngtrưởng kinh tế, chiếm bình quân35% GDP, giai đoạn 2005-2018.Trong khi đó, hiệu quả sử dụng vốnlại không cao, chỉ số ICOR bìnhquân đạt 6,1 trong cùng thời kỳ.Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kinhtế chưa cao đến mức tạo ra sự độtphá và thấp hơn so với một số nướctrong khu vực. Bình quân trong 30năm sau đổi mới, kể từ năm 1986,nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

43SỐ 72 (206) - 2019

Page 44: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

44 SỐ 72 (206) - 2019

hơn 6,5%/năm, thấp hơn so vớiHàn Quốc (9,5% trong 30 năm,1963-1997) và Malaysia (6,9% trong40 năm, 1961-2000).

ứ hai, cơ cấu nền kinh tế cònchưa đảm bảo sự cân đối, hài hoà đểcó thể phát huy hết tiềm năng, tạora bước phát triển đột phá. Cụ thể,khu vực kinh tế nhà nước còn nhiềubất cập, một số doanh nghiệp hoạtđộng kém hiệu quả, chưa thực sựthể hiện được vai trò chủ đạo, dẫndắt các khu vực khác trong nền kinhtế. Các chính sách về kinh tế tập thểchưa thực sự hiệu quả, dẫn đến khuvực kinh tế này chậm đổi mới vàphát triển với hầu hết các hợp tác xãcó ít vốn, thiếu thốn về cơ sở vậtchất. êm vào đó, khu vực doanhnghiệp tư nhân còn gặp phải nhiềuvướng mắc về thể chế, môi trườngđầu tư kinh doanh chưa thực sựthông thoáng, thiếu minh bạch, vàtính dự báo thấp.

ứ ba, một số thị trường cònchưa vận hành thông suốt, minhbạch và xứng tầm với các yêu cầutrong hội nhập quốc tế. Trong đó, thịtrường hàng hoá và dịch phát triểnchưa bền vững. Các quy định bảo vệ

người tiêu dùng, bảo đảm thực thicác chuẩn mực về chất lượng cònnhiều bất cập. Ngoài ra, thị trườnglao động mới chỉ đang gần đạt đượcmức phát triển cao. Việc liên thôngtheo khu vực địa lý, giữa thành thị vànông thôn, giữa khu vực hành chínhcông và doanh nghiệp chưa thực sựthuận lợi. Không chỉ vậy, thị trườngtài chính, tiền tệ còn chưa thực sự đạtđược sự đồng bộ, hiệu quả và bềnvững. Quy mô thị trường còn khánhỏ, trong khi cấu trúc thị trường tàichính còn bị phân mảnh, phát triểnchưa cân bằng giữa các thị trường. 3. Những định hướng cơ bản trongphát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN hiện đại và hội nhập ởViệt Nam

ứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh việcthống nhất nhận thức về nền kinhtế thị trường định hướng XHCN ởViệt Nam.

ứ hai, tiếp tục hoàn thiện thểchế kinh tế thị trường định hướngXHCN, đặc biệt là thể chế về sở hữu;thể chế phát triển các thành phầnkinh tế, các loại hình doanh nghiệp;thể chế phát triển đồng bộ các yếu tốthị trường và các loại thị trường; thể

Page 45: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

chế gắn kết tăng trưởng kinh tế vớiđảm bảo phát triển bền vững, tiến bộvà công bằng xã hội, quốc phòng, anninh, bảo vệ môi trường và ứng phóvới biến đổi khí hậu; thể chế đẩymạnh, nâng cao hiệu quả hội nhậpkinh tế quốc tế.

ứ ba, đảm bảo ổn định liên tục,bền vững kinh tế vĩ mô và tăng khảnăng chống chịu của nền kinh tếtrước những cú sốc bất ngờ từ bêntrong cũng như bên ngoài.

ứ tư, đẩy mạnh quá trình tái cơcấu nền kinh tế và chuyển đổi môhình tăng trưởng theo hướng nângcao năng suất, chất lượng, hiệu quảvà năng lực cạnh tranh của nền kinhtế; huy động và sử dụng có hiệu quảvốn đầu tư.

ứ năm, tạo sự đột phá trong

phát triển khoa học và công nghệ,giáo dục và đào tạo để khoa học vàcông nghệ, giáo dục và đào tạo thựcsự là quốc sách hàng đầu, là nền tảngcho phát triển nguồn nhân lực chấtcao và con người Việt Nam theohướng văn minh, hiện đại, nhân văncũng như là nền tảng thúc đẩy đổimới sáng tạo và tăng năng suất.

ứ sáu, phát triển xã hội bềnvững, bảo đảm an sinh xã hội, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hộisong hành cùng với quá trình tăngtrưởng kinh tế.

ứ bảy, nâng cao năng lực lãnhđạo của Đảng, vai trò quản lý kinh tếcủa Nhà nước; phát huy quyền làmchủ của nhân dân trong phát triểnnền kinh tế thị trường định hướngXHCN n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

45SỐ 72 (206) - 2019

1 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.https://thuvienphapluat.vn

Page 46: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

1. Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩalà đột phá to lớn của kinh tế chính trịhọc chủ nghĩa Mác

Trước khi nền kinh tế thị trườngxã hội chủ nghĩa của Trung Quốcxuất hiện, quan điểm chiếm vị tríchủ đạo trong các nước xã hội chủnghĩa là xây dựng nền kinh tế thịtrường trên nền tảng chế độ tư hữulà phản bác lại chế độ công hữu, chủnghĩa xã hội với chế độ công hữulàm chủ thể chỉ có thể thực hiệnkinh tế kế hoạch, không thể cũngkhông có khả năng kết hợp với kinhtế thị trường. Quan điểm này trênthực tế đã đưa kinh tế thị trường vàkinh tế kế hoạch vào phạm trù chếđộ cơ bản của xã hội. Coi nó là tiềnđề, tự nhiên sẽ không thể đề xuấtphát triển kinh tế thị trường trongđiều kiện chủ nghĩa xã hội.

Sau khi Trung Quốc cải cách mởcửa, kiên trì giải phóng tư tưởng, thựcsự cầu thị, tổng kết các bài học kinhnghiệm trong thời kì kinh tế kế hoạchtrước đây, từng bước đưa vào cơ chếkinh tế thị trường và mở rộng phạmvi điều tiết của thị trường, từ đề xuất“kinh tế kế hoạch làm chủ đạo, kinhtế hàng hóa làm bổ trợ”, đến pháttriển “kinh tế hàng hóa có kế hoạch”,lại đến “Nhà nước điều tiết thịtrường, thị trường dẫn dắt doanhnghiệp”, không ngừng tìm tòi conđường hiệu quả để kết hợp chủ nghĩaxã hội với kinh tế thị trường. Trongquá trình này, luôn tồn tại tranh luậncủa nhiều ý kiến khách nhau. Đầunăm 1992, Đặng Tiểu Bình trongphát biểu nổi tiếng ở miền nam đãnêu: “Kế hoạch nhiều một chút haythị trường nhiều một chút không

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

46 SỐ 72 (206) - 2019

kiNh tế thị trườNg xã hội chủ Nghĩalà Đột phá lớn của kinh tế

chính trị học chủ nghĩa mác l Vương nhấT Minh

Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc

Page 47: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

phải là sự khác biệt bản chất của chủnghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.Kinh tế kế hoạch không đồng nghĩavới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tưbản cũng có kế hoạch; kinh tế thịtrường không đồng nghĩa với chủnghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội cũngcó thị trường. Kế hoạch và thị trườngđều là biện pháp kinh tế”. Sau phátbiểu này, đã phá vỡ nút thắt về tranhluận chủ nghĩa xã hội không thể làmkinh tế thị trường. Năm 1993, Hộinghị Trung ương 3 khóa XIV củaĐảng Cộng sản Trung Quốc đãthông qua “Quyết định của Trungương Đảng Cộng sản Trung Quốc vềcác vấn đề xây dựng thể chế kinh tếthị trường xã hội chủ nghĩa”, đã xáclập mục tiêu cải cách là xây dựng thểchế kinh tế thị trường xã hội chủnghĩa, thị trường từng bước phát huyvai trò mang tính nền tảng trongphân bổ nguồn lực. Sau đó, việc tìmtòi hình thức thực hiện hiệu quả kếthợp giữa chủ nghĩa xã hội với kinh tếthị trường luôn diễn ra không ngừngnghỉ. Năm 2013, trong “Quyết địnhcủa Trung ương Đảng Cộng sảnTrung Quốc về các vấn đề quan trọngđi sâu cải cách toàn diện” thông qua

tại Hội nghị Trung ương 3 khóaXVIII đã nêu rõ, “chế độ kinh tế cơbản với chế độ công hữu là chủ thể,nhiều thành phần kinh tế cùng pháttriển là trụ cột quan trọng của chế độchủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc,cũng là căn cốt của thể chế kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tếchế độ sở hữu hỗn hợp cùng nắm cổphần, cùng dung hòa nhau giữa vốnnhà nước, vốn tập thể, vốn phi cônghữu là hình thức thực hiện quantrọng của chế độ kinh tế cơ bản. ịtrường quyết định phân bổ nguồn lựclà quy luật chung của kinh tế thịtrường, kiện toàn thể chế kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa buộc phảituân theo quy luật này”. Về mặt lýluận đã tiếp tục làm rõ cơ sở chế độ,hình thức thực hiện và quy luật cơbản của phát triển kinh tế thị trườngtrong điều kiện chủ nghĩa xã hội.

