mef/cdnc và khoa sư phạm€¦ · cộng đồng và giới khoa học trong tạo dựng cơ...

6
Hội thảo tập huấn “Khoa học dân sự trong thúc đẩy phát triển bền vững” Dự án Atlas an ninh môi trường Mekong (MESA) là sáng kiến hợp tác giữa MEF/CDNC và Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ (thông qua Bộ môn Sư phạm Địa lý). Dự án MESA được tài trợ bởi Internews EJN (EU), Quỹ Takagi (Nhật Bản), và Viện nghiên cứu Đông – Tây (Hoa Kỳ). MESA là dự án phi lợi nhuận nhằm tạo dựng bản đồ trực tuyến (Atlas) dạng webGIS cho phép xây dựng cơ sở dữ liệu các điểm nóng xung đột sinh thái và các mô hình ứng phó biến đổi môi trường có hiệu quả ở Lưu vực sông Mekong. Dự án bao gồm 3 hội thảo tập huấn chuyên môn về “khoa học dân sự” (citizen science), sáng tạo dữ liệu cơ sở và báo chí dữ liệu môi trường, 1 hội thảo tập huấn về an ninh thông tin số, và 1 hội thảo báo chí mở rộng (media workshop). Ngày 18 tháng 4 năm 2019, Dự án MESA chính thức triển khai với hội thảo tập huấn đầu tiên với chủ đề “Khoa học dân sự trọng thúc đẩy phát bền vững”. Hội thảo nhằm mục tiêu kết nối và đào tạo kỹ năng sáng tạo thông tin từ dữ liệu thực tế cho các tình nguyện viên tham gia dự án. Hơn 30 đại biểu gồm các đại diện các hội nông dân, hội phụ nữ tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau, chuyên gia, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Cần Thơ được mời tham gia hội thảo.

Upload: others

Post on 24-Sep-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MEF/CDNC và Khoa Sư phạm€¦ · cộng đồng và giới khoa học trong tạo dựng cơ sở dữ liệu khoa học ở địa phương. Tại Hội thảo lần này, có

Hội thảo tập huấn

“Khoa học dân sự trong thúc đẩy phát triển bền vững”

Dự án Atlas an ninh môi trường Mekong (MESA) là sáng kiến hợp tác giữa MEF/CDNC và Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ (thông qua Bộ môn Sư phạm Địa lý). Dự án MESA được tài trợ bởi Internews EJN (EU), Quỹ Takagi (Nhật Bản), và Viện nghiên cứu Đông – Tây (Hoa Kỳ). MESA là dự án phi lợi nhuận nhằm tạo dựng bản đồ trực tuyến (Atlas) dạng webGIS cho phép xây dựng cơ sở dữ liệu các điểm nóng xung đột sinh thái và các mô hình ứng phó biến đổi môi trường có hiệu quả ở Lưu vực sông Mekong.

Dự án bao gồm 3 hội thảo tập huấn chuyên môn về “khoa học dân sự” (citizen science), sáng tạo dữ liệu cơ sở và báo chí dữ liệu môi trường, 1 hội thảo tập huấn về an ninh thông tin số, và 1 hội thảo báo chí mở rộng (media workshop).

Ngày 18 tháng 4 năm 2019, Dự án MESA chính thức triển khai với hội thảo tập huấn đầu tiên với chủ đề “Khoa học dân sự trọng thúc đẩy phát bền vững”. Hội thảo nhằm mục tiêu kết nối và đào tạo kỹ năng sáng tạo thông tin từ dữ liệu thực tế cho các tình nguyện viên tham gia dự án.

Hơn 30 đại biểu gồm các đại diện các hội nông dân, hội phụ nữ tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau, chuyên gia, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Cần Thơ được mời tham gia hội thảo.

Page 2: MEF/CDNC và Khoa Sư phạm€¦ · cộng đồng và giới khoa học trong tạo dựng cơ sở dữ liệu khoa học ở địa phương. Tại Hội thảo lần này, có

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Nguyễn Văn Nở - Trưởng Khoa Sư phạm, đại diện đơn vị tổ chức, nhấn mạnh: “Các tác động của mất an ninh môi trường đang đe dọa sự phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thách thức này tiếp tục diễn biến phức tạp hơn nữa trong những năm tới”. Vì vậy, trong vai trò đầu tàu cung ứng nhân lực giáo dục cho vùng, Khoa Sư phạm đang tích cực kết nối và triển khai các dự án giáo dục môi trường và nghiên cứu các mô hình giáo dục vì sự phát triển bền vững ở địa phương. Đây cũng là hoạt động góp phần đưa tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ vào thực tế.