Phát triển kinh tế thị trường trongđiều kiện chủ nghĩa xã hội là sảnphẩm kết hợp giữa các nguyên lý cơbản của chủ nghĩa Mác với thực tếphát triển của Trung Quốc, đây làhành động vĩ đại trong lịch sử pháttriển chủ nghĩa xã hội của thế giới.Kết hợp kinh tế thị trường với chế độ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

47SỐ 72 (206) - 2019

Page 48: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

48 SỐ 72 (206) - 2019

tư bản chủ nghĩa, thực hiện kinh tếthị trường tư bản chủ nghĩa đã cólịch sử mấy trăm năm. Kết hợp kinhtế kế hoạch với chế độ xã hội chủnghĩa, thực hiện kinh tế kế hoạch xãhội chủ nghĩa, từ khi thiết lập xã hộixã hội chủ nghĩa cũng có mấy chụcnăm kinh nghiệm, mọi người đềuquen thuộc với việc này. Kết hợp chếđộ cơ bản xã hội chủ nghĩa với kinhtế thị trường, phát triển kinh tế thịtrường trong điều kiện chủ nghĩa xãhội, điều này chưa từng có tiền lệ, làsự sáng tạo lý luận của Đảng Cộngsản Trung Quốc, đã viết nên trangmới cho kinh tế chính trị học chủnghĩa Mác.2. Thực tiễn cải cách mở cửa củaTrung Quốc chứng minh kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa không nhữngcó thể kết hợp, hơn nữa còn giànhđược thành công to lớn

Sau 40 năm cải cách mở cửa,kinh tế - xã hội Trung Quốc đã cónhững thay đổi to lớn. Lực lượngsản xuất xã hội được giải phóng ởmức cực lớn. Từ năm 1979 đến2018, tốc độ tăng trưởng kinh tếtrung bình năm đạt 9,4%, cao hơnnhiều so với mức tăng trưởng kinh

tế thế giới trung bình khoảng 2,9%trong cùng giai đoạn. GDP chiếmtỷ trọng 1,8% toàn cầu ở thời kỳ đầucải cách mở cửa tăng lên mức16,1%. Việc thúc đẩy nhanh chóngcông nghiệp hóa đã hình thành nênhệ thống sản xuất hoàn chỉnh nhấttoàn cầu, quy mô ngành chế tạođứng thứ nhất toàn cầu, sản lượngcác sản phẩm công nghiệp chủ yếuđều giữ ổn định ở nhóm đầu thếgiới. Đô thị hóa phát triển mạnhmẽ. Năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa dânsố thường trú đạt 59,6%, tăng tổngcộng 41,8 điểm phần trăm trong 40năm. Đời sống nhân dân được cảithiện mạnh mẽ. Năm 2018, GDPbình quân đầu người đạt 9.700USD, mức thu nhập người dân bìnhquân đã tiệm cận với các nền kinhtế có mức thu nhập cao theo tiêuchuẩn của Ngân hàng ế giới. Chỉsố Engel (tỷ lệ chi tiêu cho thựcphẩm trên tổng chi tiêu) giảm còn28,4%, đạt mức giàu có là từ 20%-30% theo cách tính của Liên hợpquốc. Nhóm người có thu nhậptrung bình đã lên tới hơn 400 triệungười, hình thành nên thị trườngsản phẩm và dịch vụ lớn thứ 2 toàn

Page 49: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

49SỐ 72 (206) - 2019

cầu. Sức mạnh tổng hợp quốc giatăng mạnh. Đã xây dựng được cơ sởhạ tầng cứng, mềm có trình độ thếgiới, tổng chiều dài đường sắt caotốc và đường bộ cao tốc đều đứngđầu thế giới, hình thành được mạnglưới di động và internet băng thôngrộng lớn nhất thế giới. Có thể nói,trong lịch sử nhân loại, trước đếnnay chưa có một nước nào có dânsố đông như vậy có thể trongkhoảng thời gian ngắn như vậy màgiành được những thành tựu to lớnnhư vậy. Như nguyên Tổng Giámđốc Ngân hàng ế giới Zoellicktừng nói “đây là một câu chuyệnphát triển thành công chưa từng có”.3. Phát triển kinh tế thị trường xã hộichủ nghĩa cần phải giải quyết tốt mộtsố vấn đề cơ bản

(1) Kết hợp giữa chế độ công hữuvà kinh tế thị trường

Chế độ kinh tế cơ bản xã hội chủnghĩa đặc sắc Trung Quốc là lấy chếđộ công hữu làm chủ thể, nhiềuthành phần kinh tế cùng phát triển.Chế độ công hữu có thể kết hợp vớikinh tế thị trường hay không, có thểthực hiện kinh tế thị trường trongđiều kiện chế độ công hữu hay

không, đây vừa là vấn đề lý luận, cũnglà một vấn đề thực tiễn. Trung Quốcđã tìm được trong thực tiễn hìnhthức thực hiện hiệu quả chế độ cônghữu đặc biệt là chế độ quốc hữu, đólà thiết lập chế độ cổ phần; đã tìmđược hình thức thực hiện quan trọngvới chế độ công hữu làm chủ thể,nhiều thành phần kinh tế cùng pháttriển, đó chính là phát triển kinh tếchế độ sở hữu hỗn hợp.

Kinh tế chế độ sở hữu hỗn hợp,cũng là điểm đặc biệt của kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa đặc sắcTrung Quốc. Các nước kinh tế thịtrường phương tây có rất nhiềudoanh nghiệp chế độ liên doanh vàdoanh nghiệp chế độ cổ phần,nhưng thường đều là tư nhân gópvốn và tư nhân tham gia cổ phầntrên cơ sở chế độ tư hữu. Nền kinhtế thành phần sở hữu hỗn hợp củaTrung Quốc là sự kết hợp giữa vốncông hữu và vốn phi công hữu. Pháttriển kinh tế thị trường xã hội chủnghĩa, doanh nghiệp nhà nước sẽ trởthành chủ thể thị trường độc lập.Phương hướng cải cách là xây dựngchế độ doanh nghiệp hiện đại tức làchế độ công ty hiện đại, trong đó chế

Page 50: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

độ công ty hiện đại quy phạm là đanguyên hóa quyền cổ phần, ngoàivốn nhà nước từ đầu ra, cần phải thuhút nhiều nhà đầu tư vốn ngoài nhànước, công ty niêm yết công khai sẽcó lượng lớn vốn tư nhân và côngchúng nắm cổ phần công ty. Trênthực tế, từ những năm 90 thế kỷtrước, Trung Quốc đã cho phépnguồn vốn trong dân và vốn nướcngoài tham gia vào cải cách doanhnghiệp nhà nước, nhiều doanhnghiệp nhà nước bao gồm doanhnghiệp tài chính niêm yết, đã thúcđẩy vốn trong dân đổ vào doanhnghiệp nhà nước. Những năm gầnđây, nhà nước tiếp tục khuyến khíchphát triển kinh tế chế độ thành phầnsở hữu hỗn hợp, thông qua việc vốnnhà nước và vốn tư nhân nắm giữ cổphần đan xen, cùng dung hòa lẫnnhau, để thúc đẩy và hoàn thiện chếđộ doanh nghiệp hiện đại, xây dựngbộ máy quản trị pháp nhân củadoanh nghiệp, nâng cao năng suất vàsức cạnh tranh của doanh nghiệpnhà nước.

Đồng thời với việc tiến hành cảicách kinh tế chế độ công hữu vốncó, khuyến khích phát triển kinh tế

phi công hữu, đây cũng là conđường quan trọng để phát triểnkinh tế chế độ sở hữu hỗn hợp.Hiện nay, doanh nghiệp tư nhânTrung Quốc đã đóng góp hơn 50%thuế, hơn 60% tổng lượng GDP, hơn70% thành quả sáng tạo công nghệ,hơn 80% việc làm cho lao động tạithành thị và chiếm hơn 90% sốlượng doanh nghiệp, đã trở thànhlực lượng thúc đẩy phát triển kinhtế không thể thiếu. Cùng với sự pháttriển lớn mạnh của kinh tế tư nhân,đã xuất hiện một loạt doanh nghiệpsiêu lớn tầm thế giới như Hoa Vi,Baidu, Tencent, Alibaba, tạo điềukiện để vốn tư nhân thông quanhiều phương thức như mua cổphần, mua quyền cổ phần, chuyểnđổi quyền cổ phần để tham gia vàodoanh nghiệp nhà nước, vừa thúcđẩy hơn nữa sự phát triển kinh tếchế độ sở hữu hỗn hợp.

Từ đó có thể thấy, phát triển kinhtế chế độ sở hữu hỗn hợp là hìnhthức thực hiện hiệu quả kết hợp giữachế độ công hữu và kinh tế thịtrường, không chỉ giúp doanhnghiệp nhà nước thông qua các hìnhthức tổ chức doanh nghiệp hiện đại

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

50 SỐ 72 (206) - 2019

Page 51: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

51SỐ 72 (206) - 2019

như chế độ cổ phần để trở thành chủthể của kinh tế thị trường, mà cũngđã thúc đẩy kinh tế tư nhân pháttriển mạnh, đã hình thành cục diệncạnh tranh giữa các chủ thể thịtrường đa nguyên hóa và các thànhphần kinh tế bổ trợ cho nhau, cùngnhau phát triển.

(2) Quan hệ giữa Chính phủ vàthị trường

Quan hệ giữa Chính phủ và thịtrường là mệnh đề hạt nhân của thểchế kinh tế thị trường xã hội chủnghĩa. Xử lý mối quan hệ giữaChính phủ và thị trường, phải làmrõ ranh giới giữa Chính phủ và thịtrường. Chủ thể kinh tế thị trườnglà doanh nghiệp, Chính phủ là chủthể tạo ra môi trường phát triển.Chức năng của Chính phủ chủ yếulà phục vụ chủ thể thị trường, thôngqua việc bảo vệ quyền lợi hợp phápcủa chủ thể thị trường, bảo vệ trậttự thị trường cạnh tranh công bằng,khơi dậy tính tích cực của cácthành viên xã hội tạo ra tài sản.Những việc mà thị trường có thểlàm thì cố gắng để thị trường làm.Nhìn từ kinh nghiệm Trung Quốc,chức trách của Chính phủ chủ yếu

là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tăngcường và tối ưu hóa dịch vụ công,đảm bảo cạnh tranh công bằng,tăng cường giám sát quản lý thịtrường, duy trì trật tự thị trường,thúc đẩy phát triển bền vững, thúcđẩy cùng giàu có, bổ trợ các khiếmkhuyết của thị trường.

Một là, giữ ổn định kinh tế vĩ mô.Trong điều kiện kinh tế thị trường,phải tránh các vấn đề như biến độngkinh tế mang tính chu kỳ, độc quyền,ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài vàthông tin không đối xứng, cần phảicó sự tham gia của Chính phủ, tiếnhành điều tiết vĩ mô, tăng cườngnghiên cứu dự báo xu thế phát triểnkinh tế, xác định một cách khoa họcmục tiêu điều tiết và định hướngchính sách, tăng cường tính khoahọc và tính dự báo của điều tiết vĩmô, vận dụng tổng hợp các biệnpháp để điều tiết hiệu quả sự vậnhành kinh tế, duy trì kinh tế vậnhành ổn định.

Hai là, cải thiện dịch vụ công.Cung cấp dịch vụ công là chức tráchcủa Chính phủ. Cùng với sự pháttriển kinh tế, Chính phủ phải tăngcường đầu tư ngân sách vào dịch vụ

Page 52: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

công, mở rộng phạm vi bao phủ củadịch vụ công, từng bước thực hiệnbình đẳng hóa dịch vụ công cơ bản.Đồng thời phải sáng tạo phươngthức cung cấp dịch vụ công, thựchiện nhiều hơn nữa việc Chính phủmua dịch vụ, thúc đẩy đa nguyên hóachủ thể cung cấp dịch vụ công.

Ba là, tăng cường giám sát quản lýthị trường. Cùng với việc thúc đẩycải cách thị trường hóa, chủ thể thịtrường gia tăng ồ ạt, nhu cầu giám sátquản lý thị trường tăng lên nhanhchóng, nhưng việc “cung ứng” giámsát quản lý của Chính phủ luônkhông theo kịp nhu cầu của sự pháttriển thị trường, yêu cầu phải tăngcường giám sát quản lý và xây dựngnăng lực thị trường, chuyển đổi từlấy thẩm tra phê duyệt giai đoạn đầulàm chủ đạo sang thành giám sátquản lý trong và sau sự việc, chuyểntừ phân chia giám sát quản lý của cácbộ, ngành sang quản lý giám sát liênhợp, đồng thời tận dụng các phươngtiện công nghệ hiện đại như internetvà kho thông tin để sáng tạo cácphương thức giám sát quản lý.

Bốn là, tăng cường bảo vệ môitrường sinh thái. Cùng với sự phát

triển nhanh chóng của kinh tế, việcxả rác thải sẽ tăng theo, hệ thống sinhthái có thể sẽ bị suy thoái, buộc phảităng cường chức năng bảo vệ môitrường sinh thái của Chính phủ, đẩymạnh xử lý môi trường, phục hồi hệthống sinh thái tự nhiên quan trọng,thay đổi xu thế ô nhiễm môi trườngsinh thái, đáp ứng nhu cầu ngày càngtăng cao của quần chúng nhân dânvề môi trường sinh thái tươi đẹp.

(3) Vấn đề cùng giàu cóMột trong những đặc trưng bản

chất của chủ nghĩa xã hội là cùnggiàu có. Phát triển kinh tế thị trườngxã hội chủ nghĩa, làm thế nào đểtránh khoảng cách thu nhập bị nớirộng nhanh chóng và phân hóa xãhội, đây là vấn đề quan trọng phảigiải quyết. Ở giai đoạn “cải tiếnPareto” ở kỳ đầu cải cách, để một bộphận người một vài khu vực giàulên trước, đồng thời không đểnhững người còn lại, khu vực cònlại bị tổn thương. Nhưng cùng vớiviệc đi vào “vùng nước sâu”, cải cáchthường sẽ đụng chạm đến lợi íchvốn có của một bộ phận người, nhưvậy cần sử dụng ngân sách và nguồnlực xã hội để bù đắp cho những

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

52 SỐ 72 (206) - 2019

Page 53: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

người bị tổn hại về lợi ích, thực hiện“cải tiến Kaldor”.

Đương nhiên, muốn thực hiệnmục tiêu cùng giàu có, về căn bảnphải củng cố và hoàn thiện chế độkinh tế cơ bản với chế độ công hữulàm chủ thể, nhiều thành phần kinhtế cùng phát triển, kiện toàn chế độphân phối với chủ thể là phân phốitheo lao động, nhiều phương thứcphân phối cùng tồn tại, không ngừnghoàn thiện chức năng tái phân phốicủa tài chính và thuế để thúc đẩy mọingười cùng hưởng thành quả củaphát triển, hoàn thiện các chức năngđảm bảo tối thiểu của các chính sáchxã hội như giảm nghèo chuẩn xác.

Mặt rất quan trọng trong việcChính phủ điều tiết phân phối thunhập là mở rộng nhóm người thunhập trung bình, đây là xây dựng cơsở kết cấu xã hội “kiểu cây ô liu”phát triển bền vững. Mở rộng nhómngười thu nhập trung bình, phảităng cường cải cách chế độ giáo dục,đẩy mạnh đầu tư nguồn nhân lực,tạo điều kiện để có nhiều người hơngia nhập vào nhóm thu nhập trungbình. Đẩy nhanh phát triển thịtrường lao động, thúc đẩy dân số

nông nghiệp chuyển vào các khuvực phi nông nghiệp, thúc đẩy sứclao động lưu động tự do giữa cáckhu vực, ngành nghề, doanhnghiệp, tăng cường tính linh hoạtcủa thị trường lao động. Đẩy nhanhcải cách chế độ đất đai, nâng caohiệu ích mang tính tài sản của nôngdân. Đồng thời, phải đẩy mạnhchuyển dịch chi cho dân số có thunhập thấp và khó khăn, tăng cườngxóa đói giảm nghèo.

Tóm lại, kinh tế thị trường xã hộichủ nghĩa là sản phẩm của thực tiễncải cách mở cửa của Trung Quốc,cũng là sáng tạo lý luận trên nền tảngthực tiễn của Đảng Cộng sản TrungQuốc, là cống hiến to lớn đối vớikinh tế chính trị học chủ nghĩa Mác.Sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội vàkinh tế thị trường là vấn đề hạt nhântrong phát triển kinh tế thị trường xãhội chủ nghĩa, xuyên suốt toàn bộquá trình cải cách mở cửa của TrungQuốc. Quá trình này sẽ còn tiếp diễnvà sẽ đồng hành với việc hoàn thiệnvà phát triển không ngừng của kinhtế thị trường xã hội chủ nghĩa, đồnghành với toàn bộ quá trình nền kinhtế Trung Quốc đi tới hiện đại hóa n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

53SỐ 72 (206) - 2019

Page 54: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

Thực hiện chương trình hợptác giữa Đảng Cộng sảnViệt Nam và Đảng Cộng

sản Pháp, vừa qua, Đoàn đại biểuĐảng Cộng sản Việt Nam do đồngchí Hoàng Bình Quân, Ủy viênTrung ương Đảng, Trưởng Ban đốingoại Trung ương làm Trưởngđoàn với sự tham gia của lãnh đạovà cán bộ Hội đồng Lý luận Trungương đã có chuyến thăm, làm việcvà tổ chức Hội thảo lý luận lần thứ3 giữa  hai Đảng tại Paris, Pháp.Dưới đây là một số kết quả nổi bậtrút ra từ hội thảo.

1. Đánh giá về tình hình thế giới,châu Âu và nước Pháp

Qua các tham luận và các ý kiếntrao đổi, thảo luận của các đồng chíPháp tại Hội thảo, cho thấy tình hìnhthế giới, châu Âu và tình hình chínhtrị nước Pháp thời gian qua thay đổinhanh chóng, mạnh mẽ, hiện rấtphức tạp, đứng trước rất nhiều khókhăn, thách thức chưa từng có.