Page 3: MEF/CDNC và Khoa Sư phạm€¦ · cộng đồng và giới khoa học trong tạo dựng cơ sở dữ liệu khoa học ở địa phương. Tại Hội thảo lần này, có

Tham luận tại hội thảo, ông James Borton, cựu giảng viên ĐH South Carolina và cựu nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu an ninh Stimson (Mỹ), nhấn mạnh vai trò của cộng đồng, đặc biệt là sinh viên, nông dân và cộng đồng người dùng mạng xã hội trong bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và lan tỏa các thực hành sản xuất bền vững. Theo chuyên gia này, mạng xã hội và các công cụ kỹ thuật số ngày nay, đặc biệt là smartphone, vốn được sử dụng phổ biến cho liên lạc và giải trí. Tuy nhiên, chúng cần được sử dụng nhiều hơn cho thu thập dữ liệu đa dạng sinh học, dữ liệu môi trường và chia sẻ thông tin phát triển bền vững. Đây là hướng tiếp cận “bottom-up” (“tiếp cận cộng đồng”) cần thiết và được sự ủng hộ từ các chuyên gia của Bộ Tài nguyên - Môi trường trong xây dựng chính sách ứng phó biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

James Borton giới thiệu về “khoa học dân sự” và sử dụng công cụ mạng xã hội

phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học

Việc kết nối cộng đồng (phụ nữ, nông dân, thanh niên địa phương) với các chuyên gia và nhà khoa học trong thúc đẩy chia sẻ thông tin, dữ liệu cơ sở về điểm nóng các xung đột sinh thái, ô nhiễm môi trường, và về các mô hình sinh kế, sáng kiến giáo dục cộng đồng có hiệu quả là hướng tiếp cận trọng tâm của Dự án MESA. Trong đó, sinh viên các trường đại học sẽ được tuyển chọn tham gia với vai trò “chuyên gia trẻ tập sự” để kết nối giữa cộng đồng và giới khoa học trong tạo dựng cơ sở dữ liệu khoa học ở địa phương.

Tại Hội thảo lần này, có 14 sinh viên nhiệt huyết, có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học đã được chọn để tập huấn các kỹ năng khoa học và kỹ năng “báo chí dữ liệu” cơ bản do TS. Dương Văn Ni (chuyên gia môi trường - Đại học Cần Thơ) và Nhà báo Lê Quỳnh (Báo Người đô thị) hướng dẫn. Ngoài ra, các “tập sự chuyên gia trẻ” còn được bà Pyrou Chung (cố vấn cao cấp Viện Quản lý Đông-Tây Hoa Kỳ) và TS. Tánh Nguyễn (tư vấn viên

Page 4: MEF/CDNC và Khoa Sư phạm€¦ · cộng đồng và giới khoa học trong tạo dựng cơ sở dữ liệu khoa học ở địa phương. Tại Hội thảo lần này, có

kỹ thuận-dữ liệu ODM) giới thiệu và hướng dẫn kết nối sản phẩm nghiên cứu vào Diễn đàn phát triển Mở vùng Mekong (ODM).

Trong phiên làm việc buổi chiều, các “tập sự chuyên gia trẻ” cùng đại diện các hội phụ nữ và nông dân địa phương đăng ký làm việc theo từng nhóm chuyên môn mà họ quan tâm, bao gồm: Nhóm nghiên cứu An ninh môi trường; Nhóm nghiên cứu Giáo dục cộng đồng thích ứng biến đổi khí hậu; và Nhóm nghiên cứu Sinh kế bền vững. Các nhóm đã làm việc tích cực dưới sự hướng dẫn từ các giảng viên và chuyên gia để xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu tại thực địa.

Các nhóm thảo luận và trình bày tại hội thảo

Page 5: MEF/CDNC và Khoa Sư phạm€¦ · cộng đồng và giới khoa học trong tạo dựng cơ sở dữ liệu khoa học ở địa phương. Tại Hội thảo lần này, có

Trong phần báo cáo nhóm cuối phiên buổi chiều, các nhóm đã trình bày dự án xây dựng cơ sở dữ liệu khá thiết thực với nhiều hình thức thể hiện sản phẩm như Infographic, phim tài liệu, bộ dữ liệu khảo sát thực địa, photo gallery… Các chuyên gia và đại diện cộng đồng địa phương cũng tham gia tranh luận sôi nổi để làm sáng tỏ và góp ý cho vấn đề nghiên cứu của từng nhóm.

Theo kế hoạch, các nhóm sẽ được nhận tài trợ nghiên cứu tương đương 300USD từ Dự án MESA để triển khai thực hiện dự án của mình trong tháng 5/2019. Sản phẩm nghiên cứu sẽ được trình bày và kiểm duyệt vào hội thảo tập huấn lần 2 dự kiến tổ chức vào cuối tháng 5/2019 để đăng ký thử nghiệm trên webGIS của Dự án MESA.

Dưới đây là một số hình ảnh tại hội thảo:

Page 6: MEF/CDNC và Khoa Sư phạm€¦ · cộng đồng và giới khoa học trong tạo dựng cơ sở dữ liệu khoa học ở địa phương. Tại Hội thảo lần này, có

TS. Dương Văn Ni (Giảng viên Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường ĐH Cần Thơ)

hướng dẫn các kỹ năng khoa học cơ bản và kỹ năng sáng tạo thông tin từ dữ liệu thực tế

Bài và ảnh: Trí Tín/MEF-CDNC