- Trên thế giới, khủng hoảng xãhội, khủng hoảng di cư, chủ nghĩakhủng bố, chủ nghĩa dân tộc, chủnghĩa dân túy, các trào lưu cực hữuxuất hiện ở nhiều nước. Cạnh tranhkinh tế, địa chính trị, chiến tranhthương mại mở rộng sang các lĩnhvực khác giữa các nước lớn diễn ragay gắt, tái khởi động cuộc chạy đua

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

54 SỐ 72 (206) - 2019

Một số kết quả hội thảo lý luậN lầN thứ Ba

giữa Đảng cộng sản Việt nam Và Đảng cộng sản pháp

Page 55: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

55SỐ 72 (206) - 2019

vũ trang mới. ế giới từ đa cựcchuyển sang vô cực, hỗn loạn; luậtpháp quốc tế bị vi phạm, các địnhchế quốc tế đa phương bị tháchthức, vai trò của Tổ chức Liên hợpquốc bị suy giảm. Mỹ thúc épNATO tiến về hướng đông, chia rẽchâu Âu để áp đặt vai trò của Mỹ.Cuộc cách mạng công nghệ số gâyđảo lộn nền sản xuất trên toàn cầu.Kinh tế thế giới bị chi phối, thốngtrị bởi các tập đoàn lớn. Chính phủMỹ tạo điều kiện cho các công ty,tập đoàn kinh tế của Mỹ bànhtrướng, định hình lại kinh tế thếgiới và các định chế kinh tế quốc tếcó lợi cho Mỹ. Toàn cầu hóa và cuộccách mạng công nghệ số hiện nayđều do các tập đoàn tư bản chi phối,vì lợi ích của các tập đoàn tư bản.Biến đổi khí hậu, an ninh mạng, anninh thông tin trở thành thách thứcmang tính toàn cầu. Mô hình quảntrị, mô hình phát triển kinh tế cũ đãlỗi thời, không đáp ứng được yêucầu phát triển; thế giới cần mô hìnhquản trị mới, trật tự kinh tế, tàichính mới phục vụ lợi ích của conngười, của nhân dân, nhưng các thếlực tư bản chủ nghĩa tìm mọi cách

để ngăn cản xu hướng này để duy trìvị trí thống trị của mình.

- Châu Âu đang trải qua giai đoạnkhủng hoảng trầm trọng nhất từ saukhi bức tường Berlin sụp đổ, có thểxem là cuộc khủng hoảng “cộng dồn”của nhiều cuộc khủng hoảng: khủnghoảng kinh tế, khủng hoảng tàichính, khủng hoảng di cư, khủnghoảng chính trị, khủng hoảng môhình phát triển. Cộng đồng châu Âubị chia rẽ giữa các nước Đông Âumới gia nhập cộng đồng với các nướcTây Âu, giữa các nước Nam Âu đứngtrước nguy cơ vỡ nợ (Hy Lạp, TâyBan Nha, Italia) với các nước Bắc Âu;Anh tách khỏi cộng đồng (Brexit).Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm2008, để cứu các ngân hàng và cáctập đoàn kinh tế lớn, chính phủ cácnước đều thực hiện chính sách “thắtlưng, buộc bụng”, tăng thuế, cắt giảmchi tiêu cho phúc lợi xã hội, tìnhtrạng thiếu việc làm, đã làm tăngthêm những khó khăn cho cuộcsống của người lao động (ở châu Âuhiện nay, hơn 80 triệu người sốngdưới mức nghèo đói), tích tụ nhữngbất bình của người dân với chínhphủ. Dòng người di cư từ các nước

Page 56: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

Trung đông, Bắc Phi do các cuộcchiến tranh ở Syria, Iraq, Libya trànvào các nước châu Âu và các vụkhủng bố đẫm máu do các phần tửhồi giáo cực đoan gây ra ở một sốnước châu Âu làm cho trạng tháikhủng hoảng xã hội ở các nước châuÂu thêm trầm trọng.

Các đảng chính trị truyền thống,các đảng cánh tả, đảng xã hội, xã hộidân chủ, đảng bảo thủ, từng nhiềunăm là các đảng thay nhau cầmquyền ở nhiều nước châu Âu, đềusuy giảm uy tín, suy giảm ảnh hưởng,mất đi sự ủng hộ của cử tri, mất đi vịtrí là đảng cầm quyền trong các cuộcbầu cử Quốc hội ở nhiều nước vàtrong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âuvừa qua. Trong khi đó, các đảngxanh, đảng sinh thái đấu tranh bảovệ môi trường và ứng phó với biếnđổi khí hậu và đặc biệt là các đảngcực hữu chống toàn cầu hóa, chốngnhập cư, bài ngoại, xuất hiện ở hầuhết các nước châu Âu, ngày cànggiành được sự ủng hộ của cử tri, trởthành lực lượng chính trị quan trọng,thành đảng tham chính ở nhiềunước và sau cuộc bầu cử Nghị việnchâu Âu vừa qua, đã trở thành lực

lượng chính trị có ảnh hưởng ở tầmchâu lục.

- Nước Pháp, như nhiều quốc giachâu Âu khác, cũng đang trải quanhững biến động lớn, khủng hoảngkinh tế, xã hội, chính trị nghiêmtrọng. Trong các cuộc bầu cử Tổngthống Pháp, Quốc hội Pháp và bầucử Nghị viện châu Âu vừa qua, cácđảng cánh tả, cánh hữu truyền thốngnhiều năm cầm quyền ở Pháp (ĐảngCộng sản Pháp, Đảng nước Pháp Bấtkhuất, Đảng Xã hội Pháp, ĐảngNhững người Cộng hòa) đều thất bạitrước đảng cực hữu và Đảng NềnCộng hòa tiến lên mới thành lậptháng 5/2017 (từ một phong tràođược khởi xướng tháng 4/2016) củaTổng thống Emmanuel Macron.Trong cuộc bầu cử Nghị viện châuÂu tháng 5/2019 vừa qua, Đảng Tậphợp quốc gia của Marine Le Pengiành 23,4% phiếu bầu, có 24 ghế/74ghế của nước Pháp, Đảng nền Cộnghòa Tiến lên của Tổng thống Em-manuel Macron được 22,4% phiếu,22 ghế; trong khi, Đảng Xã hội Phápchỉ được 6,43% phiếu bầu, được 6ghế; Đảng Cộng sản Pháp chỉ được2,64% phiếu bầu, không có đại biểu

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

56 SỐ 72 (206) - 2019

Page 57: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

nào trong Nghị viện châu Âu. Trongcác đảng cánh tả, chỉ có Đảng Xanh,đấu tranh cho bảo vệ môi trường,chống biến đổi khí hậu tiếp tục giànhđược sự ủng hộ của cử tri, được13,5% phiếu bầu, có 13 ghế trongNghị viện châu Âu, đứng thứ 3 trongcác Đảng ở Pháp.

Các đồng chí Pháp cho biết ĐảngCộng sản Pháp đã thảo luận, phântích kỹ nguyên nhân của tình hìnhnày. Có nguyên nhân là do công táctổ chức tuyên truyền, vận độngtrong chiến dịch tranh cử chưa tốt.Nhưng nguyên nhân chính khôngphải ở đấy, mà nguyên nhân chínhlà do nỗi thất vọng sâu sắc củangười dân với chính quyền của cácĐảng truyền thống cầm quyềnnhiều năm không thực hiện đượclời hứa cải thiện đời sống của ngườidân và không có giải pháp chonhững vấn đề mà người dân đặt rahiện nay. Đối với một Đảng chínhtrị, giải quyết được những vấn đềmà người dân, cử tri đặt ra mới làcon đường để tồn tại, phát triển.Trong khi, Đảng của Marine Le Penchỉ tập trung vào chống nhập cư,chống toàn cầu hóa, bài ngoại để

bảo vệ nước Pháp, người Pháp;Đảng Xanh chỉ tập trung vào chốngô nhiễm môi trường, biến đổi khíhậu; Đảng nền Cộng hòa Tiến lêntrung dung, không tả, không hữu,với phong cách mới “đến từng ngõ,gõ cửa từng nhà, gặp gỡ, đối thoạivới từng người” về những vấn đề màhọ quan tâm, đã thu hút được sựủng hộ của cử tri.

Các đồng chí Đảng Cộng sảnPháp cho rằng mặc dù Tổng thốngEmmanuel Macron và Đảng nềnCộng hòa Tiến lên của Tổng thốngtuyên bố là trung dung, không tả,không hữu, nhưng thực tế ngàycàng thiên hữu, đẩy mạnh tự do hóakinh tế, tư nhân hóa các cơ sở kinhtế nhà nước, tăng thuế, trì hoãn cảicách lương hưu, bị chi phối bởi cáctập đoàn tư bản lớn. Tình hìnhchính trị Pháp còn tiếp tục phức tạp.Phong trào “Áo vàng” nổ ra nhữngtháng vừa qua là một biểu hiện cụthể, phản ánh sự bất bình của ngườidân với các chính sách của chínhphủ. Hoạt động của lực lượng “Áovàng” hiện nay đã giảm xuống,nhưng có thể sẽ bùng phát bất kỳ lúcnào. Chủ nghĩa tư bản ở Pháp, ở

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

57SỐ 72 (206) - 2019

Page 58: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

châu Âu đang ở giai đoạn khủnghoảng nghiêm trọng, không giảiquyết được những mâu thuẫn xã hộingày càng gay gắt. Đây là cơ hội choĐảng Cộng sản Pháp và các Đảngcánh tả.

Nhiệm vụ tới đây của Đảng Cộngsản Pháp là rút ra bài học từ nhữngthất bại vừa qua, củng cố sự đoànkết trong Đảng, đoàn kết các Đảngcánh tả ở Pháp, các lực lượng cánhtả ở châu Âu, lực lượng cánh tảtrong Nghị viện châu Âu, trên cơ sởtôn trọng sự đa dạng, để đấu tranhvới lực lượng cực hữu, bảo vệ quyềnlợi của người lao động. Hiện nay,Đảng Cộng sản Pháp đang tổ chứccác hoạt động tuyên truyền, vậnđộng, lấy chữ ký của người dânphản đối kế hoạch tư nhân hóa sânbay quốc tế ở Paris, chống lại các đềán sửa đổi chính sách lương hưu,sửa đổi Hiến pháp do các Đảng cựchữu đang chuẩn bị; đề xuất vớichính phủ, Quốc hội Pháp các biệnpháp quản lý hoạt động và thu thuếcác công ty nước ngoài, nhất là cáccông ty công nghệ cao, đang hoạtđộng tại Pháp, bảo vệ lợi ích củanước Pháp, người lao động Pháp.

ông qua các hoạt động đó đểnâng cao uy tín của Đảng, chuẩn bịcho cuộc bầu cử đại biểu các hộiđồng địa phương ở Pháp sẽ tổ chứcvào tháng 3/2020. Đảng Cộng sảnPháp hy vọng sẽ có kết quả tốt ởcuộc bầu cử quan trọng này.2. Về những vấn đề lớn của nước Pháp

Đảng Cộng sản Pháp cho rằngtoàn cầu hóa là xu thế khách quan,tất yếu, nhưng hiện nay, toàn cầuhóa đang bị giới tư bản, các tậpđoàn tư bản chi phối, để mở rộngphạm vi hoạt động, bóc lột của tưbản trên phạm vi toàn cầu; do đó, sẽlàm cho tăng thêm mâu thuẫn giữangười lao động và giới tư bản trênthế giới. Hiện nay, nhiều tập đoàntư bản lớn, trong đó có những tậpđoàn công nghệ nước ngoài đầu tưở Pháp (như Google, Facebook,Youtube...) thu được lợi nhuận rấtlớn từ nước Pháp nhưng có rấtnhiều cách để trốn thuế, không cóđóng góp gì cho nước Pháp. Các đạibiểu Quốc hội của Đảng Cộng sảnPháp đang xây dựng dự thảo Luậttrình Quốc hội để quản lý hoạtđộng, thu được thuế đối với các tậpđoàn này.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

58 SỐ 72 (206) - 2019

Page 59: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

Đảng Cộng sản Pháp cho rằngmục đích tối thượng của kinh tế thịtrường là lợi nhuận, phát triển kinhtế thị trường nhất định dẫn đến bóclột, phân hóa giàu nghèo, bất công,mâu thuẫn xã hội, nên không chấpnhận kinh tế thị trường, nhất là kinhtế thị trường tự do. Hiện nay, ĐảngCộng sản Pháp đang tích cực tuyêntruyền, vận động, đã lấy được 7 triệuchữ ký của người dân phản đối kếhoạch tư nhân hóa sân bay của chínhphủ Pháp.

Đảng Cộng sản Pháp ủng hộ việctiếp nhận người nước ngoài xinnhập cư, xem đó là vấn đề nhân đạo,là vấn đề quyền con người mànhững người Cộng sản có nghĩa vụphải thực hiện và cho rằng thực rachỉ có khoảng 1,5 triệu người tỵ nạnxin nhập cư vào châu Âu, chưa bằng0,2% dân số châu Âu, nên khôngphải là vấn đề lớn, báo chí, lực lượngcánh hữu đã thổi phồng vấn đề nàyđể trục lợi.

Đảng Cộng sản Pháp ủng hộphong trào “Áo vàng”, xem đó làcuộc đấu tranh của những người laođộng chống lại các chính sách thiênhữu, phục vụ lợi ích của giới tư bản,

gây thiệt hại tới người lao động. Tuynhiên, Đảng Cộng sản Pháp khôngđồng tình với các hành động cựcđoan, quá khích, gây bạo động, đậpphá của người biểu tình, cho rằngđó là do những phần tử cực đoantrà trộn vào kích động và trực tiếpgây ra.

- Lập trường của Đảng Cộng sảnPháp về bảo vệ môi trường, chốnglại, giảm thiểu tác hại của biến đổikhí hậu toàn cầu là rõ ràng, nhấtquán, xem đấu tranh bảo vệ môitrường, chống biến đổi khí hậu làmột trong những nhiệm vụ trọngtâm của Đảng; cho rằng giải quyếtvấn đề môi trường phải theonguyên tắc lấy con người làm trungtâm, phục vụ con người, phản đốilập trường dân túy về phát triển“chủ nghĩa tư bản xanh” là giải phápcho vấn đề môi trường. Đồng thờiBạn cho rằng, lập trường của ĐảngCộng sản Pháp về bảo vệ môitrường, chống biến đổi khí hậu là rõràng, nhất quán và đúng đắn,nhưng Đảng chưa làm cho ngườidân Pháp hiểu rõ lập trường củaĐảng, chưa lôi kéo được người dânủng hộ Đảng mà chỉ ủng hộ Đảng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

59SỐ 72 (206) - 2019

Page 60: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

Xanh. Đây là vấn đề Đảng phải rútkinh nghiệm.

3. Về tình hình Việt NamTrong quá trình Hội thảo, Bạn đã

nêu ra nhiều vấn đề để trao đổi, thảoluận và nhiều câu hỏi đề nghị ĐoànViệt Nam nói rõ thêm. Trong đó, tậptrung vào một số vấn đề lớn là:

- Về quan hệ giữa Việt Nam vàTrung Quốc, nhất là về tình hìnhBiển Đông và quan điểm của ViệtNam về giải quyết vấn đề này. Bạnbày tỏ thái độ ủng hộ quan điểm vàcách xử lý vấn đề của Việt Nam.

- Về quan hệ giữa các nước trongASEAN hiện nay và dự báo trongnhững năm tới, nhất là trong bốicảnh có sự cạnh tranh ngày càngcăng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốcở trong khu vực này.

- Bạn bày tỏ sự khâm phục trướcthành tựu đổi mới của Việt Namtrong những năm vừa qua và đềnghị phía Việt Nam cho biết nhữngyếu tố nào, những động lực nào đểViệt Nam đạt được những thành tựuphát triển này. Bạn hỏi về nền kinhtế thị trường định hướng XHCN củaViệt Nam là thế nào và bày tỏ sự bănkhoăn về việc phát triển kinh tế thị

trường lại có thể dung hợp được vớimục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hộicủa Việt Nam; làm thế nào mà ViệtNam lại thuyết phục được các nướccông nhận nền kinh tế Việt Nam làkinh tế thị trường?

- Về lĩnh vực xã hội, Bạn hỏi vềmức độ phân hóa giàu - nghèo trongxã hội ở Việt Nam, các biện pháp màViệt Nam đã thực hiện để giải quyếtvấn đề này; về tình hình và kết quảthực hiện chính sách “xóa đói, giảmnghèo” ở Việt Nam; về công tác quảnlý mức tăng dân số ở Việt Namnhững năm vừa qua, mà bạn chorằng rất thành công, cần được phổbiến để các nước khác tham khảo,học tập.

- Một số đồng chí Pháp hỏi về vấnđề bảo vệ môi trường và chống lạinhững tác động của biến đổi khí hậuở Việt Nam thế nào, khi Việt Nam làmột trong những quốc gia đượcđánh giá là chịu ảnh hưởng rất lớncủa biến đổi khí hậu và Việt Nam làquốc gia đã tham gia Tuyên bố Parisvề biến đổi khí hậu.

Các thành viên Đoàn Việt Nam đãtrả lời và trao đổi, thảo luận vềnhững vấn đề Bạn nêu lên n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

60 SỐ 72 (206) - 2019

Page 61: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

61SỐ 72 (206) - 2019

Phục vụ cho việc biên tập Dựthảo các Văn kiện Đại hộilần thứ XIII của Đảng, ngày

10/8, ường trực Tổ Biên tập Vănkiện Đại hội tổ chức tọa đàm khoahọc “Mục tiêu phát triển đất nướcđến năm 2025 và 2030, tầm nhìnđến năm 2045”. Đồng chí NguyễnXuân ắng, Bí thư Trung ươngĐảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận

Trung ương, Giám đốc Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh,ường trực Tiểu ban Văn kiện chủtrì tọa đàm.

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, đồngchí Nguyễn Xuân ắng nêu rõ:ời gian qua, Tổ biên tập Tiểu banVăn kiện và Tổ biên tập Tiểu banKinh tế - xã hội đã nỗ lực để dự thảocác văn kiện rất quan trọng trình

tọa đàM “Mục tiêu Phát triểN đất Nước đếN

NăM 2025 và 2030, tầM NhìN đếN NăM 2045”

Page 62: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Nhưchỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư,Chủ tịch nước: “Báo cáo Chính trị làvăn kiện trung tâm của Đại hội”;trong Báo cáo Chính trị có nội dungtổng kết 10 năm thực hiện Cươnglĩnh bổ sung, phát triển năm 2011,đặt trong giai đoạn 30 năm thựchiện Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội năm 1991; có nội dung đánhgiá kết quả thực hiện Chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội giai đoạn2011-2020 cũng như kết quả thựchiện nghị quyết Đại hội lần thứ XIIgiai đoạn 2016-2021.

Đồng chí Nguyễn Xuân ắngnhấn mạnh: Đại hội XIII chưa đặt ravấn đề sửa đổi Cương lĩnh, songnhững tổng kết về mặt lý luận vàthực tiễn, những đánh giá kết quảthực hiện nói trên là yếu tố quantrọng để triển khai Cương lĩnh tốthơn, hiệu quả hơn và phù hợp vớithực tiễn đang thay đổi rất nhanhchóng, để đạt được mục tiêu cao nhấtmà Cương lĩnh đã đề ra là xây dựngmột nước Việt Nam xã hội chủnghĩa, dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh.

Việc xác định các mục tiêu pháttriển đất nước trong 5 năm, 10 nămtới, tầm nhìn đến 2045 phù hợp, đảmbảo tính thực tiễn và khả thi là rấtquan trọng bởi đây là cơ sở để xácđịnh chính xác những định hướng,nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, pháttriển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, tạosự thống nhất về nhận thức, hànhđộng của toàn Đảng, toàn dân. Tuynhiên, đến nay, vấn đề hệ trọng nàyvẫn còn những ý kiến khác nhau.Tựu chung có hai loại ý kiến.

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng: TừĐại hội VIII đến nay, trong Cươnglĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011),trong các văn kiện Đại hội, một sốnghị quyết Trung ương, Bộ Chínhtrị từ khóa IX đến khóa XII, trong ýtưởng của Chiến lược phát triểnkinh tế-xã hội 2001-2010, Chiếnlược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 đều nhấn mạnh mục tiêu trởthành một nước công nghiệp. eođó, xác định mục tiêu phấn đấu đưanước ta trở thành nước công nghiệphiện đại với ba mốc quan trọng: đếnnăm 2025, cơ bản trở thành nướccông nghiệp theo hướng hiện đại;đến năm 2030, trở thành nước công

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

62 SỐ 72 (206) - 2019

Page 63: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

63SỐ 72 (206) - 2019

nghiệp theo hướng hiện đại; đếnnăm 2045 trở thành nước côngnghiệp hiện đại, theo định hướng xãhội chủ nghĩa.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng cầntham khảo cách phân loại các quốcgia theo xu hướng hiện nay của cáctổ chức quốc tế. Các Văn kiện trìnhĐại hội XIII cần diễn đạt mục tiêuphù hợp với những thay đổi trongquá trình phát triển đất nước, đảmbảo tính khoa học, khả thi và thựctiễn trong đó có việc đáp ứng yêu cầuđược thừa nhận bởi cộng đồng quốctế và có thể so sánh được với mặtbằng phát triển chung của thế giới.Với cách đặt vấn đề như vậy, nhóm ýkiến thứ hai cho rằng nên xác địnhmục tiêu theo trình độ phát triển.

Đề cương Báo cáo chính trị xácđịnh hai phương án: Phương án 1phấn đấu đưa nước ta trở thànhnước phát triển theo định hướng xãhội chủ nghĩa vào năm 2045 với lộtrình theo 3 mức. Phương án 2 phấnđấu trở thành nước công nghiệp hiệnđại theo định hướng xã hội chủnghĩa với lộ trình theo 3 mức.

Đề cương Báo cáo Tổng kết thựchiện Chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội 2011-2020, xây dựng Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 xác định ba phương án mụctiêu, trong đó có điểm chung là: đếnnăm 2030 đưa nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp theo hướnghiện đại, đến năm 2045 trở thànhnước công nghiệp phát triển hiện đại,theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

“Cương lĩnh đề ra mục tiêu tổngquát, cuối cùng là xây dựng chủnghĩa xã hội, còn chúng ta đang nóiđến những mục tiêu tuy dài hạn songvẫn là những mục tiêu phát triểntrung gian để đạt được mục tiêu cuốicùng mà Cương lĩnh đề ra. Do vậy,cần thảo luận để triển khai thực hiệnCương lĩnh tốt hơn, hiệu quả hơn vàphù hợp hơn trong giai đoạn tới” -đồng chí Nguyễn Xuân ắng lưu ý.

Tại tọa đàm, các đồng chí ườngtrực Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện,Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế- xã hội,Nhóm tổng hợp chung, các chuyêngia đã trao đổi, thảo luận, từ đó cóthêm thống nhất trong việc xác địnhmục tiêu, tầm nhìn phát triển đấtnước trong dự thảo các văn kiện trìnhĐại hội lần thứ XIII của Đảng n

PV

Page 64: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

64 SỐ 72 (206) - 2019

Thực hiện ỏa thuận giữaĐảng Cộng sản Việt Nam vàĐảng Nhân dân Cách mạng

Lào; triển khai chương trình hợp tácnghiên cứu lý luận và tổng kết thựctiễn giữa hai Đảng, Hội thảo Lý luậnlần thứ VII giữa Đảng Cộng sản ViệtNam và Đảng Nhân dân Cách mạngLào với chủ đề “Xây dựng Đảng vàhệ thống chính trị trong tình hìnhmới” đã diễn ra tại tỉnh Quảng Bìnhtrong 2 ngày 30 và 31/7.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản ViệtNam do đồng chí Võ Văn ưởng,Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trungương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáoTrung ương làm Trưởng đoàn.

Đoàn đại biểu Đảng Nhân dânCách mạng Lào do đồng chí KikeoKhaykham Phithoune, Bí thư Trungương Đảng, Trưởng ban Tuyên huấnTrung ương, Chủ tịch Hội đồngKhoa học xã hội Quốc gia Lào làmTrưởng đoàn.

Cùng tham dự hội thảo còn có cácđồng chí Somsavat Lengsavad, Cốvấn Ban Chấp hành Trung ươngĐảng Nhân dân Cách mạng Lào vềcông tác nghiên cứu lý luận, thựctiễn của Đảng; Nguyễn Xuân ắng,Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịchHội đồng Lý luận Trung ương, Giámđốc Học viện Chính trị Quốc gia HồChí Minh; lãnh đạo các ban, bộ,ngành, địa phương, các nhà khoahọc của Việt Nam và Lào.

Phát biểu tại phiên khai mạc, đồngchí Võ Văn ưởng khẳng định, Hộithảo lần này là hoạt động có ý nghĩahết sức quan trọng, diễn ra trong bốicảnh công tác xây dựng Đảng và hệthống chính trị đang được hai Đảng,hai nước đặc biệt quan tâm và đangtiến hành tổng kết về lý luận và thựctiễn để chuẩn bị cho Đại hội đại biểutoàn quốc của mỗi Đảng.

Đồng chí nhấn mạnh, Đảng Cộngsản Việt Nam xác định xây dựng Đảng

hội thảo lý luậN lầN thứ vii giữa Đảng cộng sản Việt nam

Và Đảng nhân dân cách mạng lào

Page 65: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

65SỐ 72 (206) - 2019

là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩaquyết định bảo đảm sự thành côngcủa công cuộc đổi mới. Xây dựngĐảng và hệ thống chính trị là nhằmnâng cao năng lực lãnh đạo và cầmquyền của Đảng, tăng cường hiệu lựcvà hiệu quả của hệ thống chính trị,phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa,bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp giữađổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.

Đảng Cộng sản Việt Nam xácđịnh, xây dựng Đảng về chính trị, tưtưởng, tổ chức, đạo đức có vai trò rấtto lớn, có ý nghĩa sống còn đối vớiĐảng và sự nghiệp cách mạng củanhân dân, là trung tâm của toàn bộcông tác xây dựng Đảng và hệ thốngchính trị trong sạch, vững mạnh; việcthường xuyên tự đổi mới, tự chỉnhđốn, xây dựng Đảng trong sạch, vữngmạnh là yếu tố quan trọng hàng đầubảo đảm sự phát triển của Đảng, điềunày đã được khẳng định qua thựctiễn cách mạng giải phóng dân tộc,cũng như thực tiễn công cuộc đổimới đất nước hơn 30 năm qua.

Đồng chí Võ Văn ưởng nêu bậtnhững kết quả quan trọng trong việcxây dựng, chỉnh đốn Đảng nóichung, xây dựng Đảng về chính trị,

tư tưởng nói riêng trở thành điềukiện, tiền đề cho những thành tựuquan trọng về kinh tế-xã hội.

Đồng chí cũng nêu rõ những hạnchế và rút ra một số bài học kinhnghiệm, đề ra một số nhiệm vụ, giảipháp trọng tâm trong công tác xâydựng Đảng, hệ thống chính trị trongsạch, vững mạnh thời gian tới.

Trong phát biểu đề dẫn tại hộithảo, đồng chí Kikeo KhaykhamPhithoune đánh giá cao ý nghĩa củaviệc hai Đảng lựa chọn chủ đề “Xâydựng Đảng và hệ thống chính trịtrong tình hình mới” cho cuộc hộithảo lần này. Đồng chí khẳng địnhcuộc hội thảo diễn ra trong bối cảnhhai Đảng đang chuẩn bị tổ chức Đạihội toàn quốc của mỗi Đảng, do đósẽ góp phần phục vụ việc tổng kết lýluận và thực tiễn về công tác xâydựng Đảng và hệ thống chính trị.

Đồng chí nhấn mạnh, xây dựngĐảng và hệ thống chính trị trongsạch, vững mạnh trong tình hìnhmới là vấn đề quan trọng và cấp thiếtnhằm nâng cao năng lực lãnh đạo vàsức chiến đấu của Đảng, tăng cườnghiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nướcvà phát huy vai trò, tính chủ động

Page 66: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

66 SỐ 72 (206) - 2019

của các đoàn thể chính trị-xã hộinhằm hoàn thành mục tiêu xây dựngvà phát huy chế độ dân chủ nhândân; nêu bật những thành tựu vềcông tác xây dựng Đảng và hệ thốngchính trị trong công cuộc đổi mới.

Đồng thời, đồng chí chỉ ra một sốhạn chế, rút ra một số bài học kinhnghiệm và đề ra một số nhiệm vụ, giảipháp về công tác xây dựng Đảng củaLào trong thời gian tới, đó là: Tăngcường xây dựng Đảng trong sạch,vững mạnh, bảo đảm nâng cao nănglực lãnh đạo, sức chiến đấu và tínhtiên phong gương mẫu của Đảng,xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo củahệ thống chính trị dân chủ nhân dân;tiếp tục củng cố, hoàn thiện nhà nướcdân chủ nhân dân quản lý bằng phápluật, là nhà nước của dân, do dân vàvì dân; rà soát củng cố và hoàn thiệntổ chức và hoạt động của cơ quan Mặttrận Lào; xây dựng đất nước, các tổchức chính trị-xã hội theo hướng tinhgọn, hiệu lực, hiệu quả.

Sau hai báo cáo đề dẫn của haiđồng chí Trưởng đoàn, các đồng chílãnh đạo, nhà lý luận, nhà khoa họccủa hai Đảng đã trình bày 10 báo cáotham luận tập trung đề cập những

vấn đề cốt yếu, quan trọng nhất củacông tác xây dựng Đảng, hệ thốngchính trị của mỗi Đảng. Các báo cáotại hội thảo đã được hai bên trao đổi,thảo luận sôi nổi và đi sâu phân tíchthực trạng, giải pháp của mỗi nước,qua đó làm sáng tỏ thêm một số vấnđề lý luận cấp thiết mà hai nước cùngquan tâm. Các tham luận cũng chỉrõ, nhấn mạnh vai trò then chốt củaĐảng trong lãnh đạo đất nước, nêubật tính tiên phong của Đảng trongquá trình lãnh đạo công tác xây dựngĐảng và hệ thống chính trị trongtình hình mới ở Việt Nam, Lào.

Kết quả cuộc hội thảo có ý nghĩathiết thực, sâu sắc cả về lý luận vàthực tiễn. Những nghiên cứu của cácnhà khoa học được trình bày và thảoluận tại hội thảo giúp cơ quan nghiêncứu lý luận của Việt Nam, Lào nângcao chất lượng, hiệu quả công táctham mưu hoạch định chủ trương,đường lối, chính sách cũng nhưtrong chỉ đạo thực tiễn về công tácxây dựng Đảng, xây dựng hệ thốngchính trị. Từ đó góp phần thực hiệnthắng lợi Nghị quyết Đại hội của mỗiĐảng và thành công trong công cuộcđổi mới ở mỗi nước n

Page 67: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

67SỐ 72 (206) - 2019

Sáng 2-8, tại Hà Nội, Đoàn Tiểuban Văn kiện Đại hội XIII củaĐảng do đồng chí Nguyễn

Xuân ắng, Bí thư Trung ươngĐảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luậnTrung ương, Giám đốc Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh,ường trực Tiểu ban làm trưởngđoàn, có buổi làm việc với Đảng ủyKhối Doanh nghiệp Trung ương

Phát biểu tại buổi làm việc, đồngchí Nguyễn Xuân ắng cho biết,cần xuất phát từ thực tiễn triển khaicác hoạt động thực hiện nhiệm vụchính trị khi đánh giá lại những kếtquả đã đạt được, đặc biệt, làm rõnhững khó khăn, vướng mắc của cáctập đoàn, tổng công ty trong thờigian qua. Trên cơ sở đó, tìm ranguyên nhân, đề xuất định hướng vànghiên cứu giải pháp để nâng caohiệu quả hoạt động điều hành củacác tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

eo báo cáo của Đảng ủy Khốidoanh nghiệp Trung ương, các doanhnghiệp Trung ương hiện nay giữ vị tríquan trọng và ảnh hưởng lớn đếnnhững ngành, lĩnh vực then chốt củanền kinh tế như: Điện, than, dầu khí,công nghiệp cao su, tín dụng ngânhàng, tài chính bảo hiểm, vận tải, dệtmay... Doanh nghiệp nhà nước cũnggiữ vai trò điều tiết, ổn định nền kinhtế vĩ mô, ổn định giá cả, vật tư, hànghóa. Hằng năm, doanh nghiệp nhànước đóng gần 1/4 tổng thu ngân sáchquốc gia, góp phần quan trọng đảmbảo việc làm, thu nhập ổn định chogần 1 triệu lao động, xây dựng thànhcông nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Các tậpđoàn, tổng công ty đã thể hiện tốt vaitrò, trách nhiệm của mình với cộngđồng khi đi đầu trong việc thực hiệncác chính sách an sinh xã hội, hỗ trợgiảm nghèo nhanh và bền vững trên

đoàN tiểu BaN văN kiệN đại hội xiii của đảNg

làm Việc Với Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương

Page 68: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

68 SỐ 72 (206) - 2019

địa bàn cả nước. Bên cạnh đó, cácđảng ủy trực thuộc đã tập trung lãnhđạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chínhtrị, đảm bảo sản xuất, kinh doanh...Công tác xây dựng Đảng luôn đượcquan tâm, đạt được nhiều kết quảquan trọng, vai trò lãnh đạo của Đảngủy khối và các đảng ủy trực thuộctrong các doanh nghiệp nhà nước,đơn vị thuộc khối được nâng lên...Tuy nhiên, hoạt động của các doanhnghiệp khối Trung ương thời gian quavẫn gặp nhiều khó khăn về cơ chế,chính sách, nhận thức của xã hội vềvai trò của doanh nghiệp nhà nướcchưa thực sự sâu sắc, dẫn tới nhữngđánh giá mang tính tiêu cực, thậm chíphủ nhận vai trò chủ đạo của nềnkinh tế nhà nước.

Từ thực tế đó, Đảng ủy Khốidoanh nghiệp Trung ương đã cónhững kiến nghị, đề xuất như: Đềnghị Chính phủ xem xét cho tổng ràsoát lại các văn bản luật, nghị định,quy định của Nhà nước liên quanđến doanh nghiệp nhà nước để kịpthời sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghịsửa đổi cho đồng bộ, thống nhất vớichủ trương của đảng. Chính phủ sớmđiều chỉnh, sửa đổi Nghị định 97 và

Nghị định 106; cho rà soát, sửa đổi,bổ sung toàn bộ các văn bản, quyđịnh về công tác cán bộ trong doanhnghiệp nhà nước cho phù hợp với cácquy định mới của Đảng; đề nghị cóquy định về thời gian tối đa kiện toànlãnh đạo chủ doanh nghiệp nhànước; sớm có quy định về cơ chế Nhànước đặt hàng khi doanh nghiệp nhànước tham gia thực hiện nhiệm vụchính trị, xã hội do Nhà nước giao,thực hiện phương thức lựa chọn cạnhtranh công khai. Các cơ quan nghiêncứu, xây dựng Đề án đổi mới phươngthức lãnh đạo, hoàn thiện mô hình tổchức và hoạt động của tổ chức đảngtrong doanh nghiệp nhà nước. Ngoàira, Đảng ủy Khối doanh Trung ươngcũng đề nghị Chính phủ nghiên cứumô hình hoạt động của Tập đoànCông nghiệp - Viễn thông quân đội(Viettel) để tối ưu hóa mô hình hoạtđộng quản lý đối với các doanhnghiệp 100% vốn nhà nước... Đồngchí Nguyễn Xuân ắng ghi nhậnnhững kiến nghị của Đảng ủy Khốidoanh nghiệp Trung ương để báo cáovới Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIIIcủa Đảng n

PV

Page 69: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

69SỐ 72 (206) - 2019

Từ ngày 22 đến 26/7, đoànHội đồng Lý luận Trungương do GS.TS Tạ Ngọc

Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng đã cóchuyến thăm và làm việc tại Canadanhằm nghiên cứu, trao đổi một sốvấn đề thực tế về tổ chức, quản lý nhànước, quản lý phát triển xã hội trongđiều kiện xã hội hiện nay.

Đoàn đã có cuộc làm việc, tọa đàmkhoa học và trao đổi thông tin vớicác nhà quản lý, các học giả của Tòaị chính Ottawa, Hiệp hội cácthành phố của Canada, Đại học Car-leton, Đại học Ottawa, Học việnQuản trị Canada, Đại học York vàĐại học Toronto.

Canada là một quốc gia phát triển,tài nguyên thiên nhiên giàu có, nềnkinh tế đứng vào nhóm hàng đầu thếgiới, xếp thứ hạng cao về giáo dục, ytế, chỉ số phát triển con người. Canadacũng là một quốc gia đa sắc tộc, đadạng về văn hoá hàng đầu thế giới.

Cơ chế tổ chức hệ thống chínhquyền của Canada cho phép pháthuy tối đa quyền tự chủ, sự năngđộng, năng lực sáng tạo và phát huytốt nhất động lực phát triển của mỗiđịa phương.

Đồng thời, cơ chế đó cũng tạo điềukiện cho sự giám sát, kiểm soát lẫnnhau giữa chính quyền liên bang vàchính quyền các tỉnh bang, khu vựclãnh thổ, hạn chế đến mức thấp nhấtsự lợi dụng quyền lực nhà nước dẫnđến tham nhũng, lãng phí, đảm bảosự công bằng trong sử dụng ngân sáchvà các nguồn lực chung của quốc gia.

Dưới tác động mạnh mẽ của cuộccách mạng khoa học - công nghệ, nhấtlà công nghệ thông tin và quá trìnhchuyển đổi kinh tế số, Canada cũngđứng trước nhiều thách thức về côngtác tổ chức, quản lý nhà nước, hoạchđịnh và tổ chức thực hiện các chínhsách nhằm giải quyết nhiều vấn đềmới đặt ra, thích ứng với tình hình, cải

việt NaM - caNadatrao Đổi kinh nghiệm tổ chức,

quản lý nhà nước

Page 70: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

70 SỐ 72 (206) - 2019

thiện cuộc sống cho người dân, duy trìsự phát triển bền vững của xã hội.

Nổi bật nhất trong những thay đổilà chính sách đổi mới quản trị, xã hộihóa nguồn lực phát triển xã hội,nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực tài chính của Nhànước và xã hội cho việc xây dựng kếtcấu hạ tầng, giải quyết các dịch vụ ởcác cộng đồng, hỗ trợ khu vực nôngthôn, vùng xa xôi, khó khăn về điềukiện tự nhiên, khí hậu.

Chính phủ Canada cũng đã phânbổ một nguồn ngân sách nhằmkhuyến khích thu hút nguồn lực, nhấtlà nguồn vốn trong xã hội vào các dựán phát triển hạ tầng, các dịch vụ côngcộng trong các cộng đồng dân cư.

Canada có chương trình xâydựng đô thị thông minh 2.0 nhằmứng dụng những thành tựu khoa học,kỹ thuật hiện đại và công nghệ số đểthực hiện mục tiêu phát triển bềnvững, trong đó tập trung ưu tiên giảiquyết bốn vấn đề đang đặt ra ở các đôthị là quy hoạch phát triển kinh tế-xãhội, phát triển du lịch bền vững, bảovệ môi trường và xử lý rác thải. 

Trong các cuộc làm việc, tọa đàmkhoa học, đoàn Hội đồng Lý luận

TW đã tìm hiểu sâu sắc, cụ thể về tổchức, cơ chế vận hành, hiệu quả thựctế và những vấn đề đặt ra trong hoạtđộng của hệ thống chính quyền cáccấp; công tác dự báo, tập hợp, quảnlý và phân tích dữ liệu phục vụ xâydựng chính sách; nội dung, điều kiệnthực hiện và hiệu quả thực tế của cácchính sách đổi mới quản lý phát triểnxã hội của Canada, nhất là chínhsách đảm bảo nhà ở, việc làm, giáodục, y tế, an sinh xã hội và bảo vệ,phát triển nền văn hoá đa dạng.

Đoàn cũng trao đổi với các nhàquản lý, các học giả Canada một sốvấn đề chung về đường lối của Đảng,chính sách của Nhà nước về xâydựng, phát triển đất nước, quản lýphát triển xã hội, phát triển các lĩnhvực văn hoá, xã hội, cải thiện đờisống nhân dân, về hội nhập quốc tế,mở rộng hợp tác phát triển về mọimặt với các nước trên thế giới.

Trong thời gian làm việc tạiCanada, Đoàn đã đến thăm và traođổi với cán bộ, nhân viên Đại sứquán Việt Nam tại Canada một sốvấn đề thời sự trong nước, nhất làtình hình phát triển kinh tế-xã hội 6tháng đầu năm n

Page 71: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

71SỐ 72 (206) - 2019

Nhằm tiếp tục xây dựng,cung cấp các luận cứ khoahọc phục vụ cho nhiệm vụ

đấu tranh phản bác các quan điểmsai trái, thù địch trong tình hìnhmới, vừa qua, Hội đồng Lý luậnTrung ương đã tổ chức tọa đàmkhoa học “Nhận dạng các quanđiểm sai trái, thù địch hiện nay”.am dự tọa đàm có các nhà khoahọc, quản lý đến từ Bộ Quốc phòng,Bộ Công an, Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh và một số cơquan khoa học khác.

Phát biểu đề dẫn của GS.TS VũVăn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồngLý luận Trung ương nhấn mạnh:trong thời điểm hiện nay, toànĐảng đang triển khai những nhiệmvụ trọng đại chuẩn bị cho Đại hộiXIII, đó cũng là dịp các thế lực thùđịch đẩy mạnh những hoạt động

chống phá cách mạng nước ta màmột trong những trọng điểm làchống phá về tư tưởng. Tình hìnhđó đặt ra những trách nhiệm nặngnề đối với cuộc đấu tranh tư tưởng,trong đó đấu tranh chống các luậnđiệu sai trái, thù địch càng trởthành một trong những nhiệm vụbức thiết. Để thực hiện tốt trọngtrách này, vấn đề nhận diện các loạiluận điểm sai trái, thù địch là hếtsức cần thiết. Báo cáo đề dẫn đã nêura 3 dạng luận điệu sai trái, thù địchđể từ đó có những giải pháp xử lýcụ thể và thích hợp, đó là:

1- Những luận điệu sai trái do cácthế lực thù địch tác động tuyêntruyền

Có thể nêu ra một số xu hướngmà các thế lực thù địch tiếp tụcthực hiện truyền bá những luậnđiệu sai trái:

tọa Đàm khoa học

“NhậN dạNg các quaN điểM sai trái,

thù địch hiệN Nay”

Page 72: Mục lụchdll.vn › FileUpload › Documents › hoi dong thang 8-2019.pdf · 2020-02-04 · Mục lục SỰ KIỆN 3 VÕ VĂN THƯỞNG: Những vấn đề có tính quy luật

- Tấn công vào nền tảng tư tưởngcủa chúng ta - chủ nghĩa Mác-Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Phủ định nền tảng tư tưởng: phủđịnh học thuyết Mác - Lênin;

- Phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh,cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là ngườidân tộc chủ nghĩa, lấy chủ nghĩaMác-Lênin làm phương tiện; đưachủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Namlà một sai lầm lịch sử...

- Phủ định các nguyên lý cơ bảncủa chủ nghĩa Mác-Lênin, cho rằnghình thái kinh tế xã hội chỉ là một lýthuyết về CNXH không tưởng,không bao giờ thực hiện được;

- Phủ nhận sự lãnh đạo của ĐảngCSVN, bôi nhọ lãnh đạo và xuyêntạc đường lối của Đảng;

- Phủ nhận sứ mạng lịch sử củagiai cấp công nhân; phủ nhận mụctiêu, lý tưởng, con đường đi lênCNXH, phê phán triệt để, bôi đenCNXH hiện thực, bác bỏ con đườngXHCN, công khai ca ngợi conđường TBCN.

- Triệt để lợi dụng vấn đề nhânquyền để chống phá Đảng và nướcta;

2- Những luận điệu sai trái do các

phần tử phản động, thoái hóa, cơ hộichính trị, bất mãn gây ra.

3. Những luận điệu sai trái hìnhthành do trình độ nhận thức chínhtrị kém.

Sau báo cáo đề dẫn, các dại biểudự Tọa đàm đã nghe báo cáo của BộCông an “ Nhận dạng các quanđiểm sai trái, thù địch trong lĩnh vựcđời sống kinh tế-xã hội ở nước tahiện nay”; báo cáo của Bộ Quốcphòng “Nhận dạng các quan điểmsai trái chống phá đường lối, nghịquyết của Đảng, chính sách phápluật của Nhà nước”.

Tại Tọa đàm, các nhà khoa học đãcó nhiều trao đổi làm rõ hơn nhữngdạng biểu hiện của các quan điểmsai trái, thù địch trong thời gianqua; nhấn mạnh sự cần thiết phảinâng cao hơn nữa chất lượng, hiệuquả cuộc đấu tranh phản bác cácquan điểm sai trái, thù địch trongbối cảnh hiện nay, bước đầu đềxuất, trao đổi về những giải phápnhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụđấu tranh chống các luận điệu saitrái, thù địch phục vụ thiết thực choviệc chuẩn bị tiến tới Đại hội XIIIcủa Đảng n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

72 SỐ 72 (206) - 2019